You are on page 1of 201

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT PHẦN HỆ THỐNG ĐIỆN

DỰ ÁN :TRƯƠNG ĐỊNH COMPLEX


Số 493 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

PHÁT HÀNH: 29 tháng 06 năm 2016


CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
___________________________________________________________________________

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT


DỰ ÁN : TỔ HỢP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI , VĂN HÓA, THỂ THAO, NHÀ Ở VÀ VĂN PHÒNG
CHO THUÊ

HẠNG MỤC : HỆ THỐNG ĐIỆN


®Þa ®iÓm xd : 493 TRƯƠNG ĐỊNH- HOÀNG MAI - hµ néi

Chủ đầu tư
Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ Hà nội

Đơn vị thiết kế
Công ty CP Liên hiệp Kỹ thuật công trình UEC

Hà Nội, 06/2016
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 1 –YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG


1.1 Mở đầu
1.1.1 Quy cách kỹ thuật này mô tả các Tiêu chuẩn, việc thực hiện, vật liệu, sản xuất, cung cấp, lắp
đặt, thí nghiệm, thử nghiệm và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống điện theo Hợp đồng này.

1.1.2 Nhà thầu được coi là hiểu biết rõ công trường, vị trí, lối vào, diện tích kho .v.v. và toàn bộ các
khía cạnh của Công việc và không có khiếu nại do thiếu hiểu biết và/ hoặc hiểu không đầy đủ
về toàn bộ Công việc được liên quan và các điều kiện theo đó Công việc được tiến hành.

1.1.3 Nhà thầu có trách nhiệm thiết kế chi tiết và thiết kế cuối cùng cho phần việc theo Hợp đồng
này. Công việc của Nhà thầu bao gồm xem xét Quy cách kỹ thuật này và các bản vẽ, lập thiết
kế chi tiết và các bản vẽ thi công về lắp đặt và thiết bị, chúng phải phù hợp với các chức năng
đã được mô tả, và vẫn duy trì các ý tưởng thiết kế đã được nêu trong hồ sơ. Nhà thầu chịu
trách nhiệm về việc chế tạo và lắp đặt thiết bị, chúng phù hợp hoàn toàn với các mục tiêu đã
được mô tả.

1.2 Các yêu cầu của cơ quan chức năng và các Tiêu chuẩn, quy chuẩn khác

1.2.1 Toàn bộ công tác lắp đặt dùng Hệ thống Đo lường Quốc tế (S.I) và theo lần xuất bản mới
nhất và phổ biến nhất của các yêu cầu theo luật và các Tiêu chuẩn, quy chuẩn khác đã có tại
thời điểm đấu thầu, các lần chỉnh sửa tiếp theo theo Thông tư hoặc Tiêu chuẩn đã được
khẳng định bởi chỉ thị của đại diện chủ đầu tư.
(a) Các quy định và tiêu chuẩn được ban hành bởi các cơ quan chức năng Việt Nam.
(b) Các quy định và quy phạm điện được ban hành bởi các cơ quan chức năng Việt Nam.
(c) Qui định của cơ quan an toàn lao động và y tế
(d) Quy định BS 7671 của Viện kỹ thuật điện (Anh), xuất bản lần thứ 16; sau đây được gọi
là “Quy phạm lắp đặt điện của IEE”, kể cả toàn bộ các chú thích hướng dẫn;
(e) Các quy phạm và quy định của công ty cấp điện.
(f) Các quy định của cơ quan quản lý môi trường phát hành thành luật
(g) Tất cả các yêu cầu trong “Tiêu chuẩn thực hành Anh” hoặc “Quy cách kỹ thuật - Anh”
được áp dụng cho Công việc do Viện Tiêu chuẩn Anh xuất bản hoặc các tiêu chuẩn
thay thế khác được quốc tế công nhận như: IEC, ISO, ICE, CEN, CENELEC, JIS,
ANSI, DIN, NFPA, LPC, FOC, UL, ASME, ASTM, EIA, IEEE, ARI, ADC, FMRC;LPC
Các văn bản thay thế và văn bản khác không được nêu, khi được sử dụng phải chứng minh
là tương đương về mặt kỹ thuật chung với Tiêu chuẩn Anh liên quan.

Hơn nữa, Nhà thầu có nhiệm vụ cung cấp bằng chứng chi tiết về sự tương đương của bất kỳ
Tiêu chuẩn nào cho mọi và mỗi hạng mục do Nhà thầu đề xuất khi lập Hợp đồng. Xác định
của Đại diện chủ đầu tư về sự tương đương hay không sẽ là quyết định cuối cùng.

1.2.2 Nhà thầu phải nộp tài liệu thiết kế cho các cơ quan chức năng và dự tính mọi chi phí liên
quan tới việc kiểm tra và cấp chứng chỉ của các cơ quan chức năng khi cần thiết và tại thời
điểm thích hợp.
Nhà thầu sẽ tham dự tất cả các thử nghiệm và kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan chức
năng, khi được thông báo bằng văn bản và khi nhận được chỉ thị của Đại diện chủ đầu tư, và
thực hiện ngay lập tức các công việc sửa chữa theo lệnh của Đại diện chủ đầu tư về các
khuyết tật phát hiện ra trong khi thử nghiệm và kiểm tra mà không tính thêm tiền.

UEC – 29.06.2016 1
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Tất cả các công nhân điện tham gia vào công tác lắp đặt điện cần phải được đăng ký với cơ
quan chức năng liên quan. Nhà thầu phải là Nhà thầu điện được đăng ký theo qui định của cơ
quan điện và sẽ không thuê cá nhân nào không được đăng ký hợp lệ để thực hiện công tác
lắp đặt điện.

1.2.3 Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các yêu cầu kỹ thuật của Quy cách kỹ thuật này với các
tiêu chuẩn hoặc yêu cầu khác, thì trình tự ưu tiên giải quyết như sau:
Các yêu cầu của cơ quan chức năng địa phương;
Các Tiêu chuẩn Anh liên quan khi có thể áp dụng hoặc các Tiêu chuẩn quốc tế đã được
công nhận;
Các Quy cách kỹ thuật riêng;
Quy cách kỹ thuật chung;
Các bản vẽ.
Khi các yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc các Tiêu chuẩn Anh liên quan ảnh hưởng đến
thiết kế hoặc hoạt động của thiết bị hoặc công tác lắp đặt, cần phải nêu các vấn đề đó ngay
lập tức cho Đại diện chủ đầu tư.

1.3 Điều kiện khí hậu

1.3.1 Nhà thầu được coi là đã quen thuộc với điều kiện khí hậu ở Việt Nam và khí hậu địa phương
của dự án

1.3.2 Nhà thầu phải đảm bảo rằng toàn bộ các vật liệu và các hạng mục thiết bị đều thích hợp cho
việc sử dụng và hoạt động liên tục mà không làm giảm các thông số định mức trong các điều
kiện khí hậu gặp phải.

1.3.3 Các điều kiện môi trường dùng làm cơ sở để xác định công suất thiết bị và chạy thử hệ thống
sẽ dựa trên điều kiện khí hậu địa phương

1.4 Điều kiện địa lý

1.4.1 Nhà thầu được coi là đã quen thuộc với điều kiện địa lý ở Việt Nam.

1.4.2 Nhà thầu phải đảm bảo rằng toàn bộ các vật liệu và các hạng mục thiết bị đều thích hợp cho
việc sử dụng và hoạt động liên tục mà không làm giảm các thông số định mức trong các điều
kiện dịa lý gặp phải.

1.4.3 Nó cũng đề cập đến cao độ so với mực nước biển và mật độ sét của công trình.

1.5 Cung cấp điện

1.5.1 Cung cấp điện từ máy biến thế điện là 380/220 V, tần số 50 Hz, ba pha, năm dây.

Trong các điều kiện bình thường, các giới hạn cấp điện như sau:

Điện áp: 220/ 380 V, ± 5%

Tần số: 50 Hz, ± 0.2 Hz

Nhà thầu phải đảm bảo rằng toàn bộ thiết bị điện được cung cấp có khả năng hoạt động có
độ tin cậy trong các giới hạn đã được nêu ở trên. Trong trường hợp khác, Nhà thầu phải cung
cấp các thiết bị hiệu chỉnh điện cần thiết.

UEC – 29.06.2016 2
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

1.5.2 Toàn bộ thiết bị điện được cung cấp phù hợp cho hoạt động với hệ thống 380/220 V, tần số
50 Hz, ba pha, năm dây, không cần phải thay thế các phụ kiện điện hoặc động cơ.

1.5.3 Thiết bị có khả năng cung cấp chế độ điện công tác được yêu cầu theo điện thế hoạt động
hiện tại.

1.5.4 Nhà thầu chính sẽ cung cấp các hạng mục công việc sau đây để phục vụ công tác lắp đặt
điện:
(a) Các bệ bê tông cho bảng điện hạ thế.
(b) Các bu lông chôn sẵn ở các bản sàn để liên kết các đui đèn dùng chiếu sáng bên ngoài
nhà;
(c) Đặt các ống lồng dùng để chạy ống xuyên qua các bản sàn và các tường;
(d) Các hố bê tông để kéo cáp cho đường ống cáp ngầm dưới mặt đất;
(e) Toàn bộ các công tác cắt, nối vá, lót ống, khía ren và làm đẹp phần công việc liên quan
tới công trình khi có ống dẫn, đường ống, ống đi dây .v.v. chạy qua.
(f) Các lỗ được sửa mép gọn gàng để lắp đèn ở trên trần.
(g) Cung cấp các lỗ thăm cho các thiết bị kỹ thuật đã được Nhà thầu về điện lắp đặt.
(h) Bít kín và chống thấm cho các ống dẫn cáp.
(i) Tạo bề mặt bên trong thẳng, bằng phẳng cho các ống đi dây cáp.
(j) Sơn toàn bộ phần đường ống kỹ thuật được lộ ra.

1.6 Tiếng ồn khi thi công

1.6.1 Tất cả các công việc của Nhà thầu phải được thực hiện với mức độ ồn giới hạn và không gây
ra rung bên trong các nhà liền kề theo các trị số được quy định dưới đây. Đối với các khu vực
không được quy định, định mức giả định bằng NR35.

Noise Rating (NR)

Mức ồn (NR)

Khu vực khối đế chung 35

Văn phòng 35

Hành lang 40

Khu vực công cộng 40

Bếp, căng tin 45

Khu vệ sinh, buồng tắm 40

Tiếng ồn bên trong các buồng kỹ thuật được giới hạn ở mức được nêu ra khi thi công các
buồng đó, mức ồn ở các khu vực liền kề sẽ theo các trị số nêu trên.

UEC – 29.06.2016 3
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Khu vực bên ngoài công trình cần đáp ứng yêu cầu của Sở Tài nguyên và môi trường.
1.6.2 Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn lắp đặt cần thiết và lựa chọn thiết bị đáp ứng
yêu cầu trên, kể cả cung cấp toàn bộ vật liệu và dụng cụ chống rung và hút âm khi cần thiết.

1.6.3 Mức ồn sẽ được kiểm tra bằng cách dùng đồng hồ đo âm thanh dùng trong công nghiệp theo
BS.5969. Trong trường hợp mức ồn không đáp ứng tiêu chuẩn thì các mức ồn sẽ được kiểm
tra lại bằng cách dùng đồng hồ đo âm thanh có độ chính xác cao theo BS.5969 và chỉ số đọc
được lấy bằng 1/3 tần số băng rộng quãng tám. Hồ sơ của các chỉ số đọc được nộp cho Đại
diện chủ đầu tư gồm ba bản.

1.6.4 Nếu khi hoàn thành, nhưng công việc hoặc bất kỳ phần nào của công việc không tuân theo
tiêu chuẩn nêu trên, thì theo điều khoản của hợp đồng, Nhà thầu phải tiến hành thay thế hoặc
bổ sung cho đến khi đáp ứng yêu cầu.

1.7 Tiêu chuẩn về thiết bị và vật liệu

1.7.1 Toàn bộ thiết bị, vật liệu và công tác lắp đặt phải là loại có chất lượng và tay nghề tốt nhất và
khi có thể được, cần tuân theo các tiêu chuẩn và quy cách thực hành theo bản mới nhất do
Viện Tiêu chuẩn Anh ban hành. Yêu cầu này được coi là đã bao gồm tất cả các chỉnh sửa
của các tiêu chuẩn và quy chuẩn cho đến thời điểm đấu thầu, các chỉnh sửa sau thời điểm đó
sẽ được xử lý theo chỉ thị của Đại diện chủ đầu tư, nếu được yêu cầu.

CÁC QUY CÁCH KỸ THUẬT khác được lập và được chấp nhận bởi các viện và tổ chức
chuyên nghiệp được công nhận sẽ được chấp nhận căn cứ vào chất lượng riêng của các cơ
quan đó để thay thế cho CÁC QUY CÁCH KỸ THUẬT CHUNG (của Anh). Ý kiến xác định
của Đại diện chủ đầu tư về vấn đề này sẽ là ý kiến cuối cùng.

Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng các bộ phận thay thế cho toàn bộ thiết bị sẽ luôn sẵn có để mua
trong khoảng thời gian không ít hơn 10 năm sau thời điểm hoàn thành thực tế của công việc.
Nếu Đại diện chủ đầu tư có yêu cầu, phải khẳng định tên của Nhà cung cấp.

Trừ phi đã có sự thông qua khác của Đại diện chủ đầu tư, đối với các thiết bị nhập ngoại,
chúng yêu cầu dịch vụ (khi được xác định bởi Đại diện chủ đầu tư), Nhà thầu sẽ mua các
thiết bị đó từ các đại lý địa phương, người có thể cung cấp dịch vụ sau bán hàng, kể cả cung
cấp các bộ phận thay thế.

1.7.2 Thống kê thiết bị và chi tiết kỹ thuật của Nhà sản xuất

Để kiểm tra hồ sơ thầu, các Nhà thầu được yêu cầu phải nộp tại thời điểm đấu thầu toàn bộ
chi tiết kỹ thuật của Nhà sản xuất về vật liệu và thiết bị dự kiến sử dụng. Khi có thể, các hồ sơ
chi tiết này bao gồm toàn bộ các chi tiết Tiêu chuẩn Anh phù hợp (hoặc các Tiêu chuẩn quốc
tế được chấp nhận khác), các hệ số vận hành, các biểu đồ đường cong vận hành .v.v. Các
thông tin đó được in bằng tiếng Anh với các chi tiết được thể hiện theo đơn vị đo lường quốc
tế.

Các tài liệu giới thiệu thiết bị và Quy cách kỹ thuật của Nhà sản xuất liên quan tới các hạng
mục phải là loại chuyên dụng và bao gồm toàn bộ các thông tin cần thiết cho Đại diện chủ
đầu tư để xác minh rằng các thiết bị đó phù hợp với Quy cách kỹ thuật và bản vẽ. Dữ liệu và
tài liệu bán hàng thiết bị chỉ có tính chất chung sẽ không được chấp nhận. Trừ phi có sự đồng
ý của Đại diện chủ đầu tư bằng văn bản, toàn bộ tài liệu giới thiệu thiết bị và dữ liệu phải
được thể hiện bằng tiếng Anh với các chi tiết được thể hiện theo đơn vị đo lường quốc tế.

Các tài liệu giới thiệu thiết bị được lựa chọn của Nhà thầu và Quy cách kỹ thuật của Nhà sản
xuất cần phải được nộp thông qua Nhà thầu chính để Đại diện chủ đầu tư kiểm tra và chấp
nhận bằng văn bản trước khi đặt hàng bất kỳ thiết bị nào. Nhà thầu phải đảm bảo rằng các tài

UEC – 29.06.2016 4
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

liệu nộp phải đúng hạn, tối thiểu một tháng trước khi các thiết bị cần có được đặt hàng để đáp
ứng tiến độ công việc. nếu không thì việc gia hạn thời gian và bổ sung giá sẽ không được xét
đến.

1.7.3 Tính toán

Bất cứ khi nào Đại diện chủ đầu tư yêu cầu, Nhà thầu phải thông qua Nhà thầu chính nộp các
tính toán để chứng minh việc lựa chọn thiết bị của mình, phương pháp lắp đặt, khoảng cách
lắp đặt, sự lựa chọn đường dẫn điện, lắp đặt cáp phù hợp với các các tiêu chuẩn liên quan
được yêu cầu trong qui cách kỹ thuật này . Tuy nhiên, việc kiểm tra tính toán theo ý định của
thiết kế không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu về việc cung cấp thiết bị phải hoàn toàn
tuân theo Quy cách kỹ thuật này và bản vẽ.

Khi được yêu cầu, các bản tính phải kèm theo bản vẽ mặt bằng/mặt cắt để làm rõ và/hoặc
các báo cáo kết quả mô phỏng và phân tích bằng việc sử dụng các phần mểm chuyên dụng
có bản quyền mà được quốc tế công nhận như là bên thứ ba.

Việc tính toán phải dựa trên các bản vẽ liên quan đã được phối hợp thành công với tất cả các
dịch vụ trong công trình, kết cấu, kiến trúc, nội thất và các nhà thầu khác có ảnh hưởng đến
việc lắp đặt này.

Chi phí cho việc chuẩn bị và trình nộp (ở dạng in ra giấy và dạng tệp đọc trên máy vi tính) tất
cả các tính toán cần thiết được yêu cầu như trên phải được bao gồm trong hợp đồng này

1.7.4 Sự phù hợp của vật liệu và thiết bị

Khi các bộ phận khác nhau của thiết bị được ghép lại để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh, các
đặc tính của chúng về khả năng sử dụng và vận hành phải phù hợp để đảm bảo khả năng
hoạt động tốt, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả của hệ thống hoàn chỉnh.

1.7.5 Sai khác của vật liệu và thiết bị

Sau khi nhận được hợp đồng, chỉ trong những trường hợp ngoại lệ khi Nhà thầu chứng minh
bằng văn bản rằng vật liệu và thiết bị ban đầu đề nghị không thể có được, hoặc khi vật liệu và
thiết bị ban đầu đề nghị được phát hiện thấy không phù hợp hoàn toàn với Quy cách kỹ thuật
này và bản vẽ, chỉ khi đó Đại diện chủ đầu tư có thể xem xét và chấp nhận bằng văn bản về
vật liệu và thiết bị thay thế do Nhà thầu đề nghị với điều kiện là vật liệu và thiết bị phải phù
hợp hoàn toàn với Quy cách kỹ thuật này và bản vẽ và không gây ra bất kỳ trách nhiệm về
hợp đồng hoặc tài chính đối với Chủ đầu tư. Nhà thầu nên nhớ rằng việc nộp vật liệu và thiết
bị thay thế thường gây ra chậm trễ vì chúng phải được Đại diện chủ đầu tư chấp nhận bổ
sung mà việc đó cần có thời gian.

Hậu quả của việc chậm trễ nếu có sẽ do Nhà thầu chịu và đề nghị kéo dài thời gian sẽ không
được xét đến. Ý kiến xác định của Đại diện chủ đầu tư về vấn đề này sẽ là ý kiến cuối cùng.

Khi Nhà thầu kiến nghị dùng các vật liệu và thiết bị khác so với loại đã được quy định hoặc có
kích thước chi tiết khác phải được Đại diện chủ đầu tư chấp nhận, việc lắp đặt các loại thay
thế nếu cần thiết kế lại về kết cấu, vách ngăn, móng, ống, đường dây hoặc bất kỳ phần nào
của hệ thống kỹ thuật M&E hoặc bố trí lại kiến trúc, các bản vẽ chỉ cách bố trí của các vật liệu
và thiết bị thay thế sẽ do Nhà thầu lập bằng chi phí của Nhà thầu và phải thông qua Nhà thầu
chính nộp cho Đại diện chủ đầu tư để thông qua.

Khi sự sai khác đã được chấp nhận có liên quan tới các thay đổi đáng kể, ví dụ như buồng kỹ
thuật cần lớn hơn, thì việc thay đổi này sẽ không được chấp nhận trừ phi việc nới rộng không
gây ra vấn đề nghiêm trọng và Nhà thầu phải trả tiền cho những thay đổi có liên quan.

UEC – 29.06.2016 5
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Khi các sự sai khác đã được chấp nhận đó cần phải có bổ sung thêm các đường ống, dây
điện và ống đi dây và các thiết bị so với các số lượng ban đầu đã được quy định hoặc đã
được nêu ở các bản vẽ, Nhà thầu sẽ cung cấp các đường ống, dây điện và ống đi dây và bất
kỳ các vật liệu bổ sung khác cùng với toàn bộ các phụ kiện cần thiết đã được yêu cầu cho hệ
thống mà không tính thêm tiền với Chủ đầu tư.

1.7.6 Mẫu để duyệt

Nhà thầu sẽ thông qua Nhà thầu chính nộp “bảng mẫu” để Đại diện chủ đầu tư nhận xét trong
vòng 4 tuần kể từ khi nhận được hợp đồng (nếu 4 tuần là không thực tế hoặc không hợp lý
thì Nhà thầu có thể yêu cầu Đại diện chủ đầu tư cho kéo dài thời hạn này bằng văn bản).
Bảng mẫu sẽ gồm các mẫu vật liệu và phụ kiện với kích thước đã được thu gọn cho các loại
sẽ được dùng để thi công. Đại diện chủ đầu tư sẽ ra văn bản thông qua để tiến hành công
việc theo mẫu này trước khi bắt đầu bất kỳ công tác lắp đặt nào.

Nhãn hiệu bằng tiếng Anh, (cũng có thể bằng tiếng Việt, nếu được yêu cầu) có ghi tên của
Nhà thầu, tên của hợp đồng, tên của Nhà sản xuất và dịch vụ kỹ thuật mà vật liệu hoặc phụ
kiện sẽ được dùng cần phải được đính kèm theo mỗi mặt hàng. Bảng mẫu sẽ để ở văn
phòng công trường của Chủ đầu tư trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra, Nhà thầu phải cung cấp đủ số lượng mẫu vật liệu được yêu cầu theo Quy cách kỹ
thuật để làm thí nghiệm. Các mẫu này khi được yêu cầu và được chỉ thị sẽ thí nghiệm đến
phá hủy.

1.8 Bảo hành chất lượng và quản lý dự án

1.8.1 Chương trình làm việc

Nhà thầu sẽ tuân theo toàn bộ các yêu cầu được thể hiện chi tiết trong Hợp đồng chính về
các điều khoản của chương trình làm việc. Chương trình sẽ do Nhà thầu nộp cho Nhà thầu
chính và bao gồm tất cả các chi tiết liên quan tới công việc. Chương trình làm việc sẽ thường
xuyên được cập nhật và Nhà thầu sẽ cung cấp mọi thông tin cần thiết cho Nhà thầu chính để
có thể đáp ứng nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng chính.

1.8.2 Giám sát và các cuộc họp

Nhà thầu sẽ thuê các kỹ sư giám sát có năng lực và đủ trình độ, những người đại diện cho
Nhà thầu để kiểm tra và giám sát toàn bộ công việc.

Công nhân điện có đăng ký chuyên môn ở cấp thích hợp về tay nghề và loại nghề được giao
việc thi công điện. Khi công tác điện được hoàn thành, chứng chỉ hoàn thành công việc sẽ
được các công nhân này và Nhà thầu ký.

Công nhân lắp đường nước có đăng ký chuyên môn được tuyển dụng để thi công công tác
nước.

Nhà thầu sẽ thuê một hoặc nhiều đốc công có năng lực làm việc và làm toàn bộ thời gian trên
công trường cho mỗi hạng mục.

Nhà thầu sẽ có các kỹ sư giám sát tham dự các cuộc họp ở công trường được tổ chức đều
đặn hoặc các cuộc họp khác do Đại diện chủ đầu tư hoặc Nhà thầu chính tổ chức.

Nhà thầu sẽ thay thế ngay lập tức bất kỳ kỹ sư giám sát hoặc đốc công nào mà theo ý kiến
của Đại diện chủ đầu tư, những người đó không đủ kinh nghiệm, kỹ năng hoặc năng lực để
thực hiện công việc.

UEC – 29.06.2016 6
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Toàn bộ đội ngũ giám sát từ cấp đốc công trở lên phải nói và viết thành thạo tiếng Anh.

1.8.3 Tay nghề

Toàn bộ các nhóm thợ đều phải có kinh nghiệm trong các hạng mục đang làm và công việc
phải được thực hiện với kỹ năng thực hành tốt nhất trong toàn bộ thời gian để đáp ứng yêu
cầu của Đại diện chủ đầu tư.

1.8.4 Bảo hành

Nhà thầu khi cung cấp các phần nhỏ của thiết bị và dụng cụ được coi là đã bảo hành công
việc dựa theo toàn bộ các điều kiện công việc được giao.

Trừ phi có quy định khác trong Quy cách kỹ thuật này, bảo hành của Nhà thầu cho công việc
trong hợp đồng sẽ kéo dài tối thiểu một năm kể từ khi phát hành Chứng chỉ Hoàn thành Công
việc.

Trong trường hợp bảo hành của Nhà sản xuất vẫn còn giá trị tại thời điểm phát hành Chứng
chỉ Kết thúc Công việc, thì bảo hành của Nhà sản xuất sẽ tự động được chuyển sang cho
Chủ đầu tư. Toàn bộ quyền và trách nhiệm tiếp theo của bảo hành của Nhà sản xuất sẽ được
chuyển sang cho Chủ đầu tư.

Trường hợp có bất cứ điều nào được mô tả trong Quy cách kỹ thuật hoặc có trong bản vẽ mà
theo ý kiến của Nhà thầu là không phù hợp hoặc trái với các điều khoản bảo hành hoặc trách
nhiệm của Nhà thầu, thì Nhà thấu sẽ lưu ý Đại diện chủ đầu tư về vấn đề đó tại thời điểm đấu
thầu.

Cho dù có giới hạn thời gian bảo hành của Nhà thầu, Đại diện chủ đầu tư đã phát hành
Chứng chỉ Kết thúc Công việc, Chủ đầu tư đã chấp nhận việc lắp đặt, Đại diện chủ đầu tư đã
chấp nhận về loại vật liệu và phương pháp thi công, tất cả các điều đó cũng không miễn trách
nhiệm của Nhà thầu đối với các khuyết tật tiềm tàng có thể xuất hiện trong tương lai và theo ý
kiến của Đại diện chủ đầu tư đó là do lỗi của Nhà thầu khi sử dụng vật liệu và phương pháp
thi công không tuân theo Quy cách kỹ thuật này hoặc bản vẽ.

1.9 Cung cấp đến công trường và lắp đặt

1.9.1 Thiết bị và vật liệu: cung cấp đến công trường, bảo vệ và an toàn an ninh trên công trường

Toàn bộ thiết bị, máy móc, vật liệu và các bộ phận khi đưa tới công trường phải mới, được
bao gói đúng cách và được bảo vệ không bị hư hỏng do vận hành, thời tiết xấu hoặc các điều
kiện khác và phải được giữ trong vỏ bao gói hoặc dưới lớp mái bảo vệ càng lâu càng tốt cho
đến khi mang ra sử dụng. Chúng phải được đánh dấu rõ ràng để dễ nhận biết về loại, nhãn
hiệu, vật liệu và Nhà sản xuất.

Bất kỳ hạng mục nào bị hỏng khi đưa đến hoặc bị hỏng tại công trường đều bị loại bỏ và
được thay thế mà không được tính thêm tiền đối với Chủ đầu tư.

Không có hạng mục nào khi bị loại bỏ lại được coi như lý do để không hoàn thành đúng hạn
công việc.

Toàn bộ thiết bị, máy móc, vật liệu cung cấp cho công việc sẽ trở thành tài sản của Chủ đầu
tư ngay khi được đưa tới công trường

UEC – 29.06.2016 7
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về các hư hỏng, mất mát .v.v. của thiết bị, máy móc, vật liệu
được ghép vào công tác lắp đặt hoàn chỉnh trong tiến trình của công việc.

Để xác định đúng chứng chỉ thanh toán giữa chừng, toàn bộ thiết bị, máy móc, vật liệu được
đưa tới công trường phải được lên danh sách chính xác và được lưu giữ để đại diện của Đại
diện chủ đầu tư thông qua.

Khi máy móc và hoặc/ vật liệu được Nhà thầu đưa ra khỏi công trường, phải viết lý do và chi
tiết để thông báo cho đại diện của Đại diện chủ đầu tư và được giữ làm hồ sơ lưu. Không có
máy móc và hoặc/ vật liệu được đưa ra khỏi công trường mà không có sự đồng ý của Đại
diện chủ đầu tư.

Nhà thầu chính người kiểm soát chung toàn bộ công trường cũng được yêu cầu phải lưu giữ
chi tiết toàn bộ máy móc, vật liệu được đưa đến/ đem đi. Khi đó Nhà thầu phải tuân theo cách
sắp xếp của Nhà thầu chính.

Các thủ tục nói trên là cần thiết để chứng minh vật liệu đã có ở trên công trường khi có khiếu
nại trong trường hợp mất cắp, hỏa hoạn hoặc mất mát khác xảy ra.

1.9.2 Bảo quản và bảo vệ

Nhà thầu sẽ giữ cẩn thận trong kho ở vị trí an toàn toàn bộ máy móc, vật liệu đã được đưa
đến công trường nhưng chưa được lắp đặt.

Nhà thầu chính sẽ bố trí các diện tích hoặc chỉ các diện tích để cất giữ máy móc, vật liệu và
Nhà thầu bằng chi phí riêng của mình làm kho để giữ toàn bộ máy móc, vật liệu trước khi lắp
đặt.

Bất kỳ hạng mục thiết bị nhỏ nhưng giá trị cao hoặc các thiết bị dễ bị hỏng trong khi thi công
chỉ được lắp đặt trong các khu vực an ninh, đã được hoàn thiện, trang trí và phải sạch. Nhà
thầu sẽ kết hợp với Nhà thầu chính để sắp xếp trình tự thi công hợp lý cho tất cả các khu vực
cần lắp đặt thiết bị.

1.9.3 Không gian cho máy móc

Nhà thầu phải đảm bảo toàn bộ thiết bị, máy móc do mình cung cấp phải được giữ gìn và
được lắp đặt trong phạm vi các không gian được chỉ dẫn ở bản vẽ và có lối vào thích hợp cho
việc bảo trì.

Nhà thầu phải đảm bảo lối vào tiếp cận thiết bị, máy móc phải đủ để dỡ bỏ hoặc thay thế thiết
bị, máy móc đó. Khi điều này không thể thực hiện được, Đại diện chủ đầu tư sẽ có quyết định
bằng văn bản.

1.9.4 Móng, lỗ chờ và lỗ trống chờ

Lỗ chờ và ô trống chờ xuyên qua các tường ngăn, cùng với bệ bê tông, gối đỡ, vỏ bọc đường
ống .v.v. do Nhà thầu yêu cầu bao gồm các vị trí đã được nêu trong bản vẽ của Hợp đồng
chính sẽ được Nhà thầu chính thực hiện theo các điều khoản của Hợp đồng chính mà không
tính tiền đối với Nhà thầu, ngoại trừ các phần việc phát sinh được làm chỉ để đáp ứng yêu
cầu riêng của Nhà thầu như đã được nêu ở phần “Sai khác của vật liệu và thiết bị”. Nhà thầu
sẽ thông qua Nhà thầu chính để nộp cho Đại diện chủ đầu tư các đề xuất của mình có mô tả
chi tiết đầy đủ các yêu cầu đó ở thời gian thích hợp, sao cho Đại diện chủ đầu tư có thể đưa
ra các quyết định trước khi Nhà thầu chính bắt đầu công việc tại khu vực có liên quan.

UEC – 29.06.2016 8
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Sau khi được Đại diện chủ đầu tư thông qua để tiến hành công việc, Nhà thầu có trách nhiệm
đánh dấu vị trí và kích thước chính xác của toàn bộ công tác xây dựng và/ hoặc cung cấp các
thông tin chi tiết trong khoảng thời gian hợp lý ở dạng bản vẽ cho Nhà thầu chính, như vậy
Nhà thầu chính có thể thực hiện công việc theo bản vẽ thi công xây dựng do Nhà thầu chính
tự lập.

Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí và các khiếu nại chậm trễ hợp đồng xảy ra
do không tuân theo các yêu cầu nêu trên.

1.9.5 Cắt bỏ và làm đẹp

Toàn bộ việc “cắt bỏ” và “làm đẹp” khi được yêu cầu để làm dễ hơn cho công việc của Nhà
thầu sẽ do Nhà thầu chính thực hiện, ngoại trừ các công việc lặt vặt như xiết chặt các đinh vít,
bịt nắp, sơn đỏ đầu bu lông .v.v. sẽ do Nhà thầu làm.

Nhà thầu phải giảm thiểu số các việc “cắt bỏ” và “làm đẹp” bằng cách đưa ra thời gian và chỉ
dẫn đúng đắn cho việc chừa lỗ .v.v. Ở các thời điểm cần thiết trong quá trình thi công, Nhà
thầu sẽ đánh dấu tại công trường hoặc cung cấp cho Nhà thầu chính các vị trí “cắt bỏ” và
“làm đẹp” . Nhà thầu phải đảm bảo rằng công việc sẽ được thực hiện đúng theo yêu cầu của
mình, nếu do lỗi cẩu thả của Nhà thầu, việc “cắt bỏ” và “làm đẹp” xảy ra không cần thiết hoặc
không đúng vị trí, Nhà thầu phải chịu mọi phí tổn về công việc và vật liệu.

Nhà thầu sẽ cung cấp và định vị các ống lồng và vật chèn được đặt sẵn trong sàn và tường
đã được thi công hoặc các ô trống đã được lấp, hoặc phải chịu chi phí cho việc cắt và vá
được yêu cầu tại các ống do các ống lồng và vật chèn không được đặt sẵn hoặc đặt không
đúng.

Ống lồng được bố trí tại tất cả các vị trí có đường ống kỹ thuật xuyên qua bản sàn bê tông và
tường thạch cao, tường xây và tường bê tông. Ống lồng không được bố trí cho các ống được
chôn trong bê tông.

1.9.6 Chống thấm

Khi tiến hành chống thấm các vị trí có lỗ xuyên qua kể cả bê tông chống thấm, cần phải có
văn bản chấp thuận của Đại diện chủ đầu tư về phương pháp lắp đặt.

1.9.7 Lan can bảo vệ và hàng rào chắn: Bảo vệ tạm thời

Trong khi thi công, Nhà thầu phải đảm bảo toàn bộ các bộ phận di động đều được bảo vệ tạm
thời đúng cách.

Nhà thầu sẽ lắp lan can bảo vệ và hàng rào chắn của riêng mình xung quanh các lỗ trống
nguy hiểm ở sàn/ tường trong khu vực thi công của mình để bảo vệ nhân viên của mình và
các người khác.

Vì sự an toàn cho công nhân của mình, khi lan can bảo vệ và hàng rào chắn nhẽ ra phải
được Nhà thầu chính lắp đặt, nhưng không có thì Nhà thầu phải lập tức báo cáo cho Đại diện
chủ đầu tư

1.9.8 Lan can bảo vệ cố định cho các buồng kỹ thuật

Trừ phi có quy định khác ở Quy cách kỹ thuật, Nhà thầu sẽ lắp lan can bảo vệ và hàng rào
chắn có thể di chuyển để bảo vệ các bộ phận có thể di chuyển hoặc có thể xoay.

UEC – 29.06.2016 9
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

1.9.9 Nhiễu sóng rađiô và truyền hình

Toàn bộ các thiết bị hoạt động bằng điện do Nhà thầu sử dụng để dựng thiết bị sẽ được lắp
bộ triệt để tránh làm nhiễu sóng rađiô và truyền hình hoặc các thiết bị y tế chạy bằng điện
đang sử dụng ở khu vực xung quanh.

Yêu cầu trên cũng áp dụng cho các hạng mục mới của thiết bị do Nhà thầu cung cấp và lắp
đặt.

Các thiết bị triệt sóng sẽ theo BS 800 và BS 613. Vật liệu và thiết bị được dùng để xác định
mức triệt sóng sẽ theo BS 727.

Cần tham khảo thêm BS CP1006 để có hướng dẫn thêm để đáp ứng Tiêu chuẩn được quy
định.

1.9.10 Bảo dưỡng thiết bị mới

Toàn bộ các hạng mục của thiết bị, được đưa vào sử dụng trước khi kết thúc hợp đồng cần
phải được Nhà thầu bảo dưỡng đúng trình tự cho đến khi công tác lắp đặt được hoàn thành,
hoặc bất kỳ phần công việc nào được bàn giao chính thức và Chứng chỉ Hoàn thành Công
việc đã được cấp.

Toàn bộ các buồng kỹ thuật ở thời điểm bàn giao phải ở trong điều kiện “như mới”, được sơn
và được sắp xếp gọn gàng các thiết bị trước khi kết thúc hợp đồng.

1.9.11 Nhãn hiệu và các hướng dẫn liên quan


Để tham khảo tài liệu hướng dẫn và bản vẽ hoàn công .v.v. Nhà thầu sẽ cung cấp miếng thẻ
nhựa nhiều lớp có khắc chữ để đánh dấu các van, đường ống, cầu chì, cái kẹp, công tắc đèn,
tay nắm, khóa, các dụng cụ và thiết bị đo và kiểm tra .v.v. để dễ bảo dưỡng và theo yêu cầu
của Đại diện chủ đầu tư. Các chữ viết trên các thẻ phải được nộp cho Đại diện chủ đầu tư
nhận xét trước khi viết.

Miếng thẻ nhựa sẽ bao gồm các hướng dẫn về tra dầu/ mỡ cho các động cơ .v.v. nếu có thể
nên kèm theo vị trí các điểm tra dầu/ mỡ.

Toàn bộ các miếng thẻ nhựa có đủ kích thước để tạo khoảng trống giữa các chữ viết và điểm
liên kết để có được bố cục thẩm mỹ khi hoàn thành. Miếng thẻ nhựa gắn vào ống, nói chung
không nhỏ hơn 100mm x 20mm. Khi có thể áp dụng, dùng các bu lông và êcu đồng đầu tròn
hoặc vít gỗ để gắn miếng thẻ nhựa vào thiết bị. Không được dùng băng dính hoặc vít tự đính.

Đối với đường ống hoặc van, miếng thẻ nhựa được gắn kết bằng vòng khóa ở mỗi góc phía
trên được treo vào móc xích bằng thép không rỉ hoặc bằng đồng ở trên ống liên quan.

Toàn bộ chữ tiếng Anh là loại chữ viết hoa phong chữ “Helvetica Bold”, ngoại trừ khi chỉ dẫn
đơn vị đo lường hoặc các chỉ dẫn khác bằng chữ đen trên nền trắng cho mục đích thông
thường. Khi có yêu cầu về màu sắc hoặc chi tiết đặc biệt, cần có quy định hoặc chỉ thị riêng.

Toàn bộ miếng thẻ nhựa và các hướng dẫn viết bằng tiếng Anh có dịch sang tiếng Việt. Chiều
cao cỡ chữ như sau:
(a) Các đường ống, van, van động cơ, quạt, cửa .v.v. …….…………8mm

(b) Hướng dẫn tra mỡ cho động cơ, ổ bi quạt .v.v.…………..………..6mm

UEC – 29.06.2016 10
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

(c) Bộ ổn nhiệt, cảm biến, đồng hồ nhiệt, đo áp suất,

(d) Hướng dẫn chung .v.v……………………………………….…….. 3mm

Đối với bảng điện và các hạng mục khác, chữ viết như sau:

Bằng chữ đen trên nền trắng cho mục đích thông thường. Chữ đỏ trên nền trắng khi được nối
với nguồn cấp chủ yếu. Chữ xanh trên nền trắng khi chạy bằng dòng điện một chiều. Đối với
các bộ phận điện, chiều cao chữ như sau:
(e) Xác định thiết bị có trong bảng………………..…………………….3mm

(f) Bảng điện……………..…………………………………………………8mm

(g) Công tắc và đồng hồ chỉ báo ở mặt bảng điện……………………..3mm

Khi thiết bị là loại độc quyền, các đầu nối được gắn trên tấm được tận dụng ở buồng điện,
bảng xác định tiêu chuẩn của Nhà sản xuất sẽ được dùng

1.9.12 Nhãn có mã số

Khi có điều kiện thích hợp, các hạng mục như công tắc, van, điểm đánh dấu.v.v. có thể được
xác định bằng “mã số” ở các nhãn, chúng có liên quan tới các hạng mục được thể hiện chi tiết
ở các bản vẽ biểu đồ hoặc các biểu đồ trực quan được treo ở buồng kỹ thuật. Ở các biểu đồ
của bảng kiểm tra, chức năng của mỗi hạng mục đã được mã số sẽ được thể hiện chi tiết.
Các hệ thống nhãn và các biểu đồ liên quan đó cần phải có thỏa thuận của Đại diện chủ đầu
tư trước khi thực hiện.

Các van được yêu cầu dùng để đóng trong trường hợp khẩn cấp cần phải được thể hiện chi
tiết trong mọi trường hợp.

1.9.13 Đồ phụ tùng dự trữ và dụng cụ chuyên dụng

Đối với thiết bị và/ hoặc máy móc được bao gồm trong Hợp đồng này, khi được yêu cầu, Nhà
thầu sẽ ghi rõ loại phụ tùng dự trữ ỏ trong Quy cách kỹ thuật. Ngoài ra, Nhà thầu còn cung
cấp một bộ dụng cụ chuyên dụng dùng cho vận hành và bảo trì chung.

Trừ phi có quy định khác, tại thời điểm nộp hồ sơ thiết bị, hoặc tại thời điểm đã được Đại diện
chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản, Nhà thầu sẽ thông qua Nhà thầu chính để nộp ba bộ copy
danh mục của phụ tùng dự trữ do Nhà sản xuất đề nghị, chúng cần thiết cho thiết bị và/ hoặc
máy móc trong năm vận hành đầu tiên.

Hồ sơ phụ tùng dự trữ gồm biểu đồ hoặc chi tiết giới thiệu thiết bị của các bộ phận liên quan
và danh mục giá xác thực được công bố của Nhà sản xuất. Nhà thầu có thể tính thêm chi phí
nhập khẩu của mỗi hạng mục cộng thêm 15% cho chi phí chung và lợi nhuận. Khi có điều
kiện thích hợp, có thể nêu tỷ giá hiện hành. Nhà thầu cần biết rằng ý kiến trả lời không đủ
hoặc không đúng về yêu cầu này tại thời điểm đấu thầu sẽ là nguyên nhân khiến hồ sơ thầu
của họ không được chấp nhận.

Yêu cầu trên được nêu ra là cơ sở thỏa đáng về giá, đối với chúng Chủ đầu tư có thể đặt
hàng tiếp theo về phụ tùng dự trữ cần có theo chỉ thị của Đại diện chủ đầu tư dựa vào Hợp

UEC – 29.06.2016 11
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

đồng riêng được lập ở cuối giai đoạn Hợp đồng. Tại thời điểm này, danh mục giá hiện tại
được công bố của Nhà sản xuất cùng với chi phí nhập khẩu và tỷ giá hiện hành cần phải có
để xác định giá thực của Nhà thầu cộng thêm 15% phụ thêm. Nếu không làm được điều này,
Chủ đầu tư sẽ đặt giá và tỷ giá như đã được xác định tại thời điểm đấu thầu.

Trừ phi đã được quy định chi tiết, các tiêu chuẩn mà dựa vào đó Nhà thầu sẽ quyết định nhu
cầu về phụ tùng dự trữ sẽ là bất kỳ phần nào hoặc bộ phận thiết bị và máy móc chịu mài mòn
ma sát, độ mỏi do nhiệt và rung, đứt gãy hoặc nguyên nhân khác, rỉ, ăn mòn, kết tủa quá mức
hoặc bão hòa chất nhiễm bẩn .v.v. dẫn đến mức vận hành thấp quá mức cho phép trong giai
đoạn 3 năm hoặc ít hơn kể từ khi lắp đặt hoặc bắt đầu sử dụng, không kể thời gian thí
nghiệm và chạy thử.

Bảng thống kê thiết bị sẽ bao gồm ít nhất các hạng mục sau đây, khi chúng là một phần của
công tác lắp đặt được liên quan:
(a) Hộp cầu chì loại có thể thay thế, loại đặc biệt và loại tiêu chuẩn;s

(b) Cầu dao mini, dụng cụ dòng rò;

(c) Cầu dao mini, dụng cụ dòng rò;

(d) Thiết bị an toàn có thể đánh thủng điện;

(e) Rơle loại cắm;

(f) Đèn chỉ báo và đèn;

(g) Đèn chỉ báo và đèn;

Bất kỳ phụ tùng dự trữ hoặc các hạng mục dùng một lần được yêu cầu để thay thế cho các
bộ phận bị mòn sớm hoặc bị phá hỏng trong Thời kỳ Sửa chữa Khuyết tật sẽ do Nhà thầu
thực hiện bằng chi phí của Nhà thầu

Ngoài ra, Nhà thầu phải nộp bảng giá tại cùng thời điểm của việc cung cấp bất kỳ bộ bổ sung
của dụng cụ chuyên dụng cần thiết cho việc bảo trì và vận hành của các bộ phận lắp đặt.

Quyết định để mua bất kỳ bộ bổ sung của dụng cụ chuyên dụng sẽ được đưa ra riêng biệt
nhưng cơ sở để tính giá là tương tự theo phụ tùng dự trữ được Nhà sản xuất đề xuất.

Việc mua phụ tùng dự trữ và dụng cụ chuyên dụng cần thiết sẽ được quyết định theo chỉ thị
tại công trường, theo đó tổng số tiền mua đã có trong Hợp đồng.

Loại và số lượng chính xác của phụ tùng dự trữ và dụng cụ chuyên dụng sẽ do Chủ đầu tư
xác định dựa vào ý kiến của Nhà thầu và tại thời điểm thích hợp nhất trong thời kỳ Hợp đồng,
khi các yêu cầu được xác định chính xác nhất có kể đến các phần đang lắp đặt và đã được
lắp đặt.

1.10 Nộp hồ sơ và kiểm tra hồ sơ

UEC – 29.06.2016 12
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

1.10.1 Khảo sát và đo lường

Nhà thầu sẽ đo chiều đứng và chiều ngang đã được áp dụng để thiết lập các mốc như các
đường tim trục trong bản vẽ, cao độ hoàn thiện sàn .v.v.

Toàn bộ công việc sẽ được lắp đặt theo các đường tim trục và cao độ đã được thiết lập đó và
Nhà thầu sẽ kiểm tra tất cả kích thước trên công trường và kiểm tra độ chính xác liên quan tới
công việc.

1.10.2 Bản vẽ thi công/ lắp đặt

Các bản vẽ thể hiện cách bố trí chung, và quan niệm thiết kế của hệ thống kỹ thuật đã được
kể đến trong Hợp đồng.

Nhà thầu sẽ cho phép lặp bản vẽ cho việc lắp đặt và lập các bản vẽ hoàn công. Các bản vẽ
được lập ở dạng bản vẽ điện tử Autocad

Trừ phi có quy định hoặc chỉ thị khác, tại thời điểm đã được xác định hoặc khoảng thời gian
đủ trước khi thi công mỗi phần công việc, Nhà thầu sẽ chuẩn bị và thông qua Nhà thầu chính
nộp các bản vẽ thi công/ lắp đặt chi tiết để chứng minh Nhà thầu đề xuất cách lắp đặt như thế
nào cả về “chi tiết” và “hình dáng” tạo điều kiện lắp đặt thực tế dễ dàng hơn tại công trường
cho Đại diện chủ đầu tư nhận xét. Các bản vẽ này phải có đủ kích thước và phải dựa vào các
ý tưởng cơ bản của bản vẽ theo Hợp đồng nhưng không chỉ đơn giản là copy lại các bản vẽ
đó.

Nhà thầu sẽ thể hiện toàn bộ các kích thước riêng trong tiến trình công việc và các thay đổi
về chi tiết khi nhận thấy là cần thiết trước khi triển khai công việc và thông qua Nhà thầu
chính nộp cho Đại diện chủ đầu tư nhận xét. Việc thông qua để tiến hành công việc do Đại
diện chủ đầu tư đưa ra dựa trên cơ sở là bất kỳ các thay đổi đều không làm giảm nghĩa vụ và
trách nhiệm của Nhà thầu theo Hợp đồng.

Nếu có phần nào của công việc, chúng được suy diễn hợp lý và hiển nhiên là cần thiết cho
việc hoàn thành công việc, cho việc vận hành an toàn và thỏa mãn các yêu cầu vận hành đặt
ra cũng như cho toàn bộ các khía cạnh của công việc, nhưng chưa được quy định hoặc chưa
được diễn tả đầy đủ trong Quy cách kỹ thuật này hoặc trong bản vẽ, thì mặc dầu có việc bỏ
sót đó, Nhà thầu vẫn phải cung cấp và thực hiện các công việc đó như là một phần của Hợp
đồng và không được quyền đòi thanh toán thêm cho phần việc đó.

Hai bộ copy của các bản vẽ thi công/ lắp đặt sẽ được thông qua Nhà thầu chính nộp cho Đại
diện chủ đầu tư. Một bộ copy sẽ được Đại diện chủ đầu tư giữ lại và bộ thứ hai sẽ được trả
lại cho Nhà thầu càng nhanh càng tốt có dấu “ĐÃ KIỂM TRA PHÙ HỢP VỚI Ý ĐỊNH THIẾT
KẾ” hoặc có các nhận xét thích hợp để Nhà thầu chỉnh sửa và nộp lại. Các bản vẽ được nộp
phải tính đến các thay đổi đã được thông qua có ảnh hưởng đến công trình hoặc công tác lắp
đặt hoặc các thay đổi phát sinh ngoài sự phối hợp giữa các hệ thống kỹ thuật khác nhau.

Theo các điều khoản của Quy cách kỹ thuật này, các bản vẽ thi công/ lắp đặt cần thể hiện chi
tiết của các hạng mục trên thực tế của các máy móc và thiết bị đã được chấp nhận và được
đề xuất để Nhà thầu lắp đặt và đã được Đại diện chủ đầu tư đồng ý. Không có máy móc và
thiết bị nào được đưa tới công trường, và không có công việc nào được thực hiện cho đến khi
các bản vẽ nói trên được chấp nhận.

Các bản vẽ thi công/ lắp đặt của Nhà thầu sẽ được lập theo tỷ lệ sao cho chúng có thể cho
thấy toàn bộ các chi tiết cần thiết.

Các bản vẽ thi công/ lắp đặt sẽ được lập bằng cách dùng autocad thể hiện cho cùng khổ giấy

UEC – 29.06.2016 13
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

và tỷ lệ như đã được dùng cho các bản vẽ lưu “hoàn công”.

Nói chung, các bản vẽ thi công/ lắp đặt sẽ bao gồm không ít hơn như sau:
(a) Ký hiệu và hệ thống ký hiệu tương đương và tương thích với tiêu chuẩn bản vẽ theo
Hợp đồng của Chủ đầu tư.

(b) Cách bố trí/ lắp đặt bao gồm cả các hạng mục nhỏ và phụ kiện

(c) Vị trí các điểm liên kết, các thanh treo và giá đỡ
.
(d) Vị trí và kích thước của các lỗ thử nghiệm, các hộp của bộ điều chỉnh nhiệt, các hộp
nhiệt kế, các chỗ uốn và chi tiết nối, các khoảng trống để tháo thiết bị

(e) Cách bố trí các van và các hộp cách ly tương tự và các khoảng trống để tháo thiết bị.

(f) Cách bố trí các loại cách ly và các khoảng trống để thi công.

(g) Sơ đồ nguyên lý cho toàn bộ các hệ thống.

(h) Các bản vễ ống dẫn thể hiện chiều dài của mỗi đoạn ống dẫn; kích thước trong của
thép tấm được tráng kẽm hoặc các vật liệu khác; kích thước của các chỗ uốn và chi tiết
nối; chiều dày của kim loại, kích thước và vị trí của toàn bộ các vật gia cường, các mặt
bích ở góc .v.v. bao gồm phương pháp liên kết và bắt bu lông, vị trí của tất cả các gối
đỡ, cách bố trí các loại cách ly; kích thước và vị trí của toàn bộ các cửa tiếp cận, các
điểm thử nghiệm; vị trí và cách liên kết của nhiệt kế và các thiết bị khác, kể cả các
khoảng trống để tháo bỏ thiết bị; áp suất làm việc khi có thể ứng dụng (ví dụ: đối với hệ
thống áp suất cao và trung bình) .v.v.
Các chi tiết được nêu sẽ gồm cả các chỗ uốn của đường ống dẫn gió cân bằng dòng
khí bên trong, các bộ phân chia và các thiết bị điều khiển dòng khí như van điều tiết,
loại và cơ cấu điều khiển, các biện pháp xử lý cách âm, các chỗ nối mềm, loại thiết bị
khuyếch tán khí được dự kiến cùng với khối lượng và vận tốc khí được nạp hoặc được
hút.
(i) Các bản vẽ lắp đặt đường ống sẽ thể hiện (có kích thước kèm theo) vị trí của đường
ống liên quan tới kết cấu công trình và đường ống, thiết bị khác. Các vị trí của van, bộ
lọc, van kiểm tra .v.v. sẽ được thể hiện cùng với các khoảng trống cần thiết đẻ tháo các
rọ bộ lọc, các phần bên trong của van, động cơ cho các van có lắp động cơ, các van
sôlênôit .v.v.
Vị trí và chi tiết của các thanh treo và gối đỡ sẽ được thể hiện và có kích thước kèm
theo.
Đối với đường ống được bọc cách ly, chi tiết và cách bố trí của vật liệu cách ly và hộp
cách ly sẽ được thể hiện, kể cả các khoảng trống để tháo các hộp đó.
(j) Bản vẽ sơ đồ đường dây bao gồm trình tự và sơ đồ đi dây có đầy đủ chi tiết bao gồm
điểm cuối và số dây, màu mã số .v.v. cho toàn bộ hạng mục thiết bị điện, khóa liên
động hoặc các thiết bị tương tự đều được thể hiện rõ ràng.
Bản vẽ lắp đặt đường dây chỉ rõ vị trí đối với kết cấu công trình và các buồng kỹ thuật,
các thiết bị và/ hoặc lắp đặt khác.
Tham khảo “các buồng kỹ thuật khác” hoặc “thiết bị và/ hoặc lắp đặt khác” nghĩa là các
hệ thống kỹ thuật do Nhà thầu lắp đặt hoặc được lắp đặt bởi Nhà thầu khác mà chi tiết
của chúng nhận được trực tiếp từ các Nhà thầu khác bằng cách trao đổi lẫn nhau các
thông tin có liên quan, hoặc các thay đổi khi được nêu ra trong Hợp đồng chi tiết của
công việc đã được lắp đặt bởi Nhà thầu khác và được cung cấp thông qua “Điều phối

UEC – 29.06.2016 14
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

viên hệ thống kỹ thuật công trình”, nhân vật đó thường được tuyển dụng theo yêu cầu
của một trong các Hợp đồng, thông thường là Hợp đồng chính, hoặc theo một số thỏa
thuận đã được nêu trong hồ sơ hợp đồng đặc biệt.
(k) Bản vẽ thi công/ lắp đặt cho các bảng kiểm tra và kiểm soát động cơ có chỉ rõ cách bố
trí (bên trong và bên ngoài) của tất cả các bảng/ tủ/ buồng bao gồm cả việc bố trí các
bộ phận quan trọng và chủ yếu, các thanh cái, các dụng cụ phân pha, dây mạng, nhãn
hiệu .v.v.
(l) Bản vẽ cũng bao gồm sơ đồ dây và dụng cụ kiểm tra cho toàn bộ dây trong và ngoài có
khóa liên động và đấu nối từ bảng điện tới thiết bị ngoài và các công việc phân chia với
các hệ thống khác.
Được thể hiện trong bản vẽ còn có các từ tiếng Anh và tiếng Việt ghi trên các nhãn.

1.10.3 Nộp và chấp nhận hồ sơ kỹ thuật và mẫu vật liệu của Nhà thầu

Trong mọi trường hợp, khi Đại diện chủ đầu tư được yêu cầu kiểm tra các bản vẽ, hồ sơ kỹ
thuật và mẫu để sau đó thông qua và cho phép tiến hành thi công, thì Đại diện chủ đầu tư sẽ
nhanh chóng thực hiện các công việc đó và trả ngay các tài liệu và/ hoặc mẫu cho Nhà thầu
thông qua Nhà thầu chính có kèm theo các chỉnh sửa được yêu cầu.

Nói chung, cần có tối thiểu một tháng cho giai đoạn nộp và kiểm tra hồ sơ và Nhà thầu phải
đảm bảo rằng việc chuẩn bị hồ sơ phải được làm tối thiểu hai tháng trước khi bất kỳ thiết bị
cần có nào được đặt hàng để đáp ứng tiến độ của Nhà thầu chính.

Không có đề nghị nào về kéo dài thời gian và tăng giá được xét đến do lỗi của Nhà thầu
không thực hiện việc nộp hồ sơ đúng hạn.

Nhà thầu chậm nộp hồ sơ theo đúng hạn sẽ không có quyền kéo dài thời hạn hoàn thành
công việc.

Hơn nữa, khi việc chậm trễ của công việc là do việc nộp muộn và/ hoặc việc nộp lại muộn của
Nhà thầu, thì Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tất cả các tổn thất tài chính xảy ra đối với
Nhà thầu và các người khác, hậu quả có thể xảy ra đối với Nhà thầu có thể là Nhà thầu phải
chịu các hư hỏng được thanh lý theo Hợp đồng hoặc phải chịu các khiếu nại của Nhà thầu
chính hoặc Nhà thầu khác.

Nếu, theo ý kiến của Đại diện chủ đầu tư, việc nộp chậm hồ sơ của Nhà thầu có thể gây ra
hậu quả làm chậm việc hoàn thành toàn bộ công trình, thì Đại diện chủ đầu tư có quyền đặt
hàng vật liệu và thiết bị từ các nguồn khác do Đại diện chủ đầu tư tìm ra và không tăng tổng
số tiền của Hợp đồng.

Việc thông qua của Đại diện chủ đầu tư để tiến hành công việc trên cơ sở các bản vẽ thi
công/ lắp đặt của Nhà thầu sẽ không được coi đó là các thỏa thuận đã hoàn toàn đủ điều kiện
để khẳng định rằng toàn bộ các chi tiết kích thước thể hiện trong các bản vẽ của Nhà thầu là
đã hoàn toàn phù hợp, là các bản vẽ đó đã phù hợp với các điều kiện thực tế của công
trường, là trình tự thi công do Nhà thầu kiến nghị đã hoàn toàn đúng với công việc của anh ta
với Nhà thầu khác hoặc là tiến độ đó đã đáp ứng các yêu cầu về bảo trì sau này. Hơn nữa,
việc trả lời của Đại diện chủ đầu tư không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu trong việc thực
hiện đầy đủ và đúng cách công việc theo Hợp đồng, bao gồm và không chỉ giới hạn ở việc
cung cấp vật liệu, thi công theo yêu cầu của Quy cách kỹ thuật này, của các bản vẽ theo Hợp
đồng và triển khai tốt công việc.

Tuy nhiên, việc thông qua của Đại diện chủ đầu tư để tiến hành công việc trên cơ sở các bản
vẽ thi công/ lắp đặt của Nhà thầu có ngụ ý rằng những bản vẽ đó đã được nghiên cứu cẩn
thận và các thông tin có trên bản vẽ đã được xác minh, các chi tiết kèm theo được chấp nhận
và công việc liên quan có thể triển khai.

UEC – 29.06.2016 15
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Khi việc thông qua để tiến hành từng phần công việc được đưa ra, Đại diện chủ đầu tư có thể
yêu cầu bằng văn bản cho các phần đã đáp ứng của bản vẽ được triển khai, còn các phần
không chấp nhận phải được nhanh chóng chỉnh sửa và nộp lại để nhận xét trước khi các
công việc này bắt đầu.

1.10.4 Số lượng copy của các bản vẽ thi công/ lắp đặt

Nhà thầu sẽ cung cấp tối thiểu 5 bộ copy của các bản vẽ có đóng dấu “Đã kiểm tra” cho ban
quản lý dự án của Chủ đầu tư và Đại diện chủ đầu tư. Ngoài ra, Nhà thầu còn phải cung cấp
nhiều bộ copy khi được yêu cầu cho công tác thi công của mình hoặc của người khác ví dụ
như Nhà thầu chính.

1.10.5 Chấp nhận của Kỹ sư không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu

Việc chấp nhận của Kỹ sư về các bản vẽ lắp đặt của Nhà thầu không được coi đó là các thỏa
thuận đã hoàn toàn đủ điều kiện để khẳng định rằng toàn bộ các chi tiết hoặc kích thước thể
hiện trong các bản vẽ của Nhà thầu là đã hoàn toàn phù hợp, là các bản vẽ đó đã phù hợp
với các điều kiện thực tế của công trường, là trình tự thi công do Nhà thầu kiến nghị đã hoàn
toàn đúng với công việc của anh ta hoặc với Nhà thầu khác hoặc là tiến độ đó đã đáp ứng
các yêu cầu về bảo trì sau này. Hơn nữa, việc chấp nhận của Kỹ sư không làm giảm trách
nhiệm của Nhà thầu trong việc thực hiện đầy đủ và đúng cách công việc theo Hợp đồng, bao
gồm và không chỉ giới hạn ở việc cung cấp vật liệu, thi công theo yêu cầu của Quy cách kỹ
thuật này, của các bản vẽ theo Hợp đồng và triển khai tốt công việc.

Tuy nhiên, việc chấp nhận của Kỹ sư về các bản vẽ lắp đặt của Nhà thầu có ngụ ý rằng
những bản vẽ đó đã được nghiên cứu cẩn thận và các thông tin có trên bản vẽ đã được xác
minh, các chi tiết kèm theo được chấp nhận và công việc liên quan có thể triển khai.

Khi việc thông qua để tiến hành từng phần công việc được đưa ra, Kỹ sư có thể yêu cầu bằng
văn bản cho các phần đã đáp ứng của bản vẽ được triển khai, còn các phần không chấp
nhận phải được nhanh chóng chỉnh sửa và nộp lại để nhận xét trước khi các công việc này
bắt đầu.

1.10.6 Bản vẽ nộp cho cơ quan chức năng

Nhà thầu sẽ chịu toàn bộ chi phí và nộp các bản vẽ cần thiết cho cơ quan chức năng vào lúc
thích hợp và khi cần thiết.

1.10.7 Bản vẽ “hoàn công”

Khi triển khai công việc, Nhà thầu sẽ lưu lại tất cả các thay đổi, các chỉnh sửa đã xảy ra,
chúng sẽ được lập thành bộ riêng biệt các bản vẽ thi công được chấp nhận của Nhà thầu và
được lưu giữ tại công trường dành riêng cho mục đích này.

Ở mỗi công đoạn được hoàn thành, Nhà thầu sẽ lập bộ bản vẽ “hoàn công” có tập hợp tất cả
các thay đổi đã được thỏa thuận. Đại diện chủ đầu tư được phép kiểm tra các bản vẽ đó mọi
lúc và Nhà thầu phải thu xếp để Đại diện chủ đầu tư có thể kiểm tra.

Để tránh phải làm hai lần bản vẽ, Nhà thầu được khuyến khích lập các bản vẽ thi công/ lắp
đặt có đủ chi tiết và đúng cách, bao gồm các chỉnh sửa nhỏ khi tiến hành công việc và bổ
sung khung tên thích hợp, sau này các bản vẽ đó được nộp cho Đại diện chủ đầu tư như là
các bản vẽ “hoàn công”. Tuy nhiên, điều này chỉ được phép khi các bản vẽ được lập đạt chất
lượng và được duy trì thường xuyên, nếu không, các bản vẽ “hoàn công” phải được lập riêng

UEC – 29.06.2016 16
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

biệt khi hoàn thành Hợp đồng và cũng theo tiêu chuẩn có thể chấp nhận. Về vấn đề này, ý
kiến của Đại diện chủ đầu tư là ý kiến cuối cùng.

Tối thiểu bảy ngày theo lịch, trước khi bắt đầu bất kỳ thủ tục chạy thử của các hạng mục đã
lắp đặt, Nhà thầu phải cung cấp hai (hoặc nhiều hơn nếu được yêu cầu) bộ copy của bản vẽ
“hoàn công” sơ bộ có đầy đủ chi tiết và số liệu thiết kế được dùng cho mục đích chạy thử.
Các chỉnh sửa đã được chú thích ở các bản vẽ này trong giai đoạn thí nghiệm và chạy thử
một khi đã được Đại diện chủ đầu tư đồng ý sẽ phải được đưa vào bản vẽ “hoàn công” chính
thức.

Trong vòng 30 ngày theo lịch, sau thời điểm cấp Chứng chỉ Hoàn thành Thực tế của Công
việc, Nhà thầu sẽ thông qua Nhà thầu chính để nộp cho Đại diện chủ đầu tư hai bộ in hoàn
chỉnh của các bản vẽ “hoàn công” để nhận xét.

Đại diện chủ đầu tư sẽ trả lại một bộ bản vẽ có các nhận xét được đánh dấu trong vòng 60
ngày theo lịch kể từ khi nhận được bản vẽ. Trong vòng 30 ngày theo lịch tiếp theo, Nhà thầu
sẽ thông qua Nhà thầu chính để nộp cho Đại diện chủ đầu tư một bộ đã chỉnh sửa hoàn chỉnh
có thể nhân bản của các bản vẽ “hoàn công” và hai bộ bản vẽ in.

Các bộ bản vẽ có thể nhân bản phải ở dạng Autocad.

Mỗi bản vẽ được đánh dấu bằng dòng chữ “hoàn công” cao 10mm hoặc lớn hơn ở góc dưới
bên phải của bản vẽ.

Bộ bản vẽ “hoàn công” sẽ bao gồm không ít hơn các bản vẽ sau:
a) Sơ đồ nguyên lý của tất cả các hệ thống kỹ thuật

b) Mặt bằng các tầng và mặt cắt theo tỷ lệ không nhỏ hơn 1:50 có chỉ rõ các vị trí lắp đặt

c) Bố trí các buồng kỹ thuật, có mặt cắt theo tỷ lệ không nhỏ hơn 1:50;

d) Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ dây có định vị và điều chỉnh được ghi chú cho toàn bộ hệ
thống kiểm soát điện, bảng kiểm soát, khởi động động cơ, khóa liên động .v.v.

e) Kích thước và vị trí của các buồng kỹ thuật, thiết bị, buồng bảng điện .v.v. được thể
hiện rõ ràng theo công năng của chúng và vị trí được gắn kích thước.

f) Bộ hoàn chỉnh các ký hiệu ở một bản vẽ riêng có tất cả các ký hiệu được dùng cho
từng bản vẽ thành phần.

g) Biểu đồ các van và van điều tiết bao gồm sơ đồ nguyên lý (Chú thích: nó có thể là phần
(a) đã nói trên) thể hiện cách bố trí và vị trí, và cách nhận dạng của toàn bộ các van và
van điều tiết có hồ sơ ghi lại lần cài đặt/ điều chỉnh cuối cùng cho các thiết bị đang điều
chỉnh;

h) Thể tích khí cuối cùng ở các lưới và miệng thổi gió, thể tích và vận tốc nước và khí ở
các điểm chủ yếu đã được thiết lập trong giai đoạn chạy thử.

Ngoài việc cấp bản vẽ “hoàn công” ở dạng bản in và âm bản, Nhà thầu còn phải cung cấp và
sắp đặt các bộ bản vẽ in của sơ đồ nguyên lý của các hệ thống kỹ thuật, chúng được thu nhỏ,

UEC – 29.06.2016 17
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

không bị phai, có khung và được lồng dưới kính và đặt tại các buồng kỹ thuật có liên quan. Vị
trí chính xác của các bản vẽ đó theo ý kiến của Đại diện chủ đầu tư

Kính là loại tấm được mài nhẵn có chiều dày không mỏng hơn 6mm được gắn vào bề mặt
hoàn thiện, có khung nhôm phủ bằng màng ôxit và lồi lên, bản in được gắn vào tấm không có
axit và lót phía sau bằng gỗ dán dày tối thiểu 8mm.

1.10.8 Khổ và tỷ lệ bản vẽ

Mỗi bản vẽ được nộp cần theo các khổ tiêu chuẩn sau:
Khổ A3 : 420 x 297mm
Khổ A4 : 297 x 210mm
Khổ B1 : 1016 x 710mm

Toàn bộ các bản vẽ phải đúng cách và được xén gọn gàng theo khổ tiêu chuẩn.

Toàn bộ các bản vẽ nộp được lập chỉ theo tỷ lệ S.I như sau:

1:1 1:2 1:5


1:10 1:20 1:50
1:100 1:200

1.10.9 Quy cách kỹ thuật và bản vẽ ở công trường

Nhà thầu sẽ luôn lưu giữ tại văn phòng công trường của mình bộ copy của hồ sơ Hợp đồng
đầy đủ và đúng thứ tự, bao gồm Quy cách kỹ thuật, bản vẽ theo Hợp đồng, các bản vẽ nhật
ký “hoàn công”, hồ sơ thiết bị và giới thiệu thiết bị, Quy cách kỹ thuật của nhà sản xuất, các
sách hướng dẫn vận hành, bảo trì. Toàn bộ hồ sơ này luôn sẵn sàng trong khoảng thời gian
làm việc để Đại diện chủ đầu tư hoặc người được Đại diện chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra.

1.10.10Cùng thi công, cùng phối hợp và trình tự công việc với Nhà thầu khác

Nhà thầu sẽ cùng thi công và theo các yêu cầu được đề ra trong chương trình làm việc của
minh cùng với Nhà thầu khác, Chủ đầu tư sẽ sắp đặt công việc của Nhà thầu cùng với các
công việc phối hợp khác để có thể kiểm soát tất cả các công việc. Nhà thầu có trách nhiệm
phối hợp phần việc của mình cùng với Nhà thầu khác để hoàn thành công việc đúng thời hạn
và thỏa mãn yêu cầu của Hợp đồng.

Nhà thầu phải tuân theo các bản vẽ theo Hợp đồng và các bản vẽ phối hợp công việc sơ bộ
của Nhà thầu chính khi bố trí công việc và kiểm tra chéo với Nhà thầu khác và phối hợp chặt
chẽ với Nhà thầu chính để kiểm tra các tim trục, cao độ, không gian và trình tự theo đó công
việc của Nhà thầu được triển khai.

Nếu được chỉ thị bởi Đại diện chủ đầu tư hoặc của Nhà thầu chính, Nhà thầu sẽ điều chỉnh
hợp lý các bản vẽ thi công dự kiến của mình nếu thấy cần thiết để tránh xung đột với công
việc của các Nhà thầu khác hoặc để đảm bảo trình tự đúng đắn của công việc.

Bất kỳ vấn đề quan trọng nào vượt quá tầm kiểm soát của Nhà thầu và Nhà thầu chính phải
báo cáo cho Đại diện chủ đầu tư là người sẽ có quyết định nhanh chóng.

Không có yêu cầu phát sinh nào cả về tài chính lẫn kéo dài thời gian Hợp đồng do sự chậm
trễ lại được xét đến, nếu Nhà thầu và Nhà thầu chính không thực hiện tiến độ và phối hợp
công việc đủ và đúng cách trong thời gian thi công.

UEC – 29.06.2016 18
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Nhà thầu sẽ phối hợp trình tự công việc của mình với trình tự công việc của các Nhà thầu
khác. Nhà thầu sẽ tuân theo việc bố trí của Chủ đầu tư liên quan tới tiến độ và phối hợp công
việc hệ thống kỹ thuật trong giai đoạn Hợp đồng. Không làm được như vậy có thể phải dỡ bỏ
các phần việc và thay thế nó bằng chi phí của Nhà thầu.

Trừ phi được quy định khác trong hồ sơ Hợp đồng, trong trường hợp các buồng kỹ thuật, tại
đó thiết bị của Nhà thầu là bộ phận chính thì Nhà thầu sẽ đưa vào hồ sơ thầu của mình phần
trách nhiệm của Nhà thầu để phối hợp với Nhà thầu khác khi triển khai công việc trong phạm
vi buồng kỹ thuật đó. Hơn nữa, Nhà thầu còn phải phối hợp với Nhà thầu chính là người chịu
trách nhiệm về phối hợp chung cho giai đoạn thi công công trình.

Khi cần thiết, yêu cầu phối hợp buồng kỹ thuật nói trên có bao gồm việc lập các bản vẽ phối
hợp cho buồng kỹ thuật mà các Nhà thầu khác có liên quan để cùng làm theo. Nhà thầu sẽ
thay mặt Nhà thầu chính tiến hành kiểm tra chéo các bản vẽ lắp đặt của các Nhà thầu khác
trước khi triển khai công việc.

1.10.11Sách hướng dẫn Vận hành, Bảo trì và Đào tạo

Tối thiểu 60 ngày trước thời điểm cấp Chứng chỉ Hoàn thành Thực tế Công việc, trừ phi có
thỏa thuận khác bằng văn bản của Đại diện chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ thông qua Nhà thầu
chính nộp cho Đại diện chủ đầu tư ba bộ copy (trong đó có một bộ gốc) sách hướng dẫn vận
hành, bảo trì cho mỗi hạng mục thiết bị và hệ thống kỹ thuật hoàn chỉnh. Sách hướng dẫn này
bằng tiếng Anh và dùng đơn vị S.I. Sách hướng dẫn này chỉ liên quan tới các hạng mục do
Nhà thầu cung cấp.

Sách hướng dẫn vận hành, bảo trì sẽ bao gồm các phần tối thiểu như sau:
(a) Danh mục tra cứu chi tiết
(b) Danh mục của các bản vẽ “hoàn công” và “nhật ký”
(c) Mô tả chung của hệ thống kỹ thuật.
(d) Hướng dẫn lắp dựng và vận hành toàn bộ thiết bị đã được lắp đặt.

(e) Mô tả chi tiết trình tự kiểm tra và vận hành cho toàn bộ hệ thống kỹ thuật, trừ phi có quy
định khác, bao gồm các bản vẽ thu nhỏ khổ A3 của sơ đồ điện và kiểm tra. Sơ đồ này
có các loại và kích thước cũng như định vị.
(f) Bộ copy của số liệu và dữ liệu chạy thử.

(g) Chi tiết của thiết bị, máy móc và phụ kiện đã lắp đặt và trị số thực được duy trì bởi việc
thay đổi trong thời gian chạy thử.
(h) Số lần và lịch bảo trì thường kỳ và thủ tục vận hành thiết bị có đầy đủ Quy cách kỹ
thuật cho các loại sử dụng được yêu cầu.
(i) Hồ sơ của Nhà sản xuất gồm chứng chỉ và báo cáo thử nghiệm tại nhà máy, các bản
vẽ chi tiết, danh mục các phụ tùng dự trữ, mạch điện, bản in hướng dẫn vận hành, bảo
trì .v.v. Hồ sơ sẽ được soạn riêng cho các hạng mục thực cấp theo Hợp đồng.
(j) Thống kê của thiết bị, máy móc có ghi vị trí, tên, mẫu số, nhà sản xuất, tên của đại lý
địa phương, địa chỉ và số điện thoại, lô hàng và số tham chiếu của nhà sản xuất, chế
độ hoạt động và dữ liệu vận hành. Các thông tin này được ghép vào số liệu đã được
lưu giữ ở mục (f) và (g) nói trên.
(k) Bản vẽ sơ đồ của mỗi hệ thống có nêu các hạng mục chủ yếu của thiết bị, máy móc
bao gồm mã số hoặc cách ký hiệu tương tự có liên quan tới các thông tin đã được nêu
ở mục (j).
Sách hướng dẫn dự thảo ở dạng photo – copy có bìa và đóng tạm thời, nhưng toàn bộ
các bản photo – copy phải sạch, dễ đọc kể cả các dấu. Các bản ghép tạm thời có thể

UEC – 29.06.2016 19
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

được dùng cho các hạng mục mà chúng chưa thể kết thúc cho đến khi công việc được
hoàn thành và được thí nghiệm.
(l) Trong vòng 30 ngày theo lịch kể từ thời điểm cấp Chứng chỉ Hoàn thành Thực tế Công
việc, Nhà thầu sẽ cung cấp bốn bộ copy của sách hướng dẫn chính thức có gồm các
sửa đổi, sửa lỗi .v.v. đã được tìm thấy trong khi kiểm tra Sách hướng dẫn dự thảo.
Sách hướng dẫn chính thức có kích thước A4 (các bản A3 được gập lại) và được đóng
bìa cứng có khắc chữ ở gáy và bìa trước.
Sách hướng dẫn chính thức được đóng sao cho các trang có thể nằm phẳng khi mở ra.
Nếu dùng cặp có kẹp để giữ các trang giấy đục lỗ phải là loại có 4 kẹp hoặc loại kẹp có
lỗ cho toàn bộ trang giấy. Khi xếp đủ tài liệu, các kẹp được khóa để tránh xô lệch tài
liệu. Số lượng của các tập sách hướng dẫn riêng biệt được yêu cầu tùy thuộc vào kích
thước và độ phức tạp của công tác lắp đặt có liên quan. Đại diện chủ đầu tư sẽ có ý
kiến về vấn đề này khi chuẩn bị Sách hướng dẫn dự thảo.

