You are on page 1of 11

Thiết kế hệ thống chữa cháy khí sạch FM-200 :

1.- Tiêu chuẩn thiết kế.

+ Các tiêu chuẩn cần tham khảo và sử dụng.

- TCVN 2622:1995 về thiết kế PCCC cho nhà ở và công trình.

- TCVN 3890:2009 về phương tiện PCCC cho nhà ở và công trình.

- TCVN 5738:2001 về thiết kế hệ thống báo cháy tự động.

- TCVN 5760:1993 về thiết kế hệ thống chữa cháy.

- TCVN 7161-1:2009 về thiết kế hệ thống chữa cháy bằng khí.

- TCVN 7161-9:2009 về thiết kế hệ thống chữa cháy FM200 (HFC 227EA).

- Tiêu chuẩn quốc tế NFPA 2001 về thiết kế hệ thống chữa cháy khí sạch.

- ISO 14520 : Gaseous fire-extinguishing systems.

+ Yêu Cầu Thiết Kế.

- Nồng độ khí chữa cháy (%) : dựa trên loại vật liệu bị cháy.

- Thời gian xả khí chữa cháy phải nằm trong khoảng từ 8 giây đến 10 giây.

2.- Các bước thiết kế.

Bước 1 : Xác định dạng công trình để chọn nồng độ chữa cháy thích hợp.

1. Xác định lớp đám cháy : Class A, class B hay class C (lớp A, lớp B hay lớp C)…

2. Chọn tiêu chuẩn thiết kế áp dụng và kết hợp với lớp đám cháy để chọn nồng độ thiết
kế phù hợp.

Tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống khí sạch (nồng độ thiết kế 6.6% cho đám cháy lớp A),
nồng độ thiết kế 8.7%  cho đám cháy lớp B và nồng độ thiết kế 7%  cho đám cháy lớp C.

Bước 2 : Từ kích thước phòng tính toán lượng khí cần thiết để chữa cháy.

Công thức tính khối lượng khí cần thiết để chữa cháy :

W = ( V * c) : [s * (100 - c)]

trong đó : - W : khối lượng khí cần thiết để chữa cháy (kg).


- V : thể tích phòng cần chữa cháy (m³). V = dài * rộng * cao

- s : hệ số hóa hơi của FM-200 khi phun ra khỏi bình (m³/kg);

- c : nồng độ khí cần thiết để dập tắt đám cháy.

Dựa vào Bảng 3 của TCVN 7161-9-2002 – Lượng chất chữa cháy toàn bộ HFC227-ea
là để chọn ra hệ số áp dụng (kg/m 3) cho từng trường hợp. Cơ sở để lựa chọn nồng độ thiết kế
và nhiệt độ : thường chọn tại nhiệt độ 20 oC phù hợp với nhiệt độ khi nạp sạc khí FM200 (xem phần chữ đỏ
trong bảng dưới :

