You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP


CƠ HỌC LƯU CHẤT VÀ VẬT LIỆU RỜI (NS109)

NHÓM 04 BUỔI: SÁNG THỨ 3 NGÀY 26/3


TT HỌ VÀ TÊN MSSV TT TRONG DS LT
1 CAO PHƯỚC THÀNH B2200107 15 – SÁNG 4
2 LÊ NGUYỄN QUANG HƯNG B2200072 16 – SÁNG 4
BÀI 1: PHƯƠNG TRÌNH BERNOULLI
1. Lý thuyết phương trình Bernoulli
Tổng năng lượng của 1 kg chất lỏng đi vào ở mặt cắt 1 bằng với tổng năng lượng của nó đi ra
ở mặt cắt 2, trừ đi phần năng lượng do bơm đưa thêm vào, cộng thêm năng lượng do tổn thất ma
sát khi chất lỏng chảy từ 1 đến 2. Qui ước ký hiệu 1 và 2 cho các giá trị của mặt 1 và 2 tương
ứng, ta có:

Ep1 + Ek1 + Er1 + Eb = Ep2 + Ek2 + Er2 + Ew

Vì vậy
p v21 p v22
z1 g + ρ1 + + Eb = z2 g + ρ2 + + Ew (2-3)
1 2 2 2

Chia 2 vế cho g
𝐩 𝐯𝟐 𝐩 𝐯𝟐
𝐳𝟏 + 𝛒 𝟏𝐠 + 𝟐𝐠𝟏 + 𝐇𝐛 = 𝐳𝟐 + 𝛒 𝟐𝐠 + 𝟐𝐠𝟐 + 𝐇𝐰 (2-4)
𝟏 𝟐

Trong đó:
z1, z2: chiều cao của vị trí 1 và 2 so với mặt chuẩn, (m)
p1, p2: áp suất tại 1 và 2, (Pa)
P1, P2: khối lượng riêng của lưu chất khi chảy qua mặt cắt 1-1 và 2-2, (kg/m3)
v1, v2: vận tốc trung bình của dòng chảy tại 1-1 và 2-2, (m/s)
Hw : độ sụt giảm chiều cao cột áp tương ứng với tổn thất năng lượng do ma sát khi
chất lưu chuyển động từ 1-1 đến 2-2, (m)
Hb : chiều cao cột áp do bơm cung cấp bổ sung cho dòng chảy trong đoạn giữa 1-1 và
2-2, m.
Lưu ý theo công thức 2-3 và 2-4, chất lưu bắt buộc phải chảy từ vị trí mặt cắt 1-1 đến mặt
cắt 2-2.
Phương trình Bernoulli, đưa ra lần đầu tiên năm 1738 bởi nhà toán học người Thụy Sĩ
Daniel Bernoulli, là một trong những biểu thức cơ bản của cơ học lưu chất.
Định luật Bernoulli: Trong một dòng chảy ổn định tổng mọi dạng năng lượng trong chất
lưu dọc theo đường dòng là như nhau tại mọi điểm trên đường dòng đó. Đối với ống dòng nằm
ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ được bảo toàn.
2. Sơ đồ thí nghiệm

Bản mẫu thí nghiệm


3. Tổn thất trên đường ống
Phương trình Bernoulli cho hệ thống vận chuyển chất lưu
p1 v12 p2 v22
z1 + + + Hb = z2 + + + Hw
ρ1 g 2g ρ2 g 2g
Số liệu đã đo đạc được:
Chiều dài đoạn ống L=1,96m
Chiều cao h1 = 28cm ; h2 = 25,7cm => Δh = 0,023m
Co góc 90ᵒ => hệ số trở lực cục bo góc ξ = 1,26
Độ nhám tương đối thành ống = 0
Đường kính ngoài: Dn= 21,4mm
Đường kính trong: Dt = 17,45mm
Độ nhớt của nước µ= 10-3 Pa.s
Lưu lượng nước chảy trong thành ống: Q=3,5l/p = 5,83x10-5 m3/s
4. Tính toán
-
Thực tế
p1 v12 p2 v22
z1 + + + Hb = z2 + + + Hw
ρ1 g 2g ρ2 g 2g

(𝑝1−𝑝2) 𝑣12 −𝑣22


=> Hw1-2 = (z1-z2) + + + Hb
𝑃.𝑔 2𝑔

Do đường ống nằm trên cùng mặt bàn => z1=z2 => z1 - z2=0
Ống có cùng kích thước cả đường kính trong và ngoài => V1 = V2 => (V12 – V22) = 0; Không có
bơm => Hb = 0
(𝑝1−𝑝2)
=> Hw1-2 = = ΔH = 0,023m
𝑃.𝑔

