You are on page 1of 17

THUYẾT MINH HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ

1.1 Cơ sở pháp lý và các tiêu chuẩn áp dụng


Yêu cầu kỹ thuật của tổng đài điện tử;
Tiêu chuẩn chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - TCN
68-140 : 1995;
Tiêu chuẩn chung về môi trường khí hậu đối với các thiết bị thông tin - TCN 68-149 :
1995;
Tiêu chuẩn phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến hệ thống thông tin -
TCN 68-161 : 1996;
Tiêu chuẩn về cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt - TCN 68-
132 : 1998;
Tiêu chuẩn tiếp đất cho công trình viễn thông - TCN 68-141 : 1999;
Tiêu chuẩn về dịch vụ Fax trên mạng điện thoại công cộng - TCN 68-187 : 1999;
Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối viễn thông - TCN 68-190 : 2000;
Tiêu chuẩn chống sét bảo vệ công trình viễn thông - TCN 68-135 : 2001;
Tiêu chuẩn về tính tương thích điện tử của các thiết bị mạng viễn thông - TCN 68-
190 : 2001;
Yêu cầu kỹ thuật với các thiết bị đầu cuối kết nối vào với mạng viễn thông công cộng
sử dụng kênh thuê riêng - TCN 68-216 : 2002;
Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng điện thoại công cộng qua giao diện
tương tự - TCN 68-188 : 2003;
Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng ISDN sử dụng truy nhập tốc độ cơ
sở - TCN 68-189 : 2003;
Tiêu chuẩn về dịch vụ truy nhập Internet ADSL - TCN 68-227 : 2004;
Tiêu chuẩn chỉ định các quy định về việc phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại
cáp, khoảng cách cho phép... Đảm bảo tính tương thích hệ thống đối với các sản
phẩm từ nhiều nước sản xuất – TIA/EIA – 568A;
Tiêu chuẩn về cách đi cáp, phân bố ổ cắm trong toà nhà - TIA/EIA – 569;
Page 1
Tiêu chuẩn các yêu cầu về quản trị hệ thống - TIA/EIA – 606;
Tiêu chuẩn về an toàn nối đất đối với các thiết bị - TIA/EIA – 607;
Quy chuẩn Việt Nam tập 1 ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày
14/2/1996 của Bộ xây dựng; Tập II; III ban hành theo Quyết định số 439/BXD-
CSXD ngày 15/09/1997 của Bộ Xây dựng;
Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 2 : 1974; TCVN 3 : 1974; TCVN 4 : 1993; TCVN 7 :
1993; TCVN 8 : 1993; TCVN 4058 : 1985; TCVN 5898 : 1985;
Tiêu chuẩn Việt Nam – TCXD 46 : 1984;

TCXDVND 323 : 2004 Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế;

Chú ý: Đối với các tính năng, chỉ tiêu kỹ thuật chư được quy định trong các tiêu
chuẩn của Việt Nam, đề nghị tham khảo thêm trong các tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn
Nhật, tiêu chuẩn NFPA của Mỹ;

1.2 Đặt vấn đề


Chức năng chính của công trình:
Công trình được xây dựng với mục đích tạo ra một khu hỗn hợp trung tâm thương
mại , dịch vụ văn phòng , nhà ở và căn hộ cao cấp .
Với cơ cấu chức năng như trên việc trang bị hệ thống mạng Máy tính, Điện thoại,
Camera , Âm thanh thông báo và Truyền hình cho công trình là một yêu cầu hết sức
thiết yếu.

1.3 Yêu cầu kỹ thuật

1.3.1 Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư:

Với kiến trúc và mục đích sử dụng như trên, hệ thống Điện nhẹ thiết kế cho công
trình cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

Tính liên tục và sẵn sàng cao:


Có thể nói đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong thiết kế và thi
công hệ thống Điện nhẹ cho công trình này. Hệ thống Điện nhẹ không chỉ có khả năng
hoạt động liên tục trong nhiều ngày, nhiều năm mà còn duy trì hoạt động được trong
trường hợp xảy ra sự cố đặc biệt như mất điện, mưa, bão...

Page 2
Công nghệ tiên tiến:
Hệ thống được thiết kế bên cạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến còn phải phù
hợp với xu hướng phát triển chung của ngành Điện nhẹ ở Việt Nam cũng như các nước
trong cùng khu vực và trên thế giới.

