You are on page 1of 11

Hệ thống truyền tải STATCOM (Static Synchronous Compensator) trong hệ thống điện có ý

nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng điện và điều chỉnh điện áp. STATCOM là
một thiết bị điện tử công suất cao, được sử dụng để kiểm soát và duy trì điện áp ổn định trong
mạng điện.

Ý nghĩa chính của STATCOM bao gồm:

1. Điều chỉnh điện áp: STATCOM có khả năng phát điện áp và dòng điện điều chỉnh nhanh
chóng. Khi hệ thống điện gặp biến động, STATCOM có thể phát hoặc hấp thụ công suất để
duy trì điện áp ổn định, giúp ngăn chặn sự suy giảm điện áp, tăng cường ổn định và đáng tin
cậy cho hệ thống điện.

2. Kiểm soát công suất phản kháng: STATCOM có khả năng điều chỉnh công suất phản
kháng, giúp điều tiết lưu lượng công suất và giảm thiểu mất công suất hệ thống. Bằng cách
điều chỉnh công suất phản kháng, STATCOM cải thiện hiệu suất hệ thống điện và giảm thiểu
hiện tượng mất công suất vì tải không cân bằng.

3. Giảm nhiễu điện áp: STATCOM có khả năng phát hiện và giảm nhiễu điện áp gây ra bởi
các tác nhân như sự biến đổi tải, sự khởi động đồng thời của các thiết bị điện. Điều này giúp
cải thiện chất lượng điện và giảm sự nhiễu sóng điện trong hệ thống.

Tóm lại, hệ thống truyền tải STATCOM đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất
lượng điện, duy trì điện áp ổn định và giảm thiểu mất công suất trong hệ thống điện.

Ứng dụng
Hệ thống truyền tải STATCOM (Static Synchronous Compensator) được sử dụng trong nhiều
ứng dụng thực tế. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của nó:

1. Cải thiện chất lượng điện áp: STATCOM có khả năng kiểm soát điện áp và đáp ứng nhanh
chóng trong trường hợp biến động, giúp duy trì chất lượng điện áp ổn định và đảm bảo hoạt
động ổn định của hệ thống điện.

2. Điều chỉnh công suất phản kháng: STATCOM có thể điều chỉnh công suất phản kháng
trong mạng điện để cân bằng tải và giảm thiểu mất công suất, từ đó cải thiện hiệu suất hoạt
động của hệ thống.

3. Giảm sự cản trở và mất công suất: STATCOM có thể giảm sự cản trở và mất công suất do
tải không cân bằng, tăng cường hiệu suất truyền tải và giảm tổn thất năng lượng.

4. Kiểm soát điện áp trong hệ thống phân phối: STATCOM có thể được sử dụng để kiểm soát
và duy trì điện áp ổn định trong hệ thống phân phối, đồng thời cải thiện khả năng quản lý tải
và ổn định hệ thống.

5. Hỗ trợ điện áp trong mạng lưới điện gió và mạng lưới điện mặt trời: STATCOM có thể hỗ
trợ điện áp và ổn định hệ thống trong các ứng dụng năng lượng tái tạo như điện gió và điện
mặt trời.
6. Công nghiệp: STATCOM được áp dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất thép, xi
măng, hóa chất và khai thác mỏ. Nó giúp kiểm soát công suất phản kháng, tăng hiệu suất và
ổn định hệ thống, và giảm tổn thất công suất.

7. Giao thông đô thị: STATCOM được sử dụng trong hệ thống giao thông đô thị để cải thiện
chất lượng điện và ổn định hệ thống. Nó có thể điều chỉnh điện áp và công suất phản kháng
tại các điểm cần thiết, giảm sự sụt áp và sự biến đổi tải, từ đó tăng tính ổn định và đáp ứng
yêu cầu điện năng của các hệ thống giao thông công cộng.

