You are on page 1of 153

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


KHOA ĐIỆN

Nguyễn Thùy Dung

Bài giảng

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN


CHO TÒA NHÀ
(Đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển)

Hà Nội - 2021

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN
TRONG TÒA NHÀ ...................................................................................................4
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................4
1.2. Những yêu cầu đối với một đề án thiết kế cấp điện .........................................4
1.3. Các vật tư, thiết bị điện chủ yếu dùng trong hệ thống cung cấp điện cho tòa
nhà ...........................................................................................................................6
1.4. Các bước tiến hành thiết kế hệ thống cung cấp điện ......................................13
1.5. Thủ tục triển khai thực hiện một công trình cấp điện ....................................14

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN .......................................................18


2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế ...................................................................................18
2.2. Các phương pháp tính toán phụ tải .................................................................18
2.3. Các phương pháp lựa chọn và kiểm tra dây dẫn và cáp .................................29
2.4.Các phương pháp lựa chọn và kiểm tra thiết bị điện .......................................32

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN DÂN DỤNG.......................36


3.1. Phương án cấp điện cho các đối tượng khu vực đô thị ..................................36
3.2. Thiết kế cấp điện cho một chung cư ...............................................................38
3.3. Thiết kế cấp điện cho một văn phòng .............................................................46
3.4. Thiết kế cấp điện cho một khách sạn .............................................................51

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP ..........................................................58


4.1. Kết cấu trạm biến áp .......................................................................................58
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp .......................................63
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp ......................................................67

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY ...........................................75


5.1. Sự cần thiết của hệ thống báo cháy trong tòa nhà ..........................................75
5.2. Các thiết bị báo cháy dùng cho tòa nhà ..........................................................77
5.3. Các thiết bị máy móc hoạt động liên quan tới hệ thống báo cháy .................81
5.4. Thiết kế hệ thống báo cháy.............................................................................82

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ.............................................88


6.1. Tổng quan về hệ thống điện nhẹ ....................................................................88

2
6.2. Các thiết bị dùng trong hệ thống điện nhẹ......................................................89
6.3. Thiết kế hệ thống điện nhẹ cho công trình .....................................................98

CHƯƠNG 7: NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT .........................................................107


7.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................107
7.2. Nối đất và trang bị nối đất ............................................................................107
7.3. Tính toán trang bị nối đất .............................................................................111
7.4. Sét và thiết bị chống sét ................................................................................117

CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ QUY HOẠCH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ .........................128


8.1. Xác định trị số phụ tải tính toán phục vụ công tác thiết kế ..........................128
8.2. Thiết kế điện mạng trung áp 35 kV/22 kV ...................................................131
8.3. Thiết kế điện mạng hạ áp 0,4 kV ..................................................................131
8.4. Thiết kế điện chiếu sáng đường, cây xanh ...................................................132
8.5. Thiết kế điện quy hoạch hạ tầng cho một đô thị ..........................................134

CHƯƠNG 9: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG PHẦN ĐIỆN.......................................137

VÀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH.............................................................................137


9.1. Khái quát chung ............................................................................................137
9.2. Phương pháp triển khai đo bóc trên bản cứng và bản mềm hiệu quả ..........139
9.3. Thiết lập file tính toán và quản lý đo bóc cho phần điện .............................143
9.4. Dự toán công trình và các bước lập dự toán.................................................147

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................153

3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN TRONG
TÒA NHÀ
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Cung cấp cho sinh viên những vấn đề chung về hệ thống cấp điện trong tòa nhà
trong đó bao gồm những yêu cầu đối với một đề án thiết kế cấp điện, các vật tư, thiết
bị điện chủ yếu dùng trong hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, các bước tiến hành
thiết kế hệ thống cung cấp điện và thủ tục triển khai một công trình cấp điện.
1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc,
hội nhập với khu vực và thế giới. Trong lĩnh vực cung cấp điện, nhiều thiết bị điện mới
đã được đưa vào sử dụng. Ngoài các nhà máy xí nghiệp hiện đại được xây dưng thì
ngày nay còn xuất hiện các tòa nhà cao tầng dùng làm các văn phòng, khách sạn, hay
các trung tâm thương mại. Các tòa nhà này được thiết kế và thi công theo các tiêu
chuẩn kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu càng ngày càng phong phú của người
sử dụng, đặc biệt chúng có chế độ làm việc tin cậy và an toàn cao.
Hệ thống điện trong tòa nhà có các đặc điểm sau :
Phụ tải phong phú, đa dạng (điện áp, công suất, số pha, …).
Phụ tải tập trung trong không gian hẹp, mật độ phụ tải tương đối cao.
Có các hệ thống cấp nguồn dự phòng (ắc quy, máy phát, …).
Không gian lắp đặt bị hạn chế nên phải bố trí hợp lý đồng thời phải thỏa mãn
các yêu cầu về mỹ thuật trong kiến trúc xây dựng.
Yêu cầu cao về chế độ làm việc và an toàn cho người sử dụng
Nghiên cứu, thiết kế và vận hành hệ thống cung cấp điện trong tòa nhà cao tầng là một
nhiệm vụ mới mẻ và liên tục cập nhật đối với một kỹ sư. Vì vậy, chương này dành để
trình bày đặc điểm của hệ thống cung cấp điện trong tòa nhà, các thiết bị điện cũng
như cách lắp đặt chúng trong các tòa nhà, thủ tục triển khai và các bước tiến hành thiết
kế hệ thống cung cấp điện.
1.2. Những yêu cầu đối với một đề án thiết kế cấp điện
Một đề án thiết kế cấp điện dù cho bất kỳ đối tượng nào cũng cần thỏa mãn những yêu
cầu sau đây:
1.2.1. Độ tin cậy cung cấp điện

4
Mức độ đảm bảo liên tục cung cấp điện tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của phụ
tải.
Phụ tải loại 1 là những công trình cấp quốc gia như Hội Trường Quốc Hội, nhà
khách chính phủ, ngân hàng Nhà Nước, Đại sứ quán, sân bay, khu quân sự ….phải
đảm bảo liên tục cấp điện ở mức cao nhất, nghĩa là với bất kỳ tình huống nào cũng
không để mất điện.
Phụ tải loại 2 là những đối tượng kinh tế như nhà máy, xí nghiệp, thương mại,
dịch vụ… nên đặt máy phát điện dự phòng, khi mất điện lưới sẽ dùng điện máy phát
cấp cho những phụ tải quan trọng. Tuy nhiên, quyền quyết định đặt máy phát dự
phòng hoàn toàn do phía khách hàng quyết định. Người thiết kế chỉ là cố vấn, gợi ý
giúp họ cân nhắc, so sánh lựa chọn phương án cấp điện.
Phụ tải loại 3: là những hộ quan trọng cho phép mất điện tạm thời khi cần thiết
đó là khu vực cư dân sinh hoạt đô thị và nông thôn.
Cần lưu ý cách phân loại phụ tải dùng điện như trên chỉ là tạm thời, khi kinh tế phát
triển đến mức nào đó thì tất cả các hộ dùng điện sẽ là loại 1, cấp điện liên tục.
1.2.2. Chất lượng điện năng
Chất lượng điện được thể hiện ở 2 tiêu chí đó là tần số (Hz) và điện áp (U). Một
phương án có chất lượng điện tối đa là phương án đảm bảo về tần số và điện áp nằm
trong giới hạn cho phép.
- Tần số: Do cơ quan điều khiển hệ thống điện quốc gia điều chỉnh. Chỉ có những
hộ tiêu thụ lớn (hàng chục MW trở lên) mới phải quan tâm đến chế độ vận hành của
mình sao cho hợp lý để góp phần ổn định tần số của hệ thống điện.
- Điện áp: Là vấn đề cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận
hành và tuổi thọ của thiết bị.
Để đảm bảo cho các thiết bị dùng điện làm việc bình thường thì cần yêu cầu đặt
ra là:
U bt  5%U dm
U sc  10%U dm (1-1)

1.2.3. An toàn
Công trình cấp điện phải được thiết kế có tính an toàn cao: an toàn cho người
vận hành, người sử dụng và an toàn cho chính các thiết bị điện và toàn bộ công trình.
Người thiết kế ngoài việc tính toán chính xác, chọn dùng đúng các thiết bị và khí cụ

5
điện còn phải nắm vững những qui định vê an toàn, hiểu rõ môi trường lắp đặt hệ
thống cấp điện và những đặc điểm của đối tượng cấp điện. Bản vẽ thi công phải hết
sức chính xác, chi tiết và đầy đủ với những chỉ dẫn rõ ràng và cụ thể. Cần nhấn mạnh
công tác xây dựng, lắp đặt hệ thống cung cấp điện có ý nghĩa hết sức quan trọng làm
nâng cao hay hạ thấp tính an toàn của hệ thống cấp điện. Cuối cùng, việc vận hành
quản lý hệ thống điện có vai trò đặc biệt quan trọng. Những cán bộ kỹ thuật quản lí
vận hành hệ thống và người sử dụng đều cần phải có ý thức chấp hành những quy
định, những quy tắc vận hành và sử dụng điện an toàn.
1.2.4. Tính kinh tế
Tính kinh tế của một phương án thể hiện ở 2 chỉ tiêu: Vốn đầu tư và phí vận
hành. Phương án cấp điện tối ưu là phương án tổng hòa 2 đại lượng trên sao cho có
thời hạn thu hồi vốn đầu tư là sớm nhất.
Ngoài các yêu cầu trên, khi thiết kế cung cấp điện cũng cần chú ý đến các yêu
cầu khác như: thuận tiện cho công tác vận hành và sửa chữa, có điều kiện thuận lợi
cho yêu cầu phát triển phụ tải sau này, rút ngắn được thời gian xây dựng, v.v…
1.3. Các vật tư, thiết bị điện chủ yếu dùng trong hệ thống cung cấp điện cho
tòa nhà
1.3.1. Dây dẫn, cáp và thanh cái điện
1.3.1.1. Dây dẫn và cáp
Dây dẫn đơn lõi có tiết điện nhỏ (1,5 -16 mm 2) bằng đồng: là loại dây dẫn có
một lớp vỏ cách điện PVC, có màu khác nhau để phân biệt màu pha. Tiết diện tối thiểu
đối với dây dẫn được quy định trong TCVN 9206_2012 như sau:
Bảng 1.1 – quy định về mặt cắt ruột dây dẫn nhỏ nhất của lưới điện trong nhà.
Mặt cắt nhỏ nhất của
Tên đường dây ruột dây dẫn (mm2)
Đồng Nhôm
Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm. 1,5 2,5
Lưới điện nhóm chiếu sáng có ổ cắm điện; lưới điện
2,5 4
nhóm ổ cắm; lưới điện phân phối động lực.
Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng 4 6
Đường dây trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng 6 10

6
Do chỉ có một lớp vỏ bọc cách điện nên khi lắp đặt, loại dây này phải được đặt
trong ống hoặc máng có nắp đậy bảo vệ
Dây dẫn đơn lõi có tiết diện dây từ 25mm2 trở lên thường dùng để cấp nguồn
cho các tủ phân phối, có hai lớp cách điện XLPE/PVC và được đặt trên khay hoặc
thang cáp và cố định bằng dây đai.
Các dây tín hiệu thường có nhiều lõi, tiết diện dây nhỏ hơn 2,5 mm2, có lớp
chống nhiễu. Các lõi này thường dùng màu hoặc số để đánh dấu.
Ngoài ra còn có cáp chôn ngầm trực tiếp có lớp bảo vệ bằng kim loại rất chắc
chắn.

Hình 1-1. Hình ảnh dây dẫn và cáp điện


1.3.1.2. Thanh cái điện
Thanh cái là thiết bị dẫn điện được lắp đặt trong các tủ điện và trạm biến áp.
Chúng được gia công rất khéo léo với chiều dài, chiều rộng phù hợp mà được các nhà
sản xuất tạo ra theo hình khối và cắt uốn phù hợp với vị trí lắp đặt. Ưu điểm nổi bật
của thanh cái là không bị hạn chế về tiết diện, dễ dàng vận chuyển và được ráp nối với
nhau dễ dàng nhờ các bulông. Không gian lắp đặt thanh cái giảm nhiều so với dùng
dây cáp.

7
Hình 1-2. Hình ảnh thanh cái trong tủ điện

1.3.2. Các loại đường dẫn dây và cáp điện


a. Ống dẫn dây điện
Dây dẫn cấp nguồn cho các phụ tải như đèn, ổ cắm, quạt gió .... thường được
luồn trong các loại ống nhựa hoặc ống thép. Đặc điểm của các loại ống này là có độ
bền cơ học cao, chịu va đập, chịu nhiệt và dễ dàng uốn gấp khúc, đặc biệt không bị
bóp méo.
Các phụ kiện đi kèm ống là các hộp trung gian để phân nhánh, kéo dây và các
giá đỡ, kẹp giữ ống… Các ống này có thể được đặt chìm trong bê tông hay nổi trên bề
mặt phẳng hoặc các kết cấu khung dầm thép. Hệ thống được lắp đặt xong thì mới tiến
hành luồn dây do vậy các công việc sửa chữa hay thay thế dây dễ dàng mà không cần
đục tường đồng thời dây dẫn được bảo vệ rất an toàn.
Khi thi công đưa dây đến các thiết bị như đèn, ổ cắm ta sử dụng ống nhựa hoặc
kim loại có cấu trúc xoắn ruột gà để dễ uốn nối từ thiết bị vào ống cứng hoặc máng
cáp.

8
Hình 1-3. Hình ảnh ống dẫn dây điện
b. Máng cáp, khay cáp và thang cáp
Máng cáp: Làm bằng tôn có nắp đậy kín dùng để dẫn các dây có một lớp bọc,
cỡ nhỏ từ tủ phân phối nhỏ tới hệ thống ống và các thiết bị. Máng cáp có thể được treo
phía trên trần cấp nguồn cho hệ thống đèn, quạt gió hoặc dưới mặt sàn cấp nguồn cho
các ổ cắm ở giữa phòng trong các văn phòng làm việc.
Khay cáp: được làm bằng ôn có dập lỗ cho thoáng và luôn dây đai giữ cáp, có
thể có nắp đậy hoặc không dùng để dẫn các loại cáp tương đối lớn, có hai lớp bọc cách
điện thường được treo phía trên trần
Thang cáp: được làm bằng tôn cứng, có hai dóng hai bên và các thanh đỡ ngang
dùng để đỡ các loại cáp cỡ lớn chạy theo các trục chính.
Dây dẫn đặt trên khay hoặc thang cáp được cố định bằng các dây đai nhựa hoặc
kim loại do vậy có thể lắp đặt khay, thang theo các phương tùy ý trong khi máng
thường đặt theo phương ngang.

Máng cáp Thang cáp Khay cáp


Hình 1- 4. Hình ảnh máng cáp, thang cáp, khay cáp

9
1.3.3. Các loại thiết bị điện chủ yếu trong tòa nhà
a. Các loại đèn
Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại đèn của các hãng nổi tiếng trên thế giới như
Philips, Thorn, Panasonic, Simon… và các thương hiệu trong nước như Rạng Đông,
Điện Quang… Các loại đèn này đáp ứng yêu cầu cao về tính năng kỹ thuật và mỹ
thuật ccủa các công trình nhà cao tầng theo tiêu chuẩn hiện đại. Việc lựa chọn loiạ đèn
nào đòi hỏi các nhà thiết kế phải xem xét tính toán rất nhiều yếu tố trong đó vấn đề đáp
ứng cung cấp thiết bị và giá thành là rất quan trọng.

Đèn LED downlight Đèn LED tuýp T5 Đèn LED dây trang
trí
Hình 1- 5. Hình ảnh một số loại đèn dùng trong căn hộ

a. Đèn LED Panel 600x600 b. Đèn LED âm trần 1200x300


Hình 1-6. Hình ảnh một số loại đèn dùng trong công sở
b. Ổ cắm, công tắc
Các ổ cắm một pha thông thường dùng cho các nhà cao tầng đòi hỏi phải chịu
được dòng điện từ 10A trở lên và thường phải có nối đất nghĩa là nguồn cấp gồm ba
dây. Khi thiết kế cấp nguồn cho ổ cắm cần thiết phải có các thiết bị chống rò (LCD)

10
đảm bảo an toàn cho người sử dụng khỏi bị điện giật. Ngoài ổ cắm gắn tường, trong
các tòa nhà văn phòng còn có hệ thống ổ cắm trên mặt sàn để thuận tiện cấp nguồn cho
các thiết bị tiêu thụ điện.
Hạt công tắc thường được gắn trên các mặt công tắc có kích thước tiêu chuẩn
của các hãng sản xuất, số lượng nhiều ít khác nhau trên một mặt, rất thuận lợi khi lắp
đặt và sử dụng.

a. Ổ cắm âm tường b. Ổ cắm âm sàn c. Công tắc


Hình 1-7. Hình ảnh một số loại ổ cắm, công tắc
c. Áptômát
Áptômát là thiết bị đóng cắt tự động có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong
hệ thống điện. Các chủng loại áptômát rất phong phú ( một pha, ba pha dạng tép MCB,
dạng khối MCCB …) một số loại có thếm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là
áptômát chống rò RCCB (dạng tép) và ELCB (dạng khối)

Hình 1-8. Hình ảnh áptômát dạng tép MCB

Hình 1-9. Hình ảnh áptômát dạng khối MCCB


11
1.3.4. Hệ thống tủ điện
 Tủ cao áp
Do phụ tải của nhà cao tầng tương đối lớn nên nguồn cấp từ lưới đện quốc gia
là nguồn 10KV hoặc 22KV. Mỗi tòa nhà đều có một tủ cao áp có một nguồn điện
chính và một nguồn dự phòng. Tủ có hệ thống đóng cắt và bảo vệ quá dòng, chạm đất.
Tủ cao áp phải được đặt trong một phòng riêng biệt, sàn nhà thường có lớp cao
su cách điện. Cáp cao áp từ tủ cao áp đi đến máy biến áp đặt ở phòng bên cạnh trong
trạm biến áp.
 Tủ phân phối trung tâm
Tủ phân phối trung tâm lấy nguồn từ máy biến áp và máy phát dự phòng thông
qua bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS: máy phát tự động khởi động khi nguồn chính
từ máy biến áp mất và tắt khi nguồn chính có trở lại.
Tủ phân phối trung tâm cấp nguồn cho các tủ phân phối trung gian ở các tầng
và cấp nguồn cho các phụ tải chính như máy điều hòa trung tâm, thang máy, hệ thống
bơm…
Một phần của tủ phân phối trung tâm là bộ tụ điện làm nhiệm vụ bù công suất
phản kháng để nâng cao hệ só công suất cosφ
 Tủ phân phối trung gian
Các tủ phân phối trung gian thường được đặt ở trong một phòng riêng ở mỗi
tầng trên cùng một trục thẳng đứng từ tầng trệt lên tầng tum vì vậy việc đưa dây cấp
nguồn từ tủ trung tâm đến rất thuận lợi.
 Tủ điều khiển động cơ
Bao gồm các tủ điều khiển máy phát, máy điều hòa trng tâm, quạt thông gió, bơm
nước… được thiết kế phù hợp với từng loại. Các thiết bị được sử dụng bên trong
tủ điện như khởi động mềm, bộ biến tần, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao/ tam
giác, bộ khởi động bằng máy biến áp và các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và
hiển thị.
1.3.5. Các loại máy điện
 Máy biến áp:
Các máy biến áp trong nhà cao tầng hiện nay chủ yếu là loại máy khô, làm mát
bằng không khí nhờ hệ thống quạt thông gió.
 Máy phát điện

12
Máy phát điện có nhiệm vụ cấp điện cho tòa nhà trong trường hợp mất điện sự
cố từ lưới điện quốc gia. Phòng đặt máy phải đảm bảo thông gió vừa phải chống ồn
bằng các lớp cách âm. Nhiên liệu để chạy máy phát điện là dầu điezen được cấp từ bể
chứa chôn ngầm dưới đất thông qua hệ thống bơm tự động
1.3.6. Hệ thống điện động lực
 Máy điều hòa trung tâm
Hệ thống điều hòa không khí cho nhà cao tầng rất phức tạp gồm các thiết bị đo
đạc, xử lý thông tin đặt rải rác trong tòa nhà sau đó điều khiển máy làm lạnh trung tâm
hoặc dàn phát nhiệt sưởi và các hệ thống quạt gió
 Hệ thống bơm nước
Bao gồm hệ thống cấp nước sinh hoạt bơm nước thải làm việc liên tục theo chế
độ tự động. Hệ thống bơm nước cứu hỏa gồm các bơm công suất lớn, chế độ làm việc
tin cậy được khởi động tự động nhờ hệ thống cảm biến áp suất nước trong ống
 Hệ thống thang máy
Hệ thống này được cấp nguồn riêng biệt từ tủ trung tâm và tiêu tốn một lượng
công suất đáng kể.
1.4. Các bước tiến hành thiết kế hệ thống cung cấp điện
 Bước 1: Thu thập thông tin thiết kế
- Bản vẽ kiến trúc, kết cấu, nội thất.
- Điểm đấu trung thế, cấp điện áp trung thế.
- Tiến độ thiết kế.
- Chi phí thiết kế.

 Bước 2: Lên phương án thiết kế cung cấp điện


- Sơ đồ nguyên lý cấp điện:

+ Đảm bảo tính liên tục cung cấp điện: đảm bảo nguồn chính – nguồn dự
phòng.
+ Đảm bảo tính an toàn: hệ thống tiếp địa chống sét, tiếp địa làm việc, tiếp địa
an toàn, cấp bảo vệ theo tầng của thiết bị đóng cắt (cấp tổng, cấp phân phối, cấp tầng).
+ Đảm bảo độ tin cậy: Các cấp bảo vệ hệ thống đóng cắt đúng theo khu vục của
mình.
+ Đảm bảo tính tiện lợi khi sử dụng và đáp ứng được yêu cầu kinh tế.
 Bước 3: Triển khai thiết kế
13
- Tính toán thiết kế chiếu sáng và ổ cắm.
- Xác định phụ tải tính toán.
- Lựa chọn dây cáp, thiết bị đóng cắt.
- Thiết kế sơ đồ một sợi của tủ điện.
- Thiết kế trạm biến áp, tủ trung thế.
- Thiết kế chống sét và nối đất.
- Thiêt kế hệ thống điện nhẹ: camera, Lan-Tel, âm thanh….
- Bóc tách khối lượng
 Bước 4: Hoàn thiện thuyết minh, bản vẽ và phụ lục tính toán
 Bước 5: In ấn và bàn giao hồ sơ thiết kế
1.5. Thủ tục triển khai thực hiện một công trình cấp điện
1.5.1. Nội dung các bước thực hiện một công trình cấp điện
Để thực hiện một công trình cấp điện cần thiến hành các bước thủ tục sau đây:
 Bước 1: Ký kết hợp đồng
Tùy theo yêu cầu của bên A hoặc khả năng của bên B, có thể ký kết hợp đồng
thiết kế, hợp đồng thi công hoặc hợp đồng cả thiết kế và thi công công trình cấp điện.
 Bước 2: Xin cấp công suất, điểm đấu
Sau khi ký két hợp đồng phải làm tờ trình lên cơ quan điện lực ( sở điện lực hoặc
chi nhánh điện lực) xin cấp điện. Tờ trình cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về
đối tượng xin cấp điện ( vị trí địa lý, tính chất, mục đích sử dụng điện, công suất tổng
xin cấp…) để cư quan điện lực đối chiếu với khả năng ngồn và công suất các tuyến
dây hiện trạng trong khu vực quyết định được điểm đấu cấp điện hợp lý.
 Bước 3: Công tác khảo sát, điều tra, thu thập số liệu
Ngoài mục đích thu thập đầy đủ số liệu về phụ tải điện để thiết kế chính xác hệ
thống cấp điện, công tác khảo sát còn nhằm phục vụ cho việc vạch tuyến dây, xác định
vị trí đặt trạm biến áp. Sau khi thống nhất tuyến dây, vị trí trạm, bên A cần chuẩn bị
hành lang đường điện như di chuyển nhà cửa, cây cối, đền bù đất đai hoa màu…
 Bước 4: Công tác thiết kế
Một bản thiết kế công trình cấp điện nhìn chung bao gồm 3 nội dung: thuyết
minh tính toán, các bản vẽ và dự toán kinh phí. Tùy theo quy mô của công trình mà ba
nội dung này có thể đóng riêng thành các tập hoặc đóng chung thành một quyển.
 Bước 5: Tổ chức thi công

14
Đây là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của một dự án. Thông
thường người ta phải lập ra một bản tiến độ thi công trong đó định thời gian quán
xuyến mọi công việc lớn nhỏ từ khi tập kết, bảo quản nguyên vật liệu, triển khai công
việc hàng ngày đến khi thử nghiệm, nghiệm thu công trình. Tiết kiệm thời gian, hạn
chế lãng phí thất thoát nguyên liệu, sử dụng đúng nhân lực, điều hành tối ưu phương
tiện thi công ( xe, cẩu…) là những bí quyết trong tổ chức thi công công trình. Ngoài
năng lực tổ chức, điều hành người cán bộ phụ trách thi công cần có lương tâm nghề
nghiệp và trách nhiệm rất cao, kiên quyết làm đúng thiết kế, đúng kỹ thuật, không lắp
đặt và lưới điện những thiết bị không được phép và chưa thí nghiệm, thử nghiệm.
 Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao công trình
Sau khi công trình đủ Điều kiện để nghiệm thu, hai bên lập biên bản nghiệm thu,
bàn giao công trình hoàn thành theo hợp đồng. Nếu có những công việc nhỏ còn tồn
đọng lại và các sai sót về cơ bản không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình
thì những tồn đọng này được ghi trong biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình và
bên nhận thầu phải có trách nhiệm hoàn thành những tồn đọng này bằng chi phí của
mình.
Trường hợp công trình chưa đủ Điều kiện để nghiệm thu, bàn giao; các bên xác
định lý do và nêu cụ thể những công việc mà bên nhận thầu phải làm để hoàn thành
công trình.
Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá
trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định
về quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà nước.
 Bước 7: Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
1.5.2. Nội dung chi tiết một bản đề án thiết kế cấp điện
1.5.2.1. Phần thuyết minh
Phần thuyết minh thường gồm 3 nội dung chính giới thiệu chung, tính toán kỹ
thuật, các giải pháp an toàn.
a. Giới thiệu chung
- Giới thiệu những văn bản, pháp lệnh, tiêu chuẩn áp dụng và các qui định liên
quan tới công trình cấp điện
- Giới thiệu nội dung cấp điện

15
- Giới thiệu đối tượng cấp điện: Tình hình địa lý, dân cư, mức sống, các thiết bị
máy móc sử dụng điện…Tóm lại, cần giới thiệu đầy đủ thông tin để xác định đúng
công suất và mức độ tin cậy cấp điện cho công trình.
b. Tính toán kỹ thuật
Phần này trình bày vắn tắt phương pháp, kết quả tính toán công suất, tính toán
lựa chọn các phần tử trên sơ đồ cấp điện ( máy biến áp, máy cắt, áptômát, dao cách ly,
dây dẫn và cáp…
c. Các giải pháp an toàn
Phần này chỉ rõ những giải pháp cần áp dụng để đảm bảo an toàn như tiếp địa
cột, tiếp địa tủ điện, hệ thống nối đất chống sét, kiểm tra khoảng cách an toàn, các giải
pháp phòng cháy nổ…
1.5.2.2. Phần bản vẽ
Các bản vẽ phải đủ để minh họa nội dung thiết kế, trên bản vẽ phải chú thích
thiết bị với đầy đủ kíc thước 3 chiều, thông số đặc trưng của từng thiết bị. Tùy theo
quy mô của dự án mà một bản vẽ điện dân dụng có thể bao gồm các bản vẽ chi tiết
như:
Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt bố trí thiết bị điện phù hợp với mặt bằng bố trí tổng thể
của công trình.

Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt bố trí điện trạm biến áp.

Bản vẽ thiết kế chế tạo tủ bảng điện

Sơ đồ nối điện chính và sơ đồ điện dự phòng

Sơ đồ nguyên lý các thiết bị điều khiển, đo lường, tin học và thông tin phục vụ
quản lý vận hành…
1.5.2.3. Phần dự toán
Phần này bao gồm một bản tổng hợp dự toán, một bản dự toán về vật tư thiết bị,
một bản dự toán nhân công. Định giá các chủng loại vật vư thiết bị, định mức nhân
công cho từng hạng mục công việc phải căn cứ vào định mức, các qui định của ngành
điện lực, ngành xây dựng hoặc liên ngành điện – xây dựng. Trong trường hợp dự toán
khác với định mức thì phải làm bổ sung một bản chênh lệch giá để trình bên A xem xét
và thường sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó.

16
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1
Câu 1: Nêu những yêu cầu khi thực hiện một đề án cấp điện?
Câu 2: Trình bày đặc điểm của các vật tư trong hệ thống cung cấp điện tòa nhà?
Câu 3: Trình bày các bước tiến hành thiết kế một công trình cung cấp điện?
Câu 4: Trình bày nội dung chi tiết một bản đề án cấp điện cần có?
Câu 5: Nếu các tiêu chuẩn dùng trong thiết kế cấp điện?

