You are on page 1of 123

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

--------- oOo --------

HÀ NGỌC TUẤN

MÔ HÌNH HÓA CỐ KẾT CỦA NỀN


ĐƯỜNG XỬ LÝ BẰNG GIẾNG THẤM
KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

TP. HCM 03 - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

--------- oOo --------

HÀ NGỌC TUẤN

MÔ HÌNH HÓA CỐ KẾT CỦA NỀN


ĐƯỜNG XỬ LÝ BẰNG GIẾNG THẤM
KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

MÃ SỐ: 1781092006

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM NGỌC THẠCH

TP. HCM 03 - 2019


LUẬN VĂN THẠC SĨ GVHD: TS. PHẠM NGỌC THẠCH

LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phạm Ngọc Thạch

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Tp. HCM, ngày
… tháng 01 năm 2019.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng;
2. Ủy viên, phản biện;
3. Ủy viên, phản biện;
4. Ủy viên, thư ký;
5. Ủy viên.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA CTGT

TS. Nguyễn Quốc Hiển

HVTH: HÀ NGỌC TUẤN


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn, TS. Phạm Ngọc Thạch.
Thầy đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn, trợ giúp và động viên
tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm
của thầy chính là tiền đề giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công Trình
Giao Thông. Trong suốt quãng thời gian học tập tại trường, các thầy cô đã trang bị
cho tôi những kiến thức và kỹ năng quý báu. Đó là hành trang tốt nhất để tôi có thể
bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp.

Do thời gian cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên luận văn của tôi không thể
tránh khỏi các thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô
và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/2019

Học viên thực hiện

Hà Ngọc Tuấn

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan:

Luận văn “MÔ HÌNH HÓA CỐ KẾT CỦA NỀN ĐƯỜNG XỬ LÝ BẰNG
GIẾNG THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG”

1. Là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được đúc kết từ quá trình học tập và
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Ngọc Thạch.

2. Số liệu và kết quả trong luận văn nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/2019

Học viên thực hiện

Hà Ngọc Tuấn

ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

TỪ KHÓA: đất yếu, gia cố nền, hút chân không, bấc thấm, mô phỏng phần tử hữu
hạn.

Một trong những giải pháp xử lý nền được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là
phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải và hút chân không. Phương pháp này đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã có một số luận văn cao học làm theo hướng
này. Tuy nhiên, (theo hiểu biết hạn hẹp của học viên), phần lớn các nghiên cứu này
tập trung vào công nghệ thi công, quan trắc kiểm soát chất lượng và các phương pháp
tính toán đơn giản. Rất ít nghiên cứu tập trung vào mô hình hóa cố kết của nền đường
được xử lý bằng bấc thấm kết hợp gia tải đắp và hút chân không. Do vậy các thông
tin liên quan đến (1) ứng xử cố kết phức tạp của nền đất khi trải qua các giai đoạn
xử lý và (2) ảnh hưởng của các tham số khác nhau đến hiệu quả xử lý nền hiện nay
vẫn còn hạn chế và cần thiết được quan tâm nghiên cứu. Đây chính là lý do học viên
thực hiện đề tài này. Luận văn này báo cáo chi tiết các kết quả nghiên cứu của học
viên, cụ thể như sau:

Chương 1 trình bày tổng quan các kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đầu
tiên học viên tóm tắt các khái niệm liên quan đến phương pháp cố kết hút chân không.
Tiếp theo, học viên tổng quan các phương pháp tính toán truyền thống. Sau cùng, học
viên tổng quan các nghiên cứu giải quyết bài toán cố kết hút chân không bằng phương
pháp số.

Chương 2 trình bày phương pháp mô phỏng ứng xử cố kết của nền đường được xử
lý bằng giếng thấm kết hợp gia tải đắp và hút chân không. Ứng xử của nền đường
được mô phỏng qua năm giai đoạn: (1) giai đoạn cân bằng địa tĩnh, (2) giai đoạn thi
công đệm cát, (3) giai đoạn hút chân không, (4) giai đoạn đắp gia tải và (5) giai đoạn
tiếp tục cố kết. Học viên đã sử dụng phần mềm ABAQUS để trợ giúp quá trình mô
phỏng. Cách xử lý các khía cạnh phức tạp khi xây dựng mô hình được trình bày chi
tiết trong chương này, chẳng hạn như: hình dạng và kích thước mô hình; mô hình vật

iii
liệu cho các lớp đất, bấc thấm và màng kín khí; loại phần tử hữu hạn phù hợp cho
bài toán cố kết; v.v.

Để kiểm chứng phương pháp mô phỏng, học viên đã mô phỏng lại thí nghiệm của
nhóm nghiên cứu Saowapakpiboon (công bố trên tạp chí Geotextiles and
Geomembranes của nhà xuất bản Elsevier năm 2011). Học viên so sánh kết quả mô
phỏng với kết quả của nhóm Saowapakpiboon để kiểm chứng độ tin cậy của phương
pháp mô phỏng.

Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu cho một đoạn thuộc nền đường R3, Thủ
Thiêm, Quận 2, TP HCM. Học viên dùng phương pháp trình bày trong chương 2 để
mô phỏng sự làm việc của nền đất yếu được xử lý bằng công nghệ giếng thấm kết
hợp gia tải và hút chân không. Kết quả mô phỏng được so sánh với kết quả quan trắc
nhằm (1) chứng tỏ sự phù hợp của mô hình số và (2) thảo luận các đặc trưng ứng xử
cố kết của nền đất khi trải qua các giai đoạn xử lý.

Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các tham số xử lý nền khác nhau đến hiệu quả của
phương pháp xử lý, học viên đã giả định nhiều kịch bản mô phỏng cho nền đường
R3. Học viên khảo sát ảnh hưởng của các tham số sau đây đến ứng xử cố kết của hệ:
ảnh hưởng của xáo trộn đất do cắm bấc, ảnh hưởng của hệ số thấm, ảnh hưởng của
khoảng cách cắm bấc và ảnh hưởng của chiều sâu bấc thấm.

iv
ABSTRACT

KEYWORDS: soft soil, soil stabilization, vacuum preloading, prefabricated vertical


drain, finite element modeling.

One of the most popular soil stabilization methods currently used in Vietnam is
prefabricated vertical drains (abbreviated by PVDs) combined with surcharge and
vacuum preloading. There have been a lot of researches and some master theses
studying this method. However, most of them focus on system installation, quality
control, system monitoring and classical calculation methods. Few studies focus on
modeling consolidation of soft soil under road embankment improved by PVDs
combined with surcharge and vacuum preloading. Hence, it is essential to study the
two following issues related to this method: (1) complex consolidation of soft soil
undergoing treatment stages and (2) effects of each one of many influential variables
on treatment production.This master thesis presents detailed results related to these
two issues as follows:

Chapter 1 presents general knowledge about the studying aspect. At first, the basic
concepts of the treatment method are defined. Next, some classical calculation
methods are introduced. And lastly, some studies of solving the calculation problems
by finite element method are summarized.

Chapter 2 presents a general modeling procedure of soft soil improved by PVDs


combined with surcharge and vacuum preloading. The consolidation process are
modeled through five stages: (1) geostatic stage, (2) sand blanket installation stage,
(3) vacuum initialization stage, (4) surcharge loading stage and (5) consolidation
stage. The modeling tool used in the thesis is ABAQUS. The modeling procedure is
presented through some basic contents, such as: geometric modeling, material
modeling, element type and element mesh, etc.

v
A simple finite element model is used to clarify the above procedure. Data for the
model is obtained from the laboratory reasearch performed by Saowapakpiboon et al.
(Elsevier, 2011). Modeling results are compared with laboratory results provided by
the authors.

Chapter 3 presents the results of studying a segment of R3 road embankment, Thu


Thiem, District 2, HCM city. The procedure in Chapter 2 are applied herein to model
soft soil under this embankment improved by PVDs combined with surcharge and
vacuum preloading. Modeling results are compared with field monitoring results so
as to (1) verify the appropriate model and (2) discuss consolidation characteristics of
soft soil undergoing treatment.

In order to fully understand the effects of some influential variables on treatment


production, many varied model are assumed and investigated for this segment. The
following variables are considered: soil disturbance caused by PVDs installation, soil
permeability, PVD space ratio and PVD depth.

vi
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN....................................................................... iii

DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................x

DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. xiii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xiv

DANH SÁCH KÝ HIỆU ..........................................................................................xv

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. LUẬN GIẢI TÍNH CẤP THIẾT ....................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................1

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...........................................2

4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................2

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................3

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN ....................................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................6

1.1. PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT HÚT CHÂN KHÔNG ....................................6

1.1.1. Các khái niệm ......................................................................................6

1.1.2. Hệ thống xử lý và quy trình thi công.................................................13

1.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRUYỀN THỐNG ............................................15

1.2.1. Lời giải của Barron (1948) ................................................................15

1.2.2. Lời giải mở rộng của Hansbo (1981) ................................................17

1.2.3. Lời giải mở rộng kết hợp thấm đứng của Carrilo (1942) ..................18

1.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHẦN TỬ HỮU HẠN ......................................18

vii
1.3.1. Lý thuyết tính toán ............................................................................18

1.3.2. Phương pháp giải ...............................................................................19

1.3.3. Mô hình vật liệu ................................................................................20

1.3.4. Phần tử mô phỏng ..............................................................................24

1.3.5. Mô hình phần tử hữu hạn ..................................................................26

CHƯƠNG 2: MÔ PHỎNG ỨNG XỬ CỐ KẾT CỦA NỀN ĐẤT XỬ LÝ


BẰNG GIẾNG THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG .................................31

2.1. PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG ................................................................32

2.1.1. Chuyển đổi về mô hình 2D biến dạng phẳng ....................................32

2.1.2. Mô phỏng hình học và lưới phần tử hữu hạn ....................................36

2.1.3. Mô hình ứng xử vật liệu ....................................................................38

2.1.4. Mô phỏng trạng thái cân bằng địa tĩnh ..............................................40

2.1.5. Mô phỏng các giai đoạn gia tải và cố kết ..........................................41

2.2. KIỂM CHỨNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG......................................42

2.2.1. Mô tả thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1] ..............................43

2.2.2. Mô hình hóa khối đất thí nghiệm ......................................................44

2.2.3. So sánh kết quả mô phỏng với kết quả thí nghiệm ...........................50

2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG.............................................................................54

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỐ KẾT CỦA NỀN ĐƯỜNG R3 –


THỦ THIÊM ……….. ............................................................................................55

3.1. MÔ TẢ NỀN ĐƯỜNG R3-THỦ THIÊM ................................................56

3.1.1. Giới thiệu ...........................................................................................56

3.1.2. Đặc điểm địa chất ..............................................................................57

3.1.3. Hệ thống xử lý bấc thấm kết hợp hút chân không.............................58

viii
3.2. MÔ HÌNH HÓA NỀN ĐƯỜNG R3-THỦ THIÊM ..................................62

3.2.1. Chuyển đổi về mô hình 2D biến dạng phẳng ....................................62

3.2.2. Mô phỏng hình học và lưới phần tử hữu hạn ....................................66

3.2.3. Mô hình ứng xử vật liệu ....................................................................70

3.2.4. Mô phỏng trạng thái cân bằng địa tĩnh ..............................................72

3.2.5. Mô phỏng các giai đoạn gia tải và cố kết ..........................................74

3.3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ SO SÁNH VỚI KẾT QUẢ QUAN TRẮC
………. ..................................................................................................................76

3.3.1. Độ lún của nền đất theo chiều sâu .....................................................76

3.3.2. Độ lún của nền đất theo khoảng cách đến tim đường .......................79

3.3.3. Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong nền đất theo thời gian ..............81

3.3.4. Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong nền đất theo chiều sâu .............83

3.3.5. Áp lực hút chân không cuối bấc thấm ...............................................85

3.4. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG THAM SỐ ..................................................86

3.4.1. Ảnh hưởng của hệ số thấm ................................................................86

3.4.2. Ảnh hưởng của xáo trộn đất do cắm bấc ...........................................88

3.4.3. Ảnh hưởng của khoảng cách bấc thấm..............................................89

3.4.4. Ảnh hưởng của chiều sâu bấc thấm ...................................................90

3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG.............................................................................93

KẾT LUẬN ..............................................................................................................95

1. NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC .........................................95

2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................96

3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...............................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100

ix
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1. Hệ thống xử lý gia tải đắp ...........................................................................6

Hình 1.2. Hệ thống xử lý kết hợp gia tải đắp và gia tải chân không ...........................7

Hình 1.3. Giếng cát .....................................................................................................9

Hình 1.4. Tấm cứng...................................................................................................10

Hình 1.5. Bấc thấm (PVD) ........................................................................................10

Hình 1.6. Bố trí hệ thống xử lý HCK theo J. Chu et al. [5] ......................................13

Hình 1.7. (a) Hệ đường thấm đứng, và (b) Khối đất đơn vị (unit cell) .....................15

Hình 1.8. Mô hình unit cell 2D-ĐXT đề xuất bởi Barron (1948) .............................16

Hình 1.9. Mô hình cố kết ba chiều với đường thấm đứng (PVD) ............................18

Hình 1.10. Các biểu đồ ứng xử của mô hình Elastic.................................................20

Hình 1.11. Mặt dẻo và mặt trạng thái tới hạn của mô hình Cam clay trong không gian
p'q và không gian ứng suất chính. .........................................................................22

Hình 1.12. Mặt dẻo và mặt trạng thái tới hạn của mô hình Cam clay cải tiến trong
không gian p'q và không gian ứng suất chính. ......................................................22

Hình 1.13. Các thông số của mô hình Cam clay cải tiến trong không gian p / q' và
các đồ thị ứng xử v / ln p' .........................................................................................23

Hình 1.14. Mặt dẻo và mặt trạng thái tới hạn của mô hình Clay Hardening và
Softening Regularization trong không gian p'q và không gian ứng suất chính. ...24

Hình 1.15. Ký hiệu loại phần tử trong ABAQUS .....................................................25

x
Hình 1.16. Các loại phần tử cho bài toán cố kết 3D .................................................26

Hình 1.17. Các loại phần tử đất cho bài toán cố kết 2D-ĐXT và 2D-BDP ..............26

Hình 2.1. Unit cell 2D-ĐXT (hình a) và unit cell 2D-BDP tương đương (hình b) ..33

Hình 2.2. Không gian 2D-BDP trong hệ tọa độ Descartes với hai trục X và Y .......37

Hình 2.3. Sơ đồ và hình ảnh thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1] ..................44

Hình 2.4. Hình dạng, kích thước và lưới PTHH của mô hình thí nghiệm ................47

Hình 2.5. Ứng suất, ALNLR thặng dư và độ lún ở trạng thái cân bằng địa tĩnh ......49

Hình 2.6. Vị trí phân tích lún và so sánh kết quả mô phỏng với kết quả thí nghiệm50

Hình 2.7. Vị trí phân tích ALNLR thặng dư trong vùng xáo trộn và so sánh kết quả
mô phỏng với kết quả thí nghiệm..............................................................................51

Hình 2.8. Vị trí phân tích ALNLR thặng dư ngoài vùng xáo trộn và so sánh kết quả
mô phỏng với kết quả thí nghiệm..............................................................................53

Hình 3.1. Vị trí nền đường R3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm .............................56

Hình 3.2. Mặt cắt địa chất nền đường R3 .................................................................57

Hình 3.3. Mặt bằng hệ thống xử lý HCK nền đường R3 ..........................................58

Hình 3.4. Mặt cắt ngang hệ thống xử lý HCK nền đường R3 ..................................59

Hình 3.5. Đồ thị quan trắc quá trình xử lý và gia tải nền đường R3 .........................61

Hình 3.6. Mô hình unit cell 2D-BDP của nền đường R3 ..........................................62

Hình 3.7. Hình dạng và kích thước tổng thể của mô hình nền đường R3 ................66

Hình 3.8. Chi tiết hóa các lớp đất mô hình nền đường R3........................................67

xi
Hình 3.9. Chi tiết hóa bấc thấm và vùng xáo trộn của nền đường R3 ......................68

Hình 3.10. Chi tiết hóa màng kín khí nền đường R3 ................................................68

Hình 3.11. Chi tiết hóa lớp vật liệu đắp nền đường R3 ............................................69

Hình 3.12. Lưới PTHH mô hình nền đường R3 .......................................................70

Hình 3.13. Ứng suất nền đường R3 ở trạng thái cân bằng địa tĩnh...........................74

Hình 3.14. Các vị trí khảo sát độ lún theo chiều sâu.................................................76

Hình 3.15. (a) Quá trình gia tải; (b) Biểu đồ lún theo kết quả mô phỏng và theo kết
quả quan trắc tại các vị trí cao độ khác nhau tại tim đường......................................77

Hình 3.16. Các vị trí khảo sát độ lún theo khoảng cách đến tim đường ...................79

Hình 3.17. Biểu đồ lún tại bề mặt nền đất theo khoảng cách đến tim đường ...........80

Hình 3.18. Các vị trí khảo sát ALNLR thặng dư trong đất .......................................81

Hình 3.19. Biểu đồ ALNLR thặng dư tại các vị trí cao độ khác nhau trong đất ......83

Hình 3.20. Biểu đồ ALNLR thặng dư theo chiều sâu tại các thời điểm khác nhau .83

Hình 3.21. Vị trí khảo sát áp lực HCK cuối bấc thấm ..............................................85

Hình 3.22. Sự thay đổi áp lực HCK cuối bấc thấm theo thời gian ...........................86

Hình 3.23. Đồ thị lún của nền đường khi hệ số thấm thay đổi .................................87

Hình 3.24. Đồ thị lún của nền đường khi mức độ xáo trộn đất thay đổi ..................88

Hình 3.25. Đồ thị lún của nền đường khi khoảng cách bấc thấm thay đổi ...............90

Hình 3.26. Đồ thị lún của nền đường khi chiều sâu bấc thấm thay đổi ....................91

Hình 3.27. Độ lún cuối cùng của nền đường khi chiều sâu bấc thấm thay đổi.........92

xii
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1. Mô đun đàn hồi và hệ số Poisson của một số loại đất [6] ........................21

Bảng 2.1. Chuyển đổi hệ số thấm của khối đất thí nghiệm về mô hình 2D-BDP ....46

Bảng 2.2. Thông số vật liệu cho mô hình PTHH của khối đất thí nghiệm ...............48

Bảng 3.1. Thông số bấc thấm của hệ thống xử lý HCK nền đường R3 ....................60

Bảng 3.2. Xác định HST ban đầu của nền đất R3 .....................................................64

Bảng 3.3. Xác định HST sau khi xử lý của nền đất R3 ............................................64

Bảng 3.4. Chuyển đổi HST ban đầu của nền đất R3 .................................................65

Bảng 3.5. Chuyển đổi HST sau xử lý của nền đất R3...............................................65

Bảng 3.6. Các đặc trưng vật liệu cho mô hình sét yếu nền đường R3 ......................71

Bảng 3.7. Các đặc trưng vật liệu cho bấc thấm và vùng xáo trộn của nền đường R3
...................................................................................................................................71

Bảng 3.8. Các đặc trưng vật liệu cho mô hình ứng xử của cát nền đường R3..........72

Bảng 3.9. Các đặc trưng vật liệu cho màng kín khí nền đường R3 ..........................72

Bảng 3.10. Tính toán ứng suất hữu hiệu ban đầu của nền đường R3 .......................73

xiii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

PVD Prefabricated vertical drain (bấc thấm)

PTHH Phần tử hữu hạn

ALNLR Áp lực nước lỗ rỗng

HCK Hút chân không

2D-BDP Hai chiều biến dạng phẳng

2D-ĐXT Hai chiều đối xứng trục

3D Ba chiều

HST Hệ số thấm

MH Mô hình

xiv
DANH SÁCH KÝ HIỆU

Các ký hiệu được giải thích ngay sau các công thức được giới thiệu trong luận văn,
hoặc có thể xem trong danh sách ký hiệu sau:

Uh Độ cố kết ngang

U h , ax Độ cố kết ngang trong không gian 2D đối xứng trục

U h , ps Độ cố kết ngang trong không gian 2D biến dạng phẳng

Uv Độ cố kết đứng

U Độ cố kết tổng

mv Hệ số nén thể tích

ch Hệ số cố kết ngang

cv Hệ số cố kết đứng

c vtb Hệ số cố kết đứng trung bình

c Hệ số nén thứ cấp

Cc Chỉ số nén

Cr Chỉ số nén lại

kh Hệ số thấm ngang của đất

ks Hệ số thấm ngang của đất sau khi bị xáo trộn do cắm bấc

kv Hệ số thấm đứng của đất

xv
kh ' Hệ số thấm ngang của đất trong vùng xáo trộn

kw Hệ số thấm của đường thấm đứng

s Hệ số xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến đường thấm

Fn Hệ số xét đến khoảng cách giữa các đường thấm đứng

Fs Hệ số xét đến sự xáo trộn đất quanh đường thấm

Fr Hệ số xét đến sự cản trở dòng chảy trong đường thấm

d w , rw Đường kính/bán kính giếng thấm

De , Re Đường kính/bán kính vùng ảnh hưởng của giếng thấm

H Chiều cao của unit cell

d s , rs Đường kính/bán kính vùng xáo trộn

d m , rm Đường kính/bán kính kiếm cắm

B Chiều rộng vùng ảnh hưởng của giếng thấm trong không gian biến
dạng phẳng

Bw Chiều rộng giếng thấm trong không gian biến dạng phẳng

Bs Chiều rộng vùng xáo trộn trong không gian biến dạng phẳng

n Tỷ số khoảng cách đường thấm đứng, n  re / rw

s Tỷ số giữa phạm vi vùng xáo trộn và kích thước giếng thấm

s  d s / d w  rs / r

xvi
Cf Tỷ số điều chỉnh giữa giá trị hiện trường và trong phòng thí nghiệm

l Ghi chú cho giá trị được xác định trong phòng thí nghiệm (viết tắt
của laboratory)

mv Hệ số nén thể tích

e Hệ số rỗng

e0 Hệ số rỗng ban đầu

p Áp lực nước lỗ rỗng

p ax Áp lực hút chân không trong mô hình 2D đối xứng trục

p ps Áp lực hút chân không trong mô hình 2D biến dạng phẳng

qw Khả năng thoát nước của đường thấm đứng

w Trọng lượng riêng của nước

S Khoảng cách giữa các đường thấm đứng tính theo tim

s Khoảng cách trung bình của dòng chảy thực về đường thấm đứng

a Chiều rộng bấc thấm

b Chiều dày bấc thấm

E Mô-đun đàn hồi, mô-đun Young

G Mô-đun cắt

K Mô đun khối

 Hệ số Poisson

xvii
p' Ứng suất trung bình

pc Ứng suất tiền cố kết

q Độ lệch ứng suất

 Ứng suất tổng (theo Terzaghi, 1925)

' Ứng suất hữu hiệu

 'avg Ứng suất hữu hiệu trung bình

 Độ dốc đường cố kết thường trong hệ tọa độ v  ln p'

 Độ dốc đường quá cố kết trong hệ tọa độ v  ln p'

M Độ dốc đường trạng thái giới hạn trong hệ tọa độ v  ln p'

, , Các hệ số chuyển đổi hình học

Su Cường độ chống cắt không thoát nước

w Chiều rộng của kiếm cắm

t Chiều dày của kiếm cắm

Am Diện tích tiết diện kiếm cắm

As Diện tích tiết diện vùng xáo trộn

h Kích thước của phần tử gần bề mặt thoát nước trong bài toán cố kết

h Kích thước của phần tử gần bề mặt thoát nước trong bài toán cố kế

xviii
MỞ ĐẦU

Phần mở đầu này trình bày các nội dung định hướng của đề tài nghiên cứu. Các nội
dung này bao gồm tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, và cuối
cùng là giới thiệu về bố cục của luận văn.

