You are on page 1of 3

Xử lý móng lệch tâm

http://kientrucviendong.com/User/News.aspx?id=82

Móng lệch tâm sẽ sinh ra mômen lớn cho đài cọc dẫn tới lực tác dụng lên dáy đài (đối với móng
nông) hoặc các cọc (đối với móng cọc) không đều gây tốn kém cho phương án móng (thậm chí có
trường hợp phải thiết kế cọc chịu nhổ). 
   Nguyên nhân gây lệch tâm 
•    Thực tế thì trong quá trình thi công đều cho phép độ lệch của các cọc. Lệch do hai yếu tố : thứ
nhất là độ dịch chuyển cho phép trên mặt bằng; thứ hai là độ nghiêng của cọc 1%. Do vậy tại cao
trình cắt cọc thì vị trí các cọc đều khác so với thiết kế. 
•    Vì một số lý do cột bị lệch tâm so với đài móng. Đặc biệt là đối với nhà xây chen thì cột của nhà
nằm sát ranh giới của nhà bên cạnh vì thế móng của cột biên này phải lệch qua 1 bên để không xâm
phạm đến nhà của khác vì thế tạo ra độ lệch tâm giữa cột và trọng tâm đài. Móng này thường được
gọi là móng chân vịt (khi cạnh dài theo phương vuông góc với phương độ lệch tâm) hay móng chân
người (khi cạnh dài song song với phương độ lệch tâm). 
Với là nhịp nhà 6m trở lên, độ lệch tâm 60-80cm, lúc đó khi móng 2 bên chịu tải sẽ làm dầm bị uốn
vồng lên trên một lực thậm chí đến trăm T.m. Do đó nhiều nhà nền nhà tầng trệt bị đẩy "bông" cả
gạch nền lên. Do vậy đối với dạng nhà này cần bố trí cọc sao cho độ lệch tâm là ít nhất, ngoài ra
phải cân đối các yếu tố như: hệ số nền, hệ số k cọc, chuyển vị đàn hồi... 
   Các giải pháp xử lý 
Vấn đề đặt ra là sự cân bằng khối đài móng , người ta có thể có được sự cân bằng này bằng những
cách sau: 
•    Phản lực đất nền dạng tam giác hoặc hình thang, khi đó trọng tâm hệ phản lực này sẽ dịch
chuyển so với tâm đài, cân bằng đài móng sẽ được xác lập khi trọng tâm hệ phản lực này trùng với
điểm đặt của hệ lực truyền xuống từ cột, cách này thường ít hiệu quả hoặc không thể sử dụng được
trong trường hợp mô men lệch tâm lớn, khi đó phản lực thường dạng tam giác, để cân bằng được
như trên thì bề rộng đài móng huy động tối đa cũng chỉ bằng 3/2 bề rộng cột, nếu lực dọc lớn thì
không thể thiết kế để thoả mãn điều kiện áp lực đất nền.

•    Có thể sử dụng móng chân vịt, hoặc móng chân người để giảm độ lệch tâm, ngoài ra có người
còn kiến nghị thêm cột chống lật và kết luận rằng theo kiểu móng chân vịt là đúng.`
•    Bố trí hợp lý cọc trong đài (ví dụ như hình dưới):

Một số phương án bố trí để giảm độ lệch tâm


•    Mô men lệch tâm tác dụng lên đài móng truyền qua cột được cân bằng bởi cặp ngẫu lực là lực
ma sát ở bề mặt đài móng - đất nền với một lực ngang phụ thêm tại vị trí sàn tầng trên. 
 
•    Mô men lệch tâm tác dụng lên đài móng truyền qua cột được cân bằng bởi cặp ngẫu lực ngang
tại vị trí sàn tầng dưới cùng với một lực ngang phụ thêm tại vị trí sàn tầng trên. 
 
•    Mô men lệch tâm tác dụng lên đài móng truyền qua cột được cân bằng bởi một mô men phụ
thêm trong cột và sàn tại vị trí sàn tầng trên. 
 
•    Dùng giải pháp tăng giằng móng nối với đài móng khác để cân bằng hoặc để chịu bớt mô men
lệch tâm mômen. Đối với móng một cọc thì phải thiết kế đài móng và đà giằng để đỡ độ lệch tâm
này. Vì sẽ không thể đưa môment lệch tâm này xuống cho cọc chịu[1]. Đối với một nhóm cọc, thì
moment lệch tâm này sẽ sinh ra việc nén khác nhau giữa các vùng cọc trong đài, nếu sức chịu tải của
cọc vẫn thỏa yêu cầu thì không cần thiết kế đà giằng. Do vậy việc thiết kế đà giằng cũng phải dựa
trên giả định về độ lệch của cọc và sẽ phải được hiệu chỉnh nếu kết quả thi công độ lệch cọc lớn hơn
giả thiết. 
 
Khi đó thiết kế giằng móng theo sơ đồ sau

Trừ giải pháp thứ nhất, các giải pháp còn lại đều phát sinh các lực phụ thêm vào hệ kết cấu nên
ngoài việc chú ý tính toán cho đài móng (và giằng móng), cần lưu ý đến việc các lực phụ thêm này
sẽ ảnh hưởng đến các cấu kiện khác như thế nào. 
Để chíhh xác cần mô hình hóa sự làm việc đồng thời của cả công trình bao gồm: giằng, đài, công
trình ở trên (trong sách kết cấu bê tông cốt thép phần kết cấu nhà cửa của Ngô Thế Phong có trình
bày cách kể đến giằng móng khi tính cọc và đài). 

You might also like