8. Hệ thống truyền tải điện trong các khu vực hẻo lánh: STATCOM có thể được sử dụng
trong hệ thống truyền tải điện ở các khu vực hẻo lánh hoặc xa xôi, nơi mạng lưới điện không
ổn định hoặc hệ thống tải thay đổi đột ngột. Nó giúp duy trì điện áp ổn định và đảm bảo chất
lượng điện trong các điều kiện khó khăn.

Đây là một số ví dụ về cách hệ thống truyền tải STATCOM được ứng dụng trong thực tế. Sự
linh hoạt và khả năng điều chỉnh của nó làm cho nó trở thành một công nghệ quan trọng trong
việc cải thiện hiệu suất và ổn định của hệ thống điện.
KẾT LUẬN: khảo sát cải thiện sự ổn định điện áp với mô hình lưới điện trong hai trường
hợp có lắp đặt và không lắp đặt statcom ta có các giá trị điện áp các thanh cái như bảng sau:
Tên nút(đơn vị B1(pu) B2(pu) B3(pu) B4(pu) B5(pu) B6(pu)
đo)
không lắp đặt 1.011 0.988 0.978 0.97 0.973 0.971
STATCOM
lắp đặt 1.05 1.02 1 1 0.995 0.9925
STATCOM

Như vậy, so sánh giá trị điện áp tại các thanh cái trong hai trường hợp có và không lắp đặt
STATCOM, thì mô hình lắp đặt STATCOM cho kết quả cải thiện ổn định điện áp tốt hơn hẳn
so với trường hợp không lắp đặt STATCOM.

 STATCOM trong duy trì điện áp và giữ kết nối lưới của nhà máy điện gió, vượt qua
các sự cố
Nguồn điện từ hệ thống cấp cho phía cao áp của MBA AT1 (110kV/22kV) được thay thế bởi
nguồn ba pha có thể điều chỉnh để xem đáp ứng của nhà máy điện gió nối lưới và
STATCOM, công suất của hệ thống lấy bằng 2000MVA thường tính toán từ công suất máy
cắt đầu nguồn.

Máy biến áp AT1 là máy biến áp 3 pha hai cuộn dây có công suất định mức 40MVA, phía cao
áp nối với đường dây từ hệ thống còn phía hạ áp nối với đường dây 22kV kết nối các nhà
máy điện gió và phụ tải địa phương cấp 22kV.

Đường dây 22kV từ trạm 110kV tới thanh cái đấu nối nhà máy điện gió dài 20km, cuối
đường dây có đặt khối sự cố để mô phỏng các sự cố trên đường dây này.

Nhà máy điện gió công suất 6MW gồm 2 cụm tuabin công suất mỗi cụm 3MW có điện áp
máy phát 690V, sau đó máy biến áp nâng lên 22kV, đấu nối vào thanh cái trạm phân phối. Tại
thanh cái 22kV này có các phụ tải địa phương với công suất có thể thay đổi để mô phỏng sự
biến thiên tải trong thực tế.

Thiết bị STATCOM có công suất 3MVAR cũng được đấu nối vào thanh cái 22kV. Thiết
bị có nhiệm vụ giữ ổn định điện áp tại thanh cái kết nối nhà máy với lưới, đảm bảo duy
trì kết nối trong thời gian quy định khi có dao động điện áp hay các sự cố thoáng qua.

https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-nghien-cuu-statcom-ung-dung-trong-truyen-tai-
dien-nang

 Ứng dụng của STATCOM vào hệ thống lưới điện 500KV và 220KV ở Việt Nam
hình1: đặc tính P-V tại các nút 500KV Ô Môn, Nhà Bè, Phú Lâm, Sông Mây, Đăk Nông Di Linh và Tân
Định trong chế độ làm việc bình thường và sự cố N-1

