You are on page 1of 38

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG

TÁC DỤNG LÊN CỘT ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI


Tài liệu hướng dẫn tính toán tải trọng tác dụng lên cột đường dây truyền tải

GIỚI THIỆU NỘI DUNG TÀI LIỆU

Tài liệu “Hướng dẫn tính toán tải trọng tác dụng lên cột đường dây truyền” gồm
có nội dụng như sau:
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT.
CHƯƠNG 2 : CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN.
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CỘT.

-1-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT

1.1 - CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:


- Tiêu chuẩn Ngành 11TCN-19-2006: Quy phạm trang bị điện, ban hành năm
2006;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động, ban hành năm
1995;
- Giáo trình “Lưới điện và hệ thống điện” - Tập 3 của GS. Trần Bách, xuất bản
năm 2004;
- Giáo trình “Cơ khí đường dây” của Trường Đại học Bách khoa, xuất bản năm
1979 và các tài liệu, tiêu chuẩn, quy định khác liên quan…

1.2 - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


- Hướng dẫn nhân viên thiết kế thiết lập bảng tính “Tải trọng tác dụng lên cột
đường dây” phù với quy mô, đặc điểm cho từng công trình.
- Giảm thiểu thời gian đào nhân viên mới trong việc tính toán “Tải trọng tác dụng
lên cột đường dây”.
- Nâng cao năng lực, rút ngắn thời gian lập hồ sơ Tư vấn thiết kế phù hợp với yêu
cầu của khách hàng và mục tiêu chất lượng của đơn vị.

1.3 - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:


Trên cơ sở bản vẽ “Bố trí cột trên mặt cắt dọc”, bảng tính “Ứng suất, độ võng
căng dây dây” và các số liệu đầu vào khác (như: số dây phân pha, loại cách điện, phụ
kiện, điều kiện khí hậu tính toán...) do chủ nhiệm đề án lập; Tài liệu sẽ hướng dẫn tính
toán các thành phần tải trọng tác dụng lên cột đường dây để làm cơ sở thiết kế phần
xây dựng cột, móng cho công trình.

1.4 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


Tài liệu này chỉ tính toán phần tải trọng của dây dẫn, dây chống sét, cách điện và
phụ kiện tác dụng lên cột đường dây (gọi tắt là “Tải trọng tác dụng lên cột”).

-2-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

CHƯƠNG 2:
CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

2.1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG:


 Cấu trúc đường dây trên không:

-3-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Sơ đồ cột đường dây 110kV:

Cột đỡ Cột néo

 Sơ đồ cột đường dây 220kV:

Cột đỡ Cột néo

-4-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Sơ đồ cột đường dây 500kV:

Cột đỡ Cột néo

2.2 - KHÁI NIỆM VỀ KHOẢNG CỘT


 Khoảng cột:
Khoảng cột là khoảng cách theo phương nằm ngang giữa 2 điểm treo dây trên 2
cột kề nhau; ký hiệu: Lcột [m].
VD: Ở hình vẽ dưới đây, tại khoảng cột T1 –T2 có: Lcột = L1 = 300m
T2 (ñôõ) T3 (neùo)
T1 (neùo)

-5-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Khoảng cột néo:


Khoảng cột néo là khoảng cách theo phương ngang giữa 2 cột néo kề nhau; ký
hiệu: Lnéo [m].
Như vậy, trong một khoảng néo có thể bao gồm một hoặc nhiều khoảng cột và
được xác định theo công thức: Lnéo = ΣLcột
VD: Ở hình vẽ dưới đây, khoảng néo T1 –T3 có: Lnéo = L1 + L2 = 800m
T2 (ñôõ) T3 (neùo)
T1 (neùo)

 Khoảng cột gió:


Khoảng cột gió là chiều dài đoạn dây 2 bên cột mà áp lực gió lên đoạn dây này
tác động lên cột; ký hiệu Lgió [m].
Khoảng cột gió dùng để tính toán tải trọng do thành phần gió của dây tác dụng
lên cột và được tính theo công thức: Lgió = (L1+L2)/2
VD: Ở hình vẽ dưới đây, khoảng cột gió tính toán cho cột T2 là: Lgió = 400m.
T2 (ñôõ) T3 (neùo )
T1 (neùo )

 Khoảng cột khối lượng:


Khoảng cột khối lượng là chiều dài đoạn dây 2 bên cột mà trọng lượng của nó tác
dụng lên cột; ký hiệu Lkl [m].
Khoảng cột gió dùng để tính toán tải trọng do thành phần trọng lượng của dây
dụng lên cột và được tính bằng khoảng cách giữa 2 điểm thấp nhất của dây dẫn ở
2 bên cột theo công thức: Lkl = LT+LP
Trong đó:
-6-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

+ LT và LP là khoảng cách ngang từ cột đến điểm thấp nhất của dây về 2 phía của
cột.
+ LT và LP mang dấu + (-) khi điểm thấp nhất của dây nằm trong (ngoài) khoảng
cột.
VD: Ở hình vẽ dưới đây, khoảng cột khối lượng tính cho cột T2 là: Lkl = 520m.
T2 (ñôõ)
T1 (neùo ) T3 (neùo )

2.3 - ĐIỀU KIỆN VÀ CHẾ ĐỘ TÍNH TOÁN


 Chế độ tính toán:
Chế độ tính toán cột đường dây trên không được chia làm 03 loại như sau:
1. Chế độ bình thường: là chế độ làm việc của dây dẫn và dây chống sét không bị
đứt, chiếm hầu hết thời gian vận hành.
2. Chế độ sự cố: là chế độ làm việc có dây dẫn hoặc dây chống sét dây bị đứt, rất
ít xảy ra, có thời gian rất ngắn.
3. Chế độ lắp đặt: là chế độ làm việc của của dây dẫn và dây chống sét trong quá
trình lắp đặt, thi công kéo dây.
Trong đó: Chế độ bình thường và chế độ sự cố được áp dụng để tính toán thiết kế
cho tất cả các loại cột (đỡ, néo) sử dụng cho dự án. Chế độ lắp đặt chỉ áp dụng để
kiểm tra cột néo trong chế độ lắp đặt, thi công kéo dây; Tuy nhiên, với biện pháp
thi công như hiện nay: đối với xà cột néo trong quá trình thi công căng dây lệch
về một phía thì phía xà chưa căng dây có sử dụng hệ neo tạm để đảm bảo an toàn
cho cột nên việc tính toán tải trọng trong chế độ lắp đặt là không cần thiết.

-7-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Điều kiện khí hậu tính toán


1- Nhiệt độ tính toán:
Nhiệt độ tính toán các chế độ cơ lý đường dây trên không được xác định theo
QCVN 02-2009 và Quy phạm trang bị điện (Điều II.5.27). Mỗi khu vực xây dựng
dự án khác nhau thì có giá trị nhiệt độ tính toán khác nhau. Thông thường điều
kiện nhiệt độ tính toán cho các dự án ở nước ta có giá trị như sau:
+ Ở trạng thái nhiệt độ không khí thấp nhất: t = (0-10)0C
+ Ở trạng thái nhiệt độ không khí lớn nhất: t = (38-42)0C
+ Ở trạng thái nhiệt độ không khí trung bình năm: t = (22-28)0C
+ Ở trạng thái tải trọng ngoài lớn nhất: t = 250C
+ Ở trạng thái quá điện áp khí quyển: t = 200C

Điều II.5.27 - Quy phạm trang bị điện: Khi thiết kế ĐDK phải tính toán theo điều
kiện khí hậu sau đây:
a. Chế độ bình thường:
 Nhiệt độ không khí cao nhất Tmax, áp lực gió q = 0
 Nhiệt độ không khí thấp nhất Tmin, áp lực gió q = 0
 Nhiệt độ không khí trung bình năm Ttb, áp lực gió q = 0
 Áp lực gió lớn nhất qmax, nhiệt độ không khí T = 25oC
b. Chế độ sự cố:
 Nhiệt độ không khí thấp nhất Tmin, áp lực gió q = 0
 Nhiệt độ không khí trung bình năm Ttb, áp lực gió q = 0
 Áp lực gió lớn nhất qmax, nhiệt độ không khí T = 25oC
Trong chế độ sự cố của ĐDK, áp lực gió tính toán lớn nhất qmax cho phép lấy
theo TCVN 2737-1995.

