You are on page 1of 105

BIỆN PHÁP THI CÔNG, THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG

I. Bố trí mặt bằng thi công, hệ thống kho bãi, văn phòng tạm

1.1. Lập văn phòng, kho công trường


- Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, nhà thầu sẽ triển khai lắp dựng văn phòng công
trường và kho tập kết vật tư thiết bị;
- Văn phòng công trường được dựng với diện tích 50 m2 đặt ở tầng 2 được trang bị đầy
đủ các thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photo, máy fax, điện thoại, tủ sơ
cấp cứu, bình chữa cháy;
- Kho công trường được dựng với diện tích 75 m2 đặt ở tầng 2 được trang bị đầy đủ đèn
chiếu sáng, khung kệ, bình chữa cháy tại chổ.

1.2. Điện nước thi công


- Nguồn điện thi công sẽ được kéo từ tủ chính của dự án đến các khu vực thi công qua
các tủ điện tạm đặt ở các tầng;
- Phối hợp với nhà thầu xây dựng để lấy nước thi công từ các tầng;

Xây dựng nhà vệ sinh tạm trong công trường, số lượng và vị trí lắp đặt phải được sự
chấp thuận của Tư vấn và Chủ đầu tư.
II. Biện pháp lắp dựng giàn giáo ngoài, che chắn bảo vệ:
- Dựng lắp giàn giáo, sàn công tác theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Thi công đến
đâu phải cố định giàn giáo đến đấy nhằm tránh sập đổ khi lắp dựng;
- Công nhân tháo dỡ lắp dựng giàn giáo phải đeo dây an toàn để móc vào các vị trí chắc
chắn của giàn giáo khi thao tác;
- Các lối đi qua lại dưới giàn giáo phải được che chắn bảo vệ, tránh vật rơi;
- Trong phạm vi hoạt động của cẩu hoặc phương tiện vận tải phải có các biện pháp đề
phòng va chạm làm đổ gãy giàn giáo;
- Giàn giáo, sàn công tác lắp dựng xong phải được bộ phận giám sát An toàn nghiệm
thu xong mới được sử dụng;
- Ngoài những vị trí qui định, không xếp tải vật tư thiết bị lên giàn giáo. Khi tập kết vật
liệu, dụng cụ thi công trên giàn giáo, giám sát thi công phải chỉ trước những vị trí tập
kết vật liệu để công nhân chuẩn bị mặt bằng xếp đặt, chuẩn bị lối đi lại và giằng néo
vật tư vật liệu tránh bay bốc.
- Khi tháo dỡ lắp dựng giàn giáo, sàn công tác khu vực có vật rơi phải có biển báo nguy
hiểm, tiến hành rào chắn và cử người cảnh giới.
Hàng ngày phải tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của giàn giáo để kịp thời khắc
phục các hư hỏng.
III. Phương án phối hợp với các nhà thầu khác về sử dụng vận thăng, cẩu tháp
Chúng tôi sẽ giao quyền cho các cán bộ trên công trường để phối hợp với các nhà
thầu khác trong quá trình triển khai thi công, báo cáo và thống nhất trước về tiến độ
vật tư về công trường để tiến hành đặt hàng và thỏa thuận về sử dụng vận thăng, cẩu
tháp. Tránh trường hợp thiếu hợp tác dẫn đến ứ đọng vật tư dưới chân vận thăng, gây
ảnh hưởng xấu đến tình trạng thi công thực tế tại công trường.
IV. Biện pháp thi công hệ thống điện động lực

1. Biện pháp lắp đặt hệ thống điện động lực

1.1. Lắp đặt ống điện âm và nổi


1.1.1. Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi


công, Vật tư - thiết bị

Không đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm tra

Đạt

Lấy dấu vị trí lắp đặt

Lắp đặt ống và phụ kiện

Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Nghiệm thu nội bộ Không đạt

Hiệu chỉnh
Đạt
Sửa chữa

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm tra

Không đạt

Đạt

Thực hiện các công việc tiếp theo

1.1.2 Công tác chuẩn bị

 Máy móc và dụng cụ thi công


- Máy cắt, máy khoan bê tông, máy cắt tường, máy đục, mũi đục, búa, cưa sắt; tua vít, lò
xo bẻ uốn ống, thước đo, thiết bị lấy dấu…

- Tủ điện, dây nguồn, đèn thi công;

- Dàn giáo, thang chữ A;


 Vật tư
- Ống điện PVC SP và phụ kiện (hộp chia ngã, hộp nối …);

- Băng keo điện, băng keo vàng/ trong, dây mồi, dây kẽm.

 Tổ chức mặt bằng thi công


- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;

- Nhận bàn giao mặt bằng thi công từ các nhà thầu thi công trước đó;

- Đối với các khu vực làm việc trên cao, giàn giáo cao từ 3 tầng trở lên phải có biển cảnh
báo hoặc hàng rào tạm để cảnh báo.

1.1.3 Biện pháp lắp đặt

1.1.3.1 Ống âm trong tường bê tông


- Đường đi của tuyến ống âm phải được xác định chính xác theo vị trí công tắc đèn, nút
nhấn điều khiển chiếu sáng, ổ cắm và phải theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt.

- Sau khi khung sắt bên xây dựng được lắp xong, tiến hành đặt ống và cố định chúng vào
khung sắt.

- Tuyến ống âm phải được giữ chặt bằng dây thép để chúng khỏi bị dịch chuyển trong
suốt quá trình đổ bê tông, tại các vị trí nối ống phải dùng keo dán kín. Các tuyến ống dài
phải được lồng sẵn dây mồi.

- Hộp âm phải được lắp đầy bằng mốp xốp và dán băng keo kín bề mặt để ngăn ngừa bê
tông lọt vào bên trong hộp.

- Hộp box cho công tắc và ổ cắm phải được giữ chặt đúng vị trí bằng dây thép vào khung
sắt sao cho mặt trước của hộp box tiếp xúc với cốp pha.

- Khi lắp đặt 2 hay nhiều tuyến ống song song thì khoảng cách các ống không được nhỏ
hơn ½ đường kính ống đủ để vửa hồ trám lọt vào cố định chắc chắn.

- Sau khi lắp xong, kiểm tra lại thêm một lần nữa sau đó mời tư vấn nghiệm thu để bên
xây dựng tiến hành lắp cốp pha.
Hình 1: Chi tiết lắp đặt ống âm trong tường, cột bê tông

1.1.3.2 Ống âm trong tường gạch


- Đánh dấu vị trí công tắc, ổ cắm…trên tường gạch theo bản vẽ thi công đã được phê
duyệt.
- Đánh dấu đường đi của tuyến ống trên tường với 2 đường đánh dấu theo kích thước ống.
- Dùng máy cắt để cắt tường gạch theo các đường đã đánh dấu, sau đó tiến hành đục tỉa
đảm bảo số lượng ống (Tường 110mm: độ sâu từ 3-4cm hoặc tường 220mm: độ sau từ
3-5cm) và lắp tuyến ống âm, sau đó trám vữa vào rãnh lỗ đã lắp xong đường điện. Dán
lưới thép để chống nứt, chiều rộng lưới tính từ mép ống cộng thêm 50mm cho 2 bên.
- Sau khi cắt đục phải tiến hành dọn vệ sinh, cho vào bao và vận chuyển đến nơi quy định;
- Hộp âm phải được lắp đầy bằng mốp xốp và dán băng keo kín bề mặt để ngăn ngừa vữa
hồ lọt vào bên trong hộp.
- Khi lắp đặt 2 hoặc nhiều ống song song thì khoảng cách các ống phải không được nhỏ
hơn ½ đường kính ống đủ để đảm bảo vữa, hồ tram lọt vào cố định chắc chắn.
- Kiểm tra một lần nữa trước khi mời Tư vấn nghiệm thu, sau đó nếu tường đã tô trát thì
dùng vữa hồ (theo yêu cầu kỹ thuật của công trường) để hoàn thiện lại.

Hình 2: Chi tiết lắp đặt ống âm trong tường gạch


Hình 3: Chi tiết lắp đặt ống âm và ống nổi

Hình 4: Chi tiết lắp đặt ống âm và đóng lưới chống nứt
 Trường hợp ống đi âm trong tường, vách bê tông nhưng vì lý do khách quan nào đó mà
không được lắp đặt thì xử lý theo biện pháp sau:

- Đánh dấu đường đi của tuyến ống trên tường, vách với 2 đường đánh dấu mỗi đường
cách tim ống 7.5cm về hai phía.
- Dùng máy cắt để cắt tường theo các đường đã đánh dấu, sau đó dùng máy đục, mũi đục
để tỉa đục lớp vữa bê tông rồi tiến hành cắt đục lớp tường gạch/ bê tông với bề rộng
bằng kích thước ống, sau đó trám đầy vữa vào rãnh lỗ đã lắp xong đường điện. Dán lưới
thép để chống nứt ( bề rộng lưới là 15cm) với những đường đục lớn hơn 5cm như hình
4.
- Tiến hành lắp đặt ống và trám trét lại các vị trí cắt đục theo đúng yêu đúng cầu kỹ thuật.

1.1.3.3 Lắp đặt ống nổi


- Đường đi của tuyến ống nổi sẽ tuân theo bản vẽ thiết kế thi công được chủ đầu tư phê
duyệt.
- Sau khi được bàn giao mặt bằng, đánh dấu đường đi của tuyến ống nổi.
- Tiến hành lắp đặt tuyến ống 1 cách thẳng hàng, không đi cong. Tại những chổ rẽ 90 độ,
dùng box trung gian để kết nối.
- Sử dụng các kẹp ống (saddle) để cố định tuyến ống lại. Khoảng cách giữa các kẹp ống sẽ
tuân theo Bảng 1.
- Sử dụng ống mềm để kết nối, như là: từ tray, trunking đến tuyến ống; từ tuyến ống đến
đèn; từ trần xuống thiết bị.
Bảng 1

Kích thước ống Khoảng cách giữa 2 kẹp ống


D20 1.0m
D25 1.2m
D32 1.5m
Khoảng cách từ kẹp ống đến hộp nối 0.3m

Hình 5: Chi tiết lắp đặt ống nổi

Hình 6: Chi tiết lắp đặt ống GI qua dầm


Hình 7: Chi tiết ống PVC qua dầm < 600mm

Hình 8: Chi tiết lắp đặt ống PVC qua dầm ≥600mm

Hình 9: Chi tiết kết nối tuyến ống âm với ống nổi
1800
Hình 10: Chi tiết kết nối tuyến ống nổi với tủ điện

1.1.3.4 Sơn làm dấu đường ống, Nghiệm thu đường ống:
- Sơn lấy dấu đường ống:

Sau khi lắp đặt đường ống xong, tiến hành sơn làm dấu đường ống:

Sử dụng cọ lăn để sơn làm dấu tất cả các đường ống vừa thi công (Phải sơn đúng
phía vị trí đường ống đi) theo bảng quy định màu.

 Hệ thống chiếu sáng : VÀNG


 Hệ thống ổ cắm và cấp nguồn cho hệ cơ : XANH DƯƠNG
 Hệ thống PA và CCTV : XANH LÁ CÂY
 Hệ thống Telephone/ Data/ TV/Video phone : XANH LÁ CÂY
 Hệ thống báo cháy : ĐỎ

- Nghiệm thu lắp đặt đường ống:

Sau khi sơn xong đường ống tiến hành nghiệm thu nội bộ, sau đó mời, TVGS, BQLDA
nghiệm thu

1.2 Lắp đặt thang máng cáp

1.2.1 Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi


công, Vật liệu tư thiết bị

Không đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm tra

Đạt

Định tuyến, lấy dấu và lắp đặt giá đỡ

Lắp đặt thang máng cáp và


phụ kiện
Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Không đạt
Nghiệm thu nội bộ

Hiệu chỉnh
Đạt
Sửa chữa
Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm tra

Không đạt

Đạt

Thực hiện các công việc tiếp theo

1.2.2 Công tác chuẩn bị

 Máy móc và dụng cụ thi công


- Máy cắt, máy khoan bê tông, máy khoan sắt, mũi khoan sắt, máy đục, mũi đục, búa, cưa
sắt; tua vít, lò xo bẻ uốn ống, thước đo, thiết bị lấy dấu…

- Tủ điện, dây nguồn, đèn thi công;

- Dàn giáo, thang chữ A;

 Vật tư
- Thang máng cáp và phụ kiện;

- Ty treo, tắc kê, bu lông, đai ốc, lông đền, dây te, giá đỡ.

 Tổ chức mặt bằng thi công


- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;

- Nhận bàn giao mặt bằng thi công từ các nhà thầu thi công trước đó;

- Đối với các khu vực làm việc trên cao, giàn giáo cao từ 3 tầng trở lên phải có biển cảnh
báo hoặc hàng rào tạm để cảnh báo.

- Đối với các khu vực trục kỹ thuật, phải có biện pháp che chắn vật rơi từ trên cao cũng
như biển báo “Khu vực đang thi công”

1.2.3 Biện pháp lắp đặt

1.2.3.1Lắp đặt giá đỡ cho hệ thống thang máng cáp


- Tiến hành lắp đặt giá đỡ cho các tuyến tray, ladder, tiêu chuẩn để lắp đặt giá đỡ dựa vào
bảng 2 & bảng 3:

Bảng 2: Tiêu chuẩn giá đỡ cho tray, ladder kích thước 50x50 đến 150x100

Loại 50x50 50x100 100x100 150x100


Máng
Size of thread rod M8 M8 M8 M8
Kích thước Ty
treo(mm)
Size of anchor bolt M8 M8 M8 M8
Kích thước tắc kê
nở(mm)
Thread rod spacing 1.5 1.5 1.5 1.5
Khoảng cách ty treo(m)
Steel angle size L-3 L-3 L-3 L-3
Cỡ thép góc(mm)
Size of screw M4
Cỡ vít(mm)
Size of screw 0.8~1.0
Cỡ vít(m)
Bảng 3: Tiêu chuẩn giá đỡ cho tray, ladder kích thước 200x75 trở lên

200 200x1 300x 400x 500x 600 700 800x 900x


Máng
x75 00 100 100 100 x x 100 100
Loại
100 100
Kích thước Ty M8 M10 M12
treo(mm)
Kích thước tắc kê M8 M10 M12
nở(mm)
Khoảng cách ty 1.5 1.5 1.2
treo(m)
Cỡ thép góc L-4 L-5 L-5
(mm)
Cỡ vít (mm) M4
Khoảng cách vít 0.8~1
(m)
02

Hình 11: Chi tiết lắp đặt thang máng cáp điển hình – kiểu 1

02
Hình 12: Chi tiết lắp đặt thang máng cáp điển hình – kiểu 2

Hình 13: Chi tiết lắp đặt thang máng cáp điển hình – kiểu 3

02 Bulông

02 Bulông
02 Bulông

Hình 14: Chi tiết lắp đặt tray điển hình – kiểu 1
Hình 15: Chi tiết lắp đặt tray điển hình – kiểu 2

Bảng 4: Giá đỡ cho nhiều máng cáp, thang cáp đi cùng tuyến, cùng cao độ

150x 200x 200x 300x 400x 500 600 700 800 900x
Máng 100 75 100 100 100 x x x x 100
Loại 100 100 100 100
Kích thước Ty M8 M10 M12
treo(mm)
Kích thước bu M8x30 M10x40 M12x50
lông (mm)
Khoảng cách 1.5
ty treo(m)
Cỡ thép góc L-40x40x4 L-40x40x4 C-100x50x5
(mm)
Cỡ vít (mm) M4
Khoảng cách 0.8~1
vít (m)

Hình 16: Hình ảnh thực tế lắp đặt giá đỡ cho nhiều máng cáp
- Giá đỡ cho tray, trunking đi qua dầm (beam):

(Cu/PVC/1C-2.5mm2)

02 Bulông

Hình 17: Chi tiết máng cáp đi qua dầm

Hình 18: Hình ảnh thực tế trunking đi qua dầm

1.2.3.2 Lắp đặt máng cáp, thang cáp


- Sau khi lắp đặt xong hệ thống giá đỡ, tiến hành lắp đặt và kết nối các tuyến máng cáp,
thang cáp( tray, ladder) lại với nhau;

- Tiến hành lắp đặt các fitting;

- Kết nối các tuyến máng cáp,thang cáp( tray, ladder) với các tủ điện, kiểm tra và hiệu
chỉnh cao độ;

- Tại các mối nối của thang, máng cáp. Sử dụng các dây đồng để liên kết điện;
- Sau khi lắp đặt xong tiến hành vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra lại một lần nữa trước khi mới Tư
vấn nghiệm thu để thực hiện các công việc tiếp theo.

