You are on page 1of 80

1

Phần 1

MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài

Trong những năm trở lại đây, cùng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh
của nền kinh tế quốc dân, các công trình xây dựng ngày càng Chính phủ chú
trọng đầu tư phát triển. Quá trình thiết kế, thi công các công trình xây dựng, đặc
biệt là các công trình giao thông, nhà ở, thủy điện, thủy lợi ở những khu vực đi
qua vùng có điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và địa chất thủy văn phức tạp,
dẫn đến thường xuyên xảy ra các hiện tượng sụt trượt gây mất ổn định mái dốc,
vách hố đào...Do vậy việc thiết kế, xây dựng các công trình nhằm gia cường
chống sụt trượt mái dốc, tường, kè của đường giao thông hoặc vách hố đào của
các công trình nhà dân dụng công nghiêp có tầng hầm, hầm thủy điện,...chiếm
một tỷ lệ không nhỏ trong quá trình xây dựng. Ở Việt Nam hiện nay, người ta đã
và đang áp dụng nhiều giải pháp nhằm gia cường, gia cố nâng cao tính ổn định
của mái dốc, vách hố đào như: các biện pháp thay đổi hình dạng mái dốc (đào
giật cấp, giảm góc dốc, bóc bỏ một phần lớp vỏ phong hóa...), tường chắn bê
tông cốt thép, đá xây, kè rọ đá, tường cừ, tường có cốt,...Tuy nhiên thực tế cho
thấy, hiện tượng mất ổn định mái dốc, vách hố đào vẫn xảy ra ngay tại các mái
dốc, vách hố đào đã được gia cố, gia cường. Công nghệ đinh đất nhằm tăng độ
ổn định của mái dốc, vách hố đào là một giải pháp kỹ thuật mới, góp phần giải
quyết triệt để hơn vấn đề ổn định của mái dốc đào sâu và vách hố đào. Hơn nữa,
việc áp dụng công nghệ đinh đất trong gia cường ổn đinh mái dốc, vách hố đào
sâu còn góp phần làm giảm chi phí xây dựng, thi công đơn giản, nhanh nên nó đã
và đang được áp dụng rộng rải ở các nước trên thế giới. Kết cấu neo đất kết hợp
2

với khung bê tông, tường chắn, cọc khoan nhồi...sẽ giúp cho kết cấu công trình
thành mảnh hơn, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Tên gọi “đinh đất” (Soil Nails, xuất phát từ tiếng Pháp Clouage de sol)
thực chất là cắm vào trong thể đất đá một hệ thống thanh (đinh) thép, ống thép
dài với khoảng cách giữa chúng nhỏ và thường bên ngoài được bao bọc bởi phụt
vữa xi măng cát hoặc vữa xi măng (phụt vữa xi măng). Đặc điểm của đinh đất là
nó phát huy tác dụng ở bề mặt tiếp xúc giữa thể đất đá và đinh dọc theo chiều dài
của nó. Trong điều kiện thể đất đá xảy ra biến dạng, thông qua lực dính kết hoặc
lực ma sát giữa đất đá và suốt chiều dài đinh làm cho đinh đất chịu tác dụng kéo,
đồng thời chủ yếu thông quá tác dụng chịu kéo này làm cho thể đất đá được gia
cường và giữ ổn định.
Công nghệ đinh đất được bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 60 của thế
kỷ 20 ở châu Âu. Sau 50 năm kể từ khi công nghệ này ra đời, nó đã và đang
được sử dụng khá rộng rãi ở các nước như Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc,
Nhật Bản, Malaysia,...trong các hạng mục công trình như gia cố mái ta -luy, mái
đê, mái đập, trụ cầu, tường vây, đất đá bị phong hóa, vách hố đào sâu móng công
trình. Tuy nhiên, tại Việt Nam công nghệ “ đinh đất” đến nay vẫn còn rất ít được
sử dụng do công nghệ này đòi hỏi thiết bị khoan chuyên dụng, có khả năng
khoan xiên sâu vào trong các lớp đất hoặc đá yếu. Với mục đích củng cố thêm cơ
sở lý thuyết trong việc tính toán, kết hợp với việc tổng hợp kinh nghiệm tính
toán và thi công đinh đất trên thế giới nhằm đưa công nghệ này áp dụng vào điều
kiện địa chất và đặc điểm thi công cụ thể tại Việt Nam tác giả lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu giải pháp ổn định mái dốc bằng đinh đất tại khu vực Hạ Long -
Quảng Ninh”. Đề tài tác giả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất và
3

góp phần nhỏ vào việc phổ biến công nghệ đinh đất trong lĩnh vực xây dựng tại
Việt Nam.

* Mục đích nghiên cứu

- Tổng quan về công nghệ đinh đất, những ưu nhược điểm và phạm vi áp
dụng.
- Nghiên cứu lý thuyết tính toán đinh đất và tổng quan các quy trình thiết
kế đinh đất gia cương ổn định mái dốc của một số nước trên thế giới;
- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc thiết kế gia cường ổn định mái
dốc cho một số công trình tại khu vực Hạ Long - Quảng Ninh.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết ổn định mái dốc, công nghệ gia cường
mái dốc bằng đinh đất
Phạm vi nghiên cứu: Một số mái dốc tại khu vực Hạ Long - Quảng Ninh.

* Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Thông qua việc phân tích biện luận về tác dụng của đinh đất để đưa ra
định nghĩa về đinh đất, giới thiệu về việc áp dụng công nghệ đinh đất trong gia
cường mái dốc ở trên thế giới, những ưu khuyết điểm của công nghệ đinh đất;
- Giới thiệu cơ sở lý thuyết trong việc tính toán thiết kế đinh đất, từ đó
tổng kết phương pháp và các bước tiến hành thiết kế đinh đất, nguyên tắc cơ bản
trong thiết kế đinh đất;
- Tổng kết các kinh nghiệm về phương pháp thi công đinh đất trên thế giới
và khả năng áp dụng trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam, đưa ra các vấn đề cần
lưu ý khi thi công.
4

- Lấy ví dụng tính toán cụ thể cho mái dốc tại khu vực Hạ Long – Quảng
Ninh.

* Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan tới lĩnh vực
nghiên cứu;
- Nghiên cứu lý thuyết về ổn định mái dốc và tính toán giải pháp ổn định
mái dốc bằng đinh đất;
- Vận dụng lý thuyết để tính toán gia cường mái dốc tại khu vực Hạ Long
– Quảng Ninh bằng giải pháp đinh đất.

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: góp phần nghiên cứu bản chất của hiện tượng sụt
trượt, và ứng dụng công nghệ gia cường mái dốc bằng giải pháp đinh đất
- Ý nghĩa thực tiễn: góp phần cung cấp số liệu ban đầu về việc áp dụng
công nghệ gia cường mái dốc bằng giải pháp đinh đất trong điều kiện Việt Nam
tại một khu vực cụ thể (Hạ Long – Quảng Ninh), từ đó là cơ sở để mở rộng phạm
vi áp dụng cho những khu vực có điều kiện địa chất tương tự khu vực nghiên
cứu.

* Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo nội dung
chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về công nghệ đinh đất
Chương 2: Lý thuyết tính toán, thiết kế gia cường mái dốc bằng đinh đất
Chương 3: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào tính toán thiết kế tăng gia
cường ổn định mái dốc tại khu vực Hạ Long – Quảng Ninh
5

Phần II

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐINH ĐẤT

1.1 Khái niệm về đinh đất

1.2 Hiện trạng sử dụng công nghệ đinh đất trong gia cường mái dốc ở
trong nước và trên thế giới

1.2.1. Hiện trạng sử dụng công nghệ đinh đất trong gia cường mái
dốc trên thế giới

1.2.2. Hiện trạng sử dụng công nghệ đinh đất trong gia cường mái
dốc tại Việt Nam

1.3 Phạm vi áp dụng và những ưu khuyết điểm của công nghệ đinh đất
trong gia cường mái dốc

1.3.1 Phạm vi áp dụng

1.3.2 Những ưu khuyết điểm

1.4 Những nội dung chính cần nghiên cứu của luận văn

Chương 2. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ GIA CƯỜNG


MÁI DỐC BẰNG ĐINH ĐẤT

2.1. Bài toán cơ bản

2.1.1. Vai trò của đinh đất trong việc cải thiện trạng thái ứng suất
trong đất

2.1.2. Vai trò của hệ đinh đất trong việc giữ ổn định tổng thể mái
dốc
6

2.2. Lý thuyết tính toán đinh đất

2.2.1. Cấu tạo của hệ tường đinh đất

2.2.2. Các phương pháp xác định sức chịu tải của đinh đất

2.2.3. Nội dung thiết kế gia cường mái dốc bằng đinh đất

2.2.4 Sơ đồ tổng quát tính ổn đinh mái dốc

Chương 3. ỨNG DỤNG KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO TÍNH
TOÁN THIẾT KẾ TĂNG CƯỜNG ỔN ĐỊNH MÁI DỐC TẠI KHU VỰC HẠ
LONG – QUẢNG NINH

3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý

3.1.2. Đặc điểm địa hình

3.1.3. Đặc điểm điều kiện địa chất, địa chất thủy văn

3.2. Phân tích nguy cơ gây mất ổn định mái dốc khu vực nghiên cứu

3.2.1. Qui mô công trình

3.2.2. Phân tích yếu tố gây mất ổn định mái dốc

3.3. Thiết kế gia cường mái dốc bằng đinh đất

3.3.1. Lựa chọn phương án gia cường mái dốc

3.3.2. Thiết kế và tính toán gia cường ổn định mái dốc bằng đinh
đất.

3.3.3. Sơ đồ thi công, biện pháp thi công và biện pháp quan trắc
7

Phần III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐINH ĐẤT

1.1. Khái niệm về công nghệ đinh đất


Cùng với sự phát triển ngày càng nhiều của các công trình ổn định mái dốc
và công trình hố đào sâu, kỹ thuật gia cố chống đỡ cho các dạng công trình này
cũng không ngừng được phát triển. Một dạng công nghệ mới được dùng trong
gia cường sự ổn định của mái dốc đó là công nghệ đinh đất. Với các ưu điểm của
công nghệ này là kinh tế, độ tin cậy cao và tốc độ thi công nhanh nên nó đã
nhanh chóng được phổ biến áp dụng rộng rải ở các nước trên thế giới. Như vậy,
tiếp theo sau các công nghệ cọc chắn, tường chắn, neo... đinh đất đã và đang dần
trở thành một dạng kỹ thuật gia cố quen thuộc trong các công trình mái dốc và
công trình hố đào.
Thuật ngữ “đinh đất” (Soil Nails, xuất phát từ tiếng Pháp Clouage de Sol),
tức là người ta tiến hành cắm vào trong thể đất các hàng, các thanh thép hoặc
ống thép với khoảng cách tương đối gần gần, thường thì bên ngoài các các thanh
này còn được bao bọc bởi lớp vữa xi măng cát hoặc vữa xi măng (đinh phụt
vữa). Đặc điểm của đinh đất là dọc theo chiều dài của đinh tiếp xúc với đất xung
quanh, dựa trên tác dụng của hệ đinh, cùng với đất xung quanh để tạo nên một tổ
hợp thống nhất. Khi đất bị xảy ra biến dạng thông qua lực dính hoặc ma sát
(hoặc cả hai loại lực này) tác dụng dọc theo chiều dài của đinh sẽ làm cho đinh
chịu kéo chủ động và chủ yếu dựa trên tác dụng chịu kéo này sẽ làm cho thể đất
bị ràng buộc từ đó giữ cho nó được ổn định. Phương cắm của đinh đất thường
được thiết kế sao cho trùng với phương của biến dạng kéo do ứng suất chính gây
ra trong đất. Các kết quả tính toán và quan trắc thực tế cho thấy, đinh đất thường
được cắm theo phương gần nằm ngang, tức là cắm hơi xiên xuống dưới một góc
9

nhỏ so với mặt phẳng nằm ngang. Biện pháp thi công điển hình được áp dụng
khi thi công đinh đất phục vụ gia cường các công trình hố đào hoặc mái dốc là
tuân theo trình tự từ trên xuống dưới, chia ra các bước để thi công, tức là theo
nguyên tắc vừa đào vừa cắm đinh gia cường. Cụ thể như sau: 1) Tiến hành đào
đến độ sâu nhất định; 2) Ở độ sâu này, trên bề mặt mái dốc (hoặc vách hố đào)
tiến thành cắm một hàng đinh đất đồng thời tiến hành phụt vữa xi măng lên bề
mặt (hoặc vách); 3) Tiếp tục đào đến độ sâu tiếp theo, tiến hành lặp lại các công
việc như trên...cho tới chiều sâu theo yêu cầu. Đối với các đinh đất cần phụt vữa,
thì đầu tiên sẽ khoan tạo lỗ, sau đó cắm đinh thép rồi tiến hành phụt vữa.
Ở các nước có nền công nghệ phát triển, công tác thi công đinh đất thường
được thực hiện thông qua hệ thống máy thi công cơ giới hóa, do đó để tiện cho
công tác thi công thì các đinh đất thường được thiết kế cùng chiều dài, góc cắm
cũng như nhau. Khi thi công theo phương pháp thủ công, có thể căn cứ theo điều
kiện chịu lực tại từng vị trí mà có thể lựa chọn chiều dài và góc cắm của các đinh
đất khác nhau. Đối với các hàng đinh ở phía dưới cùng thường được thiết kế
ngắn hơn, góc cắm thường lớn hơn một chút.
Để làm rõ hơn đặc điểm của đinh đất và gia cường bằng đinh đất, chúng ta
có thể ngắn gọn so sánh nó với các công nghệ neo đất, tường có cốt, cọc nhỏ
(micro pile). Đinh đất và neo đất (ground anchor) nhìn bề ngoài sẽ thấy có những
nét tương đồng, tuy nhiên chúng lại khác nhau về nguyên lý làm việc. Dọc theo
chiều dài, neo đất thường được chia làm hai đoạn là đoạn bầu neo và thân neo.
Trong hệ kết cầu tường chắn đất, neo được xem là điểm tựa cho cọc hoặc tường
chắn, áp lực của đất tác dụng lên tường và cọc sẽ thông qua thân neo và bầu neo
truyền tới thể đất ở dưới sâu. Ngoài đoạn bầu neo, trên đoạn thân neo của neo đất
cũng chịu tác dụng của lực kéo cũng cường độ, tuy nhiên lực kéo tác dụng lên
10

đinh đất là thay đổi dọc theo chiều dài của đinh, thường thì ở giữa lớn và ở hai
đầu nhỏ. Trong gia cường đinh đất, lớp vữa được phụt lên bề mặt mái dốc (hay
vách hố đào) không thuộc kết cấu của hệ chắn đất, dưới tác dụng của trọng lượng
bản thân đất, tác dụng chủ yếu của nó là giữ ổn định cục bộ cho bề mặt khai đào,
phòng ngừa việc sạt lở và chống tác dụng xâm thực. Gia cường bằng đinh đất là
dựa vào tác dụng đồng thời của đinh và đất xung quanh đinh để tạo thành hệ kết
cấu chắn đất, gần giống như tác dụng của tường trọng lực. Ngoài ra, thanh neo
trong neo đất thường là các thanh neo dự ứng lực, làm cho thể đất chịu giàng
buộc chủ động, còn đinh trong công nghệ đinh đất thường không phải là thanh
thép dự ứng lực, đinh chỉ chịu tác dụng chịu kéo sau khi thể đất xảy ra chuyển vị.
Do vậy không thể cho rằng thanh thép trong hệ gia cường đinh đất có cơ chế trói
buộc chủ động. Hơn nữa, số lượng neo trong thiết kế neo đất thường hạn chế,
còn đinh đất thường được bố trí thành những hàng với khoảng cách khá gần, yêu
cầu về độ chính xác và chất lượng trong thi công không nghiêm ngặt như trong
neo đất.
Công nghệ gia cường đinh đất thuộc một trong những kỹ thuật cốt gia cố
đất (soil reinforcement), về mặt hình thức nó cũng giống như tường chắn có cốt.
Tuy nhiên công nghệ đinh đất là kỹ thuật được thực hiện trong khối đất nguyên
dạng, đinh được cắm vào trong đất theo trình tự khai đào từ trên xuống dưới.
Còn đất được gia cường (reinforced earth) là một thuật ngữ xuất phát từ bản
quyền của công ty nước ngoài (Mỹ), nhằm kỹ thuật gia cường trong đất san lấp.
Gọi là tường chắn có cốt tức là theo thứ tự từ dưới lên trên trong quá trình tiến
hành phân lớp san lấp sẽ tiến hành bố trí thanh thép chịu kéo (thường được đan ở
dạng lưới thép), đồng thời cùng với lớp đất lấp và tường chắn để tạo thành hệ kết
cấu tường chắn đất. Mặc dù điều kiện để đinh đất và đất gia cường chịu tác dụng
11

kéo là phải xảy ra chuyển vị trong thể đất, nhưng qui luật biến đổi lực kéo của
thanh thép dọc theo chiều cao trong cả hai hệ gia cường này là khác nhau. Thanh
thép trong gia cường đất chịu tác dụng lực kéo lớn nhất ở vị trí lớp dưới cùng,
còn trong đinh đất thanh thép chịu tác dụng lực kéo lớn nhất lại nằm ở vị trí giữa,
đinh đất ở vị trí cuối cùng chịu lực nhỏ nhất. Ngoài ra, kết quả quan trắc chuyển
vị của thể đất còn cho thấy, hình dạng đường cong biến dạng của thể đất giữa
chúng cũng khác nhau rất rõ rệt, do đó các nguyên tắc trong thiết kế tường chắn
đất gia cường không thể hoàn toàn được áp dụng vào trong thiết kế đinh đất.
Cấu tạo của đinh đất có sử dụng phụt vữa xi măng cũng có những điểm
tương đồng với cọc đường kính nhỏ, tuy nhiên đinh đất chủ yếu thông qua lực
dính kết giữa bề mặt tiếp xúc dọc theo chiều dài đinh với đất để phát huy tác
dụng và thường là cấu kiện theo phương ngang. Trong khi đó, cọc nhỏ chủ yếu
thông qua đoạn đỉnh cọc trực tiếp chịu tác dụng của ngoài lực hoặc chịu uốn khi
chịu tác dụng áp lực ngang của đất, nó thuộc loại cấu kiện theo phương thẳng
đứng. Cọc nhỏ (micro - piles hoặc mini - piles) đôi khi còn được gọi là cọc rễ
cây (rootpiles), được thiết kế thành từng hàng dạng dễ cây hoặc dạng dễ cây theo
mạng lưới ba chiều (rec-tifield Piles) cũng có tác dụng tạo thành hệ kết cấu gia
cường đất giống như đinh đất , cho dù trong hệ gia cường này cá biệt có khi có
cọc chịu kéo, nhưng tổng thể đặc trưng của cả hệ chịu lực và về mặt hình thức nó
khác biệt khá nhiều so với hệ gia cường đinh đất.
Trong vài chục năm trở lại đây, mặc dù tại một số quốc gia (Mỹ, Đức,
Pháp, Trung Quốc...) công nghệ gia cường mái dốc và vách hố đào bằng đinh đất
đã được áp dụng khác phổ biến nhưng cơ chế làm việc của nó cũng như phương
pháp tính toán vẫn còn những hạn chế nhất định. Hiện nay, để thiết kế nó người
ta vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tính chất tương đồng về công trình (kết
12

cấu, điều kiện địa chất...) đồng thời kết hợp với nhưng phương pháp phân tích
tính toán nhất định cũng như kết quả quan trắc hiện trường. Do tại những khu
vực áp dụng công nghệ đinh đất thường có điều kiện địa chất chất biến đổi
mạnh, khi thiết kế chúng ta không thể vì sự đơn giản trong công nghệ đinh đất
mà xem nhẹ việc phân tích lực và bỏ qua công tác giám sát, quan trắc trong quá
trình thi công.

