You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1, 2

1. Vì sao bê tông cốt thép là vật liệu thông dụng để xây dựng các công trình dân dụng?
2. Vì lý do gì người ta đặt cốt thép vào trong bê tông để trở thành bê tông cốt thép?
3. Ưu nhược điểm của bê tông cốt thép?
4. Ưu nhược điểm của các phương pháp thi công BTCT toàn khối, BTCT lắp ghép và bán lắp
ghép?
5. Nêu trình tự thi công BTCT toàn khối, lắp ghép và bán lắp ghép?
6. Cường độ của bê tông là gì? Trong thực tế, người ta quan tâm đến những loại cường độ
nào của bê tông?
7. Thế nào là hệ số biến động của bê tông? Trong thiết kế và thi công xây dựng, có cần quan
tâm đến đại lượng này không? Giải thích?
8. Giá trị hệ số biến động của bê tông càng lớn thì tốt hay thấp thì tốt? Giải thích?
9. Anh (chị) hiểu thế nào là cấp độ bền của bê tông? Nó dùng để làm gì?
10. Hãy kể tên và phân biệt các loại biến dạng của bê tông?
11. Bản chất của hiện tượng co ngót bê tông? Nó có ích lợi và tác hại gì?
12. Bê tông có phải là vật liệu đàn hồi không? Giải thích?
13. Từ biến là gì? Từ biến của bê tông phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nó có ích lợi và tác
hại gì? Làm thế nào để hạn chế biến dạng từ biến của bê tông?
14. Tại sao nói "Bê tông là vật liệu đàn hồi dẻo"?
15. Nhiệt độ thay đổi có làm bê tông biến dạng không? Vì sao?
16. Khi đổ bê tông xong một thời gian, người ta thường thấy các vết nứt xuất hiện ở bề mặt
(nứt chân chim). Hãy giải thích và nêu biện pháp khắc phục?
17. Mô đun đàn hồi và mô đun biến dạng của bê tông khác nhau như thế nào?
18. Kể tên các loại thép thường được sử dụng trong kết cấu bê tông cốt thép?
19. Phân biệt thép dẻo và thép giòn?
20. Hiện tượng cứng nguội của cốt thép là gì? Người ta ứng dụng hiện tượng này vào việc gì?
21. Vì sao người ta thường đặt cốt thép vào trong vùng bê tông chịu kéo của cấu kiện? Có khi
nào cốt thép được đặt vào vùng bê tông chịu nén không?
22. Các yếu tố đảm bảo sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép? Lực dính có vai trò như
thế nào?
23. Tại sao trong các thanh cốt thép, người ta thường làm gờ (gân/gai)? Tại sao đối với thép
tròn trơn, người ta thường uốn móc ở đầu?
24. Nhiệt độ có ảnh hưởng thế nào đến cường độ và độ dẻo của cốt thép?
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
25. Hiện nay, nước ta và thế giới đang sử dụng phương pháp nào để tính toán bê tông cốt
thép? Giải thích?
26. Nêu các bước thiết kế kết cấu bê tông cốt thép?
27. Anh (chị) hãy phân biệt tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán? Trong trường hợp nào
thì sử dụng tải trọng tiêu chuẩn, trường hợp nào thì sử dụng tải trọng tính toán?
28. Phân biệt cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo? Nêu rõ vai trò của từng loại cốt thép trong
kết cấu BTCT?
29. Anh (chị) hiểu thế nào là hệ số tin cậy của tải trọng? Nó có ý nghĩa gì trong thực tế?
30. Khung và lưới cốt thép khác nhau ở chỗ nào? Vì sao cốt thép đặt vào trong bê tông phải
tạo thành khung hoặc lưới?
31. Thế nào là lớp bảo vệ cốt thép? Lớp bảo vệ cốt thép có những tác dụng gì?
32. Lựa chọn chiều dày lớp bảo vệ cốt thép phụ thuộc vào những yếu tố nào?
33. Lớp bảo vệ cốt thép ở các cấu kiện như dầm, cột, sàn, móng,... có giống nhau không? Vì