Thể tích Yêu cầu khối lượng HFC 227-ea trên đơn vị thể tích vùng bảo vệ, m/V (kg/m3)
Nhiệt
hơi Nồng độ thiết kế (theo thể tích)
độ
riêng S
T oC 6% 7% 8% 9% 10% 11% 12% 13% 14% 15%
m3/kg
-10 0,1215 0,5254 0,6196 0,7158 0,8142 0,9147 1,0174 1,1225 1,2301 1,3401 1,4527
-5 0,1241 0,5142 0,6064 0,7005 0,7967 0,8951 0,9957 1,0985 1,2038 1,3114 1,4216
0 0,1268 0,5034 0,5936 0,6858 0,7800 0,8763 0,9748 1,0755 1,1785 1,2839 1,3918
5 0,1294 0,4932 0,5816 0,6719 0,7642 0,8586 0,9550 1,0637 1,1546 1,2579 1,3636
10 0,1320 0,4834 0,5700 0,6585 0,7490 0,8414 0,9360 1,0327 1,1316 1,2328 1,3364
15 0,134 0,4740 0,5589 0,6457 0,7344 0,8251 0,9178 1,0126 1,1096 1,2089 1,3105
20 0,1373 0,4650 0,5483 0,6335 0,7205 0,8094 0,9004 0,9934 1,0886 1,1859 1,2856
25 0,1399 0,4564 0,5382 0,6217 0,7071 0,7944 0,8837 0,9750 1,0684 1,1640 1,2618
30 0,1425 0,4481 0,5284 0,6104 0,6943 0,7800 0,8676 0,9573 1,0490 1,1428 1,2388
35 0,1450 0,4401 0,5190 0,5996 0,6819 0,7661 0,8522 0,9402 1,0303 1,1224 1,2168
40 0,1476 0,4324 0,5099 0,5891 0,6701 0,7528 0,8374 0,9239 1,0124 1,1029 1,1956
45 0,1502 0,4250 0,5012 0,5790 0,6586 0,7399 0,8230 0,9080 0,9950 1,0840 1,1751
50 0,1527 0,4180 0,4929 0,5694 0,6476 0,7276 0,8093 0,8929 0,9784 1,0660 1,1555
55 0,1553 0,4111 0,4847 0,5600 0,6369 0,7156 0,7960 0,8782 0,9623 1,0484 1,1365
60 0,1578 0,4045 0,4770 0,5510 0,6267 0,7041 0,7832 0,8641 0,9469 1,0316 1,1186
65 0,1604 0,3980 0,4694 0,5423 0,6167 0,6929 0,7707 0,8504 0,9318 1,0152 1,1005
70 0,1629 0,3919 0,4621 0,6338 0,6072 0,6821 0,7588 0,8371 0,9173 0,9994 1,0834
75 0,1654 0,3859 0,4550 0,5257 0,5979 0,6717 0,7471 0,8243 0,9033 0,9841 1,0668
80 0,1678 0,3801 0,4482 0,5179 0,5890 0,6617 0,7360 0,8120 0,8898 0,9694 1,0509
85 0,1704 0,3745 0,4416 0,5102 0,5903 0,6519 0,7251 0,8000 0,8767 0,9551 1,0354
90 0,1730 0,3690 0,4351 0,5027 0,5717 0,6523 0,7145 0,7883 0,8638 0,9411 1,0202
95 0,1755 0,3638 0,4290 0,4956 0,5636 0,6332 0,7044 0,7771 0,8616 0,9277 1,0057
100 0,1780 0,3587 0,4229 0,4886 0,5557 0,6243 0,6945 0,7662 0,8396 0,9147 0,9916
Lưu ý : Khu vực sử dụng hệ thống chữa cháy khí sạch FM-200 cần phải được thiết
kế là phòng kín khi phun xả khí, vậy nếu phòng có quạt thống gió, máy điều hòa, khe hở thì
phải đảm bảo khi có cháy xảy ra và trước khi hệ thống chữa cháy khí FM-200 phun xả thì
các thiết bị hoặc các không gian mở cần được đóng lại để đảm bảo phòng kín.

Bước 3 : Lựa chọn bình chứa phù hợp.

- Chọn bình có kích cỡ (size) phù hợp để chứa lượng khí FM-200 tính ra ở trên và đảm
bảo số lượng đầu phun và thời gian phun xả khí FM-200 trong vòng 8 ÷ 10 s.

- Bình chứa khí FM-200 được sản xuất đáp ứng những yêu cầu của DOT cho việc chứa
khí nén và có bộ phận nối với van xả. Tất cả các bình khí FM-200 đều được nén khí nitrogen
(N2). Bình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001, UL Listed :
NAF S 227 Extinguishing Systems
Dung tích bình Áp suất bình
Khối lượng khí (kg)
(lit) (bar) Mã hàng (Part No)
Min (nhỏ nhất) Max (lớn nhất)

5 42 bar SH70027410 2.5 5.5


13 42 bar SH70027409 6.5 15.5
26 42 bar SH70027408 13.0 30.5
40 42 bar SH70027407 19.5 46.0
67 42 bar SH70027406 32.5 77.0
75 42 bar SH70027405 36.5 86.0
100 42 bar SH70027404 48.5 115.0
120 42 bar SH70027403 58.0 138.0
240 25 bar SH70027415 115.5 268.5

Bước 4 : Xác định số lượng đầu phun.

