You are on page 1of 3

CÂU HỎI VỀ CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ CẦU THÉP

I. Phần câu hỏi chung về hai loại kết cấu cầu BTCT và cầu Thép
Câu 1: Phân biệt cầu và cống
Câu 2: Ý nghĩa hệ số làn?
Câu 3: Ý nghĩa hệ số tải trọng?
Câu 4: Hệ số vượt xung kích là gì? Loại tải trọng nào thì gây ra xung kích? Tải trọng làn, tải
trọng người có gây ra xung kích không?
Câu 5: Trạng thái ứng suất của kết cấu trong TTGH cường độ và TTGH sử dụng? TTGH cường
độ dùng kiểm tra gì? TTGH sử dụng dùng kiểm tra gì?
Câu 6. Trạng thái mỏi sử dụng tải trọng nào? Hệ số xung kích là bao nhiêu?
Câu 7: Ý nghĩa hệ số phân bố ngang là gì ? Hệ số phân bố ngang là áp dụng cho tĩnh tải hay hoặc
tải, hay cả 2?
Câu 8: Các cách tính hệ số phân bố ngang? Khi nào theo pp đòn bẩy, khi nào theo pp nén lệch
tâm? Không tính hệ số phân bố ngang có cách nào tìm được nội lực dầm?
Câu 9: Vì sao mặt cắt dọc cầu thường bố trí đường cong tròn?
Câu 10: Độ dốc dọc cầu thường lấy tối đa bao nhiêu? Vì sao?
Câu 11: Mục đích tạo độ dốc ngang mặt cầu? Có bao nhiêu cách tạo độ dốc ngang trong cầu dầm
tiết diện chữ I?
Câu 12: Chức năng của bản mặt cầu? Sơ đồ tính toán?
Câu 13: Chức năng của dầm ngang hay hệ liên kết ngang?
Câu 14: Dầm ngang chịu lực thế nào?
Câu 15: Khi nào chiều cao dầm ngang tính cả bề dày bản, khi nào chỉ tính đến đáy bản?
Câu 16: Vì sao phải quy đổi về cùng 1 vật liệu trong dầm khi tìm trục trung hòa khi kiểm toán
TTGH sử dụng? Nguyên lý tìm trục trung hòa khi kiểm toán TTGH sử dụng?
Câu 17: Vì sao khi tính ứng suất của 1 vật liệu trong dầm khác vật liệu chuẩn phải nhân hệ số tỉ
lệ mô đun đàn hồi? Ý nghĩa hệ số mô đun đàn hồi vật liệu?
Câu 18: Nguyên lý tìm trục trung hòa khi kiểm toán TTGH cường độ?
Câu 19: TTGH mỏi yêu cầu tính cho loại tải trọng nào? Vì sao trong TTGH mỏi phải quan tâm
biên độ thay đổi nội lực mà không phải độ lớn nội lực?
Câu 20: Độ cứng của dầm khi tính độ võng biểu lộ qua thông số nào? Độ cứng của cột chịu nén
biểu lộ qua thông số nào?
Câu 21: Tạo độ vồng trước cho dầm để làm gì? Dầm thép có tạo vồng trước được không?

1
Câu 22: Người ta thường dùng bản mặt cầu BTCT để điều chỉnh cao độ cho phù hợp trắc dọc,
muốn bề dày bản mặt cầu ko thay đổi nhiều thì làm cách nào?
Câu 23: Lựa chọn sơ bộ chiều cao dầm chủ dựa chính vào các thông số đầu vào nào?
Câu 24: Để gối cầu nằm ngang thì làm cách nào?
Câu 25: So sánh ưu và khuyết điểm cùa dầm BTCT và dầm thép

