You are on page 1of 53

BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT

DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH


TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

NỘI DUNG VÀ BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN


Hồ sơ dự án: BCKTKT dự án “Cải tạo, nâng cao cao trình ĐZ 110kV Ninh
Bình – Trình Xuyên và ĐZ 110kV Ý Yên – Hiển Khánh đoạn vượt đường tỉnh lộ
485B xây dựng mới” được biên chế thành các phần như sau:
Tập 1: Thuyết minh – Liệt kê, tổng kê
Tập 2: Các bản vẽ
Tập 3: Phụ lục tính toán
Tập 4: Chỉ dẫn kỹ thuật
Tập 5: Tổ chức xây dựng và dự toán xây dựng
Tập 6: Báo cáo khảo sát kỹ thuật
Tập 7: Quy trình bảo trì

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 1


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

Nội dung Tập 1.1: Thuyết minh – liệt kê – tổng kê dự án “Cải tạo, nâng cao cao
trình ĐZ 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên và ĐZ 110kV Ý Yên – Hiển Khánh
đoạn vượt đường tỉnh lộ 485B xây dựng mới” được biên chế như sau:
PHẦN 1: THUYẾT MINH CHUNG ..................................................................... 4
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH .................................................... 4
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH .......................................................................... 4
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ........................................................................................... 4
1.3. PHẠM VI ĐỀ ÁN........................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 : QUY MÔ CÔNG TRÌNH .................................................................. 6
2.1. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG ............................................................................ 6
2.2. QUY MÔ ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH................................................................ 6
2.3. TIẾN ĐỘ DỰ KIẾN THỰC HIỆN ................................................................. 8
PHẦN 2: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ............................................................. 9
CHƯƠNG 1 : TUYẾN ĐƯỜNG DÂY ...................................................................... 9
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TUYẾN ....................................................... 9
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH................................................................................ 10
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT ............................................................................... 10
1.4. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CÔNG TRÌNH ..................................................... 14
1.5. CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU CƠ BẢN ..................................................... 14
1.6. ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT ...................................................................... 15
1.7. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG............................................. 16
1.8. CÁC PHẦN MỀM TÍNH TOÁN .................................................................. 18
CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TÍNH TOÁN ............................................................... 19
2.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TÍNH TOÁN ........................................................... 19
2.2. PHÂN VÙNG NHIỄM BẨN KHÔNG KHÍ ................................................. 20
CHƯƠNG 3 : DÂY DẪN ĐIỆN VÀ DÂY CHỐNG SÉT ...................................... 21
3.1. DÂY DẪN ĐIỆN.......................................................................................... 21
CHƯƠNG 4 : DÂY CHỐNG SÉT KẾT HỢP CÁP QUANG ............................... 24
4.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ CÁP QUANG ĐIỆN LỰC ................................. 24
4.2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT DÂY CHỐNG SÉT KẾT HỢP CÁP QUANG OPGW
24
4.3. TRẠM LẶP CÁP QUANG ........................................................................... 27
4.4. CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT KHÁC.......................................................... 28
CHƯƠNG 5 : ĐẢO PHA VÀ ĐẤU NỐI ................................................................ 29
5.1. ĐẢO PHA .................................................................................................... 29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 2
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

5.2. ĐẤU NỐI ..................................................................................................... 29


CHƯƠNG 6 : CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN .......................................................... 30
6.1. CÁCH ĐIỆN................................................................................................. 30
6.2. PHỤ KIỆN.................................................................................................... 32
CHƯƠNG 7 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ............................................................ 33
7.1. BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP KHÍ QUYỂN – NỐI ĐẤT .................................... 33
7.2. BẢO VỆ CƠ HỌC ........................................................................................ 34
7.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ KHÁC.............................................................. 34
CHƯƠNG 8 : BỐ TRÍ CỘT TRÊN MẶT CẮT DỌC ........................................... 35
CHƯƠNG 9 : PHƯƠNG ÁN CẮT ĐIỆN THI CÔNG .......................................... 36
9.1. THI CÔNG KHÔNG CẦN CẮT ĐIỆN ........................................................ 36
9.2. THI CÔNG CẦN CẮT ĐIỆN ....................................................................... 36
CHƯƠNG 10 : GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT ....................................................... 37
10.1. CÁC QUY PHẠM, TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ............................................ 37
10.2. CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT ................................................................ 37
10.3. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT ...................................................... 38
CHƯƠNG 11 : GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÓNG ................................................... 48
11.1. LỰA CHỌN DẠNG KẾT CẤU MÓNG ....................................................... 48
11.2. VẬT LIỆU LÀM MÓNG ............................................................................. 48
11.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG CỘT ĐƯỜNG DÂY ................................ 48
11.4. CÁC LOẠI MÓNG SỬ DỤNG TRÊN TUYẾN ........................................... 51
11.5. CÁC LOẠI BULONG SỬ DỤNG TRÊN TUYẾN ....................................... 52
PHẦN 3: TỔNG KÊ, LIỆT KÊ THIẾT BỊ VẬT LIỆU ..................................... 53

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 3


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

PHẦN 1: THUYẾT MINH CHUNG


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
Thực hiện dự án Cải tạo, nâng cao cao trình ĐZ 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên
và ĐZ 110kV Ý Yên – Hiển Khánh đoạn vượt đường tỉnh lộ 485B xây dựng mới nhằm:
Nâng cao pha đất theo quy phạm đoạn tuyến vượt đường tỉnh lộ 485B xây dựng
mới;
Nâng cao độ tin cậy và thuận tiện trong việc quản lý vận hành;
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực;
Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025
có xét đến 2035 đã được Bộ công thương phê duyệt.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án “Cải tạo, nâng cao cao trình ĐZ 110kV Ninh Bình
– Trình Xuyên và ĐZ 110kV Ý Yên – Hiển Khánh đoạn vượt đường tỉnh lộ 485B xây
dựng mới” được lập dựa trên cơ sở:
Luật điện lực sửa đổi số 24/2012/QH13, ngày 20/11/2012 của Quốc Hội;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 Hà Nội, ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2021 của Quốc
Hội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng;
Nghị định 15/2021/NĐ - CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các thông tư hướng dẫn;
Nghị định số 06/2021/NĐ - CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình
xây dựng;
Nghị định 68/2019/NĐ - CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng;
Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;
Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;
Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 4


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

“Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có
xét đến năm 2030”;
Báo cáo kết quả khảo sát kỹ thuật của dự án do Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng điện An Phú lập trong tháng 03 năm 2023.
1.3. PHẠM VI ĐỀ ÁN
Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án “Cải tạo, nâng cao cao trình ĐZ 110kV Ninh Bình
– Trình Xuyên và ĐZ 110kV Ý Yên – Hiển Khánh đoạn vượt đường tỉnh lộ 485B xây
dựng mới” bao gồm:
Các giải pháp kỹ thuật chính phần đường dây 110kV;
Tính toán lập tổng dự toán công trình.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 5


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 2 : QUY MÔ CÔNG TRÌNH

2.1. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG


2.1.1. Đường đây 110kV

2.1.1.1. Đoạn tuyến 1: đoạn tuyến từ cột 500 đến cột 505 đường dây 110kV Ý Yên
– Hiển Khánh
Cấp điện áp: 110kV.
Số mạch, số dây chống sét: 01 mạch, 01 dây chống sét.
Điểm đầu: Cột 500(hiện trạng) đường dây 110kV Ý Yên – Hiển Khánh.
Điểm cuối: Cột 505(hiện trạng) đường dây 110kV Ý Yên – Hiển Khánh.
Chiều dài tuyến: 0.873km.
Dây dẫn: ACSR300/39.
Dây chống sét: OPGW57.
Cách điện: thủy tinh.
Cột:
 Cột đỡ bê tông ly tâm 1 mạch: D111-LT20.
 Cột néo thép 1 mạch: N111-27, N111-23.
Móng: bê tông cốt thép.

2.1.1.2. Đoạn tuyến 2: đoạn tuyến từ cột 97 đến cột 105 đường dây 110kV Ninh
Bình – Trình Xuyên
Cấp điện áp: 110kV.
Số mạch, số dây chống sét: 01 mạch, 01 dây chống sét.
Điểm đầu: Cột 97(hiện trạng) đường dây 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên.
Điểm cuối: Cột 105(hiện trạng) đường dây 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên.
Chiều dài tuyến: 1.425km.
Dây dẫn: ACCC223.
Dây chống sét: TK50.
Cách điện: thủy tinh.
Cột:
 Cột đỡ bê tông ly tâm 1 mạch: D111-LT20.
 Cột néo thép 1 mạch: N111-27.
Móng: bê tông cốt thép.
2.2. QUY MÔ ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 6
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

2.2.1. Đường dây 110kV

2.2.1.1. Đoạn tuyến 1: đoạn tuyến từ cột 500 đến cột 505 đường dây 110kV
Ý Yên – Hiển Khánh
Xây dựng mới vị trí cột 501M và 502M trùng tim tuyến cũ. Thu hồi vị trí
cột 501, 502, 503 hiện trạng và toàn bộ dây dẫn, dây chống sét kèm phụ kiện
khoảng cột 500 đến cột 505. Tuyến đi trên địa bàn xã Liên Bảo huyện Vụ Bản
tỉnh Nam Định.
Cấp điện áp: 110kV.
Số mạch, số dây chống sét: 01 mạch, 01 dây chống sét.
Điểm đầu: Cột 500(hiện trạng) đường dây 110kV Ý Yên – Hiển Khánh.
Điểm cuối: Cột 505(hiện trạng) đường dây 110kV Ý Yên – Hiển Khánh.
Chiều dài tuyến: 0.873km.
Dây dẫn: ACSR300/39.
Dây chống sét: OPGW57.
Cách điện: thủy tinh.
Cột: sử dụng cột thép và cột thép hình mạ kẽm nhúng nóng.
Móng: Bê tông cốt thép, đúc tại chỗ.

2.2.1.2. Đoạn tuyến 2: đoạn tuyến từ cột 97 đến cột 105 đường dây 110kV
Ninh Bình – Trình Xuyên
Xây dựng mới vị trí cột 102M và 103M trùng tim tuyến cũ. Thu hồi vị trí
cột 102, 103, 104 hiện trạng và toàn bộ dây dẫn, dây chống sét kèm phụ kiện
khoảng cột 97 đến cột 105. Tuyến đi trên địa bàn xã Liên Bảo huyện Vụ Bản tỉnh
Nam Định.
Cấp điện áp: 110kV.
Số mạch, số dây chống sét: 01 mạch, 01 dây chống sét.
Điểm đầu: Cột 97(hiện trạng) đường dây 110kV Ninh Bình – Trình
Xuyên.
Điểm cuối: Cột 105(hiện trạng) đường dây 110kV Ninh Bình – Trình
Xuyên.
Chiều dài tuyến: 1.425km.
Dây dẫn: ACCC223.
Dây chống sét: OPGW57.
Cách điện: sử dụng cách điện thủy tinh mới phù hợp với dây ACCC223.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 7


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

Cột: sử dụng cột thép và cột thép hình mạ kẽm nhúng nóng.
Móng: Bê tông cốt thép, đúc tại chỗ.
2.3. TIẾN ĐỘ DỰ KIẾN THỰC HIỆN
Lập BCKTKT: Quý I năm 2023;
Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và cung cấp thiết bị: Quý
II năm 2023;
Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị: Quý II năm 2023;
Hoàn thành, đóng điện và đưa công trình vào sử dụng: Quý III năm 2023.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 8


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

PHẦN 2: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT


CHƯƠNG 1 : TUYẾN ĐƯỜNG DÂY

1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TUYẾN


1.1.1. Đoạn tuyến từ cột 500 đến cột 505 đường dây 110kV Ý Yên – Hiển Khánh
Điểm đầu : Vị trí cột 500.
Điểm cuối : Vị trí cột 505
Chiều dài tuyến: Khoảng 871.93 m.