Hệ thống lưới điện 500kV và 220kV Việt Nam (số liệu: 12/2010) được đưa vào khảo sát ở bài báo
này. Việc khảo sát tập trung chủ yếu tại các khu vực có mật độ tải lớn, dày đặc và có khả năng tăng tải
bất thường từ đó tính toán lắp đặt STATCOM. Phương pháp nghiên cứu là xây dựng đường cong P-V,
Q-V và phân tích trào lưu công suất của hệ thống dưới hai chế độ làm việc khác nhau: chế độ bình
thường (basecase model), chế độ sự cố N-1 (contingency N-1). Ta xây dựng các đặc tính P-V của hệ
thống điện Việt Nam thông qua phương pháp phân tích, tính toán trào lưu công suất truyền tải với
lượng công suất truyền từ miền Bắc (PTC-1) cung cấp cho nhu cầu phụ tải tăng dần ở khu vực miền
Trung và Nam.
hình 2: Đặc tính P-V tại các nút 220kV Châu Đốc, Cao Lãnh, Trà Vinh, Kiên Lương và Bạc Liêu trong
chế độ bình thường và sự cố N-1

Theo đặc tính P-V ta thấy khi công suất truyền tải gia tăng trên 568.750 MW thì hiện tượng sụp đổ
điện áp sẽ xuất hiện. Tại biên độ giới hạn ổn định thì điện áp của nút 500kV Ô Môn là thấp nhất
(0.882pu), các nút 220kV có điện áp thấp nhất là: Châu Đốc (0.797pu), Kiên Lương (0.858). Với giá trị
công suất truyền tải là 568.750 MW và hệ thống đang đứng tại điểm sụp đổ điện áp, nếu có bất kì
một sự cố nào làm các máy cắt đường dây 500kV khu vực miền Nam tác động thì hệ thống sẽ bị tan
rã.. Mặt

khác xây dựng đặc tính Q-V của các nút trong hệ thống ta thấy nút 500kV Ô Môn, 220kV Châu Đốc là
những nút có độ dự trữ ổn định thấp nhất.

Theo đặc tính P-V, Q-V đã xây dựng ta thấy cần bù công suất phản kháng cho các nút có điện áp giảm
mạnh (theo đặc tính P-V) và có độ dự trữ ổn định thấp (theo đặc tính Q-V). Điện áp tại các nút đề
nghị giới hạn như sau
 Điện áp các nút 500kV: 0,95pu đến 1,05pu
 Điện áp các nút 220kV: 0,90pu đến 1,1pu
Nhằm đảm bảo ổn định điện áp cho hệ thống ngay cả trong chế độ sự cố ta đặt STATCOM tại những
nút có điện áp giảm mạnh và nguy cơ sụp đổ điện áp. Các nút có khả năng mất ổn định điện áp nhất
hình 3: Đặc tính Q-V của nút 500kV Ô Môn tương ứng với các chế độ làm việc của hệ thôn

hình 4: Đặc tính Q-V của nút 220kV Châu Đốc tương ứng với các chế độ làm của hệ thống
 Chế độ bình thường:

Các nút 500kV: Ô Môn, Phú Lâm.

Các nút 220kV: Châu Đốc, Kiên Lương và Cao Lãnh.


 Chế độ sự cố N-1:

Các nút 500kV: Ô Môn, Phú Lâm, Di Linh, HT-NQ1, ĐN-HT2.

Các nút 220kV: Châu Đốc, Kiên Lương, Thốt Nốt, Cao Lãnh và Trà Vinh

Từ kết quả trên ta đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí đặt STATCOM là:
 Phương án 1:

Các nút 500kV: Ô Môn, Phú Lâm, Di Linh, Nho Quan

Các nút 220kV: Châu Đốc


 Phương án 2:

Các nút 500kV: Nhà Bè, Tân Định, Di Linh, Hà Tĩnh

Các nút 220kV: Kiên Lương


 Phương án 3:

Các nút 500kV: Ô Môn, Nhà Bè, Đà Nẵng, Sơn La

Các nút 220kV: Nho Quan


Sau khi đặt STATCOM tại từng vị trí theo 3 phương án trên ta lựa chọn được phương án tối ưu nhất:

 Các nút 500kV: Ô Môn, Phú Lâm, Di Linh, Nho Quan

 Các nút 220kV: Châu Đốc

Phân tích dòng công suất huy động cho thấy công suất truyền tải sẽ rất lớn từ PleiKu-Đăk Nông-Phú
Lâm (572.8 MW) và PleiKu-Tân Định-Phú Lâm (649.6 MW). trong trường hợp sự cố bất kì một đường
dây thì đường dây còn lại sẽ tải lượng công suất 134% so với bình thường và đường dây sẽ làm việc
trong tình trạng quá tải. Như vậy giới hạn công suất truyền tải trên đường dây sẽ là 568.75 MW.
Sau khi đặt STATCOM vào những vị trí ở trên ta có các đặc tính P-V mới như sau:

Hình 5: Đặc tính của các nút 500kV Ô Môn, Đăk Nông, Nhà Bè, Phú Lâm, Tân Định, Sông Mây, Di Linh
trong chế độ bình thường và sự cố N-1

Hình 6: Đặc tínhP-V của các nút 220kV Châu Đốc, Kiên Lương, Trà Vinh, Cao Lãnh và Bạc Liêu trong
chế độ làm việc bình thường và sự cố N-1

Do đặc điểm nổi bật của STATCOM là phản ứng rất nhanh nhạy và linh hoạt nên tại các nút đặt
STATCOM coi như công suất phản kháng được đáp ứng đủ trong mọi chế độ làm việc. Như vậy sau
khi ta đặt thiết bị STATCOM tại các nút ở trên thì biên độ giới hạn ổn định điện áp được cải thiện từ
568.750MW lên 875.00MW và điện áp của hệ thống luôn được giữ ổn định trong mọi chế độ làm
việc của hệ thống.
 KẾT LUẬN:
Sau khi lắp đặt STATCOM tại những vị trí trên thì biên độ ổn định điện áp của hệ thống tăng lên:
Chế độ chưa có STATCOM có STATCOM ΔP
Bình thường 568.750MW 875.0MW 306.250MW
Hư MBA 500kV 100MW 287.50MW 187,50MW
Đứt đường dây 500kV 178.50MW 668.25MW 489.75MW
Di Linh -Tân Định
Đứt đường dây 500kV 318.50MW 726.50MW 444.00MW
Đăk Nông- Phú

Điện áp của các nút trong hệ thống được cải thiện đáng kể sau khi lắp đặt STATCOM cụ thể như:
NÚT CẤP ĐIỆN ÁP CHƯA CÓ STATCOM CÓ STATCOM
Điện áp(pu) Điện áp(pu)
Ô Môn 500kV 0.882 0.923
Pliku 500kV 0.899 0.950
Phú Lâm 500kV 0.92 0.967
Tân Định 500kV 0.939 0.958
Châu Đốc 220kV 0.797 0.851
Kiên 220kV 0.850 0.883

Độ dữ trự ổn định của hệ thống tại các nút được đảm bảo:
NÚT CẤP ĐIỆN ÁP CHƯA CÓ STATCOM CÓ STATCOM
Độ dữ trữ (MVar) Độ dữ trữ (MVar)
Pleiku 500KV 699.30MVar 2563.46MVar
Dốc Sỏi 500KV 871.11MVar 2435.20MVar
Yaly 500KV 918.00MVar 2500.22Mvar
Phú LÂM 220KV 168.92MVar 617.34MVar

Hệ thống điện Việt Nam làm việc ổn định và tin cậy hơn khi lắp đặt STATCOM ở

những vị trí đã chọn ở trên, lúc sự cố N-1 xảy ra STATCOM tự động bù công suất phản kháng với dung
lượng bù tối ưu thuộc dải điều chỉnh thể hiện ở hình 6 nên hầu như khắc phục kịp thời sự mất ổn
định điện áp trong hệ thống.

You might also like