You are on page 1of 36

Các phương pháp điều khiển để quản lí sự ổn định trên các lưới điện

hiện hữu

Ổn định tần số và điều khiển công suất phản kháng

Đáp ứng quán tính lưới – góc pha ban đầu

Mỗi máy phát đồng bộ đều có một động năng quay (kinetic energy) được lưu trữ ở hệ
thống, được gọi là “quán tính lưới hay quán tính hệ thống “(grid inertia/system inertia).
Quán tính hệ thống là một tính chất vốn có quan trọng của việc ổn định tần số. Động
năng quay này cùng với mô men xoắn của máy phát đồng bộ là hai yếu tố quan trọng
giúp giảm thiểu sự mất cân bằng giữa công suất thực và công suất kháng trên lưới điện.
Vì thế, nếu như một lưới điện có sự xâm nhập quá nhiều của hệ thống năng lượng mặt
trời PV thì dường như đặc tính này sẽ không còn làm cho việc điều khiển ổn định trở
nên đáng quan ngại hơn [2].

Vì sự kết hợp giữa điện-cơ, những máy phát điện đồng bộ sẽ cung cấp một động năng
đến lưới điện và đồng thời động năng này sẽ tỉ lệ với độ thay đổi tần số của lưới ∆ f.
Hơn nữa, tần số f của lưới điện liên quan trực tiếp đến tốc độ quay của máy phát đồng
bộ, vì thế liên quan trực tiếp đến sự cân bằng của công suất thực[2].Dưới đây là những
công thức miêu tả tổng quan cho quán tính của lưới. Đầu tiên, động năng quay được
biểu diễn dưới công thức sau đây.

1
Ekin = J (2 π f m)2
2

Chú thích:

Ekin là động năng quay, hay còn được gọi là quán tính lưới.

J là mo ment quán tính của máy đồng bộ.

f m là tần số quay của máy đồng bộ.

Tiếp theo, ta có hằng số quán tính H được biểu diễn như sau.

Ekin J (2 π f m )2
H= =
SB 2 SB

Chú thích:

H là hệ số quán tính.
S B công suất định mức của máy phát.

Tiếp theo là công thức liên hệ giữa sự cân bằng công suất với hệ số quán tính và tần số.

' 2 ' 2 H SB '


Ekin =J (2 π ) f m . f m = . f m =( Pm −Pe )
fm

Chú thích:

Pmlà công suất cơ được cung cấp từ máy phát.

Pe là công suất điện cần cung cấp cho lưới.

Nhận thấy rằng, tân số quay của máy phát gần như là sắp xỉ với tần số định mức của lưới
điện, kể cả công suất cơ cũng vậy. Vì thì ta thay thế f m=f o ; Pm=Pm , o . Từ đó, ta có công
thức liên hệ, lưu ý Dload là hằng số tải phụ thuộc tần số.

−f o fo
f m' = f m+ (P −Pe )
2 H S B Dload 2 H SB m, o

Dựa vào công thức này, ta dễ dàng nhận thấy sự tăng lên của hằng số H, sự giảm dần đi
của tần số.

Điều khiển pha

Phương pháp này chủ yếu sẽ tập chung điều khiển tần số, ở đây sẽ được chia ra làm ba
loại: Primary control, secondary control và tertiary control.

Primary control là phương pháp điều chỉnh tốc độ, do thiết bị tự động điều chỉnh tốc độ
của máy phát thực hiện, giữ tần số ở giá trị trong phạm vi cho phép. Về cơ bản, phương
pháp điều khiển này là quá trình biến đổi tức thời công suất phát khi công suất phụ tải
thay đổi thông qua các bộ điều chỉnh tốc độ của các tuabin trong hệ thống.

Secondary control, hay còn được gọi là điều chỉnh tần số được thực hiện bằng tay bởi
kiểm soát viên hoặc thực hiện một cách tự động nhờ thiết bị tự động điều chỉnh tần số.
Lúc nay, tần số sẽ được đưa về giá trị định mức hay trong miền có độ lệch cho phép tùy
theo cụ thể mỗi hệ thống điện. Tương tự như phương pháp trên, phương pháp này về
cơ bản cũng là quá trình biến đổi công suất của máy phát điện tùy theo công suất của
phụ tải, tuy nhiên lúc này là thông qua thiết bị tần số.
Teriary control là phương pháp điều chỉnh nhằm phân bố lại công suất giữa các nhà máy
điện theo điều kiện kinh tế.

