You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1.

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

1.1. Lựa chất dập cháy và hệ thống chữa cháy sử dụng cho công trình

1.1.1. Tổng quan về các chất dập cháy thường gặp :


 Nước :
Là chất dập cháy phổ biến thích hợp cho các đám cháy chất rắn loại A với những
yêu cầu không cao về vệ sinh khu vực sau cháy...,an toàn với con người trong quá trình
thoát hiểm .
Các hệ thống sử dụng chất dập cháy là nước bao gồm :
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler ;
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường. Là hệ thống chữa cháy phổ biến ,thiết
kế không quá phức tạp ,phù hợp với các công trình sẵn có về nguồn nước ...
Hệ thống chữa cháy ngoài nhà áp lực thấp từ mạng lưới cấp nước sinh hoạt của khu
đô thị.
Nhược điểm: Chất chữa cháy nước không áp dụng cho các đám cháy của thiết bị
điện ,điện tử viễn thông ,hay các đám cháy của chất lỏng xăng dầu ...
 Bột:
Phạm vi áp dụng: có tác dụng dập cháy nhanh các đám cháy chất lỏng ,khí ,không
độc với con người và sinh vật.
Nhược điểm : không sử dụng cho các trạm điện thoại hay các phòng chức năng có
thiết bị yêu cầu độ chính xác cao.
Bột chữa cháy không có tác dụng làm lạnh ,nên việc bùng phát trở lại của đám cháy
là cao hơn.
 Bọt :
Là hỗn hợp của chất tạo từ bột và nước để tạo nên dạng bọt (foam ) có tác dụng dập
tắt đám cháy.
Bọt chữa cháy được sử dụng trong các hệ thống phun bọt tự động bao trùm không
gian cháy để cách ly đám cháy với khí oxy và hạ nhiệt độ dẫn đến dập tắt đám cháy.
Bọt chữa cháy thích hợp sử dụng trong các đám cháy chất lỏng xăng dầu, hay các
khu vực cháy lớn như nhà xưởng, kho, ...
Nhược điểm : không áp dụng cho các đám cháy kim loại kiềm, các thiết bị điện nếu
chưa được cắt điện và thực hiện các biện pháp an toàn về điện .
Yêu cầu quá trình dọn dẹp vệ sinh sau chữa cháy, không phù hợp cho các nhóm
phòng có yêu cầu vệ sinh cao.
 Khí :
Là loại chất dập cháy dạng khí thường sử dụng cho các hệ thống chữa cháy áp lực
tự động hoặc các bình chữa cháy áp lực lưu động trong công trình.
Nguyên lý tác động chung : bao trùm đám cháy, giảm mật độ chất oxy đồng thời
làm hạ nhiệt độ đám cháy.
Phạm vi áp dụng : áp dụng cho các hệ thống chữa cháy tự động tại các phòng cơ sở
dữ liệu máy tính, kĩ thuật server, các phòng kĩ thuật điện,...
Yêu cầu chung : hệ thống chữa cháy bằng khí phải được áp dụng cho các phòng
chức năng được đóng kín trong quá trình chữa cháy, khối tích của phòng không quá lớn.

1.1.2. Lựa chọn chất dập cháy và hệ thống chữa cháy cho công trình.
Việc lựa chọn chất dập cháy và hệ thống chữa cháy phải được căn cứ vào phân loại
đám cháy trong công trình và tuân thủ theo các TC và QC hiện hành với những yêu cầu
sau :
Chất dập cháy và hệ thống chữa cháy phải đảm bảo yếu tố an toàn cho người khi
thoát nạn từ đám cháy.
Làm hạ nhiệt độ dập tắt đám cháy, ngăn ngừa cháy lan một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
Sử dụng chất dập cháy đối với các phòng chức năng hệ thống thiết bị đặc biệt và có
giá trị thì phải đảm bảo tới khả năng vệ sinh sau dập cháy, không gây hỏng hóc và đặc
biệt phải có khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng.
Chất dập cháy và hệ thống chữa cháy phải đảm bảo tính khả thi về giá thành đầu tư,
chi phí thiết kế và vận hành,...
Việc lựa chọn chất dập cháy và hệ thống chữa cháy ngoài việc đảm bảo yếu tố kĩ
thuật thì còn phải đảm bảo về yếu tố kinh tế điều này phụ thuộc rất nhiều vào chủ đầu tư.
Một số trường hợp đối với các khu vực gara và hầm khi xảy ra hỏa hoạn, thì hệ
thống hút khói hầm hoạt động ở cấp độ cao, khi đó thiết kế các hệ thống chữa cháy bằng
khí tự động là không khả thi do khoảng không gian chữa cháy lớn, khoang cháy không
được đảm bảo kín, thay vào đó người ta thường sử dụng hệ thống chữa cháy sprinkler và
họng nước vách tường cùng với các bình chữa cháy bằng khí, bột cầm tay hoặc xe đẩy
nhằm dập tắt các đám cháy .
Kết luận : Căn cứ vào mục 3.1. TCVN 5760:1993, TCVN 2622:1995 và đặc điểm
tính chất nguy hiểm cháy và loại đám cháy ta lựa chọn chất chữa cháy và hệ thống chữa
cháy. ( thể hiện dưới bảng sau)

