You are on page 1of 77

Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ


Hồ sơ thiết kế xây dựng dự án Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì giai đoạn
TKKT được biên chế thành 02 hạng mục thành phần như sau:
Hạng mục 1: TRẠM BIẾN ÁP 110kV BA VÌ (TKKT)
Hạng mục 2: ĐƯỜNG DÂY 110kV SƠN TÂY - BA VÌ (TKBVTC)
 Biên chế hạng mục 1 gồm các tập sau:
TẬP 1 : THUYẾT MINH
TẬP 2 : CÁC BẢN VẼ
TẬP 3 : DỰ TOÁN XÂY DỰNG
TẬP 4 : HỆ THỐNG VIỄN THÔNG SCADA.
TẬP 5 : PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
TẬP 6 : CHỈ DẪN KỸ THUẬT
 Biên chế hạng mục 2 gồm các tập sau:
TẬP 1 : THUYẾT MINH
TẬP 2 : CÁC BẢN VẼ
TẬP 3 : PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
TẬP 4 : CHỈ DẪN KỸ THUẬT
TẬP 5 : TỔ CHỨC XÂY DỰNG

► Đây là Tập 1: Thuyết minh - thuộc Hạng mục 2 của hồ sơ.

1
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH.....................................................4
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN.................................................................................4
1.2. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH......................................................................................6
1.3. PHẠM VI CÔNG TRÌNH..........................................................................................6
1.4. QUY MÔ CỦA HẠNG MỤC.....................................................................................6
CHƯƠNG 2: TUYẾN ĐƯỜNG DÂY.....................................................8
2.1 CÁC YÊU CẦU VỚI TUYẾN ĐƯỜNG DÂY..........................................................8
2.2 TUYẾN ĐƯỜNG DÂY..............................................................................................8
2.3 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH............................................................................................10
2.4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.................................................................11
2.5 ĐỊA CHẤT THỦY VĂN..........................................................................................14
2.6 HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT VẬT LÝ.......................................................................14
2.7 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN..................................................................15
2.8 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TÍNH TOÁN......................................................................16
CHƯƠNG 3: DÂY DẪN ĐIỆN VÀ DÂY CHỐNG SÉT.............................19
3.1 LỰA CHỌN DÂY DẪN ĐIỆN................................................................................19
3.2 LỰA CHỌN DÂY CHỐNG SÉT VÀ CÁP QUANG OPGW..................................20
CHƯƠNG 4: ĐẢO PHA VÀ ĐẤU NỐI................................................23
4.1 ĐẢO PHA DÂY DẪN..............................................................................................23
4.2 ĐẤU NỐI..................................................................................................................23
CHƯƠNG 5: CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN ĐƯỜNG DÂY.........................24
5.1 CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG...................................................................24
5.2 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁCH ĐIỆN...........................................................25
5.3 LỰA CHỌN TẢI TRỌNG CÁCH ĐIỆN.................................................................26
5.4 LỰA CHỌN CHUỖI CÁCH ĐIỆN..........................................................................27
5.5 PHỤ KIỆN TREO DÂY...........................................................................................28
CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ.............................................29
6.1 CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT:...................................................................................29
6.2 BẢO VỆ CƠ HỌC CHO DÂY DẪN VÀ DÂY CHỐNG SÉT................................30
6.3 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ KHÁC.........................................................................30
CHƯƠNG 7: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT...........................................31
7.1 CHỌN SƠ ĐỒ CỘT VÀ GIẢI PHÁP KẾT CẤU CỘT...........................................31
7.2 TÍNH TOÁN CỘT....................................................................................................32
7.3 PHẠM VI SỬ DỤNG CỘT TRÊN TUYẾN............................................................38
CHƯƠNG 8: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÓNG........................................40
8.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT TUYẾN ĐƯỜNG DÂY.......................40
8.2 GIẢI PHÁP MÓNG CỦA ĐƯỜNG DÂY...............................................................40
8.3 TÍNH TOÁN MÓNG................................................................................................41
8.4 LIÊN KẾT CỘT VÀ MÓNG....................................................................................47
8.5 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÓNG........................................................................47
CHƯƠNG 9: BỐ TRÍ CỘT TRÊN MẶT CẮT DỌC.................................49
9.1 CÁC YÊU CẦU VÀ SỐ LIỆU CƠ BẢN.................................................................49
9.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN........................................................................................50
CHƯƠNG 10: GIẢI PHÁP PHỐI HỢP RƠLE BẢO VỆ.......................51
10.1 HIỆN TRẠNG RƠLE BẢO VỆ TRẠM BIẾN ÁP 220KV SƠN TÂY....................51
10.2 PHẠM VI TRANG BỊ RƠ LE CHO DỰ ÁN...........................................................52
10.3 GIẢI PHÁP LẮP ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG TIN QUANG.......................52
10.4 GIẢI PHÁP BỔ SUNG SCADA..............................................................................53

2
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 11: PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ


PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ...........................................................54
11.1 CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH ĐẾN MÔI TRƯỜNG..............................54
11.2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP ĐẾN CON NGƯỜI........................56
11.3 PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ..................................................................................57
CHƯƠNG 12: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH...............................59
12.1 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH........................................................................59
12.2 TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC VẬN HÀNH......................................59
CHƯƠNG 13: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG..............................61
13.1 BẢNG TỔNG KÊ PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110KV:..................................................61
13.2 BẢNG LIỆT PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110KV:...........................................................70
CHƯƠNG 14: BẢNG CĂNG DÂY......................................................................74

3
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH

1.1.CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN


Hồ sơ thiết kế xây dựng Trạm biến áp 110kV Ba Vì giai đoạn TKKT được lập
dựa trên các văn bản pháp lý sau:
Dự án “Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì” được lập dựa trên các văn bản pháp
lý sau:
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
- Căn cứ vào hợp đồng số 42/HĐTVTK- HANOI-DPMB ngày 01 tháng 06
năm 2016 giữa Ban Quản lý dự án Phát triển Điện lực Hà Nội- Tổng công ty
Điện lực thành phố Hà Nội với Công ty cổ phần Tư vấn điện PACIFIC về
việc tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công- Tổng dự
toán công trình: Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì.
- Căn cứ vào quyết định số 3793/QĐ-EVN HANOI ngày 23/10/2015 của
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội về việc quyết định phê duyệt nhiệm vụ
thiết kế xây dựng công trình “Xây dựng mới TBA 110kV Ba Vì".
- Căn cứ công văn số 1653/SCT-QLĐN của Sở Công Thương thành phố Hà
Nội ngày 07 tháng 6 năm 2012 về việc xác nhận sự phù hợp của TBA
110kV Ba Vì với Quy hoạch phát triển Điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn
2011-2015 có xét đến năm 2020.
- Căn cứ công văn số 1778/UBND của UBND huyện Ba Vì ngày 09 tháng 10
năm 2013 về việc thống nhất hướng tuyến cấp nguồn trạm biến áp 110kV
Ba Vì.
- Căn cứ công văn số 1132/UBND -QLĐT của UBND thị xã Sơn Tây ngày 03
tháng 10 năm 2013 về việc thỏa thuận hướng tuyến cấp nguồn trạm biến áp
110kV Ba Vì.
- Căn cứ công văn số 4191/QHKT-P7 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc ngày 10
tháng 12 năm 2013 về việc hướng tuyến đường dây 110kV cấp điện cho
trạm biến áp 110kV Ba Vì.
- Căn cứ vào công văn số 9720/UBND-CT của UBND thành phố Hà Nội
ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc hướng tuyến đường dây 110kV Sơn Tây
- Ba Vì cấp điện cho trạm biến áp 110kV Ba Vì.

4
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

- Căn cứ vào công văn số 937/BXD-QHKT của Bộ Xây Dựng ngày 12 tháng
5 năm 2014 về việc điều chỉnh hướng tuyến đường dây 110kV Sơn Tây - Ba
Vì.
- Căn cứ vào công văn số 4694/UBND-QHKT của UBND thành phố Hà Nội
ngày 27 tháng 06 năm 2014 về việc chấp thuận hướng tuyến đường dây
110kV Sơn Tây - Ba Vì cấp điện cho trạm biến áp 110kV Ba Vì.
- Căn cứ vào quyết định số 4351/QĐ-BCT của bộ công thương ngày 20 tháng
8 năm 2011 về việc phê duyệt: Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020.
- Căn cứ vào công văn số 1798/UBND của UBND huyện Ba Vì ngày 03
tháng 12 năm 2012 về việc thống nhất địa điểm xây dựng trạm biến áp
110kV Ba Vì tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.
- Căn cứ vào công văn số 1696/VQH-TT2 ngày 24 tháng 10 năm 2013 của
Viện Quy hoạch Xây dựng về việc cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật.
- Căn cứ công văn số 1803/UBND-CT của UBND thành phố Hà Nội ngày 08
tháng 03 năm 2013 về việc chấp thuận địa điểm xây dựng TBA 110kV Ba
Vì tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì.
- Căn cứ công văn số 2707/QHKT-P7 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc ngày 14
tháng 7 năm 2014 về việc Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc
sơ bộ trạm biến áp 110kV Ba Vì.
- Căn cứ vào công văn số 1127/UBND của UBND huyện Ba Vì ngày 13
tháng 8 năm 2014 về việc thống nhất ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch
tổng mặt bằng trạm biến áp 110kV Ba Vì.
- Căn cứ vào công văn số 547/TLST-QLN của Công ty TNHH MTV thủy lợi
Sông Tích ngày 14 tháng 8 năm 2014 về việc chấp nhận giải pháp đường
qua kênh tưới T4 vào TBA 110kV Ba Vì.
- Căn cứ công văn số 4321/QHKT-P7 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc ngày 15
tháng 10 năm 2014 về việc Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến
trúc sơ bộ trạm biến áp 110kV Ba Vì.
- Căn cứ công văn số 4747/SCT-QLĐN của Sở Công Thương thành phố Hà
Nội ngày 05 tháng 11 năm 2014 về việc bố trí mặt bằng xây dựng trạm biến
áp 110kV Ba Vì.
- Căn cứ công văn số 5605/QHKT-P7 ngày 18/12/2014 của Sở Quy hoạch -
Kiến trúc về việc chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến
trúc sơ bộ TBA 110kV Ba Vì.
- Căn cứ vào các quy trình quy phạm trang bị điện hiện hành. Tiêu chuẩn tải
trọng và tác động TCVN 2737 - 1995 do Bộ Xây dựng ban hành.Những
thay đổi so với dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt.
- Căn cứ công văn số 536/ĐĐMB-CN ngày 29/04/2016 về thỏa thuận
SCADA dự án xây dựng mới TBA 110kV Ba Vì.

5
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

- Căn cứ văn bản số 1292/EVNNPT-KH+KT+ĐT ngày 07/04/2016 của Tổng


công ty Truyền tải điện Quốc gia về việc Thứ tự và quy mô đầu tư các ngăn
lộ đường dây 110kV tại TBA 220kV Sơn Tây
- Căn cứ vào quyết định số: 4720/QĐ-BCT ngày 02/12/2016 của Bộ Công
Thương v/v Phê duyệt hợp phần I: Qui hoạch phát triển hệ thống điện
110kV của Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-
2025, có xét đến 2035.
- Căn cứ công văn số 7104/QHKT-P7 ngày 24/11/2016 của Sở Quy hoạch -
Kiến trúc về việc vị trí, ranh giới xây dựng các cột điện thuộc tuyến đường
dây 110kV của công trình “Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Ba Vì”.
- Căn cứ quyết định số: 4990/QĐ-BCT ngày 22/12/2016 của Bộ Công thương
Về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu dự án “Xây dựng mới
trạm 110kV Ba Vì, thuộc dự án: Phát triển lưới điện Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) và Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF)”
- Các tài liệu khảo sát công trình do Công ty cổ phần Tư vấn Điện Pacific
thực hiện.
- Các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.
1.2.GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.2.1. Mục tiêu đầu tư xây dựng
Việc đầu tư xây dựng công trình “Trạm biến áp 110kV Ba Vì” nhằm mục đích
đáp ứng tình hình phát triển phụ tải hiện tại của thành phố Hà Nội nói chung, của
huyện Ba Vì và các vùng lân cận nói riêng.
1.2.2. Quá trình thực hiện dự án
Công Trình “Xây dựng mới Trạm biến áp 110kV Ba Vì ” được tách thành 02
hạng mục thành phần như sau:
- Hạng mục 1: Trạm biến áp 110kV Ba Vì (TKKT)được thực hiện thiết
kế theo 3 bước: Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công.
- Hạng mục 2: Đường dây 110kV Sơn Tây – Ba Vì (TKBVTC) được thực hiện
thiết kế theo 2 bước: Thiết kế cơ sở và Thiết kế bản vẽ thi công.
1.3.PHẠM VI CÔNG TRÌNH
Công trình: “Trạm biến áp 110kV Ba Vì” sẽ đề cập đến những hạng mục chính
như sau:
- Trạm biến áp 110kV Ba Vì.
- Đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì
1.4.QUY MÔ CỦA HẠNG MỤC.
Hạng mục đường dây110kV Sơn Tây - Ba Vì là hạng mục 2 của dự án có quy mô
như sau:
- Cấp điện áp: 110kV.

6
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

- Kiểu: Đường dây trên.


- Số mạch: 02 mạch, chiều dài: 15,668km.
- Điểm đầu: Cột cổng 110kV tại TBA 220kV Sơn Tây
- Điểm cuối: Cột cổng 110kV TBA 110kV Ba Vì
- Dây dẫn: Dây nhôm lõi thép, ACSR240/32.
- Dây chống sét: treo 02 dây chống sét, 01 dây chống sét PHLOX-116 và 01
dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW-96 loại 24 sợi quang.
- Cách điện: Bằng Composite hoặc tương đương.
- Cột: Cột 02 mạch, cột bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng.
- Móng: Dùng móng bê tông cốt thép đúc tại chỗ.
- Tiếp đất: Hỗn hợp kiểu cọc – tia tại tất cả các vị trí cột, vật liệu tiếp địa bằng
thép mạ kẽm nhúng nóng, điện trở nối đất đảm bảo theo quy định hiện hành.
- Tuyến đường dây đi qua 05 xã gồm: Các xã Thanh Mỹ, Đường Lâm, thị xã
Sơn Tây; Các xã Cam Thượng, Thụy An, Vật Lại, huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội.
- Diện tích chiếm đất: Tổng diện tích hành lang tuyến của dự án khoảng
89.166 m2, trong đó diện tích chiếm đất vĩnh viễn bởi phần xây dựng móng
cột khoảng 6.094 m2.

7
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 2: TUYẾN ĐƯỜNG DÂY.

2.1 CÁC YÊU CẦU VỚI TUYẾN ĐƯỜNG DÂY


Đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì đáp ứng các yêu cầu sau :
- Phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của khu vực.
- Tuân thủ các yêu cầu về hành lang bảo vệ lưới điện.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và phù hợp với lưới điện quy hoạch của khu vực.
2.2 TUYẾN ĐƯỜNG DÂY.
a. Đặc điểm chung
Tuyến đường dây 110kV có điểm đầu từ cột cổng 110kV tại TBA 220kV Sơn
Tây và điểm cuối cột cổng 110kV TBA Ba Vì, tuyến đi trên địa phận của thị xã Sơn
Tây và của huyện Ba Vì:
- Đoạn đầu tuyến đi trên địa bàn thị xã Sơn Tây chủ yếu là đi trên địa hình có đồi
thấp và đi theo quy hoạch chung của khu đô thị vệ tinh Sơn Tây. Tuyến cắt qua đường
vành đai 5 quy hoạch và đi dọc theo đường quy hoạch của đô thị vệ tinh Sơn Tây.
- Đoạn đi trên địa bàn của huyện Ba Vì chủ yếu là đi trên ruộng lúa, ruộng hoa
màu, và các đồi thấp. Tuyến cắt qua sông Tích 2 lần, các đường liên thôn, xã, kênh
mương, đường dây điện lực và đường dây thông tin...
b. Mô tả tuyến đường dây
Đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì có điểm đầu: Poóc tích TBA220/110kV Sơn
Tây, điểm cuối: Poóc tích Trạm 110kV Ba Vì. Chiều dài tuyến: 15668m.
- Từ Pooctich TBA 220kV Sơn Tây - ĐĐ: dài 30m.
Điểm đấu được đặt trên vị trí trạm biến áp 220/110kV Sơn Tây.
- Từ ĐĐ - G1: dài 66.63m
Tuyến đi qua khu đất trồng hoa màu tới vị trí G1. Tuyến cắt qua đường đất hiện
có và chui ĐZ 220kV Hòa Bình-Sơn Tây, vị trí G1 nằm tại ruộng trồng màu.
Tại G1 tuyến lái trái tr = 21026’02’’
- Từ G1 - G2: Dài 363.21m
Tuyến chủ yếu đi trên đồi và cắt qua khu ruộng trồng lúa, màu cắt qua đường
vành đai 5 quy hoạch. Vị trí G2 nằm trong đồi trồng hoa màu.
Tại G2 tuyến lái phải p = 66052’55’’
- Từ G2 - G3: Dài 518.86 m.
Tuyến đi qua khu đất trồng hoa màu và qua khu trồng lúa, khu khai đất đến sân
bóng tới vị trí G3. Vị trí G3 nằm trên sân bóng.
Tại G3 tuyến lái trái tr = 83031’43’’.
- Từ G3 - G4: Dài 187.39 m.
Tuyến chạy xuống đồi bạch đàn qua vùng đất trồng lúa tới G4 . Vị trí G4 nằm
tại khu vực đất trồng lúa.
Tại G4 tuyến lái phải P = 29015’34’’
- Từ G4- G5: Dài 228.75m,

8
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Tuyến đi qua đồi trồng bạch đàn thuộc xã Đường Lâm tới G5. Vị trí G5 nằm
trong đồi bạch đàn.
Tại G5 tuyến lái phải: P = 0042’14’’.
- Từ G5- G6: Dài 189.14 m.
Tuyến đi qua đồi bạch đàn qua ao, đến đồi bạch đàn thuộc xã Đường Lâm tới
G6. Vị trí G6 nằm trong đồi bạch đàn.
Tại G6 tuyến lái trái: T = 25008’40’’.
- Từ G6- G7: Dài 269.61m
Tuyến vẫn chủ yếu trên đồi trồng bạch đàn cây tương đối rậm rạp thuộc khu
vực đồi lăng Ngô Quyền - Phùng Hưng tới G7. Vị trí G7 nằm trên đồi bạch đàn gần
khu đền Mẫu.
Tại G7 tuyến lái phải: P = 22047’10’’.
- Từ G7- G8: Dài 185.37m.
Tuyến đi qua đồi bạch đàn cắt qua ao và cắt qua 2 lần đường đất vào đền Mẫu,
tới G8. Vị trí G8 nằm tại đồi bạch đàn.
Tại G8 tuyến lái phải: p = 44040’37’’.
- Từ G8- G9: Dài 514.89m.
Tuyến chủ yếu đi trên đất ruộng lúa, tuyến cắt qua đường nhựa liên xã. Tuyến
cắt qua 2 ĐDK 22kV, 1 ĐDK 0.4kV và 1 đường thông tin 1 cáp. Vị trí G9 nằm trên đất
trồng lúa.
Tại G9 tuyến lái trái: tr = 34045’60’’.
- Từ G9- G10: Dài 318.67m,
Tuyến đi qua ruộng lúa, trang trại nhà ông Dũng xã Cam Thượng - Huyện Ba
Vì tới G10. Tuyến cắt qua đường nhựa liên xã, tuyến cắt qua 1 đường thông tin cáp 3
dây, vị trí G10 nằm trong đồi trồng keo.
Tại G10 tuyến lái trái: tr = 51047’12’’.
- Từ G10- G11: Dài 2750.88m.
Tuyến chủ yếu đi trên đất của xã Cam Thượng và một phần đất của xã Thụy An,
địa hình chủ yếu là đồi thấp xen kẹp ruộng trồng lúa và màu
Tuyến cắt qua 1 ĐDK 0.4kV ảnh hưởng trong hành lang tuyến 7 nhà dân.
Tuyến cắt qua 2 lần sông Tích Giang
G11 được đặt trên gò trồng bạch đàn
Tại G11 tuyến lái phải: p = 13023’58’’
- Từ G11- G12: Dài 331.60m.
Tuyến chạy qua khu ao, qua đồi bạch đàn đến ruộng lúa tới G12. Vị trí G12
nằm trên ruộng lúa.
Tại G12 tuyến lái trái: tr = 55056’29’’.
- Từ G12- G13: Dài 1397.03m.
Tuyến đi qua khu trồng lúa tới đồi trồng bạch đàn đến khu trồng lúa tới G13. Vị
trí G13 nằm ruộng. Tại G13 tuyến lái phải: P =46059’38’’.
- Từ G13- G14: Dài 696.11m.

