You are on page 1of 2

Trường Đại học Kiến trúc TpHCM

Khoa Xây dựng


Bộ môn Kết cấu công trình
----------------------------------

ÔN TẬP KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 1

Đánh giá môn học

Thành phần dánh giá Quá trình Đồ án Thi kết thúc học phần
Trọng số 20% 40% 40%
Hình thức Chuyên cần, kiểm Kiểm tra tiến độ đồ Thi viết, 75-90 phút
tra ngắn, bài tập án và bảo vệ đồ án Tài liệu: chỉ được sử dụng 2 tờ
nhóm giấy A4 viết tay bản gốc

Chú ý: Khi trả lời các câu hỏi, dù là câu lý thuyết 100%, cần có hình vẽ minh họa.

Một số câu hỏi gợi ý ôn tập để bảo vệ đồ án và thi


1. Các lý do để bê tông (BT) và cốt thép (CT) có thể cùng cộng tác chịu lực với nhau.
2. Các nhân tố tạo nên lực dính và cách xác định lực dính giữa BT và CT.
3. Khái niệm: cấp độ bền, cường độ tiêu chuẩn, cường độ tính toán của bê tông.
4. Khái niệm: cường độ tiêu chuẩn, cường độ tính toán của cốt thép
5. Khái niệm về trạng thái giới hạn (TTGH). Tính toán kết cấu BTCT theo TTGH thứ nhất và
TTGH thứ hai gồm có những nội dung nào, điều kiện tính toán / kiểm tra?
6. Giải thích nhiệm vụ của cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo trong kết cấu BTCT.
7. Tại sao phải tuân theo các quy định cấu tạo về: lớp BT bảo vệ CT, khoảng hở CT, neo CT.
8. Các loại khe nứt trong dầm khi chịu tải trọng  cách bố trí cốt thép.
9. Phân biệt trường hợp phá hoại dẻo và phá hoại giòn trong dầm chịu uốn.
10. Cách xác định chiều cao giới hạn của vùng nén để đảm bảo xảy ra phá hoại dẻo trong dầm.
11. Quy định hàm lượng cốt thép tối thiểu, hàm lượng cốt thép tối đa trong cấu kiện chịu uốn, cấu
kiện chịu nén.
12. Vai trò của cốt đai trong cột BTCT. Cách chọn cốt đai cột theo cấu tạo (đường kính, số nhánh,
khoảng cách, bố trí).
13. Ý nghĩa của hệ số uốn dọc trong cấu kiện chịu nén đúng tâm và cấu kiện chịu nén lệch tâm.
14. Phân biệt trường hợp nén lệch tâm lớn và nén lệch tâm bé.
15. Phân biệt bản dầm và bản kê bốn cạnh.
16. Cách xác định nội lực bản sàn trong các trường hợp: bản công-xon, bản có gối tựa ở 2 cạnh đối
diện, bản có gối tựa ở 2 cạnh kề nhau, bản có gối tựa theo 3-4 cạnh của ô sàn.
17. Cách chọn sơ bộ chiều dày sàn, kích thước tiết diện dầm
18. Phân biệt: biểu đồ mô men, biểu đồ bao mô men, biểu đồ bao vật liệu.
19. Nguyên tắc (các trường hợp) đặt hoạt tải bất lợi cho dầm nhiều nhịp.
20. Sơ đồ tính và cách xác định nội lực bản sàn trong đồ án.
21. Sơ đồ tính và cách xác định nội lực dầm (phụ, chính) trong đồ án.
22. Giải thích tác dụng của từng loại cốt thép đã thể hiện trong bản vẽ sàn.
23. Tại sao không đặt cốt đai trong bản sàn?
24. Giải thích tác dụng của từng loại cốt thép đã thể hiện trong bản vẽ dầm (phụ, chính).
25. Giải thích lý do chọn và bố trí cốt thép như bản vẽ, còn phương án nào khác hay không?
26. Cách xác định tiết diện cắt lý thuyết và đoạn kéo dài của cốt dọc chịu lực trong dầm.
27. Trong đồ án này, giả sử bỏ bớt (hoặc thêm) các dầm “xxx” tại vị trí “yyy” thì sơ đồ tính bản sàn,
sơ đồ tính dầm sẽ thay đổi như thế nào?
28. Minh họa việc áp dụng các quy định cấu tạo (chiều dày lớp bảo vệ; khoảng hở, neo, nối, cắt cốt
thép, vv…) trong đồ án.
29. Dùng độ cứng EI khi tính độ võng cho sàn, dầm được không? Tại sao?
30. Giải thích cách thống kê và tổng hợp cốt thép.
31. Bài tập cấu kiện chịu uốn
(i) Tính và bố trí cốt thép (dọc, đai):
* Tiết diện: chữ nhật, chữ T hoặc có thể quy về chữ T
* Nội lực: cho trước, hoặc nếu phải tính thì chỉ cho dầm tĩnh định
(ii) Xác định / kiểm tra khả năng chịu lực khi đã biết cốt thép
(iii) Xác định tiết diện cắt lý thuyết, đoạn kéo dài và tiết diện cắt thực tế của cốt thép
Dạng câu hỏi (iii) chỉ cho dầm tĩnh định
32. Bài tập cấu kiện chịu nén đúng tâm
(i) Cho trước nội lực N. Tính và bố trí cốt thép. Tiết diện chữ nhật hoặc tròn.
(ii) Kiểm tra khả năng chịu nén đúng tâm khi đã biết cốt thép.
33. Bài tập cấu kiện chịu nén lệch tâm
(i) Tính và bố trí cốt thép dọc (đối xứng) để chịu cặp nội lực (M, N). Tiết diện chữ nhật.
(ii) Cho trước cốt thép. Yêu cầu kiểm tra khả năng chịu nén lệch tâm với cặp nội lực (M, N).
34. Bài tập hệ dầm-sàn
(i) Cho mặt bằng bố trí dầm sàn. Sơ bộ chọn chiều dày sàn và kích thước tiết diện các dầm.
(ii) Xác định tải trọng tính toán trên sàn.
(iii) Nêu cách xác định nội lực và cốt thép sàn.
(iv) Thể hiện cách bố trí cốt thép sàn trên mặt bằng và các mặt cắt.
Giải thích tác dụng của từng loại cốt thép đã vẽ.
(v) Xác định tải trọng truyền từ sàn xuống dầm.
Lưu ý: mặt bằng sàn có thể có đồng thời các ô sàn 1 phương và 2 phương.

------------------------------------

Ghi chú:
- Các bảng tra cho sẵn trong đề thi: cường độ tính toán và mô đun đàn hồi của BT và CT, diện
tích tiết diện 1 thanh cốt thép.
- Tài liệu được mang theo trong phòng thi: 2 tờ giấy A4 viết tay bản gốc (không phải bản photo
từ bản viết tay), nội dung có thể bao gồm tóm tắt lý thuyết, tóm tắt trình tự giải bài tập, các công
thức khó nhớ, vv…

You might also like