You are on page 1of 4

05/03/2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA CÔNG TRÌNH
BỘ MÔN CẦU
-----------------o0o------------------

GIÁO ÁN VÀ BÀI GIẢNG


HỌC PHẦN
THIẾT KẾ CẦU

Lớp : 64DCCD07
Hệ : Đại học
Chuyên ngành : CNKT Xây dựng Cầu đường bộ
Người thực hiện : Nguyễn Quang Huy

Hà Nội-.05/2016

2.4. CẤU TẠO GỐI CẦU

2.4.1. Khái niệm chung.


- Gối cầu truyền ứng lực từ KCN xuống mố trụ và đảm bảo sơ đồ tĩnh học của kết cấu nhịp dưới
sự thay đổi của nhiệt độ, tải trọng, co ngót và từ biến của bê tông. Nhiệm vụ chủ yếu của gối cầu
là:
+Truyền áp lực tập trung từ KCN xuống mố trụ.
+Đảm bảo cho đầu KCN có thể quay hoặc di động tự do dưới tác dụng của tải trọng, của thay đổi
nhiệt độ, của từ biến, của biến dạng KCN sinh ra.
- Căn cứ vào tính chất làm việc, có hai loại gối cầu:
+ Gối cố định: Truyền áp lực qua một điểm nhất định và chỉ cho phép đầu KCN có chuyển vị
xoay.
+ Gối di động: Truyền áp lực qua một điểm nhất định, cho phép đầu KCN vừa có chuyển vị xoay,
vừa có thể chuyển vị theo phương dọc hoặc theo cả phương dọc và phương ngang cầu.

Sơ đồ làm việc của gối cầu

1
05/03/2019

2.4.2. Các loại gối cầu và phạm vi áp dụng.


1.Gối miếng đệm
Trong các loại cầu bản và cầu dầm có nhịp < 9m, có thể dùng gối cầu kiểu miếng đệm bằng bao
đay tẩm nhựa đường, giấy dầu hoặc tấm A-mi-ăng.
2. Gối bản thép
-Cấu tạo:
+Gối di động: Gồm hai bản thép dày 20mm, có thể trượt tương đối lên nhau nhờ mặt tiếp xúc đã
được mài nhẵn và bôi trơn.
+Gối cố định: Chỉ gồm một bản thép dày 20mm và có một chốt thép thẳng đứng xuyên qua, cắm
sâu vào đầu dầm và mũ mố trụ.

Hình 2.17: Cấu tạo gối bản thép


1-Đầu dầm; 2-Mũ mố hoặc bệ kê gối; 3-Cốt thép neo;4-Hai bản thép, dày 20mm; 5-Chốt thép
 20-30

3. Gối tiếp tuyến.


Loại gối này được sử dụng cho các cầu dầm có chiều dài nhịp từ 12 đến 18m. Cấu tạo gối (hình
10.3) gối cố định và di động có cấu tạo gần giống nhau chỉ khác nhau ở chỗ gối cố định có chốt
thẳng đứng ngăn cản chuyển dịch tương đối của hai thớt gối với nhau còn gối di động không có
chốt thép mà có hai bản thép ốp bên ngoài được hàn với thớt dưới để chống xê dịch ngang. Thớt
gối dưới bằng thép dày từ 40 đến 50mm có mặt cong lồi phía trên được mài nhẵn và bôi trơn.
Thớt trên là bản thép phẳng dày 30 đến 40mm và được gắn chặt với đầu dầm. Khi kết cấu nhịp
bên trên bị biến dạng thì gối cố định cho phép đầu dầm chuyển vị xoay có tâm quay tại điểm tiếp
xúc giữa thớt trên và thớt dưới. Đối với gối di động cho phép 162 đầu dầm chuyển vị dọc được
nhờ bản thép thớt trên trượt trên mặt cong bản thép thớt dưới, chuyển vị xoay của đầu dầm có
tâm quay tại tim thớt gối (vị trí tiếp xúc giữa hai thớt gối).

Hình 10.3 Cấu tạo gối tiếp tuyến dùng trong cầu bê tông cốt thép
a) - Gối di động; b) - Gối cố định ;1 - Bản thép thớt trên; 2 - Bản thép thớt dưới; 3
- Cốt thép neo 4 - Bản thép ốp ngoài chống xê dịch ngang; 5 - Chốt thép gối

2
05/03/2019

4. Gối con lăn


-Áp dụng cho nhịp từ 1840m. Gối cố định kiểu tiếp tuyến còn gối di động kiểu con lăn
Gối con lăn (hình 10.4a) có con lăn bằng thép đúc đường kính từ 12 đến 20cm. Khi phản lực gối
và chuyển vị lớn gối dùng con lăn vát cạnh (trụ lắc) bằng thép hoặc bê tông cốt thép (hình 10.5).
Khi kết cấu nhịp bên trên bị biến dạng thì cho phép đầu dầm chuyển vị dọc được nhờ con lăn
xoay, chuyển vị xoay của đầu dầm có tâm quay tại điểm tiếp xúc giữa thớt trên và con lăn.