1. LUẬN GIẢI TÍNH CẤP THIẾT

Ở nước ta hiện nay, đặc biệt tại các khu vực đồng bằng và ven biển, nhu cầu xây dựng
đường trên đất yếu ngày càng gia tăng, dẫn đến sự phát triển và ngày càng hoàn thiện
của các biện pháp xử lý nền đất yếu.

Một trong những giải pháp xử lý nền được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là
phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải đắp và HCK. Phương pháp này đã được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu và đã có một số luận văn cao học làm theo hướng này. Tuy
nhiên, (theo hiểu biết hạn hẹp của học viên), phần lớn các nghiên cứu này tập trung
vào công nghệ thi công, quan trắc kiểm soát chất lượng và các phương pháp tính toán
bằng công thức đơn giản. Rất ít nghiên cứu tập trung vào mô hình hóa cố kết của nền
đường sau khi được xử lý bằng bấc thấm kết hợp gia tải đắp và HCK. Do vậy các
thông tin liên quan đến (1) ứng xử cố kết phức tạp của nền đất khi trải qua các giai
đoạn xử lý và (2) ảnh hưởng của các tham số khác nhau đến hiệu quả xử lý nền hiện
nay vẫn còn hạn chế và cần thiết được quan tâm nghiên cứu. Đây chính là lý do học
viên thực hiện đề tài này.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Xây dựng phương pháp mô phỏng ứng xử cố kết của nền đường được xử lý bằng
giếng thấm kết hợp gia tải đắp và HCK

- Thực hiện kiểm chứng phương pháp mô phỏng bằng cách so sánh kết quả mô phỏng
với kết quả nghiên cứu đã công bố trên một tạp chí có uy tín

1
- Nghiên cứu ứng xử cố kết của nền đường R3, Thủ Thiêm, Quận 2, TP
HCM khi được xử lý bằng bấc thấm kết hợp gia tải đắp và HCK (có so sánh với kết
quả quan trắc)

- Khảo sát ảnh hưởng của các tham số khác nhau đến ứng xử cố kết của nền đất: ảnh
hưởng của xáo trộn đất do cấm bấc, ảnh hưởng của hệ số thấm, ảnh hưởng của khoảng
cách bấc thấm và ảnh hưởng của chiều sâu bấc thấm

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu và kế thừa các kiến thức đã được nghiên cứu về phương pháp cố kết
HCK cũng như các lý thuyết tính toán và phương pháp mô phỏng PTHH bằng phần
mềm ABQUS để áp dụng mô hình hóa nền đường R3-Thủ Thiêm xử lý bằng công
nghệ HCK. Việc nghiên cứu và kế thừa các kiến thức đã được nghiên cứu về đề tài
cũng như học hỏi kinh nghiệm mô phỏng của những tác giả đi trước giúp học viên
rút ngắn được nhiều thời gian trong quá trình nghiên cứu, đồng thời có được nền tảng
kiến thức và kỹ năng trước khi đi sâu vào đề tài.

- Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo từng bước nhỏ từ nghiên cứu các kiến thức
và kỹ năng cơ bản, đến thực hiện mô phỏng bài toán thí nghiệm đơn giản, và cuối
cùng là vận dụng mô hình hóa nền đường R3 với nhiều yếu tố và hiện tượng phức tạp
tại hiện trường. Việc nghiên cứu như vậy giúp học viên từng bước giải quyết các vấn
đề từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo đề tài nghiên cứu cho kết quả
với độ tin cậy cao.

4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Phạm vi nghiên cứu mô hình hóa của đề tài xoay quanh mô hình PTHH 2D-BDP.
Mô hình PTHH 2D-ĐXT và mô hình PTHH 3D nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của
đề tài.

2
- Hệ thống xử lý HCK mà học viên nghiên cứu là hệ thống HCK được áp dụng phổ
biến ở Việt Nam với màng kín khí, bấc thấm cùng với hệ thống các ống kết nối giữa
bơm chân không với bấc thấm. Các loại hệ thống xử lý HCK khác nằm ngoài phạm
vi nghiên cứu của đề tài.

- Ứng xử của nền đường mà học viên nghiên cứu là ứng xử cố kết (xoay quanh các
vấn đề về lún và sự tiêu tán ALNLR thặng dư). Các ứng xử liên quan đến chuyển vị
và biến dạng ngang cũng như sự ổn định và khả năng phá hoại của nền đất nằm ngoài
phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Hai đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là khối đất cố kết HCK trong thí nghiệm
được thực hiện bởi Saowapakpiboon et al. [1] và nền đường R3 - Thủ Thiêm được
xử lý bằng công nghệ HCK. Các thí nghiệm cũng như các công trình xử lý khác nằm
ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Trong dự đoán ứng xử cố kết của đất được xử lý bằng công nghệ HCK, phương pháp
PTHH có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên hiện nay, các
tài liệu nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về cách thức mô hình hóa bài toán cố kết HCK
còn rất hạn chế, đặc biệt khi xét đến các hiện tượng phức tạp tại hiện trường như việc
mô phỏng lớp màng kín khí, sự xáo trộn đất do thi công bấc thấm, khả năng thoát
nước hữu hạn của bấc thấm, v.v. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các
tham số trong bài toán cố kết HCK đến ứng xử cố kết của đất lại càng hạn chế hơn,
và nếu có cũng chỉ dừng lại ở 1 hoặc 2 tham số. Ngoài ra, các tài liệu nghiên cứu về
mô hình hóa bài toán cố kết HCK hiện nay cũng chủ yếu áp dụng cho các công trình
ngoài nước, trong khi các nghiên cứu áp dụng cho các công trình trong nước là gần
như không có.

Một số nghiên cứu điển hình về ứng dụng mô hình PTHH trong phân tích bài toán cố
kết HCK ở nước ta trong thời gian gần đây có thể kể đến nghiên cứu của TS. Lê Bá

3
Vinh [2] và TS. Vũ Văn Tuấn [3]. Mặc dù hai đề tài nghiên cứu này có nhiều phân
tích và nhận định mới mẻ, tuy nhiên việc mô hình hóa bài toán cố kết HCK chưa xét
đến nhiều yếu tố phức tạp tại hiện trường như đã nêu. Ngoài ra, mô hình của TS. Lê
Bá Vinh [2] chỉ thực hiện khảo sát ảnh hưởng của một tham số duy nhất là sự suy
giảm áp lực HCK theo chiều sâu bấc thấm, và mô hình của TS. Vũ Văn Tuấn [3] chỉ
khảo sát ảnh hưởng của một tham số duy nhất là hệ số thấm của đất. Bên cạnh đó, hai
mô hình này không được áp dụng cho công trình trong nước, cụ thể là mô hình của
TS. Lê Bá Vinh [2] được áp dụng cho công trình nền đất ở Nhật Bản, và mô hình của
TS. Vũ Văn Tuấn [3] được áp dụng cho công trình nền đường ở Trung Quốc.

Do đó, một đề tài nghiên cứu tổng hợp và chi tiết về cách thức mô hình hóa bài toán
cố kết HCK có xét đến nhiều hiện tượng thực tế phức tạp cũng như khảo sát ảnh
hưởng của nhiều tham số khác nhau đến ứng xử cố kết HCK của nền đường là đề tài
nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt khi áp dụng cho công trình và điều kiện cụ
thể ở nước ta.

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Phần mở đầu dẫn nhập đề tài nghiên cứu từ việc xử lý nền đất yếu nói chung ở nước
ta đến phương pháp xử lý nền bằng HCK, đồng thời trình bày các nội dung mang tính
định hướng cho đề tài nghiên cứu. Các nội dung này bao gồm tính cấp thiết của đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, và cuối cùng là giới thiệu về bố cục của luận
văn.

Chương 1 trình bày tổng quan các kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đầu
tiên học viên tóm tắt các khái niệm liên quan đến phương pháp cố kết HCK. Tiếp
theo, học viên tổng quan các phương pháp tính toán truyền thống. Sau cùng, học viên
tổng quan các nghiên cứu giải quyết bài toán cố kết HCK bằng phương pháp số.

4
Chương 2 trình bày phương pháp mô phỏng ứng xử cố kết của nền đường được xử
lý bằng giếng thấm kết hợp gia tải đắp và HCK. Cách xử lý các khía cạnh phức tạp
khi xây dựng mô hình được trình bày chi tiết trong chương này, chẳng hạn như: hình
dạng và kích thước mô hình; loại phần tử hữu hạn phù hợp cho bài toán cố kết; mô
hình vật liệu cho các lớp đất, bấc thấm và màng kín khí, v.v. Để kiểm chứng phương
pháp mô phỏng, học viên đã mô phỏng lại thí nghiệm của nhóm nghiên cứu
Saowapakpiboon (công bố trên tạp chí Geotextiles and Geomembranes của nhà xuất
bản Elsevier năm 2011). Học viên so sánh kết quả mô phỏng với kết quả của nhóm
Saowapakpiboon để kiểm chứng độ tin cậy của phương pháp mô phỏng.

Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu cho một đoạn thuộc nền đường R3, Thủ
Thiêm, Quận 2, TP HCM. Học viên dùng phương pháp trình bày trong chương 2 để
mô phỏng sự làm việc của nền đất yếu được xử lý bằng giếng thấm kết hợp gia tải
đắp và HCK. Kết quả mô phỏng được so sánh với kết quả quan trắc nhằm (1) chứng
tỏ sự phù hợp của mô hình số và (2) thảo luận các đặc trưng ứng xử cố kết của nền
đất khi trải qua các giai đoạn xử lý. Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các tham số xử lý
nền khác nhau đến hiệu quả của phương pháp gia cố, học viên đã giả định nhiều kịch
bản mô phỏng cho nền đường R3. Học viên khảo sát ảnh hưởng của các tham số sau
đây đến ứng xử cố kết của hệ: ảnh hưởng của xáo trộn đất do cấm bấc, ảnh hưởng
của hệ số thấm, ảnh hưởng của khoảng cách bấc thấm và ảnh hưởng của chiều sâu
bấc thấm.

Phần kết luận trình bày tóm tắt những nội dung đã học và làm được, kết luận và kiến
nghị rút ra từ luận văn, cùng với những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Chương 1 trình bày tổng quan các kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đầu tiên
học viên tóm tắt các khái niệm liên quan đến phương pháp cố kết hút chân không.
Tiếp theo, học viên tổng quan các phương pháp tính toán truyền thống. Sau cùng, học
viên tổng quan các nghiên cứu giải quyết bài toán cố kết chân không bằng phương
pháp số.

1.1. PHƯƠNG PHÁP CỐ KẾT HÚT CHÂN KHÔNG

1.1.1. Các khái niệm

a) Gia tải trước, gia tải đắp và gia tải chân không

Hình 1.1. Hệ thống xử lý gia tải đắp

Gia tải trước là việc tác dụng một tải trọng đáng kể lên nền đất và gây lún trước khi
nền đất chịu tải trọng của công trình xây dựng. Tải trọng tác dụng này thường bằng
hoặc lớn hơn tải trọng thiết kế của công trình. Mục đích của việc gia tải trước là làm
cho nền đất lún ổn định trước khi xây dựng công trình để sau khi dỡ tải, xây dựng và

6
vận hành công trình thì độ lún của nền đất nằm trong giới hạn cho phép, từ đó đảm
bảo sự làm việc ổn định và lâu dài của công trình.

Có hai hình thức gia tải trước là gia tải đắp và gia tải chân không. Gia tải đắp là việc
tác dụng tải trọng lên bề mặt nền đất bằng cách đắp vật liệu (xem Hình 1.1). Gia tải
chân không là việc tác dụng tải trọng lên trên bề mặt nền đất và đồng thời vào sâu
trong đất thông qua các đường thấm đứng bằng cách tác dụng áp lực chân không lên
bề mặt nền đất. (xem Hình 1.2).

Hình 1.2. Hệ thống xử lý kết hợp gia tải đắp và gia tải chân không

Về mặt bản chất, cả hai hình thức gia tải đều đưa nước lỗ trong trong đất thoát ra bên
ngoài nền đất nhưng theo hai cơ chế khác nhau. Gia tải đắp theo cơ chế nén ép và gia
tải chân không theo cơ chế hút. Bên cạnh đó, mỗi hình thức gia tải đều có những ưu
điểm và nhược điểm riêng được liệt kê như sau:

7
Gia tải đắp Gia tải chân không

- Công nghệ và hệ thống xử lý - Các hạt đất chịu tác động co cụm
đơn giản, chỉ cần thi công lớp cát lại với nhau, biến dạng đều và
đắp trên bề mặt đất yếu đảm bảo đồng thời theo nhiều phương, do
chiều cao trong thời gian yêu cầu vậy cường độ chống cắt của đất gia
tăng trong quá trình xử lý và nền
- Không cần lắp đặt các hệ thống
đất trở nên ổn định hơn
Ưu điểm quan trắc phức tạp như đối với hệ
thống quan trắc gia tải chân - Không đòi hỏi số lượng lớn nhân
không công và máy móc vận chuyển

- Tải chân không đạt độ lớn thiết


kế gần như tức thì, do đó rút ngắn
được thời gian xử lý

- Đòi hỏi khối lượng nhân công Công nghệ thi công, hệ thống xử lý
và máy móc lớn để vận chuyển và quan trắc phức tạp, trong đó có
vật liệu đắp lên bên trên về mặt thể kể đến như việc lắp đặt hệ ống
lớp đất yếu thoát nước ngang và màng kín khí,
việc thi công và vận hành hệ thống
- Gia tải đắp làm cho nền đất bị
Nhược máy bơm chân không, việc đảm
nén ép và biến dạng ngang lớn
điểm bảo và duy trì áp lực chân không,
dẫn đến dễ gây mất ổn định và
v.v. Quá trình thi công và giám sát
phá hoại nền đất
không chặt chẽ có thể dẫn đến việc
- Tải trọng đắp cần phải mất thời rò rỉ áp lực chân không ra khỏi hệ
gian dài để đạt đến độ lớn thiết kế, thống làm giảm hiệu quả xử lý
do đó kéo dài thời gian xử lý

Với những ưu nhược điểm có xu hướng đối lập của hai hình thức gia tải này, việc kết
hợp chúng được xem như một giải pháp lý tưởng cho phương pháp gia tải trước trong
xử lý nền đất yếu.

8
b) Đường thấm đứng, giếng cát, tấm cứng và bấc thấm

Hiện nay, phương pháp gia tải trước trong xử lý nền đất yếu thường được kết hợp với
các đường thấm đứng (xem Hình 1.1 và Hình 1.2). Nếu không có các đường thấm
đứng thì nước trong đất chỉ thoát theo phương đứng. Khi đó, chiều dài đường thoát
nước lớn làm cho quá trình thoát nước và cố kết của đất diễn ra chậm. Nếu các đường
thấm đứng được bố trí trong đất thì phương thấm chủ đạo trong đất là phương ngang
với chiều dài đường thấm của nước được rút ngắn đáng kể, dẫn đến quá trình thoát
nước và cố kết của đất diễn ra nhanh hơn.

Cho đến hiện nay, có ba loại đường thấm đứng đã được nghiên cứu và vận dụng là
giếng cát, tấm cứng và bấc thấm (xem các Hình 1.3, Hình 1.4 và Hình 1.5). Trong đó
giếng cát và tấm cứng gần như không còn được sử dụng.

Hình 1.3. Giếng cát

9
Hình 1.4. Tấm cứng

Hình 1.5. Bấc thấm (PVD)

Hiện nay, bấc thấm có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau với cấu tạo cơ bản
gồm phần lõi nhựa với các rãnh thoát nước và phần vải lọc để giữ cho đất không lọt
vào bên trong phần lõi (xem Hình 1.5). Bấc thấm có khả năng chịu các lực kéo xé và
mài mòn nhất định trong quá trình thi công và cô kết của đất để đảm bảo thoát nước
hiệu quả. Kích thước phổ biến nhất của bấc thấm là 100 mm × 3.5 mm và 100 mm ×
5 mm.

10
c) Sự xáo trộn đất do thi công cắm bấc thấm

Để có thể đưa bấc thấm vào sâu trong nền đất, bấc thấm được đặt vào bên trong kiếm
cắm cứng và rỗng, sau đó dùng lực nén ép (tĩnh hoặc động) để đưa bấc thấm đến cao
độ thiết kế, sau đó kiếm cắm được rút ra và để lại bấc thấm trong nền đất. Việc thi
công như vậy không tránh khỏi ảnh hưởng trực tiếp của kiếm cắm làm cho đất nền
xung quanh bị xáo trộn. Sự xáo trộn này làm giảm khả năng thấm của đất trong một
phạm vi nhất định (gọi là vùng xáo trộn), từ đó làm giảm hiệu quả xử lý. Do đó, nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện để xác định phạm vi và mức độ xáo trộn của vùng này.
Phạm vi xáo trộn được thể hiện qua đường kính vùng chịu ảnh hưởng xáo trộn (d s ) .

Mức độ xáo trộn được thể hiện qua tỷ số k h / k s giữa hệ số thấm của vùng không xáo
trộn và vùng bị xáo trộn trong đất.

 Phạm vi vùng xáo trộn

Đường kính vùng xáo trộn ds có thể xác định từ đường kính tương đương của kiếm

cắm d m theo đề xuất của Jamiolkowski (1981) và Hansbo (1987) như sau:

d s  2  3d m (1.1)

Với kiếm cắm hình chữ nhật, đường kính tương đương của kiếm cắm được xác định
như sau:

4 Am 4wt
dm   (1.2)
 

Trong đó Am , w và t lần lượt là diện tích, chiều rộng và chiều dày của kiếm cắm

Đường kính vùng xáo trộn cũng có thể xác định theo TCVN 9355:2012 [4] như sau:

11
d s  2  3d w (1.3)

Trong đó, d w là đường kính tương đương của bấc thấm với công thức chuyển đổi
được trình bày ở Chương 2.

 Mức độ xáo trộn

Tỷ số k h / k s đại diện cho mức độ xáo trộn của đất do cắm bấc và là thông số khó có
thể xác định chính xác. Có ba cách để xác định tỷ số này như sau:

- Cách 1: Xác định theo đề xuất của Hansbo (1987) và TCVN 9355:2012 [4] với
k h / k s  k h / k v . Trong đó, k h / k v là tỷ số giữa hệ số thấm ngang và hệ số thấm đứng

của đất khi chưa xử lý. Cách này mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng không cho
kết quả chính xác.

- Cách 2: Xác định bằng cách xây dựng mô hình PTHH và thử dần các giá trị k h / k s
cho đến khi kết quả mô phỏng sát với kết quả quan trắc nhất. Đây là cách xác định
cho kết quả chính xác nhất.

- Cách 3: Xác định bằng thí nghiệm cố kết trong phòng thí nghiệm. Cách làm này có
cơ sở rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện thí nghiệm cố kết là khá phức tạp, trong khi
khó có thể tái hiện chính xác quá trình cố kết của đất tại hiện trường. Tỷ số k h / k v xác
định từ thí nghiệm thường phải điều chỉnh lại cho phù hợp, nên cách làm này chỉ cho
kết quả tương đối chính xác.

d) Sự cản trở dòng chảy vả khả năng thoát nước của bấc thấm

Trong công tác thiết kế hệ thống HCK cũng như theo các số liệu cung cấp bởi nhà
sản xuất, bấc thấm thường được cho là lý tưởng với dòng chảy của nước bên trong
bấc thấm hoàn toàn không bị cản trở (chảy tự do). Tuy nhiên tại hiện trường, bấc
thấm luôn phải chịu các tác động làm dòng chảy bên trong bấc thấm bị cản trở và dẫn
đến sự suy giảm khả năng thoát nước của bấc thấm. Các tác động điển hình có thể kể

12
đến như sự nén ép của đất tác dụng lên bấc thấm, các phần tử đất hạt mịn bị lọt vào
bên trong lõi bấc thấm, v.v.

Thông số đại diện cho sự cản trở dòng chảy bên trong bấc thấm là khả năng thoát
nước của bấc thấm, q w (m3/năm). Theo Holtz (1988), khi khả năng thoát nước ban
đầu của bấc thấm lớn hơn 100-150 m3/năm thì sự suy giảm khả năng thoát nước của
bấc thấm không ảnh hưởng đáng kể đến quá trình cố kết. Tuy nhiên, theo Holtz
(1991), khi bấc thấm chịu các tác động cơ học lớn (điển hình là áp lực ngang của đất)
thì khả năng thoát nước q w có thể giảm xuống đến 25 (m3/năm).

1.1.2. Hệ thống xử lý và quy trình thi công

Hình 1.6 là sơ đồ minh họa một hệ thống xử lý HCK điển hình theo J. Chu et al. [5].

Hình 1.6. Bố trí hệ thống xử lý HCK theo J. Chu et al. [5]

13
1-bấc thấm, 2-ống lọc, 3-đá gia cố, 4-cửa xả nước, 5-van khóa, 6-đồng hồ đo áp, 7-
bơm phụt, 8-đồng hồ cân trục, 9-mương, 10-ống ngang, 11-màng kín khí

Quy trình thi công của hệ thống xử lý trên có thể tóm tắt như sau:

1. Đắp lớp cát đệm lên trên bề mặt nền đất yếu để tạo mặt bằng thi công.