1.11 Nghĩa vụ của Nhà thầu trong Thời kỳ Sửa chữa Sai sót

Nhà thầu cam kết, không tính tiền, thực hiện các nghĩa vụ được nêu chi tiết dưới đây trong
thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm bàn giao cho chủ đầu tư và cấp Chứng chỉ Hoàn thành
Thực tế Công việc hoặc cho đến khi Nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ của mình để thực hiện
công việc.

Toàn bộ lượng điện, nước cần có để vận hành công việc kể từ thời điểm cấp Chứng chỉ Hoàn
thành Thực tế Công việc sẽ do Chủ đầu tư cấp và thanh toán.

Nhà thầu chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả các hạng mục công việc được nêu chi tiết dưới
đây.

Sau khi việc lắp đặt đã được bàn giao và đưa vào sử dụng, Nhà thầu phải bố trí một thợ vận
hành có tay nghề cao (hoặc khi cần thiết phải có một vài thợ vận hành) để làm việc đủ thời
gian cho tối thiểu 14 ngày, thợ vận hành phải thành thạo việc vận hành và bảo dưỡng thiết bị.
Nhiệm vụ của người này (hoặc nhóm người) là vận hành hệ thống kỹ thuật và hướng dẫn
nhân viên vận hành của Chủ đầu tư làm quen với hoạt động của hệ thống kỹ thuật hoàn
chỉnh. Họ sẽ tiến hành bảo dưỡng thường kỳ, kiểm tra định kỳ, làm sạch, thử nghiệm và bảo
trì “ban đầu” khác cho thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, chẩn đoán và
sửa chữa các lỗi xảy ra.

Trong vòng một tháng từ khi nhận được Chứng chỉ Hoàn thành Thực tế Công việc, Nhà thầu
sẽ hoàn thành tất cả các công việc nhỏ còn tồn đọng đã được liệt kê và sửa chữa tất cả các
khuyết tật xuất hiện tại khoảng thời gian đó.

Việc không hoàn thành tất cả các công việc còn tồn đọng sẽ là lý do để giữ lại số tiền còn lại.

Nhà thầu phải giải quyết các lỗi có liên quan tới hợp đồng và xử lý các phàn nàn do việc sử
dụng vật liệu kém hoặc do vận hành của hệ thống kỹ thuật.

Nhà thầu phải bố trí các chuyến công tác tới công trường, một tháng trước khi kết thúc Thời
kỳ Sửa chữa Sai sót, để kiểm tra và nếu cần thiết, phải điều chỉnh lại hệ thống kỹ thuật.

Chú thích: Điều này không loại trừ trách nhiệm của Nhà thầu thực hiện các chuyến công tác
thường kỳ để kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống kỹ thuật, do lợi ích riêng của mình,
Nhà thầu được khuyên nên làm.

Nhà thầu phải bố trí thêm các chuyến công tác tới công trường, ở giai đoạn cuối của Thời kỳ
Sửa chữa Sai sót để chứng minh việc hoàn thành thỏa đáng nghĩa vụ thực hiện công việc

UEC – 29.06.2016 20
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

của mình.

Chú thích (1): Nếu việc lắp đặt cho thấy là không được chấp nhận, lộ trình đã nói ở trên lại
được lặp lại bằng chi phí của Nhà thầu và phải kéo dài thời hạn trách nhiệm theo hợp đồng
của Nhà thầu.

Chú thích (2): Khi tất cả các khuyết tật và các công việc tồn đọng đã được hoàn thành
thỏa mãn yêu cầu của Đại diện chủ đầu tư, Chứng chỉ Hoàn thành việc Sữa chữa Sai sót và
tiếp theo là Chứng chỉ Cuối cùng sẽ được cấp.

Trong Thời kỳ Sửa chữa Sai sót, Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt, mà không được tính tiền
thêm với Chủ đầu tư, thay thế toàn bộ hoặc bất kỳ thiết bị, máy móc hoặc các chất lỏng hoặc
khí ga mà theo ý kiến của Đại diện chủ đầu tư, chúng trở thành không sử dụng được, khi mà
khả năng không sử dụng được là do lỗi về vật liệu, tay nghề hoặc việc thi công không đúng
cách.

Đối với các công việc theo Hợp đồng trong Thời kỳ Sửa chữa Sai sót, Nhà thầu sẽ có bộ
phận bảo dưỡng của mình luôn ghi chép lại trong nhật ký kiểm tra về tình trạng thiết bị, máy
móc sau mỗi lần kiểm tra. Nhật ký kiểm tra được nộp cho Chủ đầu tư và copy cho Đại diện
chủ đầu tư và lập thành báo cáo đầy đủ.

Không được thay thế thiết bị, máy móc hoặc các bộ phận của chúng tại bất kỳ thời điểm nào
trừ phi Đại diện chủ đầu tư đã được thông báo trước và đã đồng ý bằng văn bản.

1.12 Đào tạo nhân viên vận hành của Chủ đầu tư

Cần phải đào tạo nhân viên vận hành và bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

Yêu cầu cụ thể cho việc đào tạo như sau:

1.12.1 Yêu cầu chung

Nhà thầu sẽ cung cấp các cơ sở và chương trình đào tạo để đảm bảo rằng nhân viên
vận hành và bảo dưỡng của Chủ đầu tư có đủ kiến thức và am hiểu toàn bộ các khía
cạnh của việc vận hành hàng ngày, bảo dưỡng trong khi vận hành và bảo dưỡng khi
ngừng hoạt động, và chẩn đoán lỗi và do đó vận hành và duy trì hệ thống kỹ thuật làm
việc có hiệu quả, hợp lý.

Nếu có thể, các khóa đào tạo được tổ chức trong giai đoạn chạy thử.

Hai tháng trước khi chạy thử, Nhà thầu sẽ thông qua Nhà thầu chính để nộp chi tiết đầy
đủ của chương trình học cho Đại diện chủ đầu tư để thỏa thuận với Chủ đầu tư.

Để đạt được mức độ am hiểu sâu theo yêu cầu, cả hai loại bài giảng lý thuyết và thực
hành đều phải có.

1.12.2 Yêu cầu riêng

a. Đào tạo vận hành

Khóa đào tạo sẽ bao gồm nhưng không chỉ giới hạn các mục sau đây:
 Mô tả chung về hệ thống kỹ thuật và các thiết bị kết hợp với chúng để thành
tổng thể.
 Trình tự mở máy và tắt máy.

UEC – 29.06.2016 21
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

 Các chú ý an toàn khi mở máy và tắt máy.


 Mô tả chi tiết chức năng của các công tắc và đồng hồ ở bảng điều khiển. .
 Các phần khác được cho là cần thiết.
 Trình tự xử lý sự cố.
 Xác định các tham số vận hành ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
 Điều chỉnh các tham số vận hành để đạt điều kiện vận hành tối ưu.

b. Đào tạo bảo dưỡng


Khóa đào tạo sẽ bao gồm nhưng không chỉ giới hạn các mục sau đây:
 Mô tả chung về hệ thống kỹ thuật và các thiết bị kết hợp với chúng để thành
tổng thể.
 Bảng theo dõi kiểm tra định kỳ và tình trạng hoạt động của thiết bị, máy móc.
 Minh họa cấu tạo của các các bộ phận chính của thiết bị, máy móc theo mặt
cắt.
 Trình tự tháo ra và lắp lại trong khi đại tu thiết bị, máy móc.
 Kích thước tới hạn như khe ổ trục, khe vòng mài mòn, bảng mômen xoắn cho
bu lông và êcu.
 Cách dùng dụng cụ chuyên dụng
 Các phần khác được cho là cần thiết

UEC – 29.06.2016 22
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 2 – TỦ ĐÓNG CẮT TRUNG THẾ

2.1 Tủ đóng cắt mạch vòng 24kv cách điện khí SF6

2.1.1 Tổng quan

Phần tiêu chí kỹ thuật này mô tả các yêu cầu phải đáp ứng để cung cấp tủ đóng cắt mạch
vòng 22kv cách điện khí, dạng module, sử dụng máy cắt chân không. Thiết bị phải kết nối với
cáp ngầm 22kv, 3 pha, 3 dây, 50Hz

Nhà sản xuất phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cung cấp cùng loại thiết bị này. Văn bản ghi
nhận việc cung cấp này phải được đính kèm để xem xét

2.1.2 Tiêu chuẩn tham chiếu

Ngoại trừ qui định khác trong tiêu chí kỹ thuật này, thiết bị phải được sản xuất và kiểm định
phù hợp với yêu cầu liên quan mới nhất của ủy ban kỹ thuât điện quốc tê (IEC)

Thiết bị phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia khác có đặc tính tương tự và cung cấp hiệu quả
tương đương và/hoặc bằng với các yêu cầu được chỉ định có thể được đề xuất. trong trương
hợp này, bản sao tiếng Anh của tiêu chuẩn trích đoạn phải được trình.

2.1.3 Kiểm định

a. Tủ đóng cắt mạch vòng được đề xuất phải qua được tât cả các kiểm định được chỉ định
trong các tiêu chuẩn tham chiếu tương đương.

b. Kiểm định định kỳ như được yêu cầu trong các tiêu chuẩn tham chiếu phải được thực
hiện cho mỗi thiết bị riêng biệt.

c. Tất cả các báo cáo kiểm định phải được trình duyệt

2.1.4 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

2.1.5 Định mức và đặc tính

a. Tủ đóng cắt mạch vòng phải có các định mức như sau :

- Điện áp định mức : 22 kV

- Điện áp chịu đựng xung định mức : 125 kV(1.2/50µs)

- Điện áp chụi đựng tần số công nghiệp định : 50 kV


mức

UEC – 29.06.2016 23
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Khả năng chịu dòng ngắn mạch(Ik/tk) : 20kA/3s

Khả năng dòng điện đóng (bằng 2.5 lần : 50kA (Đối với 20kA/1s)
dòng chịu đựng thời gian ngắn hạn) 62,5kA (Đối với 25kA/1s)

Thiết kế theo tiêu chuẩn chịu đựng phóng


điện hồ quang bên trong. Cấp chịu đựng hồ
quang nội bộ 4 phía. Dòng ngắn mạch : 21kA/s

Số lần đóng cắt của máy cắt (Ir) : 2000 times

Số lần đóng cắt theo dòng ngắn mạch đinh


mức (Isc) : 20 times

b. Đối với các tủ cáp và tủ cáp ra máy biến thế sử dụng dao cắt

- Dòng điện danh định định mức : Như thể hiện trên bản vẽ
- Dòng điện chụi đựng ngắn hạn (1s) : 8kA tại điện áp 22kv
- Dòng đóng ngắn mạch định mức : Dòng đỉnh 20kA/3s tại điện áp 22kv

c. Đối với tủ cáp ra máy biến thế

- Dòng điện danh định định mức : Như thể hiện trên bản vẽ
- Khả năng ngắt mạch định mức : 8kA tại điện áp 22kv

2.1.6 Thiết kế và cấu trúc tủ đóng cắt mạch vòng

a. Tủ đóng cắt mạch vòng phải là loại module, tự đứng, kiểu đứng trên sàn bao gồm hai lộ
cáp vào và một hoặc hai lộ cáp ra máy biến thế.

b. Tủ đóng cắt mạch vòng phải là loại vỏ km loại nửa kín trong ngăn chứa được điền đầy
khí SF6 và hoàn toàn không phụ thuộc vào điều kiện áp suất khí quyển bên ngoài. Tất
cả các phần kim loại mang điện áp cao thế ngoại trừ ngăn chứa cầu chảy phải được
bọc kín phù hợp cấp bảo vệ IP65. Thanh nối đất phải trong vỏ để an toàn cho người.

Tất cả bề mặt kim loại phải được xử lý để bảo vệ chống an mòn và hoàn thiện cuối
cùng với lớp sơn phủ chất lượng cao màu xám nhạt hoặc màu chuẩn của nhà sản xuất

c. Bộ chứa dao cắt phải là loại kín khivà phải đủ chắc chắn để chụi được áp suất bên
trong lúc vận hành và lúc ngắt và các tải cơ học ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt
như lúc vận chuyển và nâng chuyển thô sơ

d. Dao cắt cho mạch cáp vào và cáp ra máy biến thế sử dụng dao cắt phải là loại dao cắt
tải. Bộ phận truyền động phải là loại lò xo với bộ chỉ thị vị trí ngắt mạch bằng cơ. Dao
cắt mạch cáp vào phải cung cấp các hổ trợ đóng mở từ xa trong tương lai. Phương
thức đóng mở từ xa phải được đính kèm để xem xét. Dao nối đất phải có bộ chỉ thị vị trí
bằng cơ

Bầu cắt thỏa mãn yêu cầu “hệ thống áp suất kín” qui định theo tiêu chuẩn IEC 62 271-
200 chương 3.118.2 với tuổi thọ sử dụng ít nhất 30 năm. Trong suốt khoảng thời gian

UEC – 29.06.2016 24
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

đó không cần bơm lại khí.


Dao cắt tải là loại có tần số hoạt động cao theo mục 3.104 tiêu chuẩn IEC 60265-1. Nó
có ba vị trí (đóng, mở, tiếp đất) được lắp đặt hoàn chỉnh và thử nghiệm trước khi xuất
xưởng. Áp suất tương đối của khí SF6 bên trong vỏ không được vượt quá 0,4 bars
(400hPa).

e. Cáp ra máy biến thế dung ngắt mạch hay dao cắt tải kết hợp cầu chì bảo vệ phải có
bảo vệ ngắn mạch phù hợp cho máy biến thế từ 22kV xuống 412V/240V sao/tam giác.
Tất cả các đặc tính sau được yêu cầu cho bảo vệ bằng cầu chì.

 Bộ truyền động phải tích trữ năng lượng để mở dao cắt khi có bất kỳ cầu chì
nào chảy. bộ truyền động phải được dung để việc vân hành mở luôn luôn được
chuẩn bị cho cầu chì chảy khi dao cắt đóng. Bộ truyền động phải là kiểu không
cần bôi trơn.
 Khoang chứa cầu chì phải được bọc kín có cấp bảo vệ ít nhất IP40 và thích
hợp cho cả hai cầu chì 22kv
 Cầu chì phải là loại HRC theo tiêu chuẩn DIN. Kích cở cầu chì phải theo tiêu
chuẩn DIN 43.625 có chiều dài :

f. Dùng cầu chì 22kV

 442 mm
 Khoang chứa cấu chì phải khóa lien động để nó không thể mở trừ khi cáp ra
máy biến thế đã mở và dao nối đất liên quan đóng.
 Dao cắt tải có cầu chì bảo vệ phải theo yêu cầu về việc kiểm định số 4 của IEC
420
 Dao cắt tải phải theo yêu cầu về việc kiểm định số 4 của IEC 265-1

g. Các khóa liên động và tấm khóa sau phải được yêu cầu.

 Dao cắt cáp lộ vào và dao tiếp đất lien quan, dao cắt cáp lộ ra máy biến thế và
dao tiếp đất lien quan phải có bộ lien động cơ để người vận hành không thể
đóng mạch và tiếp đất cùng lúc.
 Tấm khóa cho mỗi dao cắt tải và dao tiếp đất cho phép khóa ở vị trí “mở” hoặc
“đóng”
 Khóa lien động và tấm khóa cần thiết để bảo vệ an toàn cho người và tránh vận
hành sai.

h. Tất cả các phần được yêu cầu cho kết nối cáp lộ vào phải được cung cấp đầy đủ. Các
bộ kết nối cáp của tủ đóng cắt mạch vòng phải phù hợp các yêu cầu sau:

 Có khoang cáp để bảo vệ an toàn cho người và ngăn côn trùng vào. Nếu bộ kết
nối cáp là loại không thể chạm đến được, vỏ khoang cáp phải được khóa liên
động để nó không thể được mở trừ khi dao cắt cáp lộ vào đã mở hoàn toàn và
dao tiếp đất liên quan đã đóng.
 Được ngắt và rồi kết nối lại mà không gây hư hại cho bất kỳ phần nào của hệ
thống kết nối, thường sử dụng bộ kết nối dạng co 90 độhơn
 Thích hợp cho cáp đồng lộ vào đơn lõi 22kV, cách điện XLPE, có màn chắn
đồng và vỏ PE

i. Mỗi pha của cáp lộ vào phải có đèn báo điện áp để báo nó có điện hay không.

j. Tủ đóng cắt mạch vòng phải được trang bị đầy đủ như sau:-

 Bộ chỉ thị sự cố với nút cài đặt lại bộ chỉ thị tự động trên mỗi pha của cáp lộ vào.
Dòng ngắt kêu cầu là 800A và phải tránh được ngắt sai do dòng điện tăng cao
đột ngột gây ra bởi sự vận hành của máy cắt của trạm. Vị trí của bộ chỉ thị phải

UEC – 29.06.2016 25
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

ở mặt trước tủ
 Có phương tiện kiểm tra cáp lộ vào
 Có phương tiện kiểm tra xem bộ chứa khí có thích hợp để vận hành và ngắt
mạch hay không.

k. Tối thiểu hai điểm nối đất phải được cung cấp cho mỗi tủ đóng cắt mạch vòng. Tất cả
các phần được nối đất đến điểm này được làm hoàn toàn từ vật liệu không an mòn như
là hợp kim đồng

l. Tủ đóng cắt mạch vòng phải có các phương tiện nâng thích hợp

2.1.7 Yêu cầu chung

Nạp đủ khí SF6, tất cả các vật liệu bịt kín đấu cáp và các vật liệu khác được yêu cầu cho việc
lắp đặt và vận hành lần đầu của tủ dóng cắt mạch vòng phải được trang bị và phân phối cùng
lúc với tủ đóng cắt mạch vòng.

Tất cả các công cụ và phụ kiện đặc biệt yêu cầu cho việc lắp đặt và vận hành bình thường,
bảo tri và nếu cần thiết, việc kiểm định chức năng của thiết bị phải được cung cấp.

2.2 Máy biến đổi đo lường 22kv

2.2.1 Tổng quan

Phần tiêu chí kỹ thuật này mô tả các yêu cầu phải đáp ứng để cung cấp máy biến đổi đo
lường

2.2.2 Tiêu chuẩn tham chiếu

a. Ngoại trừ qui định khác trong tiêu chí kỹ thuật này, thiết bị phải được sản xuất và kiểm
định phù hợp với yêu cầu liên quan mới nhất của các tiêu chuẩn được liệt kê bên dưới:

 Ủy ban kỹ thuât điện quốc tê (IEC) hay


 Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI)

b. Máy biến đổi đo lườngphù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia khác có đặc tính tương tự
và cung cấp hiệu quả tương đương và/hoặc bằng với các yêu cầu được chỉ định có thể
được đề xuất. trong trương hợp này, bản sao tiếng Anh của tiêu chuẩn trích đoạn phải
được trình.

2.2.3 Kiểm định và báo cáo kiểm định

a. Các máy biến đổi đo lường được đề xuất phải qua được các kiểm định điển hình hoặc
kiểm định thiết kế theo các tiêu chuẩn thích hợp.

b. Các kiểm định tiêu chuẩn tại xưởng phải được thực hiện theo các kiểm định định kỳ
được yêu cầu trong các tiêu chuẩn tham chiếu và chúng phải được thực hiện theo qui
trình được chỉ định

c. Các máy biến đổi đo lường phải được kiểm định bao gồm ít nhấ những thứ sau :-

 Kiểm định điện môi với điện áp giữa các cuộn dây và giữa các cuộn dây với đất
 Kiểm định điện áp cảm ứng
 Kiểm định độ chính xác
 Kiểm định cực tính

UEC – 29.06.2016 26
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

d. Tất cả các báo cáo kiểm định phải được trình duyệt

2.2.4 Định mức và đặc tính

a. Các máy biến đổi đo lường phải có các đặc tính định mức như sau

b. Máy biến dòng 22kV

Mức điện áp xung toàn sóng 125 kV

Hệ số dòng nhiệt lien lục không 1.5 (dựa trên nhiệt độ môi trường
nhỏ hơn 30 độ C)

Tần số làm việc 50 Hz


Khả năng chụi nhiệt bên thứ cấp Tối thiểu 15VA ở bất kỳ đầu phân
áp nào

Dòng thứ cấp định mức 5A


Tỉ số biến đổi Như thể hiện trên bản vẽ
Độ bền điện áp tần số công 50KV
nghiệp trong 01 phút
Cấp chính xác cho bảo vệ 5P10
c. Máy biến áp 22kV đo lường (để tính tiền điện) phải hoặc là một cực hoặc hai cực như
sau :-

 Kiểu một cực

Mức điện áp xung toàn sóng 125 kV


Điện áp sơ cấp 22,000/√3V
Điện áp thứ cấp 120/240V đối với lưới 22KV
Tần số làm việc 50 Hz
Cấp chính xác ở 50 Hz 0.5 theo chuẩn IEC hay 0.6 theo
chuẩn ANSI
Khả năng chụi nhiệt bên thứ cấp Tối thiểu 30VA ở bất kỳ đầu
phân áp nào
 Kiểu hai cực

Mức điện áp xung toàn sóng 125 kV


Điện áp sơ cấp 22,000 V
Điện áp thứ cấp 120/240V đối với lưới 22KV
Tần số làm việc 50 Hz
Cấp chính xác ở 50 Hz 0.5 theo chuẩn IEC hay 0.6 theo
chuẩn ANSI
Khả năng chụi nhiệt bên thứ cấp Tối thiểu 30VA ở bất kỳ đầu
phân áp nào

2.2.5 Yêu cầu chung

a. Máy biến dòng 22kV

 Máy biến dòng phải được dung trên hệ thống điện áp 22kV, 3 pha, 50Hz , trung
tính nối đất

 Máy biến dòng đo lường phải là loại dung trong nhà thích hợp cho việc lắp đặt

UEC – 29.06.2016 27
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

trong tủ.

 Các đầu thứ cấp phải ở trong ngăn chứa ở dưới đáy máy biến đổi đo lường; vỏ
của các khoang chứa phải được khoan để cung cấp các đầu dây. Khoang chứa
phải có hai lổ để nối với ống kích thước 1-inch (25.4mm)

 Công tắc hay mối nối ngắn mạch thứ cấp phải được định vị giữa các đầu cực
thừ cấp

b. Máy biến áp 22kV đo lường ( để tính tiền điện)

 Máy biến ap đo lường phải được dung trên hệ thống điện áp 22kV, 3 pha, 50Hz
, trung tính nối đất

 Máy biến áp đo lường phải là loại dung trong nhà thích hợp cho việc lắp đặt
trong tủ.

 Các đầu thứ cấp phải ở trong ngăn chứa ở dưới đáy máy biến đổi đo lường; vỏ
của các khoang chứa phải được khoan để cung cấp các đầu dây. Khoang chứa
phải có hai lổ để nối với ống kích thước 1-inch (25.4mm)

c. Bộ chỉ thị phải được cung cấp để báo cầu chì của máy biến áp bị chảy

UEC – 29.06.2016 28
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 3 – MÁY BIẾN THẾ PHÂN PHỐI ĐIỆN (LOẠI NHỰA ĐÚC)

3.1 Phạm vi công việc


Máy biến thế 3 pha là loại nhựa đúc, vật liệu cách ly loại F có làm mát tự nhiên để lắp trong
nhà, dùng cho hệ thống phân phối điện HV/LV 3 pha.

Máy biến thế sẽ có các chi tiết nối quạt làm mát sau này.

3.2 Các tiêu chuẩn

Máy biến thế sẽ tuân theo các Tiêu chuẩn sau:


- IEC 76-1 den 76-5
- IEC 726
- Tài liệu về song hài CENELEC:
- HD 464 S1: 1988 + / A2: 1991+ / A3: 1992 cho máy biến thế điện loại khô.
- HD 538-1 S1: 1992 cho máy biến thế phân phối loại khô 50Hz, từ 100 tới 2500 kVA
với điện áp cao nhất cho thiết bị không vượt quá 24kV.
- IEC 905: 1987 – Hướng dẫn địa phương cho máy biến thế điện loại khô.

Những máy biến thế này sẽ được chế tạo theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.và hệ
thống quản lý về môi trường ISO 14001 cả hai được chứng nhận bởi tổ chức độc lập có thẩm
quyền

3.3 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

3.4 Các đặc trưng theo tiêu chuẩn IEC 76 và IEC 726

Công suất danh định KVA Theo bản vẽ

Lắp đặt Trong nhà

Loại (Tăng: SU / giảm: SD)

Tần số danh định Hz 50

Số mạch về phía HV % ±2.5 ±5

Điện áp sơ cấp danh định V 22000

Mức cách ly sơ cấp danh định KV 22

UEC – 29.06.2016 29
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Điện áp thứ cấp danh định khi không tải V 415

Mức cách ly thứ cấp danh định KV 1,1

Điện áp hiệu dụng ở 50Hz trong 1 phút KV 50

B.I.L. 1,2/50us KV 125

Nhóm vectơ Dyn 11

Điện áp ngắn mạch danh định ở 120C % 6

Độ ồn tai 1m : 57dB hay ít hơn

3.5 Mô tả

Lõi từ

Lõi sẽ làm từ những tấm thép silicon chất lượng cao, định hướng từ cao, tổn thất thấp và từ
thẩm cao có bề mặt trơn tại các biên và được tôi luyện chính xác sau khi cắt. mỗi tấm thép
của lõi phải được cách điện ở cả hai mặt bằng vật liệu chụi nhiệt và bền.

Lõi phải được ép chặc bằng các thiết bị khóa và số lượng băng quấn thích hợp để đảm bảo
chúng được ép đồng nhất với nhau. Lõi phải được thiết kế có độ bền cơ học đủ cao để các
tấm thép không bị dịch chuyển trong lúc vận chuyển và giảm các rung động đến mức tối thiểu
trong lúc vận hành.

Bề mặt ngoài của lõi phải được xử lý để bảo vệ chống rỉ và ăn mòn. Phương pháp sử dụng
phải được đề xuất chi tiết trong hồ sơ chào hàng

Cuộn dây LV

Chúng được làm bằng các lá nhôm hoặc lá đồng có lớp cách ly loại F theo phương pháp bít
kín (phương pháp tẩm) bằng nhựa alkyl tổng hợp hoặc loại tương đương.

Tối thiểu phần trên của cuộn LV sẽ được phủ lớp keo Êpoxy hoặc loại tương đương và các lá
sẽ được bảo vệ toàn bộ bằng vật liệu cách ly.

Cuộn dây HV

Cuộn dây HV sẽ độc lập với cuộn dây LV và được làm bằng dây hay bang nhôm hoặc đồng
có lớp cách điện cấp F.

Cuộn dây HV được đúc chân không trong vật liệu keo Êpoxy chịu lửa loại F. Vật liệu đúc là
loại F.

Đấu dây HV

Đấu dây HV được thực hiện phía trên đỉnh của các thanh nối. Mỗi thanh nối được khoan lỗ có
đường kính 13mm để sẵn sàng nối đầu cáp ở tấm bản đầu cực.

The HV connections shall be in copper.


Các thanh kết nối HV là các thanh đồng cứng được bảo vệ bằng ống có thể co ngót nhiệt.
Đấu dây HV bằng đồng.

Đấu dây LV

UEC – 29.06.2016 30
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Đấu dây LV được thực hiện phía mặt bên của máy biến áp

Đấu dây của dây trung hòa của LV được làm trực tiếp với các đầu cực LV giữa các thanh pha
của LV.

Đấu dây LV bằng đồng.

Điểm nối dây HV

Việc nối dây để chịu điện áp cao nhất chạy qua biến thế đến trị số điện áp cấp thực sẽ bằng
liên kết bu lông ngắt mạch.

Việc nối dây bằng các đường cáp liên kết sẽ không được phép.

Liên kết bu lông được gắn với các cuộn HV.

3.6 Các phụ kiện và thiết bị tiêu chuẩn


- Các máy biến thế sẽ có kèm theo các chi tiết sau:
- Các vấu để cẩu nhấc
- Các lỗ để kéo ở bệ máy
- 2 đầu cực nối đất
- 1 tấm ghi công suất danh định
- 1 biển cảnh báo “Có điện nguy hiểm” (mức độ cảnh báo T10)
- 1 chứng chỉ thử nghiệm định kỳ
- 1 sổ tay hướng dẫn lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng bằng tiếng Anh.

3.7 Bảo vệ nhiệt

Máy biến thế sẽ được trang bị thiết bị bảo vệ nhiệt, chúng bao gồm: 2 bộ cảm biến PTC, một
để “Báo động 1”, một để “Báo động 2” cho pha được lắp vào các cuộn dây của máy biến thế.
Thiết bị bảo vệ nhiệt được đặt trong ống để có thể thay thế chúng nếu thấy cần thiết.

1 bộ điều chỉnh nhiệt độ cung với tiếp điểm cảnh báo và khởi động

Các cảm biến PTC sẽ được cấp nguyên dạng và được nối dây với khối đầu cực cố định ở
máy biến thế.

Bộ chuyển đổi được cấp ở dạng tách khỏi máy biến thế, được hoàn thành nguyên chiếc với
sơđồ nối dây của nó.

3.8 Vỏ kim loại


 Các máy biến thế có vỏ kim loại để lắp đặt trong nhà, bao gồm loại IP 31 với:
 Bảo vệ chống rỉ theo màu sắc tiêu chuẩn của Nhà sản xuất
 Các vấu để cẩu nhấc
 Một tấm đậy được bắt bu lông ở mặt trước của vỏ để có thể nối dây HV. Tấm đậy có
tay cầm, có biển cảnh báo “Có điện nguy hiểm” (mức độ cảnh báo T10), tấm ghi công
suất danh định, và dây bện có thể nhìn thấy để nối đất.
 Các móc khóa ở tấm đậy được bắt bu lông ở mặt trước của vỏ để có thể khóa.
 2 tấm đệm không có lỗ khoan ở trên mái: một ở phía HV, một ở phía LV.

UEC – 29.06.2016 31
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

3.9 Thử nghiệm điện

Thử nghiệm theo thủ tục sẽ được tiến hành cho tất cả các máy biến thế sau khi sản xuất,
đểtạo điều kiện cấp chứng chỉ thử nghiệm chính thức được làm cho mỗi máy:
 đo điện trở cuộn dây
 đo nhóm vectơ và tỷ lệ chuyển đổi
 đo điện áp ngắn mạch và tổn thất phụ tải
 đo không có tổn thất phụ tải và không có dòng phụ tải
 thử nghiệm điện môi điện áp được áp dụng
 thử nghiệm điện môi điện áp được cảm ứng
 đo phóng điện cục bộ

(Toàn bộ các thử nghiệm này được xác định trong tài liệu Harmonisation Document HD 464
S1: 1988, các tiêu chuẩn IEC 726 và IEC 76-1 to 76-5)

Thử nghiệm về loại theo IEC 726 sẽ được tiến hành cho máy biến thế có cùng thiết kế, khi
thể hiện chi tiết trong hồ sơ thầu. Chứng chỉ thử nghiệm sẽ được nộp.
 thử nghiệm nâng nhiệt độ sẽ được tiến hành theo phương pháp phụ tải mô phỏng
như đãđược quy định ở tiêu chuẩn IEC 726.
 thử nghiệm chống sét
 thử nghiệm ngắn mạch

(Toàn bộ các thử nghiệm này được xác định trong tài liệu Harmonisation Document HD
464S1: 1988, các tiêu chuẩn IEC 726 và IEC 76-1 to 76)

3.10 Phân loại về môi trường và khí hậu

Các máy biến thế có phân loại C2 về khí hậu và E2 về môi trường như đã được quy định ở
Phụ lục B của HD 464 S1: 1988 / A2: 1991, các phân loại C2 và E2 sẽ được thể hiện ở bảng
ghi công suất danh định.

Nhà sản xuất cần lập báo cáo thử nghiệm từ phòng thử nghiệm chính thức cho máy biến
thếcó cùng thiết kế khi phát hành các báo cáo đó

Thử nghiệm cần được tiến hành theo phụ lục ZA và ZB của CENELEC HD 464 S1: 1988 /
A3: 1992.

3.11 Phân loại về mức độ chịu lửa

Các máy biến thế có phân loại F1 về chịu lửa như đã được quy định ở mục B3 của
CENELEC HD 464 S1: 1988 /A2: 1991,

Loại chịu lửa F1 sẽ được thể hiện ở bảng ghi công suất danh định.

Nhà sản xuất cần lập báo cáo thử nghiệm từ phòng thử nghiệm chính thức cho máy biến thế
có cùng thiết kế khi phát hành các báo cáo đó cho cùng máy biến thế, chúng đã đạt yêu cầu
thử nghiệm về khí hậu và môi trường

Thử nghiệm cần được tiến hành theo phụ lục ZC của CENELEC HD 464 S1: 1988 / A3: 1992

PHẦN 4 – MÁY PHÁT ĐIỆN KHẨN CẤP

UEC – 29.06.2016 32
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

4.1 Mô tả

4.1.1 Máy phát điện khẩn cấp sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, những yêu cầu sau:

1. Một bộ hoàn chỉnh động cơ diesel / máy phát bao gồm bộ tản nhiệt, bộ đế chống rung,
bộ bu-lông giữ, v.v...

2. Hệ thống thải khói hoàn chỉnh sẽ bao gồm bộ giảm âm, giá treo và bọc cách nhiệt

3. Hệ thống cấp dầu hoàn chỉnh bao gồm bồn dầu hằng ngày, tất cả các ống, van và ống
thống gió, ở những nơi yêu cầu.

4. Bảng điều khiển hoàn chỉnh với tất cả các thiết bị và điều khiển để cung cấp hệ thống
hoàn chỉnh và hoạt động được.

5. Hệ thống khởi động điện bằng điện 1 chiều.

4.1.2 Bộ máy phát điện có cả 2 chế độ khởi động hoàn toàn tự động và bằng tay và có khả năng
chịu tải điện kết nối theo thiết kế trong trường hợp mạng điện cấp chính bị sự cố hoàn toàn
hoặc độ lệch điện ngoài giới hạn cho phép và phải cấp điện không quá hơn 15 giây.

4.1.3 Bộ máy phát phải phù hợp với việc khởi động nguội và có kích thước phù hợp với yêu cầu
đáp ứng tải khi có tình huống tệ nhất. Chi tiết kích thước máy phát sẽ được đệ trình để phê
chuẩn. Kích thước của máy phát sẽ được tính đến, nhưng không giới hạn, những hệ số yêu
cầu sau:

1. Hệ số giảm tải (cao đọ, nhiệt độ xung quanh, v.v...)

2. Tải xung kích.

3. Độ dốc điện áp chuyển tiếp.

4. Quá tải tức thời.

5. Công suất hồi nhiệt

6. Tải chỉnh lưu

7. Khả năng quá tải 10% so với công suất hoạt động dài hạn ghi trên biển tên cho 1 giờ
trong 12 giờ liên tục chạy đầy tải.

4.1.4 Các tải khẩn cấp bao gồm bơm nước chữa cháy / bơm vòi phun, bơm phun dập lửa, thang
máy chữa cháy, Thang máy chở khách tìm hướng, Chiếu sang khẩn cấp, Màng ngăn lửa và
tủ điều khiển cháy. Tất cả các thiết bị trên sẽ được duy trì khả năng hoạt động tiếp tục trong 6
giờ trong trường hợp mạng cấp điện chính bị sự cố.

4.2 Các yêu cầu riêng cho việc bảo đảm chất lượng

4.2.1 Nhà thầu điện cần bảo đảm tính tương thích của các bộ phận và thiết bị khác nhau.

4.2.2 Ngoài bất kỳ mô tả hay chi tiết (nói bao hàm hoặc nói cách khác) được đề cập dưới đây, bộ
máy phát sẽ tuân theo tất cả các yêu cầu cần thiết của FSD, EPD và bất kỳ những quy định
liên quan nào nhằm tăng khả năng hoạt động của máy phát.

4.2.3 Nhà thầu điện sẽ thiết kế, cung cấp và lắp đặt bọc cách âm trên tường và trần cho mỗi phòng
máy phát khẩn cấp để độ ồn không cao hơn 75 dB (A) ở bất kỳ điểm đo nào cách 1 mét kể từ
phòng máy phát.

UEC – 29.06.2016 33
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

4.3 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

4.4 Hồ sơ đệ trình

4.4.1 Cần đệ trình tối thiểu các yêu cầu sau để phê chuẩn ở các giai đoạn thi công:

Bản liệt kê chi tiết các thiết bị và bộ phận.

Bản vẽ thi công chi tiết và có kết hợp về mặt bằng thiết bị trong phòng máy phát, với
các yêu cầu về hệ thống thải khói động cơ, hệ thống cấp dầu, hệ thống làm mát, bao
bồm bảng tính toán, kích thước ống, chi tiết thi công, chi tiết lắp đặt, v.v...

Sơ đồ nguyên lý đi dây điều khiển điện thể hiện chi tiết của tất cả việc đi dây bên trong
và bên ngoài tủ điều khiển máy phát, cùng với số lượng đấu nối của đầu đấu nối cáp
đến thiết bị bên ngoài.

1. Tính toán chi tiết kích thước máy phát.

2. Tính toán chi tiết kích thước ắcquy.

3. Tính toán chi tiết kích cỡ ống cấp dầu.

4. Trọng lượng tĩnh và động của thiết bị.

5. Tính toán chi tiết yêu cầu bộ đế chống rung.

6. Yêu cầu công việc của thầu xây dựng.

7. Đề xuất quy trình kiểm tra (bao gồm kiểm tra thử tải) và bản báo cáo kiểm tra về bộ
máy phát ở nhà máy sản xuất và tại công trường.

8. Đề xuất phương pháp định trước thứ tự khởi công để đạt được thứ tự khởi công của
các thiết bị.

4.5 Thiết kế và thi công bộ máy phát

4.5.1 Tổng quát

1. Bộ máy phát bao gồm động cơ diesel được gắn trực tiếp với bộ xoay chiều và gắn
song song trên 1 khung chính chung.
2. Trang bị cho bộ máy phát bộ chống nhiễu sóng vô tuyến theo tiêu chuẩn VDE 0530.
3. Gắn kín hoặc bảo vệ hoàn toàn tất cả các bộ phận di động nổi, trừ phần điều khiển
hoạt động bằng tay, nhằm ngăn ngừ tai nạn tiếp xúc điện cho con người. Tất cả phần
bảo vệ có thể tháo rời được.
4. Xử lý tất cả các phần nổi kim loại của bộ máy phát, khung gầm và thiết bị phụ trợ
bằng sơn lớp sơn lót chống ăn mòn và lớp sơn hoàn thiện. Bộ phận có bề mặt nóng
sẽ được sơn phủ lớp sơn chống nhiệt cho phép chịu nhiệt độ lên đến 450°C mà vẫn
không bị hư hại.
5. Động cơ, đầu phát điện, bộ phận điều khiển, tăng áp, phụ kiện, lọc phải được thiết kế

UEC – 29.06.2016 34
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

và sản xuất bởi cùng một hãng.


6. Khi nhiệt độ của máy phát ðạt ở mức nhiệt độ vận hành, máy phát có khả nãng đáp
ứng một bước tải 100% giá trị kW ðược ghi trên máy và ổn đnh tần số trong khoảng
thời gian 10 giây
4.5.2 Động cơ

1. Động cơ sẽ cần phù hợp để dùng với loại dầu diesel nhẹ theo tiêu chuẩn Cấp No. 2-D
per ASTM D975 loại dầu diesel thường dùng ở nơi lắp đặt, làm mát bằng nước, 4 thì,
phun nhiên liệu trực tiếp, hút gió tự nhiên hoặc tăng áp và tuân theo tiêu chuẩn
BS5514.

2. Động cơ có công suất định mức vận hành lâu dài theo tiêu chuẩn BS5514 bộ phát
xoay chiều cũng tương thích với công suất vận hành lâu dài, với khả năng chịu quá
tải như được chỉ đinh dưới đây.

3. Tốc độ trục khuỷu của cộng cơ không vượt quá 1500 vòng/phút. Hướng quay bình
thường là ngược chiều kim đồng hồ.

4. Cung cấp bộ cắt quá tốc điện tử để tắt nguồn cấp dầu trong trường hợp bị quá tốc độ
15%.

4.5.3 Bộ phát xoay chiều

1. Thiết kế và thi công bộ điều khiển máy phát theo đoạn quy định tương ứng trong tiêu
chuẩn BS4999 và tiêu chuẩn BS5000.

2. Bộ phát xoay chiều dùng loại không dùng chổi than, với từ trường quay được kích từ bộ
chỉnh lưu quay và kích từ xoay chiều, và bộ kích từ được điều khiển từ bộ điều chỉnh
điện áp tự động bán dẫn như được chỉ định dưới đây.

3. Bộ phát xoay chiều được tính toán cho phù hợp với điều kiện địa phương và được
nhúng tẩm đặc biệt cho môi trường nhiệt đới.

4. Phần quay và phần cố định của bộ phát xoay chiều được cách điện loại H.

5. Đặc tính của bộ xoay cần đạt đến đặc tính mômen xoắn của động cơ, như là khi phụ tải
đầy nối với bộ phát xoay chiều, bộ phát xoay chiều có thể dùng tất cả công suất của
động cơ mà không vượt qua nó.

6. Bộ phát xoay chiều phải có khả năng chịu đựng được việc quá tốc độ 50% trên giá trị
tốc độ đồng bộ.

7. Bộ phát xoay chiều là loại chống nước nhỏ giọt IP23.

8. Bộ phát xoay chiều được lắp với bộ gia nhiệt điều chỉnh ổn nhiệt và với công tắc cách ly
bằng tay đặt ở bảng điều khiển. Bộ gia nhiệt sẽ được cắt khi bộ phát xoay chiều vận
hành.

9. Bộ phát xoay chiều có khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch với ngắn mạch đầu ra
trong 3 giây mà không có bất kỳ hư hỏng nào với máy phát.

4.5.4 Radiator
Bộ tản nhiệt

1. Động cơ được làm mát bằng nước bằng cách hoàn toàn dùng bộ tản nhiệt chịu tải nặng
với quạt dùng đai truyền động, bơm chất làm mát, bộ phân phối chất làm mát có bộ
điều khiển điều chỉnh nhiệt, bộ lọc chất tải lạnh chống rỉ có thiết kế phù hợp với điều
kiện ở công trường.

UEC – 29.06.2016 35
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

2. Bộ tản nhiệt được gắn trên cùng khung chính đỡ bộ máy phát điện ở nơi yêu cầu gắn
bộ tản nhiệt.

3. Bộ tản nhiệt được gắn với cánh phân phối ống nhằm tăng ống thông gió được gắn trên
bộ tản nhiệt. Bộ ống dẫn hoàn chỉnh với móc nối mềm giữa bộ tản nhiệt và cửa sập kim
loại sẽ được cung cấp. Ống nối được làm từ tấm thép mạ kẽm

4. Công suất danh nghĩa của quạt sẽ phù hợp để bổ sung lực cản đến dòng không khí của
ống dẫn, bộ giảm âm và cửa sập, nếu thích hợp.

5. Chất chống ăn mòn cần được bổ sung cho hệ thống làm mát.

4.5.5 Bố trí khớp nối và giá chống rung


1. Động cơ diesel được gắn trực tiếp đến máy phát, loại dùng bạc đạn đơn.

2. Bộ chống rung dùng lại loại lò xo sẽ được gắn bên dưới tấm đế để hoàn tất việc lắp đặt
bệ bê tông đặc mà không có sự truyền rung động đến máy bên cạnh hoặc bất kỳ phần
nào của tòa nhà.

4.6 Thiết kế và thi công thiết bị phụ trợ

4.6.1 Bộ thải khói giảm âm và ống dẫn khói

1. Hệ thống ống thải khói sẽ bao gồm bộ thải khói giảm âm, bộ ống giãn nở, bộ treo, ống,
bu-lông siết, khớp nối bản cánh, hàn chống nhiệt, và các phần khác thể hiện trong bản
vẽ.

2. Các ống dẫn khói được dùng cho dự án này, và việc vận hành của các ống khói sẽ tuân
thủ theo tất cảcác yêu cầu theo luật định liên quan.

3. Bộ khớp nối bản cánh với mối hàn chống nhiệt sẽ được dùng cho tất cả các mối nối
trong hệ thống ống dẫn khói thải.

4. Dùng bộ giảm âm loại dân dụng. Bộ giảm âm sẽ có cấu tạo rỗng, lắp hoàn chỉnh với bộ
hút ẩm, ống thải khí, có kích thước phù hợp để bảo đảm việc vận hành đúng mà áp
lược ngược không quá mức cho phép khi đã lắp đặt. Bộ giảm âm được thiết kế để giảm
độ ồn phát ra đạt đến mức đáp ứng được bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào về âm thanh như
quy định của Bộ bảo vệ môi trường.

5. Cung cấp bộ ống giãn nở bằng thép không rỉ, có kích thước phù hợp với động cơ và bộ
giảm âm thải khí để lắp đặt giữa động cơ diesel và bộ giảm âm tương ứng.

6. Một ống thải khói hoàn chỉnh với bộ ống giãn nở bằng thép không rỉ, với tất cả kích
thước phù hợp, sẽ được nối phía sau bộ giảm âm nhằm dẫn khói ra ngoài phòng máy
phát. Ống khói sẽ được thi công dùng loại ống thép đen.

7. Các đoạn uốn cong của ống thải khói sẽ có bán kính thấp nhất gấp ba lần đường kính
ống thải khói.

8. Toàn bộ hệ thống từ đường ống thải khói về đầu cuối của ống thải khói, trừ bộ ống giãn
nở bằng thép không rỉ, sẽ được sơn ít nhất hai lớp sơn chống nhiệt.

9. Toàn bộ hệ thống được cách lý bằng vật liệu cách ly chống cháy, được bọc trong lưới
thép mạ kẽm và đỡ bằng băng đỡ khoảng không bằng thép đúc mạ kẽm nóng 25mm
sao cho khe hở không khí 25mm được thông thoáng quanh ống thải khói.

10. Bọc hoàn thiện bằng 1 lớp thép chống rỉ cho tất cả các ống dẫn khói và bộ giảm âm với
bề dày không thấp hơn 2mm.

UEC – 29.06.2016 36
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

11. Bộ treo lò xo với thiết kế được chấp thuận dùng để đỡ toàn bộ hệ thống.

4.6.2 Hệ thống cấp dầu

1. Cung cấp hệ thống dự trữ và phân phối dầu hoàn chỉnh như đã được chỉ định sau đây
và được thể hiện trong bản vẽ.

2. Cung cấp bồn dầu có dung tích không nhỏ hơn 3500L. Bồn dầu sẽ được gắn bộ công
tắc báo dầu mức thấp với 2 trạng thái báo động ở mức dầu còn 20% và 5%.

3. Bồn dầu được chế tạo từ tấm thép đúc chất lượng cao có bề dầy 5mm, end dished and
flanged, được hàn điện từ đầu đến cuối và loại bỏ lớp vẩy sơn.

4. Hoàn chỉnh bồn dầu với bộ nắp kiểm tra, bộ quan trắc an toàn, được bảo vệ bằng nắp
dậy dán kín, nắp có lỗ thông, ống xả dầu cặn, công tắc mức dầu, bộ ngăn dầu thừa,
ống tiếp dầu chính, bộ đo dung tích, v.v... . Bộ đo dung tích dùng loại dĩa số, với tỷ lệ
kích thước tương ứng được đánh dấu từng phần theo tỷ lệ của dung tích, ví dụ như cạn
dầu, còn 1/4, 1/2, 3/4 và đầy dầu. Việc kiểm nghiệm của bộ đo được tiến hành trên
công trình.

4.6.3 Hệ thống khởi động điện 1 chiều

1. Bộ máy phát được gắn bộ khởi động động cơ máy phát hoạt động ở điện áp 24V 1
chiều, gắn hoàn chỉnh với chế độ khởi động tự động và bằng tay và công tắc ngắt bộ
khởi động như được mô tả ở đây.

2. Thiết bị điều khiển khởi động động cơ được sắp xếp ngắt kết nối với bộ sạc ắcquy
chính nhằm ngăn ngừa bộ sạc bị quá tải trong khi khởi động.

3. Bộ khởi động có công suất tương ứng với nhiệm vụ của nó và dùng loại “không tạm
dừng” với bánh răng quay hướng trục ăn khớp với bánh răng vòng gắn trên bánh đà
động cơ trước khi bộ khởi động cấp điện đầy đủ. Bánh răng sẽ nhả ra khi động cơ khởi
động hoặc khi bộ khởi động bị ngắt điện.

4. Thiết bị khởi động sẽ kết hợp với bộ ngắt khởi động để tự động cắt bộ khởi động nếu
động cơ không khởi động được trong khoảng thời gian được xác định trước, khoảng 15
giây, để tránh phóng điện bất thường của ắcquy.

5. Có tổng cộng 3 lần khởi động liên tiếp, trong khoảng thời gian 15 giây và ở mỗi khoảng
5 giây, sẽ khởi động động cơ, sau khi việc ngắt kết nối bộ khởi động bằng bộ ngắt khởi
động sẽ làm bộ báo đèn và âm thanh hoạt động như được chỉ định dưới đây. Việc cố
gắng khởi động lại động cơ sẽ không thực hiện được bang hệ thống khởi động tự động
cho đến khi bộ ngắt khởi động cơ khí được cài lại bằng tay.

4.6.4 Ắcquy khởi động và bộ sạc

1. Ắcquy khởi động động cơ 24V 1 chiều dùng loại axít chì với dung lượng ampe/giờ và
tốc độ xả điện tương ứng sẽ được gắn kế bên khung chính dưới của động cơ. Ắcquy
cần có khả năng cung cấp việc khởi động 6 lần liên tiếp chu trình khởi động 15 giây, và
ở mỗi khoảng 5 giây, mà không gây ra việc xả điện đến mức độ gây hư hỏng ắcquy
như đã được khuyến cáo từ nhà sản xuất. Bộ ắcquy được chứa trong bộ chống gỉ đã
được chấp thuận.

2. Bộ sạc ắcquy sẽ bao gồm bộ điện thế, hoàn chỉnh với đồng hồ đo 1 chiều và am pe kế,
bộ chống tăng áp, bộ điều khiển và bộ chọn sạc nhang, bộ hiển thị ắcquy, bộ bảo vệ và
hiển thị chống sạc quá mức, bộ báo bị sự cố sạc..

4.6.5 Bộ sưởi động cơ


Bộ sưởi động cơ được điều khiển tẹcmostat và ngắt kết nối bất kỳ khi nào động cơ đưa vào

UEC – 29.06.2016 37
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

hoạt động.

4.6.6 Các hệ thống phụ

1. Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp

Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp lắp đặt hoàn chỉnh với bộ lọc thứ cấp và bộ lọc sơ
cấp với các phần tử thay thế được, và bộ truyền động động cơ, bơm nhiên liệu cơ khí
kiểu dung tích, tất cả được gắn trên động cơ.

2. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức kín lắp hoàn chỉnh với bơm dầu bôi trơn cơ khí kiểu dung
tích, bộ làm mát dầu bôi trơn, bộ lọc và bộ que thăm nhớt mức dầu.

3. Bộ lọc gió

Bộ lọc gió phần tử khô thay thế được sẽ bao gồm 1 thiết bị tự động chỉ báo khi bộ lọc
gió bị tắc.

4.7 Phần điều khiển và bảo vệ của bộ máy phát và các thiết bị liên quan

4.7.1 Vị trí của thiết bị điều khiển và điều chỉnh

1. Tất cả phần điều khiển hoạt động sẽ được sắp xếp thành 1 nhóm ở vị trí dễ tiếp cận và
hợp lý.

2. Lắp đặt các thiết bị ở các vị trí riêng biệt nhằm ngăn ngừa việc điều chỉnh không được
phép.

4.7.2 Hiển thị trình trạng động cơ

 Động co được cung cấp bộ hiển thị tình trạng tối thiểu như sau:
 Nhiệt độ dầu và áp suất.
 Lớp vỏ làm mát nhiệt độ đầu ra.
 Nhiệt độ động cơ (ở vị trí kết nối của tua bin hút gió đầu ra)
 Số giờ hoạt động
 Đồng hồ tốc độ
 Đồng hồ đo điện áp sạc ắcquy.

4.7.3 Bộ bảo vệ động cơ

1. Động cơ sẽ được cung cấp các bộ bảo vệ và điều khiển tối thiểu như sau nhằm đưa ra
cảnh báo sớm hiệu quả và / hoặc tắt máy trong trường hợp:

 Áp lực dầu bôi trơn thấp


 Nhiệt độ làm mát của động cơ cao
 Động cơ quá tốc độ

2. Bộ bảo vệ ở trên được chia làm 2 giai đoạn; sẽ đưa ra cảnh báo bằng âm thanh hình
ảnh ở giai đoạn đầu và sẽ tắt động cơ khi đạt đến mức nguy hiểm được giới hạn trước.
3. Tất cả các bộ báo động bằng âm thanh hình ảnh và công tắc làm câm liên quan sẽ

UEC – 29.06.2016 38
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

được nối dây đến bảng điều khiển.


4. Bộ máy phát sẽ vẫn chạy càng lâu càng có thể không kể đang xảy ra sự cố do công tắc
chìa khóa can thiệp. Người giữ chìa khóa phải là 1 kỹ sư có trách nhiệm cao.

4.7.4 Bộ điều chỉnh tốc độ và điều khiển động cơ

1. Việc điều khiển


 Cung cấp bộ điều khiển điện tử nhạy với tốc độ.
 Bộ điều khển sẽ kiểm tra tốc độ quay thực tế của động cơ.
 Việc điều khiển tốc độ tuân theo tiêu chuẩn ISO 8528G2

2. Việc điều chỉnh tốc độ


 Tốc độ bình thường sẽ được cài trước nhằm đảm bảo tần số định mức ở điều kiện
đầy tải.
 Lập bảng cung cấp thiết bị cho bộ điều chỉnh tốc độ bằng tay trong tầm 5% trong tất
cả các điều kiện tải.

4.7.5 Việc điều chỉnh và ổn định điện áp

1. Ổn định điện áp
 Cung cấp hệ thống ổn định điện áp tự đông nhằm duy trì điện áp đầu ra ở đầu máy
phát nằm trong khoảng ±0.5% giá trị điện áp định mức của máy phát dưới điều kiện
ổn định từ không tải đến đầy tải.
 Hoạt động của hệ thống ổn định điện áp của máy phát dùng loại VR2.23 như được
chỉ định trong tiêu chuẩn BS4999: Phần 140.

2. Việc điều chỉnh điện áp


Cung cấp bộ điều chỉnh điện áp ngõ ra cho việc điều chỉnh điện áp ngõ ra của máy phát
ở bất kỳ mức độ nào trong thông số thiết kế của máy.

4.7.6 Bảng điều khiển

1. Cung cấp 1 bộ bảng điều khiển máy phát gắn tường hoặc đặt trên sàn phù hợp với bộ
khung đỡ đã được chấp thuận về thiết kế. Còn ngược lại, nó được gắn bên trên máy
phát tùy thuộc vào không gian thực tế của phòng máy phát.

2. Thi công bảng điều khiển với vật liệu có khả năng chịu được lực cơ học, sự rung lắc
và độ căng kéo về nhiệt và điện, và ảnh hưởng về độ ẩm, vốn sẽ bắt gặp trong tình
trạng hoạt động bình thường.

3. Cung cấp các thiết bị bảo vệ để ngăn thiệt hại của việc ngắn mạch trong mạch điều
khiển.

4. Ở những nơi các thiết bị điện được gắn vào nắp hoặc cửa, cần có biện pháp nhằm
đảm bảo việc liên tục của mạch bảo vệ bằng dây dẫn nối đất liên tục với cỡ dây phù
hợp.

5. Lắp đặt đi dây đến các dụng cụ và thiết bị đo lường trong vỏ bảo vệ hoặc cửa để
không bị tác động cơ học làm hư hại có thể xảy ra do sự chuyển động của cửa hoặc
vỏ bảo vệ.

6. Đặt thiết bị điều chỉnh không yêu cầu tiêu chuẩn ổn định hằng ngày trong bảng điều
khiển nhằm cho phép việc hoạt động an toàn.

UEC – 29.06.2016 39
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7. Bảng điều khiển sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, những yêu cầu sau:

a) Có ACB hoặc MCCB với dòng cắt điều chỉnh được cho quá dòng của máy
phát, sự cố chạm đất và rơ le công suât ngược, bộ hiển thị và điều khiern như
đã được chỉ định. Dòng điện định mức và khả năng cắt của MCBb sẽ phù hợp
với MCCB của máy phát.

b) Đồng hồ đo
­ Đồng hồ đo kW.
­ Đồng hồ đo tần số (biên độ : 45 to 55 Hz).
­ Đồng hồ đo hệ số công suất.
­ Đồng hồ đo thời gian (biên độ: 9999 giờ).
­ Đồng hồ đo điện áp xoay chiều với công tắc chọn pha, nhằm giắm sát
điện áp đầu ra của máy phát.
­ Đồng hồ đo ampe xoay chiều với công tắc chọn pha và bộ biến dòng,
nhằm giám sát dòng điện đầu ra của máy phát.
­ Đồng hồ đo điện áp 1 chiều nhằm giám sát điện áp ắcquy.
­ Đồng hồ đo điện áp 1 chiều nhằm giám sát dòng điện sạc ắcquy.
­ Bộ đếm không cài lại được nhằm giám sát số lần khởi động.
­ Bộ đếm không cài lại được nhằm giám sát số lần khởi động bị lỗi.

c) Nút nhấn
­ Nút nhấn khởi động động cơ.

­ Nút nhấn dừng động cơ.

­ Nút nhấn khởi động lại hệ thống.

­ Nút nhấn mô phỏng sự cố hệ thống điện chính.

d) Đèn hiển thị màu đỏ có bộ báo động bằng âm thanh cho:

­ MCCB bị cắt do sự cố.

­ Trục khuỷu động cơ bị khóa.

­ Tắt động cơ do quá tốc độ (2 bước).

­ Động cơ bị lỗi khởi động.

­ Mức dầu thấp (2 bước).

­ Áp lực dầu bôi trơn thấp (2 bước).

­ Nhiệt độ nước làm mát cao (2 bước).

­ Hệ thống ắcquy bị lỗi.

e) Đèn hiển thị không có bộ báo động bằng âm thanh cho:

 Biểu tượng trên màn hình MCCB đóng

- Điều khiển động cơ ở chế độ tự động

- Ắcquy đang xả điện.


 Biểu tượng trên màn hình MCCB mở.

- Điều khiển động cơ ở chế độ bằng tay.

UEC – 29.06.2016 40
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

- Máy phát đang cấp điện cho phụ tải.

f) Các thiết bị điều khiển khác

­ Nút nhấn kiểm tra đèn.

­ Thiết bị điều chỉnh trước tần số.

­ Thiết bị điều chỉnh trước điện áp.

­ Bộ điều khiển khởi động động cơ.

­ Bộ sạc ắcquy và các thiết bị liên quan.

­ Bộ điều khiển làm nóng động cơ.

­ Bộ điều chỉnh đẳng thời điện tử.

­ Bộ ổn định điện áp tự động bán dẫn.

­ Công tắc xoay điều khiển “bằng tay – tự động”

­ Công tắc làm câm và báo động âm thanh.

­ Bảng làm nóng chống ngưng tụ được điều chỉnh theo sự ổn nhiệt với
công tắc cách ly bằng tay.

­ Tất cả các rơ le và tiếp điểm khô cần thiết nhằm cũng cấp việc hiển thị
từ xa, khởi động động cơ và tắc động cơ từ xa, bộ khống chế bảo vệ
máy phát từ xa, v.v... như đã được chỉ định dưới đây.
8. Chức năng bảo vệ quá dòng, bảo vệ ngắn mạch sát theo đường đặc tính phá hủy
nhiệt của đầu phát - cảnh báo và dừng máy, tính năng bảo vệ này cho phép bảo vệ
đầu phát bằng phần mềm trên bảng điều khiển mà không cần phải sử dụng thiết bị
đóng cắt phần cứng.

9. Kết nối bộ điều khiển giữa các máy để thực hiện hoà đồng bộ giữa các tổ máy phát lại
với nhau, tăng giảm số lượng máy phát tuỳ theo tải mà không cần phải sử dụng bất
kỳ tủ hoà đồng bộ.

4.8 Đặc tính và vận hành hệ thống

4.8.1 Vận hành tự động

1. Dựa trên hoạt động của rơ le điện áp có thời gian trễ điều chỉnh được từ 0 đến 5 giây
của CB gắn ở đầu mạch nguồn điện thường của ATS trong tủ điện hạ thế được chỉ định
trong suốt thời gian mạng điện cấp chính bị sự cố, tín hiệu sẽ kích hoạt hệ thống khởi
động động cơ máy phát.

2. Dựa trên tín hiệu khởi động, động cơ phát lực khởi động tuần tự sẽ bắt đầu chạy.

3. Bộ máy phát sẽ đạt tốc độ định mức và sẵn sàng để chuyển tải trong khoảng thời gian
tối đa 15 giây kể từ khi tín hiệu khởi động được đưa vào.

4. Trong suốt quá trình này, các mạch điện đầu ra được chỉ định sẽ nối với ngăn phụ tải
khẩn cấp của tủ điện hạ thế sẽ bị cắt bởi rơ le thấp áp.

UEC – 29.06.2016 41
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

5. Khi bộ máy phát đã đạt đến tần số và điện áp định mức, tín hiệu sẽ kích hoạt mở CB ở
mạch nguồn điện thường và đóng CB ở nguồn điện dự phòng. Các mạch điện đầu ra
được chỉ định vốn bị mở do điều kiện thấp áp trước đó, vẽ tự động đóng theo thứ tự
định trước khi ngăn phụ tải khẩn cấp của tủ điện hạ thế được cấp điện nhằm không gây
quá tải cho máy phát.

6. Khi động cơ phát lực bị lỗi khởi động sau khoảng thời gian 15 giây, việc khởi động tuần
tự sẽ gián đoạn trong khoảng 5 giây và sẽ có 2 lần thử khởi động nữa với mỗi khoảng
thời gian 5 giây. Nếu động cơ phát lực lại bị lỗi khởi động nữa, việc khởi động tuần tự
sẽ bị khóa lại, bộ báo động âm thanh và ánh sang sẽ kích hoạt và nó sẽ vẫn giữ trạng
thái khóa cho đến khi được cài đặt lại bằng tay.
7. Việc khôi phục mạng cấp điện chính trong suốt quá trình khởi động sẽ không làm gián
đoạn trình tự khởi động như sẽ ngăn cản việc vận hành chuyển tải. Sự cố liên tiếp của
mạng cấp điện chính trong khi bộ máy phát đang chạy, sẽ làm cho việc chuyển tải được
tiến hành sau khi hết khoảng thời gian trễ 0.5 đến 1 giây.

8. Dựa trên sự khôi phục hoàn toàn của nguồn điện thường, việc chuyển tải và tắt bộ máy
phát sẽ được thực hiện bằng tay hoặc hoạt động tự động từ công tắc lựa chọn trên
bảng điều khiển. Một khi đã kích hoạt lệnh này, việc chuyển tải sẽ được tiến hành ngay
lập tức. Bộ máy phát sẽ chạy không tải trong 1 khoảng thời gian làm mát ngắn có thể
điều chỉnh được từ 0 đến 15 phút và sau đó tắt máy.

9. Nhà thầu điện sẽ cung cấp tất cả các thiết bị, thiết bị điều khiển, đi dây điều khiển, và
các phụ tùng để thi công xong tuần tự khởi động của các các thiết bị khẩn cấp được nối
vào ngăn tải khẩn cấp của tủ điện hạ thế.

4.8.2 Vận hành bằng tay

1. Bảng điều khiển sẽ được cấp công tắc xoay để điều khiển bằng chế độ “Tự động / bằng
tay”. Hệ hống sẽ hoạt động đã được mô tả như trên ở chế độ lựa chọn “Tự động” và hệ
thống sẽ tạm ngừng ở trạng thái hiện hữu cho đến khi được tác động từ điều khiển
bằng tay.

2. Khi chọn chế độ “Bằng tay”, một tín hiệu sẽ được gửi đến Hệ thống quản lý tòa nhà
(BMS) để cho người vận hành chú ý.

3. Bộ máy phát có thể được khởi động bằng tay, bằng các công tắc điều khiển đặt trong
bảng điều khiển. Một khi đã được khởi động và hoạt động bình thường, máy phát có
thể được nối bằng tay đến cái tải khẩn câp mong muốn.

4. Trong suốt tuần tự khởi động bằng tay, tất cả các tải không được chuyển tải qua máy
phát với điều kiện nguồn điện cấp chính vẫn còn. Tuy nhiên, với việc điều khiển bằng
nút nhấn “Chuyển tải bằng tay”, một tín hiệu sẽ kích hoạt làm mở CB ở nguồn điện
thường và đóng CB ở nguồn điện dự phòng làm kích hoạt việc chuyển tải như khi hoạt
động tự động. Bằng cách cài đặt lại nút nhấn “Chuyển tải bằng tay”, tải sẽ được chuyển
tải lại sang mạng điện cấp chính.

4.9 Nối đất

4.9.1 Cung cấp điểm nối đất trong phòng máy phát cho việc tiếp đất của bộ máy phát.

4.9.2 Khung máy phát, trung tính máy phát, tủ điện hạ thế, máng cáp / thang cáp, v.v... sẽ được nối
riêng rẽ với điểm nối đất trong Phòng máy phát. Kích cỡ của dây bảo vệ sẽ không nhỏ hơn
6mm đến 25mm.

4.10 Biển cảnh báo


Một biển cảnh báo bắt đàu từ “CHÚ Ý – ĐỘNG CƠ KHỞI ĐỘNG TỰ ĐỘNG MÀ KHÔNG
BÁO TRƯỚC, KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN GẦN” với cỡ chữ không thấp hơn 50mm với chuyển ngữ

UEC – 29.06.2016 42
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

sang Tiếng Việt được cung cấp và gắn ở vị trí dễ thấy trong Phòng máy phát.

4.11 Sơ đồ nguyên lý và đi dây điều khiển

4.11.1 Sơ đồ nguyên lý điện cho phân phối tải khẩn cấp sẽ được gắn trong khung gỗ với tấm xuyên
sang có kích thước phù hợp đặt ở vị trí dễ thấy trong Phòng máy phát.

4.11.2 Một bộ sơ đồ đi dây điều khiển hoàn chỉnh sẽ được cung cấp đặt trong bảng điều khiển..

4.12 Việc lắp đặt

4.12.1 Nhà thầu điện sẽ cung cấp biện pháp giảm âm để mức áp lực âm thanh cả ở trong phòng và
bên cạnh đường biên công trường, do việc vận hành của bộ máy phát sẽ không vượt quá độ
ồn cho phép như đã yêu cầu từ Bộ bảo vệ môi trường (EPD) và theo thuyết minh về giảm
âm.

4.12.2 Nhà thầu điện sẽ có trách nhiệm đạt được Giấy chứng nhận hàng nguy hiểm từ cơ quan
phòng cháy và chữa cháy và chấp thuận cho lắp đặt từ Bộ bảo vệ môi trường.

4.12.3 Nhà thầu điện sẽ đệ trình bảng tính toán chịu tải của lò xo chống rung ở giai đoạn sớm nhât
cho Bên kiến trúc chấp thuận.

4.13 Việc làm mát động cơ

4.13.1 Dòng khí nóng từ bộ tản nhiệt sẽ được trực tiếp thổi ra ngoài bộ tản nhiệt bằng bảng thông
hơi. Bộ ống dẫn hoàn chỉnh cần thiết với mối nối mềm chống rung và bộ giảm âm sẽ được
Nhà thầu điện cung cấp. Cách thức để gắn ống dẫn sẽ được Nhà thầu điện đề xuất và Bên
kiến trúc sẽ chấp thuận.

4.13.2 Tất cả các ống dẫn và vật liệu sẽ được cung cấp, bao gồm lớp bọc, keo dán, ống mềm, mối
nối mềm, đệm lót, keo gắn kín,v.v... . Việc hoàn tất lắp đặt sẽ tuân thủ đầy đủ tất cả yêu cầu
của Bộ chữa cháy về độ cản lửa xuyên qua và sự lan của đám cháy và khói.

4.13.3 Tất cả các ống dẫn kim loại sẽ được thi công theo yêu cầu của Hiệp hội nhà thầu thông gió
và cáp nhiệt (HVCA).

4.13.4 Hệ thống làm mát sẽ được gắn với giải pháp chống ăn mòn theo đề nghị của nhà sản xuất..

4.13.5 Nhà thầu điện sẽ bảm đảm áp suất rơi xuyên qua bộ tiêm âm là tương ứng với áp suất tĩnh
của quạt tản nhiệt.

4.14 Lắp đặt hệ thống thải khói

4.14.1 Đường ống thải khói sẽ được cung cấp trên đầu cuối thải khói của động cơ từ bộ hút gió
bằng tuabin.

4.14.2 Hệ thống thải khói sẽ bao gồm ống thải khói mềm dùng để nối đến đầu thải khói của động cơ,
ống giảm âm cao bằng thép đúc, bộ giảm âm khói thải chính và phụ loại cho nhà ở và ống
khói thải. Bộ giảm âm chính sẽ được đặt ở vị trí càng gần động cơ càng tốt và bộ giảm âm
phụ sẽ được đặt trong ống thải khói gần với bộ giảm âm chính. Khoảng cách giữa 2 bộ giảm
âm sao cho đạt kết quả giảm âm tốt nhất, như theo đề nghị của nhà sản xuất.

4.14.3 Ống thải khói hoàn chỉnh với mặt bích đối tiếp, đai ống, bu-lông và bộ ống mềm và được cách
ly với lớp bọc bằng thép chống rỉ chịu tải nặng ở bên ngoài. Bệ và bộ đỡ có chiều dài thích
hợp sẽ được cung cấp để đỡ ống thải khói, bộ giảm âm và các khớp nối khác.

4.14.4 Nhà thầu điện sẽ đảm bảo hệ thống thải khói được thiết kết phù hợp với thực tế sử dụng. Đệ
trình chi tiết đầy đủ về việc thi công, bảng tính toán lớp bọc và nhiệt độ của đầu xả khói ra, hồ

UEC – 29.06.2016 43
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

sơ và giấy chứng nhận đầy đủ. Hệ thống thải khỏi sẽ được bảo vệ khỏi sự thâm nhập của
nước mưa và nước.

4.14.5 Bộ cách nhiệt phải bảo đảm rằng nhiệt độ bề mặt của lớp bọc an toàn khi tiếp xúc. Còn
ngược lại, Nhà thầu điện sẽ cung cấp biện pháp bảo vệ bổ sung khi cần thiết.

4.15 Đầu nối cáp

Đánh dấu nhận biết các đầu nối cần tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn BS 822: Phần 6. Các
đầu nối sẽ được gắn với ổ cắm loại ép chặt cáp và được đặt trong hộp kín kim loại có nối đất
phù hợp, có cung cấp cho đầu nối cáp mềm bên ngoài. Cấp loong đền gài chặt cho các đầu
nối nhằm đảm bảo điểm nối không bị lỏng dưới điều kiện làm việc bình thường.

4.16 Việc lắp đặt hệ thống cấp dầu

4.16.1 Bất kể bất kỳ mô tả hay chi tiết (bao hàm hoặc ngược lại) chỉ định sau đây, Nhà thầu điện sẽ
đảm bảo việc lắp đặt hệ thống cấp dầu tuân theo tất cả các yêu cầu cần thiết của Bộ chữa
cháy (Đoạn các thiết bị nguy hiểm) và bất kỳ các quy định có liên quan khác.

4.16.2 Nhà thầu điện sẽ phải nhận được Giấy báo chấp thuận từ Bộ chữa cháy trước khi có bất kỳ
hoạt động ngoài công trường nào được khởi công bằng việc chuẩn bị chi tiết hồ sơ trình
duyệt được làm qua Bên kiến trúc.

4.16.3 Trước khi bồn dầu được lắp đặt, tất cả han gỉ và gỉ sắt được làm sạch khỏi bề mặt ngay tức
thì truớc khi trét 1 lớp bột chì đỏ, tiếp theo đó là 2 lớp sơn có chứa nhựa. Ở những vị trí hư
hại đến lớp phủ bảo vệ do vận chuyển,v.v...sẽ được Nhà thầu điện phủ lại hoàn thành nhanh
chóng.

4.16.4 Tất cả các ống dẫn phải không có vụn, han gỉ và gỉ sắt và được làm sạch kỹ càng trước khi
lắp đặt. Các đầu mở sẽ được bít lại bằng đầu bịt kim loại hoặc bằng nhựa trong thời gian lắp
đặt. Không được dùng đầu bịt bằng gỗ, giấy, giấy rác cotton,v.v... cho việc này. Tất cả các
ống gắn chặt với bộ đỡ phù hợp với khoảng cách 2m.

4.16.5 Tất cả các ống được sơn thực sự với 2 lớp sơn lót và 2 lớp sơn hoàn thiện với màu sơn đã
được chấp thuận.

4.16.6 Tất cả các ống dưới sàn và bất kỳ ống dẫn khác tương tự tiếp xúc trực tiếp với bê tông sẽ
được sơn với hỗn hợp nhựa đường và được bọc nhựa politen trước khi giấu.

4.16.7 Ống thông gió xả thông lên với không khí ngoài trời ở vị trí được Bên kiến trúc chấp thuận.
Đầu cuối phía trên của ống thông gió được gắn cửa sập phòng cháy thích hợp để ngăn ngừa
chim, côn trùng, lá cây,v.v...

4.16.8 Nhà thầu điện sẽ cung cấp và lắp đặt bơm ly tâm tiếp dầu hoàn chỉnh với tất cả các phụ tùng
cần thiết bao gồm bộ lọc, van kiểm tra, van cổng, v.v... theo các yêu cầu sau:

1. Các bơm dùng loại có thể di dời được, với khung bằng gang chất lượng cao, trục động
c ơ làm bằng thép độ bền cao và gắn sẵn van an toàn.

2. Mỗi bơm có khả năng bơm dầu diesel nhẹ ở mức tối đa 300kPa 950 vòng/phút. Với mỗi
cặp máy bơm, lắp 1 công tắc bằng tay để chọn tương ứng bơm nào chạy ở chế độ làm
việc và bơm nào ở chể độ dự phòng.

3. Bộ ghép động cơ là loại chống cháy 3 pha, 50 Hz, 400V với bộ bảo vệ quá tải và bộ cắt
không áp. Dùng loại công tắc đặt chế độ Bằng tay / Tự động / Tắt với đường nối cho
việc điều khiển hoạt động khởi động/ dừng từ xa bằng công tắc mức đặt ở bồn dầu
hằng ngày. Bơm ở chế độ làm việc sẽ được khởi động khi mức dầu trong bồn dầu hằng
ngày xuống dưới 30% dung tích của bồn, tự động dừng khi bồn đầy 90%. Các bơm
cũng sẽ không làm việc khi mức dầu ở trong bồn dầu dự trữ đặt dưới đất xuống dưới

UEC – 29.06.2016 44
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

mức đã định trước.

4. Bộ báo động âm thanh sẽ báo động dưới những điều kiện sau đây:

- bồn dầu dự trữ đặt dưới đất có mức dầu thấp, mức dầu chỉ còn dùng được 7.5
giờ và 6 giờ

- Bơm dầu không khởi động được.

5. Nhà thầu điện sẽ cung cấp và lắp đặt tủ điều khiển bơm bằng nhựa tổng hợp trong
phòng bơm có lắp kết hợp bộ khởi động, thiết bị bảo vệ an toàn, tất cả các công việc đi
dây cần thiết, rơ le, điều khiển mức dầu và báo động, nút nhấn và đèn hiển thị. Dùng
loại tủ gắn tường, loại kín EEx chống lửa khi hoạt động trong Vùng 1 khu vực nguy
hiểm đã được phân cấp theo IPMCSP và loại IP65. Nhà thầu điện sẽ đệ trình bản vẽ về
tủ điều khiển cho Bên kiến trúc chấp thuận trước khi bắt đầu sản xuất.