Đào hố đào Cắm đinh

Phun vữa lên bề mặt


Đào hố đào
Hình 1.1 Sơ đồ minh họa trình tự thi công đinh đất

1.2. Tổng quan về việc áp dụng công nghệ đinh đất trên thế giới và
trong nước
1.2.1. Tổng quan về việc áp dụng công nghệ đinh đất trên thế giới
Công nghệ đinh đất được bắt đầu áp dụng vào trong thực tế từ những năm
1970 của thế kỷ XX. Đứng ở góc độ lịch sử phát triển, thực tế công trình qui mô
lớn sớm nhất ứng dụng khái niệm công nghệ đinh đất đó là một đường hầm dưới
[15],
nước lớn nhất thế giới được xây dựng tại Anh Quốc cách đây hơn 100 năm
tức là nó được sử dụng trong quá trình thi công đào đường hầm qua sông
13

Thames. Đường hầm này sử dụng công nghệ đào hầm có vỏ chống, công trình
bắt đầu xây dựng từ năm 1825, đến năm 1835 khi dùng lớp vỏ chống mới để
thay thế cho lớp vỏ chống cũ người ta đã sử dụng công nghệ đinh đất như một hệ
chống đỡ bổ trợ cho mặt vỏ chống, đồng thời trong quá trình đào ở các giai đoạn
tiếp theo đã sử dụng đinh đất khi đào qua các lớp đất yếu nhằm làm giảm bớt áp
lực của đất lên vỏ chống. Tuy nhiên khi đó người ta sử dụng hệ đinh đất là các
thanh sắt dẹt có kích thước rộng  dày  dài là 40,58 inch (khoảng
101,320cm), trong khi đó vỏ chống là tấm gỗ dày 3 inch (khoảng 7,6cm), đinh
đất được cắm vào trong đất từ khoảng giữa của các vỏ chống, phía đầu ngoài
của đinh được cố định bằng cục nêm. Khi đó người ta đã tiến hành thí nghiệm
xác định sức kháng nhổ của đinh đồng thời đã tiến hành so sánh tính hiệu quả
giữa việc sử dụng đinh là thanh sắt dẹt và thanh sắt tròn.
Công nghệ kỹ thuật đinh đất hiện đại bắt đầu xuất hiện từ năm 1970 của
thế kỷ XX, khi đó rất nhiều quốc gia gần như trong cùng một thời kỳ đã tiến
hành độc lập đưa ra phương pháp gia cường này và không ngừng phát triển nó.
Đây không phải là việc xảy ra ngẫu nhiên, lý do là vì công nghệ đinh đất ở nhiều
khía cạnh phương pháp thi công của nó gần giống với phương pháp đào hầm mới
của Á0 - NATM (New Austrian Tunnelling Method) được áp dụng trong xây
dựng đường hầm, do đó khi đó người ta xem công nghệ đinh đất là bước tiếp
theo của phương pháp NATM. Từ những năm 60 của thế kỷ XX bắt đầu xuất
hiện khái niệm phương pháp thi công NATM. Với phương pháp này người ta sử
dụng công nghệ phun bê tông phun kết hợp neo đất và ban đầu dùng cho đoạn
mặt cắt đào qua lớp đá cứng, làm cho sau khi đào biến dạng của các thể rỗng
nhanh chóng đạt tới trạng thái ổn định. Đến năm 1964, phương pháp NATM
được áp dụng cho môi trường địa chất là các đá mềm, sau đó dần được áp dụng
14

cho môi trường khai đào là thể đất. Công nghệ này lần đầu được áp dụng trong
điều kiện môi trường địa chất là đất cho công trình đường hầm tàu hỏa Frankfurt
(Đức). Sau đó không lâu công nghệ đinh đất tiếp tục được áp cho công trình ga
tàu điện ngầm Nuremberg ở Đức và một lần nữa đạt được thành công. Hơn nữa,
công nghệ đinh đất và công nghệ tường có cốt cũng có những nét rất tương đồng,
mà công nghệ tường có cốt cũng bắt đầu được áp dụng vào thực tế từ những thời
kỳ đầu của những năm 60, sớm nhất được áp dụng tại Pháp.
Tại Pháp, công nghệ đinh đất được ứng dụng vào công trình thực tế bắt
đầu từ năm 1972, nhà thầu nổi tiếng của Pháp khi đó - Bouygues đã sử dụng
kinh nghiệm thi công đường hầm bằng phương pháp NATM để áp dụng cho việc
khai đào mái dốc để giữ cho nó được ổn định. Tại công trình đào mái dốc để mở
rộng tuyến đường sắt ở Versailles, đã sử dụng phương pháp phụt vữa xi măng
trám bề mặt mái dốc đồng thời trong đất đã cắm hệ đinh thép để giữ ổn định tạm
thời. Toàn bộ công tác khai đào và gia cường được tiến hành theo từng giai
đoạn. Mái dốc khai đào có góc dốc là 70 độ, dài 965m, chỗ cao nhất đạt 21.6m.
Cấu thành mái dốc là đất cát chứa sét, góc ma sát trong  = 33 ~ 40 độ, lực dính
kết c = 20kPa. Khi đào sẽ tiến hành phân cấp, mỗi cấp sâu 1,4m, lỗ khoan cắm
đinh được khoan với đường kính 100mm, các lỗ khoan được khoan theo lưới ô
vuông kích thước 0,7  0,7m; góc cắm của lỗ khoan là cắm xuống dưới tạo với
mặt phẳng nằm ngang một góc 20 độ. Trước khi tiến hành khoan người ta sử
dụng lưới sắt để giữ bề mặt mái dốc, trong mỗi hố khoan người ta cắm vào hai
thanh thép đường kính 10mm sau đó tiến hành phụt vữa, tổng cộng đã sử dụng
hơn 25000 thanh thép. Chiều dài các thanh thép ở phía trên là 4m và phía dưới là
6m, bề mặt mái dốc tiến hành phụt lớp vữa xi măng dày 50 ~ 80mm. Kết quả thí
nghiệm sức chống nhổ của thanh thép cho thấy, sau khi được bơm phụt vữa 12h,
15

36h, 7d, 11d sức kháng nhổ của đinh đất lần lượt là 15, 30, 70 và 90 KN. Đây
cũng là công trình áp dụng công nghệ đinh đất đầu tiên có đầy đủ số liệu được
ghi chép lại.
Đến năm 1974 vẫn là nhà thầu Bouygues đã lần đầu sử dụng công nghệ
đinh đất không phun vữa cho dự án nhà ga tàu điện ngầm Les Invalides. Khi đó
họ đã sử dụng công đinh là ống thép có đường kính ngoài 49mm, khoảng cách
cắm đinh theo cả phương ngang và phương thẳng đứng là 0,7m. Năm 1978, tại
công trình thi công bãi để xe ngầm ở Boulevard Victor (Paris) người ta lại tiếp
tục sử dụng thanh thép hình 50mm50mm5mm (thép chữ V) làm đinh để cắm
vào đất, đây cũng là lần đầu tiên công nghệ đinh đất được áp dụng cho công trình
ở khu đô thị đông đúc được xây dựng giữa các khu cao tầng tại thủ đô Paris. Lý
do người ta sử dụng thép hình chữ V thay thế cho thép ống để cắm vào trong đất
là khả năng chống vật cản của thép hình khi thi công cắm tốt hơn so với thép
ống. Ngay những năm sau đó, công nghệ đinh đất đã nhanh chóng được mở rộng
áp dụng cho các vùng khác trên khắp nước Pháp. Ngoài việc áp dụng công nghệ
này cho các công trình xây mới, người ta còn sử dụng nó cho việc gia cố, cải tạo
các công trình bị xuống cấp khác. Năm 1984 tại Pháp người ta còn phát triển
thêm công nghệ thi công đinh đất mới là khoan phụt áp suất cao cắm đinh. Căn
cứ theo số liệu tổng kết trong một bản báo cáo năm 1986, tại thời điểm đó ở
Pháp mỗi năm có khoảng 50 công trình áp dụng công nghệ đinh đất trong gia
cường thể đất, trong đó các công trình gia cường mang tính vĩnh cửu chiếm
khoảng 10%. Ngoài ra, người ta còn tiến hành các nghiên cứu mang tính cơ bản
đối với công nghệ đinh đất, như giáo sư Scholosser tại Học viện Cầu đường Paris
đã hướng dẫn tiến hành thí nghiệm mô hình và phân tích phần tử hữu hạn trong
tính toán đinh đất.
16

Do việc ứng dụng công nghệ đinh đất phát triển một cách nhanh chóng,
trong khi đó việc hiểu rõ tính năng làm việc của đinh đất và phương pháp tính lại
có phần bị lạc hậu theo sau, nên năm 1986 tại Pháp đã bắt đầu tiến hành một kế
hoạch nghiên cứu 4 năm mang tên Clouterre, phần kinh phí của dự án do chính
phủ Pháp và một số doanh nghiệp tư nhân cùng đầu tư, tổng mức kinh phí đầu tư
cho dự án khoảng 4 triệu USD. Tất cả có 21 đơn vị cùng tham gia thực hiện dự
án này, bao gồm các nhà thầu thi công, cơ quan nghiên cứu thuộc chính phủ, các
trường và viện nghiên cứu. Dự án này bao gồm công tác thí nghiệm cho 3 loại
tường đinh đất có qui mô lớn, được thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm công
trình công cộng và xây dựng Quốc gia (CEBTP), đồng thời tiến hành quan trắc
chi tiết cho 6 công trình thực tế tại hiện trường.Trên cở sở những nghiên cứu cơ
bản này, sẽ đưa ra những kiến nghị cho công tác thiết kế và thi công. Các kết
luận chủ yếu của nghiên cứu thực nghiệm này bao gồm: 1) Lực kéo thay đổi dọc
theo chiều dài của đinh đất, vị trí lực kéo lớn nhất không phải tại vị trí đầu đinh
phía mặt tường mà ở vị trí cách đầu đinh một khoảng cách nhất định. Tỷ số giữa
lực kéo tại đầu đinh gần mặt tường và lực kéo lớn nhất sẽ giảm dần theo chiều
sâu khai đào. 2) Trong suốt quá trình sử dụng, đinh đất chủ yếu chịu kéo, sau khi
thể đất bị biến dạng, trong đinh đất đầu tiên xuất hiện lực kéo, chỉ khi đạt tới hạn
phá hủy, cường độ kháng uốn trong đinh đất mới bắt đầu phát huy tác dụng, làm
cho đinh đất đồng thời chịu uốn - cắt, khi đinh đất bị phá hủy, tác dụng chịu uốn
- cắt đối với việc nâng cao sức chịu tải của hệ gia cường là nhỏ nhất, nhưng lại
có tác dụng trong việc chống lại tác phá hủy nhanh. 3) Phương pháp phân tích
cân bằng cực hạn có thể tính toán được khả năng chịu tải khi đinh đất bị phá hủy.
4) Trong quá trình đào đất, chiều sâu mỗi một giai đoạn đào có ảnh hưởng quan
trọng đến sự ổn định của đinh đất. Để thêm một bước bổ sung cho dự án nghiên
17

cứu này, chính phủ Pháp tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 cho dự án với tên gọi
Clouterre 2 với thời gian thực hiện 2 năm, mức đầu tư lần này la 2,5 triệu USD,
chủ yếu tập chung vào nghiên cứu ảnh hưởng động đất, đóng băng và độ dốc mặt
đất tới hệ gia cường đinh đất. Ở góc độ phương pháp thiết kế, năm 80 của thế kỷ
XX tại Pháp người ta đã xây dựng phần mềm tính toán mang tên Talren dựa trên
cơ sở lý thuyết về phương pháp phân tích cân bằng cực hạn, sau khi ra đời phân
mềm này được áp dụng rất phổ biến. Về sau tại Pháp người ta còn phát triển
thêm một vài phần mềm thiết kế khác và phần mềm phân tích phần tử hữu hạn.
Trong những năm trở lại đây, chính phủ Pháp còn liên kết với Cục đường bộ
Liên bang Mỹ để tiến hành các nghiên cứu về đinh đất.
Phát triển ứng dụng công nghệ đinh đất không chỉ được thực hiện ở nước
Pháp, mà tại Đức là nước đầu tiên có các nghiên cứu hệ thống về đinh đất. Một
trong những nhà thầu đi đầu trong lĩnh vực này là công ty Karl Bauer, họ đã kết
hợp với Viện nghiên cứu Cơ học Địa kỹ thuật của trường Đại học Karlsruhe. Bắt
đầu từ năm 1975 họ đã thực hiện nghiên cứu dự án với thời hạn 4 năm, tổng
mức đầu tư là 2,3 triệu USD, tổng cộng đã tiến hành thí nghiệm đối với 7 tường
đinh đất qui mô lớn và rất nhiều mô hình thí nghiệm. Ngoài ra, họ còn tiến hành
hàng trăm thí nghiệm chống nhổ đối với đinh đất ở các điều kiện cắm sâu khác
nhau. Thí nghiệm chủ yếu được thực hiện đối với đinh đất được cắm trong tầng
đất cát, một số kết luận chủ yếu đạt được từ dự án này như sau: 1) Cơ chế làm
việc của hệ gia cường đinh đất gần giống với cơ chế làm việc của tường chắn. 2)
Trong địa tầng là đất cát, đất sét, chiều dài của đinh đất thường bằng từ 0,5 ~ 0,8
chiều cao của tường. 3) Khoảng cách giữa các đinh đất nên nhỏ hơn 1,5m. 4) Áp
lực tầng mặt có thể giả thiết là phân bố đều, độ lớn của nó có thể lấy bằng từ 0,4
~ 0,7 lần áp lực chủ động của Coulomb. Giáo sư Stoker và Gassler cùng nhóm
18

nghiên cứu tại Đại học Karlsruhe còn thực hiện rất nhiều các công việc nghiên
cứu lý thuyết. Năm 1979 lần đầu tiên tại Stuttgart đã xây dựng một công trình
mang tính vĩnh cửu có sử dụng công nghệ đinh đất, công trình cao 14m, đồng
thời đã tiến hành quan trắc trong suốt 10 năm và đã thu được các số liệu thực tế
quí báu. Theo kết quả điều tra của năm 1992, tại Đức thời điểm đó có ít nhất 500
công trình tường đinh đất, đinh đất được sử dụng hầu hết là loại đinh đất phun
vữa.
Như vậy, công nghệ gia cường đinh đất đã và đang được áp dụng rất rộng
rãi tại hai quốc gia là Pháp và Đức. Nó không chỉ được áp dụng cho các công
trình hố đào mà còn được áp dụng cho các công trình đường sắt, tường chắn vĩnh
cữu cho các mái dốc thuộc công trình đường bộ.
Tại Mỹ, công trình gia cường đinh đất đầu tiên là vào năm 1974, lúc đầu
người ta gọi nó là hệ thống gia cường theo phương ngang cho thể đất nguyên
dạng và xem đinh đất là neo. Chỉ sau khi tại các hội nghị quốc tế về công nghệ
đinh đất được tổ chức, họ mới đổi tên thành đinh đất. Theo tài liệu ghi chép chi
tiết, tại Mỹ công trình sử dụng công nghệ đinh đất thời kỳ đầu là công trình mở
rộng bệnh viện Good Samaritan Hospital (tại thành phố Portland, bang Oregon)
vào năm 1976. Khi đó người ta đã sử dụng đinh đất để gia cường cho vách hố
đào của công trình. Một công trình nổi tiếng khác sử dụng công nghệ đinh đất tại
Mỹ là hố móng sâu của tổng bộ công nghiệm Pittsburg (PPG) với đặc điểm của
công trình là xung quanh gồm nhiều công trình cao tầng khác. Tại Mỹ công tác
nghiên cứu cơ bản về đinh đất chủ yếu được thực hiện tại phân hiệu Davis của
trường Đại học California dưới sự chủ trì của giáo sư C.K. Shen. Dưới sự trợ
giúp của quỹ ngân sách quốc gia, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các công việc
bao gồm quan trắc đo đạc công trình thực tế, thí nghiệm trong phòng bằng máy
19