2. Thi công cắm bấc thấm vào trong đất bằng kiếm cắm đến cao độ thiết kế.

3. Lắp đặt các ống thoát nước ngang, các máy bơm chân không, đồng thời kết nối
chúng với các bấc thấm thành một hệ thống kín và liên tục.

4. Đào các rãnh biên quanh khu vực xử lý đến độ sâu yêu cầu trước khi thi công lắp
đặt lớp màng kín khí.

5. Thi công lắp đặt lớp màng kín khí bao trùm toàn bộ khu vực xử lý và đảm bảo kín
khí tại vị trí tiếp giáp với các rãnh biên (lấp đầy bởi dung dịch bentonite).

6. Sau khi hệ thống xử lý đã đảm bảo tính liên tục và kín khí, khởi động các máy bơm
chân không để bắt đầu quá trình gia tải chân không.

14
1.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRUYỀN THỐNG

1.2.1. Lời giải của Barron (1948)

Hình 1.7. (a) Hệ đường thấm đứng, và (b) Khối đất đơn vị (unit cell)

Để có thể giải bài toán cố kết ngang hướng tâm của đất về đường thấm đứng, Barron
(1948) xây dựng các công thức tính toán trên cơ sở bài toán cố kết của một khối đất
đơn vị (hay còn gọi là unit cell). Khối đất đơn vị là một khối đất hình trụ tròn được
bố trí bấc thấm tại trục đối xứng. Đường kính của khối đất được xác định bằng phạm
vi đường kính ảnh hưởng thoát nước của bấc thấm tại hiện trường với giả thiết rằng
quá trình cố kết của khối đất đại diện cho quá trình cố kết của nền đất.

Hình 1.7 (a) là một hệ gồm nhiều đường thấm đứng nằm trong đất, và Hình 1.7 (b)
là một unit cell sau khi được tách ra khỏi hệ này với chiều cao h , đường kính của
đường thấm đứng d w và đường kính vùng ảnh hưởng thoát nước de . Vùng ảnh hưởng
thoát nước là phạm vi của nền đất mà trong đó nước lỗ rỗng thoát về đường thấm
đứng của unit cell.

15
Đường kính vùng ảnh hưởng thoát nước de được xác định dựa trên khoảng cách và
hình thức bố trí bấc thấm như sau:

d e  1.13S (1.4)

(đối với các đường thấm đứng bố trí theo lưới ô vuông)

d e  1.05S (1.5)

(đối với các đường thấm đứng bố trí theo lưới tam giác)

Để có thể xây dựng lý thuyết và công thức tính toán cho unit cell, Barron (1948) thực
hiện chuyển đổi unit cell về mô hình 2D-ĐXT tương đương theo như hình sau:

Hình 1.8. Mô hình unit cell 2D-ĐXT đề xuất bởi Barron (1948)

Lời giải của Barron (1948) được thực hiện với giả thiết rằng độ lún của tất cả các
điểm trên bề mặt tác dụng lực là như nhau, đồng thời bỏ qua sự xáo trộn đất do thi
công đường thấm đứng và sự cản trở dòng chảy trong đường thấm đứng. Độ cố kết
theo phương ngang của unit cell được xác định theo công thức sau:

16
 8Th  n2 3n 2 1
U h  1  exp  ; F (n)  2 ln(n)  (1.6)
 F ( n)  n 1 4n 2

Trong đó Th là tham số thời gian cố kết ngang, F (n) là hệ số xét đến ảnh hưởng của
khoảng cách bấc thấm, và n là tỷ số đại diện cho khoảng cách bấc thấm.

Lời giải của Barron (1948) được xây dựng trên cơ sở đường thấm đứng có tiết diện
mặt cắt hình tròn. Để có thể áp dụng lời giải này cho bấc thấm có tiết diện mặt cắt
hình chữ nhật cần phải quy đổi tương đương theo một trong các công thức sau:

2( a  b ) ab
dw  hoặc rw  theo Hansbo (1981) (1.7)
 

ab
dw  theo Rixner (1986) (1.8)
2

Trong đó a và b lần lượt là bề rộng và chiều dày của bấc thấm:

1.2.2. Lời giải mở rộng của Hansbo (1981)

Hansbo (1981) mở rộng lời giải của Barron (1948) có xét đến sự xáo trộn đất quanh
bấc thấm và sự cản trở dòng chảy trong bấc thấm với công thức xác định độ cố kết
ngang hướng tâm như sau:

U h  1  exp 8Th /  s  ;  s  Fn  Fs  Fr (1.9)

Fn  ln n  0.75 ; Fs  (k h / k s  1) ln s (1.10)

F r  2 k h l 2 /( 3q w ) (trường hợp thấm đứng một phương) (1.11)

Trong đó s là hệ số xét đến các yếu tố ảnh hưởng; Fn là hệ số xét đến khoảng cách

bấc thấm, Fs là hệ số xét đến sự xáo trộn đất trong bấc thấm; và Fr là hệ số xét đến

sự cản trở dòng chảy trong bấc thấm. Nếu Fr / Fn  0.05 (theo Rixner, 1986) hoặc

q w  100  150 m3/năm (theo Holtz,1991) thì có thể bỏ qua Fr .

17
1.2.3. Lời giải mở rộng kết hợp thấm đứng của Carrilo (1942)

Các lời giải của Barron (1948) và Hansbo (1981) chỉ xét đến cố kết hướng tâm theo
phương ngang và bỏ qua cố kết theo phương đứng. Với sự hiện diện của các đường
thấm đứng thì phương thấm chủ đạo của nước trong đất là phương ngang, tuy nhiên
nước vẫn thấm một phần theo phương đứng. Để có thể xét đến đồng thời cố kết theo
cả hai phương ngang và đứng, Carrilo (1942) đề xuất công thức xác định độ cố kết
tổng thể theo cả hai phương của đất như sau:

U  1  (1  U h )(1  U v ) (1.12)

Trong đó U h là độ cố kết theo phương ngang và U v là độ cố kết theo phương đứng.

1.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHẦN TỬ HỮU HẠN

1.3.1. Lý thuyết tính toán

Hình 1.9. Mô hình cố kết ba chiều với đường thấm đứng (PVD)

Phương pháp tính toán PTHH cho cố kết của đất lần đầu tiên được đề xuất bởi Biot
(1941) và được xây dựng trên cơ sở lý thuyết cố kết của Terzaghi (1925). Ngay sau
khi được đưa vào vận dụng vài năm sau đó, phương pháp tính toán này đã cho thấy
khả năng xét đến những hiện tượng phức tạp như điều kiện tải trọng thay đổi theo
thời gian, điều kiện đất bất đẳng hướng hay bất đồng nhất, v..v Tuy nhiên, vào thời

18
gian này, khi chưa có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ máy tính, việc tính toán theo
phương pháp này vẫn là một hạn chế lớn.

Cho đến hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính, việc tính toán
theo phương pháp PTHH không còn là vấn đề khó. Lý thuyết cố kết của Biot (1941)
ngày càng được phát triển và mở rộng với khả năng giải quyết nhiều bài toán cố kết
phức tạp. Đối với bài toán cố kết HCK, phương pháp này đã cho thấy khả năng tính
toán xét đến các hiện tượng mà phương pháp tính toán truyền thống không thể thực
hiện được, có thể kể đến như: tải trọng tác dụng thay đổi phức tạp theo thời gian, tải
trọng tác dụng không đồng đều trên bề mặt tác dụng, khả năng thấm bất đẳng hướng
của đất, sự suy giảm khả năng thấm của đất theo thời gian, sự làm việc đồng thời của
các đường thấm đứng trong không gian, .v.v. Phương pháp PTHH trong tính toán cố
kết của đất ngày càng được áp dụng rộng rãi, và trong tương lai có khả năng sẽ thay
thế hoàn toàn phương pháp tính toán truyền thống.

1.3.2. Phương pháp giải

Dựa trên lý thuyết cố kết của Biot (1941) và các cải tiến sau đó, ABAQUS giải bài
toán cố kết của đất theo hai phương trình chủ đạo sau (luận văn chỉ dừng lại mở mức
độ giới thiệu công thức):

Phương trình cân bằng: K MN c  N  L MP c u P  P M  I M (1.13)

T
 
Phương trình dòng chảy: Bˆ MQ v M  Hˆ QO u P  Q Q (1.14)

Hai phương trình này được ABAQUS giải theo các quãng thời gian tính (gọi là các
Increment). Thông thường, giá trị Increment đầu tiên sẽ do người dùng thiết lập, và
giá trị sau đó sẽ do ABAQUS tự động lựa chọn nằm trọng phạm vi giá trị tối thiểu và
giá trị tối đa mà người dùng thiết lập. Với chế độ tự động này, nếu kết tính toán là
phân kỳ (tính toán thất bại), thì ABAQUS sẽ điều chỉnh giá trị của Increment cho đến
khi kết quả tính toán là hội tụ (thành công). Sau đó, ABAQUS tiếp tục lấy kết quả
tính toán tại cuối Increment này để tính toán cho Increment tiếp theo. Tuy nhiên, nếu

19
các giá trị điều chỉnh tự động của Increment vẫn không thể cho kết quả hội tụ, thì
ABAQUS sẽ báo lỗi. Khi này, cần đến sự can thiệp của người dùng về thuật toán
hoặc điều chỉnh lại các khai báo mô hình.

1.3.3. Mô hình vật liệu

a) Mô hình đàn hồi cho đất rời

Hình 1.10. Các biểu đồ ứng xử của mô hình Elastic

ABAQUS có ba loại mô hình đàn hồi tuyến tính cơ bản sau: đàn hồi đẳng hướng
(isotropic), đàn hồi bất đẳng hướng một phần (orthotropic), và đàn hồi bất đẳng hướng
toàn phần (anisotropic). Mô hình đàn hồi tuyến tính đẳng hướng (isotropic) là mô
hình đàn hồi tuyến tính đơn giản nhất và được sử dụng nhiều nhất với các thông số
khai báo trong ABAQUS như sau:

1. Mô-đun đàn hồi: Mô-đun đàn hồi đại diện cho độ cứng của đất và là tỷ số giữa ứng
suất và biến dạng (xem Hình 1.10). Phụ thuộc vào phương pháp đo ứng suất và biến
dạng mà mô-đun đàn hồi của đất được chia làm ba loại như sau:

- Mô-đun Young E : Mô tả xu hướng biến dạng của vật thể theo phương trùng với
phương của lực tác dụng. Mô-đun Young được xác định bởi ứng suất kéo nén chia
cho biến dạng kéo nén và thường được gọi đơn giản là mô-đun đàn hồi.

20
- Mô-đun cắt G (hay  ): Mô tả xu hướng biến dạng của vật thể theo phương vuông
góc với lực tác dụng. Mô đun cắt được xác định bởi ứng suất cắt chia cho biến dạng
cắt.

- Mô-đun khối K : Mô tả xu hướng biến dạng đồng thời theo các phương của vật thể
dưới các lực tác dụng. Mô đun khối được xác định bởi ứng suất khối chia cho biến
dạng khối. Mô-đun khối thực chất là dạng mở rộng của mô-đun Young cho không
gian ba chiều.

2. Hệ số Poisson  : là giá trị âm của tỷ số giữa biến dạng cắt và biến dạng dọc trục.
Hệ số Poisson đại diện cho hiệu ứng Posson, là hiệu ứng mà vật liệu có xu hướng co
giãn theo phương vuông góc với lực tác dụng. Đối với hầu hết vật liệu 0    0 . 5 .

Mô đun đàn hồi và hệ số Poisson của một số loại đất theo Braja M. Das và Khaled
Sobhan [6]:

Bảng 1.1. Mô đun đàn hồi và hệ số Poisson của một số loại đất [6]

Loại đất Mô-đun Young, E (kPa) Hệ số Poisson, 

Sét yếu 1,800-3,500 0.15-0.25

Sét cứng 6,000-14,000 0.20-0.50

Cát rời 10,000-28,000 0.20-0.40

Cát chặt 35,000-70,000 0.30-0.45

b) Mô hình Cam Clay và Cam Clay cải tiến

Mô hình Cam clay có mặt dẻo hình giọt nước và mặt trạng thái tới hạn hình nón (xem
Hình 1.11).

Mô hình Cam clay cải tiến có mặt dẻo hình khối ê-líp tròn xoay và mặt trạng thái tới
hạn hình nón (xem Hình 1.12)

21
Hình 1.11. Mặt dẻo và mặt trạng thái tới hạn của mô hình Cam clay trong không
gian p'q và không gian ứng suất chính.

Hình 1.12. Mặt dẻo và mặt trạng thái tới hạn của mô hình Cam clay cải tiến
trong không gian p'q và không gian ứng suất chính.

Đối với mô hình Cam clay và Cam clay cải tiến, ứng xử của đất được mô tả qua các
thông số sau (xem Hình 1.13):

1.  - Độ dốc của đường cố kết thường trong biểu đồ v  ln p ' :   C c / ln 10

22
2.  - Độ dốc của đường quá cố kết trong biểu đồ v  ln p ' :   C s / ln 10

3. M - Độ dốc của đường trạng thái giới hạn trong không gian p' / q

4.  - Hệ số Poisson

5. e0 - Hệ số rỗng ban đầu của đất

Hình 1.13. Các thông số của mô hình Cam clay cải tiến trong không gian p / q' và
các đồ thị ứng xử v / ln p'

23
c) Mô hình Compressive Clay Hardening, Tensile Clay Hardening và
Softening Regularization

Hình 1.14. Mặt dẻo và mặt trạng thái tới hạn của mô hình Clay Hardening và
Softening Regularization trong không gian p'q và không gian ứng suất chính.

Mô hình Compressive Clay Hardening, Tensile Clay Hardening và Softening


Regularization có mặt dẻo hình khối ê-líp tròn xoay (với các xu hướng thay đổi kích
thước mặt dẻo khác nhau) và mặt trạng thái tới hạn hình nón (xem Hình 1.14). Mỗi
mô hình ứng xử có sự thay đổi kích thước mặt dẻo diễn ra theo các xu hướng ứng xử
khác nhau như sau: xu hướng nén (compression) nằm phía bên phải trục đối xứng, xu
hướng kéo (tensile) nằm phía bên trái trục đối xứng, xu hướng hóa cứng (hardening)
với sự gia tăng kích thước của mặt dẻo, và xu hướng hóa mềm (softening) với sự suy
giảm kích thước mặt dẻo (xem Hình 1.14 a).

1.3.4. Phần tử mô phỏng

a) Ký hiệu phần tử

Loại phần tử trong ABAQUS được ký hiệu như sau:

24
Hình 1.15. Ký hiệu loại phần tử trong ABAQUS

b) Nhóm phần tử

Mặc dù đất được cấu tạo bởi các pha rắn-lỏng-khí nhưng theo phương pháp tính toán
PTHH áp dụng cho bài toán cố kết, vật liệu đất được mô phỏng bởi các các phần tử
rắn liên tục (continuum solid elements với chữ C đầu tiên trong ký hiệu loại phần tử).

c) Loại phần tử

Trong ABQUS, các loại phần tử thường được sử dụng để mô phỏng quá trình cố kết
của đất bao gồm:

1. Phần tử 3D (xem Hình 1.16): C3D4RP (khối tứ diện 4 nút), C3D10RP (khối tứ
diện 8 nút), C3D8RP (khối hộp 8 nút) và C3D20RP (khối hộp 20 nút).

25
Khối tứ diện 4 nút Khối tứ diện 10 nút

Khối hộp 8 nút Khối hộp 20 nút

Hình 1.16. Các loại phần tử cho bài toán cố kết 3D

2. Phần tử 2D-ĐXT (xem Hình 1.17): CAX3RP (tam giác 3 nút), CAX6RP (tam giác
6 nút), CAX4RP (tứ giác 4 nút) và CAX8RP (từ giác 8 nút).

3. Phần tử 2D-BDP (xem Hình 1.17): CPE3RP (tam giác 3 nút), CPE6RP (tam giác
6 nút), CPE4RP (tứ giác 4 nút) và CAX8RP (từ giác 8 nút).

Tam giác Tam giác Tứ giác Tứ giác


3 nút 6 nút 4 nút 8 nút
Hình 1.17. Các loại phần tử đất cho bài toán cố kết 2D-ĐXT và 2D-BDP

1.3.5. Mô hình phần tử hữu hạn

Sau đây là tổng quan về một số mô hình PTHH bài toán cố kết HCK đã được xây
dựng bằng phần mềm ABAQUS và được đăng trên các tạp chí quốc tế. Các kết quả
phân tích từ các mô hình này cho thấy khả năng mô phỏng đa dạng của ABAQUS
đối với các bài toán cố kết HCK, phục vụ hiệu quả cho việc phân tích ứng xử của đất
và khảo sát ảnh hưởng của các tham số mô hình.

26
Mô hình 2D đối xứng trục của Saowapakpiboon et al. [1]
Thí nghiệm cố kết HCK sét yếu khu vực Sân bay Quốc tế Bangkok

2. Đặc trưng vật liệu:


-Mô hình đất bão hòa: Cam clay cải
tiến, pc  50kPa

3. Phần tử và lưới phần tử:


-Phần tử CAX8RP
-Càng gần đường thấm lưới phần tử
càng mịn

4. Điều kiện biên:


-Biên trái & phải cố định phương x
-Biên dưới cố định phương x , y
-Biên trên thoát nước tự do
*Các hiện tượng mô phỏng:
-Xáo trộn đất do cắm bấc 5. Tải trọng và thời gian tác dụng:
-ALHCK không đổi -Tải đắp 50 kPa tức thì lên biên trên
trong 40 ngày
1. Đặc trưng hình học: -Áp lực CK 50kPa tác dụng tức thì lên
-Khối đất hình trụ tròn De  0.225m , biên trên trong 40 ngày
H  0 .7 m

-Giếng thấm d w  ( a  b ) / 2 6. Phân tích kết quả

-Vùng xáo trộn d s / d m  2 Độ lún, độ ẩm, cường độ chống cắt và


ALNLR.

27
Mô hình 2D biến dạng phẳng của Indraratna et al. [7]
Thí nghiệm cố kết HCK sét yếu Moruya (Bangkok, Thái Lan)

-Mô hình đất bão hòa: Cam clay cải tiến,


pc  20kPa ,   18.1 kN / m 3

-Mô hình đất không bão hòa: đàn hồi


tuyến tính, E  1MPa ,   0 . 25 .
3. Phần tử và lưới phần tử:
-Phần tử CPE8RP
-Càng gần đường thấm lưới phần tử càng
mịn
4. Điều kiện biên:
-Biên trái & phải cố định phương x
*Các hiện tượng mô phỏng:
-Biên dưới cố định phương x , y
-Xáo trộn đất do cắm bấc
-Biên trái thoát nước tự do
-Đất không bão hòa tại biên đường
5. Tải trọng và thời gian tác dụng:
thấm với đất
-Tải đắp 100 kPa theo 2 giai đoạn lên biên
-ALHCK thay đổi theo chiều sâu bấc
trên trong 28 ngày
thấm và theo thời gian xử lý
-Áp lực CK 100kPa tác dụng lên biên trên
1. Đặc trưng hình học:
và giảm dần theo thời gian
-1/2 khối đất 0.45×0.95m
-Áp lực CK phân bố tuyến tính tác dụng
-Vùng không bão hòa: ru  30mm
lên bấc thấm và giảm dần theo thời gian.
-Vùng xáo trộn: rs / rw  4 6. Phân tích kết quả
-Bỏ qua kích thước bấc thấm Độ lún, độ bão hòa, ALHCK và ALNLR.
2. Đặc trưng vật liệu:
-Hệ số thấm chuyển đổi:

28
Mô hình 2D biến dạng phẳng của Indraratna et al. [7]
Dự án xử lý HCK khu vực Sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan

-Mô hình đất bão hòa: Cam clay cải


tiến
-Mô hình đất không bão hòa: đàn hồi
tuyến tính E  1MPa ,   0 . 25 .
*Các hiện tượng mô phỏng:
3. Phần tử và lưới phần tử:
-Xáo trộn đất do cắm bấc
-Phần tử CPE8RP
-Đất không bão hòa tại biên đường thấm
-Vùng cắm bấc chia lưới mịn hơn
-Áp lực HCK thay đổi theo chiều sâu bấc
vùng không cắm bấc
thấm và theo thời gian
4. Điều kiện biên:
1. Đặc trưng hình học:
-Biên trái & phải cố định phương x
-1/2 nền đắp kích thước 40m × 40m
-Biên dưới cố định phương x , y
-Lớp 1: lớp phong hóa dày 2m
-Biên trên thoát nước tự do
-Lớp 2: lớp sét rất yếu dày 6.5m
5. Tải trọng và thời gian tác dụng:
-Lớp 3: lớp sét yếu dày 2m
-Đắp 3 giai đoạn đến độ cao 2.5m
-Lớp 4: lớp sét nửa cứng dày 2.5m
trong 85 ngày
-Lớp 5: lớp sét cứng đến rất cứng
-Áp lực CK 60kPa tác dụng lên biên
-PVD bố trí lưới tam giác khoảng cách
trên và giảm dần theo thời gian
S  1m , sâu 15m
-Áp lực CK phân bố tuyến tính tác
-Vùng xáo trộn: rs / rw  4
dụng lên bấc thấm và giảm dần theo
-Giếng thấm d w  ( a  b ) / 2
thời gian.
2. Đặc trưng vật liệu:
6. Phân tích kết quả
-Hệ số thấm chuyển đổi:
Độ lún, chuyển vị ngang, độ bão hòa,
ALHCK và ALNLR.