02 Bulông

Hình 19: Chi tiết lắp đặt các liên kết điện
Hình 22: Chi tiết phụ kiện (fitting) cho tray, trunking

1.3 Lắp đặt dây/ cáp điện, cáp mạng.

1.3.1 Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi công,


Vật liệu tư thiết bị

Không
đạt
Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm
tra

Đạt
Kéo rãi dây/ cáp
Hiệu chỉnh
Sửa chữa
Nghiệm thu nội bộ

Không đạt
Đạt

Đo thông mạch, cách điện

Hiệu chỉnh
Sửa chữa Đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm


tra
Không đạt Đạt

Đạt
Thực hiện các công việc tiếp
theo
1.3.2 Công tác chuẩn bị
 Máy móc và dụng cụ thi công

- Khoan, cưa, máy cắt, kìm cắt, đồng hồ đo, thước đo, thiết bị lấy dấu...
- Giàn giáo, thang chữ A, Thiết bị nâng hạ.

 Vật tư
- Cáp hạ thế, cáp cho hệ điện nhẹ;
- Qui định rõ ràng màu cáp cho các pha:
+ Thông thường các pha L1, L2, L3 màu đỏ, vàng, xanh.
+ Dây trung tính màu đen.
+ Dây PE màu sọc vàng xanh lá.

- Trước khi kéo cáp phải tiến hành lập list cáp kéo cho từng tủ điện phân phối. Trong list
cáp có thể hiện mác cáp, nơi đi, nơi đến, chủng loại cáp.

- Sau khi cắt cáp từ lô cáp ra để kéo, mác cáp phải dán ngay vào 2 đầu cáp.
- Với các dây cấp nguồn (dây đơn) cho các phụ tải phải có biện pháp ra dây từ cuộn trước
khi mang đi kéo để đảm bảo chống xoắn dây.
Dây cấp nguồn cho từng phụ tải phải được bó theo từng mạch (dây pha, dây trung tính,
dây PE) bằng băng dính hay dây rút với khoảng cách 1m / một vị trí.

 Tổ chức mặt bằng thi công

- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;
- Đối với các khu vực làm việc trên cao, giàn giáo cao từ 3 tầng trở lên phải có biển cảnh
báo hoặc hàng rào tạm để cảnh báo.

- Đối với các khu vực trục kỹ thuật, phải có biện pháp che chắn vật rơi từ trên cao cũng
như biển báo “Khu vực đang thi công”.

1.3.3 Biện pháp thi công

1.3.3.1 Lắp đặt cáp trên hệ thống tray, trunking, ladder


- Xác định chính xác chiều dài, chủng loại cáp cần lắp đặt. Chiều dài đầu chờ cáp để đấu
nối phải tuân thủ theo bản vẽ shop được phê duyệt hoặc theo chỉ dẫn thống nhất trên
công trường bởi Tư vấn và Chủ đầu tư.

- Kéo cáp ra khỏi cuộn cáp và tiến hành cắt cáp sau khi đã tính chính xác và trừ đi hao hụt
trong quá trình lắp đặt;

- Đặt cáp lên tray, trunking và dùng dây rút cố định chúng. Tất cả các loại cáp sẽ được bó
gọn gàng, ngay ngắn và đảm bảo mỹ quan.

- Đối với các vị trí từ tray, trunking kết nối với ống luồn dùng ống mềm hoặc ống cứng
tùy theo vị trí để bảo vệ cáp.

- Sau khi lắp đặt xong phải tiến hành kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau nhằm đảm
bảo an toàn khi đóng điện.

- Lấy dấu chính xác đoạn cáp đã kéo để tiện cho việc đấu nối sau này.

- Đánh dấu các lộ cáp trong các tủ phân phối (các mác cáp treo ở cổ cáp) theo trình tự: Tủ
cấp nguồn → Tên pha → Số thứ tự pha theo đúng SĐNL tủ

- Kiểm tra thông mạch và cách điện;

- Kiểm tra lại một lần nữa trước khi mời Tư vấn, Chủ đầu tư nghiệm thu để thực hiện các
công việc tiếp theo.

Hình 23: Lắp đặt cable trên thang dẫn cáp


Hình 24: Lắp đặt cable trên thang cáp

Hình 25: Lắp đặt cable trên máng cáp

1.3.3.2 Lắp đặt cáp trong ống luồn dây


- Xác định chính xác chiều dài, chủng loại cáp cần lắp đặt. Chiều dài đầu chờ cáp để đấu
nối phải tuân thủ theo bản vẽ shop được phê duyệt hoặc theo chỉ dẫn thống nhất trên
công trường bởi Tư vấn và Chủ đầu tư.

- Kéo cáp ra khỏi cuộn cáp và tiến hành cắt cáp sau khi đã tính chính xác và trừ đi hao hụt
trong quá trình lắp đặt.
- Sử dụng dây mồi nối vào đầu cáp và rút vào trong ống, sau đó tiến hành kéo cáp. Lưu ý
giữ cho cáp thẳng và không bị trầy xước.

- Đối với cáp điện lớn, tiến hành kéo cáp từng sợi một.

- Không cho phép kết nối trong ống, cáp điện phải đi liên tục trong ống, chỉ cho phép đấu
nối tại các hộp box trung gian.

- Thay thế kịp thời các đoạn cáp bị trầy xước, hư hỏng và đảm bảo tốt cách điện giữa
chúng.

- Sau khi lắp đặt xong phải tiến hành kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau nhằm đảm
bảo an toàn khi đóng điện.

- Lấy dấu chính xác đoạn cáp đã kéo để tiện cho việc đấu nối sau này.

- Biện pháp, phương án đánh dấu các lộ cáp trong các tủ phân phối: các mác cáp treo ở cổ
cáp theo trình tự : tên tủ nguồn cấp-tên pha-số thứ tự pha.

- Kiểm tra thông mạch và cách điện giữa các pha;

- Kiểm tra tổng thể một lần cuối trước khi mời Tư vấn và Chủ đầu tư nghiệm thu trước
khi thực hiện các công việc tiếp theo.
Hình 26: Chi tiết lắp đặt cáp trong ống luồn

Hình 27: Chi tiết lắp đặt cáp trong ống luồn

1.4 Lắp đặt tủ điện Biện pháp thi công, Bản vẽ thi
công, Vật liệu tư thiết bị
1.4.1 Biểu đồ công việc
Không
đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm


tra

Đạt

Lắp đặt tủ điện

Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Nghiệm thu nội bộ

Không đạt

Đạt

Đấu nối tủ, đo đạc


Sửa chữa Đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm


tra
Không đạt

Đạt

Thực hiện các công việc tiếp


theo

1.4.2 Công tác chuẩn bị


 Máy móc và dụng cụ thi công

- Máy khoan, máy cắt, máy hàn, tua vít, khóa;

- Dụng cụ đo dòng và điện áp;

- Các thiết bị nâng hạ


 Vật liệu

- Đệ trình catalogue sản phẩm tủ điện;

- Đệ trình bản vẽ thi công chi tiết bố trí các tủ điện tại phòng kỹ thuật điện, các bản vẽ đấu
nối, các sơ đồ nguyên lý của tủ điện;

- Tủ điện để lắp đặt phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp đặt theo bản vẽ thi công và
được sự phê duyệt của chủ đầu tư;

- Chuẩn bị các vật tư phụ khác phục vụ việc lắp tủ.

 Tổ chức mặt bằng thi công


- Trước khi lắp đặt cần tham khảo bản vẻ thi công để xác định vị trí lắp đặt.Tiến hành
khảo sát mặt bằng lắp đặt, đối chiếu với kích thước thực tế để có bản vẽ lắp đặt chi tiết
tại công trường. Kết hợp và cung cấp vị trí các bệ móng bê tông tại các phòng điện hạ
thế hoặc các phòng kỹ thuật có sàn giả để xây nhà thầu xây dựng đổ bê tông các bệ
móng hoặc lắp đặt các giá đỡ.

- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;

- Công việc lắp đặt tủ điện chỉ được thực hiện khi phòng kỹ thuật điện đã hoàn tất, lau
chùi vệ sinh sạch sẽ.

1.4.3 Biện pháp lắp đặt tủ điện


- Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện bằng mực phát quang hoặc bằng loại mực có màu sắc
tương phản với màu sắc của tường, sàn tại vị trí lắp đặt.

- Vận chuyển tủ điện đến nơi lắp đặt bằng các phương pháp thích hợp (Đối với tủ điện lớn
đặt trên sàn, dùng các phương tiện như con lăn, thanh ray, xe cần cẩu, xe nâng… Đối
với tủ điện nhỏ, loại treo tường, dùng xe nâng, giá đỡ, sức người …để lắp đặt vào đúng
vị trí).

- Sau khi lắp đặt kiểm tra cách điện, kiểm tra các mạch điều khiển, kiểm tra sơ đồ nguyên
lý tủ để đảm bảo đóng điện an toàn.

- Tiến hành đấu nối các dây động lực, dây điều khiển vào tủ. Bó dây lại sao cho gọn gàng
và đảm bảo mỹ quan.

- Sau khi đấu nối, kiểm tra một lần nữa độ cứng chắc của các bu lông, cách điện của đầu
cáp, màu sắc và bảng số đánh dấu cáp. Kiểm tra một lần nữa công việc đấu nối tránh xảy
ra nhầm lẫn giữa các pha.
Hình 38: Chuyển tủ điện vào phòng máy
Hình 2: Kết nối máng cáp xuống tủ

Hình 39: Chi tiết lắp đặt máng cáp xuống tủ


- Lưu ý: Tại vị trí máng cáp đấu nối xuống tủ không được đi vuông góc 900, phải được vát
góc để đảm bảo độ uốn cong của cáp khi lắp đặt. Sau khi hoàn tất quá trình đấu nối tủ,
tiến hành che đậy các khe hở giữa cáp, thang máng cáp với tủ điện bằng cable gland
hoặc các tấm thép (vật liệu giống vỏ tủ) để chống bụi và côn trùng.

1.4.4 Phương án kiểm tra, đóng điện không tải cho từng tủ điện
- Đo đạt kiểm tra thông số chất lượng điện sau khi xông điện (đo điện áp pha, dây, đo tần
số, đo thứ tự pha, đo dòng điện….)

- Đóng ATS, ACB, MCCB, MCB theo trình tự từ tổng đến từng nhánh Khi thao tác phải
có ít nhất 2 người + biển báo+khóa, sử dụng máy bộ đàm bảo đảm thông tin rõ ràng, các
tủ điện phải có khóa, phải treo các biển cảnh báo sau:
1.5 Lắp đặt đèn, công tắc ổ cắm, ổ căm thoại, ổ cắm mạng.

1.5.1 Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi công,


Vật liệu tư thiết bị

Không
đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm


tra

Đạt

Lấy dấu vị trí đèn, công tắc ổ cắm, ng

Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Tư vấn kiểm tra

Không đạt
Đạt
Lắp đặt đèn, công tắc ổ cắm điện ,
điện nhẹ
Hiệu chỉnh
Sửa chữa
Đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm


tra
Không đạt

Đạt

Chấp thuận

1.5.2 Công tác chuẩn bị


 Máy móc và dụng cụ thi công

- Thước thủy, máy bắn tia laser, thước kéo, ke, tua vít …

- Giàn giáo, thang chữ A

 Vật liệu: Đèn, công tắc ổ cắm và các loại vật tư phụ khác.

 Tổ chức mặt bằng thi công

- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;

- Nhận bàn giao mặt bằng thi công từ các nhà thầu thi công trước đó;

- Đối với các khu vực làm việc trên cao, giàn giáo cao từ 3 tầng trở lên phải có biển cảnh
báo hoặc hàng rào tạm để cảnh báo.

 Bản vẽ
Trước khi triển khai lắp đặt đèn, phải đệ trình bản vẽ phối hợp các thiết bị trên trần trình
Tư vấn và Chủ đầu tư duyệt.

1.5.3 Lắp đặt đèn, công tắc ổ cắm

- Dùng thước, máy bắn tia laser đánh dấu vị trí lắp đặt đèn, công tắc ổ cắm bằng mực phát
quang hoặc bằng loại mực có màu sắc tương phản với màu sắc của tường, trần tại vị trí
lắp đặt;

- Đối với các vị trí đèn lắp trên trần giả, mời Tư vấn kiểm tra vị trí lấy dấu trên trần sau đó
bàn giao cho nhà thầu xây dựng triển khai khoét trần theo vị trí lấy dấu;

- Tiến hành lắp đặt đèn, công tắc ổ cắm sao cho thẳng hàng, không xiên vẹo;

- Đấu nối và kiểm tra cách điện;

- Đối với công tắc ổ cắm sau khi lắp đặt xong phải dùng vữa hoàn thiện những vị trí còn
khe hở trước khi nhà thầu xây dựng hoàn thiện sơn bả;

- Sau khi lắp đặt xong tiến hành vệ sinh đèn, công tắc ổ cắm và có biện pháp che chắn bảo
vệ.

