You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC BKHN

HV: Hoàng Thị Mỹ


Lớp 13BKTĐ - TBĐ
Môn học: Cấu trúc điển hình của thiết bị điều khiển máy điện ĐẠI HỌC BKHN
1.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Về mặt lý thuyết, chúng ta cần xây dựng các nguồn điện ngay gần những trung tâm
phụ tải nhằm tránh chi phí truyền tải cao và phân bố tối ưu nguồn điện. Tuy nhiên, với
những rào cản kỹ thuật, môi trường, tài nguyên…không cho phép xây dựng nhà máy điện
ở đó mà phải di chuyển ra các vùng cách xa hàng trăm km. Từ đó phát sinh vấn đề về lựa
chọn hình thức và cấp điện áp truyền tải để vừa đảm bảo an toàn, tin cậy, vừa đem lại lợi
ích kinh tế tốt nhất.

Hình 1.1 Hệ thống truyền tải và phân phối điện năng


Xây dựng hệ thống điện liên kết đa quốc gia cũng trở thành xu hướng chung trên
thế giới nhằm khai thác tối ưu nguồn năng lượng có giá thành thấp như thủy điện và các
nguồn năng lượng tái tạo như hình 1.1. Xu hướng hợp nhất các HTĐ nhỏ bằng các đường
dây cao áp đang được phát triển tại nhiều quốc gia, khu vực trên khắp thế giới. Đây là xu
hướng phát triển tất yếu của các hệ thống điện hiện đại nhằm nâng cao tính kinh tế - kỹ
thuật trong sản xuất, vận hành các hệ thống điện thành viên. Cụ thể:
+ Giảm lượng công suất dự trữ trong toàn hệ thống do hệ thống lớn nhờ khả năng
huy động công suất từ nhiều nguồn phát.

HV: Hoàng Thị Mỹ 2


Lớp 13BKTĐ - TBĐ
Môn học: Cấu trúc điển hình của thiết bị điều khiển máy điện ĐẠI HỌC BKHN
+ Giảm dự phòng chung của HTĐ liên kết, qua đó giảm được chi phí đầu tư vào các
công trình nguồn - một gánh nặng lớn trong việc phát triển HTĐ.
+ Tăng tính kinh tế chung của cả hệ thống lớn do tận dụng được các nguồn phát có
giá thành sản xuất điện năng thấp như thuỷ điện, các nguồn nhiệt điện có giá thành rẻ như
tuabin khí, điện nguyên tử...
+ Tăng hiệu quả vận hành HTĐ do có khả năng huy động sản xuất điện từ các
nguồn điện kinh tế và giảm công suất đỉnh chung của toàn HTĐ lớn.
+ HTĐ hợp nhất vận hành linh hoạt hơn so với phương án vận hành các hệ thống
riêng rẽ nhờ sự trao đổi, hỗ trợ điện năng giữa các hệ thống thành viên.
+ Giảm giá thành điện năng do tận dụng được công suất tại các giờ thấp điểm của
phụ tải hệ thống điện thành viên để cung cấp cho hệ thống khác nhờ chênh lệch về múi
giờ.
+ Giảm được chi phí vận hành, đồng thời nâng cao tính linh hoạt trong việc sửa
chữa, đại tu các thiết bị trong toàn hệ thống.
+ Nâng cao độ dự trữ ổn định tĩnh của hệ thống, qua đó nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện do công suất dự trữ chung của cả HTĐ hợp nhất là rất lớn.
Ngoài các lợi ích đã nêu ở trên, việc hợp nhất các hệ thống điện còn cho phép dễ
dàng trao đổi năng lượng thương mại giữa các khu vực, quốc gia thành viên góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc hợp nhất hệ thống điện là cơ sở cho việc hình thành
các “thị trường điện” (Power pool), một xu hướng phát triển tất yếu của các hệ thống điện
hiện đại
1.2. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI ĐIỆN.
Khi tính toán các chế độ vận hành của hệ thống điện hợp nhất có đường dây siêu
cao áp, do cấp điện áp cao nên lượng công suất phản kháng mà đường dây sinh ra là rất
lớn. Đặc biệt là khi đường dây không mang tải thì lượng công suất phản kháng phát ra rất
lớn gây nên hiện tượng quá áp ở cuối đường dây. Để hạn chế hiện tượng này, ta phải
dùng các biện pháp kỹ thuật khác nhau như:
+ Tăng số lượng dây phân nhỏ trong một pha (phân pha) của đường dây để giảm
điện kháng và tổng trở sóng, tăng khả năng tải của đường dây.
+ Bù thông số đường dây bằng các thiết bị bù dọc và bù ngang (bù công suất phản
kháng) để giảm bớt cảm kháng và dung dẫn của đường dây làm cho chiều dài tính toán
rút ngắn lại.

HV: Hoàng Thị Mỹ 3


Lớp 13BKTĐ - TBĐ

You might also like