29
2 mô hình 2D biến dạng phẳng của Rujikiatkamjorn et al. [8]
Khu 3-Dự án xử lý HCK cảng Tianjin, Trung Quốc

2. Đặc trưng vật liệu


-Hệ số thấm chuyển đổi

-Nền đắp: sét bùn,   17kN / m3


-Nền đất: Cam clay cải tiến
*Các hiện tượng mô phỏng:
3. Phần tử và lưới phần tử:
-Sự xáo trộn đất do cắm bấc
-18,400 phần tử C2D8RP
-ALHCK không đổi theo không gian và
4. Điều kiện biên:
thời gian
-Biên trái và biên phải cố định chuyển
1. Đặc trưng hình học:
vị ngang
-Nền đắp kích thước 27.9m×50m
-Biên dưới cố định chuyển vị theo tất
-Lớp 1: sét phù sa biển dày 3.5m
cả các phương
-Lớp 2: sét bùn dày 5m
-Biên phải và biên dưới không thoát
-Lớp 3: sét bùn yếu dày 7.5m
nước
-Lớp 4: sét bùn chặt dày 4m
5. Tải trọng và thời gian tác dụng:
-Mực nước ngầm trùng mặt đất
-Tải CK 80kPa tác dụng lên biên dọc
-Giếng thấm d w  ( a  b ) / 2
theo chiều dài các đường thấm trong
-Vùng xáo trộn: tiết diện As  2 Am , kích
180 ngày
thước 2bs  200mm
-Sau khi gia tải CK 30 ngày thì gia tải
-Vùng ảnh hưởng: Dd  S  1m đắp 60kPa đến ngày thứ 1180
: 6. Phân tích kết quả
Độ lún, ALNLR, chuyển vị ngang

30
CHƯƠNG 2: MÔ PHỎNG ỨNG XỬ CỐ KẾT CỦA NỀN ĐẤT
XỬ LÝ BẰNG GIẾNG THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG

Chương 2 trình bày phương pháp mô phỏng ứng xử cố kết của nền đường được xử lý
bằng giếng thấm, gia tải kết hợp với hút chân không. Ứng xử của hệ được mô phỏng
qua 5 giai đoạn: (1) giai đoạn cân bằng địa tĩnh, (2) giai đoạn thi công đệm cát, (3)
giai đoạn hút chân không, (4) giai đoạn đắp gia tải và (5) giai đoạn cố kết của nền
đất. Học viên đã sử dụng phần mềm Abaqus để trợ giúp quá trình mô phỏng. Cách
xử lý các khía cạnh phức tạp khi xây dựng mô hình được trình bày chi tiết trong
chương này, như: hình dạng, kích thước mô hình; loại phần tử hữu hạn phù hợp cho
bài toán cố kết; mô hình vật liệu cho các lớp đất, bấc thấm và màng kín khí.

Để kiểm chứng phương pháp mô phỏng, học viên đã mô phỏng lại thí nghiệm của
nhóm nghiên cứu Saowapakpiboon (công bố trên tạp chí Geotextiles and
Geomembranes của nhà xuất bản Elsevier năm 2011). Học viên so sánh kết quả mô
phỏng với kết quả của nhóm Saowapakpiboon để kiểm chứng độ tin cậy của phương
pháp mô phỏng.

31
2.1. PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

2.1.1. Chuyển đổi về mô hình 2D biến dạng phẳng

Trong bài toán cố kết với đường thấm đứng (có hoặc không có HCK), dòng thấm của
nước về bấc thấm là dòng thấm ngang hướng tâm đối xứng trục. Để có thể xây dựng
mô hình PTHH 2D-BDP cho bài toán cố kết HCK với dòng thấm ngang đơn thuần,
cần phải thực hiện một số chuyển đổi tương đương sao cho độ cố kết ngang của đất
theo thời gian là không đổi.

Một số phương pháp chuyển đổi tương đương đã được đề xuất như: Hird et al. [9],
Indraratna et al. [10], Indraratna et al. [11], Indraratna et al. [8], v.v. Việc chuyển đổi
được thực hiện dựa trên các lý thuyết unit cell cố kết ngang hướng tâm của Barron
(1948) và Hansbo (1979&1981). Trong số các phương pháp này, phương pháp được
đề xuất bởi Indraratna et al. [8] là phương pháp duy nhất có xét đến tác động của tải
trọng chân không cùng với sự suy giảm áp lực chân không theo thời gian xử lý và
chiều sâu bấc thấm, cũng như ảnh hướng xáo trộn đất do cắm bấc thấm. So với
phương pháp trước đó được đề xuất bởi Indraratna et al. [11] thì Indraratna et al. [8]
có thay đổi và bổ sung một số giả thiết thuận lợi hơn cho việc chuyển đổi mô hình và
việc mô phỏng PTHH, bao gồm: áp lực chân không không đổi ( p ax  p ps ), đường

kính giếng thấm và đường kính vùng xáo trộn của mô hình 2D-ĐXT lần lượt bằng
với chiều rộng giếng thấm và chiều rộng vủng xáo trộn của mô hình 2D-BDP ( d w  bw

và d s  bs ).

Theo Indraratna et al [8], việc chuyển đổi về mô hình 2D-BDP tương đương được
thực hiện như sau:

a) Chuyển đổi các yếu tố hình học

Hình 2.1a biểu diễn mô hình unit cell 2D-ĐXT có bán kính ngoài Re và chiều cao
ban đầu l . Theo Hansbo (1981), đối với dòng chảy đối xứng trục, độ cố kết ngang

32
trung bình U h trên mặt phẳng nằm ngang ở độ sâu z và thời gian t được xác định theo
công thức sau:

 8T 
U h  1  exp  h  (2.1)
  

Trong đó   ln(n / s)  (k h / k h ' ) ln(s)  0.75 , n  R / rw , s  rs / rw , và Th là tham số thời


gian.

Hình 2.1. Unit cell 2D-ĐXT (hình a) và unit cell 2D-BDP tương đương (hình b)

33
Việc chuyển đổi từ mô hình 2D-ĐXT về mô hình 2D-BDP tương đương của
Indraratna et al. (2008) được thực hiện với các giả thiết: R  B , d w  bw và d s  bs
(xem Hình 2.1). Khi này, độ cố kết trung bình của unit cell 2D-BDP được xác định
bởi biểu thức sau:

  8Thp 
U hp  1  exp  (2.2)
  
 p 

Trong đó giá trị của  p xác định như sau:

 k hp 
 p    (  )  (2.3)
 k hp ' 

2 (n  s) 3
 (2.4)
3 n 2 ( n  1)

2(s  1)  1 
 2  n(n  s  1)  (s 2  s  1) (2.5)
n (n  1)  3 

Độ cố kết ngang trung bình của mô hình 2D-ĐXT và 2D-BDP được đảm bảo tương
đương nhau tại thời điểm và trạng thái ứng suất bất kỳ:

U h , ax  U h , p (2.6)

Tỷ số thời gian cố kết ngang giữa mô hình 2D-BDP và mô hình 2D-ĐXT xác định
như sau:

Thp k hp R 2  p
  (2.7)
Th kh B2 

b) Xác định hệ số thấm của mô hình 2D-ĐXT

Hệ số thấm của đất có thể xác định dựa trên mô hình PTHH, thí nghiệm trong phòng
hoặc bằng các công thức tính toán. Mặc dù phương pháp chính xác nhất để xác định

34
hệ số thấm của đất là dựa trên mô hình PTHH, tuy nhiên trong phạm vi luận văn chỉ
trình bày cách xác định hệ số thấm bằng các công thức tính toán theo Terzaghi (1925)
như sau:

Hệ số cố kết theo phương x: c x  k x / mv  w (2.8)

Hệ số cố kết theo phương y: c y  k y / m v  w (2.9)

Hệ số cố kết theo phương z: c z  k z / mv  w (2.10)

Từ các công thức trên xác định được hệ số thấm đứng và hệ số thấm ngang của đất
như sau:

Hệ số thấm đứng: k v  cv mv  w (2.11)

Hệ số thấm ngang: k h  ch mv  w (2.12)

Theo các công thức xác định hệ số thấm ở trên, khi hệ số nén thể tích mv của đất thay
đổi trong quá trình cố kết thì hệ số thấm của đất cũng thay đổi theo.

Trong quá trình cố kết, hệ số nén thể tích mv của đất thay đổi, dẫn đến hệ số thấm

cũng thay đổi theo. Sivakugan [12] đề xuất công thức xác định hệ số nén thể tích mv
thay đổi theo ứng suất hữu hiệu trung bình  'avg (khi hệ số rỗng trong đất thay đổi

trong khoảng e bất kỳ) như sau:

0.434C c
mv  (2.13)
(1  e0 ) ' avg

Trong đó: Cc là chỉ số nén trong giai đoạn cố kết thường và e0 là hệ số rỗng ban đầu.

35
c) Chuyển đổi hệ số thấm về mô hình 2D-BDP

Với giả thiết S  2 B và R  B , Indraratna et al. [11] xây dựng công thức chuyển đổi
hệ số thấm ngang trong và ngoài vùng xáo trộn về mô hình 2D-BDP lần lượt như sau:

k hp ' 
 (2.14)
k hp k hp   n   k h  
ln     ln s  0.75  
kh   s   kh '  

(n  1) 2
k hp 0.67 n 2
 (2.15)
kh ln(n)  0.75

Các ký hiệu trong công thức xem phần Danh mục ký hiệu ở đầu luận văn.

2.1.2. Mô phỏng hình học và lưới phần tử hữu hạn

a) Mô phỏng hình học

Các thành phần hình học cơ bản của mô hình PTHH bài toán cố kết HCK bao gồm:
các lớp đất nền, lớp cát đệm thoát nước, lớp cát đắp, màng kín khí, v.v. Với mô hình
2D-BDP, nếu bài toán là đối xứng trục qua tim đường thì chỉ cần mô phỏng hình học
một nửa bên trái hoặc bên phải của nền đường. Để thuận tiện cho việc quan sát, mô
hình PTHH đối xứng qua tim đường thường được mô phỏng với nửa bên phải của
tim đường.

Hệ tọa độ độ của mô hình 2D-BDP trong ABAQUS là hệ tọa độ Descartes với trục
X nằm ngang và trục Y nằm thẳng đứng (xem Hình 2.2). Để thuận tiện, tim đường
trong mô hình PTHH thường được đặt trùng với trục Y và bề mặt tự nhiên của nền
đất thường được đặt trùng với trục X. Phạm vi theo phương ngang của mô hình
thường lấy ra đến vị trí cách chân mái taluy của nền đắp từ 10-15 m theo Indraratna
et al. [8]. Cũng theo Indraratna et al. [8], nền đất nằm ngoài phạm vi này không còn
chịu ảnh hưởng đáng kể bởi hệ thống HCK.

36
Hình 2.2. Không gian 2D-BDP trong hệ tọa độ Descartes với hai trục X và Y

Trong công tác khảo sát địa chất, nền đất được chia thành các lớp khác nhau phụ
thuộc vào phân loại đất (chẳng hạn như sét yếu, sét cứng, cát chặt, v.v.). Tuy nhiên,
trong phân tích ứng xử của nền đất, việc phân chia như vậy thường không đủ để phân
tích chính xác ứng xử của nền đất vì các thông số đất (chẳng hạn như trọng lượng
riêng, ứng suất tiền cố kết, hệ số rỗng, hệ số thấm, v.v.) thay đổi đáng kể theo chiều
sâu. Do vậy, để có thể phân tích ứng xử cố kết của nền đất cần phải chia nhỏ nền đất
thành các lớp sao cho hợp lý (nếu quá nhiều lớp thì việc khai báo mô hình trở nên
phức tạp, ngược lại nếu quá ít lớp thì việc phân tích ứng xử sẽ không chính xác).

Lớp cát đệm của hệ thống xử lý HCK thường được mô phỏng hình học với chiều dày
từ 0.3 đến 0.5 m và nằm bên trên nền đất. Chiều rộng của bấc thấm, chiều rộng vùng
xáo trộn cũng như khoảng cách giữa các bấc thấm cần được tính toán chính xác trước
khi xây dựng mô hình. Lớp màng kín khí được mô phỏng hình học với chiều dày
chính xác. Lớp cát đắp gia tải (bao gồm mái ta luy đắp) với kích thước chính xác và
nằm bên trên lớp cát đệm.

b) Lưới phần tử hữu hạn

Mô hình PTHH sau khi hoàn chỉnh về mặt hình học cần được phân vùng phần tử phù
hợp trước khi tiến hành chia lưới để đảm bảo lưới PTHH được chia một cách đồng
bộ và hài hòa. Việc chia lưới phần tử phù hợp sẽ thuận lợi cho việc phân tích và tính

37
toán trong ABAQUS. Lưới phần tử không đồng bộ, các phần tử méo mó hoặc dẹp
(chênh lệch lớn giữa chiều dài và chiều rộng) dễ dẫn đến các lỗi tính toán, làm chậm
quá trình tính toán hoặc cho kết quả phân tích không chính xác.

Ngoài yếu tố đồng bộ và hài hòa, mật độ lưới PTHH cũng là một yếu tố quan trọng
quyết định đến độ chính xác trong phân tích mô hình cũng như tốc độ phân tích. Tại
các vị trí trong mô hình có biến dạng lớn cần phải chia lưới phần tử dày hơn để đảm
bảo hiệu quả trong tính toán đồng thời đảm bảo độ chính xác trong phân tích ứng xử
tại các vị trí này. Tuy nhiên, việc chia lưới phần tử quá dày có thể dẫn đến kéo dài
quá trình tính toán một cách không cần thiết.

Đối với mô hình 2D-BDP phân tích ứng xử cố kết của đất, có 4 loại phần tử thường
được dùng là: CPE4P, CPE4RP, CPE8P và CPE8RP. Trong 4 phần tử này thì phần
tử CPE8RP là phần tử được sử dụng phổ biến nhất với 8 nút phân tích trong phần tử
đồng thời giảm bớt số nút liên kết không cần thiết bên trong phần tử.

2.1.3. Mô hình ứng xử vật liệu

a) Mô hình ứng xử của đất rời

ABAQUS có nhiều mô hình phân tích ứng xử của đất rời như đã trình bày trong
Chương 1, trong đó mô hình đàn hồi tuyến tính đẳng hướng được sử dụng phổ biến
nhất với các đặc tính cần khai báo như sau:

1. Đặc tính đàn hồi (Elastic) với 2 thông số là: mô-đun đàn hồi E và hệ số Poisson
.

2. Đặc tính thấm (Permeability) với 3 thông số là: hệ số thấm k , hệ số rỗng e và


trọng lượng riêng nước lỗ rỗng  w .

38
b) Mô hình ứng xử của đất dính

ABAQUS có nhiều mô hình phân tích ứng xử của đất yếu như đã trình bày trong
Chương 1, trong đó mô hình Cam Clay cải tiến là mô hình được sử dụng phổ biến
nhất với các đặc tính cần khai báo như sau:

1. Trọng lượng riêng (Density) có thể khai báo hoặc không phụ thuộc vào cách khai
báo tải trọng bản thân của đất.

2. Ứng xử đàn hồi rỗng (Porous Elastic) với 2 thông số là: mô-đun đàn hồi  và hệ
số Poisson  .

3. Đặc tính thấm (Permeability) với 3 thông số là: hệ số thấm k , hệ số rỗng e và


trọng lượng riêng nước lỗ rỗng  w .

4. Đặc tính của sét dẻo (Clay Plasticity) với 3 thông số là: mô-đun biến dạng dẻo  ,
hệ số đường trạng thái tới hạn M , và kích thước mặt dẻo ban đầu (hay ứng suất tiền
cố kết) pc .

c) Mô hình ứng xử của bấc thấm và vùng xáo trộn

Để đơn giản hóa việc mô phỏng hệ “bấc thấm-đất trong vùng xáo trộn-đất ngoài vùng
xáo trộn” bằng ABAQUS, các nghiên cứu hiện nay đều giả thiết rằng bấc thấm và đất
trong vùng xáo trộn đều có các ứng xử vật liệu tương đồng với đất ngoài vùng xáo
trộn, chỉ khác biệt ở hệ số thấm. Việc giả thiết như vậy đơn giản hóa việc mô phỏng
ứng xử của hệ này đồng thời vẫn đảm bảo được độ chính xác trong trong phân tích
ứng xử của mô hình.

Theo Indraratna et al. [11], khả năng thoát nước của bấc thấm cắm sâu nên lấy bằng
50 m3/năm cho mô hình PTHH. Từ đó có thể xác định được hệ số thấm của bấc thấm
cho mô hình PTHH theo công thức sau:

39
qw
k (2.16)
A

Trong đó qw là khả năng thoát nước của bấc thấm (m/s) và A là tiết diện của bấc
thấm (m2).

d) Mô hình ứng xử của màng kín khí

Tương tự như bấc thấm và vùng xáo trộn, màng kín khí được đơn giản hóa với ứng
xử vật liệu tương đồng với đất xung quanh, chỉ khác ở hệ số thấm bằng 0 (nước không
được phép thấm qua màng kín khí).

2.1.4. Mô phỏng trạng thái cân bằng địa tĩnh

Trạng thái cân bằng địa tĩnh là trạng thái cân bằng ban đầu của nền đất trước khi xử
lý. Việc mô phỏng trạng thái cân bằng địa tĩnh là cơ sở cho việc tính toán cố kết của
ABAQUS . Mô hình đất ở trạng thái này phải đảm bảo sự cân bằng về ngoại lực và
nội lực (ứng suất). Trong ABAQUS, có nhiều phương pháp để mô phỏng trạng thái
cân bằng địa tĩnh của nền đất, trong đó phương pháp cân bằng ứng suất hữu hiệu với
ngoại lực và phương pháp được luận văn lựa chọn nghiên cứu và áp dụng. Phương
pháp này thực hiện như sau:

a) Mô phỏng điều kiện tương tác, điều kiện ban đầu và điều kiện biên

Mô hình cố kết HCK trong ABAQUS có thể gồm một hoặc nhiều thành phần hình
học được ghép lại với nhau tùy thuộc vào độ phức tạp của mô hình và cách phân chia.
Nếu mô hình bao gồm nhiều thành phần riêng biệt thì cần phải thiết lập điều kiện
tương tác giữa các thành phần này với nhau. Điều kiện tương tác thường được sử
dụng trong ABAQUS là tương tác bề mặt với hai đặc trưng cơ bản là tương tác theo
phương song song và tương tác theo phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc giữa hai
thành phần mô hình. Cụ thể hơn, điều kiện tương tác trong bài toán cố kết HCK có
thể bao gồm tương tác bề mặt giữa các lớp nền đất với nhau, giữa nền đất với lớp vật
liệu đắp, giữa đất và lớp màng kín khí, v.v.

40
Các điều kiện ban đầu cơ bản của bài toán cố kết HCK là hệ số rỗng ban đầu và ứng
suất hữu hiệu ban đầu. Tất cả các phần tử đất của mô hình đều phải được khai báo hệ
số rỗng ban đầu và ứng suất hữu hiệu ban đầu. Ứng suất hữu hiệu ban đầu trong mô
hình được khai báo thay đổi tương ứng theo chiều sâu với giá trị âm của ứng suất nén.

Điều kiện biên đặc trưng đối với hầu hết các bài toán cố kết của đất là biên trái và
biên phải cố định chuyển vị theo phương ngang, biên dưới cố định chuyển vị đồng
thời theo cả phương ngang và phương đứng, và biên trên cho phép thoát nước tự do.

b) Mô phỏng điều kiện tải trọng và kiểm tra trạng thái cân bằng địa tĩnh

Để mô hình đất đạt trạng thái cân bằng địa tĩnh, cần phải khai bái tải trọng bản thân
cân bằng với ứng suất hữu hiệu ban đầu. Say khi nền đất đạt trạng thái cân bằng địa
tĩnh cần thiết thì có thể tiến hành các bước gia tải và phân tích cố kết.

2.1.5. Mô phỏng các giai đoạn gia tải và cố kết

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bài toán mà có thể chia làm một hoặc nhiều giai
đoạn gia tải và cố kết. Thông thường, bài toán cố kết HCK có thể chia làm 4 giai đoạn
gia tải và cố kết như sau:

 Giai đoạn thi công lớp cát đệm

Ở giai đoạn này, tải trọng ngoài tác dụng lên nền đất là tải trọng của lớp cát đệm.
Thời gian thi công lớp cát đệm thông thường khoảng 1-2 tháng với chiều dày lớp cát
đệm khoảng 0.3-0.5 m. Về bản chất tác dụng lực, tải trọng của lớp cát đệm tác dụng
lên nền đất tương đương với tải trọng phân bố đều tác dụng lên biên trên của nền đất
và thay đổi theo thời gian.

 Giai đoạn thử chân không

Ở giai đoạn này, áp lực chân không được tác dụng thông qua các ống ngang vào trong
nền đất. Tuy nhiên, việc mô phỏng các ống ngang này đối với mô hình bài toán cố

41
kết HCK là không cần thiết, mà chỉ cần mô phỏng áp lực chân không tác dụng trực
tiếp lên bề mặt lớp cát đệm và dọc theo chiều sâu của PVD. Áp lực chân không ở giai
đoạn này có xu hướng tăng nhanh dần lên đến giá trị tối đa tại bề mặt lớp cát đệm vào
khoảng 80-90 kPa. Tuy nhiên, giá trị áp lực chân không tại cuối PVD và tại cuối giai
đoạn này là nhỏ hơn giá trị tại bề mặt lớp cát đệm do tổn thất áp lực nhất định dọc
theo chiều sâu của PVD. Việc mô phỏng áp lực chân không được thực hiện bằng cách
khai báo ALNLR âm tại bề mặt lớp cát đệm và dọc theo chiều sâu PVD. Sự thay đổi
áp lực chân không cũng như sự suy giảm dọc theo chiều sâu PVD được khai báo bằng
bảng hoặc hàm biến thiên.

 Giai đoạn đắp gia tải

Sau khi áp lực chân không đạt độ lớn ổn định, lớp vật liệu gia tải được đắp lên trên
lớp cát đệm. Lớp vật liệu đắp này thường được mô phỏng với mái taluy (tải trọng
phân bố không đều theo không gian) và đắp theo giai đoạn (tải trọng thay đổi theo
thời gian). Ở giai đoạn này, tải chân không và tải trọng đắp được tác dụng đồng thời
và làm việc phối hợp với nhau làm cho nền đất trở nên ổn định hơn. Biểu đồ đắp gia
tải tại hiện trường khá phức tạp, tuy nhiên điều này có thể mô phỏng bởi bảng biến
thiên tải trọng trong ABAQUS.

 Giai đoạn giữ tải chờ cố kết

Sau khi lớp vật liệu đắp đạt chiều cao yêu cầu thì ngừng đắp và chờ cố kết. Việc khai
báo tính toán cho giai đoạn này khá đơn giản vì các điều kiện tính toán gần như không
thay đổi nhiều.

