You are on page 1of 2

Môn học: Các quá trình và thiết bị cơ học

(Mã môn học: CH2019)


BÀI TẬP LỚN II VÀ III

BÀI TẬP LỚN II


KHUẤY (5 điểm)
Bình khuấy (1) có đường kính D = 3 m, sử dụng cánh khuấy mái chèo nghiêng 45° có dk = 1 m,
vận tốc cánh khuấy 400 vòng/phút, môi trường dung dịch khuấy là huyền phù có nồng độ pha rắn
(pha phân tán) là 25%, khối lượng riêng của pha rắn là 𝜌𝑟 =1200 kg/m3, kích thước của hạt rắn là
400 μm, pha liên tục là nước có khối lượng riêng ρ = 1000 kg/m3 ở nhiệt độ 25 °C. Hãy tính:
1) Chuẩn số Reynolds khuấy?
2) Công suất khuấy theo phương pháp chuẩn số đồng dạng?
3) Công suất khuấy theo phương pháp Kafarov?
LẮNG (5 điểm)
Hỗn hợp huyền phù ở bình khuấy (1) được cho vào thiết bị lắng trọng lực (2) với năng suất Vs =
X1X2 tấn/giờ. Hãy tính:
4) Vận tốc lắng?
5) Vận tốc lắng thực?
6) Diện tích bề mặt lắng?
BÀI TẬP LỚN III
BƠM (5 điểm)
Bơm ly tâm (3) được dùng để vận chuyển huyền phù lên thiết bị lọc (4). Đường kính ống hút và
ổng đẩy bằng nhau d = 70 mm, chiều dài ống hút và ống đẩy lần lượt là 2 m và 6 m, chiều cao giữa
hai mặt thoáng của bể (2) và (3) là ∆𝐳 = 𝐗𝟑 𝐦, hệ số ma sát của ống hút và ống đẩy là 0,05, tổng
trở lực cục bộ là ∑ 𝜉 = 5, lưu lượng bơm là Q = 30 m3/h. Hãy tính:
7) Công suất bơm nếu hiệu suất bơm η = 80%?φ
8) Công suất bơm theo đơn vị Hp nếu hiệu suất bơm η = 70 %?
LỌC (5 điểm)
Thiết bị lọc (4) là thiết bị lọc khung bản với áp suất lọc không đổi ∆𝑷 = 𝑿𝟒 × 𝟏𝟎𝟓 𝑷𝒂, được sử
1
dụng để lọc huyền phù ở trên. Biết trở lực vách ngăn 𝑅𝑣𝑛 = 109 𝑚, trở lực riêng thể tích của bã
1
𝑟0 = 1012 𝑚2 và tỉ số thể tích bã ẩm trên nước lọc 𝑋0 = 0,03. Cho thêm các dữ kiện như sau:

9) Nếu thiết bị lọc khung bản trên gồm 8 khung lọc, kích thước 0,4m x 0,4m. Hãy tính bề dày
lớp bã khi đạt vận tốc của nước lọc là vlọc = 0,03 m/s?
10) Nếu thiết bị lọc trên có n khung lọc kích thước 0,4m x 0,4m. Hãy tính số khung lọc để vận
tốc lọc là 0,05 m/s?
Trong đó: X1, X2, X3 và X4 được xác định như sau: Gọi mã số sinh viên là ABCDEFG. Ta
có, X1 = (A+C+G)/3, X2= (A+E+G)/3, X3=(C+D+G)/3, X4=(C+F+G)/3. Sau khi tính ra được
X1, X2, X3 và X4 thì làm tròn lên số nguyên gần nhất.
Ví dụ: Sinh viên Nguyễn Thị Bé Ba có mã số sinh viên là 2010000. Ta có: A = 2, B = 0, C = 1, D
= 0, E = 0, F = 0, G = 0. Tính toán theo hướng dẫn trên ta được: X1 = 1, X2 ≈ 0,6667, X3 ≈ 0,3333,
X4 ≈ 0,3333. Làm tròn lên số nguyên gần nhất ta thu được: X1 = 1, X2 = 1, X3 = 1, X4 = 1. Theo
đề bài trên ta có các dữ kiện sau: 𝑉𝑆 = 𝑋1𝑋2 = 11 tấn/giờ, ∆𝑍 = 𝑋3 = 1 m, ∆𝑃 =
𝑋4 × 105 = 1 × 105 Pa.
Chú ý:
1. Không được sao chép bài của bạn. Nếu vi phạm sẽ bị 0 điểm.
2. Vận tốc sau khi tính ra kết quả là số thập phân thì phải làm tròn 2 chữ số thập phân.
Các đại lượng tính toán còn lại, nếu kết quả tính ra là số thập phân thì phải làm tròn
lên 4 chữ số thập phân.
3. Số liệu tra từ bảng tra lấy đúng giá trị của bảng tra.
4. Sinh viên nộp bài tập lớn theo hình thức: nộp bản pdf (viết tay hoặc đánh máy) lên
trang Bkel trước 17h ngày 3 tháng 12 năm 2023. Nộp trễ sau thời gian trên sẽ bị 0
điểm.
-HẾT-

You might also like