2- Vùng gió tính toán:


Đường dây trên không đi qua các vùng khác nhau sẽ chịu tác động của áp lực gió
khác nhau, vùng gió và giá trị áp lực gió được xác định theo Quy chuẩn Việt Nam
QCVN 02-2009, Tiêu chuẩn tác động và tải trọng TCVN- 2737-1995 và Quy
phạm trang bị điện (Điều II.5.20).
VD: Xem bảng thống kê “Phân vùng áp lực gió của QCVN 02-2009” ở phía
dưới, nếu xây dựng công trình trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận thì
có vùng gió tính toán là II.A.
-8-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

Địa danh Vùng gió


Tỉnh Bình Thuận
- Thị xã Phan Thiết II.A
- Huyện Đức Linh I.A
- Huyện Hàm Tân II.A
- Huyện Hàm Thuận Nam II.A
- Huyện Phú Quý III.A

Điều II.5.20 - Quy phạm trang bị điện: Áp lực gió tiêu chuẩn, áp lực gió theo từng
vùng, hệ số tăng áp lực gió theo độ cao, hệ số giảm áp lực gió đối với các ĐDK đi
trong các vùng khuất gió phải lấy theo các trị số và các quy định cụ thể nêu trong Tiêu
chuẩn tác động và tải trọng của TCVN- 2737-1995. Đối với ĐDK từ 110kV trở lên, áp
lực gió tiêu chuẩn không được nhỏ hơn 60daN/m2.
Đối với các ĐDK, lấy thời gian sử dụng giả định của công trình là 15 năm đối với
ĐDK 35kV trở xuống, 20 năm đối với ĐDK 110kV, 30 năm đối với ĐDK 220kV, 40
năm đối với ĐDK 500kV và khoảng vượt lớn.

 Dạng địa hình tính toán:


Dạng địa hình tính toán cho công trình được xác định theo Tiêu chuẩn tác động
và tải trọng của TCVN 2737-1995 như sau:
+ Địa hình dạng A: là địa hình trống trải, không có hoặc có rất ít vật cản cao
không quá 1,5m (bờ biển thoáng, mặt sông, hồ lớn, đồng muối, cánh đồng
không có cây cao..).
+ Địa hình dạng B: là địa hình tương đối trống trải, có một số vật cản thưa thớt
cao không quá 10m (vùng ngoại ô ít nhà, thị trấn, làng mạc, rừng thưa hoặc
rừng non, vùng trồng cây thưa…).
+ Địa hình dạng C: là địa hình bị che chắn mạnh, có nhiều vật cản sát nhau cao
từ 10m trở lên (trong thành phố, vùng rừng rậm…).

 Độ cao treo dây tính toán:


Theo Điều II.5.21 của Quy phạm trang bị điện thì áp lực gió tác động vào dây
dẫn/ dây chống sét của đường dây trên không (ĐDK) được xác định ở độ cao của
trọng tâm quy đổi của tất cả các dây.
Độ cao trọng tâm quy đổi của dây dẫn/ dây chống sét; ký hiệu: Hqđ [m] và được
xác định theo công thức:

-9-
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

2
Hqđ = Htb - f
3
Trong đó:
+ Htb [m]: Là độ cao trung bình mắc dây dẫn/ dây chống sét vào cách điện/ phụ
kiện.
+ f [m]: Là độ võng dây dẫn/ dây chống sét, quy ước lấy giá trị lớn nhất (khi
nhiệt độ cao nhất).

Ghi chú: Đối với khoảng vượt lớn thì Hqđ được xác định theo Điều II.5.22 của
Quy phạm trang bị điện.

Điều II.5.22 - Quy phạm trang bị điện: Áp lực gió tác động vào dây dẫn hoặc dây chống
sét trong khoảng vượt lớn phải xác định theo Điều II.5.20, đồng thời phải tuân theo các quy
định bổ sung sau:
 Đối với khoảng vượt chỉ có một khoảng cột, độ cao trọng tâm quy đổi của dây dẫn
hoặc dây chống sét được tính theo công thức:
h1  h2 2
hqd   f
2 3
Trong đó:
h1 và h2: Độ cao điểm mắc dây vào cột vượt tính từ mặt nước bình thường của
sông, ngòi vịnh v.v. [m]
f : Độ võng lớn nhất của dây dẫn, [m]
 Đối với khoảng vượt bao gồm nhiều khoảng cột, độ cao trọng tâm quy đổi của dây
dẫn hoặc dây chống sét phải tính chung cho cả khoảng vượt (giới hạn bằng 2 cột
néo hãm), theo công thức:
hqd 1l1  hqd 2 l 2  ...  hqdn l n
hqd 
l1  l 2  ...  l n

Trong đó hqd1 ,hqd2 ... hqdn là độ cao trọng tâm quy đổi của các khoảng cột l1,l2… ln
cấu thành khoảng vượt đó. Nếu trong khoảng vượt lớn có một số khoảng cột kề qua
các khu vực không có nước thì hđ được tính từ mặt đất.

- 10 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

2.4 - CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CỘT:
 Thông số dây dẫn/ dây chống sét:
1- Tiết diện dây dẫn/ dây chống sét:
Tiết diện dây dẫn/ dây chống sét trong tính toán tải trọng tác dụng lên cột là tiết
diện phần chịu lực của dây; ký hiệu: Fdây [mm2].
Thông số Fdây [mm2] được sử dụng để tính toán lực căng và các tải trọng của dây
theo các phương dọc, ngang tuyến tác dụng lên cột.
VD: * Dây dẫn ACSR-330/42 có Fdây = 364,1mm2.
* Dây cáp quang OPGW-120 có Fdây = 118mm2.

2- Đường kính dây dẫn/ dây chống sét:


Đường kính dây dẫn/ dây chống sét trong tính toán tải trọng tác dụng lên cột là
đường kính tổng (đường kính ngoài cùng) của dây; ký hiệu: ddây [m].
Thông số ddây [m] được sử dụng để tính toán tải trọng gió tác dụng vào dây.
VD: * Dây dẫn ACSR-330/42 có ddây = 0,0248m.
* Dây cáp quang OPGW-120 có ddây = 0,0139m.

3- Khối lượng dây dẫn/ dây chống sét:


Khối lượng dây dẫn/ dây chống sét trong tính toán tải trọng tác dụng lên cột là
khối lượng tổng (kể cả phần khối lượng mỡ bảo vệ nếu có) của 1m dây; ký hiệu:
G1dây [daN/m].
Thông số G1dây [daN/m] được sử dụng để tính toán tải trọng của dây theo phương
thẳng đứng tác dụng lên cột.
VD: * Dây dẫn ACSR-330/42 có G1dây = 1,27daN/m.
* Dây cáp quang OPGW-120 có G1dây = 0,53daN/m.

4- Ứng suất lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét:
Ứng suất lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét trong tính toán tải trọng tác dụng
lên cột là ứng suất lớn nhất xuất hiện ở một trong những chế độ tính toán cơ lý
của dây trong cùng một khoảng cột đại biểu (tại điểm treo dây thấp nhất) khi đã
tính đến thành phần ứng suất phát sinh do trọng lượng dây gây ra (tại điểm treo
dây cao nhất) trong khoảng cột tính toán; ký hiệu: σmax [daN/mm2]
σmax = σ0max + σps [daN/mm2]
Trong đó:

- 11 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

+ σ0max: Là ứng suất lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét (tại điểm treo dây thấp
nhất) xuất hiện ở một trong những chế độ tính toán cơ lý dây trong cùng một
khoảng cột đại biểu tính toán.
+ σps: Là ứng suất phát sinh thêm của dây dẫn/ dây chống sét (tại điểm treo dây
cao nhất) trong khoảng cột tính toán.
Thông số σmax [daN/mm2] được sử dụng để tính toán lực căng và các tải trọng của
dây theo các phương dọc, ngang tuyến tác dụng lên cột.
VD1: Sau khi tính toán cơ lý dây dẫn ACSR-330/42 tại khoảng cột đại biểu bằng
400m (xem bảng dưới đây), ghi nhận ở chế độ 2 (chế độ áp lực gió cực đại) có
xuất hiện giá trị ứng suất lớn nhất, khi đó σ0max= 10,02 daN/mm2.
Khoảng coät
(m) Cheá ñoä 1 2 3 4 5 6
350 ÖÙng suaát 7,71 9,82 7,39 7,13 5,44 6,21
Ñoä voõng 7,13 8,78 7,55 7,71 10,11 8,85
400 ÖÙng suaát 7,60 10,02 7,36 7,13 5,69 6,36
Ñoä voõng 9,45 11,23 9,90 10,08 12,63 11,29
450 ÖÙng suaát 7,51 10,19 7,34 7,13 5,89 6,48
Ñoä voõng 12,09 13,98 12,57 12,75 15,43 14,02
500 ÖÙng suaát 7,45 10,32 7,32 7,13 6,05 6,57
Ñoä voõng 15,06 17,04 15,56 15,74 18,53 17,06

VD2: Tiếp theo VD1, gọi A là điểm treo dây thấp nhất, B là điểm treo dây cao
nhất và L là chiều dài đoạn dây A-B trong khoảng cột T1-T2 (xem hình vẽ dưới
đây). Việc xác định giá trị ứng suất lớn nhất, ứng suất phát sinh của dây tại điểm
B được trình bày như sau:

* Tại điểm treo dây thấp nhất (A):


+ Thành phần lực căng dây: T0max = σ0max * Fdây = 10,02 * 364,1 = 3648daN
- 12 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

+ Thành phần lực do trọng lượng: PL = 0


 Tổng hợp lực của (T0max và PL) tại điểm A: TA = T0max = 3.648daN
 Ứng suất lớn nhất của dây tại A: σA = TA/Fdây = σ0max = 10,02daN/mm2

* Tại điểm treo dây cao nhất (B):