VOLTAGE STABILITY AND REACTIVE CONTROL

Những máy phát đồng bộ được kết nối với các máy kiểm soát điện áp tự động
(Automatic voltage regulators – AVR) ở vòng kín để từ đó có thể kiểm soát điện áp của
hệ thống. Ta có thể dùng các bộ tự động điều chỉnh điện áp phía điện áp cao của máy
biến áp nâng áp sẽ ảnh hưởng tốt tới ổn định điện áp. Các bộ điều áp dưới tải dùng kĩ
thuật vi xử lý cho sự thay đổi rộng các đặc tuyến tải. Máy AVR này thường được sử dụng
ở hai chế độ [3].

Steady state voltage regulation

VAR compensation and support

Ổn định góc

Có thể sử dụng các bộ điểu khiển kích từ như bộ PSS (Power system stabilizer) để giảm
hiện tượng dao động. Chức năng của PSS là làm giảm hiện tượng dao động máy phát,
các tín hiệu đầu vào có thể là tốc độ, tần số, hay tích phân công suất [3].

Cải thiện độ ổn định quá độ : Kích thích tốc độ cao cùng với PSS và một số điều khiển
khác có mặt để tăng cường độ ổn định tín hiệu lớn

Mô phỏng ổn định quá độ trong kịch bản các mức xâm nhập tăng cao năng lượng mặt
trời vào lưới điện

Phương pháp tiếp cận

Ở mục này, ta sẽ làm rõ tác độ ng của các nguồn năng lượng mặt trời đến ổn định quá độ
đồng thời đánh giá sự ổn định của hệ thống với các mức xâm nhập khác nhau tăng dần
từ thấp đến cao, từ đó đưa ra những giải pháp để gia tăng sự xâm nhập mà vẫn giữ
được tính ổn định của hệ thống – mộ t vấn đề quan trọng đối với các lưới điện hiện hữu
ngày nay. Phương pháp tiếp cận ở đề tài là sử dụng phần mềm ETAP với các mô hình
mẫu IEEE 9 bus, IEEE 14 bus và mộ t mô hình lưới thực tế bằng công cụ Transient
Stability Analysis và các kịch bản khác nhau từ 0-30% mức xâm nhập.

Mức xâm nhập năng lượng mặt trời


Ở các nghiên cứu hiện hữu, định nghĩa về mức xâm nhập năng lượng mặt trời lên lưới
điện hiện nay thường được xác định cụ thể ở mỗi nghiên cứu và có 2 cách cụ thể. Đó là
tỉ lệ giữa tổng công suất PV và tổng công suất nguồn, hoặc ở mộ t số đánh giá khác là tỉ lệ
giữa tổng công suất PV và tổng công suất tải cực đại. [A Comperative study into
Enhancing….],[Steady State analysis of…]

Peak PV Power
PV Penetration =
Peak Gen Power

Peak PV Power
PV Penetration =
Peak Load Power

Ở đề tài này, ta sẽ sử dụng định nghĩa về tỉ lệ giữa công suất PV với công suất các nguồn
phát trong hệ thống để khảo sát các mô phỏng

Mô hình chung, ta sẽ xem xét đến các vấn đề sau:

- Ảnh hưởng bởi sự cố xảy ra ở thanh cái (Bus fault)
- Ảnh hưởng đến thời gian xóa lỗi (Critical clearing time)
- Ảnh hưởng đến việc loại bỏ tải ( Load rejection)

Mô hình IEEE-9bus

Mô hình IEEE-9bus được tích hợp sẵn trên ETAP

Hình. Mô hình IEEE 9 bus và trào lưu công suất


Mô hình bao gồm 3 máy biến áp 100MVA cùng với 6 đường dây và 3 tải (135.532MVA,
94.45MVA, và 102.64 MVA). Các mức điện áp gồm 13.8 kV, 16.5 kV, 18 kV, và 230 kV.

