You are on page 1of 176

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách chuyên khảo “Công nghệ cọc nâng cao” được biên soạn nhằm cung
cấp cho sinh viên đại học, học viên cao học tại các trường đại học nói riêng và các
độc giả nói chung s phương pháp tiếp cận theo hướng công nghệ khi học tập, nghiên
cứu, thiết kế và thi công cọc.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài “phân tích sự làm việc của bản móng
trong móng bè-cọc”, cuốn sách công nghệ cọc nâng cao được biên soạn với các nội
dung chính sau: phương pháp thi công hiện hành; sự cố thường xảy ra; những vấn
đề chưa sáng tỏ (phương pháp thi công, vật liệu cọc, ma sát âm, phương pháp tính
toán, mô hình tính toán, thí nghiệm, lấy mẫu…) mà các nhà nghiên cứu và thực
hành đang tìm cách lý giải; những vấn đề liên quan đến việc thiết kế, dự đoán sự
làm việc của cọc và các phương pháp kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng cũng
như sự làm việc thực tế của cọc so với các giả thiết thiết kế.
Nói về sự làm việc của cọc, Randolph đã đưa ra ba quan niệm như sau:
- Quan niệm“cọc truyền thống”: cọc thường chỉ làm việc ở 30 ÷ 40% sức chịu tải
cực hạn. Sẽ là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn nếu như 60 ÷ 70% sức chịu tải còn
lại không được sử dụng mà không vì một lý do nào khác;
- Quan niệm “Cọc từ biến”: cọc làm việc ở tải trọng vào khoảng từ 70 ÷ 80% sức
chịu tải cực hạn. Một quan điểm khác của “cọc từ biến” là sử dụng toàn bộ 100%
sức chịu tải cực hạn. Từ đó nảy sinh quan điểm sử dụng cọc chủ yếu như công cụ
giảm chuyển vị, tức là cọc tham gia chịu tải cùng với đất nền trong hệ móng. Đây là
quan niệm về sự làm việc của cọc trong móng bè - cọc;
- Nguyên lý “kiểm soát chuyển vị lệch” trong đó cọc được bố trí ở các vị trí trọng
yếu mục đích là để làm giảm chuyển vị lệch, không phải là giảm chuyển vị tổng thể.
Hy vọng cuốn sách này ngoài việc cung cấp một số kiến thức cơ bản về sự làm
việc của cọc, còn góp phần giúp người đọc tìm hiểu thêm các ứng xử của nó cọc
trong các giai đoạn làm việc khác nhau. Cuốn sách tập hợp các ghi chép trong quá
trình nghiên cứu đề tài “Phân tích sự làm việc của bản móng trong móng bè - cọc”
của chính tác giả. Trong quá trình biên soạn mặc dù rất cố gắng, song không tránh


khỏi thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được nhiều góp ý và phản biện của bạn đọc
để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn cho những lần tái bản sau. Ý kiến
đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ email:hoa.caovan@uah.edu.vn..

Tác giả


Chương 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CỌC

Giải pháp móng cọc được áp dụng cho hầu hết các công trình cao tầng hiện nay.
Căn cứ vào cách thức vượt qua sức kháng giữa đất và cọc trong quá trình thi công,
có thể phân chia phương pháp hạ cọc thành ba nhóm như sau:
- Các phương pháp dùng ngoại lực tác động lên cọc:
+ Hạ cọc bằng phương pháp va đập: Sử dụng búa rơi tự do, búa diesel, búa hơi,
hoặc, búa thủy lực. Ngày nay chủ yếu sử dụng búa diesel và búa thủy lực;
+ Hạ cọc bằng sức ép tĩnh;
- Các phương pháp làm giảm một phần sức kháng giữa đất và cọc:
+ Hạ cọc bằng phương pháp rung ép;
+ Hạ cọc bằng phương pháp rung ép kết hợp xói nước;
- Các phương pháp không dùng ngoại lực tác động lên cọc:
+ Thi công công cọc tại chỗ, ví dụ: cọc khoan nhồi, cọc barettee;
+ Thi công cọc bằng phương pháp khoan thả.
1.1. GIẢI PHÁP CỌC ĐÓNG
1.1.1. Cấu tạo chung của máy đóng cọc
Hình 1.1 mô tả cấu tạo chung của máy đóng cọc.

Hình 1.1: Cấu tạo chung của máy đóng cọc


1.1.1.1. Máy cơ sở
Thường dùng là cần trục bánh xích hoặc máy đào một gầu hoặc, dùng toa quay
lắp trên giá, di chuyển bằng bánh thép trên ray (xem Hình 1.1).
1.1.1.2. Giá búa
Là hệ dàn được cấu tạo từ những thanh thép ống và thép góc, dùng để dẫn hướng
cho đầu búa trong quá trình đóng cọc và đôi khi dùng để đặt các thiết bị hay các phụ
kiện khác. Hệ có thể điều chỉnh được góc nghiêng (khoảng 5o) khi cần thiết, để đóng
cọc xiên.
1) Công dụng
- Dùng để nâng, dựng và giữ cọc đúng vị trí thiết kế, đúng góc nghiêng cần thiết;
- Dùng để lắp búa, dẫn hướng cho búa khi đóng cọc và khi thiết bị di chuyển
trong phạm vi công trường.
2) Các thông số chính của giá búa
- Sức nâng (Q) là trọng lượng tổng cộng của búa, mũ cọc và cọc;
- Độ cao giá búa (H) là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt đất đến trục
quay của ròng rọc trên đỉnh giá búa;
- Tầm với (R) là khoảng cách từ tâm quay của máy cơ sở đến tim cọc;
- Góc nghiêng dọc () và góc nghiêng ngang () là góc giữa phương đứng với giá búa
và góc giữa hướng của máy cơ sở với đường thẳng nối từ tâm máy cơ sở với tim cọc.
Các thông số trên và một số thông số khác được ghi trong đặc tính kỹ thuật của
giá búa.
3) Phân loại giá búa
- Theo công dụng có thể phân loại thành:
+ Giá búa vạn năng: Có thể quay tròn 360o, thay đổi được tầm với R, góc nghiêng ,
góc quay ;
+ Giá bán vạn năng: Có thể quay tròn 360o, điều chỉnh được tầm với R và góc quay ,
nhưng không điều chỉnh được góc nghiêng . Trên giá chỉ lắp được búa đóng cọc đứng,
không lắp được búa đóng cọc nghiêng;
+ Giá búa đơn giản: Không quay được, không thay đổi được tầm với R, góc
nghiêng , và góc quay .
- Theo khả năng di chuyển có thể phân loại:
+ Giá búa cố định: Kiểu giá búa thô sơ, đặt trên khung thép chuyển vị trí bằng thủ
công, chỉ đóng được cọc đứng;
+ Giá búa lưu động: Có cơ cấu di chuyển trên ray và cơ cấu quay, thay đổi được
các thông số tầm với R, góc nghiêng  và góc quay .


+ Giá búa tự hành: Giá búa vạn năng, lắp trên xe chuyên dùng di chuyển bằng
bánh xích hoặc giá búa vạn năng đặt trên máy kéo bánh xích hoặc máy xúc một gầu
bánh xích.
1.1.1.3. Đầu búa
Là một khối nặng chuyển động lên xuống, theo một kết cấu dẫn hướng đặc biệt
và là bộ phận trực tiếp gây ra lực để đóng cọc, ví dụ: đầu búa rơi tự do, búa diesel,
búa rung, búa thủy lực, búa hơi nước. Búa làm việc theo hai bán chu kỳ: chuyển
động chậm của búa từ dưới lên trên và chuyển động nhanh dần từ trên xuống để đập
vào đầu cọc, truyền năng lượng cho cọc.
Các thiết bị phụ trợ gồm có: Tời nâng hạ búa, nâng hạ cọc, đối trọng để giữ cho
giá búa ổn định, động cơ, hệ thống cung cấp khí nén, thủy lực, cấp điện.
1.1.2. Búa diesel
1.1.2.1. Đặc điểm chung
Búa diesel (búa nổ) là thành phần chính của loại máy đóng cọc mà trong đó giá búa
và động cơ diesel được kết hợp với nhau thành một cụm máy thống nhất. Bản thân
búa chính là một nửa động cơ diesel (hoặc là xylanh hoặc là (piston), còn nửa kia lắp
trên đầu cọc. Vào thời điểm búa rơi xuống đầu cọc thì hai nửa động cơ tạo thành
buồng kín và một lượng dầu được bơm vào trong đó. Năng lượng rơi tự do của búa
nén hỗn hợp nhiên liệu trong buồng kín tới áp suất và nhiệt độ gây nổ. Năng lượng
gây nổ cùng lúc ấn cọc xuống đất và hất tung đầu búa lên cao. Đến một độ cao nhất
định, búa dừng lại rồi tiếp tục rơi xuống và cứ như thế toàn bộ quá trình lặp lại và liên
tục cho đến khi người điều khiển khóa van bơm dầu lại.

Hình 1.2: Hình ảnh búa diesel ống dẫn


Búa nổ được chia thành hại loại:
- Búa nổ cọc dẫn: có hai cọc dẫn hướng cho xylanh lên - xuống đúng vị trí của
piston trên đầu cọc.
- Búa nổ ống dẫn: xylanh đặt trên đầu cọc, piston lên xuống trong lòng xylanh.
1.1.2.2. Búa diesel (búa nổ) ống dẫn
1) Phạm vi ứng dụng
- Dùng để đóng cọc ống thép, cọc bê tông cốt thép loại vừa và nặng mcọc  13.000 kg;
Lcọc  25m, tiết diện cọc tới 45  45 cm (xem Hình 1.2).
2) Các thông số thiết bị
- Trọng lượng búa: mxl = 500  5.000 kG;
- Tỷ số nén:  = 15;
- Áp suất trong buồng khí nổ: p 7  8 MPa;
- Hiệu suất búa:  = 0,6  0,65
- Độ cao rơi búa: Hmax = 2,8  3 m
- Tần số đóng cọc: f = 43  55 l/ph
3) Nguyên lý hoạt động.
Quá trình làm việc của búa diesel
loại ống dẫn như hình 1.3. Trên hình
1.4 là cấu tạo của búa nổ ống dẫn.
Phần va đập là piston - đầu búa (2)
trượt trong xylanh dẫn hướng (3).
Phần đế búa (7) nằm trong xylanh
có lỗ lõm hình bán cầu (bát chứa
dầu). Piston (2) làm nhiệm vụ của
đầu búa, phía trên có bộ phận bôi
trơn tự động, phía dưới có phần lồi
ra hình bán cầu tương ứng với phần Hình 1.3: Quá trình làm việc của búa nổ ống dẫn
lõm của bát chứa dầu (10).
Khi khởi động, cáp và lẫy khởi động (14) được kéo và đưa đầu búa lên cao, sau
đó thả cho piston (2) rơi tự do trong xylanh. Khi piston rơi xuống, ép vào lẫy bán
nguyệt (12), đẩy piston của bơm dầu áp suất thấp đi xuống, dầu được phun từ thùng
dầu (4) bơm vào xylanh hòa trộn với không khí, chảy vào bát chứa dầu. Piston tiếp
tục rơi xuống che kín lỗ thoát khí (5) làm cho không khí bị nén tới áp suất và nhiệt
độ cao. Khi phần lồi của piston (2) đập vào bát chứa dầu thì cọc được đóng lần đầu,
đồng thời làm cho dầu bắn thành tia, gặp không khí có áp suất và nhiệt độ cao, nó tự


bốc cháy, sinh công đẩy piston lên cao, đồng thời phản lực tác dụng ngược xuống đế
búa, thực hiện đóng lần thứ 2. Khi piston đi lên, khí cháy trong xylanh được thoát ra
ngoài qua ống xả (5), thực hiện quá trình trao đổi khí. Khi piston hết đà quán tính thì
nó lại rơi tự do xuống và tiếp tục một chu kỳ làm việc mới, mỗi lần piston rơi là một
lần cọc được đóng sâu vào trong nền đất.

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo búa diesel kiểu ống dẫn

1.1.2.3. Búa diesel (búa nổ) kiểu thanh dẫn


1) Phạm vi sử dụng
Dùng để đóng cọc ống thép, cọc gỗ và cọc BTCT loại nhẹ (mcọc ≤ 550 kg) xuống đât
mềm và đất trung bình. Dùng để đóng cọc khi thi công các công trình thấp tầng, khu
vực xa khu dân cư, nơi làm việc của các cơ quan trường học (xem Hình 1.5).
2) Các thông số thiết bị
- Trọng lượng búa: mxl = 140  2.500 kg
- Tỷ số nén:  = 15  32
- Áp suất trong buồng khí nổ: p 6  7 MPa
- Hiệu suất búa:   0,35  0, 4
- Độ cao rơi búa: H max  1, 0  2, 6 m
- Tần số đóng cọc: f  50  100 l/ph
3) Nguyên lý hoạt động
Hai cọc dẫn hướng (8) liên kết với đế búa (14) được đúc  
liền với piston (15). Mặt dưới piston tỳ lên đế búa và mũ Hình 1.5: Cấu tạo búa
cọc (12). Xylanh (6) trượt dọc theo hai thanh dẫn hướng diesel kiểu thanh dẫn


đồng thời làm nhiệm vụ đầu búa. Phía trên cọc là đòn gánh khởi động (2) có gắn móc
khởi động (3) và cáp treo (1). Khi thả cáp, búa rơi xuống theo hai thanh dẫn, móc (3) tự
động móc vào chốt (4), sau đó nâng cả đòn gánh khởi động và xylanh lên vị trí cao nhất.
Giật dây cáp khởi động (1), móc (3) trượt khỏi chốt (4), xylanh rơi tự do theo thanh dẫn
chụp vào piston (15) để đóng cọc và nén không khí trong buồng xylanh đến áp suất và
nhiệt độ nổ. Đồng thời chốt bơm dầu (7) đánh vào cần của piston bơm dầu cao áp (9),
dầu được phun qua vòi phun (17) vào buồng xylanh dưới dạng sương mù, dưới nhiệt độ
và áp suất cao tự bốc cháy (nổ) phát sinh áp lực đẩy piston đi lên. Khi hết đà quán tính,
piston (đầu búa) rơi xuống tiếp tục nén khí, đóng cọc, nổ. Cứ như vậy, sau mỗi lần rơi
xuống, cọc được đóng sâu xuống đất (xem Hình 1.6).

Hình 1.6: Sơ đồ cấu tạo búa đóng cọc kiểu thanh dẫn

1.1.2.4. Chọn búa diesel


Chọn loại búa xung kích nói chung và búa diesel nói riêng căn cứ vào trọng lượng
của búa, năng lượng xung kích của một nhát búa (sau một lần búa va chạm vào cọc
hay một lần đóng cọc, kích thước và sức chịu tải của cọc cần đóng.
- Chọn búa có năng lượng xung kích:
A  25P (1.1)
trong đó: A - năng lượng xung kích của một nhát búa N.m;
P - sức chịu tải giới hạn của cọc, P = Pt/n kN;
Pt - sức chịu tải tính toán lớn nhất của cọc;
n - hệ số kể đến sự không đồng nhất của đất nền, n = 0,7 

10 
- Có nhiều phương pháp xác định sức chịu tải tính toán của cọc, có thể xác định
sức chịu tải tính toán của cọc theo biểu thức:
    
Pt  .F.L.tg 2     q  .k kN (1.2)
 4 2 
trong đó:
-trọng lượng riêng của đất, nơi cọc xuyên qua kN/m3;
F - tiết diện ngang của cọc, m2;
L - chiều dài cọc, m;
- góc ma sát trong của đất, [độ] ;
q - trọng lượng của cọc, kN;
k - hệ số an toàn, k6
- Năng lượng xung kích của một nhát búa:
Đối với búa ống dẫn: A = 0,9Q.H
Đối với búa cọc dẫn: A = 0,4Q.H (1.3)
trong đó:
Q - trọng lượng phần động của búa, [kN];
H - chiều cao rơi thực tế phần đập búa khi đóng ở giai đoạn cuối [m].
- Xác định chiều cao rơi hợp lý của búa:
2 FL
H hl  0,8H max  0, 4. m (1.4)
QE
trong đó:
- ứng suất trong cọc hay cường độ chịu tải theo vật liệu của cọc kN/m2;
Q - trọng lượng phần động của búa, kN;
Hmax - chiều cao rơi (hành trình) lớn nhất của búa, m;
L - chiều dài cọc, m;
E - mô đun đàn hồi của vật liệu cọc, kN/m2;
F - tiết diện ngang của cọc, m2.
- Xác định vận tốc rơi tự do của búa.
v  2gH hl m/s (1.5)

trong đó:
g - gia tốc trọng trường, m/s2;
Hhl - chiều cao rơi hợp lý của búa, m.

11 
- Xác định hệ số hiệu dụng của búa:
Sau khi chọn búa diesel theo năng lượng xung kích, cần phải kiểm tra xem loại
búa được chọn có phù hợp với loại cọc cần đóng hay không, căn cứ vào hệ số hiệu
dụng k0 của búa theo điều kiện sau:
Qt  q
k0   k 0 max (1.6)
A
trong đó:
Qt - trọng lượng tổng thể của búa, kN;
A - năng lượng xung kích của búa, N.m;
q - trọng lượng của cọc và đệm cọc, kN;
k0max - hệ số hiệu dụng lớn nhất của búa được chọn theo bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hệ số hiệu dụng lớn nhất của búa, k0max

Loại cọc
Loại búa xung kích
Gỗ, tre Thép BTCT
Búa rơi được nâng hạ bằng tời 2,0 2,5 3,0
Búa hơi đơn động và búa diesel cọc dẫn 3,5 4,0 5,0
Búa hơi song động và búa diesel ống dẫn 5,0 5,5 6,0

Khi đóng cọc xiên nên tăng năng lượng va đập của búa ở công thức (1.1) bằng
cách hiệu chỉnh hệ số trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Hệ số chọn búa đóng cọc xiên

Độ nghiêng của cọc Hệ số k1


5:1 1,1
4:1 1,15
3:1 1,25
2:1 1,4
1:1 1,7

- Hiệu quả công tác đóng cọc.


Hiệu quả công tác đóng cọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu phụ
thuộc vào ba yếu tố chính. Quá trình đóng cọc chỉ có thể diễn ra bình thường khi và
chỉ khi thỏa mãn được ba yếu tố đó:
+ vbúa  6 m/s, vận tốc búa quá lớn sẽ làm vỡ đầu cọc;

12 
+ f 30 lần/phút, nếu tần số quá nhỏ thì cọc đã dừng chuyển động trước khi đóng
nhát tiếp theo, như vậy một phần năng lượng đáng kể của nhát búa bị hao phí vào
việc khắc phục sức ỳ quán tính của cọc.
+ Mối quan hệ giữa trọng lượng búa và trọng lượng cọc: mbúa  0,2)mcọc,
nếu búa quá nhẹ thì đóng cọc chậm, nếu búa quá nặng thì có thể làm bể đầu cọc
thậm chí gãy cọc;
Muốn có hiệu quả đóng cọc cao thì tỷ số giữa trọng lượng phần động của búa Q
và trọng lượng cọc q phải thỏa mãn điều kiện sau:
+ Nếu chiều dài cọc L  12 m thì Q/q  0,75  1;
+ Nếu chiều dài cọc L  12 m thì Q/q  1,25  1,5;
+ Nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì trọng lượng búa quá nhẹ, dẫn đến
hiệu quả một lần đóng giảm. Thời gian đóng lâu, năng suất giảm, đồng thời ảnh
hưởng đến tuổi thọ của búa.
Trong thực tiễn thi công, để đóng cọc có chiều dài 10  12 m cần thời gian trung
bình từ 20 đến 30 phút. Nếu quá thời gian trên cần chọn lại búa có trọng lượng phần
động nặng hơn.
1.1.2.5. Đánh giá sức chịu tải của cọc
1) Chất lượng thi công:
Trong quá trình thi công đóng cọc cần có mặt cán bộ giám sát thi công và ghi
chép những dữ liệu sau:
- Ngày đúc cọc, ngày đóng cọc;
- Số liệu cọc, vị trí và kích thước cọc;
- Chiều sâu đóng cọc, số đoạn cọc và mối nối;
- Loại búa đóng coc, chiều cao rơi búa, số nhát búa trong 1 phút;
- Tổng số nhát búa từ khi bắt đầu đến khi kết thúc;
- Số nhát búa đập để cọc đi được 100 cm trong những đoạn đầu;
- Số nhát búa đập để cọc đi được 20 cm ở 3 m cuối cùng;
- Loại đệm đầu cọc;
- Trình tự đóng cọc trong nhóm;
- Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác đóng cọc theo thiết kế và các sai số;
- Tên cán bộ giám sát và tổ trưởng thi công;
2) Độ chối:
Công tác đóng cọc được kết thúc khi đạt độ chối quy định. Khi cọc đã đạt chiều
sâu thiết kế, nhưng chưa đạt độ chối thì dừng đóng cọc sau thời gian nghỉ sẽ đóng
kiểm tra. Thời gian nghỉ là 3 ngày đối với đất cát, 6 ngày đối với đất sét.

13 
Độ chối dư của cọc thỏa mãn:
nFE tt Q   2 (q  q1 )
e  T (1.7)
kP  kP  QT  q  q1
  nF 
MM 
Nếu độ chối dư e  20 mm, phải thỏa mãn điều kiện:
Q
2E tt  kPc
Qq
ec (1.8)
 kP  n 0 n   Q 
kP  2     2g(H  h) 
 4  F  Qq 
trong đó:
e - độ chối dư, bằng độ lún của cọc do một nhát búa đóng và 1 phút làm việc
của búa rung, cm;
c - độ chối đàn hồi( chuyển vị đàn hồi của đất và cọc), được xác định bằng
dụng cụ đo độ chối, cm;
F - diện tích theo chu vi ngoài của cọc đặc hoặc rỗng (không phụ thuộc vào
cọc có hay không có mũi nhọn), m2;
n - hệ số tra theo bảng 1.3 T/m2.
Bảng 1.3 Hệ số n

Loại cọc Hệ số n (T/m2)


Cọc BTCT có mũ 150
Cọc thép có mũ 500

Ett(A) - năng lượng tính toán của nhát đập, lấy theo công thức (1.3) cho búa
diesel, riêng búa treo và búa đơn động lấy bằng QH, khi dùng búa hơi song
động lấy theo lý lịch búa, đối với búa rung lấy theo năng lượng nhát đập quy
đổi, hoặc cho trong bảng 1.4 Tấn.cm;
Bảng 1.4. Năng lượng nhát đập quy đổi

Lực cưỡng bức, (tấn) 10 20 30 40 50 60 70 80


Năng lượng nhát đập
450 900 1300 1750 2200 2650 3100 3500
quy đổi, (T.cm)

Q - trọng lượng phần đập của búa, T;


H - chiều cao rơi thực tế phần đập của búa, cm;

14 
K - hệ số an toàn về đất, lấy k = 1,4 trong công thức(1.7) và k = 1,25 trong
công thức (1.8); còn trong xây dựng cầu khi số lượng cọc trong trụ lớn hơn
20 thì k = 1,4, từ 11 20 cọc thì k = 1,6, từ 6  10 cọc thì k = 1,65, từ 1 5
cọc thì k = 1,75;
P - sức chịu tải của cọc theo thiết kế, T;
M - hệ số lấy bằng 1 cho búa đóng và theo bảng 1.5 cho búa rung;
QT - trọng lượng toàn phần của búa hoặc búa rung, T;
 - hệ số phục hồi va đập, lấy 2 = 0,2 khi đóng cọc BTCT và cọc thép có dùng
mũ cọc đệm gỗ, còn khi dùng búa rung thì 2 = 0;
q - trọng lượng cọc và mũ cọc, T;
q1 - trọng lượng cọc đệm, tấn; khi dùng búa rung q1 = 0;
h - chiều cao rơi búa diesel h = 50 cm, các loại khác h = 0;
Bảng 1.5. Hệ số M

Loại đất dưới mũi cọc Hệ số M


Sỏi sạn có lẫn cát 1.3
Cát: - hạt trung và thô 1.2
- hạt nhỏ chặt vừa 1.1
- cát bụi chặt vừa 1.0
Á cát dẻo, á sét và sét cứng 0.9
Á sét và sét - nửa cứng 0.8
Á sét và sét - dẻo cứng 0.7

 - diện tích mặt bên của cọc, m2;


n0 và n - các hệ số chuyển đổi từ sức kháng động của đất sang sức kháng tĩnh,
n = 0,25 giây.m/ tấn; n0 = 0,0025, giây.m/ tấn;
g - gia tốc trọng trường (g = 9.81m/ s2).
Độ chối của cọc cũng có thể xác định theo công thức động của Hiley (1.9):
e HWr
e f  0.5e0 (1.9)
Qu
trong đó:
e - độ chối của cọc, chuyển vị trung bình của một nhát búa (tính trung bình cho
20 cm cuối cùng), m;
ef - hiệu suất cơ học của búa đóng cọc, một số giá trị được kiến nghị như sau:
+ búa rơi tự do điều khiển tự động, ef = 0,8;
+ búa diesel, ef = 0,8;

15 
+ búa rơi tự do nâng bằng cáp tời, ef = 0,4;
+ búa hơi đơn động, ef = 0,6;
H - chiều cao rơi búa, m;
Wr - trọng lượng của búa đóng, T;
2ef HWr L p
e0  (1.10)
FE e
Qu - sức chịu tải cực hạn của cọc, thông thường lấy với hệ số an toàn Fs  3;
Lp - chiều dài cọc [m];
F - diện tích tiết diện cọc [m2]
Ee - mô đun đàn hồi của vật liệu cọc [T/ m2].

Hình 1.7: Biểu đồ ghi độ chối đóng cọc

Hình 1.7 thể hiện cách đơn giản ghi nhận độ chối ngoài hiện trường. Dùng bút chì
gắn cố định lên đầu cọc, và dùng giấy kẻ mm gắn cố định ngoài nền đất để ghi nhận
độ lún và độ chối từng nhát búa.
3) Sức chịu tải theo công thức động của cọc
Có thể xác định sức chịu tải theo công thức động từ kết quả đo đạc,được thể hiện
trên hình 1.7 như sau:
E h Wh H
Qu  (1.11)
c
s
2
trong đó:
Qu - sức chịu tải cực hạn của cọc;

16 
Eh - năng lượng va đập hiệu quả của búa;
Wh - trọng lượng rơi của búa;
H - chiều cao rơi thực tế của búa;
s - chuyển vị trung bình của một nhát búa;
c - chuyển vị đàn hồi trung bình của một nhát búa.

1.2. ĐÓNG CỌC BẰNG BÚA THỦY LỰC

1.2.1. Khái niệm


Hiện nay búa thủy lực được sử dụng rộng rãi thay thế cho các loại búa nổ, bởi sự
hoạt động êm, ít tiếng ồn, ít ảnh hưởng đến môi trường, hiệu suất hoạt động cao. Tỷ
lệ truyền thế năng từ búa vào đầu cọc lớn hơn so với búa đóng đặc biệt là búa diesel
có cùng công suất. Với hành trình chỉ bằng ¾ hành trình của búa HH5 có thể gây ra
chuyển vị của cọc gấp hai lần so với búa đóng diesel, (xem bảng 1.6).
Năng lượng động của búa được cung cấp bởi hệ thống bơm dầu thủy lực, vì thế
cho phép điều chỉnh lực đóng và tần số đóng một cách dễ dàng. Có thể hạn chế
những va đập ngắn, tức thời, kéo dài sự tác động và tiếp xúc giữa đầu búa và đầu
cọc, hiệu suất sử dụng năng lượng cao.
Búa thủy lực BSP có nhiều loại: HH5HD, HH7HD, HH9HD, HH11HD.
1.2.2. Các thông số của búa

Hình 1.8: Cấu tạo búa thủy lực

17 
Hình 1.8 thể hiện cấu tạo của búa thủy lực.
- Trọng lượng của búa thủy lực lên đến 11.000 kG.
- Tốc độ đóng đạt trên 170 lần /phút;
- Số nhát đóng trong 1 phút từ 45 đến 100 nhát;
- Có thể đóng cọc với tiết diện lớn, chiều dài tới 50 m.
- Có khả năng giảm nứt và vỡ đầu cọc, có thể điều chỉnh lực đóng cho từng loại
đất, vị trí đóng.
1.2.3. Chọn búa thủy lực
Sự hoạt động của búa có thể được đánh giá trên ba tỷ số sau đây trên cơ sở kết
quả phân tích phương trình đóng cọc.
KE
K (1.12)
PE
ME
DE  (1.13)
PE
ME
TR  (1.14)
PE
trong đó:
K - hiệu quả cơ học của búa;
DE - hiệu quả của hệ thống đóng hạ cọc;
TR - hiệu quả chung hay tỷ số truyền tải;
KE - động năng;
PE - thế năng;
ME - năng lượng đạt được lớn nhất.
Thực tế cho thấy, đối với búa diesel hiệu quả chung thường là 30  40%, trong
khi đó búa thủy lực có hiệu quả chung từ 65  80%. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả của búa bao gồm:
- Loại cọc;
- Chiều dài và độ cứng của cọc;
- Điều kiện đất nền;
- Tình trạng và loại mũ cọc;
- Sự thẳng góc giữa cọc và búa;
- Hiệu quả cơ học của búa (tình trạng búa).
Hiệu quả cơ học của búa đối với dòng búa BSP thường từ 95  105%, tùy vào
chủng loại và tình trạng của búa.

18 
Tất cả các công thức đóng cọc đều liên quan đến khối lượng và chiều cao rơi của
búa hoặc năng lượng. Động lực tác động dựa trên định luật va chạm của Newton của
hai vật thể không đàn hồi, có khối lượng W, chuyển động với tốc độ khác nhau, sau
khi va chạm chúng cùng chuyển động với tốc độ như nhau. Động lực đơn vị MV
được xác định bởi:
W m
MV   (1.15)
g s
Ví dụ: So sánh của búa diesel và búa thủy lực có năng lượng tương đương được
thể hiện thể hiện trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. So sánh năng lượng động của búa diezel K25 và búa thủy lực HH5

Loại búa KOBE K25 BSP HH5


Khối lượng búa, [tấn] 2,5 5,0
Chiều cao rơi lớn nhất, [m] 2,4 1,2
Năng lượng, [KNm] 60 60
Tốc độ va chạm lý thuyết, [m/s] 6,86 4,85
Hiệu quả cơ học, [%] 77,5 95
Tốc độ va chạm hiệu chỉnh, [m/s] 5,316 4,6
Động lực = khối lượng  tốc độ 13,29 23,03

Do đó tỷ số động lực là 23,03/13,29 = 1,732. Cho thấy búa thủy lực có hiệu quả
đóng cọc cao hơn hẳn búa diesel.
1.2.4. Đánh giá sức chịu tải của cọc
Cọc đạt được yêu cầu trong thi công khi cọc được xem như được thi công đạt yêu
cầu khi đạt độ chối thiết kế. Nhà sản xuất búa đề xuất công thức Hiley (1.9) để tính
sức chịu tải của cọc sau khi đóng.
Ví dụ: Tính sức chịu tải của cọc sau khi đóng:
- Cọc ống D = 500 mm  100 mm dài 25 m;
- Cọc có khối lượng 7,5 tấn;
- Sử dụng đệm đầu cọc là gỗ cứng kết hợp gỗ mềm.
- Sức chịu tải cực hạn theo Hiley:
2
WR HK WR  e Wp
Ru   (1.16)
c WR  Wp
S
2

19 
trong đó:
WR - khối lượng búa, WR = 9 tấn;
H - chiều cao rơi, H = 1200 mm;
K - hiệu quả của búa, K = 95%;
S - chuyển vị một nhát búa, S = 2 mm (chối trung bình);
C - chuyển vị đàn hồi, C = 19 mm (đo đạc);
e - hệ số phục hồi của cọc và mũ, e = 45% (đệm gỗ mềm đầu cọc và đệm gỗ
cứng mũ cọc);
Wp - khối lượng cọc và mũ cọc, Wp = 8,5 tấn.
- Thay số vào (1.16) ta có:
9  1200  95 9  1, 721
RU    546,58 [tấn] (1.17)
2  9,5 17,5

1.3. GIẢI PHÁP CỌC ÉP

1.3.1. Khái niệm


- Cọc ép là cọc được thi công bằng sức ép tĩnh, không tạo ra xung lực lên đầu
cọc. Phương pháp này phù hợp cho đất dính, đối với đất rời chỉ phù hợp khi chiểu
dày lớp đất này nhỏ;
- Tải trọng thiết kế Qtk là sức chịu tải dự tính mà cọc phải gánh chịu theo thiết kế;
- Lực ép nhỏ nhất Pmin là lực ép nhỏ nhất được sử dụng để ép cọc, thông thường
Pmin = 150 200% Ptk;
- Lực ép lớn nhất Pmax là lực ép lớn nhất có thể sử dụng để ép cọc, không được
vượt quá sức chịu tải theo vật liệu của cọc, thông thường Pmax = 200 300% Ptk.
1.3.2. Các yêu cầu đối với đoạn cọc ép
- Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối, mối hàn suốt cả hai mặt;
- Vành thép nối phải thẳng, không cong vênh;
- Bề mặt tiếp xúc của hai đoạn cọc nối phải kín khít;
- Kích thước bản mã đúng với thiết kế, chiều dày ≥ 4mm;
- Tim của cọc phải trùng với phương nén;
- Chiều dài hàn tuân thủ thiết kế, hàn ở 4 mặt cọc, chiều dài đường hàn ở mỗi mặt
≥ 10cm.
1.3.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị ép cọc
- Lực ép danh định của thiết bị ép cọc  1,4 Pmax;

20 
- Lực ép cọc phải cùng phương với tim cọc, để không gây ra lực ép ngang;
- Chuyển động của piston phải đều, tốc độ ép có thể điều chỉnh được;
- Đồng hồ đo áp lực phải được kiểm định;
- Giá trị đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực ép;
- Thiết bị ép cọc phải được vận hành theo quy định an toàn lao động.

1- cọc bê tông cần ép; 2- xylanh thủy lực ép; 3- dẫn hướng cọc ép;
4- con trượt (dẫn hướng di động); 4.1- dẫn hướng con trượt ngoài;
4.2- khoanh ngoài xylanh thủy lực ôm (4xylanh,) đường lớn nhưng hành trình nhỏ;
4.3- khoang trong xylanh thủy lực ôm; 4.4- tuy ô dẫn dầu thủy lực;
5- tải (đối trọng-counter weight) đối với các loại máy nhẹ thường là các cục bê tông, đối với
những máy nặng thường là các cục gang dạng đấu móc, móc vào bàn máy để tăng độ ổn định;
6- bàn máy (main body platform) kết cấu dạng thép hộp để chất tải và toàn bộ thiết bị đặt
trên nó (cabin, cần trục…); 7- xylanh thủy lực đỡ bàn máy (supporting leg) 8 chiếc, cần của
nó chống vào trục của bánh sắt; 8- xylanh thủy lực di chuyển 8 chiếc, mỗi chân 2 chiếc, tác
dụng ngược chiều nhau; 9- cụm bánh sắt di chuyển 8 cụm, mỗi chân 2 cụm;
10- ray di chuyển mỗi chân 1 ray; 11- chân dài 2 chiếc (long boat);
12- chấu ôm, là một mặt phẳng có gờ để tăng ma sát; 13- chân giữa (short boat)
có kết cấu gồm 2 mảnh, ở giữa có khớp trụ và khớp cầu để thuận tiện khi chúng ta quay máy.

Hình 1.9: Sơ đồ cấu tạo máy ép ôm

1.3.4. Thiết bị ép thủy lực (ép ôm)


1.3.4.1. Sơ đồ cấu tạo thiết bị ép thủy lực (Hình 1.10)
Lực ép tác dụng lên cọc thông qua các chấu ma sát.

21 
Hình 1.10: Hình ảnh máy ép tự hành (ép ôm)

1- cabin điều khiển ép cọc; 2- Xylanh ép cọc; 3- đệm giữ cọc;


4- cabin điều khiển cầu; 5- cọc tập kết về công trường.
Hình 1.11: Sơ đồ cấu tạo thiết bị ép thủy lực (ép ôm)

1.3.4.2. Các bước thi công ép cọc


Lực ép cọc truyền vào cọc thông qua các chấu ma sát, tạo thành áp lực để ép cọc
đi xuống. Trong quá trình thi công, có thể điều chỉnh bệ máy sao cho có thể thi công
một số lượng cọc tối đa tại một vị trí đứng của máy, nhằm giảm số lần di chuyển đối
trọng. Trình tự ép cọc như sau:
Bước 1: Tập kết cọc, kiểm tra máy chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ để thi công hạ
cọc. Di chuyển máy vào vị trí ép, các xylanh thủy lực nâng hạ bàn máy (7) co ép hết
hành trình để đưa bàn ép lên trên, đồng thời các chấu ôm (12) co hết cở để chờ tiếp
nhận cọc (Hình 1.9 và Hình 1.11).

22 
Bước 2: Đưa đoạn cọc thứ nhất vào vị trí ép, điều chỉnh mũi cọc vào vị trí đã xác
định, chỉnh cọc theo phương đứng. Dầu được bơm vào các khoang ngoài của xylanh
thủy lực ôm, đẩy các chấu kẹp chặt cọc trong quá trình ép. Cọc được hạ xuống nhờ
các xylanh thủy lực (2). Hết một hành trình, các xylanh ôm cọc được nhả ra, các
xylanh ép cọc (2) co lại hết hành trình để đưa toàn bộ hệ thống con trượt (4) đi lên,
tiếp tục hành trình hạ cọc mới (Hình 1.9 và Hình 1.12).

Hình 1.12: Cẩu đoạn cọc thử nhất vào vị trí ép

Bước 3: Tiếp tục ép cọc đến cao độ 1,2  1,4 m so với mặt đất. Cẩu lặp đoạn cọc
thứ 2 vào giá ép, đầu dưới tỳ vào đoạn cọc thứ nhất, chỉnh hai đầu cọc khớp với
nhau và tiến hành hàn nối cọc. Cứ tiếp tục như thế, ép hết tất cả các đoạn cọc cho
đến khi đạt độ sâu và lực ép thiết kế cho phép.
Bước 4: Di chuyển máy đến vị trí khác để tiếp tục các cọc tiếp theo. Lặp lại từ
bước 1 (Hình 1.9 và Hình 1.13).

Hình 1.13: Cẩu đoạn cọc thứ hai vào giá ép

23 
1.3.4.3. Chọn máy ép cọc
Chọn máy ép cọc phù hợp để thi công hạ cọc xuống chiều sâu thiết kế, xuyên qua
các tầng địa chất khác nhau, tùy theo điều kiện địa chất công trình.
Muốn vậy, lực ép cọc phải đạt giá trị:
Pep  K.Qcoc (1.17)

trong đó:
Pep - lực ép cần thiết để hạ cọc đến độ sâu thiết kế;
K = 1,5  2 - hệ số phụ thuộc vào đất nền và tiết diện cọc;
Qcoc - tổng sức kháng tức thời của nền đất Qcoc = Qmũi + Qma sat;
Qmũi - sức kháng mũi cọc;
Qma sat - lực kháng ma sát thân cọc.
Để ép được cọc xuống chiều sâu thiết kế, cần phải có lực ép lớn hơn tổng sức
kháng ma sát và sức kháng mũi của đất nền. Lực ép được xác định bằng tổng trọng
lượng bản thân của cọc và lực ép thủy lực của máy ép.
1.3.5. Thiết bị ép đỉnh
1.3.5.1. Sơ đồ cấu tạo
Sơ đồ cấu tạo thiết bị thể hiện trên hình 1.14. và hình 1.15.
1.3.5.2. Công tác chuẩn bị ép cọc
Trước khi thi công hạ cọc, cần phải kiểm định các thông số kỹ thuật của máy
trước và trong quá trình thi công:
- Lưu lượng dầu của máy bơm, V [lít/ph];
- Áp lực bơm dầu lớn nhất Pmax, nhỏ nhất Pmin;
- Hành trình của kích thủy lực, cm;
- Phiếu kiểm định đồng hồ đo áp lực dầu và các van áp lực
- Trước khi thi công đại trà, cần phải thi công cọc thử và tiến hành thí nghiệm nén
tĩnh ở các địa điểm điển hình để chọn loại cọc, thiết bị ép, điều chỉnh thiết kế nếu
cần thiết. Số lượng cọc thử khoảng 1% tổng số cọc phải thi công , nhưng không ít
hơn 3 cọc.
1.3.5.3. Các bước thi công ép cọc
Bước 1: Dùng cần cẩu, cẩu 1 đoạn cọc vào vị trí cần đóng. Đoạn cọc đầu tiên phải
lắp chính xác, phải cân chỉnh sao cho tim của cọc phải song song với xylanh thủy
lực và đi qua mốc đã cắm. Sai số không vượt quá 1 cm. Đầu trên của cọc được gắn
vào thanh chặn (2) của khung dẫn hướng.

24 
1- cáp treo khung dẫn hướng di động; 2- thanh chắn đầu cọc; 3- cọc bê tông cần ép;
4- khung dẫn hướng di động; 5- khung dẫn hướng cố định; 6- Hai kích thủy lực có cấu tạo giống
hệt nhau, thân được ghép với tai trên của khung dẫn hướng cố định, cần được ghép với tai dưới
của khung dẫn hướng di động, nhờ vậy mà khung dẫn hướng di động có thể di chuyển tịnh tiến
trong lòng của khung dẫn hướng cố định; 7- khung chính kết cấu thép, dầm hộp, có rãnh ở mặt
trên; 8- khung phụ được ghép với khung chính bằng các bu lông chữ T hoặc chữ U; 9- con kê, có
tác dụng giúp dẫn hướng ổn định và truyền toàn bộ tải trọng của đối trọng xuống đất; 10- đối
trọng là các cục bê tông xếp dọc hoặc ngang trên hai đầu của khung chính QDT = (1,41,6)Fmax;
11- thùng dầu; 12- động cơ điện; 13- bơm dầu thủy lực; 14- ống dẫn dầu thủy lực;
15- áp kế luôn luôn đặt vào đường ống dẫn ở khoang trên; 16- cáp khởi động.

Hình 1.14: Sơ đồ cấu tạo máy ép đỉnh

Hình 1.15: Minh họa khung giá ép

25 
Bước 2: Khi kích thủy lực đã co hết cỡ, tăng áp lực dầu, những giây đầu tiên áp
lực dầu tăng dần, đoạn cọc đầu tiên xuyên vào đất với tốc độ ≤ 1 m/s theo chuyển
động của khung dẫn hướng di động và 4 thanh chặn đầu cọc (2). Trong quá trình ép
dùng hai máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc.
Nếu xác định thấy cọc bị nghiêng thì phải dừng ngay để điều chỉnh.

