You are on page 1of 63

I,BIỆN PHÁP THI CÔNG

Biện pháp thi công tuân thủ theo đúng yêu cầu của thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt
đồng thời đảm bảo đúng các tiêu chuẩn cũng như quy định của nhà nước và phù hợp công
trình.

I.1.CÁC TIÊU CHUẨN

Các Tiêu chuẩn quy phạm xây dựng được áp dụng trong xây lắp được nhà thầu áp
dụng cho công trình như sau:

I.1.1. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VỚI; HỆ THỐNG TĂNG ÁP HÚT KHÓI

Hệ thống thông gió, tăng áp hút khói được nhà thầu triển khai theo các tiêu chuẩn và quy định
sau:

1. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam:


- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng.
- Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định 59/2015NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
- TCVN 5687 - 2010 : Thông gió, điều tiết không khí sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 232 - 1999: Hệ thống thông gió, ĐHKK và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu
- QCVN26 : 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- TCXDVN 175-2005: Mức ồn cho phép trong công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế
- QCVN 06 : 2010/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công
trình
- TCVN 7447 - 2004,2005: Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà
- TCVN 9206-2012: Đặt thiết bị trong nhà ở và trong công trình công cộng - Tiêu chuẩn
thiết kế
- TCVN 9207-2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn
thiết kế
- QCVN 09:2013/BXD: Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả
- QCVN 08:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị - Phần 2:
Gara Ô tô ngầm
- QCVN 09:2008: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - An
toàn sinh mạng và sức khỏe
- Nghị định 79/NĐ- CP/2014: Quy định chi tiết thi hành 1 số điều của luật phòng cháy và
chữa cháy và luật sửa đổi,bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
- QCVN 06-2010 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
2. Các tiêu chuẩn và quy phạm khác:

BIỆN PHÁP THI CÔNG


Gói thầu : “Cung cấp và lắp đặt hệ thống PCCC và TAHK”
Ngoài ra các thiết bị hệ thống thông gió, tăng áp hút khói và công tác lắp đặt chúng vào công
trình còn phải tuân thủ các yêu cầu trong những tiêu chuẩn trích dẫn dưới đây:

 TCVN 4086: 1985 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung.
 TCVN 4756: 1989 Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
 TCVN 5308: 1991 Qui phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng.

I.2. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Các dịch vụ được thực hiê ̣n trong gói thầu này bao gồm:

1. Thi công, cung cấp và lắp đặt hệ thống tăng áp hút khói
2. Kiểm tra, chạy thử, bàn giao các hê ̣ thống của hạng mục thuô ̣c gói thầu;
3. Bảo trì, bảo dưỡng trong thời gian bảo hành;
4. Bảo hành theo các điều kiện tối thiểu trong HSMT;
5. Các hê ̣ thống được cung cấp phù hợp hoàn toàn và chă ̣t chẽ với Yêu cầu và điều kiện kỹ thuâ ̣t
trong hồ sơ mời thầu.
6. Mọi công tác được hoàn thành theo mô ̣t phương thức có kỹ thuâ ̣t nhất, hoàn chỉnh mọi hạng
mục đi kèm cần thiết nhằm thoả mãn công tác xây lắp hê ̣ thống.

I.3. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN – BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ

Tất cả các hạng mục của gói thầu xây lắp phải được thi công theo đúng hồ sơ thiết kế đã được
phê duyệt và theo quy trình thi công nghiệm thu hiện hành của nhà nước.

I.3.1. Yêu cầu về quản lý vật tư, trang thiết bị

Nhà thầu cung cấp đảm bảo chất lượng, mẫu mã, chủng loại vật tư thiết bị theo yêu cầu của
thiết kế trong hồ sơ mời thầu, HSDT, cam kết trong hợp đồng, tất cả các vật tư, thiết bị phải phù
hợp với hợp đồng và được nghiệm thu bởi Tổng thầu, TVGS và BQLDA. Vật tư mang vào công
trường nhà thầu phải mời Tổng thầu, TVGS và BQLDA kiểm tra nghiệm thu trước khi thi công
lắp đặt trên công trường.
Nhà thầu trình cho Tổng thầu, TVGS các mẫu mã, chủng loại vật tư thiết bị theo yêu cầu
của thiết kế trong hồ sơ mời thầu, HSDT, cam kết trong hợp đồng và các phụ kiện không có trong
hợp đồng.
Nhà thầu trình cho Tổng thầu, TVGS tất cả các tài liệu về hồ sơ pháp lý liên quan đến các
loại vật tư thiết bị theo yêu cầu của thiết kế trong hồ sơ mời thầu, HSDT, cam kết trong hợp đồng
bao gồm không giới hạn và lưu trữ tại BCH công trường, văn phòng TVGS.
Tất cả các vật tư, thiết bị đều phải được nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng cho công
trình và phải đúng theo quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam
Khi chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu sẽ xuất trình hồ sơ lý lịch về vật tư, thiết bị mà nhà thầu sử
dụng vào công trình.

2
Một số mặt hàng cần có mẫu thử, nhà thầu sẽ tiến hành lấy mẫu thí nghiệm và đem thử
nghiệm tại phòng thí nghiệm được chủ đầu tư phê duyệt theo yêu cầu và có sự giám sát của phía
chủ đầu và đơn vị tư vấn giám sát.

Chủng loại vật tư được nhập về công trình theo đúng nhu cầu của từng giai đoạn thi công
do đội trưởng thi công chỉ định, không tiến hành nhập vật tư ồ ạt gây khó khăn trong việc thi công
và bảo quản trang thiết bị.
Toàn bộ các chủng loại vật tư được sử dụng thi công là loại vật tư đặc chủng nên sẽ được
nhà thầu bảo quản một cách cẩn thận, tránh tác động của nước, nhiệt, ẩm, hoá chất, vi khuẩn, côn
trùng & va đập cơ học...bởi vậy mặc dù được bảo quản tại kho tạm, điều kiện vì khí hậu tối thiểu
phải đạt được: (Nhiệt độ: 10 – 40 độ C. Độ ẩm trung bình: 60 %. ).
Toàn bộ vật tư khi đưa về nhập kho tại công trình đều phải được chủ đầu tư và tư vấn giám
sát kiểm tra nghiệm thu về mẫu mã, nhãn mác, ký hiệu, xuất sứ, niên hạn xuất xưởng... theo đúng
nội dung đã ghi trong hồ sơ thầu. Ngoài việc kiểm tra về số lượng thủ kho, cán bộ kỹ thuật còn có
trách nhiệm bóc mỗi kiện hàng 1 mẫu chuyển lên ban quản lý dự án để làm mẫu đối chiếu trong
suốt thời gian thi công.
Trong trường hợp vật tư không bảo đảm chất lượng hoặc có sai khác về qui cách, chủng
loại... đều phải lập biên bản và đưa ra khỏi công trình trong thời gian không quá 24 h

Nghiệm thu vật tư trước khi đưa vào sử dụng:


Trình mẫu lên Tổng thầu, Ban QLDA, TVGS duyệt
Biên bản chấp thuận của Ban QLDA ký duyệt:
- Bảng mẫu vật tư, thiết bị.
- Hồ sơ trình mẫu vật tư, thiết bị.
Các bên liên quan tham nghiệm thu
- Đại diện chủ đầu tư (ban QLDA)
- Đại diện TVGS
- Đại diện Tổng thầu
- Đại diện nhà thầu

3
I.3.2. Yêu cầu về đo đạc trong quá trình thi công

Tất cả các thiết bị dùng trong công tác đo đạc phải có độ chính xác đảm bảo thỏa mãn được
theo yêu cầu kỹ thuật.

Sau khi nhận mặt bằng xong nhà thầu cử cán bộ kỹ thuật khảo sát và đo đạc lại thực tế để tiến
hành lập bản vẽ triển khai thi công.

I.3.3. Công tác hoàn thiện, lắp đặt

Quy định chung:

Trước khi thi công hoàn thiện từng phần hay toàn bộ công trình phải thực hiện xong những
công tác cơ bản sau:

- Chèn kín các khe của các bộ phận kết cấu công trình.
- Thi công các lớp lót dưới sàn nhà.
- Thi công các lớp chống thấm của mái và của khu vệ sinh, bảo đảm không thấm ướt, không
thoát mồ hôi qua khe chèn ống và lỗ thu nước.
- Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành trát lát, ốp ở ngay những nơi sẽ đặt các thiết bị .
Công tác lắp đặt thiết bị.
Công tác lắp đặt thiết bị phải tuân thủ đầy đủ yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt. Để đảm
bảo sử dụng thuận tiện cho công trình. Những hệ thống kỹ thuật và thiết bị kỹ thuật được bố trí
ngầm trong tường, dầm, trần...trước khi bịt kín phải kiểm tra lại, nghiệm thu kỹ thuật từng phần.
Trước khi lắp đặt cần thống nhất với giám sát kỹ thuật (nếu cần cả với tư vấn thiết kế) về định vị
các tuyến ống kỹ thuật.... để đảm bảo thẩm mỹ cho công trình.
- Những vị trí bê tông mà hệ thống kỹ thuật đi qua phải xác định chính xác và để lỗ chờ. Hạn chế
tối đa đục đẽo vào kết cấu bê tông gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

I.3.4. Biện pháp kỹ thuật thi công tổng quát.

1. Toàn bộ nhân viên kỹ thuật, công nhân tham gia thi công đều được đào tạo tại các trường
nghiệp vụ chuyên ngành & có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với qui chuẩn hiện hành của nhà
nước.

2. Trước khi đưa công nhân ra hiện trường thi công, nhà thầu tiến hành tổ chức đào tạo lại,
sát hạch, phân loại lao động đối với từng cá nhân, nhóm cá nhân cụ thể. Trang bị kiến thức &
thiết bị an toàn lao động. Đặc biệt với đối tượng lao động phổ thông (tuyển dụng ngắn hạn) sẽ
được nhà thầu chú ý hơn trong quản lý, hướng dẫn thi công.

3. Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ: Thuế, bảo hiểm xã hội, vệ sinh
môi trường..., và các chi phí khác sinh ra do quá trình tổ chức thi công (đền bù, khắc phục hậu
quả do thi công gây ra).

4
4. Trước khi triển khai thi công một công việc nào trên công trường, nhà thầu phải triển khai
thi công lắp đặt một lớp lót dưới nền nhà bằng các tấm gỗ ván hoặc một lớp bạt và hệ giàn giáo thi
công đảm bảo an toàn, di chuyển dễ dàng, chân giàn giáo lắp đặt hệ bánh cao su có khóa.

5. Nhà thầu sẽ chủ động tiến hành đề xuất kịp thời với Chủ đầu tư về các thông tin (thông
tin kỹ thuật & thông tin khác) cần thiết trong việc chuẩn bị & triển khai thi công.

6. Các tổ đội thi công & bên liên quan (Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát thi công)
thường xuyên trao đổi để thống nhất phương án kỹ thuật, tiến độ thi công, tháo gỡ vướng
mắc...Hạn chế tới mức thấp nhất việc thi công chồng chéo, đục phá - Gây ảnh hưởng tới chất
lượng, tiến độ của công trình.

7. Sau khi chính thức nhận được thông báo trúng thầu – Nhà thầu sẽ khẩn trương triển khai
thiết kế thi công & chuyển hồ sơ thi công cho phía chủ đầu tư và tư vấn thiết kế, ký duyệt để
làm cơ sở định hướng thi công (mọi sai khác so với hồ sơ thi công đều phải được chủ đầu tư, tư
vấn thiết kế trực tiếp quyết định kèm theo xác nhận chi tiết trong nhật ký thi công).

8. Kết thúc việc thi công toàn bộ công trình, căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, hồ
sơ hoàn công, nhật ký thi công, biên bản phần việc phát sinh... phía nhà thầu sẽ thực hiện các
công đoạn tiếp theo: Theo dõi, hiệu chỉnh, chạy thử, quyết toán bàn giao, bảo hành, bảo trì –
Theo đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng kinh tế & luật định hiện hành.

I.3.5. Giải pháp cấp điện, trang bị cứu hoả phục vụ thi công.

Để bảo đảm cho thi công được thuận lợi cần bảo đảm cấp điện liên tục, trang thiết bị cứu
hoả sẵn sàng – Xuất phát từ mục đích trên:

1. Nguồn điện cung cấp cho thi công được lấy từ các tủ điện thi công được bố trí trên công
trường, các tủ điện này đều được bảo vệ an toàn và có thiết bị chống quá tải công suất. Công
suất phụ tải dự kiến thi công đồng thời khoảng 120KW/h

2. Tất cả các tủ điện thi công (tủ cố định, tủ di động) phải có độ chịu ẩm , bảo đảm hoạt
động an toàn trong cả điều kiện ẩm ướt của công trình (nếu có), vỏ tủ bắt buộc nối đất bằng dây
đồng trần 4,0mm2 - các ổ cắm 3P & 1P cấp điện cho máy công cụ đều được đấu sau aptomat
chống dòng chạm đất. Tủ nguồn điện được đặt tại các vị trí cố định trên mặt bằng công trình.

3. Từ vị trí tủ trung tâm các cáp điện loại + dây tiếp địa được lồng trong ống PVC đi nổi sát
tường nhà tới vị trí phụ tải. Trong trường hợp cáp bắt buộc đi ngầm sàn qua trục giao thông việc
lồng cáp được thực hiện bằng ống thép bảo đảm chịu được lực cơ học tác động.

4. Việc cấp điện thi công được thực hiện như sau: Cáp trục chính sẽ được đi từ tủ tổng tới
các vị trí đấu nối.

5. Để đảm bảo an toàn tránh các sự cố điện - gây thiệt hại cho người và thiết bị, việc tổ chức
thi công điện tại công trình cần lưu ý:

- Toàn bộ công nhân, cán bộ kỹ thuật được trang bị đầy đủ công cụ chuyên dụng,
trang bị bảo hộ theo đúng đặc điểm công việc được giao.

5
- Tất cả công nhân điện nhất thiết phải qua 1 lớp huấn luyện về an toàn điện (theo tiêu
chuẩn ngành).
- Cán bộ kỹ thuật (tuỳ theo từng cấp độ) là người trực tiếp kiểm tra và chịu trách
nhiệm về kỹ thuật và an toàn.

6. Trang bị cứu hỏa phục vụ thi công: nhà thầu trang bị bình cứu hoả xách tay khi thi công
trong các công việc liên quan đến hệ thống điện, có nguy cơ cháy nổ như công tác hàn, cắt….

I.4. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

Công tác chuẩn bị bao gồm hai công tác sau:

- Công tác chuẩn bị thi công


- Công tác mua sắm và nhập khẩu hàng hoá thiết bị

Công tác triển khai được bắt đầu với cống tác “xây dựng phương án thi công” bao gồm các
công việc như :

- Xây dựng bản vẽ thi công


- Xây dựng phương án thi công.

Sau khi đã có phương án thi công, nhà thầu sẽ trình và thống nhất cùng chủ đầu tư cũng như
các nhà thầu khác có liên quan.

Công tác chuẩn bị bao gồm lên kế hoạch mua sắm và nhập khẩu hàng hoá thiết bị. Hàng
hoá được đưa vào công trường theo từng đợt với phương thức cuốn chiếu đảm bảo cung
ứng đầy đủ và kịp thời cho công tác triển khai lắp đặt.

Công tác chuẩn bị được thực hiện như sau:

1.Nhà xưởng và trang thiết bị:

- Văn phòng của nhà thầu sát được xây dựng tại công trường. Đây làm nơi cán bộ ban quản
lý dự án và người chịu trách nhiệm của nhà thầu tại công trường làm việc, trao đổi công
việc tại hiện trường
- Khu nhà kho, tập kết vật tư, thiết bị. Kho bãi cần đặt tại vị trí thuận tiện giao thông, vận
chuyển. Vật liệu làm kho có khả năng cách nhiệt để đảm bảo vật tư hàng hóa không bị hư
hại

2.Vận chuyển và bốc dỡ:

- Trong quá trình trung chuyển vật tư trước khi vào công trình, nhà thầu sẽ sắp xếp vị trí để
vật liệu bên ngoài hành lang bảo vệ đường và sẽ chịu tất cả các chi phí liên quan đến việc
trung chuyển
- Trước khi vận chuyển vật tư thiết bị vào công trình nhà thầu phải xin giấy phép, đăng ký
với ban quản lý, kỹ sư giám sát về thời gian, vị trí để vật tư thiết bị.
- Nhà thầu lập kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị cần thiết để phục vụ công tác thi công tại
công trường tại từng thời điểm.
- Mọi vật liệu, thiết bị phải được sắp xếp hợp lý, khoa học và đồng đều

6
3.Đảm bảo giao thông:

- Nhà thầu sẽ thực hiện công việc của mình bằng cách bảo vệ công trình kể cả các công trình
lân cận khỏi hư hại do giao thông phục vụ xây dựng gây ra.
- Kiểm soát và điều khiển giao thông trong mặt bằng thi công cần thiết được áp dụng để bảo
vệ công trình. Các đường đi lại luôn sạch sẽ và đảm bảo tuyệt đối an toàn
- Tại mọi thời điểm cần đặc biệt chú ý đến việc điều khiển giao thông trong thời tiết xấu,
trong thời gian công việc đã thực hiện đặc biệt dễ bị hư hỏng.
- Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm đền bù, sửa chữa(nếu có) các công trình giao thông công
cộng, hệ thống hạ tầng do xe máy của mình đi lại trên đó gây ra
- Nhà thầu sẽ chịu tất cả các chi phí đối với các thiệt hại do họ gây nên về người và tài sản
trên các công trình hiện có, kể cả công trình trên mặt đất hay công trình ngầm

4. Các công tác kỹ thuật tại hiện trường.

Tổng quát:
- Nhà thầu sẽ cung cấp các cán bộ và kỹ sư có chuyên môn để tiến hành công tác khảo sát
và thi công theo quy định.
- Danh sách Cán bộ và kỹ sư được thể hiện trong mục “Huy động nhân sự và phương tiện
thi công”.
Khảo sát thi công thông thường:
- Nhà thầu sẽ bắt đầu công tác khảo sát thi công thông thường bao gồm khảo sát hình học,
công tác đo đạc để thanh toán sau này và tất cả các phòng thí nghiệm vật liệu. Tất cả các
công việc này được ghi chép lại trong sổ ghi chép tiêu chuẩn, các tờ giấy rời không được
chấp nhận.
- Xác định số liệu đo đạc nhằm tính chênh lệch sau khi hoàn công.
Giám sát chất lượng vật liệu và tay nghề:
1. Nhà thầu thực hiện điều tra các nguồn vật liệu, thiết kế hỗn hợp thử nghiệm và tiến
hành các thí nghiệm trong phòng và ngoài hiện trường để kiểm tra chất lượng vật tư
trước, trong và sau khi chúng được dùng trong công trình.
2. Tất cả các thí nghiệm sẽ được nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của giám sát kỹ
thuật như quy định về kỹ thuật trong chương này.
3. Kế hoạch về quản lý chất lượng:
- Nhà thầu cung cấp cho Kỹ sư giám sát kế hoạch quản lý chất lượng theo các quy định sau
đây:
- a) Nhà thầu nộp cho Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Kỹ sư giám sát kế hoạch quản lý
chất lượng để thông qua trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được lệnh khởi công. Kế
hoạch quản lý chất lượng sẽ mô tả chi tiết các trình tự công việc, các hướng dẫn và báo
cáo sẽ được dùng để đảm bảo các quy định trong hợp đồng được tuân theo, sự từ chối của
Kỹ sư giám sát sẽ không được coi là nguyên nhân khiếu nại của nhà thầu.
- b) Nhân sự: Tên và trình độ của các cán bộ phụ trách công tác chất lượng sẽ được đệ
trình cho Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.
- c) Thủ tục xem xét: Thủ tục xem xét tất cả các mẫu thí nghiệm, chứng chỉ phải được nộp
cho Kỹ sư giám sát.