4.17 Cáp điện và phương tiện đi cáp liên quan

4.17.1 Tổng quát

Cáp điện là phần chính của việc cấp và phân phối điện. Cáp được sản xuất dưới giấy phép
BASEC hoặc hệ thống giám sát chất lượng tương đương (như Hệ thống điều hòa CENELEC)
và được đóng dấu BASEC hoặc các dấu tương tự có hệ thống giám sát chất lượng tương
đương (như CENELEC HAR)
Phương tiện đi cáp bao gồm ống đi cáp, máng cáp và thang cáp.
Mỗi loại cáp chỉ định phải có chứng nhận bởi phòng thí nghiệm thử đã được công nhận quốc
tế là cáp đã được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn BS đã được xuất bản.
Khi sử dụng, khả năng mang dòng điện và điện áp rơi của cáp sẽ phải bằng hoặc tốt hơn
bảng tính trong Quy tắc đi dây của IEE, với chỉ số định mức được hiệu chỉnh cho phù hợp với
điều kiện địa phương, tức là theo nhóm, nhiệt độ xung quanh tối đa, v.v...
Đệ trình những yêu cầu tối thiểu sau để được chấp nhận ở giai đoạn tương ứng của công
trình:

1. Danh mục chi tiết thiết bị và phụ tùng và thông tin của nhà sản xuât, bao gồm các tài
liệu chứng nhận và kiểm nghiệm loại cáp của nhà sản xuất.

2. Sơ đồ tuyến đi cáp thể hiện kết hợp tuyến cáp, bố trí cáp trên máng cáp / thang cáp
hoặc hộp cáp, phương pháp cố định máng cáp / thang cáp, hộp cáp và cáp, v.v...

3. Phương pháp lắp đặt hộp nối cáp thẳng và hộp nối cáp phân nhánh.

4. Yêu cầu công việc của thầu xây dựng.

4.17.2 Các loại cáp điện

1. Cáp điện dùng để cung cấp và phân phói sẽ là một hoặc kết hợp các thứ sau như đã
chỉ định trong Bản thuyết minh hoặc trong bản vẽ:

2. Tiêu chuẩn BS 5467, IEC 502, IEC 811 về cáp 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi hoặc 4 lõi, 600/1000V,
cách điện liên kết chéo nhiệt rắn (XLPE), lớp bảo vệ PVC, cáp bọc kim loại, với nhiệt độ
hoạt động của cáp dẫn không quá 90ºC;

3. Tiêu chuẩn BS6724 (bảng 11 đến 18) về cáp 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi hoặc 4 lõi, 600/1000V, ít
khói, không có khí halogen (hoặc ít khói và không khí halogen), cách điện liên kết chéo
nhiệt rắn (XLPE), cáp bọc kim loại, với nhiệt độ hoạt động của cáp dẫn không quá 90ºC;

4. Tiêu chuẩn BS6724 (bảng 11 đến 18) về cáp 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi hoặc 4 lõi, 600/1000V,
chống cháy, ít khói, không có khí halogen (hoặc ít khói và không khí halogen), cách

UEC – 29.06.2016 45
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

điện liên kết chéo nhiệt rắn (XLPE), cáp bọc kim loại vốn được bổ sung trong loại cáp
CWZ của tiêu chuẩn BS6387 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương nhằm tăng khả
năng giữ nguyên trạng mạch điện dưới điều kiện có cháy.

5. Tiêu chuẩn BS EN 60702-1, IEC 702-1, IEC 702-2 về cáp 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi, hoặc 4 lõi
75V, các cách điện bằng chất khoáng (cấp chịu tải nặng), với nhiệt độ hoạt động không
quá 70ºC;

6. Tiêu chuẩn BS 6346, IEC 189, IEC 227 về cáp 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi hoặc 4 lõi, 600/1000V,
cách điện PVC, lớp bảp vệ PVC, cáp bọc kim loại, với nhiệt độ hoạt động không quá
70ºC;

[Ghi chú: Tất cả các nhiệt độ hoạt động tối đa trên được suy ra ở nhiệt độ xung quanh 30ºC.]

PHẦN 5 – TỦ ĐIỆN HẠ THẾ

5.1 Tổng quát

5.1.1 Tủ điện hạ thế là loại đứng, nhiều ngăn mở rộng được, được lắp ráp từ các khối CB, bộ đóng
cắt bằng cầu chì, rơ le, thanh cái, điều khiển, v.v... như thể hiện trên bản sơ đồ nguyên lý đi
dây trong bộ bản vẽ và được chỉ định sau ở trong bản thuyết minh này. Tủ điện hạ thế được
lắp đặt phù hợp với các điều kiện phục vụ như được nêu trong Bản thuyết minh này.

5.1.2 Các yêu cầu riêng về bảo đảm chất lượng

a. Tủ điện hạ thế là loại lắp ráp đã được kiểm tra (TTA) như đã định nghĩa trong tiêu
chuẩn IEC 1439-1&2:2009, việc chế tạo, lắp ráp trong nhà máy và kiểm tra do nhà sản
xuất về tủ điện đảm nhiệm.

b. Tủ điện hạ thế và các thiết bị liên quan bao gồm thiêt bị đóng cắ, bộ điều khiển và lắp
đặt thanh cái phải được chứng nhận là loại dùng cho tải chỉ định, và tủ điện hạ thế phải
đồng nhất về cấu tạo cơ khí và đã được kiểm tra từ phòng thí nghiệm kiểm tra chứng
nhận có thẩm quyền về các điều kiện sự cố và mức giới hạn tăng nhiệt độ. Các thông
tin kỹ thuật có liên quan và diễn giải bằng Tiếng Anh và các bản sao chép về giấy
chứng nhận kiểm tra, bản vẽ và báo cáo kiểm tra sẽ được làm cho việc kiểm nghiệm
trong suốt quá trình kiểm tra tại nhà máy nhằm xác nhận lại việc đạt được các yêu cầu
trên.
Tủ điện hạ thế hoặc tủ đóng cắt và điều khiển hạ thế là sự kết hợp một hoặc nhiều các
thiết bị đóng cắt hạ thế cùng với thiết bị điều khiển, đo lường, báo hiệu, bảo vệ, và thiết
bị ổn áp cùng với các đấu nối cơ điện và các cấu trúc tủ điện
Để thỏa mãn các yêu cầu này, tủ điện hạ thế phải được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC
61439-1
Tiêu chuẩn IEC 61439-1 đưa ra các định nghĩa và các yêu cầu về điều kiện họat động,
các yêu cầu về cấu trúc tủ điện, các đặc tính kỹ thuật và các yêu cầu kiểm tra đối với
các thiệt bị đóng cắt và điều khiển., chẳng hạn:
- Điện áp không vượt quá 1000Vac hoặc 1500 VDC. (Theo phần 2 của tiêu chuẩn
61439)
- Việc lắp ráp dùng cho việc phát điện, truyền dẫn, phân phối và chuyển đồi năng lượng
điện và dùng cho giám sát sự tiêu thụ điện của các thiết bị.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại tủ điện được thiết kế, sản xuất, và kiểm tra
chất lượng theo những phẩn cơ bản hoặc tuân theo toàn bộ tiêu chuẩn.
Sản xuất và/ hoặc lắp đặt nên được thực hiện bởi công ty khác hơn là nhà sản xuất tủ.
Tất cả các tủ điện sẽ được kiểm tra theo 2 tầng kiểm tra

c. Danh mục tiêu chuẩn

UEC – 29.06.2016 46
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Toàn bộ tủ điện hạ thế sẽ được thiết kế và chế tạp tuân theo các tiêu chuẩn phiên bản
mới nhất sau:

IEC 89, IEC 60051 ­ Các thiết bị hiển thị điện

IEC 142 ­ Các Rơ le điện

IEC 1433 ­ Cáp đồng dùng cho điện

IEC 2757 ­ Phân loại chất cách ly về điện

IEC 5685 ­ Đồng hồ đo điện

IEC60529 ­ Cấp bảo vệ của vỏ tủ (IP)

IEC 7430 ­ Nối đất

IEC 7671 ­ Các quy tắc đi dây đấu nối cho lắp đặt
điện cho công trình

IEC 7626 ­ Máy biến dòng điện

IEC 55014 ­ Giới hạn nhiễu sóng radio.

IEC 439 ­ Tủ điều khiển và động lực.

IEC 60947 ­ Thiết bị đóng cắt hạ thế và thiết bị điều


khiển

IEC 61641 ­ Khả năng chịu hồ quang bên trong của tủ


điện
IEC 89, IEC 60051 ­ Các thiết bị hiển thị điện

IEC 142 ­ Các Rơ le điện

IEC 1433 ­ Cáp đồng dùng cho điện

5.1.3 Công tác đệ trình

Tối thiểu phải đệ trình các giai đoạn công việc tương ứng để trình duyệt như sau:
a. Chi tiết các thiết bị và phụ tùng và thông tin chế tạo, bao gồm đường cong thời gian-
dòng điện của mỗi loại và định mức của CB và cầu chì đề nghị, đường cong từ hóa của
máy biến dòng điện đề nghị, v.v...
b. Bản vẽ chi tiết chế tạo tủ điện hạ thế thể hiện sắp xếp thanh cái, mặt bằng tủ điện, v.v...
c. Sơ đồ nguyên lý điện đi dây điều khiển thể hiện chi tiết tất cả các dây điện bên trong và
bên ngoài đến tủ điện hạ thế, với số lượng đầu cuối dây cáp.
d. Cài đặt cấp bảo vệ của tất cả các thiết bị cắt có thể điều chỉnh được.
e. Tính toán kích thước của bình ắc quy.
f. Trọng lượng của thiết bị.
g. Yêu cầu công việc của Thầu xây dựng.
h. Sự tiêu tán nhiệt tối đa từ tủ điện hạ thế.
i. Danh mục về nhãn, ghi chú và màu sắc.
j. Xử lý bề mặt của tủ điện.

UEC – 29.06.2016 47
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

k. Yêu cầu qui trình kiểm tra và mẫu báo cáo của việc kiểm tra tủ điện hạ thế từ nhà sản
xuất và trên công trường.

5.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

5.3 Thi công

5.3.1 Việc dùng điện cần tránh tiếp xúc với các vật kim loại càng xa càng tốt. Nếu điều này không
thể tránh khỏi, bề mặt tiếp xúc của 1 hay cả 2 mặt của kim loại cần được mạ điện hoặc cả hai
vật kim loại sẽ được cách ly với nhau.

5.3.2 Tất cả các bộ phận trong tủ điện hạ thế và các phần phụ kiện của chúng sẽ được hoàn toàn
thay thế được.

5.3.3 Những bộ phận có thể dính bụi hoặc có thể hư hỏng do bụi sẽ được gắn kín hoàn toàn trong
hộp chống bụi.

5.3.4 Keo dán không được dùng trong tủ điện hạ thế trừ phi có chỉ định khác.

5.3.5 Tất cả các bu-lông, đinh tán, đai ốc và long đền sẽ dùng loại đúng như khi kiểm tra. Dùng lớp
mạ thép chống ăn mòn khi có yêu cầu việc giới hạn sai số.

5.3.6 Long đền sẽ được cấp cho toàn bộ đai ốc và đầu bu-lông. Các bu-lông và đinh tác sẽ cho
phép lồi ra bên ngoài đai ốc ít nhất 1 bước ren nhưng không được quá 5 bước ren.

5.3.7 Tủ điện hạ thế sẽ được thiết kế cho phù hợp nhất với thực tế kỹ thuật. Sắp xếp tất cả các
dụng cụ đo, rơ le, thiết bị đóng cắt, đèn chỉ thị, công tắc điều khiển, nút nhất và các thứ tương
tự cho thật gọn gang, theo chức năng và logic.

5.3.8 Tủ điện được thiết kế đơn giản khi vận hành và bảo trì nhằm làm cho việc phục vụ đáng tin
cậy và giảm thiểu việc bảo trì.

5.3.9 Tủ điện hạ thế phải có khả năng tự chịu tải, với môđun trên, bên cạnh, và phía sau và bề dày
cửa không nhỏ hơn 2.0mm được làm từ tấm thép mạ kẽm đúc thành khung sẵn để có kết cấu
chắc chắn và có thể thao tác với từng bộ phân bên trong tủ điện hạ thế.

5.3.10 Cấp bảo vệ của vỏ tủ điện là IP31 khi dùng trong nhà và IP54 khi dùng ngoài nhà, dựa vào
tiêu chuẩn BS EN 60529.

5.3.11 Tủ điện hạ thế khi hoàn thành cần tuân theo Mẫu 3b cho phần tải bình thường và mẫu 4 cho
phần tải khẩn cấp. Với phân đoạn Mẫu 4, thanh cái, trục thông tầng lên và thông tầng xuống,
và đầu cuối dây cáp bao gồm vòng móc cáp, bu-lông và đai ốc cần được cách điện hoàn
toàn. Việc này được thực hiện bằng cách ứng dụng các vật liệu co rút được vì nhiệt cho
thanh cái và lớp bọc tại mối ghép thanh cái và đầu cuối dây cáp.

5.3.12 Cung cấp các khung tháo rời được ở phía sau tủ điện hạ thế với cần đôi cho mỗi khung nhằm
dễ dàng cố định / loại bỏ các khung. Dùng roong đệm cho tất cả các khung tháo rời được và
khung mở.

5.3.13 Tủ điện hạ thế dùng loại có cùng chiều cao, và cùng chiều sâu từ trước ra sau suốt chiều dài

UEC – 29.06.2016 48
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

của tủ và cần trình bày hình thức gọn gang và trật tự. Sắp xếp tất cả các bộ phận điều khiển
và hiển thị gắn trên hoặc trong tủ điện hạ thế ở độ cao giữa 500mm và 1800mm trên sàn
hoàn thiện.

5.3.14 Tất cả các cửa có bản lề âm và khóa liên động với công tắc cơ khí. Cung cấp các cửa có
roong cao su chống bụi hoặc vật liệu tương đương và đã được chấp thuận.

5.3.15 Cung cấp miếng đệm không từ tính tháo rời được có bề dày không quá 3.2mm ở phía trên và
phía dưới tủ với bộ ngắt thích hợp cho đầu cuối cáp và/hoặc thanh cái.

5.3.16 Sắp xếp thích hợp cho việc lưu thông không khí trong mỗi buồng của tủ điện hạ thế và thiết bị
cần có kích thước hợp lý để đảm bảo nhiệt độ trong tủ điện hạ thế vẫn tốt trong giới hạn hoạt
động của tất cả các bộ phận điện và điện tử bao gồm thiết bị chuyển mạch, thiết bị điều khiển,
thanh cái, rơ le và đồng hồ định giờ bên trong tủ điện hạ thế. Lắp đặt cửa chớp thông gió ở
những nơi yêu cầu.

5.3.17 Tất cả các chất cách điện phải là loại không hút ẩm và không bị xuống cấp.

5.3.18 Cung cấp khung chính được làm từ thép ống với chiều cao tối thiểu 100mm của phần đế
dưới chịu lực của tủ điện hạ thế.

5.4 Hoàn thiện

5.4.1 Tất cả kết cấu bằng thép cần được làm sạch hoàn toàn bụi, dầu, mỡ, đất, cặn, gỉ sét và các
tạp chất khác bằng các phương pháp được chấp thuận, như tẩy sạch bằng hóa chất, và phủ
1 lớp bột epoxy ngay lập tức ở công đoạn gia công của nhà sản xuất. Bề dày phủ lớp bột
epoxy không được nhỏ hơn 50 micron.

5.4.2 Màu cuối cùng của thiết bị theo tiêu chuẩn màu của nhà sản xuất.

5.5 Thanh cái

5.5.1 There shall be no bolts passing through the busbars of the busway
Thanh dẫn được được làm từ nhôm có độ dẫn điện cao, các điểm tiếp xúc là lớp lưỡng kim
nhôm đồng sử dụng công nghệ hòa trộn phân tử (Molecular Fusion).Không có bu lông xuyên
qua các thanh dẫn
Mỗi thanh dẫn sẽ được cách điện bằng màng polyester cấp độ B (1300C DuPont Mylar) hoặc
cấp F (1550C DuPont Melinex).
Độ tăng nhiệt độ tại bất kỳ điểm nào của vỏ thanh dẫn sẽ không vượt quá 550C trên nhiệt độ
môi trường khi vận hành ở dòng điện định mức.

5.5.2 Bộ chống và bộ đỡ gắn cố định tất cả thanh cái. Khối hoàn chỉnh có khả năng chịu được ứng
suất cơ học lớn nhất phải chịu khi có sự cố xảy ra.

5.5.3 Thanh cái, chi tiết nối thanh cái và các bộ phận định hình dây dẫn điện không bọc của thiết bị
của tủ điện hạ thế được dùng làm vật dẫn điện và giới hạn việc tăng nhiệt độ theo yêu cầu
của tiêu chuẩn IEC 61439.

5.5.4 Bất kỳ khi nào các mặt cắt thẳng đứng của tủ điện hạ thế gồm nhiều hơn 1 mạch ra, dùng
thanh cái đi lên hoặc đi xuống để nối các mạch ra. Các thanh cái đi lên hoặc đi xuống cần
càng ngắn và thẳng càng tốt và được sắp xếp sao cho tất cả các cáp dẫn điện của các mạch
ra có thể gắn trên thanh cái mà không bị cong biến dạng.

5.5.5 Tất cả các cáp điện giữa thanh cái chính, thanh cái đi lên và đi xuống và thiết bị đóng cắt đầu
ra là loại thanh đồng có tính dẫn điện cao như đã được chỉ định, có dòng điện đinh mức
không thấp hơn dòng điện định mức của thiết bị đóng cắt đầu ra đấu nối vào thanh cái. Dán
nhãn tất cả các thanh cái bằng màu nhằm phân biệt pha.

UEC – 29.06.2016 49
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

5.5.6 Cấu hình của bộ thanh cái dùng trong tủ điện hạ thế giống như loại được thể hiện trong bản
vẽ mẫu thử. Các thanh cái chính, thanh cái đi lên và đi xuống là loại mẫu thử dựa theo tiêu
chuẩnIEC 61439. Bất kỳ sự thay đổi về cấu hình nào sẽ cần có chứng nhận mẫu thử riêng.

5.5.7 Ngàm nối của bộ nối rẽ sẽ được cắm trực tiếp và tiếp xúc hòan tòan với thanh dẫn. Không sử
dụng các mối hàn trên thanh dẫn thanh dẫn loại plug-in. Tất cả các tiếp xúc tại khớp nối và
cổng nối rẽ đều là đồng mạ bạc. Trên mỗi mặt thanh dẫn loại plug-in nên có cổng nối rẽ loại
nắp lật, mặt 3 điểm. Tất cả các cổng nối rẽ có thể sử dụng được đồng thời. Thanh dẫn sẽ
được lắp đặt sao cho các đầu cắm được gắn ở mặt bên nhằm cho phép thao tác được trên
tất cả các cổng nối rẽ. Có thể kiểm tra cổng nối rẽ và các thanh dẫn trước khi lắp đặt các bộ
nối rẽ.

Các khớp nối của hệ thống thanh dẫn là loại bulông đơn, sử dụng các bulông bằng thép chịu
lực cao và các vòng đệm Belleville nhằm duy trì một ứng suất thích hợp trên một bề mặt tiếp
xúc lớn.
Bu lông được siết tại giá trị môment xác định và tại điện thế đất
Bu lông được thiết kế có hai đầu để cho biết mômen siết thích hợp đã được áp dụng vào và
nó chỉ cần một cờ lê tiêu chuẩn để thao tác.
Chỉ có thể tiếp cận từ một phía của thanh dẫn để siết chặt các bu lông.
Có thể tháo bỏ các khởp nối để cách điện hoặc tháo gỡ một đoạn thanh dẫn mà không ảnh
hưởng đến các đoạn thanh dẫn gần kề

5.5.8 Nhận dạng dòng định mức danh định của thanh cái, thanh cái lên và xuống bằng cách dáng
nhãn màu tự dính.

5.5.9 Lớp cách điện cho bộ đỡ thanh cái dùng loại không hút ẩm và đúc không rãnh.
Vỏ hệ thống thanh dẫn sẽ được làm từ thép và nhôm chuẩn nhằm làm giảm từ trễ và tổn hao
do dòng điện xoáy và được sơn phủ bảo vệ bằng epoxy màu xám ANSI 49.

Vỏ thanh dẫn sẽ được bao bọc kín, không thông hơi nhằm mục đích bảo vệ chống lại các tác
hại cơ học và đóng bụi. Và phải vượt qua được thử nghiệm phun nước muối trong vòng ít
nhất 500 giờ nhằm đảm bảo khả năng chống ăn mòn. Toàn bộ vỏ sẽ được sản xuất bởi nhà
sản xuất thanh dẫn. Những điều chỉnh để hệ thống thanh dẫn được bao bọc toàn bộ được
thực hiện bởi các nhà sản xuất khác sẽ không được bảo hành. Thanh dẫn được điều chỉnh
sẽ không được chấp nhận nếu không có sự đồng ý của nhà sản xuất

5.5.10 Thanh cái phân đoạn như đã được chỉ định.

5.5.11 Hệ thống thanh cái có mức cách điện xoay chiều 1000V.

5.5.12 Dùng cáp dẫn ngắn tháo lắp được để gắn bộ biến dòng để dễ dàng thay thế / bảo trì sau này.

5.6 Máy ngắt điện kiểu không khí (ACB)

5.6.1 Tất cả các ACB đều là dạng rút ra được theo chiều ngang và tuân thủ đầy đủ mẩu thử theo
tiêu chuẩn BS EN 60947-2, và theo các yêu cầu sau:

Số lượng cực : 4 (cho tuyến đầu vào và phần thanh cái)


3, với đường nối trung tính bằng bu-lông
(cho CB tuyến ra)
Mức cách điện áp : Điên áp xoay chiều 1000V.

Tần số định mức : 50Hz

Dòng điện định mức : Như trên bản vẽ

UEC – 29.06.2016 50
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Nhiệt độ làm việc định mức : 40ºC


Dòng cắt sự cố định mức cơ bản (Icu) : 65kA, (100kA) 1 giây

Loại sử dụng : B
Khả năng chịu dòng ngắn mạch định : 55kA
mức (Icw)
Dòng cắt sự cố định mức theo yêu cầu : 100% của Icu
riêng (Ics)

Cơ cấu đóng : Dùng bằng tay và động cơ có lò xo đóng


cơ khí dùng nguồn điện xoay chiều.
Cơ cấu cắt : Bằng cuộn cắt dùng điện xoay chiều như
chỉ định sau.

Tất cả các ACB phải được chứng nhận từ cơ quan kiểm tra có thẩm quyền để thể hiện việc
tuân thủ cho nhiệm vụ cắt dòng ngắn mạch như chỉ định ở trên.
Có thể lắp đặt ACB theo chiều ngược so với nguồn mà không làm ảnh hưởng tới đặc tính làm
việc. Tất cả máy cắt được nhiệt đới hoá như theo tiêu chuẩn.
Máy cắt không khí phù hợp khả năng cách ly theo tiêu chuẩn IEC 60 947-1 và -2 đối với điện
thế định mức từ 1000VAC/1250VAC và quá điện áp cấp IV

5.6.2 ACB cần theo những yêu cầu sau:

a. Điểm nối điện giữa ACB và hệ thống thanh cái của tủ điện hạ thế dùng loại ổ cắm và
phích cắm có màn trập tự động để bảo vệ điểm nối cố định trong tủ điện hạ thế khi ACB
được kéo ra. Màn trập cần dán nhãn để chỉ thị cho tuyến đầu vào và đầu ra và dùng bộ
khóa bấm.

b. ACB không được đóng vào hoặc kéo ra khi đang ở trạng thái đóng. Việc cố gắng kéo ra
sẽ không cắt ACB đang đóng.

c. Những phần có điện của ACB không được thâm nhập từ phía trước của tủ điện hạ thế
trừ phi ACB được kéo ra ngoài.

d. Means shall be provided to padlock the ACB in its CONNECTED, TEST and ISOLATED
positions.

5.6.3 Tuy nhiên ngoài yêu cầu như trên, mỗi ACB cũng cần trang bị thêm, nhưng không giới hạn,
những yêu cầu sau:

a. Bộ hiển thị hoạt động bằng cơ nhằm chỉ vị trí cắt của bộ ngắt.
b. Khóa vận hành liên động giữa bộ ngắt ở những vị trí được thể hiện trong bản vẽ.

c. Một bộ ampe kế hoàn chỉnh với công tắc lựa chọn và tương thích với biến dòng nhằm
đo tất cả các tuyến dòng điện.

d. Một bộ vôn kế hoàn chỉnh với công tắc lựa chọn dùng để đọc chỉ số điện áp dây và điện
áp pha (chỉ cho CB tuyến đầu vào).

e. Một bộ đo hệ số công suất 3 pha (chỉ cho CB tuyến đầu vào).

f. Một bộ kWh kế tương thích với máy biến dòng ở vị trí được thể hiện trên bản vẽ.

g. Rơ le bảo vệ quá dòng ở vị trí được thể hiện trên bản vẽ dùng loại rơ le IDMT 3 cực
không hướng có chức năng điều chỉnh dòng và thời gian. Đường đặc tính thời gian –
dòng điện của rơ le được chỉnh sao cho đảm bảo việc kết hợp và chọn lọc với đường

UEC – 29.06.2016 51
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

đặc tính thời gian – dòng điện tối đa cho phép của máy biến áp phân phối ở đầu hệ
thống và bộ đóng cắt cao thế, và được sự đồng ý của công ty điện lực.

h. Rơ le bảo vệ chạm đất ở vị trí được thể hiện trên bản vẽ dùng loại rơ le IDMT đơn cực
không hướng có chức năng điều chỉnh dòng và thời gian. Đường đặc tính thời gian –
dòng điện của rơ le được chỉnh sao cho đảm bảo việc kết hợp và chọn lọc với đường
đặc tính thời gian – dòng điện tối đa cho phép của máy biến áp phân phối ở đầu hệ
thống và bộ đóng cắt cao thế, và được sự đồng ý của công ty điện lực.

i. Ở những vị trí được chỉ thị trong bản vẽ, cung cấp rơ le cắt điện áp thấp có khả năng
giữ mạch điện đóng trong khoảng thời gian có thể điều chỉnh từ 0 đến 5 giây khi hệ
thống điện bắt đầu có sự cố hoàn toàn. Dùng loại rơ le cắt điện áp thấp tự đặt lại.

j. Đèn hiển thị MỞ / ĐÓNG / CẮT KHI SỰ CỐ cho CB.

k. Nút nhấn MỞ / ĐÓNG cho CB.

l. Đèn hiển thị pha (chỉ cho tuyến CB đầu vào và phần thanh cái).

m. Mạch điều khiển, với rơ le chống nhảy cần gạt, để đảm bảo vị trí hoạt động của ACB
yêu cầu luôn tự động đóng.

n. Bộ tiếp điểm phụ cho việc chỉ thị trạng thái cục bộ, điều khiển và dự phòng 20%.

o. Nút nhất kiểm tra đèn.

p. Bộ tiếp điểm phụ cho việc chỉ thị trạng thái từ xa, điều khiển và dự phòng 20%.

5.7 Cơ cấu cắt bằng cầu chì

5.7.1 Toàn bộ cơ cấu cắt bằng cầu chì sẽ tuân theo tiêu chuẩn BS EN 60947-3 và được dùng cho
chế độ không được cắt tải, dùng loại AC-23A cho mạch điều khiển động cơ và AC-22A cho
mạch không phải là động cơ, trừ phi có chỉ thị khác trong bản vẽ và dùng cầu chì chịu được
dòng ngắn mạch định mức tối thiểu là 40kA. Tất cả các phần mang điện cần được che hoàn
toàn từ phía trước.

5.7.2 Cơ cấu cắt bằng cầu chì sẽ được khóa liên động giữa cửa tủ và công tắc cơ khí hoạt động và
được lắp đặt sao cho cửa tử không thể mở khi công tắc ở vị trí MỞ. Cũng tương tự như vậy,
không thể đóng công tắt khi cửa tủ mở, trừ phi trữ sẵn thiết bị trong tủ cho người có thẩm
quyền nhằm nhả khóa cơ khí liên động ra và đóng công tắc trong khi cửa vẫn mở nhằm mục
đích kiểm tra.

5.7.3 Tất cả cơ cấu đóng cắt cần gắn chìm ngang bằng với bộ hiển thị TẮT / MỞ cơ khí có cần gạt
điều khiển bằng tay gắn nửa chìm hoặc dạng ống, và với những dụng cụ thích hợp để khóa
cả vị trí MỞ hoặc TẮT.

5.7.4 Cơ cấu cắt bằng cầu chì sẽ được gắn bộ lò xo gia tốc cần thiết và cơ cấu hoạt động bập
bênh nhằm đảm bảo thao tác đảo chiều đóng nhanh và cắt nhanh độc lập với tốc độ vận
hành bằng tay và có khả năng đóng và giữ trạng thái đóng khi có sự cố, và có khả năng hoạt
động ngay cả khi lò xo cơ bị gãy. Tất cả các tiếp điểm đều phải được mạ bạc nhằm tăng độ
tin cậy hoạt động.

5.7.5 Cơ cấu cắt bằng cầu chì có 3 cực với điểm nối trung tính nối bằng bu-lông, 3 cực với công
tắc trung tính, 2 cực hoặc đơn cực với điểm nối trung tính nối bằng bu-lông, như đã được chỉ
định. Điểm nối trung tính có thể được tiếp cận và tháo rời được từ phía trước tủ đóng cắt
bằng cầu chì.

5.7.6 Dùng cầu chì loại HRC theo tiêu chuẩn BS 88: phần 2, nhóm Q1 hệ số chảy đứt.

UEC – 29.06.2016 52
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

5.8 Ngắt điện loại đúc (MCCB)

5.8.1 MCCB cần tuân theo mẫu thử đầy đủ của tiêu chuẩn BS EN 60947-2, và theo những yêu cầu
sau:

Số lượng cực : 4 hoặc 3 như chỉ định trong bản vẽ

Mức cách điện áp : Điên áp xoay chiều 1000V.

Tần số định mức : 50Hz

Dòng điện định mức (có thể giảm cho : Như trên bản vẽ
phù hợp với điều kiện công trình)
Nhiệt độ làm việc định mức : 40ºC

Khả năng cắt dòng ngắn mạch định : 80kA ở hệ số công suất trễ 0.25
mức
Dòng cắt sự cố định mức cơ bản (Icu) : 50kA

Loại sử dụng : B

Khả năng chịu dòng ngắn mạch định : 40kA


mức (Icw)
Dòng cắt sự cố định mức theo yêu cầu : 100% của Icu
riêng (Ics)

5.8.2 Tất cả các MCCB phải được chứng nhận từ cơ quan kiểm tra có thẩm quyền để thể hiện việc
tuân thủ cho nhiệm vụ cắt dòng ngắn mạch như chỉ định ở trên.

5.8.3 Tất các các bộ phận cơ khí và kim loại có dẫn điện đều được đặt kín hoàn toàn trong vỏ hộp
cách điện.

5.8.4 Cơ cấu cơ khí hoạt động độc lập với tốc độ vận hành và cơ cấu hoạt động bập bênh giúp
chuyển mạch đóng nhanh và cắt nhanh. Điều khiển bằng tay được cắt tự do. Các tiếp điểm
dùng loại không hàn.

5.8.5 MCCB dùng bộ cắt quá dòng bằng từ nhiệt, loại bù nhiệt độ bảo vệ quá tải có thời gian trễ và
cắt ngắt mạch tức thời. Đặc tính hoạt động như cắt quá tải có thời gian trễ tỷ lệ nghịch với
quá dòng có ngưỡng giá trị xấp xỉ gấp 7 lần giá trị dòng điện định mức ở 40ºC.

5.8.6 Cung cấp bộ phụ kiện khóa bằng tay hoàn chỉnh với ổ khóa và 2 chìa khóa, có khả năng khóa
MCCB cả ở vị trí mở hoặc đóng.

5.8.7 Trừ phi có những chỉ thị khác trong bản vẽ, cung cấp MCCB có cuộn cắt để cắt MCCB khi có
sự cố chạm đất. Cuộn cắt được điều khiển từ thiết bị cảm biến dòng chạm đất và mạch điện
tử tĩnh gửi mức cắt chạm đất điều chỉnh trong biên độ 1 đến 5A và thời gian cắt điều chỉnh 0
đến 5 giây. Lõi cuộn cắt hoạt động nhờ cấp nguồn điện 1 chiều như được chỉ định sau. Cung
cấp đèn tín hiệu với bộ kiểm tra đèn và nút cài đặt lại để hiển thị trạng thái cắt MCCB khi có
sự cố chạm đất.

5.9 Rơ le bảo vệ

5.9.1 Rơ le bảo vệ cần tuân thủ theo những yêu cầu liên quan trong tiêu chuẩn BS 142.

UEC – 29.06.2016 53
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

5.9.2 Ở những vị trí chọn phích cắm, thiết kế thiết lập phích cắm sao cho có thể thay đổi tải mà
không cần mở mạch máy biến dòng, và điểm phân nhánh có dòng điện cao nhất sẽ tự động
được chọn khi phích cắm được rút ra.

5.9.3 Dùng rơ le loại kéo ra, phù hợp với việc gắn bằng phẳng trên cửa của khoang rơ-le chuyên
biệt và riêng rẽ trong tủ điện. Bộ tiếp điểm gắn vừa vặn và sẽ ngắn mạch máy biến dòng liên
quan khi rơ-le được lấy ra.

5.9.4 Bộ chỉ báo bằng cơ cần gắn thêm nhằm hiển thị hoạt động của rơ le. Thiết bị cài đặt hoạt
động lại bằng tay được gắn trong vỏ rơ le để cài đặt lại chỉ thị và rơ le cắt phụ, nếu có.

5.9.5 Cung cấp bộ dụng cụ cặp chì có dùng dây cặp nhằm đề phòng những người không được
phép mở nắp rơ le.

5.9.6 1 bộ lọc gắn vừa với rơ le để cân bằng áp lực từ bên trong và bên ngoài vỏ hộp chống bụi

5.9.7 Các tiếp điểm rơ le có khả năng đóng và cắt dòng điện tối đa khi có sự cố, tình trạng sự cố
trong mạch mà đã được kết nối.

5.9.8 Các rơ le điện 1 chiều cần hoạt động tốt khi nguồn cấp 1 chiều có giá trị giữa 80% và 120%
giá trị định mức của nó trừ phi có điều kiện khác.

5.10 Rơ le điều khiển và bổ sung

5.10.1 Cấp rơ le điều khiển và bổ sung ở những nơi cần thiết để bảo đảm tiếng hoạt động và hiệu
suất hoạt động của ACB, MCCB và công tắc tơ.

5.10.2 Rơ le dùng loại phích cắm âm, gắn trên bệ, cung cấp với ổ cắm nối cáp và được giữ bằng bộ
bắt chặt nhanh chống rung.

5.10.3 Tất cả các tiếp điểm là loại ngắt đôi. Cuộn dây điện rơ le tương thích hoạt động với nguồn
điện xoay chiều và 1 chiều như yêu cầu.

5.11 Tiếp điểm không áp (Tiếp điểm khô)


Cung cấp tiếp điểm không áp ở những nơi yêu cầu. Nó bao gồm 1 cặp tiếp điểm hoạt động
trực tiếp từ thiết bị nhưng tách biệt về điện như không có điện thế từ thiết bị đến công tắc.
Dùng công tắc không áp để hoàn toàn điều khiển bên ngoài, mạch báo động hay điều khiển.
Công tắc không áp có thông số định mức 1A / 250V hay cao hơn.

5.12 Máy biến dòng (CT)

5.12.1 Tất cả các CT có thông số định mức gia tăng nhiệt độ Lớp B.

5.12.2 Dùng loại CT có lớp epoxy đóng kín và có khả năng cung cấp tín hiệu ra cần thiết để kích
hoạt thiết bị bảo vệ đã được kết nối hoặc để đo lường.

5.12.3 Nối đất 1 cực thứ cấp của mỗi bộ CT bằng đường liên kết tháo lắp được.

5.12.4 Thiết bị CT bảo vệ có thông số định mức tương ứng và có cấp chính xác 5P hoặc tốt hơn.
Tích số của hệ số giới hạn độ chính xác định mức và tín hiệu ra định mức của thiết bị CT bảo
vệ không được thấp hơn 10 lần khả năng chịu tải định mức của mạch cắt bao gồm rơ le, dây
nối và bộ cắt quá dòng ở những nơi áp dụng được.

5.12.5 Thiết bị CT đo lường có thông số định mức tương ứng và thuộc đúng Lớp 1 hoặc tốt hơn.

5.13 Thiết bị điều chỉnh hệ số công suất

5.13.1 Thiết bị điều chỉnh hệ số công suất bao gồm các tụ bù, cáp, đệm cáp, rơ le điều khiển và

UEC – 29.06.2016 54
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

contactor, v.v..., với giá trị định mức được thể hiện trong bản vẽ, được cung cấp và nối đến
cơ cấu đóng cắt được chỉ định trong tủ điện hạ thế.

5.13.2 Dãy tụ bù là loại tách rời độc lập với tủ điện hạ thế, đứng trên sàn được lắp từ các bộ tụ bù
nền chính. Bộ tụ bù chính dùng loại khô không có dung dịch tẩm, tự nóng và tiêu hao không
lớn hơn 0.5W/kvar. Bộ tụ bù chính tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn BS 1650. Mỗi dãy tụ
bù được gắn chặt với bộ xả điện sẽ xả điện toàn bộ tụ bù từ điện áp xoay chiều đỉnh về điện
áp không quá 50V đo được tại đầu dãy tụ bù 1 phút sau khi cắt khỏi nguồn.

5.13.3 Tụ bù được điều khiển bằng công tắc rơ le điều khiển tụ bù nhiều cấp tự động với tối thiểu 6
cấp điều chỉnh cho dãy tụ bù nhằm đạt được hệ số công suất trung bình tốt nhất. Khi có gián
đoạn về đặt tính cài đặt lại về bù pha đơn và không áp, tất cả các tụ bù bị cắt tức thời, và
từng bước kết nối lại theo từng khoảng thời gian sau khi việc cấp điện được khôi phục.

5.13.4 Thiết bị điều chỉnh hệ số công suất dùng loại tích hợp trộn bộ. Rơ le điều khiển, cầu chì và
contactor, v.v... được chứa trong 1 tủ hoàn chỉnh với khóa liên động cách điện với cửa tủ,
công tắc lựa chọn chế độ bằng tay / tắt / tự động có đèn hiển thị cấp điện cho tụ bù với các
đèn màu đỏ, v.v...

5.13.5 Cấp quạt thông gió có kích cỡ phù hợp cho khoang.

5.14 Bộ hiển thị đo lường

5.14.1 All indicating instruments shall be of the flush-mounted, back-connected, dustproof, heavy
duty, Tất cả các bộ hiển thị đo lường đều gắn bằng, đấu nối đằng sau, chống bụi, chịu tải
nặng, loại dùng cho tủ điện với gờ lắp mặt kính đen mờ. Mặt bản tỷ lệ là màu trắng trắng với
kim màu đen và vạch dấu cho không phải đối tượng làm mờ dần.

5.14.2 Tất cả các bộ hiển thị đo lường có kích cỡ khung xấp xỉ 100mm x 100mm với bản đo đường
cong tỷ lệ xấp xỉ 240 độ và có thể điều chỉnh bằng tay điểm gốc từ phía trước mà không phải
mở thiết bị đo. Giới hạn đo được lựa chọn cho phù hợp với mức điện áp và dòng điện được
hiển thị với mức đọc tối đa thông thường xấp xỉ 60% so với bản tỷ lệ.

5.14.3 Tất cả các bộ hiển thị đo lường dùng loại được điều khiển bằng lò xo kim loại di động. Cấp
chính xác sẽ là 1.5 với thiết bị đo lường hiển thị và 1.0 với thiết bị đo tích hợp. Tất cả các bộ
hiển thị đo lường sẽ không bị hư hỏng do sự cố quá dòng hay quá áp vì được bảo vệ từ cơ
cấu đóng cắt.

5.14.4 Bộ hiển thị đo lường cần tuân theo những phần yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn EN 60051.
Đồng hồ đo tích hợp cần tuân theo những phần yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn BS 5685.

5.14.5 Dùng thiết bị đo lường tổng hợp bằng kỹ thuật số để thay cho 1 hay nhiều thiết bị hiển thị đo
bằng kỹ thuật tương tự được đề cập ở trên là được chấp nhận do chất lượng là như nhau
hoặc tốt hơn các thiết bị hiển thị đo lường bằng kỹ thuật tương tự như đã chỉ định.

5.15 Đèn hiển thị, nút nhấn, công tắc lựa chọn và điều khiển

5.15.1 Tất cả các đèn hiển thị, nút nhấn phát quang, công tắc lựa chọn và điều khiển dùng loại cho
tủ điện chịu tải nặng, cách điện thích hợp và cho mục đích định mức cấp điện áp và cấp dòng
điện.

5.15.2 Bóng đèn cho điện áp định mức sẽ cao hơn tối thiểu 20% điện áp tải thông thường nhằm
tăng tuổi thọ bóng đèn không nhỏ hơn 4000 giờ. Các đèn hiển thị được thiết kế cho phép thay
ống đèn và bóng đèn từ phía trước tủ mà không cần các dụng cụ đặc biệt và không cần phải
mở cửa tủ.

5.15.3 Công tắc lựa chọn cho ampe kế là loại xoay với tiếp điểm ứng trước để chọn lựa để đọc dòng
điện 3 pha, với bản khắc có hiển thị rõ pha L1, L2 , L3. Công tắc lựa chọn cho vôn kế là loại
xoay với tiếp điểm ứng trước để chọn lựa để đọc điệp áp dây và pha, với bản khắc có hiển thị

UEC – 29.06.2016 55
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

rõ điện áp pha L1N, L2N , L3N và điện áp dây L1L2, L2L3 và L3L1.

5.15.4 Công tắc điều khiển CB là loại cần gạt, với long xo trở về vị trí trung tâm, và với bộ khóa liên
động nhằm đề phòng đóng lặp mà không chạy trước tiên đến vị trí cắt.

5.15.5 Công tắc điều khiển cần thích hợp với cơ cấu khóa nhằm đề phòng người không phận sự
thao tác.

5.16 Bảng đấu dây

5.16.1 Bảng đấu dây dùng cho việc đi dây điều khiển bao gồm đường gắn thanh trượt, kẹp tay, lò xo
tải, chốt hàn hoặc loại bu-lông có đầu theo như bản vẽ và chịu tải của cáp được chấm dứt. Bộ
kẹp đơn có thể được tháo ra thay mà không cần phải gỡ bộ kẹp bên cạnh.

5.16.2 Bảng đấu dây đẫn được thiết kế theo kiểu dây dẫn được kẹp chặt giữa 2 bản vốn đã được
gắn chặt bằng vít liên kết. Dùng bảng đấu dây kiểu vít cặp cho những nơi không chấp nhận
vít ốc tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn.

5.17 Cầu chì và dây nối

5.17.1 Bộ gắn cầu chì và bộ gắn dây nối đặc và phần đế được làm từ vật liệu đúc cách điện.

5.17.2 Điểm tiếp xúc của đoạn gắn cố định của bộ gắn cầu chì hoặc bộ gắn dây nối cần được che lại
để không xảy ra tai nạn khi có tiếp xúc với những phần có điện khi hộp được tháo ra. Điều đó
sẽ cho phép thay cầu chì với mạch có điện mà không gây ra nguy hiểm khi tiếp xúc với
những phần có điện.

5.17.3 Cầu chì cần tuân theo tiêu chuẩn BS 88: phần 2, lớp 1 Hệ số cầu chì, thiết kế dùng để cắt
trước dòng ngắn mạch, và của loại cầu chì ống.

5.18 Bình ắcquy / Hệ thống sạc

5.18.1 Cấp 1 bộ dãy ắc quy dự trữ / có bộ sạc trong mỗi tủ điện hạ thế nhằm cấp nguồn độc lập cho
việc điều khiển cơ cấu đóng cắt hạ thế và bộ điều khiển.

5.18.2 Bộ sạc ắcquy dùng loại chỉnh lưu đôi với điện áp không đổi, tối thiểu phải theo những yêu cầu
sau đây. Tất cả các khối bảo vệ và báo động đặt trong bảng mạch in với khung rắn, dễ dàng
tháo ra và thay thế.
1. Vôn kế 1 chiều và ampe kế.
2. Bộ chống tăng áp
3. Lựa chọn chế độ sạc nhanh tự động và bằng tay gắn nổi.
4. Bộ hiển thị không sạc ắcquy.
5. Bộ bảo vệ và hiển thị chống sạc quá mức.
6. Bộ báo sự cố sạc.
7. Bộ báo và hiển thị ắcquy sắp hết điện.
8. Thiết bị bảo vệ mạch đầu vào và đầu ra.

5.18.3 Khi chọn chế độ sạc nhanh, ắcquy từ lúc hết điện đến khi đầy điện là trong vòng 8 giờ.

5.18.4 Bộ dãy ắcquy dùng loại được thiết kế cho tải nặng công nghiệp cho mục đích dự kiến. Ắcquy
là loại không cần bảo trì, sạc được, loại Niken-Cađimi-Kiềm có tuổi thọ sửdụng đã được thử
nghiệm ít nhất 10 năm.

5.18.5 Khi được nạp đầy, ắcquy có thể cấp điện cho cuộn cắt của ACB, MCCB và cơ cấu điều khiển
20 lần cắt liên tục mà không bị cạn điện đến mức có thể làm ắcquy hư. Ắcquy cần có kích cỡ

UEC – 29.06.2016 56
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

phù hợp để hoạt động trong giới hạn chỉ định nhiệt độ xung quanh.

5.18.6 Điện áp đầu ra của dãy ắcquy được giám sát từ mạch điều khiển có thể báo động tại chỗ và
từ xa khi ắcquy / bộ sạc bị sự cố.

5.18.7 Mạch ắcquy cần loại bỏ nhiễu vô tuyến để hạn chế hư hỏng theo tiêu chuẩn BS EN 55014.

5.19 Nối đất

5.19.1 Cung cấp 1 thanh đồng nối đất nhỏ có kích thước không nhỏ hơn 50mm x 6mm chạy dọc
theo chiều dài tủ điện nối với khung của tất cả khoang môđun, đấu nối hoàn toàn với các
điểm đấu cuối nhằm tạo mối liên kết với phần bảo vệ bằng kim loại của tất cả các mạch đầu
vào và đầu ra, phần nối đất tích hợp của busduct và với phần nối đất cho điện.

5.19.2 Cung cấp 1 cực nối đất ngoài ở bên ngoài ở cả hai mặt của tủ điện hạ thế cho việc nối đất
đến phần nối đất cho điện.

5.20 Nhãn ghi và Bản vẽ

5.20.1 Chiều cao nhãn không được thấp hơn 75mm. Chiều cao kiểu chữ không được thấp hơn
50mm

5.20.2 Tất cả các nhãn đều được sản xuât từ nhựa traffolyte cán mỏng hoặc từ vật liệu nhựa tương
tự, việc gán và cố định dùng vít mạ crôm.

5.20.3 Tất cả các nhãn đều ghi bằng Tiếng Anh và Việt Nam.

5.20.4 Trên miếng che tháo lắp được của dây dẫn đầu vào và buồng kết nối, có gắn nhãn đỏ chữ
trắng ghi bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt Nam chỉ “ĐIỂM NỐI ĐẦU VÀO – NGUY HIỂM –
ĐIỆN ÁP XXX/XXX – CẦN CẮT NGUỒN TỪ BÊN CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRƯỚC KHI THÁO
NẮP CHE”.

5.20.5 Ở mạch khác của tủ điện nơi CB tuyến đầu vào đã cắt nhưng vẫn còn phần có điện, như
thanh cái nguồn khẩn, nắp che của những buồng đó cũng cần gắn nhãn tương tự như ghi
chú ở trên ngoại trừ câu “ điểm nối đầu vào” được xóa đi.

5.20.6 Trong bản vẽ thể hiện việc sắp xếp mạch đơn tuyến sẽ do Nhà thầu điện làm, và khung và bộ
hiển thị trong Phòng tủ điện chính và những phần khác được gắn với bộ đỡ bằng nhựa tương
ứng trong tủ điện.

5.21 Đi dây điều khiển

5.21.1 Tất cả các dây bên trong và dây điều khiển dùng cáp đồng cách điện PVC chịu mức điện áp
1000V theo tiêu chuẩn BS 6231.

5.21.2 Tất cả các cáp đều dùng loại cáp 1 lõi đa sợi có tiết diện không nhỏ hơn 1.5mm2, đi trong
thanh đỡ cáp bằng nhựa hoặc bộ đỡ cáp.

5.21.3 Mỗi dây đều được gắn cố định ở cả 2 đầu cuối với vòng đệm có miếng kẽm đen nhằm ghi mô
tả tương ứng với sơ đồ đấu nối.

5.21.4 Different insulant colours shall be provided to distinguish the various circuits.
5.21.5 Cung cấp các màu phân biệt khác nhau để phân biệt các mạch khác nhau.

5.22 Việc lắp đặt

5.22.1 Việc ngăn cách

UEC – 29.06.2016 57
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Ở những nơi các thiết bị cấp từ nhiều mạch điện khác loại hoặc ở cấp điện áp khác nhau
được nhóm thành 1 bộ chung, tất cả các thiết bị dùng chung 1 mạch điện hoặc dùng chung
cấp điện áp cần được cách ly với các thiết bị dùng mạch điện hoặc điện áp khác, nhằm tránh
những ảnh hưởng có hại.

5.22.2 Chiều phân cực

Sắp xếp chiều phân cực của tất cả thiết bị đo lường khi quan sát phía trước mặt tủ điện hạ
thế như sau:
a. For two pole apparatus: phase and neutral when reading from top to bottom or left to
right.
Với thiết bị đo lường 2 cực: sắp xếp thứ tự pha và trung tính khi đọc từ trên xuống dưới
hoặc từ trái sang phải.
b. For three or four pole apparatus: L1, L2 and L3 phases and neutral when reading from
top to bottom, or left to right.
Với thiết bị đo lường 3 hoặc 4 cực: sắp xếp thứ tự pha L1, L2, L3 và trung tính khi đọc
từ trên xuống dưới hoặc từ trái sang phải.

5.22.3 Sắp xếp cáp


a. Cung cấp tất cả các phích cắm cáp, v.v... cần thiết, và cố định các vị trí bằng miếng gắn
và dây đai, cho thích hợp với loại và hướng vào của cáp như được thể hiện trong bản
vẽ hoặc đã được chỉ định.
b. Sắp xếp cáp điện của tất cả các mạch trong tủ điện hạ thế theo hướng gọn gang và an
toàn về mặt cơ học với khoảng cách đều nhằm hạn chế bất kỳ sự di chuyển của các
cáp dẫn điện, cả dưới điều kiện vận hành (như giãn nở nhiệt, rung động, v.v...) hoặc
dẫn đến ngắn mạch của bất kỳ 1 trong các mạch, bất kỳ sự hư hỏng hoặc ngắn mạch
sẽ dẫn đến tuổi thọ của các phần mang điện để trần trong tủ điện hạ thế.

5.22.4 Đầu đấu dây cáp


a. Không dùng cáp đỡ cách điện để đỡ các phần mang điện để trần hoặc có góc cạnh.
b. Che kín tất cả các điểm đấu nối trong tủ hạ thế và bất kỳ điểm đấu nối khác có mang
điện có bộ cách điện chính bằng vật liệu cách điện co rút được do nhiệt.

5.22.5 Đấu dây bên trong và điều khiển


a. Bó chặt tất cả các cáp điện bằng dây siết cáp bằng nhựa và đặt trong máng cáp bằng
PVC hoặc ống PVC mềm.
b. Đi dây kín đi xuyên qua bản lề cửa bằng ống PVC mềm và quấn vòng dây để có thể mở
cửa và tháo rời các bộ phận để kiểm tra mà không gây đứt hay căng dây cáp quá mức.
c. Cung cấp dây nối / cầu chì cho tất cả các mạch điều khiển để dễ dàng cách ly, kiểm tra
và bảo trì.

5.22.6 Đầu đấu nối đi dây


a. Đầu đấu dây cáp có cùng số lượng với đầu đấu nối bên cạnh và nối liền bằng các cáp
nối ở bảng đấu dây.
b. Che kín và dán nhãn những đầu đấu nối có mang điện khi thiết bị được cách ly khỏi
mạng điện chính hoàn toàn khi có tai nạn chạm điện.
c. Cung cấp vòng bọc trắng ở mỗi đầu đấu nối để đánh dấu nhận biết mạch, việc đánh số
tuân theo sơ đầu đấu nối.

5.22.7 Cầu chì và dây nối

UEC – 29.06.2016 58
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

a. Cung cấp cầu chì và dây nối nhằm bảo đảm bất kỳ mạch nào cũng được cách ly khi
cần thiết để bảo trì và cho mục đích kiểm tra mà không cầ phải cách ly toàn bộ mạch
điều khiển.
b. Gắn cầu chì và dây nối ở vị trí dễ dàng tiếp cận được trong tủ điện hạ thế. Nhóm các
cầu chì và dây nối được ghép lại theo chức năng với mạch tương ứng.
c. Cung cấp dự phòng 10% cầu chì và dây nối cho mỗi tủ điện hạ thế ngoài số cầu chì và
dây nối định mức. Gắn số cầu chì và dây nối dự phòng trong các kẹp nối đặt trong ngăn
dành riêng của tủ điện hạ thế.

5.22.8 Bảng đấu nối


a. Buồng bảng đấu nối cho giao tiếp với các hệ khác được đặt trong ngăn dành riêng và
cách ly cả ở 1 hoặc 2 bên đầu của tủ điện.
b. Nhóm các bảng đấu nối lại theo chức năng và điện áp của mạch điều khiển. Ngăn cách
giữa nhóm này với nhóm khác.
c. Đấu không quá 2 dây mỗi đầu nối.
d. Cung cấp dự phòng 10% đầu nối cho bảng đấu nối đã được cung cấp.

5.22.9 Nối đất

Cung cấp mạch dây bảo vệ cho tất cả các cửa, tấm che bảo vệ, v.v... để đảm bảo việc liên
tục nối đất. Cỡ dây của mạch bảo vệ tùy thuộc vào tiết diện cắt lớn nhất của cáp cấp điện đến
thiết bị gắn với cửa, tấm che bảo vệ, v.v... và trong bất kỳ trường hợp không được nhỏ hơn
2.5mm2.

5.22.10 Biển tên và nhãn


a. Cung cấp các nhãn cho mọi tủ để mô tả nhiệm vụ của mọi thiết bị đo, rơ le và các phần
của thiết bị điều khiển gắn bên ngoài và bên trong tủ. Thiết kế của những nhãn này cần
phải sạch sẽ và súc tích, và ở những nơi có thể, ghi liên kết với số của thiết bị.
b. Cung cấp các nhãn cho tất cả các cầu chì và dây nối để xác định dòng điện định mức.
c. Cung cấp nhãn cảnh báo ở mặt trước các tủ với chữ trắng trên nền đỏ ở cả chữ Tiếng
Anh và Tiếng Việt Nam với dòng ghi chú “Nguy hiểm – 380V”. Cung cấp nhãn cảnh báo
tương tự cho các bộ phận mang điện. Bao gồm các bảng đấu nối kiểm tra.
d. Cung cấp nhãn cảnh báo ở phía trước và bên trong ngăn đi cáp cho mỗi công tắc đóng
hoặc chuyển mạch tự động / từ xa với dòng ghi chú “CẨN THẬN – ĐÓNG TỰ ĐỘNG”
e. Cung cấp nhãn cảnh báo cho các đầu đấu nối của mạch cấp điện điều khiển 1 chiều
vốn có điện khi thiết bị chính bị cách ly khỏi nguồn cáp điện chính nhằm giảm nguy cơ
tai nạn do tiếp xúc điện.
f. Đặt biển tiên ở vị trí dễ thấy trên tủ điện. Biển tên có thể bằng kim loại và được khắc
hoặc đóng với tên nhà sản xuất, số hiệu và ngày sản xuất.

5.22.11 Hoàn thành

Xử lý tốt bất kỳ trục trặc đến việc hoàn thành mạ tủ điện hạ thế và sơn tay để tủ có màu như
màu gốc để hoàn tất việc lắp đặt.

5.22.12 Sơ đồ đi dây

Cung cấp ở mọi ngăn của tủ điện hạ thế có sơ đồ đấu dây để nhìn từ điểm đấu vào đến
ngăn kín. Sơ đồ đấu dây sẽ được xử lý để chống bụi và sử dụng lâu dài và sẽ được trao bên
trong cánh cửa tủ của mỗi ngăn

UEC – 29.06.2016 59
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

5.23 Việc cắt có chọn lọc

5.23.1 Đảm bảo việc cắt có chọn lọc hoàn toàn trong và giữa tủ ACB và các cơ cấu đóng cắt khác
để việc ngắn mạch hoặc quá trải trên các mạch điện sẽ không cắt CB của tủ nhưng sẽ cách
ly hiệu quả mạch bị sự cố, để các mạch khác không bị ảnh hưởng.

5.23.2 Ở những nơi có thiết bị phát hiện sự cố chạm đất, việc cắt chọn lọc sẽ được đảm bảo như
việc quá mạch như trên. Cần điều chỉnh ổn định để sự cắt điện sai do dòng tự rò vào đất của
việc đi cáp dài và các thiết bị khác sẽ không xảy ra có trong các yêu cầu cắt chọn lọc hoàn
toàn.

5.23.3 Ở những nơi có thiết bị bảo vệ mạch và không lắp thiết bị phát hiện sự cố chạm đất, lắp 1 bộ
bảo vệ qua dòng để cắt dòng chạm đất với đảm bảo điện trở vòng nối đất thấp tuân theo
Quy tắc ứng dụng cho quy định đi dây hệ thống điện và tiêu chuẩn BS 7671.

UEC – 29.06.2016 60
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 6 – HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI CHÍNH VÀ PHỤ

6.1 Quy định chung


6.1.1 Nhà thầu sẽ thiết kế, cung cấp, vận chuyển và lắp đặt tại công trường và kết nối hệ thống
phân phối chính và phụ gồm các công tắc, cầu dao MCCB, đường cáp, ống dẫn, hộp đi dây
và máng cáp, các ngăn thanh cái, bảng phân phối, mạch và phụ kiện, theo chỉ dẫn ở bản vẽ
hoặc được quy định ở Quy cách kỹ thuật.

6.1.2 Toàn bộ vật liệu, thiết bị, tay nghề lắp đặt, thử nghiệm và chạy thử sẽ tuân theo Quy cách kỹ
thuật này.

6.1.3 Nhà thầu sẽ nộp bản vẽ thi công để chỉ đường chạy của hệ thống phân phối chính và phụ.
Các bố trí chi tiết của thanh cái và đường cáp được lắp ở các khu vực chủ yếu sẽ được bố trí
đúng cách, được kết hợp với các hệ thống kỹ thuật khác, và được nộp để thông qua trước khi
tiến hành công việc. Các lỗ trống kết cấu cho hệ thống phân phối chính và phụ, và việc lắp
đặt các ống lồng PVC sẽ do Nhà thầu khác thực hiện, kích thước và vị trí của các lỗ này sẽ
theo bản vẽ thi công của Nhà thầu đã được Kiến trúc sư thông qua. Không có yêu cầu về kéo
dài thời gian hoặc chi phí bổ sung do hậu quả của Nhà thầu không tuân theo các trình tự, việc
nộp hồ sơ và sự phối hợp nói trên.

6.1.4 Khi các tủ đóng cắt hạ thế riêng được kết nối vòng với nhau, và do kích thước của đường
cáp nên không thể bố trí 2 lõi trong mỗi đầu cực, sẽ cung cấp đầu nối cáp đường vào kép
thích hợp. Chỉ khi không thể thực hiện được điều này, sẽ có hộp nắn điện.

6.1.5 Nhà thầu sẽ cung cấp, lắp đặt và kết nối toàn bộ các thanh cái phân phối chính và phụ của
các đường cáp và phụ kiện từ bảng điện hạ thế tới các điểm phụ tải khác nhau đã được thể
hiện ở bản vẽ hoặc được quy định ở Quy cách kỹ thuật.
6.1.6 Khi tất cả các đường cáp mạch ra từ bảng điện hạ thế được đặt bên trong rãnh cáp, các
đường cáp sẽ được bố trí đúng cách và được đỡ bởi các thanh và các khung đỡ cáp do Nhà
thầu thực hiện.

6.1.7 Kích thước và loại cáp đã được quy định ở bản vẽ chỉ là các kích thước tối thiểu, Nhà thầu sẽ
kiểm tra đường cáp theo điều kiện thực tế tại công trường cho phù hợp với các điều có liên
quan của Quy cách kỹ thuật.

6.1.8 Việc bố trí các đường cáp, hộp kỹ thuật, cơ cấu chuyển mạch và phụ kiện sẽ được thiết kế
cẩn thận bởi Nhà thầu, có xét đến khoảng không lớn nhất để bảo dưỡng và kiểmtra.

6.1.9 Toàn bộ đường cáp là dây dẫn đồng phù hợp với BS có liên quan. Việc lắp đặt sẽ tuân theo
triệt để các mục có liên quan của Quy cách kỹ thuật. Các đường cáp được lắp cẩn thận trong
các hộp đi dây hoặc ở máng đỡ cáp hoặc theo phương pháp khác đã được thông qua và
được cố định bằng các gối đỡ, giá treo, đệm hoặc thanh đỡ cáp. Các thanh đỡ cáp dùng cho
cáp có gia cường thép là loại có kẹp cáp bằng nhôm đúc.

6.1.10 Các đầu nối cáp là loại tiêu chuẩn của Nhà sản xuất hoặc loại khác đã được thông qua, được
chuẩn bị đúng cách và được lắp đặt cẩn thận bởi các thợ điện lành nghề. Các đầu nối không
đáp ứng yêu cầu của Kiến trúc sư sẽ được thay thế và sửa chữa trước khi nối với cơ cấu
chuyển mạch hoặc thiết bị.

6.1.11 Main and sub-main distribution cable routings as shown on the Drawings are indicative only,
exact routing shall be designed by the Contractor to suit the actual site condition and co-
ordination with other services.
Đường cáp phân phối chính và phụ được thể hiện ở bản vẽ chỉ là tương đối, đường cáp chạy
chính xác sẽ được Nhà thầu thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường và
phối hợp với các hệ thống kỹ thuật khác.

UEC – 29.06.2016 61
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

6.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

6.3 Ngăn chứa thanh cái

6.3.1 Ngăn chứa thanh cái được bố trí theo quy định hoặc được chỉ định ở bản vẽ.

6.3.2 Ngăn chứa thanh cái được thử nghiệm và tuân theo BS 5486: Phần 1 và 2. Thanh cái và các
liên kết của thanh cái sẽ theo BS 159.

6.3.3 Ngăn chứa thanh cái có dòng hoạt động danh định hơn 400A sẽ được thử nghiệm về loại
theo công suất dòng ngắn hạn tối thiểu tương đương với công suất dòng của cơ cấu chuyển
mạch nguồn đến và được thử nghiệm theo loại với dòng vận hành danh định.

6.3.4 Ngăn chứa thanh cái gồm 4 thanh cái bằng đồng được kéo nguội có kích thước đầy đủ, được
mạ thiếc, được đỡ ở bộ cách ly keo êpoxy hoặc bộ cách ly điện loại đã được thông qua,
chúng được làm kín hoàn toàn và được sản xuất từ thép tấm có lớp chống rỉ và được sơn
theo BS 4800 hoặc bằng thép tráng kẽm nhúng nóng. Nắp phía trước và tấm phía sau có thể
tháo ra và thông thường được giữ tại vị trí bằng các vít kim loại không có chất sắt.

6.3.5 Mỗi thanh cái có màu sắc riêng để chỉ các pha mà nó được nối vào. Màu gồm một băng sơn
ở một vị trí trên thanh cái, không cần sơn cho toàn bộ chiều dài của thanh cái.

6.3.6 Các hạng mục của cơ cấu chuyển mạch hoặc thiết bị kèm theo được kết nối hoặc được liên
kết với ngăn chứa thanh cái bằng các mặt bích được thiết kế đúng cách, có cùng loại vật liệu
và được hoàn thiện giống như ngăn chứa thanh cái, hoặc bằng các khớp nối ống dẫn và
vòng đệm.

6.3.7 Các đường cáp liên kết giữa ngăn chứa thanh cái và các hạng mục khác của cơ cấu chuyển
mạch hoặc thiết bị kèm theo sẽ là dây dẫn đồng và có kích thước theo BS 5486: Phần 1 và 2
hoặc quy phạm nối dây IEE.

6.3.8 Khi được lắp ở bên ngoài hoặc được quy định ở bản vẽ, vỏ là loại chịu được thời tiết, tối thiểu
là IP 54, sẽ được hoàn thiện tráng kẽm nhúng nóng.

6.4 Cầu dao MCCB và bảng phân phối cầu dao MCCB

6.4.1 Cầu dao MCCB và bảng phân phối cầu dao MCCB được chế tạo và được thử nghiệm theo
BS 4752 và BS 5486, phù hợp cho việc sử dụng nguồn 220V (một pha) hoặc 380V (ba pha),
50Hz.

UEC – 29.06.2016 62
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

6.4.2 Bảng phân phối cầu dao MCCB được bố trí theo quy định và làm bằng thép tấm có chiều dày
không ít hơn 1.5mm. Cả bảng phân phối cầu dao MCCB và cầu dao MCCB đều có chung
Nhà sản xuất với các chi tiết phù hợp với nhau.

6.4.3 Bảng phân phối cầu dao MCCB được bố trí với các thanh cái bằng đồng trung tính và ba cực
thẳng đứng có công suất danh định không ít hơn công suất của thiết bị bảo vệ phía nguồn
cấp với tối thiểu bằng 250A. Cấu hình của thanh cái, các chi tiết đỡ thanh cái và cách bố trí
gắn kết thanh cái sẽ được thử nghiệm về loại theo dòng chịu ngắn hạn không ít hơn 22kA
cho 0.2 giây ở điện áp không nhỏ hơn 380V.

6.4.4 Cầu dao MCCB nguồn ra được gắn ngang ở cả hai phía của thanh cái thẳng đứng. Liên kết
giữa cầu dao MCCB và các thanh cái pha được thực hiện bằng mối nối bắt bulông và taro
bằng đồng. Loại nút cắm của tiếp điểm dẫn dòng sẽ không được chấp nhận.
6.4.5 Toàn bộ bảng phân phối cầu dao MCCB mỗi cái sẽ có công tắc cách điện vỏ đúc với công
suất danh định dòng không ít hơn công suất của thiết bị bảo vệ phía nguồn đến.

6.4.6 Tấm khóa sẽ được cấp cho các mạch vùng của mỗi bảng phân phối cầu dao MCCB.

6.4.7 Toàn bộ phần dẫn dòng của bảng phân phối cầu dao MCCB như thanh cái, đầu cực trung
tính và đầu cực tiếp đất, đầu cáp đến v..v.. sẽ làm bằng đồng và được mạ thiếc.

6.4.8 Toàn bộ phần dây dẫn đều có vỏ bọc đúng cách để ngăn tiếp xúc một cách đột ngột bằng các
tấm chắn cứng, các tấm ngăn của vật liệu cách điện, các tiếp xúc một cách đột
ngột có thể được ngăn khi thay thế các bộ phận hoặc nối cáp.

6.4.9 Thống kê mạch sẽ được đặt ở đàng sau tấm kính nhựa trong suốt bằng tiếng anh và tiếng
Việt Nam bên trong bảng phân phối cầu dao MCCB với các thông tin sau:
- Distribution board designation
Thiết kế bảng phân phối
- Rating of all circuit breakers
Công suất danh định của tất cả các cầu dao
- Size of all cables
Kích thước của toàn bộ đường cáp
- Type and location of circuit load
Loại và vị trí của phụ tải mạch

6.4.10 Cầu dao MCCB được bố trí theo quy định ở bản vẽ. Cầu dao MCCB sẽ tuân theo và được
thử nghiệm về loại theo BS EN 60947-2.

6.4.11 Cầu dao MCCB là loại 4 cực, 3 cực hoặc 2 cực theo quy định. Chúng được đặt hoàn toàn
trong vỏ đúc.

6.4.12 Cầu dao MCCB có cơ cấu ngắt nhiệt - từ, có đặc trưng dòng thời gian đảo ngược, ổn định,
được cố định, chúng không thể điều chỉnh tại công trường. Đặc trưng hoạt động như sau:
a. kéo dài thời gian ở cơ cấu ngắt quá tải sẽ tỉ lệ ngược với quá dòng tới trị số ngưỡng
bằng xấp xỉ 7 lần dòng danh định
b. không có kéo dài thời gian ở cơ cấu ngắt quá dòng do ngắn mạch hoặc mức quá dòng
lớn vượt quá trị số ngưỡng.

Đặc trưng hoạt động được hiệu chỉnh ở 400C.

UEC – 29.06.2016 63
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

6.4.13 Cầu dao MCCB với loại hơn 400A sẽ có khả năng ngắt ngắn mạch 40kA. Đối với loại bằng
400A hoặc thấp hơn, khả năng ngắt ngắn mạch sẽ là tối thiểu bằng 25kA. Loại ngắn mạch là
P-1.

6.4.14 Khi bộ nhả mạch rẽ (mạch sun) được quy định và hoạt động chính xác ở tất cả các trị số của
điện áp nguồn cấp giữa 70% và 120% của điện áp danh định nguồn cấp dưới điều kiện vận
hành toàn bộ của cầu dao MCCB tới khả năng ngắt ngắn mạch của cầu dao này. Thiết bị nhả
mạch rẽ có trong cầu dao MCCB sẽ có các đầu cực và đường cáp dẫn tới bộ nhả mạch rẽ.

6.5 Bảng phân phối MCB, MCB và RCD

6.5.1 Bảng phân phối MCB

6.5.2 Vỏ của bảng phân phối MCB được chế tạo bằng thép tấm có chiều dày không ít hơn 1.0 mm.
Các bảng phân phối MCB là loại được thử nghiệm theo BS 5486: Phần 12 và phần 13, tùy
theo điều kiện thích hợp.

6.5.3 Các thanh cái cho bảng MCB trung tính và cực đơn có công suất danh định tối thiểu 100A, và
các bảng MCB trung tính và ba cực sẽ có công suất danh định tối thiểu 200A. Cấu hình của
thanh cái, chi tiết đỡ thanh cái và cách bố trí gắn kết thanh cái được thử nghiệm về loại và
được chứng thực về dòng chịu được ngắn hạn không ít hơn 4.5kA cho 0.2 giây ở điện áp
không nhỏ hơn 380V.

a. MCB đường ra sẽ được kết nối với thanh cái bằng các mối nối bulông. Loại nút cắm
của các tiếp điểm dẫn dòng sẽ không được chấp nhận.
b. Các công tắc nguồn đến của bảng phân phối pha đơn sẽ được cách ly điện bằng công
tắc cực đôi.

c. Bảng phân phối sẽ được tiếp đất bằng chi tiết thép của đường cáp cấp và các dải tiếp
đất bằng đồng.
d. Toàn bộ dây, thanh cái v..v.. bên trong bảng phân phối sẽ có màn chắn phía sau tấm
chắn cháy chậm có chiều dày 2.5mm. Chỉ có cầu dao điện và phần được cách điện sẽ
nhô qua tấm chắn.

e. Các thanh trung tính có đủ diện tích tiết diện ngang, được gắn lên vật cách điện và
được khoan để nối dây. Hai vít kẹp được bố trí cho dây trung tính.

f. Toàn bộ các bảng phân phối MCB sẽ được dán nhãn và đánh dấu rõ ràng về ký hiệu
các pha.

g. Bên trong cửa của mỗi bảng phân phối, một thẻ ghi mạch đặt bên trong tấm nhựa trong
suốt sẽ được cố định để cho biết tổng số các điểm được phục vụ bởi mỗi cầu dao, tổng
phụ tải cho một mạch và diện tích được phục vụ.

h. Tấm khóa được cấp cho các mạch của mỗi bảng phân phối MCB.

i. Toàn bộ các phần dẫn dòng của bảng phân phối MCB như thanh cái đầu cực trung tính
và đầu cực nối đất, đầu cáp đến v..v.. làm bằng đồng và được mạ thiếc.

j. Toàn bộ các bảng phân phối MCB sẽ có các đầu cực trung tính và đầu cực tiếp đất. Sẽ
có một đầu cực trung tình và một đầu cực tiếp đất cho mỗi đường ra của MCB.

k. Tấm phía sau bằng thép tấm có đủ chiều dày và được ghép với phía sau của bảng
phân phối MCB dùng để gắn MCB, công tắc cực đôi và các bộ phận MCB với bộ
nguyên RCCB.

UEC – 29.06.2016 64
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

l. Tấm kim loại phía trước cũng làm bằng thép tấm và được hoàn thiện có cùng màu với
vỏ của bảng phân phối MCB. Tấm phía trước được bắt vít ở vỏ để toàn bộ thiết bị thích
hợp cho cả hai loại gắn kết phẳng hoặc gắn kết trên bề mặt.

6.5.4 Ngắt mạch (MCB)

a. Trừ phi được quy định khác, MCB sẽ được sử dụng để điều khiển và bảo vệ các mạch
chiếu sáng và các mạch có công suất sử dụng nhỏ và là loại giới hạn dòng.

b. Thân và đế của MCB bằng nhựa đúc có các bộ phận được bịt kín sau khi lắp ráp.

c. Các tiếp điểm vận hành tải làm bằng bạc / vônphram, các tiếp điểm và cơ cấu vận hành
được thiết kế để có thể di chuyển ngang cả khi đóng mạch và khi ngắt mạch. Các tiếp
điểm của MCB là loại không dùng hàn.

d. Cơ cấu vận hành cầu dao là loại ngắt tự do được thiết kế để ngăn tiếp điểm truyền tải
không đóng khi có sự cố.

e. Thiết bị bảo vệ mạch chống lại quá phụ tải và sự cố sẽ được bố trí bằng các thiết bị
nhiệt từ, được thiết kế để có thể vận hành nhiệt khi quá phụ tải và vận hành từ, khi có
sự cố. Các đặc trưng vận hành của MCB sẽ theo bảng 5 của BS 3871: Phần 1. Nhiệt
độ hiệu chỉnh là 400°C. MCB loại 2 được sử dụng cho mục đích chung và MCB loại 3
được dùng cho mạch của động cơ.

f. MCB sẽ theo BS 3871: Phần 1 và có tối thiểu loại M6 về chế độ làm việc.

g. Toàn bộ đầu nối cáp và thanh cái sẽ được mạ thiếc trước khi nối với các đầu cực của
MCB. Các tiếp điểm dẫn dòng loại nút cắm không được chấp nhận.

h. Các đầu cực cáp của MCB sẽ bố trí ở phía trên và phía dưới của thiết bị với lối tiếp cận
từ phía trước, và phù hợp để nối các dây dẫn cứng hoặc dây dẫn dảnh cáp theo bảng 6
của BS 3871: Phần 1.

6.5.5 Thiết bị dòng điện dư (RCD hoặc RCCB)

a. Thiết bị dòng điện dư (RCD hoặc RCCB) là loại có độ nhạy 30mA, trừ phi được quy
định khác và khả năng ngắt ngắn mạch sẽ tối thiểu là 4.5kA. Chúng tuân theo và được
thử nghiệm về loại theo BS 4293. Chúng là loại cực đôi hoặc 4 cực và được lắp thiết bị
quá phụ tải trừ phi công suất danh định bằng với thanh cái phục vụ cho RCD.

b. MCB có thiết bị dòng diện dư sẽ được bố trí để bảo vệ mạch cuối cùng ở ổ cắm khi
được quy định. Các thiết bị cầu dao mini và dòng điện dư được lắp ở đường MCB của
bảng phân phối MCB.

c. Thiết bị thử nghiệm tích hợp sẽ được bố trí ở phía trước của RCCB để phục vụ cho
việc thử nghiệm của RCCB. Hoạt động của thiết bị thử nghiệm này sẽ tạo ra điều kiện
mất cân bằng mô phỏng theo sự cố tiếp đất.

UEC – 29.06.2016 65
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 7 – LẮP ĐẶT CÁP

7.1 Quy định chung

7.1.1 Nhà thầu sẽ cung cấp, lắp đặt, thử nghiệm và chạy thử toàn bộ đường cáp, máng đỡ cáp, hệ
thống hộp đi dây / ống đi dây và các phụ kiện đã được quy định dưới đây.

7.1.2 Toàn bộ đường cáp cùng loại sẽ được cấp bởi chỉ một Nhà sản xuất để đảm bảo tính đồng
nhất hoặc các tiêu chuẩn.
7.1.3 Nhà sản xuất phải có đầy đủ cơ sở vật chất sản xuất ở Việt Nam và phải đạt tiêu chuẩn ISO
9001 và chứng chỉ đảm bảo chất lượng TUV/PSB

7.1.4 Toàn bộ cáp được đưa tới công trường phải mới và được đánh dấu rõ ràng để nhận biết về
loại và kích thước khác nhau.

