You are on page 1of 85

Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi

Hữu Lợi đến QL21B)


Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

NỘI DUNG BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) hạng mục “Cải tạo, di chuyển nâng
cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171 TBA 110kV
Nam Ninh ( VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB” được biên chế với các nội dung sau:

PHẦN I: THIẾT KẾ BVTC PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110KV


PHẦN I.1: TKBVTC PHẦN ĐƯỜNG DÂY 110KV
Tập I.1.1: Thuyết minh – Liệt kê – Tổng kê
Tập I.1.2: Phụ lục tính toán
Tập I.1.3: Các bản vẽ
PHẦN I.2: TKBVTC PHẦN ĐƯỜNG DÂY TRUNG HẠ ÁP
Tập I.2.1: Thuyết minh – Liệt kê – Tổng kê
Tập I.2.2: Phụ lục tính toán
Tập I.2.3: Các bản vẽ
PHẦN II: TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN
PHẦN III: CHỈ DẪN KỸ THUẬT
PHẦN IV: QUY TRÌNH BẢO TRÌ
PHẦN V: BÁO CÁO KHẢO SÁT.

Trang 1
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Phần III: CHỈ DẪN KỸ THUẬT được biên chế thành các nội dung sau:
NỘI DUNG BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN ............................................................................... 1
PHẦN I : THUYẾT MINH CHUNG ...................................................................... 5
1.1. Mô tả dự án ......................................................................................................... 5
1.1.1. Mục tiêu của dự án .......................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm quy mô công trình .......................................................................... 5
PHẦN II: CÁC CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY..... 7
CHƯƠNG 1 : CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH VỀ THIẾT
KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU ..................................................................... 7
1.1. Các quy chuẩn về xây dựng............................................................................... 7
1.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế .................................................................................. 7
1.3. Các tiêu chuẩn về công tác đào đất .................................................................. 7
1.4. Các tiêu chuẩn về bê tông .................................................................................. 7
1.5. Các tiêu chuẩn về công tác kết cấu thép .......................................................... 8
1.6. Các tiêu chuẩn về nghiệm thu và bàn giao ...................................................... 8
CHƯƠNG 2 : CÁC CHỈ DẪN VỀ VẬT LIỆU ...................................................... 9
2.1. Chỉ dẫn kỹ thuật dùng cho bê tông .................................................................. 9
2.1.1. Tổng quan ........................................................................................................ 9
2.1.2. Xi măng ............................................................................................................ 9
2.1.3. Cốt liệu bê tông - bao gồm cốt liệu khô (đá, sỏi), cát ................................. 10
2.1.4. Phụ gia ............................................................................................................ 11
2.1.5. Cốt thép .......................................................................................................... 11
2.2. Chỉ dẫn kỹ thuật kết cấu thép ......................................................................... 12
2.3. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác thí nghiệm vật liệu .......................................... 14
CHƯƠNG 3 : CHỈ DẪN KỸ THUẬT VỀ THI CÔNG....................................... 16
3.1. Yêu cầu chung................................................................................................... 16
3.2. Các công việc chuẩn bị ban đầu ...................................................................... 16
3.3. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác móng ................................................................ 21
3.4. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác cốt thép móng ................................................. 24
3.5. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác bê tông và vữa xây .......................................... 26
3.6. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác gia công chế tạo, lắp đặt kết cấu thép .......... 40
3.7. Chỉ dẫn kỹ thuật công tác xây đá (nếu có)..................................................... 42
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC .......................................................... 44
4.1. Công tác thu dọn và vệ sinh sau thi công ....................................................... 44
4.2. Công tác nghiệm thu, chạy thử, bàn giao ...................................................... 44
4.3. Biện pháp an toàn thi công .............................................................................. 44
4.3.1. Quy định chung ............................................................................................. 44
4.3.2. Bảo vệ sức khoẻ ............................................................................................. 45
4.3.3. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động .............................................. 45

Trang 2
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

4.3.4. Các phương tiện cơ bản để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra trong công tác
xây lắp ..................................................................................................................... 45
4.3.5. Các biện pháp để ngăn ngừa tai nạn trong công tác di chuyển thiết bị,
dụng cụ, phương tiện thi công .............................................................................. 45
4.3.6. Bảo hiểm ......................................................................................................... 46
4.4. Thông báo công việc, quản lý và giám sát công trình ................................... 46
PHẦN III: CÁC CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN ĐIỆN ĐƯỜNG DÂY ...............................48
CHƯƠNG 1 : CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN PHẦN ĐIỆN ...............................48
CHƯƠNG 2: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA VẬT LIỆU .............................................49
2.1. Đặc tính kỹ thuật của phần đườn dây 110kV ................................................ 49
2.1.1. Đặc tính kỹ thuật của dây dẫn ACCC223 ........................................................ 49
2.1.2. Đặc tính kỹ thuật của dây chống sét TK50 ...................................................... 50
2.1.3. Đặc tính kỹ thuật của cách điện thủy tinh ........................................................ 50
2.1.4. Phụ kiện đường dây.......................................................................................... 56
2.2. Đặc tính kỹ thuật thiết bị, vật liệu phần đường dây trung hạ áp ................ 65
2.2.1. Xà, gông cột, giá đỡ, côliê, ghế, thang sắt... .................................................... 65
2.2.2. Phụ kiện đấu nối ............................................................................................... 65
2.2.3. Dây dẫn ............................................................................................................ 65
2.2.4. Cáp ngầm hạ thế ............................................................................................... 67
2.2.5. Cách điện .......................................................................................................... 68
2.2.6. Cột điện ............................................................................................................ 69
CHƯƠNG 3: CÁC CHỈ DẪN LẮP ĐẶT .............................................................. 71
3.1. Yêu cầu chung................................................................................................... 71
3.1.1. Dây dẫn, dây chống sét ................................................................................. 71
3.1.2. Cách điện, phụ kiện....................................................................................... 71
3.2. Công tác lắp đặt chuỗi cách điện, rải căng dây ............................................. 71
3.2.1. Công tác lắp chuỗi cách điện, rải căng dây................................................. 71
3.2.1.1. Yêu cầu về lắp đặt chuỗi cách điện ........................................................... 71
3.2.1.2. Yêu cầu về căng dây dẫn, dây chống sét (cáp quang) ............................. 71
3.2.1.3. Giải pháp tháo hạ căng lại dây dẫn, dây cáp quang, phụ kiện, cách
điện hiện trạng........................................................................................................ 76
CHƯƠNG 4 : CÁC CHỈ DẪN KHÁC .................................................................. 78
4.1. Yêu cầu vận chuyển thiết bị và vật liệu .......................................................... 78
4.1.1. Yêu cầu chung trách nhiệm nhà thầu ......................................................... 78
4.1.2. Kỹ thuật vận chuyển ..................................................................................... 78
4.2. Đấu nối............................................................................................................... 80
PHẦN III: CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM
THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ....................................................................... 81
CHƯƠNG 1 : CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC GIÁM SÁT ....................... 81
1.1. Các nguyên tắc chung ...................................................................................... 81
1.2. Công tác giám sát tác giả ................................................................................. 81

Trang 3
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

1.3. Công tác giám sát thi công xây dựng.............................................................. 81


CHƯƠNG 2 : CHỈ DẪN CÔNG TÁC NGHIỆM THU ..................................... 83
1.1. Các nguyên tắc chung ...................................................................................... 83
1.2. Các nội dung nghiệm thu ................................................................................. 83
1.2.1. Chỉ dẫn nghiệm thu công việc xây dựng ..................................................... 83
1.2.2. Chỉ dẫn nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình
xây dựng để đưa vào sử dụng ............................................................................... 83

Trang 4
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

PHẦN I : THUYẾT MINH CHUNG

1.1. Mô tả dự án

1.1.1. Mục tiêu của dự án


Hạng mục công trình “Nâng cao trình đường dây 110kV khoảng cột 58-59 lộ 173
E3.7 (TBA 220kV Nam Định) – lộ 171 E3.12 (TBA 110kV Nam Ninh)” đạt được các
mục tiêu sau:
- Nhằm nâng cao cao trình đường dây 110kV khoảng cột 58-59 lộ 173 E3.7 (TBA
220kV Nam Định) – lộ 171 E3.12 (TBA 110kV Nam Ninh) phục vụ xây dựng đường trục
phía nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B).
- Đảm bảo an toàn cung cấp điện.

1.1.2. Đặc điểm quy mô công trình


1.1.1 Phần đường dây 110kV
Theo thiết kế tuyến đường trục phía nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ
Hữu Lợi đến QL21B). Tuyến đường này có giao cắt với đường dây 110kV 173 E3.7
(TBA 220kV Nam Định) – lộ 171 E3.12 (TBA 110kV Nam Ninh) tại km5+173.8 thuộc
khoảng cột 58-59, cao trình dây dẫn hiện trạng của khoảng cột đến mặt ruộng khoảng
8m, không đảm bảo khoảng cách an toàn cho tuyến đường trục phía nam thành phố Nam
Định. Vì vậy phải cải tạo thay thế hai vị trí cột 58,59 để nâng cao trình đường dây 110kV
tại vị trí giao chéo với quy mô như sau:
Cải tạo nâng cao trình dây dẫn đường dây 110kV tại 02 vị trí cột VT58, VT59
bằng cột néo thép N111-34 và thay thế 02 vị trí cột VT56, VT61 bằng cột đỡ thép Đ111-
22B để đảm bảo an toàn cho con người và phương tiện trên tuyến đường trục phía Nam
thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B). Sử dụng dây dẫn
chịu nhiệt ACCC 223 phù hợp dây dẫn hiện trạng của tuyến đường dây; dây chống sét sử
dụng dây TK50.
Xây dựng mới 1.118m đường dây 110kV tuyến tạm để phục vụ thi công các vị trí
cột 56, 58, 59 và 61, giảm thiểu thời gian cắt điện.
Thu hồi các vị trí cột VT56, VT57, VT58, VT59, VT60 và VT61 hiện trạng.Tháo
dỡ thu hồi tuyến tạm sau khi đóng điện đường dây.

Trang 5
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

1.1.2 Phần đường dây trung hạ áp và chiếu sáng


- Lưới điện trung áp, trạm biến áp: Khu vực quy hoạch dự án: Xây dựng
đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc
lộ 21B) hiện đang có hệ thống các tuyến đường dây 22kV thuộc lộ 471 E3.12 và lộ
472 E3.12 đang đi cắt qua hoặc nằm trong hành lang tuyến mốc GPMB khu vực
quy hoạch.
- Lưới điện hạ áp, chiếu sáng: Khu dân cư xung quang khu vực quy hoạch
dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ
Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B) đang được cấp điện hạ thế và chiếu sáng phục vụ sinh
hoạt, đảm bảo an toàn giao thông từ lưới điện 0,4kV sau các TBA công cộng của
Điện lực thành phố Nam Định, Điện lực huyện Nam Trực, công suất chỉ đủ đáp
ứng cho các phụ tải sinh hoạt hiện có. Một số vị trí cột của tuyến đường dây chiếu
sáng, đường dây 0,4kV đang đi cắt qua hoặc nằm trong hành lang tuyến mốc
GPMB khu vực quy hoạch dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam
Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B).
+ Di chuyển, đền bù các đoạn tuyến ĐZK 22kV lộ 471 E3.12 và đoạn tuyến
ĐZK 22kV lộ 472 E3.12 để GPMB;
+ Di chuyển, đền bù các đoạn tuyến đường dây 0,4kV, điện chiếu sáng để GPMB.

Trang 6
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

PHẦN II: CÁC CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY
CHƯƠNG 1 : CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH VỀ THIẾT
KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

1.1. Các quy chuẩn về xây dựng


- QCVN 02:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên
dùng trong xây dựng;

1.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế

- TCVN 2737-1995: Tiêu chuẩn nhà nước về tải trọng và tác động;
- TCVN 5574 : 2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5575:2012: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9362 : 2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
1.3. Các tiêu chuẩn về công tác đào đất

- TCVN 9361:2012: Công tác nền móng- Thi công và nghiệm thu;
- TCVN 4447- 2012: Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu;
- TCVN 5308:91: Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
- TCVN 2287:78: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động quy định cơ bản
1.4. Các tiêu chuẩn về bê tông

- TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi
công, nghiệm thu;
- TCVN 1651:2008:Thép cốt bê tông;
- TCVN 2682-2009: Xi măng pooc lăng;
- TCVN 6260:2009: Xi măng pooc lăng hỗn hợp;
- TCVN 7570 : 2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 4314:2003: Vữa xây dựng, yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 1770:1986: Cát xây dựng- yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 1771:1987: Đá dăm, sỏi dung trong xây dựng;
- TCVN 4506 : 2012 Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 8826 : 2011 Phụ gia hoá học bê tông;
- TCVN 4506-2012: Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;

Trang 7
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- TCVN 3106-93: Hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp thử độ sụt;
- TCVN 5308:91: Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
- TCVN 2287:78: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động quy định cơ bản;
- TCVN 5440-1991: Bê tông - Kiểm tra đánh giá độ bền - Quy định chung;
- TCVN 4453:1995: Quy phạm thi công & nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép toàn
khối;
1.5. Các tiêu chuẩn về công tác kết cấu thép

- TCVN 5575:2012 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.


- TCVN 1765-75: Thép cácbon kết cấu thông thường - Mác thép và yêu cầu kỹ
thuật;
- TCVN 1766:1975: Thép các bon kết cấu chất lượng tốt.Mác thép và yêu cầu kỹ
thuật;
- TCVN 5709:2009: Thép các bon cán nóng dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ
thuật;
- TCVN 6522:2008. Thép tấm kết cấu cán nóng ;
- TCXDVN 170:2007: Kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ
thuật;
- TCVN 1916: 1995. Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN130-77; TCVN 2060-77: Tiêu chuẩn về vòng đệm vênh;
- 18TCN 04-92: Phủ kẽm nhúng nóng cột điện;
- TCVN 1656-93; TCVN 5709-1993: Thép kết cấu và thép dùng cho xây dựng;
- JISG3101; KSD3503; TCVN 1656-93; TCVN7571-1:2006(thay thế điều 1,2 trong
TCVN 1656-93): Tiêu chuẩn về thép hình;
- Quy trình thiết kế, chế tạo và nghiệm thu chế tạo cột thép tuân theo quy định về
thiết kế, chế tạo và nghiệm thu chế tạo cột điện bằng thép liên kết bằng bulông cấp điện
áp đến 500kV trong EVNNPT (Ban hành theo quyết định số 1834/QĐ-EVNNPT ngày
29/8/2016).
1.6. Các tiêu chuẩn về nghiệm thu và bàn giao

- TCVN 5640:1991: Bàn giao công trình xây dựng- nguyên tắc cơ bản;
- TCVN 4447: 2012: Công tác đất. Qui phạm thi công và nghiệm thu;
- TCVN 9361:2012: Công tác nền móng- Thi công và nghiệm thu;

Trang 8
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- TCXDVN: 170:2007: Kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ
thuật;
CHƯƠNG 2 : CÁC CHỈ DẪN VỀ VẬT LIỆU

2.1. Chỉ dẫn kỹ thuật dùng cho bê tông

2.1.1. Tổng quan


- Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn
hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế.
- Trong quá trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, vật liệu phải được được
bảo quản, tránh nhiễm bẩn hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại. Khi gặp các trường hợp
trên, cần có ngay biện pháp khắc phục để đảm bảo sự ổn định về chất lượng.

2.1.2. Xi măng
Sử dụng xi măng poóc lăng PC30 hoặc PC40
Xi măng khi xuất xưởng phải có phiếu kiểm tra chất lượng với các thông số sau:
- Tên cơ sở sản xuất
- Tên gọi, mác của xi măng
- Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng
- Khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô
- Ngày, tháng, năm sản xuất
- Bao gói xi măng là loại giấy Kraft có ít nhất 4 lớp hoặc bao PP (polypropylen)
hoặc bao PP – kraft đảm bảo không làm giảm chất lượng xi măng và không bị rách vỡ
khi vận chuyển và bảo quản.
- Khối lượng tịnh quy định cho mỗi bao xi măng là 50kg  1kg.
Vận chuyển:
- Không được vận chuyển xi măng chung với các loại hoá chất có ảnh hưởng tới
chất lượng của xi măng.
- Xi măng được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải có che chắn chống mưa
và ẩm ướt.
- Xi măng rời được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng hoặc các
phương tiện vận tải khác có che chắn cẩn thận.
Bảo quản:

Trang 9
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Kho chứa xi măng bao phải đảm bảo khô, sạch, nền cao, có tường bao và mái che
chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng. Các bao xi măng xếp cách tường ít
nhất 20cm và riêng theo từng lô.
- Kho xi măng rời (silô) đảm bảo chứa xi măng riêng theo từng loại.
- Xi măng poóclăng được bảo hành trong thời gian 60 ngày kể từ ngày sản xuất.

2.1.3. Cốt liệu bê tông - bao gồm cốt liệu khô (đá, sỏi), cát
Cốt liệu cát, đá sỏi phải rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, phải được kiểm tra trước khi
sử dụng .
1. Cát:
Cát phải được lấy từ nơi có khả năng cung cấp cát có phẩm chất đều đặn và đủ
khối lượng theo tiến độ trong suốt quá trình thi công công trình.
Cát phải bảo quản tại sân bãi không để đất, rác hoặc các tạp chất khác lẫn vào.
Khối lượng thể tích xốp: >1300kg/m3
Không có thành phần sét, á sét, các tạp chất dạng cục
Phần trăm khối lượng hạt trên 5mm không lớn hơn 10%
Phần trăm khối lượng hạt dưới 0,14mm không lớn hơn 10%
Phần trăm khối lượng bùn, bụi, sét bé hơn 3%
2. Đá (sỏi) dăm:
Đá dăm, sỏi dăm phải được lấy từ nơi có khả năng cung cấp có phẩm chất đều
đặn, đủ khối lượng theo tiến độ trong suốt quá trình thi công công trình.
Đối với kết cấu bê tông cốt thép, kích thước hạt đá dăm, sỏi dăm lớn nhất không
được vượt quá khoảng cách thông thủy nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép.
Đá, sỏi phải được rửa sạch, phân loại. Sân bãi để đá, sỏi phải sạch không để đất
cũng như các loại rác, tạp chất khác lẫn vào.
Đường biểu diễn thành phần hạt theo biểu đồ thành phần hạt TCVN 1771:1987.
Cường độ ≥ 400,105 N/m2
Phần trăm hạt thoi dẹt ≤ 35%
Phần trăm hạt phong hóa, mềm yếu 10%
Phần trăm khối lượng cục sét < 0,25%
Phần trăm khối lượng bùn, bụi, sét < 3%.