Hình 10.4 Cấu tạo gối con lăn thép và gối cao su dùng trong cầu bê tông cốt thép
a) - Gối di động con lăn thép; b) - Gối cao su
1 - Bản thép thớt trên; 2 - Bản thép thớt dưới; 3 - Cốt thép neo; 4 - Con lăn thép
5 - Bản thép ốp ngoài chống xê dịch ngang; 6 - Thép bản dày 2mm
7 - Cao su dày 5mm

5.Gối cao su-thép


Hiện nay trong cầu BTCT đường ôtô, gối cao su-thép được sử dụng rộng rãi do có
nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm thép, chiều cao nhỏ, chế tạo và bảo dưỡng đơn giản. Một trong
những ưu điểm nổi bật của gối cao su-thép là giảm chấn động giữa các mặt tiếp xúc và các gối
cầu hiện đại hầu như không cần bảo dưỡng.
Nhược điểm cơ bản của gối cao su-thép là tuổi thọ không cao ( 20năm), nếu chất
lượng cao su kém, sau vài năm cao su sẽ bị bẹp không đều gây ứng lực phụ bất lợi trong kết cấu.
Gối cao su-thép hiện đang sử dụng ở nước ta có hai loại chính: gối cao su phẳng và gối
cao su hình chậu.

3
05/03/2019

a) Gối cao su phẳng:


- Được áp dụng rộng rãi cho cầu BTCT đường ôtô có chiều dài nhịp < 3040m, chuyển
vị không lớn lắm (từ 0,52,5cm). Gối có thể chịu được tải trọng ngang do hãm xe, chịu được tải
trọng thẳng đứng từ 15200T. Hệ số ma sát của gối với bê tông khoảng 0,3.
- Cấu tạo:+ Gồm một số tấm cao su phẳng dày 525mm dán xen kẽ với các tấm thép
mỏng 0,82mm hoặc lưới thép, tạo thành một chồng có chiều cao cần thiết. Các bản thép trong
gối có tác dụng như các cốt thép ngăn cản sự biến dạng của cao su (do ma sát giữa cao su và
thép, vì vậy lực nén thẳng đứng mà các tấm cao su phải chịu giảm đi rất nhiều), tăng khả năng
chịu lực cắt, tăng độ cứng của gối khi chịu phản lực thẳng đứng. Nhờ tính chất đàn hồi của cao
su mà đầu dầm có thể chuyển vị trượt và chuyển vị xoay.
+ Gối di động chỉ khác gối cố định ở chỗ: Số tấm cao su và số tấm thép trong gối di động nhiều
hơn. Gối có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật.
Bảng dưới đây trình bày một số loại gối cao su phẳng hình chữ nhật, được sử dụng rộng rãi trong
dự án cải tạo nâng cấp các cầu trên QL1 (mặt cắt ngang cầu gồm các dầm I bằng BTCTDƯL ,
bản mặt cầu bằng BTCT đúc tại chỗ)

Hình 2.20: Cấu tạo gối cao su-thép phẳng


1-Đầu dầm 2-Bệ kê gối 3-Tấm thép dày 0,8-2mm 4-Tấm cao su dày 5-25mm

b) Gối cao su hình chậu (Pot-Bearing):


- Áp dụng cho các nhịp dầm từ 30130m. Có thể chịu được phản lực gối từ
1002500T, cho phép chuyển vị ngang lớn (từ 515cm). Loại gối này có chiều cao xây dựng
thấp, lắp đặt thuận tiện và sửa chữa bảo quản đơn giản. Tuy nhiên giá thành loại gối này khá
cao.
- Cấu tạo:

Hình 2.21.Cấu tạo gối cao su-thép hình chậu (Pot-Bearing)


1-Đầu dầm; 2-Bệ kê gối;3-Tấm trượt bằng dày 2mm; 4-Tấm thép hợ kim không gỉ, phẳng
mịn, dày 1mm; 5-Đĩa Teflon, dày 4-8mm; 6-Nắp đậy;7-Joăng cao su; 8-Tấm cao su; 9-Chậu
thép;10-Bản nẹp dẫn hướng

You might also like