Tính mở:
Hệ thống được thiết kế trên nguyên tắc mở, nghĩa là nó có khả năng đáp ứng được
ngay cả khi số lượng user tăng trong tương lai. Việc nâng cấp phần cứng, phần mềm,
thêm các dịch vụ, ứng dụng trong tương lai sẽ được thực hiện dễ dàng ở các điểm mấu
chốt mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại, cũng như các ứng dụng, dịch vụ
đang khai thác. Các bước đầu tư về phần cứng, phần mềm đều phải mang tính kế thừa.

Tính cơ động:
Hệ thống được xây dựng đáp ứng tốt yêu cầu cơ động, đảm bảo dễ dàng việc
chuyển đổi chức năng, thêm bớt những bộ phận nhỏ thoả mãn nhu cầu đa dạng cho
từng đối tượng cần phục vụ. Điều này có thể thực hiện bằng việc thiết kế hệ thống cáp
và sử dụng hệ thống thiết bị hợp lý, đồng thời các hệ thống cáp chờ, cáp dự phòng cũng
được coi là phần tất yếu của hạ tầng cơ bản.

Độ ổn định:
Để đảm bảo tính ổn định cho hệ thống trong quá trình hoạt động, khi thiết kế hệ
thống truyền dẫn phải tính đến phương án dự phòng.

Độ tin cậy:
Cấu trúc hệ thống phải đảm bảo hiệu suất khai thác dịch vụ, ứng dụng tối đa, đồng
thời hạn chế các điểm gây lỗi tiềm tàng.

An toàn và bảo mật:


Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và điện tử
viễn thông việc bảo mật thông tin là một điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh tính bảo
mật, hệ thống còn phải đáp ứng được yêu cầu chia sẻ thông tin, cho phép người sử dụng
có thể khai thác hệ thống một cách hiệu quả nhất.

Hiệu năng:
Hiệu năng là thước đo đầu tiên đánh giá chất lượng của công việc thiết kế, xây

Page 3
dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Hệ thống cần được thiết kế, xây
dựng tối ưu hoá các nhu cầu khai thác, ứng dụng, cho phép phân phối và sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý.

Vận hành và quản trị hiệu quả:


Vấn đề vận hành và quản trị kém hiệu quả đã xảy ra với không ít hệ thống hạ tầng
truyền thông và công nghệ thông tin của nhiều đơn vị. Một trong những nguyên nhân là
từ bước khởi động, các yêu cầu về vận hành và quản trị không được quan tâm đúng
mức, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ và việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ
vận hành, quản trị.
Hệ thống cần được thiết kế và xây dựng đảm bảo cho phép hỗ trợ ở mức tối đa và
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người quản trị trong các tác vụ vận hành hệ
thống thường nhật. Các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên hệ thống, các dịch vụ,
quản trị người dùng cũng được quan tâm.

Bảo vệ đầu tư:


Với việc phát triển một cách chóng mặt trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ
thông tin như hiện nay, đơn vị tư vấn cần đưa ra những phương án tối ưu cho việc lựa
chọn công nghệ (phần cứng, mạng, phần mềm, v.v...), xác định các giai đoạn đầu tư phù
hợp trong quá trình thực hiện dự án phải được quan tâm với mục đích bảo vệ vốn dự án,
tránh lãng phí nhưng vẫn phải đáp ứng được tính cập nhật công nghệ của hệ thống.

1.3.2 Các yêu cầu đối với trung tâm thông tin và tủ cáp tầng:

Để đảm bảo hệ thống thiết bị có thể hoạt động liên tục, an toàn, ổn định cũng như tạo
điều kiện thuận tiện cho việc bảo dưỡng sau này, trung tâm của hệ thống công nghệ
thông tin và viễn thông phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện sau:
Đủ diện tích bố trí thiết bị, vật tư và nhân viên vận hành cho toàn hệ thống;
Có lắp đặt hệ thống chống sét nguồn và chống sét lan truyền trên đường tín hiệu;
Có hệ thống điều hoà không khí và thông gió;
Hệ thống chữa cháy;
Có lắp đặt hệ thống tiếp âm;
Hệ thống chiếu sáng phải hoạt động tốt, đủ điều kiện cho nhân viên vận hành làm