Hình 1.16: Sơ đồ ép một đài cọc

Bước 3: Khi đoạn cọc ép cách mặt đất 0,3  0,5 m thì tiến hành lắp đoạn cọc tiếp
theo. Kiểm tra mặt tiếp xúc của hai đoạn cọc, sửa chữa sao cho kín khít. Cân chỉnh các
chi tiết nối, sao cho tim của hai đoạn cọc phải trùng nhau. Tiến hành hàn liên kết.
Bước 4: Tiếp tục ép cọc và làm tương tự cho các đoạn cọc tiếp theo cho đến khi
đạt độ sâu thiết kế.
Bước 5: Sau khi ép xong toàn bộ cọc của công trình, tiến hành thí nghiệm cọc.
1.3.6. Điều kiện dừng ép cọc
Việc ghi chép lực ép trong nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng đoạn chiều dài
cọc cho tới khi đạt tới (Pep) min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20 cm cho tới
khi kết thúc hoặc theo yêu cầu cụ thể của đơn vị tư vấn thiết kế.
Đối với cọc ép sau, công tác nghiệm thu đài cọc và khóa đầu cọc tiến hành theo
tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác bê tông và bê tông cốt thép hiện hành.
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
- Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin Lc Lmax.
trong đó:
Lmin , Lmax - chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo
tình hình biến động của nền đất trong khu vực, m;
Lc - chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
- Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min (Pep)KT (Pep)max
trong đó:

26 
(Pep)min - lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max - lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT - lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc
xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính
(hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, nhà thầu phải báo cho đơn vị thiết
kế để có biện pháp xử lý.

1.4. GIẢI PHÁP CỌC KHOAN NHỒI VÀ CỌC BARETTEE 

1.4.1. Khái niệm


Cọc khoan nhồi ngày càng được áp dụng nhiều do các ưu điểm như: ít tiếng ồn, ít
khói thải, năng suất hiệu quả cao, có thể thi công được các cọc có sức chịu tải lớn.
- Ưu điểm:
+ Cọc được chế tạo tại chỗ, có kích thước và chiều dài tùy ý, không mất công nối
cọc, cắt cọc hoặc vận chuyển từ nơi khác đến;
+ Cọc được đúc trong các lỗ khoan sẵn, tránh được việc sử dụng lực xung kích để
hạ cọc cũng như thiết bị tạo ra lực xung kích đó, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh;
+ Có sức chịu tải lớn và có thể thi công được ở những nơi khó khăn nhất.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn;
+ Khó kiểm tra chất lượng cọc.
1.4.2. Quy trình thi công cọc
Quy trình thi công cọc khoan nhồi thể hiện trên hình 1.17.
Bước 1: Xác định vị trí tâm cọc.
Bước 2: Khoan tạo lỗ cho ống vách (Đường kính ống vách lớn hơn đường kính
của cọc từ 10  20cm).
Bước 3: Hạ ống vách.
Bước 4: Tiến hành khoan đồng thời cung cấp dung dịch bentonit.
Bước 5: Khoan đến độ sâu thiết kế.
Bước 6: Lắp gầu khoan mở rộng đáy.
Bước 7: Khoan mở rộng đáy lỗ khoan.
Bước 8: Đo độ sâu của lỗ khoan, làm sạch đáy hố khoan, thay bentonit.

27 
Bước 9: Hạ lồng cốt thép.
Bước 10: Lắp đặt ống đổ bê tông.
Bước 11: Làm sạch mùn khoan bằng khí nén.
Bước 12, 13: Đổ bê tông bằng phương pháp vữa dâng và thu hồi dung dịch bentonit.
Bước 14: Rút ống vách và hoàn thiện cọc.

Hình 1.17: Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi

1.4.3. Các dạng cọc nhồi


- Cọc nhồi đơn giản: Tiết diện hình trụ và đường kính không đổi trong suốt chiều
dài cọc.
- Cọc nhồi mở rộng đáy: Giống cọc nhồi đơn giản, nhưng đến gần đáy thì dùng
gầu đặc biệt để mở rộng đáy. Việc mở rộng đáy có thể dùng thuốc nổ. Cũng có thể
mở rộng nhiều đợt bằng khoan hoặc thuốc nổ trên suốt chiều dài thân cọc.
- Cọc barette: Đây là một đạng cọc nhồi có tiết diện chữ nhật, chữ L, I, H. Chúng thực
chất là những bức tường sâu trong nền đất bằng bê tông cốt thép. Cọc dạng này có sức
chịu tải lên đến 6.000 tấn. Có thể sử dụng để thi công tường vây cho các tầng hầm sâu.
1.4.4. Phân loại các thiết bị tạo lỗ cọc nhồi
- Máy khoan xoay tròn (cần dẫn hướng dạng dàn hoặc dạng hộp);
- Máy khoan kiểu guồng xoắn (khoan xoắn ruột gà);
- Máy đào va đập kiểu gầu ngoạm;
- Máy khoan kiểu rung ép;
- Máy khoan kiểu kết hợp xói nước.
1.4.5. Một số thiết bị tạo lỗ phổ biến
1.4.5.1. Máy khoan xoắn ruột gà
1) Cấu tạo: (Hình 1.18).

28 
Hình 1.18: Sơ đồ cấu tạo máy khoan xoắn ruột gà

2) Nguyên lý làm việc


Di chuyển đến vị trí làm việc. Điều khiển cụm dẫn động (9) gồm: động cơ điện
hoặc thủy lực qua hộp giảm tốc làm quay mũi khoan (10). Mũi khoan (10) vừa xoay
tròn cắt đất vừa đẩy bùn khoan lên dọc theo đường xoắn ốc, vừa tiến sâu vào lòng
đất theo bộ phận dẫn hướng (11).
3) Phạm vi sử dụng
- Dùng để khoan khô, phù hợp với địa chất các vùng miền núi, nơi có mực nước
ngầm thấp;
- Dùng để thi công các công trình nhỏ, đòi hỏi đường kính và chiều dài cọc không lớn;
- Phương pháp này tạo lỗ khô và đẩy đất lên theo cách khoan xoắn nên không bị
cản trở khi thi công hay bị tắc nghẽn;
- Hạn chế là mũi khoan khó chế tạo và không thể khoan sâu. Chiều dài cọc chỉ
khoảng 30  35 m, đường kính tối đa 600 mm.
 Máy khoan kiểu gầu xoay tròn.
- Sơ đồ cấu tạo (Hình 1.19, Hình 1.20).

29 
Hình 1.19: Sơ đồ máy khoan với gầu xoay tròn

Hình 1.20: Hình ảnh thi công cọc khoan nhồi

2) Nguyên lý hoạt động


Điều khiển tời (2) làm việc theo chiều hạ cần (11) và gầu khoan (16) xuống hố
khoan. Điều khiển động cơ (điện hoặc diesel) qua hộp giảm tốc của cụm dẫn động
(13) làm quay cần (11) và gầu khoan (16), răng gầu cắt đất và tích đầy đất vào gầu.
Điều khiển tời nâng (2) để nâng cần (11) và gầu khoan (16) đến vị trí xả đất. Mở
chốt để đáy gầu xoay quanh khớp bản lề, mùn khoan được xả ra ngoài. Điều khiển
quay gầu về vị trí hố khoan, và bắt đầu chu kỳ làm việc mới.

30 
Chú ý: Xylanh (5) cho phép điều chỉnh độ nghiêng của giá dẫn hướng (8) khoảng
o
5 về cả hai phía trong khi khi vẫn thi công hạ cọc. Mọi hoạt động của máy được
điều khiển trong ca bin của máy cơ sở (1).
1.4.5.3. Máy đào tường, cọc barette
1) Khái niệm về cọc barette.
Cọc barette thực tế là một dạng cọc nhồi (Hình 1.20), nhưng khác cọc khoan nhồi
về hình dạng tiết diện và phương pháp tạo lỗ. Tiết diện cọc khoan nhồi là hình tròn,
trong khi tiết diện của cọc barette là hình chữ nhật, chữ I, L, H v.v… và được tạo lỗ
bằng gầu ngoạm. Bề dày tường từ 400 đến 1500 mm.
2) Sơ đồ cấu tạo (Hình 1.21, Hình 1.22).

Hình 1.21: Hình ảnh thi công cọc/tường barette

Hình 1.22: Sơ đồ cấu tạo máy tạo lỗ cọc barette

31 
3) Quy trình thi công tường, cọc barette (Xem hình 1.23).

Hình 1.23: Quy trình thi công cọc Barette

32 
4) Nguyên lý làm việc. Công tác đào đất được thực hiện theo 6 bước sau đây:
Khi đào đất tốc độ cuốn (nhả) cáp nâng hạ gầu và tốc độ cuốn (nhả) dây dẫn dầu
thủy lực bằng nhau: Điều khiển nhả cáp nâng gầu và nhả dây dẫn dầu cho gầu đi xuống.
Do trọng lượng bản thân (17 tấn) gầu đi xuống và miết vào thành lỗ trong khi răng gầu
cắm vào đất; Điều khiển đẩy 2 xylanh thủy lực để 2 má gầu đóng lại, ngoạm giữ đất
trong gầu; điều khiển cuốn cáp nâng gầu và cuốn dây dẫn dầu thủy lực để nâng gầu lên
khỏi hố khoan; Điều khiển quay máy đến chỗ xả đất; Điều khiển co hai xylanh thủy lực
để gầu mở ra, bùn khoan được đổ ra ngoài; Điều khiển quay gầu về vị trí ban đầu.
- Ưu điểm:
+ Có tiết diện ngang đa dạng;
+ Có sức chịu tải lớn, đến 6000 tấn;
+ Có mô men chống uốn lớn;
+ Chiều sâu cọc lớn, đến 150 m mà cọc vẫn thẳng.
- Nhược điểm:
+ Khó thi công hơn so với cọc khoan nhồi, khó làm sạch mùn mũi cọc;
+ Giá thành đắt hơn cọc khoan nhồi;
- Phạm vi áp dụng:
+ Sử dụng để đồng thời làm tường vây;
+ Sử dụng cho công trình có hai tầng hầm trở lên.
Các công tác đặt cốt thép, đổ bê tông, … tương tự như khi thi công cọc khoan nhồi.
1.4.6. Đánh giá sức chịu tải của cọc
Sức chịu tải của cọc khoan nhồi, hoặc cọc barette không thể xác định được ngay
trong và sau quá trình thi công. Do đó để đánh giá công tác thi công người ta chỉ xác
định thông qua lý lịch cọc, thí nghiệm kiểm tra chất lượng và thí nghiệm sức chịu tải
của cọc sau khi thi công (xem Chương 5). Đối với giải pháp cọc khoan nhồi và cọc
barette, cần thiết phải thực hiện các thí nghiệm thăm dò trước khi thi công đại trà.

1.5. GIẢI PHÁP HẠ CỌC BẰNG BÚA RUNG KẾT HỢP XÓI NƯỚC
1.5.1. Khái niệm
Công tác đóng cọc và cừ có thể thực hiện bằng búa rung thủy lực (xem Hình
1.24), tùy theo điều đất nền và loại cừ mà chọn loại búa thích hợp, chọn kết hợp
xói nước hay không.
1.5.2. Thiết bị
Bảng 1.7 liệt kê đầy đủ bộ thiết bị thi công hạ cừ bằng phương pháp rung kết hợp
xói nước của Nhật bản.

33 
Bảng 1.7. Các tham số chọn hệ búa rung và thiết bị xói nước

Loại cừ W450B W350A W325A


Điều kiện địa chất BH -1 BH-6 BH-8
Búa rung CM2-120 FM2-80
Loại đầu kẹp Kẹp bê tông Kẹp bê tông
Máy phát cho búa 300 kVA 200 kVA
Máy xói nước SJ-300E
Máy phát cho máy xói nước 25 kVA
Loại cừ W450B W350A W325A
Bể chứa nước 10 m3
Bơm nước 37 kW(6B)
Cần cẩu bánh xích 60 tấn 50 tấn

1.5.3. Trình tự thi công


Bước 1: Lắp đặt khung dẫn hướng.
Bước 2: Gắn ống nước áp lực vào cừ.
Bước 3: Treo buộc cừ.
Bước 4: Dựng cừ và đặt vào vị trí.
Bước 5: Khởi động không tải máy xói nước.
Bước 6: Treo búa.
Bước 7: Kẹp cừ vào búa.
Bước 8: Gia tăng áp lực xói nước.
Bước 9: Khởi động búa rung.
Bước 10: Dừng đóng khi đạt cao độ thiết kế.
Bước 11: Dừng búa rung.
Bước 12: Dừng máy xói nước. Hình 1.24: Thi công cọc
Bước 13: Nhả kẹp khỏi cừ. bằng phương pháp
Bước 14: Tháo ống áp lực ra khỏi đầu cừ. rung kết hợp xói nước

1.5.4. Lựa chọn thiết bị


Bảng 1.8 chỉ dẫn chọn phương pháp thi công hạ cọc, cừ có sửa đổi so với G. Barber
và W. D. Engle thuộc công ty McKiernan - Terry.

34 
Lựa chọn thiết bị dựa vào các tham số sau:
- Số liệu của cọc/cừ: Chiều dài, chiều dài đóng, khối lượng, chu vi, tiết diện;
- Thông số búa: Loại búa rung, chi tiết kẹp, loại bơm nước áp lực;
- Số liệu địa chất: Các lớp đất, trị số N.
Cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
P0 > (∑Tv + Jr) (1.18)
W0 > RV (1.19)
Bảng 1.8. Bảng chỉ dẫn chọn thiết bị thi công hạ cọc

Giá tri N Loại đất Đất rời N Loại đất Đất dính
03 Rất bở rời V 02 Rất mềm V
4  10 Bở rời V 48 Trung bình I(DA) hoặc V
10  30 Trung bình V 8  15 Chặt I(DA)
30  50 Chặt V 15  30 Rất chặt I(SA)
>50 Rất chặt I(DA) hoặc V >30 Cứng I(SA)

Ghi chú: I(SA): Búa đóng, đơn động/rơi tự do (hơi, hơi nước, diesel, thủy lực);
I(DA): Búa đóng, song động/độc lập/rơi tự do (hơi, hơi nước, diesel, thủy lực);
V: Búa rung.
Thời gian để đóng một cọc.
TC = (Ts+T)/F (1.20)
Thời gian đóng lý thuyết từ tính toán:
T=rl (1.21)
Số cừ đóng được trong một ngày
n = (60  h)/ TC (1.22)
trong đó:
P0 - lực ly tâm của búa rung;
W0 - tổng khối lượng;
N - trị số N của thí nghiệm SPT;
∑T - tổng sức kháng ma sát tĩnh;
∑Tv - tổng sức kháng ma sát động;
R - sức kháng tĩnh mũi cọc;
RV - sức kháng động mũi cọc;

35 
Jr - sức kháng do mối nối;
W - công suất motor khi đóng cừ;
V - tốc độ lý thuyết của cọc;
TC - thời gian một chu kỳ để đóng một cọc;
TS - thời gian chuẩn bị;
F - hiệu suất F = 0,8;
h - số giờ làm việc trong ngày (8 giờ).
Xói nước được áp dụng trong trường hợp thiết bị hoạt động hết công suất nhưng
cọc, cừ không thể hạ sâu hơn nữa. Khi áp dụng xói nước, sức kháng ma sát và sức
kháng mũi cọc sẽ giảm. Mức giảm này phụ thuộc vào từng loại đất, cần thiết phải
kiểm tra ngoài hiện trường.
Công tác thi công hạ cọc cừ được xem là kết thúc khi đạt chiều sâu thiết kế. Kết
thúc xói nước 1 m trước khi dừng hạ cọc.
Bảng 1.9. Áp lực xói nước

Đường kính trong(mm)/ lưu lượng


Chiều Cột áp tại vòi
Loại đất (lít/phút) cho các đường kính,cm
sâu(m) phun (T/m2)
30  50 50  70
Bùn, 37 50
5  15 48
á cát chảy 400 1000 1000  1500

Cát mịn, bụi, chảy,


68 80
bùn dẻo chảy, 15  25 8  10 1500  2000
1000  1500
dẻo mềm
80 106
Sét và á sét 25  35 10  15
1500  2500 2000  3000
50 68
Cát hạt trung, thô 5  15 6  10
1000  1500 1500  2000
lẫn sỏi 80 106
15  25 10  15
á cát dẻo 1500  2500 2000  3000

Á sét 106 106  131


25  35 10  20
và sét dẻo cứng 2500  3000 2500  4000

Chú thích: Khi đóng bù các cọc dài, để tận dụng công suất búa thì sau khi ngưng
xói nước chính tâm, nên xói tiếp thêm phía ngoài phần trên của cọc. Có thể dùng hai
ống xói đường kính trong từ 50 mm đến 68 mm.

36 
1.5.5. Ứng dụng xói nước khi thi công hạ cọc
Ứng dụng xói nước khi thi công hạ cọc áp dụng biện pháp xói nước khi hạ cọc
trong đất cát.
- Chỉ nên xói nước để hạ cọc ở những nơi cách xa nhà và công trình hiện hữu trên
20 m. Để giảm áp suất, lưu lượng nước và công suất máy bơm, cần phải kết hợp xói
nước với đóng hoặc ép cọc bằng đầu búa. Khi cần xói nước trong cát và á cát ở độ sâu
hơn 20 m cần phải kèm theo bơm khí nén khoảng 2  3 m3 / phút vào vùng xói nước.
- Đối với cọc và cọc ống có đường kính nhỏ hơn 1 m thì cho phép dùng một ống
xói đặt giữa tiết diện. Đối với các cọc ống đường kính lớn hơn 1 m thì nên đặt các
ống xói theo chu vi cọc ống cách nhau 1  1,5 m.
- Khi hạ cọc đến mét cuối cùng thì ngưng việc xói nước, tiếp tục đóng hoặc rung
hạ cọc cho đến khi đạt độ chối thiết kế nhằm đảm bảo khả năng chịu tải của cọc.
- Các ống xói nước phải có đầu phun hình nón. Để đạt được hiệu quả xói lớn nhất
thì đường kính đầu phun nên chiếm khoảng 0,4  0,45 đưòng kính trong của ống
xói. Khi cần tăng tốc độ hạ cọc thì ngoài đầu phun chính tâm còn làm thêm các lỗ
phun nghiêng 30o đến 40o so với phương đứng ở xung quanh ống xói. Đường kính
các lỗ này từ 6 mm đến 10 mm. Áp lực nước cần thiết, lưu lượng nước tùy theo
đường kính, chiều sâu cọc và loại đất có thể tham khảo trong bảng 1.9.
1.5.6. Đánh giá điều kiện dừng thi công
Khi sắp dừng rung cọc với tốc độ hạ cọc từ 2 đến 20 cm trong 1 phút, thì biên độ
dao động các cọc - ống đường kính ngoài đến 2 m, được tính theo công thức:
153(0.85N n  N x )
A (1.23)
 P 
nv   Qv 
 0.7 
trong đó:
A - biên độ lấy bằng 1/2 độ lắc toàn phần của dao động ở những phút cuối
trước lúc dừng rung [cm];
Nn - công suất hữu hiệu toàn phần ở giai đoạn cuối [kW];
Nx - công suất vận hành không tải, đối với búa rung tần số thấp, lấy bằng 25%
công suất thuyết minh của động cơ điện [kW];
nv - tốc độ quay của bộ lệch trong búa rung [vòng / phút];
P - sức chịu tải của cọc - ống [T];
 - hệ số phụ thuộc vào tỷ số giữa sức kháng động và sức kháng tĩnh của đất,
cho trong bảng 1.10 và bảng 1.11;

37 
Bảng 1.10. Hệ số  cho cát

Hệ số  cho đất cát


Tên đất
Thô Vừa Nhỏ
Cát no nước 4,5 5,0 6,0
Cát ẩm 3,5 4,0 5,0

Bảng 1.11. Hệ số  cho sét

Hệ số  cho đất sét khi độ sệt


Tên đất
IL > 0,75 0,5 < IL  0,75 0,25< IL  0,5
Á sét, á cát 4,0 3,0 2,5
Sét 3,0 2,2 2,0
Qv - trọng lượng của hệ thống rung, bằng tổng trọng lượng của búa rung và
chụp đầu cọc.
Khi có nhiều lớp đất thì  xác định theo công thức:


 i h i (1.24)
 hi
trong đó:
I - hệ số của lớp thứ i;
hi - chiều dày của lớp thứ i, m.
- Để đảm bảo khả năng chịu tải của cọc P khi rung hạ cọc tròn và cọc ống không
tựa vào đá và nửa đá, , cần rung hạ đoạn cuối sao cho biên độ dao động thực tế A
không vượt quá biên độ tính toán Att theo vế phải của công thức (1.23). Nếu A > Att
chứng tỏ sức kháng của đất chưa đạt yêu cầu, cần phải tiếp tục rung hạ cho tới khi
thỏa mãn công thức nêu trên thì mới đảm bảo khả năng mang tải của cọc.
- Giá trị của nv nếu không có thiết bị đo thì lấy theo thông số trong lý lịch búa rung.
- Có thể dùng các loại máy trắc đạc để đo biên độ dao động, hoặc dùng các thiết
bị tự ghi. Trong trường hợp không có thiết bị đo thì có thể dùng cách vẽ đường
ngang thật nhanh lên giấy kẻ ô đã dán sẵn vào thân cọc, sẽ thu được đường cong dao
động. Nối các đỉnh trên và đỉnh dưới thành đường gấp khúc, đo chiều cao lớn nhất
với độ chính xác tới 0,1 cm ta thu được độ lắc của dao động chính bằng hai lần biên
độ dao động cần tìm.
- Trị số của các hệ số  trong các bảng 1.10 và bảng 1.11 nên chuẩn xác lại theo
kết quả thí nghiệm nén tĩnh. Sau khi rung hạ cọc và nén tĩnh cho ta khả năng chịu tải
P của cọc thì hệ số  cho điều kiện đất nền thực tế được tính theo công thức:

38 
1, 43P
 (1.25)
153(0,85N n  N x )
 QV
An v

1.6. GIẢI PHÁP KHOAN THẢ

1.6.1. Khái niệm


Có thể liệt kê một số nhược điểm của các phương pháp thi công truyền thống đề
cập ở các mục từ 1.1 đế 1.5 như sau:
- Sự hiện diện của các thấu kính, lớp xen kẹp cứng làm cản trở việc thi công bằng
các phương pháp truyền thống như ép hoặc đóng, bao gồm: không kiểm soát được
cao độ mũi cọc, không tận dụng hiệu quả vật liệu cọc và không khả thi do không
đảm bảo được bài toán ổn định;
- Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng vật liệu, độ bền của cọc sau khi thi công;
- Không áp dụng được tại khu vực có lớp đá phong hoá quá gần mặt đất hoặc có
độ dốc lớn;
- Ảnh hưởng đến công trình lân cận do hiện tượng trượt trồi, hay do tải trọng của
thiết bị thi công.
Công nghệ khoan thả (DTH – Drop to hole) hiện nay đang được nhiều công ty sử
dụng như FECON (Công nghệ Basic, Hình 1.25), PHAN VŨ (Công nghệ basic và
Hyper-Mega, Hình 1.26), Đất Phương Nam (Công nghệ Sotobory), Me-kong (Công
nghệ Nakabory) v.v...

Hình 1.25: Trình tự các bước thi công (công nghệ basic)

39 
Hình 1.26 Trình tự thi công (Công nghệ Hyper-Mega)

1.6.2. Thiết bị
Công nghệ khoan thả được nhiều công ty ứng dụng với nhiều phiên bản khác
nhau: Khác về thiết bị khoan, mũi khoan có mở rộng và không mở rộng; Khác về
loại cọc đúc sẵn, cọc trơn và cọc có đốt; Khác về cách thả cọc, nối trước rồi thả hoặc
vừa thả vừa nối. Đó là các công nghệ: Basic, Hyper – Mega, Sotobory, Nakabory,
v.v. như đã đề cập ở mục 1.6.1.
Bộ thiết bị thi công cơ bản gồm (hình 1.27):

Hình 1.27: Thiết bị thi công

- Máy cơ sở có thể gắn dàn khoan tuần hoàn hay còn gọi là khoan ruột gà;

40 
- Cần cẩu phục vụ để lắp cọc;
- Xe đào để di dời đất;
- Máy trộn dung dịch vữa xi măng và hệ thống bơm vữa;
- Máy phát điện;
- Bồn chứa nước và máy bơm nước.
- Các phụ kiện mũi khoan (phù hợp cho từng loại đất), máy hàn, v.v...

1.6.3. Trình tự thi công


Bước 1: Khoan tạo lỗ đến độ sâu thiết kế. Có thể sử dụng ống vách để giữ thành
lỗ khoan;
Bước 2: Một phần hoặc toàn bộ đất được lấy ra khỏi hố khoan trong quá trình rút
cần khoan. Đồng thời ống vách và vữa liên kết được bơm vào hố khoan. Vữa và đất
được trộn đều, trong trường hợp đất không được lấy ra hết khỏi lỗ khoan;
Bước 3: Thả cọc vào hố khoan. Cọc được hạ bằng trọng lượng bản thân hoặc
được ấn xuống bằng búa rơi hoặc dàn khoan. Vữa liên kết sẽ dâng lên lấp kín
khoảng không giữa cọc và nền đất;
Bước 4: Kiểm tra cao độ đầu cọc và vữa chèn;
Bước 5: Rút ống vách và kết thúc thi công.
1.6.4. Lựa chọn thiết bị
Máy cơ sở thường được chọn có công suất từ 55  80 tấn, chiều dài cần từ 30  40m,
đầu khoan 90  120 kW, chiều sâu khoan tối đa 32 m, đường kính khoan 1200 mm,
búa 3  5 tấn;
Có nhiều loại máy khoan cọc nhồi hiện nay. Khi lựa chọn cần căn cứ vào các
thông số của máy. Các thông số cơ bản nhất là: đường kính khoan lớn nhất, chiều
sâu khoan lớn nhất và mô men khoan lớn nhất, mô men khoan là thông số dùng để
lựa chọn máy căn cứ vào loại đất, chiều dài và đường kính cọc. Các loại máy khoan
SANY có thể tạo ra mô men khoan từ 150 đến 365 kN.m. Việc lựa chọn thiết bị
khoan dựa vào các thông số của máy khoan. Bảng 1.12 là thông số của máy khoan
hiệu SANY SR155C10.
Bảng 1.12. Bảng các thông số chi tiết của SR155C10
Đường kính khoan lớn nhất 1.500 mm
Chiều sâu khoan lớn nhất (Cần ma sát/cần khóa) 56/44 m
Mô men khoan lớn nhất 155 kN.m
Tốc độ khoan 5  35 rpm

41 
Bảng 1.12 (tiếp theo)

Lực ép đầu khoan lớn nhất (Công suất/hiệu dụng) 155/110 kN


Lực rút đầu khoan lớn nhất (Công suất/Hiệu dụng) 160/129 kN
Hành trình đầu khoan 4.200 mm
Góc nghiêng cột giá phía trước/phía sau 50
Góc nghiêng cột giá ngang ± 3o
Lực kéo tời chính lớp đầu tiên (Trên lớp cáp 1/trung bình) 160/110 kN
Đường kính cáp tời chính 26 mm
Tốc độ tời chính lớn nhất 80 m/min
Lực kéo tời phụ lớp đầu tiên (Trên lớp cáp 1/trung bình) 60/60 kN
Đường kính cáp tời phụ 14 mm
Tốc độ tời phụ lớn nhất 75 m/min
Động cơ Mitsubishi 06FRC-TAA
Công suất động cơ 144/2050 kW/rpm
Chiều dài xe cơ sở 5.972 mm
Bề rộng khi ra xích 4.100 mm
Bề rộng dải xích 700 mm
Bán kính quay xe (Phần sau xe) 3.717 mm
Tổng chiều cao 18.600 mm
Trọng lượng làm việc 44,6 tấn
Chiều rộng vận chuyển 3.100 mm
Chiều cao vận chuyển 3.262 mm

1.6.5. Đánh giá chất lượng cọc


1.6.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế và thi công
- Chương 12, Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường – Hiệp hội Cầu đường Nhật Bản
03/2003;
- JIS A 7201 – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
1.6.5.2. Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng cọc:
- TCVN 9394: 2012 Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu;
- TCVN 7888: 2008, JIS A5373-2004 Sản xuất và nghiệm thu các cấu kiện;

42 
1.6.5.3. Thí nghiệm và đánh giá khả năng chịu tải
- TCXD 88:1982 Cọc và Phương pháp thí nghiệm hiện trường;
- TCVN 9393:2012 Cọc và Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng phương
pháp thí nghiệm nén dọc trục.
1.6.5.4. Sức chịu tải cho phép của cọc khoan thả xác định bởi
1
Ra 
s
aNA p    Ns Ls  q u Lc   , kN  (1.26)

trong đó: s - hệ số an toàn;


 - hệ số mũi cọc lấy theo bảng 1.14;
N - chỉ số SPT;
Ap - diện tích mũi cọc;
 - hệ số ma sát áp dụng cho đất rời lấy theo bảng 1.13;
 - hệ số ma sát áp dụng cho đất dính lấy theo bảng 1.13;
qu - sức kháng mũi xuyên;
Ls - chiều dài đoạn cọc nằm trong đất rời;
Lc - chiều dài đoạn cọc nằm trong đất dính;
Ψ - hệ số của thành phần ma sát trong sức chịu tải của cọc.
Bảng 1.13. Hệ số ma sát
Bề mặt cọc  (Cát, cuội sỏi)  (Đất dính)
Cọc Basic 5,0 (N từ 2 ~ 30) 0,5 (qu từ 20 ~ 300 kN/mm2)
Cọc Hyper-Mega
Đoạn cọc trơn 5,0 0,7
Phần bình thường của gân NS = 30 + 5,5 Ns  qu = 20+ 0,5 qu
Phần gân NS = (30 + 5,5 NS)   qu = (20 + 0,5 qu) 
Ghi chú:  - hệ số mở rộng:  = De /(D0 + 0,05);
De - đường kính lỗ khoan;
D0 - đường kính gân cọc.

Bảng 1.14. Hệ số mũi cọc 


Đất tại vị trí mũi cọc Cọc Hyper – Mega Cọc Basic
 Ghi chú  Ghi chú
1,5
Cát, cuội, sỏi 330  858  = 240  + 90  315 5 < N < 60
Đất dính 300  679  = 210 1,25 + 90  320 2 < N< 58

43 
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1.7.1. Sự làm việc của cọc theo phương pháp thi công
Fellenius đã phân tích thí nghiệm thử tải tĩnh cọc ống loại mũi kín có đường kính
406 mm, dài 45 m, hạ vào lớp đất sét yếu tại Pend Oreille, SandPoint, Idaho, Mỹ, kết
quả thể hiện trên Hình 1.28. Hình 1.28a thể hiện kết quả thử tải tĩnh. Hình 1.28b thể
hiện biểu đồ ứng suất dư, phân bố tải trọng thí nghiệm và phân bố tải trọng thực theo
tính toán giải tích và kết quả thí nghiệm. Nội lực thực trong thân cọc là tổng nội lực do
ứng suất dư và tải trọng phân bố từ kết cấu bên trên (từ thí nghiệm hoặc tính toán).
Phân bố nội lực do ứng suất dư, tải trọng phân bố và phân bố tải trọng thực đề cập ở
trên được xác định từ các kết quả đo trực tiếp hoặc gián tiếp và kết quả tính toán.

Hình 1.28: Sự phân bố ứng suất dư, phân bố tải trọng thí nghiệm
và phân bố tải trọng thực
1- ứng suất dư theo kết quả thí nghiệm và theo tính toán; 2- phân bố thực theo kết quả thí
nghiệm và theo tính toán; 3- tải trọng thí nghiệm theo kết quả thí nghiệm và theo tính toán.

Hình 1.29 thể hiện ứng xử của cọc thi công bằng phương pháp đóng hoặc ép. Khi
thi công hạ cọc bằng phương pháp đóng hoặc ép, tải trọng thi công Ptc (Qtc) và phải
lớn hơn hoặc bằng sức chịu tải cực hạn ma sát bên và sức chống mũi (đường số 3)
(Hình 1.29a). Sau khi kết thúc công tác đóng cọc, tải trọng tại đỉnh cọc trở về “0”,
tuy nhiên do ma sát giữa đất nền và cọc, ứng suất đàn hồi trong thân cọc được giữ lại
một phần (Hình 1.29b đường số 1). Khi công trình bắt đầu xây dựng, đầu cọc bắt
đầu chịu tải cho đến khi đạt tải trọng tính toán Qtt ở giai đoạn hoàn thành (thường
nhỏ hơn từ 2 đến 3 lần tải trọng thi công), tải trọng phân bố theo đường số 2, ứng
suất dư (ma sát âm) trong cọc gần như bị triệt tiêu hoàn toàn.

44 
Hình 1.29: Sự làm việc của cọc thi công bằng phương pháp búa đóng,
tại thời điểm ngay sau khi đóng cọc và sau khi hoàn thành công trình

Chứng tỏ rằng, ma sát âm hình thành sau khi đóng cọc không ảnh hưởng đến sức
chịu tải của cọc, nhưng nó giúp cho mũi cọc không chuyển vị thêm khi gánh chịu tải
công trình.
1.7.2. Nhận xét
1) Cọc thi công bằng phương pháp đóng, ép hoặc có thử tải tĩnh:
- Giá trị lực đàn hồi dư phân bố trong cọc sau khi thi công tùy theo phương pháp
hạ cọc, có thể xác định được bằng nhiều cách (ví dụ thí nghiệm có gắn strain
gauges). Nguyên lý hình thành ma sát âm như đã đề cập ở mục 1.7.1. Gía trị ma sát
âm này chống lại sự đàn hồi trở lại của cọc về trạng thái ban đầu trước khi hạ cọc.
- Khi công trình bắt đầu chịu tải trọng, thường bằng 1/2 hoặc 1/3 sức chịu tải cực
hạn, ma sát âm do thi công sẽ được giải phóng một phần hoặc toàn bộ, trở thành ma
sát dương gánh chịu tải trọng từ kết cấu bên trên.
Phân bố tải trọng ở phía dưới mặt phẳng trung hòa dường như không thay đổi.
Thông thường ở giai đoạn này cọc không chịu ma sát âm. Theo thời gian ma sát âm
tăng lên do lún cố kết của đất nền.
- Cọc được xem là được thiết kế đủ sức chịu tải, nếu tải trọng phân bố tại mũi cọc
cân bằng với sức chống mũi. Khi đó chuyển vị của mũi cọc là chuyển vị đàn hồi, lặp
lại chuyển vị ở giai đoạn cuối trước khi dừng thi công.
2) Đối với các cọc thi công bằng phương pháp không sử dụng ngoại lực
- Chuyển vị tại mũi cọc gồm 2 thành phần: chuyển vị do chảy dẻo và chuyển vị
đàn hồi. Khi cọc chịu tải trọng công trình lần đầu, nó sẽ chuyển vị đến khi tải trọng
phân bố tại mũi cân bằng với sức chịu tải đàn hồi của đất nền dưới mũi cọc.

45 
- Dường như cọc không bị “phá hoại” bởi sức chịu tải của đất nền, nếu chấp nhận
chuyển vị lớn của cọc
3) Đối với cọc thi công bằng phương pháp rung kết hợp xói nước
- Trường hợp này chuyển vị lần đầu của cọc nhỏ hơn so với phương pháp thi
công không sử dụng ngoại lực nhưng lớn hơn so với phương pháp hạ cọc có sử dụng
ngoại lực. Cần thiết có những nghiên cứu thêm.
Tóm lại, đối với cọc thi công không sử dụng ngoại lực chuyển vị sau khi hoàn
thành công trình lớn hơn so với các cọc thi công sử dụng ngoại lực. Phần chênh lệch
đó chính là chuyển vị dẻo không phục hồi.

46 
Chương 2
CÁC SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ
VÀ THI CÔNG CỌC

Làm chủ công nghệ cọc trước hết là phòng ngừa, ngăn chặn sau đó mới là xử lý các
rủi ro được phát hiện trong quá trình thiết kế và thi công. Do đó cần thiết phải học hỏi
và rút kinh nghiệm từ các sự cố đã từng xảy ra. Trong chương này sẽ liệt kê các sự cố
đã xảy ra trong quá trình thi công và vận hành các công trình. Các sự cố được phân chia
thành các nhóm, tương ứng với các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.
Với việc phân chia như trên, các kỹ sư hoạt động ở bất cứ giai đoạn đầu tư xây dựng
nào, sẽ dễ dàng nhận thấy các nguy cơ sự cố liên quan đến công việc của mình.

2.1. CÁC SỰ CỐ DO CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

2.1.1. Gặp lớp đất yếu


2.1.1.1. Sự cố cọc đóng xuống hết chiều sâu thiết kế mà độ chối vẫn không
đảm bảo
- Nguyên nhân: Khảo sát nền đất chưa kĩ dẫn đến cọc gặp phải lớp đất yếu. Hình 2.1
cho thấy địa chất trong phạm vi 3 m ở độ sâu mũi cọc đã có sự khác biệt lớn (sự cố
sập nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ).
- Biện pháp khắc phục: Nối dài cọc để đóng tiếp.
2.1.1.2. Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu
tính toán
+ Nguyên nhân: Thường do mũi cọc vẫn chưa đến lớp đất tốt, hoặc gặp các thấu
kính, đất yếu.
+ Biện pháp khắc phục: Cho ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra,
xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý. Trong trường hợp này, phương án
thường được đưa ra là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới
là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.
2.1.1.3. Sự cố bị tụt cọc
+ Nguyên nhân: Trong quá trình đóng cọc gặp phải nền đất quá yếu, khi đó lực
búa lớn, nhưng sức kháng của cọc lại quá nhỏ nên cọc bị tụt xuống phía dưới.

47 
+ Biện pháp khắc phục: Cho thợ hàn chui vào trong ống chụp đầu cọc để hàn các
đoạn cọc lại với nhau, sau đó đóng tiếp.

Hình 2.1: Cấu trúc địa tầng ở vị trí móng TU13- sự cố cầu Cần thơ

2.1.2. Gặp lớp đất tốt


2.1.2.1. Sự cố cọc chưa đóng hết chiều dài thiết kế thì bị chối (Hình 2.2)

Hình 2.2: Cọc không thể hạ đến độ sâu thiết kế

- Nguyên nhân: Trường hợp này xảy ra khi gặp phải tầng đất tốt, hoặc gặp tầng đá
cứng hoặc gặp đá mồ côi có kích thước lớn.

48 
- Biện pháp khắc phục: Thay búa có công suất lớn hơn rồi đóng tiếp, nếu vẫn
không được thì lập báo cáo gửi về đơn vị thiết kế để tính toán kiểm tra lại. Nếu sau
khi tính toán thấy độ sâu cọc đã đạt yêu cầu thì dừng lại, nếu còn chưa đạt yêu cầu
thì có thể dùng phương pháp xói nước (Jetting) rồi tiếp tục đóng tiếp.
2.1.2.2. Khi ép chưa đạt độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt
- Nguyên nhân: Lớp cát hạt trung bị ép chặt trong quá trình thi công hoặc gặp vật
cản như đá mồ côi...
- Biện pháp khắc phục: Phải giảm bớt tốc độ hạ cọc, tăng lực ép lên từ từ nhưng
không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với đơn
vị thiết kế để kiểm tra xử lý. Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt
thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp.
Trường hợp gặp vật cản trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá
lực ép lớn nhất Pep,max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực để duy trì Pep,max
trong thời gian 5 phút. Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba
đến năm lần với lực ép Pep,max.
- Nếu địa chất có các lớp cát (hạt mịn, hạt thô, hạt trung) khá dày thì phương
pháp ép cọc bình thường sẽ không khả thi:
+ Cọc không thể xuyên qua, vì khi ép sẽ xuất hiện độ chối giả (với cát thì độ chối
giả nhỏ hơn so với độ chối thiết kế), các hạt cát dưới mũi cọc, xung quanh cọc sẽ
nén chặt lại làm tăng lực ma sát xung quanh cọc, tăng sức chống mũi (tăng sức chịu
tải của đất nền), sức chịu tải đất nên tăng tỷ lệ thuận với lực ép, càng tăng lực ép thì
càng khó ép khi lớp cát quá dày. Do đó, khi ép cọc qua cát thì cần phải có thời gian
nghỉ để cho các lớp cát trở lại trạng thái bình thường rồi mới ép trở lại. Phương pháp
này chỉ khả thi khi ép qua lớp cát không quá dày.
+ Để tránh hiện tượng trên, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng biện
pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có xói nước. Phương pháp này sẽ tạm thời
phá vỡ kết cấu đất trong quá trình vừa ép vừa đưa dẫn cọc xuống. Trong đó, phương
pháp khoan dẫn hiện nay được thực hiện phổ biến vì tính khả thi của nó. Nguyên tắc
của phương pháp khoan dẫn: Trước khi ép, tại vị trí tâm cọc thiết kế, ta khoan trước
một lỗ có đường kính bằng (1/8 – 1/10) cạnh cọc, chiều sâu lỗ tùy theo lớp địa chất bên
dưới, thành lỗ được giữ bằng dung dịch bentonit. Sau đó, tiếp tục tiến hành ép cọc.
2.1.3. Gặp hang các tơ khi khoan
2.1.3.1. Hiện tượng
- Quá trình hình thành hang các tơ trong các khối núi đá vôi chủ yếu tập trung
tại miền Bắc Việt Nam và kéo dài đến đầu tỉnh Quảng Trị thì không thấy xuất hiện

49 
trên bề mặt, tại Đà Nẵng lại xuất hiện khối núi Ngũ Hành Sơn, vào miền Nam bắt
gặp đá vôi tại Hà Tiên. Có thể nhận định diện phân bố của đá vôi tại Việt Nam có xu
hướng chìm sâu và tắt dần từ Bắc vào Nam. Trong khi xây dựng cầu trên QL1A đã
gặp một vài sự cố khi thi công cọc khoan nhồi qua vùng có hang các tơ như cầu
Hàm Rồng (Thanh Hóa), cầu sông Gianh và QL12A (Quảng Bình) là những ví dụ
điển hình. Nhìn chung không thể định trước được sự phân bố của hang các tơ, do đó
cần chú ý khi khoan nếu gặp hang thì cần phải xử lý ngay. Trong điều kiện có thể
nên tiến hành thăm dò địa vật lý trước rồi khoan sau. Khi khoan, yêu cầu người
đứng máy và người chỉ đạo kỹ thuật phải rất dày dạn kinh nghiệm. Khi gặp các hang
phải sử dụng ống chống vách tránh hiện tượng mất dung dịch và sập đáy, từ đó có
thể dẫn đến mất toàn bộ dụng cụ khoan.
- Dấu hiệu thường thấy khi mũi khoan gặp hang các tơ là chuyển vị cần khoan
tăng đột ngột, cao độ dung dịch trong lỗ khoan có thể bị tụt xuống khi gặp hang rỗng
hoặc dâng lên khi trong hang có nước có áp hoặc bùn nhão.
- Việc gặp hang caster có nhiều bùn nhão cần phải xử lý mất rất nhiều thời
gian.Việc sử dụng ống vách phụ qua hang các tơ cũng là một giải pháp đang được áp
dụng khá hiệu quả. Trong trường hợp phát hiện có hang caster, sử dụng thiết bị
khoan xoay ống vách là phương pháp hiệu quả nhất.
2.1.3.2. Phương pháp khắc phục
Ví dụ phương pháp khắc phục với cọc 1500:
Việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster kết hợp với ống vách mở rộng bên
ngoài được tiến hành như sau:
+ Bước 1: Sử dụng ống vách mở rộng 1800 dày 14 mm rung hạ bằng búa rung
BP170 đến cao độ cho phép có thể rút được ống vách lên tùy theo năng lực thiết bị
hiện có. có thể kết hợp đào đất hoặc xói hút trong ống vách để giảm thiểu lực ma sát
thành cọc.
+ Bước 2: Khoan trong lòng ống vách mở rộng bằng máy khoan sau đó doa lỗ
1650 mm. vách thép phụ 1600 mm được ép hạ qua hang sau đó tiếp tục khoan
1500 mm và đổ bê tông bình thường. Ống vách phụ được giữ lại trong đất còn
ống vách mở rộng có thể được rút lên sau khi khoan xong.