Hình 40: Hình ảnh thực tế lắp đặt đèn huỳnh quang khu vực không có trần
Hình 41: Hình ảnh thực tế lắp đặt đèn downlight âm trần

1.6 Lắp đặt hệ thống chống sét

1.6.1 Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi


công, Vật liệu tư thiết bị

Không
đạt
Tư vấn & Chủ đầu tư
kiểm tra

Đạt
Lấy đặt dây thoát sét, kim thu sét và
kết nối
Hiệu chỉnh
Sửa chữa
Đo điện trở tiếp đất

Không
Đạt đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư kiểm tra

Đạt
1.6.2 Công tác chuẩn bị
- Máy móc và dụng cụ thi công: Máy hàn, que hàn, máy khoan, máy cắt, búa…

- Vật tư: Dây đồng trần, kim thu sét và phụ kiện, các loại vật tư phụ khác.

- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;

- Nhận bàn giao mặt bằng thi công từ các nhà thầu thi công trước đó.
1.6.3 Biện pháp lắp đặt

1.6.3.1 Hệ thống tiếp đất


- Thu dọn mặt bằng thi công, làm dấu và xác định vị trí các cọc tiếp địa.

- Đóng các cọc xuống và kết nối các cọc thành mạng bằng dây đồng trần, dây đồng trần
được hàn với cọc bằng phương pháp hàn nhiệt (Cadweld);

- Kiểm tra các mối nối, mối hàn, kiểm tra và đo đạc bằng đồng hồ Ohm . Trị số điện trở
tiếp đất tại vị trí đo phải nhỏ hơn 10 ôm.

1.6.3.2 Lắp đặt kim thu sét và dây dẫn sét


- Phối hợp chặt chẽ với nhà thầu thi công phần mái để triển khai lắp đặt kim thu sét;

- Kim thu sét phải được kết nối chắn chắn vào cột đỡ trước khi nâng hạ và lắp đặt;

- Dây thoát sét không được đặt trong ống điện PVC cũng như các tấm chắn đệm khác của
tòa nhà;

- Dây thoát sét được cố định chắn chắn và lắp đặt sao cho thuận tiện cho việc kiểm tra thử
nghiệm;
Hình 42: Chi tiết lắp đặt dây thoát sét và kim thu sét

CÔNG TÁC KIỂM TRA – THỬ NGHIỆM, CHẠY THỬ


VÀ HIỆU CHỈNH HỆ THỐNG
1. Qui trình chạy thử hệ thống điện
4.1.1. Biểu đồ công việc
Vật tư – Thiết bị

Không đạt Chuyển bộ phận


Kiểm tra
khác xử lý

Đạt

Lắp đặt

Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Kiểm tra trong quá


trình lắp đặt
Không
đạt
Đạt
Hoàn chỉnh từng phần
Kiểm tra/ nghiệm thu từng Không
phần đạt

Đạt

Tổng kiểm tra trước khi vận


hành thử

Vận hành thử


Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Kiểm tra

Không
đạt

Nghiệm thu kỹ thuật

 Đây là các bước cơ bản của quy trình kiểm tra và chạy thử. Khi triển khai nhà thầu sẽ
lập quy trình chi tiết cho từng hạng mục công việc trình Chủ đầu tư và Tư vấn xem xét
phê duyệt trước khi thực hiện.

1.1 Mục đích


- Mục tiêu của việc đưa hệ thống vào hoạt động nhằm đảm bảo việc lắp đặt các thiết bị
hoạt động đúng theo các yêu cầu của đặc điểm kỹ thuật thiết kế.

- Hoạt động hệ thống được khẳng định như là bước tiếp theo của việc lắp đặt từ giai đoạn
hoàn tất các thiết bị đến các việc khác thoả mãn các yêu cầu đặc biệt. Việc này bao gồm
cả việc cài đặt hoạt động và cân bằng hệ thống.

- Trong khi đó công việc kiểm tra khi chạy thử gồm việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
một hệ thống đang được đưa vào hoạt động.
- Cần thiết phải ghi nhận lại kết quả của tất cả các bước kiểm tra và đo đạc. Quá trình đưa
vào hoạt động có thể bị tạm ngưng, cần phải ghi nhận đầy đủ tình trạng hoạt động lúc
đó. Điều rất quan trọng là cần thiết phải cung cấp hồ sơ trong quá trình chạy thử như là
một phần của thông tin bàn giao.

- Việc đưa vào hoạt động và kiểm tra chạy thử đạt hiệu quả cần một thủ tục được lập kế
hoạch một cách kỹ lưỡng và có hệ thống và thủ tục này phải do đội ngũ giỏi và có kinh
nghiệm thực hiện;

- Các công việc chuẩn bị gồm cả công việc lập kế hoạch và lên lịch tất cả các thủ tục, việc
thu thập các số liệu cần thiết, việc xem xét các số liệu được chọn, nghiên cứu hệ thống
sẽ hoạt động, chuẩn bị và thực hiện sơ bộ các kiểm tra công trường.

1.2 Các bước chuẩn bị


- Nhận và nghiên cứu các bản vẽ thiết kế, các đặc tính kỹ thuật, phải hiểu rõ
tường tận ý đồ thiết kế;

- Nhận các bản vẽ triển khai chi tiết được chấp thuận;

- So sánh các hệ thống thiết kế với hệ thống lắp đặt;

- Kiểm tra thực tế tại công trường để xem toà nhà và hệ thống có được hoàn tất theo
đúng kiến trúc, cơ, điện và đáp ứng chức năng cân chỉnh được hay không.;

- Các công việc còn tồn tại (defects list) đã giải quyết hết hay chưa?

- Chuẩn bị bản báo cáo kiểm tra khi chạy thử;

- Để dễ dàng trong việc báo cáo, nên chuẩn bị bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống, bản vẽ
hoàn công mặt bằng bố trí đường ống gió, ống nước.

1.3 Thiết bị đo:


Những thiết bị tối thiểu cần phải cần phải có cho quá trình kiểm tra thử nghiệm:

- Dụng cụ đo dòng điện và điện áp;

- Dụng cụ đo cách điện;


- Tất cả các dụng cụ phải được hiệu chuẩn trước khi sử dụng.

1.4 Quy trình thực hiện


Quy trình kiểm tra – thử nghiệm và chạy thử hệ thống điện như sau:

Stt Hạng mục Nội dung kiểm tra – thử nghiệm

Tủ hạ thế - Khung và vỏ tủ đã được lắp đặt chắn chắn;


Loại bỏ các vật lạ, rác và dụng cụ ra khỏi tủ;
Các loại máng điện đã được nối đất với tủ tại điểm
vào/ra;
Cáp điện, thanh dẫn điện vào và ra đã được đấu nối;
Cáp điện đúng loại, kích cỡ và dán nhãn thích hợp;
Các bộ chuyển đổi phải được hiệu chỉnh đúng thiết
1 kế;
Các linh kiện không hư hỏng được dán nhãn thích hợp;
Khung/vỏ/cửa tủ đã được nối đất;
Hiện trạng đèn báo;
Kiểm tra độ cách điện của cáp đầu vào và đầu ra;
Ghi lại các thông số và kết quả kiểm tra/ thử nghiệm.

Đóng điện Tất cả các tủ điện đã được kiểm tra và cắt phụ tải.
2 Tiến hành đóng điện theo trình tự từ máy biến áp →
tủ điện hạ thế → tủ phân phối → phụ tải

3 Hệ chiếu sáng Tủ điện và bảng điều khiển đã được lắp đặt;


Cáp điện đã được lắp và kết nối đúng kỹ thuật;
Vật liệu ống điện phù hợp với yêu cầu kỹ thuật;
Trunking, ống điện lắp đặt an toàn;
Đèn và công tắc ổ cắm đã được lắp đặt đúng vị trí
trong bản vẽ;
Cầu dao và linh kiện trong bộ chuyển đổi tự động
phải được dán đúng nhãn;
Không có hư hỏng vật lý cho đèn, công tắc ổ cắm;
Kiểm tra độ cách điện của cáp;
Tiến hành kiểm tra chức năng của đèn, công tắc ổ
cắm theo từng line, từng khu vực, từng tầng cho đến
khi hoàn tất;
Ghi lại các thông số và kết quả.

2. Quy trình chạy thử đơn động, liên động và tích hợp hệ thống.
2.1. Nội dung, trình tự kiểm tra chạy thử.

- Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)

- Chức năng chạy liên động của hệ thống BMS và các hệ thống khác được thực hiện theo
hai loại hình:

- Liên động bậc cao: qua BACnet, OPC, Modbus, Web Client, đối với hình thức liên động
này, Máy tính điều khiển BMS phải quan sát được tất cả thông số của hệ thống tương
ứng thông qua bảng mapping point mà các hệ thống này đã cung cấp.

- Liên động bậc thấp qua các tiếp điểm. Từ máy tính điều khiển BMS có thể giám sát các
tín hiệu trạng thái của các thiết bị (bơm, quạt gió,..). Đồng thời có thể đưa các tín hiệu
điều khiển tới các thiết bị này ở chế độ cho phép BMS điều khiển. Các tác vụ này được
kiểm tra chạy thử căn cứ vào bảng schedule point của hệ thống BMS.

- Công tác chuẩn bị, kiểm tra

- Kiểm tra hệ thống trước khi chạy thử:

- Kiểm tra nguồn điện cấp cho hệ thống, nguồn điện động lực

- Kiểm tra thông mạch đường bus sử dụng máy tính.

- Các hồ sơ văn bản liên quan được phê duyệt: bản vẽ thiết kế, bản vẽ thiết kế thi công,
thuyết minh kỹ thuật.

2.2. Kiểm tra chạy thử đơn động.

- Kiểm tra chạy thử tính năng của tủ DDC


- Các bộ điều khiển được lập trình để quản lý các module I/O, đưa ra các đáp ứng điều
khiển hợp lý khi nhận được các tín hiệu từ các cảm biến (thiết bị trường).

- Các bộ điều khiển này cũng được lập trình để truyền thông và được quản lý bởi phần
mềm quản lý tòa nhà BMS.

- Tiêu chí kiểm tra chạy thử tính năng tủ DDC như sau:

- Kiểm tra phần cứng: các thiết bị trong tủ phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, hình thức, độ
bền, độ đẹp

- Cấp nguồn cho tủ DDC, kiểm tra các đèn báo, kiểm tra thông mạch giữa các module.

- Kiểm tra khả năng thu thập thông tin và đưa thông tin điều khiển của các module I/O
trong tủ.

- Kiểm tra phần mềm: phần mềm DDC có nhiệm vụ thu thập các tín hiệu cảm biến và
đưa ra các đáp ứng điều khiển.

- Kiểm tra truyền thông của các tủ DDC với máy tính điều khiển trung tâm.

b) Kiểm tra thu thập tín hiệu hiện trường

- Kiểm tra thu thập tín hiệu hiện trường dựa trên các tiêu chí được đề cập trong bảng
schedule point (trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt).

- Các thiết bị hiện trường không thuộc phạm vi cung cấp của nhà thầu BMS phải đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật và sẵn sàng chạy thử

- Cụ thể quá trình kiểm tra chạy thử đối với các tín hiệu hiện trường như sau:

- Cấp nguồn cho các thiết bị.

- Đối với các cảm biến: nhiệt độ, độ ẩm, CO, kiểm tra giá trị tương tự hiển thị trên màn
hình.

- Cảm biến mức: kiểm tra tín hiệu đưa về (tín hiệu số). Giả tín hiệu tác động để đưa tín
điều khiển ra module DO (tín hiệu này sẽ được dùng để điều khiển bơm cấp nước).
- Kiểm tra tín hiệu tương tự đưa về module AO của cảm biến áp suất đường ống gió. Đưa
ra cảnh báo đối với mức nguy hiểm.

- Set up 1 giá trị đặt cụ thể đối với các cảm biến chênh áp. Kiểm tra khả năng thu thập và
hiển thị tín hiệu trên module DI (qua các đèn báo LED) của các cảm biến này.

- Kiểm tra hoạt động và khả năng đo đếm của các đồng hồ đa năng: bao gồm các thông
số: điện áp, dòng điện, tần số, công suất tiêu thụ, công suất phản kháng.

- Kiểm tra khả năng truyền thông trên mạng Modbus về server BMS.

2.3. Kiểm tra chạy thử liên động.


- Hệ thống BMS liên động với các hệ thống kỹ thuật khác trong tòa nhà nhằm đảm bảo
chức năng quản lý giám sát tòa nhà, tối ưu hoạt động của tòa nhà dựa trên tiêu chí: an
toàn, tiện nghi, tiết kiệm.

- Đối với từng hệ thống kỹ thuật riêng biệt, hệ thống BMS đều có các ứng dụng cụ thể:
điều khiển, giám sát bằng các giao thức cụ thể thể hiện trong bảng schedule point (hồ sơ
thiết kế được phê duyệt).

- Các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà liên động với hệ thống BMS phải đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật, cử cán bộ kỹ thuật phối hợp sẵn sàng chạy thử liên động với hệ thống
BMS.

2.3.1. Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống điều hòa không khí

a) Yêu cầu

- Hệ thống điều hòa không khí cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử
liên động với hệ thống BMS

b) Nội dung kiểm tra, chạy thử.

- Hệ thống điều hòa không khí tích hợp với hệ thống BMS qua 2 giao thức:

- Truyền thông bậc cao qua giao thức BACnetIP đối với hệ điều hòa trung tâm VRF.

- Tích hợp bậc thấp bằng các cặp tiếp điểm đối với hệ thống thông gió (hút khí thải,
cấp gió tươi, thông gió nhà vệ sinh các tầng).
- Cán bộ kỹ thuật của hệ thống điều hòa không khí phải đảm bảo việc cấp nguồn, hoạt
động của hệ thống để liên động với BMS.

- Máy tính BMS giám sát các thông số trạng thái của hệ điều hòa trung tâm VRF theo
bảng mapping mà hệ thống này cung cấp.

- Đối với các tủ thông gió, cán bộ của hệ thống này phải đảm bảo việc cấp nguồn cho
các tủ quạt, và thực hiện chuyển mạch các tủ quạt về chế độ Auto, cho phép BMS
điều khiển từ xa.

2.3.2. Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống bơm.

a) Yêu cầu

- Hệ thống bơm cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động với
hệ thống BMS

b) Nội dung kiểm tra, chạy thử.

- Hệ thống bơm tích hợp với hệ thống BMS qua các tiếp điểm bậc thấp.

- Đối với mỗi bơm, hệ thống BMS liên động qua các 4 tín hiệu như sau:

- 1 tín hiệu giám sát chế độ hoạt động Auto/Manual của bơm.

- 1 tín hiệu điều khiển ON/OFF bơm.

- 1 tín hiệu giám sát trạng thái ON/OFF của bơm.

- 1 tín hiệu giám sát trạng thái lỗi của bơm (trạng thái trip của attomat, trạng thái quá
nhiệt động cơ)

- Cán bộ kỹ thuật của hệ thống bơm cấp nguồn cho các tủ bơm; chuyển mạch điều
khiển sang trạng thái Auto ở tại các tủ điều khiển bơm, cho phép hệ thống BMS điều
khiển các bơm từ xa; tham gia giám sát hoạt động của các bơm.

