You are on page 1of 15

Phần 2.

YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT


Chương V. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT

I. Giới thiệu về gói thầu


1. Phạm vi công việc của gói thầu.
Quy mô đầu tư xây dựng công trình: “Chống quá tải cho lộ 461 E1.21” như sau:
+ Thay tủ trung thế RMU 24kV loại 3 ngăn hiện có bằng tủ trung thế RMU 24kV loại
5 ngăn (04 ngăn cáp đến và đi và 01 ngăn máy cắt sang máy).
+ Xây dựng mới 02 tuyến cáp ngầm 24kV từ TBA Chợ Bưởi đến đầu ngõ 81 Lạc
Long Quân đấu búc vào lộ 477 E1.9, sử dụng là cáp ngầm 24kV Cu/XLPE/PVC
3x240mm2, chiều dài 2x100m.
+ Thu hồi tủ trung thế RMU 24kV hiện có loại COEM tại TBA Chợ Bưởi.
2. Thời hạn hoàn thành: 45 ngày kể từ ngày bàn giao mặt bằng.
II. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật
Toàn bộ các yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật phải được soạn thảo dựa trên cơ
sở quy mô, tính chất của dự án, gói thầu và tuân thủ quy định của pháp luật xây dựng
chuyên ngành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình;
- Quy phạm trang bị điện: 11-TCN-18-2006, 11-TCN-19-2006, 11-TCN-20-2006,
11-TCN-21-2006 do Bộ Công Nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006; và các tiêu chuẩn khác có liên quan;
- Quy trình an toàn điện ban hành theo Quyết định số 1186/QĐ-EVN ngày
07/12/2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Quyết định về việc phê duyệt Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện
trung áp sau các trạm 110kV của Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 số 711/QĐ-UBND ngày 09/2/2017 của
UBND Thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 1783/QĐ-EVN HANOI ngày 27/5/2014 về việc ban hành Tiêu chuẩn
vật tư, thiết bị trung áp;
- Quyết định số 2934/QĐ-EVNHANOI ngày 12/08/2014 của Tổng công ty điện lực
TP Hà Nội về việc ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật vật tư, thiết bị hạ áp;
- Thông báo số 2325/TB-EVN HANOI ngày 23/05/2017 của Tổng công ty Điện lực
TP Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật vật tư thiết bị cao, trung,
hạ áp;

94
- Tiêu chuẩn chế tạo thiết bị theo TCVN và tiêu chuẩn Quốc tế IEC;
- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động: Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995;
- Quy cách đóng cọc mốc báo cáp đối với đường cáp ngầm trung, hạ áp theo công
văn số 5564/EVN-ĐLHN-KT;
- Văn bản số 5619/EVN-ĐLHN-P04 ngày 30 tháng 11 năm 2004 về việc bọc cách
điện thanh cái;
- Quy định về mạ kẽm nhúng nóng của Tập đoàn điện lực Việt Nam ban hành kèm
theo quyết định số 2982/QĐ-EVN-TĐ ngày 10/09/2003;
- Văn bản số 3764EVN/ĐLHN-P04 ngày 19 tháng 8 năm 2004 về kiểm tra đảm bảo
chất lượng lớp mạ kẽm nhúng nóng của vật tư, phụ kiện đưa vào vận hành;
- Và các tiêu chuẩn hiện hành khác...
2. Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị (kèm theo các tiêu
chuẩn về phương pháp thử);
2.1. Điều kiện môi trường :
- Độ cao lắp đặt : <1000m (so với mực nước biển)
- Điều kiện khí hậu : Nhiệt đới
- Nhiệt độ môi trường lớn nhất : 450 C
- Nhiệt độ môi trường nhỏ nhất : 00C
- Nhiệt độ môi trường trung bình : 250C
- Độ ẩm trung bình : 85%
- Độ ẩm lớn nhất : 100%
- Hệ số động đất : 0,1g tương đương động đất cấp 7
- Tốc độ gió lớn nhất : 110km/h
2.2. Thông số kỹ thuật trung áp:
Điện áp danh định của hệ thống (kV) 35 22
Điện áp vận hành (kV) 36.5 23
Điện áp cao nhất (kV) 38.5 24
Điện áp chịu tần số công nghiệp ngắn hạn (kV) 75 50
Điện áp chịu xung sét 1,2/50µs (trị số đỉnh) kV 180 125
Khoảng trống nhỏ nhất pha-pha và pha đất (trong 320/400 220/330
nhà/ngoài trời) mm
Chiều dài đường bò cách điện cho lưới trung áp ≥ 16/25 ≥ 16/25
định mức (trong nhà/ngoài trời) mm/kV
Điện áp xung