7
4. Các công việc chuẩn bị trước khi thông qua kế hoạch quản lý chất lượng:
- Công tác duy nhất mà Nhà thầu được phép tiến hành trước khi thông qua kế hoạch quản
lý chất lượng là việc khảo sát vị trí các công trình tạm, huy động Ban chỉ huy công
trường, máy móc và trang thiết bị nhưng không bao gồm các khảo sát cho các công tác
xây dựng vĩnh cửu hay các công trình vĩnh cửu.
5. Các thay đổi về kế hoạch quản lý chất lượng:
- Bất kỳ thay đổi nào của kế hoạch quản lý chất lượng sẽ phải được đệ trình lên Kỹ sư
giám sát để xem xét và thông qua. Tài liệu trình nộp này sẽ phải nêu rõ các phần công
việc bị ảnh hưởng do sự thay đổi của kế hoạch và ngày áp dụng các thay đổi này.
6. Trình nộp:
- a) Tất cả các tài liệu trình nộp sẽ được Nhà thầu xem xét lại và chứng nhận phù hợp với
bản vẽ và quy định kỹ thuật.
- b) Báo cáo thí nghiệm:
- Trước khi giao các vật liệu và thiết bị đến công trình, bản copy của các báo cáo của tất cả
các thí nghiệm, kiểm định, giám định sẽ phải được nộp và thông qua, các thí nghiệm,
kiểm định, giám định được tiến hành đảm bảo yêu cầu.
7. Thí nghiệm, kiểm định, giám định: Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả các thí
nghiệm, kiểm định, giám định được yêu cầu trong hợp đồng.
Định vị:
- Nhà thầu phải xác định vị trí và cao độ của công trình và các bộ phận của công trình trên
cọc mốc và phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của việc định vị này.
- Việc giám định vị trí cho mọi công tác thi công phải đệ trình lên Kỹ sư giám sát và được
sự chấp thuận trước khi tiến hành thi công.

5. Các tiêu chuẩn có liên quan


Tổng quát:
Nếu trong quy định kỹ thuật yêu cầu các vật tư, thiết bị và tay nghề phải thoả mãn các tiêu
chuẩn quy định được cho trước thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư, thiết bị và
tay nghề theo các tiêu chuẩn đó.
Đảm bảo chất lượng:
1. Trong quá trình đấu thầu:Trong khi đấu thầu tất cả các hạng mục của công trình Nhà
thầu phải làm rõ các quy trình và quy phạm và nói rõ các hạng mục công việc của công trình này
thoả mãn hay vượt quá yêu cầu.
2. Trong qúa trình thực hiện:Kỹ sư giám sát có quyền từ chối các công tác không thoả mãn
các yêu cầu tối thiểu..
3. Trách nhiệm của Nhà thầu: Trách nhiệm của Nhà thầu theo quy định trong hợp đồng
hoặc theo hướng dẫn của kỹ sư TVGS là phải cung cấp các vật liệu và tay nghề phải thỏa mãn hoặc
có thể vượt quá các yêu cầu trong HSDT, Hợp đồng xây dựng.
6. Vật liệu và kho bãi
Tổng quát:
Vật liệu, vật tư, thiết bị được sử dụng phải:
- Phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng;
-Tuân theo hợp đồng và các phê duyệt thay đổi từ chủ đầu tư; các quy định về kích cỡ loại
và chất lượng trên bản vẽ hoặc trong các quy định khác hoặc theo các văn bản riêng được Kỹ sư
giám sát phê duyệt;
-Tất cả các sản phẩm đều mới, phù hợp với quy định tại hợp đồng.
Cung cấp vật tư, thiết bị:

8
Nếu chủng loại và chất lượng vật tư, thiết bị giao đến hiện trường không phù hợp với chủng
loại và chất lượng vật tư, thiết bị như được duyệt, thì phần vật tư, thiết bị đó phải được mang đi
khỏi hiện trường trong vòng 24 giờ đồng hồ, trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư.
Ngoài ra nhà thầu còn chuẩn bị các công việc như:
Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công, khảo sát thi công
Làm thẻ và đăng ký, làm các thủ tục cần thiết cho cán bộ và công nhân tham gia thi công
công trình với cán bộ chuyên trách tại công trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quản
lý con người tại công trường.
Lập kế hoạch thi công chi tiết cho từng hạng mục và lập bảng phân công lao động chuyên
trách cho từng bộ phận.
Lập nội quy thi công tại công trình.
Trang bị đủ bảo hộ lao động cần thiết cho cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân hoạt động tại
công trường. Nếu nhà thầu thực hiện không đầy đủ TVGS có quyền đình chỉ thi công và yêu cầu
đưa ra khỏi công trường.
Chuẩn bị đầy đủ các máy móc thi công cần thiết để thi công công trình và kiểm tra độ an
toàn của máy móc thi công trước khi tiến hành công việc thi công. (Bảng thống kê các máy móc
được sử dụng trong quá trình thi công sẽ được thể hiện ở phần sau)
Thực hiện thu dọn mặt bằng, đảm bảo không có vật cản trở trong quá trình thực hiện thi
công.
Đặt bảng chú ý tại khu vực thi công nhằm tránh gây hại cho khách hoặc công nhân.
Kiểm tra kỹ toàn bộ vật tư, thiết bị trước khi thi công.
Nghiên cứu các thông số kỹ thuật và thiết kế bản vẽ cho hệ thống.
Các bản vẽ kỹ thuật phải bao gồm, bản vẽ sơ đồ nguyên lý điều khiển, bản vẽ sơ đồ kết nối
hệ thống, bản vẽ các vị trí lắp đặt thiết bị, bản vẽ hệ thống ống.
I.5. TRIỂN KHAI CÁC HẠNG MỤC HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ TĂNG ÁP HÚT
KHÓI

Công tác triên khai các hạng mục của hệ thống bao gồm:

- Thi công hệ thống thông gió và tăng áp hút khói;

I.5.1.1. Thi công lắp đặt hệ thống tăng áp, hút khói

1. Tổng quát Phương pháp thi công hệ ống thông gió:

a. Kích thước ống gió sẽ tuân theo tài liệu kỹ thuật và bản vẽ thi công.

b. Tất cả các ống gió vuông được chế tạo sẵn từ tôn cuộn ở xưởng sản xuất. Trong quá trình
chế tạo tại xưởng sản xuất phải kiểm tra và đo chính xác. Sau khi chế tạo xong ống gió phân xưởng
phải kiểm tra lại kích thước thành phẩm.

c. Ống gió sẽ được kiểm tra và nghiệm thu trước khi lắp đặt tại công trình.

d. Ống gió sẽ treo chắc chắn trên cấu trúc sàn hoặc khung trong toà nhà.

e. Các miệng gió lắp đặt đảm bảo cao độ của khung trần hoàn hiện.

9
Hệ thống ống gió cho công trình bao gồm các hệ thống sau:

- Hệ thống điều áp cầu thang;

- Hệ thống hút khói hành lang;

- Hệ thống thông gió hút khói tầng hầm.

Trình tự thi công như sau:

- Gia công giá treo, giá đỡ sau khi đo đạc lấy dấu được lắp đặt theo vị trí cố định sẵn theo
bản vẽ thi công phê duyệt (quy cách giá đỡ theo bản vẽ chi tiết trình duyệt).

- Gia công ống gió (Tôn tráng kẽm từ 0.48mm, 0.58mm, 0.75mm, 1.15mm) theo bản vẽ thi
công và đề xuất vật tư đã được duyệt.

- Chừa lỗ thi công.

- Lắp đặt giá treo, giá đỡ.

- Lắp đặt ống gió thành phẩm và phụ tùng; thử kín ông gió

- Lắp đặt van điều chỉnh lưu lượng, cửa gió.

- Căn chỉnh hoàn thiện đường ống (Điều chỉnh các giá đỡ, bít kín ống gió bằng silicon…).

+ Tất cả các tuyến ống gió cứng của công trình này khi lắp đặt đều được nối bằng nẹp c, bích
công nghệ và xiết chặt bằng bu lông đai ốc. Chỗ tiếp nối giữa hai mặt bích phải có gioăng đệm đàn
hồi để làm kín.

+ Khi chế tạo ống gió tại công trường, các đoạn ống gió đều được chế tạo hoàn thiện, đảm
bảo kín tại các mí gấp và đã lắp sẵn các mặt bích ở hai đầu ống. Đầu ống chỗ gắn mặt bích phải
được bẻ gờ, chiều rộng bẻ gờ 10-12mm.

+ Mặt bích được liên kết vào đầu ống bằng các đinh vít, hoặc hàn đính.

Qui cách chế tạo ống gió phụ thuộc cạnh dài của thiết diện ống. Một số kích thước chính xem
bảng:

Bảng 1: Qui cách chế tạo ống gió (mm)

Đường kính hoặc cạnh dài Quy cách


TT
của ống gió vật liệu làm bích
1 Đến 450 mm Bích TDC, nẹp C
2 460 - 600mm Bích TDC, nẹp C
4 610 mm - 1000 mm Bích TDC
5 1100 mm - 1500 mm Bích TDC
5 ≥ 1500 mm Bích TDC

10
+ Toàn bộ các loại cửa gió đều được chế tạo trong nước. Khi lắp đặt, cửa gió được liên kết
vào hộp cửa gió bằng vít mạ kẽm.

- Ống gió cứng các loại được treo lên trần bê tông bằng các bộ giá treo được tạo thành từ hai
thanh ren thép, nở thép và một thanh đỡ ngang bằng thép hình.

2. Kết nối ống gió:

- Kết nối TDC dùng cho ống gió có kích thước từ 1500mm trở xuống.

Bulong M8
Mố i nố i gó c kiểu TDC
Gó c TDC
Bích TDC rộ ng 30mm hoặc hơn

Gioă ng nố i 2
đầ u ố ng gió

Đai ố c M8

A C B C

Mặ t cắt củ a nố i bích TDC

A Nẹp TDC
Ố ng gió
C Nẹp TDC
Ố ng gió
Gó c TDC
A: 150mm hoặ c nhỏ hơn
B
B: 200mm hoặ c nhỏ hơn
C: 150mm hoặ c lớ n hơn
C
Gioă ng đệm kín

Chi tiết gia cố ống gió bằng bích TDC

5.3.Thi công hệ thống hút khói hành lang:

- Hệ thống hút khói hành lang bao gồm đường ống gió bằng tôn mạ kẽm và cửa gió. Tại các
vị trí ống đi qua tường xây, người kỹ sư sẽ cho tiến hành đo kích thước ống gió tại vị trí đó +5cm
mỗi bên để ống gió đi qua. Sau khi thi công hoàn thiện hệ thống ống gió sẽ tiến hành xây trát kín
hoàn thiện lại vị trí tường đã đi qua.

11
- Ở những vị trí ống gió đi qua dầm sẽ sử dụng chi tiết ống gió hình vai bò, tại đây ống gió sẽ
được thay đổi kích thước tăng chiều ngang và giảm chiều cao xuống để đảm bảo chiều cao của trần.

- Tại vị trí cửa gió thoát khói ra ngoài sẽ sử dụng cửa gió nan Z có chớp chống hắt mưa và
lưới chắn côn trùng. Ống gió từ quạt ra đến cửa gió sẽ được chế tạo vát xuống dưới để đảm bảo
nước mưa không thể vào trong đường ống.

- Quạt gió hút khói được gắn hai đầu bằng cổ bạt nối mềm để chống rung và không ảnh
hưởng đến đường ống.

5.4. Thi công hệ thống tăng áp cầu thang bộ:

- Hệ thống tăng áp cầu thang bộ bao gồm hệ thống ống gió bằng tôn mạ kẽm trục đứng kích
thước như hồ sơ bản vẽ thi công, ống gió trục đứng được gia cố bằng Conson sử dụng thép V4,
conson được gắn vào các vị trí vách betong của từng tầng, tại các vị trí mặt bích của ống gió trục
đứng sẽ tựa vào các conson này.

- Hệ thống ống gió nhánh tăng áp cầu thang sẽ thổi gió tạo áp suất trong buồng thang bộ. Tại
các vị trí cửa gió đục ra cũng sẽ được xây trát hoàn thiện.

5.5. Thi công hệ thống tăng áp cầu thang máy:

- Toàn bộ ống gió sẽ được kết nối 2 ống vào với nhau trước, người kỹ sư có nhiệm vụ xác
định vị trí cửa gió từng tầng và cho tiến hành cắt lỗ để gắn cửa gió trước để thuận tiện thi công hệ
thống trục đứng sau này.

5.6. Công tác thử kín đường ống.

- Đường ống sau khi lắp đặt xong sẽ được thử kín bằng khói, đường ống trục đứng thử kín
bằng ánh sang.
- Tiến hành bịt một phía và bịt các cửa gió. Phía còn lại bắt đầu tiến hành thử khói bằng máy
tạo khói và kiểm tra toàn bộ đường ống không xảy ra rò rỉ khói.
- Đến thời điểm khói ra phía đầu còn lại của đường ống chúng ta tiến hành kiểm tra lại toàn
bộ đường ống để chắc chắn rằng không có rò rỉ xảy ra và tiến hành mời Ban quản lý và nhà
Tư vấn giám sát nghiệm thu.

5.7 . Quy cách của giá đỡ ống gió

Kích thước ống gió Loại thép Đường kính ty Khoảng cách tối đa của
góc L treo giá đỡ
Kích thước cạnh lớn nhất W
(mm) (mm) (mm) (mm)
<400 30 x 30 8 2000
30 x 30
401-600 8 2000
30 x 30
601-800 8 2000
30 x 30
801-1000 8 2000
30 x 30
1001-1300 8 2000

12
1301-1500 40 x 40 10 1500

1501-2000 40 x 40 10 1500

5.8. Lắp đặt quạt ly tâm, quạt hướng trục.

Bản vẽ chi tiết lắp đặt quạt

- Quạt có kích thước và trọng lượng lớn nên công tác vận chuyển quạt phải rất cẩn thận.Vận
chuyển quạt tới vị trí lắp đặt bằng xe kéo (phải dùng dây buộn chặt quạt vào xe kéo), không được
để xảy ra va đập trong lúc vận chuyển.

- Xác định vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật của quạt đúng theo bản vẽ thi công.

13
- Kiểm tra, vệ sinh quạt trước khi lắp đặt.

- Đánh dấu vị trí lắp quạt, kiểm tra kích thước và hình dáng của quạt.

- Dùng xe nâng tay, bộ kích, con lăn, dây thừng…đưa quạt vào vị trí cần lắp đặt, căn chỉnh vị
trí của quạt theo đúng bản vẽ thi công.

- Cố định chắc chắn quạt vào các bộ chống rung.

- Xiết bu lông vào lò xo một cách chắc chắn dùng thước đo thăng bằng để căn chỉnh cho quạt
được cân bằng.

- Kiểm tra lực xiết bằng bộ cà lê lực chuyên dùng sau đó đánh dấu vị trí bulông và êcu để tiện
cho việc theo dõi trong quá trình vận hành.

- Kiểm tra, hoàn thiện công tác lắp đặt, đấu nối nguồn cho quạt,chạy thử quạt kiểm tra các
thông số bằng các thiết bị đo chuyên dùng.

- Vệ sinh và bao bọc quạt.

5.9. Lắp đặt hệ thống điện:

5.9.1. Hệ thống điện cấp nguồn:

- Bao gồm tủ điện tổng cấp nguồn động lực cho toàn bộ các quạt ly tâm. Nguồn điện được lấy
từ nguồn ưu tiên, toàn bộ dây sử dụng cho hệ thống tăng áp, hút khói là dây và cáp chống cháy.

5.9.2. Hệ thống điện điều khiển:

- Tín hiệu đóng mở quạt được lấy từ tủ PCCC, khi có sự cố, rơ le sẽ đóng tiếp điểm và cấp
nguồn cho quạt tăng áp và hút khói trên mái.( Theo hợp đồng, hồ sơ và bản vẽ đệ trình)

- Tại mỗi tầng có van điện từ MV, van này sẽ đóng mở dựa trên tín hiệu của tủ PCCC, mỗi tầng sẽ
được điều khiển bằng 1 tín hiệu tự động và 1 tín hiệu bằng tay khi sự cố xảy ra.

I.5.1.2. Phương pháp, quy trình nghiệm thu, kiểm tra:

1. Quy trình nghiệm thu:


 Tuân thủ nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng và thông tư 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý chất lượng công trình xây dựng
 Có rất nhiều công việc cần phải nghiệm thu kể từ khi bắt đầu cho đến kết thúc. Việc xác
định nội dung và số lượng nghiệm thu là do nhà thầu đệ trình để tư vấn quản lý phê chuẩn.
 Công tác nghiệm thu được thực hiện 2 bước:

14
 Bước 1: Nhà thầu tự nghiệm thu để sửa chữa những sai sót để sẵn sàng mời nhà tư vấn đến
nghiệm thu.
 Bước 2: Cùng nhà tư vấn nghiệm thu ngoài công trường
 Công cụ, quy trình nghiệm thu phải chuẩn bị sẵn sàng và được Nhà tư vấn phê chuẩn trước
khi nghiệm thu.
 Trong quá trình nghiệm thu nhà thầu cần đảm bảo đủ điều kiện để các bên kiểm tra thoải
mái, không gò ép và phải đảm bảo an toàn cho hội đồng nghiệm thu.
 Nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tài liệu, thiết kế quy trình và biên bản nghiệm thu để
sau khi nghiệm thu tại hiện trường nhà tư vấn có thể xem xét và ký được ngay.

2. Biện pháp nghiệm thu:


 Nghiệm thu vật tư, thiết bị đến chân công trình
 Nghiệm thu lắp đặt ống gió và thử kín.
 Nghiệm thu thiết bị TAHK sau khi lắp đặt.
 Nghiệm thu toàn bộ công tác lắp đặt các hệ thống
 Nghiệm thu chạy thử đơn động không tải các hệ thống
 Nghiệm thu chạy thử liên động không tải các hệ thống
 Nghiệm thu chạy thử liên động có tải các hệ thống
 Nghiệm thu toàn bộ hạng mục đưa vào sử dụng

I.6. BIỆN PHÁP KẾT HỢP THI CÔNG VỚI CÁC NHÀ THẦU KHÁC
Đối với các cộng trình có quy mô lớn, trong quá trình thi công sẽ có nhiều hạng mục thi
công cùng một thời điểm trên cùng một mặt bằng như : Hệ thống PCCC, hệ thống điện, hệ thống
điều hòa thông gió, hệ thống cấp thoát nước …vv. Do đó việc phối hợp giữa các nhà thầu thi công
một cách khoa học nhằm tránh chồng chéo, phá vỡ giữa các hạng mục và đảm bảo tiến độ thi công ,
chất lượng công trình.

