You are on page 1of 24

BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG

DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

PHẦN 1
BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
I. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CÔNG TRÌNH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH
LÂN CẬN
 Nhà Thầu tiến hành mua bảo hiểm thi công công trình theo quy định của Nhà nước.
 Công trình thi công nằm trong khu dân cư, và các cơ sở hiện hữu đang hoạt động do đó
biện pháp đảm bảo an toàn cho khu vực thi công và đường ra vào công trường được
Nhà thầu đặt lên hàng đầu.
 Nhà thầu tiến hành thi công các dãy hàng rào ngăn tole cách khu vực thi công với khu
vực xung quanh, các hàng rào bằng tole này được lắp dựng kiên cố, chống được va đập
và lật bởi gió bảo, đảm bảo cách ly các khu vực sinh hoạt xung quanh với khu vực thi
công. Nhà thầu cam kết sẽ bố trí khu vực thi công hợp lý, hạn chế tối đa tiếng ồn, khói
bụi để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực thi công và
hoạt động cửa cở sở hiện hữu đang hoạt động.
 Nhà thầu cải tạo và nâng cấp các tuyến đường dẫn vào công trình bằng các biện pháp
sau: phát hoang, đổ đá lu lèn nền hạ các tuyến đường dẫn vào công trình, lắp các ổ gà
hiện hữu khai thông các tuyến cống thoát nước trong khu vực tránh tình trạng ngập
nước, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cho khu vực.
 Tại các nút đường giao thông chính và cổng dẫn vào công trường Nhà thầu tiến hành
lắp đặt các biển báo khu vực nguy hiểm đang thi công, lập chốt bảo vệ, cử người
hướng dẫn xe vận chuyển vật liệu, thiết bị ra vào khuôn viên của công trường sao cho
đảm bảo an toàn nhất.
 Các cơ sở hạ tầng của khu vực như: trạm biến thế, vỉa hè, bó vĩa, hệ thống cáp điện,
nước ngầm được Nhà thầu khảo sát trước để lên biện pháp gìn giữ, bảo vệ trong suốt
quá trình thi công. Nếu trong quá trình thi công gặp phải những công trình ngầm Nhà
thầu sẽ khảo sát và lên phương án di dời, bảo vệ trình Chủ đầu tư phê duyệt trước khi
thực hiện.
 Đối với các nhà dân lân cận, trước khi tiến hành thi công Nhà thầu tiến hành mời các
hộ dân và chính quyền địa phương đến công trường xác nhận hiện trạng nhà và các
công trình phụ trợ có ranh giới tiếp giáp với công trình để Nhà thầu có cơ sở bồi
thường hay sữa chữa những hư hỏng có thể gây ra cho các hộ lân cận trong suốt quá
trình thi công Chung cư.
 Trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ liên tục quan trắc sự tác động, ảnh hưởng của thi
công đến các công trình lân cận trong khu vực để có thể phát hiện kịp thời những sự cố
và có hướng xử lý ngay lập tức.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 1


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Trong giai đoạn thi công phần móng, nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình lân cân
và đảm bảo an toàn cho công trình, nhà thầu tiến hành ép cừ lasen chống sạt lở hố
móng, và các hạng mục ngầm.

II. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TRÌNH:


1. Trang bị bảo hộ lao động:
a) NÓN VÀ GIẦY

 Phải mang nón bảo hộ trong suốt thời gian làm việc,đảm bảo nón bảo hộ phù hợp
(đội nón đúng tiêu chuẩn, phài kéo dây xuống cằm).
 Phải đi giầy bảo hộ hoặc ủng suốt thời gian làm việc cho phù hợp với công việc
được phân công
 Trang bị bảo hộ phải phù hợp với môi trường làm việc.
b) PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT

 Phương tiện bảo vệ mắt phải được mang suốt thời gian làm việc ở bất cứ nơi nào có
nguy cơ
 Được chọn phù hợp với công việc.
 Chọn lựa để cung cấp cho việc bảo vệ thích hợp.
c) PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TAY

 Được chọn phù hợp với công việc.


 Chọn lựa để cung cấp cho việc bảo vệ thích hợp.
d) PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TAI

 Phương tiện bảo vệ tai phải được mang khi được hướng dẫn ở nơi nào có cường độ
tiếng ồn vượt quá 85dB(A)
 Cung cấp đủ trang bị giảm tiếng ồn
 Sử dụng thoải mái và đúng cách
 Phù hợp với công việc
e) QUẦN ÁO, BAO TAY BẢO HỘ

 Trang bị quần áo bảo hộ đảm bảo gọn gàng, thóang mát phù hợp với môi trường
làm việc
 Cung cấp đủ bao tay phù hợp với công việc theo quy định

2. Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động:

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 2


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Chỉ huy trưởng công trình chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban điều hành dự án về
an toàn lao động các công tác thi công trong công trường mà mình phụ trách.
 Thành lập PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công. Lực
lượng này được tổ chức học tập, huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC (Báo cáo
viên mời lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp giảng dạy).
 Thành lập Ban chỉ huy và thường xuyên tổ chức tập huấn định kỳ về công tác
phòng cháy chữa cháy.
 Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành quy định về công tác an toàn phòng
cháy chữa cháy.

3. Bố trí mặt bằng công trường:


 Lối vào hoặc đường vành đai cho mọi người. Các lối đi lại không có chướng ngại
vật, chú ý những yếu tố gây nguy hiểm như vật liệu rơi, máy nâng vật liệu hay xe cộ. Nên
có những biển báo, chỉ dẫn phù hợp. Bố trí các lối vào - ra cho các phương tiện cấp cứu.
Bố trí rào chắn bảo vệ biên như lan can, cầu thang và tại những nơi có độ cao 2 mét trở lên
So với mặt bằng ổn định gần nhất.
 Bố trí máy móc xây dựng. Thường thì việc bố trí phụ thuộc vào yêu cầu công tác, vì
vậy khi bố trí thiết bị như cần cẩu tháp cần tính đến hành trình quay của cần nâng, nơi
nhận và nơi giải phóng vật nâng.
 Bố trí kho bãi làm việc. Bố trí khu vực tập kết vật tư, chứa từng lọai vật tư, nơi gia
công vật tư v.v cụ thể, gọn gang, ngăn nắp.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 3