Bảng 8-1: lựa chọn phương án chữa cháy và chất dập cháy.
Chất chữa
Khu vực Hệ thống chữa cháy Đặc điểm
cháy
Hệ thống chữa cháy họng
Họng nước vách
nước vách tường có khả năng
Tầng hầm (gara tường kết hợp với
chữa cháy với lưu lượng lớn và
xe), trung tâm chữa cháy tự động
tập trung.
thương mại, căn hộ, Sprinkler ( 1 số khu
Nước Hệ thống mũi phun tự
sảnh hành lang và vực như hầm, sảnh,...
động Sprinkler phản ứng nhanh
các tầng chức năng trang bị các bình chữa
tạo ra lối thoát nạn an toàn cho
khác. cháy bằng tay hoặc xe
con người trong quá trình thoát
đẩy bằng bột, khí,...)
hiểm.
Khí không gây ngạt và
ảnh hưởng đến con người trong
quá trình dập tắt đám cháy.
Không sử dụng chất dập
cháy là nước hay bọt nên không
gây ảnh hưởng, hư hại đến trang
thiết bị, máy móc trong và sau
Nhóm phòng kĩ
quá trình xử lý đám cháy.
thuật: phòng
FM200 sạch, không để lại
chiller, phòng kỹ Hệ thống chữa cháy
Khí chất thải, do đó tiết kiệm được
thuật điện, phòng bằng khí FM200
chi phí vệ sinh sau khi dập tắt
bơm, phòng msay
đám cháy, tiết kiệm thời gian
phát điện tầng hầm
khắc phục hậu quả. FM200
không gây ảnh hưởng đến các
loại vật liệu trong công trình
như kim loại: sắt, đồng, nhôm,...
và các vật liệu như cao su,
nhựa,...

1.2. Phương pháp bố trí

- Phân loại nhóm nguy cơ cháy trong công trình:


(Căn cứ theo TCVN 7336: 2003) thì công trình được phân loại cơ sở theo mức độ
nguy cơ phát sinh đám cháy như sau:

Bảng 8-2: Bảng phân nhóm phòng theo nguy cơ cháy


Nhóm phòng Phân loại
Khu vực tầng hầm Thuộc nhóm II có nguy cơ cháy trung bình.
Nhóm phòng Phân loại
Khu vực trung tâm thương mại Thuộc nhóm III có nguy cơ cháy trung bình.
Khu vực căn hộ từ tầng 3 – T12 Thuộc nhóm có nguy cơ cháy thấp.