95
- Giữa các cực với đất (kV) 180 125
- Giữa hàm tĩnh và động khi dao ở vị trí mở 195 145
Điện áp có tần số công nghiệp trong 1 phút ở tình
trạng ướt và khô với đất.
- Giữa các cực với đất ướt/khô (kV) 70/80 45/50
- Giữa hàm tĩnh và động khi dao ở vị trí mở (kV) 75/85 55/60
Chịu dòng điện ngắn mạch trong 1s (kA) 16 16
2.3. Đặc tính kỹ thuật chính của thiết bị - vật liệu:
2.3.1. Quy cách rải cáp ngầm:
- Cáp được chôn trực tiếp trong đất, dưới lòng đường giao thông hoặc trên vỉa hè.
- Cáp có điện áp đến 22kV: cáp đi dưới vỉa hè đặt ở độ sâu 700mm, rãnh cáp đào sâu
800mm. Cáp đi dưới lòng đường đặt ở độ sâu 1000mm, rãnh cáp đào sâu 1100mm.
Trình tự từ kết cấu xem chi tiết tại bản vẽ mặt cắt hào cáp.
- Cáp điện áp 35kV: cáp đặt ở độ sâu 1000mm, rãnh cáp đào sâu 1100mm.
- Cáp đi gần các công trình xây dựng phải có khoảng cách ngang gần nhất ≥ 1m
- Tại các vị trí giao chéo giữa đường cáp lực và đường ống nước đảm bảo khoảng
cách ≥ 0,5m và cáp điện lực phải đặt phía dưới.
- Những đoạn cáp có 2 sợi đi song song phải đảm bảo khoảng cách giữa chúng ≥
0,25m
- Chỗ giao chéo giữa các đường cáp phải có lớp đất dầy ≥ 0,5m hoặc 0,25m cáp luồn
trong ống bê tông suốt đoạn giao chéo, thêm mỗi phía 1m.
- Tại chỗ đặt hộp nối cáp khoảng cách giữa thân hộp đến cáp gần nhất ≥ 0,25m, mỗi
bên hộp nối dự phòng 0,5m, hai đầu hộp nối đặt mốc báo hiệu cáp. Điểm nối mỗi pha
đặt so le và cách nhau 1,5m.
- Điểm lên cột cáp được luồn qua ống nhựa siêu bền. Phải có bệ xi măng bảo vệ chân
cáp lên cột.
- Cáp, hộp đầu cáp theo tiêu chuẩn IEC.
- Tất cả các hộp đầu cáp của cáp xuất tuyến từ các trạm 110kV lên ĐDK hoặc đến
các trạm phân phối khác phải làm tiếp đất và đấu tiếp đất vào hệ thống chung của
ĐDK hoặc của TBA.
- Khi rải cáp không được làm sây sát và bên ngoài cáp và đảm bảo đúng các yêu cầu
kỹ thuật.
- Cáp xuất xưởng phải có phiếu kiểm tra chất lượng cáp lần cuối.
2.3.2. Quy cách đóng cọc mốc báo hiệu cáp ngầm :

96
Quy cách đóng cọc mốc báo hiệu cáp ngầm trung, hạ áp theo công văn số 5564/EVN-
ĐLHN-KT.
- Cáp đi thẳng, dưới đan rãn, bó vỉa hè: Đặt mốc báo hiệu cáp trên bó vỉa. Khoảng
cách giữa các mốc là 20m.
- Cáp đi thẳng, dưới hè: Đặt mốc báo hiệu cáp dọc theo tuyến cáp. Khoảng cách giữa
các mốc là 20m.
- Cáp đi thẳng, dưới lòng đường bê tông atphan và đường bê tông xi măng: Đặt mốc
báo hiệu cáp dọc theo tuyến cáp. Khoảng cách giữa các mốc là 20m.
- Cáp đi thẳng, dưới đường làng (đường đất, rải đá…): Đào một hố rộng
200x200x200mm, đổ khối bê tông M200#, giữa có gắn mốc báo hiệu cáp. Khoảng
cách giữa các mốc là 20m.
- Tại vị trí bẻ góc cáp: Đặt mốc báo hiệu cáp tại các vị trí 2 đầu và giữa bán kính cong
của đường cáp khoảng cách giữa các mốc phải ≥ 1m.
- Cáp đi cắt ngang đường giao thông phải đặt mốc báo hiệu cáp ở giữa tâm đường.
- Các mốc báo hiệu cáp trên hè đường, bó vỉa và đường đi được chế tạo bằng sứ tráng
men. Vị trí đứng để đọc chữ trên mốc báo hiệu cáp: Đứng trên hè nhìn ra lòng đường.
Chiều mũi tên trên mặt mốc báo hiệu cáp phải được đặt song song với tuyến cáp (ở vị
trí cáp đi thẳng) hoặc song song với tiếp tuyến của đường cáp (ở ví trí cáp cáp bẻ
góc).
- Cáp đi dưới bờ ruộng, bờ mương, vườn cây, bên cạnh đường quốc lộ…phải đặt cọc
mốc báo hiệu cáp tại các vị trí mà không gây cản trở đến người đi bộ và các phương
tiện giao thông, cọc mốc là loại cọc bê tông cốt thép có 4 mặt chữ được chôn sâu
0,5m và nhô lên khỏi mặt đất là 0,3m. Khoảng cách giữa các mốc là 20m.
- Các mốc báo hiệu cáp trên vỉa hè phải được gắn bằng xi măng, mặt của mốc
báo hiệu bằng mặt hè. Các mốc báo hiệu cáp được gắn trên mặt đường nhựa bê tông
atphan và bê tông xi măng phải được gắn bằng nhựa bê tông atphan, mặt của mốc báo
hiệu bằng mặt đường.
2.3.3. Quy định mạ kẽm nhúng nóng:
Căn cứ văn bản số 3764EVN/ĐLHN-P04 ngày 19 tháng 8 năm 2004 về kiểm tra đảm
bảo chất lượng lớp mạ kẽm nhúng nóng của vật tư, phụ kiện đưa vào vận hành.
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật của lớp mạ kẽm nhúng nóng:
Bảng 1. Độ dày trung bình lớp mạ tương ứng với khối lượng kẽm trên một diện tích
bề mặt.
Loại chi tiết Độ dày trung Khối lượng kẽm trên một đơn