7.1.5 Toàn bộ cáp có mã màu theo BS.

7.1.6 Toàn bộ cáp sẽ thích hợp để dùng theo điều kiện nhiệt độ và không khí bên ngoài, nó tồn tại
ở các phần khác nhau của công trình, nó được giả định rằng không khí bên ngoài sẽ tăng tới
40°C với độ ẩm tương đối 100%.

7.1.7 Toàn bộ cáp được chế tạo theo quy cách kỹ thuật BS thích hợp.

7.1.8 Khả năng dẫn dòng tối thiểu của cáp và tổn thất điện áp được quy định sẽ theo các quy phạm
về dây IEE có công suất danh định được điều chỉnh cho phù hợp điều kiện địa phương.
Kích thước tối thiểu của cáp như sau:
Chiếu sáng 2.5 mm2
Nguồn điện nhỏ và nguồn khác 2.5 mm2
Thiết bị điều khiển 1.5 mm2
Tiếp đất 2.5mm2

7.1.9 Toàn bộ cáp không có thép sẽ được bảo vệ bằng ống đi dây hoặc hộp đi dây cho suốt chiều
dài cáp. Ống đi dây được giấu kín trong bản, tường hoặc cột.

7.1.10 Khoảng cách cách ly giữa các đường cáp kề liền ở máng cáp hoặc được lắp thẳng đứng sẽ
không ít hơn 1 lần đường kính chung.

7.1.11 Các ống lồng bằng thép tráng kẽm được bố trí khi cáp chạy xuyên qua các tường hoặc sàn.
Khoảng không trong các ống lồng sẽ được lấp đầy.

7.1.12 Vỏ của cáp có sắt có lớp bằng nhựa PVC đen được nhô ra theo yêu cầu của BS 6746 loại
hợp chất TM1 và theo yêu cầu của BS 4066 về khả năng chậm cháy.

7.1.13 Tất cả các cáp sẽ được lắp đặt theo một chiều dài liên tục giữa các điểm đầu cực; không
được có các mối nối ở giữa. Nếu vì các lí do về chiều dài của loại đường chạy của cáp, cần
phải có một mối nối thẳng, phương pháp dự kiến để nối cáp phải được nộp để thông qua
trước khi thực hiện.

7.1.14 Thẻ có tên cáp được gắn ở 2 đầu của đường cáp chính và phụ đã được lắp đặt.

7.1.15 Các ống cách điện, các mối nối chịu nén và các phần để trần của lõi cáp do việc nối hoặc
trong quá trình thi công đầu cực sẽ được bọc cách ly bằng băng dính loại đã được thông qua
hoặc bằng ống co ngót nhiệt sau khi hoàn thành việc thi công. Các băng dính hoặc ống co
ngót nhiệt đó có các tính chất cơ và điện phải bằng hoặc tốt hơn so với lớp cách nhiệt ban
đầu đã được tháo ra, và phải được dính kết chắc chắn và lâu dài với lõi. Phải đảm bảo chiều
dày cuối cùng của toàn bộ đường cáp được đồng đều.

UEC – 29.06.2016 66
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.2 Cáp bọc giáp có lớp PVC

7.2.1 Cáp có lớp bọc PVC, lớp giáp và lớp cách điện PVC với cấp điện áp định mức ở 600/1000V
gồm có các ruột dẫn là các sợi dây đồng với tính dẫn điện cao theo tiêu chuẩn BS 6360/ IEC
60228. Lớp giáp bằng sợi nhôm được sử dụng cho loại một lõi và lớp giáp bằng sợi thép
được sử dụng cho loại nhiều lõi. Cáp cũng sẽ được sản xuất và thử nghiệm theo tiêu chuẩn
BS 6346.

7.2.2 Trừ phi đã được quy định khác, các đường cáp chạy trong không khí, kể cả các ống dẫn hệ
thống kỹ thuật điện sẽ được gối chắc chắn trên các máng đục lỗ đỡ cáp và có thanh đỡ ở các
khoảng cách không lớn hơn 2m trực tiếp cho máng. Kích thước chính xác của chốt cố định
thanh đỡ phải phù hợp với kích thước của cáp để đảm bảo rằng chốt không kéo dài quá đai
ốc đã được siết chặt. Ứng suất vượt quá của thanh đỡ cho các đường cáp có lớp PVC sẽ
được loại bỏ để ngăn biến dạng của lớp vỏ nhựa. Các máng đỡ cáp và / hoặc các khung thép
làm giá đỡ hoặc các bệ đỡ cáp sẽ được bố trí khi cáp chạy qua các khoảng trống. Các chi tiết
thép đó sẽ được bảo vệ bằng sơn chống rỉ.

7.2.3 Khoảng cách ngang và thẳng đứng giữa đường cáp dẫn điện nhiều lõi đặt cạnh nhau, tức là
các đường cáp khác với loại cáp điều khiển, khoảng cách tối thiểu giữa các bề mặt cáp
không nhỏ hơn 1 lần đường kính cáp. Khoảng cách ngang giữa các bề mặt thẳng đứng của
tường hoặc máng đỡ cáp và đường cáp dẫn điện sẽ không nhỏ hơn 25mm.

7.2.4 Các đường cáp trong rãnh cáp dưới bảng điện có thể được đặt ở sàn, miễn là khoảng cách
ngang không nhỏ hơn 1 lần đường kính cáp giữa các đường cáp. Khi chiều rộng rãnh không
đủ để chứa toàn bộ đường cáp theo cùng cách này, thì các gối thép sẽ được sử dụng để đỡ
các đường cáp bổ sung ở khoảng cách thẳng đứng tối thiểu nói trên.

7.2.5 Trừ phi đã được quy định khác, các đường cáp sẽ không được uốn trong khi thi công với
đường kính nhỏ hơn 8 lần đường kính ngoài cùng của cáp.

7.2.6 Cáp sẽ được đấu nối ở miếng đệm có kẹp sắt. Thân miếng đệm có hình côn bên trong được
bịt kín để ăn khớp với hình côn của kẹp sắt và đai ốc kẹp, chúng sẽ liên kết chặt các dây của
đai ốc kẹp giữa các hình côn. Chốt nối của thân miếng đệm sẽ được khía ren cho phù hợp
với phụ kiện của ống bọc tiêu chuẩn. Vỏ bằng PVC sẽ bọc toàn bộ thân miếng đệm và các
đầu dây được lộ ra. Mỗi miếng đệm cáp sẽ có đầu tiếp đất bằng đồng, chúng được bắt
bulông với bề mặt kim loại khi được đấu nối.

7.2.7 Đối với đầu cực của cáp có sắt kiểu dây thép sẽ theo BS 6346: 1989 hoặc BS 5467: 1989.

7.3 Cáp có vỏ PVC và cáp lõi đồng bọc PVC

7.3.1 Cáp có lớp bọc PVC và lớp PVC cách điện với cấp điện áp định mức ở 600/1000V gồm có
các ruột dẫn là các sợi dây đồng với tính dẫn điện cao theo tiêu chuẩn BS 6360/ IEC 60228.
Cáp cũng sẽ được sản xuất và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 60502 với nhiệt độ hoạt động
ở 70oC.

Các lõi được bọc PVC có mã số màu và có vỏ PVC theo các yêu cầu của hợp chất loại 2 như
đã được quy định ở BS 6746.

7.3.2 Toàn bộ lớp PVC là loại cháy chậm khi được lắp trực tiếp ở ống dẫn mặt đất hoặc ngầm dưới
đất hoặc như đã được quy định.

UEC – 29.06.2016 67
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.3.3 Các đường cáp sẽ được nối với miếng đệm có kẹp PVC. Thân miếng đệm có hình côn bên
trong được bít kín để ăn khớp với vỏ PVC và đai ốc kẹp, chúng sẽ liên kết chặt côn kẹp với
vỏ PVC. Chốt nối của thân miếng đệm sẽ được khía ren cho phù hợp với phụ kiện của ống
bọc tiêu chuẩn. Vỏ PVC sẽ bọc toàn bộ thân miếng đệm.

7.3.4 Bán kính uốn tối thiểu không nhỏ hơn 8 lần đường kính ngoài cùng của cáp.

7.3.5 Khi đường cáp chạy ngang, chúng được đỡ bằng các máng cáp đục lỗ và các thanh đỡ ở các
khoảng không lớn hơn 2m trực tiếp với máng. Khi các đường cáp chạy ở trong các khu vực
đã được bảo vệ, chúng sẽ được bảo vệ bằng các hộp đi dây kim loại. Các máng đỡ cáp và
các hộp đi dây kim loại sẽ được đỡ bằng các giá treo kim loại cứng.

7.4 Các đường cáp đồng có lớp bọc PVC

7.4.1 Cáp có lớp cách điện PVC với cấp điện áp định mức ở 450/750V gồm có các ruột dẫn là các
sợi dây đồng với tính dẫn điện cao theo tiêu chuẩn BS 6360/IEC 60228 và hợp chất PVC.
Cáp cũng sẽ được sản xuất và thử nghiệm theo tiêu chuẩn BS6004, IEC 60227 với nhiệt độ
hoạt động ở 70oC.

7.4.2 Toàn bộ đường cáp sẽ được thực hiện trong hệ thống nối vòng, các đường cáp được đặt
trong các ống đi dây hoặc hộp đi dây bằng kim loại. Các mối nối hoặc các liên kết sẽ không
được phép thực hiện ở bất kỳ chiều dài nào của cáp, ngoại trừ trường hợp các liên kết có thể
được dùng ở vị trí kết nối với các chi tiết khác.

7.4.3 Số lượng tối đa của cáp được bố trí trong một ống dẫn đã có kích thước không vượt quá số
đã được ghi ở hướng dẫn của BS 7671

7.4.4 Các đầu lộ ra của dây dẫn có kích thước 6mm2 và lớn hơn, khi không có các ống nối cáp, sẽ
được mạ thiếc cứng trước khi nối với các đầu cực của thiết bị.

UEC – 29.06.2016 68
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.5 Cáp có vỏ PVC có bọc giáp và lớp cách điện XLPE


7.5.1 Cáp có lớp bọc PVC, lớp giáp và lớp cách điện XLPE với cấp điện áp định mức ở 600/1000V
gồm có các ruột dẫn là các sợi dây đồng với tính dẫn điện cao theo tiêu chuẩn BS 6360/ IEC
60228. Lớp giáp bằng nhôm được sử dụng cho loại một lõi và lớp giáp bằng sợi thép được
sử dụng cho loại nhiều lõi. Cáp cũng sẽ được sản xuất và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC
60502.

7.5.2 Trừ phi đã được quy định khác, các đường cáp chạy trên không, kể cả các ống dẫn hệ thống
điện, sẽ được đỡ đầy đủ bởi các máng cáp đục lỗ và bằng các thanh đỡ ở các khoảng cách
không lớn hơn 2m trực tiếp tới máng. Kích thước chính xác của chốt nối cố định thanh đỡ sẽ
phù hợp với kích thước của cáp để đảm bảo rằng chốt nối không kéo dài quá đai ốc đã được
siết chặt. Áp suất vượt quá của thanh đỡ ở đường cáp có bọc PVC sẽ được ngăn chặn để
tránh biến dạng lớp vỏ nhựa.

7.5.3 Các máng đỡ cáp và / hoặc các khung thép làm giá đỡ hoặc các bệ đỡ cáp sẽ được bố trí khi
cáp chạy qua các khoảng trống. Các chi tiết thép đó sẽ được bảo vệ bằng sơn chống rỉ.

7.5.4 Khoảng cách ngang và thẳng đứng giữa đường cáp dẫn điện nhiều lõi đặt cạnh nhau, tức là
các đường cáp khác với loại cáp điều khiển, khoảng cách tối thiểu giữa các bề mặt cáp
không nhỏ hơn 1 lần đường kính cáp. Khoảng cách ngang giữa các bề mặt thẳng đứng của
tường hoặc máng đỡ cáp và đường cáp dẫn điện sẽ không nhỏ hơn 25mm.

7.5.5 Các đường cáp trong rãnh cáp dưới bảng điện có thể được đặt ở sàn miễn là khoảng cách
ngang không nhỏ hơn 1 lần đường kính cáp giữa các đường cáp. Khi chiều rộng rãnh không
đủ để chứa toàn bộ đường cáp theo cùng cách này, thì các gối thép sẽ được sử dụng để đỡ
các đường cáp bổ sung ở khoảng cách thẳng đứng tối thiểu nói trên.

7.5.6 Trừ phi đã được quy định khác, các đường cáp sẽ không được uốn trong khi thi công với
đường kính nhỏ hơn 8 lần đường kính chung của cáp.

7.5.7 Cáp sẽ được đấu nối ở miếng đệm có kẹp sắt. Thân miếng đệm có hình côn bên trong được
bịt kín để ăn khớp với hình côn của kẹp sắt và đai ốc kẹp, chúng sẽ liên kết chặt các dây của
đai ốc kẹp giữa các hình côn. Chốt nối của thân miếng đệm sẽ được khía ren cho phù hợp
với phụ kiện của ống bọc tiêu chuẩn. Vỏ bằng PVC sẽ bọc toàn bộ thân miếng đệm và các
đầu dây được lộ ra. Mỗi miếng đệm cáp sẽ có đầu tiếp đất bằng đồng, chúng được bắt
bulông với bề mặt kim loại khi được đấu nối.
Đối với đầu cực của cáp có sắt kiểu dây thép sẽ theo BS 6346: 1989 hoặc BS 5467: 1989.

7.6 Cáp chịu lửa

7.6.1 Cáp chống cháy với cấp điện áp định mức 600/1000V gồm có các ruột dẫn là các sợi dây
đồng được tôi luyện thuần túy với tính dẫn điện cao tuân theo tiêu chuẩn BS 6360/ IEC
60228, loại 2 và có 1 lớp băng Mica phủ lên 50% được gọi là lớp chống cháy. Lớp bọc này sẽ
bao gồm các hợp chất với vật liệu ít khói không có khí độc cho loại cáp có lớp bọc lõi đơn
hoặc lớp dập ép theo liên kết chéo polyethylene theo tiêu chuẩn IEC 60502. Các vật liệu sẽ
được thủy phân và chống nhiệt với nhiệt độ thích hợp với các điều kiện ứng dụng và không
trường hợp nào thấp dưới 90oC. Vật liệu ít khói không có khí độc dành cho cáp chống cháy
sẽ tuân theo các yêu cầu sau đây:
1)Chỉ số oxy tới hạn ít nhất là 30 theo tiêu chuẩn ASTM-2863
2) Lớp cách điện và lớp bọc sẽ phải là vật liệu ít khói không có khí độc (LSZH) được thử
nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 61034 (BS 7622) theo thử nghiệm 3M (thử nghiệm dùng để đo
lượng khói mà cáp sinh ra trong quá trình cháy) và tiêu chuẩn IEC 60754: Phần 1 và 2 nhằm
xác định hàm lượng khí độc halogen và lượng khí acid sinh ra khi vật liệu cáp bị đốt.
3) Cáp chậm cháy theo tiêu chuẩn BS 7211 và IEC 60332 phần 1 và phần 3 khi thử nghiệm
cháy với bó cáp được tiến hành ở phần 3, cấp A
4) Cáp chống cháy sẽ được thử nghiệm cho bảo trì sơ đồ điện và tuân theo tiêu chuẩn

UEC – 29.06.2016 69
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

BS6387 cho cấp C, W và Z trong điều kiện cháy.


Cấp C – Chống cháy
Cấp W – Chống cháy với nước tác động
Cấp Z – Chống cháy đồng thời chịu ngoại lực tác động
5) Cáp chống cháy phải có chứng chỉ phê duyệt của FM (Mỹ)

7.6.2 Các thử nghiệm cho sản phẩm tiến hành nghiêm ngặt, chặt chẽ theo tiêu chuẩn và các đặc
tính kỹ thuật quốc tế để đảm bảo các sản phẩm được chứng nhận duy trì được tốt đa về chất
lượng. Các báo cáo thử nghiệm từ những nhà có thẩm quyền nhằm xác minh cáp được tuân
theo tiêu chuẩn BS 6387 cấp C, W, Z sẽ được đệ trình lên Tư Vấn để phê duyệt

7.6.3 Cáp là loại 0.6/1kV.

7.6.4 Cáp có kích thước dây dẫn nhỏ hơn 1.5mm2 sẽ không được sử dụng trừ phi đã được đề cập
đến đặc biệt ở bảng thống kê hoặc đã được thể hiện ở bản vẽ.

7.6.5 Toàn bộ đường cáp chịu lửa cho thang máy của lính cứu hỏa sẽ theo BS 6387 loại CWZ và
các thiết bị chống cháy sẽ theo BS 6387 loại AWX hoặc SWX.

UEC – 29.06.2016 70
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.6.6 Tất cả các đường cáp cho hệ thống chiếu sáng sự cố sẽ theo BS 6387 loại C.

7.6.7 Máng đỡ cáp được dùng để đỡ cáp khi có nhiều đường cáp chạy trong các buồng kỹ thuật, ở
mái và các sàn. Máng đỡ cáp bằng thép tráng kẽm nhúng nóng hoặc loại được bọc PVC.
Sơn có gốc bitum sẽ không được dùng khi các đường cáp là loại được phục vụ. Máng đỡ cáp
tráng kẽm không được dùng cho các đường cáp có vỏ đồng trần.

7.6.8 Các đường cáp được lắp ở trần hoặc sàn sẽ chạy song song, hoặc vuông góc với các dầm
đỡ.

7.6.9 Khoảng cách của các giá đỡ phải được cung cấp.

7.6.10 Các đường cáp được chôn trong lớp vữa sẽ chỉ chạy theo các hướng thẳng đứng và nằm
ngang.
7.6.11 Khi các đường cáp chạy xuyên qua tường hoặc sàn, chúng được bảo vệ bằng các ống lồng
PVC hoặc ống lồng kim loại.

7.6.12 Các đường cáp nằm trong mặt đất hoặc trong sàn sẽ được bảo vệ không bị phá hoại do va
chạm tới chiều cao 2m bằng các ống dẫn cáp tráng kẽm chịu được tải nặng hoặc các máng
cáp. Ống dẫn cáp hoặc máng cáp sẽ nhô lên trên mặt sàn hoặc khu vực đặt ống dẫn gió và
được bọc ống lót thích hợp ở mỗi đầu. Vỏ của các đường cáp không phục vụ sẽ được kết
dính với bộ phận bảo vệ.

7.6.13 Khi các đường cáp được lắp ở trong các ống dẫn gió hẹp, các đường cáp có thể được đặt ở
đáy của ống dẫn gió. Khi chiều rộng ống dẫn gió lớn hơn 300mm, các đường cáp có thể
được cố định chắc chắn trực tiếp với thành của ống dẫn gió hoặc với tấm máng.

7.6.14 Ở các khe giãn nở của công trình sẽ có vòng cáp.

7.6.15 Khi các đường cáp phục vụ cho các động cơ và các thiết bị khác có thể xảy ra chấn động
hoặc di chuyển, các đường cáp sẽ được đấu nối ở hộp nối được cố định riêng có các đường
cáp được bọc PVC trong các ống dẫn cáp mềm dẫn tới thiết bị. Các liên kết ở hộp nối sẽ là
các liên kết bằng vít đồng được cách điện cho các dòng có công suất danh định tới 6A và với
các khối đầu cực cho các dòng có công suất lớn hơn. Các đầu cực phải phù hợp với công
suất dòng danh định và kích thước cáp. Tính dẫn điện liên tục sẽ được duy trì bởi dây tiếp
đất riêng có kích thước tối thiểu 4mm2 với vỏ PVC màu xanh hoặc màu vàng.

7.6.16 Các đầu nối cáp sẽ theo BS 6018: 1978

Đường cáp được nối sẽ được cắt, bắt vít, bịt kín bằng các hợp chất nguội và có các miếng
đệm đầu cực, đai ốc, vòng nén, thân miếng đệm, điểm bịt kín, đĩa và ống lồng. Dây dẫn sẽ
không bị gãy qua điểm bịt kín tới các đầu nối hoặc vít kẹp.

Việc bịt kín sẽ được thực hiện để bảo vệ các đầu cáp không bị ẩm và lớp cách điện sẽ hoàn
toàn khô trước khi thực hiện việc bít trám. Vật liệu bít trám và bất kỳ vật liệu nào được dùng
để bọc ống dẫn khi nó nằm trong lớp cách điện sẽ có đủ các tính chất chống ẩm và cách điện
và có thể giữ các tính chất này trong các khoảng nhiệt độ mà chúng gặp phải khi sử dụng.

7.7 Cáp điều khiển

Cáp điều khiển phải được dung cho hệ thống BMS và điều khiển thiết bị và là loại như thể
hiện trên bảng vẽ. tất cả cáp trê hệ thống này phải có kích cở tối thiểu 20 AWG và có đặc tính
kỹ thuật chính xác được xác nhận bởi chuyên gia hê thống điều khiển trước khi lắp đặt

UEC – 29.06.2016 71
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.8 Cáp điện cao thế


Cáp sẽ là loại đơn lỏi, cách điện XLPE có màng chắn dạng dây đồng và lớp dẩn ngoài cùng
nhô ra ngoài. Cấu trúc cáp và việc kiểm định cáp phải theo ICEA và qui định của điện lực
địa phương trong khi vẫn đảm bảo dòng điện định mức theo tiêu chuẩn của E.I.T 2001-45,
bảng 5-14 và bảng 5-15. Nhiệt độ hoạt động cho phép và nhiện độ khi có dòng ngắn mạch
phải là 90 C và 250 C tương ứng.

7.9 Mối nối, đầu nối và phụ kiện

7.9.1 Các miếng đệm cáp được bố trí để nối với toàn bộ các thiết bị được yêu cầu kết nối cho dù
hoặc không có thiết bị nào được cấp bởi Nhà thầu phụ khác.

Miếng đệm cáp là loại theo BS 6121: 1987.

Để nối với cáp có bọc dây thép theo BS 6346: 1989 hoặc BS 5467: 1989.

7.9.2 Các đầu cực sẽ dùng các điểm bắt vít, trừ phi được quy định khác, các đuôi đầu cực được
bọc cách điện bằng ống lồng cao su tổng hợp được xác định theo quy phạm đi dây IEE.
Trước khi lấp kín điểm bắt vít cần phải chú ý để nó phải khô và không lẫn với chất chèn. Các
ống nối hình côn hoặc các chốt nối đã được thông qua sẽ được sử dụng cho các đường cáp
lớn hơn 2.5mm2 khi chúng được nối với chốt nối hoặc đầu nối. Các dây dẫn 16mm2 và lớn
hơn sẽ được nối với ống nối hình côn.

7.9.3 Các miếng đệm vạn năng kiểu vòng được dùng để chứa vành đệm và có kích thước phù hợp
với đường cáp. Bất kỳ chi tiết nào được tháo để dỡ miếng đệm sẽ được thay thế bằng băng
PVC và toàn bộ miếng đệm sẽ được bọc bằng PVC.

7.9.4 Các hộp liên kết sẽ có thể tiếp cận và có đủ chỗ để ngăn hiện tượng chồng lên nhau. Các
đầu nối sẽ ở trong khối nối cách điện có các mối nối bằng đồng có đủ kích thước và đủ công
suất danh định dòng cho loại cáp đã được quy định. Các khối đầu nối sẽ được cố định với đế
của hộp.

7.9.5 Các mối nối chạy thẳng sẽ chỉ được thực hiện khi dùng phụ kiện và chi tiết nối của Nhà sản
xuất cáp, các mối nối có thể được hàn hoặc nối gấp nếp. Các nếp gấp sẽ được tạo bằng
dụng cụ để ngăn ngừa việc thi công không đúng cách. Các mối nối được chôn hoặc các mối
nối ở trong môi trường ăn mòn sẽ được bảo vệ bằng băng PVC hoặc trong vỏ keo epôxy.

7.9.6 Khi các đường cáp được giấu trong các tường có lớp trát, các đầu cực sẽ có vòng đệm được
nối đất. Các đầu nối đất được bọc bằng cao su tổng hợp hoặc bằng ống lồng PVC và được
nối ở các hộp nối có các vít 5mm bên trong hộp.

7.9.7 Bất kỳ dụng cụ nào được dùng để lắp cáp nhôm sẽ được làm sạch trước khi dùng, đặc biệt
nếu chúng được dùng đối với cáp đồng.

7.9.8 Phần thân của miếng đệm được bọc nhựa, có vấu tiếp đất để đảm bảo tiếp đất liên tục ở các
tiếp điểm điện có vỏ cáp qua vòng đệm cáp.

7.10 Lắp đặt cáp ngầm dưới đất – Chôn trực tiếp

7.10.1 Các đường cáp được rải trực tiếp trên đất ở độ sâu 900mm và được phủ bằng lớp cát dày tối
thiểu 100mm. Đánh dấu đường cáp ngầm bằng các băng đánh dấu và các viên bêtông đánh
dấu cáp đặt trực tiếp trên các đường cáp sau khi rãnh đặt cáp đã được lấp kín, băng đánh
dấu ở cao độ xấp xỉ 300mm bên dưới cao độ mặt đất. Các băng sẽ được sản xuất bằng
polythene mác cao, rộng 150mm dày 0.1mm, có màu vàng với dòng chữ “Cáp điện bên dưới”
được in dọc theo chiều dài của nó.

UEC – 29.06.2016 72
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.10.2 Các đường cáp có cùng đường chạy và được rải trực tiếp lên đất sẽ có lớp nền nằm ngang,
với khoảng cách giữa các đường cáp không ít hơn 150mm khi có thể, ngoại trừ trường hợp
cáp đơn, chúng chạy trên nền và tiếp xúc theo toàn bộ chiều dài của cáp. Mỗi nhóm cáp
được nhận biết bằng băng đánh dấu riêng biệt.

7.10.3 Các chi tiết đánh dấu cáp đã được thông qua về thiết kế sẽ được dùng để chỉ báo đường
chạy của cáp chôn ngầm, ở các khoảng không lớn hơn 5 m, và ở các điểm thay đổi hướng
xảy ra.

7.10.4 Đường cáp được đánh dấu ở mỗi đầu và ở các điểm tiếp cận theo các khoảng 3m, bằng
nhãn chỉ báo kích thước cáp và tên mạch đường cáp.

7.10.5 Các đường cáp chạy qua đường sẽ chạy trong ống dẫn bằng sét nung tráng men bên trong,
có ống lồng nhựa để tạo điểm nối phẳng. Ống dẫn có đường kính tối thiểu 100mm, được uốn
để phù hợp với đường cáp và được kéo dài 1m cho cả hai phía đường chạy qua.

UEC – 29.06.2016 73
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.11 Lắp đặt cáp ngầm dưới đất - Các ống cáp và hố kéo dây

7.11.1 Tất cả các ống cáp phải là dạng ống uPVC có đường kính từ 100 hay 150, ngoại trừ thể hiện
chi tiết khác. các ống phải đặt liên tục theo chiều dài với các đầu nối tích hợp và phải hình
thành hệ thống kín nước để bảo vệ nước ngầm thâm nhập vào hệ thống ống
7.11.2 Các ống phải là ống uPVC theo chuẩn BS EN 1401, cung cấp đầy đủ các phụ kiện lắp đặt,
các hố kéo dây, dây kéo cáp, bê-tôn, hệ thống bao che chụi được tải trọng của đường giao
thông. Tất cả các tuyến ống phải thể hiện trên bản vẽ lắp đặt và được kỹ sư đại diện chủ đầu
tư duyệt trước khi lắp đặt

7.11.3 Các ống cáp sẽ chỉ chứa một cáp phân phối nguồn (với bất kỳ cáp điêu khiển hay giám sát
liên quan), nhưng với các hệ thống như chiều sáng đường v.v…, cáp nhiều lõi có thể được
kéo trong một ống cho đến khi cáp chứa không quá 30% tiết diện ống, các cáp có thể được
kéo ra một cách dễ dàng và phải tính đến ảnh hưởng của nhóm cáp đến dòng định mức cho
phép của cáp.
7.11.4 Tất cả màu băng và ống và hệ thống nhận dạng phải phù hợp với mục đích sử dụng được
thiết lập bởi tập đoàn các dịch vụ quốc gia (NJUG). Bảng 1 trong sách “hướng dẫn định vị và
mã hóa bằng màu cho các lắp đặt ngầm liệt kê chi tiết các yêu cầu cụ thể. Tiêu chuẩn hay qui
định địa phương cho mục đích cũng phải được áp dụng.
7.11.5 Cáp lắp đặt trong khu đất thuôc quyền sử dụng tư nhân có thể không cần theo yêu cầu của
sách hướng dẩn này. Nhà thầu sẽ hỏi ý kiến người chủ quyền sử dụng khu đất liên quan về
hệ thống mã màu áp dụng trong trường hợp này
7.11.6 Các ống cáp còn dư sau khi lắp đặt có thể sử dụng cho mục đích khác. Nhà thầu phải chắc
chắn hệ thống phải được nhận diện và vạch tuyến rõ rang trước khi bất kỳ công việc nào
được thực hiện
7.11.7 ống phải được đặt để tự tự chảy về phía hố cáp và phải kết nối hệ thống thoát nước của hệ
thống ống vào hệ thống thoát nước mặt.
7.11.8 ống phải được cách xa hệ thống ống gas và ống nước, ống thoát nước, thoát phân và trạm
điện. để cho phép dung thiết bị tách nhánh từ ống gas và ống nước chính ở gần ít nhất
150mm tới hệ thống ống này và bất cứ dịch vụ nào khác. Không ở gần bất cứ ống dịch vụ
nào băng ngang ít hơn 25mm, khoảng cách tối thiểu là 50mm
7.11.9 ống phải được đặt để cung cấp hệ thống bao che và đặt có khoảng cách tối thiểu như qui
định
7.11.10 Khi cần phải đặt lệch từ đường thẳng hay để thay đổi độ sâu, như xuyên qua từ vỉa hè đến
đường ô tô hay như trong việc đi vào hố ngầm, việc đặt lệch không vượt quá 25mmtrong
chiều dài 750mm hay đặt thẳng đứng không vượt quá 25mm trong chiều dài 1.5m tính từ các
mối nối
7.11.11 ống phải được bịt hay chụp đầu trước và sau khi kiểm tra. Các đầu bịt hay chụp phải được
đút vào các đầu mỗi đoạn ống để tránh đất hay đá lọt vào
7.11.12 ống phải được thông với sự chứng kiến của đại diện chủ đầu tư bằng ống thông có đường
kính không nhỏ hơn đường kính trong của ống trừ đi 12.5mm được theo bởi chổi dây tròn có
đường kính lớn hơn đường kính ống 12.5mm trước khi bất kỳ cáp nào được kéo.
7.11.13 Mương ống nên được làm sạch hết các mảnh vụn và được đầm chặtđến mật độ tương đối
không ít hơn 0.98. ống phải được phủ và lắp lại và được đầm chặtbằng cát đến mật độ tương
đối không ít hơn 0.98. Độ dầy của lớp lót không ít hơn 100mm nhưng mỗi lớp đất không nên
quá 300mm mà không được đầm chặt.

7.12 Hệ thống ống đi dây

7.12.1 Ống đi dây và phụ kiện


a. Trừ phi đã được quy định khác, toàn bộ ống đi dây được lộ ra là loại hàn dọc, tráng
kẽm nhúng nóng chịu tải nặng theo BS 4568: 1970, Loại 4.

b. Toàn bộ hệ thống ống đi dây sẽ có tính liên tục về cơ và điện.

c. Không được dùng ống đi dây có đường kính nhỏ hơn 20mm.

d. Ống đi dây mềm bằng PVC sẽ chỉ được dùng bên trong khoảng trống ở trần để kết nối
các hạng mục của thiết bị, chúng có thể được tháo ra, hoặc bị rung khi điều chỉnh, và

UEC – 29.06.2016 74
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

theo BS 731 Phần I 1952. Băng thép được làm bằng thép mềm, được tráng kẽm 2.5
micron cho một mặt, có các mép được cắt, và theo BS 1449 Phần I 1991 CS2. Vỏ bọc
PVC là loại chịu dầu và chịu lửa theo BS 4066 Phần I 1980. Nhiệt độ làm việc cho ống
đi dây mềm sẽ trong khoảng – 20°C đến + 70°C. Tính dẫn điện liên tục sẽ được duy trì
bằng cách chạy một đường dây nối đất riêng biệt, có kích thước 2.5 mm2 với vỏ bọc
màu vàng hoặc xanh, được nối đất thích hợp ở mỗi đầu.

e. Các hộp là loại tròn nhỏ, có nắp thép và theo BS 4568, Phần 2: 1988, được bảo vệ để
hợp với hệ thống ống đi dây.

f. Các hộp nối làm bằng thép có nắp phủ chống lên, theo BS 4568, Phần 2: 1988, được
bảo vệ để hợp với hệ thống ống đi dây. Các nắp hộp được cố định bằng đinh vít đồng
đầu tròn hoặc đầu ống phôi.

g. Toàn bộ các chỗ uốn được làm tại công trường để phù hợp với điều kiện thực tế, và có
bán kính không nhỏ hơn các trị số được nêu ở BS 4568, Phần 1: 1970.

h. Các mối nối được bắt vít kín khít, chỉ cho thấy như sợi chỉ nhỏ khi có thể. Các mối nối
được làm sạch và được sơn ngay sau khi thi công để ngăn rỉ. Các ống đi dây tráng kẽm
được sơn bằng sơn pha kẽm nguội.

Các khớp nối sẽ được giảm tới tối thiểu, nhưng khi được dùng, chúng sẽ được nối với
đai ốc tròn được tán ở mỗi đầu của khớp nối, được siết chặt khi thi công ống đi dây. Đối
với các ống đi dây thẳng đứng, các đường ren chạy sẽ ở phía trên khớp nối.

i. Tính dẫn điện liên tục sẽ đạt được bằng cách dùng các hộp có miệng rót hoặc bằng
ống lót đồng khoan trong nhẵn và được khớp nối tiếp đất, với các vòng đệm chịu nén
giữa khớp nối và hộp. Ống đi dây bắt vít vào các hộp không có miệng rót sẽ không
được chấp nhận.

7.12.2 Lắp đặt ống đi dây

a. Quy định chung

Lắp đặt ống đi dây sẽ theo hướng dẫn của BS 7671.

Trước khi thi công, toàn bộ các mép sắc hoặc mép xờm, cũng như các chất bẩn, dầu
hoặc sơn sẽ được loại bỏ.

Các góc sẽ được uốn bằng tay hoặc, khi điều này là không thực tế, phải có các hộp của
ống đi dây. Các chỗ uốn tại nhà máy, các ống chữ T và ống khuỷu, các ống chữ T và
ống khuỷu kiểm tra sẽ không được dùng khi chưa được thông qua. Không được phép
có nhiều hơn 2 chỗ uốn vuông góc giữa các hộp kéo dây.

Toàn bộ các ống đi dây, các hộp, các phụ kiện có trong mạch sẽ được thi công trước
khi kéo bất kỳ đường dây nào trong mạch đó. Các đầu của ống đi dây còn để hở trong
khi thi công công trình sẽ được bịt nút kín, các đường ren của ống đi dây kim loại được
bọc bằng vazơlin. Toàn bộ các vật cản trong ống đi dây được loại bỏ. Các ống đi dây
được làm sạch hoàn toàn bằng bàn chải cọ, trước khi bắt đầu đi dây.

Các đai đỡ và các miếng giữ khoảng cách có cùng loại hoàn thiện như ống đi dây mà
chúng được sử dụng, là loại đường đơn hoặc nhiều đường, và được cố định bằng các
đinh vít hoặc bằng các nút khác đã được thông qua. Các nút bấc hoặc nút gỗ không
được sử dụng. Các đai đỡ được bố trí ở cả hai phía của các chỗ uốn, các hộp kéo dây.

Hộp kéo dây hoặc hộp nối sẽ được bố trí trong mỗi ba đoạn của ống đi dây, chúng
không có nhiều hơn hai chỗ uốn vuông góc trên các ống đi dây có chứa đường cáp có

UEC – 29.06.2016 75
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

kích thước tới 4mm2

Các ống đi dây được bố trí sao cho chúng không thể bị ngưng tụ nước hoặc các nguồn
khác có thể đọng lại ở bất cứ điểm nào. Khi không thể thực hiện được điều này, các lỗ
thoát nước có đường kính 3mm sẽ được khoan ở các điểm thấp nhất của ống đi dây
hoặc các hộp, hoặc ở bất kỳ điểm nào khác đã được Kỹ sư yêu cầu.

Các ống đi dây được đỡ ở các khoảng đều đặn không vượt quá 1.2m và khoảng cách
từ cả hai phía của bất kỳ hộp hoặc chỗ uốn nào tới đai đỡ gần nhất sẽ không lớn hơn
150mm.

Các hộp ống đi dây có lắp đèn sẽ được cố định bằng các đinh vít, sao cho ống đi dây
không mang trọng lượng của đèn.

Bất kỳ chỗ rỉ nào xuất hiện ở ống đi dây kim loại trong khi thi công công trình sẽ được
loại bỏ bằng giấy ráp, và ống đi dây được sơn lại

b. Ống đi dây lắp ở bề mặt

Ống đi dây lắp ở bề mặt là loại 3 và được làm hài hòa càng nhiều càng tốt với các chi
tiết kiến trúc của công trình. Ống đi dây lắp ở bề mặt chỉ chạy theo phương đứng và
phương ngang, ngoại trừ trường hợp chúng chạy theo các đường nét của công trình,
trong trường hợp đó cần phải được thông qua. Khi có thể, ống đi dây lắp ở bề mặt
được lắp ở các buồng kỹ thuật nhưng không phải ở các khu vực chính.

Ống đi dây lắp ở bề mặt được cố định chắc chắn với kết cấu của công trình bằng các
đai đỡ theo BS 4568, Phần 2: 1988, để tạo khoảng cách không ít hơn 6mm giữa ống đi
dây và tường. Ở các không gian trần, tại đố ống đi dây được liên kết với gỗ, các miếng
giữ khoảng cách có thể được bỏ qua.

Ở nơi có nhiều đường dây, việc chạy ngang qua ống đi dây là không được phép. Khi
ống đi dây lắp ở bề mặt chạy xuyên qua tường sẽ có hộp đầu ra phía sau.

Khi các bảng phân phối điện được nối với hộp đi dây bằng ống đi dây, kích thước của
ống đi dây sẽ đủ để chạy nhiều đường cáp mạch phụ theo số lượng có ở bảng phân
phối điện. Các đường cáp cấp điện sẽ chạy trong các ống đi dây riêng biệt.

c. Ống đi dây chôn ngầm


Ống đi dây chôn ngầm là loại 4, nói chung sẽ được áp dụng khi thi công, ngoại trừ ở
các khu vực sau:
 Buồng biến thế điện
 Buồng bảng điện và buồng máy phát điện
 Buồng máy bơm nước và buồng thiết bị thông gió
 Buồng máy thang máy và buồng thang máy
 Toàn bộ các khu vực, tại đó có trần (Ống đi dây lắp ở bề mặt chạy phía trên
trần).

Ống đi dây được lắp trong các hõm của tường và các khoảng trống phía trên trần theo
cách để có thể kiểm tra và bố trí các hộp kéo dây. Các hộp kéo dây không được cố định
trong các tường đã được trát trừ phi đã có quy định khác.

Trước khi đặt các ống đi dây trong các vị trí che khuất phải tiến hành thử nghiệm việc
nối đất.

UEC – 29.06.2016 76
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Các ống đi dây được chôn trong lớp vữa sẽ được cố định bằng vòng kẹp và được lắp
đặt để có tối thiểu 5mm lớp vữa trát cho suốt toàn bộ chiều dài của nó.

Các vòng giăng được lắp để đặt chìm các hộp của ống đi dây có lắp đèn hoặc công tắc
kéo, nếu khoảng cách giữa hộp của ống đi dây và trần đã được hoàn thiện hoặc các bề
mặt tường vượt quá 10mm.
Các hộp nối dây được lắp để sao cho được chèn xấp xỉ 2mm bên dưới bề mặt tường
và trần đã được hoàn thiện và để đáp ứng yêu cầu này, phải kiểm tra chiều dày được
hoàn thiện của tường và trần tại công trường.

Các ống đi dây được chôn trong đất sẽ được cuốn bằng băng PVC tự dính có các đoạn
chồng lên nhau. Băng dính được kéo dài một đoạn 150mm qua điểm tại đó ống đi dây
được chôn vào đất

d. Ống đi dây ở trần treo

Ống đi dây chạy ở trần treo là loại 3 và được liên kết vào kết cấu của công trình chứ
không liên kết với trần. Các ống đi dây được liên kết chắc chắn bằng các đai đỡ theo
BS 4568, Phần 2: 1988.

Khi trần được lắp và khoảng trống phía trên trần không thể tiếp cận sau khi hoàn thành,
các hộp bên ngoài trần sẽ được đỡ bằng kết cấu của công trình.

Hộp ổ cắm cho đèn sẽ được liên kết với kết cấu bằng cáp nối từ hộp ổ cắm tới đèn
bằng ống đi dây mềm. Trong trường hợp chiều dài của ống đi dây mềm vượt quá 1m,
sẽ có ống đi dây cứng bằng thép có kẹp dẫn hướng chạy từ hộp ổ cắm ở đáy của mặt
trần. Đường cáp tiếp đất riêng biệt sẽ được bố trí bên trong ống đi dây mềm để đảm
bảo tiếp đất liên tục cho toàn hệ thống.

Toàn bộ các hộp cho các dụng cụ khác, như ổ cắm và công tắc trần, sẽ được đỡ theo
quy định đối với trần đã được lắp.

e. Ống đi dây chôn trong bêtông

Ống đi dây chôn trong bê tông được đổ tại chỗ sẽ là loại 4 và được cố định với cốt thép
trước khi đổ bêtông. Toàn bộ các hộp ống đi dây sẽ được liên kết chặt với ván cột để
ngăn dịch chuyển.Trước khi đổ bêtông lên các ống đi dây, phải tiến hành thử nghiệm
tiếp đất.

Phải đảm bảo rằng các ống đi dây và phụ kiện không bị di chuyển trong khi đổ bêtông.

f. Ống đi dây đặt trong lớp vữa láng sàn

Ống đi dây đặt trong lớp vữa láng sàn là loại 4 và chỉ được đặt trong lớp vữa láng sàn
khi được quy định cụ thể. Nhà thầu phải đảm bảo các ống đi dây chạy không bị lỗi.

Trước khi rải lớp vữa láng sàn lên ống đi dây cần phải kiểm tra về độ cứng và các chỗ
hư hỏng và phải thực hiện thí nghiệm tiếp đất.

7.13 Lắp đặt các hộp đi dây cáp

7.13.1 Quy định chung

UEC – 29.06.2016 77
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

a. Hộp đi dây được cấp theo chiều dài tiêu chuẩn, mỗi đoạn gồm ống lồng khớp nối,
không có các mép sắc và các phần lồi ra.

b. Nắp của hộp đi dây là loại chịu được nước nhỏ giọt và được lắp chặt kín khít với hộp đi
dây bằng các cách đã được thông qua để tránh làm hỏng cáp. Đinh vít tự vít hoặc các
miếng cầu được cố định sẽ không được dùng để giữ nắp. Các nắp là loại lắp nhanh có
vít ở tâm hoặc loại lò xo.

Các nắp phẳng được lắp khi ở hộp đi dây được lắp phẳng với kếtcấu của công trình.
Mép đã được hoàn thiện của hộp đi dây phải phẳng với bề mặt được hoàn thiện.

c. Các hộp đi dây thẳng đứng được liên kết với kết cấu của công trình ở các khoảng
không vượt quá 1.2m trừ phi có quy định khác trong Quy cách kỹ thuật riêng hoặc các
bản vẽ.

d. Các hộp đi dây ngang cũng sẽ được treo bằng các thanh treo hoặc được đỡ bằng các
giá treo bằng thép góc. Các điểm treo và các gối có thể nhìn thấy sẽ được sơn cho phù
hợp với màu của hộp đi dây.

e. Khi hộp đi dây chạy xuyên qua tường và các vách ngăn, nắp sẽ kết nối ở cả 2 phía của
tường tại điểm cách tường 80mm. Giữa các nắp có thể tháo ra, một phần được cố định
của nắp sẽ được thi công chạy qua tường.

f. Các bộ phận tiêu chuẩn của Nhà sản xuất sẽ được dùng. Chỉ trong các tình huống điều
kiện đặc biệt tại chỗ thì phải dùng các chi tiết được chế tạo sẵn tại nhà máy. Khi các chi
tiết hoặc các bộ phận đặc biệt của hộp đi dây được chế tạo sẵn tại nhà máy, chúng sẽ
được gia công và được hoàn thiện theo cùng tiêu chuẩn như các hạng mục tiêu chuẩn
đã được chế tạo.

g. Toàn bộ các hộp đi dây đều có tấm chắn lửa bên trong theo quy phạm IEE 527. Các
tấm chắn lửa bên trong sẽ được nối với đường cáp và được chèn bằng các vật liệu
chịu lửa thích hợp vào khoảng trống.

h. Các hộp đi dây sẽ chỉ chạy theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang, trừ khi nó
cần phải chạy theo các chi tiết kiến trúc của công trình, trong trường hợp đó cần phải
thông qua trước khi tiến hành

Ở các đường cáp chạy theo phương thẳng đứng, các mấu đỡ sẽ được bố trí ở các
khoảng cách nhau không quá 2m.

Ở các đường cáp chạy theo phương ngang, các chi tiết giữ hoặc vòng kẹp được bố trí
ở các khoảng cách không lớn hơn 1m khi nắp ở bên trong của hộp đi dây.

i. Hộp đi dây sẽ có các đầu mặt bích ở đầu cuối, chúng được bắt bulông trực tiếp với cầu
chì hoặc thiết bị

j. Ở các khe giãn nở thi công, hộp đi dây sẽ có khớp nối trượt kết hợp với dây tiếp đất
mềm

k. Khi ống đi dây được nối với hộp đi dây nhiều khoang, hộp đi dây sẽ được khoan để ống
dẫn có thể xuyên qua tại các vị trí thích hợp

l. Hộp đi dây lắp trên bề mặt sàn sẽ phù hợp với các yêu cầu được nêu ra trong BS 4675:
Phần 2: 1973 và được chế tạo bằng thép tấm dày tối thiểu 1.20mm, được tráng kẽm
nhúng nóng

UEC – 29.06.2016 78
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

m. Khi có vách ngăn hoặc các tấm phân cách chia các mạch, các tấm đó sẽ được liên kết
cứng với phần thân chính của hộp đi dây.

n. Các đinh vít dùng để liên kết nắp hoặc cố định hộp đi dây sẽ có đầu ren ISO. Các đinh
vít làm bằng đồng hoặc thép, nếu làm bằng thép thì đinh vít phải được bảo vệ chống rỉ
tối thiểu bằng một lớp kẽm được quy định theo BS 3382: Phần 2: 1961. Các đinh vít
được mạ đồng – điện cực hoặc đinh vít tự ren sẽ không được chấp nhận

7.13.2 Các hộp đi dây bằng thép

a. Hộp đi dây và chi tiết nối sẽ theo BS 4678: Phần 1, hoàn thiện loại 2, trừ phi được quy
định khác.

b. Hộp đi dây dùng cho đường cáp được chế tạo theo chiều dài tối thiểu 1.8m bằng thép
tấm dày tối thiểu 1.50mm, được tráng kẽm nhúng nóng.

c. Dây dẫn tiếp đất bằng đồng được lắp giữa các đoạn liền kề nhau của hộp đi dây, các
đoạn chữ T và miếng thép góc, chúng sẽ có tính dẫn điện và cơ liên tục.

d. Khi có 2 hoặc nhiều hơn loại mạch được lắp đặt trong 1 hộp đi dây chung, chúng sẽ
được phân chia rõ ràng bằng các vách ngăn thép được tiếp đất khi được yêu cầu bởi
quy phạm về lắp đặt dây của IEE.

e. Hộp đi dây không được dùng ở ngoài nhà trừ khi hộp đi dây và phụ kiện có lớp hoàn
thiện tráng kẽm nhúng nóng. Trong trường hợp lắp đặt như vậy, hộp đi dây không được
lắp ở các vị trí có thể có nước mưa lọt vào.

7.14 Các đường cáp trong ống đi dây và hộp đi dây

7.14.1 Các đường cáp được kéo trong ống đi dây hoặc hộp đi dây sẽ được lựa chọn theo môi
trường và nhiệt độ làm việc của chúng theo quy phạm đường dây IEE.

7.14.2 Số lượng của đường cáp được kéo trong ống đi dây hoặc hộp đi dây sẽ không vượt quá số
lượng được tính toán theo quy phạm đường dây IEE và hệ số lắp đầy tối đa là 40%, chọn số
nhỏ nhất trong hai yêu cầu này.

7.14.3 Các đường cáp của mạch điện sẽ không được kéo cho đến khi các ống đi dây hoặc hộp đi
dây của mạch đó được hoàn thành. Các ống đi dây không được tháo để thực hiện việc đi
dây.

7.14.4 Trong quá trình lắp đặt, các đường cáp sẽ được gỡ theo đúng vị trí để dễ kéo và có thể thay
thế.

7.14.5 Các mối nối cáp không được dùng, trừ phi đã được quy định hoặc có văn bản thông qua.

7.14.6 Các đường cáp của các loại mạch khác nhau không được phép lắp trong cùng một ống đi
dây hoặc hộp đi dây.

7.14.7 Các đường cáp của mạch xoay chiều sẽ được lắp ở trong các ống đi dây hoặc hộp đi dây
bằng thép sẽ luôn luôn được bó lại để các đường cáp của các pha và các đường cáp trung
tính cho các mạch cụ thể sẽ được bố trí trong cùng một ống đi dây hoặc hộp đi dây.

Ngoại trừ để lắp cho thiết bị chiếu sáng, các đường cáp bao gồm loại mạch sự cố, các đường
cáp từ các bảng phân phối điện riêng biệt sẽ được chạy trong các ống đi dây tách biệt.

Khi các đường cáp của một vài mạch chạy trong cùng một hộp đi dây, các đường cáp của
mỗi mạch sẽ được bó lại bằng đai kẹp hoặc bằng cách khác đã được thông qua. Hơn nữa,

UEC – 29.06.2016 79
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

các mạch còn được nhóm lại và được bó lại để dễ nhận biết.

7.14.8 Các đường cáp xuyên qua hộp đi dây sẽ được bảo vệ bằng ống đi dây, trừ trường hợp đối
với các đường cáp đã có vỏ bọc và được bọc cách ly bằng PVC, nếu các đường cáp đó tạo
thành một phần của hệ thống đường dây lắp ở bề mặt. Trong các trường hợp đó, các lỗ ở
các hộp đi dây để các đường cáp xuyên qua sẽ có các gioăng cao su thích hợp theo BS 1767
hoặc các vòng đệm cách ly

7.15 Các máng kim loại đỡ cáp

7.15.1 Khi các máng đỡ cáp được dùng để đỡ các đường cáp chạy ngang ở trên cao, đó sẽ là các
máng đục lỗ được làm bằng thép mềm dày không ít hơn 1.5mm, được tráng kẽm nhúng nóng
để chống rỉ không ít hơn loại 2 theo BS 4678: Phần 1, tức là cấp bảo vệ trung bình. Trước khi
lắp các đường cáp, các máng đỡ cáp sẽ được Nhà thầu sơn để phù hợp với chất lượng,
cách hoàn thiện và màu sắc của phần công tác sơn xung quanh của công trình. Máng sẽ
được đỡ bằng các sườn của bản sàn, dầm ở các khoảng đều đặn không vượt quá 1.2m và
cách các chỗ bẻ và các chỗ giao nhau 225mm.

7.15.2 Máng đỡ cáp sẽ có các kích thước sau đây:

Chiều rộng Chiều cao tối Chiều dày của


thiểu của thành thép tấm
đứng
100mm 100mm 1.2mm
150mm 100mm 1.2mm
200mm 100mm 1.5mm
300mm 100mm 1.5mm
450mm 100mm 2.0mm
600mm 100mm 2.0mm

7.15.3 Các phần bẻ của máng đỡ cáp sẽ cùng loại vật liệu, chiều dày và cách hoàn thiện như của
phần thân của máng đỡ cáp, và có bán kính trong 50mm và chiều dài thẳng 100mm ở mỗi
đầu.

7.15.4 Không đục lỗ ở phần tròn của tất cả các chỗ uốn có chiều rộng 150mm hoặc 100mm. Các lỗ
đục có thể được phép ở các chỗ uốn có chiều rộng 225mm trở lên, miễn là các lỗ đục được
làm dọc theo đường xuyên qua tâm của đoạn cong của chỗ uốn và tạo thành góc θ với trục
của máng đỡ cáp. Các trị số của θ như sau:

Chiều rộng của máng đỡ cáp Trị số θ

225mm và 300mm 450

450mm và 600mm 300and 600

7.15.5 Các chi tiết chữ T sẽ làm bằng cùng loại vật liệu, chiều dày và cách hoàn thiện như phần thân
chính của máng đỡ cáp, khoảng cách được đo giữa điểm cắt nhau và đầu của chi tiết chữ T
sẽ không ít hơn 100mm.

Liên kết đủ độ bền cơ học để không xảy ra chuyển vị tương đối giữa hai đoạn máng đỡ cáp.

7.15.6 Liên kết giữa các đoạn sát nhau của máng đỡ cáp, chi tiết chữ T hoặc chỗ uốn, sẽ là liên kết
đối đầu và được cố định bằng bu lông và đai ốc đầu nấm theo BS 1491: Phần 1.

UEC – 29.06.2016 80
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.15.7 Máng đỡ cáp chỉ được cắt dọc theo phần kim loại miếng liền, tức là không cắt qua chỗ đục lỗ
của máng đỡ cáp. Toàn bộ các mép ngoài của máng đỡ cáp tráng kẽm sẽ được gia công và
được xử lý bằng sơn tráng kẽm nguội.

7.15.8 Các hạng mục phụ kiện tiêu chuẩn của Nhà sản xuất sẽ được dùng. Việc gia công các phụ
kiện tại công trường sẽ rất hạn chế và chỉ được phép khi được cán bộ giám sát thông qua.

Khi có yêu cầu về các tiết diện đặc biệt, loại vật liệu, độ dày và cách hoàn thiện sẽ được quy
định cho các hạng mục tiêu chuẩn.

7.15.9 Các lỗ cắt ở máng đỡ cáp để đường cáp chạy qua sẽ có các lỗ cáp theo BS 1767. Trường
hợp khác, các lỗ cắt ở máng đỡ cáp có ống lót hoặc lớp lót.

7.15.10 Khoảng thông thủy tối thiểu 20mm được để lại phía sau toàn bộ máng đỡ cáp.

7.15.11 Các đường cáp được gắn trên máng sẽ được lắp sau khi thi công các máng và được đặt
theo các khoảng cách nhau theo quy phạm đường dây IEE để không xảy ra hiện tượng giảm
tải do yếu tố nhóm cáp. Các đường cáp được nhóm trong các mạch và được kẹp riêng ở các
khoảng cách nhau không ít hơn 3m theo chiều dài ngang và 1m theo chiều thẳng đứng, dùng
các thanh nép cáp. Các đường cáp lõi đơn sẽ được cố định với máng đỡ cáp bằng kẹp gỗ
hoặc bằng vật liệu không có chất sắt, được thiết kế đặc biệt cho phù hợp với kích thước của
các đường cáp. Các kẹp được liên kết với máng đỡ cáp bằng bu lông, vòng đệm và đai ốc

7.15.12 Khi máng đỡ cáp được dùng trong môi trường dễ bị rỉ hoặc được lộ ra với thời tiết bên ngoài,
máng đỡ cáp được bọc bằng keo êpoxy. Lớp bọc PVC không được chấp nhận.

7.15.13 Khi máng đỡ cáp được dùng đễ đỡ các đường cáp chạy ngang ở trên cao, đó sẽ là các máng
đục lỗ được làm bằng thép mềm dày không ít hơn 1.6mm, có mép bẻ lên, chúng được tráng
kẽm nhúng nóng theo BS 729 trước khi lắp các đường cáp.

7.15.14 Máng có đủ kích thước để đỡ cáp mà không cần phải bó lại và được cấu tạo để chịu được tải
của cáp mà không gây ra độ võng quá mức của máng. Máng được đục lỗ để dễ liên kết cáp
với máng.

7.15.15 Máng được cố định với tường hoặc kết cấu thép bằng đai ốc và bu lông tráng kẽm có kẽ hở
tối thiểu bằng 25mm giữa kết cấu và máng. Toàn bộ kết cấu thép làm gối đỡ sẽ được tráng
kẽm. Các điểm liên kết sẽ ở các khoảng đều đặn không vượt quá 1.2m và cách các chỗ bẻ
và các chỗ giao nhau 225mm.

7.15.16 Toàn bộ các mối nối ở các đoạn của máng đỡ cáp và các điểm cố định của máng với giá đỡ
sẽ đạt được bằng cách dùng các bulông và đai ốc đầu tròn hoặc đầu hình nấm. Các bulông
và đai ốc sẽ được lắp bằng các bulông về phía máng, không có cáp.

7.15.17 Các đường cáp sẽ được cố định ở máng đỡ cáp bằng các đai đỡ hoặc các kẹp chuyên dụng.
Khi các đai đỡ có chiều dài vượt quá 150mm, sẽ có chi tiết nối trung gian để sao cho khoảng
cách tối đa giữa các đinh vít không vượt quá 150mm.

7.15.18 Khi máng không có lớp bọc đỡ các đường cáp có lớp bọc PVC hoặc các lớp vỏ bọc cách ly
khác, hoặc khi các kẹp có bọc cách ly được sử dụng để cố định các chi tiết kim loại có vỏ bọc
và / hoặc các đường cáp có gia cường thép với các máng không được bọc, cần phải nối đất
cho máng đỡ cáp.

7.16 Ống đi dây bằng nhựa hoặc hộp đi dây bằng nhựa

UEC – 29.06.2016 81
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

7.16.1 Ống đi dây bằng nhựa hoặc hộp đi dây bằng nhựa sẽ chỉ được sử dụng khi được quy định ở
Quy cách kỹ thuật riêng và là loại cứng. Ống đi dây bằng PVC cứng sẽ theo BS EN 61386-
21:2004-A11:2010, chế độ làm việc nặng, chịu tác động loại A. Chi tiết nối và phụ kiện của
ống đi dây sẽ theo BS 4607: 1988, chịu tác động.

7.16.2 Các hộp nối và các hộp làm vỏ cho các phụ kiện điện sẽ được làm bằng vật liệu cách ly và
theo BS 4607: 1982 part 5. Amend.1:1985 & Amend.2:1987. Kích thước của các hộp nhựa có
thể trao đổi lẫn nhau với các hộp thép và theo BS 4568: 1988. Mỗi hộp PVC được đúc liền
khối thành một miếng.

7.16.3 Các đường cáp được bọc cách ly PVC được kéo trong hệ thống ống đi dây hoặc hộp đi dây
để làm dây dẫn bảo vệ mạch (CPC), diện tích tiết diện ngang của chúng sẽ theo quy phạm
đường dây IEE đối với kích thước của dây dẫn điện đang hoạt động lớn nhất được chạy
trong đó.

7.16.4 Các mục có liên quan tới ống đi dây bằng thép sẽ được áp dụng cho việc lắp đặt ống đi dây
bằng nhựa.

7.16.5 Liên kết của ống đi dây bằng nhựa và phụ kiện được làm bằng cách dùng nhựa dán, phải
tuân theo triệt để các yêu cầu của Nhà sản xuất.

7.17 Bịt các lổ ống vào nhà (bao gồm các ống dịch vụ)

7.17.1 Sau khi cáp được lắp đặt, cả hai đầu ống phải được bịt kín bằng bột mastic hay foam giản nở
để chặn côn trùng, gas, nước và lửa cháy lan. Mức chống cháy của vật liệu bịt phải cần thiết
phù hợp với mức chống cháy của kết cấu công trình cục bộ.

7.17.2 ống dự phòng phải được bịt kín bằng bột mastic hay foam giản nở để chặn côn trùng, gas,
nước và lửa cháy lan

7.17.3 Cáp phải được nhận dạng nơi nào mà nó vào và ra khỏi ống và tất cả các nhãn phải hợp lệ
và có thể thấy sau khi hoàn tất việc bịt kín ống

UEC – 29.06.2016 82
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 8 – LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

8.1 Yêu cầu chung

Nhà thầu sẽ cung cấp hệ thống hộp đi dây/ ống đi dây hoàn chỉnh, mạng dây, thiết bị điều
khiển và các phụ kiện để lắp đặt hệ thống chiếu sáng.

8.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

8.3 Dây và ống đi dây

8.3.1 Các đường dây có hộp đi dây/ ống đi dây riêng biệt được cấp cho hệ thống chiếu sáng, theo
các phần sau đây:
- Hệ thống chiếu sáng không thiết yếu;
- Hệ thống chiếu sáng thiết yếu và chiếu sáng sự cố

8.3.2 Trừ phi đã được quy định khác, toàn bộ đường dây để lắp đặt hệ thống chiếu sáng sẽ được
bảo vệ bằng hộp đi dây/ ống đi dây, được lắp theo chi tiết của Quy cách kỹ thuật riêng.

8.3.3 Đối với các đèn treo, các ống đi dây cứng được lắp trên trần, ống đi dây cứng ở trần được bố
trí cho các đèn. Các ống đi dây mềm không được phép sử dụng, còn các ống đi dây treo phải
được nối đất.
8.3.4 Đối với các chi tiết được gắn chìm ở trần có khoảng trống trần lớn hơn 2 m, sẽ có các giá dẫn
hướng và các ống đi dây cứng bằng thép được lắp ở vị trí lớn hơn 1 m bên dưới đáy bản
sàn, khi đó ống đi dây mềm sẽ được dùng để nối với đèn và chiều dài của cáp mềm không
được lớn hơn 1m.
8.3.5 Khi các đèn được lắp ở bề mặt có quy định tạo thành đường liên tục, xuyên qua đường dây
sẽ được phép, miễn là phương pháp dự kiến để lắp đặt, hoàn thiện và liên kết các đèn được
chấp nhận. Nếu các đèn không có đế, thì cần có ống đi dây mạch vòng hoặc hệ thống MIMS
cần được làm cho mỗi đèn. Đường đi dây liên tục sẽ được lắp đúng và trên một đường
thẳng, không có khe hở giữa các đèn cạnh nhau. Nếu việc xuyên qua đường dây được phép,
nó sẽ được cố định để không chạm vào bộ phận điều khiển đèn, và khi không thể thực hiện
điều đó, cần phải dùng dây PVC chịu nhiệt độ cao. Tất cả các lỗ xuyên qua đèn để xuyên qua
đường dây sẽ được lắp ống lót, và một đường dây tiếp đất 2.5 mm2 có lớp cách điện sẽ
được lắp giữa các đèn.

8.3.6 Tiết diện tối thiểu của đường cáp dùng cho hệ thống chiếu sáng là 2.5 mm2.

8.3.7 Đường dây được nối trong hộp liên kết PVC có lớp cách ly, dùng vít đồng để liên kết với các
đèn. Hộp liên kết PVC phải phù hợp với nhiệt độ tại nơi nó được sử dụng.

8.3.8 Đối với các đèn hoạt động với điện áp khác loại 220V, Nhà thầu sẽ cấp biến thế phù hợp theo
Tiêu chuẩn Anh cho mỗi đèn. Đường điện sơ cấp vào của biến thế là 220 V, còn điện áp thứ
cấp ra của biến thế sẽ phù hợp với điện áp hoạt động của đèn.

UEC – 29.06.2016 83
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

8.4 Điều khiển mạch chiếu sáng

8.4.1 Các mạch chiếu sáng được điều khiển bằng công tắc đèn hoặc cảm biến PIR .v.v. như đã
được thể hiện ở bản vẽ.

8.4.2 Trừ phi đã được quy định khác, khi các mạch chiếu sáng không được điều khiển bằng công
tắc đèn, thì sẽ được điều khiển bằng công tắc thời gian. Các mạch chiếu sáng được điều
khiển bằng công tắc thời gian cần phải được Kiến trúc sư/ Kỹ sư thông qua.

8.4.3 Trừ phi đã được quy định khác, khi các công tắc đèn được điều khiển bằng cùng một pha, sẽ
được nhóm lại trong một bảng công tắc đơn, nhưng tối đa chỉ là 3 nhóm.

8.4.4 Các công tắc đèn được điều khiển bằng mạch pha khác nhau hoặc loại pha khác nhau , sẽ
không được phép nhóm lại trong một bảng công tắc đơn.

8.4.5 Toàn bộ các phụ kiện điện sẽ được cấp có đánh dấu mầu để chỉ các pha và tên của mạch.

UEC – 29.06.2016 84
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 9 – HỆ THỐNG ĐIỆN NGUỒN CHO MẠCH CÔNG SUẤT THẤP

9.1 Quy định chung

9.1.1 Việc lắp đặt hệ thống điện nhẹ gồm nguồn cấp thiết yếu và không thiết yếu tới các ổ cắm, các
thiết bị có cầu chì, các bộ phận liên kết, công tắc cực đôi, thiết bị điều khiển và các thiết bị sử
dụng trong nhà tương tự theo thể hiện ở các bản vẽ đấu thầu. Toàn bộ phụ kiện điện tuân
theo các yêu cầu của BS có liên quan và cơ quan chức năng điện địa phương có liên quan,
và sẽ phù hợp để các hộp thép được lắp phẳng hoặc lắp trên bề mặt theo BS 4662: 1979.
Các hộp đi dây / ống đi dây hoàn chỉnh và các đường cáp của nguồn cấp cho hệ thống điện
nhẹ sẽ được Nhà thầu bố trí cho dù nó không được thể hiện đầy đủ ở các bản vẽ.

9.1.2 Tất cả các phụ kiện điện sẽ có đánh dấu màu các pha tương ứng và đánh dấu số mạch dây.

9.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

9.3 Các phụ kiện điện và cách lắp đặt

9.3.1 Các ổ cắm

a) Các ổ cắm là loại 3 cực, 13A hoặc 16A như đã được thể hiện ở bản vẽ. Toàn bộ ổ
cắm sẽ tuân theo các tiêu chuẩn Anh và châu Âu có liên quan, khi được áp dụng.

UEC – 29.06.2016 85
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

b) Trừ phi đã được quy định khác ở các bản vẽ, các ổ cắm sẽ có tấm mặt trước màu
trắng được cách điện. Ổ cắm loại gắn phẳng sẽ có lưới có thể điều chỉnh và các ổ
cắm có hoa văn ở bề mặt sẽ được đặt trong các hộp gang.

c) Trừ phi đã được quy định khác ở các bản vẽ, toàn bộ các ổ cắm được gắn ở cao độ
300mm phía trên cao độ sàn được hoàn thiện ngoại trừ ở các buồng máy bơm. Ổ
cắm ở buồng máy bơm là loại chịu được thời tiết được gắn ở cao độ 1350mm phía
trên cao độ sàn được hoàn thiện.

d) Ở các buồng kỹ thuật, các buồng điện, các hành lang và sảnh công cộng, khu đỗ xe,
các ổ cắm là loại vỏ kim loại hoặc loại vỏ không bị đập vỡ.

e) Toàn bộ các ổ cắm được lắp ở bên ngoài sẽ là loại chịu được thời tiết và theo BS EN
60309: 1992 (BS 4343).

f) Ổ cắm loại chịu được thời tiết sẽ theo BS EN60309: 1992 (BS 4343) có nắp và vòng
giữ nắp hoặc nắp có bắt vít với các vòng đệm cao su. Ổ cắm có mức bảo vệ tối thiểu
IP54 theo BS EN 60529 : 1992 (BS 5490).

g) Loại ổ cắm chống đánh lửa sẽ theo BS EN 60309 : 1992 (BS 4343) và sẽ được điều
khiển bằng công tắc không đánh lửa. Ổ cắm được điều khiển tập trung cùng với phích
cắm có thể tháo ra hoặc lắp vào, trừ phi công tắc điều khiển ở vị trí “ĐÓNG”. Phích
cắm có chốt được bọc và thiết kế của các tiếp điểm chốt sẽ được bảo vệ để chống
hiện tượng tăng độ nóng của điểm hoặc đánh lửa.

h) Ổ cắm có RCD sẽ theo BS 7288 và thích hợp để gắn ở hộp 2 nhóm theo BS 4662 :
1979. Vận hành ngắt tự động sẽ không phụ thuộc vào điện áp nguồn cấp hoặc các
hoạt động tiếp theo của RCD.

9.3.2 Các bộ phận liên kết có cầu chì / các chi tiết đế / các chi tiết liên kết

Các bộ phận liên kết có cầu chì / các chi tiết đế / các chi tiết liên kết có hoặc không có đèn chỉ
báo sẽ có đầu ra và thanh cầu chì theo BS 1362 : 1986 với công suất dòng thích hợp cho các
thiết bị. Các thiết bị này có mặt trước màu trắng được cách điện và được lắp phẳng hoặc có
hoa văn ở bề mặt cùng với các đầu ra mềm. Các thiết bị sẽ theo BS 5733 : 1979. Nút cắm
chỉ được tháo ra bằng cách dùng các dụng cụ đặc biệt.

Các bộ phận liên kết có cầu chì / các chi tiết đế / các chi tiết liên kết bên trong khu vệ sinh /
buồng tắm / bếp được đặt ở các vị trí có thể với tới.

9.3.3 Công tắc cực kép (D.P.)

Toàn bộ công tắc cực kép có đèn chỉ báo và theo BS 3676 : 1986. Đèn chỉ báo là loại đèn
neon có ánh sáng màu đỏ.

9.3.4 Các công tắc của đèn chiếu sáng

a) Các công tắc để điều khiển mạch chiếu sáng sẽ theo BS 3676 : 1986, có công suất
danh định 10A, xoay chiều, trừ phi đã được quy định khác.

b) Các công tắc được gắn phẳng, được bọc cách điện toàn bộ, có cực đơn và có màu
trắng, trừ phi đã được quy định khác. Các công tắc nẹp được hoạt động bằng thanh
trượt sẽ được cung cấp khi được quy định.

c) Các công tắc nhiều nhóm sẽ không chuyển mạch nhiều hơn 1 pha và được lắp vào hệ
thống công tắc lưới, mỗi công tắc được sử dụng cho một khu vực đã được điều khiển.

d) Các công tắc chiếu sáng được lắp ở 1350mm phía trên cao độ sàn hoàn thiện, trừ phi

UEC – 29.06.2016 86
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

được quy định khác.

e) Các công tắc chiếu sáng chịu được thời tiết sẽ được đặt trong các vỏ kín nước theo BS
676 và IP 54 và được lắp ở 1350mm phía trên cao độ sàn hoàn thiện.

9.3.5 Công tắc định giờ

Công tắc định giờ là loại tự khởi động, tự truyền động bằng động cơ đồng bộ. Chúng là loại
nút và được đặt trong vỏ kim loại có nắp có thể tháo bằng nhựa trong.

Công tắc định giờ thích hợp cho việc vận hành với nguồn 220V, dòng danh định là 20A, trừ
phi đã được quy định khác. Công tắc định giờ gồm các phần sau:

a) Lò xo giữ không ít hơn 30 giờ để truyền động cơ cấu trong khi nguồn điện gián đoạn;

b) Một đường truyền cầu chì ống có thể dễ dàng thay thế theo BS 646 hoặc BS 2950,
được ghép vào mạch động cơ;

c) Một thiết bị bỏ qua – ngày để đáp lại không hoạt động của công tắc.

d) Công tắc MỞ-TẮT điều khiển bằng tay để điều khiển dòng mà không ảnh hưởng đến
vận hành thông thường;

e) Một bảng chia 24 giờ có mức MỞ và một mức ĐÓNG ở cực đơn;

9.3.6 Đui chốt chặn


Đui chốt chặn theo BS 5042: 1987, loại T2. Trừ phi đã được quy định khác, đui chốt chặn là
loại BC, vỏ H/O có đầu cực tiếp đất và mạch vòng được gắn ở đế.

9.3.7 Bộ ổ cắm dùng cho dao cạo râu

Bộ ổ cắm dùng cho dao cạo râu có biến thế cách ly được quấn đôi với dòng danh định 20VA
với nguồn 220V. Nó sẽ đáp ứng quy định IEC 742 hoặc BS 3535 : 1990, dùng an toàn ở các
buồng tắm. Biến thế cách ly được bảo vệ chống quá tải bằng cách dùng cầu chì hoặc thiết bị
bảo vệ quá tải. Các đầu cực nối đất của bộ cấp nguồn dao cạo râu được nối với dây dẫn bảo
vệ của mạch cuối cùng tại đó có được nguồn cấp.

9.3.8 Công tắc điều tiết ánh sáng

Công tắc điều tiết ánh sáng theo BS 5518: 1977 có công suất danh định tối thiểu 400W với
nguồn 220 V, có cầu chì bảo vệ.

9.3.9 Các công tắc nút bấm

Các công tắc nút bấm theo BS 4794 có tiếp điểm chuyển mạch và ký hiệu bấm / nhả. Công
tắc dùng ở ngoài nhà là loại chịu được thời tiết.

UEC – 29.06.2016 87
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

9.4 Lắp đặt mạch cuối

9.4.1 Trừ phi đã được quy định khác, toàn bộ đường dây kể cả ống đi dây, hộp nối dây v..v.. sẽ
được giấu kín trong kết cấu công trình, có các đầu ra và hộp nối dây được lắp phẳng với bề
mặt hoàn thiện của công trình. Vòng hoặc vành đai mở rộng loại thích hợp sẽ được bố trí để
lắp mặt trước khi chiều dày hoàn thiện bằng vữa trát lớn hơn 13mm. Chỉ có các vòng mở
rộng có đủ độ sâu mới được dùng. Dưới bất kỳ trường hợp nào, các vòng mở rộng sẽ được
dùng. Các ống đi dây được lắp trên bề mặt sẽ được phép thực hiện ở các buồng kỹ thuật,
buồng đặt động cơ của thang máy và các buồng bảng điện.

9.4.2 Trừ phi được sự cho phép đặc biệt của Kiến trúc sư / Kỹ sư, ống đi dây không được lắp chạy
dài dưới máng đỡ cáp, ống dẫn khí hoặc dọc theo các kết cấu thép v..v..

9.4.3 Đầu cực nối đất của mỗi phụ kiện điện sẽ được nối bằng dây dẫn bảo vệ dòng với đầu cực
nối đất được ghép vào hộp đầu ra của ống đi dây.

9.4.4 Liên kết giữa các thiết bị liên kết có cầu chì và các thiết bị khác sẽ được thực hiện bằng cáp
mềm nhiều lõi hoặc dây dẫn được chạy trong ống đi dây.

Mỗi thiết bị liên kết có lắp cầu chì với các liên kết dây được lắp ở hộp đầu ra được gắn phẳng
ở phía sau của thiết bị mà nó phục vụ.

9.4.5 Các công tắc cực đôi dùng cho các hạng mục liền kề của thiết bị sẽ có đầu ra mềm để nối
cáp ngoại trừ các đầu ra đó là để điều khiển thiết bị liên kết hoặc đầu cấp nguồn. Tấm mặt
trước của công tắc cực đôi sẽ có khắc chữ tiếng anh và tiếng Việt Nam về loại thiết bị sẽ
được phục vụ. Đèn chỉ báo có đèn nêông cùng kháng trở và ánh sáng màu đỏ sẽ được bố trí.

9.5 Thử nghiệm


9.5.1 Kiểm tra tính phân cực

Để đảm bảo rằng toàn bộ cầu chì và thiết bị điều khiển cực đơn chỉ được kết nối với dây dẫn
“có điện”, và dây dẫn đó đã được kết nối đúng với các đầu cực của ổ cắm.

9.5.2 Thử nghiệm về hiệu quả nối đất

Để chứng minh thử nghiệm trở kháng vòng theo quy phạm IEE, xuất bản lần thứ 16.

9.5.3 Thử nghiệm khả năng cách điện

Điện áp thử nghiệm một chiều sẽ được dùng để đo khả năng cách điện của tất cả các thiết bị
hạ thế. Trị số được đo sẽ được ghi chép lại theo quy phạm IEE, xuất bản lần thứ 16.

UEC – 29.06.2016 88
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 10 – CÁC LOẠI ĐÈN

10.1 Quy định chung

10.1.1 Nhà thầu sẽ cung cấp, lắp đặt, thử nghiệm, chạy thử và hiệu chỉnh công việc lắp đặt bộ đèn
hoàn chỉnh theo bảng thống kê đèn / thiết bị chiếu sáng, các bản vẽ và Quy cách kỹ thuật
này.