+ Thành phần lực căng dây T0max = σ0max * Fdây = 3.648daN
+ Thành phần lực do trọng lượng PL = L* G1dây = 400*1,27 =508daN
 Tổng hợp lực của (T0max và PL): TB = T02max  PL2 = 3683daN

 Ứng suất lớn nhất của dây tại B: σB = σmax = TB/Fdây = 10,12daN/mm2
Vậy, ứng suất phát sinh của dây tại điểm B: σps = σB - σA = 0,1daN/mm2

5- Độ lệch ứng suất của dây dẫn/ dây chống sét giữa các khoảng néo:
Như chúng ta đã biết trong tính toán cơ lý thì ứng suất của dây dẫn/ dây chống sét
tại các khoảng cột trong cùng một khoảng néo đều có giá trị như nhau và được
xác định trên cơ sở khoảng cột đại biểu.
Như vậy, nếu các khoảng néo có khoảng cột đại biểu khác nhau thì dẫn đến ứng
suất của dây dẫn/ dây chống sét tại các khoảng néo đó sẽ khác nhau; Điều này sẽ
làm xuất hiện độ lệch ứng suất của suất của dây dẫn/ dây chống sét giữa các
khoảng néo liên tiếp. Độ lệch ứng suất của suất của dây dẫn/ dây chống sét giữa
các khoảng néo được trong tính toán được ký hiệu là Δσ[daN/mm2].
Thông số Δσ [daN/mm2] được sử dụng để tính toán tải trọng của dây dây dẫn/ dây
chống sét phát sinh thêm theo các phương dọc tuyến tác dụng lên cột néo.
VD: Theo tính toán cơ lý dây dẫn ACSR-330/42 tại các khoảng néo có khoảng
cột đại biểu bằng 400m và 500m (xem bảng dưới đây), nếu xét ở chế độ 2 (chế độ
áp lực gió cực đại) thì thu được độ lệch ứng suất của suất của dây giữa các
khoảng néo nêu trên là: Δσ = 10,32 - 10,02 = 0,3daN/mm2.

Khoảng coät (m) Cheá ñoä 1 2 3 4 5 6


350 ÖÙng suaát 7,71 9,82 7,39 7,13 5,44 6,21
Ñoä voõng 7,13 8,78 7,55 7,71 10,11 8,85
400 ÖÙng suaát 7,60 10,02 7,36 7,13 5,69 6,36
Ñoä voõng 9,45 11,23 9,90 10,08 12,63 11,29
450 ÖÙng suaát 7,51 10,19 7,34 7,13 5,89 6,48
Ñoä voõng 12,09 13,98 12,57 12,75 15,43 14,02
500 ÖÙng suaát 7,45 10,32 7,32 7,13 6,05 6,57
Ñoä voõng 15,06 17,04 15,56 15,74 18,53 17,06

- 13 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Thông số áp lực gió


Áp lực gió theo giá trị tiêu chuẩn:
Áp lực gió theo giá trị tiêu chuẩn (gọi tắt là áp lực gió tiêu chuẩn) ở độ cao Hqđ
dùng để tính toán tải trọng tác dụng lên cột được xác đinh theo công thức sau:
QH = Q0.k
Trong đó:
+ QH [daN/m2]: Áp lực gió tiêu chuẩn ở độ cao Hqđ dùng để tính toán tải trọng
tác dụng lên cột.
+ Q0 [daN/m2]: Áp lực gió tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 ở độ cao cơ sở được
quy định theo vùng gió (xem bảng 2.4.2-1 ở phía dưới).
+ k: Hệ số điều chỉnh theo độ cao và dạng địa hình theo TCVN 2737-1995
(xem bảng 2.4.2-2 ở phía dưới).
Khi k = 1 thì Q = Q0 được gọi là áp lực gió tiêu chuẩn ở độ cao cơ sở; độ cao tính
toán của các dạng địa hình ứng với k = 1 được gọi là độ cao cơ sở (VD: ở bảng
2.4.2-2 thì độ cao cơ sở đối với địa hình A là 3m và địa hình B là 10m).

Bảng 2.4.2-1: Giá trị áp lực gió theo TCVN 2737-1995


Vùng gió I II III IV V
Q0 (daN/m2) 65 95 125 155 185
* Ghi chú: Giá trị Q0 ở bảng trên được giảm 10 daN/m2 đối với vùng gió I.A,
giảm 12 daN/m2 đối với vùng gió II.A và giảm 15 daN/m2 đối với vùng gió
III.An nhưng không được nhỏ hơn 60daN/m2 đối với ĐDK từ 110kV trở lên
(Điều II.5.20 của Quy phạm trang bị điện).

Bảng 2.4.2-2: Giá trị hệ số điều chỉnh k theo độ cao và dạng địa hình
Dạng địa hình
A B C
Độ cao (m)
3 1,00 0,80 0,47
5 1,07 0,88 0,54
10 1,18 1,00 0,66
15 1,24 1,08 0,74
20 1,29 1,13 0,80
30 1,37 1,22 0,89
40 1,43 1,28 0,97

- 14 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

Dạng địa hình


A B C
Độ cao (m)
50 1,47 1,34 1,03
60 1,51 1,38 1,08
80 1,57 1,45 1,18
100 1,62 1,51 1,25
150 1,72 1,63 1,40
200 1,79 1,71 1,52
250 1,84 1,78 1,62
300 1,84 1,84 1,70
350 1,84 1,84 1,78
≥ 400 1,84 1,84 1,84
* Ghi chú: Giá trị hệ số điều chỉnh k ở bảng trên được nội suy tuyến tính phù
hợp với độ cao quy đổi Hqđ và dạng địa hình tính toán.
VD: Theo bảng thống kê “Phân vùng áp lực gió của QCVN 02-2009”, khi xây
dựng công trình trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận thì có vùng gió
tính toán là II.A. Tra bảng 2.4.2-1 ta có Q0 = 83daN/m2. Nếu chọn dạng địa hình
B và có độ cao Hqđ = 40m để tính toán thì QH = 83*1,28 = 106,24daN/m2.
Áp lực gió theo giá trị tính toán:
Áp lực gió theo giá trị tính toán (gọi tắt là áp lực gió tính toán) ở độ cao Hqđ dùng
để tính toán tải trọng tác dụng lên cột được xác đinh theo công thức sau:
QHtt = QH..n = Q0.k..n
Trong đó:
+ QHtt [daN/m2]: Áp lực gió tính toán ở độ cao Hqđ dùng để tính toán tải trọng
tác dụng lên cột.
+ QH [daN/m2]: Áp lực gió tiêu chuẩn ở độ cao Hqđ dùng để tính toán tải trọng
tác dụng lên cột.
+ Q0 [daN/m2]: Áp lực gió tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 ở độ cao cơ sở được
quy định theo vùng gió.
+ k: Hệ số điều chỉnh theo độ cao Hqđ và dạng địa hình theo TCVN 2737-
1995.
+  = 1,2: Hệ số độ tin cậy của tải trọng gió theo TCVN 2737-1995.
+ n: Hệ số điều chỉnh tải trọng gió tương ứng với thời gian giả định của công
trình theo TCVN 2737-1995 như bảng sau:
- 15 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

Thời gian giả định của công


5 10 20 30 40 50
trình (năm)
Hệ số điều chỉnh tải trọng gió 0,61 0,72 0,83 0,91 0,96 1

Mặt khác, theo Quy phạm trang bị điện (Điều II.5.20) thì đối với các ĐDK,
lấy thời gian sử dụng giả định của công trình là 15 năm đối với ĐDK 35kV
trở xuống, 20 năm đối với ĐDK 110kV, 30 năm đối với ĐDK 220kV, 40
năm đối với ĐDK 500kV và khoảng vượt lớn. Khi đó, xác định được giá trị
của “n” như sau:
+ Đối với ĐDK 35kV trở xuống: n = 0,78.
+ Đối với ĐDK 110kV: n = 0,83.
+ Đối với ĐDK 220kV: n = 0,91.
+ Đối với ĐDK 500kV: n = 0,96.
VD: Theo bảng thống kê “Phân vùng áp lực gió của QCVN 02-2009”, khi xây
dựng công trình trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận thì có vùng gió
tính toán là II.A. Tra bảng 2.4.2-1 ta có Q0 = 83daN/m2. Nếu chọn dạng địa hình
B và có độ cao Hqđ = 40m để tính toán thì QHtt = 83*1,28*1,2*0,96 =
122,39daN/m2.

