You are on page 1of 75

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/354236812

Thiết kế máy và Chi tiết máy (Machine Design and Machine elements)

Book · August 2020

CITATIONS READS

0 1,552

1 author:

Huu Loc Nguyen


Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT)
99 PUBLICATIONS   394 CITATIONS   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Integration of Design problems and projects into courses for manufacturing engineering progran View project

C2021-20-03 View project

All content following this page was uploaded by Huu Loc Nguyen on 31 August 2021.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Nguyen Huu Loc


Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT) - Vietnam National
University of Ho Chi Minh City

Ho Chi Minh City - 2020

1
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Abstract

MACHINE DESIGN AND MACHINE ELEMENTS is compiled according to the


Design Project Syllabus for students of the Faculty of Mechanical Engineering, Ho
Chi Minh City University of Technology (HCMUT) - Vietnam National
University, Ho Chi Minh City. The content consists of 18 chapters and appendices
including data tables and standard details and assemblies...

LỜI NÓI ĐẦU

THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY được biên soạn theo đề cương
môn học Đồ án Thiết kế cho sinh viên Khoa Cơ khí Trường Đại học Bách
khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Nội dung bao gồm 18 chương và
các phụ lục gồm bảng tra số liệu và các chi tiết và cụm chi tiết tiêu chuẩn..
Cùng với tài liệu này chúng tôi đã xuất bản các cuốn sách Giáo trình
Cơ sở thiết kế máy, Bài tập chi tiết máy và Sơ đồ và tập bản vẽ Chi tiết máy…
nhằm giúp sinh viên nắm rõ hơn nội dung thiết kế máy và chi tiết máy.. Các
tài liệu này sử dụng cho sinh viên thực hiện Đồ án Thiết kế, Cơ sở thiết kế
máy hoặc Chi tiết máy… trong các trường đại học, cao đẳng... Ngoài ra còn
làm tài liệu tham khảo cho các Kỹ sư khi thực hiện công việc thiết kế.
Với những kinh nghiệm trong nhiều năm tham gia công tác giảng dạy,
hướng dẫn sinh viên các hệ, và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau, chúng tôi cố gắng trình bày một cách chính xác, mạch lạc và dễ hiểu.
Toàn bộ đơn vị theo hệ thống SI. Khi biên soạn các bảng số liệu chi tiết máy
soạn theo tiêu chuẩn ISO hiện hành và TCVN.
Chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, phê bình những
thiếu sót để sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Cám ơn GS.TS
Nguyễn Thanh Nam - Chủ tịch Hội đồng thẩm định, cám ơn TS Phan Tấn
Tùng và TS Phạm Hữu Lộc – hai phản biện có những nhận xét quý báu để
hoàn thiện sách. Cám ơn các cán bộ giảng dạy bộ môn Thiết kế máy đã góp
nhiều ý kiến hoàn chỉnh đề cương và nội dung cuốn sách, cám ơn tổ giáo
trình và Nhà xuất bản Đai học Quốc gia tạo điều kiện để cuốn sách được
xuất bản.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
Nguyễn Hữu Lộc, Bộ môn Thiết kế máy, Khoa Cơ khí, Trường Đại

2
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt,
Phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Email: nhloc@hcmut.edu.vn, nhlcad@yahoo.com

Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2020

Tác giả
Nguyễn Hữu Lộc

3
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

MỤC LỤC
LỜI NÓI DẦU 9
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỒ ÁN THIẾT KẾ 11
1.1 Giới thiệu 12
1.2 Đồ án theo cá nhân 15
1.3 Đồ án theo nhóm 16
1.4 Các sơ đồ và bản vẽ đồ án 24
1.5 Nội dung các bước thực hiện chi tiết 30

Chương 2 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN


CƠ KHÍ TRONG MÁY 34
2.1 Các ký hiệu sơ đồ động 35
2.2 Lựa chọn sơ đồ động cho máy 39
2.3 Các sơ đồ động máy có HGT 1 cấp 45
2.4 Các sơ đồ động máy có HGT 2 cấp 47
2.5 Các sơ đồ động máy công cụ 48

Chương 3 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT


VÀ CHỌN ĐỘNG CƠ 50
3.1 Chọn công suất động cơ 51
3.2 Tỷ số truyền chung và hiệu suất các bộ truyền 52
3.3 Phân phối tỷ số truyền trong hộp giảm tốc 56
3.4 Các thông số kỹ thuật của hệ thống truyền động 62
3.5 Ví dụ 62

Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ


KIỂM NGHIỆM BỘ TRUYỀN ĐAI, XÍCH 68
4.1 Trình tự tính toán thiết kế bộ truyền đai dẹt 69
4.2 Trình tự tính toán thiết kế bộ truyền đai thang 74
4.3 Trình tự tính toán thiết kế bộ truyền xích 83
4
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Chương 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ KIỂM NGHIỆM


BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG 90
5.1 Giới thiệu 91
5.2 Các thông số bộ truyền bánh răng 93
5.3 Chọn vật liệu và ứng suất cho phép 96
5.4 Trình tự tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ
(thẳng, nghiêng) 100
5.5 Trình tự tính toán thiết kế và kiểm nghiệm bộ truyền
bánh răng côn 114
5.6 Ví dụ tính thông số hình học bánh răng côn 121

Chương 6 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ KIỂM NGHIỆM


BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT 130
6.1 Chọn vật liệu và ứng suất tiếp xúc cho phép 132
6.2 Tính toán thiết kế bộ truyền trục vít 136
6.3 Ví dụ tính toán các thông số hình học 142

Chương 7 PHÂN TÍCH LỰC VÀ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ HỘP GIẢM


TỐC VÀ HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG 145
7.1 Sơ đồ bố trí HGT và điều kiện bôi trơn 155
7.2 Phân tích lực tác dụng lên các chi tiết máy 146
7.3 Xác định giá trị các lực tác dụng 150

Chương 8 PHÁC THẢO BỐ TRÍ KẾT CẤU HỆ THỐNG


DẪN ĐỘNG VÀ HỘP GIẢM TỐC 160
8.1 Xác định đường kính sơ bộ trục 161
8.2 Phác thảo kết cấu (đường kính và chiều dài) trục 163
8.3 Xác định khoảng cách sơ bộ giữa hai ổ trục 165
8.4 Chọn sơ bộ ổ lăn và nắp ổ 172
8.5 Phác thảo sơ bộ kết cấu HGT 1 cấp 173
8.6 Phác thảo hình chiếu đứng hộp giảm tốc 186
8.7 Phác thảo hộp giảm tốc 2 cấp 189
8.8 Bản vẽ phác và kết cấu HGT2 cấp trục vít 203
8.9 Phác thảo bản vẽ lắp hệ thống truyền động 207

5
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

8.10 Ví dụ phác thảo 209


Chương 9 SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN TRỤC VÀ LỰA CHỌN Ổ 211
9.1 Sơ đồ tính toán trục 212
9.2 Các biểu đồ mô men 216
9.3 Chọn then 226
9.4 Lựa chọn ổ 228
Chương 10 THIẾT KẾ VỎ HỘP GIẢM TỐC VÀ
CÁC CHI TIẾT LIÊN QUAN 239
10.1 Hình dạng vỏ hộp giảm tốc 240
10.2 Thiết kế vỏ HGT đảm bảo tính công nghệ 243
10.3 Vỏ hộp giảm tốc mặt ngoài cong 247
10.4 Kết cấu cụm đỡ ổ 251
10.5 Các mặt bích 256
10.6 Que thăm dầu và nút tháo dầu 257
10.7 Cửa thăm và nút thông hơi 261
10.8 Vít vòng hoặc vòng móc 265
10.9 Vít tách nắp và chốt định vị 268
10.10 Cụm đỡ ổ và các mặt bích vỏ HGT mặt ngoài phẳng 270
10.11 Vỏ hộp giảm tốc hàn 273
10.12 Kết cấu một số vỏ HGT 277
10.13 Một số HGT thẳng khác 277

Chương 11 TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CÁC CHI TIẾT MÁY 285
11.1 Tính toán kiểm nghiệm vít - bulong 286
11.2 Tính toán kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn 290
11.3 Tính toán kiểm nghiệm then 299
11.4 Tính toán kiểm nghiệm nhiệt HGT trục vít 303
11.5 Tính toán lựa chọn dung sai độ dôi mối ghép 305
11.6 Tính toán lựa chọn dung sai mối ghép khe hở 313

Chương 12 BẢN VẼ HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG 318


12.1 Tạo bản vẽ lắp hệ thống truyền động 319
12.2 Đế đúc 325

6
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

12.3 Bu lông nền 326


12.4 Bản vẽ động cơ điện 328
12.5 Vẽ bộ phận căng đai 330
12.6 Nối trục 339
12.7 Bản vẽ các chi tiết bộ phận công tác 345

Chương 13 CÁC CHI TIẾT BẢN VẼ LẮP CHUNG 347


13.1 Vẽ bánh răng, trục vít, bánh vít 350
13.2 Các chi tiết bộ truyền ngoài 366
13.3 Vẽ trục 376
13.4 Ổ lăn, nắp ổ và ống lót 387
13.5 Chi tiết hệ thống bôi trơn 394
13.6 Lắp chi tiết quay lên trục 407
13.7 Chọn và lắp nối trục 412
13.8 Các mối ghép 413

Chương 14 CỤM KẾT CẤU Ổ VÀ BẢN VẼ LẮP CHUNG 419


14.1 Lựa chọn dung sai lắp ổ lăn 420
14.2 Lắp, tháo ổ lăn lên trục 421
14.3 Bôi trơn ổ lăn 423
14.4 Phương pháp bố trí ổ lăn 426
14.5 Cố định ổ trên trục 431
14.6 Điều chỉnh khe hở ổ lăn 435
14.7 Một số cụm kết cấu ổ 437
14.8 Cụm ổ trượt 446
14.9 Hoàn thiện phác thảo bản vẽ lắp chung 451

Chương 15 LẬP TÀI LIỆU THIẾT KẾ 460


15.1 Bản vẽ lắp 461
15.2 Khung tên và bảng kê chi tiết 467
15.3 Quy định về khổ giấy và xếp bản vẽ 473
15.4 Các quy tắc chung bản vẽ chi tiết 476
15.5 Ghi kích thước bản vẽ chi tiết 478
15.6 Sai lệch giới hạn và dung sai kích thước 481
7
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

15.7 Dung sai hình dạng và vị trí 492


15.8 Độ nhám bề mặt 495
15.9 Bảng tra cứu dung sai kích thước 501

Chương 16 BẢN VẼ CHI TIẾT 510


16.1 Vẽ trục 511
16.2 Vẽ chi tiết bánh răng trụ và bánh răng trụ liền trục 518
16.3 Vẽ chi tiết bánh răng côn và bánh răng côn liền trục 526
16.4 Vẽ chi tiết trục vít và bánh vít 529
16.5 Vẽ chi tiết bánh đai 532
16.6 Vẽ chi tiết đĩa xích 535
16.7 Vẽ chi tiết nắp ổ 539
16.8 Vẽ chi tiết ống lót 541
16.9 Vẽ chi tiết thân HGT 545

Chương 17 HƯỚNG DẪN VIẾT THUYẾT MINH 551


17.1 Quy cách trình bày thuyết minh đồ án 552
17.2 Thứ tự sắp xếp trong thuyết minh đồ án 552
17.3 Mục lục đồ án thiết kế 556
17.4 Trình bày nội dung các chương 560
17.5 Ghi tài liệu tham khảo 578

Chương 18 ỨNG DỤNG MÁY TÍNH TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ


CHI TIẾT MÁY 580
18.1 Phần mềm AutoCAD Mechanical 581
18.2 Phần mềm Autodesk Inventor 582
18.3 Ứng dụng Autodesk Inventor tính toán và thiết kế chi tiết máy 586
18.4 Tính toán thiết kế bộ truyền đai 592
18.5 Thiết kế bánh răng trụ kín 599
18.6 Thiết kế bánh răng côn kín 606
18.7 Thiết kế bánh răng trụ để hở 610
18.8 Thiết kế bộ truyền trục vít 614
18.9 Thiết kế bộ truyền xích 624
18.10 Thiết kế trục 630
8
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

18.11 Các mối ghép 637


18.12 Mô hình hóa chi tiết và lắp 3D 641

Phụ lục I Các chi tiết hộp giảm tốc 643


Phụ lục II Các chi tiết liên quan mối ghép có ren 694
Phụ lục III Các hộp giảm tốc và động cơ điện tiêu chuẩn 713

TÀI LIỆU THAM KHẢO 744

9
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Chương 1

GIỚI THIỆU ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

Nội dung
1.1 Giới thiệu
1.2 Đồ án theo cá nhân
1.3 Đồ án theo nhóm
1.4 Giới thiệu một số hệ thống truyền động
1.5 Nội dung thực hiện chi tiết

10
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

1.1 GIỚI THIỆU


Thiết kế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm mới.
Quá trình thiết kế được mô tả qua sơ đồ Hình 1.1.