10.1.2 Nhà thầu sẽ mua và đưa tới công trường, bảo quản, giữ an toàn, mở bao bì, lắp ráp hoàn
chỉnh, kết nối, thử nghiệm và bàn giao các bộ đèn ở điều kiện làm việc tại cuối thời kỳ Hợp
đồng.

10.1.3 Toàn bộ các bộ phận ở cùng loại đèn sẽ do cùng một Nhà sản xuất để đảm bảo khả năng
tương thích của các bộ phận.

10.1.4 Trước khi nhận được Hợp đồng và trước khi mua đèn, Nhà thầu sẽ cung cấp các số liệu và
mẫu của Nhà sản xuất (nếu được yêu cầu) để Kiến trúc sư thông qua.

Toàn bộ các loại đèn và các bộ phận sẽ thích hợp để sử dụng ở nhiệt độ bên ngoài và các
điều kiện bên ngoài, chúng hiện có ở các phần khác nhau của công trình. Nó được giả định
rằng nhiệt độ không khí có thể tăng tới 400C và độ ẩm tương đối tới 100%.

10.1.5 Tất cả các loại đèn đều thích hợp với tần số 50Hz, pha đơn, nguồn điện xoay chiều 220V.

10.1.6 Các loại đèn được thiết kế và chế tạo theo IEC EN 65098 hoặc BS 4533.

Trừ phi được quy định khác, các bộ phận sau đây của đèn được chế tạo theo quy cách kỹ
thuật BS có liên quan.
i) Ballast - B.S. 2818 : 1981 or EN 60920, EN 60921
ii) Cuộn cảm tắc te - BS 2818 : 1981 hoặc EN 60920, EN 60921
Bộ khởi động - BS 3772 : 1975 hoặc EN 60926: 1996
iii) Capacitor - B.S. 4017 : 1979 or EN 60926: 1996

10.1.7 Đối với đèn ngoài nhà, trừ phi đã được quy định khác, cấu tạo của đèn theo CE EN60598
Class 1, CB, IEC 60695, BS 4533 và IP 54 hoặc cao hơn.

10.1.8 Các chi tiết sau đây của đèn sẽ được nộp:

a) Giới thiệu về đèn và các chi tiết kỹ thuật toàn bộ về cấu tạo, kể cả chiều dày của kim
loại tấm, trọng lượng, kích thước, phương pháp lắp đặt, các số liệu quang gồm tỉ lệ
chiếu sáng lên và xuống, diện tích được chiếu sáng, phân loại khu vực cho mỗi đèn
và tổn thất oát ở bộ điều khiển.

b) Các đặc trưng điện hoàn chỉnh của đèn, tên, số oát dòng tổng cộng, hệ số nguồn,
nhiệt độ màu, chỉ số độ sáng v..v..

10.1.9 Các đèn có cùng hình dáng bên ngoài nhưng chiều dài, chiều rộng và số bóng khác nhau sẽ
có cùng Nhà sản xuất.

10.2 Bộ điều khiển

UEC – 29.06.2016 89
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

10.2.1 Toàn bộ cơ cấu điều khiển điện sẽ được ghép trong bộ đèn và có công tắc. Chấn lưu loại
không gây ồn được thiết kế phù hợp với nguồn 220V 5%, một pha, tần số 50 Hz 0.2% và
theo BS 2818, EN 60920. Tụ điện chỉnh hệ số nguồn được lắp để chỉnh hệ số nguồn cho mỗi
đèn không ít hơn 0.95 trễ. Tụ điện làm bằng băng polypropylene có kim loại được quấn theo
hình trụ, có công suất danh định để hoạt động không ít hơn 85°C, được gắn cách ít nhất
75mm so với bất kỳ cuộn cảm nào và được nối song song với cuộn cảm.

10.2.2 Bộ điều khiển và bộ lắp ráp dây sẽ được phun bằng lớp sơn không đông cứng đã được thông
qua để ngăn độ ẩm và nước. Toàn bộ cơ cấu điều khiển, các đèn và phụ kiện có cùng Nhà
sản xuất.

10.2.3 Toàn bộ bộ khởi động cùng với đế của bộ khởi động sẽ là loại kim loại lưỡng tính theo EN
60598, BS 3772 và thích hợp cho các đèn theo BS 1853 hoặc EN 60598-1.

10.2.4 Đế giữ đèn theo IEC EN 60598 hoặc BS 6702 (1986), là loại không bị cháy và không dẫn điện
khi được lắp đặt, đế giữ đèn có thể điều chỉnh để có độ dung sai của chiều dài đèn khi sản
xuất (trong phạm vi quy cách kỹ thuật của Nhà sản xuất).

10.2.5 Một bộ chấn lưu và tụ chỉ được dùng cho một đèn

10.2.6 Chấn lưu cho đèn phóng điện cao áp phải là loại hệ số công suất cao (ít nhất 0.95 trễ). Các
chấn lưu phải được gắn trong đèn hoặc trong hộp thép chụi thời tiết gắn ở mức thấp của cột
thép.

10.3 Các loại đèn huỳnh quang

10.3.1 Các loại đèn đã được môđun hóa, cả 2 loại lắp chìm hoặc lắp trên bề mặt, sẽ theo CE EN
60598, BS 4533 Phần 2, loại 1, IP 20. Các đèn có thiết kế tốt và có hình dáng ưa nhìn. Các
đèn huỳnh quang kiểu ống sẽ theo BS 1853: Phần 1 hoặc BS 1853 : Phần 2, sẽ có các đầu
mũ lưỡng cực và lớp vỏ nhựa được sơn silicon, hoặc được xử lý tương tự để độ ẩm có xuất
hiện trên ống đèn cũng không ngăn cản độ chiếu sáng.

10.3.2 Các đèn được lắp chìm gồm khung riêng biệt, chao đèn, bộ điều khiển và bộ khuyếch tán.
Các khung làm bằng thép tấm trọng lượng nhẹ, chất lượng cao có lớp hoàn thiện màu trắng
phát xạ ánh sáng cao. Kích thước khung phù hợp với kích thước trần treo.

10.3.3 Trừ phi đã được quy định khác, các đèn lắp chìm sẽ có chi tiết hiệu chỉnh trần để phù hợp với
loại trần tại đó đèn được lắp.

10.3.4 Loại đèn được lắp trên bề mặt gồm thân bằng kim loại. Thân bằng kim loại có chứa bộ điều
khiển, và đèn được làm bằng tấm thép có khả năng chịu tải cao, được tráng men trắng cả
bên trong lẫn bên ngoài. Thân kim loại thích hợp với ống đi dây đường kính 20mm được treo
và được gắn trực tiếp lên trần. Các điểm liên kết sẽ giống như đèn được lắp chìm. Một cơ
cấu đẩy có đường kính 20mm được bố trí ở đoạn giữa của đường cáp đàng sau.

10.3.5 Các đèn nhiều ampe sẽ có các bóng đèn được đặt đối xứng theo trục giữa của đèn. Sau khi
được lắp hoàn chỉnh, các đèn sẽ hoạt động trong 3 giờ ở các buồng có nhiệt độ của không
khí bên ngoài là 25°C, nhiệt độ bề mặt của đèn được đo ở đáy giữa của bóng đèn sẽ không
vượt quá 40°C.

10.4 Các đèn chịu thời tiết

10.4.1 Các đèn được phân loại theo yêu cầu tối thiểu của CE EN60598 Class 1, CB, IEC 60695, BS
4544 và IP 54 và thích hợp cho việc sử dụng ở các khu vực 2.

UEC – 29.06.2016 90
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

10.4.2 Các đèn được cung cấp nguyên bộ gồm phần chính, chụp đèn, bộ khuyếch tán, cuộn cảm
của tắc te, bộ khởi động và đế giữ bộ khởi động, tụ điện chỉnh hệ số nguồn, đế giữ đèn, đầu
cực nối đất và các dây bên trong.

10.4.3 Đèn được sản xuất từ thép tấm không rỉ và được hoàn thiện bằng lớp men nung màu trắng.
Đèn có nắp phía trước loại polycarbonate có thể tháo hoặc bộ khuyếch tán acrylic, chúng
được kẹp chặt vào vòng đệm cao su mềm bằng các kẹp nhả nhanh. Các lỗ liên kết được bố
trí ở tấm phía trước có cơ cấu đẩy đường kính 20mm ở mỗi đầu. Các phần gắn và tương tự
sẽ được tráng kẽm và có bulông bằng thép không rỉ. Các đai ốc và bulông điều chỉnh của đèn
sẽ được gắn ở phần trên cao của công trình hoặc các cột sẽ có mũ để ngăn bị rơi ra trong khi
sử dụng. Thiết bị an toàn được bố trí để ngăn cho các loại đèn được lắp ở trên cao không bị
rơi xuống.

10.5 Các đèn chống bụi

Các đèn chống bụi thích hợp với các khu vực có chất ăn mòn hóa học và theo IEC 60598, IP
44, IP 65 hoặc BS 4533, IP 54. Đèn có cấu tạo chống phá hoại và sẽ có bộ khuyếch tán
phẳng.

10.6 Các đèn huỳnh quang chiếu sáng khi có sự cố

10.6.1 Các đèn huỳnh quang chiếu sáng khi có sự cố là loại duy trì có pin cục bộ theo BS 5266 hoặc
EN 60598. Các đèn chiếu sáng sự cố có ắc quy, bộ nạp ắc quy, đảo mạch và thiết bị chuyển
mạch cần thiết. Trừ phi được quy định khác, thời gian hoạt động là 2 giờ khi nguồn điện chính
mất.

10.6.2 Thiết bị điều khiển có nút bấm và đèn chỉ báo được gắn riêng, được thông gió và gồm các bộ
phận và phụ kiện cần thiết được yêu cầu để đảm bảo chế độ làm việc đã được quy định bên
trên. Ắc quy là loại niken - cadimi, được bịt kín hoàn toàn. Các bộ phận của ắc quy kể cả tấm
bịt kín và các ngăn phân chia được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao tới 60 độ C. Các mạch
điều khiển sẽ thích hợp để sử dụng với nguồn 220V 10% và được thiết kế để chiếu sáng
theo cùng cách như các đèn chiếu sáng thông thường

10.6.3 Không phụ thuộc vào tình trạng của công tắc điều khiển khi nguồn cấp gặp sự cố, đèn chiếu
sáng sẽ tự động bật sáng hoặc duy trì chiếu sáng.

10.6.4 Ở điều kiện nguồn cấp bình thường, mạch sẽ giữ bộ nạp. Công tắc mạch sẽ được ghép vào
dòng điều khiển để thực hiện thử nghiệm mạch. Nút bấm thử đèn và chiếu sáng nêông màu
đỏ sẽ được bố trí cho mỗi ắc quy chiếu sáng để chỉ “dòng chính đang hoạt động bình thường”
và “đã hoàn thành quá trình nạp”.

10.6.5 Thiết bị điều khiển được nộp để thông qua trước khi đặt hàng.

10.7 Đèn ống huỳnh quang

Các đèn huỳnh quang kiểu ống sẽ theo EN 60598 hoặc BS 1853. Loại đèn ống màu trắng tiết
kiệm năng lượng loại T5 sẽ được dùng cho toàn bộ công trình, trừ phi đã được quy định
khác.

10.8 Các đèn sáng nóng

Các đèn sáng nóng sẽ theo các BS sau đây khi được áp dụng.

B.S. 161 Đèn vonphram


Đèn điện chiếu sáng chung
Đèn điện

UEC – 29.06.2016 91
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

B.S. 555 Đèn vonphram


Đèn điện hỗn hợp

B.S. 98 Kích thước của đèn trục vít


Nắp chụp và đế giữ đèn

10.9 Các đèn phóng điện cao áp ngoài trời


Các đèn phóng điện cao áp ngoài trời phải được gắn trên cột thép như thể hiện trong bản vẽ
chi tiết điển hình và bộ đèn phải có ít nhất các bô phận sau :

10.9.1 Vỏ và chụp đuôi phải là nhôm đúc khuôn cao áp.

10.9.2 Đúc với hàm lượng đồng thấp

10.9.3 Chóa nhôm cấp cao

10.9.4 Bộ cân chỉnh góc chiếu được đúc sẳn

10.9.5 Đệm cao su silicone

10.9.6 Tấm kín cường lực dầy tối thiểu 5mm che mặt trước

10.9.7 Đuôi đèn có bộ lò xo chốt đèn với bộ đỡ đèn

10.9.8 Nấp che đuôi đèn có thể tháo ra để thay thế đèn
Cột phải được sơn thích hợp như kiến trúc chỉ dẫn

10.10 Nối dây cho đèn

10.10.1Các bộ nối dây là loại chậm cháy, được bọc PVC và hoạt động ở 105°C, 450V, được sắp xếp
gọn gàng bên trong các đèn để ngăn ngừa tình trạng lỏng quá mức và tiếp xúc với cuộn cảm
ứng tắc te. Khi dây chạy qua mép của bất kỳ phần kim loại nào nó sẽ được bảo vệ bằng vòng
đệm, loại đã được thông qua và được bọc cách ly gấp đôi. Toàn bộ đường dây sẽ được giấu
kín. Dùng ống đi dây đường kính 20mm để nối đất.

10.11 Phân phối đèn đến công trường

10.11.1 Đối với các khu vực hạn chế, Nhà thầu đảm bảo rằng diện tích lắp đèn đã sẵn có ở
công trường trước khi chuyển đèn đến, các đèn sẽ được chuyển đến theo cách thức đã
được dự tính phù hợp với tiến độ thi công. Nhà thầu đảm bảo rằng toàn bộ đèn được đưa
tới công trường đều được bảo vệ tốt trong các bao bì kín và thích hợp. Trước khi đưa tới
công trường, Nhà thầu phải kiểm tra khu vực kho và khẳng định với Kiến trúc sư rằng diện
tích kho là đủ và thích hợp để giữ đèn an toàn, không xảy ra phá hỏng đèn.

10.11.2 Nhà thầu chịu trách nhiệm về việc đưa đèn từ khu vực kho tới các tầng trên khi chúng được
yêu cầu.

Nhà thầu cũng chịu trách nhiệm về việc đưa khỏi công trường ngay lập tức các phế thải, bao
gói v..v.. Trong mọi trường hợp các loại vật liệu phế thải có thể cháy không được phép giữ
lại trong công trình.

UEC – 29.06.2016 92
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

10.12 Lắp dựng đèn

10.12.1 Các đèn trang trí được treo bằng bộ giá treo của Nhà sản xuất, chúng gồm dây treo riêng
biệt có ống dẫn mềm được đấu với hộp nối cùng với các dải đầu cực. Nếu bộ giá treo của
Nhà sản xuất không có, Nhà thầu sẽ cung cấp toàn bộ vật liệu / nhân công / chi phí để làm
gối đỡ và dây xích treo loại được thông qua cho các đèn trang trí mà không tính tiền thêm
với Chủ đầu tư.

10.12.2 Các đèn được gắn ở các chiều cao đã được nêu ra ở bảng thống kê đèn hoặc ở các bản vẽ.
Trừ phi đã được chỉ định khác, các chi tiết được gắn ở tường sẽ ở cao độ 2500mm so với
mặt sàn hoàn thiện.

10.12.3 Các đèn huỳnh quang có các đường cáp đến và cố định ở 2 điểm để phù hợp với loại đèn.
Việc bố trí điểm liên kết sẽ phù hợp với cách sử dụng hộp ống dẫn.
10.12.4 Đối với các đèn được lắp ở trần treo, hệ thống cáp hoặc ống dẫn sẽ nối ở các hộp bên trong
tấm trần. Dây nối từ hộp tới đèn, sẽ dùng cả 2 phương pháp sau đây trừ phi đã được quy
định khác.

a. Một nắp chụp có khía ren bên trong với các miếng đệm cáp cho đường dây mềm bên
trong ống dẫn mềm có bọc PVC sẽ được cố định với hộp và dây lõi mềm sẽ chạy từ
nắp chụp tới đèn.

10.12.5 Một vành hình hoa hồng ở trần có ổ cắm và nút kèm theo sẽ được lắp ở hộp và có khả năng
chịu lửa tới 960°C, đường lõi mềm chậm cháy nối với đèn. Các lõi mềm là loại 3 lõi,
1.0mm2, dùng dòng 5A, 1.5mm2 dùng dòng 10A, 2.5mm2 dùng cho dòng 15A. Đường lõi
mềm thứ 3 sẽ được dùng để nối đất và được liên kết chặt với hộp ống dẫn và đèn.

10.12.6 Đối với các đèn được gắn trên bề mặt, hệ thống cáp và ống đi dây sẽ được đấu nối ở hộp
chuẩn BS mà các đèn được lắp vào đó. Liên kết qua ống dẫn sẽ không được chấp nhận cho
đèn được lắp ở bề mặt.

10.12.7 Các loại đèn huỳnh quang treo và đèn công nghiệp được treo bằng các ống dẫn cứng và
dây xích bằng thép không rỉ từ đáy trần tương ứng. Các nắp chụp như vậy sẽ được nối với
các liên kết mềm bằng đồng giữa ổ cắm.

10.12.8 Các chi tiết thép góc loại đã được thông qua sẽ được lắp cho các đèn được treo và được
gắn ở các bề mặt có độ dốc.

10.12.9 Các vòng đệm - ngắt mạch có màu sắc đã được thông qua sẽ được bố trí ở đường kính của
chi tiết hình hoa hồng lắp ở trần hoặc tấm để treo đèn, hoặc đường kính của rãnh , hoặc
chiều rộng của spine ở đèn được gắn trên bề mặt không vượt quá đường kính của thiết bị ở
trần đối với hộp ống dẫn kèm theo tối thiểu là 10mm. Nếu yêu cầu này cần có vòng đệm
ngắt mạch - đối với bất kỳ các đèn, vòng đệm - ngắt mạch sẽ được dùng cho tất cả các đèn
tương tự khác trong cùng phòng hoặc trong cùng diện tích.

10.12.10 Các đèn huỳnh quang được gắn theo dãy liên tục đầu nối với đầu có các chi tiết liên
kết cần thiết cho bộ khuyếch tán hoặc bộ phản quang. Nhà thầu sẽ được thông báo về số
lượng được yêu cầu ở thời điểm đặt hàng để tránh trường hợp chậm trễ. Các thanh mà các
miếng liên kết đặc biệt được nối vào sẽ được lắp phẳng với tường chu vi.

10.12.11 Các đèn ở các buồng điện, buồng kỹ thuật và xưởng được gắn tường, được treo hoặc
được gắn trên trần và được bố trí cho phù hợp với thiết bị, máy móc, ống dẫn, đường ống
và cáp.

10.12.12 Trừ phi đã được quy định khác, các đèn huỳnh quang, được lắp theo hệ thống “lưới”,
sẽ được treo vào trần bằng 2 xích sắt mạ crôm có các thanh truyền hình ovan 20mm. Các
xích sắt được cố định bằng vòng đệm chúng được đặt trong tấm trần.

UEC – 29.06.2016 93
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

10.12.13 Các giá treo kiểu ống gồm nắp chụp và ống đi dây bằng thép được bắt vít có chiều dài
thích hợp để tạo chiều cao treo đèn thích hợp. Đai ốc khóa sẽ được bố trí để chịu toàn bộ
các ống dẫn với đèn.

10.12.14 Nhà thầu sẽ liên hệ với Nhà thầu chính để cắt tấm trần khi lắp loại đèn chìm và lắp đặt
toàn bộ hệ thống đèn.

UEC – 29.06.2016 94
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 11 – HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

11.1 Hệ thống chống sét theo BS 6651

11.1.1 Quy định chung

Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt hệ thống chống sét hoàn chỉnh theo thể hiện ở các bản vẽ.

Trừ phi đã được quy định khác, hệ thống bao gồm mạng cọc thu lôi ngang, ống dẫn xuống,
các đầu cực nối đất, các mối nối thử nghiệm và hố nối đất v..v.. Nó sẽ theo BS 6651 : 1992,
BS 7430 : 1991.

Hố nối đất và đường ống dưới đất PVC đường kính 50mm được Nhà thầu chính cấp.

Điện trở nối đất tổng thể của mỗi hệ thống chống sét riêng biệt không vượt quá 10, không
kể đến bất kỳ việc liên kết với hệ thống kỹ thuật khác.

11.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

11.3 Cọc thu lôi ở mái

Ống dẫn cọc thu lôi trên mái gồm thanh thẳng đứng và thanh ngang hoặc hỗn hợp cả 2, được
kết nối bằng các thanh đồng mạ thiếc của dây dẫn đồng có khả năng dẫn cao được dát mỏng
toàn phần theo BS 1432, có diện tích tiết diện ngang tối thiểu 25 x 3 mm.

Các thanh dải trên mái có móc đai bằng vật liệu không có chất sắt được đặt cách nhau
750mm theo phương ngang. Chi tiết cố định của các dải bằng đồng ở tường phía chu vi
ngoài và mái phẳng được thực hiện theo bản vẽ hoặc phương pháp đã được Kiến trúc sư
thông qua.

Cọc thu lôi dọc theo chu vi bên ngoài của mái được yêu cầu và khoảng cách từ thanh dải tới
mép của mái không lớn hơn 0.1m. Đối với các mái phẳng có diện tích lớn, lưới cọc thu lôi xấp
xỉ 10mx20m được yêu cầu theo quy định của BS 6551 : 1992.

Toàn bộ phần kim loại trên mái của công trình sẽ được kết nối với hệ thống chống sét. Những
phần kim loại này bao gồm nhưng không hạn chế như tay vịn, ống thông gió, dàn ăng ten,
mái kim loại v..v..

11.4 Dây dẫn xuống

a. Dùng băng đồng làm dây dẫn xuống

Nhà thầu sẽ cung cấp dây dẫn xuống liên tục bằng đồng 25mm x 3mm được mạ thiếc,
được chôn trong các cột bêtông hoặc đặt trong ống PVC đường kính 50mm. Dải đồng
được cố định ở các khoảng không vượt quá 1m, khi được cố định ở tường ngoài hoặc

UEC – 29.06.2016 95
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

được chôn trong tường hoặc cột.

Vòng kẹp nối dải đồng / thanh đồng được bố trí để liên kết với điện cực nối đất. Nó
được dùng làm điểm thử nghiệm và được đặt cách mặt đất bên ngoài 450mm.

Những chổ nối ra sẽ được thực hiện tại các mối nối với điện cực nối đất

Dây dẫn xuống được lắp đặt sẽ cách nhau không lớn hơn 10m theo đường chu vi của
công trình cao hơn 20m theo để xuất ở BS 6651: 1992.

b. Dùng thanh thép làm dây dẫn sét xuống

Nếu các thanh thép được quy định làm dây dẫn sét xuống, sẽ dùng thanh thép có
đường kính 16mm trong kết cấu bêtông của công trình làm dây dẫn xuống. Thanh thép
sẽ được Nhà thầu chính lắp đặt ở vị trí theo bản vẽ. Nhà thầu sẽ nối các cọc thu lôi
bằng các thanh kim loại đồng theo chỉ dẫn ở bản vẽ.

Trách nhiệm của Nhà thầu là phải kiểm soát tiến trình lắp đặt của thanh thép trong kết
cấu bêtông để bảo đảm rằng thanh thép liên tục được hàn ở các khoảng thẳng đứng và
nằm ngang đều đặn với phần còn lại của thép kết cấu để tạo thành dây dẫn sét xuống
như đã được yêu cầu ở BS 6651 : 1992. Nhà thầu sẽ nối đất sau khi cột hoặc thép kết
cấu đã được đổ bêtông để đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống có khả năng nối đất như
thiết kế. Thử nghiệm riêng biệt sẽ được thực hiện cho mỗi điểm nối của thanh thép, để
đảm bảo rằng khả năng dẫn điện liên tục được yêu cầu của mỗi dây dẫn sét xuống đã
đạt được .

11.5 Các điện cực nối đất và hố tiếp đất

a. Mỗi điện cực nối đất có đường trở kháng tối thiểu để phóng sét. Nếu trở kháng nối đất
tổng thể vượt quá 10, cần có các điện cực nối đất bổ sung. Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng
việc lắp đặt hệ thống chông sét không bị tác động rỉ quá mức do chất hóa học và do
điện.

b. Các hố nối đất chống sét gồm các điện cực nối đất, được tạo trực tiếp từ dây dẫn sét
xuống. Nhà thầu sẽ có trách nhiệm thử nghiệm các điện cực của hố nối đất và hệ thống
nối đất. Các hố nối đất ở tầng hầm là loại chịu nước. Nhà thầu sẽ cấp ống đồng được
bắt mặt bích 2 đầu hoặc ống đồng ngắn hơn 1.2m ở mỗi hố nối đất chịu nước giữa bản
bêtông và điện cực nối đất. Khoảng không giữa ống đồng và điện cực nối đất sẽ được
bịt kín sau khi lắp đặt.

c. Mỗi điện cực nối đất có vỏ bên trong bằng thép mềm, có ống lồng bằng đồng được kéo
nguội để liên kết. Đường kính tổng thể không ít hơn 16mm và chiều dài tối thiểu là
2.4m, được đóng xuống đất.

d. Hệ thống chống sét sẽ có các điện cực nối đất riêng của nó. Nếu có nhiều hơn 1 điện
cực nối đất, chúng sẽ được kết nối với nhau bên dưới mặt đất để tạo thành hệ thống
nối đất độc nhất.

e. Các ống dẫn được kết nối với nhau sẽ được đặt trong ống PVC đường kính 50mm và
được chôn ở độ sâu tối thiểu 600mm. Liên kết giữa các đầu ra nối đất và điện cực nối
đất sẽ bằng các liên kết cơ học của vật liệu không có chất sắt, không hàn.

f. Nhà thầu sẽ đóng các thanh nối đất và nối các thanh cốt thép của kết cấu công trình với
đất.

g. Hố nối đất của hệ thống chống sét sẽ được Nhà thầu chính cấp. Chi tiết thi công của hố
nối đất sẽ theo bản vẽ. Các đầu cực nối đất chống sét được cách điện với các đầu cực

UEC – 29.06.2016 96
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

nối đất. Toàn bộ công tác đào, lấp của các rãnh để lắp đặt mỗi đầu cực sẽ do Nhà thầu
chính thực hiện. Mặc dầu các hố nối đất được Nhà thầu chính cấp, nhưng Nhà thầu
phải có trách nhiệm liên hệ với Nhà thầu chính trong quá trình thi công hố nối đất.

11.6 Thiết bị bảo vệ quá điện áp

11.6.1 Tất cả thiết bị bảo vệ quá điện áp (SPD) sẽ được kiểm định và phù hợp với IEC 61643-
1:2002, BSEN 62305- 2:2006, BSEN 62305- 4:2006 và các tiêu chuẩn quốc tế khác tương
đương

11.6.2 Tất cả SPD sẽ được thiết kế cho lắp đặt 3 pha tại các vị trí loại LPZ1 và LPZ2 như được xác
định bởi BSEN 62305-4:2006.

11.6.3 Tất cả SPD sẽ được bọc trong vỏ thép chắc chắn phù hợp với UL1449

11.6.4 Tất cả các SPD sẽ cung cấp bảo vệ đầy đủ cho mỗi chế độ tiếp địa: pha đến trung tính, pha
đến đất và trung tính đến đất

11.6.5 Tất cả các phần tử bảo vệ của SPD ở các chế độ (giữa L-E, L-N và N-E) sẽ sử dụng thiết bị
giới hạn điện áp bằng dòng xung cap như Biến trở oxit metal (MOV) để an toàn trong việc tản
năng lượng xuống đất.Triển khai bất kì thiết kế thiết bị bảo vệ áp xuyên qua các thiết bị bảo
vệ quá áp như ống phóng điện không khí ở tất cả các chế độ (L-E hoặc L-N hoặc N-E) sẽ
không được xem xét

11.6.6 Tất cả các SPD sẽ phù hợp với sơ đồ nối đất T-T, TN-C, TN-S và TN-C-S

11.6.7 Tất cả SPD sẽ có đèn LED chỉ thị trạng thái bảo vệ đầy đủ và không bảo vệ

11.6.8 Khả năng chịu dòng xong của tất cả thiết bị bảo vệ quá áp ít nhất là 25kA trên pha và tổng
cộng 100kA tới đất

11.7 Kiểm tra và nghiệm thu

Nhà thầu hệ thống điện sẽ tiến hành kiểm tra đầy đủ tất cả thiết bị và hệ thống nhằm thỏa
mãn yêu cầu kĩ thuật và cung cấp chứng chỉ xác nhận từ đại diện nhà nhà xuất của hệ thống
bảo vệ để đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống bảo vệ được lắp đặt thỏa mãn yêu cầu bảo vệ của
công trình

UEC – 29.06.2016 97
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 12 – HỆ THỐNG NỐI ĐẤT

12.1 Quy định chung

12.1.1 Nhà thầu sẽ cung cấp, lắp đặt hệ thống nối đất hoàn chỉnh. Hệ thống bao gồm mạng nối đất
của đường cấp chính, nối đất của máy phát điện, nối đất của máy tính và nối đất của máy
điện thoại.

12.1.2 Mạng nối đất của mỗi hệ thống nối đất sẽ gồm dây dẫn bảo vệ mạch, dây dẫn nối đẳng thế,
dây dẫn nối bổ sung, dây dẫn nối đất, điện cực nối đất, điện cực thử nghiệm, các chỗ nối thử
nghiệm và bất kỳ các phụ kiện cần thiết khác. Hệ thống sẽ tuân theo Quy phạm BS 7430 và
BS 7671, và Quy phạm lắp đặt điện của IEE xuất bản lần thứ 16.

12.1.3 Dây dẫn nối đất kết nối giữa các điện cực nối đất và các đầu cực nối đất của đường điện
chính làm bằng cáp đồng có tiết diện tối thiểu 70mm2 hoặc như được chỉ định trên bản vẽ.
Các cáp nối đất bằng đồng không được đỡ ở các máng đỡ cáp sẽ được cố định ở bề mặt
gối đỡ ở các khoảng cách không lớn hơn 1.2m bằng các kẹp đồng.

12.1.4 Mạng nối đất sẽ được tạo thành từ các cáp đồng theo BS 1432, với tiết diện ngang không
nhỏ hơn 25x3mm đối với băng đồng hoặc 70mm2 đối với dây đồng trần. Các thanh đồng
bảng sẽ được mạ thiếc cho toàn bộ chiều dài.

12.1.5 Không được phép khoan ở dây dẫn nối đất, trừ trường hợp để nối hoặc làm đầu cực, hoặc
đã được Kiến trúc sư thông qua. Các bề mặt tiếp xúc sẽ được làm sạch trước khi thực hiện
việc liên kết với hệ thống nối đất. Mối nối ở dây dẫn nối đất sẽ có điện trở không vượt quá
điện trở của chiều dài tương đương của dây dẫn.
12.1.6 Nhà thầu sẽ cung cấp nối đẳng thế chính cho toàn bộ đường ống nước chính, các đường
cấp gas, các hộp kỹ thuật của hệ thống ống dẫn khí, các phần kim loại được lộ ra của kết
cấu công trình và hệ thống chống sét theo Quy phạm đường dây IEE và BS 7430. Các phần
kim loại này được nối ở các điểm vào của đầu cực nối đất chính.

12.1.7 Nhà thầu sẽ cung cấp toàn bộ nối đẳng thế bổ sung cần thiết cho tất cả các phần dẫn được
lộ ra có thể tiếp cận đồng thời và các phần dẫn gián tiếp, như chậu rửa, vòi hoa sen, bồn
tắm .v.v. theo Quy phạm đường dây IEE.

12.1.8 Nhà thầu sẽ cung cấp dây dẫn nối giữa đầu cực nối đất chính ở buồng điện hạ thế chính và
đầu cực nối của nguồn cấp điện tại điểm cấp, nếu có. Dây dẫn nối có tiết diện ngang không
ít hơn 38 x 6mm làm bằng dải đồng được mạ thiếc.

12.1.9 Nhà thầu sẽ cung cấp điện cực nối đất cho nối đất của đường cấp chính nối đất của máy
tính .v.v. cho dù các điện cực đó không được thể hiện ở các bản vẽ. Khi hoàn thành việc lắp
đặt điện, trở kháng nối đất của các điện cực đó sẽ được thử nghiệm, kết quả thử nghiệm
được nộp cho Kiến trúc sư để thông qua.

12.1.10 Mỗi hố tiếp đất được bố trí cho mỗi điện cực và do Nhà thầu chính thực hiện.

12.1.11 Các điện cực nối đất phải bằng thép mạ đồng, hoàn tất với đầu và bộ kết nối kiểu khoan , và
kẹp cáp. Số lượng lắp đặt phải đảm bảo trị số điện trở tiếp đất đạt được như yêu cầu.

12.1.12 Mỗi cọc tiếp đất phải được bảo vệ trong hộp chuyên dụng mà có thể tiếp cận để kiểm tra và
bảo dưỡng

12.1.13 Khi cọc tiếp đất đặt trong nhà, hộp bảo vệ nằm dưới sàn kết cấu và có nắp chụi tải cường độ
cao. Nó phải là loại kín nước phù hợp để bảo vệ không bị nước vào. Cọc sẽ xuyên qua ống
đường kính 75mm mà được đúc trong sàn kết cấu. đỉnh ống đường kính 75mm phải được
bịt kín với hợp chất matic không làm cứng và bộ nắp đệm bị kín để bảo vệ không bị nước
vào hố tiếp đất

UEC – 29.06.2016 98
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

12.2 Nối đất cho nguồn điện

12.2.1 Hệ thống nối đất bao gồm cả mạng cápđồng ngang và đứng như đã được thể hiện ở các
bản vẽ. Nhà thầu sẽ nối toàn bộ các bảng điện hạ thế, các bảng điều khiển động cơ, các
bảng phân phối và các phần công tác kim loại kèm theo với hệ thống nối đất.

12.2.2 Đầu cực nối đất của nguồn điện bằng đồng mạ thiếc được bố trí cho mỗi buồng kỹ thuật,
buồng đặt đồng hồ, các hộp kỹ thuật để nối đất bảo vệ mạch cho các thiết bị điện trong các
khu vực. Đầu cực nối đất gồm thanh bằng đồng mạ thiếc có tiết diện ngang không nhỏ hơn
50mm x 6mm. Toàn bộ dây dẫn bảo vệ được nối với đầu cực để có vùng đẳng thế.

12.2.3 Toàn bộ các bảng điện hạ thế, các bảng điều khiển động cơ và các ngăn phân phối chính
đều có thanh nối đất bằng đồng mạ thiếc có tiết diện ngang 50mm x 6mm cho toàn bộ chiều
dài của chúng, tại đó mạng nối đất hạ thế của công trình được nối vào.

12.2.4 Toàn bộ đường cáp có thép sẽ được kết nối với các vòng đệm cáp và các vấu nối đất.

12.2.5 Các bộ phận đầu cắm của thanh cái sẽ được nối đất với dây dẫn nối đất của hộp kỹ thuật
thanh cái, chúng được kết nối trước khi thực hiện các tiếp điểm tuyến. Toàn bộ các hộp nối
đường cáp sẽ có liên kết nối đất giữa các đầu cáp đến và đầu cáp đi.

12.2.6 Số lượng của các hố nối đất được thể hiện ở bản vẽ chỉ có tính chấthiển thị. Nhà thầu phải
bố trí đủ số điện cực nối đất để có trở kháng nối đất thấp cho hệ thống điện hạ thế. Nhà thầu
sẽ liên hệ với công ty cấp điện để có trị số chính xác của trở kháng vòng nối đất của nguồn
điện để đạt được trị số trở kháng nối đất được yêu cầu ở đầu cực nối đất chính và các yêu
cầu nối đất đã được quy định ở Quy phạm trang bị điện. Trừ phi có chỉ định khác, giá trị điện
trở nối đất của hệ thống điện không được vượt quá 4 không kể đến việc kết hợp với các
hệ thống điện khác (chẳng hạn: hệ thống nối đất cho hệ máy tính & hệ thống điện nhẹ) và
không được vượt quá 1 cho hệ thống nối đất kết hợp giữa hệ thống điện hạ thế và hệ
thống điện nhẹ.

12.3 Nối đất cho máy tính

Trừ phi có chỉ định khác, Nhà thầu sẽ cung cấp mạng nối đất riêng biệt cho máy tính, gồm
có các điện cực nối đất cho các máy tính đặt trong phòng máy tính. Dây dẫn nối đất kết nối
giữa các điện cực nối đất và các đầu cực nối đất của thanh nối đất chính cho hệ thống máy
tính sẽ được làm bằng cáp đồng trần có tiết diện tối thiểu 70mm2 hoặc như được chỉ định
trên bản vẽ. Cáp đồng được bọc PVC sẽ được dùng cho việc kết nối đến phòng máy tính
xuyên suốt toàn bộ chiều dài. Nó sẽ có thể kết nối với đầu cực nối đất của nguồn điện ở
phòng tủ điện chính.

12.4 Nối đất cho máy điện thoại

Nhà thầu sẽ cung cấp các đầu cực nối đất cho hệ thống điện thoại ở các buồng MDF.
Phương pháp nối đất và điện trở nối đất sẽ được chấp thuận bởi công ty điện thoại và Kiến
trúc sư.

12.5 Liên kết bảo vệ

12.5.1 Nhà thầu sẽ cung cấp các liên kết đẳng thế chính cho toàn bộ các thiết bị điện, các đường
ống nước chính bằng kim loại, các đường ống gas, các ống dẫn khí, các hộp kỹ thuật và các
phần kim loại được lộ ra của kết cấu công trình theo Quy phạm đường dây IEE xuất bản lần
thứ 16 về lắp đặt điện.

UEC – 29.06.2016 99
Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

12.5.2 Nhà thầu cũng sẽ cung cấp toàn bộ các liên kết bổ sung cần thiết cho tất cả các phần dẫn
điện được lộ ra có thể tiếp cận đồng thời, và các phần dẫn điện gián tiếp như chậu rửa, vòi
hoa sen, bồn tắm, các chớp kim loại, các cửa kim loại, các lưới trần, các khung cửa sổ kim
loại .v.v. theo cách được che khuất và theo Quy phạm đường dây IEE xuất bản lần thứ 16
về lắp đặt điện.

12.5.3 Khi các đường cáp đồng PVC được dùng làm dây dẫn liên kết bổ sung, chúng sẽ có chiều
dài tối thiểu, và được nối với các ống đi dây ngầm cạnh đó hoặc tương tự.

12.5.4 Nhà thầu sẽ nộp mẫu của kẹp nối đất được dùng để liên kết đường ống nước cho Kiến trúc
sư/ Kỹ sư trước khi chế tạo.

12.5.5 Nhà thầu sẽ nộp các ảnh chụp của dây dẫn liên kết ngầm của các đường ống kim loại, các
khung cửa sổ kim loại cho Kiến trúc sư kiểm tra và lưu hồ sơ, khi hoàn thành các liên kết đó.

12.6 Thiết bị và cách bố trí hệ thống nối đất

12.6.1 Trừ phi đã được quy định khác, hệ thống nối đất gồm các điện cực nối đất, các đầu cực nối
đất chính và dây dẫn bảo vệ cùng các phụ kiện cần thiết theo BS.

12.6.2 Các điện cực nối đất là điện cực thanh có lõi bên trong bằng thép mềm, với ống lồng bằng
đồng kéo nguội đường kính 15mm, và chiều dày của ống lồng bằng đồng không nhỏ hơn
0.25mm. Chiều dài không ít hơn 1.2m, có khả năng chịu 6kA cho 1 giây.

12.6.3 Bất kỳ dải đồng nào được lộ ra bên ngoài của công trình sẽ được bảo vệ chống mất cắp và
chống bị phá hoại.

12.6.4 Toàn bộ các điện cực nối đất tạo thành hệ thống nối đất sẽ được kết nối với nhau bằng dải
đồng có tiết diện ngang không nhỏ hơn 25mm x 6mm được đặt trong ống đi dây PVC đường
kính 50mm.

12.6.5 Nhà thầu được khuyến cáo rằng một số bộ phận của công trình được đặt trên móng đá, do
vậy loại vật liệu dẫn điện đặc biệt như bentonite hoặc xi măng có tính dẫn điện được làm
bằng cốt liệu hạt chứa cacbon .v.v. có thể được yêu cầu, nếu không đạt được điện trở nối
đất thỏa đáng. Đường kính của lỗ không nhỏ hơn 75mm. Các loại vật liệu tro bụi hoặc than
cốc vụn không được dùng do tính chất ăn mòn của chúng.

12.6.6 Ở các đầu cực nối đất hoặc các điểm liên kết được lộ ra của hệ thống nối đất sẽ có nhãn cố
định được đánh dấu với các chữ “CHỖ LIÊN KẾT ĐƯỜNG ĐIỆN – KHÔNG THÁO BỎ”
bằng tiếng Anh và tiếng Việt, được gắn với liên kết đầu ra nối đất cuối cùng. Chữ có chiều
cao 5mm, các chi tiết cố định được nộp để Kiến trúc sư thông qua.

12.6.7 Các đầu ra nối đất được kẹp với các điện cực nối đất bằng bu lông kẹp do Nhà sản xuất
điện cực nối đất cung cấp. Phương pháp thi công cho phép tháo để thử nghiệm và đánh dấu
nhiều lần khi cần thiết.

12.6.8 Đối với mỗi điện cực nối đất, cách bố trí kẹp được nằm trong hố nối đất, có các nắp có thể
tháo rời để kiểm tra.

12.6.9 Toàn bộ điện cực nối đất tạo thành hệ thống nối đất sẽ được kết nối với nhau bằng dải đồng
mạ thiếc có lớp bọc PVC.

UEC – 29.06.2016 100


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 13 – YÊU CẦU KỸ THUẬT CUNG CẤP CHO CÁC DỊCH VỤ KHÁC

13.1 Quy định chung

13.1.1 Nhà thầu sẽ lưu ý rằng Quy cách kỹ thuật và các bản vẽ cho đường cáp, ống đi dây, hộp đi
dây, nguồn điện .v.v. được cung cấp và được lắp đặt theo Hợp đồng này để cho các Nhà
thầu khác sử dụng như đã được mô tả dưới đây.

13.1.2 Nhà thầu sẽ liên hệ với Nhà thầu chính và các Nhà thầu khác để đảm bảo rằng các yêu cầu
và các điểm kết nối của họ được cấp đúng hạn theo Quy cách kỹ thuật và các bản vẽ này.

13.1.3 Giả sử hồ sơ thầu không chắc chắn về phạm vi chính xác của công việc có liên quan, Nhà
thầu sẽ liên hệ với Kiến trúc sư trước khi nộp hồ sơ thầu.

13.1.4 Khi ống đi dây rỗng được cấp và được lắp đặt cho các hệ thống kỹ thuật khác, chi tiết kéo
dây cũng sẽ được cấp. Khi có đoạn ngắt xảy ra giữa ống đi dây, thì ống đi dây có khớp nối
và miếng đệm đồng ở đầu, và chi tiết kéo dây cũng sẽ được cấp.

13.2 Hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông gió và sưởi (HVAC)

13.2.1 Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt đường cáp nguồn điện và/ hoặc thanh cái được kết nối ở
bảng điện chính của bảng điều khiển động cơ hoặc bảng khởi động động cơ do Nhà thầu
khác cấp.

13.2.2 Nhà thầu sẽ cấp thiết bị liên kết có cầu chì 13A, công tắc DP và đèn chỉ báo được gắn cạnh
đó (không quá 300mm) cho mỗi bộ giàn quạt lạnh/ các hộp VAV. Liên kết giữa bộ giàn quạt
lạnh/ các hộp VAV và thiết bị liên kết có cầu chì 13A được thực hiện bởi Nhà thầu khác.

13.2.3 Nhà thầu sẽ giành các không gian tiếp cận ở bên trong buồng điện/ ống dẫn điện để lắp hộp
đi dây thẳng đứng và nằm ngang của đường dây điều khiển. Hộp đi dây của đường dây điều
khiển được Nhà thầu cấp sẽ không nhỏ hơn 100mm x 100mm.

13.3 Thang máy

13.3.1 Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt tủ điều khiển thang máy lắp ở buồng đặt máy thang máy
như được thể hiện ở các bản vẽ. Nhà thầu sẽ liên hệ với Nhà thầu thang máy.

13.3.2 Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt hệ thống ống đi dây/ dây dẫn hoàn chỉnh để nối phòng kiểm
soát hệ thống chữa cháy và mỗi buồng đặt máy thang máy. Hộp đi dây có kích thước được
thể hiện ở các bản vẽ hoặc bằng 75mm x 75mm, nếu không được chỉ định.

13.3.3 Ở mỗi buồng đặt máy thang máy, Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt một bảng cầu dao MCB
để chiếu sáng cabin thang máy. Mạch ra của các bảng cầu dao mini sẽ do Nhà thầu thang
máy thực hiện.

13.3.4 Việc thực hiện hệ thống camera quan sát và hệ thống truyền thanh công cộng/ truyền thanh
nội bộ từ cabin thang máy tới phòng kiểm soát hệ thống chữa cháy/ phòng kiểm soát an ninh
sẽ được tiến hành theo Hợp đồng này.

13.4 Thiết bị bếp

UEC – 29.06.2016 101


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

13.4.1 Nhà thầu sẽ cung cấp cầu dao cách điện, các ổ cắm hoặc dụng cụ kết nối cho thiết bị bếp
khi được thể hiện ở các bản vẽ. Nhà thầu khác sẽ thực hiện việc liên kết cuối cùng với thiết
bị bếp.

13.4.2 Đối với mỗi loại thiết bị bếp, khi cầu dao cách điện được bố trí ở cao độ 1500mm phía trên
mặt sàn hoàn thiện, sẽ có một hộp nối được lắp kín có đủ kích thước cho ống đi dây/ ống
dẫn bằng sắt tráng kẽm được đặt ở 300mm phía trên mặt sàn hoàn thiện. Nhà thầu khác sẽ
thực hiện việc liên kết cuối cùng giữa cầu dao cách điện với thiết bị bếp.

13.5 Hệ thống điện thoại/ PABX

13.5.1 Nhà thầu sẽ cung cấp hệ thống ống đi dây/ hộp đi dây độc lập cùng với dây kéo cho đường
cáp điện thoại bởi Công ty điện thoại khi được thể hiện ở các bản vẽ và được quy định dưới
đây.

13.5.2 Việc cung cấp này chủ yếu gồm ống đi dây/ hộp đi dây bắt đầu từ khung phân phối chính
(MDF) và tới mỗi nốt điện thoại như đã được thể hiện ở các bản vẽ.

13.5.3 Thanh ốp bằng gỗ dày 20mm được đặt phía trong của tất cả các hộp đi dây thẳng đứng. Ở
vị trí của điện thoại, khe có vòng đệm cao su được bố trí ở cạnh của hộp đi dây.

13.5.4 Đối với mỗi nốt điện thoại, ống đi dây được kết thúc bằng hộp theo BS 4662 có nắp nhựa
của cùng nhà sản xuất cầu dao và bảng điện.

Toàn bộ các ống đi dây rỗng có đầu kéo dây.

UEC – 29.06.2016 102


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 14 – HỆ THỐNG BÁO CHÁY

( XEM TẬP TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT PHẦN HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY)

UEC – 29.06.2016 103


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 15 – HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CÔNG CỘNG

15.1 Quy định chung

15.1.1 Nhà thầu sẽ cung cấp, lắp đặt, thử nghiệm và chạy thử hệ thống truyền thanh công cộng
được yêu cầu bởi Quy cách kỹ thuật này.

15.1.2 Hệ thống truyền thanh công cộng (hệ thống PA) phát âm thanh và phát lại tin tức phục vụ
công cộng, phát chương trình âm nhạc .v.v. được thực hiện từ trạm trung tâm truyền thanh
công cộng hiện hữu qua các loa được đặt ở các diện tích được phục vụ.

15.1.3 Hệ thống bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn như vậy, các phần sau đây: bộ trộn - bộ tiền
khuyếch đại hiện hữu, bộ khuyếch đạicông suất hiện hữu, microphone hiện hữu, bộ tích hợp
tin nhắn thông báo hiện hữu, bộ khuyếch đại cộng suất mới, bộ phân vùng và lựa chọn loa
phát thanh lắp mới, bộ chơi nhạc FM/CD/DVD, loa phát thanh lắp mới, tủ chứa thiết bị âm
thanh, .v.v. để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh được Kỹ sư thông qua. Tất cả các thiết bị hiện
hữu sẽ được duy trì và thuộc về trách nhiệm quản lý của Chủ Đầu Tư. Và, tất cả chúng sẽ
không thuộc phạm vi của hợp đồng này.

15.1.4 Hệ thống gồm toàn bộ vật liệu cố định, ống đi dây, hộp đi dây, ống dẫn mềm để liên kết với
thiết bị, các đường cáp, các nút phích, rơle .v.v. và mạch điều khiển.

15.1.5 Toàn bộ thiết bị được thiết kế chắc chắn, có thời gian sử dụng lâu dài và hình dáng dễ coi
được Kỹ sư/ Kiến trúc sư thông qua.

15.1.6 Phòng đặt máy có khóa được bố trí cho mỗi hệ thống truyền thanh công cộng để chứa bộ
khuyếch đại, thiết bị điều khiển hạn chế tín hiệu .v.v.

15.1.7 Nhà thầu sẽ bố trí phòng đặt máy có đủ chỗ cho các thiết bị được gắn tường hoặc đứng tự
do.

15.1.8 Toàn bộ thiết bị ngoại trừ các thiết bị cầm tay được liên kết chắc chắn tại vị trí. Các đầu móc
và chi tiết đỡ đủ khả năng chịu tải trọng của thiết bị có hệ số an toàn tối thiểu bằng ba.

15.1.9 Kết nối của các hạng mục khác nhau của thiết bị được thực hiện bằng cơ hoặc bằng điện
bằng các chi tiết nối nhiều cực hoặc các đầu cực.

15.1.10 Nhà thầu sẽ bố trí bảng nhãn hiệu bằng kính trong suốt gồm nhiều lớp có chữ màu sẫm,
được Kỹ sư/ Kiến trúc sư thông qua, để chỉ tên các thiết bị chính. Bảng nhãn hiệu viết bằng
tiếng Anh và tiếng Việt. Mẫu sẽ được nộp để Kỹ sư/ Kiến trúc sư thông qua.

15.1.11 Nhà thầu sẽ nộp mẫu hoặc tài liệu giới thiệu hàng của các hạng mục sau để Kỹ sư thông
qua.
a) Bộ khuyếch đại và các thiết bị phối hợp đi kèm được sử dụng.
b) Hai mẫu dài 1m của mỗi loại cáp được sử dụng
c) Thiết bị điều khiển âm lượng, bộ chọn và loa.

UEC – 29.06.2016 104


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

15.1.12 Nhà thầu sẽ nộp cho Kỹ sư các tính toán thiết kế để chứng minh các thiết bị được chọn đã
phù hợp với Quy cách kỹ thuật.

15.1.13 Trong trường hợp hệ thống đã chọn không thể đáp ứng các yêu cầu đã được quy định dưới
đây do dùng loại thiết bị hoặc đường cáp không đúng cách, Nhà thầu sẽ kiểm tra hệ thống
hoặc thay thế bằng loại thiết bị hoặc đường cáp đúng cách và nộp lại cho Kỹ sư kiểm tra
trước khi lắp đặt. Bất kỳ các chi phí phụ do việc thiết kế lại hoặc thay thế loại thiết bị hoặc
đường cáp kể cả các bộ phận bổ sung sẽ do Nhà thầu chịu và không được tính thêm tiền
với Chủ đầu tư.

15.1.14 Sơ đồ nguyên lý được nêu ở bản vẽ chỉ thể hiện các yêu cầu tối thiểu và chỉ có tính dẫn
hướng. Các thông tin sau cần được nộp cho Kỹ sư trước khi đặt hàng:
a) Chi tiết sơ đồ nguyên lý đi dây:
 Toàn bộ các bộ phận với chỉ báo tham khảo về loại nêu độ khuyếch đại hoặc độ
tổn thất của mỗi bộ phận được thiết kế để hoạt động trong hệ thống.
 Các phần việc thử nghiệm và bảo trì
 Các biện pháp an toàn.
b) Mô tả chi tiết kỹ thuật của mỗi chi tiết của thiết bị kể cả tài liệu kỹ thuật của nhà sản
xuất bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
c) Loại, tên nhà sản xuất và các đặc trưng kỹ thuật của đường cáp và dây phân phối được
sử dụng kể cả tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
d) Chi tiết của mỗi bộ phận được đề xuất ở bộ khuyếch đại và các vị trí khác, các cầu chì
hoặc cơ cấu bảo vệ khác được đề xuất.

15.1.15 Nhà thầu sẽ cấp tờ hướng dẫn trình tự vận hành đơn giản cho hệ thống truyền thanh công
cộng.

Tờ hướng dẫn được gắn tường trong khung gỗ có mặt kính với kích thước phù hợp, được
đặt ở phòng đặt máy.

15.1.16 Hệ thống có tiếp cận một kênh của hệ thống phân phối âm thanh.

15.1.17 Toàn bộ thiết bị và vật liệu của cùng hệ thống được cấp bởi chỉ một nhà sản xuất để đảm
bảo tính đồng nhất của các tiêu chuẩn và công tác hoàn thiện.

15.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

15.2.1 Bộ quản lý hệ thống được điều khiển bởi bộ vi xử lý (VX-2000)

Bộ quản lý hệ thống là bộ kết nối theo dạng module để phân phối tín hiệu, điều khiển và giám sát.
Ma trận âm thanh dùng để truyền tuần tự 4 tín hiệu âm độc lập khác nhau, và một tín hiệu âm
cho giám sát. 8 khe cho các module đầu vào khác nhau của các nguồn âm thanh khác nhau như
mic từ xa, đầu phát CD, đài radio, v.v…16 đầu vào điều khiển và 16 đầu ra điều khiển.

UEC – 29.06.2016 105


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Chức năng giám sát đáp ứng tiêu chuẩn BS 5839 PHẦN 8.

Giám sát hoạt động của CPU bằng đồng hồ thời gian thực.

Giám sát các đường tín hiệu chính trong và ngoài của âm thanh.

Đăng ký và hiển thị của tất cả các lỗi trong vòng 100 giây.

Ghi lại tất cả các hoạt động và các lỗi xuất hiện trong log book bao gồm 2000 truy cập cho việc
phân tích lỗi và quá trình xây dựng lại quy trình xử lý của hệ thống.

Hai khe để cắm bộ nhớ ngoài cho việc phát thông báo cảnh báo và thông báo sơ tán cho các
vùng độc lập nhau.

Giám sát lỗi của đoạn ghi âm và bộ nhớ của đoạn ghi âm.

Âm thanh của mỗi đầu vào và đầu ra có thể được điều chỉnh. Ngoại trừ Mic từ xa.,Âm thanh của
tất cả đầu vào và đầu ra được lựa chọn để điều khiển bởi hệ thống Mic từ xa hoặc các đầu vào
điều khiển.

Cổng RS232C để giao tiếp với PC.

Phần mềm PC hoạt động dưới nền tảng Windows™ với giao diện đồ họa để cấu hình hệ thống,
kiểm tra hệ thống và ghi lịch sử hoạt động ra file logbook.

Tự động phân biệt các thành phần cấu thành nên hệ thống.

Xử lý tự động điều khiển theo thời gian được lập trình trong ngày, tuần và ngày nghỉ lễ (bộ điều
khiển thời gian).

Dễ dàng cập nhật phần mềm hệ thống mà không phải thay EPROMs.

Màn hình hiển thị LED để hiển thị nguồn cấp và lỗi.

Kết nối với loa ngoài để giám sát.

Có khả năng thông báo kiểm tra thích ứng với chuẩn BS 5839 PHẦN 8 từ Trung tâm kiểm tra Kỹ
thuật của Đức TÜV.

Nguồn cấp: 24 VDC (20~40 VDC)

Kích thước: 19”, 3 U

Hãng sản xuất: TOA

Model: VX-2000

15.2.2 Khung gắn thiết bị giám sát (VX-2000SF)

Khung gắn thiết bị giám sát có chức năng giám sát các bộ khuếch đại nguồn, tự động chuyển
qua chế độ ngủ đông và giám sát các mạch của loa. 10 khe để cắm module giám sát đường ra
của loa, module đầu vào và đầu ra điều khiển. Kết nối với bộ quản lý hệ thống qua RJ45 với
khoảng cách lên đến 800 m. Giám sát tất cả đường âm thanh và tín hiệu điều khiển. Dễ dàng cập
nhật phần mềm hệ thống mà không cần thay EPROMs để tránh tháo rời toàn bộ thiết bị từ tủ

UEC – 29.06.2016 106


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

rack.

Màn hình hiển thị LED để hiển thị nguồn cấp và lỗi.

Tần số đáp ứng: 20 – 20,000 Hz

Nguồn cấp: 24 VDC (20~40 VDC)

Kích thước: 19”, 3 U

Hãng sản xuất: TOA

Model: VX-2000SF

15.2.3 Module giám sát bộ khuếch đại và đường âm (VX-200SZ/SP)

Module giám sát có chức năng giám sát sự gián đoạn khi ngắn mạch hoặc nối đất. Quá trình đó
sẽ không bị ngắt quãng trong khi phát nhạc nền, âm thanh thông báo và báo động để đảm bảo
việc phát hiện lỗi trong vòng 100 giây phù hợp với chuẩn BS 5839 PHẦN 8.

Đường tín hiệu âm thanh sẽ tắt trong trường hợp ngắn mạch.

Nguồn cấp: Cấp từ khung gắn thiết bị giám sát

Dòng tiêu thụ: Dưới 100mA

Nối khuếch đại nguồn: Đầu nối cái RJ45 để nối với bộ khuếch đại nguồn.

Dây cáp đôi xoắn thẳng (tiêu chuẩn TIA/EIA-568A)

Đường giám sát: Đầu nối xoắn ốc

Thích hợp với loại cáp: AWG24 – AWG16

Điều khiển chiết áp ngoài: Đầu nối xoắn ốc, rơle, đầu ra tiếp xúc không điện áp, loại
truyền, với điện áp: 30V DC, 250VAC, Dòng tiếp xúc: dưới 7A(DC), dưới 7A (AC)

Thích hợp với loại cáp: AWG24 – AWG16

Đầu ra loa: Đầu nối xoắn ốc

Thích hợp với loại cáp: AWG24 – AWG16

Đầu vào khuếch đại nguồn: Đầu nối xoắn ốc để kết nối với bộ khuếch đại nguồn.

Thích hợp với loại cáp: AWG24 – AWG16

Hệ thống phát hiện lỗi: Ngắn mạch, hở mạch (phương pháp phát hiện âm thanh thử), lỗi nối đất

Thiết bị: Bảng điều khiển: làm bằng thép

Kích thước: 30.5 (W) x 132.6 (H) x 290.3 (D)mm

Trọng lượng: 240g

Phụ kiện: Bảng bắt ốc x 1

UEC – 29.06.2016 107


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Hãng sản xuất: TOA

Model: VX-200SP

15.2.4 Module đầu vào Microphone điều khiển từ xa (VX-200XR)

Module đầu vào microphone điều khiển từ xa có thể kết nối lên đến 8 bộ microphone từ xa hoặc
4 microphone từ xa khẩn cấp qua dây nối RJ45. Đường dây kết nối sẽ được giám sát đầy đủ.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: Lấy từ bộ quản lý hệ thống

Dòng tiêu thụ: Dưới 17mA

Đầu vào kết nối: Đầu cắm cái RJ45 loại cáp xoắn đôi ( tiêu chuẩn TIA/EIA-568A)

Vật liệu: Bảng điều khiển: nhôm, đường mảnh

Kích thước: 35 (W) x 78 (H) x 88 (D)mm

Trọng lượng: 70g

Phụ kiện: Ốc vặn x 2

Hãng sản xuất: TOA

Model: VX-200XR

15.2.5 Bộ phát nhạc nền CD/MP3/USB (CD-2011R)

Bộ phát nhạc nền dùng để phát nhạc trong tòa nhà, hoặc phát sóng FM được tích hợp bên trong
thiết bị.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: 220-240 V AC, 50/60 Hz

Công suất tiêu thụ: 15 W

Tần số phản hồi của CD: 20 – 20,000 Hz

Tần số nhận của sóng FM: 87.5 – 108 MHz (50 bước)

Đầu vào âm thanh: Đầu nối ăngten FM 75 ohm, không cân bằng

Cổng USB để cắm thẻ nhớ (hỗ trợ lên đến 32 GB)

Khe cắm card SD/MMC (hộ trợ lên đến 32 GB)

Đầu ra âm thanh: Đầu ra dạng RCA cho kênh FM L và R, đầu ra âm thanh RCA cho

CD kênh L và R, đầu ra RCA cho Ưu Tiên kênh L và R.

Số lượng kênh nhớ: 30 kênh FM

Đèn hiển thị: CD player: LED, Tuner FM: LED

Nhiệt độ hoạt động: 0° đến +40°C

UEC – 29.06.2016 108


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Kích thước: 482 (W) x 44 (H) x 250 (D) mm

Trọng lượng: 3.6 kg

Hãng sản xuất: TOA

Model: CD-2011R

15.2.6 Module ngõ vào đường AUX(U-03R)

Module ngõ vào đường AUX dùng để làm đầu vào cho bộ phát nhạc nền BGM.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: 24 V DC

Dòng tiêu thụ: Dưới 8 mA

Độ nhạy đầu vào: 100 – 3,600 mV (Có thể điều chỉnh)

Lọc thông thấp (100 Hz): -5 đến -15 dB

Lọc thông cao (10 kHz): -7 đến -13 dB

Đầu ra nhiễu: dưới 10 µV

Nhiễu: dưới 0.05%

Tần số phản hồi: 20 Hz – 20 kHz

Cổng đầu vào: giắc cắm RCA

Cổng đầu ra: đầu cắm cạnh card 6P

Kích thước: 35 (W) x 78 (H) x 88 (D) mm

Trọng lượng: 50g

Hãng sản xuất: TOA

Model: U-03R

15.2.7 Bo mạch lưu trữ bản tin thông báo (EV-200M)

Là bo mạch lưu bản tin thông báo ghi sẵn có thể phát lại theo thời gian lập trình trước.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: 24 V DC, 0.2 A

Công suất tiêu thụ: 5W

Đầu ra: 0 dB*

Tần số phản hồi: 20 – 20,000 Hz (tại tần số lấy mẫu 44.1 kHz)

20 – 14,000 Hz (tại tần số lấy mẫu 32 kHz)

Độ nhiễu: dưới 0.3% (44.1 kHz, phương pháp ghi: cực cao)

UEC – 29.06.2016 109


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Chế độ quay lại: quay lại theo nguồn âm đơn

Số chương trình quay lại: 8

Nhiệt độ hoạt động: 0° đến +50°C

Độ ẩm: dưới 90%

Kích thước: 120 (W) x 18.6 (H) x 121 (D) mm

Trọng lượng: 120g

Hãng sản xuất: TOA

Model: EV-200M

15.2.8 Khuếch đại nguồn 4 Kênh x 60W (VP-2064)

Bộ khuếch đại nguồn có 4 kênh x 60W đầu ra 100V. Bộ khuếch đại nguồn bao gồm bảo vệ ngắn
mạch, hở mạch và quá nhiệt. Bộ khuếch đại nguồn được làm mát với cơ chế hơi khí thẳng góc
sử dụng các quạt điều khiển nhiệt độ. Đầu ra của loa được nối qua các bảng đấu nối.

Nguồn cấp: 28V DC (khoảng hoạt động: 20 – 40V DC)

Bảng đấu nối M4, khoảng cách giữa các phiến: 12mm

Dòng tiêu thụ: 4.8A theo tổng

Công suất ra: 4x 60W

Điện áp ra/trở kháng: 100V/167Ω, 70V/83Ω, 50V/41Ω

(có thể chọn bằng việc thay đổi dây bên trong)

Số kênh: 4

Đầu vào: Được xác định bởi module đầu vào

Số khe module: 4, module được sử dụng:

Đầu ra: Đầu ra bộ khuếch đại nguồn (đường ra loa): bảng đấu nối M3.5, Khoảng
cách giữa các barriers: 8.8mm

Tần số đáp ứng: 40 – 16,000 Hz

Nhiễu: <1%

Tỉ số S/N: > 80 dB

Chỉ thị bảng điều khiển: Chỉ thị nguồn cấp cho 4 kênh,LED hai màu chỉ thị quá nhiệt:
màu LED vàng.

Nhiệt độ hoạt động: 0° đến +40°C

Vỏ: Bảng điều khiển: mặt làm bằng thép, màu đen, 30% độ bóng, sơn

UEC – 29.06.2016 110


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Kích thước: 482 (W) x 88.4 (H) x 340.5 (D) mm

Chiều cao chorack 19": 2 U

Trọng lượng: 11.2 kg

Phụ kiện: Ốc bắt vào tủ rack x 4, vòng đệm x 4

Hãng sản xuất: TOA

Model: VP-2064

15.2.9 Bộ khuếch đại nguồn 2kênh x 120W (VP-2122)

Bộ khuếch đại nguồn 2x 120W với đầu ra 100V. Bộ khuếch đại nguồn có chế độ bảo vệ ngắn
mạch, hở mạch và quá nhiệt. Bộ khuếch đại nguồn được làm mát theo cơ chế hơi ẩm vuông góc
sử dụng các quạt điều khiển nhiệt độ. Đầu ra loa được nối qua các phiến đấu nối.

Nguồn cấp: 28V DC (khoảng hoạt động: 20 – 40V DC)

Phiến đấu nối M4, khoảng cách giữa cácbarriers: 12mm

Dòng tiêu thụ: 4.8A theo tổng

Công suất đầu ra: 2x 120W

Điện áp ra/trở kháng: 100V/83Ω, 70V/41Ω, 50V/21Ω (bằng cách thay đổi dây bên trong)

Số kênh: 2

Đầu vào: Được xác định bởi module đầu vào

Số lượng khe cắm module: 2, module được sử dụng:

Đầu ra: Đầu ra khuếch đại nguồn (đường ra loa): phiến đấu M3.5, khoảng cách
giữa các barriers: 8.8mm

Tần số đáp ứng: 40 – 16,000 Hz

Nhiễu: <1%

Tỷ số S/N: > 80 dB

Chỉ thị bảng điều khiển: Chỉ thị nguồn của kênh: 2 kênh,LED 2 màu

Chỉ thị quá nhiệt: LED màu vàng

Nhiệt độ hoạt động: 0° đến +40°C

Vỏ: Bảng điều khiển: Mặt bằng thép, màu đen, độ bóng 30%, sơn

Kích thước: 482 (W) x 88.4 (H) x 340.5 (D) mm

Chiều cao cho rack 19": 2U

Trọng lượng: 9.1 kg

Phụ kiện: Ốc vít gắn Rackx 4, vòng đệm x 4

UEC – 29.06.2016 111


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Hãng sản xuất: TOA

Loại: VP-2122

15.2.10 Bộ khuếch đại nguồn 1 Kênh x 240W (VP-2241)

Bộ khuếch đại nguồn 1 kênh x 240W đầu ra 100V. Bộ khuếch đại nguồn có chế độ bảo vệ ngắn
mạch, hở mạch và quá nhiệt. Bộ khuếch đại nguồn được làm mát theo cơ chế hơi ẩm vuông góc
sử dụng các quạt điều khiển nhiệt độ. Đầu ra loa được nối qua các phiến đấu nối.

Nguồn cấp: 28V DC (khoảng hoạt động: 20 – 40V DC)

Phiến đấu M4, khoảng cách giữa các barriers: 12mm

Dòng tiêu thụ: 4.8A theo tổng

Nguồn ra: 240W

Điện áp ra/Trở kháng: 100V/41Ω, 70V/21Ω, 50V/10Ω

(Được lựa chọn bởi thay đổi dây bên trong)

Số kênh: 1

Đầu vào: Được xác định bởi module đầu vào

Số khe module: 1, module được sử dụng:

Đầu ra: Đầu ra khuếch đại nguồn (đường ra loa): phiến đấu M3.5, khoảng cách
gữa các barriers: 8.8mm

Tần số đáp ứng: 40 – 16,000 Hz

Nhiễu: <1%

Tỷ số : > 80 dB

Chỉ thị bảng điều khiển: Chỉ thị nguồn của kênh: 1 kênh, LED hai màu, chỉ thị quá
nhiệt: LED màu vàng.

Nhiệt độ hoạt động: 0° đến +40°C

Vỏ: Bảng điều khiển: mặt bằng thép, màu đen, độ bóng 30%, sơn

Kích thước: 482 (W) x 88.4 (H) x 340.5 (D) mm

Chiều cao cho Rack 19": 2U

Trọng lượng: 8.1 kg

Phụ kiện: Ốc bắt Rack x 4, vòng đệm x 4

Hãng sản xuất: TOA

Loại: VP-2241

15.2.11 Bộ khuếch đại nguồn 1 Kênh x 420W (VP-2421)

Bộ khuếch đại nguồn 1 kênh x 420W đầu ra 100V. Bộ khuếch đại nguồn có chế độ bảo vệ ngắn

UEC – 29.06.2016 112


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

mạch, hở mạch và quá nhiệt. Bộ khuếch đại nguồn được làm mát theo cơ chế hơi ẩm vuông góc
sử dụng các quạt điều khiển nhiệt độ. Đầu ra loa được nối qua các phiến đấu nối.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: 28V DC (khoảng hoạt động: 20 – 40V DC)

Phiến đấu M4, khoảng cách giữa các barriers: 12mm

Dòng tiêu thụ: 7.6A (EN60065)

Nguồn ra: 420W

Điện áp ra/Trở kháng: 100V/24Ω, 70V/12Ω, 50V/6Ω

(Được lựa chọn bởi thay đổi dây bên trong)

Số kênh: 1

Đầu vào: Được xác định bởi module đầu vào

Số khe module: 1, module được sử dụng:

Đầu ra: Đầu ra khuếch đại nguồn (đường ra loa): phiến đấu M3.5, khoảng cách
gữa các barriers: 8.8mm

Tần số đáp ứng: 40 – 16,000 Hz

Nhiễu: <1%

Tỷ số S/N : > 80 dB

Chỉ thị bảng điều khiển: Chỉ thị nguồn của kênh: 1 kênh, LED hai màu, chỉ thị quá
nhiệt: LED màu vàng.

Nhiệt độ hoạt động: 0° đến +40°C

Vỏ: Bảng điều khiển: mặt bằng thép, màu đen, độ bóng 30%, sơn

Kích thước: 482 (W) x 88.4 (H) x 340.5 (D) mm

Chiều cao cho Rack 19": 2U

Trọng lượng: 9.5 kg

Phụ kiện: Ốc bắt Rack x 4, vòng đệm x 4

Hãng sản xuất: TOA

Loại: VP-2421

15.2.12 Module ngõ vào cho tăng âm(VP-200VX)

Module ngõ vào cho tăng âm được sử dụng để làm ngõ vào cho các tăng âm hệ thống.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: Lấy từ bộ tăng âm

UEC – 29.06.2016 113


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Dòng tiêu thụ: Dưới 30 mA

Đầu vào kết nối: Đầu cắm cái RJ45 loại cáp xoắn đôi ( tiêu chuẩn TIA/EIA-568A)

Vật liệu: Bảng điều khiển: nhôm, đường mảnh

Kích thước: 88 (W) x 25.8 (H) x 53.2 (D) mm

Trọng lượng: 50g

Hãng sản xuất: TOA

Model: VP-200VX

15.2.13 Bộ phân phối nguồn và nạp pin (VX-3000DS)

Bộ phân phối nguồn tự động chuyển từ chế độ nguồn AC sang nguồn pin trong trường hợp
nguồn AC bị hỏng. Bộ phân phối có cơ chế điều khiển dòng nạp pin phụ thuộc nguồn nhiệt. Bộ
phân phối có nút kiểm tra dung lượng của pin. Là loại gắn tủ rack có kích thước 3U, với bộ nạp
nguồn, nguồn cấp công tắc đôi.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: 220-230V AC, 50/60Hz

Công suất tiêu thụ: 2800W tối đa (với đầu ra nạp nguồn)

650W tối đa, 350W cho mỗi nguồn cấp (EN60065)

Phương pháp nạp: Nạp nhỏ giọt

Điện áp ra nạp: 27.3V ±0.3V (at 25°C)

Hệ số điều chỉnh nhiệt độ: – 40mV/°C

Đầu ra nguồn DC: 8 x 31 V (19-33 V) 25 A tối đa cho mỗi nguồn, phiến đấu M4, khoảng cách
giữa các barrier: 11 mm

3 x 31 V (19-33 V) 5 A tối đa cho mỗi nguồn, khối đấu tách rời (3 x 2


chân)

1 x 24 V (16-25 V) 0.3 A tối đa, khối đấu tách rời (1 x 2 chân)

Đầu nối điều khiển: Đầu nối cái RJ45

Cáp xoắn đôi thẳng (tiêu chuẩn TIA/EIA-568A)

Loại tín hiệu điều khiển: Kiểm tra pin, trạng thái nguồn AC/DC, lỗi mạch
nạp, và lỗi pin

Kết nối pin: 1 cặp đấu đầu âm và đầu dương

Thích hợp với loại cáp: AWG 6 – AWG 1/0

Nhiệt độ hoạt động: 0° đến +40°C

Vỏ: Bảng điều khiển: mặt bằng thép, màu đen, độ bóng 30%, sơn

UEC – 29.06.2016 114


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Kích thước: 482 (W) x 132.6 (H) x 400.5 (D)mm

Trọng lượng: 11.8kg

Phụ kiện: Ốc bắt rack x 4, vòng đệm x4, cầu chì cắt (40A) x 3, cầu
chì(T3.15A L) x 1, cáp nguồn x 1

Hãng sản xuất: TOA

Model: VX-3000DS

15.2.14 Bộ microphone thống báo từ xa (RM-200X)

Bộ microphone thông báo từ xa có 1 microphone cổ ngỗng và 15 bộ khóa có thể lập trình được.
Mỗi khóa có vỏ bọc bản lề an toàn. Microphone có thể được mở rộng lên đến 105 khóa. Bộ
microphone có hộp được giám sát đầy đủ.

Microphone cũng có thêm màn hình hiển thị nguồn cấp, lỗi chung và báo khẩn. Ngoài ra cũng có
thêm loa được cài đặt để giám sát đầu ra khuếch đại và giai điệu trước và sau thông báo được
phát. Nó cũng giám sát các đường điều khiển và âm thành và bộ tiền khuếch đại tương thích với
tiêu chuẩn BS 5839 PHẦN 8.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Nguồn cấp: 24V DC (khoảng hoạt động: 16 – 40V DC), cung cấp từ đầu nối RJ45
hoặc giắc vào của nguồn cấp(loại vô cực)

Đầu cắm nguồn vào có thể sử dụng: đường kính ngoài 5.5mm, đường
kính trong 2.1mm, và dài 9.5mm.

Dòng tiêu thụ: Dưới 200mA (độc lập), 750mA

(với 9 bộ mở rộng được kết nối)

Đầu ra âm: 0dB, 600Ω, cân bằng, đầu kết nối RJ45

Microphone cổ ngỗng: Microphone tụ điện đơn hướng

Đầu vào microphone ngoài: –40dB*, 2.2kΩ, không cân bằng, giắc mini, nguồn phantom

Nhiễu: Dưới 1%

Đáp ứng tần số: 100 – 20,000Hz

Tỷ số S/N: Trên 60dB

Công suất loa trong: 200mW

Điều chỉnh âm lượng: Điều khiển âm lượng microphone, giám sát điều khiển âm lượng

Số lượng khóa chức năng: 15, có thể mở rộng lên 105 (với 9 bộ mở rộng được kết nối)

Số lượng thiết bị kết nối: 8

Giao tiếp hệ thống: LONWORKS™giao thức truyền dùng cặp dây xoắn đôi

UEC – 29.06.2016 115


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Kết nối: Cáp 5 STP, đầu cắm xoắn ốc

Khoảng cách giao tiếp: 500m (giao thức tự do)

Vỏ: vỏ nhựa ABS, màu xanh xám (PANTONE 538 hoặc tương ứng)

Kích thước: 190 (W) x 76.5 (H) x 215 (D)mm

(chưa bao gồm cổ ngỗng)

Trọng lượng: 850g

Hãng sản xuất: TOA

Model: RM-200X

15.2.15 Bộ mở rộng cho Microphone thông báo từ xa (RM-210)

Bộ mở rộng cho microphone thông báo từ xa cùng thiết kế với bộ microphone với 10 nút nhấn và
20 đèn LED cho việc hiển thị thông báo bận và kích hoạt. Dễ dàng xóa bỏ các nút nhấn nhạy với
nhãn dán mỏng cho các nút hiển thị. Tất cả các phần liên quan đến cơ và điện đều dễ dàng thực
hiện việc kết nối với bộ microphone thông báo từ xa.