Tích hợp nguồn năng lượng mặt trời vào mô hình IEEE 9bus

Ta sử dụng các PV Array khoảng 200W được kết hợp nối tiếp hoặc song song để đạt
được điểm công suất cực đại (MPP) là 24MW

Hình. Các thông số của tấm pin và đường đặ c tuyến được lựa chọn trong ETAP
Hình. Lựa chọn số PV mắc nối tiếp và song song để thu được điểm MPP mong muốn

Sau đó ta sẽ tiến hành thiết kế bộ Inverter cho PV Array, tất cả các PV Array đều được
kết nối vào 1 thanh cái AC 11kV gọi là Solar Bus. Hệ thống PV sẽ được kết nối chung vào
Solar Bus rồi qua mộ t máy biến áp 100MVA 11kV/230kV sau đó gắn vào thanh cái Bus 5.
Hình. Inverter với AC rating 26.2 MV 11kV cho các PV Array

Hình. Mô hình IEEE 9bus cùng với các PV Array kết nối vào bus 5
Đầu tiên, ta sẽ xem xét mộ t sự cố ngắn mạch ba pha xảy ra tại thanh cái Bus-7 vì sẽ có
dòng ngắn mạch ba pha lớn nhất. Sau đó quan sát thời gian xóa lỗi của hệ thống. Thời
gian xóa lỗi (the critical clearing time) là thời gian tối đa trong đó có thể xảy ra nhiễu mà
không làm mất tính ổn định của hệ thống. Mục đích của tính toán này là để xác định các
đặc tính của bảo vệ theo yêu cầu của hệ thống điện.

ETAP cung cấp các hệ thống kích từ và hệ thống điều chỉnh điện áp AVR (Automatic
Voltage Regulator). Ta sẽ sử dụng mô hình bộ kích từ “IEEE Type ST1”

Cùng với bộ điều tốc Steam-Turbine (ST) và bộ ổn định hệ thống điện PSS (Power
System Stabilizer) chọn bộ PSS1A
Sau khi cài đặt các thông số cho các bộ cần thiết, mô hình đường dây cùng với các thông
số trở kháng và điện trở đã có sẵn với IEEE 9bus, ta tiến hành tạo Event 3 phase fault tại
bus 7.

Thực hiện với kịch bản đầu tiên là không có PV Array nào được kết nối vào hệ thống
Tạo sự kiện ngắn mạch ba pha tại thời điểm giây thứ 3 của mô phỏng (thời gian mô
phỏng khởi tạo là 15 giây )
Kết quả mô phỏng

Hình. Đồ thị đáp ứng góc lệch tương đối rotor của các máy phát
Từ đồ thị, ta dễ dàng nhận thấy hệ thống đã bị mất ổn định, xem chi tiết số liệu cho các
máy phát theo thời gian, ta có

Góc lệch cao nhất của máy phát G2 là 179.65 tại thời điểm 3.191 giây. Nghĩa là tại thời
điểm này thì máy phát G2 chưa bị mất ổn định và qua thời điểm đó thì G2 bị mất ổn
định. Trong khi máy phát G3 có sự thay đổi góc lệch không đáng kể và vẫn giữ được tính
ổn định. Thời gian xảy ra sự cố là thời điểm 3 giây, vậy ta sẽ lấy 0.191 giây là giới hạn ổn
định của hệ thống và thời gian này sẽ được chỉnh định cho thời gian cắt của rờ le.