1.1.1.1. Mô tả tuyến đường dây 110kV hiện trạng đoạn tuyến từ cột 500 đến cột
505 đường dây 110kV Ý Yên – Hiển Khánh và phương án cải tạo
Tuyến đi qua các khu địa giới hành chính sau: xã Liên Bảo huyện Vụ Bản tỉnh
Nam Định có đặc điểm như sau:
Từ vị trí 500 cột thép hình néo góc đến vị trí cột 501 BTLT20m tuyến chui qua
đường dây 220kV 2 mạch khoảng cột 58 Lộ 271NĐ,272TN-cột 94 Lộ 273NB, 271TN
và cột 59 Lộ 271NĐ,272TN-cột 95 Lộ 273NB, 271TN. Chiều dài 174.93
Từ vị trí 501 tuyến hiện trạng đi tiếp trên ruộng trồng màu đến vị trị cột 502.
Chiều dài 175.34m
Từ vị trí 502 BTLT20m đến vị trí cột 503 BTLT20m tuyến đi trên không trên
ruộng trồng màu sau đó vượt đường TL485B đang nâng cấp hiện tại chiều cao dây dẫn
pha thấp nhất so với đường hiện trạng 7.8m không đảm bảo sau khi mặt đường được
hoàn thiện.
Tuyến sau khi vượt đường tiếp tục đi trên ruộng lúa đến vị trí cột 503, sau đó
đi tiếp trên ruộng lúa vượt qua đường bê tông gần khu dân cư đến vị trí cột 504 nằm
gần đường bê tông liên thôn.
Từ vị trí cột 504 tuyến đi trên vườn vượt qua ao, đường bê tông đến vị trí cột
505 gần đường bê tông liên xóm.
Phương án cải tạo trồng mới 02 vị trí 501M và 502M để nâng cao trình dây dẫn
và mặt đường TL485B xây dựng mới, thu hổi 03 vị trí 501,502,503 hiện trạng.

1.1.2. Tuyến ĐDK 110kV Ninh Bình Trình Xuyên đoạn từ vị trí 97 đến 105
Điểm đầu : vị trí cột 97
Điểm cuối : vị trí cột 105.
Chiều dài tuyến: khoảng 1.425 m.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 9


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

1.1.2.1. Mô tả tuyến đoạn tuyến ĐDK 110kV Ninh Bình Trình Xuyên đoạn từ vị
trí 97 đến 105 và phương án cải tạo
Tuyến đi qua các khu địa giới hành chính xã Liên Bảo huyện Vụ Bản tỉnh Nam
Định có đặc điểm như sau:
Từ vị trí cột 97 cột thép tuyến đi trên ruộng lúa đến các vị trí cột 98, 99, 100(
hiện trạng cột BTLT 20m) dài 446.86m. Từ vị trí 100 trồng gần tường doanh nghiệp
sau đó tuyến vượt qua sân cty TVT đến vị trí cột 101 dài 197.14m nằm trên ruộng
trồng màu.
Từ vị trí 101 hiện trạng cột BTLT 20m có lắp chụp tuyến chui qua đường dây
220kV 2 mạch khoảng cột 58 Lộ 271NĐ,272TN-cột 94 Lộ 273NB, 271TN và cột 59
Lộ 271NĐ,272TN-cột 95 Lộ 273NB, 271TN đến vị trí cột 102 hiện trạng cột BTLT
20m có lắp chụp nằm trên ruộng trồng màu. Chiều dài 236.29
Từ vị trí 102 đến vị trí 103 hiện trạng cột BTLT 20m có lắp chụp, tuyến đường
dây đi trên ruộng màu sau đó vượt đường TL485B xây dựng mới tuyến đi tiếp trên
ruộng lúa đến vị trí cột 103, chiều dài 211.12m.
Từ vị trí 103 tuyến hiện trạng đi tiếp trên ruộng lúa đến vị trị cột 104 BTLT20m
có lắp chụp
Từ vị trí 104 tuyến đi qua ao, khu dân cư đến vị trí cột 105 cột thép hình néo
góc, chiều dài tuyến 176.39m
Phương án cải tạo trồng mới 02 vị trí 102M và 103M để nâng cao trình dây dẫn
và mặt đường TL485B xây dựng mới, thu hổi 03 vị trí 102, 103, 104 hiện trạng.
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH
Tuyến “Cải tạo, nâng cao cao trình ĐZ 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên và ĐZ
110kV Ý Yên – Hiển Khánh đoạn vượt đường tỉnh lộ 485B” đi qua khu vực đồng bằng,
qua khu dân cư, qua đất các công ty, qua khu trồng lúa. Tuyến cắt qua tỉnh lộ 485B, tình
trạng giao thông trên tuyến đi lại dễ dàng. Thực tế khảo sát đánh giá địa hình cấp III.
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT
1.3.1. Khái quát về địa mạo, địa chất khu vực
Toàn Tuyến đường dây 110kV đi trên địa phận xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Thuộc kiểu địa hình đồng
bằng tích tụ. Địa hình tương đối bằng phẳng, toàn tuyến đi trên ruộng lúa canh tác xen
lẫn kênh, mương, ao, ruộng trũng và khu dân cư tập trung ở hai bên tuyến đường dây
110KV. Cấu tạo địa chất tạo nên dạng địa hình này là các thành tạo trầm tích đệ tứ tuổi
Holocen, có thành phần chủ yếu gồm các lớp: sét pha, cát pha, cát mịn…

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 10


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

1.3.2. Đặc điểm địa chất công trình


Dựa theo tài liệu mô tả ngoài thực địa, căn cứ vào kết quả thí nghiệm trong phòng,
địa tầng dọc tuyến trong phạm vi chiều sâu khảo sát có thể chia ra thành các đơn nguyên
địa chất công trình theo thứ tự từ trên xuống:
Lớp 1: Đất ruộng: Sét pha lẫn rễ cây, màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
Lớp 2: Sét pha, màu xám vàng, xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
Lớp 3: Sét pha, màu xám nâu, xám ghi, xen kẹp cát mịn, trạng thái dẻo chảy.

1.3.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn công trình


Khu vực tuyến đi qua nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc vùng đồng
bằng châu thổ sông hồng, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1,650 –
1,700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
Nước mặt cung cấp chủ yếu từ nước mưa, nước sinh hoạt của khu dân cư sống
quanh khu vực khảo sát xây dựng.
Nước ngầm tồn tại trong các tầng chứa nước lỗ rỗng cấu tạo bởi các lớp đất đá
bở rời (cát, cuội, sỏi…). mực nước ngầm thường xuyên dao động theo mùa. Trong quá
trình khảo sát thấy xuất hiện mực nước trong đới thông khí biến đổi từ 1.2 m đến 2.1m
, do đó trong quá trình thi công hố móng cần có biện pháp tháo khô nước trong hố móng
tránh nước chảy vào hố móng.

1.3.4. Các hiện tượng địa chất động lực - động đất
Theo QCVN 02:2009-BXD năm 2009; Quy chuẩn số liệu Quốc gia về điều kiện
tự nhiên dùng trong xây dựng: Bảng phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính,
tại TP. Nam Định có gia tốc nền tham chiếu agR= 1.1572, theo phụ lục Bảng chuyển
đổi từ gia tốc nền sang cấp động đất, theo thang MSK-64 vùng nghiên cứu xây dựng dự
án tại thuộc cấp VII.

1.3.5. Tính chất cơ lý của đất đá


Lớp 1: Đất ruộng: Sét pha lẫn rễ cây, màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này phân bố rộng trên khu vực địa hình khảo sát tuyến. Thành phần chủ
yếu của lớp 1 gồm: Đất ruộng: Sét pha lẫn rễ cây, màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
Đây là lớp đất không thích hợp, trước khi thi công xây dựng công trình cần bóc bỏ lớp
đất này, không lấy mẫu thí nghiệm trong lớp này.
Lớp 2: Sét pha, màu xám vàng, xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này nằm dưới lớp 1, phân bố cục bộ trên địa hình đoạn tuyến đường dây
110KV. Thành phần chủ yếu của lớp 2 gồm: Sét pha, màu xám vàng, xám nâu, trạng
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 11
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

thái dẻo mềm. Chiều dày của lớp này biến đổi từ 1.0m đến 4.0m. Đây là lớp có khả
năng chịu tải thấp đối với trụ, cột điện 110KV.
Ở lớp này lấy 02 mẫu thí nghiệm. Qua tiến hành thí nghiệm đã xác định được
các chỉ tiêu cơ lý trung bình được trình bày trong bảng sau:
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thành phần hạt P %
- Nhóm sạn sỏi 10.0-2.0 -
- Nhóm hạt cát 2.0-0.05 13.8
- Nhóm hạt bụi 0.05-0.005 55.8
- Nhóm hạt sét <0.005 30.4
2 Khối lượng riêng  g/cm3 2.70
3 Độ ẩm tự nhiên W % 37.39
4 Khối lượng thể tích tự nhiên o g/cm3 1.77
5 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1.29
6 Giới hạn chảy WL % 41.87
7 Giới hạn dẻo WP % 27.02
8 Chỉ số dẻo IP % 14.86
9 Độ sệt B 0.70
10 Độ bão hoà G % 92.33
11 Độ rỗng n % 52.15
12 Hệ số rỗng o - 1.091
13 Góc ma sát trong  độ 7°02'
14 Lực dính kết C kG/cm2 0.169
15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.041
17 Mô dun tổng biến dạng E kG/cm2 57.00
18 Sức chịu tải quy ước R kG/cm2 0.82

Lớp 3: Sét pha, màu xám nâu, xám ghi, xen kẹp cát mịn, trạng thái dẻo chảy.
Lớp này nằm dưới lớp 1, lớp 2, phân bố rộng trên khu vực khảo sát tuyến đường

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 12


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

dây 110KV. Thành phần chủ yếu của lớp 3 gồm: Sét pha, màu xám nâu, xám ghi, xen
kẹp cát mịn, trạng thái dẻo chảy. Trong điều kiện kết thúc hố khoan chưa xác định
chính xác chiều dày của lớp này. Đây là lớp có khả năng chịu tải kém đối với trụ, cột
điện 110KV.
Ở lớp này lấy 14 mẫu thí nghiệm. Qua tiến hành thí nghiệm đã xác định được
các chỉ tiêu cơ lý trung bình được trình bày trong bảng sau:
STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thành phần hạt P %
- Nhóm sạn sỏi 10.0-2.0
- Nhóm hạt cát 2.0-0.05 18.4
- Nhóm hạt bụi 0.05-0.005 54.4
- Nhóm hạt sét <0.005 27.2
2 Khối lượng riêng  g/cm3 2.69
3 Độ ẩm tự nhiên W % 42.62
4 Khối lượng thể tích tự nhiên o g/cm3 1.71
5 Khối lượng thể tích khô c g/cm3 1.20
6 Giới hạn chảy WL % 44.63
7 Giới hạn dẻo WP % 29.34
8 Chỉ số dẻo IP % 15.28
9 Độ sệt B 0.87
10 Độ bão hoà G % 92.41
11 Độ rỗng n % 55.30
12 Hệ số rỗng o - 1.239
13 Góc ma sát trong  độ 4°50'
14 Lực dính kết C kG/cm2 0.089
15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.058
17 Mô dun tổng biến dạng E kG/cm2 25.00
18 Sức chịu tải quy ước R kG/cm2 0.50