Trang 10
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

2.1.4. Phụ gia


- Tiêu chuẩn áp dụng cho việc sử dụng phụ gia:
+ TCXDVN 8827:2011 Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa.
+ TCVN 8826:2011 Phụ gia hóa học cho bê tông.
- Trong quá trình thi công, đơn vị thi công có thể dùng phụ gia để tiết kiệm xi măng
hoặc cải thiện các đặc tính kỹ thuật của bê tông và hỗn hợp bê tông.
- Việc sử dụng phải đảm bảo:
+ Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với công nghệ thi công.
+ Không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và không tác hại tới yêu cầu sử dụng
của công trình này.
+ Không ăn mòn cốt thép.
- Khi dùng phụ gia, đơn vị thi công nhất thiết phải được sự chấp nhận của kỹ sư tư
vấn.
- Các chủng loại phụ gia phải có chứng chỉ kỹ thuật của các cơ quan nhà nước công
nhận, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ nhãn mác, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử
dụng. Việc sử dụng phụ gia cần tuân theo chỉ dẫn của nơi sản xuất.

2.1.5. Cốt thép


Cốt thép đưa vào sử dụng phải đảm bảo bề mặt sạch, không bị rỉ sét, vảy cán,
không dính bùn đất, dầu mỡ, hay bất kỳ vật liệu khác ảnh hưởng đến độ bám dính của bê
tông vào cốt thép hay làm phân rã bê tông. Nghiêm cấm việc sử dụng cốt thép xử lí nguội
thay thế cốt thép cán nóng.
Trừ những điều đặc biệt còn tất cả các thép chịu lực đều phải tuân theo tiêu chuẩn
"Kết cấu bê tông cốt thép” và “Thép cốt bê tông cán nóng”.
Khi mác và chủng loại thép chịu lực không có gì đặc biệt thì những yêu cầu đối
với thép đường kính < 10mm phải có giới hạn chảy nhỏ nhất là 225Mpa và với thép
đường kính  10mm có giới hạn chảy nhỏ nhất là 280MPa.
Kỹ sư Bên Chủ đầu tư có thể yêu cầu Đơn vị xây lắp cung cấp các mẫu thử bất kỳ
lúc nào, có thể chọn lựa bất kỳ loại thép nào để đưa vào thử. Các mẫu thử phải kiểm định
ở những cơ quan có đủ chức năng và thẩm quyền. Chi phí đó do Đơn vị xây lắp chịu.
Thép buộc phải bằng thép mềm với đường kính nhỏ nhất là 0,6mm hoặc thép đàn
hồi trong trường hợp cần thiết để tránh sai lệch cốt thép trong khi đổ bê tông.

Trang 11
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế. Nếu
có sự thay đổi cốt thép so với thiết kế (về nhóm, số hiệu và đường kính của cốt thép)
hoặc thay đổi các kết cấu neo giữ, phải được sự đồng ý của Kỹ sư Chủ đầu tư tuân theo
các qui định dưới đây:
Cốt thép phải có bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào, không
có vẩy sắt, không được sứt sẹo.
Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc do
nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.
Trước khi gia công, cốt thép phải được nắn thẳng, độ cong vênh còn lại không
được vượt quá sai số cho phép trong TCVN.
Không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ trước khi đổ bê tông.
Những đoạn cốt thép chờ để thừa ra ngoài khối bê tông đổ lần trước phải làm sạch bề
mặt, cạo hết vữa xi măng dính bám trước khi đổ bê tông lần sau.
Cốt thép cần phải được cất giữ theo đúng tiêu chuẩn qui định. Đối với cốt thép kéo
nguội (hoặc cốt thép ứng suất trước) phải được cất giữ trong nhà kín, khô ráo.

2.2. Chỉ dẫn kỹ thuật kết cấu thép

a) Đặc trưng vật lý của thép

- Tỷ trọng  : 7850 kG/m3.


- Hệ số dãn dài vì nhiệt  : 0,12.10-4oC-1.
- Mô đun đàn hồi E : 2,1.106 kG/cm2.
- Mô đun trượt G : 0,81.106 kG/cm2.
- Hệ số nở ngang : 0,3.

b) Đặc trưng tính toán của thép

* Các thống số kỹ thuật cột thép hình làm mới:


- Các thanh có tiết diện từ L120x8 trở lên sử dụng thép có giới hạn chảy fy ≥ 400
N/mm2, giới hạn bền fu ≥ 540 N/mm2.
- Các thanh có tiết diện nhỏ hơn L120x8 sử dụng thép có giới hạn chảy fy ≥ 245
N/mm2, giới hạn bền fu ≥ 400 N/mm2.
- Thép bản sử dụng thép có giới hạn chảy fy ≥ 245 N/mm2, giới hạn bền fu ≥ 400
N/mm2.
* Mạ kẽm:

Trang 12
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Toàn bộ cột, bu lông được mạ kẽm nhúng nóng theo 18TCN 04:92 hoặc tiêu chuẩn
tương đương.

c) Đặc trưng tính toán của liên kết


Hàn
- Dùng que hàn E43 hoặc loại có tính năng kỹ thuật tương đương.
- Que hàn, dây hàn, thuốc hàn phải có tên và chủng loại theo tiêu chuẩn nào, chứng
chỉ của nhà sản xuất, cách bao gói, bảo quản vật liệu hàn...
Bu lông-đai ốc
Sử dụng bu lông cấp độ bền 5.6 và 6.6 (trừ bu lông thang cấp độ bền 4.6), mạ kẽm
theo tiêu chuẩn 18TCN 04:92 , TCVN 5575-2012 hoặc tương đương.
Cường độ chịu Cường độ chịu
cắt kéo
STT Cấp độ bền
tính toán fvb tính toán ftb
(MPa) (MPa)
1 Bu lông 5.6 ( Tiết diện < M20) 190 230
2 Bu lông 6.6 ( Tiết diện > M20) 210 250
3 Bu lông neo (dùng thép CT38) 150 150
- Bu lông neo được cung cấp phải mới nguyên 100%, theo tiêu chuẩn và thông số
kỹ thuật dưới đây:
 Gia công bu lông, đai ốc theo tiêu chuẩn: TCVN1876-76, TCVN1915-76,
TCVN1916-1995.
 Mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn: 18TCN 04-92.
 Chi tiết như các bản vẽ trong phần thiết kế.
 Vật liệu để chế tạo bu lông neo phải có nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá và
phải đảm bảo chất lượng, theo đúng quy định của thiết kế, thép không được rỗ, gỉ,
cong, vênh.
+ Bu lông trọn bộ bao gồm đai ốc + vòng đệm phẳng + vòng đệm vênh.

d) Vòng đệm

- Vòng đệm phẳng dùng thép Cr3 hoặc loại có tính năng kỹ thuật tương đương, tuân
thủ theo TCVN 2061-77.
- Vòng đệm vênh dùng thép 65 hoặc loại có tính năng kỹ thuật tương đương, tuân
thủ theo TCVN 130-77.

Trang 13
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

2.3. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác thí nghiệm vật liệu
Việc thí nghiệm vật liệu phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm có tư cách pháp
nhân.

a) Xi măng (áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6260-2009)

Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20kg để làm thí
nghiệm. Mẫu xi măng phải được lấy rải rác ở các bao trong kho, mỗi bao lấy 1kg. Làm thí
nghiệm 01 mẫu và 01 mẫu lưu để đối chứng.

b) Cát xây dựng (đổ bê tông) Tiêu chuẩn TCVN 7570:2006

Cứ 350m3(hoặc 500 tấn) cát lấy một mẫu thử với khối lượng 100kg, lấy rải rác ở
nhiều vị trí khác nhau ttrong một đống cát cùng loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập
bien bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.

c) Đá dăm (sỏi) các loại dùng trong bê tông (Tiêu chuẩn áp dụng TCVN
7572:2006)

Cứ nhỏ hơn 200m3 đá lấy 01 mẫu thử với khối lượng từ 100~200kg tùy theo cỡ hạt.
Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong cmột đống đá cùng loại, góp lại trộn đều, đóng
gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.

d) Đất đắp nền (Tiêu chuẩn áp dụng 5747:1993 và TCVN 4447:2012)

Cứ 1 lô 10.000m3 lấy mẫu 1 lần, mỗi mẫu 50kg.Mỗi lôi nhỏ hơn 10.000m3 vẫn xem
như 1 lô.

e) Độ chặt đắp nền, độ chặt của các lớp móng (Tiêu chuẩn áp dụng 22TCN
211:06 và TCVN 8730:2012)

Cứ 500m2 lấy mẫu 1 điểm.

f) Thép xây dựng (Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 1651:2008)

- Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng

- Lấy mẫu thí nghiệm: cứ mỗi lô thép có khối lượng <= 50 tấn, cần lấy 01 nhóm
mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh
dài từ 0,5 ~0,8m. các chỉ tiêu cơ lý khi thì nghiệm thép: giới hạn chảy, giới hạn bền, dộ
giãn dài, đường kính thực đo, uốn nguội.

g) Thép hình(trong kết cấu thép xây dựng) Tiêu chuẩn TCVN 1651:2008

Trang 14
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=50 tấn, cần lấy 01 mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất
cả các chủng loại thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5~0,8m. Các chỉ tiêu cơ lý
khi thí nghiệm: giới hạn chảy, giới hạn bền, độ giãn dài.

h) Bê tông: tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4453:1995

Mỗi loại cấu kiện bê tông phải láy một tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một
lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu
10x10x10cm hoặc 15x15x15cm. Số lượng mẫu được quy định theo khối lượng như sau::

+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong
một khối lớn hơn 1000m3 và cứ 250m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một
khối đổ ít hơn 1000 m3.

+ Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ
mẫu cho một khối móng.

+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối lượng đổ lớn hơn 50m3 thì thì cứ 50m3 lấy
01 tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.

+ Đối với kết cấu khung cột, dầm, sàn cứ 20m3 lấy 01 tổ mẫu, nhưng khi khối lượng
ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.

+ Đối với các kết cấu đơn chiếc khác có khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ
mẫu.

+ Đối với bê tông nền, mặt đường,…cứ 200m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối lượng
bê tông ít hơn 200m3 thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.

i) Vữa xây, trát

- Lẫy mẫu vữa theo tiêu chuẩn TCVN 3121-2:2003

- Mỗi hạng mục công việc xây trát công trình nghiệm thu lấy 01 nhóm mẫu.
- Kích thước mẫu 4x4x16cm hoặc 7,07x7,07x7,07cm.

Trang 15
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

CHƯƠNG 3 : CHỈ DẪN KỸ THUẬT VỀ THI CÔNG

3.1. Yêu cầu chung


- Tất cả các công tác thi công phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện
hành.
- Các hạng mục công trình phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế của công trình, đảm
bảo đúng kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng xây dựng đồng thời đảm bảo tiến độ thi
công.
- Các hạng mục công trình phải đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng môi trường.
- Yêu cầu về xác định chính xác các mốc tọa độ, cao độ, ranh giới xây dựng.
- Có tiến độ thi công được đại diện Chủ đầu tư chấp nhận bằng văn bản.
- Các yêu cầu về sự đầy đủ của thiết bị, nhân lực và vật liệu cần thiết.
- Lập bản vẽ hoàn công sau khi kết thúc công trình.

3.2. Các công việc chuẩn bị ban đầu


3.2.1. Đo đạc kiểm tra và đóng cọc mốc

a) Các yêu cầu về công việc bàn giao và kiểm tra tim mốc, phục hồi tim mốc
Ban QLDA tổ chức giao tim mốc tuyến ĐDK cho nhà thầu xây lắp. Thành phần
thực hiện: Ban QLDA, TVTK, nhà thầu xây lắp. Những công việc trắc đạc để thông
tuyến và giác móng do bên xây lắp cùng với TVTK đảm nhận.
Ghi ký hiệu cọc tim mốc ĐDK phải dùng sơn. Cọc phải bố trí sao cho không gây
trở ngại giao thông. Ở những nơi có khả năng hư hỏng cọc phải được bảo vệ.
b) Các sai số cho phép khi cắm mốc so với hồ sơ thiết kế
Các sai lệch với hồ sơ thiết kế được phản ánh lại, chuyển lại đơn vị tư vấn kiểm tra
và đưa ra thống nhất
3.2.2. Giải tỏa, phát quang mặt bằng và hành lang tuyến

a) Nghị định thông tư áp dụng


Quy định khoảng cách từ dây dẫn có độ võng thấp nhất khi nhiệt độ cao nhất ngoài
trời (< 45°C) và bị gió thổi nghiêng lệch tới cây không được nhỏ hơn quy định theo nghị
định số : 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 và Quy phạm trang bị điện 11 TCN -19-2006
(QTĐ).

Trang 16
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

b) Các lưu ý phạm vi trách nhiệm của nhà thầu xây lắp
Nhà thầu phải lập biện pháp thực hiện công việc phát tuyến và biện pháp an toàn để
phòng tránh tai nạn.
- Kiểm tra đầy đủ số lượng cây, chiều cao cây cần phát bỏ nằm trong hành lang
tuyến. Gốc cây sau khi cưa cắt không được:
+ Cao quá 10 cm đối với cây có đường kính tới 30 cm.
+ Cao quá 1/3 đường kính đối với cây có đường kính lớn hơn 30 cm.
- Đối với cây ngoài hành lang có khả năng ngã đổ nào đường dây phải được chặt tỉa
đảm bảo khoảng cách an toàn theo 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 và Quy phạm trang
bị điện 11 TCN -19-2006 (QTĐ) (công tác này được thực hiện sau khi nghiệm thu rải,
căng dây).
c) Các yêu cầu về công tác giải tỏa, phát quang mặt bằng đảm bảo dọn sạch hành
lang trước khi bàn giao cho chủ đầu tư
- Đối với cây ngoài hành lang dảm bảo khoảng cách an toàn theo 14/2014/NĐ-CP
ngày 26/02/2014 và Quy phạm trang bị điện 11 TCN -19-2006 (QTĐ)
- Ký xác nhận các biên bản nghiệm thu công tác phát tuyến DDK.
3.2.3. Thí nghiệm toàn bộ vật liệu đưa vào xây dựng công trình
Nhà thầu có trách nhiệm xuất trình chứng chỉ xuất xưởng của vật tư, phụ kiện, thiết
bị chứng minh nguồn hàng khi chủ đầu tư yêu cầu.
Thí nghiệm đối chứng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình
quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh
hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường;
- Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị và chất lượng thi công xây dựng có dấu
hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc thiết kế;
- Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
- Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được
thực hiện trong các trường hợp sau:
- Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật theo yêu cầu của
thiết kế;

Trang 17
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Khi công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng có biếu hiện
không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế;
- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đầu tư theo hĩnh
thức đôi tác công tư;
- Trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định
của pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tổ chức giám
định nguyên nhân sự cố khi xảy ra sự cố công trình xây dựng;
- Theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng hoặc
yêu câu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần thiết.
Nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thâu cung
ứng, sản xuất sản phẩm xây đựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí
thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của
kết cấu công trình nếu kết quả thí nghiệm, kiểm định chứng minh được lỗi của các nhà
thầu này. Đối vơi các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện các côrig việc này được tính
vào tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
3.2.4. Vận chuyển
*.Đường vận chuyển
Nhà thầu có trách nhiệm thỏa thuận với chủ sở hữu các công trình khi thực hiện
khai thác, sử dụng. Đền bù và hoàn trả các hư hỏng gây ra khi sử dụng các hạng mục
công trình này.
Đối với các hư hại gây ra trong quá trình thi công ảnh hưởng đến sản xuất, sinh
hoạt… cũng phải thực hiện đền bù thỏa đáng.
*.Công tác vận chuyển
a) Vận chuyển và lắp dựng cốt thép
Công tác vận chuyển và lắp dựng cốt thép phải phù hợp với điều 4.6 của TCVN
4453:1995 và đảm bảo các quy định chung sau:
- Thép đến hiện trường không bị cong vênh.
- Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.
- Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng
kết cấu.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép (dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt
thép đuôi cá).

Trang 18
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động
làm sai lệch vị trí.
- Các con kê được đặt tại các vị trí thích hợp tùy mật độ cốt thép nhưng không được
lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê được đúc bằng vữa xi măng mác cao có chiều dày bằng
lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Trong các trường hợp khác, con kê được làm bằng các vật
liệu không an mòn cốt thép, không phá huy bê tông và phải được Chủ đầu tư đồng ý. Với
cốt thép sàn để đảm bảo khoảng cách giữa 2 lớp cốt thép phải dùng con kê bằng ngựa
thép.
- Trong mọi trường hợp các góc của các thanh thép đai với thép chịu lực được buộc
toàn bộ.
- Các thép chờ của các hạng mục còn lại, thép chờ cột để liên kết với tường xây
phải để sẵn trước khi tiến hành đổ bê tông.
b) Vận chuyển bê tông
- Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng,
bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng.
+ Sử dụng thiết bị, nhân lực hỗn hợp và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp
với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông
+ Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác
định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và phụ gia sử dụng. Nếu
không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các trị số ghi ở bảng dưới đây
Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia
Nhiệt độ (0C) Thời gian vận chuyển cho phép, phút
Lớn hơn 30 30
20 – 30 45
10 – 20 60
5 – 10 90
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá
200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ vào cốp pha.
- Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào
thùng treo không vượt quá 90 – 95% dung tích của thùng.

Trang 19
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng ô tô hoặc thiết bị chuyên dùng cần đảm bảo bảo
các cầu sau:
+ Chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần lớn hơn 40cm nếu dùng ô tô ben tự đổ;
+ Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận
chuyển được xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng.
- Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm và bơm thử
nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng
kỹ thuật của thiết bị bơm.
+ Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để
hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông
c) Chuỗi cách điện, rải căng dây
- Cách điện và phụ kiện do bên mời thầu cấp phải được bảo quản và vận chuyển cẩn
thận để tránh hư hỏng.
- Toàn bộ hàng hóa được đóng kiện có đệm lót đảm bảo trong quá trình di chuyển
cũng như bốc dỡ an toàn.
*Một số lưu ý khác
Yêu cầu nhà thầu đánh giá hiện trạng kỹ thuật của hệ thống dường, các địa hình
thực tế có thể vận chuyển hoặc phải cải tạo hay san ủi đường vào công trường, các đền bù
hư hại hoa màu...
3.2.5. Phương pháp huy động vật tư, vật liệu của nhà thầu xây lắp
- Nhà thầu có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ vật tư cũng như vật liệu đáp ứng đúng
tiến độ thi công của công trình.
- Nhà thầu cần liên hệ với chủ đầu tư, cũng như các dự án tương tự chủ đầu tư đang
thực hiện để có dự phòng huy động nguồn vật tư vật liệu từ các dự án khác trong trường
hợp phát sinh ngoài ý muốn
3.2.6. Cung cấp và bảo quản vật tư
Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo quản để không mất mát, với vật tư thu hồi được bảo
quản hoàn trả đúng số lượng và chất lượng cho chủ đầu tư.
3.2.7. Kho bãi

Trang 20
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Vật liệu (trừ cát, đá, sỏi) được tập kết về kho bãi sau đó được vận chuyển đến các vị
trí bằng ô tô tới các vị trí thi công đối với thi công tuyến cáp ngầm và vận chuyển thủ
công tới các vị trí thi công trạm biến áp.
Thời gian thi công dự kiến khoảng 04-06 tháng, vì vậy kết cấu kho bãi được làm
bằng khung xương thép, bưng vách và lợp mái bằng tôn tráng kẽm, xung quanh kho bãi
làm rãnh thoát nước.
Kho kín: Dùng để chứa xi măng, đầu cáp, hộp nối, và phụ kiện điện quý hiếm, ....
Bãi để chứa vật liệu sắt thép, các cấu kiện xây dựng đúc sẵn. Kho hở để chứa ván khuôn,
gia công ván khuôn, sửa chữa và gia công cốt thép.
Chi phí kho bãi, lán trại phục vụ xây dựng trạm được tính dựa theo thông tư
06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và
quản lý đầu tư xây dựng
3.2.8.Chuẩn bị mặt bằng thi công và bảo quản
Nhà thầu xây lắp nhận bào giao tuyến có trách nhiệm bảo quản và thực hiện các
công tác chuẩn bị để triển khai thi công.
3.2.9.Các thiết bị chuyển nghành yêu cầu để phục vụ công tác xây lắp

- Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ công tác thi công phù hợp với yêu cầu chất lượng, kỹ
thuật của công trình.

