You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG
GỐI ĐỠ
(TẬP THUYẾT MINH)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tường


Sinh viên thực hiện: Trần Văn Hoàng
Mã số sinh viên: 62133745
Lớp: 62-KTCK

NHA TRANG - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG
CHI TIẾT TRỤC
(TẬP THUYẾT MINH)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tường


Sinh viên thực hiện: Trần Văn Hoàng
Mã số sinh viên: 62133745
Lớp: 62-KTCK

NHA TRANG - 2023


LỜI NÓI ĐẦU
Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là đồ án chuyên ngành của sinh viên
ngành cơ khí, là kết sau cùng của nhiều môn học như Công Nghệ Chế Tạo Máy, Dung
Sai Kĩ Thuật Đo… và là sự tổng hợp các kiến thức, những hiểu biết về thiết kế một chi
tiết, gia công, mô phỏng bằng cách sử dụng sự hỗ trợ phần mềm Creo Parametric,
Autocad hay các phần mềm khác. Qua đồ án này giúp cho sinh viên chúng em làm
quen với những quy trình công nghệ trước khi làm đồ án tốt nghiệp.

Trong tập đồ án này được trình bày các nội dung như sau:
Chương 1. Xác định dạng sản xuất.
Chương 2. Phân tích chi tiết gia công
Chương 3. Chọn dạng phôi và phương pháp chế tạo phôi
Chương 4. Xây dựng tiến trình gia công
Chương 5. Thiết kế nguyên công
Chương 6. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian
Chương 7. Xác định chế độ cắt và thời gian cơ bản

Do kiến thức còn chưa sâu và thời gian có hạn nên có thể đồ án này chưa thật sự
tối ưu hoặc chưa chính xác đối với yêu cầu đặt ra. Kính mong các thầy thông cảm và
đóng góp ý kiến để đồ án của được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tường đã tận tình hướng daanx và
theo sát chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Em cũng xin chân thành
cảm ơn các thầy trong khoa Cơ Khí đã tận tình truyền đạt cho em các kiến thức bổ ích
và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập trên lớp.

Nha Trang, ngày 04 tháng 09 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Trần Văn Hoàng


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KĨ THUẬT CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

I. Tên nhiệm vụ Thiết kế quy trình công nghệ gia công gối đỡ
II. Số liệu ban đầu:
- Bản vẽ chi tiết: gối đỡ
- Sản lượng: 2631 sản phẩm/năm
III. Nội dung chính phần thuyết minh:
1. Xác định dạng sản xuất.
2. Phân tích chi tiết gia công
3. Chọn dạng phôi và phương pháp chế tạo phôi
4. Xây dựng tiến trình gia công
5. Thiết kế nguyên công
6. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian
7. Xác định chế độ cắt và thời gian cơ bản 8. Lập phiếu tổng hợp nguyên công
IV. Các bản vẽ
01 bản vẽ chi tiết gia công, A3
- 01 bản vẽ phối, A3
- 03 bản vẽ nguyên công, A3
V. Thời gian thực hiện đồ án
Đồ án được thực hiện từ ngày đến ngày 06/02/2023 đến ngày 11/06/2023
Ngày 04 tháng 09 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn Trưởng bộ môn

PGS.TS. Nguyễn Văn Tường TS. Nguyễn Hữu Thật


Chương 1. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
1.1 MÔ HÌNH HÓA CHI TIẾT
Sử dụng phần mền Creo Parametric 8.0 để mô hình hóa chi tiết gối đỡ gồm các
bước chính sau:
+ Bước 1: Vẽ biên dạng chi tiết.

Hình 1.1. Biên dạng chi tiết gối đỡ trước khi mô hình hóa 3D

+ Bước 2: Dùng lệnh Extrude tạo 3D cho chi tiết.

Hình 1.2. Chi tiết gối đỡ sau khi được 3D


+ Bước 3: Dùng lệnh Extrude khoan 4 lỗ ∅ 9 ở mặt chiếu cạnh.

Hình 1.3. Chi tiết sau khi được khoan lỗ ở mặt chiếu cạnh

+ Bước 4: Dùng lệnh Extrude khoan 2 lỗ ∅ 13 ở mặt chiếu bằng.

Hình 1.4. Hình 3D hoàn chỉnh của chi tiết


1.2 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CỦA CHI TIẾT
Xác định khối lượng và thể tích của chi tiết ,từ đó tìm ra được hình thức tổ chức
sản xuất và cải thiện tính công nghệ của sản phẩm

Dùng phần mềm Creo Parametic 8.0 với công cụ Mass Properties. Cài đặt đơn vị
chiều dài là mm, khối lượng là kilogam. Chọn vật liệu là STEE_LOW_CARBON.