1, Phối hợp phải được thực hiện từ giai đoạn triển khai bản vẽ thi công ( Shopdrawing). Đơn
vị Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát cùng các nhà thầu khảo sát hiện trạng công trình và thống nhất thứ
tự ưu tiên giữa các hạng mục theo thứ tự như sau :

+ Trên trần kỹ thuật : Đê đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của các hạng mục và tính thẩm mỹ
công trình việc bố trí thiết bị theo cấp ưu tiên : Hệ thống đèn chiếu sáng → miệng thổi gió → đầu
phun chữa cháy → đầu báo cháy → hệ thống loa…vv.

+ Trần bê tông : Các đường ống công nghệ liên kết với cấu kiện bê tông cần phải thống nhất
cao độ phù hợp tránh sự xung đột vị trí giữa các hạng mục. Trong quá trình triển khai hệ thống
thoát nước thải và thoát nước ngưng điều hòa cần được ưu tiên trước về cao độ

+ Trong hộp kỹ thuật : Hệ thống đường ống dẫn nước và hệ thống điện phài được lắp đặt
trong các trục kỹ thuật riêng biệt

15
- Đối với hộp kỹ thuật nước : Xác định số lượng tuyến ống các hạng mục cùng lắp đặt trong
cùng trục, trên cơ sở đó định vị vị trí các tuyến ống. Ưu tiên vị trí hệ thống thường xuyên vận hành
ở vị trí dễ thao tác

- Đối với hộp kỹ thuật điện : Cần phải tuân thủ nguyên tắc là dây dẫn điện > 70V sẽ không
được đi chung với dây dẫn tín hiệu trong cùng một ống ghen hoặc chung khay máng cáp và phải
thỏa mãn khoảng cách theo quy định. Cáp điện sử dụng nguồn điện ưu tiên cho các hệ thống : tăng
áp, hút khói, máy bơm chữa cháy, thang máy chữa cháy phải được lắp đặt trên tuyến độc lập và có
khoảng cách an toàn cháy đối với tuyến cáp của hệ thống khác. Các tủ điện tầng khi lắp đặt sao cho
hướng của cánh tủ không mở trực tiếp vào trục kỹ thuật điện và phải có vách ngăn cháy (hoặc
khoảng cách an toàn) khi tủ điện có sự cố chập cháy.

2, Phối hợp trong quá trình thi công lắp dựng:

Trên cơ sở bản vẽ thi công đã được phê duyệt khi lắp dựng các đường ống công nghệ phải
đảm bảo cao độ để trách xung đột vị trí.

- Phối hợp với nhà thầu xây dựng nhận bàn giao tim mốc cơ bản từ các bộ phận chức năng tại
công trình ghi biên bản (nhật ký) xác nhận. Các mốc này sẽ là cơ sở để triển khai các công việc trắc
đạc kế tiếp và cũng là cơ sở cho công tác nghiệm thu bàn giao. Nhà thầu thi công 1 hạng mục trên
công trình vì vậy công việc lập các mốc tim trục lấy theo mốc của đơn vị xây dựng.

- Do đặc thù của công tác lắp đặt đường ống: Tim trục của tuyến ống cũng như các vị trí của
các chi tiết đều được lấy căn cứ theo các mốc trục của đơn vị xây dựng. Riêng cao độ được lấy từ
mốc chuẩn công trình khi thi công được chuyển đến khu vực thi công bằng các mốc gửi gần các vị
trí lắp đặt (< 15m).

- Tại từng vị trí, khu vực lắp đặt cần phải phối hợp với các nhà thầu khác trong việc đảm
bảo an toàn lao động và an toàn phòng chống cháy nổ

- Công tác vận hành chạy thử liên động giữa hệ thống phòng cháy chữa cháy với các hạng
mục : tăng áp buồng thang, hút khói, thông gió, thang máy…vv, cần phải phối hợp với các nhà thầu
có liên quan về thông số thiết bị, tính năng thiết bị và tính tương thích của các hệ thống với nhau để
đưa ra phương án, giải pháp hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của từng hệ thống.

16
I.7. TÀI LIỆU HỆ THỐNG

Các mục mô tả lắp đặt, quản lý, kiểm tra, và tài liệu xây lắp được cung cấp và duy trì bởi nhà thầu.

1.7.1Bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công: Nhà thầu lắp đặt phải cung cấp bản vẽ để phê duyệt khi bắt đầu triển khai
dự án.

Một bộ sẽ được dành cho vị trí quản lý để làm dẫn chứng tất các các thông tin xây dựng xảy
ra trong suốt quá trình triển khai dự án.

Một bộ trung tâm sẽ được duy trì bởi Chỉ huy công trường của nhà thầu sử dụng hàng ngày
trong suốt tiến trình của dự án. Các sự thay đổi có thể lường trước từ việc xây dựng phải cập
nhật vào bản vẽ. Nhà thầu không được tự ý thay đổi vị trí đấu nối và lắp đặt thiết bị nếu
không được sự chấp thuận của chủ đầu tư.

Nhà thầu sẽ cung cấp tập hợp bản vẽ tới chủ đầu tư khi kết thúc dự án. Bộ bản vẽ chỉnh sửa
cuối cùng mô tả chính xác tình trạng lắp đặt của hệ thống bao gồm vị trí lắp đặt thiết bị, tuyến
cáp và tất cả việc quản trị dán nhãn cho hệ thống.

Thêm vào đó, một bản thuyết minh phải được cung cấp để mô tả bất kì các khu vực gặp phải
tình huống khó khăn trong suốt quá trình cài đặt có thể là lỗi tiềm ẩn đối với hệ thống sau
này.

I.7.1.1. Tài liệu kiểm tra

Tài liệu kiểm tra đóng quyển dạng gáy dập lỗ được cung cấp cho chủ đầu tư trong vòng 3
tuần sau khi hoàn tất dự án. Tài liệu phải được đánh dấu từng phần ngoài bìa và gáy tài liệu
phải ghi “Kết quả kiểm tra”, tên dự án, thời gian hoàn thành (tháng, năm).

Mỗi tiêu đề chính phản ánh kết quả kiểu và từng phần kiểm tra. Dữ liệu kiểm tra mỗi phần
được trình bày dạng danh sách liên tục trong bản ghi tài liệu quản lý. Tên thiết bị kiểm tra,
nhà sản xuất, dòng sản phẩm và ngày kiểm định gần nhất phải được cung cấp cuối tài liệu.

Tài liệu kiểm tra chỉ ra chi tiết phương pháp kiểm tra và cài đặt cụ thể của thiết bị trong suốt
quá trình đo kiểm.

Khi sửa chữa hoặc thực hiện kiểm tra lại, các vấn đề và các hành động hiệu chỉnh phải được
ghi chú. Cả hai kết quả Fail&Pass phải được gắn kèm trong tài liệu.

I.8. NGHIỆM THU HỆ THỐNG

Đại diện kỹ thuật của chủ đầu tư sẽ thanh tra định kỳ quá trình triển khai dự án. Quá trình
thanh tra đầu tiên thực hiện khi công việc triển khai các hệ thống hạ tầng kết thúc. Lần thứ 2
thực hiện khi lắp đặt các thiết bi chính và hoàn tất các điểm đầu cuối.

Sau khi hoàn thành toàn bộ công tác lắp đặt và đã được chạy thử, hiệu chỉnh (có sự chứng
kiến của TVGS, Chủ đầu tư) đạt yêu cầu kỹ thuật và khi công trình đã hoàn toàn hoàn thành
các hạng mục sẽ tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ công trình cùng hệ

17
thống tăng áp hút khói được lắp đặt tại công trình. Khi tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa
vào sử dụng phải có Hội đồng nghiệm thu bao gồm đầy đủ các thành phần theo Nghị đinh
209/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.

Thanh tra cuối cùng

Trong trường hợp hoàn thành dự án, đại diện kỹ thuật khách hàng sẽ phối hợp với nhân viên
quản lý dự án của nhà thầu kiểm tra hệ thống lần cuối cùng.

Kiểm tra lần cuối để phê chuẩn toàn bộ câc hạng mục được lắp đặt và đấu nối hoàn toàn tuân
thủ yêu cầu đề ra và thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng.

Thẩm tra

Khi nhận được tài liệu kiểm tra, khách hàng có quyền thực hiện thẩm tra bằng cách kiểm tra
một số điểm để đối chiếu với kết quả kiểm tra trước đó. Các thao tác kiểm tra giống như nhà
thầu đã thực hiện.

Trong trường hợp các sai lệch nhỏ, tài liệu kiểm tra không thay đổi. Trong trường hợp có sự
sai lệch lớn nhà thầu sẽ có trách nhiệm giải thích và thực hiện yêu cầu của chủ đầu tư cho
đến khi đạt được chấp thuận cuối cùng.

Hiệu năng hệ thống

Trong thời gian 2 tuần, giữa lần thanh tra cuối cùng và lần giao kết quả kiểm tra, bản vẽ hoàn
công, khách hàng sẽ đưa toàn bộ các hạng mục vào vận hành thử.

Chủ đầu tư sẽ phê chuẩn trong thời gian này khi hệ thống đáp ứng yêu cầu.

Nghiệm thu

Sau khi các thủ tục trên thành công hệ thống sẽ được nghiệm thu giữa nhà thầu và chủ đầu
tư. Sau thời gian nghiệm thu nhà thầu tiến hành các hoạt động bảo hành để hỗ trợ khách hàng
một cách tốt nhất.

18
II. HUY ĐỘNG NHÂN SỰ VÀ PHƯƠNG TIỆN THI CÔNG

Hệ thống tổ chức thi công bao gồm các bộ phẩn quản lý, bộ phận kỹ thuật, bộ phận bảo
đảm chất lượng, bộ phân cung ứng vật tư hàng hoá, bộ phận an ninh và an toàn, vệ sinh môi
trường, các tổ, đội thi công.

Nhà thầu huy động các thiết bị, máy móc cần thiết với công nghệ hiện đại để đáp ứng
tiến độ triển khai và đảm bảo chất lượng công trình.

II.1. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ NHÂN SỰ

Nhằm đạt chất lượng cao nhất cho công trình và đảm bảo tiến độ thi công, Bộ
máy nhân sự cho công trình được bổ nhiệm phân công với các nhiệm vụ cụ thể, phù
hợp với năng lực của các cán bộ.

II.1.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự


ĐẠI ĐIỆN NHÀ THẦU

CHỈ HUY TRƯỞNG BAN ĐIỀU HÀNH

CUNG ỨNG
BAN CHẤT LƯỢNG BAN AN TOÀN

ĐỘI THI CÔNG TAHK 1 ĐỘI THI CÔNG TAHK 2

19
II.1.2.Mô tả các bô phận:

1. Chỉ huy trưởng:

Chỉ huy trưởng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt toàn bộ các chức năng nhiệm vụ
trên công trường.

Chỉ huy trưởng được nhà thầu bổ nhiệm, có quyền thay mặt nhà thầu để tổ chức thi công công
trình theo đúng các tiêu chí đặt ra.

o Xây dựng các kế hoạch nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao trình công ty: Kế hoạch vật
tư, thiết bị, lao động, kế hoạch sản lượng.
o Quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Điều hành quyết định tất
cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công trường.
o Tham dự các cuộc họp giao ban, họp đột xuất với chủ đầu tư, tư vấn giám sát, trao đổi
thông tin, báo cáo định kỳ cho chủ đầu tư và tư vấn về tiến độ thi công, kế hoạch biện
pháp thi công.
o Phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban Công ty trên mọi mặt có liên quan đến việc triển
khai thi công. Báo cáo khối lượng, hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán công trình với bên
A. Kiểm kê tài sản, báo cáo công ty khi kết thúc công trình.
o Kiểm tra, đôn đốc các vị trí thực hiện các mục tiêu tiến độ, mục tiêu chất lượng, biện pháp
thi công đã đề ra.
o Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác ATLĐ, VSLĐ, phòng chống cháy nổ (PCCC) trên
công trường theo quy định.

2. Ban điều hành:

Ban điều hành có trách nhiệm giúp Chỉ huy trường chỉ đạo, điều phối các công tác triển khai dự
án, kiểm soát khối lượng – chất lượng công trình.

Ban điều hành bao gồm các kỹ sư có bề dày kinh nghiệm đã thi công nhiều công trình....

Chỉ huy trưởng trưởng cùng các thành viên tập trung nghiên cứu tỷ mỉ các bản vẽ thiết kế, kỹ
thuật, vừa đề xuất, vừa thiết kế chi tiết các biện pháp thi công để phát hiện những thiếu sót
của thiết kế kỹ thuật và cùng với Chủ đầu tư thống nhất các biện pháp xử lý kỹ thuật.

Từ tiến độ được phê duyệt, lập biện pháp, tiến độ thi công từng ngày, từng tuần cụ thể bao gồm
các công tác chuẩn bị vật tư, nhân lực, máy, thiết bị, các sản phẩm cần gia công trước, các
yêu cầu về bậc thợ, dụng cụ cầm tay, thiết bị kiểm tra, mục đích đảm bảo tiến độ đặt ra,
đảm bảo chất lượng các khối lượng công việc thực hiện theo đúng thiết kế. Hạn chế tối đa
việc phải sửa chữa do làm hỏng, làm sai.

Ban điều hành thực hiện các nội dung cụ thể:

o Hỗ trợ chỉ huy trưởng trong quá trình điều hành dự án


o Chỉ đạo, hướng dẫn, cho ý kiến, kiểm tra việc lập phương án triển khai và trình duyệt
phương án thành phần, kế hoạch hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn của dự án theo qui
định.

20
o Triển khai huấn luyện ATLĐ, PCCC, PCCN cho người lao động trên công trường trước
khi họ bước vào làm việc.
o Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai thực hiện dự án;
o Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật;...
o Tổ chức phổ biến và hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm về xây lắp
cũng như hoàn công công trình
o Hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ kỹ thuật nghề nghiệp;
o Biên soạn các tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra chạy thử, đào tạo và chuyển giao
công nghệ.

3. Đội cung ứng

Bộ phận cung ứng vật tư, thiết bị có trách nhiệm lập kế hoạch vật tư chi tiết cho từng giai
đoạn, hạng mục để lên kế hoạch mua và cung cấp. Lập kế hoạch cho các tuần kế tiếp để
xác định các hạng mục thi công chậm báo cáo cho Chỉ huy trưởng công trình để có biện
pháp khắc phục.

Theo dõi vật tư thừa, thiếu, chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư đưa vào công trường.

Bộ phận cung ứng vật tư, thiết bị có trách nhiệm:

o Kiểm tra và duyệt yêu cầu mua sắm vật tư, thiết bị
o Mua, nhập khẩu hàng hóa sản xuất gia công trong và ngoài nước
o Nhập kho tổ chức công tác nghiệm thu
o Lưu kho và xuất kho theo tiến đọ triển khai lắp đặt.

4. Ban chất lượng

Ban chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn về công tác
nghiệm thu theo các quy định của nhà nước trên công trường. Đồng thời có trách nhiệm
kiểm tra quy cách, chất lượng vật tư trước khi đưa vào sử dụng và sau khi hoàn thành.
Kiến nghị và đưa ra các giải pháp khắc phục sai sót trong quá trình thi công (nếu có).

Thống nhất với đại diện Chủ đầu tư về qui trình nghiệm thu từng phần công việc, hạng mục công
trình. Phối hợp với các đơn vị được Chủ đầu tư uỷ quyền để tiến hành kiểm tra chất lượng
trong quá trình thi công.

Các kỹ sư phụ trách công tác giám sát chất lượng công trình có trách nhiệm hỗ trợ ban điều hành
giám sát chất lượng thi công gói thấu bao gồm:

o Tổ chức quản lý hệ thống giám sát chất lượng từ ban chỉ huy tới các tổ đội thi công
o Tổ chức thí nghiệm và kiểm tra chất lượng
o Xây dựng và giám sát quy trinhg quản lý chất lượng xây lắp.
o Nghiệm thu kỹ thuật và hoàn tất hồ sơ thi công

5. Ban giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Ban an toàn, vệ sinh môi trường, bảo vệ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trình,
chịu trách nhiệm đôn đốc kiểm tra an toàn trên công trình. Tổ chức học an toàn cho các

21
cán bộ, công nhân thi công trên công trường, chuẩn bị nơi nghỉ tạm cho công nhân trên
công trường trong giờ nghỉ.

Ban môi trường có trách nhi đảm bảo vệ sinh môi trường và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản
cho cán bộ và công nhân

o Đảm bảo vệ sinh môi trường cho công trường trong giai đoạn thi công
o Thu gom các phế thải trong qua trình thi công
o Kiểm tra công tác vệ sinh khu vực
o Giám sát quá trình hoàn thiện và hoàn trả mặt bằng
o Chuyên trách công tác sơ cấp cứu
o Cung cấp và quản lý các phương tiện sơ cấp cứu tại hiện trường

6. Đội trưởng đội thi công:

Đội trưởng đội thi công phải đọc kỹ bản vẽ thiết kế thi công, phối hợp với các hạng mục khác
định vị vị trí để các đội thi công có thể tiến hành triể kahi lắp đặt.

Có trách nhiệm kiểm tra chính xác các của côgn tác thi công của đội thi công, thường xuyên theo
dõi độ chính xác của việc thi công.

Đội trưởng đội thi công có trách nhiệm:

o Triển khai công việc thi công


o Điều động nhân sự thi công
o Lập biện pháp thi công, tiến độ thi công
o Quản lý, giám sát nhân viên và tiến độ thi công
o Xây dựng và cập nhật nhật ký công trường
o Thực hiện công tác đào tạo và chuyển giao công nghệ.
o Hỗ trợ quá trình nghiệm thu, bàn giao hệ thống.

7. Đội thi công

Đội thi công có trách nhiệm triển khai các công việc theo sự chỉ đạo của Chỉ huy trưởng công
trình và các cán bộ giám sát, chịu trách nhiệm về chất lượng công việc được giao. Thực
hiện nghiêm túc kỷ luật lao động và học, thực hiện các biện pháp an toàn trước khi vào
công trường để đảm bảo an toàn trong thi công.

Mỗi đội thi công sẽ được các đội trưởng của từng đội phân công nhiệm vụ công việc cho phù
hợp với tay nghề của mình và tiến độ chung của công trình.

Phối hợp với các đơn vị khác thực hiện kế hoạch công việc, phối hợp với tổ bảo vệ để hạn chế
mất mát, trộm cắp trong suốt quá trình thi công.

22
II.2. DANH SÁCH CÁN BỘ

Bảng sau sẽ liêt kê danh sách cán bộ chủ chốt với các bằng cấp và chứng chỉ đáp
ứng các yêu cầu đối với công tác thi công triển khai gói thầu (theo danh sách quyết định
bổ nhiệm)

II.3. DANH SÁCH CÔNG NHÂN THI CÔNG

DANH SÁCH CÔNG NHÂN

Bảng sau sẽ liêt kê danh sách công nhân có chứng chỉ ngành, nghề phục vụ cho
gói kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu đối với công tác thi công triển khai gói thầu. (Danh
sách theo hồ sơ

23
II.4. DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ THI CÔNG

Toàn bộ máy móc máy thiết bị thi công sẽ được nhà thầu chuyển đến đồng thời khi
đưa vật tư thiết bị đến chân công trình.
Với đội ngũ thợ thi công có tay nghề và kinh nghiệm và phương tiện máy móc đầy
đủ nhà thầu sẽ thi công hệ thống đảm bảo kỹ thuật và chất lượng.Máy móc thiết bị phải
được kiểm tra trước khi đưa đến công trình.

