You are on page 1of 40

Lê Hoàng Quân -1512677

Mục lục
I. Nguồn điện mặt trời ......................................................................................................................... 2
1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của điện mặt trời ......................................................................... 2
1.1 Cấu tạo................................................................................................................................. 2
1.2 Các đặc tính ......................................................................................................................... 3
1.3 Sơ đồ kết nối lưới điện của năng lượng mặt trời .................................................................... 5
1.4 Bộ nghịch lưu cầu điều khiển PWM ..................................................................................... 6
1.5 Điều khiển độ rộng xung PWM ............................................................................................ 8
1.6 Điều khiển tần số với vòng khóa pha PLL ............................................................................ 9
1.7 Phương pháp tìm điểm công suất cực đại ............................................................................ 10
2. Điều khiển đồng bộ đầu ra bộ nghịch lưu PV và lưới điện xoay chiều ......................................... 12
II. Nguồn điện gió .............................................................................................................................. 19
1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của điện gió ............................................................................... 19
2. Hàm mật độ xác suất tốc độ gió ................................................................................................. 21
3. Các đặc tính của tuabin gió ........................................................................................................ 22
4. điểm công suất cực đại khi tốc độ gió thay đổi ........................................................................... 24
5. Mô hình turbine gió hòa lưới DFIG ............................................................................................ 25
6. Các kênh điều khiển DFIG........................................................................................................... 26
6.1 Điều khiển bộ biến đổi công suất phía rotor ....................................................................... 26
6.2 Mạch vòng điều khiển công suất .............................................................................................. 27
6.3 Mạch vòng điều khiển dòng điện phía máy phát ...................................................................... 27
6.4 Mạch vòng điều khiển tốc độ ............................................................................................. 28
6.5 Điều khiển bộ biến đổi công suất phía lưới ......................................................................... 28
6.6 Công suất phản kháng và công suất tác dụng phía GSC ............................................................. 29
7 Mô phỏng với matlab................................................................................................................. 31
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 39
Lê Hoàng Quân -1512677

I. Nguồn điện mặt trời

1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của điện mặt trời

1.1 Cấu tạo


Pin năng lượng Mặt trời (Solar panel) bao gồm nhiều tế bào quang điện (photodiode) -
là phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng, thực
hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện (theo hiện tượng quang điện
tách các electron ra khỏi bề mặt khi nhận đủ bức xạ ).
Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở của pin mặt trời thay đổi phụ thuộc bởi
lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành
pin mặt trời.

Hình 1.1 Cấu tạo của tế bào quang điện (photodiode)

 Một tiếp giáp gồm 2 bán dẫn tốt là P+ và N+ làm nền, ở giữa có một lớp mỏng bán dẫn
yếu loại N hay một lớp tự dẫn I (Intrisic).
 Trên bề mặt của lớp bán dẫn P+ là một điện cực vòng (ở giữa để cho ánh sáng thâm nhập
vào miền I).
 Đồng thời trên lớp bán dẫn P+ có phủ một lớp mỏng chất chống phản xạ để tránh tổn hao
ánh sáng vào.
 Điện áp phân cực ngược để cho diode không có dòng điện (chỉ có thể có một dòng ngược
rất nhỏ, gọi là dòng điện tối).

Nguyên lí hoạt động

Hình 1.2 Sơ đồ photodiode tạo ra dòng DC


Lê Hoàng Quân -1512677

Hoạt động của pin mặt trời được chia làm ba giai đoạn:

 Đầu tiên năng lượng từ các photon ánh sáng được hấp thụ và hình thành các cặp electron-
hole trong chất bán dẫn.
 Các cặp electron-hole sau đó bị phân chia bởi ngăn cách tạo bởi các loại chất bán dẫn khác
nhau (p-n junction). Hiệu ứng này tạo nên hiệu điện thế của pin mặt trời.
 Pin mặt trời sau đó được nối trực tiếp vào mạch ngoài và tạo nên dòng điện.
Tất cả các phần tử này sinh ra ở mạch ngoài của PIN-Photodiode một dòng điện và trên tải một
điện áp.

1.2 Các đặc tính


Đặc điểm của PV là tính phi tuyến, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bức xạ mặt
trời, nhiệt độ và độ ẩm

Hình 1.3 Sơ đồ mạch điện tương đương của PV

Phương trình biểu thị:

(1)
Dòng điện qua diode:

(2)
Trong đó:
Is là dòng điện bão hòa của diode
K là hằng số Boltzman (
T là nhiệt độ lớp tiếp xúc
n là hệ số lí tưởng của diode
VD là điện áp của diode

Từ phương trình (1) và (2):


Lê Hoàng Quân -1512677

( )

Với V là điện áp ngõ ra của PV

Nguồn dòng sinh ra từ PV chịu ảnh hưởng của mức bức xạ mặt trời G (W/m2)

Trong đó:
G là mức bức xạ mặt trời
Isc là điện áp ngắn mạch sinh ra khi kết nối đầu âm và dương của tấm pin vào nhau, đây
là dòng điện lớn nhất mà tấm pin có thể sản sinh trong điều kiện tiêu chuẩn
Ki, Tc là nhiệt độ của tấm PV (cell temperature) và Tr là nominal temperature (phụ thuộc
vào loại PV)
Phương trình volt-ampere của pin mặt trời phụ thuộc vào bức xạ G (W/m2)

( )

Sau khi qua bộ chuyển đổi Buck DC/DC:

Những thay đổi trong bức xạ mặt trời sẽ gây ra sự thay đổi đường cong đặc tuyến PV và
thay đổi về nhiệt độ sẽ gây ra thay đổi về điện áp đầu ra hiện tại của PV:

Hình 1.4 Đặc tuyến của PV biểu thị mối liên hệ giữa P và V theo mức bức xạ
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 1.5 Thông số đầu ra của tấm pin trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau

Hình 1.6 Sự thay đổi mức bức xạ mặt trong trong ngày

1.3 Sơ đồ kết nối lưới điện của năng lượng mặt trời
.
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 1.6 Mạch điện công suất và mạch điều khiển của hệ thống PV nối lưới

Bộ chỉnh lưu DC/DC đảm bảo 2 chức năng: khai thác tối đa lượng công suất phát của PV
với mọi điều kiện thay đổi bức xạ mặt trời – MPPT; Boost converter khuếch đại điện áp
VPV của PV cấp cho bộ nghịch lưu DC/AC là VDC. - Cầu H gồm 4 khóa điều khiển
IGBT chuyển đổi điện áp khuếch đại VDC thành điện áp xoay chiều AC. Quá trình đóng
mở IGBT và đồng bộ với điện áp lưới điện được thực hiện bằng phương pháp điều chỉnh
độ rộng xung PWM (pulse width modulation) với tần số cơ bản 50 Hz
Mạch điều khiển cho bộ Boost Converter Bộ điều khiển cho bộ Boost Converter lấy tín
hiệu vào là điện áp từ dàn Pin Mặt trời UPV, xuất tín hiệu ra UDC để đưa tới đầu vào bộ
nghịch lưu DC/AC.
Bộ Boost Converter thực hiện nhiệm vụ tang điện áp một chiều lên. Trong quá trình
chuyển đổi điện áp này có sự can thiệp của bộ điều khiển lấy điểm công suất dàn Pin cực
đại MPPT.
MPPT Controller là bộ điều khiển công suất cực đại từ dàn Pin mặt trời. Bộ này có tác
dụng điều khiển cho năng lượng từ dàn pin mặt trời luôn cực đại trong mọi điều kiện
không ổn định về thời tiết, khí hậu, thời gian sáng tối, cường độ bức xạ… Tín hiệu đầu ra
của bộ điều khiển MPPT trực tiếp điều khiển đóng mở van của bộ DC – DC.
Để điều khiển cho bộ nghịch lưu DC/AC có hai cách điều khiển chính là điều khiển dòng
và điều khiển áp. Mạch điều khiển của nghịch lưu sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển hoạt động
của các IGBT, tín hiệu điều khiển nghịch lưu được thiết kế theo kiểu điều chế độ rộng
xung (PWM).

1.4 Bộ nghịch lưu cầu điều khiển PWM


Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 1.7 Sơ đồ bộ nghịch lưu cầu


Ở nửa chu kỳ đầu tiên , cặp van T1, T2 dẫn điện, phụ tải được đấu vào nguồn. Do nguồn
là nguồn áp lên điện áp trên tải U1 = E, hướng dòng điện là đường nét đậm. Tại thời điểm
= 2 , T1 và T2 bị khóa, đồng thời T3 và T4 mở ra tải sẽ được đấu vào nguồn theo chiều
ngược lại, tức là dấu điện áp trên tải sẽ đảo chiều và Ut = - E tại thời điểm t2 . Do tải
mang tính trở cảm nên dòng vẫn giữ nguyên hướng cũ (đường nét đậm) T1, T2 bị khóa
nên dòng phải khép mạch qua D3, D4. Suất điện động cảm ứng trên tải sẽ trở thành nguồn
trả năng lượng thông qua D3, D4 về tụ C (đường nét đứt ). Tương tự như vậy đối với chu
kỳ tiếp theo khi khóa cặp T3, T4 dòng tải sẽ khép mạch qua D1 và D2.

Hình 1.8 Đồ thị điện áp tải Ut , dòng điện tải it

Điện áp Ut ra khỏi bộ nghịch lưu:


Lê Hoàng Quân -1512677

Dòng điện It :

Với Rt và Xt là điện trở và điện cảm của tải sau nghịch lưu

1.5 Điều khiển độ rộng xung PWM


Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của một bộ nghịch lưu là mức độ gần sin chuẩn của điện
áp và dòng điện đầu ra. Trong tất cả các bộ nghịch lưu thì bộ nghịch lưu điều biến độ
rộng xung được đánh giá là bộ nghịch lưu cho phép đưa ra dạng sóng gần sin nhất.
Tín hiệu điều khiển hình sin có tần số mong muốn sẽ được so sánh với các xung hình tam
giác. Tần số chuyển mạch của nghịch lưu fcm bằng tần số xung tam giác fx có giá trị
không đổi; tần số xung tam giác còn gọi là tần số mang. Tần số tín hiệu điều khiển f1 có
tên là tần số điều biến sẽ xác định tần số cơ bản của điện áp ra nghịch lưu. Hệ số điều
biến biên độ được định nghĩa là:

Trong đó Udkm là biên độ của tín hiệu điều khiển


Uxm là biên độ tín hiệu xung tam giác

Hệ số điều biến tần số :

Xét một chu kỳ điện áp mang Khi xếp chồng udk và ux chúng cắt nhau tại các hoành độ và
Các giao điểm của chúng quyết định giá trị trung bình của điện áp ra. Điện áp trung bình
ngõ ra:

Với
Giá trị trung bình của điện áp ra trong một chu kỳ điện áp mang tỉ lệ với điện áp điều
khiển:

Nếu điện áp điều khiển có dạng hình sin thì Utb dạng hình sin. Người ta có thể điều chỉnh
biên độ điện áp ra bằng cách tác động vào tỉ số Udkm /Uxm .
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 1.9-1.10 Phương pháp tạo điện áp ra bằng so sánh điện áp điều khiển hình sin và
điện áp tam giác

1.6 Điều khiển tần số với vòng khóa pha PLL


Để pha và tần số của dòng đặt bám theo điện áp lưới, người ta có thể dùng vòng lặp khóa pha
(PLL-phase lock loop) để điều khiển theo sơ đồ sau:

Hình 1.11 Sơ đồ cấu trúc cơ bản của PLL trong điện mặt trời

PLL của nghịch lưu điện mặt trời nối lưới được thực hiện kết hợp với mạch vòng điều
khiển dòng của nghịch lưu, tạo ra tần số và pha cho tín hiệu đặt của vòng điều khiển này.
Điện áp lưới được lấy mẫu tại mọi kích hoạt của bộ biến đổi tương tự - số (ADC), cực
của điện áp lưới được lưu trong thanh ghi của bộ biến đổi và đều được kiểm tra. Nếu có
sự thay đổi về cực điện áp lưới thì phần mềm sẽ đặt cờ bắt điểm không Một thanh ghi chu
Lê Hoàng Quân -1512677

kỳ lưu trữ tổng số ngắt xuất hiện giữa hai sự kiện bắt điểm không. Giá trị đếm chu kỳ của
thanh ghi sẽ bằng một nửa chu kỳ của điện áp lưới

Hình 1.12 Phương pháp phase lock loop bằng kĩ thuật số


Tại các thời điểm bắt được điểm không (t0, t1, t2), hệ thống đếm lại chu kỳ lưới và điều
chỉnh sin đặt. Nhưng thời điểm khởi tạo bắt đầu chu kỳ dương của sin đặt chỉ khi bắt đầu
chu kỳ dương của điện áp lưới, như vậy sau mỗi bán chu kỳ, sin đặt được điều chỉnh một
lần làm cho tần số và do đó dẫn đến pha được điều chỉnh để bám điện áp lưới. Sin đặt là
bảng các giá trị sin (quy định tần số của sin xoay chiều đầu ra của hệ thống điện mặt trời)
được cho dưới dạng biến mảng trong chương trình làm dòng đặt cho mạch vòng điều
khiển dòng của hệ thống. Chương trình đếm được giá trị đếm của điện áp lưới (tần số)
trong một bán kỳ (NsinL), rồi đem so sánh với Nsin_đặt là giá trị khởi tạo cho trước của
bảng sin. Góc lệch của hai tín hiệu là:  = Nsin_dat/NsinL, đây là biến mới cho bảng sin
đặt của chương trình. Kết quả của quá trình trên là tần số của sin đặt được điều chỉnh
trùng tần số điện áp lưới, cùng với đó là pha của mỗi bán kỳ sin đặt cũng được điều chỉnh
trùng với pha của mỗi bán kỳ điện áp lưới. Đại lượng sin đặt này được đưa vào vòng điều
khiển dòng của hệ thống thì đầu ra của vòng dòng sẽ là dòng điện mong muốn. Toàn bộ
nguyên lý trên được thực hiện để điều khiển bộ biến đổi một chiều - một chiều của hệ
thống, tại cửa ra của nó là dòng điện dạng bán sin dương có tần số trùng với tần số bán kỳ
điện áp lưới.

1.7 Phương pháp tìm điểm công suất cực đại

MPPT (Maximum Power Point Tracking) là phương pháp dò tìm điểm làm việc có công
suất cực đại của hệ thống điện mặt trời thông qua việc đóng mở khóa điện tử của bộ biến
đổi DC/DC. Phương pháp MPPT được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống PV làm việc
độc lập và đang dần được áp dụng trong hệ quang điện làm việc với lưới Trong thuật toán
này điện áp hoạt động của pin mặt trời (PMT) bị nhiễu bởi một gia số nhỏ ΔV và kết quả
làm thay đổi công suất, ΔP được quan sát
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 1.13-1.14 Sơ đồ áp dụng phương pháp MPPT


Trong thuật toán này điện áp hoạt động của pin mặt trời bị nhiễu bởi một gia số nhỏ ΔV
và kết quả làm thay đổi công suất, ΔP được quan sát mô tả nguyên lý hoạt động của thuật
toán P&O, từ đó có thể suy ra cách thức hoạt động của thuật toán như sau:

- Nếu điểm hoạt động của hệ thống đang di chuyển theo hướng 1 (ΔP < 0 và ΔV < 0) thì
cần tăng điện áp hoạt động lên để di chuyển điểm hoạt động tới điểm MPP. - Nếu điểm
hoạt động của hệ thống đang di chuyển theo hướng 2 (ΔP > 0 và ΔV > 0) thì cần tăng
điện áp hoạt động lên để di chuyển điểm hoạt động tới điểm MPP. - Nếu điểm hoạt động
của hệ thống đang di chuyển theo hướng 3 (ΔP > 0 và ΔV < 0) thì cần giảm điện áp hoạt
động để di chuyển điểm hoạt động tới điểm MPP. - Nếu điểm hoạt động của hệ thống
đang di chuyển theo hướng 4 (ΔP < 0 và ΔV > 0) thì cần giảm điện áp hoạt động để di
chuyển điểm hoạt động tới điểm MPP.

Hình 1.15 Lưu đồ giải thuật


Bộ điều khiển MPPT sẽ đo các giá trị dòng điện I và điện áp V, sau đó tính toán độ sai
lệch ∆P, ∆V và kiểm tra: - Nếu ∆P. ∆V > 0 thì tăng giá trị điện áp tham chiếu Vref. - Nếu
Lê Hoàng Quân -1512677

∆P. ∆V < 0 thì giảm giá trị điện áp tham chiếu Vref. Sau đó cập nhật các giá trị mới thay
cho giá trị trước đó của V, P và tiến hành đo các thông số I, V cho chu kỳ làm việc tiếp
theo.