Bước 1: Vào File chọn Prepare, chọn Model Properties để gán đơn vị và kích
thước cho chi tiết.
Hình 1.5. Gán đơn vị cho chi tiết

Bước 2: Tại dòng Units bấm Change chọn đơn vị millimeter Kilogram Sec (mmKs).
Tiếp tới dòng Material bấm vào Change, chọn File Standard-Materials_Design, chọn
Ferrous _ metals và chọn STEE_LOW_CARBON.

Hình 1.6. Chọn vật liệu cho chi


tiết
Bước 3: Chọn Analysis -> Mass
Propesties. Ta có được khối lượng
và thể tích của chi tiết.
Hình 1.7. Số liệu khối lượng và thể tích của chi tiết

+ Khối lượng của chi tiết = 0,12 kg.


+ Thể tích của chi tiết = 14734 mm3 .
1.2 XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Xác định sản lượng của chi tiết cần chế tạo trong một năm theo công thức
(2.1) [1, trang 24]
N=N 0 . m 1+( α
100
1+ )(
β
100 )
, (chiếc/năm) (1.1)
Trong đó:
N 0 = 2200 (số sản phẩm trong một năm theo kế hoạch)
m = 1 (số chi tiết như nhau trong 1 sản phẩm)
α (là số phần trăm dự trữ cho chi tiết máy nói trên dành làm phụ
tùng), chọn α =15 %
β (là số phần trăm chi tiết phế phẩm trong quá trình chế tạo), chọn
β=4 %
Thay các giá trị vào (1.1) ta có:
N=2200.1 1+( 15
100)(
1+
4
100 )
=2631 (chiếc/năm)

Chương 2 :PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG


2.1 YÊU CẦU KỸ THUẬT
Dựa vào bản vẽ ta có yêu cầu kỹ thuật:
-Bề mặt lỗ ∅ 80 mm cấp chính xác IT14, độ nhám bề mặt Ra=32µm.
-Bề mặt ngoài R60 cấp chính xác IT14,độ nhám bề mặt Ra=32µm.
-2 lỗ ∅ 13 cấp chính xác IT14 , độ nhám bề mặt Ra=32µm.
-4 lỗ ∅ 9 cấp chính xác IT14 ,độ nhám bể mặt Ra=32
Hình 2.1. bản vẽ chi tiết // xuất lại nét vẽ cho phân biệt nét cơ bản, nét mảnh;
thiếu yêu cầu nhám chung, ĐCX chung, số quá nhỏ, xem lại bản vẽ gốc

2.2 PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU:


// kg đúng hướng dẫn, làm lại
-Tính công nghệ trong kết cấu là những đặc điểm về kết cấu cũng như những yêu
cầu kỹ thuật ứng với chức năng làm việc của chi tiết gia công. Nó có ý nghĩa quan
trọng trong việc nâng cao tính công nghệ, giảm khối lượng lao động, tăng hệ số sử
dụng vật liệu và hạ giá thành sản phẩm.
-Chi tiết bạc đỡ (hình trên) được chế tạo bằng phương pháp đúc từ gang xám
GX15

-Chọn phương pháp đúc trong khuôn cát. Sau khi đúc cần có nguyên công làm
sạch và cắt ba via.

-Về tính công nghệ trong kết cấu khi gia công cơ, thì chi tiết có những nhược
điểm sau:

-Chi tiết có thành mỏng nên trong quá trình gia công, vấn đề biến dạng
hướng kính cần được lưu ý

- Chi tiết có lỗ bậc nên khó khăn trong việc gá đặt và gia công // lỗ nào?

-Các mặt còn lại không có vấn đề gì khó khăn khi gia công để đạt độ bóng và
độ chính xác.
2.3 VẬT LIỆU CHI TIẾT
Vật liệu chế tạo bạc đỡ là Gang xám GX15-32
Vật liêu GX15-32 có thành phần hóa và cơ tính như ở bảng 2.1 và bang 2.2 bên dưới.

