You are on page 1of 68

Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6.

Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát


triển lưới điện truyền tải

CHƯƠNG 6. ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN


TRUYỀN TẢI

6.1. Triết lý thiết kế và các tiêu chuẩn sử dụng khi xây dựng chương trình
phát triển lưới điện

6.1.1. Triết lý thiết kế

Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia được thiết kế nhằm thỏa mãn các yêu cầu về vận
hành An toàn, Linh hoạt, Tin cậy và Kinh tế, có xét đến khả năng điều chỉnh cấu
hình vận hành lưới điện trong tương lai, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường - xã hội.
Khi quy mô hệ thống điện đủ lớn, thiết kế lưới truyền tải phải cho phép vận hành theo
cấu trúc phân tán (chia thành các hệ thống con, nhỏ hơn) nhằm tránh sự cố lan truyền
diện rộng và giảm dòng ngắn mạch. Hệ thống thông tin liên lạc, tự động điều chỉnh -
điều khiển phải có sự nâng cấp, cải tạo theo hướng xây dựng lưới điện thông minh
(Smart Grid) nhằm đáp ứng khả năng vận hành “phân tán” của lưới điện.
Triết lý thiết kế được cụ thể hóa qua các tiêu chí, tiêu chuẩn, hướng dẫn,… ở những
mục sau đây.

6.1.2. Các tiêu chuẩn sử dụng

Thiết kế lưới điện giai đoạn 2015-2030 của QHĐ7HC được căn cứ vào các tiêu chuẩn
Việt Nam như sau:
+ Thông tư 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải.
+Thông tư 32/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối.
+ Quy phạm trang bị điện, ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BCN, phần I, II,
III và IV.
+ Quy định nội dung trình tự thỏa thuận đấu nối NMNĐ vào lưới truyền tải điện, theo
quyết định số 264/QĐ-NPT ngày 04/4/2011 của Tổng Công ty truyền tải điện Quốc
Gia.
Tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn thiết kế nước ngoài:
+ Transmission Planning Guide TPG28 (2010) của Mỹ [1];
+ UCTE (Union for the Co-ordination of Transmission of Electricity) Operation
Handbook (2010) của Châu Âu [2];
+ TEPCO Power System Planning rule (2010) của Nhật Bản [3];
+ “The Grid Code” của Anh (2014) [4];
+ Alberta Reliability Standards (2014) của Canada [5];
+ Ontanrio Longterm Power System Plan (2005) của Canada [6].

Viện Năng lượng 6-1


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.1.3. Tiêu chí N-1

Tiêu chí N-1 là tiêu chí chính, sử dụng trong việc thiết kế, vận hành đối với tất cả các
hệ thống điện trên thế giới. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, thông tư 12 (TT12) định nghĩa
“Sự cố đơn lẻ” – là sự cố 01 phần tử trong hệ thống điện truyền tải khi hệ thống đang ở
trạng thái vận hành bình thường, bao gồm các trường hợp sự cố một đường dây truyền
tải, một máy biến áp hoặc một tổ máy phát điện bất kỳ [7]. Như vậy, sự cố đơn lẻ được
hiểu là sự cố N-1.
Ở Việt Nam, tiêu chí N-1 đối với tần số và điện áp khá rõ: khi xảy ra sự cố đơn lẻ, tần
số và điện áp hệ thống điện phải thỏa mãn giới hạn cho phép quy định tại điều 4 và
điều 5 của TT12. Tuy nhiên, quy định về mức mang tải cho phép của ĐZ và TBA
trong chế độ N-1 cần phải được làm rõ thêm vì nó ảnh hưởng đến khối lượng đầu tư
xây dựng ĐZ và TBA trong QHĐ7HC.
Tiêu chí N-1 đối với mang tải ĐZ và TBA trong TT12 được minh họa như hình vẽ
sau:
Thời gian

Giờ

VH
Cảnh
VH Bình báo
phút VH quá tải
thường
A2
tqt
A1

Giây
Ibt Iđm Iqt Icp (A)
90% 100% 110%
Hình 6-1 Mức mang tải cho phép của ĐZ và TBA trong các điều kiện vận hành
Theo điều 56, 57- TT12, mức mang tải cho phép ở chế độ VH bình thường là dưới
90% Iđm (phần diện tích màu xanh như hình vẽ). Nếu mức mang tải từ 90-100% Iđm thì
chế độ VH rơi vào trạng thái cảnh báo (phần diện tích màu vàng), cần tìm biện pháp để
đưa hệ thống về trạng thái VH bình thường.
Theo cách hiểu thông thường của tiêu chí N-1, khi xảy ra sự cố 1 phần tử, các ĐZ và
TBA phải vận hành bình thường, nghĩa là mang tải của ĐZ và TBA không được vượt
quá 90% Iđm. Cách hiểu này sẽ dẫn tới khối lượng đầu tư rất lớn cho lưới truyền tải.

Viện Năng lượng 6-2


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Tham khảo tiêu chí N-1 đối với mang tải ĐZ, TBA của hệ thống điện truyền tải liên
quốc gia gồm 24 nước trong lục địa Châu Âu. Khi sự cố 1 phần tử, có thể cho phép
vận hành quá tải ở Iqt trong khoảng thời gian tqt. Nếu sau thời gian tqt , đơn vị điều độ
có thể đưa hệ thống trở về trạng thái VH bình thường (vị trí A1 như hình vẽ) thì được
gọi là thỏa mãn N-1. Nếu sau khoảng thời gian tqt mới có thể đưa hệ thống về trạng
thái VH bình thường (vị trí A2) thì gọi là không thỏa mãn N-1 [2]. Trạng thái cảnh báo
(vùng màu vàng) được lấy trong khảng 50-100% Iđm, tùy từng trường hợp cụ thể.
Ở Mỹ cũng có quy định tương tự như ở Châu Âu, vận hành N-1 có thể cho phép quá
tải trong một khoảng thời gian. Tùy theo mức độ quá tải mà thời gian cho phép có thể
khác nhau. Với ĐDK hoặc MBA, dòng quá tải dài hạn “Long Time Emergency (LTE)
cho phép 4 giờ, dòng quá tải ngắn hạn “Short Time Emergency” cho phép 15 phút [1].
Khái niệm về N-1 của Nhật Bản cũng tương tự như của Mỹ và Châu Âu [3].
Đối với thiết kế lưới điện của QHĐ7HC, mang tải bình thường của ĐZ và TBA lấy
bằng 75% tải định mức. Đây là giá trị phù hợp với thông lệ quốc tế (trong khoảng 50-
100%), phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam (mang tải bình thường không
quá 90%). Đối với trường hợp sự cố N-1, xem xét khả năng tải giới hạn là 100% định
mức, có cân nhắc một số trường hợp cho phép mang tải 110% Iđm trong một khoảng
thời gian giới hạn (ví dụ: không quá 15 phút). Cách hiểu về điều kiện N-1 như trên
hoàn toàn phù hợp so với quy định hiện hành trong TT12 (quy định tại điều 56, 57),
phù hợp với thông lệ quốc tế.

6.1.4. Tiêu chí đấu nối các trạm truyền tải đầu mối

Ở các nước phát triển, tiêu chí đấu nối của các TBA đầu mối khá rõ và được hướng
dẫn trong các sổ tay nhằm xây dựng hệ thống điện đồng bộ, nhất quán, đảm bảo độ tin
cậy cấp điện cao, linh hoạt trong vận hành và hạn chế dòng điện ngắn mạch [8], [3].
Phần này sẽ đề xuất một số tiêu chí đấu nối áp dụng cho lưới truyền tải Việt Nam,
nhằm hiện thực hóa triết lý vận hành “phân tán” của lưới điện, giảm dòng điện ngắn
mạch.
6.1.4.1. Lựa chọn sơ đồ thanh cái tại các trạm truyền tải đầu mối

Các điểm nút trên lưới điện truyền tải 500-220 kV Việt Nam hiện nay thường sử dụng
4 loại sơ đồ: hai thanh cái (double bus), 3/2 (breaker and a half), 4/3 (breaker and a
third) và đa giác (Ring bus). Đối với sơ đồ đa giác, theo khuyến cáo không nên sử
dụng quá 6 đỉnh, và thường được áp dụng ở giai đoạn đầu tư ban đầu của sơ đồ 3/2
nhằm tiết kiệm chi phí [1],[8].
Việc lựa chọn sơ đồ thanh cái TBA truyền tải là rất quan trọng, căn cứ theo các tiêu
chí sau [9]:
+ Tính kinh tế;
+ Tính linh hoạt trong vận hành HTĐ;
+ Độ tin cậy và độ sẵn sàng;
+ Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa khi sự cố;

Viện Năng lượng 6-3


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

+ Vị trí khả thi đặt trạm;


+ Các yêu cầu mở rộng trong tương lai.
Các nước Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) có xu hướng sử dụng sơ đồ 3/2 (Breaker and a half)
như là sơ đồ chuẩn cho lưới điện truyền tải. Ở Nhật Bản chủ yếu sử dụng sơ đồ 2
thanh cái [3], còn ở lục địa Châu Âu và Anh thì sử dụng kết hợp nhiều loại sơ đồ khác
nhau [9]. Đặc điểm chung của sơ đồ trạm truyền tải các nước phát triển là độ linh hoạt
vận hành rất cao, cho phép thực hiện nhiều phương thức huy động nguồn – tải trong
cùng một vị trí trạm, cho phép vận hành tách thanh cái mà không ảnh hưởng đến độ tin
cậy cung cấp điện.
Qua kinh nghiệm thực hiện các QHĐ 5,6,7, nhận thấy vị trí TBA truyền tải xây mới
càng ngày càng khó khăn. Các nguồn có xu hướng truyền tải tập trung về một khu vực
phụ tải lớn (ví dụ Miền Đông Nam Bộ). Các mạch vòng lưới truyền tải dần được hình
thành với bán kính nhỏ 20-30 km. Do vậy, nếu tất cả các trạm phụ tải được nối liên
thông thì hệ thống điện khu vực phụ tải có xu hướng trở thành một điểm nút, dòng
ngắn mạch sẽ tăng cao.
Do vậy, trong thời gian tới, việc quan trọng hàng đầu là phải điều chỉnh cấu hình vận
hành lưới điện truyền tải theo hướng chia nhỏ hệ thống thành nhiều phần, vận hành
tách biệt nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng hỗ trợ lẫn nhau khi sự cố. Để làm được
điều này, các sơ đồ thanh cái (trạm cũ, trạm xây mới) phải được cải tạo và thiết kế phù
hợp. Các sơ đồ thanh cái TBA truyền tải cần được đưa ra dưới dạng quy chuẩn hoặc
hướng dẫn kỹ thuật (NPT cần xem xét sớm ban hành quy chuẩn thiết kế trạm).
Phần sau đây sẽ đề xuất một số loại sơ đồ điển hình, áp dụng cho TBA truyền tải 500,
220 kV:
Sơ đồ hai thanh cái linh hoạt:
Tõ nguån 500 kV Tõ Nguån 220 kV §i TBA 220 kV

§i TBA 500 kV
Tõ nguån 500 kV

220kV

500kV

220kV
500kV
MBA
M¸y c¾t 220/110 kV
MBA
M¸y c¾t 500/220 kV
110kV
220kV

110kV
220kV

§i TBA 110 kV §i TBA 110 kV


§i TBA 220kV §i TBA 220kV

Hình 6-2 Sơ đồ 2 thanh cái linh hoạt TBA Hình 6-3 Sơ đồ 2 thanh cái linh hoạt TBA
500/220 kV 220/110 kV

Viện Năng lượng 6-4


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Thực chất của sơ đồ 2 thanh cái linh hoạt là biến 01 trạm thông thường thành 02 trạm
biến áp đặt cạnh nhau, có liên lạc khi cần thiết. Khi sự cố thanh cái chỉ mất ¼ trạm,
giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ thống. Trạm có ưu điểm rất lớn về độ linh hoạt
trong vận hành, có thể đấu nối, huy động nguồn theo rất nhiều phương thức khác nhau.
Cấu hình thanh cái như trên sẽ cho phép đặt từ 3 đến 4 máy biến áp trong tương lai
(tương đương với 02 TBA 2 máy đặt cạnh nhau).
Sơ đồ 3/2 và 4/3 (Breaker and a half; Breaker and a third):
Tõ nguån 500 kV Tõ nguån 220 kV
§i TBA 220 kV
§i TBA 500 kV
Tõ nguån 220 kV
Tõ nguån 500 kV
220kV

500kV

220kV
MBA
M¸y c¾t 220/110 kV
500kV
M¸y c¾t MBA
500/220 kV 110kV
§i TBA 220kV
§i TBA 220kV

220kV

110kV

220kV
§i TBA 110 kV §i TBA 110 kV
§i tr¹m 220 kV §i tr¹m 220 kV

Hình 6-4 Sơ đồ 3/2 TBA 500/220 kV Hình 6-5 Sơ đồ 3/2 TBA 220/110 kV

Sơ đồ 3/2 như trên cho phép tách TBA truyền tải thông thường thành 02 TBA đặt cạnh
nhau, có liên lạc hỗ trợ nhau khi sự cố. Các lộ ĐZ và MBA vẫn đảm bảo độ tin cậy
vốn có của sơ đồ 3/2 truyền thống. Khi tổng số ngăn lộ ĐZ và MBA từ 7 lộ trở lên thì
cần xem xét đặt các máy cắt phân đoạn thanh cái (như hình vẽ trên) [8].
Cách bố trí như trên có thể áp dụng tương tự cho sơ đồ 4/3.
Khi thiết kế sơ đồ 3/2 hoặc 4/3 cần lưu ý: các MBA truyền tải không nên đấu nối vào
2 đầu của cùng một máy cắt, vì khi sự cố hư hỏng máy cắt này sẽ dẫn tới cắt cả 2
MBA, có thể gây mất điện diện rộng. Các lộ ĐZ đấu nối từ nguồn, ĐZ đi phụ tải trạm
khác và đi các lộ MBA cần được bố trí hợp lý nhằm giảm thiểu khả năng mất điện
hoàn toàn khi sự cố.
Đối với khu vực nhà máy điện Hạt Nhân Ninh Thuận I và II (tập trung nhiều nguồn,
công suất lớn), xem xét sơ đồ vận hành 3/2 dạng linh hoạt như sau:

Viện Năng lượng 6-5


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

500kV

500kV

G1 G2 G3 G4

Hình 6-6 Sơ đồ 3/2 linh hoạt đối với khu vực tập trung nguồn lớn
Dạng sơ đồ 3/2 linh hoạt như trên đã được áp dụng tại sân phân phối 220kV cụm NĐ
Phú Mỹ. Nhờ có sơ đồ này mà các tổ máy NĐ cụm Phú Mỹ đã được vận hành tách
làm nhiều phần, hạn chế được dòng điện ngắn mạch.
Sơ đồ đa giác (Ring bus):
Đây là dạng sơ đồ có độ tin cậy cao, tiết kiệm máy cắt. Tuy nhiên, để tạo điều kiện
phát triển trong tương lai, chỉ nên xem xét vận hành theo sơ đồ đa giác ở giai đoạn
đầu, còn sơ đồ đầy đủ vẫn phải thiết kế là sơ đồ 3/2.
6.1.4.2. Quan điểm về cấu trúc vận hành lưới điện truyền tải

Vấn đề dòng điện ngắn mạch tăng cao vượt ngưỡng cho phép bắt đầu xuất hiện từ
những năm 2009 trở lại đây trên lưới điện khu vực Phú Mỹ và phụ cận (sau khi NĐ
Nhơn Trạch vận hành). Ở Miền Bắc cũng bắt đầu xuất hiện vấn đề dòng điện ngắn
mạch sau khi TĐ Sơn La và các NĐ than Đông Bắc vận hành (từ 2010). Quá nhiều
nguồn đổ về một điểm chính là nguyên nhân của dòng điện ngắn mạch tăng cao.
Theo triết lý thiết kế lưới truyền tải của QHĐ7HC, hệ thống truyền tải sẽ được thiết kế
và vận hành theo cấu trúc “phân tán”, không tập trung quá nhiều nguồn vào một
điểm, các TBA truyền tải 500, 220 kV cũng phải có thiết kế linh hoạt để có khả năng
tách thành 2 phần vận hành độc lập, có liên lạc khi cần thiết. Hệ thống điện sẽ vận
hành theo mô hình 1 hoặc mô hình 2 như hình vẽ.
Mô hình 1: lưới điện truyền tải thiết kế mạch vòng kép, vận hành hình tia (mô hình
Nhật Bản).

Viện Năng lượng 6-6


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Z 1

Z 1

500 kV 500 kV

Z B Z B Z B Z B

220 kV m¹ch Dù phßng 220 kV

8
Z 2 Z 3 Z 5

2 220 kV 2 220 kV 220 kV 2


M¸y c¾t th-êng më

Hình 6-7 Thiết kế mạch vòng kép, vận hành hình tia
Mô hình 1 được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản [3], cũng là mô hình đề xuất trong QHĐ
5, 6, 7. Kết quả tính toán ngắn mạch theo Mô hình 1 của QHĐ 5, 6, 7 cho thấy dòng
điện ngắn mạch trên lưới truyền tải đảm bảo trong ngưỡng cho phép. Mạch dự phòng
chỉ được đóng lại khi xảy ra sự cố quá tải hay thiếu nguồn cấp cho các trạm lân cận.
Mô hình 1 chính là mô hình vận hành lưới điện phân phối 110 kV hiện nay tại khu vực
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Mô hình 2: lưới điện truyền tải thiết kế mạch vòng kép, vận hành 2 mạch vòng đơn.
Z 1

Z 1

500 kV 500 kV

Z B Z B Z B Z B

220 kV Z 4
220 kV

Z 3
Z 5
Z 2

220 kV 220 kV

Z B Z B
220 kV

Z B
110 kV 110 kV
110 kV
M¸y c¾t th-êng më

Hình 6-8 Thiết kế mạch vòng kép vận hành hai mạch vòng đơn
Mô hình 2 có ưu điểm hơn mô hình 1 ở chỗ, các lộ ĐZ 500 – 220 kV đều mang điện,
không mất thời gian chuyển mạch để hỗ trợ khi sự cố như mô hình 1.
Theo kết quả tính toán ngắn mạch lưới truyền tải Việt Nam năm 2030 áp dụng mô
hình 2 tại đề tài NCKH cấp bộ “các giải pháp giảm dòng ngắn mạch trên lưới truyền
tải, ứng dụng tại khu vực Miền Đông Nam bộ” của Viện năng lượng năm 2011 [10],
dòng ngắn mạch tại các thanh cái 500, 220 kV nằm trong ngưỡng cho phép.
Mô hình 2 đã được ứng dụng ở sơ đồ vận hành hệ thống điện 400 – 275 kV của Anh
[11].
Để lưới điện có thể vận hành theo mô hình 1 hoặc mô hình 2 thì cấu trúc thanh cái
nhất thiết phải được thiết kế linh hoạt như mục 6.1.4 đã trình bày.