Sau đó tiến hành kiểm tra thời gian tới hạn này có chính xác hay không bằng cách thực
hiện mô phỏng với kịch bản như sau:

Mạng điện IEEE 9bus hoạt độ ng bình thường trong thời gian từ 0-3 giây, sự cố xảy ra tại
thanh cái số 7, khi sự cố xảy ra trong khoảng 0.181 giây thực hiện cô lập thanh cái số 7
bằng máy cắt 16 và 17. Giữ nguyên cấu trúc sau khi cô lập và tiếp tục chạy mô phỏng
đến 15 giây. Ta tạo mộ t Event mới là chỉnh định thời gian loại bỏ sự cố.
Nhìn vào đồ thị đạp ứng, nhận thấy hệ thống đã ổn định, như vậy muốn hệ thống ổn
định độ ng thì thời gian tới hạn để chỉnh định rờ le máy cắt nhỏ hơn 0.181 giây

Từ các bước mô phỏng trên, ta xác định được Critical Clearing Time của hệ thống khi
mức xâm nhập điện mặt trời bằng không là 0.191s

Sau đó, ta sẽ tiến hành thay đổi mức xâm nhập năng lượng mặt trời thông qua số lượng
PV Panel kết nối vào thanh cái Bus -5. Ta sẽ lấy công suất của máy phát 1 ( được chọn là
1 slack bus) làm tham chiếu cho % xâm nhập. PG1 = 247.5MW. Thực hiện lại các bước mô
phỏng như trên và thử lại xem hệ thống có thể đạt được điểm cân bằng mới và ổn định
với các Critical Clearing time đó không. Ta có bảng kết quả

Solar Penentration (%) Critical Clearing Time (s)

0% 0.191
5% 0.181

10% 0.175

15% 0.171

20% 0.171

>20% Không ổn định với bất kì CCT


nào

Nhận thấy rằng, thời gian tới hạn ổn định tức là thời gian có thể xảy ra nhiễu trên hệ
thống sẽ bắt đầu giảm dần khi gia tăng mức xâm nhập năng lượng mặt trời, nhưng chỉ
với các mức nhỏ (5-20%). Với mức xâm nhập lớn hơn 20%, hệ thống sẽ không thể ổn
định với bất cứ thời gian tới hạn ổn định nào. Từ đó việc chỉnh định rơ le máy cắt gặp
phải khó khăn trong các kịch bản mức xâm nhập cao của năng lượng mặt trời.

Quan sát cụ thể sự thay đổi của góc rotor theo mỗi kịch bản xâm nhậ p

Tiếp theo ta sẽ xem sự ảnh hưởng của mức xâm nhập năng lượng mặt trời tăng dần đến
các yếu tố khi sự cố xảy xa. Thực hiện mô phỏng như trên với thời gian 20 giây. Sự cố
xảy ra tại giây thứ 3 là ngắn mạch ba pha và vẫn xét ở bus 7. Sau đó, nhiễu được loại bỏ
tại t = 3.12 giây. Đâu tiên ta quan sát góc tương đối rotor của máy phát G2:

Trường hợp 0% Xâm nhập năng lượng mặt trời:


Trường hợp 10% Xâm nhập năng lượng mặt trời:

Trường hợp với 30% mức xâm nhập năng lượng mặt trời :
Từ kết quả, ta nhận thấy khi không có sự xâm nhập năng lượng mặt trời vào hệ thống,
sau khi xảy ra sự cố và loại bỏ nhiễu (3.12 giây nhỏ hơn thời gian chịu đựng nhiễu tới
hạn của hệ thống) thì sau mộ t vài chu kì dao độ ng, biên độ của góc rotor trở nên mượt
hơn và hộ i tụ về mộ t giá trị xác lập, tương ứng với vị trí cân bằng mới của hệ sau khi trải
qua sự cố.

Khi tăng mức xâm nhập nhỏ ở mức khoảng 10%, các dao độ ng của góc rotor bắt đầu có
độ nhập nhô lớn hơn và thời gian nhấp nhô cũng kéo dài, nhưng cũng ổn định sau mộ t
vài chu kì dao độ ng. Và khi mức xâm nhập tăng cao đến 30%, hệ thống trở nên khó ổn
định hơn và độ thay đổi của góc rotor cũng lớn hơn, ở đây ta thấy hệ thống không hề có
mộ t trạng thái cân bằng mới sau tác độ ng của nhiễu mà góc rotor luôn dao độ ng nhấp
nhô.

