You are on page 1of 4

Nguyễn Thanh Thành - 1937037

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH


  

BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN


HƯ HỎNG SỬA CHỬA CÔNG TRÌNH
GVHD: Bùi Phương Trinh
Nhóm: 10

Họ Tên sinh viên


Lưu Tấn Thành – MSSV: 1935037

Huỳnh Minh Triết – MSSV: 1937045

Phạm Xuân Kiệt – MSSV: 1933517


Trần Nam Tuấn – MSSV: 1833508

Nguyễn Thanh Thành – MSSV: 1937037


Tháp nghiêng Pisa (Bosela et al., 2013)
Câu hỏi:
1. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về công trình này trên internet (hoặc từ các
nguồn khác) và cho biết thời điểm công trình bắt đầu xây dựng và xây dựng
xong, và kèm trích dẫn minh chứng. (1 điểm)
● Tháp nghiêng Pisa được xây dựng từ năm 1173 và hoàn thành năm 1372.
(https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1184/42713/thap-pisa-hon-ngoc-kien-truc-
cua-nhan-loai.aspx)
2. Hãy tìm hiểu địa chất khu vực xây dựng công trình (hoặc lân cận) và nêu
nhận xét về cấu tạo địa tầng khu vực này và kèm trích dẫn minh chứng. (2 điểm)
● Tên gọi của thành phố Pisa bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là vùng
đất đầm lầy, tuy nhiên các kiến trúc sư đã không tính toán điều này khi
xây dựng tháp. Vị trí của tòa tháp nằm trên mặt đất mềm gồm đất sét, cát
mịn và vỏ sò, do thành phố nằm giữa 2 con sông Arno và Serchio .
(https://vnexpress.net/vi-sao-thap-pisa-nghieng-theo-nhieu-huong-
4001293.html)
3. Hãy cho biết hiện tượng/dấu hiệu hư hỏng ở công trình này và kèm trích dẫn
minh chứng. (1 điểm)
● Tháp nghiêng Pisa tính từ mặt đất đến vị trí nóc bên thấp có chiều cao
55.86 mét. Nếu tính từ mặt đất đến nóc bên cao sẽ có chiều cao 56.7 mét
và có 8 tầng. Tòa tháp nghiêng Pisa nghiêng về hướng nam và có trọng
lượng hơn 14.000 tấn. Độ nghiêng của tháp Pisa thay đổi theo từng
khoảng thời gian khác nhau:

● Thời gian đầu: tòa tháp có độ nghiêng là 0.2 độ


● Năm 1990: độ nghiêng của tháp tăng lên 5.5 độ
● Năm 1990-2001: sau khi tu bổ và sửa chữa, độ nghiêng đã giảm còn
3.97 độ
(https://giabaogroup.vn/thap-nghieng-pisa-o-dau-vi-sao-thap-bi-nghieng-
nghieng-bao-nhieu-do/)
4. Phân tích nguyên nhân đã dẫn đến hiện tượng hư hỏng nêu trên. Nguyên nhân
dẫn đến hư hỏng trên khả năng cao thuộc về đơn vị nào (giải thích cho ý kiến
của mình)? (2 điểm)
● Có 2 nguyên nhân dẫn đến tòa tháp nghiêng Pisa là:
- Thứ nhất: đặc điểm vùng đất Pisa này có địa hình đất mềm chủ yếu
được hình thành từ đất sét, bùn và cát.
- Thứ hai: nền móng chính của tòa tháp không đủ chắc chắn để chịu
được trọng lực của tháp nghiêng Pisa này.
● Dựa trên những phân tích đối với phiến đá bí ẩn dưới từng được tìm thấy
dưới tháp nghiêng Pisa vào năm 1839. Phía trên phiến đá khắc dòng chữ
cổ có tên của một vị kiến trúc sư. Những dòng chữ này được khắc bằng
tiếng la tinh. Sau khi giải mã những dòng chữ ấy, các nhà khảo cổ học tin
rằng KTS Bonanno Pisano là người đứng sau công trình nổi tiếng này.
Công trình này được ông cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các kiến trúc sư
nổi tiếng thời trung cổ. Công trình này từng là một niềm tự hào của
Bonanno Pisano. Nhưng chính vì lỗi kỹ thuật bị nghiêng, công trình này
đã là ảnh hưởng đến tâm lý của ông. Dẫn đến, tên của KTS đã bị chôn vùi
dưới tòa tháp nghiêng Pisa. Công trình này từng là đứa con bị chối bỏ của
ông. Do đó, khả năng cao là KTS Bonanno Pisano phải chịu trách nhiệm
cho việc bị nghiêng của tháp Pisa khi không tham khảo kỹ về địa hình và
địa chất của khu vực xây tháp.

