You are on page 1of 10

=

Hình 1. Giản đồ hiệu suất mâm tổng quát của tháp chưng cất mâm chóp.



Trang 10
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 173

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 1 trang.

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy trình bày: giả thiết, thiết lập biểu thức, ý nghĩa và ứng dụng của thuyết màng. Thuyết màng

có ưu nhược điểm gì ? Để khắc phục nhược điểm của thuyết màng có thể dùng thuyết nào ?

Câu 2. (3,0 điểm)

Các thiết bị truyền khối cần đáp ứng những yêu cầu gì ? Hãy trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên

lý hoạt động của tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền. Nguyên lý hoạt động của tháp như thế

nào để đáp ứng những yêu cầu trên về thiết bị truyền khối ? Để đáp ứng những yêu cầu trên, các

chi tiết bên trong tháp cần có cấu tạo như thế nào ? Hãy trình bày ưu nhược điểm, phạm vi sử

dụng và biện pháp khắc phục nhược điểm của tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cho nước sạch đi ngược chiều với dòng không khí qua khối đệm có đường kính 500 mm, chiều

cao 2000 mm ở cùng điều kiện 30oC, 1 atm. Dòng khí có chứa 2,2 vl.% NH3 và quá trình đã tách

được 95% NH3. Nước đi ra chứa 0,02 kmol NH3/kmol H2O. Hãy trình bày:

a) (1,5 điểm) Phương pháp tính cân bằng vật chất của thiết bị truyền khối có bề mặt tiếp xúc

pha liên tục ngược chiều.

b) (1,5 điểm) Áp dụng phương pháp nêu trong câu a, tính lưu ượng nước (m3/h) đi qua tháp

để thu hồi 160,77 kg/h NH3 từ pha khí.

c) (2,0 điểm) Số đơn vị truyền khối của thiết bị khi nồng độ đầu ra pha lỏng đạt 75% nồng

độ cân bằng.

Biết rằng số liệu cân bằng pha của hệ ở điều kiện đã cho được mô tả trong bảng sau:

X 0 0.005 0.010 0.013 0.015 0.020 0.023

Y* 0 0.0045 0.0102 0.0138 0.0183 0.0273 0.0327



Trang 11
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 172

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 1 trang.

Câu 1. (2,5 điểm)

Hãy trình bày thuyết màng về truyền khối: các giả thuyết cơ bản, thiết lập biểu thức tính hệ số

cấp khối, ứng dụng của thuyết màng trong truyền khối; những tồn tại và biện pháp khắc phục

của thuyết này.

Câu 2. (2,5 điểm)

Nêu những yêu cầu chung đối với các thiết bị truyền khối. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt

động của tháp đĩa chóp. Để đáp ứng những yêu cầu trên, các chi tiết bên trong tháp cần có cấu

tạo như thế nào ? Tháp chóp có ưu nhược điểm gì và khắc phục nhược điểm bằng cách nào ?

Tháp được sử dụng trong những trường hợp nào ?

Câu 3. (5,0 điểm)

Amoniac (NH3) được tách từ khí thải bằng nước sạch đi ngược chiều trong tháp đệm ở 1 atm,

25oC. Hàm lượng (%V) của NH3 trong dòng khí vào là 4; khí đi ra là 0,3. Dòng nước đi ra chứa

0,02 kmol NH3 / (kmol H2O). Hãy xác định:

a) Lượng nước (m3/h) cần để tách 113,34 kg/h NH3 từ dòng khí thải ?

b) Số đơn vị truyền khối của lớp đệm. Biết phương trình đường cân bằng là Y* = 0,45X với X

và Y* là nồng độ phần mol tương đối của NH3 đối với khí trơ và dung môi.

c) Chiều cao lớp đệm là bao nhiêu ? Biết hệ số truyền khối tính theo pha khí bằng 0,001 kmol

NH3/m2.s.  = 1); diện tích tiết diện tháp 0,2 m2; bề mặt riêng của đệm 110 m2/m3; độ xốp

đệm 0,753 m3/m3; tháp làm việc ở chế độ màng, hệ số thấm ướt đệm bằng 0,9.



Trang 13
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 162

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy trình bày các chuẩn số đồng dạng được dùng trong truyền khối: Tên gọi, ký hiệu, định nghĩa,

ý nghĩa của các chuẩn số đó.

Câu 2. (2,0 điểm)

Thiết bị truyền khối cần đáp ứng những yêu cầu gì ? Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu

nhược điểm, phạm vi sử dụng của tháp đệm (chêm). Tháp đệm đáp ứng các yêu cầu của thiết bị

truyền khối như thế nào ?