9
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Tuyến giao chéo với đường 35kV qua khu trồng lúa, qua khu dân cư đến khu
trồng lúa tới G14. Vị trí G14 nằm trong ruộng lúa.
Tại G14 tuyến lái phải: p = 19002’28”.
- Từ G14- G15: Dài 1841,66m.
Tuyến đi qua khu đất vườn qua khu trồng lúa, qua đồi bạch đàn đến khu trồng
màu tới G15. Vị trí G15 nằm trong khu đất trồng màu.
Tại G15 tuyến lái trái: tr =9048’02’’.
- Từ G15- G16: Dài 224.8m.
Tuyến đi qua khu trang trại đến ao tới G16. Vị trí G16 nằm trong ao.
Tại G16 tuyến lái phải: P =16031’58’’.
- Từ G16- G17: Dài 255m.
Tuyến đi qua khu trồng màu tới G17. Vị trí G17 nằm trong khu đất trồng màu.
Tại G17 tuyến lái trái: tr =7017’10’’.
- Từ G17- G18. Dài 233,88m.
Tuyến đi qua khu đất trồng màu tới vườn keo tới G18. Vị trí G18 nằm trong
vườn cây keo.
Tại G18 tuyến lái phải: P =28026’43’’.
- Từ G18- G19: Dài 253,22m.
Tuyến giao chéo với đường 35Kv đến đồi trồng dứa tới G19. Vị trí G19 nằm
trong đồi trồng dứa.
Tại G19 tuyến lái trái: tr =47005’03’’.
- Từ G19- G20: Dài 431,38m.
Tuyến đi qua khu trồng màu ,qua sông Tích Giang đến khu trồng màu tới G20.
Vị trí G20 nằm trong khu đất trồng màu. Tại G20 tuyến lái phải: p =41006’18’’.
- Từ G20- G21: Dài 917.66m.
Tuyến đi qua khu đất trồng màu qua ao đến khu trồng lúa tới G21. Vị trí G21
nằm trong khu đất trồng lúa. Tại G21 tuyến lái phải: p =12021’02’’.
- Từ G21- G22: Dài 417.20m.
Tuyến đi qua khu đất trồng lúa và màu của xã Vật Lại cắt qua một số kênh
mương nội đồng, cắt 1 lần đường dây 22 kV, cắt 1 lần đường dây 0.4 kV, tới G22. Vị
trí G22 nằm trong vườn keo.
Tại G22 tuyến lái phải: p =40052’09’’.
- Từ G22- G23: Dài 236,37m.
Tuyến vẫn đi trên ruộng trồng lúa và màu của xã Vật Lại cắt qua một số kênh
mương nội đồng, ao hồ, cắt 4 lần đường dây 0.4 kV ảnh hưởng trong hành lang tuyến
01 nhà chăn nuôi của dân. Vị trí G23 nằm trong ruộng lúa.
Tại G23 tuyến lái trái: tr=25044’26’’.
- Từ G23- ĐC: Dài 42,33m.
Tuyến đi trên ruộng lúa thuộc xã Vật Lại, huyện Ba Vì.
2.3 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH
Công trình dự kiến xây dựng chủ yếu đi trên các gò đồi và cánh đồng trồng lúa
thuộc các xã Thanh Mỹ và Đường Lâm thị xã Sơn Tây, các xã Cam Thượng,

10
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Thụy An và Vật Lại của huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Đất đá cấu tạo nên dạng
địa hình này chủ yếu là: Sét, sét pha, cát pha có nguồn gốc sườn tích, tàn tích
(edQ). Đá gốc chủ yếu là: Đá phiến sét (PR).
2.4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.
Căn cứ tài liệu khảo sát địa chất công trình thu thập được trên toàn tuyến công
trình và kết quả thí nghiệm mẫu đất trong phòng, thì nền đất thiên nhiên trên toàn
tuyến công trình được thăm dò và mô tả đến độ sâu 8.0 m gồm các lớp như sau:
Sau đây mô tả các lớp từ trên xuống:
- Lớp 1: Lớp đất lấp, đất ruộng lẫn rễ cây thực vật. Gặp ở các hố khoan : KC17,
KC24, KC29, KC32, KC35, KC37, C38, KC39< KC40, KC42, KC43, KC50, KC57,
KC61, KC64. Lớp này có bề dày tương đối mỏng từ 0.2m đến 0.5m. Thành phần chủ
yếu là đất lẫn mùn thực vật, rễ cây, lá cây, màu xám đen. Lớp này có chiều dày nhỏ sẽ
bóc bỏ trong quá trình thi công.
- Lớp 2 : Lớp cát pha màu xám trắng, xám xanh lẫn 15- 20% dăm sạn sắc cạnh,
rắn chắc, d= 0.5- 1cm. Trạng thái dẻo. Lớp này nằm dưới lớp 1. Bắt gặp trong các hố
khoan: KC35, KC38, KC42, KC43. Bề dày lớp từ 1,2m đến 1,5m. Thành phần chủ yếu
là cát pha màu xám trắng, xám xanh lẫn 15- 20% dăm sạn sắc cạnh, rắn chắc có đường
kính từ 0.5cm đến 1cm. Trong lớp này đã lấy và thí nghiệm 05 mẫu. Kết quả tổng hợp
các chỉ tiêu cơ lý của lớp thể hiện ở bảng tổng hợp sau:
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thành phần hạt <0.005mm P % 16.1
2 Khối lượng riêng  g/cm3 2.67
3 Độ ẩm tự nhiên W % 34.1
4 Khối lượng thể tích tự nhiên o g/cm3 1.81
5 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1.35
6 Giới hạn chảy WL % 37
7 Giới hạn dẻo WP % 26.1
8 Chỉ số dẻo IP % 10.8
9 Độ sệt B 0.74
10 Độ bão hoà G % 93.1
11 Độ rỗng n % 49.5
12 Hệ số rỗng o - 0.979
13 Góc ma sát trong  Độ 17
14 Lực dính kết C kG/cm2 033
15 Hệ số nén lún a cm2/kG 0.021
16 Mô dun tổng biến dạng E kG/cm2 139
17 Sức chịu tải quy ước R kG/cm2 1.66
- Lớp 3 : Lớp sét pha màu xám vàng, xám trắng lẫn 20 -30% dăm sạn, sắc cạnh,
rắn chắc, d = 1- 2cm. Trạng thái dẻo mềm. Lớp này nằm dưới lớp 2, phân bố trên diện
rộng khu vực khảo sát. Bắt gặp trong các hố khoan: KC13, KC30, KC32, KC37,
KC40, KC42, KC43, KC51, KC52, KC53, KC54, KC56, KC57, KC65. Bề dày lớp
trung bình từ 1,0m đến 7,8m. Thành phần chủ yếu là cát pha màu xám trắng, xám xanh

11
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

lẫn 15- 20% dăm sạn sắc cạnh, rắn chắc có đường kính từ 0.5cm đến 1cm. Trong lớp
này đã lấy và thí nghiệm 17 mẫu. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp thể hiện
ở bảng tổng hợp sau:
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thành phần hạt <0.005mm P % 35.7
2 Khối lượng riêng  g/cm3 2.64
3 Độ ẩm tự nhiên W % 35.7
4 Khối lượng thể tích tự nhiên o g/cm3 1.78
5 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1.31
6 Giới hạn chảy WL % 41.2
7 Giới hạn dẻo WP % 26.3
8 Chỉ số dẻo IP % 14.9
9 Độ sệt B 0.63
10 Độ bão hoà G % 92.6
11 Độ rỗng n % 50.4
12 Hệ số rỗng o - 1.018
13 Góc ma sát trong  Độ 6
14 Lực dính kết C kG/cm2 0.18
15 Hệ số nén lún a cm2/kG 0.027
16 Mô dun tổng biến dạng E kG/cm2 100
17 Sức chịu tải quy ước R kG/cm2 0.75
- Lớp 4 : Lớp sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng, lẫn 20- 30% dăm sạn, sắc cạnh,
rắn chắc, d = 1- 2cm. Trạng thái dẻo cứng. Lớp này nằm dưới lớp 3 và phân bố trên
diện rộng phạm vi khảo sát. Bắt gặp trong các hố khoan: KC3, KC5, KC10, KC13,
KC16, KC17, KC18, KC19, KC20, KC21, KC22, KC23, KC24, KC25, KC28, KC29,
KC30, KC31, KC32, KC34, KC35, KC38, KC39, KC41, KC50, KC51, KC52, KC53,
KC54, KC56, KC57, KC58, KC59, KC60, KC61, KC63, KC64, KC65. Bề dày lớp từ
0,6m đến >8,0m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng, lẫn 20- 30%
dăm sạn, sắc cạnh, rắn chắc đường kính từ 1cm đến 2 cm. Trong lớp này đã lấy và thí
nghiệm 45 mẫu. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp thể hiện ở bảng tổng hợp
sau:
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thành phần hạt <0.005mm P % 30.5
2 Khối lượng riêng  g/cm3 2.65
3 Độ ẩm tự nhiên W % 30.4
4 Khối lượng thể tích tự nhiên o g/cm3 1.87
5 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1.43
6 Giới hạn chảy WL % 40.0
7 Giới hạn dẻo WP % 24.8
8 Chỉ số dẻo IP % 15.2
9 Độ sệt B 0.37
10 Độ bão hoà G % 95.2

12
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

11 Độ rỗng n % 45.9
12 Hệ số rỗng o - 0.848
13 Góc ma sát trong  Độ 14
2
14 Lực dính kết C kG/cm 0.25
2
15 Hệ số nén lún a cm /kG 0.033
2
16 Mô dun tổng biến dạng E kG/cm 157
2
17 Sức chịu tải quy ước R kG/cm 1.23
- Lớp 5 : Lớp đá sét bột kết bị phong hóa mãnh liệt đến trạng thái sét lẫn dăm
sạn, sắc cạnh, rắn chắc. Trạng thái cứng. Lớp này nằm dưới lớp 4, phân bố trên diện
rộng phạm vi khảo sát. Bắt gặp trong các hố khoan: KC3, KC10, KC21, KC22, KC23,
KC25, KC28. Bề dày lớp từ 6,5m đến 7,4m. Thành phần chủ yếu là đá sét bột kết bị
phong hóa mãnh liệt đến trạng thái sét lẫn dăm sạn, sắc cạnh, rắn chắc. Trong lớp này
đã lấy và thí nghiệm 16 mẫu. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp thể hiện ở
bảng tổng hợp sau:
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thành phần hạt <0.005mm P % 23.9
2 Khối lượng riêng  g/cm 3
2.66
3 Độ ẩm tự nhiên W % 24.1
4 Khối lượng thể tích tự nhiên o g/cm 3
1.87
5 Khối lượng thể tích khô c g/cm 3
1.51
6 Giới hạn chảy WL % 39.9
7 Giới hạn dẻo WP % 25.3
8 Chỉ số dẻo IP % 14.6
9 Độ sệt B 0.09
10 Độ bão hoà G % 83.7
11 Độ rỗng n % 43.3
12 Hệ số rỗng o - 0.764
13 Góc ma sát trong  Độ 20
2
14 Lực dính kết C kG/cm 0.31
2
15 Hệ số nén lún a cm /kG 0.036
2
16 Mô dun tổng biến dạng E kG/cm 235
2
17 Sức chịu tải quy ước R kG/cm 1.77
- Lớp 6 : Lớp đá sét bột kết phong hóa đến trạng thái dăm sạn lẫn sét màu nâu
đỏ, nâu vàng. Trạng thái cứng. Lớp này nằm dưới lớp 5. Chỉ bắt gặp trong hố khoan
KC5 có bề dày là 4,5m. Thành phần chủ yếu là đá sét bột kết phong hóa đến trạng thái
dăm sạn lẫn sét màu nâu đỏ, nâu vàng. Trong lớp này đã lấy và thí nghiệm 01 mẫu.
Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp thể hiện ở bảng tổng hợp sau:
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thành phần hạt <0.005mm P % 18.2
2 Khối lượng riêng  g/cm 3
2.69
3 Độ ẩm tự nhiên W % 16.2
4 Khối lượng thể tích tự nhiên o g/cm 3
1.89

13
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

5 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1.63


6 Giới hạn chảy WL % 34.1
7 Giới hạn dẻo WP % 19.8
8 Chỉ số dẻo IP % 14.3
9 Độ sệt B 0.25
10 Độ bão hoà G % 66.7
11 Độ rỗng n % 39.5
12 Hệ số rỗng o - 0.653
13 Góc ma sát trong  Độ -
14 Lực dính kết C kG/cm2 -
15 Hệ số nén lún a cm2/kG -
16 Mô dun tổng biến dạng E kG/cm2 >300
17 Sức chịu tải quy ước R kG/cm2 >3.0

2.5 ĐỊA CHẤT THỦY VĂN


Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất thuỷ văn thu thập được trên toàn công trình và
kết quả thí nghiệm mẫu nước trong phòng địa chất thủy văn trên tuyến như sau:
- Nước ngầm: Nước ngầm gặp tại một số lỗ khoan ở khu vực đồng bằng và các gò
đồi thấp mực nước ngầm ổn định ở độ sâu từ 4,5m so cốt tự nhiên. Riêng vị trí vị
trí cột 30 có mực nước ngầm -2m so cốt tự nhiên và vị trí cột 61 nằm ruộng trũng
ngập nước, có mực nước ngầm 0m so cốt tự nhiên. Theo kết quả thí nghiệm mẫu
nước thì nước ngầm có tính xâm thực yếu (Ia) theo TCVN 3994- 85.
- Nước mặt: Tuyến cắt qua ba lần sông Tích, một số nhánh suối nhỏ và một số ao
hồ. Trên toàn tuyến đường dây đã lấy 02 mẫu nước mặt sông Tích tại các đoạn
vượt F44 và G20-G21. Theo kết quả phân tích mẫu nước mặt trong phòng thì:
Nước có tính xâm thực yếu (Ia) theo TCVN 3994 - 85.
2.6 HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT VẬT LÝ
Tuyến đường dây chủ yếu đi trên cánh đồng tương đối bằng phẳng và các gò
đồi thấp nên có thể gặp các hiện tượng: Cát đùn, nước chảy hố móng gây sập lở hố
móng...
- Động đất:
Theo tờ bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu
thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia lập năm 1995 thì các
huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội có động đất cấp 8.
- Điện trở suất:
Dọc tuyến đường dây đã tiến hành đo điện trở suất tại các vị trí cột. Kết quả đo
điện trở suất xem trong tập Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.
2.7 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
2.1. Đặc điểm khí hậu
Dựa theo tài liệu Địa lý thủy văn sông ngòi Việt Nam của nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật in năm 1987 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự
nhiên trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD.

14
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Đặc điểm khí hậu chung cho vùng đặt trạm biến áp và đường dây 110kV được
đánh giá theo tài liệu khí tượng của trạm Sơn Tây (thành Phố Hà Nội). Về cơ bản
thuộc vùng khí hậu nhiệt đới có gió mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm:
- Nhiệt độ không khí bình quân khoảng 23,4 oC. Nhiệt độ cực đại có thể lên tới
41,0oC, thường xuất hiện vào tháng VI và nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 4,5 oC,
thường xuất hiện vào tháng I.
- Độ ẩm không khí bình quân trong năm khoảng 84,1%, cao nhất có thể lên tới
100%, thấp nhất xuống dưới 21%.
- Lượng mưa trung bình nhiều năm trong khu vực thuộc loại khá lớn khoảng
1818mm. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là VI, VII, VIII chiếm tới trên 50% lượng
mưa cả năm và có số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 140,2 ngày.
- Số ngày dông sét trung bình trong năm tại trạm Ba Vì là 73,4 ngày. Dông xảy
ra vào bất kỳ tháng nào trong năm và nhất là vào giai đoạn chuyển mùa, nhưng chủ
yếu là vào mùa hè, vào các buổi chiều từ 13 giờ đến tối, tháng có nhiều dông nhất là từ
tháng V đến tháng IX trùng với thời kỳ nhiều mưa, thời gian duy trì một cơn dông: 1 
2giờ, dông xuất hiện thường đi kèm theo với sấm sét.
Trong các tháng XI  I là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa đông, do vậy
thường ít có dông, khoảng 2  3ngày trong tháng.
a./ Phân vùng áp lực gió:
- Áp lực gió tác dụng lên công trình được tính toán theo tiêu chuẩn "Tải trọng và
tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN2737-1995".
- Đường dây 110kV Sơn Tây- Ba Vì đi trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Ba
Vì thành phố Hà Nội. Theo bản đồ phân vùng áp lực gió thì đường dây đi qua 1 vùng
áp lực gió: Vùng II.B, có áp lực gió ở độ cao cơ sở 10m là 95daN/m2.
b./ Nhiệt độ không khí:
Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Sơn Tây:
Đặc Các tháng, năm
trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Ttb oC 16,3 17,2 20,0 23,8 27,1 18,6 28,9 28,4 27,2 24,7 21,3 17,9 23,4
Tmax oC 31,4 33,3 37,6 37,6 40,5 41,0 39,7 38,7 36,7 35,0 34,0 31,2 41,0
Tmin oC 4,6 5,4 4,5 13,0 17,3 20,4 19,5 19,8 17,2 15,4 9,2 5,1 4,5
Đặc trưng nhiệt độ không khí :
- Nhiệt độ không khí trung bình năm : 23,4oC
- Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối : 41,0oC
- Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối : 4,5oC
c./ Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình tháng năm trạm Sơn Tây:
Đặc trưng Các tháng, năm (mm)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Xtb 22 25 44 105 226 281 330 298 229 172 66 20 1818

15
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Lượng mưa ngày lớn nhất: 508 mm


d./ Độ ẩm tương đối của không khí
Đặc trưng độ ẩm không khí tại trạm Sơn Tây:
Đặc trưng Các tháng, năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Utb (%) 84,0 85,0 87,1 87,6 84,4 83,3 83,3 85,4 84,5 82,8 80,9 80,5 84,1
Umin (%) 21 28 29 26 26 36 39 43 32 30 24 27 21

+ Độ ẩm tương đối trung bình năm : 84,1 %


+ Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối : 21 %
e./ Dông sét, sương mù
+ Số ngày có dông trung bình năm: 73,4 ngày
+ Mật độ sét đánh : 10,9 lần/km2/năm
+ Số ngày có sương mù trung bình năm: 31,1 ngày
f./ Độ nhiễm bẩn khí quyển
Tuyến đường dây nằm cách xa bờ biển, xa khu vực công nghiệp. Theo quy phạm
trang bị điện 11 TCN – 19 - 2006 kiến nghị tiêu chuẩn đường rò của tuyến đường dây là
vùng ô nhiễm nhẹ tương ứng với chiều dài đường ro tiêu chuẩn 20 mm/kV.
2.2. Đặc điểm thủy văn
Khu vực dự kiến xây dựng trạm biến áp 110kV Ba Vì và đường dây 110kV Sơn
Tây -Ba Vì nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông ngòi vùng đồi núi đông
bắc Việt Nam. Chế độ dòng chảy ở vùng này được đánh giá theo chế độ nước sông Hồng
và sông Tích. Với tổng lượng nước toàn lưu vực chỉ tính ở trong nước khoảng 80,6km3
được phân ra làm 2 mùa là mùa lũ và mùa kiệt. Độ chênh lệch giữa dòng chảy mùa lũ và
mùa cạn là rất lớn.
- Mùa cạn trùng với mùa khô, thường từ tháng XI  IV năm sau, nền đất đặt trạm
biến áp thường khô cạn.
- Mùa lũ trùng với mùa mưa, thường kéo dài trong 5 tháng từ tháng VI  tháng X,
lượng dòng chảy chiếm khoảng 70  78% lượng dòng chảy cả năm. Và có đặc điểm lũ
núi rõ rệt, nước lũ lên nhanh, xuống nhanh. Biên độ mực nước lớn nhất tương đối lớn đến
7m. Do ảnh hưởng của mưa nội đồng và lũ lớn ở trong sông, suối luôn gây ngập úng đồng
ruộng thấp, nhất là vào các tháng VI, VII, VIII, IX. Nhiều nhất là vào tháng VIII, IX hàng
năm do sự kết hợp nhiều nhiễu động thời tiết, mưa bão lớn đã gây lũ lớn trên hệ thống
sông Hồng và sông Tích. Phải kể đến trận lũ lịch sử năm 1971, gây ngập lũ, làm ngập úng
nhiều nơi trong vùng. Theo điều tra trong dân, thì trong vòng 10 năm gần đây kể từ sau
trận lũ lịch sử (VIII/1971) đến nay do phòng tránh thiên tai, bảo vệ đê điều tốt hơn nên ít
xảy ra ngập lũ, úng lụt, một số điểm ngập thời gian ngắn. Vị trí xây dựng trạm biến áp
110kV Ba Vì do nằm trên địa hình gò đồi thấp và đường dây 110kV đi trên sườn đồi thấp
và cánh đồng trồng lúa nên bị ảnh hưởng ngập trực tiếp từ các trận lũ. Cụ thể điều tra