1.2.1. Phương pháp bố trí hệ thống chữa cháy tự động sprinkler

- Khả năng chữa cháy tự động bằng các đầu phun tự động Sprinkler. Chức năng tự
động chữa cháy khi nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến ngưỡng làm việc của đầu
phun.
 Phương pháp bố trí đầu phun Sprinkler:
- Hệ thống chữa cháy sử dụng các đầu Sprinkler hướng lên được lắp đặt cho tầng hầm
(gara xe...) được bố trí phía dưới trần, các đầu Sprinkler hướng xuống được lắp đặt
cho các khu vực văn phòng. Khoảng cách giữa các đầu phun là 1,5 - 4 m, khoảng
cách đến tường từ 1,2 - 2 m.
- Các khu vực có nhiệt độ môi trường t < 40 0C bố trí đầu phun có nhiệt độ làm việc
680C. ( khu vực tầng hầm, văn phòng, …)
- Các khu vực có nhiệt độ môi trường 61 0C< t < 1000C. bố trí đầu phun có nhiệt độ làm
việc 1410C.
1.2.2. Phương pháp bố trí hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt
buộc phải có cho các công trình hiện nay bằng các cuộn vòi, lăng phun kết hợp với họng
chữa cháy cố định và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa
cháy chỉ được thực hiện khi có con người.
 Bán kính mỗi họng dảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong toà nhà cũng phải có hai
họng phun tới.
 Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành
lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm
nào của công trình cũng được vòi vươn tới. tâm họng nước được bố trí ở độ cao
1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su
đường kính D50 dài 20m và một lăng phun (với hộp đựng phương tiện chữa cháy
một cuộn vòi) hoặc hai cuộn vòi vải tráng cao su đường kính D50 dài 20m và 2
lăng phun (với hộp đựng phương tiện chữa cháy một cuộn vòi) và các khớp nối,
lưu lượng phun 2,5l/s và áp lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc >= 6m.
Căn cứ vào kiến trúc thực tế của công trình ta bố trí đảm bảo các đám cháy ở bất
kỳ khu vực nào trong công trình đều được phun nước dập tắt, bán kính hoạt động
đến 26m (Sử dụng van góc, cuộn lăng vòi D50).
1.2.3. Cấu trúc hệ thống và nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước
a. Cấu trúc hệ thống:
Hệ thống chữa cháy bằng nước cho công trình gồm:
 01 tổ hợp máy bơm được đặt tại tầng hầm cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống
sprinker và vách tường tầng hầm lên đến tầng 2 (vùng chữa cháy 1).
 01 tổ hợp máy bơm được đặt tại tầng tum cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống
sprinker và vách tường từ tầng tum xuống tầng 12 (vùng chữa cháy 3).
 Hệ thống đường ống tự chảy từ tầng 3 đến tầng 11 (vùng chữa cháy 2).
b. Nguyên tắc hoạt động:
Việc cấp nước và tạo áp cho mỗi hệ thống chữa cháy bằng tổ hợp bơm có cấu tạo
như sau:
 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện thường trực.
 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện dự phòng.
 01 máy bơm bù áp nhằm duy trì áp lực cho mạng đường ống
Việc khởi động và tắt máy bơm có thể hoàn toàn tự động hoặc bằng tay. Máy bơm ở
chế độ tự động thông qua các công tắc áp suất và van chuyên dụng (Alarm valve).
Trong điều kiện làm việc bình thường hệ thống chữa cháy được duy trì áp lực thuỷ
tĩnh với áp lực tương đương với áp lực chữa cháy của hệ thống. Để duy trì áp lực thường
xuyên trong hệ thống phải có máy bơm bù áp. Máy bơm bù áp chỉ hoạt động khi áp lực
duy trì của hệ thống bị tụt xuống do rò rỉ đường ống, giản nở đường ống do nhiệt độ và
bọt khí trong hệ thống. Máy bơm bù tự động chạy trong phạm vi áp lực được cài đặt cho
riêng nó vá có Rơle khống chế thời gian chạy tối thiểu được gắn vào hệ thống điều khiển
để tránh trường hợp máy bơm bù không bị khởi động liên tục.
Máy bơm chữa cháy sẽ được khởi động khi áp lực trong hệ thống tụt xuống đến
ngưỡng cài cài đặt. Khi máy bơm chữa cháy chính được khởi động áp lực trong hệ thống
vẫn bị tụt xuống do máy bơm không chạy hoặc máy bơm chạy không có nước lên thì hệ
thống tự động khởi động máy bơm dự phòng.
Ở chế độ bằng tay có thể khởi động tại tủ điều khiển bơm.
Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồng
thời được cấp bằng nguồn điện máy phát của tòa nhà thông qua bộ chuyển đổi nguồn tự
động ATS.
Trạng thái của máy bơm luôn được cập nhật và thể hiện tại trung tâm báo cháy là máy
bơm hoạt động hay không hoạt động.
1.3. Tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy bằng nước

1.3.1. Tính toán thủy lực cho khu vực tầng hầm
Căn cứ vào cường độ phun cho từng khu vực và vị trí của từng khu vực theo thiết
kế kiến trúc công trình thì kết quả chọn trong tính toán thủy lực cho hệ thống được tính
cho các vị trí bất lợi nhất về lưu lượng và áp lực.
Lưu lượng nước tính toán cho hệ thống sprinkler: Tầng hầm làm gara ô tô nên
theo TCVN 7336-2003 tầng hầm này thuộc nhóm II, có nguy cơ cháy trung bình với
cường độ phun là 0,24 (l/m2.s), diện tích để tính toán lưu lượng nước là 240 (m 2) và thời
gian phun chữa cháy là 60 (phút). Vậy ta có lưu lượng chữa cháy cho hệ thống sprinkler
là:
Q1 = 0,24 x 240 = 57,6 (l/s)
Lưu lượng nước tính toán cho hệ thống chữa cháy vách tường: Tầng hầm làm
gara có khối tích >5000m3 theo QCVN 13:2018/ BXD và TCVN 2622-1995, như vậy cần
phải tính toán hai họng nước chữa cháy vách tường D65 với lưu lượng mỗi họng là 5,0
(l/s). Ta có lưu lượng chữa cháy cho hệ thống chữa cháy vách tường là:
Q2 = 5,0 x 2 = 10 (l/s)
Vậy tổng lưu lượng nước chữa cháy cho khu vực tầng hầm là:
Q = Q1 + Q2 = 57,6 + 10 = 67,6 (l/s)

 Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu:


qV = Ib × FV = 0,24 × 12 = 2,88 (l/s) = 172,8 (l/phút)
P=10 mcn=1bar
 Xác định hệ số dòng chảy K:
Q 172,8
K= = = 172,8 (LPM/bar1/2 )
√P √1
Chọn k = 11,2 (GPM/psi1/2 ) = 161 (LPM/bar1/2 )
- Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler Viking model VK532 (K11.2)
 Loại quay lên (upright)
 Hệ số dòng chảy: K = 161,3 metric = 11,2 U.S
 Đường kính đầu nối: 20 mm
 Nhiệt độ tác động: 680C
 Cảm biến: Nhiệt
 Áp lực làm việc lớn nhất: 12 bar
 Tiêu chuẩn: UL, FM, NFPA
(Các prinkler lựa chọn có đường kính lỗ phun >12mm nên theo mục 8.8 TCVN
7336:2003 số mũi phun tối đa là 4 trên mỗi nhánh phân phối )

 Tính toán cột áp

HB = Hl + H2 + Hh+ hc+ Htd + HD + Z

Trong đó:

 Hl: Tổn thất cột áp trong mạng đường ống (mcn)


 H2: Tổn thất cột áp van trong mạng đường ống (mcn)
 Hh: Tổn thất cột áp trong ống hút mcn Hh = 4 (mcn)
 hc: Tổn thất áp lực cục bộ hc = (H1 + H2) x 10% (mcn)
 Htd: Cột áp tự do của họng nước chữa cháy (mcn)
 HD: áp suất dư trong đường ống để hệ thống sprinkler hoạt động (theo TCVN
7336:2003 là 5:100 mcn), ở đây chọn HD = 5 (mcn)
 Z: Độ cao chênh lệch giữa họng nước chữa cháy cao nhất, xa nhất với mức
nước trong bể dự trữ: Z = 5 mcn tính cho tầng hầm 1.
Tính Hl: Tổn thấp áp lực dọc đường ống Hd = i.L (m)-theo TCVN 4513-1988.
Trong đó:

 i là tổn thất áp lực bên trong đường ống trên một mét dài i=A.q2.
 A là sức cản đơn vị phụ thuộc vào đường ống cấp nước.
 q là lưu lượng nước tính toán (l/s).

Hình 8-1: Sơ đồ không gian hệ thống chữa cháy tầng hầm


Bảng 8-3: Bảng tính thủy lực hệ thống chữa cháy khu vực tầng hầm

Tổn thất áp
Lưu lượng Tổn thất áp
Chiều dài tính Sức cản đơn lực dọc
Đường kính tính toán (Q- lực do ma sát/
toán L(m) vị A đường ống
l/s) 1 m dài i
(H – mcn)
Ống hút Ф150 8 0,00003395 67,6 0,16 1,28
Ống Ф150 93,79 0,00003395 33,8 0,04 3,75
Ống Ф100 47,96 0,0002674 33,8 0,31 14,87
Ống Ф65 4 0,002993 5,0 0,07 0,28
Ống Ф65 4 0,002993 5,0 0,07 0,28
Ống Ф65 8 0,002993 5,0 0,07 0,56
Ống Ф65 5 0,002993 5,0 0,07 0,35
Ống Ф40 1,55 0,04453 8,64 3,32 5,15
Ống Ф32 3,21 0,09386 5,76 3,11 6,32
Ống Ф25 3,21 0,4367 2,88 3,62 11,62
Tổng cộng - mcn 44,37

Tính H2: Tổn thấp áp lực qua các van H2 = A.Q2 (m) – theo TCVN 7336-2003
Lưu lượng Tổn thất áp lực
Số lượng Sức cản đơn vị
Đường kính van tính toán dọc đường ống
van A
(Q-l/s) (H – mcn)
DN150 4 0,000368 33,8 1,68
Tổng cộng 1.68

Tính hc: hc = (H1 + H2) x 10% = (44,37+ 1,68) x 10% = 4,61 mcn.
Tính Htd: Áp lực cần thiết của lăng chữa cháy để tạo ra cột nước đặc ≥ 6m (Bảng
16 TCVN 4513 – 1988) l = 21 mcn.
Như vậy ta tính được:

HB = Hl + H2 + Hh+ hc + Htd + HD + Z
= 44,37 + 1,68 + 4 + 4,61 + 21 + 5  80,66 mcn.

