You are on page 1of 160

Cuốn "Bài giảng thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ” được xuất bản lần đầu tiên

năm 2001 (NXB Xây Dựng, Hà Nội). Sách được in lại năm 2006 bởi NXB Từ Điển
Bách Khoa.
Sách đã góp phần tích cực cho việc giảng dạy môn Thiết kế đê và công trình bảo vệ
bờ cho sinh viên Đại Học Thủy Lợi, cũng như làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư
thiết kế, nghiên cứu.
Từ năm 2001 đến nay, sự nghiệp Thủy lợi nói chung và công tác củng cố, phát triển
đê điều, phòng chống lụt bão nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhà
nước đã ban hành luật đê điều (2006). Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành tiêu chuẩn ngành 14TCN 130 – 2002 – Hướng dẫn thiết kế đê biển. Hiện nay,
trên tiêu chuẩn ngành Hướng dẫn thiết kế đê sông cũng đang được chỉnh sửa để ban
hành. Riêng về khu vực Sông Hồng, Sông Thái Bình, chính phủ đã có quyết định số
92/2007/QĐ – TTg phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống Sông Hồng và
Sông Thái Bình. Đây là những căn cứ quan trọng cho việc lập Quy hoạch, thiết kế, xây
dựng và quản lý toàn bộ hệ thống đê trong khu vực.
Trong lần tái bản này, một số nội dung của các văn bản nói trên đều được cập nhật.
Tuy nhiên, do tiêu chuẩn thiết kế đê sông chưa chính thức được ban hành nên một số
chỉ tiêu thiết kế vẫn trích dẫn theo các tài liệu có từ trước. Việc bổ sung, tái bản lần
này do GS.TS. Nguyễn Chiến thực hiện.
Do thời gian dành cho chỉnh sửa bị hạn chế nên chắc chắn vẫn còn nhiều bất cập
trong nội dung sách. Mọi góp ý cho nội dung sách xin gửi về Bộ Môn Thủy Công ,
Trường Đại Học Thủy Lợi, 175 – Tây sơn – Đống Đa – Hà Nội.
Bộ Môn Thủy Công trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuốn Bài giảng thiết kế đê và
công trình bảo vệ bờ tái bản năm 2010 và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để
sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau

Bộ Môn Thủy Công

? 2
?
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 8

CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CHUNG VỀ ĐÊ VÀ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ ........ 11

1-1. Công trình thủy lợi và vị trí đê điều trong công trình thủy lợi ........................................................ 11
I- Nhiệm vụ của công trình thủy lợi:......................................................................................................... 11
II- Phân loại các công trình thủy lợi: ......................................................................................................... 11

1-2. TổNG QUAN Về Hệ THốNG ĐÊ ĐIềU ......................................................................................................... 13


I- Tình hình lũ lụt và giải pháp phòng chống:............................................................................................ 13
II- Hệ thống đê sông đồng bằng Bắc bộ: ................................................................................................... 15
III- Mặt cắt ngang đặc trưng của đê:.......................................................................................................... 17

1-3. Phân tích sự làm việc của đê, các khả năng phá hoại sự làm việc an toàn của đê ............................ 18
I. Loại khả năng phá hoại bình thường: ..................................................................................................... 18
II. Dạng khả năng phá hoại đặc biệt: ......................................................................................................... 20

1-4. Các công trình bảo vệ bờ ....................................................................................................................... 22


I- Công trình bảo vệ bờ sông: .................................................................................................................... 22
II- Công trình bảo vệ bờ biển:.................................................................................................................... 23

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 24

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA SÓNG VÀ NƯỚC DÂNG ..... 25

2-1. Khái niệm chung .................................................................................................................................... 25


I. Các thông số của sóng: ........................................................................................................................... 25
II. Các phương pháp tính toán sóng:.......................................................................................................... 26

2-2. Xác định các yếu tố tạo sóng ................................................................................................................. 26


I. Gió:......................................................................................................................................................... 26
II. Đà sóng (D):.......................................................................................................................................... 28
III. Mực nước tính toán và chiều sâu nước trước công trình:..................................................................... 30

2-3. Tính toán các thông số của sóng theo phương pháp Crưlốp .............................................................. 30
I. Các thông số của sóng vùng nước sâu (h ≥ 0.5 Ls)............................................................................. 30
II. Các thông số của sóng vùng nước nông:............................................................................................... 31
III. Các thông số của sóng tại vùng sóng đổ. ............................................................................................. 34

2-4. Tính toán các thông số của sóng biển theo biểu đồ Hincat ................................................................. 36
I. Trường hợp độ sâu nước h > 15 m (sóng nước sâu). .............................................................................. 36
II. Trường hợp độ sâu nước h ≤ 15 m: ....................................................................................................... 36
III. Các trường hợp riêng: .......................................................................................................................... 39
IV. Các ví dụ tính toán:.............................................................................................................................. 39

2-5. Tính toán chiều cao sóng leo ................................................................................................................. 40


I. Trường hợp dốc đơn (mái nghiêng với một độ dốc):.............................................................................. 40
II. Trường hợp mái dốc phức hợp có thềm giảm sóng:.............................................................................. 41

2-6. Tính toán áp lực sóng............................................................................................................................. 42


I. Áp lực sóng lên mái nghiêng:................................................................................................................. 42

? 3
?
II. Áp lực sóng lên các công trình bảo vệ bờ. ............................................................................................ 44

2-7. Tính toán chiều cao nước dâng do gió.................................................................................................. 49


I. Đối với hồ chứa và sông xa biển: ........................................................................................................... 49
II- Đối với vùng cửa sông ven biển: .......................................................................................................... 49

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 50

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ ĐÊ ................................................................................ 51

3-1. Cấp của công trình đê và tiêu chuẩn thiết kế....................................................................................... 51


I- Cấp của đê:............................................................................................................................................. 51
II- Tiêu chuẩn phòng lũ của công trình đê: ................................................................................................ 52
III- Độ gia cao an toàn và hệ số an toàn ổn định của đê: ........................................................................... 52

3-2. Tài liệu cơ bản dùng để thiết kế đê ....................................................................................................... 54


I- Khí tượng, thủy văn: .............................................................................................................................. 54
II- Kinh tế - xã hội: .................................................................................................................................... 55
III- Địa hình công trình:............................................................................................................................. 55
IV- Địa chất công trình: ............................................................................................................................. 56

3-3. Tuyến và hình thức kết cấu ................................................................................................................... 57


I- Tuyến đê:................................................................................................................................................ 57
II. Chọn loại hình kết cấu đê:..................................................................................................................... 58

3-4. Thiết kế mặt cắt đê................................................................................................................................. 59


I. Quy định chung: ..................................................................................................................................... 59
II. Cao trình đỉnh đê:.................................................................................................................................. 59
III. Kết cấu đỉnh đê: ................................................................................................................................... 60
IV. Mái đê và cơ đê: .................................................................................................................................. 61
V- Bảo vệ mái đê và tiêu nước mái dốc:.................................................................................................... 61
VI- Bộ phận chống thấm và tiêu nước cho đê và nền đê: .......................................................................... 62
VII- Tường chắn sóng:............................................................................................................................... 62
VIII- Vật liệu đắp đê và tiêu chuẩn đắp đê đất: ......................................................................................... 63

3-5. Tính toán thấm ....................................................................................................................................... 63


I- Dòng thấm và tính toán ổn định thấm: ................................................................................................... 63
II- Tính toán thấm của đê đất đồng chất trên nền không thấm nước:......................................................... 64
III- Tính toán thấm của đê đất đồng chất trên nền thấm nước: .................................................................. 67
IV- Tính toán thấm không ổn định: ........................................................................................................... 68
V- Tính toán Gradien chỗ dòng thấm thoát ra ở mái trong đồng:.............................................................. 69
VI- Đường bão hòa của đê đất đồng chất khi mực nước hạ xuống:........................................................... 72
VII- Tính toán thấm của nền hai lớp và tính toán phản áp:........................................................................ 74

3-6. Tính toán ổn định đê .............................................................................................................................. 79


I. Những quy định chung: .......................................................................................................................... 79
II- Tính toán ổn định chống trượt: ............................................................................................................. 80

3-7. Tính toán lún .......................................................................................................................................... 84


I- Những quy định chung:.......................................................................................................................... 84
II- Phương pháp tính lún:........................................................................................................................... 84

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 85

? 4
?
CHƯƠNG IV: KÈ BẢO VỆ MÁI DỐC .................................................................. 86

4-1. Khái niệm................................................................................................................................................ 86

4-2. Yêu cầu cấu tạo, phân loại và điều kiện ứng dụng của từng loại kết cấu kè bảo vệ mái dốc........... 88
I. Yêu cầu đối với kết cấu kè: .................................................................................................................... 88
II. Phân loại kết cấu: .................................................................................................................................. 89
III. Phạm vi ứng dụng của một số hình thức kè bảo vệ mái dốc:............................................................... 89

4-3. Sự làm việc của kết cấu kè mái. ............................................................................................................ 89


I. Các tải trọng tác dụng và sơ đồ tính: ...................................................................................................... 89
II. Một số dạng hư hỏng và nguyên nhân: ................................................................................................. 90
III. Một số ví dụ về quan điểm tính tải trọng lên lớp vỏ kè: ...................................................................... 93

4-4. Thiết kế thân kè...................................................................................................................................... 94


I. Trọng lượng của hòn đá hoặc cấu kiện:.................................................................................................. 94
II. Chiều dày lớp phủ ngoài cùng của kè: .................................................................................................. 94
III. Các loại cấu kiện lát mái bằng bê tông đúc sẵn: .................................................................................. 96
IV. Lỗ thoát nước và khe biến dạng:.......................................................................................................... 96

4-5. Thiết kế tầng đệm, tầng lọc. .................................................................................................................. 98


I. Tầng lọc ngược truyền thống:................................................................................................................. 98
II. Tầng lọc ngược sử dụng vải địa kỹ thuật (vải lọc): ............................................................................... 98

4-6. Thiết kế chân kè. .................................................................................................................................... 98


1. Chân kè nông: ........................................................................................................................................ 98
2. Chân kè sâu:........................................................................................................................................... 99
3. Kích thước viên đá ở khối chân kè: ....................................................................................................... 99

4-7. Tính toán ổn định kè ............................................................................................................................ 100


1. Tính toán ổn định tổng thể:.................................................................................................................. 100
2. Tính toán ổn định nội bộ lớp gia cố: .................................................................................................... 101

4-8. Phân tích xác suất sự cố kè mái đê biển. ............................................................................................ 102


1. Định nghĩa về sự hư hỏng:................................................................................................................... 102
2. Sự cố đê biển: ...................................................................................................................................... 102
3. Ví dụ tính kích thước đá bảo vệ mái đê biển theo lý thuyết độ tin cậy: ............................................... 104

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 106

CHƯƠNG V: CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ ..........................................................107

A - BẢO VỆ BỜ SÔNG .............................................................................................................................. 107

5-1. Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ sông........................................................................................... 107


I- Khái niệm về tuyến chỉnh trị:............................................................................................................... 107
II- Các công trình bảo vệ bờ sông:........................................................................................................... 107

5-2. Thiết kế đập mỏ hàn ............................................................................................................................ 109


I- Khái niệm chung: ................................................................................................................................. 109
II- Bố trí mặt bằng các đập mỏ hàn.......................................................................................................... 109
III- Kết cấu đập mỏ hàn. .......................................................................................................................... 111

5-3. Mỏ hàn mền .......................................................................................................................................... 113


I- Bãi cây chìm:........................................................................................................................................ 113

? 5
?
II- Mỏ hàn cọc: ........................................................................................................................................ 115

B- BẢO VỆ BỜ BIỂN ................................................................................................................................. 117

5-4. Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ biển .......................................................................................... 117
1- Khái niệm về bờ biển:.......................................................................................................................... 117
2- Phân loại bờ biển: ................................................................................................................................ 117
3- Các dạng phá hoại đối với bờ biển: ..................................................................................................... 117
4- Các loại công trình bảo vệ: .................................................................................................................. 117

5-5. Rừng ngập mặn chống sóng ................................................................................................................ 119


I- Tác dụng của rừng cây ngập mặn:........................................................................................................ 119
II-Điều kiện để phát triển rừng cây ngập mặn: ........................................................................................ 119
III- Các loại cây ngập mặn ở nước ta:...................................................................................................... 120
IV- Qui cách rừng ngập mặn: .................................................................................................................. 122