16
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Đoạn đường dây cột 7 đến cột 14 mực nước ngập trung bình hàng năm (cốt 9,0m); Đoạn
đường dây cột 27 đến cột 32 mực nước ngập trung bình hàng năm (cốt 8,0m); Đo ạn
đường dây cột 60 đến cột 65 mực nước ngập trung bình hàng năm (cốt 8,5m). Đối vị trí
ngập có biện pháp nâng cao cổ móng phù hợp.
2.8 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TÍNH TOÁN
a./ Phân vùng áp lực gió
- Đường dây 110kV Sơn Tây- Ba Vì đi qua vùng gió II.B, có áp lực gió ở độ cao
cơ sở 10m là 95daN/m2.
- Áp lực gió lên dây dẫn được tính theo công thức:
- Qtt = Kqđ.Ksd.Q0 (daN/m2)
- Kqđ: Là hệ số quy đổi theo chiều cao dây dẫn. Độ cao treo dây trung bình là
hqđ = 20m. Dạng địa hình B (Tuyến đường dây chủ yếu đi trên địa hình tương đối
trống trải, có ít vật cản thưa thớt cao không quá 10m-vùng ngoại ô ít nhà, thị trấn, làng
mạc, rừng thưa hoặc rừng non, vùng trồng cây thưa). Kqđ = 1,13
- Ksd: Là hệ số tính đến thời gian sử dụng giả định của công trình. Với đường
dây 110kV thời gian sử dụng giả định là 20 năm (Ksd = 0,83)
- Áp lực gió lên dây chống sét được tính theo công thức:
- Qtt = Kqđ.Ksd.Q0 (daN/m2)
- Kqđ: Là hệ số quy đổi theo chiều cao dây chống sét. Độ cao treo dây chống sét
trung bình là hqđ = 30m. Dạng địa hình B (Tuyến đường dây chủ yếu đi trên địa hình
tương đối trống trải, có ít vật cản thưa thớt cao không quá 10m- vùng ngoại ô ít nhà,
thị trấn, làng mạc, rừng thưa hoặc rừng non, vùng trồng cây thưa). Kqđ = 1,22
- Ksd: Là hệ số tính đến thời gian sử dụng giả định của công trình. Với đường
dây 110kV thời gian sử dụng giả định là 20 năm (Ksd = 0,83)
b./ Điều kiện khí hậu tính toán
Phần đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì được tính toán với các điều kiện khí
hậu dựa trên cơ sở tài liệu “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên
trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD” và Tiêu chuẩn ''Tải trọng và tác động TCVN
2737-95'' đã được Nhà nước ban hành.
Tuyến đường dây đi qua các địa bàn: thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì- thành phố
Hà Nội. Theo "Quy phạm Trang bị điện 11.TCN-19-06", điều kiện khí hậu tính toán
của các đường dây được tính toán với các điều kiện như sau:
- Nhiệt độ không khí thấp nhất Tmin=5o Q=0
o
- Tải trọng ngoài lớn nhất T = 25 Q = Qtt
o
- Nhiệt độ không khí trung bình Ttb=25 Q=0
- Quá điện áp khí quyển T = 20o Q = 0,1Qtt
o
- Nhiệt độ không khí cao nhất Tmax=55 Q=0
o
- Chế độ sự cố T = 25 Q = Qtt
Căn cứ vào bản đồ địa lý tuyến đường dây đi qua và bản đồ phân vùng áp lực
gió, thì toàn bộ tuyến đường dây thuộc phân vùng áp lực gió II.B, dạng địa hình B, có
áp lực gió ở độ cao cơ sở 10m là W0 = 95 daN/m2.
Căn cứ vào:

17
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

- Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây
dựng: QCVN 02 : 2009/BXD.
- Tiêu chuẩn Tải trọng và Tác động TCVN-2737-95.
- Qui phạm 11.TCN-19-06.
Các thông số của công trình, hệ số điều chỉnh tải trọng gió theo thời gian sử
dụng giả định của công trình và sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao, dạng địa hình.
Việc kết hợp các điều kiện khí hậu tính toán của công trình như bảng sau:
Áp lực gió tính toán ( daN/m2) Nhiệt độ
STT Chế độ tính toán
Dây dẫn Dây chống sét không khí (0C)
1 Nhiệt độ không khí thấp nhất 0 0 5
2 Tải trọng ngoài lớn nhất 89,1 96,2 25
3 Quá điện áp khí quyển 8,91 9,62 20
4 Nhiệt độ trung bình hằng năm 0 0 25
5 Nhiệt độ không khí cao nhất 0 0 55
6 Chế độ sự cố đứt dây 89,1 96,2 25
o
Nhiệt độ tính toán khi dây dẫn ở trạng thái cực đại: 90 C (khi nhiệt độ không
khí cáo nhất, có xét đến độ tăng nhiệt độ trong dây dẫn khi dòng tải lớn nhất)

18
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 3: DÂY DẪN ĐIỆN VÀ DÂY CHỐNG SÉT

3.1 LỰA CHỌN DÂY DẪN ĐIỆN.


CHƯƠNG 4: Lựa chọn tiết diện dây dẫn
Việc lựa chọn dây dẫn điện đã được tính toán kỹ lưỡng trong giai đoạn báo cáo
nghiên cứu khả thi và đã được phê duyệt cụ thể như sau:
Tuyến đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì sử dụng loại dây dẫn ACSR240/32.
CHƯƠNG 5: Đặc tính cơ lý của dây dẫn
Đặc tính của dây ACSR240/32 như sau:

STT Đặc tính Thông số

1 Kết cấu dây dẫn 24 x 3,6 + 7x 2,4

2 Tiết diện phần nhôm (mm2) 244,3

3 Tiết diện phần thép (mm2) 31,66

4 Tiết diện tổng (mm2) 275,96

5 Đường kính tổng (mm) 21,6

6 Điện trở một chiều ở 200C (Ω/km) 0,1182

7 Lực kéo đứt nhỏ nhất (daN) 7505

8 Trọng lượng (kg/km) 920

9 Modul đàn hồi ( daN/mm2) 7700

10 Hệ số giãn nở dài (1/0C) 19,8.10-6

11 Dòng điện cho phép (A) 610

Dòng điện cho phép hiệu chỉnh theo nhiệt độ (nhiệt độ trên dây dẫn là 900C):
I’cp = 613,74 (A)
Dây dẫn được tính toán và căng ứng suất như sau:
Dây dẫn được tính toán với 3 trạng thái ứng suất giới hạn như sau:
- Khi nhiệt độ không khí thấp nhất: σ = 45% σcp (daN/mm2)
- Khi tải trọng ngoài lớn nhất : σ = 45% σcp (daN/mm2)
- Khi nhiệt độ trung bình năm : σ = 25% σcp (daN/mm2)

19
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Đối với đoạn tuyến vượt nhà và công trình, dây dẫn được tính toán với 3 trạng
thái ứng suất giới hạn như sau:
- Khi nhiệt độ không khí thấp nhất: σ = 40% σcp (daN/mm2)
- Khi tải trọng ngoài lớn nhất : σ = 40% σcp (daN/mm2)
- Khi nhiệt độ trung bình năm : σ = 25% σcp (daN/mm2)
3.2 LỰA CHỌN DÂY CHỐNG SÉT VÀ CÁP QUANG OPGW.
Để đảm bảo chống sét đánh vào dây dẫn, đáp ứng nhu cầu về truyền tải thông
tin quang kết nối các trạm 220kV và 110kV khu vực lân cận trên đường dây cần thực
hiện việc treo dây chống sét và dây cáp quang kết hợp chống sét. Để bảo vệ chống sét
cho dây dẫn, góc bảo vệ của dây chống sét bằng 0 0. Dây chống sét cần được lựa chọn
sao cho đảm bảo độ võng của dây chống sét phải bé hơn độ võng dây dẫn trong cùng
khoảng cột. Mặt khác dây chống sét cần được lựa chọn để đảm bảo ổn định nhiệt khi
xẩy ra ngắn mạch trên đường dây, giảm nhiễu thông tin, đối với đường dây cáp quang
ngoài các điều kiện trên cần đảm bảo đáp ứng được tất cả các kênh truyền thông tin
cần thiết.
Đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu dòng ngắn mạch và đặc tính cơ lý của dây
chống sét, sử sụng dây cáp quang kết hợp chống sét OPGW-96/24 và dây hợp kim
nhôm lõi thép PHLOX-116.
Các đặc tính kỹ thuật của sợi quang được lựa chọn theo tiêu chuẩn ITU-TG-652
có các đặc tính sau:
- Đặc tính kỹ thuật quang của cáp lựa chọn OPGW-96.
STT Đặc tính Thông số
1 Số sợi quang 24 sợi
2 Loại Đơn mod
3 Tiêu chuẩn áp dụng IUT -TG.652 TCN68-160:1996
4 Đường kính trường mod 9,2 m  0,4m
5 Tâm sai trường mod ≤ 0,7 m
6 Đường kính vỏ lõi thủy tinh 125 m  1m
7 Đường kính lớp vỏ sợi quang 245 m  10m
8 Bước sóng công tác 1550nm
9 Bước sóng cắt ≤ 1260nm
10 Hệ số tán sắc ≤ 18ps/nm.km
11 Hệ số tiêu hao
Max ≤ 0,24dB/km
Trung bình ≤ 0,24dB/km
12 Số sợi trong cáp 24
13 Dải nhiệt độ làm việc -40  +700C
- Đặc tính cơ lý của cáp lựa chọn OPGW-96.
STT Đặc tính Thông số

20
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

1 Đường kính cáp (mm) 14,3


2 Trọng lượng cáp (kg/km) 695
3 Lực kéo đứt nhỏ nhất (daN) 10800
4 Modul đàn hồi (daN/mm2) 16200
5 Hệ số giãn nở dài (1/0C) 13.10-6
6 Khả năng chịu dòng ngắn mạch (kA2.s) ≥ 100,1
7 Điện trở một chiều 200C (/km) 0,65

- Đặc tính kỹ thuật của dây chống sét PHLOX-116


TT Đặc tính của dây Đơn vị Thông số Ghi chú
1 Tiêu chuẩn chế tạo ANFL C34-
125 hoặc
tương đương
2 Kết cấu dây 18/2+19/2
3 Tiết diện phần hợp kim nhôm mm2 56,55
4 Tiết diện phần thép mm2 59,69
5 Tiết diện tổng mm2 116,24
6 Đường kính tổng mm2 14
7 Điện trở với dòng 1 chiều ở mức /km 0,59
200C
8 Lực kéo đứt nhỏ nhất daN 10.490
9 Khối lượng dây kg/km 624
10 Modun đàn hồi daN/mm2 12,4x103
11 Hệ số giãn nở dài 1/0C 14,2x10-6
12 Chiều dài chế tạo m/cuộn 2.000
Dây chống sét được tính toán và căng với ứng suất như sau:
Dây chống sét PHLOX - 116 được tính toán với 3 trạng thái ứng suất giới
hạn sau:
Khi nhiệt độ không khí thấp nhất : σ ≤ 50% σcp (daN/mm2)
Khi tải trọng ngoài lớn nhất : σ ≤ 50% σcp (daN/mm2)
Khi nhiệt độ trung bình năm: σ ≤ 30% σcp (daN/mm2)
Dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW được tính toán với 3 trạng thái ứng
suất giới hạn sau:
Khi nhiệt độ không khí thấp nhất : σ ≤ 50% σcp (daN/mm2)
Khi tải trọng ngoài lớn nhất : σ ≤ 50% σcp (daN/mm2)
Khi nhiệt độ trung bình năm: σ ≤ 30% σcp (daN/mm2)

21
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 6: ĐẢO PHA VÀ ĐẤU NỐI

4.1 ĐẢO PHA DÂY DẪN


Đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì có chiều dài < 100km. Theo yêu cầu của quy
phạm thì không cần thực hiện đảo pha dây dẫn.
4.2 ĐẤU NỐI
+ Đảm bảo đúng khoảng cách an toàn theo quy phạm.
+ Đảm bảo đúng thứ tự pha.
- Đấu nối vào ngăn lộ 110kV trong trạm 220kV Sơn Tây.
Đấu nối vào ngăn lộ 110kV trong trạm 220kV Sơn Tây được thực hiện thông
qua việc đấu nối trực tiếp vào cột néo đầu 02 mạch cao 17m ký hiệu 122-17C.
02 ngăn lộ 110kV đi TBA Ba Vì tại TBA 220kV Sơn Tây do Tổng Công Ty
Truyền Tải Điện Quốc Gia(EVNNPT) đầu tư trong dự án lắp MBA 220kV thứ 2 TBA
220kV Sơn Tây (văn bản số 1292 ngày 07-04-2016 của EVNNPT).
- Đấu nối vào trạm biến áp 110kV Ba Vì.
Đấu nối vào ngăn lộ 110kV trong trạm 110kV Ba Vì được thực hiện thông qua
việc đấu nối trực tiếp vào cột néo cuối 02 mạch cao 30m ký hiệu 122-30C.

22
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 7: CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN ĐƯỜNG


DÂY
5.1 CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Cách điện và phụ kiện chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành xây dựng đường dây
110kV. Chất lượng cách điện ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn của đường dây.
Kinh nghiệm cho thấy khoảng 30÷40 % các sự cố xảy ra trên đường dây là do hư hỏng
cách điện. Tỷ lệ này sẽ lớn hơn nếu như cách điện của đường dây có chất lượng kém.
Việc lựa chọn cách điện phụ thuộc vào cấp điện áp, cỡ dây và điều kiện khí hậu
vùng tuyến đi qua. Theo quy phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006, kiến nghị thiết kế
cách điện ở mức môi trường bình thường, tương ứng với tiêu chuẩn đường rò là
20mm/kV.
Để tiến hành lựa chọn cách điện hợp lý cho đường dây 110kV cần dựa vào các yêu
cầu sau :
Đảm bảo yêu cầu về tải trọng phá hoại cơ học:
Để đảm bảo về yêu cầu cơ học , đặc tính cơ học của cách điện và phụ kiện phải
đảm bảo theo điều II.2.52, 58 Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006,cụ thể:
Đối với cách điện:
+ Chế độ bình thường : hệ số an toàn ≥ 2,7.
+ Chế độ nhiệt độ trung bình hàng năm : hệ số an toàn ≥ 5
+ Chế độ sự cố : hệ số an toàn ≥ 1,8
Đối với phụ kiện:
+ Chế độ bình thường : hệ số an toàn ≥ 2,5.
+ Chế độ sự cố : hệ số an toàn ≥ 1,7
Đảm bảo khoảng cách yêu cầu về điện:
Phải đảm bảo khoảng cách theo quy định hiện hành . Khoảng cách cách điện giữa
dây dẫn và phụ kiện mắc dây có mang điện áp với các bộ phận nối đất của cột không
được nhỏ hơn các trị số sau:
Quá điện áp khí quyển : 100cm
Quá điện áp nội bộ : 80cm
Điện áp làm việc: 25cm
Đảm bảo trèo lên cột an toàn : 150cm
Phù hợp với vùng nhiễm bẩn của môi trường:
Cách điện của đường dây lựa chọn phải phù hợp với các vùng nhiễm bẩn môi
trường vùng tuyến đường dây đi qua. Căn cứ vào quyết định phê duyệt báo cáo nghiên
cứu khả thi , chiều dài dòng rò yêu cầu tương ứng là 20mm/kV được dùng để tính toán
số lượng bát cách điện trong 1 chuỗi.

23
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Phù hợp với các mức điện áp quy định


Mức quá điện áp của đường dây 110kV được quy định:
- Điện áp làm việc lớn nhất : 121 kV
- Quá điện áp thao tác : 312 kV.
5.2 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁCH ĐIỆN
a. Thông số kỹ thuật cách điện composite:
Chiều dài dòng rò nhỏ nhất của chuỗi cách điện (chính là chiều dài dòng rò
của cách điện):
Dcđ> d x Umax (mm)
Trong đó:
d: dòng rò danh định, chọn theo mức độ ô nhiễm (d=20mm/kV)
Umax: điện áp làm việc lớn nhất (kV) (Umax = 121kV)
Dòng rò yêu cầu nhỏ nhất của 1 chuỗi là:
Dmin> Umax x d
Với vùng nhiễm bẫn 20mm/kV thì Dmin = 2420mm
Các loại chuỗi cách điện composite điển hình sử dụng vùng nhiễm bẩn
20mm/kV như bảng dưới đây:

Đặc tính kĩ thuật cách điện composite chế tạo theo tiêu chuẩn IEC-61109:
Đơn
Stt Diễn giải vị 70kN 120kN 140kN 240kN

Cách điện composite, phụ kiện phía xà kiểu


socket, phía dây dẫn nối với khóa đỡ kiểu khớp
1 Đặc điểm
cầu. Sử dụng ngoài trời, theo điều kiện khí hậu
nhiệt đới, KCN…
2 Tiêu chuẩn áp dụng IEC 61109
3 Điện áp định mức kV 110 110 110 110
4 Tải trọng phá hủy kN 70 120 140 240
Mm
5 Chiều dài đường rò 2420 2420 2420 2420
>
6 Điện áp chịu đựng xung thao tác kV 312 312 312 312
7 Vật liệu làm cách điện, phụ kiện
- Lõi - Sợi thủy tinh chống phóng điện và ăn mòn axít.
- Cánh (Shed) - Cao su Silicone
- Vỏ bao phủ lõi sợi thủy tinh - Cao su Silicone (HTV) lưu hùynh hóa nhiệt độ
(Sheath) cao dày ≥ 3mm
- Mắt nối đơn -Socket (IEC 120) - Thép mạ kẽm nhúng nóng
- Vòng treo đầu tròn (IEC 120) - Thép mạ kẽm nhúng nóng

- Móc treo - Split pin - Thép không rỉ


8 Tiêu chuẩn thử nghiệm - Tất cả các thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC

24
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Đơn
Stt Diễn giải vị 70kN 120kN 140kN 240kN

61109 hoặc tương đương


b. Thông số kỹ thuật cách điện truyền thống:

Đặc tính kĩ thuật cách điện sứ thủy tinh dùng cho các vị trí đỡ lèo:

TT Đặc tính kĩ thuật Đơn vị U70BS


1 Tải trọng phá hoại nhỏ nhất kN 70
2 Đường kính cách điện mm 255
3 Chiều cao cách điện mm 127
4 Chiều dài đường rò mm 295
5 Kích thước ty mm 16
6 Điện áp phóng điện thủng kV 130
7 Điện áp xung kV 100
8 Điện áp phóng điện ướt kV 40
9 Điện áp phóng điện khô kV 70
10 Trọng lượng kg 3,9
Số lượng bát cách điện trong một chuỗi đỡ lèo được tính toán như sau:

n= = = 8,2 bát  làm tròn 09 bát

Chủng loại cách điện sứ hoặc thủy tinh sử dụng cho dây dẫn ACSR-240mm2
đối với loại chuỗi đỡ lèo là CĐ110-1-9
5.3 LỰA CHỌN TẢI TRỌNG CÁCH ĐIỆN
* Đối với chuỗi đỡ:
- Nhiệt độ trung bình năm:
Pcd �5( P1 + GS )
- Khi tải trọng ngoài lớn nhất:
Pcd �2, 7 ( P1 + GS ) 2 + P22
- Chế độ sự cố :
Pcd �1,8. Tsc2 + ( P1 + Gs ) 2 + ( P2 ) 2
* Đối với chuỗi néo:
- Nhiệt độ trung bình năm:
1
Pcd  5 2
TTB + ( P1 + GS ) 2
2
- Tải trọng ngoài lớn nhất:

25
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

1 1
Pcn  2,7 Tmax
2
+ ( P1 + G S ) 2 + ( P2 ) 2
2 2
Trong đó:
- Pcđ ; Pcn: Tải trọng phá hoại của chuỗi đỡ, chuỗi néo.
- P1: Lực dây thẳng đứng tác dụng lên chuỗi sứ.
- Gs : Trọng lượng chuỗi sứ.
- P2 : Lực dây theo phương ngang tác dụng lên chuỗi sứ.
- TSC : Lực dọc theo dây ở chế độ sự cố tác dụng lên chuỗi sứ.
- TTB : Lực dọc theo dây ở trạng thái tải trọng trung bình tác dụng lên chuỗi sứ.
- Tmax : Lực dọc theo dây ở trạng thái tải trọng lớn nhất tác dụng lên chuỗi sứ.
Kết luận:
Với phương pháp tính toán như trên, theo kết quả trong phụ lục tính toán (xem
Quyển 1.3: Các phụ lục tính toán) kết quả như sau:
- Lựa chọn cách điện cho chuỗi đỡ dây dẫn ACSR240/32mm2 có tải trọng phá
hoại ≥ 7 tấn.
- Lựa chọn cách điện cho chuỗi néo dây dẫn ACSR240/32mm2 có tải trọng phá
hoại ≥ 12 tấn.
- Lựa chọn cách điện cho chuỗi đỡ dây chống sét PHLOX-116 và dây chống sét
OPGW96 có tải trọng phá hoại ≥ 7 tấn.
- Lựa chọn cách điện cho chuỗi néo dây dây chống sét PHLOX-116 và dây
chống sét OPGW96 có tải trọng phá hoại ≥ 9 tấn.
5.4 LỰA CHỌN CHUỖI CÁCH ĐIỆN
Chiều dài dòng rò nhỏ nhất của chuỗi cách điện (chính là chiều dài dòng rò
của cách điện):
Dcđ> d x Umax (mm)
Trong đó:
d: dòng rò danh định, chọn theo mức độ ô nhiễm (d=20mm/kV)
Umax: điện áp làm việc lớn nhất (kV) (Umax = 121kV)
Dòng rò yêu cầu nhỏ nhất của 1 chuỗi là:
Dmin> Umax x d
Với vùng nhiễm bẫn 20mm/kV thì Dmin = 2420mm
Các loại chuỗi cách điện composite điển hình sử dụng vùng nhiễm bẩn
20mm/kV như bảng dưới đây:
Chủng loại cách điện composite sử dụng cho dây dẫn ACSR-240mm2

26
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Ký hiệu chuỗi
Stt Chủng loại chuỗi cách điện Ghi chú
Vùng 2,0cm/kV
1 Chuỗi đỡ đơn dây dẫn loại 70kN CĐ110-1
2 Chuỗi đỡ kép dây dẫn loại 140kN CĐ110-2
3 Chuỗi néo đơn dây dẫn loại 120kN CN110-1
4 Chuỗi néo kép dây dẫn loại 240kN CN110-2
5.5 PHỤ KIỆN TREO DÂY
- Phụ kiện của của các loại chuỗi được lựa chọn phù hợp với dây dẫn và tải
trọng tác động lên chúng.
- Lựa chọn chuỗi néo dây PHLOX-116 và cáp quang OPGW96/24 có tải trọng
phá hoại ≥ 9 tấn.
- Lựa chọn chuỗi đỡ dây PHLOX-116 và cáp quang OPGW96/24 có tải trọng
phá hoại ≥ 7 tấn.
- Khoá néo và phụ kiện chuỗi néo dây dẫn ACSR240/32mm2: Chế tạo theo tiêu
chuẩn IEC hoặc tiêu chuẩn tương đương, có tải trọng phá hoại không nhỏ hơn 12 tấn.
- Khoá đỡ và phụ kiện chuỗi đỡ dây dẫn ACSR240/32mm2: Chế tạo theo tiêu
chuẩn IEC hoặc tiêu chuẩn tương đương, có tải trọng phá hoại không nhỏ hơn 7 tấn.
- Phụ kiện lắp ráp chuỗi, ống nối dây và các phụ kiện khác được sử dụng đồng
bộ với chủng loại chuỗi cách điện sử dụng.
- Các chi tiết bằng thép đều phải được mạ kẽm nhúng nóng để chống rỉ với dày
lớp mạ phải đảm bảo 70 ÷ 80m (riêng bulông đai ốc 45 ÷ 70m).