1.3.2. Tính toán cho khu vực trung tâm thương mại
Căn cứ vào cường độ phun cho từng khu vực và vị trí của từng khu vực theo thiết
kế kiến trúc công trình thì kết quả chọn trong tính toán thủy lực cho hệ thống được tính
cho các vị trí bất lợi nhất về lưu lượng và áp lực.
Lưu lượng nước tính toán cho hệ thống sprinkler: Tầng 1,2 công năng là trung
tâm thương mại nên theo TCVN 7336-2003 tầng hầm này thuộc nhóm III, có nguy cơ
cháy trung bình với cường độ phun là 0,3 (l/m2.s), diện tích để tính toán lưu lượng nước
là 360 (m2) và thời gian phun chữa cháy là 60 (phút). Vậy ta có lưu lượng chữa cháy cho
hệ thống sprinkler là:
Q1 = 0,3 x 360 = 108 (l/s)
Lưu lượng nước tính toán cho hệ thống chữa cháy vách tường: Theo TCVN
2622-1995 khu vực phần thân cần phải tính toán với một đám cháy cần có hai họng nước
chữa cháy vách tường phun đến với lưu lượng mỗi họng là 2,5 l/s. Ta có lưu lượng chữa
cháy cho hệ thống chữa cháy vách tường là:
Q2 = 2,5 x 2 = 5,0 (l/s)
Vậy tổng lưu lượng nước chữa cháy cho khu vực tầng 4 là:
QSP+VT = Q1 + Q2 = 108 + 5,0 = 113 (l/s)

 Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu:


qV = Ib × FV = 0,3 × 12 = 3,6 (l/s) = 216 (l/phút)
P=10 mcn=1bar
 Xác định hệ số dòng chảy K:
Q 216
K= = = 216 (LPM/bar1/2 )
√P √1
Chọn k = 11,2 (GPM/psi1/2 ) = 161 (LPM/bar1/2 )
- Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler Viking model VK532 (K11.2)
 Loại quay xuống (pendent)
 Hệ số dòng chảy: K = 161,3 metric = 11,2 U.S
 Đường kính đầu nối: 20 mm
 Nhiệt độ tác động: 680C
 Cảm biến: Nhiệt
 Áp lực làm việc lớn nhất: 12 bar
 Tiêu chuẩn: UL, FM, NFPA
(Các prinkler lựa chọn có đường kính lỗ phun >12mm nên theo mục 8.8 TCVN
7336:2003 số mũi phun tối đa là 4 trên mỗi nhánh phân phối )
 Tính toán cột áp

HB = Hl + H2 + Hh+ hc+ Htd + HD + Z

Trong đó:

 Hl: Tổn thất cột áp trong mạng đường ống (mcn)


 H2: Tổn thất cột áp van trong mạng đường ống (mcn)
 Hh: Tổn thất cột áp trong ống hút mcn Hh = 4 (mcn)
 hc: Tổn thất áp lực cục bộ hc = (H1 + H2) x 10% (mcn)
 Htd: Cột áp tự do của họng nước chữa cháy (mcn)
 HD: áp suất dư trong đường ống để hệ thống sprinkler hoạt động (theo TCVN
7336:2003 là 5:100 mcn), ở đây chọn HD = 5 (mcn)
 Z: Độ cao chênh lệch giữa họng nước chữa cháy cao nhất, xa nhất với mức
nước trong bể dự trữ: Z = 9,5 mcn tính cho tầng hầm 1.
Tính Hl: Tổn thấp áp lực dọc đường ống Hd = i.L (m)-theo TCVN 4513-1988.
Trong đó:

 i là tổn thất áp lực bên trong đường ống trên một mét dài i=A.q2.
 A là sức cản đơn vị phụ thuộc vào đường ống cấp nước.
 q là lưu lượng nước tính toán (l/s).
Hình 8-2: Sơ đồ không gian hệ thống chữa cháy tầng 2

Bảng 8-4: Bảng tính thủy lực hệ thống chữa cháy khu vực tầng 2

Tổn thất áp
Lưu lượng Tổn thất áp
Chiều dài tính Sức cản đơn lực dọc
Đường kính tính toán (Q- lực do ma sát/
toán L(m) vị A đường ống
l/s) 1 m dài i
(H – mcn)
Ống hút Ф150 8 0,00003395 113 0,43 3,44
Ống Ф150 98,29 0,00003395 56,5 0,11 10,81
Ống Ф100 61,6 0,0002674 56,5 0,85 52,36
Ống Ф50 4,7 0,002993 2,5 0,02 0,09
Ống Ф40 1,7 0,04453 10,8 5,19 8,82
Ống Ф32 3,1 0,09386 7,2 4,87 15,10
Ống Ф25 3,1 0,4367 3,60 5,66 17,55
Tổng cộng - mcn 108,17

Tính H2: Tổn thấp áp lực qua các van H2 = A.Q2 (m) – theo TCVN 7336-2003
Lưu lượng Tổn thất áp lực
Số lượng Sức cản đơn vị
Đường kính van tính toán dọc đường ống
van A
(Q-l/s) (H – mcn)
DN150 4 0,000368 56,5 4,70
Tổng cộng 4,70

Tính hc: hc = (H1 + H2) x 10% = (108,17+ 14,10) x 10% = 12,23 mcn.
Tính Htd: Áp lực cần thiết của lăng chữa cháy để tạo ra cột nước đặc ≥ 6m (Bảng
16 TCVN 4513 – 1988) l = 21 mcn.
Như vậy ta tính được:

HB = Hl + H2 + Hh+ hc + Htd + HD + Z

= 108,17 + 4,70 + 4 + 12,23 + 21 + 9,5  159,60 mcn.