2.2. SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỌC 

Các sự cố liên quan đến giải pháp thiết kế thi công cọc bao gồm:
- Các kết quả khảo sát địa chất nhiều khi không cung cấp chính xác và đầy đủ hiện
trạng mặt cắt địa chất cũng như các tính chất cơ lý của đất nền phục vụ công tác thiết
kế. Do đó, việc thi công và thực hiện thí nghiệm thăm dò sức chịu tải của cọc là luôn

50 
luôn cần thiết. Mục đích của thí nghiệm thăm dò là kiểm tra đối chiếu các tham số thiết
kế lấy từ kết quả khảo sát địa chất. Nếu là cọc đóng, cọc ép hay rung ép, thì kết quả thí
nghiệm có thể cung cấp nhiều thông tin về sức chịu tải của cọc trong quá trình thi công.
Nếu là thì các cọc thi công tại chỗ như cọc khoan nhồi, cọc barette, cọc khoan thả thì
sức chịu tải hoàn toàn phụ thuộc vào tính chính xác của các số liệu khảo sát địa chất.
- Chọn loại (cọc đóng, cọc ép hay cọc khoan nhồi …), chiều dài, kích thước cọc
phù hợp với loại đất nền. Đơn vị thiết kế khi thiết kế cọc cần quan tâm không chỉ
sức chịu tải của cọc mà còn đặc biệt lưu ý đến biện pháp thi công cọc. Biện pháp thi
công cọc tốt có thể tránh được các sự cố khi thi công cọc. Ví dụ khi đất nền là lớp
cát chặt, có chiều dày lớn thì không nên đề xuất giải pháp cọc ép, cũng như không
nên sử dụng cọc BTƯLT;
- Lập biện pháp thi công cho từng công trình dựa trên thiết bị, kinh nghiệm, vật tư
sẵn có. Chọn phương pháp thi công cọc phù hợp với đất nền, vị trí thi công, mặt
bằng thi công và thiết bị thi công sẵn có.

2.3. SỰ CỐ DO LỰA CHỌN SAI THIẾT BỊ THI CÔNG

2.3.1. Sự cố đầu cọc bị phá hủy khi đóng


2.3.1.1. Sự cố bể đầu cọc (Hình 2.3)
- Nguyên nhân: Là do lực tác dụng của búa lớn, nền đất cứng dẫn đến độ chối của
cọc lớn, hoặc là do khả năng chịu tải của đầu cọc chưa đảm bảo. Trong trường hợp đầu
cọc bị rỗ bên trong nên không phát hiện được bằng mắt thường hoặc búa gõ.
- Biện pháp khắc phục: Cắt bỏ phần đầu cọc bị phá hủy (thường với đoạn cọc đầu
tiên cắt 500 mm, với các đoạn còn lại cắt 1500 mm). Nối cọc và đóng cho đến khi
đạt yêu cầu.

Hình 2.3: Chất lượng đầu cọc kém do thiết bị ly tâm và tay nghề kém

51 
2.3.1.2. Sự cố gãy ngang cọc khi đóng
- Nguyên nhân: Trong quá trình đóng cọc thì cọc quá dài, búa đóng lại đặt ở đầu
cọc dẫn đến độ ổn định của thanh nhỏ, thêm vào đó lực đóng lớn làm xuất hiện biến
dạng uốn tại các vị trí nguy hiểm, tại đó ứng suất lớn hơn ứng suất cho phép của cọc.
- Biện pháp khắc phục: Bỏ đoạn cọc bị gãy (đào đất xuống chỗ bị gãy hoặc nhổ lên)
thay đoạn cọc khác. Sau khi đã thay đoạn cọc khác thì tiến hành đóng với lực tác động
nhỏ hơn và chiều cao treo búa cũng thấp hơn. Khi đóng các cọc khác cũng phải gia tải
một cách từ từ bằng cách tăng dần số lần đánh búa trong một khoảng thời gian. Nếu
không thay thế được cọc bị gãy thì phải thêm cọc bổ sung ngay bên cạnh.
2.3.2. Không rút được đầu mũi khoan lên
2.3.2.1. Nguyên nhân
- Do một nguyên nhân nào đó liên quan đến thiết bị như: mất điện máy phát, hư hỏng
cần trục... làm gián đoạn quá trình khoan cọc. Khi cần phải rút đầu khoan lên ngay sau
khi xử lý sự cố, thì đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ không cẩu, kéo lên được. Vách đất đã
khoan phía dưới đáy ống vách bị sập hoặc ống vách chưa kịp hạ ngay sau khi mất điện
làm nghiêng đầu khoan, do đó đầu khoan bị vướng vào đáy ống vách và bị toàn bộ phần
đất sập xuống bao phủ. Hậu quả là không thể rút đầu khoan lên được.
2.3.2.2. Biện pháp khắc phục
- Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau khi rút
được đầu khoan lên thì hạ ngay ống vách xuống như cũ.
- Cách 2: Nếu theo cách 1 vẫn không thể rút được ống vách do chiều sâu hạ lớn vì
thế lực ma sát lớn, thì phải dùng biện pháp xói hút. Dùng vòi xói áp lực cao xói hút
phần đất đã bị sập và xói sâu xuống dưới đầu khoan để làm cho đầu khoan trôi
xuống dưới theo phương thẳng đứng. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan lên. Trong suốt
quá trình xói hút luôn giữ cho mực nước trong lỗ khoan ổn định đầy trong ống vách
để giữ ổn định thành lỗ khoan phía dưới đáy ống vách.
2.3.3. Ống vách bị kẹt không rút lên được
2.3.3.1. Nguyên nhân
- Do chưa hiểu rõ điều kiện địa chất của đất nền (chủ yếu là tầng cát) khi chọn thiết
bị. Lực ma sát giữa ống chống vách với đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên (lực
nhổ và lực rung) hoặc khả năng cẩu lên của thiết bị thi công hố khoan không đáp ứng.
Đối với cát, sự cố kẹt ống thường xảy ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, hoặc
là do ảnh hưởng độ chặt của cát khi cát bị cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Đối
với đất sét, do lực dính tương đối lớn hoặc là do có chứa đất sét trương nở v.v...;

52 
- Ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ ống vách không phát
huy hết được năng lực;
- Lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn làm gia tăng lực ma sát giữa ống vách với đất nền;
- Thời gian giữa hai lần lắc ống dài làm cho khó rút ống đặc biệt là khi ống vách
đã xuyên vào tầng chịu lực;
- Đổ bê tông một lượng lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá thấp
làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông;
- Do quá trình thi công chậm do máy móc đi lại xung quanh làm cho đất lèn chặt
và ép thành ống vách chặt lại nên không rút ra được.
2.3.3.2. Biện pháp phòng ngừa, khắc phục
- Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ đáp
ứng yêu cầu cho công tác khoan cọc;
- Sau khi kết thúc việc khoan lỗ và trước lúc đổ bê tông phải thường xuyên rung
lắc ống, đồng thời phải thử nâng hạ ống lên một chút ( khoảng 15 cm) để xem có rút
được ống lên hay không. Trong lúc thử này không được đổ bê tông vào;
- Khi sử dụng hết năng lực của bản thân máy mà ống chống vách không kéo lên
được thì có thể thay bằng kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên;
- Trước khi lắc ống sử dụng van chuyển thao tác, lắc với một góc độ nhỏ làm cho
lực cản giảm đi, để cho đất từ từ trở lại trạng thái bình thường rồi tiếp tục nhổ lên.
Cần phải đảm bảo hướng nhổ lên của máy trùng với hướng nhổ lên của ống. Nếu
ống bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho phù hợp;
- Nếu phát hiện lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn phải kịp thời thay thế hoặc dùng
phương pháp hàn chồng để bổ sung.

2.4. SỰ CỐ DO TAY NGHỀ THI CÔNG

2.4.1. Nghiêng lệch hố khoan khi khoan


2.4.1.1. Nguyên nhân
Do người giám sát không kịp thời phát hiện có đá mồ côi ở bên dưới hoặc vì các
nguyên nhân khác,làm cho cần khoan lệch qua một bên. Nếu tiếp tục khoan hố
khoan có thể bị nghiêng, lệch. Độ nghiêng cọc khoan nhồi phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố kể từ khi bắt đầu thi công.
2.4.1.2. Biện pháp khắc phục
- Trong giai đoạn hạ ống vách: Kiểm tra bằng thiết bị đo đạc;
- Trong giai đoạn khoan:

53 
+ Độ thẳng đứng của tháp khoan (Boom), ở một số thiết bị như máy khoan BG
của Đức, máy khoan Soilmec, Buma (Hàn Quốc),... được điều chỉnh bằng thiết bị
điện tử từ trong buồng điều khiển. Việc cân chỉnh giống như máy toàn đạc;
+ Độ nghiêng của cần khoan cũng cần được kiểm tra, tuy nhiên nó phụ thuộc phần
lớn vào tháp khoan và đầu khoan. Với máy khoan KH, độ nghiêng của cọc thường lớn.
Không có nhiều số liệu thống kê, nhưng có khi đáy cọc lệch tới 2 m (đối với cọc 50 m);
- Sau khi khoan xong:
+ Kiểm tra bằng máy Koden, loại máy này hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam vì
nhanh và tương đối chính xác;
+ Hoặc có thể sử dụng Inclinometer: để kiểm tra chuyển vị (độ nghiêng) của các
cọc hoặc tường sau này.
Kiểm tra độ nghiêng cọc sau khi khoan nhằm hạn chế độ nghiêng thì phải có thiết
bị kiểm tra và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
2.4.2. Sập thành hố khoan
Đối với thợ kinh nghiệm thì có thể nhận biết hiện tượng sập thành hố khoan thông
qua cảm giác gầu (trường hợp máy khoan không có cảm biến độ sâu). Đối với máy
khoan có cảm biến độ sâu thì sẽ hiển thị ngay trên màn hình khi sự cố sập thành xảy ra.
2.4.2.1. Hiện tượng
+ Độ sâu hố khoan bất thường. Cần phải kiểm tra độ sâu sau khi sàng cát, trước
khi hạ lồng thép, sau khi hạ lồng thép và trước khi đổ bê tông;
+ Chiều cao dâng bất thường của bê tông trong quá trình thi công;
+ Chất đất sẽ bị thay đổi cục bộ khi gầu lấy đất lên, nếu trong một giai đoạn nào
đó mà thành hố bị sập (căn cứ báo cáo khảo sát địa chất và chất đất mà gầu lấy lên
từ hố khoan).
+ Sử dụng thiết bị KODEN TEST để kiểm tra, thiết bị này kiểm tra được độ
thẳng đứng và kích thước của hố. Vị trí nào bị sập thành sẽ hiện ngay ở bảng xuất
kết quả đầu ra (dựa vào biểu đồ vẽ hình dạng hố khoan theo các chiều cụ thể);
+ Dựa vào gầu lấy đất, nếu khi đưa gầu xuống mà thành mới sập thì một lượng
đất sẽ nằm trên mặt gầu, dấu hiệu này sẽ nhận biết được ngay.
+ Dựa vào các thiết bị cảm ứng gắn ở gầu các đời mới, để phát hiện được hiện
tượng này.
2.4.2.2. Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh
- Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất
phức tạp;
- Không duy trì đủ áp lực cột dung dịch;

54 
- Nước ngầm có áp lực tương đối cao;
- Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, hiện tượng mất dung
dịch trong hố có thể xảy ra hao hụt;
- Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ;
- Dung dịch không đáp ứng kịp thời;
- Tại vị trí hố khoan không có chống vách xuất hiện lớp đất nhão có tỉ trọng lớn
hơn tỉ trọng của bentonit;
- Dung dịch giữ thành không đạt yêu cầu;
- Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong lỗ;
2.4.2.3. Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động
- Ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp;
- Ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra;
- Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách
làm cho đất ở xung quanh bị bung ra;
- Khi trực tiếp để bàn quay lên trên ống giữ, dưới tác động của phản lực, chấn
động hoặc chuyển động quay làm giảm lực dính giữa ống vách với tầng đất;
- Khung cốt thép va vào thành hố khoan phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố;
- Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu (quy định thông thường không quá 24 h) làm
cho dụng dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch phía trên không đạt
yêu cầu về tỷ trọng.
- Rút gàu khoan quá nhanh tạo nên hiệu ứng piston làm giảm áp suất trong lỗ
khoan (phần dưới gàu khoan);
- Ngoài ra còn có một nguyên nhân tương đối quan trọng như áp dụng công nghệ
khoan không phù hợp với tầng địa chất.
2.4.2.4. Các biện pháp đề phòng sụt lở thành hố
- Khi lắp dựng ống vách phải chú ý giữ độ thẳng đứng của ống;
- Quản lý chất lượng dung dịch chặt chẽ khi thi công đặc biệt là khi thi công bằng
các phương pháp khác với phương pháp tuần hoàn;
- Khi xuất hiện nước ngầm có áp, tốt nhất nên hạ ống vách qua tầng nước ngầm.
Khi khoan lỗ nếu gặp phải tầng cuội sỏi mà dung dịch có nguy cơ bị rò rỉ, hao hụt
thì phải dừng lại để xem xét nên tiếp tục xử lý hay thay đổi phương án. Vì vậy công
tác điều tra khảo sát địa chất ban đầu rất quan trọng;
- Duy trì tốc độ khoan lỗ theo quy định tránh tình trạng tốc độ khoan lỗ nhanh quá
khiến màng dung dịch chưa kịp hình thành trên thành lỗ nên dễ bị sụt lở;

55 
- Cần phải thường xuyên kiểm tra dung dịch trong quá trình chờ đổ bê tông để có giải
pháp xử lý kịp thời tránh trường hợp dung dịch bị lắng đọng tách nước làm đổ vách;
- Khi khoan lỗ bằng thiết bị guồng xoắn, cần đề phòng đầu côn quay khi lên
xuống làm sạt lở thành lỗ. Phải thao tác với một tốc độ lên xuống thích hợp và phải
điều chỉnh thành ngoài của đầu côn quay tương ứng với cạnh ngoài của dao cắt gọt
để có cự ly phù hợp;
+ Khi thả khung cốt thép phải thực hiện cẩn thận tránh cho cốt thép va chạm
mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thép xong phải thực hiện việc dọn đất cát
bị sạt lở, thường dùng phương pháp trộn xói nước, sau đó dùng phương pháp thổi
khí để hút nước, bơm cát v.v... để hút bùn trộn lên. Chú ý áp lực bơm nước không
đuợc quá mạnh tránh làm cho lỗ khoan bị phá hoại nhiều hơn.
2.4.2.5. Biện pháp xử lý, khắc phục
+ Nếu nguyên nhân sụt lở vách hố khoan do dụng dịch giữ thành không đạt yêu
cầu thì biện pháp chung là bơm dung dịch mới có tỷ trọng lớn hơn vào đáy lỗ khoan
và bơm đuổi dung dịch cũ ra khỏi lỗ khoan. Sau đó mới tiến hành đào đất và vệ sinh
lỗ khoan. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lỗ khoan luôn luôn duy trì mức dung dịch
trong lỗ khoan cao hơn mực nước ngầm khoảng 2 m theo quy định.
+ Nếu nguyên nhân do ống vách chưa hạ qua hết tầng đất yếu thì giải pháp duy nhất
là tiếp tục hạ ống vách xuống qua tầng đất yếu và ngập vào tầng đất chịu lực tối thiểu
bằng 1 m.
+ Nếu do lực ma sát lớn không hạ được ống vách chính thì dùng các ống vách
phụ hạ theo từng lớp xuống dưới để giảm ma sát thành vách. Số lượng ống vách phụ
phụ thuộc vào chiều sâu tầng đất yếu. Ống vách phụ trong cùng có chiều dài xuyên
suốt và đường kính bằng ống vách chính ban đầu. Các lớp ống vách phụ hạ trước đó
có chiều dài ngắn hơn tùy theo khả năng thi công của thiết bị để vượt qua lực cản ma
sát trên đoạn đó và có đường kính lớn hơn 10 cm theo từng lớp từ trong ra ngoài.
2.4.3. Lồng thép bị trồi lên hay tụt xuống khi hạ
Có nhiều nguyên nhân như: sụt lở hố khoan nên lồng thép đã hạ xuống bị trồi lên,
quá trình liên kết các lồng thép không chặt, nên khi đổ bê tông lồng sẽ bị tụt xuống;
lồng thép bị đứt; Trước khi đổ không kiểm tra nghiệm thu hố khoan kỹ; không nạo
vét vệ sinh .v.v.
2.4.3.1. Trường hợp trồi cốt thép do ảnh hưởng của quá trình rút ống vách
- Nguyên nhân:
+ Thành ống bị méo mó, lồi lõm;
+ Khoảng cách giữa đường kính ngoài của khung cốt thép với thành trong của
ống vách quá nhỏ, vì vậy dễ bị kẹt cốt liệu lớn vào giữa, do đó khi rút ống vách cốt
thép sẽ bị kéo lên theo;

56 
+ Bản thân khung cốt thép bị cong vênh, ống vách bị nghiêng làm cho cốt thép đè
chặt vào thành ống;
- Cách phòng ngừa:
+ Kiểm tra kỹ thành trong ống vách nhất là ở phần đáy. Nếu bị biến dạng hoặc
méo mó thì phải nắn sửa;
+ Quản lý chặt chẽ cốt liệu bê tông. Khoảng cách giữa thành trong ống vách và
thành ngoài của cốt đai, phải lớn gấp 2 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu thô;
+ Phải tăng mức độ chính xác ở khâu gia công cốt thép, đề phòng khi vận chuyển
bị biến dạng. Kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách trước khi thả lồng cốt thép.
- Cách xử lý sự cố:
+ Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì phải lập tức dừng
việc đổ bê tông lại, kiên nhẫn rung lắc ống vách, di động lên xuống hoặc quay ống
vách theo một chiều để cắt đứt vướng mắc giữa khung cốt thép và ống vách;
+ Trong khi đang đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời cốt thép và bê tông
cùng lên theo thì đây là một sự cố rất nghiêm trọng: hoặc thân cọc với tầng đất không
được liên kết chặt, hoặc xuất hiện khoảng hổng. Cho nên trường hợp này không được
rút tiếp ống lên cho đến khi thực hiện xong gia cố tăng cường nền đất đã bị lún xuống.
2.4.3.2. Trường hợp cốt thép bị trồi lên do lực đẩy động của bê tông
- Nguyên nhân nhân: Do lực đẩy động bê tông xuất hiện ở đáy lỗ khoan khi bê
tông rơi từ miệng ống xuống (thế năng chuyển thành động năng). Chiều cao rơi bê
tông càng lớn, tốc độ đổ bê tông càng nhanh thì lực đẩy động càng lớn. Cốt thép sẽ
không bị trồi nếu lực đẩy động nhỏ hơn trọng lượng lồng thép.
- Phòng ngừa:
+ Giảm thiểu sự trồi cốt thép bằng cách hạn chế tối đa chiều cao rơi bê tông và
tốc độ đổ bê tông. Chiều cao này có thể khống chế căn cứ vào trọng lượng lồng thép.
+ Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, vì vậy
việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy ở đáy lỗ khoan.
2.4.4. Sự cố tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan xoay vách:
2.4.4.1. Nguyên nhân
Khi xoay ống vách thì cốt thép chủ bị xoay theo do bị vướng vào ống vách qua
các con kê và các cốt liệu lớn. Đặc biệt là khi toàn bộ khung cốt thép tỳ lên ống vách
thông qua các con kê, do không sử dụng hệ treo tạm thời khung cốt thép khi đổ bê
tông. Khi đó cốt thép chịu ảnh hưởng dao động xoay của ống vách, do đó dưới tác
động của việc xoay ống vách và trọng lượng của khung cốt thép thì toàn bộ phần
trên khung cốt thép sẽ bị tụt xuống.

57 
2.4.4.2. Biện pháp xử lý và phòng ngừa
- Nếu khung cốt thép dùng mối nối buộc thì phải buộc thật chắc chắn và cẩn thận,
gồm: các mối nối giữa cốt thép chủ với cốt chủ, giữa cốt chủ với cốt đai và các thanh
cốt thép với nhau;
- Để hạn chế ảnh hưởng tác động của ống vách khi xoay trong quá trình đổ bê
tông, tốt nhất nên dùng các cốt thép tạm nối với cốt chủ nhô lên khỏi ống vách và
treo toàn bộ lồng cốt thép trong lúc đổ bê tông. Bằng cách này sẽ hạn chế tối đa lực
tỳ của lồng thép lên ống vách. Nếu việc treo này ảnh hưởng đến công tác đổ bê tông
thì có thể không treo nhưng phải thường xuyên theo dõi cao độ cốt thép phụ hoặc
khi xoay ống vách thì mới treo lồng thép lên.
2.4.5. Khối lượng bê tông nhiều hoặc ít hơn so với tính toán
Nếu thừa bê tông tức là hố khoan đã bị sập do đó không có chỗ cho bê tông
xuống. Nếu bê tông thiếu so với mức quy định, chứng tỏ hố khoan bị sập về hai phía
tạo thành một khoảng không gian quá lớn. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khối
lượng bê tông cọc khoan nhồi (mức độ hao hụt bê tông) gồm:
- Yếu tố khách quan: Địa chất hố khoan là yếu tố quan trọng nhất. Nếu địa chất
tốt như khoan vào lớp sét chẳng hạn thì độ ổn định và kích thước lỗ khoan không bị
thay đổi do đó mức độ hao hụt ít. Nếu địa chất xấu như: các lớp cát, cát chảy, túi
bùn... ảnh hưởng rất lớn đến kích thước lỗ khoan, thường gây ra sạt lở thành vách
dẫn đến kích thước cọc bị phình ra cho nên mức hao hụt bê tông sẽ lớn. Gặp mạch
nước ngầm có dòng chảy qua. Dung dịch bentonit thấm vào trong đất cũng có thể là
do dung dịch chất lượng không tốt nên có thể bị thấm vào đất.
- Yếu tố chủ quan:
+ Bê tông tắc trong ống đổ: Ống đổ bị đẩy lên cao hơn mặt bê tông trong lỗ, do
độ sụt của bê tông quá thấp dẫn đến bê tông bị kẹt trong ống dẫn, mặc dù bê tông đã
bị kẹt trong ống không xuống được nhưng công tác thi công vẫn tiếp tục;
+ Dung dịch giữ thành lỗ khoan không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về độ nhớt, tỉ
trọng, độ PH .v.v.;
+ Kiểm soát kích thước dao cạnh của gầu khoan thường chỉ theo kinh nghiệm,
bằng cách chỉnh cho con dao cạnh của gầu khoan lớn hoặc nhỏ hơn thì có thể làm
tăng hoặc giảm kích thước của lỗ khoan;
+ Khoan quá nhanh cũng gây ra ảnh hưởng đến kích thước lỗ khoan (khoan lỗ
giống như tạo ren) và dễ gây ra sạt lở do dung dịch giữ thành chưa kịp tạo được
màng ngăn giữ ổn định vách;
+ Hạ lồng thép không thẳng sẽ làm lồng thép chạm vào vách lỗ khoan gây sạt lở.

58 
- Biện pháp phòng ngừa: Kiểm soát quá trình thổi rửa, làm sạch đáy hố khoan
trước khi đổ bê tông. Công đoạn này được đánh giá là quan trọng nhất trong quá
trình thi công cọc vì nó quyết định đến chất lượng cọc, khả năng chịu tải của cọc.
2.4.6. Hư hỏng bê tông ở mũi và thân cọc
2.4.6.1. Nguyên nhân
- Công đoạn khoan tạo lỗ:
+ Kỹ thuật, thiết bị khoan hoặc loại cọc được chọn không thích hợp với đất nền.
+ Sự mất dung dịch khoan bất ngờ (khi gặp hang caster) hoặc sự trồi lên đột ngột
của đất bị sụt lở vào lỗ khoan;
+ Sử dụng loại dung dịch có thành phần không thích hợp với đất nền;
+ Sự nghiêng lệch bấp bênh của hệ thống khoan tạo lỗ, của máy cơ sở, hoặc khi
gặp đá mồ côi hoặc lớp đá nghiêng;
+ Đáy lỗ khoan chưa được làm sạch hoàn toàn, còn có một lớp cặn dày, gây ra sự
tiếp xúc không tốt tại mũi cọc và làm nhiễm bẩn bê tông;
+ Kiểm soát mực nước ngầm, vòng tuần hoàn dung dịch chưa phù hợp;
- Công đoạn đổ bê tông cọc:
+ Thiết bị đổ bê tông không thích hợp.
+ Sai sót trong việc nối ống đổ bê tông, bê tông không liên tục do rút ống dẫn bê
tông quá nhanh.
+ Bê tông cấp không đều dẫn đến lượng bê tông chiếm chỗ ban đầu không đủ do
đổ nhanh (ví dụ tại vị trí nối ống).
+ Sử dụng bê tông có thành phần không thích hợp, không đủ độ dẻo và dễ phân tầng.
+ Sự lưu thông mạch nước ngầm làm trôi cục bộ bê tông tươi.
+ Sự xắp xếp lại đất nền làm suy giảm ma sát thành bên hoặc khả năng chịu lực
của mũi cọc.
+ Thời gian dãn cách giữa công tác khoan lỗ và đổ bê tông cọc kéo dài, do đó đất
ở vách lỗ khoan sụt lở và lắng đọng ở đáy lỗ, đó là sự cố thông thường xảy ra ở công
trường lớn.
2.4.6.2. Phương pháp khắc phục: Chủ yếu bằng phương pháp bơm vữa
- Tái tạo lại bê tông có khuyết tật mà đặc tính của bê tông này là thiếu tính gắn kết.
- Gia cố khối lượng đất nền đã bị giảm khả năng chịu lực và bị xáo trộn bằng
cách bơm vữa.
- Lấp các đường nứt hoặc lỗ rỗng của đất nền.
- Phải xác định thành phần vữa, định lượng vữa sử dụng, áp lực bơm và khối
lượng cần bơm.

59 
2.4.6.3. Phương pháp thực hiện
- Mục đích và yêu cầu xử lý: Thay thế lớp mùn khoan và dung dịch sét phần mũi
cọc khoan nhồi bằng một lớp vữa xi măng cát mác 300 tương đương với cường độ
bê tông thân cọc, sao cho không làm ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng của lớp cuội sỏi
dưới mũi cọc.
- Khoan tạo lỗ:
+ Đối với cọc có các lỗ khoan kiểm tra thông nước với nhau thì sử dụng 3 lỗ
khoan kiểm tra (đã đặt sẵn trong cọc) làm lỗ để bơm và thoát vữa. Một ống để bơm
và hai ống nhựa còn lại để làm lỗ kiểm tra kết quả bơm vữa xử lý.
+ Đối với các cọc không có hiện tượng thông nước với nhau trong khi khoan kiểm
tra và thổi rửa thì phải khoan thủng 2 ống nhựa còn lại để bơm vữa vào mũi cọc.
+ Nếu ống nhựa đường kính 60 không thẳng, không thể tận dụng làm lỗ khoan xử
lý được, thi phải khoan thêm một lỗ đường kính 93 mm dọc suốt thân cọc, vị trí lỗ
khoan này nên cách lồng thép > 25 cm, tuy nhiên tác dụng của lỗ khoan này hạn chế
hơn các lỗ chừa sẵn xung quanh cọc khi bơm vữa xử lý.
- Bơm nước xói rửa:
+ Dùng máy khoan để nâng, hạ ống thép đường kính 33  44 mm,có chiều dài
bằng chiều dài cọc để xói rửa.
+ Dùng vòi nước có áp từ 5 đến 10 atm, lưu lượng 10  15 m3/giờ để xói rửa lớp
mùn ở phần mũi cọc .
+ Áp lực bơm phù hợp phải xác định tại hiện trường nhằm đảm bảo 2 yêu cầu:
 Xói sạch lớp mùn xốp ở mũi cọc;
 Không làm ảnh hưởng tới tầng cuội sỏi ở phía dưới.
+ Thời gian xói rửa tại mỗi cọc tuỳ thuộc vào lượng mùn ở mũi cọc, khi thấy
nước đùn lên ở miệng lỗ khoan đã sạch mùn và chỉ còn lẫn cát thì dừng bơm rửa để
không ảnh hưởng tới tầng cuội sỏi phía dưới.
- Bơm vữa xi măng cát mác 300:
+ Bơm vữa xi măng cát tuân thủ theo công nghệ thi công vữa dâng vào vị trí các
ống nhựa đường kính 100 mm. Áp lực bơm vữa từ 5  6 atm, để tạo áp lực phải bố
trí nút cao su ở lỗ đặt ống kiểm tra.
+ Đối với các lỗ khoan có hiện tượng mất nước trong khi khoan thì bơm xử lý làm
nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 1 ngày để tránh hiện tượng mất vữa vào tầng cuội sỏi.
+ Khi thấy vữa dâng lên tràn qua mặt ống kiểm tra thì cho dừng bơm và xem như
chân cọc và ống nhựa xem như đã được lấp đầy vữa.

60 
2.5. SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỐ KẾT CỦA ĐẤT NỀN

2.5.1. Sụt lún Sân vận động Long An do hạ mực nước ngầm
2.5.1.1. Nguyên nhân và hiện tượng
Công trình được xây dựng vào khoảng năm 1985, có kết cấu móng cọc truyền
thống. Cũng khoảng vào thời gian đó Nhà máy nước ngầm Long An được xây dựng.
Việc khai thác nước bằng 7 giếng ngầm ở độ sâu 300 m, công suất khai thác 8.000 m3.
Các giếng này cách công trình chỗ gần nhất là 500 m. Cấu tạo địa chất tại khu vực chủ
yếu gồm các lớp bùn sét đến sét pha, cát từ hạt mịn đến hạt trung, đến độ sâu 60 m.
Mực nước ngầm ổn định hàng năm trước khi thi công là 0,6m.

Hình 2.4: Nứt của cột do chuyển vị lệch

Hình 2.4 tại thời điểm 11/2007 cho thấy công trình bị lún lệch, làm cho khung
BTCT chịu lực bị nứt. Người ta nghi ngờ do sự cố kết đất nền làm tăng chuyển vị
của hệ móng.
2.5.1.2. Phương pháp khắc phục sự cố
Công trình được thi công trên hệ cọc, sức chịu tải của cọc lớn hơn nhiều lần tải
trọng bên ngoài. Do đó cho dù lún của đất nền tương đối lớn, nhưng chuyển vị của
toàn bộ công trình còn có thể chấp nhận. Công tác xử lý được áp dụng là đắp nền và
sửa một số vết nứt trên kết cấu do chuyển vị lệch của công trình gây ra.
2.5.2. Hư hỏng công trình xây dựng trên nền sét yếu chưa cố kết ở Bangkok
2.5.2.1. Nguyên nhân
Hình 2.5 dưới đây ghi nhận sự cố lún sụt của đất nền xung quanh công trình và
dưới sàn tầng trệt do cố kết bởi việc hút nước ngầm quá mức ở khu vực này. Có thể
nhìn thấy một số cọc bị ma sát âm kéo đứt rời khỏi đài móng.

61 
Hình 2.5: Hình ảnh thực tế hiện trường

Từ sự cố trên có thể mô phỏng cơ chế gây ra sự cố, được thể hiện trên hình 2.6.
Có thể thấy lực do ma sát âm là rất lớn. Những cọc nào nằm hoàn toàn trong lớp đất
cố kết bị kéo xuống làm đứt rời ra khỏi đài móng.

Hình 2.6: Cơ chế sinh ra ma sát âm tại công trình ở Bangkok

2.5.2.2. Phương pháp khắc phục, phòng ngừa


Khi thiết kế cần lưu ý đến lún cố kết và tình hình sử dụng nước ngầm để có các
giải pháp hạn chế như gia tải trước, tăng chiều dài của cọc, và các phương án xử lý
khác, như kiểm soát việc khoan hút nước ngầm hoặc kéo dài chiều dài cọc đến tầng
đất ổn định.
2.5.3. Lún quá mức của tòa nhà 3 tầng tại Nhật Bản do cố kết và chiều dày
lớp đất yếu không đồng đều
2.5.3.1. Hiện tượng và nguyên nhân
Tòa nhà ba tầng có diện tích mặt bằng 15  100 m, kết cấu móng cọc truyền thống,
cọc ống thép mũi mở, có đường kính 500 mm, được đóng qua lớp cát và sét bụi tới

62 
lớp cát chịu lực ở độ sâu 35 m. Các cọc được thiết kế có sức chịu tải lớn hơn rất
nhiều lần so với tải trọng cần thiết.
Hai năm sau khi hoàn thành công trình, ghi nhận chuyển vị khoảng 150 mm. Kết quả
quan trắc hai năm tiếp theo, ghi nhận chuyển vị tăng thêm khoảng 200 mm. Hình 2.7
thể hiện mặt bằng công trình, bố trí cọc, mặt cắt địa chất và chuyển vị của công trình
theo mặt cắt dọc. Cho thấy, móng cọc được thiết kế theo phương pháp truyền thống, có
sức chịu tải tính toán lớn. Tuy nhiên do không xét đến ảnh hưởng của ma sát âm của các
lớp đất yếu, do đó khi đất nền bị lún do cố kết theo thời gian làm gia tăng lực tác dụng
lên mũi cọc, hậu quả là công trình bị chuyển vị vượt mức cho phép. Hình 2.8 cho thấy
tải trọng tác dụng lên cọc có giá trị lớn nhất ở mặt phẳng trung hòa, lớn gần gấp 2 lần tải
trọng từ kết cấu bên trên.

Chuyển vị của các cọc ở hàng 6 và hàng 10 từ tháng 9/1967 đến tháng 5.1969
là 150 mm. Chuyển vị lệch  1 : 100 (tháng 9/67 đến tháng 4/71).
Hình 2.7: Mô phỏng phân bố chuyển vị tương ứng với mặt cắt địa chất
và mặt bằng công trình

63 
Hình 2.8: Nội suy sự gia tăng tải trọng trong cọc do ma sát âm (Fellenius, 2011)

2.5.3.2. Phương pháp khắc phục


Công trình bị tháo dỡ ngay vào thời điểm bốn năm sau khi hoàn thành.
2.5.4. Chuyển vị tòa nhà văn phòng tại Brisbane, Úc do đất yếu chưa cố kết
2.5.4.1. Hiện tượng và nguyên nhân
Theo Courtesy (2007), công ty Wagstaff Piling Pty. Ltd, Queensland, Australia,
cọc được thiết kế có sức chịu tải bằng 3 lần tải trọng công trình, tuy nhiên lực ma sát
âm rất lớn, làm cho công trình bị chuyển vị gây nứt kết cấu bên trên.
Hình 2.10 thể hiện mặt cắt địa chất và kết quả xuyên tĩnh. Cho thấy từ độ sâu
5 10 m là lớp đất yếu, chưa cố kết. Lực ma sát âm được hình thành khi lớp đất này cố
kết, làm cho công trình bị chuyển vị lệch, từ đó làm cho kết cấu bên trên bị hư hỏng.

Hình 2.9: Hư hỏng công trình và giải pháp khắc phục (Fellenius, 2011)

2.5.4.2. Phương án khắc phục


Người ta đã thi công bổ sung thêm cọc, đóng sâu xuống lớp sỏi sạn ổn định.
Hình 2.10, cho thấy vết nứt ở kết cấu bên trên và giải pháp sửa chữa bê tông ở đài móng.

64 
Hình 2.10: Kết quả xuyên tĩnh và mặt cắt địa chất (Fellenius, 2011)

2.5.5. Lún cố kết và chuyển vị tại công trình ở Uppsala, Thụy điển (1965) do
gia tải
- Hiện tượng & Nguyên nhân:
Sau khi thi công xong, nền đất xung quanh công trình được đắp cao thêm 1m.
Hình 2.11 thể hiện sơ đồ vị trí công trình và các điểm quan trắc.Cọc BTCT đúc sẵn
D = 250 mm, thi công bằng phương pháp búa đóng.

Hình 2.11: Sơ đồ bố trí cọc thí nghiệm và các thiết bị quan trắc

65 
Trên hình 2.12 thể hiện cường độ sức kháng cắt và độ ẩm của đất nền theo độ sâu.
Có thể nhận thấy ngay dưới đáy móng là lớp đất sét yếu có độ ẩm rất cao ~ 50%.

Hình 2.12: Sức kháng cắt không thoát nước và độ ẩm của đất nền dưới tầng hầm
(Fellenius, 2011)

Fellenius (2011) đã sử dụng kết quả thí nghiệm trên trình bày sự phân bố tải trọng
ngay sau khi hoàn thành công trình và 3 năm sau khi hoàn thành công trình
(Hình 2.12, Hình 2.13a). Tải trọng gia tăng sau 3 năm ngày hoàn thành công trình
chính là ma sát âm do sự cố kết của đất nền dưới tải trọng bản thân và tải trọng khối
gia tải (Hình 2.13b).

Hình 2.13: Sự phân bố tải trọng sau giai đoạn xây dựng và 3 năm sau ngày hoàn thành
(Fellenius, 2011)

66 
2.6. SỰ CỐ DO ÁP LỰC NGANG CỦA ĐẤT NỀN
Hình 2.14, Hình 2.15 thể hiện sự cố cọc bị dịch chuyển do áp lực ngang của đất
nền. Có thể ghi nhận ba trường hợp sự cố sau đây:
1) Sự cố ép cọc làm nứt tường nhà bên cạnh ở Quận Bình Thạnh
Trong quá trình ép cọc bê tông đất nền bị đẩy ngang ra bốn phía, làm ảnh
hưởng đến công trình liền kề (nứt tường, trồi nền). Trong trường hợp này cần thiết
phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông hoặc chọn sơ đồ ép cọc hợp lý nhằm tránh
ảnh hưởng đến nền móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm. Tác dụng của công
tác khoan dẫn làm giảm sự trồi đất, dẫn đến lún, nứt, phồng nền nhà bên cạnh.

Hình 2.14: Đất nền dịch chuyển làm cho cọc bi gãy

Hình 2.15: Cọc bị gãy do thi công và do áp lực ngang của đất nền

2) Sự cố chuyển dịch của cọc trong và sau khi thi công ở dự án Cải thiện Môi
trường nước TP HCM.
+ Trong tổng số 7.474 cọc đóng trên công trường, đã có 2.563 cọc bị lệch quá
giới hạn cho phép. Riêng tại khu A tỉ lệ cọc nghiêng gần 50% (1.514/3.280). Trong
đó có 304 cọc bị lệch từ 0,8 đến 0,9 m và 18 cọc lệch hơn 1 m.

67 
+ Nguyên nhân chính làm cho 2.563 cọc bê tông cốt thép trên tổng số 7.474 cọc
đã đóng bị lệch là do khu vực thi công nằm trên nền đất yếu, số lượng cọc thi công
lớn, vì vậy việc đóng cọc có chiều dài 30 m gây dịch chuyển trên nền đất và kéo
theo sự dịch chuyển cọc.
+ Phương án xử lý: Hệ cọc được kiểm tra chất lượng thi công và sức chịu tải, cuối
cùng hệ cọc được bổ sung ở một số vị trí.
3) Sự cố dịch chuyển mái dốc và tường chắn hố đào làm gãy cọc tại hạng mục
Pon B, NMNĐ PM1.
+ Sau khi thi công hạ cọc, các cọc nằm trên mái dốc bị gãy do trượt của đất nền
(Hình 2.15a). Tương tự các cọc trong hố đào có tường chắn bằng cừ larsen cũng bị
gãy sau sự cố cừ larsen bị chuyển dịch quá mức, Hình 2.14, Hình 2.15b mô tả sự cố
cọc gãy ở Pond B.
+ Phương án xử lý: Do phần lớn cọc bị gãy gần đáy hố móng, do đó sử dụng ống
chụp đầu cọc để đào đất dến vị trí gãy và nối lại. Một số cọc vị trí gãy ở độ sâu lớn,
người ta tiến hành đóng thêm cọc ở ngay bên cạnh.
Ngoại trừ các sự cố do thiết kế sai, thi công kém chất lượng thì một trong các
nguyên nhân cọc bị nghiêng là do áp lực ngang của đất nền hoặc gián tiếp do dịch
chuyển của hệ thống tường vây, hoặc là do chọn sơ đồ thi công không hợp lý.
2.7. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Từ các sự cố đã trình bày trên đây và cách xử lý trong thực tế thi công, có thể đúc
kết như sau:
- Công tác khảo sát địa chất không đầy đủ, số liệu thí nghiệm không chính xác,
phương pháp thí nghiệm không phù hợp, không thể mô tả được chính xác mặt cắt
địa chất… đều dẫn đến việc xác định sai sức chịu tải của từng cọc. Đây thường là sự
thiếu trách nhiệm của kỹ sư khảo sát và quan niệm đơn giản của các nhà đầu tư khi
chọn nhà thầu tư vấn;
- Lựa chọn loại cọc và giải pháp cọc chưa phù hợp với điều kiện đất nền, đặc
điểm công trường. Người kỹ sư cần phải hiểu rõ ứng xử của cọc tương ứng với điều
kiện địa chất công trình cụ thể;
- Lựa chọn thiết bị thi công, biện pháp thi công sai: Người kỹ sư phải hiểu được
ứng xử của cọc tương ứng với loại thiết bị thi công hạ cọc;
- Chưa xét đến ảnh hưởng của ma sát âm hay sự làm việc thực tế của cọc. Thực tế
cho đến nay, ma sát âm chưa được nghiên cứu kỹ để đưa vào bài toán thiết kế cọc.
Cần phải có thêm các nghiên cứu cần thiết về ảnh hưởng của ma sát âm đến bài toán
thiết kế cọc;

68 
- Chưa xét đến áp lực ngang của đất khi thi công cọc trong quá trình thiết kế, thi
công cọc, chưa xem xét đến các ảnh hưởng của các công trình lân cận như đào
móng, hầm ngầm…;
- Do tay nghề thi công và quản lý thi công yếu. Đây là sai sót phổ biến hiện nay.
Các sự cố liên quan đến cọc có thể được kiểm soát thông qua các tính toán lựa chọn
thiết bị; quá trình khảo sát, thí nghiệm và tính toán sức chịu tải; các biện pháp kiểm tra
chất lượng. Đó là các nội dung nghiên cứu trong các chương của cuốn sách này.