Viện Năng lượng 6-7


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.1.4.3. Vấn đề cải tạo các sơ đồ thanh cái hiện hữu

Cải tạo sơ đồ hiện hữu thành sơ đồ linh hoạt (như các sơ đồ phía trên) đòi hỏi những
nghiên cứu rất chi tiết và cẩn trọng vì nó ảnh hưởng tới hiện trạng cung cấp điện cho
khu vực rộng lớn (phải cắt điện nhiều lộ ĐZ và MBA).
Công tác cải tạo phải được tiến hành tuần tự từng trạm, dễ làm trước, khó làm sau. Cần
xem xét tới việc sử dụng thiết bị GIS để tách các thanh cái, lắp đặt thêm các máy cắt
liên lạc.
6.1.4.4. Quy mô máy biến áp của các trạm truyền tải

Theo tiêu chí thiết kế TBA của QHĐ 6, 7, các TBA truyền tải 500/220 kV và 220/110
kV tại các trung tâm phụ tải cần thiết kế với quy mô từ 3 đến 4 MBA; công suất máy
biến áp 500/220 kV từ 450 MVA đến 2000 MVA, công suất MBA 220/110 kV bằng
hoặc hơn 250 MVA.
Nhìn chung, xu hướng thiết kế nhiều MBA trong một trạm là xu hướng chung trên thế
giới. Càng ngày, số vị trí thuận lợi để đặt TBA truyền tải càng ít, chi phí cho mặt bằng
trạm (và hành lang tuyến dây đấu nối) ngày càng cao. TBA 500 kV (hoặc 400 kV)
gồm 3- 4 máy đã trở thành tiêu chuẩn của HTĐ khu vực Tokyo (Nhật Bản), London
(Anh).
Việc lựa chọn gam máy TBA là bao nhiêu tùy thuộc vào khả năng giải phóng công
suất và phạm vi cấp điện cho phụ tải của trạm. Tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản:
số máy biến áp 500 kV nhiều (3-4 MBA), gam công suất lớn (4x1000 MVA, 4x1500
MVA) cần phải đi kèm với các lộ 220 kV có khả năng tải rất cao, sử dụng dây siêu
nhiệt, tiết diện phân pha 2 hoặc 4 x (TACSR 410, 610, 810, 1520).
Các ĐZ truyền tải 220 kV của Việt Nam có tiết diện khá nhỏ (300 mm2, 400 mm2,
500 mm2, 2x330 mm2, 2x400 mm2 ), nếu áp dụng các gam MBA quá lớn ngay từ đầu
có thể dẫn đến việc không giải phóng hết công suất trạm. Mặt khác, nếu sự cố MBA có
gam công suất lớn (ví dụ 900 MVA) thì phạm vi ảnh hưởng rộng, gây tác động lớn về
kinh tế - xã hội.
Nhằm đảm bảo cho triết lý vận hành “phân tán” hệ thống điện, tránh sự cố sụp đổ hệ
thống do truyền tải cao qua trạm, đề xuất quy mô thiết kế TBA 500/220kV là 3-4
MBA nhưng chỉ xem xét lắp đặt trước 02 MBA. Sử dụng các gam MBA 450 MVA,
600 MVA, 750 MVA hoặc 900 MVA tùy tình hình cụ thể, sẽ được làm rõ khi lập dự
án đầu tư (nghiên cứu khả thi). Việc lắp MBA thứ 3 hoặc thứ 4 trong trạm cũng cần
được tính đến khi thiết kế sơ đồ thanh cái trạm, cần dành quỹ đất dự phòng cho các
MBA này.
Đối với các TBA phụ tải cấp điện cho đô thị (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng), ngoài TBA 220/110 kV truyền thống, cần xem xét sử dụng TBA 220/22 kV
nhận điện từ lưới truyền tải cấp điện trực tiếp cho lưới trung áp. Gam máy sử dụng phổ
biến của loại TBA 220/22 kV trên thế giới là: 50 MVA, 75 MVA và 100 MVA, sử
dụng nhiều tại Pháp, Australia, Ấn Độ, Ai Cập, …

Viện Năng lượng 6-8


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.1.5. Tiết diện dây dẫn của đường dây truyền tải điện

Các ĐZ 220kV khu vực trung tâm phụ tải, ngoài việc cung cấp điện cho các TBA
220/110 kV trong điều kiện vận hành bình thường, cần xem xét đến khả năng cung cấp
hỗ trợ cho các TBA lân cận khi sự cố hoặc sửa chữa, bảo dưỡng ĐZ.
Xét trục ĐZ 220kV nối giữa 2 TBA 500kV cấp điện cho 03 TBA 220/110 kV công
suất mỗi trạm 2x250 MVA như hình vẽ dưới đây.

Sự cố, sửa chữa, Tr¹m500kV


bảo dưỡng

1500 MVA

Tr¹m220kV

Hình 6-9 Sơ đồ trục ĐZ 220kV mạch kép cấp điện cho 3 TBA 220/110kV
Khi sự cố hoặc tiến hành sửa chữa bảo dưỡng đoạn đầu ĐZ, đầu còn lại cần phải tải đủ
3x 500 MVA = 1500 MVA. Nếu là 4 TBA 220kV thì đầu còn lại phải tải 2000 MVA.
Để tải được công suất 2000 MVA thì ĐZ 220 kV mạch kép phải có tiết diện tối thiểu
là phân pha 4x330 mm2. Do đó, các đoạn ĐZ xuất tuyến 220kV từ TBA 500 kV cần
cân nhắc sử dụng dây phân pha tiết diện lớn, từ 4x330 mm2 trở lên. Hiện nay ở Việt
Nam chưa có ĐZ 220kV nào thiết kế dây phân pha 4, trong khi ở quốc gia láng giềng
Thái Lan, loại dây phân pha 4 ở cấp 220 kV là khá phổ biến.
Các ĐZ 220kV xuất tuyến từ TBA 500kV (hoặc từ nhà máy điện) hiện có sẽ được xem
xét thay dây siêu nhiệt nhằm tăng khả năng truyền tải. Đối với các ĐZ 220kV có tuổi
thọ trên 40 năm, xem xét cải tạo thành dây dẫn phân pha tiết diện lớn (như đã trình
bày).
Tại các khu đô thị lớn, xem xét sử dụng cáp ngầm 220 kV, 110 kV, tiết diện 800-2500
mm2 , kết hợp với hạ tầng ngầm (vd. tàu điện ngầm), phù hợp quy hoạch giao thông,
thoát nước.
Đối với các ĐZ 500kV chiều dài lớn (250-300 km), khả năng tải được quyết định bởi
giới hạn ổn định (thường thấp hơn giới hạn nhiệt của ĐZ). Việc lựa chọn tiết diện dây
dẫn căn cứ vào tính kinh tế - kỹ thuật của dự án và được làm rõ trong nghiên cứu khả
thi.
Đối với các ĐZ 500 kV ngắn (dưới 150 km), giới hạn truyền tải có thể đạt được giới
hạn nhiệt, do đó cần lựa chọn dây dẫn có tiết diện lớn để tăng khả năng tải, nghiên cứu
sử dụng cỡ dây 4x600mm2 hoặc lớn hơn.
Việc sử dụng cột nhiều mạch (4 – 6 mạch/cột) chỉ nên áp dụng ở những nơi thực sự
khó khăn về hành lang tuyến. Khi có quá nhiều ĐZ trên một cột sẽ phát sinh các vấn
đề về quản lý vận hành, sửa chữa bảo dưỡng, nâng cấp đường dây, nhất là trong
trường hợp thảm họa thiên tai sẽ mất đồng thời một lượng công suất rất lớn.
Viện Năng lượng 6-9
Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.2. Phương pháp luận xây dựng chương trình phát triển lưới điện truyền
tải
Chương trình phát triển lưới điện truyền tải phải có tính kế thừa. Các hạng mục LTT
đang được triển khai đầu tư xây dựng được coi là những công trình cố định, làm đầu
vào để tính toán. Các yếu tố mới (như dự báo phụ tải mới, chương trình phát triển
nguồn mới) sẽ dẫn tới sự điều chỉnh các hạng mục lưới điện dự kiến đầu tư của QHĐ
VII. Sơ đồ khối phương pháp lập chương trình phát triển điện lực của QHĐ7HC như
hình dưới đây.

Hiện trạng Công trình LTT


HTĐ đang triển khai

Sơ đồ cung cấp Dự báo Chương trình


điện sơ bộ phụ tải phát triển nguồn

Lưới
Phương án phát triển lưới điện truyền tải QHĐ
VII

NO Chỉ tiêu
Điều chỉnh
kinh tế - kỹ
phương án
thuật

YES
Điều chỉnh
phương án Phân tích trào lưu
công suất, điện áp, Kịch bản
sự cố N-1, ngắn mô phỏng
mạch, ổn định HTĐ

NO Kiểm tra
tiêu chuẩn kỹ
thuật

YES

Danh mục khối lượng đầu tư lưới truyền tải

Hình 6-10 Sơ đồ tính toán lập phương án phát triển lưới điện truyền tải

Viện Năng lượng 6-10


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản đối với lưới truyền tải được thể hiện trong mục 6.1.

6.3. Phương án phát triển lưới điện truyền tải 500-220 kV

6.3.1. Lưới điện truyền tải liên kết miền

6.3.1.1. Dung lượng công suất truyền tải liên miền tối ưu

Đặc điểm địa lý tự nhiên tương đối phức tạp của Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ
tới chương trình phát triển nguồn – lưới điện, nhất là lưới điện truyền tải liên kết miền.

Miền Bắc

Miền
Trung

Miền Nam

Hình 6-11 Phân chia ranh giới truyền tải 3 miền Bắc – Trung - Nam
Miền nam là trung tâm phụ tải lớn nhất cả nước nhưng lại không có nhiều tiềm năng
thủy điện và nhiệt điện than. Các thủy điện lớn tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc, các
mỏ than lớn lại chủ yếu ở khu vực Quảng Ninh, cách trung tâm phụ tải Miền Đông
Nam bộ khoảng 1500 km. Khu vực Miền Trung Tây nguyên có phụ tải thấp (10% toàn
quốc) nhưng công suất nguồn thủy điện lại rất lớn (chiếm 17% - 5200 MW - CS đặt
toàn quốc năm 2013).
Do có sự khác biệt về cơ cấu nguồn điện giữa các miền nên trong 20 năm qua, ĐZ liên
kết 500 kV Bắc – Nam đã phát huy tác dụng rất lớn trong việc đảm bảo cân đối nhu
cầu điện 3 miền và giúp tối ưu chi phí phát điện chung của toàn hệ thống.
Đồ thị dưới đây thể hiện lượng điện năng truyền tải qua đường dây liên kết 500 kV
Bắc – Trung – Nam giai đoạn 2005-2013.

Viện Năng lượng 6-11


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-12 Sản lượng truyền tải Bắc – Trung và Trung - Nam g/đ 2005-2013
Ba năm gần đây, phụ tải tăng cao của Miền Nam đã vượt quá khả năng cấp nguồn tại
chỗ, lượng điện thiếu hụt phải nhận chủ yếu từ các nguồn thủy điện Miền Trung và
nguồn điện Miền Bắc thông qua đường dây 500 kV liên kết. Sản lượng truyền tải trên
giao diện Trung – Nam có xu hướng tăng lên, năm 2013 đạt mức kỷ lục, khoảng 9,8 tỷ
kWh, chiếm 17% nhu cầu điện Miền Nam (xem đồ thị trên).
Để chuẩn bị cho kịch bản truyền tải cao trên ĐZ 500 kV liên kết miền, ngày 5/5/2014,
EVN đã đóng điện thành công thêm 02 mạch ĐZ liên kết Trung – Nam: Pleiku – Mỹ
Phước - Cầu Bông, đồng thời năm 2014 sẽ hoàn thành nâng cấp toàn bộ dàn tụ bù dọc
trên ĐZ 500 kV Bắc Nam từ dòng định mức 1000 A lên 2000 A.
Vấn đề đặt ra hiện nay là: có nên tiếp tục phát triển thêm các ĐZ 500 kV liên kết Bắc -
Nam?
Năm 2008, Viện Năng lượng đã thực hiện nghiên cứu theo yêu cầu của EVN: “Cân
đối cung cầu điện vùng miền đến năm 2025, xem xét tăng cường đường dây liên kết
500 kV Bắc – Nam” [12]. Tại thời điểm nghiên cứu, dự báo phụ tải năm 2025 có Pmax
= 93 GW. Theo dự báp phụ tải mới của QHĐ7HC, Pmax năm 2030 phương án cơ sở
đạt 88 GW, phương án cao đạt 98 GW. Nhận thấy công suất MAX của hệ thống theo
dự báo mới khá tương đồng so với quy mô công suất của nghiên cứu năm 2008. Do
vậy, kết quả nghiên cứu về tăng cường ĐZ liên kết Bắc – Nam năm 2008 có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo tốt cho HQĐ7HC.
Kết quả nghiên cứu của đề án “Cân đối cung cầu điện vùng miền đến năm 2025, xem
xét tăng cường đường dây liên kết 500 kV Bắc – Nam” [12] được tóm tắt trong nội
dung dưới đây.
(*) Tăng cường công suất Bắc – Nam bằng đường dây xoay chiều HVAC 500 kV
Tiến hành tính toán khi quy mô công suất trao đổi tăng dần từ 1000 MW, 1500 MW,
2000 MW, 2500 MW, 3000 MW và 3500 MW.
Đối với mỗi phương án quy mô công suất trao đổi (1000 đến 3500 MW), tiến hành mô
phỏng vận hành tối ưu nguồn điện nhằm tận dụng sự khác biệt về cơ cấu nguồn giữa
các miền. Tính tổng chi phí lũy kế của hệ thống theo mỗi phương án quy mô công suất
ĐZ liên kết. Mối quan hệ giữa tổng chi phí hệ thống đối với quy mô công suất trao đổi
Bắc – Nam được thể hiện trong hình vẽ sau:

Viện Năng lượng 6-12


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

273700
Tổng chi phí luỹ kế SX điện (triệu USD)
273600
Tổng chi phí luỹ kế SX điện (gồm cả ĐZ liên kết-Tr.USD)
273500

273400

273300

273200

273100

273000

272900

272800

272700

272600
1000MW 1500MW 2000MW 2500MW 3000MW 3500MW

Hình 6-13 Chi phí SX điện khi tăng truyền tải Bắc – Nam bằng ĐZ 500 kV xoay chiều
Nhận xét:
Nếu chỉ tính chi phí nhiên liệu thì việc nâng dần dung lượng truyền tải Bắc – Nam đã
giúp vận hành tối ưu nguồn, giảm chi phí nhiên liệu toàn hệ thống. Tuy nhiên, sự giảm
này đạt bão hòa khi dung lượng công suất truyền tải đạt 2500-3000 MW.
Nếu xét thêm chi phí đầu tư cho khoảng 900 km ĐZ AC 500 kV Bắc Nam và các trạm
bù 500 kV trung gian thì tổng chi phí hệ thống có điểm cực tiểu tại Ptrao đổi = 2000
MW. Khi dung lượng truyền tải tăng trên 2500 MW, chi phí đầu tư ĐZ truyền tải tăng
cao, trong khi chi phí nhiên liệu không giảm nhiều, dẫn tới tăng tổng chi phí hệ thống.
(*) Tăng cường công suất Bắc – Nam bằng đường dây một chiều HVDC 500 kV
Xem xét xây dựng ĐZ HVDC 500 kV liên kết chạy thẳng Bắc – Nam chiều dài
1500km với 2 trạm chuyển đổi converter AC-DC và inverter DC-AC ở 2 đầu ĐZ. Quy
mô truyền tải trên ĐZ một chiều HVDC 500 kV là 2000 MW. Tổng chi phí toàn hệ
thống được thể hiện trong hình dưới đây:
274000
Tổng chi phí luỹ kế SX điện 2006-2025 (triệu USD)
273800 273742
Tổng chi phí luỹ kế SX điện (gồm cả ĐZ liên kết-Tr.USD)
273671
273600

273400 273264

273200 273076
273051
273000

272800 272660
272800
272600 272502 272467

272400
1000MW 1500MW 2000MW 2500MW (1000+2000)MW (1500+2000)MW

Hình 6-14 Chi phí SX điện khi tăng truyền tải Bắc – Nam bằng ĐZ HVDC 500 kV
Nhận xét:

Viện Năng lượng 6-13


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Khi tăng cường thêm 2000 MW dung lượng truyền tải qua ĐZ HVDC 500 kV Bắc –
Nam, tổng chi phí hệ thống có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân tăng do chi phí đầu
tư, chi phí tổn thất và chi phí vận hành bảo dưỡng các hạng mục trạm chuyển đổi AC-
DC, DC-AC lớn hơn rất nhiều so với việc giảm chi phí nhiên liệu do vận hành tối ưu
nguồn.
(*) Nhận xét chung về vấn đề tăng dung lượng truyền tải liên kết Bắc - Nam
Dung lượng công suất truyền tải Bắc – Nam đạt tối ưu ở mức 2000-2500 MW. Với
mức công suất này thì 02 mạch ĐZ 500 kV Hà Tĩnh – Đà Nẵng và 02 mạch ĐZ 220kV
Vũng Áng – Ba Đồn – Đồng Hới (đang xây dựng) hoàn toàn đáp ứng yêu cầu truyền
tải.
Theo chương trình phát triển nguồn điện, khoảng từ năm 2017-2018, Việt Nam đã phải
nhập khẩu than cho phát điện. Trong khi đó, nguồn thủy điện truyền thống ở Miền Bắc
và Miền Trung đạt bão hòa vào năm 2016-2017. Do vậy, hiệu quả của việc tăng cường
dung lượng truyền tải Bắc – Nam để vận hành tối ưu nguồn (do sự khác biệt cơ cấu) sẽ
càng ngày càng giảm.
Dung lượng truyền tải Bắc – Nam càng lớn thì càng giảm chi phí nhiên liệu. Tuy
nhiên, sự giảm này sẽ đạt bão hòa ở công suất trên 2500 MW. Khi xét đến các chi phí
đầu tư và chi phí vận hành tăng lên do phải đầu tư thêm các hạng mục ĐZ và TBA
truyền tải, thì tổng chi phí hệ thống lại có xu hướng tăng cao khi tăng dung lượng
truyền tải lên trên 2500 MW.
Khi tăng cường đường dây HVDC 500 kV dung lượng 2000 MW Bắc – Nam đã làm
tăng đáng kể chi phí toàn hệ thống, do vốn đầu tư cho các hạng mục HVDC quá lớn.
Hệ thống HVDC sẽ hiệu quả cao hơn khi chỉ truyền tải thuần các nguồn điện lớn (thủy
điện) theo một hướng, khoảng cách xa (trên 600 km). Năm 2030, tổng công suất đặt
của TĐ Miền Bắc chỉ chiếm khoảng dưới 30% công suất nguồn Miền Bắc, còn lại là
nhiệt điện Than (~70%). Do vậy, các nguồn TĐ Miền Bắc sẽ được tận dụng trong huy
động nguồn tối ưu của Miền Bắc.
Bài toán HVDC Bắc – Nam chỉ nên được xem xét đối với phương án nhập khẩu thuần
thủy điện từ Vân Nam (Trung Quốc) cấp cho Miền Nam (khoảng cách trên 2000 km).
Tuy nhiên, yếu tố đầu vào của bài toán này còn nhiều bất định (quy mô công suất, sản
lượng, thời điểm vận hành, …), cần có nghiên cứu riêng.

