You are on page 1of 4

SO SANH COC EP VA COC KHOAN NHOI

Xin đóng góp 1 vài ý kiến liên quan tới vấn đề thảo luận.

1. Cọc chống hay ma sát

Việc phân biệt cọc là chống hay ma sát sẽ phụ thuộc vào chuyển vị tương đối giữa cọc và
đất nền xung quanh. Nếu cọc có chuyển vị tương đối so với đất nền dưới tác dụng của các
yếu tố bên ngoằi (tải trọng, mực nước ngầm, san lấp...), ma sát giữa cọc và đất đã hình
thành. Trong trường hợp này cọc là cọc ma sát.

Nếu chuyển vị của cọc lớn hơn chuyển vị của đất nền xung quanh, ma sát là có hướng
ngược lên (qui ước là ma sát dương). Ngược lại, nếu chuyển vị của cọc nhỏ hon so với nền,
ma sát đổi chiều có hướng xuống dưới (qui ước là ma sát âm).

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm của Bjerum và Fellenius trên các cọc thí nghiệm có gắn thiết
bị quan trắc biến dạng, chỉ cần chuyển vị tương đối của cọc và đất đạt mức vài milimet là đã
đủ để làm cho ma sát bên thân cọc hình thành.

Tại vị trí chuyển vị giữa cọc và nền bằng nhau, ma sát bằng không đây la điểm đổi dấu giữa
ma sát âm và dương trên thân cọc. Mặt phẳng tại vị trí này gọi là mp trung hòa (neutral
plan).

Neutral plan có ý nghĩa khá quan trọng trong việc tính lún của móng cọc (nhóm cọc). Về
nguyên tắc, chỉ tính lún cho nhóm cọc từ vị trí neutral plan trở xuống. Tuy nhiên lún của đất
nền từ vị trí neutral plan tới mũi cọc là khá nhỏ nên trong thực hành chỉ tính lún cho nhóm
cọc - móng khối qui ước từ mũi cọc trở xuống.

Các bác có thể thấy trong tiêu chuẩn TCXD 205-1998, vị trí 1/3 chiều dài cọc hay qui tắc
1/3... để xác định móng khối qui ước bản chất là liên quan tới neutral plan này. các qui tắc
trong TCXD 205 tuân thủ đề xuất của Terzaghi.

Vị trí neutral plan thực tế thay đổi tùy vào đặc tính của đất nền, tải trọng san lấp, thay đổi
của mực nước ngầm. Trong trường hợp mũi cọc nằm trong lớp đá gốc, cọc không chuyển vị,
giả sử đất nền chuyển vị do tải đất san lấp, lúc này toằn bộ ma sát là âm, vị trí của neutral
plan ngay tại mũi cọc. Trường hợp này không cần tính lún nhưng khi kiểm tra sức chịu tải
theo điều kiện vật liệu cọc cần xét tới ảnh hưởng của ma sát âm. Cọc sẽ chịu thêm tải trọng
do ma sát âm gọi là down drag force.

Trường hợp ngược lại, nếu cọc cắm hoằn toằn trong một nền đất đồng nhất, đất nền không
chuyển vị (do tải san lấp, thay đổi mực nước ngầm...), toằn bộ ma sát là dương, vị trí
neutral plan nằm ngay đáy đài cọc, trường hợp này phần lớn sức kháng cọc là do ma sát.

Hầu hết bài toắn cọc trong thực tế đều là trung gian giữa hai trường hợp trên, nên cả sức
kháng ma sát và sức kháng mũi đều được xét tới khi thiết kế.

Ma sát âm, gây ra tải trọng tác động lên kết cấu cọc (ảnh hưởng tới P vật liệu) nhưng không
ảnh hưởng tới khả năng chịu tải cọc theo đất nền. Tuy nhiên khi tính lún cần rất quan tâm
tới vấn đề này. Lực do ma sát âm sinh ra sẽ bị triệt tiêu bởi hoặt tải. Các bác tham khảo
thêm các paper của Fellenius trên ASCE database về chủ đề này.

Thông thường, sức kháng mũi chỉ được huy động đầy đủ khi mũi cọc chuyển dịch khá lớn
vào đất nền. Nếu bác nào đã xem các kết quả thí nghiệm PDA trên cọc với các mức năng
lượng khác nhau sẽ thấy rõ điều này.

2. Cọc ép vs cọc nhồi

Bản thân tôi đã thiết kế một vài công trình có sử dụng cọc ống UST thi công bằng ép thủy
lực và cọc nhồi.

Cọc ép:

Bên tôi đã thiết kế cọc ép cho các công trình chung cư (17 - 20 tầng, 1 tầng hầm, PIT lõi
cứng âm thêm 1.7m so với sàn tầng hầm), chiều sâu ép âm lớn nhất khoẳng 7m. Thông số
cọc như sau:

Cọc D500mm, Pvl ngắn hạn = 480 tấn, dài hạn = 240 tấn. Tải trọng thiết kế từ 150 tấn -
190 tấn, tải ép Pmax = 400 tấn, cọc hạ sâu -45 - 48m kể từ mặt đất tự nhiên.

Thi công bằng giàn ép thủy lực tự hành với tải ép cao nhất là 600 tấn.

Chất lượng cọc ép tương đối ổn định, bên tôi đã làm việc với hầu hết các nhà cung cấp cọc
PHC có uy tín ở TPHCM.

Các công trình đến nay có cái đã đưa vào sử dụng, cái vừa xong phần thô, cái đang thi công
sàn 6...

Quan trắc lún cho thấy hầu như không lún (< 10mm), nhỏ hơn kết quả tính lún theo lý
thuyết khá nhiều.