II. Phần câu hỏi về cầu BTCT


Câu 1. Bản mặt cầu trong kết cấu nhịp dầm bản chịu lực gì chủ yếu? Đối với bản mặt cầu dầm
bản tại sao bản mặt cầu được xem như nối với nhau bởi các khớp ? Cách tính?
Câu 2: Ưu và khuyết của kết cấu dầm bản? Mục đích tạo lỗ rỗng bên trong dầm bản?
Câu 3: Tạo khoảng hở bên trên giữa các dầm bản nhằm mục đích gì? Không tạo khoảng hở này
thì cấu tạo dầm bản thế nào?
Câu 4: Mục đích liên hợp bản mặt cầu với dầm chủ? Không liên hợp có được không, giải thích?
Câu 5: Tại sao cầu dầm bản lại nhiều dầm trong khi cầu dầm I, dầm T, Super-T lại ít?
Câu 6. Kể tên các thành phần mất mát ứng suất đối với dầm BTCT dự ứng lực căng sau và căng
trước? Căng trước và căng sau thì cái nào mất mát nhiều hơn? Thành phần mất mát nào thường
chiếm tỉ trọng lớn?
Câu 7: Khi nào lề bộ hành lại tính theo mô hình dầm giản đơn và khi nào tính theo sơ đồ 2 đầu
ngàm?
Câu 8: Khóa chống cắt trong cầu dầm bản và trong cầu lắp hẫng dùng để làm gì?
Câu 9: Tác dụng của việc uốn cáp đầu dầm?
Câu 10: Tại sau trong cầu dầm I tiết diện đầu dầm thì to ra, giữa nhịp thì nhỏ lại?
Câu 11: Sự khác nhau cơ bản về pp chế tạo dầm căng trước và dầm căng sau? Ưu và khuyết của
mỗi pp? Dầm căng sau thường được lựa chọn áp dụng trong trường hợp nào?
Câu 12: Phân biệt sợi cáp (wire), tao cáp (strand), bó cáp (cable, internal tendon, external
tendon)?
Câu 13. Giải thích hiện tượng co ngót, từ biến của vật liệu bê tông? Cách hạn chế ảnh hưởng của
chúng như thế nào?
Câu 14: Ưu và khuyết của dầm BTCT tiết diện chữ T?
Câu 15: Trong dầm BTCT căng trước bố trí tao căng thẳng, cách điều chỉnh lực nén do cáp dự
ứng lực truyền vào bê tông như thế nào?
Câu 16: Trong dầm BTCT căng sau, phân biệt cách truyền lực của bó cáp căng trong (internal
tendon) và của bó cáp căng ngoài (external tendon)

2
Câu 17: Trong dầm BTCT căng sau, mục đích bơm vữa vào ống gen khi căng cáp xong? Mục
đích tạo hốc neo lõm vào tại đầu dầm? Cấu tạo hốc neo lưu ý những gì?
Câu 18: Trong kết cấu BTCT căng sau, bó cáp dẹt thường được sử dụng cho kết cấu nào? Giải
thích
Câu 19: Chiều dài phát triển dự ứng lực là gì? Vai trò của thép dự ứng lực và thép thường đến
chịu lực của dầm khác nhau cơ bản thế nào?
Câu 20: Khi nào chiều cao dầm ngang tính cả bề dày bản, khi nào chỉ tính đến đáy bản?

III. Phần câu hỏi về cầu Thép


Câu 1: Ý nghĩa n và 3n trong kết cấu cầu thép? Vì sao cầu BTCT thường chỉ xét 1 loại?
Câu 2: Ý nghĩa của Mp và My, vẽ biểu đồ phân bố ứng suất minh họa khi dầm đạt Mp và My
Câu 3: Chức năng của sườn tăng cường (STC)? Vì sao cầu BTCT thường không bố trí?
Câu 4: Neo liên kết có tác dụng gì? Các dạng phá hoại? Khi tính toán neo thì tính toán theo các
trạng thái giới hạn nào?
Câu 5: Tại sao ở TTGH mỏi lại kiểm tra biên độ ứng suất mà không phải là độ lớn của ứng suất?
Câu 6: Đối với mối nối bu lông, nội lực của bu lông nào là lớn nhất?
Câu 7: Các cách giảm vật liệu dầm thép cho đoạn gần gối có mô men giảm?
Câu 8: Bố trí vút bản BTCT để làm gì ? Vì sao cầu BTCT thường không bố trí?
Câu 9: Khi kiểm toán, có bao nhiêu trục trung hòa phải tìm cho tiết diện liên hợp bản BTCT-dầm
thép?
Câu 10: Vì sao thường không bố trí bản thép – dầm BTCT?
Câu 11: Vị trí chọn mối nối dầm?
Câu 12: Ngoài neo đinh có thể dùng neo dạng gì? Vì sao neo đầu dầm bố trí dày, giữa dầm thưa?
Câu 13: Khi nào bố trí hệ liên kết ngang dạng giàn, khi nào chọn dạng dầm?
Câu 14: Vì sao thường chọn chiều dày bản trên và dưới lớn hơn chiều dày sườn?
Câu 15: Phá hoại dầm thép chủ yếu là phá hoại gì?
Câu 16: Khái niệm nhão của vật liệu thép?

You might also like