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 13


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

1.4. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CÔNG TRÌNH


Tuyến “Cải tạo, nâng cao cao trình ĐZ 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên và ĐZ
110kV Ý Yên – Hiển Khánh đoạn vượt đường tỉnh lộ 485B”, đi qua xã Liên Bảo, huyện
Vụ Bản tỉnh Nam Định.
Toàn tuyến nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế
độ thời tiết liên quan chặt chẽ đến các mùa trong năm, mùa hè khí hậu nóng ẩm, mùa
đông khô và lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình năm trên tuyến là 23.50C, lạnh nhất
vào tháng I là 4.60C, nóng nhất vào tháng VII là 40.10C. Mùa mưa trên tuyến bắt đầu từ
tháng V và kết thúc vào cuối tháng XI, lượng mưa trung bình năm là 1743 mm.
1.5. CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU CƠ BẢN
1.5.1. Gió
Hướng gió thịnh hành
Tháng I- V N, SE

Tháng VI- XII SE

Tốc độ gió trung bình năm 2.2 m/s


Áp lực gió: Theo bản đồ phân cấp áp lực gió thì tuyến đường dây đi qua vùng
có áp lực gió thể hiện ở bảng sau:
Đoạn tuyến Vùng áp lực gió Áp lực gió ứng với chu kỳ lặp lai
W0(kN/m2) V0(m/s)

IVB 1.55kN/m2 38.61kN/m2

1.5.2. Nhiệt độ không khí


Đặc trưng
Nhiệt độ trung bình 23.50 C

Nhiệt độ nhỏ nhất tuyệt đối 4.60 C

Nhiệt độ lớn nhất tuyệt đối 40.10 C

1.5.3. Lượng mưa và độ ẩm


Đặc trưng

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 14


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

Lượng mưa trung bình năm 1743mm

Độ ẩm tương đối TB năm 85.2 %

Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối 15 %

1.5.4. Giông sét


Đặc trưng

Số ngày có giông TB năm 52.5 ngày

Mật độ sét đánh (lần/km2/năm) 8.2

1.6. ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT


Máy và dụng cụ thiết bị.
Máy và thiết bị đo: Sử dụng máy đo TD2000. Số Series: 18/2002
Phương pháp đo.
Điện trở của đất được tính từ kết quả đo, công thức sau:
ρk = k * U/I

Trong đó: U: Hiệu điện thế M-N

I: Cường độ dòng điện AB

k: Hệ số thiết bị:k = π*AM*AN/MN

Độ sâu tương ứng, điện trở suất được tính bởi công thức (1/3)*(AB/2)
Tại mỗi điểm quan sát, phương pháp đo sâu điện được thi công với các hệ cực
có kích thước tăng dần như sau: (AB khoảng cách 2 cực phát; MN khoảng cách 2 cực
thu; K hệ số thiết bị; U hiệu điện thế giữa M và N; I dòng phát AB; k điện trở suất
biểu kiến).
Thiết bị sử dụng AB/2 = 3, 4, 5, 6, 9, 11, 15, 20, 27, 37, 50, 65, 85, 110 m.
Theo sơ đồ sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 15


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ SUẤT


Giai đoạn BCKTKT

Điểm 1-501M Điểm 2-VT502M


h1 = 1.67m; Ω h1 = 1.67m; Ω
h2= 2.50m; Ω h2= 2.50m; Ω
h3= 4.17m; Ω h3= 4.17m; Ω

Điểm 3-VT102M Điểm 4-VT103M


h1 = 1.67m; Ω h1 = 1.67m; Ω
h2= 2.50m; Ω h2= 2.50m; Ω
h3= 4.17m; Ω h3= 4.17m; Ω

1.7. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG


Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam;
Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội khoá XI, kỳ
họp thứ 6; Luật số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hộ khóa XIII, kỳ họp
thứ 4 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực số 28/2004/QH11;
Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật điện lực;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chỉnh phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định 68/2019/NĐ - CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về Quản lý chi

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 16


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

phí đầu tư xây dựng;


Quy phạm trang bị điện: 11-TCN-18-2006, 11-TCN-19-2006, 11-TCN-20-
2006, 11 TCN-21-2006 do Bộ Công Nghiệp ban hành kèm theo quyết định số
19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006; và các tiêu chuẩn khác có liên quan;
QCVN QTĐ-5:2009/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Kiểm
định trang thiết bị hệ thống điện;
QCVN QTĐ-6:2009/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Vận
hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;
QCVN QTĐ-7:2009/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Thi
công các công trình điện;
QCVN QTĐ-8:2010/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Quy
chuẩn về điện hạ thế;
Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của bộ công Thương về qui định
hệ thống điện phân phối.
Quyết định số 1157/QĐ-EVN ngày 19/12/2014 của Tổng giám đốc Tập đoàn
Điện lực Việt nam về việc ban hành Quy trình an toàn điện trong Tập đoàn Điện lực
Quốc gia Việt nam;
Công văn số 4725/EVN-KTSX ngày 11/11/2015 của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam về việc định hướng phát triển Trung tâm điều khiển xa và TBA không người trực;
Công văn số 5055/EVN NPC-QLXD ngày 04/12/2015 của Tổng công ty Điện
lực Miền Bắc về việc điều khiển xa các TBA 110kV;
Công văn số 5525/EVN NPC-KT+QLXD+CNTT ngày 30/12/2015 về giải
pháp điều khiển xa các TBA 110kV trong thời gian quá độ;
Thông báo số 5198/TB-EVN NPC ngày 14/12/2015 của Tổng công ty Điện lực
Miền Bắc về việc triển khai vận hành các TBA 110kV theo chế độ không người trực
của Tổng công ty;
Công văn số 3757/EVN-KTSX-KH ngày 24/9/2014 của Tập đoàn điện lực Việt
nam về việc: Hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp và đường dây 110kV & 220kV;
Công văn số 641/ĐĐMB-PT của Trung tâm điều độ Hệ thống điện miền Bắc
ngày 02/7/2015 về việc thỏa thuận rơle bảo vệ các công trình mới lưới điện 220kV,
110kV;
Hệ thống nối đất và chống sét cho trạm, áp dụng tiêu chuẩn 11TCN-2-2006 do
Bộ Công nghiệp ban hành năm 2006 và tài liệu IEEE-Std 80-2000: “IEEE Guide for
Safety in AC Substation Grounding”;
Quy định về mạ kẽm nhúng nóng của Tổng Công ty Điện lực Việt nam ban
hành kèm theo quyết định số 2982/QĐ-EVN-TĐ ngày 10/09/2003;
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 17
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

Quy định thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy cho các dự án xây dựng
công trình điện của Tập đoàn Điện lực Việt nam ban hành kèm theo quyết định số
708/QĐ-EVN ngày 22/10/2014;
Quyết định 255/QĐ-EVN ngày 02/03/2018 của tập đoàn điện lực Việt Nam về:
“Quy định về nội dung và trình tự khảo sát phục vụ thiết kế các công trình lưới điện”.
Thông tư số 29/2009/TT-BXD ngày 14/8/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;
Tiêu chuẩn TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế do
Bộ Xây dựng ban hành kèm theo quyết định số: 345/BXD/KHCN ngày 19/12/1995;
Kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5575-2012;
Kết cấu thép - gia công - lắp ráp - nghiệm thu và yêu cầu kỹ thuật:
TCXDVN 170 : 2007;
Tiêu chuẩn về thép hình, thép tấm: TCVN 1656-75, TCVN 7571-1 2006; JIS
3192; JIS G 3101; JIS G 3106;
Tiêu chuẩn về bu lông đai ốc: TCVN 1876-76 và 1896-76;
Tiêu chuẩn về vòng đệm vênh: TCVN 130-77; TCVN 132-77; TCVN 134-77;
TCVN 2060-77; TCVN 2061-77;
Tiêu chuẩn về mạ kẽm nhúng nóng: 18 TCN 04-92;
Kết cấu bê tông và cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5574:2012;
Nền, nhà và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN93622012;
Các tài liệu hướng dẫn tính toán đường dây tải điện trên không và tính toán nền
móng công trình trong nước và quốc tế;
Và một số tiêu chuẩn khác có liên quan.
1.8. CÁC PHẦN MỀM TÍNH TOÁN
Các phần mềm được sử dụng để thiết kế trong đề án bao gồm:
Các bản vẽ thiết kế 2D, 3D được thực hiện bằng phần mềm AutoCad của tập
đoàn Autodesk;
Các tính toán kỹ thuật phần xây dựng được thực hiện bằng các phần mềm SAP
2000, ETAB, EXCEL;
Các tính toán hệ thống điện được thực hiện bằng phần mềm PSS/E (Power
System Simulator for Engineering) ver 33 của Tập đoàn Siemiens. Phần mềm chuyên
dụng chuyên mô phỏng, tính toán và phân tích các hệ thống điện được sử dụng ở nhiều
quốc gia trên thế giới…

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 18


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TÍNH TOÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TÍNH TOÁN


2.1.1. Các tiêu chuẩn áp dụng
Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN2737-1995.
Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng - TCVN4088-1997.
Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
QCVN 02:2009/BXD.
Tuyến đường dây đi trên địa phận xã Liên Bảo của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
Căn cứ vào tuyến đường dây và bản đồ phân vùng áp lực gió thì đường dây nằm trong
vùng IVB có áp lực gió ở độ cao cơ sở 10m là 155daN/m . Hệ số sử dụng theo thời gian
giả định của công trình là 0,83.
Nhiệt độ không khí cao nhất sử dụng tính toán cho đường dây là 400C;
Nhiệt độ không khí thấp nhất sử dụng tính toán cho đường dây là 50C;
Nhiệt độ không khí trung bình sử dụng tính toán cho đường dây là 250C;

2.1.2. Áp lực gió tính toán


Áp lực gió lên dây được tính theo công thức:

Qtt = Kqđ.Ksd.Qo.
Trong đó:
Kqđ : Hệ số quy đổi theo chiều cao treo dây.
Ksd : Hệ số tính đến thời gian sử dụng giả định của công trình.
Qo : Áp lực gió tiêu chuẩn ở độ cao cơ sở 10 m.
 : Hệ số độ tin cậy của tải trọng gió lấy bằng 1.2.
Theo điều II.5.21 và điều II.5.22 Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006 độ cao
trọng tâm quy đổi của dây dẫn, dây chống sét được xác định cho từng khoảng néo:
Đối với khoảng néo chỉ có 01 khoảng cột:
ℎ +ℎ 2
𝐻 đ = − 𝑓
2 3
Với: ℎ và ℎ là độ cao điểm mắc dây tại cột số 1 và cột số 2, [m];
𝑓 độ võng của dây lớn nhất (khi nhiệt độ cao nhất), [m].
Đối với khoảng néo bao gồm nhiều khoảng cột:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 19


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

ℎ 𝑙 + ℎ 𝑙 +. . . +ℎ 𝑙
𝐻 đ =
𝑙 + 𝑙 +. . . +𝑙
Với: ℎ ,ℎ ,… ℎ là độ cao trọng tâm quy đổi của các khoảng cột 𝑙 , 𝑙 ,
𝑙 ,... 𝑙 cấu thành khoảng néo đó.
Áp lực gió tính toán ở độ cao trọng tâm quy đổi của dây dẫn và dây chống sét
như sau:

Áp lực gió (daN/m2)


Nhiệtđộ
TT Chế độ tính toán
không khí (0C)
Dây dẫn Dây chống sét

1 Nhiệt độ không khí thấp nhất 0 0 5

2 Tải trọng ngoài lớn nhất 178,8 187,2 25

3 Quá điện áp khí quyển 17,9 18,8 20

4 Nhiệt độ trung bình hàng năm 0 0 25

5 Nhiệt độ không khí cao nhất 0 0 40

6 Chế độ sự cố 178,8 187,2 25

2.2. PHÂN VÙNG NHIỄM BẨN KHÔNG KHÍ


Các tạp chất bẩn trong không khí có ảnh hưởng tới cách điện của đường dây dẫn
điện trên không. Các tạp chất bẩn bao gồm muối ở khu vực bờ biển, các tạp chất bụi tự
nhiên và các tạp chất do các nhà máy xí nghiệp thải ra.
Tuyến đường dây thuộc vùng có thể tính toán cách điện với mức nhiễm bẩn mối
trường thuộc vùng nhiễm bẩn có chiều dài đường rò tiêu chuẩn là  = 2,5 cm/kV.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 20


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 3 : DÂY DẪN ĐIỆN VÀ DÂY CHỐNG SÉT

3.1. DÂY DẪN ĐIỆN


Dây dẫn được lựa chọn sử dụng cho dự án là dây dẫn ACSR300/39 và dây
ACCC223 có các đặc tính kĩ thuật như sau:
Thông số kỹ thuật của dây ACCC223
TT Các đặc tính kỹ thuật Đơn vị Thông số
1 Tiết diện tổng mm2 247,9

2 Tiết diện phần nhôm mm2 219,9

Tiết diện lõi mm2 28


3
Tiết diện lõi composite mm2 5,97

5 Đường kính ngoài mm 18,29


6 Trọng lượng kg/m 0,661
Mô đun đàn hồi:

7 Dưới nhiệt độ chuyển tiếp daN/mm2 6410

Trên nhiệt độ chuyển tiếp daN/mm2 11230

8 Hệ số dãn nở dài

Dưới nhiệt độ chuyển tiếp 1/oC x 10-6 18,8

Trên nhiệt độ chuyển tiếp 1/oC x 10-6 1,61

Lực kéo đứt:


9 Toàn dây daN 7280
Lõi daN 6040
Nhiệt độ bề mặt làm việc lớn nhất cho o
10 C 180
phép
Dòng tải lớn nhất tại tần số dòng điện
11 A
50Hz và nhiệt độ:

11.1 100oC A 656

11.2 180 oC A 971

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 21


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

TT Các đặc tính kỹ thuật Đơn vị Thông số

12 Điện trở 1 chiều ở 20 oC Ω 0,1272

Dây dẫn ACCC223 được căng với ứng suất giới hạn như sau:
Khi tải trọng ngoài lớn nhất :  ≤ 12,33 daN/mm2
Khi nhiệt độ không khí thấp nhất :  ≤ 12,33 daN/mm2
Khi nhiệt độ trung bình hàng năm :  ≤ 7,34 daN/mm2
Thông số kỹ thuật của dây ACSR300/39

TT Các đặc tính kỹ thuật Đơn vị Thông số

1 Mã hiệu ACSR 300/39

TCVN 6483-1999;
a2 Tiêu chuẩn áp dụng IEC 61089;
IEC61597

Số sợi/đường
3 Kết cấu dây (nhôm + thép) kính 24/4,00+7/2,65
(mm)

4 Tiết diện tổng mm2 339,6

4.1 Tiết diện phần nhôm mm2 301,4

4.2 Tiết diện phần thép mm3 38,6

5 Đường kính ngoài mm2 24

6 Trọng lượng tổng kg/km 1175

6.1 Trọng lượng mỡ kg/km 43

7 Mô đun đàn hồi daN/mm2 7045

8 Hệ số giãn nở nhiệt 1/0Cx10-6 19,5

9 Lực kéo đứt nhỏ nhất daN 9057

10 Điện trở 1 chiều lớn nhất ở 200C Ω/km 0,096


Dây dẫn ACSR 300/39 được căng với ứng suất giới hạn như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 22


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

Khi tải trọng ngoài lớn nhất :  ≤ 12,001 daN/mm2


Khi nhiệt độ không khí thấp nhất :  ≤ 12,001 daN/mm2
Khi nhiệt độ trung bình hàng năm :  ≤ 6,67 daN/mm2
Do tuyến đường dây đi trong khu vực được đánh giá là ô nhiễm nhẹ nên dây dẫn
sẽ được bôi mỡ toàn bộ lõi thép theo tiêu chuẩn IEC 61089.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 23


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 4 : DÂY CHỐNG SÉT KẾT HỢP CÁP QUANG

4.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ CÁP QUANG ĐIỆN LỰC


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hệ thống điện toàn quốc do Tập
đoàn Điện lực Việt Nam quản lý liên tục phát triển, mở rộng và ngày càng hoàn thiện.
Để đảm bảo độ chính xác của các thông tin tín hiệu điều khiển trong hệ thống
điện Quốc gia, truyền thông chính xác, kịp thời các thông tin trong ngành điện cũng như
đáp ứng được nhu cầu dịch vụ viễn thông của khách hàng ngoài ngành, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam có chủ trương kết nối, hình thành mạng lưới thông tin quang trên hệ thống
điện cả nước.
Việc thiết kế đường dây cáp quang kết hợp làm dây chống sét trên các tuyến
đường dây nhằm thực hiện chủ trương chung của EVN phát triển lưới thông tin quang
đến tỉnh Nam Định là hết sức cần thiết.
4.2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT DÂY CHỐNG SÉT KẾT HỢP CÁP QUANG
OPGW
4.2.1. Khả năng chịu dòng ngắn mạch
Khi trên đường dây tải điện xuất hiện dòng ngắn mạch một pha, dòng này sẽ chạy
trở về nguồn trong đất và dây chống sét nối đất trực tiếp với cột. Dòng ngắn mạch chạy
trên dây chống sét và dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW sẽ sinh ra nhiệt làm nóng
chúng. Do nhiệt lượng sinh ra trên dây chống sét kết hợp cáp quang tỷ lệ với bình phương
dòng ngắn mạch chạy trên dây OPGW và thời gian xảy ra ngắn mạch một pha nên đối
với mỗi dây chống sét kết hợp cáp quang các hãng đều đưa ra khả năng chịu dòng ngắn
mạch theo thời gian, đơn vị là kA2s.
Thời gian xảy ra ngắn mạch trên đường dây tổng cộng khoảng 0,35s trong trường
hợp xấu nhất, trong đó:
Thời gian rơ le tác động: 50 ms
Thời gian cắt của máy cắt: 50 ms
Thời gian rơ le tác động khi đóng lặp lại: 50 ms
Thời gian cắt của máy cắt khi đóng lặp lại: 50 ms
Thời gian rơ le bảo vệ các máy cắt liên quan hoạt động khi hỏng máy cắt: 100
ms
Thời gian cắt của các máy cắt: 50 ms
Tuyến đường dây treo hai dây chống sét trong đó có một dây chống sét TK50 và
một dây chống sét kết hợp cáp quang.
Để đảm bảo an toàn cho đường dây khi xảy ra ngắn mạch, cần tính toán lựa chọn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 24
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

dây chống sét theo dòng ngắn mạch tại vị trí có dòng ngắn mạch một pha lớn nhất. Theo
tính toán hệ thống, dòng ngắn mạch 1 pha trên đường dây đạt giá trị lớn nhất 16,5 kA.
Theo kết quả tính toán (chi tiết xem phần phụ lục) lựa chọn dây cáp quang cho
tuyến đường dây là OPGW57 có khả năng chịu được xung lượng nhiệt ≥ 25 kA2s ở
nhiệt độ 40oC.

4.2.2. Lựa chọn cáp quang theo yêu cầu độ võng


Dây chống sét kết hợp cáp quang cần phải căng phù hợp với yêu cầu bảo vệ chống
sét. Để đảm bảo điều kiện chống sét giữa khoảng cột, độ võng căng dây của dây dẫn,
dây chống sét cần phải được phối hợp để bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa dây dẫn,
dây chống sét ở giữa các khoảng cột theo quy phạm và dây chống sét không được chùng
hơn dây dẫn.

4.2.3. Lựa chọn các đặc tính kỹ thuật cho sợi cáp quang
Sợi cáp quang được lựa chọn cho cáp quang trên đường dây chế tạo theo tiêu
chuẩn kỹ thuật ITU-TG-652D. Đây là loại sợi cáp quang tối ưu hoá ở bước sóng 1330
nm, có độ tổn hao tín hiệu thấp và độ tán sắc ở bước sóng 1330 nm thấp. Ngoài ra, sợi
quang này còn được sử dụng ở cả bước sóng 1550 nm.

4.2.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng


IEC 60794-4-1 do Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế IEC ban hành về cáp quang
trên đường dây cao thế OPGW.
IEC 60793 do Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế IEC ban hành về yêu cầu kỹ thuật
của sợi quang.
ITU-TG-652 do Liên minh viễn thông quốc tế ITU ban hành khuyến nghị về
sợi quang đơn mốt SM.

4.2.3.2. Đặc tính kỹ thuật


Đặc tính cơ, nhiệt, điện của dây cáp quang OPGW phải đảm bảo chức năng là
dây chống sét cho đường dây.
Đặc tính cơ của cáp quang được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo khoảng cách dây
dẫn - dây chống sét theo quy phạm, kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt trong chế độ
ngắn mạch một pha dây dẫn tại cột đầu trạm.
Trên cơ sở các yêu cầu trên, cùng các tiêu chuẩn cáp quang thông dụng hiện
nay, lựa chọn dây cáp quang OPGW 57 cho đường dây. Dây cáp quang OPGW 57 có
các đặc tính kỹ thuật như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 25


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

TT Tham số kỹ thuật Yêu cầu Ghi chú


1 Số sợi quang 24 sợi đơn mốt

2 Tiêu chuẩn sợi quang


ITU-T G. 652D

Đường kính trường mốt:

- Giá trị danh định (8,6  9,5)m


3 tại 1330 nm
- Sai số so với giá trị danh
 0,6 m
định

Đường kính vỏ:

- Giá trị danh định 125 m


4
- Sai số so với giá trị danh
1 m
định

5 Sai số không đồng tâm của lõi  0,6 m

6 Độ không tròn đều của vỏ  1%

Bước sóng cắt của sợi quang khi


7  1260 nm
đã bên thành cáp

Suy hao tăng lên do bị uốn


cong:
8 < 0,1 dB tại 1625 nm
- Số vòng quấn: 300 vòng
- Bán kính cong: 30 mm

9 Khả năng chịu nén  0,69 GPa

Hệ số tán sắc CD:  0,092 pS/nm2 x km

30 - 0min: 1300 nm

- 0max: 1324 nm

Hệ số suy hao:

- Vùng bước sóng (1330 


11  0,4 dB/km
1625)nm:

- Tại bước sóng 1550 nm:  0,3 dB/km

12 Hệ số tán sắc phân cực mốt PMD  0,2 ps/km


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 26
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

TT Tham số kỹ thuật Yêu cầu Ghi chú


13 Nhiệt độ hoạt động cho phép -20oC  +85oC
Ngoài ra, các sợi quang phải được đánh dấu bằng lớp phủ màu khác nhau với
mã màu theo tiêu chuẩn EIA/TIA 598. Màu của sợi quang phải không bị phai khi nhiệt
độ thay đổi, không bị lem cũng như dính chặt vào nhau khi nằm kế nhau.
Trong đề án này chỉ đề cập đến phần lựa chọn dây cáp quang trên đường dây
110kV. Phần thiết bị đầu cuối tại trạm được tính toán lựa chọn trong dự án khác.