3.3. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác móng


3.3.1. Trước khi tiến hành mở móng
- Để thi công móng bất kì vị trí cột trung gian (cột đỡ) nào trong một khoảng néo,
Nhà thầu phải dùng máy trắc đạc đo kiểm tra toàn bộ khoảng néo.
- Để thi công móng cột néo góc, Nhà thầu phải đo kiểm tra lại tuyến của 02 khoảng
néo hai bên (hội tụ từ hai đầu lại).
3.3.2. Tuyến đường dây và cao độ
- Nhà thầu xác định lại chiều dài theo tim tuyến của từng khoảng cột của đường
dây, xác định vị trí móng, độ cao mặt đất của từng cột móng, xác định các cọc mốc cần
thiết theo yêu cầu của công việc để đảm bảo độ chính xác của các vị trí móng. Chủ đầu tư
có thể kiểm tra tuyến đường dây và cao độ cho nhà thầu ở từng thời điểm, nhưng trách
nhiệm đảm bảo chính xác hoàn toàn vẫn thuộc về nhà thầu.

Trang 21
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Công tác san gạt tạo mặt bằng thi công tuyến đường dây được thực hiện dọc theo
chiều dài tuyến, từ tim tuyến ra mỗi bên 1m, tính trung bình chiều dày san gạt là 0,1m.
Trước khi tiến hành san gạt, nhà thầu có trách nhiệm truyền dẫn cao độ cốt mặt đất tự
nhiên tại tim móng ra ngoài phạm vi đào, san gạt, đánh dấu và bảo quản (được ghi rõ
trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu nội bộ) để làm cơ sở cho công tác nghiệm
thu khối lượng san gạt cũng như tính đúng đắn của công tác thi công.
- Việc xác định cao độ cốt san gạt so với cốt tự nhiên tại tim móng phải đảm bảo
đúng theo bản vẽ “San gạt móng tại vị trí...”. Trường hợp cần kiểm tra tính đúng đắn của
công tác san gạt và thi công móng trong quá trình xử lý kỹ thuật liên quan, mọi sự thiếu
sót trên nhà thầu phải tự chịu kinh phí.
3.3.3. Hướng móng
Nhà thầu chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo độ chính xác của vị trí cột và hướng
cho mỗi móng cột theo hồ sơ thiết kế. Hướng móng mỗi vị trí cột được đặt sao cho vị trí
trục ngang của xà nằm như sau:
- Trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc của đường dây (đối với các cột đỡ thẳng,
đỡ vượt, néo thẳng).
- Trong mặt phẳng phân giác của góc hợp bởi 2 đoạn tuyến đường dây kề nhau cho
móng mỗi cột néo góc.
- Trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc tuyến đường dây (không kể trục dọc của
khoảng cột từ cột cuối vào poóc tích trạm biến áp) cho móng cột cuối ngoại trừ có hướng
dẫn trong bản vẽ.
- Các vị trí đặc biệt khác cần xem hướng dẫn chi tiết ở bản vẽ sơ đồ móng, bản vẽ
đào đắp móng, các bản vẽ liên quan khác để đảm bảo thi công đúng thiết kế.
3.3.4. Công tác đào móng
- Việc đào đất phải thực hiện đúng "Công tác đất - Thi công nghiệm thu" trong Phụ
lục A. Đất đào lên phải đổ xa mép móng theo quy phạm để tránh sạt lở hố móng. Ngoài
ra phải đảm bảo giữ đất để lấp và đắp móng sau này. Nhà thầu phải đảm bảo an toàn cho
người, thiết bị và công trình ... trong công tác đào hố móng.
- Trong trường hợp cần thiết có thể phải sử dụng tường chắn tạm (cọc tre, cọc
cừ,...) để đảm bảo ổn định của thành hố móng hoặc ngăn nước ngầm trong quá trình đào
hố móng.

Trang 22
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Mặt bằng đáy hố móng phải được dọn sạch làm bằng phẳng, giữ khô để tránh hoá
bùn. Phải làm rãnh thu nước xung quanh hố đào và phải có máy bơm đủ công suất để hút
toàn bộ nước có thể có trong hố móng trong quá trình thi công móng và bảo dưỡng bê
tông.
- Hình dạng, kích thước của hố móng phải phù hợp với hình dáng và kích thước
thiết kế của từng loại móng và phải được nghiệm thu trước khi chuyển sang công đoạn
tiếp theo. Cao độ của đáy hố móng phải đúng cao độ thiết kế. Nhà thầu phải đảm bảo tính
nguyên vẹn của hố móng đúng theo các yêu cầu kỹ thuật cho đến khi nghiệm thu hố
móng để chuyển sang các công đoạn tiếp theo. Bất kỳ việc đổ bê tông nào tiến hành trước
khi được kỹ sư bên mời thầu phê duyệt đều phải loại bỏ và nhà thầu phải chịu mọi kinh
phí để làm lại việc đó. Đất thừa không đảm bảo chất lượng phải đổ ra bãi thải qui định,
không được đổ bừa bãi làm ứ đọng nước làm ngập úng các công trình lân cận, làm trở
ngại thi công.
- Khi đào hố móng công trình phải có biện pháp chống sạt lở, lún và làm biến dạng
những công trình lân cận (nếu có).
- Trường hợp móng công trình nằm trên nền đá cứng thì toàn bộ đáy móng phải đào
tới độ sâu công trình thiết kế. Không được để lại cục bộ những mô đá cao hơn cao trình
thiết kế.
- Việc sai sót trong công tác đào hố móng, hạ cốt mà dẫn đến việc phát sinh, hiệu
chỉnh phần bản vẽ san gạt, kè móng thì nhà thầu phải tự bỏ ra kinh phí để thực hiện các
công việc liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế lại do các sai sót trên gây ra.
3.3.5. Công tác đắp đất
- Việc san lấp được tiến hành sau khi bê tông móng đã được bảo dưỡng đủ thời gian
quy định và phải được kỹ sư bên mời thầu cho phép. Đất lấp hố móng phải đổ từng lớp
dày 20cm và đầm kỹ theo đúng chỉ dẫn của thiết kế và phải có thí nghiệm dung trọng đất,
hệ số đầm nén đất do đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện.
- Các vị trí móng đều phải đắp đất theo kích thước được ghi trong bản vẽ thiết kế.
Đất đắp có thể lấy từ dưới hố móng đào lên hoặc từ nơi khác vận chuyển đến. Không
được lấy đất sát vị trí móng để đắp chân cột. Nhà thầu cần duy trì lớp đắp nền đến khi
nghiệm thu phần việc theo hợp đồng. Nếu phải lấy vật liệu từ nơi khác đến cho việc đắp
nền chân cột, nhà thầu phải thống nhất với chủ đầu tư khu vực khai thác vật liệu thích
hợp cho việc đắp nền để vật liệu có chất lượng đúng với yêu cầu.

Trang 23
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Đất thừa có thể đắp vào chân móng trong phạm vi diện tích chiếm đất vĩnh viễn,
đất được phép đắp cao cách mặt trên của cột móng 10cm, và khu vực xung quanh móng
(ngoại trừ về phía taluy âm và taluy dương vì có nguy cơ gây sạt lở do áp lực đất gây ra).
Trường hợp các vị trí có bố trí móng lệch địa hình tuyệt đối không được đắp đất thừa
trong phạm vi móng. Đất thừa còn lại (nếu có) phải vận chuyển đến nơi khác đổ phải
được thoả thuận với chính quyền địa phương
- Bên mời thầu có thể tiến hành thí nghiệm dung trọng lớp đất đắp để kiểm tra nhà
thầu thực hiện đúng độ đầm nén yêu cầu. Bất kỳ móng nào xác định đất lấp hố móng đầm
nén không đạt chất lượng phải đào lên và thực hiện lại bằng chi phí của nhà thầu.

3.4. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác cốt thép móng


3.4.1. Tổng quan
- Mác thép thiết kế
Cường độ chịu nén Cường độ chịu kéo
STT Mác thép tính toán Rs tính toán Rsc
(MPa) (MPa)
1 CB-240T 225 225
2 CB-300V 280 280
3 CB-400V 365 365
- Cốt thép dùng trong thiết kế bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết
kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 2012 “Kết cấu bê tông cốt
thép” và TCVN 1651 : 2008 “Thép cốt bê tông”.
- Cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo
TCVN 197: 2014 “Kim loại- Phương pháp thử kéo” và TCVN 198 : 2008 “Kim loại –
Phương pháp thử uốn”.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
+ Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ
+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân
khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này
thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;
+ Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.

Trang 24
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

3.4.2. Gia công cốt thép


- Việc gia công cốt thép áp dụng theo TCVN 4453:1995.
- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
- Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản
phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Mỗi lô gồm 100 thanh
thép cùng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thành bất kỳ để kiểm tra. Trị số sai lệch
không vượt quá các trị số trong TCVN 4453-1995.
3.4.3. Nối cốt thép
- Trong công trình có thể nối cốt thép bằng phương pháp hàn hoặc nối buộc.
+ Nối hàn bao gồm: hàn đối đầu, hàn chập và hàn bản táp
+ Nối buộc dùng sợi thép d=1mm buộc 2 thanh thép nối với nhau, chiều dài nối
buộc theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012
- Việc nối buộc cốt thép áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông
cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn 4453:1995- Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối
– Thi công và nghiệm thu.
- Việc nối đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không
nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết
cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và
không quá 50% đối với thép có gờ.
- Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép
không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với
thép chịu nén.
+ Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt
thép có gờ không uốn móc;
+ Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;
+ Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).
- Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đường
kính nhỏ hơn 10mm đối với thép kéo nguội và đường kính nhỏ hơn 12mm đối với thép
cán nóng.

Trang 25
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu thiết kế không có
chỉ dẫn đặc biệt thì thực hiện theo quy định sau:
+ Đối với thép tròn trơn hàn tất cả các điểm giao nhau;
+ Đối với thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài các
điểm còn lại ở giữa cách một hàn một theo thứ tự xen kẽ;
+ Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điểm giao nhau.
- Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau:
+ Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8mm;
+ Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong
lắp ghép.
- Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có
bọt;
+ Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
3.4.4. Lớp bảo vệ cốt thép
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo bản vẽ thiết kế. Đồng thời không được nhỏ hơn
30mm đối với kết cấu móng.
- Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ, đơn vị thi công tiến hành làm các con kê bằng bê
tông với kích thước tối thiểu 25x25x35mm để cho cốt thép chịu lực đặt lên. Với khoảng
cách 0.5m/1 con kê.

3.5. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác bê tông và vữa xây


3.5.1. Yêu cầu chung
Nhà thầu có trách nhiệm thiết kế cấp phối bê tông phù hợp với nguồn gốc vật liệu
thực tế và cường độ bê tông theo thiết kế. Việc thiết kế cấp phối bê tông phải do một
phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Kết quả cấp phối bê tông thiết kế được
trình cho Bên A trước khi thực hiện công tác bê tông.
3.5.2. Cấp phối và kiểm tra cấp phối
Xác định cấp phối bê tông là tìm ra các loại nguyên vật liệu: nước, xi măng, cát, đá
hoặc sỏi cho 1m3 bê tông để đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế phù hợp với điều kiện
thực tế tại công trường.

Trang 26
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Thành phần bê tông thường được biểu thị bằng khối lượng xi măng (kg) và thể
tích cốt liệu (m3). Cũng có thể biểu thị bằng tỉ lệ khối lượng (hoặc thể tích) trên 1 đơn vị
khối lượng (hoặc thể tích) xi măng. Nếu trộn bê tông trong phòng thí nghiệm hoặc tại
trạm trộn có hệ thống định lượng tự động thì cấp phối bê tông được biểu thị bằng khối
lượng (kg) các loại vật liệu dùng trong 1m3 bê tông
- Cấp độ bền thiết kế của bê tông
Cường độ chịu nén Cường độ chịu kéo
STT Cấp độ bền bê tông tính toán Rb tính toán Rbt
(Mpa) (Mpa)
1 B15 ( Mác M200) 8.5 0.75
2 B7.5 ( Mác M100) 4.5 0.48
3.5.3. Thi công bê tông
Việc hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường theo nguyên tắc không làm thay
đổi tỉ lệ N/X của thành phần bê tông đã thiết kế.
Khi cốt liệu ẩm cần giảm lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu.
Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện thi công thì đồng
thời có thể thêm nước và xi măng để giữ nguyên tỉ lệ N/X
3.5.4. Trộn bê tông
Hỗn hợp bê tông được trộn bằng máy, trình tự đổ vật liệu vào máy trộn cần theo
quy định sau:
+ Trước hết đổ 15% - 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc
đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại.
+ Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải thực hiện theo chỉ dẫn của người sản
xuất phụ gia.
Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị
dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít
nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị số ghi ở bảng dưới đây
Thời gian trộn hỗn hợp bê tông (phút)
Dung tích máy trộn, lít
Độ sụt (mm)
Dưới 500 Từ 500 đến 1000 Trên 1000
<10 2,0 2,5 3,0
10 –50 1,5 2,0 2,5
>50 1,0 1,5 2,0

Trang 27
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm
việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy
trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã quy định.
3.5.5. Độ dẻo và độ đồng nhất
- Độ sụt bê tông được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông
nặng - Phương pháp thử độ sụt
- Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông xác định tuỳ thuộc tính chất của công
trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết. Khi chọn độ sụt
của hỗn hợp bê tông để thiết kế cần tính tới sự tổn thất độ sụt trong thời gian lưu giữ và
vận chuyển. Độ sụt của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ có thể tham khảo theo bảng sau
Bảng 11 - Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ
Độ sụt Độ cứng
Loại và tính chất ca kết cấu Đầm Đầm
máy tay
- Lớp lót dưới móng 0 – 10 - 50 – 40
- Mặt đường, nền nhà, kết cấu khối lớn không 0 – 20 20 – 40 35 – 25
hoặc ít cốt thép (tường chắn, móng block ….)
- Kết cấu khối lớn có tiết diện lớn hoặc trung 20 – 40 40 – 60 25 – 15
bình 50 – 80 80 – 12 – 10
- Kết cấu bê tông cốt thép có mật độ cốt thép 120
dày đặc. 120 – 200
- Các kết cấu đổ bằng bê tông bơm
- Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các quy định sau:
+ Đối với bê tông trộn tại hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông
đầu tiên.
+ Đối với bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn bê tông (bê tông thương phẩm) cần
kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông.
+ Khi trộn bê tông trong điều kiện thời tiết và độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra
một lần trong một ca.
+ Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần
cấp phối bê tông thì phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít nhất một
lần trong một ca.
3.5.6. Cung cấp bê tông

Trang 28
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu
cầu:
+ Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng,
bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng.
+ Sử dụng thiết bị, nhân lực hỗn hợp và phương vận chuyển cần bố trí phù hợp với
khối lượng, tốc độ trộn,đổ và đầm bê tông
+ Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác
định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và phụ gia sử dụng. Nếu
không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các trị số ghi ở bảng dưới đây
Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia
Nhiệt độ (ºC) Thời gian vận chuyển cho phép, phút
Lớn hơn 30 30
20 – 30 45
10 – 20 60
5 – 10 90
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá
200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ vào cốp pha.
- Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào
thùng treo không vượt quá 90 – 95% dung tích của thùng.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng ô tô hoặc thiết bị chuyên dùng cần đảm bảo bảo
các cầu sau:
+ Chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần lớn hơn 40cm nếu dùng ô tô ben tự đổ;
+ Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận
chuyển được xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng.
- Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm và bơm thử
nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng
kỹ thuật của thiết bị bơm.
+ Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để
hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông.
3.5.7. Thi công đổ bê tông
- Thi công đổ bê tông được áp dụng theo tiêu chuẩn:

Trang 29
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

+ TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi
công và nghiệm thu.
+ TCVN 9361:2012 Công tác nền móng- Thi công và nghiệm thu
+ Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ
tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
+ Cốp pha phải được ghép kín, khí để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm
bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác dụng của thời tiết.
+Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng
và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế
+ Cốp pha và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các
loại cốp pha, đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo
- Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ
cốt thép
+ Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha
+ Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy
định của thiết kế
+ Để tránh sự phân tầng, chiều cao tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt
quá 1,5m
+ Khi đổ bê tông có chiều cao tự do lớn hơn 1,5m phải dùng máng nghiêng hoặc
ống vòi voi. Nếu chiều cao rơi trên 10m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động. Khi
dùng ống vòi voi thì ống lệch nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 0.25m trên
1m chiều cao, trong mọi trường hợp phải đảm bảo đoạn ống dưới cùng thẳng đứng
- Nêu độ dày của mỗi lớp khi đổ bê tông được quy định như bảng sau:
Phương pháp đầm Chiều dày cho phép mỗi
lớp đổ bê tông, cm
Đầm dùi 1,25 chiều dài phần công tác của đầm
(khoảng 20cm-40cm)
Đầm mặt: (đầm bàn)
- Kết cấu không có cốt thép và kết 20
cấu có cốt thép đơn.
- Kết cấu có cốt thép kép 12
Đầm thủ công 20