6.3.2. Lưới điện truyền tải liên vùng miền

6.3.2.1. Xu hướng truyền tải giữa các vùng giai đoạn 2014-3030

Từ phân bố nguồn điện theo các vùng địa lý, tiến độ xây dựng nguồn, dự báo phụ tải
các tỉnh, ta có giản đồ truyền tải nguồn giữa các tiểu vùng toàn quốc đến năm 2030
như sau:

Viện Năng lượng 6-14


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

KV Hà Nội
Đông Bắc
Tây Bắc

Nam Hà Nội

Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ

QĐ. Hoàng Sa

Nam Tr.Bộ 1
Tây Nguyên

Đông Nam Bộ
Nam Tr.Bộ 2

Tây Nam Bộ
QĐ. Trường Sa

Hình 6-15 Xu hướng truyền tải liên vùng giai đoạn 2014-2030
Trong hình vẽ trên, hướng mũi tên là chiều truyền công suất chủ đạo trong gia đoạn
quy hoạch 2015-2030. Lượng công suất cần truyền tải đi tùy thuộc vào cân đối nguồn
– tải trong nội vùng (ưu tiên cấp điện cho phụ tải tại chỗ trước).
Chi tiết cân đối công suất nguồn – tải từng tiểu vùng từ 2014 đến 2030 được thể hiện
trong các nội dung dưới đây.
6.3.2.1. Lưới điện xương sống 500kV giai đoạn 2015 - 2020

Đến năm 2020, về cơ bản lưới điện 500kV xương sống không thay đổi so với thời
điểm hiện nay (2014). Truyền tải Bắc – Trung gồm 02 ĐZ 500 kV từ Nho Quan tới Đà
Nẵng. Truyền tải Trung Nam gồm 4 ĐZ 500kV từ Pleiku, Pleiku 2 đi Cầu Bông và
Tân Định. Các hiệu chỉnh về lưới 500kV của QHĐ7 đến 2020 được tóm tắt trong hình
vẽ sau:

Viện Năng lượng 6-15


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

NCS Sơn La và xây


dựng mới TBA Lai
Châu để Tr.tải TĐN

Nâng cấp toàn bộ


dàn tụ bù dọc từ
1000 A lên 2000 A

TBA Pleiku2 và
chuyển đấu nối
TBA Pleiku hiện có

HTĐ500kV truyền
tải nguồn NĐ than
Miền Tây

Hình 6-16 Giản đồ nguyên lý lưới điện 500kV toàn quốc năm 2020

Viện Năng lượng 6-16


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Khác biệt lớn nhất của lưới điện 500kV so với QHĐ 7 là sự xuất hiện TBA 500kV
Pleiku 2 và chuyển đấu nối lưới khu vực nhằm giảm áp lực truyền tải qua TBA Pleiku
hiện có (sơ đồ đấu nối phía 500kV như hình vẽ). Các TĐ Nam Lào truyền tải về Việt
Nam sẽ có điểm đấu mới, đó là TBA 500/220kV Pleiku 2.
TBA 500kV Mỹ Phước đã được đề xuất trong QHĐ7, tuy nhiên, khi khảo sát địa điểm
trạm, vị trí được chấp nhận chuyển sang địa bàn tỉnh Bình Phước, trạm được đổi tên là
trạm Chơn Thành.
Lưới điện 500kV khu vực Miền Tây cũng có sự điều chỉnh: NĐ Sông Hậu đấu nối
thẳng về TBA 500kV Đức Hòa (thay vì đấu nối về Mỹ Tho như QHĐ7); bổ sung ĐZ
500kV Đức Hòa – Củ Chi cấp điện cho phía Bắc TP. Hồ Chí Minh. Như vậy, sẽ xuất
hiện mạch vòng 500 kV Chơn Thành – Củ Chi – Đức Hòa cấp điện cho phía Tây Bắc
TP. Hồ Chí Minh.
Do Trạm 500kV Đức Hòa có quá nhiều ngăn lộ 500kV, đề xuất NĐ Sông Hậu chuyển
đấu nối: 1 mạch đi Đức Hòa, 1 mạch đi Củ Chi nhằm giảm áp lực cho Đức Hòa và
phân tán công suất nguồn, giảm dòng điện ngắn mạch (xem thêm phần tính toán ngắn
mạch).
6.3.2.2. Phát triển lưới điện truyền tải liên miền đến 2030

(*) Truyền tải liên miền Bắc – Trung – Nam:


Để định hướng được nhu cầu phát triển lưới điện liên miền Bắc –Trung và Trung –
Nam, cần tính toán nhu cầu truyền tải điện năng giữa các miền. Như phần trên đã phân
tích, dung lượng truyền tải Bắc – Nam đạt tối ưu ở mức 2000 MW (điểm cực tiểu của
chi phí toàn hệ thống). Tuy nhiên, thực tế phát triển hệ thống năng lượng cũng như hệ
thống nguồn điện đã dẫn tới việc một số nguồn lớn có thể xây dựng xa trung tâm phụ
tải, làm phát sinh nhu cầu truyền tải ở khoảng cách lớn.
Sự xuất hiện của các tổ máy điện chạy khí Miền Trung (từ 2000 đến 4500 MW); sự
thuận lợi về cảng biển cho nhập khẩu than đã dẫn tới nhu cầu truyền tải cao Trung –
Nam. Từ chiến lược phát triển nguồn, dự báo phụ tải, sử dụng chương trình chạy tối
ưu nguồn, xác định được nhu cầu truyền tải điện năng trên dao diện Bắc – Trung và
Trung – Nam đến 2030 như biểu đồ sau:

Hình 6-17 Nhu cầu truyền tải điện năng liên miền giai đoạn 2014-2030
Viện Năng lượng 6-17
Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Từ biểu đồ trên, có thể nhận thấy nhu cầu truyền tải Bắc – Trung chỉ tăng cao giai
đoạn 2015-2021 (từ 10 đến 17 tỷ kWh/năm). Đây sẽ là giai đoạn vận hành khó khăn
của lưới 500kV với 02 mạch ĐZ dài, khả năng tải hạn chế khoảng 2000 MW. Giai
đoạn từ sau 2022, nhu cầu truyền tải giảm chỉ còn khoảng 5 tỷ kWh/năm.
Từ 2016, nhu cầu truyền tải Trung – Nam tăng cao, lên đến khoảng 20 tỷ kWh. Với 4
mạch ĐZ 500kV hiện nay (khả năng tải khoảng 4000 MW) sẽ vận hành rất nặng nề.
Giai đoạn sau 2028, nhu cầu truyền tải lên trên 21 tỷ kWh, cần nâng cấp lưới truyền
tải: xem xét đầu tư thêm 02 mạch 500 kV mới từ Miền Trung vào trung tâm phụ tải
Miền Nam. Khoảng cách truyền tải 600km có thể xem xét phương án truyền tải bằng
đường dây HVDC +/- 500 kV [13].
Công suất truyền tải Từ khu vực Trung Trung bộ về Miền Nam giai đoạn 2014-2030
như biểu đồ sau:

Hình 6-18 Nhu cầu truyền tải công suất nguồn Trung trung bộ
Tiến hành xem xét 2 phương án: phương án 1 sử dụng các đường dây xoay chiều
500kV và phương án 2 là sử dụng các đường dây cao áp 1 chiều HVDC để truyền tải
lượng công suất từ khu vực miền Trung về trung tâm phụ tải tại miền Nam.
Trong phương án 1, cần xây dựng thêm một đường dây 500kV mạch kép mới dài
650km từ nhà máy TBK Miền Trung – Krôngbuk - Tây Ninh. Do khoảng cách quá dài
nên cần xây dựng mới trạm 500kV Krôngbuk để đảm bảo các tiêu chí về điện áp và độ
tin cậy hệ thống điện. Tới năm 2030 phụ tải khu vực miền Trung tăng lên đáng kể nên
khi đưa NMĐHN 3 vận hành có thể tận dụng đường dây TBKMT – Krôngbuk – Tây
Ninh để truyền tải công suất của nhà máy. Do đó, chỉ cần xây dựng đường dây mạch
kép DHN 3 - Bình Định dài 90km và đoạn đường dây 4 mạch tới đường dây TBKMT
– Krôngbuk để đấu nối nhà máy. Cũng trong giai đoạn này có thể xem xét xây dựng
01 ĐZ 500kV mạch kép từ Bình Định – Vân Phong dài 230km để tăng cường cung
cấp điện cho phụ tải khu vực (giai đoạn đầu có thể treo trước 1 mạch).
Trong phương án 2, cần xây dựng đường dây 500kV 1 chiều HVDC mạch kép (dạng
Bipolar) đấu nối về phía trạm Tây Ninh với chiều dài 650km. Đồng thời cần xây dựng
các trạm chuyển đổi AC/DC tại phía nguồn điện miền Trung và trạm DC/AC tại trung
tâm phụ tải khu vực Tây Ninh.

Viện Năng lượng 6-18


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Bảng 6-1 So sánh phương án truyên tải HVAC và HVDC Trung - Nam

STT Phương án Đơn vị HVAC HVDC


1 Vốn đầu tư Mil. USD 635 971
2 % Vốn đầu tư 100% 153%
3 Chi phí hiện tại hóa Mil. USD 800.8 1066.4
4 % Chi phí hiện tại hóa 100% 133%
Qua tính toán mô phỏng, cả 2 phương án sử dụng đường dây một chiều và xoay chiều
đều đảm bảo các tiêu chí về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, khi so sánh sơ bộ về kinh tế giữa
hai phương án thì phương án sử dụng đường dây xoay chiều hiệu quả hơn so với
đường dây một chiều (tổng vốn đầu tư sơ bộ của phương án 1 là 635 triệu USD so với
971 triệu USD của phương án 2 – chênh lệch 34.6%). Chi phí hiện tại hóa của phương
án xoay chiều cũng thấp hơn so với phương án 1 chiều (800.8 triệu USD so với 1066.4
triệu USD – chênh lệch 25%). Nguyên nhân chủ yếu là do giá thành các trạm chuyển
đổi AC/DC hiện tại còn khá cao và phương án xoay chiều có thể tận dụng được các
đường dây 500kV hiện có. Về mặt kỹ thuật ĐZ một chiều vận hành tổn thất ít hơn
đáng kể so với đường dây xoay chiều do không phải truyền tải công suất phản kháng.
Nhưng tổn thất trong các trạm chuyển đổi AC/DC là khá lớn (khoảng 1,2%). Ngoài ra,
việc sử dụng điện một chiều sẽ phát sinh những vấn đề mới về mặt kỹ thuật như hiện
tượng sóng hài, công hưởng và các hệ thống điều khiển, chế độ bảo dưỡng, vận hành
rất phức tạp. Trong khi đó việc xây dựng và vận hành đường dây 500kV xoay chiều đã
rất phổ biến tại Việt Nam nên sẽ không gặp những khó khăn về chế độ bảo dưỡng, vận
hành.
Kiến nghị lựa chọn phương án 1 để truyền tải nguồn Trung Trung bộ về Miền Nam.
6.3.2.3. Phát triển lưới điện truyền tải 500 kV liên vùng đến 2030

Phần sau đây sẽ phân tích lưới truyền tải liên vùng 500kV từ Bắc đến Nam, phân chia
theo các vùng địa lý đã trình bày ở trên:
(*) Nhu cầu truyền tải nguồn Tây Bắc và dự kiến lưới liên kết:
Tây Bắc là khu vực tập trung nguồn thủy điện lớn nhất cả nước. So với QHĐ7, nguồn
thủy điện vừa và nhỏ có sự gia tăng đáng kể. Công suất TĐN năm 2020 có thể đạt
2000 MW và lên đến 2800 MW vào năm 2030. Các nguồn năng lượng tái tạo cũng
được kỳ vọng đóng góp vào cơ cấu nguồn với quy mô khoảng 1000 MW. Nhu cầu
truyền tải điện khu vực Tây Bắc giai đoạn 2014-2030 được thể hiện trong hình sau:

Viện Năng lượng 6-19


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-19 Nhu cầu truyền tải nguồn Tây Bắc giai đoạn 2014-2030
Nhận thấy, công suất cần truyền tải từ Tây Bắc đi vùng khác sẽ đạt cực đại khoảng
năm 2020, chủ yếu do tác động của sự xuất hiện các TĐ nhỏ (vì từ sau 2016, các
NMTĐ lớn đã khai thác hết). Công suất truyền tải g/đ 2020-2030 đạt ổn định ở mức
khoảng 6000 MW.
Nhìn chung, lưới truyền tải 500 kV khu vực không có biến động gì so với QHĐ7. G/đ
2021-2030 chỉ có thêm 02 mạch ĐZ 500 kV từ PSPP Đông Phù Yên đấu nối về TBA
Tây Hà Nội. Chi tiết lưới truyền tải thể hiện trong hình vẽ sau:

ĐZ Đồng bộ TĐ
Tích Năng Đông
Phù Yên

Hình 6-20 Giản đồ nguyên lý lưới truyền tải 500 kV khu vực Tây Bắc đến năm 2030
(*) Nhu cầu truyền tải nguồn Đông Bắc và dự kiến lưới liên kết:
So với QHĐ7, các nguồn điện Đông Bắc không có sự thay đổi đáng kể nào. Rất nhiều
nguồn điện chạy than đã và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng đúng kế hoạch. Nhu
cầu truyền tải của lưới điện Đông Bắc giai đoạn 2014-2030 như hình sau:

Hình 6-21 Nhu cầu truyền tải nguồn Đông Bắc đến 2030
Giai đoạn 2015-2030, công suất nguồn Đông Bắc cần truyền tải đi khá ổn định,
khoảng từ 4000 đến 6000 MW. Với các hạng mục lưới điện 500 kV hiện có (4 mạch

Viện Năng lượng 6-20


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

500 kV từ Quảng Ninh về KV Hà Nội) và 02 mạch ĐZ 500 kV từ NĐ Hải Phòng 3 về


Thái Bình, HTĐ hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu truyền tải.
Sơ đồ lưới 500 kV truyền tải nguồn Đông Bắc đến 2030 như hình vẽ sau:

ĐZ Giải phóng
CS NĐ Hải
Phòng 3

Hình 6-22 Giản đồ lưới 500 kV khu vực Đông Bắc đến 2030
(*) Lưới điện liên kết và nhu cầu truyền tải nguồn Bắc Trung Bộ:
Do sự thuận lợi của các cảng biển nước sâu, vùng Bắc Trung bộ vẫn tiếp tục dự kiến
phát triển các NMNĐ đốt than (bao gồm cả than nhập khẩu), đóng vai trò quan trọng
cấp điện cho khu vực đồng bằng bắc bộ.
Nhu cầu truyền tải công suất nguồn Bắc Trung Bộ đến 2030 được thể hiện trong biểu
đồ sau:

Hình 6-23 Nhu cầu truyền tải nguồn khu vực Bắc Trung Bộ đến 2030
So với QHĐ7, các nguồn NĐ Bắc Trung bộ không có sự gia tăng, chủ yếu là giãn tiến
độ 3-5 năm. Nhu cầu truyền tải nguồn Bắc Trung Bộ tăng cao từ sau 2023 (4000 MW)
và có thể lên đến trên 8000 MW sau năm 2027.

Viện Năng lượng 6-21


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Sơ đồ lưới 500kV truyền tải nguồn Bắc Trung bộ đến 2030 dự kiến như sau:

Xây dựng mới hệ thống


500kV chiều dài 460
km, sử dụng dây phân
Sau 2027: xem xét cải pha tiết diện lớn
tạo ĐZ 500 kV mạch 1 (4xGZTACSR600)
(tuổi thọ ~40 năm) lên
thành mạch kép phân
pha tiết diện lớn

Hình 6-24 Giản đồ nguyên lý lưới điện 500kV Bắc Trung Bộ đến 2030
Giai đoạn 2023-2027, cần xây dựng thêm 02 mạch 500kV chiều dài 460 km từ Vũng
Áng về Thanh Hóa – Nam Định – Thái Bình – Phố Nối, kết hợp với 02 mạch 500 kV
hiện có sẽ đảm bảo truyền tải khoảng 4000 MW nguồn. Đối với ĐZ 500kV xây dựng
mới này, cần sử dụng dây phân pha tiết diện lớn cho đoạn tuyến Quỳnh Lập – Thanh
Hóa – Thái Bình – Phố Nối để đảm bảo khả năng tải. Tiết diện kiến nghị là >=
4xGZTACSR600mm2 (sử dụng dây siêu nhiệt).
Từ sau 2027, công suất truyền tải tăng cao (trên 8000 MW), xuất hiện nhu cầu cần
nâng cấp dung lượng truyền tải. Ở thời điềm này, ĐZ 500 kV mạch 1 đã có tuổi thọ
~40 năm, cần xem xét cải tạo lên thành mạch kép phân pha tiết diện lớn để tăng dung
lượng truyền tải. Như vậy sẽ có 05 ĐZ 500 kV truyền tải nguồn Bắc Trung Bộ về đồng
bằng châu thổ sông Hồng.
(*) Truyền tải cụm nguồn Nam Trung Bộ:
Cụm nguồn Nam Trung Bộ với sự xuất hiện của 4000 MW ĐHN Ninh Thuận 1,2
(đang triển khai FS), 1320 MW NĐ Vân Phong, 3000 MW PSPP và khoảng 5000 MW
NĐ Vĩnh Tân, đưa tổng công suất đặt nguồn lên đến 18 GW. Cân bằng công suất
nguồn – tải khu vực Nam Trung Bộ đến 2030 như hình sau:

Viện Năng lượng 6-22


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-25 Nhu cầu truyền tải cụm nguồn Nam Trung Bộ
Về vấn đề truyền tải cụm nguồn Nam Trung bộ, so với QHĐ7 không có nhiều thay
đổi. Hướng truyền tải chính vẫn là các ĐZ 500kV: Vĩnh Tân – Sông Mây; ĐHN2 –
Chơn Thành (trạm Mỹ Phước cũ); và ĐHN1 – Bình Dương 1 (xem sơ đồ).

Hình 6-26 Sơ đồ lưới truyền tải Nam Trung Bộ năm 2030


Có một điều khác biệt của QHĐ7 hiệu chỉnh cho khu vực nam trung bộ, đó là sự xuất
hiện của trên 3000 MW năng lượng tái tạo (đến 2030), chủ yếu là năng lượng gió. Mặc
dù tiềm năng điện gió của khu vực rất lớn nhưng hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào
về khả năng đấu nối vào HTĐ trên quy mô công suất lớn, cũng như nghiên cứu tác
động của nguồn điện gió tới chất lượng điện năng hệ thống.
(*) Truyền tải cụm nguồn Tây Nam Bộ và lưới truyền tải liên vùng:
Mặc dù không có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng cảng biển vận chuyển than (do
không có nhiều cảng nước sâu, sông bị bồi lắng nhiều phù sa) Vùng Tây Nam Bộ vẫn
được dự kiến là khu vực phát triển các nguồn nhiệt điện chạy than. So với QHĐ7, tiến
độ các nguồn NĐ than Miền Tây đã được giãn ra và giảm về quy mô, sản lượng.
Nhu cầu truyền tải Nguồn Tây Nam Bộ đến 2030 được thể hiện trong hình vẽ sau:

Viện Năng lượng 6-23


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-27 Nhu cầu truyền tải công suất nguồn Tây Nam Bộ đến 2030
Mặc dù công suất nguồn Tây Nam bộ có giảm so với QHD7, nhưng dự báo phụ tải
cũng giảm tương ứng. Do vậy, nhu cầu truyền tải nguồn Miền Tây của QHĐ7HC cũng
tương đương như QHĐ7, ở mức khoảng ~ 4000 MW. Các năm sau 2020, nguồn miền
Tây được bổ sung một lượng lớn năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện gió), lên đến
khoảng trên 3000 MW. Nguồn NLTT này cũng sẽ góp phần quan trọng trong cân đối
nguồn Miền Tây và tham gia cung cấp điện cho miền Đông.
Sơ đồ định hướng phát triển lưới truyền tải 500 kV miền Tây đến 2030 như hình vẽ
sau:

Hình 6-28 Giản đồ nguyên lý lưới 500kV Miền Tây đến năm 2030
Theo sơ đồ trên, với nhu cầu truyền tải khoảng 4000 MW, 8 mạch 500 kV hoàn toàn
đáp ứng được khả năng tải.

Viện Năng lượng 6-24


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Như phần trước đã trình bày, do số ngăn lộ ĐZ 500kV vào trạm Đức Hòa quá lớn,
kiến nghị chuyển đấu nối NĐ Sông Hậu về trạm Củ Chi, giảm áp lực cho Đức Hòa và
giảm dòng điện ngắn mạch.
NĐ Kiên Lương, với quy mô công suất chỉ còn 2400 MW (giảm 2000 MW so với
QHĐ7) sẽ cấp điện chủ yếu cho nội vùng tại các trạm đầu mối 500 kV Thốt Nốt và
Đồng Tháp – xem sơ đồ trên.
6.3.2.4. Lưới truyền tải 500 kV cấp điện cho khu vực trung tâm phụ
tải Miền Bắc và Miền Nam

(*) Lưới 500 kV cấp điện khu vực Hà Nội:


TĐ Hòa Bình được coi là nguồn điện trực tiếp cấp điện cho thủ đô Hà Nội (ở cấp điện
áp 220kV). Phần công suất còn thiếu sẽ phải nhận từ lưới 500 kV. Nhu cầu công suất
TP. Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn 2014-2030 thể hiện như hình sau:

Hình 6-29 Nhu cầu công suất HTĐ khu vực Hà Nội đến 2030
Để đáp ứng nhu cầu công suất còn thiếu tăng dần theo từng năm (lên đến 12000 MW
năm 2030), các TBA 500 kV lần lượt được xây dựng, đóng vai trò như trạm nguồn cấp
điện. Phân bố các TBA 500/220 kV dự kiến đến 2030 như giản đồ sau:

Xây mới ĐZ
500 kV mạch
kép Nho Quan
– Thường Tín

Hình 6-30 Sơ đồ lưới 500 kV cấp điện KV Hà Nội đến năm 2030

Viện Năng lượng 6-25


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

So với QHĐ7, có một số điều chỉnh về lưới 500 kV khu vực Hà Nội như sau:
- ĐZ 500 kV mạch 2 từ Nho Quan đi Thường Tín: chuyển thành mạch kép phân
pha tiết diện lớn (4xGZTACSR600). Mạch một vẫn giữ nguyên như hiện nay.
TBA 500 kV Nam Hà Nội trong tương lai sẽ đấu nối vào mạch kép xây mới.
Các ĐZ 500kV từ Nho Quan cấp về Hà Nội là hướng giải phóng công suất quan
trọng của cụm nguồn nhiệt điện than Bắc Trung Bộ.
Các hạng mục ĐZ và TBA 500 kV còn lại cơ bản không có sự thay đổi so với QHĐ7.
(*) Lưới 500 kV cấp điện khu vực Miền Đông Nam Bộ
Trong giai đoạn từ nay đến 2030, phụ tải khu vực Miền Đông Nam Bộ vẫn được đánh
giá là tiếp tục tăng trưởng cao, trở thành trung tâm phụ tải lớn nhất cả nước. Nhu cầu
tiêu thụ điện thể hiện như biểu đồ dưới đây:

Hình 6-31 Nhu cầu công suất khu vực Miền Đông Nam Bộ đến 2030
Giai đoạn từ sau 2018, sự gia tăng nguồn điện tại chỗ của Miền Đông chủ yếu được
đóng góp bởi NĐ Formosa 2 (150 MW) và cụm TBK Sơn Mỹ (3900 MW). Nhu cầu
nhận điện từ vùng khác tăng dần theo từng năm, lên đến 14000 MW vào năm 2030.
Do vậy, các hạng mục lưới điện truyền tải 500 kV sẽ lần lượt được xây dựng, tùy theo
nhu cầu gia tăng của phụ tải.
So với QHĐ7, có sự hiệu chỉnh về lưới 500 kV cấp điện Miền Đông Nam Bộ như sau:
- Xây dựng thêm mạch vòng 500 kV thứ 2 cấp điện cho khu vực: Bình Dương 1
– Chơn Thành – Tây Ninh – Củ Chi – Đức Hòa.
- Thay đổi đấu nối các điểm nhận nguồn theo hướng tránh tập trung nhiều nguồn
vào một điểm.
- Xuất hiện các TBA mới so với QHĐ 7: Đồng Nai 2, Tây Ninh 2, Long An.
- Trạm 500kV Đồng Nai (QHĐ7) do đặc thù cấp điện cho khu vực Châu Đức,
Tân Thành của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nên đổi tên thành Bắc Châu Đức (TBA
500/220kV Phú Mỹ và NĐ Phú Mỹ đã không còn khả năng mở rộng).
Sơ đồ lưới điện 500 kV cung cấp điện cho khu vực Miền Đông Nam Bộ đến năm 2030
dự kiến như hình dưới đây.