Page 4
việc;
Hệ thống cung cấp nguồn đầy đủ và ổn định;
Trung tâm của hệ thống phải được bảo vệ và giám sát chặt chẽ;
Ngoài ra các hệ thống phụ trợ khác đều phải hoạt động tốt;
Các tuyến cáp trục chính và tủ/hộp cáp phân tầng phải được đặt cách đường cáp điện
trục và đường điện điều hoà tối thiểu là 1,2m để tránh suy hao tín hiệu và nhiễu trong
quá trình truyền dẫn. Các hộp cáp tầng của hạng mục điện thoại phải được đặt cách
sàn 1,5m;

1.3.3 Yêu cầu đối với vật tư và thiết bị sử dụng trong công trình:

Các vật tư, thiết bị sử dụng cho công trình phải đảm bảo chất lượng tốt, bền và phù
hợp với yêu cầu của hệ thống thông tin, viễn thông.
Thiết bị, vật tư lắp đặt cho công trình phải mới 100% và có bảo hành tối thiểu 01
năm. Đối với vật tư nhập khẩu phải rõ nguồn gốc xuất xứ.
Công cụ được sử dụng để lắp đặt phải là công cụ chuyên dụng và được sử dụng đúng
chức năng;
Toàn bộ vật tư và thết bị sử dụng cho công trình đều thuộc các hãng có tên tuổi trên
thế giới, tuổi thọ cao trên 10 năm, bảo hành tốt tại thị trường Việt Nam.

1.3.4 Yêu cầu đối với hạ tầng truyền dẫn:

Hệ thống cáp truyền dẫn (cáp nguồn và cáp tín hiệu) là loại chuyên dụng cho các toà
nhà cao tầng và đảm bảo tốt trong vòng từ 10 đến 20 năm;
Các đường cáp truyền dẫn cần được thiết kế khoa học, đảm bảo cung cấp các kết nối
nhằm xây dựng mô hình quản lý tập trung, đáp ứng yêu cầu hiện tại và đảm bảo dự
phòng cũng như nâng cấp, mở rộng trong tương lai;
Các hệ thống cấu thành cơ sở hạ tầng như dây dẫn, tủ đấu nối phải phù hợp với thiết
kế kiến trúc của toà nhà. Các hệ thống thiết bị, đường dữ liệu, cáp điện thoại, ... cần
được bố trí gọn gàng khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, phù hợp với kiến trúc của
toà nhà song cũng phải đảm bảo khả năng duy tu, sửa chữa dễ dàng;
Để đảm bảo mỹ quan chung cho công trình, hệ thông cáp mạng và ổ cắm được bố trí
lắp đặt ngầm trong tường. Hệ thống cáp phải được đặt trong ống hoặc máng bảo vệ,

Page 5
tránh những can nhiễu của môi trường tác động lên.
Việc đi dây trục chính chỉ nên thực hiện 1 lần. Những thay đổi, thêm bớt thiết bị
mạng không làm ảnh hưởng tới hệ thống
Hạ tầng cáp truyền dẫn phải được thiết kế độc lập với ứng dụng và thiết bị (không
phụ thuộc vào các ứng dụng chạy trên nó). Tính linh hoạt này đáp ứng được phần nào
tiêu chí tiết kiệm vốn đầu tư và đáp ứng cho việc nâng cấp hệ thống sau này.
Hệ thống cáp cần được thiết kế có cấu trúc cao: Mô hình quản lý có dạng tập trung.
Cáp được phân phối tới từng tầng và được chia đến từng điểm đầu cuối, tuỳ thuộc
vào số lượng và yêu cầu sử dụng của từng tầng. Như vậy, các điểm đầu cuối có một
đường truyền độc lập, riêng rẽ với nhau giúp cho việc phát hiện và khắc phục sự cố
một cách dễ dàng;
Quản lý các hệ thống mạng phải dễ dàng, có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của thiết bị và sơ
đồ kết nối;
Các hệ thống cáp phải được lựa chọn và thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn về truyền
thông. Những tiêu chuẩn này được áp dụng trong việc thiết kế, thi công, lập hồ sơ và
quản lý mạng.