 Tải trọng gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét
Tải trọng gió tác động vào 1m dây dẫn/ dây chống sét, ký hiệu là P2dây [daN/m] và
được xác định bằng công thức (xem Điều II.5.25 của Quy phạm trang bị điện)
như sau:
P2dây = a.Cx.K1.Q.F.sin2 (1)

Trong đó:
+ P2dây [daN/m]: Tải trọng gió tác động vào 1m dây dẫn/ dây chống sét theo
phương nằm ngang vuông góc với dây và được xác định như sau:
o Đối với giá trị tiêu chuẩn thì thay Q = QH vào công thức (1) như sau:
P2dây = a.Cx.K1.QH.F.sin2.
o Đối với giá trị tính toán thì thay Q = QHtt vào công thức (1) như sau:
P2dây(tt) = a.Cx.K1.QHtt.F.sin2.
+ a: Hệ số tính đến sự không bằng nhau của áp lực gió trong khoảng cột và có
giá trị như sau:
a = 1 khi áp lực gió bằng 27daN/m2
- 16 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

a = 0,85 khi áp lực gió bằng 40daN/m2


a = 0,75 khi áp lực gió bằng 55daN/m2
a = 0,70 khi áp lực gió bằng 76daN/m2 và lớn hơn.
Các giá trị trung gian lấy theo phương pháp nội suy.
+ Cx : Hệ số khí động học lấy bằng 1,1 khi đường kính của dây dẫn/ dây chống
sét từ 20mm trở lên và 1,2 khi đường kính của chúng nhỏ hơn 20mm.
+ Kl : Hệ số quy đổi tính đến ảnh hưởng của chiều dài khoảng vượt vào tải
trọng gió, bằng 1,2 khi khoảng cột tới 50m; bằng 1,1 khi 100m; bằng 1,05
khi 150m; bằng 1 khi 250m và lớn hơn (các trị số Kl đối với các khoảng
vượt có chiều dài nằm giữa các trị số trên thì lấy theo phương pháp nội suy).
+ Q [daN/m2]: Áp lực gió ở độ cao Hqđ được xác định như sau:
o Đối với giá trị tiêu chuẩn thì lấy Q = QH
o Đối với giá trị tính toán thì lấy Q = QHtt
+ F [m2]: Tiết diện cản (đón) gió của dây dẫn/ dây chống sét.
+  [độ]: Góc hợp thành giữa hướng gió thổi và trục của tuyến đường dây.
Theo Quy phạm, khi tính tải trọng gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét phải
lấy hướng gió 90o và 45o với tuyến đường dây. Thay vào công thức (1) ta có:
+ Khi  =90o thì P2dây(90) = a.Cx.K1.Q.F
+ Khi  =45o thì P2dây(45) = a.Cx.K1.Q.F.0,5 = 0,5.P2dây(90)

 Tải trọng gió vào chuỗi cách điện/ phụ kiện


Tải trọng gió tác động vào chuỗi cách điện/ phụ kiện, ký hiệu là P2chuỗi [daN] và
được xác định bằng công thức như sau:
P2chuỗi = a.Q.Fchuỗi (2)
Trong đó:
+ P2chuỗi [daN]: Tải trọng gió tác động vào chuỗi cách điện/ phụ kiện theo
phương nằm ngang vuông góc với chuỗi và được xác định như sau:
o Đối với giá trị tiêu chuẩn thì thay Q = QH vào công thức (2) như sau:
P2chuỗi = a.QH.Fchuỗi.
o Đối với giá trị tính toán thì thay Q = QHtt vào công thức (2) như sau:
P2chuỗi(tt) = a.QHtt.Fchuỗi.
+ a: Hệ số tính đến sự không bằng nhau của áp lực gió (thường được tính toán
giống như dây dẫn) có giá trị như sau:

- 17 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

a = 1 khi áp lực gió bằng 27daN/m2


a = 0,85 khi áp lực gió bằng 40daN/m2
a = 0,75 khi áp lực gió bằng 55daN/m2
a = 0,70 khi áp lực gió bằng 76daN/m2 và lớn hơn.
Các giá trị trung gian lấy theo phương pháp nội suy.
+ Fchuỗi [m2]: Tiết diện cản (đón) gió của chuỗi treo dây dây dẫn/ dây chống
sét. Để phân biệt tiết diện đón gió cho các chuỗi đỡ và néo dây, trong tính
toán sử dụng các ký hiệu như sau:
o Đối với chuỗi đỡ: ký hiệu Fchđỡ [m2] thay cho Fchuỗi [m2].
o Đối với chuỗi néo: ký hiệu Fchnéo [m2] thay cho Fchuỗi [m2].

 Khối lượng của chuỗi cách điện/ phụ kiện:


Khối lượng chuỗi cách điện/ phụ kiện (gọi tắt là chuỗi) sử dụng để treo dây dẫn/
dây chống sét trong tính toán tải trọng tác dụng lên cột là khối lượng tổng của các
vật liệu cấu tạo chuỗi treo dây; và được ký hiệu như sau:
+ Gchđỡ [daN] : Khối lượng của chuỗi đỡ dây dẫn/ dây chống sét.
+ Gchnéo [daN] : Khối lượng của chuỗi néo dây dẫn/ dây chống sét.
Thông số Gchđỡ / Gchnéo được sử dụng để tính toán tải trọng của chuỗi đỡ/ néo dây
dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương thẳng đứng.

 Khối lượng tiêu chuẩn của thợ lắp đặt và phụ kiện mang theo:
Tải trọng tiêu chuẩn của thợ lắp đặt và phụ kiện mang theo tại vị trí lắp cách điện;
ký hiệu: Gng+pk [daN] và có giá trị (theo Điều II.5.89 - Quy phạm trang bị điện)
như sau:
+ 100daN : cột dùng cách điện đứng;
+ 150daN: cột đỡ dùng cách điện treo đến 220kV;
+ 200daN: cột néo dùng cách điện treo đến 220kV;
+ 250daN: cột 500kV.
Thông số Gng+pk [daN] được sử dụng để tính toán tải trọng tiêu chuẩn của người
và phụ kiện lắp đặt tác dụng lên cột theo phương thẳng đứng.

- 18 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

CHƯƠNG 3:
TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CỘT

3.1- THUYẾT MINH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CỘT


3.1.1 - Khái niệm về tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán
1. Tải trọng tiêu chuẩn: là tải trọng tác dụng lên cột được tính toán với các thông số
theo giá trị tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 mà không tính đến hệ số vượt tải (hệ số
độ tin cậy) theo quy định. Trong thiết kế, tải trọng tiêu chuẩn dùng để tính toán,
kiểm tra khả năng biến dạng (trạng thái giới hạn thứ 2) của cột, móng.
2. Tải trọng tính toán: là tải trọng tác dụng lên cột được tính toán với các thông số
theo giá trị tính toán có tính đến hệ số vượt tải (hệ số độ tin cậy) theo quy định.
Trong thiết kế, tải trọng tính toán dùng để tính toán, kiểm tra khả năng chịu tải
(trạng thái giới hạn thứ 1) của cột, móng.
3.1.2 - Giới thiệu chung về tải trọng tác dụng lên cột
Các loại tải trọng trọng tác dụng lên cột, gồm:
+ Tải trọng do dây dẫn/ dây chống sét (gọi tắt là tải trọng dây) tác dụng lên cột.
+ Tải trọng do chuỗi cách điện/ chuỗi phụ kiện treo dây dẫn dây dẫn/ dây chống
sét (gọi tắt là tải trọng sứ hoặc tải trọng chuỗi) tác dụng lên cột.
+ Tải trọng do thợ lắp đặt và phụ kiện mang theo (tại vị trí lắp cách điện) tác
dụng lên cột.
Thành phần tải trọng tác dụng lên cột, gồm:
1. Tải trọng do thành phần khối lượng của dây dẫn/ dây chống sét (Gdây), chuỗi
cách điện/ chuỗi phụ kiện (Gchuỗi), thợ lắp đặt và phụ kiện mang theo (Gng+pk)
tác dụng lên cột. Đây là thành phần tải trọng không phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu tính toán.
2. Tải trọng do thành phần gió tác dụng vào dây dẫn/ dây chống sét (P2dây),
chuỗi cách điện/ phụ kiện (P2chuỗi) lên cột. Đây là thành phần tải trọng phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu tính toán.
3. Tải trọng do thành lực căng của dây dẫn/ dây chống sét (Tdây) tác dụng lên
cột. Đây là thành phần tải trọng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tính toán.
Trong tính toán, các tải trọng tác dụng lên cột được phân tích dưới dạng các thành
phần tải trọng như sau:
1. Tải trọng tác động theo phương thẳng đứng: do thành phần trọng lực (khối
lượng) tác động lên cột và được ký hiệu là: P1[daN] – khi tính theo giá trị
tiêu chuẩn và P1tt[daN] – khi tính theo giá trị tính toán.