5-6. Bố trí các loại công trình giảm sóng, giữ bãi...................................................................................... 122
I- Bố trí chung:......................................................................................................................................... 122
II- Các loại hình thức kết cấu của đê mỏ hàn và đê dọc: ......................................................................... 124

5-7. Thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng tường đứng ......................................................................... 125


I- Đê tường đứng dạng trọng lực: ............................................................................................................ 125
II- Đê tường đứng bằng cọc cừ: ............................................................................................................... 131

5-8. Thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng mái nghiêng ........................................................................ 136


I- Các dạng mặt cắt đê có mái nghiêng:................................................................................................... 136
II- Xác định các kích thước mặt cắt ngang đê:......................................................................................... 138
III- Trọng lượng ổn định của khối phủ mái nghiêng:............................................................................... 139
IV. Cấu tạo công trình mái nghiêng:........................................................................................................ 141
V. Tính ổn định công trình mái nghiêng:................................................................................................. 143

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 144

CHƯƠNG VI: GIA CỐ, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ ĐÊ ..............................145

6-1. Khái quát .............................................................................................................................................. 145

6-2. Gia cố đê................................................................................................................................................ 146


I- Đào đắp lại những chỗ sạt trượt cục bộ:............................................................................................... 147
II- San lấp ao hồ ở khu vực ven đê: ......................................................................................................... 147
III- Gia cố chống thấm thân đê: ............................................................................................................... 147
IV- Xử lý tổ mối: ..................................................................................................................................... 147
V- Xử lý nứt đê:....................................................................................................................................... 148
VI- Xử lý nền đê: ..................................................................................................................................... 148

6-3. Cải tạo đê .............................................................................................................................................. 152

6-4. Tôn cao, mở rộng đê............................................................................................................................. 152

6-5. Xử lý sự cố đê trong mùa lũ ................................................................................................................ 153


I- Sạt lở mái đê phía sông: ....................................................................................................................... 153
II- Sạt lở mái đê phía đồng: ..................................................................................................................... 154
III- Rò rỉ, sập tổ mối: ............................................................................................................................... 155
IV- Lỗ sủi, mạch sủi, mạch đùn bục đất, giếng phụt: .............................................................................. 155
V- Nước lũ tràn đỉnh đê: .......................................................................................................................... 157

? 6
?
VI- Xử lý hư hỏng cống qua đê: .............................................................................................................. 158
VII- Hàn khẩu đê: .................................................................................................................................... 158

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ............................................................................................................... 159

4. TRÌNH BÀY NGUYÊN TắC VÀ TRÌNH Tự Xử LÝ HÀN KHẩU ĐÊ Vỡ ?TÀI


LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................159

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................160

? 7
?
LỜI NÓI ĐẦU
(Lần tái bản đầu tiên – 2001)
-----oOo-----

"THIẾT KẾ ĐÊ VÀ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ" trình bày những kiến thức cơ
bản về bố trí, lựa chọn hình thức kết cấu và tính toán thiết kế đê sông, đê biển, kè bảo
vệ mái và các công trình bảo vệ bờ. Sách cũng đề cập tới những vấn đề về gia cố, sửa
chữa và xử lý sự cố đê.
Ở Việt Nam, hệ thống đê và các công trình bảo vệ bờ đóng một vai trò cực kỳ quan
trọng trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn cho các trung tâm
văn hoá, chính trị, kinh tế, các vùng dân cư rộng lớn trải dài theo các triền sông, duyên
hải từ Bắc chí Nam. Hệ thống đê sông ở đồng bằng Bắc bộ đã được hình thành và phát
triển từ hàng nghìn năm nay. Nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong
việc đắp và gìn giữ đê. Lịch sử cũng đã ghi nhận những vụ vỡ đê với sức tàn phá ghê
gớm, để lại hậu quả lâu dài. Hiên nay, trong điều kiện đất nước đang công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, những yêu cầu về việc bảo vệ các khu vực dân cư và kinh tế chống sự tàn
phá của bão, lũ, nước dâng ngày càng trở nên cấp bách. Bên cạnh việc củng cố, nâng
cấp các hệ thống đê đã có, việc quy hoạch bảo vệ bờ sông, bờ biển và xây dựng các hệ
thống đê mới đang được đặt ra ở cả 3 miền của đất nước.
Cuốn sách "Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ" tập hợp những kiến thức cơ bản
và cập nhật những vấn đề hiện đại trong lĩnh vực thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ.
Sách dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên ngành công trình thủy lợi. Sách cũng có
thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành khác, cho các lớp sau đại học và
nghiên cứu sinh ngành công trình thủy lợi.
Nội dung sách gồm 6 chương. Chương I trình bày tổng quan về hệ thống đê và các
công trình bảo vệ bờ. Chương II nêu những vấn đề về tính toán các yếu tố của sóng và
nước dâng. Các vấn đề về thiết kế và tính toán đê được trình bày ở chương III. Trong
chương IV nêu các giải pháp kết cấu và tính toán kè bảo vệ mái. Chương V giới thiệu
các kiến thức về công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển. Chương VI đề cập tới các vấn đề
mở rộng, sửa chữa đê và xử lý sự cố đê.
Sách do một tập thể giáo viên Bộ môn Thủy công, Trường đại học Thủy lợi biên
soạn. PGS. TSKH Nguyễn Quyền viết các chương I và III; PGS. TS Nguyễn Văn Mạo
viết chương IV; TS. Nguyễn Chiến viết các chương II, V, tiết 1-4 và chịu trách nhiệm
chung; KS Phạm Văn Quốc viết chương VI.
Các tác giả xin được bầy tỏ lời cảm ơn tới PGS. TS Phạm Ngọc Quý đã xem xét
toàn bộ bản thảo và có những ý kiến quý báu để hoàn thiện nội dung bản thảo, xin
chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Văn Hạnh và các thành viên khác của Bộ môn
Thủy công Trường đại học Thủy lợi đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho nội
dung cuốn sách. Các tác giả gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Nhà trường, phòng Đào tạo và
Thư viện Trường đại học Thủy lợi về những ý kiến chỉ đạo và sự giúp đỡ trong quá
trình biên tập, in ấn sách.

? 8
?
Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn không
tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến xây dựng của các nhà chuyên
môn, các bạn đồng nghiệp. Ý kiến xin gửi về Bộ môn Thủy công, Trường đại học
Thủy lợi.

Xin chân thành cảm ơn!


Các tác giả.

? 9
?
1. Thông tin tác giả

Năm sinh: 1951


Cơ quan công tác: Đại học Thủy Lợi
Địa chỉ liên hệ: Khoa công trình ĐHTL

GS.TS.Nguyễn Chiến

Năm sinh: 1946


Cơ quan công tác: Đại học Thủy Lợi
Địa chỉ liên hệ: Khoa công trình ĐHTL

GS.TS.Nguyễn Văn
Mạo

Năm sinh: 1944


PGS.TSKH.Nguyễn Cơ quan công tác: Đại học Thủy Lợi
Quyền Địa chỉ liên hệ: Khoa công trình ĐHTL

Năm sinh: 1952


PGS.TS.Phạm Văn Cơ quan công tác: Đại học Thủy Lợi
Quốc Địa chỉ liên hệ: Khoa công trình ĐHTL

2. Phạm vi và đối tượng môn học:


Ngành học: Kỹ thuật công trình, các chuyên ngành: Công trình thủy, công trình
bến, kỹ thuật cảng và đường thủy…
Trường học: Đại Học Thủy Lợi và các trường có chuyên ngành trên.
Từ khóa để tra cứu: bảo vệ bờ, đập mỏ hàn, đê, gia cố, kè, mái nghiêng, mặt cắt,
nước dâng, sóng, tường đứng.
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Đã học mon cơ sở của ngành kỹ thuật
công trình, các môn Thủy văn công trình, cơ học đất, nền móng, vật liệu xây dựng,
giới thiệu và cơ sở thiết kế công tình thủy…
Số lần xuất bản: 2 lần:
Lần 1: NXB Xây Dựng – 2001
Lần 2: NXB Từ Điển Bách Khoa, 2006

? 10
?
CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CHUNG VỀ ĐÊ VÀ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ
BỜ

1-1. Công trình thủy lợi và vị trí đê điều trong công trình thủy lợi
I- Nhiệm vụ của công trình thủy lợi:
Công trình được xây dựng để sử dụng nguồn nước gọi là công trình thủy lợi. Nhiệm
vụ chủ yếu của các công trình thủy lợi là làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên
dòng chảy của sông, hồ, biển, nước ngầm để sử dụng nước một cách hợp lý, có lợi
nhất và bảo vệ môi trường xung quanh tránh khỏi những tác hại của dòng nước gây
nên. Công trình thủy lợi có thể hình thành dòng chảy nhân tạo để thỏa mãn nhu cầu
dùng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở nơi đó không đủ hoặc không có.
Căn cứ vào tính chất tác dụng của dòng chảy, công trình thủy lợi có thể chia ra:
công trình dâng nước, công trình điều chỉnh dòng chảy và công trình dẫn nước.
II- Phân loại các công trình thủy lợi:
1. Các công trình dâng nước:
Phổ biến nhất của loại công trình dâng nước là các loại đập. Đập được xây dựng
ngăn các sông suối và hình thành nên độ chênh mực nước thượng hạ lưu. ở trước đập.
Càng gần đến đập, lưu tốc trung bình của dòng chảy giảm v1 < v2 < v3 < v4 < v5 còn độ
sâu của dòng chảy tăng h1 > h2 > h3 > h4 > h5. Sự tăng mực nước ở trong sông làm tăng
diện tích mặt cắt ướt của lòng sông và dẫn đến ngập đất ở thượng lưu. Sự thay đổi lưu
tốc dòng chảy ở thượng lưu làm thay đổi khả năng vận chuyển bùn cát của lòng sông.
Lưu tốc theo chiều dòng chảy giảm dần, các hạt bùn cát trong nước được lắng xuống
đáy theo thứ tự những hạt lớn, sau đó đến những hạt bé hơn và khi đến gần công trình,
lưu tốc hầu như bằng không nên các hạt cát rất bé cũng được lắng xuống, nước ở đó
rất trong.
Sự dâng mực nước còn làm thay đổi cả trạng thái nước ngầm dưới lòng sông và hai
bên bờ. Do có độ chênh cột nước thượng hạ lưu nên có hiện tượng thấm qua nền và
thấm vòng quanh công trình từ thượng lưu về hạ lưu.
Nước ở thượng lưu chảy về hạ lưu không mang bùn cát do đó để trở về trạng thái cũ
của dòng nước , lòng sông và bờ lại bị bào mòn, xói lở.
Như vậy công trình dâng nước có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố của dòng chảy,
lòng sông và cả nước ngầm. Nhưng nó có hiệu quả lớn, điều chỉnh lưu lượng từ
thượng lưu về hạ lưu, về mùa lũ nước được giữ lại ở thượng lưu (đối với hồ chứa) và
được tháo về hạ lưu vào thời kỳ cần thiết theo nhu cầu dùng nước. Công trình dâng
nước được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nước.
2. Các công trình điều chỉnh dòng chảy:
Công trình điều chỉnh để khống chế xói lở lòng sông, có thể làm thay đổi trạng thái
dòng chảy, làm thay đổi hướng dòng chảy trong giới hạn lòng sông theo yêu cầu cần
thiết và bảo vệ lòng sông tránh khỏi những tác hại nguy hiểm của dòng nước. Công
trình điều chỉnh bao gồm đê, đập, tường, kè, các đê đập đó không ngăn hết toàn bộ
lòng sông, mà chỉ một phần theo hướng của mặt cắt ngang hoặc có khi theo hướng dọc
lòng sông.