27
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 8: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ


6.1 CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT:
a. Bảo vệ chống sét
Tuyến đường dây 2 mạch,được bảo vệ bằng 2 dây chống sét, góc bảo vệ giữa dây
chống sét với dây dẫn bằng 00. Đảm bảo theo điều 2. 5.63 của quy phạm trang bị điện 11
TCN-19-2006.
b. Nối đất.
Tất cả các cột của đường dây đều được bảo vệ nối đất theo điều 2.5.71 của quy
phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006 và tại các vị trí cột trên tuyến điện trở nối đất
đảm bảo yêu cầu theo điều 2.5.73 của quy phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006. Trên
cơ sở điện trở suất của đất tại các điểm đo điện trở suất, qua kết quả tính toán sử dụng
các bộ tiếp địa kiểu cọc tia hỗn hợp cho các vị trí cột trên tuyến gồm các loại RS4-16;
RSC8-16; RSC8-6; RSG.
b1. Quy định điện trở nối đất .
Nhiệm vụ chủ yếu của nối đất cột điện đường dây để tản dòng điện sét khi có sét đánh
vào dây chống sét, dây dẫn hoặc cột điện đường dây. Điện trở nối đất của cột điện đường dây
phụ thuộc vào điện trở suất của đất và được quy định điện trở nối đất ứng với tần số công
nghiệp như sau:

Điện trở suất của đất Trị số điện trở yêu cầu
STT
(Ω.m) (Ω)

1 ρ ≤ 100 10
2 100 < ρ ≤ 500 15
3 500< ρ ≤ 1000 20
4 1000< ρ ≤ 5000 30
5 >5000 6.10-3ρ
b2. Mô hình hệ thống tiếp địa.
Tùy thuộc vào điện trở suất của đất các cột trên tuyến mà tính toán lựa chọn các
mô hình giải pháp tiếp địa phù hợp như sau:
- Loại RS4-16: Sử dụng 4 tia thép dẹt 40x5 mỗi tia dài 40m chôn sâu 1m.
- Loại RSC8-16: Sử dụng phối hợp hỗn hợp cọc tia, 8 cọc thép L63x63x6 dài
2,5m và dây nối giữa các cọc sử dụng thanh thép tròn dẹt 40x5 chôn sâu 1m. Mỗi tia
dài 40m
- Loại RSC8-6: Sử dụng phối hợp hỗn hợp cọc tia, 8 cọc cọc thép L63x63x6 dài
2,5m và dây nối giữa các cọc sử dụng thanh thép dẹt 40x5 chôn sâu 1m. Mỗi tia dài
15m

28
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

- Loại RSG: Sử dụng cho một số vị trí có điện trở suất đất cao. Việc bố trí hệ
thống tiếp địa thông thường không hiệu quả. Đề xuất sử dụng giải pháp dùng loại bột
GEM để giảm điện trở suất của đất tại các vị trí cần sử lý cục bộ
Kết quả đo điện trở suất của đất tại các vị trí cột góc được thể hiện trong tập 3.1:
Thuyết minh báo cáo khảo sát.
6.2 BẢO VỆ CƠ HỌC CHO DÂY DẪN VÀ DÂY CHỐNG SÉT
Khi gió thổi vào dây dẫn sẽ tạo nên những dòng xoáy của không khí xung
quanh dây dẫn, áp lực gió đặt nên dây dẫn không đồng đều làm cho dây có hiện tượng
rung. Nếu xung lực tác dụng liên tục dẫn tới dây dẫn bị mỏi và đứt. Để hạn chế hiện
tượng này cần lắp đặt tạ chống rung.
Do đó dây dẫn và dây chống sét được treo tạ chống rung trong các khoảng cột.
6.3 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ KHÁC
- Các vị trí cột được gắn biển báo nguy hiểm và đánh số cột để thuận tiện cho
quản lý vận hành.
- Tại các vị trí cột thép, bu lông neo được bảo vệ bằng cách phá ren sau khi lắp
dựng cột được nghiệm thu cột.
- Trong quá trình căng dây lấy độ võng phải tiến hành giằng néo tạm các vị trí
cột néo chắc chắn và phải có phương án thi công kéo căng dây được cấp có thẩm
quyền phê duyệt mới được tiến hành căng dây lấy độ võng. Không được để cho dây
dẫn bị trầy, sước khi kéo dây.
- Đường dây không có cột cao hơn 80m nên không cần đặt tín hiệu hàng không.

29
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 9: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT

7.1 CHỌN SƠ ĐỒ CỘT VÀ GIẢI PHÁP KẾT CẤU CỘT


7.1.1. Các yêu cầu cơ bản để nghiên cứu sơ đồ cột:
Phần cột của các đường dây 110kV thường chiếm khoảng 1520% giá thành
của toàn bộ công trình, ngoài ra một sơ đồ cột hợp lý còn giảm kinh phí phần
móng, cách điện nên cần được nghiên cứu để lựa chọn phù hợp. Sơ đồ cột được
nghiên cứu để phù hợp với các yêu cầu sau :
a. Yêu cầu của phần công nghệ:
- Chiều cao cột
- Sơ đồ bố trí các pha và dây chống sét.
- Khoảng cách các pha, khoảng cách dây dẫn tới phần mang điện, góc bảo
vệ dây chống sét.
- Lực tác dụng vào cột trong các chế độ vận hành của đường dây.
b. Yêu cầu về kết cấu
- Các loại vật liệu chế tạo cột.
- Hình dạng cột cà các loại kết cấu cột.
- Độ thuôn của đoạn cột và toàn bộ cột.
- Liên kết giữa các thanh cột, đoạn cột.
- Liên kết giữa cột và móng.
c. Yêu cầu về khả năng chế tạo, thi công, quản lý vận hành:
- Khả năng gia công chế tạo cột
- Khả năng mạ, kích thước tối đa các kết cấu mạ.
- Khả năng của máy móc phục vụ chế tạo cột.
- Biện pháp và khả năng vận chuyển các kết cấu cột.
- Biện pháp và khả năng thi công lắp dựng cột.
- Biện pháp quản lý vận hành và sửa chữa cột.
d. Phân vùng khí hậu khu vực tuyến đường dây đi qua :
Căn cứ tiêu chuẩn “ Tải trọng và các tác động_TCVN 2737- 1995 ” , vị trí đường
dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì được lựa chọn đi qua vùng gió IIB : 95daN/m2.
7.1.2. Lựa chọn sơ đồ cột đỡ:
Cột đỡ của các đường dây chiếm tỷ lệ tới 50÷55% tổng số cột trên tuyến và
khoảng 40÷45% lượng thép chế tạo cột. Hiện nay các đường dây 110kV trong nước
thường sử dụng các cột tháp đứng tự do.
Các cột đỡ hình tháp đứng tự do có ưu điểm là:
+ Cột khỏe , chắc chắn, ít biến dạng.

30
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

+ Chiều cao không hạn chế, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật cần thiết về lực
và chiều cao.
+ Diện tích chiếm đất ít.
+ Dễ thi công lắp dựng và kéo dây.
+ Quản lý vận hành thuận lợi và dễ dàng.
+ Có thể sử dụng ở các vùng núi địa hình phức tạp, độ dốc lớn.
Do những ưu điểm nêu trên cũng như việc tham khảo sơ đồ cột các đường dây
110kV trong khu vực , ta chọn sử dụng dạng cột hình tháp đứng tự do dùng cho đường
dây 110kV Sơn Tây – Ba Vì.
Cột được thiết kế theo nhiều chủng loại với chiều cao khác nhau nhằm phù hợp
với điều kiện địa hình, tăng tính hiệu quả kinh tế của công trình. Cấp chịu lực của cột
được phân ra loại B,C và D. Pham vi sử dụng tùy theo khoảng cột khác nhau, chi tiết
xem ở mục 7.3: Phạm vi sử dụng các loại cột trên tuyến.
Cột được chế tạo bằng thép hình, mạ kẽm nhúng nóng, liên kết giữa các thanh
bằng bu lông.
Hình dạnh và các kích thước cơ bản, khối lượng từng cột xem bản vẽ “ Tập 2.2
Các bản vẽ chế tạo cột thép”.
7.1.3. Lựa chọn sơ đồ cột néo:
Cột néo của các đường dây 110kV, chiếm tỷ lệ tới 45÷50% tổng số cột nhưng
dây là những cột chịu lực chính của khoảng néo, cần độ cao an toàn cao. Cột néo của
đường dây sử dụng cột thép có dạng hình tháp đứng tự do. Sử dụng kết cấu cột néo
này có ưu điểm là kết cấu sẽ gọn hơn, dễ thi công chế tạo và vận chuyển lắp dựng,
quản lý vận hành dễ dàng, dễ khắc phục khi bị sự cố.
Cột được thiết kế với cấp chịu lực tùy thuộc theo góc lái khác nhau. Phạm vi sử
dụng của từng loại cột 7.3: Phạm vi sử dụng các loại cột trên tuyến.
Cột được chế tạo bằng thép hình, mạ kẽm nhúng nóng, liên kết giữa các thanh bằng
bulông.
Hình dạng và các kích thước cơ bản, khối lượng từng loại cột xem bản vẽ “Tập
2.2 Các bản vẽ chế tạo cột thép ”.
7.2 TÍNH TOÁN CỘT
7.2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006.

31
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Khoảng cách pha đất: Tuân thủ theo điều II.5.29 và điều II.5.69 Quy phạm trang
bị điện phần II hệ thống đường dẫn điện 11 TCN-19-2006.
Khoảng cách các tầng xà: Tuân thủ theo điều II.5.42 Quy phạm trang bị điện
phần II hệ thống đường dẫn điện 11 TCN-19-2006.
Khoảng cách dây dẫn và dây chống sét: Tuân thủ theo điều II.5.63 và điều II.5.64
Quy phạm trang bị điện phần II hệ thống đường dẫn điện 11 TCN-19-2006.
Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2014 về Quy định chi tiết thi
hành luật điện lực về an toàn điện;
Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575:2012.
Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN2737-1995.
Bu lông đai ốc TCVN 1816-76; TCVN 1916-1995.
Tiêu chuẩn quốc tế IEC và các tiêu chuẩn khác không trái với quy phạm Việt
Nam.
7.2.2 Phương pháp tính toán cột:
Cột được thiết kế theo các chế độ làm việc sau:
- Chế độ cột làm việc bình thường, áp lực gió lớn nhất, gió vuông góc với hướng
tuyến.
- Chế độ cột làm việc bình thường, áp lực gió lớn nhất, gió theo phương hợp với
hướng tuyến 450
- Chế độ sự cố đứt 01 dây dẫn, áp lực gió tính theo TCVN 2737-1995, gió vuông
góc với hướng tuyến.
- Chế độ sự cố đứt 01 dây chống sét, áp lực gió tính theo TCVN 2737-1995, gió
vuông góc với hướng tuyến
Cột néo còn được tính toán và kiểm tra theo các chế độ lắp ráp theo Qui phạm
hiện hành.
Việc xác định dao động, chuyển vị và nội lực các thanh cột được thực hiện bằng
phần mềm tính toán kết cấu chuyên dụng. Trên cơ sở nội lực trong từng phần tử thanh
để tính chọn thanh cột và bu lông liên kết
7.2.3 Vật liệu chế tạo cột:
 Thông số kỹ thuật của Thép hình:
- Các thanh có tiết diện từ L120x8 trở lên sử dụng thép có giới hạn chảy  C ≥
400 N/mm2, giới hạn bền  b ≥ 540 N/mm2.

32
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

- Các thanh có tiết diện nhỏ hơn L120x8 sử dụng thép có giới hạn chảy  C ≥
245 N/mm2, giới hạn bền  b ≥ 400 N/mm2.
- Thép bản sử dụng thép có giới hạn chảy  C ≥ 245 N/mm2, giới hạn bền  b ≥
400 N/mm2.
 Thông số kỹ thuật của Bu lông:
- Tất cả các bulông đai ốc ngoại trừ bulông leo dùng bulông cấp bền 6.6 có ứng
suất kéo ftb = 2500 daN/cm2 và ứng suất cắt fvb = 2300 daN/cm2.
- Bulông thang (leo) dùng bulông cấp bền 4.6 có ứng suất kéo f tb = 1700
daN/cm2 và ứng suất cắt fvb = 1500 daN/cm2.
Khả năng chịu lực của mỗi bulông tính theo công thức (6.9); (6.10); (6.11) của
tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN 5575-2012.
7.2.4 Mạ kẽm:
Tất cả các chi tiết thép sau khi gia công phải được mạ kẽm nhúng nóng theo
tiêu chuẩn 18TCN 04-92 hoặc tương đương.
7.2.5 Phương pháp tính cột:
Việc xác định dao động, chuyển vị và nội lực các thanh cột được thực hiện bằng
phần mềm tính toán kết cấu chuyên dụng (sap 2000,…). Trên cơ sở nội lực trong từng
phần tử thanh để tính chọn tiết diện thanh cột và bu lông liên kết.
a. Sơ đồ tính toán cột thép:
Khi tính toán cột thép, sơ đồ tính được xem là hệ dàn không gian, các thanh có liên kết
2 đầu là khớp, riêng thanh cánh có thanh xiên kiểu lưới tam giác được tính như dầm
liên tục tựa trên các gối là các thanh xiên.
b. Lực tác dụng lên cột:
Lực tác dụng lên cột bao gồm lực do dây và lực do gió.
b1. Lực do dây tác dụng lên cột:
Lực do dây dẫn và dây chống sét tác dụng lên cột xem trong: “Phụ lục tính
toán”).
b2. Tải trọng gió tác động lên cột:
Theo TCVN 2737-1995, lực gió tác dụng lên cột bao gồm hai thành phần:
- Thành phần tĩnh
- Thành phần động (kể đến dao động tự do của cột)
Giá trị gió tiêu chuẩn tác dụng lên cột được tính theo công thức:
Wtotal = Wtc + Wp

33
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Trong đó:
- Wtc: Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió
- Wp: Giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió
Giá trị gió tính toán được nhân cho hệ số vượt tải và hệ số hiệu chỉnh tải trọng
gió với thời gian sử dụng giả định lấy theo bảng 12 của TCVN 2737-1995.
* Tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió:
Công thức tổng quát: Wtc = WokcxA
Trong đó:
- Wo: áp lực gió tại độ cao tiêu chuẩn tại độ cao sơ sở là 10m (lấy giá trị trung
bình của áp lực gió được đo trong 3 giây bị vượt trung bình 1 lần trong vòng 20 năm ).
Áp lực gió tiêu chuẩn được lấy các giá trị như sau:
Theo bản đồ phân vùng áp lực gió TCVN 2737-1995 và quy phạm trang bị điện
11 TCN-19-2006;
- k: hệ số độ cao, phụ thuộc vào độ cao và dạng địa hình của công trình (lấy
theo bảng 5 TCVN 2737-1995)
- Cx: hệ số khí động, phụ thuộc vào hình dáng và bề mặt của phần tử (lấy theo
bảng 6 TCVN 2737-1995)
- Diện tích bề mặt chắn gió của kết cấu, được chiếu lên mặt phẳng vuông góc
với phương gió thổi.
+ Đối với dàn phẳng, hệ số khí động được tính theo công thức:
1
cx 
A
 c xi Ai
Trong đó:

- Cxi: hệ số khí động của phần tử thứ i


- Ai: Diện tích hình chiếu của cấu kiện thứ i lên mặt phẳng đón gió của gió.
- A: diện tích giới hạn bởi đường bao ngoài của dàn phẳng
Nếu cxi giống nhau cho mọi phần tử: cx = cφ
Với φ là hệ số đặc chắc của cấu kiện
1

A
 Ai  0,8
+ Đối với dàn không gian hệ số khí động được tính theo công thức:

34
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

ct  c x (1 +  )k1

Trong đó:
- Đối với cột điện được chế tạo từ thép hình: Cx = 1,4
- η: là hệ số giảm gió kể đến gió tác dụng lên mặt khuất gió, lấy theo phần 38
trong bảng 6 TCVN 2737-1995.
- K1: hệ số nhân phụ thuộc vào hình dạng mặt cắt của cột và phương gió thổi.
* Tính toán thành phần động của tải trọng gió:
Một cách tổng quát thành phần động của tải trọng gió phụ thuộc vào:
- Thành phần tĩnh của áp lực gió, được xác định như trên.
- Sự phân bố khối lượng theo chiều cao của kết cấu.
- Số dao động của công trình và tần số dao động riêng theo từng mode dao
động.
- Dạng dao động của kết cấu.
Bảng 9 TCVN 2737-1995 đưa ra các giá trị giới hạn của tầng số dao động riêng
fL ứng với từng vùng áp lực gió.
c. Tính toán và kiểm tra cột điện:
Sơ đồ hình học của các trụ điện dùng để tính toán dựa trên cơ sở hình dạng,
kích thước và chiều cao cột đã lựa chọn phù hợp theo các sơ đồ bố trí điện trên cột.
Kết cấu được tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn.
Tất cả các phần tử của kết cấu được kiểm tra với nội lực nguy hiểm nhất và với
tất cả các trường hợp tổ hợp tải trọng.
c1. Cấu kiện chịu kéo:
Độ mảnh của thanh chịu kéo:
l tt
 
    gh
rtt

Ứng suất trong thanh chịu kéo:


 N keo
tt tt
M yth 
 tt
keo   tt   f
 An w yth 

c2. Cấu kiện chịu nén:


Độ mảnh của thanh chịu nén:

35
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

l tt  d

rtt
 
  gh

Ứng suất trong thanh chịu nén:

1  N nen
tt

- Trường hợp nén lệch tâm:  tt
nen    f
c   lt A 

1  N nen
tt

- Trường hợp nén đúng tâm:  nen
tt
   f
 c  A 

Trong đó:

-  keo : ứng suất kéo của phần tử.


tt

-  nen : ứng suất nén của phần tử.


tt

- f: Cường độ tính toán của thép.


-  c : Hệ số điều kiện làm việc, được xác định theo bảng 3 TCVN 5575-2012.
tt
- M yth : Momen tính toán theo phương oy của tải trọng tổ hợp gây ra.
tt
- Wyth : Momen kháng uốn theo phương oy của tiết diện thực của thanh.
tt
- N keo : nội lực kéo tối đa của phần tử.
tt
- N nen : nội lực nén tối đa của phần tử.

- An: diện tích thực của mặt cắt.


