You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP


CƠ HỌC LƯU CHẤT VÀ VẬT LIỆU RỜI (NS109)

NHÓM 04 BUỔI: CHIỀU THỨ 4 NGÀY 4/4


TT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 ĐÀO PHÚC HẬU B2200107
2 LÊ NGUYỄN QUANG HƯNG B2200072

1
BÀI 3: QUÁ TRÌNH LỌC
I. Lý thuyết
1) Khái niệm
Lọc là quá trình phân riêng hệ huyền phù thành dịch lọc trong và bánh lọc bằng
cách cho huyền phù ban đầu đi qua vật ngăn lọc. Do kích thước các khe trong vật
ngăn lọc nhỏ hơn hạt huyền phù nên chỉ có dịch lỏng có thể đi qua các khe còn
huyền phù bị giữ lại trên bề mặt vật ngăn lọc.
Vách ngăn được làm bằng vật liệu xốp, lưới hoặc vải lọc. Lớp bánh lọc là
huyền phù bị giữ lại trên vách ngăn lọc. Vách ngăn lọc và bánh lọc tạo thành vật
lọc, là tác nhân tạo nên quá trình lọc. Bánh lọc càng lúc càng dầy lên thêm do
huyền phù giữ lại nhiều lên theo thời gian lọc. Nước trong đi xuyên qua bánh lọc
trong các ống mao quản hình thành bởi khoảng trống giữa các hạt huyền phù. Các
ống mao quản nầy có kích thước rất nhỏ không cho các hạt huyền phù qua, huyền
phù được giữ lại trên bề mặt lọc. Lớp huyền phù mới lại tạo ra các lỗ rỗng mới nối
tiếp vào các ống mao quản tiếp tục giữ vai trò vật lọc.
Do ống mao quản nhỏ, chất lưu chảy chủ yếu là chảy tầng vì vậy trở lực qua
ống phụ thuộc vào chiều dài và độ nhớt chất lưu. Hiệu số áp suất hai phía của bề
mặt lọc làm chất lưu lọc đi xuyên ngang qua lớp bánh lọc, cũng chính là tổn thất
cơ năng tạo ra bởi bánh lọc và vách ngăn lọc, được gọi là động lực lọc. Quá trình
lọc chấm dứt khi động lực lọc bằng không

Sự hình thành lớp bánh lọc từ huyền phù lọc

2
2) Phương trình vận tốc lọc
dV
Tốc độ lọc có thể được xác định dựa vào tốc độ di chuyển của chất lưu qua
dt
các khe mao quản trong lớp vật lọc. Có thể xem đó là dòng chảy tầng trong ống do
đó lưu lượng tỉ lệ thuận với chênh lệch áp suất 2 đầu ống và tỉ lệ nghịch với trở lực
trong ống. p là động lực của quá trình lọc giúp chất lưu vượt qua trở lực của lớp
bánh lọc và chảy ra ngoài.
dV A∆p
=
dt R
với V: thể tích nước lọc thu được
t: thời gian lọc
A: diện tích bề mặt lọc
p: chênh lệch áp suất hai phía của lớp vật lọc
R: tổng trở lực của lớp vật lọc, R = μr(Lc + Ltđ )
r: trở lực riêng của bánh lọc (huyền phù lọc)
Lc : chiều dầy lớp bánh lọc
Ltđ: chiều dầy tương đương với lớp bánh lọc có trở lực bằng trở
lực bằng lớp lưới lọc và áo lọc (nếu có)
: độ nhớt chất lưu
V
Ta có Lc = m với m là phần thể tích của huyền phù có trong một đơn vị
A
thể tích chất lưu. Thế vào phương trình trên ta được:

V
R = μr(m + Ltđ )
A

dV A∆p
=
dt μr (m V + L )
A tđ

Phương trình trên là phương trình cơ bản của quá trình lọc, mô tả vận tốc lọc
bằng các thông số có thể đo lường hoặc tra cứu được, hoặc trong nhiều trường hợp
có thể dự đoán được. Phương trình nầy dùng để mô phỏng cho các hệ thống lọc
năng suất lớn dựa theo các thí nghiệm qui mô nhỏ trong phòng thí nghiệm
Có thể thấy lưu lượng lọc tỉ lệ thuận với chênh lệch áp suất 2 phía của vật lọc,
tỉ lệ thuận với diện tích bề mặt lọc, tỉ lệ nghịch với độ nhớt và lượng nước lọc thu
được.
Các thiết bị lọc thường vận hành theo phương pháp áp suất lọc không đổi Δp=0
hoặc lưu lượng lọc không đổi dV/dt = 0. Ngoài ra có phương pháp kết hợp, lọc với
áp suất không đổi đến khi lưu lượng lọc giảm sẽ tăng thêm áp suất để tăng lưu
lượng đến khi đạt áp suất lớn nhất cho phép.