2. Điều khiển đồng bộ đầu ra bộ nghịch lưu PV và lưới điện xoay chiều
Các đặc tính của mạch điện được mô tả dạng giản đồ vectơ pha – diagram với các thành phần giá
trị cơ bản: điện áp và dòng điện xoay chiều đầu ra của Inverter PV ( Vinv , Iout ), sụt áp trên điện
cảm ( VL = jXLIout = jωLIout ) và điện áp lưới điện ( Vgrid ). Trong đó,  là góc lệch pha giữa điện
áp lưới Vgrid và dòng điện Iout;  là góc lệch pha giữa điện áp Vinv và điện áp lưới Vgrid . Các giá
trị điện áp và dòng điện xoay chiều đầu ra của Inverter PV như sau: vinv  √ .Vinv và iout 
√ .I out .

Hình 1.16-1.17 Sơ đồ mạch tương đương và giản đồ vector các đại lượng mạch điện
Mặt khác, từ pha-diagram trên, mối quan hệ giữa các đặc tính như sau:

Vinv sin VLcos  XL Ioutcos


Công suất tác dụng đầu ra của Inverter PV bơm vào lưới như sau:

Phương trình trên cho thấy công suất của nguồn PV bơm vào lưới phụ thuộc vào: điện kháng X
L , điện áp đầu ra Inverter PV, điện áp lưới và sự thay đổi góc lệch pha của 2 điện áp này (  ).
Công suất phản kháng của Inverter PV:

Từ phương trình trên, giá trị và công suất phản kháng (công suất sinh ra và công suất tiêu thụ)
phụ thuộc vào các đại lượng như sau: điện kháng, biên độ điện áp đầu ra Inverter PV; điện áp
lưới điện và góc pha của điện áp lưới. Kết luận rằng: có thể tác động tới góc lệch pha giữa điện
Lê Hoàng Quân -1512677

áp đầu ra của Inverter PV và điện áp lưới hoặc biên độ điện áp xoay chiều của Inverter PV để
điều chỉnh lượng công suất tác dụng của Inverter PV bơm lên lưới điện. Trong khi đó, công suất
phản kháng của Inverter PV đưa vào lưới tỉ lệ với giá trị biên độ điện áp xoay chiều Inverter PV.
Dòng công suất của Inverter PV bơm lên lưới điện sẽ bị thay đổi nếu giá trị biên độ điện áp lưới
thay đổi
Sơ đồ nguyên lý của phương pháp điều chỉnh góc lệch pha giữa điện áp đầu ra Inverter PV và
điện áp lưới điện trên hình

Hình 1.18 Điều khiển P,Q của PV dựa trên tham chiếu lưới và phương pháp MPPT
Công suất tác dụng của nguồn PV phát ra ở đầu ra Inverter PV ( Pg ) được so sánh với tín hiệu
công suất tham chiếu ( Pr ); sai số do phép so sánh này được đưa qua bộ điều chỉnh PI. Nguyên
lý hoạt động của bộ điều chỉnh là quá trình lặp các giá trị công suất tác dụng cao/thấp của nghịch
lưu PV được bơm vào lưới và điều chỉnh bằng cách giảm/tăng tương ứng giá trị sin sao cho giá
trị công suất P không đổi. Quá trình điều chỉnh này tương ứng với quá trình điều khiển góc lệch
pha  . Góc pha này được cộng với góc pha của điện áp lưới  , kết quả là góc pha điện áp đầu ra
của Inverter PV là   . Mặt khác, bộ điều khiển bù lượng công suất phản kháng bơm vào lưới
từ Inverter PV ( Qg ), so sánh với giá trị tham chiếu Qr . Giá trị sai số giữa Qg và Qr qua bộ PI,
kết quả là giá trị sai số của điện áp đầu ra Inverter PV ( Vinv ). Sai số điện áp này được thêm
vào giá trị biên độ điện áp lưới, kết quả là biên độ điện áp đầu ra Inverter PV (. √ Vinv ). Giá trị
điện áp tức thời đầu ra của Inverter PV:
Lê Hoàng Quân -1512677

Phương pháp điều khiển này dựa trên nguyên lý điều khiển xung điện áp xoay chiều PWM,
chúng ta điều khiển thời gian xung điện áp được tạo ra tác động quá trình mở của IGBT, với độ
trễ thời gian t (second) sinh ra:

Trong đó: t thời gian đặt tương ứng với góc lệch pha  ; T chu kỳ điện áp lưới. Như vậy, tại thời
điểm mở IGBT ( t ) điện áp đầu ra của Inverter PV sớm pha hơn điện áp lưới góc pha  . Ưu
điểm của phương pháp này là cho phép điều chỉnh dòng công suất tác dụng của Inverter PV bơm
lên lưới, khả năng điều chỉnh công suất phản kháng. Khi công suất phản kháng tham chiếu của
PV được set-up giá trị 0, hệ số công suất của Inverter PV tiệm cận 1.
Mô phỏng mô hình điện mặt trời

Thực hiện mô phỏng mô hình PV với dữ liệu đầu vào là mức bức xạ năng lượng mặt trời
và nhiệt độ trung bình tháng của 12 tháng trong năm

Dữ liệu đầu vào của mô hình PV

Hình 1.19 Sơ đồ khối với Simulink mô phỏng năng lượng mặt trời
Lê Hoàng Quân -1512677

Hệ thống điều khiển VSC sử dụng hai vòng điều khiển: vòng điều khiển bên ngoài điều chỉnh

điện áp liên kết DC và vòng điều khiển bên trong điều chỉnh dòng điện lưới Id và Iq (các thành

phần dòng hoạt động và phản kháng). Tham chiếu dòng id là đầu ra của bộ điều khiển bên ngoài

điện áp DC. Tham chiếu dòng của Iq được đặt thành 0 để duy trì hệ số công suất thống nhất.

Đầu ra điện áp Vd và Vq của bộ chuyển thành 3 tín hiệu điều chế Uabc để tạo xung PWM
Thời gian lấy mẫu hệ thống là 100us cho bộ điều khiển điện áp
Bộ tạo xung và DC/DC boost và VSC sử dụng với thời gian lấy mẫu 1us để có để có mức PWM
phù hợp.