69 
Chương 3
SỰ HÌNH THÀNH MA SÁT ÂM

Ma sát âm được định nghĩa là lực ma sát giữa cọc và đất nền, tác động cùng chiều
với tải trọng từ kết cấu bên trên, làm tăng tải trọng tác dụng lên cọc. Về mặt cơ học,
ma sát âm xuất hiện khi lún của đất nền lớn hơn chuyển vị của cọc. Tương tự, khi
lực tác dụng trong cọc ngược chiều với hướng của trọng trường cũng xuất hiện ma
sát âm, ví dụ: cọc chịu kéo, cọc sau khi đóng, ép hay thử tải tĩnh, v.v…

3.1. KHÁI NIỆM 

Các trường hợp hình thành ma sát âm xảy ra trong thực tế:
Theo Johnson và Kavanagh (1968), ma sát âm có thể xuất hiện do quá trình
đóng cọc. Khi cọc đóng vào đất sét, đất xung quanh cọc có xu hướng giảm cường
độ. Sau một thời gian, cường độ của đất tự phục hồi kèm theo là sự xuất hiện ma
sát âm. Gía trị ma sát âm trong trường hợp này thường nhỏ hơn so với các trường
hợp khác.
Sự cố kết của đất nền sau khi móng cọc được thi công, sẽ sinh ra tải trọng kéo cọc
đi xuống đó là do ma sát âm. Sự cố kết của đất nền xảy ra khi áp lực nước lỗ rỗng
thặng dư bị tiêu tán, nhưng bị cản lại bởi lực dính giữa cọc và đất nền. Tương tự nền
đất cũng bị nén lún dưới tác động của tải trọng từ công trình bên trên. Áp lực gây lún
từ kết cấu bên trên (bao gồm từ chính công trình đang xét và các công trình kế cận), từ
bè móng và từ hoạt tải đô thị truyền xuống nền đất theo lời giải của Bousinesq hoặc
Mindlin hoặc cả hai.
Nền đất bị gia tải, trường hợp này xảy ra khi khối gia tải được đắp xung quanh
công trình móng cọc sau khi thi công, hoặc khi hạ hay khai thác nước ngầm.
Koerner và Mukhopadhyay (1971) đã thực hiện các thí nghiệm để phân tích ứng
xử của ma sát âm. Hai nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trong phòng với mô
hình cọc ống thép, có đường kính ngoài là 2,54cm, đường kính trong là 2,22 cm.
Trên cọc gắn 10 cảm biến biến dạng. Kết quả thí nghiệm cho thấy: với gia tải xung
quanh cọc nhỏ, ma sát âm chỉ xuất hiện phía nửa trên của cọc, nhưng với gia tải lớn
hơn ma sát âm có thể kéo dài tới mũi cọc. Endo et al. (1969) đã thực hiện các thí
nghiệm cho cọc dài trên thực địa, và đã xác định được vị trí của mặt phẳng trung
hòa, là khi ma sát âm kết thúc và ma sát dương bắt đầu hình thành.

70 
Ma sát âm làm phát sinh lực kéo cọc đi xuống, lực kéo xuống này trở nên rất lớn
đối với cọc dài. Johanessen và Bjerrum (1965), Bjerrum et al. (1969), Bozozuk
(1972) nhận thấy rằng giá trị lực kéo xuống đo được thậm chí vượt quá tải trọng cho
phép thông thường áp dụng để tính toán cọc. Fellenius và Brom (1969) và Fellenius
(1969) đã công bố kết quả đo đạc, chứng minh được rằng lực kéo xuống có thể tự
động tăng lên do sự tái cố kết sau khi đóng cọc.
Giá trị lún của đất nền cần thiết để sinh ra ma sát âm, cũng đã được nhiều tác giả đề
cập. Worker và Darvall (1973) cho rằng với mức lún khoảng 35 mm tại mặt đất, do
gia tải có chiều dày 3 m xung quanh cọc đơn, đủ để gây ra ma sát âm đến độ sâu tới
18 m. Bjerin (1977) xác nhận rằng ma sát âm được kích hoạt tối đa đến độ sâu 25 m
khi nền đất cách cọc 0,12 m lún 5 mm, và lún 8 mm khi cách cọc 5 m. Bozozuk
(1981) cho rằng lực cắt theo chiều ngược lại xuất hiện ở độ sâu 20 m sau khi gia tải
lên đầu cọc để phát sinh chuyển vị 5 mm.
Bjerrum (1969) cho rằng ma sát âm xuất hiện dọc thân cọc thi công tại hiện
trường khi lún của đất nền do lớp gia tải có chiều dày tới 2 m. Ông nhận thấy rằng
giá trị ma sát âm cũng đạt mức tương tự đo được tại cọc cùng loại kế bên, được thi
công trong nền đất đắp 70 năm trước đây, có cùng chiều cao và loại đất, nền đất
được ghi nhận là không lún sau khi đóng cọc.
Các kết quả quan trắc nói trên cho thấy hiện tượng trượt giữa đất và cọc có thể
không xuất hiện, tức là chỉ cần một dịch chuyển rất nhỏ cũng đủ để huy động lực ma
sát giữa cọc và đất.
Poulos (1997) đã phân tích một số quan niệm không đúng về ma sát âm. Trước
hết đó là quan niệm ma sát âm làm giảm sức chịu tải cực hạn của cọc, do đó một số
phương pháp thiết kế đề xuất giảm sức chịu tải cực hạn của cọc bằng cách trừ đi giá
trị lực kéo xuống do ma sát âm. Theo đó sức chịu tải tính toán được xác định từ sức
chịu tải cực hạn được giảm trừ như trên. Quan niệm này thường không đúng vì khi
cọc bị phá hoại do đất nền thì chuyển vị của cọc phải lớn hơn lún của nền đất, khi đó
theo định nghĩa ma sát âm thì ma sát âm không xuất hiện. Chỉ có một số trường hợp
mà ma sát âm làm giảm sức chịu tải cực hạn theo đất nền nếu như: đất nền tại mặt
tiếp xúc bị chảy dẻo, như thế ma sát âm làm giảm giá trị đỉnh của ma sát dương,
hoặc là nếu như sức chống mũi của cọc bị giảm do ứng suất hiệu quả dưới mũi cọc
giảm bởi do ma sát dương ở trong một phần của cọc trở thành ma sát âm. Cơ chế đề
cập ở trên đây được xác định bởi Zeevaert (1973), nhưng dường như không đúng, do
tại thời điểm phá hoại ma sát dương vẫn tác dụng dọc thành cọc và sức chống mũi
có thể không bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng nào tất
cả các hiện tượng này có thể xảy ra.

71 
Chìa khóa của việc hiểu rõ ma sát âm thể hiện ở nghiên cứu của Van De Veen
(1986): “Thiết kế móng cọc trong trường hợp có thể xảy ra ma sát âm, thực ra là bài
toán tính lún”.
Có thể thấy ma sát âm không gây ra phá hoại sự làm việc của cọc, vì vậy khi thiết
kế chỉ cần lưu ý:
- Lực kéo xuống bổ sung trong cọc do ma sát âm và liên quan đến nó là sức chịu
tải vật liệu của cọc;
- Chuyển vị bổ sung ở đầu cọc.

3.2. HIỆN TƯỢNG MA SÁT ÂM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

3.2.1. Sự co ngắn và lực co đàn hồi dư của cọc sau khi đóng hoặc ép
Bjerrum et al., (1965; 1969) công bố nghiên cứu cọc thép đường kính 300 mm,
thi công bằng phương pháp đóng bằng búa nổ, xuyên qua lớp sét biển tới nền đá bên
dưới, trên bờ biển Oslo, Na-uy (Hình 3.1).

Hình 3.1: Mặt cắt địa chất và cọc thí nghiệm, tại Heröya.
(Bjerrum et al., 1969 - theo Fellenius)

Hình 3.1 chỉ rõ mặt cắt địa chất và các cọc thí nghiệm. Các cọc này được chia
thành nhiều nhóm, với các điều kiện xử lý bên ngoài cọc khác nhau: phủ bitum, xử
lý bằng bentonit hoặc xử lý bằng dòng điện thẩm thấu. Các đầu đo được gắn trên
thân cọc để đo áp lực nước lỗ rỗng, áp lực đất và ứng suất bên trong cọc.

72 
Kết quả thí nghiệm trên đây được Fellenius phân tích và thể hiện trên hình 3.2.
Từ hình 3.2a có thể thấy, khi mặt ngoài được xử lý bitum thì cọc hầu như không bị
co lại, biến dạng đàn hồi của cọc sau khi kết thúc thi công là không đáng kể. Trong
khi đó, các cọc không có xử lý bề mặt, độ co ngắn của cọc đạt tới 10 mm. Hình
3.2c cho thấy ứng suất đàn hồi trong các cọc không được xử lý bề mặt tính toán
bằng phương pháp , phù hợp với kết quả thí nghiệm và có giá trị lên tới 900 kN
tại mặt phẳng trung hòa. Hình 3.2b thể hiện sự gia tăng của mức co ngắn của cọc
theo thời gian. Đáng chú ý là mức co ngắn của cọc thí nghiệm trong giai đoạn thi
công đại trà có dấu hiệu biến động, nhưng độ co này lại trở về xu hướng ban đầu
sau khi dừng thi công.

Hình 3.2: Kết quả đo độ co của cọc và lực đàn hồi dư sau khi đóng cọc
(theo Fellenius, 2011)

Có thể nhận thấy sau khi kết thúc thi công, chiều dài cọc bị co ngắn lại là do
sự ngăn cản của lực ma sát và sức chống mũi ở 2 đầu cọc, ngăn không cho cọc
đàn hồi trở lại trạng thái ban đầu. Đất nền dưới mũi, dọc thân cọc và bản thân cọc
dường như đều chịu một ứng suất trước, điều này này hữu ích khi cọc tiếp nhận
tải trọng từ công trình.
3.2.2. Tải trọng phân bố dọc chiều dài cọc và sự gia tăng theo thời gian
Endo et al. (1969), đã công bố nghiên cứu về lực ma sát âm tác dụng lên 4 cọc
ống thép có gắn thiết bị đo trong suốt thời gian 3 năm. Mặt cắt địa chất gồm lớp
cát bụi và lớp sét bụi nằm trên trên lớp cát mịn dày. Đây là một trong số ít nghiên
cứu đo được cả lún của đất nền. Nghiên cứu này được Fellenius (2011) phân tích
trên Hình 3.3.
Hình 3.3 thể hiện mặt cắt địa chất, vị trí gắn thiết bị thí nghiệm và 4 loại cọc thí
nghiệm. Phương pháp thi công sử dụng búa nổ.

73 
Hình 3.3: Mặt cắt địa chất và các loại cọc ống thép: mũi kín, mũi mở,
cọc ngắn và cọc nghiêng (Endo et al., 1969)

Trên hình 3.4 cho thấy sự phân bố


tải trọng được ghi nhận được từ tháng 6
năm 1964 đến tháng 3 năm 1967. Lực
dọc trong cọc (lực đàn hồi dư) gia tăng
theo thời gian do ảnh hưởng cố kết của
đất nền (Hình 3.4). Sự gia tăng lực dọc
theo chiều sâu đo được bởi các cảm
biến lực đặt dọc thân cọc (Hình 3.3)
được ghi lại để nghiên cứu.
Có thể thấy rằng, phân bố tải trọng
dọc chiều dài cọc thay đổi theo thời gian,
do ảnh hưởng cố kết của đất nền. Ngay
sau khi hoàn thành công trình, giá trị tải
trọng lớn nhất nằm ở đỉnh cọc, theo thời
gian, giá trị lớn nhất chuyển xuống mặt Hình 3.4: Sự phát triển của lực dọc theo
phẳng trung hòa do ảnh hưởng của ma chiều dài cọc và theo thời gian của cọc
sát âm, là tổng của tải trọng bên ngoài và Ce43(Endo et al., 1969) (Felenius,2011)

74 
tải trọng do ma sát âm. Do đó các giải pháp làm triệt tiêu ma sát âm có thể làm giảm
sức chịu tải của cọc, bởi vì khi cọc chuyển vị thêm sao cho chuyển vị của cọc lớn hơn
lún của đất nền thì ma sát dương (tương tự trường hợp ma sát âm) đã bị triệt tiêu, do đó
sức chịu tải của cọc sẽ bị giảm đi.
Koerner và Mukhopadhyay (1972) đã
thực hiện các thí nghiệm đánh giá ảnh
hưởng của cọc nghiêng đến ma sát âm.
Hình 3.5 cho thấy với sự gia tăng độ
nghiêng của cọc, giá trị ma sát âm cũng
tăng. Nguyên nhân là do không chỉ lực
dính giữa đất nền và cọc, lực này không
phụ thuộc vào tư thế của cọc, mà còn có
sự tham gia của áp lực thẳng đứng của
đất nền ở phía trên. Cọc càng nghiêng thì
sức chịu tải thẳng đứng càng tăng theo tỷ
lệ thể hiện trên hình. Endo et al (1969) đã
Hình 3.5: Ảnh hưởng của cọc nghiêng
so sánh ma sát âm giữa cọc đứng và cọc
đến ma sát âm(Koerner, 1972)
nghiêng với độ nghiêng 1:7, kết quả là
ma sát âm tại cọc nghiêng lớn hơn 16%.
3.2.3. Sự hình thành ma sát âm và phân bố tải trọng dọc chiều dài cọc
Thí nghiệm của Fellenius (1972) trên 2 cọc BTCT có gắn thiết bị đo, thi công
xuyên qua lớp sét biển đến lớp cát ở Bäckebol, Göteborg, Thụy Điển bằng phương
pháp búa nổt (Hình 3.6).

Hình 3.6: Hình ảnh thí nghiệm (Fellenius, 2011)

75 
Trình tự thí nghiệm được thực hiện như sau:
- Hạ cọc bằng búa nổ;
- Chất tải trên đỉnh cọc;
- San lấp toàn bộ mặt bằng.
Hình 3.7 cho thấy sự thay đổi
phân bố nội lực tác dụng trong cọc
thi công bằng phương pháp búa
đóng ở 7 giai đoạn: sau khi đóng,
chất tải lần 1, cố kết một thời gian,
chất tải lần 2, tiếp tục cố kết và sau
khi san lấp.
Có thể nhận thấy ngay sau mỗi lần
tăng tải tại đầu cọc, thì lực ma sát âm
bị giảm. Nhưng sau đó lực ma sát âm 1- sau khi đóng cọc; 2- sau khi chất tải lần 1;
lại tăng dần theo thời gian, do cố kết 3- sau thời gian (không rõ);
4- sau chất tải lần 2; 5- sau thời gian (không rõ);
của đất nền. Việc san lấp trên toàn bộ 6- bắt đầu san lấp; 7-sau thời gian (không rõ).
mặt bằng cũng làm gia tăng lực ma (Fellenius, 2011)
sát âm, vì dưới tác dụng khối lượng Hình 3.7: Sự phân bố tải trọng cọc 1 và 2
của lớp đất đắp lún do cố kết của đất
nền gia tăng.
3.2.4. Sự hình thành ma sát âm do tương tác cọc - nền - bè
Lún của đất nền tại một nút cọc là không đủ do tải trọng tác dụng tại nút đó mà
còn do tải trọng tác dụng ở các nút ở các phần tử cọc bên cạnh. Tải trọng gây lún
cho đất nền dưới móng bè phân bố theo lời giải của Bousinesq. Đối với móng cọc,
sự phân bố tải trọng có thể xác định bằng lời giải của Mindlin (1936). Ông đã đưa ra
lời giải bài toán lực tác dụng nền đất trong bán không gian đàn hồi đồng nhất và
đẳng hướng.
Hình 3.8 minh họa lời giải của Mindlin cho các lực tác dụng trong bán không
gian đàn hồi theo ba phương (hai phương ngang và phương đứng). Theo đó nếu có
một lực tập trung tác dụng tại một điểm trong bán không gian đàn hồi, thì nó có thể
gây biến dạng theo cả ba phương cho bất cứ điểm nào nằm trong bán không gian đó.
Chuyển vị theo phương đứng (w), phương ngang (u) theo lời giải của Mindlin
(1936) do tải tập trung tác dụng theo phương đứng nằm trong bán không gian vô hạn
trên Hình 38a, có dạng:
Chuyển vị thẳng đứng theo phương z:

76 
 3  4v 8 1  v 2   3  4v   z  c 2 
   3

Pr  R 1 R 2 R 1 
w   (3.1)
16G 1  v    3  4v  z  c 2  2cz 6cz  z  c 2 
 3
 
 R 2 R 52 
Chuyển vị ngang theo phương x, y:
 z  c  3  4v  (z  c) 
 3  
Pr  R1 R 32 
u (3.2)
16G 1  v  4 1  v 1  2v  6cz(z  c) 

  
 R 2  R 2  z  c  R 52 

Hình 3.8: Lời giải Mindlin cho tải tập trung thẳng đứng và phương ngang

Tương tự, chuyển vị theo phương đứng (w), phương ngang (u), (v) theo lời giải
của Mindlin (1936) cho tải tập trung tác dụng theo phương ngang x nằm trong bán
không gian đàn hồi vô hạn, trên Hình 3.8 (b), như sau:
Chuyển vị ngang theo phương x:
 3  4v 1 x 2  3  4v  x 
2
   3 3 
Pr  R1 R 2 R1 R2 
u (3.3)
16G 1  v  2cz  3x 2  4 1  v 1  2v  

 1  2   
 R 3  R 2  R 2  R 2  z  c  
 2 

77 
Chuyển vị ngang theo phương y:

Pxy  1 3  4v 6cz 4 1  v 1  2v  


v    5   (3.4)
16G 1  v   R13 R 2
R R 2  R 2  z  c  
2
 2 2

Chuyển vị thẳng đứng theo phương z:


 z  c  3  4v  z  c  
 3  3 
Pr  R1 R2 
w (3.5)
16G 1  v   6cz  z  c  4 1  v 1  2v  
  
 R 52 R 2  R 2  z  c  

Hình 3.9: Mô phỏng cọc và bè bằng phương pháp phần tử hữu hạn
(Matsumoto - Kitiyodom, 2002)

Hình 3.9 mô phỏng kết cấu móng bè - cọc. Lún của đất nền tại mỗi nút cọc không
chỉ do tải trọng tác dụng trực tiếp lên nó, mà còn do lún gây ra bởi tải trọng tác dụng
lên các nút bên cạnh. Từ đó, chuyển vị tại từng nút có thể viết dưới dạng tổng quát:
n
w i   ijPj (3.6)
j1

trong đó:
wi - chuyển vị tại nút thứ i;
- hệ số tương tác của đất biểu thị chuyển vị tại nút thứ i, do lực đơn vị tác
dụng tại nút thứ j;
Pj - lực tác dụng tại nút;
j, n - tổng số bậc tự do trong hệ.

78 
Hình 3.10 thể hiện biểu đồ phân phối tải trọng dọc chiều dài cọc trong 2 trường
hợp: có xét đến ứng xử tương tác và không xét đến ứng xử tương tác. Biểu đồ tải
trọng khi có xét đến tương tác, có hai phần: phía trên cọc chịu ảnh hưởng của ma sát
âm; phía dưới cọc là ma sát dương. Khi không xét đến tương tác cọc đứng độc lập,
ma sát âm không xuất hiện. Cho thấy, ma sát âm xuất hiện do sự nén lún của đất nền
thông qua tải trọng trực tiếp từ cọc và gián tiếp thông qua các ứng xử tương tác và
ứng xử giữa các công trình lân cận với nhau.

Hình 3.10: Biểu đồ phân bố lực dọc trục Hình 3.11: Ảnh hưởng của khoảng cách cọc
theo chiều dài cọc khi có xét và không xét đến giá trị ma sát âm trung bình
đến tương tác (Koerner, 1972)

Koerner và Mukhopadhyay (1972) đã thực hiện thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của
khoảng cách giữa các cọc đến ma sát âm. Hình 3.11 cho thấy, biểu đồ giá trị ma sát âm
trung bình khi mặt đất lún với giá trị Hmax, 1/2 Hmax, và 1/4 Hmax. Giá trị ma sát âm giảm
tỷ lệ thuận với tỷ số s/D, có thể nhận thấy biểu đồ bị gãy tại s/D = 2,5. Tương tự như thế
đối với trường hợp ma sát dương. Cả ba đường trên đồ thị chứng tỏ rằng xu hướng ảnh
hưởng của tỷ số s/D là không đổi với mọi giá trị ma sát âm. Giá trị s/D = 2,5 được
Terzaghi & Peck đề xuất khi bố trí cọc trong đài móng là xác đáng và nhằm hạn chế
được ảnh hưởng của ma sát âm đến các cọc lân cận.
3.2.5. Ảnh hưởng của độ ẩm và vật liệu làm cọc đến ma sát âm
Hình 3.12 thể hiện ảnh hưởng của độ ẩm và vật liệu cọc đến giá trị ma sát âm
trung bình (Koerner và Mukhopadhyay, 1972). Đường cong nét đứt là tổng hợp
cường độ chống cắt của đất xác định từ thí nghiệm 3 trục UU trước điểm giới hạn
dẻo và thí nghiệm cắt cánh trong phòng của đất sau điểm giới hạn dẻo. Ma sát âm

79 
trung bình luôn luôn tăng khi độ ẩm
giảm đối với tất cả các vật liệu sản
xuất cọc. Điều này phù hợp với thực
tế là sức chống cắt của đất cũng tăng
khi độ ẩm giảm. Đồ thị cũng thể hiện
sự mức độ phụ thuộc của ma sát âm
trung bình với độ ẩm cho các cọc sử
dụng vật liệu khác nhau. Tại điểm
giới hạn chảy của đất (w = 55%), ma
sát âm tác dụng lên cọc gỗ đạt 100%
giá trị cường độ kháng cắt của đất,
đối với cọc bê tông là 50%, còn đối
với cọc thép là 40%. Kết luận trên Hình 3.12: Ảnh hưởng của độ ẩm và vật liệu
cọc đến giá trị ma sát âm trung bình
đây phù hợp với giá trị lực dính công
(Koerner, 1972)
bố bởi Potondyi (1961). Với độ ẩm
thấp, giá trị ma sát âm tác dụng lên cọc thép đạt giá trị tương đương cường độ
kháng cắt của đất nền, trong khi đó giá trị ma sát âm tác dụng lên cọc bê tông và
cọc gỗ chỉ bằng một phần nhỏ sức kháng cắt của đất. Do đó, giá trị ma sát âm
trung bình tính toán trên cơ sở tổng diện tích bề mặt của cọc cho ra kết quả tương
đối nhỏ.
3.2.6. Ảnh hưởng của việc xử lý bitum lên mặt ngoài cọc đến ma sát âm
Theo Golder & Willeumier (1964),
trong trường hợp ma sát âm có thể
xuất hiện, nếu như không có giải pháp
nào khác, thì việc phủ một lớp vật
liệu nào đó vào mặt ngoài của cọc
nhằm hạn chế việc truyền ma sát âm
lên cọc là giải pháp hợp lý. Trong
thực tế, số lượng cọc thường rất lớn
do đó để giảm chi phí thì việc sử
dụng bitum nhựa đường có giá rẻ để
phủ mặt ngoài cọc là phù hợp cho
thực tế thi công. Koerner và
Mukhopadhyay, (1972) đã thực hiện
Hình 3.13: Ảnh hưởng của độ nhớt lớp phủ
thí nghiệm phủ một lớp bitum nhựa nhựa đường lên ma sát âm trung bình
đường với chỉ số độ nhớt và độ dày (Koerner, 1972)
lớp phủ khác nhau.

80 
Hình 3.13 thể hiện kết quả của 5 thí nghiệm lớp phủ bitum nhựa đường có chiều
dày 1/8 inch, nhưng có độ nhớt khác nhau. Độ nhớt được xác định bằng cấp độ kim
lún thay đổi từ rất mềm (600 – 800) đến rất rắn (60 – 70). Điều đáng chú ý trong các
thí nghiệm này là tốc độ gia tải, tốc độ gia tải càng chậm thì ma sát âm trung bình
càng nhỏ. Thời gian tăng tải được tăng dần cho đến khi cho đến khi đồ thị gần như
không đổi. Tốc độ gia tải này dường như có liên quan đến hệ số cố kết của đất nền,
cv. Từ thí nghiệm của Koerner cho thấy, bitum càng cứng thì ma sát âm trung bình
càng lớn. Tất cả các đường cong cho thấy, ma sát âm trung bình giảm đáng kể so với
cọc không được xử lý bitum.
Các thí nghiệm trên cũng được
thực hiện với chiều dày lớp phủ
thay đổi từ 1/16 đến 1/4 inch,
tương ứng với bitum có độ cứng
lớn nhất (độ kim lún từ 60  70),
độ cứng trung bình (độ kim lún từ
150  200) và mềm nhất (độ kim
lún từ 600  800).
Kết quả thí nghiệm thể hiện
trên hình 3.14, tương tự như
hình 3.13. Bitum có độ cứng trung
bình được thể hiện bằng các
đường đứt đoạn. Tất cả các đường
đồ thị đều cho thấy ma sát âm
trung bình đều giảm khi thời gian
tải tăng. Nhìn chung ma sát âm
trung bình giảm khi tăng chiều dày Hình 3.14 Ảnh hưởng của chiều dày lớp phủ
lớp phủ bitum. Điều này có nghĩa bitum đến giá trị ma sát âm (Koerner, 1972) 
là lớp phủ bitum hấp thụ phần lớn
chuyển vị của đất nền, chỉ có một phần nhỏ truyền vào cọc.

3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MA SÁT ÂM

3.3.1. Giá trị ma sát âm


Fellenius (1984) cho rằng lực ma sát nói chung và lực ma sát âm nói riêng, xuất
hiện khi chuyển vị giữa đất nền và chuyển vị của cọc khác nhau. Chỉ cần giá trị
chênh lệch này rất nhỏ cũng đủ để lực ma sát được huy động. Bjerrum et al (1969)
công bố rằng giá trị ma sát âm xuất hiện trên các cọc mới thi công với độ lún của đất
nền sau khi gia tải có chiều cao khoảng 2 m, có giá trị tương đương với ma sát âm ở

81 
các cọc cùng loại, được thi công gần ngay bên cạnh khối gia tải có chiều cao tương
tự nhưng đã thi công 70 năm trước đây, cho dù không có bất kỳ chuyển vị mới nào
được ghi nhận kể từ khi hạ cọc. Các tác giả cũng không ghi nhận hiện tượng trượt
giữa đất nền và cọc. Điều này cho thấy, ma sát âm được huy động cho dù chuyển vị
tương đối giữa đất nền và cọc rất nhỏ, thường nằm trong phạm vi lún đàn hồi của đất
nền. Tuy nhiên để ma sát âm (kể cả ma sát dương) huy động được toàn bộ thì
chuyển vị tương đối giữa cọc và nền phải lớn hơn hoặc bằng lún đàn hồi của đất nền.
Johansen & Bjerrum (1965) chỉ ra rằng ma sát âm tỷ lệ với ứng suất hiệu quả bản
thân trong đất nền xung quanh cọc. Điều này cũng được chứng minh bởi Bjerrum et
al (1969), Bozozuk (1972). Hệ số tỷ lệ được ký hiệu là β, là tích của hệ số áp lực đất
Ks nhân với hệ số ma sát của đất tg φ’ và nhân với tỷ số ma sát mặt tiếp xúc
M = tgδ’/tgφ’. Do đó giá trị ma sát âm qn xác định bởi:
qn = β.σv = M.Ks.tgφ’. σv (3.7a)
β = 0,2  0,3 đối với đất sét bụi mềm (Bjerrum et al,1969)
= 0,2  0,25 đối với đất sét trạng thái nửa cứng đến cứng (Bjerin, 1977)
Trên hình 3.15a thể hiện biểu đồ lực ma sát âm lớn nhất theo chiều sâu xác định
theo các phương pháp giải tích khác nhau. Hình 3.15b cho thấy giá trị ma sát âm từ
đỉnh cọc xuống mặt phẳng trung hòa được huy động tối đa. Tại vị trí mặt phẳng
trung hòa xuất hiện vùng chuyển tiếp, tại đây chênh lệch chuyển vị của cọc và lún
của đất nền xung quanh gần bằng 0, do đó ma sát âm và cả ma sát dương không
được huy động tối đa. Hình 3.15b cũng chỉ rõ ma sát âm làm tăng giá trị tải trọng
phân bố dọc theo chiều dài cọc. Giá trị tải trọng lớn nhất nằm tại vị trí mặt phẳng
trung hòa.

Hình 3.15: Sự phân bố và giá trị ma sát âm theo chiều dài cọc (Fellenius, 2011)

82 
Các nghiên cứu cho thấy đối với cọc có mũi cọc nằm trên nền đất tốt, ma sát
âm dọc thân cọc có thể gây ra lực kéo xuống tương đối lớn. Bjerrum et al (1969)
đã đo được giá trị lực kéo 4000 KN ở cọc thép có đường kính 0,5 m dài 55 m thi
công tới nền đá, bên trên là nền đất đang cố kết do gia tải. Với các cọc đủ dài và
có diện tích bề mặt đủ lớn, thì lực kéo xuống do ma sát âm có thể lớn hơn sức
chịu tải theo vật liệu của cọc. Cọc trong nghiên cứu của Bjerrum et al là cọc
chống ngàm vào nền đá, do đó lực kéo này kích hoạt mũi cọc xuyên vào đá.
Thông thường, phản lực tại mũi cọc thi công bằng phương pháp búa nổ nhỏ hơn
nhiều so với lực kéo như đề cập trên đây.
Theo Fellenius & Broms (1969) và Fellenius (1972), ngay sau khi thi công hạ cọc
có đường kính 300 mm, chiều dài 40 m vào trong đất sét, phản lực trong cọc rất nhỏ
tương đương khối lượng riêng của cọc trước khi đóng. Thời gian tái cố kết của đất
sét xung quanh cọc khoảng 5 tháng. Trong khoảng thời gian đó, ma sát âm xuất hiện
và lực kéo xuống có thể đạt giá trị 300  350 KN tương đương với hệ số β = 0,10 và
đạt khoảng 1/3 giá trị lực kéo đo được sau này. Lún tại mặt đất liên quan đến quá
trình tái cố kết này đo được khoảng 1 mm. Chênh lệch chuyển vị giữa cọc và đất nền
theo chiều sâu nền không đo được vì quá bé.
Như vậy, tải trọng gây chuyển vị cho cọc là tải trọng tác dụng tại mũi cọc, không
phải tải trọng tại đầu cọc. Ma sát âm làm tăng phân bố tải trọng tại mũi cọc, ma sát
dương làm giảm phân bố tải trọng tác dụng tại mũi cọc. Có thể thấy rằng nếu chấp
nhận cọc chuyển vị bằng giá trị lún của đất nền thì ma sát âm sẽ không xuất hiện.
3.3.2. Vị trí mặt phẳng trung hòa
Như đã được định nghĩa, tại mặt phẳng trung hòa tải trọng cân bằng với sức chịu
tải của cọc và lún của đất nền cân bằng với chuyển vị của cọc. Về cơ bản vị trí của
mặt phẳng trung hòa cần thỏa mãn hai điều kiện:
- Điều kiện cân bằng lực là khi tổng tải trọng tác dụng lên đầu cọc và lực kéo
xuống do ma sát âm cân bằng với tổng sức chịu tải ma sát do ma sát dương và sức
chịu tải tại mũi cọc. Tại độ sâu mà ứng suất cắt dọc thân cọc chuyển dấu từ âm
sang dương, được gọi là mặt phẳng cân bằng lực;
- Điều kiện cân bằng chuyển vị là khi chuyển vị của cọc bằng lún của đất nền.
Khi đất nền lún nhiều hơn cọc thì xuất hiện ma sát âm, khi chuyển vị của cọc lớn
hơn lún của đất nền thì xuất hiện ma sát dương. Mặt phẳng cân bằng chuyển vị hay
là điểm phân chia vùng ma sát âm và ma sát dương, nằm ở khu vực mà chuyển vị
của cọc bằng lún của đất nền.
Mặt phẳng trung hòa đạt được khi mặt phẳng cân bằng lực nằm ở cùng cao độ với
mặt phẳng cân bằng chuyển vị. Nếu như đất nền phía dưới mặt phẳng trung hòa càng

83 
tốt, thì mặt phẳng cân bằng lực chuyển dịch xuống gần mũi cọc. Trường hợp đặc
biệt là khi thi công hạ cọc đến nền đá, khi đó mặt phẳng cân bằng lực nằm ngay gần
bề mặt của nền đá. Trong trường hợp này mặt phẳng cân bằng chuyển vị luôn luôn
luôn nằm trên mặt phẳng cân bằng lực.
Từ các kết của nghiên cứu công bố bởi Endo et al.(1969), Fellenius đã mô phỏng
vị trí của mặt phằng trung hòa như trên Hình 3.16 và 3.17. Hình 3.16a thể hiện ứng
suất / lực dọc phân bố theo chiều dài cọc (khi cọc chưa chịu tải bên ngoài) tăng dần
theo thời gian như đề cập ở mục 3.1.3. Hình 3.16b mô phỏng lún của đất nền và
chuyển vị của cọc. Có thể nhận thấy theo thời gian lún cố kết của đất nền tăng lên,
tương đối lớn tương ứng lực ma sát âm phân bố cũng tăng lên do được huy động tối
đa, vị trí của mặt phẳng trung hòa dường như vẫn duy trì nếu chấp nhận chuyển vị
vủa cọc một lượng nhỏ.

Hình 3.16: Lực dọc, chuyển vị của cọc và lún của đất nền (Fellenius, 2011)

Hình 3.17 mô phỏng phương pháp xác định vị trí mặt phẳng trung hòa và mối liên
quan đến chuyển vị tương đối giữa cọc và nền. Đây là cơ sở để nghiên cứu và phân
tích sự làm việc của cọc.
Hình 4.17b định nghĩa mặt phẳng cân bằng chuyển vị, đó là mặt phẳng đi qua
điểm nơi mà chuyển vị của cọc cân bằng với lún của đất nền. Tương ứng với điểm
này, trên hình 4.17a là miền chuyển tiếp, nơi mà tải trọng phân bố đạt giá trị lớn
nhất. Miền chuyển tiếp được xem là nơi mà dịch chuyển tương đối giữa cọc và nền
bắt đầu đổi chiều. Trong phạm vi miền này, giá trị dịch chuyển giữa đất và cọc nhỏ
hơn lún đàn hồi của đất nền, do đó giá trị ma sát âm và ma sát dương chưa được
huy động tối đa. Tại miền sâu này tải trọng cân bằng với sức chịu tải.

84 
Tóm lại, khi thiết kế cọc, trong quá trình cân bằng hai mặt phẳng: mặt phẳng cân
bằng chuyển vị và mặt phẳng cân bằng lực, có ba trường hợp xảy ra:
- Cọc được xem như đủ sức chịu tải nếu vị trí ‘mặt phẳng cân bằng lực” nằm dưới
“mặt phẳng cân bằng chuyển vị”, khi đó sức chịu tải của cọc lớn hơn tải trọng tác dụng;
Tải trọng (kN)

Hình 3.17: Mô phỏng vị trí mặt phằng trung hòa (Fellenius, 2011)

- Cọc không đủ sức chịu tải nếu vị trí “mặt phẳng cân bằng lực” nằm trên “mặt
phẳng cân bằng chuyển vị”, khi đó sức chịu tải của cọc nhỏ hơn tải trọng tác dụng;
- Nếu hai mặt phẳng này trùng nhau thì sức chịu tải của cọc cân bằng với tải trọng tác
dụng. Lúc này mặt phẳng đi qua vị trí này thường được nhiều tác giả gọi là mặt phẳng
trung hòa. Lực ma sát âm có thể xác định được khi cọc đạt trạng thái cân bằng này.
3.3.3. Một số phương pháp thiết kế cọc có xét tới ma sát âm
Móng cọc nằm trong nền đất đang cố kết do các nguyên nhân đề cập ở mục 3.1,
gánh chịu ngoài tải trọng công trình phân bố tại đầu cọc còn phải gánh chịu lực kéo
xuống do ma sát âm. Do đó hậu quả là lực kéo này làm cho chuyển vị của cọc tăng
lên. Các kỹ sư thiết kế cọc cần thiết phải xem xét ảnh hưởng của ma sát âm. Sau đây
là một số phương pháp thiết kế cọc có xét đến ảnh hưởng của ma sát âm.
3.3.3.1. Phương pháp phần tử biên
Là một phương pháp hữu hiệu dùng để phân tích ứng xử của cọc cũng như cọc
chịu ma sát âm đó là phương pháp phần tử biên. Nhiều tác giả đã sử dụng phương
pháp này trong đó có: Poulos & Davis (1980), Kog et al (1986), Kubara & Poulos
(1989), Chow et al (1990), Lee (1993). Phương pháp này giả thiết rằng đất nền xung
quanh cọc là môi trường bán không gian đàn hồi, vô hạn có ứng suất giới hạn tại bề
mặt tiếp xúc giữa cọc và đất nền.

85 
Bài toán được minh họa trên hình 3.18 (Poulos, 1989a) cọc được chia ra thành
các phần tử mà chuyển vị thẳng đứng của chúng liên quan đến tải trọng tác dụng,
ứng suất tiếp xúc giữa cọc và đất nền, biến dạng của cọc và chuyển vị tại mũi cọc.
Chuyển vị thẳng đứng của mỗi phần tử đất xung quanh cọc phụ thuộc vào ứng suất
tiếp xúc, mô đun biến dạng hay độ cứng và bất cứ biến dạng nào của đất nền mà có
thể ảnh hưởng đến cọc. Để mô phỏng cọc thật chính xác, cho phép xảy ra trượt trên
mặt tiếp xúc cọc - đất nền, có nghĩa là ứng suất tại mặt tiếp xúc không được vượt
quá ứng suất ma sát giới hạn giữa cọc và đất.

Hình 3.18: Cọc chịu tải trọng thẳng đứng (sPoulos, 1989a)

Xét sự cân bằng chuyển vị gia tăng của cọc và nền tại từng phần tử có thể viết các
phương trình trong điều kiện tương tác giữa đất và cọc chưa đạt giới hạn phá hoại:
 Is  A D FE   p   pb  I   Se (3.7)

trong đó: Is - ma trận hệ số ảnh hưởng của đất nền;


AD - ma trận tổng thể;
FE - ma trận độ nén của cọc;
p - véc tơ ứng suất gia tăng của tương tác cọc - nền;
pb - chuyển vị gia tăng của mũi cọc;
Se - véc tơ chuyển vị gia tăng của nền đất.
Các ma trận được Poulos (1989a) đề xuất, theo đó các phần tử của Is được xác
định từ lời giải của Mindlin cho tải trọng tác dụng bên trong bán không gian đàn hồi.
Tại phần tử k khi đạt trạng thái ứng suất tới hạn, tức là ứng suất giữa cọc và đất
đạt giá trị giới hạn, thì ma trận (3.7) sẽ bổ sung điều kiện:
pk = 0 (3.8)

86 
Giải các phương trình (3.7) và (3.8) với các điều kiện cân bằng để nhận được
ứng suất cọc - nền gia tăng và chuyển vị tại mũi cọc, từ đó có thể xác định được
lực dọc trục và chuyển vị dọc trục phân bố theo chiều dài cọc. Để phân tích ứng
xử dọc trục, cần phải xác định mô đun đàn hồi của cọc, mô đun của nền, trạng
thái giới hạn của ma sát cọc - nền theo chiều sâu và chuyển vị của đất nền xung
quanh. Bài toán được Poulos (1989a) giải bằng chương trình FORTRAN 77.
Trong nghiên cứu của mình Poulos đã xem xét tới các khía cạnh sau đây:
- Ứng xử phi tuyến cọc - nền, thông qua mô hình ứng xử mặt tiếp xúc đàn hồi - dẻo
hoặc hyperbol;
- Đất nền không đồng nhất;
- Ảnh hưởng nhóm, thông qua việc xác định ma trận Is cho cọc trong nhóm cọc ;
- Phân tích tuần tự, ví dụ: cọc chịu tải dọc trục, khi các chuyển vị đất nền xung
quanh theo tuần tự khác nhau.
3.3.3.2. Phương pháp gần đúng của Poulos
Hình 3.19 mô phỏng bài toán ma sát âm (Poulos,1989a). Cọc có chiều dài L được
thi công trong đất nền đang cố kết có chiều dày L1 bên dưới là lớp đất ổn định. Giả
thiết rằng lún của lớp đất yếu giảm theo độ sâu, từ giá trị s0 tại mặt đất đến giá trị
“0” tại độ sâu L1. Mặt phẳng trung hòa nằm ở độ sâu Z1.