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Bố trí trang bị tủ thuốc y tế và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Tại các công
trường phải bố trí các phòng vệ sinh cho cả nam và nữ tại những vị trí phù hợp hoặc có
thể bố trí phòng nghỉ ngơi đối với người có vấn đề về sức khỏe
 Bố trí đủ ánh sáng tại những nơi làm việc dưới hầm hoặc buổi tối.
 An ninh công trường. công trường cần được bố trí rào chắn để người không có phận
sự – trẻ em nói riêng và những người khác nói chung – được giữ tránh xa khỏi khu vực
nguy hiểm. Hàng rào tùy thuộc vào từng loại công trường, chiều cao tối thiểu của hàng rào
nên không dưới 2m và kín khít, không có lỗ hổng. Bảo hiểm trên cao cũng rất cần thiết tại
những nơi mà tầm hoạt động của cần cẩu tháp bao quát cả khu vực công cộng.
 Sắp xếp công trường ngăn nắp và tiện lợi cho việc thu nhặt và dọn dẹp phế liệu, thu
hồi rác.
 Sử dụng dòng điện hạ thế cho chiếu sáng tạm thời, các thiết bị cầm tay.
 Cần tập huấn và sinh họat an tòan lao động cho cả công nhân và giám sát thường
xuyên.
4. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho từng công đoạn thi công:
a) Biện pháp an toàn cho công tác thi công ép cọc:
 Công tác an toàn trên mặt đất:
 Trong quá trình lao động, người lao động cần chú ý sự an toàn khi đi lại, làm việc
trên mặt đất, tránh dẫm phải vật sắc nhọn như : Đinh trên các tấm cốp fa, tránh chạy nhảy
va đập với các máy móc, cọc cũng như các vật khác trên mặt đất.
 Đặc biệt chú ý đến hệ thống dây điện trên mặt đất, khi có vật nặng rơi vào dây điện
trên mặt đất, phải lập tức kiểm tra dây điện bị đứt, bị hư hại hay không.
 Công tác an toàn trên cao:
 Khi vận hành cần cẩu cũng như công việc phải leo trèo trên cao phải hết sức chú ý,
tránh va quệt các công trình xung quanh như nhà cửa, hệ thống dây điện. v.v.
 Khi leo trèo trên cao phải đảm bảo cơ thể ở trạng thái khoẻ mạnh, nếu người mệt
mỏi, chóng mặt không được làm việc trên cao và làm theo công việc theo sự chỉ dẫn của
tổ trưởng hoặc CBKT trên công trường.
 ATLĐ trong khi vận hành cẩu:
 Người vận hành cẩu phải chú ý quan sát kỹ, tránh va đập cần cẩu vào các công trình
trên cao, phối hợp ăn ý với người đưa cọc vào giá ép , người điều khiển cẩu cọc cũng như
người móc cáp đảm bảo chắc chắn an toàn, tránh đứt cáp, tụt móc, va đập…
 ATLĐ khi cẩu đang hoạt động:
 Khi cẩu đang hoạt động mọi người không được đứng ở vị trí dưới mã cẩu, có thể
xẩy ra nguy hiểm như : Cáp đứt, tụt, đứt móc , hay mảnh vỡ của vật có khả năng văng vào
người.
PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 4
BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 ATLĐ khi vận chuyển máy ép cọc đến công trình:


 Khi vận chuyển và hạ máy móc tới chân công trình phải xếp máy gọn gàng, sau đó
máy được dựng lên phải đúng vị trí. Có kê đệm , chỉnh thẳng, phẳng và ngay ngắn.
 ATLĐ khi vận chuyển, cẩu xếp, hạ cọc:
 Khi cọc được vận chuyển đến công trình, dùng cẩu hạ xuống. Người trèo lên móc
cáp phải cẩn thận, chắc chắn tránh xô, trượt gây ngã. Khi cọc được hạ xuống, được xếp
gọn gàng có thanh kê ngay ngắn theo từng hàng, xếp cao không vượt quá 3 hàng, đảm bảo
cọc không gãy và an toàn.
 ATLĐ khi móc cáp:
 Người được giao nhiệm vụ móc cáp và bố trí di chuyển cọc vào gần khu vực máy
cẩu phải luôn chú ý đến AT của cáp buộc cọc, khi thấy cáp bị sờn mất AT phải báo ngay
cho Tổ Trưởng tổ ép cọc hoặc CBKT phụ trách ép cọc để xử lý kịp thời.
 ATLĐ khi điều khiển máy ép cọc:
 Người điều khiển máy ép cọc phải phối hợp ăn ý với người lái cẩu, người chỉnh
cọc tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra như:
Cọc có thể văng vào người hay va vào thiết bị máy móc .
 ATLĐ khi hàn nối cọc:
 Khi hàn nối cọc người thợ phải kiểm tra trước máy hàn, kìm hàn , dụng cụ hàn và
các thiết bị khác liên quan đến điện và kỹ thuật hàn. Phải cẩn thận che chắn cách xa những
chất đễ cháy, dễ nổ ở khu vực xung quanh để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
b) Biện pháp an toàn cho công tác thi công đào đất:
 Quy định chung:
- Cấm người không có trách nhiệm vào khu vực đang đào đất.
- Không được thực hiện cùng lúc đào đất bằng máy & đào thủ công trên cùng một vị
trí.
- Phải kịp thời bơm nước, không để hố đào bị ngập nước, không để dây dẫn điện ngập
dưới nước trong hố móng.
- Đào đất phải theo sự hướng dẫn của Cán bộ kỹ thuật. Khi đào nếu gặp vật lạ phải
ngưng đào và báo ngay cho Cán bộ chỉ huy để có biện phái giải quyết.
- Hàng ngày, Cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra tình trạng của thành hố đào để kịp thời phát
hiện và có biện pháp gia cố, ngăn ngừa nguy cơ sụp lở thành hố đào nhất là sau cơn
mưa.
- Lắp dựng biển báo, hàng rào an toàn bảo vệ hố đào.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 5


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

H.2. Phòng hô an toàn xung quanh máy móc hạng nặng khi đào đất
 Đào đất bằng máy:
- Trước khi làm việc, công nhân lái máy phải kiểm tra tình trạng máy và đảm bảo tốt
mới được đào đất.
- Cấm người không có phận sự đi lại trong phạm vi hoạt động của máy đang đào đất.
- Phải đảm bảo khoảng cách, không để máy đào va quẹt làm hư hỏng công trình lân
cận.

