You are on page 1of 17

NỀN VÀ MÓNG

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP

CHƢƠNG 1: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ


THIẾT KẾ NỀN MÓNG

Câu 1*: Nền móng đƣợc tính toán theo những trạng thái giới hạn nào? Tại sao phải
kiểm tra nền theo TTGH thứ hai? Cách kiểm tra? Tại sao phải kiểm tra độ lún lệch
tƣơng đối và tuyệt đối giữa các móng?
 Nền móng đƣợc tính toán theo hai trang thái giới hạn là:
 Trạng thái giới hạn thứ I (theo sức chịu tải, ổn định):

- Điều kiện kiểm tra: N 
Ktc
Trong đó: N – tải trọng tính toán theo tổ hợp bất lợi nhất trong các tổ hợp cơ bản và
đặc biệt (có thể là lực dọc, lực ngang, momen).
 - sức chịu tải của nền cản lại tải trọng đó.
Ktc – hệ số tin cậy, phụ thuộc vào mức độ quan trọng của công trình ( Ktc  1, 2)
- Phải tính theo TTGH thứ nhất khi:
+ Công trình thường xuyên chịu lực ngang với trị số lớn.
+ Công trình trên, trong phạm vi mái dốc.
+ Khi nền là đá cứng.
+ Nền là đất sét no nước có độ bão hòa Sr >0,8; đất than bùn.
- Tải trọng dùng để tính toán: Tải trọng tính toán thuộc tổ hợp cơ bản hoặc đặc biệt.

 Trạng thái giới hạn thứ II (theo điều kiện về biến dạng)

 Tại sao phải kiểm tra theo trạng thái giới hạn thứ II ? Cách kiểm tra?
- Mục đích của việc tính toán theo TTGH II là nhằm không chế biến dạng của công
trình không vượt quá các giới hạn cho phép để sử dụng công trình được bình thường.
Không làm mất mĩ quan công trình, để nội lực bổ sung xuất hiện trong kết cấu công
trình không làm hư hỏng công trình do lún không đều gây ra, không làm hư hỏng kết
cấu.

- Cách kiểm tra: Tính nền theo TTGH II phải kiểm tra:

 S  S gh

S  S gh

i  igh

Sgh , Sgh , igh - trị số giới hạn cho phép của các loại biến dạng tương ứng (tra bảng
theo TCVN 9362 – 2012).
HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)
https://daohuutua.blogspot.com 1
NỀN VÀ MÓNG

 Phải kiểm tra độ lún lệch tuyệt đối và tƣơng đối giữa các móng vì:
- Kiểm tra độ lún lệch tuyệt đối nhằm đảm bảo mỹ quan cho công trình, ảnh hưởng tới
công năng sử dụng.
S  S gh
- Trường hợp công trình ở bên trên các móng đơn, khi các móng bị lệch cos nhau nhiều
mà vẫn giữ nguyên vị trí thẳng đứng  nứt gãy công trình.
- Trường hợp công trình làm từ các móng băng, tường chịu lực thì bị vồng lên hay vồng
xuống, làm cho công trình bị biến dạng uốn  nứt gãy công trình.
- Để không xuất hiện nội lực bổ sung kết cấu siêu tĩnh bên trên, tránh cho công trình bị
đứt gãy, gây phá hoại công trình.
S  S2
S  1  S gh
L
S1 và S2: độ lún của móng 1 và móng 2; L là khoảng cách giữa tâm 2 móng.

Câu 2*: Tại sao phải kiểm tra nền móng theo trạng thái giới hạn thứ nhất? Cách kiểm
tra?
 Trạng thái giới hạn thứ nhất là về độ bền. Khi tính toán theo trạng thái này nhằm
đảm bảo móng không bị phá hoại, không bị mất ổn định. Nền móng đạt trạng thái
giới hạn thứ nhất là trạng thái nền móng không thể vượt qua giới hạn cho phép để
đảm bảo đủ khả năng chịu lực hoặc giữ ổn định.
 Cách kiểm tra: như câu 1

Câu 3*: Công dụng của giằng móng? So sánh giằng móng và dầm móng (vị trí đặt, kích
thước, tính toán)? Sự khác nhau khi bố trí cốt thép chịu lực cho dầm móng và dầm
khung?
 Công dụng
- Để liên kết các móng, kết cấu trên móng lại tạo thành 1 hệ kết cấu không gian
nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ.
- Ngoài ra có thể sử dụng như dầm để đỡ phần tường bên trên. Ngoại trừ trường hợp
trên giằng có tường bắt buộc phải tính toán cần thận, giằng móng có thể đặt theo
cầu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong tổng thể hệ kết cấu.
- Để hạn chế sự lún không đều (lún lệch).
 So sánh giằng móng và dầm móng (vị trí đặt, kích thước, tính toán)
 Giằng móng:
- Cấu tạo: hg=(1/10  1/15)lnhịp; bg=(0,3  0,5)hg
- Tính toán: Phụ thuộc vào sơ đồ tính (Thường chỉ tính khi móng ở khe lún hoặc
móng ở vị trí biên hết đất).
- Vị trí đặt:
+ Cốt đỉnh giằng trùng với cốt tự nhiên (ngoài nhà)

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 2
NỀN VÀ MÓNG

+ Cốt đáy giằng trùng với cốt đỉnh móng.