-Lý thuyết
𝑉2 𝐿 𝑉2
Hw1-2 = Σhc + Σhd = ξ 2𝑔 + λ𝐷 x 2𝑔 ;

4𝑄 4x 5,83.10−5
mà V = 𝜋𝐷2 = 𝜋 .(17,44.10−3 )2

= 0,2438 m/s
𝑉2 1,26 . (0,2438)2
Σhc = ξ 2𝑔 = = 3,812.10-3 m
2.9,81

𝑉.𝑑.⍴ 0,2438 . 17,44.10−3 . 1000


Chuẩn số Re = = ≈ 4000
µ 10−3

Ԑ 0 Ԑ
Tỉ số = 17,45 =0; với Re = 4000 và 𝑑 = 0
𝑑

=> Ta tìm được hệ số tổn thất đường dài dựa vào giản đồ MOODY => λ = f = 0,04
𝐿 𝑉2 1,96 0,24382
Σhd = λ𝐷 . 2𝑔 = 0,04 . 17,45.10−3 . = 1,361.10-2 m
2.9,81

Vậy Hw1-2 = Σhc + Σhd = 3,812.10-3 + 1,361.10-2 = 0,0174m


Sai số giữa thực tế và lý thuyết là ΔHw1-2 = 0,023 – 0,0174 = 5,6.10-3 m
Nhận xét:
Qua quá trình thí nghiệm ta thấy:
- Vận tốc trong ống phân bố không đều trên mặt cắt ngang dòng chảy
- Khi tiến hành thực nghiệm để tính toán sẽ măc phải nhiều sai số đo. Đọc chỉ số các áp kế không
chính xác, đo xác định kích thước sai, áp kế bị hư hoặc chạy không cố định,… nên kết quả tính
toán năng lượng tổn thất thực tế lớn hơn tổn thất lý thuyết. Vận tốc trong quá trình tính toán là
vận tốc trung bình mặt cắt dòng chảy, có dẫn tới sai số như đã kể khi dòng chảy với vận tốc thực
phân bố không đều .
BÀI 2: BƠM LY TÂM – QUẠT LY TÂM
I. BƠM LY TÂM:
I.1. Khái niệm
- Bơm ly tâm là dòng máy bơm công nghiệp thủy lực cánh dẫn. Máy hoạt động dựa trên
nguyên tắc của lực ly tâm, các phần tử chất lỏng ở trong bánh công tác bị dồn từ trong ra ngoài,
chuyền động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy của
bơm. Đồng thời ở lối vào của bánh công tác tạo nên một vùng có áp suất chân không và dưới tác
dụng của áp suất trên bề mặt thoáng của bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của bơm, chất lỏng ở
bể hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút, đó là quá trình hút của bơm.Quá trình hút và đẩy
của bơm là quá trình liên tục, tạo nên dòng chảy liên tục của bơm.
- Một đặc điểm của bơm ly tâm là
giữa chiều cao cột áp nhận được ở đầu ra
có quan hệ tỉ lệ nghịch với lưu lượng. Lưu
lượng đạt cực đại khi cột áp bơm cực tiểu
ứng với chênh lệch chiều cao hình học
bằng 0. Ngược lại, chiều cao cột áp của
bơm cực đại khi khóa kín đường ống ra
hoăc khi vận tốc trong ống ra bằng 0.Điểm
có hiệu suất cao nhất là điểm làm việc tốt
nhất của bơm.

