You are on page 1of 16

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG

TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG


I. Các khái niệm
Theo thực tế vận hành, TTĐN lưới điện truyền tải phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng
truyền tải trên lưới điện 500kV Bắc - Nam. Khi sản lượng truyền tải trên lưới điện 500kV
Bắc -Nam tăng, TTĐN trên lưới điện truyền tải tăng cao. Tuy vậy, nhằm đảm bảo hiệu
quả tối đa chung toàn hệ thống điện, tối ưu khai thác nguồn điện được ưu tiên hơn mục
tiêu giảm TTĐN. Chúng ta đã chấp nhận truyền tải cao trên đường dây 500kV Bắc – Nam
để khai thác hiệu quả hệ thống nguồn điện, hạn chế phải huy động các nguồn điện giá
thành cao khu vực miền Nam. Khi đó tổn thất lưới truyển tải sẽ cao hơn nhưng hiệu quả
kinh tế chung toàn hệ thống điện lớn hơn nhiều.
Điện năng chính là một loại năng lượng của dòng điện, gọi là công của dòng điện.
Thông thường, với các loại thiết bị máy móc và thiết bị hiện nay thì điện năng đóng vai
trò làm nguồn năng lượng, và là nguồn động lực để cho các thiết bị này vận hành được.
Giảm tổn thất điện năng hay tiết kiệm điện năng trong hệ thống truyền tải (TTĐN)
đó là giảm tiêu hao trong quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các trạm
phân phối điện.

Điện năng ngày càng phổ biến và dễ dàng chuyền thành các dạng năng lượng khác
như: cơ, hóa, nhiệt năng... được sản xuất tại các trung tâm điện và được truyền tải đến hộ
tiêu thụ với hiệu suất cao. Có rất nhiều cách để tạo ra điện, ví dụ như sử dụng sức nước,
sức gió, nhiệt điện, hạt nhân, năng lượng mặt trời... Chúng được cụ thể hóa bởi các nhà
máy điện thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện gió, nhà
máy điện năng lượng mặt trời, hay kể cả các loại máy phát điện chạy xăng dầu... Tuy
nhiên tạo ra điện cần có người sử dụng và quá trình truyền tải điện tới người tiêu dùng
không phải là điều đơn giản như bạn nghĩ. Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng
có một số đặc tính:
• Điện năng sản xuất ra thường không tích trữ được, do đó phải có sự cân bằng giữa
sản xuất và tiêu thụ điện .
• Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh và nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra, vì vậy
thiết bị điện có tính tự động và đòi hỏi độ an toàn và tin cậy cao.
- Công thức tổn thất công suất trên đường đây 3 pha
2 l S 2BK . ρ .l
∆ P = 3. I . ρ =
S U2 .S
- Công thức tính tổn thất điện năng:
∆ A=∆ P . t
II. Nguyên lý chung để truyền tải điện năng
Trong quá trình truyền tải điện, trước hết phải dùng máy biến áp tăng áp đưa điện áp
lên vài trăm KV rồi nối vào mạng lưới truyền tải. Khi đến địa phương cần dùng điện, lại
dùng máy biến áp hạ áp xuống từng cấp thấp hơn cho đến cấp cần thiết.