17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ sở thiết kế cấp điện bao gồm các
nội dung : Các tiêu chuẩn thiết kế cấp điện, các phương pháp tính toán phụ tải điện
trong tòa nhà, các phương pháp lựa chọn kiểm tra dây dẫn và cáp, các phương pháp
lựa chọn kiểm tra thiết bị điện.
2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCVN 9207-2012: Tiêu chuẩn đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình
công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9385:2012 Chống sét cho các công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- TCVN 7114-1:2008Ecgônômi - Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 1: Trong nhà.
- TCVN 7114-3:2008Ecgônômi - Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 3: Yêu cầu
chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà.
- 11 TCN 18-2006: Quy phạm Trang bị Điện - Phần I: Quy định chung.
- 11 TCN 19 - 2006: Quy phạm Trang bị Điện - Phần II: Hệ thống đường dẫn
điện.
- 11 TCN 20 - 2006: Quy phạm Trang bị Điện - Phần III: Trang bị phân phối và
trạm biến áp.
- QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở
và công trình công cộng.
- QCVN 09 : 2017 về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả
2.2. Các phương pháp tính toán phụ tải
2.2.1. Phương pháp tính toàn chiếu sáng.
Dựa vào đặc điểm công trình đang thực hiện thiết kế là công trình dân dụng, ở
những khu vực này yêu cầu chiếu sáng chung, không đòi hỏi thật chính xác trị số độ
rọi cũng như các thông số kỹ thuật khác nên ta có 2 phương pháp cơ bản để xác định
phụ tải chiếu sáng: phương pháp xác định phụ tải chiếu sáng theo suất phụ tải chiếu
sáng P0 và theo hệ số sử dụng ksd
2.2.1.1. Xác định phụ tải chiếu sáng theo suất phụ tải chiếu sáng P0

18
 Bước 1 : Xác định công suất chiếu sáng theo công thức :
Pcs=P0.S (W ) (2-1)
Trong đó :
Pcs: Phụ tải tính toán (W)
S : Diện tích (m2)
P0: Suất phụ tải chiếu sáng (W/m2)
Xác định suất phụ tải chiếu sáng Po, chọn trong bảng 6.1: yêu cầu về mật độ năng
lượng chiếu sáng, độ rọi và độ chói khuyến nghị theo QCXD 09 – 2005
 Bước 2 : Chọn bóng đèn với Pđ
Chiếu sáng bên trong các công trình dân dụng còn gọi là chiếu sáng trong nhà (
chiếu sáng nội thất) theo chức năng được phân loại thành: Chiếu sáng làm việc, chiếu
sáng sự cố, chiếu sáng phân tán người, chiếu sáng mỹ thuật, chiếu sáng bảo vệ. Lưu ý
rằng các tiêu chuẩn chiếu sáng chỉ quy định cho chiếu sáng làm việc. Chiếu sáng trong
nhà được thực hiện với các bộ đèn gồm các loại thông dụng theo công nghệ hiện nay:
Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang thông dụng, đèn huỳnh quang compact, đèn thủy ngân
cao áp, đèn sodium thấp áp, đèn metal halide, đèn LED, đèn cảm ứng…
Ví dụ:
+ Đối với nhà dân thường sử dụng các loại đèn: Đèn dowlight, đèn ốp trần ( chiếu
sáng làm việc) , đèn chùm (200 w) , đèn thả (100 w) ( chiếu sáng mỹ thuật)
+ Đối với văn phòng: Thường sử dụng đèn huỳnh quang tán quang có thông số:
Tên loại đèn Công suất (w) Kích thước (m) Bộ đèn (W)

Đèn huỳnh quang ống 40 1,2x0,3 1x40, 2x 40, 3x


thẳng 40...

Đèn huỳnh quang ống 20 0,6x0,3 1x20, 3x20


thẳng

 Bước 3 : Tính số bóng đèn :


Pcs
n (2-2)
Pd
 Bước 4: Xác định vị trí treo đèn
Xác định vị trí treo đèn phải căn cứ vào mặt bằng bố trí thiết bị và các tiêu trí sau:
19
+ Bố trí đèn cân đối
+ Khoảng các từ tâm đèn đến các mép tường tối đa là 1 (m)
+ Khoảng cách giữa các bóng đèn hợp lý
Ví dụ:
- Khoảng cách giữa 2 đèn downlight : 1 ÷ 2 (m)
- Khoảng cách giữa 2 tâm bóng đèn huỳnh quang (1,2m ): 3 ÷ 3,5 (m)
- Khoảng cách giữa 2 tâm bóng đèn huỳnh quang ( 0,6 m): 2 ÷ 2,5 (m)
- Bóng ốp tường cách mặt hoàn thiện khoảng 2,5 (m) hoặc cách trần 0,4 m đối
với công trình dân dụng có độ cao tầng tiêu chuẩn từ 3 ÷ 3,5 (m)
 Bước 5: Sau khi bố trí số lượng bóng đèn thực tế ta tiến hành kiểm tra lại P0
 Bước 6: Công thức tính công suất phụ tải chiếu sáng theo mục 5.2 TCVN 9206-
2012
n
Pttcs  K yc . Pdi (2-3)
i 1

Trong đó

Kyc - Hệ số yêu cầu đối với phụ tải chiếu sáng trong công trình

Pdi - Công suất điện định mức của bộ đèn thứ i.


2.2.1.2 Xác định phụ tải chiếu sáng theo phương pháp độ rọi trung bình Eav

Phương pháp độ rọi trung bình Eav tính toán theo công thức:

Eav .S
Fd  (Lm) (2-4)
nU
. F .M F
Trong đó:
Fd - quang thông tính toán của mỗi bóng đèn (lm);
Eav - độ rọi yêu cầu (Lx);
S - diện tích cần chiếu sáng (m2);
MF - Hệ số duy trì của hệ thống chiếu sáng, theo TCXD 16, hệ số duy trì được xác
định như nghịch đảo của hế số dự trữ k .
UF - hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn
n - số bóng đèn;
Trình tự tính toán theo phương pháp này như sau:

20
 Bước 1: Chọn độ rọi theo yêu cầu Eav (Lx)

Tra bảng các chỉ tiêu độ rọi, hạn chế chói lóa và chất lượng màu sác cho các
phòng ( khu vực) làm việc và các hoạt động trong tiêu chuẩn TCVN 7114- 1:2008 :
Chiếu sáng nơi làm việc – Phần 1: Trong nhà

Ví dụ: Phòng làm việc E = 200 ÷ 300 lux


Phòng khách E = 200 ÷ 300 lux
Phòng ngủ E = 100 lux
Hành lang, ban công E = 100 lux
Hầm để xe E = 75 lux
 Bước 2: Xác định diện tích khu vực thiết kế S (m2)
 Bước 3: Xác định hệ số duy trì của hệ thống chiếu sáng MF
MF - Hệ số duy trì của hệ thống chiếu sáng thường có trị số từ 0,7 đến 0,8 .Theo
TCXD 16, hệ số duy trì được xác định như nghịch đảo của hế số dự trữ k với k =1,3
khi dùng đèn sợi đốt ( núng sáng), k=1,5 khi dùng đèn phóng điện.
 Bước 4: Tìm hệ số sử dụng quang thông UF của bộ đèn
UF - hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn (tra theo catalog đèn, thường có trị số từ
0,35 - 0,7) hoặc được tính theo công thức:
UF= ULB. UR (2-5)
Với: ULB: hiệu suất của bộ đèn có giá trị từ 0,5 đến 0,75
UR là hệ số lợi dụng quang thông, phụ thuộc vào loại chóa đèn, tỷ số treo
đèn, hệ số phản xạ trần tường sàn và chỉ số phòng, tra theo phụ lục E “Giáo trình kỹ
thuật chiếu sáng” - Vũ Hùng Cường ( chủ biên) - ĐH QGTPHCM, 2011
 Xác định độ cao treo đèn

21
Hình Error! No text of specified style in document..1 Sơ đồ bố trí đèn theo mặt
đứng

Khoảng cách từ đèn đến mặt công tác:


H = h – h1 – h2 (2-6)
Trong đó:
h - chiều cao của nhà làm việc (tính từ nền đến trần của nhà làm việc).
h1 - Khoảng cách từ trần đến đèn.
h2 - Chiều cao từ nền đến mặt công tác.
Xác định chỉ số của phòng
a.b

H .(a  b) (2-7)
Trong đó : a, b là chiều dài, chiều rộng của phân xưởng
 Căn cứ vào màu tường xác định hệ số phản xạ của tường (ρtg), hệ số phản xạ
trần (ρtr), hệ số phản xạ sàn (ρs).
- Hệ số phản xạ của tường (ρtg), hệ số phản xạ trần (ρtr)

Màu tường Hệ số phản xạ của tường; ρtg


Màu trắng, thạch cao 0,8
Màu trắng nhạt 0,7
Màu vàng, lục sáng, xi măng 0,5
Màu rực rỡ, gạch đỏ 0,3
Màu tối, kính 0,1

- Hệ số phản xạ sàn (ρs): thường lấy ρs = 0,1÷ 0,3


 Bước 5: Xác định số lượng bóng đèn cần dùng
Căn cứ lựa chọn loại đèn phù hợp, xác định vị trí treo đèn dựa vào diện tích cần
chiếu sáng. Từ đó xác định được tổng số bóng đèn cần dùng n (bóng)
 Bước 6: Xác định quang thông tính toán của mỗi bóng đèn theo công thức
Eav .S
Fd  (2-8)
nU
. F .M F
Dựa vào cactalogue của nhà sản xuất ta xác định được công suất định mức của
bóng đèn Pdi

22
 Bước 7: Xác định công suất phụ tải chiếu sáng tính toán:
n
Pttcs  K yc . Pdi (2-9)
i 1

Trong đó

Kyc - Hệ số yêu cầu đối với phụ tải chiếu sáng trong công trình, áp dụng theo
TCVN 9206-2012

Pdi - Công suất điện định mức của bộ đèn thứ i.


2.2.2. Phương pháp tính toán ổ cắm:
Theo TCVN 9206-2012 có 2 phương pháp tính toán số lượng ổ cắm:
Phương pháp 1: Khi không có số liệu cụ thể về thiết bị sử dụng ổ cắm hoặc ứng
dụng cụ thể của ổ cắm thì công suất mạch ổ cắm được xác định theo phương pháp suất
phụ tải ổ cắm trên một đơn vị diện tích.
Phương pháp 2: Ổ cắm dùng cho thiết bị điện cụ thể phải được tính toán theo
công suất điện định mức của thiết bị điện đó
2.2.2.1. Phương pháp 1: Phương pháp suất phụ tải ổ cắm trên một đơn vị diện tích.

 Bước 1: Xác định công suất đặt 1 lộ ổ cắm:


Công suất đặt của 1 lộ ổ cắm (khi không có số liệu về các thiết bị điện được cấp
điện do các ổ cắm này) với mạng điện từ 2 nhóm trở lên (nhóm chiếu sáng, nhóm ổ
cắm) tính theo công thức sau :
Poc = p0oc . S (2-10)
Poc: là công suất tính toán ổ cắm của phòng (W)
2 2
p0oclà công suất ổ cắm trên 1m sàn (W/m )
2
S : là diện tích phòng (m )
 Bước 2 : Xác định số lượng ổ cắm theo tính toán
Poc
Số lượng ổ cắm là : n 
P1oc (bộ) (2-11)
oc

Theo mục 5.3 TCVN 9206-2012 quy định đối với nhà ở và các công trình công
cộng khác, công suất cho mỗi ổ cắm đơn không nhỏ hơn 180 VA hoặc đối với mỗi đơn
vị ổ cắm trên một giá kẹp. Đối với thiết bị chứa ổ cắm cấu tạo từ 4 đơn vị ổ cắm trở
lên thì công suất ổ cắm được tính toán không nhỏ hơn 90 VA trên mỗi đơn vị ổ cắm.
 Bước 3 : Bố trí ổ cắm trên mặt bằng :
23
Bố trí ổ cắm trên mặt bằng phải phù hợp các tiêu trí sau :
+ Đối với các công trình khi đã bố trí nội thất, ta sẽ dựa vào nội thất để bố trí ổ
cắm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và đảm bảo chỉ tiêu về kinh tế.
+ Trong mỗi phòng ở của nhà ở căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn,
kí túc xá, phòng làm việc v.v… phải đặt từ 2 đến 4 ổ cắm điện
+ Khoảng các từ các góc tường đến ổ cắm từ 0,2 ÷ 0,5 (cm)
+ Khoảng cách tương đối giữa các ổ cắm : 5 (m)
+ Vị trí đặt ổ cắm cách sàn hoàn thiện từ 0,4 ÷ 0,5 (m) đối với các phòng làm
việc hoặc các phòng trong căn hộ, đối với nhà vệ sinh hoặc logia vị trí đặt ổ cắm cách
sàn hoàn thiện 1,2 ÷ 1,5 (m). Trong các trường học phổ thông cơ sở, trường mẫu giáo,
nhà trẻ, và các nơi dành cho thiếu nhi sử dụng, ổ cắm điện phải đặt cao cách sàn 1,5 m
theo TCVN 9206-2012.
Bố trí trên mặt bằng ta có số lượng ổ cắm thực tế là ntt. Thông thường số lượng
ổ cắm thực tế sẽ lớn hơn số lượng ổ cắm tính toán do mục đích khi thiết kế là phục vụ
thuận tiện sử dụng
Pttoc = ntt. P1oc.kdt (kW) (2-12)
Hệ số đồng thời ổ cắm : kdt= 0,5÷0,8- theo tiêu chuẩn 9206-2012
2.2.2. Phương pháp 2: Phương pháp công suất định mức thiết bị
Thường được áp dụng đối với các công trình như chung cư cao tầng, nhà ở hỗn hợp
khi đã biết rõ công năng sử dụng của từng phòng và có bản vẽ bố trí nội thất cụ thế.
Chú ý: Với những trường hợp đặc biệt như phòng chỉ có từ một đến hai ổ cắm,… thì
hệ số đồng thời của ổ cắm có thể thay đổi theo phụ tải.
Trong trường hợp diện tích thiết kế lớn, số lượng ổ cắm tính toán lớn hơn số
lượng ổ cắm bố trí, ta chia lộ ổ cắm theo số ổ cắm bố trí thực tế, một lộ ổ cắm từ 2 ÷
2,5 kw, tương đương với dòng 16 (A) và sử dụng dây tiết diện tối thiểu 2,5 mm2 theo
quy định trong TCVN 9206 -2012. Số ổ cắm còn lại ta đưa làm lộ dự phòng.
2.2.3. Một số loại phụ tải điện khác trong công trình
2.2.3.1. Tính bình nóng lạnh
- Nguyên tắc bố trí: Cứ vị trí nào có vòi hoa sen thì yêu cầu bố trí bình nóng lạnh
Công suất bình nóng lạnh 30 lít là : 2,5 Kw
Lưu ý: Mỗi bình nóng lạnh là một lộ riêng, sử dụng dây tiết diện 2,5 mm2, thiết bị bảo
vệ đi kèm là loại aptomat chống rò RCB- 2P- 20A

24
2.2.3.2. Phương pháp tính toán điều hòa:

Công thức tính công suất điều hòa theo diện tích:
Pdh = p0dh.S (2-13)
Trong đó :
Pdh: Công suất tính toán điều hòa của phòng (BTU)
p0dh: Suất phụ tải điều hòa (BTU/1m2 sàn)
S : Diện tích phòng (m2)
Chú ý : Đối với văn phòng cho thuê tương ứng với 10000BTU/10m2, đối với nhà ở
tương ứng với 10000BTU/15m2, hoặc tính gần đúng ta có P0dh= 600 BTU/m2
Ta chọn điều hòa phù hợp với công suất và số lượng tương ứng .
Quy đổi công suất điện tương đương theo TCVN 9206-2012 ta có : 1BTU = 0,09W;
Hp = 0,736 kW
Ngoài ra có thể tính công suất điều hòa theo thể tích:
Pdh=p0dh.(a.b.h) (2-14)
Với a,b,h lần lượt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao của khu vực cần thiết kế.
2.2.4. Phương pháp xác định phụ tải tính toán công trình
2.2.4.1. Tính toán phụ tải căn hộ

Theo mục 5.5 TCVN 9206-2015 Công suất tính toán cho nhà ở riêng biệt, căn
hộ trong nhà ở tập thể hoặc nhà chung cư được xác định theo công thức:
n
Pttch  K s . Pyci (2-15)
i 1

Trong đó:
Ks - Hệ số đồng thời của phụ tải nhà ở riêng biệt, căn hộ; Ks = 0,5  0,65
Pyci - Công suất yêu cầu (kW) của thiết bị điện thứ i.
2.2.4.2. Tính toán phụ tải tầng, phụ tải khối căn hộ
Theo mục 5.6.1 TCVN 9206-2015 công suất tính toán của phụ tải khối căn hộ
được xác định theo công thức:
n
PCH  K s . Pttchi (kW) (2-16)
i 1

Trong đó:
Pttchi - Công suất tính toán (kW) của căn hộ thứ i;

25
n - Số căn hộ trong tòa nhà;
Ks - Hệ số đồng thời của phụ tải khối căn hộ, được xác định theo Bảng 2_1:
Bảng 2_1. Hệ số đồng thời trong nhà tập thể, chung cư

STT Số hộ tiêu thụ Hệ số đồng thời Ks

1 2 đến 4 1

2 5 đến 9 0,78

3 10 đến 14 0,63

4 15 đến 19 0,53

5 20 đến 24 0,49

6 25 đến 29 0,46

7 30 đến 34 0,44

8 35 đến 39 0,42

9 40 đến 49 0,41

10 50 hoặc lớn hơn 0,4

2.2.4.3. Tính toán phụ tải động lực trong công trình

Theo mục 5.6.2. TCVN 9206 công suất tính toán của phụ tải động lực trong
công trình được tính như sau:

PĐL = PTM + PBT + PĐH (kW) (2-17)

Trong đó:
PĐL - Công suất tính toán (kW) của phụ tải động lực;
PTM - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải thang máy trong công trình;
PBT - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió trong
công trình;
PĐH - Công suất tính toán (kW) của phụ tải điều hòa trung tâm hoặc bán trung
tâm trong công trình.

a. Công suất tính toán phụ tải bơm nước, thông gió

26
Công suất tính toán của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió (động cơ bơm nước,
quạt thông gió và các thiết bị khác) được xác định theo biểu thức sau:

n
PBT  K yc . P i 1
bti (2-18)

Trong đó:
Kyc - Hệ số sử dụng lớn nhất của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió theo Bảng 2_2;
n - Số động cơ;
Pbti - Công suất điện định mức (kW) của động cơ bơm nước, quạt thông gió thứ i.

Bảng 2_2. Hệ số yêu cầu Kyc của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió

Số lượng động Kyc Số lượng động Kyc Số lượng động Kyc


cơ cơ cơ

2 1 (0,8) 8 0,75 20 0,65

3 0,9 (0,75) 10 0,70 30 0,60

5 0,8 (0,70) 15 0,65 50 0,55

CHÚ THÍCH: Con số trong ngoặc là cho loại động cơ có công suất lớn hơn 30 kW.

b. Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy

Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính theo công thức:
n
PTM  K yc . Pi 1
ni Pvi  Pgi (2-19)

Trong đó:

PTM - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải thang máy;

Pni - Công suất điện định mức (kW) của động cơ kéo thang máy thứ i lấy bên nhà cung
cấp thang máy hoặc lấy như sau
300 đến 500 Kg = 3.5-5 Kw : thang máy mini ( gia đình)
700 đến 900 Kg = 11 Kw
1000 đến 1600 Kg = 15 Kw

Pgi - Công suất (kw) tiêu thụ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện trong thang
máy thứ i, nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị Pgi = 0,1Pni;

27
Pvi - Hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lí lịch thang máy thứ i nếu không có số
liệu cụ thể có thể lấy giá trị của Pvi = 1;

Kyc - Hệ số yêu cầu của nhóm phụ tải thang máy, với nhà ở xác định theo Bảng 2.
Bảng 2_3: Hệ số yêu cầu Kyc của thang máy trong các công trình nhà ở

Số Hệ số yêu cầu khi số lượng thang máy bằng:


tầng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 20

6 đến 7 1 0,85 0,70 0,55 0,55 0,45 0,45 0,42 0,40 0,38 0,30 0,27

8-9 1 0,90 0,75 0,65 0,60 0,55 0,50 0,45 0,42 0,40 0,33 0,33

10 - 11 - 0,95 0,80 0,70 0,63 0,56 0,52 0,48 0,45 0,42 0,35 0,31

12 - 13 - 1 0,85 0,73 0,65 0,58 0,55 0,50 0,47 0,44 0,38 0,34

14 - 15 - 1 0,97 0,85 0,75 0,70 0,66 0,60 0,58 0,56 0,43 0,37

16 - 17 - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,65 0,60 0,55 0,47 0,40

18 - 19 - - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,67 0,63 0,52 0,45

20 - 24 - - 1 1 0,95 0,85 0,80 0,75 0,70 0,66 0,54 0,47

25 - 30 - - 1 1 1 1 0,90 0,85 0,80 0,75 0,62 0,53

31 - 40 - - 1 1 1 1 0,93 0,87 0,82 0,78 0,64 0,55

c. Công suất tính toán (kW) của điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm
Công suất tính toán của phụ tải điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm sẽ được
tính toán quy đổi từ yêu cầu công suất trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa trung tâm
hoặc bán trung tâm và các thiết bị tiêu thụ điện khác của hệ thống.

PTDN .K qd n
PDH    Pyci (2-20)
 i 1

Trong đó:

PTĐN - công suất trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa (Btu, Hp)

Kqđ - hệ số quy đổi từ công suất trao đổi nhiệt sang công suất điện (Btu = 0,09W; Hp =
0,736 kW)

 - hiệu suất làm việc của hệ thống điều hòa

28
Pyci - công suất yêu cầu của các thiết bị tiêu thụ điện khác của hệ thống điều hòa.

d. Công suất tính toán cho công trình


Theo mục 5.6. TCVN 9206 phụ tải hiện tại công trình được xác định theo biểu
thức:
PCT= PCH+0.9PDL (2-21)
Đối với các công trình tòa nhà cao tầng hiện nay, thường xây dựng với chức
năng là tòa nhà hỗn hợp gồm khối dịch vụ cho thuê và khối căn hộ. Khi đó phụ tải hiện
tại công trình được xác định theo biểu thức
PCT= PCH+0.9PDL+PDV (2-22)
Trong đó:
 PCH: công suất tính toán (KW) của phụ tải khối căn hộ trong công trình
 PĐL: công suất tính toán (KW) của phụ tải động lực trong công trình
 PDV: công suất tính toán (KW) của phụ tải khối dịch vụ, cho thuê trong công
trình
Mặt khác, theo mục I.2.4.8 Quy phạm trang bị điện quy định phụ tải tính toán
của các hộ tiêu thụ đấu vào lưới điện đến 380V phải được xác định theo phụ tải hiện
tại cộng thêm mức phát triển hàng năm là 10 ÷ 20 %
Như vậy, công suất tính toán cho công trình được tính theo biểu thức:
PttCT= PCT. Kpt (2-23)
Với kpt = 1,1 ÷1,2 là hệ số phát triển hàng năm
2.3. Các phương pháp lựa chọn và kiểm tra dây dẫn và cáp
Theo tiêu chuẩn TCVN 9207:2012 quy định tiết diện dây dẫn trong nhà ở và
công trình công cộng được lựa chọn theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép, kiểm
tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp và điều kiện phối hợp với thiết bị bảo vệ.
Công thức xác định tiết diện theo Icp rất đơn giản:
k1.k2.Icp ≥ Itt (2-24)
Trong đó:
k1 – hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ kể đến sự trênh lệch nhiệt độ môi trường chế tạo
và mội trường đặt dây, tra theo phụ lục 9207-2012
k2 – hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến số lượng cáp dặt chung một rãnh, tra theo
phụ lục 9207-2012

29
Itt – dòng điện làm việc lớn nhất (dài hạn) qua dây.
Icp – dòng điện lâu dài cho phép của dây điện và cáp điện không được vượt quá
các trị số quy định của nhà sản xuất, trong trường hợp không có quy định của nhà sản
xuất thì áp dụng giá trị dòng điện cho phép tra theo chương I.3- Quy phạm trang bị
điện (Bảng 2_4)
Bảng 2_4. Dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn hạ áp ruột đồng bọc cao su
hoặc PVC

Tiết diện
ruột, Dòng điện cho phép (A)
mm2
Dây đặt
Dây đặt chung trong ống
hở
1 dây
2 dây một 3 dây 4 dây một 1 dây hai
ba
ruột một ruột ruột ruột
ruột
0,5 11 - - - - -

0,75 15 - - - - -

1,0 17 16 15 14 15 14

1,5 23 19 17 16 18 15

2,5 30 27 25 25 25 21

4 41 38 35 30 32 27

6 50 46 42 40 40 34

10 80 70 60 50 55 50

16 100 85 80 75 80 70

25 140 115 100 90 100 85

35 170 135 125 115 125 100

50 215 185 170 150 160 135

70 270 225 210 185 195 175

95 330 275 255 225 245 215

30
120 385 315 290 260 295 250

150 440 360 330 - - -

185 510 - - - - -

240 605 - - - - -

300 695 - - - - -

400 830 - - - - -

Tiết diện dây khi chọn theo dòng phát nóng lâu dài cho phép Icp phải thử lại mọi
điều kiện kỹ thuật, ngoài ra còn phải kiểm tra điều kiện kết hợp với các thiết bị bảo vệ.
 Nếu bảo vệ bằng cầu chì:
I dc
k1.k2 .I cp  (2-25)

α = 3, với mạch động lực (cấp điện cho các máy)
α = 0,8, với mạch sinh hoạt.
 Nếu bảo vệ bằng áptômát:
1, 25I đmA
k1.k2 .I cp  (2-27)
1,5
Trong đó:
1,25.IdmA là dòng khởi động nhiệt của áptomát, 1,25 là hệ số cắt quá tải của
áptomát.
Lưu ý :
- Khi điều kiện kiểm tra kết hợp với thiết bị bảo vệ không thỏa mãn, yêu cầu
chọn lại tiết diện dây tăng lên rồi thử lại.
- Đối với mạng trung áp lựa chọn tiết diện theo phương pháp Jkt. Sử dụng dây
nhôm tiết diện F ≤ 35mm2, đối với dây đồng tiết diện F ≤ 25mm2
- Sau khi lựa chọn tiết diện cáp phải kiểm tra điều kiện tổn thất điện áp
Với U ≤35 kV ΔUbtcp = 5% Udm
ΔUsccp = 10% Udm
- Đối với mạng hạ áp: Lựa chọn tiết diện theo Icp, tiết diện dây sau khi lựa chọn
phải tuân thủ quy định trong TCVN 9207- 2012 về tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn
và cáp điện trong đường dẫn điện cụ thể theo bảng sau :
Bảng 2_5. Tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn và cáp điện
31
Tên đường dây Tiết diện tối thiểu của
ruột dây dẫn và cáp điện
(mm2)
Đồng Nhôm
Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm 1,5 2,5
Lưới điện nhóm chiếu sáng có ổ cắm điện ; lưới điện 2,5 4
nhóm ổ cắm
Lưới điện phân phối động lực 2,5 4
Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng 4 6
Đường dây trục đứng cấp điện cho một hoặc một số 6 10
tầng

Tiết diện dây bảo vệ ( dây PE) không được nhỏ hơn tiết diên jchỉ tra trong bảng
2_6 – Quy định tiết diện dây dẫn bảo vệ. Các giá trị không được tiêu chuẩn hóa thì có
thể sử dụng các dây dẫn có tiết diện được tiêu chuẩn hóa gần nhất. Các giá trị trong
bảng 2_6 có ý nghĩa nếu các vật liêu của dây dẫn bảo vệ là cùng kim loại như các dây
dẫn pha. Nếu bằng kim loại khác với dây dẫn pha thì tiết diện sao cho nó có thể dẫn
tương tương với dây dẫn pha.
Bảng 2_6. Quy định tiết diện dây dẫn bảo vệ (PE)
Tiết diện của dây dẫn pha cấp điện cho Tiết diện tối thiểu của dây dẫn bảo vệ
thiết bị điện (mm2) thiết bị điện (mm2)
S≤16 S
16< S ≤35 16
35< S ≤400 S/2
400 < S ≤ 800 200
S > 800 S/4

2.4.Các phương pháp lựa chọn và kiểm tra thiết bị điện

32
Từ việc xác định phụ tải điện : chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh… ta
có thông số công suất tác dụng tính toán từng lộ tương ứng. Từ đó ta xác định dòng
điện tính toán theo công thức:
Ptt
I tt 
- Đối với điện áp 1 pha : U .cos , trong đó U= 220 (V), cosφ= 0,8 ÷ 0,85

Ptt
I tt 
- Đối với điện áp 3 pha: 3.U .cos trong đó U =380 (V)

Từ số liệu Itt từng lộ, ta tiến hành lựa chọn các thiết bị trong tủ điện tòa nhà gồm: lựa
chọn thiết bị bảo vệ aptomat và lựa chọn thanh cái
2.4.1. Lựa chọn aptomat
Aptomat là thiết bị đóng cắt hạ áp có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch.
Do có ưu điểm hơn hẳn cầu chì là khả năng làm việc chắc chắn, tin cậy, an toàn, đóng
cắt đồng thời 3 pha và có khả năng tự động hóa cao nên áptomát ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong lưới điện hạ áp công nghiệp, dịch vụ cũng như lưới điện sinh hoạt.
Người ta cũng chế tạo các loại aptomat 1 pha, 2 pha, 3 pha với số cực khác
nhau như 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực. Ngoài ra còn có aptomat chống rò tự động cắt
mạch nếu dòng rò có trị số 30mA,100mA hoặc 300mA tùy loại.

Bảng 2_7. Điều kiệu lựa chọn và kiểm tra aptomat


Đại lượng chọn và kiểm tra Công thức tính toán
Điện áp định mức. Kv Udm.A ≥ Udm.m
Dòng điện định mức. A Idm.A ≥I tt
Dòng điện cắt định mức.Ka Idm.cắt ≥ IN
2.4.2. Lựa chọn thanh cái điện
Thanh cái được dùng trong các tủ động lực, tủ phân phối hạ áp, trong các tủ
máy cắt, các trạm phân phối trong nhà và ngoài trời.
Thanh cái trong lưới cung cấp điện được chọn theo dòng phát nóng và kiểm tra
theo điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt dòng ngắn mạch.