- A: diện tích ban đầu của mặt cắt.
- ltt: chiều dài tính toán của phần tử.
- rtt: bán kính quán tính tính toán của tiết diện phần tử.
- µd: hệ số chiều dài của phần tử, phụ thuộc liên kết hai đầu của phần tử.

f
- φ: tra bảng, phụ thuộc vào độ mãnh tương đương qui ước    và độ lệch
E
tâm qui đổi m1 = ηm
tt
M yth A
m= tt

N nen Wyng

η = 1 đối với các kết cấu không gian.

Giá trị   gh  lấy theo bảng 25 và bảng 26 TCVN 5575-2012.

36
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

c3. Tính toán số lượng bulông liên kết:


Khả năng chịu lực lớn nhất của mỗi bulông được tính toán theo các công thức
sau:
+ Khả năng chịu cắt:  N  vb  f vb . b .A.nv
+ Khả năng chịu ép mặt:  N  cb  f cb . b .d . t
+ Khả năng chịu kéo:  N  tb  f tb . Abn
Số lượng bulông n trong liên kết khi chịu lực dọc N được xác định theo công
thức:
N
n
 N  min  c
Trong đó:
tt
tt tt M yth
- N = max( N ; N
keo nen )+
e
- fvb, fcb, ftb: các cường độ tính toán của liên kết bulông.
- d: đường kính ngoài của thân bulông.
- A: diện tích tiết diện tính toán của thân bulông.
- Abn: diện tích tiết diện thực của bulông.

-  t : tổng chiều dày nhỏ nhất của các bản thép cùng trượt về một phía.
-  b : hệ số điều kiện làm việc của liên kết.
- nv: số lượng mặt cắt tính toán của một bulông.

- N min : giá trị nhỏ nhất trong các khả năng chịu lực của một bulông.

- e: khoảng cách giữa hai hang bulông liên kết.


c4. Liên kết hàn:
Các đường hàn cấu tạo theo TCVN 1691-75, TCVN 3223-2000
7.3 PHẠM VI SỬ DỤNG CỘT TRÊN TUYẾN
Căn cứ vào điều kiện địa hình, điều kiện khí hậu của tuyến đường dây đi qua,
trên cơ sở các kết quả tính toán, phạm vi sử dụng của các loại cột trên tuyến như sau:
Qua tính toán chia cột và chọn cột các loại như sau:

37
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Số lượng
STT Công dụng cột Ký hiệu Đơn vị Ghi chú
(cột)

1 Cột đỡ bằng thép cao 25m Đ122-25C Cột 22

2 Cột đỡ bằng thép cao 29m Đ122-29C Cột 9

3 Cột đỡ bằng thép cao 33m Đ122-33C Cột 5

4 Cột đỡ bằng thép cao 37m Đ122-37C Cột 1

5 Cột néo bằng thép cao 26m N122-26B Cột 8

6 Cột néo bằng thép cao 30m N122-30B Cột 2

7 Cột néo bằng thép cao 35m N122-35B Cột 3

8 Cột néo bằng thép cao 39m N122-39B Cột 2

9 Cột néo bằng thép cao 26m N122-26C Cột 5

10 Cột néo bằng thép cao 30m N122-30C Cột 3

11 Cột néo bằng thép cao 35m N122-35C Cột 1

12 Cột néo bằng thép cao 26m N122-26D Cột 1

13 Cột néo bằng thép cao 30m N122-30D Cột 1

14 Cột néo bằng thép cao 22m N122-22B Cột 1

15 Cột néo bằng thép cao 17m N122-17C Cột 1

Tổng Cột 65

38
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 10: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÓNG

8.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT TUYẾN ĐƯỜNG DÂY
Tuyến đi qua gò đồi và cánh đồng ruộng lúa, cấu thành nên dạng địa hình này chủ yếu
là sét, sét pha cát pha có nguồn gốc sườn tích, tàn tích(edQ), đá gốc chủ yếu là đá
phiến sét (PR).
Căn cứ vào báo cáo khảo sát công trình địa chất công trình như sau:
- Lớp 1: Lớp đất lấp, đất ruộng lẫn rễ cây thực vật.
- Lớp 2: Lớp cát pha màu trắng, xám xanh, trạng thái dẻo
- Lớp 3: Lớp sét pha màu nâu vàng xám trắng, trạng thái dẻo mềm.
- Lớp 4: Lớp sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng.
- Lớp 5: Lớp đá sét bột kết bị phong hóa mãnh liệt, trạng thái cứng.
8.2 GIẢI PHÁP MÓNG CỦA ĐƯỜNG DÂY
Đặc điểm của công trình đường dây tải điện là kéo dài, đi qua địa hình đồi núi,
ruộng đất canh tác vậy các điều kiện về khí hậu, địa chất, thuỷ văn ảnh hưởng đến
công trình hết sức đa dạng.
Để công trình làm việc ổn định trong mọi điều kiện về thời tiết, địa chất, thủy văn,
việc chọn lựa dạng kết cấu móng phù hợp cho công trình là rất quan trọng.
Công trình đường dây 110kV Sơn Tây – Ba Vì chủ yếu đi qua vùng đồi núi
thấp,mực nước ngầm ổn định, Căn cứ theo báo cáo khảo sát địa chất ở đây khá tốt
phương án móng dùng móng trụ. Qua khảo sát địa chất, thủy văn vị trí cột 30 có mực
nước ngầm -2m so cốt tự nhiên và vị trí cột 61 nằm ruộng trũng ngập nước, có mực
nước ngầm 0m so cốt tự nhiên. Đoạn đường dây cột 7 đến cột 14 mực nước ngập trung
bình hàng năm (cốt 9,0m), có 02 vị trí cột dùng móng cổ cao cụ thể cột 7 cốt tự nhiên
8,21m (N122-35B ứng móng 4T45-35 cổ nâng cao 1m so cốt tự nhiên); cột 14 cốt tự
nhiên 7,16m (N122-30C ứng móng 4T54-47 cổ nâng cao 2,1m so cốt tự nhiên); Đoạn
đường dây cột 27 đến cột 32 mực nước ngập trung bình hàng năm (cốt 8,0m), có 03 vị
trí cột dùng móng cổ cao cụ thể cột 27 cốt tự nhiên 6,61m (N122-26C ứng móng
4T50-43 cổ nâng cao 1,6m so cốt tự nhiên); cột 24, 30 cốt tự nhiên 6,72m (N122-30C
ứng móng 4T54-47 cổ nâng cao 1,5m so cốt tự nhiên); Đoạn đường dây cột 60 đến cột
65 mực nước ngập trung bình hàng năm (cốt 8,5m), có 03 vị trí cột dùng móng cổ cao
cụ thể cột 61 cốt tự nhiên 5,8m (Đ122-25C ứng móng 4T53-28 cổ nâng cao 2,9m so
cốt tự nhiên); cột 62 cốt tự nhiên 8,1m (Đ122-25C ứng móng 4T43-23 cổ nâng cao
0,6m so cốt tự nhiên); cột 65 cốt tự nhiên 7,1m (N122-26C ứng móng 4T50-43 cổ
nâng cao 1,6m so cốt tự nhiên).

39
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Hình dạng, các kích thước cơ bản của từng loại móng xem bản vẽ ở “Tập 2.1
Các bản vẽ thiết kế”.
8.3 TÍNH TOÁN MÓNG
8.3.1 Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng trong tính toán thiết kế móng
- Qui chuẩn xây dựng Việt Nam.
- 11 TCN-19-2006: Quy phạm trang bị điện.
- Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995.
- TCVN 5574 : 2012: Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9362 : 2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền, nhà và công trình.
8.3.2 Phương pháp tính toán
a. Vật liệu cấu tạo móng
- Bê tông lót móng: cấp bền B3,5 (M50)
- Bê tông móng cột, móng trụ thiết bị: cấp bền B15 (M200)
- Cốt thép:D < 10: Loại CB240-T (hoặc CI) có Rs=Rsc=2250 daN/cm2;
D ≥10: Loại CB400-V (hoặc CIII) có Rs=Rsc=3650 daN/cm2
b. Tính toán nền móng
Tải trọng tính toán nền và móng được lấy từ kết quả tính toán phản lực tại đỉnh
móng do các tổ hợp tải trọng của các chế độ làm việc gây ra. Tải trọng được chia thành
2 loại: tải trọng tính toán dùng để tính sức chịu tải của nền, móng và tải trọng tiêu
chuẩn dùng để tính biến dạng của nền, móng.
c. Tính toán móng cột.
c-1: Phương pháp kiểm tra móng.
+ Ứng suất dưới đáy móng:
Các công thức tính toán kiểm tra
tc tc
N tc Mx M
 max,min  ( + y )
F Wx Wy
N tc
 tb 
F
 max  1,2 * Rtc
 tb  Rtc
Trong đó:
- Ntc :Lực thẳng đứng truyền xuống đáy móng (T)
- F :Diện tích đáy móng (m2 )
- Mxtc :Mômen tiêu chuẩn theo phương x tại đáy móng (tm)
- Wx :mômen kháng uốn theo phương x của bản móng (m3)
- Mytc :Mômen tiêu chuẩn theo phương y tại đáy móng (tm)
- Wy :mômen kháng uốn theo phương y của bản móng (m3)
- max,min,tb :ứng suất lớn nhất, nhỏ nhất (hoặc ứng suất kéo), trung bình dưới
đáy móng (T/m2).
- Rtc: Cường độ chịu nén của nền đất dưới đáy móng (T/m2).

40
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

m1 .m 2
Rtc  .( A.b. + B.hm . '+ D.C )
k tc
- m1, m2 : hệ số điều kiện làm việc của móng và nền
- ktc: hệ số tin cậy
- hm : chiều sâu đáy móng (m)
- b: bề rộng đáy móng. (m)
- A, B, D các hệ số phụ thuộc góc ma sát trong 
- c: lực dính đơn vị (T/m2)
- ’: trị trung bình của khối lượng thể tích tự nhiên (t/m 3) đất phía trên chiều sâu
đặt móng
-  : trị trung bình của khối lượng thể tích tự nhiên (t/m 3) đất nằm dưới đáy
móng
+ Khả năng chống lật của móng:
Mcl > Ml
Trong đó:
- Mcl :mô men chống lật (Tm)
- Ml : mô men gây lật (Tm)
+ Mô men gây lật được xác định theo các công thức sau:
Ml = Nnh*(a4+a2/2)+Mchancot
- Nnh: Lực nhổ từ cột truyền vào trụ móng.
- a4: Khoảng cách từ điểm lật đến mép trụ móng.
- a2: Kích thước trụ móng.
- Mchancot: Mô men từ cột truyền xuống móng
Mô men chống lật:
Mcl = Nd+bt * a/2
- Nd+bt: Tổng trọng lượng đất trên móng và khối lượng bê tông móng.
- a: Kích thước đài móng theo phương lật móng
+ Khả năng chống nhổ của trụ móng:
Công thức kiểm tra: Nnhổ ≤ Ncn
Trong đó:
(0.85. tb .Vd + 0.9.Vbt . bt + C0 .S xq )
N cn 
kvt
- kvt: hệ số vượt tải đối với lực giữ ổn định, phụ thuộc vào loại móng.
- tb: khối lượng thể tích trung bình trên mặt móng (T/m3)
- bt:khối lượng thể tích bê tông (T/m3)
- C0: lực dính đơn vị (T/m2)
- Sxq: diện tích bao quanh trụ móng (m2)
+ Kiểm tra lún của móng:
S < Sgh
Trong đó:

41
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

S: độ lún tính toán của móng theo phương pháp cộng lún các lớp phân tố (mô
hình bán không gian biến dạng đàn hồi tuyến tính)
Sgh: Độ lún giới hạn cho phép xác định theo TCVN 9362 : 2012
+ Kiểm tra độ lún nghiêng của móng:
1 -  2 P tc e
tgq  k 3
� tgq 
E0 �l �
��
�2 �
- tgq :Độ lún nghiêng
-  : hệ số nở hông của nền đất
- E0 :Tổng mô đun biến dạng của đất (kg/cm2)
- k : Hệ số phụ thuộc vào tỉ lệ giữa hai cạnh móng
- Ptc :Lực thẳng đứng tiêu chuẩn
- e: độ lệch tâm (cm)
- l :chiều dài (rộng) của móng (cm)
+ Kiểm tra ép mặt cục bộ của trụ móng:
Công thức kiểm tra: Nntt< Nb.loc
Trong đó: Nntt : lực nén lớn nhất từ một chân cột truyền vào một trụ móng
Nb.loc : Khả năng chịu nén cục bộ của bê tông trụ móng. Nb.loc = ψ*Rb.bm*Abm
Ψ: Hệ số phụ thuộc vào đặc điểm phân bố tải trọng cục bộ
Abm: Diện tích chịu nén cục bộ
Rb.bm: Cường độ tính toán về nén cục bộ của bê tông, Rb.bm = αcb .γb. Rb
Với bê tông có cấp độ bền < B25, αcb= 1, γb = 0.9
Rb: Cường độ chịu nén tính toán của bê tông.
c-2. Tính toán trụ móng.
Tải trọng tác dụng lên đỉnh móng trụ là tải trọng lớn nhất trong các trường hợp
tổ hợp nguy hiểm nhất.
Nttnh (hoặc Nttn)
Pxtt
Pytt
+ Trường hợp nén lệch tâm.
Xác định độ lệch tâm tính toán cho trụ móng
Độ lệch tâm của lực dọc.

42
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

tt tt
Mx My
eo1  tt
hoặc eo1  tt
N nh N nh

H / 600

Độ lệch tâm ngẫu nhiên: e a được lấy max h / 30 (H, h là chiều dài, chiều cao
10mm

cấu kiện)
=> Độ lệch ban đầu: eo= eo1+ ea
 Khi độ mảnh của trụ lo/h<8, lấy hệ số uốn dọc   1.

 Khi độ mảnh của trụ lo/h>8, cần xét đến ảnh hưởng của uốn dọc.
Hệ số uốn dọc được xác định:
1

N
1-
N cr

Trong đó: Ncr là lực tới hạn qui ước, được xác định theo công thức:
6,4.Eb .I 0,11
N cr  ( + 0,1)
1 .l o2 0,1 +  e

Với 1 : hệ số kể đến ảnh hưởng cảu tác dụng dài hạn của tải trọng đến độ
cong của cấu kiện ở trạng thái giới hạn
M dh + N dh y
1  1 +  .  1+ 
M + Ny

 : hệ số phụ thuộc vào loại bê tông, lấy theo bảng 29 TCVN 5574-2012.
M: mômen lấy đối với biên chịu kéo hoặc chịu nén ít hơn cả của tiết diện do
tác dụng của tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng tạm
thời ngắn hạn.
Mdh:tương tự M nhưng do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm
thời dài hạn.
y: Khoảng cách từ trọng tâm tiết diện đến mép chiệu kéo (y=0,5h)
lo : chiều dài tính toán của trụ, với trụ đứng tự do l o=2l (l: chiều dài thực của
trụ móng)
 e : hệ số, lấy bằng eo/h, nhưng ko nhỏ hơn  e , min

43
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

lo
 e , min =0,5-0,01 - 0,01.Rb
h

Eb : Môđun đàn hồi của bê tông.


=> Độ lệch tâm tính toán khi kể đến uốn dọc:
h h
e   .eo + -a; e '   .eo - + a'
2 2

Điều kiện tính toán kiểm tra


Việc tính toán độ bền cấu kiện chịu nén lệch tâm tiết diện cần được thực hiện
theo điều kiện:
x
 Khi   h   R thì lệch tâm lớn, kiểm tra theo điều kiện
o

N.e  Rb.b.x(ho-0,5x)+Rsc.A 's (ho-a’)


Chiều cao vùng nén được xác định theo công thức:
N + Rs.As – Rsc.A’s = Rb.b.x
x
 Khi   h   R lệch tâm bé, kiểm tra theo điều kiện
o

N.e  Rb.b.x(ho-0,5x)+Rsc.A 's (ho-a’)


Chiều cao vùng nén được xác định theo công thức:
N +  s .As – Rsc.A’s = Rb.b.x
1 - x / ho
Trong đó:  s  (2 - 1) Rs ,với cấu kiện bê tông có cấp độ bền nhỏ hơn
1- R
B30(M400).
Tính toán cốt thép chịu nén (đặt cốt thép đối xứng Rs = Rsc)
N
Khi 2a '  x   R ho ,chiều cao vùng nén được xác định x  R b , khi đó
b

x
Ne - Rbbx(ho - )
A s  A 's  2
Rsc (ho - a ' )

N (e - ho + a ' )
Khi x <2a’ A s  A s 
'

Rsc (ho - a ' )

100( As + A's )
Hàm lượng cốt thép: t % 
bho

44
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Nếu t<min, nếu không thay đổi kích thước tiết diện thì chọn cốt thép theo yêu
cầu tối thiểu As=A’s=min.bho/100
+ Trường hợp kéo lệch tâm:
Xác định độ lệch tâm tính toán cho trụ móng
tt tt
Mx My
eo  tt
hoặc eo  tt
N nh N nh

- Nếu lực dọc N đặt trong khoảng cách giữa các hợp lực trong cốt thép S và S ’:
Trường hợp lệch tâm bé xảy ra khi eo  0,5h-a.
Ne ' Ne
As  Hoặc As' 
Rs .(ho - a ' ) Rs .(ho - a ' )

Trong đó: e = 0,5h - eo - a ; e’ = 0,5h + eo - a


- Nếu lực N đặt ngoài khoảng cách giữa các hợp lực trong cốt thép S và S ’ :
Trường hợp lệch tâm lớn eo > 0,5h-a.
Điều kiện để tính toán kiểm tra :
Ne  Rb bx(ho - 0,5 x) + Rs' As' (ho - a , )

Chiều cao vùng nén x được xác định theo công thức
Rbbx - Rs As + Rsc As' + N  0

Điều kiện áp dụng: 2a'  x   R ho


Tính toán cốt thép
Khi x thoả điều kiện: 2a'  x   R ho , thì
x
Ne - Rbbx(ho - )
As'  2
Rsc ( ho - a ' )

Rbbx + Rsc As' + N


As 
Rs

Nếu x<2a’, thì chọn A’s theo cấu tạo


N (e + ho - a ' )
As 
Rs (ho - a ' )

c-3. Tính toán đế móng

45
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Tính toán Mtt I-I ,Mtt II-II tuơng ứng với các mặt ngàm theo hai phương do ứng
suất dưới đáy móng gây ra.
Tính thép cho đế móng:

I M tt I - I II M tt II - II
As  As 
Rs ho Rs ho

8.4 LIÊN KẾT CỘT VÀ MÓNG


Cột và móng được liên kết với nhau bằng bu lông neo. Bu lông neo được neo
vào trụ móng khi đúc móng. Mỗi chân cột được liên kết với móng bằng 4 bu lông neo.
Thép chế tạo bu lông dùng thép mác CT_38 TCVN 1765-75.

Tính tiết diện bu lông neo cột với móng

Tiết diện một bu lông neo:


tt max
N nh Q tt max
Abl  +
f tb .n  .0,85. f vb .n .

Trong đó:

n: Số bu lông neo cột với móng trong một trụ.


tt
nh max
N : Lực nhổ tính toán max tác dụng xuống một trụ móng theo tổ hợp lớn

nhất - (kG).
tt max
Q : Lực cắt tính toán max tác dụng xuống một trụ móng theo tổ hợp lớn nhất

– (kG).
2
vb tb
f , f : Cường độ tính toán chịu cắt, chịu kéo của bu lông neo móng (kG/cm )

(tra theo bảng 10 và 12 trang 18 TCVN 5575-2012).


bn
A : Diện tích tiết diện thực của thân một bu lông neo – (cm2).
 0,974 2
Abn  (D - )
4 n

Với n : số ren/inch của một bu lông neo.

D : Đường kính danh định bu lông neo (cm).

46
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

μ : Hệ số ma sát được lấy như sau:

 μ=0,9 Cho bu lông neo khi mặt phẳng tiếp xúc của cột với móng là bản đế cột

nằm trong mặt trụ bê tông móng.

