You are on page 1of 6

Viện Kỹ thuật Hóa học THI GIỮA HỌC PHẦN Giảng viên Trưởng Bộ môn

Bộ môn Máy và Thiết bị Học phần: Cơ khí ứng dụng


Công nghiệp Hóa chất Mã học phần: CH3456
Ngày thi: 28/05/2021
Thời gian: 14:00 AM – 15:50 AM
ĐỀ THI SỐ: 01

Phương thức làm bài: online


Yêu cầu:
1) Tạo một file word để làm bài có tên theo quy cách: Họ và tên_Mã số sinh viên
Các thông tin cần điền trước khi làm bài vào file word như sau:

Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Môn thi:

Câu 1: (2 điểm)

(a) Hợp kim đen là gì? Hợp kim đen được phân loại thành những loại cơ bản nào?
(b) Hãy so sánh tính hàn của thép các bon thông dụng so với tính hàn của thép các bon dụng cụ? Dựa
vào cơ sở nào để có thể đưa ra được các kết luận về tính hàn của hai loại thép này?
(c) Thế nào là nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện, mục đích của hai loại hình công nghệ này? Hai loại hình
công nghệ trên chỉ có hiệu quả đối với các loại thép có đặc điểm như thế nào?

Câu 2: (2 điểm)

Cho thanh chịu lực có dạng hình trụ đặc với các kích thước khác nhau như Hình 1. Biết các số liệu
sau: L1= 20 cm, L2=25 cm, L3 = 60 cm D1=6cm, D2=4,5 cm, P1=30 kN, P2=85 kN, E=2.105 N/mm2.

(a) Hãy vẽ biểu đồ lực dọc và tính biến dạng dọc trục của thanh?
(b) Trong tính toán thiết kế, yêu cầu độ dãn dài tại từng đoạn của thanh không vượt quá 0,2% chiều
dài ban đầu. Hãy xác định các giá trị của các lực P1 và P2 để đảm bảo điều kiện này?

Câu 3: (3 điểm)

Cho dầm chịu lực như Hình 2. Hãy vẽ biểu đồ nội lực của thanh và xác định vị trí và mà tại đó mô
men uốn sinh ra có giá trị lớn nhất.

Biết q = 10 kN/m; a = 1m; P = 2qa; M0 = 2qa2


P M0
D1 q
L1
A B
L2
P1 4a a

L3 Hình 2
D2

P2

Hình 1

Câu 4: (3 điểm)

Máy sấy thùng quay khi làm việc sẽ được đỡ trên hai vòng lăn như mô tả trên Hình 3. Để tính toán thiết kế lựa
chọn chiều dày, vật liệu chế tạo và vị trí đỡ của hai vòng lăn, giả thiết vị trí hai vòng lăn là hai gối đỡ của một
dầm nằm ngang. Tải trọng phân bố lên dầm là tải trọng phân bố đều được xác định dựa vào tổng khối lượng
của thiết bị và vật liệu sấy chứa trong thùng sấy. Sơ đồ mô tả hệ dầm được thể hiện trên Hình 3. Chiều dài của
thùng sấy là L = 20 m. Tổng khối lượng của thùng sấy (không kể khối lượng bánh răng) và vật liệu sấy chứa
trong thùng là G = 45525 kg.
(a) Bỏ qua ảnh hưởng về khối lượng của bánh răng và giả thiết khoảng cách từ hai đầu mút của thùng sấy
đến vị trí hai gố đỡ bằng nhau L1 = L2 = 3 m. Hãy vẽ biểu đồ nội lực bao gồm lực cắt và mô men uốn của
của hệ.
(b) Để thùng làm việc ổn định, giá trị tuyệt đối của mô men uốn Mmin và Mmax cần phải bằng nhau (tham
khảo biểu đồ mô men mẫu trên Hình 3). Hãy xác định vị trí hai vòng lăn (hai gối đỡ) để đảm bảo điều
kiện này. Giả thiết khoảng cách từ đầu mút trái của thùng đến vòng lăn 1 bằng khoảng cách từ đầu
mút phải của thùng đến vòng lăn 2 là bằng nhau.
Hình 3
Môn thi Cán bộ ra đề thi Trưởng Bộ môn
Bộ môn Máy và Thiết bị CƠ KHÍ ỨNG DỤNG
Công nghiệp Hoá chất

Đề thi chẵn (Thời gian làm bài 60 phút)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày các phương pháp hóa nhiệt luyện kim loại? sự giống và khác nhau
giữa các phương pháp này? Ưu nhược điểm giữa các phương pháp này?