HÌnh 1.20-21 Bên trong khối MPPT


Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 1.22 Đặc tuyến PV của SPR-305E

Hình 1.23 Bức xạ mặt trời đầu vào


Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 1.24 Kết quả mô phỏng


Từ 0-0.3s Duty Cycle của bộ Boost được cố định (D = 0,5). Do đó, điện áp PV là V = (1-D) *
Vdc = (1-0.5) * 500 = 250 V. Công suất đầu ra của PV là 96 kW
Tại t = 0,3 s MPPT hoạt động. Bộ điều chỉnh MPPT bắt đầu điều chỉnh điện áp PV bằng cách
thay đổi Duty Cycle để đạt công suất tối đa. Công suất tối đa (100,7 kW) có được khi Duty
Cycle là D = 0,453. Vpv = (1-D)*Vdc = (1-0.5)*500 = 250V
Từ t = 0,3s đến t = 0,5s, D thay đổi trong khoảng từ 0.450 đến 0.459. Điện áp PV = 273,5 V và
công suất trung bình = 125 kW.
Từ t = 1,0 s đến t = 1,5s khi bức xạ không đổi và bằng 6500 W / m ^ 2, D thay đổi trong khoảng
từ 0,466 đến 0,474.
Điện áp và công suất PV tương ứng là VPV = 280 V và P Trung bình = 124,4 kW.
Từ t = 1,75s đến t = 3,0s bức xạ mặt trời ổn định trong khoảng 6200-6300kW thì công suất PV
và Vpv cũng ổn định và dao động của Duty Cycle cũng không thay đổi nhiều
Từ t=3s đến t=4s, Bức xạ mặt trời giảm mạnh và D thay đổi trong khoảng từ 0.6 xuống 0.4 để
bám điểm công suất cực đại, sau đó trong khoảng từ 4-6s, khi bức xạ giảm nhẹ thì D chỉ dao
động nhỏ trong khoảng 0.38-0.42
Tính giá trị tính toán theo lí thuyết và mô phỏng ở nhiệt độ 25oC
Isc = 59.6 mA/cm2 . Dòng ngược bão hòa I0 = 10-12 A/cm2
Lấy ví dụ ở mức bức xạ 4940 W/m2 thì ta có: Isc = 4940*59.6*10-3 = 2944 (mA)
Ở điều kiện chuẩn 25oC. Điện áp của PV được tính là:

( ) 52V
Lê Hoàng Quân -1512677

Dựa theo đặc tính P-V ta có: P = 350W


Mảng bao gồm 66 chuỗi gồm 5 mô-đun kết nối nối tiếp được kết nối song song :
Ptổng = 66 * 5 * 350W = 115,3 kW

Từ đó ta có bảng tính các giá trị theo lí thuyết và mô phỏng:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bức xạ W/m2 4.94 5.66 5.81 6.14 6.33 6.36 6.27 6.18 5.47 4.76 3.95 3.67

Công suất P(tính toán) kW 115.3 135 137 140 148 150 145 140 132 109 100 98

Công suất P(mô phỏng)kW 135 137 137 140 145 145 145 142 140 132 125 117

Kết quả giữa tính toán mô phỏng và thực tế có sai số vì thuật toán MPPT áp dụng vào mô phỏng
giúp bám điểm công suất đầu ra đúng với giá trị công suất cực đại hơn
Độ chênh lệch công suất tác dụng P khi bức xạ mặt trời cực đại và cực tiểu:
Bức xạ mặt trời cực đại I = 6500W/m2 có P = 150kW và cực tiểu I = 3670W/m2 có P = 33kW

Sai lệch xảy ra là lớn vì sự chênh lệch bức xạ cao và thuật toán MPPT chỉ có thể bám điểm công
suất cực đại với một giới hạn nhất định

Nhận xét: Áp dụng thuật toán MPPT giải thuật P&O, với bộ số liệu đầu vào về bức xạ mặt trời
và nhiệt độ có sẵn, ta có thể điều chỉnh được công suất ngõ ra của PV ổn định và phù hợp với giá
trị tính toán theo lí thuyết tính bởi các tham số của PV và các bộ biến đổi công suất.
Lê Hoàng Quân -1512677

II. Nguồn điện gió

1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của điện gió

Hình 2.1 Cấu tạo của tuabin gió


Năng lượng của gió làm cho hai hoặc ba cánh quạt quay quanh rotor mà rotor được nối với trục
chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.
Máy phát sử dụng để chuyển hóa cơ năng thành điện năng thường là máy không đồng bộ hoặc
đồng bộ, tạo ra tần số 50-60Hz

Hình 2.2 Mô hình chung về các hệ thống trong turbine gió


Mô hình của một turbine gió bao gồm:
Lê Hoàng Quân -1512677

Hệ thống điều khiển: cung cấp góc điều khiển cho cánh quạt để ổn định tốc độ quay của rotor và
ngăn ngừa sự cố, ngoài ra còn cung cấp góc khởi động mềm cho bộ phận phát điện
Hệ thống khí động lực: Được điều khiển bởi tốc độ gió, cung cấp moment đầu vào cho bộ phận
cơ khí
Bộ phận cơ khí: Cấu tạo chủ yếu là hộp số chuyển đổi tốc độ thấp từ cánh quạt thành tốc độ cao
cung cấp cho rotor máy phát điện
Bộ phát điện: Là máy phát điện có nhiệm vụ chuyển đổi cơ năng từ bộ phận cơ khí thành điện
năng
Công suất P của turbine gió phụ thuộc vào hàm phân bố tốc độ gió theo địa hình, mật độ không
khí cũng như bán kính cánh quạt turbine gió
Động năng của khối khí có khối lượng m, di chuyển với tốc độ V tính bời công thức:

Công suất của khối khí di chuyển nói trên là động năng trong 1 giây của khối khí:

(W)

Trong đó: m. là lưu lượng theo khối lượng (mass flow rate) của khối khí.