ly tâm đối với mô hình gia cường đinh đất, phân tích phần tử hữu hạn... Trong
những năm trở lại đây, Cục quản lý đường bộ Liên bang Mỹ đã rất tích cực trong
việc giới thiệu và mở rộng phạm vi áp dụng công nghệ đinh đất trong các công
trình đường bộ và kết cấu tường chắn tại mố cầu, đồng thời đã tiến hành biên
soạn rất nhiều tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật bao gồm: thiết kế, sổ tay giám sát thi công
...Tại các công trình xây dựng các tuyến đường ở một số bang, rất nhiều vị trí đã
sử dụng công nghệ đinh đất trong việc gia cường mái dốc. Trong vài năm trở lại
đây, các đơn vị thường thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về đinh đất gồm
Đại học Louisiana (dưới sự chủ trì của giáo sư Juran), Đại học Illinois (phương
pháp phần tử hữu hạn và phương pháp cân bằng cực hạn), phân hiệu Los
Angeles của trường đại học California (nghiên cứu tính năng kháng chấn của
đinh đất thông qua thí nghiệm động lực máy li tâm).
Ngoài các nước Pháp, Đức và Mỹ kể trên, tại Anh công tác nghiên cứu về
đinh đất cũng được thực hiện khá nhiều bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX,
bao gồm các nghiên cứu về phương pháp phân tích cơ chế làm việc, lập trình
phần mềm tính toán (trường Đại học OxFord, Bộ vận tải Anh Quốc...), thí
nghiệm máy li tâm, đo nội lực và biến dạng của đinh đất trong công trình thực tế,
thí nghiệm cường độ kháng cắt mô hình lớn trong tác dụng tương hỗ giữa đinh
và đất (học viện Cardiff). Ngoài ra, tại Anh người ta còn chế tạo ra loại máy bắn
đinh khí động, vận tốc bắn ban đầu đạt tới 90m/s, bắn đinh cắm vào trong đất.
Tuy nhiên, các công trình thực tế áp dụng công nghệ đinh đất tại Anh là không
nhiều, mà chủ yếu nó được dùng để gia cố mái dốc đất và tường chắn đất cũ.
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, ứng dụng công nghệ đinh đất trong
lĩnh vực xây dựng còn có các quốc gia Tây Ban Nha (1972), Braxin, Nhật
Bản...Về sau, các nước như Ấn Độ, Singapore, Nam Phi, Australia, New
20

Zealand, Trung Quốc đều có các báo cáo công bố về việc áp dụng cũng như
những nghiên cứu về công nghệ đinh đất.
1.2.2. Tổng quan về việc áp dụng công nghệ đinh đất tại Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây với những bước phát triển nhảy
vọt về kinh tế, hệ thống các công trình xây dựng ngày càng phát triển cả về
chủng loại lẫn qui mô. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã
và đang xây dựng rất nhiều các công trình cao tầng có tầng hầm qui mô từ 1 ~ 3
tầng, các tuyến tàu điện ngầm, đường hầm đi bộ, tuyến đường hầm vượt sông,
bãi để xe ngầm...Tuy nhiên giải pháp gia cường vách hố đào thường vẫn là các
phương pháp quen thuộc như tường vây, cọc xi măng đất, cọc khoan nhồi kết
hợp neo, neo trong đất. Công nghệ gia cường đinh đất gần như vẫn chưa được thí
điểm áp dụng. Ngoài ra, trong lĩnh vực giao thông, hệ thống đường bộ mặc dù đã
được đầu tư xây dựng, tuy nhiên việc đưa các công nghệ mới áp dụng vào trong
lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Đã có rất nhiều những sự cố công trình xảy
do việc áp dụng giải pháp thiết kế chưa thích đáng, gây ra những tổn thất không
nhỏ về mặt kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ khoa học kỹ thuật của
chúng ta còn lạc hậu, công tác nghiên cứu lý thuyết cơ bản còn hạn chế, từ đó
dẫn tới tâm lý “lo sợ” khi phải sử dụng một công nghệ còn mới lạ.
Theo những tài liệu nghiên cứu đã được công bố hiện nay, số lượng các
bài báo và đề tài nghiên cứu về công nghệ đinh đất còn rất khiêm tốn. Năm 2015
tác giả TS.Đồng Kim Hạnh (giảng viên trường Đại học Thủy Lợi) đã đăng bài
viết với tiêu đề “Công nghệ ‘Soil Nail’ trong gia cố mái dốc công trình” tại tạp
chí Khoa học Thủy lợi và Môi trường số 48. Nội dung bài báo cũng chỉ chủ yếu
tập chung vào giới thiệu khái quát về công nghệ đinh đất, cấu tạo đinh đất, vật
liệu phun vữa và công nghệ thi công. Cũng với tác giả là TS.Đồng Kim Hạnh,
21

năm 2014 đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp trường với tiêu đề “Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ đinh đất để gia cường mái dốc trong các công trình xây dựng”.
Kết quả nghiên cứu của tác giả đã đề xuất các thông số cần tính toán khi thiết kế
đinh đất phù hợp với điều kiện gia cường mái dốc công trình tại Việt Nam. Tuy
nhiên các nghiên cứu này chỉ mới ở giai đoạn sơ khai, các kết quả nghiên cứu chỉ
mới được thực hiện trên các tính toán lý thuyết, còn thiếu các số liệu quan trắc
thực tế.
Tóm lại, các nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn áp dụng thực tế công nghệ đinh
đất tại Việt Nam còn rất hạn chế so với các nước trên thế giới và ngay cả các
nước trong khu vực. Rất nhiều các kỹ sư còn chưa nắm bắt được các nguyên tắc
cơ bản của công tác thiết kế, biện pháp thi công, kiểm soát chất lượng và công
tác nghiệm thu chất lượng của công nghệ. Do vậy, chúng ta mong rằng trong
tương lai gần sẽ nhận được các khoản đầu tư cả về kinh phí và lẫn cơ hội ứng
dụng để có thể đưa được công nghệ này áp dụng rộng rãi với điều kiện thích hợp
trong lĩnh vực xây dựng công trình.

1.3. Phạm vi áp dụng và những ưu khuyết điểm của công nghệ đinh
đất

1.3.1. Phạm vi áp dụng


Phạm vi ứng dụng công nghệ đinh đất là tương đối rộng, chủ yếu bao gồm:
1) Làm hệ chống đỡ tạm thời phục vụ công tác đào đất, dùng trong hố
móng sâu của công trình xây dựng cao tầng, kết cấu ngầm, công trình mái dốc
đất...
2) Làm kết cấu chắn đất vĩnh cửu, thường được kết hợp với hệ chống đỡ
tạm thời khi thi công đào các công trình, như tường chắn phía trên ở cửa hầm,
tường chắn hai bên cửa hầm, tường chắn mái dốc, tường chắn mố cầu...
22

3) Gia cố hoặc chống đỡ tạm thời các công trình tường chắn cũ khi gặp sự
cố mất ổn định.
4) Gia cường mái dốc.
1.3.2. Những ưu khuyết điểm
So với các kết cấu tường chắn hoặc hệ thống chống đỡ khác, công nghệ
đinh đất có các ưu điểm chủ yếu sau:
1) Lượng dùng vật liệu và khối lượng công trình không lớn, thời gian thi
công nhanh. Khối lượng đất đá phải đào bỏ không nhiều và lượng dùng xi măng
tương đối ít. Toàn bộ lượng thép dùng làm đinh và lượng thép bố trí trên bề mặt
mái dốc (hoặc mặt vách hố đào) là không lớn, thường nhỏ hơn nhiều so với giải
pháp dùng cọc chống đỡ hoặc dùng tường vây. Thời gian thi công thường chỉ
bằng một nửa đến 2/3 so với các giải pháp khác.
2) Thiết bị thi công gọn nhẹ, thao tác đơn giản. Gia công đinh đất và khoan
tạo lỗ không yêu cầu kỹ thuật phức tạp và máy móc lớn, phương pháp thi công
linh động (có thể dùng máy cơ giới hoặc thủ công), khi thi công ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh là không lớn, đặc biệt phù hợp cho thi công trong công
trình xây chen ở khu đông dân cư.
3) Tính thích ứng với môi trường địa chất cao, đinh đất thường đặc biệt
phù hợp với điều kiện địa tầng là đất cát có chứa sét, đất cát pha, đất sét trạng
thái nửa cứng đến cứng. Khi điều kiện địa chất là các lớp đất lẫn khối đá ở các
mức độ phong hóa khác nhau thì việc dùng đinh đất là rất phù hợp.
4) Kết cấu nhẹ gọn, tính dẻo cao, có tính co giãn tốt, Trọng lượng đinh đất
là không lớn, không cần phải thi công kết cấu móng chuyên dụng, đồng thời có
tính kháng chấn cao, có khả năng chống chấn động do tải trọng xe cộ gây ra tốt.
23

5) Không gian cần để thi công không lớn, có thể thi công trong điều kiện
công trình xây chen, đây là điều mà giải pháp móng cọc và tường vây khó có thể
thực hiện được.
6) An toàn, tin cậy. Thi công gia cường đinh đất áp dụng phương pháp vừa
đào vừa gia cường, do đó mức độ an toàn cao. Số lượng đinh đất thường lớn, và
phát hủy tổng thể tác dụng, do vậy nếu cá biệt có một vài cây đinh bị lỗi do thi
công thì mức độ ảnh hưởng đến sự ổn định của tổng thể hệ thống là không đáng
kể. Một trong những ưu điểm nổi bật của đinh đất đó là có thể căn cứ tình hình
biến đổi về điều kiện địa chất khi đào đất và số liệu quan trắc chuyển vị của đất
tại hiện trường để kịp thời thay đổi thiết kế (số lượng, chiều dài đinh đất, khoảng
cách giữa các đinh đất...).
7) Kinh tế. Theo kinh nghiệm sử dụng giải pháp đinh đất tại các nước châu
Âu, trong cùng một điều kiện công trình, tổng giá thành của giải pháp đinh đất
thường chỉ bằng từ 70 ~ 90% so với dùng giải pháp neo đất.
Mặc dù có những ưu điểm nổi bật nêu trên, giải pháp gia cường đinh đất
cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Nó bao gồm:
1) Công trình cần có đủ không gian ngầm cho hệ thống đinh đất. Ví dụ như
các đinh đất mang tính vĩnh cửu, càng cần chiếm dụng không gian ngầm trong
thời gian dài. Nếu trong khu vực thi công đinh đất có sự tồn tại của các công
trình ngầm (ống nước ngầm, đường ống dây cáp điện ngầm, móng công trình
xây dựng lân cận, khi thi công sẽ dễ bị xung đột.
2) Trong điều kiện địa chất là các lớp cát xốp, đất dính có trạng thái dẻo
mềm đến chảy hoặc mực nước dưới đất phong phú không thể áp dụng một giải
pháp đinh đất, mà thường phải kết hợp với các gia cố đất khác. Đặc biệt là khi thi
công trong các lớp đất dính bão hòa nước phải hết sức thận trọng, sức kháng nhổ
24

của đinh trong trường hợp này thường rất thấp, thường phải sử dụng đinh có
chiều dài lớn và khoảng cách giữa các đinh nhỏ. Các tài liệu chỉ dẫn cho thấy
đều khuyến nghị không áp dụng giải pháp đinh đất trong điều kiện địa chất như
vậy.
3) Khi sử dụng định đất như công trình vĩnh cửu, cần xét tới khả năng bị
ăn mòn của đinh.
1.4. Những nội dung chính cần nghiên cứu của luận văn
- Thông qua việc phân tích biện luận về tác dụng của đinh đất để đưa ra
định nghĩa về đinh đất, giới thiệu về việc áp dụng công nghệ đinh đất trong gia
cường công trình ở trên thế giới, những ưu khuyết điểm của công nghệ đinh đất;
- Giới thiệu cơ sở lý thuyết trong việc tính toán thiết kế đinh đất, từ đó
tổng kết phương pháp và các bước tiến hành thiết kế đinh đất, nguyên tắc cơ bản
trong thiết kế đinh đất;
- Tổng kết các kinh nghiệm về phương pháp thi công đinh đất trên thế giới
và khả năng áp dụng trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam, đưa ra các vấn đề cần
lưu ý khi thi công.
- Lấy ví dụng tính toán cụ thể cho mái dốc tại khu vực Hạ Long - Quảng
Ninh.
25

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ GIA CƯỜNG


MÁI DỐC BẰNG ĐINH ĐẤT

2.1 Bài toán cơ bản

2.1.1. Vai trò của đinh đất trong việc cải thiện trạng thái ứng suất trong
đất
Ứng suất trong khối đất trên mái dốc sẽ bị thay đổi trong quá trình khai
đào. Khi khối đất chưa bị khai đào, ứng suất theo phương ngang của đất sẽ là 3
= k01, k0 là hệ áp lực đất tĩnh, nó được thể hiện bằng vòng tròn a trong vòng
tròn Morh ứng suất như hình 2.2.
1 1

3=k01 3=ka1

1 1
(a) (b)

b
a
c 3
O
3f 3 1

Hình 2.1 Sự thay đổi ứng suất trong khối đất


26

Cùng với quá trình khai đào khối đất, ứng suất 3 sẽ giảm dần, vòng tròn
Morh sẽ dịch chuyển về phía bên trái, khi 3f = ka1 khối đất sẽ đạt tới trạng thái
chủ động Rankine, ka là hệ số áp lực đất chủ động, khi này vòng tròn Morh sẽ
giao cắt với đường bao cường độ, thể đất bị phá hoại (vòng tròn b trong hình
2.2). Như vậy để khối đất không bị phá hoại thì hoặc là chúng ta phải ngăn sự
suy giảm của ứng suất 3 hoặc phải cải thiện (làm tăng) giá trị các chỉ tiêu cường
độ kháng cắt của thể đất.
Tác dụng chủ yếu của đinh đất là nó làm sinh ra ứng suất ngang phụ thêm
và lực dính kết phụ thêm ở phần đất giữa đinh và khối đất.
2.1.1.1. Ứng suất áp ngang phụ thêm
Một trong những cơ chế gia cường của đinh đất là làm sinh ra ứng suất
ngang phụ thêm giữa đinh và đất 3. Mái dốc đất sau khi được gia cường bằng
hệ đinh đất sẽ được xem như một loại vật liệu hỗn hợp có tính chất dị hướng,
thông thường đinh được sử dụng là vật liệu thép (dạng ống), mô đun đàn hồi của
nó lớn hơn rất nhiều so với của khối đất. Dưới điều kiện khối đất xảy ra biến
dạng, tác dụng qua lại giữa khối đất và đinh đất sẽ sinh ra lực cản ma sát tại mặt
tiếp xúc giữa chúng, trong đinh đất xảy ra lực kéo, do đó tương ứng với ở trong
phân tố đất sinh ra ứng suất ngang phụ thêm nhằm chống lại tác dụng nở ngang
của đất. Sự xuất hiện của ứng suất ngang phụ thêm sẽ làm cho vòng trong Morh
dịch chuyển về phía bên phải (xa dần đường bao cường độ) từ đó làm cho khối
đất được duy trì cân bằng. Như vậy có thể nhận thấy, tính năng ma sát giữa khối
đất và đinh đất chính là yếu tố cơ bản của đinh đất khi gia cường cho khối đất.
2.1.1.2. Lực dính kết phụ thêm
Cơ chế tăng cường của thể hỗn hợp đinh đất - đất còn ở chỗ đinh đất có
tác dụng làm tăng các chỉ tiêu cường độ kháng cắt của khối đất. Như thể hiện
27

trên hình 2.3, vòng tròn (1) biểu diễn trạng thái ứng suất của khối đất khi nó
chưa bị phá hoại, vòng tròn (2) biểu diễn trạng thái phá hoại cực hạn của thể đất
khi chưa tiến hành gia cường đinh, vòng tròn (3) biểu diễn trạng thái ứng suất
của khối đất sau khi đã được gia cường bằng hệ đinh đất, đinh có mô đun đàn hồi
cao. Đinh có tác dụng cung cấp cho khối đất một áp lực ngang phụ thêm, điều
này thể hiện khi đất giữa đinh cung cấp một áp lực ngang 3f  , phần đất
giữa các đinh thực tế chịu lực tác dụng là 3f, giống với trường hợp khối đất chịu
áp lực ngang 3f khi chưa cắm đinh.