Câu 2 (2 điểm): Thông thường khi lắp chặt thì người ta chọn miền dung sai trên trục như thế
nào, trên lỗ như thế nào? Giải thích?

Câu 3 (2 điểm): Phân biệt gang và thép? Có những loại gang nào? Ưu nhược điểm và cách ứng
dụng của từng loại gang như thế nào?

Câu 4 (2 điểm): Cách xác định điều kiện bền của chi tiết dạng thanh chịu lực dọc trục khi biết
ứng suất nguy hiểm của vật liệu chế tạo thanh đó?
Ứng dụng kiểm tra bền của một thanh chịu lực dọc trục có diện tích tiết diện ngang F = 25 cm2
Biết vật liệu chế tạo thanh là thép có ứng suất nguy hiểm 0 = 300 N/mm2. Thanh treo một vật năng
duy nhất có khối lượng 500 kg. Hệ số an toàn lấy n = 1,5.

Câu 5 (2 điểm):

Vẽ biểu đồ Mz cho trục truyền động chịu tác dụng của ba ngẫu lực xoắn (mômen xoắn).
Môn thi Cán bộ ra đề thi Trưởng Bộ môn
Bộ môn Máy và Thiết bị CƠ KHÍ ỨNG DỤNG
Công nghiệp Hoá chất

Đề thi lẻ (Thời gian làm bài 60 phút)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày các phương pháp nhiệt luyện kim loại? sự giống và khác nhau giữa
các phương pháp này? Ưu nhược điểm giữa các phương pháp này?

Câu 2 (2 điểm): Thông thường khi lắp lỏng thì người ta chọn miền dung sai trên trục như thế
nào, trên lỗ như thế nào? Giải thích?

Câu 3 (2 điểm): Phân biệt các phương pháp hàn thép? Ưu nhược điểm và cách ứng dụng của
từng phương pháp hàn thép như thế nào?

Câu 4 (2 điểm): Cách xác định điều kiện bền của chi tiết dạng thanh chịu lực xoắn khi biết ứng
suất nguy hiểm của vật liệu chế tạo thanh đó?

Ứng dụng xác định đường kính D của thanh trụ. Biết vật liệu chế tạo thanh là thép có ứng suất nguy
hiểm 0 = 300 N/mm2. Thanh chịu mô mem xoắn duy nhất Mz = 6000 Ncm. Hệ số an toàn lấy n =
1,5, mômen chống uốn W = 0,2D3.

Câu 5 (2 điểm)

Trên mặt cắt ngang của một dầm chữ T ngược,


mômen uốn Mx = 7200 Nm. Dầm làm bằng vật
liệu
có ứng suất cho phép khi kéo và nén khác nhau:
[σ]k = 20 MN/m2;
[σ]n = 30 MN/m2
Kiểm tra bền biết rằng: Jx = 5312,5 cm4
Tất cả phần đáp áp giữa kỳ và cuối kỳ được của được cập nhập trên driver tài
liệu của Zen Cha

Để truy cập kho dữ liệu của Zen Cha

Bước 1: Đăng ký xin quyền truy cập qua link:

https://forms.gle/Ae4QLDRyi2HzKzhe6

Hoặc lấy link trên nhóm FB: Zen Cha

Bước 2: Để được cấp phép truy cập bạn phải cọc

Tiền cọc này sẽ được trả lại nếu sau khi bạn kết thúc học phần chia sẻ lại tài liệu
học của bạn cho Zen Cha như: Báo Cáo thí nghiệm, Vở Ghi đầy đủ, Giải bài tập, Giải
đề cương, review chia sẻ môn học đó trên zen cha hoặc tài liệu liên quan đến môn học
(như bài giảng của thầy cô, sách,…)

Viettel Pay: 0964403890

Bước 3: Đăng ký đầy đủ thông tin trong link đăng ký

Lưu ý: Chuyển tiền cọc mới được gửi tài liệu qua gmail

Gmail là nguồn gửi tài liệu nên cần chính xác, chuyển tiền xong chưa nhận được
tài liệu nhắn trực tiếp với ad để hỗ trợ

You might also like