III. Nguyên nhân tổn thất điện năng


3.1. Do điện trở và điện dung trên đường dây truyền tải.
Để truyền tải điện năng từ nhà máy phát điện đến các nơi tiêu thụ ta phải sử dụng
dây dẫn truyền tải, nên một phần điện năng bị tiêu hao do đốt nóng dây dẫn, do tạo ra
các trường điện từ và các hiệu ứng khác. Vì bản thân dây dẫn luôn tồn tại một giá trị
điện trở và điện kháng nào đó nên khi có dòng điện chạy qua chúng, bao giờ cũng có
một tổn thất nhất định về công suất tác dụng P = 3I2R và công suất phản kháng Q =
3I2X. Như vậy một phần điện năng đã biến thành nhiệt năng toả ra môi trường.
3.2. Chế độ sử dụng và bù công suất không cân bằng
Chúng ta biết rằng bù công suất phản kháng là một giải pháp rất hữu hiệu để giảm
tổn thất điện năng. Tuy nhiên trong thực tế phần lớn các thiết bị này không được trang bị
các cơ cấu tự động điều chỉnh, nên thường dẫn đếnhiện tượng không cân bằng công suất
phản kháng. Hiện tượng bù thừa thường xảy ra khi phụ tải thấp, khi đó không những tổn
thất điện năng không giảm mà ngược lại. Thêm vào đó hiện tượng bù thừa còn dẫn đến sự
quá áp ở một số điểm nút của mạng điện, làm giảm chất lượng điện và đôi khi gây hậu
quả nghiêm trọng đối với các thiết bị điện
3.3. Hệ thống đường dây truyền tải điện năng kém.
Nước ta trước kia là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới bước vào thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới này chúng ta cần
phải có một hệ thống cung cấp điện lớn mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn nhu cầu
tiêu thụ điện nhưng trên những hệ thống dây cũ chưa được thay thế thì so với nhu cầu cần
truyền tải điện năng chúng không đảm bảo yêu cầu. Các đường dây đó đã quá cũ nát và
tiết diện quá nhỏ… vì vậy chất lượng truyền tải kém. Đồng thời, ở các vùng nông thôn,
miền núi khi đời sống người dân còn thấp, họ tận dụng các đoạn dây thừa nối lại để sử
dụng…làm chất lượng điện áp giảm sút, nhiều khi gây ra hiện tượng phóng điện giữa các
mối nối… làm tổn thất khá nhiều điện năng.
3.4. Do rò điện.
Chúng ta nhận thấy rằng, hệ thống các đường dây điện của ta quá cũ nát, cách bố trí
đi dây nhiều nơi chưa hợp lý, hệ thống cột, xà, sứ cách điện… chưa đảm bảo chất lượng.
Nước ta là một nước có khí hậu thay đổi thất thường, chính vì thế mà nó làm cho các hệ
thống trên càng dễ hỏng hóc và gây ra nhiều sự cố. Chính những thiết bị không đảm bảo
yêu cầu đó gây ra rò điện làm tổn thất rất nhiều điện năng, đồng thời những sự cố trên
đường dây, hành lang đường dây điện không đảm bảo (cây cối mọc cao chạm vào đường
dây điện) cũng làm tổn hao điện năng rất nhiều
3.5. Do tổn thất vầng quang điện.
Hiện tượng vầng quang điện là hiện tượng khi thời tiết ẩm ướt, dưới tác dụng của
cường độ điện trường (E) đủ lớn, không khí xung quanh bị ôxi hoá và trở nên dẫn điện.
Vầng quang điện gây ra tổn thất điện năng, khi điện áp đường dây lớn hơn điện áp tới
hạn (điện áp tới hạn là điện áp phát sinh vầng quang điện) thì xuất hiện vầng quang điện.
Thông thường khi điện áp U = 110 (KV) thì mới có thể tính được tổn thất vầng quang
điện.
Pv = U2.g0
g0: điện dẫn của 1 km chiều dài đường dây.
 110 (KV) thì mới có thể tính dư.
IV. Các phương pháp tiết kiệm năng lượng
4.1. Bù hệ số công suất cosφ
4.1.1. Hệ số công suất Cos phi là gì ?
Công suất truyền từ nguồn đến tải luôn tồn tại 2 thành phần: Công suất tác
dụng và công suất phản kháng.
 Công suất tác dụng đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị, đơn
vị W hoặc kW. Ví dụ như công suất cơ (sức kéo) của động cơ.
 Công suất phản kháng không sinh ra công hữu ích nhưng nó lại cần thiết cho quá
trình biến đổi năng lượng, đơn vị VAR hoặc kVAR. Có thể hiểu nôm na đó là thành phần
từ hóa, tạo từ trường trong quá trình biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng
khác, hoặc từ năng lượng điện sang chính năng lượng điện. Công suất tổng hợp cho 2 loại
công suất trên được gọi là công suất biểu kiến, đơn vị VA hoặc KVA.
Ba loại công suất được trình bày ở trên lại có một mối quan hệ mật thiết với nhau
thông qua tam giác công suất như hình sau:

4.1.2. Quy tắc bù công suất phản kháng:


Nguyên tắc bù công suất phản kháng
Quy tắc chung bạn cần cung cấp vào nguồn điện 1 công suất phản kháng Q có giá trị
bằng công suất phản kháng Q nhưng ngược dấu. Theo quy tắc tam suất, Q và Q’ triệt tiêu
nhau khi đó hệ số cos phi – 1, hay công suất biều kiển Sº P.
Ở điều kiện lý tưởng cosφ =1, S' = S = P, tuy nhiên trong thực tế S’ sẽ tiệm cận đến P
hay cosφ tiệm cận đến 1.

4.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất:


Nâng cao hệ số công suất là một trong những biện pháp quan trọng để tiết kiệm điện
năng. Do động cơ không đồng bộ, máy biến áp củng với đường dây trên không là những
thiết bị chủ yếu tiêu thụ công suất phản kháng Q của hệ thống điện. Để tránh truyền tải
một lượng Q lớn trên đường dây, các thiết bị bủ được đặt ở gần phụ tái để cung cấp 2 trực
tiếp cho phụ tải và được gọi là bù công suất phản kháng, làm nâng cao hệ số công suất cos
φ (9). Việc nâng cao hệ số công suất đưa đến các hiệu quả:
• Giảm được tổn thất công suất trong mạng điện.
• Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện.
• Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp, do khả năng truyền tải
phụ thuộc vào tình trạng phát nóng và tỷ lệ với bình phương dòng điện. Ngoài ra, nó còn
dẫn đến giảm được chi phí, góp phần ổn định điện áp, tăng khả năng phát điện của máy
phát...
4.1.4. Giải pháp tăng hệ số công suất tự nhiên
• Thay động cơ thường xuyên non tải bằng động cơ có công suất bẻ hơn .
- Giảm điện áp cho những động cơ làm việc non tải.
- Hạn chế động cơ chạy không tải.
• Dùng động cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng bộ.
- Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ.
- Thay thế những máy biến áp làm việc non tải bằng những máy biến áp dụng lượng
nhỏ hơn.
4.1.5. Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất cos phi ( cosφ )
– Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp,
đường dây …).
– Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.
– Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.
4.1.6. Các thiết bị bù
Thiết bị để phát, thường dùng trên lưới điện là máy bù và tụ bù. Mảy bù hay còn gọi
là máy bù đồng bộ và tụ bù. Máy bù thường chỉ dùng ở các trung tâm điện để duy trì ổn
định cho hệ thống điện. Tụ bù dùng cho lưới điện xí nghiệp, dịch vụ và dân dụng. Mục
đích bù cos phi cho xí nghiệp sao cho cos phi lớn hơn hoặc bằng 0,9. Tụ bù có thể nối tiếp
hay song song vào mạng điện.

