You are on page 1of 8

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

THIẾT BỊ
HẤP THỤ LỎNG - KHÍ
-HCMUTE 2020-
I. Mục đích:
- Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức và nắm vững lý thuyết về quá trình hấp thụ khí bởi
pha lỏng.
- Khảo sát quá trình hấp phụ CO2 bởi diethanolamin (DEA) qua lớp đệm bằng thực nghiệm,
để:
+ Làm quen với cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị hấp thụ khí – lỏng qua lớp
đệm.
+ Khảo sát ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí, dòng lỏng, nồng độ ban đầu của pha khí,
chiều cao lớp đệm đến khả năng hấp thụ CO2 của DEA.
+ Khảo sát hiệu suất của tháp đệm hấp thụ.
II. Ưu điểm:
- Tích hợp sơ đồ nguyên lý hoạt động trên tủ điện điều khiển.
- Giúp Thầy hướng dẫn thí nghiệm dễ dàng.
- Giúp Sinh viên hình dung hệ thiết bị trong thực tế sản xuất và tiến hành thí nghiệm đơn
giản.
- Sai số thí nghiệm thấp.
III. Yêu cầu:
- Mặt bằng: dài x rộng x cao: D2.500 x R2.000 x C2.500
- Điện: 15A – 220VAC – 1 pha
- Nước: Pmin = 0,5 kgf/cm2; Qmin = 300 l/h; Tmax = 30 oC
IV. Thông số kỹ thuật:
- Thân tháp: + Kiểu: tháp đệm
+ Kích thước: 50 x H200
+ Vật liệu: Thủy tinh (hoặc thủy tinh hữu cơ) và inox
SUS 304 (Thân bằng inox, cửa quan sát bằng thủy tinh)
+ Số lượng: 4
- Bồn chứa và gia nhiệt: + Dung tích: 20 l
+ Kiểu: vỏ áo
+ Vật liệu: inox SUS 304
- Bộ giải nhiệt: + Bề mặt truyền nhiệt F=0,25 m2
+ Vật liệu: inox SUS 304
- Máy thổi khí: + Lưu lượng: 1 m3/h
+ Cột áp: H=1.000 mm H2O
+ Số lượng: 1
- Bơm tuần hoàn: + Lưu lượng: 60 l/h
+ Cột áp: H = 0,5 kgf/cm2
+ Số lượng: 1
- Lưu lượng kế dòng khí: + Thang đo: Qmax = 15 l/min
-Lưu lượng kế dòng + Thang đo: Qmax = 1 l/min
lỏng:
- Cảm biến nhiệt độ: + Thang đo max: 100 oC
+ Số lượng: 2
- Cảm biến áp suất: + Thang đo max: 1.000 mm H2O
+ Số lượng: 1
- Cảm biến CO2: + Thang đo max: 10%
+ Số lượng: 1
- Hệ thống đường ống: + Kích thước: 8+21
+ Vật liệu: nhựa chịu hóa chất + inox SUS 304
+ Van điện từ, van chỉnh và phụ kiện các loại
- Tủ điện điều khiển: + Kích thước: H800 x W600 x D300
+ Vật liệu vỏ: inox SUS 304
+ Vật liệu mặt: inox SUS 304 + thủy tinh hữu cơ
+ Hiển thị nồng độ CO2: 01 đồng hồ chỉ thị số
+ Hiển thị lưu lượng dòng lỏng: 01 đồng hồ chỉ thị số
+ Hiển thị áp suất: 01 đồng hồ chỉ thị số
+ Hiển thị nhiệt độ: 02 đồng hồ chỉ thị số
+ Bảo vệ: quá tải
+ Cảnh báo sự cố: ánh sáng + âm thanh
+ Tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên mặt sơ đồ công
nghệ
- Chassi: + Kích thước L1.000 x W1.200 x H1.500
+ Vật liệu: vuông 40 inox SUS 304
+ Bánh xe để di chuyển
+ Bộ điều chỉnh thăng bằng
1. VẬN HÀNH

Quan sát, xác định các bộ phận, linh kiện, các cảm biến tương ứng trên sơ đồ và
trong thực tế.

1.1. Chuẩn bị
- Pha dung dịch NaOH 10% trong thùng chứa riêng, sau đó vào bồn chứa của hệ.

- Mở van V2.