- 19 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

2. Tải trọng tác động theo phương nằm ngang và vuông góc với hướng tuyến:
do thành phần tải trọng gió và lực căng dây tác dụng lên cột; ký hiệu là:
P2[daN] – khi tính theo giá trị tiêu chuẩn và P2tt[daN] – khi tính theo giá trị
tính toán.
3. Tải trọng tác động theo phương nằm ngang và dọc theo hướng tuyến: do
thành phần tải trọng gió và lực căng dây tác động lên cột; ký hiệu là:
P3[daN] – khi tính theo giá trị tiêu chuẩn và P3tt[daN] – khi tính theo giá trị
tính toán.
Sơ đồ chỉ phương của các thành phần tải trọng đối với các cột đỡ (néo) thẳng
và các cột đỡ (néo) góc được thể hiện tại hình vẽ như sau:

án
ye

yeán
tu

ùng tu
g
ô ùn

Höô
P3
P2 P3
P2

P1
P1

án
ye
tu
án

nù g
ye

ô
tu


g

C O ÄT Ñ Ô Õ ( N E ÙO ) T H A ÚN G C O ÄT Ñ Ô Õ ( N E ÙO ) G O ÙC
ô nù

VD: Đối với cột 2 mạch có sơ đồ chỉ phương thành phần tải trọng tác dụng lên
cột (gọi tắt là sơ đồ cây lực) được biểu diễn như sau:
P3 P3
Dây CS P2 Dây CQ
P2

P1 P1
P3 P3
Dây dẫn P2 P2

P1 P1
P3 P3
Dây dẫn P2 P2

P1 P1
P3 P3
Dây dẫn P2 P2

P1 P1

3.1.3 - Điều kiện khí hậu tính toán


Khi thiết kế ĐDK phải tính toán theo điều kiện khí hậu (theo Điều II.5.27 của
Quy phạm trang bị điện) như sau:

- 20 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

1- Chế độ bình thường:


+ Nhiệt độ không khí cao nhất tmax, áp lực gió Q = 0
+ Nhiệt độ không khí thấp nhất tmin, áp lực gió Q = 0
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm ttb, áp lực gió Q = 0
+ Áp lực gió lớn nhất Qmax, nhiệt độ không khí t = 25oC
2- Chế độ sự cố:
+ Nhiệt độ không khí thấp nhất tmin, áp lực gió Q = 0
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm ttb, áp lực gió Q = 0
+ Áp lực gió lớn nhất Qmax, nhiệt độ không khí t = 25oC
Ghi chú: Khi tính toán theo giá trị tiêu chuẩn thì lấy Qmax= QH; khi tính toán theo
giá trị tính toán thì lấy Qmax= QHtt.

3.1.4 - Các chế độ tính toán


1. Chế độ bình thường
Tải trọng tác dụng lên cột được tính toán theo các điều kiện sau:
+ Dây dẫn hoặc dây chống sét không bị đứt, áp lực gió lớn nhất (Qmax). Cột góc
còn phải tính toán với điều kiện nhiệt độ thấp nhất (Tmin) khi khoảng cột đại
biểu nhỏ hơn khoảng cột tới hạn.
+ Cột hãm: Phải tính toán theo điều kiện lực căng của tất cả dây dẫn hoặc dây
chống sét ở về một phía, còn phía trạm biến áp hoặc phía kề với khoảng vượt
lớn coi như không mắc dây dẫn hoặc dây chống sét.
+ Cột néo: Phải kiểm tra sự chênh lệch về lực căng của dây dẫn hoặc dây chống
sét phát sinh do sự khác nhau giữa hai khoảng cột đại biểu về hai phía của cột.
+ Cột hai mạch: Phải kiểm tra ở điều kiện chỉ mắc dây một mạch. Cột của ĐDK
còn phải kiểm tra theo các điều kiện lắp, dựng cột cũng như theo điều kiện khi
lắp dây dẫn hoặc dây chống sét.

2. Chế độ sự cố:
 Đối với cột đỡ: Khi mắc cách điện treo phải tính lực do đứt dây dẫn và dây
chống sét gây ra mômen uốn hoặc xoắn lớn trên cột theo các điều kiện sau:
1) Đứt một hoặc các dây dẫn của một pha (với bất kỳ số dây trên cột là bao
nhiêu), dây chống sét không bị đứt.

- 21 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

2) Đứt một dây chống sét, dây dẫn không bị đứt.


3) Khi tính cột, cho phép kể đến tác động của những dây dẫn hoặc dây chống
sét không bị đứt.
4) Lực căng tiêu chuẩn của ĐDK không phân pha, mắc dây bằng khóa đỡ kiểu
cố định, khi đứt một dây dẫn lấy bằng các trị số quy ước sau:
a. Đối với cột kiểu cứng (cột kim loại đứng tự do, cột bêtông có dây néo và
các loại cột cứng khác):
 Dây dẫn tiết diện đến 185mm2: 0,5.Tmax.
 Dây dẫn tiết diện từ 240mm2 trở lên: 0,4.Tmax
b. Đối với cột bêtông cốt thép đứng tự do:
 Dây dẫn tiết diện đến 185mm2: 0,3.Tmax.
 Dây dẫn tiết diện từ 240mm2 trở lên: 0,25.Tmax
Trong đó: Tmax là lực căng lớn nhất của một dây dẫn trong chế độ sự cố.
5) Trong tính toán cột đỡ ĐDK 220kV trở xuống, có phân pha khi đứt dây, lực
căng tiêu chuẩn của dây dẫn trên khóa đỡ kiểu cố định của ĐDK có phân
pha cũng xác định như đối với ĐDK không phân pha nhưng nhân với số dây
trong một pha và nhân thêm với hệ số:
 0,8 khi một pha phân ra 2 dây
 0,7 khi một pha phân ra 3 dây
 0,6 khi một pha phân ra 4 dây
Lực căng tiêu chuẩn của dây chống sét lấy bằng 0,5.Tmax.
Lực căng tiêu chuẩn của dây dẫn ĐDK 500kV lấy bằng 0,15.Tmax nhưng
không nhỏ hơn 1800daN.
6) Đối với khoảng vượt lớn:
a. Trong chế độ sự cố của cột đỡ ở khoảng vượt lớn với dây dẫn không phân
pha mắc dây bằng các khóa cố định, lực tác động tính toán khi dây dẫn bị
đứt lấy bằng lực còn dư toàn phần của dây dẫn tính trong điều kiện lắp
đặt.
b. Lực tiêu chuẩn của dây chống sét mắc bằng khóa cố định, khi bị đứt tác
động vào các cột đỡ vượt lấy bằng lực căng tối đa toàn phần của dây
chống sét, dây dẫn không bị đứt.

- 22 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Đối với cột néo: Khi dùng cách treo phải tính lực do đứt dây dẫn, dây chống
sét gây ra mômen uốn hoặc xoắn lớn nhất trên cột theo các điều kiện sau:
1) Đứt một pha bất kỳ khi dây chống sét không bị đứt.
2) Đứt dây chống sét trong một khoảng cột, dây dẫn không bị đứt.
3) Đối với cột néo hãm một mạch của khoảng vượt lớn trong chế độ sự cố phải
tính với điều kiện đứt dây của một pha; còn cột néo hãm nhiều mạch tính với
đứt dây dẫn của 2 pha, dây chống sét không bị đứt.

3. Chế độ lắp đặt


 Đối với cột néo của ĐDK đến 220kV: Phải kiểm tra chế độ lắp đặt ở điều kiện
nhiệt độ không khí 15oC, áp lực gió Q = 6,25daN/m2 cho các trường hợp sau:
+ Một trong các khoảng cột với số dây dẫn trên cột bất kỳ chỉ lắp dây dẫn của
một mạch, không mắc dây chống sét.
+ Một trong các khoảng cột có mắc dây chống sét, không lắp dây dẫn.
 Đối với cột néo của ĐDK 500kV: Phải kiểm tra chế độ lắp đặt ở điều kiện lực
căng của dây đã lắp bằng 2/3 trị số lớn nhất (T = 2/3.Tmax), nhiệt độ không khí
15oC, áp lực gió Q = 7daN/m2 cho các trường hợp sau:
+ Ở một khoảng cột đã lắp tất cả dây dẫn hoặc dây chống sét, còn ở khoảng
cột khác dây dẫn hoặc dây chống sét chưa lắp.
+ Trong một khoảng cột với số lượng dây dẫn trên cột bất kỳ, các dây dẫn của
một mạch được lắp theo thứ tự và theo trình tự bất kỳ, các dây chống sét ch-
ưa lắp.
+ Trong một khoảng cột với số lượng dây chống sét trên cột bất kỳ, các dây
chống sét được lắp theo thứ tự và trình tự bất kỳ, các dây chống sét chưa lắp.

3.2- XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TIÊU CHUẨN TÁC DỤNG LÊN CỘT
 Xác định tải trọng tiêu chuẩn P1 tác dụng lên cột
Gọi T1, T2 & T3 là tên gọi của cột số 1, 2 & 3 trên tuyến ĐDK; L1 & L2 là chiều
dài khoảng cột T1-T2 & T2-T3, ta có:
1. Tải trọng tiêu chuẩn P1 tác dụng lên cột đỡ thẳng (góc) T2:
+ Ở chế độ bình thường (Hình 1a):
P1 = Lkl.npp.G1dây + Gchđỡ + Gng+pk [daN]

+ Ở chế độ sự cố đứt dây (Hình 1b):

- 23 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

P1’ = 0,5.Lkl.npp.G1dây + Gchđỡ + Gng+pk [daN]

Trong đó:
 Lkl : Là khoảng cột trọng lượng tính toán, [m].
 npp : Là số dây phân pha.
 G1dây : Là khối lượng của 1m dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[daN/m].
 Gchđỡ : Là khối lượng của chuỗi đỡ dây dẫn/ dây chống sét (kể cả tạ bù
nếu có), [daN].
 Gng+pk : Là khối lượng tiêu chuẩn của thợ lắp đặt và phụ kiện mang
theo, [daN].