Trong đó:
P = Công suất của gió (W)
A = diện tích quét bởi cánh tuabin (m2),
V = tốc độ của gió (m/s)

 = mật độ không khí (kg/m3 )


Lưu lượng gió = AV, và: m.= AV

Mật độ công suất (specific power hoặc power density) của địa điểm đặt tuabin:
Lê Hoàng Quân -1512677

2. Hàm mật độ xác suất tốc độ gió


Hàm mật độ xác suất Weibull và Rayleigh
Thông tin về tốc độ gió thường đựơc biểu diễn được biểu diễn bằng hàm mật độ xác suất (p.d.f. –
probability density function) Weibull, có biểu diễn toán học như sau

Trong đó k là tham số hình dạng (shape parameter) và c là tham số tỉ lệ (scale parameter).

Hình 2.3 Phân bố Weibull của xác suất tốc độ gió

Công suất gió thu được của turbine

khối khí đi vào cánh tuabin sẽ truyền một phần động năng cho rotor tuabin, do đo khi đi ra khỏi tuabin,
khối khí sẽ có tốc độ thấp hơn và áp suất giảm đi, khiến khối khí sẽ tăng thêm thể tích. Lưu ý là khối khí
đi ra khỏi cánh tuabin không thể có tốc độ bằng zero, vì như vậy khối khí này sẽ không thể di chuyển và
sẽ dừng ngay phía sau cánh tuabin, ngăn cản không cho khối khí tiếp theo qua được tuabin, và điều này
không đúng với thực tế. Betz đã chứng minh rằng công suất gió truyền cho tuabin sẽ là cực đại khi với
tốc độ gió ra khỏi tuabin bằng 1/3 tốc độ gió đi vào tuabin. Công suất thu được từ cánh quạt của tuabin
tính theo công thức:

Pb = ½[mass flow rate][V2- Vd2]


Trong đó:

Pb = công suất cơ mà cánh quạt rotor tuabin nhận từ gió [W],

V = tốc độ gió đi vào cánh quạt tua bin [m/s],


Lê Hoàng Quân -1512677

Vd = tốc độ gió đi ra khỏi cánh quạt tuabin [m/s],

Mass flow rate = lưu lượng khối khí

Lưu lượng khối (mass flow rate) tính bởi công thức:

Mass flow rate =

Vậy, công suất cánh quạt tuabin nhận được từ gió sẽ là:

Trong đó

Giá trị Cp được gọi là hệ số sử dụng của turbine

3. Các đặc tính của tuabin gió

Cấu hình được sử dụng nhiều nhất trong các dự án điện gió là Doubly-fed induction generator
với ưu điểm là hoạt động với nhiều tốc độ gió khác nhau, từ đó năng lượng gió có thể được tối
ưu hóa.

Hình2.4 Sự thay đổi hệ số sử dụng rotor Cp theo tỉ số Vd/V

Với một tốc độ gió cho trước, hiệu suất của rotor là một hàm của tốc độ quay của rotor. Nếu
rotor quay quá chậm, hiệu suất rotor sẽ giảm do một phần gió đi qua tuabin mà không tác động
lên, có nghĩa là không cung cấp công suất cho cánh quạt tuabin. Nếu rotor quay quá nhanh, hiệu
suất cũng giảm vì dòng xoáy do một cánh rotor gây nên sẽ ảnh hưởng lên cánh quay tiếp sau. Do
Lê Hoàng Quân -1512677

đó, hiệu suất rotor được biểu diễn là một hàm của tỉ số tốc độ đầu cánh rotor (rotor tip speed) với
tốc độ gió (TSR – Tip Speed ratio).
Định nghĩa của TSR:

Trong đó: rpm là tốc độ quay của rotor (vòng/phút – round per minute), D là đường kính cánh
quạt (m) và v là tốc độ gió (m/s).

Hình 2.5 Hiệu suất của turbine gió thông dụng


Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.6 Đặc tính của công suất phát turbine gió theo tốc độ gió với các giai đoạn

4. điểm công suất cực đại khi tốc độ gió thay đổi
Cp là hệ số sử dụng là hàm phụ thuộc vào β, λ
Trong đó β là góc pitch của turbine

Hình 2.7 Bám điểm công suất cực đại turbine gió
Turbine gió sẽ hoạt động bám theo điểm công suất cực đại từ A-D (đường màu đỏ) ứng với các
giai đoạn cut-in, rated output speed và cut-off
Lê Hoàng Quân -1512677

5. Mô hình turbine gió hòa lưới DFIG

Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý tuabin gió hòa lưới DFIG

Hình 2.9 Sơ đồ tương đương DFIG


Các công suất phía rotor và stator

S ự phân bố công suất tác dụng gi ữa các cuộn dây stator và rotor của máy phát DFIG phụ thuộc
vào hệ số trượt. Tùy thuộc vào điều kiện vận hành của hệ th ống, công suất qua mạch rotor có thể
đi theo hai chiều : Từ lưới qua bộ chuyển đổi công suất đến rotor khi ở dưới tốc độ đồng bộ, Pr <
0.
Lê Hoàng Quân -1512677

Từ rotor qua bộ chuyển đổi công suất đến lưới khi ở trên tốc độ đồng bộ, Pr > 0. Trong cả hai
trường hợp trên Ps đều phát công suất về lưới, Ps >0.