Viện Năng lượng 6-26


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-32 Sơ đồ lưới điện 500 kV Miền Đông Nam Bộ đến 2030
Một số TBA 500 kV đầu mối có nhiều nguồn cấp như TBA : Bình Dương 1, Tây Ninh
1, Chơn Thành, Krông Buk, Đức Hòa, Củ Chi, Cầu Bông, Mỹ Tho. Các TBA này phải
được thiết kế, cải tạo theo sơ đồ thanh cái linh hoạt, có khả năng vận hành tách thành
02 phần riêng rẽ trong một trạm, có máy cắt liên lạc khi cần thiết. Sơ đồ thanh cái linh
hoạt đã được phân tích ở phần đầu chương, mục đích để giảm dòng ngắn mạch và giúp
lưới truyền tải có khả năng vận hành theo cấu trúc phân tán (không tập trung quá nhiều
nguồn vào 1 điểm), tránh sự cố lan truyền giữa các trạm (xem thêm phần tính toán
ngắn mạch).
Các trạm phân phối nguồn đầu mối như ĐHN 1, ĐHN2, Vĩnh Tân cũng cần được thiết
kế theo sơ đồ thanh cái linh hoạt để có thể vận hành theo nhiều phương thức khác
nhau, đồng thời giúp giảm dòng ngắn mạch.
6.3.2.5. Sơ đồ hoàn chỉnh lưới điện 500kV toàn quốc đến năm 2030

Từ các hiệu chỉnh của lưới điện 500kV các vùng so với QHĐ7 đã phân tích ở trên, ta
có sơ đồ hoàn chỉnh lưới điện 500 kV toàn quốc đến năm 2030 như hình vẽ dưới đây.
Chi tiết danh mục quy mô công suất trạm, chiều dài đường dây và thời điểm xuất hiện
xem trong phụ lục danh mục dự án.

Viện Năng lượng 6-27


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-33 Sơ đồ lưới điện 500kV toàn quốc đến 2030

Viện Năng lượng 6-28


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.3.2.6. Những điều chỉnh về phát triển lưới điện 220kV các vùng giai
đoạn 2015-2030

Phần trình bày kết cấu lưới điện 220kV đến 2030 sau đây có tính chất định hướng. Sơ
đồ lưới điện sẽ được kiểm chứng, hiệu chỉnh và chuẩn xác lại trong các QHĐ địa
phương (QHĐ tỉnh, thành phố). Tiến độ các ĐZ và TBA 220kV xem chi tiết trong phụ
lục. Phần này chỉ trình bày sơ đồ cuối cùng (năm 2030) và lưu ý các hiệu chỉnh cấu
trúc lưới so với QHĐ7 (phê duyệt năm 2011).
(***) Khu vực Tây Bắc:
Yếu tố nhập khẩu điện Trung Quốc khoảng 1000 MW bằng cấp điện áp 220 kV và
110kV cùng yêu cầu tách lưới đã gây khó khăn rất lớn trong việc truyền tải nguồn TĐ
Tây Bắc về KV Hà Nội trong 3 năm gần đây. Khi ĐZ 220kV Bảo Thắng – Yên Bái,
TBA Bảo Thắng và ĐZ Than Uyên – Bản Chát, TBA Than Uyên hoàn thành (dự kiến
2016) sẽ cơ bản giải quyết được vấn đề truyền tải TĐ nhỏ khu vực Lào Cai Yên Bái
lên lưới quốc gia.
Sơ đồ nguyên lý lưới điện truyền tải 500-220 kV khu vực Tây Bắc đến năm 2030 dự
kiến như hình sau:
ĐZ 220kV Than ĐZ 220kV Bảo Thắng –
Uyên – Bản Yên Bái truyền tải TĐN
Chát truyền tải Lào Cai
TĐN

Hình 6-34 Sơ đồ nguyên lý lưới điện truyền tải khu vực Tây Bắc năm 2030
Viện Năng lượng 6-29
Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Nhìn chung, lưới điện 220kV Tây Bắc không có sự điều chỉnh nhiều so với QHĐ7. Sơ
đồ đấu nối như hình vẽ trên. Chi tiết công suất các TBA 220kV xem trong phụ lục.
(***) Lưới truyền tải khu vực Miền Núi Phía Bắc (Hà Giang – Cao Bằng – Bắc Kạn –
Thái Nguyên):

ĐZ 220kV
từ NĐ Sơn
Động cấp
sang Bắc
Giang, Lạng
Sơn

TBA Phú
Bình và ĐZ
đấu nối

Hình 6-35 Sơ đồ đấu nối các TBA 220kV khu vực Miền Núi phía Bắc đến 2030
Những sự điều chỉnh kết cấu lưới điện 220kV khu vực được tóm tắt như trên hình vẽ,
trong đó có sự xuất hiện của TBA 220kV Phú Bình (cấp điện cho Sam Sung Thái
Nguyên) và ĐZ 220kV từ NĐ Sơn Động cấp sang Bắc Giang, Lạng Sơn (thay cho
TBA 500 kV Bắc Giang trong QHĐ7).
(***) Lưới truyền tải Đông Bắc (Quảng Ninh – Hải Phòng – Hải Dương):
Sơ đồ phát triển lưới 220kV khu vực Đông Bắc đến năm 2030 được thể hiện trong
hình vẽ dưới. Chi tiết quy mô công suất, chiều dài các ĐZ và TBA 220kV xem trong
phụ lục danh mục dự án.
So với QHĐ 7, lưới điện 220 kV khu vực Đông Bắc có một số điều chỉnh sau:
- Điều chỉnh lại đấu nối của NĐ Hải Phòng 3 và mạch vòng cấp điện cho TP. Hải
Phòng theo hướng không tập trung quá nhiều nguồn vào một điểm, phân tán
lưới điện thành những phần nhỏ hơn. Ưu tiên cấp nguồn cho phụ tải tại chỗ của
TP. Hải Phòng.

Viện Năng lượng 6-30


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

- Giai đoạn đầu, TBA 220kV Đồ Sơn sẽ được đấu nối về TBA Dương Kinh. Khi
có trạm 500kV Hải Phòng, trạm Đồ Sơn sẽ chuyển đấu nối về trạm 500kV.
Chi tiết sơ đồ như hình vẽ:

Điều chỉnh đấu nối


của NĐ Hải Phòng
3, tránh tập trung
nhiều nguồn vào 1
điểm

Hình 6-36 Sơ đồ lưới điện 500-220 kV khu vực Đông Bắc đến 2030
(***) Lưới 220kV cấp điện cho khu vực Hà Nội:
Với triết lý thiết kế “phân tán”, không tập trung quá nhiều nguồn vào 1 điểm, tăng
cường nguồn cấp trực tiếp cho phụ tải trung tâm thủ đô để giảm tải cho các ĐZ 220kV
đầu tuyến, lưới điện 220kV khu vực Hà Nội đến năm 2030 sẽ có những điều chỉnh
sau:
- Điều chỉnh lại đấu nối của 04 ĐZ từ Hòa Bình đi Hà Đông theo hướng: 02
mạch đi Chèm & Tây Hồ, 02 mạch đi Hà Đông, 02 mạch đi Xuân Mai, Văn Điển
(xem sơ đồ trang sau).
- Cải tạo một đoạn (khoảng 3km) ĐZ 220kV Hà Đông – Rẽ Tây Hà Nội lên 4
mạch. Việc này sẽ khả thi nếu đóng điện được ĐZ 220kV Vân Trì – Chèm trong
thời gian tới.
Viện Năng lượng 6-31
Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát triển lưới điện truyền tải

Xây dựng mới ĐZ


220kV Tây Hà Nội
– Chèm để đấu nối
2 mạch từ Hòa
Bình cấp cho
Chèm và Tây hồ

Điều chỉnh đấu nối


của các ĐZ 220kV
XDM ĐZ 220kV
từ TĐ Hòa Bình
Mai Động đi TBA
cấp trực tiếp cho
trung tâm Hà Nội 500kV Long Biên

Hình 6-37 Sơ đồ lưới điện 500-220 kV cấp điện khu vực Hà Nội đến 2030

Viện Năng lượng 6-32


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

- Xây dựng mới ĐZ 220kV Tây Hà Nội – Chèm. ĐZ này sẽ tạo điều kiện chuyển
đấu nối ĐZ 220kV Hòa Bình – Tây Hà Nội để TĐ Hòa Bình sẽ cấp điện trực tiếp
trạm Tây Hồ và Trạm Chèm mà không phải trung chuyển qua thanh cái 220kV của
Trạm 500 kV Tây Hà Nội (làm tăng dòng ngắn mạch, tăng áp lực truyền tải của
đường Tây HN-Chèm). Chi tiết sơ đồ đấu nối xem hình vẽ.
- Xây dựng mới ĐZ 220kV Mai Động – 500 kV Long Biên chiều dài 15 km. ĐZ
này sẽ đảm bảo an toàn cấp điện cho TBA Mai Động, trạm có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng nhưng hiện chỉ có 1 mạch kép dây dẫn tiết diện nhỏ cấp điện. Trước
mắt, nếu không có TBA 500kV Long Biên thì có thể đấu về Đông Anh.
- TBA GIS Văn Điển và Mỹ Đình: Ngoài việc lắp đặt các MBA 220/110 kV
truyền thống, đề xuất lắp đặt tại mỗi trạm thêm 02 MBA 220/22 kV, công suất
100 MVA cấp điện trực tiếp cho lưới trung áp. Nguyên nhân là các ĐZ 110kV xây
dựng rất khó khăn, trong khi các đường cáp ngầm 22kV có tính khả thi cao hơn,
có thể san tải cho các TBA 110/22 kV nội đô, giúp giảm tải cho các ĐZ 110kV
hiện có. Các MBA 220/22 kV có thể được lắp đặt trước để nhanh chóng giảm tải
cho các MBA 110/22 kV trung tâm thành phố. TBA 220/22 kV rất phổ biến ở thủ
đô Paris (Pháp) [14]. Gam máy thông thường của MBA 220/22 kV là 50 MVA, 75
MVA và 100 MVA.
Cấu trúc lưới 220kV vùng phụ cận như khu vực tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,
Hà Nam về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với QHĐ7.
Chi tiết quy mô công suất trạm, chiều dài ĐZ truyền tải khu vực Hà Nội xem trong
phụ lục danh mục dự án.
(***) Lưới điện truyền tải khu vực Bắc Trung Bộ:
So với QHĐ7, lưới truyền tải 220kV khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm cả Thái Bình,
Nam Định) có một số điều chỉnh sau:
- Xuất hiện TBA 220kV Ninh Bình 2 cấp điện cho phụ tải thép chất lượng cao
(Vina Kyoe) tỉnh Ninh Bình. Trạm được đấu nối vào ĐZ Ninh Bình – Nam
Định.
- Đấu nối khu vực phụ tải thép và Nhiệt điện Formosa Hà Tĩnh (như hình vẽ).
Các hạng mục lưới điện còn lại về cơ bản không có sự khác biệt lớn so với QHĐ7.
Sơ đồ lưới điện 500-220 kV khu vực Bắc Trung Bộ đến 2030 như hình vẽ sau:

Viện Năng lượng 6-33


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

TBA Ninh Bình 2

NĐ Formosa

Hình 6-38 Sơ đồ lưới điện 500-220 kV khu vực Bắc Trung Bộ đến 2030
(***) Lưới điện truyền tải khu vực Trung Trung Bộ
Khu vực này gồm các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam và Quảng Ngãi. Theo dự báo, phụ tải khu vực này đến năm 2020 và 2030
tương ứng là 2435MW và 5451MW. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi là trung
tâm phụ tải lớn nhất khu vực. Để đảm bảo cấp điện cho những phụ tải này lưới điện
220kV khu vực dự kiến được phát triển như sau:
Giai đoạn 2016 -2020: Hoàn thành việc xây dựng trục 220kV mạch kép chạy dọc bờ
biển miền Trung liên kết toàn bộ các tỉnh. Trục 220kV này xuất phát từ trung tâm
nhiệt điện Vũng Áng tại Hà Tĩnh chạy tới Đồng Hới – Đông Hà – Huế – Hòa
Khánh – Đà Nẵng – Tam Kỳ – Dốc Sỏi – Quảng Ngãi – Phước An – Tuy Hòa – Nha
Trang – Tháp Chàm. Ngoài ra, cần xây dựng, nâng cấp thêm các đoạn đường dây
mạch đơn cũ thành mạch kép nhằm đảm bảo độ tin cậy an toàn cung cấp điện cho phụ
tải khu vực như : ĐZ 220kV mạch 2 An Khê – Pleiku, An Khê – Phước An, Nha
Trang – Krôngbuk.

Viện Năng lượng 6-34


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Việc tính toán chế độ hệ thống cho thấy hệ thống các đường dây 220kV và 500kV của
khu vực Trung Trung Bộ đảm bảo truyền tải hết công suất của các nhà máy trong các
chế độ sự cố n-1.
Giai đoạn 2021 -2030: Trong giai đoạn này lưới điện khu vực được xây dựng thêm chủ
yếu phục vụ mục đích phát triển phụ tải của từng địa phương. Trong giai đoạn 2021-
2025 sẽ xuất hiện các trạm 220kV An Đồn, Hội An và Quảng Ngãi 2. Các trạm này
chủ yếu được kết nối trên đường dây mạch kép chạy dọc bờ biển hoặc từ những trạm
220kV đã có trong giai đoạn 2016-2020 và trước đó. Trong giai đoạn 206-2030 sẽ xuất
hiện thêm các trạm Bắc Chu Lai, Nhơn Hội, Chí Thành.
(***) Lưới điện truyền tải khu vực Tây Nguyên
Các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông. Theo dự báo, phụ tải
khu vực Tây Nguyên năm 2020 là 1253MW, năm 2030 là 2534MW với việc xuất hiện
nhà máy luyện nhôm Đăk Nông có công suất khoảng 700MW. Đây là khu vực tập
trung rất nhiều thủy điện lớn của miền Trung như Yaly (720MW), cụm thủy điện Sê
San (800MW). Ngoài ra, khu vực còn có thể nhận thêm một lượng công suất khoảng
600MW nhập khẩu từ Lào. Theo bảng cân bằng công suất, năm 2020 thì khu vực này
cần truyển tải 3077MW về miền Nam. Đến năm 2030, do phụ tải khu vực tăng lên,
lượng công suất cần truyền tài là 2156MW. Dự tính lưới điện 220kV khu vực này
được phát triển như sau:
Giai đoạn 2016-2020: do lưới điện hiện có nội vùng hầu hết là các đường dây 1 mạch
nên để đảm bảo độ an toàn cung cấp điện cho lưới điện nội vùng và liên lạc với các
vùng khác cần tiến hành xây dựng mạch 2 cho các đường dây 220kV: Pleiku –
Krôngbuk, Pleiku – An Khê, Krôngbuk – Nha Trang. Ngoài ra cần xây dựng các
đường dây cấp nguồn cho trạm luyện nhôm Đăk Nông.
Giai đoạn 2021 -2030: Phụ tải của toàn khu vực không tăng trưởng mạnh nên chỉ cần
xây dựng thêm trạm Bờ Y tại tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2026-2030.
(***) Lưới điện truyền tải Nam Trung Bộ
Khu vực này gồm các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, Lâm Đồng.
a. Khu vực Nam-Trung Bộ I:
Gồm các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, theo dự báo, nhu cầu phụ tải của khu
vực đến năm 2020 và năm 2030 tương ứng là 1164MW và 2732MW, trong đó những
tỉnh có nhu cầu lớn là Bình Định và Khánh Hòa. Để đảm bảo đáp ứng cho khu tải khu
vực theo dự báo, lưới điện 220kV của khu vực sẽ được phát triển như sau.
Giai đoạn 2016-2020: Dự kiến sẽ đưa vào vận hành đường 220kV mạch kép chạy dọc
bờ biển từ Quảng Ngãi – Phước An - Tuy Hoà - Nha Trang – Tháp Chàm, mạch hai
Krongbuk-Nha Trang, mạch hai AnKhê-Kanak- Phước An để tăng cường khả năng
cấp điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực.
Giai đoạn 2021 – 2030: trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến sẽ đặt máy biến áp
500/220kV tại trung tâm nhiệt điện Vân Phong 1 nhằm cung cấp thêm phụ tải cho khu
vực. Khi đặt máy biến áp tại NMNĐ Vân Phong 1 thì cần xây dựng đường dây 220kV
mạch kép phân pha tới trạm 220kV Ninh Hòa. Trong giai đoạn 2026 – 2030 sẽ tiếp tục

Viện Năng lượng 6-35


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

xuất hiện trạm 500kV Bình Định nhằm đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải tăng cao rất
nhanh tại tỉnh này. Để kết nối phía 220kV của trạm Bình Định cần xây dựng đường
dây 4 mạch đấu chuyển tiếp trên hệ thống đường dây mạch kép Quảng Ngãi – Phước
An. Trong giai đoạn này cũng tiến hành xây dựng trạm biến áp 220kV Nhơn Hội, Chí
Thành.
b. Khu vực phía Nam-Trung Bộ II:
Trong những năm tới, đây là khu vực tập trung nhiều nguồn điện lớn như điện hạt
nhân 1, 2, NĐ Vĩnh Tân 1, 2, 3, Thủy điện tích năng, NĐ Sơn Mỹ. Phụ tải dự kiến của
khu vực lần lượt là 1013MW và 2238MW vào các năm 2020 và 2030. Kế hoạch phát
triển lưới điện truyền tải 220kV đến năm 2030 như sau:
Giai đoạn 2016 đến 2020: xây dựng mạch 2 Sông Mây – Định Quán – Bảo Lộc tăng
cường độ tin cậy cấp điện cho khu vực này. Xây dựng trục 220kV chạy dọc bờ biển
xuất phát từ Cam Ranh đi NĐ Vĩnh Tân – Phan Thiết – Hàm Tân –Đồng Nai 1 - KCN
Phú Mỹ 2, tổng chiều dài khoảng 320 km. Ưu tiên xây dựng trước đoạn từ NĐ Vĩnh
Tân về Hàm Tân – KCN Phú Mỹ 2 dài 240 km nhằm đảm bảo cấp điện cho các khu
công nghiệp lớn ven biển của tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giai đoạn 2021-2030: Các trạm biến áp phụ tải 220/110kV được đấu nối vào trục ĐZ
220 kV ven biển đã xây dựng trong giai đoạn trước, là các trạm Đất Đỏ, Du Long, Tân
Đức trong giai đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn 2026-2030 sẽ xuất hiện thêm các
trạm Hàm Thuận Nam và Đà Lạt. Hàm Thuận Nam đấu vào trục ven biển còn Đà Lạt
sẽ đấu nối vào NMTĐ Đa Nhim.
(***) Lưới điện truyền tải vùng Đông Nam Bộ
Đây là khu vực trung tâm phụ tải Miền Nam, các nguồn điện lớn phía Tây và phía
Đông đều được truyền tải về đây. Trong các năm tới, hệ thống 500-220kV Đông Nam
Bộ cần được bổ sung, xây mới và cải tạo nhằm đảm bảo giải phóng công suất các
nguồn lớn, cấp điện an toàn tin cậy cho phụ tải. Dự kiến phát triển lưới điện truyền tải
220kV như sau
a. Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn 2016-2020: Xây dựng lưới điện từ cấp điện cho khu vực TP Hồ Chí Minh
từ các trạm biến áp 500kV Đức Hòa, Tân Uyên. Các đường dây sử dụng cột mạch kép
hoặc 4 mạch , dây phân pha có tiết diện lớn (ĐZ 4 mạch Cầu Bông – Hóc Môn, ĐZ
220 kV Đức Hòa – Củ Chi – Cầu Bông ....). Xây dựng trục cáp ngầm 220kV cấp điện
cho khu trung tâm thành phố Tao Đàn – Tân Cảng – Thủ Thiêm – Cát Lái, : Phú Lâm
– Đầm Sen – Tân Sơn Nhất – Hiệp Bình Phước nhằm nâng cao độ tin cậy cho hệ
thống điện. Xây dựng đường dây Nhà Bè – Quận 7 và Cầu Bông – Bình Chánh .
Đấu nối trạm 500kV Củ Chi trên các mạch Cầu Bông – Củ Chi – Đức Hòa và Tân
Định – Củ Chi – Trảng Bàng để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho phía Tây
thành phố.
Giai đoạn 2021-2030: xây dựng thêm các trạm biến áp 220kV đấu nối vào các đường
trục sẵn có để tăng cường cấp điện. Giai đoạn 2021-2025 nên tách mạch Nhà Bè –
Nam Sài Gòn để đấu sang Nam Sài Gòn 2 để giảm dòng ngắn mạch. Giai đoạn 2026-