II.4.1. Bảng kê máy móc thiết bị thi công hê thống TAHK

Sở hữu
Loại máy móc, thiết bị thi Số Chất lượng hiện
Tính năng Nhà Đi thuê
công lượng nay
thầu

Máy khoan bê tông cầm tay 3 Khoan bê tông X Còn tốt


Máy vặn bulông 1 Vặn bu long X Còn tốt
Giàn giáo thi công (bộ) 8 X Còn tốt
Cắt và gia công
Máy cắt bàn 1 X Còn tốt
giá đỡ
Máy hàn cầm tay 1 Hàn giá đỡ X Còn tốt
Lắp đặt hệ thống
Bộ dụng cụ thi công cơ khí: ống luồn dây tín
kìm, búa, cưa, đục, tuốc nơ 3 hiệu hệ thống báo X Còn tốt
vít cháy, thiết bị chữa
cháy
Máy cắt gạch 1 Cắt ghạch, đá X Còn tốt
Cắt , gia công giá
Máy cắt cầm tay 1 X Còn tốt
đỡ

24
III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VSMT, ATLĐ, VÀ PCCC

Căn cứ vào các tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn của Nhà nước cũng như nhà sản xuất,
Nhà thầu sẽ kết hợp với chủ đầu tư tiến hành kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao hệ thống đảm
bảo chất lượng theo đúng quy định của nhà nước.

III.1. CĂN CỨ QUẢN LÝ

Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng vào việc quản lý chất lượng công trình:

Tiêu chuẩn Mã số ban hành


Tổ chức thi công TCVN 4055-1985
An toàn cháy – Yêu cầu chung TCVN 3254-1986
Tiêu chuẩn xây trát TCVN 4085-1985
Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động- Quy phạm cơ
TCVN 2287-1978
bản
An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung TCVN 4086-1985
Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756-1989
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-1991
Nghiệm thu công trình TCVN 4091-1985
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-1991
Quản lý chất lượng xây lắp công trình- Nguyên tắc cơ
TCVN 5637-1991
bản
Hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
Tiêu chuẩn sai số cho phép TCVN 4453-1987
Hoàn thiện mặt bằng xây lắp- Quy phạm thi công và
TCVN 4516-1988
nghiệm thu
Nghị định 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của chính
phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động
về An toàn lao động – Vệ sinh lao động
Và các tiêu chuẩn khác có liên quan
III.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG

Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh khu vực thi
công và an ninh khu vực.

III.2.1. Các biện pháp an toàn lao động

Tại công trường xây dựng thành lập bộ máy hoạt động về công tác an toàn lao động,
có mạng lưới an toàn viên hoạt động có hiệu quả.Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra
định kỳ về công tác bảo hộ và an toàn lao động.

Lập biện pháp an toàn chi tiết cho từng công việc, biện pháp được cấp trên duyệt và
đưa ra phổ biến, huấn luyện cho người trực tiếp thi công.Trước khi tiến hành thi công lắp
đặt cần dựng các barie thông báo tại các khu vực tiến hành thi công.

Dùng vải bạt để che chắn khu vực thi công nhằm tránh các mảnh vụn bắn ra ngoài
gây nguy hiểm đến tính mạng những người xung quanh.

25
Khi thi công tại các khu vực có đường dây điện cắt ngang qua cần phải yêu cầu cắt
điện ngay để dảm bảo an toàn cho tính mạng người tham gia thi công.

Khi thi công trên cao phải có lan can và lưới an toàn, làm việc ban đêm có đủ ánh
sáng.Cần trang bị đèn trong khu vực thi công nếu không đủ ánh sáng tiến hành công việc.

Các thiết bị máy móc sử dụng được kiểm định, có đủ lý lịch máy và được cấp giấy
phép sử dụng theo qui định của Bộ lao động.

Trong khi thi công, mọi người có đủ trang bị bảo hộ lao động như: Giầy bảo hộ, dây
an toàn, quần áo bảo hộ lao động, mũ nhựa cứng.

Trong thời gian làm việc tại hiện trường nghiêm cấm mọi người không được uống
rượu, bia, hút thuốc, hoặc sử dụng bất cứ chất kích thích nào làm cho thần kinh căng
thẳng.

Khi làm việc trên cao, nhất là những vị trí không có lưới an toàn nhất thiết phải đeo
dây an toàn, dây an toàn được kiểm tra về chất lượng và buộc vào điểm chắc chắn.

Khi thi công phần đà giáo, cốp pha, sàn công tác…được kiểm tra nghiệm thu xong
mới đưa vào sử dụng.

Khi làm việc trên cao, cấm ném các vật từ trên cao xuống đất hoặc từ dưới lên trên.
Có lưới an toàn che chắn khu vực thi công trên cao.

Sử dụng đúng loại thợ, không được sử dụng chồng chéo, thợ vận hành máy có
chứng chỉ và có kinh nghiệm vận hành máy ít nhất là một năm.

o Về con người tham gia thi công trên công trường:

- Thợ hàn cần có chứng chỉ tay nghề, và được CĐT, TVGS kiểm tra tay nghề.

- Tất cả các công nhân vào làm việc trong công trình đều phải được học nội quy an toàn lao
động, được mua mới bảo hiểm thân thể, và được khám, kiểm tra sức khỏe trước và trong
quá trình thi công
- Nhà thầu nộp đúng, đủ bảo hiểm cho người lao động; nhân viên, công nhân được học về
công tác an toàn lao động một cách định kỳ
- Tuổi nằm trong khoảng tuổi lao động theo quy định của nhà nước.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ.
- Cấm những người đã có tiền án, tiền sự vào thi công công trình.
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động.
- Cấm tuyệt đối công nhân không được uống rượu, bia khi làm việc.
- Trước khi tiến hành các công tác mọi công nhân đều được phổ biến các quy định về an
toàn lao động và luôn nhắc nhở trong quá trình thi công.
- Xây dựng các nội quy, quy chế về công tác an toàn vệ sinh lao động phù hợp với yêu cầu
của chủ đầu tư, quy phạm an toàn lao động và được niêm yết công khai. Thường xuyên
đôn đốc kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội quy về vệ sinh, an toàn lao động
- Toàn bộ cán bộ, công nhân tham gia thi công trên công trường đều phải mang mặc bảo hộ
lao động đầy đủ: quần áo bảo hộ, giầy đế mềm, găng tay, nút tai chống ồn,mũ cứng, khi

26
làm việc trên cao từ 2 tầm giáo phải mang và đeo dây an toàn trước khi leo giáo hoặc thi
công trên cao.

Trang phục bảo hộ Nút tai chống Dây choàng


ồn toàn thân

o Đối với công tác cốp pha, đà giáo:


- Được gia công trước và vận chuyển lên cao bằng cần cẩu tự hành.
- Trong quá trình thi công công tác cốt pha Nhà cung cấp lắp đặt có biện pháp đảm bảo an
toàn cho công nhân như bố trí dây căng an toàn, lưới chống rơi, khu vực đưa vật liệu lên
xuống… Khi tiến hành tháo dỡ cốp pha được tiến hành tháo dỡ theo từng khu vực, từng
mảng nhỏ không để cốp pha rơi tự do xuống sàn bê tông, cốp pha sau khi tháo dỡ được tập
trung vào một chỗ, mặt bằng sàn được tiến hành vệ sinh ngay sau khi công tác tháo dỡ cốp
pha kết thúc.
o An toàn trong công tác sử dụng thiết bị:
- Các thiết bị của nhà thầu huy động cho công trình đảm bảo công suất, tính năng kỹ
thuật phù hợp công việc và đảm bảo an toàn vận hành một cách liên tục. Công tác kiểm
tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị được thực hiện trước khi đưa vào công trình.Các quy trình
kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh trước và sau mỗi ca làm việc được thực hiện một cách
nghiêm túc.
- Các nội quy, quy trình vận hành thiết bị đảm bảo sự hoạt động của thiết bị và các
biện pháp thi công được nêu, niêm yết công khai.
- Công nhân vận hành thiết bị đều được đào tạo cơ bản, có bằng cấp chuyên môn và
tay nghề cao, đáp ứng được mọi yêu cầu cầu pháp luật và điều kiện cụ thể của công
trường.
- Các thiết bị điện hoặc sử dụng điện, ngoài các quy định đảm bảo vận hành công tác
an toàn phải được đặc biệt lưu ý đến các việc như các biển báo, che chắn, làm tiếp đất
...vv. Những việc này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và phải có sự kiểm tra
giám sát một cách thường xuyên, chặt chẽ.
- Các thiết bị phục vụ thi công và an toàn trong thi công được đáp ứng một cách tốt
nhất (hệ thống giàn giáo thi công, dây đai bảo hiểm, kính hàn...vv.)
- Tất cả các loại thiết bị được sử dụng và quản lý theo TCVN 5308- 91.
- Thiết bị đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó nêu rõ các thông số kỹ thuật, hướng dẫn
lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa. Có sổ theo dõi tình trạng, sổ giao ca.
- Trong tầm hoạt động của các thiết bị máy móc phải có biển báo nguy hiểm, biển báo công
trường đang thi công, có hàng rào ngăn không cho người ngoài vào khu vực thi công.
- Bố trí, kiểm tra máy móc thiết bị phục vụ thi công về cả chất lượng, chủng loại và số
lượng trược khi chuyển vào tham gia thi công.

27
Máy cắt bê Máy cắt sắt Máy cắt Máy khoan
tông gạch, đá

Máy đục bê tông Máy mài góc Máy vặn ốc

- Cán bộ, công nhân vào tham gia thi công phải đảm bảo sức khoẻ, khi vào thi công phải
mang đầy đủ trang bị an toàn lao động theo từng công tác.
o An toàn trong sử dụng điện thi công:
- Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây
và theo tiêu chuẩn - An toàn điện trong xây dựng - TCVN 4036-85.
- Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều phải có tay nghề và được học tập an
toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý
điện thi công.
- Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao
tổng và các cầu dao phân nhánh.
- Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện; công nhân điện phải nắm vững sơ đồ lưới
điện. Chỉ có công nhân điện - người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu,
ngắt nguồn điện.
- Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách
điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC. Chỗ
nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc
cách điện; nối dây bọc PVC bằng kẹp hoặc xoắn
phải bọc cách điện mối nối.
- Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại
của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao.

o An toàn trong công tác hàn:


- Máy hàn cần có vỏ kín được nối với nguồn điện.
- Dây tải điện đến máy dùng loại bọc cao su mềm
khi nối dây thì nối bằng phương pháp hàn rồi bọc cách điện chỗ nối. Đoạn dây tải điện nối
từ nguồn đến máy không dài quá 15m.
- Chuôi kim hàn được làm bằng vật liệu cách điện cách nhiệt tốt.
- Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy
hàn. Có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn xỉ hàn và kim loại bắn ra xung quanh
nơi hàn.
- Thợ hàn đựơc trang bị kính hàn, giày cách điện và các phương tiện cá nhân khác.

28
Nước rửa mắt Mặt nạ
Găng tay Giầy bảo hộ
khẩn cấp hàn

- Khi tiến hành hàn các chi tiết, bắt buộc công nhân cần mang mắt nạ hàn, găng tay, khẩu
trang…Đồng thời trang bị nước rửa mặt để có thể phản ứng sơ cứu kịp thời khi có sự cố
xảy ra.

o An toàn trong khi thi công trên cao:


- Người tham gia thi công trên cao có giấy chứng nhận đủ sức
khỏe, được trang bị dây an toàn (có chất lượng tốt) và túi đồ
nghề.
- Khi thi công ở độ cao, cần phải tiến hành dựng giàn dáo xây
dựng một cách an toàn và chắc chắn.
- Khi thi công trên độ cao 1,5m so với mặt sàn, phải đứng
trên sàn thao tác, thang gấp ... không đứng trên thang tựa,
không đứng và đi lại trực tiếp trên kết cấu.
- Khi công nhân làm việc ở độ cao cần kiểm tra giầy bảo hộ
tránh trường hợp trơn trượt khi đứng trên giáo. Đồng thời
bắt buộc phải đeo dây an toàn khi lên cao.
- Sử dụng lưới bảo hiểm trong trường hợp cần chồng nhiều
tầng giáo.

o Công tác sơ cấp cứu và đảm bảo vệ sinh:

29
- Tại công trường có cán bộ y tế trực hiện trường chuyên trách công tác sơ cấp cứu và đảm
bảo vệ sinh tại hiện trường.

- Tất cả các biện pháp và phác đồ sơ cấp cứu trong các trường hợp phải được truyền đạt đến
từng người lao động; Các phương tiện và các phác đồ sơ cấp cứu ở công trường cần được trang
bị đầy đủ (túi, tủ thuốc, băng ca, nẹp...vv).
- Công tác vệ sinh, ăn ở sinh hoạt của người lao động tại hiện trường cũng được quy định cụ
thể chi tiết phù hợp với điều kiện địa phương và công trường.
- Đặc biệt nghiêm cấm dùng rượu, chất kích thích trong quá trình thi công tại hiện trường.
III.2.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm an toàn về lao động

Tại công trường toàn bộ các cán bộ cần có trách nhiệm đảm bảo các công tác an
toàn về lao động trong quá trình thi công gói thầu.

o Trách nhiệm của Chỉ huy trưởng công trình:


- Chịu trách nhiệm về an toàn lao động tại công trường.
- Giữ vai trò Chủ tịch ban An toàn lao động.
- Phân công công việc cho đốc công giám sát viên về an toàn lao động.
- Sắp xếp việc kiểm tra máy móc, thiết bị tại công trường theo yêu cầu của các bên hữu
quan.
- Tổ chức tuần tra, kiểm tra an toàn và kịp thời xử lý khi cần thiết.
o Trách nhiệm của phụ trách bảo vệ:
- Đóng góp lời khuyên cho ban điều hành về thủ tục an toàn dài hạn.
- Phát triển và giám sát chương trình an toà lao động cho Ban dự án.
- Thực hiện việc kiểm tra an toàn lao động để đánh giá việc thi hành tiêu chuẩn an toàn lao
động và thực hiện tiêu chuẩn an toàn lao động do ban điều hành về hoặc định chính xách
chính xách đề ra, đề xuất biện pháp xử lý cho ban điều hành.
- Tham gia việc đào tạo các khoá an toàn lao động.
- Soạn thảo và cập nhật tiêu chuẩn an toàn.
- Thúc dục mọi người phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn lao động.
o Trách nhiệm của nhân viên giám sát an toàn lao động.
- Vị trí là ở ngoài công trường, quan sát để ý các hành vi hay điều kiện làm việc thiếu an
toàn.
- Chuẩn bị báo cáo kiểm tra hằng ngày và tiếp tục xử lý các vụ việc.
- Trong thời gian phụ trách an toàn vắng mặt, có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của người phụ
trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà nội qui về an toàn lao động của Công ty qui định.
o Trách nhiệm của các giám sát viên.
- Đẩy mạnh việc thực hiện an toàn lao động tại công trường.
- Sửa chữa các điều kiện và hoạt động thiếu an toàn.
- Tham gia các buổi kiểm tra an toàn và theo dõi việc xử lý, sửa chữa công việc.
o Trách nhiệm của công nhân.
- Tuân thủ các thủ tục qui định, nội qui về an toàn lao động và báo cáo ngay các điều kiện
lao động, thiết bị hay hành vi thiếu an toàn cho giám sát viên công trường.
- Báo cáo mọi tai nạn hay sự cố nguy hiểm xảy ra cho giám sát viên công trường.
- Tham gia mọi hoạt động an toàn lao động.
- Bảo dưỡng thiết bị và dụng cụ sao cho luôn ở điều kiện hoạt động tốt, an toàn.
- Vận hành thiết bị máy móc chỉ khi các thiết bị trên hoạt động an toàn.
- Tham gia vào mọi đợt đào tạo an toàn lao động.

30
III.2.3. Thủ tục sơ và cấp cứu

Quản lý dự án sẽ thiết lập và duy trì điều kiện sơ cứu tương ứng tại công trường.

 Mọi vị trí sẽ luôn có sẵn 1 người đã được đào tạo về sơ


cứu.
 Tất cả những tổn thương liên tục của công nhân và nhân
viên sẽ được tổng hợp trong báo cáo ngày và báo cáo
tháng.
 Trong những trường hợp cấp cứu, hoặc những tổn
thương không thể kiểm soát với cơ sở sơ cứu , bên bị
thương sẽ được vận chuyển sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
 Tất cả những trường hợp cấp cứu sẽ được báo cáo cho Quản lý công trường và Quản lý dự
án.
 Những địa chỉ liên lạc cấp cứu được ghi rõ tại văn phòng công trường.
 Tất cả bản sao hoá đơn và dữ liệu cấp cứu sẽ được ghi và lưu tại công trường.

III.3. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Trong quá trình thi công nhà thầu cần thực hiện đầy đủ và đảm bảo đáp các biện
pháp an toàn cháy nổ.

Nhà thầu cần phải tổ chức mặt bằng công trình khoa học, đảm bảo thuận tiện cho xe chữa
cháy và xe cứu thương ra vào khi có sự cố cháy nổ xảy ra;
Có nguồn nước cứu hoả đúng quy định; Nhà thầu cần có cán bộ chịu trách nhiệm về công
tác PCCC trên công trường. Ban chỉ huy công trường cần đề ra một số phương án chữa cháy cơ
bản, định kỳ tập luyện; đề ra các phương án phối hợp với lực lượng chữa cháy của công an PCCC
khi xẩy ra cháy nổ.
- Không được dùng các vật liệu dễ cháy nổ để thi công công trình
- Các chất dễ cháy như xăng dầu, mỡ cho thiết bị thi công cần phải được bố trí kho riêng
cách xa vị trí thi công, các nguồn gây cháy với các nội quy, biển báo được niêm yết công khai rõ
ràng tại vị trí dễ thấy và được bảo quản một cách đặc biệt.
- Các thiết bị thi công sử dụng xăng dầu đều phải được trang bị bình bọt chống cháy, các
đường ống tuy ô và các bộ phận thiết bị được kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo không rò rỉ hoặc sự cố
nứt vỡ trong quá trình thi công.
- Khi đóng mở các nắp thùng phuy xăng dầu phải dùng các dụng cụ chuyên dụng tuyệt đối
không dùng gạch đá hoặc các dụng cụ sắt thép.
- Các vật liệu dễ cháy cần được bảo quản đặc biệt, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, có nội qui
cụ thể. Xăng dầu và các vật liệu trên được đáp ứng theo nguyên tắc sử dụng đến đâu đưa về đến đó
vừa đủ đáp ứng tiến độ thi công.
- Hệ thống điện cho thi công được thiết kế hợp lý có các hệ thống cầu dao, aptomat bảo vệ
quá tải hoặc sự cố. Cấp điện chiếu sáng phục vụ thi công phải được thiết kế đúng, đủ công suất và
phải dùng loại cáp bọc không đứt gẫy, phải được treo cao trên các cột tạm chắc chắn. Tại các vị trí
đấu nối và vị trí đầu vào phụ tải thiết bị đều phải được dùng băng keo cách điện bọc kín. Tại kho
xăng dầu phải dùng hệ thống chiếu sáng chống nổ có chụp bảo vệ.
- Tại vị trí lán trại BCH công trường, nơi ở công nhân phải được trang bị các dụng cụ phòng
cứu hoả như bình bọt, bể nước, bể cát.
- Nghiêm cấm việc đun nấu, sử dụng điện và dùng điện đun nấu tại hiện trường.