Hình 1.1 Quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm ( theo Kunwoo Lee:
Principles of CAD/CAM/CAE systems)

Thiết kế máy, thỏa mãn các yêu cầu kinh tế xã hội, cần chú ý đến hiệu
quả kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật và vận hành sản phẩm.
Các yêu cầu đối với máy thiết kế: năng suất, độ tin cậy cao, tính công

11
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

nghệ cao, dễ sửa chữa, kích thước và khối lượng nhỏ, thuận tiện vận hành,
tính kinh tế và thẩm mỹ kỹ thuật…. Tất cả yêu cầu trên đều được chú ý
trong quá trình thiết kế máy.
Quá trình thiết kế, cụ thể thiết kế máy giải quyết tất cả các vấn đề liên
quan từ sơ đồ nguyên lý đến bản vẽ, tài liệu thiết kế và cuối cùng là kết cấu
thực của máy.
Tài liệu kỹ thuật bao gồm: tài liệu ban đầu, tài liệu thiết kế và tài liệu
làm việc.
Các giai đoạn quá trình lập tài liệu thiết kế và tài liệu làm việc bao
gồm: yêu cầu kỹ thuật, thiết kế phác thảo, thiết kế kỹ thuật, tài liệu làm việc.
- Yêu cầu kỹ thuật: các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật sản phẩm thiết kế,
tính đến các đặc tính kỹ thuật và vận hành sản phẩm.
- Các dạng sản phẩm đồ án: Các sản phẩm đồ án thiết kế: chi tiết,
đơn vị lắp, tổ hợp sản phẩm.
- Chi tiết: liên quan một chi tiết và được sử dụng để lắp thành cụm
chi tiết.
- Đơn vị lắp: bao gồm nhiều chi tiết lắp ghép lại với nhau: ô tô, máy
công cụ, hộp giảm tốc…
Dạng và độ phức tạp tài liệu thiết kế: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản
vẽ lắp chung và sơ đồ.
- Bản vẽ chi tiết: Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các
kích thước và các thông tin cần thiết khác để chế tạo chi tiết máy.
- Bản vẽ lắp: Bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật, trên đó thể hiện hình
biểu diễn đơn vị lắp, các dữ liệu liên quan lắp ráp các chi tiết và
kiểm tra.
- Bản vẽ lắp chung: thể hiện kết cấu sản phẩm, liên quan giữa các bộ
phận chính sản phẩm và giải thích nguyên lý làm việc sản phẩm.
- Sơ đồ: thể hiện dạng ký hiệu liên hệ giữa các thành phần sản phẩm.
Đồ án Thiết kế (hoặc Đồ án Chi tiết máy) là công việc thiết kế đầu
tiên của sinh viên các ngành cơ khí, thực hiện trên cơ sở sử dụng các kiến
thức khoa học cơ bản, cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành cơ khí. Phân tích công
dụng và điều kiện làm việc các chi tiết máy; tìm các kết cấu hợp lý tính đến
yêu cầu kinh tế, công nghệ, lắp ráp và vận hành sản phẩm. Tính toán động
học, lực tác dụng lên các chi tiết. Tính toán kết cấu theo độ bền, lựa chọn
12
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

vật liệu; quá trình tháo lắp kết cấu…


Mục tiêu đồ án: Đồ án Thiết kế là một môn học yêu cầu sinh viên vận
dụng tổng hợp các kiến thức đã được học trong các môn trước để thiết kế,
chế tạo một máy hoặc hệ thống truyền động cơ khí điển hình bao gồm lựa
chọn các phương án, chọn động cơ điện, bộ truyền ngoài hộp giảm tốc, hộp
giảm tốc, khớp nối… và chế tạo sản phẩm bao gồm các mối ghép và lắp ráp
các cụm máy.
Sau khi thực hiện đồ án sinh viên có thể:
- Lựa chọn phương án, tính toán, thiết kế hệ thống truyền động cơ khí.
- Nắm vững kỹ thuật lập tài liệu thiết kế trong các giai đoạn khác
nhau của quá trình thiết kế.
- Có khả năng giải quyết các bài toán kỹ thuật và biết phân tích các
kết quả nhận được.
- Biết cách làm việc với tiêu chuẩn, các tài liệu, sổ tay kỹ thuật.
- Có các kỹ năng cá nhân, trình bày văn bản, thực hiện bản vẽ kỹ
thuật và khả năng trình bày và bảo vệ đồ án trước hội đồng.

Hình 1.2 Mở rộng phạm vi giáo dục kỹ thuật thế kỷ XXI (theo A 21st
century engineering education)

Theo truyền thống đồ án giải quyết vấn đề sẵn có (Hình 1.2), nghĩa là
theo sơ đồ động và các yêu cầu kỹ thuật cho trước, và chỉ dừng lại thực hiện
các bản vẽ, tập trung vào kiến thức liên quan khả năng tính toán và kỹ năng
thực hiện bản vẽ. Với sự thay đổi yêu cầu giáo dục kỹ thuật, đòi hỏi sinh
13
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

viên ngoài kiến thức cần có những kỹ năng, thái độ… và nhất là năng lực
giải quyết vấn đề từ ý tưởng, thiết kế, chế tạo đến vận hành sản phẩm… nên
những gần đây khuyến khích sinh viên làm việc nhỏ với những đề tài mở,
sinh viên đưa ra các ý tưởng, thiết kế, chế tạo và vận hành mô hình sản
phẩm thiết kế.

1.2 ĐỀ TÀI THEO CÁ NHÂN


Sinh viên có thể làm việc độc lập theo các đầu đề có sẵn. Các bộ phận
công tác và các thông số kỹ thuât cho trước, thông thường các máy đơn giản
như băng tải, gàu tải, xích tải, thùng trộn…Với yêu cầu thực hiện theo đầu
đề sẵn có. Sản phẩm là 01 thuyết minh; 01 bản vẽ lắp A0; 01 bản vẽ chi tiết.

Nội dung thuyết minh (tham khảo chi tiết Chương 17)
1. Tìm hiểu hệ thống truyền động máy.
2. Xác định công suất động cơ và phân bố tỷ số truyền cho hệ
thống truyền động.
3. Tính toán thiết kế các chi tiết máy
a. Tính toán các bộ truyền hở (đai, xích hoặc bánh răng).
b. Tính các bộ truyền trong hộp giảm tốc (bánh răng, trục vít).
c. Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên các bộ truyền và tính giá trị các lực.
d. Tính toán thiết kế trục và then.
e. Chọn ổ lăn và nối trục.
f. Chọn thân hộp, bu lông và các chi tiết phụ khác.
4. Chọn dầu bôi trơn, bảng dung sai lắp ghép.
5. Tài liệu tham khảo.

Với đề tài theo sơ đồ động và số liệu sẵn có, ví dụ đề với Sơ đồ động


cho sẵn như Hình 1.3: thiết kế hệ thống dẫn động xích tải. Mỗi đề có nhiều
Phương án với các số liệu cho trước khác nhau:

14
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 1.3 Ví dụ sơ đồ động (đề cho mỗi cá nhân)

Hệ thống dẫn động xích tải gồm: 1- Động cơ điện; 2- Bộ truyền đai
thang; 3- Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển; 4- Nối trục đàn hồi;
5- Xích tải.

Số liệu thiết kế
Lực vòng trên xích tải, F (N): ...........................
Vận tốc xích tải, v (m/s): ..................................
Số răng đĩa xích tải dẫn, z (răng): .....................
Bước xích tải, p (mm):......................................
Thời gian phục vụ L, năm: ...............................
Quay một chiều, làm việc hai ca, tải va đập nhẹ.
(1 năm làm việc 300 ngày, 1 ca làm việc 8 giờ)
Chế độ tải: T1 = ............. ; t1= .................. ;
T2 = ............. ; t2 = ................. ;

Tiến độ thực hiện (tham khảo thêm 1.3)


Tuần Nội dung thực hiện
lễ
1 Nhận đề tài, phổ biến nội dung ĐAMH
2 Tìm hiểu truyền động cơ khí trong máy
Xác định công suất động cơ và phân phối tỷ số truyền
3-6 Tính toán thiết kế các chi tiết máy: các bộ truyền, trục (bố trí
các chi tiết lắp trên trục), chọn ổ, then, nối trục đàn hồi, thân
15
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

HGT, chọn bu lông và các chi tiết phụ khác


6-9 Vẽ phác thảo kết cấu trên bản vẽ phác
Tính toán kiểm nghiệm
9-12 Vẽ hoàn thiện bản vẽ lắp HGT trên máy tính
13-14 Vẽ 01 bản vẽ chi tiết, hoàn thành tài liệu thiết kế (thuyết minh, bản
vẽ lắp, chi tiết)
Giáo viên hướng dẫn ký duyệt
15 Bảo vệ

1.3 ĐỀ TÀI THEO NHÓM


Sinh viên có thể làm việc nhóm theo các đầu đề dạng mở. Với yêu cầu
xác định nguyên lý làm việc máy, chọn thông số kỹ thuật và lựa chọn sơ đồ
động. Sản phẩm là 01 thuyết minh; 02 bản vẽ lắp A0: 1 bản vẽ HGT, 1 bản
vẽ hệ thống truyền động; các bản vẽ chi tiết. Thực hiện mô hình 3D mô
phỏng và chế tạo mô hình.

Các trải nghiệm ý tưởng - thiết kế - chế tạo – vận hành (CDIO) là nét
đặc trưng chính của đồ án dạng này. Các đồ án trong chương trình đào tạo
giúp cho sinh viên có các trải nghiệm thiết kế - chế tạo, học tập tích hợp để
đạt chuẩn đầu ra mong muốn (Hình 1.4).

Học kỳ
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Toán và Khoa học tự nhiên Thực tập
Đồ án
Khoa học xã hội, nhân văn,
tốt
chính trị, kinh tế…
nghiệp
Cơ sở kỹ thuật, ngành và chuyên ngành
Đồ án Chuyên
Nhập môn về Kỹ Đồ án Thiết kế
ngành (C, D, I, (C, D, I.O)
thuật (C, D, I, O) (C, D, I, O)
O)
Hình 1.4 Cấu trúc chương trình với các trải nghiệm thiết kế - chế tạo

Các đồ án với các trải nghiệm CDIO với các mức độ từ cơ bản đến
nâng cao trong chương trình Kỹ thuật cơ khí được trình bày trong Hình 1.4
[49-52]. Nếu chương trình đào tạo là 4 năm thì mỗi năm sẽ thực hiện một đồ
án. Đồ án Thiết kế là môn học quan trọng, kết thúc giai đoạn học các môn
16
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

cơ sở cho các ngành Cơ khí. Trong đồ án này sinh viên sử dụng các kiến
thức về toán và khoa học tự nhiên, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
và các kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tế cụ thể thông qua các giai đoạn
CDIO để thiết kế và chế tạo sản phẩm. Từ Bảng 1.4 cho thấy rằng trong đồ
án Thiết kế có đầy đủ các kỹ năng CDIO với mức độ cao hơn đồ án trong
môn Nhập môn về Kỹ thuật.

