You are on page 1of 9

Họ và Tên: Phạm Thế Nam

Lớp: 62HK3
Mssv: 145962
BÀI THU HOẠCH 3
 Nêu các bước tính toán thiết kế điện trong CT
 Các dạng sơ đồ cấp điện toàn nhà: sơ đồ nguyên lý, phạm vi áp dụng, vận hành của
hệ thống
 Thế nào là sơ đồ nối đất TNS? Tại sao lại sử dụng sơ đồ nối đất an toàn trong các
công trình cao tầng?
 Khi nào và Tại sao phải thực hiện phân pha các mạch điện trong 1 tủ điện?
 Nếu các điều kiện lựa chọn dây dẫn? Tại sao phải chọn theo các điều kiện này?
 Nếu các điều kiện lựa chọn máy cắt CB? Tại sao phải chọn theo các điều kiện này?
 Các bước tính toán dòng điện ngắn mạch cho mạng hạ áp trong công trình

BÀI LÀM

 Các bước tính toán thiết kế điện trong CT là:

– Lựa chọn sơ đồ cấp điện phù hợp


– Xác định vị trí, công suất điện và số lượng các thiết bị điện (đèn, ổ cắm, động cơ
điện, …)
– Xác định vị trí tủ điện phòng (vùng)
– Vạch tuyến đi dây cho các mạch điện phân bố phụ
– Xác định số mạch điện phân bố phụ 1 pha và 3 pha, và phân pha cho mạch phân bố
phụ 1 pha trong cùng tủ điện .
– Xác định số mạch điện phân bố chính
– Xác định công suất tính toán cho các mạch dây dẫn (mạch phân bố phụ)
– Xác định công suất tính toán cho các mạch cột dẫn (mạch phân bố chính)
– Tính chọn máy biến áp/máy phát điện dự phòng
– Tính chọn dây dẫn/ thiết bị bảo vệ cho các mạch phân bố phụ
– Tính chọn dây dẫn/ thiết bị bảo vệ cho các mạch phân bố chính

 Các dạng sơ đồ cấp điện toàn nhà: sơ đồ nguyên lý, phạm vi áp dụng, vận
hành của hệ thống:
1. Lược đồ đứng cấp điện tòa nhà
2. Lược đồ cấp điện tòa nhà

3. Phân loại phụ tải và sơ đồ phân phối điện toàn nhà


– Liệt kê các phụ tải và phân ra ít nhất 3 loại: Bình thường, ưu tiên, sự cố
thang,...
– Phân loại phụ tải phụ thuộc vào loại hộ tiêu thụ
4. Các sơ đồ cấp điện
4.1. Sơ đồ nguyên lý cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 3
– Phạm vi áp dụng: hộ tiêu thụ loại 3, thường là các
khu dân cư, không có hệ thống thang máy và phòng
cháy chữa cháy
– Vận hành hệ thống: Qua máy biến áp cấp vào các phụ
tải thường

4.2. Sơ đồ nguyên lý mạng cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 2

– Phạm vi áp dụng: Các hộ tiêu thụ


điện loại 2, có hệ thống thang máy
và phòng cháy chữa cháy
– Vận hành hệ thống:
+ Tủ tổng tòa nhà nối điện lưới,
phụ tải thường nối với tủ điện
tổng, phụ tải ưu tiên-sự cố yêu cầu
có nguồn dự phòng, cấp qua 1
ATS để nối nguồn với nhau (máy
phát hoặc điện lưới)
– Theo QC06-2020: Thì phụ tải sự
cố cần cấp từ nguồn lưới và 2
nguồn dự phòng, giống sơ đồ trên,
nhưng phụ tải sự cố ta cấp riêng 1
máy phát

4.3. Sơ đồ nguyên lý mạng cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 1

– Phạm vi áp dụng: Các công trình


tiêu thụ loại 1, không được phép
mất điện
– Vận hành hệ thống:
+ Công suất máy phát và máy biến
áp thường bằng nhau, nếu không ta
chọn công suất máy biến áp theo
phụ tải ưu tiên ( nếu lớn hơn),
nhưng dễ gây ra sụt áp. Khi mất
điện thi ATS sẽ chuyển sang dùng
máy phát.
+ Phụ tải sự cố cấp riêng 1 máy
phát bằng công suất tủ sự cố
 Thế nào là sơ đồ nối đất TNS? Tại sao lại sử dụng sơ đồ nối đất an toàn trong
các công trình cao tầng?
1. Thế nào là sơ đồ nối đất TN-S ?