8.5 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÓNG


Tại các vị trí nằm sát bờ ao sử dụng phương án kè móng phía bờ ao để bảo vệ
móng.
Qua tính toán chọn các loại móng cho công trình như sau:
Số lượng
STT Tên móng Ký hiệu Đơn vị Ghi chú
(móng)
1 Móng trụ 4T31-23 Móng 10

2 Móng trụ 4T43-23 Móng 10

3 Móng trụ 4T32-23 Móng 7

4 Móng trụ 4T31-25 Móng 3

5 Móng trụ 4T33-27 Móng 2

6 Móng trụ 4T33-35 Móng 2

7 Móng trụ 4T35-35 Móng 2

8 Móng trụ 4T33-43 Móng 2

9 Móng trụ 4T35-43 Móng 2

10 Móng trụ 4T35-47 Móng 1

11 Móng trụ 4T37-49 Móng 1

12 Móng trụ 4T29-29 Móng 1

13 Móng trụ 4T35-39 Móng 1

14 Móng trụ 4T31-43 Móng 1

15 Móng trụ 4T33-29 Móng 1

16 Móng trụ 4T35-37 Móng 2

17 Móng trụ 4T46-25 Móng 2

18 Móng trụ 4T33-33 Móng 7

47
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

19 Móng trụ 4T45-35 Móng 1

20 Móng trụ 4T50-43 Móng 2

21 Móng trụ 4T54-47 Móng 1

22 Móng trụ 4T53-28 Móng 1

23 Móng trụ 4T37-23 Móng 1

24 Móng trụ 2T33-33/2T43-33 Móng 1

25 Móng trụ 2T33-43/2T45-43 Móng 1

Tổng Móng 65

48
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 11: BỐ TRÍ CỘT TRÊN MẶT CẮT DỌC

9.1 CÁC YÊU CẦU VÀ SỐ LIỆU CƠ BẢN


CHƯƠNG 12: Tuyến đường dây
Tuyến đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì nằm trong địa phận thị xã Sơn Tây,
huyện Ba Vì.
CHƯƠNG 13: Số liệu về dây dẫn, cột trên tuyến đường dây
Dây dẫn sử dụng cho công trình: ACSR240/32
Dây dẫn ACSR240/32 được tính toán với ứng suất tới hạn sau:
- Khi tải trọng ngoài lớn nhất: σ = 45% σcp (daN/mm2).
- Khi nhiệt độ thấp nhất: σ = 45% σcp (daN/mm2)
- Khi nhiệt độ trung bình năm: σ = 25% σcp (daN/mm2)
Đối với đoạn tuyến vượt nhà và coog trình, dây dẫn được tính toán với 3 trạng thái
ứng suất giới hạn như sau:
- Khi nhiệt độ không khí thấp nhất: σ = 40% σcp (daN/mm2)
- Khi tải trọng ngoài lớn nhất : σ = 40% σcp (daN/mm2)
- Khi nhiệt độ trung bình năm : σ = 25% σcp (daN/mm2)
Dây dẫn đoạn đường dây 110kV Ba Vì - Sơn Tây từ xuất tuyến 110kV ngăn J01,
J02 TBA 220kV Sơn Tây đến ngăn 171,172 TBA 110kV Ba Vì để đảm bảo khả năng
chịu lực của cột, móng; dây dẫn được tính toán với 3 trạng thái ứng suất giới hạn sau:
Khi nhiệt độ không khí thấp nhất: σ = 25% σcp (daN/mm2)
Khi tải trọng ngoài lớn nhất: σ = 25% σcp (daN/mm2)
Khi nhiệt độ trung bình năm: σ = 15% σcp (daN/mm2)
Chiều cao treo dây của các loại cột như sau:

Loại cột Htreo dây (m) Loại cột Htreo dây (m)

Đ122-25C 13,5 N122-26B,C,D 15,5


Đ122-29C 17,5 N122-30B,C,D 19,5
Đ122-33C 21,5 N122-35B,C 24,5
Đ122-37C 25,5 N122-22B 15,5
N122-17C 10,5

49
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 14: Các yêu cầu kỹ thuật khác


Khoảng cách an toàn từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất tuân thủ đúng
theo quy phạm hiện hành và nghị định 14/2014/NĐ-CP.
Khoảng cách từ dây dẫn tới mặt đất lớn hơn 7m tại khu vực ít dân cư, lớn hơn
15m tại khu vực đông dân cư.
Bố trí cột trên mặt cắt dọc: phần địa hình, địa vật trên mặt cắt dọc được thể hiện
với tỉ lệ cao 1/500, dài 1/5000, để thuận tiện cho việc phân bố cột, phần địa chất được
vẽ với tỉ lệ 1/200.
9.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Phân bố cột trên tuyến được thực hiện trên từng khoảng néo, khi chia cột đã xét
đến tất cả các yếu tố liên quan để đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như các quy định
hiện hành của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính kinh tế của công trình.
- Trên toàn tuyến sử dụng cột thép. Chiều cao cột (mà chủ yếu là điểm treo dây
dưới cùng, và cách bố trí dây dẫn trên cột) được lựa chọn hợp lý để sao cho tổng dự
toán là bé nhất.
- Trên cắt dọc cột được thể hiện với điểm treo dây dẫn thấp nhất. Với cột đỡ điểm
treo dây thấp nhất tính bằng chiều cao của xà dưới trừ đi chiều dài của chuỗi sứ, với
cột néo là chiều cao của vị trí bắt chuỗi néo thấp nhất.
Các chủng loại cột khi phân bố trên tuyến đã xét đến khả năng chịu lực của cột
ứng với các khoảng cột gió tính toán
Một số vị trí như ở trên không kéo dài được khoảng cột gió tính toán là do địa
hình.
Khi chia cột đã chú ý đến các vị trí nằm tránh xa các mép mương, suối để không
bị sạt lở phần móng do hiện tượng sói mòn đất theo thời gian.
Trong quá trình phân bố cột trên tuyến đã xét đến độ võng của dây dẫn, dây
chống sét kết hợp với sơ đồ hình học của các loại cột (chiều cao cột, chiều dài xà,...)
để các khoảng cách pha-pha và pha-đất, khoảng cách giữa dây dẫn và dây chống sét ở
giữa khoảng cột đạt yêu cầu theo 19 TCN-16-2006.
Tại các vị trí đỡ có khả năng dây treo trên sứ, đã sử dụng cột đỡ có chiều cao
thích hợp.

50
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 15: GIẢI PHÁP PHỐI HỢP RƠLE BẢO VỆ

10.1 HIỆN TRẠNG RƠLE BẢO VỆ TRẠM BIẾN ÁP 220KV SƠN TÂY
Theo quy mô của Trạm biến áp 220kV Sơn Tây đã được phê duyệt, tại TBA
220kV Sơn Tây trong giai đoạn này sẽ đầu tư 06 ngăn lộ đường dây 110kV, dự phòng
06 ngăn lộ 110kV cụ thể:
-Ngăn J05, J06: 2 ngăn đường dây đi trạm 110kV Sơn Tây
-Ngăn J07: 1 ngăn đường dây đi trạm 110kV Yến Mao
-Ngăn J08: 1 ngăn đường dây đi trạm 220kV Hà Đông (Phùng Xá)
-Ngăn J11, J12: 02 ngăn đường dây đi trạm 220kV Xuân Mai, trạm 110kV
Thạch Thất.
- Ngăn J01, J02: 02 ngăn đường dây dự phòng đi trạm 110kV Ba Vì
- Ngăn J13: 1 ngăn đường dây dự phòng đi trạm 110kV Phúc Thọ
- Ngăn J14: 1 ngăn đường dây dự phòng đi trạm 110kV Yến Mao (mạch 2)
- Ngăn J17: 1 ngăn đường dây dự phòng đi trạm 220kV Hà Đông
- Ngăn J18: 1 ngăn đường dây dự phòng đi trạm 220kV Chèm
Trong đó các ngăn lộ J01, J02 đi Ba Vì tại TBA 220kV Sơn Tây sẽ được Tổng
công ty Truyền tải điện Quốc gia đầu tư trong dự án Lắp MBA thứ 2 tại trạm biến áp
220kV Sơn Tây.
Theo thiết kế các ngăn lộ J01, J02 đi Ba Vì tại TBA 220kV Sơn Tây sẽ được
trang bị các mạch bảo vệ sau:
Mạch bảo vệ số 1 bao gồm:
- Hợp bộ rơ le so lệch dọc đường dây kỹ thuật số (bảo vệ chính bao gồm các
chức năng sau:
+ Bảo vệ so lệch dọc (87L)
+ Bảo vệ khoảng cách (21/21N)
+ Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có hướng (67/67N).
+ Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có thời gian (50/51).
+ Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (50/51N).
+ Tự động đóng lặp lại có kiểm tra đồng bộ (79/25)
+ Chức năng phản hồi (Echo function).
+ Ghi sự cố và xác định điểm sự cố (FR, FL).
+ Khóa chống dao động công suất.
+ Mạch tăng tốc độ bảo vệ khi đóng máy cắt vào điểm ngắn mạch.

51
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

+ Nhận và gửi tín hiệu bảo vệ và cắt liên động đến đầu đường dây đối diện
(85).
- Rơ le 2 cuộn dây dùng cho mạch lựa chọn điện áp thanh cái cho đo lường
(MVS).
- Rơ le 2 cuộn dây dùng cho mạch lựa chọn điện áp thanh cái cho bảo vệ (PVS,
KQ9P).
- Rơ le giám sát mạch cắt (74).
- Rơ le Trip/Lockout.
- Bộ thử nghiệm.
- Các rơ le trung gian, rơ le thời gian, biến dòng trung gian, cầu chì, con nối, áp
tô mát, hàng kẹp, nhãn, dây điện đấu nối trong nội bộ tủ,...
Mạch bảo vệ số 2 bao gồm:
- Hợp bộ rơ le quá dòng kỹ thuật số bao gồm các chức năng sau:
+ Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có hướng (67/67N).
+ Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có thời gian (50/51).
+ Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (50/51N).
+ Bảo vệ điện áp cao (59).
+ Bảo vệ kém áp (27).
+ Ghi sự cố (FR).
-Rơ le giám sát mạch cắt (74).
-Rơ le Trip/Lockout.
-Khoá lựa chọn tần số để sa thải phụ tải gồm 5 vị trí (OFF/F1/F2/F3/F4)
-Bộ thử nghiệm.
-Chức năng bảo vệ chống hư hỏng máy cắt 50BF sẽ được tích hợp trong rơ le
bảo vệ thanh cái.
- Các rơ le trung gian, rơ le thời gian, biến dòng trung gian, cầu chì, con nối, áp
tô mát, hàng kẹp, nhãn, dây điện đấu nối trong nội bộ tủ,...
10.2 PHẠM VI TRANG BỊ RƠ LE CHO DỰ ÁN
Trong đề án này đề cập đến việc trang bị 02 bộ rơ le so lệch dọc đường dây F87L
của lộ đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì lắp đặt tại trạm 110kV Ba Vì.

10.3 GIẢI PHÁP LẮP ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG TIN QUANG
- Giải pháp lắp đặt đường truyền tin cáp quang cho F87L:
o Trạm 110kV Ba Vì sẽ dùng 01 sợi quang trong đường truyền cáp quang
trang bị mới trong dự án này (cáp quang OPGW 24 sợi quang được được
treo trên đường dây 110kV Sơn Tây – Ba Vì) để truyền tín hiệu SCADA
từ trạm đến TBA 110kV nối cấp trạm 220kV Sơn Tây, rồi từ trạm 110kV

52
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

nối cấp trạm 220kV Sơn Tây truyền lên A1, B1 theo đường truyền cáp
quang hiện có.
10.4 GIẢI PHÁP BỔ SUNG SCADA
Tại trạm 220kV Sơn Tây, dữ liệu SCADA cho hai ngăn xuất tuyến 110kV lắp đặt
mới sẽ thu thập về hệ thống điều khiển máy tính tại trạm và gửi lên Al, B1 qua kênh
truyền thông tin SCADA hiện có nên trong dự án này không trang bị thêm kênh truyền
thông tin cho hai ngăn xuất tuyến 110kV này.

53
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 16: PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI


TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

11.1 CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Đường dây 110kV Sơn Tây - Ba Vì có tổng chiều dài 15,7km đi qua 05 xã gồm :
Các xã Thanh Mỹ, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây; Các xã Cam Thượng, Thụy An, Vật
Lại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Thảm thực vật phát triển chủ yếu là hoa màu của
nhân dân địa phương. Một số vị trí cột đi qua khu vực dân cư.
Toàn tuyến không đi qua khu vực nào quan trọng như công trình di tích, khu sinh
thái, rừng quốc gia … do đó ảnh hưởng của tuyến đường dây đến môi trường nằm
trong giới hạn chấp nhận được. Đoạn đầu tuyến gần TBA 220kV Sơn Tây có đi qua
khu dân cư do đó cần phải phối hợp với địa phương và nhân dân tại khu vực để đảm
bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực dân cư (Chỉ ảnh hưởng trong giai
đoạn thi công, giai đoạn vận hành do đã tính toán chiều cao cột theo nghị định nên ảnh
hưởng môi trường nằm trong phạm vi cho phép). Để vận hành an toàn đường dây sau
này cần phải chặt phá cây cối trong hành lang tuyến, việc đào đúc móng sẽ chiếm vĩnh
viễn một số diện tích đất. Nhìn chung, khi đường dây đưa vào vận hành việc ảnh
hưởng đến môi trường được đánh giá ở mức độ tương đối nhẹ, cụ thể:
- Diện tích chiếm đất của các vị trí móng cột: 5.641,51m2, trong đó:
o Đất nông nghiệp: 4.183,53m2.
o Đất lâm nghiệp: 1.457,98m2.
- Diện tích hành lang tuyến: 235.021m2.
- Bảng thống kê nhà và các công trình kiến trúc trong hành lang tuyến:

54
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

BẢNG THỐNG KÊ NHÀ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TRONG HÀNH LANG TUYẾN
K/C
đến tim tuyến Đặc điểm kết cấu
(m)
Số K/C theo Họ và tên chủ nhà Địa chỉ hay tên cơ quan
K/thướ Vật Chiều Ghi chú
TT tích kê hay tên cơ quan quản lý
Phả Loại c liệu Vật liệu cao
Trái Cắt
i kết cấu mặt XD XD mái nóc
bằng tường (m)
Thôn Cốc - Xã Cam
1 30+15.77 5.0 Nguyễn Thị Lan C4 8x6 Gạch Ngói 4.0 Bếp+Phụ
Thượng
2 40+20.05 5.0 Lã Văn Thơm Quỳnh Lâm-Cam C4 6x4 Gạch Ngói 3.5 Bếp+Phụ
3 43+10.0 4 Nhà trông ao cá Thượng C4 5x3 Gạch Gỗ+Brô 3.0 Phụ-Chăn nuôi
4 47+25.0 3.0 Quách Văn Tuệ C4 15x4 Gạch Gỗ+Brô 3.0 Phụ-Chăn nuôi
5 47+95.0 4.0 Lã Văn Tân Quỳnh Lâm-Cam C4 15x4 Gạch Gỗ+Brô 3.0 Phụ-Chăn nuôi
6 49+05.0 Cắt Trịnh Minh Đức Thượng-Ba Vì C4 12x8 Gạch Sắt+tôn 3.5 Phụ-Chăn nuôi
7 49+27.0 Cắt Trịnh Minh Đức C4 15x8 Gạch Sắt+tôn 3.5 Phụ-Chăn nuôi
Nguyễn Văn Thôn Đông Kỳ-Xã Thụy
8 62+80.0 6 C4 8x5 Gạch Gỗ+Ngói 3.5 Bếp+Phụ
Phượng An-Ba Vì
9 76+15.0 6 Nhà quản trang C3 7x4 Gạch Bê tông 3.5
10 77+90.0 6.1 Đặng Văn Nam C3 5x18 Gạch Bê tông 8.0 2 Tầng
11 77+90.0 7.6 Ngô Thanh Bình Áng gạo-Thụy An-Ba Vì C3 5x18 Gạch Bê tông 8.0 2 Tầng
12 77+87 Cắt Đất thổ cư
13 79+40.0 1.5 Nguyễn Đức Nghi C4 14x3 Gạch Gỗ -Ngói 3.2 Phụ-Chăn nuôi
14 99+62.0 3.0 Nguyễn Văn Quỳnh C4 15x5 Gạch Gỗ+Brô 3.0 Phụ-Chăn nuôi
15 105+94.0 6 Ngô Tiến Huỳnh C3 5x14 Gạch Bê tông 8.0 2 Tầng
16 106+37.0 Cắt Lê Hải Anh Yên Khoái -Thụy An-Ba C4 9x6 Gạch Sắt+tôn 4.5 Nhà cấp 4
17 106+37.0 6.0 Chu Thị Bình Vì C3 5x14 Gạch Bê tông 8.0 2 Tầng
18 107+45.0 5.0 Lê Huy Đạt C4 9x6 Gạch Gỗ -Ngói 4.2
19 107+90.0 6 Trần Thị Thực C3 12x7 Gạch Bê tông 8.0 2 Tầng
20 151+80.9 Cắt Chu Viết Châm Yên Bồ -Vật Lại-Ba Vì C4 15x8 Gạch Gỗ+Brô 3.2 Phụ-Chăn nuôi

55
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

11.2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP ĐẾN CON NGƯỜI

11.2.1.Ảnh hưởng của đường dây cao áp đến con người

Một mối quan tâm lớn là ảnh hưởng sinh học của điện trường đến cơ thể con

người. Nhiều công trình nghiên cứu, thực nghiệm tại hiện trường cũng như trong

phòng thí nghiệm cho thấy rằng nếu con người ở trong điện trường của thiết bị phân

phối lớn của trạm biến áp 110kV hoặc trong điện trường của đường dây SCA thì qua

người sẽ có một dòng điện gây ra bởi liên hệ điện dung với các phần dẫn điện của mỗi

pha với mặt đất. Mức tác dụng sinh học của điện trường pha phụ thuộc vào giá trị dòng

điện chạy qua cơ thể con người. Dòng này bằng tổng hình học các dòng điện qua điện

dung tương ứng của các pha (có thể bằng không khi người ở đủ xa đường dây hoặc khi

điện dung của người đối với các pha bằng nhau - điều này thực tế không thể có). Vì


vậy qua người luôn tồn tại một dòng điện I=C U.


Trong đó C : là điện dung tương đương tồn tại trong các điều kiện thực tế và

phụ thuộc vào khoảng cách giữa người và vật dẫn điện.

Kết quả nghiên cứu cho phép đưa ra các định mức đối với điện trường tần số
công nghiệp như sau:
Cường độ điện trường (kV/m) < 5 5 10 15 20 25
Thời gian tác dụng cho phép >8h 8h 3h 1,5h 10’ 5’

11.2.2.Các biện pháp phòng tránh.

56
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Do tuyến đường dây đã được lựa chọn cách xa các đường dây thông tin, trạm thu

phát ... và sẽ thiết kế theo đúng các quy định hiện hành của Nhà Nước nên không cần

phải có biên pháp bảo vệ nào đặc biệt nào.

11.2.3.Kế hoạch di dân, đền bù

Những người bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng đường dây gồm:

- Người có nhà bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ.

- Người có vườn tược, đất đai nông nghiệp bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ

(tạm thời hoặc lâu dài).

- Những người có công việc kinh doanh bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ (tạm

thời hoặc lâu dài).

- Việc di dân, đền bù thực hiện theo theo đúng quy định của Nhà Nước

Qua điều tra cho thấy rằng các khu vực tuyến đường dây đi qua được chia làm 2

khu như sau:

Khu thưa dân cư toàn tuyến chỉ có quĩ đất canh tác còn lớn nên chi phí đền bù chủ

yếu là chi phí để đền bù hoa màu bị thiệt hại trong quá trình thi công.

Khu dân cư dây nhưng phải đảm bảo yêu cầu theo quy định. Do đó chỉ ảnh hưởng

thiệt hại đất thổ cư theo nghị định 14/2014NĐ-CP tuyến đường dây được phép đi qua

57
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

và tồn tại nhà cửa công trình dưới đường trong quá trình thi công thì việc di dân không

phải thực hiện.

11.3 PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ.

11.3.1. Nguồn gây tác động.


Trong giai đoạn thi công công trình: Sự cố cháy nổ rất dễ xảy ra nếu các nội
quy trong quá trình thi công không được thực hiện nghiêm túc. Sự cố cháy nổ có thể
xảy ra trong các trường hợp:
- Do một số hoạt động trong quá trình sinh hoạt của công nhân trong công trường
như: nấu ăn, hút thuốc lá…có thể vô tình gây cháy nổ…
- Quá trình vận chuyển, tồn chứa nhiên liệu hoặc do thiếu an toàn trong vận hành
hệ thống cấp điện tạm thời,…
- Các kho chứa nguyên liệu, nhiên liệu tạm thời phục vụ thi công, máy móc, thiết
bị kỹ thuật (sơn, dầu DO, dầu FO,…) là các nguồn gây cháy nổ.
- Hệ thống cấp điện tạm thời do các máy móc, thiết bị thi công dự án có thể gây
chập, cháy, giật điện,…
Trong quá trình vận hành: Hiện tượng cháy nổ có thể xảy ra khi có sự cố chập
điện, sét đánh hoặc đứt dây ...

11.3.2. Các giải pháp phóng chống cháy nổ.


Tại công trường thi công cần lưu ý:
Tuyên truyền, giáo dục ý thức của cán bộ, công nhân trong khi sinh hoạt và thi
công về ý thức phòng chống cháy nổ. Tổ chức các buổi tập huấn phòng cháy, chữa
cháy cho cán bộ, công nhân.
Tại công trường cần trang bị các dụng cụ phòng cháy chữa cháy khi có sự cố
cháy nổ xảy ra.
Khi vận hành, sự cố cháy, nổ có thể xảy ra khi chập điện hoặc quá tải, sét đánh
hoặc đứt dây… Sự cố cháy nổ do điện chỉ xảy ra tại chỗ và trong thời gian ngắn, vì khi
xảy ra sự cố các Rơle bảo vệ đặt tại trạm sẽ tự động ngắt mạch. Để tránh sự cố cháy nổ
ảnh hưởng đến các nhà trong tuyến, khi thi công đơn vị thi công sẽ xử lý triệt để các
chướng ngại vật hành lang tuyến theo quy định của ngành điện.