Viện Năng lượng 6-36


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

2030 trạm Đông Quận 9 đấu nối vào Quận 9 trên trục Cát Lái – Thủ Đức – Tân Uyên.
Trạm Bình Chánh 2 đấu trên trục Phú Lâm – Đức Hòa.
b. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Các tỉnh Miền Đông Nam Bộ còn lại là Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Hệ thống ĐZ và TBA 500/220kV xây mới chủ yếu
nằm trên địa bàn các tỉnh này. Các hạng mục lưới truyền tải 220kV dự kiến xây dựng
như sau:
Giai đoạn 2016-2020:
Xây dựng mới ĐZ 220kV mạch kép Trảng Bàng – Tây Ninh – cấp điện cho phụ tải
dọc quốc lộ 22 TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Tân Biên.
Xây mới ĐZ KCN Phú Mỹ 2 – Đồng Nai 1 - Hàm Tân – Phan Thiết cấp điện cho các
phụ tải công nghiệp lớn tại các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.
Xây dựng các ĐZ 220kV xuất tuyến từ trạm 500kV Đồng Nai đi Xuân Lộc để cấp
điện cho Đồng Nai. Tách mạch đường dây Long Thành đi Đồng Nai để đấu vào đường
dây 2 mạch An Phước – Sông Mây để tạo thành mạch vòng mới Đồng Nai 1 – An
Phước – Sông Mây.
Giai đoạn 2021-2030:
- Hình thành mạch vòng 220kV cấp điện cho các phụ tải công nghiệp lớn của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu là ĐZ 220kV KCN Phú Mỹ - Châu Đức – Đất Đỏ - Vũng Tàu – NĐ
Bà Rịa.
- Xây mới các ĐZ 4 mạch 220kV đấu nối vào trục hiện có Tân Định – Uyên Hưng –
Sông Mây để tạo thành 2 trục mới : Tân Định – Uyên Hưng- Bình Mỹ - Bình Dương
1 và Bình Dương 1 - Tân Mỹ - Sông Mây. Các đường dây sử dụng cột nhiều mạch,
phân pha, tiết diện lớn.
- Dự kiến xuất hiện trạm 500kV Long An, đấu chuyển mạch trên đường dây Mỹ Tho –
Nhà Bè. Phía 220kV của trạm Long An sẽ kết nối với trạm 220kV Cần Đước qua các
đường dây 4 mạch.
- Hoàn thành mạch Bình Long –Tây Ninh để tăng cường khả năng cấp điện cho khu
vực tỉnh Tây Ninh.
(***) Lưới điện truyền tải vùng Tây Nam Bộ
Đây là khu vực dự kiến phát triển các nguồn điện lớn như Cà Mau, Ô Môn, Duyên
Hải, Long Phú, Sông Hậu, Kiên Lương. Các nguồn điện này ưu tiên phát lên cấp 220
kV cấp điện cho địa phương, phần còn lại sẽ phát lên lưới 500kV truyền tải về khu vực
Đông Nam Bộ. Dự kiến phát triển lưới điện 220kV như sau:
Giai đoạn 2016-2020:
Xây dựng các đường trục 220kV giải phóng công suất cho các trung tâm điện lực:
- Xây mới 4 mạch ĐZ 220kV NĐ Long Phú – Sóc Trăng.
- Xây mới các ĐZ 220kV đấu nối vào TBA 500kV Mỹ Tho và TBA 500kV Thốt Nốt.

Viện Năng lượng 6-37


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Xây mới trục 220kV Mỹ Tho – KCN Sa Đéc – Lấp Võ – Thốt Nốt chiều dài 82 km.
ĐZ này có tác dụng tăng cường cấp điện cho các phụ tải dọc theo quốc lộ 1 đặc biệt là
có vai trò hết sức quan trọng trong truyền tải liên vùng khi nhà máy NĐ Cà Mau
ngừng phát để sửa chữa đường ống. ĐZ này nên thiết kế dây phân pha tối thiểu là
2x600 mm2.
Xây mới ĐZ 3 mạch NĐ Kiên Lương – Hồng Ngự (đoạn đầu NĐ Kiên Lương – Kiên
Lương 2 là cột 4 mạch), giải phóng công suất cho NĐ Kiên Lương, cấp điện cho
Cambodia và phụ tải tỉnh Kiên Giang, An Giang.
Tách 1 mạch đường dây Mỹ Tho – Cai Lậy không đi qua trạm Cai Lậy mà đi thẳng từ
Mỹ Tho tới Cao Lãnh đồng thời xây dựng mạch 2 của đường dây Mỹ Tho – Cao Lãnh
– Thốt Nốt sử dụng dây phân pha tối thiểu 2x600mm2 để tăng cường khả năng truyền
tải liên vùng trong trường hợp nhiệt điện Cà Mau phải ngừng phát để bảo trì đường
ống.
Giai đoạn 2021-2030:
Xây mới trục 220kV Kiên Lương - Hồng Ngự - Thanh Bình – Cao Lãnh – Mỹ Tho
và ĐZ đấu nối vào TBA 500kV Đồng Tháp cấp điện cho phụ tải tỉnh Đồng Tháp, An
Giang.
Xây mới các ĐZ đấu nối vào TBA 500kV Tiền Giang nhằm giải phóng công suất cho
trạm này.

6.4. Phân tích trào lưu công suất đối với phương án lưới đã đề xuất
Phần sau đây sẽ trình bày các phân tích, tính toán mô phỏng đối với trào lưu công suất
lưới điện truyền tải 500-220 kV toàn quốc. Dự báo phụ tải và tiến độ nguồn điện sử
dụng kết quả cập nhật trong các chương trước. Thời điểm mô phỏng là chế độ phụ tải
cực đại các năm 2020, 2025 và 2030. Đối với mang tải các ĐZ 500 kV, 220 kV xem
chi tiết trong phụ lục sơ đồ tính toán trào lưu công suất. Phần sau đây sẽ đi sâu phân
tích khả năng truyền tải của các trạm nguồn đầu mối cấp điện cho phụ tải.

6.4.1. Mang tải các trạm biến áp 500kV Miền Bắc

Quy mô công suất và tiến độ đưa vào vận hành của các TBA 500kV Miền Bắc đến
2030 dự kiến ban đầu như sau:
Bảng 6-2 Quy mô công suất các TBA 500kV Miền Bắc đến 2030
Công suất đặt
STT Tên trạm
2015 2020 2025 2030
1 Thường tín 450+900 2x900 2x900 2x900
2 Tây Hà Nội 2x900 2x900 2x900
3 Đông Anh 2x900 2x900 2x900
4 Long Biên 2x600
5 Sơn Tây 2x450
6 Nam Hà Nội 2x600
7 Hải Phòng 900 2x900
8 NĐ Hải Phòng 3 1x900
9 Phố Nối 2x600 2x600 2x600

Viện Năng lượng 6-38


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Công suất đặt


STT Tên trạm
2015 2020 2025 2030
10 Thái Bình 600 2x600
11 Nho Quan 2x450 2x450 2x900 2x900
12 Thái Nguyên 2x600
13 Việt Trì 2x600 2x600 2x600
14 Vĩnh Yên 2x900 2x900
15 Hiệp Hòa 2x900 2x900 2x900 2x900
16 Bắc Ninh 2x600 2x600
17 Quảng Ninh 2x450 2x450 2x450 2x450
18 Lai Châu 450 450 450
19 Sơn La 2x900 2x900 2x900 2x900
20 Hòa Bình 2x450 2x450 2x450 2x450
21 Nghi sơn 450 2x450 2x450
22 Thanh Hóa 1x900 2x900
23 Hà Tĩnh 2x450 2x450 2x450 2x450
24 Vũng Áng 2x450 2x450 2x450 2x450

Tổng hợp kết quả mang tải TBA 500kV Miền Bắc chế độ vận hành điển hình Pmax
như bảng sau:
Bảng 6-3 Mang tải các TBA 500/220kV khu vực Miền Bắc đến 2030
2015 2020 2025 2030
STT Tên trạm %
Công suất % tải Công suất Công suất % tải Công suất % tải
tải
1 Thường tín 1053+432 j 84% 1243+401 j 73% 1143+257 j 65% 1437+356 j 82%
2 Tây Hà Nội 666+216 j 39% 1271+306 j 73% 1543+496 j 90%
3 Đông Anh 644+212 j 38% 1070+254 j 61% 1458+467 j 85%
4 Long Biên 1004+336 j 88%
5 Sơn Tây 618+163 j 71%
6 Nam Hà Nội 741+230 j 65%
7 Hải Phòng 374+189 j 47% 1081+369 j 63%
8 NĐ Hải Phòng 3 109+91 j 16%
9 Phố Nối 638+163 j 55% 602+172 j 52% 941+289 j 82%
10 Thái Bình 81-5 j 14% 244+24 j 20%
11 Nho Quan 669+207 j 78% 373+171 j 46% 963+325 j 56% 1146+287 j 66%
12 Thái Nguyên 915+111 j 77%
13 Việt Trì 595+247 j 54% 641+151 j 55% 933+296 j 82%
14 Vĩnh Yên 1040+248 j 59% 1375+425 j 80%
15 Hiệp Hòa 1081+517 j 67% 1424+462 j 83% 1189+241 j 67% 1444+416 j 83%
16 Bắc Ninh 615+165 j 53% 943+309 j 83%
17 Quảng Ninh 287+146 j 36% 183+202 j 30% -400+245 j 52% -106+222 j 27%
18 Lai Châu -249+159 j 66% -220+156 j 60% -177+152 j 52%
19 Sơn La -1154+431 j 68% -1095+514 j 67% -943+489 j 59% -662+444 j 44%
20 Hòa Bình 222+99 j 27% -214+65 j 25% -201+80 j 24% -2-8 j 1%
21 Nghi sơn -15+119 j 27% 138+145 j 22% 377+106 j 44%
22 Thanh Hóa 581+296 j 72% 1108+345 j 64%
23 Hà Tĩnh -178+110 j 23% 37+214 j 24% 420+228 j 53% 658+319 j 81%
24 Vũng Áng -354+97 j 41% -397+301 j 55% 192+268 j 37% 330+291 j 49%

Nhận xét:

Viện Năng lượng 6-39


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

- Năm 2030, nhiều TBA 500kV có dấu hiệu đầy và quá tải, tập trung chủ yếu ở
khu vực Hà Nội và phụ cận. Đây là thời điểm cân nhắc lắp đặt các MBA
500/220 kV thứ 3 và thứ 4 (như đã trình bày ở phần triết lý thiết kế) hay là tìm
vị trí xây dựng các trạm biến áp mới. Vấn đề này cần được phân tích trong
chiến lược phát triển dài hạn lưới truyền tải (do NPT chủ trì thực hiện).

6.4.2. Mang tải các trạm biến áp 500kV Miền Trung

Công suất dự kiến và tiến độ đưa vào vận hành của các TBA 500kV Miền Trung đến
20203 như bảng sau:
Bảng 6-4 Quy mô công suất các TBA 500kV Miền Trung đến 2030
Công suất đặt
STT Tên trạm
2015 2020 2025 2030
25 Quảng Trị 1x600 2x600
26 Đà Nẵng 2x450 2x450 2x450 2x450
27 Thạnh Mỹ 2x450 2x450 2x450 2x450
28 Dốc Sỏi 2x450 2x450 2x450 2x900
29 Bình Định 1x600
30 Vân Phong 1x900 2x900
31 Pleicu 3x450 3x450 2x450 2x450
32 Pleicu 2 1x600 450+600 450+600 450+600
33 Krông Buk 1x900
34 Đăk Nông 450+600 450+600 450+600 450+600

Mang tải điển hình của các MBA 500kV Miền Trung:
Bảng 6-5 Mang tải các TBA 500/220kV khu vực Miền Trung đến 2030
2015 2020 2025 2030
STT Tên trạm % % %
Công suất Công suất Công suất Công suất % tải
tải tải tải
25 Quảng Trị -485+189 j 87% -332+268 j 36%
26 Đà Nẵng 5+146 j 16% 312+158 j 39% 648+35 j 72% 1014+132 j 114%
27 Thạnh Mỹ -530+169 j 62% -219+121 j 28% -271-85 j 32% -443-89 j 50%
28 Dốc Sỏi -119+93 j 17% -306+216 j 42% 312-111 j 37% 735-102 j 41%
29 Bình Định 848+159 j 144%
30 Vân Phong 866+129 j 97% 1060+230 j 60%
31 Pleicu -937+296 j 73% -179+200 j 20% -77-13 j 9% -226-73 j 26%
32 Pleicu 2 0% -247+132 j 27% -169-20 j 16% -257-54 j 25%
33 Krông Buk -51+19 j 6%
34 Đăk Nông -690+354 j 74% 197+167 j 25% 582+75 j 56% 353-160 j 37%

Nhận xét:
- MBA 500/220kV Vân Phong 450 MVA (theo QHĐ7) bị quá tải ngay khi đóng
điện (g/đ 2021-2025). Năm 2030 có thêm MBA 500kV Bình Định nặng tải.
Nguyên nhân là do phụ tải 2 tỉnh Khánh Hòa và Bình Định dự báo tăng cao,
cùng với việc NĐ Vân Phong 2 (phát lên 220kV) chưa có nhà đầu tư và chưa
thể xuất hiện trong g/đ 2025-2030. Do đó, đề xuất tăng quy mô công suất của 2
TBA Vân Phong, Bình Định lên 2x900 MVA. Lắp đặt 2 MBA ngay từ đầu.

Viện Năng lượng 6-40


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

- TBA 500kV Đà Nẵng nặng tải năm 2030, xem xét NCS trạm lên 2x900 MVA.
Việc nâng công suất trạm cần phải đi kèm với nâng cấp hạ tầng 220kV lưới
truyền tải để khai thác tối đa nguồn cấp từ trạm.

6.4.3. Mang tải các trạm biến áp 500 kV Miền Nam

Quy mô công suất, tiến độ vận hành của các TBA 500kV Miền Nam đến 2030 dự kiến
như sau:
Bảng 6-6 Quy mô công suất các TBA 500kV Miền Nam đến 2030
Công suất đặt
STT Tên trạm
2015 2020 2025 2030
35 Di Linh 450 2x450 2x450 2x450
36 Vĩnh Tân 2x600 2x600 2x600 2x600
37 Sơn Mỹ 1x450 1x450
38 Phú Lâm 2x900 2x900 2x900 2x900
39 Nhà Bè 2x600 2x900 2x900 2x900
40 Cầu Bông 2x900 2x900 2x900 2x900
41 Củ Chi 2x900 2x900 2x900
42 Chơn Thành 900 2x900 2x900
43 Tây Ninh 900 2x900
44 Tây Ninh 2 1x900
45 Tân Định 450+600 2x900 2x900 2x900
46 Bình Dương 1 2x900 2x900
47 Tân Uyên 2x900 2x900 2x900
48 Sông Mây 2x600 2x600 2x900 2x900
49 Xuân Lộc 900 2x900
50 Long Thành 900 900 2x900
50 Đồng Nai 900 2x900 2x900
51 Phú Mỹ 450 450 900 900
52 Đức Hòa 2x900 2x900 2x900
53 Long An 2x900
54 Đồng Tháp 900
55 Mỹ Tho 900 2x900 2x900 2x900
56 Tiền Giang 900
57 Kiên Lương 450
58 Ô Môn 450+600 450+600 450+600 450+600
59 Thốt Nốt 2x600 2x600
60 Duyên Hải 450 450 2x450 2x450
61 Long Phú 450 450 2x450

Mang tải điển hình của các MBA 500kV Miền Nam giai đoạn 2015-2030 như sau:
Bảng 6-7 Mang tải các TBA 500/220kV khu vực Miền Nam đến 2030
2015 2020 2025 2030
STT Tên trạm
Công suất % tải Công suất % tải Công suất % tải Công suất % tải
35 Di Linh -256+54 j 58% 52+143 j 17% 62-24 j 7% 478-145 j 56%
36 Vĩnh Tân -829+116 j 70% 83+101 j 11% 221-74 j 19% 228-74 j 20%
37 Sơn Mỹ 90-24 j 21% -85-71 j 25%
38 Phú Lâm 320+180 j 20% 833+274 j 49% 1127+132 j 63% 1463+475 j 85%
39 Nhà Bè 355+219 j 35% 846+267 j 49% 1176+17 j 65% 1206+228 j 68%

Viện Năng lượng 6-41


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

2015 2020 2025 2030


STT Tên trạm
Công suất % tải Công suất % tải Công suất % tải Công suất % tải
40 Cầu Bông 1126+137 j 63% 960+325 j 56% 1172+218 j 66% 1554+399 j 89%
41 Củ Chi 918+347 j 55% 949+214 j 54% 1898+681 j 112%
42 Chơn Thành 549+196 j 65% 1153+290 j 66% 1497+452 j 87%
43 Tây Ninh 1224+325 j 141% 1915+701 j 113%
44 Tây Ninh 2 184-25 j 21%
45 Tân Định 684+153 j 67% 843+291 j 50% 1324+274 j 75% 1450+398 j 84%
46 Bình Dương 1 634+108 j 36% 1535+363 j 88%
47 Tân Uyên 1098+269 j 63% 1328+81 j 74% 1395+258 j 79%
48 Sông Mây 639+138 j 54% 729+234 j 64% 1140+68 j 63% 1419+393 j 82%
49 Xuân Lộc 1247+302 j 71%
50 Long Thành 736+197 j 85% 594+263 j 72% 1211+16 j 67%
50 Đồng Nai 795+49 j 44% 960+470 j 59%
51 Phú Mỹ 174-7 j 39% 309+110 j 73% 352-48 j 39% 472+147 j 55%
52 Đức Hòa 707+248 j 42% 1150+290 j 66% 1441+451 j 84%
53 Long An 1043+300 j 60%
54 Đồng Tháp 834+532 j 110%
55 Mỹ Tho 456+29 j 51% 986+446 j 60% 1423+413 j 82% 1109+517 j 68%
56 Tiền Giang 646+122 j 73%
57 Kiên Lương 54+279 j 63%
58 Ô Môn 529+85 j 51% 538+222 j 55% 331+90 j 33% 94-116 j 14%
59 Thốt Nốt 1221+404 j 107% 727-256 j 64%
60 Duyên Hải 18+102 j 23% 172-151 j 25% 192-151 j 27%
61 Long Phú 365+115 j 85% 67-1 j 15% 47-1 j 5%

Nhận xét:
- Năm 2020, các TBA 500kV Miền Nam mang tải bình thường.
- Năm 2025, bắt đầu xuất hiện tải cao và quá tải ở các TBA Tây Ninh và Thốt
Nốt.
- Năm 2030, tình trạng đầy và quá tải của các TBA 500kV Miền Nam diễn ra
phổ biến, nhất là khu vực Miền Đông. Cũng có nhận xét tương tự như phần lưới
điện của Miền Bắc, ở thời điểm 2026-2030 cần cân nhắc giữa việc lắp đặt MBA
500kV thứ 3, thứ 4 trong trạm hay là tìm địa điểm để xây dựng TBA 500kV
mới. Việc này cần được phân tích trong chiến lược phát triển dài hạn lưới
truyền tải (NPT chủ trì).

6.5. Phân tích ổn định hệ thống điện


Phân tích ổn định tĩnh nhằm tìm ra giới hạn truyền tải và tính toán mức độ dự trữ ổn
định tĩnh HTĐ. Thông thường, mức độ dự trữ cần đạt là từ 20% trở lên. Góc lệch pha
giữa điểm đầu, điểm cuối của ĐZ truyền tải khi vận hành bình thường nhỏ hơn hoặc
bằng 300.
Bài toán tìm giới hạn truyền tải trên đường dây tải điện thường được gắn với khái
niệm giới hạn ổn định tĩnh hệ thống điện (steady state stability limit). Theo UCTE
[15], giới hạn truyền tải được xác định như hình sau.