2.2. KIỂM CHỨNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

Phương pháp mô phỏng trình bày ở Mục 2.1 là phương pháp mô phỏng tổng quát có
thể áp dụng cho bài toán cố kết HCK bất kỳ từ đơn giản đến phức tạp. Để có thể kiểm
chứng phương pháp này, mô hình một khối đất trong thí nghiệm cố kết HCK của
Saowapakpiboon et al. [1] sẽ được mô phỏng lại và đối chiếu với các kết quả thí

42
nghiệm đã được công bố. Mô hình này có các đặc trưng về hình học cũng như các
điều kiện tính toán được đơn giản hóa nhiều so với mô hình hiện trường.

2.2.1. Mô tả thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1]

a) Giới thiệu thí nghiệm

Saowapakpiboon et al. [1] đã thực hiện thí nghiệm cố kết HCK cùng với mô phỏng
PTHH quá trình cố kết HCK cho một khối đất được lấy từ khu vực Sân bay Quốc tế
Suvarnabhumi (Thái Lan) ở độ sâu 3.0 đến 4.0 m. Kết quả thí nghiệm của ông được
học viên sử dụng để kiểm chứng phương pháp mô phỏng bài toán cố kết HCK.

b) Các thông số của khối đất thí nghiệm

Khối đất thí nghiệm hình trụ tròn đường kính 0.45 m cao 0.70 m và được giả thiết là
hoàn toàn bão hòa với trọng lượng riêng tự nhiên là 14.70 kN/m3. Các thông số ứng
xử của khối đất như sau: e0  2.29 , kavg  6.3e  5 ( m / day ) ,   0.055 ,   0.3 ,

  0.059 , và M  0.8 .

c) Bố trí thí nghiệm

Mô hình thí nghiệm được thể hiện trong Hình 2.3 với một khối đất hình trụ tròn đường
kính 0.45 m cao 0.7 m (bấc thấm 50×3.5 mm cắm ở giữa khối đất bằng kiếm
81.9×18.2 mm) đặt trong một hộp nhựa kín với hệ thống tác dụng lực nén và lực hút
chân không từ bên trên, đồng thời cho phép nước từ khối đất thoát lên bên trên. Độ
lún của khối đất được đo tại biên trên và ALNLR thặng dư được đo tại giữa khối đất
theo phương đứng và cách tim của khối đất 0.11 m theo phương ngang (nằm trong
đất và bên ngoài bấc thấm).

43
Áp lực chân không
Khí nén
Vòng
Màng cao su đệm
tự nhiên

HCK-PVD Vải địa KT

Sét tái lập


Mặt cắt ngang

Trục thép cố định

Hình 2.3. Sơ đồ và hình ảnh thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1]

d) Quá trình thí nghiệm

Khối đất được tái lập lại trạng thái ban đầu bằng cách tác dụng áp lực nén 50 kPa để
đất đạt độ cố kết 90%, sau đó tiến hành cắm bấc thấm và tiến hành mô phỏng lại quá
trình gia tải tại hiện trường với áp lực nén 50 kPa và áp lực HCK 50 kPa tác dụng lên
bên trên khối đất trong 42 ngày.

2.2.2. Mô hình hóa khối đất thí nghiệm

a) Chuyển đổi về mô hình 2D-BDP

 Chuyển đổi hình học

Thực hiện chuyển đổi hình học khối đất thí nghiệm về mô hình 2D-BDP phương pháp
của Indraratna et al. [8] như sau:

1. Xác định đường kính vùng ảnh hưởng thoát nước của bấc thấm:

De  0.45m

44
2. Xác định đường kính giếng thấm tương đương:

a  b 0.05  0.0035
dw    0.02675 m
2 2

3. Xác định hệ số khoảng cách bấc thấm:

n  De / d w  0.45 / 0.02675  16.82

4. Xác định đường kính tương đương của kiếm cắm:

4 Am 4  0.0819  0.0182
dm    0.0436m
 

5. Xác định đường kính tương đương của vùng xáo trộn:

d s  2d m  2  0.0436  0.0872m

6. Xác định tỷ số giữa đường kính vùng xáo trộn và đường kính giếng thấm:

s  d s / d w  0.0872 / 0.02675  3.26

7. Xác định các hệ số chuyển đổi hình học:

2( n  s ) 3 2  (16 .82  3.26 ) 3


   0.37
3n 2 ( n  1) 3  16 .82 2  (16 .82  1)

2( s  1)  1 
 2  n( n  s  1)  ( s 2  s  1)   0.22
n ( n  1)  3 

 Chuyển đổi hệ số thấm

Theo Saowapakpiboon et al. [1], hệ số thấm trung bình của khối đất trong quá trình
cố kết là kavg  6.3e  5 ( m / day ) . Thực hiện chuyển đổi hệ số thấm này về mô hình

2D-BDP như sau:

45
Bảng 2.1. Chuyển đổi hệ số thấm của khối đất thí nghiệm về mô hình 2D-BDP

Thông số Đơn vị Giá trị

k h,ax m/day 6.30E-05

k s , ax m/day 2.33E-05

n - 16.82

s - 3.26

 - 0.37

 - 0.22

k h, ps / k h,ax - 0.29

k h , ps m/day 1.80E-05

k s, ps / k h, ps - 0.28

ks, ps m/day 4.97E-06

b) Mô phỏng hình học và lưới PTHH

Khối đất thí nghiệm là đối xứng trục nền chỉ cần mô hình hóa một nửa khối đất bên
phải hoặc bên trái trục đối xứng. Như vậy, trong không gian 2D-ĐXT, khối đất có bề
rộng 0.225 m và chiều cao 0.7 m. Việc khai báo hình dạng và kích thước của khối đất
xem Hình 2.4.

Mô hình khối đất được chia làm 3 vùng là vùng thoát nước nằm ở giữa, kế đến là
vùng xáo trộn và ngoài cùng là vùng không xáo trộn. Các vùng này có phạm vi tính
từ trục đối xứng của khối đất ra bên ngoài lần lượt như sau: 0.0134 m ( 1 2 d w ), 0.0436

m ( 1 2 d s ) và 0.225 m ( 1 2 De ). Việc phân vùng mô hình trong ABAQUS xem Hình


2.4.

46
Hình 2.4. Hình dạng, kích thước và lưới PTHH của mô hình thí nghiệm

Theo phương ngang, vùng thoát nước được chia làm 2 phần tử, vùng xáo trộn được
chia làm 3 phần tử, và vùng không xáo trộn được chia làm 6 phần tử, tổng cộng là 11
phần tử theo phương ngang.

Theo phương đứng, cả ba vùng đều được chia làm 8 phần tử. Như vậy tổng số phần
tử của mô hình là 88 phần tử. Loại phần tử được lựa chọn là C2D8RP. Chi tiết lưới
PTHH xem Hình 2.4.

47
c) Mô hình ứng xử vật liệu

Ba đặc trưng vật liệu (với tổng cộng 8 thông số khai báo) cho mỗi vùng của khối đất
thí nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2. Thông số vật liệu cho mô hình PTHH của khối đất thí nghiệm

d) Mô phỏng trạng thái cân bằng địa tĩnh

Như đã trình bày ở Mục 2.1, trạng thái cân bằng địa tĩnh của khối đất được mô phỏng
thông qua ứng suất hữu hiệu và tải trọng bản thân của đất.

Biên trái và biên phải của mô hình được cố định chuyển vị theo phương ngang. Biên
dưới của mô hình được cố định chuyển vị theo cả phương ngang và phương đứng.
Biên trên của khối đất được thoát nước tự do.

Hệ số rỗng ban đầu cho toàn bộ mô hình là 2.29. Ứng suất hữu hiệu ban đầu của khối
đất là -50 kN/m2. Để nền đất đạt trạng thái cân bằng với áp lực – 50 kN/m2 ở trạng
thái tự nhiên, cần phải thiết lập một tải trọng cân bằng với ứng suất hữu hiệu trong
đất có độ lớn đúng bằng áp lực trong đất (50 kN/m2), tác dụng lên biên trên của khối
đất và hướng xuống dưới.

48
Kết quả phân tích ứng suất hữu hiệu, ALNLR thặng dư và độ lún của khối đất ở trạng
thái cân bằng địa tĩnh được thể hiện trong Hình 2.5. Ứng suất hữu hiệu ban đầu của
khối đất bằng -50 kPa là đúng như trạng thái tự nhiên của khối đất ở độ sâu 3.0 đến
4.0. Vì ở trạng thái cân bằng nên ALNLR thặng dư và độ lún của khối đất được phân
tích ở trạng thái này xấp xỉ bằng 0.

Hình 2.5. Ứng suất, ALNLR thặng dư và độ lún ở trạng thái cân bằng địa tĩnh

49
e) Mô phỏng giai đoạn gia tải và cố kết

Thời gian tính cho giai đoạn này là 42 ngày. Các điều kiện biên chuyển vị và điều
kiện biên thoát nước được giữ nguyên như ở trạng thái cân bằng địa tĩnh. Ở bước này,
tải trọng tái lập được giữ nguyên, nhưng có thêm tải đắp 50 kPa và tải chân không 50
kPa tác dụng tức thì và đồng thời lên biên trên của khối đất. Tải đắp được mô phỏng
bằng áp lực phân bố đều hướng vào biên trên của khối đất (giá trị âm) và tải chân
không dược mô phỏng bằng ALNLR âm tại biên trên của khối đất.

2.2.3. So sánh kết quả mô phỏng với kết quả thí nghiệm

a) Kết quả độ lún

Hình 2.6. Vị trí phân tích lún và so sánh kết quả mô phỏng với kết quả thí nghiệm

Hình 2.6 (trái) là vị trí khảo sát độ lún tại biên trên và tại trục đối xứng của khối đất
trong mô hình PTHH. Đây cũng là vị trí được bố trí thiết bị đo lún trong thí nghiệm
của Saowapakpiboon et al. [1]. Hình 2.6 (phải) là hai đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ
lún trong 42 ngày, trong đó một đồ thị biểu diễn theo kết quả mô phỏng PTHH và

50
một đồ thị biểu diễn theo số liệu thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1]. Đối chiếu
hai đồ thị này cho kết quả như sau:

- Ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý, độ lún theo mô hình PTHH có sự chênh
lệch đáng kể so với số liệu thí nghiệm. Cụ thể, trong khoảng 30 ngày đầu tiên của quá
trình cố kết, độ lún theo mô hình PTHH lớn hơn độ lún theo số liệu thí nghiệm khoảng
1.5 cm (giá trị trung bình).

- Từ ngày thứ 30 trở đi, độ lún theo mô hình PTHH và theo kết quả thí nghiệm
là gần như tương đương nhau với chênh lệch không đáng kể.

- Sau 42 ngày xử lý, độ lún theo mô hình PTHH và theo số liệu thí nghiệm là
tương đương nhau và xấp xỉ khoảng 11.5 cm.

b) Kết quả áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong vùng xáo trộn

Hình 2.7. Vị trí phân tích ALNLR thặng dư trong vùng xáo trộn và so sánh kết quả
mô phỏng với kết quả thí nghiệm

Hình 2.7 (trái) là vị trí khảo sát ALNLR thặng dư tại giữa vùng xáo trộn theo phương
ngang và giữa chiều cao khối đất theo phương đứng trong mô hình PTHH. Đây cũng

51
là vị trí được đặt thiết bị đo ALNLR trong thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1].
Hình 2.7 (phải) là hai đồ thị biểu diễn sự thay đổi ALNLR thặng dư trong 42 ngảy,
trong đó một đồ thị biểu diễn theo kết quả mô phỏng PTHH và một đồ thị biểu diễn
theo số liệu thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1]. Đối chiếu hai đồ thị này cho
kết quả như sau:

- Tại thời điểm đầu tiên của quá trình cố kết, tải đắp và tải chân không được
tác dụng đồng thời và tức thì lên biên trên của khối đất nên ALNLR thặng dư gia tăng
đột ngột lên khoảng 40 kPa đối với biểu đồ theo số liệu thí nghiệm và khoảng 45 kPa
đối với biểu đồ theo mô hình PTHH.

- Sau đó, cả hai đồ thị đều cho thấy sự suy giảm khá nhanh ALNLR thặng dư.
Mô hình PTHH cho thấy ALNLR thặng dư có sự suy giảm mạnh xảy trong trong 2
ngày đầu và bắt đầu chậm lại ngay sau đó cho đến ngày thứ 10 thì suy giảm ổn định.
Trong khi đó ALNLR thặng dư theo số liệu thí nghiệm cũng có quy luật biến thiên
tương đồng, nhưng với đôi chút khác biệt, cụ thể là sự suy giảm mạnh nhưng kéo dài
trong 8 ngày đầu và sau đó chậm lại cho đến ngày thứ 10 thì suy giảm ổn định. Càng
về cuối quá trình cố kết, tốc độ suy giảm ALNLR thặng dư của cả hai đồ thị càng trở
nên tương đồng nhau mặc dù độ lớn có sự chênh lệch đáng kể (trung bình khoảng 10
đến 20 kPa).

- Tại ngày cố kết cuối cùng, ngày thứ 42, ALNLR thặng dư theo mô hình
PTHH giảm đến khoảng -50 kPa và ALNLR thặng dư theo số liệu thí nghiệm giảm
đến khoảng -40 kPa (chênh lệch khoảng 10 kPa).

Quy luật biến thiên ALNLR thặng dư trong vùng xáo trộn của cả hai đồ thị đều cho
thấy sự phù hợp với sự suy giảm khả năng thấm của đất trong quá trình cố kết với hệ
số thấm lớn ở đầu quá trình cố kết và giảm dần về cuối quá trình cố kết. Tuy nhiên,
việc khai báo hệ số thấm trung bình cho toàn bộ quá trình cố kết và không đổi theo
thời gian của mô hình PTHH gây ảnh hưởng đáng kể đến sự suy giảm ALNLR thặng
dư của đất trong vùng xáo trộn và dẫn đến những khác biệt so với số liệu thí nghiệm.

52
Để có thể mô phỏng chính xác hơn sự suy giảm ALNLR thặng dư của đất trong vùng
này, cần khai báo hệ số thấm thay đổi theo thời gian đúng như sự suy giảm ALNLR
quan sát được trong thí nghiệm. Việc khai báo hệ số thấm như vậy khá phức tạp
nhưng sẽ cho kết quả mô phỏng ALNLR thặng dư và là độ lún của khối đất trở nên
chính xác hơn.

c) Kết quả áp lực nước lỗ rỗng thặng dư ngoài vùng xáo trộn

Hình 2.8. Vị trí phân tích ALNLR thặng dư ngoài vùng xáo trộn và so sánh kết quả
mô phỏng với kết quả thí nghiệm

Hình 2.8 (trái) là vị trí khảo sát ALNLR thặng dư ngoài vùng xáo trộn trong mô hình
PTHH. Đây cũng là vị trí được đo xác định ALNLR trong thí nghiệm của
Saowapakpiboon et al. [1]. Hình 2.8 (phải) là hai đồ thị biểu diễn sự thay đổi ALNLR
thặng dư trong 42 ngày, trong đó một đồ thị biểu diễn theo kết quả mô phỏng PTHH
và một đồ thị biểu diễn theo số liệu thí nghiệm của Saowapakpiboon et al. [1]. Đối
chiếu hai đồ thị này cho kết quả như sau:

- Tại thời điểm đầu tiên của quá trình cố kết, tải đắp và tải chân không được
tác dụng đồng thời và tức thì lên biên trên của khối đất nên ALNLR thặng dư gia tăng

53
đột ngột lên khoảng 60 kPa theo mô phỏng PTHH và khoảng 40 kPa theo số liệu thí
nghiệm.

- Sau đó, cả hai đồ thị đều cho thấy sự suy giảm khá nhanh ALNLR thặng dư.
Mặc dù ALNLR thặng dư ban đầu theo mô hình PTHH lớn hơn số liệu mô phỏng,
nhưng sau đó tốc độ suy giảm ALNLR thặng dư gần như tương đồng nhau (10 ngày
đầu suy giảm nhanh và sau đó bắt đầu chậm lại dần).

- Tại ngày cố kết cuối cùng, ngày thứ 42, ALNLR thặng dư theo mô hình
PTHH giảm đến khoảng -42 kPa và ALNLR thặng dư theo số liệu thí nghiệm giảm
đến khoảng -35 kPa (chênh lệch 7 kPa).

Quy luật biến thiên ALNLR thặng dư ngoài vùng xáo trộn của cả hai đồ thị đều cho
thấy sự phù hợp với sự suy giảm khả năng thấm của đất trong quá trình cố kết với hệ
số thấm lớn ở đầu quá trình cố kết và giảm dần về cuối quá trình cố kết. Đồng thời,
cả hai đồ thị đều có sự tương đồng về tốc độ suy giảm hay tốc đột biến thiên của
ALNLR thặng dư trong khi mô hình PTHH được khai báo với hệ số thấm trung bình
cho toàn bộ quá trình cố kết và không thay đổi theo thời gian. Điều này cho thấy việc
khai báo hệ số thấm thay đổi theo thời gian không ảnh hưởng nhiều đến sự suy giảm
ALNLR thặng dư của đất ngoài vùng xáo trộn.

2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG

Việc áp dụng phương pháp mô phỏng đã trình bày ở Mục 2.1 cho mô hình khối đất
thí nghiệm cố kết HCK của Saowapakpiboon et al. [1] cho các kết quả phân tích
PTHH khá tương đồng với các số liệu thí nghiệm với các sai lệch trong giới hạn chấp
nhận được. Bên cạnh đó, thời gian phân tích mô hình PTHH chỉ mất khoảng 45 giây,
cho thấy sự đơn giản, hiệu quả và chính xác của phương pháp này. Do vậy, có thể áp
dụng phương pháp này cho việc mô phỏng nền đường R3- Thủ Thiêm sẽ được trình
bày trong Chương 3. Tuy nhiên, việc mô phỏng bài toán cố kết HCK tại hiện trường
phức tạp hơn khá nhiều so với việc mô phỏng mô hình thí nghiệm trong phòng.

54
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỐ KẾT CỦA NỀN
ĐƯỜNG R3 – THỦ THIÊM

Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu cho một đoạn thuộc nền đường R3, Thủ
Thiêm, Quận 2, TP HCM. Học viên dùng phương pháp trình bày trong Chương 2 để
mô phỏng sự làm việc của nền đất yếu được xử lý bằng công nghệ giếng thấm kết
hợp gia tải và hút chân không. Kết quả mô phỏng được so sánh với kết quả quan trắc
nhằm (1) chứng tỏ sự phù hợp của mô hình số và (2) thảo luận các đặc trưng ứng xử
cố kết của hệ khi trải qua các giai đoạn xử lý.

Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các tham số xử lý nền khác nhau đến hiệu quả của
phương pháp gia cố, học viên đã giả định nhiều kịch bản mô phỏng cho nền đường
R3. Học viên khảo sát ảnh hưởng của các tham số sau đây đến ứng xử cố kết của hệ:
ảnh hưởng của xáo trộn đất do cấm bấc, ảnh hưởng của hệ số thấm, ảnh hưởng của
khoảng cách cắm bấc và ảnh hưởng của chiều sâu cắm bấc thấm.

55
3.1. MÔ TẢ NỀN ĐƯỜNG R3-THỦ THIÊM

3.1.1. Giới thiệu

Hình 3.1. Vị trí nền đường R3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm

Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc địa phận quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Các tuyến đường trong khu vực đã và đang được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu
về hạ tầng kỹ thuật, trong đó có tuyến đường R3 và đoạn nền đường nghiên cứu rộng
35.5 m và dài 429.7 m (tính đến chân nền đường) với vị trí được thể hiện trong Hình
3.1.

Khu vực nền đường nghiên cứu là khu vực sình lầy thấp trũng và thường xuyên ngập
lụt với lớp sét yếu lẫn bùn cát ở trạng thái chảy phân bố trên bề mặt có chiều dày khá
lớn, 21.2 m. Khi xây dựng công trình trong khu vực này sẽ dễ phát sinh độ lún dư lớn
ảnh hưởng đến khả năng phục vụ lâu dài của công trình. Vì vậy, việc ổn định nền đất
trước khi tiến hành xây dựng nhằm tránh các hiện tượng lún dư và lún lệch đến công

56
trình là việc làm hết sức cần thiết. Để có thể xử lý đạt độ lún yêu cầu đối với nền
đường R3 đòi hỏi chiều cao đắp lên đến hơn 8 m. Chiều cao đắp lớn như vậy vừa đòi
hỏi khối lượng máy móc nhân công lớn vừa đòi hỏi khắt khe các yếu tố đảm bảo sự
ổn định của nền đường. Bên cạnh đó, lớp đất tự nhiên trên cùng có cường độ chống
cắt không thoát nước khá thấp, việc đắp cao rất dễ làm cho nền đất trở nên mất ổn
định và bị phá hoại. Vì vậy, việc xử lý bằng bấc thấm kết hợp HCK và đắp gia tải đã
được lựa chọn áp dụng cho nền đường này.

3.1.2. Đặc điểm địa chất

Hình 3.2. Mặt cắt địa chất nền đường R3

Như mặt cắt địa chất được biểu diễn trong Hình 3.2, ở trên cùng của nền đất là lớp
sét yếu lẫn bùn cát phân bố từ cao độ tự nhiên +0.7 m đến cao độ -20.5 m. Tiếp đến
là lớp cát lẫn bùn sét kết cấu chặt vừa tới chặt phân bố từ cao độ -20.5 m đến cao độ

57
-30 m. Dưới cùng của mũi khoan khảo sát là lớp sét cứng tới rất cứng màu nâu vàng
phân bố từ cao độ -30 m trở xuống. Theo hồ sơ khảo sát địa chất, lớp sét yếu trên
cùng dày 21.2 m được chia làm 4 lớp nhỏ với chiều dày trung bình mỗi lớp khoảng 5
m. Đây là khu vực sình lầy thấp trũng và thường xuyên ngập lụt nên mực nước ngầm
được xem là trùng với bề mặt tự nhiên của nền đất.