5. Công trình này đã được khắc phục (sửa chữa) được hư hỏng bằng giải pháp
nào? (2 điểm)
● Ngày 27 tháng 2 năm 1964, chính phủ Ý yêu cầu hỗ trợ ngăn tháp không
bị đổ. Tuy nhiên, việc giữ độ nghiêng hiện thời cũng là một yêu cầu quan
trọng, vì vai trò rõ rệt của yếu tố này trong việc thu hút khách du lịch cho
ngành công nghiệp này của Pisa.[7] Một đội gồm các kỹ sư, nhà toán
học, sử học đa quốc gia đã tham gia cuộc hội thảo trên đảo Açores nhằm
thảo luận về các biện pháp ổn định tháp. Sau hơn hai thập kỷ hoạt động
của dự án, tháp đã bị đóng cửa với công chúng vào tháng 1 năm 1990.
Khi tháp bị đóng cửa, những quả chuông đã được chuyển đi nhằm làm
giảm trọng lượng và các dây cáp được nịt quanh tầng ba níu giữ tháp.
Những chung cư và ngôi nhà dọc theo hướng tháp được di tản để đảm bảo
an toàn. Sau một thập kỷ sửa chữa và ổn định, tháp được mở cửa trở lại
cho công chúng ngày 15 tháng 12 năm 2001. Mọi người khám phá ra rằng
độ nghiêng tăng lên bởi các tảng đá xây nở ra và chèn ép lên nhau vì sức
nóng của ánh sáng mặt trời. Đồng thời nền móng phía thấp cũng mềm
hơn. Nhiều phương án đã được đề xuất để ổn định tháp, gồm cả việc đưa
thêm 800 tấn chì vào nhằm làm đối trọng với phần đáy tháp đang nâng
lên.[cần dẫn nguồn] Phương án cuối cùng ngăn chặn sự sụp đổ của tháp là
hơi nâng thẳng tháp lên tới một góc an toàn hơn, bằng cách rút đi
38 m³ đất phía dưới đáy đang bị nâng lên. Tháp được tuyên bố đã ở tình
trạng an toàn trong ít nhất 300 năm nữa. Tháng 5 năm 2008, sau khi dời
64 tấn đất, các kỹ sư tuyên bố rằng tháp được ổn định hóa đến độ mà nó
ngừng nghiêng lần đầu tiên. Họ ước lượng rằng nó sẽ đứng vững cho ít
nhất 200 năm nữa.

( https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_nghi%C3%AAng_Pisa)

6. Theo các bạn, có thể tránh được hư hỏng trên hay không? Nếu có khả năng
tránh được, hãy nêu các giải pháp phòng tránh. (2 điểm)
● Có thể tránh được tình trạng trên nếu chúng ta trải qua các bước kiểm tra,
thí nghiệm và kiểm duyệt và đạt được các tiêu chuẩn thiết kế và tính toán
kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế trước
● Sử dụng phương pháp hút đất, bao gồm việc lắp đặt nhiều ống hút đất
nằm kế chân móng và ngay bên dưới cạnh phía Bắc của chân móng.
● Công việc hút đất diễn ra trong 2,5 năm; và độ nghiêng của tháp sẽ giảm
nửa độ. Nếu tháp bắt đầu nghiêng về hướng Nam có thể lặp lại quá trình
hút đất ở một giai đoạn nào đó trong tương lai. Ngoài ra, người ta còn neo
chặt công trình bởi các dây cáp để tránh tháp bị đổ sụp nếu xảy ra sơ sót,
đồng thời xi măng được chèn vào thêm để giảm bớt sức ép lên mặt đất.

7. Bonus (+1 điểm): Nhóm có ý kiến gì về hư hỏng trên không? (bất cứ ý kiến
gì).

● Rút ra được kinh nghiệm khi muốn xây dựng một công trình nào đó
trước tiên ta nên tìm hiểu thật kĩ về địa chất khu vực đó và biện pháp khắc
phục trong quá trình thi công do ảnh hưởng bởi thiên nhiên gây ra như
bão, sạt lở, động đất nhẹ ….

You might also like