Trang 30
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Sau khi tháo cốp pha, bề mặt bê tông phải được sửa chữa các khuyết tật và hoàn
thiện để đảm bảo độ phẳn nhẵn và đồng đều về màu sắc. Mức độ gồ ghề của bề mặt bê
tông khi đo áp sát bằng thước 2m không vượt quá 7mm.
3.5.8. Đầm bê tông
Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm bê
tông được đầm chặt và không bị rỗ.
+ Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm. Dấu hiệu để
nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn
nữa;
+ Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 giờ - 2 giờ sau khi đầm
lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như
sàn mái, sân bãi, mặt đường ô tô, không đầm lại cho bê tông khối lớn.
3.5.9. Đổ bê tông khi thời tiết nóng
-Việc thi công bê tông trong thời tiết nóng được thực hiện khi nhiệt độ môi trường
cao hơn 300C. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp đối với vật liệu,
quá trình trộn, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông để không làm tổn hại đến chất lượng bê
tông do nhiệt độ cao của môi trường gây ra.
- Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông từ máy trộn nên khống chế không lớn hơn 300C và
khi đổ không lớn hơn 350C.
-Việc khống chế nhiệt độ hỗn hợp bê tông có thể căn cứ vào điều kiện kiện thực tế
để áp dụng như sau:
+Dùng nước mát để hạ thấp nhiệt độ cốt liệu lớn trước khi trộn dùng nước mát để
trộn và bảo dưỡng bê tông
+ Thiết bị, phương tiện thi công, bãi cát đá nơi trộn và nơi đổ bê tông cần được che
nắng;
+ Dùng xi măng ít tỏa nhiệt;
+ Dùng phụ gia hóa dẻo có đặc tính phù hợp với môi trường nhiệt độ cao;
+ Đổ bê tông vào ban đêm hoặc sáng sớm và không nên thi công bê tông vào những
ngày có nhiệt độ trên 350C.
3.5.10. Biện pháp bảo dưỡng bê tông

Trang 31
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần
thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê
tông.
- Bảo dưỡng ẩm
Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và
đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo:
TCVN 8828 : 2011 “Bê tông nặng – yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”
- Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng
dưới đây.Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học
như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hại khác.
Thời gian bảo dưỡng ẩm (theo TCVN 8828 : 2011)
Tên mùa Tháng RthBD Tct BD
(% R28) (ngày đêm)
Hè IV – IX 50 – 55 3
Đông X – III 40 – 50 4

Trong đó:
Rth BD- Cường độ bảo dưỡng ẩm tới hạn Tct
BD - thời gian bảo dưỡng cần thiết
3.5.11. Cốp pha và cây chống

*Yêu cầu đối với vật liệu làm cốp pha


- Yêu cầu chung:
+ Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ
tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
+ Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm
bê ông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
+ Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng
và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế.
+ Cốp pha và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy máy hoặc gia công tại hiện trường.
Các loại cốp pha đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo.
- Vật liệu làm cốp pha và đà giáo

Trang 32
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

+ Cốp pha đà giáo có thể làm bằng gỗ, hoành bè, thép, bê tông đúc sẵn hoặc chất
dẻo. Đà giáo có thể sử dụng tre, luồng. Chọn vật liệu nào làm cốp pha đà giáo đều phải
dựa trên điều kiện cụ thể và hiệu quả kinh tế.
+ Gỗ làm cốp pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng
TCVN1075 : 1971 và các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời có thể sử dụng cả loại gỗ bất
cập phân.
+ Cốt pha đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân
chuyển nhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau.
- Những yêu cầu của chất chống dính cho cốp pha:
+ Chất chống dính phải bám chắc vào bề mặt ván khuôn, ngay cả khi ván khuôn lắp
thẳng đứng cũng không gây ra hiện tượng chảy, nhưng ngược lại, không có lực dính với
bê tông;
+ Việc phủ chất chống dính lên trên bề mặt ván khuôn phải thực hiện thủ công hoặc
cơ giới;
+ Chất chống dính cần phát huy tác dụng ngay sau khi phủ lên trên bề mặt ván
khuôn để việc đổ bê tông có thể tiến hành ngay được.
+ Chất chống dính phải làm cho sau khi tháo ván khuôn có được bề mặt bê tông
sạch, không có màng xốp trên bề mặt cấu kiện, tháo ván khuôn dễ dàng và không gây sứt
mẻ rạn nứt cấu kiện;
+ Chất chống dính không được làm giảm cường độ bề mặt bê tông, không gây ăn
mòn thép, phá hoại gỗ; ngược lại có tác dụng bảo đảm chống rỉ đối với thép, chống mục
đối với gỗ;
+ Chất chống dính không được chứa những chất dễ cháy, bay hơi độc hại làm ô
nhiễm khu vực sản xuất;
+ Việc chế tạo phải đơn giản, ít tốn kém.
*Thiết kế cốp pha và cây chống
- Khi thiết kế cốp pha dàn giáo phải tính toán với các trị số tải trọng tiêu chuẩn sau
đây:
*. Tải trọng thẳng đứng:
a) Khối lượng thể thức của cốp pha đà giáo xác định theo bản vẽ thiết kế. Khối
lượng thể tích của gỗ khô phân loại theo TCVN 1072 : 1971 như sau:

Trang 33
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

+ Nhóm III từ 620kg/m3 đến 720kg/m3


+ Nhóm IV từ 550kg/m3 đến 610kg/m3
+ Nhóm V từ 500kg/m3 đến 540kg/m3.
+ Nhóm VI từ 490kg/m3 trở xuống.
b) Khối lượng đơn vị thể tích của bê tông nặng thông thường tính bằng 2500kg/m3.
+ Đi với các loại bê tông khác tính theo khối lượng thực tế.
c) Khối lượng của cốt thép, lấy theo thiết kế, trường hợp không có khối lượng cụ
thể thì lấy 100kg/m3 bê tông cốt thép;
d) Tải trọng do người và dụng cụ thi công:
+ Khi tính toán cốp pha sàn và vòm thì lấy 250daN/m2.
+ Khi tính toán các nẹp gia cường mặt cốp pha lấy 150daN/m2;
+ Khi tính toán cột chống đỡ các kết cấu lấy 100daN/m2.
*. Tải trọng ngang.
a) Tải trọng gió lấy theo TCVN 2737:1995 đối với thi công lấy 50% tải trọng gió
tiêu chuẩn.
b) áp lực ngang của bê tông mới đổ vào cốp pha xác định theo tiêu chuẩn TCVN
4453:1995
c) Tải trọng do chấn động phát sinh khi đổ bê tông vào cốp pha của kết cấu xác
định theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995
- Độ võng của các bộ phận cốp pha do tác động của các tải trọng không được lớn
hơn các trị số sau:
a) Đối với cốp pha của bề mặt lộ ra ngoài của các kết cấu: 1/400 nhịp của bộ phận
cốp pha;
b) Đối với cốp pha của bề mặt bị che khuất các kết cấu: 1/250 nhịp của bộ phận cốp
pha;
c) Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của gỗ chống cốt pha: 1/1000 nhịp tự do của kết cấu
bê tông cốt thép tương ứng.
- Tính toán ổn định chống lật của cốp pha và đà giáo phải xét đến tác động đồng
thời của tải trọng gió và khối lượng bản thân. Nếu cốp pha được lắp liền với cốt thép thì

Trang 34
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

phải tính cả khối lượng cốt thép, hệ số vượt đối với tải trọng gió lấy bằng 1,2 và 0,8 đối
với các tải trọng chống lật.
Ngoài ra, hệ số an toàn về ổn định chống lật không được nhỏ hơn 1,25.
Dựng lắp cốp pha
- Lắp dựng cốp pha đà giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính;
+ Cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao cho
phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo
còn lưu lại để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm,sàn và cột chống);
+ Cột chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không
bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
- Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để
thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu.
- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác định số
lượng và vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá
trình thi công.
- Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi
cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài.Trước khi đổ bê tông, các lỗ này
được bịt kín.
- Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo. Cốp pha và đà giáo
khi lắp dựng xong được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng dưới đây
Các yêu cầu kiểm tra cốp pha, đà giáo.
Các yêu cầu Phương pháp Kết quả
kiểm tra kiểm tra kiểm tra
Cốp pha đã lắp dựng
Hình dáng vài kích thước Bằng mắt, đo bằng thước Phù hợp với kết cấu của
có chiều dài thích hợp thiết kế
Kết cấu cốp pha Bằng mắt Phù hợp với thiết kế cốp
pha
Độ phẳng giữa các tấm Bằng mắt Mức độ gồ ghề giữa các
ghép nối tấm 3mm
Độ kín, khít giữa các tấm Bằng mắt Cốp pha được ghép kín,

Trang 35
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

cốp pha, giữa cốp pha và khít, đảm bảo không


mặt nền mất nước xi măng khi
đổ và đầm bê tông
Chi tiết chôn ngầm và đặt Xác định kích thước,vị trí Đảm bảo kích thước,
sẵn và số lượng bằng các vị trí và số lượng theo
phương tiện thích hợp quy định
Chống dính cốp pha Bằng mắt Lớp chống dính phủ kín
các mặt cốp pha tiếp
xúc với bê tông.
Vệ sinh bên trong cốp pha Bằng mắt Không còn rác, bùn đất
và các chất bẩn khác
bên trong cốp pha
Độ nghiêng, cao độ và Bằng mắt, máy trắc đạc và
kích thước cốp pha các thiết bị phù hợp
Độ ẩm của cốp pha gỗ Bằng mắt Cốp pha gỗ đã được
tưới nước trước khi đổ
bê tông

Đà giáo đã lắp dựng

Kết cấu đà giáo Bằng mắt, dùng tay lắc Đà giáo được lắp dựng
mạnh các cột chống, các đảm bảo kích thước, số
nêm ở từng cột chống lượng và vị trí theo thiết
kế
Cột chống đà giáo Bằng mắt, dùng tay lắc Cột chống, đ|ợc kê, đệm
mạnh các cột chống, các và đặt lên trên nền
nêm ở từng cột chống cứng, đảm bảo ổn định
Độ cứng và ổn định Bằng mắt, đối chiếu với Cột chống được giằng
thiết kế đà giáo chéo và giằng ngang đủ
số lượng, kích thước và
vị trí theo thiết kế.

Trang 36
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha đà giáo được tiến hành tại hiện
trường, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định ở bảng 1 và các
sai lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng sau:
Tên sai lệch Mức cho phép, mm
1 2
1. Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha, cấu kiện
chịu uốn và khoảng cách giữa các cột đỡ giằng ổn định,
neo và cột chống so với khoảng cách thiết kế.
a) Trên mỗi mét dài 25
b) Trên toàn bộ khẩu độ 75
2. Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau
của chúng so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng
thiết kế
a) Trên mỗi mét dài 5
b) Trên toàn bộ chiều cao của kết cấu: 20

- Cột trụ có chiều cao dưới 5m 10


- Cột trụ toàn khối có chiều cao trên 5m 15
- Cột khung có liên kết bằng dầm 10
- Dầm 5
3. Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế
a) Móng 15
b) Cột, trụ 8
c) Dầm xà, giằng 10
d) Móng dưới các kết cấu thép Theo quy định của thiết kế
4. Sai lệch trục cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp pha di 10
động so với trục công trình
 Tháo ván khuôn
- Cốp pha đà giáo giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết kế để
kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi
công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va
chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
- Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (như
cốp pha thành bên của dầm, cột trụ) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50
N/cm2 ….

Trang 37
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, cột chống), nếu không
có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ
ghi trong bảng dưới đây:
Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốp pha đà giáo chịu lực (%R28) khi chưa
chất tải

Thời gian bê tông đạt


Cường độ bê tông tối cường độ để tháo cốp pha
thiếu cần đạt để tháo ở các mùa và vùng khí
Loại kết cấu
dỡ cốp pha, %R28 hậu - bảo dưỡng bê tông
theo TCVN 5592:1991
Bản sàn, dầm có khẩu độ 50 7
nhỏ hơn 2m
Bản sàn , dầm có khẩu độ 70 10
từ 2-8m
Bản sàn, dầm có khẩu độ 90 23
lớn hơn 8m

- Các kết cấu công xôn chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê
tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
- Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính
toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các
vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
- Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha dàn giáo chỉ được
thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.
3.5.12. Kiểm tra cường độ bê tông
1. Yêu cầu chung
- Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo
dưỡng ẩm theo TCVN 3105 : 1993.
2. Các dụng cụ đo
- Côn thử độ sụt,
- Bộ khuôn 3 ngăn kích thước 15x15x15cm
- Que đầm bằng sắt tròn d16 dài 600mm

Trang 38
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

-Búa nhỏ, bay


-Máy nén mẫu
- Nhiệt kế...
3. Lấy mẫu và kiểm tra
- Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm
ba viên, mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105 :
1993. Kích thước viên mẫu chuẩn 150mm x 150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định
theo khối lượng như sau:
+ Đối với các móng lớn, cứ 100m3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn
một tổ mẫu cho một khối móng;
+ Trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc có khối lượng ít hơn thì khi cần vẫn
lấy một tổ mẫu;
+ Đối với bê tông nền, mặt đường( đường ô tô, đường băng…) cứ 200m3 bê tông
lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 vẫn phải lấy một tổ mẫu;
+ Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ 500m3 lấy một tổ mẫu nhưng
nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.
4. Các yêu cầu chấp thuận
- Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu
đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu
không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ
dưới 85% mác thiết kế.
5. Kết quả kiểm tra cường độ
- Kết quả thí nghiệm xác định cường độ nén của bê tông lấy bằng trị số trung bình
cộng từ 3 giá trị cường độ của mẫu thử, trong đó giá trị lớn nhất và nhỏ nhất không được
chênh lệch quá 15% so với giá trị của mẫu trung bình (0.85RTB < Rmax(min) < 1.15 RTB).
Nếu giá trị lớn nhất và nhỏ nhất không thuộc khoảng 0.85RTB < Rmax(min) <1.15 RTB thì
phải đúc lại mẫu khác.
6. Kiểm tra chất lượng bê tông trên kết cấu
- Kiểm tra chất lượng bê tông được áp dụng theo tiêu chuẩn TCXDVN 239:2006
Bê tông nặng-chỉ dẫn xác định và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

Trang 39
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Theo tiêu chuẩn TCXDVN 239:2006 việc kiểm tra chất lượng bê tông trên kết cấu
gồm có các phương pháp sau:
+ Phương pháp khoan lấy mẫu
+ Phương pháp sử dụng sung bật nẩy
+ Phương pháp đo vận tốc xung siêu âm
+ Phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và sung bật nảy
- Ngoài ra ta có thể sử dụng mắt thường để kiểm tra cấu kiện như bê tông bị rỗ…
7. Kiểm tra kết cấu
- Các trường hợp cần phải thí nghiệm kiểm tra trên kết cấu bê tông cốt thép đã được
thi công xong
+ Có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp;
+ Bị nghi ngờ chất lượng kém do thiết kế, cung ứng vật liệu hoặc thi công gây ra;
+ Không có thiết kế rõ ràng và khả năng mang tải chưa biết;
+ Có sự thay đổi cấu tạo kết cấu làm cho các đặc trưng chịu lực thay đổi khác đi so
với thiết kế;
+ Cần được chứng minh khả năng chịu tải sau khi đã được sửa chữa, gia cường.
3.5.13. Lắp đặt bulong neo
Bu lông neo phải được chế tạo tuân thủ theo kích thước của bản vẽ thiết kế. Bu lông
được định vị trước khi đổ bê tông trụ bằng cách buộc cố định vào các cây thép chủ, sai số
sau khi lắp đặt bu lông không lớn hơn 2mm.

3.6. Chỉ dẫn kỹ thuật về công tác gia công chế tạo, lắp đặt kết cấu thép
Điều kiện kỹ thuật này đề cập tới tiêu chuẩn cho các vật tư chế tạo bằng thép như xà
cột thép, xà, giá đỡ cáp, trụ đỡ thép thiết bị...

Thép hình các loại phải có kết quả thử nghiệm theo TCVN 197-1985 và TCVN 198-
1985.

Thép được mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn 18 TCN-04-92.

Lớp kẽm không bị tróc, dộp hoặc không có xỉ kẽm trên bề mặt.

Tiêu chuẩn thép hình và thép tấm: TCVN 1896-76, TCVN-5575-1991, TCVN-

Trang 40
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

1876-76, TCVN-1896-76.

Tiêu chuẩn lắp dựng kết cấu thép 20TCN-170-89

Không được phép hàn thép đã mạ trừ những nơi được chỉ ra trong Các bản vẽ hoặc
Kỹ sư hướng dẫn.

Các mối nối cần được làm đầy, làm đều hoặc cắt gọt đánh bóng, nếu cần để bảo đảm
liên kết kín và hoàn hảo. Tất cả các khung cần được cấp cùng với các liên kết giằng néo
thích hợp. Tất cả các khung cần được cung cấp với việc giằng néo thích hợp để bảo đảm cố
định hình dạng khi vận chuyển.

Tất cả mọi mối hàn phải là liên tục theo đường tiếp xúc, trừ những mối đinh bấm
cấm hàn. Mọi mối hàn lộ cần phải mài cho trơn nhẵn.

Việc mạ và kiểm tra cần tuân theo các yêu cầu của ASTM A123.

Vật liệu sẽ được mạ sau khi việc chế tạo, mài đánh bóng, và các công việc trong
xưởng đã hoàn thiện, trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này.

Trước khi mạ, mọi vảy hàn rơi vãi, các vết hàn xù xì thô nhám, hoặc các vết sắc
nhọn nhô ra sẽ phải tẩy sạch bằng cách đục bỏ và đánh bóng. Sau đó tất cả các đường hàn
sẽ được làm sạch bằng phun thổi cát. Các bề mặt khác sẽ được làm sạch khỏi mọi vảy bụi,
dầu, mỡ và các vảy hàn còn đọng lại căn cứ theo SSPC- SP6 - Làm sạch bằng Phun thổi
Thương mại. Sau khi làm sạch, các mối hàn cần phải có một bề mặt liên tục, đều đặn,
không bị bất cứ một vết rỗ nào và kín nước tuyệt đối.

Lớp mạ cần sạch sẽ, trơn nhẵn, đồng nhất và không có khuyết tật. Các chỗ rỗng,
những chỗ lớp mạ bị gồ ghề và đọng thành các giọt mà có thể bị vỡ khi động chạm đến, sẽ
không được Kỹ sư chấp nhận. Nếu trên 5% vật liệu bị loại bỏ, thì việc sản xuất sẽ phải
ngừng lại và sửa đổi sao cho đạt đến được một sự thỏa mãn về công việc.

Việc mạ các bulông, ecu và các vòng đệm cần phải căn cứ theo ASTM A394. Các
ecu sẽ được tiện ren sau khi mạ và các mối ren của ecu là trái chiều theo ASTM A394.

Nếu không có quy định khác thì tất cả sắt, thép sử dụng cho công trình và các khung
thép ngoài trời sẽ được mạ kẽm nhúng nóng sau khi hoàn tất việc sản xuất. Kẽm mạ ngoài
phải đồng bộ, sạch sẽ, mịn và tránh tối đa trang kim.

Ngoài các dây kim loại ra thì tất cả các vật bằng sắt, thép cũng sẽ được mạ kẽm
nhúng nóng và có trọng lượng kẽm mạ trung bình tối thiểu là 500g/m2 đối với các bộ phận
làm bằng thép và 350 g/m2 đối với các bulông, đai ốc và vượt qua các cuộc thử nghiệm

Trang 41
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

theo tiêu chuẩn ISO 1460 hoặc tiêu chuẩn tương tự.