Bảng 2.1. Bảng các thành phần hóa học của vật liệu // trích dẫn
Độ cứng C Si Mặt ngoài S P
HB 200 3.0-3.7 2-2.4 0.5-0.8 < 0.5 <0.3

Bảng 2.2. Bản tính chất cơ học của vật liệu // trích dẫn

Tiêu chuẩn Độ giãn dài δ Giới hạn bền Giới hạn bền nén Độ cứng HB
uốn
GX15-32 ≈ 0,5% 320 N/mm2 600 N/mm2 190 HB

-Nếu như Thép là kim loại có cơ tính tổng hợp cao, có thể chịu tải trọng rất
nặng, độ bền cao và độ dai va đập. Thì, gang lại là vật liệu có cơ tính không cao, độ
bền thấp, độ dẻo và độ dai va đập thấp, có thể coi là vật liệu giòn. Tuy vậy với bạc
đỡ làm việc trong điều kiện không quá khắc nghiệt, mặt làm việc luôn chịu ma sát
và mài mòn thì gang xám lại có ưu điểm: trong gang xám có thành phần Grafit có
khả năng tự bôi trơn nên làm tăng tính chống mài mòn. Hơn nữa, gang là vật liệu
khá rẻ, dễ gia công cắt gọt bởi phoi là phoi vụn (do sự có mặt của Grafit), là vật liệu
có tính chảy loãng cao, rất thích hợp cho phương pháp chọn phôi là phôi đúc. Nếu
chọn được phương pháp đúc hợp lý sẽ nâng cao được cơ tính của vật liệu.
Chương 4. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH GIA CÔNG
4.1 LẬP BẢNG TRÌNH TỰ GIA CÔNG CÁC BỀ MẶT
Trong hình 4.1 giới thiệu các bề mặt cần gia công của chi tiết.

Hình 4.1 Bản vẽ đánh số


Bảng 4.1 là bảng trình tự gia công các bề mặt của chi tiết gồm các bước để hoàn thành
chi tiết, cấp chính xác của từng bề mặt đã xác định.

Bảng 4.2. Bảng trình tự gia công các bề mặt


Bề mặt CCX Độ nhám Ra,Rz Trình tự gia công
1 IT12 Ra=32 µm Phay thô
2 IT12 Ra=32 µm Phay thô
3 IT12 Ra=32 µm Phay thô
4 IT12 Ra=32 µm Phay thô
5 IT12 Ra=32 µm Phay thô
6 IT12 Ra=32 µm Phay thô
7 IT12 Khoan
8 IT12 Ra=32 µm Phay thô
9 IT12 Ra=32 µm Phay thô
10 IT12 Ra=32 µm Phay thô
11 IT12 Ra=32 µm Phay thô
12 IT12 Ra=32 µm Phay thô
13 IT7 Ra=16 µm Khoan
Khoét thô
Khoét tinh
Doa
14 IT12 Khoan
15 IT12 Ra=32 µm Phay thô
16 IT12 Ra=32 µm Phay thô
17 IT12 Ra=32 µm Phay thô

// có sai sót trong xác định CCX, bảng này sai thì bảng sau sai

4.2 LẬP TIẾN TRÌNH GIA CÔNG CÁC BỀ MẶT


4.3 dưới dây là bảng tiến trình gia công các bề mặt của chi tiết ,từ lúc chuẩn bị phôi
cho tới khi chi tiết được hoàn thành.

STT Tên nguyên công Bề mặt gia công Số bề mặt Dạng máy
định vị
1 Chuẩn bị phôi
2 Phay thô 9 3,11,12 Phay
3 Phay thô 2,4,6,11,16 1,9,10 Phay
4 Phay thô 1,3 5,9,12 Phay
5 Phay thô 8,5 9,3,15 Phay
6 Phay thô 10,12 9,15,5 Phay
7 Phay thô 15,17 9,12,3 Phay
8 Khoan 14,13 9,15,5 Khoan
Khoét thô
Khoét tinh
9 Khoan 7 3,11,12 Khoan
10 Kiểm tra

Chương 5. THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG


Mục đích của phần này là chọn trang thiết bị công nghệ và xác định chế độ gia
công sao cho giá thành gia công tại mỗi nguyên công là thấp nhất.
5.1 NGUYÊN CÔNG 1: CHUẨN BỊ PHÔI
Vì phôi ban đầu có chất lượng bề mặt hơi xấu ,nhiều bụi bẩn nên ta cần làm
sạch tất cả các bề mặt của phôi,cắt hết các phần thừa,... do quá trình chế tạo phôi gây
ra ,để chuẩn bị các nguyên công gia công cơ trên các máy công cụ .
5.2 NGUYÊN CÔNG 2: PHAY THÔ
5.2.1 Sơ đồ gia công

You might also like