 Dầm móng:
- Kích thước: được xác định theo tính toán. Kích thước thường lớn dầm khung cùng
nhịp. Thép dọc đặt ngược với thép dầm khung.
- Vị trí đặt: Cốt đáy dầm trùng cốt đáy móng.

Câu 4*: Nêu những yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn độ sâu chôn móng?
Độ sâu chôn móng phụ thuộc:
 Địa hình khu đất xây dựng, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn:
- Ảnh hưởng của địa hình: khi khu đất dốc có thể làm móng giật cấp cho móng
băng dưới tường hoặc thay đổi độ sâu chôn móng cho móng đơn dưới cột nhà
khung.
- Ảnh hưởng điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn: Đế móng phải đặt
trong lớp đất tốt đủ khả năng chịu tải, đủ ổn định. Khi lớp đất tốt nằm dưới lớp
đất yếu thì đế móng phải đặt vào lớp đất tốt ≥15cm để tránh vùng giáp ranh đất
tốt, đất xấu.
- Ảnh hưởng của khí hậu: Độ sâu chôn móng phải đủ để đất dưới đế móng không bị
trương nở (khi đất sét có chứa khoáng vật monmorilonit) do bị ướt bởi nước mưa,
nước mặt…
 Đặc điểm của công trình thiết kế và công trình lân cận:
- Đế móng phải đặt ≥ 0,5m so với cao độ phía thấp khi nhà không có tầng hầm
hoặc ≥ 0,5m so với sàn tầng hầm khi nhà có hầm. Khi nền đá cứng thì độ sâu
chôn móng có thể bé hơn các trị số trên.
- Nhà công nghiệp tải trọng lớn h ≥1,5m.
- Độ sâu chôn móng phải đảm bảo để chiều cao thân móng đủ độ bền, cố gắng để
đỉnh móng không trồi lên mặt nền (trong hoặc ngoài nhà).
- Khi cột lắp ghép thì độ sâu chôn móng phải đủ để chiều cao móng đủ độ bền chịu
lực, lắp cột vào móng.
- Để khi thi công nền móng công trình mới không làm hư hỏng kết cấu đất nền ở
dưới móng cũ hoặc làm đất bị trượt, độ sâu chôn móng khi chuyển từ móng nông
sang móng sâu:
c
tg  tg1  1
p1
p1: áp lực tính toán ở đáy móng nông hơn.
H 2
tg  
L 3

Câu 5*: Vai trò của khe nhiệt và khe lún? Sự khác nhau giữa khe nhiệt và khe lún?

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 3
NỀN VÀ MÓNG

- Khe nhiệt (hay khe co giãn): được bố trí để hạn chế tác dụng của các chuyển vị
cưỡng bức do cấu kiện giãn nở khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khe nhiệt thường
được bố trí khi công trình có mặt bằng lớn (đối với các công trình có hệ nền móng tốt
thì không bố trí khe lún nhưng thường vẫn phải bố trí khe nhiệt).
- Khe lún: là khoảng hở hẹp, nhằm tách một công trình thành những phần riêng biệt,
để hạn chế ảnh hưởng do sự lún không đều của công trình gây ra nứt nẻ. Hiện tượng
lún không đều xảy ra do sự khác nhau về cường độ chịu tải của nền đất. Khe lún
cũng có thể là khoảng cách giữa 2 đơn nguyên của công trình có tác dụng giảm ứng
suất cho khối nhà khi bị lún lệch.