? 11
?
Công trình điều chỉnh không làm dâng nước, mà có tác dụng làm thay đổi hướng và
lưu tốc của dòng chảy, phân bố lại lưu tốc và ảnh hưởng đến hình dạng của lòng sông.
Các công trình này nhằm phục vụ các ngành khác nhau, có thể giữ độ sâu, lưu tốc và
hình dạng lòng sông cần thiết cho tàu bè qua lại, đảm bảo điều kiện bình thường để lấy
nước từ sông, giữ ổn định bờ sông để đảm bảo an toàn cho dân cư và nhà máy xí
nghiệp ở hai bên bờ.
Các công trình này bao gồm các tường cánh, đê, đập, kè làm bằng các vật liệu tại
chỗ (đất, đá, gỗ), có lúc làm bằng bê tông, bê tông cốt thép. Mặt cắt ngang là hình
thang. Yêu cầu vật liệu đảm bảo ổn định không bị xói lở do dòng chảy gây nên.
Các kè bảo vệ bờ không bị xói lở thường dùng đá, tấm bê tông, các loại rồng và bó
cành cây.
3. Các công trình dẫn nước:
Những công trình này bao gồm các loại như kênh mương, đường hầm, cầu máng,
đường ống làm bằng các loại vật liệu khác nhau. Các công trình đó chuyển nước với
các lưu lượng xác định vào các mục đích khác nhau: dẫn nước vào tuốc bin nhà máy
thủy điện, đưa nước vào tưới ruộng và đồng cỏ, vào hệ thống cấp nước cho thành phố,
xí nghiệp, nhà máy... Nó có thể sử dụng làm đường giao thông thủy cho tàu thuyền đi
lại. Thuộc loại công trình dẫn nước này phải kể đến cả công trình tháo lũ đó là những
công trình tháo nước thừa của hồ chứa từ tl về hạ lưu qua dập hoặc hai bên bờ của đập.
a) Kênh:
Là một dạng sông nhân tạo, được đào, đắp hoặc nửa đào nửa đắp mà thành. Mặt cắt
ngang có dạng hình thanh.
b) Máng nước, dốc nước, cầu máng:
Là kênh nhân tạo được xây trên mặt đất hoặc cao hơn mặt đất, làm bằng bê tông
cốt thép, thép, gỗ. Các công trình này được sử dụng khi điều kiện địa hình, địa chất
không cho phép làm kênh.
c) Đường hầm:
Được xây dựng dưới đất, trong núi. Khi các đường dẫn nước gặp phải núi cao
không thể đào kênh được người ta phải làm đường hầm để nối tiếp các kênh chuyển
nước. Cũng có thể là đường hầm dẫn nước vào nhà máy thủy điện, hoặc đường hầm
tháo lũ của hồ chứa,...
d) Đường ống:
Là những ống dẫn nước làm bằng thép, bê tông cốt thép được đặt trên hoặc dưới đất
hoặc bố trí trong thân đập, dưới kênh, mương, đê,... để dẫn nước.
Ngoài ra còn phải kể đến những công trình được dùng cho một mục đích kinh tế
thủy lợi nhất định như:
- Trạm thủy điện: nhà máy, buồng xoắn, bể áp lực, tháp điều áp
- Công trình giao thông thủy: âu tàu, máy nâng tàu, công trình chuyển gỗ, bến
cảng...
- Công trình thủy nông: cống điều tiết, hệ thống tưới tiêu, hệ thống thóat nước.
- Công trình cấp nước và thóat nước: công trình lấy nước, dẫn nước, trạm bơm,
công trình cho vệ sinh, thóat nước...

? 12
?
- Công trình cho cá: đường cá đi, đường chuyển cá, hồ nuôi cá...
Như vậy, đê và các công trình bảo vệ bờ là một trong những dạng khác nhau của
công trình thủy lợi. Việc quy hoạch, thiết kế đê và các công trình bảo vệ bờ tuân theo
các nguyên tắc chung về quy hoạch và thiết kế các công trình thủy lợi. Ngoài ra còn
phải xét đến các nét đặc thù của đê điều và công trình bảo vệ bờ được quy định bởi
lịch sử hình thành, điều kiện chịu lực và phạm vi ảnh hưởng của chúng mà sau đây
chúng ta sẽ dần làm sáng tỏ.

1-2. TổNG QUAN Về Hệ THốNG ĐÊ ĐIềU


I- Tình hình lũ lụt và giải pháp phòng chống:
1. Đặc điểm tự nhiên Việt Nam và đồng bằng Bắc bộ:
Nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, chịu ảnh hưỏng
trực tiếp của khí hậu lục địa Trung Ấn từ phía Bắc và phía Tây với 2 hệ thống sông lớn
liên quốc gia theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Hồng và sông Cửu Long, lại
vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu biển Đông từ phía đông và phía nam, nơi giao
giữa hai biển lớn: Thái bình dương và Ấn độ dương, đồng thời nằm giữa ổ bão biển
Đông là một trong 5 ổ bão lớn nhất thế giới - Mùa bão trùng với muà mưa, địa hình
phức tạp, đồng bằng thường hẹp và thấp trũng, núi cao sườn dốc, cây rừng lại bị tàn
phá ngày càng nghiêm trọng, do đó lũ bão xảy ra luôn có chiều hướng gia tăng trong 3
thập kỷ nay ngày càng ác liệt, lụt bão luôn là mối đe doạ thường xuyên đối với đời
sống và sản xuất của nhân dân Việt Nam.
Việt Nam có lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800 mm đến 2.500mm, lượng
mưa phân bổ không đều, 70-80% lượng mua tập trung vào các tháng 7,8,9 (ở Bắc bộ
và Nam bộ) và các thág 8,9,10 ở Trung bộ. Ngay trong các tháng mùa mưa, lượng
mưa cũng phân bổ không đều, thường tập trung vào một số đợt mưa lớn. Lượng mưa
ngày lớn nhất trung bình nhiều năm là 130-200 mm. Lượng mưa một ngày lớn nhất là
731 mm, lượng mưa một đêm lớn nhất (9/11/1984) là 702 mm, lượng mưa 2 ngày lớn
nhất (10/1983) ở Huế là 1217 mm. Lượng mưa phân bổ không đều như trên là nguồn
gốc sinh ra các con lũ ở các triền sông. Hệ thống sông suối ở Việt Nam có tổng chiều
dài khoảng 25.000 km, tập trung thành 3 hệ thống sông khá rõ rệt: hệ thống sông Hồng
và sông Thái bình ở Bắc bộ, hệ thống các sông ở miền Trung và hệ thống sông Cửu
long, Đồng nai ở Nam bộ. Do địa hình ở các miền khác nhau, các sông ở Nam bộ hiền
hòa, các sông ở Bắc bộ có độ dốc vừa phải, các sông ở miền Trung vừa ngắn vừa cố
dộ dốc lớn. Một số con sông lớn bắt nguồn từ các nước láng giềng chảy qua Việt Nam
rồi ra biển như hệ thống sông Hồng ở Bắc bộ, sông Cửu long ở Nam bộ.
Tất các các con sông đến mùa mưa đều có lũ, mức độ ác liệt hàng năm có khác
nhau.
2. Tình hình lũ lụt:
Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, trên hệ thống sông Hồng và sông Thái bình (ở Bắc bộ) đã
có 26 trận lũ lớn: lớn nhất là trận lũ lịch sử năm 1971, trước đó đã có trận lũ năm 1945
từng được coi là trận lũ lịch sử (thấp hơn 1971 sau này). Mực nước lũ 1971 đã vượt
quá khả năng chịu đựng của đê (mực nước ngoài sông lúc này cao hơn mặt đất đồng

? 13
?
ruộng ven đê từ 5-10 m). trong vòng 45 năm (từ 1900 - 1945) đã có 18 năm vỡ đê ở
đồng bằng Bắc bộ, trung bình cứ 2 năm lại có một năm vỡ đê, mất mùa. Đặc biệt trận
lũ năm 1945 làm vỡ 79 quảng đê gây ngập 11 tỉnh 312.000 ha đất canh tác và khoảng
4 triệu người bị ảnh hưởng. Trận lũ năm 1971 làm vỡ 3 đoạn đê lớn, gây ngập 250.000
ha và 2,7 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trận lũ năm 1986 tuy độ lớn mức lũ chỉ đứng vào hàng thứ 5 trong liệt số liệu quan
trắc từ đầu thế kỷ đến nay song cũng gây vỡ một đoạn đê sông Hồng (Trung Châu -
Đan Phượng) và sập 1 cống dưới đê sông Cầu - Quế Võ Hà Bắc. Năm 1906 ở Bình
Định, năm 1983 ở Huế, năm 1952 ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và năm 1964 ở hầu
hết các tỉnh khu 5 cũ (Trung bộ) đều có lụt lớn, gây nhiều thảm cảnh tang tóc. Lũ trên
sông Cửu Long (kể cả các nhánh) xảy ra vào các năm 1961, 1966, 1978, 1984, 1991
cũng đã làm ngập hàng chục vạn ha lúa của dồng bằng sông Cửu long (Nam bộ).
Tình hình lũ dường như cũng xảy ra nghiêm trọng trong những năm gần đây ở các
tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên như: Lạng sơn, Cao bằng (1986); Lai châu, Đak
Lak, Bắc Thái (1980); Sơn la, Lai châu (1991) một số vùng dân cư tập trung và phần
lớn các hạ tầng cơ sở của 2 thị xã Lai châu, Sơn la đã bị dòng lũ quét cuốn trôi tàn phá
trong 2 năm 1990, 1991.
3. Biện pháp phòng chống lũ:
Với tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống sông Hồng, ngay từ những năm 1960,
Đảng và Nhà nước ta đã thiết lập Uỷ ban trị thủy và khai thác sông Hồng do Phó Thủ
tướng làm chủ tịch, Bộ Thủy lợi là Văn phòng thường trực.
Sau trận lũ lịch sử năm 1971, Đảng và Nhà nước ta quyết định về biện pháp phòng
chống lũ cho hệ thống sông Hồng là:
1) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế khả năng tập trung lũ về hạ du.
2) Xây dựng các hồ chứa nước loại lớn và loại vừa ở thượng nguồn sông.
3) Củng cố hệ thống đê.
4) Chuẩn bị chu đáo để làm tốt việc phân lũ, chậm lũ khi cần thiết.
5) Giải phóng lòng sông, khai thông dòng chảy để thóat lũ.
6) Tăng cường công tác hộ đê phòng lụt.
Đến nay những biện pháp đó đã được triển khai tích cực và vẫn còn nguyên giá trị
của nó, song có những mặt chúng ta thiếu biện pháp kiên trì tổ chức thực hiện như
trồng rừng, giải phóng lòng sông.
Với mục tiêu chống được con lũ tương đương năm 1971 (tần suất 0,4%), cần vận
hành điều tiết hồ Hòa Bình và Thác Bà khi gặp lũ thường xuyên để giữ cho mức nước
Hà Nội không vượt qua báo động III (11,50 m). Nếu gặp lũ có tần suất lớn hơn như lũ
năm 1986 mức nước Hà Nội lên đến 12,35 m, lũ năm 1996 lên đến 12,48 m nếu xảy ra
lũ như năm 1971 thì mức nước tại Hà Nội 13,3 m. Nhưng nếu gặp lũ như năm 1971
với dạng lũ năm 1964, 1969 thì khó có thể giữ được mức nước tại Hà Nội là 13,30 m,
khi đó phải tính đến biện pháp phân lũ qua sông Đáy.
Tháng 8 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra Thông báo 164 TB/TW ngày 3/9/1998
đã nêu:
- Xây dựng các chỉ tiêu ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