3b

c 2

1
c 3
O 3f
3 0 1

Hình 2.2 Lực dính kết phụ thêm


Vòng tròn (2) có thể xem như vòng tròn Morh cho thành phần ứng suất
hữu hiệu, vòng tròn (3) xem như vòng tròn Morh cho thành phần ứng suất tổng.
Đối với thể đất, vòng tròn (3) đẳng hiệu với vòng tròn (2), hay nói một cách khác
là khi chưa tiến hành gia cường đinh, ứng suất ngang trong khối đất giảm đến giá
trị 3f tức đạt đến trạng thái phá hoại, nhưng sau khi cắm đinh, ứng suất hữu hiệu
trong khối đất là không thay đổi, đinh sẽ gánh chịu ứng suất 3, khi ứng suất
trong phần đất xung quanh đinh giảm tới giá trị 3f  3 thì nó mới bị phá
hoại. Điều này chứng tỏ cường độ kháng cắt của tổng thể khối đất được tăng lên.
28

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, góc ma sát trong của phần đất giữa các
đinh gần như không thay đổi so với trước khi cắm đinh, như vậy sự tăng cường
độ kháng cắt của thể đất chỉ có thể là sự tăng lên lực dính kết. Điều này cũng có
nghĩa là tác dụng của đinh đất sẽ làm tăng cường độ kháng cắt của thể đất bằng
việc tăng lực dính kết phụ thêm.

2.1.2. Vai trò của hệ đinh đất trong việc giữ ổn định của tổng thể mái dốc
Mái dốc sau khi được gia cường bằng hệ đinh đất, tính năng của nó hết
sức giống với tường chắn đất trọng lực, khi bị phá hoại nó cũng có biểu hiện rõ
rệt các tính chất chuyển vị ngang và lật đổ. Do đó, tường đinh đất có thể xảy ra
3 kiểu phá hủy như sau: phá hủy bên trong, phá hủy bên ngoài và phá hủy bề
mặt.
2.1.2.1. Phá hủy bên trong
Mặt trượt phá hủy sẽ phát triển xuyên qua toàn bộ hoặc một phần của thể
tích đất được gia cường bằng đinh đất, các lý thuyết tính toán ổn định mái dốc và
công trình thực tế cho thấy mặt trượt thường phát triển tới chân tường. Khi đó
khối đất bị mặt phá hủy trượt phân cắt thành hai phần là khu chủ động và khu lực
chống. Khu chủ động sẽ bị dịch chuyển về phía trước, cùng với ứng suất cắt tại
mặt tiếp xúc giữa đinh đất hướng vào trong, làm cho đinh đất chịu kéo, lực kéo
này sẽ được đinh đất truyền tới khu lực chống, tại khu lực chống phương của
ứng suất cắt tại mặt tiếp xúc giữa đinh và đất ngược lại với khu chủ động.
Dựa theo vị trí giao nhau giữa mặt phá hủy trượt và đinh đất, đinh đất có
thể xảy ra phá hủy theo hai tình huống: một là đinh đất tại vị trí mặt phá hủy
trượt bị kéo đứt (tại mặt phá hủy trượt, lực kéo đinh đất đạt giá trị lớn nhất, khi
cường độ kháng kéo của đinh không đủ, đinh đất sẽ bị kéo đứt); hai là đinh đất bị
kéo ra ngoài (khi lực ma sát giữu đinh đất và phần đất xung quanh nó không đủ,
29

đinh đất bị kéo ra bên ngoài). Trong đó, đinh đất bị phá hủy do kéo ở một mức
độ nhất định còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như trên bề mặt trượt, đinh
đất còn chịu tác dụng của lực cắt và lực uốn. Hai hình thức phá hủy nêu trên
được gọi là phá hủy bên trong.
Do đó, để đảm bảo hệ tường đinh đất được an toàn, ngoài việc kiểm chứng
tính ổn định bên trong của hệ tường đinh đất (cường độ phá hoại của đinh đất)
nhằm đảm bảo đinh đất có kích thước (chiều dài và đường kính) đủ lớn chúng ta
còn phải kiểm chứng tính ổn định bên ngoài. Tức là kiểm chứng tính an toàn về
khả năng chống chuyển vị và khả năng chống lật của hệ tường đinh đất.
2.1.2.2. Phá hủy bên trong
Hệ tường đinh đất được xem như một hệ cứng (do mật độ gia cường đinh
đất, khi này sự phá hoại của tường đinh đất giống như tường trọng lực) có thể
xảy ra 4 khả năng phá hủy như sau:
1- Xảy ra trượt theo phương ngang ở dưới chân tường (hoặc mái dốc)
(hình 2.3a);
2 - Xảy ra lật theo chân tường hoặc do dưới tác dụng của mô men lật, tại
chân tường sinh ra ứng suất theo phương thẳng đứng quá lớn, làm cho nền đất
dưới chân tường bị mất đi khả năng chịu tải và từ đó làm cho tường bị lật (hình
2.3b);
3 - Xảy ra phá hủy ổn định của toàn bộ hệ tường đinh đất (hình 2.3c);
4 - Xảy ra thể đất ở xung quanh và đáy tường bị phá hủy trượt (do sức
chịu tải của nền không đủ, hình 2.3d).
30

(a) (b)

O
R

(c) (d)

Hình 2.3 Các hình thức phá hủy bên ngoài


2.1.2.3. Phá hủy bề mặt
Cơ chế làm việc bề mặt là một trong những vấn đề không rõ ràng nhất của
hệ đinh đất, hiện nay người ta đã tích lũy được các số liệu đo thực tế áp lực đất
bề mặt, số liệu đo được cho thấy áp lực đất có quan hệ khá rõ ràng với độ cứng
bề mặt. Ở các nước châu Âu, có rất nhiều phương pháp thiết kế lớp bề mặt, tuy
nhiên sai khác biệt giữa chúng là khá lớn. Có phương pháp chỉ dựa vào cấu tạo
để đưa ra qui định lớp vữa bề mặt, có phương pháp lại không đưa vào tính toán,
có phương pháp coi lớp bề mặt là cấu kiện chịu lực chủ yếu, dựa theo tỷ lệ 85%
31

của áp lực đất chủ động để tính toán sức chịu lực của lớp bề mặt. Đứng ở góc độ
công trình thực tiễn, trong thực tế rất ít gặp trường hợp bị phá hủy lớp bề mặt.
2.2. Lý thuyết tính toán đinh đất
2.2.1. Cấu tạo của của hệ tường đinh đất
Hình 2.4 là mặt cắt ngang của hệ tường đinh đất điển hình trên mái dốc.
Một hệ đinh đất được tạo nên bởi phương pháp khoan và phụt vữa, nó bao gồm
những thành phần chủ yếu như sau:
(1) Đinh: nó là thành phần chính của hệ đinh đất. Tính năng đầu tiên của
nó là cung cấp lực kháng kéo. Đinh thường được làm từ thanh thép đặc có mô
đun biến dạng đàn hồi cao, ngoài đinh bằng thép người ta cũng có thể sử dụng
đinh bằng vật liệu polyme;
(2) Khớp nối: được sử dụng để nối các đoạn đinh với nhau;
(3) Lớp vỏ phụt xi măng: xi măng phụt là hỗn hợp xi măng poóc - lăng với
nước, được phun vào hố khoan được tạo sẵn sau khi đã được cắm đinh. Tính
năng của lớp xi măng phụt này là lan truyền ứng suất giữa đất và đinh. Nó còn
có tính năng là lớp bảo vệ chống ăn mòn của môi trường xung quanh đối với
đinh;
(4) Các thiết bị phòng chống ăn mòn: tùy theo yêu cầu về tuổi thọ công
trình và khả năng ăn mòn của đất mà trong thiết kế người ta sử dụng các thiết bị
chống ăn mòn. Một số loại thiết bị phòng chống ăn mòn hay được sử dụng như
mạ kẽm nóng, ống nhựa bảo vệ...
(5) Mũ đinh đất: các mũ đinh thường được dùng như tấm đệm bê tông
chịu lực, tấm thép, hoặc ốc. Tính năng chủ yếu của nó là chống lại lực kéo của
thanh đinh đất. Ngoài ra nó còn đảm bảo sự ổn định cục bộ của đất gần bề mặt
mái dốc và giữa các đinh đất.
32

(6) Bề mặt mái dốc: bề mặt mái dốc sử dụng để bảo về bề mặt, làm giảm
tác dụng ăn mòn và các ảnh hưởng khác từ các yếu tố bên ngoài tác dụng lên mái
dốc (nước mặt). Nó thường đảm bảo yêu cầu về tính mềm, dẻo, cứng hoặc tất cả.
Mặt mái dốc mềm thường không có cấu tạo, trong khi đó mặt mái dốc dẻo hoặc
cứng có thể có cấu tạo hoặc không. Cấu tạo bề mặt mái dốc giúp làm tăng tính
ổn định của hệ đinh đất bằng việc truyền tải trọng từ bề mặt tự do giữa mũ đinh
đất đến đinh đất và phân bố lại lực giữa các đinh đất. Bề mặt mềm điển hình
thường gặp đó là bề mặt được trồng cây cỏ, nó thường được kết hợp với vải
chống ăn mòn hoặc lưới thép. Bề mặt cứng thường là bề mặt được phụt vữa xi
măng, bê tông chịu lực và lát đá.

Hình 2.4 Cấu tạo chi tiết của hệ đinh đất


33

2.2.2. Các phương pháp xác định sức chịu tải của đinh đất
Hiện nay, phương pháp tính toán gia cường mái dốc bằng hệ đinh đất chủ
yếu được dựa trên phương pháp xây dựng hầm NATM (New Austrian Tunneling
Method: Phương pháp xây dựng hầm mới của Áo). Theo đó, dưới tác dụng của
hệ đinh đất sẽ làm cho khu chủ động (phần thể tích đất ở phía trước mặt trượt)
trở thành thể hỗn hợp có khả năng tự ổn định, ngăn không cho khối đất dịch
chuyển, chống đỡ áp lực hông cho thể tích đất chưa có cốt thép, đảm bảo tính ổn
định cho toàn bộ mái dốc. Điều này cũng có nghĩa là sau khi khối đất được gia
cường bằng cốt thép nó sẽ có tác dụng giống như một tường trọng lực - tường
đinh đất, cơ chế tác dụng của đinh đất giống như cơ chế hoạt động của tường
chắn đất.
Dựa trên quan niệm như vậy để giải thích về tính ổn định bên ngoài của
toàn bộ hệ kết cấu gia cường bằng đinh đất (chống trượt, chống lật, sức chịu tải
cực hạn của khối đất) là hợp lý hơn cả. Tuy nhiên nó lại không làm rõ được rất
nhiều các vấn đề liên quan đến tính ổn định bên trong của hệ kết cấu đinh đất
cũng như tác dụng qua lại giữa hệ đinh và đất. Thực tế cho thấy cơ chế gia
cường của hệ đinh đất là hết sức phức tạp, nó liên quan đến rất nhiều yếu tố, ví
dụ như tính chất vật lý của khối đất và các chỉ tiêu cơ học của nó, cường độ của
bản thân đinh đất, kích thước hình học của đinh đất, phương thức bố trí đinh
đất...Do đó, nếu chỉ đơn thuần xem hệ kết cấu đinh đất như một “tường đinh đất”
để nghiên cứu là chưa đủ và chưa khoa học. Do đó, chúng ta cần đứng ở góc độ
của thuật ngữ “kỹ thuật gia cường đinh đất” để nghiên cứu cơ chế tác dụng của
hệ đinh đất.
Hiện nay để nghiên cứu gia cường mái dốc bằng kết cấu hệ đinh đất người
ta chủ yếu dựa trên ba phương pháp chính là: nghiên cứu thí nghiệm, phân tích lý
34

thuyết và nghiên cứu mô hình số hóa. Do có rất nhiều các yếu tố phức tạp ảnh
hưởng đến cơ chế gia cường của hệ đinh đất, nên nghiên cứu thí nghiệm là
phương pháp chiếm vị trí quan trọng nhất trong nghiên cứu gia cường mái dốc
bằng hệ đinh đất. Rất nhiều các mô hình và một số kết quả đạt được từ các phân
tích lý thuyết đều được thông qua nghiệm chứng và cải tiến bằng các nghiên cứu
thí nghiệm, đặc biệt là khi tính toán về sự chuyển vị của hệ kết cấu đinh đất, gần
như toàn bộ được thiết lập trên cơ sở của kết quả thí nghiệm tại hiện tường trên
tường chắn đất. Qua đó có thể thấy nghiên cứu thí nghiệm là một khâu hết sức
quan trọng trong việc tìm hiểu làm rõ cơ chế tác dụng của hệ kết cấu đinh đất.
Hiện nay, các nghiên cứu thí nghiệm về cơ chế tác dụng của hệ kết cấu đinh đất
có thể được chia thành: thí nghiệm cắt trực tiếp trong phòng, thí nghiệm mô hình
ly tâm, thí nghiệm kháng kéo ngoài hiện trường và thí nghiệm trực tiếp trên
tường chắn theo kích thước thực. Trong các thí nghiệm đó, do hạn chế về kinh
phí mà các thí nghiệm theo mô hình ly tâm và thí nghiệm trên tường chắn theo
kích thước thực được tiến hành rất ít, mà người ta chủ yếu triển khai nghiên cứu
bằng các thí nghiệm cắt trực tiếp trong phòng, thí nghiệm trên tường chắn mô
hình và thí nghiệm xác định cường độ kháng kéo của đinh đất tại hiện trường.
Các kết quả thí nghiệm cho thấy: sau khi được gia cường bằng hệ đinh đất,
sức chịu tải của tường chắn cao gần gấp 2 lần. Đặc biệt hơn nữa là sau khi gia
cường, dưới tác dụng của tải trọng, tường chắn không xảy ra hiện tượng sạt lở
bất thình lình giống như hiện tượng hay xảy ra ở mái dốc đất thông thường.
Ngoài ra, kết quả thí nghiệm còn chỉ rõ sau khi gia cường bằng đinh đất, nó
không chỉ kéo dài giai đoạn phát triển biến dạng dẻo mà còn thể hiện rất rõ các
thời điểm chuyển tiếp từ biến dạng đến phá huỷ. Tuy nhiên nó lại không xảy ra
sạt lở mang tính tổng thể. Khối đất có cường độ kháng cắt thấp, cường độ kháng
35

kéo thấp có thể bỏ qua. Nhưng đinh đất lại có tính ổn định nhất định về kết cấu,
khi tiền hành đào mái dốc, sẽ tồn tại một độ cao giới hạn giúp giữ mái dốc thẳng
đứng, khi vượt quá độ cao này hoặc khi chịu ảnh hưởng của tải trọng quá lớn sẽ
làm cho mái dốc bị phá hủy toàn bộ. Các giải pháp gia cường thường là hệ gia
cường bị động, tức là dựa vào kết cấu tường chắn đất để chống lại áp lực đất sau
lưng tường nhằm tránh xảy ra hiện tượng phá hủy toàn bộ khối đất. Khi áp dụng
giải pháp đinh đất, người ta cắm vào trong khối đất các đinh đất có chiều dài và
một mật độ nhất định, nó có tác dụng cùng với khối đất, tăng thêm cường độ của
bản thân khối đất. Do đó, có thể thấy sử dụng giải pháp gia cường bằng đinh đất
có thể chủ động làm tăng cường độ và tính ổn định của khối đất, nó không chỉ
giúp làm tăng độ cứng của toàn bộ khối đất mà còn khắc phục được các điểm
yếu về cường độ kháng cắt và cường độ kháng kéo thấp của khối đất. Thông qua
việc tác dụng tương hỗ với nhau, nó làm cho cường độ kết cấu của bản thân khối
đất được phát huy tốt nhất, đồng thời cải thiện tính biến dạng và phá hủy của mái
dốc, nâng cao tính ổn định của toàn bộ mái dốc.
Các phân tích kết quả thí nghiệm dưới đất, sẽ minh chứng cho việc sử
dụng đinh đất nhằm nâng cao cường độ khối đất ở trạng thái tự nhiên.
2.2.2.1. Phân tích thí nghiệm kháng kéo của đinh đất
Thí nghiệm xác định cường độ kháng kéo của đinh đất là một dạng thí
nghiệm được dùng nhiều nhất và trực tiếp nhất trong các công trình gia cường
bằng hệ đinh đất. Dựa trên kết quả của thí nghiệm này, người ta có thể xác định
được lực kháng kéo của một đơn vị chiều dài của đinh đất, đồng thời nó còn là
thông số cơ bản được sử dụng trong thiết kế gia cường mái dốc bằng đinh đất.
Ngoài ra, thí nghiệm xác định cường độ kháng kéo của đinh đất còn là tiêu chuẩn
để kiểm chứng lại chất lượng thi công đinh đất. Nghiên cứu cường độ kháng kéo
36

của đinh đất, nắm được mối quan hệ giữa biến dạng và ứng suất, quan hệ giữa
chuyển vị và lực kéo dưới tác dụng của lực kháng kéo còn giúp cung cấp thông
tin về mặt lý thuyết cần thiết trong việc lựa chọn giải pháp thiết kế hợp lý hệ
đinh đất.
Hiện nay, khi tính toán người ta dựa trên giả thiết là lực cắt được phân bố
đều dọc theo chiều dài của đinh đất, dựa trên kết quả thí nghiệm kháng kéo, sử
dụng công thức dưới đây để xác định ứng suất cắt lớn nhất (cường độ kháng cắt
cực hạn) tại mặt cắt ngang của đinh:

(2.1)
Trong đó: - P là lực kéo ở đầu đinh;
- R, L lần lượt là bán kính và chiều dài của đinh;
- v là ứng suất theo phương thẳng đứng tại độ sâu trung bình của
đinh đất;
- c,  lần lượt là lực dính kết và góc ma sát trong theo phương
tiếp tuyến của đinh đất tại vị trí mặt phẳng cắt.
Việc tính toán ứng suất cắt theo công thức (2.1) lại không phải ứng suất
cắt cục bộ, cũng không phải là ứng suất cắt trung bình mà là ứng suất cắt toàn bộ
(global shear stress). Năm 1984 hai tác giả Schlosser và Guillinus đã đưa ra công
thức tính ứng suất cắt lớn nhất của đinh đất khi chịu tác dụng kéo như sau:

(2.2)
Trong đó: - * là hệ số ma sát tại mặt tác dụng của đinh đất;
- K là chu vi mặt cắt ngang của đinh đất;
- c là lực dính của đất;
- s là bán kính của đinh đất;
37

- v là ứng suất theo phương thẳng đứng tại độ sâu trung bình
của đinh đất;
Thực tế, cơ chế tác dụng kháng kéo của đinh đất khá phức tạp, nó không
chỉ được xác định thông qua hai công thức cơ bản nêu trên. Ảnh hưởng đến tác
dụng kháng kéo của đinh đất gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau, chủ yếu là
thông số về tính chất cơ lý của đất, độ cứng của đinh, đặc trưng mặt tiếp xúc
giữa đinh và đất xung quanh, tính co (giãn) cắt của khối đất, mối quan hệ giữa
ứng suất và biến dạng của môi trường tại mặt vị trí mặt phẳng cắt. Kết quả thí
nghiệm kháng kéo đối với đinh đất được tác giả Gllilloux thực hiện cho thấy, khi
chuyển vị tương đối của đinh đất đạt tới giá trị 0.60 ~ 3.0mm, ứng suất cắt giữa
các đinh đất đạt giá trị lớn nhất, ứng suất cắt của đinh đấ và chuyển vị giữa các
đinh đất có quan hệ trực tiếp với nhau, đồng thời trước khi chuyển vị của đinh
đạt tới một giá trị nào đó, ứng suất cắt sẽ tăng dần theo độ lớn của chuyển vị. Độ
lớn của ứng suất cắt cực hạn dường như không có quan hệ với chiều sâu chôn
của đinh đất, điều này được thể hiện qua mối quan hệ tuyến tính của các phương
trình (2.1) và (2.2). Nguyên nhân của mối quan hệ này là do hệ số ma sát *
giảm dần theo chiều sâu của đinh do sự cân bằng với tải trọng phần bên trên của
đinh đất (h) gây ra. Kết quả thí nghiệm còn cho thấy tác dụng qua lại giữa các
đinh đất và mối quan hệ giữa các đinh đất và mối quan hệ giữa ứng suất - biến
dạng là hết sức mật thiết. Miêu tả mối quan hệ giữa ứng suất cắt và chiều sâu
cắm đinh (thể hiện trong thành phần của v) trong các công thức (2.1) và (2.2) là
tuyến tính còn chưa phù hợp với thực tế. Do đó cần thiết phải dựa vào mối quan
hệ giữa ứng suất và biến dạng để nghiên cứu cơ chế thí nghiệm cường độ kháng
kéo của đinh đất. Vấn đề này đã được tác giả R.John Byrne thực hiện, trong
38

nghiên cứu của mình ông đã không xét đến tính giai đoạn quan hệ phi tuyến giữa
ứng suất cắt và chuyển vị của đinh khi chịu kéo.
Cơ chế lan truyền tải trọng của đinh đất khi chịu kéo như sau: khi lực kéo
được tăng dần tại vị trí đầu của đinh đất, ở vị trí xung quanh đoạn đầu chịu kéo
của đinh phân tố đinh đất chịu lực kéo và sinh ra biến dạng tương đối dịch
chuyển ra phía ngoài khối đất (phương dịch chuyển cùng với phương của lực
kéo), đồng thời khi này bề mặt xung quanh đinh đất sẽ chịu tác dụng của lực ma
sát của khối đất. Tải trọng của đinh đất thông qua việc phát huy lực cản ma sát
bên lan truyền tới khối đất ở xung quanh đinh, cho tới khi lực kéo dọc trục của
đinh đất mà biến dạng kéo giảm dần dọc theo chiều dài của đinh. Ở vị trí mà
chuyển vị tương đối của đinh đất bằng không, lực cản ma sát của nó vẫn chưa
được phát huy và có giá trị bằng không. Cùng với sự tăng dần của lực kéo, lượng
biến dạng kéo và chuyển vị của thể đinh đất cũng tăng dần, lực cản ma sát trong
đoạn nội bộ đinh đất dần dần được phát huy, từ đó sinh ra lực cản ma sát của
khối đất xung quanh đinh đất. Khi toàn bộ lực cản ma sát của xung quanh đinh
đất đều được phát huy và đạt tới giá trị cực hạn, thì khối đất xung quanh đinh đất
sẽ bị phá hủy cắt, tốc độ gia tăng chuyển vị tăng rõ rệt đồng thời dần dần sẽ đạt
tới một giá trị cố định, đinh đất sẽ bị kéo dần ra ở một tốc độ đều. Nói tóm lại,
khi chịu tác dụng kéo, quá trình truyền tải trọng của hệ đinh đất có thể miêu tả
ngắn gọn như sau: chuyển vị của đinh đất và lực kéo dọc trục giảm dần dọc theo
phương chiều dài của đinh, dọc theo phương hướng vào trong, lực cản ma sát
xung quanh đinh đất dần dần được phát huy. Quan hệ giữa ứng suất cắt và
chuyển vị của đinh đất khi chịu tác dụng kéo có thể được biểu diễn theo hình 2.1.
39

p p Q

arctan k

O up u
Hình 2.5 Quan hệ giữa ứng suất cắt và chuyển vị trong thí nghiệm kéo đinh đất
2.2.2.2. Phân tích thí nghiệm cắt trực tiếp trong phòng
Cùng với các thí nghiệm xác định các thông số đặc trưng cho cường độ
kháng kéo của đinh đất, các thí nghiệm trong phòng nhằm mục đích xác định
mối quan hệ giữa ứng suất cắt và chuyển vị của đinh đất cũng đã được thực hiện.
Đầu tiên phải kể đến thí nghiệm cắt trực tiếp được thực hiện bởi Viện
nghiên cứu Cadiff (Đại học Wales - Anh Quốc). Bộ dụng cụ thí nghiệm cắt được
sử dụng về cơ bản giống với thí nghiệm cắt phẳng trực tiếp, tuy nhiên ở đây một
nữa của hộp cắt được đặt xoay ngược một góc 90, cạnh của nó dài tới 1,5m;
một nửa hộp cắt còn lại được cố định, phía dưới của nó được lắp hệ bánh giúp nó
có thể di chuyển theo một phương nhất định. Dịch chuyển tương đối giữa hai
phần của hộp cắt có thể đạt tới 250mm. Máy cắt là loại máy khống chế ứng suất,
dùng kích thủy lực để tạo ra lực cắt, lực cắt lớn nhất đạt tới 500kN. Ngoài ra,
trong thí nghiệm người ta còn sử dụng một loại các hệ thống thiết bị nhằm làm
giảm tối đa ma sát sinh giữa các bộ phận của máy cắt, đồng thời trong quá trình
đo giá trị ứng suất cắt sẽ loại bỏ giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của lực ma sát
gây ra. Vật liệu được sử dụng trong thí nghiệm này là đất cát Leighton - Buzzard
có cấp phối tốt ở trạng thái chặt vừa. Dung trọng trung bình của đất cát thí
nghiệm là 16,70,3 kN/m3. Đinh đất được sử dụng trong thí nghiệm là thanh
40

thép tròn có đường kính 20mm, chiều dài 2,8m. Chiều dài đinh đất bằng với
chiều dài của hộp cắt và được kẹp vào giữa hai phần của hộp cắt. Đầu tiên người
ta tiến hành một loại các thí nghiệm với đất cát thuần túy (không có đinh) để xác
định tính trùng lặp của kết quả thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm xác định mối
quan hệ giữa ứng suất cắt và biến dạng cho thấy, khi biến dạng cắt đạt tới giá trị
40mm, lực cắt đạt tới giá trị lớn nhất là 18,5kN, sau đó giảm dần về một giá trị
cố định là 17,5kN. Sau đó người ta tiếp tục thực hiện đối với hai tổ mẫu cát có
cắm đinh. Ở tổ mẫu thí nghiệm thứ nhất không tiến hành tác dụng tải trọng thẳng
đứng, kết quả thí nghiệm cho thấy khi lực cắt đạt tới giá trị 28kN, thì cường độ
kháng cắt của mẫu đất có gia cường đinh tăng khoảng 25% so với khi không sử
dụng đinh. Ngoài ra kết quả về mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng còn cho
thấy, khi biến dạng cắt đạt tới giá trị 20mm, đặc tính chuyển vị - tải trọng của
mẫu đất trước và sau khi cắm đinh về cơ bản giống nhau, nhưng khi biến dạng
cắt vượt quá 20mm, dưới cùng một giá trị chuyển vị đất sau khi được cắm đinh
có khả năng chịu tải trọng ngang lớn hơn nhiều so với đất khi không có đinh.
Điều này có thể được giải thích là sau khi bản thân khối đất phát huy cường độ
kháng cắt của bản thân nó thì tải trọng tác dụng chủ yếu do đinh đất gánh chịu.
Đối với tổ mẫu thí nghiệm thứ hai, sau khi tác dụng tải trọng thẳng đứng là
3,9kN/m2, kết quả thí nghiệm đạt được gần giống như ở tổ mẫu thứ nhất , chỉ là
sau khi có một lượng không lớn tải trọng thẳng đứng tác dụng, cường độ kháng
cắt của đất có tăng lên một chút.
Ngoài thí nghiệm trong phòng theo mô hình thu nhỏ nêu trên, hai tác giả là
Jewell và Jones (Đại học Cambridge - Anh Quốc) đã tiến hành với mô hình thí
nghiệm lớn hơn. Hai ông sử dụng vật liệu thí nghiệm là đất cát Leighton -
Buzzard xem như cát lý tưởng và sử dụng đất Caolin mô phỏng đất sét lý tưởng,
41

đồng thời thay đổi kích thước, góc cắm và tính chất vật liệu của đinh để tiến
hành thí nghiệm với số lượng lớn. Các kết quả thí nghiệm thu được về cơ bản
giống như các kết quả thu được bởi các thí nghiệm từ Viện nghiên cứu Cadiff.
Kết luận:
Các kết quả thí nghiệm cho thấy, đinh đất trong gia cường khối đất có tác
dụng cốt liệu đai gia cố, tác dụng của nó là do độ cứng, cường độ của đinh đất và
hình thức bố trí vào trong khối đất quyết định. Nó có tác dụng trói buộc biến
dạng, làm cho khối đất hỗn hợp trở thành một thể thống nhất. Trong nền hỗn hợp
đinh - đất, ứng suất sinh ra bởi tải trọng ngoài tác dụng cũng như ứng suất do bản
thân trọng lượng khối đất gây ra sẽ do đất và đinh đất cùng gánh chịu. Do đinh
đất có những đặc tính mà bản thân khối đất không có như: kháng kéo, cường độ
kháng cắt và cường độ kháng uốn nên sau khi khối đất bước vào giai đoạn biến
dạng dẻo, ứng suất sẽ dần chuyển sang đinh đất. Kết quả từ các mô hình thí
nghiệm cho thấy, sau khi được gia cường bằng đinh đất, khối đất được gia cố có
sự gia tăng rõ rệt về cường độ, độ cứng và tính ổn định, đặc tính biến dạng của
nó của đạt được những cải thiện nhất định.
2.2.3 Nội dung thiết kế gia cường mái dốc bằng đinh đất
2.2.3.1. Nội dung thiết kế
Nội dung thiết kế hệ tường đinh đất bao gồm:
(1) Kích thước mặt bằng và mặt cắt của tường đinh đất và cao độ phân
đoạn thi công;
(2) Phương thức bố trí đinh đất và khoảng cách giữa các đinh đất;
(3) Đường kính, chiều dài đinh đất, góc cắm và phương của nó trong
không gian;
(4) Loại và cấu tạo của thép sử dụng làm đinh;
42

(5) Tỷ lệ vữa xi măng và phương thức phụt vữa xi măng;


(6) Phụt vữa xi măng cho bề mặt mái dốc và biện pháp bảo vệ đỉnh mái
dốc;
(7) Phân tích tính ổn định bên trong và ổn đinh của tổng thể mái dốc;
(8) Biện pháp quan trắc và khống chế chất lượng công trình.
2.2.3.2. Các tài liệu phục vụ thiết kế đinh đất
Để phục vụ cho công tác thiết kế gia cường mái dốc (vách hố đào) bằng
đinh đất, cần cung cấp các tài liệu như sau:
(1) Khái quát công trình xây dựng: bao gồm cấp công trình, qui mô mái
dốc, chiều cao mái dốc, vị trí công trình mái dốc...;
(2) Tài liệu điều kiện địa chất công trình và môi trường xung quanh: bao
gồm các nội dung đánh giá điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thủy
văn, các công trình xung quanh khu vực mái dốc, các thông số tính chất cơ lý
của đất cấu tạo nên mái dốc;
(3) Bản vẽ thi công kết cấu gia cường mái dốc: mặt bằng bố trí, hình dạng
hình học, kích thước tổng thể kết cấu, kích thước đinh đất (đường kính đinh đất,
đường kính lỗ khoan, chiều dài đinh đất, góc cắm đinh, bề dày lớp bề mặt mái
gốc, kích thước thép và yêu cầu kỹ thuật hàn nối, phương pháp cấu tạo liên kết
giữa đinh đất và lớp lưới thép trên bề mặt mái dốc, các yêu cầu về loại và cường
độ của vật liệu (thép, cát, xi măng,..);
(4) Bản vẽ chi tiết về hệ thống thoát nước và yêu cầu biện pháp thi công;
(5) Phương pháp thi công và các yêu cầu chủ yếu trong quá trình thi công;
(6) Bản thuyết minh tính toán sức chịu tải của đinh đất và phân tích sự ổn
định hệ gia cường, đồng thời đưa ra lựa chọn hệ số an toàn, dự báo mức chuyển
vị lớn nhất có thể xảy ra;
43

(7) Các yêu cầu về biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh
2.2.3.3. Nguyên tắc thiết kế tường đinh đất
(1) Hiện nay tường đinh đất thường được áp dụng cho các công trình mái
dốc có độ cao H dưới 15m, độ sâu (độ cao) thường dùng là 6 ~ 12m, góc nghiêng
mái dốc thường từ 60 ~ 90. Trong điều kiện cho phép, nên cố gắng hạ thấp
góc dốc của mặt mái dốc;
(2) Chiều dài của đinh đất thường không lớn hơn chiều cao theo phương
thẳng đứng của mái dốc, nếu muốn tăng độ dài của đinh thì khả năng chịu tải của
đinh tăng không đáng kể. Ngoài ra, khi đinh đất càng dài thì càng khó thi công,
chi phí càng tốn kém. Thông thường chiều dài của đinh đất thi thông theo
phương pháp phụt vữa lấy bằng (0,5 ~ 0,7)H, nếu thi công theo phương pháp
đóng đinh vào đất thì lấy bằng (0,5 ~ 0,6)H;
(3) Đinh đất thường được bố trí đều, khoảng cách từ 1 ~ 2m. Đối với đinh
thi công theo phương pháp đóng thì khoảng cách thường từ 0,5 ~ 1,5m. Đối với
đinh thi công theo phương pháp phụt vữa thì có thể dựa theo nguyên tắc từ 6 ~
12 lần đường kính D của đinh để lựa chọn khoảng cách giữa các đinh theo
phương ngang Sx và phương thẳng đứng Sy, đồng thời thỏa mãn:
SxSy = kDL (2.3)
trong đó: - L là chiều dài của đinh đất;
- k là hệ số công nghệ phụt vữa, khi sử dụng công nghệ phụt vữa áp
lực 1 lần thì lấy k = 1,5 ~ 2,5; khi dùng phương pháp khoan tạo lỗ phụt vữa xi
măng trên mái dốc đứng thì lấy k = 0,3 ~ 0,6; đối với công nghệ thi công đóng
đinh vào đất lấy k = 0,6 ~ 1,1.
(4) Đối với đinh thi công theo phương pháp đóng thường chọn đinh bằng
vật liệu thép các bon thấp. Thường dùng thép có gân cấp II trở lên, đường kính
44

thường từ 16 ~ 32mm, thường dùng là 25, đường kính lỗ khoan thường từ 70
~ 120mm, thường dùng là 100mm. Đường kính đinh cũng có thể xác định theo
công thức sau:

(2.4)
(5) Tường đinh đất thường được thi công theo phương pháp phân tầng,
phân đoạn khai đào thi công, chiều cao lớn nhất của mỗi lớp (mỗi đoạn) đào phụ
thuộc vào khả năng dốc đứng của mái dốc mà không bị phá hoại. Thường khi
đào vào lớp đất loại cát, chiều cao mỗi lớp đất đào từ 0,5 ~ 2,0m. Khi đào trong
đất loại sét thường chiều cao mỗi lớp đất đào từ 1,0 ~ 1,5. Chiều dài theo phương
ngang của mỗi lớp đất đào thường là 10m.
(6) Bề dày lớp bê tông phủ bề mặt thường từ 80 ~ 200mm, hay lấy bằng
100mm. Cường độ bê tông không nhỏ hơn C200. Lớp lưới thép thường dùng
thép 6 ~ 10mm, gồm 2 lớp với khoảng cách đan lưới từ 200 ~ 300mm;
(7) Để phân tán ứng suất ở nơi tiếp xúc giữa đầu đinh và lớp phủ bê tông
bề mặt tạo thành một thể thống nhất nên sử dụng tấm đệm bằng thép vuông có
kích thước cạnh từ 150 ~ 200mm, dày 8 ~ 15mm;
(8) Vữa phun thường sử dụng vữa xi măng hoặc xi măng cát, áp lực phun
duy trì ở mức 0,4 ~ 0,6Mpa;
(9) Phân tích tính ổn định bên ngoài bao gồm: kiểm định tính ổn định
chống trượt; kiểm định tính ổn định chống lật, kiểm định sức chịu tải ở nền đất
dưới đáy mái dốc;
(10) Phân tích ổn định bên trong gồm: kiểm định mặt trượt nguy hiểm tại
mỗi giai đoạn khai đào trong suốt quá trình thi công, kiểm định cường độ của
bản thân đinh đất, kiểm định sức chống kéo của đinh đất, kiểm định cường lớp
bê tông phun trên mặt mái dốc.
45