sao?
34. Vì sao phải nối cốt thép? Nêu các phương pháp nối cốt thép hiện nay hay dùng?
35. Tại sao các thanh thép bố trí trong cấu kiện phải đảm bảo một khoảng cách nhất định?
Khoảng cách này được quy định cụ thể như thế nào?
36. Neo cốt thép là gì? Vì sao phải neo cốt thép vào gối tựa hoặc vùng liên kết?
37. Trong phương pháp nối buộc cốt thép, sự truyền lực giữa hai thanh thép xảy ra như thế
nào?
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
38. Anh (chị) hiểu thế nào là cấu kiện chịu uốn? Nêu một vài cấu kiện chịu uốn trong thực tế?
(Nêu hơn 3 cấu kiện).
39. Trong cấu kiện chịu uốn có xuất hiện lực dọc N không?
40. Khi tính toán cấu kiện chịu uốn theo trạng thái giới hạn 1 thường quan tâm tới mấy bài
toán?
41. Khi tính toán cấu kiện chịu uống cần tính toán theo mấy trạng thái giới hạn?
42. Nêu vai trò của cốt dọc, cốt đai, cốt xiên trong cấu kiện chịu uốn?
43. Thế nào là phá hoại giòn? Thế nào là phá hoại dẻo? Sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương
pháp phá hoại này là gì?
44. Trong tính toán thiết kế, người ta chọn trường hợp phá hoại dẻo hay phá hoại giòn?
45. Trong bản có những loại cốt thép nào? Vai trò của chúng?
46. Tại sao trong các ô bản bốn cạnh đổ toàn khối với dầm lại được giảm 20% diện tích cốt
thép chịu lực so với tính toán?
47. Phân biệt điểm cắt lý thuyết và điểm cắt thực tế của cốt thép? Chiều dài đoạn kéo dài cốt
thép W có ý nghĩa gì trong sự làm việc của dầm?
48. Mục đích của việc vẽ biểu đồ bao mô men trong dầm?
49. Vì sao lại phải cắt bớt cốt dọc chịu lực? Không cắt có được không? Dựa vào điều kiện nào
để cắt bớt cốt dọc?
50. Nêu ý nghĩa của tung độ biểu đồ mô men và biểu đồ bao vật liệu?
51. Bài toán thiết kế cốt đai là bài toán theo trạng thái giới hạn 1 hay trạng thái giới hạn 2?
52. Tại sao cốt đai lại bố trí dày ở 2 đầu dầm, thưa hơn ở vị trí giữa dầm?
53. Khi nào cần phải đặt cốt thép chịu nén As' vào vùng bê tông chịu nén của dầm?
54. Sử dụng dầm tiết diện chữ T có gì lợi hơn so với dầm tiết diện chữ nhật?
55. Phân biệt 2 trường hợp đặt cốt đơn và đặt cốt kép?
56. Trong bài toán tính toán cường độ trên tiết diện thẳng góc, sự làm việc của bê tông vùng
kéo được xét đến như thế nào?
57. Giải thích ý nghĩa của điều kiện hạn chế ξ  ξR? ξR là gì?
58. Cốt đai trong dầm thường có mấy nhánh?
59. Tại sao cốt dọc bố trí trong dầm cần phải đảm bảo điều kiện   min?
60. Tại sao khoảng cách cốt đai bố trí trong dầm cần giới hạn khoảng cách s  smax?
61. Tại sao phải hạn chế lượng cốt thép dọc bố trí trong dầm không quá nhiều?
62. Phải làm gì khi dầm không chịu được ứng suất nén chính do lực cắt gây ra?
63. Giải thích ý nghĩa của đại lượng Qbmin, Qbmax, Qdb, qsw?
64. Tại sao phải neo cốt thép dọc chịu lực vào gối tựa hoặc vùng bê tông liên kết?
65. Khoảng cách giữa điểm cắt lý thuyết và điểm cắt thực tế gọi là gì? Có ý nghĩa gì? Xác định
như thế nào?
66. Biểu đồ Bao vật liệu thể hiện gì? Thế nào là biểu đồ BVL hợp lý?
67. Cốt đai có chịu mô men không?
68. Chiều dài đoạn neo và nối cốt thép được xác định như thế nào?
69. Chiều dài đoạn nối cốt thép chịu lực và nối cốt thép cấu tạo có gì khác nhau?
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 - TÍNH TOÁN CỐT THÉP DẦM