? 14
?
- Xây dựng các phương án xử lý lũ đặc biệt lớn và quyết định phân lũ.
- Và "phải xây dựng phương án lâu dài, bền vững về củng cố đê, xây dựng hệ thống
đê điều trong cả nước, đặc biệt hệ thống sông Hồng để đủ sức bảo vệ sự phát triển bền
vững về kinh tế xã hội an ninh quốc phòng cho đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà
Nội".
II- Hệ thống đê sông đồng bằng Bắc bộ:
Trong điều kiện một đất nước mà lũ, bão luôn là mối đe doạ nghiêm trọng từ hàng
nghìn năm nay thì cuộc đấu tranh với thiên nhiên để phòng chống lụt bão cũng luôn
luôn chiếm vị trí nổi bật trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
Sử sách còn ghi lại con đê đầu tiên của Việt nam đã có từ thế kỷ thứ nhất sau Công
nguyên cùng thời Hai Bà Trung và đến đầu thế kỷ thứ 11, nhà Lý đã đắp đê thành Đại
La, sau đổi ra thành Thăng Long tức Hà Nội ngày nay với mục đích bảo vệ kinh đô
bên dòng sông Hồng và đến thế kỷ thứ 13 thời nhà Trần thì đê sông Hồng đã được nối
dài từ đầu châu thổ (Việt trì) ra đến biển để phòng chống lũ.
Từ đó nhân dân Việt Nam vì bảo vệ cuộc sống của mình đã không ngừng đắp to,
nâng cao và khép kín các tuyến đê sông, đê biển.
Đến nay, Việt Nam có gần 8000 km đê, trong đó có gần 6000 km đê sông và 2000
km đê biển. Riêng đê sông chính có 3000 km và 1000 km đê biển quan trọng. Có gần
600 kè các loại và 3000 cống dưới đê. Ngoài ra còn có 500 km bờ bao chống lũ sớm,
ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng hệ thống sông Hồng trong đồng bằng Bắc bộ có 3000 km đê sông và 1500km
đê biển.
1. Đặc điểm hệ thông đê đồng bằng Bắc bộ:
a) Về sự hình thành các tuyến đê:
Đặc điểm của quá trình hình thành các tuyến đê ở đồng bằng và trung du Bắc bộ
trong buổi đầu sơ khai là quá trình tự phát: do nhân dân tự làm với trình độ nhận thức
và công cụ lao động lúc đó rất thô sơ. Vấn đề chọn tuyến và xử lý nền chắc chỉ được
giải quyết hết sức giản đơn. Chỉ có những năm sau này một số tuyến đê bị vỡ khi có lũ
lớn hoặc một số nơi sông có sự đổi dòng hoặc phát triển thêm, việc lựa chọn tuyến đê
mới được chú ý đầy đủ đến các điều kiện kỹ thuật.
Nói chung tuyến đê hiện có được hình thành trong quá trình phát triển, không có sự
lựa chọn tuyến một cách chặt chẽ về các điều kiện địa hình, địa chất và dòng chảy.
b) Địa hình hai bên ven đê:
Nhìn tổng thể địa hình có xu thế thấp dần từ thượng nguồn về phía biển với bề mặt
nghiêng từ TB-ĐN.
Bề mặt địa hình ven đê phía đồng ít thay đổi nhưng do tác động của con người theo
thời gian bị phân cắt chủ yếu do việc lấy đất đắp đê tạo thành thùng đấu hoặc các hồ,
đầm lớn do hậu quả của những lần vỡ đê.
Địa hình ven đê phía sông thay đổi theo thời gian tùy thuộc chế độ dòng chảy và
lượng phù sa các bãi bồi có nơi được tôn cao và mở rộng nhưng có nơi bị bào mòn và
xói lở.

? 15
?
Các thềm sông, bãi bồi ở trung du - đồng bằng Bắc bộ có lịch sử hình thành gắn liền
với quá trình tạo thành các lớp tạo bồi tích trẻ kỷ đệ tứ (aQ3IV)
Đất cấu tạo nên thềm sông ở đây là sét, sét pha nặng, đôi chỗ bị latêrit hóa, phía trên
là á sét nhẹ có lẫn ít cuội sỏi kết cấu hơi xốp. Từ các vùng tiếp giáp các vị trí nói trên
kéo dài qua đồng bằng ra biển tồn tại chủ yếu là các bãi bồi.
Đất cấu tạo nên bãi bồi từ dưới lên gặp phổ biến là cát, cát pha có nơi là bùn sét hữu
cơ được phủ bởi lớp sét pha hoặc sét, trên cùng (ở phía ngoài đê) là lớp phù sa trẻ màu
xám nâu.
2. Về cấu trúc địa chất và tính chất địa chất công trình của các lớp đất ở nền đê:
Các lớp đất ở nền đê có nguồn gốc bồi tích hiện đại kỷ đệ tứ, phân bố từ trên xuống
dưới như sau:
a) Lớp phù sa:
Phủ trực tiếp trên các giải địa hình ven đê phía sông có bề dày trung bình 2,00 ÷ 2,5
m.
b) Đất sét pha mầu nâu gụ:
Tầng đất này phân bổ hầu hết dưới nền đê dọc các tuyến sông chính.
c) Đất sét màu xám xanh:
Tầng đất này phân bổ dưới nền đê vùng đồng bằng ở độ sâu 2,5m kể từ mặt đất tự
nhiên, với độ dày trung bình 2,0 ÷ 4,0 m.
d) Bùn sét và bùn sét hữu cơ:
Tầng này được tạo thành chủ yếu ở những vùng trũng, các cửa sông, đáy hồ và đầm
lầy hoặc ở những lòng sông cổ, tạo thành các thấu kính bùn khá dày 5-10m, độ sâu
phân bố cách mặt đất 3-5 m.
e) Cát pha màu xám nâu - xám sẫm:
Phân bố ở độ sâu 3-5 m với diện tích phân bố hẹp, không liên tục.
f) Cát:
Phân bố ở hầu hết dưới nền đê với bề dày khá lớn, có tính thấm lớn. Những nơi cát
phân bố sâu, về mùa lũ tầng cát này tàng trữ nước có áp cục bộ. Đối với công trình,
đây là điều bất lợi về biến dạng thấm.
g) Sét loang lổ:
Tầng sét này có bề dày khá lớn phân bổ hầu hết ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ với
bề dày tăng dần ra phía biển, phân bố ở độ sâu 10-30m.
3. Đặc điểm địa chất thủy văn:
Ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn đối với các loại công trình xây dựng có
mức độ khác nhau. Đối với nền các tuyến đê, chủ yếu chú ý tới sự có mặt của nước
ngầm tàng trữ trong tầng chứa nước thứ nhất kể từ trên xuống. Nước ngầm ở tầng chứa
nước có quan hệ với nước mặt: dâng cao về mùa mưa và hạ thấp về mùa khô. Biên độ
dao động của nước ngầm giữa mùa kiệt và mùa lũ là 4-5 m.
Quá trình vận động của dòng ngầm có thể mang theo các hạt có đường kính nhỏ,
lượng cát do nước mang theo tùy thuộc áp lực dòng thấm.

? 16
?
Quá trình này lặp đi lặp lại trong nhiều năm sẽ làm cho nền đê bị biến dạng. Ở
những nền đê có cát, lớp phủ phía đồng bằng không đủ dầy để thắng áp lực dòng thấm
sẽ xuất hiện các mạch sủi, bãi sủi.
4. Về cấu tạo thân đê:
Thân đê cũng được tôn cao, mở rộng trong quá trình hình thành và phát triển của hệ
thống đê. Có cả một quá trình đắp thân đê từ các loại đất không được chọn lựa, việc
đầm nện cũng không theo quy chuẩn. Do vậy thân đê có tính không đồng nhất cao.
Ngoài ra thân đê còn chịu tác động xấu của các động vật đào hang (chuột, mối) tạo
thành các hốc hoặc lỗ rỗng trong đó. Đây là một hiểm hoạ khó lường.
5. Về sự làm việc của đê sông:
Khác với đập, đê là công trình làm việc theo mùa. Nhiều đoạn đê trong mùa khô
thực chất chỉ là đường. Đê chỉ làm việc ngăn và chắn nước trong mùa lũ. Thời gian
làm việc trong năm của đê không nhiều. Ngay trong mùa lũ, điều kiện làm việc của đê
không chỉ phụ thuộc mực nước lũ mà còn phụ thuộc thời gian ngâm lũ dài hay ngắn.
Thời gian của lũ lên và thời gian lũ xuống cũng là những yếu tố cần quan tâm khi
xem xét điều kiện làm việc của đê.
6. Những tác động của con người vào hệ thống đê:
Một mặt con người phải làm mọi cách giữ gìn sự tồn tại của hệ thống đê để bảo vệ
chính mình, nhưng mặt khác con người cũng lại có tác động xấu đến hệ thống đê (đào,
đắp, xây dựng công trình gần đê...). Nhà nước ta đã ban hành luật đê điều nhằm loại
trừ các tác dụng xấu của con người lên đê.
III- Mặt cắt ngang đặc trưng của đê:
Từ những đặc điểm của đê đã nêu trên, chú ý nhiều đến các đặc điểm về địa hình,
địa chất và thực tế làm việc của đê, có thể nêu ra một mặt cắt ngang đại diện của đê
như sau: (hình 1-1)

Hình 1-1: Mặt cắt ngang đặc trưng của đê.


- Thân đê chịu tác dụng của cột nước H trong mùa lũ; chiều rộng đáy đê: B
- Mực nước sông mùa lũ (MNL) ngập trên bãi bồi.
- Mực nước sông mùa kiệt (MNK), nói chung thấp dưới đáy lớp phủ.
- Đất nền đê được tổng hợp thành 2 lớp:

? 17
?
+ Lớp phủ phía trên được đặc trưng bằng hệ số thấm K1 nhỏ thua K2 (của lớp dưới)
- gọi là lớp phủ ít thấm (hoặc lớp phủ). Chiều dày lớp này t=1-6m. Lớp này thường có
các loại á sét, thành phần hạt có thể thay đổi. Theo thành phần hạt có thể phân thành 2-
3 lớp nhỏ trong chiều dày chung t. Theo mức độ thấm, có thể ghép các lớp nhỏ này
thành 1 lớp với chiều dày t và kệ số thấm chung K1. Ở phía sông chiều dài lớp phủ là
L1, ở phía đồng chiều dài lớp phủ là L2.
+ Dưới lớp phủ ít thấm là lớp thấm nước với hệ số thấm K2 (K2>K1) gọi là lớp thấm
- chiều dày T = 20 ÷ 60 m. Đây thường là loại á cát, cát. Thành phần hạt cũng thay đổi
khá lớn. Theo thành phần hạt cũng có thể chia lớp này thành nhiều lớp nhỏ. Tuy nhiên
xét về mức độ thấm có thể xếp chung vào 1 loại với hệ số thấm K2.
Mặt cắt ngang đặc trưng của đê như trình bày trên mang tính chất đại diện. Nó được
xem như một sơ đồ để phân tích sự làm việc của đê.
1-3. Phân tích sự làm việc của đê, các khả năng phá hoại sự làm việc an toàn của đê
Điều kiện làm việc của đê có thể phân chia ra theo mùa:
- Mùa khô nước sông thấp, không ngập bãi bồi.
- Mùa mưa, có lúc mực nước lũ lên cao, tạo cột nước H lên thân đê. Đê làm việc
như một đập đất. Nền đê cũng chịu ảnh hưởng của các dòng thấm trong lớp phủ và lớp
thấm.
Các khả năng phá hoại sự làm việc an toàn của đê có thể phân ra 2 loại:
+ Loại khả năng phá hoại bình thường: Là những dạng phá hoại xuất phát từ những
nguyên nhân có tính quy luật, có thể dùng các lý thuyết của cơ học để tính toán được .
+ Loại khả năng phá hoại đặc biệt: là những dạng phá hoại xuất phát từ những
nguyên nhân không có tính quy luật hoặc những nguyên nhân đặc biệt, trong điều kiện
đặc biệt, không có khả năng dùng các lý thuyết của cơ học để tính toán được. Dưới đây
xét từng loại.
I. Loại khả năng phá hoại bình thường:
1) Trong mùa khô:
Mực nước sông dao động chung quanh MNK, thấp hơn đáy lớp phủ. Như phần đặc
điểm địa điểm thủy văn đã nêu ở trên, lúc này nước ngầm từ tầng thấm nước bổ sung
cho sông (hình 1-2).
Như vậy về thực chất đê giống như một đường giao thông được đắp cao trên nền 2
lớp. Các dạng khả năng phá hoại là sự trượt của 2 mái dốc phía sông và phía đồng
dưới tác dụng trọng lượng bản thân đê. Sự trượt này thường có dạng trượt cung tròn -
mặt trượt có thể là trượt nông - chỉ trên mái dốc, có thể là trượt sâu - cùng một phần
nền (hình 1-2). Nếu cường độ và tải trọng giao thông trên mặt đê lớn và tập trung, phải
xét đến ổn định của hai mái dốc và nền dưới tác dụng của tải trọng này.

? 18
?
Hình 1-2: Các dạng trượt mái đê.

Hình 1-3: Dòng thấm qua đê và nền trong mùa lũ.


2) Trong mùa lũ:
Mực nước sông mùa lũ (MNL) dâng cao tạo thành các dòng thấm (hình 1-3) bao
gồm:
- Dòng q1 từ sông vào lớp thấm
- Dòng q2 từ trên xuống lớp thấm qua lớp phủ.
- Dòng q3 đi qua thân đê.
- Dòng q4 từ trong lớp thấm đi ra phía đồng qua lớp phủ.
- Dòng q5 đi trong lớp thấm phía đồng.
Các dòng thấm này là cơ sở để xem xét sự làm việc của đê trong mùa lũ.
* Với thân đê:
Các dạng khả năng phá hoại là:
+ Trượt các mái dốc dưới tác dụng của áp lực thấm trong thân đê và chiều sâu mực
nước phía sông (hình 1-4). Đường bão hòa trong thân đê thường dâng cao và lộ ra trên
mái phía đồng.
+ Đoạn AB là đoạn nước thấm rỉ ra trên mái đê phía đồng. Gradien ra của dòng
thấm ở đây thường lớn có thể gây nên xói lở đất trên đoạn AB.