Cơ lưu chất
Nhiệt động lực học
Ma sát học
Chi tiết
Xác suất và thống kê toán
máy
Kỹ thuật chế tạo
Vật liệu học Đồ án Thiết
Cơ kỹ thuật kế
Sức bền vật liệu Vẽ kỹ
Nguyên lý máy thuật (Vẽ
cơ khí)
Thiết kế kỹ thuật
CAD, CAE
Hình 1.5 Các môn học liên quan đồ án Thiết kế

Trong đồ án Thiết kế sinh viên sử dụng các kiến thức về toán và khoa
học tự nhiên, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: toán, tĩnh học, động
học, động lực học, sức bền vật liệu, vật liệu học, kỹ thuật chế tạo, vẽ kỹ
thuật.... Ngoài ra còn các kiến thức khác: Nhiệt động lực học, CAD/CAE,
Cơ lưu chất, Thiết kế kỹ thuật .... (Hình 1.5). Bản vẽ là kiến thức và kỹ
năng cần thiết trong thiết kế máy, vì tất cả chi tiết máy và máy cần được vẽ
chi tiết để chế tạo và lắp ráp tạo thành máy [49-52].
Mức độ phức tạp của Đồ án Thiết kế cho trong Bảng 1.1. Mức độ
phức tạp này tăng dần theo từng năm.
Bảng 1.1 Mức độ phức tạp của Đồ án Thiết kế
Độ phức tạp tăng dần của Đồ án Thiết kế
Hoạt động I-O D-I-O C-D-I-O
Cấu trúc Đã có Chưa có
Lời giải Đã biết Chưa biết
Nhóm Cá nhân Nhóm nhỏ Nhóm lớn
17
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Thời gian Nhiều ngày Nhiều tuần Nhiều tháng

NỘI DUNG ĐỒ ÁN VÀ CHUẨN ĐẦU RA CDIO


Trong Bảng 1.2 dưới đây là kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSA) cần
thiết mà sinh viên có được sau khi học môn Chi tiết máy và đồ án Thiết kế.
Bảng 1.2 Khối kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSA) theo đề cương CDIO
KSA Đề cương CDIO Mô tả
Toán và 1.1. Kiến thức cơ Một sinh viên có kiến thức tốt khi
khoa học bản được đào tạo sâu về kiến thức toán
tự nhiên 1.4. Kiến thức hỗ trợ và khoa học tự nhiên để thực hiện
khác các công việc thiết kế.
Tất cả bài toán thiết kế liên quan đến
tính toán và lặp để đạt kết quả tối ưu.
Sinh viên khi thiết kế cần phải có các
kiến thức toán cơ bản và nâng cao để
áp dụng đạt kết quả chính xác và
hiệu quả cao.
Kiến thức 1.2. Kiến thức cơ sở Phân tích kỹ thuật là khả năng sinh
và phân kỹ thuật viên phân tích chi tiết, hệ thống và
tích kỹ quá trình sử dụng các nguyên tác
thuật khoa học và kỹ thuật. Sinh viên có
kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ
thuật hiện đại như các phần mềm
CAD/CAE trong thiết kế kỹ thuật.
Xác định 2.1. Khả năng phân Chuẩn bị danh sách các yêu cầu của
vấn đề tích kỹ thuật và giải sản phẩm: hình dạng bên ngoài, khả
quyết vấn đề năng của máy, tuổi thọ, giá thành...
Viết chính xác các yêu cầu kỹ thuật
của máy cần thiết kế.

18
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

KSA Đề cương CDIO Mô tả


Tư duy 2.4. Kỹ năng cá Thiếu tư duy sáng tạo thì sinh viên
sáng tạo, ra nhân không thể nào bắt đầu quá trình thiết
quyết định Tư duy sáng tạo kế. Thiết kế mới bắt đầu từ nhu cầu
và quản lý Tư duy đánh giá thực tế hay là các mục tiêu khác.
thời gian Sinh viên có tư duy sáng tạo để đưa
Ham tìm hiểu và khả
ra ý tưởng thiết kế để đạt được mục
năng học tập suốt
tiêu đặt ra.
đời
Trong nhiều trường hợp có nhiều
Biết cách quản lý
phương án thiết kế thì sinh viên phải
nguồn lực và thời
có khả năng ra quyết định đúng đắn
gian
để cân bằng nhiều nhân tố ảnh
hưởng, nếu không sẽ có những thiết
kế sai. Muốn thế phải biết cách quản
lý nguồn lực, thời gian và học tập
liên tục.
Làm việc 3.1. Làm việc nhóm Khi sinh viên làm việc trong các
nhóm Thành lập nhóm nhóm nhỏ nên khuyến khích các em
Tổ chức và vận hành luôn suy nghĩ về các bước quá trình
nhóm thiết kế kỹ thuật. Nếu làm việc nhóm
tốt lắng nghe tất cả ý tưởng liên quan
Phát triển và kỹ
vấn đề thiết kế và tranh luận đến khi
thuật làm việc nhóm
quyết định ý tưởng cuối cùng. Dựa
vào nhóm ta có thể có bản thiết kế
sáng tạo.
Kỹ năng 3.2. Giao tiếp Đây là các kỹ năng giúp cho sinh
giao tiếp Giao tiếp văn bản viên diễn tả thiết kế của mình một
Giao tiếp đa phương cách rõ ràng bằng văn bản, giao tiếp
tiện và đồ họa. Ngoài điều này có nhiều
kỹ năng khác được mong muốn từ
Giao tiếp đồ họa:
một sinh viên tốt: kỹ năng trong thiết
Phác thảo, Bản vẽ
kế, sự phán xử tốt, kỹ năng mô
2D, mô hình 3D, mô
phỏng, kỹ năng đo lường, kỹ năng
phỏng
suy nghĩ, làm việc nhóm, khả năng
Giao tiếp lời nói kết luận vấn đề... Áp dụng các kỹ
năng tư duy và giao tiếp qua các bản
vẽ phác, bản vẽ 2D, mô hình 3D và
mô phỏng.

19
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

KSA Đề cương CDIO Mô tả


Quá trình 4.4. Thiết kế Sinh viên cần hiểu và có khả năng áp
thiết kế và Quá trình thiết kế và dụng quá trình và các bước thiết kế...
khả năng các giai đoạn để giải quyết vấn đề đặt ra.
giải quyết Sử dụng các kiến Sinh viên giải quyết không chỉ
vấn đề đa thức tính toán thiết những vấn đề liên quan môn học và
ngành kế cần có các hiểu biết đa ngành, liên
Thiết kế chuyên quan vấn đề thiết kế máy như: điện,
ngành và đa ngành thẩm mỹ, vật liệu...
Thiết kế với các
mục tiêu khác nhau
Các quá 4.5. Chế tạo Sinh viên cần có các kiến thức về
trình chế Chế tạo chi tiết và quá trình chế tạo: khoan, phay, hàn
tạo lắp ráp thành máy … và kiến thức về máy gia công.

MÔ TẢ ĐỒ ÁN
Sinh viên thực hiệc các bước của quá trình thiết kế và chế tạo sản
phẩm để đạt mục tiêu đề ra. Kết quả của đồ án là các bản vẽ, bản thuyết
minh, nhật ký thiết kế, mô hình sản phẩm vận hành được... Trình tự thực
hiện mô tả trong biểu đồ Gantt trong Bảng 1.3. Các bước có thể thực hiện
riêng biệt hoặc đồng thời [49-52].

Bảng 1.3 Biểu đồ Gantt cho Đồ án Thiết kế


Tuần lể 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Nhận nhiệm vụ ABC
thiết kế, tạo
C nhóm
Phân tích nhiệm
vụ thiết kế: Mô
tả nhóm thiết kế,
Phát biểu bài
toán thiết kế
Xác định và mô Nhóm
hình hóa vấn đề,
đưa ý tưởng -
đánh giá
Xác định yêu ACD
cầu kỹ thuật của
20
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

máy
Lựa chọn Nhóm
phương án
nguyên lý làm
việc và sơ đồ
D động cho máy
Thiết kế sơ bộ Nhóm
Phác thảo chi Nhóm
tiết
và máy
Thực hiện bản Nhóm
vẽ 2D và mô
hình hóa 3D
máy
Phân tích và mô Nhóm
phỏng động học
I Chế tạo chi tiết Nhóm
và lắp ráp máy
O Vận hành và lập Nhóm
tài liệu thiết kế

Trình tự thực hiện theo các giai đoạn CDIO được trình bày trong
Bảng 1.4 [49-52].
Bảng 1.4 Trình tự thực hiện đồ án Thiết kế - quá trình CDIO
Giai
đoạn Quá trình thiết kế
CDIO
1. Xác định và mô hình hóa vấn đề, đưa ý tưởng - đánh giá, phát biểu
I bài toán thiết kế.
Ý 2. Xác định các thông số kỹ thuật của máy. Sau bước 1 và 2 là
tưởng bảng thông số kỹ thuật và các yêu cầu cho máy thiết kế.
3. Lập kế hoạch thực hiện:
- Mô tả trình tự các bước tiến hành thiết kế.
- Lập kế hoạch thực hiện: Phân công nhiệm vụ cho từng cá
nhân trong nhóm, quy định thời gian hoàn thành công việc cụ
thể. Tổng hợp lịch trình làm việc bằng biểu đồ Gantt.
4. Lựa chọn sơ đồ nguyên lý và sơ đồ động:
- Tham khảo các thiết kế có sẵn.
- Tìm hiểu tư liệu thiết kế thông qua các thiết bị có liên quan từ
21
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

sách, báo, tạp chí, internet…


- Đưa ra các phương án nguyên lý làm việc. Mỗi sinh viên phải
D có ít nhất một phương án thiết kế - phương án đó ít nhất phải
đảm bảo tính hợp lý và khả thi về mặt nguyên lý.
Thiết - Phân tích ưu và nhược điểm, đánh giá từng phương án và lựa
kế chọn.
- Đưa ra phương án và lựa chọn sơ đồ động.
5. Tính toán thiết kế: Lập sơ đồ động, Chọn động cơ và phân
phối tỷ số truyền, Tính toán các chi tiết thiết kế hệ thống truyền
động.
6. Phác thảo kết cấu toàn hệ thống, hiệu chỉnh tính toán.
7. Thiết lập bản vẽ và mô hình.
- Bản vẽ phác thảo HGT và hệ thống truyền động đã tính toán
thiết kế.
- Bản vẽ lắp chung toàn thiết bị.
- Bản vẽ lắp kết cấu hệ thống truyền động (HGT).
- Bản vẽ chi tiết.
- Mô hình hóa và mô phỏng.
I 8. Chế tạo chi tiết và lắp ráp sản phẩm (phần cơ và điện), kiểm
Chế tạo tra máy...
9. Vận hành sản phẩm: chạy thử, hiệu chỉnh, so sánh các thông
O số kỹ thuật ...
10. Lập hồ sơ thiết kế:
Vận - Viết thuyết minh trình bày nội dung theo trình tự tiến trình
hành tính toán thiết kế, thuyết minh có kèm theo tờ nhiệm vụ của
đồ án, hình thức trình bày như một báo cáo kỹ thuật.
- Thiết lập bộ bản vẽ mô tả kết cấu và chi tiết hệ thống truyền
động đã thiết kế.
- Báo cáo tóm tắt nội dung thực hiện bằng powerpoint.

Kết quả là mô hình thực với đầy đủ tài liệu thiết kế. Thông qua đồ án
sinh viên nắm được quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm, có các trải
nghiệm thiết kế - chế tạo và các kỹ năng cần thiết của người kỹ sư.

TÊN ĐỀ TÀI
Nhóm sinh viên thực hiện

22
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

- Sinh viên thực hiện 1: ……………………MSSV…………………


- Sinh viên thực hiện 2: ……………………MSSV…………………
- Sinh viên thực hiện 3: ……………………MSSV…………………
- Sinh viên thực hiện 4: ……………………MSSV…………………
- Sinh viên thực hiện 5: ……………………MSSV…………………

Thời gian: Ngày bắt đầu: ….Ngày kết thúc: ….: Ngày bảo vệ: ……
Hình thức bảo vệ:
Người hướng dẫn đồ án: …………………Chữ ký……………..
Nhiệm vụ đồ án: Thiết kế (tính toán thiết kế và kết cấu) hệ thống
truyền động cơ khí cho thiết bị có bộ phận công tác

Các yêu cầu cụ thể như sau:


1. …
2. …
3. …
Bảng theo dõi tiến độ thực hiện đồ án (người hướng dẫn kiểm tra,
ghi chú và ký tên):
Tuần
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Sinh viên
……………
……………
……………

Trình tự thực hiện đồ án


TUẦN NỘI DUNG THỰC HIỆN
1 - Phân nhóm thực hiện đồ án
- Nhận nhiệm vụ đồ án
- Phân tích nhiệm vụ thiết kế:
+ Mô tả nhóm thiết kế.
+ Phát biểu bài toán thiết kế.
2 - Lập kế hoạch thực hiện.
- Mô tả trình tự các bước tiến hành thiết kế.
- Lập kế hoạch thực hiện:
+ Phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong nhóm
23
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

thiết kế
+ Quy định thời gian hoàn thành công việc cụ thể.
+ Tổng hợp lịch trình làm việc bằng biểu đồ Gantt.
- Xác định yêu cầu kỹ thuật của bài toán thiết kế:
+ Xác định yêu cầu kỹ thuật của bài toán.
+ Biên dịch các yêu cầu chưa rõ ràng thành các yêu
cầu kỹ thuật.
2, 3 - Khảo sát ý tưởng thiết kế:
+ Tham khảo các thiết kế có sẵn: phân tích chức năng,
nguyên lý cấu tạo và hoạt động; phân tích ưu, nhược
điểm, khả năng đáp ứng nhu cầu, khả năng cải tiến.
+ Tìm hiểu tư liệu thiết kế thông qua các thiết bị có
liên quan từ sách, báo, tạp chí…
- Đưa ra các phương án thiết kế bằng các sơ đồ nguyên
lý:
+ Mỗi sinh viên phải có ít nhất một phương án thiết kế
- phương án đó ít nhất phải đảm bảo tính hợp lý, và
khả thi về mặt nguyên lý.
2, 3 - Phân tích ưu và nhược điểm của từng phương án thiết
kế.
- So sánh, đánh giá, và chọn một phương án để thiết kế
trong số các phương án được đưa ra theo các tiêu chí
sau đây:
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
+ Tính sẵn sàng về công nghệ.
+ Tính sẵn sàng về vật liệu.
+ Mức độ khó khăn khi chế tạo.
3, 4, 5 Tính toán thiết kế:
- Lập bản vẽ sơ đồ động cho hệ thống truyền động.
- Chọn động cơ và phân phối tỷ số truyền.
- Tính toán thiết kế hệ thống truyền động:
+ Tính toán thiết kế các bộ truyền cơ khí.
+ Tính toán các trục.
+ Chọn ổ trục.
+ Tính toán và chọn các chi tiết phụ.
5, 6, 7 Thiết lập bản vẽ:
- Bản vẽ phác thảo HGT và hệ thống truyền động.
- Bản vẽ lắp chung hệ thống truyền động.
- Bản vẽ lắp HGT.