4.2.3.3. Đặc tính cơ lý của dây cáp quang


Thông số kỹ thuật của dây cáp quang OPGW57

STT Các thông số kỹ thuật Đơn vị Số lượng


1 Tiết diện chịu lực mm2 57

2 Đường kính mm 10,8

3 Trọng lượng riêng kg/km 385

4 Mô đun đàn hồi daN/mm2 14400

5 Hệ số giãn nở dài 1/0C. 13,2x10-6

6 Điện trở một chiều /km 0,95

7 Lực kéo đứt daN 6800

Khả năng chịu xung lượng nhiệt của


8 kA2s  25
dòng ngắn mạch một pha ở 40oC

Dây cáp quang OPGW57 được căng với ứng suất giới hạn như sau:

Khi tải trọng ngoài lớn nhất :  ≤ 40 daN/mm2


Khi nhiệt độ không khí thấp nhất :  ≤ 40 daN/mm2
Khi nhiệt độ trung bình hàng năm :  ≤ 21 daN/mm2
4.3. TRẠM LẶP CÁP QUANG
Tín hiệu ánh sáng truyền trên cáp quang có độ suy giảm, vì vậy sau một chiều dài
nhất định cần có trạm lặp để chỉnh lại tín hiệu. Độ suy giảm tín hiệu phụ thuộc vào bước
sóng công tác, khi sử dụng bước sóng 1550nm thì do số độ suy giảm thấp hơn bước sóng
1310nm nên chiều dài cáp quang cho phép giữa 2 trạm lặp cũng tăng lên. Căn cứ vào
khả năng của các thiết bị quang đang sử dụng hiện nay cho phép chiều dài giữa các trạm
lặp khoảng 150km, chiều dài đoạn tuyến thuộc dự án này nhỏ hơn 150km nên trên tuyến
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 27
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

không cần bố trí trạm lặp.


4.4. CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT KHÁC
4.4.1. Phụ kiện treo dây, hộp nối cáp quang
Phụ kiện treo dây cáp quang cung cấp đồng bộ với cáp. Các phụ kiện treo cáp
phải phù hợp với lực căng của cáp và đảm bảo hệ số an toàn cơ  2,5.
Dây cáp quang OPGW phải được bố trí treo tạ chống rung trên toàn tuyến để đảm
bảo không bị rung dẫn đến hiện tượng mỏi, đứt dây. Cáp quang OPGW được nối đất
trên toàn tuyến bằng 1 dây nối đất mắc song song với khoá treo để đảm bảo an toàn cho
khoá và phụ kiện.
Việc nối cáp quang được thực hiện trên các cột néo với chiều dài cuộn cáp lựa
chọn không quá 5000m. Tại các cột nối, dây cáp quang sẽ được dẫn xuống để đưa vào
hộp nối đặt ở độ cao 5m trên cột.

4.4.2. Chiều dài cuộn cáp và vị trí nối cáp quang


Chiều dài cuộn cáp và vị trí nối cáp quang được thể hiện trong phần tổng kê –
liệt kê.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 28


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 5 : ĐẢO PHA VÀ ĐẤU NỐI

5.1. ĐẢO PHA


Tuyến đường dây có chiều dài nhỏ hơn 100km nên theo quy phạm không cần
phải đảo pha.
5.2. ĐẤU NỐI
Bản vẽ đấu nối được thể hiện chi tiết trong bản vẽ số AP.2023-AP-110-
DZ.DN.01-03

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 29


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 6 : CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN

6.1. CÁCH ĐIỆN


Theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, cách điện
được lựa chọn cho dự án là cách điện treo được chế tạo bằng thủy tinh có các đặc tính
kỹ thuật như sau:

6.1.1. Lựa chọn tải trọng cách điện


Đường dây sử dụng cách điện treo. Cách điện được chọn đảm bảo hệ số an toàn
cơ học của cách điện khi đường dây làm việc ở chế độ bình thường không nhỏ hơn 2,7,
ở chế độ nhiệt độ trung bình năm không nhỏ hơn 5 và ở chế độ sự cố không nhỏ hơn
1,8.
Cách điện được kiểm tra theo độ bền cơ học trong chế độ nhiệt độ trung bình
năm, chế độ tải trọng ngoài lớn nhất và chế độ sự cố.
Đối với chuỗi đỡ
 Chế độ nhiệt độ trung bình.
Pcđ  5(P1 +Gs)
 Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất.

Pcđ  2,7 P1  G s 2  P2 2


 Chế độ sự cố:
2 2
 P"   P" 
Pcđ  1,8  1    2   ( k .Tm" ) 2
 2   2 
o Trong đó k là hệ số giảm lực khi sự cố.
Đối với chuỗi néo
 Nhiệt độ trung bình
2
 l 
Pcn  5 T   p1  Gs 
2
TB
 2 
 Tải trọng ngoài lớn nhất
2 2
Pcn  2,7 TMax  l   l
2
  p1  G s    p 2 
 2   2
Đối với chuỗi đỡ
Khoảng cột trọng lượng 400m, khoảng cột gió 400m, khoảng cột đại biểu 400m:
 Chế độ nhiệt độ trung bình: 2514 daN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 30
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

 Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất: 3361 daN


 Chế độ sự cố: 3159 daN
Với các khoảng cột tính toán khác nhau trong chế độ khác nhau ta có kết quả
lựa chọn tải trọng của cách điện đỡ dây dẫn là 70kN.
Đối với chuỗi néo
Khoảng cột trọng lượng 400m, khoảng cột gió 400m, khoảng cột đại biểu 350m:
 Chế độ nhiệt độ trung bình: 10536 daN
 Chế độ tải trọng ngoài lớn nhất: 11660 daN
Lựa chọn cách điện sử dụng cho chuỗi néo có tải trọng 120kN.
Các chuỗi đỡ lèo dây dẫn chịu tải trọng nhỏ nên sử dụng chuỗi đỡ lèo có tải
trọng 70kN.
Sử dụng cách điện nhập ngoại. Cách điện được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC-
60305; IEC-60120; IEC-60383-1, có các đặc tính kĩ thuật sau:
TT Đặc tính kĩ thuật Đơn vị U70BS U120B
1 Tải trọng phá hoại nhỏ nhất kN 70 120

2 Đường kính cách điện Mm 255 255

3 Chiều cao cách điện Mm 127 146

4 Chiều dài đường rò Mm 320 320

5 Đường kính ti sứ Mm 16 16

6 Trọng lượng Kg 3,6 3,9


Theo Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006 (Phần II) thì khi đã sử dụng dây
chống sét có lõi cáp quang thì dây chống sét đều phải nối đất ở các cột. Do đó chỉ sử
dụng các phụ kiện để treo dây chống sét, lựa chọn phụ kiện có tải trọng là 70kN đối với
chuỗi đỡ và 120kN đối với chuỗi néo.

6.1.2. Lựa chọn số cách điện


Việc thiết kế, lựa chọn cách điện cho mỗi chuỗi cách điện bao gồm lựa chọn số
lượng cách điện trong 1 chuỗi và lựa chọn chủng loại cách điện để đảm bảo cách điện
chịu được các tải trọng tác động trong quá trình làm việc, khi lựa chọn cần phải lưu ý
phối hợp chiều dài của các chuỗi cách điện để đảm bảo khoảng cách giữa phần mang
điện áp và các phần nối đất.
Số lượng cách điện trong một chuỗi được lựa chọn theo công thức:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 31


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

λ.Umax
n
l
Trong đó:
n : Số lượng cách điện trong 1 chuỗi
 : Chiều dài đường rò hiệu dụng cách điện theo vùng nhiễm bẩn (mm/kV)
L : Chiều dài đường rò của một bát sứ (mm)
Umax : Điện áp làm việc lớn nhất (121kV)
Đối với các chuỗi cách điện ngoài việc phải đảm bảo chịu được tải trọng cơ điện
và chịu được các mức quá điện áp đã nêu trên cần phải khống chế chiều dài chuỗi cách
điện phù hợp với sơ đồ cột đã chọn để đảm bảo khoảng cách từ vật mang điện tới đất.
Qua tính toán, các chuỗi cách điện được lựa chọn như sau:

TT Tên chuỗi Chủng loại cách điện Số lượng


1. Chuỗi đỡ đơn, đỡ lèo dây dẫn DD7 U70BS 10

2. Chuỗi néo đơn dây dẫn ND12 U120B 11

3. Chuỗi néo kép dây dẫn NK12 U120B 11x2

6.2. PHỤ KIỆN


Phụ kiện của đường dây được chọn phù hợp với loại cách điện đã chọn và đảm
bảo hệ số an toàn cơ học khi đường dây làm việc ở chế độ bình thường không nhỏ hơn
2,5; trong chế độ sự cố không nhỏ hơn 1,7.
Khoá đỡ dây dẫn, dây chống sét sử dụng khoá kiểu cố định.
Khoá néo dây dẫn, dây chống sét sử dụng khoá kiểu ép.
Ống nối dây dẫn, dây chống sét dùng ống nối kiểu ép.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 32


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 7 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ

7.1. BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP KHÍ QUYỂN – NỐI ĐẤT


7.1.1. Tính toán điện trở suất của đất
Tuyến đường dây đi qua địa phận huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, có địa hình chủ
yếu là ruộng lúa.
Tất cả các cột đều phải được nối đất. Để đảm bảo trị số nối đất theo yêu cầu của
quy phạm. Sau khi đo điện trở suất toàn bộ các vị trí cột trên tuyên, cần thiết sử dụng
các sơ đồ nối đất như sau: nối đất hình tia loại RS-2 (nối đất hình tia, gồm 2 tia và mỗi
tia có chiều dài mỗi tia 22m, dự kiến chôn trong đất 20m);
Điện trở nối đất của đường dây theo quy phạm trang bị điện được cho trong bảng
sau:

Điện trở suất của đất  (m) Điện trở nối đất ()

Đến 100 Đến 10


Trên 100 đến 500 15
Trên 500 đến 1000 20
Trên 1000 đến 5000 30
Trên 5000 6.10-3

7.1.2. Sơ đồ nối đất hình tia


Điện trở của sơ đồ nối đất hình tia được xác định theo công thức:

1  K L2
Rtd  ; Ri  ln
n
2 L t .d
R
i 1
i

Trong đó
R : Điện trở của sơ đồ nối đất.
K : Hệ số phụ thuộc vào sơ đồ nối đất (K=1)
t : Độ chôn sâu (1m)
d : Đường kính điện cực (0.012m)
L : Độ dài tia (m)
Theo kết quả tính toán thì tiếp địa lựa chọn đạt yêu cầu (chi tiết xem phụ lục tính
toán).
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 33
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

7.2. BẢO VỆ CƠ HỌC


Trên các cột đều được đánh số thứ tự và lắp biển báo nguy hiểm.
Để bảo vệ dây dẫn và dây chống sét không bị phá huỷ do mỏi cơ học, trên dây
dẫn và dây chống sét sẽ được treo tạ chống rung.
Vị trí lắp đặt tạ chống rung được xác định theo công thức như sau:

𝜎 𝐹
𝐿 = 0,0013𝑑
𝑝

L : khoảng cách từ vị trí đặt tạ chống rung đến điểm treo dây trong cùng
khoảng cột (m).
𝜎 : giá trị ứng suất của dây ở trạng thái trung bình năm (daN/mm2).
F : tiết diện của dây dẫn, dây chống sét, cáp quang (mm2).
d : đường kính của dây (mm).
p : trọng lượng của 1 m dây (daN/m).
Kết quả tính toán vị trí lắp đặt tạ chống rung:

Khoảng cách treo tạ Khoảng cách treo tạ


Chủng loại dây chống rung L1 chống rung L2
(m) (m)

ACSR300/39 1,39 2,35

ACCC223 1,07 1,82

OPGW57 0,79 1,34

7.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ KHÁC


Trên các cột đều được đánh số thứ tự và lắp biển báo nguy hiểm.
Tại các vị trí vượt đường tỉnh lộ đều được lắp đặt biển cảnh báo.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 34


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 8 : BỐ TRÍ CỘT TRÊN MẶT CẮT DỌC

Tuỳ theo cấp điện áp của đường dây và khu vực mà tuyến đường đi qua, các cột
sẽ được bố trí trên cắt dọc sao cho cho khoảng cách từ dây dẫn thấp nhất đến đất thỏa
mãn với các qui định hiện hành.
Đối với các khoảng vượt đường bộ, vượt đường điện, đường thông tin thì khoảng
cách giao chéo được thực hiện theo đúng quy phạm hiện hành.
Bố trí cột trên mặt cắt dọc được thể hiện trên các bản vẽ mặt cắt dọc với tỷ lệ cao
1/500 và dài 1/5000.
Trong đề án này khi bố trí cột trên mặt cắt dọc đã có lưu ý đến các quy định trên.
Trong thiết kế đã xem xét đến điều kiện cụ thể trên tuyến để bố trí khoảng cách từ dây
dẫn đến mặt đất một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính kinh tế của dự án.
Đối với đường dây 110kV trong hành lang tuyến có ảnh hưởng đến một số khu
vực dân cư, đi qua khu công nghiệp ở những đoạn tuyến này sẽ bố trí khoảng cách từ
dây dẫn đến mặt đất >15m. Những khu vực còn đi qua đồng ruộng chỉ cần bố trí cột với
khoảng cách từ dây dẫn tới mặt đất là >7m là đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy
phạm.
Đối với nhà tồn tại trong hành lang tuyến cần đảm bảo khoảng cách từ bộ phận
bất kỳ của nhà đến dây dẫn thấp nhất là >4m theo nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày
26/02/2014.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 35


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 9 : PHƯƠNG ÁN CẮT ĐIỆN THI CÔNG

Phương án cắt điện được chia làm 2 phần: phần thi công trước các hạng mục
không cần cắt điện, và phần thi công các hạng mục cần cắt điện. Cụ thể như sau:.
9.1. THI CÔNG KHÔNG CẦN CẮT ĐIỆN
Thi công trước các hạng mục không cần cắt điện, dự kiến thời gian 2 tuần:

Đào đất các vị trí xây dựng móng mới VT 501M, 502M ĐZ 110kV Ý Yên – Hiển
Khánh, VT102M, 103M ĐZ 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên;
Tháo hạ dây dẫn, cách điện phụ kiện khoảng cột từ VT500-VT505 ĐZ Ý Yên –
Hiển Khánh;
Lắp dựng cột VT 501M, 502M ĐZ 110kV Ý Yên – Hiển Khánh;
Lắp đặt phụ kiện và căng dây dẫn khoảng cột từ VT500-VT505 ĐZ Ý Yên –
Hiển Khánh.
9.2. THI CÔNG CẦN CẮT ĐIỆN
Cắt điện đường dây lộ 172E23.1 220kV Ninh Bình – 172 E3.1 TBA 110kV Trình
Xuyên thời gian 02 ngày thi công các hạng mục:
- Lắp dựng cột VT102M, 103M ĐZ 110kV Ninh Bình – Trình Xuyên;
- Tháo hạ dây dẫn, phụ kiện khoảng cột 97-105 ĐZ 110kV Ninh Bình – Trình
Xuyên;
- Lắp đặt phụ kiện và căng lại dây dẫn khoảng cột 97-105 ĐZ 110kV Ninh Bình
– Trình Xuyên.
Trong thời gian thi công dự án:
TBA 110kV Trình Xuyên sẽ được cấp điện từ ngăn 173 TBA 110kV Mỹ Xá
(Phương án cắt điện, thời gian thi công cụ thể các giai đoạn sẽ được Đơn vị
thi công dự án lập, trình PC phê duyệt trước khi tổ chức thi công)

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 36


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 10 : GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT

10.1. CÁC QUY PHẠM, TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ


Quy phạm trang bị điện 11 TCN- 19- 2006 (hệ thống đường dẫn điện) do Bộ
Công nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 19/2006 QĐ- BCN ngày 11/7/2006;
Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 2737-1995;
Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5575-2012;
Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - yêu cầu kỹ thuật: TCXD 170-
1989;
Tiêu chuẩn về thép hình, thép tấm: TCVN 1656-75, TCVN 7571:2006; JIS
3192; JIS G 3101; JIS G 3106;
Tiêu chuẩn bu lông, đai ốc: TCVN 1916:1995;
Tiêu chuẩn về vòng đệm: TCVN 130-77, TCVN 132-77, TCVN 134-77, TCVN
2060-77, TCVN 2061-77;
Tiêu chuẩn về mạ kẽm nhúng nóng: 18TCN 04-92;
Kết cấu bê tông và cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5574:2018;
Nền, nhà và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9362:2012;
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
QCVN 02:2009/BXD;
Các tài liệu hướng dẫn tính toán đường dây tải điện trên không và tính toán nền
móng công trình;
10.2. CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT
10.2.1.Yêu cầu chung
Yêu cầu của phần công nghệ:
Các kích thước cơ bản của cột cần phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như: góc bảo
vệ của dây chống sét, khoảng cách từ dây chống sét tới dây dẫn, khoảng cách pha,
khoảng cách từ dây dẫn thấp nhất tới đất theo yêu cầu của quy phạm.
Sơ đồ bố trí các pha và dây chống sét.
Lực tác dụng lên cột trong các chế độ vận hành của đường dây.
Yêu cầu về kết cấu gồm các yếu tố chính sau:
Các loại vật liệu chế tạo cột
Hình dạng cột và bố trí thanh giằng trong cột
Độ thuôn đoạn cột và bề rộng thân cột cũng như bề rộng của chân cột
Liên kết giữa các thanh cột, đoạn cột

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 37


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

Liên kết giữa cột và móng


Yêu cầu về khả năng chế tạo, thi công, quản lý vận hành như:
Khả năng gia công chế tạo thanh cột
Khả năng mạ, kích thước tối đa các kết cấu mạ
Khả năng của máy móc phục vụ chế tạo cột
Biện pháp và khả năng vận chuyển các kết cấu cột
Biện pháp và khả năng thi công lắp dựng cột
Biện pháp quản lý vận hành và sửa chữa cột
Yêu cầu về hình dáng cột
Hình dáng cột phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời giảm thiểu được phạm vi
chiếm dụng đất xây dựng. Toàn bộ cột trên tuyến sử dụng sơ đồ cột thép hình tháp bố
trí dây dẫn 3 pha thẳng đứng, hai mạch và bốn mạch nằm hai phía của cột.

10.2.2.Các kích thước cơ bản cột:


Khoảng cách giữa các xà treo dây dẫn:
 Cột néo: 3,5m; 4m
Khoảng cách từ dây dẫn đến tim cột:
 Cột néo: 3,5m;
Khoảng cách giữa xà treo dây dẫn trên cùng với xà treo dây chống sét:
 Cột néo: 2,4m; 6,2m;
Khoảng cách từ mặt đất tới xà treo dây dẫn thấp nhất:
 Cột đỡ: 15m; 15,5m; 23m;
 Cột néo: 12,1m; 24,5m
10.3. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT
10.3.1.Chọn sơ đồ tính toán
Cột điện được xác định bởi các phần tử thanh, làm việc theo mô hình không gian
3D. Tuỳ thuộc liên kết đầu thanh có thể xác định đó là thanh hai đầu nút cứng hoặc
thanh hai đầu khớp (mặc định là các thanh hai đầu nút cứng). Theo quy phạm kết cấu
thép nếu liên kết đầu thanh có từ 2 bu lông trở lên thì liên kết đó được coi như là liên
kết nút cứng. Còn với thanh có liên kết 1 bu lông thì đó được coi như liên kết khớp. Liên
kết chân cột với đế móng được xem là liên kết ngàm hoặc khớp (mặc định là liên kết
ngàm). Với quan điểm này, trong quá trình tính toán cột điện được tính toán riêng sau
đó sẽ truyền tác dụng lên móng thông qua các thành phần phản lực gối tựa.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 38


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

10.3.1.1. Tính toán cột được sử dụng các tiêu chuẩn sau
Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995 về tải trọng và tác động.
Qui phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006.
Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575 : 2012 về kết cấu thép.
Trong đó tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 và TCVN 5575 : 2012 được dùng để
tính toán tải trọng gió lên cột và tính toán thiết kế cột thép.
Bu lông đai ốc TCVN 1876-76; TCVN 1915-76.
Vòng đệm vênh được chế tạo bằng thép 65 hoặc loại tương đương tiêu chuẩn
TCVN130-77.

10.3.1.2. Các thông số kỹ thuật của thép được dùng trong kết cấu
Thép cường độ thường (CT38 hoặc tương đương SS400 theo JIS G3101):
Giới hạn chảy: fy=245 N/mm2 - (Với chiều dày thanh L có   16mm).
Giới hạn bền: fu=400  510 N/mm2.
Giới hạn chảy tính toán: f=fy/γM=233,33 N/mm2; Chọn f=2300 daN/cm2.
Thép cường độ cao (tương đương SS540 theo JIS G3101):
Giới hạn chảy: fy= 400 N/mm2 - (Với chiều dày thanh L có   16mm).
Giới hạn bền: fu=540 N/mm2.
Giới hạn chảy tính toán: f=fy/γM=363,6 N/mm2; Chọn f=360 N/mm2
 Trong các công thức trên γM: hệ số điều kiện làm việc của vật liệu (Với
thép cường độ thường: γM=1,05, với thép cường độ cao: γM=1,10).
Kích thước của thép góc:
Tiết diện nhỏ nhất thanh giằng phụ: L50x50x5
Tiết diện nhỏ nhất thanh chính: L70x70x6
Chiều rộng tối đa của thanh chính bằng 16 lần bề dày của nó.