- Khóa van thổi không khí vào bồn chứa DEA.

- Mở van khóa đầu bình CO2.

1.2. Hoạt động


1. Đóng CB trên tường.

2. Mở cửa tủ điện điều khiển, đóng tất cả các CB trong tủ điện. Đèn POWER và
đèn READY sáng.
3. Bấm nút START trên mặt tủ điện, đèn READY tắt, đèn OPERATING sáng,
đèn S1 sáng, các đồng hồ điện tử hiển thị.

4. Nhấn nút FAN, máy thổi khí hoạt động, điều chỉnh lưu lượng dòng không khí ở
giá trị 50 L/min (tâm của viên bi trong lưu lượng kế nằm ở vạch 50), mở van đầu
bình CO2, sử dụng van V3 để chỉnh lượng CO2 trong dòng khí đi vào tháp khoảng
1,5% và để ổn định trong vòng 5 phút. Nồng độ CO2 đưa vào tháp sẽ được giữ cố
định ở khoảng 1,5% trong suốt quá trình thí nghiệm, ghi nhận trị số áp suất trong
cột trước khi cho dòng lỏng vào cột hấp thụ.

5. Nhấn nút PUMP, bơm hoạt động để bơm dòng lỏng vào trong cột hấp thụ. Sử
dụng van V2 để thay đổi lưu lượng dòng lỏng. Ứng với mỗi lưu lượng dòng lỏng,
lần lượt bấm nút nhấn S1 đến S5 để mở van đo CO 2 tại các vị trí tương ứng trên
cột hấp thụ, khoảng thời gian giữa 2 lần thay đổi vị trí lấy mẫu đo là 5 phút vì
cảm biến CO2 cần thời gian nhất định để ổn định, khi đó số liệu đo đạc hiển thị
mới chính xác. Ghi nhận lại nồng độ CO2 sau khi qua cột hấp thụ ứng với các vị
trí khác nhau. Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 theo số cột đệm trong tháp hấp
thụ.

1.3. Ngừng hoạt động


1. Nhấn nút PUMP, đèn báo tương ứng tắt.

2. Khóa van V3, khóa van đầu bình CO2.

3. Tắt CB MAIN (CB đầu tiên bên trái) trong tủ điện.

4. Tắt CB trên tường.

5. Làm vệ sinh thiết bị và khu vực thí nghiệm.

Chú ý:

Khi có sự cố xảy ra, thực hiện một trong các thao tác:

 Nhấn nút STOP.

 Tắt CB MAIN trong tủ điện.

 Tắt CB trên tường.

1.4. Sự cố và cách khắc phục

STT Hiện tượng xảy ra Nguyên nhân có thể Biện pháp xử lý

Bật CB MAIN mà đèn - Không có nguồn. - Kiểm tra lại nguồn cấp.
1 POWER và/hoặc đèn
START không sáng - Đèn báo hư. - Thay đèn báo mới.

Đèn OVERLOAD sáng Sự cố ở bơm hoặc Kiểm tra bơm và quạt


2 nhấp nháy kèm với âm quạt
thanh cảnh báo

3 Cụm gia nhiệt hoạt động, Điện trở gia nhiệt của Thay mới điện trở (thay
đèn báo HEATER sáng cụm gia nhiệt bị bằng điện trở dự phòng).
mà nhiệt độ nước tăng hỏng.
chậm hoặc không tăng.

Đèn báo cụm HEATER Dung dịch NaOH Cho bổ sung dung dịch
4 sáng nhấp nháy kèm âm trong bồn chứa gia NaOH vào bồn chứa.
thanh cảnh báo nhiệt đã cạn.

Đèn báo OVERHEAT Nhiệt độ dòng lỏng đi Kiểm tra nhiệt độ và lưu
5 sáng kèm âm thanh vào tháp quá cao. lượng của dòng nước giải
nhiệt.
HÌNH ẢNH THAM KHẢO

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Thiết kế mới có nhiều cải tiến về
mẫu mã, phương pháp đo, dụng cụ đo và là giáo cụ trực quan giúp cho
sinh viên tiếp thu nhanh và tiến hành thí nghiệm dễ dàng.

You might also like