4.1.6.1. Bù dọc
Mắc nối tiếp tục vào đường dây, biện pháp này nhằm cải thiện thông số đường dây,
giảm tổn hao điện áp.
4.1.6.2. Bù ngang
Mắc song song tụ vào đường dây, có nhiệm vụ cung cấp 2 vào hệ thống, làm nâng
cao điện áp cũng như cos phi.
4.1.6.3. Bù công suất cho lưới điện xí nghiệp
Các vị trí có thể đặt tụ bù trong mạng điện xí nghiệp:
• Đặt tụ bù phía cao áp xí nghiệp: tuy giá tụ cao áp rẻ nhưng chỉ giảm tổn thất điện
năng từ phía cao áp ra lưới.
• Đặt tụ bù tại thanh cái hạ áp của trạm biến áp xí nghiệp giúp giảm điện năng trong
trạm biến áp.
• Đặt tụ bù tại các từ động lực làm giảm được tổn thất điện áp trên đường dây tử tù
đến trạm phân phối và trong trạm.
• Đặt tụ bù cho tất cả các động cơ phương pháp này có lợi nhất về giảm tổn thất điện
năng nhưng tăng chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng tụ.
Trong thực tế việc tính toán phản bỏ bù tối tru cho xí nghiệp là phức tạp và tùy theo
quy mô và kết cấu lưới điện xí nghiệp có thể được thực hiện theo kinh nghiệm như sau:
• Với một xưởng sản xuất hoặc xí nghiệp nhỏ nên tập trung tụ bù tại thanh cái hạ áp
của trạm biến áp Xí nghiệp.
• Với xí nghiệp loại vừa có 1 trạm biến áp và một số phân xưởng công suất khá lớn
cách xa trạm nên đặt tụ bù tại các tủ phân phối phân xưởng và tại cực các động cơ có
công suất lớn (vài chục kW) .
• Đối với xí nghiệp có quy mô lớn gồm nhiều phân xưởng lớn, có trạm phân phối
chính và các trạm phân xưởng. Việc bù thường thực hiện tại tất cả các thanh cái hạ áp của
trạm phân xưởng .
• Đôi khi có thể thực hiện bù cho cả cao và hạ áp tùy vào giá thành của tụ.
- Hệ số công suất cos phi thể hiện tỉ lệ giữa công suất tác dụng (có ích, hữu công,
kW) và công suất biểu kiến (KVA).
- Cải thiện hệ số công suất cos phi (tiến dần đến 1) sẽ giúp cho máy biến áp và
đường dây hoạt động hiệu quả hơn, tổn hao công suất và điện áp trên đường dây giảm
xuống.
- Hệ số công suất của tải là cosφ1 → φ1 → tgφ1 ( trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1
lớn).
- Hệ số công suất sau khi bù là cosφ2 → φ2 → tgφ2 ( sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2
nhỏ).
- Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 ).
- Nâng cao hệ số công suất bằng tụ bù, máy bù đồng bộ,…
4.2. Sử dụng máy biến áp
 4.2.1. Xác định trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm:
+ Tính toán trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm nhằm tiết kiệm dây dẩn, hạn chế sụt
áp và tổn hao công suất của mạng điện.
+ Nhưng cân đối giữa tính mỹ quan công nghiệp, gần lưới điện lực và đảm bảo hành
lang an toàn điện đường dây. 
4.2.2. Xác định số lượng biến áp (hộ loại 1, 2 và 3).
+ Hộ loại 1: Duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, Cần 2 Máy
Biến Áp trở lên trên 1 trạm.
+ Hộ loại 2: có ảnh hưởng về kinh tế, so sánh và chọn phương án một hay hai máy
biến áp trên 1 trạm.
+ Hộ loại 3: Mất điện ít ảnh hưởng đến kinh tế. Nên có thể cắt điện để sửa chữa.
4.2.3. Xác định công suất trạm biến:
+ Tính toán công suất trạm hiện tại và phát triển trong tương lai. 
+ Có nhiều cách tính toán công suất điện: theo diện tích và nhu cầu sử dụng hoặc
theo sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một KW điện. Và theo công suất đặt và hệ số
nhu cầu.
+ Hộ loại 1 dùng 2 Máy Biến Áp, trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần
công suất của máy trong 6 giờ. Công suất quá tải 1,4 lần đó bằng công suất tính toán của
tòa nhà xí nghiệp. 
4.2.4. Xác định công suất trạm biến:
+ Tính toán công suất trạm hiện tại và phát triển trong tương lai. 
+ Có nhiều cách tính toán công suất điện: theo diện tích và nhu cầu sử dụng hoặc
theo sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một KW điện. Và theo công suất đặt và hệ số
nhu cầu.
+ Hộ loại 1 dùng 2 Máy Biến Áp, trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần
công suất của máy trong 6 giờ. Công suất quá tải 1,4 lần đó bằng công suất tính toán của
tòa nhà xí nghiệp. 
4.2.5. Xác định chế độ vận hành kinh tế Trạm Biến áp: Đối với trạm từ 2 Máy