Viện Năng lượng 6-42


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Điện áp (kV)
tại đầu phụ tải
Vùng điện áp cho
phép khi VH bình
thường và N-1

Điện áp tới hạn

Biên sụp Điểm sụp đổ hệ


đổ điện áp thống

Công suất truyền P (MW)


tải tối đa
Hình 6-39.Phương pháp xác định giới hạn truyền tải
Điểm sụp đổ điện áp hệ thống điện đã được chứng minh là trạng thái tại đó định thức
ma trận Jacobi của hệ phương trình chế độ xác lập đổi dấu từ dương sang âm [16].
Nhiều chương trình máy tính hiện nay có khả năng mô phỏng các chế độ làm nặng hệ
thống điện nhằm tìm ra điểm sụp đổ hệ thống, qua đó xác định giới hạn truyền tải.
Phần tính toán dưới đây sẽ sử dụng chương trình PSS/E V33.4 để xây dựng các đường
cong P-V nhằm tìm ra giới hạn truyền tải lớn nhất của các ĐZ, qua đó xác định mức
độ dự phòng ổn định tĩnh của lưới điện.
Kết quả tính toán giới hạn truyền tải Bắc –> Trung và Trung –> Nam năm 2020 thể
hiện như hình sau:

Hình 6-40 Giới hạn truyền tải Bắc –> Hình 6-41 Giới hạn truyền tải Trung ->
Trung năm 2020 (2400MW) Nam năm 2020 (6400 MW)

Kết quả tính toán giới hạn truyền tải Bắc -> Trung, Trung -> Nam năm 2030:

Viện Năng lượng 6-43


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-42 Giới hạn truyền tải Bắc –> Hình 6-43 Giới hạn truyền tải Trung ->
Trung năm 2030 (4600MW) Nam năm 2030 (10200 MW)

Qua kết quả tính toán giới hạn truyền tải, có một số nhận xét sau:
- Giai đoạn đến năm 2020, giới hạn truyền tải Bắc -> Trung khoảng 2400 MW,
Trung -> Nam là 6400 MW. Do đó, để đảm bảo dự trữ ổn định tĩnh 20% thì
truyền tải Bắc –> Trung không nên quá 2000 MW, Trung -> Nam không quá
5100 MW (bao gồm cả các ĐZ 220kV liên kết).
- Giai đoạn đến năm 2030, hệ thống truyền tải liên kết miền có sự cải thiện do có
thêm các trạm trung gian 500kV giữ điện áp (Quảng Trị, Krông Buk), giới hạn
truyền tải tăng lên: Bắc-> Trung là 4600 MW, Trung -> Nam là 10200 MW. Để
đảm bảo dự trữ ổn định tĩnh 20% thì truyền tải Bắc-> Trung không nên quá
3600 MW, Trung ->Nam không quá 8160 MW (bao gồm cả các ĐZ 220kV liên
kết).

6.6. Tính toán dòng điện ngắn mạch tại một số nút chính trong hệ thống
Đối với trường hợp vận hành liên thông các TBA 500/220kV (không tách thanh cái,
không hở mạch ĐZ 500kV), dòng điện ngắn mạch tại thanh cái 500kV các năm trong
g/đ quy hoạch như sau:
Bảng 6-8 Kết quả tính toán dòn điện ngắn mạch trên lưới 500kV Miền Bắc
điủn Đủn 2015 2020 2025 2030
STT Tên nút
áp (kV) vủ In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1)
500 kV Miắn Bắc
14501 Phủ Nủi 500 kA 29 23 39 31 57 45
11501 Thủủng Tín 500 kA 17 13 29 22 34 26 53 41
30501 Bủc Ninh 500 kA 33 25 50 38
11503 Tây Hà Nủi 500 kA 23 17 27 19 49 37
29502 Bủc Giang 500 kA 49 39
29501 Hiủp Hòa 500 kA 17 13 27 20 31 23 49 37
28501 Vĩnh Yên 500 kA 28 20 47 35
17501 Thái Bình 500 kA 45 36
11507 Nam Hà Nủi 500 kA 42 31

Viện Năng lượng 6-44


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

điủn Đủn 2015 2020 2025 2030


STT Tên nút
áp (kV) vủ In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1)
18501 Nho Quan 500 kA 19 15 25 20 29 23 41 31
38502 Vũng Áng 2 500 kA 13 11 18 18 21 22 39 43
38503 Vũng Áng 3 500 kA 39 44
11506 Sủn Tây 500 kA 39 29
31501 NĐ Quủng Ninh 500 kA 19 19 29 30 32 32 39 39
11502 Đông Anh 500 kA 24 18 30 22 39 28
11505 Long Biên 500 kA 39 28
34502 TĐ Tích Năng MB 500 kA 37 34
34501 Sủn La 500 kA 24 26 27 29 29 31 36 37
12501 Hủi Phong 500 kA 23 20 33 28
16501 NĐ Nam Đủnh 1 500 kA 14 15 32 29
31502 Mông Dủủng 500 kA 17 16 25 27 27 29 31 33
26501 Thái Nguyên 500 kA 31 22
31503 NĐ Thăng Long 500 kA 23 21 25 23 29 25
36502 Thanh Hóa 500 kA 12 11 27 22
38501 Hà Tĩnh 500 kA 17 13 17 14 18 16 25 20
12502 NĐ Hủi Phòng 3 500 kA 17 15 25 23
27501 Viủt Trì 500 kA 15 11 18 12 24 17
36501 Nghi Sủn 500 kA 17 16 21 21 23 22
37501 Quỳnh Lủp 500 kA 22 19
31504 NĐ Đông Bủc mủi 500 kA 21 22
32501 TĐ Lai Châu 500 kA 12 11 12 11 17 18
32502 Lai Châu 500 kA 12 11 12 11 17 17
35501 Hòa Bình 500 kA 14 12 13 11 14 12 15 12

Theo cấu trúc lưới 500kV đề xuất của QHĐ7 HC, dòng điện ngắn mạch trên lưới
500kV Miền Bắc vượt quá ngưỡng 40kA bắt đầu xảy ra từ sau 2025. Tuy nhiên, giá trị
DNM vẫn nằm dưới 63 kA. Do đó, đề xuất khi lựa chọn thiết bị đóng cắt cho lưới
500kV phải chọn dòng cắt định mức 63 kA.
Bảng 6-9 Kết quả tính toán dòn điện ngắn mạch trên lưới 500kV Miền Trung
điủn Đủn 2015 2020 2025 2030
STT Tên nút
áp (kV) vủ In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1)
53502 Điủn nhủt nhân 1 500 kA 42 44 53 55
54501 Vĩnh Tân 500 kA 10 9 28 32 45 50 52 55
53503 Điủn Hủt Nhân 2 500 kA 47 48
50501 Krông Buk 500 kA 37 26
44502 TBK Miủn Trung 1 500 kA 18 20 36 40
44503 NĐ Than MT 500 kA 36 40
44501 Dủc Sủi 500 kA 16 12 18 15 20 20 34 33
39501 Quủng Trủch 2 500 kA 16 16 19 20 33 34
43503 Điủn hủt nhân 3 500 kA 32 34
54503 TĐTN Ninh Sủn 500 kA 31 26

Viện Năng lượng 6-45


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

điủn Đủn 2015 2020 2025 2030


STT Tên nút
áp (kV) vủ In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1)
49501 Pleiku 1 500 kA 25 22 26 24 29 26 30 27
49504 Pleiku 2 500 kA 12 6 25 21 29 23 30 25
47503 TĐTN Bủc Ái 500 kA 23 23 28 27
52502 TĐTN Đủn Dủủng 500 kA 39 15 28 26
49502 Yaly 500 kA 21 20 23 21 24 22 25 23
42501 Đà Nủng 500 kA 19 16 19 15 20 17 25 20
54502 Sủn Mủ 500 kA 20 19 25 25
47502 Vân Phong 500 kA 11 11 17 18 24 24
45501 Bình Đủnh 500 kA 23 19
40501 Quủng Trủ 500 kA 16 13 19 15
43501 Thủnh Mủ 500 kA 19 15 14 11 16 13 18 15
51501 Đăk Nông 500 kA 18 14 11 9 16 12 17 13
52501 Di Linh 500 kA 17 13 17 13 15 12 16 12

Khu vực cụm nguồn Vĩnh Tân – ĐHN và TBK miền trung có dòng ngắn mạch trên
40kA, do đó cần lựa chọn thiết bị đóng cắt định mức 63 kA.
Bảng 6-10 Kết quả tính toán dòn điện ngắn mạch trên lưới 500kV Miền Nam
điủn Đủn 2015 2020 2025 2030
STT Tên nút
áp (kV) vủ In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1)
55503 Củu Bông 500 kA 31 26 41 34 49 38 56 42
61503 Đủc Hòa 500 kA 43 37 53 43 56 42
64501 Mủ Tho 500 kA 20 17 36 31 48 39 52 41
55501 Phú Lâm 500 kA 30 26 40 35 48 39 51 39
59501 Sông Mây 500 kA 28 24 40 34 46 37 51 39
56501 Chủn Thành 500 kA 30 23 41 31 51 36
58501 Tân Đủnh 500 kA 29 24 39 32 44 34 50 37
55502 Nhà Bè 500 kA 30 27 39 35 44 37 49 39
68502 Ô Môn 500 kA 14 11 21 18 35 34 45 40
68501 Thủt Nủt 500 kA 31 28 45 39
60503 Bủc Châu Đủc 500 kA 39 34 44 37
64502 Tiủn Giang 500 kA 43 33
60501 Phú Mủ 500 kA 31 32 38 39 40 39 43 40
58503 Bình Dủủng 1 500 kA 37 27 43 30
57501 Tây Ninh 500 kA 32 23 38 26
62502 Đủng Tháp 500 kA 37 28
59502 Long Thành 500 kA 29 24 32 25 36 28
61502 Long An 500 kA 36 26
55507 Củ Chi 500 kA 31 25 35 26 35 27
58505 Bình Dủủng 2 500 kA 34 24
57502 Tây Ninh 2 500 kA 33 24
59505 Đủng Nai 2 500 kA 28 20 30 21
58504 Tân Uyên 500 kA 27 22 32 25 27 20

Viện Năng lượng 6-46


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

điủn Đủn 2015 2020 2025 2030


STT Tên nút
áp (kV) vủ In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1) In(3) In(1)
70501 Duyên Hủi 500 kA 17 16 22 23 25 27
71501 Long Phú 500 kA 15 15 21 22 25 25
67502 NĐ Kiên Lủủng 500 kA 21 22
72501 NĐ Bủc Liêu 500 kA 16 16 17 17
69501 NĐ Sông Hủu 500 kA 16 17 17 17 15 16

Dòng điện ngắn mạch trên lưới 500kV Miền Nam bắt đầu vượt ngưỡng 40kA vào năm
2020. Sau 2020, có thêm nguồn cấp cho Miền Nam, dòng ngắn mạch tăng, nhưng chưa
vượt quá 63 kA. Vậy xem xét lựa chọn thiết bị đóng cắt cấp 500kV chịu được dòng 63
kA.

6.7. Khối lượng lưới điện truyền tải cần xây dựng đến 2020 - 2030
Tổng hợp khối lượng xây dựng lưới điện truyền tải giai đoạn từ nay đến 2020 và 2030
của ba miền Bắc – Trung – Nam như bảng sau:
Bảng 6-11 Khối lượng đầu tư TBA 500 kV khu vực Miền Bắc đến 2030
Công suất đặt
STT Tên trạm
2015 2020 2025 2030
Miền Bắc 9450 16800 23550 31350
1 Thường tín 450+900 2x900 2x900 2x900
2 Tây Hà Nội 2x900 2x900 2x900
3 Đông Anh 2x900 2x900 2x900
4 Long Biên 2x600
5 Sơn Tây 2x450
6 Nam Hà Nội 2x600
7 Hải Phòng 900 2x900
8 NĐ Hải Phòng 3 1x900
9 Phố Nối 2x600 2x600 2x600
10 Thái Bình 600 2x600
11 Nho Quan 2x450 2x450 2x900 2x900
12 Thái Nguyên 2x600
13 Việt Trì 2x600 2x600 2x600
14 Vĩnh Yên 2x900 2x900
15 Hiệp Hòa 2x900 2x900 2x900 2x900
16 Bắc Ninh 2x600 2x600
17 Quảng Ninh 2x450 2x450 2x450 2x450
18 Lai Châu 450 450 450
19 Sơn La 2x900 2x900 2x900 2x900
20 Hòa Bình 2x450 2x450 2x450 2x450
21 Nghi sơn 450 2x450 2x450
22 Thanh Hóa 1x900 2x900
23 Hà Tĩnh 2x450 2x450 2x450 2x450
24 Vũng Áng 2x450 2x450 2x450 2x450

Tổng công suất TBA 220kV Miền Bắc các năm 2015, 2020, 2025 và 2030 lần lượt là:
18126 MVA, 27252 MVA, 39065 MVA và 53065 MVA.
Bảng 6-12 Khối lượng đầu tư TBA 500 kV khu vực Miền Trung đến 2030
Công suất đặt
STT Tên trạm
2015 2020 2025 2030

Viện Năng lượng 6-47


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Miền Trung 5700 6150 7200 11100


25 Quảng Trị 1x600 2x600
26 Đà Nẵng 2x450 2x450 2x450 2x450
27 Thạnh Mỹ 2x450 2x450 2x450 2x450
28 Dốc Sỏi 2x450 2x450 2x450 2x900
29 Bình Định 1x600
30 Vân Phong 1x900 2x900
31 Pleicu 3x450 3x450 2x450 2x450
32 Pleicu 2 1x600 450+600 450+600 450+600
33 Krông Buk 1x900
34 Đăk Nông 450+600 450+600 450+600 450+600

Bảng 6-13 Khối lượng đầu tư TBA 500 kV khu vực Miền Nam đến 2030
Công suất đặt
STT Tên trạm
2015 2020 2025 2030
Miền Nam 11550 21900 30900 37650
35 Di Linh 450 2x450 2x450 2x450
36 Vĩnh Tân 2x600 2x600 2x600 2x600
37 Sơn Mỹ 1x450 1x450
38 Phú Lâm 2x900 2x900 2x900 2x900
39 Nhà Bè 2x600 2x900 2x900 2x900
40 Cầu Bông 2x900 2x900 2x900 2x900
41 Củ Chi 2x900 2x900 2x900
42 Bình Phước 900 2x900 2x900
43 Tây Ninh 900 2x900
44 Trảng Bàng 1x900
45 Tân Định 450+600 2x900 2x900 2x900
46 Bình Dương 1 2x900 2x900
47 Tân Uyên 2x900 2x900 2x900
48 Sông Mây 2x600 2x600 2x900 2x900
49 Xuân Lộc 900 2x900
50 Đồng Nai 900 2x900 2x900
51 Phú Mỹ 450 450 900 900
52 Đức Hòa 2x900 2x900 2x900
53 Long An 2x900
54 Đồng Tháp 900
55 Mỹ Tho 900 2x900 2x900 2x900
56 Tiền Giang 900
57 Kiên Lương 450 450
58 Ô Môn 450+600 450+600 450+600 450+600
59 Thốt Nốt 2x600 2x600
60 Duyên Hải 450 450 2x450 2x450
61 Long Phú 450 450 2x450

Tổng công suất TBA 500kV toàn quốc các năm 2015, 2020, 2025 và 2030 lần lượt là:
26700 MVA, 44850 MVA, 61650 MVA và 80100 MVA.

Viện Năng lượng 6-48


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.8. Phát triển điện nông thôn, miền núi, hải đảo

6.8.1. Hiện trạng cung cấp điện cho nông thôn Việt Nam

Ở nông thôn Việt Nam ngày nay, điện năng ngày càng có vai trò quan trọng và là nhân
tố thúc đẩy nông thôn phát triển toàn diện. Điện về nông thôn đã tạo tiền đề phát triển
kinh tế nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, góp phần thay đổi cơ cấu
cây trồng, thay đổi tập quán và quy mô canh tác, tăng vụ, tăng sản lượng các sản phẩm
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế các địa phương và tăng thu nhập
cho các hộ dân nông thôn. Cùng với sự phát triển giao thông, điện sẽ thúc đẩy thực
hiện quy hoạch dân cư ở nông thôn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Điện về nông thôn
là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu được trong công cuộc hiện đại hóa, công
nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Tính đến 31/12/2013, điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 63 tỉnh, thành phố của cả
nước, 538/549 huyện đạt tỷ lệ 98,0% (còn 11 huyện thị chưa có điện lưới, nhưng đã có
điện Diesel hoặc thuỷ điện nhỏ tại chỗ). Số xã có điện là 9.038/9.068 xã trên cả nước
đạt tỷ lệ 99,7% (trong đó có 9.002 xã được cấp từ điện lưới Quốc gia, 36 xã còn lại
được cấp điện bằng nguồn điện tại chỗ). Hiện tại, toàn quốc còn 86 xã chưa có điện
(122 xã chưa được cấp từ lưới quốc gia), tỷ lệ các xã có điện thuộc các miền như sau:
+ Khu vực miền Bắc có 5.461/5.480 xã có điện đạt 99,65%
+ Khu vực miền Trung có 1.529/1.549 xã có điện đạt 98,71%
+ Khu vực miền Nam có 2.023/2.039 xã có điện đạt 99,22%
Về số hộ dân nông thôn: Có 16.225.526/ 16.620.921 hộ nông thôn được sử dụng điện
lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 97,62% (tính chung cả nước có 24.002.287/ 24.411.320 hộ
dùng điện lưới đạt tỷ lệ 98,32%) và 51.945 hộ sử dụng các nguồn điện tại chỗ. Tỷ lệ số
hộ dân nông thôn được cấp điện lưới quốc gia như sau:
+ Khu vực miền Bắc có 8.548.235/ 8.784.842 hộ có điện lưới đạt 97,31%
+ Khu vực miền Trung có 2.359.107/ 2.406.052 hộ có điện lưới đạt 98,05%
+ Khu vực miền Nam có 5.318.184/ 5.430.027 hộ có điện lưới đạt 97,94%

6.8.2. Tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn

Tính từ năm 2000 đến nay, thực hiện quyết định của Chính Phủ, EVN (đại diện là các
Công ty Điện lực) đã tiếp nhận quản lý 25.500 công trình lưới điện trung áp của
khoảng 6600 xã, của các công ty thủy nông và các nông lâm trường với tổng số 56.900
km đường dây; 40.200 trạm biến áp với tổng dung lượng trên 3.883 MVA. Phần lớn
lưới điện tiếp nhận đã xuống cấp, hết khấu hao, các trạm biến áp với thiết bị cũ, trong
tình trạng quá tải.
Sau khi tiếp nhận, các Công ty Điện lực đã cố gắng dành ra một khoản chi phí duy tu
sửa chữa hàng năm để các công trình này đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn tối thiểu,
nhưng thực tế vẫn không đáp ứng được do nhu cầu sử dụng điện từ khi tiếp nhận lưới
điện đã tăng nhanh liên tục, bình quân hàng năm ở mức độ 13%-14,5%. Các tỉnh đồng
bằng và duyên hải mức tăng còn cao hơn trong khi phần lớn các xã chỉ có 2 trạm biến
Viện Năng lượng 6-49
Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

áp. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao đặc biệt nhưng chất lượng dịch vụ cung cấp điện
không đạt yêu cầu do khả năng kỹ thuật của hệ thống lưới điện nông thôn chưa đáp
ứng được. Các Công ty Điện lực chịu sức ép lớn về cải tạo đường dây trung áp và bổ
sung thêm trạm biến áp.