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị:

Dòng tiêu thụ: 75mA tối đa.

Kết nối: Kết nối bằng cáp được chỉ định sẵn

Số lượng nút chức năng: 10

Vỏ: Nhựa ABS, xanh xám (PANTONE 538 hoặc tương đương)

Kích thước: 110 (W) x 76.5 (H) x 215 (D)mm

Trọng lượng: 350g

Phụ kiện: Cáp mở rộng x 1, Giá nối A x 2, Giá nối B x 1, Ốc vít cho giá nối x 12

Hãng sản xuất: TOA

Model: RM-210

15.2.16 Loa gắn trần 6W

Loa gắn trần có các đặc tính kỹ thuật sau:


Công suất: 6W
Trở kháng: 100 V line: 1.7 kΩ (6 W), 3.3 kΩ (3 W), 10 kΩ (1 W)
Trờ kháng đầu vào dễ dàng thay đổi bởi chọn đầu ra của biến
áp
Cường độ âm thanh: 90 dB
Đáp tuyến tần số: 65 – 18,000 Hz
Kiểu gắn trần: Spring clamp
Kích thước: ø192 x 72(S) mm
Thành phần: Nhựa PP, lưới phủ SECO

UEC – 29.06.2016 116


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

15.2.17 Loa gắn trần 3W

Loa gắn trần có các đặc tính kỹ thuật sau:


Công suất: 3W
Trở kháng: 100 V line: 1.7 kΩ (6 W), 3.3 kΩ (3 W), 10 kΩ (1 W)
Trờ kháng đầu vào dễ dàng thay đổi bởi chọn đầu ra của biến
áp
Cường độ âm thanh: 90 dB
Đáp tuyến tần số: 100 – 18,000 Hz
Kích thước: ø168 x 77(S) mm
Kiểu gắn trần: Spring clamp
Thành phần: Nhựa PP, lưới phủ SECO

15.2.18 Loa treo tường 6W

Loa hộp là kiểu loa gắn nối. Loa treo tường có các đặc tính kỹ thuật sau:
Công suất: 6W
Trở kháng: 100 V line: 1.7 kΩ (6 W), 13.3 kΩ (3 W), 10 kΩ (1 W)
Trờ kháng đầu vào dễ dàng thay đổi bởi chọn đầu ra của biến
áp
Cường độ âm thanh: 90 dB
Đáp tuyến tần số: 120 – 18,000 Hz
Thành phần: Nhựa HIPS, màng loa làm bằng lưới thép
Đi dây: Đi dây trong tường, đi dây nổi, hoặc nối bắc cầu với các loa
khác
Cài đặt: Được trang bị với một cơ chế khóa, ngăn chặng các loại bị
tách ra
dễ dàng sau khi cài đặt
15.2.19 Loa nén 10W
Loa nén là loa cho âm thanh chất lượng cao rõ ràng, liền khối phù hợp cho việc thông báo chung.
Thành phần loa được phủ sơn tĩnh điện, và khung thép không rỉ và đinh vít đảm bảo khẳ năng
chống thấm nước của Loa.
Loa nén có các đặc trưng sau:
Cường độ âm thanh (SPL) :110 dB/wm
Đầu vào :70V và 100V
Trở kháng :1kΩ đến 10kΩ.
Công suất loa :10W
Đáp tuyến tần số :315Hz to 12.5KHz
Tiêu chuẩn chống bụi &nước :IP65 rating
Kích thước :172 (W) x 161 (H) x 188 (D) mm
Trọng lượng :1.2 kg

15.3 Tủ đặt thiết bị

UEC – 29.06.2016 117


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

15.3.1 Tủ đặt máy được làm bằng thép tấm chống rỉ dày 1.3mm và được hoàn thiện bằng lớp sơn
có màu sắc đã được Kiến trúc sư quy định.

15.3.2 Tủ đặt máy có kích thước tương thích và đủ độ bền và độ cứng để chứa giá đỡ và thiết bị.

15.3.3 Tủ có cửa trước có bản lề ở cả bên trái và bên phải.

Tủ có tay cầm và khóa. Nó có các góc gắn bảng có thể điều chỉnh cho bảng lắp ở bất kỳ
khoảng cách nào từ phía trước.

15.3.4 Bố trí thông gió tốt và dễ tiếp cận từ bên ngoài để bảo dưỡng đường cáp nối.

15.3.5 Tủ đặt máy có các giá đỡ bảng điều khiển.

15.3.6 Tủ đặt máy được đặt ở vị trí (đã được Kỹ sư đồng ý) để không cản trở hoạt động của nhân
viên, dễ tiếp cận để vận hành và bảo trì.

15.4 Cáp

15.4.1 Đường cáp cho ống phóng thanh là cặp dây dẫn bằng đồng được mạ thiếc được bện, mềm,
bọc PVC. Màu của lớp vỏ là màu trắng hoặc ghi nhạt.Cáp cho hệ thống thông báo khẩn
phải là cáp chống cháy

15.4.2 Đường cáp cho ống phóng thanh sẽ đáp ứng các đặc trưng vận hành tối thiểu sau:
a. Tối thiểu 16 dảnh cáp cho một dây dẫn.
b. Đường kính dảnh cáp không nhỏ hơn 0.15mm.
c. Đường kính ngoài danh định không lớn hơn 50mm.
d. Điện dung không nhiều hơn 110 pf/m.
e. Điện trở một chiều của dây dẫn trong không nhiều hơn 36/km ở 200C.
f. Chiều dày lớp cách điện không ít hơn 0.25mm.
g. Nhiệt độ hoạt động từ -200C tới 600C.

15.4.3 Đường cáp loa là cặp dây dẫn bằng đồng được mạ thiếc được bện, mềm, bọc PVC. Đối với
dây ở bề mặt, đường cáp loa là cặp dây song song; đối với dây ở trong ống dẫn, đường cáp
loa là cặp dây được bện.

15.4.4 Đường cáp loa sẽ đáp ứng các đặc trưng vận hành tối thiểu sau:
a. Tối thiểu 19 dảnh cáp cho một dây dẫn.
b. Đường kính dảnh cáp không nhỏ hơn 0.21mm.
c. Đường kính ngoài danh định không lớn hơn 8.0mm.
d. Chiều dày lớp cách điện không ít hơn 0.5mm.
e. Nhiệt độ hoạt động từ -200C tới 600C

15.4.5 Đường cáp cấp điện là loại bọc cách điện PVC, không bọc giáp, có dây dẫn bằng đồng
không nhỏ hơn 2.5mm2 theo BS 6004 và BS 6346 và có lớp vỏ bảo vệ chung PVC.

UEC – 29.06.2016 118


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

15.4.6 Đường cáp chạy trong ống dẫn riêng cho các mạch của ống phóng thanh (dưới mức
20dBm), các mạch mức tuyến (tới + 30dBm), các mạch loa (trên 30 dBm) và các mạch điện.
Toàn bộ các ống dẫn khác được đặt cách ống dẫn nguồn điện một khoảng cách không nhỏ
hơn 50mm. Ống dẫn nguồn điện được tiếp đất với hệ thống điện. Ống phóng thanh và tuyến
600 được cách điện với ống dẫn và các nguồn khác cho toàn bộ chiều dài ống dẫn. Ống
phóng thanh và tuyến 600 được kết nối điện và cơ với hộp thu và được tiếp đất điện với
điểm nối đất của hệ thống nghe. Các dây trong ống dẫn không được nối chập đầu.

15.4.7 Vỏ tuyến ống phóng thanh được nối đất chỉ ở khung của ống phóng thanh. Các vỏ khác chỉ
được nối đất ở máy khuyếch đại nguồn hoặc đầu ra của thiết bị điều khiển. Lớp vỏ phải
được giữ liên tục ở các điểm nối. Toàn bộ thiết bị âm thanh được nối với điểm chung ở giá
đỡ bên trong. Điểm này được nối với mặt đất của công trình.

15.4.8 Tất cả các đường âm thanh kể cả đường loa, đường ống phóng thanh sẽ thả nổi đối với đất.
Các phía của các đường âm thanh được nối đất. Nếu thiết bị có đầu vào và đầu ra được kết
thúc riêng, nó có máy biến thế để tạo điều kiện thả nổi.

15.4.9 Làm câm tiếng của ống phóng thanh là thiết bị đầu ra ngắn mạch của ống phóng thanh,
không phải bằng cách hở mạch. Công tắc ngắt hoặc công tắc truyền ở đường tuyến hoặc
đường loa là loại hai cực, ngắt đồng thời cả hai phía của tuyến. Các đầu ra của máy
khuyếch đại nguồn sẽ không được kết nối. Các đường loa đi ra khỏi ngăn đặt máy sẽ được
nối thông qua đầu cực băng chắn.

15.4.10 Đường cáp nhiều lõi được kết thúc ở đầu cực được cố định. Khi dùng khối đầu cực cáp,
chúng phải có kích thước thích hợp để nối với dây dẫn.

15.4.11 Toàn bộ các dây và đường cáp được ký hiệu ở mỗi đầu và điểm liên kết bằng vật đánh dấu
loại lâu dài.

15.4.12 Các ống dẫn thẳng đứng được nối với ống phóng thanh hoặc bộ khuyếch đại sẽ được chôn
trong tường. Các ống dẫn chạy bên trong trần là loại gắn trên bề mặt. Các đường dây lắp
trên bề mặt bị lộ ra có thể nhìn thấy sẽ không được chấp nhận.

Các chi tiết nối và phụ kiện

15.4.13 Toàn bộ các chi tiết nối cho các bảng ở tường, bộ trộn, ống phóng thanh .v.v. là loại XLR.

15.4.14 Mỗi loa trong nhà được kết nối thông qua 3 đầu 2A và ổ cắm theo BS 546 để dễ tháo loa.
Các phích cắm và ổ cắm sản xuất tại địa phương của thiết bị tiêu chuẩn cũng được chấp
nhận. Nhà thầu sẽ có trách nhiệm về gắn đúng cách tấm đế ổ cắm vào hộp điều chỉnh. Các
loa ngoài nhà được cắm bằng phích cắm và ổ cắm loại chịu được thời tiết có mũ và vòng
giữ mũ.

15.4.15 Hộp kim loại tấm có nắp bằng thép không rỉ để chứa ổ cắm lỗ trong hoặc lỗ ngoài XLR và
đèn chỉ báo LED. Đèn LED là loại “vít cắm vào” để dễ thay thế.

UEC – 29.06.2016 119


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 16 – HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN NINH HÌNH ẢNH

16.1 Quy định chung

16.1.1 Nhà thầu sẽ cung cấp, lắp đặt, thử nghiệm và chạy thử hệ thống an ninh được yêu cầu bởi
Quy cách kỹ thuật này.

16.1.2 Hệ thống giám sát an ninh CCTV sẽ dựa trên hệ thống camera kỹ thuật IP và được kết nối
tới trung tâm điều khiển và hệ thống lưu trữ đặt tại nhà bảo vệ.

16.1.3 Hệ thống bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn như vậy, các phần sau đây: trung tâm giám
sát và lưu trữ dữ liệu an ninh hiện hữu, bàn phím điều khiển camera, các camera hiện hữu
và lắp mới, v.v. để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh được Kỹ sư thông qua. Tất cả các thiết bị
hiện hữu sẽ được duy trì và thuộc về trách nhiệm quản lý của Chủ Đầu Tư. Và, tất cả chúng
sẽ không thuộc phạm vi của hợp đồng này.

16.1.4 Hệ thống gồm toàn bộ vật liệu cố định, ống đi dây, hộp đi dây, ống dẫn mềm để liên kết với
thiết bị, các đường cáp, các nút phích, rơle .v.v. và mạch điều khiển.

16.1.5 Toàn bộ thiết bị được thiết kế chắc chắn, có thời gian sử dụng lâu dài và hình dáng dễ coi
được Kỹ sư/ Kiến trúc sư thông qua.

16.1.6 Nhà thầu sẽ bố trí phòng đặt máy có đủ chỗ cho các thiết bị được gắn tường hoặc đứng tự
do.

16.1.7 Nhà thầu sẽ bố trí bảng nhãn hiệu bằng kính trong suốt gồm nhiều lớp có chữ màu sẫm,
được Kỹ sư/ Kiến trúc sư thông qua, để chỉ tên các thiết bị chính. Bảng nhãn hiệu viết bằng
tiếng Anh và tiếng Việt. Mẫu sẽ được nộp để Kỹ sư/ Kiến trúc sư thông qua.

16.1.8 Trong trường hợp hệ thống đã chọn không thể đáp ứng các yêu cầu đã được quy định dưới
đây do dùng loại thiết bị hoặc đường cáp không đúng cách, Nhà thầu sẽ kiểm tra hệ thống
hoặc thay thế bằng loại thiết bị hoặc đường cáp đúng cách và nộp lại cho Kỹ sư kiểm tra
trước khi lắp đặt. Bất kỳ các chi phí phụ do việc thiết kế lại hoặc thay thế loại thiết bị hoặc
đường cáp kể cả các bộ phận bổ sung sẽ do Nhà thầu chịu và không được tính thêm tiền
với Chủ đầu tư.

16.1.9 Toàn bộ thiết bị và vật liệu của cùng hệ thống được cấp bởi chỉ một nhà sản xuất để đảm
bảo tính đồng nhất của các tiêu chuẩn và công tác hoàn thiện.

16.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

16.3 IP Cameras
Camera loại IP

16.3.1 Camera quay/quét:

Hãng sản xuất: Honeywell

UEC – 29.06.2016 120


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Xuất xứ: Trung Quốc


Thông số kỹ thuật:
Cảm biến hình ảnh: 1/3” 3 Megapixel progressive scan CMOS
Zoom quang học: 20X
Zoom số: OFF / ON (X2 ~ X12)
Độ phân giải: 1920x1080
Độ ồn: Lớn hơn 50dB
Độ sáng nhỏ nhất: IR LED ON - 0 Lux
IR LED OFF -
Color: 0.15 Lux, F1.35 (50 IRE AGC ON)
B/W: 0.01 Lux, F1.35 (50 IRE AGC ON)
Tiêu cự: 4.45~89mm
Góc nhìn: H: Appr. 55.56° (Wide) to 3/10° (Tele)
V: Appr. 43.32° (Wide) to 2.34° (Tele)
Chế độ bắt ảnh: Tự động/bằng tay
Cân bằng sáng: ATW / AWC / INDOOR / OUTDOOR / Manual
Iris Control: Auto / Manual
Điều khiển AGC: LOW, MIDDLE, HIGH
Bù sáng: OFF/BLC/HLC
Digital Slow Shutter: Sens-up (X2-48)
Noise Reduction: Super 2+3D-NR, OFF, Low, Middle, High
Cảm biến chuyển động: ON/OFF ( có khả năng lập trình theo khu vực)
Chế độ ban ngày/đêm: Tự động
Góc quay dọc: 360o
Góc quay ngang: 0-90o
Tốc độ chạy: 0.1o~150o/giây
Độ chính xác: 0.1o
Chế độ hình ảnh chính: 1080P (1920x1080), 720P (1280 x 720), Q1080P (960 x
544)
Chế độ hình ảnh thứ 2: 720P (1280 x 720), D1 (720 x 576), VGA (640 x 480),
Q720P (640 x 360), CIF (352 x 288), QVGA (320
x 240), QCIF (176 x 144)
Frame Rate: 1fps-25/30fps
Bit Rate: 16~8000kbps
Chuẩn nén hình ảnh: H.264 baseline, main, high profile / MJPEG dual stream
Hỗ trợ giao thức: ONVIF Profile S
Nhiệt độ hoạt động : -22oF đến 140oF (-30oC đến 60oC )
Độ ẩm hoạt động; 10% đến 90% RH, trong điều kiện không ngưng tụ
Cấp độ bảo vệ: IP66, IK10

UEC – 29.06.2016 121


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

16.3.2 Camera bán cầu ống kính cố định:

Hãng sản xuất: Honeywell


Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Cảm biến hình ảnh: 1/3” 3 Megapixel progressive scan CMOS
Điểm ảnh hiệu dụng: 2304 (H) x 1296 (V)
Độ phân giải: 3MP (2304x1296), 1080p (1920x1080), 720p (1280x720),
D1 (704x480), CIF (352x240)
Ống kính: 2.8 mm
Kiểu ống kính: tự động lấy nét/zoom
Góc nhìn ngang: 920
Màn trập điện tử: Tự động / Bằng tay 1/3 ~ 1/30000s
Độ nhạy sáng: 0.045 Lux, F2.1 (Color) ; 0 Lux (IR LEDs on)
Khoảng cách hồng ngoại: lên tới 30m (100ft)
Day/Night: Tự động (ICR)/Màu/BW
Bù sáng: BLC/HLC/DWDR
Cân bằng trắng: Tự động / Bằng tay
Điều khiển độ lợi: Tự động / Bằng tay
Giảm tiếng ồn: 3D
Chuẩn nén : H.264 (Main/High/Baseline Profile) / MJPEG
Khả năng tương thích: ONVIF Profile S, Profile G
Số lượng người truy cập: 20 users
Giao diện: RJ-45 (10/100Base-T)
Giao thức: IPv4/IPv6, HTTP, HTTPS, TCP/IP, UDP, UpnP, ICMP,
IGMP, RTSP, RTP, SMTP, NTP, DHCP, DNS, PPPoE,
DDNS, IP Filter, QoS, 802.1X
Chỉ số chống bụi, ẩm: IP66
Nguồn cấp: PoE (802.3af), 12V DC
Công suất tiêu thụ: tối đa 3.7W khi bật hồng ngoại

16.3.3 Camera thân

Hãng sản xuất: Honeywell


Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Cảm biến hình ảnh: 1/3” 3 Megapixel progressive scan CMOS
Điểm ảnh hiệu dụng: 2304 (H) x 1296 (V)
Độ phân giải: 3M (2304x1296), 1080p (1920x1080),
720p (1280x720), D1 (704x480), CIF (352x240)

UEC – 29.06.2016 122


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Ống kính: 2,7-12mm


Kiểu ống kính: tự động lấy nét/zoom
Độ nhạy sáng: 0.1 Lux, F1.4 (Color) ; 0 Lux (IR LEDs on)
Bù sáng: BLC/HLC/DWDR
Cân bằng trắng: Tự động / Bằng tay
Điều khiển độ lợi: Tự động / Bằng tay
Giảm tiếng ồn: 3D
Chuẩn nén: H.264 (Main/High/Baseline Profile) / MJPEG
Khả năng tương thích: ONVIF Profile S, Profile G
Số lượng người truy cập: 20 users
Giao thức: IPv4/IPv6, HTTP, HTTPS, TCP/IP, UDP, UpnP,
ICMP, IGMP, RTSP, RTP, SMTP, NTP, DHCP, DNS,
PPPoE, DDNS, IP Filter, QoS, 802.1X
Góc nhìn ngang: 28o – 86o
Khoảng cách hồng ngoại: 30m
Khe cắm thẻ nhớ: microSD (128GB)
Chỉ số chống bụi, ẩm: IP66
Nguồn cấp: PoE (802.3af), 12V DC
Công suất tiêu thụ: tối đa 8.5W khi bật hồng ngoại

16.3.4 Camera 360 độ

Hãng sản xuất: Honeywell


Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Cảm biến hình ảnh: 1 / 2.8 "Sony ExmorTM 3 Mega-pixel
Điểm ảnh hiệu dụng: 1536 x 1536 pixel
Ống kính: FOV = 180 +/- 5 ° (D / H / V), F = 2.0, f = 1.25mm
Góc nhìn: 360 độ
Cường độa ánh sáng nhỏ nhất: 0.5 Lux @ F2.0 / B / W: 0.1 Lux @ F.2.0
ICR: TDN, Cơ học
Video Encoder: H.264 và MJPEG đồng thời
Video Profie H.264: 1536 x 1536/1280 x 1280/768 x 768/384 x 384
MJPEG: 1536 x 1536/1280 x 1280/768 x 768/384 x 384
H.264 profie cao, profie chính và cơ bản
Thiết lập Profile: Mỗi profile video có thiết lập tốc độ độc lập CBR / VBR /
EVBR / GOP / khung hình
Tốc độ khung hình: lên đến 22 fps ở mọi độ phân giải
Độ phân giải chính: 1536 x 1536/1280 x 1280/768 x 768/384 x 384
Độ phân giải thứ 2: 1536 x 1536/1280 x 1280/768 x 768/384 x 384

UEC – 29.06.2016 123


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Khu vực quan tâm: tối đa 2 ROI có thể chỉnh sửa


Kiểm soát Iris: tự động / cố định / bằng tay / ngoài trời
chế độ bằng tay: 1/30 ~ 1 / 27.500 giây
Thiết lập hình ảnh: AE, AWB, giảm nhiễu 3D, Digital WDR, màu, độ sáng,
độ sắc nét, độ tương phản,Flip, văn bản,overlay,
Streaming: Cấu hình đồng thời nhiều luồng, streaming qua UDP, TCP,
HTTP, HTTPS hay, M-JPEG, streaming qua HTTP (server
push), tỷ lệ khung hình Điều khiển và băng thông, liên tục

tốc độ bit thay đổi (H.264), khu vực quan tâm (ROI), Areras
yêu thích (AOI)
Giao diện người dùng: 1O–Xem hình ảnh theo 1 mốc ban đầu
1P - Xem toàn cảnh 1P
1R - Xem theo khu vực
2P - Xem toàn cảnh 2P
1O3R –Xem Một mốc và ba khu vực
4R –Xem 4 khu vực
1P2R - Một Panoramic và hai khu vực
1P3R - Một Panoramic và ba khu vực
4R PRO - Bốn khu vực hiển thị tương tác xem thay đổi bất
kỳ
Audio Encoder RTSP: 64kbps G.711, G.726 32kbps, AAC (tùy chọn, theo yêu
cầu)
Audio Streaming: một chiều hoặc
Hỗ trợ các giao thức: IPv4, IPv6, TCP, UDP, HTTP, HTTPS, SMTP, FTP, NTP,
DNS, DDNS, DHCP, dips, ARP, Bonjour,UPnP, RTSP,
RTP, RTCP, IGMP, PPPoE, Samba, ICMP, SNMP, QoS
(Differv)
Mật khẩu bảo vệ: địa chỉ IP fitering, HTTPS truyền dữ liệu mã hóa, người
dùng truy cập đăng nhập
Người sử dụng: 8 người đã sử dụng đồng thời
Mạng: Ethernet 10/100 / 1000M tự động đàm phán
Gio diện tương thích: ONVIF, mở API để tích hợp các phần mềm, SDK
Tổ chức sự kiện: phát hiện phát hiện chuyển động thông minh, đầu vào kỹ
thuật số, phát hiện âm thanh, máy ảnh giả mạo
Phát hiện chuyển động: 10 khu phát hiện chuyển động video với các tùy chọn bao
gồm hoặc loại trừ
Âm thanh phát hiện: âm thanh mức 0-100
Sự kiện tải lên: kích hoạt tập tin qua FTP hoặc email, tập tin tải lên thông

UEC – 29.06.2016 124


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

qua Samba để NAS, Notifiation qua email, HTTP, vàTCP,


kích hoạt
Hỗ trợ Hệ điều hành: Windows® XP, Windows Vista®, Windows 7, Windows 8
Trình duyệt: Internet Explorer 6.0 trở lên, Firefox ® 2.0 hoặc mới hơn,
Safari®, Google Chrome ™
Video Player: VLC, Quick Time, Real Player, Core Chơi
Nguồn: 12VDC adapter; PoE IEEE 802.3af Class 3
Kết nối: RJ-45 10Base-T / 100Base-TX / 1000Base-T, giắc nguồn
12VDC, đầu vào 1 báo động và 1 đầu ra,RS485, Audio ra,
MIC đầu vào bên ngoài, Video out, Default thiết lập lại, thẻ
MSD (tối đa 32g)
Đèn LED chỉ thị: đèn LED xanh và màu cam
Chuẩn bảo vệ: IP66, IK10
Nhiệt độ hoạt động: -10 ° C đến 50 ° C
Độ ẩm hoạt động: 10% đến 90% (không ngưng tụ)
Chứng nhận: CE, FCC

16.3.5 Đầu ghi hình 32 kênh

Hãng sản xuất: Honeywell


Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Hệ điều hành: LINUX
Bộ vi xử lý: Bộ vi xử lý dual-core hiệu năng cao
Tuân thủ: ONVIF profile S
Ngõ vào video: 32 kênh @ D1 / 16 kênh @ 720P / 8 kênh @ 1080P
/ 4 kênh @ 3M
Ngõ ra video: 1 HDMI (1920 x 1080, 1280 x 1024), 1 VGA (1920 x 1080,
1280 x 1024), 1 BNC (800 x 600)
Tiêu chuẩn video: H.264, MJPEG
Chuẩn nén hình ảnh: H.264, MJPEG
Quay video: 32 kênh @ D1 / 16 kênh @ 720P / 8 kênh @ 1080P
/ 4 kênh 3M thời gian thực
Chế độ hiển thị màn hình: hiển thị 1/4/6/8/9/16/32-kênh
Đầu vào âm thanh: Audio input witch video streams
Hỗ trợ phát hiện chuyển động
Tổ chức sự kiện, báo động: Ghi âm, PTZ cài đặt trước, báo, Buzzer, Screen thủ thuật,
Email
Đầu vào báo động: 16-ch đầu vào báo động (bảng điều khiển phía sau), 32-ch
đầu vào báo động (camera IP)

UEC – 29.06.2016 125


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Đầu ra báo động: 4 đầu ra


Ổ cứng HDD: trao đổi nóng, 8 SATA HDD, lên đến 32TB; 2 eSATA lên
đến 64TB
Sao lưu: thiết bị lưu trữ USB, internet
Quản lý HDD: HDD hạn ngạch, báo lỗi
Chế độ ghi âm: Manual, Schedule, Motion trigger phát hiện và báo động
kích hoạt
Chức năng tìm kiếm: Ngày / giờ, tổ chức sự kiện (Alarm, Motion phát hiện), tìm
kiếm chính xác (thứ hai), Log liên kết
Phát lại: 1/4 kênh phát lại đồng thời (Forward / Reverse, phát
nhanh, chậm phát lại, Freeze, toàn màn hình, Shuffle, chọn
Backup). Lên đến 4 kênh tức thì Playback cho thời gian
30s.
Zoom kỹ thuật số: Zoom kỹ thuật số trong live view và phát lại
Giao thức: HTTP / HTTPS, TCP / IP, RTSP, UDP, NTP, DHCP, IP
Điều khiển từ xa: Monitor, PTZ control, Playback, cấu hình, tập tin tải về,
đăng nhập thông tin, nâng cấp firmware
Hỗ trợ người dùng: 32 người dùng đồng thời
Giao diện kết nối: 2-RJ45 port (10/100/1000)
Giao diện USB: 3 cổng USB 2.0
01 Cổng RS-232
01 Cổng RS-485 cho điều khiển PTZ
Độ ẩm tương đối: 20% - 80%
Nhiệt độ hoạt động: -10oC ~ 55oC
Lắp đặt: Để bàn hoặc Rack mounting

16.3.6 Bàn điều khiển PTZ

Hãng sản xuất: Honeywell


Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Tốc độ truyền: 1200, 4800, 9600, 19200, 57600

RS232: 50 '(15.2m)
Phạm vi kết nối: RS422: 4000 '(1219m)

LAN: 328 '(100m)


Cần điều khiển: điều khiển3-trục tỉ lệ

Bàn phím: laser với đèn nền màu xanh


Hai chế độ: DVR / NVR kiểm soát
Cảm ứng con lăn:
VideoBloX: lựa chọn máy ảnh

UEC – 29.06.2016 126


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

0-9, Clr, Ent, Cam, Mon, MUX, thiết bị,


Chuẩn phím:
báo, Seq, Đăng nhập
Các phím chức năng Xem, Tour, PTZ Call, Alt, Undo, Set, Iris,
camera: (2) focus, Mona, MonB

Rec / Stop, Play Fwd, chơi Rev, Review,


DVR / NVR phím: Tìm kiếm, Touch Pad và Ring cho FF,
REW, Bước FWD, REV
MAX Mode: (18) F1-9, F10 + F1-9
Các phím chức năng:
VideoBloX: (20) F1-10, Alt + F1-F10

STN, hình ảnh tích cực, 122 x 32 Dots,


LCD:
Blue trắng đèn nền

Điện áp đầu vào: 110-240 VAC (50 hoặc 60 Hz)

Điện áp hoạt động: 12 VDC hoặc POE (48 VDC, loại 3)


Công suất tiêu thụ: 1 A @ 12 VDC (12 W)

16 "x 4.1" x 8.5 "(W x D x H)


Kích thước:
(408 mm x 105 mm x 215 mm)

Tổng trọng lượng: 7 lbs (3.2 kg)


Chuẩn bảo vệ: ABS + PC (mát màu xám)

Kết nối LAN: RJ45 với POE


Cổng kết nối COM 1 và 2: 20% đến 80%, không ngưng tụ

USB: Loại A, phiên bản 1


Chứng nhận:

FCC: CFR 47 Part 15 Class B


CE: Class B (EN 61000-6-3: 2001
Chuẩn môi trường: 2004/108 / EC)
ICES-003
CISPR 22: 2005 (AS / NZS 4417,1: 1996)
EN50130-4 / A2: 2003

UL 60950-1
Chuẩn an toàn:
EN 60.065: 2006 (2006/95 / EC)

16.4 Cáp và các phụ kiện

16.4.1 Cáp cấp nguồn cho các camera sẽ dùng loạị cáp cách điện và có vỏ bọc PVC được cung
cấp, lắp đặt, kiểm nghiệm và chạy thử như yêu cầu trong phần “Lắp Đặt Cáp Điện” của cuốn
mô tả kỹ thuật này.

UEC – 29.06.2016 127


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

16.4.2 Cáp mạng loại Cat6 UTP dùng để truyền tín hiệu hình ảnh giữa các camera và thiết bị
chuyển mạch mạng nội bộ sẽ tham chiếu phần mô tả kỹ thuật của “Hệ Thống Cáp Dữ Liệu”
trong cuốn mô tả kỹ thuật này.

16.4.3 Cáp điều khiển sẽ nối kiểu điểm tới điểm từ camera đến thiết bị trung tâm. Không có chia sẻ
nào giữa cáp điều khiển và camera được cho phép

16.4.4 Tất cả cáp sẽ đi trong máng kim loại/ống GI ngoại trừ cáp đi trong giếng thang máy. Từ
máng/ống đến vị trí camera quan sát sẽ dùng ống mềm cho mỗi đầu cuối cáp camera thực
hiện bởi nhà thầu điện. Cáp nguồn và tín hiệu cho camera sẽ đi trong các ống cứng và mềm
độc lập. Vị trí lắp đặt chính xác sẽ được trình duyệt trước khi thực hiện công việc

16.5 Hệ thống cấp nguồn liên tục

16.5.1 Nhà thầu điện sẽ thiết kế, cung cấp, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu và bảo dưỡng cho một Hệ
Thống Cấp Nguồn Liên Tục (được biết sau đây là UPS) trong 2 giờ để phù hợp với hoạt
động của máy tính hệ thống an ninh và đấu nối của của nó, nó cũng bao gồm các màn hình
hiển thị hình ảnh an ninh.

16.5.2 UPS sẽ phù hợp với chuyển mạch thụ động để duy trì cấp điện cho nguồn chính khi lưới
điện quá tải hoặc bị ngắt ra. UPS sẽ phù hợp với hệ thống chuyển mạch bằng tay như vậy
UPS được kết nối đến hệ thống và ngắt khỏi hệ thống mà làm không gián đoạn hệ thống

16.5.3 Nhà thầu điện sẽ đệ trình bảng tính để chứng minh rằng UPS đề xuất đủ dung lượng yêu
cầu

16.5.4 Cách thức cách li sẽ được cung cấp để cách li hoàn toàn khỏi dây pha. Dây trung tính ngõ ra
sẽ được đảm bảo nối đất

16.5.5 UPS sẽ được cung cấp với một bộ điều khiển vi xử lí nghịch lưu để chuyển đổi điện áp DC
ra AC. Bộ nghịch lưu sẽ được xây dựng trên bán dẫn 2 cực cổng cách li. Sóng hài của bộ
nghịch lưu trên tải dây pha sẽ nhỏ hơn 1.5%. Bộ nghịch lưu có thể chịu quá tải 150% trong
thời gian không nhỏ hơn 59 giây. Hệ số độ dốc của bộ nghịch lưu được chấp nhận sẽ không
xuống dưới 3. Hiệu suất chung của bộ nghịch lưu sẽ lớn hơn 95%

16.5.6 Ngõ vào của UPS sẽ được bảo vệ chống quá áp. Bảo vệ chống quá áp sẽ là một chuỗi dạng
lai và cấu tạo của các miếng biến trở oxit metal đặt giữa các tấm dẫn. Bảo vệ quá áp sẽ phù
hợp với dãi yêu cầu hệ thống trong ANSI/IEEE C62.41 (1991) Cat. C3với kiểm tra sóng áp
1.2 x 50 @20 kV, 8 x 20 S Bi-wave @10 kA và có thể chịu đựng dòng xung 75kA.

16.5.7 Ắc qui của UPS sẽ loại ắc qui chì kín không bảo dưỡng. Các tấm pin sẽ phù hợp với IEC
623 và là kiểu “định mức dài”. Tuổi thọ của ắc qui sẽ không ít hơn 9 năm.

16.5.8 Thiết bị bảo vệ giới hạn dòng sẽ được cung cấp ở đầu ra của UPS

16.5.9 Bộ sạc sẽ là loại sạc chậm với khả năng khuếch đại sạc có thể lựa chọn được

16.5.10 Mỗi UPS sẽ cung màn hình hiển thị quản lí vi xử lí và bảng điều khiển, bao gồm màn hình
LCD và bàn phím. Màn hình hiển thị và bảng điều khiển sẽ cung cấp các chức năng sau:
a. Đo lường và hiển thị điện áp, dòng và tầng số tại ngõ vào, ngõ ra và ắc qui
b. Chạy/Dừng và trạng thái
c. Lịch sử các sự kiện
d. Cảnh báo âm thanh và hình ảnh sẽ được đưa ra trong các điều kiện không bình thường
sau đây:

UEC – 29.06.2016 128


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

 Thời gian duy trì còn lại thấp (thời gian duy trì nhỏ hơn 5 phút dựa trên chức
năng của tải và nhiệt độ)
 Điện áp AC ngõ ra thấp
 Điện áp AC ngõ ra cao
 Quá tải ngõ ra
 Nhiệt độ môi trường cao
 Quá nhiệt phần tản nhiệt
e. Cảnh báo kiểm tra bởi người dùng
f. Kiểm tra làm mát
g. Kiểm tra ăc qui
h. Kiểm tra bộ nghịch lưu
i. Kiểm tra bộ nhớ
j. Tắt hệ thống được kích hoạt

16.6 Lắp đặt

16.6.1 Tất cả camera quan sát sẽ được lắp đặt chắc chắn trên giá và kín đáo. Tiêu điểm cơ và điện
của camera quan sát được hiệu chỉnh để cho hình ảnh chính xác

16.6.2 Tất cả cáp tín hiệu sẽ được bấm dây với đầu nối RJ45.

16.6.3 Tất cả màn hình giám sát và thiết bị trung tâm sẽ sắp gọn gàng trong bàn điều khiển trung
tâm với các phụ kiện điều khiển thao tác mặt trước. Tất cả cáp kết nối sẽ từ mặt sau và đi
trong máng cáp PVC bên trong bàn điều khiển

UEC – 29.06.2016 129


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 17 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ RA VÀO

17.1 Tổng quát

17.1.1 Nhà thầu điện sẽ chịu trách nhiệm cho việc thiết kế, cung cấp, lắp đặt, kiểm tra và chạy thử
toàn bộ hệ thống kiểm soát an ninh ra vào như trên bản vẽ. Hệ thống sẽ bao gồm đầu đọc
thẻ từ, nút nhấn khẩn cấp, chốt khóa cửa từ, bộ điều khiển đầu đọc thẻ từ, bộ kiểm soát ra
vào trung tâm hiện hữu, tất cả phụ kiện cáp LV và ELV, điểm cấp nguồn, điểm tín nhiệu, hệ
thống UPS với phụ kiện và tất cả phụ kiện cần thiết cho lắp đặt và vận hành

17.1.2 Hệ thống dựa trên nền IP. Nó là hệ thống sẵn sàng trên mạng mà có thể kết nối dễ dàng đến
bất kỳ mạng theo giao thức TCP/IP nào qua ổ cắm mạng Ethernet. Bất kỳ máy tính nào mà
được cấp quyền chuyên biệt trên mạng đều có thể truy xuất hệ thống đểu quản lý cơ sở dữ
liệu, giám sát các hoạt động hay điều khiển thiết bị

17.1.3 Cung cấp tất cả thiết bị và vật tư phù hợp với hệ thống chỉ định và bất kì thiết bị nào không
được chỉ ra trong Thuyết minh kĩ thuật hoặc không thể hiện trên bản vẽ nhưng đòi hòi cần
cho hoạt động của hệ thống.

17.1.4 Yêu cầu hệ thống sẽ không giới hạn, nhà thầu điện được yêu cầu dựa trên sản phẩm mới
nhất cuối cùng để cập nhật sắp xếp hệ thống kĩ thuật và đệ trình chi tiết cho tư vấn duyệt

17.1.5 Tất cả hệ thống UPS, biến áp cần thiết, ngắt mạch cầu chì và cầu chì sẽ được đóng gói
trong tủ điện bởi nhà thầu điện. Tất cả phiến đấu nói sẽ được đánh dấu với thẻ kim loại cố
định

17.1.6 Trong trường hợp hệ thống đã chọn không thể đáp ứng các yêu cầu đã được quy định dưới
đây do dùng loại thiết bị hoặc đường cáp không đúng cách, Nhà thầu sẽ kiểm tra hệ thống
hoặc thay thế bằng loại thiết bị hoặc đường cáp đúng cách và nộp lại cho Kỹ sư kiểm tra
trước khi lắp đặt. Bất kỳ các chi phí phụ do việc thiết kế lại hoặc thay thế loại thiết bị hoặc
đường cáp kể cả các bộ phận bổ sung sẽ do Nhà thầu chịu và không được tính thêm tiền
với Chủ đầu tư.

17.1.7 Toàn bộ thiết bị và vật liệu của cùng hệ thống được cấp bởi chỉ một nhà sản xuất để đảm
bảo tính đồng nhất của các tiêu chuẩn và công tác hoàn thiện.

17.2 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

17.3 Giám sát và kiểm soát cửa

17.3.1 Tất cả chốt cửa của cửa thoát hiểm cầu thang dẫn ra ngoài và mái nhà sẽ được giám sát.
Khi có sự xâm nhập trái phép, một tín hiệu cảnh báo sẽ được đưa ra và đèn cảnh báo sẽ
chớp lên trong bàn điều khiển trung tâm. Một chuông báo động sẽ được lắp gần các cửa
trên nên bất kì sự xâm nhập trái phép nào cũng sẽ làm chuông reo. Tất cả chốt cửa sẽ là
loại từ và loại công nghiệp. Công tắc mạch rẽ sẽ được cung cấp như được chỉ ra trong bản
vẽ để ngắc cảnh báo cục bộ và bỏ qua công tắc cửa cục bộ.

17.3.2 Giám sát trạng thái cửa sẽ bao hồm chốt cửa từ gắn trong khung cửa, công tắc mạch rẽ báo

UEC – 29.06.2016 130


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

động, khóa cảnh báo thoát hiểm và các phụ kiện dây ống. Chương trình ứng dụng giám sát
trạng thái cửa sẽ thực hiện tối thiểu các chức năng sau:

a. Các chốt cửa phải có khả năng lập trình độc lập để có thể cho phép lưu thông tự do
ban ngày nhưng giám sát ban đêm hoặc giám sát 24 giờ mỗi ngày

b. Hệ thống giám sát trạng thái cửa cho giám sát cửa thoát hiểm trong trương hợp cháy
sẽ được phân chức năng với thời gian lập trình tư động khởi động bằng một lịch trình
thời gian định vị trước cho mỗi điểm/cửa độc lập

c. Ngoài ra đối với kiểm soát thời gian, kiểm soát việc bỏ qua bằng tay tại máy trạm trung
tâm và bỏ qua bởi công tắc mạch rẽ cũng sẽ cho phép trong chương trình ứng dụng bởi
những người có thẩm quyền trong những tình huống đặc biệt

d. Trạng thái của khóa cửa cảnh báo thoát hiểm cũng sẽ được giám sát. Một khi khóa cửa
thoát hiểm được bắt đầu, cảnh báo sẽ được kích hoạt

e. Trạng thái hoạt động của mỗi công tắc điểm/cửa sẽ được giám sát bởi máy trạm trung
tâm. Chương trình sẽ báo cáo tín hiệu cảnh báo khi nhận được đường cáp có sự cố

f. Trong suốt chu kì giám sát, trạng thái cửa tương ứng sẽ được lập trình để người bảo vệ
có thể đi qua mà không gây tín hiệu báo động giả

g. Cho mỗi trạng thái thay đổi và cảnh báo xảy ra, thời gian và vị trí của điểm tác động sẽ
được in ra và ghi nhận

h. Chế độ An ninh/truy cập của mỗi công tắc cửa sẽ được đọc thông qua máy trạm điều
hành như yêu cầu của người vận hành

i. Trạng thái An ninh/Truy cập và Cửa đóng/Mở của mỗi điểm sẽ được hiển thị trong mặt
bằng tầng ở trên màn hình màu của máy trạm điều hành

j. Cung cấp dự phòng 20% cho công tắc mạch vòng cảnh báo cửa.

17.3.3 Công tắc cửa

a. Nhà thầu điện sẽ cung cấp và lắp đặt tất cả công tắc cửa từ như chỉ ra trên bản vẽ.Nhà
thầu điện sẽ cung cấp thông tin cần thiết kích thước của các hốc yêu cầu để bắt công
tắc cửa bên trong cửa và khung cửa.Các lỗ mở sẽ được lắp vừa đủ các công tắc. Tất
cả vật liệu cố định, ống mềm ở những nơi đươc yêu cầu và tủ đóng cắt v. . . v . . . sẽ
bao gồm trong hợp đồng

b. Công tắc cửa sẽ bao gồm bộ công tắc rơ le trong vỏ kín bằng vật liệu không từ tính
chống ẩm và chống bụi.Vỏ sẽ được đặt âm trong khung cửa và đi dây đến bộ điều
khiển.

c. Công tắc cửa được lựa chọn phù hợp với yêu cầu.

d. Công tắc cửa sẽ được lắp đặt tại cửa thoát hiểm báo cháy phù hợp cho việc lắp đặt bên
trên cửa và khung cửa.

e. Trong chế độ an ninh, khi kích hoạt của công tắc cửa từ, một tín hiệu cảnh báo được
đưa ra và truyền đến hệ thống kiểm soát an ninh trung trung tâm và kiểm soát ra vào

f. Bất kì phá hoại trái phép của hệ thống sẽ bắt đầu cảnh báo trên phần mềm.Tất cả dây
công tắc cửa sẽ được kết nối bộ điều khiển tương ứng.Tất cả công tắc cửa của cửa
thoát hiểm ra ngoài sẽ được điều khiển bởi bộ điều khiển. Giai đoạn giám sát cảnh báo
cho vị trí công tắc cửa có thể được điều chỉnh trong những khoảng định trước trong
những ngày cơ bản.

UEC – 29.06.2016 131


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

17.3.4 Chuông cảnh báo cục bộ

a. Một chuông cảnh báo hoạt động ở điện áp 6V hoặc 12V DC sẽ được lắp đặt vởi nhà
thầu điện tại gần mép vị trí cửa thoát hiểm như thể hiện trên bản vẽ. Nhà thầu điện sẽ
cung cấp nguồn phù hợp tới chuông cảnh báo từ bàn điều khiển.

b. Bất kì sự phá hoại trái phép, hoặc mở cửa thoát hiểm trong suốt thời kì giám sát được
xác định sẽ kích hoạt một cảnh báo và chuông. Chuông sẽ là loại có pin bên trong và
định giờ ngắt 20 phút và sẽ tự kích hoạt trong trường hợp có bất kì sự cắt dây nào.
Chuông báo cháy cục bộ sẽ phù hợp theo BS 4737 với cường độ âm không nhỏ hơn
76dB tại 1m

17.3.5 Khóa cảnh báo thoát hiểm

a. Nhà thầu điện sẽ cung cấp và phối hợp với nhà thầu chính để lắp đặt khóa cảnh báo
cửa (khóa Detex) và chốt cho cửa thoát hiểm cầu thang như chỉ ra trên bản vẽ

b. Loại thanh ngang không lò xo với cảnh báo tác động sẽ được cung cấp cho cả hai loại
cửa đơn và cửa đôi như yêu cầu. Cửa sẽ được vận hành với bộ khóa và khắc kí hiệu
bằng tiếng anh và tiếng Việt Nam

c. Nguồn pin cục bộ DC sẽ cung cấp cho mỗi cảnh báo

d. Tất cả khóa và chốt được cung cấp sẽ là kiểu được chấp nhận bởi cơ quan Phòng cháy
Chữa Cháy

e. Một cặp tiếp điểm khô cho kích hoạt tín hiệu báo cháy cục bộ sẽ được cung cấp cho
mỗi bộ khóa cửa cảnh báo. Nhà thầu điện sau đó sẽ bắt lấy tín hiệu này và hiển thị vị trí
cảnh báo trên trung tâm an ninh và máy trạm quản lí ra vào để cảnh báo cho nhà điều
hành

f. Mẫu sẽ được trình cho tư vấn duyệt

17.3.6 Công tắc mạch rẽ cảnh báo cửa

a. Công tắc mạch rẽ cảnh báo cửa sẽ được vận hành bởi công tắc chính. Bằng cách nhận
tín hiệu từ công tắc mạch rẽ chính, hệ thống trung tâm an ninh và quản lí ra vào sẽ vô
hiệu hóa chương trình cảnh báo cửa cho một khoảng thời gian xác định và cho phép
người có thể đi qua cửa này mà không kích hoạt cảnh báo

b. Công tắc chính cho công tắc cảnh báo cửa sẽ là hệ thống công tắc chính. Bộ khóa và
mặt che sẽ được trình duyệt cho tư vấn

c. Công tắc mạch vòng cảnh báo cửa sẽ được chế tạo từ loại không bắt lửa và vật liệu
không ăn mòn. Hoàn thiện với về mặt sẽ là một lớp mỏng thép không rỉ

17.4 Thẻ thông minh

17.4.1 Thẻ thông minh sẽ theo chuẩn Mifare

17.4.2 Các bộ phận của thẻ thông minh không tiếp xúc sẽ như sau:
­ Kích thước vật lí 85mm x 54mm x 0.8mm
­ Vật liệu nhựa PVC

17.4.3 Bộ điều khiển cửa

Mã thiết bị: PRO3000

UEC – 29.06.2016 132


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Hãng sản xuất: Honeywell


Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Kết nối: tới 02 đầu đọc trên 1 bộ điều khiển (12 VDC at 50 mA,
clock / data or data0 / data1)
Hỗ trợ: đầu đọc thẻ kèm bàn phím
Âm báo và hiển thị: hỗ trợ khi đấu nối chỉ 1 dây điều khiển LED
Đầu vào thông báo: tối thiểu 8 đầu vào giám sát trạng thái
Hỗ trợ hai đầu vào giám sát trạng thái temper hay nguồn
cung cấp điện áp thấp, mở rộng đến 62 độc giả
Đầu ra tín hiệu: Hỗ trợ 4 ngõ ra relay
Công suất: 55.000 thẻ
Mở rộng: 45.000 thẻ
Mức độ truy cập: 128
ĐỊnh dạng hỗ trợ: Wiegand
Kết nối mạng: Tích hợp sẵn kết nối mạng với cổng kết nói RJ45
Hỗ trợ tối đa: 32 cửa trên 1 controller (Hoặc 1 Bộ control có thể kết nối
với 16 các modul chức năng khác nhau)
100,000 card trên một bộ Control.
Thiết kế đồng bộ: tủ cấp nguồn và cài đặt module
Lập trình: Người lập trình có thể điều khiển các relay theo các nhu
cấu đặc biệt, tùy biến.
Báo động lập trình: Người sử dụng được nhập vào đưa ra cấu hình hệ thống
và điều khiển linh hoạt.
Chuẩn kết nối: RS485 communication cho tất cả các modul.
Công nghệ: chuyển đổi từ tương tự sang kỹ thuật số cung cấp khả
năng loại bỏ nhiều và kiển soát đầu vào.
Cung cấp các cảm biến và báo trang thái temper cũng như nguồn cung cấp vào hệ thống.
Đầu vào giám sát: Hỗ trợ giám sat trạng thái các đầu vào đầu ra và tùy biến
lập trính trạng thái tín hiệu
ĐỊnh dạng kết nối: Hỗ trợ nhiều dạng kết nối với đầu đọc thẻ :
Wiegand,magnetic stripe, proximity, và bàn phím.
Xác lập trạng thái cho đầu đọc: có thể lập trình để xác lập vị trí nào off-line), hay chọn
code hoặc khóa hoàn toàn.
Bảo mật: locked, unlocked, facility code, card only, card và PIN,
card hoặc PIN và duy nhất PIN .
Kết nối truyền thông: lên kết 1200m

17.4.4 Đầu đọc thẻ

Mã thiết bị: JT-MCR55-32


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:

UEC – 29.06.2016 133


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Tần số hoạt động: 13.56Hz


Chuẩn đáp ứng: ISO 14443A (MIFARE)
Khoảng cách đọc: lên tới 2.5in. (6.4cm)
Còi báo động: gắn kèm
LED chỉ thị: màu đỏ/xanh
Nhiệt độ hoạt động: -30oC~60oC
Độ ẩm hoạt động: 0~95%
Nguồn cấp: nguồn liên tục hoặc Switching, 8~16VDC
Dòng tiêu thụ: 30mA ở chế độ chờ, lớn nhất là 85mA
Chuẩn đầu ra: Wiegand

17.4.5 Nút nhấn mở cửa

Mã thiết bị: PB41


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Tiêu chuẩn thiết kế: American
Vật liệu chế tạo: Thép không gỉ (Inox)
Điện áp hoạt động: 5A / AC 125V or 3A / AC 250V
Nhiệt độ hoạt động: -5°C ~ 50°C (23°F ~ 122°F)
Kich thước: 120 x 76.2 x 28 (mm)

17.4.6 Hộp đập khẩn cấp

Mã thiết bị: ABK-900A


Hãng sản xuất: YLI
Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Chất liệu vỏ: Inox
Cơ cấu tiêu chuẩn: Chống cháy Vật liệu, dễ dàng để cài đặt
Đặc tính: Thiết lập tự động, đóng / mở
Tương thích: Glass, Cover
Vật liệu hoàn thiện: Chống cháy, Vật liệu Sandblast
Viền bao: Có đèn viền quanh nút bấm sáng
Tiếp điểm: NO/NC/COM
Điện áp đầu vào: 12VDC
Điện áp chịu tải: 3A@36VDC Max
Nhiệt độ hoạt động: 10 ~ + 55 (14-131F)
Độ ẩm hoạt động: 0-95% (độ ẩm tương đối)

UEC – 29.06.2016 134


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Kích thước: 86Lx86Wx29H(mm)


17.4.7 Khóa điện từ

Mã thiết bị: VAN-MLSH02


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Kiểu: Khóa điện từ đôi
Lực giữ: 600 Lbs (300kg)
Điện áp: 12/24VDC
Dòng điện danh định: 500mA/12V; 250mA/24V
Chứng nhận: Ce approved
Gá khóa phù hợp: VAN-B1002

17.4.8 Khóa chốt rơi

Mã thiết bị: VAN-ML200SLD


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
Kiểu: Kèm khóa + sensor cả biến
Dòng điện danh định: 12V/0.9A (Pull-in)
Dòng điện hoạt động: 12V 0.3A
Điện áp: 12V/24V
Chứng nhận: CE

17.4.9 Phần mềm quản lý

Mã phần mềm: WPP43


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Thông số yêu cầu:
Quản lý chủ thẻ trên multiple sites
Thiết lập khởi động nhanh và trình thuật sĩ cấu hình
Thiết lập thời gian thực theo dõi sự kiện truy cập
Theo dõi và tập hợp điểm / báo cáo
Chức năng Guard tour bằng điểm hoặc thẻ đọc
Ghi đè bằng tay của các chức năng hệ thống và lịch trình
Chế độ cửa: Lockout, Lockdown, PIN Chỉ, Card + PIN, thẻ hoặc mã PIN, Card Chỉ
Nâng cao tính năng báo cáo
Báo cáo xác định trước hoặc tùy chỉnh

UEC – 29.06.2016 135


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Lịch trình email của báo cáo được xác định trước
Tích hợp gọi thang máy và điều khiển
TÍnh năng Anti-passback
Sơ đồ liên kết
Số thẻ đến 20 chữ số
Tra cứu cơ sở dữ liệu thẻ
Ưu tiên sự kiện báo động
1, 5 hoặc số không giới hạn của các máy trạm
1 hoặc 50 tài khoản
Tích hợp điều khiển truy cập, video kỹ thuật số và xâm nhập
Ghi âm và phát lại truy cập, xâm nhập hoặc video các sự kiện và báo động
Xác định lên đến bốn camera PTZ để đáp ứng cho mỗi sự kiện
Báo động bật lên video và người dùng xác minh
Xem video Đồng bộ với truy cập, xâm nhập hoặc video sự kiện
Xác định và giải nén video clip
17.4.10 Dung lượng

a. Thiết bị vận hành đầu cuối sẽ cung cấp tiện ích cho ngõ vào bằng tay và có thể hiển thị
trên màn hành một hoạt động để thông tin nhập vào hệ thống và hiển thị thông tin thu
được của hệ thống. Tất cả yêu cầu cho trạng thái, giáo tiếp và điều khiển v. . .v . . . sẽ
được chọn từ thiết bị vận hành đầu cuối. Tối thiểu tiện ích sẽ được cung cấp để giới
hạn hoạt động thực thi theo các thao tác qua các bàn phím của thiết bị bị đầu cuối như
sau:
 Lệnh ngừng/chạy bằng tay và tự động
 Lệnh đặt lại hệ thống
 Hiển thị tất cả điểm nhật kí của hệ thống phụ được chọn
 Hiển thị cảnh báo
 Khóa/mở khóa của phần được chọn
 Hiển thị các điểm
 Run time summary.
 Đang kí một nhóm thẻ
 Chức năng cộng thêm được được ghi nhận dưới chỉ định hệ thống như sau

b. Tất cả các chức năng lệnh sẽ chấp nhận trên bộ điều khiển. Thông báo lỗi sẽ được hiển
thị cho bất kì lệnh thực thi bất hợp pháp hoặc không phù hợp

c. Hệ thống sẽ chịu trách nhiệm tới bất kì số lượng của những trạng thái thay đổi và báo
cáo, sắp xếp đúng chuỗi các sự kiện. Chuỗi báo cáo sẽ không phụ thuộc bất kì chuỗi
hoạt động và/hoặc kĩ thuật truy vấn nào

17.4.11 Chức năng

Lựa chọn chức năng sẽ bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt Nam và tiếng anh cùng với kí tự
xác định thích hợp của hệ thống thông qua thiết bị vận hành đầu cuôi và sẽ như mô tả sau
đây:
a. Hiển thị đầu đọc thẻ
Cho phép hiển thị đầu đọc thẻ và các trạng thái cửa bao gồm bật, tắt, đóng, mở, tự

UEC – 29.06.2016 136


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

động, bằng tay, an ninh và sự cố v. . .v. . .

b. Thiết lập thời gian


Cho phép hoạt động để cập nhật hiển thị thời gian thông qua thiết lập giá trị đầu vào
đúng bằng bản phím

17.4.12 Uninterrupted Power Supply Unit (UPS)

a. Nhà thầu điện sẽ thiết kế, cung cấp, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu và bảo dưỡng cho
một Hệ Thống Cấp Nguồn Liên Tục (được biết sau đây là UPS) trong 15 giờ để phù
hợp với hoạt động của máy tính trung tâm và thiết bị chính của Hệ thống thẻ thông minh
trung tâm

b. UPS sẽ bao gồm mạch rẽ thụ động để cấp nguồn chính duy trì khi quá tải bộ đổi điện
hoặc hư hỏng. UPS sẽ bao gồm mạch rẽ thụ động bằng tay nên UPS sẽ được kết nối
đến hệ thống và ngắt ra khỏi hệ thống mà không làm gián đoạn hệ thống

c. Nhà thầu điện sẽ đệ trình bảng tính để chứng minh rằng UPS đề xuất đủ dung lượng
yêu cầu

d. Cách thức cách li sẽ được cung cấp để cách li hoàn toàn khỏi dây pha. Dây trung tính
ngõ ra sẽ được đảm bảo nối đất

e. UPS sẽ được cung cấp với một bộ điều khiển vi xử lí nghịch lưu để chuyển đổi điện áp
DC ra AC. Bộ nghịch lưu sẽ được xây dựng trên bán dẫn 2 cực cổng cách li. Sóng hài
của bộ nghịch lưu trên tải dây pha sẽ nhỏ hơn 1.5%. Bộ nghịch lưu có thể chịu quá tải
150% trong thời gian không nhỏ hơn 59 giây. Hệ số độ dốc của bộ nghịch lưu được
chấp nhận sẽ không xuống dưới 3. Hiệu suất chung của bộ nghịch lưu sẽ lớn hơn 95%

f. Ngõ vào của UPS sẽ được bảo vệ chống quá áp. Bảo vệ chống quá áp sẽ là một chuỗi
dạng lai và cấu tạo của các miếng biến trở oxit metal đặt giữa các tấm dẫn. Bảo vệ quá
áp sẽ phù hợp với dãi yêu cầu hệ thống trong ANSI/IEEE C62.41 (1991) Cat. C3với
kiểm tra sóng áp 1.2 x 50 @20 kV, 8 x 20 S Bi-wave @10 kA và có thể chịu đựng
dòng xung 75kA.

g. Ắc qui của UPS sẽ loại ắc qui chì kín không bảo dưỡng. Các tấm pin sẽ phù hợp với
IEC 623 và là kiểu “định mức dài”. Tuổi thọ của ắc qui sẽ không ít hơn 9 năm.

h. Thiết bị bảo vệ giới hạn dòng sẽ được cung cấp ở đầu ra của UPS

i. Bộ sạc sẽ là loại sạc chậm với khả năng khuếch đại sạc có thể lựa chọn được

Mỗi UPS sẽ cung màn hình hiển thị quản lí vi xử lí và bảng điều khiển, bao gồm màn
hình LCD và bàn phím. Màn hình hiển thị và bảng điều khiển sẽ cung cấp các chức
năng sau:
 Đo lường và hiển thị điện áp, dòng và tầng số tại ngõ vào, ngõ ra và ắc qui
 Trạng thái dừng/chạy
 Lịch sử sự kiện
 Cảnh báo âm thanh và hình ảnh sẽ được đưa ra trong các điều kiện không bình
thường sau đây:
­ Thời gian duy trì còn lại thấp (thời gian duy trì nhỏ hơn 5 phút dựa trên chức
năng của tải và nhiệt độ)
­ Điện áp AC ngõ ra thấp
­ Điện áp ngõ ra cao
­ Quá tải ngõ ra

UEC – 29.06.2016 137


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

­ Nhiệt độ môi trường cao


­ Quá nhiệt bộ phận tản nhiệt
 Cảnh báo kiểm tra bởi người dùng
 Kiểm tra làm mát
 Kiểm tra pin
 Kiểm tra nghịch lưu
 Kiểm tra bộ nhớ
 Tắt hệ thống được kích hoạt

17.4.13 Máy in

a. Máy in sẽ là loại điều khiển từ xa, chất lượng cao, hoạt động nặng liên tục và tuổi thọ
dài. Máy in sẽ có tốc độ 120 kí tự trên một giây và sẽ có tầm hoạt động là liên tục

b. Điều khiển động cơ Tắc-Mở tự động và cảnh báo âm thanh trong suốt quá trình in cảnh
báo sẽ được kết hợp trong máy in

c. Một bàn phím đầy đủ kí tự sẽ được kết hợp để đủ khả năng in ra ngôn ngữ tiếng anh
đầy đủ. Công tắc chức năng cho các chức năng sử dụng thông thường của hệ thống đã
bao gồm

d. Khi một chỉ định in ấn cho máy in xuất hiện, máy in sẽ bật lên và bắt đầu in ở tại mức
120 kí tự một giây. Tối thiểu trong thời gian 24 giờ, ngày, tháng và năm và theo các
phần cho mỗi hệ thống

e. Máy in sẽ cung cấp các chức năng sau


 Thay đổi trạng thái
Cho cả hai ngõ vào kĩ thuật số và tương tự, máy in sẽ in thời gian của sự kiện,
nhận dạng của loại thay đổi (cảnh báo, trở về trạng thái bình thường, trạng thái
báo cáo), số lượng điểm, giá trí tương tự và loại điểm hoặc khối kĩ thuật, ngõ xuất
in cảnh báo sẽ có màu đỏ
 Báo cáo
Nhờ vào bản phím bấm nhập liệu, người vận hành có thể yêu cầu một báo cáo của
trạng thái ngõ đọc trong trường hợp có sự kiện. Yêu cầu sẽ được nhập vào bằng
nhiều cách, bằng lực chọn điều khiển giám giát hoặc bằng lựa trọn mo đun diểm
bởi người vận hành

f. Hướng dẫn vận hành và tin nhắn thông tin

Máy in sẽ cung cấp tin nhắn tương ứng để báo cho người vận hành các trạng thái sau:
 Những yêu cầu bất hợp pháp
 Những địa chỉ được gọi không hiệu lực
 Truyền tải khung dữ liệu sự cố hoặc cáp đồng trục bị đứt (xác định vị trí)
 Kiểm soát ra vào không được chấp nhận (xác định vị trí)
 Mạch điều khiển giám sát bị ngắt (xác định vị trí)
 Lỗi dữ liệu (xác định vị trí)

17.4.14 Power Supply Unit

a. Điện áp vào: 230V ± 10 %, 50/60 Hz.

UEC – 29.06.2016 138


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

b. Đầu ra:
- Nguồn ra chính 12Vdc, với bộ sạc ắc quy.
- Thêm đầu ra 12Vac không qua bộ sạc ắc quy.

c. Công suất đầu ra định mức:


Đầu ra 12Vdc, 1,5A
Đầu ra 12Vac, 0,5A

d. Bao gồm ắc quy B7AH

e. Hộp kim loại.

f. Cầu chì bảo vệ nguồn sơ cấp và thứ cấp.

17.4.15 Đi dây và lắp đặt

a. Nhà thầu điện sẽ thiết kế, cung câp và lắp đặt tất cả cáp tín hiệu/điều khiển, dây và phụ
kiện cho việc lắp đặt hệ thống. Hệ thống sẽ được thiết kế với bất kì sơ đồ nguyên lí và
mẫu hoặc mặt bằng đề xuất thiết bị nào được trình duyệt trước khi thực hiện.

b. Tất cả chữ cái trên mặt tủ sẽ được khắc ở mặt trước của tủ. Chi tiết của mặt tủ sẽ được
trình duyệt với tư vấn.

c. Mô đun nguồn sẽ bao gồm biến thế hạ thế với điện áp phù hợp, pin nickel-cadmium,
sạc pin và ổn định điện DC. Pin sẽ có đủ dung lượng để duy trì hoạt động của hệ thống
không ít hơn 6 giờ và sau đó có thể hoạt động trong chế độ “cảnh báo” liên tục ít nhất
nửa tiếng
d. Nhà thầu điện sẽ đệ trình sơ đồ mạch điện của mo đun cấp nguồn và mẫu/ca ta lô của
pin và bộ sạc pin cho tư vấn duyệt trước khi được chế tạo

UEC – 29.06.2016 139


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 18 – HỆ THỐNG CÁP DỮ LIỆU

18.1 Quy định chung

Phần mô tả này sẽ bao hàm những yêu cầu kỹ thuật cho việc lắp đặt hệ thống cáp dữ liệu.
Phạm vi công việc của hệ thống cáp dữ liệu đã được cấu trúc sẽ bao gồm cung cấp, lắp đặt,
kiểm tra và chạy thử hoàn chỉnh cho tất cả thiết bị và phụ kiện đi kèm như đã thể hiện trên
bản vẽ và/ hoặc chỉ định ở phần này để được một hệ thống cáp dữ liệu Cat6 hoàn chỉnh, kể
cả các hướng dẫn lắp đặt, “bản vẽ hoàn công”, “hướng dẫn vận hành & bảo trì”, hồ sơ hoàn
công, báo cáo thử nghiệm và chứng nhận cho từng hệ thống cáp.

18.2 Chứng nhận Nhà Thầu

Nhà thầu và tất cả đội ngũ thi công và nhà thầu phụ sẽ phải được cấp chứng nhận bởi nhà
sản xuất máy móc thiết bị về công việc cung cấp, lắp đắt, thử nghiệm và nghiệm thu cho
toàn bộ hệ thống phù hợp với các yêu cầu bởi phần quy định kỹ thuật này và bởi các nhà
sản xuất. Nhà thầu sẽ cung cấp các chứng nhận hiện hành có giá trị và bằng cấp kỹ năng
thành thạo với các thiết bị và phụ kiện chỉ định.

18.3 Tiêu chuẩn áp dụng

Các tiêu chuẩn và hồ sơ tham khảo đi kèm sẽ được áp dụng đến hệ thống cáp dữ liệu:

EIA/TIA TSB-36 Tiêu chuẩn kỹ thuật cáp dữ liệu bổ sung cho cáp đôi xoắn
loại UTP
EIA/TIA TSB-40 Tiêu chuẩn kỹ thuật về truyền dẫn bổ sung cho phần cứng
kết nối tương thích với cáp đôi xoắn loại UTP.

EIA/TIA 568A Tiêu chuẩn lắp đặt cáp thông tin liên lạc cho công trình
thương mại.

EIA/TIA 569 Tiêu chuẩn cho công trình thương mại yêu cầu về các
không gian và tuyến cáp thông tin liên lạc.

EIA/TIA 607 Các yêu cầu nối đất/ tiếp địa cho hệ thống thông tin liên lạc

ISO 11801 Hệ thống cáp thông tin liên lạc cho khu thương mại

ISO 8877 / ISO 10173 Tiêu chuẩn về các đầu nối và đầu cắm

IEC 801 EMC Tiêu chuẩn về mối tương quan tích hợp điện từ

IEEE 802 Tiêu chuẩn tương quan với mạng nội bộ (LAN)

EN 55022, EN 55024 and EN 55082

18.4 Điều kiện hoạt động và môi trường làm việc

Điều kiện hoạt động như sau :-

Môi trường lắp đặt : trong nhà, phòng có bụi và độ ẩm cao

UEC – 29.06.2016 140


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Cao độ công trình và nhiệt độ & độ ẩm tương đối (xem phần điều kiện thời tiết và địa lý)

Thiết bị phải thích hợp dùng ở các vùng điều kiện nhiệt đới và có khả năng hoạt động ở tải
định mức trong điều kiện hoạt động đã nói trên

18.5 Mô tả hệ thống

18.7.14 Tổng quát

Cấu trúc hệ thống cáp dữ liệu sẽ bao gồm các thành phần phụ sau:

• Hệ thống quản trị phụ


• Hệ thống cáp theo trục đứng
• Hệ thống cáp phân bố ngang.

Những hệ thống phụ này được mô tả thêm trong các mệnh đề theo sau.

18.7.15 Hệ thống quản trị cáp dữ liệu

Hệ thống phụ về quản trị cáp dữ liệu liên kết giữa hệ thống cáp trục đứng và hệ thống
cáp phân bố ngang. Nó bao gồm tất cả tủ thiết bị dữ liệu, bảng phân bố dây, phiến đấu
nối, gắn nhãn nhận diện dây cáp, dây nối và/ hoặc dây nhảy được dùng cho trong việc
đấu dây chéo.

Hệ thống quản trị phụ sẽ bao gồm các phiến đấu dây cho cáp đồng và các bộ phận liên
kết bên trong hướng ánh sáng (LIU) dùng cho đấu dây cáp quang. Tất cả các mặt bằng
sẽ được hiển thị trên bản vẽ và được sự chấp thuận của Kỹ Sư giám sát trước khi tiến
hành lắp đặt.

18.7.16 Hệ thống cáp trục đứng

Hệ thống cáp trục đứng liên kết giữa các hệ thống quản trị phụ của trung tâm/ máy chủ
với các hệ thống quản trị phụ từ xa lắp đặt không cùng khu vực hay không chung tầng.
Nó sẽ bao gồm hệ thống tuyến cáp trục kỹ thuật đứng hoặc ngang và hệ thống giá đỡ
cáp được yêu cầu khi liên kết nhiều hơn 02 hệ thống quản trị phụ.

18.7.17 Hệ thống cáp phân bố ngang

Hệ thống phân bố cáp ngang sẽ bao gồm các kết nối từ hệ thống quản trị phụ và các
điểm phân bố cáp lắp đặt trong văn phòng, trên tường và dưới các bàn làm việc.

Nó bao gồm tất cả hệ thống cáp phân bố ngang, hệ thống giá đỡ cáp và ổ cắm cho
người sử dụng. Mỗi tầng/ mỗi khu vực của tòa nhà sẽ được bố trí bằng hệ thống cáp
phân bố ngang.

Hệ thống cáp phân bố ngang sẽ được bố trí lắp đặt theo cấu hình sao cho từng hệ
thống quản trị phụ ở mỗi tầng/ mỗi khu vực.

18.6 Cáp Dữ Liệu

18.6.1 Quy định chung

Tất cả cáp dữ liệu sẽ phân bố theo hình sao từ tủ chứa thiết bị trên mỗi sàn đến từng ổ cắm
riêng biệt. Tất cả các tuyến cáp sẽ được sự chấp thuận trước khi tiến hành lắp đặt. Chiều
dài của từng tuyến cáp riêng biệt của hệ thống phân bố cáp ngang từ tủ thiết bị đến người

UEC – 29.06.2016 141


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

dùng sẽ không được vượt quá 295ft (~90m).

Nhà thầu sẽ tuân thủ các yêu cầu vể bán kính cong và cường độ lực kéo cho phép của cáp
trong suốt quá trính chuyên chở và lắp đặt.

Mỗi tuyến dây cáp giữa phiến đấu nối đến ổ cắm dữ liệu sẽ được liên tục và không có bất cứ
mối nối nào.

IPhương pháp lắp đặt phải phù hợp với các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất và tiêu
chuẩn EN 50174 và EIA/TIA 569.

Các khoảng không gian trần treo và sàn nâng cho toàn bộ hệ thống cáp sẽ được lắp đặt trên
máng cáp, máng dây hoặc ống bảo vệ.

Tất cả cáp sẽ được kiểm chứng với tiêu chuẩn UL (tiêu chuẩn của UL loại CMR).

Cáp phải được kiểm định bởi Delta và phù hợp với các yêu cầu mới nhất của tiêu chuẩn
ISO/IEC 11801:2011 (Ed 2.2) and EIA/TIA 568-C2:2009.

Các tuyến ống luồn được lắp đặt bởi nhà thầu sẽ không được vượt quá 100ft (~30m) hoặc
có nhiều hơn 02 đoạn rẽ 90¬ độ không dùng hộp kéo dây thích hợp.

18.6.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật điện cho hệ thống cáp – Cat5e UTP

Hệ thống cáp phân bố ngang sẽ có các yêu cầu kỹ thuật về điện như sau:
­ dây dẫn bằng đồng loại 24 AWG với lớp cách điện bằng hợp chất polyme và vỏ bọc
PVC.
­ Điện trở DC tối đa 9.38 Ω/ 100m
­ Dung kháng tương hổ tối đa 17.5 pF/ft
­ Trở kháng đặc tính làm việc 100 Ω +/- 15% từ 1MHz đến 100MHz.
­ giá trị điện áp hiệu dụng hoạt động tối đa 300V theo tiêu chuẩn UL.

Cáp Cat5e
Tần số Suy hao Tối thiểu
(dB/100m) NEXT (dB)

@ 1.0 MHz: 2.0 65.3


@ 4.0 MHz: 4.1 53.3
@ 10.0 MHz: 6.5 50.3
@ 16.0 MHz: 8.2 47.3
@ 20.0 MHz: 9.3 45.8
@ 25.0 MHz: 10.4 44.3
@ 31.25 MHz: 11.7 42.9
@ 62.5 MHz: 17.0 38.4
@ 100 MHz: 22.0 35.3
@ 155 MHz: 28.1 32.5
@ 200 MHz: 32.0 30.8

18.6.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật điện cho hệ thống cáp – Cat6 UTP

­ dây dẫn bằng đồng loại 23 AWG với lớp cách điện bằng hợp chất polyme và vỏ bọc
PVC.
­ Điện trở DC tối đa 9.0 Ω/ 100m

UEC – 29.06.2016 142


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

­ Dung kháng tương hổ tối đa 17.5 pF/ft (56 pF/m)


­ Trở kháng đặc tính làm việc 100 Ω +/- 15% từ 1MHz đến 100MHz.
­ giá trị điện áp hiệu dụng hoạt động tối đa 300V theo tiêu chuẩn UL.

Cáp Cat6
Tần số Suy hao Tối thiểu
(dB/100m) NEXT (dB)
@ 1.0 MHz: 1.9 74.3
@ 4.0 MHz: 3.7 65.3
@ 10.0 MHz: 5.9 59.3
@ 16.0 MHz: 7.5 56.3
@ 20.0 MHz: 8.4 54.8
@ 25.0 MHz: 9.5 53.4
@ 31.25 MHz: 10.6 51.9
@ 62.5 MHz: 15.4 47.4
@ 100 MHz: 19.8 44.3
@ 155 MHz: 25.1 41.5
@ 200 MHz: 29.0 39.9
@ 250 MHz: 32.8 38.3
@ 300 MHz: 35.2 37.2
@ 350 MHz: 39.8 36.2
@ 400 MHz: 43.0 35.3
@ 500 MHz: 49.0 33.8

18.6.4 Hệ thống cáp quang

18.6.4.1 Sợi quang học đa mốt

Cáp quang nhiều lõi phải gồm nhiều lõi quang đa mốt OM3 ­ 50/125 µm với mã màu để nhận dạng.
Băng thông hiệu quả phương thức phải được đo lường theo phương pháp mẫu của IEC 60793­2­10
phần D2 và băng thông hiệu quả phương thức được tính toán của IEC 60793­2­10 phần D3.
Hệ thống cáp phân bố ngang sẽ có các yêu cầu kỹ thuật về điện như sau:

Đặc tính kỹ thuật Giá trị Đơn vị


Băng thông tại bước sóng 850 nm ≥ 1500 Mhz.km
Băng thông tại bước sóng 1300 nm ≥ 500 Mhz.km
Băng thông hiệu quả phương thức (EMB)
850 nm ≥ 2000 Mhz.km
Độ dài kênh truyền 1 Gb/s (SX/LX) 880/550 m
Độ dài kênh truyền 10 Gb/s (SR/LX4) 330/300 m
Độ dài kênh truyền 40 Gb/s (SR4) 100 m
Độ dài kênh truyền 100 Gb/s (SR10) 100 m
Suy hao tối đa tại bước sóng 850 nm 3.0 dB/km
Suy hao tối đa tại bước sóng 1300 nm 1.0 dB/km
Sự suy giảm tính đồng nhất ≤ 0.2 dB
Độ mở số 0.20 ± 0.02

18.6.4.2 Sợi quang học đa mốt

UEC – 29.06.2016 143


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Cáp sợi quang nhiều lõi phải gồm nhiều sợi quang đơn mốt OS2 - 9/125 µm với mã màu để
nhận dạng.

Cáp quang OS2 phải phù hợp với các tiêu chuẩn sau đây:ITU-T đối với cáp quang
loại G.652.D,
IEC 60793-1, IEC 60793-2-50.

Đặc tính kỹ thuật Giá trị Đơn vị


Loại quang học G.652.D
Độ dài kênh truyền 1000Base-LX 5000 m
Độ dài kênh truyền 10GBase-LR 10000 m
Độ dài kênh truyền 10GBase-LX4 10000 m
Độ dài kênh truyền 10Gbit-FC 10000 m
Suy hao tín hiệu tối đa tại bước sóng
1300 nm 0.40 dB/km
Suy hao tín hiệu tối đa tại bước sóng
1385 nm 0.40 dB/km
Suy hao tín hiệu tối đa tại bước sóng
1550 nm 0.28 dB/km
Sự suy giảm tính đồng nhất ≤ 0.2 dB

18.6.5 Khảo sát công trường

Trước khi tiến hành lắp đặt tuyến dẫn cáp hoặc cáp dữ liệu, Nhà Thầu phải khảo sát
công trường để xác định điều kiện làm việc sẽ không chịu bất cứ trở ngại nào làm cản
trở tới an toàn và thỏa mãn yêu cầu lắp đặt cáp, và bố trí di dời các vật cản trở.