31
- Các nội quy, quy định, các biển báo phải được thiết lập và niêm yết tại các vị trí dễ thấy và
dễ gây nên sự cố.
- Nhà thầu có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra toàn, kiểm tra các dụng cụ, phương tiện
PCCC được trang bị.
– Các số điện thoại cần thiết ghi tại văn phòng chỉ huy công trường.
 Cứu hỏa : 114
 Cấp cứu : 115
 Công an cơ động TP: 113
III.3.1. Biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC)

- Không sử dụng điện quá công suất.


- Không được mang chất nổ, chất dễ cháy vào khu vực thi công.
- Chấp hành tốt về nội qui, qui định về công tác PCCC.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành qui định về công tác an toàn về PCCC.

 Bố trí thiết bị phòng chống cháy nổ cần thiết: bình phun bọt, mắt nạ phòng độc và bố trí
nguồn nước dự phòng khi xảy ra cháy …

Mặt nạ phòng độc Bình bọt cứu hỏa

 Cấm mang hút thuốc trong công trường và làm các việc dễ gây cháy nổ.
 Những vật dụng phục vụ thi công dễ gây cháy nổ cần đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối
khi sử dụng cũng như khi bảo quản.
 Công nhân tham gia cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn phòng chống
cháy nổ:
 Nội quy của công ty về phòng chống cháy nổ cũng như nội quy chung về an toàn cháy
theo TCVN 3254:86
 Tiêu chuẩn an toàn về sử dụng các thiết bị dùng điện trong qúa trình thi công.
 Các yêu cầu chung về an toàn trong hàn điện.
 Các công nhân tham gia công trường phải được đào tạo qua về xử lý sự cố về cháy nổ khi
xảy ra.

32
III.3.2. Phương án tổ chức công tác PCCC trong quá trình thi công

Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy góp phần giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn xã hội trong quá trình thi công, đơn vị thi công đề ra một số biện pháp tổ chức
thực hiện cụ thể như sau:

 Thành lập ban chỉ huy PCCC do Đồng chí chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước
giám đốc và pháp luật về các điều kiện an toàn trong khu vực công trường mà mình phụ
trách.
 Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công, lực
lượng này được tổ chức học tập, huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC.
 Về trang bị phương tiện PCCC cho quá trình thi công gồm có: 05 bình chữa cháy
CO2MT3, 05 bình chữa cháy tổng hợp, 5 bộ nội quy tiêu lệnh PCCC.
 Thực hiện chế độ bảo quản vật tư xe, máy, thiết bị theo đúng quy định về phòng chống
cháy nổ. Các hệ thống điện của công trường từ trạm biến thế đến các khu vực dùng điện
thường xuyên được kiểm tra nếu có nghi vấn đường dây không an toàn, yêu cầu sửa chữa
ngay.
 Đảm bảo đường đi lối lại trong công trường thông thoáng, có người điều tiết, lên lịch
trình, phương án xe ra vào cổng để cho xe ra vào không trùng giờ, ùn tắc.
 Các bình chữa cháy được lắp đặt tại những vị trí dễ xảy cháy, nổ đảm bảo dễ nhìn thấy, dễ
lấy. Các phương tiện trên được hướng dẫn sử dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên
tham gia thi công công trình (có giấy chứng nhận sau khi được tập huấn).
 Lắp đặt điện thoại và có các số quay cần thiết như cấp cứu, an ninh, PCCC.

III.3.3. Nội quy phòng cháy chữa cháy trong thi công

 Chấp hành các qui chế, qui trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về điện không để xảy ra
chạm chập cháy.
 Không tự ý mắc nối điện để dùng, trong quá trình sử dụng các dây dẫn phích cắm …bị
hỏng báo cáo với ban quản lý công trường để giải quyết ngay.
 Tuyệt đối cấm đun nước bằng các dụng cụ điện tự tạo, cấm hút thuốc lá, thuốc lào, đun
nấu trong khu vực thi công.
 Nguyên liệu vật liệu dễ cháy được quản lý cẩn thận, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, có nội
qui cụ thể.
 Khi thi công hàn, cắt phải đảm bảo xung quanh không có vật liệu dễ gây ra cháy, nếu có
phải có sự che chắn cẩn thận bằng những vật chống cháy. Bởi khi hàn sẽ xẩy ra hiện
tượng các tia lửa bắn ra xung quanh sẽ dễ gây ra cháy. Mỗi khu vực hàn cần được treo 1
hoặc 2 bình chữa cháy xách tay.
 Ban chỉ huy PCCC thường xuyên kiểm tra an toàn, kiểm tra các dụng cụ phương tiện
PCCC được trang bị.
 Khi xảy ra cháy mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm cứu người, cứu tài sản. Có ý
thức bảo vệ hiện trường giúp cơ quan điều tra xác định nguyên nhân cháy.
 Cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC sẽ khen thưởng, nếu xảy ra
cháy sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm phổ biến nội qui này đến từng cán bộ công nhân
viên trong toàn công trường.

33
III.4. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Các biện pháp đảm bảo vệ sinh mô trường trong qua trình thi côgn bao gồm công tác bảo đảm vệ
sinh, vận chuyển phế thải và chống ồn cho công trình.
Trong thời gian thi công nhà thầu phải bảo quản các công trình không để đọng rác rưởi, vật phế thải
do các hoạt động thi công gây ra. Khi hoàn thành công trình, mọi vật liệu thừa, rác, các dụng cụ,
thiết bị và máy móc phải được rời đi, mọi bề mặt nhìn thấy phải được làm sạch và phải ở tình trạng
sẵn sàng để được tiếp quản dưới sự chấp thuận của Kỹ sư giám sát. Bố trí 1 đội thu gom phế thải
dọn dẹp công trường trong suốt thời gian thi công.
Trong khi thi công, nhà thầu phải:
- Thường xuyên thu dọn để đảm bảo cho công trình, các kết cấu, nhà làm việc và các khu
nhà tạm không bị ứ đọng các đống phế thải, rác và các mảnh vụn do các hoạt động thi công ở hiện
trường gây ra, giữ gìn công trình luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
- Đảm bảo cho hệ thống thoát nước không có các mảnh đá hay các vật liệu rời lấp kín và
luôn ở trạng thái làm việc.
- Khi cần thiết phải tiến hành tưới nước cho các vật liệu khô và rác để chúng khỏi bị gió thổi
bay đi.
- Cung cấp các thùng chứa phế thải, rác và các mảnh vụn trong khi chờ di chuyển ra khỏi
công trường.
- Nếu nhà thầu nhận thấy các rãnh thoát nước và các công trình thoát nước khác bị xử lý để
thoát bất kỳ thứ gì không phải là nước mặt thì phải báo cáo ngay cho Kỹ sư giám sát biết và làm
theo các chỉ dẫn của Kỹ sư giám sát để ngăn ngừa không xảy ra ô nhiễm sau này.
Nhà thầu sẽ không được:
- Đổ các vật liệu thải, mảnh vụn và rác ra khỏi khu vực đổ rác đã được chỉ định và phải tuân
theo các điều lệ bảo vệ môi trường của Chính quyền sở tại quy định.
- Chôn rác, các vật liệu phế thải trong phạm vi công trường nếu không được Kỹ sư giám sát
chấp thuận.
- Đổ các phế thải dễ bay hơi như cồn, khoáng sản, dầu hoặc sơn vào các rãnh nước mưa
hoặc rãnh vệ sinh.

III.4.1. Biện pháp vệ sinh môi trường:

 Làm hàng rào kín che chắn các khu vực thi công không có bụi, bẩn làm ảnh hưởng tới khu
vực lân cận. Che chắn bạt chống bụi cao hơn 2m so với chiều cao công trình.

34
 Hằng ngày Nhà cung cấp lắp đặt sẽ cho tiến hành dọn vệ sinh công nghiệp khu vực thi
công, thu dọn phế liệu về nơi tập kết trên công trường, dùng các xe vận tải chở đi đổ ở bãi
phế thải do Chủ đầu tư quy định.
 Toàn bộ các xe, máy ra vào công trình sẽ được bơm rửa sạch sẽ, trùm bạt tránh bụi, rơi vãi
không ảnh hưởng đến đường giao thông và các khu vực lân cận.

 Toàn bộ hệ thống thoát nước thải của công trình được thu gom về các hố ga chính, xử lý
cặn rác, lắng đọng bùn đất, trước khi thải vào hệ thống thoát chung khu vực. Các hố ga
được nạo vét thường xuyên.
 Các thiết bị máy móc thi công đảm bảo về điều kiện chống ồn,
sử dụng các loại máy có công suất phù hợp, tiếng động nhỏ và
hạn chế dùng các loại máy có động sơ đốt trong.
 Tăng cường sử dụng vật liệu sạch cho môi trường để không
gây ô nhiễm cho khu vực thi công.
 Không xả rác bừa bãi tại nơi thi công.
 Dùng vải bạt che chắn khu vực thi công tránh bụi bẩn và phế
thải rơi vãi ra các khu vực lân cận.

 Công ty bố trí khu vực nhà vệ sinh hợp lý, có nước tốt đảm bảo môi trường.

III.4.2. Vận chuyển phế thải:

 Chính sách của nhà thầu nhằm duy trì công trường sạch sẽ và an toàn vào tất cả thời điểm.
Quản lý dự án chịu trách nhiệm, và đảm bảo rằng, chính sách này sẽ được duy trì. Phế thải
sẽ được lưu tại một vị trí cho từng khu vực làm việc theo ngày (ví dụ sàn nhà hoặc phòng
máy). Phế thải sẽ được đặt trong thùng hoặc khu vực xác định. Phế thải sẽ được thu gom
và chuyển ra ngoài công trường hàng ngày.
 Trước khi bàn giao khu vực cho nhà thầu, Quản lý dự án sẽ yêu cầu bằng văn bản khu
được bàn giao phải sạch sẽ. Khi bàn giao 1 khu vực cho nhà thầu, chi tiết tình trạng sạch
sẽ hoặc khu vực khác sẽ được báo cáo hàng ngày.
 Địa điểm không sạch sẽ mà gây ra bởi bên khác mà điều này gây trở ngại đến công việc
của nhà thầu hoặc gây ra sự trì hoãn, sẽ được ghi lại vào báo cáo ngày.

III.4.3. Biện pháp chống ồn cho công trình:

Trong quá trình thi công thường phát sinh các tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các công
trình xung quanh, đặc biệt gây ồn và rung động. Chính vì vậy biện pháp phòng chống ồn
được đặc biệt chú ý trong biện pháp thi công và bảo vệ môi trường.

35
Nguồn phát sinh tiếng ồn do nhiều thiết bị, nhiều công việc, có thể kể ra một số
nguồn phát tiếng ồn như: Khoan phá khi lắp đặt các thiết bị điện nước vv…

Biện pháp chống ồn hữu hiệu nhất là có biện pháp triệt khử hoặc giảm thiểu nguồn
phát tiếng ồn.

Các biện pháp chống ồn cho công trình bao gồm:

 Lựa chọn máy móc thiết bị tiên tiến, không sinh hoặc ít sinh ồn để áp dụng vào các công
tác thi công công trình.
 Sử dụng các ống đặc biệt giảm thanh, được gắn với máy móc thiết bị phát sinh tiếng ồn để
giảm tối đa ảnh hưởng tới công trình xung quanh.
 Sắp đặt giờ giấc thi công hợp lý.
 Đối với những thiết bị lắp đặt lớn (Máy phát điện, máy khoan, máy nén khí...) thường gây
ra những tiếng ồn khó chịu vượt quá mức độ ồn cho phép sẽ được để ở bên ngoài và tách
riêng khỏi khu vực lắp đặt, khu vực dân cư và các khu vực khác không đủ rộng. Và trong
trường hợp vị trí hẹp, thiết bị lắp đặt phải được để ở phòng có triệt ồn.
 Đối với những dụng cụ cầm tay (khoan, máy cắt tường, đục...) thường gây ra tiếng ồn lớn
vượt quá mức độ ồn cho phép sẽ sử dụng vào thời điểm ít người hoặc vào thời điểm không
gây ra sự tác động lớn đến hoạt động và làm việc của mọi người trong khu vực và xung
quanh. Đặc biệt, không được sử dụng những thiết bị này vào thời điểm mà tiếng ồn sẽ tác
động trực tiếp đến người khác( giờ nghỉ , đêm).
 Nhắm mục tiêu triệt tiếng ồn, cần thiết phải hiện đại hoá tất cả các máy móc và dụng cụ
cầm tay, chúng sẽ được thường xuyên kiểm tra, sửa chữa và bảo hành tại thời điểm không
sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất và những hướng dẫn để giảm tiếng ồn.
 Đối với những người trực tiếp sử dụng những thiết bị và dụng cụ mà gây ra tiếng ồn vượt
mức cho phép và ảnh hưởng tới sức khoẻ, phải sử dụng đồ bảo hộ phù hợp.

Tham khảo:

 Tiêu chuẩn TCVN 5949:1998 – Âm và độ ồn tại các khu vực công cộng và dân cư.
 Sách hướng dẫn về việc kiểm soát ô nhiểm môi trường - Mục 10: Mức độ ồn (Ban khoa
học công nghệ và môi trường)

III.5. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH

Để đảm bảo an ninh, an toàn cho người, máy móc thiết bị, đơn vị thi công sẽ xấy dựng biện
các phương án, biện pháp và nội quy cho công tác an ninh trong khu vực thi công.

Nhà thầu cần xây dưng các nội quy, quy định về an ninh trật tự trong công trường, có các
bảng, biển nội quy rõ ràng, thưởng phạt nghiêm minh. Tất cả cán bộ, công nhân tham gia thi công
công trình đều phải được phổ biến và nghiêm túc và tuân thủ tốt nội quy, quy định của công trường;
CBCNV của các đơn vị thi công của nhà thầu tại công trường đều phải có lý lịch rõ ràng và
phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương. Trong quá trình thi công nhà thầu phải có trách
nhiệm khai báo tạm trú và tạm vắng đầy đủ;
Nhà thầu phải có kế hoạch quản lý theo dõi quân số một cách chặt chẽ, không để xảy ra tiêu
cực xã hội như mất an ninh trật tự, cờ bạc, ma tuý, mại dâm và bạo lực khác trên công trường.

36
III.5.1. Biện pháp an ninh

 Tất cả nhân viên và người lao động tham gia thực hiện và hoàn thành dự án không được lơ
là nhiệm vụ.
 Tất cả nhân viên và người lao động của nhà thầu sẽ phải tuân thủ tất cả các quy định tại
công trường và biện pháp an ninh mà chủ đầu tư đã đề xuất.
 Nhân viên an ninh của nhà thầu phải được đào tạo các khoà đào tạo kỹ thuật tại trung tâm
kỹ thuật chuyên nghiệp và phải có chứng chỉ cấp bởi trung tâm đào tạo kỹ thuật.
 Nhân viên và người lao động của Nhà thầu không được phép lấy bất kỳ vật gì ra ngoài
công trường mà không được sự cho phéo của Chủ đầu tư, tư vấn giám sát; và họ sẽ không
được phép vào công trường nếu không có sự cho phép của Chủ đầu tư và nhân viên an
ninh bảo vệ công trường.
 Tất cả thiết bị và nguyên liệu có thể mang vào và ra công trường phải được thông báo cho
Chủ đầu tư và nhân viên an ninh.
 Nhân viên an ninh của Nhà thầu phải phối hợp với nhân viên an ninh của chủ đầu tư để
tuần tra và kiểm soát công trường 24/24 và họ sẽ giải quyết bất kỳ vấn đề gì xẩy ra tại
công trường và báo cáo lại cho Quản lý dự án và Chủ đàu tư.
 Nhân viên an ninh của Nhà thầu thường xuyên phải có mặt tại khu vực công trường để
kiểm tra tất cả các khía cạnh an ninh cho công trường.
 Lán trại và nơi ở cho người lao động không được phép xây dựng trong công trường.
 Nhân viên lao động phải rời công trường khi hết thời gian làm việc. Làm ngoài giờ phải
thông báo bằng văn bản và có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
 Thành lập kho để lưu vật liệu, thiết bị cũng như các dụng cụ ....
 Thiết bị, vật liệu và dụng cụ phải được tập trung trong kho sau khi kết thúc thời gian làm
việc. Tất cả dụng cụ và vật liệu không được để lung tung trong công trường.
 Nghiêm cấm các tệ nạn như cờ bạc, rượu bia, ma túy và gây rối trật tự tại công trường.
 Bất kỳ nhân viên nào không tuân thủ quy định công trường sẽ bị sa thải và không được
phép vào công trường.
 Sẽ có những cuộc họp hàng tháng để phổ biến và đào tạo các biện pháp an ninh cho người
lao động tại công trường.

III.5.2. Ra vào, giấy phép và an ninh công trường

 Ra vào, giấy phép và các biện pháp an ninh sẽ được xem xét và thực hiện tại từng địa
điểm.Quản lý công trường chịu trách nhiệm đảm bảo các biện pháp phù hợp và tương
thích sẽ được thực hiện để đảm bảo công trường sẽ được đảm bảo an ninh tương ứng.
 Quản lý dự án sẽ đảm bảo việc ra vào công trường được giới hạn cho những người được
phép, và đảm bảo rằng những hệ thống đã được thiết kế để bắt buộc những điều này được
thực hiện.
 Tất cả những lao động của nhà thầu trên công trường sẽ có khả năng phù hợp.
 Tất cả những lao động của nhà thầu trên công trường được thống kê trong danh sách nhân
viên được uỷ quyền và được cung cấp cho bộ phận an ninh của công trường.
 Tất cả những hành vi ăn cắp hay phá hoại tới việc xây dựng cũng như tài sản của Nhà
thầu, sẽ được thông báo với Quản lý dự án và sẽ có những hành động xử lý phù hợp.
 Hành vi ăn cắp và cố ý phá hoại của nhân viên nhà thầu sẽ bị xử lý đuổi việc và không cho
phép vào công trường.
 Khi lắp đặt thiết bị cần xem xét kỹ đến hành vi phổ biến và và đôi khi khó thực hiện của
các bên thứ 3 là việc phá hại cố ý và đánh cắp thông tin.
 Làm việc với Ban quản lý công trình, chính quyền địa phương, Công an khu vực, đăng ký
danh xách lực lượng cán bộ, công nhân tham gia xây dựng công trình. Những người

37
không có nhiệm vụ không vào công trường. Làm thẻ, phù hiệu cho cán bộ công nhân tham
gia thi công trên công trình.
 Thường xuyên quán triệt quy trình, quy phạm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho
cán bộ công nhân viên, xây dựng quy chế bảo hộ, biện pháp an toàn.
 Phối kết hợp với bảo vệ, cơ quan an ninh địa phương như: công an, dân quân tự vệ để lập
các phương án bảo vệ trị an.
 Lắp hệ thống đèn pha chiếu sáng toàn bộ công trình, đảm bảo ánh sáng phục vụ thi công
và công tác bảo vệ.
 Đặt một tổ bảo vệ tại công trường hoạt động 24/24h (Bố trí phòng bảo vệ ngay tại công
trường).

38
IV. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Với mục tiêu tiến độ đi đôi với chất lượng trong công tác cung ứng, thi công lắp đặt hệ
thống vật tư, thiết bị, Nhà thầu luôn có một chính sách chất lượng chung để phổ biến cho toàn
bộ công nhân viên công ty, đặc biệt là đối với các cán bộ phụ trách mảng Quản lý giám sát
chất lượng.