– Đặc điểm:
+ Điểm trung tính của nguồn cấp điện: Nối đất trực tiếp
+ Vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện: Nối với điểm trung tính của nguồn
bằng 1 dây riêng gọi là dây bảo vệ (dây PE);
+ Dây N và dây PE tách riêng
+ Dây N không được nối đất, dây PE nối đất lặp lại càng nhiều càng tốt
2. Tại sao lại sử dụng sơ đồ nối đất an toàn trong các công trình cao tầng?
– Sơ đồ nối đất TN-S là sơ đồ sử dụng trong đô thị, mật độ dân cư lớn, đặc biệt là các
nhà cao tầng vì sử dụng nhiều thiết bị, không thể nối đất cho tất cả các thiết bị cho
khu dân cư, đặc biệt là nhà cao tầng => sử dụng sơ đồ nối đất an toàn trong các công
trình cao tầng.

 Khi nào và Tại sao phải thực hiện phân pha các mạch điện trong 1 tủ điện?
– Phân pha xảy ra khi: ở tủ điện có lộ tổng là 3 pha và lộ nhánh là 1 pha hoặc 3 pha,
tất cả các lộ 1 pha phải phân bố đều vào các pha A,B,C đảm bảo công suất các pha
cân nhau.
– Mạch 3 pha cần cân bằng vì:
+ Nếu mạch 3 pha không cân bằng => phải chọn dây dẫn và thiết bị bảo vệ theo pha
có dòng làm việc lớn nhất: P3pha = PA + PB + PC = 3 P1pha => Không kinh tế => Thiết
bị bảo vệ làm việc thiếu chính xác => tồn tại dòng điện không cân bằng Io chạy trên
dây trung tính => Tăng tổn thất điện áp và điện năng trên dây dẫn

 Nếu các điều kiện lựa chọn dây dẫn? Tại sao phải chọn theo các điều kiện
này?
– Chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng => đảm bảo không gây hỏa hoạn do cháy
dây dẫn điện
– Kiểm tra dây dẫn theo tiết diện tối thiểu cho phép => Tiết diện đáp ứng được dòng
điện đi qua dây dẫn.
– Kiểm tra dây dẫn theo điều kiện tồn thất điện áp cho phép => đảm bảo các thiết bị
điện làm việc theo đúng điện áp định mức cho phép
– Đối với mạng động lực cần kiểm tra thêm các điều kiện sau:
+ Kiểm tra dây dẫn theo mật độ dòng khởi động
+ Kiểm tra dây dẫn theo tồn thất điện áp cho phép khi khởi động

 Nếu các điều kiện lựa chọn máy cắt CB? Tại sao phải chọn theo các điều kiện
này?
- Theo dòng làm việc định mức:

- Theo dòng cắt ngắn mạch định mức:

Ta chọn theo các điều kiện này là vì :


– Chế độ làm việc ở định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số
dòng điện định mức chạy qua CB lâu tuỳ ý. Mặt khác, mạch dòng điện của CB phải
chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay
đang đóng.

– CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài chục KA. Sau khi ngắt
dòng điện ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.

– Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá
hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé. Muốn vậy thường
phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB.

 Các bước tính toán dòng điện ngắn mạch cho mạng hạ áp trong công trình

Bước 1: Vẽ sơ đồ thay thế để tính ngắn mạch

Bước 2: Xác định điện kháng của hệ thống

Trong đó :
Utb: điện áp trung bình của mạng (0.23/0.4 kV)
Sđmcắt: công suất cắt định mức của máy cắt cao áp (kVA)
Iđmcắt: dòng cắt định mức của máy cắt cao áp (kA)
Có thể bỏ qua XHT nếu coi điện áp bên cao áp là hằng số do tổng trở MBA và các
phần tử hạ áp đủ lớn.
Bước 3: Xác định điện trở điện kháng của đường dây hạ áp

Bước 4: Xác định điện trở, điện kháng của các thành phần khác

+ Cuộn dòng điện và tiếp điểm aptomat


+ Cuộn sơ cấp của máy biến dòng
+ Thanh góp
+ R và X của các thành phần trên được tra trong cẩm nang
Bước 5: Xác định dòng ngắn mạch 3 pha

You might also like