Dựa vào lượng khí cần thiết để chữa cháy và hiện trạng thực tế khu vực để chọn số
lượng đầu phun và bố trí các đầu phun cho hợp lý, có thể tham khảo bảng bên dưới để chọn
số lượng đầu phun cho thích hợp :

Bảng xác định số lượng đầu phun dựa vào lượng khí xả.
Lượng khí xả/phun Kích thước đầu phun Kích thước đầu phun
Kích thước ống
trong 10 s (kg) đối với hệ 42÷50 bar đối với hệ 25 bar
25 bar 42 bar 50 bar ISO ANSI FM-200 NOVEC FM-200 NOVEC
17 25 30 DN15 1/2'' 25 25 15 15
28 40 50 DN20 3/4''
42 60 75 DN25 1'' 60 60 40 40
66 95 110 DN32 1 1/4''
100 140 200 DN40 1 1/2'' 140 140 100 100
150 200 260 DN50 2'' 216 150
250 300 400 DN65 2 1/2''
420 600 750 DN80 3''
630 900 1300 DN100 4''

Trường hợp nếu khu vực được bảo vệ có chiều cao vượt quá giới hạn bảo vệ của 1 đầu
phun (thông thường cao độ tối đa của đầu phun FM-200 là 5 m) thì cần chia khu vực đó thành
2 lớp đầu phun ở 2 cao độ khác nhau nhằm đảm bảo lượng khí khi phun ra phân bố đều trong
khu vực trong khoảng thời gian cho phép 8 ÷ 10 s. Diện tích bao phủ của một đầu phun :
8.6m * 8.6m, cao độ tối đa là 5m.

Bước 5 : Phác họa sơ đồ không gian hệ thống đường ống dẫn khí từ bình chứa đến đầu
phun.

Các nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thiết kế hệ thống đường ống dẫn khí chữa
cháy :

Nguyên tắc 1 : bố trí đầu phun và đường ống dẫn khí càng cân bằng càng tốt.

- Hệ thống đường ống cân bằng : khoảng cách và đường kính đường ống dẫn khí từ
van đầu bình đến các đầu phun là như nhau. Điều này có nghĩa là các đầu phun có kích cỡ
giống nhau và kích thước lỗ đầu phun cũng như nhau.

Hình 1.- Hệ thống đường ống cân bằng.

- Hệ thống đường ống không cân bằng : khoảng cách và đường kính đường ống dẫn
khí từ van đầu bình đến các đầu phun khác nhau, vì vậy áp lực và lượng khí tại mỗi đầu phun
cũng không giống nhau.
Hình 2.- Hệ thống đường ống không cân bằng.

Nguyên tắc 2 : Phải tuân theo quy luật phân chia lượng khí trong đường ống khi chia T
(tee).

Quy luật phân chia lượng khí khi chia T (tee).

Kiểu rẽ nhánh cho phép.

Kiểu rẽ nhánh không cho phép

Nguyên tắc 3 : Bố trí đường ống dẫn khí sao cho các điểm đường ống chia khuỷu
(Elbow) thấp nhất có thể, vì các điểm elbow này gây tổn thất áp suất cao nhất.

Bước 6 : Ước tính kích cỡ các đoạn ống dẫn khí.

Lựa chọn kích cỡ đường ống dẫn khí dựa vào bảng tính sau :
Bảng ước tính kích thước ống dẫn khí theo lượng khí xả.

Lượng khí xả/phun trong 10 s (kg) Kích thước ống


25 bar 42 bar 50 bar ISO ANSI
17 25 30 DN15 1/2"
28 40 50 DN20 3/4"
42 60 75 DN25 1"
66 95 110 DN32 1 1/4"
100 140 200 DN40 1 1/2"
150 200 260 DN50 2"
250 300 400 DN65 2 1/2"
420 600 750 DN80 3"
630 900 1300 DN100 4"

Bước 7 : Nhập các thông số thiết kế vào phần mềm, điều chỉnh lại các thông số nếu
cần thiết, cuối cùng xuất ra bản vẽ (report) thiết kế.

