You are on page 1of 4

1.

Cho biết giá trị áp suất trên đồng hồ (tính bằng KG/cm2) là bao nhiêu nếu mực
chất lỏng trong ống là 3m. Chất lỏng có khối lượng riêng là 1600 kg/m3. Khi đó
mực thủy ngân trong ống chữ U chênh lệch bao nhiêu biết Hg = 13600 kg/m3

Bài 1 Bài 2
2. Tính vận tốc nước chảy qua ống đường kính danh nghĩa 60mm (2” theo hệ Anh
Mỹ) có đường kính ngoài 60,3 mm đường kính trong 50,2 mm vào trong một thùng
chứa có lắp cân tự động. Hệ thống cân nhận được 500 kg sau mỗi 12 phút.

3. Một hệ thống nồi cô đặc chân không 5 hiệu có áp suất bên trong giảm dần theo
thứ tự, được đo bằng các áp kế chữ U chứa thủy ngân có khối lượng riêng 13.600
kg/m3. Nếu áp suất đọc được trên 3 trong số các áp kế đó là h1= 50mm, h2=200 mm
và h3= 50 mm, tính áp suất trong thiết bị bằng Pa. Cho biết thứ tự của 3 hiệu trong
hệ thống (lưu ý xem kỹ hình vẽ bên dưới)

4. Tính vận tốc dòng nước ở đoạn ống nhỏ như hình vẽ. Cho biết ống nằm ngang,
áp kế 1 chỉ 5000 Pa, áp kế 2 chỉ 4000 Pa, vận tốc trong ống lớn là 2 m/s. Bỏ qua
các tổn thất. Nếu đường kính ống lớn là 100 mm thì đường kính ống nhỏ và lưu
lượng dòng chảy là bao nhiêu
Áp kế 1
Áp kế 2
5. Thí nghiệm Torricelli.
Một ống nghiệm cao 1 m chứa đầy thuỷ ngân được úp ngược lên một chậu thuỷ
ngân. Khi đó, thuỷ ngân trong ống nghiệm chảy xuống chậu đến mức độ cao còn
760mm thì dừng không chảy hết xuống dưới. Hãy dùng phương trình tĩnh lực để
tính ra độ cao đó. Biết áp suất khí quyển (tuyệt đối) là 101.325 Pa, khối lượng riêng
thuỷ ngânHg=13.600 kg/m3

6. Một thiết bị cô đặc chân không có áp suất bên trong đo bằng một áp kế chữ U
chứa hydrocacbon lỏng có tỉ trọng là 0,74. Nếu áp suất đọc được trên áp kế đó
thấp hơn áp suất khi quyển 83 cm, tính độ chân không trong thiết bị và xác định
nhiệt độ sôi của nước trong nồi cô đặc sử dụng bảng nước và hơi nước bão hòa

- Áp suất trong nồi cô đặc chân không thấp hơn áp suất khí quyển 83 cm, như vậy độ chân
không sẽ bằng [p] = [pa+ g(-h)] với pa=0. H có giá trị âm vì mặt thoáng chất lỏng trong
ống chữ U phía trong nồi cô đặc cao hơn phía ngoài thông áp khí quyển. Lưu ý phải h đổi
sang m; khối lượng riêng chất lỏng = tỉ trọng x khối lượng riêng của H2O; ngoài ra độ
chân không là áp suất âm nhưng không mang dấu trừ.

7. Ước tính công suất cần thiết để bơm sữa ở 20oC với vận tốc 2,7 m/s trong ống
có đường kính 4 mm, dài 3 m. Giả sử độ cao bơm = 0, áp suất trước khi vào bơm
bằng áp suất khí quyển, ra khỏi ống cũng bằng khí quyển

- Tính số Re, tìm giá trị  với ống nhẵn  = 0. Tra phụ lục để biết thông số của sữa
- Công suất = Q Hb trong đó Hb = v2/2g (1 +  . L/D) do độ cao = 0 và áp suất = 0

8. Dung dịch muối ăn được bơm từ bồn chứa lên thùng cao vị lắp ở tầng trên cùng
của phân xưởng. Nếu độ cao của thùng cao vị so với bồn chứa là 40 m và đường
ống dẫn có đường kính 1,5 cm, hãy xác định vận tốc của dung dịch trong ống và
công suất cần thiết để bơm với lưu lượng là 0,81 m3/h. Giả sử bỏ qua trở lực đường
ống, hiệu suất bơm 68%, khối lượng riêng của dung dịch là 1160 kg/m3

9. Người ta muốn thiết kế một thiết bị làm mát bằng loại ống đường kính 10 mm
để làm nguội sữa từ 20oC xuống 3oC, chênh lệch áp suất đầu vào và ra là 0,15 bar.
Tính cần dàn ống dài bao nhiêu mét để có số Reynolds là 2000, và dàn ống nằm
ngang không có cao độ.