1.4 Nội dung thiết kế

1.4.1 Mục tiêu thiết kế:

Hệ thống mạng Máy tính và Internet:


Thiết lập một mạng máy tính có tính cơ động cao (khi cần có thể dễ dàng lắp ghép
thành một mạng lớn hoặc tách rời thành nhiều mạng nhỏ riêng biệt);
Chuẩn mạng: Theo chuẩn Ethernet/Fast;
Tích hợp được với công nghệ Wireless (Option);

Hệ thống mạng điện thoại:


Mạng điện thoại được xây dựng phải phù hợp với quy mô của toà nhà.
Thiết kế vị trí đặt tủ cáp chính cũng như các hộp cáp tầng phải thuận lợi cho việc
quản lý, bảo dưỡng và bảo trì sau này.
Hệ thống cáp trục cũng như cáp nhánh phải được thiết kế với tính thẩm mỹ cao và

Page 6
thuận tiện cho việc sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng.
Mạng điện thoại phải được thiết kế rõ ràng và có khả năng thay thế, mở rộng trong
tương lai.
Vị trí lắp đặt ổ cắm điện thoại phải thuận tiện cho người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo
tính mỹ quan chung cho công trình.
Hệ thống tiếp âm của mạng điện thoại được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn chung
(điện trở tiếp đất ¿ 1 Ω ).
Hệ thống điện thoại phải được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất lượng chuyên
ngành.

Hệ thống Camera quan sát:


Hệ thống Camera quan sát phải được thiết kế, lựa chọn và lắp đặt hợp lý sao cho
không ảnh hưởng tới mỹ quan chung của công trình.
Vị trí lắp đặt các Camera phải được lựa chọn sao cho tầm quan sát của từng Camera
tại từng khu vực là lớn nhất.
Hệ thống Camera quan sát phải được thiết kế rõ ràng và có khả năng sửa chữa, thay
thế trong tương lai.
Hệ thống Camera quan sát phải được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất lượng
chuyên ngành.

Hệ thống âm thanh thông báo:


Hệ thống Loa báo sử dụng cho công trình không chỉ có chức năng thông báo mà còn
có thể đáp ứng được yêu cầu nghe nhạc cho toàn bộ khu nhà.
Tổng công suất của hệ thống Loa phải phù hợp với công suất của hệ thống Amply
lựa chọn.
Số lượng Loa cũng như vị trí đặt Loa phải phù hợp với chức năng của từng phòng
cũng như mỹ quan chung của toàn bộ toà nhà.
Vị trí điểm đặt chiết áp phải thuận tiện cho người sử dụng.
Hệ thống đường dây đến các Loa cũng như đến các Chiết áp phải được thiết kế hợp
lý thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế sau này.
Hệ thống âm thanh được lựa chọn phải đồng bộ và do một hãng nổi tiếng cung cấp để

Page 7
thuận tiện cho việc bảo dưỡng sau này.
Hệ thống âm thanh phải được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất lượng chuyên
ngành.

1.4.2 Giải pháp kỹ thuật:

Hệ thống mạng Điên thoại và Internet.

Trung tâm thiết bị:


Mạng Điên thoại và Máy tính sử dụng chung một hệ thống cáp quang ,tủ thiết bị
trung tâm của 2 hệ thống được đặt tại tầng hầm 1 của tòa nhà trong phòng kỹ thuật .

Tủ kỹ thuật tầng:
Để đấu nối cáp trục và cáp nhánh của hệ thống mạng điện thoại , máy tính mỗi
tầng chúng tôi thiết kế 1 tủ đấu dây (chung cho hệ thống điện nhẹ).

Hệ thống cáp trục:


Cáp trục của hệ thống là cáp quang 36 core dùng chung cho hệ thống máy tính và
điên thoại .

Hệ thống cáp nhánh:


Cáp nhánh của hệ thống là cáp quang 2core kéo từ tủ kỹ thuật tầng tới các khu
vực và căn hộ thuộc tầng đó . Tại mỗi căn hộ bố trí một ổ cắm quang chung cho hệ
thống điện thoại và máy tính.

