You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS


CÁCH BÙ HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ CÔNG
SUẤT PHẢN KHÁNG

GVHD : Nguyễn Thành Công


SVTH: Nhóm 3
Trần Hoàng Phúc Thiên 21154070
Nguyễn Hữu Tài 21154067
Cao Đức Việt 21154076

TP. HCM, tháng 8 năm 2023


MỞ ĐẦU
Hệ số công suất là một yếu tố vô cùng quang trọng với từng loại máy móc
nói riêng và với hệ thống điện nói chung. Nó không chỉ thể hiện liệu thiết bị đó
có đang hoạt động hiệu quả hay không mà còn ảnh hưởng đến tính đồng bộ cũng
như ổn định của hệ thống. Ngoài ra còn phải đáp ứng được đúng tiêu chuẩn quy
định của nhà nước. Vì thế bài báo cáo này ra đời nhằm mục đích làm rõ hơn về
các khái niệm cũng như phương pháp bù hệ số công suất trên thiết bị thực tế
trong phòng thí nghiệm nhằm cung cấp cái nhìn trực quang hơn về tầm quang
trọng cũng nhưng phương pháp tính toán bù hệ số công suất cos.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ SỐ CÔNG SUẤT

1.1. Khái niệm hệ số công suất


- Hệ số công suất: là thuật ngữ dùng trong kỹ thuật điện, là tỉ số giữa công suất
tác dụng P(kW) và công suất biểu kiến S (kVA).
- Ký hiệu: Cos hay còn viết tắt là PF (Power Factor)
- Công thức: Cos = P/S. Trong đó: P là công suất tác dụng (kW)
S là công suất biểu kiến (kVA)

1.2. Tại sao cần bù hệ số công suất


- Giảm giá thành điện năng: Nhờ giữ mức tiêu thụ công suất phản kháng dưới giá
trị thỏa thuận với công ty cung cấp, các hộ tiêu thụ sẽ giảm được các chi phí phát
sinh.
- Tối ưu hóa kinh tế- kỹ thuật: có thể dùng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp
nhỏ hơn,…đồng thời giảm tổn thất điện nặng và sụt áp trong mạng điện, cũng
như giảm kích cỡ dây dẫn( cos càng lớn thì bội số tiết diện lõi thép cáp càng
nhỏ), cũng như giảm tổn thất công suất trong dây dẫn( 10% dòng tổng tương
đương giảm 20% tổn thất).
- Giảm sụt áp: các tụ bù làm giảm hoặc thậm chí khử hoàn toàn dòng phản kháng
trong các dây dẫn ở trước vị trí bù, nhớ thế giảm hoặc khử hẳn khả năng sụt áp.
- Gia tăng khả năng mang tải: cải thiện hệ số công suất của tải được cấp nguồn từ
máy biến áp, dòng điện qua máy biến áp sẽ giảm và cho phép mang nhiều tải
hơn.

2
1.3. Vị trí lắp đặt tụ bù
- Bù tập trung: áp dụng khi tải ổn định và liên tục với nguyên lý bộ tụ đấu vào
thanh góp hạ áp của tụ phân phối chính và được đóng trong thời gian tải hoạt
động.

- Bù nhóm: nên sử dụng khi mạng điện quá lớn và khi chế độ tải tiêu thụ theo
thời gian của các phân đoạn thay đổi khác nhau với nguyên lý bộ tụ được đấu vào
tủ phân phối khu vực.

- Bù riêng: được xét đến khi công suất của động cơ là đáng kể so với công suất
của mạng điện, nguyên lý tương tự như bù nhóm nhưng có thể tắt bật bất cứ vị trí
nào cần thiết.
2
CHƯƠNG 2: CÁCH BÙ HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ CÔNG SUẤT PHẢN
KHÁNG

2.1. Sơ đồ nguyên lý

Tóm tắt sơ bộ: Nguồn 1 chiều 220V được cấp vào máy phát 3 pha được đấu sao,
ba pha từ máy phát đi vào máy biến áp với đầu vào đấu sao và đầu ra đấu sao, từ
đầu ra đó ta đấu vào tải thuần trờ r và tụ bụ c, tất cả đều là đấu sao. Các thông số
E1, E2, E3 được mắc vào song song để đo điện áp dây và i1, i2, i3 được mắc nối
tiếp để đo điện áp. Ngoài ra các thông số khác như hệ số công suất cos, tốc độ
quay hay công suất cũng được đưa vào bộ thu dữ liệu và hiện lên trên máy tính.