T1 (neùo) T2 (ñôõ) T3 (ñôõ) T1 (neùo) T2 (ñôõ) T3 (ñôõ)

Chuoãi ñôõ Chuoãi ñôõ

Ddaãn/ DCS Ddaãn/ DCS

P1 P1'

L1 L2 L1 L2

Lgioù Lgioù /2
Lkl Lkl /2

CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG Hình 1a CHEÁ ÑOÄ SÖÏ COÁ ÑÖÙT DAÂY Hình 1b

2. Tải trọng tiêu chuẩn P1 tác dụng lên cột néo thẳng (góc) T2:
+ Ở chế độ bình thường (Hình 2a):
P1 = Lkl.npp.G1dây + 2.Gchnéo + Gng+pk [daN]
+ Ở chế độ sự cố đứt dây (Hình 2b):
P1’ = 0,5.Lkl.npp.G1dây + 2.Gchnéo + Gng+pk [daN]
Trong đó:
 Lkl : Là khoảng cột trọng lượng tính toán, [m].
 npp : Là số dây phân pha.
 G1dây : Là khối lượng của 1m dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[daN/m].
 Gchnéo : Là khối lượng của chuỗi néo dây dẫn/ dây chống sét, [daN].
 Gng+pk : Là khối lượng tiêu chuẩn của thợ lắp đặt và phụ kiện mang
theo, [daN].
- 24 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

T1 (ñôõ) T2 (neùo) T3 (ñôõ) T1 (ñôõ) T2 (neùo) T3 (ñôõ)

Chuoãi neùo Chuoãi neùo

Ddaãn/ DCS Ddaãn/ DCS

P1 P1'
L1 L2 L1 L2

Lgioù Lgioù /2
Lkl Lkl /2

CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG Hình 2a CHEÁ ÑOÄ SÖÏ COÁ ÑÖÙT DAÂY Hình 2b

3. Tải trọng tiêu chuẩn P1 tác dụng lên cột néo cuối T2:
+ Ở chế độ bình thường (Hình 2c):
P1 = Lkl.npp.G1dây + 2.Gchnéo + Gng+pk [daN]
+ Ở chế độ sự cố đứt dây (Hình 2d):
P1’ = 2.Gchnéo + Gng+pk [daN]
Trong đó:
 Lkl : Là khoảng cột trọng lượng tính toán, [m].
 npp : Là số dây phân pha.
 G1dây : Là khối lượng của 1m dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[daN/m].
 Gchnéo : Là khối lượng của chuỗi néo dây dẫn/ dây chống sét, [daN].
 Gng+pk : Là khối lượng tiêu chuẩn của thợ lắp đặt và phụ kiện mang
theo, [daN].

T1 (ñôõ) T2 (neùo cuoái) T1 (ñôõ) T2 (neùo cuoái)

Chuoãi neùo
Chuoãi neùo
Ddaãn/ DCS

P1
P1'
L1 L1

Lgioù
Lkl CHEÁ ÑOÄ SÖÏ COÁ ÑÖÙT DAÂY
CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG
Hình 2c Hình 2d
- 25 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Xác định tải trọng tiêu chuẩn P2 và P3 tác dụng lên cột
Gọi T1, T2 & T3 là tên gọi của cột số 1, 2 & 3 trên tuyến ĐDK; L1 & L2 là chiều
dài khoảng cột T1-T2 & T2-T3, ta có:
1. Tải trọng tiêu chuẩn P2 và P3 tác dụng lên cột đỡ thẳng (góc) T2:
+ Ở chế độ bình thường (Hình 3a & Hình 3b):
P2 = P2t + P2g [daN]
P2 = 2.Tmax.npp.sin(/2) + Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + P2chđỡ

P2t P2g
P3 = P3t + P3g = 0. [daN]

P2 P2

GIOÙ GIOÙ

T2 T2
P3 P3
L1 L2 L1 L2
P2t(1) P2t(2)
T1 P2g(2) P2g(1) T3 T1 P2t T3
Ddaãn/ DCS Ddaãn/ DCS
P2g

CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG


(Do taùc ñoäng cuûa gioù) Hình 3a (Do taùc ñoäng cuûa löïc caêng) Hình 3b

+ Ở chế độ sự cố đứt dây (Hình 4a, 4b & 4c):


 Trường hợp 1: hướng gió thuận với hướng góc lái (Hình 4a & 4c):
P2’ = P2t’ + P2g’ [daN]
P3’ = P3t’ - P3g’ [daN]
 Trường hợp 2: hướng gió nghịch với hướng góc lái (Hình 4b & 4c):
P2’ = P2t’ - P2g’ [daN]
P3’ = P3t’ + P3g’ [daN]
Như vậy, ở chế độ sự cố phải tính tải trọng P2’, P3’ tác dụng lên cột tương
ứng với 2 trường hợp nêu trên và đồng thời trong việc thiết kế cột cũng phải
tính toán kiểm tra các tổ hợp tải trọng tương ứng với 2 trường hợp này; điều
này sẽ làm tăng thêm mức độ phức tạp (~2 lần) trong cho việc tính toán thiết
kế cột. Để đơn giản hơn trong công tác thiết kế người ta thường chấp nhận
lấy giá trị lớn nhất trong 2 trường hợp trên (thiên về an toàn) để tính toán
thiết kế cột. Vì vậy, tải trọng tác dụng lên đỡ ở chế độ sự cố được xác định
lại như sau:

- 26 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

P2’ = P2t’ + P2g’ [daN]


P2’ = Tsựcố.npp.sin(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + P2chđỡ.cos(/2)

P2t’ P2g’
P3’ = P3t’ + P3g’ [daN]
P3’ = Tsựcố.npp.cos(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây.sin(/2) + P2chđỡ.sin(/2)

P3t’ P3g’

P3t' T2
P3
L1 L2
P2t'
P2t(1)'
T1 T3
Ddaãn/ DCS
P2

CHEÁ ÑOÄ COÁ ÑÖÙT DAÂY KHOAÛNG COÄT L2


(Do taùc ñoäng cuûa löïc caêng) Hình 4c
GIOÙ
P2g(1)' P2g'
T2 P3g'
P3
L1 L2

T1 T3 P3g'
P3
Ddaãn/ DCS L1 T2 L2
P2g' P2g(1)'
T1 T3
P2 Ddaãn/ DCS GIOÙ P2

CHEÁ ÑOÄ COÁ ÑÖÙT DAÂY KHOAÛNG COÄT L2 CHEÁ ÑOÄ COÁ ÑÖÙT DAÂY KHOAÛNG COÄT L2
(Do taùc ñoäng cuûa gioù thuaän) Hình 4a (Do taùc ñoäng cuûa gioù nghòch) Hình 4b

Trong đó:
 P2t = 2.Tmax.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng do lực căng dây dẫn/
dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ bình thường.
 P2g = Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + P2chđỡ : là thành phần tải trọng do gió tác
động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện lên cột theo
phương P2 ở chế độ bình thường.
 P3t = 0 : là thành phần tải trọng do lực căng dây dẫn/ dây chống sét tác
dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ bình thường.
 P3g = 0 : là thành phần tải trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống
sét và chuỗi cách điện lên cột theo phương P3 ở chế độ bình thường.
 P2t’ = Tsựcố.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng do lực căng dây dẫn/
dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.

- 27 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 P2g’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + P2chđỡ.cos(/2) : là thành phần tải


trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện
lên cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.
 P3t’ = Tsựcố.npp.cos(/2) : là thành phần tải trọng do lực căng dây dẫn/
dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.
 P3g’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây.sin(/2) + P2chđỡ.sin(/2) : là thành phần tải
trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện
lên cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.
 Tmax = max.Fdây : Là lực căng lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN].
o max : Là ứng suất lớn nhất trong dây dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN/mm2].
o Fdây : Là tiết diện chịu lực của dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[mm2].
 Tsựcố : Là lực căng tiêu chuẩn của dây dẫn/ dây chống sét, mắc dây bằng
khóa đỡ kiểu cố định, khi bị sự cố đứt dây được quy đinh tại các Điều
II.5.83 và II.5.85 của Quy phạm Trang bị điện.
 npp : Là số dây phân pha.
 Lgió : Là khoảng cột gió tính toán, [m].
 P2dây : Là tải trọng do gió tác động vào 1m dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN/m].
 P2chđỡ : Là tải trọng do gió tác động chuỗi đỡ dây dẫn/ dây chống sét,
[daN].
 : góc lái của tuyến đường dây (cột đỡ thẳng  =0), [daN].