3.1.3. Hệ thống xử lý bấc thấm kết hợp hút chân không

a) Mặt bằng nền đường

Máy bơm chân không

Phạm vi đoạn nền đường


Rộng 35.5 m, dài 429.7 m

Ống thoát
Nước ngang

Đường công vụ

Tim đường

Hình 3.3. Mặt bằng hệ thống xử lý HCK nền đường R3

Tổng diện tích mặt bằng xử lý tính theo chân nền đắp như thể hiện trong Hình 3.3 với
đường ranh giới màu đỏ đậm đứt nét là 15,254m 2 . Tính theo tim đường và chân nền
đường, mặt bằng xử lý rộng 35.5 m và dài 429.7 m. Bên trong phạm vi mặt bằng xử
lý là hệ bấc thấm, hệ ống thoát nước ngang đục lỗ (các đường màu đen đậm) phân bố

58
áp lực chân không từ các máy bơm vào bấc thấm đồng thời dẫn nước thoát ra bên
ngoài, và hệ thống màng kín khí đảm bảo áp lực HCK không bị thất thoát. Bên ngoài
phạm vi mặt bằng xử lý là đường công vụ, các mương hở chạy dọc theo vùng biên
xử lý (đường đôi liền nét) được lấp đầy bởi dung dịch bentonite để đảm bảo áp lực
HCK không thất thoát ra bên ngoài qua lớp cát đệm, cùng với hệ thống các bơm chân
không kết nối với các ống ngang để đưa áp lực chân không xuống các PVD đồng thời
hút nước ra bên ngoài.

b) Mặt cắt ngang nền đường

Tim Nền đắp Đường công vụ


đường rộng 15.25 m rộng 10-15 m

Màng kín khí


Ống PE đục lỗ Bơm CK
+5.5 m
+1.8 m Mặt đất tự nhiên
+0.7 m

PVD S = 0.9 Mương Giếng


Lưới tam giác bentonite nước đứng
Thiết bị đo độ lún sâu
Thiết bị đo áp điện tử
Thiết bị đo độ nghiêng
-18.5 m
Đáy lớp sét yếu
-20.5 m
Dưới là lớp cát chặt vừa tới chặt

Hình 3.4. Mặt cắt ngang hệ thống xử lý HCK nền đường R3

Hình 3.4 thể hiện mặt cắt ngang hệ thống xử lý HCK cho nền đường R3-Thủ Thiêm
cùng với vị trí của các thiết bị quan trắc hiện trường (thiết bị đo độ lún sâu, thiết bị
đo áp điện tử, thiết bị đo độ nghiêng và giếng nước đứng). Từ Hình 3.4, mô tả chi tiết
các thành phần của hệ thống xử lý theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

59
- Lớp màng kín khí được đặt bên trên bề mặt lớp cát đệm và gập mép chôn sâu
vào trong đất với mép dưới màng kín khí nằm dưới đáy lớp cát đệm ít nhất 0.5 m.

- Lớp cát đệm dày 1.1 m được đắp từ bề mặt tự nhiên +0.7 m lên đến cao độ
+1.8 m để đảm bảo mặt bằng thi công bấc thấm và bố trí các ống thoát nước ngang.

- Các ống thoát nước ngang được đặt trong lớp cát đệm và sát bên dưới bề mặt
lớp này để kết nối các máy bơm chân không với hệ bấc thấm bên dưới nền đất. Chúng
là các ống nhựa xoắn đường kính 50 mm bọc trong vải lọc địa kỹ thuật và được đặt
theo các phương song song và vuông góc với tim đường.

- Bấc thấm có kích thước 100 mm × 3 mm, được cắm từ bề mặt lớp cát đệm
đến chiều sâu 20.3 m và được bố trí theo lưới tam giác với kích thước mắt lưới 0.9
m. Bấc thấm được cắm theo phương pháp cắm tĩnh để hạn chế tối đa ảnh hưởng xáo
trộn đất khi cắm bấc. Các đặc trưng của bấc thấm được thể hiện trong Bảng 3.1.

- Thiết bị đo độ lún sâu được đặt tại các cao độ +1.43 m, -1.55 m, -8.30 m, -
14.76 m và -19.09 m trong nền đất để xác định chênh lệch độ lún giữa các vị trí này.

- Thiết bị đo áp điện tử được đặt tại các cao độ -1.6 m, -8.3 m và -16.2 m.

Bảng 3.1. Thông số bấc thấm của hệ thống xử lý HCK nền đường R3

Khoảng cách bấc thấm, S 0.9 m (lưới tam giác)

Chiều dài bấc thấm 19.2 m

Kích thước bấc thấm 100 × 3 mm2

Khả năng thoát nước, q w 100 m3/năm (cho 1 bấc thấm)

Kích thước kiếm cắm 120 × 50 mm2

60
c) Quá trình xử lý

Các mốc thời gian

17-10-2015
10-01-2015

29-07-2015

26-11-2015

05-01-2016
19-02-2015

31-03-2015

10-05-2015

19-06-2015

07-09-2015

14-02-2016
10.0 100
Bắt đầu bơm 29-01-2015

8.0 80

Áp lực chân không (kPa)


Chiều cao đắp (m)

6.0 60

4.0 Chiều cao đắp 3.7 m 40

2.0 20

0.0 0
0 40 80 120 160 200 240 280 320 360 400
Thời gian (ngày)

Bề dày đắp (m)


Áp đồng hồ chân không (kPa)
Áp trong PVD

Hình 3.5. Đồ thị quan trắc quá trình xử lý và gia tải nền đường R3

Hình 3.5 là đồ thị quan trắc quá trình xử lý và gia tải của nền đường R3-Thủ Thiêm.
Thời gian xử lý được tính từ khi bắt bắt thi công lớp cát đệm (ngày thứ 0) và kết thúc
khi ngừng hệ thống bơm chân không (ngày thứ 368 khi nền đất đạt độ lún yêu cầu là
3.11 m). Theo như Hình 3.5, toàn bộ quá trình xử lý và gia tải được chia làm 4 giai
đoạn được mô tả cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1 (20 ngày): Đây là giai đoạn thi công lắp đặt hệ thống xử lý HCK bao
gồm lớp cát đệm, bấc thấm, ống thoát nước ngang, màng kín khí, mương bentonite,
bơm chân không, v.v.

- Giai đoạn 2 (34 ngày): Đây là giai đoạn thử chân không trước khi thực hiện đắp gia
tải. Giai đoạn này được tính từ khi thi công lắp đặt xong hệ thống xử lý HCK và bắt

61
đầu khởi động hệ thống bơm. Từ thời điểm khởi động hệ thống bơm, 15 ngày sau đó
áp lực chân không đo được tại đầu trên PVD mới đạt giá trị tối đa là 90 kPa và sau
đó bắt đầu giảm dần trong thời gian xử lý do thất thoát trong hệ thống nhưng vẫn đảm
bảo áp lực chân không tối thiểu tại đầu cuối PVD là 60 kPa.

- Giai đoạn 3 (169 ngày): Sau giai đoạn thử chân không với hệ thống xử lý và áp lực
chân không đã ổn định thì bắt đầu đắp gia tải. Chiều cao đắp gia tải yêu cầu là 3.7 m
với áp lực tác dụng lên bề mặt nền đất là 66.6 kPa. Tốc độ đắp trung bình chỉ đạt
khoảng 2.2 cm/ngày với biểu đồ đắp thay đổi khá phức tạp như biểu diễn trong Hình
3.5.

- Giai đoạn 4 (145 ngày): Ngừng gia tải đắp, giữ các máy bơm chân không hoạt động
và chờ cố kết.

3.2. MÔ HÌNH HÓA NỀN ĐƯỜNG R3-THỦ THIÊM

3.2.1. Chuyển đổi về mô hình 2D biến dạng phẳng

 Chuyển đổi hình học

Tường phẳng
tương đương

Vùng
xáo trộn

Hình 3.6. Mô hình unit cell 2D-BDP của nền đường R3

62
Thực hiện chuyển đổi hình học nền đường R3 về mô hình 2D-BDP theo phương pháp
đã trình bày ở Chương 2 như sau:

1. Xác định đường kính vùng ảnh hưởng thoát nước của bấc thấm khi bố trí theo lưới
tam giác:

De  1.05  S  1.13  0.9  0.945

2. Xác định đường kính giếng thấm tương đương:

a  b 0.1  0.03
dw    0.065 m
2 2

3. Xác định hệ số khoảng cách bấc thấm:

n  De / d w  0.945 / 0.065  14.54

4. Xác định đường kính tương đương của kiếm cắm:

4 Am 4  0.05  0.12
dm    0.0874m
 

5. Xác định đường kính tương đương của vùng xáo trộn:

d s  (2  3)d m 4  (0.175  0.262)m

Để thuận lợi cho việc xây dựng mô hình, lấy giá trị d s  0.2m .

6. Xác định tỷ số giữa đường kính vùng xáo trộn và đường kính giếng thấm:

s  d s / d w  0.2 / 0.065  3.08

7. Xác định các hệ số chuyển đổi hình học:

2( n  s ) 3
  0.35
3n 2 ( n  1)

63
2( s  1)  1 2 
 2  n ( n  s  1)  ( s  s  1)  0.23
n (n  1)  3 

 Chuyển đổi hệ số thấm

Xác định HST ban đầu và cuối quá trình xử lý của nền đất theo như phương pháp đã
trình bày ở Chương 2 với kết quả được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 3.2. Xác định HST ban đầu của nền đất R3

Thông số Lớp sét 1 Lớp sét 2 Lớp sét 3 Lớp sét 4

 v0 ' 13.65 39.28 64.73 93.03

Cc 0.92 0.92 0.85 0.85

e0 2.35 2.35 2.1 2.1

mv 8.73E-03 3.03E-03 1.84E-03 1.28E-03

cv 2.19E-03 2.19E-03 2.19E-03 2.19E-03

ch 2.85E-03 2.85E-03 2.85E-03 2.85E-03

kv 1.88E-04 6.52E-05 3.95E-05 2.75E-05

k h , ax 2.44E-04 8.48E-05 5.14E-05 3.58E-05

Bảng 3.3. Xác định HST sau khi xử lý của nền đất R3

Thông số Lớp sét 1 Lớp sét 2 Lớp sét 3 Lớp sét 4

v ' 172.50 198.00 223.50 251.50

Cc 0.92 0.92 0.85 0.85

e0 1.3 1.75 1.80 1.95

mv 1.01E-03 7.33E-04 5.89E-04 4.97E-04

64
cv 2.19E-03 2.19E-03 2.19E-03 2.19E-03

ch 2.85E-03 2.85E-03 2.85E-03 2.85E-03

kv 2.16E-05 1.58E-05 1.27E-05 1.07E-05

k h , ax 2.81E-05 2.05E-05 1.65E-05 1.39E-05

Sau đó, thực hiện chuyển đổi các HST này về mô hình 2D-BDP theo phương pháp
đã trình bày ở Chương 2 với kết quả trình bày trong các bảng sau:

Bảng 3.4. Chuyển đổi HST ban đầu của nền đất R3

Thông số Lớp sét 1 Lớp sét 2 Lớp sét 3 Lớp sét 4

k h , ax 2.44E-04 8.48E-05 5.14E-05 3.58E-05

k s , ax 6.10E-05 2.12E-05 1.28E-05 8.94E-06

n 15.65 15.65 15.65 15.65

s 3.08 3.08 3.08 3.08

 0.369 0.369 0.369 0.369

 0.215 0.215 0.215 0.215

k h , ps / k h , ax 0.29 0.29 0.29 0.29

k h , ps 7.16E-05 2.49E-05 1.51E-05 1.05E-05

k s , ps / k h , ps 0.18 0.18 0.18 0.18

k s , ps 1.28E-05 4.43E-06 2.69E-06 1.87E-06

Bảng 3.5. Chuyển đổi HST sau xử lý của nền đất R3

Thông số Lớp sét 1 Lớp sét 2 Lớp sét 3 Lớp sét 4

k h , ax 2.81E-05 2.05E-05 1.65E-05 1.39E-05

65
k s , ax 7.03E-06 5.13E-06 4.12E-06 3.48E-06

n 15.65 15.65 15.65 15.65

s 3.08 3.08 3.08 3.08

 0.369 0.369 0.369 0.369

 0.215 0.215 0.215 0.215

k h , ps / k h , ax 0.29 0.29 0.29 0.29

k h , ps 8.26E-06 6.02E-06 4.84E-06 4.08E-06

k s , ps / k h , ps 0.18 0.18 0.18 0.18

k s , ps 1.47E-06 1.07E-07 8.61E-07 7.26E-07

3.2.2. Mô phỏng hình học và lưới phần tử hữu hạn

a) Mô hình tổng thể

Hình 3.7. Hình dạng và kích thước tổng thể của mô hình nền đường R3

Nền đường R3 cùng với hệ thống bấc thấm đối xứng qua tim đường nên chỉ cần mô
hình hóa một nửa nền đường bên phải với kích thước tổng thể theo các phương như
sau:

66
1. Kích thước tổng thể của nền đất theo phương đứng (phương Y): 31.8 m tính từ bề
mặt lớp cát đệm (cao độ +1.80 m) đến bề mặt lớp sét cứng không thấm nước (cao độ
-30.00 m).

2. Kích thước tổng thể của nền đất theo phương ngang (phương X): 37.75 m tính từ
tim đường ra ngoài phạm vi chân ta-luy của nền đắp, trong đó khoảng cách từ chân
nền đắp đến vị trí giới hạn của mô hình là 20 m (tham khảo Indraratna et al. [8])

Như vậy, kích thước tổng thể của mô hình theo hai phương là 31.8 × 37.75 m. Do
tính đối xứng trục của mô hình và để thuận tiện, chọn không gian vẽ mô hình trong
ABAQUS có chiều rộng 100 m (xem Hình 3.7).

b) Chi tiết hóa các lớp đất

Hình 3.8. Chi tiết hóa các lớp đất mô hình nền đường R3

Tham khảo Indraratna et al. [8], nền đất bên dưới lớp cát đệm dày 1.1 m được chia
làm 5 lớp như sau: lớp sét 1 dày 5.7 m, lớp sét 2 dày 5 m, lớp sét 3 dày 5 m, lớp sét 4
dày 5.5 m và lớp cát sâu thấm nước dày 9.5 m (xem Hình 3.8).

67
c) Chi tiết hóa bấc thấm và vùng xáo trộn quanh bấc thấm

Sử dụng nhóm công cụ Datum-Partition để thiết lập các chi tiết hình học cho bấc
thấm và vùng xáo trộn quanh bấc thấm (xem Hình 3.9). Để thuận lợi cho việc chia
lưới PTHH, thiết lập chi tiết hình học cho bấc thấm và vùng xáo trộn quanh bấc thấm
kéo dài đến hết phạm vi mô hình theo phương đứng, sau đó sẽ dùng công cụ Partition
xác định giới hạn đầu cuối của bấc thấm (xem Hình 3.9).

Các bấc thấm


Bấc thấm Vùng xáo trộn

Chi tiết hóa


Bấc thấm
và vùng xáo trộn

Hình 3.9. Chi tiết hóa bấc thấm và vùng xáo trộn của nền đường R3

d) Chi tiết hóa màng kín khí

Các bấc thấm Bấc thấm


Màng kín khí và vùng xáo trộn Màng kín khí

Chi tiết hóa


Màng kín khí

Hình 3.10. Chi tiết hóa màng kín khí nền đường R3

68
Thành phần màng kín khí phủ trên bề mặt lớp cát đệm sẽ được mô phỏng bằng tương
tác kín khí giứa lớp cát đệm vả nền đắp (trình bày trong phần nền đắp). Thành phần
màng kín khí kéo dài từ bề mặt lớp cát đệm xuống dưới thuộc phần nền đất và cát
đệm được mô phỏng bằng đối tượng có hệ số thấm bằng 0.

Để thiết lập chi tiết hình học cho thành phần màng kín khí kéo dài từ mề mặt lớp cát
đệm xuống dưới nền đất, sử dụng nhóm công cụ Datum-Partition (xem Hình PL2.5).
Vị trí của màng kín khí được đặt cách bấc thấm ngoài cùng khoảng 1.5 m với chiều
dày giả đinh là 5 mm. Để thuận lợi cho việc chia lưới PTHH, thiết lập chi tiết hình
học cho màng kín khí kéo dài đến hết phạm vi mô hình theo phương đứng, tuy nhiên
giới hạn của màng kín khí được giả định là đến đáy lớp cát đệm, đủ để đảm bảo áp
lực HCK không thất thoát qua lớp cát đệm.

e) Chi tiết hóa lớp vật liệu đắp

Hình 3.11. Chi tiết hóa lớp vật liệu đắp nền đường R3

Vì tính chất đối xứng, các giá trị kích thước của nền đắp được khai báo trong
ABAQUS như sau (xem Hình 3.11): kích thước mặt trên của nền đắp là 14.05 m, kích
thước mặt dưới của nền đắp là 17.75 m, và chiều cao của nền đắp là 3.7 m

f) Lưới phần tử hữu hạn

Quá trình thiết lập các thành phần hình học đồng thời cũng đã phân vùng cho việc
chia lưới PTHH cho mô hình. Sự phân vùng này đã tương đối phù hợp nên không cần

69
thiết phải phân vùng thêm cho mô hình. Trong quá trình tính toán và phân tích của
ABAQUS, nếu cần thiết sẽ điều chỉnh lại việc phân vùng cho lưới PTHH.

Việc phân đoạn tự động của ABAQUS cho lưới PTHH dựa trên các vùng đã phân
chia đã phù hợp nên cũng không cần phải can thiệp thêm. Trong quá trình tính toán
và phân tích của ABAQUS, nếu cần thiết sẽ điều chỉnh lại việc phân đoạn cho lưới
PTHH. Thiết lập phần tử CPE8RP cho lưới phần tử hữu hạn. Kết quả chia lưới PTHH
xem Hình 3.12.

Các phần tử thưa dần ra bên ngoài nền đắp


21 phần tử theo phương đứng

Hình 3.12. Lưới PTHH mô hình nền đường R3

3.2.3. Mô hình ứng xử vật liệu

a) Mô hình ứng xử của sét yếu

Ba đặc trưng vật liệu (với tổng cộng 8 thông số khai báo) cho mỗi lớp sét yếu của mô
hình PTHH được thể hiện trong Bảng 3.6..

70
Bảng 3.6. Các đặc trưng vật liệu cho mô hình sét yếu nền đường R3

b) Mô hình ứng xử của bấc thấm và vùng xáo trộn

Thiết lập vật liệu cho bấc thấm có cùng ứng xử với đất yếu xung quanh và vật liệu
cho vùng xáo trộn chỉ thay đổi hệ số thấm so với vùng không bị xáo trộn, cụ thể như
sau:

Bảng 3.7. Các đặc trưng vật liệu cho bấc thấm và vùng xáo trộn của nền đường R3

71
c) Mô hình ứng xử của cát

Hai đặc trưng vật liệu (tổng cộng 5 thông số khai báo) cho mỗi lớp cát của mô hình
PTHH được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.8. Các đặc trưng vật liệu cho mô hình ứng xử của cát nền đường R3

d) Mô hình ứng xử của màng kín khí

Thiết lập vật liệu cho màng kín khí có cùng ứng xử với cát đệm và có hệ số thấm
bằng 0 như sau:

Bảng 3.9. Các đặc trưng vật liệu cho màng kín khí nền đường R3

3.2.4. Mô phỏng trạng thái cân bằng địa tĩnh

Loại tương tác giữa lớp cát đệm và nền đắp là tương tác giữa hai bề mặt, cụ thể như
sau:

1. Bề mặt chính (Master Surface): là bề mặt bên trên của lớp cát đệm

72
2. Bề mặt phụ (Slave Surface): là bệ mặt bên dưới của nền đất tiếp xúc với lớp
cát đệm.

Đặc trưng tương tác giữa hai bề mặt được thiết lập như sau:

1. Thành phần tiếp tuyến: tương tác ma sát tương đối – Penalty với hệ số ma
sát 0.5.

2. Thành phần pháp tuyến: tương tác giữa hai bề mặt cứng không chồng lấn
lên nhau – “Hard” Contact và không cho phép tách rời hai bề mặt.

Biên trái và biên phải của mô hình được cố định chuyển vị theo phương ngang. Biên
dưới của mô hình được cố định chuyển vị theo cả phương ngang và phương đứng.
Biên trên của nền đất được phép thoát nước tự do. Hệ số rỗng ban đầu của các phần
tử đất trong mô hình sẽ được khai báo dựa trên các hệ số rỗng đã khai báo cho vật
liệu. Ứng suất hữu hiệu ban đầu của nền đất được khai báo như sau:

Bảng 3.10. Tính toán ứng suất hữu hiệu ban đầu của nền đường R3

Trọng lượng riêng của đất là trọng lượng riêng đầy nổi có hướng theo chiều âm trục
Y của ABAQUS, cụ thể trọng lượng riêng đẩy nổi của lớp sét 1 và lớp sét 2 là -4.79
kN/m2, trọng lượng riêng đẩy nổi của lớp sét 2 là -5.39 kN/m2, và trọng lượng riêng
đẩy nổi của lớp cát dưới cùng là -10.19 kN/m2.

73
Sau khi thiết lập các điều kiện cho trạng thái cân bằng, ABAQUS phân tích và cho
kết quả ứng suất ban đầu của nền đất đúng như đã khai báo đồng thời đảm bảo các
điều kiện cân bằng cho mô hình (xem Hình 3.13). Như vậy, có thể tiếp tục thực hiện
khai báo cho các bước tính tiếp theo.

Hình 3.13. Ứng suất nền đường R3 ở trạng thái cân bằng địa tĩnh

3.2.5. Mô phỏng các giai đoạn gia tải và cố kết

a) Giai đoạn thi công lớp cát đệm

Thời gian tính cho giai đoạn này là 20 ngày. Điều kiện tương tác và điều kiện biên
giữ nguyên như ở bước trước, chỉ có điều kiện tải trọng là thêm tải của lớp cát đệm
với độ lớn 18 kN/m3 hướng xuống dưới.

b) Giai đoạn thử chân không

Thời gian tính cho giai đoạn này là 34 ngày. Điều kiện tương tác và điều kiện biên
chuyển vị giữ nguyên như ở bước trước. Điều kiện biên thoát nước do có sự hiện diện
của lớp màng kín khí bên trên lớp cát đệm trong phạm vi xử lý nên trong phạm vi này
nước không được phép thoát tự do lên trên mà chỉ được phép thoát theo bấc thấm ra
bên ngoài nèn đất. Điều kiện tải trọng có sự tác dụng của tải trọng chân không được

74
mô phỏng bằng ALNLR âm tác dụng lên biên trên của lớp cát đệm trong phạm vi
màng kín khí và dọc theo chiều sâu của hệ bấc thấm. Áp lực HCK này được khai báo
giảm theo thời giam và giảm theo chiều sâu bấc thấm theo đúng như các số liệu quan
trắc tại hiện trường với độ lớn tối đa của áp lực chân không là 90 kPa ở đầu giai đoạn
xử lý và tại bề mặt nền đất, độ lớn tối thiểu của áp lực chân không được đảm bảo tại
đầu cuối của các PVD là 60 kPa.

c) Giai đoạn đắp gia tải

Thời gian tính cho giai đoạn này là 169 ngày. Điều kiện tương tác và điều kiện biên
giữ nguyên như ở bước trước, riêng điều kiện tải trọng có thêm tải trọng đắp phân bố
đều trong phạm vi nền đắp phẳng và phân bố tuyến tính trong phạm vi đắp mái ta luy.
Độ lớn của tải trọng đắp được khai báo thay đổi theo thời gian đúng như các số liệu
quan sát tại hiện trường với độ lớn tối đa của tải trọng đắp là 66.6 kPa.

d) Giai đoạn giữ tải chờ cố kết

Thời gian tính cho giai đoạn này là 145 ngày. Tất cả các điều kiện tương tác, điều
kiện biên và điều kiện tải trọng (ngừng đắp ở giai đoạn này) giữ nguyên như ở bước
trước.