24
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

- Bản vẽ chi tiết.


- Dung sai lắp ghép.
5, 6, 7, 8, 9 Mô hình hóa và mô phỏng
8, 9, 10, 11, Chế tạo sản phẩm
12
12, 13, 14 Vận hành sản phẩm
13, 14 Lập hồ sơ thiết kế:
- Viết thuyết minh trình bày nội dung theo trình tự tiến
trình tính toán thiết kế, thuyết minh có kèm theo tờ
nhiệm vụ của đồ án, hình thức trình bày như một báo
cáo kỹ thuật.
- Thiết lập bộ bản vẽ mô tả kết cấu và chi tiết hệ thống
truyền động đã thiết kế.
- Báo cáo tóm tắt nội dung thực hiện bằng powerpoint.
15 Nộp đồ án, bảo vệ

1.4 CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢN VẼ ĐỒ ÁN


Dưới đây giới thiệu một số sơ đồ động và bản vẽ cần phải hoàn thành
đồ án Thiết kế hoặc Chi tiết máy.

1- Động cơ, 2- Bộ truyền đai, 3- HGT 2 cấp đồng trục, 4- Nối trục; 5- Xích tải

Hình 1.6 Sơ đồ động hệ thống truyền động xích tải

25
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 1.7 Bản vẽ lắp HGT 2 cấp đồng trục theo sơ đồ động Hình 1.6

26
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 1.8 Bản vẽ lắp HGT 2 cấp khai triển hệ thống truyền động băng tải
theo sơ đồ động Hình 1.9

27
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

1- Động cơ; 2- Nối trục; 3-HGT 2 cấp 1- Động cơ; 2- Bộ truyền đai; 3-HGT 1 cấp trục
khai triển; 4- Bộ truyền xích; 5- Băng tải vít; 4- Bộ truyền bánh răng; 5- Xích tải; 6- Trục

Hình 1.9 Sơ đồ động băng tải Hình 1.10 Sơ đồ động xích tải

28
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 1.11 Bản vẽ lắp hệ thống xích tải treo (theo sơ đồ động Hình 1.10)

1- Động cơ; 2- Nối trục; 3- HGT 2 cấp trục vít - bánh răng; 4- Bộ truyền xích; 5- Băng
tải

Hình 1.12 Hệ thống truyền động băng tải

1- Động cơ; 2- Nối trục; 3- HGT 2 cấp trục vít - bánh răng;

29
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

4- Bộ truyền xích; 5- Băng tải; 6- Khung máy

Hình 1.13 Hệ thống truyền động băng tải (sơ đồ động Hình 1.12)

30
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

1- Động cơ; 2- Bộ truyền đai; 3- Hộp giảm tốc; 4- Nối trục; 5- Tang trống tời; 6- Khung
máy
31
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 1.14 Hệ thống truyền động tời kéo (sơ đồ Hình 1.15)

1- Động cơ; 2- Bộ truyền đai; 3- HGT trục vít; 4- Nối trục; 5- Tời

Hình 1.15 Hệ thống truyền động tời kéo

1.5 NỘI DUNG THỰC HIỆN CHI TIẾT


1.5.1 Nội dung các bước thực hiện đồ án theo cá nhân
STT Nội dung các bước
1 MỤC LỤC
Bước 1. Giới thiệu đồ án
2 XÁC ĐỊNH BÀI TOÁN THIẾT KẾ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Bước 2. Chọn động cơ, phân phối tỷ số truyền và xác định thông
số kỹ thuật
3 THIẾT KẾ SƠ BỘ
Tính toán thiết kế sơ bộ đưa ra các kích thước chủ yếu và phác
thảo sơ bộ kết cấu với các kích thước chủ yếu và kích thước bao.
Gồm các chương:
Bước 3. Tính toán bộ truyền ngoài: đai và xích
3.1 Tính toán bộ truyền đai (nếu có)
3.2. Tính toán bộ truyền xích (nếu có)
Bước 4. Tính toán bộ truyền bánh răng - trục vít
4.1 Tính toán bộ truyền bánh răng trụ
4.2 Tính toán bộ truyền bánh răng côn (nếu có)
4.3 Tính toán bộ truyền trục vít (nếu có)
4.4 Kiểm tra điều kiện bôi trơn
Bước 5. Lực tác dụng lên trục và sơ đồ tính toán các trục HGT
5.1 Phân tích lực tác dụng lên các bộ truyền và sơ đồ lực
5.2 Xác định giá trị các lực tác dụng

32
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

5.2 Lựa chọn vật liệu và ứng suất cho phép


5.3 Tính toán sơ bộ đường kính các trục
5.4 Lựa chọn đường kính các đoạn trục và phác thảo trục
5.5 Chọn sơ bộ loại ổ và cỡ ổ
5.6 Phác thảo kết cấu trục lắp các chi tiết quay và kích thước trục
theo chiều dài
Bước 6. Phác thảo bố trí bản vẽ lắp chung HGT
6.1 Phác thảo hình chiếu bằng (các bộ truyền, trục, ổ, mặt bích…)
6.2 Phác thảo các hình chiếu khác (bố trí vỏ HGT…)
Bước 7. Tính toán kiểm nghiệm trục và ổ
7.1 Tính toán phản lực tại các ổ
7.2 Vẽ các biểu đồ mô men uốn và xoắn
7.3 Xác định tải trọng tương đương
7.4 Xác định tuổi thọ tính bằng triệu vòng quay
7.5 Kiểm nghiệm ổ theo khả năng tải động, chọn lại ổ
4 THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Kết cấu chi tiết sản phẩm được hiệu chỉnh và hoàn thiện từ bản vẽ
phác thảo, ngoài ra tính toán kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sau khi có
kết cấu chính thức.
Bước 8. Kết cấu hệ thống truyền động
8.1 Vẽ bánh răng, trục vít, bánh vít
8.2 Vẽ trục, then
8.3 Vẽ cụm gối đỡ ổ
8.4 Vẽ vỏ hộp giảm tốc
8.5 Lựa chọn các mối ghép
8.6 Vẽ các chi tiết bộ truyền ngoài
8.7 Lựa chọn nối trục
8.8 Bôi trơn và các chi tiết hệ thống bôi trơn
Bước 9. Tính toán kiểm nghiệm HGT
9.1 Tính toán kiểm nghiệm then
9.2 Tính toán kiểm nghiệm bu lông và vít
9.3 Tính toán kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn
9.4 Tính toán kiểm nghiệm nhiệt hộp giảm tốc trục vít
9.5 Tính toán kiểm nghiệm khác
5 LẬP TÀI LIỆU THIẾT KẾ
Là giai đoạn cuối quá trình thiết kế, bao gồm sơ đồ, bản vẽ lắp, bản
33
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

vẽ chi tiết, thuyết minh…


Bước 10. Thiết lập tài liệu kỹ thuật thiết kế
10.1 Bản vẽ lắp chung
10.2 Bảng kê chi tiết bản vẽ lắp chung
10.3 Bản vẽ chi tiết
Bước 11. Thuyết minh đồ án
11.1 Trình tự hoàn thành thuyết minh
11.2 Trình bày tài liệu thiết kế
Bước 12. Dung sai lắp ghép
6 Bước 13. Kết luận
1.5.2 Nội dung các bước thực hiện đồ án theo nhóm
STT NỘI DUNG
1 MỤC LỤC
Bước 1. Giới thiệu đồ án
1.1 Tổng quan về đồ án
1.2 Kế hoạch, phân công và nội dung đồ án
1.3 Lựa chọn bộ phận công tác
1.4 Xác định thông số kỹ thuật cho máy
2 XÁC ĐỊNH BÀI TOÁN THIẾT KẾ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Bài toán thiết kế cho trước hoặc xác định theo yêu cầu khách hàng. Sau đó
xác định yêu cầu kỹ thuật cho bài toán.
Bước 2. Lựa chọn sơ đồ hệ thống truyền dẫn cơ khí trong máy
Bước 3. Chọn động cơ, phân phối tỷ số truyền và xác định thông
số kỹ thuật
3 THIẾT KẾ SƠ BỘ
Tinh toán thiết kế sơ bộ đưa ra các kích thước chủ yếu và phác
thảo sơ bộ kết cấu với các kích thước chủ yếu và kích thước bao.
Gồm các chương:
Bước 4. Tính toán bộ truyền ngoài: đai và xích
4.1 Tính toán bộ truyền đai
4.2 Tính toán bộ truyền xích
Bước 5. Tính toán bộ truyền bánh răng
5.1 Tính toán bộ truyền bánh răng trụ
5.2 Tính toán bộ truyền bánh răng côn
Bước 6. Tính toán bộ truyền trục vít

34
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Bước 7. Lực tác dụng lên trục và sơ đồ tính toán các trục HGT
7.1 Lực tác dụng lên trục
7.2 Tính toán phản lực tại các ổ
7.3 Vẽ các biểu đồ mô men uốn và xoắn
Bước 8. Phác thảo bố trí bản vẽ lắp chung HGT và hệ thống truyền
động
8.1 Lựa chọn vật liệu và ứng suất cho phép
8.2 Tính toán sơ bộ đường kính trục và chọn các đoạn trục
8.3 Chọn ổ và kết cấu ổ
8.4 Phác thảo bản vẽ lắp chung HGT
8.5 Phác thảo bản vẽ hệ thống truyền động
Bước 9. Tính toán kiểm nghiệm trục và ổ
9.1 Xác định tải trọng tương đương
9.2 Xác định tuổi thọ tính bằng triệu vòng quay
9.3 Sơ đồ tải ổ trục
9.4 Ví dụ tính toán kiểm nghiệm
4 THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Kết cấu chi tiết sản phẩm được hiệu chỉnh và hoàn thiện từ bản vẽ
phác thảo, ngoài ra tính toán kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sau khi có
kết cấu chính thức.
Bước 10. Vẽ kết cấu bản vẽ HGT và hệ thống truyền động
10.1 Vẽ bánh răng, trục vít, bánh vít
10.2 Vẽ trục
10.3 Lựa chọn các mối ghép
10.4 Vẽ cụm gối đỡ ổ
10.5 Vẽ vỏ hộp giảm tốc
10.6 Vẽ các chi tiết bộ truyền ngoài, động cơ, bộ phận công tác
10.7 Lựa chọn nối trục
10.8 Bôi trơn và các chi tiết hệ thống bôi trơn
Bước 11. Tính toán kiểm nghiệm
11.1 Tính toán kiểm nghiệm then
11.2 Tính toán kiểm nghiệm bu lông và vít
11.3 Tính toán kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn
11.4 Tính toán kiểm nghiệm nhiệt hộp giảm tốc trục vít
5 LẬP TÀI LIỆU THIẾT KẾ
Là giai đoạn cuối quá trình thiết kế, bao gồm sơ đồ, bản vẽ lắp, bản
35
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

vẽ chế tạo, thuyết minh…


Bước 12. Thiết lập tài liệu kỹ thuật thiết kế
13.1 Bản vẽ lắp chung HGT
13.2 Bản vẽ lắp hệ thống truyền động
13.3 Bảng kê chi tiết bản vẽ lắp chung HGT
13.4 Bản vẽ chi tiết
Bước 13. Mô hình hóa và mô phỏng
12.1 Mô hình hóa 3D thiết kế
12.2 Xác định khối lượng HGT
12.3 Mô phỏng hệ thống truyền động
Bước 14. Thuyết minh đồ án
14.1 Trình tự hoàn thành thuyết minh
14.2 Trình bày tài liệu thiết kế
Bước 15. Dung sai lắp ghép
6 Bước 16. Chế tạo và vận hành mô hình
Bước 17. Kết luận

36
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Chương 2

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN CƠ KHÍ


TRONG MÁY

Nội dung
2.1 Các ký hiệu sơ đồ động
2.2 Lựa chọn sơ đồ động cho máy
2.3 Các sơ đồ truyền động có HGT 1 cấp
2.4 Các sơ đồ truyền động có HGT 2 cấp
2.5 Các sơ đồ động máy công cụ

37
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 2.1 là ví dụ sơ đồ một hệ thống truyền động cơ khí với HGT 1 cấp.