10.3.1.3. Các thông số kỹ thuật của bulông


Tất cả các bu lông và đai ốc ngoại trừ bulông neo dùng cấp bền 6.6 có ứng suất
kéo ftb =250 N/mm2 và ứng suất cắt fvb=230 N/mm2.
Bulông liên kết dùng bu lông cấp độ bền 4.6 có ứng suất kéo ftb =170 N/mm2
và ứng suất cắt fvb=150 N/mm2.
Khả năng chịu lực của mỗi bulông tính theo các công thức 6.9; 6.10, 6.11 của
tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN 5575 : 2012.
Trong đó:
fvb, fcb, ftb – lần lượt là cường độ tính toán chịu cắt, chịu ép mặt và chịu kéo của
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 39
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

bulông;
d – đường kính ngoài của bulông;
A = πd2/4 – diện tích tiết diện tính toán của thân bulông;
Abn – diện tích tiết diện thực của thân bulông, lấy theo bảng B.4, phụ lục B
(TCVN 5575 : 2012);
Σt – tổng chiều dày nhỏ nhất của các bản thép cùng trượt về một phía;
nv – số lượng các mặt cắt tính toán;
γb – hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông, lấy theo bảng 38 (TCVN 5575
: 2012);

10.3.1.4. Mạ kẽm
Tất cả các chi tiết thép sau khi gia công phải được mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu
chuẩn 18TCN 04-92 hoặc tương đương.

10.3.1.5. Lực tác dụng lên cột


Lực do dây tác dụng lên cột
Lực do dây dẫn và dây chống sét tác dụng lên cột lấy theo bảng lực đầu cột
 Chế độ bình thường
 Đối với cột đỡ và cột néo góc: khi dây dẫn và dây chống sét không bị đứt,
áp lực gió lớn nhất (Qmax) và nhiệt độ là 25oC.
 Đối với cột néo cuối: lực căng dây tiêu chuẩn của dây dẫn và dây chống
sét: P3 = Tmax
 Chế độ sự cố đối với cột đỡ
 Dây dẫn bị đứt, dây chống sét không đứt, áp lực gió giảm 1 cấp P3 =
0,32Tmax nhưng không nhỏ hơn 1800daN
 Đứt 1 dây chống sét, dây dẫn không đứt, áp lực gió không giảm
 Chế độ sự cố đối với cột néo
 Dây dẫn bị đứt, dây chống sét không đứt, áp lực gió không giảm
 Đứt 1 dây chống sét, dây dẫn không đứt, áp lực gió không giảm
 Theo điều kiện lắp ráp đối với cột néo
 Ở một khoảng cột đã lắp tất cả các dây dẫn và dây chống sét còn ở khoảng
cột khác các dây dẫn và dây chống sét chưa lắp: P3 = 2/3 Tmax Q=12,5daN/m² và
toC=10oC.
 Ở một trong các khoảng cột đã lắp tất cả các dây dẫn, dây chống sét chưa

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 40


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

lắp
 Ở một trong các khoảng cột đã lắp tất cả các dây chống sét, dây dẫn chưa
lắp
Trong các điều kiện lắp ráp khi cần thiết phải tăng cường dây néo tạm.
Trong bảng lực đầu cột gồm các thành phần sau :
 P1 - trọng lượng tiêu chuẩn của dây và vật liệu cách điện
 P2 - hợp lực tiêu chuẩn của gió và lực căng của dây
 P3 - lực căng dây tiêu chuẩn của dây
Lực do gió tác dụng lên cột
Số liệu về gió: Vùng gió IV địa hình B
Theo TCVN 2737-1995, lực gió tác dụng lên cột bao gồm 2 thành phần:
Thành phần tĩnh
Thành phần động (kể đến dao động tự do của cột)
Giá trị gió tiêu chuẩn tác dụng lên cột được tính theo công thức
W = Wtc +Wp
Trong đó:
 Wtc - giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió
 Wp - giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió
Giá trị gió tính toán được nhân với hệ số vượt tải và hệ số điều chỉnh tải trọng
gió với thời gian sử dụng giả định lấy theo bảng 12 TCVN 2737-1995
Tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió
Wth = W0. S.Cx.K.T
Trong đó:
 W0 - áp lực gió tại độ cao tiêu chuẩn (lấy giá trị trung bình của áp lực gió
được đo trong 2 phút tại độ cao cơ sở là 10m)
 Áp lực gió tiêu chuẩn được lấy các giá trị như sau:
Vùng áp lực gió I II III IV V
W0 (daN/m2) 65 95 125 155 185

Đối với vùng IA, giá trị áp lực gió W0 được giảm đi 10 daN/cm2.

Đối với vùng IIA, giá trị áp lực gió W0 được giảm đi 12 daN/cm2.
 Đối với vùng IIIA, giá trị áp lực gió W0 được giảm đi 15 daN/cm2
Theo điều II.5.20 Quy phạm trang bị điện 11 TCN-19-2006: Đối với ĐDK từ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 41


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

110kV trở lên, áp lực gió tiêu chuẩn không nhỏ hơn 60 daN/cm2
 Cx – Hệ số khí động tác dụng lên cột tra bảng (hoặc Ct)
 K – H ệ số tính đến sự thay đổi độï cao và dạng địa hình, tra bảng
 S – Diện tích chắn gió
 T – Hệ số điều chỉnh ứng với thời gian sử dụng công trình
 Đối với dàn không gian hệ số khí động được tính theo công thức
Ct = cx (1+η) k1
Trong đó:
 Đối với cột điện được chế tạo từ thép hình cx = 1,4
 η - hệ số giảm gió kể đến gió tác dụng lên mặt khuất gió, lấy theo phần 38
trong bảng 6 TCVN 2737-1995.
 k1 - hệ số nhân, phụ thuộc vào dạng mặt cắt của cột và phương gió thổi.
 Trong mọi trường hợp, ct: được tính toán với giả thiết phương gió thổi
vuông góc với mặt chắn gió của cột điện.
 Khi gió thổi theo phương đường chéo của cột điện có mặt cắt hình chữ
nhật và tạo bởi théo đơn, ct được nhân với hệ số 0,9.
 Bảng hệ số khi động của cột hình chữ nhật, được cấu tạo bởi thép hình
trong 2 trường hợp gió thổi 900 và 450 (gió xiên).
ct
η
900 450
0,1 0,99 0,279 0,301
0,2 0,81 0,507 0,547
0,3 0,65 0,693 0,748
0,4 0,48 0,829 0,895
0,5 0,32 0,924 0,998
0,6 0,15 0,966 1,043

Tính toán thành phần động của tải trọng gió phụ thuộc vào:
 Thành phần tĩnh của áp lực gió, được xác định như trên.
 Sự phân bố khối lượng theo chiều cao của kết cấu.
 Số dao động của công trình và tần số dao động riêng theo từng mode dao
động

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 42


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

 Dạng dao động của kết cấu.


 Bảng 9 TCVN 2737-1995 đưa ra các giá trị giới hạn của tần số dao động
riêng fL
 Nếu f1 > fL Thành phần động xác định theo công thức:
Wđộng = Wtinh  
Trong đó:
 Wtĩnh - thành phần tĩnh tải trọng gió tiêu chuẩn, xác định như trình bày
trên.
  - hệ số áp lực động của tải trọng gió ở độ cao Z lấy theo bảng 8 TCVN
2737-1995.
  - hệ số tương quan không gian áp lực động của tải trọng gió xác định
theo điều 6.15 và bảng 10 TCVN 2737-1995
 Nếu f1 < fL < f2 Giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió tác
dụng vào cột:
Wđộng = Mj...yi
  : Gia tốc qui đổi xác định theo công thức sau :
r

 y vW
j 1
j j

i  r

y
j 1
2
j Mj

Với : Wpj=Wj.j.
  : Hệ số động lực được xác định phụ thuộc vào hệ số  :
 =(n.W0)0,5/ 940fi
Trong đó:
 j - Hệ số áp lực động của tải trọng gió ứng với điểm giữa phần thứ j
 yi - Dịch chuyển ngang của trọng tâm phần thứ j ứng với dao động thứ
nhất
 fi - Tần số dao động riêng thứ i
 Mj - Khối lượng phần thứ j công trình
 Wj - Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng gió tĩnh lên phần thứ j
 Nếu fS < fL < fS+1
 Thành phần động của tải trọng gió tác dụng lên phần tử thứ k của công

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 43


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

trình được tính théo công thức tổng bình phương căn số SRSS như dưới đây, trong
đó kể đến s dao động đầu tiên:
n
W   W p21 j  W p22 j  ...W psj2
tc
pk
j 1

Wp(ij) =Mj  i  i  yji;


Trong đó: i - chỉ số của dạng dao động thứ i
r

 y vW
j 1
ij j

i  r

y
j 1
2
ij Mj

 v - được xác định để đến dạng dao động đầu tiên của công trình; đối với
các dao động khác v = 1,0
 Áp lực gió tiêu chuẩn tổng cộng: Wtotal = Wtĩnh + Wđộng
 Áp lực gió tính toán tổng cộng: Wtt = (Wtĩnh + Wđộng)..
  - hệ số tin cậy đối với tải trọng gió, lấy bằng 1,2
  - hệ số điều chỉnh tải trọng gió theo thời gian giả định của công trình.

10.3.2.Tính toán và kiểm tra cột điện


Sơ đồ hình học của các trụ điện dùng để tính toán dựa trên cơ sở hình dạng,
kích thước và chiều cao cột đã lựa chọn, phù hợp theo các sơ đồ bố trí điện trên cột.
Kết cấu được tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn (phần mềm Sap2000,
Tower…). Tất cả các phần tử của kết cấu được kiểm tra với nội lực nguy hiểm nhất và
tất cả các trường hợp tổ hợp tải trọng.
Kiểm tra thanh cột ứng với các trường hợp tổ hợp tải trọng
Cấu kiện chịu kéo
 Độ mảnh các thanh chịu kéo theo công thức:
 = ltt/rtt  [gh]
 Ứng suất trong thanh chịu kéo:
1  N keo
tt
M tt 
 .  yth   f
 c  An W yth 

Cấu kiện chịu nén


 Độ mảnh các thanh chịu nén theo công thức:
 = (ltt.μd)/rtt  [gh]
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 44
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

 Ứng suất trong thanh chịu nén:


1  N nen
tt

 Trường hợp liên kết ngàm:  nen
tt
 .  f
 c  A.lt 

1  N nen tt 
 Trường hợp liên kết khớp:  nen
tt
 .  f
 đk  . A j 

Trong đó:

  keo - ứng suất kéo của phần tử


tt

  nen - ứng suất nén của phần tử


tt

 f - cường độ tính toán của thép

  c - hệ số điều kiện làm việc, được xác định theo bảng 3 TCVN 5575 :
2012
tt
M yth
 - Mômen tính toán theo phương Oy của tải trọn tổ hợp gây ra
W yth
 - Mômen kháng uốn theo phương Oy của tiết diện thanh
tt
 N keo - nội lực kéo tối đa của phần tử
tt
 N nen - nội lực nén tối đa của phần tử
 An - diện tích thực của mặt cắt
 A - diện tích ban đầu của mặt cắt
 ltt - chiều dài tính toán phần tử phụ thuộc dạng liên kết phần tử
 rtt - bán kính quán tính phần tử phụ thuộc vào loại phần tử rx hoặc rmin
 μd - hệ số chiều dài của phần tử, phụ thuộc liên kết ở 2 đầu phần tử
  - hệ số uốn dọc phụ thuộc vào độ mảnh (tra bảng)
 lt - hệ số giảm cường độ khi thanh chịu nén lệch tâm. Phụ thuộc vào độ

mảnh tương đương quy ước


  f /E  
và vào độ lệch tâm quy đổi m1 của cấu
kiện cột. Độ lệch tâm quy đổi được xác định theo công thức sau: m1= η.m
tt
M yth A
m tt
 và η=1 đối với kết cấu cột thép không gian
N nen Wyng

[gh] - độ mảnh giới hạn lấy theo bảng 25 và 26 TCVN 5575 : 2012

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 45


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

10.3.3.Tính toán bu lông liên kết thanh cột ứng với các trường hợp tổ hợp tải

10.3.3.1. Tính toán số lượng bulông liên kết


Khả năng chịu lực lớn nhất của mỗi bu lông được tính toán theo các công thức
sau:
Khả năng chịu cắt: N vb  f vb . b . A.nv

Khả năng chịu ép mặt: N cb  f cb . b .d . t

Khả năng chịu kéo: N tb  f tb . Abn


Số lượng bulông n trong liên kết khi chịu lực dọc N được xác định theo công
thức:
N
n
N min  c
M ttyTH
N  max( N keo
tt tt
; N nén ) e

fvb, fcb, ftb - các cường độ tính toán chịu cắt, ép mặt và chịu kéo của 1 bu lông.
b -hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông, tra bảng
c =1 - hệ số điều kiện làm việc của kết cấu
nv - số lượng mặt cắt tính toán của 1 bu lông
A=πd2/4 - diện tích tiết diện tính toán của thân bu lông
Abn - diện tích tiết diện thực của thân bu lông
d - đường kính ngoài thân bu lông
t - tổng chiều dày nhỏ nhất của các bản thép trượt về 1 phía
e - khoảng cách giữa 2 hàng bulông liên kết
[N]min - giá trị nhỏ nhất trong các khả năng chịu lực của một bulông
Liên kết hàn: Các đường hàn cấu tạo theo TCVN 1691-75.