So sánh với lưu lượng và cột áp của phần tính thủy lực tại khu vực tầng hầm ta
chọn bơm có lưu lượng và cột áp có thông số như sau:
Máy bơm chính (01 máy bơm chính và 01 máy bơm dự phòng động cơ điện):
 Lưu lượng: Q = 113 (l/s) = 406 (m3/h)
 Cột áp: H ≥ 160 (mcn)
Máy bơm bù áp áp lực động cơ điện:
 Lưu lượng: Q ≥ 5,65 (l/s) = 20,34 (m3/h)
 Cột áp: H ≥ 160 (mcn)

1.3.3. Tính toán cho khu vực căn hộ


Căn cứ vào cường độ phun cho từng khu vực và vị trí của từng khu vực theo thiết
kế kiến trúc công trình thì việc tính toán thủy lực cho hệ thống được tính cho các vị trí
bất lợi nhất về lưu lượng và áp lực.
Lưu lượng nước tính toán cho hệ thống sprinkler: Tầng căn hộ theo TCVN
7336-2003 chỉ thuộc nhóm A.1 có nguy cơ cháy thấp với cường độ phun là 0,08 (l/m2.s),
diện tích để tính toán lưu lượng nước là 120 m 2. Vậy ta có lưu lượng chữa cháy cho hệ
thống sprinkler là:
Q1 = 0,08 x 120 = 9,6 (l/s)
Lưu lượng nước tính toán cho hệ thống chữa cháy vách tường: Theo TCVN
2622-1995 khu vực phần thân cần phải tính toán với một đám cháy cần có hai họng nước
chữa cháy vách tường phun đến với lưu lượng mỗi họng là 2,5 l/s. Ta có lưu lượng chữa
cháy cho hệ thống chữa cháy vách tường là:
Q2 = 2,5 x 2 = 5,0 (l/s)
Vậy tổng lưu lượng nước chữa cháy cho khu vực tầng 4 là:
QSP+VT = Q1 + Q2 = 9,6 + 5,0 = 14,6 (l/s)

 Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu:


qV = Ib × FV = 0,08 × 12 = 0,96 (l/s) = 57,6 (l/phút)
P=10 mcn=1bar
 Xác định hệ số dòng chảy K:
Q 57,6
K= = = 57,6 (LPM/bar1/2 )
√ P √ 1
Chọn k = 5.6 (GPM/psi1/2 ) = 80.6 (LPM/bar1/2 )
- Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler Viking model VK532 (K5.6)
 Loại quay xuống (pendent)
 Hệ số dòng chảy: K = 80,6 metric = 5.6 U.S
 Đường kính đầu nối: 15 mm
 Nhiệt độ tác động: 680C
 Cảm biến: Nhiệt
 Áp lực làm việc lớn nhất: 12 bar
 Tiêu chuẩn: UL, FM, NFPA
(Các prinkler lựa chọn có đường kính lỗ phun >12mm nên theo mục 8.8 TCVN
7336:2003 số mũi phun tối đa là 4 trên mỗi nhánh phân phối )

- Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler Viking model VK532 (K5.6)
 Loại nằm ngang (sidewall)
 Hệ số dòng chảy: K = 80,6 metric = 5.6 U.S
 Đường kính đầu nối: 15 mm
 Nhiệt độ tác động: 680C
 Cảm biến: Nhiệt
 Áp lực làm việc lớn nhất: 12 bar
 Tiêu chuẩn: UL, FM, NFPA
(Các prinkler lựa chọn có đường kính lỗ phun >12mm nên theo mục 8.8 TCVN
7336:2003 số mũi phun tối đa là 4 trên mỗi nhánh phân phối )

 Tính toán cột áp

HB = Hl + H2 + Hh+ hc+ Htd + HD + Z

Trong đó:

 Hl: Tổn thất cột áp trong mạng đường ống (mcn)


 H2: Tổn thất cột áp van trong mạng đường ống (mcn)
 Hh: Tổn thất cột áp trong ống hút mcn Hh = 4 (mcn)
 hc: Tổn thất áp lực cục bộ hc = (H1 + H2) x 10% (mcn)
 Htd: Cột áp tự do của họng nước chữa cháy (mcn)
 HD: áp suất dư trong đường ống để hệ thống sprinkler hoạt động (theo TCVN
7336:2003 là 5:100 mcn), ở đây chọn HD = 5 (mcn)
 Z: Độ cao chênh lệch giữa họng nước chữa cháy cao nhất, xa nhất với mức
nước trong bể dự trữ: Z = 9 mcn tính cho tầng hầm 1.
Tính Hl: Tổn thấp áp lực dọc đường ống Hd = i.L (m)-theo TCVN 4513-1988.
Trong đó:

 i là tổn thất áp lực bên trong đường ống trên một mét dài i=A.q2.
 A là sức cản đơn vị phụ thuộc vào đường ống cấp nước.
 q là lưu lượng nước tính toán (l/s).
Hình 8-3: Sơ đồ không gian hệ thống chữa cháy tầng 12