Hình 3.19: Mô phỏng bài toán ma sát âm (Poulos, 1989a)

Trình tự xác định nội lực lớn nhất trong cọc và chuyển vị đầu cọc như sau:
- Lực dọc Pmax là lực tác dụng tại mặt phẳng trung hòa đó là tổng của tải trọng
phân bố tại đầu cọc và và lực kéo xuống lớn nhất do ma sát âm;
- Chuyển vị đầu cọc là giá trị nhỏ nhất trong hai giá trị sau:

87 
+ Tổng giá trị co đàn hồi của đoạn cọc phía trên mặt phẳng trung hòa và giá trị
chuyển vị của phần cọc nằm dưới mặt phẳng trung hòa; giá trị của thành phần thứ 2
có thể xác định từ lý thuyết tính toán chuyển vị của cọc với giả thiết đoạn cọc có
chiều dài (L-Zn) chịu tải trọng dọc trục Pmax.
+ Chuyển vị thẳng đứng của đất nền xung quanh cọc tại vị trí mặt phẳng trung hòa.
Hai lựa chọn giá trị chuyển vị này thể hiện trên hình 3.20. Lựa chọn (a) xảy ra khi
mặt phẳng trung hòa nằm dưới vùng đất lún cố kết, sức kháng của cọc phía dưới mặt
phẳng trung hòa chưa được huy động toàn bộ. Lựa chọn (b) xảy ra nếu mặt phẳng
trung hòa nằm trong vùng lún cố kết, sức kháng của đoạn cọc nằm dưới mặt phẳng
trung hòa đã được huy động toàn bộ.
Từ hình 3.19, nếu giả thiết rằng trượt hoàn toàn giữa cọc và đất chỉ xảy ra ở phía
trên mặt phẳng trung hòa, lực FD tại mặt phẳng trung hòa sinh ra bởi lực kéo xuống
và ma sát âm ở phía trên mặt phẳng trung hòa, được cho bởi:
FD  P0  fsl Cz n (3.9)
trong đó:
fsl - ma sát âm cực hạn trung bình phía trên mặt phẳng trung hòa;
C - chu vi của cọc;
P0 - tải trọng tác dụng tại đầu cọc.
Sức kháng FR tại mặt phẳng trung hòa sinh ra ở đoạn cọc dưới mặt phẳng trung
hòa được biểu thị bởi:
FR  fsl C  L1  z n   Fs2  Pb (3.10)
trong đó:
fsl - ma sát dương cực hạn trung bình trong lớp đất yếu bên trên (với giả thiết
được huy động toàn bộ);
Fs2 - sức kháng mặt bên được huy động ở lớp đất ổn định bên dưới;
Pb - sức kháng mũi được huy động.
Vị trí của mặt phẳng trung hòa có thể xác định từ phương trình (3.9) và (3.10):

zn 
1
f 
s1CL1  Fs2  Pb  Po  (3.11)
C  fs1  fsl 
Nếu sức kháng mũi và sức kháng mặt bên ở lớp đất ổn định phía dưới được huy
động toàn bộ, thì:
Fs2 = fs2CL2 (3.12)
Và: Pb = fbAb (3.13)

88 
trong đó:
fs2 - ma sát dương cực hạn trung bình của lớp đất bên dưới;
fb - sức chịu mũi cực hạn tại mũi cọc;
Ab - diện tích mặt cắt ngang mũi cọc.
Gía trị Zn, Znmax lớn nhất có thể xác định nếu thay thế (3.12) và 3.13) vào phương
trình (3.11):

z max 
1
f 
s1CL1  fs2 CL 2  f b A b  P0  (3.14)
C  fs1  fs1 
Nếu fsl- = fsl+ =fsl tức là giá trị ma sát dương và ma sát âm cực hạn của lớp đất trên
lấy bằng nhau, thì phương trình (3.14) có thể rút gọn:
1 f f A P 
z max   L1  s2 L 2  b b 0  (3.15)
2 fs1 fs2 C 

Hình 3.20: Phương pháp xác định chuyển vị đầu cọc (Poulos, 1989a)

89 
Như vậy, có hai trường hợp cần xét:
1. Nếu Znmax > L1 sức kháng ở phần dưới của cọc lớn hơn ngoại lực tác dụng bao
gồm tải trọng và ma sát âm, do đó sẽ không được huy động hết; trong trường hợp
này ma sát âm cực đại xuất hiện ở phía trên lớp đất ổn định, chuyển vị của đầu cọc
xác định theo lựa chọn 1 trên hình 3.20, có nghĩa là chuyển vị đầu cọc có giá trị
bằng lún của bề mặt đất nền xung quanh cọc.
2. Nếu Znmax ≤ L1 sức kháng của phần dưới của cọc được huy động hoàn toàn;
trong trường hợp này lực ma sát âm lớn nhất có thể giả thiết tại mặt phẳng trung hòa,
chuyển vị đầu cọc xác định theo lựa chọn 2 trên hình 3.20, khi đó chuyển vị đầu cọc
vẫn tiếp tục khi mà lún của đất nền vẫn tiếp diễn.
Trình tự tính toán như sau:
1. Tính toán giá trị Zn (Znmax) lớn nhất có thể từ phương trình (3.14);
2. Tính toán lực dọc tác dụng lên cọc lớn nhất:
Pmax  P0  fs2 Cz (3.16)
Giá trị Z’ được xác định như sau:
- Nếu Znmax > L1 thì Z’ = L1;
- Nếu Znmax ≤ L1 thì Z’ = Znmax.
3. Tính toán chuyển vị đầu cọc theo các lựa chọn trên hình 3.20, chọn giá trị lớn
nhất trong hai giá trị trên.
3.3.3.3. Phương pháp đồng nhất của Fellenius
Fellenius đề xuất phương pháp đồng nhất để tính toán ma sát âm. Nội dung của
phương pháp này gồm các bước sau (Hình 3.21):
- Tính toán vẽ đường phân bố ma sát thành cọc. Xác định biên độ sức kháng mũi
dự kiến, trước khi cho cọc chịu tải;
- Đánh giá biên độ sức kháng mũi và chuyển vị mũi cọc dự kiến, trước khi cho
cọc chịu tải. Tức là thiết lập quan hệ tải trọng - chuyển vị tại mũi cọc, có thể sử dụng
kết quả thí nghiệm, giả thiết quan hệ q - c, hoặc theo kết quả thí nghiệm Osterberg;
- Tính toán và vẽ phân bố lún của đất nền sau khi cọc gánh chịu tải trọng. Cần
loại trừ phần lún đã xảy ra trước đó;
- Giả thiết vị trí của mặt phẳng trung hòa và sử dụng sức kháng mũi đo được
hoặc dự tính được để xác định phần tải trọng tăng thêm, tác dụng lên mũi cọc sao
cho trùng khớp với vị trí của mặt phẳng trung hòa nhằm đảm bảo cân bằng lực,
đồng thời chuyển vị của mũi cọc khớp với vị trí mặt phẳng trung hòa để đảm bảo
cân bằng chuyển vị. Xem xét sức kháng mũi cọc xảy ra trước khi chất tải lên cọc.
So sánh các giá trị tải trọng và chuyển vị vừa xác định có phù hợp với mối qua hệ
tải trọng - chuyển vị tại mũi cọc.

90 
- Lặp lại bước trên với các tải trọng mũi cọc mới cho đến khi chuyển vị mũi cọc
khớp với đường cong tải trọng chuyển vị;
- Ngay khi tải trọng và chuyển vị thực tại mũi cọc (phần chênh lệch giữa tổng
chuyển vị mũi và chuyển vị đất nền tại mũi) khớp với mối quan hệ tải - chuyển vị tại
mũi, thì lực ma sát âm được xác định.

Hình 3.21: Phương pháp đồng nhất của Fellenius

Theo Fellenius, cần phải đảm bảo rằng mặt phẳng trung hòa luôn luôn phải nằm ở
dưới mức chuyển vị cho phép. Việc phân tích cọc trong toàn hệ móng khó thực hiện
bằng phương pháp này.

3.4. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ MA SÁT ÂM

3.4.1. Thí nghiệm phủ bitum


Một trong những phương án hạn chế ma sát âm được các nhà nghiên cứu đề xuất
là phủ bitum phần cọc nằm trên mặt phẳng trung hòa, hoặc đoạn cọc nằm trong lớp
đất yếu có nguy cơ lún cố kết.
Indraratna et al. (1992) đã công bố các kết quả thí nghiệm hiện trường trên các
cọc ống thép đường kính 400 mm, chiều dài 25 m, đóng vào nền sét Bangkok. Các
thí nghiệm kéo và nén được thực hiện với các cọc có phủ và không phủ bitum (xem
Hình 3.22). Cọc được hạ theo từng đoạn, mỗi đoạn dài 4 m. Trước khi nối đoạn cọc
tiếp theo để hạ, người ta thực hiện thí nghiệm kéo cọc. Fellenius sử dụng kết quả thí
nghiệm để vẽ biểu đồ tải trọng – chuyển vị (xem Hình 3.23a,b) và biểu đồ phân bố
lực ma sát bên của cọc theo chiều dài cọc và theo thời gian ( xem Hình 3.23c).

91 
Hình 3.22: Sơ đồ bố trí cọc thí nghiệm (Fellenius, 2011)

Hình 3.23: Biểu đồ tải trọng chuyển vị của các cọc thí nghiệm (Fellenius, 2011)

Hình 3.24: Sự phân bố lực dọc theo chiều dài cọc và thời gian (Fellenius, 2011)

92 
Sau khi kết thúc hạ cọc, người ta đắp đất khu vực thí nghiệm. Các kết quả quan trắc
lún, nội lực trong cọc và áp lực nước lỗ rỗng được thực hiện theo chu kỳ tám tháng một
lần. Kết quả đo nội lực phân bố theo chiều sâu và thời gian thể hiện trên hình 3.24a,b.
Từ các hình vẽ có thể nhận thấy lực ma sát âm tại các cọc phủ bitum nhỏ hơn rất
nhiều so với các cọc không xử lý bitum. Chứng tỏ rằng phủ bitum là giải pháp rất tốt
để hạn chế ma sát âm.
1.3.2. Phương pháp đặt ống lồng
Okabe, T., 1977 đã thực hiện thí nghiệm cọc có đường kính 600 mm, được gắn
cảm biến biến dạng, cọc ống thi công xuyên qua lớp sét bụi, bụi lẫn cát bụi. Sau đó
người ta tiến hành san lấp (không rõ chiều dày) trên toàn bộ diện tích và hạ mực
nước ngầm để giảm áp lực nước lỗ rỗng (không rõ sự phân bố áp lực nước lỗ rỗng).

Nhóm cọc kết nối với đài. Trong đó 4 cọc có ống lồng, 01 cọc không có.
Hình 3.25: Sự phân bố tải trọng dọc chiều dài cọc
Fellenius sử dụng kết quả nghiên cứu của Okabe, để minh họa sự phân bố tải
trọng dọc theo chiều dài cọc.Từ hình 3.25, có thể nhận thấy ma sát âm trong cọc có
ống lồng nhỏ hơn rất nhiều so với cọc không có ống lồng. Giải pháp ống lồng có thể
cũng là giải pháp tốt để hạn chế ma sát âm.

3.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.4.1. Quá trình phát triển ma sát âm


Quá trình phát triển nội lực trong cọc thể hiện trên hình 3.26a,b cho các cọc thi
công bằng phương pháp sử dụng ngoại lực hình 3.26a và không sử dụng ngoại lực
hình 3.26b.

93 
Trường hợp cọc được thi công bằng phương pháp có sử dụng ngoại lực
(H.3.26a), ngay sau khi hạ cọc do ảnh hưởng của ma sát của đất nền mà một phần
biến dạng đàn hồi của cọc được giữ lại, biểu đồ áp lực trong thân cọc thể hiện
theo đường số (1). Ma sát với đất nền ở phần trên của cọc ngăn cản không cho
cọc đàn hồi trở lại hoàn toàn. Khi cọc chịu tải công trình Qdead, lúc này cọc đàn
hồi co ngắn lại do đó ma sát âm chống lại sự đàn hồi ngược lại của cọc trước đây
được giải phóng, ma sát (dương) giữa cọc và đất nền lúc này hình thành sức chịu
tải của cọc (2). Theo thời gian, lún của đất nền làm phát sinh ma sát âm làm cho
cọc gánh chịu thêm lực kéo xuống. Do đó tải trọng tại mặt phẳng trung hòa trở
nên lớn hơn tải trọng công trình ban đầu, lúc này cọc phải huy động thêm sức
kháng ma sát và sức kháng mũi của cọc ở phần dưới mặt phẳng trung hòa (3). Có
thể thấy chừng nào tải trọng trong cọc bao gồm cả ma sát âm nhỏ hơn sức chịu
tải cực hạn của cọc (5) thì sức kháng mũi vẫn nằm trong phạm vi cho phép để cọc
không tiếp tục chuyển vị.

a) b)

Hình 3.26: Sự phát triển của nội lực dọc thân cọc thi công
bằng phương pháp sử dụng ngoại lực(a) và không sử dụng ngoại lực (b)

Hình 3.26b mô tả quá trình làm việc của cọc, trường hợp cọc thi công bằng các
phương pháp không sử dụng ngoại lực. Khi cọc chịu tải trọng công trình, ma sát bên
và sức chống mũi được huy động, do đó xuất hiện chuyển vị dưới cọc (1). Theo thời
gian đất nền cố kết, ma sát âm xuất hiện làm gia tăng tải trọng phân bố trong cọc (2),
do đó chuyển vị của cọc tăng tương ứng. Giá trị chuyển vị của cọc trong trường hợp
này lớn hơn do cọc chưa chuyển vị trong giai đoạn thi công.

94 
Có thể thấy sức chịu tải của cọc thi công bằng phương pháp sử dụng ngoại lực và
phương pháp không sử dụng ngoại lực là như nhau. Tuy nhiên chuyển vị của cọc thi
công bằng phương pháp không sử dụng ngoại lực có thể lớn hơn do đất nền dưới mũi
cọc bị nén lần đầu.
3.5.2. Nhận xét
Có thể đưa ra một số nhận xét sau:
- Lực ma sát âm có thể rất lớn, đặc biệt là ở các cọc dài, khi mà lớp đất trên là lớp
đất yếu đang cố kết.
- Ma sát âm xuất hiện kể cả khi có sự chuyển dịch rất nhỏ giữa đất và cọc. Điều
này có nghĩa là cọc luôn luôn đối diện với nguy cơ chịu ma sát âm, cho dù lún của
đất nền tại mặt đất dù lớn hay nhỏ, thậm chí không thể nhận thấy. Thực tế, tất cả các
cọc đều chịu ma sát âm, do cọc thường được sử dụng ở những vùng đất yếu mà đất
này thường ở trạng thái cố kết thường hoặc đang cố kết.
- Ma sát âm (kể cả ma sát dương) có thể không được huy động toàn bộ ngay lập
tức mà cần thời gian dài.Khi dịch chuyển tương đối giữa cọc và nền bằng hoặc lớn
hơn giới hạn đàn hồi, thì chúng mới đạt giá trị tối đa.
- Điểm cân bằng lực (mặt phẳng cân bằng lực) xuất hiện giữa vùng ma sát âm và
ma sát dương. Cọc là kết cấu cứng so với nền đất tương đối mềm, luôn luôn có sự
truyền ứng suất giữa 2 môi trường này. Luôn luôn xuất hiện một mặt phẳng cân
bằng lực, tại đó tổng tải trọng tác dụng bao gồm cả ma sát âm để hình thành lực kéo
cọc đi xuống cân bằng với ma sát dương và giá trị của sức chịu tải tại mũi cọc. Điểm
cân bằng chuyển vị (mặt phẳng cân bằng chuyển vị), được xác định khi giá trị
chuyển vị giữa cọc cân bằng với lún của đất nền. Cọc được xem là đủ sức chịu tải
nếu mặt phẳng cân bằng lực nằm dưới mặt phẳng cân bằng chuyển vị.
- Hoạt tải khi xuất hiện giải phóng ma sát âm ở phần trên của cọc, sau khi kết
thúc tác động ma sát âm phục hồi trở lại, không ảnh hưởng gì đến sức chịu tải và
chuyển vị tại mũi cọc. Sự xuất hiện hoạt tải kích hoạt chuyển vị phần trên của cọc
làm cho một phần ma sát âm chuyển thành ma sát dương. Do đó ma sát âm và lực
kéo xuống là hữu ích, làm cho cọc luôn luôn chịu ứng suất trước (cường độ vật liệu
của cọc phải chịu được tĩnh tải và lực kéo ma sát âm).
- Ma sát âm xuất hiện là do lún của đất nền xung quanh cọc gây ra. Những yếu tố
liên quan đến việc xuất hiện ma sát âm là do hạ mực nước ngầm, lún của đất nền do
áp lực gây lún từ bên ngoài, do gia tải cũng như tải trọng từ hoạt động đô thị hóa.
- Việc sử dụng bitum hay ống lồng có thể hạn chế được ma sát âm, tăng sức chịu
tải của cọc, nhưng cọc sẽ nhạy cảm hơn với hoạt tải.

95 
Chương 4
SỨC CHỊU TẢI VÀ CHUYỂN VỊ CỦA CỌC

Ứng xử của cọc bao gồm ứng xử chịu tải và ứng xử chuyển vị. Dự đoán sức chịu
tải của cọc hay chuyển vị luôn luôn là vấn đề rất khó. Bởi vì chúng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như các chỉ tiêu cường độ hay cơ lý của đất nền. Trong khi đó các yếu
tố này lại phụ thuộc vào nhiều công đoạn: khoan khảo sát, lấy mẫu, bảo quản, thí
nghiệm, sơ đồ thí nghiệm, .v.v. Hơn nữa bài toán thiết kế cọc còn phụ thuộc vào mô
hình ứng xử của đất nền, do đó đất nền ứng xử rất khác nhau. Từ đó xuất hiện rất
nhiều phương pháp dự đoán sức chịu tải và chuyển vị của cọc. Chính điều này làm
cho các kỹ sư chưa có kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn khi thiết kế cọc. Chương
này giới thiệu cho người đọc một cách tiếp cận đầy đủ hơn, để tự tin khi thiết kế cọc.
4.1. SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC
Sức chịu tải của cọc có thể xác định bằng các các công thức tĩnh sử dụng các chỉ
tiêu cơ học của đất nền, từ các kết quả thí nghiệm, từ các công thức động, dựa trên lý
thuyết truyền sóng kết hợp phương pháp số hoặc phương pháp số sử dụng các chỉ
tiêu cơ học của đất nền.
Hầu hết các phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc chủ yếu là xác định sức
chịu tải đầu cọc (tuy nhiên áp lực gây lún lại ở tại mũi cọc). TCVN 10304-2014 định
nghĩa sức chịu tải của cọc như sau:
Q = Qb + Qs+ (4.1)
Qua phân tích ở các chương trên đây, rõ ràng sức chịu tải của cọc hay đúng hơn
là sức chịu tải phân bố dọc thân cọc phải là:
Q = Qb + Qs+ + Qs- (4.2)
trong đó:
Q - sức chịu tải của cọc;
Qb - sức chịu tải tại mũi cọc;
Qs+ - sức chịu tải ma sát dương dọc thân cọc;
Qs- - ma sát âm dọc thân cọc.
Fellenius (2011) đặt vấn đề có phải sức chịu tải của cọc được định nghĩa là sức
chịu tải đầu cọc như thí nghiệm nén tĩnh? Hay là quan trọng hơn cần phải xác định
sức chịu tải tại mặt phẳng trung hòa của cọc?

96 
4.1.1. Sức chịu tải tại mũi cọc
4.1.1.1. Lời giải lý thuyết đang hồi
Lời giải đàn hồi của Muki (1961) cho bản cứng hình tròn chịu tải trên bán không
gian vô hạn chomối quan hệ chuyển vị - tải trọng, bởi:

z 
2
 
P a
1   2 av
E
(4.3)

x 
 7  8 1    Px a (4.4)
16(1  )E
b
a (4.5)

trong đó:
 - hệ số Poisson;
z, x- chuyển vị theo phương đứng và phương ngang;
Pav,Px- tải phân bố trên đơn vị diện tích theo phương đứng và phương ngang;
a - bán kính tương đương của phần tử bè;
b - kích thước của ô lưới phần tử bè.
Trên đây là lời giải đàn hồi để xác định sức chịu tải mũi cọc, thường sử dụng cho
các phương pháp số.
4.1.1.2. Theo chỉ tiêu cường độ đất nền
Phụ lục G2, TCVN 10304-2014 hướng dẫn xác định sức chịu tải cực hạn tại mũi
cọc theo các chỉ tiêu cường độ đất nền. Phương pháp này xuất phát từ giả thiết cân
bằng giới hạn điểm của Prandtl:
 
Q b  c.Nc  q ,p Nq .A b (4.6)

trong đó:
Nc , Nq - hệ số sức chịu tải của đất dưới mũi cọc, (tra bảng);
q ,p - áp lực hiệu quả tại mũi cọc;
c - lực dính hiệu quả;
Ab - diện tích tiết diện mũi cọc.
4.1.1.3. Sức chịu tải cực hạn theo kết quả thí nghiệm SPT
Có nhiều công thức được đề xuất để xác định sức chịu mũi của cọc theo chỉ số N.
Chúng đều có dạng:
Qb = αNp Ab kPa (4.7)

97 
trong đó:
Np - chỉ số SPT trung bình của lớp đất 1D dưới mũi cọc và 4D trên mũi cọc;
α- hệ số lấy từ bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các giá trị hệ số α

Hệ số α
Cát sỏi 450
TCVN 195-1997 Cát hạt thô và trung 330
Cát mịn 240
TCVN 103034-2014 Cọc đóng 400
Mayerhof Cọc khoan nhồi 120
Đất rời, cọc đóng 300
TCVN 103034-2014 Đất rời, cọc khoan nhồi 150
Viện Kiến trúc Nhật (1988) Đất dính, cọc đóng 9
Đất dính, cọc khoan nhồi 6

4.1.1.4. Sức chịu mũi theo thí nghiệm xuyên tĩnh CPT
Tương tự cũng có nhiều công thức được đề xuất để tính sức kháng mũi của cọc
theo kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh, kể cả thí nghiệm có đo (CPT-U) và không đo áp
lực nước lỗ rỗng (CPT). Sau đây là các phương pháp được tác giả như: Mayerhof
(1976), Schmertmann - Nottingham (1975, 1978), De Ruiter - Beringen (1979),
Eslami - Fellenius (1997), đề xuất.
1) Công thức tính theo TCVN 10304-2014 có dạng
Qb = Kc qc Ab kPa (4.8)
trong đó:
qc - cường độ sức kháng mũi xuyên trung bình (3D trên và 3D dưới mũi cọc);
Kc - hệ số chuyển đổi (tra bảng G2 TCVN 10304-2014).
2) Schmertmann and Nottingham (1975 and 1978)
rt  COCR q ca (4.9)
trong đó:
rt - cường độ sức kháng mũi xuyên đơn vị (< 15 MPa);
COCR - hệ số điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ cố kết sủa đất nền OCR,
tham khảo Fellenius (2011);
qca - giá trị trung bình của qc trong vùng 8D phía trên và 4D dưới mũi cọc.

98 
3) Eslami and Fellenius (1997)
rt  C t q Eg (4.10)

trong đó:
rt - sức kháng mũi đơn vị;
Ct - hệ số điều chỉnh mũi Ct = 1 trong nhiều trường hợp;
qEg - giá trị trung bình hình học của sức kháng tại các điểm trong vùng 8D trên
và 4D dưới mũi cọc, sau khi điều chỉnh áp lực nước lỗ rỗng và ứng suất
hữu hiệu.
4) Phương pháp β
Fellenius kiến nghị nên xác định sức chịu tải của cọc theo phương pháp β, trên cơ
sở nguyên lý ứng suất hiệu quả.
rt  N t z D (4.11)
trong đó:
Nt - hệ số sức kháng mũi;
D - chiều sâu đến mũi cọc;
'z=D - ứng suất bản thân hiệu quả tại mũi cọc.
Bảng 4.2. Bảng giá trị Nt tham khảo

Loại đất φ Nt
Đất sét 25  30 3  30
Bụi 28  34 20  40
Cát 32  40 30  150
Sỏi 35  45 60  300

4.1.1.5. Nhận xét


Có thể nhận thấy:
Sức kháng mũi theo tính chất cơ lý của đất nền phụ thuộc vào chỉ số Nq, Nc, Nγ.
Nhưng có rất nhiều phương pháp xác định Nq, Nc, Nγ.Vậy giá trị Nq nào từ các
biểuđồ trong hình 4.1, sẽ được sử dụng để xác định sức kháng mũi? Từ đó cho thấy
phương pháp xác định sức chịu tải tại mũi cọc dựa trên các tính chất cơ lý của đất
nền đòi hỏi người tính toán phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
- Sự làm việc của mũi cọc có thể được xem như ứng xử của thí nghiệm bàn nén ở độ
sâu mũi cọc. Ismael (1985) đã thực hiện 4 thí nghiệm bàn nén kích thước 0,25  0,25 m

99 
đến 1,0  1,0 m trên nền cát. Kết quả thể hiện trên hình 4.2, cho thấy chuyển vị của
bàn nén, tương tự như mũi cọc, phụ thuộc vào mô đun đàn hồi của đất nền. Có thể
nói sức chịu tải tại mũi cọc phụ thuộc vào mô đun đàn hồi của đất nền và chuyển vị
đàn hồi dưới mũi cọc.

Hình 4.1: Đồ thị tra chỉ số Nq theo các tác giả khác nhau

Hình 4.2: Mối liên hệ tải trọng chuyển vị và ứng suất chuyển vị chuẩn hóa

100 
Hình 4.3: Xu hướng ứng xử chịu tải dưới mũi cọc

- Fellenius sử dụng kết quả thí nghiệm bàn nén của Bergdahl et al. (1984), bàn
nén có kích thước 0,55  0,65 và 1,1  1,3 trên nền cát bụi ở Kolbyttemon, Thụy
điển để vẽ mối liên hệ tải trọng – chuyển vị, kết quả thể hiện trên hình 4.3a. Hình
4.3b thể hiện sức chịu tải của cọc: ma sát dọc thân cọc, mũi cọc và tại đầu cọc lấy từ
thí nghiệm Osterberg (Fellenius, 2011). Cho thấy ứng xử chịu tải dưới mũi cọc có xu
hướng tăng liên tục. Đường cong tải trọng - chuyển vị dường như không có điểm
chảy dẻo, sức chịu tải mũi cọc tỷ lệ với chuyển vị.
4.1.2. Sức chịu tải do ma sát (dương)
4.1.2.1. Lời giải lý thuyết đàn hồi
Cơ sở lý thuyết của ma sát thành có thể dựa vào lời giải đàn hồi của Randolph -
Wroth (1978). Hình 4.4a thể hiện biến dạng của đất nền xung quanh chu vi cọc, hiện
tượng trượt được mô phỏng bằng các hình trụ đồng tâm. Mô phỏng này đã được chứng
minh bởi kết quả đo đạc ở cọc thí nghiệm của Cooke (1974) và kết quả phân tích bằng
phương pháp phần tử hữu hạn của Frank (1974, 1975), Baguelin et al. (1975). Xét cân
bằng biến dạng theo phương đứng của phần tử đất nền (Hình 2.2 b) ta có:
 
 r   r z  0 (4.12)
r z
trong đó:
- gia số ứng suất cắt;
z - gia số ứng suất tổng theo phương đứng.
Khi cọc chịu tải sự gia tăng ứng suất cắt, xung quanh chu vi cọc lớn hơn nhiều so
với sự gia tăng ứng suất theo phương đứng z. Do đó phương trình trên chuyển thành:

 r   0 (4.13)
r

101 
Hình 4.4:
a) Biến dạng xung quanh cọc, b) Ứng suất tại phần tử đất

Viết ứng suất cắt tại mặt bên thân cọc, tại r = r0 là , phương trình trên có thể tích
phân thành:
0 .r0
 (4.14)
r
Mặt khác biến dạng cắt có thể viết:
 u w
   (4.15)
G z r
Trong đó u là chuyển vị ngang, w là chuyển vị theo phương đứng của đất nền.
Chuyển vị chủ yếu là theo phương đứng, có thể bỏ qua u/z, kết quả tích phân từ
(4.13) là:

 r r
ws  0 0
G  r
(4.16)
r

trong đó:
ws - chuyển vị của thân cọc. Công thức này cho thấy chuyển vị ws có giá trị vô
hạn, rõ ràng là không hợp lý. Vì vậy, thông thường người ta giả thiết tồn
tại bán kính rm mà tại đó ứng suất cắt không còn đáng kể (Cooke, 1974 và
Frank, 1975). Do đó:
0 r0  rm  r
ws  ln     0 0 (4.17)
G  r0  G

102 
Lời giải đàn hồi trên đây thường được sử dụng để phân tích cọc trong các phương
pháp số.
4.1.2.2. Phương pháp ứng suất tổng 
Hình 4.5 cho thấy hình ảnh cọc khi chịu nhổ. Chứng tỏ rằng phương pháp ứng
suất tổng cho cọc nằm trong đất sét:
rs  u (4.18)
trong đó:
rs - sức kháng ma sát đơn vị;
u - cường độ chịu cắt không thoát nước.

Hình 4.5: Hình ảnh đất bám dính vào cọc khi nhổ

4.1.2.3. Theo chỉ tiêu cường độ đất nền TCVN 10304 - 2014
Qs  U  fili (4.19)

trong đó:
U - chu vi tiết diện ngang của cọc;
fi - cường độ sức kháng ma sát đơn vị trung bình lớp đất thứ i:
Đối với đất dính:
f i   C u,i

Đối với đất rời:


fi  k i  'vz tgi
li - chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất i;
Cu,i - sức kháng cắt không thoát nước của lớp đất i;

103 
- hệ số phụ thuộc loại đất, loại cọc, phương pháp hạ cọc, và phương pháp xác
định Cu. Hoặc tra biểu đồ G1;
ki - hệ số áp lực ngang của đất lên cọc (Bảng G1);
 'vz - ứng suất hiệu quả trung bình theo phương đứng lớp đất thứ i;
i- góc ma sát giữa đất và cọc.
4.1.2.4. Sức kháng mặt bên cực hạn theo kết quả SPT
fi  k 2 Ns,i (4.20)

trong đó:
k2 - hệ số, TCVN 195-1997: k2 =15 cho đất rời, k2 = 43 cho đất dính;
TCVN 10304-2014: Mayerhoff k2 = 2 cho cọc đóng, k2 = 1 cho cọc
khoan nhồi.
TCVN 10304-2014 Viện Kỹ thuật Nhật bản: k2 = 10 đất rời. Đối với
đất dính fi = αpfLCu,i;
Ns,i - chỉ số SPT trung bình cho lớp đất thứ i;
αp - hệ số điều chỉnh cho cọc đóng (Hình G2a, TCVN 10304-2014);
fi - hệ số điều chỉnh theo độ mảnh (Hình G2b, TCVN 10304-2014);
Cu,i - sức kháng cắt không thoát nước trong lớp đất dính thứ i.
4.1.2.5. Sức kháng bên cực hạn theo kết quả xuyên tĩnh
1) Theo TCVN 10304-2014
q c,i
fi  (4.21)
i
trong đó: qc,i - cường độ sức kháng mũi xuyên trung bình trong lớp đất thứi;
 i - hệ số chuyển đổi từ sức kháng mũi xuyên sang sức kháng ma sát thân
cọc (Bảng G2, TCVN 10304-2014).
2) Schmertmann - Nottingham (1975 và 1978)
Cho đất sét và đất cát:
rs  K f fs (4.22)
Cho đất cát (cách 2):
rs  K cq c (4.23)
trong đó:
Kf - hệ số phụ thuộc vào hình dạng và vật liệu cọc loại chùy xuyên, và độ sâu.
Trong đất cát từ 0,8  2,0; trong đất sét từ 0,2  2,25;

104 
fs - sức kháng bên thân mũi xuyên;
Kc - hệ số không thứ nguyên; phụ thuộc vào loại cọc, có giá trị từ 0,8% đến 1,8%;
qc - sức kháng chùy xuyên (tổng, chưa hiệu chỉnh áp lực nước lỗ rỗng bên
hông chùy).
3) Eslami và Fellenius (1997)
rs  Cs q E (4.24)
trong đó:
rs - sức kháng bên đơn vị của cọc;
Cs - hệ số hiệu chỉnh mặt bên, phụ thuộc loại đất xác định từ mặt cắt địa chất;
qE - sức khảng tại tự vị trí của chùy sau khi hiệu chỉnh áp lực nước lỗ rỗng bên
thân chùy và điều chỉnh qua ứng suất hiệu quả.
4) Phương pháp β
Theo Fellenius, nếu chỉ sử dụng thì đó là phương pháp phân tích ứng suất hiệu
quả - phương pháp Beta. Trong thực tế phương pháp này ít khi bao gồm c ngoại trừ
cọc khoan nhồi trong một số đất sét và bụi. Nếu chỉ sử dụng c’khi đó là phương
pháp ứng suất tổng - phương pháp Alpha.
Đối với đất sét:
rs  c ' z (4.25)
trong đó:
c' - lực dính tiếp xúc hiệu quả;
 - hệ số Bjerrum-Burland;
z - ứng suất bản thân hữu hiệu.
Đối với đất cát và sét:
rs  v (4.26)
rs  M tan  K s v (4.27)
trong đó:
rs - sức kháng ma sát đơn vị;
M - tan δ/tan φ;
Ks - hệ số áp lực đất = h / v ;
v - ứng suất bản thân hữu hiệu.
Phạm vi gần đúng của hệ số  xem bảng 4.3.

105 
Bảng 4.3: Bảng giá trị hệ số 

Loại đất φ 

Sét 25 - 30 0,2 - 0,35

Bụi 28 - 34 0,25 - 0,5

Cát 32 - 40 0,3 - 0,9

Sỏi 35 - 45 0,35 - 0,8

Bảng giá trị  tiêu biểu trên đây áp dụng cho một số trường hợp. Trong từng
trường hợp cụ thể các giá trị thực tế có thể khác với các giá trị trong bảng. Thông
thường cọc đóng và cọc khoan nhồi có giá trị  khác nhau.
4.1.2.6. Nhận xét

a) b)

Hình 4.6: Phân bố tải trọng dọc thân cọc

- Hình 4.6a thể hiện kết quả tính toán ma sát bên và sức kháng mũi cọc bằng các
phương pháp liệt kê ở trên. Hình 4.6b mô phỏng sự phân bố tải trọng dọc thân cọc
và tại mũi cọc. Có thể thấy, khi tải trọng vượt quá sức chịu tải ma sát thì mũi cọc
mới bắt đầu chịu tải.
- Hình 4.7 mô phỏng sức chịu tải ma sát của cọc từ kết quả thí nghiệm Osterberg.
Cho thấy ứng xử ma sát giữa cọc và đất gần như là ứng xử đàn hồi dẻo. Trong quá trình
truyền tải trọng công trình từ đầu cọc xuống mũi cọc, tại bất cứ vị trí nào của cọc nếu tải
trọng đạt sức chịu tải ma sát cực hạn, thì phần tải trọng còn lại sẽ tiếp tục phân bổ xuống
phần dưới của cọc. Phần tải trọng còn lại cuối cùng sẽ do mũi cọc chịu.

106 
Hình 4.7: Mô phỏng sức chịu tải ma sát của cọc

4.2. CHUYỂN VỊ CỦA CỌC

4.2.1. Chuyển vị của cọc đơn


Có thể phân ra ba nhóm lớn các phương pháp để dự đoán chuyển vị của cọc:
- Các phương pháp thực nghiệm dựa trên giả thiết tải trọng tác dụng lên đầu cọc
bằng 1/3 sức chịu tải cực hạn (Poulos - Davis, 1980);
- Phương pháp giải tích tính toán chuyển vị đầu cọc (Randolph - Wroth, 1978);
- Các phương pháp chi tiết, ví dụ phương pháp truyền tải của Coyle - Reese (1966);
- Các phương pháp đàn hồi, PTHH hoặc kết hợp, có sử dụng máy tính khác.

4.2.1.1. Phương pháp của Poulos - Davis, 1980


Chuyển vị của cọc đơn s, được xác định trên cơ sở giả thiết rằng dưới tác động
của tải trọng đất nền còn làm việc ở trạng thái đàn hồi:
db
s (4.28)
30F
trong đó:
db - đường kính mũi cọc;
F - hệ số an toàn.
Chuyển vị của cọc theo phương pháp này dựa trên giả thiết là tải trọng tác dụng
lên cọc phải nhỏ hơn sức chịu tải cực hạn từ 2 đến 3 lần, nhằm đảm bảo đất nền
xung quanh cọc còn đang làm việc ở trạng thái đàn hồi.

107 
Hình 4.8: Mô hình tính toáncác tham số độ cứng của cọc đơn

4.2.1.2. Phương pháp của Randolph - Wroth (1978)


Hình 4.8 thể hiện mô hình tính toán chuyển vị cho cọc đơn (đứng độc lập).Theo
Randolph - Wroth chuyển vị có thể xác định từ biểu thức:
1 4 tanh L L
1   
Pt  1  vs   L rp
wt  (4.30)
G L rp 4 2 tanh L L
   
1  vs    L rp

Tỷ số tải trọng tác dụng tại đỉnh và tại mũi cọc được xác định:
4 1

Pb

1  vs   cos h  L (4.31)
Pt 4 2 tan hL L
  
1  vs    L rp

trong đó:
Pt - tải trọng tại đỉnh cọc;
Pb - tải trọng tại mũi cọc;
wt - chuyển vị tại đỉnh cọc;
rp - bán kính cọc;
Lp - chiều dài cọc;
GL - mô đun cắt của đất nền tại mũi cọc;
rb/rp, rb - bán kính tại mũi cọc;
vs - hệ số Poisson của đất;
 = GL/Gb - tỷ số mô đun cắt của đất tại cao độ mũi cọc và dưới cao độ mũi cọc;

108 
= Gave/GL - hệ số biến động mô đun cắt theo chiều sâu (Gave mô đun cắt trung
bình của đất nền dọc thân cọc);
 = Ep/GL - độ cứng tương đối giữa đất và cọc (sử dụng để đánh giá cọc dài, ngắn).
2 L
L    (4.31)
  rp 

4.2.1.3. Phương pháp Coyle - Reese (1966)


Hình 4.9 thể hiện mô hình tính toán sự
phân bố tải trọng và chuyển vị dọc thân
cọc.
Sức kháng bên của cọc:
  kw (4.32)
Phương trình cân bằng lực:
dw
EA  kwU (4.33)
dz
trong đó:
 - sức kháng mặt bên;
k - hệ số phản lực nền;
w - chuyển vị của cọc;
E - mô đun đàn hồi của cọc; Hình 4.9: Mô phỏng phương pháp Coyle - Reese
A - diện tích tiết diện cọc;
U - chu vi của cọc.
4.2.2. Chuyển vị của hệ cọc
Có thể liệt kê:
- Phương pháp thực nghiệm (Skempton, 1953);
- Các phương pháp giản lược: Phương pháp bè tương đương (Tomlinson, 1986),
cột tương đương (Davis - Poulos 1972, Poulos - Davis 1980), phương pháp tỷ số lún
(Butterfield - Douglas 1981);
- Phương pháp dựa trên lý thuyết đàn hồi kết hợp phần tử hữu hạn: GASP
(Poulos, 1991), GARP (Poulos, 1994), Phương pháp hỗn hợp của Clancy &
Randolph (1993), PRAB (Mátumoto & Kitiyodom (2001);
- Phương pháp phần tử biên: Phương pháp của D’Appolonia - Romualdi (1963),
Poulos - Davis (1980);
- Phương pháp phần tử hữu hạn.

109 
4.2.2.1. Phương pháp thực nghiệm của Skempton (1953)
Chuyển vị của hệ cọc được tính toán trên cơ sở số liệu thực nghiệm hoặc các
phương pháp giản lược trên cơ sở lý thuyết cố kết một chiều. Một trong các phương
pháp thực nghiệm là phương pháp tính chuyển vị cho nhóm cọc trong nền cát của
Skempton (1953). Dựa trên số liệu quan trắc thực tế ông đã đề xuất tỷ số giữa
chuyển vị nhóm cọc sG và chuyển vị của cọc đơn s1, như sau:
SG  4B  9 
2
 (4.34)
S1  B  12 2

Trong đó B là chiều rộng của nhóm cọc tính theo đơn vị feet. Đối với cọc đóng và
caisson trong nền cát Mayerhof (1959) đề nghị tỷ số:
 
5  
SG 3
  (4.35)
S1  1 2
1  
 
trong đó:
- tỷ số khoảng cách giữa các cọc và đường kính;
-số lượng hàng trong nhóm cọc hình vuông.
4.2.2.2. Phương pháp đài móng tương đương
Thường được áp dụng đối với nhóm cọc có bề rộng lớn hơn chiều dài cọc. Hình
4.11 thể hiện sơ đồ tính chuyển vị cho móng cọc cho trường hợp phần lớn chiều dài
cọc nằm trong lớp đất yếu, mũi cọc được đặt trên lớp đất tốt. Hình 4.12 thể hiện sơ
đồ tính chuyển vị cho móng cọc trong trường hợp phần lớn chiều dài cọc (nửa dưới)
nằm trong lớp đất chịu lực.

Hình 4.10: Bè móng tương đương cho cọc chống

110 
Hình 4.11: Bè móng tương đương cho trường hợp cọc ma sát

Chuyển vị của hệ cọc được xem như là chuyển vị của một bè móng đặt ở độ sâu
quy đổi.
w tb  w ñ  w (4.36)
trong đó:
wtb - chuyển vị trung bình của nhóm cọc;
wđ - chuyển vị của đài móng tương đương;
w - độ biến dạng đàn hồi tự do của cọc nằm trên đáy móng tương đương.

Hình 4.12: Hệ số ảnh hưởng để tính Hình 4.13: Hệ số điều chỉnh chuyển vị
biến dạng đứng do độ sâu FD (Fox, 1948)

Có nhiều phương pháp để tính chuyển vị của đài móng tương đương, Fox (1948)
đề nghị:

111 
n
I
w raft  FD q  hi (4.37)
i 1  E s  i

trong đó:
q - áp lực đáy móng trung bình;
I - hệ số ảnh hưởng để tính biến dạng đứng;
(Es)i - mô đun đàn hồi lớp đất thứ i;
hi - chiều dày lớp đất thứ i;
FD - hệ số điều chỉnh (Fox, 1948).
4.2.2.3. Phương pháp cột tương đương

4
deq = A g = 1.13 A g  
π

Hình 4.14: Quy đổi cột tương đương

Poulos & Davis (1980) đề xuất phương pháp cột tương đương, trong đó hệ cọc được
xem như là một cột (cọc) tương đương nằm dưới bè. Phương pháp này được áp dụng ở
những nơi mà kích thước mặt bằng của hệ cọc nhỏ hơn chiều dài cọc. Việc tính toán
chuyển vị của hệ cọc xem như tính toán chuyển vị của cọc đơn. Hình 4.16 và công thức
(4.38) thể hiện cách thức quy đổi tính toán nhóm cọc sang tính toán cọc tương đương.

Hình 4.15: Mô hình cột tương đương

Mô đun đàn hồi của cột tương đương xác định bởi:
A

E eq  Es  E p  Es  Atp (4.38)
g

112 
trong đó: Eeq - mô đun đàn hồi tương đương của cột;
Es - mô đun đàn hồi của đất nền;
Ep - mô đun đàn hồi của cọc;
Atp - tổng diện tích mặt cắt ngang của cọc;
Ag - diện tích mặt cắt ngang của cột.
Chuyển vị của cột tương đương xác định theo biểu thức (4.30), trong đó thay các
đại lượng cho cọc đơn bằng các đại lượng tương đương.
4.2.2.4. Phương pháp sử dụng tỷ số nhóm (Butterfield - Douglas 1981)
Tỷ số nhóm Rs và độ cứng của nhóm cọc được xác định bởi:
nk1
Rs 
K
(4.39)
nk 1
K  1  nk1;  
Rs Rs
trong đó: n - số lượng cọc trong nhóm;
k1 - độ cứng đỉnh cọc đơn;
K - độ cứng tại đỉnh của nhóm cọc;
 - hệ số nhóm (< 1):   n  ;
e = 0,3 đến 0,5 cho cọc ma sát ;
e ≥ 0,6 Cho cọc chống mũi (Fleming et al, 1992).
4.2.2.5. Các phương pháp chính xác
1) Phương pháp phần tử biên
D' Appolonia - Romualdi 1963, Poulos -
Davis 1980:
Phương pháp này mô phỏng chính xác
ứng xử của cọc và hệ cọc. Trong đó cọc
được chia thành các phần tử, sau đó sử
dụng lời giải của Mindlin để xây dựng mối
quan hệ lực - chuyển vị tại các phần tử. Từ
đó thiết lập hệ phương trình cân bằng
phương pháp sai phân hữu hạn hoặc
phương pháp phần tử hữu hạn. Giải hai hệ Hình 4.16: Mô phỏng ứng suất tác dụng
phương trình cân bằng lực và cân bằng tại các phần tử biên
chuyển vị cùng với phương trình cân bằng
tổng thể để tìm lực tác dụng và chuyển vị.

113 
Hạn chế của phương pháp là đất nền được xem như đồng nhất, đàn hồi tuyến tính,
do sử dụng lời giải Mindlin. Số lượng dữ liệu tính toán lý tưởng dùng để thực hiện
phân tích thường quá nhiều.
Các giả thiết để phân tích nhóm cọc (hệ cọc) là sử dụng kết hợp phương pháp
truyền tải để thiết lập mối quan hệ lực - chuyển vị cục bộ tại mỗi cọc và sử dụng lời
giải Mindlin để tính toán các chuyển vị bổ sung do lực tác dụng ở các phần tử khác.