 Sự khác nhau giữa khe nhiệt và khe lún:


- Khe lún: là khoảng hở tách hai công trình liền kề từ móng cho tới mái.
- Khe nhiệt: cấu tạo của khe nhiệt độ là chỉ tách hai công trình từ phần kết cấu bên trên
móng (đỉnh móng) đến mái; còn phần móng và đà kiềng vẫn chung nhau; với tác
dụng cho vật chất “co giãn” dưới tác động của thời tiết.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 4
NỀN VÀ MÓNG

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MÓNG NÔNG TRÊN


NỀN THIÊN NHIÊN

Câu 1*: Tại sao phải kiểm tra điều kiện áp lực tiêu chuẩn dƣới đáy móng? Cách kiểm
tra?
 Phải kiểm tra áp lực tiêu chuẩn tại đế móng vì:
- Nhằm đảm bảo cho trị số tính toán N của tải trọng theo tổ hợp bất lợi nhất xuống nền
không vượt quá sức chịu tải của nền, cụ thể là cường độ của đất ngay dưới đáy móng
phải lớn hơn áp lực tính toán lên đáy móng do N gây ra.
- Đảm bảo cho nền không bị phá hoại do không đủ sức chịu tải và không bị mất ổn định
như trượt,...
- Các phương pháp tính lún đều dựa theo nguyên lý biến dạng tuyến tính. Để coi nền là
biến dạng tuyến tính thì áp lực do tải trọng tiêu chuẩn gây ra ptc phải nhỏ hơn cường
độ tính toán của đất nền R.
 Cách kiểm tra:
- Sau khi xác định được kích thước sơ bộ đáy móng ta tính lại R, và tính được tải trọng
tác dụng (M, N)
- Điều kiện kiểm tra áp lực tại đáy móng:
 Đối với móng chịu tải đúng tâm: P tc  R
Trong đó: R là cường độ tính toán của đất nền dưới đế móng
P tc là áp lực tiêu chuẩn tại đáy móng được xác định theo công thức
N tc
P tc  0   tb h
F
tc
N 0 là tải trọng tại đỉnh móng (kN )
F là diện tích đế móng ( m 2 )
 tb là trọng lượng riêng của móng và đất trên móng ( tb  20  22kN / m3 )
h là độ sâu chôn móng ( m)
 Đối với móng chịu tải lệch tâm:
 Ptbtc  R
 Móng chịu tải lệch tâm một phương:  P tc  1, 2 R
max
 P tc  0
 min
N tc 6e
tc
Pmax  0 (1  l )   tb .h
min l.b l
N 0tc 6e
tc
Pmax  (1  b )   tb .h
min l.b b
tc
Pmax  Pmin
tc
Ptbtc 
2

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 5
NỀN VÀ MÓNG

 Ptbtc  R
 Móng chịu tải lệch tâm hai phương:  Pmax
tc
 1,5R
 P tc  0
 min
N 0tc 6e 6e
Ptc
max  (1  l  b )   tb .h
min l.b l b
tc
Pmax  Pmin
tc
P 
tc
tb
2
Trong đó: R là cường độ tính toán của đất nền dưới đế móng
N 0tc là tải trọng tại đỉnh móng (kN )
 tb là trọng lượng riêng của móng và đất trên móng ( tb  20  22kN / m3 )
h là độ sâu chôn móng ( m)
M oytc  Qxtc .hm
el 
N 0tc
M oxtc  Q ytc .hm
eb 
N 0tc
N 0tt M 0tt tc Q0tt
N 
tc
0 ; M0 
tc
; Q0 
n n n
n là hệ số chung của tải trọng.

Câu 2*: Nguyên nhân gây ra lún lệch (lún không đều)? Biện pháp xử lý?
 Nguyên nhân của sự lún không đều (lún lệch):
- Tải trọng khác nhau xuống các phần của công trình.
- Ảnh hưởng của công trình lân cận, sự gia tải gần móng, ảnh hưởng của phương tiện
thi công, phương tiện giao thông.
- Đất không đồng nhất trong mặt bằng (vùng này đất cứng hơn vùng khác đất mềm
hơn, do có các thấu kính bùn, than bùn, lạch bùn, các thấu kính cát chặt, đá mồ côi,
các bức tường, móng, giếng phá không hết, các kết cấu công trình bị bom đạn vùi
xuống, các hào, hố đào, hố bom đạn được lấp bằng đất kém chất lượng hay không
được đầm chặt…).
- Lớp đất yếu nằm trên lớp đất tốt có độ nghiêng lớn gây ra sự chuyển dịch ngang.
- Địa hình thay đổi đột ngột: bờ dốc, bờ sông, bờ hồ… làm cho đất bị chuyển vị
ngang.
- Đất có tính ướt lún hoặc trương nở hay nhiễm muối hòa tan bị ướt không đều.
- Do đất bị phá vỡ kết cấu không đều nhau (do máy móc thi công, nắng, gió, áp lực
nước tĩnh,…)
- Do nước gây xói lở, cuốn trôi các hạt nhỏ của đất, đất bị lún thêm do tăng trọng
lượng thể tích khi mực nước dưới đất hạ xuống không đều nhau.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 6
NỀN VÀ MÓNG

- Do đào hố, hào sâu hơn đáy móng và gần móng.