Bảng 2-8. Các điều kiện chọn và kiểm tra thanh cái:
Đại lượng chọn và kiểm tra Công thức tính toán

Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép (A) K1K2ICP ≥ ICB
Khả năng ổn định động ( kG/cm2) δcp ≥ δttsuất

33
Khả năng ổn định nhiệt (mm2) F   .I  . tqd
Trong đó:
K1 = 1 với thanh góp đặt đứng
K1 = 0.95 với thanh góp đặt ngang.
K2 – Hệ số hiệu chình theo nhiệt độ môi trường ( tra sổ tay)
F – tiết diện của thanh cái
α – hệ số : với thanh cái nhôm α = 11, thanh cái đồng α = 6
tqđ – thời gian quy đổi, đối với ngắn mạch trung áp và hạ áp cho phép lấy tqđ =
tc ( thời gian cắt NM) thường lấy tc = 0,5 ÷ 1 (s)
δcp - ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh cái
với thanh cái nhôm : δcp = 700kG/cm2;
với thanh cái đồng : δcp = 1400kG/cm2
δtt - ứng suất tính toán xuất hiện trong thanh góp do tác động của lực điện động
dòng ngắn mạch:

M
 tt 
w (kG/cm2) (2-28)

M – mômen uốn tính toán (KGm)


l.Ftt
M (2-29)
10
Ftt : lực tính toán do tác động của dòng ngắn mạch

l
Ftt  0, 76.102. ixk (2-30)
a
l – khoảng cách giữa các sứ của một pha (cm)
a – khoảng cách giữa các pha (cm)
w – momen chống uốn của thanh cái
Công việc thiết kế tủ điện cần phải biết kích thước của thanh cái đồng để vẽ sơ
đồ bố trí thiết bị trong tủ điện cho chính xác. Kích thước thanh cái đồng và dòng điện
danh định của thanh cái tra theo catalogue của nhà sản suất hoặc tra theo bảng 2-9 theo
phụ lục I.3.25 Quy phạm trang bị điện ( Bảng 2_9)
Bảng 2_9. Dòng điện lâu dài cho phép của thanh dẫn tiết diện chữ nhật bằng đồng
Kích thước Dòng điện cho phép theo số lượng thanh trong một pha (A)

34
(mm) 1 2 3 4
15x3 210 - - -
20x3 275 - - -
25x3 340 - - -
30x4 475 - - -
40x4 625 -/1090 - -
40x5 700/705 -/1250 - -
50x5 860/870 -/1525 -/1896 -

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2

Câu 1: Em hãy trình bày phương pháp tính toán phụ tải điện chiếu sáng

Câu 2: Trình bày phương án tính toán cấp nguồn cho phụ tải thang máy trong tòa nhà
theo TCVN

Câu 3: Trình bày phương án tính toán cấp nguồn cho phụ tải máy bơm trong tòa nhà
theo TCVN

35
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN DÂN DỤNG

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về thiết kế hệ thống cấp điện
trong lĩnh vực dân dụng bao gồm các nội dung : Phương án cấp điện cho các đối tượng
khu vực đô thị, thiết kế cấp điện cho một chung cư, thiết kế cấp điện cho một văn
phòng, thiết kế cấp điện cho một khách sạn.
3.1. Phương án cấp điện cho các đối tượng khu vực đô thị
3.1.1. Lựa chọn mạng điện hạ áp cho khu vực đô thị
Đặc điểm của khu vực đô thị là mật độ phụ tải tương đối cao, có nhiều loại hộ
dùng điện xen kẽ nhau. Vì vậy khi lựa chọn phương án cung cấp điện cho một khu vực
đô thị, phải căn cứ vào điều khiện cụ thể, vào tính chất quan trọng của các hộ tiêu thụ
để lựa chọn phương pháo cung cấp điện hợp lý.
Dưới đấy là một số điểm cần lưu ý khi xem xét phương án cung cấp điện của mạng
điện hạ áp:
 Nguồn điện cung cấp cho khu vực đô thị có thể lấy từ trạm biến áp trung gian,
đường dây cao áp đi gần hoặc một trạm biến áp phân phối lân cận.
 Để đảm bảo mỹ quan bà an toàn đường cao áp đi trong đô thị nên dùng cáp
ngầm. Trường hợp đường dây quá dài và khu vực cho phép mới đi đường dây trên
không.
 Đường dây hạ áp nên đi cáp. Đo mật độ phụ tải đô thị lớn, bán kính hoạt động
của các trạm biến áp không nên lớn quá 150m để đảm bảo độ sụt áp cho phép cuối
đường dây.
 Nên dùng các trạm có công suất nhỏ (160, 205 kV) đưa đến gần phụ tải hơn là
dùng một trạm công suất lớn cấp điện cho một khu vực rộng. Điều này vừa làm giảm
tổn thất điện năng, điện áp trên lưới hạ áp, vừa dễ quản lý vận hành và nâng cao độ tin
cậy cấp điện.
 Về loại trạm biến áp: nếu có điều kiện về kinh phí nên dùng loại trạm trọn bộ
(do SIEMENS hoặc ABB) sản xuất, cả BA và thiết bị đóng cắt cao hạ áo được đặt sẵn
trong một khối kín, nếu không cũng nên chọn loại trạm gọn, kín đảm bảo ít tốn đất đai
và mỹ quan đô thị.
 Vì bán kính cấp điện áp của các trạm biến áp được chọn theo điều kiện phát
nóng, và kiểm tra theo tổn thất điện áp cho phép.
36
 Nói chung, các phụ tải sinh hoạt đô thị được cấp điện từ trạm biến áp một máy.
Khi có yêu cầu cấp điện liên tục (như khách sạn, đại sứ quán, khu văn phòng quan
trọng...) có thể giải quyết theo một trong hai phương pháp:
- Đặt máy phát dự phòng có bộ tự động đóng cắt nguồn dự phòng.
- Đặt thêm một tuyến hạ áp dự phòng từ một trạm biến áp khác.
Lựa chọn giải pháp dự phòng nào là tùy thuộc vào kinh phí của khách hàng, vào
khả năng cấp điện của trạm lân cận và điều kiện địa lý của khu vực. Giải pháp ưu việt
hơn cả đó là đặt máy phát dự phòng.
 Trong thiết kế cung cấp điện cho đô thị vấn đề an toàn phải dược hết sức coi
trọng, cần lưu ý mấy điểm sau đây:
- Hệ thống tiếp địa của trạm biến áp có trị số Rđ < 4Ω
- Phải thực hiện nối đất an toàn tất cả các cột hạ áp, các tủ điện…
- Phải thực hiện nối đất lặp lại
- Đảm bảo hành lang an toàn cho đường dây trên không, cáp, trạm biến áp theo
quy định
 Lựa chọn thiết bị điện
- Nên chọn các thiết bị đóng cắt cao hạ áp, cao áp, hạ áp của các hãng chế tạo có
uy tín (Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, ABB...)
- Thiết kế cho các khu chợ cần đặc biệt lưu ý đến sự cố cháy nổ về điện bằng
cách:
+ Chọn dùng các thiết bị đóng cắt, bảo vệ (cầu chì, aptomat) tin cậy
+ Dùng cáp chống cháy, chống nổ
+ Chọn vượt cấp tiết diện dây để tăng khả năng an toàn về dự phòng quá tải.
- Thiết bị điện nội thất ở thị trường rất đa dạng, nhiều chủng loại phù hợp các đối
tượng và khu vực khác nhau. Khi thiết kế cần lựa chọn hoặc chỉ dẫn khách hàng lựac
họn dùng thiết bị tốt, phù hợp.
 Ở những trạm biến áp cấp riêng cho một cơ quan thì điện lực bán điên jtại thanh
cái hạ áp đầu nguồn, trong tủ phân phối của trạm cần đặt các đồng hồ đo đếm.
3.1.2. Lựa chọn mạng cao áp cho khu vực đô thị
Nếu khu vực đô thị là một thành phố lớn thì mạng cao áp thường được bố trí
thành nhiều vòng tròn có tâm là tủng tâm thành phố và cấp điện áp thấp dần khi đi từ
ngoại ô vào trung tâm.

37
Hình 3-1. Mạng điện cao áp của thành phố lớn
Ở ngoại thành là đường dây 220kV lấy điện từ hệ thống điện quốc gia. Vòng
thứ hai là đường dây 110kv. Các trạm biến áp khu vực cấp điện cho các khu phố
haowjc huyện ngoại thành. Trong trung tâm thành phố dùng cấp điện áp 22 -35kv. Để
đảm bảo giao thông thuận tiện và mỹ quan thành phố, mạng trung áp 22 -35kv trong
nội thành thường dùng cáp.
Trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố, người ta từng bước cải tạo
mạng điện cũ và xây dựng thêm mạng điện mới theo hướng hình thành mạng điện
hoàn chỉnh như hình trên.
3.2. Thiết kế cấp điện cho một chung cư
Chung cư cao tầng được trình bày ở đây là một tòa nhà bao gồm khối căn hộ
gồm 10 tầng giống nhau, mỗi tầng có 10 căn hộ giống nhau ,căn hộ điển hình A1 có sơ
đồ mặt bằng như hình vẽ 3-2 và có chi tiết các phòng như bảng sau
Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Diện tích
Căn hộ Phòng
(m) (m) H(m) (m2)

Phòng ngủ 1 3.1 2.91 2.8 9.02

Phòng ngủ 2 3.96 3.1 2.8 12.29

Loga 3.01 1.6 2.8 4.82


Căn hộ
WC 1 2.4 1.5 2.8 3.6
A1
WC 2 1.5 1.5 2.8 2.25

Phòng khách 7.8 2.1 2.8 16.38

Phòng ăn 5.00 4.38 2.8 21.9

38
Hình 3-2. Mặt bằng căn hộ điển hình A1
Trình tự thực hiện:
3.2.1. Tính toán chiếu sáng
Áp dụng phương pháp xác định phụ tải chiếu sáng theo độ rọi trung bình để
tính toán chiếu sáng cho phòng ngủ 1 căn hộ A1
 Chọn độ rọi theo yêu cầu E (Lx)
Đối với phòng ngủ tra bảng 3.1[3] chọn độ rọi E = 100 lx
 Xác định số bóng đèn n
Xác định độ cao treo đèn
Khoảng cách từ đèn đến mặt công tác
H = h - h1 - h2 = 2,8 - 0 – 0.8 = 2 m
Xác định vị trí treo đèn dựa vào diện tích cần chiếu sáng S
 Xác đinh hệ số dữ trữ k
Tra bảng 10-5[1] , Chọn k = 1,3 => M=0,74

39
 Tính hệ số sử dụng UF

Xác định chỉ số của phòng

(a.b) (3,1.2,91)
   0,75
H .(a  b) 2.(3,1  2,91)

Căn cứ vào màu tường ta có:


Hệ số phản xạ của tường: ρtg = 50%
Hệ số phản xạ trần : ρtr = 70%
Tra bảng PL6.13 [1] ta được UF = 0,54

 Dựa vào Catalogue của Rạng Đông ta lựa chọn đèn : Rang Dong DL 01026 D
AT 01L DM 90/6W có Fđ=440 lm,Pđ = 6W, ánh sáng trắng
Eav . A 100.9,02
n  5,13
 L .U F .M F = 440.0,54.0,74

 ntt=6 bóng

Thực hiện tương tự với các phòng còn lại ta có bảng phụ tải chiếu sáng tính toán cho
căn hộ A1 như sau:

Bố trí các thiết bị chiếu sáng trên mặt bằng và đi dây ta được mặt bằng chiếu sáng như
hình 3-3

40
Hình 3-3. Mặt bằng chiếu sáng căn hộ điển hình A1
3.2.2. Tính toán ổ cắm
Căn hộ loại A này đã bố trí nội thất, ta sẽ dựa vào nội thất để bố trí ổ cắm cho
phù hợp với nhu cầu sử dụng và đảm bảo chỉ tiêu về kinh tế.
Bảng tính toán phụ tải ổ cắm cho căn hộ A1 được trình bày trong bảng sau

41
Công suất thiết Công
Số lượng Hệ số
Thiết bị nội bị suất tính
Tên Phòng thực tế bố đồng
thất toán lộ ổ
Pđm (W) trí thời Kdt
cắm (W)
TV 100 1
DVD 70 1
Phòng ngủ 1 Bàn là 1400 1
Laptop 200 1
Dự phòng 300 1
TV 100 1
DVD 70 1
Phòng ngủ 2
Laptop 200 1 0.5 2405
Dự phòng 300 1
Loga Máy giặt 1240 1
TV 100 1
DVD 70 1
Ampli
Phòng khách 300 1
Karaoke
Chuông 60 1
Dự phòng 300 1
Nồi cơm điện
960.0 1
3,2 lít
Lò vi sóng 1200.0 1
Dụng cụ cầm
750.0 1
tay
Phòng ăn,bếp Lò nướng 2000.0 1 0.5 4590
Bếp 3600.0 1
Hút mùi 270.0 1
Tủ lạnh 100.0 1
Dự phòng 300.0 1
3.2.3. Tính toán điều hòa và bình nóng lạnh

Tính toán công suất tính toán điều hòa của phòng ngủ 1. Ta có đối với nhà ở
tương ứng với 10000BTU/15m2, hoặc tính gần đúng ta có P0dh= 600 BTU/m2
Pttđh = P0đh . S = 600.9,02 = 5412 (BTU)

 Chọn điều hòa : 9000BTU


 Pdh = 0,09.9000=810 w
Làm tương tự như đối với các phòng khác ta được bảng sau :

42
Tính Công
Diện Loại
toán Podh suất 1
Tên Phòng tích P (BTU) điều
điều (BTU/m2) dh điều hòa
( m2 ) hòa
hòa (W)
Phòng ngủ 1 9.02 600 5412.60 9000 810
Căn hộ Phòng ngủ 2 12.28 600 7365.60 9000 810
A1 Phòng khách 16.38 600 9828.00
24000 2160
Phòng ăn,bếp 21.90 600 13140.00

Lựa chọn sử dụng bình nóng lạnh loại 20 lít công suất 2.5 kw cho căn hộ loại A1

Bố trí các thiết bị động lực trên mặt bằng và đi dây ta được mặt bằng chiếu sáng
như hình 3 - 4

Hình 3-4. Mặt bằng thiết bị động lực căn hộ điển hình A1

43
3.2.4. Lựa chọn thiết bị cho tủ điện căn hộ điển hình
Áp dụng tính toán aptomat,dây dẫn cho phòng ngủ 1 căn hộ A1
+ Phụ tải tính toán chiếu sáng của căn hộ: Ptt= n.Kdt. Pd = 6.1.6 = 36 (W)
+ Căn hộ dùng điện áp Ud = 220v, cosφ=0,85
Pttcs 36
I ttcs    0,192 A
U d .cos  220.0,85
Lựa chọn aptomat IdmA = 10 (A),UdmA = 230 (V)
Điều kiện :
Điện áp định mức kV : Udm.A ≥ Udm.LĐ (230>220)
Dòng điện định mức A : Idm.A ≥I tt (10>0,192)
MCB 1P 10A
+ Lựa chọn dây dẫn, ta tra bảng chọn Cu/PVC 2(1x1,5)mm2 có Icp =18(A)
Từ nhiệt độ môi trường tra sổ tay có K1 = 1
Do 1 rãnh có 6 cáp đi chung, tra sổ tay K2= 0,8
Ta có điều kiện với aptomat bảo vệ:
1,25.I dm. A 1,25.10
K1*K2*Icp = 1.0,8.18 = 14,4 >   8,33
1,5 1,5
Chọn dây Cu/PVC 2(1x1,5)mm2
Làm tương tự với các lộ dây khác ta được bảng lựa chọn thiết bị điện cho căn hộ A1
như sau:

PHỤ LỤC ĐIỆN 1.4: TỦ ĐIỆN CĂN HỘ A1


Thiết bị đóng cắt
Dòng
Công suất MCB/
Tên lộ Phụ tải tiêu thụ điện tính toán Dòng cắt Tiết diện cáp (mm2)
[kW] Số cực RCBO
[ A] [ kA ]
[ A]
L1 Phụ tải chiếu sáng 0.63 2.88 1P 10 4.5 Cu/PVC 2(1x1,5)mm2
L2 Ổ cắm điện khu bếp +ăn 3.91 17.75 1P 25 4.5 Cu/PVC 2(1x4)mm2+Cu/PVC(1x4)mm2-E
S1 Ổ cắm điện Phòng khách + phòng ngủ+logia 2.2 12.30 2P 20 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
S2 Bếp điện 3.0 17.05 2P 25 4.5 Cu/PVC 2(1x4)mm2+Cu/PVC(1x4)mm2-E
S3 Điều hòa 1 2.2 12.27 2P 20 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
S4 Điều hòa 2 0.8 4.60 2P 16 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
S5 Điều hòa 3 0.8 4.60 2P 16 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
F1 Bình nóng lạnh 2.5 14.20 1P 20 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
F2 Bình nóng lạnh 2.5 14.20 1P 20 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
Tổng công suất lắp đặt (W)
18.48
Hệ số đồng thời 0.65
Tổng công suất tính toán (W)
12.0146 64.249198 2P 63 6 Cu/PVC 2(1x16)mm2+Cu/PVC(1x16)mm2-E

Như vậy, tổng công suất tính toán của căn hộ điển hình
44
PCHA= 12,0146 (KW)
3.2.5. Tính toán phụ tải cả tòa nhà chung cư
a. Phụ tải khối căn hộ
Tòa nhà chung cư có 10 tầng giống nhau, mỗi tầng có 10 căn hộ, như vậy để
xác định phụ tải tính toán khối căn hộ ta áp dụng công thức
n
PCH  K s . PCHA
i 1

Theo TCVN 9206 -2012 ta chọn Ks= 0,4


Vậy PCH = 0,4. 10.10.12,0146 = 480,584 (kW)
b. Phụ tải động lực
 Phụ tải thang máy:
Công trình sử dụng 02 thang máy có trọng lượng 900kg có công suất điện
tương ứng là 11kw/ thang máy
Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính theo công thức

PTM  K yc . P ni ni 1. Pvi  Pgi

 PttTM  2.0,95.11. 1  0,1.11  22 (KW)


a. Phụ tải bơm nước
Trong tòa nhà có : máy bơm nước sinh hoạt ,máy bơm nước cứu hỏa

 Bơm nước sinh hoạt: công trình sử dụng 02 bơm nước sinh hoạt

Công suất đặt của bơm : Pbsh = 2.5(kW)


Kyc = 1 (Tra bảng 5 TCVN9206_2012)

 Tổng công suất bơm nước sinh hoạt là:


n
Pbsh  K yc . Pbi  1.2.2,5  5 (kW)
i 1

 Bơm chữa cháy: công trình sử dụng 2 bơm chữa cháy Hyundai CA100/90KW
Công suất đặt của bơm : Pb  90 (kW)
Kyc = 1 (Tra bảng 5 TCVN9206_2012)

 Tổng công suất bơm nước chữa cháy là:


n
Pbcc  K yc . Pbi  1.2.90  180 (kW)
i 1

 Tổng công suất tính toán máy bơm tòa nhà là:
PB  Pbsh  Pbcc  5  180  185 (KW)
45
 Phụ tải động lực của tòa nhà:
PDL= PTM+PB = 22+ 185 = 207 (KW)
 Tổng công suất tính toán của tòa nhà
PTN= Kpt ( PCH+ 0.9. PDL)
PTN = 1.2 ( 480,584+ 0.9. 207) = 800 (KW)
Theo TCVN 9206-2012 hệ số cosφ với lưới điện hạ áp là cosφ = 0.85
Vậy Công suất toàn phần tính toán cần cấp tòa nhà là:
PTN 800
STN    941,176
cos  0.85

3.2.6. Phương án cấp điện cho tòa nhà

 Xây dựng 1 trạm biến áp (trạm xây) cho công trình. Theo kết cấu của công trình
thì trạm biến áp này sẽ đặt ở khu đất được bố trí sẵn.
 Máy phát điện dự phòng cũng được đặt ở khu đặt trạm biến áp sẽ cung cấp điện
cho các phụ tải ưu tiên.
 Cáp điện từ trạm biến áp vào tủ điện tổng toà nhà
 Nguồn từ tủ điện tổng cấp điện cho các tủ điện tầng dùng Busway đi dọc theo
thang cáp trong hộp kỹ thuật. Từ tủ điện tầng cấp điện cho các bảng điện phòng đi
theo máng cáp kết hợp với ống gen. Bảng điện phòng cấp điện cho chiếu sáng, ổ cắm
đi theo ống gen.
 Dây dẫn đến các thiết bị dùng loại lõi đồng, hai lớp bọc, đi trong ống PVC, đi
ngầm trong trần giả, tường, trần, sàn nhà.
 Hệ thống điện cho chiếu sáng, ổ cắm, đèn, bơm nước, … độc lập với hệ thống
điện cho điều hòa. Ta chỉ tính toán và để đầu chờ nguồn cho điều hòa. Trong mỗi đơn
vị dùng điện bố trí một bảng phân phối điện, trong đó lắp các Aptomat để bảo vệ và
phân phối điện đến các thiết bị dùng điện nhằm đảm bảo an toàn và tăng sự linh hoạt
trong công việc điều khiển hệ thống điện. Từ các tủ điện phân phối đi các phụ tải phải
tính toán và bố trí sao cho công suất của các phụ tải ở các pha cân bằng nhau.

3.3. Thiết kế cấp điện cho một văn phòng


Phụ tải điện của trụ sở làm việc, văn phòng giảng đường của trường học, ký túc
xá của sinh viên, nhà hàng, siêu thị… có đặc điểm chung là đều được xác định dựa
trên suất phụ tải được tính trên một đơn vị diên tích theo Mục 5.13 TCVN 9206-2012
quy định về chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ (bảng 3-2)

46
Bảng 3-1. Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ
Khu vực làm việc Chỉ tiêu cấp điện po, W/m2
1. Văn phòng, trụ sở cơ quan hành chính
- Không có điều hòa nhiệt độ 45 W/m2 sàn
- Có điều hòa nhiệt độ 85 W/m2 sàn
2. Trường học
- Giảng đường phổ thông, đại học
+ Không có điều hòa nhiệt độ 25 W/m2 sàn
+ Có điều hòa nhiệt độ 65 W/m2 sàn
- Nhà trẻ, mẫu giáo
+ Không có điều hòa nhiệt độ 25 W/m2 sàn
+ Có điều hòa nhiệt độ 65 W/m2 sàn
3. Cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm
thương mại, dịch vụ
+ Không có điều hòa nhiệt độ 35 W/m2 sàn
+ Có điều hòa nhiệt độ 90 W/m2 sàn
4. Khối khám chữa bệnh ( công trình y tế)
- Bệnh viện cấp quốc gia 2,5 kW/giường bệnh
- Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố 2,0 kW/giường bệnh
- Bệnh viện cấp quận, huyện 1,5 kW/giường bệnh

Phụ tải điện được xác định theo công thức:

Pvpi = po. S (3-1)


Trong đó:
po – suất phụ tải, W/m2
S- diện tích khu vực làm việc, m2

Công suất tính toán cho khối thương mại, dịch vụ văn phòng được xác định
theo công thức:
n
PVP  K s . Pvpi (3-2)
i 1

Trong đó:

47
Ks - Hệ số đồng thời của phụ tải khối thương mại, dịch vụ văn phòng; theo mục
I.2.49 quy phạm trang bị điện có Ks = 0,85
Pvpi - Công suất đặt (kW) của văn phòng thứ i.
n- số văn phòng trong tòa nhà.
Tòa nhà văn phòng được đề cập trong tài liệu này là khu làm việc của một cơ quan
hành chính, trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho công tác hành chính, nghiên cứu tài
liệu, giao dịch, hội họp… không có các thiết bị nghiên cứu, chế thử. Văn phòng gồm
tòa nhà 10 tầng, mỗi tầng có 6 phòng làm việc có diện tích 6x10 (m2) như hình 3-5

Hình 3- 5. Mặt bằng phòng làm việc điển hình

Để xác định công suất điện cần cấp cho khu vực văn phòng ta thực hiện:

3.3.1.Tính toán chiếu sáng


- Chọn suất phụ tải chiếu sáng cho phòng làm việc là P0 = 10 W/m2

- Tổng công suất chiếu sáng :


Pcs = P0. S=10 x 60=600 (W)

- Chọn sử dụng bóng đèn huỳnh đôi quang dài 1,2 (m) có công suất Pđ = 80 (W)

48
- Số lượng bóng đèn cần dùng là:

600
n= = 7.5 (bóng)
80

- Căn cứ theo diện tích chiếu sáng, ta sử dụng 8 bóng, chia thành 2 dãy, mỗi dãy 4
bóng huỳnh quang đôi.

3.3.2.Tính chọn ổ cắm


- Chọn công suất ổ cắm trên 1m2 sàn cho phòng làm việc là P0oc = 35 W/m2

- Công suất tính toán ổ cắm của phòng là:


Poc = P0oc. S=35 x 60= 2100 (W)

- Chọn sử dụng ổ cắm đôi có công suất đặt Pđ = 300 (W)

- Số lượng ổ cắm cần dùng là:

2100
n= = 7 (ổ cắm)
300

Căn cứ theo diện tích ta sử dụng 8 ổ cắm đôi ba chấu

3.3.3.Tính chọn điều hòa


Ta có: Cứ phòng diện tích 10m2 cần công suất lạnh là 10000BTU. Vậy với phòng làm
60m2 việc ta chọn sử dụng 3 điều hòa có công suất lần lượt là 18000BTU

Ta tiến hành bố trí các thiết bị điện trên mặt bằng như hình 3-6

49
Hình 3- 6. Mặt bằng bố trí thiết bị điện cho phòng làm việc điển hình

3.3.4. Lựa chọn thiết bị trong tủ điện phòng làm việc điển hình
Theo tiêu chuẩn TCVN 9207:2012 quy định tiết diện dây dẫn trong nhà được
lựa chọn theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép, kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất
điện áp và điều kiện phối hợp với thiết bị bảo vệ. Thực hiện tương tự đối với công
trình tòa nhà chung cư và văn phòng ta có bảng tính chọn thiết bị bảo vệ và dây dẫn
như sau:

TỦ ĐIỆN PHÒNG LÀM VIỆC ĐIỂN HÌNH

Thiết bị đóng cắt


Dòng
Công suất MCB/
Tên lộ Phụ tải tiêu thụ điện tính toán Dòng cắt Tiết diện cáp (mm2)
[kW] Số cực RCBO
[ A] [ kA ]
[ A]
L1 Phụ tải chiếu sáng 0.64 3.64 1P 10 4.5 Cu/PVC 2(1x1,5)mm2
L2 Ổ cắm 0.7 4.09 1P 16 4.5 Cu/PVC 2(1x4)mm2+Cu/PVC(1x4)mm2-E
S3 Điều hòa 1 1.62 9.20 1P 16 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
S4 Điều hòa 2 1.62 9.20 1P 16 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
S5 Điều hòa 3 1.62 9.20 1P 16 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
F1 Bình nóng lạnh 1.5 8.52 1P 16 4.5 Cu/PVC 2(1x2,5)mm2+Cu/PVC(1x2,5)mm2-E
Tổng công suất lắp đặt (W)
7.72
Hệ số đồng thời 0.85
Tổng công suất tính toán (W)
6.562 35.090909 2P 50 6 Cu/PVC 2(1x6)mm2+Cu/PVC(1x6)mm2-E

Như vậy, tổng công suất tính toán của phòng làm việc điển hình
Pvpi= 6,562 (KW)
 Tổng công suất tính toán khối văn phòng là:

50
PVP =1,2 (0,85. 10.6.6,526) = 400(kW)
Phụ tải động lực được xác định tương tự như đối với tòa nhà chung cư.
3.4. Thiết kế cấp điện cho một khách sạn
Để xác định công suất tổng cần cấp cho một khách sạn, nhà nghỉ thường dùng
suất phụ tải trên một phòng khách ( Poks).
PKS  Poks .n

Trong đó:
Poks – là suất phụ tải cho một phòng khách sạn, kW/ phòng
n- là số phòng của khách sạn
Trong khách sạn, ngoài thiết bị điện dùng trong các phòng ngủ ra còn có thiết
bị điện ở các khu vực dùng chung như nhà bếp, vũ trường,sảnh tiếp tân … khi xác
định giá trị Poks người ta phải chia đều công suất các thiết bị điện ở khu vực dùng
chung cho các phòng. Đồng thời, các thiết bị dùng điện trong khách sạn được lắp
đặt một lần khi xây dựng khách sạn, vì vậy khi tính toán phụ tải điện cho khách sạn
khôngphải xết đến hệ số dự trữ như trong trường hợp xác định phụ tải điện dân
dụng như ở trên.
Bảng 3_1. Suất phụ tải cho một phòng khách sạn
Loại khách sạn Công suất đặt cho một phòng Po, kW/ phòng
khách sạn Pđ, kW
Nhà nghỉ 2-3 1-1,5
Khách sạn trung bình 5-7 2-3
Khách sạn sang trọng 8-10 4-5

Tuy nhiên Poks là số liệu thống kê cho số lượng lớn các hộ, chỉ dùng để xác
định phụ tải tính toán khu vực nhằm chọn được công suất trạm biến áp và các
tuyến đường trục. Khi thiết kế điện nội thất cho một khách sạn phải căn cứ vào
công suất đặt của từng thiết bị kể đến hệ số tải và hệ số đồng thời của các thiết bị
dùng điện.
Thiết kế hệ thống điện cho công trình khách sạn đề cập đến ở đây là giai đoạn
thiết kế chi tiết, theo mục 5.7 TCVN 9206-2012 phụ tải tính toán cho nhà khách,
khách sạn được tính theo công thức:
PNO= PPN+0.9PĐL
Trong đó:
51
PĐL – Công suất tính toán (Kw) của phụ tải động lực trong công trình.
PPN- Công suất tính toán ( kW) của phụ tải khối phòng nghỉ trong công trình

Theo mục 5.7.1 TCVN 9206-2015 Công suất tính toán cho khối phòng nghỉ
được xác định theo công thức:
n
PPN  K s . Ppni
i 1

Trong đó:
Ks - Hệ số đồng thời của phụ tải khối phòng nghỉ; Ks = 0,8
Ppni - Công suất đặt (kW) của phòng nghỉ thứ i.
n- số phòng nghỉ trong nhà.
PĐL – Công suất tính toán (Kw) của phụ tải động lực, được tính tương tự như
đối với tòa nhà chung cư đã được đề cập ở mục 3.2 của tài liệu này.
Để xác định công suất đặt của phòng nghỉ ta thực hiện xác định phụ tải chiếu
sáng và động lực trong phòng nghỉ. Giả thiết khách sạn gồm khối phòng nghỉ gồm 50
phòng nghỉ được bố trí sẵn thiết bị nối thất như hình 3.5 có diện tích phòng chung là
18 m2 và diện tích phòng WC là 8 m2

Hình 3.5 : Sơ đồ mặt bằng phòng khách sạn điển hình


3.4.1. Xác định phụ tải chiếu sáng
Công trình khách sạn đề cập ở đây đã là khối phòng nghỉ, đã bố trí nội thất
(hình 3.5) không yêu cầu độ chính xác cao nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu chiếu

52
sáng làm việc và chiếu sáng thẩm mỹ, vì vậy thiết kế theo phương pháp tính toán
suất phụ tải theo P0 (W/đơn vị tính toán) là phù hợp.
- Bước 1: Xác định suất phụ tải chiếu sáng P0, chọn theo tiêu chuẩn QCXD 09 -
2005.
- Bước 2: Xác định công suất tính toán theo công thức: Pcs = po . S (W/m2 ) (1.1)
- Bước 3: Chọn bóng đèn công suất đặt của đèn: Pđ(w)
Pcs
- Bước 4: Tính số bóng đèn: n = , từ đó tính quang thông yêu cầu của phòng

- Bước 5: Lựa chọn loại đèn sử dụng, lấy quang thông yêu cầu của phòng chia
cho quang thông của đèn để tính đc số lượng đèn cần sử dụng.