97
bình(m) vị diện tích bề mặt (g/m2)
Chi tiết kết cấu có bề dày:
<6mm 100 710
6mm 110 781
Chi tiết chôn dưới đất
120 852
(cọc và dây tiếp địa )
Bulông, đai ốc, vòng đệm 55 390
Bảng 2. Chất lượng dùng để mạ
Thành phần hoá học (%)
Hàm lượng kẽm Hàm lượng tạp chất không lớn hơn
không thấp hơn Chì Cadimi Sắt Đồng Thiếc Asen Cộng
98,5 1,4 0,2 0,05 0,02 0,04 0,01 1,5
2. Những yêu cầu khi kiểm tra, nghiệm thu:
2.1. Yêu cầu bên giao vật tư phải đưa các biên bản thử nghiệm, tiêu chuẩn phải đạt
theo bảng 1 và bảng 2.
+ Độ dày cục bộ nhỏ nhất của lớp mạ không được nhỏ hơn 90% độ dày quy định
trong bảng 1.
+ Độ dày lớp mạ quy định trong bảng 1 có thể lớn hơn(trừ bulong, đai ốc) nhưng
không vượt quá 200m (tương ứng khối lượng kẽm 1420g/m2)
2.2. Kiểm tra thực tế:
+ Các lỗ bulông, đinh tán, trục xuyên qua chi tiết vật liêu phải được gia công chính
xác theo đường kính đã tính đến bề dày lớp mạ. Sau khi mạ không cho phép sửa lại
lỗ.
+ Lớp phủ phải đều, liên tục và bám dính chắc vào kim loại nền. Không cho phép có
các vết nứt, vết lồi nhọn, giọt bọt khí, vết đọng xỉ kẽm và chất trợ dung, vết tích tụ,
những chỗ bị dày thêm, các hạt kẽm cứng, vết lõm do kìm hoặc kẹp để lại trên bề mặt
lớp mạ.
+ Tuỳ theo độ nhám và thành phần của kim loại nền, lớp phủ có thể có màu sắc từ
bạc trắng đến xám. Bề mặt lớp phủ có thể nhẵn hoặc nhám. Sự khác nhau về màu sắc
và độ nhám của lớp mạ không bị coi là dấu hiệu của phế phẩm.
2.3. Tiến hành thử nghiệm độ bám dính bằng phương pháp rạch kẻ ô vuông:
+ Vật mẫu dùng để thử phải là vật liệu mạ, được mạ đồng thời và có màu sắc, độ
nhám giống với sản phẩm nghiệm thu.
+ Mẫu thử là thép định hình dài 300mm, gia công 2 lỗ đường kính 20mm ở 2 đầu.

98
+ Mỗi bề mặt vật mẫu được rạch kẻ ô vuông ở 3 vị trí cách đều
+ Tại mỗi vị trí, dùng dụng cụ rạch lên bề mặt mẫu thử, độ sâu của vạch đến hết lớp
bề dày lớp mạ, kẻ rạch 6 vạch song song cách đều nhau từ 3-5mm. Tiếp tục kẻ rạch 6
vạch vuông góc với các vạch đã vạch trước.
Độ bám dính được coi là đạt yêu cầu nếu không có hiện tượng bong lớp mạ do kẻ
vạch.
2.3.4. Tiêu chuẩn kỹ thuật đầu cốt
Tiêu chuẩn áp dụng
AS 1154.1 Cách điện và phụ kiện cho đường dây dẫn điện trên không.
TCVN 3624-81 Các mối nối tiếp xúc điện. Quy tắc nghiệm thu và phương pháp
thử
Số liệu theo thiết kế
- Loại đai ép cho ống nối là loại lục giác.
- Điện trở của ống nối sau khi ép không vượt quá 75% của dây dẫn có chiều dài
tương đương.
- Ghi nhãn: Mỗi cosse ép phải có các ký hiệu được khắc chìm/nổi không phai như
sau:
+ Tên nhà sản xuất.
+ Mã hiệu của sản phẩm, loại dây dẫn, tiết diện của dây dẫn.
+ Có các vị trí ép phải được khắc chìm
Cosse ép đồng - nhôm
- Cosse ép là loại được thiết kế sử dụng cho mối nối đồng nhôm, bản cực đấu nối vào
thiết bị bằng đồng, chịu lực cao, có tính dẫn điện tốt, phần thân ống được xử lý để có
thể nối với cáp nhôm.
- Cosse ép loại 01 lỗ bắt bu lông dùng cho cáp tiết diện từ 16mm2 đến 150mm2.
- Cosse ép loại 02 lỗ bắt bu lông dùng cho cáp tiết diện từ 185mm2 đến 400mm2.
- Bản cực đấu nối vào thiết bị phải làm toàn bộ bằng đồng, mối nối tiếp giáp giữa
đồng và nhôm được xử lý tại phần thân ống.
- Bên trong của các ống ép phải được bơm sẵn compound gia tăng tiếp xúc điện
- Thân đầu cosse ép làm bằng nhôm, bản cực bằng đồng chịu lực cao, có tính dẫn
điện tốt.
Cosse ép dây đồng
- Cosse ép là loại làm bằng đồng mạ thiết, chịu lực cao, có tính dẫn điện tốt
- Cosse ép loại 01 lỗ bắt bu lông dùng cho cáp tiết diện từ 16mm2 đến 150mm2.
- Cosse ép loại 02 lỗ bắt bu lông dùng cho cáp tiết diện từ 185mm2 đến 400mm2.