Sự lún không đều làm xuất hiện nội lực bổ sung trong kết cấu siêu tĩnh có thể làm
cho kết cấu bị nứt gãy, hư hỏng.
 Biện pháp xử lý:
- Cắt công trình bằng khe lún:
+ Khi đất có tính nén lún thay đổi nhiều trong mặt bằng, nhà dài.
+ Khi có khả năng xảy ra sự lún không đều lớn.
+ Nhà có mặt bằng phức tạp.
+ Nhà gồm các phần có chiều cao thay đổi nhiều.
- Tăng dự trữ độ bền của kết cấu chịu lực: Thiết kế kết cấu chịu lực với dự trữ độ bền
lớn để chịu nội lực bổ sung trong kết cấu siêu tĩnh do sự lún không đều gây ra.
- Dùng dầm giằng cho móng: cho nhà khung, móng tường của nhà tường chịu lực.
- Dùng conson: đỡ cột hoặc đỡ tường để các móng cách xa nhau giảm bớt ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau.
- Thay đổi kích thước đế móng, độ sâu chôn móng.
- Dùng các loại móng lún ít: móng cọc cắm vào đất tốt.
- Dùng ván cừ hoặc tường chắn: để ngăn chuyển vị ngang của đất.
- Gia cố đất nền: để giảm độ lún và sự lún không đều.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 7
NỀN VÀ MÓNG

CHƢƠNG 3: NỀN NHÂN TẠO

Câu 1*: Tác dụng của lớp bê tông lót? Tác dụng của đệm cát? Chiều cao đệm cát đƣợc
coi là hợp lý khi nào? Ƣu điểm của móng nông trên nền đệm cát?
 Tác dụng của lớp bê tông lót:
- Tạo bằng phẳng cho đáy móng để thi công.
- Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên.
- Giúp đất đai không bị biến dại do tác động bên ngoài.
- Chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng.
 Tác dụng của đệm cát:
- Thay thế lớp đất yếu, trực tiếp chịu tải trọng của công trình truyền xuống thông qua
móng và truyền tải trọng đó xuống lớp đất tự nhiên bên dưới.
- Giảm kích thước đế móng và độ sâu chôn móng.
- Giảm độ lún ổn định và độ lún không đều. Tăng nhanh quá trình cố kết, tăng khả
năng ổn định cho công trình.
 Chiều cao của đệm cát được coi là hợp lí khi chiều dày lớp đất yếu cần thay thế 3m.
- Không nên sử dụng đệm cát khi: Chiều dày lớp đất yếu cần thay thế >3 m; mực
nước ngầm cao, có áp, hạ mực nước ngầm khó khăn, đệm cát không ổn định.
 Ƣu điểm của móng đệm cát:
- Giảm được kích thước đế móng hơn so với móng nông trên nền thiên nhiên.
- Giảm được độ sâu chôn móng h.
- Tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất.
- Giảm được độ lún.
- Tăng nhanh khả năng chịu lực của các lớp đất dưới đáy móng.
Câu 2*: Tại sao phải kiểm tra áp lực xuống đất yếu? Cách kiểm tra?
(Giả sử lớp đất yếu cần có đệm cát)
- Nhằm đảm bảo quan hệ giữa ứng suất với biến dạng là tuyến tính.
- Nếu không thỏa mãn điều kiện thì cần gia cố lớp đất để đảm bảo móng không bị phá
hoại.
 Cách kiểm tra:
Điều kiện kiểm tra:  z  h  hd  z  h d  R dy
bt gl

σbtzhh = γi h i
d

 gl
zhd  K o .glz 0
Cường độ tính toán của nền đất ở đáy đệm cát:
Rdy = ( )

m1, m2: các hệ số điều kiện làm việc của nền. (tra bảng)

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 8
NỀN VÀ MÓNG

Ktc: hệ số tin cậy. (Ktc=1 hoặc 1,1)

là trọng lượng thể tích của lớp đất dưới đệm cát.

là trọng lượng thể tích trung bình của các lớp đất tự nhiên kể từ mặt đất đến đáy đệm cát:

=
 i hi
(kN / m3 )
h i

Các hệ số A, B, D tra bảng phụ thuộc vào , CII.

l b  zgl0 .l.b l.b


h y = h + hđ ; a  F
; y   ; By = √
2  zglhd K0

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 9
NỀN VÀ MÓNG

CHƢƠNG 4: MÓNG CỌC

Câu 1*: Tại sao khoảng cách giữa các cọc trong đài móng cọc ma sát phải bố trí thỏa
mãn điều kiện 3d?