6. Các kênh điều khiển DFIG

Hình 2.10 Sơ đồ điều khiển DFIG


6.1 Điều khiển bộ biến đổi công suất phía rotor
Bộ biến đổi phía máy phát (MSC) điều khiển tốc độ của máy phát để đạt được công suất tối đa,
dựa trên một số mạch vòng điều khiển tốc độ, điều khiển công suất và điều khiển dòng điện. Tín
hiệu vào của bộ điều khiển tốc độ được lấy từ điểm công suất cực đại (maximum power point –
MPP) được tính toán từ vận tốc của cơn gió. Đầu ra của bộ điều khiển tốc độ trở thành tín hiệu
đặt cho mạch vòng điều khiển công suất. Mạch vòng dòng điện sẽ theo dõi công suất bằng bộ
điều khiển dòng điện. Bộ điều khiển dòng điện được gắn trên hệ trục toạ độ dq trùng với trục của
Roto máy phát.
Lê Hoàng Quân -1512677

6.2 Mạch vòng điều khiển công suất

Hình 2.11 Sơ đồ mạch vòng điều khiển công suất


Công suất biểu diễn theo từ trường của Stato như sau

Trong đó Ps và Qs lần lượt là công suất tác dụng và công suất phản kháng Stato. P*ref và Q*ref là
công suất tác dụng và công suất phản kháng đặt (P*ref được lấy từ đầu ra của mạch vòng điều
khiển tốc độ, Q*ref đặt bằng 0). Tín hiệu ra của mạch vòng điều khiển công suất là i*rd và i*rq trở
thành tín hiệu đặt cho mạch vòng dòng điện.

6.3 Mạch vòng điều khiển dòng điện phía máy phát

Hình 2.12 Sơ đồ mạch vòng điều khiển dòng điện phía stator
Lê Hoàng Quân -1512677

6.4 Mạch vòng điều khiển tốc độ

Hình 2.13 Sơ đồ mạch vòng điều khiển tốc độ


Trong đó n là tốc độ quay của máy phát (đo trên trục Roto của máy phát); n*ref là tốc độ đặt của
mạch vòng điều khiển tốc độ (n*ref được lấy từ đầu ra của bộ theo dõi công suất cực đại n*ref
được tính theo công thức:

Trong đó: opt là mômen trên trục của hộp bánh răng nối tuabin gió và máy phát; v là tốc độ gió;
n là tỉ số truyền của bánh răng (Gearbox).

6.5 Điều khiển bộ biến đổi công suất phía lưới

HÌnh 2.14 Điều khiển công suất phía lưới


Sử dụng bộ điều khiển công suất phía lưới nhằm mục đích điều chỉnh điện áp trên mối nối DC
của tụ điện. Ngoài ra , mô hình cho phép bộ chuyển đổi công suất phía lưới phát ra hoặc hấp thu
công suất phản kháng.
Bộ biến đổi phía lưới (GSC) điều khiển điện áp một chiều DC (Udc). Để làm được điều này ta
cần thiết kế mạch vòng điều khiển điện áp để được dòng điện trục d (I* d). Dòng điện (I* d) trở
thành đầu vào của bộ điều khiển dòng điện điều khiển công suất tác dụng P. Bộ biến đổi này
cũng có thể được sử dụng để điều khiển công suất phản kháng Q, bằng cách sử dụng mạch vòng
điều khiển dòng điện trên trục q (Id)
Lê Hoàng Quân -1512677

Hệ thống điều khiển góc pitch Khi tốc độ gió thấp hơn giá trị định mức, công suất đầu ra chưa
đạt đến giới hạn hệ thống điều khiển góc picth ở vị trí tối ưu, Trong trường hợp tốc độ gió lớn
hơn giá trị định mức, kênh điều khiển hiệu chỉnh góc pitch β để lược bớt công suất.

6.6 Công suất phản kháng và công suất tác dụng phía GSC
Với điều kiện bỏ qua tổn thất công suất do sóng hài bậc cao trong quá trình đóng cắt của các van
điện tử công suất, trong bộ lọc và bộ biến đổi, cân bằng công suất qua bộ biến đổi GSC được
biểu diễn như sau:

Pf là công suất tác dụng phía xoay chiều của GSC

Pgdc là công suất tác dụng phía một chiều của GSC
Hơn nữa do phương pháp điều khiển được lựa chọn định hướng điện áp lưới nên công suất tác
dụng phía xoay chiều được đơn giản hóa và tính bằng

Do vqgrid=0 vì do véc tơ điện áp lưới được định hướng dọc trục d


Ta có phương trình tại DC-link:
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.15 Sơ đồ điều khiển dòng điện một chiều tại bộ nghịch lưu và bộ lọc
Từ phương trình trên điện áp một chiều có thể điều khiển thông qua dòng điện của bộ lọc ifd Sơ
đồ khối của vòng điều khiển điện áp được xây dựng như trên, trong đó irc đóng vai trò của một
nhiễu loạn.

Hình 2.16 Sơ đồ điều khiển điện áp tại DC-link


Hệ số trượt của máy phát:

Với N là tốc độ quay rotor

Điều khiển tần số


Điều khiển tần số của máy phát điện gió cũng dựa trên mô hình Phase Lock Loop
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.17 Phương pháp điều khiển Phase Lock Loop

7 Mô phỏng với matlab


Sử dụng mô hình tuabin gió có sẵn của matlab mô phỏng tuabin gió kết nối lưới điện

Một trang trại gió 9 MW bao gồm 6 tuabin gió 1,5 MW được kết nối với hệ thống phân phối 25

kV xuất điện cho lưới điện 120 kV thông qua bộ cấp điện 30 km, 25 kV. Một nhà máy 2300V, 2

MVA bao gồm một tải động cơ (động cơ cảm ứng 1,68 MW ở 0,93 PF) và của tải điện trở 200

kW được kết nối trên cùng một bộ cấp nguồn tại bus B25

Hình 2.18 Sơ đồ DFIG kết nối với lưới điện của một trang trại gió
Lê Hoàng Quân -1512677