- Tra phụ lục để tìm khối lượng riêng và độ nhớt của sữa, tính ra vận tốc của sữa đi trong
ống theo số Re=2000. Xác định  tương ứng với Re = 2000 (chảy tầng)
- Vận tốc trong ống là bằng nhau ở hai đầu
- Viết pt Bernoulli hai đầu ống. Xác định L
10. Dầu đậu nành được bơm từ bồn tới thùng chứa nơi chế biến. Khoảng cách bơm
là 148 m, bao gồm sáu co 90o, hai van cửa và một van chặn. Nếu thùng đặt cao hơn
bồn chứa 3 m, hãy tính công suất cần thiết để bơm dầu ở 20oC với lưu lượng 20
tấn/h bằng đường ống 5 cm. Giả sử hiệu suất bơm là 70%. Xem ống là nhẵn, tính
hệ số , tính tổng trở lực cục bộ và đường ống thẳng

11. Một bơm hút nước từ hồ chứa bơm lên cao 16m qua đường ống đường kính
trong 35 mm dài 30 m, miệng trên ống đẩy hở ra ngoài khí quyển.
a. Cho biết công suất tiêu tốn của bơm nếu lưu lượng yêu cầu là 5 m 3/h. Lấy
ống có độ nhám =0,015 mm.
b. Nếu xả từ trên tháp xuống cũng bằng ống đường kính trong 35 mm và dài
45m thì vận tốc dòng ở miệng ống là bao nhiêu?

Câu b. Để tính vận tốc sử dụng phương trình Bernoulli, tuy nhiên do có hệ số  chưa biết nên
phải giải bằng phương pháp thử - sai.
- Viết phương trình Bernoulli mặt thoáng – miệng ống
- Giả sử một vận tốc bất kỳ (thường chọn v = 1m/s)
- Tính số Re và xác định bằng đồ thị hoặc tính toán
- Tính hc và hd
- Thế vào phương trình Bernoulli, nếu 2 vế bằng nhau thì v giả sử là đúng, nếu không bằng
thì giả sử lại với v khác.
- Sai số cho phép là 1%

12. Cho một hệ thống trao đổi nhiệt như hình vẽ. Chất lỏng làm lạnh được bơm
bằng bơm ly tâm vào thiết bị trao đổi nhiệt bằng đường ống vào và ra bằng nhau và
có đường kính bằng ngoài 35 mm, dầy 2 mm. Lưu lượng chảy trong ống là 80
lít/phút. Chiều cao h = 4 m
a. Tính vận tốc chất lỏng trong ống
b. Nếu áp kế 1 chỉ p1 = 3,5 kG/cm2, áp kế 2 chỉ p2 = 0,1 kG/cm2, hãy xác
định tổng tổn thất của hệ thống từ vị trí 1 đến vị trí 2, biết khối lượng
riêng của chất lỏng là 1200 kg/m3 (xem hình vẽ)
13. Tại sao trong lò đốt có ống khói càng cao,
càng hút mạnh khí vào lò?

Lò lấy không khí bên ngoài có nhiệt độ T1


khối lượng riêng 1 đốt nóng lên đến nhiệt độ
T2 khối lượng riêng giảm xuống còn 2 . Giả
sử khối lượng khí vào và ra khỏi ống khói là
không thay đổi. Viết phương trình Bernoulli
cho ống khói với điều kiện có thay đổi khối
lượng riêng. Chọn mặt cắt 1-1 ở ngoài miệng
hút, 2-2 ở miệng thoát, ta có:

z1 + p1/1g + v12/2g + E = z2 + p2/2g + v22/2g + hw1-2

E: công thực hiện khi 1 kg khí nóng di chuyển trong ống khói; tạo ra do lực đẩy
Archimede. Ống khói có thể tích là V. Lực đẩy Archimede sinh ra do khối không
khí nóng trong ống khói nhẹ hơn không khí bên ngoài (2 < 1) và nổi lên trên.
F= V1 g : lực đẩy Archimede của V m3 không khí ở nhiệt độ T2 , lực đẩy
nầy tạo ra một áp suất bằng p = F / A = h  g . Công thế năng áp suất do p tạo
ra là E = p /  g (tính cho 1 kg)
h: chiều cao ống khói, m
p1 = p2 = pa, quá trình đốt nóng đẳng áp.
Ta có:
0 + 0 + 0 + h 1 g / 2 g = h + 0 + v22/2g + hw1-2
g h (1- 2 )/ 2 = v22/2g + hw1-2

g h (1- 2 )/ 2 = v22/2g (1 + Ltđ/Dtđ)

trong đó
Dtđ : đường kính tương đương
Ltđ: chiều dài tương đương của ống khói

Do (1 > 2 ) nên g h (1- 2 )/ 2 > 0

Từ đó cho thấy nếu h càng cao, nhiệt độ T2 càng cao thì vận tốc dòng khí càng
lớn. Độ nhám mặt trong của ống khói có ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc, tác động
rất quan trọng đến khả năng hút của ống khói

You might also like