2.2.3.4. Tính toán tính ổn định bên trong tường đinh đất
(1) Các giả thiết cơ bản:
- Mặt trượt phá hủy là có dạng cung tròn, phá hủy trượt là do trượt tổng
thể;
- Khi bị phá hủy, lực kéo và lực cắt lớn nhất của đinh đất là ở tại vị trí mặt
trượt phá hủy;
- Cường độ kháng cắt của khối đất được phát huy hết dọc theo mặt trượt
phá hủy;
- Coi lực theo phương ngang ở hai bên của phân mảnh đất là bằng nhau;
- Các thông số cường độ của đất lấy giá trị trung bình.
(2) Tính toán lực kéo của đinh đất:
Thực tế, trạng thái chịu lực của đinh đất là rất phức tạp, thông thường nó
thường chịu ứng suất kéo, ứng suất cắt và mô men uốn. Các thí nghiệm cho thấy
lực cắt chỉ đóng vai trò thứ yếu, khi thiết kế chỉ xét tác dụng chịu kéo mặc dù
chưa sát thực tế nhưng nó giúp vấn đề cần giải quyết đơn giản hơn rất nhiều.
+ Sau khi lược giản, lực kéo T x của đinh đất ở vị trí giao nhau giữa đinh
đất và mặt tiếp xúc được tính theo công thức sau:
Tx1 = DLBf (2.5)
trong đó: - D là đường kính lỗ khoan (m);
- L B là chiều dài của đinh đất tính từ vị trí giao nhau giữa đinh
và mặt trượt phá hủy trở vào phía trong (m);
- f là giá trị tiêu chuẩn cường độ kháng cắt giữa đất và đinh đất
(kN/m2), thường do thí nghiệm tại hiện trường xác định, hoặc có thể tính đổi từ
cường độ kháng cắt của đất;
+ Tính toán cường độ thép làm đinh đất:
46

Tx2 = fyAs (2.6)


trong đó: - fy là giá trị tiêu chuẩn cường độ kháng kéo của thép (kN/m2);
- As là diện tích tiết diện ngang của thanh thép.
+ Tính toán cường độ dính kết giữa đinh và lớp vữa phụt:
Tx3 = dbLBg (2.7)
trong đó: - db là đường kính thanh thép (m);
- g là giá trị tiêu chuẩn cường độ dính kết giữa đinh và lớp vữa
phụt;
Sau khi tính xong các giá trị từ công thức (2.5) ~ (2.7) lấy giá trị nhỏ nhất
làm giá trị tiêu chuẩn về khả năng kháng kéo của đinh đất. Thông thường hay
dùng công thức (2.7) để xác định.
+ Kiểm định trạng thái cực hạn lực kháng kéo của đinh đất:
Chỉ tính toán dựa trên một thanh đinh đất: dưới tác dụng của áp lực đất,
đoạn chiều dài hữu hiệu của đinh đất phải đảm bảo cung cấp lực kháng kéo đủ
lớn để đinh không bị nhổ ra hoặc bị đứt, do vậy nó cần thỏa mãn điều kiện sau:

(2.8)

(2.9)
trong đó: - KBj là hệ số an toàn sức kháng kéo của đinh đất, với đinh tạm
thời lấy bằng 1,5, đối với tường đinh đất vĩnh cửu lấy bằng 2,0;
47

- Txj là giá trị tiêu chuẩn sức kháng kéo hữu hiệu do khối đất gây
ra tại mặt phá hủy đối với đinh đất thứ j, góc xen kẹp giữa mặt phá hủy và mặt
phẳng nằm ngang lấy bằng (+)/2;
-  là góc ma sát trong của đất ();
-  là góc dốc của mái dốc ();
- eaj là cường độ áp lực đất chủ động (kPa);
- H là chiều cao tường đinh đất (m);
- Hj là khoảng cách từ thanh đinh thứ j tới đỉnh mái dốc (m);
- j là góc giữa thanh đinh thứ j với mặt phẳng nằm ngang ().
Tính toán tổng lực kháng kéo:

(2.10)
trong đó: - KF là hệ số an toàn của tổng lực kháng kéo, thường lấy từ 2,0 ~
3,0;
- Ea là hợp lực áp lực đất chủ động tác dụng lên mặt tường (kN);
- Ha là khoảng cách từ đáy tường đinh đất đến điểm đặt hợp lực
áp lực đất chủ động (m).
2.2.3.5. Tính toán tính ổn định bên ngoài tường đinh đất
Sau khi mái dốc được gia cường bằng hệ thống đinh đất, có thể coi đây là
một thể thống nhất, do đó phân tích tính ổn định bên ngoài của nó có thể dựa trên
các lý thuyết về tường chắn đất trọng lực để tính toán.
(1) Xác định bề dày của tường đinh đất: để xác định bề dày của tường
đinh đất người ta tiến hành chia khối đất sau khi gia cường thành 3 phần: đới gia
2
cường nén chặt đều, có bề dày bằng 3 L (L là chiều dài trung bình của đinh trong
48

đất); khu vực tác dụng gia cố bằng phụt vữa lên lớp lưới thép, có bề dày bằng
1 1
L; khu vực nén ép không đồng đều ở đầu đinh đất, có bề dày bằng L, lấy
6 6
1 1
bằng 2 giá trị này để tính bề dày, tức là 12 L. Như vậy, bề dày của tường đinh đất
11
bằng tổng 3 chiều dày của 3 khu nêu trên, tức là bằng 12 L. Khi đinh đất được
11
cắm nghiêng, bề dày lớp tường đinh đất lấy bằng 12 Lcosα (trong đó  là góc

hợp bởi giữa đinh đất và mặt phẳng nằm ngang.


(2) Tính toán tính ổn định bên ngoài tường đinh đất:
Dựa theo phương pháp tính toán của tường chắn đất trọng lực lần lượt tính
toán tính ổn định trượt, tính ổn định chống lật và sức chịu tải của đất dưới chân
tường.
+ Tính toán ổn định trượt:

(2.11)
trong đó:- KH là hệ số an toàn chống trượt;
- F t là hợp lực chống trượt giả thiết gây ra tại chân tường, được
tính như sau: Ft = (W+qB)Sxtan + cBSx (các ký hiệu W, Sx, B được thể hiện như
trê hình vẽ);
- Eax là thành phần nằm ngang của áp lực đất chủ động phía sau
tường.
49

Hình 2.6 Sơ đồ tính toán tường đinh đất


+ Tính toán tính ổn định chống lật

(2.12)
trong đó: - KQ là hệ số an toàn chống lật;
1
H
- Mw là mô men chống lật, M =( W + qB ) ( 1 B+ 2 );
2 tanβ
1
- Me là mô men lật do áp lực đất gây ra, M = 3 ( H + H 0 ) E ax.

+ Tính sức chịu tải của đất dưới tường:

(2.13)
trong đó: - Q0 là sức chịu tải của phần tính dẻo ở đáy tường, được xác định
như sau:

(2.14)
50

- P 0 là ứng suất nén lớn nhất dưới chân tường, được xác định
W + qB M e −Eay B
theo công thức: P0= B + 6. 2 ;
B
- Eay là thành phần thẳng đứng của áp lực đất chủ động sau
lưng tường.
2.2.4. Sơ đồ tổng quát tính ổn định của mái dốc
2.2.4.1. Phân tích ổn định của mái dốc đất rời
Đất có lực dính kết c = 0 được coi là đất rời.
1) Khi không có tác dụng của dòng thấm, lực gây trượt tác dụng lên thể
tích đất có trọng lượng W được xác định theo công thức:
T f =Ntg=W ∙ cosα ∙tg (2.15)
Hệ số ổn định mái dốc sẽ là:
T f W ∙ cosα ∙ tg tg
Ks= = = (2.16)
T W ∙ sinα tgα
2) Khi có dòng thấm tác dụng, phương dòng chảy cùng với hướng dốc, gọi
J là lực tác dụng của dòng thấm theo song song với mặt dốc. Hệ số ổn định mái
dốc khi đó được xác định theo công thức sau:
W ∙ cosα ∙tg
Ks=
W ∙ sinα +J
γ ' cosα ∙ tg γ ' ∙ tg
¿ = (2.17)
(γ + γ w ) sinα
' γ sat tgα

Trong đó:  - góc ma sát trong của đất;


 - khối lượng thể tích đẩy nổi của đất,  = sat - w;
sat - khối lượng thể tích bão hòa của đất,
W s +V v ∙ γ w
γ sat =
V
;

V - tổng thể tích mẫu đất;


51

Ws - khối lượng phần hạt đất trong mẫu đất;


Vv - thể tích phần lỗ rỗng trong mẫu đất;

w - khối lượng thể tích của nước;

 - góc dốc (góc giữa mặt phẳng nằm ngang và mặt dốc).
2.2.4.2. Phân tích ổn định của mái dốc đất dính
1) Chiều cao giới hạn của mái dốc đất thẳng đứng
Khi chưa gia cố, chiều cao thẳng đứng giới hạn của mái dốc đất được xác
định theo công thức:

H c=
4C
γ
π
(
tg + ❑ −
4 2
q
γ ) (2.18)

Trong đó: c - lực dính của đất


 - khối lượng thể tích của đất;
 - góc ma sát trong của đất;
q - tải trọng phân bố đều trên mái dốc.
Khi đất là đất bão hòa, trong điều kiện không thoát nước ( = 0) ta có:
H c =(3.85 Cu−q)/ γ (2.19)
Khi đất bão hòa, có điều kiện thoát nước ( 0) ta có:

( )
'
4C π ' q
H c= tg + − (2.20)
γ 4 2 ❑

Trong đó: Cu - cường độ kháng cắt không cố kết, không thoát nước của
đất;
C,  - các chỉ tiêu cường độ kháng cắt của đất bão hòa trong
điều kiện cố kết thoát nước.
52

2) Phân tích ổn định mái dốc


Khi xảy ra mất ổn định trượt, mặt trượt của mái dốc đất là một mặt cong,
thường thì trước khi xảy ra phá hủy trượt ở trên đỉnh dốc thường xuất hiện các
vết nứt tách, sau đó khối trượt sẽ xảy ra phá hủy trượt hoàn toàn theo một mặt
cong nào đó. Xét về mặt phân tích lý thuyết, người ta coi mặt trượt có dạng cung
tròn để tính toán ổn định và từ đó người ta dựa vào các lý thuyết biến dạng
phẳng để tiến hành phân tích (phương pháp phân mảnh). Hiện nay có nhiều tác
giả đưa ra các giả thuyết tính toán ổn định mái dốc khác nhau, nói chung các giả
thuyết đó thường phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Ở đây tác giả chỉ tập
chung giới thiệu phương pháp phân mảnh Fellenis.
Phương pháp phân mảnh do tác giả Fellenis (Thụy Điển) đề xuất. Ưu điểm
của phương pháp này là nó không chỉ áp dụng cho việc phân tích ổn định của
mái dốc có cấu tạo đơn giản mà còn có thể áp dụng cho trường hợp mái dốc có
cấu tạo phức tạp (ví dụ như mái dốc có cấu tạo từ nhiều lớp đất khác nhau). Theo
đó, đầu tiên ông vẽ mặt cắt của mái dốc theo một tỷ lệ nhất định, giả thiết rằng
khi xảy ra mất ổn định mặt trượt sẽ đi qua điểm A tại chân dốc. Chọn tâm O bất
kỳ vẽ cung trượt có bán kính R của cung AC. Sau đó tiến hành chia phần thể tích
đất nằm phía trên cung trượt thành các phần (mảnh) đất có cùng chiều rộng. Lấy
một mảnh đất i bất kỳ tách biệt để tiến hành phân tích.
qi
q
O c d
c d C Di+1
Pi+1 Pi
R
Wi
Di
b
a
b
a Ti
A
Ni
Hình 2.7 Sơ đồ mặt cắt mái dốc Hình 2.8 Sơ đồ phân tích lực tác dụng mảnh đất
53

Các lực tác dụng lên mảnh phân tố đất i bao gồm: trọng lượng của mảnh
đất (Wi), tải trọng ngoài tác dụng lên trên bề mặt cd mảnh đất (qiLi), phản lực
pháp tuyến Ni và lực tiếp tuyến Ti tác dụng lên mặt ab, các lực pháp tuyến và
tiếp tuyến tác dụng lên mặt ac và bd lần lượt là Pi, Pi+1 và Di và Di+1. Trong
trường hợp của bài toán này người ta bỏ qua các lực tác dụng lên các mặt bên
của mảnh phân tố đất. Tức là khi đó tác dụng lên mảnh phân tố đất chỉ có các lực
Wi, qi, Ni và Ti.
Theo điều kiện cân bằng lực của mảnh phân tố đất ta có:
N i=( W i +qi ∙ ∆ Li ) cos α i

T i=( W i + qi ∙ ∆ Li ) sin α i

Các phản lực đơn vị tác dụng lên mặt ab lần lượt gồm:
Ni 1
σ i= = (W i +q i ∙ ∆ Li )∙ cos α i
∆ Li /cosα ∆ Li /cosα
Ti 1
τi= = (W i +q i ∙ ∆ Li )sin α i
∆ Li /cosα ∆ Li /cosα

Tổng lực cắt tác dụng lên cung AC sẽ là:

Lực kháng cắt trên mặt ab của mảnh phân tố đất là:
Si  (C / cos i   i  tg) L i
 C  L i / cos i  (Wi  q iL i )cos i  tg

Tổng lực kháng cắt sẽ là:

Hệ số ổn định của mái dốc:


54

(2.20)
Li - chiều rộng của mảnh phân tố đất thứ i;
i - góc hợp bởi giữa tiếp tuyến của cung trượt mảnh phân tố đất thứ i với
mặt phẳng nằm ngang.
Do việc lựa chọn tâm O của mặt trượt là tùy ý, nó chưa chắc đã phải là tâm
trượt nguy hiểm nhất. Nên để tìm cung trượt nguy hiểm nhất người ta phải tiến
hành tính toán thử với nhiều vị trí của tâm O khác nhau.
55

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ TĂNG CƯỜNG ỔN ĐỊNH MÁI DỐC TẠI KHU VỰC HẠ
LONG - QUẢNG NINH

3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Công trình thực tế mà tác giả nghiên cứu là một đoạn của tuyến đường cao
tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh). Điểm đầu của tuyến có lý trình là
Km0+000 tại nút giao Minh Khai giữa cao tốc Hạ Long – Vân Đồn với Quốc lộ
18, thuộc địa phận phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Điểm
cuối của tuyến có lý trình khoảng Km59+456 giao với đường trục chính nối các
khu chức năng chính Khu kinh tế Vân Đồn, thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tổng chiều dài của tuyến khoảng 59,7km. Đây là
công trình giao thông thuốc nhóm A và là công trình cấp I.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực nghiên cứu chủ yếu là dạng địa hình đồi núi, mức độ
phân cắt địa hình là tương đối lớn Cao độ mặt địa hình thay đổi mạnh. Các thành
tạo nên bề mặt địa hình là những sản phẩm trầm tích như: cát kết, bột kết, sét kết
và sản phẩm phong hoá của chúng.
3.1.3. Đặc điểm điều kiện địa chất, địa chất thủy văn
3.1.3.1 Đặc điểm địa chất cấu tạo của khu vực nghiên cứu
Căn cứ vào bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam tờ Hạ Long (F-48-XXX)
tỷ lệ 1:200.000 do Cục Địa chất và Khoáng sản xuất bản năm 2001, khu vực
nghiên cứu có các thành tạo địa chất như sau:
- Hệ tầng Hòn Gai có tuổi Trias muộn, phân hệ tầng dưới (T3n-r hg1):
56

Hệ tầng này lộ ra khá rộng tại vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, và cùng Hoành
Bồ. Đây là hệ tầng chứa than cung cấp nguyên liệu quan trọng cho đất nước.
Thành phần chủ yếu là cuội kết, cát kết thạch anh, bột kết màu xám sáng, xám
nâu xen với đá sét than, các vỉa than công nghiệp. Chiều dày của hệ tầng được
dự kiến là 1500-1700m.
- Hệ tầng Đồng Ho có tuổi Mioxen thượng (N13đh):
Hệ tầng này phân bố rất hạn chế ở phía Nam dải núi Nương Chén, kéo dài
hơn 10km theo hướng Đông – Tây. Hệ tầng này gồm có 7 tập với thành phần chủ
yếu là cuội kết thành phần hỗn tạp, sạn kết thạch anh xen kẹp cát kết, đá bột kết
xen kẹp với đá phiến sét, đá sét kết. Chiều dày của hệ tầng là 140-148m.
- Hệ tầng Tiêu Giao có tuổi Pliocen (N2 tg):
Hệ tầng này phân bố hạn chế tại khu vực Đồng Rung, Làng Trới, Cây
Queo. Mặt cắt đặc trưng quan sát được ở khu vực Tiêu Giao, Giếng Đáy, gồm
hai tập.
Tập 1: Cát kết, bộ kết, sét kết xen nhau nhịp nhàng, mỗi nhịp dày 0.2-
0.5m, trong bột kết chưa nhiều hóa thạch thực vật. Chiều dày từ 15-20m.
Tập 2: Cuội kết, sạn kết, cát kết thạch anh, xen kẹp sét kết, sét than chưa
các di tích thực vật của phức hệ rừng nhiệt đới ôn hòa. Chiều dày 120-200m.
Hệ tầng Tiêu Giao nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Đồng Ho.
3.1.3.2. Đặc điểm điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cứu
Căn cứ theo tài liệu khảo sát địa chất được thực hiện bởi Tổng công ty Tư
vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) thực hiện năm 2015, trong phạm chiều
sâu khảo sát gồm các lớp đất chủ yếu như sau:
57