Việc chuẩn bị mạ kẽm và quá trình mạ kẽm không được làm méo hoặc ảnh hưởng
xấu đến tính chất cơ học của vật liệu.

Nếu phát hiện bất kỳ phần nào mạ chưa hoàn thiện thì phần đó sẽ phải được thay
thế. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc thay thế đó sẽ do Nhà thầu thanh toán.

Nếu khi phát hiện các bề mặt đã được mạ kẽm có hiện tượng bong mạ trong khi vận
chuyển hay trong quá trình lưu kho trên hiện trường thì Tư vấn sẽ phê duyệt phương pháp
cọ rửa hoặc sơn bảo vệ tại hiện trường hoặc ra lệnh thay thế bằng nguyên liệu mới.

3.7. Chỉ dẫn kỹ thuật công tác xây đá (nếu có)


- Trước khi xây phải rửa đá cho sạch và tưới ướt mặt đá để nước hút vào đá càng
gần đến trạng thái bão hòa càng tốt. Không dùng đá bẩn và khô để xây.

- Chọn đá hộc, hoặc đá chẻ có mặt phô ra tương đối đều nhau để mặt xây được đều
đặn và đẹp

- Xử lý nền trước khi xây:

+ Với nền đất: phải bóc hết lớp đất hữu cơ, bùn đất, đất có lẫn vôi, gạch nát của
công trình cũ để lại(nếu có), sau đó sửa phẳng mặt nền.

+ Với nền đá: phải bóc hết lớp đá phong hóa trên mặt theo thiết kế; Cọ rửa sạch sẽ
hang hốc và kẽ hở rồi đổ bê tông hoặc vữa xi măng lấp kín và làm phẳng nền. Sau khi bê
tông và vữa đã đông cứng mới được xây;

+ Xây trên tầng lọc ngược: phải rải một lớp vỏ bao xi măng, đổ một lớp bê tông hạt
nhỏ dầy khoảng 4-5 cm, rồi mới xây lên trên;

+ Xây đá trực tiếp lên nền đất: phải chọn những hòn đá lớn, dỗ mạnh xuống đất
nhiều lần cho viên đá ngập một phần trong đất để liên kết tốt giữa đất và đá;

+ Xây tiếp trên các khối xây cũ; phải cạo hết rêu mốc, rửa sạch và tưới nước lên
khối xây cũ, rồi mới rải vữa để xây khối xây mới;

+ Nếu trong hố móng có nước mạch: phải xử lý nước mạch cho khô ráo, rồi mới
xây.

- Không được xây đá to hoặc đá nhỏ tập trung vào một chỗ theo chiều dài của tường;
Nếu tường dầy thì xây đá to phía ngoài và đá nhỏ trong lõi. Đá lớn cần giành để xây phần

Trang 42
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

chân tường và góc tường.

- Cần xây với độ cao đồng đều trong kết cấu xây để nền lún đều, nếu phải chia kết
cấu thành từng đoạn, thì chỗ ngắt đoạn phải xây dật cấp;

- Khi xây phải đặt đá thành từng háng, mỗi hàng phải có cá hòn đá câu chặt tạo hệ
giằng. Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đàu
tường với nhau;

- Phải chèn chặt các khe mạch rỗng bên trong khối xây bằng vữa và đá nhỏ. Không
xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như vê trong khối xây, những viên đá xây trong cùng
một lớp phải có chiều dày tương đương nhau. Mạch đứng cử lớp đá trên phải so le với mặt
đứng lớp đá xây dưới ít nhất 8cm. Trong mỗi lớp đá phải xây hai hàng đá ở mặt ngoài
tường trước, sau đó xây các hàng đá ở giữa. Các hòn đá xây ở mặt ngoài tường phải có
kích thước tương đối lớn và bằng phẳng. Không được đặt đá tiếp xúc trực tiếp với nhau mà
không đệm vữa. Phải đổ vữa trước, đặt đá sau, không được làm ngược lại;

- Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mặt to xuống dưới. Phải ước trước hòn đá; nếu cần,
sửa lại viên đá bằng búa để hòn đá nằm khít ở vị trí với mạch vữa không dày quá 3 cm. Sau
khi đã ước thử và sửa lại hòn đá, nhấc nó lên, rải vữa, rồi đặt đá vào, dùng tay lay, lấy búa
gỗ nện vào hòn đá để vữa phùi ra ngoài mặt, sau đó dùng thanh sắt tròn d = 10 mm. Thọc
kỹ vào mạch đứng để nén chặt vữa, đồng thời chèn thêm đá dăm vào mạch vữa để mạch
thật no vữa. Không dùng đá dăm để kê đá hộc ở mặt ngoài.

- Khi xây cột, trụ, phải đặt đá thành từng hàng cao 0.25m, các viên đá mặt có chân
cắm sâu vào khối xây. Cần chọn những viên đá dài, dầy mình; không nên dùng đá vát
cạnh, đá mỏng;

- Khi tạm ngừng xây, phải đổ vữa, chèn đá dăm vào các mạch đứng của lớp đá trên
cùng, trên mặt lớp đá này không được rải vữa; Nếu thời gian ngừng kéo dài, mặt trên của
tường phải được che phủ kín và tưới nước (đặc biệt trong mùa hè, mùa khô, mùa gió tây).

Khi xây tiếp, phải được quét dọn hết rác bẩn và phải tưới nước cho đủ ẩm mặt trên
của tường, không để đọng nước; Sau đó trải vữa lên rồi xây tiếp;

- Không được làm tác động lực hoặc đi lại trên mặt khối xây khi mạch vữa chưa
đông cứng. Chỉ đắp đát sau tường chắn đất và cho tường chịu tải trọng thiết kế khi vữa đã
đạt cường độ thiết kế.

- Nếu trong tường có lỗ thoát nước, có thể dùng thân cây chuối hoặc gỗ để làm lõi,
sau khi xây xong phải rút ra.

Trang 43
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC

4.1. Công tác thu dọn và vệ sinh sau thi công


Nhà thầu phải chuẩn bị kho công trường đảm bảo yêu cầu tồn trữ, bảo quản vật tư,
thiết bị một cách an toàn.
Nhà thầu sẽ tự sắp xếp chỗ làm việc, ăn ở cho đơn vị mình. Tất cả nhà cửa, lán trại
do Nhà thầu dựng lên để phục vụ cho việc xây dựng công trình phải tuân theo các qui
định an toàn của đường dây và trạm điện, đơn vị quản lý về xây dựng, vệ sinh và các yêu
cầu khác.
Tất cả các lán trại của Nhà thầu sẽ được dọn đi khi không còn cần thiết và chỗ đó
phải được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng.

4.2. Công tác nghiệm thu, chạy thử, bàn giao


Toàn bộ các hạng mục công trình phải được nghiệm thu, chạy thử trước khi chính
thức bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.

4.3. Biện pháp an toàn thi công

4.3.1. Quy định chung


- Nhà thầu xây lắp cần phải lập phương án thi công, phương án an toàn lao động để
đảm bảo thông tin liên lạc, an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.
- Liên hệ chặt chẽ với các đơn vị như Điện lực, nước và các công trình ngầm để đề
phòng bị điện giật, hoặc phá huỷ các công trình đi ngầm, đi chéo.
- Trong suốt quá trình thi công, tuân thủ đúng qui trình an toàn lao động của Ngành
và nhà nước đã ban hành.
- Phải có biển báo hiệu “CÔNG TRƯỜNG” trong suốt quá trình thi công.
- Khi sử dụng điện phải có dụng cụ an toàn về điện.
- Không được thi công trong điều kiện mưa dông, gió bão.
Hàng ngày trước khi làm việc đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng kiểm tra lại
tình trạng của tất cả các cán bộ thi công, kiểm tra xong mới cho công nhân làm việc.
Trong khi làm việc bất kỳ công nhân nào phát hiện thấy nguy hiểm mất an toàn, phải
ngừng làm việc và báo ngay cho cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng xử lý.
Áp dụng mọi biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
Biện pháp an toàn sử dụng dụng cụ cầm tay

Trang 44
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

4.3.2. Bảo vệ sức khoẻ


Đơn vị thi công thực hiện khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt công
nhân có nhiệm vụ trèo cao khi công việc bắt đầu thực hiện, học tập an toàn khi bắt đầu
triển khai một công việc cụ thể.

4.3.3. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động
Luôn thực hiện trước việc kiểm tra điều kiện địa chất và các điều kiện khác và
chuẩn bị công tác an toàn cho kế hoạch.
Luôn đảm bảo độ dốc thích hợp của mặt đất dốc đào trong công tác đào đất.
Đảm bảo an toàn chỗ đứng bằng việc cung cấp giàn giáo.
Đảm bảo độ dài thích hợp và yêu cầu kết cấu tạm thời bằng giàn giáo và khung đỡ.
Sử dụng dây an toàn đối với các công việc được chỉ định phải sử dụng dây an toàn.
Trong suốt quá trình sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ thi công phải đảm
bảo chất lượng và sử dụng hợp lý.
Hạn chế di chuyển các thiết bị xây dựng cho các hạng mục đích khác ngoài mục
đích chính.

4.3.4. Các phương tiện cơ bản để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra trong công tác xây
lắp
Đảm bảo an toàn chỗ đứng bằng các giá.
Đảm bảo độ dài thích hợp và các yêu cầu trong các kết cấu tạm thời.
Kiểm soát phòng cháy, chữa cháy bằng việc sử dụng các vật liệu chống cháy.
Sử dụng thắt lưng an toàn (mọi công nhân trèo cao ngoài công tác khám sức khoẻ
treo cao đều được phổ biến nội dung công việc liên quan, để trong quá trình thi công
không bỡ ngỡ...). Tất cả mọi người khi thi công trên cao đều phải đeo dây an toàn đúng
quy đinh. Phải thử dây an toàn định kỳ, những dây an toàn nào không đạt phải huỷ bỏ
ngay.

4.3.5. Các biện pháp để ngăn ngừa tai nạn trong công tác di chuyển thiết bị, dụng
cụ, phương tiện thi công
Trước khi vận hành phải kiểm tra cụ thể, ghi lại các thông số về địa chất tại nơi hiện
hành.
Ngăn ngừa việc rơi của các dụng cụ xây lắp vào người và máy móc. Đảm bảo độ
rộng cần thiết đường đi của phương tiện, tránh tạo thành gờ lún.

Trang 45
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Khi đã có hướng dẫn sử dụng, người lao động được báo trước bằng các tín hiệu.
Chỉ có sự chỉ định của người vận hành mới cho phép hoạt động của các xe máy thiết
bị xây dựng.
Khi thực hiện công việc vào buổi tối, cung cấp ánh sáng phía trên và đảm bảo chiếu
sáng thích hợp.
Kiểm tra thiết bị trước khi hoạt động.

4.3.6. Bảo hiểm


Bằng nguồn kinh phí của mình, nhà thầu xây lắp thực hiện việc mua bảo hiểm theo
quy định trong suốt quá trình thi công theo chế độ hiện hành và yêu cầu của Hồ sơ mời
thầu.

4.4. Thông báo công việc, quản lý và giám sát công trình
Nhà thầu xây lắp có trách nhiệm thông báo chi tiết cụ thể lịch trình thi công từng
hạng mục với giám sát A.
Kiểm tra, giám sát BPTC xây dựng của nhà thầu so với thiết kế BPTC đã được phê
duyệt, trong đó có biện pháp về an toàn thi công.
Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu đề xuất tại công trường như:
BPTC, biện pháp an toàn, kiểm tra kiểm soát vật liệu cấu kiện đưa vào sử dụng; kế hoạch
kiểm tra nghiệm thu;...
Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình so với yêu cầu thiết kế, hợp đồng, tiêu chuẩn, quy chuấn, gồm: tình trạng
VTTB A cấp tại công trường; Vật liệu B tự cấp (chủng loại, nhà sản xuất, thông số kỹ
thuật, chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, nguồn gốc, thí nghiệm vật liệu, tình trạng bên
ngoài,...).
Triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công, bao gồm: kế
hoạch thi công tháng, tuần, đánh giá tình hình thi công, định hướng thi công, đề xuất biện
pháp đẩy nhanh tiến độ.
Giám sát công tác bảo vệ môi trường của nhà thầu: Giám sát việc thực hiện các quy
định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường.
Giám sát công tác an toàn lao động: Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo
quy định của quy chuấn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao
động.

Trang 46
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Kiểm tra đề xuất xử lý thiết kế để phù hợp yêu cầu thực tế;
Tạm dừng thi công (khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, BPTC không đảm bảo an toàn); phối hợp với các bên liên quan giải quyết
những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố.
Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và ký xác nhận BVHC, NKTC.
Kiểm tra kỹ tài liệu QLCL làm cơ sở nghiệm thu, biên bản nghiệm thu, BVHC, NKTC,
PKT, kiểm soát về khối lượng thi công;
Chủ trì thực hiện nghiệm thu CVXD để chuyển bước thi công. Tham gia nghiệm
thu HTGĐXL, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo
quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành - nếu cần.
Tổ chức kiểm tra, xác nhận và tập hợp hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, bao
gồm các tài liệu QLCL: bản vẽ hiệu chỉnh, nhật ký thi công; Ảnh chụp; Tài liệu chứng
nhận chất lượng vật liệu nhà thầu cấp, báo cáo kết thúc giám sát, bàn giao tài liệu,...
Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Trang 47
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

PHẦN III: CÁC CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN ĐIỆN ĐƯỜNG DÂY
CHƯƠNG 1 : CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN PHẦN ĐIỆN

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn phần điện đường dây áp dụng cho dự án này gồm:
- Quy phạm trang bị điện ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày
11/07/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương).
- Quyết định số 112/QĐ-HĐTV ngày 21/9/2021 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam
về việc ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật cách điện đường dây điện áp 22, 35 và
110 kV áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
- Quyết định số 18/QĐ-EVN ngày 11/01/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
Quy định treo cáp viễn thông trên cột của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Quyết định số 1289/QĐ-EVN ngày 01/11/2017 của Tập đoàn điện lực Việt Nam
về việc ban hành quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 110÷500kV
trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam.
- Quyết định số 318/QĐ-EVNNPC ngày 03/02/2016 của Tổng công ty Điện lực
Miền Bắc về việc ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn thiết bị thống nhất trong
EVNNPC.

Trang 48
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

CHƯƠNG 2: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA VẬT LIỆU

2.1. Đặc tính kỹ thuật của phần đườn dây 110kV

2.1.1. Đặc tính kỹ thuật của dây dẫn ACCC223

TT Các đặc tính kỹ thuật Đơn vị Thông số

1 Mã hiệu ACCC 223


TCVN 6483-1999; IEC
2 Tiêu chuẩn áp dụng 61089;
IEC61597

3 Tiết diện tổng mm2 247,9

- Tiết diện phần nhôm mm2 219,9

- Tiết diện phần lõi mm2 28

- Tiết diện phần lõi composite mm2 5,97

4 Đường kính ngoài mm2 18,29

5 Trọng lượng tổng kg/km 661

6 Mô đun đàn hồi

- Trên t0 chuyển tiếp daN/mm2 11230

- Dưới t0 chuyển tiếp daN/mm2 6620

7 Hệ số giãn nở nhiệt

1/0Cx10-
- Trên t0 chuyển tiếp 6 1.61

1/0Cx10-
- Dưới t0 chuyển tiếp 6 18.8

8 Lực kéo đứt nhỏ nhất của dây dẫn daN 7280

9 Lực kéo đứt nhỏ nhất của lõi daN 6040

Trang 49
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

TT Các đặc tính kỹ thuật Đơn vị Thông số

10 Điện trở 1 chiều lớn nhất ở 200C Ω/km 0.1272

11 Dòng điện phát nóng cho phép ở 1800C A 971

12 Dòng điện phát nóng cho phép ở 1000C A 656

2.1.2. Đặc tính kỹ thuật của dây chống sét TK50


TT Các đặc tính kỹ thuật Đơn vị Thông số
2
1 Tiết diện tổng mm 48,64
2 Đường kính ngoài mm 9,1
3 Lực kéo đứt nhỏ nhất daN 6670
4 Trọng lượng Kg/km 417,6
5 Mô đun đàn hồi Mpa 19000
6 Hệ số giãn nở nhiệt 1/oC x 10-6 19,5
2.1.3. Đặc tính kỹ thuật của cách điện thủy tinh
Theo QĐ 112/QĐ-HĐTV ngày 21/9/2021 của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam.
Mô tả chung:
a. Vật liệu chế tạo: Thủy tinh cường lực (hoặc thủy tinh cường lực an toàn).
b. Chất lương bề măt cách điên treo: Bề măt cách điên treo không được có các khuyết
tâ như các nếp nhăn rõ rệt, các tap chất lạ, bọt hở, vết ran, nứ t, rỗ và vỡ.
c. Phụ kiện chuỗi cách điện:
- Các phu kiên, chi tiết bằng thép đi kèm theo cách điên treo phải được ma kẽm
nhúng nóng, chiều dày lớp ma không đươc nhỏ hơn 85 m. Các chi tiết và phụ kiện
đi kèm phải chế tạo đảm bảo phù hợp với lực phá huỷ cơ hoc của cách điên.
- Mỗi chuỗi cách điện bao gồm một số bát cách điện và đầy đủ phụ kiện để lắp
đặt hoàn chỉnh như móc treo chữ U, bu lông chữ U, vòng treo, mắt nối, khóa néo,
khóa đỡ v.v.
- Mỗi phụ kiện của chuỗi cách điện phải được đánh dấu tên, chữ viết tắt hoặc
dấu thương hiệu của nhà sản xuất, năm sản xuất. Đối với các bát cách điện còn phải
đánh dấu thêm kích thước và cường độ chịu lực cơ khí. Các đánh dấu này phải đảm
bảo dễ đọc và không tẩy xóa được.

Trang 50
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Các phụ kiện phải đảm bảo móc nối hợp bộ với nhau, có thể tháo-lắp, thay thế
dễ dàng; có đầy đủ các chi tiết như đai ốc, vòng đệm, chốt hãm v.v. để không bị tuột
hoặc hư hại trong suốt quá trình sử dụng. Các phụ kiện của chuỗi cách điện phải
đảm bảo khả năng chịu lực tương đương hoặc lớn hơn lực phá hủy của bát cách
điện được quy định ở bảng thông số kỹ thuật.
- Các phụ kiện đỡ, hãm trực tiếp với dây dẫn, cáp điện (như khóa đỡ, khóa néo
v.v.) phải được lựa chọn để phù hợp với từng loại dây dẫn, cáp điện; vừa đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật vừa không gây tổn hại cho dây trong suốt quá trình vận hành. Đối
với dây dẫn có lớp ngoài cùng bằng nhôm thì các khóa đỡ phải có lớp lót bằng
nhôm, độ dày lớp lót ≥ 0,5mm hoăc bằng dây bảo vê hơp kim nhôm (Armour Rod).
Đối với khóa néo dây (loai bắt bu lông) bắt buộc phải có lớp lót bằng nhôm, độ dày
lớp lót ≥ 0,5mm.
- Các chốt bi, chốt ngang (như chốt ngang của khóa đỡ dây, khóa néo dây, mắt
nối kép v.v.) phải làm bằng thép không gỉ, chịu mài mòn cao (mác thép CT45,
S45C trở lên hoặc tương đương).
- Chuỗi cách điện phải có các vòng kẽm chống ăn mòn khi đi qua các khu vực
nhiễm bẫn, nhiễm mặn.
d. Các loại bát cách điện:

Bát sứ cách điện với khớp nối kiểu móc treo đầu tròn (Ball and Socket)

Bảng 1.1: Giá trị xác định của các đặc tính cơ khí và kích thước cho các phần tử
chuỗi cách điện có khớp nối kiểu móc treo đầu tròn (Ball and Socket).