H.3. Phòng hộ an toàn khi đào đất H.4. Phòng hộ an toàn xung quanh máy
móc hạng nặng khi đào đất và thiết bị bên
dưới
 Đào đất bằng thủ công:
- Lên xuống hố móng phải đúng nơi quy định, phải dùng thang leo lên. Cấm bám vào
chống vách hố đào để leo lên.
- Cấm người và phương tiện làm việc trên miệng hố đào khi bên dưới có người đang
làm việc.
o Những lưu ý, về an toàn để phòng chống sập hố, ngã xuống hố
- Mép hố, rãnh nên bạt bằng hoặc vát một góc an toàn, thường là 45o hoặc gia cố bằng
ván, cột chống hay các phương tiện thích hợp để đảm bảo không sạt lở
- Việc thiết kế rất quan trọng. Cần đảm bảo có đủ vật liệu để gia cố rãnh sẽ đào. Gia cố
rãnh là việc cần làm ngay, không thể chần chừ, đào đến đâu gia cố đến đó. Như vậy
cần cung cấp gỗ trong các công việc đào xúc, nhưng đối với hố sâu hơn 1,2m thì cần
phải cung cấp đủ các loại ván khung hoặc ván để gia cố thích hợp . Nếu nền nhão
hoặc không ổn định thì ghép ván lại cho khít. Không nên làm việc khi rãnh chưa
được gia cố.
o Kiểm tra
- Việc kiểm tra giám sát tại nơi tiến hành đào xúc. Sau đó mỗi ngày người kiểm tra có
trách nhiệm theo dõi nơi đó ít nhất một lần và lưu giữ biên bản.
o Thành hố
- Không nên lưu giữ hay di chuyển vật liệu và thiết bị gần miệng hố vì có thể gây nguy
hiểm cho công nhân làm việc ở dưới do vật liệu rớt xuống, hoặc do tải nặng gần miệng
hố gây sập các cột chống gia cố thành hố. Những đống đất đá và phế liệu nên để cách
xa nơi đào xúc.
o Xe cơ giới

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 6


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

- Cần có đủ chỗ đậu và vật cản xe hợp lý, để phòng xe cộ lao xuống hố khi đổ vật liệu
hoặc gây nguy hiểm khi quay đầu. Khu vực để xe phải giữ một khoảng cách an toàn
so với hố để đề phòng tải trọng lớn có thể gây sập hố hoặc các vật gia cố.
o Lối ra vào
- Cần đảm bảo có đầy đủ các phương tiện vào và thoát ra khỏi hố một cách an toàn
như thang.
o Chiếu sáng
- Bố trí đủ ánh sáng ở nơi thi công đào xúc, đặc biệt là nơi vào - ra, những chỗ hổng
của rào chắn bảo vệ.
c) Công tác cốt pha, cốt thép, bêtông:
Đối với tổ hợp và lắp dựng cốp pha:
 Cốp pha dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng
các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.
 Cốp pha ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và
khi cẩu lắp phải tránh để va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lập trước.
 Dựng lắp cốp pha cho kết cấu vòm phải có sàn công tác và lan can bảo vệ. Khoảng
cách từ cốp pha đến sàn công tác không lớn hơn 1,5m. ở vị trí cốp pha nghiêng phải làm
sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất 40cm.
 Không được để trên cốp pha những thiết bị, vật liệu đồ dùng - phải đeo trực tiếp
trên người.
 Cấm đặt và chất xếp các tấm cốp pha, các bộ phận của cốp pha lên chiếu nghỉ của
cầu thang, ban công, các mặt dốc, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công
trình. ở các vị trí thẳng đứng hoặc nghiêng khi chưa giằng néo chúng.
 Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra kỹ lại, nếu có hư hỏng
phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn và biển báo.
Gia công và lắp dựng cốt thép:
 Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung
quanh có rào chắn và biển báo.
 Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc các thiết bị chuyên dùng. Sử dụng các
loại máy gia công cốt thép phải tuân thủ theo quy định.Phải có biện pháp ngăn ngừa thép
văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.
 Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nhất là khi gia công các loại
thép có đường kính lớn hơn 20mm. Nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai
phía thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m. Cốt thép đã làm xong phải đặt
đúng chỗ quy định.
 Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải:

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 7


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy.


 Hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.
 Rào ngăn hai bên sợi thép chạy từ trục cuộn đến tang của máy.
 Trục cuộn các cuộn thép phải đặt cách tang của máy 1,5m đến 2m và đặt
cách mặt nền không lớn hơn 50cm. Xung quanh có rào chắn. Giữa trục cuộn
tang của máy phải có bộ phận hạn chế sự chuyển dịch của dây thép đang
tháo. Chỉ được mắc đầu sợi thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động.
 Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay, phải có biện pháp đề
phòng sợi thép tuột hoặc đứt văng vào người. Đầu cáp của tời kéo nối với
nơi thép cần nắn thẳng bằng thiết bị chuyên dùng. Không nối bằng phương
pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che chắn.
 Chỉ được tháo hoặc lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi tời ngừng
hoạt động.
 Cấm dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80 cm nếu không
có các thiết bị bảo đảm an toàn.
 Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đĩa quay ngừng
hoạt động.
 Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ
cá nhân cho công nhân.
 Lắp dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm, xà, cột, tường và các kết cấu
tương tự khác phải sử dụng sàn thao tác rộng hơn hoặc bằng 1m.
 Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn
40cm.
 Khi gia công cốt thép trong xưởng hoặc tại chỗ, về ban đêm cần phải được
chiếu sáng đầy đủ đảm bảo cường độ chiếu sáng.
 Buộc cốt thép phải dùng các dụng cụ chuyên dùng: cấm buộc bằng tay.
 Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải
trọng cho phép trong thiết kế.
Đổ và đầm bê tông:
 Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt
thép, giàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ bê tông sau khi
đã có văn bản xác nhận.
 Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30 o trở lên phải có dây neo
buộc chắc chắn các thiết bị. Công nhân phải đeo dây an toàn.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 8