Lưu ý :

Đối với phòng có sàn nâng hoặc trần giả (áp dụng đối với cao độ sàn nâng và trần
giả ≥ 0.3m)

Đối với phòng yêu cầu chữa cháy cho 2 khu vực này thì cách tính toán lượng khí FM-
200 cũng tương tự như trên, tuy nhiên tuỳ theo thể tích của các khu vực này lớn hay nhỏ mà
thiết kế bình FM-200 riêng biệt cho từng khu vực hoặc thiết kế sử dụng chung 1 bình để chữa
cháy trong phòng, sàn nâng và trần giả.

3.- Tổng quan về các loại đám cháy.

- Đám cháy loại A.

Đám cháy loại A bắt nguồn từ chất rắn như gỗ, giấy, đồ nội thất, rèm cửa.

Phương tiện chữa cháy phù hợp :

Ống nước cứu hỏa, bình chữa cháy bằng bột, bình chữa cháy phun bọt, và chăn cứu
hỏa.

Tất cả các chất rắn từ đám cháy loại A chủ yếu xảy ra trong tự nhiên. Các chất này
thường cháy từ sự hình thành của than hồng, do đó phải sử dụng chất chữa cháy không chỉ
chống lại ngọn lửa mà còn làm dịu các than hồng. Với mục đích này, nước hoặc bình chữa
cháy bọt hoặc bột điều rất tốt.
Tuy nhiên, bình chữa cháy bột chỉ nên được sử dụng làm bình chữa cháy ABC vì
chúng có chứa bột bắn. Đám cháy loại A bao gồm các chất như gỗ, than, dệt, giấy, một số
chất dẻo, cỏ khô, rơm và sợi.

- Đám cháy loại B.

Đám cháy loại B bắt nguồn từ chất lỏng, như xăng, dầu diesel, acetone, sáp.

Chất chữa cháy phù hợp :

Bình chữa cháy phun bọt, bình chữa cháy CO2 hoặc bình chữa cháy bột.

Loại lửa B bao gồm tất cả các chất lỏng, chất dễ cháy và các chất trở thành chất lỏng
do ảnh hưởng của nhiệt. Các chất lỏng như xăng, dầu, chất béo, sơn, vecni và rượu. Các chất
tan chảy và trở thành chất lỏng khi đun nóng ví dụ: nhựa như PVC, sáp, nhựa đường, nhựa và
nhiều loại nhựa.

Các chất loại B chỉ gây cháy bằng ngọn lửa và không tạo ra than hồng. Các chất được
đề cập phải được thực hiện để đảm bảo rằng chúng không bao giờ bị dập tắt trong trường hợp
hỏa hoạn với nước! Nước sẽ bay hơi và do chất lỏng đang cháy, sẽ gây nổ.

Các chất thuộc nhóm đám cháy B bị làm mờ bởi chất chữa cháy. Với mục đích này, có
thể sử dụng chăn chữa cháy hoặc bình chữa cháy bọt, bình chữa cháy ABC, bình chữa cháy
bằng bột BC và bình chữa cháy CO2 (carbon dioxide).

- Đám cháy loại C. 

Đám cháy này bao gồm tất cả các loại khí dễ cháy như propan, LPG, khí tự nhiên,
metan, khí thành phố, butan, ethyne (acetylene) và hydro.

Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy loại C là khóa ga trong bước đầu tiên, nếu không, có
nguy cơ nổ. Chúng không sản xuất than hồng, mà chỉ cháy bằng lửa. Trong trường hợp cháy
do khí ga, cần lưu ý rằng chúng không thể được dập tắt bằng nước, bọt hoặc carbon dioxide
(CO2) và do đó hoàn toàn không thể sử dụng làm chất chữa cháy. Phương tiện chữa cháy là
bình chữa cháy với bột ABC và bột BC.

Chất chữa cháy phù hợp :

Bình chữa cháy bột.