Bảng 8-5: Bảng tính thủy lực hệ thống chữa cháy khu vực tầng 12

Tổn thất áp
Lưu lượng Tổn thất áp
Chiều dài tính Sức cản đơn lực dọc
Đường kính tính toán (Q- lực do ma sát/
toán L(m) vị A đường ống
l/s) 1 m dài i
(H – mcn)
Ống hút Ф100 3 0,0002674 14,6 0,06 0,18
Ống Ф100 12 0,0002674 7,3 0,01 0,12
Ống Ф80 33,73 0,001168 7,3 0,06 2,02
Ống Ф50 2,45 0,002993 2,5 0,02 0,049
Ống Ф40 1,17 0,04453 2,88 0,37 0,43
Ống Ф32 3,67 0,09386 1,92 0,35 1,28
Ống Ф25 5,56 0,4367 0,96 0,40 2,24
Tổng cộng - mcn 6,32

Tính H2: Tổn thấp áp lực qua các van H2 = A.Q2 (m) – theo TCVN 7336-2003
Lưu lượng Tổn thất áp lực
Số lượng Sức cản đơn vị
Đường kính van tính toán dọc đường ống
van A
(Q-l/s) (H – mcn)
DN100 4 0,00302 7,3 0,64
Tổng cộng 0,64
Tính hc: hc = (H1 + H2) x 10% = (6,32+ 0,64) x 10% = 0,70 mcn.
Tính Htd: Áp lực cần thiết của lăng chữa cháy để tạo ra cột nước đặc ≥ 6m (Bảng
16 TCVN 4513 – 1988) l = 21 mcn.
Như vậy ta tính được:

HB = Hl + H2 + Hh+ hc + Htd + HD + Z
= 6,32 + 0,64 + 4 + 0,70 + 21 + 9  41,66 m
Chọn máy bơm như sau:
Máy bơm chính (01 máy bơm chính và 01 máy bơm dự phòng động cơ điện):
 Lưu lượng: Q = 14,6 (l/s) = 52,56 (m3/h)
 Cột áp: H ≥ 42 (mcn)
Máy bơm bù áp áp lực động cơ điện:
 Lưu lượng: Q ≥ 0,73 (l/s) = 2,63 (m3/h)
 Cột áp: H ≥ 42 (mcn)
1.4. Tính toán bể nước dự trữ cho đám cháy

Bảng 8-6: Tổng kết tính toán dung tích bể nước cho công trình.