Biến Áp Trở lên. 
+ Vì quá trình tính toán thường dư công suất rất lớn so với tải thực, nên thời điểm tải
nhỏ nhất có thể nhỏ hơn công suất của 1 Máy Biến Áp. 
+ Vì vậy ta chỉ cần sử dụng 1 Máy Biến áp cho toàn bộ tải để tránh tổn hao điện
không cần thiết nếu dùng 2 máy. 
4.2.6. Lựa Chọn Đầu Phân Áp: 
+ Các chế độ phụ tải như: dùng nhiều cực đại, dùng ít cực tiểu và xảy ra sự cố. 
+ Mỗi chế độ trên ta cần đảm bảo điện áp trên thanh góp máy biến áp. Thường xãy
ra nếu trạm đặt quá xa trung tâm phụ tải. 
Thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng trong quá trình quản lý kỹ thuật vận
hành lưới điện, việc giảm thiểu tối đa tổn thất tại các máy biến áp (MBA) đóng vai trò
quan trọng.
4.2.7. Nguyên nhân tổn thất điện năng trong máy biến áp
Hầu hết các máy biến áp là những thiết bị điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng,
chuyển đổi năng lượng từ điện áp này sang điện áp khác phù hợp với mục đích sử dụng.
Trong quá trình làm việc, các máy biến áp thường tiêu hao một lượng điện năng nhất
định, điện năng này chủ yếu do các nguyên nhân sau:
-  Do từ hóa lõi thép (tổn thất sắt).
-  Do sự phát nhiệt của cuộn dây.
-  Do tổn hao trong dầu MBA và các vật liệu cách điện khác.
-  Tiếp xúc:
 Đầu đấu các cuộn dây cao thế với bộ chuyển nấc phân áp MBA.
 Bu gông khung đỡ và lõi thép.
-  Kiểm tra vật liệu các cuộn dây cao thế, hạ thế MBA phát hiện và xử lý:
 Siết chặt các kết cấu cơ khí, đảm bảo tiếp xúc theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  Xử lý các cuộn cao thế, hạ thể được làm bằng nhôm.
Tổn thất điện năng trong máy biến áp được xác định theo công thức sau:
S pt
ΔAb = ΔP0.t + ΔPN( ).τ
S đm
Trong đó : ΔP0, ΔPN là tổn thất công suất tác dụng không tải và ngắn mạch của máy
biến áp,kW; Spt, Sdm là tổn thất toàn phần (thường lấy bằng phụ tải tính toán ( S tt ) và dung
lượng định mức của máy biến áp.
 t là thời gian vận hành thực tế của máy biến áp, h. Bình thường máy biến áp lấy
t=8760h;
 τ là thời gian tổn thất công suất lơn nhất, h;
4.3. Điều chỉnh sóng hài
4.3.1. Khái niệm sóng hài.
Sóng hài là sản phẩm của các thiết bị điện tử, bộ chuyển đổi năng lượng tái tạo và
nhiều thứ khác, thường được gọi là tải phi tuyến. Các tải phi tuyến này tạo ra các thành
phần sóng hài khác nhau và trả ngược lại lưới điện thông qua mạng dây dẫn, kết hợp với
tần số điện cơ bản sẽ tạo ra các biến dạng, méo mó sóng tổng trong hệ thống phân phối
năng lượng.
Sóng hài là một dạng nhiễu không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
lưới điện và cần được chú ý tới khi tổng các dòng điện hài cao hơn mức độ giới hạn cho
phép trong hệ thống .
Dòng điện hài là dòng điện có tần số là bội của tần số cơ bản. Ví dụ dòng 250Hz
trên lưới 50Hz là sóng hài bậc 5 , dòng điện 250Hz là dòng năng lượng không sử dụng
được với các thiết bị trên lưới. Vì vậy, nó sẽ bị chuyển hoá sang dạng nhiệt năng và gây
tổn hao .
Sóng hài được đặc trưng bởi dao động hoàn toàn trên phổ tần số công nghiệp cơ bản.
Thành phần sóng hài trong nguồn AC được định nghĩa là thành phần sin của một chu kỳ
sóng có tần số bằng số nguyên lần tần số cơ bản của hệ thống.
fh = h.fb
trong đó: h là số nguyên dương
Sóng hài trong hệ thống điện được sinh ra không những làm ảnh hưởng đến chất
lượng làm việc của các thiết bị điện liền kề mà nó còn có thể lan truyền trong hệ thống
điện. Để nghiên cứu sự lan truyền sóng hài, kỹ thuật quét tần sơ bộ cho thấy các điểm
cộng hưởng trên lưới điện, kỹ thuật mô phỏng trên miền thời gian có thể cho dạng sóng
thay đổi theo thời gian nhưng chúng không cho thấy sự tương tác giữa lưới điện và thiết
bị điện phi tuyến.
Trên thực tế thì thiết bị điện tử công suất là các nguồn hài bị ảnh hưởng nhiều bởi tín
hiệu đầu vào và do đó luôn có sự tương tác (modulation) sóng hài giữa chúng và lưới
điện. Kỹ thuật phân tích trên miền sóng hài là sự kết hợp phân tích sóng hài trên miền thời
gian và miền tần số, áp dụng thuận lợi cho cả trường hợp phân tích các hệ động, sóng hài
trung gian (interharmonic).