Dạng đồ thị tương tự cũng được quan sát trên máy phát G3 ở ba trường hợp với ba mức
xâm nhập

Điện áp tại bus 7 và bus 4

Tiếp theo ta quan sát điện áp tại bus 4 và bus 7. Vì bus 7 là bus xảy ra sự cố, và bus 4 là
bus ở xa so với sự cố nhất để xem xét mộ t cách tổng quan về điện áp của hệ khi xảy ra
sự cố.

Bus 7:

0% Penetration PPV = 0

10% Penetration PPV = 24 MW


30% Penetration PPV = 72 MW
Bus 4:
Ta nhận thấy rằng khi chưa có sự xâm nhập của năng lượng mặt trời, dao độ ng điện áp
sau lỗi dần ổn định rất nhanh và hộ i tụ tại mộ t giá trị xác lập cụ thể. Khi mức xâm nhập
là nhỏ (10%), biên độ điện áp sau khi lỗi sẽ cao hơn và có mức dao độ ng mạnh hơn,
nhưng sau mộ t thời gian dao độ ng vẫn sẽ trở về mộ t vị trí xác lập mới so với ban đầu.
Khi mức xâm nhập lớn khoảng 30%, sự dao độ ng của biên độ điện áp trở nên rất lớn và
liên tục, không thể xác lập tại mộ t điểm sau khi đã xảy ra lỗi và xóa lỗi.

Sự sụt giảm điện áp nghiêm trọng khi xảy ra lỗi ở bus 7 kéo theo điện áp bus 7 giảm và
điện áp bus 4 cũng giảm theo khi năng lượng mặt trời ở mức cao. Chứng tỏ hệ thống
không ổn định với tất cả các bus vì ta đang xét bus 4 là bus xa nhất so với sự cố.

Từ đây ta nhận thấy sự gia tăng mức xâm nhập năng lượng mặt trời đến mộ t mức cụ thể
nào đó sẽ gây ra sự mất ổn định điện áp và ổn định góc quay rotor trong ổn định độ ng.

Ảnh hưởng bởi sự sa thải phụ tải

Bây giờ ta sẽ xem xét trường hợp phụ tải bị loại bỏ khỏi hệ thống để khảo sát những yếu
tố của ổn định quá độ . Xét kịch bản là phụ tải lớn nhất là phụ tải A, bị ngắt khỏi hệ
thống mộ t cách độ t ngộ t tại thời điểm giây thứ 3. Thời gian mô phỏng 20 giây, thực hiện
ngắt bằng việc thao tác với CB tích hợp thêm cho hệ thống IEEE 9 bus và chạy mô phỏng.
Sau đó, ta quan sát góc rotor ở cả 3 trường hợp xâm nhập
0% Penetration
10% Penetration

30% Penetration
Khi xảy ra mất phụ tải A tại giây thứ 3, Góc rotor G2 liên tục giảm theo mộ t số dao độ ng.
Khi chưa có sự xâm nhập của năng lượng mặt trời, dao độ ng là không đáng kể ( chỉ
khoảng 1-2 độ ) và dần xác lập tới mộ t giá trị mới. Mức xâm nhập tăng lên 10%, biên độ
dao độ ng vẫn đều và nhỏ hơn, được cải thiện hơn so với trường hợp không có sự xâm
nhập và vẫn xác lập tới mộ t vị trí mới được. Nhưng khi mức xâm nhập tăng cao, những
thay đổi về mặt biên độ trở nên rất lớn và hỗn loạn, hầu như không thể có mộ t vị trí xác
lập mới và sự nhấp nhô rất lớn ( 10-15 độ )

Điện áp tại Bus 5, Bus 9

Quan sát điện áp tại bus 5 là bus xảy ra sự sa thải phụ tải và bus 9 ( Xa nhất so với bus 5 )
để quan sát ổn định quá độ của hệ thống khi xảy ra sa thải phụ tải.