2. Tải trọng tiêu chuẩn P2 và P3 tác dụng lên cột néo thẳng (góc) T2:
+ Ở chế độ bình thường (Hình 3a & Hình 3b):
P2 = P2t + P2g [daN]
P2 = 2.Tmax.npp.sin(/2) + Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + 2.P2chnéo.cos(/2)

P2t P2g
P3 = P3t + P3g = ΔT.npp.cos(/2) = Δσ.Fdây.npp.cos(/2) [daN]
Với: P3t = ΔT.npp.cos(/2) = Δσ.Fdây.npp.cos(/2) và P3g = 0

- 28 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

P2 P2

GIOÙ GIOÙ

T2 T2
P3 P3
L1 L2 L1 L2
P2t(1) P2t(2)
T1 P2g(2) P2g(1) T3 T1 P2t T3
Ddaãn/ DCS Ddaãn/ DCS
P2g

CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG


(Do taùc ñoäng cuûa gioù) Hình 3a (Do taùc ñoäng cuûa löïc caêng) Hình 3b

+ Ở chế độ sự cố đứt dây(Hình 4a, 4b & 4c):


 Trường hợp 1: hướng gió thuận với hướng góc lái (Hình 4a & 4c):
P2’ = P2t’ + P2g’ [daN]
P3’ = P3t’ - P3g’ [daN]
 Trường hợp 2: hướng gió nghịch với hướng góc lái (Hình 4b & 4c):
P2’ = P2t’ - P2g’ [daN]
P3’ = P3t’ + P3g’ [daN]
Như vậy, ở chế độ sự cố phải tính tải trọng P2’, P3’ tác dụng lên cột tương
ứng với 2 trường hợp nêu trên và đồng thời trong việc thiết kế cột cũng phải
tính toán kiểm tra các tổ hợp tải trọng tương ứng với 2 trường hợp này; điều
này sẽ làm tăng thêm mức độ phức tạp (~2 lần) trong cho việc tính toán thiết
kế cột. Để đơn giản hơn trong công tác thiết kế người ta thường chấp nhận
lấy giá trị lớn nhất trong 2 trường hợp trên (thiên về an toàn) để tính toán
thiết kế cột. Vì vậy, tải trọng tác dụng lên đỡ ở chế độ sự cố được xác định
lại như sau:
P2’ = P2t’ + P2g’ [daN]
P2’ = Tmax.npp.sin(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + 2.P2chnéo.cos(/2)

P2t’ P2g’
P3’ = P3t’ + P3g’ [daN]
P3’ = Tmax.npp.cos(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây.sin(/2) + 2.P2chnéo.sin(/2)

P3t’ P3g’

- 29 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

P3t' T2
P3
L1 L2
P2t'
P2t(1)'
T1 T3
Ddaãn/ DCS
P2

CHEÁ ÑOÄ COÁ ÑÖÙT DAÂY KHOAÛNG COÄT L2


(Do taùc ñoäng cuûa löïc caêng) Hình 4c
GIOÙ
P2g(1)' P2g'
T2 P3g'
P3
L1 L2

T1 T3 P3g'
P3
Ddaãn/ DCS L1 T2 L2
P2g' P2g(1)'
T1 T3
P2 Ddaãn/ DCS GIOÙ P2

CHEÁ ÑOÄ COÁ ÑÖÙT DAÂY KHOAÛNG COÄT L2 CHEÁ ÑOÄ COÁ ÑÖÙT DAÂY KHOAÛNG COÄT L2
(Do taùc ñoäng cuûa gioù thuaän) Hình 4a (Do taùc ñoäng cuûa gioù nghòch) Hình 4b

Trong đó:
 P2t = 2.Tmax.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng do lực căng dây dẫn/ dây
chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ bình thường.
 P2g = Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + 2.P2chnéo.cos(/2) : là thành phần tải trọng do
gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện lên cột theo
phương P2 ở chế độ bình thường.
 P3t = ΔT.npp.cos(/2) = Δσ.Fdây.npp.cos(/2) : là thành phần tải trọng do độ
lệch lực căng dây dẫn/ dây chống sét giữa các khoảng néo tác dụng lên cột
theo phương P3 ở chế độ bình thường.
 P3g = 0 : là thành phần tải trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống
sét và chuỗi cách điện lên cột theo phương P3 ở chế độ bình thường.
 P2t’ = Tmax.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng do lực căng dây dẫn/ dây
chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.
 P2g’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây.cos(/2) + 2.P2chnéo.cos(/2) : là thành phần tải
trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện lên
cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.
 P3t’ = Tmax.npp.cos(/2) : là thành phần tải trọng do lực căng dây dẫn/ dây
chống sét tác dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.
 P3g’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây.sin(/2) + 2.P2chnéo.sin(/2) : là thành phần tải
trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện lên
cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.
 Tmax = max.Fdây : Là lực căng lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN].

- 30 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

o max : Là ứng suất lớn nhất trong dây dây dẫn/ dây chống sét chưa phân
pha, [daN/mm2].
o Fdây : Là tiết diện chịu lực của dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[mm2].
 Δσ : là độ lệch ứng suất của dây dẫn/ dây chống sét giữa các khoảng néo,
[daN/mm2].
 npp : Là số dây phân pha.
 Lgió : Là khoảng cột gió tính toán, [m].
 P2dây : Là tải trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét chưa phân
pha, [daN].
 P2chnéo : Là tải trọng do gió tác động chuỗi néo dây dẫn/ dây chống sét,
[daN].
 : góc lái của tuyến đường dây (cột néo thẳng  =0), [daN].

3. Tải trọng tiêu chuẩn P2 và P3 tác dụng lên cột néo cuối T2:
+ Ở chế độ bình thường (Hình 5a):
P2 = Lgió.npp.P2dây + 2.P2chnéo [daN]
P3 = Tmax.npp = max.Fdây.npp [daN]
+ Ở chế độ sự cố đứt dây:
P2 = 2.P2chnéo [daN]
P3 = 0 [daN]

T1 (ñôõ) GIOÙ
T2 (neùo cuoái)
T1
L1 T2
Chuoãi neùo P3
Ddaãn/ DCS
Ddaãn/ DCS
P2

P1 P2

L1
T1
Lgioù L1 T2
P3
Lkl Ddaãn/ DCS P3
CHEÁ ÑOÄ BÌNH THÖÔØNG
Hình 5a

Trong đó:
 npp : Là số dây phân pha.

- 31 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 max : Là ứng suất lớn nhất trong dây dây dẫn/ dây chống sét chưa phân
pha, [daN/mm2].
 Fdây : Là tiết diện chịu lực của dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[mm2].
 Lgió : Là khoảng cột gió tính toán, [m].
 P2dây : Là tải trọng do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN].
 P2chnéo : Là tải trọng do gió tác động chuỗi néo dây dẫn/ dây chống sét,
[daN].

3.3- XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN TÁC DỤNG LÊN CỘT
Tải trọng tính toán tác dụng lên cột có giá trị bằng tích của tải trọng tiêu chuẩn
nhân với hệ số vượt tải (độ tin cậy) và được ký hiệu là γ.
Theo quy định trong công tác thiết kế xây dựng cột, móng thì lấy γ = 1,1 cho tải
trọng có phương thẳng đứng (phương P1) và γ = 1,2 cho tải trọng có phương nằm
ngang (phương P2 , P3). Tuy nhiên, theo TCVN 2737-1995 thì thông số áp lực gió
tính toán (QHtt) được xác định với hệ số độ tin cậy γ = 1,2 và được điều chỉnh
theo thời gian giả định của công trình; nên thành phần tải trọng tính toán do gió
tác dụng lên cột theo phương nằm ngang (phương P2 , P3) sẽ không nhân thêm hệ
số độ tin cậy mà được xác đinh theo thông số áp lực gió tính toán QHtt. Hay nói
cách khác, hệ số độ tin cậy của các tải trọng được xác định như sau:
+ Đối với thành phần tải trọng tính toán do khối lượng tác dụng lên cột theo
phương thẳng đứng (phương P1), lấy γ = 1,1;
+ Đối với thành phần tải trọng tính toán do lực căng dây tác dụng lên cột theo
phương phương nằm ngang (phương P2 , P3), lấy γ = 1,2;
+ Đối với thành phần tải trọng tính toán do gió tác dụng lên cột theo phương
phương nằm ngang (phương P2 , P3) được tính với áp lực gió Q = QHtt.
Như vậy, trên cơ sở công thức xác định tải trọng tiêu chuẩn (đã được đề cập ở
phần trên), ta có thể xác định tải trọng tính toán tác dụng lên cột như sau:

1. Tải trọng tính toán tác dụng lên cột đỡ thẳng (đỡ góc):
+ Ở chế độ bình thường:
P1tt = 1,1.P1 = 1,1.(Lkl.npp.G1dây + Gchđỡ + Gng+pk) [daN]
P2tt = 1,2.P2t + P2g(tt) [daN]
= 1,2.2.Tmax.npp.sin(/2) + Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + P2chđỡ(tt)

1,2.P2t P2g(tt)
- 32 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

P3tt = 1,2.P3t + P3g(tt) = 0. [daN]


+ Ở chế độ sự cố đứt dây:
P1tt’ = 1,1.P1’ = 1,1.(0,5.Lkl.npp.G1dây + Gchđỡ + Gng+pk) [daN]
P2tt’ = 1,2.P2t’ + P2g(tt)’ [daN]
= 1,2.Tsựcố.npp.sin(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + P2chđỡ(tt).cos(/2)