1. Lớp KQ: Đất thổ nhưỡng, đất lấp và đất đắp.


Thành phần chủ yếu là: Sét, sét pha lẫn rễ cây, mùn hữu cơ, gạch đá cát
sỏi. Lớp này quan sát thấy ở hầu hết các lỗ khoan khảo sát. Cao độ mặt lớp là
cao độ tự nhiên và thay đổi từ +17,3m đến +105,24m. Bề dày lớp biến đổi từ
0,10m đến 2,30m, trung bình 0,70m.
2. Lớp 1 (CL): Sét ít dẻo, lẫn dăm sạn, sạn sỏi, màu xám vàng, xám
xanh, xám trắng, nâu đỏ, xám nâu, trạng thái nửa cứng.
Phân bố dưới lớp đất trên. Thành phần chủ yếu là: Sét ít dẻo, lẫn dăm sạn,
sạn sỏi, màu xám vàng, xám xanh, xám trắng, nâu đỏ, xám nâu, trạng thái nửa
cứng.Cao độ mặt lớp thay đổi từ +25,1m đến +104,84m; bề dày lớp thay đổi từ
0,7m đến 22,2m, trung bình dày 5,1m. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của
lớp được trình bày theo bảng sau:
Bảng 3.1 Bảng kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất thuộc lớp 1
Chỉ tiêu Kết quả thí nghiệm
20~10mm 0,0
10~5,0mm 0,0
5,0~2,0mm 0,3
2,0~1,0mm 7,0
1,0~0,5mm 6,3
Thành phần hạt (P%)
0,5~0,25mm 12,5
0,25~0,08mm 10,8
0,08~0,05mm 3,0
0,05~0,01mm 22,6
0,01~0,002mm 19,6
< 0,002mm 18,0
58

Chỉ tiêu Kết quả thí nghiệm


Giới hạn chảy, WL (%) 32,2
Giới hạn dẻo, WP (%) 23,1
Chỉ số dẻo, IP (%) 9,1
Độ sệt, LI 0,11
Độ ẩm tự nhiên, W (%) 24,0
Khối lượng thể tích tự nhiên, (g/cm3) 1,84
Khối lượng thể tích khô,c (g/cm3) 1,36
Khối lượng riêng, s (g/cm3) 2,71
Độ lỗ rỗng n (%) 42,2
Độ bão hoà G (%) 89,1
Hệ số rỗng, e 0,73
TN cắt phẳng (DS): Lực dính C (kG/cm2) 0,140
Góc ma sát trong ( o) 1527’
Thí nghiệm nén nhanh: Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kG) 0,022

3. Lớp 2 (CL): Sét ít dẻo, màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo mềm ~
dẻo cứng

Phân bố dưới lớp đất 1a và chỉ bắt gặp tại hố khoan C49-1. Thành phần chủ
yếu là sét ít dẻo, màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo mềm ~ dẻo cứng, cao độ
mặt lớp biến đổi là +37,51m; bề dày lớp là 2,7m. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu
cơ lý của mẫu đất thuộc lớp này như sau:
59

Bảng 3.2 Bảng kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất thuộc lớp 2
Chỉ tiêu Kết quả thí nghiệm
20 ~ 10mm 0,00
10 ~ 5,0mm 0,00
5,0 ~ 2,0mm 0,00
2,0 ~ 1,0mm 1,10
1,0 ~ 0,5mm 7,20
Thành phần hạt (P%)
0,5 ~ 0,25mm 13,20
0,25 ~ 0,08mm 17,30
0,08 ~ 0,05mm 6,50
0,05 ~ 0,01mm 16,00
0,01 ~ 0,002mm 20,50
< 0,002mm 18,20
Giới hạn chảy, WL (%) 42,5
Giới hạn dẻo, WP (%) 27,8
Chỉ số dẻo, IP (%) 14,7
Độ sệt, LI 0,44
Độ ẩm tự nhiên, W (%) 34,2
Khối lượng thể tích tự nhiên, (g/cm3) 1,88
Khối lượng thể tích khô,c (g/cm3) 1,40
Khối lượng riêng, s (g/cm3) 2,72
Độ lỗ rỗng n (%) 48,5
Độ bão hoà G (%) 99,0
Hệ số rỗng, e 0,94
TN cắt phẳng (DS): Lực dính C (kG/cm2) 0,151
60

Chỉ tiêu Kết quả thí nghiệm

Góc ma sát trong ( o) 1440’


Thí nghiệm nén nhanh: Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kG) 0,025
4. Lớp 3 (CL): Sét ít dẻo, màu xám trắng, xám vàng, trạng thái dẻo mềm
~ dẻo cứng
Phân bố dưới các lớp đất trên. Thành phần chủ yếu là: Sét ít dẻo, màu xám
trắng, xám vàng, trạng thái dẻo mềm ~ dẻo chảy; gặp tại lỗ khoan khảo sát: C49-1.
Cao độ mặt lớp là +35,52m và bề dày của lớp là 4,10m.
Bảng 3.3 Bảng kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất thuộc lớp 3
Chỉ tiêu Kết quả thí nghiệm
20~10mm 0,00
10~5,0mm 0,00
5,0~2,0mm 0,00
2,0~1,0mm 1,10
1,0~0,5mm 7,20
Thành phần hạt (P%)
0,5~0,25mm 13,20
0,25~0,08mm 16,90
0,08~0,05mm 6,60
0,05~0,01mm 16,50
0,01~0,002mm 20,40
< 0,002mm 18,10
Giới hạn chảy, WL (%) 38,4
Giới hạn dẻo, WP (%) 27,4
Chỉ số dẻo, IP (%) 11,0
61

Chỉ tiêu Kết quả thí nghiệm


Độ sệt, LI 0,65
Độ ẩm tự nhiên, W (%) 26,6
Khối lượng thể tích tự nhiên, (g/cm3) 1,81
Khối lượng thể tích khô,c (g/cm3) 1,23
Khối lượng riêng,  (g/cm3) 2,70
Độ lỗ rỗng n (%) 49,6
Độ bão hoà G (%) 92,5
Hệ số rỗng, e 0,99
TN cắt phẳng (DS): Lực dính C (kG/cm2) 0,320
Góc ma sát trong ( o) 2023’
Thí nghiệm nén nhanh: Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kG) 0,029

5. Lớp 5: bột kết, cát kết, sạn kết, màu xám trắng, xám nâu, nâu đỏ, xám
xanh, xám ghi, xám đen, phong hóa nứt nẻ mạnh đến trung bình.
Căn cứ vào mức độ phong hóa nứt nẻ của đá, lớp này được phân chia lớp
thành 02 phụ lớp như sau:
a. Phụ lớp 5a
Thành phần chủ yếu là: Bột kết, cát kết, sạn kết, màu xám trắng, xám xanh,
xám ghi, xám đen, phong hóa nứt nẻ mạnh. Cao độ mặt phụ lớp thay đổi từ
+15,5m đến +103,24m. Bề dày phụ lớp biến đổi từ 3,0m đến 12,0m. Một số chỉ
tiêu cơ học của lớp như sau:
- TCR=30 ~ 64%
- RQD=0-42%
- Cường độ kháng nén khô (Rk): Rk = 137,7 kG/cm2.
62

- Cường độ kháng nén bão hoà (Rbh): Rbh = 113,9 kG/cm2.


- Hệ số hoá mềm (Khm): Khm= 0,82.
b. Phụ lớp 5b
Phân bố dưới các lớp trên, nằm cuối cùng trong phạm vi chiều sâu lỗ khoan
khảo sát. Thành phần chủ yếu là: bột kết, cát kết, sạn kết, màu xám trắng, xám
xanh, xám ghi, xám đen, phong hóa nhẹ ~ trung bình, nứt nẻ trung bình ~ ít. Cao
độ mặt phụ lớp thay đổi từ +19,98m đến +75,74m (ND49-7). Bề dày phụ lớp tại
các lỗ khoan chưa xác định. Kết quả thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ học của khối đá
như sau:
- TCR = 52 ~ 90%,
- RQD = 30 ~ 70%
- Cường độ kháng nén khô (Rk): Rk = 142,0 kG/cm2.
- Cường độ kháng nén bão hoà (Rbh): Rbh = 114,5 kG/cm2.
- Hệ số hoá mềm (Khm): Khm= 0,8.
3.1.3.3. Đặc điểm điều kiện địa chất địa, chất thủy văn khu vực nghiên
cứu
Theo quan trắc trong các lỗ khoan thăm dò, mực nước dưới đất trong khu
vực khảo sát tại các đoạn tuyến đi qua khu vực đồng bằng nằm cách mặt đất
thiên nhiên từ 1, 0 ~ 2,5m. Nước dưới đất tồn tại trong các lớp cát sét hoặc cát.
Theo các quan trắc tại giếng nước của dân ở khu vực đồng bằng cho thấy
mực nước ngầm đều ở độ sâu > 2m, tại thời điểm khảo sát khu vực tuyến đi qua
đồi núi không thấy hiện tượng xuất lộ nước ngầm.

3.2. Phân tích nguy cơ gây mất ổn định trượt tại khu vực nghiên cứu
3.2.1 Qui mô công trình
63

Vị trí mà tác giả lựa chọn làm ví dụ tính toán thuộc K49 + 330 thuộc tuyến
đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Mái dốc đất nằm bên phía Taluy dương theo
hướng Hà Long - Vân Đồn. Chiều cao mái dốc khoảng 6.400m. Xung quanh vị
trí mái dốc không tồn tại công trình xây dựng, đường ống hay dây cáp ngầm.
Theo tài liệu khảo sát địa chất, tại vị trí đoạn nghiên cứu không thấy xuất hiện
mực nước dưới đất, do đó có thể không xét đến ảnh hưởng tác dụng của dòng
thấm. Kết quả khảo sát địa chất cho thấy trong phạm vi chiều sâu 30m, cấu trúc
địa chất tại đoạn nghiên cứu gồm 4 lớp đất đá.
Lớp 1: Sét ít dẻo, lẫn dăm sạn, sạn sỏi, màu xám vàng, xám xanh, xám
trắng, nâu đỏ, xám nâu, trạng thái nửa cứng. Dày 2,0m;
Lớp 2: Sét ít dẻo, màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo mềm. Dày
4,0m;
Lớp 3: Sét ít dẻo, màu xám trắng, xám vàng, trạng thái dẻo mềm. Dày
20,0m;
Lớp 5b: Bột kết, cát kết, sạn kết, màu xám trắng, xám xanh, xám ghi,
xám đen, phong hóa nhẹ ~ trung bình, nứt nẻ trung bình ~ ít. Chưa khoan hết
bề dày lớp
Một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản của các lớp đất được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu tính chất cơ lý của các lớp đất đá phân bố trong đoạn
nghiên cứu
64

Tên Bề 0 Hệ số Chỉ tiêu cường Mô đun Mô đun Lực cản


lớp dày (kN/ poát xông độ kháng cắt biến dạng cắt ma sát
(m) m3) () c  (MPa) (MPa) tuk
(kPa) () (kPa)

Lớp 2.0 18.0 0.30 14.2 15.0 4.80 2.23 25


1
Lớp 4.0 18.3 0.30 13.8 15.4 3.94 2.01 30
2
Lớp 20 18.1 0.30 29.4 20.1 8.02 3.84 43
3

3.2.2. Phân tích yếu tố gây mất ổn định mái dốc


Theo thiết kế, mái dốc có độ cao từ 6 ~7m (trung bình khoảng 6,4m), phía
trước mái dốc là rảnh sâu, sau đó rãnh này được vùi lấp bằng vật liệu đất tại chỗ
kèm đá hộc. Mái dốc được đào nghiêng một góc khoảng 80. Trong điều kiện
thời tiết không có mưa hoặc mưa nhỏ khả năng mất ổn định của nó là không cao.
Tuy nhiên khi vào mùa mưa hoặc thi công mái dốc vào mùa mưa mái dốc tiềm
ẩn nguy cơ mất ổn định cao. Để đảm bảo cho sự ổn định lâu dài của mái dốc,
đơn vị thiết kế đã đưa ra các giải pháp gia cường mái dốc khác nhau để so sánh
lựa chọn. Mục tiêu là phải chọn được giải pháp có tính khả thi cao (công trình ổn
định, thi công an toàn, chi phí xây dựng thấp.
Căn cứ theo đặc điểm của mái dốc, môi trường xung quanh công trình,
trên nguyên tắc “an toàn, kinh tế và thi công dễ” đơn vị thiết kế đã đề xuất ra
một số các giải pháp chủ yếu sau nhằm gia cường sự ổn định của mái dốc.
1) Sử dụng cọc khoan nhồi mini để làm tường chắn đất;
2) Tường chắn đất trọng lực bằng cọc xi măng - đất;
65

3) Sử dụng neo kết hợp với các giếng thu nước mặt.
Sau khi tiến hành so sánh đơn vị thiết kế đã lựa chọn giải pháp neo dự ứng
lực kết hợp với hệ thống thoát nước mặt (phòng khi vào mùa mưa gây mất ổn
định mái dốc).
Tuy nhiên trong luận văn của mình, trên cơ sở các số liệu về đặc điểm mái
dốc, điều kiện địa chất công trình - địa chất thủy văn, điều kiện khí tượng thủy
văn tại đoạn nghiên cứu, tác giả đề xuất thêm giải pháp sử dụng đinh đất để tiến
hành gia cường cho mái dốc nói trên.

3.3. Thiết kế gia cường mái dốc bằng đinh đất


3.3.1. Lựa chọn phương án gia cường mái dốc
Căn cứ theo đặc điểm của mái dốc, môi trường xung quanh công trình,
trên nguyên tắc “an toàn, kinh tế và thi công dễ” đơn vị thiết kế đã đề xuất ra
một số các giải pháp chủ yếu sau nhằm gia cường sự ổn định của mái dốc.
1) Sử dụng cọc khoan nhồi mini để làm tường chắn đất;
2) Tường chắn đất trọng lực bằng cọc xi măng - đất;
3) Sử dụng neo kết hợp với các giếng thu nước mặt.
Sau khi tiến hành so sánh đơn vị thiết kế đã lựa chọn giải pháp neo dự ứng
lực kết hợp với hệ thống thoát nước mặt (phòng khi vào mùa mưa gây mất ổn
định mái dốc).
Tuy nhiên trong luận văn của mình, trên cơ sở các số liệu về đặc điểm mái
dốc, điều kiện địa chất công trình - địa chất thủy văn, điều kiện khí tượng thủy
văn tại đoạn nghiên cứu, tác giả đề xuất thêm giải pháp sử dụng đinh đất để tiến
hành gia cường cho mái dốc nói trên.
66

3.3.2. Thiết kế và tính toán gia cường ổn định mái dốc bằng đinh đất
3.3.2.1. Tính toán áp lực đất
Trong ví dụ phân tích tính toán này, tác giả lựa chọn tải trọng tác dụng lên
đỉnh mái dốc là qi = 15kPa, trong đó

(3.1)
Trong đó: K a =tan2 ¿.
- Đối với lớp 1: Ka1 = 0,589; Lớp 2 có Ka2 = 0,583; Lớp 3 có Ka3 = 0,490.
1) Lớp 1:
- Tại độ sâu 0,0m:
p=q K a 1−2 c 1 √ K a 1=15 × 0.589−2 ×14 × √ 0,589=−12 , 65<0

Tính áp lực đất bằng 0 tại vị trí h0:


p=( γ 1 h0 + q ) K a 1−2 c 1 √ K a 1 ¿

¿ ( 18 h0 +15 ) × 0,589−2 ×14 × √ 0,589=0

Từ đó tính được h0 = 1,19m.


- Tại độ sâu  2,0m:
p=0,589× ( 18 ×2+15 )−2× 14 × √ 0,589=8 ,55 kPa
2) Lớp 2:
- Tại độ sâu 2,0m:
p=0,583× ( 18 ×2+15 ) −2× 14 × √ 0,583=8 ,55 kPa

- Tại độ sâu  6,0m:


p=0,583× ( 18 ×6+15 )−2 ×14 × √ 0,583=50 , 96 kPa
3) Lớp 3:
- Tại độ sâu 6,0m:
67

p=0,490× ( 18 ×6+15 )−2 ×20 × √ 0,490=32 ,27 kPa

- Tại độ sâu 6,4m:


p=0,490× ( 18 ×6 , 4 +15 )−2× 20× √ 0,490=35 , 80 kPa
Hình 3.1 là hình vẽ sơ đồ phân bố áp lực đất.