- Khi các cọc ma sát cách nhau khoảng không lớn thí các cọc sẽ phối hợp với nhau và
sức chịu tải của mỗi cọc sẽ bé hơn sức chịu tải của cọc đơn.
- Nếu bố trí a<3d, sức chịu tải của cọc ma sát ở gần nhau giảm đi do khi đó các vùng
nén chặt giữa các cọc sẽ hòa vào nhau. Khối đất nằm giữa các cọc sẽ đồng thời bị nén
chặt bởi tất cả các cọc xung quanh do vậy nó được nén chặt đến mức khi gia tải các
cọc thì khối đất này sẽ cùng chuyển vị với các cọc như một thể thống nhất. Do đó
tổng diện tích bề mặt xung quanh của nhóm cọc mà trên đó xuất hiện lực ma sát nhỏ
hơn tổn diện tích bề mặt của các cọc này. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sức chống
do ma sát và tăng tải trọng truyền lên mũi cọc.
- Khi khoảng cách giữa trục các cọc a < 3d thì ảnh hưởng lẫn nhau sẽ rất lớn (d là
đường kính cọc).
- Khi 3d a < 6d thì có ảnh hưởng nhưng không nhiều có thể bỏ qua. Khi a > 6d thì
không ảnh hưởng có thể coi như cọc đơn.
Câu 2*: Trình bày ƣu nhƣợc điểm giữa cọc chế tạo sẵn và cọc khoan nhồi?

Cọc chế tạo sẵn Cọc khoan nhồi


- Tốn ít vật liệu do sử dụng bê - Khả năng cơ động cao, có thể
tông mác cao và theo cường độ thuận tiện khoan cọc trên mọi
cao nên giá thành giảm. địa hình phức tạp (đất cứng...)
- Chất lượng cọc dễ dàng kiểm - Không gây trồi đất xung quanh,
tra. không gây lún nứt, ít ảnh hưởng
- Tiến độ nhanh. đến xung quanh.
Ưu điểm
- Không gây tiếng ồn, độ tin cậy - Độ nghiêng lệch nằm trong giới
và tuổi thọ công trình cao. hạn cho phép.
- Giá thành thấp hơn. - Sức chịu tải lớn hơn nhiều so
với cọc chế tạo sẵn.
- Độ an toàn trong thiết kế và thi
công cao.
- Chiều sâu thi công cọc ép chỉ - Giá thành cao.
đạt trung bình. - Khó khăn trong việc kiểm soát
- Không thi công được cọc có chất lượng cọc.
Nhược
sức chịu tải lớn hoặc lớp đất - Thời gian thi công dài.
điểm
xấu cọc phải xuyên qua quá
dày.
- Khó kiểm soát được nghiêng

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 10
NỀN VÀ MÓNG

lệch (do các đoạn cọc được nối


với nhau).
- Không thi công được ở những
vị trí chật hẹp.

Câu 3*: Sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cách chọn chiều dài
cọc?
 Sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào:
- Đất nền:
+ Loại đất: Đất cát, rời, đất dính sẽ khác nhau.
+ Trạng thái của đất: Đất dính (phụ thuộc vào độ chặt IL), đất rời,..
+ Sức kháng của đất: cường độ của nền đất.
- Phụ thuộc vào vật liệu làm cọc, tiết diện cọc.
- Phụ thuộc vào sự làm việc của cọc:
+ Cọc chống: cọc có đầu mũi tì lên lớp đất chắc biến dạng rất ít.
+ Cọc ma sát: Khi chịu tải, một phần tải trọng được truyền xuống đất thông qua mũi
cọc và phần còn lại được truyền vào đất nhờ ma sát giữa mặt xung quanh cọc và đất
bao quanh.
- Ngoài ra còn phụ thuộc vào độ sâu từ mặt đất và phương pháp thi công cọc.
 Cách chọn chiều dài cọc: tự liên hệ.

Câu 4: Khi tải trọng tính toán hoặc cho phép của cọc theo kết quả thử nhỏ hơn hoặc
lớn hơn nhiều trị số đã đƣa vào thiết kế thì giải quyết ra sao?
- Trường hợp tải trọng tính toán và tải trọng cho phép của cọc theo kết quả thử nhỏ hơn
nhiều so với trị số đã đưa vào thiết kế thì có thể tăng chiều dài, tăng tiết diện cọc, tăng
số lượng cọc, dùng loại cọc khác hay phương án nền móng khác.
- Việc quyết định dùng giải pháp này hay giải pháp khác phụ thuộc vào điều kiện địa
chất và yếu tố ngoại cảnh.
- Đối với trường hợp còn lại thì ngược lại.

Câu 5*: Độ sâu chôn móng nông trên nền thiên nhiên, độ sâu đặt đế đài cọc cần đảm
bảo những yêu cầu nào?