1- Động cơ; 2- Nối trục đàn hồi;


3- Hộp giảm tốc bánh răng côn răng thẳng với trục cấp chậm thẳng đứng;
4- Bộ truyển bánh răng trụ răng thẳng để hở; 5- Xích tải; 6- Đĩa xích tải;
I, II, III, IV- các trục động cơ, cấp nhanh, cấp chậm hộp giảm tốc và bộ phận công tác

Hình 2.1 Hệ thống dẫn động cho xích tải treo

2.1 CÁC KÝ HIỆU SƠ ĐỒ ĐỘNG


Để vẽ sơ đồ động ta sử dụng các ký hiệu trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Bảng ký hiệu sơ đồ động


Trục, thanh
Đầu trục
Lắp cố định chi tiết quay với trục,

38
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

thanh
Lắp di trượt chi tiết quay với trục,
thanh
Vít truyền động
Đai ốc không tháo trên vít

Đai ốc tháo được trên vít

Lò xo nén trụ

Lò xo kéo trụ

Lò xo xoắn trụ

Lò xo đĩa
Nối trục ký hiệu chung
*
Nối trục đàn hồi

Nối trục chặt

Tay cầm

Phanh

Tay quay

Ổ trục cố định

39
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Ổ trục di động

Ổ trượt hoặc ổ lăn chịu lực hướng tâm


(không ký hiệu dạng ổ)
Ổ trượt hoặc ổ lăn chịu lực dọc trục
(không ký hiệu dạng ổ)
Ổ trượt chịu lực hướng tâm

Ổ trượt chịu lực dọc trục

Ổ lăn đỡ

Ổ lăn chặn

Ổ lăn đỡ chặn

Bộ truyền đai (không chỉ ra dạng đai)

Bộ truyền bánh răng trụ

Bộ truyền bánh răng chữ V

Bộ truyền bánh răng nghiêng

40
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Bộ truyền bánh răng côn

Trục mềm truyền mô men xoắn

Bộ truyền xích

Thanh răng - bánh răng

Bộ truyền trục vít

Ly hợp vấu

41
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Sơ đồ động bộ truyền đai răng

Đường nét vẽ sơ đồ động: trục có đường nét rộng hơn ký hiệu các bộ truyền
như Hình 2.2:

Hình 2.2 Đường nét sơ đồ động

Ví dụ sơ đồ động cho một số hệ thống truyền động:

42
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

1- Động cơ; 2- Bộ truyền đai thang nằm ngang;


3- HGT 1 cấp bánh răng trụ răng nghiêng với 2 trục đầu ra giống nhau;
4- Bộ truyền bánh răng côn răng thẳng (2 cặp);
5, 6- Xích tải.

Hình 2.3 Hệ thống dẫn động cho hai xích tải

Ký hiệu sơ đồ động trong không gian.

43
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

2.2 LỰA CHỌN SƠ ĐỒ ĐỘNG CHO MÁY


Máy là một hay nhiều cơ cấu và chi tiết máy có nhiệm vụ biến đổi, hoặc
sử dụng năng lượng, để thực hiện công hữu ích với mục đích nâng cao năng
suất và thay thế sức lao động chân tay và trí óc của con người. Đối tượng đồ án
là máy công tác, sử dụng để biến đổi vật liệu. Máy công tác được chia ra:
máy vận chuyển và máy công nghệ….

Máy vận chuyển được sử dụng để thay đổi vị trí vật liệu, nghĩa là thay
đổi vị trí của đối tượng: xe lửa, ô tô, máy bay, tàu thủy, máy kéo, thang
máy, băng tải, xích tải, gàu tải, tời điện... Máy công nghệ làm thay đổi hình
dạng, kích thước, trạng thái và tính chất của vật liệu hoặc đối tượng gia
công: máy cắt kim loại, máy công nghệ gỗ, máy công nghệ in, máy công
nghệ thực phẩm, máy làm đất, máy dệt, máy may,...
Sau khi có sơ đồ nguyên lý làm việc của máy (nguyên lý làm việc bộ
phận công tác), tiếp theo cần phải thiết lập sơ đồ động cho máy. Mục đích
sơ đồ động là diễn tả phương pháp chuyển động của máy.
Khi thiết kế máy, cần thiết phải chọn hệ thống truyền động thích hợp.
Chọn hệ thống truyền động phụ thuộc vào điều kiện thiết kế cụ thể và các
yêu cầu đối với máy hoặc thiết bị.

44
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Trong quá trình truyền và biến đổi chuyển động, hệ thống truyền động
phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Độ tin cậy và tuổi thọ cần thiết cho bộ truyền.
- Phạm vi thay đổi tốc độ, số cấp thay đổi tốc độ, được đặc trưng bởi
nmax v
Dq  đối với chuyển động quay và Dt  max đối với chuyển
nmin vmin
động tịnh tiến.
- Tốc độ được thay đổi liên tục (vô cấp) hay theo bậc (phân cấp).
- Truyền động chính xác theo yêu cầu.
- Thực hiện việc điều chỉnh an toàn, thuận tiện và dễ dàng.
- Hiệu suất truyền cao.
- Kích thước và khối lượng bộ truyền theo yêu cầu.
Khi chọn dạng truyền động, cần tính đến yêu cầu công nghệ đối với
máy. Ví dụ, độ chính xác gia công, giá thành chế tạo bộ truyền... Ngoài ra
còn có các yêu cầu khác như: không rung, không ồn, kết cấu có tính công
nghệ cao, dễ thay đổi, lắp ráp, mô men cản nhỏ khi khởi động... Tiêu chuẩn
quan trọng để chọn bộ truyền còn là kích thước.
Ví dụ, giá thành bộ truyền trục vít khi truyền cùng công suất cao
hơn bộ truyền bánh răng.
Tùy vào điều kiện cụ thể đối với hệ thống dẫn động cho máy (bao
gồm động cơ, hệ thống truyền động từ động cơ đến bộ phận công tác và hệ
thống điều khiển), ta có thể sử dụng ưu điểm các dạng truyền động khác
nhau và sử dụng dạng truyền động hỗn hợp: cơ khí - thủy lực, khí nén -
điện, thủy lực - điện... Ưu điểm truyền động thủy lực, khí nén là tạo áp lực
lớn khi mà áp lực trong chất lỏng và không khí nhỏ, tuy nhiên chúng có
nhược điểm là vận tốc thấp.
Sơ đồ động được chọn nhờ vào sự phân tích song song các phương án
khác nhau, tiến hành đánh giá so sánh các phương án dựa trên tính hợp lý kết
cấu, hoàn thiện sơ đồ động và lực tác dụng, giá thành, tiêu hao năng lượng,
kích thước bao, tiêu hao vật liệu và khối lượng, thuận tiện sử dụng, điều kiện
tháo lắp, hiệu chỉnh và kiểm tra... Các thông số cho trước để lựa chọn sơ đồ
động là số vòng quay bộ phận công tác và số vòng quay động cơ (có khoảng
bốn giá trị trong khoảng 700 vg/ph đến 3000 vg/ph, tham khảo Phụ lục III.1).
Trước kia chỉ có hệ thống truyền dẫn duy nhất trong máy: từ động cơ
điện chuyển động và công suất truyền đến bộ phận công tác qua hệ thống
các chi tiết truyền động cơ khí. Không hiếm trong các máy phức tạp, ví dụ
45
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

các máy tự động có các bộ phận làm việc nằm ở nhiều vị trí khác nhau,
chuyển động của tất cả bộ phận được truyền từ một động cơ. Bởi vì các bộ
phận làm việc chuyển động với các vận tốc khác nhau, cho nên xây dựng sơ
đồ động chỉ một hệ thống truyền dẫn làm phức tạp máy và hạn chế công
dụng của chúng.
Trong các năm gần đây đã tìm các phương pháp hợp lý để bố trí
sơ đồ động các máy phức tạp:
- Truyền dẫn một động cơ thay thế bằng nhiều động cơ. Điều đó cho
phép sơ đồ động chung của máy phức tạp được chia ra nhiều sơ đồ
động cho các cụm máy.
- Đối với chuyển động quay ta sử dụng các cụm truyền dẫn điện, cơ
điện, thủy lực, thủy lực - điện... với số vòng quay đầu ra theo yêu
cầu. Động cơ điện một chiều, động cơ gắn hộp giảm tốc, động cơ -
hộp giảm tốc - biến tốc, động cơ thủy lực... cho phép truyền dẫn
trực tiếp từ các động cơ này đến bộ phận công tác.
- Đối với các chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động bước... sử
dụng các cơ cấu thủy lực, khí nén, thủy lực - khí nén và gắn trực
tiếp với bộ phận công tác.
Sử dụng rộng rãi trong các máy hiện đại các hộp giảm tốc (HGT) hộp
giảm tốc liền trục động cơ, động cơ - hộp giảm tốc - biến tốc, cơ cấu thủy
lực, khí nén... dẫn đến chuẩn hóa hoặc tiêu chuẩn hóa và chế tạo hàng loạt
các bộ truyền dẫn này (Phụ lục 3). Do đó thiết lập sơ đồ động cho các thiết
bị hiện đại được đơn giản hóa nếu tuân theo các nguyên tắc sau:
- Sơ đồ động chung cho cả máy được chia ra nhiều sơ đồ cụm độc
lập với hệ thống truyền dẫn riêng.
- Sử dụng các chi tiết và cụm chi tiết của hệ thống truyền dẫn chuẩn
hóa và tiêu chuẩn hóa với các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu có thể
truyền trực tiếp (không qua các bộ truyền trung gian) chuyển động
và công suất đến bộ phận công tác.
- Khi không thể nối trực tiếp các truyền dẫn kể trên thì cố gắng giảm
bớt cụm chi tiết các bộ truyền trung gian trong sơ đồ động.
- Tránh sử dụng trong các bộ truyền trung gian các chi tiết giá thành
cao, ví dụ bộ truyền bánh răng, mà sử dụng các chi tiết tiêu chuẩn có
thể mua được như bộ truyền đai, bộ truyền xích, nối trục đàn hồi...

Khi lựa chọn sơ đồ động cần chú ý đến việc chọn số vòng quay động

46
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

cơ. Khi số vòng quay càng lớn thì kích thước, giá thành và khối lượng động
cơ càng nhỏ. Do đó nên chọn số vòng quay trục động cơ lớn, tuy nhiên khi
đó tỷ số truyền chung sẽ tăng lên, dẫn đến kích thước, khối lượng và giá
thành hệ thống truyền động tăng. Do đó khi chọn phải cân đối giữa số vòng
quay động cơ và độ phức tạp hệ thống truyền động.

1- Bánh chuyển động; 2- Khớp nối; 3- Trục trung gian


4- HGT; 5- Phanh; 6- Động cơ điện

Hình 2.4 Các sơ đồ động cơ cấu chuyển động cầu trục


a) Trục dẫn động trung tâm cấp chậm
b) Trục dẫn động trung tâm cấp nhanh
c) Các hệ thống truyền động riêng lẻ

Trên Hình 2.4 trình bày một số sơ đồ động của cơ cấu chuyển động
cầu trục. Để truyền công suất và chuyển động từ nguồn (động cơ) đến bộ
phận công tác, ta còn sử dụng các bộ truyền có chi tiết trung gian như bộ
truyền đai và bộ truyền xích (tham khảo Chương 4, 5).