10.3.3.2. Tính toán bu lông neo cột với móng


Tính tiết diện bu lông neo cột với móng
tt max
N nh Q tt max
Tiết diện một bu lông neo: Abl   .
f tb .nbn .0,85. f vb .nbn
Trong đó:
nbl: Số bu lông neo cột với móng trong một trụ.
Nnhtt max: Lực nhổ tính toán max tác dụng xuống một trụ móng theo tổ hợp lớn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 46
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

nhất - (KG).
Qtt max: Lực cắt tính toán max tác dụng xuống một trụ móng theo tổ hợp lớn nhất
– (KG).
fvb, ftb: Cường độ tính toán chịu cắt, chịu kéo của bu lông neo móng (KG/cm2)
(tra theo bảng 10 và 12 trang 18 TCVN 5575 : 2012).
Abn: Diện tích tiết diện thực của thân một bu lông neo – (cm2).
 0,974 2
Abn  (D  )
4 n
 Với n: số ren/inch của một bu lông neo.
 D: Đường kính danh định bu lông neo (cm).
μ : Hệ số ma sát được lấy như sau: μ=0,9 Cho bu lông neo khi mặt phẳng tiếp
xúc của cột với móng là bản đế cột nằm trong mặt trụ bê tông móng; μ=0,7 Cho bu
lông neo khi mặt phẳng tiếp xúc của cột với móng là bản đế cột nằm trên bề mặt trụ
bê tông móng; μ= 0,55 Cho bu lông neo khi phẳng mặt tiếp xúc của cột với móng là
bản đế cột nằm trên bề mặt lớp vữa xi măng trụ móng (không phải là bê tông cốt thép
móng).

10.3.4.Các chủng loại cột sử dụng trên tuyến

TT Loại cột TT Loại cột

1 N111-18B 2 N111-34B

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 47


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

CHƯƠNG 11 : GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÓNG

11.1. LỰA CHỌN DẠNG KẾT CẤU MÓNG


Tuyến đường dây đi qua vùng đất khả năng chịu tải kém, do đó sử dụng giải pháp
móng bản đảm bảo khả năng chịu lực cũng như tính kinh tế, kỹ thuật cho công trình.
Các loại móng được phân ra làm nhiều loại có bề rộng và độ chôn sâu khác nhau tuỳ
thuộc vào lực tác dụng và địa hình, địa chất ở từng vị trí.
11.2. VẬT LIỆU LÀM MÓNG
Lót móng bằng bê tông B7,5 (M100)
Đúc móng bằng bê tông B20 (M250)
Cốt thép dùng loại thép CB240-T(AI) và CB400-V(AIII)
11.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG CỘT ĐƯỜNG DÂY
11.3.1.Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành áp dụng
Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995 về tải trọng và tác động.
Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574: 2018 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
Tiêu chuẩn TCVN 9362:2012 về thiết kế nền, nhà và công trình.
Tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008 và TCVN 1651-2:2008 Thép cốt bê tông.
Sổ tay thiết kế nền và móng.

11.3.2.Tính toán móng bản


Kiểm tra móng theo trang thái giới hạn thứ nhất
N tc  M xtc M tc 
 1tc, 2    y 
F  Wx W y 

 1tc  0
 2tc  1,2 R
Kiểm tra độ cứng móng bản và dầm móng thỏa mãn điều kiện:
 Với cạnh ngắn của bản
 c  Eb
b  2(b2  2 )  0,9  h1  3 E tc
d

 Với cạnh dài của bản


 c  Eb
a  2(a2  2  c1 )  0,8  (h1  h2  h3 )  3 E tc Với Ed =3x E0
tc tc

Tính các đặc trưng của móng:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 48


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

 F =a.b-a1.b1
1 1
Wx  (ba 2  b1a12 ); Wy  ( ab 2  a1b12 )
 6 6
Trọng lượng móng (tính với trường hợp nguy hiểm nhất là ngập nước tới cốt
 0,0)
Gmóng=  kho  Vkho   n / n  Vn / n

Trong đó:    2,4T / m ;    1,4T / m ; V  4  d h 5


kho 3 n/ n 3 kho 2

Vn / n  (ab  a1.b1 )h1  2[ac  (h2  h3 )  2(b  2c)c  (h2  h3 ) 
 1  c  c  
 8c12 (h2  h3 )  4d 2  h4  4 h3c  a2    c1   b2    c1  
 2  2  2  

Trọng lượng đất đè lên móng:


Gđat   đat
n/n
 Vđat
n/n

1
 đat
n/n
 ( tc  1)
1   0tc

V n / n  ( ab  a .b ) h  2[ ac  ( h2  h5 )  Vbn / n
  1 1 1

 Ntc = Gmóng+Gđất+Gtc
M xtc  Mx1tc1  Px1tc1  h

M ytc  My1tc1  Py1tc1  h

N tc  Mx tcA My tcA 
 1tc, 2     1,2 R
F  Wx W y 

  1tc  0

  2tc  1,2 R

Sức chịu tải của đất nền ở cốt -(h-h5)m


m1  m2
R
k tc

( A  b)  B(h  hs )  đatn / n  D  c tc 

1
 đat
n/n
 ( tc  1)
1 0
tc

 m1, m2 – Hệ số điều kiện làm việc của nền, nhà và công trình (lấy
theo TCVN 9362:2012)
 Ktc – hệ số tin cậy (lấy theo TCVN 9362:2012)
Kiểm tra móng theo trang thái giới hạn thứ 2

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 49


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

 Độ lún max của móng


PZi  PZi 1
PZith  ; PZi   i ( 0  itcn / n  Z i )
2
1
itcn / n  ( tci  1)
1   0tci
n n
PZitb  Z i
S   Si     i ;  i  0,8
i 1 i 1 Ei

N tc  M x ( canglech) M y ( canglech) 
tc tc

0   
F  Wx W y 

M ytc( canglech) = My (canglech1tc1 )  Py (canglech1tc1 )  h

Ntc = Gmóng+Gđất +Gtc


n
P Zi    niTC
/n
Z i
i 1

PZo   0  P Zi Vì (  0  1 )
a
n
b
2Z i Tra bảng 3 ta có
b α
 Độ lún nghiêng của móng: Do tầng lớp địa chất không đồng đều tại
2 điểm (A), (E), do có lực kéo lệch về 1 phía (néo cuối, cột hãm, cột
vượt) tính với trường hợp lực kéo lệch về một phía
Độ nghiêng của móng theo phương X-X (song song với cạnh a)
1   2 M xtc (keolech)
 tg1  K a   3
 I ng
Etbtc a
 
2
 M xtc( canglech) = Mx(canglech1tc1 )  Px(canglech1tc1 )  h

Độ nghiêng của móng theo phương Y-Y (song song với cạnh b)
tc
1   2 M y ( keolech)
tg 2  K b  tc  3
 I ng
Etb b
 
 2

M ytc( canglech) My (canglech1tc1 )  Py (canglech1tc1 )  h


 =
E1tc  Z1  E2tc  Z 2  E3tc  Z 3  ...  Entc  Z n
Etbtc 
 Z1  Z 2  Z 3  ...  Z n

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 50


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

Hệ số Ka, Kb tra bảng 4 phụ thuộc vào a/b (theo TCVN 9362:2012) với ing
=0,003 cho trụ đỡ thẳng, ing =0,0025 cho trụ néothẳng, néo góc và néo cuối, ing =0,002
cho trụ đỡ vượt
1   itc
Ei  mi  tc
  i lấy  i =0,8, mi  tc
ai i
tt max
N nh Q tt max
Tính bu lông neo móng Tiết diện một bu lông neo: Abl  
f tb .nbn .0,85. f vb .nbn
Trong đó:

 nbl: Số bu lông neo cột với móng trong một trụ.


 Nnhtt max: Lực nhổ tính toán max tác dụng xuống một trụ móng
theo tổ hợp lớn nhất - (KG).
 Qtt max: Lực cắt tính toán max tác dụng xuống một trụ móng
theo tổ hợp lớn nhất – (KG).
 fvb, ftb: Cường độ tính toán chịu cắt, chịu kéo của bu lông neo móng
(KG/cm2) - (tra theo bảng 10 và 12 trang 18 TCVN 5575 : 2012).
 Abn : Diện tích tiết diện thực của thân một bu lông neo – (cm2).
 0,974 2
Abn  (D  )
4 n
 Với n : số ren/inch của một bu lông neo.
 D : Đường kính danh định bu lông neo (cm).
 μ : Hệ số ma sát được lấy như sau: μ= 0,9 Cho bu lông neo khi mặt
phẳng tiếp xúc của cột với móng là bản đế cột nằm trong mặt trụ bê
tông móng; μ= 0,7 Cho bu lông neo khi mặt phẳng tiếp xúc của cột
với móng là bản đế cột nằm trên bề mặt trụ bê tông móng;μ= 0,55
Cho bu lông neo khi phẳng mặt tiếp xúc của cột với móng là bản đế
cột nằm trên bề mặt lớp vữa xi măng trụ móng (không phải là bê
tông cốt thép móng).
11.4. CÁC LOẠI MÓNG SỬ DỤNG TRÊN TUYẾN

STT Loại móng STT Loại móng

1 MB10x10x3-4.8 2 MB713x13x3-9

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 51


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

11.5. CÁC LOẠI BULONG SỬ DỤNG TRÊN TUYẾN

STT Loại bulong STT Loại bulong

1 BL48-250 2

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 52


BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐZ 110KV NINH
TẬP 1: THUYẾT MINH – LIỆT KÊ – TỔNG KÊ
BÌNH – TRÌNH XUYÊN VÀ ĐZ 110KV Ý YÊN – HIỂN KHÁNH
ĐOẠN VƯỢT ĐƯỜNG TỈNH LỘ 485B XÂY DỰNG MỚI

PHẦN 3: TỔNG KÊ, LIỆT KÊ THIẾT BỊ VẬT LIỆU

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN AN PHÚ Trang 53

You might also like