1,2.P2t’ P2g(tt)’

P3tt’ = 1,2. P3t’ + P3g(tt)’ [daN]


= 1,2.Tsựcố.npp.cos(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).sin(/2) + P2chđỡ(tt).sin(/2)

1,2.P3t’ P3g(tt)’
Trong đó:
 P1 : là tải trọng tiêu chuẩn theo phương P1 tác dụng lên cột ở chế độ
bình thường.
 P2t = 2.Tmax.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng
dây dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ bình
thường.
 P2g(tt) = Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + P2chđỡ(tt) : là thành phần tải trọng tính
toán do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện lên
cột theo phương P2 ở chế độ bình thường.
 P3t = 0 : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng dây dẫn/ dây
chống sét tác dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ bình thường.
 P3g(tt) = 0 : là thành phần tải trọng tính toán do gió tác động vào dây dẫn/
dây chống sét và chuỗi cách điện lên cột theo phương P3 ở chế độ bình
thường.
 P1’ : là tải trọng tiêu chuẩn theo phương P1 tác dụng lên cột ở chế độ sự
cố.
 P2t’ = Tsựcố.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng
dây dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.
 P2g(tt)’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + P2chđỡ(tt).cos(/2) : là thành phần
tải trọng tính toán do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi
cách điện lên cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.
 P3t’ = Tsựcố.npp.cos(/2) : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng
dây dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.

- 33 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 P3g(tt)’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).sin(/2) + P2chđỡ(tt).sin(/2) : là thành phần


tải trọng tính toán do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi
cách điện lên cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.
 Tmax = max.Fdây : Là lực căng lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN].
o max : Là ứng suất lớn nhất trong dây dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN/mm2].
o Fdây : Là tiết diện chịu lực của dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[mm2].
 Tsựcố : Là lực căng tiêu chuẩn của dây dẫn/ dây chống sét, mắc dây bằng
khóa đỡ kiểu cố định, khi bị sự cố đứt dây được quy đinh tại các Điều
II.5.83 và II.5.85 của Quy phạm Trang bị điện.
 npp : Là số dây phân pha.
 Lgió : Là khoảng cột gió tính toán, [m].
 P2dây(tt) : Là tải trọng tính toán do gió (tính với áp lực gió Q = QHtt) tác
động vào dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha, [daN].
 P2chđỡ(tt) : Là tải trọng tính toán do gió (tính với áp lực gió Q = QHtt) tác
động vào chuỗi đỡ dây dẫn/ dây chống sét, [daN].
 : góc lái của tuyến đường dây (cột đỡ thẳng  =0), [daN].

2. Tải trọng tính toán tác dụng lên cột néo thẳng (néo góc):
+ Ở chế độ bình thường:
P1tt = 1,1.P1 = 1,1.(Lkl.npp.G1dây + 2.Gchnéo + Gng+pk) [daN]
P2tt = 1,2.P2t + P2g(tt) [daN]
= 1,2.2.Tmax.npp.sin(/2) + Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + 2.P2chnéo(tt).cos(/2)

1,2.P2t P2g(tt)
P3tt = 1,2.P3t + P3g(tt) = 1,2.ΔT.npp.cos(/2) [daN]
Với: P3t = ΔT.npp.cos(/2) = Δσ.Fdây.npp.cos(/2) và P3g(tt) = 0

+ Ở chế độ sự cố đứt dây:


P1tt’ = 1,1.P1’ = 1,1.(0,5.Lkl.npp.G1dây + 2.Gchnéo + Gng+pk) [daN]
P2tt’ = 1,2.P2t’ + P2g(tt)’ [daN]
= 1,2.Tmax.npp.sin(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + 2.P2chnéo(tt).cos(/2)

1,2.P2t’ P2g(tt)’

- 34 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

P3tt’ = 1,2. P3t’ + P3g(tt)’ [daN]


= 1,2.Tmax.npp.cos(/2) + 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).sin(/2) + 2.P2chnéo(tt).sin(/2)

1,2.P3t’ P3g(tt)’
Trong đó:
 P1 : là tải trọng tiêu chuẩn theo phương P1 tác dụng lên cột ở chế độ bình
thường.
 P2t = 2.Tmax.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng
dây dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ bình
thường.
 P2g(tt) = Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + 2.P2chnéo(tt).cos(/2): là thành phần tải
trọng tính toán do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách
điện lên cột theo phương P2 ở chế độ bình thường.
 P3t = ΔT.npp.cos(/2) : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng dây
dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ bình thường.
 P3g(tt) = 0 : là thành phần tải trọng tính toán do gió tác động vào dây dẫn/
dây chống sét và chuỗi cách điện lên cột theo phương P3 ở chế độ bình
thường.
 P1’ : là tải trọng tiêu chuẩn theo phương P1 tác dụng lên cột ở chế độ sự
cố.
 P2t’ = Tmax.npp.sin(/2) : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng
dây dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.
 P2g(tt)’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).cos(/2) + 2.P2chnéo(tt).cos(/2) : là thành phần
tải trọng tính toán do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi
cách điện lên cột theo phương P2 ở chế độ sự cố.
 P3t’ = Tmax.npp.cos(/2) : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng
dây dẫn/ dây chống sét tác dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.
 P3g(tt)’ = 0,5.Lgió.npp.P2dây(tt).sin(/2) + 2.P2chnéo(tt).sin(/2) : là thành phần
tải trọng tính toán do gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi
cách điện lên cột theo phương P3 ở chế độ sự cố.
 Tmax = max.Fdây : Là lực căng lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN].
o max : Là ứng suất lớn nhất trong dây dây dẫn/ dây chống sét chưa phân
pha, [daN/mm2].
o Fdây : Là tiết diện chịu lực của dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[mm2].
 npp : Là số dây phân pha.

- 35 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

 Lgió : Là khoảng cột gió tính toán, [m].


 P2dây(tt) : Là tải trọng tính toán do gió (tính với áp lực gió Q = QHtt) tác
động vào dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha, [daN].
 P2chnéo(tt) : Là tải trọng tính toán do gió (tính với áp lực gió Q = QHtt) tác
động vào chuỗi néo dây dẫn/ dây chống sét, [daN].
 : góc lái của tuyến đường dây (cột đỡ thẳng  =0), [daN].

3. Tải trọng tính toán tác dụng lên cột néo cuối:
+ Ở chế độ bình thường:
P1tt = 1,1.P1 = 1,1.(Lkl.npp.G1dây + 2.Gchnéo + Gng+pk) [daN]
P2tt = P2g(tt) = Lgió.npp.P2dây(tt) + 2.P2chnéo(tt) [daN]

P3tt = 1,2.P3t = 1,2.Tmax.npp = 1,2.max.Fdây.npp [daN]

+ Ở chế độ sự cố đứt dây:


P1tt’ = 1,1.P1’ = 1,1.(0,5.Lkl.npp.G1dây + 2.Gchnéo + Gng+pk) [daN]
P2tt’ = P2g(tt)’ = 2.P2chnéo(tt) [daN]
P3tt’ = 0 [daN]

Trong đó:
 P1 : là tải trọng tiêu chuẩn theo phương P1 tác dụng lên cột ở chế độ bình
thường.
 P2g(tt) = Lgió.npp.P2dây(tt) + 2.P2chnéo(tt): là thành phần tải trọng tính toán do
gió tác động vào dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện lên cột theo
phương P2 ở chế độ bình thường.
 P3t = Tmax.npp : là thành phần tải trọng tiêu chuẩn do lực căng dây dẫn/ dây
chống sét tác dụng lên cột theo phương P3 ở chế độ bình thường.
 P1’ : là tải trọng tiêu chuẩn theo phương P1 tác dụng lên cột ở chế độ sự
cố.
 P2g(tt)’ = 2.P2chnéo(tt) : là thành phần tải trọng tính toán do gió tác động vào
dây dẫn/ dây chống sét và chuỗi cách điện lên cột theo phương P2 ở chế
độ sự cố.
 Tmax = max.Fdây : Là lực căng lớn nhất của dây dẫn/ dây chống sét chưa
phân pha, [daN].
o max : Là ứng suất lớn nhất trong dây dây dẫn/ dây chống sét chưa phân
pha, [daN/mm2].
- 36 -
Hướng dẫn lập bảng tính tải trọng tác dụng lên cột

o Fdây : Là tiết diện chịu lực của dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha,
[mm2].
 npp : Là số dây phân pha.
 Lgió : Là khoảng cột gió tính toán, [m].
 P2dây(tt) : Là tải trọng tính toán do gió (tính với áp lực gió Q = QHtt) tác
động vào dây dẫn/ dây chống sét chưa phân pha, [daN].
 P2chnéo(tt) : Là tải trọng tính toán do gió (tính với áp lực gió Q = QHtt) tác
động vào chuỗi néo dây dẫn/ dây chống sét, [daN].
--------------------------- HẾT---------------------------

- 37 -

You might also like