IV.1. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG

Chính sách chất lượng của Nhà thầu được căn cứ thực hiện theo nghị định “số:
114/2010/NĐ-CP- Về bảo trì công trình xây dựng” và “số 15/2013/NĐ-CP - về quản lý
chất lượng công trình”

Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, đảm bảo và duy trì mức độ kỹ, mỹ thuật cần thiết
trong quá trình thi công. Nhà thầu cung cấp lắp đặt cử cán bộ kỹ thuật chuyên trách về thí
nghiệm và kiểm tra chất lượng, cùng các máy móc, dụng cụ cần thiết tại công trình.

Thiết bị vật tư hàng hoá của hệ thống mới 100% đúng chủng loại, xuất xứ và nước sản xuất.
Trước khi đưa vào lắp đặt có biên bản nghiệm thu giữa Chủ đầu tư và Nhà cung cấp lắp
đặt.

IV.1.1. Tiêu chuẩn áp dụng:

Hê ̣ thống được thi công lắp đă ̣t theo các tiêu chuẩn sau:

 Trang bị điện trong công trình - Quy chuẩn Xây dựng Việt nam tập 2
 TCXD 27-1991: Trang thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng
 TCXD 175-2005: Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết
kế
 TCXD 25-1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn
thiết kế
 TCN-68-161:1995: Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống
thông tin - Yêu cầu kỹ thuật
 TCN 68-141:1999 - Tiếp đất cho các công trình viễn thông (áp dụng cho thiết kế tiếp đất
cho hệ thống tủ điều khiển)
 Gia công lắp đă ̣t hê ̣ thống đường ống theo tiêu chuẩn BS.
 Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 232/1999 do Bô ̣ Xây dựng ban hành năm 1999 về viê ̣c chế
tạo, lắp đă ̣t và nghiê ̣m thu hê ̣ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh.
 Công tác tổ chức thi công: TCVN 4055-85.
 Tiêu chuẩn thiết bị âm thanh TCVN 6697-5:2000;
 Tiêu chuẩn thiết bị và hệ thống nghe nhìn video & truyền thanh TCVN 6768 1,2,3 :2000;
 Công tác lắp đă ̣t thiết bị: Theo thiết kế và hướng dẫn của nhà sản xuất.
 Công tác hoàn thiê ̣n mă ̣t bằng xây dựng: TCVN 4516-88.
 Nghiệm thu chất lượng thi công các công trình xây dựng TCVN 371-2006
 Công tác an toàn trong lao đô ̣ng: TCVN 4086-85 và Quy phạm kỹ thuâ ̣t trong an toàn xây
dựng TCVN5308-91 ban hành kèm theo QĐ số 256/BXD/KHKT ngày 31/12/1990 của Bô ̣
trưởng Bô ̣ Xây dựng.
 Dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, Chúng tôi cam kết thi công công
trình mô ̣t cách kỹ thuâ ̣t nhất, đúng theo hồ sơ thiết kế, các điều kiê ̣n kỹ thuâ ̣t và các quy

39
định khác. Hai bên cùng mở nhâ ̣t ký công trình, thường xuyên theo dõi công trình, bàn
bạc, xử lý mọi vấn đề đảm bảo công trình được thực thi với chất lượng cao nhất.
 Bàn giao các công trình xây dựng- Nguyên tắc cơ bản TCVN 5638- 911
 Thực hiê ̣n bảo hành bảo trì hê ̣ thống theo đúng kỹ thuâ ̣t và quy định của nhà nước

IV.1.2. Tiêu chuẩn áp dụng đối với hệ thống PCCC:

Hê ̣ thống TAHK cho công trình được thi công lắp đă ̣t theo các tiêu chuẩn sau:

 Kiểm tra nghiệm thu theo Nghị Định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây
dựng ngày 25 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
 Công tác thi an toàn điê ̣n trong xây dựng: TCVN 4036-85
 Thực hiện đúng các quy trình, quy phạm nhà nước đã ban hành theo TCVN 5308-91.

Dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, Chúng tôi cam kết thi công công
trình mô ̣t cách kỹ thuâ ̣t nhất, đúng theo hồ sơ thiết kế, các điều kiê ̣n kỹ thuâ ̣t và các quy
định khác. Hai bên cùng mở nhâ ̣t ký công trình, thường xuyên theo dõi công trình, bàn
bạc, xử lý mọi vấn đề đảm bảo công trình được thực thi với chất lượng cao nhất.

Thực hiê ̣n bảo hành bảo trì hê ̣ thống theo đúng kỹ thuâ ̣t và quy định của nhà nước.

BIỆN PHÁP KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG TỔNG QUÁT

Tổ chức quản lý: Nhà thầu phải có hệ thống quản lý chất lượng từ ban chỉ huy tới các đội,
tổ sản xuất. Hệ thống này phải được sự chỉ đạo sát sao từ bộ phận KCS của Nhà thầu đóng tại trụ sở
chính của Nhà thầu.
Tại phòng kỹ thuật trong Ban chỉ huy công trường nhà thầu phải bố trí ít nhất 1 kỹ sư
chuyên trách làm công tác kiểm tra chất lượng. Dưới các đội xây lắp, lắp đặt thiết bị và các đơn vị
tham gia thi công đều phải cử cán bộ kỹ thuật chuyên trách.
Thiết bị thí nghiệm kiểm tra chất lượng:
Nhà thầu phải trang bị và thuê cho mình những thiết bị thí nghiệm hiện đại, chất lượng để tự
thực hiện việc thí nghiệm, đánh giá chất lượng nội bộ trước khi chủ đầu tư yêu cầu.
Công tác thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng vật liệu, sản phẩm trung gian,sản phẩm
cuối cùng của công trình phải do phòng thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân do Chủ đầu tư chỉ định
hoặc phê duyệt tiến hành. Phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả do
mình đưa ra là trung thực và khách quan
c-Quy trình quản lý chất lượng xây lắp:
Quá trình lập kế hoạch chất lượng: Nhà thầu cần phải xây dựng quy trình lập kế hoạch chất
lượng cho công trình gồm kiểm soát chất lượng tại các công đoạn:
*Kiểm tra nguồn lực đầu vào:

40
Tất cả các loại vật tư, cấu kiện, thiết bị tham gia thi công trước khi đưa vào sử dụng tại công
trình phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ đầu tư, đại diện của Chủ đầu tư.
Ở giai đoạn chuẩn bị thi công:
+ Kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng vật liệu, thiết bị …vv trước khi đưa vào sử
dụng. Nhà thầu phải kiểm tra và đệ trình Chủ đầu tư, đại diện của Chủ đầu tư các lọai mẫu và tài
liệu liên quan đến vật tư, thiết bị và nguồn lực đầu vào theo đúng kế hoạch chất lượng đã lập cho
đến khi được chủ đầu tư chấp nhận.
+ Phải tổ chức để chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có yêu cầu) đến kiểm tra tại hiện
trường cơ sở sản xuất các nguồn lực đầu vào.
+ Phải kiểm tra các nguồn lực đầu vào đã được chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư phê duyệt
theo đúng mẫu, hồ sơ đã được phê duyệt và theo kế hoạch chất lượng.
Ở giai đoạn thi công:
+ Nhà thầu cần thường xuyên kiểm tra vật tư, thiết bị tại hiện trường để đảm bảo rằng các
vật liệu đưa vào công trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và quy cách vật liệu đã được chủ
đầu tư, đại diện chủ đầu tư chấp thuận.
+ Phải kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ đã được lập trong biện pháp thi công
công trình. Kiểm tra các biện pháp thi công để đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân
cận.
+ Cần phải kiểm tra các thiết bị thi công và chế độ bảo dưỡng định kỳ.
*Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây lắp, lắp đặt thiết bị:
Trong quá trình xây dựng công trình, Nhà thầu phải tổ chức và duy trì hệ thống kiểm tra,
giám sát, nghiệm thu các công việc đã hoàn thành xây dựng để đảm bảo rằng công trình đã được
hoàn thành đúng thiết kế đã được phê duyệt.
Tài liệu cơ sở cho công tác quản lý chất lượng quá trình thi công:
-Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã
được chấp thuận.
-Quy chuẩn về xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.
-Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng.
-Các quy trình kỹ thuật được áp dụng riêng cho dự án
-Kế hoạch chất lượng.
Thực hiện kiểm tra,giám sát,nghiệm thu,hoàn công quá trình thi công xây lắp:
Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu quá trình thi công phải tuân thủ theo Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình. Nhà thầu cần
thực hiện:

41
+Triển khai bản vẽ thi công chi tiết trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu và các
tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.
+Mở sổ nhật ký theo dõi công trình: Trong quá trình thi công, nhà thầu phải có nhật ký công
trình trong nhật ký công trình phải ghi chép đầy đủ mọi diễn biến trong quá trình thi công từng cấu
kiện của công trình và phải có xác nhận của Kỹ sư giám sát, Cơ quan thiết kế.
+Hướng dẫn, tổ chức giám sát thường xuyên quá trình thi công trên công trường, chủ trì
phối hợp nghiệm thu theo các giai đoạn thi công và lắp đặt và giai đoạn nghiệm thu.
+Lưu trữ tài liệu quản lý chất lượng (hồ sơ hoàn công, biên bản nghiệm thu…) phục vụ cho
các giai đoạn nghiệm thu công trường.
+Chủ trì tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình.
+Kiểm soát những vật liệu, sản phẩm không phù hợp yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật.
+Lập hoàn công tổng thể, chi tiết các hạng mục công trình đã thi công xong.
Kiểm tra giám sát công trình sau bàn giao (trong thời gian bảo hành):
Trong thời gian bảo hành công trình nếu phải thực hiện công việc xây lắp, lắp đặt thiết bị thì
nhà thầu cần phải thực hiện công tác kiểm tra; giám sát, nghiệm thu công tác xây lắp theo trình tự
như đã yêu cầu ở trên.
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp:
Trong quá trình thi công việc kiểm soát sản phẩm không phù hợp phải bao gồm: Việc phát
hiện, đánh giá, phân loại; ghi nhận vào hồ sơ và xử lý những sản phẩm không phù hợp. Những sản
phẩm không phù hợp phải được hiệu chỉnh và loại bỏ theo yêu cầu của chủ đầu tư.
d-Nghiệm thu kỹ thuật và hoàn tất hồ sơ thi công:
Tất cả các công việc thi công trên công trường đều được phải tổ chức nghiệm thu giữa các
bên: Nhà thầu, Kỹ sư giám sát đại diện chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế theo các mẫu biên bản quy định
hiện hành của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình.
Tất cả các chứng chỉ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vật tư, thiết bị và các tài liệu liên
quan đều phải được nộp cho chủ đầu tư trước khi tiến hành nghiệm thu. Các kết quả thí nghiệm tại
hiện trường (nếu có) cũng như các thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm đủ tư cách pháp nhân được
nộp cho chủ đầu tư ngay sau khi có kết quả. Song song với việc thi công nhà thầu cần tổ chức hoàn
công và nghiệm thu theo theo các giai đoạn sau:
- Nghiệm thu vật tư, thiết bị đầu vào;
-Nghiệm thu công tác lắp đặt thiết bị và phụ kiện.
-Thử tải, chạy thử.
-Tổng nghiệm thu công trình (hạng mục công trình).

42
Các văn bản nghiệm thu này phải được lưu giữ trong hồ sơ bàn giao công trình (hạng mục
công trình) làm cơ sở cho việc thanh quyết toán theo từng giai đoạn và toàn bộ công trình.
Khi kết thúc thi công một giai đoạn Nhà thầu phải hoàn tất các thủ tục về hồ sơ pháp lý
gồm:
-Chứng chỉ, nguồn gốc vật tư
-Kết quả thí nghiệm, kiểm định, giám định
-Biên bản nghiệm thu kỹ thuật
-Nhật ký công trình
-Bản vẽ hoàn công
-Bản thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn.
Sau khi bàn giao công trình trong thời gian quy định trong hợp đồng nhà thầu phải hoàn tất
các thủ tục hồ sơ cho toàn bộ công trình và nộp cho chủ đầu tư.

IV.1.3. Thí nghiêm


̣ hiêṇ trường:

Nhà thầu sẽ điều tra các nguồn gốc vậy liệu, tiến hành các thí nghiệm trong phòng và ngoài
hiện trường để kiếm tra chất lượng của vật tư trước, trong và sau thi công. Riêng công tác
thí nghiệm trước khi thi công cần có văn bản để tư vấn giám sát thông qua trước khi thi
công. Quy trình thí nghiệm hiện trường bao gồm :

 Kiểm tra chất lượng vâ ̣t liê ̣u, vâ ̣t tư lắp đă ̣t vào công trình.
 Xác định các thông số kỹ thuâ ̣t của từng thiết bị.
 Thí nghiệm thiết bị theo tiêu chuẩn ngành (nếu có)
 Đo đạc các thông số kỹ thuâ ̣t khi vâ ̣n hành, so sánh với tiêu chuẩn và lưu lại bằng văn bản.

Mọi thí nghiệm trong công trường đều được thực hiện dưới sự giám sát của đơn vị tư vấn
giám sát.

IV.1.4. Các biện pháp đảm bảo chất lượng thi công:

Thi công các hạng mục công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt. Thực hiện nghiêm túc
các qui trình, qui phạm thi công và nghiệm thu có liên quan, thực hiện đúng trình tự các
bước thi công đã được định ra, đảm bảo nguyên tắc “Thi công đến đâu gọn gàng đến đó”.

Cán bộ chuyên môn kỹ thuật thường xuyên túc trực tại hiện trường để hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện các công việc, kịp thời điều chỉnh những sai lệch so với hồ sơ thiết kế.

Thường xuyên đo đạc kiểm tra vị trí, đảm bảo thi công các hạng mục công trình theo đúng mặt
bằng qui hoạch tổng thể được duyệt.

Thường xuyên kiểm tra cao độ, kích thước hình học của các hạng mục công đảm bảo thi công
đúng hồ sơ thi công đã được duyệt.

43
Sau khi kết thúc từng giai đoạn thi công hai bên A và B tiến hành nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ
thuật mới chuyển bước thi công.

 Hiệu chỉnh từng phần và thử nghiệm từng phần việc.


 Chạy thử toàn bộ hệ thống trong thời gian yêu cầu.
 Hướng dẫn vận hành hệ thống cho các nhân viên vận hành hệ thống.
 Bàn giao toàn bộ hệ thống và tài liệu, bản vẽ kỹ thuật bao gồm:
 Sách hướng dần sử dụng thiết bị.
 Sách hướng dần bảo dưỡng thiết bị, kèm theo bản vẽ cơ khí, sơ đồ đấu nối.
 Các bộ bản vẽ hoàn công.
 Tuân thủ theo nguyên tắc “Của bền tại người”

Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình áp dụng cho công trình được chia làm các giai
đoạn sau:

 Giai đoạn thi công phần hạ tầng


 Giai đoạn lắp đặt thiết bị
 Giai đoạn chạy thử, tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Giai đoạn thi công phần hạ tầng

 Tại giai đoạn này bao gồm các công việc: Lắp đặt máng/ ống bảo hộ cáp, đế âm hộp nối,
kéo cáp …Giai đoạn này các vật tư đưa vào công trình thi công đều có phiếu xuất nhập
kho nêu rõ số lượng chất lượng chủng loại, hình dạng, kích thước ngày tháng nhập xuất
nhằm đảm bảo vật tư đưa vào công trình là đúng với hợp đồng.
 Trong quá trình thi công các tuyến ống luôn được kiểm tra, giám sát dưới sự giám sát chặt
chẽ của các cán bộ kỹ sư chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm tại hiện trường, Nhằm đảm
bảo tuyến ống thi công đúng quy phạm không làm ảnh hường tới các hạng mục khác.

Giai đoạn lắp đặt thiết bị

 Được thực hiện sau khi nghiệm thu xong phần thô. Tại giai đoạn này các thiết bị đưa vào
công trình thi công đều có sự kiểm tra chất lượng, dán tem niêm phong và có phiếu xuất
nhập kho nêu rõ số lượng chất lượng chủng loại, hình dạng, kích thước ngày tháng nhập
xuất nhằm đảm bảo thiết bị đưa vào công trình là đúng với hợp đồng.
 Việc lắp đặt thiết bị nhất thiết phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 Sau khi lắp đặt xong các thiết bị được đo, kiểm tra dưới dạng tĩnh, lập hồ sơ xác nhận kết
quả kiểm tra đại diện các bên tham gia xác nhận.

Giai đoạn chạy thử, tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

 Được thực hiện sau khi nghiệm thu xong phần thiết bị. Tại giai đoạn này các vật tư, thiếi
bị sau khi lắp đặt đều được chạy thử liên động ít nhất là 72 tiếng liên tục nhằm theo dõi
kiểm tra sự ổn định cũng như chất lượng của các thiết bị. Lập danh sách hồ sơ các thiết bị,
tủ thiết bị để cho bất kỳ một cán bộ kỹ thuật nào khi xem hồ sơ các thiết bị, tủ thiết bị đều
có thể đọc và hiểu được phục vụ cho việc sửa chữa vận hành sau này.
 Trong quá trình chạy thử các thiết bị được đo, kiểm tra các thông số kỹ thuật bằng máy đo
chuyên dụng, kết quả đo được lập thành hồ sơ với từng thiết bị.
 Lập hồ sơ bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng với đầy đủ các nội dụng như bản vẽ hoàn
công, kết quả đo kiểm, biên bản nghiệm thu…

44
 Lập hồ sơ hưỡng dẫn vận hành, hưỡng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ.
 Lập hồ sơ bảo trì bảo, hành hệ thống với từng hạng mục, thời gian số lần nhằm đảm bảo
tính ổn định của hệ thống.

IV.1.5. Công tác nghiêm


̣ thu công trình:
Công tác nghiê ̣m thu công trình được tiến hành từng đợt ngay sau khi hoàn thành phần
khuất của công trình, những bô ̣ phâ ̣n, hạng mục và toàn bô ̣ công trình được tổ chức nghiệm thu
giữa các bên: Nhà thầu, Kỹ sư giám sát đại diện chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế theo các mẫu biên bản
quy định hiện hành của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình.
Tất cả các chứng chỉ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vật tư, thiết bị và các tài liệu liên
quan đều được nộp cho chủ đầu tư trước khi tiến hành nghiệm thu. Các kết quả thí nghiệm tại hiện
trường (nếu có) cũng như các thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm đủ tư cách pháp nhân được nộp
cho chủ đầu tư ngay sau khi có kết quả. Song song với việc thi công nhà thầu tổ chức hoàn công và
nghiệm thu theo theo các giai đoạn sau:

- Nghiệm thu vật tư, thiết bị đầu vào;


-Nghiệm thu công tác lắp đặt thiết bị và phụ kiện.
-Thử tải, chạy thử.
-Tổng nghiệm thu công trình (hạng mục công trình).
Các văn bản nghiệm thu này phải được lưu giữ trong hồ sơ bàn giao công trình (hạng mục
công trình) làm cơ sở cho việc thanh quyết toán theo từng giai đoạn và toàn bộ công trình.
Khi kết thúc thi công một giai đoạn Nhà thầu phải hoàn tất các thủ tục về hồ sơ pháp lý
gồm:
-Chứng chỉ, nguồn gốc vật tư
-Kết quả thí nghiệm, kiểm định, giám định
-Biên bản nghiệm thu kỹ thuật
-Nhật ký công trình
-Bản vẽ hoàn công
-Bản thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn.
Sau khi bàn giao công trình trong thời gian quy định trong hợp đồng nhà thầu phải hoàn tất
các thủ tục hồ sơ cho toàn bộ công trình và nộp cho chủ đầu tư.