Tính Thời gian Dung tích


Diễn giải
toán chữa cháy chữa cháy
STT Mô tả Ghi chú
Diện tích tích lưu Cường độ 3
2 (l/s) (h) (m )
lượng nước (m ) phun (l/s.m2)
A. Đầu phun Sprinkler
Nguy cơ cháy trung Bảng 2. TCVN
1 Hầm 240 0,24 57,6 1 207,36
bình nhóm II 7336 - 2003
Nguy cơ cháy trung Bảng 2. TCVN
2 TTTM 360 0,3 108 1 388,8
bình nhóm III 7336 - 2003
Bảng 2. TCVN
3 Căn hộ Nguy cơ cháy thấp 120 0,08 9,6 0,5 17,28
7336 - 2003
B. Họng nước vách tường
Mục 5.4 QCVN
1 Hầm Gara hầm 2 họng 5 (l/s.họng) 10 3 108
08 - 2009
Tầng Bảng 14TCVN
1 Nhà cao tầng 2 họng 2,5 (l/s.họng) 5 3 54
nổi 2622 - 1995
C. Chữa cháy ngoài nhà
Đã có trụ chữa cháy thành phố ở sát công
1 Hầm Gara hầm Tính cho 1 đám cháy 20
trình (chi tiết thể hiện trên bản vẽ )
D. Bể chữa cháy
Đầu phun Sprinkler Sprinkler 57,6 207,36
Tầng và họng chữa cháy Vị trí đám cháy Họng nước x
1 10 108 x
hầm vách tường từ tầng phát sinh vách tường
hầm Tổng dung tích khối tầng hầm 315,36
Tính Thời gian Dung tích
Diễn giải
toán chữa cháy chữa cháy
STT Mô tả Ghi chú
Diện tích tích lưu Cường độ
(l/s) (h) (m3)
lượng nước (m2) phun (l/s.m2)
388,8
Đầu phun Sprinkler Sprinkler 108
X
và họng chữa cháy Vị trí đám cháy Họng nước
TTTM 5 54 x
vách tường từ tầng phát sinh vách tường
TTTM Tổng dung tích khối tầng
442,8
TTTM
Tổng dung tích bể đặt tại tầng hầm 442,8 x
Đầu phun Sprinkler Sprinkler 9,6 17,28
và họng chữa cháy Vị trí đám cháy Họng nước x
2 Căn hộ 5 54 x
vách tường tầng KS phát sinh vách tường
và CH Tổng dung tích khối tầng TTTM 71,28
Tổng dung tích bể đặt trên tầng mái 71,28 x
1.5. Hệ thống chữa cháy khí FM200
Các khu vực được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy khí FM200:
- Phòng máy phát điện
- Phòng kỹ thuật điện
- Phòng ban quản lý
- Phòng kỹ thuật bơm sinh hoạt
- Phòng kỹ thuật bơm chữa cháy
- Phòng kỹ thuật Chiller
Tiêu chuẩn áp dụng:
TCVN 7161-2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ
thống
NFPA 2001: Tiêu chuẩn chữa cháy bằng khí sạch
Công thức tính toán:
 c  V
m 
 100  c  S
S = 0,1269 + 0,000513*T
- m: Khối lượng khí HFC-227ea(kg)
- c: Nồng độ phần trăm, đó là nồng độ thể tích của HFC-227ea trong không khí ở
nhiệt độ chỉ định
- V: Là thể tích nguy hiểm thực, đó là thể tích bao kín trừ đi kết cấu cố định mà chất
chữa cháy không thấm qua
- S: Là thể tích riêng, thể tích hơi quá nhiệt HFC-227ea
- T: Là nhiệt độ thiết kế trong vùng nguy hiểm
- Dựa vào Bảng 3 của TCVN 7161-9-2002 – Lượng chất chữa cháy toàn bộ
HFC227-ea là để chọn ra hệ số áp dụng (kg/m 3) cho từng trường hợp. Cơ sở để lựa
chọn nồng độ thiết kế và nhiệt độ : thường chọn tại nhiệt độ 20 oC phù hợp với
nhiệt độ khi nạp sạc khí FM200
Vì vậy, khối lượng khí cần sử dụng:
Bảng 8-7: Khối lượng không khí tính toán
Thể Khối Khối Nồng độ
Diện tích Thể tích Nhiệt độ Nồng độ Tổ hợp bình
STT Tên Phòng Chiều cao tích lượng lượng theo khối
phòng phòng phòng thiết kế FM200
riêng (Kg) chọn lượng chọn

1 bình 67L
1 Máy phát điện 26,45 4,5 119,03 20 7 0,137 65,40 70 nạp 70kg 7,45
khí FM200

1 bình 67L
2 Kỹ thuật điện 24,53 4,5 110,39 20 7 0,137 60,64 65 nạp 65kg 7,46
khí FM200
2 bình 67L
Mỗi bình
3 Phòng ban quản lý 52,54 4,5 236,43 20 7 0,137 129,90 130 7,01
nạp 65kg
khí FM200
1 bình 67L
4 Phòng bơm sinh thoạt 19,80 4,5 89,10 20 7 0,137 48,95 50 nạp 50kg 7,14
khí FM200
1 bình 40L
5 Phòng bơm chữa cháy 16,29 4,5 73,31 20 7 0,137 40,28 45 nạp 46kg 7,76
khí FM200
3 bình 120L
Phòng kỹ thuật mỗi bình
6 155,68 4,5 700,56 20 7 0,137 384,90 390 7,09
Chiller nạp 130kg
khí FM200
Bảng 8-8: Bảng xác định đầu phun và kích thước đường ống dựa vào lượng khí xả
Lượng xả phun trong Kích thước ống Kích thước đầu Kích thước đầu
10s phun đối với hệ 42- phun đối với hệ 25
(kg) 50 bar bar
25 bar 42 bar 50 bar ISO ANSI FM-200 NOVEC FM-200 NOVEC
17 25 30 DN15 1/2” 25 25 15 15
28 40 50 DN20 3/4"
42 60 75 DN25 1” 60 60 40 40
66 95 110 DN32 1 1/4”
100 140 200 DN40 1 1/2” 140 140 100 100
150 200 260 DN50 2” 216 150
250 300 400 DN65 2 1/2”
420 600 750 DN80 3”
630 900 1300 DN10 4”
0

Bảng 8-9: Lựa chọn kích thước bình


NAFS 227 Extingguishing Systems
Dung tích bình
Áp suất bình Khối lượng khí (kg)
(lít) Mã hàng
Min Max
5 42 bar SH70027410 2,5 5,5
13 42 bar SH70027409 6,5 15,5
26 42 bar SH70027408 13,0 30,5
40 42 bar SH70027407 19,5 46,0
67 42 bar SH70027406 32,5 77,0
75 42 bar SH70027405 36,5 86,0
100 42 bar SH70027404 48,5 115,0
120 42 bar SH70027403 58,0 138,0
240 42 bar SH70027415 115,5 268,5

You might also like