Hình 2.1: Đặc tuyến của bơm ly tâm


-Với đặc tính như vậy, bơm ly tâm cho
phép điều chỉnh được lưu lượng ra bằng cách sử dụng van mà không sợ bơm bị hư hỏng. Chiều
cao cột áp và lưu lượng tự động thay đổi theo mức độ điều chỉnh của van. Đồ thị đặc tuyến bơm
ly tâm xây dựng bằng cách tiến hành khảo sát đo đạc trên mỗi chủng loại bơm cụ thể, thường
được công bố bởi nhà sản xuất
- Để bơm ly tâm hoạt động cần thiết phải có chất lỏng chiếm đầy trong bơm để tạo ra lực ly
tâm cũng như tạo vùng thấp áp ở miệng hút. Nếu trong bơm không có đủ chất lỏng, không khí ở
giữa các cánh guồng không tạo đủ lực ly tâm và do đó không tạo ra được vùng hút thấp áp. Vì
vậy để bảo đảm bơm ly tâm làm việc được, trước khi cho bơm vận hành cần phải làm đầy chất
lỏng trong bơm và trong đường ống hút, gọi là mồi bơm. Một biện pháp khá hiệu quả nếu thực
hiện được là đặt bơm nằm thấp hơn mặt thoáng bể hút, chiều cao hút âm và không cần phải mồi.
Biện pháp khác là lắp van một chiều ở đầu ống hút để giữ lại chất lỏng không cho chảy ngược lại
bể hút. Trường hợp ống hút bị thủng, không khí bị hút vào trong ống tạo ra các bọt khí làm dòng
hút trở nên không liên tục, bị ngắt quãng, bơm sẽ không bơm được nữa mặc dù guồng vẫn quay.
I.2. Cấu tạo
- Bơm ly tâm bao gồm vỏ bơm hình xoắn ốc thường được đúc bằng gang, thép đúc hoặc các
loại hợp kim. Trong trường hợp chống ăn mòn, vỏ bơm và các bộ phận khác của bơm có thể làm
bằng nhựa. Trên vỏ bơm có miệng hút ở mặt trước bơm và cửa ra tiếp tuyến với đường xoắn ốc
đồng thời vuông góc với miệng hút. Đây là một đặc trưng của bơm ly tâm. Trong vỏ bơm có
guồng bơm được lắp trên trục quay nhờ động cơ lắp phía sau. Guồng bơm là một dĩa kim loại có
các cánh guồng có dạng cong thích hợp, thông thường là cánh ngả về phía sau theo hướng quay.
Hướng quay luôn luôn phải theo chiều mở rộng của đường xoắn ốc.
Hình 2.2: Cấu tạo của bơm ly tâm

- Guồng có thể là dạng hở, nửa kín hoặc kín. Guồng kín có hiệu suất cao nhất do hạn chế
được dòng chảy vòng trong bơm, nhưng chỉ bơm được chất lỏng sạch. Guổng hở hiệu suất bơm
thấp nhưng cho phép làm việc với chất lỏng có cặn bùn, rác ở mức độ vừa phải.

Hình 2.3: Các dạng guồng bơm của bơm ly tâm


- Khi làm việc, guồng bơm quay nhanh, chất lỏng ở khoảng giữa hai cánh guồng quay theo,
nhận được lực ly tâm nên có hướng chuyển động từ trong tâm (miệng hút) ra phía ngoài theo
phương bán kính với vận tốc c đồng thời khối chất lỏng cũng quay theo cánh guổng với vận tốc
u. Hợp của 2 vectơ v=u+c sẽ là hướng chuyển động của chất lỏng trong bơm từ trong ra ngoài. Do
guồng quay nhanh, chất lỏng ra khỏi guồng với vận tốc lớn đi vào rãnh xoắn ốc của vỏ. Tại đây
vận tốc giảm xuống đồng thời áp suất tăng lên và thoát ra hệ thống ống bên ngoài nối với cửa ra .
Ở miệng hút, dòng chất lỏng di chuyển từ trong ra ngoài cánh guồng sẽ tạo nên vùng thấp áp hút
chất lỏng từ bên ngoài vào, hình thành một dòng chảy liên tục đi vào miệng hút qua guồng bơm
rồi ra ở cửa ra. Như vậy bơm đã làm gia tăng áp suất chất lỏng so với lúc ban đầu, tổng năng lượng
dòng chảy gia tăng so với tại vị trí hút giúp chất lỏng có áp suất cao để đưa lên cao hoặc tạo ra
dòng chảy có vận tốc lớn.
Hình 2.4: Sự hình thành và vỡ bọt hơi trong guồng
II. QUẠT LY TÂM:
II.1. Khái niệm.
- Quạt ly tâm, hay còn gọi là centrifugal fan, là một loại quạt được thiết kế để tạo ra luồng không
khí chuyển động bằng cách sử dụng cơ chế lực ly tâm. Đây là một thiết bị cơ khí phổ biến và độc
đáo, thường được tích hợp trong các hệ thống thông gió và làm mát của các ứng dụng công nghiệp,
gia đình và thương mại.
- Nguyên lý quạt ly tâm là gì khá đơn giản, khi cánh quạt quay cùng với trục truyền động, khí
giữa các cánh cũng thu được lực ly tâm quán tính cùng với chuyển động quay của cánh quạt. Lúc
này, khí bị văng ra ngoài từ lỗ thoát giữa các cánh.
II.2. Cấu tạo.
- Quạt ly tâm có cấu tạo giống với bơm ly tâm, gồm có vỏ quạt hình xoắn ốc, guồng quạt với
các cánh guồng, thường là nhỏ và nhiều hơn so với bơm ly tâm. Điểm khác biệt có thể thấy rõ là
phần lớn quạt có cánh guồng quạt chồm ra trước trong khi phần lớn cánh bơm ngã về phía sau so
với chiều quay.