IV.1.6. Công tác bảo hành, bảo trì công trình:

Công tác bảo hành, bảo trì công trình là mô ̣t phần không thể tách rời để đảm bảo chất lượng
công trình. Công tác bảo hành, bảo trì công trình phải tuân thủ theo điều 22, 23 về viê ̣c
bảo hành, bảo trì công trình trong “Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng”
kèm quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003.

Bảo hành công trình là sự yêu cầu bắt buô ̣c theo luâ ̣t pháp đối với nhà thầu về chất lượng
trong thời gian tối thiểu. Nhà thầu cam kết thực hiê ̣n sửa chữa các hư hỏng do mình gây ra
trong thời hạn bảo hành.

45
Bảo trì công trình là sự yêu cầu bắt buô ̣c theo luâ ̣t pháp về chất lượng đối với chủ quản lý sử
dụng hoă ̣c chủ sở hữu công trình cần phải sửa chữa, thay thế, phục hồi chức năng, bảo
đảm tuổi thọ và an toàn vâ ̣n hành nhằm duy trì khả năng sử dụng hoă ̣c vâ ̣n hành của công
trình.

IV.2. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG CỤ THỂ CHO GÓI THẦU

Chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng các thiết bị, vâ ̣t tư do bên mình cung cấp theo đúng
quy định của nhà nước, các tiêu chuẩn kỹ thuâ ̣t, các bản vẽ thiết kế và các yêu cầu của hồ
sơ mời thầu.

IV.2.1. Mục tiêu chất lượng cụ thể cho gói thầu

Công tác đảm bảo chất lượng cho gói thầu được nhà thục hiện cụ thể như sau:

Đối với các thiết bị nhập khẩu:

 Có đầy đủ các chứng chỉ sau:


 Chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ (C/O)
 Chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng do hãng sản xuất cung cấp.
 Chứng chỉ chất lượng hàng hoá nhâ ̣p khẩu.
 Catalogue thiết bị, các hướng dẫn lắp đă ̣t và sử dụng.
 Các thiết bị, máy móc đã được nhâ ̣p về, vâ ̣n chuyển tới chân công trình được Nhà thầu
bảo quản cẩn thâ ̣n trong kho của mình. Các thiết bị này sẽ được đặt trên các bục bê ̣ đủ cao
để tránh úng ngâ ̣p, được bao phủ bằng thùng gỗ, các tông hoă ̣c vải bạt để tránh bị ảnh
hưởng thời tiết hoă ̣c bị hỏng hóc, gãy, vỡ, móp, méo do va đâ ̣p...
 Nhà thầu có trách nhiê ̣m thực hiê ̣n mọi biê ̣n pháp để đảm bảo chất lượng kỹ thuâ ̣t và mỹ
thuâ ̣t của thiết bị nhâ ̣p khẩu nói trên cho đến khi bàn giao công trình.

Đối với các thiết bị vật tư khác:

 Catalogue thiết bị, các hướng dẫn lắp đă ̣t và sử dụng.
 Có đầy đủ biên bản thí nghiệm xuất xưởng của nhà sản xuất
 Có đầy đủ chứng chỉ bảo hành của nhà sản xuất / nhà cung ứng.
 Đối với vật tư có yêu cầu kiểm định chất lượng của cơ quan nhà nước phải có đầy đủ các
chứng chỉ chứng nhâ ̣n kết quả kiểm định chất lượng do Cơ quan tư vấn thẩm định của Bô ̣
Xây dựng (có chức năng kiểm định chất lượng do Nhà nước giao) cấp.
 Trình mẫu vâ ̣t tư, vâ ̣t liê ̣u, các tài liê ̣u kỹ thuâ ̣t cần thiết cho Ban quản lý công trình để đạt
được sự chấp thuâ ̣n trước khi đưa vâ ̣t tư, vâ ̣t liê ̣u vào công trình.
 Các vâ ̣t liê ̣u điê ̣n và điều khiển phải được bảo quản trong các hô ̣p hoă ̣c thùng kín có lót ny
lon hoă ̣c vâ ̣t liê ̣u chống ẩm để tránh bị ẩm và bụi bẩn.
 Các vâ ̣t tư, vâ ̣t liê ̣u,... đều được gia công và lắp đă ̣t đúng theo yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ
thuâ ̣t của hồ sơ mời thầu và đúng theo hướng dẫn lắp đă ̣t và sử dụng của Nhà sản xuất.

Đối với công tác thi công lắp đặt thiết bị:

 Toàn bộ hệ thống sẽ được lắp đặt theo như hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê
duyệt. Trong trường hợp có sửa đổi cho phù hợp với thực tế, Nhà thầu sẽ trình để xin ý
kiến của Chủ đầu tư cùng đơn vị Tư vấn thiết kế. Việc thi công chỉ được thay đổi so với
bản vẽ thi công khi có sự chấp thuận của Chủ đầu tư và các bên liên quan.

46
 Toàn bộ vật tư, thiết bị sẽ được lắp đặt tuân thủ theo tiêu chuẩn, và các khuyến cáo của
nhà sản xuất cũng như theo chính sách chất lượng chung của Nhà thầu
 Vận hành, chạy thử thiết bị theo đúng quy trình và các khuyến cáo của Nhà sản xuất.
 Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ phần xây lắp để chuẩn bị nghiệm thu theo đúng các tiêu chuẩn
hiện hành.

IV.2.2. Sơ đồ quản lý chất lượng cho toàn bộ quá trình thi công gói thầu.

BAN GIÁM ĐỐC

CHỈ HUY TRƯỞNG

Kiểm tra chất BAN CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN


CUNG ỨNG VẬT TƯ lượng đầu vào Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm định hàng
Cung ứng vật tư, thiết bị hợp lệ (đầy đủ giấy hóa theo yêu cầu. Kiểm tra, giám sát chất
tờ theo quy định) cho công trình. lượng thi công. Lập và quản lý hồ sơ thi công.
Giám sát an toàn lao động.

Nghiệm thu công tác thi công

CÁC ĐỘI THI CÔNG

IV.2.3. Quản lý vật tư

Vật tư được chuyển về tập kết tại kho, được kiểm tra chất lượng trước khi được đưa vào lắp đặt
cho công trình.

 Khi nhập vật tư vào kho có cán bộ ghi chép số lượng, model, seri, nước sản xuất.
 Khi vật được xuất ra để thi công theo bảng tiến độ thi công đã lập số lượng được xuất theo
công việc hàng ngày, cuối ngày trước khi nghỉ công nhân phải thu gồm các loại vật tư
không làm hết hoặc không dùng đến trả lại cho kho.
 Lúc thi công có cán bộ của Ban quản lý công trình và Bên B tổ chức giám sát thường
xuyên, tránh hiện tượng làm không đúng hoặc giải quyết ngay khi thi công gặp phải
những khó khăn đặc biệt.
 Hàng ngày thi công phải ghi chép vào nhật ký công trình có ký xác nhận của ban quản lý
công trình.
 Vật tư được chuyển về tập kết tại kho, được kiểm tra chất lượng trước khi được đưa vào
lắp đặt cho công trình.
 Khi nhập vật tư vào kho có cán bộ ghi chép số lượng, model, nước sản xuất và cách bảo
quản khi chưa lắp đặt.

47
 Khi vật tư được xuất ra để thi công theo bảng tiến độ thi công đã lập số lượng được xuất
theo công việc hàng ngày, cuối ngày trước khi nghỉ công nhân phải thu gom các loại vật
tư không làm hết hoặc không dùng đến trả lại cho kho.
 Lúc thi công có cán bộ của Ban quản lý công trình và bên B tổ chức giám sát thường
xuyên, tránh hiện tượng làm không đúng hoặc giải quyết ngay khi thi công gặp phải
những khó khăn đặc biệt.
 Hàng ngày bên B thi công phải ghi chép vào nhật ký công trình có ký xác nhận của Ban
quản lý công trình.

IV.2.4. Quản lý thiết bị

 Thiết bị đưa vào công trình được kiểm tra mẫu mã chủng loại đúng theo danh mục dự
thầu.
 Tất cả các vật tư thiết bị khi lắp đặt xong chưa bàn giao cử người bảo vệ trông coi tránh
hiện tượng mất mát, hư hỏng để đảm bảo khi hoàn thiện và thử nghiệm hệ thống hoạt
động được ngay.
 Khi hết thời gian bảo hành chúng tôi sẽ đảm nhận bảo trì dài hạn cho hệ thống.

IV.2.5. Quản lý thi công:

Trong quá trình thi công luôn luôn có 02 bộ phận kiểm tra chất lượng là bộ máy quản lý ở công
trình và phòng kiểm tra chất lượng.

 Tuân thủ các yêu cầu của hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
 Triển khai bản vẽ kỹ thuật thi công trên mặt bằng hiện trường (vị trí, định vị, cốt…) để gia
công lắp đặt tủ, thiết bị cho đúng yêu cầu thiết kế, công việc này phải phối hợp với các gói
thầu khác (điều hoà, điện nước, PA, ...) tránh việc chồng chéo các công việc khi thi công
lắp đặt.
 Tổ chức con người thi công theo nhóm, đội đúng yêu cầu, sử dụng lao động phù hợp với
chuyên môn tay nghề.
 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thi công phù hợp với công việc.
 Chuẩn bị đầy đủ vật tư phụ, điện nước phục vụ cho công tác thi công.
 Biện pháp đà giáo và tiến độ công việc cụ thể cho ngày, tuần, tháng.
 Quản lý vật tư thiết bị chuẩn bị thi công: phù hợp với tiến độ thi công đặt ra, chủng loại
vật tư thiết bị cần đáp ứng đầy đủ, đúng tiến độ.
 Cán bộ kỹ thuật thi công bám sát hiện trường kịp thời đưa ra biện pháp xử lý tại hiện
trường, yêu cầu đội thợ bổ sung sửa chữa ngay những sai sót kỹ thuật.
 Lập sổ theo dõi kỹ thuật, tiến độ công việc hàng ngày.

IV.2.6. Quản lý sản phẩm đã và đang thực hiện:

 Kiểm tra thử độ bền độ kín của đường ống: thử kín lại toàn bộ hệ thống và sửa chữa các
khuyết tật nếu có.
 Sửa chữa các khuyết tật của hệ thống và thử lại cho tới khi hệ thống đảm bảo độ kín
đường ống
 Công việc thử tiến hành tốt thông báo với ban quản lý kiểm tra và thử áp lực lại để ban
quản lý kiểm tra. Tiến hành sửa ngay các khuyết tật theo yêu cầu của ban quản lý nếu có.
 Thông báo và đệ trình ban quản lý dự án công tác nghiệm thu và chạy thử hệ thống.

48
IV.2.7. Nội dung các hạng mục yêu cầu nghiệm thu.

Trình tự công tác hố sơ nghiệm thu và biện pháp thực hiện:

 Nghiệm thu vật tư thiết bị đưa vào lắp đặt tại công trình: tất cả các vật tư thiết bị đưa vào
công trình phải đápứng được yêu cầu kỹ thuật có nguồn gốc rõ ràng.
 Nghiệm thu công việc xây dựng.
 Nghiệm thu hoàn thành công việc xây dựng giai đoạn thi công xây dựng.
 Nghiệm thu tĩnh thiết bị.
 Nghiệm thu đơn động không tải.
 Nghiệm thu liên động không tải.
 Nghiệm thu liên động có tải.
 Nghiệm thu của cơ quan chức năng PCCC.
 Nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
 Báo cáo chất lượng của nhà thầu về chất lượng thi công công trình.
 Phương án kiểm tra thử chất lượng kỹ thuật của hệ thống.
 Tài liệu kỹ thuật của các thiết bị yêu cầu nghiệm thu.
 Tiến hành nghiệm thu và bàn giao khi nhận được sự thông báo của ban quản lý dự án. Nội
dung công việc nghiệm thu được tiến hành theo trình tự yêu cầu của ban quản lý dự án và
cán bộ đại diện cho cơ quan PCCC cấp có thẩm quyền.

V. QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ

Công tác kiểm tra và chạy thử được tiến hành trên từng tuyến kết nối, từng nhóm thiết bị và từng
hạng mục cũng như hệ thống con và được tiến hành với sự giám sát của tư vấn giám sát.

V.1. KẾ HOẠCH CHẠY THỬ HỆ THỐNG

Sau khi toàn bộ thiết bị trong các hệ thống con và các hạng mục riêng rẽ được triển khai lắp
đặt hoàn chỉnh, công tác chạy thử liên động và tích hợp các hệ thống cơ điện sẽ được tiến
hành với sự giám sát và nghiệm thu của chủ đầu tư.

Kế hoạch để hoàn thành toàn bộ hạng mục, được tuân thủ theo đúng trình tự như quy định
của Chính phủ tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ
Xây dựng Qui định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Kế hoạch sẽ bao gồm nhưng không hạn chế những công việc sau:

 Đệ trình và nghiệm thu chạy thử đơn động.


 Đệ trình và nghiệm thu tổng phần và toàn bộ công việc xây lắp.
 Đệ trình và nghiệm thu chạy thử đơn động trong hệ thống.
 Đệ trình và nghiệm thu phương án kết nối từng phần và tổng hợp.
 Đệ trình và nghiệm thu chạy thu liên động.
 Đệ trình quá trình nghiệm thu và bàn giao.

49
V.1.1. Chạy thử đơn động

Những thiết bị đưa đến chân công trình trước khi lắp đặt phải được chạy thử đơn động bằng
phương pháp do nhà thầu đệ trình và được Chủ đầu tư phê duyệt.

Nhà thầu đệ trình phương pháp, kế hoạch nghiệm thu, Chủ đầu tư phê duyệt và tiến hành
nghiệm thu chi tiết từng thiết bị cụ thể, theo đúng đặc tính và nguyên lý của từng hệ thống.

Công tác chạy thử đơn động bắt đầu bằng việc kiểm tra việc lắp đặt, đấu nối thiết bị. Sau đó
cấp nguồn điện cho từng thiết bị trong hệ thống và tiến hành kiểm tra với từng thiết bị như
sau:

- Kiểm tra đèn LED chỉ thị (nếu có) trên các thiết bị.
- Kiểm tra kết nối hệ thống với máy tính chủ.
- Khai báo điển hình điểm giám sát/kiểm soát.
- Kiểm tra trạng thái điều khiển của từng hệ thống.
- Tiến hành kiểm tra tại từng điểm giám sát/kiểm soát
- Xem báo cáo sự kiện trên tủ điểu khiển trung tâm/máy chủ.

V.1.2. Chạy thử liên động

Chạy thử liên động dần dần từng hệ thống và mức độ gia tăng sức tải cũng được tăng dần
không đột biến. Theo dõi và hiệu chỉnh hệ thống 10 ngày trước khi nghiệm thu.

Sau khi kết nối toàn bộ các hệ thống, công tác chạy thử liên động được thực hiện như sau:

- Cấp điện toàn bộ hệ thống


- Kiểm tra việc kết nối với máy chủ.
- Kiểm tra việc kết nối tới các tủ trung tâm
- Kiểm tra giao tiếp giữa các hệ thống
- Tiến hành kiểm tra chéo trong từng hệ thống
- Tiến hành kiểm tra hoạt động của tất cả các thiết bị trong từng hệ thống
- Xem báo cáo sự kiện trong toàn bộ hệ thống trên các tủ trung tâm và máy tính chủ.

V.2. CÔNG TÁC CHẠY THỬ HỆ THỐNG

Việc chạy thử sẽ được tiến hành với các hệ thống, hạng mục:

o Hệ thống PCCC
- Hệ thống báo cháy tự động.
- Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.
- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
- Hệ thống bình chữa cháy xách tay.
o Hệ thống điện nhẹ
- Hệ thống mạng dữ liệu, mạng điện thoại.
- Hệ thống các camera quan sát.
- Hệ thống truyền kiểm soát vào ra.
- Hệ thống âm thanh công cộng.

50
- Hệ thống âm thanh và ánh sáng hội trường

Quá trình chạy thử tiến hành hai giai đoạn: chạy thử đơn động không tải và liên động không
tải và có tải.

V.2.1. Kiểm tra chạy thử không tải

Là kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và tình trạng thiết bị khi chưa có điện nguồn, phát hiện và
loại trừ các sai sót, khuyết điểm chưa phát hiện được trong quá trình nghiệm thu giai đoạn
xây lắp. Nghiệm thu không tải được chia hai bước: nghiệm thu từng thiết bị độc lập và
nghiệm thu không tải cả hệ thống (chạy thử liên động không tải).

Trong quá trình chạy thử cần theo dõi sự hoạt đông của thiết bị, các thông số, nhiệt độ, độ trong
của âm đường dẫn … nếu phát hiện các khuyết tật thì lập tức dừng máy, tìm nguyên nhân và
sửa chữa.

Thời gian chạy thử là từ 4 – 8 giờ liên tục không ngừng lại vì bất cứ lý do nào, hoạt động của hệ
thống phù hợp với thiết kế và các yêu cầu công nghệ sản xuất.

Kết thúc chạy thử, hội đồng nghiệm thu sẽ lập và ký vào biên bản nghiệm thu thiết bị không tải,
cho phép đưa dây chuyền vào chạy thử liên động có tải.

V.2.2. Kiểm tra chạy thử liên động có tải:

Chạy thử liên động có tải nhằm phát hiện và loại trừ các khuyết tật của hệ thống trong quá
trình mang tải, điều chỉnh các thông số kỹ thuật sản xuất thích hợp để chuẩn bị đưa hệ thống
vào sử dụng.

Thời gian chạy thử là từ 6-8 giờ liên tục không ngừng lại vì bất cứ lý do nào, đảm bảo các
thông số kỹ thuật về thiết bị và thông số kỹ thuật sản xuất.

Kết thúc quá trình chạy thử, hội đồng nghiệm thu sẽ lập và ký vào biên bản nghiệm thu thiết
bị liên động có tải.