58
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 17: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH

12.1 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH


Mô hình bộ máy quản lý vận hành cho tuyến đường dây 110kV Sơn Tây – Ba Vì
được dự kiến như sau:
Trên cơ sở mô hình hiện tại, dự kiến khi xuất hiện tuyến đường dây 110kV Sơn
Tây – Ba Vì do Công ty lưới điện cao thế thành phố Hà Nội- Tổng công ty điện lực
thành phố Hà Nội quản lý vận hành.
Với khối lượng đường dây mới, Công ty lưới điện cao thế thành phố Hà Nội-
Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội sẽ cần bổ sung thêm nhân lực, phương tiện,
thiết bị và cơ sở vật chất trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất để đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ mới.
12.2 TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC VẬN HÀNH
Dự kiến xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý vận hành bao
gồm:
- Trụ sở làm việc
- Kho chứa vật tư và thiết bị thay thế
- Nhà ở cho cán bộ quản lý vận hành
Dự kiến mua sắm trang thiết bị cho công tác quản lý vận hành bao gồm:
- Máy kiểm tra các loại
- Các công cụ sửa chữa nhỏ
- Xe con địa hình để đi kiểm tra tuyến
- Thiết bị văn phòng
- Thiết bị thông tin liên lạc
- Các trang thiết bị bảo hộ lao động.
Nội dung công tác đào tạo cán bộ công nhân viên quản lý vận hành:
- Vận hành, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị phần đường dây 110kV
- Kỹ thuật an toàn
Kinh phí chuẩn bị sản suất:
Để chuẩn bị tiếp nhận quản lý vận hành tuyến đường dây 110kV Sơn Tây – Ba
Vì, Công ty lưới điện cao thế thành phố Hà Nội- Tổng công ty điện lực thành phố Hà
Nội cần lập phương án chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như nhân lực, tổ chức
thêm các chi nhánh truyền tải. Kinh phí cho việc tiếp nhận quản lý vận hành đường

59
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

dây sẽ được Công ty lưới điện cao thế thành phố Hà Nội- Tổng công ty điện lực thành
phố Hà Nội lập và trình duyệt Tổng công ty điện lực Hà Nội phê duyệt trong một đề án
riêng.

60
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 18: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG


13.1 BẢNG TỔNG KÊ PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110KV:
18.1.1. Bảng tổng kê phần điện và xây dựng:

Khoảng cột ĐB (m)

Chống rung DCS


Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


Chuỗi Chống
TT Công dụng Bu lông dây rung
Ký hiệu cột Góc lái Loại móng Chuỗi cách điện dây dẫn Tạ bù Tiếp địa
cột cột neo chống Dây
sét dẫn

Thanh cái 110kV TBA 220kV Sơn Tây 6CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 6 2

1 N122-17C Cột néo 30 30 30 30 4T35-39 16BLN-64 12CN110-1 6CĐ110-1-9 3NS2 12 3 RS4-16

2 N122-22B G01T=21o26'2" Cột néo 66,63 96,63 66,63 67 4T29-29 16BLN-56 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

3 N122-30B Cột néo 127 223,63 127 127 4T33-35 16BLN-56 12CN110-2 2NS2 12 2 RS4-16

4 N122-26D G02P=66o52'55" Cột néo 236,2 459,84 236,21 236 4T35-47 16BLN-72 12CN110-2 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

5 N122-26B Cột néo 350,4 810,21 350,37 350 4T33-33 16BLN-56 12CN110-1 2NS2 12 2 RS4-16

6 N122-30D G03T=83o31'43" Cột néo 168,5 978,7 168,49 168 4T37-49 16BLN-72 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16
RSC8-
7 N122-35B G04P=29o15'34" Cột néo 187,7 1166,4 186,39 188 4T45-35 16BLN-56 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2
16
8 N122-26B G05P=00o42'14" Cột néo 228,8 1395,1 230,05 229 4T33-33 16BLN-56 12CN110-1 2NS2 12 2 RS4-16

9 N122-26B G06T=25o8'40" Cột néo 189,1 1584,3 189,14 189 4T33-33 16BLN-56 12CN110-1 3CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RSG

10 Đ122-25C Cột đỡ 133,7 1717,9 4T37-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

11 N122-26B G07P=22o47'10" Cột néo 136 1853,9 269,61 135 2T33-33/2T43-33 16BLN-56 12CN110-1 3CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

12 N122-26C G08P=44o40'37" Cột néo 185,4 2039,3 185,37 185 2T33-43/2T45-43 16BLN-64 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

13 Đ122-33C Cột đỡ 264,5 2303,8 4T31-25 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

61
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Khoảng cột ĐB (m)

Chống rung DCS


Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


Chuỗi Chống
TT Công dụng Bu lông dây rung
Ký hiệu cột Góc lái Loại móng Chuỗi cách điện dây dẫn Tạ bù Tiếp địa
cột cột neo chống Dây
sét dẫn

14 N122-30C G09T=34o45'10" Cột néo 250,4 2554,2 514,89 258 4T54-47 16BLN-64 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

15 N122-35C G10T=51o47'12" Cột néo 318,7 2872,9 318,7 319 4T31-43 16BLN-64 12CN110-2 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

16 Đ122-33C Cột đỡ 243 3115,9 4T31-25 16BLN-48 6CĐ110-2 ĐS2 12 2 RS4-16

17 Đ122-25C Cột đỡ 293,9 3409,8 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

18 Đ122-25C Cột đỡ 206,1 3615,9 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

19 Đ122-25C Cột đỡ 278 3893,9 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

20 Đ122-25C Cột đỡ 287 4180,9 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

21 N122-26B Cột néo 329 4509,9 1637 281 4T33-33 16BLN-56 12CN110-1 2NS2 12 2 RS4-16

22 Đ122-29C Cột đỡ 214 4723,9 4T32-23 16BLN-48 6CĐ110-2 ĐS2 12 2 RS4-16

23 Đ122-33C Cột đỡ 165,8 4889,7 4T31-25 16BLN-48 6CĐ110-2 ĐS2 12 2 RS4-16


6TB-
24 Đ122-29C Cột đỡ 198 5087,7 4T46-25 16BLN-48 6CĐ110-2 ĐS2 12 2 RS4-16
100
25 Đ122-25C Cột đỡ 277,2 5364,9 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

26 N122-26B G11P=13o23'58" Cột néo 258,8 5623,7 1113,88 234 4T33-33 16BLN-56 12CN110-1 2NS2 12 2 RSG

27 N122-26C G12T=55o56'29" Cột néo 331,6 5955,3 331,6 332 4T50-43 16BLN-64 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RSC8-6

28 Đ122-25C Cột đỡ 204,2 6159,5 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

29 Đ122-29C Cột đỡ 260 6419,5 4T32-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

30 Đ122-29C Cột đỡ 271,2 6690,7 4T46-25 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

31 Đ122-29C Cột đỡ 325 7015,7 4T32-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

62
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Khoảng cột ĐB (m)

Chống rung DCS


Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


Chuỗi Chống
TT Công dụng Bu lông dây rung
Ký hiệu cột Góc lái Loại móng Chuỗi cách điện dây dẫn Tạ bù Tiếp địa
cột cột neo chống Dây
sét dẫn

32 N122-30C G13P=46o59'38" Cột néo 336,7 7352,4 1397,03 291 4T35-43 16BLN-64 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RSC8-6

33 Đ122-37C Cột đỡ 396,1 7748,5 4T33-29 16BLN-48 6CĐ110-2 ĐS2 12 2 RSC8-6

34 N122-35B G14P=19o2'28" Cột néo 300 8048,5 696,11 358 4T35-35 16BLN-56 12CN110-2 3CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RSC8-6

35 Đ122-33C Cột đỡ 237,9 8286,3 4T33-27 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

36 Đ122-25C Cột đỡ 255 8541,3 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

37 Đ122-25C Cột đỡ 206 8747,3 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

38 Đ122-25C Cột đỡ 209 8956,3 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

39 Đ122-25C Cột đỡ 209,1 9165,4 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

40 Đ122-25C Cột đỡ 236,2 9401,6 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

41 Đ122-25C Cột đỡ 235 9636,6 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

42 N122-35B G15T=09o48'2" Cột néo 253,5 9890,1 1841,66 232 4T35-35 16BLN-56 12CN110-1 2NS2 12 2 RSC8-6

43 N122-39B G16P=16o31'58" Cột néo 224,8 10115 224,8 225 4T35-37 16BLN-56 12CN110-1 3CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RSC8-6

44 N122-26B G17T=07o17'10" Cột néo 255 10370 255,04 255 4T33-33 16BLN-56 12CN110-2 2NS2 12 2 RSC8-6

45 N122-39B G18P=28o26'43" Cột néo 233,8 10604 233,83 234 4T35-37 16BLN-56 12CN110-2 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

46 N122-30C G19T=47o5'3" Cột néo 253,5 10857 253,52 254 4T35-43 16BLN-64 12CN110-2 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

47 N122-26C G20P=41o6'18" Cột néo 431,8 11289 431,81 432 4T33-43 16BLN-64 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 24 4 RSC8-6

48 Đ122-25C Cột đỡ 200 11489 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

49 Đ122-25C Cột đỡ 236,5 11726 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

63
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Khoảng cột ĐB (m)

Chống rung DCS


Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


Chuỗi Chống
TT Công dụng Bu lông dây rung
Ký hiệu cột Góc lái Loại móng Chuỗi cách điện dây dẫn Tạ bù Tiếp địa
cột cột neo chống Dây
sét dẫn

50 Đ122-29C Cột đỡ 257 11983 4T32-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

51 N122-26B G21P=12o24'2" Cột néo 224,2 12207 917,66 232 4T33-33 16BLN-56 12CN110-1 2NS2 12 2 RSC8-6

52 Đ122-25C Cột đỡ 212,1 12419 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

53 N122-26C G22P=40o52'9" Cột néo 205,1 12624 417,2 209 4T33-43 16BLN-64 12CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RS4-16

54 Đ122-25C Cột đỡ 200,5 12824 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

55 Đ122-25C Cột đỡ 245 13069 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 6TB-50 RSC8-6

56 Đ122-29C Cột đỡ 240 13309 4T32-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

57 Đ122-29C Cột đỡ 301,5 13611 4T32-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

58 Đ122-25C Cột đỡ 302,8 13914 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

59 Đ122-29C Cột đỡ 317,2 14231 4T32-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

60 Đ122-25C Cột đỡ 219 14450 4T31-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RS4-16

61 Đ122-25C Cột đỡ 228,4 14678 4T53-28 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 RSC8-6

62 Đ122-25C Cột đỡ 252 14930 4T43-23 16BLN-48 6CĐ110-1 ĐS2 12 2 6TB-50 RSC8-6

63 Đ122-33C Cột đỡ 205 15135 4T33-27 16BLN-48 6CĐ110-2 ĐS2 12 2 RS4-16

64 N122-30B G23T=25o44'26" Cột néo 225 15360 2736,37 258 4T33-35 16BLN-56 12CN110-2 3CĐ110-1-9 2NS2 12 2 RSC8-6

65 N122-26C Cột néo 265,4 15626 265,39 265 4T50-43 16BLN-64 12CN110-1 3NS2 12 3 RSC8-6

TBA 110kV Ba Vì 42,33 15668 42,33 42 6CN110-1 6CĐ110-1-9 2NS2 6 1

64
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

18.1.2. Bảng tổng kê phần cáp quang:

quangChống rung dây cáp

Kẹp cáp quang trên cột


Khóa dây cáp quang
Rulô cáp quang (m)
Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


TT Công dụng
Ký hiệu cột Góc lái Hộp nối cáp quang Ghi chú
cột cột

Thanh cái 110kV TBA 220kV Sơn Tây OPGW-96/OFC NCQ2 1 25 Trang bị trong dự án này

1 N122-17C Cột néo 30 30 30 65 OPGW-96/OPGW-96/OPGW-96 2NCQ2 2 35

2 N122-22B G01T=21o26'2" Cột néo 66,63 96,63 66,63 2NCQ2 2 1

3 N122-30B Cột néo 127 223,6 127 2NCQ2 2 1

4 N122-26D G02P=66o52'55" Cột néo 236,2 459,8 236,2 2NCQ2 2 1

5 N122-26B Cột néo 350,4 810,2 350,4 2NCQ2 2 1

6 N122-30D G03T=83o31'43" Cột néo 168,5 978,7 168,5 2NCQ2 2 1

7 N122-35B G04P=29o15'34" Cột néo 187,7 1166 187,7 2NCQ2 2 1

8 N122-26B G05P=00o42'14" Cột néo 228,8 1395 228,8 2NCQ2 2 1

9 N122-26B G06T=25o8'40" Cột néo 189,1 1584 189,1 2NCQ2 2 1

10 Đ122-25C Cột đỡ 133,7 1718 ĐCQ2 2

11 N122-26B G07P=22o47'10" Cột néo 136 1854 269,6 2NCQ2 2 1

12 N122-26C G08P=44o40'37" Cột néo 185,4 2039 185,4 2NCQ2 2 1

13 Đ122-33C Cột đỡ 264,5 2304 ĐCQ2 2

14 N122-30C G09T=34o45'10" Cột néo 250,4 2554 514,9 2NCQ2 2 1

15 N122-35C G10T=51o47'12" Cột néo 318,7 2873 318,7 2942 OPGW-96/OPGW-96 2NCQ2 2 71

65
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

quangChống rung dây cáp

Kẹp cáp quang trên cột


Khóa dây cáp quang
Rulô cáp quang (m)
Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


TT Công dụng
Ký hiệu cột Góc lái Hộp nối cáp quang Ghi chú
cột cột

16 Đ122-33C Cột đỡ 243 3116 ĐCQ2 2

17 Đ122-25C Cột đỡ 293,9 3410 ĐCQ2 2

18 Đ122-25C Cột đỡ 206,1 3616 ĐCQ2 2

19 Đ122-25C Cột đỡ 278 3894 ĐCQ2 2

20 Đ122-25C Cột đỡ 287 4181 ĐCQ2 2

21 N122-26B Cột néo 329 4510 1637 2NCQ2 2 1

22 Đ122-29C Cột đỡ 214 4724 ĐCQ2 2

23 Đ122-33C Cột đỡ 165,8 4890 ĐCQ2 2

24 Đ122-29C Cột đỡ 198 5088 ĐCQ2 2

25 Đ122-25C Cột đỡ 277,2 5365 ĐCQ2 2

26 N122-26B G11P=13o23'58" Cột néo 258,8 5624 1114 2NCQ2 2 1

27 N122-26C G12T=55o56'29" Cột néo 331,6 5955 331,6 2NCQ2 2 1

28 Đ122-25C Cột đỡ 204,2 6160 ĐCQ2 2

29 Đ122-29C Cột đỡ 260 6420 ĐCQ2 2

30 Đ122-29C Cột đỡ 271,2 6691 ĐCQ2 2

31 Đ122-29C Cột đỡ 325 7016 ĐCQ2 2

32 N122-30C G13P=46o59'38" Cột néo 336,7 7352 1397 4585 OPGW-96/OPGW-96 2NCQ2 2 61

66
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

quangChống rung dây cáp

Kẹp cáp quang trên cột


Khóa dây cáp quang
Rulô cáp quang (m)
Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


TT Công dụng
Ký hiệu cột Góc lái Hộp nối cáp quang Ghi chú
cột cột

33 Đ122-37C Cột đỡ 396,1 7748 ĐCQ2 2

34 N122-35B G14P=19o2'28" Cột néo 300 8048 696,1 2NCQ2 2 1

35 Đ122-33C Cột đỡ 237,9 8286 ĐCQ2 2

36 Đ122-25C Cột đỡ 255 8541 ĐCQ2 2

37 Đ122-25C Cột đỡ 206 8747 ĐCQ2 2

38 Đ122-25C Cột đỡ 209 8956 ĐCQ2 2

39 Đ122-25C Cột đỡ 209,1 9165 ĐCQ2 2

40 Đ122-25C Cột đỡ 236,2 9402 ĐCQ2 2

41 Đ122-25C Cột đỡ 235 9637 ĐCQ2 2

42 N122-35B G15T=09o48'2" Cột néo 253,5 9890 1842 2NCQ2 2 1

43 N122-39B G16P=16o31'58" Cột néo 224,8 10115 224,8 2NCQ2 2 1

44 N122-26B G17T=07o17'10" Cột néo 255 10370 255 2NCQ2 2 1

45 N122-39B G18P=28o26'43" Cột néo 233,8 10604 233,8 2NCQ2 2 1

46 N122-30C G19T=47o5'3" Cột néo 253,5 10857 253,5 2NCQ2 2 1

47 N122-26C G20P=41o6'18" Cột néo 431,8 11289 431,8 4029 OPGW-96/OPGW-96 2NCQ2 2 53

48 Đ122-25C Cột đỡ 200 11489 ĐCQ2 2

49 Đ122-25C Cột đỡ 236,5 11726 ĐCQ2 2

67
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

quangChống rung dây cáp

Kẹp cáp quang trên cột


Khóa dây cáp quang
Rulô cáp quang (m)
Khoảng néo (m)
Khoảng cột (m)

Cộng dồn (m)


TT Công dụng
Ký hiệu cột Góc lái Hộp nối cáp quang Ghi chú
cột cột

50 Đ122-29C Cột đỡ 257 11983 ĐCQ2 2

51 N122-26B G21P=12o24'2" Cột néo 224,2 12207 917,7 2NCQ2 2 1

52 Đ122-25C Cột đỡ 212,1 12419 ĐCQ2 2

53 N122-26C G22P=40o52'9" Cột néo 205,1 12624 417,2 2NCQ2 2 1

54 Đ122-25C Cột đỡ 200,5 12824 ĐCQ2 2

55 Đ122-25C Cột đỡ 245 13069 ĐCQ2 2

56 Đ122-29C Cột đỡ 240 13309 ĐCQ2 2

57 Đ122-29C Cột đỡ 301,5 13611 ĐCQ2 2

58 Đ122-25C Cột đỡ 302,8 13914 ĐCQ2 2

59 Đ122-29C Cột đỡ 317,2 14231 ĐCQ2 2

60 Đ122-25C Cột đỡ 219 14450 ĐCQ2 2

61 Đ122-25C Cột đỡ 228,4 14678 ĐCQ2 2

62 Đ122-25C Cột đỡ 252 14930 ĐCQ2 2

63 Đ122-33C Cột đỡ 205 15135 ĐCQ2 2

64 N122-30B G23T=25o44'26" Cột néo 225 15360 2736 2NCQ2 2 1

65 N122-26C Cột néo 265,4 15626 265,4 2NCQ2 2 1

TBA 110kV Ba Vì 42,33 15668 42,33 4443 OPGW-96/OFC NCQ2 1 25 Trang bị trong dự án này

68
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

69
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

13.2 BẢNG LIỆT PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110KV:


18.2. Liệt kê phần điện:
SỐ
TT TÊN VẬT LIỆU KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GHI CHÚ
LƯỢNG

A. Liệt kê phần điện


1 Dây nhôm lõi thép ACSR240/32 m 94.008
2 Dây hợp kim nhôm lõi thép PHLOX116 m 15.813
3 Chuỗi cách điện đỡ đơn dây dẫn CĐ110-1-9 chuỗi 111 9 bát U70BS
4 Chuỗi cách điện đỡ đơn dây dẫn CĐ110-1 chuỗi 186 Composite
5 Chuỗi cách điện đỡ kép dây dẫn CĐ110-2 chuỗi 36 Composite
6 Chuỗi cách điện néo đơn dây dẫn CN110-1 chuỗi 252 Composite
7 Chuỗi cách điện néo kép dây dẫn CN110-2 chuỗi 96 Composite
8 Chuỗi cách điện đỡ dây chống sét ĐS2 chuỗi 37
9 Chuỗi cách điện néo dây chống sét NS2 chuỗi 62
10 Chống rung cho dây dẫn CR4-22 bộ 804
11 Chống rung cho dây chống sét CRS 2-9 bộ 137
12 Ống nối dây dẫn ống 64
13 Ống nối dây chống sét ống 12
14 Ống vá dây dẫn ống 127
15 Ống vá dây chống sét ống 23
Kê trong b/vẽ chuỗi
16 Băng nhôm lót dây dẫn cái 138
đỡ
17 Tiếp đất hình tia 12 mạ kẽm RS4-16 bộ 34
18 Tiếp đất hỗn hợp cọc tia 12 mạ kẽm RSC8-16 bộ 1
19 Tiếp đất hỗn hợp cọc tia 12 mạ kẽm RSC8-6 bộ 28
Tiếp đất hỗn hợp hình tia 12 mạ kẽm +
20 RSG bộ 2
GEM
21 Tạ bù 50kg TB-50 bộ 12
22 Tạ bù 100kg TB-100 bộ 6
23 Biển báo số thứ tự cột (0,1x28x21) cái 130
24 Biển báo nguy hiểm (0,1x28x21) cái 65
B. Liệt kê phần cáp quang
25 Dây cáp quang 24 sợi quang OPGW-96 m 16.065 5 cuộn cáp quang
26 Khóa đỡ dây cáp quang ĐCQ2 chuỗi 37
27 Khóa néo dây cáp quang NCQ2 chuỗi 58
28 Chống rung cho dây cáp quang CR5 bộ 132