Hình 3.1 Sơ đồ phân bố áp lực đất lên phía mặt gia cố mái dốc
3.3.2.2. Tính toán cường độ kháng kéo của đinh đất
Trong tính toán thiết kế kết cấu đinh đất, nội lực thiết kế của đinh đất được
tính theo công thức đơn giản hóa như sau:

(3.2)
Như vậy:
- Nội lực thiết kế của hàng đinh thứ nhất sẽ là:

- Nội lực thiết kế của hàng đinh thứ 2 sẽ là:


68

- Nội lực thiết kế của hàng đinh thứ 3:

- Nội lực thiết kế của hàng đinh thứ 4:

- Nội lực thiết kế của hàng đinh thứ 5:

Bảng 3.5 là bảng thống kê các hệ số kháng kéo của hệ kết cấu đinh đất (sử
dụng biểu đồ quan hệ tuyến tính để xác định)
Bảng 3.5 Hệ số kháng kéo của hệ kết cấu đinh đất
L La N R1 R2 Tình trạng
Ký hiệu đinh đất
(m) (m) (kN) (kN) (kN) thỏa mãn
Hàng đinh 1 10 7,2 13,61 151,61 67,82 Thỏa mãn
Hàng đinh 2 10 7,5 32,22 151,61 84,78 Thỏa mãn
Hàng đinh 3 10 7,6 47,71 151,61 85,91 Thỏa mãn
Hàng đinh 4 10 7,9 69,43 151,61 89.30 Thỏa mãn
Hàng đinh 5 10 8,2 58,39 151,61 139,04 Thỏa mãn

3.3.2.3. Kiểm chứng tính ổn định bên ngoài của toàn bộ hệ kết cấu đinh đất
1) Kiếm chứng tính ổn định chống trượt:
69

=> Thỏa mãn tính ổn định chống trượt.


2) Kiếm chứng tính ổn định chống lật:

=> Thỏa mãn điều kiện ổn định chống lật.


3) Kiểm chứng sức chịu tải của đất chân mái dốc

=> Thỏa mãn yêu cầu về sức chịu tải.


4) Kiểm tra tính ổn định bên trong mái dốc
Tác giả Sử dụng chương trình thuật toán phân tích ổn định mái dốc
REAME để tiến hành kiểm tra tính ổn định mái dốc. Chương trình này có thể sử
dụng phương pháp phân mảnh của Fellenis. Trong ví dụ này khi tính toán ổn
định tác giả thay thế toàn bộ đinh đất trong kết cấu tường đinh đất bằng lớp đất
tương đương để tiến hành phân tích tính toán.
Hình 3.2 là sơ đồ phân bố của các lớp đất trong mái dốc ở điều kiện tự
nhiên. Hình 3.3 là sơ đồ cung trượt khi các lớp đất trong mái dốc ở trạng thái tự
nhiên . Hình 3.4 là sơ đồ phân bố khối đất khi kiểm tra tính ổn định của hệ kết
cấu tường đinh đất. Và Hình 3.5 là sơ đồ mặt cắt cung trượt của hệ kết cấu tường
đinh đất.

(3.3)
70

Hình 3.2 Sơ đồ phân bố các lớp đất khi ở trạng thái tự nhiên

Hình 3.3 Sơ đồ vị trí cung trượt của mái dốc khi ở điều kiện tự nhiên
71

Hình 3.4 Sơ đồ phân lớp khối đất trong hệ kết cấu tường đinh đất

Hình 3.5 Sơ đồ vị trí cung trượt của hệ kết cấu tường đinh đất
Các kết quả tính toán cho thấy, hệ số ổn định của mái dốc trước và sau khi
được gia cường bằng đinh đất lần lượt là 0,621 và 1,145. Như vậy có thể kết luận
mái dốc sau khi được gia cường bằng hệ đinh đất sẽ tăng độ ổn định lên rất
nhiều.
5) Tính toán phụt vữa phủ bề mặt mái dốc
Tính toán cho kết quả:
72

Thiết kế sử dụng vữa xi măng phủ bề mặt mái dốc đảm bảo yêu cầu.

3.3.3. Sơ đồ thi công, biện pháp thi công và biện pháp quan trắc
3.3.3.1. Sơ đồ thi công đinh đất
Để đảm bảo chất lượng công trình sau khi được gia cường bằng hệ kết cấu
tường đinh đất, quá trình thi công đinh đất cần được tuân theo trình tự nhất định.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, trình tự thi công tường đinh đất thường
được thực hiện từng bước theo sơ đồ sau:

Dựa vào số liệu địa chất để xác định Tiến hành khai đào và sửa
chiều cao khai đào mái dốc

Bước đầu phụt vữa xi măng ở lên lớp


Khoan tạo lỗ cắm đinh đất đất ở chân mái dốc

Cắm đinh đất Phụt vữa xi măng vào đinh đất

Treo lưới sắt lên mặt mái dốc và hàn cố


Lắp đặt hệ thống thoát nước định với đinh đất

Phụt vữa lên bề mặt mái dốc đến bề dày


theo thiết kế

Hình 3.6 Sơ đồ trình tự thi công hệ tường đinh đất


73

3.3.3.2. Biện pháp thi công và biện pháp quan trắc


a) Biện pháp thi công
- Quá trình đào: Cần khống chế tốt quá trình khai đào mái dốc, bao gồm
chiều sâu đào cũng như trình tự đào. Quá trình đào cần đảm bảo phần đất lộ ra
sau khi đào phải giữ được tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định
(thường phải từ 2 ~ 3 tiếng). Điều này là rất quan trọng cho việc đảm bảo kết cấu
tường đinh đất không bị biến dạng. Mỗi chiều sâu đào thường tương ứng với
khoảng cách vuông góc giữa hai hàng đinh liền kề nhau (1 ~ 2m). Thường đào từ
trên xuống dưới, chiều sâu đào thường được quyết định bởi khả năng giữ ổn định
thẳng đứng của khối đất và giới hạn chuyển vị cho phép. Đối với đất hạt rời
thường thì chiều sâu đào từ 0,5 ~ 2,0m, đối với đất quá cố kết chiều sâu đào có
thể lớn hơn 2,0m. Góc dốc khi đào phụ thuộc vào tính chất của loại đất và
phương pháp đào. Đối với các loại đất sét cứng hoặc á sét có tính ổn định cao có
thể đào với góc dốc 90, các loại đất còn lại thường đào với góc dốc từ 80 ~ 90.
Khi đào cần tuân thủ nguyên tắc: sau khi gia cường xong bậc gia cố đầu mới tiếp
tục đào bậc gia cố tiếp theo. Theo lý thuyết phân tích ổn định mái dốc, chiều cao
tới hạn của mái dốc đất để đảm bảo nó vẫn ổn định được xác định theo công
thức:

Thiết bị máy móc được sử dụng để khai đào phải đảm bảo làm cho bề mặt
mái dốc được trơn nhẵn bằng phẳng, hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng tới sự ổn
định thế nằm tự nhiên của thể đất. Nếu quá trình đào làm xáo động cục bộ bề mặt
mái dốc, thì trước khi gia cố cần tiến hành làm sạch vị trí bị xáo động. Đối với
các mái dốc có cấu tạo là các lớp đất bở rời hoặc các lớp đất có cường độ thấp
74

trước khi tiến hành khai đào có thể sử dụng cọc đất xi măng hoặc phụt vữa để
tiến hành gia cố xử lý. Chiều dài khai đào được quyết định bởi thời gian thi
công giao thoa, nó phải đảm bảo tính ổn định của mái dốc, thường không nhỏ
hơn 6m. Khi yêu cầu về biến dạng cao, có thể tiến hành phân đoạn để khai đào,
chiều dài thường là 10m.
- Quá trình thi công bề mặt mái dốc: Sau khi hoàn thành mỗi bước khai
đào cần tiến hành gia cường để tránh các lớp đất bị xáo động gây mất ổn định.
Có thể tiến hành thi công lớp lưới thép lên bề mặt mới khai đào xong (dùng thép
có đường kính 6 ~10), kích thước lưới thép là 200 ~ 300mm) sau đó phụt lớp
vữa xi măng dày từ 50 ~ 100mm. Đối với các công trình gia cường tạm thời, bề
dày cuối cùng lớp vữa phủ phải đạt từ 50 ~ 150mm, đối với các công trình sử
dụng lâu dài thì bề dày này phải đạt từ 150 ~ 200mm., cốt liệu của lớp vữa xi
măng thường là đá dăm có kích thước hạt đạt 10 ~ 15mm đồng thời cần cho
thêm phụ gia giúp vữa đông kết nhanh, đảm bảo cường độ kháng nén nở hông
của vữa bê tông sau 8 tiếng phải đạt tối thiểu 5MPa. Do lớp vữa bê tông phủ bề
mặt mái dốc không phải là phần chịu lực chính nên người ta còn có thể sử dụng
tấm bê tông dự ứng lực đúc sẵn để phủ lên mặt mái dốc. Liên kết giữa đinh đất
và lớp phủ bể mặt có thể sử dụng ốc hoặc tấm đệm.
- Quá trình thoát nước: Trước khi tiến hành thi công cắm đinh đất, ở phía
trên đỉnh mái dốc thường được thiết kế hệ thống thoát nước mặt hoặc giếng bơm
hạ thấp mực nước ngầm (nếu có) nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dòng thấm đến
sự ổn định của các lớp đất trong quá trình khai đào.
- Phương pháp cắm đinh đất: để cắm đinh vào trong mái dốc người ta có
thể sử dụng các phương như khoan dẫn tạo lỗ sau đó cắm đinh, cắm đinh trực
tiếp, khoan phụt cắm đinh hoặc khoan phụt áp lực cao tạo lỗ cắm đinh. Tùy từng
75

điều kiện địa chất cụ thể mà người ta áp dụng biện pháp cắm đinh sao cho phù
hợp.
b) Biện pháp quan trắc
Trong suốt quá trình khai đào và thi công cần có biện pháp quan trắc sự
biến dạng của mái dốc, quan sát sự nứt nẻ của mặt đất. Trong trường hợp có các
công trình xây dựng ở lân cận cần quan trắc chặt chẽ sự biến dạng và nứt nẻ của
chúng. Khi phát hiện những hiện tượng bất thường (biến dạng quá giới hạn cho
phép, sự biến đổi mực nước dưới đất, xuất hiện vết nứt trên mặt đất hoặc tường
công trình lân cận....) cần áp dụng biện pháp gia cường kịp thời.
Công tác quan trắc biến dạng của hệ kết cấu tường đinh đất thường bao
gồm quan trắc chuyển vị ngang và chuyển vị thẳng đứng ở những vị trí bất lợi
nhất, đồng thời cần cần quan trắc lún mặt đất. Ngoài ra, khi cần thiết cần quan
trắc chuyển vị ngang của bề mặt mái dốc ở các độ sâu khác nhau.
Một trong những dạng thí nghiệm không thể thiếu trong công trình gia
cường mái dốc bằng đinh đất đó là thí nghiệm xác định cường độ kháng kéo của
đinh đất ngoài hiện trường. Do vậy ở những vị trí (lớp đất) điển hình cần lựa
chọn một vài đinh đất để tiến hành thí nghiệm kháng kéo(thường trong mỗi lớp
đất không ít hơn 3 đinh). Dựa trên kết quả thí nghiệm này xác định lực dính kết
bề mặt đinh đất, từ đó là cơ sở để lựa chọn thông số thiết kế cuối cùng.
76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận:
1. Tác giả thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích tài liệu, số liệu
về ứng dụng công nghệ đinh đất trong việc gia cường sự ổn định của hố đào, mái
dốc để đưa ra định nghĩa về đinh đất, lịch sự phát triển công nghệ đinh đất, hiện
trạng áp dụng công nghệ đinh đất trên thể giới cũng như ở Việt Nam, phạm vi áp
dụng cũng như các ưu khuyết điểm của công nghệ này. Tác giả cũng đi sâu vào
việc phân tích nguyên lý làm việc của hệ kết cấu đinh đất cũng như các phương
pháp tính thường dùng để ổn đỉnh của nó. Qua đó lựa chọn phương pháp tính
toán và thiết kế phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng giới
thiệu về trình tự thi công tường đinh đất, các biện pháp thi công, quan trắc và thí
nghiệm trong quá trình thi công đinh đất. Từ đó tiến hành áp dụng cho một bài
toán ví dụ cụ thể tại mái dốc có vị trí tại K490 + 330 nằm trong tuyến đường cao
tốc Hạ Long - Vân Đồn. Thông qua đó, tác giả có một số kết luận chủ yếu sau:
1. Nguyên lý làm việc của đinh đất: một mặt đinh đất chủ yếu tận dụng
cường độ tương đối lớn của đinh đất để bố sung cho cường độ bản thân của thể
đất cần gia cường. Mặt khác, do cường cường độ, độ cứng của bản thân đinh đất
cũng như sự phân bố trong không gian của nó trong khối đất đã phát huy tác
dụng như một khung chịu lực, làm cho độ cứng của toàn bộ khối đất được gia
cường tăng lên, tính chất biến dạng được cải thiện. Hệ kết cấu đinh đất phát huy
được năng lực bản thân của thể đất, làm nó trở thành một phần của kết cấu chắn
đỡ.
2. Hệ kết cấu tường đinh đinh đất có tác dụng rõ rệt đối với sự ổn định của
mái dốc, hạn chế biến dạng của phần bên trên hố đào, phòng ngừa dòng thấm
xảy ra trong khối đất, phòng ngừa hiện tượng bùng nền trong hố đào, làm tăng
77

tính ổn định của toàn bộ hố đào. Công nghệ đinh đất có thể phù hợp với các loại
đất có cường độ thấp và độ ẩm cao.
3. Quá trình thi công đinh đất cần được phân đoạn thi công, vừa khai đào
vừa tiến hành gia cường. Do đó nó có thể giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình thi
công đến sự ổn định tự nhiên của khối đất, góp phần điều tiết cường độ kết cấu
và tính ổn định của bản thân khối đất. Đây cũng chúng là tính năng vượt trội của
hệ kết cấu đinh đất so với các công nghệ gia cường khác. Mặt khác, có thể sử
dụng số hóa quá trình thi công, qua đó kịp thời ứng phó với với các sự cố xảy ra
bất ngờ trong quá trình thi công. Phương tiện thiết bị máy móc và công nghệ thi
công đinh đất đơn giản, gọn nhẹ, do đó nó cũng có ưu điểm về việc giảm thiểu
chi phí xây dựng so với các giải pháp khác.
* Kiến nghị:
Mặc dù tác giả đã cố gắng xem xét ở các góc độ khác nhau để tìm hiểu về
nguyên lý làm việc, phân tích ổn định, tính toán thiết kế và biện pháp thi công -
qan trắc, nhưng vẫn còn nhiều điểm cần tiếp tục được làm sáng tỏ hơn nữa để có
thể đưa công nghệ này áp dụng rộng rãi vào điều kiện của Việt Nam
1. Cần sử dụng các phương pháp thực nghiệm, phương pháp số hóa (phần
mềm tính toán) để tiến hành phân tích, tính toán nâng cao mức độ chính xác và
tin cậy của kết quả tính.
2. Số lượng các công trình áp dụng công nghệ đinh đất trong gia cường
mái dốc và hố đào tại Việt Nam còn rất hạn chế. Do vậy cần tiếp tục thu thập
thêm số liệu (điều kiện địa chất, khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc thực tế, số
liệu thí nghiệm....) để hoàn thiện các công thức tính toán sao cho phù hợp với
điều kiện tại Việt Nam.
78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Văn Chí, Trịnh Văn Cương (2003), Cơ học đất, Nhà xuất bản xây
dựng, Hà Nội.
2. Vũ công Ngữ, Nguyễn Văn Dũng (1988), Cơ học đất, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Đào Văn Thịnh (2005), “Các tai biến địa chất ở Tây Bắc Việt Nam’.
4. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Cảnh Thái (2004), “Ổn định công trình
thủy lợi”, Bài giảng cao học ngành Công trình Thủy lợi.
5. R.Whitlow (1996), Cơ học đất, tập 1,2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
6. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng, Uông Đình Chất (2005),
Nền và móng các công trình dân dụng – Công Nghiệp,Nhà xuất bản
xây dựng, Hà Nội.
79

7. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng (1996), Hướng dẫn đồ án


nền và móng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
8. Nguyễn Uyên (2006), Khảo sát địa chất để thiết kế các loại công trình,
tr.5-165, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
9. Trần Văn Việt (2008), Cẩm nang dùng cho kỹ sư địa kỹ thuật, tr.126-
304, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
10.Vũ Văn Phái (2010), Hà Nội- Địa chất, địa mạo và tài nguyên thiên
nhiên liên quan, Nhà xuất bản Hà Nội.
11. Stocker, M.F., Iedinger, G.R., The Bearing Behavior of Nailed
Retaining Structures, GSP No.25, ASCE, 1990.
12. Bruce, D.A., Jewell, R.A., Soil Nailing: Application and Practice, Part
1, Part 2, Grounding Engjineering, 1986, 19 (5), 1986, 1987, 20 (6).
13. Gassler, G., Guclenhus, G., Soil Nailing – Some Aspects of a New
technique, Proc, ICSMEF, 1981, 3.
14. Juran, I., Elias, V., Ground Anchors and Soil Nails In Retaining
Structures, Foundation. Engineering Hanbook, Van Nostrod Beihold
Public., 1991.
15.Bridle, R.J., Soil Nailing – Analysis and Design, Ground Engineering,
1989 22 (9).
16. Sctilosser F., The multicriteria theory in soil nailing, Ground
Engineering, November, 1991.
17. Jewel R.A., Pedley M.J., Soil nailing design: The role ò bending
stiffness, Ground Engineering, March, 1990.
18. Elias V, & Turan I. Soil Nailing for Stabilization of Highway Slope
and Excavation. June, 1991.
80

You might also like