Hình 4.17: Biểu đồ tương tác xác định hệ số

Chuyển vị của cọc thứ k trong một hệ cọc được xác định bởi:
n
w k  w1   kjPj (4.40)
j1

trong đó:
w1 - chuyển vị của cọc đơn do tải trọng đơn vị;
kj - hệ số tương tác giữa cọc thứ k và cọc thứ j;
Pj- lực tác dụng tại cọc thứ j;
n - số lượng cọc trong hệ.
Như vậy, phương pháp phần tử biên đã xem xét đến sự làm việc nhóm thông qua
hệ số tương tác giữa các cọc α.
2) Phương pháp phần tử hữu hạn:
Hình 4.18 mô phỏng 3 chiều cọc và đất nền. Phương pháp này có thể mô phỏng
hệ cọc một chiều, hai chiều hoặc ba chiều. Có thể áp dụng cho nền đất nhiều lớp,
điều kiện biên phức tạp, có thể mô phỏng ứng xử phi tuyến tính của đất nền và cũng
có thể ứng dụng cho phân tích động học.

114 
Hình 4.18: Mô phỏng 3D cọc và đất nền

Chương trình Plaxis sau đây là điển hình của phương pháp phần tử hữu hạn đang
được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
4.2.2.6. Thiết kế cọc bằng chương trình Plaxis
1) Mô hình nền
1.1) Mô hình Mohr Coulomb
Mô hình Mohr Coulomb là lựa chọn đầu tiên để mô phỏng ứng xử của đất và đá,
khi phân tích các bài toán địa kỹ thuật.
- Mô hình đàn hồi dẻo Mohr Coulomb có năm thông số gồm: Mô đun đàn hồi E,
Hệ số Poisson  đặc trưng cho tính đàn hồi của đất nền; Góc ma sát trong ; lực
dính c đại diện cho tính dẻo của đất nền; góc nở .
- Độ cứng trung bình của từng lớp đất được xem như là các hằng số. Do việc
chọn độ cứng là hằng số, thời gian tính toán nhanh, có thể xác định được các biến
dạng đầu tiên.
- Bên cạnh năm thông số nói trên, điều kiện ban đầu của đất nền đóng một vai trò
rất quan trọng trong phần lớn các bài toán biến dạng của đất nền.
 Phạm vi sử dụng:
- Mặc dù mô hình này có thể xét đến sự gia tăng của độ cứng theo ứng suất, tuy
nhiên nó không xét đến sự phụ thuộc của độ cứng đất nền với ứng suất cũng như lộ
trình ứng suất hay độ cứng theo các phương khác nhau.

115 
- Tiêu chuẩn phá hoại của mô hình được mô phỏng tương đối chính xác trạng thái
ứng suất khi phá hoại bằng các tham số độ cứng , c.
- Cần lưu ý trong điều kiện không thoát nước, do lộ trình ứng suất hiệu quả có
thể không thực tế, đặc biệt cho trường hợp đất yếu như đất sét cố kết thường hay
bùn hữu cơ cũng như đất ở trạng thái cứng, chặt hay quá cố kết, dẫn đến việc
đánh giá sai về cường độ chống cắt. Khi đó cho  = 0, và c = cu(Su) người ta có
thể kiểm soát trực tiếp sức kháng cắt không thoát nước. Trong trường hợp này
mô hình không tự động xét sự gia tăng sức kháng cắt không thoát nước ở các
mức độ cố kết.
Hình 4.19, 4.20, 4.21 định nghĩa các tham số của mô hình Mohr Coulomb, với
các điều kiện ứng xử không thoát nước của sét bão hòa, và các ứng xử của cát
và sét.

 v, v
K0 H, H
(1 2)f
cu, u
(u = 0,0)
Eu Biểu đồ 
Không thay đổi
thể tích
v, 
v = 0,49
     = 0,0

Hình 4.19: Các tham số mô hình MC mô phỏng ứng xử không thoát nước của sét bão hòa

Các tham số của mô hình.


E - mô đun đàn hồi, [kN/m2];
v - hệ số Poisson, [-];
 - góc ma sát trong, [o];
c - lực dính, [kN/m2];
- góc nở, [o];
Eincrement - số gia mô đun đàn hồi;
cincrement - số gia lực dính.

116 
 v, v
K0 H, H
c,  (1 3)f
E Biểu đồ 
Thay đổi
v, 
thể tích

Hình 4.20: Các tham số của mô hình MC1, mô phỏng ứng xử thoát nước của cát và sét

 v, v
K0 H, H
c,  (1 3)f
K, n Biểu đồ 
Thay đổi
v, 
thể tích

E = KPa(v/Pa)n

Hình 4.21: Các tham số của mô hình MC2, mô phỏng ứng xử thoát nước của cát và sét

1.2) Mô hình tăng bền (Hardning soil model)


Đây là mô hình tiên tiến để mô phỏng ứng xử của đất nền. Tương tự như mô hình
Mohr Coulomb, trạng thái ứng suất của đất nền được đặc trưng bởi góc ma sát trong,
lực dính và góc nở.
- Tuy nhiên, độ cứng của đất nền được mô phỏng chính xác hơn bởi việc sử dụng
giá trị đầu vào khác nhau của mô đun thí nghiệm nén 3 trục E50, mô đun dỡ tải 3 trục
Eur, và mô đun nén cố kết Eoed. Giá trị mô đun trung bình của các loại đất khác nhau
lấy như sau Eur = 3E50, Eoed = E50, chúngđược xem như là các giá trị mặc định.
Tuy nhiên các loại đất rất yếu và các loại đất rất cứng có thể có các tỷ lệ Eur/ E50
khác mà người tính toán phải tự nhập vào.
- Khác với mô hình Mohr Coulomb, mô hình tăng bền còn xét đến sự phụ thuộc
vào ứng suất của mô đun độ cứng. Điều này có nghĩa là độ cứng tăng theo ứng suất.
Như vậy, cả 3 loại mô đun độ cứng nói trên đều xuất phát từ ứng suất tham chiếu,
thường là 100 kPa.

117 
- Ngoài các tham số mô hình như đã nêu ở trên, các điều kiện ban đầu như sự cố
kết trước, đóng một vai trò quan trọng trong các bài toán biến dạng của đất nền.
Điều này được xét đến khi kích hoạt trạng thái ứng suất ban đầu.
Phạm vi ứng dụng:
- Mặc dù mô hình tăng bền (HS) được xem là mô hình tiên tiến để mô phỏng đất
nền, nhưng nó không xét đến một loạt các đặc trưng ứng xử thực của đất. Nó không
xét đến tình trạng hóa mềm do giãn nở và hiệu ứng phá vỡ liên kết của đất. Về thực
chất đây là mô hình tăng bền đẳng hướng, nó không mô phỏng được lịch sử chịu tải,
tải trọng lặp cũng như biến dạng có tính chu kỳ.
- Mô hình cũng không phân biệt giữa độ cứng lớn tại biến dạng nhỏ và độ cứng
điều chỉnh tại mức biến dạng kỹ thuật. Người dùng khi sử dụng buộc phải chọn các
tham số độ cứng theo mức biến dạng phổ biến.
- Sử dụng mô hình tăng bền (HS) thông thường cần nhiều thời gian tính toán do
ma trận độ cứng vật liệu bị hủy và lập lại tại mỗi bước tính toán.
Hình 4.22 và Hình 4.23 định nghĩa các tham số của các mô hình tăng bền, mô
phỏng ứng xử không thoát nước của sét bão hòa và ứng xử của cát và sét.
 Các tham số của mô hình:
- Các tham số cường độ:
c - lực dính (hiệu quả), (kN/m2);
 - góc ma sát trong (hiệu quả), (o);
 - góc nở, (o);

 v, v
K0 H, H
(1 3)f
cu, u
(u = 0,0)
K, n, Rf Biểu đồ 
N = 0,0
Không thay
v,  đổi thể tích

  v ~ 0,49

Hình 4.22: Mô hình hyperbol mô phỏng ứng xử không thoát nước của sét bão hòa

118 
 v, v
K0 H, H
c,  (1 3)f
K, n, Rf Biểu đồ 
v hoặc KB, m Thay đổi thể tích

Kb = 205

m = 0,44

Không đổi

Hình 4.23: Mô hình hyperbol mô phỏng ứng xử thoát nước của cát và sét

Các tham số độ cứng:


ref
E 50 - mô đun đàn hồi cát tuyến (TN 3 trục thoát nước), (kN/m2);
ref
E oed - mô đun đàn hồi (nén cố kết sơ cấp), (kN/m2);
m - trọng số độ cứng phụ thuộc vào giá trị ứng suất, (-);
Các tham số nâng cao;
E ref ref ref 2
ur - mô đun dỡ tải/gia tải (mặc định E ur  3E 50 ), (kN/m );
v ur - hệ số Poisson dỡ / gia tải (mặc định = 0,2), (-);
2
p ref - ứng suất tham chiếu để xác định độ cứng (Mặc định p ref  100 ), (kN/m )
K 0nc - giá trị trong điều kiện cố kết thường (mặc định K 0nc  1  sin  ), (-);
R f - hệ số điểm phá hoại = qf/qa (mặc định = 0,9), (-);
 tension - cường độ chịu kéo (mặc định = 0,0), (kN/m2);
cincrement - số gia lực dính (mặc định = 0,0), (kN/m2);

119 
1.3) Mô hình từ biến cho đất yếu (SSC)
Mô hình tăng bền (HS) trên đây có thể xem là phù hợp cho mọi loại đất nền, tuy
nhiên nó không xét đến tính nhớt tức là sự mỏi của vật liệu chịu ứng suất và từ biến.
Thực tế tất cả các loại đất đều bị ảnh hưởng của từ biến, sau nén sơ cấp tiếp đến là
nén thứ cấp. Nén thứ cấp có giá trị rất lớn trong đất yếu, đặc biệt là đất sét cố kết
thường, đất bùn, bùn hữu cơ, Plaxis đề xuất mô hình từ biến (SSC) cho đất yếu.
- Đây là mô hình tương đối mới được đề xuất cho bài toán tính lún nền móng, đắp
đất, và các bài toán tương tự.
- Đối với bài toán dỡ tải, thường là các bài toán đào hầm, hố đào, mô hình này
khó thay thế cho mô hình Mohr Coulomb.
- Cũng như mô hình tăng bền, các điều kiện đất nền ban đầu phù hợp và đóng vai
trò quan trọng khi sử dụng mô hình đất yếu từ biến. Chúng bao gồm các thông số
ứng suất tiền cố kết, do mô hình có xét đến ảnh hưởng của sự quá cố kết.
 Phạm vi ứng dụng:
- Tất cả các giới hạn ở 2 mô hình trên đây (HS và MC) đều đúng cho mô hình từ
biến của đất yếu (SSC).
- Mô hình này có xu hướng dự tính phạm vi ứng xử đàn hồi của đất nền lớn hơn.
Đặc biệt là cho trường hợp đào đất kể cả đào hầm.
- Đặc biệt cần lưu ý khi kích hoạt ứng suất ban đầu cho đất cố kết thường. Dường
như là hợp lý khi sử dụng OCR = 1 cho đất cố kết thường, điều này thông thường dẫn
đến việc xác định biến dạng lớn hơn trong các bài toán mà độ lớn của ứng suất chi
phối bởi ứng suất ban đầu. Trong các trường hợp đó thường nên tăng nhẹ giá trị OCR
để kích hoạt trạng thái ứng suất ban đầu. Trong thực tế phần lớn các loại đất đều có xu
hướng cho thấy ứng suất tiền cố kết lớn hơn so với trạng thái ứng suất ban đầu.
- Trước khi bắt đầu phân tích với tải trọng bên ngoài, khuyến cáo tính toán từng
giai đoạn riêng rẽ với các khoảng thời gian ngắn không có tải trọng để kiểm tra mức
độ lún mặt nền theo thông lệ.
Hình 4.24 thể hiện ứng xử của đất yếu: sự tương quan giữa áp lực và thể tích, áp
lực và biến dạng của mô hình. Hình 4.25 định nghĩa các tham số của mô hình.
Các tham số của mô hình:
Các tham số cường độ:
c - lực dính (hiệu quả), (kN/m2);
 - góc ma sát trong (hiệu quả), (o);
- góc nở, (o);
Các tham số độ cứng:
k - hệ số nở điều chỉnh;

120 
 - hệ số nén điều chỉnh;
 - hệ số từ biến điều chỉnh.
Các tham số nâng cao:
vur - hệ số Poisson dỡ / gia tải (Mặc định = 0,15);
K 0NC - xx / yy tỷ số ứng suất ở trạng thái cố kết thường;

M - tham số liên quan đến K 0NC .

Hình 4.24: Tương quan giữa áp lực - thể tích và ứng suất biến dạng

Hình 4.25: Ý nghĩa các tham số của mô hình

1.4) Nhận xét


- Khuyến cáo nên sử dụng mô hình Mohr Coulomb, bởi sự nhanh chóng và đơn
giản khi phân tích các bài toán địa kỹ thuật.

121 
- Trong nhiều trường hợp nếu có các số liệu của lớp đất chủ đạo chính xác, nên sử
dụng mô hình tăng bền, như là một phương án tính toán bổ sung. Thông thường, khó
có thể có đồng thời kết quả thí nghiệm nén 3 trục và nén cố kết, tuy nhiên các số liệu
từ mỗi loại thí nghiệm có thể bổ sung bằng các số liệu hiệu chỉnh hoặc thí nghiệm
hiện trường.
- Mô hình đất yếu từ biến có thể xác định được lún do từ biến, tức là nén thứ cấp
trong đất rất yếu,
- Ý tưởng tính toán bài toán địa kỹ thuật bằng nhiều mô hình nền mất nhiều công
sức, nhưng có ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên là do phân tích theo mô hình Mohr
Coulomb nhanh và đơn giản, tiếp theo là áp dụng quy trình tính toán này có thể làm
giảm sai số và phù hợp với thực tế hơn.
2) Ứng xử của vật liệu
2.1) Không thoát nước
Đất và nước được xem là hai vật liệu đồng thời cùng chịu tải. Do đó có pha cố
kết, khi đó sức chịu tải của đất sẽ tăng lên. Tồn tại áp lực nước lỗ rỗng ban đầu và áp
lực nước thặng dư. Plaxis sẽ tự động phân phối độ cứng của khung hạt và nước,
phân biệt giữa ứng suất hữu hiệu và áp lực nước lỗ rỗng thặng dư.
Ứng suất tổng:
p  K u  v (4.41)
Ứng suất hiệu quả:
p  1  B  p  K v (4.42)

Áp lực nước lỗ rỗng dư:


Kw
p w  Bp   v (4.43)
n
E
K  (4.44)
3 1  2v '

Kw E 1  v u 
K u  K   (4.45)
n 3 1  2v u  1  v 
1
B (4.46)
nK
1
Kw
Plaxis giả thiết vu = 0,495 và khuyến cáo với vật liệu không thoát nước: v < 0,35
vì nếu v > 0,35 nước không đủ độ cứng so với khung hạt đất.

122 
2.2) Thoát nước
Đất và nước được xem như là một vật liệu duy nhất đang chịu tải. Vật liệu này
không tạo ra áp lực nước thặng dư. Mô hình này phù hợp cho đất khô, thoát nước
hoàn toàn do hệ số thấm cao hay tốc độ gia tải chậm. Mô phỏng ứng xử lâu dài của
vật liệu mà không cần quan tâm đến việc cố kết. Do đó:
p  K v (4.47)
p w  0 (4.48)
2.3) Vật liệu nonporous
Ứng xử non-porous thường được sử dụng với mô hình đàn hồi tuyến tính. Không
cần nhập γsat và hệ số thấm K. Phần tử biên của vật liệu hoàn toàn không thấm nước.
Vật liệu không thấm có thể áp dụng cho mặt tiếp xúc. Nhằm ngăn chặn dòng thấm
qua tường chắn đất hoặc các kết cấu không thấm nước khác, bao quanh mặt tiếp xúc
có thể có nhiều tham số phải kê khai, khi đó loại vật liệu được khai là non-porous.
3) Một số tham số tính toán và phương pháp thí nghiệm
3.1) Các tham số sử dụng trong các phương pháp giản lược
- Dung trọng của đất γ được xác định từ thí nghiệm trong phòng, dung trọng hiệu
quả xác định bởi:
u
  (4.49)
h
- Lực dính c, lực dính hiệu quả c và góc ma sát trong φ, góc ma sát trong hiệu
quả φ, được xác định bằng máy cắt trực tiếp, máy nén 3 trục hoặc máy nén đơn.
- Chỉ số N của thí nghiệm SPT, theo một số tiêu chuẩn đề nghị sử dụng giá trị N60
là số nhát đập để mũi xuyên đi được 30 cm đã hiệu chỉnh 60% năng lượng hữu ích:
60N
N 60  (4.50)
Eh
- Eh là tỷ lệ phần trăm năng lượng hữu ích của thiết bị SPT, thường lấy từ 30  60.
Nếu N60 < 5 thì lấy N60 = 0 , nếu N60 > 60 thì lấy N60 = 60.
- Nếu đất nền là cát nằm dưới mực nước ngầm thì chỉ số N được điều chỉnh theo
Terzaghi - Peck như sau:
1
N cor  15   n  15 (4.51)
2
- Sức kháng mũi côn qc lấy trực tiếp từ thí nghiệm CPT. Sức kháng mũi côn hiệu
chỉnh áp lực nước lỗ rỗng (thiết bị có một vòng đá thấm đặt ngay trên cổ côn):

123 
q E  q c  u T 1  a  (4.52)
trong đó: uT - áp lực nước lỗ rỗng đo tại vòng đá thấm sau cổ côn;
a - tỷ lệ diện tích tiết diện mũi côn tại vị trí vòng đá thấm và diện tích mũi côn
(10 cm2);
Nếu vòng đá thấm không ở sau cổ côn mà ở mũi hoặc ở khoảng giữa mũi và cổ
côn, nếu áp lực nước lỗ rỗng tại vòng thấm này là u1 thì:
u T  u 0  k  u1  u 0  (4.53)

trong đó: u0 - áp lực thủy tĩnh;


k = 0  0,9 - tùy thuộc vào loại đất và vị trí của vòng đá thấm.
Các tham số tính toán sức chịu tải của cọc bằng Plaxis:
- Hệ số giảm cường độ sức chống cắt Rinter diễn tả sự giảm cường độ tương tác
qua lại giữa kết cấu móng và đất xung quanh của phần tử tiếp xúc, bao gồm φ và c.
Bảng 4.4. Hệ số giảm cường độ sức chống cắt
Vật liệu tiếp xúc Rinter
Cát và Thép 0,6  0,7
Sét và thép 0,5
Cát và bê tông 1,0  0,8
Sét và bê tông 1,0  0,7
Đất và lưới địa kỹ thuật 1,0
Đất và vải địa kỹ thuật 0,9  0,5

- Hệ số Poisson, ν có thể được xác định bằng thí nghiệm nén 3 trục. Trong trường
hợp không có trong hồ sơ khảo sát địa chất, có thể sử dụng bảng tổng kết từ các nhà
nghiên cứu.
Bảng 4.5. Bảng hệ số Poisson cho các loại đất
Loại đất ν
Cát rời 0,2  0,4
Cát có độ chặt trung bình 0,25  0,4
Cát chặt 0,3  0,45
Sét mềm 0,15  0,25
Sét có độ cứng trung bình 0,2  0,5

124 
- Hệ số thấm kx, ky được nhập khi tính toán ứng xử không thoát nước hoặc khi
chiều cao cột nước thay đổi. Chúng được xác định từ thí nghiệm cột nước không đổi,
cột nước giảm dần, nén cố kết. Cách xác định kx, ky bằng thí nghiệm hộp thấm Nam
Kinh. Nếu xác định hệ số thấm theo phương đứng thì tạo mẫu theo phương đúng,
nếu xác định hệ số thấm theo phương ngang thì tạo mẫu theo phương ngang.
Hệ số thấm theo gradient áp lực thay đổi theo công thức:
aL h1
k  2,3 lg (4.54)
Ft h 2
Hệ số thấm theo gradient áp lực không đổi theo công thức:
VL
k (4.55)
FH
trong đó:
k - hệ số thấm ở nhiệt độ thí nghiệm, (cm/s);
a - tiết diện ống đo áp lực, (cm2);
F - tiết diện mẫu, (cm2);
L - chiều dài mẫu, (cm);
t - thời gian mực nước hạ từ h1 đến h2, (s);
h1 - mực nước ban đầu trong ống đo áp, (cm);
h2 - mực nước cuối cùng trong ống đo áp, (cm);
V - lượng nước thấm trong thời gian, t(cm3);
H - chiều cao cột nước từ ống đo áp trên nắp hộp thí nghiệm đến mực nước
trên ống đo áp gần bình cấp nước.
Thông thường kx > ky. Giữa các lớp đất, sự khác nhau về hệ số thấm là rất lớn, do
đó Plaxis khuyến cáo nên hiệu chỉnh sao cho kmax /kmin  105.
- Góc dãn nở ψ được định nghĩa là chênh lệch giữa góc ma sát trong của đất chặt
và đất rời. Theo mặc định của Plaxis:
  0o với đất có   30o
    30o với đất   30o
Mô đun đàn hồi E có thể được xác định theo nhiều phương pháp, một trong
những phương pháp đó là xác định từ thí nghiệm nén cố kết:
E  3E oecd (4.56)
trong đó:
E oecd - mô đun biến dạng từ thí nghiệm nén cố kết.

125 
- Thông số nâng cao Eincrement, cincrement trong mô hình Mohr-Coulomb thể hiện sự
gia tăng các giá trị các thông số này theo chiều sâu:
+ Tại y  yref thì E = Eref, c = cref
+ Tại y > yref thì E = Eref+ (y  yref)Eincrement
E = cref + (y - yref)Eincrement
Về việc xác định các thông số nâng cao có thể tham khảo nghiên cứu của Chow
(1997), ông đã đề xuất biểu thức tính mô đun cắt cát tuyến để đáp ứng ứng xử phi
tuyến (Hyperbol) của đất nền khi đánh giá chuyển vị của cọc. Ngoài ra cũng có thể
tham khảo các nghiên cứu của Gibson, Reul - Randolph (2003), Banerjee (1976)….

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TÍNH TOÁN MÓNG CỌC

Để có hiểu biết tốt nhât về cọc ít nhất cần phải:


- Có phương án thăm dò tốt nhất;
- Phương pháp lấy mẫu tốt nhất;
- Phương pháp thí nghiệm phù hợp nhất;
- Lựa chọn mô hình nền phù hợp nhất;
- Chương trình tính toán tốt nhất.
4.3.1. Khoan khảo sát, thăm dò địa chất
Để có số liệu thiết kế, thi công hạ cọc cần thiết phải tiến hành khảo sát hiện
trường. Kết quả của khảo sát hiện trường thu được các thông tin như: mặt cắt địa
chất; thứ tự, chiều dày, các trạng thái vật lý và tính chất cơ học của từng lớp đất theo
diện tích phân bố và độ sâu; nước dưới đất; một số hiện tượng địa chất đặc trưng.
Các yếu tố quyết định đến việc bố trí các điểm thăm dò:
- Vị trí các công trình thăm dò (tọa độ, cao độ);
- Khoảng cách giữa các điểm thăm dò;
- Độ sâu khảo sát;
Căn cứ vào địa hình - đặc điểm địa hình địa mạo, để quyết định vị trí các công
trình thăm dò. Sau khi nắm bắt được các đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng thì
mức độ không đồng nhất của các điều kiện địa chất công trình là yếu tố quyết định
khối lượng thăm dò. Ở vị trí điều kiện địa chất phức tạp, địa hình bị phân cắt mạnh,
hiện tượng tích tụ và xói mòn mạnh thì lưới khoan thăm dò dày. Ngược lại thì lưới
khoan thăm dò thưa hơn.
Đối với công trình dân dụng và công nghiệp các vị trí thăm dò có thể bố trí theo
trục của móng, theo chu vi của công trình, hoặc theo mạng lưới đối các công trình
lớn. Vị trí hố thăm dò có thể đặt cách móng tối đa 5 m, nhưng không được nằm ở

126 
trọng tâm móng. Nếu công trình nhỏ số lượng hố khoan (xuyên) thăm dò ít nhất 12
mũi. Bình thường ít nhất là 3 hố đặt theo hình tam giác.
Đối với công trình theo tuyến thì khoảng cách trung bình từ 200  500 m, theo mặt
cắt ngang từ 75  100 m.
Chiều sâu thăm dò căn cứ vào độ sâu vùng ảnh hưởng của tải trọng công trình,
thỏa mãn:
 zp   0,1  0, 2   bt (4.57)
trong đó:
zp - ứng suất gây lún theo phương đứng;
bt - ứng suất bản thân của đất nền theo phương đứng.
Thông thường đối với công trình dân dụng và công nghiệp độ sâu thăm dò bằng
3  6 lần bề rộng móng. Đối với công trình đường giao thông độ sâu từ 5  10 m.
Đối với công trình cầu, đường vào cầu từ 25  50m. Đối với công trình đê đập độ
sâu thăm dò thỏa mãn:
 zp  0,5 bt (4.58)
Kết quả của công tác khảo sát địa
chất, ngoài việc cung cấp các chỉ tiêu
cường độ, độ cứng của đất nền, còn phải
mô phỏng được mặt cắt địa chất của khu
đất xây dựng (Hình 4.26).
Các phương pháp khảo sát phổ biến
hiện nay:
- Hố đào và lấy mẫu thí nghiệm;
- Khoan và lấy mẫu thí nghiệm;
- Xuyên động SPT;
- Xuyên tĩnh SPT; Hình 4.26: Mô phỏng mặt cắt địa chất
- Nén ngang BST;
- Cắt cánh FVT.;
- Phương pháp thăm dò địa vật lý.
4.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp thi công cọc
4.3.2.1. Cọc đóng bằng búa nổ trong đất sét
1) Ảnh hưởng đến cường độ kháng cắt của đất và sức chịu tải của cọc
Những nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của hoạt động đóng cọc đến các đặc
trưng của đất sét thực hiện bởi Housel - Burkey (1948), Cummings, Kerchoff và

127 
Peck (1950). Trên cơ sở kết quả thử tải cọc đến ngưỡng phá hoại ở các thời điểm
khác nhau kể từ khi kết thúc hạ cọc, có thể ghi nhận rằng thời gian đầu cường độ
không thoát nước của đất sét bị giảm do ảnh hưởng của công tác đóng cọc, nhưng
sẽ được phục hồi theo thời gian. Thông thường đối với cọc đóng trong đất sét,
thời gian đầu sét bị giảm cường độ không thoát nước do quá trình phục hồi trong
điều kiện độ ẩm không đổi. Sau đó cường độ tăng lên do sự phối hợp đồng thời
của hai yếu tố: Sự phục hồi cường độ không thoát nước, các liên kết bị phá hoại
khi thi công được phục hồi; Sự gia tăng cường độ do cố kết cục bộ, gây ra bởi sự
tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư xung quanh cọc. Trong nhiều trường hợp có
thể gây ra hậu quả ngược lại ví dụ như trường hợp sét cứng hoặc quá cố kết.
Các số liệu công bố của Soderberg (1962) cho thấy sự gia tăng sức chịu tải cực
hạn của cọc tỷ lệ với tốc độ tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian (Hình 4.27).

Hình 4.27: Sự gia tăng sức chịu tải theo thời gian

2) Sự phát triển áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình đóng cọc
Có rất nhiều kết quả quan trắc về quá trình hình thành áp lực nước lỗ rỗng trong
quá trình đóng cọc được công bố, ví dụ Bjerrum at al (1958), Lambe & Horn (1965),
Kozumi & Ito (1967), De Apolonia & Lambe (1971), v.v…
Hình 4.28 tổng hợp một số kết quả quan trắc về quá trình thay đổi áp lực nước lỗ
rỗng thặng dư xung quanh cọc đơn, thi công bằng búa đóng. Mối quan hệ giữa áp
lực nước lỗ rỗng thặng dư Δu được chuẩn hóa bằng Δu/σ’vo, trong đó σ’vo là áp lực
hiệu quả bản thân ban đầu của đất nền trước khi hạ cọc, và khoảng cách từ tim cọc r
chuẩn hóa với đường kính cọc a.

128 
Có rất nhiều phương pháp được đề xuất để dự tính áp lực nước thặng dư phân bố
xung quanh cọc. D’ Apponlonia - Lambe đề xuất biểu thức, tương tự như biểu thức
của Lo - Stermac (1965), có dạng:

Hình 4.28: Tổng hợp kết quả quan trắc áp lực nước lỗ rỗng

u m  2S 
 1.K 0   u  A f (4.59)
vo  vo 

trong đó:
u m - áp lực nước lỗ rỗng thặng dư lớn nhất;
K0 - hệ số áp lực tĩnh hiện trường;
Su - cường độ kháng cắt không thoát nước;
Af - hệ số áp lực nước lỗ rỗng khi phá hoại;
vo - ứng suất hiệu quả bản thân ban đầu.
Trình tự tính toán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư như sau:
(a) Sử dụng biểu thức (4.59) để tính toán áp lực nước lỗ rỗng lớn nhất tại bề mặt
của cọc và tại khoảng cách R từ bề mặt của cọc. R bằng 3a ~ 4a đối với sét ít nhạy
cảm và 8a đối với sét nhạy cảm.

129 
(b) Bên ngoài bán kính R, áp lực nước lỗ rỗng thặng dư được xác định theo biểu
thức (Ladani, 1963 và Nishida, 1962):
u m
u  (4.60)
r / R 
2

(c) Sự phân bố áp lực nước lỗ rỗng xung quanh một cọc trong nhóm có nhiều cọc,
là tổng các giá trị ảnh hưởng từ các cọc khác trong nhóm, trừ trường hợp áp lực
nước lỗ rỗng lớn nhất (Lo & Stermac, 1965).
3) Sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng
Sodberg (1962a) đề xuất lời giải tốc độ tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư
xung quanh cọc đóng. Giả thiết rằng sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng chỉ xảy ra theo
phương hướng tâm và sự tiêu tán theo phương đứng chỉ xảy ra tại mũi và đầu cọc.
Phương trình cố kết có dạng:
u   2 u  1  u  
 c h  2      (4.61)
r  r  r  r  
trong đó:
ch - hệ số cố kết 2 trục theo phương ngang;
u - áp lực nước lỗ rỗng thặng dư.
Kết quả quan trắc tốc độ phục hồi lực dính hoặc cường độ kháng cắt sau khi đóng
cọc dường như tương ứng với tốc độ cố kết trong vùng giới hạn xung quanh cọc. Lời
giải được thể hiện trên Hình 4.29, giả thiết rằng áp lực nước lỗ rỗng thặng dư ban
đầu phân bố như đề cập trên đây và vùng phá hoại có bán kính R bằng 3 và 5 lần
đường kính cọc a.

Hình 4.29: Lời giải lý thuyết tốc độ cố kết xung quanh cọc đóng

130 
Radugin (1969) đã so sánh lời giải lý thuyết trên đây với kết quả quan trắc, thể
hiện trên Hình 4.30:

Hình 4.30: Tương quan giữa đường lý thuyết và đường thực nghiệm

Hình 4.31: Chuyển vị xung quanh công trình do đóng cọc

Biến dạng của đất nền do đóng cọc.


Khi đóng cọc đất nền xung quanh cọc có xu hướng trồi lên. Sự biến dạng này có
thể ảnh hưởng đáng kể đến công trình kế cận và cũng có thể làm cho các cọc đã thi
công trước trong nhóm cọc bị trồi ngược lên. Trong trường hợp này cần thiết phải

131 
đóng lại hoặc xem xét tới giải pháp thi công khác như cọc khoan nhồi. Một số số
liệu về mức độ phình trồi dường như mâu thuẫn lẫn nhau, cho dù sự khác biệt này
xuất phát từ các loại đất trong các nghiên cứu. Tỷ số tổng thể tích đất trồi ban đầu
với thể tích cọc trong móng được xác định là 100% theo Adams - Hanna (1970) đối
với cọc thép thi công trong đất cứng, 50% theo Hagerty - Peck (1971) đối với cọc
trong đất sét, 30% theo Orji - Broms (1967) đối với cọc BTCT đúc sẵn trong đất sét
yếu và nhạy cảm. D’ Appolonia - Lambe (1971) công bố kết quả quan trắc việc trồi
và lún của công trình do đóng cọc (Hình 4.31). Các số liệu là độ lún trong thời gian
một đến ba năm sau khi thi công.
Chuyển vị tại mặt đất như đã đề
cập trên đây không nhất thiết là
chuyển vị tại đầu cọc đã thi công do
thi công cọc bên cạnh. Hagerty -
Peck (1971) đề xuất phương pháp
tính toán giản lược mức độ trồi của
cọc. Phương pháp này dựa trên
nguyên tắc cọc thẳng đứng trong đất
sét bị đẩy trồi do đất nền dọc phần
Hình 4.32: Cân bằng lực dọc thân cọc
trên của cọc bị trượt trồi hướng lên
trên và phần dưới của cọc tồn tại lực
kéo xuống làm giảm sự trồi lên của
cọc (Hình 4.32). Tại mặt phẳng a-a chuyển vị giữa đất và cọc bằng không. Giá trị
trồi của cọc tương đương với mức trồi của đất nền, với giả thiết hiện tượng trồi của
đất nền không xảy ra dưới mặt phẳng a-a, do đó:

Trồi của cọc =


 L  dh  (trồi của nền) (4.62)
L
Độ sâu dh được xác định bởi sự cân bằng lực ma sát hướng lên và lực ma sát
hướng xuống tại phần trên và phần dưới của cọc.
Các phân tích chi tiết hơn về độ trồi của cọc được nhiều tác giả đề cập khi nghiên
cứu về đất trương nở.
4.3.2.2. Cọc đóng bằng búa trong đất cát
Cọc đơn. Khi đóng cọc trong cát hoặc đất rời, đất được nén chặt bởi sự dịch
chuyển và chấn động, kết quả là các hạt đất được sắp xếp lại. Trong đất tơi xốp, sức
chịu tải của cọc tăng lên do sự gia tăng độ đầm chặt của đất nền xung quanh khi
đóng cọc. Các nghiên cứu về độ đầm chặt của đất rời xung quanh cọc được thực
hiện bởi Mayerhof (1959), Robinsky - Morrison (1964).

132 
Hình 4.33: Chuyển vị và biến dạng xung quanh cọc đóng trong cát
theo Robinsky - Morrison (1964)

Các thí nghiệm của Robinsky & Morrison trong cát chặt, cho thấy quá trình dịch
chuyển của cọc và mức độ nén chặt của cát dưới mũi cọc liên tục với dịch chuyển
của cát xung quanh thân cọc. Sự dịch chuyển này có xu hướng làm giảm độ chặt của
cát sát thành cọc, làm loại bỏ hiệu quả nén chặt ban đầu. Biểuđồ biến dạng xung
quanh cọc và biểu đồ biến dạng nội suy từ
các chuyển vị này thể hiện trên hình 4.33.
Kishida (1967) đề xuất phương pháp đơn
giản để tính toán ảnh hưởng của việc đóng cọc
trong cát rời ở khu vực gần mũi cọc. Trên cơ
sở thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong
phòng, với giả thiết vùng nén chặt xung quanh
cọc có đường kính 7d. Trong vùng này, giả
thiết là góc ma sát thay đổi tuyến tính như
trên hình 4.34 và công thức (4.63):
1  40o
2  (4.63)
2
2) Nhóm cọc Hình 4.34: Ảnh hưởng của đóng cọc
Khi đóng cọc trong nhóm cọc vào nền cát đến góc ma sát trong
rời, đất nền xung quanh và giữa các cọc được nén chặt. Nếu như khoảng cách giữa các
cọc đủ gần (< 6d), thì sức chịu tải của nhóm cọc có thể lớn hơn tổng sức chịu tải của
từng cọc, hiệu quả nhóm > 1. Ngược lại nếu nền là cát chặt, thi công đóng cọc có thể
làm cát tơi ra, hệ số làm việc nhóm của cọc có thể < 1. Tính toán ảnh hưởng của đóng

133 
cọc khi thi công nhóm cọc trong cát rời có thể áp dụng đề xuất của Kishida (1967) cho
cọc đơn, bằng cách chồng chất ảnh hưởng của tất cả các cọc. Khi áp dụng công thức
(4.63), giá trị ф’1 là giá trị thay đổi do thi công cọc trước đó. Áp dụng phương pháp này,
cần tính toán sơ bộ sức chịu tải cực hạn của từng cọc theo thứ tự thi công. Cho thấy cọc
thi công sau có sức chịu tải lớn hơn so với cọc thi công trước đó. Philcox (1962) thực
hiện đo đạc ảnh hưởng đóng cọc theo nhóm, thông qua chỉ số N-SPT, cho thấy chỉ số N
tại các điểm nằm gần giữa nhóm 4 cọc lớn gấp gần 2 lần; Tại các điểm tương đối xa tâm
của nhóm 9 cọc lớn hơn 75%; sự gia tăng chỉ số N khi điểm đo cách xa tâm của nhóm
cọc được ghi nhận nhỏ hơn nhiều.
Kishida đã đưa ra mối tương quan giữa góc ma sát trong và chỉ số N như sau:
1  20N  15o (4.64)
Ứng xử này tương phản với quan trắc nhóm cọc trong đất sét, được ghi nhận bởi
các thí nghiệm của Hanna (1963), Beredugo (1966). Theo đề xuất của Kishida, ảnh
hưởng của mức độ nén chặt khác nhau có thể giải thích mối liên quan của sự phân
bố tải trọng trong cọc đến trình tự đóng cọc trong đất rời.
4.3.2.3. Cọc khoan nhồi thi công trong đất sét
Ảnh hưởng của thi công cọc khoan nhồi trong đất sét chủ yếu được nghiên cứu
thông qua lực dính giữa cọc và đất. Lực dính được ghi nhận nhỏ hơn so với lực dính
không thoát nước trước khi thi công, chủ yếu là do kết cấu đất bị phá hoại ngay tại
mặt tiếp xúc. Sự giảm yếu chủ yếu từ ba nguyên nhân:
(a) Sự hấp thu độ ẩm từ bê tông ướt;
(b) Sự mất nước trong đất theo hướng đến vùng ứng suất thấp hơn xung quanh
lỗ khoan;
(c) Nước được bơm vào lỗ khoan phục vụ cho hoạt động của lưỡi khoan.
Trường hợp (c) có thể hạn chế bằng cách cải thiện phương pháp thi công, trường
hợp (b) có thể giảm thiểu bằng cách rút ngắn thời gian chờ từ khi khoan đến khi đổ
bê tông. Một số ảnh hưởng đến (a) và (b) được xem xét bởi Skempton (1959).
Mayerhof & Murdock (1953) đã đo độ ẩm trong đất ngay cạnh thành hố khoan
của cọc khoan nhồi trong đất sét Luân Đôn, và ghi nhận sự gia tăng đến 4%, mặc dù
độ ẩm của đất cách thành hố khoan 10,16 cm hầu như không thay đổi. Việc xác định
sự gia tăng độ ẩm trên cơ sở mối tương quan giữa cường độ chống cắt và độ ẩm.
Mối tương quan này cho đất sét Luân Đôn được Skepmpton (1959) công bố và thể
hiện trên hình 4.35. Cho thấy với việc tăng 1% độ ẩm có thể làm giảm ca/cu 20%, với
sự gia tăng 4% độ ẩm làm giảm 30% giá trị ca/cu.
Ảnh hưởng tiếp theo của việc thi công cọc khoan nhồi là đất nền ngay dưới mũi
cọc có thể bị xáo trộn và bị hóa mềm do hoạt động của thiết bị khoan. Sự xáo trộn

134 
này có thể dẫn đến sự gia tăng chuyển vị, đặc biệt là cọc mở mũi khi sức chịu tải chủ
yếu là sức chống mũi; do đó làm sạch đáy hố khoan là rất quan trọng. Tuy nhiên
theo Skempton (1959) sự xáo trộn và hóa mềm của đất dưới đây hố khoan có ảnh
hưởng không đáng kế đến sức chống mũi cực hạn.
Barker - Reese (1970) nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch khoan đến sự làm việc
của cọc khoan nhồi. Kết luận được rút ra là với kỹ thuật thi công phù hợp, thì dung dịch
khoan không có ảnh hưởng bất lợi đến sức chịu tải của thành cọc. Barker - Reese cho
rằng nên áp dụng hệ số 0,6  0,8 khi tính toán sức chịu tải do ma sát thành cọc.

Hình 4.35: Mối quan hệ giữa cường độ chống cắt và độ ẩm của sét Luân Đôn (LL 70-85)

4.3.2.4. Cọc khoan nhồi thi công trong đất cát


Có tương đối ít nghiên cứu về ảnh hưởng của công tác thi công cọc khoan nhồi
trong cát hoặc đất rời. Thông thường cọc được thi công trong ống lồng hoặc sử dụng
dung dịch ổn định vách. Việc thi công hạ ống vách, đổ bê tông và kéo ống vách lên
có thể làm xáo trộn và kết cấu của đất bị phá vỡ. Đất dưới đáy lỗ khoan cũng có thể
bị phá vỡ kết cấu, nếu đáy hố khoan nằm dưới mực nước ngầm, khi đó sự phun trào
và trồi bùng có thể làm cho kết cấu đất bị phá vỡ nhiều deximet dưới mũi và xung
quanh thành hố khoan. Do đó khi tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong cát,
Tomlinson (1975) đề xuất sử dụng giá trị cực hạn của góc ma sát khi xác định sức
chống cắt, ngoại trừ việc cọc thi công trong cát chặt khi mà sự trồi bùng có thể
không xảy ra. Nếu bê tông dưới mũi cọc được đầm kỹ, phần cát bị tơi ra có thể được
đầm lại, vì vậy có thể sử dụng góc ma sát trong cho cát ở trạng thái chặt.