2.3.3. Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống điện trong tòa nhà.

a) Yêu cầu
- Hệ thống cung cấp điện cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên
động với hệ thống BMS

b) Nội dung kiểm tra, chạy thử.

- - Đối với hệ thống cung cấp điện trong tòa nhà, hệ thống BMS có chức năng giám sát
trạng thái hoạt động của các MCCB, ACB tổng trong các tủ điện. Chức năng giám sát
bao gồm:

- Giám sát mức bể dầu của máy phát dự phòng.

- Giám sát các thông số của máy phát thông qua giao diện Modbus, theo mapping mà
hệ thống này cung cấp.

- Giám sát các máy cắt MCCB, ACB.

- Điều khiển đóng cắt các MCCB, ACB tổng

- Kiểm tra thông số của đồng hồ đo đếm điện năng tại các tủ điện phân phối chính.

- Cán bộ kỹ thuật của hệ thống này phải đảm bảo các tủ điện của hệ thống đã được cấp
điện. Test trạng thái trip của các attomat tại các tủ điện có giám sát.

- Trực tại hiện trường để giám sát trạng thái của các attomat.

2.3.4. Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống PCCC.

a) Yêu cầu

- Hệ thống PCCC cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động
với hệ thống BMS

b) Nội dung kiểm tra, chạy thử.

- Hệ thống PCCC tích hợp với hệ thống BMS qua 2 giao thức:

- Truyền thông bậc cao qua giao thức BACnetIP đối với hệ phòng cháy

- Tích hợp bậc thấp bằng các cặp tiếp điểm đối với các bơm chữa cháy.

- Cán bộ của hệ thống PCCC sẽ giả lập các tín hiệu báo cháy tại các khu vực khác nhau
để cung cấp tín hiệu cho hệ thống BMS.
- BMS có khả năng giám sát các trạng thái của đầu báo khói, nhiệt địa chỉ theo bảng
mapping point mà hệ PCCC cung cấp. Việc thu thập các tín hiệu này rất quan trọng,
vì dựa trên các tín hiệu thu được, BMS sẽ cấp các đầu ra thích hợp tương ứng với các
hệ khác (điều hòa không khí, PA, Access control) để đưa ra các vận hành trong tình
huống khẩn cấp theo chương trình lập sẵn.

- Đối với các bơm chữa cháy, BMS có phải đảm bảo chức năng giám sát 2 trạng thái:
trạng thái ON/OFF, và trạng thái lỗi (quá nhiệt động cơ, trip attomat) được lấy từ tủ
bơm chữa cháy.

- Cán bộ PCCC đảm bảo cho tủ bơm chữa cháy được cấp nguồn, và trực tại hiện
trường để giám sát hoạt động của các bơm này, để so sánh với kết quả giám sát từ
trung tâm của BMS.

2.3.5. Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống thang máy.

a) Yêu cầu

- Hệ thống thang máy cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên
động với hệ thống BMS

b) Nội dung kiểm tra, chạy thử.

- Hệ thống thang máy được tích hợp với BMS qua các tiếp điểm bậc thấp.

- Từ màn hình máy tính điều khiển của BMS có thể quan sát được trạng thái hoạt động
của các thang máy bao gồm : Trạng thái chạy/dừng.Trạng thái lỗi, Vị trí của thang

- Cán bộ của hệ thống này đảm bảo cho hệ thống thang máy được cấp nguồn. Thực
hiện các tác vụ: điều khiển thang lên/ xuống các tầng, đóng/ mở cửa thang…để so
sánh trạng thái thực tế của thang máy với tín hiệu thu được ở trung tâm BMS

2.3.6. Kiểm tra, chạy thử liên động với hệ thống PA.

a) Yêu cầu

- Hệ thống PCCC cử cán bộ kỹ thuật tham gia công tác kiểm tra, chạy thử liên động
với hệ thống BMS.
- Hệ thống PA cử cán bộ kỹ thuật tham gia để sẵn sàng ứng phó với các tình huống
xảy ra.

b) Nội dung kiểm tra, chạy thử.

- Hệ BMS không có chức năng giám sát hệ thống PA, mà chỉ đưa ra các điều khiển
dưới dạng các đầu vào trigger để PA phát ra các thông báo đã được cài đặt trong các
trường hợp khẩn cấp đã được lập trình sẵn.

- Để kiểm tra khả năng này, cần sự phối hợp của nhà thầu PCCC

- Cán bộ của hệ thống PA cấp nguồn và đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống
này. Cài đặt sẵn các thông báo, nhạc nền…

Cán bộ kỹ thuật của hệ thống PCCC giả lập tín hiệu báo cháy ở các khu vực khác
nhau, BMS thông qua các đầu vào trigger của PA, phát ra các thông báo đã được cài
đặt.

V. Biện pháp thi công hệ thống HVAC


1. Lắp đặt ống gas
 Để đảm bảo chất lượng khi lắp đặt đường ống dẫn môi chất cần tuân thủ ba nguyên tắc
cơ bản: KHÔ - SẠCH – KÍN
 KHÔ: không có nước, ẩm trong ống
 SẠCH: không có bụi, bẩn trong ống
 KÍN: không rò rỉ chất làm lạnh
 Lắp đặt ống gas được coi là công việc quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống. ống sử
dụng ở đây với tiêu chuẩn quốc tế chịu áp lực cao với độ dầy theo tiêu chuẩn:

Đường kính (mm) 6,35 9,52 12,7 15,9 19,05 22,2 28,6 34,9 41,3

Độ dầy ( mm) 0,80 0,80 0,80 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 1,43

 Việc thi công lắp đặt tiến hành theo các công đoạn sau
 Chú ý: Lấy dấu => Đo cắt ống => Vệ sinh => Treo giá => Nối tạm => Thổi Nitơ =>
Hàn, nối => Thổi muội trong ống => Bịt kín đầu.
 Lấy dấu các tuyến ống theo bản vẽ kỹ thuật thi công đã được hiệu chỉnh sau khi đã
khảo sát thực tế tại hiện trường
 Chế tạo các giá treo bằng thép tiến hành lắp đặt giá treo vào vị trí đã lấy dấu. Toàn bộ
giá treo, giá đỡ được mạ chống rỉ trước khi lắp đặt.
 Đo cắt ống thật chính xác tránh thừa thiếu ống, tránh mối hàn tiếp nối nằm tại vị trí chịu
ứng suất uốn, xoắn như góc lượn, điểm tỳ, Ngoài ra để thuận tiện khi thi công cũng như
kiểm tra, nên tránh hàn nối tại các điểm khuất hay góc chết như xuyên tường, góc nhà.
 Cắt ống cần lưu ý tránh để bavia, bụi bẩn rơi vào trong ống. Phải dùng dụng cụ lấy via
cắt trong ống tránh làm tăng trở lực đường ống.
 Đo cắt ống bằng dụng cụ chuyên dụng:

 05Tại các góc lượn (cút), với ống từ 19.05 trở lên dùng cút hàn, còn lại ta sử dụng
dụng cụ uốn (Bender) đúng tiêu chuẩn để tránh dập, móp ống. Sử dụng bộ uốn ống cầm
tay EA275H-KIICHI (Nhật)

 Vệ sinh ống trước khi treo giá tránh trường hợp bụi bẩn hay nước tồn tại trong ống. Sử
dụng que buộc giẻ và hơi nén Nitơ để vệ sinh lòng trong ống. Tại các điểm nối hàn cần
được vệ sinh kỹ bề mặt hàn bằng giấy nhám để đảm bảo chất lượng mối hàn.
 Treo gá ống
 Hệ thống ống gas máy điều hoà không khí trung tâm VRV được treo gá đảm bảo độ
thẳng và đều khắp chiều dài ống. Các giá treo phải điều chỉnh được cao độ để đảm bảo
độ phẳng và chịu lực đều trên toàn tuyến ống. Vì ống làm bằng đồng nên để tránh bị
cong võng khi treo ngang, mật độ giá treo như bảng sau:
Đường kính ống (mm)  20 25 - 40 50
Khoảng cách giá treo (m) 1.0 1.5 2.0

 Đối với các ống xuyên qua tường phải tiến hành dùng ống lồng bằng kim loại phía
ngoài. Không gian giữa ống lồng và ống dẫn môi chất phải được điền đầy bằng bông
thuỷ tinh tránh hiện tượng đọng sương xung quanh ống và tường.
 Trong khi lắp đặt ống đồng, mỗi khi cần luồn ống qua lỗ trên tường thì trước đó cần
bọc kín đầu ống để bụi khỏi rơi vào trong lòng ống. Khi tạm dừng thi công thì các đầu
ống chờ cũng cần bịt kín để tránh bụi hoặc dị vật lọt vào.
 Nối tạm: gá nối các điểm trên một hệ thống ống với nhau để cân chỉnh vị trí trước khi
hàn hoặc nối chặt. Khi gá tạm yêu cầu tất cả các điểm nối đều nằm đúng vị trí sẽ hàn cố
định ở trạng thái tự do, không bị ép, uốn hay kéo.
 Thổi Nitơ: trong quá trình hàn, do nhiệt độ hàn cao nên trên bề mặt ống đồng cả trong
lẫn ngoài đều diễn ra phản ứng ôxy hoá. Phản ứng này tạo ra một lớp ôxyt (muội) tồn tại
trong ống do đó sau khi đã hàn kín và nối kín toàn bộ hệ thống. Những lớp muội này sẽ
gây ra cặn bẩn làm tắc hệ thống ống dẫn hay vênh hỏng van, máy nén. Để ngăn chặn
hiện tượng này, trước và trong quá trình hàn phải dùng khí trơ (Nitơ) để đẩy không khí
có ôxy trong ống đi nhằm ngăn chặn phản ứng trên xảy ra. Dùng van điều áp để duy trì
áp lực Nitơ vừa đủ tạo chênh lệch áp suất với áp suất khí quyển (áp suất khí thổi duy trì
đều từ 0,2 Kg/cm2 trong suốt quá trình hàn nối ống.

Hình ảnh minh hoạ về mức độ ảnh hưởng của việc thổi khí và không thổi khí trong quá
trình hàn.
 Hàn, nối ống: Là công đoạn quan trọng nhất trong lắp đặt. Việc hàn ống sử dụng mỏ hàn
hơi dùng khí oxy và axetylen và que hàn đồng pha bạc. Mối hàn phải đảm bảo độ ngấu,
độ sâu, kín chắc với chiều mối hàn, ở các tuyến ống đứng, khi hàn nối ống phải để đúng
vị trí mối hàn và khi hàn phải đưa que hàn theo hướng từ trên xuống dưới
 Khi lắp bộ chia gas vào hệ thống ống, chừa ra ít nhất 500mm ống thẳng trước và sau khi
rẽ nhánh. Vì nếu uốn cong quá gần chỗ rẽ nhánh có thể dẫn đến những tiếng ồn bất
thường
 Cách cắt bộ chia ống gas:

 Cách đặt bộ chia đường ống gas:

 Khoảng cách tối thiểu giữa hai bộ chia gas


 Cách bọc bảo ôn bộ chia gas:

 Ở các tuyến ống ngang, tại các điểm chia nhánh, khi hàn lắp các bộ chia ống phải chú ý
đảm bảo sao cho tất cả các đầu chia của chúng phải cùng nằm trên một mặt phẳng nằm
ngang, không được phép nằm trên mặt phẳng thẳng đứng.
 Quá trình hàn ống phải tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn
lao động, phòng chống cháy nổ. Người thực hiện phải có trình độ hàn được đào tạo
chính quy.
 Với các mối nối bằng Racco, bích: đây là mối nối động có thể tháo ra lắp lại, được sử
dụng khi lắp ráp vào máy. Mối nối này phải đạt các tiêu chuẩn sau:

Đường kính ống (mm) 6,35 9,05 12,7 15,9 19,1


Đường kính mép loe
9,2-9,8 12.2-12.8 15,6-16,2 18,8-19,4 23,1-23,7
(mm)
 Mômen vặn rắcco theo tiêu chuẩn sau:
Đường kính (mm) 6,4 9,5 12,7 15,9 19,1
Mô men vặn (Kg/cm2) 144-176 333-407 504-616 630-770 990-1210
 Lưu ý:
 Khi nong loe ống phải để đầu ống cần nong loe theo hướng chúc xuống tránh hiện
tượng mạt đồng vào ống gây tắc bẩn cho hệ thống ống gas.
 Kiểm tra kỹ đầu loe để đảm bảo không có bụi bẩn, không bị gợn, rách mép loe. Nên
bôi một lớp dầu lạnh vào phần mặt tiếp xúc để tăng độ kín.
 Thổi ống: Là phương pháp làm sạch trong ống gas bằng áp lực khí. Phương pháp
này có 3 tác dụng:
+ Làm sạch các oxyt trong ống khi hàn
+ Làm sạch các bụi bẩn khác hay hơi ẩm.
+ Kiểm tra các mối nối giữa Dàn lạnh và Dàn Nóng

 Bịt kín ống: Bịt kín ống để ngăn chặn các bụi bẩn hay hơi ẩm lọt vào trong ống sau khi
đã hàn kín. Dùng băng dính bọc kín các đầu hở hoặc hàn kín lại đối với các đầu hở nằm
ngoài trời với thời gian dài (hơn 3 tháng)

 Sau khi lắp đặt xong hệ thống đường ống đồng, ta tiến hành thử kín, thử áp đường ống
bằng khí nitơ
 Bơm nitơ áp suất cao: Đầu tiên bơm khí ở mức 0,3Mpa trong ít nhất 3 phút, tiếp theo
bơm khí ở mức 1,5 Mpa trong ít nhất 5 phút. Hai bước trên cho phép phát hiện chỗ rò
lớn. Sau đó ta bơm khí ở mức 4,0 Mpa trong khoảng 24 giờ. Bước này cho phép phát
hiện chỗ rò nhỏ hơn (chú ý: phải đảm bảo bơm khí trong 24 giờ mới phát hiện được chỗ
rò nhỏ và không bơm khí ở áp suất cao hơn 4,0 MPa). Nếu sau 24 giờ thử mà không có
sự giảm áp thì quá trình thử áp, thử kín đã hoàn tất. Nếu phát hiện thấy giảm áp thì ta
tìm điểm rò rỉ bằng cách bôi nước xà phòng lên bề mặt ống chỗ các đoạn nối và nạp chỗ
kết nối vòi xả. Ta nên kiểm tra theo từng khu vực, như thế sẽ dễ dàng phát hiện chỗ rò