Từ các bước tính toán trên ta có bảng excel tính toán chiếu sáng sau:

Phần chiếu sáng phòng khách sạn điển hình


Côn
Số Slg
Loại Diện g Lựa chọn Slg
Po(W Lựa chọn lượng ∑ Lm đèn K Pyc
STT phụ tích suất đèn sử thự
/m2 thiết bị tính phòng cần dt (kW)
tải (m2) P dụng c tế
sàn) toán dùng
(w)
Đèn
Led
Downl
Đèn ight 10 8 1 0.072
Neong 9W / φ
Phò 1.2m / =
ng Pđ 650lm
1 18 13 234 6 9120
chu =40W / Đèn
ng φ chùm 1 1 0.15
=1520l 150w
m Đèn
hắt
6 1 0.108
trần
18w
Đèn Đèn
Neong Led ốp
1.2m / trần
2 2 1 0.028
Phò Pđ 14W /
2 ng 8 5 40 =40W / 1 1520 φ=
WC φ 880lm
=1520l Hút
m mùi 1 1 0.02
20W
Tổng công suất tính toán chiếu sáng phòng khách sạn điển hình 0.378

53
Bố trí thiết bị chiếu sáng trên mặt bằng ta được hình 3.6

Hình 3.6: Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị chiếu sáng phòng khách sạn điển hình
3.4.2. Tính toán phụ tải động lực trong khối phòng nghỉ
Phụ tải động lực trong khối phòng nghỉ kể đển ổ cắm, điều hòa và bình nóng
lạnh được xác định theo suất phụ tải Po được thể hiện trong bảng tính toán sau:

Phụ tải động lực cho phòng khách sạn điển hình
Lựa Công Số
Diện Po Công Số
Loại chọn suất lượng Pyc
Lộ tích (W/m2 suất P lượng
phụ tải thiết thiết tính Ksd ( kW)
(m2) sàn) (w) bố trí
bị bị toán

Ổ cắm cắm
S1 18 40 720 300 2.4 4 0.5 0.6
phòng đôi 3
chấu
Chọn
điều
Điều
S2 18 600 10800 hòa 1080 1 1 1.08
hòa
12000
BTU
Bình
Bình nóng
S3 nóng 18 lạnh 1500 1 1 1.5
lạnh loại
20L

Bố trí thiết bị động lực trên mặt bằng ta được hình 3.7

54
Hình 3.7: Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị động lực phòng khách sạn điển hình
3.4.3. Lựa chọn thiết bị trong tủ điện phòng khách sạn điển hình
Theo tiêu chuẩn TCVN 9207:2012 quy định tiết diện dây dẫn trong nhà được
lựa chọn theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép, kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất
điện áp và điều kiện phối hợp với thiết bị bảo vệ. Thực hiện tương tự đối với công
trình tòa nhà chung cư và văn phòng ta có bảng tính chọn thiết bị bảo vệ và dây dẫn
như sau:

Lựa chọn
Tên lộ phụ tải Ptt (W) Kdt Itt (A) k1 k2 aptomat Lựa chọn cáp và dây dẫn Icp
Chiếu sáng 378 2.02 1 0.75 MCB -1P-10A CU/PVC 2(1x1,5mm) 24
ổ cắm 600 3.21 1 0.75 MCB -1P-10A Cu/PVC 2(1x2.5mm)+ E2,5mm 31
0.8
Bình nóng lạnh 1500 8.02 1 0.75 MCB -1P-16A Cu/PVC 2(1x2.5mm)+ E2,5mm 31
điều hòa 1080 5.78 1 0.75 MCB -1P-16A Cu/PVC 2(1x2.5mm)+ E2,5mm 31
Tổng 2846.4 15.22 1 0.75 MCB -1P-25A Cu/PVC 2(1x4mm)+ E4mm 45

Như vậy, tổng công suất tính toán của phòng khách sạn điển hình
Pksi= 2.846,4 (W)
 Tổng công suất tính toán khối văn phòng là:
PVP =1,2 (0,8. 50.2.846,4) = 136,6(kW)
Phụ tải động lực được xác định tương tự như đối với tòa nhà chung cư.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3


Câu 1: Em hãy trình bày phương án cấp điện cho các đối tượng khu vực đô thị
Câu 2: Trình bày phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn cho phụ tải dân dụng

55
BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài tập 3-1 : Em hãy xác định phụ tải điện cho căn hộ chung cư điển hình và lựa chọn,
kiểm tra dây dẫn, thiết bị bảo vệ cho căn hộ điển hình

Hình BT3-1. Mặt bằng căn hộ điển hình

Bài tập 3-2 : Em hãy xác định phụ tải điện cho văn phòng làm việc điển hình và lựa
chọn, kiểm tra dây dẫn, thiết bị bảo vệ cho văn phòng làm việc điển hình

Hình BT3-2. Mặt bằng phòng làm việc điển hình

56
Bài tập 3-3 : Em hãy xác định phụ tải điện cho phòng khách sạn làm việc điển hình và
lựa chọn, kiểm tra dây dẫn, thiết bị bảo vệ cho phòng khách sạn điển hình

Hình BT3-3. Mặt bằng phòng khách sạn điển hình

57
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về thiết kế trạm biến áp bao
gồm các nội dung : kết cấu trạm biến áp, lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy
biến áp, lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp.
4.1. Kết cấu trạm biến áp
Kết cấu của trạm biến áp phụ thuốc vào công suất của trạm, số đường dây đếm
và đường dây đi tới phụ tải, tầm quan trọng của phụ tải...
1. Trạm biến áp khu vực (trạm trung gian) thường có công suất lớn có cấp điện
áp 110 ~ 220/35 – 22kV do đó máy biến áp và các thiết bị đóng cắt phân phối có kích
thước lớn. Vì vậy các trạm loại này được đặt ngoài trời.
2. Trạm biến áp hạ áp. Trạm loại này có cấp điện áp 22 ~ 35/0,4kV công suất
tương đối nhỏ (hàng trăm đến hàng nghìn kVA). Loại trạm biến áp này thường được
dùng để cấp điện cho vùng dân cư hoặc làm trạm biến áp phân xưởng.
Trạm biến áp loại này thường có kết cấu như sau: Trạm treo, trạm cột (hay còn
gọi là trạm bệt), trạm kín (lắp đặt trong nhà), trạm trọn bộ. Căn cứ vào địa hình, môi
trường, mỹ quan và kinh phí đầu tư … để lựa chọn kiểu trạm thích hợp cho từng công
trình, từng đối tượng khách hàng.
4.1.1. Trạm treo
Trạm biến áp treo là kiểu trạm mà toàn bộ các thiết bị cao áp, hạ áp và máy biến
áp đều được đặt trên cột. Riêng tủ hạ áp có thể đặt trên cột, cạnh máy biến áp hoặc đặt
trong buồng phân phối xây dưới đất tùy theo điều kiện bảo vệ an toàn, điều kiện đất
đai và yêu cầu của khách hàng. Ưu điểm của trạm treo là tiết kiệm không gian nên
thường được dùng làm trạm công cộng cung cấp cho một vùng dân cư. Trạm treo
thường có công suất nhỏ dưới 400kVA, cấp điện áp 10 ~ 22/0,4 kV.
Tuy nhiên, trạm treo thường làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài thì loại
trạm này không được khuyến khích dùng ở đô thị. Hiện nay, để đảm bảo an toàn, chỉ
cho phép dùng trạm treo cho cỡ máy biến áp 250 – 35/0,4 kV và 400 – 10(6)/0,4 kV
trở xuống.
Tham khảo kết cấu và kích thước một trạm treo trên hình 4-1

58
1. Máy biến áp 2. Cầu chì tự 3. Cáp điện 4. Sứ cao thế
rơi
5. Chống sét van 6. Tủ hạ thế 7. Cầu dao phụ tải 8. Tủ tụ bù
Hình 4-1. Trạm biến áp treo 320-10/0,4kV
4.1.2. Trạm cột (Trạm bệt)
Trạm cột thường được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng nông
thôn, cơ quan xí nghiệp vừa và nhỏ. Với trạm này các thiết bị cao áp đặt trên cột, máy

59
biến áp đặt trên bệ ximăng dưới đất, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà, xung quanh
trạm có xây tường rào bảo vệ.

.
1.Máy biến áp 2.Cầu chì cao áp 3.Chống sét van 4. Tủ điện hạ áp 5.Cách điện
6.Cáp 7.Cáp lực hạ áp 8.Nhà trạm 9.Dây nối đất 10.Tiếp địa
Hình 4-2. Trạm biến áp kiểu cột
4.1.3. Trạm kín (Trạm xây)
Trạm kín thường được dùng ở những nơi cần có độ an toàn cao, những nơi
nhiều khói bụi, hơi hóa chất ăn mòn…. Trạm thường được bố trí thành 3 phòng: phòng
cao áp đặt các thiết bị cao áp, phòng máy biến áp và phòng hạ áp đặt các thiết bị phân
phối hạ áp. Trong trạm có thể đặt một hay hai máy biến áp. Dưới bệ máy biến áp cần
có hố dầu sự cố. Cửa thông gió cho phòng máy và phòng cao áp phải có lưới chắn đề
phòng chim, rắn chuột…
Có thể ham khảo kết cấu trạm kín gồm 2 máy biến áp trên hình 4-3 và 4-4

60
Hình 4-3. Mặt bằng bố trí thiết bị trong trạm biến áp xây

Hình 4-4.Mặt cắt trạm biến áp đặt 2 máy biến áp

4.1.4. Trạm trọn bộ

61
Trạm trọn bộ là trạm được chế tạo, lắp đặt trọn bộ trong các tủ có cấu tạo vững
chắc, chịu được va đập, chống mưa và ẩm ướt.
Trạm trọn bộ có ba khoang: khoang cao áp, khoang hạ áp và khoang máy biến
áp. Các khoang được bố trí linh hoạt thích hợp với điều kiện địa điểm rộng hẹp khác
nhau. Các trạm biến áp trọn bộ thường được chế tạo với công suất máy biến áp từ
1000kVA trở xuống, cấp điện áp 7,2 – 24/0,4 kV.
Trạm trọn bộ an toàn, chắc chắn, gọn, đẹp, vì vậy thường được dùng ở các nơi
quan trọng như khách sạn, khu văn phòng, cơ quan ngoại giao...
Các hãng chế tạo thiết bị điện trên thế giới đều có loại trạm trọn bộ của mình.
Ví dụ trạm trọn bộ của siemens có thông số như sau:
- Điện áp cáo 7,1; 12; 15; 17,5; 24kV
- Dòng định mức phía cao áp: 200A
- Dòng định mức phía hạ áp: 400 – 640 A
- Nhiệt độ môi trường đặt trạm từ -30 đến 55 độ C.
Các thông số kỹ thuật như cách bố trí các khoang, số lượng máy biến áp… ta tham
khảo hình vẽ 4-5

Hình 4-5 a: Mặt bằng bố trí thiết bị trong trạm trọn bộ

62
Hình 4-5 b: Hình ảnh hình chiếu đứng trong trạm trọn bộ

Hình 4-5 c: Hình ảnh mặt cắt trạm trọn bộ


4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp
4.2.1. Chọn vị trí đặt trạm biến áp
Việc cấp điện cho các hộ tiêu thụ bao gồm cả việc chọn số lượng và cách bố trí
trạm điện phải được giải quyết một cách tổng hợp tuỳ theo tình hình năng lượng trong
khu vực (nguồn thuỷ năng, nhiên liệu địa phương, nhiên liệu phế thải, nhu cầu về
nhiệt, khả năng cấp điện của các nhà máy điện lớn ở các vùng lân cận v.v.) trên cơ sở
điều tra phụ tải điện và dự kiến phát triển kinh tế ở địa phương trong 10 năm sau, đồng

63
thời phải xét đến điều kiện dự phòng. Ngoài ra còn phải tính đến các khả năng và biện
pháp giảm dòng điện ngắn mạch và giảm tổn thất điện năng.
Vị trí của các trạm biến áp được xây dựng mới cần thỏa mãn các yêu cầu cơ bản
sau:
- An toàn và liên tục cấp điện
- Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cấp điện đi tới.
- Thao tác, vận hành, quản lý dễ dàng
- Điều kiện thông gió, phòng cháy nổ tốt, tránh bụi, hơi hoá chất.
- Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành nhỏ
Đối với các công trình dân dụng, khi xây dựng trạm biến áp gần khu dân dư cần
áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn, đảm bảo không vượt quá các quy định trong
Chương 1- Quy phạm trang bị điện 2006

Các biện pháp giảm tiếng ồn gồm:


- Biện pháp kỹ thuật: thiết kế công nghiệp, cách ly, cô lập nguồn ồn, sử dụng quy
trình công nghệ có mức ồn thấp, các thiết bị điện có công suất âm thấp.
- Biện pháp âm học trong xây dựng: dùng vật liệu cách âm hoặc tiêu âm.
- Ứng dụng điều khiển từ xa, tự động hoá.

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp


Việc quyết định chọn số lượng máy biến áp, thường được dựa vào yêu cầu của
phụ tải:
+ Hộ Loại I: được cấp từ 2 nguồn độc lập (có thể lấy nguồn từ 2 trạm gần nhất
mỗi trạm đó chỉ cần 1 máy). Nếu hộ loại 1 nhận điện từ 1 trạm biến áp, thì trạm đó cần
phải có 2 máy và mỗi máy đấu vào 1 phân đoạn riêng, giữa các phân đoạn phải có thiết
bị đóng tự động.
+ Hộ loai II: Cũng cần có nguồn dự phòng có thể đóng tự động hoặc bằng tay.
Hộ loại II nhận điện từ 1 trạm thì trạm đó cũng cần phải có 2 máy biến áp hoặc trạm
đó chỉ có một máy đamg vận hành và một máy khác để dự phong nguội.
+ Hộ loại III: Trạm chỉ cần 1 máy biến áp. Có thể đặt 2 máy biến áp với các lý
do khác như:
• Công suất máy bị hạn chế
• Điều kiện vận chuyển và lắp đặt khó (không đủ không gian để đặt máy lớn).
• Đồ thị phụ tải quá chênh lệch
64
• Để hạn chế dòng ngắn mạch.
Dung lượng của máy biến áp cần được chọn sao cho trong điều kiện làm việc
bình thường trạm phải đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho hộ tiêu thụ. Ngoài ra trạm
còn phải có dự trữ một lượng công suất để khi xảy ra sự cố một máy biến áp, những
máy còn lại phải đảm bảo cung cấp một lượng công suất cần thiết tuỳ theo yêu cầu của
hộ tiêu thụ. Căn cứ vào những yêu cầu đó, công suất của máy biến áp được chọn theo
những công thức sau:
 Trong điều kiện làm việc bình thường.
- Trạm một máy:

SdmBA  Stt (4-1)


Trong đó:
SdmBA là công suất định mức của một máy biến áp. Khi máy biến áp được đặt ở
môi trường khác với điều kiện môi trường tiêu chuẩn thì công suất định mức này phải
là công suất sau khi đã hiệu chỉnh theo nhiệt độ.
Stt là công suất tính toán của trạm.
- Trạm n máy:
n

S
i 1
dmi  Stt (4-2)

Trong đó:
Sđmi là công suất định mức của máy biến áp thứ i. Khi máy biến áp được đặt ở
môi trường khác với điều kiện môi trường tiêu chuẩn thì công suất định mức này phải
là công suất sau khi đã hiệu chỉnh theo nhiệt độ.
Stt là công suất tính toán của trạm.
Trong trường hợp cần thiết cũng nên xét quá tải bình thường, đôi khi nhờ đó ta
có thể chọn được máy có công suất nhỏ hơn, tiết kiệm được vốn đầu tư cũng như lợi
về nhiều mặt khác.
 Trong trường hợp sự cố.
Trong trường hợp sự cố một máy biến áp đối với trạm đặt nhiều máy biến áp
hoặc đường dây cung cấp điện cho một trạm biến áp bị sự cố thì các máy biến áp còn
lại hoặc trạm còn lại phải đảm bảo cung cấp điện cho toàn bộ phụ tải, hay những phụ
tải quan trọng của máy biến áp hoặc trạm biến áp đó.
Đối với trạm có từ hai máy biến áp trở lên, dùng để cung cấp điện cho phụ tải

65
quan trọng, tính yêu cầu cung cấp điện cao thì dung lượng máy biến áp xác định như
sau:
+) Đối với trạm có hai máy:

kqt .SdmBA  Stt (4-3)


Trong đó:
SdmBA là công suất định mức của một máy biến áp.
Stt là công suất tính toán của trạm.
kqt là hệ số quá tải của máy biến áp, có thể tra theo đường cong, khi không có
đường cong có thể lấy: kqt = 1,4 với điều kiện là hệ số quá tải của các máy trước khi
xảy ra sự cố không quá 0,93, thời gian quá tải không quá 5 ngày đêm, mỗi ngày không
quá 6 giờ.
+) Đối với trạm có n máy:
n

k
i 1
qti .SdmBAi  Stt (4-4)

Trong đó:
SdmBAi là công suất định mức của máy biến áp thứ i.
Stt là công suất tính toán của trạm.
kqti là hệ số quá tải của máy biến áp thứ i, có thể tra theo đường cong, khi không
có đường cong có thể lấy: kqt = 1,4 với điều kiện là hệ số quá tải của các máy trước khi
xảy ra sự cố không quá 0,93 thời gian qua tải không quá 5 ngày đêm, mỗi ngày không
quá 6 giờ.
Trong quá trình tính toán lựa chọn máy biến áp cần đưa ra 2 phương án lựa
chọn, sau đó sử dụng các kiến thức đã học để tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện
năng và giá thành tổn thất điện năng giữa 2 phương án và lựa chọn phương án tối ưu
hơn.
Phương án cấp điện:
- Đối với trạm 2 máy biến áp phải đảm bảo chia đều công suất cho 2 máy biến áp
- Trong lĩnh vực dân dụng, đối tượng sử dụng điện là hộ loại 2, 3 vừa sử dụng
điện lưới quốc gia vừa sử dụng máy phát điện
- Đối với chung cư, nhà hỗn hợp và văn phòng: Máy phát điện cung cấp cho tải
ưu tiên bao gồm: thang máy, máy bơm, quạt thông gió, chiếu sáng hành lang, cầu
thang và tầng hầm, tầng dịch vụ
66
- Đối với văn phòng cho thuê: cả công trình được cấp điện từ 2 nguồn là điện
lưới và máy phát.
- Đối với hộ loại 1 (khu công nghiệp, bệnh viện…) phải có 2 nguồn điện lưới
quốc gia va máy phát.

4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp


Trong hệ thống cấp điện mà chúng ta đang xét ở đây thường có cấp điện áp
trung áp (22 – 35kV) và hạ áp và được coi là ở xa nguồn.
Lựa chọn các phần tử trong trạm biến áp bao gồm:
 Lựa chọn các phần tử phía trung áp: Lựa chọn và kiểm tra cáp, tính toán ngắn
mạch trung áp, lựa chọn và kiểm tra chống sét van, máy cắt phụ tải.
 Lựa chọn các phần tử phía hạ áp: Lựa chọn và kiểm ra cáp, tính toán ngắn mạch
hạ áp, lựa chọn máy cắt hạ áp, lựa chọn thanh cái hạ áp ( xem chương 2 tài liệu này),
lựa chọn các phần tử đo lường.
4.3.1. Lựa chọn phía trung áp
4.3.1.1. Lựa chọn và kiểm tra cáp trung áp (lựa chọn tiết diện theo Jkt)
Lựa chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện: Phương pháp chọn tiết
diện dây Jkt áp dụng với lưới điện trung áp trở lên (22kV). Bởi vì trên lưới này không
có thiết bị sử dụng điện trực tiếp nên vấn đề điện áp không cấp bách, nếu chọn dây
theo Jkt sẽ có lợi về kinh tế, nghĩa là chi phí tính toán hàng năm thấp nhất. Lưới trung
áp đô thị và xí nghiệp, nói chung khoảng cách tải điện ngắn, thời gian sử dụng công
suất lớn, cũng được chọn theo Jkt.
Các bước lựa chọn tiết diện dây cáp
 Bước 1: Căn cứ vào loại dây định dùng (dây dẫn hoặc cáp) và vật liệu làm dây
(nhôm hoặc đồng) và trị số Tmax tra bảng chọn trị số Jkt
Bảng 4-1. Trị số Jkt (A/mm2) theo Tmax và loại dây
Loại dây Tmax (h)
<3000 3000 – 5000 >5000
Dây đồng 2,5 2,1 1,8
Dây A, AC 1,3 1,1 1
Cáp đồng 3,5 3,1 2,7
Cáp nhôm 1,6 1,4 1,2

67
Nếu đường dây cấp điện cho nhiều phụ tải có Tmax khác nhau thì xác định trị số trung
bình của Tmax theo biểu thức:
n n

 S .T i max  P .T i max
Tmax tb  i
n
 i
n
(4-5)
S
i
i Pi
i

Trong đó Si, Pi là phụ tải điện (phụ tải tính toán) của hộ tiêu thụ.
 Bước 2: xác định trị số dòng điện lớn nhất chạy trên các đoạn dây:
Sij Pi j
I ij  
n. 3.U dm n. 3.U dm .cos  (4-6)

Với n là số lộ đường dây (lộ đơn n=1, lộ kép n=2)


Bước 3: xác định tiết diện kinh tế từng đoạn.

I ij
Fktij 
J ij (4-7)

Căn cứ vào trị số Fktij tính được, tra sổ tay tìm tiết diện tiêu chuẩn gần nhất bé hơn.
Bước 4: kiểm tra tiết diện đã chọn theo các điều kiện kỹ thuật trên, nếu có 1 điều kiện
không thỏa mãn phải nâng tiết diện lên 1 cấp và thử lại.
4.3.1.2. Tính toán ngắn mạch trung áp
Ngắn mạch trong lưới trung áp được coi là ngắn mạch xa nguồn. Để tính ngắn
mạch trung áp cho phép coi nguồn công suất cấp cho điểm ngắn mạch là công suất cắt
định mức của máy cắt đầu đường dây đặt trạm biến áp trung gian. Để tính toán ngắn
mạch trung áp ta thực hiện các bước sau:
 Bước 1: Điện kháng gần đúng của hệ thống xác định theo công thức:
U2
X HT  ;
SN (4-8)
Trong đó:
U: Điện áp của lưới điện;kV
SN: công suất ngắn mạch của hệ thống;MVA
 Bước 2: Xác định điện trở điện kháng của đường dây
r0 .l
R []
n (4-9)

68
x 0 .l
X []
n
Trong đó: ro,xo là điện trở điện kháng đơn vị của dây dẫn, Ω/km
l là chiều dài đường dây, km
 Bước 4: Xác định tổng trở từ hệ thống tới điểm ngắn mạch.

Z  R 2  X2 (4-10)

 Bước 5: Tính dòng điện ngắn mạch, công suất ngắn mạch.
Do ngắn mạch ở xa nguồn nên dòng điện ngắn mạch siêu quá độ I’’ bằng dòng điện
ngắn mạch ổn định I∞ nên ta có:
U
I N  I  I  ;[A] (4-11)
3.Z
Công suất ngắn mạch
SN  3.U.I N ;[A] (4-12)
Dòng xung kích
i xk  k xk . 2.I N ;[A] (4-13)
Giá trị hiệu dụng của dòng xung kích:
Ixk  q xk .I N ;[A] (4-14)
Trong đó kxk và qxk phụ thuộc vào vị trí ngắn mạch và được tra trong bảng sau:

69
Bảng 4-2: Bảng tra trị số kxk và qxk

Nơi xảy ra ngắn mạch kxk qxk

Đầu ra của máy phát cực lồi 1,95 1,68

Đầu ra của máy phát có cuộn cảm 1,93 1,65

Đầu ra của máy phát cực ẩn 1,91 1,63

Trong mạng điện cao áp 1,8 1,52

Sau máy biến áp tiêu thụ công suất : 630 – 1000kVA 1,3 1,09

Sau máy biến áp tiêu thụ công suất 100 – 569 kVA 1,2 1,09

Trị số dòng ngắn mạch xung kích Ixk và IN được dùng để kiểm tra khả năng
ổn định nhiệt và ổn định động của thiết bị điện trong trạng thái ngắn mạch.

4.3.1.3. Lựa chọn thiết bị bảo vệ phía trung áp


 Lựa chọn và kiểm tra chống sét van.
Chống sét van là thiết bị chống sét từ ngoài đường dây trên không truyền vào
trạm biến áp và trạm phân phối. Chống sét van gồm có 2 phần tử chính là khe hở
phóng điện và điện trở làm việc. Với điện áp định mức của lưới điện, điện trở
chống sét van có trị số vô cùng lớn không cho dòng điện đi qua, khi có điện áp sét
điện trở giảm xuống tới không, chống sét van tháo dòng sét xuống đât. Trong tính
toán thiết kế chọn chống sét van dựa vào điều kiện sau:

U csv  U dm (4-15)
 Lựa chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải
Máy cắt phụ tải bao gồm cầu dao phụ tải (CDPT) và cầu chì (CC): CDPT có thể
đóng cắt mạch điện khi đang mang tải ở lưới trung áp nhưng không cắt được dòng
điện ngắn mạch, CC sẽ đảm nhiệm để cắt dòng ngắn mạch.

70
Bảng 4-3 : Điều kiện kiểm tra máy cắt phụ tải
Thiết bị Các điều kiện chọn và kiểm tra Điều kiện
Dao cắt Điện áp định mức (kV) UđmCDPT ≥ UđmLĐ
Dòng điện định mức ( A) IđmCDPT ≥ Icb
Dòng ổn định động (kA) Iôđđ ≥ Ick

tqd
Dòng ổn định nhiệt (kA ) I odn  I N
tdm.nh

Cầu chì Dòng điện định mức của cầu chì (A) Iđmcc ≥ Icb
Dòng cắt định mức của cầu chì ( KA ) Icđm ≥ I’’
Công suất định mức của cầu chì ( MVA) Scđm ≥ S’’

Trong đó :
UdmLD: Điện áp định mức của lưới điện (kv)
Icb : dòng cưỡng bức ,dòng làm việc lớn nhất đi qua máy cắt .
IN, I” : dòng ngắn mạch vô công và siêu quá độ trong tính toán ngắn mạch lưới
cung cấp điện, coi ngắn mạch là xa nguồn, các trị số này bằng nhau và bằng dòng ngắn
mạch chu kỳ.
Ixk: Dòng điện ngắn mạch xung kích, là trị số tức thời lớn nhất của dòng ngắn
mạch
tnh.dm: Thời gian ổn định nhiệt định mức, nhà chế tạo cho tương ứng với Inh.dm
tqd: Thời gian quy đổi , xác định bằng cách tính toán và tra đồ thị. Trong tính
toán thực tế lưới trung áp, người ta cho phép lấy tqd bằng thời gian tồn tại ngắn mạch,
nghĩa là bằng thời gian ngắn mạch.
4.3.2. Lựa chọn thiết bị phía hạ áp
4.3.2.1. Tính toán lựa chọn máy cắt hạ áp (aptomat tổng )

Máy cắt điện là thiết bị đóng cắt mạch điện ,có chức năng cắt dòng ngắn mạch
để bảo vệ các phần tử của hệ thống điên .Máy cắt điện nói chung và máy cắt hạ thế
nói riêng nó có nhiệm vụ bảo vệ thanh cái của các tủ phân phối hạ thế.
Dòng điện cưỡng bức chính là dòng điện qua máy biến áp

SdmBA
I cb  I tt  I dmBA  (4-16)
3.U dm

71
Bảng 4-4. Điều kiện lựa chọn và kiểm tra máy cắt điện hạ áp

Đại lượng chọn và kiểm tra Điều kiện


Điện áp định mức (V) UdmMC>UdmLD
Dòng điện định mức (A)

Dòng cắt định mức (KA)

4.3.2.2. Lựa chọn thanh cái trong tủ phân phối hạ áp

Thanh cái trong lưới cung cấp điện được chọn theo dòng phát nóng và kiểm tra
theo điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt dòng ngắn mạch.
Bảng 4-5. Các điều kiện chọn và kiểm tra thanh cái

Các đại lượng chọn và kiểm tra Điều kiện


Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép (A) K1.K2.Icp ≥ Icb
Khả năng ổn định động (KG/m2) σcp ≥ σtt
Khả năng ổn định nhiệt (mm2) F≥ α. .

Trong đó:
K1 = 1 với thanh góp đặt đứng
K1 = 0.95 với thanh góp đặt ngang
K2: hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường ( Tra sổ tay)
σcp: ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh góp
với thanh góp bằng đồng σcp =1400KG/cm2, thanh góp bằng nhôm σcp =700KG/cm2
σtt: ứng suất tính toán xuất hiện trong thanh góp do tác động của lực điện động dòng
ngắn mạch
M
 tt  (4-17)
w
M – momen uốn tính toán
l.Ftt
M ( KGm) (4-18)
10
Ftt : lực tính toán do tác động của dòng ngắn mạch

72
l
Ftt  0, 76.102. ixk (kG) (4-19)
a
l – khoảng cách giữa các sứ của một pha (cm)
a – khoảng cách giữa các pha (cm)
w – momen chống uốn của thanh cái
4.3.2.3. Chọn và kiểm tra máy biến áp dòng và máy biến áp đo lường.
 Chọn máy biến áp dòng
Máy biến dòng có nhiệm vụ biến đổi dòng điện (sơ cấp) thành dòng điện 5(A)
(thứ cấp) để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ rơle và tự động hóa.
Bảng 4-6. Máy biến dòng điện lựa chọn theo các điều kiện:
Đại lượng chọn và kiểm tra Công thức tính toán
Điện áp định mức, kV Udm.BI ≥ Udm.m
I m ax
Dòng điện sơ cấp định mức, A I dmBI 
1, 2

Phụ tải cuộn dây thứ cấp, VA S2dmBI  Stt

I xk
Hệ số ổn định động Kd 
2.I dmBI

I  tqd
Hệ số ổn định nhiệt K nh 
I tdmBI tdm.nh

 Chọn máy biến áp đo lường BU.

Máy biến áp đo lường làm nhiệm vụ biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp
thường là 100V, để cung cấp cho thiết bị đo lường, bảo vệ rơle và tự động hóa.
Bảng 4-7. Các điều kiện lựa chọn biến áp BU
Đại lượng chọn và kiểm tra Công thức tính toán
Điện áp định mức (sơ cấp), kV Udm.BU ≥ Udm.m
Phụ tải một pha, VA S2đmBU ≥ S2ph
Sai số cho phép N% ≤ [N%]

S2ph – phụ tải thứ cấp từng pha của BU phụ thuộc vào công suất và sơ đồ đầu dây của
các dụng cụ đo phía thứ cấp.

