You are on page 1of 7

ĐỒ ÁN KẾT CẤU BTCT P1

MỘT SỐ CÂU HỎI BẢO VỆ


ĐỒ ÁN KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP P1

1. Khi chiều cao dầm phụ bằng chiều cao dầm chính thì cốt treo đặt ở đâu?
 Khi đó cốt treo chỉ là cốt cấu tạo và đặt theo cấu tạo.
2. Vì sao phải cắt uốn cốt thép?
 Trong mỗi đoạn dầm cốt thép được tính toán cho tiết diện có momen max. Càng
xa tiết diện đó cốt thép cốt thép cần thiết càng giảm. Để tiết kiệm vật liệu cần cắt
hoặc uốn chuyển vùng cốt thép. Vị trí cắt uốn xác định dựa vào hình bao momen
và khả năng chịu lực của các tiết diện dầm.
3. Cái gì chịu lực cắt trong bản?
 Trong bản lực cắt thường bé nên bêtông đủ khả năng chịu lực cắt.
4. Sơ đồ tính của bản, dầm chính và dầm phụ? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Nhịp tính toán của dầm chính, dầm phụ được xác định như thế nào? Tại sao
dầm phụ, bản tính theo sơ đồ khớp dẻo, dầm chính tính theo sơ đồ đàn hồi?
 Sơ đồ tính của bản và dầm phụ là sơ đồ khớp dẻo .
Sơ đồ tính của dầm chính là sơ đồ đàn hồi.
Dầm chính là kết cấu chịu lực chính trên sàn, nó được xem là bị phá hoại khi có
sự hình thành khớp dẻo. Do vậy phải tính theo sơ đồ đàn hồi, bảo đảm an toàn
cho kết cấu. Còn với dầm phụ và bản, khi hình thành khớp dẻo thì kết cấu vẫn
còn làm việc được, ta tính theo sơ đồ khớp dẻo để tận dụng tối đa khả năng làm
việc của kết cấu.
5. Vì sao các ô bản ở giữa được phép giảm 20% cốt thép?
 Ở các bản vùng giữa liên kết bởi bốn phía là dầm nên có sự hình thành khớp dẻo
tạo thành kết cấu khung ba khớp làm tăng khả năng chịu lực của các ô bản ở giữa
(Hiệu ứng vòm). Các ô bản ở ngoài, do chỉ có ba phía là dầm, một phía gối lên
tường, ở đó coi như không có momen do dó không có sự hình thành khớp dẻo -
không được giảm thép.
6. Vì sao tại các tiết diện ở gối tựa ta phải kiểm tra điều kiện?
 Vì tính toán theo sơ đồ khớp dẻo, các khớp dẻo dự kiến xuất hiện ở các gối tựa,
do đó tại các tiết này phải kiểm tra điều kiện trên.
7. Khi tính toán thép trong dầm chính người ta dùng giá trị momen nào ? Tại
sao?
Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD 1
ĐỒ ÁN KẾT CẤU BTCT P1