6.8.3. Mục tiêu, nhu cầu điện của các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo
theo giai đoạn 2010-2015, có tính đến 2020

a. Mục tiêu cấp điện nông thôn


Mục tiêu cấp điện nông thôn tới 2020 được đề cập trong Chiến lược phát triển dài hạn,
Chính phủ cho phép EVN tận dụng mọi nguồn lực để pháp triển Hệ thống điện Quốc
gia đảm bảo 100% hộ dân trên cả nước có điện vào năm 2020. Mục tiêu này được cụ
thể hoá như sau:
- Phát triển hệ thống điện Quốc gia cung cấp có hiệu quả, chất lượng cao và đáp ứng
nhu cầu điện cho sản xuất và cho sinh hoạt ở nông thôn. Đối với những vùng không có
điều kiện cấp điện lưới Quốc gia, Nhà nước có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển các
nguồn điện tại chỗ, bảo đảm đến 2020 tỷ lệ số hộ có điện đạt 100%.
- Chính phủ có những chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc
phát triển Hệ thống cung cấp điện đối với các tỉnh và các hộ dân nghèo vùng sâu, vùng
xa, đặc biệt là đồng bào các dân tộc nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ
vững an ninh quốc phòng, giúp cho nhân dân các dân tộc yên tâm sinh hoạt, sản xuất,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
- Chương trình của Chính phủ về việc đầu tư phát triển và cung cấp điện đến từng thôn
buôn, từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số của Tây nguyên.
- Cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn tăng khả năng cung cấp và chất lượng điện,
giảm tổn thất điện áp trên đường dây.
b. Xác định nhu cầu điện lưới Quốc gia cho tiêu dùng dân cư khu vực nông thôn tới
2015, 2020
Trên cơ sở thống kê các số liệu về tiêu dùng điện năng hiện tại cho hộ gia đình thuộc
các khu vực, các vùng miền của Việt nam, dự kiến mức tiêu dùng điện năng cho các
hộ gia đình nông thôn tới 2015, 2020 như sau:
Bảng 6-14 Dự kiến tiêu thụ điện năng cho hộ gia đình nông thôn
đơn vị: kWh/hộ.năm
Năm 2015 Năm 2020
Khu vực
(kWh/hộ/năm) (W/hộ) (kWh/hộ/năm) (W/hộ)

Miền núi 650-750 300-400 1.070-1.270 550-600

Miền núi vùng sâu vùng xa 550-650 300-350 950-1.050 500-550

Hải đảo 520-610 300-350 900-1.000 500-550

Viện Năng lượng 6-50


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Như vậy dự kiến điện năng dùng cho tiêu dùng dân cư khu vực nông thôn đến 2015,
2020 như sau:
Bảng 10.3 Dự kiến tiêu thụ điện năng khu vực nông thôn

Số hộ dân chưa có Tỷ lệ cấp điện


Công suất (kW)
Tỉnh, thành điện (hộ) (hộ)
TT
phố
2015 2020 2015 2020 2015 2020

I Miền Bắc 375.374 394.004 112.612 172.648 96,4 99,4

II Miền Trung 85.542 91.405 20.834 32.352 96,4 99,9

III Miền Nam 140.605 147.737 43.489 73.263 98,0 99,9

Mục tiêu cấp điện nông thôn cho từng giai đoạn như sau:
Định hướng cấp điện:
Trên cơ sở xem xét hiện trạng và dự kiến phát triển lưới điện của từng tỉnh, thành cũng
như vị trí địa lý, địa hình các hộ, thôn bản chưa có điện, đề án đã tiến hành tính toán,
so sánh kinh tế, kỹ thuật và lựa chọn giải pháp cấp điện cho các hộ dân, thôn bản.
Dự kiến việc cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện sẽ được chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: 2014-2015:

Ưu tiên cấp điện lưới quốc gia cho:


- Các xã thôn bản vùng biên giới, vùng cần tăng cường về an ninh trật tự an toàn xã
hội;
- Các xã thôn, bản chưa có điện thuộc các tỉnh có tỷ lệ số hộ nông thôn có điện thấp,
tăng được tỷ lệ số hộ nông thôn có điện vào cuối năm 2015 là:
+ Từ 10% đến 20% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện cho các tỉnh hiện đang có
tỷ lệ số hộ có điện dưới 80% để đến năm 2015 các tỉnh trong nhóm đều có số hộ có
điện đạt tỷ lệ khoảng 85%;
+ Từ 3% đến 10% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện cho các tỉnh hiện đang có
tỷ lệ số hộ có điện từ 80% đến 90% để đến năm 2015 các tỉnh trong nhóm đều có số
hộ có điện đạt tỷ lệ khoảng 90%;
+ Từ 2% đến 5% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện cho các tỉnh hiện đang có tỷ
lệ số hộ có điện 90% đến 95% để đến năm 2015 các tỉnh trong nhóm đều có số hộ có
điện đạt tỷ lệ khoảng 95%;
+ Từ 1% đến 3% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện cho các tỉnh hiện đang có tỷ
lệ số hộ có điện từ 95% đến 98% để đến năm 2015 các tỉnh trong nhóm đều có số hộ
có điện đạt tỷ lệ khoảng 99%;
+ Các tỉnh có tỷ lệ số hộ có điện trên 98% sẽ bố trí vốn đầu tư vào giai đoạn sau.
Giai đoạn 2: 2016-2020:

Viện Năng lượng 6-51


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

- Giải quyết cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện có khả năng cấp điện từ lưới điện
quốc gia với suất đầu tư không quá cao:
+ Dưới 125 triệu đồng/hộ đối với khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc;
+ Dưới 80 triệu đồng/hộ đối với khu vực các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên và các tỉnh Nam Bộ.
- Giải quyết cấp điện bằng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) cho các thôn, bản, hải
đảo đặc biệt khó khăn không thể cấp điện được từ lưới điện quốc gia hoặc cấp điện từ
lưới điện quốc gia có chi phí quá cao và kém hiệu quả, dự kiến huy động các nguồn tài
trợ ODA.
Định hướng cải tạo lưới điện nông thôn:
- Cấp điện áp lâu dài gồm 2 loại chủ yếu 35kV và 22kV. Các khu vực hiện đang sử
dụng lưới 15kV; 10kV dự kiến sẽ cải tạo sang 22kV thì các nhánh rẽ trung áp được
thiết kế theo tiêu chuẩn 22kV trước mắt vận hành cấp điện áp hiện tại. Đối với các khu
vực vận hành lưới 10kV, 15kV không có định hướng cải tạo thành 22kV, các nhánh
đường dây trung áp được thiết kế theo cấp điện áp đó nhưng hạn chế trong phạm vi
hẹp. Đối với các khu vực vùng núi, những nơi có mật độ phụ tải thấp và dân cư thưa
thớt, bán kính cung cấp điện lớn (trên 50 km) có thể chấp nhận giải pháp cấp điện
bằng cấp điện áp 35kV.
- Đối với lưới điện phân phối 0,4kV phải tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ cải tạo
lưới điện hiện hữu ở những vùng đã được nối lưới nhưng chất lượng không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật và xây dựng hệ thống lưới điện mới cho các khu vực chưa có lưới
điện vươn tới.
b. Khối lượng chương trình đầu tư cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia
Giai đoạn 2013-2015: Tới 2015 sẽ có 97,87% số hộ nông thôn có điện lưới
Đầu tư cấp điện mới từ lưới Quốc gia cho 297 nghìn hộ dân được cấp điện.
Đầu tư mở rộng lưới trung hạ áp ở các xã đã có điện để mở rộng cấp điện:
+ Xây dựng mới và cải tạo 5.497km đường dây trung áp (22, 35kV)
+ Xây dựng mới và cải tạo 8.059km đường dây hạ áp
+ Xây dựng mới trạm biến áp 22, 35kV với tổng công suất 142.947 kVA
Giai đoạn 2016-2020: Tới 2020 sẽ có 99,71% số hộ nông thôn có điện lưới
Đầu tư cấp điện mới từ lưới Quốc gia cho 298 nghìn hộ dân được cấp điện.
Đầu tư mở rộng lưới trung hạ áp ở các xã đã có điện để mở rộng cấp điện:
+ Xây dựng mới và cải tạo 11.767km đường dây trung áp (22, 35kV)
+ Xây dựng mới và cải tạo 13.531km đường dây hạ áp
+ Xây dựng mới trạm biến áp 22, 35kV với tổng công suất 221.439 kVA

Viện Năng lượng 6-52


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Tổng mức đầu tư dự kiến g/đ 2014-2020 : 28.808,8 tỷ đồng


Trong đó: Cấp điện bằng lưới điện Quốc Gia : 27.328,3 tỷ đồng
Cấp bằng năng lượng tái tạo : 1.480,5 tỷ đồng

6.8.4. Các giải pháp cấp điện cho khu vực xa lưới điện Quốc gia, phát triển
năng lượng mới cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Thúc đẩy sử dụng NLTT và các nguồn cung cấp điện ngoài lưới. Nhà nước cần sớm
ban hành các chính sách cụ thể để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân sản xuất và
cung cấp điện bằng các dạng năng lượng tái tạo cho người tiêu dùng, đặc biệt ở các xã
vùng xa không thể cấp điện từ lưới quốc gia trong thời gian tới.
Khuyến khích sử dụng cung cấp điện lên lưới từ các nguồn điện độc lập: Nhằm
khuyến khích đầu tư các nguồn điện nhỏ, phân tán để cấp điện lên lưới, chính phủ có
cơ chế đặc biệt, tạo nhiều ưu đãi, trợ giá cho các nhà đầu tư các nguồn điện nhỏ.
Các giải pháp công nghệ cấp điện bằng các hệ thống độc lập: Các dạng năng lượng
tái tạo được sử dụng như sau: Hệ thống kết hợp (diezel – năng lượng mặt trời, diezel –
thủy điện nhỏ, diezen – gió), hệ thống thủy điện nhỏ và thủy điện gia đình, hệ thống
điện mặt trời, hệ thống gió cho hộ gia đình độc lập, hầm khí biogas,... Hiện nay, hệ
thống ngoài lưới nói chung có giá thành cao và tính linh hoạt của nguồn cung cấp điện
thấp, chỉ có thủy điện nhỏ và cực nhỏ là có chi phí hợp lý có thể cạnh tranh được.
Các khu vực nên sử dụng năng lượng tái tạo: Các khu vực không có giải pháp nối
lưới điện Quốc gia (như các đảo, miền núi hẻo lánh,...), chi phí nối lưới cao hơn sử
dụng năng lượng tái tạo; vùng có nhiều tiềm năng sẵn có (nước, nắng, gió,...) và xa
lưới điện quốc gia thuộc địa hình miền núi đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa, các
hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ không đáng kể.
Đầu tư nguồn và lưới điện tại các huyện đảo, xã đảo:
Sự phát triển kinh tế xã hội ở các huyện đảo, xã đảo đều có gắn với mục đích an ninh
quốc phòng, vì vậy việc đầu tư nguồn và lưới điện trên các huyện đảo, xã đảo nhất
thiết cần được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
- Nhà nước cấp ngân sách Trung ương để đầu tư ban đầu và phát triển nguồn và lưới
điện trên các huyện đảo.
- Đơn vị quản lý vận hành và kinh doanh bán điện trên huyện đảo đảm bảo kinh phí
cho bảo dưỡng, duy tu sửa chữa và quản lý kinh doanh hệ thống điện thông qua giá
bán điện cho các hộ dùng điện trên đảo.

Viện Năng lượng 6-53


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.9. Đánh giá khả năng xuất nhập khẩu điện năng và liên kết lưới điện
củaViệt Nam với các nước trong khu vực

6.9.1. Tổng quan về tình hình năng lượng và tiêu thụ điện của các nước
trong khu vực Asean

Việt Nam nằm trong khu vực Asean, một trong những khu vực đang phát triển năng
động nhất trên thế giới với tổng dân số 597 triệu người. Nhu cầu năng lượng sơ cấp
năm 2011 của Asean là 549 Mtoe, tiêu thụ năng lượng trên đầu người đạt 0.9 toe [17].

Hình 6-44 Vị trí các quốc gia trong khu vực Asean
Ba phần tư nhu cầu năng lượng của các nước Asean đến từ các nguồn nhiên liệu hóa
thạch như dầu, khí thiên nhiên và than đá. Từ năm 1990 đến nay, nhu cầu tiêu thụ than
của các nước luôn có sự tăng trưởng ở mức 2 chữ số, hiện chiếm 16% trong cơ cấu
nguồn năng lượng sơ cấp [17].
Điện năng tiêu thụ của Asean năm 2011 đạt 712 TWh, tăng 5 lần so với năm 1990.
Tuy nhiên, tiêu thụ điện của các nước trong khu vực còn thấp so với những nước phát
triển trên thế giới. Tiêu thụ điện trên đầu người năm 2011 của các nước Asean thể hiện
như hình sau:

Viện Năng lượng 6-54


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-45 Tiêu thụ điện trên đầu người của Việt Nam và các nước trong khu vực 2011
Các nguồn nhiên liệu để sản suất điện chủ yếu là khí thiên nhiên (44%) và than (31%).
Thủy điện chỉ chiếm 10% và năng lượng địa nhiệt 3%, nhưng đóng vai trò quan trọng
trong cơ cấu năng lượng.
Trong 20 năm tới, các tổ chức quốc tế dự báo nền kinh tế các nước Asean vẫn tiếp tục
tăng trưởng với mức 5,5% giai đoạn 2011-2020 và 4,1% g/đ 2020-2035 (nguồn IMF,
OECD, WB 2013), trong đó Indonesia sẽ là đầu tàu tăng trưởng.
Chính sách phát triển năng lượng ở mỗi quốc gia trong khu vực có sự khác nhau, phụ
thuộc vào xu hướng chính trị, sự phát triển kinh tế và những ưu đãi từ thiên nhiên. Một
số nét về chiến lược phát triển năng lượng các nước lân cận Việt Nam như sau:
- Thái Lan dự kiến sẽ có công suất đặt nguồn điện 71 GW vào năm 2030, sẽ giảm
dần sự lệ thuộc vào khí thiên nhiên, đồng thời vận hành nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên vào năm 2026.
- Lào dự kiến phát triển 5 GW thủy điện và 1,5 GW nhiệt điện than năm 2015
cho sử dụng trong nước và xuất khẩu. Khách hàng nhập khẩu chính là Thái Lan
và Việt Nam.
- Cam pu Chia đưa ra chiến lược điện khí hóa nông thôn, phấn đấu đến năm
2030, 70% người dân có điện sinh hoạt; phát triển thủy điện để giảm chi phí
năng lượng trong nước, chống đói nghèo.
- Myanmar, từ khi cải cách thể chế đã đưa ra chiến lược phát triển năng lượng
theo hướng phấn đấu giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp 5% vào năm
2020, 8% năm 2030 (nếu so sánh với nhu cầu thông thường để phát triển).
Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 15-18% trong tổng cơ cấu vào năm 2020.
Nghiên cứu về tình hình cân bằng năng lượng của các nước Asean đến 2035, IEA đưa
ra một số kết quả tham khảo như sau [17]:

Viện Năng lượng 6-55


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-46 cân bằng than khu vực đến 2035


Nhận thấy, từ năm 2015, nhu cầu tiêu thụ than trong khu vực tăng cao 4,8% năm,
trong khi khả năng khai thác chỉ tăng 2,4%/năm, đã dẫn tới sự sụt giảm lượng than
xuất khẩu. Nhiều nước sẽ có tình trạng nhập khẩu than ngày càng tăng là Malaysia,
Thái Lan, Philippine và Việt Nam, trong khi lượng xuất khẩu than của Indonesia có xu
hướng giảm dần.

Hình 6-47 Cân bằng khí trong khu vực đến năm 2035
Asean hiện nay là nhà cung cấp khí quan trọng trên thị trường thế giới, năm 2011 sản
xuất 203 tỷ m3 khí, chiếm 6% tổng sản lượng toàn thế giới. Nhưng Asean cũng dần trở
thành nhà nhập khẩu khí do nhu cầu sử dụng liên tục tăng cao, trong khi khả năng khai
thác sẽ bão hòa vào khoảng sau năm 2016.
Với tình hình ngày càng khan hiếm năng lượng cho phát triển của các nước Asean giai
đoạn từ nay tới 2035, hầu hết các quốc gia đều có sự điều chỉnh trong chính sách phát
triển năng lượng như: nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đưa ra mục tiêu rất cụ
thể vd. giảm 5-8% nhu cầu năng lượng trong 20 năm tới (so với việc phát triển bình
thường như hiện nay); phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu; sử
dụng các nguồn năng lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch (như điện hạt nhân), …

6.9.2. Các tỉnh nam Trung Quốc và khả năng xuất khẩu sang Việt Nam

Các tỉnh phía nam Trung Quốc tiếp giáp phía Bắc Việt Nam bao gồm Vân Nam,
Quảng Tây, Quảng Đông và Quảng Châu, trong đó Vân Nam là khu vực có tiềm năng
thủy điện rất lớn. Hệ thống điện bốn tỉnh này nằm dưới sự quản lý điều hành của công

Viện Năng lượng 6-56


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

ty lưới điện Phương Nam CSG. Hiện nay, công ty lưới điện phương nam CSG đang
bán điện cho Việt Nam với công suất 1000 MW tại Lào Cai và Hà Giang, sản lượng
tối đa 5 tỷ kWh ở cấp 220kV.
Để có thể đánh giá khả năng xuất nhập khẩu điện từ CSG, cần tìm hiểu chương trình
phát triển điện lực của CSG. Dự báo nhu cầu điện của CSG đến 2030 như sau [18].
Bảng 6-15 Nhu cầu tiêu thụ điện các tỉnh Nam Trung Quốc

Có thể sơ bộ nhận thấy, công suất đỉnh của CSG gấp khoảng 5 lần Việt Nam hiện nay,
sản lượng điện tiêu thụ gấp khoảng 6 lần.

Hình 6-48 Hiện trạng lưới điện 500 kV các tỉnh Nam Trung Quốc
Vân Nam và Quảng Tây là 2 tỉnh tiếp giáp với Việt Nam. Nếu Việt Nam có ý tưởng
xuất nhập khẩu điện với CSG thì chính là tại 2 tỉnh này. Cân bằng năng lượng 2 tỉnh
đến 2030 như sau [18]:
Bảng 6-16 Cân bằng năng lượng tỉnh Vân Nam đến 2030

Bảng 6-17 Cân bằng năng lượng tỉnh Quảng Tây đến 2030

Viện Năng lượng 6-57


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Nhận thấy tỉnh Quảng Tây luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, khả năng tự cung
cấp của tỉnh chỉ là 20-24%. Tỉnh Vân Nam có dư năng lượng (do có tiềm năng thủy
điện lớn), nhưng mức dôi dư không nhiều, chỉ từ 11-19%.
Do vậy, nếu Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu năng lượng từ Trung Quốc thì chỉ có thể
nhập từ tỉnh Vân Nam.

6.9.3. Khả năng nhập khẩu thủy điện Lào

Công suất đặt nguồn điện của Lào hiện nay khoảng trên 2500 MW, trong đó chủ yếu là
thủy điện. Nguồn điện tập trung chủ yếu ở trung Lào (971 MW) và Nam Lào (1586
MW) [19]. Sản lượng phát điện đạt trên 12 tỷ kWh.
Mặc dù sản lượng phát các nhà máy điện Lào vượt quá nhu cầu phụ tải (Pmax
2011=527 MW; 2,3 tỷ kWh), nhưng những năm gần đây, Lào vẫn phải nhập khẩu điện
từ Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc với tổng sản lượng lên đến 750 triệu kWh, chủ
yếu là từ thái Lan. Nguyên nhân là do các nguồn TĐ Lào tập trung chủ yếu ở phía
Trung và Nam Lào, cách xa thủ đô (nằm ở phía Bắc), lại chưa có ĐZ truyền tải 500-
220kV liên kết lưới điện toàn quốc.
Quy hoạch phát triển điện lực Lào giai đoạn 2011-2020 (PDPL) là chương trình có
nhiều tham vọng. Mức tăng trưởng phụ tải g/đ 2010-2015 kỳ vọng đạt 44%/năm, g/đ
2016-2020 đạt 21%/năm, đưa tổng nhu cầu công suất của Lào đến năm 2020 là 2900
MW (gấp khoảng 5 lần hiện nay) [19].
EDL đang xây dựng 324 MW TĐ. QH PTĐL quốc gia Lào dự kiến xây thêm 881 MW
TĐ (IPP) cấp cho nội địa. Như vậy, đến 2020, Lào sẽ có khảng 1696 MW TĐ cấp cho
phụ tải trong nước, còn lại khảng 1300 MW phải nhận từ các TĐ xuất khẩu. Do vậy,
các nhà đầu tư TĐ xuất khẩu phải cắt lại một phần công suất và điện năng để cấp cho
nhu cầu nội địa Lào. Các nhà đầu tư TĐ của Việt Nam ở phía Nam Lào sẽ phải cắt
khoảng 20% sản lượng cấp cho phụ tải Lào.
Khu vực Nam Lào có diện tích khoảng 90 nghìn km2 gồm 7 tỉnh Bolikhamsay,
Khamuane, Savannakhet, Champasak, Saravan, Attapeu và Xekong. Công suất tiêu
thụ điện của 7 tỉnh năm 2011 khá khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 138 MW (nguồn EDL),
tương đương với Pmax tỉnh GiaLai của Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là khu vực có
tiềm năng thủy điện rất lớn. Hiện nay, tổng công suất nguồn thủy điện Nam Lào đạt
1836 MW, chủ yếu để xuất khẩu sang Thái Lan (1460 MW) và Việt Nam (250 MW-
Xekaman 3).