99
- Bên trong của các ống ép phải được bơm sẵn compound gia tăng tiếp xúc điện.
- Cosse ép làm bằng đồng chịu lực cao, có tính dẫn điện tốt.
3. Yêu cầu nội dung công việc xây lắp;
3.1. Tuyến cáp ngầm 24kV
* Điểm đấu:
02 tuyến cáp ngầm xây dựng mới được đấu búc vào lộ 477 E1.9 nhằm san tải
cho lộ 461 E1.21.
Vị trí điểm đấu là tuyến cáp ngầm Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-W-24kV-
3x240mm2 có sẵn lộ 477 E1.9 nằm tại đầu ngõ 81 Lạc Long Quân.
* Mô tả tuyến:
Tại vị trí đầu ngõ 81 Lạc Long Quân tiến hành cắt sợi cáp 24kV lộ 477 E1.9,
lật lên đấu nối cáp với 02 sợi cáp xây dựng mới, sử dụng là cáp ngầm 24kV
Cu/XLPE/PVC 3x240mm2, chiều dài 2x90m kéo đén vị trí TBA Chợ Bưởi.
Tuyến cáp ngầm xây dựng mới gồm 02 sợi cáp ngầm đi song song bắt đầu từ
đầu ngõ 81 Lạc Long Quân, tuyến cắt vuông góc qua đường Lạc Long Quân đến
trước cửa chợ Bưởi. Tuyến đi tiếp men theo rìa góc ngã ba Lạc Long Quân - Thụy
Khuê phía trước cửa chợ Bưởi song song với cống thoát nước rồi đi vào vỉa hè Block
đường Thụy Khuê. Sau đó tuyến bẻ góc rẽ đi vào đường bê tông nội bộ Chợ Bưởi
đến vị trí TBA Chợ Bưởi.
Tại vị trí trạm cáp được đưa lên đấu nối vào 02 ngăn CDPT24kV trong tủ
RMU 05 ngăn lắp đặt mới của TBA Chợ Bưởi.
Cáp rải mới sử du ̣ng loa ̣i Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-W-24kV-3x240mm2 có
đă ̣c tiń h chố ng thấ m do ̣c, màn đồng của mỗi pha cáp được chế tạo bằng băng đồng có
độ dày ≥ 0,127mm và độ gối mép ≥ 15%, màn đồng của 3 pha được tiếp xúc trực tiếp
với nhau để đảm bảo tiết điện màn đồng cả 3 pha ≥ 25 mm2, gồm 02 sợ đi song song,
tổng chiề u dài cáp là 180m (2x90m).
Trong đó :
+ Chiều dài tuyến cáp : 95m x 2 sợi
+ Cáp đấu nối, lên tủ : 10m (5m x 2)
+ Tổng chiều dài cáp : 200m
Toàn bộ tuyến cáp ngầm trung thế được luồn trong ống nhựa xoắn HDPE
d195/150, tổng chiều dài ống nhựa là 190m.
3.2. Tủ RMU 24kV
*Vị trí đặt:

100
+ TBA Chợ Bưởi là trạm xây có buồng trung thế và MBA có kích thước
5000x3500x4500 (DxRxC)
+ Phía trung thế TBA Chợ Bưởi đang vận hành là tủ trung thế RMU 24kV
hãng sản xuất COEM loại 3 ngăn (02 ngăn cáp đến, đi và 01 ngăn cầu dao liền cầu
chì sang MBA đang bị hỏng).
+ Để đấu nối 02 tuyến cáp ngầm xây dựng mới, thực hiện thay thế tủ trung thế
hiện có tại TBA Chợ Bưởi bằng tủ trung thế RMU 24kV loại 5 ngăn (04 ngăn cáp
đến và đi và 01 ngăn máy cắt sang máy).
* Mô tả chung:
+ Thực hiện thay thế tủ trung thế RMU 24kV hãng sản xuất COEM loại 3 ngăn
(02 ngăn cáp đến, đi và 01 ngăn cầu dao liền cầu chì sang MBA đang bị hỏng) bằng
tủ trung thế RMU 24kV loại 5 ngăn (04 ngăn cáp đến và đi và 01 ngăn máy cắt sang
máy) để tạo điểm đấu nối 02 tuyến cáp ngầm xây dựng mới.
+ Bổ sung 01 giá đỡ tủ trung thế bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng theo quy
định.
+ Thu hồi tủ trung thế RMU 24kV hãng sản xuất COEM loại 3 ngăn (02 ngăn
cáp đến, đi và 01 ngăn cầu dao liền cầu chì sang MBA đang bị hỏng) tại TBA Chợ
Bưởi.
* Sơ đồ nguyên lý phía trung thế:
Sử dụng tủ Ring main unit (RMU) 05 ngăn để bảo vệ máy biến thế và đóng cắt
mạch vòng cáp trung áp. Tủ RMU có cấu hình như sau:
- 04 ngăn cầu dao phụ tải 24kV-630A-16kA/s cho đầu cáp đến và đi.
- 01 ngăn máy cắt 24kV-200A-16kA/s bảo vệ MBA, dòng chỉnh định
theo công suất máy biến áp.
Tủ được trang bị đồ ng hồ báo áp lực khí, báo tín hiêụ sự cố đầ u cáp và bô ̣ sấ y
nhiêṭ tự đô ̣ng.
Tuyến cáp ngầm 24kV đi TBA Yên Thái 1 và đi TBA Hồ Khẩu 12 - TBA Hồ
Khẩu 14 được đấu nối trả lại vào 02 ngăn ngăn cầu dao phụ tải 24kV-630A-16kA/s tủ
RMU 05 ngăn.
02 tuyến cáp ngầm 24kV xây dựng mới được nối vào 02 ngăn ngăn cầu dao
phụ tải 24kV-630A-16kA/s tủ RMU 05 ngăn.
Từ ngăn máy cắt 24kV-200A-16kA/s tủ RMU 05 ngăn đấu nối đến máy biến
áp sử dụng 3 sợi cáp ngầm hiện có.
* Tiếp địa:

101
- Tiếp địa dây trung tính tủ RMU đấu nối vào hệ tiếp địa chung cho cả tiếp địa
an toàn và tiếp địa làm việc của trạm đang vận hành dùng cáp đồng M50.
- Bổ sung nối đất, dùng dây M50 đấu từ vỏ tủ xuống hệ tiếp địa chung.
3.3. Thu hồi
Căn cứ văn bản số 3409/QĐ-EVN HANOI ngày 19/08/2016 về việc thu hồi VTTB
khi sửa chữa, cải tạo và thay thế tài sản cố định.
Công tác tháo dỡ VTTB thu hồi:
- Công tác tháo dỡ VTTB thu hồi: Do đơn vị thi công thực hiện và có trách nhiệm
quản lý VTTB thu hồi cho tới khi bàn giao tại kho cho đơn vị QLTS.
- Việc bàn giao phải thực hiện ngay trong ngày, trường hợp không đủ điều kiện bàn
giao ngay trong ngày thì đơn vị thi công phải thông báo cho đơn vị quản lý tài sản
biết và đơn vị thi công phải có trách nhiệm bảo quản VTTB thu hồi cho tới khi có đủ
điều kiện bàn giao. Việc bàn giao VTTB thu hồi có thể phân chia thành các đợt khác
nhau tùy thuộc tính chất công trình, tuy nhiên tổng thời gian các đợt bàn giao không
được quá 7 ngày làm việc kể từ ngày tháo dỡ.
- Kế hoạch tháo dỡ VTTB phải được lập và thông qua đơn vị QLTS để kiểm tra, xác
nhận khối lượng chủng loại VTTB trước khi tiến hành tháo dỡ, thu hồi.
Công tác đánh giá VTTB thu hồi:
- Công tác đánh giá khối lượng, chất lượng, xác định giá trị nhập kho VTTB thu hồi
do đơn vị QLTS chủ trì thực hiện dựa trên thực trạng quản lý lưới điện, công trình
điện và nhu cầu sử dụng tiếp theo của đơn vị (Xác định khả năng sử dụng lại). Các
VTTB đủ điều kiện sử dụng lại là VTTB còn đảm bảo về chất lượng và phù hợp với
đặc tính kỹ thuật của lưới điện hiện hành.
- Khi thực hiện giao tuyến, đơn vị QLTS chịu trách nhiệm lập biên bản xác nhận
danh mục VTTB dự kiến thu hồi khi giao tuyến theo Biểu mẫu 03. Nếu có sự chênh
lệch khối lượng giữa cột 5 và cột 6 thì đơn vị QLTS, đơn vị QLDA và đơn vị TVGS
cùng chịu trách nhiệm kiểm tra lập biên bản xác định lý do của sự chênh lệch này.
- Trong quá trình thi công, đơn vị QLTS chịu trách nhiệm lập Biểu mẫu 04. Nếu có
sự chênh lệch khối giữa cột 5 và cột 6 thì đơn vị QLTS, đơn vị thi công và đơn vị
TVGS phải kiểm tra, lập biên bản xác định rõ lý do và phân định rõ đơn vị chịu trách
nhiệm bồi thường (nếu có).
- Đối với các loại VTTB thu hồi trong đó có nhiều bộ phận cấu thành VTTB đó thì
trong các biểu 03, biểu 04 và biểu 05 đơn vị QLTS phải thống kê chi tiết từng bộ
phận. Trong biểu 05 phải có đánh giá chi tiết cho từng bộ phận đó về tình trạng sử