70. Tính và bố trí cốt thép As cho dầm tiết diện chữ nhật bxh = 25x60cm. Bê tông cấp độ bền B15,
hệ số điều kiện làm việc của bê tông b2=1, nhóm cốt thép CB300-V. Mô men uốn tính toán
M=200 kNm.
71. Cho một dầm đơn giản nhịp l=7m, chịu tải trọng phân bố đều, với tĩnh tải tiêu chuẩn g tc=50
kN/m với hệ số vượt tải ng=1,1. Hoạt tải tiêu chuẩn ptc=20 kN/m với hệ số vượt tải np=1,2. Tính
và bố trí cốt thép As cho dầm, biết dầm có kích thước bxh = 30x70cm. Bê tông cấp độ bền B25,
nhóm cốt thép CB400-V, b2=0,9.
72. Tính khả năng chịu lực của dầm tiết diện chữ nhật bxh = 80x50cm, có bố trí thép 7Φ20 thành 1
lớp, có đai 4 nhánh. Biết bê tông cấp độ bền B15, cốt thép nhóm CB300-V. Hỏi dầm này đủ
khả năng chịu lực hay không nếu phải chịu mô men uốn tính toán M=50 Tm? Biết b2=1.
73. Tính khả năng chịu lực của dầm tiết diện chữ nhật bxh = 30x50cm có bố trí thép 5Φ28 thành 2
lớp. Biết bê tông cấp độ bền B15, nhóm thép CB300-V. Hỏi dầm này có đủ khả năng chịu lực
hay không nếu phải chịu mô men uốn tính toán M=22 Tm? Biết b2=1.
74. Cho dầm tiết diện chữ nhật kích thước bxh = 22x40 cm. Bê tông cấp độ bền B20, hệ số điều
kiện làm việc của bê tông b2=1. Cốt thép nhóm CB300-V. Hỏi nếu dầm chỉ bố trí cốt đơn thì
dầm chịu được mô men uốn tính toán lớn nhất bằng bao nhiêu? Biết a=4cm.
75. Cho một dầm console L=3m, chịu tải trong tính toán tập trung P tác dụng ở đầu dầm. Biết dầm
có kích thước bxh = 22x40cm. Bê tông cấp độ bền B20, hệ số điều kiện làm việc của bê tông
b2=1, cốt thép nhóm CB300-V. Hỏi nếu dầm chỉ bố trí cốt đơn thì dầm chịu được lực P lớn
nhất bằng bao nhiêu? Biết a=4cm.
76. Cho dầm đơn giản có 2 đầu thừa, chịu mô men âm M1 và mô men dương M2. Dầm tiết diện
chữ T có các kích thước b=20cm, h=45cm, bf'=200cm, hf'=8cm. Biết dầm làm bằng bê tông cấp
độ bền B15, thép nhóm CB300-V. Hãy tính toán và bố trí cốt thép dọc cho dầm nếu biết:
- Trường hợp 1: M1=M2=10,5 Tm.
- Trường hợp 2: M1=10,5 Tm; M2=33 Tm.
77. Cho dầm đơn giản có 2 đầu thừa, chịu mô men âm M1 và mô men dương M2. Dầm tiết diện
chữ T có các kích thước b=35cm, h=55cm, bf'=170cm, hf'=6cm. Biết dầm làm bằng bê tông
cấp độ bền B20, thép nhóm CB300-V, b2=0,9. Hãy tính toán và bố trí cốt thép dọc cho dầm
nếu biết:
- Trường hợp 1: M1=M2=14 Tm.
- Trường hợp 2: M1=12 Tm; M2=20 Tm.
78. Cho dầm console tiết diện chữ I, nhịp L, có các kích thước b=25cm, h=50cm, b f=bf'=50cm,
hf=hf'=10cm. Biết dầm làm bằng bê tông cấp độ bền B15, thép nhóm CB400-V. Hãy tính toán
khả năng chịu lực của dầm nếu biết:
- Trường hợp 1: Dầm được bố trí cốt thép 2Φ25. Dầm có đủ chịu lực hay không nếu phải
chịu mô men uốn tính toán M=110kNm?
- Trường hợp 2: Dầm được bố trí cốt thép 4Φ20. Dầm có đủ chịu lực hay không nếu phải
chịu mô men uốn tính toán M=25Tm?
79. Cho dầm console tiết diện chữ I, nhịp L, có các kích thước b=30cm, h=60cm, b f=bf'=70cm,
hf=hf'=9cm. Biết dầm làm bằng bê tông cấp độ bền B20, thép nhóm CB400-V, b2=0,9. Hãy tính
toán khả năng chịu lực của dầm nếu biết:
- Trường hợp 1: Dầm được bố trí cốt thép 3Φ25. Dầm có đủ chịu lực hay không nếu phải
chịu mô men uốn tính toán M=150kNm?
- Trường hợp 2: Dầm được bố trí cốt thép 7Φ22. Dầm có đủ chịu lực hay không nếu phải
chịu mô men uốn tính toán M=34Tm?
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 - TÍNH TOÁN CỐT ĐAI