Câu 3. (3,0 điểm)

Cho khí thải có chứa 0,2% mol Chlorine tiếp xúc với dung dịch nước chứa 2,6  10 −3 kmol

Chlorine/m3 ở áp suất 1,013  10 5 Pa ( dd = 1000 kg/m3). Hệ số cấp khối (truyền khối trong một

pha, khi động lực biểu diễn bằng phần mol) của pha khí bằng 1 kmol/m2.h. ( y = 1) và của pha

lỏng bằng 10 kmol/m2.h. ( x = 1) . Hệ số Henry bằng 6,13  10 4 Pa/(kmol/m3). Hãy xác định:

a) Hệ số truyền khối K giữa hai pha tính theo pha lỏng.

b) Nồng độ Chlorine ở hai bên bề mặt phân chia pha.

c) Trở lực truyền khối trong pha lỏng chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng trở lực.

Câu 4. (3,0 điểm)

Cho nước chảy thành màng trong ống trụ có đường kính 30 mm, cao 1 m với lưu lượng 1 kg/h

tiếp xúc với không khí đi ngược chiều ở cùng nhiệt độ 20oC, 1 atm. Khi ra khỏi ống thu được 997,5

gam nước. Dòng khí đi vào có độ ẩm là 75%, đi ra có độ ẩm 85,3%. Hãy:

a) Trình bày các phương pháp xác định hệ số cấp khối (hệ số truyền khối trong một pha).

b) Áp dụng một trong các phương pháp nêu trong câu a để xác định hệ số cấp khối của quá

trình bốc hơi nước vào không khí ?

Trang 15
Biết rằng áp suất hơi bão hòa của nước PHo (kPa) phụ thuộc vào nhiệt độ toC theo biểu thức:
2O

2  3991,11 
PHo 2 O = exp 18,5916 −
15  t + 233,84 



Trang 16
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: 152

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Đề thi có 2 trang.

Câu 1. (2,5 điểm)

Trình bày định nghĩa và phân loại, chiều di chuyển chính của cấu tử chính của các quá trình

truyền khối. Nêu ví dụ đối với mỗi quá trình.

Câu 2. (2,5 điểm)

Trình bày về số đơn vị truyền khối: định nghĩa, phương pháp xác định, ứng dụng của số đơn vị

truyền khối và chiều cao của một đơn vị truyền khối.

Câu 3. (2,5 điểm)

Khi một mẫu xà phòng để trong không khí ở nhiệt độ 49oC và áp suất 1 atm, số liệu cân bằng hơi

ẩm giữa không khí và xà phòng như sau:

x, wt.% 0 2,40 3,76 4,76 6,10 7,83 9,90 12,63 15,40 19,02
p, torr 0 9,66 19,20 28,4 37,2 46,4 55,0 63,2 71,9 79,5

Ký hiệu: x là phần trăm khối lượng của hơi nước (ẩm) trong xà phòng; p là áp suất riêng phần của

hơi nước trong không khí.

Cần làm khô xà phòng từ 16,7 đến 4,0 wt.% khối lượng ẩm một cách liên tục trong dòng không

khí ngược chiều có áp suất riêng phần của hơi nước ban đầu là 12 torr. Áp suất và nhiệt độ của

hệ thống được duy trì ở 1 atm và 49oC. Với năng suất nhập liệu 1 kg xà phòng/h, hãy xác định

lượng không khí tối thiểu cần thiết trong một giờ để làm khô xà phòng.

Câu 4. (2,5 điểm)

Cho không khí chứa 6,0 vl.% ammonia ở 25oC, 1 atm tiếp xúc với nước chứa 2,5 wt.% ammonia ở

cùng điều kiện. Hãy xác định:

a) Chiều di chuyển của cấu tử ammonia.

b) Động lực quá trình truyền khối theo mỗi pha.

Trang 17
Biết rằng hệ khí – lỏng trên tuân theo định luật Henry với hằng số Henry của hệ nói trên ở 1 atm

cho trong bảng sau: ( K H là hệ số Henry)

t , oC 0 10 20 40 50 70
K H , MPa 0,427 0,612 0,852 1,546 2,022 3,298



Trang 18
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ
Khoa Kỹ thuật Hóa học Môn: Truyền khối
Bộ môn Quá trình & Thiết bị Thời gian làm bài: 90 phút
Học kỳ: (-) M01

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng đồ thị: y – x, T – x – y của hệ ethanol – nước.

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 1 trang.
Câu 1. (1,5 điểm)

Đường cân bằng pha cho các quá trình truyền khối là gì ? Vì sao cần phải xác định đường cân bằng

pha ? Xác định đường cân bằng pha như thế nào ?