Hệ thống ổ cắm:
ổ cắm mạng máy tính là loại ổ cắm âm tường, được lắp đặt cách sàn một khoảng
đồng nhất 0.4m.
Đối với khu vực kinh doanh dịch vụ và văn phòng chúng cho thuê, do chưa xác định
được phương án thiết kế nội thất vì vậy chúng tôi chỉ kéo cáp trục dự phòng đến các
hộp kỹ thuật tầng và bố trí ở các phòng quản lý và phòng trực (việc thi công lắp đặt
hệ thống ổ cắm và cáp nhánh sẽ do Chủ đầu tư thứ cấp thực hiện);

Hệ thống bảo vệ cáp gồm:


Hệ thống thang cáp 400x100x1,5;
Hệ thống máng thép KT 150x100x1.5;

Page 8
Hệ thống ống D20 bảo vệ cáp đi ngầm tường.

Hệ thống tiếp địa:


Hệ thống tiếp âm được thiết kế theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng đề ra (điện trở
tiếp đất ¿ 1 Ω ). Hệ thống tiếp địa của mạng máy tính bao gồm:
Bãi cọc tiếp địa gồm 1 bãi dùng chung cho cả hệ thống điện nhẹ gồm 05 cọc đồng
16 dài 2m.

Dây đồng trần M70.


Hộp kiểm tra tiếp địa.

Hệ thống âm thanh thông báo:


Hệ thống âm thanh thông báo không chỉ có nhiệm vụ phát đi các tín hiệu thông báo
khi sảy ra các tình huống khẩn cấp như cháy nổ mà còn có thể phát nhạc nền cho toàn bộ
công trình.

Thiết bị trung tâm của hệ thống âm thanh:


Trung tâm của hệ thống âm thanh được đặt tại phòng trực PCCC tầng 1. Các thiết bị
trung của hệ thống âm thanh được lắp đặt trong tủ thiết bị bao gồm Âm ly khuếch đại và
các thiết bị trung tâm khác như bộ nguồn, đầu Cassette và Micro chọn vùng. Từ tầng 1 tín
hiệu âm thanh sẽ được dẫn đến các vùng nhờ hệ thống dây cáp tín hiệu. Để thuận tiện cho
việc quản lý, chúng tôi chia toàn bộ hệ thống âm thanh thành các vùng riêng biệt.

Hệ thống phân phối tín hiệu:


Hệ thống cáp tín hiệu âm thanh có nhiệm vụ chuyển tải tín hiệu từ trung tâm điều
khiển âm thanh đặt tại tầng hầm đến các loa trong toàn nhà. Dây tín hiệu âm thanh được sử
dụng cho công trình này đồng nhất 1loại:

Cáp chuyên dụng cho tín hiệu âm thanh 2x1,5mm2.

Phương án bố trí Loa:


Sau khi nghiên cứu kỹ bản vẽ kiến trúc chúng tôi sử dụng 3 loại Loa:
Các tầng hầm và tầng kỹ thuật được chúng tôi thiết kế hệ thống Loa còi 15W;
Tại các hành lang và các tầng còn lại được thiết kế hệ thống Loa âm trần 6W;

Page 9
Tại các cầu thang bộ được thiết kế hệ thống Loa treo tường 6W;

Hệ thống nguồn điện dự phòng khi mất điện lưới :


Để đảm bảo cho hệ thống âm thanh thông báo không bị gián đoạn khi công trình mất điện
lưới , toàn bộ các thiết bị của hệ thống này sẽ được cấp nguồn qua một UPS chạy online . Công
suất của UPS được tính chọn cụ thể theo bảng sau :

Công suất tiêu Tổng công suất


St Tên thiết bị thụ / 1 thiết bị Số lượng (W)
t (W)
1 Switch 8 port 4 1 4
2 Đầu đọc đĩa DVD 10 1 10
3 Bộ điều khiển 16 vùng ra 24 2 48
4 Bộ khuếch đại 4CH X 300 W 250 6 1500
5 Micro chọn vùng 2,4 1 2,4
Công suất nguồn cấp 1.564,4

Chọn UPS công suất : 3 KVA


Hệ thống Camera:
Sau khi nghiên cứu bản vẽ kiến trúc cũng như chức năng của công trình, chúng tôi
đề xuất thiết kế hệ thống Camera cho công trình là camera analog:

Trung tâm của hệ thống Camera được lắp đặt ở Phòng trực an ninh thuộc tầng 1 của
công trình. Tại đây chúng tôi bố trí các đầu ghi, màn hình, bàn điều khiển và UPS.
Cáp sử dụng cho hệ thống Camera là cáp RG6 được luồn trong ống/ máng thép mạ
kẽm 100x150x1.5
Hệ thống nguồn nuôi Camera được sử dụng là nguồn nuôi tập trung.
Cáp chạy dọc trục của hệ thống Camera được bảo vệ bởi thang cáp 400x100x1.5
(chung với hệ thống Điện nhẹ)
Phương án lựa chọn Camera:
Tại các tầng hầm : Sử dụng Camera cố định hình chữ nhật có khả năng quan sát ngày
đêm;
Tại sảnh thang các tầng khu căn hộ lại sử dụng Camera bán cầu cố định quan sát ban
ngày.
Cũng như hệ thống âm thanh thông báo , việc đảm bảo an ninh cho tòa nhà cũng hết
sức quan trọng . Chúng tôi cũng thiết kế nguồn cấp cho hệ thống Camera quan sát là
một UPS online có công suất được tính chọn theo bảng sau :

Page 10
Công suất tiêu Tổng công suất
St Tên thiết bị thụ / 1 thiết bị Số lượng (W)
t (W)
1 Switch 16 port 10 2 20
2 Đầu ghi 32 kênh 20 5 100
3 Màn hình LCD 43" 110 5 550
4 Camera 12 145 1740
5 Công suất nguồn cấp 2.410

Chọn UPS công suất : 6 KVA

1.4.3 Thông số kỹ thuật của một số thiết bị chính

Tủ rack 42U:

Sản phẩm VIETRACK Xtream Cabling Rack


Ứng dụng Dựng trong phòng chứa thiết bị mạng hoặc trung tâm dữ liệu
ANSI/EIA 310-D, kiểu A, 1U = 1.75” = 44,45mm
DIN 41494
Tiêu chuẩn
BS5954 Part 2
IEC 60297-1, IEC 60297-2
Chiều cao 42 (U)
Chiều rộng 800(mm)
Chiều sâu 650(mm)
Kích thước
2054 x 1600 x 707(mm)
thực
Tải trọng 1200 kgs
Cửa trước 1 cánh dạng lưới vòm, thông thoáng 80%
Cửa sau 2 cánh dạng lưới vòm, thông thoáng 80%
Cửa hứng 4 cánh với thiết kế hai phần trước sau
Nguyên liệu Thộp Nippon Steel nhập khẩu trực tiếp từ Nhật, tiêu chuẩn JIS G3141,
RoSH, Eco-, ELV,...
Khung tủ, thanh treo thiết bị 2 mm

Page 11
Cửa trước sau 1,2mm
Gối đỡ chân đế 2 mm
Màu sơn Đen

Đặc điểm kỹ thuật thỏa mãn.


Cáp mạng kích thước 24 AWG, 4 cặp UTP, được phân hạng UL/NEC CM. Vỏ
cáp PVC với các đa dạng để tiện lựa chọn, không chì. Cáp thỏa mãn hoặc vượt quá các
yêu cầu về hiệu năng của cáp Cat 5E và được kiểm tra độc lập bởi bên thứ 3, ví dụ như
SEMKO ETL và thỏa mãn tiêu chuẩn chống cháy tương thích với NEC mục 800.
+ Trở kháng: 100 Ohms +/- 15.
+ Tần số hoạt động: 1MHz – 200 Mhz.
+ Trễ truyền dẫn: tối đa 538 ns/100 m tại tần số 100 MHz.
+ Độ lệch trễ truyền dẫn: tối đa 25ns.
+ Điện dung tương hỗ: tối đa 5.6 nF/100m.
+ Điện trở lõi đồng: tối đa 9.38 Ohms/100m.
+ Bán kính cong tối thiểu: 1”.