Trang 51
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Tải trọng Đường kính Chiều dài Khớp nối


Khoảng
phá hủy cơ danh định lớn dòng rò tiêu chuẩn
cách danh
Ký hiệu khí hoặc nhất của phần danh định theo IEC
định
cơ điện cách điện nhỏ nhất 120
kN D-mm P-mm mm d1
U 40 B 40 175 110 190 11
U 40 BP 40 210 110 295 11
U 70 BS 70 255 127 295 16
U 70 BL 70 255 146 295 16
U 70 BLP 70 280 146 440 16
U 100 BS 100 255 127 295 16
U 100 BL 100 255 146 295 16
U 100 BLP 100 280 146 440 16
U 120 B 120 255 146 295 16
U 120 BP 120 280 146 440 16
U 160 BS 160 280 146 315 20
U 160 BSP 160 330 146 440 20
U 160 BL 160 280 170 340 20
U 160 BLP 160 330 170 525 20

Bát sứ cách điện với khớp nối kiểu chốt bi (Clevis and Tongue).

Bảng 1.2: Giá trị xác định của các đặc tính cơ khí và kích thước cho các phần
tử chuỗi cách điện có khớp nối kiểu chốt bi (Clevis and Tongue).
Tải trọng Đường kính Chiều dài Khớp nối
Khoảng
phá hủy cơ danh định lớn dòng rò tiêu chuẩn
cách danh
Ký hiệu khí hoặc cơ nhất của phần danh định theo IEC
định
điện cách điện nhỏ nhất 471
kN D-mm P-mm mm d1

Trang 52
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

U 70 C 70 255 146 295 16 C


U 70 CP 70 280 146 440 16 C
U 100 C 100 255 146 295 16 C
U 100 CP 100 280 146 440 16 C
U 120 C 120 255 146 295 16 C
U 120 CP 120 280 146 440 16 C
U 160 C 160 280 170 340 19 C
U 160 CP 160 330 170 525 19 C
U 210 C 210 300 178 370 22 C
U 210 CP 210 330 178 525 22 C

- Các loại bát cách điện trong Bảng 1.1 và Bảng 1.2 được ký hiệu như sau:
+ U: Cách điện treo, thủy tinh.
+ B hay C: Cách điện có khớp nối kiểu móc treo đầu tròn hoặc chốt bi.
+ S hay L: Loại bát cách điện ngắn hay dài.
+ P: Cách điện dùng trong môi trường nhiễm bẩn.
+ Phần số: Chỉ tải trọng phá hủy cơ khí hay cơ điện (kN).
Ghi chú: Tùy theo vị trí lắp đặt, tính toán thiết kế, chủ đầu tư lựa chọn kiểu bát cách
điện phù hợp.
Tiêu chuẩn chế tạo: Cách điên treo được chế tạo theo tiêu chuẩn TCVN 7998-2, IEC
60305, IEC 60471, IEC 60120, IEC 60383-2, IEC 60383-1 hoăc các tiêu chuẩn tương
đương.
Yêu cầu về thí nghiệm:
a. Yêu cầu về thí nghiệm xuất xưởng (Routine test): Biên bản thí nghiệm xuất xưởng
được thực hiện bởi nhà sản xuất hoặc đơn vị thử nghiệm độc lập trên mỗi sản
phẩm sản xuất ra tại nhà sản xuất để chứng minh khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật theo tiêu chuẩn TCVN 7998-1, IEC 60383-1 hoặc các tiêu chuẩn tương đương,
bao gồm các hạng mục chính sau:
- Kiểm tra ngoại quan (Routine visual inspection).
- Thí nghiệm độ bền cơ (Routine mechanical test).
- Thí nghiệm điện (Routine electrical test) (only on class B insulators of
ceramic material or annealed glass).

Trang 53
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

b. Yêu cầu về thí nghiệm điển hình (Type test): Biên bản thí nghiệm điển hình
được thực hiện bởi đơn vị thử nghiệm độc lập đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025 để chứng
minh khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 7998-2, TCVN
7998-1, IEC 60383-2, IEC 60383-1, IEC 60305 hoặc các tiêu chuẩn tương đương,
bao gồm các hạng mục chính sau :
- Kiểm tra kích thước của cách điện (Verification of the dimensions).
- Thí nghiệm lực phá hủy cơ học khi uốn (Mechanical failing load test).
- Thí nghiệm tính năng nhiệt - cơ (Thermal-mechanical performance test).
- Thí nghiệm điện áp chịu đựng xung sét (Lightning impulse voltage tests).
- Thí nghiệm chịu đựng điện áp ở tần số nguồn ở trạng thái ướt (Wet powerfrequency
voltage tests).
- Thí nghiệm lực phá hủy cơ điện (Electro-mechanical failing load test) cho
Ceramic material.
c. Yêu cầu về thí nghiệm mẫu (Sample test): Các mẫu thử sẽ được bên mua lựa
chọn ngẫu nhiên với số lượng mẫu thử quy định tại khoản 3, điều 4 của Quy định
này và được thí nghiệm tại một Đơn vị thử nghiệm độc lập đạt chứng chỉ ISO/IEC
17025 dưới sự chấp thuận của bên mua để chứng minh hàng hóa đáp ứng các
yêu cầu của hợp đồng. Các thử nghiệm mẫu được thực hiện theo tiêu chuẩn IEC
60383-1 hoặc tiêu chuẩn tương đương, gồm các hạng mục chính sau:
- Kiểm tra kích thước (Verification of the dimensions) (E1+E2).
- Kiểm tra độ dịch chuyển (Verification of the displacements) (E1+E2).
- Kiểm tra hệ thống khóa (Verification of the locking system) (E2).
- Thí nghiệm chu kỳ nhiệt (Temperature cycle test) (E1+E2).
- Thí nghiệm lực phá hủy cơ điện (Electro-mechanical failing load test)(E1)
cho Ceramic material.
- Thí nghiệm tải phá hủy cơ học (Mechanical failing load test) (E1).
- Thí nghiệm sốc nhiệt (Thermal shock test) (E2) cho Toughened glass.
- Thí nghiệm đánh thủng cách điện (Puncture withstand test) (E1).
- Kiểm tra độ rỗng cách điện gốm (Porosity test) (E1).
- Đo chiều dày lớp mạ kẽm phần kim loại (Galvanizing test) (E2).

Trang 54
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

 Bảng thông số kỹ thuật của cách điện thủy tinh đường dây 110kV

STT Các đặc tính kỹ thuật Đơn vị Cách điện thủy tinh
tính
1 Nhà sản xuất/ Nước sản xuất Nêu cụ thể
2 Mã hiệu
- Chuỗi cách điện đỡ Nêu cụ thể
- Chuỗi cách điện néo Nêu cụ thể
TCVN 7998-2, IEC 60305, IEC
60471, IEC 60120, IEC 60383-2,
3 Tiêu chuẩn áp dụng
IEC 60383-1 hoặc các tiêu chuẩn
tương đương
4 Bát cách điện
4.1 Vật liệu cách điện Thủy tinh
Theo thiết kế, phù hợp với bảng đặc
Kích thước
tính kỹ thuật của cách điện
+ Chiều cao bát cách điện mm Nêu cụ thể
+ Đường kính mm Nêu cụ thể
+ Chiều dài dòng rò mm Nêu cụ thể
Kiểu chốt nối (ball and
socket coupling) (IEC
60120)
- Loại có tải trọng cơ
4.2 mm
đến 120kN 16
20
- Loại có tải trọng cơ
đến 210kN

4.3 Độ bền điện:


Điện áp chịu đựng tần số kVrms/1
nguồn 50Hz, 1 phút (trạng phút ≥70
thái khô)
Điện áp chịu đựng tần số kVrms/1
nguồn 50Hz, 1 phút (trạng phút ≥40
thái ướt)

Trang 55
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Điện áp chịu đựng xung sét kV ≥100


Điện áp đánh thủng nhỏ kV
≥120
nhất
4.4 Độ bền cơ (tải trọng phá
hủy)
Chuỗi cách điện treo kN ≥70
Chuỗi cách điện néo kN ≥120
5 Chuỗi cách điện

5.1 Chuỗi cách điện đỡ


- Gu-dông treo chuỗi cái

Móc treo chữ U cái


- Vật liệu chế tạo là thép mạ kẽm
- Vòng treo đầu tròn cái nhúng nóng. Tải trọng phá hủy ≥
70kN
- Mắt nối trung gian cái

- Khóa đỡ dây dẫn cái

- Phụ kiện mạ kẽm cái Đáp ứng

- Số bát cách điện bát Theo bản vẽ thiết kế

6.2 Chuỗi cách điện néo


- Móc treo chữ U cái

- Mắt nối điều chỉnh cái

- Vòng treo đầu tròn cái


Vật liệu chế tạo là thép mạ kẽm
- Mắt nối kép cái nhúng nóng. Tải trọng phá hủy
cái ≥120kN
- Mắt nối lắp ráp
- Mắt nối trung gian cái

- Khóa néo dây dẫn cái

- Phụ kiện Mạ kẽm


- Số bát cách điện bát Theo bản vẽ thiết kế
2.1.4. Phụ kiện đường dây

Các loại phụ kiện đường dây đều được nhập từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước

Trang 56
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

theo phương thức đấu thầu cung cấp thiết bị vật liệu. Phụ kiện được sử dụng loại phù hợp
với cỡ dây dẫn điện và dây chống sét của đường dây đồng thời bảo đảm dự trữ độ bền theo
qui phạm trang bị điện hiện hành.

- Khoá néo dây dẫn: Sử dụng khóa néo ép dùng cho dây nhôm lõi thép chế tạo theo
tiêu chuẩn OCT-839-80E (Liên Xô cũ) hoặc tiêu chuẩn tương đương, có tải trọng phá
hoại không nhỏ hơn 12 tấn.

STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ


1 Nước sản xuất Nêu cụ thể
2 Nhà sản xuất Nêu cụ thể
3 Chủng loại Khóa kiểu ép
4 Số hiệu catalogue Nêu cụ thể
Thép mạ kẽm nhúng
5 Vật liệu
nóng
95% lực kéo đứt dây
6 Tải trọng cơ quy định (SML)
dẫn
Phù hợp lắp đặt cho
7 Kích thước
dây ACCC 223
Kiểu phụ kiện để đấu nối rẽ nhánh Đầu cốt ép loại 2
8
cho khoá néo bulông
9 Các phụ kiện khác
Nhà sản xuất/nước sản xuất
đảm bảo dự trữ độ bền
theo quy phạm Việt
Vật liệu Nam và được mạ kẽm
nhúng nóng (chiều dày
lớp mạ ≥ 80µm)
Số hiệu catalogue Nêu cụ thể
Vật liệu Thép cường độ cao

- Ống nối dây dẫn: Dùng ống nối ép thủy lực:

STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ


1 Nhà sản xuất Nêu cụ thể
2 Nước sản xuất Nêu cụ thể

Trang 57
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ


3 Mã hiệu/Catalogue Nêu cụ thể
4 Tiêu chuẩn Nêu cụ thể
5 Kiểu ống nối Kiểu ép thủy lực
Vật liệu chế tạo có độ dẫn điện tương Thép mạ kẽm nhúng
6
đương với dây dẫn nóng
Đường kính trong phù hợp với các
7 loại dây nêu trong bảng danh mục
hàng hóa
- Phần nhôm(mm) Nêu cụ thể
- Phần thép(mm) Nêu cụ thể
Đường kính ngoài phù hợp với các
8 loại dây nêu trong bảng danh mục
hàng hóa
- Phần nhôm (mm) Nêu cụ thể
- Phần thép(mm) Nêu cụ thể
8 Độ dài Nêu cụ thể
≥ 95% lực kéo đứt của
9 Lực phá hủy của ống nối (kN)
dây dẫn
- Đầu cốt ép lèo: Sử dụng 02 đầu cốt 2 bulông cho mỗi pha:

STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ


1 Nước sản xuất Nêu cụ thể
2 Nhà sản xuất Nêu cụ thể
3 Số hiệu catalogue Nêu cụ thể
4 Vật liệu Hợp kim nhôm
5 Loại 2 bulong
Phù hợp lắp đặt cho
6 Kích thước
dây ACCC 223
> Icp của dây dẫn
7 Dòng điện cho phép max
theo thiết kế
- Phụ kiện lắp ráp chuỗi, ống nối dây do Việt Nam chế tạo đồng bộ với chủng loại
chuỗi cách điện sử dụng.

Trang 58
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Khóa néo dây chống sét:


STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất / Nước sản xuất Nêu cụ thể
2 Ký hiệu Nêu cụ thể
Thép mạ kẽm nhúng
3 Vật liệu
nóng
4 Chiều dài tổng Nêu cụ thể (mm)
5 Trọng lượng tổng Nêu cụ thể (kg)
6 Khóa néo dây chống sét
Kiểu khóa Kiểu ép
Tiêu chuẩn áp dụng Nêu cụ thể
Vật liệu chế tạo Nêu cụ thể
Lực phá hủy ≥ 95% lực kéo đứt dây
Kích cỡ Phù hợp dây TK50

Khóa néo dây cáp quang:


STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất/Xuất xứ Ghi đầy đủ
2 Mã hiệu Ghi đầy đủ
3 Tiêu chuẩn Ghi đầy đủ
4 Chiều dài tổng Nêu cụ thể (mm)
5 Lực phá hủy ≥ 95% lực kéo đứt dây
Thép mạ kẽm nhúng
6 Vật liệu
nóng
7 Trọng lượng tổng Ghi đầy đủ (kg)
Phù hợp với đường kính cáp OPGW
8 Đáp ứng
chào thầu
Phù hợp theo bản vẽ
9 Trọn bộ khóa néo
thiết kế
Khóa đỡ dây dẫn: Chế tạo theo tiêu chuẩn OCT-839-80E (Liên Xô cũ) hoặc tiêu
chuẩn tương đương, có tải trọng phá hoại không nhỏ hơn 6 tấn.

Trang 59
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ


1 Nhà sản xuất/nước sản xuất Nêu cụ thể
2 Mã hiệu Nêu cụ thể
3 Tiêu chuẩn Nêu cụ thể
4 Loại Dùng cho dây ACCC 223
Thép cường độ cao, đảm bảo
dự trữ độ bền theo quy phạm
5 Vật liệu chế tạo
Việt Nam và được mạ kẽm
(chiều dày lớp mạ ≥ 80µm)
6 Tải trọng cơ quy định (SML) ≥70 kN
7 Vật liệu Thép mạ kẽm nhúng nóng

Chuỗi néo dây chống sét kết hợp cáp quang + phụ kiện:
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất Nêu cụ thể
2 Nước sản xuất Nêu cụ thể
3 Ký hiệu Nêu cụ thể
4 Lực phá hủy nhỏ nhất của chuỗi ≥120 kN
Chiều dài tổng thể bao gồm cả khóa
5 Nêu cụ thể
néo và phụ kiện (mm)
6 Trọng lượng tổng (kg) Nêu cụ thể
7 Các phụ kiện khác: đồng bộ Đáp ứng
Thép mạ kẽm nhúng
8 Vật liệu
nóng
Chuỗi néo dây chống sét + phụ kiện:
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất Nêu cụ thể
2 Nước sản xuất Nêu cụ thể
3 Ký hiệu Nêu cụ thể
4 Lực phá hủy nhỏ nhất của chuỗi ≥120 kN

Trang 60
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Chiều dài tổng thể bao gồm cả khóa


5 Nêu cụ thể
néo và phụ kiện (mm)
6 Trọng lượng tổng (kg) Nêu cụ thể
7 Các phụ kiện khác: đồng bộ Đáp ứng
Thép mạ kẽm nhúng
8 Vật liệu
nóng
Chuỗi đỡ dây chống sét kết hợp cáp quang + phụ kiện:
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất Nêu cụ thể
2 Nước sản xuất Nêu cụ thể
3 Ký hiệu Nêu cụ thể
4 Lực phá hủy nhỏ nhất của chuỗi ≥70 kN
Chiều dài tổng thể bao gồm cả khóa
5 Nêu cụ thể
đỡ và phụ kiện (mm)
6 Trọng lượng tổng (kg) Nêu cụ thể
7 Các phụ kiện khác: đồng bộ Đáp ứng

Chuỗi đỡ dây chống sét + phụ kiện:


STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất Nêu cụ thể
2 Nước sản xuất Nêu cụ thể
3 Ký hiệu Nêu cụ thể
4 Lực phá hủy nhỏ nhất của chuỗi ≥70 kN
Chiều dài tổng thể bao gồm cả khóa
5 Nêu cụ thể
đỡ và phụ kiện (mm)
6 Trọng lượng tổng (kg) Nêu cụ thể
7 Các phụ kiện khác: đồng bộ Đáp ứng

Khóa đỡ dây chống sét và cáp quang:


STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất / Nước sản xuất Nêu cụ thể

Trang 61
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

2 Ký hiệu Nêu cụ thể


Thép mạ kẽm nhúng
3 Vật liệu
nóng
4 Chiều dài tổng Nêu cụ thể (mm)
5 Trọng lượng tổng Nêu cụ thể (kg)
6 Khóa đỡ
Kiểu khóa Kiểu đỡ
Tiêu chuẩn áp dụng Nêu cụ thể
Vật liệu chế tạo Nêu cụ thể
Lực phá hủy ≥ 70kN
Kích cỡ Phù hợp dây

Tạ chống rung cho dây dẫn ACCC223:


STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất / Nước sản xuất Nêu cụ thể
2 Ký hiệu tên/ Catalogue Nêu cụ thể
3 Tiêu chuẩn SX Nêu cụ thể
4 Vật liệu kẹp Nêu cụ thể
5 Vật liệu tạ chống rung Nêu cụ thể
6 Trọng lượng tổng cộng bộ Nêu cụ thể (kg)
Sơ đồ lắp tạ chống rung (Nhà thầu
7 cung cấp hướng dẫn lắp tạ chống rung Đáp ứng
phù hợp theo loại cáp đã chào)
Tạ chống rung cho dây chống sét:
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất/Xuất xứ Nêu cụ thể