 Khi tính toán dầm chính người ta dùng giá trị momen tại mép gối mà không
dùng giá trị lớn nhất ở chính giữa các gối tựa.
Lý do: Trong thực tế sự phá hoại xảy ra theo tiết diện mép gối chứ không phải tiết
diện có momen lớn nhất ở chính giữa trục gối.
8. Đoạn kéo dài cốt thép so với mặt cắt lý thuyết có tác dụng gì?
 Khi tính toán ta chỉ tính theo tiết diện thẳng góc nên ta cần kéo dài cốt thép để
đảm bảo an toàn trên tiết diện nghiêng.
9. Trị số trong dầm phụ phụ thuộc vào gì?
 Phụ thuộc vào tỷ số Pd/Gd.
10. Trong dầm nên chọn tối đa mấy loại đường kính?
 Nên chọn không quá 3 loại đường kính để tiện cho thi công. Trong Đồ án cho
phép sinh viên chọn đến 5 loại đường kính.
11. ho xác định như thế nào? Tại sao?
 ho lấy từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến mép cốt thép chịu nén, thể hiện chiều
cao làm việc của vật liệu.Vì khả năng chịu kéo của bê tông kém nên khi làm việc
lớp bê tông miền kéo bị nứt và không tham gia chịu lực, lúc này chỉ có cốt thép
miền kéo tham gia chịu lực nên ho được xác định như trên.
12. Tại sao chiều dày lớp bảo vệ phía trên dầm chính lại lấy lớn hơn của dầm phụ
(thường lấy từ 5 - 8cm)?
 Tại vì lớp cốt thép trên cùng của dầm chính phải đặt dưới lớp thép trên cùng của
dầm phụ (đặt so le giữa 2 lớp cốt thép của dầm phụ) .
13. Tại sao khi cắt cốt thép ta thường cắt cốt thép ở lớp trên trước?
 Tại vì để đảm bảo ho vẫn đủ lớn, có nghĩa là vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của
dầm.
14. Sau khi cắt uốn thép, lượng cốt thép đi vào gối là bao nhiêu?
 Lượng cốt thép được đi vào gối có diện tích không ít hơn 1/3 (hoặc >50%) cốt
thép ở giữa nhịp.
15. Tại sao có thể coi dầm chính là dầm liên tục kê lên cột và tường?
 Vì trong nhà đã có tường và vách chịu tải trọng ngang (gió), các khung chủ yếu
chịu tải trọng thẳng đứng. Dầm chính kê tự do lên các cột, nếu đúc liền với cột
thì độ cứng đơn vị của dầm lớn hơn 4 lần độ cứng đơn vị của cột.
16. Biểu đồ bao vật liệu thể hiện gì?
 Thể hiện khả năng chịu lực của dầm tại các tiết diện.
Từ biểu đồ bao vật liệu, xem bố trí thép đã hợp lý chưa: Biểu đồ bao vật liệu
càng sát với biểu đồ bao momen thì càng tiết kiệm vật liệu.
17. Trong bản, tại sao cốt thép chịu lực lại được đặt dưới cốt thép cấu tạo?
Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD 2
ĐỒ ÁN KẾT CẤU BTCT P1

 Tăng chiều cao làm việc của bản.


18. Cốt thép nào chịu mômen âm, cốt nào chịu mô men dương trong dầm. (Chỉ vào
bản vẽ để trả lời)
19. Tại sao điểm cắt (bước nhảy) trên biểu đồ bao mô men không trùng với điểm
cắt thép.
20. Lực cắt lớn nhất ở đâu? (Hỏi trên dầm chính hoặc dầm phụ)
 Ở 2 đầu về phía gối của dầm.
21. Tại sao uốn xiên cốt thép hay uốn xiên cốt thép để làm gì, có tác dụng gì vv…
22. Xác định mặt cắt của thép như thế nào? (xem phần thuyết minh)
23. Tại sao có bước nhảy trên biểu đồ bao vật liệu?
 Do thép bị cắt nên trên biểu đồ bao vật liệu có bước nhảy để thể hiện, tung độ
bước nhảy thể hiện độ giảm khả năng chịu lực do cắt thanh thép.
24. Cốt đai có tác dụng gì?
 Chịu lực cắt.
Liên kết bê tông vùng nén và bê tông vùng kéo, tăng khả năng chịu lực cho tiết
diện.
Cùng với các cốt thép khác tạo thành khung cốt thép không gian vững chắc cho
dầm.
25. Trong sàn cốt nào chịu lực?
 Chính là cốt đặt theo chiều ngang của sàn.
26. Chỗ dầm phụ kê lên dầm chính phải bố trí cốt treo với khoảng cách là…?Tại
sao lại có khoảng cách này và tính nó như thế nào?
27. Cốt vai bò dùng để làm gì?
 Dùng để chịu lực cắt.
28. Cốt vai bò chịu lực cắt ở đâu?
 Chủ yếu là ở trên gối có momen âm là chủ yếu.
29. Tại sao trong bản phải uốn móc cốt thép, có tác dụng gì?
 Trong bản chủ yếu là dùng thép tròn trơn (CI). Vì thế để đảm bảo neo chắc cốt
thép nó có tác dụng giữ cho cốt thép không bị xê dịch khi thi công.
30. Tại sao lại tính theo bản loại dầm?
 Vì bản chỉ được liên kết ở một cạnh hoặc hai cạnh đối diện, tải trọng chỉ truyền
theo phương có liên kết, bản chỉ làm việc theo 1 phương.
31. Tại sao phải bố trí cốt treo?
 Để chịu ứng suất cục bộ.
32. Tính cốt treo như thế nào? (xem phần thuyết minh)