73
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4
Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp treo
Câu 2: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp kiểu bệt
Câu 3: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp trong nhà
Câu 4: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp hợp bộ

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài tập 4-1. Em hãy lựa chọn thanh cái đặt trong tủ phân phối hạ áp của trạm biến áp
315(kVA) – 10/0,4 (kV)

Bài tập 4-2. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa nhà làm việc liên cơ quan có Stt =
300 (kVA), điện áp trung áp 10(kV)

Bài tập 4-3. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa chung cư cao tầng có Stt = 1500
(kVA), điện áp trung áp 22(kV)

Bài tập 4-4. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa khách sạn có Stt = 500 (kVA), điện
áp trung áp 10(kV)

Bài tập 4-5. Trạm biến áp phân phối 1000(kVA) -22/0,4 cấp điện cho khách sạn dùng
máy cắt phụ tải ( DCPT-CC) 22(kV). Biết dòng ngắn mạch sau cầu chì trung áp I” = 8
(kA), yêu cầu lựa chọn máy cắt phụ tải cho TBAPP.

74
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về thiết kế hệ thống báo
cháy bao gồm các nội dung : Sự cần thiết của hệ thống báo cháy trong tòa nhà, các
thiết bị báo cháy dùng cho tòa nhà, các thiết bị máy mọc hoạt động liên quan đến hệ
thống báo cháy, các bước thiết kế hệ thống báo cháy.

5.1. Sự cần thiết của hệ thống báo cháy trong tòa nhà
Trong lịch sử loài người nói chung và các tòa nhà cao tầng nói riêng, hỏa hoạn
đã gây nên những hậu quả khủng khiếp về tải sản cũng như sinh mạng. Nhiều vụ cháy
nhà cao tầng ở Châu Âu và Mỹ đã được cả thế giới biết đến. Sở dĩ có nhiều vụ cháy
xảy ra là do những năm đầu thế kỷ này khi kỹ thuật xây dựng bắt đầu phát triển, người
ta đã ít quan tâm đến vấn đề phòng và chống cháy cho nhà cao tầng , nơi mà khi vụ
cháy xảy ra, rất ít cơ máy cứu chữa nếu không có các biện pháp dự phòng từ trước.
Ngày nay, vấn đề phòng và chữa cháy là một trong những vấn đề được ưu tiên,
xem xét trước hết khi duyệt thiết kế cấp giấy phép xây dựng cung như cho phép đưa
vào sử dụng. Vì những lẽ đó, việc trang bị các kiến thức về hệ thống báo cháy cho các
sinh viên cũng như các cán bộ công tác có liên quan là vô cùng cần thiết.
Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản:
- Trung tâm báo cháy
- Đầu báo cháy tự động
- Hộp nút ấn báo cháy
- Các yếu tố liên kết, nguồn điện.
- Tuỳ theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn có các bộ phận khác như thiết bị
truyền tín hiệu báo chaý, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động ...

75
Hình 5-1. Hệ thống báo cháy địa chỉ

Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy
đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót và phải đáp ứng những yêu
cầu sau:

- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;

- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những
người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;

- Có khả năng chống nhiễu tốt;

- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;

- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra
cháy.

Các thiết bị của hệ thống báo cháy phải được kiểm định về chất lượng, chủng
loại trước khi lắp đặt.

Hệ thống báo cháy tự động sau khi lắp đặt xong phải được cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào hoạt động.

Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi
năm ít nhất 1 lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và phải

76
thử sự hoạt động của tất cả các thiết bị báo cháy. Khi phát hiện hư hỏng phải khắc
phục ngay.

Tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt hệ thống báo cháy nhưng ít nhất 2
năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Khi bảo dưỡng phải kiểm tra
độ nhạy cảm của tất cả các đầu báo cháy, những đầu báo cháy không đạt yêu cầu về độ
nhạy phải được thay thế.

5.2. Các thiết bị báo cháy dùng cho tòa nhà


5.2.1. Thiết bị báo khói
Đây là thiết bị dùng để nhận biết có khói trong khu vực. Thiết bị này hoặt động
dựa trên một trong hai nguyên tắc: ion hóa không khí và quang học.
Khi có khói, trong không khí sẽ xảy ra hiện tượng ion hóa làm thay đổi thành
phần các điện tích. Sự thay đổi này được nhận biết bởi một cảm biến nằm trong thiết bị
báo khói.
Đầu báo khói ion hóa: Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được
sinh ra khi cháy, khi có một số phần tử khói chui vào buồng ion hóa, các ion sẽ kết
hợp với khói làm giảm dòng điện giữa 2 cực, phát hiện sự suy giảm dòng điện giữa hai
cực và phát đi tín hiệu báo động.

Hình 5-2. Đầu báo khói ion hóa Hình 5-3. Đầu báo khói quang

Đầu báo khói ion có độ nhạy cao trong giai đonạ cháy rực hơn đầu báo khói
quang, trong khi đó đầu báo khói quang lại phá hiện tốt những đám cháy trong giai
đoạn đầu âm ỉ.

Đầu báo khói quang là đầu báo khói bao gồm một đầu báo khói quang gồm một
nguồn sáng nhỏ, một thấu kính hội tụ ánh sáng và một thiết bị cảm biến quang điện.
Những thành phần có trên đây đều được đặt vào một vị trí là buồng quang học. Cấu

77
tạo và thiết kế của buồng quang điện rất khoa học khi ánh sáng bên ngoài không thể lọt
vào được, nhưng nếu có khói thì sẽ đi vào dễ dàng, lúc này các thiết bị bên trong sẽ
hoạt động và kích hoạt hệ thống báo động.
Ưu điểm của đầu báo khói quang điện đó là phát hiện rất tốt các đám cháy âm ỉ,
đồng thời lợi thế của đầu phát báo khói phát quang hơn đầu báo khói ion ở chỗ có thể
đáp ứng được tất cả các loại đám cháy và có tuổi thọ cao hơn nhiều. Vì thế mà đầu báo
khói quang được tin tưởng, ưa chuộng trên thị trường và dùng phổ biến nhất trong các
nhà cao tầng. Khi lắp đặt loại thiết bị này cần chú ý tới vị trí lắp đặt, tránh đặt ở nơi có
nhiều bụi hay khói của máy móc, động cơ có thể gây báo động nhầm. Nên đặt ở sắt
trần hoặ cmasi nhà là nơi khói sẽ đọng lại nhiều nhất do đó dễ phát hiện.
5.2.2. Thiết bị báo nhiệt
Thiết bị cảm biến nhiệt độ này được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nhiều khói
như phòng đặt máy móc nên không thể lắp thiết bị báo khói hay những nơi có thể xảy
ra sự cố về nhiệt độ. Cách lắp đặt chúng tương tự như thiết bị báo khói.
Thông thường đầu báo nhiệt được chia làm 3 loại đó là đầu báo nhiệt cố định, đầu
báo nhiệt gia tăng, đầu báo khói và nhiệt kết hợp.

Hình 5-4. Thiết bị báo nhiệt


5.2.3. Thiết bị báo lửa
Thiết bị này hoạt động theo từng cặp thu – phát hoặc đơn lẻ cảm biến tín hiệu
quang học. Loại hoạt dộng theo cặp được lắp đối diện nhau qua khu vực cần giám sát.
Hiện nay có loại cho phép khoảng cách giữa hai thành phần thu – phát lên tới hàng
trăm mét. Khi có lửa, tin hiệu quang học mà phần nhận thu được sẽ thay đổi, thiết bị sẽ
phát tín hiệu báo động về tủ điều khiển trung tâm. Khi lắp đặt loại thiết bị này cần chú
ý để không có các vật cản giữa hai thành phần thu – phát. Hai thành phần này phải đặt
ở khoảng cách tương ứng nhau như chỉ dẫn của nhà sản xuất.

78
Hình 5-5. Thiết bị báo lửa
Loại thiết bị báo lửa đơn lẻ hoạt động trên nguyên tắc cảm biến tín hiệu tia cực
tím (UV) phát ra từ các đám cháy trong khi không tác động với ánh sáng từ các nguồn
đèn chiếu sáng thông thường hay ánh sáng mặt trời.
5.2.4. Hộp đập kính
Đây là loại thiết bị báo động do con người điều khiển mà không phải tự động
như cảm biến kể trên. Thực chất đây chỉ là tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở
được bảo vệ bằng một miếng kính an toàn có thể dễ dàng bị vỡ khi có người ấn mạnh
ngón tay vào nhưng không bị làm bị thương họ. Khi miếng kính bị vỡ, tiếp điểm tác
động gửi tín hiệu báo cháy đến tủ điều khiển trung tâm.
Hộp này thường được gắn vừa tầm tay người, ở những nơi công cộng dễ nhìn
thấy. Khi phát hiện hoản hoạn, người ta sẽ nhanh chóng đập cỡ miếng kính.

Hình 5-6. Hộp đập kính


Việc sử dụng miếng kính để người ta phải đập vỡ khi muốn báo động nhầm lẫn
với các loại công tắc khác.
5.2.5. Chuông báo động
Chuông thường được gắn ở nơi công cộng để báo cho mọi người biết khí có hỏa
hoạn xảy ra. Chuông thường được báo động tự động từ tủ điều khiển trung tâm.

79
Hình 5-7. Chuông báo động
Tuy nhiên việc phát tín hiệu báo động tới chuông luôn được kiểm tra kỹ nhằm
tránh gây tình trạng hỗn loạn khi báo động nhầm.
5.2.6. Các biển hiệu, đèn hiệu
Các biển hiệu dùng để hướng dẫn mọi người di tản khỏi nơi hỏa hoạn. Thông
thường chúng được lắp ở các cầu thang, lối ra cầu thang thoát hiểm. Các biển này phỉa
được chiếu sáng bằng nguồn điện ác quy vì trong trường hợp sự cố, nguồn điện cấp
cho tòa nhà sẽ bị cắt. Đèn hiệu thường được nối với các thiết bị báo khói, nhiệt và
được gắn bên ngoài các phòng kín, ít có người vào nên khi có hỏa hoạn, người bên
ngoài sẽ dễ dàng nhận thấy.
5.2.7. Công tắc dòng chảy
Ngoài các thiết bị kể trên trong các nhà cao tầng thường có hệ thống chữa cháy
tự động bao gồm các vòi phun đặt phía trên trần nhà và luôn có sẵn nước với áp lực
thích hợp.
Khi có hỏa hoạn nhiệt độ cao sẽ làm vỡ đầu bị cuộc voi phun nước tự động xả
ra tạo dòng chảy trong ống.Người ta bố trí các công tắc tổng điều khiển trên các ống
chính đưa tín hiệu về tủ báo cháy trung tâm để nhận biết khu vực xảy ra sự cố và phát
tín hiệu báo động.
5.2.8. Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị báo cháy
Các loại thiết bị cảm biến trên càn phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và môi trường nơi lắp đặt.
Thiết bị cần được thổi sạch bụi bẩn, lau chùi sạch sẽ sau đó kiểm tra độ nhạy
của cảm biến bằng việc đưa tín hiệu thử (tạo khói, nhiệt, ...) Khi thử cần chú ý báo
trước cho mọi người trong khu vực có liên quan.

80
Hiện nay, các thiết bị báo cháy thường được đặt địa chỉ khi lắp đặt. Điều này
giúp cho người giám sát hệ thông dễ dàng nhận biết khu vực xẩy ra sự cố khi tủ điều
khiển trung tâm phát tín hiệu báo động hay chỉ ra các hư hỏng trong khu hệ rhoosng
thông qua các địa chỉ này.

Hình 5-8. Hình ảnh các thiết bị trong hệ thống báo cháy
5.3. Các thiết bị máy móc hoạt động liên quan tới hệ thống báo cháy
5.3.1. Thang máy
Trong các tòa nhà cao tầng thường có hệ thống thang máy. Trong trường hợp
xảy ra các thang máy sẽ nhận tín hiệu từ hệ thống báo cháy, nhanh chóng chạy tự động
tới tầng đã được định trước (thường là tầng mặt đất) mở cửa và cắt mọi hoạt động cho
tới khi tín hiệu an toàn trở lại.
5.3.2. Hệ thống thông gió
Hệ thống quạt gió trong nhà cao tầng làm nhiệm vụ cấp do mới, điều hòa không
khí và đẩy khói khỏi đường thoát hiểm tạo thuận lợi cho mọi người di tản trong trường
hợp hoả hoạn. Trừ những hoạt động trong trường hợp hoạn tất cả các hoạt khác sẽ bị
ngừng khẩn cấp thông qua các tín hiệu điều khiển từ tủ báo cháy trung tâm.
5.3.3. Hệ thống cửa chặn lửa
Để hạn chế sự lây lan của lửa qua các đường ống dẫn gió (thường được bố trí
dày đặc trong các nhà cao tầng) người ta thiết kế các cửa chặn trên đường ống giữa các
81
khu vực. Các cửa này thường được mở bằng motor điện và được đóng tự động bằng lò
xo. Khi có hỏa hoạn, nguồn điện cấp cho các cửa này sẽ tự động bị cắt, cửa sẽ đóng lại
nhờ lực lò xo cách li các khu vực với nhau.
5.3.4. Các cửa ra vào điều khiển tự động
Nếu trong nhà của các cửa ra vào đóng mở tự động bằng chương trình hay cảm
biến thì cần thiết phải đưa tín hiệu báo cháy từ tủ báo cháy trung tâm vào hệ thống
điều khiển của các cửa này do khi có hỏa hoạn, mọi người thường rất hoảng hốt và khó
thực hiện các thao tác để mở cửa
Khi nhận được tín hiệu báo động các cửa này sẽ tự động mở ra mọi người dễ
dàng thoát ra ngoài.
5.3.5. Hệ thống bơm và các bể nước dành cho cứu hỏa
Việc đảm bảo trạng thái sẵn sàng hoạt động của hệ thống bơm cứu hỏa cũng như
các hệ để nước là một khâu hết sức quan trọng trong phòng cháy chữa cháy. Do nó từ
các bể và tủ điều khiển bơm này cần có các tín hiệu kiểm tra gửi tới tủ trung tâm.
Tín hiệu kiểm tra bơm thường là nguồn điện hoặc nhiên liệu cấp cho bơm và các
thông số kĩ thuật khác để đảm bảo bơm sẵn sàng hoạt động.
Tín hiệu kiểm tra bị thương lấy từ các phao hay cảm biến xác định mức nước an
toàn trong bể, đủ điều kiện phục vụ công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
5.4. Thiết kế hệ thống báo cháy
Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của
các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được cơ quan phòng cháy
chữa cháy có thẩm quyền chấp thuận. Các bước thiết kế hệ thống báo cháy được thực
hiện như sau:
 Bước 1: Lựa chọn các thiết bị cho hệ thống
Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy
của các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam: Thorn, MK (Anh
Quốc), Honeywell, Chubb (Mỹ)...
Tùy thuộc vào khả năng đầu tư mà chọn một hệ thống thích hợp nhưng phải
đảm bảo các yêu cầu cơ bản về phòng cháy chữa cháy và phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.

82
Hình 5-9. Các thiết bị trong hệ thống báo cháy
 Bước 2: Xác định vị trí đặt các thiết bị và các tủ điều khiển cho hệ thống
Các thiết bị báo khói, báo nhiệt hay báo lửa được bố trí tùy thuộc vào mục đích
sử dụng của từng khu vực. Trong các văn phòng làm việc thường được bố trí đầu báo
khói cho từ 15 – 20 m2 diện tích hay một phòng khách sạn diện tích tương đương.
Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt được lắp trên trần nhà hoặc mái
nhà. Trong trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà cho phép lắp trên xà
và cột, cho phép treo các đầu báo cháy trên dây dưới trần nhà nhưng các đầu báo cháy
phải cách trần nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của đầu báo cháy tự động.

Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy khói, khoảng cách tối đa giữa các đầu
báo cháy khói với nhau và giữa đầu báo cháy khói với tường nhà phải xác định theo
bảng 5-1, nhưng không được lớn hơn các trị số ghi trong yêu cầu kỹ thuật và lý lịch kỹ
thuật của đầu báo cháy khói.

Bảng 5-1: Khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy và từ đầu báo cháy đến tường
nhà:

Độ cao lắp đặt đầu Diện tích bảo vệ Khoảng cách tối đa, m
báo cháy m của một đầu báo Giữa các đầu báo Từ đầu báo cháy
cháy, m2
cháy đến tường nhà

Dưới 3,5 nhỏ hơn 100 10 5,0

Từ 3,5 đến 6 nhỏ hơn 70 8,5 4,0

83
Lớn hơn 6,0 đến 10 nhỏ hơn 65 8,0 4,0

Lớn hơn 10 đến 12 nhỏ hơn 55 7,5 3,5

Trong những căn phòng có chiều rộng dưới 3 m thì khoảng cách cho phép giữa
các đầu báo cháy khói là 15 m.

Đầu báo cháy khói ion hoá không được lắp đặt ở những nơi có vận tốc gió tối
đa lớn hơn 10 m/s.Đầu báo cháy khói quang điện không được lắp đặt ở những nơi mà
chất cháy khi cháy tạo ra chủ yếu là khói đen.

Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhiệt, khoảng cách tối đa giữa các đầu
báo cháy nhiệt với nhau và giữa đầu báo cháy nhiệt với tường nhà cần xác định theo
bảng 5-2 nhưng không lớn hơn các trị số ghi trong điều kiện kỹ thuật và lý lịch kỹ
thuật của đầu báo cháy nhiệt.

Bảng 5-2: khoảng cách tối đa giữa đầu váo, đầu báo cháy đến tường nhà

Độ cao lắp đặt đầu Diện tích bảo vệ Khoảng cách tối đa, m
báo cháy m của một đầu báo
Giữa các đầu báo Từ đầu báo cháy
cháy, m2
cháy đến tường nhà

Dưới 3,5 nhỏ hơn 50 7,0 3,5

Từ 3,5 đến 6 nhỏ hơn 25 5,0 2,5

Lớn hơn 6,0 đến nhỏ hơn 20 4,5 2,0


9,0

Ngưỡng tác động của đầu báo cháy nhiệt cố định phải lớn hơn nhiệt độ tối đa
cho phép trong phòng là 200C.

Hộp nút ấn báo cháy được lắp bên trong cũng như bên ngoài nhà và công trình,
được lắp trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao từ 0,8 m đến 1,5 m tính từ mặt
sàn hay mặt đất

Các tủ điều khiển thường có các tủ khu vực (thường cho mỗi tầng nhà) và tủ
trung tâm thường đặt trong phòng điều khiển chung của cả tòa nhà và luôn có người
giám sát.

84
Hình 5-10. Tủ đều khiển trong hệ thống phòng cháy chữa cháy
Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các
kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Cho phép sử dụng các trung tâm báo
cháy tự động không có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu trong trường hợp sử dụng
các đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu. Không được dùng các trung
tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.
Việc lắp các đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự
phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương
pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra đường dây.
 Bước 3: Xác định các thiết bi máy móc liên quan
Căn cứ vào các loại máy móc, thiết bị đã nêu trên để thiết kế các thiết bị hay
mạch điện làm nhiệm vụ giao diện giữa hệ thống báo cháy và hệ thống máy móc vị
điều khiển. Thông thường các tủ điều khiển khu vực làm nhiệm vụ này.
 Bước 4: Thiết kế hệ thống dây dẫn
Việc lựa chọn dây dẫn và cáp cho các mạch của hệ thống báo cháy phải thỏa
mãn tiêu chuẩn, qui phạm lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn hiện hành có liên quan phù

85
hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này và tài liệu kỹ thuật đối với từng loại thiết
bị cụ thể.

Hình 5-11. Mô hình hệ thống PCCC trong căn hộ điển hình


Hệ thống dây dẫn cho một hế thống báo cháy thường có hai loại: dây cho các đầu
cảm biến và dây điều khiển các thiết bị máy móc liên quan.
Dây dẫn cho các đầu cảm biến phải chọn đúng theo chỉ dẫn của nhà xản xuất các
thiết bị này. Thông thường dây là loại dây có lớp kim loại chống nhiễu. Khi lắp đặt thì
phần lười này phải được nối đất để khử nhiễu. Dây dẫn (thường là một cặp) được nối
theo mạch vòng, mỗi vòng có số lượng các đầu báo giới hạn, có chiều dài nhất định
đảm bảo tính chính xác của tín hiệu gửi tới trung tâm.
Dây dẫn điều khiển các thiết bị máy móc liên quan thường là loại dây PVC đưa
tín hiệu dạng tiếp điểm role hoặc điện áp thấp (12 đến 24 DVC) tới điều khiển ngừng
hoặc khởi động các thiết bị này.
Cáp điều khiển thiết bị ngoại vi, dây dẫn tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong
hệ thống chữa cháy tự động là dây dẫn chịu nhiệt cao (cáp chống cháy). Cho phép sử
dụng cáp điều khiển thiết bị ngoại vi bằng cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo vệ
khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30 phút.

Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập: Một nguồn 220
V xoay chiều và một nguồn là ác quy dự phòng. Giá trị dao động của hiệu điện thế của
86
nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy không được vượt quá ± 10%.
Trường hợp giá trị dao động này lớn hơn 10% phải sử dụng ốn áp trước khi cấp cho
trung tâm. Dung lượng của ác quy dự phòng phải đảm bảo ít nhất 12h cho thiết bị hoạt
động ở chế độ thường trực và 1h khi có cháy.

Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất bảo vệ phải
thỏa mãn yêu cầu của quy phạm nối đất thiết bị điện hiện hành.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5


Câu 1: Em hãy nêu sự cần thiết của hệ thống báo cháy trong tòa nhà
Câu 2: Em hãy kết tên các thiết bị báo cháy dùng trong tòa nhà
Câu 3: Em hãy kể tên các thiết bị máy móc hoạt động liên quan đến hệ thống báo cháy
Câu 4: Trình bày các bước thiết kế hệ thống báo cháy

87
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về thiết kế hệ thống điện nhẹ
bao gồm các nội dung : Tổng quan về hệ thống điện nhẹ, các thiết bị dùng trong hệ
thống điện nhẹ, tihết kế hệ thống điện nhẹ cho công trình.

6.1. Tổng quan về hệ thống điện nhẹ


Hệ thống điện nhẹ ELVS (Extra-low Voltage System) là hệ thống làm việc với
dải điện áp thấp, không gây nguy hiểm dẫn đến sốc điện (BS 7671, DIN/VDE 0100-
410, IEC 60364 / IEC 61140). Trong thiết kế hệ thống điện thì hệ thống điện nhẹ (có
tên gọi khác là ELV: Extra Low Voltage System) đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo
an toàn cho người và tài sản cũng như đảm bảo các nhu cầu thông tin liên lạc và giải
trí của con người. Hệ thống điện nhẹ thường là các hệ thống công nghệ cao, luôn luôn
được cải tiến, cập nhật nâng cấp công nghệ, được thiết kế với tiêu chí là thuận tiện
công tác vận hành và hệ thống mở cho phép người sử dụng trải nghiệm và cảm nhận
được giá trị của công trình.

Hình 6-1 . Hình ảnh một số hạng mục trong hệ thống điện nhẹ
Hệ thống điện nhẹ thường chiếm 10-20% giá trị dự án nhưng lại quyết định
đẳng cấp chất lượng của công trình, bản chất điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao,
luôn được cải tiến và nâng cấp công nghệ vì mục đích giúp người sử dụng tiện lợi hơn.
88
Các ứng dụng của hệ thống ELV là rất lớn và nhiều. Tùy thuộc vào quy mô công trình
cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, mà sẽ có các hệ thống cơ bản cho nền tảng thông tin
liên lạc và bảo vệ & bảo mật cho công trình. Một trong các hệ thống đó bao gồm các
hệ thống như sau:

 Hệ thống Lan- Tel: nhằm duy trì kết nối của tòa nhà với bên ngoài

 Hệ thống CCTV: hay còn gọi là hệ thống camera quan sát, dùng trong ứng dụng
quan sát hay giám sát an ninh cho công trình

 Hệ thống âm thanh PA: tên tiếng Anh là "PUBLIC ADRRESS SYSTEM", là hệ


thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông
điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình.

 Hệ tống ACCESS CONTROL: đây là hệ thống quản lý ra vào trong công trình,
nhằm giới hạn và quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy

 Hệ thống CAR PARKING: là hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự


động

 Hệ thống CATV: là hệ thống truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp. Có thể sử
dụng lấy tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
6.2. Các thiết bị dùng trong hệ thống điện nhẹ
Hệ thống điện nhẹ cho tòa nhà đề cập đến bao gồm:
- Hệ thống mạng truyền dữ liệu, điện thoại ( Lan- tel)
- Hệ thống camera quan sát ( CCTV)
- Hệ thống âm thanh thông báo ( PA)
6.2.1. Các thiết bị dùng trong hệ thống mạng truyền dữ liệu, điện thoại Lan – tel
 Cáp quang
Là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để
truyền tín hiệu. Nó có khả năng truyền tải xa tới vài cây số, không bị nhiễu âm, có
độ bền cao và dải âm rất rộng.
Cáp quang sử dụng hiện tượng phản xạ toàn phần.
Băng thông của cáp quang có thể lên tới 2Gbps.

89
Hình 6-2. Hình ảnh về cáp quang

 ODF: hộp phối quang:


Hộp phối quang làm nhiệm vụ như là nơi để tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp
quang, phân phối các kết nối quang đến các thiết bị khác. Số lượng cổng F0 phụ thuộc
vào số thiết bị (ổ cắm mạng hoặc wifi) đặt trên mặt bằng. Hiện này có loại hộp phối
quan gcó 4,8,12,16,24,48…đến vài trăm cổng F0

Hình 6-3. Hình ảnh hộp phối quang

 Dây nhảy quang:


90
Dây nhảy quang làm nhiệm vụ kết nối giữa hộp phối quang ODF với bộ chuyển
đổi quang điện ACESS SWICH

Hình 6-4. Dây nhảy quang

 Bộ chuyển đổi quang điện ACESS SWITCH: dùng để chuyển đổi tín hiệu
quang thành tín hiệu điện thoại và internet. Sau khi chuyển đổi tín hiệu sẽ được đưa
vào modem quang để cung cấp tín hiệu cho điện thoại và internet.

Hình 6-5. Bộ chuyển đổi quang điện

 Thanh đấu nối Patch Panel (Lưu ý số cổng ra phụ thuộc vào từng khu
vực và số lượng thiết bị ổ cắm mạng)

91
Hình 6-6. Thanh đấu nối Patch panel

 Thang cáp
- Toàn bộ hệ thống cáp trục đứng 400mm được thiết kế đi trên các thang cáp
trong trục thông tầng của tòa nhà.
- Thang cáp 400mm được chế tạo từ loại thép chịu lực cao, sơn tĩnh điện chống
nhiễu, chống rò điện với các thanh đỡ cáp được bố trí có khoảng cách phù hợp nhất.
Những đường cáp trục đứng sẽ được thiết kế đi dọc theo thang cáp và cố định bằng
dây buộc cáp chuyên dụng, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu trong tiêu chuẩn
TIA/EIA 569 để đảm bảo an toàn cho cáp.
- Hệ thống thang cáp thông tầng được bố trí những điểm nối đất để trung hòa về
điện, chống nhiễu, chống giật, không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.
 Máng cáp
Hệ thống máng cáp của tòa nhà được sơn cách điện, chống rỉ được gắn sát với
trần nhà bằng các thanh treo gắn lên trần nhà và các thanh đỡ bằng sắt.
Các máng cáp tại tầng phải được nối tiếp với nhau bằng các các dây tiếp địa và
được đấu với hệ thống tiếp địa của thang cáp.

92
Hình 6-7 . Hệ thống mạng cục bộ LAN
6.2.2. Các thiết bị dùng trong hệ thống camera quan sát (CCTV)
Hệ thống camera quan sát ( hệ thống CCTV) được hiểu là một hệ thống truyền
tải video nhằm mục đích theo dõi, giám sát theo nhu cầu và có thể giới hạn người xem,
trong một nhóm cụ thể nào đó.
Chức năng chính của hệ thống camera là:
- Chức năng quan sát: Người sử dụng chỉ cần kết nối mạng internet với các thiết
bị như máy tính, laptop, smartphone… là có thể theo dõi được mọi lúc, mọi nơi, giúp
cho việc quản lý trở nên dễ dàng hơn.
- Chức năng ghi hình và lưu trữ hình ảnh: Tất cả mọi hoạt động diễn ra tại vị trí
mà bạn lắp đặt camera sẽ ghi lại và lưu trữ trong ổ cứng của đầu ghi hình đối
với camera IP có dây hoặc trong thẻ nhớ SD đối với camera IP không dây. Hệ thống
CCTV giúp người dùng có thể xem lại các hình ảnh khi cần thiết nhằm phát hiện các
hành vi trộm cắp, gian lận hay có thể là băng chứng để cung cấp cho cơ quan điều tra.
- Chức năng tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu thường
cho phép người dùng tìm kiếm hình ảnh theo khung giờ, theo tháng, theo năm. Chính
vì thế, nên khi muốn xem lại hình ảnh đã trôi qua từ nhiều ngày người dùng chỉ cần
thực hiện một vài thao tác là có thể tìm lại thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng
nhất.

93
- Chức năng xem camera qua mạng: Cho dù ở nơi đâu, chỉ cần các thiết bị được
kết nối với internet là người dùng có thể theo dõi mọi hoạt động đang diễn ra tại đó,
giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý.

Hình 6-8 . Hệ thống camera giám sát


Một hệ thống camera giám sát (CCTV) thông thường bao gồm các hệ thống liên
kết các camera, có thể xem và điều khiển từ một hoặc nhiều trung tâm. Hệ thống đó
bao gồm: Một hoặc nhiều camera ( mắt camera), đầu ghi hình ( DVR, NVR), ổ ứng
chứa dữ liệu (HDD), màn hình, dây điện, dây mạng, dây tín hiệu và các thiết bị phụ trợ
khác … được kết nối với nhau.