2. Bảo ôn
Bảo ôn (cách nhiệt đường ống) là khâu quan trọng trong các hệ thống cấp nhiệt nóng
và lạnh. Mục đích của việc này nhằm giảm thiểu tổn thất nhiệt trên đường ống dẫn do chênh
lệch nhiệt độ giữa môi chất và môi trường. Mục đích thứ hai, do hiện tượng đọng sương khi
không khí ẩm tiếp xúc với bề mặt nhiệt độ thấp hơn do đó có thể gây nên hiện tượng chảy
nước trên ống ra môi trường xung quanh (trần giả, tường,..). Do đó phải bảo ôn ống tránh
hiện tượng trên.
Vật liệu bảo ôn phải có độ dày và độ cách nhiệt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu đồng
thời phải có khả năng chống ẩm, chống thấm nước. Tuỳ thuộc vào môi trường và mục đích
sử dụng, mỗi loại đường ống phải có loại bảo ôn thích hợp theo bảng sau:

Tỷ trọng Hệ số truyền nhiệt Phạm vi sử Phạm vi ứng


Vật liệu bảo ôn
(Kg/m3) (W/m.oK) dụng dụng
- ống gió
Bông thuỷ tinh o
-18 C => - ống nước
32 0.034 - ống gas
350 oC
- ống gió
- ống nước
Cao su tổng hợp - 40 oC =>
80120 0.0374 ngưng/
105 oC - ống gas/
Bảo ôn ống gas
 Bảo ôn ống gas sử dụng vật liệu cao su tổng hợp sản xuất với độ dẫn nhiệt 0.038
W/m.oK, độ hút nước 3%, độ dầy 19mm đối với ống đi qua phòng có điều hòa và dầy 25
mm đối với ống đi xuyên qua phòng không có điều hòa. Tại các mép nối bảo ôn được
dán kín bằng keo dán đảm bảo kín khít. Kích cỡ bảo ôn phải đúng kích cỡ ống để không
có khoảng trống nào tồn tại giữa bảo ôn và ống. Băng cuốn PVC được sử dụng để bọc
kín ngoài cùng lớp bảo ôn nhằm bảo vệ bảo ôn khỏi hơi ẩm, va chạm.
a) Bảo ôn ống nước ngưng
 Nhiệt độ ống khoảng 15 =>12oC
 Sử dụng SUPERLON độ dầy 13 mm. Bảo ôn ống nước ngưng cũng được tiến hành
giống như khi bảo ôn ống gas. Giữa mối nối các đoạn bảo ôn được gắn với nhau bằng
keo Dog và quấn băng dính xung quanh mối ghép.

1 2 3

Make 90° cut with a sharp knife. Insulflex tubing can be slipped over bent pipe. Maximum degree is 45°. When degree is over 45°, us
Slip full length of insulflex
The length should be slightly tubing over entire length of pipe.
Longer than section to be
insulated to avoid stretching
When jointing the ends.

4 5

Brush all joints and seams with adhesive.


When adhesive is dry but tacky, join seams by pressing the surfaces together firmly.

Biện pháp lắp bảo ôn/ Insulation installation method


1 2

Cut Insulflex tubing Lengthwise Snap the insulation over the


with a sharp knife. pipe. Coat both slit seams
evenly with adhesive.

3 4

When adhesive is dry but tacky,


Hold the coated seams apart
press together surfaces nearest
while the adhesive dries.
to pipe first and then joint outer
edges of the two surfaces.

Biện pháp ghép bảo ôn


1 2 3

Fabricate fittings with a shape Snap the slit fitting cover in Apply adhesive on the slit
knife and adhesive. position over the joint. seams firmly together when
adhesive has dried. Brush in
between overlap surfaces with
adhesive.
4 5

Snap fitting cover in place and Press tubing firmly together


apply adhesive to all surface to when adhesive is dry tacky to
be joined. touch.

Biện pháp lắp đặt phụ kiện


3. Lắp đặt hệ thống điện
 Lắp đặt hệ thống điện theo tiêu chuẩn TCVN 4086 – 1995
 Tủ điện sử dụng tủ điện được chế tạo bằng tôn lá dầy 2mm, sơn tĩnh điện hai lớp đảm bảo
độ cách điện, cách nhiệt.
 Các tủ điện cấp nguồn tổng và tủ điều hoà các tầng sau khí chế tạo xong sẽ được tập kết
đến công trường để láp đặt vào hệ thống.
 Các tủ điện sẽ được lắp đặt vào vị trí, dây điện sẽ dẫn từ tủ tới vị trí máy, dàn nóng và
dàn lạnh, đường dây điện phải đảm bảo các yêu cầu sau
3.1 Dây điện nguồn
 Điện nguồn bao gồm điện nguồn cấp cho Dàn nóng và Dàn lạnh. Tuỳ thuộc vào công
suất tiêu thụ của thiệt bị mà chọn dây dẫn điện kích thước phù hợp với cường độ dòng
điện. Theo tiêu chuẩn thiết kế điện, tiêu chuẩn về an toàn điện, khả năng dẫn điện của
dây đồng bọc cách điện PVC là 3-5A/mm2. Để đảm bảo chất lượng dây và kích cỡ đúng
tiêu chuẩn, sử dụng dây do các liên doanh sản xuất như Lioa, Cadivi.
 Tất cả các điểm đấu nối đảm bảo chặt, đúng kỹ thuật, sử dụng đầu cốt khi nối vào các
thiết bị. Để tránh sự cố điện, trước khi cấp điện vào thiết bị, sử dụng Automat tự động
ngắt điện khi quá dòng với dòng ngắt bằng 1,5 lần dòng định mức của thiết bị. Không
được nối hay trích giữa dây
3.2 Điện điều khiển
 Thiết bị điều khiển phải được lắp đặt theo hồ sơ thiết kế
 Điều khiển phải được lắp đặt tại nơi tiện dụng nhất cho người sử dụng.
 Lắp đặt điện điều khiển là công việc rất quan trọng. Dây nối gữa các Thermostart có vai
trò hết sức quan trọng trong việc điều khiển thiết bị.
 Lưu ý khi nối dây:
 Dây truyền tín hiệu phải đi tách biệt với dây điện nguồn tránh hiện tượng nhiễu điện.
Khoảng cách an toàn giữa dây tín hiệu và dây nguồn theo bảng sau:
Dòng điện trong dây
< 10A 10 - 50A 50 - 100A > 100A
nguồn
Khoảng cách (mm)/ 300 500 1000 1500
Để tránh sự cố điện, tất cả các Dàn lạnh và Dàn nóng được nối tiếp đất
4. Lắp đặt thiết bị chính
Thiết bị sau khi được chuyển tới công trường sẽ tiến hành lắp đặt liên kết toàn bộ hệ
thống.
4.1 Lắp đặt Dàn lạnh.
 Lắp đặt Dàn lạnh được tiến hành theo thứ tự: Xác định và lấy dấu vị trí => bắt giá treo,
đỡ => treo Dàn lạnh.
 Vị trí treo Dàn lạnh đảm bảo chính xác theo thiết kế đồng thời thuận tiện, khả thi cho
việc thi công. Khoảng cách giữa Dàn lạnh với các kết cấu, thiết bị khác phải đủ rộng để
có thể thi công lắp ráp với hệ thống như ống gió, ống gas. điện và không ảnh hưởng đến
tuần hoàn không khí điều hoà. Không treo Dàn lạnh tại các vị trí có thể ảnh hưởng đến
hoạt động của máy như gần các thiết bị phát nhiệt, sóng điện từ,. với khoảng cách tối
thiểu như sau: cách 1m với Dàn lạnh và 1.5m với các dây tín hiệu.
 Dàn lạnh phải được lắp đặt chống rung đảm bảo khi làm việc không ảnh hưởng tới kết
cấu xây dựng và phá vỡ hệ thống, chọn phương án treo dàn lạnh thông qua các đệm cao
su chống rung (thể hiện trong bản vẽ thiết kế thi công)

 Lưu ý khi lắp Dàn lạnh:


 Dàn lạnh phải lắp tại các vị trí có thể kiểm tra, sửa chữa thay thế được khi hệ thống đã
được bàn giao sử dụng.
 Các bộ treo gá đảm bảo bền vững, không rung lắc.

4.2 Lắp đặt Dàn nóng:


 Lắp đặt Dàn nóng đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như kinh nghiệm người lắp
đặt. Có thể nói đây là khâu cuối cùng quyết định đến hoạt động và công suất của cả hệ
thống. Để đảm bảo hệ thống vận hành đúng thông số kỹ thuật, lắp đặt Dàn nóng cần đáp
ứng các tiêu chuẩn sau.
 Vị trí: Do Dàn nóng sử dụng không khí cưỡng bức để làm mát nên đòi hỏi phải có một
khoảng không gian nhất định xung quanh không làm ảnh hưởng tới môi trường xung
quanh. Dòng không khí làm mát phải được thông thoáng tốt, tránh trường hợp gió quẩn.
Vị trí lắp máy lưu ý không nên gần các nơi phát nhiệt, các điểm hội tụ ánh nắng, bức xạ.
Ngoài ra vị trí đặt máy phải đủ rộng để thuận tiện cho công tác bảo trì, sửa chữa về sau.
 Khoảng cách tối thiểu đặt dàn nóng.
 Vị trí dàn nóng trên mặt bằng:

 Giá đỡ: Dàn lạnh phải được cố định vững chắc để tránh mọi rung động, xô lắc. Giá đỡ
đủ tiêu chuẩn phải đảm bảo cứng vững trong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo không
làm hư hỏng đến kết cấu công trình. Ngoài ra giá đỡ phải tạo điều kiện tốt nhất cho việc
lắp máy, thông thoáng, vệ sinh.

 Lưu ý/ Note:
 Sau khi lắp đặt cố định xong, phải tháo bỏ các gông hãm ở chân máy nén để máy chạy
êm (gông hãm giữ chặt máy nén khi vận chuyển).
 Điểm đặt máy cần lưu ý cách xa các thiết bị có sóng điện từ (đài, bếp cao tần) ít nhất
1.5m để tránh bị nhiễu. Ngoài ra cần lưu ý vị trí đặt không ảnh hưởng đến sinh hoạt của
công trình cũng như môi trường xung quanh (do khí nóng thổi ra từ Dàn nóng).

Dàn nóng phải được cố định trước khi tiến hành các công việc tiếp theo như nối ống gas,
nối điện. Phải tiến hành nối đất cho thiết bị.
Thử kín hệ thống đường ống
 Sau khi đã nối kín toàn bộ hệ thống ống, phải thử kín toàn bộ hệ thống. Việc thử kín là
bắt buộc nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc lâu dài, tránh tổn thất và ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh. áp lực thử phải lớn hơn áp lực làm việc ít nhất 1.5 lần.
4.3 Thử kín ống gas
 Thử kín ống gas được tiến hành như sau:
Nối kín toàn bộ hệ thống => nén thử áp lực => kiểm tra áp suất duy trì => tìm, xử lý chỗ hở
nếu có.
 Sau khi mối nối cuối cùng của hệ thống hoàn thiện, tiến hành nén thử áp lực hệ thống tại
đầu thử ở Dàn nóng. Chỉ sử dụng khí trơ (Nitơ) để nén thử, tuyệt đối không được sử
dụng các dạng khí có thể gây đọng sương hay cháy nổ như không khí, khí oxy, hydro.
Sử dụng van điều áp và đồng hồ đo áp lực để điều chỉnh áp lực thử. Quá trình nén được
thực hiện theo ba giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Tăng áp suất dần đến 3 Kg/cm2 trong thời gian ít nhất 3 phút.
 Giai đoạn 2: Tăng áp lực đến 15 Kg/cm 2 trong khoảng ít nhất 3 phút sau. Kiểm tra sơ
bộ áp lực duy trì và toàn tuyến ống.
 Giai đoạn 3: Nâng áp lực đến 38 Kg/cm2 và duy trì trong thời gian ít nhất 24 giờ,
theo dõi áp lực thay đổi. Hệ thống ống kín đạt tiêu chuẩn khi sau 48 giờ, áp lực thử
không tụt đi,
 Điểm lưu ý:
Do hiện tượng dãn nở nhiệt, áp lực trong đường ống thử có thể thay đổi khi nhiệt độ môi
trường thay đổi. Cách tính độ thay đổi áp suất theo nhiệt độ như sau
P = T x 0.5 (Kg/cm2)
+ P_độ thay đổi áp suất
+ T_ độ thay đổi nhiệt độ môi trường
4.4 Thử kín ống nước thải
Đường ống nước thải phải được thử kín, ngâm nước trong 24 giờ. Mọi mối nối đều
khô ráo, không rỉ nước.
4.5 Hút chân không
 Sau khi hệ đường ống gas đã được thử kín xong, tiến hành hút chân không. Công đoạn
này nhằm mục đích loại bỏ tất cả không khí có hơi nước trong đường ống tránh việc
đọng, tắc ẩm khi hệ thống làm việc và giảm năng suất tản nhiệt tại các dàn trao đổi nhiệt
(dàn nóng và dàn lạnh).
Phương pháp hút chân không tiêu chuẩn:

 Nối bộ đồng hồ đo thử áp lực (manifold gauge) vào cả hai đường đẩy và hồi ở Dàn nóng
rồi tiến hành hút chân không bằng máy hút trong ít nhất 30 phút. Sau 30 phút, nếu áp lực
không vượt qua -5mmHg thì có thể còn hơi ẩm trong ống hay hở ống => tiếp tục chạy
máy hút chân không. Sau 1 giờ, nếu không vượt qua -5mmHg => ống hở. áp lực chân
không phải được duy trì ở -755 mmHg trong ít nhất 1 tiếng đồng hồ, nếu áp lực tăng, độ
ẩm trong ống vẫn còn => hút tiếp .
 Phương pháp hút chân không đặc biệt: Khi trong ống có nước do mưa to, bịt ống không
kín trong thời gian dài.
 Khi hút chân không lần thứ nhất sau 1 giờ, nạp lại áp lực bằng hơi Nitơ đến áp lực 0,5
Kg/cm2. Sau đó lại tiếp tục tiến hành hút chân không như phương pháp thứ nhất
 Lưu ý:
Tất cả công đoạn thử kín và hút chân không đều được tiến hành khi hai van chặn ở Dàn
nóng đóng kín. Không mở van này ra sau khi đã nạp thêm môi chất.
4.6 Nạp môi chất
 Trước khi hệ thống làm việc, cần phải nạp môi chất cho hệ thống. Việc tính toán lượng
môi chất nạp thêm phải thật chính xác để hệ thống làm việc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nạp thừa hay thiếu gas sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công suất lạnh của hệ thống.
Việc nạp gas được tiến hành ngay sau quá trình hút chân không và tiến hành thông qua
bộ đồng hồ hút chân không để đảm bảo không bị lọt không khí vào đường ống cũng
như dụng cụ nạp
 Lắp đặt ống gió
Lắp đặt ống gió theo tiêu chuẩn cao nhất về thông gió và điều hoà không khí. Các
đường ống gió được chế tạo bằng tôn tráng kẽm, được gia công chế tạo theo tiêu chuẩn
SMACNA, tiêu chuẩn TCXD 232: 1999 (tiêu chuẩn chế tạo lắp đặt và nghiệm thu hệ thống
thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh) và đáp ứng mọi yêu cầu kích cỡ của hồ sơ thiết
kế thi công. Mọi đường ống phải được gia công bằng máy không có vết nứt ngang, trên mọi
bề mặt không gợn sóng, không có các chỗ lồi và cong vênh, các thay đổi về kích cỡ và
chiều của đường ống phải thực hiện dần dần đảm bảo tốt nhất về mặt động lực học với góc
tối đa là 150. Việc gia công ống gió và các chi tiết như côn, cút, tê,.. được tiêu chuẩn hoá và
cơ giới hoá toàn bộ từ khâu cắt ống, gập ống đến khâu viền mép, lăn gân tăng cứng...
Việc thi công lắp đặt ống gió tiến hành theo các công đoạn sau.
=> Gia công chế tạo ống => treo gá => ghép nối kín.
 Gia công chế tạo ống được tiến hành tại xưởng sản xuất. Các đường ống tôn được gia
công thành dạng bán thành phẩm (tạo hình, viền mép, lăn gân) để thuận tiện cho việc
vận chuyển từ xưởng sản xuất tới công trình. Tất cả các ống bán thành phẩm được đánh
số thứ tự để tiện cho việc lắp ráp trên công trình.
 Toàn bộ qui trình gia công thực hiện trên dây chuyền hiện đại được cơ giới hoá. Tôn tấm
được đo => cắt trên máy cắt tôn => máy lăn gân => máy viền mép => máy gấp ống =>
ống gió dạng bán thành phẩm.
 Bộ phận thiết kế bóc khối lượng đường ống trên bản vẽ thiết kế, thống kê chi tiết qui
cách số lượng ống, tê, côn, khuỷu,... lên bản vẽ chế tạo và tiêu chuẩn gia công, định
mức vật tư.
 Xưởng thi công sẽ triển khai sản xuất chế tạo đường ống theo thiết kế của 1 bộ phận
kỹ thuật.
 Công đoạn chế tạo ống tại xưởng gia công của công ty.
+ Tôn cuộn trọng lượng 3 - 5 tấn được hệ thống cần trục, tời đưa lên máy cắt tôn ACL
PLASMA CUTTING MACHINE, tôn được cắt thành tấm tương ứng theo kích
thước đường ống.
+ Tôn tấm sau khi cắt được đưa qua máy lăn gân G1.5x2300 để tạo gân cứng cho ống
gió- Chiều rộng max 2300mm, bề dày tôn 1,5 mm.
+ Tiếp theo được đưa qua máy viền mép ống PITTSBURGH LOCK MACHINE LC-12
để viền mép ống.
+ Gấp ống được thực hiện trên máy gấp thuỷ lực TDF HYDRAULIC FOLDER TDF.
+ Việc viền ghép ống được thực hiện bằng máy DUCT SEAMING MACHINE.
(Một số được chuyển đến công trường và nối ghép tại công trường)
+ Bích ống và lắp đặt bích bằng máy trans-verse flange duct system.
 Ống thành phẩm sau khi hoàn thành được chuyển đến công trường để đưa vào lắp đặt.
Các đường ống gió được vệ sinh sạch bụi trước khi đưa vào lắp đặt.
 Treo gá/ support: Việc treo gá ống đảm bảo hệ thống đường ống cứng vững, chính xác
theo thiết kế. Các giá treo phải chịu đều trọng lực của toàn tuyến ống và có khoảng cách
thích hợp chống cong võng đường ống.

 Các giá treo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Bên trong đường ống gió không được đặt dây điện, cáp điện, và các loại ống dẫn khí
độc hại, khí dễ cháy, dễ nổ, chất lỏng.
 Khoảng cách các giá treo và đỡ ống nếu không có yêu cầu gì đặc biệt của thiết kế thì
phải phù hợp với các quy định sau:
+ Đường kính hoặc độ dầy cạnh lớn nhất của ống gió < 400 mm thì khoảng cách
không quá 4m,  400 mm thì cự ly không quá 3 m.
+ Lắp đặt đường ống đứng khoảng cách giữa hai vị trí không được >4 m và mỗi ống
đứng không được ít hơn 02 điểm cố định.
+ Khoảng cách tiêu chuẩn theo chiều dầy tôn chế tạo ống gió như sau.

Khoảng cách giá Khoảng cách giá


Độ dày Kích cỡ thép đỡ Kích cỡ ty treo
treo với ống nằm treo với ống thẳng
tôn (mm) (thép góc L) (Vít vô tận )
ngang đứng
0.6 2700 3500 25x25x3 M8
0.8 2700 3500 30x30x3 M8
1.0 2700 3500 40x40x4 M10
1.2 2700 3500 50x50x5 M10

 Ghép nối, làm kín đường ống: Có hai phương pháp ghép nối đường ống gió:
 Ghép nối bích ống gió: Mối ghép gữa hai mặt bích phải đảm bảo kín khít, chắc chắn
khi vận hành.
 Kết nối ống gió bằng mặt bích thép góc:
+ Định vị và tiến hành ghép nối.
+ Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp joint (self adhesive elastomeric foam gasket
tape) dầy 2-4mm.
+ 4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
 Mặt bích ống gió tiết diện tròn:

Đường kính ống gió tiết 1.1.a.i.1.1.1.1.1 Quy cách vật liệu làm bích
diện tròn (mm) Thép dẹt Thép góc
140 20x4
150280 25x4
300500 L25x3
5301250 L25x4
13502000 L40x4

Mặt bích ống gió tiết diện hình chữ nhật:

Độ dài cạnh lớn ống gió tiết diện chữ


Quy cách vật liệu làm bích- Thép góc
nhật (mm)
630 L25x3
8001250 L30x4
16002000 L40x3

 Kết nối ống gió bằng mặt bích dạng TDC ; TDF:
 TDC là mối ghép nối ống gió cỡ nhỏ; tạo mí ghép nối 2 đầu ống gió và đước ghép
với nhau bởi thanh nẹp C cài kín 4 mặt.
+ TDF là công nghệ mới nhất và hiện đại nhất được chúng tôi áp dụng dựa trên dây
chuyền sản xuất ống gió hiện đại ACL theo công nghệ của Mỹ.
+ Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp (joint self adhesive elastomeric foam gasket
tape) dầy 2-4mm.
+ 4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
+ Dùng nẹp TDF cài 2 mặt bích lại với nhau, khoảng cách giữa 2 nẹp là 150mm
 Hình ảnh minh hoạ
 Chi tiết ghép bích TDF:

 Chi tiết ghép bích TDC

 Kết nối cửa gió với đường ống tôn được thực hiện bằng ống gió mềm bọc bảo ôn hai lớp
theo trình tự như sau

 Định vị và tiến hành ghép nối:


 Cắt tôn dày 0.6mm làm nẹp 30mm x 0.6mm có chiều dài ứng với kích thước chu vi
của ống gió cần kết nối.
 Khoan lỗ rút rive giữa nẹp, ống nối mềm và ống gió
 Xịt Silicon xung quanh
 Tất cả các khe, mép nối đều được điền đầy bằng silicon của Apolo - Việt Nam sản xuất.

Một số hình ảnh minh họa về phương pháp nâng ống gió

KHU Vù C
§ ANG THI
C¤ NG TR£ N
CAO § Ò PHß NG
NGUY HIÓM

L¾P § ÆT è NG GIã B» NG GI¸ O


INSTALL AIR DUCT BY SCALFOLDING (1)

KHU VùC
§ ANG THI
C¤ NG TR£ N
CAO § Ò PHß NG
NGUY HIÓM

L¾P § ÆT è NG GIã B» NG GI¸ O


INSTALL AIR DUCT BY SCALFOLDING (2)

Nâng ống gió bằng tay

KHU Vù C
§ AN G THI
C ¤ N G TR £ N
CAO § Ò P Hß NG
NGU Y HI Ó M

L¾P § ÆT TI£ U ¢ M, Vµ C¸ C LO¹ I è NG TR£ N k Ý


c h t h ­ í c t r ª n 2000( mm)/
INSTALL THE SILENCER AND A IR D UCTS >2000( mm)

Nâng ống gió bằng Balăng xích


KHU Vù C
§ ANG THI
C¤ NG TR£ N
CAO § Ò PHß NG
NGUY HIÓM

L¾P § ÆT è NG GIã B» NG XE N¢ NG /
INSTALL AIR DUCT BY LIFTER

Nâng ống gió bằng xe nâng thủy lực hay bằng điện

 Lắp đặt ống gió trong trục kỹ thuật:


 Việc thực hiện lắp đặt ống gió trong trục được áp dụng cho cả ống gió không có và có
bảo ôn, tuy nhiên việc thi công với ống gió có bảo ôn sẽ thực hiện cẩn thận hơn để tránh
trầy xước
 Thi công ở tầng nào phải che chắn tại tầng đó, bằng bạt, tấm gỗ để tránh cho vật liệu rơi
xuống khi thi công, có bố trí các biển cảnh báo an. Thường xuyên có cán bộ giám sát thi
công ở bên ngoài để điều hành công việc
 Tiến hành lắp đặt sàn thao tác tại địa điểm thi công (Bố trí sàn thao tác dùng để lắp đặt
ống gió trong trục đứng, kết nối ống gió với giá đỡ, hoàn thiện, bảo ôn mặt bích ở các vị
trí có không gian đứng ) và dùng dây an toàn khi thi công.
 Vận chuyển ống gió từ kho công trường tới nơi lắp đặt (dùng xe kéo, xe cải tiến, thang
vận…), khi vận chuyển phải cẩn thận, tránh gây biến dạng ống.
 Do hộp kĩ thuật chật hẹp, phải đưa thứ tự từng ống vào, tiến hành ghép ống trong hộp kĩ
thuật, khi ghép ống phải dùng dây thừng, balăng … để đỡ ống.
 Khi ghép hai ống gió lại với nhau phải chỳ ý tới joăng cao su, không được để joăng bị
đứt, dính các vật lạ.
 Siết êcu+bu lông ở mặt bích cẩn thận (không được chặt quỏ , vỡ sẽ ảnh hưởng tới joăng
cao su)
 Đối với bích thường, các nẹp bích phải bắt chặt
 Đo đạc kích thước và vị trí giá đỡ cẩn thận, sau đó tiến hành lắp các thanh V và một số
bộ phận cũn lại của giá đỡ vào đoạn ống đó được lắp ghép.
 Hạ đoạn ống từ tầng trên vào vị trí cần lắp đặt ở tầng dưới (dùng dây thừng, ba lăng…)
 Đoạn ống gió đầu tiên sẽ được lắp, định vị tại vị trí thấp nhất, các ống gió tiếp theo sẽ
lần lượt được ghép theo thứ tự từ dưới lên trên.
 Các ống gió sẽ được đưa vào trục đứng để lắp đặt qua các cửa kỹ thuật từ các tầng trên
 Các công nhân đứng trên sàn thao tác đó được lắp trước đó để lắp Ê cu, Bulông và ghép
các đoạn ống gió với nhau.
 Bắt chặt đoạn ống vào giá đỡ.
 Sau khi thi công song phải bịt các đầu ống trục bằng ni lông hoặc bạt tránh các vật rơi
vào ông, với ống nhánh trích ra từ ống chính phải bịt bằng ni lông.
 Khi lắp hoàn thành ống trục đứng của tầng nào, tiến hành tháo dỡ sàn thao tác nếu có.
 Sau khi lắp hoàn thành ống trục đứng, tiến hành trích trổ và lắp đặt, kết nối chân rẽ, van
lửa, van điều chỉnh lưu lượng từ trục đứng xuyên qua tường.
 Đối việc thi công ống qua tường cần chỳ ý những công việc sau:
 Kích thước lỗ mở phải đủ để lắp đặt cũng như thuận tiện cho việc tao tác .
 Các đoạn ống gió phải để chờ phải vượt qua lỗ mở xuyên qua tường.
 Sau khi thi công xong phải điền đầy các lỗ mở, tùy theo yêu cầu có thể dùng sika hay vật
liệu chống cháy như bông thủy tinh.
 Biện pháp thi công ống gió mềm
 Việc thi công ống gió mềm thông thường được thực hiện từ thiết bị vận chuyển gió đến
các của gió.
 Ống gió mềm có 2 loại chính.
 Ống gió mềm có bảo ôn dùng cho để vận chuyển không khí lạnh, ví dụ từ các FCU tới
của gió…
 Ống gió mềm không có bảo ôn dùng để vận chuyển không khí ở điều kiện bỡnh thường,
ví dụ : hệ thống cấp khí tươi từ ngoài môi trường vào trong phũng, hỳt khớ thải trong
các khu vệ sinh...
 Việc lắp đặt ống gió mềm có các yêu cầu như sau:
 Toàn bộ giá đỡ ống gió mềm là dạng quang treo và bắn ty lên trần.
 Khoảng cách các giá đỡ đó được đề cập ở phần lắp đặt giá đỡ ống.
 Ống gió mềm không được bóp méo trong khi thi công.
 Ống gió phải thẳng, hạn chế những điểm gấp khúc.
 Khi thi công tránh bị trầy xước hay bị rách.
 Độ dài cho phép đối với đoạn ống mềm là 4m.
 Kết nối ống gió mềm với thiết bị hay cửa gió bằng đai sau đó được bọc kín lại bằng
băng dính trắng hay băng dính bạc.

Hình ảnh minh họa:


 Thử kín đường ống gió:
 Thử kín hệ thống là quá trình bắt buộc nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc lâu dài,
tránh tổn thất và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thông thường áp lực thử phải
lớn hơn áp lực làm việc ít nhất 1,5 lần.
 Quá trình thử kín đường ống gió được thực hiện bằng bom khói hay quạt cao áp. Trong
quá trình thử cần tiến hành kiểm tra tát cả các mối nối, nếu xuất hiện hiện tượng xì hở
phải dừng ngay quá trình thử, tiến hành hàn kín sua đó thực hiện tiếp quá trình thử kín
 Lắp đặt miệng gió, hộp gió

 Miệng thổi và miệng hút phải lắp đặt đúng vị trí như trong thiết kế
 Các miệng gió lắp đặt phải ngay thẳng, hài hoà với kiến trúc công trình.
 Các miệng gió phải được treo đỡ vững chắc vào kết cấu xây dựng của toà nhà.
 Giữa ống gió chính, ống nhánh với miệng gió phải có ống mềm để tránh rung động và
dễ điều chỉnh.
 Hộp cửa gió được bảo ôn tránh đọng sương trong quá trình vận hành hệ thống.
 Lắp đặt chi tiết ống gió (côn thu, gót dầy, cút), van gió các loại, louver ngoài trời
(cửa lấy gió tươi, gió thải).
Lắp đặt chi tiết ống gió:
 Định vị và tiến hành ghép nối
 Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp joint dầy 2-4mm.
 4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
Lắp đặt van gió các loại:
 Định vị và tiến hành ghép nối
 Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp joint dầy 2-4mm.
 4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
Lắp đặt louver ngoài trời:
 Louver được bắt vào bề mặt ngoài trời của tường
 Lấy dấu 4 góc của louver đóng tăckê nhựa
 Bắt louver vào tường bằng vít xoáy
 Xịt silicon xung quanh louver.
 Plenum box được bắt vào mặt trong của tường.
 Plenum box đưa lên giá đỡ và lỗ opening của tường.
 Giữa plenum box và tường giữ bằng tôn L 30x25x1mm.
 Tôn L với tường khoan đóng tắckê nhựa và bắt vít xoáy.
 Phần tôn L với Plenum box khoan lỗ rút ri vê.
Xung quanh tôn L xịt Silicon.