75
3.3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ SO SÁNH VỚI KẾT QUẢ QUAN TRẮC

3.3.1. Độ lún của nền đất theo chiều sâu

Hình 3.14. Các vị trí khảo sát độ lún theo chiều sâu

Ghi chú: X là khoảng cách từ vị trí khảo sát đến tim đường, Y là cao độ và Node là
ký hiệu nút PTHH tại vị trí khảo sát.

Hình 3.14 thể hiện 5 vị trí khảo sát độ lún nền đất trong mô hình PTHH. Đây cũng là
6 vị trí tương ứng trong nền đất được đặt các thiết bị quan trắc lún tại hiện trường
(bao gồm 1 bàn quan trắc lún tại bề mặt lớp cát đệm và 4 thiết bị đo độ lún sâu). Các
vị trí này nằm trên trục đối xứng của nền đường và có cao độ lần lượt như sau: +1.80
m, -1.55 m, -8.30 m, -14.79 m và -19.09 m.

Hình 3.15 thể hiện biểu đồ lún của nền đất trong 368 ngày tại các vị trí khảo sát (đồng
thời thể hiện biểu đồ gia tải tương ứng bên trên biểu đồ lún để làm cơ sở đối chiếu
với các giai đoạn gia tải). Hình 3.15 gồm 5 biểu đồ lún theo kết quả mô phỏng và 5
biểu đồ lún theo kết quả quan trắc.

76
Hình 3.15. (a) Quá trình gia tải; (b) Biểu đồ lún theo kết quả mô phỏng và theo kết
quả quan trắc tại các vị trí cao độ khác nhau tại tim đường

77
Đối chiếu từng cặp biểu đồ lún theo kết quả mô phỏng và kết quả quan trắc tại cùng
một vị trí khảo sát cho kết quả như sau:

- Kết quả lún tại cao độ tim đường +1.80 m: Hai biểu đồ cho kết quả rất sát
nhau về tốc độ lún cũng như độ lún với sự chênh lệch không đáng kể. Độ lún cuối
cùng của biểu đồ PTHH là 3.11 m và độ lún cuối cùng của biểu đồ quan trắc là 3.10
m.

- Kết quả lún tại cao độ tim đường -1.55 m: Hai biểu đồ cho kết quả rất sát
nhau về tốc độ lún cũng như độ lún với sự chênh lệch không đáng kể. Độ lún cuối
cùng của biểu đồ PTHH là 2.47 m và độ lún cuối cùng của biểu đồ quan trắc là 2.43
m.

- Kết quả lún tại cao độ tim đường -8.30 m: Biểu đồ PTHH có tốc độ lún chậm
hơn biểu đồ quan trắc nên đến ngày thứ 240, biểu đồ PTHH đạt độ lún 1.10 m và biểu
đồ quan trắc đạt độ lún 1.17 m (chênh lệch khoảng 7 cm).

- Kết quả lún tại cao độ tim đường -14.79 m: Hai biểu đồ cho kết quả khá sát
nhau về tốc độ lún cũng như độ lún với sự chênh lệch không đáng kể. Đến ngày thứ
240, biểu đồ PTHH đạt độ lún 0.34 m và biểu đồ quan trắc đạt độ lún 0.39 m.

- Kết quả lún tại cao độ tim đường -19.09 m: Hai biểu đồ cho kết quả khá sát
nhau về tốc độ lún cũng như độ lún với sự chênh lệch không đáng kể. Đến ngày thứ
240, biểu đồ PTHH đạt độ lún 0.03 m và biểu đồ quan trắc đạt độ lún 0.06 m.

Qua hình Hình 3.15 cùng với các kết quả phân tích như trên cho thấy ở các vị
trí sâu trong nền đất có sự chênh lệch độ lún nhất định giữa mô hình PTHH và số liệu
quan trắc, cụ thể là mô hình PTHH cho độ lún nhỏ hơn tại các vị trí này. Tuy nhiên,
sự chênh lệch này là trong giới hạn chấp nhận được và không ảnh hưởng lớn đến kết
quả mô hình.

78
3.3.2. Độ lún của nền đất theo khoảng cách đến tim đường

Hình 3.16 thể hiện các vị trí khảo sát lún tại bề mặt nền đất với khoảng cách đến tim
đường thay đổi. Các vị trí được lựa chọn khảo sát có mật độ dày trong khu vực cắm
bấc thấm và thưa dần ra ra phía ngoài nền đường.

Hình 3.16. Các vị trí khảo sát độ lún theo khoảng cách đến tim đường

Ghi chú: X là khoảng cách từ vị trí khảo sát đến tim đường, Y là cao độ và Node là
ký hiệu nút PTHH tại vị trí khảo sát.

Hình 3.17 là biểu đồ lún tại các vị trí có khoảng cách đến tim đường thay đổi theo kết
quả phân tích mô hình PTHH. Từ Hình 3.17 có thể quan sát được độ lún (hay mức
độ cố kết) của nền đất thay đổi theo khoảng cách đến tim đường như sau:

- Từ vị trí tại tim đường (khoảng cách 0 m) cho đến vị trí đặt màng kín khí
(khoảng cách 15 m), độ lún có xu hướng giảm dần với độ lún lớn nhất tại vị trí tim
đường là 3.11 m và nhỏ nhất tại vị trí màng kín khí là 2.13 m. Điều này cho thấy rằng
trong phạm vi xử lý (phạm vi cắm bấc và hút chân không giới hạn bởi màng kín khí),
mức độ ảnh hưởng của hệ thống xử lý HCK là lớn nhất tại tim đường và giảm dần ra
phía ngoài màng kín khí.

- Bắt đầu từ vị trí đặng màng kín khí (khoảng cách 15 m) cho đến vị trí “ảnh
hưởng lún” (khoảng cách 21 m), độ lún có xu hướng giảm khá nhanh từ vị trí tại màng
kín khí là 2.13 m và tại vị trí “ảnh hưởng lún” là 0 m (không lún). Đây là phạm vi của

79
nền đất ngay dưới chân nền đắp và phạm vi này cho thấy mức độ mất ổn định lún
mạnh với độ lún thay đổi nhanh trong phạm vi hẹp (5 m). Vì vậy, trong phạm vi này
cần phải có các giải pháp đắp nền phù hợp tránh sạt lở và mất ổn định nền đắp

- Bắt đầu từ vị trí ảnh hưởng lún (khoảng cách 21 m) cho đến vị trí giới hạn
của mô hình (khoảng cách 37.75 m), nền đất có xu hướng trồi lên thay vì lún xuống.
“Ảnh hưởng trồi” này có xu hướng tăng dần với độ trồi bằng 0 tại tại khoảng cách 21
m và bằng 0.19 m tại khoảng cách 37.75 m. Theo dự đoán, nếu mô hình PTHH có
phạm vi nghiên cứu rộng hơn thì “ảnh hưởng trồi” này sẽ có xu hướng giảm dần về
0 tại vị trí có khoảng cách đủ lớn so với tim đường. Vì vậy, cần phải lưu ý “ảnh hưởng
trồi” này đến sự ổn định của các công trình xây dựng trong phạm vi này.
Độ lún cuối cùng (m)

Khoảng cách từ tim đường (m)

Hình 3.17. Biểu đồ lún tại bề mặt nền đất theo khoảng cách đến tim đường

80
3.3.3. Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong nền đất theo thời gian

Vị trí cao độ -1.6m

Vị trí cao độ -8.3m

Vị trí cao độ -14.9m

Hình 3.18. Các vị trí khảo sát ALNLR thặng dư trong đất

Hình 3.18 biểu diễn 3 vị trí khảo sát ALNLR thặng dư trong đất tại các cao độ -1.6
m, -8.3 m và -14.9 m. Các vị trí khảo sát này nằm trong đất và cách tim đường 0.1 m.
Sự thay đổi ALNLR thặng dư trong đất theo thời gian chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ số
thấm của đất: hệ số thấm của đất càng lớn thì ALNLR thặng dư tiêu tán càng nhanh,
hệ số thấm của đất càng nhỏ thì ALNLR thặng dư tiêu tán càng chậm. Đối chiếu biểu
đồ PTHH và biểu đồ quan trắc trong Hình 3.19 cho kết quả khá tương đồng như sau:

- Trong 20 ngày đầu thi công lớp cát đệm và hệ thống xử lý HCK, ALNLR
thặng dư theo biều đồ PTHH và biểu đồ quan trắc đều tăng nhanh lên khoảng 20 kPa
do nước lỗ rỗng gần như tiếp nhận toàn bộ tải trọng của lớp cát đệm trong giai đoạn
này.

- Trong 34 ngày hút thử chân không, ALNLR thặng dư theo biểu đồ PTHH và
biểu đồ quan trắc đều giảm nhanh chóng do tác động của hút chân không. Biểu đồ
PTHH giảm đến khoảng -10 kPa và biểu đồ quan trắc giảm đến khoản -20 kPa.

- Trong 169 ngày gia tải đắp, ALNLR thặng dư theo biểu đồ PTHH và biểu đồ
quan trắc đều có sự biến thiên không liên tục do việc gia tải đắp gián đoạn.

- Trong 145 ngày ngưng đắp gia tải, ALNLR thặng dư theo biểu đồ PTHH và
biểu đồ quan trắc đều giảm ổn định.

81
- Tại ngày thứ 368, biểu đồ PTHH giảm xuống còn khoảng -40 đến -50 kPa
và biểu đồ quan trắc giảm xuống còn khoảng -30 đến -40 kPa (hai biểu đồ chênh lệch
nhau khoảng 10 kPa).

Mặc dù kết quả PTHH và kết quả quan trắc được biểu diễn trong Hình 3.19 là có sự
chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, hình dạng, quy luật biến thiên cũng như độ lớn của
các biểu đồ là có sự tương đồng nhất định và nằm trong giới hạn chấp nhận được.

ALNLR thặng dư mô phỏng tại cao độ -1.6m


ALNLR thặng dư quan trắc tại cao độ -1.6m
ALNLR thặng dư (kPa)

Thời gian (ngày)

ALNLR thặng dư mô phỏng tại cao độ -8.3m


ALNLR thặng dư (kPa)

ALNLR thặng dư quan trắc tại cao độ -8.3m

Thời gian (ngày)

82
ALNLR thặng dư mô phỏng tại cao độ -14.9m
ALNLR thặng dư (kPa)

ALNLR thặng dư quan trắc tại cao độ -14.9m

Thời gian (ngày)

Hình 3.19. Biểu đồ ALNLR thặng dư tại các vị trí cao độ khác nhau trong đất

3.3.4. Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong nền đất theo chiều sâu
Cao độ (m)

Cao độ (m)

Cao độ (m)

ALNLRTD (kPa) ALNLRTD (kPa) ALNLRTD (kPa)

Kết quả mô Kết quả mô Kết quả mô


phỏng ngày 54 phỏng ngày 223 phỏng ngày 368
Kết quả quan Kết quả quan Kết quả quan
trắc ngày 54 trắc ngày 223 trắc ngày 368

Hình 3.20. Biểu đồ ALNLR thặng dư theo chiều sâu tại các thời điểm khác nhau
(lần lượt từ trái qua phải: ngày thứ 54, ngày thứ 223 và ngày thứ 368)

83
Hình 3.18 biểu diễn 3 vị trí khảo sát ALNLR thặng dư trong đất tại các cao độ -1.6
m, -8.3 m và -14.9 m. Hình 3.20 biểu diễn sự thay đổi ALNLR thặng dư trong đất tại
các thời điểm khác nhau (54 ngày, 223 ngày và 368 ngày) theo các kết quả mô phỏng
PTHH và kết quả quan trắc. Phân tích và đối chiếu biểu đồ PTHH và biểu đồ quan
trắc cho kết quả như sau:

- Biểu đồ ALNLR thặng dư theo thời gian ở Hình 3.19 và biểu đồ ALNLR
thặng dư theo chiều sâu nền đất ở Hình 3.20 đều cho thấy rõ ảnh hưởng của việc HCK
lên ALNLR thặng dư trong nền đất: càng về cuối quá trình xử lý, độ lớn của ALNLR
thặng dư càng gia tăng.

- Mặc dù áp lực HCK làm giảm dần theo chiều sâu bấc thấm tại mọi thời điểm.
Tuy nhiên, Hình 3.20 theo cả kết quả PTHH và kết quả quan trắc đều cho thấy tại
ngày 54 và ngày 223, ALNLR thặng dư trong đất dọc theo bấc thấm lại không có sự
biến thiên tương ứng. Nguyên nhân của điều này là do hệ số thấm khác nhau của các
lớp đất theo chiều sâu dẫn đến ảnh hưởng của áp lực HCK và thoát nước lỗ rỗng đối
với các lớp đất là khác nhau.

- Tại ngày thứ 368, khi mà sự khác biệt về hệ số thấm của các lớp đất không
còn ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt về ứng xử cố kết, thì biểu đồ ALNLR thặng dư
trong đất theo kết quả PTHH và kết quả quan trắc đều cho thấy sự suy giảm rõ ràng
theo chiều sâu tương ứng với sự suy giảm áp lực HCK trong bấc thấm.

- Mặc dù vẫn có sự chênh lệch nhất định giữa kết quả PTHH và kết quả quan
trắc (trung bình khoảng 10 kPa), tuy nhiên, các biểu đồ Hình 3.20 đều cho thấy các
kết quả có sự tương đồng lớn về quy luật biến thiên cũng như độ lớn của ALNLR
thặng dư trong đất theo chiều sâu.

84
3.3.5. Áp lực hút chân không cuối bấc thấm

Vị trí
khảo sát

Hình 3.21. Vị trí khảo sát áp lực HCK cuối bấc thấm

Hình 3.21 thể hiện vị trí khảo sát áp lực HCK gần cuối bấc thấm tại vị trí tim đường,
nằm trong bấc thấm và có cao độ -16.2 m. Hình 3.22 là kết quả theo mô hình PTHH
và kết quả quan trắc được thể hiện dưới dạng biểu đồ biến thiên theo thời gian. Đối
chiếu biểu đồ PTHH và biểu đồ quan trắc cho kết quả như sau:

- Sự biến thiên áp lực HCK của cả hai biểu đồ gần như tương đồng nhau với
áp lực HCK trong 20 ngày đầu thi công hệ thống HCK là bằng 0, trong 15 ngày khởi
động hệ thống HCK tăng lên đến độ lớn 80 kPa, và sau đó suy giảm dần về còn 60
kPa tại cuối quá trình xử lý do thất thoát.

- Trong suốt quá trình xử lý, độ lớn áp lực HCK theo biểu đồ PTHH lớn hơn
độ lớn áp lực HCK theo biểu đồ quan trắc khoảng 0-5 kPa.

Nhìn chung, biều đồ PTHH và biểu đồ quan trắc cho các kết quả về sự biến thiên và
độ lớn với sự chênh lệch không đáng kể và trong giới hạn chấp nhận được. Nếu đối
chiếu các biểu đồ Hình 3.22 với biểu đồ Hình 3.19 thì có thể thấy rằng áp lực HCK
có ảnh hưởng trực tiếp lên vùng thoát nước trong các PVD và giảm dần ảnh hưởng
ra bên ngoài vùng xáo trộn.

85
Kết quả mô phỏng
Áp lực HCK (kPa)

Kết quả quan trắc

Thời gian (ngày)

Hình 3.22. Sự thay đổi áp lực HCK cuối bấc thấm theo thời gian

3.4. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG THAM SỐ

3.4.1. Ảnh hưởng của hệ số thấm

a) Các mô hình khảo sát

Hệ số thấm của đất là một thông số quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác
của mô hình PTHH, nhưng thực tế rất khó để xác định chính xác hệ số thấm của đất
ở hiện trường. Mặc dù việc xác định hệ số thấm của đất bằng các công thức tính toán
hoặc thông qua các thí nghiệm trong phòng là có cơ sở nhất định, tuy nhiên cũng
không thể đưa ra được giá trị hệ số thấm phù hợp với các điều kiện hiện trường phức
tạp. Do đó, phương pháp hiệu quả và chính xác nhất để xác định hệ sô thấm của đất
là sử dụng các mô hình PTHH để khảo sát hệ số thấm phù hợp.

Để thấy rõ mức độ quan trọng và sự ảnh hưởng của hệ số thấm đến ứng xử cố kết của
đất trong mô hình PTHH, đồng thời kiểm chứng các giá trị hệ số thấm đã được xác
định bằng các công thức tính toán trong chương này, xây dựng các mô hình khảo sát
với hệ số thấm của sét thay đổi như sau:

1. Mô hình có giá trị hệ số thấm giảm đi 100 lần so với mô hình chuẩn.

86
2. Mô hình với giá trị hệ số thấm giảm đi 10 lần so với mô hình chuẩn.

3. Mô hình với giá trị hệ số thấm tăng lên 10 lần so với mô hình chuẩn.

4. Mô hình với giá trị hệ số thấm tăng lên 100 lần so với mô hình chuẩn.

Các giá trị hệ số thấm của sét trong các mô hình khảo sát trên phải đảm bảm nằm
trong khoảng phù hợp với đặc trưng thấm của sét (từ k1 = 1×10-4 đến k2 = 1×10-7
m/day).

b) Kết quả và thảo luận

MH k giảm 100 lần


MH k giảm 10 lần
MH k chuẩn
MH k tăng 10 lần
MH k tăng 100 lần
Kết quả quan trắc
Độ lún (m)

Thời gian (ngày)

Hình 3.23. Đồ thị lún của nền đường khi hệ số thấm thay đổi

Hình 3.23 là kết quả lún tại tim đường của các mô hình khảo sát ảnh hưởng của hệ số
thấm và mô hình chuẩn, cùng với kết quả quan trắc. Với khoảng giá trị hệ số thấm
của sét là rất rộng (từ k1 = 1×10-4 đến k2 = 1×10-7 m/day), kết quả của các mô hình
khảo sát cho thấy rằng việc lựa chọn phù hợp hệ số thấm là rất quan trọng vì ảnh
hưởng lớn đến tốc độ lún của nền đất. Cụ thể như sau:

87
- Khi giảm hệ số thấm đi 10 lần thì độ lún ở ngày 368 giảm đến 44.05 %, và khi tăng
hệ số thấm lên 10 lần thì mặc dù độ lún ở ngày 368 chỉ tăng 6.43% nhưng tốc độ lún
tăng rất nhanh (chỉ cần 185 ngày để đạt 100% độ lún yêu cầu).

- Khi giảm hệ số thấm đi 100 lần thì độ lún sau 368 ngày giảm đến 66.24%, và khi
tăng hệ số thấm tăng 100 lần thì chỉ cần 135 ngày để đạt 100% độ lún yêu cầu và độ
lún sau 368 ngày tăng 13.5 %.

3.4.2. Ảnh hưởng của xáo trộn đất do cắm bấc

a) Các mô hình khảo sát

Mô hình chuẩn có mức độ xáo trộn đất với tỷ số k h / k s  4.0 . Để có thể khảo sát được
ảnh hưởng của mức độ xáo trộn đất do cắm bấc lên ứng xử cố kết của nền đường R3,
xây dựng 5 mô hình khảo sát với tỷ số k h / k s lần lượt bằng 1.0, 2.0, 3.0, 5.0 và 10.0.

b) Kết quả và thảo luận

Kết quả quan trắc


Mô hình chuẩn
Mô hình kh/ks = 1
Mô hình kh/ks = 2
Mô hình kh/ks = 3
Mô hình kh/ks = 5
Độ lún (m)

Mô hình kh/ks = 10

Thời gian (ngày)

Hình 3.24. Đồ thị lún của nền đường khi mức độ xáo trộn đất thay đổi

88
Hình 3.24 là kết quả lún tại tim đường của các mô hình khảo sát ảnh hưởng của xáo
trộn đất và mô hình chuẩn, cùng với kết quả quan trắc. Phân tích và đối chiếu các đồ
thị lún trong Hình 3.24 cho thấy rằng khi tỷ số k h / k s càng lớn (đất xáo trộn càng

mạnh) thì tốc độ lún suy giảm càng nhiều. Ngược lại, khi tỷ số kh / k s càng nhỏ (đất
xáo trộn càng ít) thì tốc độ lún càng nhanh. Chẳng hạn như mô hình khảo sát với
k h / k s  1.0 cố tốc độ cố kết nhanh nhất (đạt độ lún 3.10 m chỉ sau 220 ngày), và mô

hình khảo sát với k h / k s  10 có tốc độ cố kết chậm nhất (chỉ đạt độ lún 2.67 m sau

368 ngày). Các kết quả trên cho thấy việc lựa chọn giá trị phù hợp của tỷ số kh / k s là
rất quan trọng trong việc dự đoán đúng ứng xử cố kết của nền đất được xử lý bằng
HCK kết hợp giếng thấm theo phương pháp PTHH.