2 Mã hiệu Nêu cụ thể

3 Tiêu chuẩn Nêu cụ thể

4 Vật liệu kẹp Hợp kim nhôm


6 Vật liệu tạ chống rung Thép mạ kẽm

Trang 62
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

7 Trọng lượng tổng cộng bộ Nêu cụ thể (kg)


Sơ đồ lắp tạ chống rung (Nhà thầu
8 cung cấp hướng dẫn lắp tạ chống rung Đáp ứng
phù hợp theo loại cáp đã chào)
Phù hợp với đường kính TK50 chào
9 Đáp ứng
thầu
Tạ chống rung cho dây cáp quang:
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất/Xuất xứ Ghi đầy đủ
2 Mã hiệu Ghi đầy đủ
3 Tiêu chuẩn Ghi đầy đủ
4 Vật liệu kẹp Hợp kim nhôm
5 Vật liệu tạ chống rung Thép mạ kẽm
6 Trọng lượng tổng cộng bộ Ghi đầy đủ (kg)
Sơ đồ lắp tạ chống rung (Nhà thầu
7 cung cấp hướng dẫn lắp tạ chống rung Đáp ứng
phù hợp theo loại cáp đã chào)
Phù hợp với đường kính cáp quang
8 Đáp ứng
OPGW chào thầu
Kẹp cáp quang trên cột (Downlead clamp):
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất/Xuất xứ Ghi đầy đủ
2 Mã hiệu Ghi đầy đủ
3 Tiêu chuẩn Ghi đầy đủ
4 Vật liệu Thép mạ kẽm
5 Trọng lượng Ghi đầy đủ (kg)
Phù hợp với đường kính cáp quang
6 Đáp ứng
ADSS chào thầu
Bộ treo cáp ADSS:
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ

Trang 63
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

1 Nhà sản xuất/Xuất xứ Ghi đầy đủ


2 Mã hiệu, Số hiệu catalogue Ghi đầy đủ
3 Tiêu chuẩn Ghi đầy đủ
4 Lực phá hủy ≥ 4.000 daN
Vật liệu
Aluminum Clad Steel
5 Material of amour rod (ACS) hoặc Aluminum
Alloy (AA)
Material of thimbles and other … Galvanized Steel
6 Trọng lượng Ghi đầy đủ (kg)
Phù hợp theo bản vẽ
7 Trọn bộ khóa đỡ
thiết kế cột
Hộp nối cáp quang (măng xông):
CÁC ĐẶC TÍNH KỸ
STT CHI TIẾT GHI CHÚ
THUẬT
1 Nhà sản xuất/Xuất xứ Ghi đầy đủ
2 Vật liệu Ghi đầy đủ
- Dạnh cố định ở ví trí đứng;
- Treo trên cột;
3 Kiểu thiết kế
- Chống tác động của môi
trường bên ngoài.
- Dùng nối thẳng hay rẽ
4 Công năng
nhánh.
- Tối thiểu 4 ngõ vào /ra;
- Đảm bảo độ kínđối với các
ngõ vào/ra bằng vật liệu cao
5 Ngõ vào/ra cáp su non, silicon;
- Các ngõ vào/ra bố trí ở mặt
đáy của măng song và cổ cáp
được cố định chắc chắn.
6 Cơ chế báo vệ mối hàn Dùng ống co nhiệt

Trang 64
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- 12 mối hàn/khay;
- Cung cấp số lượng khay hàn
8 Khay hàn và phụ kiện hợp bộ
đáp ứng đủ cho măng sông 48
mối hàn.
Băng Armour rod:
STT CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHI TIẾT GHI CHÚ
1 Nhà sản xuất/ Nước sản xuất
Nêu cụ thể
2 Mã sản phẩm/Catalogue
Dùng cho dây 300
3 Tiêu chuẩn Nêu cụ thể
4 Vật liệu chế tạo Hợp kim nhôm
5 Loại Chế tạo sẵn
6 Lực trượt 20000 N
7 Lực căng Nêu cụ thể (N)
8 Chiều xoắn Xoắn phía phải
9 Độ dài dây Nêu cụ thể
10 Đường kính dây 5.18 mm
11 Số sợi trên mỗi kẹp đỡ 13pcs
12 Phù hợp với dây ACCC223 Đáp ứng
13 Trọng lượng dây Nêu cụ thể (kg)
2.2. Đặc tính kỹ thuật thiết bị, vật liệu phần đường dây trung hạ áp

2.2.1. Xà, gông cột, giá đỡ, côliê, ghế, thang sắt...
Chế tạo theo bản vẽ thi công bằng các loại sắt hình CT3 theo TCVN (thép góc
đều cạnh; thép chữ U; thép dẹt; thép tròn; thép ống, vv...) mạ kẽm nhúng nóng theo
TCVN.
2.2.2. Phụ kiện đấu nối
Đấu nối trên đường dây sử dụng ghíp nhôm 3 bu lông A150/150mm2; đầu cốt
đồng nhôm AM150mm2; nối dây có thể sử dụng trực tiếp bộ khóa néo dây sứ chuỗi để
ghép nối (nối ép qua bulon siết)
2.2.3. Dây dẫn

Trang 65
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Dây dẫn sử dụng cho đường dây trên không 22kV:


Ký hiệu/quy cách Ghi chú
Mô tả
AsKP
Mã sản phẩm AsKP 70/11 AsKP 95/16 AsKP 150/19
2
Mặt cắt danh định (mm ) 70/11 95/16 150/19
Kết cấu vỏ
- Lớp sát ruột dẫn / độ dày (mm)
- Lớp vỏ ngoài / độ dày (mm)
Điện áp cách điện
Kết cấu ruột dẫn
- Thép (No/mm) 1/3,8 1/4,5 7/1,85
- Nhôm (No/mm) 6/3,8 6/4,5 24/2,8
- Số lớp dây nhôm 1 1 2
- Đường kính ngoài (mm) 11,4 13,5 16,75
Điện trở 1 chiều lớn nhất của ruật
0,4218 0,3007 0,2046
dẫn ở 200C (Ω/km)
Chiều dài đóng gói (m) 2.200 1.600 3.000
- Dây dẫn sử dụng cho đường dây trên không 0,4kV:
Yêu cầu đối với cáp vặn xoắn
TT Mô tả Đơn vị tiết diện
4x50 4x70 4x95
Cáp vặn xoắn hạ thế lõi nhôm
1 Tên sản phẩm 0.6/1kV
4x50 4x70 4x95
2 Nhà sản xuất/Xuất xứ Nêu rõ
4 Mã hiệu sản phẩm Nêu rõ
TCVN 6447:1998; TCVN 5935-
5 Tiêu chuẩn chế tạo, thử nghiệm
1:2013
6 Lõi dẫn điện nhôm bện, nén tròn ép chặt
Số lõi và tiết diện danh định của
7 mm2 4x50 4x70 4x95
dây dẫn
Số sợi nhôm mỗi lõi/tiết diện sợi
8 Nêu rõ
nhôm
Điện trở một chiều của lõi dẫn ở
9 Ω/km 0,641 0,443 0,320
20oC
10 Loại vật liệu cách điện XLPE

Trang 66
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Yêu cầu đối với cáp vặn xoắn


TT Mô tả Đơn vị tiết diện
4x50 4x70 4x95
11 Hàm lượng cacbon trong XLPE % ≥2
12 Độ dầy danh định của lớp XLPE mm 1,5 1,5 1,7
Độ bền kéo nhỏ nhất của XLPE
13 MPa 12,5/9,3
Trước/sau lão hóa
Độ giãn dài tương đối của XLPE
14 % ≥200/≥150
Trước/sau lão hóa
15 Điện áp thử xoay chiều trong 4 giờ kV 2
16 Điện áp thử xung AC/DC kV 20/30
17 Quy ước phân biệt các pha Gân nổi
18 Khả năng mang tải mỗi pha A 150 185 225
19 Nhiệt độ làm việc lâu dài ≥900C
20 Nhiệt độ ngắn hạn khi ngắn mạch ≥2500C
21 Lực kéo đứt tối thiểu của dây dẫn kN 9,8 13,3
Lực kéo đứt tối thiểu của toàn bộ
22 kN 39,2 52,0
cáp
23 Đường kính ngoài của cáp mm Nêu rõ
24 Trọng lượng phần lõi nhôm kg/km Nêu rõ
25 Trọng lượng toàn bộ cáp kg/km Nêu rõ
Trọng lượng tối đa toàn bộ lô cuốn
26 kg Nêu rõ
cáp
Biên bản thử nghiệm điển hình, thử
27 Đầy đủ
nghiệm thường xuyên
2.2.4. Cáp ngầm hạ thế
Mô tả Yêu cầu đối với cáp Ghi chú
Mã sản phẩm Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-0.6/1kV
Tiết diện cáp (mm2) 2x16 4x16 4x95
Số sợi (No) / đường kinh sợi (mm2) 7/Compact 7/Compact 19/Compact
Đường kính ruột dẫn (mm) 4,6÷5,2 4,6÷5,2 11,0÷12,0
Chiều dày cách điện XLPE (mm) 0,7 0,7 1,1
Chiều dày vỏ bọc PVC (mm) 1,8 1,8 2,4
Chiều dày băng thép (mm)
Đường kính ngoài dần đúng (mm) 20,1 22,7 43,8

Trang 67
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Mô tả Yêu cầu đối với cáp Ghi chú


Điện trở một chiều lớn nhất của ruột
1,91 1,15 0,193
dẫn ở 200C (Ω/km)
Khối lượng gần đúng (kg/m) 0,536 1,094 5,112
Chiều dài đóng gói (m) 1.000 1.000 500
2.2.5. Cách điện
Cách điện sử dụng sứ Polymer đứng (PPI 24kV) và chuỗi néo đơn, kép Polymer
22kV kèm theo các phụ kiện của sứ, đáp ứng theo tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật sau:
- Cách điện đứng polymer 24kV
STT Quy cách
Ứng dụng: Dùng cho đường dây tải điện trên không, sử dụng được ở
1
những nơi có môi trường không khí ô nhiễm và nhiễm mặn.
2 Điện áp định mức: 24kV
3 Tần số định mức: 50Hz
4 Chất liệu: polymer
5 Chiều dài dòng rò nhỏ nhất: >600mm
Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp 50Hz
6 - Ở trạng thái khô, trong 1 phút: 85kV
- Ở trạng thái ướt, trong 10 giây: 60kV
7 Điện áp đánh thủng: 150kV
8 Khả năng chịu đựng xung sét (1.2/50 s): 150kV BIL
9 Lực phá hủy cơ học khi chịu uốn: 14kN
10 Tiêu chuẩn áp dụng: IEC 61952
11 Rãnh kẹp dây: Dây trần hoặc dây bọc tiết diện từ 35 – 240mm2
12 Mã hiệu: PPI-24
- Chuỗi cách điện treo polymer 22kV
STT Quy cách
Ứng dụng: Dùng cho đường dây tải điện trên không, sử dụng được ở
1
những nơi có môi trường không khí ô nhiễm và nhiễm mặn.
2 Điện áp định mức: 22kV
3 Tần số định mức: 50Hz
4 Chất liệu: polymer
5 Chiều dài dòng rò nhỏ nhất: >600mm
Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp 50Hz
6
- Ở trạng thái khô: 145kV

Trang 68
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Ở trạng thái ướt: 115kV


7 Khả năng chịu xoắn: 55N-m
8 Lực phá hủy nhỏ nhất: 70kN / 120kN (tương ứng có 2 loại sản phẩm)
9 Tiêu chuẩn áp dụng: IEC 61109
10 Mã hiệu: PDI-24
2.2.6. Cột điện
Mô tả Yêu cầu
Nhà sản xuất/Nước xuất xứ Việt Nam
Chiều lớp bê tông bảo vệ cốt thép ở đầu cột 50 mm
Chiều lớp bê tông bảo vệ cốt thép ở đáy cột 60 mm
Sai lệch kích thước cho phép:
Chiều dày cột ± 7 mm
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
- Mặt trong ± 5 mm
- Mặt ngoài ± 2 mm
Các chi tiết lỗ bắt xà và tiếp địa có
Loại cột LT10-11,0
Tiêu chuẩn chế tạo TCCS
Chiều dài cột 10 m ± 25 mm
Nối bích không
Đường kính ngoài ngọn cột 190 ± 5 mm
Đường kính ngoài gốc cột 323 ± 5 mm
Lực kéo ngang đầu cột, không nhỏ hơn 11,0 kN
Loại cột LT12-10,0
Tiêu chuẩn chế tạo TCVN 5847 : 2016
Chiều dài cột 12 m ± 25 mm
Nối bích không
Đường kính ngoài ngọn cột 190 ± 5 mm
Đường kính ngoài gốc cột 350 ± 5 mm
Lực kéo ngang đầu cột, không nhỏ hơn 10,0 kN
Loại cột LT16-13,0
Tiêu chuẩn chế tạo TCVN 5847 : 2016
Chiều dài cột 16 m ± 25 mm
Nối bích có (G6m + N10m)

Trang 69
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Mô tả Yêu cầu
Đường kính ngoài ngọn cột 190 ± 5 mm
Đường kính ngoài gốc cột 403 ± 5 mm
Lực kéo ngang đầu cột, không nhỏ hơn 13,0 kN

Trang 70
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

CHƯƠNG 3: CÁC CHỈ DẪN LẮP ĐẶT

3.1. Yêu cầu chung


3.1.1. Dây dẫn, dây chống sét
Trong kho và trong bảo quản, tất cả các cuộn dây đều được đặt cách mặt đất bằng
gỗ kê và trong điều kiện sạch sẽ. Phải tránh tiếp xúc với bất cứ các chất nào có thể gây hư
hại dây dẫn và các cuộn dây.
Không được kéo lê dây dẫn trên mặt đất hoặc bất kỳ mặt gồ ghề nào khác. Cần có
biện pháp phòng ngừa khi bốc dỡ lên xuống xe để các cuộn dây dẫn, dây chống sét không
bị rơi xuống đất.

3.1.2. Cách điện, phụ kiện


Cách điện và phụ kiện do bên mời thầu cấp phải được bảo quản và vận chuyển cẩn
thận để tránh hư hỏng. Tất cả các cách điện phải được bảo vệ trong khi lắp để tránh bị
gãy vỡ hoặc bị cong các chốt. Tất cả cách điện phải được làm sạch, không dơ bẩn và bám
bụi. Chỉ được dùng khăn lau không làm xây xát vật liệu để lau sạch cách điện. Không
được dùng bàn chải sắt để làm sạch bất kỳ bộ phận nào.
Nếu cách điện bị hư hỏng với bất cứ lý do nào, đều phải báo cho chủ đầu tư biết và
thay thế; Trường hợp do nhà thầu xây lắp làm hỏng, nhà thầu phải thay cách điện hư
hỏng theo hướng dẫn của chủ đầu tư bằng chi phí của mình.

3.2. Công tác lắp đặt chuỗi cách điện, rải căng dây

3.2.1. Công tác lắp chuỗi cách điện, rải căng dây
3.2.1.1. Yêu cầu về lắp đặt chuỗi cách điện
+ Lắp đặt chuỗi cách điện dây dẫn:
Các chuỗi cách điện được lắp ráp các chi tiết phù hợp với bản vẽ thiết kế. Tất cả các
chốt hãm phải được lắp ráp và kiểm tra cẩn thận đảm bảo chúng nằm đúng vị trí.
+ Lắp chuỗi chống sét:
Nhà thầu phải lắp đặt tất cả các chuỗi treo dây chống sét lên các cột phù hợp với các
chi tiết nêu trong bản vẽ hoặc hướng dẫn của chủ đầu tư.

3.2.1.2. Yêu cầu về căng dây dẫn, dây chống sét (cáp quang)
+ Kế hoạch căng dây:

Trang 71
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Nhà thầu phải lập kế hoạch căng dây báo cáo chủ đầu tư trước lúc thực hiện. Kế
hoạch nêu rõ tiến độ công việc, phương pháp căng dây, dựng dàn giáo tạm, nối đất tạm,
các thiết bị, phụ kiện căng dây bằng kim loại, người được giao thực hiện công việc và
danh sách dụng cụ thiết bị sử dụng cùng với các chỉ dẫn.
Nhà thầu phải có trách nhiệm thuê một đơn vị có tư cách pháp nhân (được cấp giấy
phép chứng nhận) để đo điện trở mối nối, điện trở khóa néo.
+ Dụng cụ, thiết bị căng dây:
- Các ròng rọc được lắp ổ bi có chất lượng cao hoặc ổ bi lăn. Ròng rọc được lót
bằng chất dẻo hữu cơ hoặc tương đương được chủ đầu tư thoả thuận. Nếu sử dụng ròng
rọc không có lót thì phải bằng hợp kim nhôm hoặc Magnesium, các rãnh phải đánh bóng
nhẵn. Các ròng rọc dùng để lắp đặt dây chống sét bằng thép mạ kẽm tiêu chuẩn có thể
không có lót nhưng các rãnh phải được đánh bóng nhẵn. Ròng rọc phải quay dễ dàng
trong thiết bị căng dây mà không gây hư hại cho bề mặt tiếp xúc của dây dẫn. Các ròng
rọc không quay tự do được hoặc cản trở công việc căng dây phải thay thế ngay.
- Các giá đỡ cuộn dây: các giá đỡ cuộn dây phải chế tạo chắc chắn để đỡ cuộn dây
khi ra dây.
- Dây cáp mồi - thừng: dây cáp mồi bằng thép hoặc dây thừng ny lông hoặc vật liệu
khác phải được thoả thuận của chủ đầu tư.
- Tùy theo khả năng trang thiết bị của nhà thầu mà dùng biện pháp rải dây bằng máy
rải dây hoặc thủ công.
- Máy kéo dây: máy kéo dây phải có công suất không nhỏ hơn lực căng dây lớn
nhất của dây dẫn, dây chống sét. Máy kéo dây phải có tời chạy bằng động cơ có cơ cấu
truyền động thay đổi tốc độ khi căng dây.
- Thiết bị điều chỉnh căng dây.
Thiết bị điều chỉnh căng dây lót chất dẻo hữu cơ kiểu bánh xe to, thiết bị lắp đặt dây
chống sét mạ kẽm có thể không lót. Bộ hãm kiểu bánh xe to hoặc phanh hãm hoạt động
bằng hơi, thủy lực hoặc điện. Thiết bị điều chỉnh căng dây sao cho ứng suất đạt đến độ
căng thiết kế, độ căng không đổi được duy trì tới khi bộ hãm nhả ra. Thiết bị được thiết
kế sao cho dây dẫn và dây chống sét không bị phát nóng khi ra dây. Lớp lót hữu cơ trên
bộ hãm kiểu bánh xe có chiều dày không được nhỏ hơn 6 mm. Đường kính bộ hãm tại
đáy rãnh đối với bộ hãm kép không được nhỏ hơn 35 lần đường kính dây dẫn, dây chống
sét và không được nhỏ hơn 1,5m cho bộ hãm đơn. Thiết bị hãm phải có khả năng duy trì
lực căng liên tục.