- Đám cháy loại D.

Đám cháy loại D bao gồm các kim loại dễ cháy như nhôm, kim loại, magiê.
Chất chữa cháy phù hợp :

Bình chữa cháy bột phù hợp với đám cháy loại D, còn được gọi là bình chữa cháy kim
loại.

Đám cháy loại D rất hiếm trong cuộc sống hàng ngày. Vì chúng xuất phát từ các kim
loại dễ cháy như Nhôm, magiê, natri, kali hoặc lithium. Những kim loại này chỉ cháy ở nhiệt
độ rất cao trên 1000 ° C và được coi là rất khó để dập tắt.

Các đám cháy kim loại được xếp loại là loại D. Những đám cháy này không bao giờ
được dập tắt bằng nước, vì nước sẽ phân tách thành hơi nước và oxy ở nhiệt độ cao, dẫn đến
sự hình thành khí oxyhydrogen có nguy cơ nổ cao. Chất chữa cháy dành riêng cho đám cháy
loại D là bột nung kim loại đặc biệt, cát khô, bột xi măng khô hoặc rác khô hoặc muối thức ăn
gia súc. 

- Đám cháy loại E.

Đây là đám cháy điện. Xin lưu ý : Đám cháy E đã bị hủy vì điện có thể là nguyên nhân
gây ra hỏa hoạn nhưng không phải là chính nó. Ví dụ, một máy tính sẽ bị cháy do chập điện.
Máy tính bị cháy và không có điện. Đây đám cháy loại A chứ không phải loại E, lý do để
thảo luận ở đây vì mục đích kiến thức cho người mới bắt đầu.

- Đám cháy loại F.

Đám cháy loại F bao gồm các đám cháy từ chất béo thực phẩm và dầu ăn, thường được
tìm thấy trong nhà bếp trong cuộc sống hàng ngày. Do mối nguy hiểm lớn, đám cháy loại F
đã được đưa vào phân loại tiêu chuẩn Châu Âu EN 2 năm 2005.

Nó nhanh chóng xảy ra khi chảo rán với dầu ăn nóng bị lãng quên trên bếp trong giây
lát. Đối với chất béo thực phẩm quá nóng và dầu ăn, có nguy cơ bốc cháy cao, thường dẫn
đến chấn thương nghiêm trọng.

Đám cháy từ chất béo không bao giờ được dập tắt bằng nước vì nước nhẹ hơn chất béo.
Trong một thử nghiệm dập tắt bằng nước, nước dập tắt sẽ nhanh chóng chìm trong chất béo
đang cháy và bốc hơi. Hơi nước thu được sẽ đột nhiên bắn lên và xé tan lớp mỡ nóng, tạo ra
một ngọn lửa phản lực.

Căn cứ vào trạng thái của chất cháy để phân loại đám cháy và sử dụng phương pháp
chửa cháy phù hợp, hạn chế  đến mức tối đa các trường hợp nguy hiểm khác, đặc biệt là gây
nổ.

4.- Các loại hệ thống FM-200.


a.- Hệ thống chữa cháy FM-200 đơn vùng.

Hệ thống chữa cháy FM-200 phổ biến nhất là hệ đơn vùng.

Hệ thống này sử dụng 1 hoặc nhiều bình khí để chữa cháy cho khu vực được bảo vệ.

Tùy theo điều kiện của khu vực cần bảo vệ mà hệ thống FM200 được chia thành các
nhóm :

a.1.- Hệ đơn vùng 1 bình : hình 3.

Thường dùng để chữa cháy cho các phòng có diện tích nhỏ.

Hệ thống có tích hợp khả năng kích hoạt bằng tay.

Hình 3.- Hệ thống FM 200 đơn vùng 1 bình.

Hệ thống gồm các bộ phận sau :

1 Bình chữa cháy FM200 6 Đầu kích hoạt bằng tay


2 Kẹp bình khí 7 Ống nối xả khí DN40 và DN50
3 Đồng hồ đo áp suất 8 Nút nhấn kiểm tra trên công tắc áp lực
4A Van đầu bình tích hợp ngõ kích hoạt bằng điện 9 Công tắc áp lực
4B Van đầu bình tích hợp ngõ kích hoạt bằng điện 10 Đường ống
5 Đầu kích hoạt bằng điện 11 Đầu phun

a.2.- Hệ đơn vùng sử dụng nhiều bình.