Câu 2. (1,0 điểm)

Trình bày khái niệm đường cân bằng vật chất (đường làm việc). Vì sao trong thực tế thường hay sử

dụng quá trình ngược chiều (nghịch dòng) ?

Câu 3. (1,5 điểm)

Trình bày khái niệm về độ bay hơi tương đối. Hãy xác định độ bay hơi tương đối của hỗn hợp ethanol

– nước ở 20oC và nêu ý nghĩa kết quả tính được. Biết rằng ở 20oC, áp suất hơi bão hòa của ethanol và

nước lần lượt là 5,98 kPa và 20,8 torr.

Câu 4. (1,0 điểm)

Khi nào cần thực hiện quá trình chưng cất ở áp suất thấp hoặc áp suất cao ?

Câu 5. (1,0 điểm)

Trình bày khái niệm, phân loại hỗn hợp đẳng phí và cho 1 ví dụ ở mỗi loại.

Câu 6. (1,0 điểm)

Trình bày định nghĩa, ứng dụng của quá trình hấp thu và tiêu chí lựa chọn dung môi cho quá trình

hấp thu.

Câu 7. (3,0 điểm)

Cho quá trình chưng cất hỗn hợp methanol – nước trong tháp mâm hoạt động liên tục ở áp suất

thường. Năng suất theo nguyên liệu đầu vào là 1 tấn/h ở trạng thái lỏng sôi. Phường trình đường làm

việc (theo nồng độ phân mol) của phần cất là y = 0, 48 x + 0, 48. Tung độ của giao điểm hai đường

làm việc là 0,68. Suất lượng hơi từ đỉnh tháp vào thiết bị ngưng tụ là 38 kmol/h và ngưng tụ hoàn toàn

thành lỏng sôi. Hãy xác định:

a) Suất lượng của các dòng sản phẩm (kg/h) và tỉ lệ thu hồi methanol.

b) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu.


Trang 19
ĐỀ THI GIỮA KỲ
Môn: Truyền khối
Thời gian làm bài: 45 phút
Học kỳ: (-) M02

Họ & tên SV: ………………………………………..……………… MSSV: ……………….…………..

Sinh viên chỉ được sử dụng đồ thị: y – x, T – x – y của hệ acetic acid – nước.

Sinh viên nộp bài cùng với các đồ thị đã sử dụng. Đề thi có 1 trang.

Câu 1. (4,0 điểm)

a) Trình bày định nghĩa, phân loại quá trình truyền khối và nêu một ví dụ cho mỗi quá trình.

b) Thế nào là một quá trình ổn định ? Phân biệt quá trình ổn định và không ổn định.

Câu 2. (6,0 điểm) Sinh viên chọn 1 trong 2 câu sau. Bài làm chọn cả 2 câu sẽ bị loại.

2.1 Bài toán Chưng cất

Tháp chưng cất hỗn hợp acetic acid – nước từ nguyên liệu ban đầu có nồng độ 10% mol acetic

acid cho sản phẩm là dung dịch acetic acid đậm đặc có nồng độ 95% mol acid. Quá trình chưng

cất nhằm thu hồi 90% acid trong nhập liệu. Nhập liệu ở trạng thái lỏng sôi, ngưng tụ hoàn toàn

và hoàn lưu ở điểm sôi. Hãy xác định:

a) Lưu lượng các dòng sản phẩm đỉnh và đáy với lưu lượng nhập liệu là 100 kg/h.

b) Số mâm lý thuyết và vị trí mâm nhập liệu của tháp chưng cất.

c) Nhiệt tải cho thiết bị ngưng tụ.

Cho biết: Tỉ số hoàn lưu R = 8, nhiệt hóa hơi của nước và acetic acid lần lượt là 2270 kJ/kg và 405

kJ/kg.

2.2 Bài toán Hấp thu

Một thiết bị hấp thụ ammonia từ hỗn hợp khí với lưu lượng hỗn hợp khí vào tháp là 6300 m3/h ở

30oC, áp suất 1,2 at. Nồng độ ammonia trong dòng nhập liệu vào tháp là 8% thể tích, sau khi qua

thiết bị hấp thụ, nồng độ ammonia trong dòng khí giảm xuống còn 1,25% thể tích. Dung môi là

nước sạch ở 30oC. Cho biết lượng dung môi được dùng bằng 1,3 lần lượng dung môi tối thiểu và

thành phần cân bằng của hai pha tuân theo phương trình: Y * = 1, 45 X . Hãy xác định:

a) Lưu lượng dung môi cần sử dụng.

b) Nồng độ pha lỏng khi ra khỏi thiết bị



You might also like