102
dụng lại được ngay hoặc sử dụng sau khi được sửa chữa hoặc không sử dụng lại
được.
Xác định giá trị VTTB thu hồi:
Việc xác định giá trị VTTB thu hồi sẽ do đơn vị QLTS thực hiện. Hội đồng thanh xử
lý VTTB của đơn vị QLTS chịu trách nhiệm đánh giá tỷ lệ % chất lượng còn lại trên
cơ sở thời gian đưa vào sử dụng, thực tế vận hành của VTTB và xác định đơn giá
nhập kho VTTB thu hồi
- Đối với VTTB thu hồi không sử dụng lại được (chất lượng còn lại ≤50%), đơn giá
nhập kho được xây dựng căn cứ giá cả thị trường tại thời điểm nhập kho trên cơ sở
phần trăm chất lượng còn lại (%) để xác định cho phù hợp.
- Đối với VTTB thu hồi có thể sử dụng lại được ngay (chất lượng còn lại ≥ 70%) và
VTTB thu hồi có thể sửa chữa được để sử dụng lại (50% < chất lượng còn lại <
70%), đơn giá nhập kho xác định bằng đơn giá của VTTB mới tương đương trên thị
trường tại thời điểm nhập kho nhân (x) với phần trăm (%) chất lượng còn lại của
VTTB thu hồi.
Nhập và đối chiếu xác nhận VTTB thu hồi:
- Đơn vị QLTS phải làm thủ tục nhập toàn bộ VTTB thu hồi tại kho của đơn vị.
- Trường hợp đơn vị được giao quản lý dự án hoặc thực hiện công trình lại đồng thời
là đơn vị QLTS (các Công ty điện lực, Công ty lưới điện cao thế TP Hà Nội….):
Trong hồ sơ quyết toán công trình phải có biên bản bàn giao đối chiếu VTTB thu hồi
theo Biểu mẫu 05 được bộ phận Vật tư và phòng Tài chính kế toán đơn vị xác nhận
số lượng, giá trị VTTB thu hồi đã nhập kho kèm theo phiếu nhập kho VTTB thu hồi
tương ứng. Biên bản bàn giao đối chiếu VTTB thu hồi này là một trong những cơ sở
để thanh toán tiền nhân công với đơn vị thi công (trong trường hợp thuê ngoài), bù
trừ tiền vật tư thu hồi thiếu (nếu có), đồng thời là một trong những cơ sở để làm thủ
tục thanh lý tài sản cố định.
- Đối với các dự án do các ban quản lý dự án thực hiện (Ban quản lý dự án lưới điện
Hà Nội, Ban quản lý dự án Phát triển Điện lực Hà Nội): Trong hồ sơ quyết toán công
trình phải có Bên bản xác nhận bàn giao VTTB thu hồi khi thi công theo Biểu mẫu 04
được lãnh đạo đơn vị QLTS xác nhận số lượng, chủng loại VTTB thu hồi đã bàn
giao. Biên bản xác nhận bàn giao VTTB thu hồi khi thi công này là một trong những
cơ sở để đơn vị QLDA thanh toán tiền nhân công với đơn vị thi công (trong trường
hợp thuê ngoài), trừ tiền vật tư thu hồi thiếu (nếu có). Đơn vị QLTS căn cứ biểu 05
để làm thủ tục thanh lý TSCĐ.

103
- Đơn vị thi công chịu trách nhiệm vận chuyển VTTB thu hồi. Chi phí bốc xếp, vận
chuyển VTTB thu hồi từ hiện trường về kho được tính vào dự toán công trình.
- Đơn vị QLTS chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện vận chuyển VTTB thu hồi từ
hiện trường đến địa điểm nhập kho.
- Bộ phận Vật tư của đơn vị QLTS có trách nhiệm in phiếu nhập VTTB thu hồi và chỉ
ghi số lượng yêu cầu nhập. Thủ kho ghi theo số lượng thực tế nhập kho và thực hiện
bảo quản riêng từng loại theo quy định.
- Đối với VTTB thu hồi thiếu không có lý do chính đáng (do thiếu giữa Biểu 04 với
Biểu 03) thì phải đền bù theo giá VTTB mới tương đương.
- Đối với VTTB thu hồi cần phải thí nghiê ̣m trước khi nhâ ̣p kho, đơn vị QLTS có
trách nhiệm tiến hành thí nghiệm đánh giá. Chi phí thí nghiệm được lấy từ nguồn chí
phí sản xuất kinh doanh.
4. Yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn;
Thử nghiệm xuất xưởng:
Phải có biên bản thử nghiệm thường xuyên thực hiện bởi nhà sản xuất trên sản phẩm
cung cấp tại nhà máy của nhà sản xuất để chứng minh sản phẩm phù hợp với đặc tính
kỹ thuật của hợp đồng.
Thử nghiệm điển hình
Phải có biên bản thử nghiệm điển hình thực hiện bởi phòng thử nghiệm độc lập trên
sản phẩm tương tự để chứng minh sản phẩm phù hợp với đặc tính kỹ thuật của hồ sơ
mời thầu.
Trong trường hợp biên bản thử nghiệm điển hình được thực hiện bởi nhà sản xuất, kết
quả thử nghiệm phải được chứng kiến/chứng nhận bởi đại diện của một đơn vị thử
nghiệm độc lập quốc tế (như KEMA, CESI, SGS…) hoặc phòng thử nghiệm của nhà
sản xuất được chứng nhận bởi đơn vị chứng nhận quốc tế phù hợp với tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025.
Biên bản thử nghiệm điển hình phải trình bày các thông tin sau: (i) Tên, địa chỉ, chữ
ký/con dấu của phòng thí nghiệm; (ii) Sản phẩm thử nghiệm, hạng mục thử nghiệm,
tiêu chuẩn áp dụng, khách hàng, ngày thử nghiệm, ngày phát hành, nơi thử nghiệm,
chi tiết thử nghiệm, phương pháp thử nghiệm, kết quả thử nghiệm,...; (iii) Loại, nhà
sản xuất, nước sản xuất của sản phẩm thử nghiệm.
5. Yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ (nếu có);
Biện pháp phòng chống cháy nổ
- Thực hiện nghiêm chỉnh về pháp lệnh phòng chống cháy nổ;
- Không được mang các vật dễ cháy nổ vào công trường;