Một trang trại gió 9 MW bao gồm 6 tuabin gió 1,5 MW được kết nối với hệ thống phân phối 25

kV xuất điện cho lưới điện 120 kV thông qua bộ cấp điện 30 km, 25 kV. Một nhà máy 2300V, 2

MVA bao gồm một tải động cơ (động cơ cảm ứng 1,68 MW ở 0,93 PF) và của tải điện trở 200

kW được kết nối trên cùng một bộ cấp nguồn tại bus B25

Hình 2.19 Các khối mô hình bên trong nhà máy tải.
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.20 Đặc tuyến turbine gió với đường bám điểm công suất cực đại
Xây dựng hàm Weibull cho phân bố tốc độ gió với matlab
Xây dựng hàm phân bố Weibull đầu vào cho tốc độ gió
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.21 Mô hình Weibull xây dựng mẫu

Vậy, với dạng hàm phân bố tốc độ gió như trên, ta sẽ chọn hàm bước đơn vị làm đầu vào cho
hàm tốc độ gió:

Hình 2.21 Chọn hàm step để nhập thông số gió

Hệ thống điều khiển


Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.22 Sơ đồ điều khiển chung của DFIG

Điều khiển phía lưới

Hình 2.23 Sơ đồ điều khiển phía lưới

Sơ đồ điều khiển phía lưới:


Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.24-25 Sơ đồ điều khiển phía lưới ở mô hình DFIG matlab và trên lí thuyết

Mô hình điều khiển phía lưới bao gồm quy định điện áp Dc trong bộ nghịch lưu back-
to-back và quy định dòng điện, dựa vào các tham số idr-ref và iqr-ref được tính toán từ
các thông số của máy điện

Trong đó:

Điều khiển phía rotor


Lê Hoàng Quân -1512677

Sơ đồ điều khiển phía rotor:

Hình 2.26 Sơ đồ điều khiển phía rotor


Rotor side control
Bộ điều khiển phía rotor bao gồm:
- Qui định điện áp rotor dựa trên Qref đặt tính toán đầu vào
- Qui định dòng điện rotor dựa trên Id-ref và Iq-ref tính toán được từ các thông số của
máy điện
- Ước lượng tốc độ động cơ sử dụng bộ quan sát từ thông rotor (stator flux
estimator)

Hình 2.27 Khối ước lượng từ thông stator


Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.28 Sơ đồ bộ điều khiển chuyển đổi từ hệ trục dq sang abc của điều khiển phía
lưới

Mô phỏng và kết quả


Đáp ứng của tuabin với sự thay đổi của tốc độ gió
Mô phỏng trong thời gian 50s ứng với 1 chu kì làm việc:
Ban đầu, tốc độ gió được đặt ở mức 8 m / s, và sau đó ở t = 5s, tốc độ gió tăng đột ngột ở mức
14 m / s. Ở t = 5 s, công suất P được tạo ra bắt đầu tăng dần (cùng với tốc độ tuabin) để đạt giá
trị định mức 9MW trong khoảng 15 giây. Trong khoảng thời gian đó, tốc độ tuabin tăng từ 0,8 pu
lên 1,21 pu.
Tốc độ tuabin tương ứng là 1,2 pu của tốc độ đồng bộ máy phát. Điện áp DC được điều chỉnh ở
mức 1150 V và công suất phản kháng được giữ ở mức 0 Mvar
Ban đầu, góc pitch của tuabin là 0 độ và điểm vận hành tuabin theo đường cong màu đỏ của đặc
tính công suất tuabin cho đến điểm D. Sau đó, góc nghiêng được tăng từ 0 độ đến 0,76 ođể hạn
chế công suất cơ học lớn gây ảnh hưởng tới tuabin. Công suất phản kháng được điều khiển để
duy trì điện áp 1 pu. Ở công suất danh định, tuabin gió hấp thụ 0,68 Mvar (tạo ra Q = -0,68
Mvar)
Điện áp tại thanh cái B575 (Điện áp sinh ra từ tuabin gió chưa hòa lưới ) vẫn được duy trì ở điện
áp định mức 1pu trong các điều kiện gió khác nhau.
Lê Hoàng Quân -1512677

Hình 2.29 Kết quả mô phỏng đầu ra của turbine gió ứng với tốc độ gió thay đổi

Kết luận:

Các ưu điểm chính của tuabin gió DFIG khả năng điều khiển công suất phản kháng và kiểm soát
hoạt động và công suât phản kháng bằng cách độc lập kiểm soát góc pitch. DFIG có thể sản xuất
hoặc hấp thụ một lượng công suất phản kháng đến hoặc từ lưới trong khả năng của nó, để điều
chỉnh điện áp đầu cực.

Tài liệu tham khảo

[1]. Active and reactive power control of the doubly fed induction generator based on wind
energy conversion system. Ghulam SarwarKaloi, Mazhar HussainBaloch
[2]. Active and Reactive Power Controller for Single-Phase Grid- Connected Photovoltaic
Systems. Tran Cong Binh, Mai Tuan Dat, Ngo Manh Dung, Phan Quang An, Pham Dinh Truc
and Nguyen Huu Phuc Department of Electrical- Electronics Engineering- HoChiMinh City
University of Technology. Vietnam National University in HoChiMinh, Vietnam.
[3]. An overview of solar power (PV systems) integration into electricity grids, K.N.Nwaigwe,
E.Dintwa
[4]. Matlab Simulink Dfig example model, Matlab Simulink PV Array example model
Lê Hoàng Quân -1512677

[5] . A review of design consideration for Doubly Fed Induction Generator based wind energy
system. HosseinTorkaman
[6]. Study the overview of wind turbines and the factors that affect the power output of the
turbine. Nguyen Van Doai

You might also like