Hình 2.5: Cấu tạo của quạt ly tâm


- Khi làm việc guồng quay nhanh, hút khí vào qua cửa hút, đi vào guồng làm vận tốc tăng cao
sau đó thoát ra vỏ xoắn ốc. Tại đây vận tốc giảm xuống áp suất tăng lên khi di ra cửa ra của quạt.
Quạt quay nhanh có thể từ vài trăm đến 2000 vòng/phút. Thông thường quạt nối thẳng trục động
cơ điện thông dung quay với số vòng quay là 1450 vòng/phút. Áp suất sau quạt có thể đạt từ vài
cmH2O đến vài mH2O. Quạt ly tâm được dùng trong hầu hết các công việc cần tạo ra dòng không
khí có vận tốc và cột áp lớn như trong thiết bị sấy, thông gió, hút bụi, cấp gió cho lò đốt,…
Hình 2.6:Các dạng cánh guồng
III. CHIỀU CAO CỘT ÁP – CÔNG SUẤT:
III.1. Chiều Cao Cột Áp.
III.1.1. Phương trình Bernoulli cho hệt thống có bơm/ quạt.
- Khi cần vận chuyển chất lưu lên cao hoặc đi xa cần phải làm tăng tổng năng lượng của nó,
có thể là độ cao, áp suất hoặc vận tốc. Thiết bị làm tăng năng lượng dòng chất lưu thường được
gọi là bơm nếu là chất lỏng, quạt hoặc máy nén nếu là chất khí, nhưng vẫn có nhiều ngoại lệ
trong việc gọi tên các thiết bị đó.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ bản của hệ thống bơm/quạt


- Xét một hệ thống bơm chất lỏng bất kỳ như trong hình 3.1. Áp suất đọc được tại hai áp kế
lắp ngay trước và sau bơm lần lượt là p1 và p2. Viết phương trình Bernoulli qua mặt cắt 1-1 và 2-
2 , lưu ý là bơm nằm giữa hai mặt cắt. Ta có:

- Hb được gọi là chiều cao cột áp của bơm, là phần năng lượng được bơm cấp thêm cho 1
kg chất lưu, tính bằng mét thế năng tương đương. Trong trường hợp chọn mặt thoáng bể hút A và
mặt thoáng trên S làm chuẩn, do vận tốc mặt thoáng là không đáng kể và đều hở ra khí quyển, ta
có phương trình Bernoulli qua A và S:
- Tổn thất Hw1-2 giới hạn trong khoảng trước và ngay sau bơm chính là tổn thất thủy lực phát sinh
trong bơm trong khi HwA-S là tổn thất trên toàn đường ống.
III.1.2. Chiều Cao Cột Áp
- Khoảng cách từ mặt thoáng hút đến tâm trục bơm gọi là chiều cao hút, từ trục bơm đến mặt
thoáng trên hoặc miệng của ống ra là chiều cao đẩy của bơm. Khi trục bơm cao hơn mặt thoáng
hút, chiều cao hút là số dương Hh > 0, ngược lại nếu trục bơm nằm dưới mặt thoáng ta có Hh < 0.
Khoảng cách giữa mặt thoáng hút và mặt thoáng đẩy là chiều cao hình học mà bơm đã bơm
được, cũng chính là chiều cao cột áp của bơm nếu bỏ qua các tổn thất.
- Có thể thấy rằng áp suất tại miệng hút của bơm p1 nhỏ hơn áp suất mặt thoáng bể hút nếu
chiều cao hút dương, trục bơm đặt cao hơn. Nếu trục bơm đặt thấp hơn mặt thoáng, chiều cao hút
có giá trị âm, khi bơm hoạt động áp suất p1 có thể lớn hơn áp suất mặt thoáng bể hút.

Hình 3.2: Chiều cao hút âm và dương của hệt thống bơm
C hiều cao hút cực đại phụ thuộc vào áp suất mặt thoáng hút và tổn thất trên đường ống hút. Viết
phương trình Bernoulli qua mặt cắt 1 – 1 và 2 – 2 (Hình 3.1) , ta có:

Đối với nước ρ = 1000 kg/m3, nếu v2 và Hw1 – 2 nhỏ, có thể xem Hhút cực đại bằng
Hình 3.3: Sự thay đổi tổng cột áp trên đường ống
Như vậy, chỉ có thể hút nước từ một mặt thoáng hở lên cao tối đa 10,33 m. Chiều cao hút của
bơm không bao giờ có thể vượt chiều cao hút cực đại theo lý thuyết. Thực tế chiều cao hút phụ
thuộc vào áp suất mặt thoáng và nhiệt độ chất lưu, nhiệt độ càng cao khả năng hút càng giảm.
III.2. Công Suất Tiêu Tốn

You might also like