Hình ảnh minh họa sóng hài


4.3.2. Nguyên nhân xảy ra sóng hài
Là do các phụ tải dạng phi tuyến trong hệ thống điện. Điện áp đầu vào của tải phi
tuyến là dạng hình sin nhưng dòng qua nó có dạng không sin.
Một dạng sóng bất kỳ là tổng của các dạng sóng hình sin. Khi đồng nhất từ chu kỳ
này sang chu kỳ khác nó có thể được miêu tả như những sóng sin cơ bản và bội số của tần
số cơ bản, có nghĩa là bao gồm sóng sin cơ bản và chuỗi của các dạng sóng sin hài bậc
cao, gọi là chuỗi Fourier.
Quá trình tính toán có thể độc lập với mỗi hài riêng. Kết quả tính toán của mỗi tần
số sẽ được kết hợp vào một dạng của chuỗi Fourier để có dạng sóng ra tổng quát nếu cần.
Thông thường chỉ cần quan tâm đến biên độ của sóng hài . Khi cả nửa chu kỳ âm,
dương của một dạng sóng có dạng đồng nhất, chuỗi Fourier chỉ chứa hài bậc lẻ. Vì hầu
hết các thiết bị sinh ra sóng hài thông thường có dạng sóng đồng nhất nên trong thực tế ta
chỉ cần quan tâm đến sóng hài bậc lẻ 3,5,7,…
4.3.3. Sóng hài xuất phát từ những thiết bị gì ?
Các tải công nghiệp: Các thiết bị điện tử công suất, lò hồ quang, máy hàn, bộ khởi
động điện tử, thao tác đóng cắt mạch máy biến áp công suất lớn…
Các tải dân dụng: Đèn phóng điện chất khí, tivi, máy photocopy, máy tính, lò vi
sóng…
Với nhiều các biện pháp khác nhau, người ta có thể giảm sóng hài đến một giá trị
nhỏ không đáng kể. Việc khử bỏ hoàn toàn chúng là không thể hoàn toàn thực hiện được.
4.3.4. Tác hại của sóng hài
Sóng hài là dạng nhiễu không mong muốn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điện
năng, xuất hiện khi sử dụng những tải không tuyến tính và ảnh hưởng rất xấu đến những
thiết bị, máy móc được sử dụng trong nhà máy như:
 Giảm tuổi thọ động cơ.
 Quá tải CB, quá nhiệt và gây cháy nổ máy biến áp .
 Máy cắt, Aptomat, cầu chì có thể bị tác động mà không rõ nguyên nhân.
 Giảm tuổi thọ tụ bù, thậm chí gây nổ tụ bù bất thường.
 Gây nhiễu ảnh hưởng đến các thiết bị viễn thông, hệ thống tự động hóa .
 Các thiết bị đo hoạt động không chính xác.
 Gây lãng phí năng lượng…
4.3.5. Các đăc trưng của sóng hài:
+ Sóng hài làm giảm tuổi thọ thiết bị điện, gây nổ tụ bù, quá nhiệt nổ biến áp, đó là
những gì sóng hài bậc cao gây ra, thiệt hại rất lớn về kinh tế.
+ Trong thực tế, các nguồn tín hiệu trộn lẫn bao gồm nhiều thành phần tần số khác
nhau khác với tần số cơ bản của lưới điện.
+ Các dạng sóng tuần hoàn được phân tích dưới dạng chuỗi fourier thành tổng của
một thành phần không đổi và tổng các thành phần điều hòa dạng hình sin và cos có góc
phi gấp N lần góc phi ở sóng điều hòa cơ bản. N chính là số bậc của sóng hài.
+ Sóng hài được hình thành chủ yếu do cảm kháng từ hóa phi tuyến của các máy
biến áp, lò hồ quang, các máy hàn công nghiệp, cuộn kháng điện hoạt động trên cơ sở
cảm ứng điện từ.
+ Bên cạnh đó các tụ bù trong hệ thống lưới điện kết hợp với cảm kháng lưới điện,
tạo ra mạch cộng hưởng làm khuếch đại sóng hài có tần số gần bằng tần số cộng hưởng
tôn tại trong lưới.
+ Các hệ thống điện do điều kiện vận hành vì một nguyên nhân nào đó mà không
cân bằng giữa các pha.