 
VI. Biện pháp thi công hệ thống cấp thoát nước

1. Sơ đồ tổ chức nhân sự thi công

Chỉ huy trưởng


Chỉ huy trưởng

Trưởng hệ Cấp thoát nước


Trưởng hệ Cấp thoát nước
…….
…….
…….
…….

KS. Nước cấp Họa viên/ shopdrawing KS. Nước thoát


KS. Nước Họa viên/ shopdrawing
…..cấp ….. KS. Nước
…… thoát
….. …..
…… ……
….. …….
….. …… …….

Nhóm KS giám Nhóm KS giám sát


Nhóm KS giám Nhóm
hệ KS giám
Nước sát
thoát
sát hệ Nước cấp hệ Nước thoát
sát hệ Nước cấp

Các Đội thi công Các Đội thi công


Các Đội thi công Các Đội thi công

a. Biện pháp lắp đặt sleeve/ opening

i. Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi


công, Vật liệu tư thiết bị

Khôn
Tư vấn & Chủ đầu tư
kiểm tra

Đạt
Lấy dấu vị trí sleeve/ opening
Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Không
Đạt đạt

Lắp đặt sleeve/ opening

Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra
Không Giám sát nhà thầu kiểm tra
đạt
Đạt

Chấp thuận

ii. Công tác chuẩn bị


- Vật tư: Sleeve, opening các loại, mốp xốp, băng keo, dây kẽm buộc, đinh vít

- Máy móc và dụng cụ thi công: Kìm cắt sắt, máy khoan, máy cắt, tua vít…

- Tổ chức mặt bằng thi công: Phối hợp với nhà thầu xây dựng về tiến độ thi công
cũng như vệ sinh, an toàn lao động.

iii. Biện pháp lắp đặt


- Kiểm tra vật liệu làm sleeve phù hợp với từng vị trí xem bảng 5.
Bảng 5
Vật liệu
Ống thép Ống PVC Hộp gỗ
Vị trí

Tường gạch O O

Tường Sàn bê tông O O

Đà bê tông O O

- Kích thước sleeve theo bảng 6


Bảng 6
Đường kính ống Đường kính ống
Đường kính sleeve Đường kính sleeve
nước cấp PPR nước thoát uPVC
(mm) (mm)
(mm) (mm)

d20 34 42  60

d25 42 49  60

d32 49 60  76

d40 60 90  114

d50 76 114  140

d63 90 140 165

d75 90 165  216

d90 114 216  267

d110 140 267 316

d125 140 316  367

- Sleeve cho ống xuyên qua tường thì chiều dài sleeve bằng chiều dày của tường
hoàn thiện (nếu tường chưa tô trát thì sleeve dài ra khỏi tường thô khoảng
15mm.

- Sleeve cho ống xuyên qua sàn phải cao hơn mặt sàn hoàn thiện 100mm (nếu sàn
chưa cán lớp hoàn thiện thì làm cao hơn sàn 150mm hoặc nếu trong bản vẽ có
thể hiện chiều dài của sleeve thì theo chiều dài trong bản vẽ) mặt dưới sleeve
phải bằng mặt trần.

- Đối với sleeve làm bằng hộp gỗ cho nhiều ống xuyên qua sàn thì kích thước hộp
gỗ dựa vào đường kính sleeve lớn nhất cộng thêm ≥ 50mm khoảng cách từ bề
mặt ống sleeve đến 2 mặt trong sàn của hộp gỗ.

Có nghĩa là kích thước hộp gỗ = LxW

Với: L= d1+d2+d3+d4+4x100 và W = d1+100

Trong đó: d1 d2 d3 d4 là đường kính ngoài ống sleeve.

- Tấm gỗ làm sleeve được giữ chặt bằng nẹp gỗ tạm để tránh làm sai lệc trong quá
trình đổ bê tông.

- Một số vị trí không cần đặt sleeve chi tiết xem hình 43:
Hình 43: Những vị trí không cần lắp đặt sleeve

b. Biện pháp lắp đặt giá đỡ

i. Công tác chuẩn bị


 Máy móc và dụng cụ thi công: máy khoan, mũi khoan, búa, dàn giáo, thang chữ
A, thước kéo, thiết bị lấy dấu;

 Vật liệu: giá đỡ các loại, ty treo, tắc kê, bu lông, đai ốc…

 Chuẩn bị mặt bằng thi công

- Trước khi triển khai thi công phải kiểm tra địa hình, mặt bằng công trường thực tế
có đủ điều kiện thi công hay không? Có đảm bảo an toàn không? Các lỗ opening
đã được đục ra chưa? Có gridline chưa và gridline có sai xót gì không?
- Khi nhận bàn giao mặt bằng từ nhà thầu xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố
để thi công như: gridline vệ sinh sạch sẽ, các lỗ opening đã được đục cắt sắt tường
xây đầy đủ.
ii. Biện pháp lắp đặt giá đỡ
- Ống phải được làm giá đỡ theo yêu cầu để đảm bảo không bị rung lắc trong quá
trình hoạt động. Không được dùng dây kẽm để cột và treo ống.
- Ty treo tán lông đền sử dụng loại mạ kẽm kích thước thanh ren quy định trong
bảng 7.
Bảng 7
Kích thước thanh ren

Đường kính ống danh nghĩa DN Đường kính thanh ren (mm)

15 ≤DN ≤ 80 8

80 < DN ≤ 150 10

150 < DN ≤ 200 12

DN ≥ 250 16

- Ống nước cấp, nước thoát, ống vent nằm ngang hoặc đứng thì phải làm giá đỡ
hoặc sử dụng ty treo theo khoảng cách quy định trong bảng 8:
Bảng 8

Kiểu Đường kính ống 15≤ DN ≤ 40 50≤DN≤80 100≤DN≤150 200≤DN

Khoảng cách
Ống PVC
giá treo ống ≤ 1.5 m ≤ 2.0 m ≤ 2.5 m ≤ 3.0 m
PPR
nằm ngang

Khoảng cách
Ống PVC
giá treo ống ≤ 2.0 m ≤ 2.5 m ≤ 3.6 m ≤ 3.6 m
PPR
thẳng đứng

- Các tuyến ống có nhiều hơn 2 ống trở lên đi song song cùng cao độ thì phải dùng
giá đỡ chung bằng thép hình chi tiết giá đỡ chung theo bảng 9.
Bảng 9
Bảng kích thước giá đỡ bằng thép hình

Đường kính ống danh Kích thước giá đỡ ống Đường kính ty treo (mm)
nghĩa DN (mm) (mm)

DN ≤ 40 L-30 x 30 x 3 M8

50 ≤ DN ≤ 80 L-40 x 40 x 4 M8

100 ≤ DN ≤ 150 L-50 x 50 x 5 M10

200 ≤ DN C-100 x 50 x 5 M12

- Tại các vị trí chuyển hướng sử dụng co lơi… phải có giá đỡ khoảng cách từ giá
đỡ đến điểm chuyển hướng ≤ 300mm.

- Tại các vị trí gắn van phải có giá đỡ ở hai bên van khoảng cách từ giá đỡ đến
van ≤ 300mm. (Chi tiết xem bảng 10)
Giá đỡ gần van
Giá đỡ Giá đỡ Giá đỡ

Van có D < 100 mm Van có D ≥ 100 mm

Giá đỡ gần góc Giá đỡ gần góc Giá đỡ gần góc

≤300 mm ≤300 mm ≤300 mm

Giá đỡ
Giá đỡ 45° Giá đỡ

Giá đỡ gần nhánh Giá đỡ gần nhánh

Giá đỡ ≥600mm
≥600mm
Giá đỡ

Bảng 10: Giá treo bổ sung


c. Biện pháp lắp đặt ống nước thải, nước mưa

i. Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi


công, Vật tư thiết bị

Khôn
g đạt
Tư vấn & Chủ đầu tư
kiểm tra

Đạt

Lắp đặt ống nước thải, nước mưa


Hiệu chỉnh
Sửa chửa
Tư vấn kiểm tra

Không
Đạt đạt

Thử kín đường ống

Hiệu chỉnh
Sử chửa

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra
Không
đạt
Đạt

Chấp thuận

ii. Công tác chuẩn bị


 Máy móc và dụng cụ thi công: Máy cắt phíp, máy mài, máy khoan, mũi khoan
các loại, cọ, thước, thước thủy (level), giẻ lau dây an toàn …
 Vật tư: Ống uPVC và phụ kiện, keo dán ống, vật tư phụ các loại.

 Chuẩn bị mặt bằng thi công:

- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;

- Nhận bàn giao mặt bằng thi công từ các nhà thầu thi công trước đó;

- Đối với các khu vực làm việc trên cao, giàn giáo cao từ 3 tầng trở lên phải có biển
cảnh báo hoặc hàng rào tạm để cảnh báo.

- Đối với các khu vực trục kỹ thuật, phải có biện pháp che chắn vật rơi từ trên cao
cũng như biển báo “Khu vực đang thi công”

iii. Biện pháp lắp đặt ống


- Dựa vào bản vẽ thi công xác định kích thước ống cần thi công;

- Dùng máy cắt hoặc cưa để cắt ống theo kích thước đã đo;
- Dùng dũa dũa vát góc đầu ống;

- Làm vệ sinh sạch đầu ống và fitting;

- Lấy dấu đoạn chiều dài ống nối với phụ kiện;
- Dùng cọ quét keo phù hợp lên mặt ngoài ống và mặt trong fitting;

- Ép ống vào fitting đến vị trí lấy dấu thì dừng lại;

- Tiếp tục nối ống cho đến khi hoàn thiện toàn hệ thống;

- Dùng thước thủy (level) kiểm tra lại độ dốc đường ống, kiểm tra các mối nối, vị
trí đầu chờ thiết bị …

- Đối với hệ thống đường ống trục chính đi trong trục kỹ thuật, triển khai thi công
từ tầng dưới lên tầng trên và kết nối vào hệ đường ống trong từng tầng.

- Vệ sinh lại toàn bộ hệ đường ống;

- Mời tư vấn và Chủ đầu tư nghiệm thu hệ thống đường ống.


- Lưu ý: Trong suốt quá trình thi công phải che các đầu ống chờ kể cả khi ngưng thi
công trong một thời gian ngắn.

iv. Thử kín đường ống thoát nước thải – nước mưa
- Sau khi lắp đặt xong hệ thống đường ống, tiến hành thử kín cho 3 khu vực vệ sinh
ở 3 tầng có chung đường thoát trục chính;

- Trên mỗi đường ống thoát trục chính trong trục kỹ thuật ở tầng dưới cùng, gắn 01
quả bóng, sau đó bơm căng quả bóng để quả bóng ép sát vách thành ống.

- Tiến hành thử kín bằng cách đổ đầy nước vào đường ống với mực nước cao hơn
điểm cao nhất của hệ đường ống cần thử 1m và ghi lại chiều cao cột nước;

- Sau 2h giờ thử nghiệm, quan sát nếu đảm bảo nước không bị rò rỉ thì hoàn tất quá
trình thử;

- Các bên ký vào biên bản;

- Lưu ý, sau khi thử kín xong, phải tháo quả bóng ra khỏi hệ thống đường ống.
Nước xả thải phải được dẫn đến vị trí xả theo chỉ định của Tư vấn và Chủ đầu tư,
không được tháo tràn ra sàn và trục kỹ thuật.

d. Lắp đặt hệ thống nước cấp

i. Biểu đồ công việc


Biện pháp thi công, Bản vẽ thi
công, Vật tư thiết bị

Khôn
g đạt
Tư vấn & Chủ đầu tư
kiểm tra

Đạt

Lắp đặt ống cấp nước


Hiệu chỉnh
Sửa chửa
Tư vấn & Chủ đầu tư
kiểm tra
Không
Đạt đạt

Thử áp lực

Hiệu chỉnh
Sử chửa

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra
Không
đạt
Đạt

Chấp thuận

ii. Công tác chuẩn bị


 Máy móc và dụng cụ thi công: Máy hàn ống PPR, máy cắt, máy mài, máy
khoan, mũi khoan các loại, thước kéo, giẻ lau dây an toàn …

 Vật tư: Ống uPVC và phụ kiện, keo dán ống, vật tư phụ các loại.

 Chuẩn bị mặt bằng thi công:

- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;
- Nhận bàn giao mặt bằng thi công từ các nhà thầu thi công trước đó;
- Đối với các khu vực làm việc trên cao, giàn giáo cao từ 3 tầng trở lên phải có biển
cảnh báo hoặc hàng rào tạm để cảnh báo.
- Đối với các khu vực trục kỹ thuật, phải có biện pháp che chắn vật rơi từ trên cao
cũng như biển báo “Khu vực đang thi công”

iii. Biện pháp lắp đặt


- Dùng đầu hàn điện để nối ống, việc thao tác tùy theo đường kính ống cần nối như
bảng 11. Bảng 11

Đường kính Chiều sâu mối hàn Thời gian Thời gian Thời gian làm
ống nung nóng hàn nguội
(mm)
(giây)
(mm) (giây) (phút)

20 14 8 4 2

25 15 11 4 2

32 16.5 12 6 4

40 18 18 6 4

50 20 27 6 4

63 24 36 8 6

75 26 45 8 8

90 29 60 8 8

110 32 75 10 8

125 40 90 10 8

  Thứ tự thao tác khi nối ống và fitting ống PPR như sau:
- Làm dấu chiều sâu mối hàn;
- Đánh dấu chiều sâu mối hàn (chọn chiều sâu mối hàn này theo bảng 11) tại
đoạn cuối ống bằng bút lông dầu, sau đó làm dấu chiều dài yêu cầu cần cắt trên
ống;
- Cắt ống theo dấu đã vạch sẵn.
(Xem Hình 44)

Hình 44
- Làm nóng ống và fitting;
- Đặt fitting và đoạn cuối của ống (không được xoay ống) vào hết chiều sâu mối
hàn theo dấu đã làm sẵn vào trong đầu hàn (thời gian nung nóng ống trong đầu
hàn theo bảng 11)
Xem Hình 45.