80. Cho dầm đơn giản chịu 2 tải trọng tập trung P1 và P2. P1 cách gối tựa đầu tiên một khoảng
c. P2 cách gối tựa thứ 2 một khoảng c. Biết tiết diện dầm b=25cm, h=50cm, h 0=45cm. Bê
tông cấp độ bền B15, cốt đai nhóm CB240-T. Lực tập trung P=200kN. Thiết kế cốt đai
(không dùng cốt xiên) cho 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Khoảng cách từ gối tựa đến lực tập trung (P 1 và P2) c=0,4m.
- Trường hợp 2: Khoảng cách từ gối tựa đến lực tập trung (P 1 và P2) c=1m.
81. Cho dầm đơn giản có nhịp L (L=3m). Kích thước tiết diện ngang b=20cm, h=40cm,
h0=36cm. Bê tông cấp độ bền B15, cốt đai nhóm CB240-T. Tải trọng thường xuyên tác
dụng phân bố đều g=12 kN/m, tải trọng tạm thời phân bố đều p=18 kN/m. Thiết kế cốt đai
(không dùng cốt xiên) cho 2 trường hợp sau:
- Dầm chịu lực cắt lớn nhất Q=90 kN.
- Dầm chịu lực cắt lớn nhất Q=170 kN.
82. Cho dầm đơn giản chịu 2 tải trọng tập trung P1 và P2. P1 cách gối tựa đầu tiên một khoảng
c. P2 cách gối tựa thứ 2 một khoảng c. Biết tiết diện dầm b=30cm, h=55cm, h 0=50cm. Bê
tông cấp độ bền B20, cốt đai 2 nhánh, bố trí đều Φ8a120, nhóm CB240-T. Lực tập trung
P=200kN. Thiết kế cốt đai (không dùng cốt xiên) cho 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Khoảng cách từ gối tựa đến lực tập trung (P 1 và P2) c=0,4m.
- Trường hợp 2: Khoảng cách từ gối tựa đến lực tập trung (P 1 và P2) c=0,7m.
- Trường hợp 2: Khoảng cách từ gối tựa đến lực tập trung (P 1 và P2) c=1,5m.
83. Tính khả năng chịu lực cắt cho dầm đơn giản chịu tải trọng phân bố đều p=18kN. Kích
thước tiết diện ngang b=22cm, h=45cm, h0=41cm. Bê tông cấp độ bền B20, cốt đai nhóm
CB240-T. Biết dầm bố trí cốt đai:
- Trường hợp 1: Cốt đai 2 nhánh, Φ6a110.
- Trường hợp 2: Cốt đai 1 nhánh, Φ8a100.
- Trường hợp 3: Cốt đai 3 nhánh, Φ6a120.
BÀI TẬP CHƯƠNG 6 - TÍNH TOÁN CỘT