47
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

6 v
6 v

5 4

2
5
1
DC DC
1

a) b)

1- Động cơ; 2- Bộ truyền đai; 3- HGT


4- Bộ truyền xích; 5- Nối trục; 6- Băng tải

Hình 2.5 Sơ đồ hệ thống truyền động cho băng tải

Các bộ truyền này thực hiện các chức năng sau:


- Đảm bảo truyền động giữa các trục xa nhau, khoảng cách trục
không cần chính xác.
- Đảm bảo tỷ số truyền từ động cơ đến bộ phận công tác mà hộp giảm
tốc không đảm bảo được (vì tỷ số truyền hộp giảm tốc có giá trị tiêu
chuẩn).

48
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

- Đề phòng quá tải. Giảm rung động từ nguồn truyền công suất vào
hệ thống truyền động và bộ phận công tác.
Ưu nhược điểm các bộ truyền này sẽ trình bày tại Chương 4 và 5 [7].
Thông thường, bộ truyền đai bố trí nơi có số vòng quay lớn (giữa
HGT và động cơ Hình 2.4a, d), bộ truyền xích bố trí ở nơi có số vòng quay
nhỏ (giữa HGT và bộ phận công tác như Hình 2.4b, c). Trong các hệ thống
truyền động thì bộ truyền đai và xích đóng vai trò như một nối trục với tỉ số
truyền u  1.

Hộp giảm tốc và HGT gắn liền trục động cơ


Hộp giảm tốc (HGT) là hệ thống các bộ truyền bánh răng trong hộp
kín dùng để giảm tốc độ và truyền công suất (tăng mô men xoắn) từ động cơ
đến bộ phận công tác [7]. Thông thường, HGT được chế tạo sẵn, do đó khi
cần, ta có thể lựa chọn theo tỷ số truyền và công suất mà không cần chế tạo.

Hình 2.6 HGT hai cấp có các cặp bánh răng liền với động cơ (Phụ lục 3)
Trong sản xuất hàng loạt, người ta chế tạo những HGT bánh răng trụ,
bánh răng côn, trục vít, bánh răng hành tinh, bánh răng sóng... đảm bảo cho
việc truyền mô men xoắn trong khoảng từ T = 31,5…63000 Nm và tỷ số
truyền từ u = 2  2500. Vận tốc vòng bộ truyền bánh răng trụ, răng côn
không vượt quá 16 m/s và vận tốc trượt bộ truyền trục vít không được vượt
49
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

quá 10 m/s.
Phân phối tỷ số truyền giữa các bộ truyền trong HGT phụ thuộc vào
từng kết cấu cụ thể cho HGT: bảo đảm kích thước nhỏ nhất của HGT, khối
lượng các cặp bánh răng nhỏ nhất, đảm bảo các cặp bánh răng trong HGT
có khả năng tải tiếp xúc như nhau, đảm bảo điều kiện bôi trơn các cặp bánh
răng, bề mặt thân HGT có diện tích tiếp xúc lớn nhất để làm giảm nhiệt độ
sinh ra trong hộp... Tỷ số truyền các cặp bánh răng trong các HGT đều được
tiêu chuẩn hóa.
Hiện nay người ta sử dụng HGT gắn liền động cơ, tức là trục cấp
nhanh của HGT lắp trực tiếp lên trục của động cơ (Hình 2.5), HGT bao gồm
tất cả các dạng đã liệt kê, kể cả HGT bánh răng hành tinh, bộ biến tốc... Các
HGT và HGT gắn liên trục động cơ tham khảo Phụ lục III.1, III.2.

2.3 CÁC SƠ ĐỒ ĐỘNG MÁY CÓ HGT 1 CẤP


Một số ví dụ hệ thống truyền động với HGT 1 cấp.
Hệ thống dẫn động băng tải

1- Động cơ điện; 2- Bộ truyền đai thang;


3- Hộp giảm tốc bánh răng nghiêng 1 cấp với các trục nằm mặt phẳng ngang;
4- Nối trục xích; 5- Tang dẫn; 6- Băng tải

Hình 2.7 Sơ đồ động hệ thống băng tải


Hệ thống dẫn động cho dây cáp treo
50
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Các yêu cầu kỹ thuật sau: Động cơ 1 có công suất Pđc = 5,5 kW, số
vòng quay nđc = 720 vg/ph.

1- Động cơ; 2- Bộ truyền đai thang các trục nằm mặt ngang;
3- HGT các trục nằm trong mặt đứng;
4- Bộ truyền bánh răng côn thẳng; 5- Dây cáp treo

Hình 2.8 Sơ đồ động hệ thống dây cáp treo

Hệ thống dẫn động thùng trộn

1- Động cơ điện; 2- Nối trục đàn hồi;


3- HGT bánh răng côn răng thẳng một cấp;
4- Bộ truyền xích ống con lăn; 5- Thùng trộn

Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống truyền động thùng trộn


51
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

2.4 CÁC SƠ ĐỒ ĐỘNG MÁY VỚI HGT 2 CẤP

Hệ thống dẫn động xích tải

1- Động cơ điện; 2- Bộ truyền đai thang;

3- HGT bánh răng trụ hai cấp khai triển; 4- Nối trục xích; 5- Xích tải

Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống truyền động xích tải

Hệ thống dẫn động thùng trộn

1- Động cơ điện; 2- Nối trục đàn hồi;

3- HGT 2 cấp bánh răng côn trụ;

4- Bộ truyền xích ống con lăn; 5- Thùng trộn

52
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống truyền động thùng trộn

Hệ thống dẫn động băng tải

1- Động cơ điện; 2- Nối trục đàn hồi;

3- HGT 2 cấp bánh răng - trục vít;

4- Bộ truyền xích ống con lăn; 5- Băng tải

Hình 2.12 Sơ đồ hệ thống truyền động băng tải

2.5 CÁC SƠ ĐỒ ĐỘNG VỚI HỘP TỐC ĐỘ


Hệ thống dẫn động xích tải

1- Động cơ điện; 2- Bộ truyền đai thang;

53
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

3- Hộp tốc độ với ly hợp và bánh răng di trượt; 4- Nối trục; 5- Xích tải

Hình 2.13 Sơ đồ hệ thống truyền động xích tải

Hình 2.14 Sơ đồ hệ thống truyền động máy cắt kim loại

Các dạng sơ đồ hệ thống truyền động với thông số kỹ thuật tham khảo
tài liệu [34].

54
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Chương 3

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT


VÀ CHỌN ĐỘNG CƠ

Nội dung
3.1 Chọn công suất động cơ
3.2 Tỷ số truyền chung và hiệu suất các bộ truyền
3.3 Phân phối tỷ số truyền trong hộp giảm tốc
3.4 Các thông số kỹ thuật của hệ thống truyền động
3.4 Ví dụ

55
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

3.1 CHỌN CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ


Động cơ điện là máy điện dùng để chuyển đổi năng lượng điện
sang năng lượng cơ. Đối với các hệ thống truyền động thông thường sử dụng
động cơ 3 pha không đồng bộ với số vòng quay đồng bộ n = 3000; 1500;
1000; 750 vg/ph (Bảng 3.1 và Phụ lục III.3).
Khi số vòng quay trục động cơ càng nhỏ thì số cặp cực càng nhiều, do
đó kích thước, khối lượng và giá thành càng cao. Khi số vòng quay trục
động cơ càng lớn thì số cặp cực ít, do đó kích thước, khối lượng và giá
thành càng thấp. Ví dụ động cơ công suất P = 4 kW, nếu các số vòng quay
trục động cơ nđc = 715, 960, 1450 và 2880 vg/ph thì khối lượng động cơ
tương ứng khoảng 110, 69, 54 và 49 kg. Tuy nhiên khi số vòng quay trục
động cơ càng lớn thì tỷ số truyền hệ thống truyền động càng lớn, dẫn đến
giá thành hệ thống truyền động càng cao. Do đó thông thường khi quay 1
chiều thì nđc nên chọn khoảng 1500 vg/ph, còn khi làm việc đảo chiều thì
chọn nđc khoảng 1000 vg/ph. Không nên chọn công suất động cơ có giá trị
lệch lớn với công suất yêu cầu vì tăng hao tốn năng lượng. Khi chọn động
cơ cho phép quá tải tối đa 8% khi tải không đổi và tối đa 12% khi tải thay
đổi [18].
Công suất động cơ được xác định theo công suất yêu cầu bộ phận
công tác, số vòng quay động cơ được xác định theo số vòng quay khâu dẫn
bộ phận công tác.

1. Công suất yêu cầu động cơ tính theo lực F trong trường hợp chuyển
động tịnh tiến:
Fv
P , kW (3.1)
1000
với: F - lực (tải trọng làm việc danh nghĩa), N;
v - vận tốc dài, m/s.

Hoặc trong trường hợp chuyển động quay công suất được xác định
theo mô men xoắn:
T Tn Tn
P    , kW (3.2)
1000 1000.30 9, 55.103

với: T - mô men xoắn danh nghĩa, Nm; n - số vòng quay, vg/ph;


 - vận tốc gốc, rad/s.

56
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

2. Công suất cần thiết động cơ điện:


Pdn
Pct  (3.3)
ch
trong đó ch là hiệu suất chung cho cả hệ thống mắc nối tiếp xác định theo
công thức:
ch = 12 34... (3.4)

với 1, 2, 3, 4... là hiệu suất của các bộ truyền và chi tiết trong hệ
thống (Bảng 3.3).
3. Chọn công suất động cơ theo bảng, thoả mãn điều kiện (ví dụ
Bảng 3.1):
Pđc ≥ Pct (3.5)
Động cơ ta chọn theo Bảng tra cứu động cơ các công ty, có thể tham
khảo Phụ lục III.3.
3.2 TỶ SỐ TRUYỀN CHUNG VÀ HIỆU SUẤT CÁC BỘ TRUYỀN
Các thông số đầu tiên khi tính toán thiết kế các bộ truyền trong máy
là: công suất P trên trục công tác (có thể là lực vòng Ft hoặc mô men xoắn
T), số vòng quay trên trục công tác n...
Biết các thông số đầu tiên này, ta lập sơ đồ động của hệ thống truyền
động và xác định tỷ số truyền chung và công suất cần thiết cho động cơ. Khi
lập sơ đồ động, phải phân chia tỷ số truyền chung ra tỷ số truyền riêng của
các bộ truyền trong hệ thống truyền động.

Tỷ số truyền chung của hệ thống truyền động


ndc
u  (3.6)
n

trong đó ndc là số vòng quay của trục động cơ (Bảng 3.1 hoặc Phụ lục III.3).
Tỷ số truyền chung bằng tích của các tỷ số truyền của bộ truyền
các cấp:
u = ud ux ubr utv... (3.7)
trong đó ud, ux, ubr, utv... là tỷ số truyền của các bộ truyền đai, xích, bánh
răng, trục vít… trong hệ thống truyền động (Bảng 3.2).