 Độ sâu chôn móng trên nền thiên nhiên phải đảm bảo các yêu cầu:
- Đế móng cần đặt trong lớp đất tốt đủ khả năng chịu tải, đủ ổn định. Khi lớp đất tốt
nằm dưới lớp đất yếu thì đế móng phải đặt vào lớp đất tốt 15cm để tránh vùng giáp
ranh đất tốt, đất xấu. Đỉnh móng phải nằm dưới mặt đất tự nhiên.
- Độ sâu chôn móng phải đủ để lớp đất dưới đế móng không bị trương nở do bị ướt bởi
nước mưa, nước mặt.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 11
NỀN VÀ MÓNG

- Đế móng phải đặt 0,5m so với độ cao phía thấp khi nhà không có tầng hầm hay
0,5m so với sàn tầng hầm khi nhà có hầm. Khi nền đá cứng thì độ sâu chôn móng có
thể bé hơn.
Nhà công nghiệp tải trọng lớn h  1,5m:
- Độ sâu chôn móng còn phải đảm bảo chiều cao thân móng đủ bền, để đỉnh móng
không trồi lên mặt nền (trong hay ngoài nhà).
- Khi cột lắp ghép thì độ sâu chôn móng phải đủ để chiều cao móng đủ độ bền chịu lực,
lắp cột vào móng.
- Để khi thi công nền móng công trình mới không làm hư hỏng kết cấu đất nền ở dưới
móng cũ hoặc làm đất bị trượt, độ sâu chôn móng khi chuyển từ móng nông sang
móng sâu:
c
tg  tg1  1
p1
p1: áp lực tính toán ở đáy móng nông hơn.
H 2
tg  
L 3
 Độ sâu đặt đế đài cọc:
- Độ sâu đặt đế đài không cần đặt vào lớp đất tốt (không phụ thuộc vào điều kiện địa
chất). Độ sâu phụ thuộc vào đặc điểm công trình thiết kế.
- Độ sâu đảm bảo tải trọng ngang bị triệt tiêu bởi áp lực đất bị động ở mặt bên của đài.
- Không nên đặt đế đài trong lớp đất lấp để hạn chế ma sát âm.
- Độ sâu để đài cọc đài thấp cần đảm bảo cho đài đủ chiều cao chịu lực, để đài không
trồi lên trên bề mặt, không làm hư hại nền móng công trình lân cận.
Câu 6*: So sánh khi tính toán theo trạng thái giới hạn II cho móng đơn BTCT dƣới cột
BTCT đổ liền khối chôn nông trên nền thiên nhiên và móng cọc?
 Giống nhau:
Các bước tính toán bao gồm:
- Bƣớc 1: Chia nền đất dưới đáy móng thành các phân tố nhỏ dày hi sao cho hi b/4
Thƣờng lấy hi=0,2b
- Bƣớc 2: Xác định ứng suất gây lún và ứng suất do trọng lượng bản thân của đất gây
ra bằng công thức:
n
 bt    i .hi
i 1

 gl
z 0  ptbtc   zbth ; zigl  K0i . zgl0
2z l
K0 được tra bảng phụ thuộc vào tỷ lệ ;
b b
- Bƣớc 3: Xác định điểm tắt lún – giới hạn nền:
Nếu E0 5000 kPa:  bt  5 gl

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 12
NỀN VÀ MÓNG

E0< 5000 KPa:  bt  10 gl



- Bƣớc 4: Tính độ lún ổn định: S   Si   . gl .hi
E0i
Trong đó:
+ β = 0,8 đối với mọi loại đất.
+ hi – chiều dày của lớp đất thứ i được chia ra
+ σgl - ứng suất gây lún của lớp đất thứ i được chia ra
+ Eoi – mô đun biến dạng của lớp đất thứ i được chia ra.

 Khác nhau:
- Đối với móng nông, dùng các kích thước thực để tính toán (b, l, và chiều sâu chôn
móng h để tính toán). Biểu đồ ứng suất gây lún bắt đầu từ đáy móng.
- Đối với móng cọc, kích thước tính toán là kích thước của khối móng quy ước (BM;
LM; hM). Biểu đồ ứng suất gây lún bắt đầu từ đáy của khối móng quy ước (mũi cọc).

Câu 7*: Các phƣơng pháp thi công cọc? Ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp?

