You are on page 1of 5

Họ và tên : Lê Phú Thành

MSSV : 20214802
Lớp : 145113

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1


Tóm tắt kiến thức và tổng hợp những điều chưa hiểu
CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
1.Giới thiệu về điện năng
Là dạng năng lượng được tiêu thụ nhiều nhất trong hầu hết các cơ sở sản xuất và
thương mại chiếm tỉ trọng lớn trong nền công nghiệp và doanh nghiệp. Các biện
pháp tiết kiệm điện bao gồm quản lý tải nhu cầu phụ tải, giảm giờ chạy thiết bị, cải
tiến thiết bị và bảo trì hệ thống phân phối. Kiến thức về sử dụng điện trong một cơ sở
cũng quan trọng khi kiểm toán hệ thống điện.

2.Tổng quan về hệ thống điện


Hệ thống điện được coi là hệ thống kết nối các thiết bị tạo thành hệ thống có nhiệm
vụ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng bôm gồm:
- Nhà máy điện: sản xuất điện năng từ các nguồn thủy , nhiệt hay các năng lượng tái tạo
- Trạm biến áp: tăng, giảm áp để truyền tải điện có hiệu quả
- Đường dây : dẫn điện từ nguồn đến phụ tải.
- Thiết bị điều khiển, bảo vệ : có nhệm vụ bảo vệ và phân phối
- Các hộ tiêu thụ điện: Là tập hợp các thiết bị tiêu thụ điện cho những mục đích nhất

định

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

- Điện áp (hiệu điện thế): hiệu số điện thế giữa 2 điểm khác nhau của mạch điện, đơn vị đo là
Vôn (V) hoặc kV. Có chiều từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp

- Dòng điện : Dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện
- Cường độ dòng điện: lượng điện tích di chuyển qua một bề mặt trong một đơn vị thời gian, đơn
vị là Ampe (A).

- Tần số dòng điện: số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện trong một giây, đơn vị đo là kHz
hoặc Hz.

- Tổn thất điện năng: lượng điện năng tiêu hao trong quá trình truyền tải và phân phối điện, đơn
vị đo là MWh, kWh, Wh.

- Công suất tác dụng: phần công suất điện được biến đổi thành các dạng công suất khác, đơn vị
đo là W hay kW

- Công suất phản kháng: phần công suất điện được chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng
trong mỗi chu kỳ

- Công suất biểu kiến: tổng công suất hiệu dụng và công suất phản kháng được cung ứng từ
nguồn trong điện xoay chiều.

- Hệ số công suất : tỷ lệ của công suất tác dụng hay công suất thực (kW) với công suất biểu kiến
(kVA) hoặc cos của góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế. Bao gồm:

Hệ số công suất tực thời - Hệ số công suất tự nhiên - Hệ số công suất trung bình

3. Phụ tải điện và đồ thị

Phụ tải điện là một đại lượng đặc trưng cho quá trình tiêu thụ điện năng trong hệ
thống điện , gồm 3 loại :

- Loại 1: Sự số ngừng cung cấp điện sẽ gây ra hậu quả trực tiếp đến tính mạng theo đó là
thiệt hại kinh tế và các thiết bị quan trọng.

- Loại 2: Sự cố ngừng cấp điện gây ra hậu quả về kinh tế như hàng hóa , đình trệ sản xuất
v..v

- Loại 3: Khác loại 1 và 2 ở trên.

Đồ thị phụ tải : Là một hàm theo thời gian, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc
điểm của quá trình công nghệ, chế độ vận hành , Bao gồm:

- Đồ thị phụ tải ngày: trong vòng 1 ngày 1 đêm (24h).

- Phụ tải tháng: trung bình hàng tháng.

- Phụ tải năm: căn cứ vào đồ thị phụ tải điển hình của một ngày mỗi mùa từ đó vẽ đồ thị phụ tỉa
năm
Sơ đồ nguyên lý: Sơ đồ nguyên lý hay gọi là sơ đồ một sợi (one line diagram) là sơ
đồ cung cấp điện, cung cấp các thông tin để phục vụ kiểm toán năng lượng như : Hiểu
được nguyên lý , xác định công suất cực đại, cực tiểu-loại máy , xác định các loại phụ
tải chính phụ và phân loại , thống kê lịch vận hành

(Chưa hiểu hình 2.4: Sơ đồ điện một sợi của một nhà máy sản xuất)

Chất lượng điện năng là mức độ phù hợp của các thông số ở thời điểm nào đó so với
các chỉ tiêu định mức quy định theo tiêu chuẩn hiện hành gồm các tiêu chí

4.Yêu cầu kỹ thuật chất lượng điện năng:

Chất lượng điện năng được quy định theo tiêu chuẩn Chất lượng điện năng IEEE
1159-1995. Đối với Việt Nam, chất lượng điện năng được quy định tại Thông tư
30/2019 của Bộ Công Thương.

Tần số : Hệ thống lưới điện quốc gia là 50 Hz

Điện áp: hệ thống điện phân phối bao gồm 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06
kV và 0,38 kV. Độ lệch điện áp cho phép lưới điện phân phối vận hành bình thường

( Chưa hiểu phần độ lệch điện áp và ví dụ trong file)

Cân bằng pha : thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 3% điện áp
danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 5% điện áp danh định đối với cấp điện áp
trung và hạ áp.

Sóng hài : Sóng hài chính là dòng điện không mong muốn làm quá tải đường dây và
biến áp. Nó làm tăng nhiệt độ hệ thống (hoặc thậm chí có thể gây hỏa hoạn) và gây
nhiễu lên lưới điện. Trong trường hợp mà chạy nhiều động cơ cùng 1 lúc, nếu như
không có biện pháp kiểm soát sóng hài thì có thể làm quá tải hệ thống điện, tăng công
suất cho nhu cầu (power demand) và làm cho máy ngừng chạy (do nguồn bị quá tải).
Khi mà tổng các dòng điện hài mà cao hơn giới hạn cho phép sẽ gây nhiều vấn đề
nghiêm trọng tới hệ thống thiết kế điện. Hệ thống điện của nhà máy gây hư hỏng bất
ngờ của máy móc sẽ khiến vận hành trì trệ đồng thời gây nguy cơ cháy nổ ảnh hưởng
tới tính mạng con người và tổn thất điện năng.

Sóng hài điện áp :

(Chưa hiểu)

Sóng hài dòng điện :

(Chưa hiểu)

Nhấp nháy điện áp và chế độ nối đất ( Chưa hiểu )

5. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG


ĐIỆN

- Vận hành tối ưu MBA.


- Thay thế những MBA làm việc non tải bằng những MBA có dung
lượng nhỏ hơn. - Bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất
của mạng điện.

- Thay đổi đồ thị phụ tải nhằm giảm chênh lệch giữa phụ tải đỉnh và
thấp điểm.

- Sử dụng nguồn năng lượng mới. - Chính sách đối với giá điện tăng.

You might also like