3.4.3. Ảnh hưởng của khoảng cách bấc thấm

a) Các mô hình khảo sát

Tỷ số khoảng cách bấc thấm ngoài hiện trường n nằm trong khoảng 12 đến 35. Đối
với nền đường R3, n  De / d w  0.945 / 0.065  15 với De  0.9 nhỏ hơn giá trị tối
thiểu theo TCVN 9355:2012 (1.3 m). Để có thể khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách
bấc thấm đến ứng xử cố kết của nền đường R3, xây dựng các mô hình khảo sát với
giá trị n bằng 15, 20, 25 và 30 ứng với khoảng cách bấc thấm ( De ) lần lượt bằng 0.9,
1.3, 1.6 và 2.0 m.

b) Kết quả và thảo luận

Hình 3.25 là kết quả lún tại tim đường của các mô hình khảo sát ảnh hưởng của
khoảng cách bấc thấm và mô hình chuẩn, cùng với kết quả quan trắc. Hình 3.25 cho
thấy rằng khi khoảng cách bấc thấm càng tăng thì tốc độ lún càng giảm, từ đó dẫn
đến độ lún sau 368 ngày cũng giảm theo. Độ lún sau 368 ngày của các mô hình lần
lượt giảm 8.68%, 12.86% và 15.45% (tương ứng với các khoảng cách bấc thấm 1.3
m, 1.6 m và 2.0 m) và đòi hỏi phải mất nhiều thời gian hơn để đạt đến độ lún yêu cầu

89
là 3.10 m. Mặc dù khoảng cách bấc thấm không gây ảnh hưởng lớn đến ứng xử lún
của nền đường như đối với bấc thấm, nhưng khoảng cách bấc thấm lại là tham số dễ
điều chỉnh và kiểm soát. Do vậy, để đẩy nhanh tốc độ xử lý, nhiều dự án hiện nay ở
Việt Nam thực hiện giảm khoảng cách bấc thấm xuống khoảng cách tối thiểu có thể
là 0.9 m.

Mô hình chuẩn De = 0.9m


Mô hình khảo sát De = 1.3m
Mô hình khảo sát De = 1.6m
Mô hình khảo sát De = 2.0m
Kết quả quan trắc
Độ lún (m)

Thời gian (ngày)

Hình 3.25. Đồ thị lún của nền đường khi khoảng cách bấc thấm thay đổi

3.4.4. Ảnh hưởng của chiều sâu bấc thấm

a) Các mô hình khảo sát

Theo TCVN 9355:2012 [4], với lớp đất yếu dày thì cần phải chú ý chiều sâu thật sự
hiệu quả của bấc thấm. Để xác định chiều sâu thật sự hiệu quả của bấc thấm đối với
nền đường R3, xây dựng 6 mô hình khảo sát với cao độ đầu cuối bấc thấm lần lượt
bằng: -5 m, -10 m, -15 m, -17 m, -20 m và -30 m.

90
b) Kết quả và thảo luận

Mô hình chuẩn
Mô hình cao độ bấc thấm -5 m
Mô hình cao độ bấc thấm -10 m
Mô hình cao độ bấc thấm -15 m
Mô hình cao độ bấc thấm -17 m
Mô hình cao độ bấc thấm -20 m
Mô hình cao độ bấc thấm -30 m
Độ lún (m)

Kết quả quan trắc

Thời gian (ngày)

Hình 3.26. Đồ thị lún của nền đường khi chiều sâu bấc thấm thay đổi

Hình 3.26 là kết quả lún tại tim đường của các mô hình khảo sát ảnh hưởng của chiều
sâu bấc thấm và mô hình chuẩn, cùng với kết quả quan trắc. Phân tích và đối chiếu
các đồ thị lún này cho kết quả như sau:

- Chiều sâu bấc thấm càng nhỏ thì nền đất lún càng chậm và ít, và ngược lại, chiều
sâu bấc thấm càng lớn thì nền đất lún càng nhanh và nhiều. Chẳng hạn, khi cao độ
cuối bấc thấm là -5 m thì độ lún sau 368 ngày chỉ đạt 1.91 m, và khi cao độ cuối bấc
thấm là -30 m thì độ lún sau 368 ngày đạt đến 3.19 m.

- Khi cao độ cuối bấc thấm nằm trong khoảng 0-15 m thì việc tăng chiều sâu cắm bấc
cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc đẩy nhanh tốc độ cố kết của nền đất. Chẳng hạn,
khi tăng cao độ cuối bấc thấm từ -5 m xuống -10 m thì độ lún sau 368 ngày của nền
đất tăng lên đến 1 m.

91
- Khi cao độ cuối bấc thấm nằm trong khoảng 15-20 m thì việc tăng chiều sâu cắm
bấc không ảnh hưởng lớn đến tốc độ cố kết của nền đất. Chẳng hạn, khi tăng cao độ
cuối bấc thấm từ -15 m xuống -20 m thì độ lún sau 368 ngày của nền đất chỉ tăng
0.28.

- Khi cao độ cuối bấc thấm nằm trong khoảng 20-30 m (bấc thấm cắm đến lớp cát
sâu), nếu không xét đến sự rò rỉ áp lực chân không qua lớp cát sâu thì việc tăng chiều
sâu cắm bấc hoàn toàn không cho thấy sự gia tăng tốc độ cố kết của nền đất)
Cao độ cuối bấc thấm (m)

Độ lún (m)

Hình 3.27. Độ lún cuối cùng của nền đường khi chiều sâu bấc thấm thay đổi

Hình 3.27 là độ lún cuối cùng của các mô hình khảo sát cùng với mô hình chuẩn
tương ứng với các chiều sâu cắm bấc. Hình 3.27 củng cố thêm các kết luận đưa ra từ
Hình 3.26 như sau:

- Khi cao độ cắm bấc trong khoảng 0 đến -15 m thì đồ thị có độ dốc khá thoải, điều
này đồng nghĩa với độ lún gia tăng lớn.

92
- Khi cao độ cắm bấc trong khoảng -15 đến -20 m thì độ thì có độ dốc lớn với các
điểm khảo sát (ký hiệu ô vuông) có xu hướng sát lại với nhau, điều này cho thấy độ
lún gia tăng ít.

- Khi cao độ cắm bấc từ -20 m trở xuống, đồ thị là thẳng đứng, cho thấy độ lún gần
như không gia tăng.

Từ các kết quả trên có thể đưa ra nhận định rằng chiều sâu cắm bấc thật sự có hiệu
quả là khoảng 16.8. Do vậy, có thể giảm chiều sâu cắm bấc từ 20.3 xuống 16.8 m
(giảm 3.5 m) và và tăng tải trọng đắp để gia tăng hiệu quả của hệ thống xử lý.

3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG

Hệ thống xử lý bằng HCK kết với bấc thấm và đắp gia tải cho nền đường R3 là một
hệ thống xử lý điển hình cho công nghệ xử lý nền đất yếu bằng HCK ở Việt Nam
hiện nay. Trong chương này, việc dự đoán ứng xử cố kết của nền đường R3 đã được
thực hiện theo phương pháp PTHH có xét đến khá nhiều vấn đề phức tạp tại hiện
trường như: việc thi công lớp cát đệm và bố trí màng kín khí, áp lực HCK theo thời
gian, áp lực HCK theo chiều sâu bấc thấm, tải đắp phân bố không đều trên bề mặt
nền đất, tải đắp gián đoạn theo thời gian, sự xáo trộn đất do thi công bấc thấm, khả
năng thoát nước có hạn của bấc thấm, v.v. Kết quả phân tích mô hình PTHH cho các
kết quả lún và ALNLR thặng dư khá sát với các kết quả quan trắc tại hiện trường.

Việc thực hiện khảo sát mô hình PTHH chuẩn bằng cách thay đổi các tham số mô
hình đưa ra được những nhận định quan trọng sau:

- Việc tính toán và lựa chọn giá trị hệ số thấm của đất cho mô hình PTHH là đặc biệt
quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến kến quả mô phỏng.

- Việc lựa chọn tỷ số k h / k s trong khoảng từ 2 đến 5 theo TCVN 9355:2012 [4] là
tương đối hợp lý, tuy nhiên, tuy nhiên tốc độ lún có thể sai lệch 20-30%.

93
- Việc lựa chọn khoảng cách bấc thấm bằng 0.9 m cho thấy hiệu quả rõ rệt trong gia
tăng tốc độ cố kết của nền đường R3, mặc dù theo TCVN 9355:2012 [4], giá trị
khoảng cách tối thiểu của bấc thấm là 1.3 m.

- Chiều sâu thật sự hiệu quả của bấc thấm cho nền đường R3 là 16.8 m, do vậy có thể
giảm chiều sâu này từ 20.3 m xuống 16.8 m (giảm 3.5 m).

94
KẾT LUẬN

Phần kết luận trình bày tóm tắt những nội dung đã học và làm được, kết luận và kiến
nghị rút ra từ luận văn, cùng với những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

1. NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC

- Tổng quan các kiến thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm các khái niệm
liên quan đến phương pháp cố kết hút chân không, các phương pháp tính truyền thống
và các nghiên cứu giải quyết bài toán cố kết hút chân không bằng phương pháp số.

- Xây dựng phương pháp mô phỏng ứng xử cố kết của nền đường được xử lý bằng
giếng thấm kết hợp gia tải đắp và hút chân không. Cách xử lý các khía cạnh phức tạp
khi xây dựng mô hình được đã được trình bày cụ thể và chi tiết, chẳng hạn như: hình
dạng và kích thước mô hình; loại phần tử phù hợp cho bài toán cố kết; mô hình vật
liệu cho các lớp đất, bấc thấm và màng kín khí; v.v. Phương pháp mô phỏng này cũng
đã được kiểm chứng thông qua việc mô phỏng lại thí nghiệm của nhóm nghiên cứu
Saowapakpiboon (công bố trên tạp chí Geotextiles and Geomembranes của nhà xuất
bản Elsevier năm 2011). Kết quả mô phỏng cũng đã được so sánh với kết quả của
nhóm Saowapakpiboon và cho thấy độ tin cậy của phương pháp mô phỏng này.

- Phương pháp mô phỏng đã được áp dụng cho một đoạn thuộc nền đường R3, Thủ
Thiêm, Quận 2, TP HCM. Kết quả mô phỏng được đối chiếu với kết quả quan trắc,
chứng tỏ sự phù hợp của mô hình số. Các đặc trưng ứng xử cố kết của hệ khi trải qua
các giai đoạn xử lý cũng đã được phân tích và thảo luận cụ thể. Để hiểu rõ hơn ảnh
hưởng của các tham số xử lý nền khác nhau đến hiệu quả của phương pháp xử lý, các
kịch bản mô phỏng cho nền đường R3 đã được tiến hành khảo sát và phân tích. Các
tham số đã được khảo sát bao gồm: ảnh hưởng của xáo trộn đất do cấm bấc, ảnh
hưởng của hệ số thấm, ảnh hưởng của khoảng cách cắm bấc và ảnh hưởng của chiều
sâu cắm bấc thấm.

95
2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

a) Về mô hình hóa bài toán cố kết HCK

- Việc chuyển đổi mô hình theo phương pháp của Indraratna et al. [8] cho thấy sự đơn
giản và hiệu quả khi thực hiện mô phỏng 2D-BDP bài toán cố kết HCK. Đây là
phương pháp chuyển đổi mô hình mới nhất và duy nhất hiện nay có xét đến yếu tố
HCK (đã được đề xuất và công bố trên các tạp chí quốc tế). Kiến nghị nên sử dụng
phương pháp này thay cho các phương pháp chuyển đổi được nghiên cứu và đề xuất
trước đó, các phương pháp chuyển đổi phức tạp, và đặc biệt là các phương pháp
chuyển đổi không xét đến yếu tố HCK.

- Việc mô phỏng đầy đủ và chính xác các yếu tố hình học cơ bản trong bài toán cố
kết HCK của nền đường bao gồm bấc thấm, vùng xáo trộn, vùng không xáo trộn,
màng kín khí, v.v. phải mất không ít thời gian và không thuận lợi khi thay đổi các
thông số kích thước. Kiến nghị kết hợp với các ngôn ngữ lập trình (chẳng hạn như
MATLAB) trong mô phỏng hình học bài toán cố kết HCK của nền đường (nếu có thể)
để rút ngắn thời gian và thuận tiện hơn khi thay đổi phương án thiết kế.

- Các dữ liệu chuẩn để đưa vào mô hình số đòi hỏi độ chính xác và phù hợp, nên
nhiều công thức chuyển đổi và công thức thực nghiệm đã được học viên sử dụng
trong luận văn với sự cân nhắc lựa chọn cẩn thận để kết quả mô phỏng là chính xác
nhất. Tuy nhiên, có không ít thông số khó có thể xác định được chính xác như phạm
vi vùng xáo trộn hay hệ số thấm của đất, v.v. Việc xác định các thông số này bằng
công thức chỉ mang tính chất tương đối. Do vậy, kiến nghị thực hiện các thí nghiệm
phù hợp trong phòng cũng như ngoài hiện trường để có được bộ dữ liệu chuẩn và
phù hợp nhất cho mô hình số.

- Trạng thái cân bằng địa tĩnh trong mô hình số của nền đất mặc dù chỉ mang tính
chất thiết lập và kiểm tra các điều kiện ban đầu, tuy nhiên lại có một vai trò rất quan
trọng trong việc tính toán chính xác quá trình cố kết của nền đất. Kiến nghị việc thiết

96
lập và khai báo số liệu cho bước này phải thực hiện hết sức cẩn thận để làm tiền đề
cho việc tính toán cố kết của nền đất. Thông số thiết lập quan trọng nhất đối cho trạng
thái này là ứng suất hữu hiệu ban đầu trong nền đất trước khi xử lý.

Nhìn chung, mô hình số cố kết HCK cho thấy khả năng xét đến nhiều yếu tố phức tạp
so với phương pháp tính toán truyền thống như đã trình bày trong phần mở đầu của
luận văn. Kiến nghị nên áp dụng mô hình số trong dự đoán ứng xử cố kết của nền
đường xử lý bằng bấc thấm kết hợp HCK.

b) Về ứng xử của mô hình số cố kết HCK

- Mô hình số cho thấy khả năng mô phỏng lún của nền đất cố kết HCK khá chính xác
tại bề mặt nền đất cũng như tại các độ sâu khác nhau trong nền đất theo thời gian.
Kiến nghị sử dụng mô hình số trong việc dự đoán ứng xử lún của nền đường được xử
lý bằng bấc thấm kết hợp HCK thay cho các phương pháp tính toán truyền thống
bằng công thức.

- Sự biến thiên ALNLR thặng dư trong đất là khá phức tạp, đặc biệt trong điều kiện
gia tải phức tạp tại hiện trường. Mô hình số mà học viên thiết lập chỉ có thể mô phỏng
tương đối chính xác quy luật biến thiên của ALNLR thặng dư trong đất với độ chênh
lệch không quá lớn. Kiến nghị sử dụng ALNLR thặng dư được phân tích từ mô hình
số để xem xét sự biến thiên phù hợp của ALNLR thặng dư ứng với các giai đoạn gia
tải tại hiện trường. Nếu ALNLR thặng dư trong mô hình số biến thiên không phù hợp
thì cần thực hiện kiểm tra và xem xét lại các khai báo trong mô hình số.

- Sự suy giảm áp lực HCK về cuối bấc thấm là hoàn toàn có thể mô phỏng được với
mức độ chính xác cao bằng phương pháp số. Tuy nhiên, áp lực HCK cuối bấc thấm
biến thiên khá phức tạp. Kiến nghị khai báo sự suy giảm áp lực HCK tại cuối bấc
thấm sát nhất có thể với các số liệu tại hiện trường để đảm bảo sự chính xác của mô
hình.

97
c) Về ảnh hưởng của các tham số mô hình đến ứng xử cố kết của nền đất

- Hệ số thấm của đất là thông số có giá trị thay đổi trong phạm vi lớn và khó xác định
chính xác, đặc biệt là hệ số thấm trong vùng xáo trộn. Tuy nhiên, hệ số thấm lại có
ảnh hưởng rất lớn đến ứng xử cố kết của nền đất. Việc khảo sát ảnh hưởng của hệ số
thấm trong luận văn cho thấy chỉ cần sai lệch giá trị hệ số thấm đi 10 lần thì ứng xử
cố kết của nền đất đã có sự sai lệch lớn. Hệ số thấm là thông số “nhạy cảm” nhất đối
với bài toán cố kết HCK. Kiến nghị hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn và tính toán
hệ số thấm của đất cho mô hình số, đặc biệt là hệ số thấm trong vùng xáo trộn.

- Mức độ xáo trộn của đất cũng là một thông số khó có thể xác định được chính xác.
Đồng thời, việc đất bị xáo trộn khi thi công cắm bấc thấm cũng cho thấy ảnh hưởng
không nhỏ đến tốc độ cố kết của nền đất. Tuy nhiên, việc xác định sai mức độ xáo
trộn của nền đất gây sự sai lệch không nghiêm trọng như đối với hệ số thấm. Kiến
nghị lựa chọn mức độ xáo trộn hh / k s  2  5 theo TCVN 9355:2012 [4] với sự cân
nhắc và xem xét nhất định.

- Khoảng cách bấc thấm càng nhỏ thì tốc độ cố kết của nền đất càng nhanh. Có thể
không cần khảo sát bằng mô hình PTHH vẫn có thể kết luận được điều này. Tuy
nhiên, việc khảo sát mô hình PTHH cho thấy rằng khi giảm khoảng cách bấc thấm từ
1.3 m xuống 0.9 m thì tốc độ cố kết của nền đất không cải thiện đáng kể. Mặt khác,
khoảng cách 0.9 m là nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu được quy định trong TCVN
9355:2012 [4]. Do vậy, việc giảm khoảng cách bấc thấm xuống dưới giá trị 1.3 m cần
phải cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố về kinh tế (khoảng cách bấc
thấm càng nhỏ thì chi phí thi công hệ bấc thấm càng lớn).

- Tương tự như đối với khoảng cách bấc thấm, cũng dễ dàng khẳng định được rằng
khi chiều sâu bấc thấm càng lớn thì tốc độ cố kết của nền đất càng nhanh. Tuy nhiên,
việc khảo sát mô hình PTHH cho thấy rằng khi chiều sâu bấc thấm đạt đến khoảng
17 m thì việc tăng chiều sâu bấc thấm không còn ảnh hưởng đáng kể lên tốc độ cố
kết của nền đất. Do vậy, kiến nghị giảm chiều sâu bấc thấm từ 22.3 m xuống giá trị

98
lớn hơn 17 m và nhỏ hơn 22.3 m để tối ưu hóa hệ thống xử lý. Tuy nhiên, chiều sâu
bấc thấm giảm bao nhiêu là phù hợp phụ thuộc vào việc cân nhắc giữa các yếu tố kỹ
thuật và kinh tế.

3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc dù phương pháp mô phỏng PTHH học viên và khảo sát ảnh hưởng tham số mà
học viên đã vận dụng và nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng cao cho các công
trình nền đường xử lý bằng HCK hiện nay, đề tài này vẫn có thể được hoàn thiện hơn
như sau:

- Thực hiện thí nghiệm cố kết HCK trong phòng thí nghiệm cho các mẫu đất nền được
lấy tại khu vực xử lý, đồng thời mô phỏng PTHH thí nghiệm này để có thể khai thác
bộ số liệu chuẩn cho mô hình ứng xử của đất nền tại hiện trường. Tuy nhiên, thí
nghiệm cố kết HCK vẫn là một thí nghiệm phức tạp và hạn chế ở nước ta hiện nay.

- Khảo sát thêm sự thất thoát áp lực HCK qua lớp cát sâu thấm nước trong trường
hợp bấc thấm cắm đến hoặc đi vào lớp cát sâu này. Mặc dù sự thất thoát này là tối kỵ
đối với hệ thống HCK, nhưng việc khảo sát mức độ ảnh hưởng thất thoát này đến ứng
xử cố kết của nền đường là khá quan trọng.

- Có thể xây dựng mô hình 3D để khảo sát thêm ảnh hưởng của hình thức bố trí bấc
thấm đứng ứng xử cố kết của nền đường.

99
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Saowapakpiboon et al., "PVD improvement combined with surcharge and


vacuum preloading including simulations," Geotextiles and Geomembranes,
vol. 29, 2011.

[2] Lê Bá Vinh, “Phân tích ảnh hưởng của bấc thấm lý tưởng và bấc thấm không lý
tưởng trong mô phỏng xử lý nền bằng phương pháp hút chân không kết hợp với
bấc thấm,” Tạp chí KH&CN Thủy Lợi, tập 27, 2015.

[3] Vũ Văn Tuấn, “Nghiên cứu mô hình số cho bài toán giếng điểm cố kết chân
không,” Tạp chí KHCN Xây dựng, tập 1&2, 2018.

[4] TCVN 9355:2012, Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước, Bộ Khoa học
và Công nghệ, 2012.

[5] J. Chu et al., "Vacuum preloading techniques - Recent developments and


applications," in GeoCongress 2008, New Orleans, 2008.

[6] Braja M. Das and Khaled Sobhan, Principles of Geotechnical Engineering,


Eighth Edition, SI, Global Engineering, 2012.

[7] Indraratna et al., "Numerial modeling of vacuum preloading and field


applications," Canadian Geotech Journal, vol. 41, 2004.

[8] Indraratna et al, "2D and 3D numerial modeling of combined surchage and
vacuum preloading with vertical drains," International Journal of
Geomemachanics, 2008.

[9] Hird et al., "Finite element modeling of vertical drains beneath embankments
on soft ground," Geotechnique, vol. 42, 1992.

100
[10] Indraratna et al., "Plane-strain modeling of smear effects associated with
vertical drains," Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering,
vol. 123, 1997.

[11] Indraratna et al., "Analytical and numerical modeling of soft soil stabilized by
prefabricated vertical drains incorporating vacuum reloading," International
Journal of Geomechanics, vol. 114, no. 5, 2005.

[12] N. Sivakugan & Braja M. Das, Geotechnical Engineering - A pratical problem


solving approach, J.ROSS Publising, 2010.

[13] Raehyun Kim et al., "Time dependence well resistance factor of PVD," Marine
Georesources and Geotechnology, vol. 29, 2011.

[14] Sam Helwany, Applied soil mechanics with ABAQUS applications, John Wiley
& Sons, Inc., 2007.

[15] G. Mesri et al., "Permeability characteristic of soft clays," in XIII ICSMFE, New
Delhi, India, 1994.

[16] Maurice A. Biot, "General theory of three-dimensional consolidation," Journal


of applied physics, vol. 12, 1941.

[17] R. O. Davis & A. P. Selvadurai, Elasticity and Geomechanics, Cambridge


University Press, 1996.

[18] N. H. Trường, M. Q. Khánh, N. T. Tân, “Lựa chọn mô hình đất phù hợp cho
phân tích cố kết thoát nước nền sét yếu,” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và
Môi trường, tập 59, 2017.

101
[19] Sam Helwany, Applied soil mechanics with ABAQUS applications, John Wiley
& Sons, Inc., 2007.

[20] R. O. Davis & A. P. S. Selvadurai, Plasticity and Geomechanics, Cambridge


University Press, 2002.

102

You might also like