Phƣơng pháp thi công Cọc đóng:

a. Đóng bằng búa máy (búa treo rơi tự do, búa thủy lực, búa hơi đơn động, búa diesen)
- Ưu điểm: Thi công nhanh.
- Nhược điểm: Gây ra tiếng ồn lớn, gây chấn động đáng kể có thể làm hư hỏng công trình
lân cận.
b. Hạ cọc bằng phương pháp ép
- Ưu điểm: không gây chấn động và tiếng ồn
- Nhược điểm:
+ Sức ép không lớn, chiều dài và tiết diện cọc bị hạn chế.
+ Khi chiều dài cọc lớn phải nối nhiều đoạn tốn thời gian và thêm chi phí.
+ Tốn điện năng, thường kéo dài thời gian thi công.
+ Khi sử dụng đối trọng là máy ủi hay cần cẩu thì phải có diện tích thi công rộng.

Phƣơng pháp thi công Cọc khoan nhồi

a. Thi công trong hố có ống chống vách


 Ưu điểm:
- Thuận lợi cho thi công vì không phải lo sập thành hồ khoan.
- Công trình ít bị bẩn.
- Chất lượng cọc cao
 Nhược điểm:
- Máy thi công lớn, cồng kềnh.
- Gây rung và tiếng ồn lớn.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 13
NỀN VÀ MÓNG

- Khó thi công với cọc có chiều dài lớn hơn 30m.
b. Thi công trong hố khoan không có ống chống vách
 Phương pháp thi công khoan thổi rửa:
- Ưu điểm: giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ
- Nhược điểm: Tốc độ khoan chậm, chất lượng và độ tin cậy chưa cao
 Phương pháp khoan gầu:
- Ưu điểm: Thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng cọc dễ dàng thuận tiện, đảm bảo vệ
sinh môi trường và ít gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh
- Nhược điểm: sử dụng thiết bị chuyên dụng giá đắt, giá thành cọc cao; đòi hỏi quy trình
công nghệ chặt chẽ, cán bộ kĩ thuật và công nhân thành thạo, có ý thức tổ chức kỉ luật
cao.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 14
NỀN VÀ MÓNG

CHƢƠNG: MÓNG CHỊU TẢI TRỌNG ĐỘNG


& GIA CƢỜNG VÀ SỬA CHỮA NỀN MÓNG

Câu 1: Khi thiết kế móng máy cần những lƣu ý gì?


- Móng máy phải đảm bảo đặt máy tiện lợi, gắn chắc máy vào móng đủ độ bền ổn định
không được rung động mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy và người điều
khiển, máy móc lân cận, nền móng công trình bao che và công trình lân cận.
1. Kiểm tra biên độ dao động
- Tính toán động lực học đối với móng máy dẫn đến kiểm tra điều kiện:
A  Agh
A- trị số lớn nhất của biên độ dao động đỉnh móng.
Agh - trị số biên độ giới hạn cho phép
2. Kiểm tra điều kiện áp lực
 R
R - cường độ tính toán của nền đất
 - hệ số kể đến tác dụng động lực
+ Máy có cơ cấu tay quay thanh truyền , cá thiết bị cán, nghiền xay  1
+ Máy tua bin và máy điện   0,8
+ Máy búa   0, 4

Câu 2: Phƣơng pháp thiết kế móng dạng tƣờng trong đất?


 Công dụng:
- Chống thấm, tường tầng hầm, công trình ngầm, móng.
 Ƣu điểm:
- Khi thi công trong mọi loại đất và đến độ sâu thiết kế.
- Có thể thi công trong mọi loại đất và đến độ sâu thiết kế.
 Thi công:
- Một số phương pháp thi công:
+ Phương pháp tạo hào
+ Phương pháp thi công kiểu cọc nhồi
Móng trong đất và nền của nó được tính toán theo hai trang thái giới hạn:
- Trạng thái giới hạn thứ I: Tính toán ổn định của vách hào, sức chịu tải của nền, ổn
định của nền khi móng chịu lực ngang, móng trên bờ dốc, sức chịu tải của móng
tường theo vật liệu tường.
- Theo trạng thái giới hạn thứ II: Xác định độ lún của nền, chuyển vị của móng,
chuyển vị ngang và góc xoay tại đỉnh móng do lực dọc, lực ngang, mô men gây ra,
độ bền chống nứt và sự mở vết nứt của tường BTCT.

Câu 3*: Khi nào phải gia cƣờng sửa chữa nền, móng? Nêu các biện pháp?