Tại bus 5:

Với mức 0% Penetration


10% Penetration

30 % Penetration
Tại bus 9

0% Penetration

10% Penetratioin
30% Penetration
Ở cả 2 bus 5 và 9, ta quan sát được biên độ điện áp khi chưa có sự xuất hiện của năng
lượng mặt trời khi sự sa thải phụ tải xảy ra đều tăng mộ t cách ổn định dần dần và xác
lập tại mộ t giá trị điện áp mới. Sự gia tăng năng lượng mặt trời mức nhỏ 10% khiến cho
sự xác lập xảy ra với mộ t chút nhấp nhô nhưng vẫn tìm được giá trị biên độ điện áp mới,
mức dao độ ng biên độ điện áp là không cao. Khi tăng mức năng lượng mặt trời lên cao,
các mức dao độ ng biên độ điện áp đều tăng dữ dộ i (10-20% Điện áp ) và dao độ ng liên
tục, không thể xác lập tại mộ t điểm để có giá trị biên độ điện áp mới.

Ảnh hưởng trong trường hợp mất đường dây truyền tải

Mộ t tác độ ng cần xem xét trong ổn định quá độ là trong trường hợp đường dây truyên
tải bị sự cố và sẽ ngắt ra. Trong trường hợp này, ta sẽ xem xét hệ thống gặp sự cố trên
đường dây số 6 và sẽ loại bỏ đường dây đó. Tiếp tục quan sát góc rotor và điện áp tại
thanh cái số 5 và số 8 ( là các thanh cái liên quan trực tiếp đến đường dây truyền tải 6)

Góc rotor của máy phát G2:

0% Penetration:
10% Penetration:

30% Penetration:
Ở trường hợp khi chưa có sự xâm nhập của năng lượng mặt trời và với sự xâm nhập ở
mức thấp (10%) đều có dạng dao độ ng của góc rotor tương đồng với biên độ dao độ ng
giảm dần đều và dần xác lập tại mộ t giá trị mới mộ t cách ổn định. Khi mức xâm nhập
tăng cao đến 30%, biên độ dao độ ng không giảm mà thay đổi mộ t cách hỗn loạn liên
tục, và hiển nhiên là không thể xác lập tại mộ t giá trị mới. Từ đó hệ thống không thể ổn
định quá độ với trường hợp này.

Điện áp tại bus 5:

0% Penetration:

10% Penetration:
30% Penetration:
Điện áp tại bus 8

0% Penetration:

10% Penetration:
30% Penetration:
Từ kết quả mô phỏng, ta nhận thấy khi đường dây 6 bị ngắt khỏi hệ thống đều có sự xảy
ra sụt áp nghiêm trọng. Ở trường hợp chưa có mức xâm nhập, phần tram điện áp nhanh
chóng được phục hồi và xác lập ở giá trị mới không quá sụt giảm so với giá trị ban đầu.
Khi mức xâm nhập tăng lên 10%, giá trị biên độ dao độ ng thay đổi liên tục và độ nhấp
nhô khá cao, nhưng sau mộ t khoảng thời gian thì lại dần trở nên ổn định và cũng tìm
được vị trí xác lập mới. Với mức xâm nhập cao 30%, điện áp dạo độ ng từ 10-15% liên
tục trong thời gian dài và không xác lập tại mộ t ví trí xác định.

Kết luận

Qua kết quả mô phỏng, ta nhận thấy sự xâm nhập của năng lượng mặt trời vào lưới điện
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ổn định quá độ của hệ thống. Ở các trường hợp cơ bản
và mức xâm nhập nhỏ, ta dễ dàng xác định được giới hạn ổn định để chỉnh định các
thiết bị bảo vệ phù hợp. Xét với tất cả các trường hợp của ổn định quá độ (sa thải phụ
tải, sự cố trên đường dây, sự cố tại thanh cái ) khi tăng dần mức năng lượng mặt trời
vượt qua mộ t giá trị nào đó ( ở mô phỏng là 30%), hệ thống bắt đầu mất ổn định ở mọi
trường hợp. Ở đây, yếu tố bị ảnh hưởng nghiêm trọng đó chính là điện áp tại các nút và
góc rotor của các máy phát.

Qua đó rất khó để tăng cao mức xâm nhập của năng lượng mặt trời vào hệ thống mà
phù hợp với các yếu tố của lưới và các thiết bị bảo vệ. Ta cần đề xuất các giải pháp để
xem xét các tình trạng này.

You might also like