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD 3


ĐỒ ÁN KẾT CẤU BTCT P1

33. Đoạn kéo dài cốt thép giữa mặt cắt lý thuyết và mặt cắt thực tế tính như thế
nào?
 Được lấy theo kinh nghiệm hoặc tính toán bằng công thức:
Q
W  5d  20d
2qsw
Với: - Q là lực cắt tại tiết diện cắt lý thuyết, lấy bằng độ dốc biểu đồ bao momen.
Rsw nasw
- qsw là khả năng chịu cắt của cốt đai tại tiết diện cắt lý thuyết: qsw 
s

34. Tiết diện chịu mômen âm và dương trong dầm khác nhau như thế nào?
 Momen âm tính theo tiết diện chữ nhật (ở gối), momen dương tính theo tiết diện
chữ T (ở nhịp).
35. Tại sao phần dầm chính phía trên cột không có cốt treo?
 Bởi vì toàn bộ lực tập trung do dầm phụ truyền xuống dầm chính đã có các cốt
dọc và cốt đai.
36. Tính khoảng cách cốt đai như thế nào? (Câu này đã thi lý thuyết, nhớ lại nhé ^^)
37. Trong dầm cái gì chịu lực cắt, cái gì chịu mômen?
38. Bản loại dầm có thể tính theo bản kê 4 cạnh được không?
 Được, vì loại dầm là trường hợp riêng của bản kê 4 cạnh.
39. Qđb là gì?
40. Khi nào phải dùng cốt xiên?
41. Uốn cốt xiên để làm gì?
42. Tiết diện chịu mô men âm và dương có khác nhau không?
43. Vẽ sơ đồ tính trong dầm chính, dầm phụ?
44. Tại sao lại bố trí cốt treo?
 Vì tại những chỗ dầm phụ kê lên dầm chính, cần có cốt treo để gia cố để tránh sự
tập trung ứng suất gây ra sự phá hoại dầm chính.
45. Tại vị trí bố trí cốt treo, nếu không dùng cốt treo thì bố trí thép bằng cách
nào? Cách tính?
46. Tại sao hệ số k trong biểu đồ bao mômen dầm phụ lại phụ thuộc tỷ số p/g?
47. Tại sao momen max ở nhịp biên dầm phụ lại cách gối 0,425l ?
48. Cốt thép đặt trên gối trong bản để làm gì?
49. Hàm lượng cốt thép hợp lý trong bản, dầm phụ và dầm chính là bao nhiêu?
 Hàm lượng cốt thép hợp lý đối với dầm: dam   0,8 1,5 %
Hàm lượng cốt thép hợp lý đối với bản: ban   0,3  0,9 %

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD 4


ĐỒ ÁN KẾT CẤU BTCT P1

50. Nêu cách chọn cốt thép dầm phụ?


51. Chiều dày lớp bảo vệ trong dầm chính và dầm phụ chọn như thế nào?
52. Trong biểu đồ mô men ở dầm phụ, momen dương và mô men âm triệt tiêu
cách gối bao nhiêu?
53. Đoạn neo cốt thép được quy định như thế nào? Cốt thép chịu mô men âm và
chịu mô men dương được neo ở đâu?
54. Trong trường hợp nào ta không phải tính cốt xiên?
 Trường hợp: Qmax < Qu.
55. Cốt thép giá đặt để làm gì? Và cấu tạo như thế nào? Cách chọn cốt giá?
 Vai trò của cốt giá:
- Làm giảm khoảng cách giữa các thanh thép <400 khi chiều cao H  700.
- Tránh co ngót, từ biến.
- Giữ ổn định của cốt thép khi thi công, chống xô,..
- ....
 Cách chọn: Asct  0,1% A , A: kích thước tiết diện của dầm.
56. Tại sao phải bố trí cốt đai dày hơn trong đoạn đầu dầm gần gối tựa khi dầm
chịu tải trọng phân bố đều? Khoảng cách như thế nào?
 Vì khi dầm chịu tải trọng phân bố đều thì lực cắt ở 2 đầu dầm sẽ có giá trị lớn
hơn so với lực cắt giữa dầm. Bố trí dày hơn cách 2 đầu gối tựa 1 đoạn L/4.
57. Cái gì chịu lực cắt?
 Do cốt đai và bê tông chịu.
58. Trong trường hợp nào thì phải nối cốt thép? Nối ở vị trí nào? Chiều dài nối
quy định như thế nào?
 Khi chiều dài thép lớn hơn 11,7 m thì phải nối cốt thép.
Vị trí nối: Thép lớp trên nối ở giữa dầm. (Vì không có momen âm lớn nhất ở vị
trí đó)
Thép lớp dưới nối ở gần gối. (Vì không có momen max ở đó).
 Chiều dài nối: Đoạn nối cốt thép trong vùng chịu nén, lấy bằng 20d. Đoạn nối cốt
thép trong vùng chịu kéo, lấy bằng 30d.
59. Trình bày cách xác định chiều dày sơ bộ của bản?
D
 Xác định sơ bộ chiều dày của bản sàn: hb = L1
m
Với D = 0,8  1,4; m = 30  35.
60. Sàn làm việc theo mấy phương?
 Bản sàn kê lên 4 cạnh, làm việc theo 2 phương.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD 5