Vật liệu
+ Lõi đồng: đồng nguyên chất kích thước lõi 24 AWG.
+ Vỏ bọc cách ly lõi đồng: Polyethylene.
+ Nhiệt độ hoạt động: -20°C – 60°C.
+ Nhiệt độ bảo quản: -20°C – 80°C.
+ Kiểm định: UL và SEMKO ETL.
Cáp điện thoại 10x2x0,5mm
Cáp điện thoại 50x2x0,5mm
Phiến đấu dây 10 đôi;
Phiến đấu dây 50 đôi;
Bộ khuếch đại:

+ Dải tần số: 47862 MHz;


+ Hệ số khuyếch đại : 34 dB;
+ Mức đầu ra lớn nhất: 112117 dBV;
Page 12
+ Dải điều chỉnh hệ số khuyếch đại: 0  -20 dB;
+ Đầu vào và đầu ra mất trở lại >14 db;
+ Dải điều chỉnh hệ số (SLOPE): 0 -18 dB;
+ Cấu hình nhiễu < 6 db;
+ 7Nguồn cấp 6VA/198-250V/50HZ;
+ Kích thước 107x145x53mm.
Bộ chia tín hiệu các loại
+ Dải tần số: 47 - 862 MHz;
+ Trở kháng : 75 ;
+ Điện 220v;
+ Công nghệ một đầu vào nhiều đầu ra;
+ áp dụng công nghệ điều chỉnh tần số và độ suy giảm;
+ Dải điều chỉnh âm lượng 28db;
+ Đầu vào và đầu ra mất trở lại >14db;
+ Cấu hình nhiễu < 6db;
+ Nguồn cấp 6VA/198-250V/50HZ.
Cáp đồng trục RG6
+ Đường kính dây dẫn trong: 1,02 x 0,01 mm;
+ Đường kính ngoài của lớp vỏ cáp: 6,80 x 0,10 mm;
+ Điện trở 1 chiều của dây dẫn trong: 102 Ω/ km;
+ Trở kháng tại 1 MHz: 75 ± 3 Ω;
+ Suy hao truyền dẫn, dB/ 100m
 211 MHz là: 9,25 dB/ 100m;
 550 MHz là: 15,46 dB/ 100m;
 870 MHz là: 20,05 dB/ 100m.
Antenna UHF/VHF:
+ Anten thu được: VHF 25-35dB
+ Có thể thu được các kênh: UHF/VHF/HDTV
+ Tần số hoạt động: 45-860MHZ
+ Khả năng xoay: 360 độ

Page 13
+ Trở kháng: 75Ohm
+ Kích thước: 15,5 "(L) x 5.5" (W) x 10 "(H).
+ Kết nối với tai nghe
Bàn điều khiển 6 vùng
+ 6 vùng điều khiển
+ Thiết kế có loa kiểm tra
+ Chức năng liên lạc nội bộ
+ Các phím lập trình tự do
+ Hiển thị 3 màu trên tất cả các phím bấm
+ Kiểm tra micro âm học
+ Kết nối với tai nghe
Loa còi 15W;
+ Đường vào: 15w
+ Điện áp đường dây: 100v hoặc 70v
+ Trở kháng: 8 ohm
+ Đáp tuyến tần số: 280-12500Hz
+ Cường độ âm thanh: 112 dB (1 W, 1 m)
+ Nhiệt độ hoạt động: -20 đến + 55 độ c
Loa gắn trần 6W;
+ Công suất cực đại: 9W
+ Công suất danh định: 6W
+ Mức chuyển công suất: 1.5W/3W/6W
+ Âm lượng (Cao nhất): 99dB
+ Góc mở (ở 1 kHz/4 kHz, -6dB): 160o/50o
+ Dải tần làm việc: 70 Hz đến 18kHz
+ Điện áp làm việc: 100V
+ Chuẩn an toàn điện: acc. to UL94V0
+ Đáp tuyến tần số: 120 - 15,000 Hz
+ Cường độ âm thanh: 91 dB (1 W, 1 m)
+ Màu sắc: Trắng (RAL 9010)
+ Kích thước: đường kính 210x88mm
Page 14
+ Trọng lượng: 1.1kg
Loa treo tường 6W;
+ Công suất cực đại: 9W
+ Công suất danh định: 6W
+ Mức chuyển công suất: 1.5W/3W/6W
+ Âm lượng (Cao nhất): 99dB
+ Góc mở (ở 1 kHz/4 kHz, -6dB): 160o/50o
+ Dải tần làm việc: 70 Hz đến 18kHz
+ Điện áp làm việc: 100V
+ Chuẩn an toàn điện: acc. to UL94V0
+ Đáp tuyến tần số: 120 - 15,000 Hz
+ Cường độ âm thanh: 91 dB (1 W, 1 m)
+ Màu sắc: Trắng (RAL 9010)
Lưu điện:
+ Điện áp định danh vào 220V
+ Tần số định danh vào 50Hz
+ Công suất định mức ra 3000VA/1500W
+ Điện áp định danh ra 220VAC
+ Mức ổn định 2%
+ Tần số ra Tự cấp: 50Hz + - 0.2Hz
+ Điện lưới: 50Hz
Tăng âm 480W;
+ Công suất Transformer: 480W
+ Slew rate: 30V/us
+ Tổng độ méo hài âm <0.2%
+ Trở kháng đầu vào 20kOhm
+ Tỷ số tín hiệu trên tạp âm >100dB