+ Đặc thù của tài phi tuyến khi tổng trở của nó biến đối, dồng của nó hấp thụ sẽ
không Sin như mong muốn ban đầu, và từ đó nó tạo ra dòng sóng hài bậc cao bơm vào hệ
thống.
4.3.6. Giải pháp cho vấn đề này:
- Đầu tiên chúng ta phải xác định nguyên nhân gây ra sóng hài từ đầu để có cách
khắc phục tối ưu nhất.
- Giảm ảnh hưởng phát xạ sóng hài từ các bộ biển tần. Các linh kiện chứa trong biến
tần là các phần tử phi tuyển, trong quá trình hoạt động hệ thống truyền động tài đều làm
tăng dòng điện hài.
- Vậy để khắc phục trường hợp này chúng ta phải sử dụng thêm bộ lọc ngoài, hay
đổi sang bộ biến tần phát sóng hài thấp hơn.
Thay thế các thiết bị hư hỏng mà nguyên nhân gây ra bởi sóng hài là giải pháp tốn
kém, làm tăng kinh phí đầu tư và kinh phí vận hành nhưng vẫn không thể giảm được ảnh
hưởng của sóng hài. Vì thế, cần lựa chọn những giải pháp ít tốn kém nhưng mai lại hiệu
quả cao trong việc kiểm soát sóng hài như :
 Dùng cuộn kháng AC hoặc cuộn kháng DC cho biến tần – giải pháp tốt nhất với các
ứng dụng cần lọc cho nguồn lưới bị nhiễu nặng và yêu cầu giảm sóng hài không phải là
ưu tiên hàng đầu.
 Giải pháp chỉnh lưu 12 xung – cho hiệu suất cao nhất trong việc làm giảm sóng hài
nhưng quy trình lại phức tạp nhất.
Sử dụng loại biến tần có sóng hài thấp – Biến tần sử dụng công nghệ giảm sóng hài
mà không cần dùng tới bộ lọc ngoài hay biến áp đa xung với tổng độ méo dạng hài dọng
điện (THDi) thấp hơn 5%.
 Sử dụng bộ lọc – được áp dụng cho nhiều biến tần gắn song song với nhau trên
cùng một đường dây phân phối với nhiệm vụ chính là bù công suất, bù sóng hài điện áp
và bù sóng hài dòng điện. Bộ lọc sóng hài có hai dạng như sau :
– Bộ lọc sóng hài thứ tự 0 (ZSF): làm giảm hoặc triệt tiêu sóng hài thứ tự 0 với máy
biến áp quấn dây theo kỹ thuật zigzag. Hiệu suất lọc khoảng 60%~95%.
– Bộ lọc sóng hài tích cực (Active Harmonic Filter): làm giảm thiểu sóng hài bằng
cách sản sinh các dạng sóng hài đối nghịch. Hiệu suất lọc 80%~95%.
4.3.7. Mô hình TCSC trên miền sóng hài
Theo xu hướng của lưới điện truyền tải điện xoay chiều linh hoạt, TCSC là một thiết
bị hữu dụng trong việc nâng cao khả năng điều khiển công suất trong hệ thống điện. Các
mô hình tĩnh trong phân tích siêu quá độ điện từ không phù hợp với quá trình động của
quá trình đóng cắt TCSC, chúng có độ chính xác cao nhưng lại hạn chế về sự thay đổi
theo thời gian của đặc tính phi tuyến.
Mặc dù trên lưới điện Việt Nam hiện chưa lắp đặt TCSC vì vấn đề chi phí đầu tư
cao nhưng các nghiên cứu vẫn cần được thực hiện để có cái nhìn toàn diện hơn. Trong bài
báo này, tác giả sẽ mô phỏng TCSC và lưới điện trên miền sóng hài. Ảnh hưởng của
TCSC đến quá trình lan truyền sóng hài trong lưới điện khu vực có kết nối TCSC sẽ được
phân tích và làm rõ trong các trường hợp: khi các phụ tải phi tuyến trên lưới điện phát
sinh sóng hài, và khi phía hệ thống có sóng hài truyền tới.
Cấu hình cơ bản của TCSC được thể hiện trong hình 1, bao gồm một kháng bù có
điều khiển (TCR) nối song song với tụ điện, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh công suất
trong lưới điện [1,2].