ĐỒ ÁN KẾT CẤU BTCT P1

L2
Nếu tỷ số ô bản:  2 , coi sàn làm việc theo 1 phương cạnh ngắn.
L1
61. Sau khi tính toán cốt thép, kiểm tra lại thấy hàm lượng cốt thép nằm ngoài
phạm vi (0,3% đến 0,9%) thì hướng giải quyết như thế nào?
 Giảm hb; ....
62. Xác định lượng cốt thép chịu mô men âm ở dọc theo các gối biên và phía trên
các dầm chính như thế nào?
63. Vai trò của cốt thép cấu tạo?
- Cốt thép cấu tạo được đặt vào kết cấu với nhiều tác dụng khác nhau:
+ Liên kết cốt thép chịu lực thành khung hoặc lưới
+ Giữ vị trí cốt thép chịu lực khi thi công
+ Làm giảm co ngót không đều của bê tông
+ Chịu ứng suất do nhiệt độ thay đổi
+ Ngăn cản sự mở rộng của các vết nứt
+ Làm phân bố tác dụng của tải trọng tập trung,...
- Thực tế cốt thép cấu tạo cũng chịu lực nhưng chúng không được tính toán mà được
đặt theo các quy định và kinh nghiệm.
64. Vì sao phải neo cốt thép?
 Để phát huy hết khả năng, cần phải neo chắc vào đầu mút của cốt thép vào bê
tông. Chiều dài đoạn neo phải thỏa mãn theo tiêu chuẩn.
65. Vì sao có 2 móc vuông ở cốt thép mũ chịu momen âm trong bản?
 Hai móc vuông thường được tính toán để ấn vào ván khuôn, có tác dụng giữ cho
cốt thép không bị xê dịch, giúp cho việc thi công dễ dàng.
66. Nhân tố nào đảm bảo sự làm việc giữa bê tông và cốt thép?
 Lực dính là yếu tố cơ bản đảm bảo sự làm việc chung giữa BT và CT, làm cho
cốt thép và bê tông cùng biến dạng với nhau và có sự truyền lực qua lại giữa
chúng.
67. Vì sao phải tổ hợp tải trọng?
 Trong thực tế làm việc của công trình thì các cấu kiện phải chịu tác động của
nhiều loại tải trọng và sự xuất hiện đồng thời của các loại tải trọng là không
giống nhau. Do đó, việc tổ hợp tải trọng là tìm ra tổ hợp tải trọng bất lợi nhất cho
từng tiết diện của tất cả các cấu kiện trong công trình, đảm bảo cho công trình
đứng vững dưới mọi tác động.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD 6


ĐỒ ÁN KẾT CẤU BTCT P1

68. Cách xác định nội lực trong bản?


69. Các yêu cầu về cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo, cốt thép phân bố trong
bản?
70. Tại sao phải kiểm tra lại kích thước sơ bộ?
71. Trình bày cách tính toán tải trọng tác dụng lên dầm phụ? Lên bản?
72. Cốt thép chịu lực cấu tạo chịu momen âm qua dầm chính được xác định như
thế nào?
73. Hỏi: Thanh thép này là thép gì ? Vai trò? Cách chọn như thế nào?

Lưu ý: Các câu hỏi và câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo.
 Sưu tầm & biên soạn: Đào Hữu Tựa – 15X3 – ĐHKTHN.
 Update: 18/04/2018.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD 7

You might also like