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Thi công bê tông ở hố sâu, đường hầm hoặc ở các vị trí chặt hẹp, công nhân phải đứng
trên các sàn thao tác và phải đảm bảo thông gió và cường độ chiếu sáng và đảm bảo
thông gió và cường độ chiếu sáng.
 Thi công bê tông ở độ sâu lớn hơn 1,5m phải dùng máng dẫn hoặc vòi voi cố định chắc
vào các bộ phận cốp pha hoặc sàn thao tác.
 Dùng vòi rung để đổ bê tông phải:
 Cố định chắc chắn máy chấn đông với vòi.
 Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông.
 Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông cần:
 Nối đất vỏ đầm rung.
 Dùng dây bọc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của dầm.
 Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút, sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 - 35
phút.
 Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện
bảo vệ cá nhân khác.
Tháo dỡ cốt pha:
 Chỉ được tháo cốt pha sau khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định theo sự hướng dẫn
của cán bộ kỹ thuật thi công.
 Khi tháo cốt pha phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng cốt pha rời
hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo cốt pha phải có rào ngăn và biển
báo.
 Trước khi tháo cốt pha phải thu gọn hết vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ
phận công trình sắp tháo cốt pha.
 Khi tháo cốt pha, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có
hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.
 Sau khi tháo dỡ cốt pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình.Không được để cốt
pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném cốt pha từ trên cao xuống. Cốt pha sau khi tháo
phải được nhổ đinh và xếp vào nơi quy định.
 Tháo cốt pha đối với những khoang bê tông cốt thép có khẩu độ lớn, thì phải thực hiện
đầy đủ các yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời.
d) Quy định các yêu cầu về an toàn khi lắp dựng, sử dụng, bảo trì, tháo dỡ Dàn
giáo trong xây dựng, sửa chữa, phá dỡ công trình.
 Nguy cơ mất an toàn

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 9


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Ngã cao khi làm việc trên dàn giáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh...) do sập, đổ giàn,
trơn trượt...
 Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo đường dàn giáo, đi lại trên dàn giáo.
 Ngã cao do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng đay đai an toàn.
 Ngã cao do làm việc trên dàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, dàn giáo không
có sàn công tác (mâm dàn giáo ) hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp
sàn công tác.
 Ngã cao do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo.
 Ngã cao do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do giật mình
trong lúc làm việc.
 Điều kiện kỹ thuật an toàn
Điều 1: Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
 Từ 18 tuổi trở lên.
 Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ
6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết
áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.
 Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám
đốc đơn vị xác nhận.
 Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an
toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.
 Công nhân phải tuyệt đối chấp hành KLLĐ và nội qui an toàn làm việc trên cao.
Điều 2: Nội quy kỷ luật và ATLĐ khi làm việc trên cao:
 Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.
 Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định,
cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà,
dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.
 Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật
nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
 Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
 Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.
 Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.
 Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất
kỳ vật gì từ trên cao xuống.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 10


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc
trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở
lên, v.v.
Điều 3: Việc bắc dàn giáo cho công nhân làm việc ở trên cao cũng như việc tháo dàn
giáo và cải tiến dàn giáo đều phải do cán bộ phụ trách kỹ thuật cho phép mới được
thực hiện.
Điều 4: Dàn giáo phải chắc chắn. Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0,9-1,15m so với
mặt sàn. Khoảng cách giữa giàn và tàu không quá 200mm.
 Dàn giáo phải cố định tránh đung đưa (nếu là giàn treo)
 Dàn giáo chồng phải bảo đảm độ cứng vững, chắc chắn.
Điều 5: Dây cáp thép treo giàn phải thỏa mãn yêu cầu về kỹ thuật, mỗi tháng phải kiểm tra
một lần nếu không bảo đảm phải thay thế. Các đầu dàn giáo chồng lên nhau phải cố
định chắc chắn bằng dây cáp, dây thép. Bảo đảm không đứt, trượt giữa 2 giàn với
nhau.
Điều 6: Tất cả nguyên vật liệu dùng làm dàn giáo, bệ đứng phải được kiểm tra định kỳ với
thời gian không quá 6 tháng để xác định chất lượng, kể chất lượng các mối hàn.
Điều 7: Khi làm việc ở độ cao trên 2m mọi người đều phải đeo dây an toàn. Ngoài ra tùy
từng trường hợp cụ thể, nếu ở bên dưới có nhiều chướng ngại: các vật sắc nhọn, điện,
các vật di chuyển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng NLĐ, phải đeo dây an toàn khi
làm việc ở độ cao từ 0,5m trở lên. Thực hiện  các quy định về ATLĐ khi làm việc trên
cao.
Điều 8: Nếu tổng chiều cao của dàn giáo dưới 12m có thề dùng thang tựa hoặc thang treo.
Nếu tổng chiều cao trên 12m, phài có lồng cầu thang riêng.
Có hệ thống chống sét đối với dàn giáo cao. Giàn giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết
phải có hệ thống chống sét riêng.
Điều 9: Dàn giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các
máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao
thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy Giàn giáo.
Điều 10: Dàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành và lập biên bản nghiệm thu. Trong
quá trình sử dụng, cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của giàn giáo.
Điều 11: Khi nghiệm thu và kiểm tra dàn giáo phải xem xét những vấn đề sau: sơ đồ dàn
giáo có đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để
phòng lún không; có lắp đủ hệ giằng và những điểm neo dàn giáo với công trình để bảo
đảm độ cứng vững và ổn định không; các mối liên kết có vững chắc không; mép sàn
thao tác, lỗ chừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đủ lan can an toàn không.
Điều 12: Tải trọng đặt trên sàn thao tác không được vượt quá tải trọng tính toán. Trong
quá trình làm việc không được để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ vượt
quá quy định.
Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ở các vị trí khác với quy định trong
thiết kế, thì phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu chịu