104
- Có các biển báo cấm lửa ở những nơi dễ cháy;
- Các công trình tạm có khả năng gây cháy (như nhà bếp, kho bãi ...) bố trí ở cuối
hướng gió, ở các vị trí thấp và phải có nội quy phòng cháy chữa cháy;
- Sử dụng các vật liệu khó cháy như tôn, khung nhà thép, tường bao quanh bằng tôn
... để làm các công trình tạm có khả năng hay gây cháy;
- Tuyên truyền, giáo dục vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy an
toàn phòng cháy chữa cháy;
- Có các hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh.
Các biện pháp chữa cháy
- Các biện pháp phòng cháy nổ.
- Thực hiện nghiêm chỉnh về pháp lệnh phòng chống cháy nổ.
- Không được mang các vật dễ cháy nổ vào công trường.
- Có các biển báo cấm lửa ở những nơi dễ cháy.
- Các công trình tạm có khả năng gây cháy (như nhà bếp, kho bãi ...) bố trí ở cuối
hướng gió, ở các vị trí thấp và phải có nội quy phòng cháy chữa cháy.
- Sử dụng các vật liệu khó cháy như tôn, khung nhà thép, tường bao quanh bằng tôn
... để làm các công trình tạm có khả năng hay gây cháy.
- Tuyên truyền, giáo dục vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy an
toàn phòng cháy chữa cháy.
- Có các hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh.
- Các biện pháp chữa cháy:
- Khi xẩy ra cháy dùng kẻng hoặc trống (hoặc bất cứ dụng cụ phát âm thanh nào đánh
liên hồi).
- Điện thoại báo cho đơn vị PCCC nơi gần nhất biết địa điểm cháy.
- Khi xảy ra cháy ở khu vực có điện phải kịp thời ngắt cầu dao.
- Đối với các đám cháy như xăng, dầu phải dùng bình CO2.
6. Yêu cầu về vệ sinh môi trường;
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ một trường trong mọi điều kiện.
- Mọi người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan môi trường, danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
- Không được có hành động làm thay đổi tính chất môi trường như: Làm bẩn nguồn
nước, ô nhiễm không khí, tác động âm thanh, ánh sáng... Không được tự do khai thác
thiên nhiên (chặt cây, đánh bắt thuỷ sản, săn bắt động vật...).
Không được tự do thải bừa bãi các chất thải như: Dầu cặn, bao bì, nguyên vật liệu
thừa...

105
- Phải thực hiện nghiêm túc một số việc cụ thể sau:
+ Thu hồi bao bì: Bao xi măng, hòm đựng sứ, phụ kiện, đầu mẫu dây dẫn, các công
cụ cầm tay gẫy, hư hỏng...
+ Cát đá, vật liệu phải gọn gàng, tránh rơi vãi, khi dùng không hết phải thu hồi, tránh
lãng phí, không gây ảnh hưởng đến môi trường, không cản trở giao thông. Phải có vải
bạt che chắn khi vận chuyển vật liệu.
Trước khi xong từng phần việc, hàng ngày phải thu dọn hiện trường gọn gàng. Những
nơi cần đào, đắp, bắc cầu tạm thời để đi lại, vận chuyển, mặt bằng thi công khi làm
xong phải đào đắp, tháo dỡ trả lại nguyên trạng ban đầu. Trong việc làm, đi lại trên
tuyến phải có ý thức và hạn chế hảnh hưởng đến hoa màu, cây cối của dân.
Yêu cầu về an toàn lao động;
- Trong quá trình thi công phải tuân thủ các quy định về an toàn trong công tác xây
dựng, cụ thể phải bảo đảm “Quy trình An toàn điện” trong công tác quản lý, vận hành
sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và các
quy định an toàn khác của Nhà nước ban hành;
- Phải kiểm tra sức khoẻ cho những công nhân làm việc trên cao, trang bị đầy đủ
dụng cụ phòng hộ lao động;
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị thi công trước khi sử dụng. Kiểm
tra kỹ các dây chằng, móc cáp trước khi cẩu lắp các cột nặng.
7. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công;
* Lực lượng thi công:
Trong quá trình xây lắp công trình, liên quan đến yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi
công, an toàn lao động, nhà thầu sử dụng lực lượng chuyên nghiệp về chuyên môn,
có kinh nghiệm nghề nghiệp, các công việc thủ công khác như: làm đường tạm, đào
đắp đất, vận chuyển thủ công kết hợp thuê lao động nhàn rỗi tại địa phương theo tiến
độ.
Lực lượng lao động trực tiếp trên công trường được bố trí như sau:
+) Đội xe máy: 01 tổ * 05 người = 05 người.
+) Đội thi công: 02 tổ * 10 người = 20 người.
+) Đội vận chuyển: 02 tổ * 10 người = 20 người.
Trong biên chế tổ chức trên, các tổ trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
giám đốc thi công (Người chịu trách nhiệm quản lý chung trên công trình) về chất
lượng, tiến độ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường của phần
công việc mà đội mình thi công.
* Máy thi công và dụng cụ thi công:

106
TT Loại thiết bị TT Loại thiết bị
I Phục vụ công tác chuẩn bị VI Các thiết bị thí nghiệm hiệu chỉnh
1 Máy toàn đạc điện tử 1 Đồng hồ kiểm tra cách điện
2 Máy Thuỷ bình, kinh vĩ 2 Đồng hồ vạn năng
II Phục vụ vận chuyển 3 Máy thử cách điện cao áp
1 Cần cẩu > 5 tấn 4 Máy đo điện trở
2 Ô tô trọng tải 2.5 -12 tấn 5 Máy thử mẫu dầu
Xe nâng – chiều cao nâng
3 6 Máy thí nghiệm cáp
12m
III Các loại thiết bị khác
1 Cần cẩu >= 5 tấn 10 Máy trộn bê tông đến 250 lít
2 Ô tô trọng tải 2.5 -12 tấn 11 Máy bơm nước
Xe nâng – chiều cao nâng
3 12 Máy đầm bê tông các loại
12m
Máy cắt bê tông - công
4 13 Máy hàn điện
suất: 12CV (MCD 218)
5 Máy khoan 2,5kW 14 Máy phát điện >=10kVA
Máy khoan xoay đập tự
6 15 Tời kéo
hành f105
Máy nén khí điêzen
7 16 Bộ dụng cụ làm đầu cáp, ép cốt
1200m3/h
8 Máy mài 2,7kW 17 Các thiết bị thí nghiệm
9 Cần cẩu >= 5 tấn

8. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu;
*Yêu cầu đối với công trường xây dựng:
Tất cả các công trình xây dựng phải được treo biển báo tại công trường thi công. Nội
dung biển báo gồm:
- Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn
thành;
- Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng công trường;
- Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế;
- Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình;

107
- Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trình, chủ nhiệm thiết kế, tổ
chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức
danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.
* Kiểm tra chất lượng thiết bị, vật liệu:
Tất cả các thiết bị, vật liệu cấp cho công trình đều được chế tạo, thí nghiệm và
nghiệm thu đạt tiêu chuẩn theo đúng thiết kế được duyệt và các qui phạm, tiêu chuẩn
kỹ thuật hiện hành.
Đặc tính kỹ thuật chủ yếu: xem phần thông số kỹ thuật của các thiết bị cung cấp.
* Tổ chức quản lí giám sát chất lượng công trình :
Trong quá trình thi công thường xuyên có một cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý chất
lượng có mặt tại hiện trường để cùng các đơn vị thi công và cán bộ giám sát A giải
quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Đôn đốc tiến độ và
cùng A giám sát chất lượng công trình thi công.
Các đơn vị thi công phải có sổ nhật ký công trình do bên A phát hành, bên B phải ghi
chép đầy đủ diễn biến công trình, lập các văn bản nghiệm thu, kết thúc mỗi ca làm
việc phải lập ngay bản thống kê khối lượng hoàn thành, chất lượng kỹ thuật có xác
nhận của A. Sổ nhật ký công trình sẽ được nộp kèm theo hồ sơ hoàn công và là chứng
từ quan trọng cho việc quyết toán.
Làm đúng thiết kế, chỉ thay đổi khi có yều cầu của A được ghi trong nhật ký hay
bằng văn bản (tuỳ mức độ yêu cầu).
* Công tác giao ban sản xuất điều hành công trình:
Hàng ngày: Chỉ huy trưởng công trình tổ chức giao ban với đội sản xuất, lực lượng
giám sát của đơn vị. Mục đích:
- Kịp thời rút kinh nghiệm các phần việc đã thực hiện
- Điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm tiến độ
- Báo cáo và kiến nghị với A, để tiếp tục công việc ngày hôm sau
Yêu cầu khác căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu: Không
III. Bảng mô tả công việc: (kê chi tiết trong phần phụ lục 01 kèm theo)
IV. Thời gian thực hiện công trình: 45 ngày
IV. Các bản vẽ: (kê chi tiết trong phần phụ lục 02 kèm theo)

108

You might also like