? 19
?
+ Trong trường hợp mực nước lũ rút xuống nhanh, mái đê phía sông có thể bị trượt
dưới tác dụng của dòng thấm đi ngược về phía mái dốc (hình 1-5).

Hình 1-4: Trượt mái đê cùng với nền.

Hình 1-5: Dòng thấm trong thân đê khi lũ rút nhanh.


* Với nền đê:
Dòng thấm trong lớp thấm nước (K2) trong nền đê gây áp lực thấm tác dụng lên đáy
DC của lớp phủ ít thấm (hình 1-6). Chính áp lực này gây nên các dạng mạch đùn,
mạch sủi và một số biến dạng thấm khác phía đồng.

Hình 1-6: Sự hình thành mạch đùn, mạch sủi.


II. Dạng khả năng phá hoại đặc biệt:
Các dạng phá hoại đặc biệt này thường chỉ xảy ra trong mùa lũ với thân đê:
1) Dạng thứ nhất:
Như đã nêu ở trên, thân đê có tính không đồng nhất lớn do việc đắp và tôn cao trong
nhiều năm (nhiều thời kỳ việc đắp đê có tính chất "kê ba chồng đấu" không có sự đầm
nện theo quy chuẩn). Với một mặt cắt đê không đồng nhất như vậy, sự thấm không
tuân theo các phương trình thấm trong thân đê. Trên hình 1-7 trình bày sơ bộ thấm

? 20
?
trong thân đê không đồng nhất. Các vùng chấm chấm là vùng có tính thấm lớn, và các
dòng thấm sẽ đi theo con đường ngắn nhất nối liền các vùng này với nhau. Trong điều
kiện như thế, phương trình dòng thấm đã không còn được tuân thủ. Trong trường hợp
này, dòng thấm sẽ gây trượt mái hoặc sạt lở đoạn mái dốc có dòng thấm tập trung
thóat ra.

Hình 1-7: Dòng thấm trong thân đê không đồng nhất.


2) Dạng thứ hai:
Do động vật đào hang (chuột, mối...) hoặc những nguyên nhân bất thường nào đó
mà trong thân đê tồn tại đường thấm tập trung như mô tả trên hình 1-8. Trong những
trường hợp như thế này, sự phá vỡ đê có thể xảy ra khá nhanh.

Hình 1-8: Sơ đồ các đường thấm tập trung trong đê.


3) Dạng thứ ba:
Tại chỗ có các cống lấy nước qua đê (hoặc trạm bơm đặt trên đê), chỗ tiếp giáp giữa
các công trình bê tông với đất (đường ống trong thân đê, tường biên các công trình)
thường có dòng thấm tập trung. Nếu thiết kế không đúng hoặc thi công không đảm
bảo, sự phá hoại rất dễ xảy ra tại những vị trí này. Trên hình 1-9 trình bày các dạng
phá hoại này:

? 21
?
Hình 1- 9: Các dạng hang thấm tập trung.
Trên hình 1-9a, mặt ngoài các cống lấy nước đặt trong thân đê có mái "nghiêng
ngược" (tựa lên đất đắp). Do đất lún theo thời gian nên tạo thành các khe hở giữa bê
tông và đất dọc theo đường AB. Trường hợp này dòng thấm tập trung nguy hiểm sẽ
xuất hiện dọc theo cống từ phía sông về phía đồng.
Trên hình 1-9b và hình 1-9c do có sự lún của khối đất đắp phía ngoài tường biên
trên 2 đoạn AB và BC khác nhau mà xuất hện khe nứt (hoặc vùng đất rời). Dòng thấm
tập trung nguy hiểm cũng theo khe này mà đi từ phía sông về phía đồng.
1-4. Các công trình bảo vệ bờ
Các công trình này được xây dựng để bảo vệ bờ sông, bờ biển khỏi tác dụng phá
hoại của dòng chảy trong sông , dòng ven bờ biển và của sóng gió.
Ngoài hệ thống đê để bảo vệ các vùng lãnh thổ khỏi bị ngập bởi nước lũ và thủy
triều thì các công trình bảo vệ bờ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
các khu dân cư và kinh tế. Đặc biệt trong thời gian gần đây, do tác động của các biến
đổi khí hậu toàn cầu, các quy luật về sóng gió, dòng chảy, bùn cát … cũng có những
biến động bất lợi hơn, đe doạ đến an toàn của các khu dân cư và kinh tế rộng lớn dọc
các bờ sông, bờ biển. Từ thực tế các trận lũ lụt trong những năm vừa qua cho thấy có
những đoạn bờ sông, bờ biển đã ổn định trong nhiều năm, nay lại phải trải qua những
diễn biến phức tạp do sông đổi dòng, biển lấn vào đất liền… Điều này đòi hỏi công tác
thiết kế các công trình bảo vệ bờ cần bổ sung các điều kiện mới trong tính toán, đồng
thời cần phải xây dựng các quy hoạch tổng thể về bảo vệ bờ sông, bờ biển trong từng
khu vực rộng lớn.
Do đặc điểm tác dụng của dòng chảy và sóng gió lên công trình, thường phân biệt
các công trình bảo vệ bờ sông và công trình bảo vệ bờ biển.
I- Công trình bảo vệ bờ sông:
Loại này chịu tác động chủ yếu là từ các dòng chảy trong sông , đặc biệt là về mùa
lũ.
Các công trình bảo vệ bờ sông được xây dựng để bảo vệ bờ khỏi bị xói lở, biến
dạng do dòng chảy mặt, và để lái dòng chảy mặt hay dòng bùn cát đi theo những
hướng xác định theo mục đích chỉnh trị sông.
Thuộc loại này bao gồm:
- Các kè bảo vệ mái.

? 22
?
- Các đập mỏ hàn để lái dòng chảy trong sông đi theo những hướng xác định.
- Các mỏ hàn mềm được làm bằng phên và cọc hay bãi cây chìm để điều khiển bùn
cát đáy, gây bồi, chống xói bờ và chân dốc.
- Các hệ thống lái dòng đặc biệt (ví dụ hệ thống lái dòng Potapop) để hướng dòng
chảy mặt vào cửa lấy nước, xói trôi bãi bồi, bảo vệ các đoạn bờ xung yếu…
II- Công trình bảo vệ bờ biển:
Khác với công trình bảo vệ bờ sông, các công trình bảo vệ bờ biển chịu tác động
của hai yếu tố chính là:
- Tác dụng của sóng gió.
- Tác dụng của dòng ven bờ. Dòng này có thể mang bùn cát bồi đắp cho bờ hay làm
xói chân mái dốc dẫn đến sạt lở bờ.
Ngoài ra các công trình bảo vệ bờ biển được xây dựng trong môi trường nước mặn
nên cần lựa chọn vật liệu thích hợp.
Công trình bảo vệ bờ biển gồm các loại sau:
1) Các loại kè biển:
Dùng các vật liệu khác nhau để gia cố bờ trực tiếp, chống sự phá hoại của sóng và
dòng chảy.
Do tác dụng của sóng gió, giới hạn trên của kè phải xét đến tổ hợp bất lợi của sóng
gió và thủy triều, trong đó kể cả độ dâng cao mực nước do gió bão. Với các đoạn bờ
biển không có sự che chắn của hải đảo và rừng cây ngập mặn, sóng biển dội vào bờ
thường có xung lực rất lớn, mực độ phá hoại mạnh, nên kết cấu kè biển thường phải
rất kiên cố, và tiêu tốn nhiều vật liệu.
Với các đoạn bờ biển chịu tác dụng của dòng ven có tính xâm thực (làm xói chân
bờ) thì giới hạn dưới của chân kè phải đặt ở phạm vị mà ở đó bờ biển không còn khả
năng bị xâm thực (được xác định từ tài liệu quan trắc và tính toán dòng ven).
2) Các loại công trình giảm sóng, ngăn cát:
Được xây dựng trên vùng bãi phía trước mục tiêu cần bảo vệ. Thuộc loại này bao
gồm:
- Các rừng cây ngập mặn chống sóng. Đây là một giải pháp bảo vệ bờ rất hữu hiệu,
tạo ra hiệu quả tổng hợp về ngăn sóng và tăng khả năng lắng đọng phù sa, hình thành
các bãi bồi ven biển. Tuy nhiên nó chỉ thích hợp với những vùng gần cửa sông, có bãi
thoải và nguồn phù sa tương đối dồi dào.
- Đê mỏ hàn cũng như đập mỏ hàn ở bờ sông, được xây dựng nhô ra khỏi bờ để cản
sóng và hạn chế các dòng ven có tính xâm thực. Loại này không thích hợp với bờ có
bãi thoải và rộng.
- Đê dọc đứt khúc xa bờ: thích hợp với các bờ có bãi thoải và rộng. Khi đó đê được
đặt song song với bờ, và cách bờ một khoảng nhất định (xác định theo điêu kiện kinh
tế - kỹ thuật). Đê được bố trí gồm các quãng liền và đứt xen kẽ, các quãng liền có thể
làm cao hơn mặt nước (đê nổi) hoặc chìm dưới nước (đê ngầm giảm sóng).
- Các mỏ hàn dạng chữ T, chữ Y: là các phương án kết hợp giữa đê mỏ hàn và đê
dọc đứt khúc để tăng hiệu quả cản sóng, bảo vệ bờ.
Việc bố trí và tính toán các công trình bảo vệ bờ đựoc trình bày cụ thể ở chương 5.

? 23
?
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Hãy nêu khái quát tình hình lũ lụt trên các sông ở Việt Nam và các biện pháp
phòng chống lũ ?
2. Các đặc điểm của hệ thống đê sông ở đồng bằng Bắc Bộ, ven biển miền Trung,
đồng bằng Nam Bộ ?
3. Các đặc điểm của hệ thống đê biển Việt Nam ?
4. Phân tích sự làm việc của thân đê ? Các khả năng mất an toàn của đê sông, đê
biển?
5. Nêu khái quát về các dạng công trình bảo vệ bờ ?

? 24
?
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA SÓNG VÀ NƯỚC
DÂNG

2-1. Khái niệm chung


Khi thiết kế đê sông cũng như đê biển, cần phải xác định các thông số thủy lực của
dòng chảy mặt có ảnh hưởng đến kích thước và khả năng chịu lực của đê. Các thông
số quan trọng nhất là: mực nước tính toán ( ứng với các trường hợp tính toán khác
nhau), mực nước dâng do gió, các yếu tố của sóng gió (sóng do gió gây ra, để phân
biệt sóng do tàu thuyền và các tác nhân khác). Ngoài ra, hướng của dòng chảy mặt và
hướng chuyển bùn cát đáy cũng ảnh hưởng tới các quá trình diễn biến bờ và an toàn
của đê. Vấn đề này được trình bày trong các chuyên đề về động lực học sông ngòi và
động lực học vùng ven biển. Trong chương này chỉ đề cập đến việc tính toán các thông
số của sóng và nước dâng.
I. Các thông số của sóng:
Sóng do gió tạo ra trên mặt hồ, sông, biển là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố khác
nhau: vận tốc gió (w), hướng gió ( β), đà sóng(D), thời gian gió thổi liên tục (t), độ sâu
nước (h) v.v...
Mô tả hình dạng của con sóng điển hình như trên hình 2-1

Hình 2-1: Mặt cắt và các thông số của sóng.


Các thông số chính của sóng như sau:
- Đường trung bình của sóng: Đường cắt đường ghi dao động sóng sao cho tổng
diện tích ở trên và dưới nó là như nhau.
- Đầu sóng: Phần sóng nằm trên đường trung bình của sóng;
- Đỉnh sóng: Điểm cao nhất của đầu sóng ;
- Bụng sóng: Phần sóng nằm ở phía dưới đường trung bình của sóng.
- Chân sóng: Điểm thấp nhất của bụng sóng.
- Chiều cao sóng(Hs): Khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh sóng đến chân sóng;
- Chiều dài sóng hay bước sóng(Ls): Khoảng cách nằm ngang giữa hai đỉnh sóng kề
nhau.
- Chu kỳ sóng (Ts): Khoảng thời gian để hai đỉnh sóng kề nhau đi qua một mặt cắt
xác định vuông góc với hướng truyền sóng.
- Vận tốc sóng(vs): Tốc độ di chuyển của đầu sóng theo hướng truyền sóng.