84. Cho cột siêu tĩnh, 2 đầu liên kết ngàm, L0=5m.Tiết diện chữ nhật b=40cm, h=60cm. Cột
chịu cặp nội lực M=220kNm và N=850kN. Cột làm bằng bê tông cấp độ bền B15, cốt thép
CB300-V. Hệ số uốn dọc =1,2. Hệ số điều kiện làm việc b3=0,85. Tự giả định các số liệu
còn thiếu nếu cần.
- Tính toán cốt thép đối xứng cho cột.
- Chọn cốt đai theo yêu cầu cấu tạo.
- Vẽ cấu tạo cột, ghi đầy đủ các số liệu về cốt thép dọc và cốt đai.
85. Cho cột tĩnh định có chiều dài L=3,9m, liên kết 2 đầu khớp.Tiết diện chữ nhật b=30cm,
h=50cm. Cột chịu cặp nội lực M=125kNm và N=950kN. Cột làm bằng bê tông cấp độ bền
B15, cốt thép CB300-V. Cột được đổ bê tông mỗi lớp dày trên 1,5m. Tự giả định các số
liệu còn thiếu nếu cần.
- Tính toán cốt thép đối xứng cho cột.
- Chọn cốt đai theo yêu cầu cấu tạo.
- Vẽ cấu tạo cột, ghi đầy đủ các số liệu về cốt thép dọc và cốt đai.
86. Cho cột siêu tĩnh, 1 đầu liên kết ngàm, 1 đầu liên kết khớp. Chiều dài cột L=9m, e a=3cm,
Ncrcr=3000kN.Tiết diện chữ nhật b=30cm, h=50cm. Cột đã bố trí cốt thép đối xứng
As=As'=3Φ22 với lớp bê tông bảo vệ =3cm. Cột làm bằng bê tông cấp độ bền B20, cốt thép
CB300-V. Tự giả định các số liệu còn thiếu nếu cần.
- Kiểm tra xem cột có chịu được cặp nội lực M=100kNm, N=300kN không.
- Chọn cốt đai theo yêu cầu cấu tạo.
- Vẽ cấu tạo cột, ghi đầy đủ các số liệu về cốt thép dọc và cốt đai.
87. Cho cột tĩnh định có chiều dài L=3,9m, liên kết 2 đầu khớp.Tiết diện chữ nhật b=30cm,
h=50cm. Cột chịu cặp nội lực M=125kNm và N=950kN. Cột làm bằng bê tông cấp độ bền
B15, cốt thép CB300-V. Cột được đổ bê tông mỗi lớp dày trên 1,5m. Tự giả định các số
liệu còn thiếu nếu cần.
- Tính toán cốt thép đối xứng cho cột.
- Chọn cốt đai theo yêu cầu cấu tạo.
- Vẽ cấu tạo cột, ghi đầy đủ các số liệu về cốt thép dọc và cốt đai.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7

88. Sự phá hoại của cấu kiện chịu xoắn xảy ra trên tiết diện nào? Giải thích?
89. Các nguyên tắc tính cấu kiện chịu xoắn?
90. So sánh vai trò của cốt đai trong cấu kiện chịu uốn, cấu kiện chịu nén, cấu kiện chịu kéo và
cấu kiện chịu xoắn?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8

91. Nguyên nhân và tác hại của khe nứt?


92. Các giả thiết khi tính toán nứt?
93. Hãy nêu các biện pháp làm giảm bề rộng khe nứt theo công thức thực nghiệm tính a crc?
Trong các biện pháp này, biện pháp nào là hiệu quả nhất? Vì sao?
94. Hãy nêu các biện pháp làm giảm bề rộng khe nứt khi tính theo chiều dài khe nứt l crc?
95. Trên thực tế, để giảm sự xuất hiện khe nứt cần phải chú ý điều gì khi thi công?
96. Nguyên nhân và tác hại của biến dạng võng?
97. Độ võng của dầm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
98. Nêu các biện pháp làm giảm độ võng của dầm? Trong các biện pháp này, biện pháp nào là
hiệu quả nhất? Vì sao?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 9

99. Thế nào là bê tông ứng lực trước? Phạm vi ứng dụng của bê tông ƯLT?
100. Nêu một vài cách phân loại bê tông ƯLT?
101. So sánh bê tông ƯLT và BTCT thường?
102. Hãy nêu trình thự thi công bê tông ƯLT theo phương pháp căng trước?
103. Hãy nêu trình tự thi công bê tông ƯLT theo phương pháp căng sau?

You might also like