70
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC
29 Kẹp cáp quang trên cột cái 294
30 Ru lô cáp quang cái 5
31 Hộp nối OPGW-96/OPGW-96 hộp 3
Hộp nối OPGW-96/OPGW-96/OPGW-
32 hộp 1
96
33 Hộp nối OPGW-96/OFC hộp 2
34 Giá đỡ hộp cáp quang cái 6

18.3. Liệt kê phần cột thép:

Số lượng
STT Công dụng cột Ký hiệu Đơn vị Ghi chú
(cột)

1 Cột đỡ bằng thép cao 25m Đ122-25C Cột 22


2 Cột đỡ bằng thép cao 29m Đ122-29C Cột 9
3 Cột đỡ bằng thép cao 33m Đ122-33C Cột 5
4 Cột đỡ bằng thép cao 37m Đ122-37C Cột 1
5 Cột néo bằng thép cao 26m N122-26B Cột 8
6 Cột néo bằng thép cao 30m N122-30B Cột 2
7 Cột néo bằng thép cao 35m N122-35B Cột 3
8 Cột néo bằng thép cao 39m N122-39B Cột 2
9 Cột néo bằng thép cao 26m N122-26C Cột 5
10 Cột néo bằng thép cao 30m N122-30C Cột 3
11 Cột néo bằng thép cao 35m N122-35C Cột 1
12 Cột néo bằng thép cao 26m N122-26D Cột 1
13 Cột néo bằng thép cao 30m N122-30D Cột 1
14 Cột néo bằng thép cao 22m N122-22B Cột 1
15 Cột néo bằng thép cao 17m N122-17C Cột 1
Tổng Cột 65

18.4. Liệt kê phần móng cột:


Số lượng
STT Tên móng Ký hiệu Đơn vị Ghi chú
(móng)

71
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC
1 Móng trụ 4T31-23 Móng 10

2 Móng trụ 4T43-23 Móng 10

3 Móng trụ 4T32-23 Móng 7

4 Móng trụ 4T31-25 Móng 3

5 Móng trụ 4T33-27 Móng 2

6 Móng trụ 4T33-35 Móng 2

7 Móng trụ 4T35-35 Móng 2

8 Móng trụ 4T33-43 Móng 2

9 Móng trụ 4T35-43 Móng 2

10 Móng trụ 4T35-47 Móng 1

11 Móng trụ 4T37-49 Móng 1

12 Móng trụ 4T29-29 Móng 1

13 Móng trụ 4T35-39 Móng 1

14 Móng trụ 4T31-43 Móng 1

15 Móng trụ 4T33-29 Móng 1

16 Móng trụ 4T35-37 Móng 2

17 Móng trụ 4T46-25 Móng 2

18 Móng trụ 4T33-33 Móng 7

19 Móng trụ 4T45-35 Móng 1

20 Móng trụ 4T50-43 Móng 2

21 Móng trụ 4T54-47 Móng 1

22 Móng trụ 4T53-28 Móng 1

23 Móng trụ 4T37-23 Móng 1

24 Móng trụ 2T33-33/2T43-33 Móng 1

25 Móng trụ 2T33-43/2T45-43 Móng 1

Tổng Móng 65
18.5. Liệt kê phần bu lông neo:
Stt Tên vật liệu Mã hiệu Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Bu lông neo BLN-48 Cái 592

72
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC
Stt Tên vật liệu Mã hiệu Đơn vị Số lượng Ghi chú
2 Bu lông neo BLN-56 Cái 256
3 Bu lông neo BLN-64 Cái 160
4 Bu lông neo BLN-72 Cái 32
Tổng cộng Cái 1040
18.6. Các nội dung khác:

Số
STT Nội dung Đơn vị Ghi chú
lượng
Cải tạo ĐZ trung thế hiện có (hạ xà 02 vị trí
Trọn
1 xuống 2m) đảm bảo khoảng cách giao chéo 01
gói
trong khoảng cột 01 (ĐĐ) – 02 (G1)
Đền bù di chuyển ĐZ trung thế hiện có phục Trọn
2 01
vụ thi công vị trí 27 (G12) gói
3 Làm dàn giáo vượt đường giao thông <5m vị trí 10
Làm dàn giáo vượt đường giao thông 5m
4 vị trí 2
rộng <10m
5 Làm dàn giáo vượt qua nhà cao <7m vị trí 10
6 Làm dàn giáo vượt đường dây <=35kV vị trí 8
7 Làm dàn giáo vượt đường dây hạ thế vị trí 19
8 Làm dàn giáo vượt đường dây thông tin vị trí 6

73
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

CHƯƠNG 19: BẢNG CĂNG DÂY


Khoảng
K.cột Độ võng căng dây tại nhiệt độ Độ võng căng dây tại nhiệt độ
Vị trí Công dụng Khoảng Cộng Khoảng ngắm
Loại cột đại
cột cột cột dồn néo Từ …
biểu Dây dẫn ACSR240/32 Dây chống sét và dây cáp quang
Đến …
Nhiệt độ tại thời điểm căng dây: 10 15 20 25 30 35 40 10 15 20 25 30 35 40

Thanh cái 110kV TBA 220kV Sơn Tây


Pooctich-
1 N122-17C Cột néo 30 30 30 30 Thả trùng đảm bảo khoảng cách đến mặt đất > 7m Thả trùng đảm bảo khoảng cách đến dây dẫn
1
2 N122-22B Cột néo 66,63 96,63 66,63 67 1-2 0,20 0,21 0,23 0,26 0,29 0,32 0,36 0,10 0,10 0,10 0,11 0,11 0,11 0,12

3 N122-30B Cột néo 127 223,63 127 127 2-3 0,74 0,80 0,87 0,94 1,02 1,11 1,21 0,35 0,36 0,38 0,39 0,40 0,41 0,43

4 N122-26D Cột néo 236,21 459,84 236,21 236 3-4 2,79 2,94 3,10 3,26 3,42 3,58 3,75 1,22 1,26 1,30 1,33 1,38 1,42 1,47

5 N122-26B Cột néo 350,37 810,21 350,37 350 4-5 6,52 6,74 6,95 7,17 7,38 7,59 7,80 2,96 3,04 3,13 3,22 3,31 3,41 3,51

6 N122-30D Cột néo 168,49 978,7 168,49 168 5-6 1,35 1,44 1,55 1,66 1,77 1,89 2,02 0,62 0,64 0,66 0,68 0,70 0,73 0,75

7 N122-35B Cột néo 187,69 1166,39 187,69 188 6-7 1,70 1,81 1,93 2,06 2,19 2,32 2,46 0,77 0,80 0,82 0,85 0,87 0,90 0,93

8 N122-26B Cột néo 228,75 1395,14 228,75 229 7-8 2,60 2,75 2,90 3,05 3,21 3,37 3,53 1,15 1,18 1,22 1,25 1,29 1,33 1,38

9 N122-26B Cột néo 189,14 1584,28 189,14 189 8-9 1,73 1,84 1,96 2,09 2,22 2,36 2,49 0,78 0,81 0,83 0,86 0,89 0,92 0,95

10 Đ122-25C Cột đỡ 133,65 1717,93 9 - 10 0,83 0,89 0,96 1,04 1,13 1,22 1,32 0,39 0,40 0,42 0,43 0,44 0,46 0,48

11 N122-26B Cột néo 135,96 1853,89 269,61 135 10 - 11 0,86 0,92 1,00 1,08 1,17 1,27 1,37 0,41 0,42 0,43 0,44 0,46 0,48 0,49

12 N122-26C Cột néo 185,37 2039,26 185,37 185 11 - 12 1,66 1,77 1,88 2,01 2,13 2,27 2,40 0,75 0,78 0,80 0,82 0,85 0,88 0,91

13 Đ122-33C Cột đỡ 264,5 2303,76 12 - 13 3,55 3,72 3,90 4,08 4,27 4,45 4,64 1,54 1,58 1,63 1,68 1,73 1,78 1,84

14 N122-30C Cột néo 250,39 2554,15 514,89 258 13 - 14 3,18 3,34 3,50 3,66 3,82 3,99 4,15 1,38 1,42 1,46 1,50 1,55 1,60 1,65

15 N122-35C Cột néo 318,7 2872,85 318,7 319 14 - 15 5,32 5,53 5,73 5,93 6,13 6,33 6,53 2,37 2,43 2,50 2,58 2,66 2,74 2,82

16 Đ122-33C Cột đỡ 243 3115,85 15 - 16 3,04 3,17 3,31 3,45 3,59 3,72 3,86 1,32 1,36 1,40 1,44 1,49 1,53 1,58

74
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Khoảng
K.cột Độ võng căng dây tại nhiệt độ Độ võng căng dây tại nhiệt độ
Vị trí Công dụng Khoảng Cộng Khoảng ngắm
Loại cột đại
cột cột cột dồn néo Từ …
biểu Dây dẫn ACSR240/32 Dây chống sét và dây cáp quang
Đến …
Nhiệt độ tại thời điểm căng dây: 10 15 20 25 30 35 40 10 15 20 25 30 35 40

17 Đ122-25C Cột đỡ 293,93 3409,78 16 - 17 4,44 4,64 4,84 5,04 5,25 5,45 5,65 1,94 1,99 2,05 2,11 2,18 2,25 2,32

18 Đ122-25C Cột đỡ 206,07 3615,85 17 - 18 2,18 2,28 2,38 2,48 2,58 2,68 2,78 0,95 0,98 1,01 1,04 1,07 1,10 1,14

19 Đ122-25C Cột đỡ 278 3893,85 18 - 19 3,97 4,15 4,33 4,51 4,69 4,87 5,05 1,73 1,78 1,84 1,89 1,95 2,01 2,07

20 Đ122-25C Cột đỡ 287 4180,85 19 - 20 4,23 4,42 4,62 4,81 5,00 5,19 5,39 1,85 1,90 1,96 2,02 2,08 2,14 2,21

21 N122-26B Cột néo 329 4509,85 1637 281 20 - 21 5,56 5,81 6,07 6,32 6,57 6,83 7,08 2,43 2,50 2,57 2,65 2,73 2,81 2,90

22 Đ122-29C Cột đỡ 214 4723,85 21 - 22 2,29 2,41 2,54 2,67 2,81 2,94 3,08 1,00 1,03 1,06 1,10 1,13 1,17 1,20

23 Đ122-33C Cột đỡ 165,81 4889,66 22 - 23 1,37 1,45 1,53 1,60 1,69 1,77 1,85 0,60 0,62 0,64 0,66 0,68 0,70 0,72

24 Đ122-29C Cột đỡ 198 5087,66 23 - 24 1,96 2,06 2,17 2,29 2,40 2,52 2,64 0,86 0,88 0,91 0,94 0,97 1,00 1,03

25 Đ122-25C Cột đỡ 277,23 5364,89 24 - 25 3,84 4,05 4,26 4,49 4,71 4,94 5,17 1,68 1,73 1,78 1,84 1,90 1,96 2,02

26 N122-26B Cột néo 258,84 5623,73 1113,88 234 25 - 26 3,34 3,53 3,72 3,91 4,11 4,31 4,51 1,47 1,51 1,56 1,60 1,65 1,71 1,76

27 N122-26C Cột néo 331,6 5955,33 331,6 332 26 - 27 5,80 6,01 6,21 6,42 6,62 6,83 7,03 2,60 2,67 2,75 2,83 2,91 3,00 3,09

28 Đ122-25C Cột đỡ 204,2 6159,53 27 - 28 2,16 2,25 2,34 2,43 2,53 2,62 2,71 0,94 0,97 1,00 1,03 1,06 1,09 1,13

29 Đ122-29C Cột đỡ 260 6419,53 28 - 29 3,50 3,64 3,79 3,95 4,10 4,25 4,40 1,53 1,58 1,62 1,67 1,72 1,77 1,83

30 Đ122-29C Cột đỡ 271,16 6690,69 29 - 30 3,80 3,96 4,13 4,29 4,46 4,62 4,78 1,67 1,71 1,76 1,82 1,87 1,93 1,99

31 Đ122-29C Cột đỡ 325 7015,69 30 - 31 5,46 5,69 5,93 6,17 6,40 6,64 6,87 2,39 2,46 2,53 2,61 2,69 2,77 2,86

32 N122-30C Cột néo 336,67 7352,36 1397,03 291 31 - 32 5,86 6,11 6,36 6,62 6,87 7,12 7,38 2,57 2,64 2,72 2,80 2,89 2,97 3,07

33 Đ122-37C Cột đỡ 396,11 7748,47 32 - 33 8,36 8,63 8,90 9,16 9,42 9,68 9,94 3,81 3,92 4,03 4,15 4,27 4,39 4,53

34 N122-35B Cột néo 300 8048,47 696,11 358 33 - 34 4,80 4,95 5,10 5,25 5,40 5,55 5,70 2,19 2,25 2,31 2,38 2,45 2,52 2,60

35 Đ122-33C Cột đỡ 237,86 8286,33 34 - 35 2,82 2,98 3,14 3,30 3,47 3,64 3,81 1,24 1,28 1,31 1,35 1,40 1,44 1,49

75
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Khoảng
K.cột Độ võng căng dây tại nhiệt độ Độ võng căng dây tại nhiệt độ
Vị trí Công dụng Khoảng Cộng Khoảng ngắm
Loại cột đại
cột cột cột dồn néo Từ …
biểu Dây dẫn ACSR240/32 Dây chống sét và dây cáp quang
Đến …
Nhiệt độ tại thời điểm căng dây: 10 15 20 25 30 35 40 10 15 20 25 30 35 40

36 Đ122-25C Cột đỡ 255 8541,33 35 - 36 3,24 3,42 3,61 3,80 3,99 4,18 4,38 1,42 1,47 1,51 1,56 1,60 1,66 1,71

37 Đ122-25C Cột đỡ 206 8747,33 36 - 37 2,12 2,23 2,35 2,48 2,60 2,73 2,86 0,93 0,96 0,99 1,02 1,05 1,08 1,12

38 Đ122-25C Cột đỡ 209 8956,33 37 - 38 2,18 2,30 2,42 2,55 2,68 2,81 2,94 0,96 0,98 1,01 1,05 1,08 1,11 1,15

39 Đ122-25C Cột đỡ 209,05 9165,38 38 - 39 2,18 2,30 2,42 2,55 2,68 2,81 2,94 0,96 0,99 1,01 1,05 1,08 1,11 1,15

40 Đ122-25C Cột đỡ 236,22 9401,6 39 - 40 2,78 2,94 3,09 3,26 3,42 3,59 3,76 1,22 1,26 1,30 1,33 1,38 1,42 1,47

41 Đ122-25C Cột đỡ 235 9636,6 40 - 41 2,75 2,91 3,06 3,22 3,39 3,55 3,72 1,21 1,25 1,28 1,32 1,36 1,41 1,45

42 N122-35B Cột néo 253,53 9890,13 1841,66 232 41 - 42 3,21 3,38 3,56 3,75 3,94 4,14 4,33 1,41 1,45 1,49 1,54 1,59 1,64 1,69

43 N122-39B Cột néo 224,8 10114,93 224,8 225 42 - 43 2,51 2,65 2,80 2,95 3,11 3,26 3,42 1,11 1,14 1,17 1,21 1,25 1,29 1,33

44 N122-26B Cột néo 255,04 10369,97 255,04 255 43 - 44 3,29 3,46 3,63 3,80 3,97 4,14 4,32 1,43 1,47 1,51 1,55 1,60 1,65 1,71

45 N122-39B Cột néo 233,83 10603,8 233,83 234 44 - 45 2,73 2,88 3,03 3,19 3,35 3,52 3,68 1,20 1,23 1,27 1,31 1,35 1,39 1,44

46 N122-30C Cột néo 253,52 10857,32 253,52 254 45 - 46 3,25 3,41 3,58 3,75 3,92 4,10 4,27 1,41 1,45 1,49 1,54 1,58 1,63 1,68

47 N122-26C Cột néo 431,81 11289,13 431,81 432 46 - 47 10,18 10,41 10,65 10,88 11,12 11,35 11,57 4,93 5,06 5,20 5,33 5,48 5,62 5,77

48 Đ122-25C Cột đỡ 200 11489,13 47 - 48 1,99 2,10 2,22 2,33 2,45 2,57 2,69 0,88 0,90 0,93 0,96 0,99 1,02 1,05

49 Đ122-25C Cột đỡ 236,5 11725,63 48 - 49 2,79 2,94 3,10 3,26 3,43 3,60 3,77 1,23 1,26 1,30 1,34 1,38 1,42 1,47

50 Đ122-29C Cột đỡ 257 11982,63 49 - 50 3,29 3,48 3,66 3,86 4,05 4,25 4,45 1,45 1,49 1,53 1,58 1,63 1,68 1,74

51 N122-26B Cột néo 224,16 12206,79 917,66 232 50 - 51 2,51 2,64 2,79 2,93 3,08 3,23 3,38 1,10 1,13 1,17 1,20 1,24 1,28 1,32

52 Đ122-25C Cột đỡ 212,08 12418,87 51 - 52 2,20 2,34 2,48 2,63 2,78 2,93 3,08 0,99 1,01 1,05 1,08 1,11 1,15 1,19

53 N122-26C Cột néo 205,12 12623,99 417,2 209 52 - 53 2,06 2,19 2,32 2,46 2,60 2,74 2,88 0,92 0,95 0,98 1,01 1,04 1,07 1,11

54 Đ122-25C Cột đỡ 200,49 12824,48 53 - 54 2,04 2,14 2,24 2,35 2,45 2,56 2,66 0,88 0,91 0,94 0,96 0,99 1,02 1,06

76
Xây dựng mới trạm 110kV Ba Vì TKKT-TKBVTC

Khoảng
K.cột Độ võng căng dây tại nhiệt độ Độ võng căng dây tại nhiệt độ
Vị trí Công dụng Khoảng Cộng Khoảng ngắm
Loại cột đại
cột cột cột dồn néo Từ …
biểu Dây dẫn ACSR240/32 Dây chống sét và dây cáp quang
Đến …
Nhiệt độ tại thời điểm căng dây: 10 15 20 25 30 35 40 10 15 20 25 30 35 40

55 Đ122-25C Cột đỡ 245 13069,48 54 - 55 3,04 3,19 3,35 3,50 3,66 3,82 3,98 1,32 1,36 1,40 1,44 1,48 1,53 1,58

56 Đ122-29C Cột đỡ 240 13309,48 55 - 56 2,92 3,07 3,21 3,36 3,51 3,66 3,82 1,27 1,30 1,34 1,38 1,42 1,47 1,51

57 Đ122-29C Cột đỡ 301,5 13610,98 56 - 57 4,61 4,84 5,07 5,31 5,54 5,78 6,02 2,00 2,05 2,11 2,18 2,24 2,32 2,39

58 Đ122-25C Cột đỡ 302,82 13913,8 57 - 58 4,65 4,88 5,11 5,35 5,59 5,83 6,08 2,01 2,07 2,13 2,20 2,26 2,34 2,41

59 Đ122-29C Cột đỡ 317,18 14230,98 58 - 59 5,10 5,35 5,61 5,87 6,14 6,40 6,66 2,21 2,27 2,34 2,41 2,48 2,56 2,64

60 Đ122-25C Cột đỡ 219 14449,98 59 - 60 2,43 2,55 2,68 2,80 2,93 3,05 3,18 1,05 1,08 1,12 1,15 1,18 1,22 1,26

61 Đ122-25C Cột đỡ 228,38 14678,36 60 - 61 2,64 2,78 2,91 3,04 3,18 3,32 3,46 1,15 1,18 1,21 1,25 1,29 1,33 1,37

62 Đ122-25C Cột đỡ 252 14930,36 61 - 62 3,22 3,38 3,54 3,71 3,87 4,04 4,21 1,39 1,44 1,48 1,52 1,57 1,62 1,67

63 Đ122-33C Cột đỡ 205 15135,36 62 - 63 2,13 2,24 2,34 2,45 2,56 2,67 2,78 0,92 0,95 0,98 1,01 1,04 1,07 1,10

64 N122-30B Cột néo 225 15360,36 2736,37 258 63 - 64 2,57 2,69 2,82 2,96 3,09 3,22 3,35 1,11 1,14 1,18 1,21 1,25 1,29 1,33

65 N122-26C Cột néo 265,39 15625,75 265,39 265 64 - 65 3,59 3,76 3,93 4,11 4,29 4,47 4,65 1,56 1,60 1,65 1,70 1,75 1,81 1,86
65-
TBA 110kV Ba Vì 42,33 15668,08 42,33 42 Thả trùng đảm bảo khoảng cách đến mặt đất > 7m Thả trùng đảm bảo khoảng cách đến dây dẫn
Pooctich

77

You might also like