? 25
?
Vì các yếu tố tạo sóng (w,β,D,t,h.. .) là các đại lượng thay đổi thường xuyên và có
vô vàn các tổ hợp của chúng nên các yếu tố của sóng phải được xét như là các đại
lượng ngẫu nhiên và được phản ánh thông qua các đặc trưng thống kê của sóng. Trong
thực tế, người ta sử dụng 2 loại đặc trưng thống kê của sóng như sau :
1. Loại 1:
Sử dụng giá trị trung bình của một bộ phận sóng trong liệt sóng thống kê, ví dụ:
- Chiều cao sóng trung bình Hs: là trị số trung bình toán học của tất cả các trị số
chiều cao sóng trong liệt thống kê.
- Chiều cao sóng có ý nghĩa (Hs 1/3): Là chiều cao trung bình của nhóm sóng lớn bao
gồm 1/3 số con sóng trong liệt thống kê, sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Khái niệm này
thường được dùng nhiều trong các tài liệu của phương Tây hiện nay.
- Chiều cao sóng Hs 1/10: Cách xác định cũng tương tự như Hs 1/3.
2. Loại 2:
Sử dụng các trị số theo tần suất luỹ tích.
Ví dụ: Hsp - Chiều cao sóng ứng với tần suất p%.
Khi tính toán cần dựa vào các qui định của qui phạm hiện hành để xác định các đặc
trưng loại này hay loại khác.
II. Các phương pháp tính toán sóng:
Tùy theo điều kiện số liệu đầu vào và yêu cầu của thiết kế mà có thể sử dụng các
phương pháp tính toán sau:
1. Phương pháp Crưlop (Liên Xô cũ):
Phương pháp này đã được đưa vào các qui phạm của liên xô CHuΠ 2.06.04.82- Tải
trọng và lực tác dụng lên công trình thủy lợi ( do sóng, băng và tàu). Ở Việt Nam
phương pháp này cũng được chấp nhận và đưa vào các qui phạm QPTL C1-78 (Bộ
Thủy lợi trước đây) và 22TCN 222- 95 (Bộ giao thông vận tải) hiện nay.
2. Phương pháp biểu đồ Hincat:
Được giới thiệu nhiều trong tài liệu phương Tây. Các trị số chiều cao sóng tìm được
trực tiếp trên các biểu đồ Hincat là chiều cao sóng có ý nghĩa (HS 1/3).
2-2. Xác định các yếu tố tạo sóng
Các yếu tố tạo sóng được xét ở đây bao gồm gió (hướng, vận tốc, thời gian thổi liên
tục), đà sóng, chiều sâu nước phía trước công trình và sự biến đổi của các yếu tố này
theo thời gian. Các thông số của sóng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chỉ khi hội đủ
một số điều kiện nhất định thì sóng mới đạt được chiều cao lớn nhất (ứng với một mức
đảm bảo đã cho).
Sau đây trình bày cách xác định các yếu tố tạo sóng như là các số liệu đầu vào để
tính toán sóng.
I. Gió:
1. Hướng gió:
Các đặc trưng của gió được thống kê theo từng hướng xác định hoặc là không kể
hướng. Theo hướng, các thông số của gió có thể được mô tả theo kiểu hoa hồng 4 cánh
(gồm 8 hướng: Đ, T, N, B, ĐB, ĐN, TB, TN) hoặc hoa hồng 8 cánh (gồm 16 hướng).

? 26
?
Khi công trình xây dựng ở vùng mà hướng gió thường xuyên thay đổi hoặc không xác
định, có thể xác định các đặc trưng thống kê không kể hướng của gió.
Với một tuyến công trình đê đập xác định, hướng gió được đặc trưng bởi góc β, là
góc nhọn giữa hướng gió thổi và hướng vuông góc với tuyến công trình. Khi hướng
gió thổi vuông góc với tuyến công trình, ta có β = 0.
2. Vận tốc gió:
Trị số tính toán là vận tốc gió trung bình trong 10 phút tự ghi của máy đo gió ở độ
cao 10 m trên mặt nước:
W10 = K1.Kđ.K10.Wt (2-1)
Trong đó:
Wt: Vận tốc gió thực đo, lấy trung bình trong 10 phút và với tần suất đảm bảo được
quy định khi thiết kế công trình (theo các qui phạm hiện hành).
K1- Hệ số tính đổi từ máy đo;
4.5
K1 = 0.675 + , K1 ≤ 1. (2-2)
Wt
Kđ - Hệ số tính đổi vận tốc gió sang điều kiện mặt nước
Khi đo trên bãi cát bằng phẳng, Kđ = 1;
Khi đo trên loại địa hình khác, theo bảng 2-1.

Bảng 2-1: Giá trị của Kđ ở các loại địa hình.


Tốc độ gió Dạng địa hình Dạng địa hình Dạng địa hình
Wt(m/s) A B C
10 1.10 1.30 1.47
15 1.10 1.28 1.44
20 1.09 1.26 1.42
25 1.09 1.25 1.39
30 1.09 1.24 1.38
35 1.09 1.22 1.36
40 1.08 1.21 1.34

Ghi chú:
- Dạng địa hình A: Các địa hình trống trải (bờ biển, bờ hồ trống trải, đồng cỏ, đồng
cỏ có rừng thưa, rừng non).
- Dạng địa hình B: Các thành phố có nhà cao < 25m, kể cả ngoại ô, các vùng rừng
rậm và các địa hình tương ứng có vật chướng ngại phân bố đều khắp, với chiều cao
các vật chướng ngại > 10m so với mặt đất.
- Dạng địa hình C: Các khu thành phố có nhà cao hơn 25m.
K10- Hệ số chuyển đổi sang vận tốc gió ở độ cao 10 m trên mặt nước, xác định theo
bảng 2-2.

? 27
?
Bảng 2-2: Hệ số chuyển đổi vận tốc gió K10.
Khoảng cách giữa máy
5 6 7 8 9 10 11 12
đo gió và mặt nước (m)
K10 1.14 1.11 1.07 1.04 1.02 1.00 0.98 0.97
Khoảng cách giữa máy
13 14 15 16 17 18 19 20
đo gió và mặt nước (m)
K10 0.96 0.95 0.94 0.93 0.92 0.91 0.90 0.89

3. Thời gian gió thổi liên tục (t):


Thời gian gió thổi liên tục có ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số của sóng gió.
Khi các điều kiện đã cho, có tồn tại một ngưỡng thời gian tmin để chiều cao sóng đạt
cực đại (Hmax). Nếu thời gian gió thổi liên tục t < tmin sẽ cho chiều cao sóng H < Hmax.
Theo QPLT C1-78, khi không có tài liệu về thời gian tác dụng của gió, để tính toán
sơ bộ cho phép lấy t=6 giờ đối với hồ chứa nước (thiên nhiên và nhân tạo), 12 giờ đối
với biển và 18 giờ đối với đại dương.
II. Đà sóng (D):
Đà sóng được xác định tùy theo tình hình thực tế ở địa điểm dự báo.
1. Nếu địa điểm dự báo là vùng nước hẹp, D được xác định theo phương pháp đồ
giải "đà sóng tương đương" (hình 2-2).
∑ ri cos2 α i
Dtd= i
(2-3)
∑ cos α i
i
Trong đó:
αi : Góc lập giữa tia tính toán thứ i với hướng gió chính
ri : Chiều dài đà sóng theo hướng tia thứ i
Cách xác định cụ thể như sau:
- Từ vị trí dự báo vẽ một tia thẳng theo hướng gió chính (Tia xạ chính). Tia này có i
= 0, α0 = 0.
- Tiếp theo trong phạm vi ± 45 0 của hai phía tia xạ chính vẽ các góc αi = 7,5 i (độ)
Với i = -6 ÷ +6; đo các đà sóng ri tương ứng. Trị số đà sóng tương đương là trị số
trung bình các hình chiếu của các tia ri lên tia xạ chính.

? 28
?
Hình 2-2: Sơ đồ xác định đà sóng tương đương Dtd

2. Đối với vùng không có yếu tố địa hình hạn chế, giá trị trung bình của đà sóng D
(m) đối với một vận tốc gió tính toán w(m/s) cho trước được xác định theo công thức:
υ
D = 5.1011 w ; (2-4)
Trong đó:
υ là hệ số nhớt động học của không khí lấy bằng 10-5 m2/s.
Giá trị lớn nhất của đà sóng theo 22TCN222-95 được xác định theo bảng 2-3

Bảng 2-3: Trị số chiều dài đà sóng theo giới hạn Dmax (km).
W(m/s) 20 25 30 40 50
Dmax (km) 1600 1200 600 200 100

Chú ý:
- Vận tốc gió tính toán khi đà sóng nhỏ hơn 100km được phép xác định theo số liệu
quan trắc thực tế đối với vận tốc gió cực đại hằng năm không xét đến độ dài thời gian
có gió.
- Khi đà sóng lớn hơn 100km thì vận tốc gió tính toán phải xác định có xét tới sự
phân bố theo không gian của nó.

? 29
?
III. Mực nước tính toán và chiều sâu nước trước công trình:
1. Mực nước tính toán:
Mực nước tính toán được chọn theo các tần suất bảo đảm do qui phạm qui định, và
theo các trường hợp tính toán tương ứng. Ở nước ta hiện nay, các qui phạm về đê
sông, đê biển chưa được ban hành chính thức (đang ở mức dự thảo) nên có thể chọn
các tần suất bảo đảm theo các tài liệu chuyên môn tương ứng ở trong và ngoài nước.
Chẳng hạn, theo quy phạm đê của Trung Quốc:

Cấp đê I II III IV V

Thời kỳ xuất hiện lại (năm) ≥ 100 ≥ 50 ÷ 100 ≥ 30 ÷ 50 ≥ 20 ÷ 30 ≥ 10 ÷ 20

Theo QPTL C1-78, khi xác định các yếu tố của sóng gió và nước dâng, phải lấy tần
suất bảo đảm của gió là 2% đối với công trình cấp I và II, 4% đối với công trình cấp III
và IV. Chú ý rằng nếu trong số liệu tính toán mực nước (theo tần suất bảo đảm) chưa
kể đến chiều cao nước dâng do gió thì cần cộng thêm trị số mực nước dâng tính toán
vào mực nước tính toán sóng.
2. Các vùng tính toán sóng:
Khi tính toán cho các đê biển, đê sông có bờ thoải, độ sâu nước h biến đổi dọc theo
chiều truyền sóng và có ảnh hưởng đến các thông số của sóng. Rõ ràng là khi nước
nông (h có trị số nhỏ) thì mặt đáy bãi sông, biển sẽ có tác dụng cản sóng. Vì vậy các
yếu tố của sóng được tính theo các vùng như sau:
a) Vùng sóng nước sâu:
h ≥ 0.5 Ls, các yếu tố của sóng không chịu ảnh hưởng của đáy sông, biển.
b) Vùng sóng nước nông:
hpg < h < 0.5 Ls, địa hình đáy có ảnh hưởng đến các yếu tố của sóng. Ở đây hpg là độ
sâu phân giới gây sóng vỡ.
c) Vùng sóng đổ:
hđ < h < hpg, trong đó hđ là độ sâu nơi kết thúc sóng đổ.
d) Vùng sóng leo:
h < hđ sau lần đổ cuối cùng, sóng hình thành dòng xung kích mạnh, trườn lên mặt
dốc, leo lên đến độ cao nào đó thì rút xuống. Trong vùng này các yếu tố hình dạng
sóng không còn tồn tại.
Khi trước công trình là bờ thoải liên tục thì trước hết phải xác định các yếu tố sóng
tại vùng nước sâu, sau đó tính toán biến dạng của các yếu tố sóng nước sâu đó trong
quá trình truyền vào bờ, đi qua các vùng nước nông, sóng đổ và sóng leo.
2-3. Tính toán các thông số của sóng theo phương pháp Crưlốp
I. Các thông số của sóng vùng nước sâu (h ≥ 0.5 Ls)
1) Các đặc trưng sóng bình quân ( H s và L s ):

? 30
?
Xác định theo đường giới hạn trên trong đồ thị hình 2-3 theo đó tìm được các cặp
gHs gTs g.D g.t
giá trị 2
và từ các đại lượng không thứ nguyên 2 và . Chọn lấy cặp giá
W W W W
trị bé nhất trong hai cặp số tìm được, từ đó sẽ tính ra H s và Ts .
Chiều dài sóng trung bình xác định theo công thức:
2
g.Ts
Ls = (2-5)

2) Chiều cao sóng có mức đảm bảo p%
Hsp = Kp. H s (2-6)
Trong đó:
g.D
Kp tra trên đồ thị hình 2-4 theo mức bảo đảm p% và thông số .
W2
II. Các thông số của sóng vùng nước nông:
1) Trường hợp độ dốc đáy i ≥ 0.002
- Chiều cao sóng với mức đảm bảo p% xác định theo công thức:
Hsp = Kt.Kr.Ki.Kp. H s ; (2-7)
Trong đó:
Ki là hệ số tổng hợp các tổn thất, (bảng 2-4).
Kt hệ số biến dạng lấy theo đồ thị 1, (hình 2-5).
Kr hệ số khúc xạ, xác định theo công thức:
ao
Kr = (2-8)
a

? 31
?
Hình 2-4: Đồ thị xác định

?
g gH gh
W 2 2
W W

gD
2
W
gh
W2
H
h
g gH
W W2

gD

?
2
W
gt

32
Hình 2-3: Đồ thị xác định các yếu tố của W
Ở đây:
ao- Khoảng cách giữa những tia sóng cạnh nhau ở phía vùng nước sâu
a- khoảng cách giữa chính các tia đó, nhưng theo đường thẳng vẽ qua một điểm cho
trước ở vùng nước nông (m).