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 15
NỀN VÀ MÓNG

 Phải gia cƣờng sửa chữa nền, móng khi:


- Tăng tải trọng lên nền móng do xây nhiều tầng, thay thế các máy móc thiết bị cũ nhẹ
hơn bằng các máy móc thiết bị nặng hơn, công suất lớn hơn và khi hoạt động sẽ gây
ra tải trọng lớn hơn so với máy móc cũ.
- Nền móng bị hư hỏng, bị lún quá giới hạn cho phép, không đáp ứng được yêu cầu sử
dụng công trình một các bình thường. Ảnh hưởng của sự chấn động của máy đóng
cọc, các loại máy móc khác, ảnh hưởng của phương tiện giao thông, do bom đạn
trong chiến tranh… làm cho nền đất bị lún thêm, móng có thể bị nứt, hỏng.
 Các biện pháp:
a. Gia cƣờng và sửa chữa móng:
 Gia cường móng: khi thân móng bị khuyết tật, bê tông bị rỗ, bị ăn mòn hay bị đứt, người
ta có thể gia cường bằng các biện pháp:
- Làm áo bê tông cốt thép: đánh xờm bê tông mặt bên móng, đặt cốt thép rồi đổ bê
tông.
- Bơm nhựa tổng hợp, bơm xi măng vào thân móng. Phương pháp này có thể sử dụng
để gia cường các loại móng đơn dưới cột, móng băng, móng bè.
 Tăng diện tích đế móng
- Mở rộng diện tích đế móng bằng cách ốp thêm bê tông mà không nén trước đất nền:
người ta đào hố quanh móng, đánh xờm, đục lỗ vào móng, đặt thép vào lỗ rồi đổ bê
tông.
- Mở rộng diện tích đế móng có nén trước đất nền:
+ Dùng kích thủy lực
+ Dùng kích phẳng
 Dùng cọc để sửa chữa móng: cần chú ý đến việc loại trừ ảnh hưởng của sự rung
động khi thi công cọc đối với nhà và công trình được sửa chữa… Nếu dùng các loại
cọc mà khi thi công gây chấn động lớn có thể làm xuất hiện nội lực bổ sung trong kết
cấu làm cho kết cấu bị nứt, hỏng. Để loại trừ chấn động, người ta dùng cọc khoan
nhồi, cọc hạ xuống đất bằng phương pháp ép, xoắn.
b. Gia cố nền:
- Phương pháp xi măng hóa;
- Phương pháp silicat hóa;
- Phương pháp dùng các loại keo tổng hợp;
- Phương pháp sét hóa;
- Dùng tường cừ.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 16
NỀN VÀ MÓNG

MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM


NỀN VÀ MÓNG

Câu 1: Nền móng được tính toán theo những trạng thái giới hạn nào? Tại sao phải kiểm tra
nền theo TTGH thứ hai? Cách kiểm tra? Tại sao phải kiểm tra độ lún lệch tương đối và
tuyệt đối giữa các móng?
Câu 2: Tại sao phải kiểm tra nền móng theo trạng thái giới hạn thứ nhất? Cách kiểm tra?
Câu 3: Công dụng của giằng móng? So sánh giằng móng và dầm móng (vị trí đặt, kích
thước, tính toán)? Sự khác nhau khi bố trí cốt thép chịu lực cho dầm móng và dầm khung?
Câu 4: Vai trò của khe nhiệt và khe lún? Sự khác nhau giữa khe nhiệt và khe lún?
Câu 5: Tại sao phải kiểm tra điều kiện áp lực tiêu chuẩn dưới đáy móng? Cách kiểm tra?
Câu 6: Nguyên nhân gây ra lún lệch (lún không đều)? Biện pháp xử lý?
Câu 7: Các bước tính toán móng nông trên nền thiên nhiên và móng trên nền đệm cát,
móng cọc?
Câu 8: Tác dụng của đệm cát? Chiều cao đệm cát được coi là hợp lý khi nào? Ưu điểm của
móng nông trên nền đệm cát?
Câu 9: Tại sao phải kiểm tra áp lực xuống đất yếu? Cách kiểm tra?
Câu 10: Tại sao khoảng cách giữa các cọc trong đài móng cọc ma sát phải bố trí thỏa mãn
điều kiện 3d?
Câu 11: Trình bày ưu nhược điểm giữa cọc chế tạo sẵn và cọc khoan nhồi?
Câu 12: Sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cách chọn chiều dài cọc?
Câu 13: Độ sâu chôn móng nông trên nền thiên nhiên, độ sâu đặt đế đài cọc cần đảm bảo
những yêu cầu nào?
Câu 14: So sánh khi tính toán theo trạng thái giới hạn II cho móng đơn BTCT dưới cột
BTCT đổ liền khối chôn nông trên nền thiên nhiên và móng cọc?
Câu 15: Các phương pháp thi công cọc? Ưu nhược điểm của từng phương pháp?
Câu 16: Khi nào phải gia cường sửa chữa nền, móng? Nêu các biện pháp?
Câu 17: Chiều dày lớp đệm cát được chọn theo những điều kiện nào? Phân biệt cọc chống
và cọc ma sát?

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 17

You might also like