Rủi ro cọc ép:

Các vấn đề không thể tránh khỏi khi sử dụng cọc ép cho công trình có lớp đất yếu trên bề
mặt và ép âm sâu (2 tầng hầm).

- Cọc bị lệch tim quá dung sai cho phép


- Cọc bị nghiêng
- Không ép tới cao trình thiết kế nhất là khi phải ép qua các lớp cát thô trạng thái chặt bên
dưới.
- Gãy cọc khi đào.
- Không bổ sung được cọc khi đã bắt đầu thi công đào đất.
- Có những trường hợp không thể thí nghiệm kiểm tra do không có không gian và mặt bằng.

Khi lựa chọn giải pháp cọc ép cho công trình cần rất thận trọng trong khâu giám sát và đòi
hỏi nhà thầu phải rất cẩn thận. Cá nhân tôi đã làm việc với NT kiêm NCC nổi tiếng PV đấy.
Kết luận là công trình nào họ làm cũng có sự cố (không phải do chất lượng cọc, mà do kiểm
soát chất lượng khi thi công ép cọc).
Cọc nhồi:

Cọc nhồi thì không cần phải bàn nhiều nữa, có lẽ các bác đây đều ràn quá rồi.

PS, các account cũ tôi quên mất pw, recover khó quá nên phải đăng kí mới vậy, bác Huy
CDC là admin check lại vụ này xem thử. Điệu này cứ lâu lâu quay lai forum chắc phải đăng
kí username mới quá.

Có gì chưa chính xác mong các bac góp ý nhé

Cọc ép mà bạn đề cập là cọc ứng lực trước, máy ép cọc 600 Tấn của Trung quốc. Loại cọc
này đã được sử dụng nhiều từ mầy năm nay. Trong miền nam, nổi tiếng là cọc của Phan Vũ,
của ngoài bắc là anh Minh Đức (Hải Phòng) và mới đây tại Phủ Lý - Hà Nam có động thổ
một nhà máy sản xuất cọc ULT nữa nữa của Cty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình
ngầm Fecon...

Loại cọc này có nhiều ưu điểm như


- Tiết kiệm vật liệu (cọc rỗng), dùng Bê tông mác cao và tận dụng hết KNCL của bê tông do
được đúc và dưỡng hộ trong nhà máy với những điều kiện lý tưởng nhất. Chất lượng cọc
được kiểm soát chặt chẽ. So với cọc khoan nhồi do đổ bê tông trong Bentonite nên cường độ
bê tông chỉ lấy tối đa là 60 kG/cm2 (thường dùng bê tông mác 300 (Rn=155 kG/cm2) để đổ
BT cọc mà trong tính toán chỉ lấy được có 60 kG/cm2. Cốt thép trong cọc nhồi cũng vậy, dù
có dùng thép CIII (3400-4000 kG/cm2) thì khi đưa vào tính toán cũng chỉ lấy tối đa được có
2200 kG/cm2).
- Công nghệ thi công cọc bằng PP ép tải trong lớn có thể đưa cọc xuyên qua các lớp cát chặt
để đưa mũi cọc tựa lên các lớp đất tốt như cuôi sỏi, có điều muốn đưa sâu vào cuội sỏi vài
mét trở lên như cọc khoan nhồi thì chịu. Thi công cọc ép cũng nhanh hơn cọc nhồi do công
nghệ thi công và không phụ thuộc nhiều vào thời tiết
..... v..v và còn nhiều ưu điểm nữa.
Tuy nhiên, theo tôi thì cọc ép này cũng chỉ nên sử dụng cho các công trình dưới 15 tầng,
còn cao hơn vẫn nên sử dụng cọc khoan nhồi hoặc cọc barrette.
Bạn có thể tham khảo về hãng đúc và thi công cọc ép tải trọng lớn tại đây:
http://www.exaydung.com/index.php?ac...ge&user_id=140
Cái quan niệm cọc khoan nhồi là cọc chống hay ma sát, thì theo tôi là thế này:
- Cọc chống: thường phải chống lên đá, không có lún, sức chịu tải hoàn toàn do yếu tố mũi
cọc, không có yếu tố ma sát.
- Cọc ma sát: ngược lại: sức chịu tải của cọc hoàn toàn do ma sát, phần mũi cọc nếu có thì
chỉ tham gia với một tỷ lệ rất nhỏ.
- Cọc nhồi có cả hai yếu tố trên, có thể mỗi thứ là 50 % nên có thể nói cọc nhồi là cọc nửa
chống, nửa ma sát. (thường thiết kế lấy khoảng cách 2 cọc nhồi là 2,5 d; trong khi theo
Tiêu chuẩn, cọc chống có khoảng cách là 2d, cọc ma sát thì tối thiều là 3d).
- Cọc nhồi tuy được tựa trên tầng đất cuội sỏi (như ở HN) nhưng thông thường do thi công
nên đáy cọc còn bị bẩn nên có thể cọc bị lún do lớp bùn bẩn này. Khi đó khi chịu tải, cọc sẽ
bị lún và yếu tố ma sát sẽ huy động hết thì mới đến yếu tố mũi cọc.
Nếu công nghệ làm sạch đáy cọc được áp dụng (ví dụ CT 83 Lý Thường Kiệt) đảm bảo mũi
cọc chống lên lớp cuội sỏi (có trị số E lớn hơn 500 Mpa) thì có thể quan niệm cọc khoan nhồi
là cọc chống và không cần tính lún (Theo TCXD 205:1998), khi cọc được tựa trên lớp đất có
E>500 Mpa thì không cần tính lún).
Như vậy, việc quan niệm cọc nhồi là chống hay ma sát thì đều từ cái đáy cọc mà ra, và nó
chỉ là cọc chống khi nó có được làm sạch đáy hay không !

You might also like