3
• Lọc với lưu lượng không đổi.
Do tốc độ lọc không đổi nên:
dV V ∆p
∫ = =
Adt At μr (m V + L )
A tđ
V V
∆p = μr (m + Ltđ )
At A
Áp suất lọc trong trường hợp nầy phải tăng theo tương ứng với thể tích nước
lọc đã thu được V.
• Lọc với áp suất lọc không đổi.
Phương trình lọc trở thành:
V
𝐴∆pdt = μr (m + Ltđ ) dV
A
Tích phân với cận V = 0 tương ứng với t = 0 và V = V khi t = t
V2
∆ptA = μr (m + Ltđ V)
2A
Tuyến tính hoá phương trình trên, ta được
tA μrm V μrLtđ
= + (1)
V 2∆p A ∆p
Phương trình trên có dạng phương trình đường thẳng y = ax + b, thường
sử dụng để xác định các thông số của một quá trình lọc với lưới lọc và huyền phù
cho trước. Khi thực hiện thí nghiệm trong điều kiện áp suất lọc không đổi, có thể
μrm μrLtđ
vẽ được đường thẳng có hệ số góc a= và b = . Xác định được a và b suy
2∆p ∆p
ra r và Ltđ đặc trưng cho tính chất của huyền phù lọc và vách ngăn lọc.
II. Tiến hành thí nghiệm
1) Thông số các vật liệu thí nghiệm:
- Dung dịch huyền phù: gồm 1g bột + 500g nước
- Chất lưu có độ nhớt µ = 0.001 Pa.s
- Khối lượng riêng ρ = 1000 kg/m3
- Phễu lọc có đường kính d = 50 mm
- Trong quá trình lọc ta duy trì độ cao h = 50 mm và lọc với phương pháp áp
suất lọc không đổi.
- Chênh lệch áp suất hai phía của lớp vật lọc
∆p = p1 − pa = (pa + ρgh) − pa = ρgh = 1000 ∗ 9,81 ∗ 0,05 = 490,5 Pa
𝛑𝐝𝟐 𝛑.𝟎,𝟎𝟓𝟐
- Diện tích bề mặt lọc: 𝐀 = = = 𝟏, 𝟗𝟔𝟑 ∗ 𝟏𝟎−𝟑 𝐦𝟐
𝟒 𝟒

4
2) Tiến hành thí nghiệm:
Chuẩn bị dung dịch huyền phù theo tỉ lệ và ghi lại thời gian, lượng nước lọc
tương ứng:

Số liệu thu nhận được:


T(s) V(kg) T.A/V V/A
35 0,02 3,44 10,19
44 0,03 2,88 15,28
96 0,05 3,77 25,47
133 0,07 3,73 35,66
176 0,09 3,84 45,85
221 0,11 3,94 56,04
281 0,13 4,24 66,23
339 0,15 4,44 76,41
409 0,17 4,72 86,60
489 0,19 5,05 96,79
579 0,21 5,41 106,98
650 0,23 5,55 117,17
714 0,25 5,61 127,36
786 0,27 5,71 137,54
882 0,29 5,97 147,73
971 0,31 6,15 157,92
1046 0,33 6,22 168,11
1128 0,35 6,33 178,30
1199 0,37 6,36 188,49
1274 0,39 6,41 198,68
1364 0,41 6,53 208,86
1467 0,43 6,70 219,05
1577 0,45 6,88 229,24
1669 0,47 6,97 239,43
1752 0,49 7,02 249,62

5
8,00

7,00 y = 0,0165x + 3,2516


R² = 0,962
6,00

5,00
T.A/V

4,00

3,00

2,00

1,00

0,00
0,00 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 300,00
V/A

Từ đồ thị ta có hệ số góc là: 0,0165 và giao điểm với trục tung là 3,2516 thế
vào phương trình (1) ta được:
tA μrm V μrLtđ
= +
V 2∆p A ∆p
tA V
= 0,0165 + 3,2516
V A

μrm 0,001∗𝑟∗0,002
Ta có hệ số góc: a=  0,0165 =  r = 8093250
2∆p 2∗490,5
μrLtđ 0,001∗8093250∗𝐿𝑡𝑑
Ta có hệ số tự do: b =  3,2516 =  Ltđ = 0,197 m
∆p 490,5

Vậy trở lực riêng của bánh lọc và chiều dày bánh lọc có trở lực lần lượt là:
8093250 & 0,197m

You might also like