Hình 2-5: Đồ thị xác định hệ số Kt (1) và đại lượng hpg/ L s (2,3,4).

Hình 2-6: Sơ đồ và các đồ thị lập bình đồ khúc xạ


a) Mặt bằng khúc xạ; b) Đồ thị xác định góc khúc xạ
Trên mặt bằng khúc xạ, các tia sóng ở vùng nước sâu phải lấy theo hướng lan
truyền sóng đã cho trước, còn ở vùng nước nông phải kéo dài các tia đó theo phương
pháp thể hiện trên hình 2-6. Được phép lấy giá trị của hệ số Kr theo kết quả xác định
hệ số khúc xạ đối với các tia sóng vẽ từ điểm tính toán theo các hướng lệch 22,5o so
với tia chính.

? 33
?
Hệ số tổng hợp các tổn thất Ki được xác định theo bảng 2-4 ứng với các giá trị đã
biết của đại lượng h/Ls và độ dốc đáy i. Khi i ≥ 0.03 thì Ki = 1

Bảng 2-4: Trị số hệ số tổn thất tổng hợp Ki


Độ sâu tương đối
i = 0.002÷0.02 i = 0.025
h/ L s
0.01 0.66 0.82
0.02 0.72 0.85
0.03 0.76 0.87
0.04 0.78 0.89
0.06 0.81 0.90
0.08 0.84 0.92
0.10 0.86 0.93
0.20 0.92 0.96
0.30 0.95 0.98
0.40 0.98 0.99
≥ 0.50 1.00 1.00

2) Trường hợp vùng nước nông có độ dốc đáy i ≤ 0.001


- Chiều cao H s và chu kỳ Ts xác định theo đồ thị hình 2-3, theo các đại lượng
g.D g.h
không thứ nguyên 2

W W2
Chiều cao sóng có mức đảm bảo p% (Hsp) cũng xác định theo công thức (2-6),
g.D g.h
trong đó Kp tra ở đồ thị hình 2-4 theo các đại lượng không thứ nguyên 2
và ,
W W2
chọn lấy trị số nhỏ trong hai giá trị Kp tìm được.
Chiều dài sóng cũng xác định theo công thức (2-5)
- Các yếu tố sóng truyền từ vùng nước nông có độ dốc đáy i ≤ 0.001 vào vùng có i
≥ 0.002 cũng xác định theo phương pháp trình bày ở mục a), trong đó trị số chiều cao
sóng trung bình ban đầu H s lấy từ vùng nước sâu.
III. Các thông số của sóng tại vùng sóng đổ.
1) Chiều cao sóng ứng với mức đảm bảo 1% (Hđ 1%):
Theo đồ thị (các đường cong 2,3,4 ) trên hình 2-5, ứng với đại lượng không thứ
H d1%
nguyên h/ L s và độ dốc đáy i, tìm được trị số từ đó có Hđ1%
g.Ts2
- Chiều dài sóng ở vùng sóng đổ L d (m) xác định theo đường cong bao phía trên
của hình 2-7. ứng với đại lượng h/ L d , tìm được trị số L d / L s và suy ra L d .

? 34
?
2) Chiều sâu phân giới khi sóng đổ lần thứ nhất hpg (m):
Theo đồ thị đường cong 2,3,4 ) trên hình 2-5, ứng với đại lượng không thứ nguyên
H sp h pg
2
tìm được và suy ra hpg .
g.T s Ls
Khi xét đến khúc xạ của sóng, trị số hpg phải xác định theo phương pháp đúng dần.
Tự cho các giá trị độ sâu h, theo phương pháp nêu ở mục 2 - a (công thức 2 - 7, 2 - 8)
H sp
xác định các đại lượng 2
. Tiếp theo, từ các đồ thị 2,3, 4 hình 2-5 xác định tương
g.T s
h pg
ứng các trị số suy ra hpg. Trị số được chọn sẽ tương ứng với trường hợp hpg = h.
Ls
3) Độ sâu phân giới ứng với sóng đổ lần cuối hđ:
Khi độ dốc đáy không đổi, hđ xác định theo công thức:
n −1
hđ = K m h pg (2-9)
Trong đó: Km hệ số lấy theo bảng 2-5;
n- Số lần đổ (bao gồm cả lần đầu), lấy từ dãy số n = 2, 3 và 4 khi thoả mãn các điều
n −2 n −1
kiện K m ≥ 0.43 và K m < 0.43.
Khi độ dốc đáy lớn hơn 0.05, lấy hđ = hpg
Bảng 2-5: Trị số hệ số Km
Độ dốc đáy i 0.01 0.015 0.02 0.025 0.03 0.035 0.04 0.045 0.05
Hệ số Km 0.75 0.63 0.56 0.50 0.45 0.42 0.40 0.37 0.35

Khi độ dốc đáy thay đổi cho phép xác định hđ theo kết quả xác định liên tiếp các
chiều sâu phân giới đối với đoạn đáy có độ dốc không đổi.

Hình 2-7: Đồ thị xác định các giá trị L/ L s ở vùng nước nông

? 35
?
và các giá trị Ls/ L s ở vùng sóng đổ.
2-4. Tính toán các thông số của sóng biển theo biểu đồ Hincat
I. Trường hợp độ sâu nước h > 15 m (sóng nước sâu).
Sử dụng biểu đồ trên hình 2-8. Từ giá trị vận tốc gió đã hiệu chỉnhWa và giá trị đà
sóng D trên trục hoành, tra được chiều cao sóng có ý nghĩa H1/3 và chu kỳ sóng Ts.
II. Trường hợp độ sâu nước h ≤ 15 m:
Sử dụng các biểu đồ trên hình từ 2-9 a,b. Cách sử dụng cũng giống như trường hợp
trên. Trên các biểu đồ này còn có thêm đại lượng thời gian gió thổi tối thiểu tmin, tức là
thời gian cần thiết để sóng đạt tới trạng thái ổn định.

? 36
?
Hình 2-8: Đồ thị xác định các thông số sóng nước sâu.

? 37
?
a) Chiều sâu nước 3 m b) Chiều sâu nước 6 m

Hình 2-9: Các thông số của sóng khi h < 15 m.

? 38
?
III. Các trường hợp riêng:
1) Trường hợp đà sóng lớn, độ sâu khu nước thay đổi nhiều. Lúc này chia đà sóng
thành những đoạn riêng, trên mỗi đoạn độ sâu coi như không thay đổi và bằng trị số độ
sâu trung bình. Tiếnhành tính cho từng đoạn từ khu vực nước sâu trở vào với các giá
trị Wa, Di, hi, hsi tương ứng.
2) Trường hợp thời gian gió thổi t< tmin. Lúc này lấy giá trị Wa trên trục tung của
các biểu đồ, tìm đến giao điểm với đường thời gian gió thổi t để xác định chiều cao
sóng Hs và chu kỳ sóng Ts.
IV. Các ví dụ tính toán:
1) Ví dụ 1:
Yêu cầu xác định các thông số của sóng (chiều cao sóng Hs, chu kỳ sóng Ts, thời
gian tác dụng tối thiểu của gió tmin ), khi biết:
- Vận tốc gió Wa = 38 m/s.
- Đà sóng D = 10 km.
- Độ sâu nước h > 15m.
Giải:
Sử dụng đồ thị hình 2-8, đường cong dự báo sóng ở vùng nước sâu, với Wa và D đã
cho tra được :
Hs = 1.90 m, Ts = 4.5s, thời gian gió thổi tmin = 1.2 giờ.
2) Ví dụ 2:
Yêu cầu xác định các thông số của sóng (chiều cao sóng Hs, chu kỳ sóng Ts, thời
gian tác dụng tối thiểu của gió tmin ). khi biết:
- Vận tốc gió Wa = 35 m/s.
- Đà sóng D = 1000 m.
- Độ sâu nước thiết kế h = 6,0m.
Giải:
Sử dụng đồ thị hình 2-9b, đường cong dự báo sóng ở vùng nước nông có độ sâu cố
định h = 6.0m, với Wa và D đã cho, tra được :
Hs = 0.6 m, Ts = 2s, thời gian tác dụng của gió tmin = 36 phút.
3) Ví dụ 3:
Yêu cầu xác định các thông số của sóng. Khi biết:
- Vận tốc gió Wa = 30 m/s.
- Đà sóng D = 1000 m.
- Độ sâu nước thiết kế h = 3.0 m.
Thời gian gió thổi t = 30 phút.
Giải:
Sử dụng đồ thị hình 2-9a, đường cong dự báo sóng ở vùng nước nông có độ sâu cố
định h = 3.0m, với Wa = 30 m/s và D = 1000m/s tra được tmin = 38 phút.
Thực tế có t< tmin, nên chưa đủ thời gian để sóng phát triển đầy đủ. Khi đó tra trên
đồ thị đã dẫn, ứng với Wa = 30 m/s và t = 30 phút ta được:
- Chiều cao sóng hiệu quả Hs = 0.22m.
- Chu kỳ sóng Ts = 1.5s.

? 39
?
2-5. Tính toán chiều cao sóng leo
Chiều cao sóng leo lên mái đê phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các thông số sóng
trước đê H s , L s , hệ số mái dốc đê, mức đảm bảo p%, độ nhám và tính thấm của mái,
vận tốc gió, chiều sâu nước trước đê, hướng truyền sóng...
I. Trường hợp dốc đơn (mái nghiêng với một độ dốc):
1. Khi m = 1.5 ÷ 5.0 ( trường hợp phổ biến):
Chiều cao sóng leo ứng với mức đảm bảo p% tính theo công thức:
K Δ .K w .K pl .K β
H psl = Hs.Ls (2-10)
1+ m 2

Trong đó:
m- Hệ số mái dốc của đê;
H s , L s : Chiều cao và chiều dài sóng trung bình trước đê;
KΔ- hệ số kể đến độ nhám và tính thấm của mái tra theo bảng 2-6;
Kw- hệ số phụ thuộc vận tốc gió (w) và chiều sâu nước trước đê (h), tra theo bảng 2-
7.
Kpl- hệ số tính đổi tần suất luỹ tích của chiều cao sóng leo, xác định theo bảng 2-8.
Kβ- hệ số xét đến góc nghiêng β giữa hướng truyền sóng và hướng vuông góc với
tuyến đê, xác định theo bảng 2-9.