Hình 6-9 . Hình ảnh mắt cam

94
Hình 6-10 . Hình ảnh đầu ghi DVR và màn hình quan sát

Hình 6 -11. Nguồn camera và các thiết bị phụ trợ


6.2.3. Các thiết bị dùng trong hệ thống âm thanh thông báo (PA)
Hệ thống âm thanh thông báo công cộng hay còn được gọi là hệ thống P.A
(Public Address), được sử dụng để phát đi thông điệp cần thiết tới người nghe, đó có
thể là thông điêp thông báo một tin tức nội bộ, hay có thể là thông điệp cảnh báo khẩn
cấp cần sơ tán con người ra khỏi khu vực xảy ra sự cố nghiêm trọng như : hỏa hoạn,
động đất….
Hệ thống âm thanh thông báo công cụ được ứng dụng rộng rãi trong từ quy mô
công trình nhỏ như : cửa hàng bán lẻ, chuỗi shop kinh doanh cho đến những công trình
quy mô lớn như : khách sạn, chung cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,
khu vui chơi giải trí….ngoài chức năng truyền tải thông điệp khẩn cấp, hệ thống PA
còn được sử dụng để phát nhạc nền với mục đích : tạo ra môi trường dễ chịu, cảm giác
sang trọng, thoải mái cho con người.
 Sơ đồ nguyên lý tổng quát hệ thống âm thanh thông báo công cộng (PA)

95
Hình 6-12. Sơ đồ nguyên lý tổng quát hệ thống âm thanh thông báo

 Hệ thống gồm các bộ phận chính như sau:


 Bộ điều khiển trung tâm (Controller) : Có chức năng chính : chứa thông điệp
cảnh báo, lựa chọn vùng loa để thông báo. Có thể tích hợp công suất đi kèm nhằm sử
dụng cho công trình có số vùng loa ít hoặc có công suất loa nhỏ (thông thường công
suất đi kèm thường là 240W tùy theo hãng). Trên bộ controller có ngõ vào cho bàn
gọi, ngõ vào cho micro cầm tay. Có thể kết nối bộ trung tâm với thiết bị bên thứ 3 (hệ
thống báo cháy)

Hình 6-13. Bộ điều khiển trung tâm

96
 Bộ mở rộng (Router): dùng để mở rộng số vùng loa, kết nối trực tiếp với bộ
điều khiển trung tâm.
 Âm ly khuếch đại công suất: cung cấp bổ sung công suất cho hệ thống loa. Âm
ly công suất thường có thông số: 1000W/480W/240W/120W.
 Đầu phát nhạc nền (BGM /DVD player): dùng để phát nhạc nền giải trí: có thể
đọc được đĩa DVD/ thẻ nhớ SD/USB.

a.Bộ mở rộng b. Âm ly khuếch đại công suất c.Đầu phát nhạc nền
Hình 6-14. Hình ảnh bộ mở rộng, âm ly khuếch đại công suất và đầu phát nhạc nền
 Bộ sạc và lưu trữ nguồn: dùng để back-up nguồn điện khi xảy ra sự cố mất điện
đột ngột. Thời gian back-up có thể lên tới 1 tiếng.
 Bàn gọi (Call station): dạng Micro điện động có độ nhạy cao, hình dáng cổ
ngỗng đặt trên bàn tại khu vực lễ tân, phòng bảo vệ, phòng điều khiển…. Trên bàn gọi
có nút bấm chọn vùng cần thông báo. Có thể mở rộng bàn gọi bằng các bàn phím kết
nối trực tiếp bàn gọi chính qua cáp Cat5e/Cat6
 Micro thông báo khẩn (Emergency micro) : dùng để thông báo khẩn cấp khi có
hoả hoạn hoặc những tin khẩn đến các khu vực của hệ thống trong thời gian ngắn.
 Loa thông báo: là thiết bị đầu cuối của hệ thống dùng để phát ra âm thanh thông
báo. Có nhiều dạng loa thông báo, nhưng cơ bản trong hệ thống am thanh thông báo
chỉ có 3 loại sau:

97
a. Loa âm trần b. Loa hộp gắn tường c. Loa nén (loa còi)

Hình 6-15. Hình ảnh loa thông báo


 Loa âm trần : được lắp dọc theo hành lang, và khu vực văn phòng, hành lang
của tòa nhà.
 Loa hộp gắn tường : được sử dụng lắp ở trên tường hoặc góc tường ở khu vực
rộng lớn như sảnh khách sạn
 Loa nén (loa còi) : sử dụng ở những khu vực có tiếng ồn lớn : như bãi giữ xe,
tầng hầm, nhà xưởng

 Ứng dụng của hệ thống âm thanh thông báo công cộng PA.

 Trong trường học : Phát thông báo hàng ngày về các hoạt động của trường , sự
kiện đặc biệt , nội quy nhà trường.…
 Trong siêu thị, trung tâm thương mại : Thông báo cho các nhân viên trong siêu
thị , các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, tìm người lạc, cảnh báo.…
 Trong bệnh viện : Thông báo cho các thân nhân của bệnh nhân tại các hành
lang, bác sĩ và y tá.
 Trong các tòa nhà : Thông báo cho các thành viên trong tòa nhà về các quy định
của ban quản lý tòa nhà , phát nhạc nền, hướng dẫn thoát hiểm trong các trường hợp
khẩn cấp….
Ngoài ra hệ thống âm thanh thông báo công cộng còn ứng dụng vào những nơi
khác như: bến cảng, nhà xưởng, nhà xe, nhà ga, nhà kho, khách sạn, nhà hàng…
6.3. Thiết kế hệ thống điện nhẹ cho công trình
6.3.1. Các tiêu chuẩn thiết kế và các bước triển khai thiết kế điện nhẹ
a. Các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện nhẹ
- TCVN 10251:2013 Thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp thông tin trong các tòa nhà-
Yêu cầu kỹ thuật.
98
- TCVN 9373: 2012 Thiết bị trong hệ thông phân phối cáp tín hiệu truyền hình-
Yêu cầu về tương thích điện từ.
- TCVN 8698:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi đồng thông tin CAT.5, CAT.5E
–Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 8697:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi đồng vào nhà thuê bao –Yêu
cầu kỹ thuật.
- TCVN 8696:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi quang vào nhà thuê bao –Yêu
cầu kỹ thuật.
- TCVN 8665:2011 Sợi quang dùng cho mạng viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật
chung.
- TCVN 8071:2009 Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp
đất.
- TCVN 7189:2009 Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô
tuyến – Giới hạn và phương pháp đo.
- TCXDVN 175 – 2005: Mức ồn cho phép trong công trình công cộng
- IEC 60268: Thiết bị hệ thống âm thanh
b. Các bước triển khai thiết kế điện nhẹ
• Bước 1: Khảo sát, tư vấn lựa chọn thiết bị
- Khảo sát, tư vấn xác định vị trí đặt các thiết bị như: vị trí ổ cắm mạng Lan- Tel,
vị trí cục Wifi, vị trí đặt mắt camera, vị trí loa…
- Lựa chọn theo catalogue của nhà sản xuất các thiết bị phù hợp
• Bước 2: Bố trí thiết bị trên mặt bằng
Tiến hành bố trí các thiết bị của hệ thống lên mặt bằng, tham khảo mặt bằng bố trí
thiết bị điện nhẹ trong hình 6-16 , 6-17

99
Hình 6-16: Mặt bằng bố trí điện nhẹ căn hộ điển hình

100
Hình 6-17: Mặt bằng bố trí Lan- tel tầng điển hình

• Bước 3: Lựa chọn các thành phần của hệ thống điện nhẹ
- Lựa chọn cáp mạng, các thiết bị trong tủ CCTV của hệ thống camera giám sát
- Lựa chọn cáp, acess switch … trong tủ rack của hệ thống Lan

101
Hình 6-18: Cấu tạo tủ rack
• Bước 4: Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống điện nhẹ

Hình 6-19. Sơ đồ nguyên lý mạng điện thoại

102
Hình 6-20. Sơ đồ nguyên lý mạng Lan

Hình 6-21. Sơ đồ nguyên lý camera

103
6.3.2. Giải pháp thiết kế
a. Hệ thống mạng truyền dữ liệu, điện thoại Lan – tel
 Hệ thống điện thoại được thiết kế nhằm đạt mục đích:
- Đảm bảo liên lạc trong nội bộ tòa nhà (liên lạc giữa các khu vực văn phòng,
trung tâm thương mại, căn hộ).
- Đảm bảo liên lạc giữa tòa nhà với bên ngoài.

 Hệ thống mạng điện thoại cho công trình bao gồm:


- Tủ đấu dây chính đặt tại phòng kỹ thuật tổng
- Tủ đấu dây tầng (IDF) đặt tại trục kỹ thuật tầng
- Tủ đấu dây chính của căn hộ
- Dự phòng cho khu vực trung tâm thương mại và văn phòng
- Các ổ cắm điện thoại
- Hệ thống cáp
 Hệ thống internet được thiết kế nhằm đạt mục đích: Tạo cơ sở hạ tầng cho các
văn phòng, căn hộ có thể sử dụng dịch vụ mạng internet nếu có yêu cầu.
 Hệ thống mạng internet của công trình được chia làm 2 hệ thống riêng biệt, đó
là hệ thống mạng cho khối văn phòng, khu dịch vụ cho thuê và hệ thống mạng cho
khối chung cư thương mại
- Hạ tầng cáp quang sẽ được thiết kế theo giải pháp GPON.
- Cáp quang sẽ kết nối từ tủ trung tâm MDF đến tủ IDF đặt tại các tầng
- Khu căn hộ: Mỗi căn hộ bố trí một tủ đấu dây chung cho các hệ thống điện nhẹ:
hệ thống điện thoại, mạng internet, hệ thống truyền hình… tủ đấu dây đã được tính
đến trong phần điện thoại. Nút mạng được bố trí trong các phòng ngủ, mạng cáp được
kết nối đến tủ đấu dây căn hộ, đặt sẵn đầu chờ trong tủ.
- Khu vực văn phòng cho thuê: việc bố trí nút mạng sẽ được thực hiện theo yêu
cầu của bên thuê cho phù hợp với việc phân chia phòng và công năng sử dụng.
- Các ổ cắm mạng internet lắp âm tường, được lắp đặt ở độ cao 0.4m so với mặt
nền hoàn thiện.
- Cáp mạng luồn trong ống PVC chôn ngầm tường, trần.
b. Hệ thống camera quan sát ( CCTV)

104
 Hệ thống camera quan sát được thiết kế nhằm mục đích đảm bảo an ninh cho
tòa nhà, bảo vệ con người và tài sản trong tòa nhà. Hệ thống thực hiện chức năng kiểm
soát, theo dõi liêntục 24/24h và quản lý lưu trữ những thông tin cần thiết về nhân sự ra
vào tòa nhà và các khu vực quan trọng, lưu trữ hình ảnh theo giờ, khu vực cần thiết.
 Hệ thống camera giám sát được chia làm 2 hệ thống riêng biệt là hệ thống
camera cho khu văn phòng, dịch vụ cho thuê và hệ thống camera cho khối chung cư
thương mại
 Camera được lắp đặt để giám sát các khu vực công cộng như tầng hầm, sảnh
chính, cầu thang và khu vực ngoài nhà...
 Cáp được đi trong ống luồn dây đặt ngầm tường trần, hay đi nổi phía trên trần
giả tùy theo vị trí cụ thể, tại các vị trí có máng cáp, cáp được đi trong máng cáp
 Toàn bộ tín hiệu được đưa về trung tâm điều khiển đặt tại phòng thường trực
của công trình.
 Các camera được quan sát trên các màn hình chuyên dụng hoặc từ các máy tính
kết nối với hệ thống thông qua mạng LAN/WAN.
 Các camera được lựa chọn phù hợp với từng vị trí lắp đặt không những đảm
bảo tính thẩm mỹ đồng thời phát huy những tính năng phù hợp nhất với từng điều kiện
lắp đặt và sử dụng.
 Các camera lắp đặt trên trần, tường phải được cố đinh một cách chắc chắn đảm
bảo an toàn.
c. Hệ thống âm thanh thông báo ( PA)

 Hệ thống truyền thanh báo sự cố được thiết kế cho toà nhà nhằm phục vụ các
mục đích thông báo thông tin điều hành, thông tin khẩn cấp (như báo động, khủng bố,
báo cháy...) và phát nhạc nền.
 Hệ thống âm thanh cho công trình được chia làm 2 hệ thống riêng biệt cho, đó
là hệ thống âm thanh cho khối văn phòng, dịch vụ cho thuê và hệ thống âm thanh cho
khối chung cư thương mại
- Trong điều kiện bình thường hệ thống có thể phát nhạc nền, phát đi các thông
báo chung tới mọi khu vực trong tòa nhà.
- Trong trường hợp sự cố hệ thống làm nhiệm vụ cảnh báo, hướng dẫn thoát nạn.
Khi có cháy hệ thống sẽ thông báo vị trí xảy ra cháy và chỉ dẫn lối thoát nạn cho mọi
người có mặt trong tòa nhà.

105
- Thứ tự ưu tiên phát thanh: phát tin khẩn cấp, thông báo công cộng, phát nhạc
nền.
- Hệ thống có thể truyền tín hiệu phát thanh theo vùng, nhóm, tầng, được thiết kế
theo cấu hình mạng loa chia thành nhiều vùng loa (zone) để thông báo theo vị trí
hoạch định.
- Loa được sử dụng cho hệ thống được lắp đặt trên đường dây tín hiệu điện
thanh, bao gồm loa gắn trần, tường hoặc cột
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 6
Câu 1: Em hãy trình bày tổng quan về hệ thống điện nhẹ trong tòa nhà
Câu 2: Em hãy kết tên các thiết bị trong hệ thống điện nhẹ tòa nhà
Câu 3: Em nêu cơ sở thiết kế và các bước thiết kế hệ thống điện nhẹ
Câu 4: Trình bày giải pháp thiết kế hệ thống camera giám sát
Câu 5: Trình bày giải pháp thiết kế hệ thống âm thanh thông báo (PA)
Câu 6: Trình bày giải pháp thiết kế hệ thống mạng truyền dữ liệu, điện thoại ( Lan – tel)

106
CHƯƠNG 7: NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về hệ thống nối đất chống
sét bao gồm: Các trang thiết bị trong hệ thống nối đất, tính toán hệ thống nối đất, các
thiết bị trong hệ thống chống sét và tính toán hệ thống chống sét.

7.1. Đặt vấn đề


Hệ thống cung cấp điện làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng đến các hộ
tiêu dùng điện. Vì vậy đặc điểm quan trọng của hệ thống cung cấp điện là phân bố trên
diện tích rộng và thường xuyên có người làm việc với các thiết bị điện. Cách điện của
các thiết bị điện bị chọc thủng, người vận hành không tuân theo các quy tắc an
toàn...đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn điện giật. Sét đánh trực tiếp
hoặc gián tiếp vào các thiết bị điện không những làm hư hỏng các thiết bị điện mà còn
gây nguy hiểm cho người vận hành. Vì thế trong hệ thống cung cấp điện nhất thiết
phải có các biện pháp an toàn có hiệu quả và tương đối đơn giản là thực hiện việc nối
đất và đặt các thiết bị chống sét.
Mức độ tổn thương do điện giật phụ thuộc vào cường độ, thời gian tác dụng và
đường đi của dòng điện chạy qua người, đồng thời cũng phụ thuộc vào tình trạng sức
khỏe và tính chất cách điện của cơ thể người bị điện giật. Nói chung dòng điện có trị
số khoảng 100mA đã có thể làm chết người, song cũng có trường hợp người bị chết
khi dòng điện chỉ khoảng 5 - 10mA mà thôi, đó là vì còn phụ thuộc vào sức khỏe của
nạn nhân.
Tai nạn điện giật thường xảy ra do người vận hành vô ý chạm phải bộ phận
mạng điện hoặc do tiếp xúc với các bộ phận của thiết bị điện bình thường không mang
điện nhưng do cách điện bị hỏng trở nên có điện. Để tránh điện giật trước tiên bình
thường không mang điện nhưng do cách điện bị hỏng trở nên có điện. Để tránh điện
giật trước tiên phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc vận hành các thiết bị điện, thứ nữa
người ta thực hiện việc nối đất cho các bộ phận có thể bị mang điện khi cách điện
hỏng: thông thường các vỏ máy bằng kim loại đều phải nối đất.
7.2. Nối đất và trang bị nối đất
7.2.1. Nối đất

107
Nối đất là biện pháp an toàn trong hệ thống cung cấp điện. Nếu cách điện bị hư
hỏng vỏ thiết bị điện này sẽ mang điện áp và có dòng rò chạy từ vỏ thiết bị điện xuống
thiết bị nối đất. Lúc này nếu có người vận hành chạm phải vỏ thiết bị điện thì từ điện
trở của người Rng được mắc song song với điện trở nối đất Rđ, do đó dòng điện chạy
qua người sẽ bằng:
Rd
I ng  .Id (7-1)
Rng

Trong đó: Ing: Dòng điện chạy qua người


Rđ: Điện trở đất
Rng: Điện trở người
Id: Dòng điện chạy qua điện trở nối đất
Từ biểu thức trên thấy rằng, nếu thực hiện nối đất tốt để có Rd Rng thì dòng
điện chạy qua người sẽ rất nhỏ đến mức không gây ra nguy hại cho người. Thông
thường điện trở của người khoảng 800 đến 500000  tùy thuộc vào tình trạng da ẩm
ướt hay khô ráo. Còn điện trở nối đất an toàn theo quy định phải nằm trong khoảng 4 -
10  .
7.2.2. Trang bị nối đất
Trang bị nối đất bao gồm các điện cực và dây dẫn nối đất. Các điện cực nối đất
(có thể là cực hoặc thanh) được chôn trực tiếp trong đất, các dây nối đất dùng để nối
liền các bộ phận được nối đất với các điện cực nối đất.
Khi có trang bị nối đất, dòng điện ngắn mạch xuất hiện do cách điện của thiết bị
điện với vỏ hư hỏng sẽ chạy qua vỏ thiết bị theo dây dẫn nối xuống các điện cực và
chạy tản vào trong đất (Hình 7-1)
Trong hình 7-1 cho đường cong phân bố thế trên mặt đất. Mặt đất tại chỗ đặt
điện cực (điểm 0) có điện thế lớn nhất, càng xa điện cực, thế suy giảm dần. Tại a và a’
cách 0 một khoảng 15-20 m, thế nhỏ tới mức không đáng kể có thể coi như bằng 0.

108
Hình 7-1. Sự phần bố thế khi có dòng điện khuếch tán trong đất đối với trang bị nối đất
dùng một cực nối đất

a.Mặt bằng b. Mặt đứng


Hình 7-2. Thiết bị nối đất

Điện trở đất là điện trở của khối đất nằm giữa điện cực và bề mặt có mặt có thế
bằng không. Nếu bỏ qua điện trở của dây nối đất thì điện trở nối đất thì điện trở nối đất

109
được xác định theo công thức sau:

Ud
Rd 
Id (7-2)
Trong đó: Ud - điện áp của trang bị nối đất đối với đất.
Như vậy, nối đất là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng trong hệ thống cung cấp
điện góp phần vận hành an toàn cung cấp điện
Sét đánh trực tiếp vào đường dây và trạm biến áp là sự cố nghiêm trọng làm hư
hỏng thiết bị và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, trong hệ thống cung
cấp điện phải có biện pháp chống sét nhằm bảo vệ đường dây và trạm khỏi bị sét đánh
trực tiếp và giảm nhẹ ảnh hưởng của sét.
Tóm lại, trong hệ thống cung cấp điện có ba loại nối đất:
- Nối đất an toàn: thiết bị nối đất loại này được nối vào vỏ thiết bị điện’
- Nối đất làm việc: Thiết bị nối đất loại này được nối vào trung tính của máy biến áp
- Nối đất chống sét: thiết bị nối đất loại này được nối và kim thu lôi.

Nối đất an toàn và nối đất làm việc có thể dùng chung một trang bị nối đất.
Nối đất chống sét phải dùng trang bị nối đất riêng biệt và phải đặt cách trang bị nối
đất an toàn và làm việc ít nhất 5m.
Nếu tay người hoặc bộ phận nào đó của cơ thể người chạm vỏ thiết bị thì điện áp
tiếp xúc Utx nghĩa là điện áp giữa chỗ chạm nhau ở cơ thể người với chân người được
xác định:

U tx  d   (7-3)
Trong đó:
d - thế lớn nhất tại điểm 0
 - thế tại điểm trên mặt đất, chỗ chân người đứng
Khi người đi đến gần thiết bị hỏng cách điện thì xuất hiện điện áp bước giữa hai
chân Ub. Điện áp bước được xác định như sau:
U b  1  2 (7-4)
Để tăng an toàn, tránh trường hợp Utx và Ub còn khá lớn có thể gây nguy hiểm
đến tính mạng con người, ta dùng hình thức nối đất phức tạp hơn bằng cách bố trí
thích hợp các điện cực trên diện tích đặt thiết bị điện và đặt mạch vòng xung quanh
thiết bị điện.

110
7.3. Tính toán trang bị nối đất
7.3.1. Cách thực hiện nối đất
Có hai loại nối đất tự nhiên và nối đất nhân tạo:
Nối đất tự nhiên là sử dụng các ống dẫn nước hay các ống dân kim loại khác
(trừ các ống dẫn nhiên liệu lỏng và khí dễ cháy) đặt trong đất, các kết cấu bằng kim
loại của nhà cửa, các công trình có nối đất, các vỏ bọc kim loại cảu cáp đặt trong
đất...làm trang bị nối đất. Khi tính toán trang bị nối đất cần phải tận dụng các vật nối
đát tự nhiên có sẵn. Điện trở nối đất tự nhiên của các vật nối đất tự nhiên được xác
định bằng cách đo lường thực tế tại chỗ hay lấy theo các tài liệu thực tế.
Nối đất nhân tạo: thường được thực hiện bằng cọc thép, ống thép, thanh thép
dẹp hình chứ nhật hoặc thép góc dài 2 – 3m chôn sâu xuống đất sao cho đầu trên của
chúng cách mặt đất khoảng 0,5 – 0,7m. Nhờ vậy giảm được sự thay đổi của điện trở
nối đất theo thời tiết.
Các ống thép hay thanh thép nối đất được nối với nhau bằng cách hàn với thanh
thép nằm ngang đặt ở độ sâu 0,5 -0,7 m. Để chống ăn mòn, các ống thép đặt trong đất
phải có bề dày không được nhỏ hơn 3,5 mm, các thanh thép dẹt, thép góc không được
nhỏ hơn 4 mm. Tiết diện nhỏ nhất cho phép của thanh thép là 48 mm2.
Dây nối đất cần có tiết diện thỏa mãn độ bền cơ khí và ổn định nhiệt, chịu được
dòng điện cho phép lâu dài. Dây nối không được bé hơn 1/3 tiết diện dây dẫn pha,
thường dùng thép có tiết diện 120mm2 nhôm 35mm2 hoặc đồng 25mm2
Điện trở nối đất của trang bị nối đất không được lớn hơn các trị số đã được quy
định trong các quy phạm
Đối với lưới điện trên 1000 V có dòng điện chạm đất lớn, tức là trong các mạng
điện có điểm trung tính trực tiếp nối đất hay nối đất qua một điện trở nhỏ (mang điện
100 kV và cao hơn) khi xảy ra ngắn mạch, bảo vệ role tương ứng sẽ cắt bộ phận hư
hỏng hoặc thiết bị điện ra khỏi mạng điện. Sự xuất hiện điện thế trên trang bị nối đất
chỉ có tính chất tạm thời. Xác xuất xảy ra ngắn mạch chạm đất đồng thời với việc
người tiếp xúc với vỏ thiết bị điện mang điện áp rất nhỏ nên quy phạm không quy định
điện áp lớn nhất cho phép mà chỉ đòi hỏi ở bất khì thời gian nào trong năm điện trở
của trang thiết bị nối đất cũng phải thõa mãn:
Rd  0,5 (7-5)

111
Trong mạch có dòng chạm đất lớn bắt buộc phải nối đất nhân tạo trong mọi
trường hợp không phụ thuộc vào nối đất tự nhiên, điện trở nối đất nhân tạo không
được lớn hơn 1 
Với lưới điện có điện áp trên 1000V, dòng điện chạm đất bé tức là mang điện
có điểm trung tính không nối đất trực tiếp hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang thường
bảo vệ rơle không tác động cắt bộ phận hoặc thiết bị điện chạm đất cũng sẽ tồn tại lâu
dài làm tăng xác xuất người tiếp xúc với thiết bị có điện áp Ud. Vì vậy quy phạm quy
định điện trở của trang bị nối đất tại thời điểm bất kì trong năm sau:
- Khi dùng trang bị nối đất chung cho cả điện áp và trên 1000V
125
Rd  (7-6)
Id
- Khi dùng riêng trang bị nối đất cho các thiết bị điện áp trên 1000V
250
Rd  (7-7)
Id
Trong đó:
125 và 250 - điện áp lớn nhất cho phép của trang bị nối đất.
Id - dòng điện tính toán chạm đất một pha.
Trong cả hai trường hợp, điện trở nối đất không được vượt quá 10 
Đối với mạng điện có điện áp dưới 1000V, điện trở nối đất tại mọi thời điểm
trong năm không được vượt quá 4  (riêng với các thiết bị nhỏ, công suất tổng của
máy phát điện và máy biến áp không vượt quá 100kVA, cho phép tới 10  ).
Nối đất an toàn trong tòa nhà thực hiện như sau:
- Toàn bộ ổ cắm điện , máy điều hòa nhiệt độ, vỏ tủ bảng điện, thang và máng
cáp đều được nối đất, nối không an toàn điện, điện trở nối đất R < 4.
- Sử dụng Cọc nối đất bằng các thép bọc đồng dài 2.4m chôn cách nhau và liên
kết với nhau bằng băng đồng trần.Việc liên kết giữa cọc đồng, băng đồng và cáp đồng
thoát sét bằng bộ kẹp đặc chủng nối đất tạo cho hệ thống tiếp đất có điện trở 4.
- Sau khi đóng cọc tiếp đất, ta tiến hành đo điện trở tiếp đất, nếu không đạt điện
trở tiếp đất cho phép thì đóng thêm cọc hoặc đổ hóa chất để đạt điện trở cho phép.
Nối đất lặp lại của dây trung tính trong mạng 380/220V phải có điện trở không
quá 10 

112
Trường hợp có nhiều thiết bị phân phối có điện áp khác nhau đặt trên cùng một
khu đất trang bị nối đất chung. Điện trở nối đất chung cần phải thỏa mãn yêu cầu của
trang bị nối đất nào đòi hỏi điện trở nhỏ nhất
Đối với thiết bị điện có điện áp cao hơn 1000V có dòng điện chạm đất bé và có
các thiết bị điện có điện áp đến 100V nên sử dụng nối đất tự nhiên có sẵn. Nếu trị số
của điện trở nối đất tự nhiên nhỏ hơn trị số tính toán đã nói trên thì không cần thực
hiện nối đất nhân tạo.
Đối với đường dây tải điện trên không cần nối đất các cột bê tông cốt thép và
cột sắt tất cả đường dây tải điện 35 kW, các đường dây 3 – 20 kV chỉ cần nối đất ở khu
vực có dân cư. Cần nối đất các cột bê tông cốt thép, cột sắt, cột gỗ của tất cả các loại
đường dây ở mọi cấp điện áp khi có đặt thiết bị bảo vệ chống sét hay dây chống sét.
Điện trở nối đất cho phép của cột phụ thuộc vào điện trở suất của đất bằng 10 – 30  .
Trên các đường dây tải điện trên không cần nối đất các cột bê tông cốt thép và
cột sắt của tất cả các đường dây tải điên 35kV ,các đường dây 3-20kv chỉ cần nối đất
khu vực có dân cư .Cần nối đất cá cột bê tông cốt thép ,cột sắt , cột gỗ ở tất cả các loại
đường dây ở mọi cấp điện áp khi có đặt thiết bị bảo vệ chống sét hay dây chống sét.
Điện trở nối đất cho phép của cột phụ thuộc vào điện trở suất của đất và bằng 10-30 
Trên các đường dây ba pha bốn dây điện áp 380/220 V có điểm trung tính trực
tiếp nối đất, các cột sắt, xà sắt của cột bê tông cốt thép cần phải được nối với dây trung
tính.
Trong các mạng điện có điện áp dưới 1000V có điểm trung tính cách điện, các
cột sắt và bê tông cốt thép cần có điện trở nối đất không quá 50 Ω
Điện trở nối đất chủ yếu xác định bằng điện trở suất của đất, hình dạng kích
thước điện cực và độ chôn sâu trong đất.
Điện trở suất của đất phụ thuộc vào thành phần , mật độ , độ ẩm và nhiệt độ của
đất và chỉ có thể xác định chính xác bằng đo lường .Các trị số gần đúng của điện trở
suất của đất  ( khi độ ẩm bằng 10-20% về trọng lượng ) tính bằng  .cm như sau :
Cát 7.104
Cát lẫn đất 3.104
Đất sét, đất sét lẫn sỏi (độ dày của lớp đất sét từ 1 đến 3m) 1.104
Đất vườn, đất ruộng 0,4.104
Đất bùn 0,2 .104

113
Điện trở suất của đất không phải cố tình trong năm mà thay đổi do ảnh hưởng
của độ ẩm và nhiệt độ của đất, do đó điện trở của trang bị nối đất cũng thay đổi. Vì vậy
trong tính toán nối đất phải dùng điện trở tính toán là trị số lớn nhất trong năm.
tt  kmax . (7-8)
Trong đó: kmax – hệ số tăng cao, phụ thuộc vào điều kiện của nơi sẽ xây dựng
trang bị nối đất; kmax còn được gọi là hệ số mùa
Đối với các ống và thanh thép góc dài 2-3m, khi đầu trên cách mặt đất 0,5- 0,8
m thì kmax =1,2 - 2, còn với thanh thép dẹt đặt nằm ngang cách mặt đất 0,8m thì kmax
=1,5 - 7.
7.3.2. Tính toán nối đất nhân tạo
Tính toán nối đất nhân tạo theo trình tự sau đây:
 Xác định điện trở nối đất Rđ theo quy định của quy phạm về nối đất.
 Xác định điện trở nối đất của một cọc:
0,366  2l 1 4t  1 
Rlv   .kmax .  lg  log , (7-9)
l  d 2 4t  1 
Trong đó:
 - điện trở suất của đất,  /cm.
kmax = 1,5 hệ số mùa;
d- đường kính ngoài của cọc m;
l- chiều dài của cọc m;
t- độ chôn sâu của cọc, tính từ mặt đất tới điểm giữa của cọc, cm.
Đối với thép góc có bề rộng của cạnh là b, đường kính ngoài đẳng trị được tính:
d = 0,95.b (7-10)
Thông thường người ta dùng thép góc L60 x60 x6 dài 2,5 cm để làm cọc thẳng
đứng của thiết bị nối đất. Với tham số cọc như trên, công thức (7-9 ) có thể tính gần
đúng như sau:
R1c= 0,00298.  , (7-11)
Trong đó:
 - điện trở suất của đất,  /cm
Nếu  là số liệu đo trong mùa mưa thì phải nhân thêm hệ số kmax để tìm được giá trị
lớn nhất
   kmax . ,  / cm (7-12)

114
kmax=1,5  2
 Xác định sơ bộ số cọc

Số cọc thường được xác định theo kinh nghiệm, đồng thời cũng có thể xác định
sơ bộ theo công thức sau:
R1c
n (7-13)
c Rd
Trong đó:
R1c – điện trở nối đất của một cọc, ôm tính theo công thức (7-9) hoặc (7-11);

Rd - điện trở của thiết bị nối đất theo quy định, Ω.

c - hệ số sử dụng cọc, tra bảng

Theo quy định số cọc không được ít hơn hai.