Hình 45
- Sau khi hết thời gian nung nóng ống trong đầu hàn, rút nhanh ống và fitting ra
khỏi mỏ hàn rồi nối chúng lại với nhau ngay lập tức (không được xoay ống)
sao cho mép ngoài của fitting che kín hết chiều sâu mối hàn vừa nung nóng.
Chú ý sau khi rút ống và fitting ra khỏi đầu hàn không được đặt ống xuống đất
để nối ống, vì như vậy đất cát sẽ bám vào bề mặt ống gây rò rỉ, chỉ có thể đặt
trên bề mặt ván sạch sẽ.
- Mối hàn phải được hoàn chỉnh trong thời
gian hàn (thời gian xác định theo bảng 11)
sử dụng thời gian này để hoàn thiện mối
nối cũng như cân chỉnh cho thẳng hàng
giữa ống và fitting. Khi hết thời gian làm
nguội thì mối hàn xem như hoàn thành.

Xem Hình 46

Hình 46

 Nối saddle:
- Dùng khoan lỗ xuyên qua vách ống chính tại điểm cần nối đã được định trước.

- Sử dụng ống stabi-composite để dọn sạch ba vớ tại lỗ vừa khoan.

- Nung nóng lỗ khoan và 1 đầu saddle thời gian nung khoảng 8 giây.

- Nối saddle vào lỗ khoan vừa nung nóng của ống chính.

- Tiếp tục hàn nối ống cho đến khi hoàn thiện toàn hệ thống;

- Kiểm tra lại cao độ, vị trí đường ống, các ty tren giá đỡ, vị trí đầu chờ thiết bị …

- Vệ sinh lại toàn bộ hệ đường ống;

- Mời tư vấn và Chủ đầu tư nghiệm thu hệ thống đường ống.


- Lưu ý: Trong suốt quá trình thi công phải che các đầu ống chờ kể cả khi ngưng thi
công trong một thời gian ngắn.

iv. Thử áp lực đường ống


- Sau khi hoàn tất việc lắp đặt, tiến hành thử áp lực cho hệ đường ống. Đối với các
khu vệ sinh, khu bếp, thử từ van tầng đến đầu chờ thiết bị từng tầng một. Đối với
đường ống trục, thử từ bể chứa nước đến điểm cuối của đường ống trục.

- Bơm nước vào đầy đường ống đồng thời xả gió ở điểm cao nhất sau đó đóng van
xả khí và dùng bơm áp lực nâng áp lên đến áp lực cần thử.

- Giữ áp trong đường ống với thời gian 2h và áp suất giảm không được quá
0,3kg/cm2 trong thời gian là 30 phút đầu tiên.

- Tại thời điểm bắt đầu lưu lại thông số áp lực nước, nhiệt độ môi trường xung
quanh. Sau 2h giờ thử nghiệm ghi lại áp lực nước và nhiệt độ môi trường xung
quanh. Nếu không mất áp suất thì hoàn tất quá trình thử áp.

- Các bên kí biên bản thử áp.


- Lưu ý, sau khi hoàn tất quá trình thử phải tháo nước ra khỏi hệ thống đường ống.
Nước xả thải phải được dẫn đến vị trí xả theo chỉ định của Tư vấn và Chủ đầu tư,
không được tháo tràn ra sàn và trục kỹ thuật. Sau khi tháo nước không được tháo
các nút bịt ở đầu chờ thiết bị để tránh vửa hồ tràn vào đường ống gây tắc, nghẹt.
Hình 47: Chi tiết lắp đặt bơm thử áp
e. Biện pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh

i. Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ thi


công, Vật tư thiết bị

Khôn
g đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra

Đạt

Lắp đặt thiết bị vệ sinh

Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra
Không
Đạt đạt

Kiểm tra chức năng


(Function Test)
Hiệu chỉnh
Sửa chữa Đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra
Không
đạt
Đạt

Chấp thuận

ii. Bồn cầu (Water Closet)


 Vật tư

- Các thành phần chính của bồn cầu xem hình 48


Hình 48
 Công tác chuẩn bị

- Vận chuyển vật tư đến vị trí lắp đặt, lưu ý tránh các tác động vật lý đến thiết bị
trong quá trình vận chuyển;

- Làm sạch bề mặt tường, sàn tại vị trí lắp Bồn cầu;

- Kiểm tra các kích thước từ mặt tường hoàn thiện đến tim ống thoát, kích thước từ
sàn hoàn thiện đến tim ống thoát, kích thước từ tim ống thoát đến tim ống cấp (các
kích thước theo catalogue thiết bị và bản vẽ shop);

 Biện pháp lắp đặt

- Cắt ống thoát bằng mặt sàn;


- Lấy dấu và lắp đặt floor flange;

Hình 49: Cắt ống và lắp đặt floor flange

- Lắp đặt bồn cầu vào floor flange và cố định vào sàn.
Hình 50: Lắp đặt floor flange

Hình 51: Floor flange sau khi lắp đặt

Hình 52: Cố định Bồn cầu xuống sàn


- Lắp đặt van xả (flushvalve)

Hình 53: Nối ống mềm vào bồn cầu


Hình 54: Nối ống flushvalve vào đường ống cấp

Hình 55: Bồn cầu sau khi lắp đặt hoàn chỉnh
iii. Bồn tiểu nam
 Vật tư

Hình 56: Các thành phần chính của bồn tiểu nam
 Công tác chuẩn bị

- Vận chuyển vật tư đến vị trí lắp đặt, lưu ý tránh các tác động vật lý đến thiết bị
trong quá trình vận chuyển;

- Làm sạch bề mặt tường, sàn tại vị trí lắp Bồn tiểu;
- Kiểm tra các kích thước từ mặt tường hoàn thiện đến tim ống thoát, kích thước từ
sàn hoàn thiện đến tim ống thoát, kích thước từ tim ống thoát đến tim ống cấp (các
kích thước theo catalogue thiết bị và bản vẽ shop);

Hình 57: Kiểm tra các kích thước trước khi lắp đặt bồn tiểu

 Biện pháp lắp đặt

- Kiểm tra cao độ ống thoát chờ và cắt ống (cách mặt tường hoàn thiện tối thiểu
10mm) xem hình 58;

- Lấy dấu và khoan bắt khớp nối ống thoát, xem hình 59

- Quét keo đều mặt trong ống thoát và đẩy khớp nối vào ống thoát;

- Cố định khớp nối bằng các vít xoáy;


( *210mm above floor finished surface)
Hình 58
Hình 59

Hình 60: Lắp đặt khớp nối


- Lấy dấu và cố định giá treo bồn tiểu;

- Vệ sinh bồn tiểu, bề mặt ống thoát và gioăng cao su của khớp nối;

- Treo bồn tiểu vào giá treo và cố định bằng các vít xoáy;
Hình 61: Lắp đặt bồn tiểu
- Lắp đặt van xả (flush valve), xem hình 62

Hình 62: Lắp đặt flush valve

iv. Lắp đặt chậu rửa


- Kiểm tra kích thước từ mặt sàn, tường hoàn thiện đến tim ống cấp, ống thoát (theo
bản vẽ shopdrawing);

- Lấy dấu và lắp đặt giá đỡ chậu rữa vào bàn đá;

- Đặt chậu rữa lên giá đỡ và kiểm tra lại kích thước theo bản vẽ shopdrawing;

- Trét silicon quanh khe hở giữa chậu rữa và bàn đá;


Hình 63: Lắp đặt chậu rửa
 Sau khi hoàn tất việc lắp đặt các thiết bị trong từng khu vệ sinh, phải tiến hành
dọn vệ sinh khu vực lắp đặt cũng như các thiết bị đồng thời dùng nilon hoặc bìa
catton bao bọc bảo vệ thiết bị.

I. CÔNG TÁC KIỂM TRA – THỬ NGHIỆM, CHẠY THỬ VÀ HIỆU


CHỈNH HỆ THỐNG
1. Biểu đồ công việc

Vật tư – Thiết bị

Không đạt Chuyển bộ phận


Kiểm tra khác xử lý

Đạt

Lắp đặt
Hiệu chỉnh
Sửa chữa

Kiểm tra trong quá


trình lắp đặt
Không
đạt
Đạt
Hoàn chỉnh từng phần

Không
Kiểm tra/ nghiệm thu từng đạt
phần

Đạt

Tổng kiểm tra trước khi vận


hành thử

Vận hành thử


Hiệu chỉnh
Sửa chữa
Kiểm tra

Không
đạt

Nghiệm thu kỹ thuật


 Đây là các bước cơ bản của quy trình kiểm tra và chạy thử. Khi triển khai nhà
thầu sẽ lập quy trình chi tiết cho từng hạng mục công việc trình Chủ đầu tư và Tư
vấn xem xét phê duyệt trước khi thực hiện.

2. Mục đích
- Mục tiêu của việc đưa hệ thống vào hoạt động nhằm đảm bảo việc lắp đặt các
thiết bị hoạt động đúng theo các yêu cầu của đặc điểm kỹ thuật thiết kế.

- Hoạt động hệ thống được khẳng định như là bước tiếp theo của việc lắp đặt từ giai
đoạn hoàn tất các thiết bị đến các việc khác thoả mãn các yêu cầu đặc biệt. Việc
này bao gồm cả việc cài đặt hoạt động và cân bằng hệ thống.

- Trong khi đó công việc kiểm tra khi chạy thử gồm việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của một hệ thống đang được đưa vào hoạt động.

- Cần thiết phải ghi nhận lại kết quả của tất cả các bước kiểm tra và đo đạc. Quá
trình đưa vào hoạt động có thể bị tạm ngưng, cần phải ghi nhận đầy đủ tình trạng
hoạt động lúc đó. Điều rất quan trọng là cần thiết phải cung cấp hồ sơ trong quá
trình chạy thử như là một phần của thông tin bàn giao.

- Việc đưa vào hoạt động và kiểm tra chạy thử đạt hiệu quả cần một thủ tục được
lập kế hoạch một cách kỹ lưỡng và có hệ thống và thủ tục này phải do đội ngũ
giỏi và có kinh nghiệm thực hiện;

- Các công việc chuẩn bị gồm cả công việc lập kế hoạch và lên lịch tất cả các thủ
tục, việc thu thập các số liệu cần thiết, việc xem xét các số liệu được chọn, nghiên
cứu hệ thống sẽ hoạt động, chuẩn bị và thực hiện sơ bộ các kiểm tra công trường.

3. Các bước chuẩn bị


- Nhận và nghiên cứu các bản vẽ thiết kế, các đặc tính kỹ thuật, phải hiểu
rõ tường tận ý đồ thiết kế;

- Nhận các bản vẽ triển khai chi tiết được chấp thuận;

- So sánh các hệ thống thiết kế với hệ thống lắp đặt;


- Kiểm tra thực tế tại công trường để xem toà nhà và hệ thống có được hoàn
tất theo đúng kiến trúc, cơ, điện và đáp ứng chức năng cân chỉnh được hay
không.;

- Các công việc còn tồn tại (defects list) đã giải quyết hết hay chưa?

- Chuẩn bị bản báo cáo kiểm tra khi chạy thử;

- Để dễ dàng trong việc báo cáo, nên chuẩn bị bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống, bản
vẽ hoàn công mặt bằng bố trí đường ống gió, ống nước.

4. Thiết bị đo:
Những thiết bị tối thiểu cần phải cần phải có cho quá trình kiểm tra thử nghiệm:

- Dụng cụ đo dòng điện và điện áp;

- Dụng cụ đo cách điện;

- Dụng cụ đo áp suất nước;

- Tất cả các dụng cụ phải được hiệu chuẩn trước khi sử dụng.

5. Quy trình thực hiện


Quy trình kiểm tra – thử nghiệm và chạy thử hệ thống cấp thoát nước như sau:

Stt Hạng mục Nội dung kiểm tra – thử nghiệm


I Hệ thống đường ống cấp nước
1 Hệ đường ống - Toàn bộ đường ống đã được lắp đặt và nghiệm
thu;
- Đường ống đã được súc rửa và đạt kết quả kiểm
tra chất lượng nước.
2 Van và phụ kiện - Toàn bộ van, đồng hồ áp, đồng hồ đo lưu lượng
của hệ thống đã được lắp đặt đầy đủ, đúng kỹ
thuật;
- Các van lắp sau bể nước mái, van tầng đã được
đóng kín;
- Van cổng ở đường ống hút, đường ống đẩy của
bơm đã được mở
3 Chạy thử - Tiến hành chạy thử đúng theo nguyên lý hoạt
động thiết kế đưa ra.
- Ghi lại các thông số, kết quả thử nghiệm
4 Kiểm tra hệ thống - Sau khi hoàn tất quá trình chạy thử bơm, tiến
hành mở van sau bể nước mái;
- Kiểm tra toàn bộ hệ đường ống trục, van khóa
từng tầng;
- Mở van tầng cho từng căn hộ và kiểm tra chắc
chắn rằng không có hiện tượng rò rỉ ở các vị trí
kết nối;
- Kiểm tra chức năng của thiết bị vệ sinh, mở và xả
nước. Nếu có hiện tượng rò rỉ, phải đóng ngay
van tầng hoặc van góc để xử lý sau đó tiếp tục
thử đến khi hoàn tất cho từng khu vệ sinh;
- Lặp lại các bước trên cho các khu vệ sinh và các
tầng còn lại.
II Hệ thống đường ống thoát nước
1 Hệ đường ống - Toàn bộ đường ống đã được lắp đặt và kết nối ra
hệ ngoài nhà
2 Van và phụ kiện - Tất cả các loại van, khớp nối đã được lắp đặt đầy
đủ. Van cổng đã được mở;

II. CÁC THÔNG SỐ THỬ ÁP LỰC ĐƯỜNG NƯỚC CẤP:


(Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam 4519:1988)
a . Thử áp đường cấp nước lạnh PPR PN10 :
+ Thử bền :
Hệ cấp nước lạnh Thời gian thử Áp suất thử Độ sụt áp cho phép
(phút) (bars) %
Ống PPR PN10 15 09 5
+ Thử kín :
Hệ cấp nước lạnh Thời gian thử (Giờ) Áp suất thử Độ sụt áp cho phép
(bars) %
PPR PN10 24 7 5
b . Thử áp đường cấp nước nóng PPR PN20:
+ Thử bền:
Hệ cấp nước Thời gian thử (phút) Áp suất thử Độ sụt áp cho phép %
nóng (bars)
Ống PPR PN20 15 9 5
+ Thử kín :
Hệ cấp nước Thời gian thử (Giờ) Áp suất thử Độ sụt áp cho phép
nóng (bars) %
PPR PN20 24 07 5
c . Thử áp ống thép tráng kẽm :
+ Thử bền:
Hệ cấp nước lạnh Thời gian thử Áp suất thử (bars) Độ sụt áp cho phép
(phút) %
Ống tráng kẽm 30 20 5
+ Thử kín:
Hệ cấp nước lạnh Thời gian thử (Giờ) Áp suất thử (bars) Độ sụt áp cho phép
%
Ống tráng kẽm 24 15 5

You might also like