Khả năng điều chỉnh của TSCS phụ thuộc vào góc mở α tương ứng của thyristor
trong bộ TCR. Ở tần số cơ bản của dòng điện, điện kháng tương đương của TCSC có thể
được mô tả như (1):

Với XC và XL là dung kháng và cảm kháng.


TCSC làm việc có ba chế độ cơ bản: chế độ khóa, chế độ dẫn hoàn toàn, và chế độ
dẫn một phần. Hình 2 mô tả đặc tính tổng trở của TCSC tần số cơ bản, phân biệt rõ ràng
hai vùng làm việc, vùng cảm tính và vùng dung tính. Trong chế độ dẫn một phần, phụ
thuộc vào góc mở, điểm làm việc có thể nằm ở một trong hai vùng. Lý thuyết về miền
sóng hài đã được tác giả trong . Để phục vụ bài toán phân tích sự lan truyền sóng hài,
tổng dẫn của TCSC có thể mô tả như (2).

Trong đó YC = C.D(jhω 0) là ma trận tổng dẫn của tụ và C là điện dung của nó;
1 -1
YTCR = .D (jhω 0) là ma trận tổng dẫn của TCR.
L
4.3.8. Mô hình đường dây và phụ tải
Trong bài toán giải tích lưới điện, đường dây được thay thế bằng sơ đồ hình pi với
tổng trở nối tiếp và các tổng dẫn nối song song. Về cơ bản, mô hình biểu diễn các hiện
tượng vật lý liên quan đến đường dây truyền tải, với tổng trở nối tiếp gồm điện trở nối
tiếp với điện kháng, và trong đa phần trường hợp thì tổng dẫn nối shunt chỉ gồm thành
phần điện dung.
Trong miền óng hài, phần tử điện kháng và điện dung được mô tả như sau:

L và C là giá trị điện cảm và điện dung của đường dây. Điện trở của đường dây là
phần tử thụ động có giá trị không đổi. Nếu ta gọi tổng dẫn của điện trở R thì trong miền
sóng hài sẽ có dạng sau:

trong đó, U là ma trận đường chéo đơn vị. Trong khi đó,mô hình phụ tải tuyến tính
được sử dụng gồm điện trở nối tiếp với điện kháng. Mô hình trong miền sóng hài có được
là:

You might also like