 Xác định điện trở của thanh nối nằm ngang:
0,366 2l 2
Rt  . max lg , (7-14)
l bt

Trong đó:
max – điện trở suất của đất ở độ sâu chôn thanh nằm ngang, ôm /cm ( lấy độ sâu -

0,8m);
l- chiều dài (chu vi) mạch vòng tạo nên bởi các thanh nối cm
b- bề rộng thanh nối, cm (thường lấy b=4cm)
t – chiều sâu chôn thanh nối, cm (thường lấy t =0,8cm)
Điện trở của thanh nối thực tế còn cần phải xét đến hệ số sử dụng thanh ƞt, tra bảng
PL6.6:
Rt
Rt'  , (7-15)
t
Xác định điện trở (khuếch tán) của n cọc chôn thẳng đứng Rc, từ công thức (7-13) ta
R1c
Rc  (7-16)
n
Xác định điện trở (khuếch tán) của thiết bị nối đất gồm hệ thống cọc và thanh nối nằm
ngang:
Rc .Rt
Rnd  (7-17)
Rc .  Rt

115
So sánh điện trở nối đất tính được Rnđ với điện trở nối đất theo quy định Rđ, nếu Rnđ >
Rđ thì phải tăng số cọc lên và tính lại.
Ví dụ
Tính nối đất lặp lại trong mạng 380/220V, máy biến áp cung cấp điện cho mạng
có công suất lớn hơn 100 KVA cho điện trở suất của đất  =2.104 Ωcm, kmax =1,4.
Giải
Theo quy định đối với máy biến áp có công suất lớn hơn 100kva điện trở nối
đất lặp lại không được vượt quá 10 Ω, vây chọn Rđ=10 Ω
Thiết bị nối đất được dự kiến như sau:
Dùng n=10 cọc sắt L60x 60x6 dài 2.5m chôn sâu 0,7m các cọc được chôn thành
mạch vòng cách nhau 5m , tra bảng được hiệu suất sử dụng cọc n c =0,69
Theo (7-11) tính được điện trở khuếch tán của một cọc:

Rtc  0,00298.1, 4.2.104  84


Điện trở khuếch tán của 10 cọc:
R1c 84
Rc    12
n 10.0, 69

Thanh nối có chiều rộng 4cm được chôn ở độ sâu 0,8m, thanh nối được nối qua 10 cọc
và nối đến cột điện gần nhất cách 10m vậy chiều dài thanh nối là 60m

Hình 7-3: Mặt bằng bố trí cọc cho ví dụ


Điện trở khuếch tán của thanh nối, theo ( 7-14) được :
0,366 60002
Rt'  .2.104.1, 4.lg  14,5
6000 4.80
Tra bảng được hiệu suất sử dụng thanh nối nc =0,4 vậy:
14,5
Rt   36, 2
0, 4

116
Điện trở của thiết bị nối đất theo (7-17) ta có:
Rc .Rt 12.36, 2
Rnd    9  10 Ω
Rc . t 12  36, 2
Như vậy thiết bị nối đất theo thiết kế đã thỏa mãn yêu cầu.
7.4. Sét và thiết bị chống sét
Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây tích điện và đất hay
giữa các mây mang điện tích trái dấu. Các công trình về điện như đường dây tải điện,
các trạm biến áp, trạm phân phối, tòa nhà ... là những nơi dễ bị sét đánh. Vì vậy phải
có biện pháp bảo vệ chống sét để tránh cho các công trình bị sét đánh trực tiếp.
7.4.1. Bảo vệ chống sét cho đường dây tải điện.
Trong vận hành, sự cố cắt đện do sét đánh vào các đường dây tải điện trên
không chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ sự cố của hệ thống điện. Bởi vậy bảo vệ chống sét
cho đường dây có tầm quan trọng rất lớn trong việc đảm bảo vận hành an toàn và cung
cấp điện liên tục.
Để đảm bảo chống sét cho đường dây, tốt nhất nên đặt dây chống sét lên toàn
bộ đường dây. Song biện pháp này rất đắt. Vì vậy nó chỉ được dùng cho các đường
dây 110 -220 kV cột sắt và cột bê tông cốt sắt. Đường dây điện áp đến 35kV cột sắt và
cột bê tông cốt sắt ít được bảo vệ toàn tuyến.
Tuy nhiên các cột của các đường dây này cũng như cột đường dây 110-220kV
đều phải nối đất. Trang bị nối đất được tính như ở mục 7-2. Điện trở nối đất được quy
định Rd ≤ 10Ω. Để tăng cường khả năng chống sét, các đường dây có thể đặt chống sét
ống hoặc tăng thêm bát sứ ở những nơi cách điện yếu, những cột vượt cao, chỗ giao
chéo với đường dây khác, những đoạn tới trạm. Còn ở những đường dây yêu cầu mức
an toàn cung cấp điện rất cao tốt nhất là dùng đường dây cáp.
Dây chống sét: Tùy theo cách bố trí dây dẫn trên cột có thể treo một hoặc hai
dây chống sét. Các dây chống sét được treo trên đường dây tải điện sao cho dây dẫn
của cả ba pha đều nằm trong phạm vị bảo vệ của các dây chống sét.
7.4.2. Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp
7.4.2.1. Bảo vệ sét đánh trực tiếp
Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp cho các thiết bị điện và các công trình khác đặt
trong trạm biến thực hiện bằng các cột thu lôi. Cột thu gồm kim thu lôi bằng kim loại

117
đặt trên cột cao hơn vật được bảo vệ để thu sét và dây dẫn sét xuống đắt cùng với trang
bị nối đất (xem hình 7-3).

a) Cột thu lôi b) Phạm vi bảo vệ


1. Kim thu lôi; 2. Cột đỡ bằng bêtông; 3. Dây dẫn sét; 4. Thiết bị nối đất
Hình 7-4. Cột thu lôi và phạm vi bảo vệ
Khoảng không gian gần cột thu lôi mà vật được bảo vệ đặt trong đó rất ít khả
năng bị sét đánh gọi là phạm vị bảo vệ của cột thu lôi.
Phạm vi bảo vệ của một cột thu lôi (hình 7-4 b) là hình nón cong tròn xoay có
tiết diện ngang là những hình tròn ở độ cao h, có bán kính R. Trị số của bánh kính bảo
vệ R, được xác định theo công thức đơn giản sau:
2 hx
- Ở độ cao hx  h ; Rx  1,5.h.(1  ).P (7-18)
3 0,8h
2 hx
- Ở độ cao hx  h ; Rx  0,75.h.(1  ).P (7-19)
3 h
Trong đó:
hx – chiều cao của đối tượng được bảo vệ nằm trong vùng bảo vệ của cột thu lôi;

P – hệ số, với h≤30 thì P=1, với h>30m thì P  5,5 h


Nếu diện tích của trạm biến áp lớn người ta phải đặt nhiều cột thu lôi sao cho cả trạm
biến áp nằm trong phạm vi bảo vệ (xem hình 7-5).

118
a) Hai cột thu lôi b. Bốn cột thu lôi
Hình 7-5. Phạm vi bảo vệ của các cột thu lôi
Đối với trường hợp hai cột thu lôi hình 7- 5a khoảng cách a giữa hai cột phải
thỏa mãn a / ha  7 thì hai cột thu lôi mới có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, trong đó

ha  h  hx là chiều cao tác dụng của cột thu lôi. Bề ngang hẹp nhất của phạm vi
bảo vệ ở độ cao hx được tính theo công thức sau:
7 ha  a
bx  2 Rx (7-20)
14ha  a
Độ cao thấp nhất của phạm vi được bảo vệ xác định:
a
h0  h  (7-21)
7
Đối với trường hợp bốn cột thu lôi hình 7-5b phần ngoài bao quanh của khu vực
bảo vệ cũng được xác định theo công thức nêu trên. Ngoài ra còn phải kiểm tra khoảng
cách đường chéo D, vật có độ cao h, sẽ được bảo vệ hoàn toàn nếu thỏa mãn điều kiện:
D  8(h  hx ) với h ≤ 30 m (7-22)

D  8(h  hx ).P với h >30 m.

Ví dụ
Hãy tính toán vùng bảo vệ của hai cột thu lôi có chiều cao h=10 m, khoảng cách
giữa các cột thu lôi a=8m.Trang thiết bị được bảo vệ có kích thước như sau: cao
hx=8m, rộng d=2m, dài c=7m.
Kiểm tra xem vùng bảo vệ có bao kín trang thiết bị nói trên không?

119
Hình 7-6. Hình ảnh bài ví dụ
Giải:
Chúng ta phải tính toán vùng bảo vệ ở độ cao hx= 8 m có bao kín diện tích đáy
của thiết bị c x d= 2x7m hay không?
Chiều cao tác dụng của cột thu lôi :

ha  h  hx  10  8  2 m
Từ công thức (7-18) trong đó h = ha , hx= 0 ta xác định được bán kính Rx ở độ cao hx
Rx  1, 5.2  3m
Dùng công thức 7-20 để tìm bx:
7 ha  a 7.2  8
bx  2 Rx  2.3.  1,8m
14ha  a 14.2  8
Vậy khoảng cách hẹp nhất của vùng bảo vệ là: 2 x1,8= 3,6 (m)
Dùng công thức 7-21 để tìm chiều cao thấp nhất của vùng bảo vệ
a 8
h0  h   10   8,9m
7 7

120
Theo tính toán ta được:
hx = 8m< h0 =8,9m
d = 2m< 2. bx= 3,6m
c = 7m< a =8m
Vậy trang thiết bị được bảo vệ hoàn toàn.
7.4.2.2. Bảo vệ chống sét từ đường dây truyền tải vào trạm
Các đường dây trên không dù có được bảo vệ chống sét hay không thì các thiết bị
điện có nối với chúng đều phải chịu tác dụng của sóng sét truyền từ dây đến. Biên độ
của quá diện áp khí quyển có thể lớn hơn diện áp cách diện của thiết bi, dẫn đến chọc
thủng cách diện phá hoai thiết bị và mach điện bị cát ra. Vì vây, để bảo vệ các thiết bi
trong trạm biến áp tránh sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào phải dùng các thiết
bị chống sét. Các thiết bi chóng sét này sẽ hạ thấp biên độ sóng quá điện áp đến trị số
an toàn cho cách điện cần được bảo vệ (cách diện của máy biên áp và các thiết bị khác
đặt trong tram).
Thiết bị chống sét chủ yếu cho trạm biến áp là chống sét van (CSV) kết hợp với
chong sét ong (CSO) và khe hở phóng diện.
Khe hở phóng điện là thiết bị chống sét đơn gián nhất gồm hai điện cuực, trong
đó một diện cực nối với mạch điện còn điện cực kia nối đất (hình 7-7).

Hình 7-7. Khe hở phóng điện Hình 7-8. Chống sét ống
Khi làm việc bình thường khe hở cách ly những phần tử mang điện (dây dẫn)
với đất. Khi có sóng quá điện áp chạy trên đường dây, khe hở phóng điện sẽ phóng
điện và truyền xuống đất. Ưu điểm của loại thiết bị này là đơn giản, rê tiên. Song vì nó
không có bộ phận dập hồ quang nên khi nó làm việc bảo vệ rơle có thể sẽ cắt mạch
điện. Vì vây khe hở phóng điện thưong chỉ được dùng làm bảo vệ phụ (ví dụ, bảo vệ
máy biến áp) cũng như làm một bộ phận trong các loai chong sét khác.

121
Chống sét ống (CSO) có sơ đồ nguyên lý cấu tạo như hình 7-8 chống sét ống
gồm hai khe hở phóng điện S1, S2. Trong đó khe hở S1, được đặt trong ống làm bằng
vật liệu sinh khí như fibrôbakêlit vinipơlát. Khi có sóng quá điện áp S1 và S2 đều
phóng điện. Dưới tác dụng của hà quang, chất sinh khí phát nóng và sản sinh ra nhiêu
khí làm cho áp suất trong ống tăng tới hàng chuc ata và thoi tát ho quang.
Khả năng dập hồ quang của chống sét ống rất hạn chế. Ứng với một trị số dòng
diện giới hạn nhất định, nếu dòng diện lớn, hồ quang không bị dập tắt gây ngắn mạch
tạm thời làm cho bảo vệ role có thể cắt mạch điện.
Chống sét ống chủ yếu dùng dể bảo vệ chống sét cho các dường dây không treo
dường dây chống sét cũng như làm phần tử phụ trong các sơ đồ bảo vệ trạm biến áp.
Chống sét van (CSV) gồm có hai phần tử chính là khe hở phóng điện và điện
trở làm việc. Khe hở phóng diện của chống sét van là một chuỗi các khe hở có nhiệm
vụ như đã xét ở trên. Điện trở làm việc là điện trở phi tuyến có tác dụng hạn chế trị số
dòng diện kế tục (dòng ngắn mạch chạm đất) qua chống sét van khi sóng quá điện áp
chọc thủng các khe hở phóng diện.
Dòng điện này được duy trì bởi điện áp định mức của mạng diện. Cần phải hạn
chế dòng điện kế tục để dập tắt hồ quang trong khe hở phóng diện sau khi chống sét
van làm việc.
Nếu tăng điện trở làm việc thì sẽ làm cho dòng kế tục giảm xuống. Nhưng cần
chú ý là khi sóng quá điện áp tác dụng lên chống sét van, dòng xung kích có thể đạt tới
vài ngàn ampe đi qua điện trở làm việc, tạo nên trên điện trở đó một điện áp xung kích
gọi là điện áp dư của chống sét van.
Để bảo vệ cách điện phải giảm điện áp dư, do đó cần phải giảm điện trở làm
việc.
Như vậy, trị số của điện trở làm việc phải thoả mãn hai yêu cầu trái ngược
nhau: cần phải có trị số lớn để hạn chế dòng kế tục và lại cần có trị số nhỏ để hạn chế
điện áp dư.
Chất vilit thoả mãn được hai yêu cầu này nên nó được dùng làm điện trở của
chống sét van. Điện trở của nó giảm khi tăng điện áp đặt vào và điện trở của nó tăng
khi điện áp giảm xuống bằng điện áp của mạng
Bảo vệ chống sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm biến áp đạt được
bằng cách dat chống sét van và các biên pháp bảo vệ đoạn dây gần trạm (hình 7-9)

122
Hình 7-9. Sơ đồ bảo vệ trạm 35-110kV
Đoạn gần trạm 1 – 2 km được bảo vệ bởi dây chống sét để ngăn ngừa sét đánh
trực tiếp vào đường dây. CSO 1 đặt ở đầu đoạn đường dây gần trạm nhằm hạn chế
biên độ chống sét.
Nếu đường dây được bảo vệ bằng đường dây chống sét (DCS) toàn tuyến
không cần đặt CSO1.
CSO2 dùng để bảo vệ máy cắt khi nó ở vị trí cắt.
Với trạm 3 – 10kV được bảo vệ theo sơ đồ đơn giản, không cần đặt DCS ở đoạn
gần trạm mà chỉ cần đặt CSO ở cách trạm khoảng 200m, trên thanh góp của trạm hay
sát máy biến áp đặt CSV.
Ngoài ra để bảo vệ chống quá điện áp cho trạm còn cần phải phối hợp với cách
điện của trạm biến áp
Nối đất chống sét cho trạm cần phải đảm bảo những quy định sau:
- Với trạm có trung tính trực tiếp nối đất điện áp từ 110kV điện trở nối đất cho
phép là 0,5 
- Với trạm có trung tính cách điện, điện áp dưới 100kV điện trở nối đất cho
phép là 4 
- Với trạm công suất bé (dưới 100kVA) điện trở nối đất cho phép là 10  .
7.4.3 Bảo vệ chống sét cho tòa nhà
7.4.3.1. Các tiêu chuẩn chống sét và các phương pháp chống sét hiện hành
a. Các tiêu chuẩn chống sét hiện hành:
+ TCN 68-174:2006 - Quy phạm chống sét và tiếp đất của Bộ Bưu chính Viễn
thông.
+ TCVN 7447:2010 - Hệ thống lắp điện hạ áp.

123
+ NFC17-102:2011 - Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp (tham khảo).
+ UNE 21186:2011 - Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Tây Ban Nha
+ TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và
bảo trì hệ thống.
c. Các phương pháp chống sét hiện hành
+ Phương pháp cổ điển: Ứng dụng mô hình hình học hoặc mô hình điện hình
học ( quả cầu lăn) để xác định vị trí đặt cột thu sét hạn chế sét đánh trực tiếp rất hiệu
quả nhưng chỉ áp dụng với những công trình cao từ dưới 45m.
+ Phương pháp chống sét hiện đại: Mô hình phát xạ sớm là một giải pháp tổng
thể toàn diện hơn, nó có thể bảo vệ chống sét trực tiếp cho các toà nhà cao ốc có chiều
cao lên tới 300m. Vùng bảo vệ có dạng hình chuông, bán kính rất rộng với một cực thu
sét ít hơn rất nhiều. Mức bảo vệ có thể lên đến 98% tỷ lệ xác suất dòng sét đánh.

Hình 7-9. Tòa nhà và hệ thống chống sét bảo vệ


 Nguyên tắc hoạt động của phương pháp chống sét hiện đại sử dụng kim thu
sét phát tia tiên đạo sớm:

124
- Đầu thu sét của kim phát tia tiên đạo sẽ nhận năng lượng cần thiết trong
khí quyển để tích trữ các điện tích trong bầu hình trụ. Kim phát tia tiên đạo sẽ thu
năng lượng từ vùng điện trường xung quanh trong thời gian giông bão khoảng từ 10
tới 10.000 v/m. Đường dẫn chủ động bắt đầu ngay khi điện trường xung quanh vượt
quá giá trị cực đại để bảo đảm nguy cơ sét đánh là nhỏ nhất.
- Phát ra tín hiệu điện cao thế với một biên độ, tần số nhất định tạo ra đường
dẫn sét chủ động về phía trên đồng thời trong khi đó làm giảm điện tích xung quanh
Đầu thu sét tức là cho phép giảm thời gian yêu cầu phát ra đường dẫn sét chủ động về
phía trên liên tục.
- Điều khiển sự giải phóng ion đúng thời điểm: thiết bị ion hoá cho phép ion
phát ra trong khoảng thời gian rất ngắn và tại thời điểm thích hợp đặc biệt, chỉ vài
phần của giây trước khi có phóng điện sét, do đó đảm bảo dẫn sét kịp thời, chính xác
và an toàn.

Hình 7-10. Hình ảnh kim thu sét phát tia tiên đạo sớm
- Kim thu sét phát tia tiên đạo sớm là thiết bị chủ động không sử dụng
nguồn điện nào, không gây ra bất kỳ tiếng động, chỉ tác động trong vòng vài s trước
khi có dòng sét thực sự đánh xuống và có hiệu quả trong thời gian lâu dài.
 Vùng bảo vệ:
Vùng bảo vệ tính theo công thức sau đây:

Rp (h)  2rh  h 2  (2r  ) Với h ≥ 5m (7-23)



h.R p (5)
Rp  Với 2 m ≤ h ≤ 5 m (7-24)
5

125
Trong đó:
Rp(h) (m): Bán kính bảo vệ tại mặt phẳng ngang tính từ chân cột đặt kim thu
sét
h (m) : Chiều cao kim thu sét tính từ đầu kim đến bề mặt được bảo vệ
 (m) : độ dài tiên đạo do đầu kim thu sét phát ra
L= 106 .T
∆T (s): thời gian phát tia tiên đạo sớm của kim thu sét do dầu kim phát ra
được tính bằng s, ví dụ kim PULSAR18 có ∆T = 18s = 18.10-6(s)
r : Chiều cao ảo tăng thêm khi chủ động phát xung theo tiêu chuẩn bảo vệ
NFC 17-102 cụ thể
r = 20m dùng cho bảo vệ cấp I
r = 30 m dùng cho bảo vệ cấp II
r = 45m dùng cho bảo vệ cấp III
r = 60 m dùng cho bảo vệ cấp IV
Bố trí đường cáp đồng bện dẫn và thoát sét tại vị trí đặt thiết bị kim từ mái
xuống hệ thống tiếp đất đảm bảo khả năng dẫn sét nhanh chóng an toàn cho công trình.
Cọc đồng tiếp đất, dây thu sét và tiếp đất bằng đồng liên kết và phụ kiện đầu nối được
bố trí theo hệ thống nối đất gồm nhiều điện cực có tác dụng tản năng lượng sét xuống
đất an toàn và nhanh chóng. Việc liên kết giữa cọc đồng, cáp đồng thoát sét bằng bộ
kẹp đặc chủng nối đất tạo cho hệ thống tiếp đất có điện trở 10 tuân theo tiêu chuẩn
TCVN 9385:2012
Hộp đo kiểm tra sẽ được mở để kiểm tra tại thời điểm đang lắp đặt và thử
nghiệm thường xuyên để theo dõi và kiểm tra định kỳ giá trị điện trở nối đất hàng
tháng, hàng quý và hàng năm.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 7
Câu 1: Em hãy trình bày tổng quan về hệ thống nối đất và trang bị nối đất
Câu 2: Em hãy trình bày tổng quan về hệ thống chống sét và các phương pháp chống
sét hiện hành.
Câu 3: Trình bày nguyên tắc hoạt động của phương pháp chống sét chủ động, đặc
điểm của kim thu sét phát tia tiên đạo sớm

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

126
Bài tập 7-1. Yêu cầu tính toán thiết bị hệ thống nối đất cho một trạm biến áp phân phối
kiểu bệt, kích thước (6x9)m, biết điện trở suất của đất  =0,4.104 (Ω/cm)

Bài tập 7-2. Yêu cầu thiết kế hệ thống nối đất cho một trạm biến áp kiểu xây của một
cơ quan đặt ở vùng trung du có điện trở suất đất  =3.104 (Ω/cm), kích thước trạm
(5x12) m

Bài tập 7-3. Yêu cầu lựa chọn kim thu sét theo phương pháp chống sét chủ động cho
công trình khách sạn cao 78m, chiều cao từ đầu kim đến mặt phẳng bảo vệ là 8m, có
cấp bảo vệ loại IV.

Bài tập 7-4. Yêu cầu lựa chọn kim thu sét theo phương pháp chống sét chủ động cho
tòa nhà văn phòng cao 45m, chiều cao từ đầu kim đến mặt phẳng bảo vệ là 5m, có cấp
bảo vệ loại III.

Bài tập 7-5. Yêu cầu lựa chọn kim thu sét theo phương pháp chống sét chủ động cho
tòa nhà chung cư cao 110 m, chiều cao từ đầu kim đến mặt phẳng bảo vệ là 9 m, có
cấp bảo vệ loại IV.

127
CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ QUY HOẠCH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về thiết kế quy hoạch hạ
tầng đô thị bao gồm các nội dung: Khái quát về quy hoạch hạ tầng đô thị, cách xác
định trị số phụ tải tính toán phục vụ công tác thiết kế, thiết kế điện mạng trung áp
35/22kV, thiết kế mạng điện hạ áp 0,4 k, thiết kế điện chiếu sáng đường và cây xanh,
thiết kế điện quy hoạch hạ tầng cho một đô thị.

8.1. Xác định trị số phụ tải tính toán phục vụ công tác thiết kế
8.1.1. Khái quát về quy hoạch hạ tầng đô thị
Theo QCVN 01-2021- BXD quy định quy hoạch đô thị là việc tổ chức không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ
tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô
thị. Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm các hệ thống sau:
- Hệ thống giao thông;
- Hệ thống cung cấp năng lượng (cấp điện, xăng dầu, khí đốt...);
- Hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Hệ thống thông tin liên lạc (hạ tầng kỹ thuật viễn thông);
- Hệ thống cấp nước;
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (XLNT);
- Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR);
- Hệ thống vệ sinh công cộng;
- Hệ thống nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
 Các yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
- Quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của khu vực, phù hợp với các dự báo phát triển đô thị, nông thôn và các khu chức
năng khác;
- Dự báo nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật phải dựa trên chuỗi số liệu hiện trạng, các
dự án, khu vực có điều kiện tương tự hoặc các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng;
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải tính đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng;
128
- Quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (hướng tuyến, vị trí, quy
mô) phải xác định các công trình tham gia vào sử dụng chung đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ;
- Công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo người khuyết tật tiếp
cận sử dụng theo quy định
- Hệ thống chiếu sáng công cộng bao gồm: chiếu sáng đường, công trình giao
thông, công viên, vườn hoa, trang trí, lễ hội, các công trình kiến trúc, nghệ thuật phải
đảm bảo yêu cầu về độ chói, độ rọi, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Các công trình
chiếu sáng công cộng phải tuân thủ theo quy chuẩn bộ xây dựng.
8.1.2. Chỉ tiêu cấp điện phục vụ công tác thiết kế
Chỉ tiêu cấp điện dân dụng tối thiểu quy định tại Bảng 8-1, Bảng 8-2, Bảng 8-3;
Bảng 8-1: Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (theo người)

Giai đoạn đầu Giai đoạn dài hạn


Đô thị
Chỉ tiêu Đô thị Đô Đô thị Đô thị Đô thị
Đô thị loại Đô thị
loại đặc thị loại loại loại
loại ll-lll đặc loại I
biệt loại I IV-V ll-lll IV-V
biệt
1.Điện năng
1400 1100 750 400 2400 2100 1500 1000
(KWh/người.năm)
2.Phụ tải (W/người) 500 450 300 200 800 700 500 330

Bảng 8-2: Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ (theo %)

Đô thị loại Đô thị loại


Loại đô thị Đô thị loại I Đô thị loại ll-lll
đặc biệt IV-V
Điện công trình công
cộng (tính bằng % phụ 50 40 35 30
tải điện sinh hoạt)

Bảng 8-3: Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ

Tên phụ tải Chỉ tiêu cấp diện


1. Văn phòng
- Không có điều hòa nhiệt độ 20 W/m2 sàn
- Có điều hòa nhiệt độ 30 W/m2 sàn

129
2. Trường học
- Nhà trẻ, mẫu giáo
+ Không có điều hòa nhiệt độ 0,15 kW/cháu
+ Có điều hòa nhiệt độ 0,2 kW/cháu
- Trường học phổ thông
+ Không có điều hòa nhiệt độ 0,1 kW/HS
+ Có điều hòa nhiệt độ 0,15 kW/HS
- Trường đại học
+ Không có điều hòa nhiệt độ 15 W/m2 sàn
+ Có điều hòa nhiệt độ 25 W/m2 sàn
3. Cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ
+ Không có điều hòa 20 W/m2 sàn
+ Có điều hòa 30 W/m2 sàn
4. Nhà nghỉ, khách sạn
- Nhà nghỉ, khách sạn hạng 1 sao 2 kW/giường
- Khách sạn hạng 2÷3 sao 2,5 kW/giường
- Khách sạn hạng 4÷5 sao 3,5 kW/giường
5. Khối khám chữa bệnh (công trình y tế)
- Bệnh viện cấp quốc gia 2,5 kW/giường bệnh
- Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố 2 kW/giường bệnh
- Bệnh viện cáp quận, huyện 1,5 kW/giường bệnh
6. Rạp hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc
- Có điều hòa nhiệt độ 25 W/m2
7. Chiếu sáng công cộng
- Chiếu sáng đường phố 1 W/m2
- Chiếu sáng công viên, vườn hoa 0,5 w/m2

CHÚ THÍCH 1: Các công trình công cộng dịch vụ khác được phép để xuất chỉ tiêu
tính toán trên cơ sở mức độ tiện nghi và luận chứng kinh tế - kỹ thuật;
CHÚ THÍCH 2: Chỉ tiêu sử dụng điện năng tính toán phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm
năng lượng theo QCVN 09:2017/BXD về "Các công trình xây dựng sử dụng năng
lượng hiệu quả
130
8.2. Thiết kế điện mạng trung áp 35 kV/22 kV

Các trạm 500 kV, 220 kV phải đặt ở khu vực ngoại thị. Trường hợp bắt buộc
phải đưa sâu vào nội thị, không được đặt tại các trung tâm đô thị và phải có đủ diện
tích đặt trạm, có đủ các hành lang an toàn để đưa các tuyến điện cao và trung áp nối
với trạm; Trạm biến áp phân phối làm nhiệm vụ biến đổi điện áp từ trung áp thành
điện áp 0,4 kV, bao gồm trạm biến áp ngoài trời và trạm biến áp trong nhà;

Dây dẫn điện thuộc mạng trung áp đi trong đô thị phải sử dụng cáp ngầm; Cáp
điện ngầm đi trong đất, nằm trong công trình khác hoặc đi chung với các công trình hạ
tầng kỹ thuật khác, phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại Quy phạm
trang bị điện;

Các thiết bị điện nối vào mạng trung áp có trung tính nối đất trực tiếp phải được
nối đất an toàn. Điện trở nối đất phải đạt trị số theo yêu cầu tại Quy phạm trang bị
điện; Trung tính phía hạ áp các máy biến áp phân phối phải được nối đất trực tiếp và
nối đất lặp lại. Yêu cầu nối đất và điện trở nối đất phải đáp ứng yêu cầu tại Quy phạm
trang bị điện; Vỏ các thiết bị điện nối vào mạng hạ áp phải được nối đất an toàn, phù
hợp với thiết bị bảo vệ.