Đầu CD/Tuner;

+ Điện áp làm việc: 230V/115Vac (15%) 50/60HZ

Page 15
+ Công suất tiêu thụ: 50VA
+ Các khối tín hiệu: CD/ Tuner
+ Dải tần làm việc khối tuner: FM: 87.5 – 108MHz
AM: 522 – 1620 kHz
+ Độ nhậy: FM: 2uV (26dB S/N)
AM: 20uV (30dB S/N)
+ Tần số đáp ứng khối Tuner: 30Hz đến 15 kHz
+ Độ biến dạng: <1% (Tuner)
+ Độ biến dạng: <0.1% ( CD)
+ Tần số đáp ứng khối CD: 20Hz đến 20kHz
+ Ngõ ra: Khối Tuner 02 jack mono; mức tín hiệu: 200mV
+ Khối CD 02 jack mono; mức tín hiệu:500mV
+ Ngõ ra hỗn hợp CD/Tuner: 02 jack mono; mức tín hiệu 200mV
+ Các tiêu chuẩn về kỹ thuật điện:
+ Tiêu chuẩn về phát xạ điện từ: EN 55103-1
+ Tiêu chuẩn về độ nhiễm từ: EN 55103-2
Ông bảo vệ cáp D20.
+ Chất liệu: Bằng nhựa PVC chống cháy;
+ Dài: 2.92m;
+ Đường kính: Phi 20;
+ Màu: Trắng;
+ Màu: Trắng sữa;
Camera bán cầu cố định
+ Camera bán cầu cố định
+ ống kính thay đổi tiêu cự 2x (2.8 ~ 6.0 mm)
+ Độ nhạy sáng 0.9 lux mầu ABS
+ Kích thước/Trọng lượng: #129.5 x 93 mm; ~460 g
Camera bán cầu cố định ngày đêm
+ Camera bán cầu cố định ngày đêm
+ ống kính thay đổi tiêu cự 2.8 ~ 10 mm 3.6x

Page 16
+ Độ nhạy sáng: 0.6 lux mầu, 0.4 lux đen trắng tại F1.3
+ Chức năng Adaptive Black Stretch
+ Kích thước/Trọng lượng: phi 129.5 mm x 93 mm (H) ; ~430 g
Camera ống đặt dưới tầng hầm
+ Camera cố định ngày đêm
+ Super Dynamic 5,ABS
+ Độ nhạy sáng: 0.1 lux mầu, 0.07 lux đen trắng tại F1.4/ 0.003 lux mầu, 0.002 lux
đen trắng tại F1.4 với sens up 32x
+ Độ phân giải 650 TV lines
Đầu Ghi 24 Camera
+ HDMI Full HD 1080i (1,920 x1,080)
+ Nén H264 với “UniPhier#” LSI platform
+ SD5link với cảnh báo i-VMD (phát hiện chuyển động thông minh)
+ Ghi theo thời gian thực và xem 16 kênh x 2 màn hình
+ Lên tới 31 khe ổ cứng HDD với 4 khe ổ cứng tại thiết bị chính và 3 thiết bị mở
rộng với 9 ổ cứng
Màn hình theo dõi
+ Loại Màn Hình: LCD TV
+ Kích Thước Màn Hình (Inch) 42
+ Độ phân giải 1366x768
+ Độ sáng (cd/m2) 500
+ Độ Tương Phản Động 60,000:1
+ Góc Nhìn 178/178
+ Thời Gian Đáp ứng (MPRT) 5ms
+ WCC (Kiểm Soát Màu Rộng)

Page 17

You might also like