Các hệ thống liên quan đến quá trình vận hành chạy thử hệ thống phòng cháy chữa
cháy:
+ Hệ thống chữa cháy ( họng nước vách tường, Sprinkler)
+ Hệ thống báo cháy
+. Các hệ thống liên quan khác
- Hệ thống tăng áp buồng thang
- Hệ thống hút khói hành lang
- Hệ thống hút khói tầng hầm
- Hệ thống thang máy
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
Bao gồm:
- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường

51
- Hệ thống chữa cháy Spinkler
+ Kiểm tra hệ thống trước khi vận hành chạy thử
- Kiểm tra trạng thái các thiết bị đường ống và độ kín của hệ thống đường ống, Kiểm tra
cuộn vòi, lăng phun và các phương tiện chữa cháy ban đầu ( kết quả được ghi nhận tại phụ lục số:
01)
- Kiểm tra Tủ điều khiển và tổ hợp máy bơm chữa cháy (kết quả được ghi nhận tại phụ lục
số: 02)
+ Vận hành chạy thử đơn động và liên động hệ thống chữa cháy với hệ thống báo
cháy (kết quả được ghi nhận tại phụ lục số: 03)
- Vận hành chạy thử hệ thống chữa cháy họng nước vách và Spinkler:
- Chuyển mạch điều khiển máy bơm chữa cháy ở chế độ tự động
- Kết nối 02 cuộn vòi chữa cháy DN50 vào hệ thống chữa cháy tầng 28
- Mở đồng thời 02 van góc chữa cháy tại tầng 28
- Dùng thiết bị tạo nhiệt tác động lên 02 đầu phun Sprinkler kế tiếp nhau trên cùng 1 nhánh
tại tầng hầm
* Kết quả cần đạt được:
+ Máy bơm bù hoạt động, khi áp suất trong hệ thống tiếp tục giảm đến ngưỡng 6at tại phòng
máy bơm khi đó máy bơm chính 1 hoạt động
+ Đối với họng nước chữa cháy tại tầng 28: cột nước đặc ≥ 5m tính từ đầu lăng phun,
+ Đối với đầu phun Sprinkler: Tại mỗi đầu phun Sprinkler bán kính phun ≥ 2,3m,
+ Tín hiệu từ công tắc dòng chảy tầng hầm được gửi về Tủ trung tâm báo cháy, tủ trung tâm
báo cháy điều khiển hệ thống chuông đèn tầng hầm hoạt động. Sau thời gian 60 giây Tủ trung tâm
báo cháy điều khiển hệ thống hút khói tầng hầm hoạt động, điều khiển liên động đến hệ thống tăng
áp cầu thang, hệ thống thang máy di chuyển về tầng 1, hệ thống âm thanh hoạt động phát thông báo
theo nội dung đã được cài đặt sẵn
* Nhân lực:
- Nhà thầu PCCC: 04 người
- Nhà thầu thông gió hút khói: 02 người
- Chủ đầu tư: 06 người
HỆ THỐNG BÁO CHÁY
+ Kiểm tra hệ thống trước khi vận hành chạy thử
- Kiểm tra trạng thái hoạt động thiết bị hệ thống báo cháy bao gồm: Tủ trung tâm báo, màn
hiển thị, đầu báo cháy, module điều khiển, module giám sát
- Kiểm tra trạng thái hoạt động của các hệ thống liên động bao gồm: Tủ điều khiển Hệ
thống tăng áp, hệ thống hút khói, hệ thống thang máy, hệ thống chữa cháy, hệ thống máy biến áp
+ Vận hành chạy thử liên động hệ thống báo cháy với các hệ thống khác (kết quả được
ghi nhận tại phụ lục số: 04)
Thử nghiệm đầu báo cháy khói tại khu vực nhà 30 tầng:
- Kích hoạt đầu báo cháy khói tại vị trí do Chủ đầu tư chỉ định.

52
+ Kết quả cần đạt được:
- Tín hiệu từ đầu báo cháy gửi về Tủ trung tâm báo cháy không lớn hơn 6 giây
- Tín hiệu chuông, đèn báo cháy hoạt động tại vị trí tầng thử nghiệm thiết bị và ±1 tầng
theo vị trí tầng thử nghiệm đầu báo cháy
- Sau thời gian 60s kể từ khi Tủ trung tâm báo cháy xác nhận tín hiệu báo cháy điều khiển
toàn bộ hệ thống chuông, đèn báo cháy toàn tòa nhà hoạt động và điều khiển hệ thống hút khói hoạt
động, hệ thống tăng áp buồng thang hoạt động, hệ thống thang máy di chuyển về tầng 1, hệ thống
âm thanh hoạt động phát thông báo theo nội dung đã được cài đặt sẵn, điều khiển cắt nguồn điện
cung cấp cho toàn bộ tòa nhà ( trừ nguồn điện ưu tiên)
Thử nghiệm nút ấn báo cháy tại khu vực nhà 30 tầng:
- Kích hoạt nút ấn báo cháy tại vị trí do Chủ đầu tư chỉ định.
+ Kết quả cần đạt được:
- Tín hiệu từ nút ấn báo cháy gửi về Tủ trung tâm báo cháy không lớn hơn 6 giây
- Tín hiệu chuông, đèn báo cháy hoạt động tại vị trí tầng thử nghiệm thiết bị và ±1 tầng
theo vị trí tầng thử nghiệm đầu báo cháy
- Sau thời gian 60s kể từ khi Tủ trung tâm báo cháy xác nhận tín hiệu báo cháy điều khiển
toàn bộ hệ thống chuông, đèn báo cháy toàn tòa nhà hoạt động và điều khiển hệ thống hút khói hoạt
động, hệ thống tăng áp buồng thang hoạt động, hệ thống thang máy di chuyển về tầng 1, hệ thống
âm thanh hoạt động phát thông báo theo nội dung đã được cài đặt sẵn, điều khiển cắt nguồn điện
cung cấp cho toàn bộ tòa nhà ( trừ nguồn điện ưu tiên)
Thử nghiệm đầu báo cháy tại tầng hầm
- Kích hoạt 02 đầu báo cháy tại vị trí tầng hầm do Chủ đầu tư chỉ định
+ Kết quả cần đạt được:
- Tín hiệu từ đầu báo cháy gửi về Tủ trung tâm báo cháy không lớn hơn 6 giây
- Tín hiệu chuông, đèn báo cháy hoạt động tại vị trí tầng hầm
- Tủ trung tâm báo cháy điều khiển hệ thống hút khói khu vực tầng hầm hoạt động,
- Tủ trung tâm báo cháy điều khiển toàn bộ hệ thống chuông, đèn báo cháy toàn tòa nhà
hoạt động, hệ thống tăng áp buồng thang hoạt động, hệ thống thang máy di chuyển về tầng 1, hệ
thống âm thanh hoạt động phát thông báo theo nội dung đã được cài đặt sẵn, điều khiển cắt nguồn
điện cung cấp cho toàn bộ tòa nhà ( trừ nguồn điện ưu tiên)
CÁC HỆ THỐNG LIÊN QUAN KHÁC
+ HỆ THỐNG TĂNG ÁP BUỒNG THANG
Phạm vi công việc:
- Hệ thống bao gồm các bộ phận sau:
+ Tủ điều khiển Quạt
+ Van điều chỉnh lưu lượng
+ Hệ thống đường ống liên kết
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

53
+ Khi có sự cố cháy trong tòa nhà Tủ trung tâm báo cháy (FACP MAIN ) sẽ gửi tín
hiệu điều khiển tủ điều khiển 02 quạt tăng áp cầu thang hoạt động để cấp không khí tạo áp
suất dương bên trong buồng thang nhằm chống sự nhiễm khói khi có sự cố cháy
Phương pháp chạy thử và thông số chạy thử
- Kích hoạt đầu báo cháy hoặc nút ấn để tạo tín hiệu báo cháy.
- Kiểm tra áp suất trong buồng thang ( đã được đo kiểm bởi TT tâm đo lường)
- Thử đơn động và thử liên động
HỆ THỐNG HÚT KHÓI
Phạm vi công việc:
- Hệ thống bao gồm các bộ phận sau:
+ Tủ điều khiển Quạt
+ Van điện điều khiển cửa gió
+ Hệ thống đường ống liên kết
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
+ Khi có sự cố cháy trong tòa nhà Tủ trung tâm báo cháy (FACP MAIN ) sẽ gửi tín
hiệu điều khiển tủ điều khiển quạt hút khói hoạt động đồng thời mởvan cửa gió để hút khói
tại khu vực xảy ra sự cố cháy ra bên ngoài tòa nhà
Phương pháp chạy thử và thông số chạy thử
- Kích hoạt đầu báo cháy hoặc nút ấn để tạo tín hiệu báo cháy.
- Kiểm tra sự hút của các miệng gió ( bằng trực quan)
- Thử đơn động và thử liên động

Những tài liệu đính kèm:


+ Bảng biểu ghi chép kết quả kiểm tra
+ Sơ đồ không gian hệ thống báo cháy toà nhà

54
PHỤ LỤC SỐ1: KIỂM TRA HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC
( Kèm theo biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, có
tải số: 01/ĐĐKT; 01/LĐKT; 01 LĐCT, ngày tháng năm 201 )
CÔNG TRÌNH:
HẠNG MỤC: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
I. Hệ thống chữa cháy Spinkler và họng nước chữa cháy vách tường:
1. Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy: Phạm vi kiểm tra từ phòng máy bơm
chữa cháy đến các vị trí thiết bị đầu cuối của hệ thống

TT Nội dung kiểm tra Kết quả Ghi chú


1 Sự liên kết kín của hệ thống đường ống
2 Vị trí lắp đặt

2. Kiểm tra trạng thái thiết bị đường ống dẫn nước chữa cháy:

TT Nội dung kiểm tra Kết quả Ghi chú


+ Phòng máy bơm chữa cháy:
- Kiểm tra trạng thái van chặn tại các đường trục Các van ở trạng thái mở
- Kiểm tra trạng thái van chặn tại các đường hút, Các van ở trạng thái mở
1
đường đẩy máy bơm chữa cháy Các van ở trạng thái
- Kiểm tra trạng thái van chặn tại các đường xả đóng
Alam valve
+ Trong hộp kỹ thuật các tầng:
Các van ở trạng thái mở
2 - Kiểm tra trạng thái van chặn trước van giảm áp
Đạt yêu cầu
- Kiểm tra các chỉ số van giảm áp áp
+ Tầng mái:
3 - Kiểm tra trạng thái van chặn vào bể nước mái và
van xả khí Các van ở trạng thái mở

+ Van họng nước chữa cháy vách tường:


4 - Kiểm tra trạng thái van góc chữa cháy Các van ở trạng thái
đóng

Đại diện

Tên

Chữ ký

Ngày

55
56
PHỤ LỤC SỐ 2: NGHIỆM THU VẬN HÀNH
TỔ HỢP MÁY BƠM CHỮA CHÁY
( Kèm theo biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, có
tải số: 01/ĐĐKT; 01/LĐKT; 01 LĐCT, ngày tháng năm 201 )
CÔNG TRÌNH:
HẠNG MỤC: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
I. KIỂM TRA TỦ ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM CHỮA CHÁY
1. Các bước kiểm tra tủ Điều khiển máy bơm chữa cháy Spinkler và HNVT
1.1. Kiểm tra cấu trúc hệ thống Tủ điều khiển
- Kiểm tra cấu trúc tủ kết quả như sau:

Ghi
TT Hạng mục kiểm tra Kết quả
chú
1 Chế độ điều khiển bằng tay tại mặt tủ
2 Chế độ điều khiển tự động tại mặt tủ

1.2. Kiểm tra các chế độ điều khiển.


a. Chế độ điều khiển bằng tay tại mặt Tủ: Ngắt nguồn điện động lực cấp cho động cơ từ
Automat trong tủ, chỉ cấp nguồn điều khiển, ấn cưỡng bức các nút điều khiển để kiểm tra sự
hoạt động của các contactor, rơ le điều khiển và thiết bị bảo vệ
- Kết quả kiểm tra chức năng điều khiển theo bảng sau:

Kết quả hoạt


động của
TT Hạng mục kiểm tra Ghi chú
thiết bị điều
khiển
1 Chức năng điều khiển của Tủ
1.1 Nút ấn điều khiển chạy, dừng bơm chính
1.2 Nút ấn điều khiển chạy, dừng bơm dự phòng
1.3 Nút ấn điều khiển chạy, dừng bơm bù áp
b. Chế độ điều khiển tự động tại Tủ: Ngắt nguồn điện động lực cấp cho động cơ từ Automat
trong tủ, chỉ cấp nguồn điều khiển, chuyển mạch điều khiển về chế độ tự động, tác động bằng
cách đóng, ngắt mạch điều khiển từ công tắc áp suất để kiểm tra sự hoạt động của các
contactor, rơ le điều khiển và thiết bị bảo vệ
- Kết quả kiểm tra chức năng điều khiển theo bảng sau:

TT Hạng mục kiểm tra Kết quả hoạt động Ghi chú

57
của thiết bị điều
khiển
1 Chức năng điều khiển của Tủ
Tín hiệu từ công tắc áp lực điều khiển chạy,
1.1
dừng bơm chính
Tín hiệu từ công tắc áp lực điều khiển chạy,
1.2
dừng bơm dự phòng
Tín hiệu từ công tắc áp lực điều khiển chạy,
1.3
dừng bơm bù áp

II. KIỂM TRA SỰ VẬN HÀNH MÁY BƠM CHỮA CHÁY


1. Các bước kiểm tra tủ Điều khiển máy bơm chữa cháy Spinkler và HNVT
1.1 Kiểm tra cấu trúc máy bơm chữa cháy
Kiểm tra cấu trúc kết quả như sau:

TT Hạng mục kiểm tra Kết quả Ghi chú


1 Vị trí, trạng thái lắp đặt
2 Cáp cấp nguồn động lực
3 Điện trở cách điện của động cơ
4 Sự quay trơn và đồng trục của động cơ

1.2 Vận hành chạy thử máy bơm chữa cháy:


Cấp nguồn điện động lực cho máy bơm chữa cháy, đóng các van chặn đường trục ra
hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy, mở van đường nước hồi về bể để kiểm tra sự hoạt
động của máy bơm chữa cháy
a. Chế độ điều khiển bằng tay
- Kết quả kiểm tra chức năng điều khiển theo bảng sau:

TT Hạng mục kiểm tra Kết quả Ghi chú


1 Chức năng hoạt động của máy bơm
1.1 Nút ấn điều khiển chạy, dừng bơm chính
Nút ấn điều khiển chạy, dừng bơm dự
1.2
phòng
1.3 Nút ấn điều khiển chạy, dừng bơm bù áp

b. Chế độ hoạt động tự động: Chuyển mạch điều khiển về chế độ tự động, mở van đường
xả về bể nhằm giảm dần áp suất trong hệ thống đường ống theo các tính năng đã được cài
đặt của công tắc áp suất để kiểm tra sự hoạt động của máy bơm chữa cháy
- Kết quả kiểm tra chức năng điều khiển theo bảng sau:

TT Hạng mục kiểm tra Kết quả Ghi chú

58
1 Chức năng hoạt động của máy bơm
Tín hiệu từ công tắc áp lực điều khiển chạy, dừng bơm
chính
1.1
áp suất bơm chạy: …… at áp suất bơm dừng:
…… at
Tín hiệu từ công tắc áp lực điều khiển chạy, dừng bơm
dự phòng
1.2
áp suất bơm chạy: …… at áp suất bơm dừng:
…… at
Tín hiệu từ công tắc áp lực điều khiển chạy, dừng bơm
bù áp
1.3
áp suất bơm chạy: …… at ap suất bơm dừng:
…… at

Đại diện

Tên

Chữ ký

Ngày

59
PHỤ LUC SỐ 03: NGHIỆM THU VẬN HÀNH CHẠY THỬ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC
( Kèm theo biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, có tải số:
01/ĐĐKT; 01/LĐKT; 01 LĐCT,ngày tháng năm 201)
Bảng test ghi chép kết quả kiểm tra quá trình hoạt động liên động của hệ thống Phòng cháy chữa cháy với các hệ thống khác của công trình.
Giải thích ký hiệu Đạt: √ Không đạt: X
Ngày tháng năm 2018
Tên thiết bị Thời gian tác
TT Hạng mục kiểm tra Vị trí lắp đặt Trạng thái
thử động

Đầu phun Nổ khi có nhiệt độ >=68ºC và diện tích bảo vệ


I HT chữa cháy tự động 14h20p
Sprinkler. cho 01 đầu phun >=16m².

1   Công tắc dòng chảy.   Đóng tiếp điểm

2   Module công tắc dòng chảy   Đèn led đỏ nháy sáng liên tục.

Hiển thị tín hiệu báo cháy từ công tắc dòng cháy
3   Tủ trung tâm báo cháy. 14h 20p 10s
tầng hầm vị trí trục ( A-C; 2-3)
4   Chuông, đèn báo cháy. 10s <= Chuông kêu, đèn báo nháy.
Điều khiển hệ thống chuông, đèn báo cháy, hệ
5   Tủ trung tâm báo cháy. 60s <=65s thống thang máy, hệ thống tăng áp, hút khói hoạt
động
6   Chuông, đèn báo cháy. 60s <=65s Chuông kêu , đèn báo nháy.
Các thang di chuyển về tầng 1 và cửa ở trạng
7   Hệ thống thang máy   60s <=65s
thái luôn mở
8   Quạt tăng áp 60s <=65s Quạt tăng áp hoạt động
9   Quạt hút khói 60s <=65s Quạt hút khói hoạt động
10   Quạt hút cấp khí. 60s <=65s Dừng hoạt động
Hiển thị các thông tin báo cháy, giám sát, điều
11   Tủ hiển thị phụ báo cháy. 10s <=65s
khiển…liên quan lên màn hình.
Thời gian thử nghiệm 20 phút. Sau khi đóng van chặn tầng và Rest Tủ Trung tâm báo cháy các hệ thống trở lại trạng thái hoạt động ổn
định

Đầu phun Nổ khi có nhiệt độ >=68ºC và diện tích bảo vệ


II HT chữa cháy tự động 14h 40p
Sprinkler. cho 01 đầu phun >=16m².

1   Công tắc dòng chảy.   Đóng tiếp điểm

Module công tắc dòng chảy


2     Đèn led đỏ nháy sáng liên tục.
SIGA - CT1.
Hiển thị tín hiệu báo cháy từ công tắc dòng cháy
3   Tủ trung tâm báo cháy. 14h 40p 10s
tầng hầm vị trí trục ( A-C; 2-3)

4   Chuông, đèn báo cháy. 10s <= Chuông kêu, đèn báo nháy.

Điều khiển hệ thống chuông, đèn báo cháy, hệ


5   Tủ trung tâm báo cháy. 60s <=65s thống thang máy, hệ thống tăng áp, hút khói hoạt
động
6   Chuông, đèn báo cháy. 60s <=65s Chuông kêu , đèn báo nháy.
Các thang di chuyển về tầng 1 và cửa ở trạng
7   Hệ thống thang máy 60s <=65s
thái luôn mở
8   Quạt tăng áp 60s <=65s Quạt tăng áp hoạt động

9   Quạt hút khói 60s <=65s Quạt hút khói hoạt động

10   Quạt hút cấp khí 60s <=65s Dừng hoạt động

61
Hiển thị các thông tin báo cháy, giám sát, điều
11   Tủ hiển thị phụ báo cháy. 10s <=65s
khiển…liên quan lên màn hình.

Thời gian thử nghiệm 25 phút. Sau khi đóng van chặn van tràn ngập tầng và Rest Tủ Trung tâm báo cháy các hệ thống
 
trở lại trạng thái hoạt động ổn định

V Van góc chữa cháy Chữa cháy họng nước vách tường <=20s Tia nước đặc ≥ 6 m tính từ đầu lăng phun

1 Van góc chữa cháy   <=20s Tia nước đặc ≥ 6 m tính từ đầu lăng phun

2 Van góc chữa cháy   <=20s Tia nước đặc ≥ 9 m tính từ đầu lăng phun

3 Van góc chữa cháy   <=20s Tia nước đặc ≥ 9 m tính từ đầu lăng phun

  Thời gian thử nghiệm 20 phút. Sau khi đóng van chặn van góc chữa cháy máy bơm chữa cháy tự động dừng hoạt động

THÀNH PHẦN THAM GIA


Ban quản lý dự án Tư vấn giám sát dự án
Họ tên:………………………... Họ tên::…………………………

Chữ ký::………………………… Chữ ký::…………………………

62
Cty TNHH Bình yên

Họ tên::…………………………

Chữ ký::…………………………

63

You might also like