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 11


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

lực trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Nếu khi tính toán kiểm tra lại thấy
không có đủ khả năng chịu tải thì phải có biện pháp gia cố.
Điều 13: Khi dàn giáo cao hơn 6m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn
bảo vệ đưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn, thì giữa hai sàn này phải có sàn hoặc
lưới bảo vệ.
Cấm làm việc đồng thời trên hai tầng sàn cùng một khoang mà không có biện pháp bảo
đảm an toàn.
Điều 14: Khi vận chuyển vật tư, vật liệu lên dàn giáo bằng cần trục, không được để cho
vật nâng va chạm vào giàn giáo, không được vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn
cách mặt sàn thao tác khoảng 1m phải hạ từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn.
Điều 15: Chỉ được vận chuyển bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên dàn giáo nếu trong
thiết kế đã tính với những tải trọng này. Trên sàn thao tác phải lát ván cho xe vận
chuyển.
Điều 16: Hết ca làm việc phải thu dọn sạch các vật liệu thừa, đồ nghề dụng cụ trên mặt
sàn thao tác.
Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trên giàn giáo phải đảm bảo chiếu sáng đầy
đủ.
Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 5 trở lên không được làm việc trên giàn
giáo.
Điều 17: Đối với giàn giáo di động (dàn giáo ghế), lúc đứng tại chỗ, các bánh xe phải
được cố định chắc chắn. Đường để di chuyển dàn giáo phải bằng phẳng. Việc di
chuyển dàn giáo di động phải làm từ từ. Cấm di chuyển dàn giáo di động nếu trên đó
có người, vật liệu, thùng đựng rác, v.v…
2.1. Giàn chồng
Điều 18: Sử dụng DÀN GIÁO thép trong đốc, ụ phải chấp hành các quy định sau:
 Các chân cột dàn giáo phải có đế và được kê đệm chống lệch, trượt. Cấm kê chân cột
hoặc khung dàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn.
 Dựng dàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
 Dàn giáo phải lắp đủ thanh giằng liên kết chắc chắn.
 Những dàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu dàn giáo chưa có lan can
thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.
 Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.
2.2. Giàn treo
Điều 19: Đối với các dàn giáo treo phải thực hiện những quy định sau:
 Tiết diện dây cáp buộc dàn giáo phải đảm bảo tải trọng quy định hệ số an toàn ≥ 6.
 Quy định số người làm việc trên từng loại giàn giáo (giàn giáo dài không quá 5 người,
giàn giáo ngắn không quá 3 người).
 Công nhân làm việc trên dàn giáo phải đeo dây an toàn.
PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 12
BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Dàn giáo treo phải được neo buộc chắc chắn vào tàu tránh đu đưa.
 Dàn giáo phải chắc chắn, các đầu nối giàn giáo với nhau phải được buộc chắc chắn,
tránh tuột, đứt.
 Dựng dàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
 Những dàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu dàn giáo chưa có lan can
thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.
2.3. Dàn giáo bằng thép ống
Điều 20:
 Dàn giáo  thép ống và bộ nối chịu tải trọng nhẹ có các thanh đứng, thanh ngang, thanh
dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đường kính ngoài là 50mm (đường kính trong
là 47,5mm). Các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,2m theo chiều ngang và ≤ 3,0m dọc
theo chiều dài của giàn giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu
tải trọng tương đương.
 Dàn giáo thanh thép ống và bộ nối chịu tải trọng nặng có các thanh đứng, thanh ngang,
thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống đường kính ngoài 64mm (trong 60mm)
với các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,5m theo phương ngang và  ≤ 1,5m theo phương
dọc của dàn giáo. Các kết cấu kim koại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng t-
ương đương.
Điều 21:
 Các thanh dọc được lắp dọc theo chiều dài của dàn giáo tại các cao độ xác định. Nếu
thanh trên và thanh giữa của hệ lan can dùng thanh thép ống thì chúng được dùng để
thay cho các thanh dọc. Khi di chuyển hệ lan can tới cao độ khác, cần bổ sung các
thanh dọc để thay thế. Các thanh dọc dưới cùng cần đặt sát với mặt nền. Các thanh dọc
đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
 Các thanh ngang đặt theo phương ngang giữa các thanh đứng và gắn chặt với các thanh
đứng bằng các bộ nối nằm trên bộ nối thanh dọc. Các thanh ngang đặt cách nhau không
quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
e) Biện pháp an toàn sử dụng điện
Bao gồm các nội dung sau:
 Những điều hướng dẫn sử dụng điện thi công cho ánh sáng và thiết bị.
 Những điều nghiêm cấm kèm theo qui chế sử phạt vi phạm.
 Cử cán bộ chuyên môn về điện quản lý, theo dõi thực hiện, tu dưỡng sửa chữa thường
xuyên và kịp thời...
 Tuyến điện thi công phải được lập và duyệt biện pháp trước chỉ huy công trường và
phòng nghiệp vụ chuyên môn trước khi được phép kéo tuyến... Việc lắp đặt thiết bị và
đường giây điện thi công phải theo đúng TCVN hiện hành.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 13


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

f) Tổ chức trực y tế công trường:


 Tuỳ theo địa điểm xây dựng công trình và các cơ sở khám chữa bệnh quanh vùng để bố
trí lực lượng và qui mô y tế trực công trường nhằm mục tiêu: Sơ cứu nhanh, cấp cứu
kịp thời trong điều kiện tốt nhất có thể mỗi khi có tai nạn. Mặt khác, người trực y tế
trực kiêm cả vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường công trình xây dựng.
g) Thi công lắp đặt khung kèo mái, xà gồ, lợp mái:
 Phân vùng rõ ràng giữa khu vực cẩu lắp dựng khung kèo,mái với khu vực thi công xây
tô. Quá trình cẩu lắp, lợp mái phải được lên phương án thi công chi tiết sao cho đảm
bảo an toàn nhất, thiết lập hệ lưới cứu sinh và dây cứu sinh bảo đảm an toàn công nhân
trong quá trình lợp mái.
 Công nhân lợp mái phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chuyên dụng như: áo
bảo hộ, dây an toàn, mũ cứng, kính, mặt nạ, giày đế mềm, chốt sắt
 Các thiết bị xe cẩu, xe thang đều được kiểm định và vận hành thử trước khi thi công
lắp dựng khung kèo, mái.
h) Biện pháp phòng chống cháy nổ:
 Nhà thầu thực hiện nghiêm chỉnh theo các nội dung sau:
Lập phương án phòng chống cháy nổ:
 Vấn đề cháy nổ với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của nó đòi hỏi nhà thầu phải
chủ động xây dựng phương án phòng chống thiết thực và hiệu quả ngay từ lúc lập biện
pháp thi công và tổ chức công trường.
 Trong biện pháp thi công nhất thiết phải có biện pháp phòng chống cháy nổ. Trong
công tác bảo hiểm, có bảo hiểm cháy nổ...
 Biện pháp phải được bảo vệ trước lãnh đạo công ty và được chấp nhận. Nếu công trình
có qui mô lớn, thời gian thi công dài và có tính chất đặc biệt nhạy cảm với cháy nổ
như: công trình ngành xăng dầu, kho vũ khí, kho mìn và kíp nổ, kho hoá chất, kho
bông vải, chất dễ cháy..v.v Nhất thiết phải trình duyệt trước cơ quan phòng cháy chữa
cháy và ban quản lý công trình được sự chấp thuận.
 Các giải pháp tổ chức thi công trước hết là tổ chức mặt bằng thi công
 Bố trí hàng rào, cổng ngõ, đường xá, nguồn điện nước, sắp xếp kho tàng lán trại..v.v.
phải quán triệt yêu cầu của phương án " Phòng chống cháy nổ"...
 Phải báo cáo phương án phòng chống cháy nổ với cơ quan hữu trách địa phương và
chịu sự kiểm tra, chỉ đạo của họ về mặt chuyên môn:
 Trường hợp địa điểm xây dựng không có cơ quan chuyên trách thì phải báo cáo với
chính quyền địa phương để có sự hỗ trợ, phối hợp phòng chống cháy nổ khi cần thiết.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 14