Đối với các phòng có diện tích lớn, lượng khí cần dùng để chữa cháy sẽ nhiều hơn vì
vậy sẽ cần dùng nhiều bình chứa hơn (>1).
Đối với hệ đơn vùng sử dụng nhiều bình chứa khí thì bình khí đầu tiên được kích hoạt
bằng đầu kích điện và đầu kích tay, các bình khí tiếp theo được kích hoạt liên hoàn bằng dòng
khí từ bình đầu tiên.

Hình 4.- Hệ thống FM200 đơn vùng sử dụng nhiều bình.

Hệ thống gồm các thành phần :

1 Bình khí FM200 10 Khớp nối ống nối kích hoạt


2 Kẹp bình khí 11 Van an toàn
3 Đồng hồ đo áp suất 12 Van một chiều
4 Van đầu bình 13 Đường ống
5 Đầu kích điện 14 Đầu phun
6 Đầu kích tay 15 Công tắc giám sát áp lực
8 Đầu kích hoạt bằng khí 16 Nút nhấn kiểm tra trên công tắc áp lực
9 Ống nối kích hoạt

Hệ thống có tích hợp khả năng kích hoạt bằng tay.

b.- Hệ chữa cháy phân vùng.

Việc trang bị hệ thống chữa cháy FM200 là rất cần thiết, tuy nhiên chi phí bỏ ra để đầu
tư cho hệ thống này cũng tốn kém không ít. Để giải phóng được không gian sàn và tiết kiệm
chi phí đáng kể thì hệ FM200 phân vùng là giải pháp rất lý tưởng.

Nhìn chung hệ phân vùng cũng giống như hệ đơn vùng. Điểm khác biệt duy nhất là hệ
phân vùng sử dụng 1 cụm bình khí (các bình khí phải có cùng kích cỡ và được nạp đầy như
nhau) để bảo vệ tất cả các khu vực. Mỗi khu vực được kết nối với 1 van chọn vùng riêng, khi
có cháy tủ điều khiển trung tâm mở đúng van chọn vùng tương ứng và chỉ xả khí vào đúng 1
khu vực đó.
Hình 5.- Hệ thống chữa cháy phân vùng.

Các thành phần chính của hệ chữa cháy phân vùng :

1 Bình khí 8 Van một chiều 15 Van chọn vùng


2 Đai kẹp bình 9 Ống góp 16 Giá đỡ van chọn vùng
3 Đồng hồ giám sát áp lực 10 Ống nối kích hoạt 17 Thiết bị khóa kích hoạt
4 Van đầu bình 11 Công tắc giới hạn 18 Van an toàn
5 Van an toàn 12 Công tắc giới hạn 19 Ống góp điều khiển dòng khí kích hoạt
6 Ống nối xả khí 13 Đường ống dẫn khí 20 Giám sát trọng lượng bình kích FM200
7 Đầu kích hoạt xả bằng tay 14 Van chọn vùng 21 Bình kích FM-200

Hệ phân vùng bảo vệ nhiều khu vực khác nhau, trong trường hợp các khu vực được
bảo vệ này có diện tích khác nhau thì lượng khí chữa cháy trong bình luôn được tính toán dựa
vào khu vực lớn nhất thay vì dựa vào khối lượng khí kết hợp của tất cả khu vực. Nếu những
khu vực nhỏ hơn có cháy thì lượng khí chữa cháy thích hợp (ít hơn) sẽ được phun vào khu
vực đó.

Đối với các hệ thống có trang bị bình dự phòng, thì lượng khí chữa cháy của hệ thống
luôn được đảm bảo, thậm chí ngay sau khi bị kích hoạt thì hệ thống vẫn hoạt động liên tục và
không bị gián đoạn.

You might also like