2
2.2. Sơ đồ nối dây

- Ta có sơ đồ nối dây như hình bên, khi ta cấp nguồn vào cho máy phát hoạt
động, các cuộn dây của máy phát được đấu sao và đầu ra sẽ được đi qua máy
biến áp, từ đó đi qua tụ bù và tải điện trở, cùng với đó sẽ là các dây để đo đạt lấy
các dữ liệu như điện áp, cường độ dòng điện, tốc độ quay của máy phát,... đưa
vào bộ đọc dữ liệu và hiện lên trên màn hình máy tính.

2
- Với tụ bù được đấu sao và nối tiếp từ máy biến áp.

- Và tải điện trở được đấu sao và mắc nối tiếp với tụ bù như hình.

2
- Đây là các thông số của hệ thống khi ta chưa bù cos. Với điện áp là 220V,
cường độ dòng điện là 0.031A, hệ số công suất cos vào khoảng 0.84, tốc độ
quay của máy phát là 1412 vòng/phút. Vậy ta có công suất tác dụng P = UIcos=
5.73 sấp sỉ 5.79 đúng với số liệu hiện trên màn hình.

- Sau khi tiến hành bù hệ số công suất, ta thấy được có sự thay đổi về cường độ
dòng điện, số vòng quay và đặc biệt nhất là về công suất khi ta đã có hệ số công
suất cos là 0.937, gần bằng tiêu chuẩn yêu cầu là 0.93, và số vòng quay cũng đã
tăng lên hơn 1400 vòng/phút, cường độ dòng điện lớn hơn là 0.042A và công
2
suất đã tăng lên 8.75W. Điều này một lần nữa cho thấy rõ tác dụng của việc bù
hệ số công suất và ảnh hưởng của nó lên động cơ máy phát là rất quang trọng.

2.3. Tính toán các thông số


2.3.1. Dung lượng tù bụ cho hệ thống
- Ta có công thức chung để tính cos sẽ là cos = R/Z. Trong đó:
Z = căn(R2 + (Zl – Zc)2). Với: R là giá trị tải điện trở ()
Zl là giá trị tải cuộn cảm ()
Zc là giá trị tải tụ điện ()
- Ban đầu khi chưa tiến hành bật tụ bù, và do không kết nối với tải cảm cũng như
xem hệ số cảm của máy phát là một hằng số không đổi( có thể bỏ qua), ta có hệ
số cos1= R/Z1 = 4400/(căn(44002 + Zc12)) = 0.84. Vậy suy ra Zc1 ban đầu là
2842.12 ().
- Ta lại có giá trị cos tiêu chuẩn là 0.93, tức là cos2= R/Z2 =
4400/(căn(44002+Zc22) = 0.937. Vậy Zc2 lúc sau là 1739 ().
- Mà ta lại có Zc bằng 1/(c.), vậy ta lần lượt có các giá trị c ban đàu và lúc sau
lần lượt là 1.12µF và 1,83µF.
 Vậy suy ra dung lượng tụ bù cần thiết để gia tăng lượng cos cần thiết là
0.71µF.
Từ đó ta tiến hành bật tụ bù với lượng dung tích c cần thiết là c = 0.72 µF để tiến
hành bù hệ số công suất đạt chuẩn như trên hình.
2.3.2. Công suất phản kháng cần bù
- Ta có công thức công suất phản kháng cần bù: Qc = P(tgtrước - tgsau).
- Ta cũng có công suất định mức của máy phát khi lấy nguồn trực tiếp từ lưới và
chỉ bật tải 4400 là 12,4 W, và cos ban đầu là 0.84, vậy đổi ra tan là xấp xỉ
0,65. Vậy suy ra được lượng công suất phản kháng cần bù sẽ là: Qc = 12,4(0,65-
0.395) =3,12 Var.
2.3.3. Tính cos cần bù
- Ta có trên hình kết quả cos trước khi bù là 0.84, mà giá trị cos tiêu chuẩn cần
được đáp ứng là 0.93. Vâỵ ta có lượng cos cần bù sẽ là 0.93- 0.84 = 0.09.

2
KẾT LUẬN
Qua bài báo cáo trên ta có thể hiểu thêm được tầm quang trọng cũng như các
cách bù hệ số công suất với trang thiết bị thực tế trong phòng thí nghiệm cũng
như cách tính toán và kiểm chứng công thức hệ số công suất và công suất phản
kháng cần bù. Từ đó góp phần cung cung cấp cái nhìn tổng quang và thực tế về
thiết bị và cách nối dây cho thiết bị bù hệ số công suất.

You might also like