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Mua bảo hiểm công trình, máy móc thiết bị thi công, kho xưởng gia công theo chế độ
hiện hành của nhà nước Việt Nam và yêu cầu cụ thể của hồ sơ mơi thầu.
 Đăng kiểm theo qui định của nhà nước đối với các máy móc thiết bị nhạy cảm với cháy
nổ như: Bình khí nén, Pin hàn hơi (chai ôxy và bình chứa đất đèn).v.v.
Tổ chức thực hiện phòng chống cháy nổ:
 Tuỳ theo qui mô và tính chất của công trình để bố trí cán bộ phụ trách và công nhân
làm nhiệm vụ phòng chống cháy nổ
 Lực lượng này được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, thực tập tình huống giả định,
thống nhất tín hiệu cấp báo, qui định chế độ trực ban.v.v.
 Chuẩn bị phương tiện dụng cụ như : Thang, sào, cuốc, xẻng, xô thùng, bồn cát, bình xịt
khí CO2 cầm tay, một số quần áo chụi lửa, mặt nạ phòng độc. Chuẩn bị nguồn nước
thường xuyên và đường ra vào cần thiết cho xe cứu hoả khi cần thiết.
 Có phương án dự phòng thoát hiểm cho người và tài liệu, tài sản quan trọng.
 Có nội qui cụ thể về phòng chống cháy nổ
 Có đủ biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn cần thiết cho các khu vực, các điểm cần phòng
chống cháy nổ, cấm lửa, chấn động mạnh và chỉ dẫn lối thoát hiểm.
 Có qui định sử dụng điện thi công và sinh hoạt trên công trường, các nguồn lửa thi
công và sinh hoạt cụ thể
 Tổ chức kiểm tra, thưởng phạt theo định kỳ và bất thường.
 Luôn tuyên truyền nhắc nhở mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các qui định phòng
chống cháy nổ, xây dựng ý thức cảnh giác cao nhằm giữ gìn sự bình yên tuyệt đối để
tập trung xây dựng công trình chất lượng cao, đúng tiến độ.
5. An toàn giao thông ra vào công trường:
 Lắp đặt các bảng hiệu, rào chắn cách ly, phân vùng thi công trong công trình, khu
vực thi công bên dưới, khu vực thi công lắp dựng trên cao, khu vực hố hầm ngầm … để
cảnh báo công nhân trong quá trình thao tác. An toàn giao thông ra vào công trình:
 Trong công trường Nhà thầu bố trí tuyến đường vận chuyển nội bộ sao cho xe vận
tải có thể vận chuyển nguyên vật liệu ra vào thuận tiện nhất, xe cẩu có thể thao tác dễ
dàng. Trong suốt quá trình thi công số lượng xe và thiết bị cơ giới ra vào thường xuyên
nên Nhà thầu cử người có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, điều hành các thiết bị xe máy
sao cho đảm bảo an toàn trên công trường và đạt hiệu quả làm việc cao nhất.
6. Bảo đảm an ninh công trường, quản lý nhân sự, thiết bị:
 Nhà thầu tiến hành ký hợp đồng với Công ty cung cấp Bảo vệ chuyên nghiệp để
thuê Đội Bảo vệ chuyên nghiệp phục vụ cho công trình từ ngày đầu khởi công đến ngày
bàn giao với Chủ đầu tư.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 15


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Công nhân ra vào công trình phải sử dụng thẻ ra vào công trường do Công Ty cung
cấp.
 Tùy theo quy mô của công trình mà số lượng bảo vệ sẽ được điều động nhiều hay
ít, tuy nhiên lực lượng Bảo vệ chuyên nghiệp này đảm bảo an ninh, an toàn cho công trình
24/24 trong suốt thời gian thi công.
III. BIỆN PHÁP AN TOÀN THIẾT BỊ:
 Tất cả các xe máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó phải có các thông
số kỹ thuật cơ bản, hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa,
có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật - phải có kết quả kiểm định đối với cẩu.
 Xe máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong suốt quá trình sử dụng,
phải được bảo dưỡng kỹ thuật, và sửa chữa định kỳ theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật.
Khi cải tạo máy hoặc sửa chữa thay thế các bộ phận quan trọng của máy phải có tính
toán thiết kế và được duyệt theo thủ tục thiết kế hiện hành.
 Các thiết bị nâng được sử dụng trong xây dựng phải được quản lý và sử dụng theo
TCVN hiện hành và các quy định.
 Các xe máy xây dựng có dẫn điện động phải được: Bọc cách điện hoặc bao che kín các
phần mang diện để trần.
 Nối đất bảo vệ phân kim loại không mang điện của xe máy.
 Những bộ phận chuyển động của xe máy có thể gây nguy hiểm cho người lao động
phải được che chắn họặc trang bị bằng phưong tiện bảo vệ. Trong những trường hợp
bộ phận chuyển động không thể che chắn hoặc trang bị bằng phương tiện bảo vệ khác
do chức năng công cụ của nó, thì phải trang bị thiết bị tín hiệu.
 Kết cấu của xe máy phải đảm bảo sao cho khi xe máy ở chế độ làm việc không bình
thường phải có tín hiệu báo hiệu, còn trong các trường hợp cần thiết phải có thiết bị
ngừng, tự động tắt xe máy hoặc loại trừ yếu tố nguy hiểm.
 Các xe máy di động phải được trang bị thiết bị tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng. Trong
phạm vi hoạt động của máy phải có biển báo.
IV. NỘI QUI CÔNG TRƯỜNG:
1- NỘI QUY CÔNG TRƯỜNG

TẤT CẢ CÔNG NHÂN THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG PHẢI TUÂN THỦ
NGHIÊM TÚC CÁC QUY ĐỊNH NÊU DƯỚI ĐÂY:

1- THỜI GIAN LÀM VIỆC: Sáng từ 7h30 – 11h30, Chiều từ 13h00 – 17h00
2- PHẢI ĐỘI NÓN BẢO HỘ VÀ MANG GIÀY KHI VÀO CÔNG TRƯỜNG LÀM VIỆC
3- PHẢI MANG DÂY LƯNG BẢO HỘ KHI LEO TRÈO HOẶC Ở CAO ĐỘ TRÊN 2m
4- GIỮ GÌN VỆ SINH CHUNG, KHÔNG BỎ RÁC BỪA BÃI

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 16


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

5- PHẢI LÀM VỆ SINH KHU VỰC THI CÔNG TRƯỚC KHI RA VỀ


6- HÚT THUỐC PHẢI ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH
7- CÔNG NHÂN KHÔNG ĐƯỢC ĐI LẠI KHU VỰC CÓ BIỂN BÁO NGUY HIỂM
8- HẾT GIỜ LÀM VIỆC KHÔNG ĐƯỢC Ở LẠI TRÊN CÔNG TRƯỜNG, NGOẠI TRỪ BẢO VỆ,
THỦ KHO HAY NGƯỜI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ RIÊNG BIỆT
9- TRANG THIẾT BỊ CÁ NHÂN PHẢI ĐỂ ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH VÀ PHẢI TỰ BẢO QUẢN.
10- CÔNG NHÂN VI PHẠM CÁC ĐIỀU KHOẢN TRÊN SẼ BỊ XỬ LÝ TUỲ THEO MỨC ĐỘ VI
PHẠM
2- BIỂN BÁO AT – VSLĐ

BIỂN BÁO CẤM

Kh
Không vào Dễ cháy Không sử dụng

Không hút thuốc Không đi qua Không chạm vào

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 17


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

Không phận sự miễn vào Không đeo găng tay

3- BIỂN BÁO CHỈ DẪN

Theo dõi các tín hiệu chỉ báo Kiểm tra an tòan Duy trì trật tự
trước khi sử dụng

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 18


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

Giữ vệ sinh
Cởi giầy dép Chỉ và hô

Đội mũ cứng bảo vệ Đeo kính bảo vệ Đeo bao tai bảo vệ

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 19


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

Đeo dây an toàn Khẳng định an toàn Khẳng định quy trình

Rửa tay Đóng cửa

NỘI QUY
AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

Điều 1: Công nhân làm việc tại công trường phải được huấn luyện ATLĐ theo từng
ngành nghề công việc, phải có dụng cụ bảo hộ phù hợp với công việc đang
làm và làm việc với tinh thần “AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT”
Điều 2: Mặt bằng thi công phải dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng. Trong khi làm việc
không được đùa nghịch, đánh nhau, uống rượu, bia, hút thuốc hoặc dùng
thuốc kích thích.
Điều 3: Khi làm việc dưới hố móng, không được quăng, ném vật liệu, dụng cụ từ
trên xuống dưới hoặc từ dưới lên.
Điều 4: Khi làm coffa không để đinh rơi vãi và vứt coffa có đinh bừa bãi. Khi tháo
dỡ coffa phải làm hàng rào chắn và có biển báo “nguy hiểm”.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 20


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

Điều 5: Không nằm trên cầu thang, trên mái hoặc giàn dáo.
Điều 6: Cấm xây tường quá 2 tầng khi tầng dưới chưa ổn định. Không đi lại và
đứng trên bờ tường để xây, không tựa thang vào tường mới xây.
Điều 7: Khi làm việc trên cao trên 2 m phải đeo dây an toàn. Phải kiểm tra giàn dáo
chắc chắn trước khi leo lên thao tác.
Điều 8: Các vị trí đặt dây điện thi công phải có hộp cầu dao bảo vệ, các chỗ dây nối
phải được quấn băng keo chắc chắn, đoạn băng qua đường phải được treo
cao 2,5 m hoặc chôn sâu dưới đất 40 cm.
Điều 9: Các thiết bị máy móc trên công trường phải có người chuyên sử dụng và
được học ATLĐ cho người và máy riêng.
Điều 10: Không tự ý làm những việc ngoài sự phân công của tổ, đội hoặc Trưởng
công trường.
Điều 11: Công nhân có quyền từ chối không làm những việc chưa được học tập, huấn
luyện an toàn hoặc nơi nguy hiểm chưa được khắc phục.
Tất cả cán bộ – công nhân công trường phải chấp hành nghiêm chỉnh
những quy định trên. Mọi hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi phạm mà bị
xử lý.
V. BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU:
1- HỆ THỐNG SƠ CỨU TẠI CÔNG TRƯỜNG

- Trang bị đầy đủ tủ thuốc cấp cứu, cáng thương, nẹp v.v tại công trường.
- Tủ thuốc cấp cứu phải có đủ số lượng trang thiết bị dụng cụ cần thiết, cơ số thuốc, bông
băng, thuốc đỏ v.v để sơ cứu.
- Cán bộ An toàn lao động được phân công quản lý và thường xuyên kiểm tra tủ thuốc cấp cứu
để đảm bảo đầy đủ các dụng cụ, cơ số thuốc theo Quy định về tủ thuốc cấp cứu ban đầu. Lập
sổ nhập và cấp phát thuốc cụ thể.
- Tổ chức kiểm tra sức khoẻ tổng quát về bệnh nghề nghiệp cho người lao động ít nhất mỗi
năm một lần.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 21


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

2- SƠ CỨU VẾT THƯƠNG

- Khi bị tai nạn nếu được sơ cứu đúng lúc và kịp thời sẽ có tác dụng không làm cho tình trạng
tổn thương xấu hơn, không làm cho việc chữa trị thêm khó khăn phức tạp.
- Vết thương nhẹ(xây sát da): Điều quan trọng tránh không cho vết thương bị nhiễm trùng,
không được sờ mó vào vết thương, không được dùng bất kỳ vật gì chưa sát trùng động chạm
vào vết thương, dùng nước sát trùng rửa sạch vết thương xung quanh, sau đó dùng bông gạc
che kín vết thương, quấn băng trên bóng gạc và không buộc chặt quá.
- Vết thương nặng: Cần tiến hành sơ cứu như vết thương nhẹ, nhưng ngay sau đó chuyển nạn
nhân đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115.
2.1- VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU

Nạn nhân bị chảy máu trầm trọng là một trường hợp nặng trong cấp cứu. Có thể chảy máu ngoài
hay chảy máu trong. Cầm máu càng sớm thì tai biến càng ít.
* Chảy máu ngoài :