.
Nhà Thầu phải xem xét các điều kiện không thỏa mãn trên công trường và phải lập tức
thông báo đến Tư Vấn Giám Sát.

18.6.6 Sức kéo căng

Sức kéo căng của cáp tối đa sẽ không được vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản
xuất cáp.

18.6.7 Bán kính cong

Bán kính cong tối đa của cáp sẽ không vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất
cáp.

Trong các không gian dùng cho đấu nối cáp UTP, bán kính cong tối đa sẽ không được
vượt quá 04 lần đường kính tổng ngoài cùng của đối với cáp 4 đôi và 10 lần đối với cáp
nhiểu đôi. Điều này sẽ được thực hiện trừ phi nó đối lập với yêu cầu lắp đặt của nhà
sản xuất.

UEC – 29.06.2016 144


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Trong quá trình lắp đặt, bán kính cong cho phép đối với cáp 4 đôi sẽ không được vượt
quá 08 lần đường kính ngoài của cáp và 10 lần đối với cáp nhiểu đôi. Điều này sẽ được
thực hiện trừ phi nó đối lập với yêu cầu lắp đặt của nhà sản xuất.

18.6.8 Đoạn dây chừa

Trong khu vực làm việc, đoạn dây chừa tối thiểu 300mm đối với cáp UTP.

Trong các phòng thông tin liên lạc, đoạn dây chừa tối thiểu 3m cho tất cả các loại cáp.
Đoạn dâychừa phải được sắp xếp gọn gàng trên máng cáp hoặc trên các loại giá đỡ.

18.6.9 Dây đai cáp

Dây đai cáp sẽ được dùng với một khoảng cách thích hợp để bảo vệ cáp và làm thẳng
cáp tại các điểm đấu dây. Các dây đai cáp sẽ không được xiết chặt quá làm biến dạng
hoặc méo vỏ bọc cáp.

Móc và vòng treo cáp sẽ được cung cấp trong các phòng mà cáp có sự sắp xếp và bố
trí lại và các đấu nối là thường xuyên.

18.6.10 Nối đất/ Tiếp địa

Tất cả nối đất/tiếp địa và tiếp địa an toàn sẽ được lắp đặt theo các quy định và tiêu
chuẩn đã áp dụng.
18.6.11 Hộp che cáp
Tất cả việc đi dây kèm theo trong hệ thống cáp dữ liệu sẽ hoàn toàn được che chắn
toàn bộ chiều dài cáp ở tại các trục kỹ thuật và dưới các sàn nâng cáp.

Tất cả các máng dây cáp và ống luồn phải được cung cấp để bảo vệ cáp ở những vị trí
phía dười sàn nâng, đi âm bên trong tường, đi âm bên trên các tấm trần và trong các
trục kỹ thuật.

Nhà thầu sẽ phải phối hợp với nhà thầu Điện trong suốt quá trình lắp đặt cho toàn bộ
hệ thống cáp và ống luồn bảo vệ để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật này.

Tham khảo tới phần mô tả tiêu chuẩn kỹ thuật “Hệ Thống Phân Phối Điện” về các chi
tiết lắp đặt cho ống luồn bảo vệ, máng dây cáp và máng cáp.

18.6.12 Bảo vệ cáp

Việc lắp đặt các lớp đi kèm bảo vệ tác động cơ học cho cáp sẽ được cung cấp để ngăn
ngừa sự hư hại đến hệ thống cáp. Bất cứ hư hại hoặc biến dạng nào sẽ được thay thế
tức thời mà không có yêu cầu chi phí thêm nào tới chủ đầu tư.

18.7 Ổ Cắm

18.8.14 Quy định chung

Các ổ cắm sẽ được lắp vào các mặt nạ trơn gắn vào tường và vách ngăn. Những yêu cầu
cụ thể về mặt nạ ổ cắm cần phải phối hợp đồng bộ với mặt nạ ổ cắm điện. Bộ chuyển đổi
nguồn sẽ được cung cấp ở những nơi cần thiết chỉ cho phép lắp vào các mặt nạ thích hợp.
Tất cả các ổ cắm sẽ dùng kỹ thuật đấu chéo nhau và phân bố tốc độ truyền dữ liệu cho các
ứng dụng lên đến 100 MHz và đáp ứng hoặc vượt các chỉ tiêu kỹ thuật về Cơ, Điện và tổn
hao NEXT được liệt kê dưới đây:

UEC – 29.06.2016 145


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Trừ phi có chỉ định khác trên các mặt bằng hoặc trong phạm vi hồ sơ này, tất cả các ổ cắm
sẽ:
­ Là loại RJ45/8-vị trí/8-dây với kiểu kết từng đôi của chân nối IDC
­ Dùng cho các ứng dụng hoàn cầu / cho nhiều nhà cung cấp
­ trợ tiêu chuẩn công nghiệp về nối dây kiểu T568A hoặc T568B cho từng loại ổ cắm
riêng biệt.
­ Cho phép lắp từ phía sau hoặc phía sau mặt nạ ổ cắm không có khe cắm lại.
­ Cho phép đấu dây không cần dùng đồ nghề đặc biệt.
­ Có nấp đậy bảo vệ, khe gạt và linh hoạt để bảo bảo vệ ổ cắm khỏi bụi bẩn hoặc thành
phần hỗn tạp lơ lửng.
­ Có màu sắc, thanh trượt vào để nhận dạng mạch đi dây cáp.
­ Là loại cấu tạo chịu tác động cao, nhựa chống cháy.
­ Cho phép dùng trong các ứng dụng hoàn cầu/ hổ trợ bởi nhiều nhà cung cấp cho đấu
cắm điện thoại và mạng dữ liệu.
­ Các ổ cắm phải có kích thước 70 x 114 mm. Các ổ cắm phải có các cửa chập được gắn
sẵn lò xo để bảo vệ các cổng RJ45 khỏi bụi bẩn khi không sử dụng. Mỗi ổ cắm được
trang bị một bề mặt đánh nhãn.
­ Các mặt mạ phải có thể chứa một, hai hoặc bốn đầu nối RJ45 để lựa chọn theo yêu
cầu.

18.8.15 Tiêu chuẩn kỹ thuật điện cho ổ cắm - Cat5e

Tất cả các ổ cắm sẽ là loại phù hợp tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-568-A và ISO/IEC 11801 cho
hạng mục Cat5e. Các yêu cầu sau đây sẽ phải được thỏa mãn:

Tần số Suy hao (dB) Tổn thất NEXT (dB)


- @1.0 MHz 0.1 65
- @4.0 MHz 0.1 65
- @10.0 MHz 0.1 60
- @16.0 MHz 0.2 56
- @20.0 MHz 0.2 54
- @25.0 MHz 0.2 52
- @31.25 MHz 0.2 50
- @62.5 MHz 0.3 44
- @100 MHz 0.4 40

­ được kiểm định bởi UL về tiêu chuẩn TIA/EIA Cat5e về đặc tính làm việc của cáp
­ được UL 1863 và cUL C22.2 chấp thuận.
­ được sản xuất bởi 01 nhà sản xuất có chứng nhận ISO 9001 và 9002

18.8.16 Tiêu chuẩn kỹ thuật điện cho ổ cắm – Cat6

Tất cả các ổ cắm sẽ là loại phù hợp tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-568-A và ISO/IEC 11801 cho
hạng mục Cat6. Các yêu cầu sau đây sẽ phải được thõa:

Tần số Suy hao (dB) Tổn thất NEXT (dB)


- @1.0 MHz 0.1 65

UEC – 29.06.2016 146


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

- @4.0 MHz 0.1 65


- @10.0 MHz 0.1 60
- @16.0 MHz 0.2 56
- @20.0 MHz 0.2 54
- @25.0 MHz 0.2 52
- @31.25 MHz 0.2 50
- @62.5 MHz 0.3 44
- @100 MHz 0.4 40

­ được kiểm định bởi UL về tiêu chuẩn TIA/EIA Cat6 về đặc tính làm việc của cáp

­ được UL 1863 và cUL C22.2 chấp thuận.


­ được sản xuất bởi 01 nhà sản xuất có chứng nhận ISO 9001 và 9002

18.8 Bảng đấu nối RJ45

Các bảng đấu nối dây sẽ dùng cho đấu dây chéo giữa hệ thống phụ

Bảng đấu nối dây RJ45 sẽ:-


­ được làm bằng nhôm sơn màu đen, trọng lượng nhẹ, chịu cường độ cao cho các cấu
hình 24-, 48-cổng.
­ có các lỗ mở phù hợp với đa dạng ổ cắm dữ liệu được dùng trong khu vực làm việc hỗ
trợ UTP, mỗi lỗ mở có thể xử lý 04 hoặc 06 chân cắm dạng mô-đun.
­ có lỗ mở cho phép đầu cắm dây xuyên qua phiến dấu dây cho để bố trí dây cách dễ
dàng.
­ có số lượng nhận dạng cổng kết nối ở cả mặt trước và mặt sau của bảng đấu dây.
­ cung cấp tối thiểu 24 cổng cho mỗi khoảng không gian gắn vào tủ (1rms = 44.5 mm
[1.75 in.]).
­ sẵn sàng cho 01 thanh phân bố dây phía sau tích hợp.
­ cung cấp các đế gắn nhãn trong suốt, tự bám và các nhãn tên hiệu màu trắng.
­ Không có sẵn cổng kết nối để thực hiện như là 01 vật lắp đầy giữa phần cứng và thiết
bị gắn trong tủ dữ liệu.
­ Có khe chân cắm tương thích với tiêu chuẩn ANSI/EIA-310.

18.11.14 Tiêu chuẩn kỹ thuật điện cho bảng đấu dây - Cat5e

Tất cả các bảng đấu dây RJ45 sẽ là loại phù hợp tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-568-A và
ISO/IEC 11801 cho hạng mục Cat5e.
Các yêu cầu sau đây sẽ phải được thõa:

Tần số Suy hao (dB) Tổn thất NEXT (dB)


- @1.0 MHz 0.1 65
- @4.0 MHz 0.1 65
- @10.0 MHz 0.1 60
- @16.0 MHz 0.2 56
- @20.0 MHz 0.2 54
- @25.0 MHz 0.2 52
- @31.25 MHz 0.2 50
- @62.5 MHz 0.3 44
- @100 MHz 0.4 40

UEC – 29.06.2016 147


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

­ Có, xem như 01 tùy chọn, một ngõ ra có thể gắn được vào lỗ mở phù hợp với tiêu
chuẩn IEC 603-7 (Keystone)
­ được kiểm định bởi UL về tiêu chuẩn TIA/EIA Cat5e về đặc tính làm việc của cáp
­ được UL 1863 và cUL C22.2 chấp thuận.
­ có chứng nhận Austel “C-Tick” A96/0399
­ được sản xuất bởi 01 nhà sản xuất có chứng nhận ISO 9001 và 9002

18.11.15 Tiêu chuẩn kỹ thuật điện cho bảng đấu dây – Cat6

Tất cả các bảng đấu dây RJ45 sẽ là loại phù hợp tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-568-A và
ISO/IEC 11801 cho hạng mục Cat6.

Các yêu cầu sau đây sẽ phải được thõa:

Tần số Suy hao (dB) Tổn thất NEXT (dB)


- @1.0 MHz 0.1 65
- @4.0 MHz 0.1 65
- @10.0 MHz 0.1 60
- @16.0 MHz 0.2 56
- @20.0 MHz 0.2 54
- @25.0 MHz 0.2 52
- @31.25 MHz 0.2 50
- @62.5 MHz 0.3 44
- @100 MHz 0.4 40

­ được kiểm định bởi UL về tiêu chuẩn TIA/EIA Cat6 về đặc tính làm việc của cáp
­ được UL 1863 và cUL C22.2 chấp thuận.
­ được sản xuất bởi 01 nhà sản xuất có chứng nhận ISO 9001 và 9002

18.9 Bảng đấu nối cáp quang

Các bảng đấu nối cáp quang phải cung cấp kết nối giữa hệ cáp trục đứng vào và các bộ
chuyển mạch dữ liệu/HUB

Các bảng đấu nối cáp quang phải bao gồm tủ dạng mô-đun với các vòng buộc định vị phần
cáp dự phòng để hạn chế bán kính cong của cáp quang.

Các bộ nối chuẩn STII hay SC ít nhất phải đạt được các tiêu chí kỹ thuật sau :
­ Nhiệt độ hoạt động : từ -4° to 185°F (-20° to 85°C)
­ Tổn thất trung bình : 0.3dB

Các bảng đấu nối cáp quang phải :


­ Được chế tạo từ nhôm cường độ cao, trong lượng nhẹ, màu đen với cấu hình 24, 48
cổng
­ Có lổ để gắn các đầu nối quang chuẩn ST hoặc đầu kép hoặc nhiều đầu đơn
­ Có lổ để các đầu cắm luồn qua bộ đấu nối được bố trí dễ dàng.
­ Được gắn nhãn nhận biết số cổng trên cả hai mặt trước và sau bộ đấu nối
­ cấp ít nhất 24 cổng cho mỗi khoảng giá treo (1rms = 44.5 mm [1.75 in.]).

UEC – 29.06.2016 148


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

­ Có máng chứa cáp quang được tích hợp ở mặt sau.


­ Có gắn nhãn in bằng công nghệ laser trắng và chổ dán nhãn rõ ràng, tự dính.
­ Tương thích với các bộ đầu nối chuẩn RJ45

18.10 Khung đấu nối chéo

Các bộ khung đấu nối (chéo) chuẩn 110XC phải được dùng để đấu nối cho hệ cáp điện
thoại trục chính

18.11 Cáp nhảy

18.11.1 Tổng quan

Cáp nhảy phải cung cấp các kết nối chéo và kết nối giữa các hệ thống cáp trục đứng với cáp
trục ngang, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bộ chuyển mạch/HUB. Các cáp nhảy phải
có mã màu như sau :
a. Xanh dương’ – từ cáp đến thiết bị chủ động – 1.5m
b. ‘xanh lá cây’ - từ thiết bị chủ động đến các cổng người dùng trên bộ đấu nối cáp – 1.5m
c. ‘xám’ - từ cổng người dùng đến máy trạm –
1.5m
d. ‘trắng’ - từ đầu nối điện thoại chuẩn XC đến cổng người dùng trên bộ đấu nối cáp –
1.5m

Biểu đồ màu thay thế khác sẽ được xem xét, nhưng phải phân biệt được rõ rang giữa mỗi
chức năng như mô tả ở trên.

Các cáp kết nối bên trong được cung cấp để đấu nối trong giá thiết bị phải được nhận diện
rõ rang tại mổi đầu với bộ đánh dấu cáp thứ tư theo số hay chữ cái để đơn giản hóa việc dò
tìm nếu được yêu cầu. việc nhận dạng sẽ bao gồm các ký tự mô tả chức năng theo sau bởi
các ba ký số, ví dụ, R001 – mô tả ‘cáp trục 001’, UP002 – mô tả ‘cổng người dung 002’

18.11.2 Cáp nhảy RJ45-RJ45

Các cáp nhảy RJ45 – RJ45 phải :

a. Được dùng để đấu nối giữa các cổng cáp UTP & thiết bị chủ động

b. Có dạng 8 sợi đồng tròn bện bọc cách điện kích cở 24AWG, sắp xếp thành các đôi
xoắn lại với nhau được mã hóa bằng 4 màu trong vỏ PVC cháy chậm có màu được mã
hóa

c. Kèm theo đầu cắm (chuẩn RJ45) 8 vị trí dạng mô-đun ở cả hai đầu, đi dây thẳng phù
hợp với các tiêu chuẩn đi dây

d. Dùng các đầu cắm dạng mô-đun có các đặc tính kỹ thuật hơn các yêu cầu của FCC
CFR 47 phần 68 phần phụ F và IEC 603-7

e. Bao gồm phần đệm giảm áp đúc liền khối.

f. Được sản xuất bởi nhà sản xuất có thương hiệu, được lắp ráp và kiểm định tại nhà máy
các cáp nhảy dung chuẩn cáp UTP được lắp ráp tại công trường sẽ không được chấp
nhận

UEC – 29.06.2016 149


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

18.11.2.1 Tiêu chí kỹ thuật điện – cáp CAT 5e

Tất cả các cáp nhảy phải :

a. Có các lõi đồng bện kích cở 24 AWG với cách điện nhựa polyolefin và vỏ ngoài cùng
cháy chậm có màu được mã hóa.

b. Điện trở DC trên một cáp tối đa 9.38 ohms / 100m

c. Có điện dung tương hổ tối đa 17.5 pF/ft (56 pF/m)

d. Có trở kháng đặc tính 100 ohms +/- 15% từ tần số 1 đến 100 MHz

e. Đạt chuẩn UL cho các hiệu suất về điện của cáp CAT 5e chuẩn TIA/EIA

f. là cáp loại CM theo chứng nhận của UL

g. Được sản xuất bởi nhà sản xuất đạt chuẩn ISO 9001 và 9002

h. có các đặc tính sau

Tần số Độ suy hao Suy hao NEXT tối thiều


(dB/100m)
@ 1.0 MHz: 2.0 62
@ 4.0 MHz: 4.1 53
@ 10.0 MHz: 6.5 47
@ 16.0 MHz: 8.2 44
@ 20.0 MHz: 9.3 42
@ 25.0 MHz: 10.4 41
@ 31.25 MHz: 11.7 39
@ 62.5 MHz: 17.0 35
@ 100 MHz: 22.0 32

18.11.2.2 Tiêu chí kỹ thuật điện – cáp CAT 6

Tất cả các cáp nhảy phải :

a. Có các lõi đồng bện kích cở 24 AWG với cách điện nhựa polyolefin và vỏ ngoài cùng
PVC.

b. Điện trở DC trên một cáp tối đa 9.0 ohms / 100m

c. Có điện dung tương hổ tối đa 17.5 pF/ft (56 pF/m)

d. Có trở kháng đặc tính 100 ohms +/- 15% từ tần số 1 đến 200 MHz

e. Đạt chuẩn UL cho các hiệu suất về điện của cáp CAT 6 chuẩn TIA/EIA

f. Được UL chứng nhận 444

g. Được sản xuất bởi nhà sản xuất đạt chuẩn ISO 9001 và 9002

h. có các đặc tính sau


Tần số Độ suy hao Suy hao NEXT tối thiều
(dB/100m)
@ 1.0 MHz: 2.0 74.3
@ 4.0 MHz: 4.1 65.3

UEC – 29.06.2016 150


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

@ 10.0 MHz: 6.5 59.3


@ 16.0 MHz: 8.2 56.3
@ 20.0 MHz: 9.3 54.8
@ 25.0 MHz: 10.4 53.4
@ 31.25 MHz: 11.7 51.9
@ 62.5 MHz: 17.0 47.4
@ 100 MHz: 22.0 44.3
@ 155 MHz: 30.2 41.5
@ 200 MHz: 34.8 39.9
@ 250 MHz: 39.6 38.3
@ 300 MHz: 46.7 37.2
@ 350 MHz: 51.1 36.2
@ 400 MHz: 55.3 35.3
@ 500 MHz: 63.3 33.8

18.12.15 Cáp nhảy quang

Cáp nhảy quang phải được dùng cho kết nối chéo quang và nối bên trong

Cáp nhảy quang phải gồm 2 lõi đơn theo công nghệ chiết suất thay đổi đường kính là 62.5
micro-met , lớp phủ 125 micro-met

a. Lớp phủ sợi quang được bảo vệ bằng lớp sợi aramid và vỏ cháy chậm PVC

b. Cáp nhảy quang phải được đấu nối với các đầu chuẩn SC hoặc St (bằng sứ hay nhựa
ở mỗi đầu)

Dây nhảy quang phải phù hợp các tiêu chí kỹ thuật sau :

a. Bán kinh cong tối thiểu : 1.00 inch (2.54 cm)

b. Nhiệt độ hoạt động : 4° đến 158° F (-20° đến 70° C)

c. Tổn thất : 0.4dB/cặp đầu nối

d. Băng thông tối thiểu 160 MHz-km ở 850 nm / 850 MHz-km ở 1300 nm

18.12.16 Kết nối chéo 110XC – RJ45

Cáp nhảy kết nối chéo 110XC – RJ45 phải :

a. Được dung để nối giữa khung kết nối cáp chéo hệ thống trục điện thoại và các cổng
người dùng trên bảng đấu nối

b. Tương thích với cả hai chuẩn EIA T568A và T568B

c. Có 1 cặp lõi đồng tròn bện kích cở 24 AWG được sắp xếp thành những cặp xoắn có
màu được mã hòa và vỏ ngoài cùng PVC.

d. có đầu nối 1 cặp 110 ở một đầu và đầu cắm RJ45 nối thẳng ở đầu kia

e. Bao gồm phần đệm giảm áp đúc liền khối

f. Được sản xuất bởi nhà sản xuất đạt chuẩn ISO 9001 và 9002

g. Đạt chuẩn UL cho các hiệu suất về điện của cáp CAT 5e chuẩn TIA/EIA

UEC – 29.06.2016 151


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

18.12 Giá lắp thiết bị

18.12.1 Tổng quan

Các giá lắp thiết bị phải được cung cấp để gắn tất cả các thiết bị đấu nối cáp/các bảng đấu
nối cáp v.v…

18.12.2 Hệ thống giá treo tường

Hệ thống giá treo tường phải:

a. Bao gồm các giá treo chuẩn 19” có cấu trúc bằng nhôm nhẹ cường độ cao với lớp hoàn
thiện bằng sơn đen bảo vệ. Các giá cao 42U phải được neo vào sàn phòng máy tính

b. Có rãnh đi cáp thẳng đứng như là các ray ở bên

c. Có các rãnh có khả năng sử dụng và định vị lại lên đến mười vòng buộc cáp có móc có
thể sử dụng lại.

d. Có hệ quản lý cáp dung lượng lớn được cung cấp ở mặt trước của giá mà có thể sử
dụng cho hệ quản lý cáp ngang và đứng và dễ dàng xoắn và chốt chặt lại mà không
cần dùng vít hay công cụ nào khác.

e. Có các lỗ treo chuẩn ANSI/EIA-310-C và lỗ mở cho các tuyến cáp ở mặt trước, sau và
bên của khung.

f. Chế tạo từ nhôm với lớp sơn đen hoàn thiện và nấp đậy cho các lổ mở đi cáp không sử
dụng

g. Có các rãnh quản lý cáp đứng 152 mm (6 in) x 2.1 m (7 ft) và 76 mm (3 in) x 2.1 m (7 ft)
mà có thể định vị giữa các giá treo. Các rãnh phải bao gồm các bộ buộc cáp mà có thể
móc bên trái hay phải và được định vị dọc theo rãnh.

h. Có các đầu nối đất cho cáp tiếp đất 0-6 AWG

i. Được sản xuất bởi nhà sản xuất đạt chuẩn ISO 9001 và 9002

18.12.3 Hệ thống giá đứng

Các giá đứng gắn thiết bị phải là loại đứng trên sàn và phải đặt trong phòng đặt giá thiết bị
được cung cấp ở mỗi tầng/trong mỗi vùng

Các giá đứng gắn thiết bị điển hình phải :

a. Là giá chuẩn 19” cao 42U rộng 600mm

b. có chiều sâu 600mm

c. Có đầy đủ các phương tiện đỡ cáp để đỡ và giảm ứng suất tác động trên tất cả các cáp
đồng và quang. Cáp phải được bố trí đều ở phía sau giá và không được bó quá nhiều.

d. Mở nhanh chóng các tấm đậy có khóa ở bên và phía sau được trang bị phương tiện nối
đất

UEC – 29.06.2016 152


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

e. Có các cửa kính khung bản lề khi được gắn ở dạng đơn. Không yêu cầu cửa khi gắn
lien tiếp nhiều giá với nhau.

f. Hoàn thiện với chân có bánh xe và chốt cố định

g. Có gắn quạt thong gió cho tủ giá thiết bị

h. phù hợp với chuẩn BS 5954, phần 2 và IEC 297.2

i. Có không gian cho cáp vào tối đa ở đáy tủ


j. Có bốn 4 thanh treo 19” cao có thể được điều chỉnh dễ dàng suốt chiều cao bằng các
phương tiện gắn ở bên

k. Có bộ cấp nguồn ở phía sau bao gồm tối thiểu 10 bộ ổ cắm 250V/10A. Các ổ cắm
nguồn phải kết nối với ổ cắm kế bên bằng cáp mếm và đầu cắm. các đầu cắm phải là
loại phích cắm sâu cố định nguồn để phòng viêc tự rơi ra.

18.13 Cáp dịch vụ thoại đến

Cáp dịch vụ thoại đến sẽ được cung cấp và lắp đặt bởi nhà thầu xây dựng đến MDF đi
xuyên qua ở vị trí được chừa sẵn đên MDF.

Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm cho lắp đặt cáp trong toàn bộ tòa nhà và đấu nối trên MDF

MDF sẽ:

a. Bao gồm các mô đun dạng phiến đấu nối Krone LSA trên khung đấu nối chính loại treo
tường Krone

b. Có bảo vệ quá áp/quá dòng/xung từng đôi Krone cho tất cả đường đến

18.14 Hệ thống đường trục điện thoại phụ

Tuyến cáp thoại chính bên trong sẽ được gọi là Hệ Thống Đường Trục Điện Thoại Phụ. Nó
sẽ liên kết với đấu nối chính (MDF) trong phòng thiết bị đến giá đấu nối trung gian trên mỗi
tầng. Bao gồm đường truyền trục giữa các vị trí và đấu nối phụ kiện phần cứng này. Thông
thường sẽ được lắp đặt theo mô hình hình sao với đường trục đầu tiên bắt đầu tại đầu nôi
chính

Cáp thoại sẽ tuân theo các qui định của Tổ Chức Viễn Thông Việt Nam

Đường kính cáp sẽ không nhỏ hơn 0.65mm và số đôi cáp như chỉ ra trong bản vẽ.

18.15 Lắp đặt

Tay nghề

Tất cả công việc sẽ được thực hiện bởi công nhân có tay nghề theo chuẩn cao nhất của
chuẩn công nghiệp vẫn thông. Tất cả thiết bị và vật liệu sẽ được lắp đặt gọn gàng và chắc
chắn, cáp cũng bó lại theo đúng cách. Công nhân phải vệ sinh bất kì mảnh vụn hoặc rác ở
gần chỗ làm mỗi ngày

UEC – 29.06.2016 153


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

18.16 Hỗ trợ hệ thống

Nhà thầu sẽ cung cấp khóa huấn luyện đầy đủ cho nhân viên vận hành và bảo dưỡng của
chủ đầu tư trong suốt thời gian không ít hơn 5 ngày liên tục đến khi họ đủ khả năng tự vận
hành hệ thống

Nhà thầu sẽ bảo hành chất lượng và chức của tất cả công việc lắp đặt bao gồm trong hợp
đồng trong suốt 1 năm sau ngày hoàn thiện. Trong suốt giai đoạn này nhà thầu sẽ chịu trách
nhiệm sửa chữa tất cả khiếm khuyết từ việc sử dụng của vật liệu không hoàn chỉnh, lắp đặt
sai, treo không đúng và thiếu các chi tiết mà nhà thầu cung cấp lắp đặt cần phải có phù hợp
với thuyết minh này với chi phí do nhà thầu chịu

Nhà thầu sẽ gởi nhóm chuyên gia dịch vụ có kin nghiệm để kiểm tra, sữa chữa và bảo
dưỡng hệ thống và thiết bị được lắp đặt một lần mỗi tháng trong suốt năm đầu tiên

Nhà thầu sẽ dịch vụ khẩn cấp ngoài giờ làm việc có thể được yêu cầu cho báo dưỡng hệ
thống trong quá trình hoạt động

18.17 Nhân viên hỗ trợ kĩ thuật và chuyên gia

Nhà thầu sẽ cung cấp danh sách nhân viên quản lí dự án và nhân viên hỗ trợ kĩ thuật được
chỉ định cho dự án cùng với hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của họ và giấy chứng nhân huấn
luyện Hệ Thống Cáp Đường Trục

Nhà thầu sẽ chỉ rõ nếu nhân viên hỗ hợ của họ được huấn luyện tại nhà máy, huấn luyện
công trường hoặc phương thức khác

18.18 Giấy chứng nhận

Nhà thầu sẽ bao gồm không ít hơn năm (5) giấy chứng nhận cho những người của nhà thầu
đã làm công việc tương tự

18.19 Kiểm tra và bảo hành

Kiểm tra hoàn thiện hệ thống sẽ được thực hiện trước khi đồng bộ dữ liệu. 100 phần trăm
của cặp cáp ngang và xuyên tầng sẽ được kiểm tra hở mạch, ngắn mạch, đảo cực, truyền
dẫn và hiện diện điện áp xoay chiều AC. Cặp dây ngang thoại và dữ liệu sẽ được kiểm tra
từ ngõ ra đến phiến đấu nối. Thêm vào đó, cáp dữ liệu sẽ được kiểm tra cho phù hợp với
thuyết minh minh kĩ thuật của EIA/TIA. Kiêm tra sẽ bao gồm điện dung giữa các dây, trở
kháng riêng, suy hao và nhiễu xuyên âm cuối đường dây. Kết quả kiểm tra phải được đệ
trình để kĩ sư chấp nhận và duyệt trước khi chuyển giao

Nhà thầu sẽ cung cấp bảo hành hai mươi năm cho sản phẩm thụ động kể từ ngày nhà sản
xuất kiểm định, nghiệm thu và bàn giao đến chủ đầu tư. Tất cả phụ kiện của Hệ Thống Cáp
Đường trục sẽ được chế tạo bởi cùng nhà nhà xuất để đảm bảo có trở kháng tương đương
và NEXT là tốt nhất có thể, bảo đảm hoàn thiện từ đầu đến cuối

18.20 Chấp thuận khách hàng

Ở thời điểm cuối cùng của công việc lắp đặt một buổi kiểm tra sơ bộ với nhà thầu sẽ được
thực hiện để kiểm tra chất lượng lắp đặt, độ chính xác của công việc và kiểm tra sơ đồ kỹ
thuật. Bất kì hiệu chỉnh đến tài liệu hoặt lắp đặt nào có thể được yêu cầu sẽ hoàn thiện trong

UEC – 29.06.2016 154


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

năm (5) quyền “Chấp thuận khách hàng” sẽ bao gồm một kiểm tra cuối cùng với nhà thầu,
giấy xác nhận của các tài liệu đang kí và chứng chỉ và giấy xác nhận của tất cả sổ tay hướng
dẫn và bản vẽ. “Chấp thuận khách hàng” không giải phóng trách nhiệm của nhà thầu khỏi
việc sửa chữa bất kì lỗi đường cáp nào hoặc các nhãn mạch không phù hợp làm bởi nhà
thầu được phát hiện sau ngày này. Nhà thầu sẽ sửa chữa ngay lập tức cho đúng

18.21 Hỗ trợ tại công trường

Nhà thầu sẽ cung cấp hỗ trợ kĩ thuật như tại thời gian đã định và tại mức năng lực đã định
và tại thời gian đã định chỉ ra khoảng thời gian cần thiết để di chuyển đến công trường.
Người hỗ trợ kĩ thuật sẽ:
a. Có kiến thức về hệ thống cáp dữ liệu
b. Có kĩ năng của tất cả thiết bị và vật liệu được dùng theo hợp đồng này
c. Có đủ khả năng giải quyết các sự cố và vấn đề liên quan đến vật liệu được cung cấp
theo hợp đồng

18.22 Kỹ thuật

Nhà thầu lựa chọn hệ thống cáp này phải bám sát theo thiết kế, kĩ thuật và cách thức lắp đặt
và các thành phần được chấp nhận sử dụng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng này

Một cuộc họp lên kế hoạch ban đầu sẽ được tổ chức với nhóm người để làm rõ tất cả yêu
cầu (hệ thống, dịch vụ, cách thức phân phối v. . .v . . .), xác định trách nhiệm và tiến độ các
công việc sẽ xảy ra trong suốt quá trình thực hiện của dự án. Trong vòng hai (2) tuần của
cuộc họp ban đầu, nhà thầu sẽ cung cấp một báo cáo và tiến độ phác thảo để làm rõ các
công việc và trách nhiệm liên quan đến dự án

Để bắt đầu giai đoạn kĩ thuật đầu tiên, nhà thầu sẽ cung cấp (1) bản rõ ràng sao chép câp
nhật của tất cả tư vấn, bản vẽ hệ thống điện và cáp dữ liệu, hai (2) tuần trước khi bắt đầu
bất kì hoạt động thiết kế kĩ thuật nào. Điều này đã tính đến một (1) tuần duyệt lại sơ đồ của
nhà thầu và một (1) tuần cho tư vấn trả lời bất kì câu hỏi nào liên quan đến phần duyệt lại
của nhà thầu. Việc duyệt lại bản vẽ nhà thầu sẽ được bắt buột phải thực hiện trong quá trình
giám sát với nhà thầu chính để kiểm tra chính xác tại công trường các tuyến của cáp và các
vấn đề khác

Trong lúc hoàn thành của gian đoạn kĩ thuật đầu tiên, nhà thầu sẽ cung cấp hai (2) bản nháp
của tài liệu kĩ thuật cho trình duyệt bởi tư vấn. Nếu không có hiệu chỉnh nào được yêu cầu
tài liệu này sẽ được chấp nhận bằng văn bản bởi tư vấn. Bất kì hiệu chỉnh nào được hoàn
thiện bởi nhà thầu trong suốt giai đoạn một (1) tuần và trình duyệt lại

Trong lúc hoàn thiện của phối hợp và kĩ thuật cuối cùng của duyệt lại các nhận xét, nhà thầu
sẽ cung cấp đến tư vấn bản lưu sau đây:

a. MDF, IDF và Sơ Đồ Phiến Đấu nối bao gồm tuyến cáp, vị trí của tất cả các thành phần
và thiết bị, mặt bằng chi tiết của thiết bị trên tường và đánh nhãn

b. Mặt bằng bố trí khu vực làm việc, bao gồm chi tiết tuyến cáp và bố trí đánh nhãn cho tất
khu vực công việc

c. Tài liệu đâu nối chéo, bao gồm tất cả bản ghi đấu nối chéo cửa thoại và thiết bị dữ liệu

d. Mặt bằng trục phân phối tầng

UEC – 29.06.2016 155


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

e. Mặt bằng máng cáp, ống và đi dây

f. Mặt bằng điều khiển theo định dạng sau:


 Bốn (4) bản sao và một bản vẽ mực màu nâu đỏ tất cả sơ đồ và bản vẽ định dạng
khổ A1
 Một (1) file máy tính lưu trên đĩa CD bao gồm các bản vẽ định dạng Autocad phiên
bản 2000
 Hai (2) bản sao tất cả các tài liệu đấu nối chéo được in ở định dạng A4
 Một (1) file máy tính lưu trên đĩa CD của tất cả tài liệu đấu nối chéo định dạng Excel
 Trong lúc hoàn thiện dự án, nhà thầu sẽ chuẩn bị tài liệu “Hoàn Công” chỉ ra tất cả
các công việc đã thực sự tiến hành và lắp đặt và cung cấp bản sao của các tài liệu
như mô tả ở trên

PHẦN 19 – HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TÍN HIỆU ĂNGTEN CÔNG CỘNG

19.1 Quy định chung

UEC – 29.06.2016 156


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

19.1.1 Nhà thầu sẽ thiết kế, cung cấp , lắp đặt, chạy thử, thử nghiệm và cài đặt hệ thống phân phối
tín hiệu ăng ten công cộng (CABD) theo bản vẽ và các yêu cầu được quy định dưới đây.

19.1.2 Tần số của tín hiệu nhận được sẽ được truyền bằng thiết bị đảo tần theo bản vẽ. Cần phải
nhận được thông qua của cơ quan Bưu điện về thay đổi tần số và Nhà thầu phải có trách
nhiệm lấy giấy phép theo qui định của địa phương

19.1.3 Sơ đồ không gian được thể hiện ở bản vẽ chỉ có tính chất dẫn hướng. Nhà thầu sẽ thiết kế
hệ thống phân phối để có hệ thống vận hành tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của Kiến trúc sư. Bất
kỳ thiết bị nào không được thể hiện ở sơ đồ (như AGC, bộ khuyếch đại phân phối, bộ phân
chia, bộ ghép .v.v.) nhưng được yêu cầu để có hệ thống vận hành tốt nhất, đáp ứng yêu cầu
của Kiến trúc sư sẽ được Nhà thầu cung cấp bằng chi phí của Nhà thầu. Các ổ cắm TV sẽ
có mức tín hiệu thiết kế trong khoảng 65 - 75 dB

19.1.4 Nhà thầu có trách nhiệm chứng minh loại ăng ten được nộp có đủ độ bền để chịu được tải
trọng gió lớn nhất trong bất kỳ điều kiện nào của nơi lắp đặt.

19.1.5 Toàn bộ thiết bị và vật liệu cùng loại sẽ được cấp bởi chỉ một Nhà sản xuất để đảm bảo tính
đồng nhất của tiêu chuẩn và của các bộ phận.

19.1.6 Toàn bộ các thiết bị và phụ kiện được đưa tới công trường phải được đánh dấu rõ ràng để
nhận biết các bộ phận, vật liệu và Nhà sản xuất khác nhau. Thử nghiệm về loại thiết bị được
yêu cầu và cần có chứng chỉ.

19.1.7 Ở thời điểm đấu thầu, Nhà thầu sẽ cung cấp các thông tin về thống kê thiết bị trong Quy
cách kỹ thuật riêng.

19.1.8 Trong vòng bốn tuần khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về được giao hợp đồng và
trước khi đặt hàng thiết bị, Nhà thầu sẽ cung cấp số liệu và mẫu của Nhà sản xuất để Kiến
trúc sư thông qua.

19.1.9 Trong vòng bốn tuần khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về được giao hợp đồng, sơ
đồ không gian đi dây chi tiết sau đây sẽ được nộp để được duyệt:
a. Toàn bộ các đơn vị chi tiết về loại và nêu hệ số khuyếch đại hoặc tổn thất của mỗi đơn
vị chi tiết khi được thiết kế để hoạt động trong hệ thống.
b. Bất kỳ hệ thống điều khiển khuyếch đại tự động đã được bao gồm.
c. Mức thiết kế của tất cả các ổ cắm TV.

19.1.10 Toàn bộ thiết bị, vật liệu, chi tiết nối và phụ kiện được dùng sẽ thích hợp để sử dụng trong
các điều kiện nhiệt độ và không khí bên ngoài hiện có tại nơi lắp đặt, nó được giả định rằng
nhiệt độ không khí tăng tới 450C và độ ẩm tương đối tới 100%.

19.1.11 Khi lựa chọn loại thiết bị, Nhà thầu được coi là đã biết chắc chắn về các biện pháp bảo
dưỡng, sửa chữa và thay thế đúng cách để không gây chậm trễ, mà nếu xảy ra chúng có
thể làm bất tiện hoặc gây tổn thất cho Chủ đầu tư.

19.1.12 Toàn bộ thiết bị, vật liệu và tay nghề được dùng sẽ tuân theo BS hoặc CP thích hợp hoặc
tiêu chuẩn tương đương đã được thông qua do cơ quan chức năng địa phương yêu cầu.

19.1.13 Toàn bộ thiết bị, vật liệu được dùng trong hệ thống CABD sẽ tuân theo “Danh mục thiết bị
CABD đã được thông qua để dùng công cộng” lần xuất bản mới nhất.

19.1.14 Hệ thống sẽ bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn như vậy, các bộ phận sau đây khi được
yêu cầu để đáp ứng yêu cầu vận hành thỏa đáng với mức ồn rất thấp:
a. Ăng ten
b. Bộ tiền khuyếch đại tiếng ồn thấp

UEC – 29.06.2016 157


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

c. Thiết bị đổi kênh có bộ khuyếch đại kênh


d. Ăng ten chảo
e. Bộ đổi kênh tiếng ồn thấp
f. Bộ thu tín hiệu vệ tinh
g. Bộ chuyển đổi tăng tần số
h. Bộ điều biến TV
i. Cáp đồng trục
j. Bộ phân chia
k. Ổ cắm TV FM/ TV
l. Bộ điều khiển hệ số khuyếch đại tự động (AGC).

Toàn bộ các bộ khuyếch đại, bộ đổi kênh, nguồn cấp điện, bộ phân chia được đặt ở buồng
điện tại tầng tương ứng.

19.2 Ăng ten

19.2.1 Ăng ten được lắp trên trụ tách biệt với các hệ thống khác ở trên mái. Vị trí chính xác của ăng
ten được Nhà thầu xác định và có phối hợp với các Nhà thầu khác.

19.2.2 Ăng ten và trụ chịu được tải nặng, thích hợp cho việc lắp ngoài nhà và có thể chịu được thời
tiết khắc nghiệt nhất ở Việt nam.
Nhà thầu có trách nhiệm về công việc xây dựng được yêu cầu để lắp đặt ăng ten

Ăng ten và trụ chịu được sức gió tới 200 km/ giờ.

Chi tiết của công việc xây dựng cần được nộp để Kiến trúc sư thông qua trước khi bắt
đầu lắp đặt.

19.2.3 Ăng ten TV/ FM là loại chế tạo bằng hợp kim nhôm, chống rỉ, chịu được tải nặng có lớp hoàn
thiện đặc biệt chống rỉ, được thiết kế riêng cho hệ thống CABD.

19.2.4 Ăng ten được nối đất đúng cách và được bảo vệ chống sét.

19.2.5 Ăng ten TV thường có bộ khuyếch đại 13 - 15 dB và tỷ lệ quy đổi tối thiểu bằng 28dB. Trở
kháng của ăng ten là 75 không cân bằng.

19.2.6 Ăng ten FM có bộ khuyếch đại 4 - 7 dB tùy theo điều kiện công trường. Ăng ten FM thích
hợp để tiếp nhận tín hiệu ở các băng FM giữa 88Hz và 108Hz. Trở kháng của ăng ten là
75.

19.2.7 Ăng ten chảo parabol TV vệ tinh bằng nhôm

Ăng ten chảo parabol TV vệ tinh bằng nhôm có trọng lượng nhẹ, được gia tăng độ cứng và
chống mài mòn, có độ bền để chịu được tác động của thời tiết bên ngoài. Ăng ten chảo
parabol được đỡ bằng chi tiết gối được gia tăng độ cứng và chống mài mòn, tráng kẽm
nhúng nóng, chịu được tải nặng. Hệ thống sau khi lắp đặt có thể chịu được thời tiết khắc
nghiệt nhất ở Việt nam. Chi tiết của công việc xây dựng cần được nộp để Kiến trúc sư thông
qua trước khi bắt đầu lắp đặt.

Quy cách kỹ thuật:

UEC – 29.06.2016 158


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Tấn số hoạt động 4Ghz/ 12 Ghz

Đường kính 3.0m

Vật liệu phản chiếu lưới C/K

Tỷ số chiều dài tiêu điểm trên đường kính 0.4

Chiều dài tiêu điểm 1.15m

Hệ số khuyếch đại ở 4.2 Ghz 40dBi

Hệ số khuyếch đại ở 12.2 Ghz 48dBi

Chiều rộng chùm tia 1.7 độ

19.3 Bộ tiền khuyếch đại mức nhiễu thấp

19.3.1 Bộ tiền khuyếch đại băng rộng được dùng trong vùng sóng yếu và được thiết kế để hoạt
động với mức nhiễu thấp và nguyên chiếc cho điều kiện ngoài trời.

19.3.2 Bộ tiền khuyếch đại sẽ tuân theo các yêu cầu sau:

Television Standard : CCIR - PAL I System


Frequency : VHF FM : 88 to 110 MHz
Gain : Manufacturer's specification
Gain Control Range : In accordance with manufacturer's
specification
Input : Split input configuration preferred
Maximum Output Level : Manufacturer's Specification
Noise Figure : Less than 2.5 dB
Flatness of Response : ± 1 dB
Screen Factor : 60 dB minimum
VSWR (Input & Output) : Input VHF Better than 1.5:1
Input VHF Better than 2:1
Output Better than 2:1
Impedance (Input & Output) : 75 ohms
Connectors : Saddle and screwclamp for coaxial cable
Operating temperature : - 10 to + 60 degree centigrade
Operating Humidity : Up to 100%
Power Supply : 220V ± 6% AC 50 Hz plus or minus 1 Hz
Safety Isolation : Tested at 2kV r.m.s. designed to confirm to
BS415
Lớp cách điện an toàn : Được thử nghiệm với 2kV r.m.s được thiết
kế theo BS 415
Hum modulation : Greater than -50 dB
Độ điều biến tiếng ù : Lớn hơn - 50 dB
Housing : Outdoor Application
Vò : dung ở ngoài trời

UEC – 29.06.2016 159


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

19.4 Bộ khuyếch đại

19.4.1 Khuyếch đại tín hiệu trong hệ thống được thực hiện bằng bộ khuyếch đại kênh ở đầu xử lý
tín hiệu.

19.4.2 Bộ khuyếch đại kênh có mạch điều khiển hệ số khuyếch đại tự động.

19.4.3 Bộ khuyếch đại có màn chắn thích hợp để tránh nhiễu radio gây ra bởi thang máy, bộ khởi
động .v.v.

19.4.4 Tất cả các bộ khuyếch đại được thiết kế để hoạt động ở hệ số khuyếch đại 20% thấp hơn trị
số danh định lớn nhất.

19.4.5 Bộ khuyếch đại kênh cho tín hiệu TV và điều khiển hệ số khuyếch đại tự động tuân theo các
yêu cầu sau đây:

Tiêu chuẩn TV Hệ thống CCIR - PAL 1

Tần số Băng IV & V

Hệ số khuyếch đại Theo quy cách kỹ thuật của nhà sản xuất

Khoảng điều khiển hệ số khuyếch đại: Theo quy cách kỹ thuật của nhà sản xuất

Mức đường xuất lớn nhất Theo quy cách kỹ thuật của nhà sản xuất

Mức nhiễu Nhỏ hơn 7 dB

Độ phẳng của đáp tuyến tần số: 1 dB trong kênh

AGC 1 dB thay đổi đường xuất cho một lần đổi của 10
dB, khoảng toàn phần được đặt trọng tâm ở đường
xuất danh định.

Độ chọn lọc Cho 8MHz nhỏ hơn 7dB


Cho 16MHz nhỏ hơn 15dB
Cho 20MHz nhỏ hơn 20dB
Cho 28MHz nhỏ hơn 28dB

Nguồn điện 220V 6% xoay chiều, 50Hz 1Hz

Tiêu thụ điện Ít hơn 3W

Lớp cách điện an toàn Được thử nghiệm với 2kV r.m.s được thiết kế theo
BS 415

Vỏ Dùng cho cả trong và ngoài nhà bằng hộp kim loại


có màn chắn, có vấu thích hợp để liên kết thẳng
đứng.

Nối đất Toàn bộ các phần kim loại được nối


đất đúng cách

UEC – 29.06.2016 160


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Ký hiệu Các ổ cắm tín hiệu được đánh dấu rõ ràng


“VÀO” & “RA”

Phụ kiện Tất cả các nút cáp đồng trục và phụ kiện.

Hệ số màn Tối thiểu 60dB

Độ điều biến tiếng ù Lớn hơn - 50dB

Chi tiết nối Đai đỡ, kẹp vít cho cáp đồng trục

Nhiệt độ hoạt động -10 tới + 600C

Độ ẩm hoạt động Tới 100%

Power Supply : 220V ± 6% AC 50 Hz plus or minus H2


VSWR (đường nhập và Đường nhập VHF tốt hơn 1.5: 1
đường xuất) Đường nhập VHF tốt hơn 2 : 1
Đường xuất tốt hơn 2: 1

Safety Isolation : Tested at 2kV rms designed to confirm to BS 415


Trở kháng (đường nhập và 75
đường xuất)

Housing : Outdoor application

VSWR : Input VHF Better than 1.5:1


UHF Better than 2:1
Output Better than 2:1

Impedance (Input & Output) : 75 ohm

Ổ cắm đồng trục IEC 169 - 2

Operating Temperature : -10 deg. C to + 60 deg.C

Operating Humidity : Up to 100%

19.4.6 Bộ khuyếch đại phân phối

Bộ khuyếch đại băng rộng tuân theo các yêu cầu sau đây:

Tiêu chuẩn TVL : hệ thống CCIR – RAL 1

Khoảng tần số : 88 – 860 MHz

Hệ số khếch đại : theo quy cách kỹ thuật của nhà


sản xuất, hệ số khếch đại cho
phép lớn nhất không lớn hơn 40dB

UEC – 29.06.2016 161


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

19.5 Bộ biến đổi vành loa/ khối mức nhiễu thấp

Quy cách kỹ thuật

Băng –C

Tần số đường nhập : 3.7 tới 4.2 GHz

Tần số đường xuat61L : 950 tới 1450 MHz

Hệ số khếch đại nguồn : 65dB

Mức nhiễu tại 25°C : ở 250K tới 550K

Thay đổi hệ số khếch đại (-40°C: ±3.0dB P-P


Tới 60°C)

Độ phẳng của đáp tuyến tần số: 1.0dB P-P/40 MHz

19.6 Máy thu tín hiệu vệ tinh băng - C

Quy cách kỹ thuật

Tần số đường nhập : 950 tới 1750 MHz

Trở kháng đường nhập : 750 ohms

Mức đường nhập : -20 tới -55 dBm

Tần số IF : 70 MHz

Băng rộng IF : 16 tới 36 MHz

Thải lọc hình ảnh : 20 dB min.

Mức ngưỡng : lớn hơn 8 dB C/N

Mạch chỉnh giảm video : CCIR 405-1, 625 dòng

Đáp tuyến tần số video : 30 Hz tới 5 MHz

Khử tán xạ : kẹp lớn hơn 40 dB

Mức đường xuất video : 1V

Trở kháng đường xuất video : 75 ohms

Sóng mang thứ cấp âm thanh (A hoặc B) 5.0 tới 9 MHz

Băng âm thanh : 150 tới 280 KHz

Đáp tuyến tần số âm : 50 Hz tới 15 KHz

Mạch chỉnh giảm âm : 50/75 S

Mức đường xuất âm không cân bằng: 0 dB/600 ohm

UEC – 29.06.2016 162


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Độ méo song hài âm : 1% lớn nhất.

19.7 Bộ chuyển đổi tăng tần số

Bộ chuyển đổi tăng tần số được bố trí để biến đổi tần số trung gian (IF) thành tần số
siêu cao (UHF)

Quy cách kỹ thuật : 29 dB

Hệ số khuyếch đại : 100 dB V

Mức đường nhập : 112 tới 123 dB V (có thể điều


chỉnh)

19.8 Bộ điều biến TV

Bộ điều biến TV được bố trí để điều biến lại chương trình TV vệ tinh và chuyển thành
hệ thống CABD. Bộ lọc sóng cách âm bề mặt được cấp để triệt sóng hài cao:

Quy cách kỹ thuật

Mức tín hiệu đường nhập RF : - 25 dBm tới -55 dBm

Khoảng tần số đường nhập RF : 950 - 1750 MHz

Ngưỡng tĩnh : 6.5 dB C/N điển hình

Dải băng video 1F : 27 MHz

Mức đường xuất video : 1vp - p, có thể điều chỉnh bên ngoài

Phương thức điều biến video : Bộ điều biến dải băng AM

Dải băng âm IF : 180/ 280 kHz, có thể ngắt


trong

Đáp tuyến tần số âm : 5 - 8 MHz, điều hưởng được


liên tục

Tần số đường xuất RF : PAL G/I - UHF, 470 - 860 MHz

Mức đường xuất RF : 100 dBuV (lớn nhất), với 10 dB


có thể điều chỉnh liên tục.

19.9 biến đổi tần số

19.9.1 Thiết bị biến đổi tần số sẽ theo các yêu cầu sau:

Tiêu chuẩn TV : Hệ thống CCIR - PAL 1

Tần số được biến đổi : RF, bang VHF I & III và bang
UHF IV và V (tần số
đặc biệt được xác định bởi cơ quan chức năng
thông tin)

UEC – 29.06.2016 163


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Ổn định tần số : Trôi giạt tần số 75 kHz (00C tới 550 C) cho
thay đổi điện áp nguồn) (100 V -
220V) cộng hoặc trừ
1Hz.

Độ chọn lọc : với + hoặc - 16 MHz nhỏ hơn


55dB (cho tần số trung tâm của
kênh)

Mức nhiễu : Nhỏ hơn 10 dB

Độ tuyến tính quét dòng : nhỏ hơn 3%

Hệ số khếch đại chênh lệch : nhỏ hơn 2%

Chênh lệch pha : nhỏ hơn 2 độ

Độ méo tỷ lệ đồng bộ hình ảnh: nhờ hơn 2%

Kéo dài thời gian nhóm : nhỏ hơn 25nS

19.10 Cáp đồng trục

19.10.1 Hệ thống dây chạy trong hộp đi dây/ ống đi dây.

Đường cáp bằng đồng đồng trục trở kháng 75  được thiết kế đặc biệt để truyền tín hiệu TV
và AM/ FM sẽ được sử dụng. Đường cáp chính trong hộp đi dây sẽ theo BS 5425 Phần 1
loại E hoặc lớn hơn. Dây cấp T sẽ theo BS 5425 Phần 1 loại E hoặc lớn hơn.
Cáp đồng trục không được uốn với bán kính nhỏ hơn 5 lần đường kính cáp. Các mối nối ở
đường cáp chạy và cuốn vòng cáp ở đầu nối ngoài sẽ KHÔNG được phép.

Toàn bộ đường cáp được lắp đặt đúng cách và được chia tách theo BS 7671: 1992 (Quy
phạm đường dây IEE, xuất bản lần thứ 16).

Nhà thầu sẽ lắp ống dẫn dây 25mm được lắp trên bề mặt, được kết nối ở ngăn bộ khuyếch
đại để dẫn đầu ăng ten xuống. Hoạt động tối thiểu được chấp nhận cho tổn hao kết cấu
đường cáp tối thiểu là - 26 dB. Để đảm bảo điều này, cáp đồng trục được dùng trong hệ
thống sẽ được quét ngang qua chiều rộng băng toàn phần.

Mỗi đường hộp đi dây đồng trục sẽ được kết thúc đúng cách. Tổn hao phản xạ của đầu hộp
đi dây sẽ tối thiểu bằng - 26dB.

Các tín hiệu đến của TV sẽ được cân bằng. Để đạt được mục tiêu này, phải lắp bộ xử lý tín
hiệu riêng để giảm thiểu điều biến xuyên và đảm bảo tận dụng tốt nhất khả năng của bộ
khuyếch đại.

Cáp đồng trục sẽ được sử dụng như sau:


a. Các hộp đi dây chính và bọt xốp pôlyêthylen đầu vào của ăng ten, tổn hao không
nhiều hơn 15dB cho 100m ở 500 MHz.
b. Dây dẫn T tới các ổ cắm, tương tự với phần trên, tổn hao không nhiều hơn 20dB cho
100m ở 500 MHz.

Toàn bộ các đầu cáp đồng trục được lộ ra trong khi lắp đặt sẽ được cuốn băng dính để ngăn
ẩm. Một đoạn dài tối thiểu 300mm sẽ được để lại ở mỗi đầu cực để cắt đi khi nối đầu cực.

Các chỗ nối cáp sẽ không được phép nối ở các vị trí khác với các vị trí ổ cắm ở tường, tại vị

UEC – 29.06.2016 164


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

trí dải đầu nối TV trục đứng.

Chi tiết nối bằng dây thép nung nóng sẽ được sử dụng để loại bỏ hiện tượng ngắt điện ở
cáp đồng trục. Dao hoặc cơ cấu nhả kiểu cắt sẽ không được sử dụng.

Cần phải đặc biệt chú ý khi lắp đặt cáp đồng trục để tránh cáp bị kéo quá mức và để tránh
cáp bị uốn gập. Bất kỳ đường cáp nào bị uốn gập phải loại bỏ, được thay thế. Các chỗ nối
cần phải thực hiện theo cách để giảm tới tối thiểu việc tạo ra sóng phản xạ.

19.11 Các ổ cắm FM/TV

19.11.1 Các ổ cắm TV hoặc FM/TV được thiết kế để lắp phẳng với hộp tiêu chuẩn có độ sâu 47mm
theo BS 4662, có màu trắng hoặc màu ngà.

19.11.2 Các ổ cắm TV hoặc FM/TV là loại đã được cơ quan chức năng về thông tin liên lạc thông
qua và tuân theo các yêu cầu sau đây.

Khoảng tần số : 470 tới 860 MHz và / hoặc 88 tới 860 MHz

Các chi tiết : Cấu hình ổ cắm đơn, loại được lắp phẳng có nắp nhựa. Ổ
cắm TV sẽ chỉ chấp nhận một nút ngoài, trong khi ổ cắm
FM/TV chấp nhận phích cắm 2 nút ngoài

Tổn hao phân phối : Không nhiều hơn 1.5 dB

Hệ số màn : 60dB để áp dụng màn RF

Mối với ổ cắm TV : IES – 169 -2 (phích cắm)

Trở kháng : 75 ohm

Cách ly an toàn : Được thử nghiệm ở 2 kV rms

19.11.3 Các bộ phận cân bằng, cơ cấu khóa liên động và cách ly thích hợp được bố trí cho tất cả
các ổ cắm theo cách mà bất kỳ một ổ cắm cho tới toàn bộ ổ cắm của các ổ cắm ở ống dẫn
có thể được dùng cho bất kỳ kênh nào tại cùng thời điểm mà không gây nhiễu với ổ cắm
khác.

Điện trở loại màng đã được thông qua sẽ được sử dụng.

Điện dung được dùng là loại đã được thông qua có điện áp danh định xoay chiều không nhỏ
hơn 400 V và điện dung có đủ khả năng để tránh giảm tín hiệu truyền hình tần số thấp.

Các bộ phận cân bằng, cơ cấu khóa liên động và cách ly sẽ được lắp ở bảng mạch phẳng
bằng đồng được bố trí bên trong hộp đấu nối.

19.12 Bộ phân chia và thiết bị phân nhánh

19.12.1 Bộ phân chia và thiết bị phân nhánh được đặt trong vỏ kim loại có nhãn riêng

19.12.2 Toàn bộ các bộ phân chia và thiết bị phân nhánh có băng rộng để cho phép vận hành và
tuân theo các yêu cầu sau đây:

Khoảng tần số : 88 tới 860 MHZ và 470 tới 860 MHz

Số của đường xuất : Liên kết theo quy cách kỹ thuật của nhà sản
xuất

UEC – 29.06.2016 165


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Tổn thất : Theo quy cách kỹ thuật của


nhà sản xuất

Tổn thất bên : Theo quy cách kỹ thuật của


nhà sản xuất

Độ giảm câm tiếng : Tối thiểu 13 dB cho bộ phân chia giữa các đường xuất
và 30 dB cho thiết bị ngắt ở tất cả các tần số

Hệ số màn chắn : 60 dB khi áp dụng tấm chắn RF

Trở kháng : 75 ohm

VSWR – Băng IV : 2:1


Băng V : 1:5:1

19.13 Thiết bị cấp điện nguồn

19.13.1 Thiết bị cấp điện nguồn cho CABD được thiết kế để hoạt động với pha đơn 220V 6%,
nguồn điện xoay chiều 50 Hz.

19.13.2 Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả các điểm cấp điện (kể cả các điểm không được thể hiện ở các
bản vẽ) được yêu cầu cho hệ thống CABD bằng chi phí của Nhà thầu. Không được tính
thêm tiền hoặc kéo dài thời gian cho công việc cấp điện này.

19.14 Cường độ tín hiệu

Nhà thầu sẽ có trách nhiệm khảo sát điều kiện thực tế tại công trường và tìm các cường độ
tín hiệu, chúng có thể ảnh hưởng đến việc chọn lựa và lắp đặt các thiết bị riêng của Nhà
thầu trước khi nộp hồ sơ thầu. Nhà thầu được coi là đã tính đến cường độ tín hiệu hiện có
tại công trường, và sẽ đảm bảo hệ thống được vận hành theo quy định của cơ quan chức
năng thông tin liên lạc.

19.15 yêu cầu lắp đặt

19.15.1 Toàn bộ đường cáp đồng trục sẽ được lắp đặt đúng cách trong hệ thống ống đi dây / hộp đi
dây và được phân đoạn theo quy phạm IEE, xuất bản lần thứ 16.

19.15.2 Toàn bộ thiết bị được đặt trong vỏ kim loại có nhãn hiệu riêng ở nắp của vỏ.

19.15.3 Nhà thầu sẽ lắp đặt ống đi dây kết nối ở ngăn đặt bộ khuyếch đại để liên kết với dây ăngten
xuống đất.

UEC – 29.06.2016 166


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

19.15.4 Các đường dây điện được lắp trong hệ thống hộp đi dây và ống đi dây. Các hộp đi dây và
ống đi dây sẽ được tách rời hoàn toàn với các hệ thống kỹ thuật khác, và việc lắp đặt hệ
thống hộp đi dây và ống đi dây sẽ được sử dụng chỉ cho mục đích đã được định sẵn, không
có đường dây nào của các hệ thống kỹ thuật khác được có mặt ở cùng hộp đi dây và ống đi
dây, trừ phi có quy định hoặc chỉ thị khác của Kỹ sư.

19.15.5 Khi có thể, tất cả các đường dây sẽ được bó lại và được lắp đặt với nhau gọn gàng và chặt.
Đối với các đường dây điều khiển dữ liệu và các mạch phụ trợ khác, chúng sẽ có các màu
sắc khác nhau để phân biệt các mạch khác nhau. Trong mọi trường hợp, các đường dây
đều có các thẻ được đánh số mã ở cả 2 đầu về loại vật liệu cách điện được đánh dấu vĩnh
cửu bằng các chữ và mã số thích hợp để dễ nhận biết. Mỗi liên kết sẽ được kết nối ở đầu
cực là loại đã được thông qua, hoặc được hàn khi được yêu cầu. Mỗi liên kết đều có nhãn
thích hợp.

19.15.6 Nhà thầu sẽ cấp đủ chiều dài cáp, thực hiện các biện pháp đặc biệt để lắp đặt hệ thống và
các đường dây chạy ngang qua khe giãn nở của công trình.

19.15.7 Trình tự của đường dây và đầu cực ở tất cả các dải đầu cực sẽ nhất quán, sẽ có sơ đồ đầu
cực ở các vỏ bọc có thể tháo ra để chỉ màu sắc và số lượng liên quan tới hệ thống tương
ứng.

19.15.8 Các mối nối sẽ không được phép nối, ngoại trừ ở bộ khuyếch đại, các đầu cực ra.
19.16 Thử nghiệm và chạy thử

19.16.1 Kiểm tra thiết kế

Nhà thầu sẽ nộp tính toán mức tín hiệu để kiểm tra hệ thống CABD dự kiến phù hợp với ý
định thiết kế đã được thể hiện ở các bản vẽ.

Toàn bộ thiết bị của hệ thống CABD sẽ được thử nghiệm trên bệ giá ở xưởng của Nhà thầu,
có sự chứng kiến của Kỹ sư. Toàn bộ các dụng cụ, thiết bị đặc biệt, các đối tượng thử
nghiệm được yêu cầu để thực hiện các thử nghiệm trên bệ giá sẽ được Nhà thầu chuẩn bị
mà không tính thêm giá.

Trong trường hợp các bộ phận và / hoặc các đường cáp bị hỏng trong các thử nghiệm đó,
hoặc hệ thống được dự kiến không đáp ứng các yêu cầu đã được quy định dưới đây do việc
sử dụng các bộ phận không nhất quán, Nhà thầu phải thiết kế lại hệ thống hoặc thay thế
bằng các thiết bị, đường cáp thích hợp, và nộp lại để Kỹ sư thông qua lần cuối trước khi bắt
đầu lắp đặt. Bất kỳ các chi phí phụ của các việc thiết kế lại hoặc thay thế các thiết bị, đường
cáp, kể cả các thiết bị, đường cáp bổ sung sẽ do Nhà thầu chịu mà không tính thêm tiền với
Chủ đầu tư.

19.16.2 Thử vận hành

Khi hoàn thành việc lắp đặt, Nhà thầu sẽ thử nghiệm toàn bộ các họng ra và chứng minh
việc vận hành trôi chảy của hệ thống bằng cách sử dụng các đồng hồ đo cường độ trường,
TV màu và đài radio được nối với mỗi họng ra để đáp ứng yêu cầu của Kỹ sư.

19.16.3 Thử hệ thống

Nhà thầu sẽ thực hiện đo mức đầu ra ở mỗi họng ra, và đảm bảo rằng hệ thống đã tuân theo
các yêu cầu được quy định theo quy cách kỹ thuật đã được liệt kê. Phương pháp đo chính
xác sẽ được Nhà thầu đề xuất và được Kỹ sư thông qua. Sáu (6) bộ copy của các kết quả
thử nghiệm sẽ được nộp làm hồ sơ.

Toàn bộ dụng cụ đo sẽ do Nhà thầu cấp.

19.16.4 Nhà thầu sẽ thông báo cho Kỹ sư / Kiến trúc sư trước khi thực hiện các thử nghiệm nói trên.

UEC – 29.06.2016 167


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

19.16.5 Nhà thầu sẽ thực hiện các thử nghiệm để Kỹ sư/ Kiến trúc sư kiểm tra nếu được yêu cầu bởi
Kỹ sư / Kiến trúc sư.

19.17 Các giấy phép và bảo hiểm

19.17.1 Nhà thầu sẽ nộp đơn xin giấy phép lắp đặt ăngten chảo vệ tinh, và trả toàn bộ các phí cho
các cơ quan chức năng về vận hành của hệ thống cho giai đoạn không ngắn hơn thời kỳ
sửa chữa khuyết tật.

19.17.2 Nhà thầu sẽ trả bảo hiểm cho hệ thống ăngten chảo vệ tinh theo yêu cầu của các cơ quan
chức năng cho giai đoạn không ngắn hơn thời kỳ sửa chữa khuyết tật.

UEC – 29.06.2016 168


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 20 – BỐ TRÍ CÁP

20.1 Quy định chung

Nhà thầu sẽ cung cấp hệ thống hộp đi dây và ống đi dây cho các đường cáp của toàn bộ hệ
thống điện áp thấp và điện áp cực thấp. Hệ thống hộp đi dây và ông đi dây riêng biệt sẽ
được bố trí cho các đường cáp của các mạch khác nhau.

20.2 Hộp đi dây và ống đi dây

20.2.1 Các đường cáp của các hệ thống khác nhau sẽ được chia tách theo BS 7671 (Quy phạm
đường dây IEE, lần xuất bản thứ 16) và chúng được phân chia theo cách sau:
a) Các mạch chiếu sáng hạ thế không thiết yếu và các mạch cấp điện
b) Các mạch chiếu sáng hạ thế thiết yếu và các mạch cấp điện thiết yếu.
c) Hộp đi dây cho các mạch hạ thế của:
 Hệ thống truyền thanh công cộng
 Hệ thống an ninh và truyền hình mạch kín
 Hệ thống báo cháy
d) Hệ thống vận chuyển thẳng đứng
e) Hệ thống điện thoại MDF/IDF/PABX
f) Hệ thống máy tính
g) Các mạch một chiều

20.2.2 Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng các đường cáp được lắp đặt trong cùng một hộp đi dây được
cách điện theo điện áp cao nhất có mặt trong các mạch ở cùng hộp đi dây.

20.2.3 phi đã được chỉ định khác ở các bản vẽ, các ống đi dây thường được lắp đặt như sau:
a. Ở các buồng kỹ thuật, các ống dẫn kỹ thuật và khi được giấu trong khoảng trống của
trần, các ống đi dây được gắn ở trên bề mặt.
b. Đối với các tường và khi không được giấu trong khoảng trống của trần,các ống dẫn
được lắp chìm hoặc được chôn.

20.2.4 Liên kết từ hộp đi dây tới các họng ra của hệ thống sẽ bằng các liên kết ống dẫn được lắp
trên bề mặt với các hộp đi dây.

20.2.5 Khi các liên kết cuối cùng ở chìm trong các tường có gắn các họng ra hoặc các họng ra ở
trên trần, chúng được lắp chìm hoặc được chôn bằng các liên kết ống dẫn được lắp trên bề
mặt với hộp đi dây.

20.2.6 Khi các liên kết cuối cùng được lắp trên bề mặt các tường có gắn các họng ra hoặc các
họng ra ở trên trần, chúng được lắp chìm hoặc được chôn bằng các liên kết ống dẫn được
lắp trên bề mặt với hộp đi dây.

20.2.7 Các đường cáp của các hệ thống kỹ thuật khác nhau trong hộp đi dây hạ thế sẽ được chia
tách và được bó lại với nhau theo mục đích sử dụng bằng các băng dính.

20.2.8 Liên kết của hộp đi dây với các thiết bị cấp điện của toàn hệ thống sẽ được cung cấp, cho
dù các phần của hộp đi dây đó không được thể hiện ở bản vẽ.

UEC – 29.06.2016 169


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

20.2.9 Đốí với hộp đi dây chạy dưới sàn, các vách ngăn hoặc các phần chia cho các khoang chạy
cáp sẽ có đủ chiều cao để làm gối cứng và đủ độ bền để đỡ bề mặt phía trên.

UEC – 29.06.2016 170


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

PHẦN 21 – THỬ NGHIỆM VÀ CHẠY THỬ

21.1 Quy định chung

21.1.1 Ngoài việc thử nghiệm và chạy thử đã được quy định ở một số mục khác của Quy cách kỹ
thuật này, Nhà thầu sẽ thực hiện tất cả các thủ tục thử nghiệm và chạy thử cần thiết bao
gồm thử nghiệm tại nơi sản xuất của Nhà sản xuất, thử nghiệm tại công trường trong khi thi
công, chạy thử và thử nghiệm nghiệm thu theo các quy định dưới đây.

21.1.2 Thử nghiệm sẽ được thực hiện theo BS thích hợp hoặc quy phạm thực hành BS, quy phạm
đường dây IEE xuất bản lần thứ 16.

21.1.3 Toàn bộ thử nghiệm tại công trường được tiến hành theo trình tự được yêu cầu bởi tiến độ
thi công và chạy thử. Nhà thầu sẽ chuẩn bị tiến độ thử nghiệm và chạy thử chi tiết và theo
từng hạng mục cho toàn bộ thiết bị điện, nêu rõ tiến trình và thử nghiệm đặc biệt cho các bộ
phận và hệ thống thiết bị. Các tiến độ này được chuẩn bị và được nộp cho Kiến trúc sư tối
thiểu 2 tháng trước khi bắt đầu thử nghiệm và phải được Kiến trúc sư thông qua.

21.1.4 Toàn bộ thử nghiệm sẽ được cấp chứng chỉ theo đúng cách được Kiến trúc sư đồng ý, và
phải nộp 3 bộ copy các chứng chỉ cho Kiến trúc sư khi hoàn thành thử nghiệm.

21.1.5 Các hồ sơ, chứng chỉ và phiếu vận hành được cấp cho toàn bộ các thử nghiệm, cho dù
chúng đã được Kiến trúc sư chứng kiến hay không. Các thông tin được đưa ra trong các
chứng chỉ thử nghiệm và hồ sơ vận hành đó sẽ đủ để xác định loại vật liệu hoặc loại thiết bị
mà các chứng chỉ có liên quan, và được Nhà thầu tham khảo và được gắn ở các phần thiết
bị.

21.1.6 Chỉ khi việc lắp đặt đã được cấp chứng chỉ, toàn bộ các số liệu thử nghiệm và các thông tin
có liên quan khác đã được lập hồ sơ theo cách đã mô tả trước đây và đã được Kiến trúc sư
đồng ý, thì công việc mới được xem là đủ điều kiện để bàn giao.

21.1.7 Nhà thầu sẽ đưa vào hồ sơ thầu của mình tất cả các chi phí về thử nghiệm và chạy thử đã
nói ở trên, kể cả chi phí sửa chữa các khuyết tật nảy sinh do việc thử nghiệm và chi phí thử
nghiệm lại. Các chi phí đó đã bao gồm các dụng cụ cần thiết cho việc thử nghiệm.

21.1.8 Nhà thầu sẽ nộp trong hồ sơ thầu của mình tất cả các chi tiết và quy cách kỹ thuật của thiết
bị thử nghiệm mà Nhà thầu sẽ sử dụng tại công trường cho việc thử nghiệm và chạy thử.

21.1.9 Sau khi công việc đã được thử nghiệm và chạy thử thỏa đáng, Nhà thầu có thể được yêu
cầu để thực hiện hoặc giúp đỡ để thực hiện các thử nghiệm vận hành tiếp theo.

21.2 Nộp tài liệu

21.2.1 Trong vòng 3 tháng khi nhận được thông báo là được giao Hợp đồng và tối thiểu 2 tháng
trước khi thử nghiệm và chạy thử bất kỳ hệ thống nào, Nhà thầu sẽ thông qua Nhà thầu
chính để nộp các thông tin sau đây cho mỗi hệ thống kỹ thuật để Kiến trúc sư chấp nhận:
a. Loại dụng cụ được sử dụng
b. Nhà sản xuất các loại dụng cụ đó
c. Phương pháp hiệu chỉnh các dụng cụ
d. Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ
e. Độ chính xác và dung sai của các dụng cụ
f. Hình thức dự kiến của báo cáo thử nghiệm và chạy thử

UEC – 29.06.2016 171


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

g. Tiến độ và chương trình hoàn chỉnh của tất cả các hoạt động thử nghiệm và chạy thử.

21.2.2 Toàn bộ thử nghiệm sẽ được cấp chứng chỉ theo đúng cách được Kiến trúc sư đồng ý. Nhà
thầu sẽ nộp 3 bộ báo cáo thử nghiệm và chạy thử hoàn chỉnh cho mỗi hệ thống kỹ thuật
theo Quy cách kỹ thuật này và ở dạng đã được thỏa thuận. Các báo cáo hoàn chỉnh hợp lệ
sẽ được nộp cho Kiến trúc sư trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm thực hiện thử nghiệm.

21.2.3 Chỉ khi việc lắp đặt đã được cấp chứng chỉ, toàn bộ các số liệu thử nghiệm và các thông tin
có liên quan khác đã được lập hồ sơ theo cách đã mô tả trước đây và đã được Kiến trúc sư
đồng ý, thì công việc mới được xem là đủ điều kiện để bàn giao cho Chủ đầu tư và sẽ được
cấp Chứng chỉ Hoàn thành Thực tế Công việc.

21.3 Các dụng cụ và cách hiệu chỉnh

21.3.1 Nhà thầu sẽ cấp các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm theo ISO 9002 (BS 5750).

21.3.2 Hệ thống đo lường và hiệu chỉnh sẽ theo các yêu cầu của BS 5781.

21.3.3 Hiệu chỉnh các dụng cụ sẽ được cấp chứng chỉ của Nhà sản xuất hoặc hãng hiệu chỉnh đã
được Kiến trúc sư chấp nhận.

21.4 Thiết bị thử nghiệm

Thiết bị thử nghiệm do Nhà thầu cấp, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn bởi các phần sau:
a. Đồng hồ đo âm thanh băng quãng tám.
b. Thiết bị đo sức kháng cách điện (tối thiểu 500V).
c. Ampe kế.
d. Vôn kế.
e. Dụng cụ thử nghiệm cáp.
f. Dụng cụ thử nghiệm RCD.
g. Dụng cụ thử nghiệm trở kháng nối đất.
h. Dụng cụ thử nghiệm tính liên tục.

21.5 Thử nghiệm tại nơi sản xuất của Nhà sản xuất.

21.5.1 Các hạng mục sau đây của thiết bị sẽ được thử nghiệm tại nơi sản xuất của Nhà sản xuất,
và chứng chỉ thử nghiệm được nộp cho Kiến trúc sư để chứng minh rằng mỗi hạng mục thiết
bị đều đã đạt được yêu cầu vận hành đã được quy định:
a. Bảng điện hạ thế.
b. Thanh cái/ thanh góp/ đường cáp.
c. Thiết bị bảo vệ và rơle bảo vệ.
d. Cầu dao MCCB.
e. Thiết bị chiếu sáng.
f. Cầu dao MCB/ RCD kết hợp.
g. Các tiếp điểm.
h. Các phụ kiện đường dây.
i. Hệ thống thông báo có thể nhìn thấy/ có thể nghe thấy.