Viện Năng lượng 6-58


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Cụm TĐ Nam Lào


xuất khẩu sang VN
857 MW

Hình 6-49 Sơ đồ hệ thống điện Nam Lào đến 2020 (Nguồn EDL)
Các nguồn điện xây mới từ Lào cấp cho Việt Nam đến 2020 dự kiến như sau:
Bảng 6-18 Dự kiến các NMTĐ Nam Lào xây mới xuất khẩu sang Việt Nam đến 2020
Công Điện
suất lượng Khởi công-
Stt Tên dự án Địa điểm
(triệu hoàn thành
(MW)
kWh)
1 Xê Ka Man 1 tỉnh Attapu, Lào 290 1086 2/2011÷6/2016
2 Xekaman San-xay tỉnh Attapu, Lào 32 120 2013÷9/2016
tỉnh Sekong và tỉnh
3 SeKong 3 thượng 105 2014-2017
Attapư, Lào
804
tỉnh Sekong và tỉnh
4 SeKong 3 hạ 100 2014-2017
Attapư, Lào
5 Xekaman 4 tỉnh Sê Kông, Lào 80 315.87 2014-2017
Tổng 607 2326

(nguồn: CTCP Điện Việt Lào 2014).


Các NMTĐ phía trung Lào có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Việt Nam như cụm TĐ
Nậm Sum 290 MW, Nậm Theun 1 400 MW, …
Trong bối cảnh nguồn than trong nước đang kạn kiệt, nguồn than nhập khẩu khó khăn
thì các TĐ Trung và Nam Lào sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân đối
năng lượng quốc gia. Các Bộ Ngành của Việt Nam cần quyết liệt hơn nữa trong việc
hợp tác với Lào để xây dựng TĐ, nhập khẩu năng lượng về Việt Nam.

Viện Năng lượng 6-59


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

6.9.4. Hệ thống điện Thái Lan và nhu cầu nhập khẩu

Hệ thống điện Thái Lan vẫn đang trong quá trình phát triển nhanh. Trong những năm
sắp tới, Thái Lan đã đưa ra chiến lược nhập khẩu điện từ các nước láng giềng gồm
Myanmar, Lào và Cam pu chia. Năm 2012, Thái Lan đã đưa ra sơ đồ nhập khẩu năng
lượng như sau [20]:

Hình 6-50 Dự kiến nhập khẩu điện của Thái Lan


Theo thống kê, đến thời điểm cuối 2012, Thái Lan đã nhập khẩu từ Lào 1863 MW.
Cũng theo nghiên cứu của EGAT, có 2913 MW công suất nguồn bên Lào đang xây
dựng để xuất khẩu sang Thái Lan, 1099 MW nguồn đã ký văn bản ghi nhớ giữa hai
chính phủ và 3027 MW tiềm năng nhập khẩu có thể phát triển thêm [20].
Các nguồn điện nhập khẩu từ Myanmar về Thái Lan có tiềm năng khoảng 7090 MW,
nhưng chưa có những nghiên cứu chi tiết. Tương tự, mặc dù tiềm năng nhập khẩu từ
Cam pu Chia về Thái lan khoảng 1900 MW nhưng cũng cần có nghiên cứu thêm [20].
Tiềm năng nhập khẩu điện từ Trung Quốc cũng được người Thái nghiên cứu ở quy mô
3000 MW thông qua ĐZ HVDC từ Nam Trung Quốc về Nong Don [20].

6.9.5. Hệ thống điện Cam Pu Chia và khả năng xuất nhập khẩu điện

Từ năm 2009, EVN đã bán điện sang trạm Takeo của Cam Pu Chia với sản lượng ngày
một tăng (xem biểu đồ). Công suất Max năm 2013 đạt 203 MW, sản lượng 1,3 tỷ
kWh.

Viện Năng lượng 6-60


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-51 Sản lượng điện Việt Nam xuất khẩu sang Cam Pu Chia
Nhu cầu điện năm 2011 của Cam Pu Chia là 2,7 tỷ kWh nhưng nội địa chỉ đáp ứng
được 52% nhu cầu bằng nguồn điện đắt đỏ chạy bằng dầu FO và DO, 45% sản lượng
phải nhập khẩu[21].
Trong kế hoạch phát triển điện lực trung hạn của Cam Pu Chia, chưa thấy xuất hiện
các NMTĐ lớn để xuất khẩu sang các nước láng giềng. Dự kiến năm 2015, Pmax Cam
Pu Chia đạt 800 MW với sản lượng 4,5 tỷ kWh. Các NMTĐ đang xây dựng sẽ đảm
bảo được khoảng 50% nhu cầu điện quốc gia.
Các nhà máy thủy điện tiềm năng của Cam Pu Chia chủ yếu nằm dọc theo sông Mê
Kông, tuy nhiên do địa hình có độ dốc nhỏ nên mức độ ảnh hưởng môi trường rất lớn,
vùng ảnh hưởng rộng. Vì vậy, chính phủ Cam Pu Chia đã rất cẩn trọng trong việc xây
dựng các NMTĐ này (vd. TĐ Stungtreng 980 MW, Sam Bo 467 MW, TĐ Hạ Sê San
2 400 MW, …).
Nhìn chung, khả năng nhập khẩu TĐ từ Cam Pu Chia cấp cho Việt Nam sẽ cần có
những nghiên cứu sâu hơn. Nếu nhập khẩu được TĐ từ Cam Pu Chia về Miền Nam sẽ
rất có lợi cho hệ thống điện do cơ cấu nguồn thủy điện Miền Nam hiện chiếm tỷ lệ rất
nhỏ. Các TĐ nhập khẩu sẽ giúp tối ưu hóa chi phí nhiên liệu toàn hệ thống.

6.10. Phân tích hệ thống điện Việt Nam trong mối liên kết với hệ thống
điện các nước trong khu vực

6.10.1. Liên kết lưới điện với phía nam Trung Quốc

Việc nhập khẩu 1000 MW điện Nam Trung Quốc từ năm 2007 đã góp phần quan trọng
giải quyết tình trạng thiếu điện của Miền Bắc những năm 2008-2010. Tuy nhiên, 3
năm gần đây, hệ thống điện 220kV nhập khẩu đã gây ra những khó khăn nhất định
trong vận hành hệ thống lưới điện khu vực miền núi phía Bắc.

Viện Năng lượng 6-61


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Hình 6-52 Sản lượng mua điện Trung Quốc g/đ 2007-2013
Nhập khẩu 220kV
MaLuTang–Hà
Giang, tách lưới

Nhập khẩu 220kV


Tân Kiều – Lào Cai
tách lưới

Hình 6-53 Sơ đồ hiện trạng lưới điện nhập khẩu Trung Quốc
Hai hệ thống điện của Việt Nam và CSG không thể hòa đồng bộ, do đó phần lưới điện
220 kV và 110kV mua TQ phải tách khỏi HTĐ Việt Nam. Từ năm 2011, sự gia tăng
các nguồn TĐ vừa và nhỏ khu vực Tây Bắc đã làm cho công suất nguồn của HTĐ tách
lưới tăng cao, lưới TQ cấp đến Hà Nội, Bắc Giang. Phạm vi cấp điện TQ mở rộng đã
gây ra vấn đề điện áp thấp tại những điểm cuối nguồn (khu vực Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Sóc Sơn, Sơn La,…). Đôi khi công suất TĐN quá lớn đã đẩy nguồn ngược sang lưới
điện của Vân Nam, ảnh hưởng đến các điều khoản của hợp đồng.
Trong dài hạn, nếu Việt Nam liên kết với lưới điện 500 kV Trung Quốc, trong khi
HTĐ 2 nước không có kế hoạch hòa đồng bộ, thì việc kết nối 2 hệ thống bằng ĐZ 1
chiều là khả năng rất lớn.
Cuối năm 2012, phía Việt Nam (EVN) và Trung Quốc (CSG) đã có những bước đi đầu
tiên, nghiên cứu tiền khả thi khả năng liên kết lưới điện bằng hệ thống HVDC 1 chiều.
Điểm kết nối như hình vẽ:

Viện Năng lượng 6-62


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

HVDC 630 km hoặc


HVAC và trạm
Back – To -Back

Hình 6-54 Vị trí dự kiến điểm kết nối lưới điện Việt Nam – Trung Quốc
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của CSG, biểu đồ phụ tải của EVN và Vân Nam
khá tương đồng, ngoài ra mùa mưa của Vân Nam và Miền Bắc Việt Nam cũng giống
nhau, nên sẽ gây ra những khó khăn trong việc liên kết lưới điện nhằm tối ưu hóa chi
phí nhiên liệu.
Kết quả nghiên cứu năm 2012 của CSG cho thấy, EVN mong muốn nhập khoảng 13,5
tỷ kWh/năm với công suất 3000 MW, từ tháng 1 đến tháng 12 (cả năm), tập trung cao
sản lượng từ tháng 3-6, trong khi CSG sẽ sẵn sàng bán điện ở mức 3000 MW nhưng
chỉ tập trung xuất khẩu ở tháng 7,8,9 với sản lượng 6,6 tỷ kWh/năm, các tháng còn lại
không bán [18].
Do vẫn còn nhiều nhận thức chưa gặp nhau nên việc đàm phán xuất nhập khẩu điện sẽ
còn là chiến lược dài hơi, nhằm mang lại lợi ích tối đa cho cả hai nước Việt Nam và
Trung Quốc.

6.10.2. Liên kết lưới điện với Lào và Cam Pu Chia

Hiện nay, lưới điện Việt Nam đã kết nối với lưới điện Lào ở cấp 220kV thông qua ĐZ
Thạnh Mỹ - TĐ Xê Ka Man 3.
Thực tế vận hành hệ thống liên kết Việt Nam – Lào đã phát sinh những vấn đề kỹ thuật
nan giải. Hai HTĐ Việt Nam và Nam Lào không có hệ thống điều độ chung. Do vậy,
khi TĐ Xê Ka Man 3 cắt 10% sản lượng cấp cho Lào thì đã làm sụp đổ HTĐ của Nam
Lào, quá tải MBA 220/115 kV nối giữa HTĐ Việt Nam với HTĐ Lào [22]. Trước mắt,
để TĐ Xê Ka Man 3 có thể cung cấp cho HTD Lào, lưới điện Nam Lào đã phải tách
ra, vận hành theo sự điều độ của HTĐ Việt Nam, tương tự như lưới điện ở phía Tây
Bắc Việt Nam, phải hòa vào lưới CSG.
Trong tương lai, khi lượng điện nhập khẩu từ Lào tăng cao, đồng thời sản lượng bán
cho Lào cũng tăng lên (20%) mà hai nước chưa có kế hoạch xây dựng hệ thống điều
độ chung, thì việc vận hành tách lưới Việt Nam - Lào là cần thiết. Ngay từ khi thiết kế
lựa chọn gam công suất tổ máy phát điện cần phải tính đến vấn đề này nhằm đơn giản

Viện Năng lượng 6-63


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

hóa trong quá trình vận hành nhà máy (ví dụ thiết kế các tổ máy cấp riêng cho Lào, các
tổ máy còn lại cấp về Việt Nam).
Từ nay đến 2020, dự kiến các ĐZ liên kết Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam Pu Chia
như hình sau:

TRUNG QUỐC

ĐZ 220kV Nậm
LÀO Săm – Hủa Na

ĐZ 220kV Nậm Mô
– Bản Vẽ

THÁI LAN
ĐZ 220kV Xê Ka
Man 1 – Pleiku 2
ĐZ 220kV Xê Ka
ĐZ 220kV Tây Ninh Man 3 – Thạnh Mỹ
– Kam Pong Cham
CAM PU CHIA

ĐZ 220kV Ta Keo –
Châu Đốc

Hình 6-55 ĐZ liên kết Việt Nam – Lào – Cam Pu Chia giai đoạn đến 2020
Đối với lưới điện liên kết với Cam Pu Chia, cũng cần lưu ý vấn đề vận hành tách lưới
do hệ thống điều độ không đồng bộ.
Trong dài hạn, khi hệ thống điện các nước đủ mạnh, có thể nghiên cứu mô hình hệ
thống điện hợp nhất các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), liên kết với nhau ở cấp
500 – 220 kV. Hiện nay, điện áp lưới truyền tải các nước khá tương đồng (gồm cấp
điện áp 500 – 220 -110 kV), tần số hệ thống đều là 50 Hz. Đó là điều kiện thuận lợi để
xây dựng hệ thống điện hợp nhất khu vực.

6.11. Một số kết luận và kiến nghị về chương trình phát triển lưới điện
Hệ thống điện truyền tải quốc gia được thiết kế theo triết lý phân tán nhằm tránh sự
cố lan truyền, giảm dòng điện ngắn mạch, thoả mãn các yêu cầu vận hành An toàn,
Linh hoạt, Tin cậy và Kinh tế. Hệ thống thông tin liên lạc, tự động điều chỉnh - điều
khiển phải có sự nâng cấp, cải tạo theo hướng xây dựng lưới điện thông minh (Smart
Grid) nhằm đáp ứng khả năng vận hành “phân tán” của lưới điện.

Viện Năng lượng 6-64


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Lưới điện truyền tải phát triển theo nguyên tắc ưu tiên cấp nguồn cho phụ tải tại chỗ,
tránh truyền tải xa.
Quy mô lưới truyền tải liên kết Bắc – Trung chỉ nên duy trì ở 02 mạch ĐZ 500kV.
Lưới truyền tải 500kV Trung – Nam cần có sự cải tạo nâng cấp lên 06 mạch ĐZ để
truyền tải 20-26 tỷ kWh/năm các nguồn điện mới ở trung trung bộ về Miền Đông Nam
Bộ.
Lưới điện 500-220 kV các vùng có sự điều chỉnh so với QHĐ 7 sao cho giảm sự tập
trung quá nhiều nguồn vào một điểm (làm tăng dòng ngắn mạch).
Riêng khu vực Hà Nội có sự điều chỉnh lại đấu nối các ĐZ 220kV từ thủy điện Hòa
Bình theo hướng cấp trực tiếp cho trạm phụ tải trung tâm thành phố (không đi qua
TBA 500/220kV Tây Hà Nội). Xem xét lắp đặt các MBA 220/22 kV cấp điện trực tiếp
cho lưới trung áp để giảm áp lực quá tải cho hệ thống 110kV nội đô.
Về khả năng nhập khẩu điện từ các nước lân cận, khả năng rõ nhất là nhập khẩu thủy
điện phía Nam Lào với công suất 857 MW, trong đó cắt lại cho Lào 146,4 MW, còn
lại truyền tải về Việt Nam 710,6 MW. Với công suất này, xem xét nhập khẩu bằng cấp
điện áp 220kV theo hai hướng: Xê Ka Man 3 – Thạnh Mỹ (hiện có) và Xê Ka Man 1 –
Pleiku 2 (đang nghiên cứu đấu nối).
Đối với khả năng nhập khẩu tăng thêm từ Trung Quốc và Cam Pu Chia, cần có những
nghiên cứu bổ sung, có sự định hướng ở cấp chính phủ song phương.
Trong bối cảnh nguồn than nội địa ngày càng suy giảm, nguồn than nhập khẩu còn
chưa rõ ràng thì các nguồn điện nhập khẩu từ những nước láng giềng sẽ đóng vai trò
quan trọng trong cân bằng năng lượng quốc gia.
Một số kiến nghị:
Các hạng mục ĐZ và TBA truyền tải đề xuất trong tổng sơ đồ 7 HC có ý nghĩa định
hướng chung. Vị trí, quy mô thời điểm xuất hiện các công trình lưới truyền tải cần
được tính toán bổ sung trong các QHĐ địa phương (QHĐ tỉnh, thành phố, vùng miền).
Các QHĐ địa phương lập cho giai đoạn 2015-2025 có xét 2035 nếu không chứng minh
được sự ưu việt hơn thì không được phá vỡ kết cấu lưới điện và triết lý vận hành của
QHĐ 7HC.
Quỹ đất cho phát triển điện lực và nguồn vốn đầu tư sẽ vẫn là vấn đề nóng khi triển
khai thực hiện QHĐ7HC. Các bên liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các giải
pháp đảm bảo tiến độ đầu tư công trình lưới truyền tải, trong đó cần có cơ chế đặc biệt
để dành quỹ đất xây dựng lưới điện.
Cần thiết phải lập các nghiên cứu bổ sung như: lập chiến lược phát triển dài hạn Hệ
thống truyền tải điện; chiến lược xuất nhập khẩu điện và xuất nhập khẩu năng lượng
quốc gia; Chiến lược tiết kiệm năng lượng tương ứng với chu kỳ lập QHĐ; …
Các nguồn năng lượng tái tạo dự kiến phát triển trên 8000 MW đến năm 2020, tuy
nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề ảnh hưởng của nguồn LNTT đến chất
lượng điện HTĐ quốc gia. Ngoài ra, các phương án giải phóng công suất nguồn NLTT
cũng chưa rõ ràng. Do đó, cần sớm lập nghiên cứu đấu nối và những tác động của các
nguồn NLTT tới hệ thống điện.

Viện Năng lượng 6-65


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Trào lưu thay đổi về chính sách năng lượng của các nước Asean theo hướng sử dụng
năng lượng tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn có thể mang lại nhiều bài học bổ ích cho Việt
Nam trong giai đoạn thực hiện QHĐ7HC. Cần có những nghiên cứu cụ thể để đánh giá
tính hiệu quả tình hình sử dụng năng lượng ở trong nước, tìm ra những ngành, lĩnh vực
tiêu thụ nhiều điện mà mang lại ít hiệu quả kinh tế để có giải pháp khắc phục.

Viện Năng lượng 6-66


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

Tài liệu tham khảo:


[1] N. G. USA, "United States Operation: Transmission Group Procerdure, TGP28,
Transmission Planning Guide," ed: National Grid USA
2010.
[2] UCTE, "UCTE Operation Handbook
", ed: UCTE, 2010.
[3] TEPCO, "TEPCO Power System Planning rule," ed. Tokyo: TEPCO, 2010.
[4] NGET, "The Grid Code," ed. London: National Grid Electricity Transmission,
2011.
[5] AESO, "Alberta Reliability Standards," ed. Alberta: Alberta Electricity System
Operator, 2014.
[6] OPA, "Ontanrio Longterm Power System Plan," Ontanrio Power Authority,
Ontanrio2005.
[7] MOIT, "Thông tư 12 Quy định hệ thống điện truyền tải," ed: Bộ Công thương,
2010.
[8] AESO, "Distribution Point-of-Delivery Interconnection Process Guideline -
Typical Supply Arrangements," ed. Altberta: Alberta Electric System Operator,
2005.
[9] B. E. International, Mordern Power Station Practice vol. Volume K. London:
Pergamon Press, 2012.
[10] Viện_Năng_Lượng, "Đề tài NCKH cấp bộ: Các giải pháp giảm dòng ngắn
mạch trên lưới truyền tải, ứng dụng tại Miền Đông Nam bộ," Bộ Công thương,
Hà Nội2011.
[11] U. N. Grid, "GB SYS Fig C.3.1 NGET forecast power flows at Winter Peak -
2008/9," UK National Grid, London2008.
[12] Viện_Năng_Lượng, "Cân đối cung cầu điện các miền - xem xét tăng cường
đường dây 500 kV Bắc - Nam," Hà Nội2008.
[13] J. P. C. Roberto Rudervall, Raghuveer Sharma, "High Voltage Direct Current
(HVDC) Transmission Systems Technology Review Paper," Sweden2008.
[14] EDF, "EDF Distribution System of the future and DA road map," Florida2010.
[15] UCTE, "UCTE Operation Handbook," ed: UCTE, 2010.
[16] P. Sauer and M. Pai, "Power system steady-state stability and the load-flow
Jacobian," Power Systems, IEEE Transactions on, vol. 5, pp. 1374-1383, 1990.
[17] E. IEA, "Southeast Asia Energy Outlook," Paris2013.
[18] CSG, "Special Report On Power Exchange Probability And Preliminary
Financial Evaluation," China2012.

Viện Năng lượng 6-67


Hiệu chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Chương 6. Điêu chỉnh chương trình phát
triển lưới điện truyền tải

[19] EDL, "Electricity Statistics 2011," Vien chan2012.


[20] EGAT, "Updates on Thailand's Transmission Interconnection with Neighboring
Countries," Vientane2012.
[21] EDC, "Cambodian Power Development Program," Vientiane2012.
[22] C. Đ. V. L. EDL, "Minute on Synchronization of XeKaMan 3 - Se kong 115 kV
Transmission line," Xe Kong2014.

Viện Năng lượng 6-68

You might also like