Xử lý vết thương nặng là cầm máu, chống nhiểm khuẩn, chống sốc. Phương pháp hiệu quả nhất là
băng ép lên vết thương đang chảy máu. Trong các vết thương trầm trọng động mạch, tĩnh
mạch, mao mạch đều tổn thương.
- Nếu tổn thương động mạch, máu phụt ra thành tia, màu đỏ tươi.
- Máu từ tĩnh mạch thì chậm hơn và sẫm màu hơn.
- Nếu mao mạch thì máu chảy ra ri rỉ.
 Để cầm máu ta có các phương pháp
o Băng ép: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để cầm máu.
- Cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để bộc lộ vết thương. Tìm xem có vật lạ vật nhọn sắc có thể
làm cho nạn nhân bị tổn thương. Lấy hết dị vật ra nếu được.
- Lấy gạc vô trùng đặt lên vết thương, dùng các ngón tay và lòng bàn tay ép chặt lên vết
thương.
- Nâng cánh tay của nạn nhân lenô cao hơn tim, cầm tay thật nhẹ nhàn nếu nạn nhân bị gẫy
xương.
- Đỡ nạn nhân nằm xuống làm giảm máu chảy đến các vết thương.
- Giữ miếng gạc rồi dùng dãi băng cuộn sạch vô khuẩn băng ép lên vết thong thật chắc nhưng
đừng quá chặt làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu còn chảy qua lớp băng ngoài cùng,
băng phủ lên một lớp nữa. Nếu có dị vật nhô ra dùng gạc đặt hai bên vật nhọn cho đến khi
chúng vừa đủ cao để có thể băng lại mà không đụng chúng.
- Bảo đảm an toàn và nâng đỡ phần bị thương như khi gãy xương.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 22


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

- Quay số 115 gọi cấp cứu. Kiểm tra cách băng bó vết thương, theo dõi sự lưu thông của máu.
o Ép các mạch máu:
- Rất hiếm khi việc ép trực tiếp lại không áp dụng được, hoặc không có tác dụng cầm máu thay
garô. Trong trường hợp như vậy có thể ép gián tiếp tại các điểm mạch máu chính chạy gần
xương. Nếu ấn các điểm này sẻ cắt nguồn cung cấp máu cho tay, chân do đó không được ép
lâu quá 10 phút.
- Không được dùng dụng cụ ép. Nó có thể làm chảy máu nhiều hơn và có thể gây tổn thương ở
mô và thậm làm hoại thư.
o Điểm ép ở cánh tay:
- Động mạch chạy dọc theo mặt trong của cánh tay. Dùng đầu ngón tay để ấn vào giữa các cơ
để ép động mạch xuống xương.
o Điểm ép động mạch xương đùi : Nằm giữa mặt trong đùi và tại nếp bẹn. Nạn nhân
nằm ngữa, hơi thấp đầu gối, dùng tay ấn xuống để ép các mạch máu.
- Thông thường vết thương chảy máu nhẹ, khi băng bó máu không chạy ra nữa, nếu máu còn
chảy thấm ướt bông băng thì cần siết băng buộc chặt hơn, nếu động mạnh bị đứt, máu chảy
mạnh, phun không đều, để cầm máu trong hợp này cần buộc garô.
o Cách buộc garô:
- Lấy một đoạn dây mềm (đàn hồi càng tốt) buộc ở phía trên vết thương từ 3-4cm, dùng dây
buộc chặt cho đến khi máu không chảy ra nữa, vệ sinh bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu
từ trong ra ngoài theo hình xoắn trôn ốc, sau đó đặt gạc lên và băng lại.

o Điều trị các vết thương:


Mọi vết thương hở đều có nguy cơ nhiểm khuẩn, do đó phải chú ý đề phòng nhiễm khuẩn. Mọi
vết thương đều xử lý như sau:
- Rữa vết thương bằng nước sôi để nguội có pha một chút muối, nước muối sinh lý hoặc các
loại nước rữa vết thương pha sẵn hoặc oxy già ... Rữa từ trung tâm vết thương ra, tránh
nhiểm bẩn từ ngoài vào.
- Dùng kẹp gắp các dị vật ra, nếu cắm sâu quá phải để Bác sĩ lấy ra.
2.2- NGUYÊN TẮC BĂNG BÓ :

- Giải thích những gì mà bạn sắp làm và trấn an nạn nhân.


- Nếu có thể cho nạn nhân ngồi miễn là nạn nhân thấy thoải mái, dễ chịu là được.
- Nâng, giữ phần bị thương, nếu không có ai phụ, nạn nhân có thể giúp bạn làm chuyện này.
- Luôn luôn thao tác ở phía trước mặt hay ở bên nạn nhân nếu có thể.
 Lúc băng bó:
- Nếu nạn nhân nằm, hãy luồn băng qua dưới những chỗ hõm tự nhiên của cơ thể như cổ chân,
đầu gối, thắt lưng . . .Kéo nhẹ băng tới chỗ bị thương.
- Băng chặt vừa phải để cầm máu và giữ miếng băng cố định một chỗ. Đừng băng quá chặt làm
máu không lưu thông được.
- Nếu có thể để các ngón tay, ngón chân ra ngoài để ,kiểm tra sự lưu thông của máu.
- Phải chắc chắn rằng các mối buộc không gây đau đớn cho nạn nhân, không được buộc các
mối nối lên chỗ xương.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 23


BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN: BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG

 Khi cố định tay chân:


- Phải đặt miếng đệm giữa hai tay hoặc chân với các phần khác của cơ thể. Dùng khăn, gối,
bông gấp lại nhét đệm ở trong trước khi buộc băng.
- Buộc mối băng ở bên không bị thương, nếu cả hai bên bị thương thì ta buộc mối băng lên
chính giữa.
 Kiểm tra sự lưu thông máu: Kiểm tra sự lưu thông máu ngay sau khi băng bó xong và
cứ 10 phút lại kiểm tra một lần.
Cách kiểm tra sự lưu thông máu:
- Ấn mạnh xuống da hay móng tay cho đến khi tai. Thả tay ra để cho chúng hồng hào trở lại,
nếu chúng không hồng hào trở lại chứng tỏ lưu thông máu yếu.
- Nới lỏng ra bằng cách tháo bớt vòng băng ra cho đến khi các ngón tay hoặc da hồng hào trở
lại. Nạn nhân có thể có cảm giác tê rần. Hãy băng lại nếu thấy cần thiết.

PHẦN 1: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang 24

You might also like