You are on page 1of 2

Học kỳ/năm học 1 2023-2024

ĐÁP ÁN GHK Ngày/giờ thi 15:15 30/10/2023


Môn học Kết cấu bê tông cốt thép
Mã môn học CI 2139 Đề số 2
TRƯỜNG ĐHBK – ĐHQG TP. HCM
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG Thời lượng 50 phút Nhóm L06
Ghi chú: - Đề thi có 1 trang, chỉ sử dụng tài liệu 1 tờ A4 2 trang tự tổng hợp viết tay và bảng tra thép. Nộp lại đề cùng với bài làm.
- Tắt nguồn điện thoại trong thời gian làm bài. Chỉ được thực hiện các phép tính trên máy tính cầm tay (calculator).
- Trình bày cần súc tích, chữ viết to rõ, tránh viết dông dài, không chép lại nguyên văn trong sách.

Câu 1

Bê tông B35 Thép CB400-V


0.72B = 25,2 MPa
B*(0.77-0.001*B) = 25,725 MPa
Rb,n = 25,5 MPa Rs,n (MPa) = 400
Rb (MPa) = 19,788 MPa Rs (MPa) = 347,83 MPa
Rb (kN/cm2) = 1.95 kN/cm2 Rs (kN/cm2) = 35 kN/cm2

Câu 2
qtt = 53,775 (kN/m)
Mmax = 430,20 kNm

Có bạn tính trọng lượng bản thân dầm mà lại nhân vào chiều dài nhịp dầm, kết quả toàn bộ tính toán
phía sau sai hết. Nếu bạn đưa đơn vị vào từng tham số, sẽ thấy rằng với cách tính như vậy, đáp số sẽ phải có
đơn vị là kN, không phải kN/m là cái chúng ta cần ở bước này.

Có bạn đã tính đúng rồi, chẳng hiểu nghĩ sao lại gạch bớt, tính lại, thành ra bị sai.

Có bạn đưa ra công thức rất lạ, đó là hoạt tải tính toán = tổng tải tính toán x nhịp dầm ?! Lại một lần
nữa, không cần bất kỳ kiến thức chuyên môn gì, chỉ cần bạn đưa đơn vị vào từng tham số, sẽ thấy rằng với
công thức như vậy, đáp số sẽ phải có đơn vị là kN, không phải kN/m là cái chúng ta cần ở bước này.

ξ = 0,193 < ξR = 0,533

Tương tự ở trên, cũng vì không quan tâm đến đơn vị, nên cũng có bạn dùng sai công thức tính
alpha_m; nếu biết phân tích thứ nguyên, bạn sẽ thấy ngay lỗi sai này.

Ở trường hợp ngược lại, có bạn ghi đơn vị nhưng mà sai, chọn a0 = 40cm, nên kết quả tính ra h0 chỉ
còn 10cm. Tức là bạn không để ý các kích thước này là ở đâu trên tiết diện. Kỳ thực ở đây bạn còn có một
lỗi khác là không phân biệt sự khác nhau giữa a0 (tức là c) và a. Ngoài ra bạn này còn không kể đến trọng
lượng bản thân dầm khi tính tải.

Nhắc lại, khi chọn a, có thể đổi chữ “chọn” thành “giả thiết”, nhưng tuyệt đối không phải là “giả
thuyết”. Hai chữ này đều có nghĩa khác nhau, không có chữ nào bị sai chính tả đâu.
Câu 3

As = 20,925 cm2 -> Chọn p/a 3 tốt nhất trong số các phương án khả thi như sau (đều thỏa
điều kiện cấu tạo và hàm lượng trong phạm vi cho phép):

a_tt [M]
As (cm2) Phân tích ưu điểm của phương án
(cm) (kNm)
P/a 1 2D22+4D22 5.67 459.09 cùng một loại đường kính thép
P/a 2 2D20+3D25 5.67 426.82 chênh lệch đường kính thép rất ít
chênh đường kính thép ít, chênh tiết diện thép nhỏ,
P/a 3 2D25+2D28 4.325 457.46
chỉ cần bố trí 1 lớp thép, cho khả năng chịu lực lớn

Phần này mục đích là các bạn cần sử dụng kết hợp cả 2 bảng tra 1 loại đường kính thép và 2 loại
đường kính thép để chọn các tổ hợp thép sao cho sát nhất với diện tích thép yêu cầu. Nhiều bạn chỉ
chọn cả 3 phương án đều dựa trên duy nhất bảng 1 loại đường kính thì quá đơn giản vì thao tác lập
lại, dù có chọn 10 phương án theo cách như thế thì cũng không thể hiện được thêm năng lực của
bạn. Nó giống như bạn được giao cho vài loại công cụ nhưng bạn chỉ biết dùng duy nhất một loại.

Kiểm tra hàm lượng thép p/a 3 thỏa 𝜇 = 0.1% ≤ 𝜇 = 1,17% ≤ 𝜇 = 2,97%

Câu 4

Các phương án bố trí phải khả thi, tức là đáp ứng được các yêu cầu cấu tạo. Một số bạn bố trí thép
2 lớp trên dưới so le hoặc khoảng cách không đều, hoặc thép quá nhiều nên khoảng cách giửa 2 cây
thép liên tiếp không đạt yêu cầu cấu tạo, hoặc giá trị a tăng lên so với giả thiết ban đầu làm giảm
khả năng chịu lực nhưng không kiểm tra [M],… đều là không khả thi.

You might also like