Các thiết bị bảo vệ và tự động hóa trong công trình hạ tầng cấp điện phải phát
hiện và loại trừ nhanh chóng phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống và đảm bảo toàn bộ hệ
thống điện làm việc an toàn;

Thiết bị bảo vệ phải tin cậy, chọn lọc, tác động nhanh và nhạy, đáp ứng các yêu
cầu của Quy phạm trang bị điện; Cho phép dùng cầu chì hoặc áptômat để bảo vệ lưới
điện hạ áp và thiết bị điện. Cầu chì và máy cắt cao áp được dùng để bảo vệ ngắn mạch,
quá tải cho đường dây hoặc máy biến áp công suất không lớn với mạng điện có điện
áp đến 110 kV. Phải đặt thiết bị rơle để bảo vệ các phần tử quan trọng như máy biến
áp công suất lớn, các hệ thống thanh góp, mạng điện cao áp, mạng điện trung áp công
suất lớn cũng như các mạng cấp điện cho phụ tải hộ loại I và hộ loại II;
8.3. Thiết kế điện mạng hạ áp 0,4 kV
Căn cứ hiện trạng cấp điện khu vực, quy hoạch phát triển điện lực địa phương
để lựa chọn nguồn cấp điện cho mạng hạ áp 0,4 kV từ trạm biến áp 110/22/35 kkV
thông qua các tuyến cáp trục ngầm.
Trạm điện hạ thế và lưới điện trung, cao áp phải đảm bảo hành lang và khoảng

131
cách ly bảo vệ theo quy định.
Trạm điện hạ thế phải đặt ở trung tâm của phụ tải điện, hoặc ở gần phụ tải điện
lớn nhất, tại vị trí thuận tiện cho việc đặt đường dây, ít cắt đường giao thông, không
gây trở ngại, nguy hiểm cho sản xuất, sinh hoạt; Đối với các tòa nhà cao tầng có phụ
tải lớn có thể kết hợp đặt các trạm biến thế ngay trong khu đất của tòa nhà để tiện cho
việc xuất tuyến các lộ hạ thế.
Trong khu vực nội thị, hệ thống đường dây hạ thế và chiếu sáng xây mới phải
quy hoạch đi ngầm, hệ thống đường dây hạ thế và chiếu sáng hiện hữu phải được cải
tạo theo hướng hạ ngầm;
Chỉ tiêu cấp điện phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các hộ gia đình và nhu
cầu sản xuất;
Đối với các khu vực không có khả năng cấp điện từ lưới điện quốc gia quy
hoạch các nguồn năng lượng khác thay thế như thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời,
gió;
Hệ thống cấp điện đảm bảo an toàn sử dụng, phòng chống cháy nổ, khoảng
cách an toàn từ hệ thống cấp điện tới công trình phải tuân thủ các quy định tại Quy
định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp
8.4. Thiết kế điện chiếu sáng đường, cây xanh

Công trình chiếu sáng đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch
đô thị, thiết kế đô thị được phê duyệt; đảm bảo an toàn cho quá trình tham gia giao
thông, an ninh, an toàn trong đô thị; thuận tiện và an toàn trong quản lý, vận hành hệ
thống công trình chiếu sáng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Các công trình chiếu sáng phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn trong suốt quá
trình làm việc của chúng dưới tác động của điều kiện tự nhiên.

Chiếu sáng đường, phố phải bảo đảm:

- Chất lượng chiếu sáng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.

- Đảm bảo chức năng định vị dẫn hướng cho các phương tiện tham gia giao
thông, àm lộ rõ tất cả các đặc điểm của đường và của dòng giao thông, giúp người điều
khiển phương tiện giao thông tiếp nhận đầy đủ thông tin từ các quang cảnh luôn thay
đổi phía trước để có thể điều khiển phương tiện giao thông an toàn với tốc độ hợp lý
cho phép.

132
- Có tính thẩm mỹ, hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh

- Có hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp, sử dụng nguồn sáng có
hiệu suất năng lượng cao, tuổi thọ của thiết bị chiếu sáng cao, duy trì tính năng kỹ
thuật trong quá trình sử dụng.

- Thuận tiện trong vận hành và duy trì bảo dưỡng.

Chiếu sáng đường, phố phải tạo được độ chói cần thiết để mắt nhận biết được
các chi tiết nhỏ, ở độ tương phản thấp với tốc độ cao, tương ứng với tình huống giao
thông. Độ chói phải đồng đều trên mặt đường theo cả phương dọc và phương ngang,
hạn chế sự xuất hiện các khoảng tối, nơi có thể che dấu các mối nguy hiểm, không gây
loá mắt người điều khiển phương tiện giao thông .

Chiếu sáng đường đô thị phải bảo đảm các yêu cầu quy định trong Bảng 8-4 và Bảng
8-5.

Bảng 8-4. Yêu cầu chiếu sáng các loại đường giao thông
Độ chói Chỉ số Độ rọi
Độ đồng Độ Độ
trung loá ngang
đều độ đồng tăng
Đặc bình tối không trung
TT Cấp đường chói đều độ ngưỡng
điểm thiểu, tiện bình tối
chung, chói TI tối
Ltb nghi G, thiểu,
U 0 dọc, U1 đa, (%)
(cd/m2) tối thiểu En,tb, (lx)
1 Đường cấp
Tốc độ
đô thị:
80-100 2 0,4 0,7 6 10 20
Đường cao
km/h
tốc
2 Đường cấp Có dải
đô thị: phân 1,5 0,4 0,7 5 10 10
Đường trục cách
chính, đường
Không
chính đô thị,
dải phân 2 0,4 0,7 6 10 20
đường liên
cách
khu vực
3 Đường cấp Có dải
khu vực: phân 1 0,4 0,6 4 10 7
đường chính cách
khu vực, Không
đường khu dải phân 1,5 0,4 0,6 5 10 10
vực cách

133
4 Hai bên
đường 0,75 0,4 0,5 4 15 7
Đường cấp sáng
nội bộ Hai bên
đường 0,5 0,4 0,5 5 15 10
tối
Bảng 8-5. Trị số độ chói trung bình quy định theo lưu lượng xe.

Lưu lượng xe lớn nhất trong thời gian có Độ chói trung bình tối thiểu, Ltb
chiếu sáng (xe/h) (cd/m2)

Từ 3000 trở lên 1,6

Từ 1000 đến dưới 3000 1,2

Từ 500 đến dưới 1000 1,0

Dưới 500 0,8

Trên 500 0,6

Dưới 500 0,4

8.5. Thiết kế điện quy hoạch hạ tầng cho một đô thị


Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: cấp nước, thoát nước, cấp điện,
chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và
xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị.
 Hệ thống các công trình cấp nước đô thị
 Công trình khai thác nước thô: nước mặt, nước ngầm;
 Trạm bơm;
 Trạm xử lý nước cấp: các loại bể lắng, bể lọc, bể chứa, đài chứa nước;
 Mạng lưới cấp nước : đường ống cấp nước.
 Hệ thống các công trình thoát nước đô thị
 Mạng lưới đường ống (thu gom và vận chuyển): nước mưa, nước thải, nước
bẩn;
 Trạm bơm: thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt; Các loại giếng thăm, giếng
chuyển bậc, giếng thu nước mưa;

134
 Công trình xử lý nước thải (đô thị, khu vực hay cục bộ): bể lắng, bể lọc, hồ
sinh học, bể tự hoại, công trình xử lý bùn;
 Các công trình khác: hồ điều hòa, bể chứa nước thải, cống thoát nước, cửa xả
nước thải đã xử lý ra nguồn tiếp nhận.
 Hệ thống các công trình cấp điện đô thị
 Trạm biến áp;
 Mạng hạ áp (cung cấp điện cho các phụ tải): đường dây
 Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị
 Chiếu sáng giao thông đô thị: đường phố, nút giao thông, cầu, hầm trong đô thị;
 Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị: quảng trường, vườn hoa, khu
vực vui chơi công cộng, bãi đỗ công cộng, công trình thể thao ngoài trời;
 Chiếu sáng trang trí, quảng cáo và các loại hình khác.
 Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị
 Trạm xăng dầu: nhà của trạm xăng, bể chứa, đường ống;
 Trạm khí đốt đô thị: Trạm khí đốt dầu mỏ hóa lỏng (trạm LPG) và Trạm khí đốt
thiên nhiên.
 Hệ thống các công trình thông tin đô thị
 Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn
 Trạm trung chuyển;
 Công trình xử lý chất thải rắn: khu liên hợp xử lý , trạm xử lý chế biến thành
phân vi sinh, bãi chôn lấp, lò đốt
 Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị
 Nghĩa trang : quốc gia và nhân dân;
 Nhà tang lễ;
 Đài hóa thân hoàn vũ
 Hệ thống các công trình giao thông đô thị
 Các hệ thống công trình khác

135
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 8
Câu 1: Em hãy trình bày khái quát về quy hoạch hạ tầng đô thị
Câu 2: Em hãy trình bày chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt theo người
Câu 3: Em hãy trình bày chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ
Câu 4: Em hãy trìn bày yêu cầu đối với thiết kế chiếu sáng đường giao thông
Câu 5: Thiết kế quy hoạch hạ tầng cho một đô thị bao gồm các hệ thống nào?

136
CHƯƠNG 9: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG PHẦN ĐIỆN

VÀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cơ bản về đo bóc khối lượng phần
điện và lập dự toán công trình bao gồm các nội dung: Khái quát chung về đo bóc khối
lượng phần điện và lập dự toán công trình, các phương pháp triển khai đo bóc, trình tự
thực hiện đo bóc khối lượng phần điện và lập dự toán công trình, thiết lập bảng tính
toán và quản lý đo bóc cho phần điện, dự toán công trình và các bước lập dự toán.
9.1. Khái quát chung
9.1.1. Đo bóc khối lượng phần điện
Đo bóc khối lượng là một phần không thể thiếu trong quá tình thi công các công
trình xây dựng. Để đảm bảo được nguồn ngân sách sử dụng chính xác nhất thì các kỹ
sư cân phải bóc tách khối lượng để tính toán các khoản chi phí được sử dụng cho mỗi
hạng mục khác nhau. Vậy, bóc tách khối lượng chính là việc xác định khối lượng của
từng hạng mục thi công theo những thông số chi tiết được thể hiện trên bản thiết kế để
làm cơ sở quyết toán cho nhà thầu.
Đo bóc khối lượng phần điện là một hạng mục trong bài toán bóc tách khối
lượng. Việc đo bóc khối lượng phần điện sẽ cho ta những con số cụ thể về số lượng
các thiết bị, vật tư cần cho việc thi công giúp cho việc chuẩn bị đúng, đủ về nguyên vật
liệu thi công tránh việc lãng phí hoặc là thiếu vật tư gây ảnh hưởng đến tiến độ thi
công của dự án.
Các hạng mục điện cần thực hiện đo bóc bao gồm:
 Hệ thống trung thế và trạm biến áp
 Hệ thống cấp nguồn chính: thang cáp, tủ điện và cáp chính
 Hệ thống chiếu sáng, ổ cắm
 Hệ thống chiếu sáng: đèn, công tắc, dây dẫn, ống và các vật tư phụ..
 Hệ thống ổ cắm: đế ấm ổ cắm, mặt ổ cắm, dây, ống ngầm và các vật tư phụ
 Hệ thống tiếp địa và chống sét
 Hệ thống điện nhẹ: Lan, TEL, camera…
 Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà

137
Mục đích cơ bản của việc đo bóc khối lượng là để xác định giá thành xây dựng
ứng với các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng
đưa dự án vào khai thác sử dụng thì khối lượng của công tác xây dựng cũng được xác
định tương ứng dựa trên bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ kỹ thuật và thiết kế bản
vẽ thi công.
Vai trò, ý nghĩa của việc đo bóc khối lượng:
+ Là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc xác định giá trị dự toán,
làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối với chủ đầu tư và là căn cứ quyết
định phương án dự thầu của nhà thầu.
+ Là căn cứ cho công việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập
bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
+ Là cơ sở cho việc kiểm soát chi phí, thanh quyết toán giá trị hợp đồng thi
công xây dựng công trình.
9.1.2. Dự toán công trình
Dự toán là dự kiến tính toán giá trị công trình trước khi thi công xây dựng.
Được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật
hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
Mục đích giúp chủ đầu tư dự kiến số tiền phải chi trả để có được công trình
hoặc hạng mục công trình mong muốn. Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu,
thương thảo ký kết hợp đồng, phê duyệt dự án đầu tư, sử dụng làm căn cứ để thẩm tra,
thẩm định, thanh quyết toán…
Ý nghĩa của việc lập dự toán công trình:
 Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư cấp phát vốn
vay, là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình.
 Là căn cứ để xác định giá gói thầu, giá xây dựng khi đấu thầu.
 Là cơ sở để tính chi phí cho việc sử dụng nhân công, chi phí đầu tư cho dự án
đến khi hoàn thành, để kiểm soát chi phí và ký kết hợp đồng.
9.1.3. Một số văn bản pháp lý cần thiết khi thực hiện đo bóc và lập dự toán công
trình
- Thông tư 11/2021/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng

138
- Thông tư 13/2021/TT-BXD Hướng dẫn phươn gpháp xác định các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình
- Thông tư 10/2021/TT-BXD quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Văn bản số 1777/BXD-VP của bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng
công trình – Chương I Lắp đặt hệ thống điện trong công trình
9.2. Phương pháp triển khai đo bóc trên bản cứng và bản mềm hiệu quả
9.2.1. Các phương pháp đo bóc khối lượng
Trước khi tiến hành đo bóc khối lượng xây dựng công trình, người đo bóc phải
tiến hành nghiên cứu bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công để kiểm tra và thu thập các
thông tin cơ bản về công trình ví dụ như các thông tin về kiến trúc, kết cấu và các loại
vật liệu thiết bị sử dụng trong công trình, nếu chưa rõ phải yêu cầu tư vấn thiết kế làm
rõ. Đo bóc khối lượng xây dựng có thể tiến hành theo các phương pháp sau:
Phương pháp 1: Bóc tách theo chủng loại nghĩa là căn cứ vào vật tư thiết bị cần
dùng mà mình lập bảng thống kê ví dụ bóc tách toàn bộ các chủng loại aptomat, tất cả
các loại ổ cắm, công tắc tất cả các loại cáp và dây dẫn, thanh cái…phương pháp này có
nhược điểm là phải kết hợp nhiều bản vẽ dẫn đến dễ sai sót và không đồng bộ tuy
nhiên lại có ưu điểm là tiện lợi khi tra đơn giá.
Phương pháp 2: Bóc tách theo trình tự thi công, bóc tách phương pháp này sẽ
không bị bỏ sót đầu việc, có thể hình dung được quá trình thi công công việc như thế
nào. Đây cũng chính là khó khăn đối với các bạn sinh viên khi mà còn chưa có kiến
thức thực tế về thi công.
Phương pháp 3: Bóc tách theo thứ tự bản vẽ: bóc tách theo danh mục bản vẽ: bóc
tách khối lượng hệ thống trung áp và trạm biến áp, bóc tách khối lượng hệ thống cấp
nguồn: gồm phần dây cấp nguồn, phần tủ hạ thế,thang máng cáp đi kèm, bóc tách khối
lượng khối căn hộ, bóc tách khối lượng hệ thống nối đất chống sét, hệ thống điện
nhẹ…Phương pháp này được cho là ưu điểm đối với sinh viên khi các bạn chưa có
kiến thức thực tế về thi công, hạn chế tối đa các thiếu sót trong quá trình bóc tách.
9.2.2. Trình tự triển khai đo bóc trên bản cứng và bản mềm hiệu quả
Để thực hiện đo bóc khối lượng phần điện thành công ta cần thực hiện theo các bước
như sau:
 Bước 1:Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế hệ
thống điện

139
 Bước 2: Lập bảng tính toán bóc tách khối lượng phần điện.
 Bước 3: Thực hiện bóc tách khối lượng phần điện theo bảng tính toán
 Bước 4: Tổng hợp khối lượng phần điện đã bóc vào bảng tính toán
Bước 1: Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế hệ thống
điện
Đo bóc khối lượng phần điện đóng vai trò rất quan trọng trong công việc của kỹ
sư thiết kế hệ thống điện. Người thực hiện phải có khả năng đọc hiểu bản vẽ thiết kế,
nắm rõ các thông số kỹ thuật thể hiện trên bản vẽ bao gồm: Bản vẽ mặt bằng bố trí các
thiết bị điện (chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa, hệ thống nối đất chống sét), bản vẽ nguyên
lý cấp điện tủ bảng điện, sơ đồ nguyên lý cấp điện chính ra còn có các bản vẽ khác
như: bản vẽ thiết kế chế tạo tủ điện, bản vẽ mặt bằng mặt cắt bố trí điện trạm biến
áp…đồng thời có kiến thức về kỹ thuật thi công.

Hình 9-1. Mặt bằng cấp điện chiếu sáng

140
Hình 9-2. Mặt bằng cấp điện ổ cắm và điều hòa

Hình 9.3. Sơ đồ nguyên lý cấp điện tủ điện phòng và tủ điện tầng

141
Hình 9.4. Bảng ghi chú ký hiệu điện
Bước 2: Lập bảng tính toán đo bóc khối lượng phần điện
Sau khi đọc hiểu và nghiên cứu kỹ bản thiết kế, người thực hiện sẽ tiến hành lập
bảng tính để theo dõi các hạng mục cần bóc. Việc lập bảng này sẽ giúp quản lý và
kiểm soát được những khối lượng đã bóc và phát sinh của nó.

Bước 3: Thực hiện đo bóc khối lượng phần điện theo bảng tính toán

a. Nguyên tắc, yêu cầu đo bóc :


 Khối lượng xây dựng công trình phải được đo đếm, tính toán theo trình tự phù
hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng đo bóc
cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và phương
pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định chi phí xây dựng.
 Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng xây
dựng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình hoặc theo hạng mục công trình.
Khối lượng xây dựng đo bóc của mỗi bộ phận công trình hoặc hạng mục công trình
được phân thành công tác xây dựng và lắp đặt.
 Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc cần nêu rõ
ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công trình xây
dựng.

142
 Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao
(chiều sâu); khi không có thứ tự phải diễn dải cụ thể.
 Các ký hiệu dùng trong bảng tính, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục
công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Các khối lượng
lấy theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ lấy theo số liệu thống kê của thiết kế và
chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
 Đơn vị tính: Tùy theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một khối
lượng xây dựng sẽ được xác định theo đơn vị phù hợp có tính tới sự phù hợp với đơn
vị của công tác xây dựng đó trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
Bước 4: Tổng hợp khối lượng phần điện đã bóc vào bảng tính toán
9.3. Thiết lập file tính toán và quản lý đo bóc cho phần điện
Thực hiện bóc tách khoói lượng phần điện theo danh mục bản vẽ: bóc tách khối
lượng hệ thống trung áp và trạm biến áp, bóc tách khối lượng hệ thống cấp nguồn:
gồm phần dây cấp nguồn, phần tủ hạ thế,thang máng cáp đi kèm, bóc tách khối lượng
khối căn hộ, bóc tách khối lượng hệ thống nối đất chống sét, hệ thống điện nhẹ…
Tham khảo một số ví dụ về bảng khối lượng phần điện trong các bảng (-1, 9-2,
9-3, 9-4 tài liệu này
Bảng 9-1: Ví dụ về bảng khối lượng phần trạm biến áp
Khối
STT Diễn giải Đơn vị
lượng
A Phần Trạm Biến Áp
I Phần điện trung thế
1 Tủ điện trung thế 24kV 630A 20kA/s IAC-AFLR

Khoang cầu dao vào/ra mạch vòng trung thế Khoang 2

Khoang chống tổn thất trung thế Khoang 1

Khoang máy cắt bảo vệ máy biến áp Khoang 3

Hộp đầu cáp 24kV trong nhà nối đầu cực máy biến áp Bộ 2
Hộp đấu cáp T-PLUG 24kV trong nhà từ tủ trung thế sang
Bộ 1
máy biến áp
Hộp đấu cáp T-PLUG 24kV trong nhà nối cáp bên ngoài Bộ 1

143
với tủ trung thế
Hộp đấu cáp 24kV tiết diện 240mm2 từ thiết bị trung thế
Bộ 1
bên ngoài đấu nối với cáp ngầm trung thế tới tủ trung thế
Giá đỡ tủ điện Bộ 1
Dây cáp và đầu nối, phụ kiện Lô 1

Bảng 9-2 : Ví dụ về bảng khối lượng phần căn hộ


Đơn Khối
STT Diễn giải
vị Lượng
I TỦ ĐIỆN CĂN HỘ
1 Tủ điện căn hộ Tủ 174
Vỏ tủ tôn dày 1.5mm, sơn tĩnh điện kích thước
Tủ 1
(600x400x200)mm
RCBO 2P 40A 6kA 100mA Cái 1
MCB 1P 16A 6kA Cái 1
MCB 1P 10A 6kA Cái 2
RCBO 2P 25A 6kA 30mA Cái 1
RCBO 2P 16A 6kA 30mA Cái 3
Contactor 2P 32A, 220VAC Cái 1
Role trung gian 24VDC 8 chân Cái 9
Bộ đổi nguồn 220VAC/24VDC, 250VA Bộ 1
Bộ Điều Khiển Phòng với 42 đầu vào/ra số
1. Bacnet IP (for BMS/ Hotel PMS interface)
Bộ 1
2. Modbus RTU (for thermostat FCU)
3. Web Access (for configuration tool)
Vật liệu phụ, nhân công lắp đặt hoàn thiện Lô 1

144
Bảng 9-3: Ví dụ về bảng khối lượng phần tủ hạ thế chính
Đơn Khối
STT Diễn giải
vị lượng
I TỦ ĐIỆN HẠ THẾ CHÍNH
Ngăn tủ LV-G1.1, LV-G1.2, LV-G1.3 ( From 3B FULL
I.1 Tủ 3
TYPE-TEST IEC 61439-1&2)

ACB 4P 2000AT/2000AF 65kA Cái 1

- Cuộn đóng (XF) 220VAC Cái 1


- Cuộn cắt (MX) 220VAC Cái 1
Biến dòng đo lường 2000/5A Cái 6
Đồng hồ Ampe 0-2000A Cái 3
Đồng hồ Volt 0-500V, kèm chuyển mạch Cái 1
Cầu chì hạ thế 220V-2A Cái 3
Đèn báo pha (Đỏ-Vàng-Xanh) Cái 3
Bộ điều khiển hòa đồng bộ 3 máy phát SYN&P Cái 1
Vỏ tủ, thanh cái cáp nối, vật tư phụ nhân công
Vỏ tủ trong nhà, 2 lớp cánh
Cái 1
Kích thước:
Hệ thống thanh cái 6000A, Cu 3P+100%N+50%E HT 1
Vật tư phụ, nhân công Gói 1
Ngăn tủ LV-G1.4, LV-G1.5 ( From 3B FULL TYPE-
I.2 Tủ 2
TEST IEC 61439-1&2)

ACB 4P 2500AT/2500AF 65kA Cái 1

Vỏ tủ, thanh cái cáp nối, vật tư phụ nhân công


Vỏ tủ trong nhà, 2 lớp cánh
Kích thước: H2200xW700x1000mm, tôn dày 2mm sơn tĩnh Cái 1
điện.
Hệ thống thanh cái 6000A, Cu 3P+100%N+50%E HT 1
Vật tư phụ, nhân công Gói 1

145
Bảng 9 - 4: Ví dụ về bảng khối lượng phần chống sét - nối đất
Đơn Khối
STT Diễn Giải
vị lượng
I Hệ thống chống sét
1 Kim thu sét, loại phát tia tiên đạo, bán kính bảo vệ 81m Cái 1
Gía đỡ kim thu sét, bộ chân trụ đỡ, đai cố định thép, kẹp
2 Lô 1
cáp, cột thép
3 Dây nối đất Cu/PVC (1x16)mm2 m 65
4 Dây dẫn sét đồng trần 70mm2 m 203
5 Dây nối đất đồng trần 70mm2 m 15
6 Cọc nối đất, thép mạ đồng D16, dài 2,4m Cái 4
7 Hộp kiểm tra tiếp địa Bộ 2
8 Vật liệu phụ, nhân công hoàn thiện Gói 1
9 Ống luồn dây PVC cứng D40 m 85
II Hệ thống nối đất an toàn
1 Dây nối đất Cu/PVC (1x16)mm2 m 70
2 Dây nối đất Cu/PVC (1x120)mm2 m 215
3 Dây nối đất Cu/PVC (1x240)mm2 m 135
4 Dây nối đất đồng trần 70mm2 m 72
5 Tấm nối đất (150x50x5)mm Cái 21
6 Cọc nối đất, thép mạ đồng D16, dài 2,4m Cái 14
7 Cọc thử, thép mạ đồng D16, dài 2,4m Cái 2
8 Hộp kiểm tra tiếp địa Bộ 1
9 Vật liệu phụ, nhân công hoàn thiện Gói 1

146
9.4. Dự toán công trình và các bước lập dự toán
9.4.1. Phương pháp tính dự toán công trình
Theo thông tư 11-2021- BXD dự toán công trình là chi phí dự tính để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng công trình , được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự
án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án thiết kế cơ sở. Các khoản
mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị,
chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự
phòng.
Tổng mức đầu tư của dự án dây dựng được tính bằng biểu thức:

VTM  GBT .TÐC  GXD  GTB  GQLDA  GTV  GK  GDP (9-1)


Trong đó:
- VTM: tổng mức đầu tư xây dựng của dự án;
- GBT,TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- GXD: chi phí xây dựng;
- GTB: chi phí thiết bị;
- GQLDA: chi phí quản lý dự án;
- GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- GK: chi phí khác;
- GDP: chi phí dự phòng.
Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xác định theo khối lượng phải bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các quy định, chính sách hiện hành về giá
bồi thường, mức hỗ trợ tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp
có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
Xác định chi phí xây dựng
Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự
án
Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công
trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
n
GXD   GXDCTi ( 9-2)
i 1

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình thứ i (i=1÷n) thuộc dự án
147
được xác định theo công thức sau:
n
GXDCTi   QXDj .Z j (9-3)
i 1

Trong đó:
- GXDCTi: chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thứ i thuộc
dự án (1=1÷n);
- n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án;
- QXDj: khối lượng công tác xây dựng, nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết
cấu, bộ phận thứ j của công trình, hạng mục công trình thứ i thuộc dự án (j=1÷m) và
được đo bóc phù hợp với Zj;
- Zj: giá xây dựng đầy đủ xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục IV Thông tư này;
hoặc giá xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố tương ứng với công
tác xây dựng, nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công
trình. Zj được tính bổ sung thuế giá trị gia tăng nếu chưa tính.
Xác định chi phí thiết bị
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có
thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án:
khi có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về thiết bị công trình và thiết bị công nghệ,
số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và
giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết bị của
dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.
Chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác
(GK)
Các chi phí này được xác định theo định mức chi phí tỷ lệ, hoặc bằng cách lập
dự toán, hoặc từ dữ liệu của các dự án tương tự đã thực hiện, hoặc ước tính.

Xác định chi phí dự phòng


Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho
khối lượng, công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2)
theo công thức:
GDP= GDP1 + GDP2 (9-4)
Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh (GDP1) xác định theo
công thức sau:

148
GDP1 = (GBT,TĐC+ GXD + GTB + GQLDA+ GTV+ GK) x kps (9-5)
Trong đó:
kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh, kps≤10%.
Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng thì kps≤5%.
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP1) được xác định trên cơ sở độ dài
thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án và mức độ biến động giá
bình quân của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây
dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực
và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức
sau:
T
GDP 2   (Vt  Lvayt ) ( I XDCTbq  IXDCT )t  1 (9-6)
t 1

Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);
- t: khoảng thời gian tương ứng (theo năm) theo kế hoạch dự kiến thực hiện dự
án, t = 1÷T;
- Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;
- Lvayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t;
- IXDCTBQ: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được
xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công
trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những
thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng),
được xác định theo công thức sau:
T
In  t
 I
I XDCTbq  n 1 n (9-7)
T
Trong đó:
+ T: số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để xác định
IXDCTbq); T≥3;
+ In: chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;
+ In+1: chỉ số giá xây dựng năm thứ (n+1);

149
+ ±∆IXDCT: mức biển động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây
dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định
trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và
quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp chi phí xây
dựng, chi phí thiết bị được xác định cho từng công trình, hạng mục công trình thuộc dự
án được xác định theo Bảng 9-1 dưới đây.
9.4.2. Các bước lập dự toán công trình:
Bước1. Lựa chọn mã hiệu đơn vị.
Bước 2. Nhập số liệu vào bảng khối lượng để tính khối lượng.
Bước 3. Chiết tính đơn giá.
Bước 4. Tính bảng dự toán.
Bước 5. Lập bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư.
Bước 6. Lập bảng tổng hợp kinh phí.
Bước 7. Lập thuyết minh dự toán, hoàn thiện in, ký, đóng dấu và xuất hồ sơ.

150
Bảng 9-1: TỔNG HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án: ............................................................................................................................
Địa điểm XD: ................................................................................................................
Đơn vị tính: ...
GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ
THUẾ KÝ
STT NỘI DUNG CHI PHÍ TRƯỚC SAU
GTGT HIỆU
THUẾ THUẾ
[1] [2] [3] [4] [5] [6]
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
1 GBT,TĐC

2 Chi phí xây dựng GXD

2.1 Công trình 1

2.2 Công trình...

2.3 Công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công

2.4 Phá dỡ

.... ......................

3 Chi phí thiết bị GTB

4 Chi phí quản lý dự án GQLDA

5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng GTV


Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
5.1
đầu tư xây dựng
5.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình

5.3 Chi phí giám sát thi công xây dựng

... ......................

6 Chi phí khác GK

6.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

6.2 Chi phí bảo hiểm

151
... ......................

7 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP


Chi phí dự phòng cho khối lượng, công
7.1 GDP1
việc phát sinh
7.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7) VTM

NGƯỜI LẬP NGƯỜI CHỦ TRÌ


(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng....., số ...

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 9


Câu 1: Em hãy trình bày khái quát đo bóc khối lượng phần điện
Câu 2: Em hãy trình bày các bước thực hiện đo bóc khối lượng phần điện
Câu 3: Em hãy trình bày khái quát về dự toán công trình
Câu 4: Em hãy trình bày các bước lập dự toán công trình

152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm, Giáo trình thiết kế cấp điện, NXB Khoa học
kỹ thuật, (2003)
[2] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch, Hệ thống cung cấp điện của xí
nghiệp công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng, NXB Khoa học & Kỹ thuật (2015).
[3] Lê Văn Doanh (chủ biên), Kỹ thuật chiếu sáng, NXB KH và KT Hà Nội,
(2008).
[5] TS. Trần Quang Khánh, Hệ thống cung cấp điện tập 1,2, NXB KH và KT Hà
Nội, (2008).

[6]. Nguyễn Thế Anh, Giáo trình đo bóc khối lượng , NXB XD (2019).

153

You might also like