57
XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ CHỌN ĐỘNG CƠ 58

Table 3.1 Motor SGA (Company CMG, Australia)


Synchronous rotation speed, rpm
Power 3000 1500 1000 750
P, kW n,
Type Tmax/Tdn Type n, rpm Tmax/Tdn Type n, rpm Tmax/Tdn Type n, rpm Tmax/Tdn
rpm
0,55 80 A 1390 2,6 80 B 910 2,0
0,75 80 A 2815 3,6 80 B 1390 2,6 90 S 930 2,6
1,1 80 B 2830 2,9 90 S 1410 2,9 90 L 920 2,4 100 LB 710 2,8
1,5 90 S 2850 3,3 90 L 1390 2,8 100 L 945 2,9 112 M 700 2,5
2,2 90 L 2830 2,8 100 LA 1430 3,3 112 M 945 2,8 132 S 715 2,8
3,0 100 L 2870 3,3 100 LB 1420 2,9 132 S 970 3,2 132 M 715 2,9
4,0 112 M 2895 3,4 112 M 1440 3,5 132 MA 965 3,1 160 MA 720 3,2
5,5 132 SA 2910 3,2 132 S 1450 3,0 132 MB 960 3,0 160 MB 715 2,8
7,5 132 SB 2895 2,8 132 M 1450 2,9 160 M 970 2,6 160 L 715 2,9
11,0 160 MA 2935 2,9 160 M 1460 2,8 160 L 970 2,5 180 L 730 2,3
15 160 MB 2930 2,8 160 L 1460 2,9 180 L 970 2,7 200 L 725 2,3
18,5 160 L 2930 3,0 180 M 1470 3,1 200 LA 980 3,3 225 S 735 2,2
22 180 M 2930 2,9 180 L 1470 3,6 200 LB 980 3,5 225 M 730 1,8
30 200 LA 2955 3,3 200 L 1475 3,1 225 M 985 3,0 250 M 740 2,4
37 200 LB 2955 3,1 225 S 1480 2,9 250M 985 3,0 280 S 740 2,5
45 225 M 2970 2,9 225 M 1480 2,9 280 S 985 3,1 280 M 740 3,2
55 250 M 2975 3,2 250 M 1480 3,1 280 M 985 3,2 315 S 740 2,4
75 280 S 2970 3,0 280 S 1480 3,2 315 S 990 2,9 315 MA 740 2,4
90 280 M 2980 3,1 280 M 1485 3,3 315 MA 990 2,8 315 LA 740 2,5
110 315 S 2980 3,0 315 S 1485 2,8 315 LA 990 3,1 315 LB 740 2,3

58
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Bảng 3.2 Tỷ số truyền các bộ truyền thông dụng


Loại bộ truyền Tỷ số truyền nên sử
dụng
Bộ truyền bánh răng trụ:
- Hộp giảm tốc 1 cấp 1,6  8
- Hộp giảm tốc 2 cấp 8  40
Bộ truyền bánh răng côn:
- Hộp giảm tốc 1 cấp 1  6,3
- Hộp giảm tốc côn - trụ 2 cấp 8  30
Bộ truyền trục vít:
- Hộp giảm tốc 1 cấp 8  63
- Hộp giảm tốc 2 cấp trục vít 63  1000
- Hộp giảm tốc 2 cấp trục vít-bánh răng và
30  200
bánh răng-trục vít
Hộp giảm tốc bánh răng sóng
70  320
Hộp giảm tốc bánh răng hành tinh
- Một cấp 2K-h với 1 bánh vệ tinh (2 bánh vệ
tinh) 3,15  8 (10  16)
- Hai cấp 16  63
Bộ truyền đai dẹt: 25
- Thường 46
- Có bánh căng 25

Bộ truyền đai thang 25


24
Bộ truyền xích
37
Bộ truyền bánh ma sát
Bộ truyền bánh răng để hở
Khi chọn tỷ số truyền HGT 1 cấp, cần lưu ý chọn theo dãy tỷ số truyền
tiêu chuẩn:

Dãy 1 1,0 1,25 1,6 2,0 2,5 3,15 4,0 5,0 6,3 8,0
Dãy 2 1,12 1,4 1,8 2,24 2,8 3,55 4,5 5,6 7,1 9,0 11,2

Dãy tỷ số truyền tiêu chuẩn của HGT 2 cấp:

59
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

8; 9; 10; 11,2; 12,5; 14; 16; 18; 19; 20; 22,4; 25; 28; 31,5; 35,5; 40; 45; 50,
60… trong đó tỷ số truyền 8; 10; 12,5; 16; 20; 25; 31,5; 40 là ưu tiên.
Tỷ số truyền thực tế không nên lệch quá giá trị danh nghĩa 4%

Bảng 3.3 Hiệu suất các bộ truyền chủ yếu


Hiệu suất 
Tên gọi
Được che kín Để hở
Bộ truyền bánh răng trụ 0,96  0,98 0,93  0,95
Bộ truyền bánh răng côn 0,95  0,97 0,92  0,94
Bộ truyền trục vít
z1 = 1 0,70  0,80
z1 = 2 0,75  0,85
z1 = 4 0,80  0,90
Bộ truyền bánh răng sóng 0,72  0,82
Bộ truyền bánh răng hành
tinh
0,95  0,97
- Một cấp
0,92  0,96
- Hai cấp 0,90  0,93
Bộ truyền xích 0,92  0,98
0,90  0,96 0,70  0,88
Bộ truyền bánh ma sát 0,94  0,96
Bộ truyền đai
Một cặp ổ lăn 0,99  0,995
Một cặp ổ trượt 0,98  0,99
Nối trục 0,98

Trong trường hợp tải trọng thay đổi theo bậc (Hình 3.1) ta có thể xác
định công suất tương đương theo công thức sau:
n n n 2
T 
 Pi2ti  Ti2ti n
  Ti  ti
Ptd  1  1 P 1  PK E (3.8)
n n
9,55.103 n
 ti  ti  ti
1 1 1

trong đó: Ti, ti - mô men xoắn và thời gian làm việc ở chế độ thứ i;
KE - hệ số chế độ tải trọng.

60
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hình 3.1 Tải trọng thay đổi theo bậc

3.3 PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN TRONG HỘP GIẢM TỐC


Phân phối tỷ số truyền các cặp bánh răng trong hộp giảm tốc cần
phải thỏa mãn các điều kiện: kích thước bao hộp giảm tốc nhỏ nhất, điều
kiện bôi trơn, độ bền đều giữa các cặp bánh răng, kết cấu thân hộp giảm
tốc hợp lý, thuận tiện để bố trí các chi tiết máy trong hộp giảm tốc…
Không thể đưa ra phương pháp phân phối tỷ số truyền thỏa mãn tất cả điều
kiện trên. Dưới đây chúng tôi trình bày phương pháp phân phối tỷ số
truyền trong hộp giảm tốc hai cấp để thỏa mãn điều kiện bôi trơn tất cả các
cấp, bằng cách ngâm trong dầu. Tuy nhiên chỉ là chọn sơ bộ, trong quá
trình tính toán cần phải hiệu chỉnh.

3.3.1 Phân phối tỷ số truyền theo điều kiện bôi trơn


Hộp giảm tốc 2 cấp bánh răng trụ
Trong hộp giảm tốc hai cấp khai triển như Hình 3.2a, khi bôi trơn
bằng cách ngâm bánh răng trong dầu, để đảm bảo điều kiện bôi trơn thì
đường kính các bánh răng bị dẫn d2  d4 hoặc d4 lớn hơn d2 một ít.

61
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

c)

Hình 3.2 Sơ đồ HGT 2 cấp


a) Khai triển; b) Đồng trục; Phân đôi

Tỷ số truyền các cặp bánh răng đảm bảo điều kiện bôi trơn các cặp
bánh răng [32]:
+ Đối với HGT 2 cấp đồng trục (Hình 3.2b) tỷ số truyền 2 cấp có thể
chọn bằng nhau:

u12 = u34 = u
Ngoài ra có thể chọn theo các công thức HGT 2 cấp khai triển, chú ý
a12 = a34.
+ Đối với HGT khai triển (Hình 3.2a):
Nếu các cặp bánh răng cùng nghiêng hoặc cùng thẳng và KH1  KH2 thì
tỷ số truyền cặp cấp nhanh nằm trong khoảng:

 ba12 [ H 12 ]2 u 2 2  ba12 [ H 12 ]2 u 2
3  u  3
 ba 34 [ H 34 ]2 12
3  ba 34 [ H 34 ]2

62
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Nếu cấp nhanh là răng nghiêng, cấp chậm răng thẳng:


756  ba12 [ H 12 ]2 u 2 2 756  ba12 [ H 12 ]2 u 2
3  u  3
680  ba 34 [ H 34 ]2 3 680  ba 34 [ H 34 ]2
12

756 [ H 12 ]2 u 2 2 756 [ H 12 ]2 u 2
3  u  3 (3.9)
680 K [ H 34 ]2 3 680 K [ H 34 ]2
12

Trong các công thức trên tỷ số:


 ba 34
K được chọn bằng 1,25; 1,6 hoặc 2
 ba12
Nếu chọn cùng vật liệu thì ứng suất tiếp xúc cho phép cặp cấp chậm
và nhanh lấy sơ bộ gần bằng nhau [ H 12 ]  [ H 34 ] , khi đó:

756 3 u 2 2 756 3 u 2
 u12  (3.10)
680 K 3 680 K

Ví dụ trường hợp K = 2:
756 3 u 2 2 756 3 u 2
 u12 
680 2 3 680 2

Do đó chọn tỷ số truyền phụ thuộc vào tỷ số hệ số chiều rộng vành răng,


vật liệu được chọn. Tỷ số truyền u12 và u34 thông thường chọn theo tiêu chuẩn.

Bảng 3.4 Phân bố tỷ số truyền HGT 2 cấp khai triển [12]  [34]
  
K  ba34  1, 25 K  ba34  1, 6 K  ba34  2
 ba12  ba12  ba12
u
u12 u34 u12 u34 u12 u34
min max min max min max
8 2,75 4,13 2,53 3,80 2,35 3,53
9 2,98 4,47 2,74 4,11 2,55 3,82
10 3,19 4,79 2,94 4,41 2,73 4,10
11,2 3,45 5,17 3,17 4,76 2,95 4,42

63
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

12,5 3,71 5,56 3,41 5,12 3,17 4,75


14 4,00 6,00 3,68 5,52 3,42 5,13
16 4,37 6,55 4,03 6,04 3,73 5,60
18 4,73 7,09 4,35 6,53 4,04 6,06
19 4,90 7,35 4,51 6,77 4,19 6,28
20 5,07 7,60 4,67 7,00 4,33 6,50
22,4 5,47 8,20 5,03 7,55 4,67 7,01
25 5,88 8,82 5,42 8,13 5,03 7,54
28 6,35 9,52 5,84 8,76 5,43 8,14
31,5 6,86 10,29 6,32 9,48 5,87 8,80
35,5 7,43 11,15 6,85 10,27 6,35 9,53
40 8,05 12,07 7,41 11,12 6,88 10,32
45 8,71 13,06 8,02 12,03 7,44 11,16
50 9,34 14,01 8,60 12,90 7,99 11,98

Theo [18] đối với HGT khai triển chọn u34= 0,88 u , đối với HGT đồng
trục u34= 0,9 u .

+ Đối với HGT 2 cấp có cấp nhanh phân đôi (Hình 3.2c):
Nếu cùng nghiêng hoặc cùng thẳng và KH1  KH2 thì:
2 ba12 [ H 12 ]2 u 2 2 2 ba12 [ H 12 ]2 u 2
3  u12  3
 ba 34 [ H 34 ]2
3  ba 34 [ H 34 ]2

2[ H 12 ]2 u 2 2 2[ H 12 ]2 u 2
3  u  3 (3.11)
K [ H 34 ]2 3 K [ H 34 ]2
12

Bảng 3.5 Phân bố tỷ số truyền HGT 2 cấp phân đôi


  
u K  ba34  1, 25 K  ba34  1, 6 K  ba34  2
 ba12  ba12  ba12

u12 u34 u12 u34 u12 u34

64
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

min max min max min max

8 3,12 4,68 2,87 4,31 2,67 4,00

9 3,37 5,06 3,11 4,66 2,89 4,33

10 3,62 5,43 3,33 5,00 3,09 4,64

11,2 3,90 5,85 3,59 5,39 3,34 5,01

12,5 4,20 6,30 3,87 5,80 3,59 5,39

14 4,53 6,79 4,17 6,26 3,87 5,81

16 4,95 7,43 4,56 6,84 4,23 6,35

18 5,35 8,03 4,93 7,40 4,58 6,87

19 5,55 8,33 5,11 7,67 4,75 7,12

20 5,75 8,62 5,29 7,94 4,91 7,37

22,4 6,19 9,29 5,71 8,56 5,30 7,95

25 6,67 10,00 6,14 9,21 5,70 8,55

28 7,19 10,78 6,62 9,93 6,15 9,22

31,5 7,78 11,67 7,16 10,74 6,65 9,97

35,5 8,42 12,63 7,76 11,64 7,20 10,80

40 9,12 13,68 8,40 12,60 7,80 11,70

45 9,87 14,80 9,09 13,63 8,43 12,65

50 10,58 15,87 9,75 14,62 9,05 13,57

Nếu cấp nhanh nghiêng, cấp chậm răng thẳng:


756 2[ H 12 ]2 u 2 2 756 2[ H 12 ]2 u 2
3  u  3
680 K [ H 34 ]2 3 680 K [ H 34 ]2
12

Ứng suất tiếp xúc cho phép cặp cấp chậm và nhanh lấy sơ bộ gần bằng
nhau [ H 12 ]  [ H 34 ]
+ Nếu cùng nghiêng hoặc cùng thẳng

65
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

2u 2 2 2u 2
3  u12  3 (3.12)
K 3 K
[ ba 34 ]
Nếu  2 ; u = 16
[ ba12 ]
23 2
thay vào 3
u 2  u12  u , ta có:
3
6,35  u12  4, 23
u12 = 6,3; u34 = 2,5

Lựa chọn các thông số tiêu chuẩn


Các thông số như: tỷ số truyền, chiều rộng vành răng, hệ số chiều rộng
vành răng, khoảng cách trục... là các giá trị được chọn theo dãy số tiêu
chuẩn. Phổ biến nhất là dãy số theo cấp số nhân, với số sau có giá trị bằng
số trước đó nhân cho công bội . Công bội có giá trị   n 10 với n có thể
là 5, 10, 20 hoặc 40 tương ứng với dãy số có ký hiệu R5, R10, R20, R40…