Trang 72
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Thiết bị kẹp:
Thiết bị kẹp là loại có thể lắp bất kỳ chỗ nào trên dây dẫn, dây chống sét để kẹp dây
chặt hơn khi lực căng tự động tăng do lực căng dây gia tăng.
- Thiết bị ép:
Thiết bị ép các mối nối chịu lực và khoá néo đầu dây là loại thủy lực thích hợp với
áp kế và khuôn ép dây dẫn, dây chống sét hoặc loại được chấp nhận khác có chức năng
hoàn toàn đáp ứng cho công việc nối ép dây như yêu cầu.
- Dàn giáo:
Nhà thầu phải xin phép cơ quan quản lý các công trình có đường dây tải điện cắt
qua như đường sông, đường bộ, đường sắt, đường dây thông tin và các đường dây điện
lực... để thi công công trình.
Bằng kinh phí của mình nhà thầu làm dàn giáo tại các vị trí vượt công trình giao
chéo để rải căng dây. Dàn giáo phải có đủ sức chịu được áp lực gió, tải trọng đứng và tất
cả các tải trọng khác được dự đoán và không được để dây dẫn, dây chống sét cách mặt
đường sắt, đường ô tô 5 mét và đường dây thông tin, điện lực 1,5 mét trong lúc ra dây.
Dàn giáo bằng kim loại phải có thiết bị nối đất tạm thời.
+ Phương pháp căng dây dẫn, dây chống sét:
Dây dẫn, dây chống sét được kéo vào vị trí qua thiết bị căng dây bằng máy kéo,
máy hãm có động cơ và loại puly bằng chất dẻo hữu cơ dưới tác dụng giới hạn lực căng
dây. Dây kéo phải đủ dài để tránh chuỗi cách điện và cấu trúc chịu lực căng quá mức.
Dây kéo được liên kết với dây dẫn, dây chống sét bằng các đầu nối khớp cầu xoay và các
rọ kiểu bao ôm. Đuôi rọ được vuốt sát dây dẫn để rọ chạy theo ròng rọc ngoại trừ kiểu cá
biệt được chủ đầu tư cho phép.
Việc căng dây dẫn, dây chống sét được thực hiện sau 28 ngày sau khi móng bê tông
hoàn thành hoặc trong khoảng thời gian khác đã được chủ đầu tư thoả thuận, đồng thời
việc xiết bu lông cột đã hoàn thành và chủ đầu tư đã kiểm tra và cho phép.
Việc căng dây dẫn, dây chống sét và các công việc liên quan đều được tiến hành
ban ngày. Dây dẫn, dây chống sét không được căng với tốc độ quá chậm hoặc quá nhanh.
Tốc độ chấp nhận được từ: 4  10 km/giờ.
Việc đặt thiết bị căng và kéo dây trong khi căng dây sao cho độ dốc của đường dây
kéo không lớn hơn 1 theo chiều đứng và hợp lực trên xà ngang do vượt tải không lớn hơn
tải trọng thiết kế lớn nhất đã nêu trong các bản vẽ cột.

Trang 73
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Phải luôn chú ý đảm bảo dây dẫn, dây chống sét không bị gấp hoặc trầy xước dưới
bất kỳ dạng nào. Dây dẫn, dây chống sét không được kéo lê trên mặt đất, dưới nước, đá,
dây thép gai hoặc bất kỳ vật gì gây hư hại cho dây. Ở nơi không thể giữ dây dẫn, dây
chống sét tiếp xúc với các vật làm tổn thương dây dẫn, dây chống sét phải dùng dàn giáo
hoặc ròng rọc hoặc các con lăn gỗ hoặc nhôm. Dàn giáo bằng vật liệu không làm hư hại
dây dẫn, dây chống sét, được chủ đầu tư chấp nhận.
Dây dẫn, dây chống sét bị hư hại do nhà thầu, nếu phải thay thế các đoạn dây hư hại
đó thì nhà thầu phải chịu kinh phí.
Các đoạn dây bị hư hại ít, hoặc bị trầy xước được chủ đầu tư thoả thuận cho sửa
chữa bằng cách đánh bóng bằng vải nhám hoặc vải khác tương tự hoặc bằng ống nối, ống
vá sửa chữa hoặc các biện pháp khác. Không được tiến hành sửa chữa bằng bàn chải
thép. Các phần dây dẫn, dây chống sét hư hại do các thiết bị kẹp, gá phải loại bỏ trước
khi lấy độ võng dây dẫn, dây chống sét.
Các thiết bị căng dây, khi treo dây lên cột để lấy độ võng phải điều chỉnh sao cho
dây dẫn, dây chống sét nằm trong rãnh ròng rọc ở cùng mức như các khoá đỡ khi đã bắt
chặt.
Trước khi căng dây trong một khoảng néo cần neo tạm 1 phía của cột néo và chỉ
được phép căng từng pha một. Tuyệt đối không được tiến hành căng nhiều pha về cùng 1
phía mà không đảm bảo vấn đề neo tạm về phía ngược lại (tham khảo bản vẽ mặt đứng
sơ đồ néo tạm cột néo).
+ Nối đất tạm thiết bị căng dây:
Toàn bộ thiết bị kéo và căng dây phải được nối đất có hiệu quả và thiết bị nối đất di
động được lắp trên dây dẫn trần trước thiết bị căng dây.
Mỗi dây dẫn, dây chống sét của đường dây khi căng đều phải nối đất vào tất cả cột
thép bằng các dây cáp nối đất di động. Các thiết bị nối đất được để tại chỗ cho tới khi
việc lắp đặt dây dẫn, dây chống sét hoàn thành và được tháo gỡ vào giai đoạn cuối của
công việc này.
Khi tiến hành căng dây gần hoặc ngang qua đường dây đang hoạt động nhà thầu
phải có biện pháp đề phòng cần thiết để ngăn ngừa tai nạn và thiệt hại về người và của do
cảm ứng hay tiếp xúc.
+ Nối dây:

Trang 74
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

Được thực hiện tuân theo quy phạm thi công các công trình điện. Nhà thầu phải
cung cấp toàn bộ dụng cụ cần thiết gồm cả các dụng cụ nối ép để lắp đặt các mối nối chịu
lực, khóa néo, ống nối, ống vá và các vật liệu kèm theo.
Ống nối bằng thép mạ kẽm cho dây chống sét sau khi nối sẽ được sơn kín để chống
rỉ.
+ Vị trí nối dây và yêu cầu kỹ thuật.
Tất cả chỗ nối và sửa chữa dây dẫn phải cách khoá đỡ một khoảng cách tối thiểu là
25m. Trong mỗi khoảng cột chỉ cho phép không nhiều hơn một mối nối. Riêng các
khoảng vượt sông không được phép nối dây dẫn và dây chống sét.
+ Lấy độ võng:
Các khoảng cột lấy độ võng chọn càng sát (về chiều dài) với khoảng cột quy định
càng tốt. Đối với khoảng néo có nhiều khoảng cột, khoảng lấy độ võng, được chọn ở
khoảng cột gần mỗi đầu khoảng néo và một hoặc hai khoảng cột gần với giữa khoảng
néo.
Khoảng néo lấy độ võng gồm Số khoảng cột đo độ võng

1 khoảng 1 khoảng
2  6 khoảng 2 khoảng
7  15 khoảng 3 khoảng
 16 khoảng 4 khoảng
Nhà thầu cung cấp lực kế, bảng độ võng căng dây dẫn, dây chống sét, máy kinh vĩ
và các thiết bị thích hợp khác để đo độ võng cũng như nhiệt kế để đo nhiệt độ lúc căng
dây để quyết định độ võng dây dẫn, dây chống sét. Lực kế phải được kiểm tra, nếu cần
phải hiệu chỉnh.
+ Dung sai độ võng
- Cho phép sai số độ võng trong bất kỳ khoảng cột nào là:  5%
- Độ chênh lệch độ võng lớn nhất giữa các pha trong bất kỳ khoảng cột nào không
vượt quá 10%.
- Khoảng cách từ dây dẫn đến đất và các công trình khác phải đảm bảo yêu cầu của
quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006, Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014
của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện. Nếu các
khoảng cách trên không đảm bảo, nhà thầu phải báo cho cơ quan tư vấn và chủ đầu tư.

Trang 75
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Lực căng dây dẫn giữa các khoảng cột phải bằng nhau để các chuỗi đỡ ở vị trí
thẳng đứng trong mặt phẳng ngang của cột khi dây dẫn được kẹp vào khoá đỡ.
+ Đo nhiệt độ lấy độ võng:
Nhiệt độ dây dẫn, dây chống sét được xác định bằng nhiệt kế (bách phân C). Nhiệt
kế lấy độ võng được chuẩn bị trước đặt vào chỗ trống trong dây dẫn cùng loại với dây
dẫn lấy độ võng.
Dùng nhiệt kế đo độ võng có độ dài 60cm, nhiệt kế lấy độ võng đặt tự nhiên dưới
ánh sáng mặt trời trong 15 phút ở độ cao võng dây gần đúng tới mặt đất.
Nhiệt độ trung bình trong thời gian căng dây, độ võng tính toán dùng để căng dây
phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
+ Kẹp dây dẫn, dây chống sét:
Sau khi lấy độ võng dây dẫn, dây chống sét được giữ ở thiết bị hãm dây thời gian 2
giờ. Sau thời gian 2 giờ phải kiểm tra lại độ võng cho đúng với các trị số độ võng theo
yêu cầu của thiết kế (nếu khác phải chỉnh lại). Khi đó trên dây dẫn, dây chống sét tại tất
cả các điểm sẽ được đánh dấu chính xác và kẹp chặt vào các khoá đỡ và khoá néo trong
cùng ngày. Các chuỗi đỡ phải thẳng và song song với trục đứng của cột.
+ Lắp chống rung, tạ bù cho dây dẫn, dây chống sét:
Nhà thầu lắp đặt chống rung, tạ bù theo các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế TKBVTC
hoặc theo yêu cầu của nhà chế tạo (nhà cấp hàng) được chấp nhận. Chống rung và tạ bù
được gắn chặt an toàn để tất cả tạ chống rung, tạ bù được treo trong một mặt đứng.
Chống rung, tạ bù được lắp đặt ngay khi dây dẫn được kẹp vào khóa và trong bất kỳ
trường hợp nào không được quá 24 giờ sau khi kẹp dây dẫn vào khóa.

3.2.1.3. Giải pháp tháo hạ căng lại dây dẫn, dây cáp quang, phụ kiện, cách điện hiện
trạng
Giải pháp tháo hạ lắp lại dây dẫn, dây cáp quang, cách điện, phụ kiên hiện trạng
tương tự như lắp mới. Tuy nhiên để tiết kiện và rút ngăn thời gian thi công trong quá
trình thực hiện cần lưu ý một số nội dung sau:
* Dây dẫn hiện trạng
- Phần dây dẫn sẽ được tháo hạ tạm thời theo từng khoảng néo, treo tạm trên các kết
cấu cột mới đã lắp dựng một phần để căng lại theo hình thức cuốn chiếu, các khoảng
khác vẫn giữ nguyên đề phòng trường hợp phải trả lại lưới trong trường hợp sự cố.

Trang 76
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Toàn bộ dây dẫn thu hồi sẽ được cuốn vào các ru lô dây và bàn giao cho đơn vị
quản lý vận hành.
* Dây cáp hiện trạng
- Toàn bộ phần dây cáp quang được tháo hạ được lắp tạm trên các vị trí cột thép
mới đã lắp dựng một phần, có thể bổ sung thêm dàn giáo để bảo vệ phần cáp quang này
- Cáp quang được bảo vệ trong toàn bộ quá trình xây lắp, thông tin luôn được đảm
bảo thông suốt, chi thực hiện cắt cáp quang trong thời gian ngắn khi các công tác đã hoàn
tất để thực hiện đấu nối.
* Phụ kiến, cách điện hiện trạng
- Phụ kiện được thu hồi toàn bộ theo dây dẫn
- Riêng phần cách điện được tháo hạ vệ sinh, thí nghiệm rồi tổ hợp lại để lắp đặt,
phần còn thừa sẽ được bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.

Trang 77
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

CHƯƠNG 4 : CÁC CHỈ DẪN KHÁC

4.1. Yêu cầu vận chuyển thiết bị và vật liệu


4.1.1. Yêu cầu chung trách nhiệm nhà thầu
- Thực hiện các thủ tục giao nhận, vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa
- Đệ trình phương án, kế hoạch thực hiện đảm bảo cung cấp đầy đủ thiết bị, nhân
công
- Tuân theo các quy phạm, tiêu chuẩn ngành liên quan đến gói thầu và các yêu cầu
kỹ thuật
- Tài liệu hoàn công
- Đảm bảo an toàn

4.1.2. Kỹ thuật vận chuyển

4.1.2.1. Vận chuyển và lắp dựng cốt thép


Công tác vận chuyển và lắp dựng cốt thép phải phù hợp với điều 4.6 của TCVN
4453:1995 và đảm bảo các quy định chung sau:
- Thép đến hiện trường không bị cong vênh.
- Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.
- Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng
kết cấu.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép (dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt
thép đuôi cá).
- Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động
làm sai lệch vị trí.
- Các con kê được đặt tại các vị trí thích hợp tùy mật độ cốt thép nhưng không được
lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê được đúc bằng vữa xi măng mác cao có chiều dày bằng
lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Trong các trường hợp khác, con kê được làm bằng các vật
liệu không ăn mòn cốt thép, không phá huy bê tông và phải được Chủ đầu tư đồng ý. Với
cốt thép sàn để đảm bảo khoảng cách giữa 2 lớp cốt thép phải dùng con kê bằng ngựa
thép.
- Trong mọi trường hợp các góc của các thanh thép đai với thép chịu lực được buộc
toàn bộ.

Trang 78
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Các thép chờ của các hạng mục còn lại, thép chờ cột để liên kết với tường xây
phải để sẵn trước khi tiến hành đổ bê tông.

4.1.2.2. Vận chuyển bê tông


- Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu
cầu:
+ Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng,
bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng.
+ Sử dụng thiết bị, nhân lực hỗn hợp và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp
với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông
+ Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác
định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và phụ gia sử dụng. Nếu
không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các trị số ghi ở bảng dưới đây
Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia
Nhiệt độ (0C) Thời gian vận chuyển cho phép, phút
Lớn hơn 30 30
20 – 30 45
10 – 20 60
5 – 10 90
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá
200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ vào cốp pha.
- Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào
thùng treo không vượt quá 90 – 95% dung tích của thùng.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng ô tô hoặc thiết bị chuyên dùng cần đảm bảo bảo
các cầu sau:
+ Chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần lớn hơn 40cm nếu dùng ô tô ben tự đổ;
+ Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận
chuyển được xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng.
- Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm và bơm thử
nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng
kỹ thuật của thiết bị bơm.

Trang 79
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

+ Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để
hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông

4.1.2.3. Chuỗi cách điện, rải căng dây


- Cách điện và phụ kiện do bên mời thầu cấp phải được bảo quản và vận chuyển cẩn
thận để tránh hư hỏng.
- Toàn bộ hàng hóa được đóng kiện có đệm lót đảm bảo trong quá trình di chuyển
cũng như bốc dỡ an toàn.

4.2. Đấu nối


Yêu cầu nhà thầu phải có biện pháp thi công chi tiết riêng cho đấu nối, nhằm đảm
bảo thực hiện đấu nối theo đúng thiết kế, an toàn điện, xây dựng và giảm thiểu thời gian
cắt điện.

Trang 80
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

PHẦN III: CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CHƯƠNG 1 : CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC GIÁM SÁT
1.1. Các nguyên tắc chung
- Tuân thủ theo các Nghị định, thông tư hiện hành
- Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo
quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng.
- Công tác giám sát tác giả theo dõi và phối hợp với chủ đầu tư giải quyết các vấn
đề phát sinh. Tham gia nghiệm thu công tác xây lắp trong quá trình thi công nếu Chủ đầu
tư yêu cầu.
- Công tác giám sát thi công xây dựng thực hiện giám sát thi công xây dựng theo
yêu cầu của hợp đồng xây dựng, đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận.

1.2. Công tác giám sát tác giả


Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư,
nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
Phổi hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh
về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù họp với thực tế thi
công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu
tư;
Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc
thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;
Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trường
hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu
phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

1.3. Công tác giám sát thi công xây dựng


- Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất
lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có
liên quan biết để phối hợp thực hiện;
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107
của Luật Xây dựng;

Trang 81
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ
sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng
công trình;
- Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi
công đã được phê duyệt;
- Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình;
- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác
triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình
xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm
bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
- Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định
của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
- Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi
công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an
toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong
quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định
của Nghị định này;
- Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng
mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
- Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu
giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối
lượng thi công xây dựng hoàn thành;
- Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Trang 82
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

CHƯƠNG 2 : CHỈ DẪN CÔNG TÁC NGHIỆM THU

1.1. Các nguyên tắc chung


- Tuân thủ theo các Nghị định, thông tư hiện hành
- Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu
của hợp đồng xây dựng
- Các công việc hoàn thành theo đúng chất lượng mới được nghiệm thu

1.2. Các nội dung nghiệm thu


1.2.1. Chỉ dẫn nghiệm thu công việc xây dựng
Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ
thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người
phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện
nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu được xác
nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình
theo trình tự thi công.
Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các
kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình
thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây
dựng được yêu cầu nghiệm thu.
Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và
xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm
thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng. Trường
hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công
xây dựng.

1.2.2. Chỉ dẫn nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây
dựng để đưa vào sử dụng
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và nhà thầu thi công
xây dựng có thể thỏa thuận về việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ
phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
+ Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực
hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi
công tiếp theo;

Trang 83
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

+ Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.


+ Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm
nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả
nghiệm thu được lập thành biên bản,
Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây
dựng.
Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu theo quy định tại Điều 27,
Điều 30 Nghị định này. Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn
khai thác, sử dụng công trình;
Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng
cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; được cơ
quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và
văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên
quan, nếu có.
Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu từng phần công trình hoặc nghiệm
thu có điều kiện để đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp còn một số tồn tại về
chất lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của
công trình và bảo đảm công trình đủ điều kiện khai thác an toàn. Biên bản nghiệm thu
phải nêu rõ các các tồn tại về chất lượng cần khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần
được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các công việc này. Chủ đầu tư phải tổ
chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc
phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành.
Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng:
Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;
Đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định này, phải được cơ
quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này kiểm tra công tác
nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư nêu tại Điểm a
Khoản này. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài

Trang 84
Dự án: Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến QL21B)
Cải tạo, di chuyển nâng cao cao trình đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Nam Định - lộ 171
Hạng mục TBA 110kV Nam Ninh (VT58-VT59) và di chuyển các công trình điện từ 0,4kV đến 22kV phục
vụ GPMB
Giai đoạn : Thiết kế bản vẽ thi công
Phần III: Chỉ dẫn kỹ thuật

ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn
bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình
tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.

Trang 85

You might also like