UEC – 29.06.2016 172


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

21.5.2 Thử nghiệm tại nơi sản xuất của Nhà sản xuất bao gồm thử nghiệm về cơ học, về điện theo
các BS liên quan và bất kỳ các thử nghiệm bổ sung do Kiến trúc sư yêu cầu để đảm bảo
rằng thiết bị đã được cung cấp sẽ đáp ứng các yêu cầu của Quy cách kỹ thuật. Đối với các
thiết bị không được thể hiện trong các BS hoặc được nêu đặc biệt trong Quy cách kỹ thuật
này, việc thử nghiệm phải được Kiến trúc sư chấp nhận.

21.6 Các thử nghiệm chung

Các thử nghiệm sau đây sẽ được thực hiện theo trình tự đã được ấn định cho việc lắp đặt
toàn bộ hệ thống điện theo các yêu cầu của quy phạm đường dây IEE. Toàn bộ các trị số
được đo sẽ được lập hồ sơ và được trình bày cho Kiến trúc sư theo hình thức đã được chấp
nhận:
a. Tính liên tục của dây dẫn mạch vòng cuối cùng.
b. Tính liên tục của dây dẫn bảo vệ (với dòng xoay chiều ở tần số nguồn).
c. Trở kháng điện cực nối đất (khi được áp dụng).
d. Sức kháng cách điện (với dòng một chiều tối thiểu 500V).
e. Tính phân cực
f. Trở kháng mạch vòng sự cố nối đất (có dụng cụ thử nghiệm trở kháng vòng)
g. Thiết bị dòng dư (có dòng xoay chiều không vượt quá 50V).

21.7 Bộ chuyển mạch và bảng điện hạ thế.

21.7.1 Các thử nghiệm này được thực hiện tại công trường sau khi hoàn thành việc lắp đặt bảng
điện hạ thế và các ngăn phân phối chính và trước khi nối đường cáp nguồn đến.’

Thử nghiệm chất điện môi/ Thử nghiệm này được thực hiện theo BS 5486:
Điện áp cao thế/ Phần 1
Thử nghiệm áp suất

Vật cách điện Thử nghiệm này được thực hiện bằng dụng cụ
thử nghiệm “Megger” 1000V hoặc dụng cụ thử
nghiệm tương tự.

Thử nghiệm phóng điện thứ cấp Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách dùng
nguồn xoay chiều và sẽ kiểm tra (xấp xỉ) các rơle
bảo vệ hoặc thiết bị có chức năng bảo vệ theo đồ
thị đường cong vận hành của chúng bằng thử
nghiệm ở mức ấn định thấp nhất và hai thử
nghiệm tiếp theo về dòng và thời gian.

UEC – 29.06.2016 173


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Thử nghiệm phóng điện sơ cấp Nhà thầu sẽ cung cấp đầy đủ thiết bị thử nghiệm
để thực hiện thử nghiệm phóng điện sơ cấp tại
công trường để chứng minh khả năng vận hành
đúng của toàn bộ các thiết bị hoặc hệ thống bảo
vệ khi được cài đặt tại vị trí cài đặt cuối cùng. Nhà
thầu còn phải chú ý cung cấp các loại thiết bị thử
nghiệm đúng cách và được chấp nhận, kể cả các
chi phí để vận chuyển đến và đi khỏi công trường.

Kiểm tra tính phân cực cho CT Thử nghiệm này được thực hiện để đảm bảo rằng
toàn bộ CT đã được kết nối chính xác.

Thử nghiệm chức năng của thiết Mỗi cơ cấu chuyển mạch được vận hành tối thiểu
bị qua ba (3) chu trình đóng - mở ở cả hai vị trí vận
hành và thử nghiệm khi thao tác bằng điện và
bằng tay.

Toàn bộ các mạch điều khiển, bộ chuyển mạch tự


động cho việc vận hành và điều khiển tập trung
sẽ được thử nghiệm về khả năng vận hành chính
xác. Thực hiện việc kiểm tra ngừng của tất cả các
thiết bị có thể tháo ra.

Thử nghiệm ngắt của cầu dao mạch bằng cách


đóng điện bằng tay cho tất cả các tiếp điểm của
rơle điều khiển.

Thử nghiệm trình tự các pha Thử nghiệm trình tự các pha sẽ được tiến hành ở
công tắc chính/ bảng điện chính để đảm bảo rằng
công tắc đã được nối theo trình tự chính xác.

21.7.2 Mechanical inspection of relays to ensure that:


a. Rơle chuyển động tự do, sau khi được dỡ ra khỏi bao gói vận chuyển.
b. Khe từ và đĩa cảm ứng phải sạch
c. Răng chuyển mạch phải sạch
d. Các tiếp điểm phải sạch và đóng mạch đồng thời.
e. Các tiếp điểm đóng mạch khi bộ khuyếch đại thời gian được đặt ở vị trí số không.
f. Định thời gian đã được ấn định lại nằm trong khoảng giới hạn đã được mô tả đối với
rơle.
g. Vận hành của cơ cấu báo hiệu theo trình tự đúng
h. Vận hành của các nút bấm báo hiệu và ấn định có rơle điều khiển.
i. Nắp kính và vòng đệm rơle được bịt kín hoàn toàn
j. Các tiếp điểm cách điện một chiều và ngắn mạch CT cho các công tắc hoạt động đáp
ứng yêu cầu.

21.7.3 Các thử nghiệm sau đây sẽ được thực hiện sau khi đường cáp nguồn được nối, và các
bảng điện hạ thế và các ngăn phân phối chính đã chạy thử thành công với chế độ không tải:
a) Thử nghiệm điện áp pha - tới - pha.
b) Thử nghiệm điện áp pha - tới - trung tính.
c) Thử nghiệm điện áp pha - tới - nối đất.

UEC – 29.06.2016 174


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

d) Thử nghiệm điện áp trung tính - tới - nối đất.


e) Thử nghiệm trình tự pha cho mỗi mạch và các mạch ra.

21.7.4 Toàn bộ các thử nghiệm được Kiến trúc sư chứng kiến và được thực hiện đáp ứng các yêu
cầu của Kiến trúc sư, tất cả các kết quả thử nghiệm phải nộp cho Kiến trúc sư để lưu hồ sơ.

21.8 Phân phối điện hạ thế và đường dây mạch cuối cùng.

21.8.1 Kiểm tra tính phân cực:

Các thử nghiệm này được thực hiện bằng cách dùng các đầu dò và đèn thử nghiệm thích
hợp khi nguồn điện chính đã có, hoặc dùng các dụng cụ thử nghiệm về tính liên tục khi
không có nguồn điện chính. Việc dùng đèn nê ông để thử nghiệm tính phân cực là không
đảm bảo độ tin cậy và không được dùng cho thử nghiệm này.

21.8.2 Đo sức kháng của điện cực nối đất:

Điện trở kháng nối đất của nguồn chính, và bất kỳ hệ thống nối đất bổ sung nào sẽ được đo,
cả ở vị trí điện cực nối đất, và ở công tắc chính/ bảng điện chính.

21.9 Thử nghiệm điện trở cách điện

Các thử nghiệm được yêu cầu được thể hiện theo bảng dưới đây:

Thử nghiệm Điều kiện thử nghiệm Điện trở cách điện tối thiểu

1 Điện trở cách điện nối đất 1 Mêga ôm

2 Điện trở cách điện giữa các cực 1 Mêga ôm


hoặc các pha

2 Điện trở cách điện ở vỏ hoặc các 0.5 Mêga ôm


khung của phần mang điện của
các thiết bị được cố định, khi được
tháo để thử nghiệm hoặc thực hiện
theo điểm 2.

21.10 Thử nghiệm về tính liên tục của mạch vòng

Để thực hiện thử nghiệm này, nguồn cấp được ngắt và dây dẫn mạch vòng được tháo ở
điểm thử nghiệm.

21.11 Thử nghiệm ắc quy

21.11.1 Thử nghiệm về loại và thử nghiệm về chế độ làm việc sẽ được thực hiện theo quy định dưới
đây, có tiến hành thử nghiệm của nhà sản xuất ở các giai đoạn sản xuất khác nhau.

21.11.2 Thử nghiệm về chế độ làm việc

a. Điện áp nạp mức thấp thông thường sẽ được ấn định cho chế độ làm
việc 2.06 cho một bộ ắc quy khi chịu 60% phụ tải danh định. Ở mức ấn định này, nó
sẽ chứng tỏ rằng bộ nạp có thể duy trì điện áp đầu ra trong khoảng giới hạn đã nêu

UEC – 29.06.2016 175


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

theo các thay đổi đã được quy định của điện áp và tần số đầu vào và dòng phụ tải
đầu ra.

b. Khả năng vận hành của bộ nạp nhanh cũng được chứng minh. Chức
năng đúng của tất cả các thiết bị báo động, điều khiển và chỉ báo sẽ được kiểm tra.

c. Toàn bộ đường dây thứ cấp sẽ được nộp để thử nghiệm điện áp cao
2kV xoay chiều cho 1 phút.

21.11.3 Thử nghiệm về loại

a. Một hoặc nhiều bộ ắc quy, khi được thỏa thuận, của mỗi loại ắc quy sẽ được nộp để
thử nghiệm phóng điện để kiểm tra về mức công suất đã được bảo hành. Việc đo liên tục
điện áp ắc quy được làm cùng với số đọc định kỳ của trọng lượng riêng của chất điện phân
và nhiệt độ.

b. Trong thời gian thử nghiệm phóng điện, không được thêm chất điện phân.

c. Kiểm tra việc lắp ắc quy, bộ nạp, các đường cáp nối và cầu chì. Kiểm tra cách điện nối
đất của công tác lắp đặt hoàn chỉnh.

d. Thực hiện các thử nghiệm đối với ắc quy để khẳng định tính phân cực và công suất của
ắc quy. Thực hiện các thử nghiệm đối với ắc quy và bộ nạp để khẳng định khả năng
nạp điện sau khi phóng điện, cũng như khẳng định khả năng nạp nhanh của bộ nạp, và
không nạp quá ắc quy. Thực hiện các thử nghiệm về báo động “điện áp thấp” và “điện
áp cao”, phát hiện sự cố nối đất hoặc thiết bị thiên áp âm.

e. Ghi lại trọng lượng riêng và điện áp của từng cục ắc quy khi được nạp đủ điện, và
khẳng định rằng đã có thiết bị thử nghiệm ắc quy và các thiết bị an toàn.

21.11.4 Các thử nghiệm được tiến hành để đảm bảo rằng:

a. Tính phân cực của nguồn đến một chiều tới các bảng điều khiển và các ngăn thiết bị là
chính xác.

b. Toàn bộ các rơle, chúng thực hiện cả chức năng ngắt hoặc điều khiển chức năng ngắt
hoặc đo ở hệ thống bảo vệ, vận hành ở 60% điện thế thông thường. Thử nghiệm này
sẽ được thực hiện như thử nghiệm tổng thể ở điện áp được giảm.

c. Toàn bộ các rơle khác với loại đã được mô tả ở mục a) nói trên, hoạt động ở điện áp ắc
quy thường.

d. Toàn bộ các rơle ngắt và bảo vệ, và khi được áp dụng, toàn bộ các rơle chỉ báo, báo
động, điều khiển, sẽ vận hành chính xác các chỉ báo và các rơle phụ thích hợp.

e. Toàn bộ các thanh truyền chức năng, các cầu chì, các công tắc phụ và công tắc chuyển
mạch đều có cách điện và được gắn nhãn mác chính xác.

f. Toàn bộ thiết bị báo động và máy chỉ báo hoạt động chính xác ở điện áp thường, và ở
các điểm điều khiển cục bộ và điều khiển từ xa khi có thể áp dụng.

g. Toàn bộ các cầu dao khi hoạt động theo đúng chức năng từ các điểm điều khiển và bộ
chọn điều khiển thích hợp, công tắc tự động và chức năng sơ đồ đồng bộ và cầu dao
sẽ ngắt với toàn bộ rơle ngắt đã được ghép không tương ứng của các vị trí công tắc

UEC – 29.06.2016 176


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

chọn.

h. Tổn hao điện áp đối với hệ thống ắc quy có bộ nạp được ngắt sẽ thể hiện cho phụ tải
nặng nhất.

21.12 Thử nghiệm thiết bị bảo vệ điện

21.12.1 Toàn bộ thiết bị bảo vệ điện sẽ được thử nghiệm tại công trường theo Quy cách kỹ thuật
này, theo quy phạm thực hành, theo quy phạm đường dây IEE và theo đề xuất của Nhà sản
xuất về thiết bị bảo vệ điện.

21.12.2 Việc kiểm tra và thử nghiệm các mạch phân phối hạ thế sẽ được thực hiện theo quy phạm
thực hành, theo quy phạm đường dây IEE về lắp đặt điện.

21.12.3 Các kết quả và trị số đo của tất cả các thử nghiệm sẽ được lập hồ sơ ở dạng đã được Kiến
trúc sư chấp nhận trước khi thử nghiệm.

21.13 Thử nghiệm hệ thống an ninh

21.13.1 Khi hoàn thành việc lắp đặt, Nhà thầu có trách nhiệm hiệu chỉnh cân bằng, thử nghiệm và
chạy thử của công việc đáp ứng yêu cầu của Kiến trúc sư.

21.13.2 Nhà thầu sẽ thử nghiệm tất cả các họng ra, chứng minh việc vận hành hoàn hảo của các hệ
thống bằng cách dùng một TV màu được nối với mỗi họng ra. Hình ảnh sẽ không bị vệt
ngang, không lẫn tạp âm, không bị mờ hình và không bị nhiễu bởi kênh bên cạnh.

21.13.3 Nhà thầu sẽ đo mức đầu ra ở mỗi họng ra tối thiểu 3dB/mV ở tất cả các băng. Phương pháp
đo sẽ do Nhà thầu đề xuất và được Kiến trúc sư thông qua.

21.14 Thử nghiệm hệ thống truyền thanh công cộng/ hệ thống báo động có thể nhìn &
nghe thấy.

21.14.1 Khi hoàn thành việc lắp đặt, Nhà thầu có trách nhiệm hiệu chỉnh cân bằng, thử nghiệm và
chạy thử của công việc đáp ứng các quy định về chức năng của hệ thống

21.14.2 Nhà thầu sẽ đo mức âm thanh đã được nêu ở Quy cách kỹ thuật và kiểm tra chức năng của
hệ thống như đã được nêu ở Quy cách kỹ thuật và được thể hiện ở bản vẽ.

21.14.3 Toàn bộ hệ thống báo động có thể nhìn thấy, có thể nghe thấy sẽ được chạy thử và thử
nghiệm với sự có mặt của thanh tra phòng cháy để đáp ứng các yêu cầu của Sở cứu hỏa.
Nhà thầu sẽ phối hợp với Nhà thầu hệ thống chữa cháy để đảm bảo tình trạng toàn vẹn của
hệ thống chữa cháy và hệ thống báo động có thể nhìn thấy, có thể nghe thấy trong khi thử
nghiệm/ chạy thử

21.15 Tương Tác Với Hệ Thống Quản Lý Tòa Nhà

UEC – 29.06.2016 177


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

21.15.1 Quy định chung

a. Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt toàn bộ các biến thế dòng, cầu chì ống HRC, các cảm
biến, rơle, đường dây, các dải đầu cực và các phụ kiện cần thiết để cung cấp các tín
hiệu nói trên, chúng được kết nối bởi các Nhà thầu khác tại các dải đầu cực.

b. Toàn bộ đèn chỉ báo tình trạng cầu dao được bố trí thông qua các cầu dao phụ trợ.

21.15.2 Các tín hiệu phân chia từ bảng điện hạ thế và bảng điện của máy phát điện.

a. Nhà thầu sẽ cung cấp các phân chia sau đây ở mỗi bảng điện hạ thế và bảng điện của
máy phát điện.

b. Đối với máy cắt không khí của nguồn đến


 Cầu dao hở
 Cầu dao đóng
 Cầu dao bảo vệ rơle hoạt động
 Báo động chung
 Tín hiệu tương tự của Ampe kế 4 - 20 mA cho pha màu vàng.
 Tín hiệu tương tự của Vôn kế 4 - 20 mA cho pha màu vàng.
 Tín hiệu tương tự của hệ số nguồn 4 - 20 mA cho pha màu vàng.

c. Đối với máy cắt không khí của toàn bộ thanh cái
 Cầu dao hở
 Cầu dao đóng.

d. Đối với máy cắt không khí, chúng có thiết bị điều khiển tập trung kiểu cơ và điện.
 Cầu dao hở
 Cầu dao đóng
 Cầu dao bảo vệ rơle hoạt động
 Báo động chung

e. Đối với mỗi cầu dao dây cấp điện và các tiếp điểm ở bảng điện của máy phát điện.
 Cầu dao/ tiếp điểm hở
 Cầu dao/ tiếp điểm đóng
 Cầu dao/ tiếp điểm đóng cấp nguồn

f. Đối với mỗi ắc quy và bộ nạp được ghép vào bảng điện
 Báo động sự cố ắc quy

g. Đối với mỗi bảng điện hạ thế hoặc bảng điện của máy phát điện.

 Báo động chung sẽ được cấp thông qua tiếp điểm được đóng thông thường khi
nguồn chính gặp sự cố.

UEC – 29.06.2016 178


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

h. Nhà thầu sẽ cấp các tín hiệu sau đây với các băng đầu cực có nhãn hiệu đầy đủ ở phía
sau bảng điều khiển máy phát điện để tương tác với hệ thống quản lý tòa nhà.
 Tình trạng mở/ tắt cho mỗi máy phát điện.
 Bộ chọn tình trạng cho mỗi máy phát điện hoạt động tự động/ bằng tay.
 Máy phát điện khi có phụ tải cho mỗi tổ máy.
 Không thể khởi động báo động cho mỗi máy phát điện.
 Đóng báo động sự cố chung cho mỗi máy phát điện.
 Phụ tải thiết yếu (kw) cho mỗi máy phát điện.
 Hệ số nguồn đầu ra cho mỗi máy phát điện.
 Điện áp pha đầu ra cho mỗi máy phát điện.
 Các dòng đầu ra cho mỗi máy phát điện.
 Báo động giai đoạn 1 cho mỗi máy phát điện
 Báo động mức nhiên liệu cao/ thấp cho mỗi bể nhiên liệu
 Báo động rò rỉ dầu nhiên liệu cho mỗi bể nhiên liệu ngầm dưới đất.
 Báo động rò rỉ dầu nhiên liệu cho buồng bơm dầu nhiên liệu.
 Tình trạng mở/ tắt của mỗi máy bơm dẫn dầu
 Tình trạng làm việc thường xuyên/ chế độ làm việc dự phòng cho mỗi máy bơm
dầu.
 Báo động ngắt động cơ cho mỗi máy bơm dầu.
 Tín hiệu có phụ tải ban đầu.
 Sự cố bộ nạp ắc quy cho mỗi máy phát điện.
.
21.15.3 Các tín hiệu tương tác từ máy bơm cấp và thoát nước.

a. Nhà thầu sẽ cấp các điểm tương tác sau đây để nhận tín hiệu từ máy bơm cấp và thoát
nước do nhà thầu khác cấp.

b. Đối với hệ thống máy bơm cấp nước.


 Báo động sự cố máy bơm
 Báo động mức thấp ở bể nước
 Báo động mức chảy tràn ở bể nước.
 Báo động áp suất cao ở van.

c. Đối với hệ thống thoát nước


 Báo động sự cố máy bơm
 Báo động mức chảy tràn ở hố thu nước.

21.16 Sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng

21.16.1 Trong vòng 14 ngày khi đạt được hoàn thành thực tế công việc, Nhà thầu sẽ nộp cho Kiến
trúc sư ba (3) bộ Sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Sách hướng dẫn bao gồm các phần sau:

UEC – 29.06.2016 179


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

a. Ở bìa có ghi:
 Tên chủ đầu tư
 Tên của tài liệu
 Tên và địa chỉ của nhà thầu thi công

b. Trang bên trong tiếp theo có ghi các thông tin tương tự với tờ bìa nhưng còn ghi thêm
số điện thoại thông thường và trường hợp khẩn cấp.

c. Trang mục lục.

d. Mô tả công tác lắp đặt

e. Thống kê chi tiết toàn bộ các thiết bị và máy móc.

f. Hướng dẫn vận hành kể cả các chi tiết của hệ thống điều khiển tự động.

g. Hướng dẫn bảo hành và phát hiện sự cố, kể cả thống kê các bước bảo hành định kỳ.

h. Báo cáo thử nghiệm chạy thử đã được Kỹ sư chứng thực.

i. Danh mục phụ tùng dự trữ và mỡ bôi trơn được dự kiến.

j. Danh mục của thiết bị và máy móc có tên và địa chỉ của nhà sản xuất và đại lý tại địa
phương, nếu được áp dụng.

k. Hồ sơ của nhà sản xuất được đánh số thích hợp, bao gồm bản vẽ chế tạo, sơ đồ đi
dây, các đồ thị thể hiện đường cong vận hành .v.v.

l. Danh mục các bản vẽ hoàn công.

21.16.2 Sách hướng dẫn làm bằng khổ giấy A4. Toàn bộ các phần được trình bày tách biệt và dễ
nhận thấy. Các trang được đánh số liên tiếp kể cả trang mục lục.

21.16.3 Cuối cùng, sách hướng dẫn đã được thông qua sẽ được nộp ở dạng đóng gáy xoắn có bìa
cứng để dễ bảo quản.

21.16.4 Các bản vẽ hoàn công có thể gấp lại và được ghép vào sách hướng dẫn, nếu thích hợp.

21.16.5 Các bản vẽ hoàn công sẽ bao gồm cách bố trí theo sơ đồ nguyên lý cho các hạng mục chính
theo phần thống kê thiết bị. Các bản vẽ này đã được Kiến trúc sư chứng thực.

21.16.6 Một bộ bản vẽ hoàn công sẽ được ghép vào mỗi bộ sách hướng dẫn vận hành và bảo
dưỡng. Ngoài ra, một bộ copy bản vẽ bằng giấy can sẽ được cấp.

21.16.7 Nhà thầu sẽ nêu rõ trong sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng là các kết nối điện đã
được kiểm tra và ghi thêm khi việc kiểm tra lại được thực hiện.

UEC – 29.06.2016 180


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

SECTION 22 – SECURITY SYSTEM – VIDEO DOOR PHONE


PHẦN 22 – HỆ THỐNG CHUÔNG CỬA CÓ HÌNH
22.1. TỔNG QUAN
Hệ thống VDP là hệ thống kết nối giao tiếp giữa người dân tại căn hộ và người quản lý/
khách viếng thăm.
Hệ thống phải hoàn toàn tương thích với tất cả các bộ phận có liên quan của toàn bộ hệ
thống an ninh.
Hệ thống phải được bảo vệ chống nhiễu điện bao gồm quá điện áp chuyển tiếp do phóng
điện sét.
Hệ thống phải đảm bảo khả năng vận hành đơn giản tối đa để có thể sử dụng nhanh và hiệu
quả trong trường hợp khẩn cấp. Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ hệ thống là 220 V + 20%,
50 Hz
22.2. KIẾN TRÚC HỆ THỐNG
VDP là 1 hệ trên nền IP, nhằm nâng cao tính linh hoạt và yêu cầu điều khiển cho cấp quản lý
đa nhiệm, bảo vệ an ninh, hệ thống liên lạc, dịch vụ tin nhắn và điều khiển thang máy.
Hệ thống chuông hình IP được thiết kế sang trọng, hình dáng siêu mỏng với màn hình cảm
ứng LCD, mang lại cảm giác sang trọng và hài hòa với hầu hết các thiết kế nội thất. Bề mặt
ngoài được trang bị với panel chống bằng kính, màn hình cảm ứng điện dung đa điểm, giao
diện vận hành than thiện, cung cấp khả năng nhận diện hình ảnh cao cùng với khe cắm thẻ
nhớ SD.
Hệ thống chuông hình IP kết hợp khóa cửa điện từ mang lại sự tiện lợi, hiện đại và an toàn
khi sử dụng.
Hệ thống chuông hình IP hướng đến các tính năng cao cấp, thiết kế phong cách và mang lại
môi trường sống an toàn cao cho các chủ sở hữu.
22.3. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG

22.3.1. Bảng gọi cửa chính đặt tại lễ tân

Mã thiết bị: HLP-3050VTM-EN-P


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Tính năng:

Kết nối thực hiện cuộc gọi tới căn hộ hoặc tới phòng quản lý trung tâm.
Truyền hình ảnh của khách tới thăm trực tiếp tới chủ nhà.
Điều khiển đóng/ mở cửa trực tiếp
Hỗ trợ bảo mật bằng thẻ RF hoặc mã PIN
Thông số kỹ thuật
Màn hình hiển thị: 3.5” TFT-LCD
Cảm biến hình ảnh: 1/3” Color CCD
Kích thước: 140 x 140 x 52 mm (W x H x D)
Nguồn sử dụng: 220Vac 50Hz

22.3.2. Điện thoại an ninh

Mã thiết bị: HI-PC8000


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc

UEC – 29.06.2016 181


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Tính năng:

 Thực hiện cuộc gọi tới lobby phone, căn hộ, phòng an ninh
 Điều khiển mở cửa lobby sau khi thực hiện cuộc gọi
 Nhận và hiển thị thông tin báo trộm, khẩn cấp từ căn hộ
 Nhận thông tin từ các sự kiền hàng ngày từng căn hộ
 Quản lý các cuộc gọi
 Thông số kỹ thuật
 Nguồn cấp : AC 220V/ 50~60Hz

22.3.3. Màn hình giao tiếp trong phòng

Mã thiết bị: IS-4500


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Tính năng:

 Giao tiếp giữa người chủ sử dụng căn hộ và khách đến thăm
 Giao tiếp giữa chủ sử dụng căn hộ và người bảo vệ
 Giao tiếp với hàng xóm
 Giao tiếp nội tại trong nhà với các màn hình giao tiếp phụ khác
 Giao tiếp với bảo vệ tòa nhà và các chế độ an ninh tập trung
 Hỗ trợ tới 2 camera cửa
 Quản lý đa tầng và chuyển tiếp cuộc gọi
 Hỗ trợ chế độ hiển thị toàn màn hình
 Điều khiển truy cập
 Chế dộ nhận dạng 3 tầng (lối vào tòa nhà / trong tòa nhà / căn hộ), hỗ trợ bởi bàn gọi lễ tân
và camera cửa
 Chế độ thông báo tới người thuê nhà mỗi khi có thành viên trong gia đình đi về, được tích
hợp với hệ thống khóa cửa điện từ
 Bảo vệ
 Chế độ bảo vệ tùy biến: có 6 hoạt cảnh phân vùng bảo vệ, 2 vùng bảo vệ 24 giờ (lửa/gas), 2
phân vùng bảo vệ khẩn cấp (im lặng và báo động bằng âm thanh)
 Cài đặt mật khẩu, thời gian truy cập và độ trễ
 Hỗ trợ chế độ bảo vệ vùng by-pass dưới dạng hoạt cảnh “Away”
 Hỗ trợ pop-up báo động trên GUI.
 Cảnh báo trung tâm và báo động bằng âm thanh
 báo động khẩn cấp: báo động im lặng để thông báo tới bảo vệ và quản lý tòa nhà mà không
sử dụng âm thanh báo động tại chỗ, báo động bằng âm thanh để thông báo tới bảo vệ và
quản lý tòa nhà cùng lúc với báo động tại chỗ
 Báo động rò rỉ khí gas/ lửa với việc gửi tin nhắn tới 10 số điện thoại đăng kí trước bởi phần
mềm ISNET-P2-C
 Báo cáo và tin nhắn báo động
 Hỗ trợ lưu trữ tới 30 hình ảnh màu tại vị trí người dùng và quản lý tòa nhà
 tin nhắn và 60 giây cho mỗi báo cáo của khách từ camera cửa, thông báo tin nhắn thoại và tin
nhắn mới tại màn hình

UEC – 29.06.2016 182


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

 Thông số kĩ thuật:
 Vi xử lý: 600 MHz Cortex-A8 ARM Processor
 Hệ điều hành: Linux 2.6.3
 Bộ nhớ: RAM-256M DDR3 on board, 2GB flash for OS and utility
 Giao tiếp: TCP/IP 100Mbps Ethernet
 Âm thanh / hình ảnh: Digital Video/Audio (H.264/G.711)
 Màn hình hiển thị: LCD (độ phân giải 1024x600)

22.3.4. Camera cửa

Mã thiết bị: HC-6000


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Trung Quốc
Tính năng:

 Cảm biến hình cảnh : 1/3 inch color CCD


 Giao tiếp: Giao tiếp bằng âm thanh không dùng tay nghe
 Độ nhạy sáng : 5 Lux
 Nhiệt độ hoạt động: -10°C ~ 40°C
 Độ ẩm hoạt động: 0 ~ 80% RH
 Cấu tạo: Nhựa chống cháy + hợp kim chống chịu va đập
 Nguồn cấp: 12VDC +/-10%

22.3.5. Phần mềm quản lý

Mã phần mềm: ISNET-P2-C


Hãng sản xuất: Honeywell
Xuất xứ: Mỹ
Tính năng:

 Quản lý người dùng


 Quản lý thiết bị đầu cuối
 Quản lý báo cáo
 Tự động tải lên các báo cáo
 Giám sát thời gian thực IP Camera
 Quản lý trạng thái thiết bị
 Hiển thị vị trí cảnh báo
 Tin nhắn bật ra khi bị tác động
 Hỗ trợ tới 20000 đơn vị thiết bị đầu cuối videophone
 Hỗ trợ tới 9600 đơn vị thiết bị đầu cuối cho 1 buiding trong LAN

UEC – 29.06.2016 183


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

SECTION 23: BMS SYSTEM


PHẦN 23: HỆ THỐNG BMS

23.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG BMS


Hệ thống quản lý tòa nhà BMS tích hợp các hệ thống kỹ thuật cùng cơ điện trong toà nhà như
hệ thống điều hòa thông gió, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thang máy, hệ thống
an ninh, ... bao gồm các cấu trúc truyền thông rất đa dạng trong đó nhằm cung cấp các dịch vụ điều
khiển tự động, tối ưu năng lượng sử dụng và khả năng quản lý tòa nhà thông minh với chi phí vận
hành, bảo trì, bảo dưỡng thấp nhất.
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS cho dự án được đề xuất thiết kế với các mục tiêu sau:
* Tự động hóa vận hành các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà nhằm mục đích tăng tính tiện nghi,
giảm chi phí vận hành, tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.
* Đơn giản hóa việc báo lỗi cho các thiết bị, máy móc và hệ thống.
* Hỗ trợ truy cập đến thông tin vận hành thiết bị, hệ thống.
* Tự động hóa và chuẩn hóa quản lý tiện ích.
* Cung cấp khả năng mở rộng giao tiếp với tất cả dịch vụ trong tòa nhà và hệ thống báo cháy
giúp cho việc vận hành toà nhà một cách đơn giản, chính xác và hiệu quả.
Xét về mặt tổng thể, nhiệm vụ của hệ thống quản lý tòa nhà là mang đến những tiện nghi cho
cơ quan chủ quản và vận hành những đối tượng sử dụng qua việc đơn giản hóa và chuẩn hóa các
công việc xử lý bằng cách sử dụng các ứng dụng điều khiển tự động và giảm thiểu các công việc
vận hành bằng tay. Hệ thống cũng có khả năng cảnh báo và phát hiện hư hỏng nhằm đưa ra các
cảnh báo sớm, tránh các hư hại đáng tiếc cho các hệ thống kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và tăng tuổi thọ
cho các thiết bị kỹ thuật.
23.2 TIÊU CHUẨN & QUY CHUẨN THIẾT KẾ
23.2.1 Tiêu chuẩn Việt Nam
­ Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – TCXDVN 394: 2007.
­ Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm - Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-144: 1995.
­ Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông tin - Yêu cầu
kỹ thuật: TCN 68-161: 1996.
­ Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông. Yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-135: 2001.
­ Tiêu chuẩn về giao diện kết nối mạng. yêu cầu kỹ thuật: TCN 68-172:198.
­ Tiêu chuẩn về môi trường hoạt động của thiết bị: TCN 68-149:1995.
­ Tiêu chuẩn về an toàn điện cho các thiết bị điều khiển đầu cuối. Yêu cầu an toàn điện:
TCN68-190:2003.
23.2.2 Tiêu chuẩn quốc tế
* Tiêu chuẩn Châu Âu về kết nối dữ liệu mở trong tự động hóa tòa nhà EN14908.
* IEC 60332-1 Tests on electric and optical fibre cables under fire conditions.
* UL196, UL916 is the UL standard for safety for energy management equipment.
* UL508, The UL safety standard for industrial control equipment

UEC – 29.06.2016 184


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

* ANSI/IEC 60529-2004, Degrees of Protection Provided by Enclosures (IP Code)/ Tiêu chuẩn
về cấp độ bảo vệ của các thiết bị (bộ tiêu chuẩn mã IP)
* Tiêu chuẩn IEC (International Electro-Technical Commission).
* Tiêu chuẩn Anh (BS - British Standard).
* Tiêu chuẩn của Mỹ: NEC (National Electrical Code), IES (Illumination Engineering Society),
NEMA (National Electrical Manufacturer Association).
* Tiêu chuẩn của Viện kỹ thuật lạnh và điều hoà không khí Mỹ (ARI) (Air-conditioning and
Refrigeration Institute)
* Tuyển tập sổ tay của Hiệp hội các kỹ sư lạnh, điều hoà không khí và sưởi ấm Mỹ (ASHRAE
handbooks).
* (American Society of Heating Refrigerating and Air-conditioning Engineers)
* Tiêu chuẩn Anh BS5588-1985: Phòng cháy chữa cháy cho công trình.
* Tiêu chuẩn truyền thông cho toà nhà Building Automation Control Network (BACnet).
23.2.3 Tài liệu hồ sơ thiết kế căn cứ:
­ Căn cứ vào thiết kế cơ sở các hạng mục cơ - điện của dự án như: hệ thống điều hòa
thông gió, phòng cháy báo cháy, cấp thoát nước, hệ thống điện…
­ Căn cứ vào mục đích và công năng sử dụng của dự án.
23.3NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
23.3.1 Nhiệm vụ thiết kế
Công trình phải đảm bảo tính tiện nghi, hiện đại, tính kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu sử
dụng.
Hệ thống BMS cung cấp cho dự án là hệ thống hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ cho phép các
hệ thống của cơ điện khác của tòa nhà vận hành một cái tối ưu – tiết kiệm năng lượng nhất. Bên
cạnh đó hệ thống BMS sẽ cho phép chủ đầu tư quản lý tốt hơn các thiết bị và tiện ích của tòa nhà,
linh hoạt trong quá trình thay đổi mục đích sử dụng, tăng tuổi thọ cho các thiết bị của tòa nhà và giảm
chi phí vận hành, bảo dưỡng các thiết bị của tòa nhà.
Có tính đến khả năng dự trữ, mở rộng trong tương lai và đáp ứng được hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư cao nhất.
23.3.2. Giải pháp thiết kế
Lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp, thoả mãn yêu cầu chung của một hệ thống quản lý tòa
nhà, tuân thủ các quy chuẩn và hệ thống tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chuẩn thế giới được chấp
thuận trong lĩnh vực tự động hoá toà nhà tại Việt Nam. Giải pháp thiết kế phải mang tính thời đại, phù
hợp với các công nghệ tiên tiến hiện tại và đảm bảo không lạc hậu trong tương lai.
23.3.3. Mục tiêu thiết kế
* Điều khiển: hệ thống quản lý toà nhà có khả năng tự động điều khiển toàn bộ các hệ thống,
thiết bị cơ điện cần thiết với chức năng điều khiển tự động đã được tích hợp với hệ thống
quản lý trong toà nhà để tối ưu quá trình vận hành và tiết kiệm năng lượng sử dụng hao phí
cho hoạt động của các thiết bị này. Việc điều khiển có thể thực hiện với nhiều hình thức như
tại chỗ, từ xa,... Các thao tác điều khiển được cho phép một cách linh hoạt, dưới nhiều hình

UEC – 29.06.2016 185


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

thức đồng thời vẫn phải được kiểm soát chặt chẽ bởi các bảo vệ cần thiết như mật khẩu truy
cập, phân quyền truy cập...
* Giám sát: hệ thống BMS phải có khả năng giám sát liên tục tại chỗ, từ xa cho toàn bộ các hệ
thống hạ tầng kỹ thuật trong toà nhà được tích hợp với BMS. Các giám sát sẽ được thực
hiện thông qua các máy tính vận hành với tính năng dễ kiểm soát, tiện cho việc xử lý.
* Cảnh báo: hệ thống cảnh báo phải được thiết kế với rất nhiều các cấp độ khác nhau, bằng
hình thức xử lý theo các mức độ ưu tiên. Các hình thức cảnh báo đa dạng, linh hoạt : bằng
âm thanh, pop-up, .... Ngoài ra, hệ thống cảnh báo cũng đảm bảo khả năng lưu trữ theo thời
gian, sự kiện nhằm phục vụ công tác lưu trữ, quản lý sau này.
23.3.4. Yêu cầu thiết kế
* Độ an toàn tin cậy cao: hệ thống BMS đóng vai trò hết sức quan trọng, cần đạt yêu cầu cao
về độ an toàn cho người vận hành và thiết bị. Các thiết bị vận hành một cách tự động, đảm
bảo độ chính xác và tin cậy.
* Tính tiện nghi: hệ thống BMS được thiết kế phải đảm bảo dễ vận hành sử dụng, môi trường
làm việc thân thiện đảm bảo tiện nghi cho toà nhà.
* Tính hiện đại: hệ thống được thiết kế với các mô đun điều khiển kết hợp các thiết bị vận hành
cao cấp, tự động hoàn toàn hoạt động của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, thiết
kế sẽ cho phép phối hợp sử dụng công nghệ “có dây” và “không dây” với các chuẩn truyền
thông cao cấp phổ biến như BACnet, Lonwork, modbus... nhằm đảm bảo khả năng mở rộng
và tương thích với thiết bị, hệ thống quản lý tòa nhà phổ biến hiện nay và trong tương lai.
* Tính kinh tế: thiết kế BMS sẽ được tính toán phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng cũng như
công năng của toà nhà. Ngoài ra, hệ thống cũng phải được tính toán tối ưu hoạt động của
thiết bị tiết kiệm chi phí năng lượng cho Chủ đầu tư. Bên cạnh đó, thiết kế vẫn phải đảm bảo
được tính dự phòng trong tương lai khi có nhu cầu mở rộng, nâng cấp hệ thống.
23.4 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG BMS
* Hệ thống BMS được thiết kết phù hợp với quy mô của công trình, tiện nghi và hiện đại.
* Đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư và sử dụng.
* Đảm bảo thiết kế với đầy đủ công năng sử dụng hiện tại để mở khả năng mở rộng nâng cấp
trong tương lai một cách dễ dàng mà không cần thay đổi cấu trúc hệ thống.
23.4.1 Kiến trúc mạng và giải pháp truyền thông
* Mạng truyền thông cấp trường kết nối các DDC của hệ thống BMS sẽ được thiết kế với
chuẩn truyền thông Bacnet MS/TP chạy xuyên suốt toàn cấu hình của hệ thống.
* Mạng truyền thông cấp cao là TCP/IP.
* Hệ thống cũng được thiết kế với tính năng mở nhằm cho phép liên kết và tương tác giữa
giao thức BACnet với các giao thức ngoài BACnet như: Modbus, Lonwork, C-bus, EIB, N2,...
* Hệ thống BMS được thiết kế với 3 cấp truyền thông:

UEC – 29.06.2016 186


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

BMS
Workstation BMS workstation

Ethernet

NAE55 FIRE ALARM


NAE55

Web
Access

200 Devices 200 Devices

23.4.1.1Cấp quản lý (Managerment level):


Cung cấp các tiện ích quản trị vận hành tòa nhà cho người sử dụng, chuẩn hóa các tiện ích,
quản lý các tiện ích cho người dùng.
Cấp cao nhất trong kiến trúc mạng hệ thống BMS, level này làm chức năng điều khiển giám
sát toàn bộ các hệ thống thiết bị trong toà nhà. Bao gồm các máy tính vận hành, người vận hành
giám sát và điều khiển hoạt động của các thiết bị thông qua màn hình giao diện đồ họa.
Đặc điểm nổi bật:
* Truyền thông trên lớp này là BACnet IP 100Base T-Ethernet với tốc độ truyền 10/100Mbps
đảm bảo việc truy cập hệ thống với tốc độ rất cao.
* Hỗ trợ các chuẩn truyền thông khác như: BACnet / Lonwork / Modbus / C-bus /N2…
* Có thể truy cập vào hệ thống thông qua mạng LAN của toà nhà hay qua đường truyền
Internet không giới hạn trạm vận hành, không cần bất cứ phần mềm đặc biệt nào chỉ
cần trình duyệt IE (Internet Explorer).
* Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ BACnet, Java, XML, HTTP với độ mềm dẻo cao.
* Hỗ trợ khả năng truy cập từ xa qua internet.
23.4.1.2Cấp điều khiển tích hợp (Automation level)
Gồm các thiết bị điều khiển tự động, các cổng/giao diện kết nối tạo cơ sở dữ liệu điều khiển,
cảnh báo các quá trình vận hành của các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà. Lớp tích hợp này bao gồm
các thiết bị phần cứng quản lý, điều khiển, giám sát mức thấp (tích hợp, điều khiển, giám sát các
điểm điều khiển in/out) cũng như các tích hợp cấp cao (High level interface - trao đổi, chia sẻ thông
tin từ các hệ thống con).

UEC – 29.06.2016 187


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Lớp tích hợp hệ thống cũng bao gồm các bộ định tuyến/các bộ chuyển đổi giao thức nhằm
mục đích định hướng luồng thông tin (dữ liệu)/chuyển đổi các giao thức truyền thông khác nhau
thành một giao thức chung để các hệ thống con trong lớp hạ tầng có khả năng giao tiếp và chia sẽ
thông tin cơ sở dữ liệu, thông số điều khiển, giám sát.
Đặc điểm nổi bật:
* Hỗ trợ các chuẩn truyền thông như: BACnet / Lonwork / N2 / Modbus / C-bus… Đối với các
truyền thông thì có thể cấu hình với nhiều tốc độ truyền khác nhau: 10/100 Mbps, 156 kbps,
76.8 kbps, 9600 bps…
* Các bộ quản lý mạng của hệ thống có thể kết nối với nhiều thiết bị của các nhà sản xuất
khác nhau thông qua cổng kết nối Third Party. Điều này khiến cho hệ thống BMS có khả
năng tích hợp “Mở”. Rất nhiều nhà sản xuất thiết bị có thể kết nối với hệ thống thông qua
nhiều chuẩn khác nhau: Modbus, LONwork, Bacnet…. Điều này sẽ loại bỏ được hẳn sự
phụ thuộc của hệ thống vào các nhà cung cấp và giảm chi phí tích hợp hệ thống.
* Các bộ DDC được thiết kế theo kiểu modul với dải lựa chọn số I/O rộng, rất tiện cho việc mở
rộng, thay thế hay nâng cấp trong trường hợp cần thiết.
23.4.1.3Cấp trường (Field level)
Bao gồm các sensor cảm biến, cơ cấu chấp hành của các hệ thống thiết bị kỹ thuật tòa nhà
như: Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió, hệ thống thiết bị cấp thoát nước, hệ thống
điện nguồn, máy phát, máy biến áp, tủ phân phối…
23.4.2 Giải pháp bố trí tủ điều khiển
Các tủ điều khiển kỹ thuật số DDC được bố trí rải rác ở các vị trí thuận lợi trong các phòng kỹ
thuật hoặc trên trần giả, đảm bảo khả năng điều khiển phân tán, đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm vật tư
xây lắp.
23.4.3 Giải pháp cấp nguồn
* Nguồn cấp cho các bộ điều khiển kỹ thuật số DDC tại các tầng của tòa nhà được lấy từ các
tủ điện tại hiện trường.
* Hệ thống điều khiển trung tâm bao gồm: Máy chủ, máy trạm, máy in các bộ điều khiển trung
tâm... (tại phòng trung tâm hệ BMS) sẽ được trang bị phương án cấp nguồn qua UPS để
đảm bảo cấp nguồn liên tục phục vụ cho việc giám sát và lưu trữ thông tin trong trường hợp
xảy ra sự cố mất nguồn.

23.5 ĐẶC ĐIỂM PHẦN MỀM BMS


Phần mềm BMS phải đáp ứng mọi yêu cầu về lưu giữ, phân tích, và xử lý dữ liệu cũng như hỗ
trợ giao diện vận hành thân thiện với người sử dụng. Tất cả các thông số hoạt động của hệ thống
được hiển thị cho người vận hành xem và thay đổi từ trạm vận hành. Các thông số bao gồm: giá trị
đặt, giá trị giới hạn của báo động, thời gian trễ, hằng số điều chỉnh cho vòng lặp điều khiển PID, thời
gian hoạt động, thời gian biểu …
Hoạt động của hệ thống điều khiển độc lập với trạm vận hành, trạm vận hành chỉ dùng để
truyền đạt thông tin giữa người vận hành và hệ thống. Hệ thống chỉ dựa vào trạm vận hành để cung

UEC – 29.06.2016 188


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

cấp các tín hiệu giám sát điều khiển.


Xử lý cảnh báo
Mỗi trạm vận hành phải nhận và xử lý các báo động được gửi đến từ hệ thống điều khiển. Việc
quản lý báo động của phần mềm vận hành tối thiểu phải đáp ứng các chức năng sau:
- Liệt kê danh sách các báo động theo ngày giờ xuất hiện.
- Tạo ra cửa sổ (Pop-up window) trên màn hình để người vận hành dễ dàng nhận ra báo động
- Cho phép người vận hành, với mức độ truy cập cho phép của mình, có thể xác nhận, xóa
hoặc khóa báo động.
- Cung cấp danh sách thống kê những người vận hành đã truy cập vào màn hình báo động để
xác nhận, xóa hoặc khóa các báo động. Danh sách này phải bao gồm tên của người vận
hành, tên báo động, hành động đã thực hiện và ngày giờ thực hiện.
- Lưu giữ tất cả các báo động đã nhận được trong ổ đĩa cứng của trạm vận hành.
- Cho phép người vận hành xem và thao tác với các dữ liệu báo động trên ổ đĩa cứng. Sự
chọn lọc theo từng báo động riêng và dùng thanh cuộn, cho phép người vận hành xác nhận,
khóa, xóa hoặc in các báo động đã lựa chọn.
- Trong trường hợp các bộ điều khiển bị mất điện hoặc không đưa tín hiệu về hệ thống với bất
kỳ lý do nào, báo động được tạo ra tại trạm vận hành.
- Những thay đổi điểm đặt cho báo động từ trạm vận hành phải trực tiếp sửa đổi cơ sở dữ liệu
quản lý báo động.
- Các báo động có thể cài đặt để in ra một cách tự động hay ở thời điểm thích hợp khác.
Báo cáo
Các báo cáo được tạo ra và gởi đến một trong các thiết bị sau: màn hình của trạm vận hành,
máy in, đĩa cứng. Tối thiểu hệ thống phải cung cấp được các báo cáo sau:
- Tất cả các điểm trong hệ thống
- Tất cả các điểm trong bộ điều khiển
- Danh sách nhóm điểm cho người sử dụng trên hệ thống. Nhóm điểm này không bị giới hạn
- Tất cả các điểm đang trong tình trạng báo động
- Tất cả các điểm đang bị điều khiển cưỡng bức
- Tất cả các điểm đang bị khóa
- Tất cả lịch vận hành trong tuần
- Tất cả các thời gian biểu vận hành.
- Tất cả các báo động đã bị khóa
- Tất cả các báo động đang hiện hữu, các báo động đã được xác nhận và chưa được xác nhận
- Bất kỳ thông số hoạt động của các bộ điều khiển
- Báo cáo được cung cấp cho mổi loại điểm, mỗi nhóm điểm, mổi nhóm người sử dụng hoặc
toàn bộ hệ thống mà không bị hạn chế bởi cấu hình phần cứng của hệ thống điều khiển hoặc
mạng truyền thông.
- Hệ thống cho phép tạo ra những báo cáo theo từng yêu cầu riêng biệt (customed report) mà
có thể bao gồm những điểm từ những bộ điều khiển khác nhau.

UEC – 29.06.2016 189


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Thời gian biểu


Một dạng nhập vào lịch vận hành theo kiểu bảng tính được cung cấp. Tối thiểu, những
dạng lịch vận hành sau đây có:
- Lịch vận hành hàng tuần, theo hệ thống.
- Lịch vận hành cưỡng bức tạm thời, theo hệ thống.
- Lịch vận hành đặc biệt – holiday
- Lịch hàng tháng.
- Lịch vận hành hàng tuần được cung cấp cho mỗi thiết bị và định rõ thời gian sử dụng lịch.
Mỗi lịch vận hành phải bao gồm từng cột cho mỗi ngày của tuần, cũng như những cột cho
ngày lễ hay ngày đặc biệt trong lịch vận hành xen kẽ mà được định nghĩa bởi người sử dụng.
Lịch vận hành được thực hiện một cách đơn giản bằng cách chèn các thời gian sử dụng và
không sử dụng vào các ô thích hợp.
- Lịch vận hành hàng tuần sẽ không có tác dụng trong ngày lễ. Hệ thống cho phép người sử
dụng định nghĩa một lịch trong nhóm lịch vận hành mà chỉ có tác dụng nếu ngày hôm nay là
ngày lễ.
- Ngoài ra, một lịch vận hành tạm thời có thể chèn vào để thay đổi việc vận hành tạm thời. Sau
khi lệnh vận hành từ lịch tạm thời được thực hiện, hệ thống tự động trả về lịch vận hành ban
đầu.
- Lịch vận hành được cung cấp cho mỗi hệ thống hay hệ thống phụ trong tòa nhà. Mỗi lịch vận
hành phải bao gồm tất cả các điểm có khả năng khởi động/dừng trong hệ thống. Sự khởi
động trình tự của các thiết bị trong cùng một nhóm được thiết lập để tránh các thiết bị khởi
động cùng lúc.
- Lịch hàng tháng cho giai đoạn 12 tháng được cung cấp để cho phép đơn giản hóa việc lập
lịch vận hành. Ngày nghỉ và ngày đặc biệt được chọn bởi người sử dụng bằng cách nhấp
chuột hay sử dụng bàn phím.
- Một sự thay đổi lịch vận hành từ trạm vận hành phải làm thay đổi trực tiếp lên cơ sở dữ liệu.
- Hiển thị lịch vận hành cho mỗi hệ thống được cung cấp bao gồm tất cả dữ liệu về lịch vận
hành và thông số liên quan.
- Chỉ cần chọn những lệnh trên thanh công cụ là có thể in toàn bộ lịch vận hành của hệ thống
giúp cho việc chẩn đoán và quản lý các thiết bị trong tòa nhà.
Mật mã
- Nhiều cấp mật mã bảo vệ được cung cấp để giới hạn sự truy cập vào hệ thống của đối tượng
sử dụng.
- Mỗi người sử dụng có các thông tin sau: Tên (ít nhất 12 ký tự), mật mã (ít nhất 12 ký tự) và
mức độ được phép truy cập (từ 1 đến 5).
- Chỉ có người giữ cấp mật mã cao nhất (cấp 1) mới được phép thay đổi mật mã.
- Ít năm có 5 mức độ truy cập vào hệ thống như sau:
Mức độ 5 = Chỉ được xem các thông số mà thôi
Mức độ 4 = Mức độ 5 và thay đổi các thông số hoạt động (ví dụ: setpoint, giới hạn báo

UEC – 29.06.2016 190


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

động…)
Mức độ 3 = Mức độ 4 và sửa đổi cơ sở dữ liệu
Múc độ 2 = Mức độ 3 và khả năng tạo ra cơ sở dữ liệu, lập trình…
Mức độ 1 = Tất cả các mức độ nói trên kể cả sửa đổi, định nghĩa mật mã
- Hệ thống phải hổ trợ ít nhất 100 mật mã.
- Những người vận hành chỉ có thể ra lệnh vận hành cho những thiết bị mà họ được phép tùy
theo mật mã của mình. Những thanh công cụ cũng được giới hạn theo cấp mật mã.
- Hệ thống phải tự động tạo một bảng báo cáo các truy cập vào và thoát ra khỏi hệ thống của
từng người sử dụng. Bất kỳ động tác thay đổi định dạng hay vận hành hệ thống đều được ghi
nhận lại kể cả: thay đổi giá trị của các điểm, thay đổi lịch vận hành, thông số vận hành… Tất
cả các thay đổi của báo động như những báo động bị xóa hay được xác nhận.
- Khi người vận hành đã truy cập vào hệ thống và sau đó quên thoát ra thì hệ thống phải tự
động thoát theo khoảng thời gian định trước (1 đến 60 phút).
Giao diện đồ hoạ động trực quan
- Phần mềm đồ họa có khả năng hiển thị các hình ảnh động dựa trên các giá trị thực nhận
được từ hệ thống.
- Nhiều ứng dụng trên đồ họa có khả năng thực thi ở bất kỳ thời điểm nào trên một trạm vận
hành.
- Người vận hành có thể định nghĩa thời gian cập nhật dữ liệu trên đồ họa.
- Tất cả “graphics” có thể được xây dựng từ những vật thể cơ bản nhất như: Từng đường nét
cơ bản, độ dày của đường nét, hình chữ nhật, đường cong, hình tròn, elip, điền màu cho
từng vật thể…
- Tất cả vật thể riêng biệt, nhóm của các vật thể, biểu tượng hoặc nhóm biểu tượng… có khả
năng chuyển động
Xem và phân tích dữ liệu quá khứ
- Cung cấp tiện ích để có thể truy cập vào tất cả các điểm trong cơ sở dữ liệu.
- Dữ liệu có thể được truy cập qua giao tiếp ODBC, API.
- Hệ thống cho phép gọi lại bất kỳ điểm nào trong cơ sở dữ liệu để hiển thị và lập báo cáo bằng
việc nhập vào tên của điểm đó.
- Tiện ích xem lại dữ liệu cũ cho phép 32 nguồn dữ liệu có thể hiển thị trên cùng một đồ họa
hoặc bảng chử ở cùng một thời điểm.
- Mổi điểm trên đồ thị có thể được định dạng những màu, đơn vị khác nhau. Các điểm được
hiển thị trên trục tọa độ X,Y dưới dạng đường đặc tính, thanh, khu vực…
- Hiển thị độ rộng và đơn vị sẽ được lựa chọn bởi người vận hành ở bất ký lúc nào mà không
phải cấu hình lại tiến trình thu thập dữ liệu. Hệ thống có khả năng phóng to, thu nhỏ hay chia
lại tỉ lệ để có thể hiển thị đầy đủ các dữ liệu trên cùng một màn hình.
- Cung cấp khả năng xác định dãy hiển thị cho dữ liệu có trong hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Hệ thống có khả năng in ra tất cả các dữ liệu hiển thị trên màn hình.

UEC – 29.06.2016 191


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

23.6 ĐẶC ĐIỂM PHẦN CỨNG HỆ THỐNG BMS


23.6.1 Máy chủ hệ thống BMS
Server của hệ thống BMS đặt ở phòng kỹ thuật điều khiển trung tâm. Server này sẽ hỗ trợ tất
cả các bộ điều khiển giao tiếp mạng NAE được kết nối với mạng của khách hàng bất kế nội bộ hay
kết nối từ xa. Máy chủ Server là nơi thu nhận thông tin từ các bộ điều khiển khu vực, xử lý các thông
tin giúp giao diện với người dùng theo dạng ký tự và các hình ảnh động. Nó cho phép mỗi bộ điều
khiển có thể truy cập từ giao diện người dùng đồ họa (GUI) hoặc từ một trình duyệt web chuẩn (WBI)
kết nối tới server này.
Kết nối nội bộ thông qua LAN Ethernet. Kết nối từ xa thông qua ISDN, ADSL, T1 hoặc thông
qua quay số.
Server này sẽ cung cấp những chức năng tối thiểu sau:
 Quản lý thông tin, quản lý mạng và quản lý dữ liệu và truy cập dữ liệu: Server sẽ cho phép
truy cập tối đa vào dữ liệu ở bất cứ đâu trong mạng.
 Điều khiển phân tán: Server có khả năng lập kế hoạch điều khiển toàn bộ các công việc thực
hiện dựa vào các thiết bị dữ liệu và bộ điều khiển giao tiếp mạng, tại chỗ hoặc từ xa.
 Server này bao gồm dịch vụ thời gian chủ (định thời gian) cho các hệ thống phụ và cung cấp
sự đồng bộ hoá thời gian đối với tất cả bộ điều khiển giao tiếp mạng.
 Server này sẽ nhận những bản tin đồng bộ hóa thời gian từ những website có sử dụng đồng
hồ nguyên tử, và cập nhật thời gian theo nó.
 Server này sẽ điều hành kế hoạch cho tất cả các bộ điều khiển mạng và các thiêt bị điều
khiển vùng của nó
 Server này sẽ quy định việc giới hạn lệnh, nó hoạt động thông qua các bộ điều khiển vùng
mạng. Server này phải có khả năng đáp ứng nhiều lệnh chương trình yêu cầu cho những
điểm cần nhiều máy đo và nhiều nguồn năng lượng. Mỗi chưong trình yêu cầu có khả năng
hỗ trợ cho danh sách các lệnh được đưa ra để điều khiển lệnh có hiệu quả
 Máy chủ sẽ xắp xếp độ ưu tiên cho các lệnh BACnet đối với sự an toàn và hiệu quả của các
giải pháp xung đột của các lệnh đưa ra
 Mỗi bộ điều khiển giao tiếp mạng được hỗ trợ bởi server có khả tự động lưu trữ dữ liệu bản
ghi, dữ liệu cảnh báo, và dữ liệu cơ sở của nó tới máy chủ. Tính năng lưu trữ để xác định
người dùng bao gồm thời gian lưu trữ và tần suất lưu trữ.
 Server này sẽ cung cấp việc quản lý báo động trung tâm đối với các bộ điều khiển mạng
được hỗ trợ bởi server. Quản lý báo động bao gồm:
- Định tuyến các cảnh báo tối bộ hiển thị, máy in, email và máy nhắn tin
- Xem và xác nhận các cảnh báo.
- Truy vấn các dữ liệu bản cảnh báo theo nhưng thông số mà người dùng đưa ra.
 Server cung cấp sự quản lý trung tâm các dữ liệu bản ghi của các bộ điều khiển giao tiếp
mạng được hỗ trợ bởi serrver này. Dữ liệu bản ghi bao gồm: bản ghi quá trình hoạt động,
bản ghi thời gian thực, các sự kiện, các chỉnh sửa và các lỗi Việc quản lý dữ liệu bản ghi bao
gồm:

UEC – 29.06.2016 192


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

 Xem và in các bản ghi dữ liệu.


 Xuất các bản ghi sang các format của các ứng dụng khác.
23.6.2 Bộ điều khiển giao tiếp mạng
Bộ điều khiển mạng sử dụng công nghệ truyền thông vào công nghiệp tự động hóa tòa nhà,
bao gồm giao thức BACnet IP/MSTP.
Một bộ điều khiển mạng hay một mạng nhiều bộ điều khiển mạng được lắp đặt trong một tòa nhà
cung cấp các màn hình giám sát và điều khiển, cảnh báo và thậm chí quản lý, trao đổi dữ liệu, thu
thập dữ liệu và vẽ đồ thị, quản lý năng lượng, lập lịch, và lưu trữ dữ liệu. Bộ điều khiển mạng cho
phép đồng thời nhiều người truy cập cùng 1 lúc với các cấp độ an ninh khác nhau đảm bảo tính bảo
mật và an ninh cao.
Đặc tính và tác dụng
- Truyền thông sử dụng chuẩn truyền thông công nghệ thông tin ở mức độ tự động hóa và mạng
doanh nghiệp. Hệ thống dữ liệu trong bộ điều khiển mạng được truy cập từ bất kì thiết bị mạng tiêu
chuẩn nào hỗ trợ trình duyệt web, hoặc truy cập từ xa thông qua mạng internet được cung cấp bởi
các nhà mạng.
- Chức năng quản lý trực tiếp trong một bộ điều khiển mạng. Hệ thống cho phép cấu hình, cài đặt, ra
lệnh và chẩn đoán từ bất kì thiết bị nào với phần mềm duyệt Web.
- Hỗ trợ mạng BACnet cho các thiết bị trong hệ thống BMS
- Nhiều sự lựa chọn cho sự truy cập dữ liệu. Một Web hiển thị có thể được kết nối theo giao thức IP
sử dụng cổng Ethernet, hoặc trực tiếp theo một cổng nối tiếp RS-232. Cho một kết nối số, modem
bên ngoài được lựa chọn và jack phone RJ-11 hoặc một modem bên ngoài theo một cổng USB có
thể được lựa chọn.
Các thông số của Bộ điều khiển mạng:
-Có khả năng bảo vệ dữ liệu khi mất điện nhờ dùng pin 12V 1.2Ah.
-Bộ vi xử lý 32 bit, tần số 300MHz loại 192 MHz Renesas™ SH4 7760 RISC.
-Hệ điều hành nhúng Microsoft Windows CE embedded.
-Bộ nhớ 128 MB Flash card EPROM và 128 MB Synchronous (Dynamic Random Access Menmory).
-Kết nối mạng và giao diện nối tiếp: một cổng Ethernet, 10/100Mb, nối 8 chân RJ-45. Một cổng RS-
485 cho kết nối BACnet MS/TP tốc độ 19.2k, 38.4k, hoặc 76.8k baud. Một cổng nối tiếp RS-232-C,
hỗ trợ tốc độ baud tiêu chuẩn. Một cổng USB.
-Tiêu chuẩn : CE,UL, CE Mark,

23.6.3 Bộ điều khiển số trực tiếp (DDC)


Các tủ DDC chứa các bộ điều khiển cùng các phụ kiện được phân bố đều theo trục của tòa
nhà làm nhiệm vụ điều khiển và giám sát các thiết bị trường. Các bộ điều khiển chứa các chương
trình để điều khiển các thiết bị của tòa nhà theo các thuật toán và yêu cầu về vận hành và hoạt động
của thiết bị trường. Các tủ DDC này kết nối và truyền thông với nhau theo chuẩn Bacnet. Các tủ DDC
kết nối và truyền thông với cấp điều khiển giám giát qua các bộ điều khiển giao tiếp mạng.
Tất cả các bộ điều khiển cấp trường này sử dụng vi điều khiển 32-bit. Các bộ DDC có khả

UEC – 29.06.2016 193


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

năng làm việc độc lập không phụ thuộc vào các DDC khác trong hệ thống. Nó được trang bị những
bộ vi xử lý đa chức năng, điều khiển theo thời gian thực. Mỗi DDC bao gồm đầy đủ các linh kiện phần
cứng như bộ vi xử lý, cổng giao tiếp RS485, bộ nguồn, các môđun vào/ra. Số lượng DDC được cung
cấp để đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
DDC hỗ trợ việc điều khiển trực tiếp, nhưng không giới hạn đến các thiết bị sau cũng như có thể
mở rộng trong tương lai:
- Những loại điểm – Mỗi DDC hỗ trợ những điểm đầu vào và ra như sau:
 Những điểm đầu vào dạng tương tự sẽ chấp nhận các tín hiệu sau:
­ 4-20 mA
­ 0-10 VDC
­ 1000 Ohm RTDs
Độ phân giải là 16 bít.
 Những ngõ ra dạng số : loại Triac hoặc rơle
 Ngõ vào dạng bộ đếm sẽ giám sát những xung tiếp điểm không điện áp với độ phân giải
thấp nhất là 1 HZ.
 Những ngõ ra dạng tương tự sẽ cung cấp những dạng sau:
­ 4-20 mA
­ 0-10 VDC
 Những ngõ ra dạng số sẽ cung cấp những tiếp điểm SPDT, 2 Amps ở 24VAC. Bảo vệ
chống xung điện được cung cấp cho mỗi ngõ ra.
 Người vận hành được phép gửi lệnh điều khiển đến những điểm ngõ ra, chỉnh các thông số
cài đặt trên DDC. Có thể lập trình trực tiếp thông qua các phím bấm điều khiển, màn hình
hiển thị LCD.
 Tất cả các điểm cài đặt, các thuật toán điều khiển cũng như nhiều thông số khác đều được
lưu trữ trong bộ nhớ của DDC, vì thế khi bị mất điện không cần lập trình lại cho DDC.
 Tự động báo cáo sự thay đổi trạng thái cũng như các báo động
 Có thể lắp trên bề mặt hoặc ray .
 Các module mở rộng sẽ giao tiếp với DDC thông qua cổng RS485 nội bộ ( SA Bus)
 Module mở rộng có sẳn các dạng cấu hình của 4, 8, 16 điểm:
 Các điểm của module mở rộng cũng được bao gồm trong giải thuật điều khiển của DDC.
 Các DDC và các linh kiện phụ như biến thế, trunking, terminal … được lắp ráp lại với nhau
trước khi bàn giao tại công trường.
Thông số kỹ thuật cơ bản cần có của DDC như sau:
BI ( Binary input ) Hỗ trợ các loại tiếp điểm: Dry Contact
Đầu vào xung.
BO (Binary output) Triac 24VAC
AO (Analog output) 0 – 10 VDC, 4 – 20 mA.

UEC – 29.06.2016 194


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

UI (Universal Input) Có thể được cấu hình để sử dụng như là cổng AI: 0-10VDC, 4-20mA
RTD, NTC….
Hoặc cấu hình như cổng BI: Dry Contact
CO(Configurable Output) Có thể được cấu hình để sử dụng như là cổng AO: 0-10VDC
Hoặc BO: 24VAC Triac
Tính năng lập trình Khả năng lập trình mềm dẻo thông qua phần mềm, hoặc lập trình trực
tiếp thông qua các phím bấm.
Module Các module tính năng lập trình, chọn lựa từ thư viện bao gồm
P,PI,PID hoặc On/off control, dual PID, dual On/off control
Các module tính toán số học cho các hàm toán học
Các module điều khiển trình tự (Sequence).
Các module tính toán cộng dồn cho số giờ chạy thiết bị hoặc chỉ số điện
năng tiêu thụ hàng tháng
Các module lập trình PLC có bộ các hàm logic như: AND, ANDNOT,
OR, ORNOT, COS, OUT, OUTNOT, SET, RESET, AND BLOCK, OR
BLOCK
Màn hình hiển thị Màn hình hiển thị LCD 4 x 20 ký tự với các phím vận hành được gắn
(optional) liền trên bề mặt DDC, IP40, 1Mb flash memory
Giao tiếp Kết nối với bộ quản lý cấp mạng qua giao tiếp RS485, giao thức truyền
thông BACnet MS/TP.
Nguồn cung cấp 24 VAC 50 / 60Hz,
Môi trường -20 đến +50 , 10 – 95%RH
Vỏ bảo vệ Vỏ bằng nhựa ABS/Polycarbonate self extinguishing
Tiêu chuẩn được chứng UL Listed,CE Mark, EMC, C-Tick
nhận BACnet International:
BACnet Testing Laboratories™ (BTL) 135-2004 Listed BACnet
Application Specific Controller (B-ASC)

23.6.4 Module vào ra mở rộng.


Trong những dự án cần nhiều điểm vào ra, mà bộ điều khiển số không đáp ứng đủ. Hệ thống
sử dụng thêm các Module vào ra mở rộng . Các Module vào ra có thể kết nối trực tiếp với NAE thông
qua cổng FC Bus( RS 485) Hoặc có thể kết nối với các bộ điều khiển thông qua cổng giao tiếp nội bộ
SA Bus ( RS 485).
Module mở rộng hỗ trợ nhiều loại đầu vào, ra: UI, BI, AO, BO, UO và CO.
Có nhiều model khác nhau cho việc lựa chọn sử dụng linh hoạt.
23.6.5Các thiết bị trường.
23.6.5.1 Cảm biến nhiệt độ phòng
Cảm biến nhiệt độ dùng cho các đường ống và ống dẫn là cảm biến nhiệt kiểu điện trở, dùng
Platinum 100 ohms hoặc tích hợp từ 4-20mA. Tất cả các cảm biến đều được kiểm định trong nhà

UEC – 29.06.2016 195


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

máy và kiểm định trước khi lắp đặt. Các cảm biến đều phải được chỉnh zero và span.
Cảm biến sẽ được lắp vào trong một ống bảo vệ lắp vào phía trong ống dẫn. Đối với ống có
bảo ôn, ống bảo vệ phải xuyên qua cả lớp bảo ôn. Dây dẫn ở bên trên vỏ phải được cung cấp riêng
phù hợp với vỏ. Đầu dò có chiều dài tối thiểu là 75mm.
- Loại: nhiệt điện trở Nickel 1000/ Platium1000
- Kết nối: 2 dây
- Dải đo: -60 ÷ 100 độ C
- Độ chính xác:±0.19C° at 21°C
23.6.5.2Cảm biến áp suất nước.
- Nguồn: 9-32 VDC
- Dải đo: 0-30 bar
- Tín hiệu ra: 2 dây 4-20 mA hoặc 0-10VDC.
- Độ chính xác: 1%FS (toàn dải đo)
- Áp suất quá áp: 3 lần Full Scale
- Áp suất phá hỏng: 5 lần Full Scale
- Nhiệt độ hoạt động: -40 ÷ 125 oC

23.6.5.3 Cảm biến đo mức nước.


Cảm biến mức là cảm biến loại phao nổi, với các cảm biến riêng biệt như là cảm biến mức
cao, thấp và cảm biến tràn được gắn trên một thanh đặt trong bể chứa phù hợp với ứng dụng đo
mức trong bể
- Tiếp điểm đầu ra : NO hoặc NC

23.6.5.4 Cảm biến khí CO


Thông số kỹ thuật :
-Dải đo :0 to 200 ppm
-Độ chính xác : ±2.0 % FS (toàn dải đo) (tính toán sử dụng tiêu chuẩn cơ khí)
-Điều kiện làm việc :
+ Nhiệt độ : -20 to 50°C (điều khiện không ngưng tụ)
+ Độ ẩm : 0 to 99% RH (điều kiện không ngưng tụ)
-Tín hiệu ra : 4-20mA or 0 -10 VDC
-Nguồn cấp: 15 - 35 VDC or 15 – 29 VAC, 10 VA @ 24 VAC
-Tiêu chuẩn: CE, RoHS

23.6.5.5 Cảm biến khí CO2 gắn ống gió


• Tín hiệu ra : 4 ÷ 20 mA hoặc 0-10 VDC
• Điện áp cấp: 16 ÷ 35 VDC, 19-28 VAC
• Nhiệt độ hoạt động: 0 ÷ 50°C
• Độ ẩm môi trường hoạt động: 10 ÷ 95% RH
• Khoảng đo: 0 ÷ 2000 ppm CO2
. Độ chính xác : ±40 ppm ±3% ofreading;

UEC – 29.06.2016 196


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

. Tiêu chuẩn : CE

23.6.5.6 Cảm biến độ ẩm ngoài trời


• Tín hiệu ra : 4 ÷ 20 mA hoặc 0-10 VDC
• Điện áp cấp: 18 ÷ 30 VDC, 20-30 VAC, Class 2
• Nhiệt độ hoạt động: -20 ÷ 60°C
• Độ ẩm môi trường hoạt động: 0 ÷ 100% RH
• Khoảng đo: 10 ÷ 90 % RH
. Độ chính xác : +/- 0.3 %RH
23.6.5.7 Cảm biến mức dầu
• Tín hiệu ra : 4 ÷ 20 mA hoặc 0-10 VDC
• Điện áp cấp: 15 ÷ 30 VDC
• Độ chính xác: < 0.5%
• Nhiệt độ hoạt động: -10 ÷ 55°C
• Độ ẩm môi trường hoạt động: 35 ÷ 85% RH
23.6.5.8 Cảm biến chênh áp không khí
-Nguồn cấp: 24 VAC or VDC
-Dải đo: 0-2500 pa
-Output: 0-10 V
-Cấp chính xác: ±1,5%
-Độ ẩm: 0-95%RH
-Nhiệt độ: 0-50°C
-Cấp bảo vệ: IP54
-Tiêu chuẩn: CE
23.6.5.9 Cảm biến nhiệt độ ống gió
-Nhiệt độ hoạt động: 0°C to +40°C
-Độ ẩm: 10-95% RH (non-condensing)
-Cấp chính xác: +/- 0.2 °C
-Tín hiệu ngõ ra: 1k ohm Thin-Film Nickel / Platinum
23.6.5.10 Cảm biến nhiệt độ gắn ống nước
- Loại: 1k ohm Thin-Film Nickel/ Platinum
- Dải đo: -60 ÷ 150 độ C
- Cấp chính xác: +/- 0.2 °C
- Độ ẩm: 10-95% RH (non-condensing)
23.6.5.11 Công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy sẽ được cung cấp thích hợp cho các kích thước ống và các tốc độ dòng chảy
mong muốn, các công tắc dòng chảy được lắp đặt chắc chắn. Thông số kỹ thuật chính:
-Áp suất dòng chảy lớn nhất : 290 psi (20 bar)
-Nhiệt độ chất lỏng : -29˚C÷121˚C
-Loại tiếp điểm : SPDT

UEC – 29.06.2016 197


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

-Tiêu chuẩn : CE, UL, CE Mark


23.6.5.12 Cảm biến báo khói
Cảm biến báo khói được lắp trên đường ống gió để phát hiện khói. Các cảm biến sẽ được
đặt tại những vị trí gần với đường hút khí ra của hệ thống thông gió hoặc tại miệng hút gió. Khi nồng
độ khói trong đường ống vượt quá ngưỡng cho phép, BMS sẽ đưa ra các cảnh báo:
-Nguồn: 20–29 VDC/ 24 VAC 50–60 Hz, max alarm curent 65 mA @ 24VDC
-Đầu ra báo động: SPST, 2.0A @ 30 VDC
-Đầu ra tiếp điểm phụ: DPDT, 10A @ 30 VDC (resistive); 10A @ 250 VAC (resistive); ½ HP
@ 240 VAC ; ¼ HP @ 120 VAC
-Thời gian đáp ứng : 15 giây
- Nhiệt độ hoạt động : -20oC - 70oC
- Độ ẩm không khí : 0% -> 95% không đọng sương
- Tốc độ gió : 100 to 4000 ft/min (0.5 to 20.32 m/sec)
23.6.5.13 Công tắc chênh áp.
Cảm biến áp suất tĩnh không khí dùng để theo dõi chênh lệch áp suất tĩnh của khí trong ống
dẫn và có dải đo từ 50-400 Pa, dải đo này có thể điều chỉnh được. Cảm biến có trang bị thêm tiếp
điểm NO hoặc NC. Cảm biến áp suất tĩnh có thể hoạt động với không khí có nhiệt độ thấp và độ ẩm
cao và có khả năng chịu nhiệt độ môi trường từ -150C đến 600C.
- Tín hiệu ra: tiếp điểm NO hoặc NC, Imax 5A, 250VAC
- Nhiệt độ hoạt động: -150-600C
- Độ ẩm hoạt động: 10-95% RH
- Cấp bảo vệ IP54
23.6.5.14 Cảm biến báo quá nhiệt
Là loại cảm biến thường được đặt ở đường ống khí hồi để cảnh báo nhiệt độ tăng vượt quá
giá trị đặt cho phép. Cảm biến yêu cầu khởi động lại thủ công để tiếp điểm điện có thể đóng trở lại.
Cảm biến được thiết kế để có thể chịu được môi trường hoạt động lên tới 1490C
- Tiếp điểm đầu ra: SPST, 8A@240VAC
- Dải nhiệt độ: -4 to 1020C, max 1490C
23.6.5.15 Actuator cho Damper
Thông số kỹ thuật:
­ Nguồn cung cấp: AC 20-30V, 50/60Hz hoặc 24VDC, 6.5VA.
­ Tín hiệu đầu vào: 0-10 VDC hoặc 4-20 mA
­ Tín hiệu phản hồi : DC 0-10V ở góc mở 90o
­ Nhiệt độ hoạt động : -20 ÷ 50°C
23.6.5.16 Fire Damper
Thông số kỹ thuật:
­ Nguồn cung cấp: 24VAC, 50/60Hz hoặc 24VDC, 7VA.
­ Tín hiệu đầu vào: 0-10 VDC hoặc 4-20 mA
­ Tín hiệu phản hồi : DC 0-10V ở góc mở 90o
­ Nhiệt độ hoạt động : -20 ÷ 50°C
23.6.5.17 Modulating valve

UEC – 29.06.2016 198


Specification 493 TRƯƠNG ĐỊNH

Thông số kỹ thuật:
­ Nguồn cung cấp: 24VAC, 50/60Hz hoặc 24VDC, 7VA.
­ Tín hiệu đầu vào: 0-10 VDC hoặc 4-20 mA
­ Tín hiệu phản hồi : DC 0-10V ở góc mở 90o
­ Nhiệt độ hoạt động : -20 ÷ 140°C

UEC – 29.06.2016 199

You might also like