135 
Touma - Reese (1974), Clemence - Brumund (1975) đã thực hiện các thí nghiệm cọc
nhồi trong đất cát. Touma - Reese tìm thấy bằng chứng sự hình thành hiệu ứng vòm
xung quanh cọc và dẫn đến sự hình thành giá trị ma sát thành và sức chống mũi theo độ
sâu. Sức kháng ma sát của cọc ngắn dưới 8 m được ghi nhận là phụ thuộc vào σ’votg ф’,
sử dụng hệ số điều chỉnh 0,7. Các tác giả cũng cho rằng hệ số điều chỉnh có thể lớn hơn
khi cọc có chiều dài lớn hơn. Từ các thí nghiệm cọc nhồi trong cát trên nền đá
Clemence - Brumund phát hiện rằng có tới 20  30% tải trọng được gánh chịu bởi ma
sát thành cọc. Ma sát thành cọc đo được tăng tuyến tính theo độ sâu, ngoại trừ phần gần
mũi cọc, tại đó ghi nhận sự gia tăng đột ngột giá trị ma sát có lẽ là do hiệu ứng cọc bị
bao quanh bởi nền đá. Như vậy, có thể sử dụng kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp để tính
toán giá trị ma sát cực hạn tại mặt tiếp xúc đất - cọc, ngoại trừ phần mũi cọc giá trị tính
toán nhỏ hơn nhiều so với kết quả đo đạc.
4.3.3. Ứng xử của cọc và các phương pháp tính toán
Hiện nay, có nhiều phương pháp thiết kế cọc có những phương pháp hoàn toàn
dựa trên thực nghiệm cho tới các phương pháp thuần lý thuyết. Các phương pháp
thiết kế chính xác hơn ra đời nhờ ứng dụng công cụ máy tính và các phương pháp số
như phần tử hữu hạn hay phần tử biên.
Poulos - Hull (1989) đã phân nhóm các phương pháp thiết kế cọc theo Bảng 4.6:
Bảng 4.6. Bảng phân nhóm các phương pháp thiết kế cọc
Phương pháp
Phân Nhóm
Đặc điểm xác định các Tính sức chịu tải Tính chuyển vị
nhóm phụ
tham số
CPT (Schmertmann, Gần đúng liên
1975, De Ruiter - quan đến đường
Các thí Beringen, 1979) SPT kính cọc
Thực nghiệm (không nghiệm trong (Thorburn - McVicar (Mayerhof, 1959;
1 dựa vào các nguyên phòng ngoài 1971, Mayerhof, 1956) Frank, 1985)
lý cơ học đất) trời và kết
hợp. Phương pháp α ƯS tổng Tích độ lún của
(Tomlinson, 1957; cọc với hệ số
Semple - Rigden 1984) (Frocht, 1967)
Lý thuyết và biểu đồ
giản lược. Sử dụng Phương pháp β ứng Lời giải đàn hồi
Các thí
2 nguyên lý cơ học đất suất hiệu quả (Randolph -
nghiệm hiện
đơn giản. Lý thuyết (Burland, 1973; Wroth, 1978;
2A trường theo
đàn hồi tuyến tính Mayerhof 1976; Stas - Poulos - Davis,
kinh nghiệm
(biến dạng), dẻo Kulhavy, 1984) 1980)
cứng (ổn định)

136 
Bảng 4.6 (tiếp theo)

Phương pháp
Phân Nhóm
Đặc điểm xác định các Tính sức chịu tải Tính chuyển vị
nhóm phụ
tham số
Giống như 2A. Lý
Lời giải đàn hồi
thuyết đàn hồi phi Phương pháp β ứng
điều chỉnh trượt
2B tuyến (biến dạng), suất hiệu quả (Fleming
(Poulos - Davis,
đàn hồi dẻo et al, (1985)
1980)
(ổn định)
Dựa trên lý thuyết
với việc sử dụng
phân tích hiện
Lời giải dẻo cho sức Phương pháp
trường. Áp dụng các
chống mũi (Giroud et PTHH đàn hồi
3A nguyên tắc cơ học
al, 1973; Mayerhof, (Valliappan et al,
đất. Lý thuyết đàn
1963) 1974)
hồi tuyến tính (biến
dạng), dẻo cứng
(ổn định).
Phương pháp truyền tải phi tuyến
(Coyle - Reese, 1966, Kraft et al, 1981)
Giống như 3A. Ứng Thí nghiệm
Phương pháp PTB phi tuyến
3B dụng phi tuyến ở các trong phòng
(Poulos - Davis, 1980)
hình thức đơn giản. và hiện
Phương pháp PTHH phi tuyến
trường chi
(Desai, 1974 ; Jardine et al, 1986)
tiết, theo các
Giống như 3A. Lý lộ trình ứng Phương pháp PTHH bao gồm mô phỏng
thuyết phi tuyến với suất phù hợp. giai đoạn hạ cọc (Nystrom, 1984;
3C
các mô hình ứng xử Randolph et al 1979;
đất nền phù hợp Withiem - Kulhavy 1979)
Các phương pháp PTHH tính toán cọc trong môi trường liên tục được đề cập ở
mục 4.2.2.6. Sau đây tác giả thảo luận về các tham số quan trọng liên quan đến các
nhóm phương pháp 2A, 2B, 3A, 3B. bao gồm:
- Ma sát thành fs;
- Sức chống mũi fb;
- Mô đun đàn hồi của đất Es;
- Hệ số Poisson của đất νs ;
- Hằng số ứng xử hyperbol Rf.

137 
Bảng 4.7. Ma sát thành fs cọc đóng, xác định từ số liệu thí nghiệm
Loại đất Biểu thức Ghi chú Tham khảo
f s  c u  = 1,0 (cu ≤ 25 kN/m2) API (1984)
 = 0,5 cu ≥ 70 kN/m2)
Nội suy các giá trị khoảng giữa. Semple -
Sét  = 1,0 (cu ≤ 35 kN/m2) Rigden (1984)
 = 0,5 cu ≥ 80 kN/m2)
Nội suy các giá trị khoảng giữa. Fleming et al,
f s  v (1985)
Hệ số chiều dài áp dụng L/d > 50
0.5 0.5
c  c   c 
 u   u  for  u  1
 v nc  v   vo 
Burland (1973)
0.5 0.25
   c  c   c  Mayerhof
 u   u  for  u  1
(1976)
 v nc  v   vo 
  1  sin   tan   OCR 
0.5

 = 0,15-0,35 (Nén)
0,10-0,24 (Kéo)
Mclelland
 = 0,44 for   28o (1974)
0,75 for   35o
f s  v 1,2 for   37 o Meyerhof
Cát silic (1976)
(fs > fslim)  = (K/K0).K0.tan(./)
/ phụ thuộc vào vật liệu tại mặt tiếp xúc
(từ 0,5  1,0) Stas &Kulhavy
K/K0 phụ thuộc vào biện pháp thi công (1984)
(từ 0,5  2,0)
K0 Hệ số áp lực tĩnh phụ thuộc vào OCR.
Cát kết f s  v  = 0,05-0,1 Poulos (1988d)

1) Ma sát thành fs.


Bảng 4.7 và 4.8 tổng hợp các phương pháp để xác định ma sát thành từ các số
liệu thí nghiệm cường độ trong phòng cho cọc đóng và cọc khoan nhồi. Phương
pháp ứng suất hiệu quả có thể sử dụng cho mọi loại đất, trong khi đó phương pháp
ứng suất tổng phù hợp cho cọc trong đất sét. Các tham số α, β (hoặc K và δ) thường
được lấy từ thực nghiệm, mặc dù phương pháp β nằm trong nhóm 2. Bảng 4.7 thống
kê các mối liên hệ giữa fs và chỉ số SPT (N). Có một số khác biệt ở các mối tương
quan này, chủ yếu trường hợp cọc đóng và cọc nhồi.

138 
Bảng 4.8. Ma sát thành fs cọc khoan nhồi, xác định từ số liệu thí nghiệm

Loại đất Biểu thức Ghi chú Tham khảo

 = 0,45 (sét Luân đôn) Skempton (1959)


Sét fs = cu  = 0,7 lần giá trị dành cho cọc đóng Fleming et al
bằng búa rơi. (1985)

Fleming et al
K < K0 hoặc 0,5(1+K0)
(1985)
   fs = K tan v K/K0 = 2/3 đến 1, K0 là hàm sỗ của
Stas & Kulhavy
OCR, δ phụ thuộc vào vật liệu tiếp xúc
(1984)

  0,1for   33o
0,2for   35o Meyerhof (1976)
0,35for   37 o
Cát silic f s  v
  F tan    5o  Kraft & Lyon
(1974)
trong đó: F = 0,7 (nén)
= 0,5 (kéo)

f s  v   0,5  0,8


Cát kết Poulos (1988d)
(fs > fslim) f s lim  60 100kN / m 2

Hình 4.36 và Hình 4.37 thể hiện mối quan hệ giữa ma sát thành và sức kháng mũi
xuyên từ thí nghiệm xuyên tĩnh. Kết quả này được Poulos tập hợp dựa trên nghiên cứu
của Bustamante và Gianeselli (1982). Bảng phân loại cọc trình bày trên bảng 4.9.

Hình 4.36: Giá trị ma sát thành giữa cọc và đất sét theo Bustamante & Gianeselli (1982)

139 
 

Hình 4.37: Giá trị ma sát thành giữa cọc và cát theo Bustamante - Gianeselli 1982

Schmertmann (1975, 1978) đề xuất nhiều phương pháp để sử dụng thí nghiệm
xuyên tĩnh, trong đó giá trị ma sát thành xác định bằng giá trị chùy xuyên trong
ống bao. Các biểu thức tính toán phụ thuộc vào loại đất, loại cọc, chiều dài cọc
và độ sâu dưới mặt đất. Robertson (1985) chứng minh rằng các biểu thức của
Schmertmann cho kết quả ma sát thành đáng tin cậy có thể áp dụng cho cọc trong
đất sét bụi.
Bảng 4.9. Bảng phân loại cọc

Phân nhóm cọc Loại cọc

IA Cọc khoan nhồi, cọc vis bê tông, cọc nhỏ loại 1, cọc barette

IB Cọc nhồi trong ống lồng, cọc đóng đúc các loại

IIA Cọc đúc sẵn thi công bằng phương pháp đóng, cọc ống ƯLT,
cọc bê tông thi công bằng phương pháp ép

IIB Cọc thép thi công công bằng phương pháp đóng hoặc ép

IIIA Cọc nhồi vữa vào lỗ tạo bởi ống thép đóng vào nền

IIIB Cọc vữa bơm áp lực

140 
Bảng 4.10. Ma sát thành fs và chỉ số SPT, fs = α +β N (kN/m2)

Loại cọc Loại đất α β Ghi chú Tham khảo


Đất rời 0 2,0 Fs là giá trị trung bình trên Mayerhof (1956)
toàn chiều dài cọc
N Giá trị SPT trung bình Shioi & Fukui
dọc thân cọc (1982)
Giảm một nửa cho cọc có
chuyển vị nhỏ
Cọc đóng
Không quy định loại cọc
Đất rời và 10 3,3 Decourt (1982)
50 ≥ N ≥ 3
đất dính

Đất dính 0 10 Shioi & Fukui


(1982)
Đất rời 30 2,0 Yamashita et al
(1987)
Cọc đúc 0 5,0 Shioi & Fukui
tại chỗ (1982)
(cast in Yamashita et al
Đất dính 0 5,0
place) (1987)
Shioi & Fukui
0 10,0
(1982)
Đất rời 0 1,0 Findlay (1984)
Shioi & Fukui
(1982)
0 3,3 Wright & Reese
(1979)

Cọc Shioi & Fukui


Đất dính 0 5,0
khoan (1982)
(Bored) Decourt (1982)
Đất dính 10 3,3 Cọc đúc dưới bentonit

Fletcher & Mizon


Đá phấn -125 12,5
30 > N > 15 (1984)

141 
Dựa trên kết quả phân tích 300 thí nghiệm xuyên tĩnh ở 100 công trình khác nhau
Bustamante et al. (1987) đề xuất tương quan giống với các biểu đồ trên Hình 4.36
và 4.37.Cần phải thận trọng khi sử dụng các mối tương quan như đề cập do các yếu
tố ảnh hưởng khác như sự hiện diện của lớp đất phía trên (Tomlinson (1977).
2) Sức kháng mũi fb
Bảng 4.10 tổng hợp hai phương pháp thông dụng để xác định sức chống mũi
của cọc từ các số liệu thí nghiệm trong phòng. Phương pháp ứng suất tổng sử
dụng cho cọc trong đất sét, trong khi đó phương pháp ứng suất hiệu quả sử dụng
cho cọc trong đất rời. Trường hợp cọc trong đất rời có hai vấn đề đặt ra:
(a) Một số nghiên cứu đề xuất giá trị giới hạn cho cọc có chiều dài 10  20 lần
đường kính. Một phương pháp lý thuyết thỏa mãn yêu cầu này, từ đó đề xuất và quy
định giá trị thực nghiệm giới hạn trên của fb.
(b) Hệ số sức chịu tải Nq rất nhạy cảm với góc ma sát trong φ’, với φ’ > 35o chỉ
cần sự thay đổi nhỏ của φ’ dẫn đến sự thay đổi lớn của Nq. Do độ nén của đất mới
quan trọng, chính vì vậy cần phải giảm giá trị Nq trong liên hệ với φ’.
Bảng 4.12 thể hiện một số biểu thức thực nghiệm giữa fb và chỉ số N của thí
nghiệm SPT ở vị trí gần mũi cọc. Từ các biểu thức này cho thấy cọc khoan nhồi có
giá trị chống mũi nhỏ hơn nhiều so với cọc đóng.
Bustamante - Gianeselli (1982) đề xuất biểu thức giữa sức chống mũi của cọc
và sức kháng mũi côn của thí nghiệm xuyên tĩnh tại vị trí gần mũi cọc. Hệ số
chuyển đổi từ 0,35 đến 0,55 phụ thuộc vào loại đất và loại cọc. Các biểu thức
trên khác với đề xuất của Belcotec (1985) và De Ruiter - Beringen (1979). Tuy
vậy các nghiên cứu sau này chỉ tập trung vào cọc đóng, cho thấy các các tương
quan của Bustamante - Gianeselli thông dụng hơn, và dường như thiên về an
toàn hơn.
Baguelin et al (1986) và Bustamante et al (1987) nghiên cứu mối quan hệ giữa
sức chống mũi fb với áp lực nén tới hạn p1 thông qua hệ số kp – tùy theo đất nền và
loại cọc. Đối với cọc thi công tại chỗ kp lấy từ 1, 2 cho đất dính, 1,1 cho đất rời, đối
với cọc đóng kp lấy 1,8 cho đất dính và 3,2  4,2 cho đất rời.
Bảng 4.11. Sức chống mũi fb xác định từ số liệu thí nghiệm

Loại đất Biểu thức Ghi chú Tham khảo


Nc = 9 đối với L/d ≥ 3
Sét f b  N c c ub Skempton (1959)
Cub giá trị cu gần mũi cọc

142 
 Bảng 4.11 (tiếp theo)

Loại đất Biểu thức Ghi chú Tham khảo


Nq = 40 API (1984)
Nq theo φ’ Berezantzev et al
Nq theo φ’, độ chặt tương đối và (1961)
Cát silic
ứng suất hiệu quả trung bình Fleming et al (1985)
Nq theo lý thuyết dãn nở khe rỗng, Vesic (1972)
là hàm số của φ’ và độ nén thể tích
Nq = 20 Datta et al (1980)
Nq từ 8 đến 20 Poulos (1988d)
Cát kết
Nq xác định theo giá trị φ’ điều Dutt & Engram
chỉnh giảm (e.g. 180) (1984)

Bảng 4.12. Sức chống mũi và chỉ số SPT, fb = K.N (MN/m2)

Loại đất Loại đất K Ghi chú Tham khảo


Cát 0,45 N chỉ số SPT tại vùng Martin et al (1987)
phá hoại cục bộ
Cát 0,40 Decourt (1982)
Đất /cát bụi 0,35 Martin et al (1987)
Phù sa thô đến mịn 0,25 Thorburn & McVica
(1971)
Cọc đóng
Cát bụi tàn tích 0,25 Decourt (1982)
Sét bụi tàn tích 0,25 Đối với L/d ≥ 5 Decourt (1982)
Sét 0,20 Nếu L/d < 5 Martin et al (1987)
Sét 0,12 K = 0,1+0,04L/d cọc Decourt (1982)
mũi kín, hoặc
Tất cả các loại đất 0,30 K= 0,06L/d cọc mũi hở Shioi & Fukui (1982)

Đất rời f b  3,0MN / m 2 Shioi & Fukui (1982)


Cọc đúc
Yamashita et al (1987)
tại chỗ
0,15 Yamashita et al (1987)
(cast in f b  0,09 1  0,16z 
place) Đất dính
z là độ sâu mũi cọc

143 
Bảng 4.12 (tiếp theo)

Loại đất Loại đất K Ghi chú Tham khảo


Cát 0,1 Shioi & Fukui (1982)
Cọc khoan Sét 0,15 Shioi & Fukui (1982)
(Bored) Đá vôi 0,25 N < 30 Hobbs (1977)
0,20 N > 40

2) Mô đun đàn hồi của đất nền Es


Đối với cọc trong đất sét, thông thường mô đun đàn hồi không thoát nước được sử
dụng để tính toán lún tức thời hoặc lún không thoát nước, còn mô đun đàn hồi thoát
nước dùng để tính toán chuyển vị cuối cùng của cọc. Tuy nhiên, đối với nhiều loại đất
sét, giá trị mô đun đàn hồi thoát nước và không thoát nước không có nhiều khác biệt, do
sự gần đúng của phần lớn phương pháp tính toán cho nên sự sai biệt nói trên là không
thực tế. Vì vậy, Poulos (1989) đề xuất sử dụng mô đun đàn hồi thoát nước. Tiếp theo,
đối với tất cả các loại đất, cần phân biệt: giá trị mô đun đàn hồi tiếp tuyến (nếu áp dụng
mô hình phi tuyến); giá trị mô đun đàn hồi cát tuyến (sử dụng trong các bài toán tuyến
tính). Một lần nữa, rất khó để phân biệt các mô đun đàn hồi nói trên trong các công thức
thực nghiệm, nếu không nêu cụ thể mô đun đàn hồi đề cập ở phần này là mô đun đàn
hồi cát tuyến, với tải trọng làm việc bằng 1/2 đến 1/3 tải trọng cực hạn.

Hình 4.38: Mô đun đàn hồi của đất nền (cọc trong đất sét)

Đối với đất sét, mô đun đàn hồi thường được xác định từ kết quả thí nghiệm sức
kháng cắt không thoát nước cu. Một số tương quan này được thể hiện trên hình 4.38,
cho thấy mô đun đàn hồi xác định theo các tương quan này có sai biệt rất lớn.

144 
Nguyên nhân sự sai biệt này có thể là do phương pháp xác định cu khác nhau, cấp độ
tải trọng tác dụng khác nhau, sai biệt tỷ số cố kết giữa các thí nghiệm, khác biệt loại
đất. Kallanan - Kulhavy (1985) nhận thấy giá trị Es/cu nằm trong khoảng từ 200 đến
900, với giá trị bình quân là 500. Các giá trị này áp dụng cho cọc có tỷ số L/d > 15.
Đối với cọc ngắn hơn, giới hạn trên của Es/cu có thể lớn hơn do ảnh hưởng của nứt,
trương nở và quá cố kết của đất nền gần bề mặt.
Hình 4.39 thể hiện mối quan hệ giữa mô đun đàn hồi và chỉ số SPT, cho thấy sự
thiếu ổn định đáng báo động. Một trong số nguyên nhân dẫn đến sự thiếu ổn định
này là việc xác định cũng như định nghĩa chỉ số SPT, nhưng rõ ràng nguy cơ chọn
giá trị Es không phù hợp là rất lớn.

Hình 4.39: Mô đun đàn hồi của đất nền (cọc trong đất cát)

Bảng 4.13 đề xuất một số biểu thức giữa Es và sức kháng mũi thí nghiệm CPT,
cũng như các phương pháp khác, phạm vi biến động cũng rất lớn. Có 2 biểu thức để
xác định mô đun tiếp tuyến ban đầu, chúng đều được xác định từ thí nghiệm 3 trục
động, chúng dường như phù hợp cho phân tích cọc.
Bảng 4.13. Tương quan giữa mô đun đàn hồi và CPT – cọc đóng

Loại đất Biểu thức Ghi chú Tham khảo


E*s  21.0q1.09
e Cọc các loại Chritulas (1988)
Sét và bùn
E s  15q c Es và qc (MN/m2) Poulos (1988c)

E s  q c Milovic - Stefanovic
α= 20  40
(1982)

145 
Bảng 4.12 (tiếp theo)

Loại đất Biểu thức Ghi chú Tham khảo


α= 5 (cát cố kết thường) Poulos (1988c)
α= 7,5 (quá cố kết)
Cát silic Est  53q 0,61
c
Est và qc (MN/m2) giá trị mô Imai & Tonouchi
đun động (1982)
Est  q c α= 24 ~ 30 giá trị mô đun động Honeyman (1985)
Không
xác định Es  10.8  6.6q c Es và qc (MN/m2), Verbrugger (1982)
qc> 0,4 MN/m2
Ghi chú: *Es Mô đun đàn hồi cát tuyến; +Est Mô đun tiếp tuyến ban đầu.
Mối quan hệ giữa Es và kết quả thí nghiệm nén chưa được nghiên cứu sâu, mặc
dù Frank (1985) đề xuất rằng mô đun tiếp tuyến ban đầu có thể lấy giá trị của đường
nở từ thí nghiệm nén trong hố khoan. Phần lớn các biểu thức sử dụng số liệu nén đều
xét đến sự phân bố tải trọng đứng dọc thân cọc. Frank (1985) đã tập hợp tất cả các
nghiên cứu này vào ứng xử của mũi và thân cọc.
4) Hệ số Poisson νs
Hệ số Poisson là tham số đầu vào quan trọng cho các nghiên cứu trong môi
trường đàn hồi liên tục. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó thường rất nhỏ, do các lời giải
thường thể hiện thông qua mô đun đàn hồi. Đối với đất sét bão hòa, trong điều kiện
không thoát nước νs lấy 0,5. Đối với đất sét trong điều kiện bão hòa νs thường nằm
trong phạm vi 0,35 ± 0,05, đối với cát silic νs = 0,3 ± 0,1. Đối với phần lớn phù sa
biển có giá trị thấp hơn νs = 0,15 ± 0,1.
5) Hệ số độ cong đường ứng xử hyperbol Rf
Nếu sử dụng mô hình hyperbol cho mặt tiếp xúc, Rf định nghĩa mức độ phi tuyến
và thường nằm trong phạm vi từ 0 (mô hình đàn hồi và dẻo lý tưởng) đến 1 (đường
ứng xử hyperbol tiệm cận, trong đó ứng suất đất – cọc không có giá trị tới hạn). Một
số kinh nghiệm cho rằng giá trị Rf cho tương tác đất - thành và mũi cọc là khác nhau.
Đối với thành cọc ứng xử ít phi tuyến hơn nên Rf thay đổi từ 0 đến 0,5 là phù hợp.
Ngược lại với ứng xử mũi cọc thường phi tuyến rất mạnh, nên Rf đề nghị là 0,9 mới
phù hợp với ứng xử quan sát được.
Trong nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết được công bố, thường giả thiết ứng
xử đàn hồi – dẻo (Rf = 0 cho cả ứng xử dọc thân cọc và mũi cọc). Poulos & Davis
(1980) và Frank (1985) lưu ý rằng chuyển vị tại cấp tải trọng phá hoại thường bị
đánh giá thấp. Tuy vậy, tại tải trọng làm việc bình thường ảnh hưởng của tính phi
tuyến không lớn, do đó các tính toán về chuyển vị thường thỏa mãn với ứng xử đàn
hồi hoặc đàn hồi dẻo.

146 
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Tính toán sức chịu tải của cọc một cách chính xác đòi hỏi thực hiện thật tốt một
quá trình nhiều bước: bắt đầu từ giai đoạn khảo sát, thí nghiệm, lựa chọn mô hình
đến phương pháp tính toán và đánh giá kết quả. Trong đó chỉ cần sai sót ở một công
đoạn nào đó có thể dẫn đến sai số rất lớn ở kết quả cuối cùng. Những cọc thi công
theo phương pháp sử dụng ngoại lực hoặc được thí nghiệm nên tĩnh hoặc động mới
có thể cho phép xác định sức chịu tải của cọc đáng tin cậy.
Khác với nhiều vật liệu khác, tỷ số (hệ số) an toàn giữa sức chịu tải tính toán của
cọc và sức chịu tải cực hạn theo đất nền là từ 2 đến 3 lần. Trong khi đó nhiều đơn vị
tư vấn và nghiên cứu hài lòng với ứng xử của cọc tại đầu cọc, chưa dành sự quan
tâm thích đáng đến sự làm việc của cọc, gồm tải trọng và chuyển vị từ đỉnh đến mũi
cọc. Có lẽ đây là một trong các lý do các tiêu chuẩn thiết kế, các nhà nghiên cứu đề
xuất hệ số an toàn tương đối lớn.
Từ đó có thể thấy có một số vấn đề cần được làm rõ:
- Sức chịu tải của cọc hay chuyển vị của cọc đâu mới là tiêu chí chủ yếu để đánh
giá sự làm việc của cọc?
- Có hợp lý không khi sử dụng tải trọng tại đầu cọc để dự đoán chuyển vị của cọc
nói riêng và đánh giá sự làm việc của cọc nói chung?
- Vì những vấn đề kỹ thuật nào mà phải mặc định chọn hệ số an toàn lớn khi thiết
kế cọc. Ma sát âm có phải là nguyên nhân chính để chọn hệ số an toàn lớn?
- Cơ chế hình thành ma sát âm là do lún của đất nền lớn hơn chuyển vị của cọc.
Ma sát âm có tồn tại vĩnh viễn hay không? Phương pháp nào có thể dùng để tính lún
cho đất nền giữa các cọc trong móng cọc?
- Có thể triệt tiêu toàn bộ hay một phần ma sát âm bằng cách cho cọc chuyển vị ở
một mức đủ để cân bằng tải trọng (kể cả ma sát âm) với sức chịu tải của cọc?
- Có nên triệt tiêu ma sát âm bằng việc xử lý bitum hoặc các phương pháp khác ở
mặt ngoài của cọc hay gia tải đất nền trước khi thi công không?
- Ma sát âm có gây ra chuyển vị lệch giữa các cọc không? Có cần phải lo ngại khi
có chuyển vị lớn nhưng đồng đều của hệ cọc?
- Mô phỏng chính xác mặt cắt địa chất của toàn bộ vùng nền dưới công trình là
yêu cầu rất quan trọng để tăng độ tin cậy cho việc đánh giá sức chịu tải của cọc.Do
đó cần có sự hiểu biết hợp lý cho công tác khảo sát địa chất mà lâu nay chỉ xem như
là một công tác xây dựng đơn thuần.

147 
Chương 5
THÍ NGHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC

Khi thiết kế móng cọc, người ta thường ước lượng sơ bộ sức chịu tải của cọc dựa
trên các chỉ tiêu cơ học và độ cứng của đất nền, của vật liệu làm cọc, cũng như thông
qua các công thức thực nghiệm các phương pháp động trong quá trình thi công. Trong
tính toán, sức chịu tải của cọc phụ thuộc nhiều vào các giả thiết như: sự đồng nhất của
đất nền, sự ổn định của mặt cắt địa chất và sự ổn định của các tham số đầu vào. Vì
vậy, việc đánh giá các tham số liên quan đến sức chịu tải của cọc ở tất cả ba giai đoạn:
trước, trong và sau khi thi công cọc, thông qua các thí nghiệm thăm dò, thí nghiệm
kiểm tra chất lượng cọc là cần thiết. Chương này sẽ giới thiệu một số thí nghiệm
thông dụng hiện nay: thí nghiệm nén tĩnh, thí nghiệm Osterberg, thí nghiệm biến dạng
lớn, thí nghiệm statnamic, các thí nghiệm biến dạng nhỏ và thí nghiệm siêu âm.

5.1. THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH

5.1.1. Khái niệm


Đây là thí nghiệm hiện trường sử dụng tải trọng tĩnh ép dọc trục tác dụng lên
đầu cọc đơn thẳng đứng hoặc cọc xiên, được thi công bởi các phương pháp khác
nhau trong các công trình xây dựng. Thí nghiệm nén tĩnh cọc có thể thực hiện ở
hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi thi công hay còn gọi giai đoạn thăm dò: Nhằm đánh giá các
giả thiết và các số liệu sử dụng khi tính toán sức chịu tải và chuyển vị của cọc, bằng
cách hiệu chỉnh chúng với kết quả thí nghiệm cọc thi công tại hiện trường. Từ đó
làm cơ sở cho việc điều chỉnh thiết kế cọc đại trà. Vị trí cọc thí nghiệm được căn cứ
vào kết quả khảo sát địa chất. Công tác khảo sát địa kỹ thuật thường được thực hiện
trước khi thí nghiệm thăm dò. Chúng được thi công ở những vị trí có điều kiện đất
nền tiêu biểu, thường được chọn ở những nơi bất lợi nhất. Các cọc thí nghiệm nên
bố trí gần hố khoan khảo sát và không xa quá 5 m.
- Giai đoạn kiểm tra chất lượng được tiến hành trong hoặc sau khi thi công hạ
cọc, nhằm kiểm tra sức chịu tải của cọc trong thực tế có phù hợp với yêu cầu thiết kế
hay không. Cọc thí nghiệm được chọn từ các cọc đã được thi công đại trà. Khi chọn
cọc thí nghiệm nên lưu ý đến những cọc có nghi ngờ về chất lượng trong quá trình
thi công thực tế.

148 
Số lượng cọc thí nghiệm do đơn vị thiết kế quy định tùy theo mức độ quan trọng
của công trình, mức độ phức tạp của đất nền, chủng loại cọc sử dụng, chất lượng thi
công thực tế và kinh nghiệm thiết kế. Thông thường lấy bằng 1% tổng số cọc của
công trình, nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn 2 cọc.

Hình 5.1: Hình ảnh thí nghiệm nén tĩnh

Có nhiều quy trình thí nghiệm nén tĩnh được áp dụng trong thực tế. Điển hình có
bốn quy trình:
- Quy trình thí nghiệm duy trì chậm (SM);
- Quy trình thí nghiệm duy trì nhanh (QM);
- Quy trình thí nghiệm với tốc độ xuyên không đổi (CRP);
- Quy trình thí nghiệm theo chù kỳ của Thụy điển (SC).
Phần trình bày sau đây là quy trình thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam.
5.1.2. Thiết bị thí nghiệm
Thiết bị thí nghiệm bao gồm hệ gia tải, hệ phản lực và hệ đo đạc - quan trắc.
- Hệ gia tải gồm: kích, bơm và hệ ống thủy lực, chúng phải chịu được áp lực lớn
hơn 150% áp lực thí nghiệm. Kích thủy lực phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có sức nâng đáp ứng cấp tải trọng lớn nhất theo dự kiến;
+ Có khả năng gia tải hay giảm tải theo từng cấp phù hợp với đề cương thí nghiệm;
+ Có khả năng giữ được áp lực ổn định trong thời gian không ít hơn 24 giờ;
+ Có hành trình đáp ứng chuyển vị đầu cọc lớn nhất theo dự kiến cộng với biến
dạng của hệ phản lực;
+ Khi sử dụng nhiều kích, thì chúng phải cùng chủng loại, đặc tính kỹ thuật và
cùng được cung cấp áp lực từ một máy bơm chung;
+ Nên sử dụng kích có khớp cầu để loại trừ tải trọng tác dụng lệch tâm lên cọc;

149 
+ Tấm đệm đầu cọc và đầu kích bằng thép tấm có đủ cường độ và độ cứng để
phân bố đồng đều tải trọng từ kích lên đầu cọc.
- Hệ phản lực được thiết kế để chịu được phản lực lớn hơn 120% tải trọng thí
nghiệm lớn nhất. Tùy thuộc vào điều kiện thí nghiệm, có thể chọn một trong ba dạng
kết cấu như sau:
+ Dầm chính kết hợp với dàn chất tải;
+ Dầm chính kết hợp với hệ dầm chịu lực liên kết với hệ cọc neo;
+ Kết hợp với hai dạng trên.
(Lưu ý: Không dùng dàn chất tải làm đối trọng cho cọc xiên; Chuyển vị cho phép
của hệ phản lực khoảng 25 mm đối với cọc neo và 100 mm đối với trường hợp dàn
kết hợp cọc neo).
- Hệ đo đạc - quan trắc, bao gồm dụng cụ đo tải trọng tác dụng lên đầu cọc, đo
chuyển vị của cọc, máy thủy chuẩn, dầm chuẩn và dụng cụ kẹp đầu cọc.
+ Tải trọng tác dụng lên đầu cọc được đo bằng đồng hồ áp lực được gắn trên
đường ống áp lực. Đồng hồ áp lực được hiệu chỉnh đồng bộ với kích và hệ thống
thủy lực với độ chính xác 5%. Khi không có điều kiện, thì có thể chấp nhận hiệu
chỉnh riêng đồng hồ áp lực. Khuyến khích dùng lực kế hoặc cảm biến áp lực đã được
hiệu chỉnh, đặt giữa đầu kích và dầm chính. Khuyến khích dùng thiết bị tự động bù
áp trong hệ thống thủy lực.
+ Chuyển vị đầu cọc được đo bằng 2 hoặc 4 chuyển vị kế có độ chính xác đến
0,01 mm, có hành trình chuyển vị ít nhất 50 mm, hoặc đủ để đo được chuyển vị lớn
nhất theo dự kiến. Khuyến khích sử dụng thiết bị đo bằng điện, quang điện. Chuyển
vị mũi cọc hoặc biến dạng dọc thân cọc đo bằng các thiết bị đặt sẵn trong cọc như
cảm biến điện trở, thanh đo …
+ Máy thủy chuẩn dùng để đo kiểm tra dịch chuyển, chuyển vị của gối kê dàn
chất tải, hệ thống neo, dầm chuẩn gá lắp chuyển vị kế, độ vồng của dầm chính và cả
chuyển vị đầu cọc. Số liệu đo chuyển vị đầu cọc bằng máy thủy chuẩn chỉ được
dùng như là số liệu kiểm tra.
+ Các bộ phận dùng để gá lắp thiết bị đo chuyển vị gồm dầm chuẩn bằng gỗ hoặc
thép và dụng cụ kẹp đầu cọc bằng thép bản phải đảm bảo ít bị biến dạng do thời tiết.
5.1.3. Chuẩn bị thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm là dùng tải trọng tĩnh ép dọc trục sinh ra bởi hệ thủy lực
và hệ đối trọng tác dụng lên đầu cọc sao cho cọc chuyển vị vào đất nền. Trong quá
trình đó hệ đo đạc - quan trắc ghi nhận tải trọng, chuyển vị và biến dạng được sử
dụng để làm cơ sở phân tích đánh giá sức chịu tải của cọc.

150 
Thời gian nghỉ từ khi kết thúc thi công đến khi thí nghiệm được quy định: tối
thiểu 21 ngày đối với cọc khoan nhồi, 7 ngày đối với cọc đóng hoặc ép.
Đầu cọc thí nghiệm được cắt bớt hoặc nối thêm, sao cho:
- Khoảng cách từ đầu cọc đến dầm chính đủ để lắp kích và thiết bị đo;
- Bề mặt đầu cọc được xử lý bằng phẳng và vuông góc với trục của cọc. Khi cần
phải được gia cố thêm để chống phá hoại cục bộ;
- Cần có biện pháp loại trừ ma sát phần cọc cao hơn cốt đáy móng, nếu xét thấy
có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Kích phải được đặt trên tấm đệm đầu cọc, đúng tâm với tim cọc. Khi dùng nhiều
kích, cần phải bố trí sao cho tải trọng được truyền dọc trục, chính tâm lên đầu cọc.
Không được đặt kích trực tiếp lên đầu cọc. Nếu kích không có khớp cầu, thì phải lắp
ráp sao cho mặt phẳng đầu kích phải tiếp xúc hoàn toàn với mặt phẳng của dầm chính.
Hệ phản lực phải lắp đặt theo nguyên tắc cân bằng, đối xứng qua trục cọc, đảm bảo
tải trọng được truyền chính tâm lên đầu cọc, đồng thời tuân thủ các quy định sau:
- Dàn chất tải được lắp đặt trên các gối kê ổn định, hạn chế tối đa độ lún của gối kê;
- Dầm chính và dầm chịu lực được đặt trên gối kê hoặc trụ đỡ;
- Khi sử dụng nhiều dầm chính, chúng phải được liên kết cứng với nhau bằng
dầm chịu lực, đảm bảo để truyền tải trọng đồng đều lên đầu cọc;
- Khi chất tải phải đảm bảo nguyên tắc cân bằng, nhẹ nhàng, tránh các xung lực;
- Các cọc neo được bố trí đối xứng qua trục của cọc. Khi thí nghiệm cọc xiên, neo
được thi công theo chiều và góc nghiêng của cọc;
- Phải lắp đặt sao cho dàn chất tải làm việc đồng thời với neo, trong trường hợp
dàn chất tải kết hợp neo đất;
- Chất tải sao cho đầu cọc không bị ép trước khi thí nghiệm;
- Dụng cụ kẹp đầu cọc được bắt chặt vào thân cọc, cách đầu cọc khoảng 0,5 lần
đường kính hoặc chiều rộng của tiết diện cọc.
Các dầm chuẩn được đặt song song hai bên cọc thí nghiệm, các trụ đỡ dầm phải
được đóng chặt xuống đất. Chuyển vị kế được lắp đặt đối xứng hai bên đầu cọc và
được gắn cố định lên các dầm chuẩn. Chân của chuyển vị kế được tựa lên dụng cụ kẹp
đầu cọc hoặc tấm đệm đầu cọc hoặc có thể lắp ngược lại. Chân của chuyển vị kế nên
được tựa vào mặt phẳng nhẵn như kính. Khi dùng thiết bị điện hay quang điện để đo
chuyển vị, bộ phận thu nhận được gắn chặt vào thân cọc hoặc dụng cụ kẹp đầu cọc.
Khoảng cách lắp đặt các thiết bị như sau:
- Từ tim cọc thí nghiệm đến tim cọc neo hoặc cánh neo đất không nhỏ hơn 3D,
trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2 m;

151 
- Từ cọc thí nghiệm đến điểm gần nhất của gối kê không nhỏ hơn 3D, trong mọi
trường hợp không được nhỏ hơn 1,5 m;
- Từ cọc thí nghiệm đến gối dỡ dầm chuẩn không được nhỏ hơn 1,5 m;
- Từ mốc chuẩn đến cọc thí nghiệm, neo và gối kê dàn chất tải không được nhỏ
hơn 5D, trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2,5 m.
- Khi thí nghiệm cọc mở đáy, khoảng cách từ mũi cọc đến cọc neo và đến cánh
neo đất lần lượt nhỏ hơn 1/2 lần và một lần đường kính đáy cọc.
5.1.4. Quy trình gia tải
Thí nghiệm thường được thực hiện theo 2 hoặc nhiều chu kỳ, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như mục đích thí nghiệm, kinh nghiệm và đặc điểm địa chất công trình.
Người kỹ sư thí nghiệm căn cứ vào kết quả theo dõi của chu kỳ trước để quyết định
tải trọng thí nghiệm của chu kỳ tiếp theo. Tải trọng lớn nhất đối với thí nghiệm kiểm
tra chất lượng khoảng 150 – 200% tải trọng thiết kế; đối với thí nghiệm thăm dò vào
khoảng 250  300% tải trọng thiết kế:
- Trước khi thí nghiệm chính thức, cần phải gia tải đến giá trị 5% tải trọng thiết
kế, nhằm kiểm tra hoạt động của thiết bị thí nghiệm, tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và
đầu cọc. Thời gian gia tải và thời gian dỡ tải là 10 phút.

Hình 5.2: Quy trình gia tải

- Chu kỳ thứ nhất: Gia tải đến tải trọng quy định (thông thường 100% tải trọng
thiết kế), sau đó giảm về 0. Giá trị gia tải mỗi cấp không lớn hơn 25% tải trọng thiết
kế (có thể lấy 10, 15, 20%). Thời gian gia tải sang cấp tải mới khi tốc độ chuyển vị
đầu cọc đạt giá trị quy ước (0,25 mm/h đối với cọc chống, 0,1 mm/h đối với cọc ma
sát) nhưng không quá 24 h lấy thời gian nào lâu hơn. Thời gian giữ cấp tải quy định
có thể được được kéo dài thêm đến 6 giờ. Sau khi đạt cấp tải quy định, thì tiến hành
giảm tải về 0, mỗi cấp giảm tải bằng 2 lần cấp gia tải. Thời gian giữ tải tại mỗi cấp
là 30 phút. Riêng ở cấp tải 0 thời gian có thể dài hơn, nhưng không vượt quá 6 giờ.
Mục đích của chu kỳ thứ nhất là để khử các biến dạng đàn hồi trong cọc.

152 
- Chu kỳ thứ 2: Gia tải đến cấp tải cuối cùng của chu kỳ thứ nhất, thời gian giữ tải
mỗi cấp là 30 phút. Sau đó tiếp tục gia tải đến cấp tải quy định của chu kỳ thứ 2 và
sau đó giảm tải về 0. Thời gian gia tải, giảm tải, cấp tải kể từ khi đạt cấp tải cuối
cùng của chu kỳ thứ nhất đến khi giảm tải về 0 tương tự như đề cập ở chu kỳ thứ
nhất trên đây.
- Các chu kỳ tiếp theo được lặp lại như chu kỳ thứ 2, cho đến tải trọng quy định
bởi thiết kế, tùy theo mục đích thí nghiệm.
Giá trị thời gian, tải trọng và chuyển vị đầu cọc đo được phải được ghi nhận sau
khi tăng hoặc giảm ở mỗi cấp tải theo bảng 5.1.
Bảng 5.1. Thời gian ghi chép số liệu

Cấp tải trọng Thời gian theo dõi và đọc số liệu


Không quá 10 phút / lần cho 30 phút đầu
Không quá 15 phút / lần cho 30 phút sau đó
Cấp gia tải
Không quá 1giờ / lần cho 10 giờ tiếp theo
Không quá 2 giờ / lần cho 12 giờ sau cùng
Không quá 10 phút / lần cho 30 phút đầu
Cấp gia tải
Không quá 13 phút / lần cho 30 phút sau đó
và cấp giảm tải
Không quá 1giờ / lần cho thời gian > 1 giờ

Theo Võ Phán - Hoàng Thế Thao (2010) cọc thăm dò được xem là bị phá hoại khi:
- Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính (chiều rộng tiết diện cọc) có
kể đến biến dạng đàn hồi khi cần thiết;
- Vật liệu cọc bị phá hoại.
Cọc thí nghiệm kiểm tra chất lượng được xem là không đạt khi:
- Cọc bị phá hoại;
- Tổng chuyển vi đầu cọc dưới tải trọng thí nghiệm lớn nhất và biến dạng dư của
cọc vượt quá quy định nêu trong đề cương.
5.1.5. Phương pháp xác định sức chịu tải giới hạn
5.1.5.1. Sức chịu tải cực hạn được xác định theo phương pháp đồ thị mối quan
hệ P - S:
- Trường hợp 1: Khi đường cong quan hệ P - S có điểm uốn rõ ràng, sức chịu tải
cực hạn được xác định trực tiếp trên đường cong, đó là tải trọng ứng với điểm tại đó
đường cong bắt đầu thay đổi độ dốc đột ngột, hoặc đường cong gần như song song
với trục chuyển vị.

153 
- Trường hợp 2: Khi đường cong quan hệ P – S thay đổi chậm, không thể xác
định được điểm uốn, sức chịu tải cực hạn được xác đinh theo nhiều phương pháp
khác nhau. Tùy thuộc vào quy trình gia tải, loại cọc, đất nền và các yếu tố liên quan
khác, có thể xác định như sau:
+ Phương pháp của De Beer, Chin, Brinch Hansen (80%) áp dụng cho quy trình
gia tải chậm.
+ Phương pháp của Davison (chỉ cho cọc đóng), Fuller - Hoy (không thích hợp
cho cọc dài), Buttler - Hoy và của Chin, Brinch Hansen (80%) áp dụng cho quy trình
gia tải nhanh;
+ Phương pháp của Brinch - Hansen (90%) áp dụng cho quy trình gia tải với tốc
độ chuyển vị không đổi.