- Tỷ số truyền bộ truyền bánh răng chọn theo dãy số tiêu chuẩn:


1,12: 1,0; 1,12; 1,25; 1,4; 1,6; 1,8; 2,0; 2,24; 2,5; 2,8; 3,15; 3,55;
4,0; 4,5; 5,0; 5,6; 6,3; 7,1; 8,0; 9,0; 10,0; 11,2; 12,5; 14,0; 16,0;
18,0; 20,0; 22,4; 28,0; 31,5; 35,5; 40,0; 45,0; 50,0; 56,0; 63,0; 71,0;
80,0; 90,0; 100; 112; 123; 140; 160; 180; 200; 224; 250; 280; 315;
355; 400; 450; 500…
- Đối với HGT 2 cấp tỷ số truyền chọn theo dãy tiêu chuẩn sau (số
đứng là ưu tiên): 8; 9; 10; 11,2; 12,5; 14; 16; 18; 19; 20; 22,4; 25;
28; 31,5; 35,5; 40; 45; 50,…
- Hệ số chiều rộng vành răng ba được chọn theo dãy số tiêu chuẩn:
0,1; 0,125; 0,16; 0,2; 0,25; 0,315; 0,4; 0,5; 0,63, 0,8, 1,00, 1,25
- Chiều rộng vành răng bw chọn theo dãy tiêu chuẩn: 10; 10,5; 11; 12;
13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 24; 25; 26; 28; 30; 32; 34; 36;
38; 40; 42; 45; 50; 52; 55; 60; 63; 70; 75; 80; 85; 90; 95; 100; 105;
110; 120; 125; 130; 140; 150; 160
- Giá trị khoảng cách trục aw được chọn theo dãy tiêu chuẩn R40: 40;
50; 63; 80; 100; 125; 160; 200; 250; 315; 400… hoặc dãy 2: 140;
180; 225; 280; 355; 450…
66
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Hộp giảm tốc bánh răng côn trụ


Trong hộp giảm tốc bánh răng côn - trụ không nên chọn tỷ số truyền
cặp bánh răng côn u12 > 4. Có thể chọn sơ bộ u12 = (0,220,28)u, hệ số nhỏ
khi tỷ số truyền chung lớn. Trong hộp giảm tốc này khó đảm bảo bôi trơn
bằng cách ngâm trong dầu.
Theo chỉ tiêu độ bền đều và đảm bảo điều kiện bôi trơn ta tìm được
mối quan hệ giữa u và u12 theo đồ thị Hình 3.3 cho hộp giảm tốc bánh răng
trụ hai cấp côn trụ (chọn vị trí giữa 2 đường cong).

Hình 3.3 Lựa chọn tì số truyền HGT 2 cấp côn trụ

Theo [18] đối với HGT côn trụ có thể chọn u34= 0, 63 3 u 2 .

Hộp giảm tốc bánh răng - trục vít


Trong hộp giảm tốc bánh răng - trục vít tỷ số truyền cặp bánh răng cấp
nhanh nên chọn trong khoảng ubr = u12 = 1,03,15 [18]. Trong hộp giảm tốc
trục vít - bánh răng tỷ số truyền cặp bánh răng chọn tương tự, nhưng trong
một số trường hợp có thể chọn ubr = u34 = 3. Có thể sử dụng công thức sau
để chọn tỷ số truyền cặp bánh răng trụ ubr = (0,030,06)u.
Trong hộp giảm tốc hai cấp trục vít để bố trí hợp lý ta chọn aw34 = 2a w12;
tỷ số truyền cặp cấp nhanh và cấp chậm có thể chọn bằng nhau.
67
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

Trong hộp giảm tốc hai cấp bánh răng hành tinh: khi u ≤ 25 chọn u12 = 4,
khi 25 ≤ u ≤ 63 chọn u34 = 6,3, khi u > 63 chọn u12 = 10 [18].
Ngoài ra ta có thể chọn tỷ số truyền theo các công thức trong tài liệu [7]
để đảm bảo điều kiện bôi trơn.

3.4 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG


Công suất P(kW) liên hệ với mô men xoắn (Nm) và vận tốc góc 
(rad/s) hoặc lực vòng Ft(N) và vận tốc vòng v (m/s) theo công thức:

A Fv
P   t
t 1000 (3.13)
T Tn Tn
   , kW
1000 1000.30 9550

trong đó: t - thời gian tính bằng giây, s; n – số vòng quay, vg/ph.

P
Từ đây suy ra: Pct  td
ch
1000.30 Pct 9550 Pct
Tct   , Nm
n n
với Ptd - công suất yêu cầu hoặc tương đương.

Mô men xoắn và công suất trên từng trục được tính theo công suất cần
thiết bộ phận công tác đến công suất yêu cầu trên trục động cơ.

3.5 VÍ DỤ
Thiết kế hệ thống truyền động máy sấy thùng quay cà phê theo mẻ,
2500 kg/mẻ (Hình 3.4). `

68
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

1- Động cơ điện; 2- Bộ truyền đai thang; 3- Hộp giảm tốc bánh răng trụ nghiêng 1
cấp; 4 - Bộ truyền bánh răng để hở; 5- 4 cặp ổ trượt; 6- 4 con lăn; 7- Vành lăn trên
thùng quay (2 vành lăn); 8- Thùng quay; 9- Nạp liệu
Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống truyền động thùng sấy
Công suất cần thiết trên bánh răng thùng quay P = 5,335 kW, số
vòng quay của thùng quay n = 12,5 vg/ph. Tỷ số truyền cặp bánh răng để
hở ubrh = 8. Yêu cầu chọn động cơ và phân bố tỷ số truyền.

Bài giải:
Chọn số vòng quay, công suất động cơ và tỷ số truyền và lập bảng
các thông số kỹ thuật. Cho trước:
Công suất làm việc: Plv  5,335 kW ;
Số vòng quay: n = 12,5 vg/ph; ubrh = 8
Công suất cần thiết động cơ và hiệu suất chung được xác định theo
công thức (hiệu suất chọn bảng 3.3):
Plv 5,335
Pct    6,09kW
2 2
 ol .brh .br1.đ 0,99 .0,95.0,98.0,96

Theo Bảng 3.1 ta chọn động cơ có công suất P = 7,5 kW.

Bảng 3.6 Động cơ và phân phối tỷ số truyền


Tỷ số Bộ
Số vòng Bộ Bộ truyền
truyền truyền
Động cơ quay động truyền bánh
chung, bánh
cơ, (vg/ph) đai, ud răng, ubr
uch răng hở,

69
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

ubrh
ĐC1 2895 231,6 3,61 8 8
ĐC2 1450 116 2,30 6,3 8
ĐC3 970 77,6 2,425 4 8
ĐC4 715 57,2 2,86 2,5 8

Với các tỷ số truyền trên Bảng 3.6 ta chọn động cơ với số vòng
quay n = 970 vg/ph với tỷ số truyền chung uch = 77,6; ud = 2,425; ubr = 4;
ubrh = 8.
Xác định công suất, mô men và số vòng quay trên các trục theo
Bảng 3.7:
Bảng 3.7 Các thông số kỹ thuật của hệ thống truyền động
Trục Thùng
Động cơ I II
Thông số quay
Công suất P, kW 6,09 5,79 5,61 5,335
Tỷ số truyền u 2,425 4 8
Số vòng quay n, 12,5
970 400 100
vg/ph
Mô men xoắn T, 4075,643
60,082 138,226 535,715
Nm

1000.30P 9, 55.103 P
T  , Nm
n n

Ví dụ 3.2 Hệ thống truyền động như Hình 3.5 với vận tốc băng tải 1,0 m/s,
lực căng băng tải Ft = 5000 N. Xác định công suất động cơ điện và tỷ số
truyền các bộ truyền? Biết trước D = 400 mm.

70
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

1- Động cơ; 2- Nối trục đàn hồi; 3- Hộp giảm tốc; 4- Bộ truyền xích; 5- Băng tải

Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống truyền động băng tải

Giải:
1. Xác định công suất bộ phận công tác là băng tải:
Ft v 5000.1
Pct    5 kW
1000 1000

2. Hiệu suất chung hệ thống truyền động:


ch = br1br2xol4nt
Theo Bảng 3.3, ta chọn:
br1 = br2 = 0,97; x = 0,93;
ol = 0,99; nt = 0,98
ch = 0,97.0,97.0,93.0,994.0,98 = 0,823
3. Công suất cần thiết động cơ:
Pct 5
Pdc    6, 07 kW
ch 0,823
4. Số vòng quay trục tang trống băng tải:
71
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

60000v 60000.1
nct    47,7 vg /ph
D .400
5. Tỷ số truyền chung xác định theo công thức:
n dc
u ch u1u 2 u x
n ct
trong đó u1, u2 - tỷ số truyền cặp bánh răng cấp nhanh và chậm;
ux - tỷ số truyền của bộ truyền xích.

Cần chú ý rằng tỷ số truyền hộp giảm tốc là tiêu chuẩn và tỷ số truyền
bộ truyền xích có thể chọn sơ bộ theo Bảng 3.8.

6. Theo Bảng 3.1 ta chọn động cơ có công suất Pdc =7,5kW, và tỷ số


ba2/ba1 = 1,6. Nếu các cặp bánh răng cùng nghiêng hoặc cùng thẳng,
[ H 12 ]  [ H 34 ] và KH1  KH2 thì tỷ số truyền cặp cấp nhanh nằm trong
khoảng:

3 u2 u2
3  u12  3
2 1, 6 1, 6

Bảng 3.8 Động cơ và phân phối tỷ số truyền (theo bảng tra động cơ SGA)
Tỷ số Bộ Bộ Bộ
Số vòng Tỷ số
truyền truyền truyền truyề
quay truyền
Động cơ hộp bánh bánh n
động cơ, chung,
giảm răng, răng, xích,
(vg/ph) uch
tốc, uh u12 u34 ux
ĐC1 2895 47,7 20 6,3 3,15 2,36
ĐC2 1450 30,4 12,5 5.0 2,5 2,43
ĐC3 970 20,33 10 4,0 2,5 2,03
ĐC4 715 14,98 8 3,55 2,25 1,87

7. Với các tỷ số truyền trên Bảng 3.8 ta chọn động cơ với số vòng
quay n = 970 vg/ph và tỷ số truyền chung uch = 20,33; u12 = 4,0; u34 = 2,5
(uh= 10); ux = 2,03.

8. Theo các thông số vừa chọn ta tính toán các giá trị công suất, mô

72
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

men xoắn và số vòng quay cho từng trục:


Tính toán công suất trên các trục:
ct
Pmax 5
Pct    5, 05kW
ol 0,99
Pct 5, 05
PIII    5, 49kW
ol x 0,99.0,93
PIII 5, 49
PII    5, 71kW
brol 0,99.0,97
PIII 5, 71
PI    5,95kW
brol 0,99.0,97
PI 5,95
Pdc    6, 07kW
kn 0,98

Số vòng quay trên các trục:


ndc  nI  970 vg / ph;

nI 970
nII    242,5 vg/ ph
nbr1 4
nII 242,5
nIII    97vg/ ph;
nbr 2 2,5
nIII 97
nct    47, 7vg/ ph
nx 2, 03

Mô men xoắn các trục:


dc
9550.Pmax 9550.6, 07
Tdc    59, 76 Nm
ndc 970

9550.PI 9550.5,95
TI    58,58 Nm
ndc 970

73
Thiết kế máy và Chi tiết máy Nguyễn Hữu Lộc

9550.PII 9550.5, 71
TII    223, 69 Nm
nI 242,5
9550.PIII 9550.5, 49
TIII    540,51 Nm
nII 97
9550.Pct 9550.5, 05
Tct    1009, 4 Nm
nIII 47, 78

Bảng 3.9 Đặc tính kỹ thuật hệ thống truyền động


Trục Công tác
I II III
Thông số (ct)
Công suất, kW 6,07 5,71 5,49 5,05
Tỷ số truyền 4,0 2,5 2,04
Mô men xoắn, Nm 58,58 223,69 540,51 1009,05
Số vòng quay, 970 242,5 97 47,7
vg/ph

Chú ý: Do hiệu suất bộ truyền bánh răng bao gồm cả hiệu suất ổ lăn
[7], do đó ta có thể không tính hiệu suất ổ lăn trong trường hợp ổ lăn đỡ trục
lắp bánh răng.

74

View publication stats

You might also like