Hình 5.3: Sức chịu tải của cọc khi biểu đồ P - S có điểm uốn rõ ràng

Hình 5.4: Sức chịu tải của cọc khi đường cong P - S thay đổi chậm

154 
5.1.5.2. Sức chịu tải cực hạn theo chuyển vị giới hạn quy ước
Trên đường cong P - S, sức chịu tải cực hạn là tải trọng quy ước ứng với chuyển
vị giới hạn quy ước theo bảng 5.2.
Bảng 5. 1. Xác định chuyển vị giới hạn quy ước

Nguồn Điều kiện áp dụng Chuyển vị giới hạn


TC DTU 13-2 (Pháp)
TC BS 8004:1986 (Anh) Các loại cọc 10%D
TC JSF 1811-1993 (Nhật)
Pgh ~ 2 Smax
Brinch Hansen (Thụy Điển) 2Smax
Smax ~ 0,9P
De Beer Cọc khoan nhồi 2,5%D
(3%  6%)D
Cọc nhồi, chống
40  60 mm
TC Trung Quốc
60  80 mm
L/D > 80  100
2PL/3EA + 20 mm

5.1.6. Sức chịu tải cho phép của cọc


Qgh
Qcp  (5.1)
Fs
trong đó:
Qcp - sức chịu tải cho phép;
Qgh - sức chịu tải giới hạn;
Fs - hệ số an toàn.
Hệ số an toàn Fs > 2 được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Khi sức chịu tải cực hạn xác định từ đường cong P – S khó xác định điểm uốn;
- Cọc ma sát trong đất dính từ dẻo mềm đến chày;
- Cọc thí nghiệm thăm dò khác với cọc sử dụng sau này về chủng loại kích thước,
chiều dài;
- Cọc xiên, khi sức chịu tải xác định từ thí nghiệm cọc thẳng đứng;
- Số lượng cọc ít, điều kiện địa chất phức tạp, địa tầng thay đổi mạnh;
- Công trình quan trọng đòi hỏi chuyển vị nhỏ.

155 
Hệ số an toàn Fs< 2 được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Khi sức chịu tải cực hạn xác định từ đường cong P – S có điểm uốn rõ ràng;
- Cọc thí nghiệm kiểm tra trong điều kiện phù hợp với thực tế;
- Cọc thí nghiệm có kết quả phù hợp với các phương pháp khác;
- Trong cùng một hiện trường có kết quả thí nghiệm sai lệch không đáng kể, có
điều kiện đất nền đồng nhất;
- Khi có kết quả đo chính xác chuyển vị mũi cọc và dọc thân cọc.

5.2. THÍ NGHIỆM OSTERBERG

5.2.1. Khái niệm


Đây cũng là một dạng thí nghiệm nén tĩnh. Tải trọng tĩnh được tạo ra từ hộp tải
Osterberg đặt sẵn trong cọc khi thi công. Hộp tải Osterberg thực chất là một bộ kích
thủy lực hoạt động nhờ áp lực truyền từ bơm thủy lực đặt trên mặt đất thông qua ống
dẫn. Hộp tải Osterberg hoạt động theo hai chiều đối nghịch nhau: đẩy phần cọc trên
hộp lên trên và đẩy phần cọc dưới hộp xuống dưới. Thí nghiệm này sử dụng để xác
định sức chịu tải của cọc khoan nhồi và cọc barette. Đối trọng của lực thí nghiệm
chính là sức kháng ma sát ở phần trên hộp và sức kháng ma sát cùng với sức chống
mũi của cọc ở phần dưới hộp.
5.2.2. Nguyên lý thí nghiệm
Lực nén dọc và chuyển vị của mặt bích trên và mặt bích dưới hộp tải được đo
bằng bộ cảm biến đặt trên mặt đất và hiển thị trên đồng hồ. Tải thí nghiệm được tăng
theo các cấp tải cho đến khi xảy ra:
- Đất nền xung quanh phần cọc trên hộp tải đạt sức kháng cắt cực hạn;
- Đất nền xung quanh và dưới mũi phần cọc dưới hộp tải đạt sức kháng cắt cực
hạn và sức kháng mũi cực hạn;
- Sức chịu tải cực hạn của cả hai phần cọc thí nghiệm cùng đồng thời xảy ra.
Như vậy, trong quá trình chất tải, ta có:
P0 =  G + Pms  < G + Pms cùc h¹n (5.2)

Hoặc:
P0 =  Pms  < Pms cùc h¹n (5.3)

trong đó:
P0 - lực trong hộp tải;
G - trọng lượng bản thân cọc;

156 
Pms - sức ma sát bên thành của phần cọc trên hộp tải;
Pm - sức chống mũi của cọc.

Hình 5.5: Nguyên lý thí nghiệm Osterberg

Nguyên tắc chọn vị trí đặt hộp tải sao cho sức chống cắt của đất nền tác dụng lên
phần cọc trên hộp tải và sức chống cắt và chống mũi của đất nền tác dụng lên đoạn
cọc dưới hộp xấp xỉ bằng nhau:

 
G  F  F  Fe  G (5.4)

trong đó:
G+, G - lần lượt là trọng lượng của phần cọc trên và dưới hộp tải;
F+, F - lần lượt là tổng sức kháng cắt của đất xung quanh đoạn cọc trên và
dưới hộp tải;
Fe - sức chống mũi của đất nền dưới mũi cọc.
5.2.3. Thiết bị thí nghiệm
Hình 5.6 thể hiện sơ đồ bố trí các thiết bị của thí nghiệm. Gồm có các bộ phận
chính như sau:
- Dầm mốc cố định, dùng để gắn 2 thiết bị đo chuyển vị trồi lên của cọc;
- 2 đầu đo dịch chuyển của tấm thép trên và 2 tấm thép dưới hộp Osterberg;
- Hệ máy bơm, đường ống và thùng dầu thủy lực;
- Hộp kích Osterberg;
- Máy tính và đầu thu số liệu.

157 
Hình 5.6: Bố trí thiết bị thí nghiệm và hộp Osterberg

5.2.4. Quy trình thí nghiệm


Phương pháp Osterberg về bản chất vẫn là phương pháp thử tải tĩnh, cho nên để
xác định sức chịu tải cực hạn của cọc vẫn áp dụng các nguyên tắc của thí nghiệm
nén tĩnh truyền thống.
- Trước khi thí nghiệm, cọc và hộp tải được thi công tại vị trí chỉ định của thiết kế;
- Cấp tăng tải khoảng 7  10% sức chịu tải cực hạn của cọc;
- Thời gian giữ tải ở mỗi cấp cho đến khi chuyển vị của cọc kết thúc. Chuyển vị
của cọc được được xem là kết thúc nếu tốc độ chuyển vị không vượt quá 0,1 mm
trong thời gian 60 phút;
- Cấp hạ tải tối đa bằng 2 lần cấp tăng tải;
- Điều kiện dừng thí nghiệm:
+ Khi tổng chuyển vị s  20 mm, tại cấp tải Q nào đó mà chuyển vị chưa dừng lại
trong 24 giờ liên tục thì kết thúc thí nghiệm, và lấy cấp tải đó làm tải trọng giới hạn;
+ Khi tổng chuyển vị 20 mm < s  40 mm, tại một cấp tải nào đó mà chuyển vị
chưa dừng lại trong 24 giờ liên tục thì kết thúc thí nghiệm và lấy cấp tải trước đó
làm tải trọng giới hạn; Nếu đã đạt cấp tải dự kiến và chuyển vị dừng lại trong 24 giờ
liên tục thì kết thúc thí nghiệm và lấy cấp tải đó làm tải trọng giới hạn;
+ Khi tổng chuyển vị s > 40 mm, tại cấp tải Q nào đó mà chuyển vị chưa dừng lại
trong vòng 24 giờ liên tục hoặc số gia chuyển vị ứng với cấp tải đang thí nghiệm

158 
bằng hoặc lớn hơn 5 lần số gia chuyển vị ứng với cấp tải trước đó thì kết thúc thí
nghiệm và lấy cấp tải trước đó làm tải trọng giới hạn. Nếu đã đạt cấp tải dự kiến và
chuyển vị dừng lại trong thời phạm vi 24 giờ liên tục, đồng thời số gia chuyển vị
ứng với cấp tải đang thí nghiệm nhỏ hơn 5 lần số gia chuyển vị ứng với cấp tải trước
đó thì dừng thí nghiệm và lấy cấp tải đó làm tải trọng giới hạn.
Lưu ý, Q là trị số lực nén dọc hiển thị trên đồng hồ đo theo hướng lực sinh ra từ
hộp tải. Như vậy, tổng lực nén dọc tác dụng vào cọc sẽ là 2Q. Đây chính là cấp tải
cần kiểm soát khi xét điều kiện dừng thí nghiệm.
Chuyển vị s là chuyển vị riêng rẽ của phần cọc trên hộp tải và phần cọc dưới hộp
tải gây ra bởi lực Q, trong đó s+ là chuyển vị của phần cọc bên trên và s- là chuyển vị
của phần cọc bên dưới. Trị số s lớn hơn từ hai giá trị trên được sử dụng để kiểm soát
việc dừng thí nghiệm.
5.2.5. Phân tích kết quả thử tải

Hình 5.7: Biểu đồ quan hệ Q – S

Kết quả của của thí nghiệm được thể hiện trên hai biểu đồ quan hệ Q - s, (Hình 5.7).
Việc phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm theo phương pháp Osterberg dựa trên
nguyên tắc thí nghiệm nén tĩnh truyền thống. Ta có:

 
Q  K Q  G  Q (5.5)

s  s  s (5.6)

s  s1  s2 


Q  L KL Q  G

 (5.7)
AE 2AE
trong đó:
Q - sức chịu tải cực hạn theo đất nền quy đổi về điểm đặt lực tại đỉnh cọc theo
cách thử tải truyền thống;

159 
Q+, Q - lần lượt là các giá trị sức chịu tải cực hạn của phần cọc trên hộp và
dưới hộp. Hai giá trị này bằng nhau trong trường hợp thí nghiệm
không phá hoại và khác nhau khí thí nghiệm phá hoại;
s- chuyển vị thẳng đứng quy đổi của đỉnh cọc do lực Q quy đổi gây ra;
s - biến dạng đàn hồi quy đổi của đất nền dưới mũi cọc do lực Q quy đổi gây ra;
s - biến dạng đàn hồi dọc trục quy đổi của cọc do lực Q quy đổi gây ra;
K - hệ số quy đổi, theo tiêu chuẩn DB32/T291-1999 thì K = 1,25 cho đất dính,
K = 1,43 cho đất cát;
L - chiều dài của phần cọc trên hộp tải;
E - mô đun đàn hồi của bê tông cọc;
A - diện tích mặt cắt ngang của cọc.
Từ biểu đồ tải trọng - chuyển vị tương đương, việc đánh giá sức chịu tải của cọc
tương tự như thí nghiệm nén tĩnh.

5.3. THÍ NGHIỆM BIẾN DẠNG LỚN PDA

5.3.1. Khái niệm


Đây là phương pháp thí nghiệm kiểm tra, nhằm xác định sức chịu tải của cọc,
biểu đồ tải trọng chuyển vị và các khuyết tật trên thân cọc. Phương pháp này dựa
trên nguyên lý truyền sóng trong bài toán va chạm của búa, trong đó đầu vào là các
số liệu gia tốc và biến dạng thân cọc dưới tác dụng của quả búa (có trọng lượng
khoảng 1 – 2% sức chịu tải tính toán của cọc). Sơ đồ nguyên lý thử tải theo phương
pháp thử động biến dạng lớn PDA được thể hiện trên hình 5.8.

1 - búa; 2 - cọc khoan nhồi; 3 - đầu đo gia tốc; 3A - máy đo gia tốc;
4 - đầu đo ứng suất; 4A - máy đo ứng suất;
5 - thiết bị phân tích kết quả (máy tính + phần mềm); 6 - máy in kết quả.
Hình 5.8: Sơ đồ nguyên lý thử động biến dạng lớn PDA

160 
5.3.2. Thiết bị thí nghiệm
Việt nam hiện nay, bộ thí nghiệm PDA được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác
nhau, về cơ bản có các thiết bị sau:
- Thiết bị tạo lực xung kích, đó là một đầu búa rơi tự do, trượt trên hệ thanh
dẫn hướng;
- Thiết bị phân tích cọc PDA, sóng ứng suất tại đỉnh cọc được đo bằng thiết bị
chuyên dùng, gồm:
+ 2 cảm biến đo ứng suất, 2 cảm biến đo gia tốc gắn vào trên thân cọc trong
suốt thời gian thí nghiệm. Chúng được nối độc lập để ghi nhận các tín hiệu theo
thời gian;
+ 4 cuộn dây cáp dài khoảng 120 m để thu nhận tín hiệu từ các cảm biến về
máy tính;
+ Máy tính và các chương trình xử lý số liệu (CAPWAP, GRLWEAP…).

Hình 5.9: Hình ảnh hệ thống thiết bị thí nghiệm PDA

Hình 5.10: Các thiết bị đo, dây nôi, thiết bị phân tích

161 
5.3.3. Nguyên lý hoạt động
Lần đầu được Venant và
Boussinesq nghiên cứu từ năm 1867.
Fox (1931) đã công bố lời giải của
phương trình truyền sóng. Smith (1955
– 1960) đã tiếp tục nghiên cứu và công
bố mô hình nghiên cứu đơn giản và
thiết lập phần mềm phân tích. Ngày
nay phương trình truyền sóng được
giải bằng: TTI (1968), Bowle (1974),
WEAP (1981, 1986), FEM (1981).
Phương trình truyền sóng theo
Chow - Smith (1984):
2u E 2u 2
2 d u
 c (5.8)
t 2  p x 2 x 2
trong đó:
b - dung trọng của vật liệu cọc;
u(x,t) - chuyển vị tại tọa độ x,
thời điểm t; Hình 5.11: Mô hình lý tưởng của Smith (1960)
c - tốc độ truyền sóng;
x - tọa độ chiều dài cọc, x = c.t;
t - thời gian;
E - mô đun đàn hồi của vật liệu.
Sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn, phương trình truyền sóng có thể thay thế
bằng 5 phương trình tương ứng sau đây:
u(m,t) = u(m,t - 1) + v(m,t - 1). ∆t (5.9)
C(m,t) = u(m-1,t) – u(m,t) (5.10)
F(m,t) = C(m, t).K(m) (5.11)
R(m,t) = [u(m, t) –u’(m,t)].Ks(m) + Ru(m).J(m).v(m,t - ∆t)] (5.12)
 F  m  1 , t  F  m, t   R  m, t  
v(m,t) = v(m, t - 1)  t (5.13)
M m

trong đó:
m - số phần tử;

162 
t - thời gian;
Δt - biến thiên thời gian;
C (m,t) - độ nén của lò xo m tại thời điểm t;
u(m,t) - chuyển vị phân tố m tại thời điểm t;
u’(p,t) - chuyển vị dẻo của lò xo tại vị trí mũi cọc;
v(m,t) - vận tốc dịch chuyển của phân tử m tại thời điểm t;
J(m) - hệ số giảm chấn của phân tử m;
K(m) - độ cứng của lò xo bên trong, m;
Ks(m) - độ cứng của lò xo bên ngoài, m;
R(m,t) - lực của lò xo bên ngoài của phân tử m tại thời điểm t;
F(m,t) - lực tại phần tử m, thời điểm t;
R(m) - sức chịu tải tĩnh tới hạn của phần tử m tại thời điểm t.
Tại thời điểm ban đầu:
u(m,t) = Q(m) vì u(m,t) - u’(m,t) = 0 (5.14)
Viết phương trình cân bằng lực tại mỗi nút cọc, chuyển vị của cọc có thể biểu
diễn như sau:
 K w  Cw    M w   F (5.15)
Trong đó [K], [C], [M] lần lượt là ma trận độ cứng, lực cản và khối lượng của hệ.
, , , {F} lần lượt là chuyển vị, vận tốc, gia tốc và lực tác dụng.
Phương trình (5.15) có thể viết dưới dạng sai phân hữu hạn:
 K t wt   K t t w t t  Ct t w t t   M t t w t t  Ft t (5.16)

trong đó :
R(m,t) - lực của lò xo phân tử m, tại thời điểm t;
U(m,t) - chuyển vị của phần tử m, tại thời điểm t;
U’(m,t) - chuyển vị dẻo của lò xo đất nền tại phân tử m, tại thời điểm t;
Ks(m) - độ cứng của lò xo đất nền tại phần tử m;
J(m) - hệ số giảm chấn nhớt (viscouting ) tại phân tử m;
R(m) - sức chịu tải tĩnh tới hạn của phần tử m tại thời điểm t.
5.3.4. Trình tự thí nghiệm
- Công tác chuẩn bị:
+ Chuẩn bị biểu mẫu thí nghiệm, thu thập thông tin về cọc thí nghiệm, lý lịch cọc,
+ Vệ sinh xung quanh cọc, làm phẳng đầu cọc chuẩn bị cho va chạm khi thí nghiệm;

163 
+ Lắp đặt khung định vị, hệ dẫn cho búa;
+ Lắp đặt các cảm biến đầu đo.
- Công tác thí nghiệm:
+ Khởi động máy tính, nhập khai báo các số liệu của cọc;
+ Tạo lực xung kích trên đầu cọc bằng cách cho búa rơi tự do (3  5 nhát búa);
+ Ghi nhận số lần va chạm, so sánh các số liệu trên máy tính tại thời điểm va chạm;
+ Kiểm tra chất lượng số liệu, theo tỷ lệ giữa lực và tốc độ ở các kỳ kế tiếp nhau,
so sánh sự ổn định của lực hoặc tốc độ theo thời gian. Nếu các số liệu không tỷ lệ,
tìm nguyên nhân để khắc phục.
5.3.5. Phân tích kết quả thí nghiệm
Phân tích và lựa chọn số liệu đại diện bằng chương trình chuyên dùng. Các phần
mềm này sẽ mô hình hóa các kết quả và cho ra biểu đồ quan hệ lực – chuyển vị quen
thuộc, để từ đó xác định sức chịu tải cực hạn của cọc. Hình 5.12 hiển thị các số liệu
ghi nhận khi thí nghiệm.

Hình 5.12: Số liệu đại diện của cọc thí nghiệm

Phần mềm CAPWAP có thể cung cấp các mối quan hệ như sau:
- Sức chịu tải của cọc theo từng nhát búa và chuyển vị tương ứng, bao gồm ma sát
thành và sức kháng mũi cọc;
- Ứng suất kéo, ứng suất nén trong cọc khoan nhồi, ứng suất nén dưới mũi cọc.

164 
- Đánh giá sự hoạt động của búa đóng cọc (khi chọn búa) và khuyết tật của cọc.

Hình 5.13: Kết quả phân tích bằng phần mềm CAPWAP

5.4. THÍ NGHIỆM STATNAMIC

5.4.1. Khái niệm


Trong thực tiễn xây dựng hiện nay người ta
thường sử dụng thí nghiệm nén tĩnh hoặc thí
nghiệm động (PDA) để kiểm tra hoặc thăm dò sức
chịu tải của cọc. Tuy nhiên, cọc sử dụng trong xây
dựng có sức chịu tải ngày càng rất lớn (hơn 500
tấn). Trong khi đó: thí nghiệm nén tĩnh vừa đắt lại
tốn thời gian, rườm rà phức tạp; trong khi thí
nghiệm động với việc sử dụng sóng ứng suất, cần
phải có những chuyên gia có kinh nghiệm và
Hình 5.14: Sơ đồ nguyên lý
chuyên môn cao. Ngoài ra, thí nghiệm động gây ra
thí nghiệm Statnamic
ứng suất kéo có thể làm phá hoại bê tông của cọc.
Thí nghiệm Statnamic có thể khắc phục được nhược điểm của 2 loại thí nghiệm
nói trên. Thí nghiệm Statnamic có thể gây ra một phản lực tương đương với thí
nghiệm nén tĩnh bằng việc sử dụng 5  10% khối lượng đối trọng. Với thí nghiệm
Statnamic, lực dọc tác động trong thời gian 120 miligiây, đủ dài để nén cọc. Ứng xử

165 
của cọc không bị chi phối bởi sóng ứng suất, gia tốc của cọc tương đối nhỏ (1  3
lần gia tốc trọng trường). Thời gian và tốc độ gia tải được kiểm soát bởi cao độ của
lỗ thoát hơi, lượng dầu và khối lượng đối trọng.
Thiết bị Statnamic có thể gây ra tải trọng 10 tấn (vào năm 1988) đến 3.000 tấn
(năm 1994). Ngày nay thí nghiệm Statnamic được ứng dụng khắp nơi trên thế giới
từ châu Âu sang châu Á, từ châu Mỹ sang châu Đại dương.
5.4.2. Thiết bị
Thiết bị được lắp đặt bằng cần cẩu. Đối trọng có thể làm bằng bê tông, chì, thép
hay các vật liệu khác nhau. Các tín hiệu từ tải trọng kế, và cảm ứng laser được ghi
bởi bộ bộ kiểm soát FPDS, có thể ghi nhận gần 2000 giá trị tải trọng và chuyển vị.
Các biểu đồ tải trọng - chuyển vị, vận tốc và gia tốc – thời gian, được hiển thị ngay
tại hiện trường.

Hình 5.15: Sơ đồ cấu tạo thiết bị

5.4.3. Cơ sở lý thuyết của thí nghiệm Statnamic


Thời gian gia tải của thí nghiệm Statnamic khoảng 120 giây, là rất ngắn so với thí
nghiệm nén tĩnh nhưng đủ dài so với thí nghiệm động. Nguyên lý của thí nghiệm
này trên cơ sở ứng dụng cả 3 định luật của Newton.
Bởi thời gian gia tải đủ chậm, ứng xử của cọc và đất nền không bị phụ thuộc hoàn
toàn vào sóng ứng suất chạy dọc thân cọc như thí nghiệm động. Thay vào đó, cọc
chịu nén liên tục, gần giống với thí nghiệm nén tĩnh, do đó có thể mô phỏng như một
khối chịu các lực: Lực Statnamic Fstn, lực quán tính Fa và sức kháng của đất nền Fsoil.
Có thể viết phương trình cân bằng như sau:

166 
Fstn (t)  Fsoil (t)  Fa (t) (5.17)
trong đó:
Fsoil (t)  Fu (t)  Fv (t)  Fp (t) (5.18)

Và:
Fstn(t) - tải trọng thí nghiệm statnamic;
Fsoil (t) - sức kháng của đất nền;
Fa(t) = m.a(t) - lực quán tính của cọc;
Fu(t) = k.u(t) - sức kháng tĩnh của đất nền;
Fv(t) = C.v(t) - sức cản nhớt của đất nền;
Fp(t) = p.v(t) - sức kháng của áp lực nước lỗ rỗng;
k - độ cứng lò xo nền, (N/m);
C - hệ số cản nhớt, (Ns/m);
p - hệ số cản nước lỗ rỗng, (Ns/m);
m - khối lượng của cọc, (kg);
u(t) - chuyển vị đo được, (m);
v(t) = du/dt - vận tốc, (m/s);
a(t) = d2u/dt2 - gia tốc, (m/s2).
Giả thiết là lực cản nhớt của nước lỗ rỗng được tính chung trong tổng sức kháng
cản của đất nền. Quan sát hiện trường cho thấy, sức kháng cản nhớt nước lỗ rỗng chỉ
chiếm khoảng 5%. Các thí nghiệm cũng cho thấy lực quán tính cũng rất nhỏ do gia
tốc của cọc thường là số lẻ của 1g. Do đó ta có:
Fstn (t)  Fu (t)  Fv (t) (5.19)
Fu (t)  Fstn (t)  C.v(t) (5.20)
Từ Fu(t) và u(t) có thể vẽ đường cong tải trọng - chuyển vị đại diện cho sức kháng
tĩnh của cọc theo chuyển vị.
5.4.4. Trình tự thí nghiệm
- Đầu cọc được xử lý phẳng;
- Khoan một số lỗ ф50200 mm trên đầu cọc đã xử lý để lắp bu lông neo gắn
xylanh thiết bị;
- Lắp bu lông và tấm đệm cho xylanh;
- Sau 12 h, khi tấm đệm đã được cố định, buồng xylanh, cảm biến laser và lưc kế
được gắn lên đầu cọc;

167 
- Khung ngoài của thiết bị được đặt lên tấm thép, đặt trên mặt đất xung quanh cọc;
- Làm sạch piston và buồng xylanh ;
- Lắp đặt hệ thống đánh lửa và buồng chứa dầu;
- Đấu nối tất cả dây cáp nối đến piston gồm lực kế, cảm biến laser, cáp khởi động;
- Lắp phần còn lại của xylanh gồm van, cửa xả hơi, các mặt bích hỗ trợ, phủ
lên piston;
- Lắp đặt đối trọng;
- Lắp đặt vỏ hộp chứa sỏi;
- Đổ đầy sỏi 20 mm vào vỏ hộp, xung quanh đối trọng;
- Nối thiết bị xử lý số liệu với cáp khởi động;
- Kiểm tra chương trình và an toàn lao động;
- Trước khi khởi động, bấm còi cảnh báo;
- Bấm nút khởi động, dầu được đốt trong xylanh, sinh ra ngẫu lực tác dụng đồng
thời lên cọc và đối trọng;
- Máy tính tự động ghi nhận các số liệu thí nghiệm, xử lý và hiển thị các kết quả
thí nghiệm.
5.4.5. Kết quả thí nghiệm
Đường cong tải trọng - chuyển vị từ một thí nghiệm statnamic (Hình 5.16).

Hình 5.16: Đường cong tải trọng chuyển vị từ thí nghiệm Statnamic

Kết quả của thí nghiệm theo ví dụ trên Hình 5.16:


- Tải trọng thí nghiệm lớn nhất là 4,5 MN;
- Tổng chuyển vị là 5,7 mm;
- Chuyển vị thực tế là 1,7 mm;
- Sức chịu tải tĩnh của cọc là 4,0 MN.

168 
5.5. THÍ NGHIỆM BIẾN DẠNG NHỎ PIT
5.5.1. Khái niệm
Phương pháp này dựa trên nguyên lý phản xạ của sóng ứng suất gây ra bởi tác
động của xung lực tại đầu cọc trong quá trình truyền dọc thân cọc, khi gặp trở kháng
thay đổi. Khi có một xung lực ở trên đầu cọc, sẽ xuất hiện sóng ứng suất truyền
xuống dưới mũi cọc, chạy dọc theo thân cọc. Như vậy, sóng ứng suất sẽ phản hồi
ngược lên đầu cọc khi gặp các trở kháng như: vết nứt, thay đổi tiết diện hay khi bê
tông thân cọc bị gián đoạn. Căn cứ vào sự phản hồi của sóng ứng suất, có thể xác
định được các khuyết tật như đề cập trên đây, dọc suốt chiều dài cọc.
5.5.2. Nguyên lý thí nghiệm
Sự phản hồi của sóng ứng suất thể hiện qua trở kháng Z của từng vị trí trên thân cọc:
AE
Z (5.21)
c
trong đó:
A - tiết diện thân cọc;
E - mô đun đàn hồi của cọc;
c - vận tốc truyền sóng, được xác định như sau:
E
c2 

 - mật độ của vật liệu cọc.
Khi sóng ứng suất Wi truyền từ đầu cọc xuống mũi cọc gặp sự thay đổi của trở
kháng từ Z1 đến Z2 thì một phần sóng ứng suất phản xạ lên phía trên Wu và một phần
khác sẽ tiếp tục đi xuống Wd. Ta có:
2  Z2
Wd  Wi (5.22)
Z 2  Z1
Z 2  Z1
Wu  Wi (5.23)
Z 2  Z1
Căn cứ vào cường độ của sóng phản xạ và thời gian phản xạ tại đầu cọc, có thể
đánh giá được các khuyết tật trong cọc.
5.5.3. Thiết bị thí nghiệm
Đo sóng ứng suất trong cọc có thể áp dụng Tiêu chuẩn ASTM D5882-07. Thiết bị
thí nghiệm (Hình 5.17).

169 
Hình 5.17: Thiết bị kiểm tra PIT model SIT (Profound PV, Hà Lan)

Bộ thiết bị bao gồm:


- Bộ ghi nhận và xử lý số liệu;
- Cảm biến đo gia tốc thí nghiệm PIT;
- Búa gõ tạo xung lực (0,454 kg, 1,36 kg hoặc 3,63 kg);
- Búa tạo xung lực kết hợp đo lực gõ (1,36 hoặc 3,63 kg);
- Phần mềm (PIT-W);
- Bộ xạc và bộ đổi điện 110/220VDC sang 12VDC;
- Dây cáp, vali và hướng dẫn sử dụng.
5.5.4. Trình tự thí nghiệm
- Làm sạch đầu cọc;
- Dán đầu đo gia tốc trên bề mặt đầu cọc;
- Bật máy tính và điền các thông tin cần thiết;
- Dùng búa chuyên dụng gõ lên đầu cọc 5 lần;
- Kiểm tra tín hiệu của từng nhát búa, nếu tín hiệu không tốt thì gõ lại;
- Phân tích tín hiệu ghi nhận được trên máy tính;
- Kết thúc thí nghiệm.
5.5.5. Đánh giá kết quả
Từ các tín hiệu trên màn hình máy tính, các vị trí khuyết tật trên thân cọc ở những
nơi mà sóng phản hồi khác với biểu đồ đặc trưng.
Biểu đồ sóng đặc trưng được xác định từ kết quả thí nghiệm các cọc có cùng
đường kính, chiều dài, vật liệu và được hạ trong cùng điều kiện đất nền. Xác định
biểu đồ sóng đặc trưng theo trình tự sau:

170 
- Quan sát tất cả các biểu đồ thí nghiệm của các cây cọc đã thí nghiệm, sơ bộ
nhận dạng các đặc tính chung của biểu đồ sóng. Tham khảo kết quả khảo sát địa chất
công trình để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện đất nền đối với ứng xử của các cọc
thí nghiệm;
- Loại bỏ các cây cọc có dạng sóng đột biến;
- Lấy giá trị trung bình của số liệu đo của các cây cọc có biểu đồ sóng tương tự.
Biểu đồ sóng trung bình được lấy làm biểu đồ đặc trưng của các cây cọc thí nghiệm.
Một số dạng điển hình của biểu đồ vận tốc:

Hình 5.18: Cọc không có khuyết tật

Hình 5.19: Cọc có kháng trở giảm tiết diện đột ngột gần đầu cọc

Hình 5.20: Cọc có kháng trở giảm đột ngột tiết diện dưới sâu

171 
Hình 5.21: Cọc có kháng trở tăng đột ngột ở dưới sâu

5.6. THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐỒNG NHẤT CỦA CỌC
KHOAN NHỒI

5.6.1. Khái niệm


Siêu âm (Sonic test) là một dạng dao động cơ học đàn hồi truyền đi trong môi
trường vật chất với tần số dao động từ 20 kHz trở lên. Sóng siêu âm dùng để kiểm
tra chất lượng bê tông của cọc khoan nhồi, cọc barettee: sự đồng nhất, khuyết tật,
biến dạng có thể xuất hiện trong quá trình thi công. Phương pháp siêu âm dựa trên
hai nguyên lý cơ bản:
- Tận dụng các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ …;
- Tạo được biên độ dao động lớn cho các hạt trong môi trường sóng truyền qua.
Sơ đồ bố trí thiết bị thí nghiệm thể hiện trên hình 5.22.

Hình 5.22: Sơ đồ bố trí thiết bị siêu âm

172 
5.6.2. Nguyên lý của thí nghiệm
Để nghiên cứu đánh giá chất lượng của vật liệu bê tông, có thể phải đo đạc các
thông số sau đây:
- Tốc độ và thời gian truyền sóng;
- Mức độ khuếch tán năng lượng siêu âm trong môi trường;
- Độ tập trung của sóng sau khi đi qua môi trường.
Thực tế chỉ ra rằng chỉ cần phân tích tốc độ, thời gian truyền sóng qua môi trường
bê tông cũng đủ để đánh giá chất lượng với độ chính xác cần thiết.
5.6.3. Thiết bị thí nghiệm
Bộ thiết bị thí nghiệm bao gồm:
- Một đầu đo phát sóng dao động đàn hồi với cáp dẫn nối với bộ phận phát với tần
số trong phạm vi 20 – 100 kHz;
- Một đầu đo thu sóng có cáp dẫn nối với hộp điều khiển;
- Hộp điều khiển nối với đầu phát và đầu thu;
- Thiết bị đo độ sâu bằng cách đo chiều dài cáp;
- Máy tính xử lý số liệu;
- Phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu;
- Số lượng ống đo chôn sẵn trong cọc phụ thuộc vào kích thước của cọc. Theo
TCVN 206:1998 quy định số lượng ống đo như sau:
+ D  60 cm bố trí 2 ống (hoặc 1 ống, khi đó đầu phát và đầu thu cùng nằm trên 1
trục;
+ 60 cm < D  120 cm, bố trí 3 ống;
+ D > 120 cm, bố trí 4 ống.
5.6.4. Trình tự thí nghiệm
- Kiểm tra sơ bộ chất lượng bê tông đầu cọc và
thu thập các thông tin về cọc;
- Chuẩn bị mặt bằng, vệ sinh thổi rửa sạch sẽ
các ống siêu âm;
- Nhập số liệu về đặc điểm cọc thí nghiệm: tên
công trình, đường kính cọc, chiều dài cọc, khoảng
cách giữa 2 ống siêu âm, ký hiệu mặt cắt siêu âm,
cao độ đáy và đỉnh cọc, cao độ cắt cọc ….;
- Hạ đầu dò xuống mũi cọc và kéo lên với tốc
độ vừa phải (< 2 m/s), đảm bảo để 2 đầu dò có Hình 5.23: Bộ thiết bị siêu âm

173 
cùng cao độ. Khởi động chương trình ghi chép xung siêu âm khi đầu dò được kéo
lên. Lấy số liệu ở tất cả các mặt cắt thí nghiệm.
- Nếu có nghi ngờ khuyết tật, di chuyển đầu dò thật kỹ xung quanh địa điểm này
để gia tăng điểm kiểm tra;
- Lưu trữ số liệu vào máy để phân tích đánh giá.
5.6.5. Phân tích dữ liệu

Hình 5.24: Ví dụ tương quan khuyết tật và biểu đồ sóng từ thiết bị CSL
(Nguồn www.olsonengineering.com)

Kết quả thí nghiệm siêu âm được xuất ra dưới dạng biểu đồ thời gian (tốc độ) sóng
siêu âm theo chiều dài cọc, tại các tiết diện khác nhau. Chất lượng cọc ở đây là độ
đồng nhất của bê tông và được đánh giá dựa trên vận tốc của sóng, biên độ sóng và
biểu đồ năng lượng. Việc đánh giá tuân thủ hồ sơ thiết kế và theo tiêu chuẩn hiện
hành.

5.7. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Sức chịu tải của cọc được dự đoán bằng các lời giải giải tích, thực nghiệm hay
phương pháp số thông qua các đặc trưng cơ lý hoặc cường độ của đất nền. Các thông
số này thường không ổn định do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan. Các thí nghiệm trong phòng với các mẫu đất lấy từ các hố khoan thăm dò có sai
sổ rất lớn, trong khi đó các thí nghiệm hiện trường cũng chỉ phản ánh một vài đặc
trưng của đất nền theo dạng mô phỏng với các hạn chế của thiết bị và con người.
Do đó các thí nghiệm thăm dò để đánh giá và kiểm tra sức chịu tải cực hạn của
cọc thông qua các số liệu thí nghiệm trong phòng và quá trình thiết kế vốn có nhiều
rủi ro, là cần thiết. Mức độ chính xác của các tính toán thiết kế phụ thuộc vào nhiều

174 
yếu tố: sự phù hợp của lưới khảo sát, công tác lấy mẫu, bảo quản mẫu, phương pháp
và công tác thí nghiệm, mô hình nền và phương pháp tính toán. Các số liệu thoả mãn
các yếu tố trên cũng chỉ đại diện cho cọc ở khu vực lấy mẫu.Các thí nghiệm kiểm tra
chất lượng thường chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ số lượng cọc thi công, điều này vẫn
còn tỷ lệ rủi ro khá cao trong số các cọc không được thí nghiệm.
Từ đó có thể nhận thấy một số vần đề như sau:
- Thí nghiệm thử tải tĩnh, PDA, statnamic xác định sức chịu tải đầu cọc; Thí
nghiệm Oesterberg có thể xác định được sức chịu tải của đầu cọc, sức chịu tải do ma
sát và sức chịu tải tại mũi cọc; Còn thí nghiệm PIT, siêu âm chủ yếu dùng để xác
định độ toàn vẹn của cọc;
- Phương pháp thí nghiệm xác định sức chịu tải của cọc có chi phí rẻ và tương đối
đáng tin cậy hiện nay là thí nghiệm Statnamic. Thí nghiệm Statnamic tỏ ra có ưu thế
do không đòi hỏi các chuyên gia trình độ cao để đánh giá kết quả thí nghiệm như thí
nghiệm PDA. Cả hai thí nghiệm nêu trên cũng giống như thí nghiệm nén tĩnh, chỉ
xác định được tải trọng và chuyển vị đầu cọc. Thí nghiệm tỏ ra đáng tin cậy nhất là
thí nghiệm Osterberg, nhưng lại có chi phí cao. Liệu có một phương pháp thí nghiệm
nào khác tin cậy, rẻ tiền và nhanh chóng hơn không?
- Sự cần thiết phải kiểm tra 100% số lượng cọc hoặc một tỷ lệ lớn hơn nhiều lần
so với tỷ lệ mà các tiêu chuẩn thiết kế thường đưa ra, đặc biệt là đối với các cọc thi
công không sử dụng ngoại lực tác động, nhằm đảm bảo độ tin cậy cho sự làm việc
của cọc;
- Sức chịu tải của cọc xác định theo các chỉ tiêu cơ lý hay cường độ của đất nền
chỉ là ước lượng, do đó các chỉ tiêu này có thể lấy từ số liệu thống kê thay vì phải
thực hiện các thí nghiệm. Độ chính xác của các số liệu thống kê cần được đánh giá
và sắp xếp từ các kết quả khảo sát hiện hữu hoặc bổ sung nếu cần để làm cơ sở dữ
liệu phục vụ thiết kế. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được hiệu chỉnh thông qua các thí
nghiệm cọc tại hiện trường trước khi thiết kế cọc đại trà. Với quy trình thiết kế này
liệu có thể tối ưu hóa sức chịu tải tính toán của cọc.

175 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] K.S. Wong, “ A short course on Deep Excavation in Clay”, Nanyang


Technology University, Singapore, 2000.
[2] Nguyen Ngoc Trung, “Máy xây Dựng”, Trường Đại học Giao thông Vận tải
Hà Nội, 2013.
[3] Nguyen Tiến Thụ, “Sổ tay chọn máy XD” Nhà xuất bản Xây dựng, 2010.
[4] TCVN 286-2003 “Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”
QĐ 14/2003/QĐ-BXD, 2003.
[5] Nguyễn Ngọc Trung, “ Bài giảng môn học - Máy xây dựng” Trường đại học
Giao thông Vận tải, 2013.
[6] Lữ Triều Dương “Giới thiệu phương pháp khoan nhồi cọc BT đúc sẵn” Tập
đoàn Japan pile, Công ty Phan Vũ, 2016.
[6] Nguyễn Hữu Hòa “Các sự cố thường gặp khi thi công tường trong đất và cọc
barette” Tạp chí Thông tin Tư vấn Thiết kế, Q1/2014.
[7] Koerner & Mukhopadhyay “Behavior of negative skin friction on model
piles in medium plasticity silt” Drexel University, 1971.
[8] Fellenius “Negative skin friction and settlement of piles” Second
International Seminar, Pile Foundations, Nanyang Technological Institute,
Singapore, 28-30 Nov. 1984.
[9] Poulos “Piles Subjective to Negative Friction: A procedure for design” Jurnal
of Southeast Asian Geotechnical society, volume 28, 1997
[10] Fellenius, “Tập bài giảng – Basic of Foundation Design” Hội thảo Địa kỹ
thuật – VSSMGE, October 2011.
[11] Okabe, T., 1977. “Large negative skin friction and friction-free methods”
Proc. 9th ICSMFE, Tokyo, Vol.1, pp. 679 – 683.
[12] Inoue, Y., Tamaoki, K., and Ogai, T., “Settlement of building due to pile
downdrag”. Proc. 9th ICSMFE, Tokyo, July 10-15, Vol. 1, pp. 561– 564,1977.
[13] Lee at al “Recent finding on negative skin friction in piles and pile group in
consolidating ground” 5th International Conference on Deep Foundation
Practice incoporating Piletalk Singapore, 4-6/Appril 2001.

176 
[14] TCVN 10304-2014, “Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế” Bộ Khoa học và
Công nghệ, 2014.
[15] Châu Ngọc Ẩn, “Nền móng”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM, 2011.
[16] Châu Ngọc Ẩn, “Cơ học đất”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM, 2011.
[17] Bengt H. Fellenius, “The Red book – Basic of Foundation Design” Electronic
Edition, October 2011.
[18] Kitiyodom P. and Matsumoto T., “A simplified analysis method for piled raft
and pile group foundations with batter piles,” International Journal for
Numerical and Analytical Methods in Geomechanics, vol. 1369, pp. 1349–
1369, 2002.
[19] Kitiyodom P. and Matsumoto T., “A simplified analysis method for piled raft
foundations in non-homogeneous soils,” in Int. J. Numer. Anal. Meth.
Geomechanics, 2003.
[20] Plaxis 3D Foundation, “Material Models Manual version 1.5”, AA Balkema
Publisher Lisse / Abingdon / Exton (PA) / Tokyo, 2004.
[21] Võ Phán et al., “Bài giảng: Phương pháp khảo sát hiện trường và thí nghiệm
đất trong phòng”, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, 2012.
[22] Poulos “Pile behavior – theory and application” Geotechnique 39, No 3,
page 365 – 415, 1989
[23] Nguyễn Ngọc Bích et al., “Địa kỹ thuật thực hành”, Nhà xuất bản Xây dựng,
1997.
[24] Võ Phán và Hoàng Thế Thảo, “Phân tích và tính toán móng cọc”, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2010.
[25] Nguyễn Trung Hiếu “Bài giảng: Vai trò của nghiên cứu thực nghiệm trong
lĩnh vực xây dựng” Trường Đại học Xây dựng, 2018.
[26] Trương An Nhiên, “Phương pháp thí nghiệm Osterberg” Fecon South, 2018.
[27] Shmertmann & Hayes “The Osterberg cell and Bored Pile testing – A
symbiosis” The 3rd International Geotechnical Engineering Conference –
Cairo University, 1997.
[28] Phan Tá Lệ, Matsumoto “A matrix method of wave propogation analysis in
an open ended pipe pile. Comparision with Smith method and FLAC” Report
on Workshop in UAH, 2012.
[29] Nguyễn Trường Tiến “Sự làm việc tĩnh và động của móng cọc” Hội thảo Hội
cơ học đất Việt Nam, 2013.
[30] Geonamics Pte Ltd., “Method statement for Pile Testing Work – Statnamic
Loading testing”, 2018.

177 
[31] Berminghammer Foundation Solutions, Profound BV, “Introduction to
Statnamic”, Internet, 2018.
[32] TCVN 9397-2012 “Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến
dạng nhỏ PIT” Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012.
[33] Trần Quang Huy và Đặng Quốc Mỹ “Xác định và đánh giá khuyết tật cọc
khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống”. Khoa xây dựng, Đại
học Nha Trang, 2018.
 

178 

You might also like