Bảng 2-6: Hệ số nhám và thấm của mái dốc KΔ


TT Loại hình gia cố mái KΔ
1 Trơn phẳng, không thấm nước (BT nhựa đường) 1.0
2 Bê tông và tấm lát bê tông. 0.9
3 Lát cỏ 0.85÷0.90
4 Đá xây 0.75÷0.80
5 Đá hộc đổ 2 lớp (nền không thấm nước) 0.60÷0.65
6 Đá hộc đổ 2 lớp (nền thấm nước) 0.50÷0.55
7 Khối vuông 4 chân (lắp đặt 1 lớp) 0.55
8 Khối tetrapod (2 lớp)- Xem chương 4 0.40
9 Khối dolos (2 lớp)- Xem chương 4 0.38

Bảng 2-7: Hệ số kinh nghiệm KW


W / g.h ≤1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 ≥5
KW 1 1.02 1.08 1.06 1.22 1.25 1.28 1.30

? 40
?
Bảng 2-8: Hệ số tính đổi Kpl để tính chiều cao sóng leo
H s/h 0. 1 1 2 5
1 2 3 4 5
p% 1 0 3 0 0
2. 2. 2. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 0.
< 0.1
66 23 07 97 90 84 64 54 39 96
0.1 ÷ 2. 2. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 0.
03 44 08 94 86 80 75 57 48 36 97
2. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 0.
> 0.3
13 86 76 70 65 61 48 40 31 99

Trong đó:
p% - Mức bảo đảm xuất hiện của con sóng;
H s - Chiều cao sóng trung bình trước đê;
h - Độ sâu nước trước đê
Bảng 2-9: Hệ số Kβ khi m≥1; β: góc giữa hướng truyền sóng và hướng pháp
tuyến với đê
β (độ) ≤ 15 20 30 40 50 60
Kβ 1.0 0.96 0.92 0.87 0.82 0.76

2. Khi m ≤ 1.25:
Theo công thức
Hslp = KΔ.Kw.Kpl.Kβ.Ro. H s (2-11)
Trong đó Ro- chiều cao sóng leo dẫn suất, tính khi không có gió, mặt dốc trơn và
không thấm nước (KΔ = 1), chiều cao sóng trung bình H s = 1m. Trị số của Ro xác định
theo bảng 2-10. Các trị số khác như ở mục trên.

Bảng 2-10: Trị số chiều cao sóng leo dẫn suất Ro.
Hệ số mái
0 0.5 1 1.25
m
Ro 1.24 1.45 2.20 2.50

3. Khi 1.25 < m < 1.5:


Có thể nội suy chiều cao sóng leo từ các trị số tính theo m = 1.25 và m = 1.5.
II. Trường hợp mái dốc phức hợp có thềm giảm sóng:
Khi mái dốc có thềm giảm sóng, chiều cao sóng leo vẫn được tính toán theo các
công thức đối với mái dốc đơn, nhưng hệ số mái phải được tính đổi thành hệ số mái
dốc tương đương mc như sau:
1. Khi mái trên và dưới thềm giảm sóng có cùng độ dốc, tức
Δm = mD - mT = 0

? 41
?
hw
mC = mT (1-4.0 )K b (2-12)
Ls
bf
với Kb = 1+3 (2-13)
Ls
2. Khi Δm > 0, mD > mT
hw
mC = (mT+0.3Δm-0.1Δm2).(1-4.5 ).hb (2-14)
Ls
3. khi Δm < 0, mD < mT:
hw
mC = (mT+0.5Δm+0.08Δm2).(1+3.0 ).hb (2-15)
Ls
Trong các công thức trên
mT, mD: hệ số mái dốc phần trên và dưới thềm giảm sóng
hw: độ sâu nước trên thềm giảm sóng
- Khi thềm giảm sóng ở dưới mực nước tĩnh thì hw > 0.
- Khi thềm giảm sóng ở trên mực nước tĩnh thì hw < 0.
bf- Chiều rộng thềm giảm sóng (m).
Ls- chiều dài sóng (m)
Phương pháp độ dốc tương đương thích hợp trong điều kiện:
mT = 1.0 ÷ 4.0; mD = 1.5 ÷ 3.0;
hw b
= -0.067 ÷ 0.067; f ≤ 0.25.
Ls Ls

2-6. Tính toán áp lực sóng


I. Áp lực sóng lên mái nghiêng:
1. Áp lực sóng dương:
Đối với mái dốc được gia cố bằng bê tông đổ tại chỗ hay tấm bê tông lắp ghép, khi
hệ số mái thoả mãn điều kiện 1.5 ≤ m ≤ 5 thì biểu đồ áp lực sóng dương (sóng vỗ vào
mái) có dạng như hình 2-10.

Hình 2-10: Biểu đồ áp lưc sóng tính toán lớn nhất lên mái dốc được gia cố bằng
các tấm bản.

? 42
?
Trong đó trị số áp suất sóng lớn nhất (p2) xác định theo công thức:
p2 = Kno.Knb. p 2 .γ.Hs (2-16)
Trong đó:
Kno- hệ số xác định theo công thức:
Hs H
Kno = 0.85 + 4.8 + m.(0.028-1.15 s ) (2-17)
Ls Ls
Knb hệ số lấy theo bảng 2-11.
p 2 - Áp lực sóng tương đối lớn nhất, lấy theo bảng 2-12.
γ- Trọng lượng riêng của nước;
Hs- Chiều cao sóng tính toán (với mức đảm bảo p%)

Bảng 2-11: Hệ số Knb


Độ thoải của sóng L s /Hs 10 15 20 25 35
Knb 1.0 1.15 1.30 1.35 1.48
Bảng 2-12: Trị số áp lực sóng tương đối p 2
Chiều cao Hs (m) 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 ≥ 4.0
Trị số P2 3.7 2.8 2.3 2.1 1.9 1.8 1.75 1.7

Độ sâu Z2 tính bằng mét, của điểm chịu áp suất p2 xác định theo công thức:
1
Z2 = hA + 2
.(1 − 2m 2 + 1).(h A + h p ) (2-18)
m
Trong đó:
hA, hp là các đại lượng tính bằng mét, xác định như sau:
Ls 1 + m2
hA = Hs.(0.47 + 0.023 ). (2-19)
Hs m2
Hs
hp = Hs.[(0.95 - 0.84m - 0.25). ] (2-20)
Ls
Độ cao Z3 được xác định theo chiều cao sóng leo nêu ở tiết 2-5.
Ở các phần gia cố mái cao hơn và thấp hơn điểm 2 (hình 2-10), lấy trị số tung độ
biểu đồ áp lực sóng như sau:
Ở khoảng cách l1 = 0.0125Lm và l3 = 0.0265 Lm : p = 0.4P2
Ở khoảng cách l2 = 0.0325Lm và l4 = 0.0675 Lm : p = 0.1P2
Trong đó:
mLs
Lm = (m) (2-21)
4
m2 − 1
2. Áp lực sóng âm (phản áp lực sóng):
Khi sóng rút, trị số tức thời của áp lực nước lên tấm bảo vệ mái sẽ có hướng đẩy
ngược từ dưới lên trên theo phương vuông góc với mặt tấm- đó là trị số áp lực sóng
âm.

? 43
?
-
0.3

Hình 2-11: Đồ thị xác định áp suất sóng âm tương đối p pa


Cường độ áp lực (áp suất) sóng âm xác định theo:
Ppa = Kno.Knb. p pa .γ.Hs (2-22)
Trong đó trị số Kno, Knb, γ, Hs như đã giải thích ở trên;
p pa - Trị số áp lực âm tương đối, phụ thuộc vào bề rộng tấm bê tông (Bt); vị trí đặt
tấm (X) và chiều dài Ls, xác định theo các đồ thị hình 2-11
Khi có các bậc cơ hoặc có các trị số thay đổi độ nghiêng trên từng đoạn mái dốc của
công trình thì tải trọng do sóng lên kết cấu gia cố mái cần được chính xác hoá theo các
số liệu thí nghiệm mô hình.
II. Áp lực sóng lên các công trình bảo vệ bờ.
1. Đê ngầm giảm sóng:
Tải trọng sóng tác dụng lên đê trong trường hợp bụng sóng lấy theo sơ đồ hình 2-
12. Biểu đồ áp lực sóng khi đó được xác định bởi các thông số Z1, Z2, Z3, Z4, P1, P2,
P3. Cần phân biệt 2 trường hợp:
a) Khi độ dốc đáy i ≤ 0.04
- Tại độ sâu Z1: p1 = γ(Z1+Z4) khi Z1 < Z2; (2-23)
p1 = p2 khi Z1 ≥ Z2 (2-24)
Ls h − Z1
- Tại độ sâu Z2: p2 = γHs.(0.015 + 0.23 ) +γ Z4 (2-25)
h h
- Tại độ sâu Z3 = h, p3 = ksp2 (2-26)
b) Khi độ dốc đáy i > 0.04:
- Tại độ sâu Z1: p1 xác định theo (2-23) và (2-24)
- Tại độ sâu Z2: p2 = γ(Z2 +Z4) (2-27)
- Tại độ sâu Z3 = h: p3 = p2 (2-28)
Trong đó:
Z1: Khoảng cách từ đỉnh công trình tới mực nước tính toán;

? 44
?
Z2: Khoảng cách từ mực nước tính toán tới chân sóng lấy theo đại lượng
tương đối Z2/h ở bảng 2-13.
K5: Hệ số lấy theo bảng 2-14.
Z4: Khoảng cách từ mặt nước sau đê ngầm giảm sóng tới mực nước tính
toán xác định theo công thức:
Z4 = Ko.(Z1+Z5)-Z1 (2-29)
Ko- Hệ số lấy theo bảng 2-13
Z5: Khoảng cách trung bình thời gian từ đỉnh sóng trước đê ngầm tới mực
nước tính toán, lấy theo đại lượng tương đối Z5/h ở bảng 2-13

Hình 2-12: Biểu đồ áp lực sóng lên đê ngầm giảm sóng


Bảng 2-13: Các thông số của sóng trước đê ngầm
Chiều cao tương đối
0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0
Của sóng Hs/h
Độ hạ thấp tươngđối
0.14 0.17 0.20 0.22 0.24 0.26 0.28
của chân sóng Z2/h
Độ vượt cao tương đối
0.13 0.16 0.20 0.24 0.28 0.32 0.37
của đỉnh sóng Z5/h
Hệ số Ko 0.76 0.73 0.69 0.66 0.63 0.60 0.57
Bảng 2-14: Hệ số Ks
Độ thoải của sóng 1 1 2 2 3 3
8
Ls /Hs 0 5 0 5 0 5
0. 0. 0. 0. 0. 0. 1
Hệ số ks
73 75 80 85 90 95 .0

2. Tường chắn sóng xa bờ:


a) Khi công trình nằm ở vị trí sóng đổ lần cuối (hình 2-13a)

? 45
?
Ls
Pđ = γ.Hs.(0.033. +0.75) (2-30)
h
Zđ = Pđ/γ (2-31)
b) Khi vị trí công trình ở vùng gần mép nước (hình 2-13,b)
ld
Pm = (1 - 0.3 ).Pđ (2-32)
Ld
Zđ = Pm/γ (2-33)
c) Khi vị trí công trình ở trên bờ sau đường mép nước, trong phạm vi sóng leo (hình
2-13,c):
lm
Pb = 0.7(1 - ).Pđ (2-34)
Ll
Zđ = Pb/γ (2-35)
Trong đó:
Zđ- độ vượt cao của đỉnh sóng trên mực nước tính toán ở mặt cắt tường
chắn sóng (m).
lđ- Khoảng cách từ mặt cắt sóng đổ lần cuối cùng tới công trình (m).
Lđ- Khoảng cách từ mặt cắt sóng đổ lần cuối cùng tới mép nước (m).
Lm- Khoảng cách từ mép nước tới công trình (m).
Ll- Khoảng cách từ mép nước tới đường giới hạn của sóng vỡ leo lên
bờ khi không có công trình (m).
Ll = Hsl1% .m (2-36)
Hsl1% .Chiều cao sóng leo với mức đảm bảo 1% (m)
Nếu khoảng cách từ đỉnh công trình tới mực nước tính toán Z1 < 0.3Hs thì các trị số
áp lực sóng xác định theo công thức (2-30), (2-32), (2-34) phải được nhân với hệ số Kg
lấy theo bảng 2-15.
Bảng 2-15: Hệ số Kg
Khoảng cách từ đỉnh công trình
+0.3Hs 0 -0.3Hs -0.65Hs
tới mực nước tính toán Z1 (m)

Hệ số Kg 0.95 0.85 0.80 0.50

? 46
?
Hình 2-13: Các biểu đồ áp lực sónglên tường chắn sóng thẳng đứng
3. Tường đứng liền bờ:
Tải trọng lên tường khi sóng rút có sơ đồ như hình 2-14. Cường độ áp lực pr xác
định theo công thức:
pr = γ(0.75h + Zr) (2-37)
Trong đó:
Zr - độ hạ thấp của mặt nước kể từ mực nước tính toán ở trước đường thẳng
đứng khi sóng rút được lấy như sau:
- Khi ở trước tường có bãi với chiều rộng ≥ 3Hs: Zr = 0.
- Khi chiều rộng bãi < 3Hs: Zr = 0.25Hs

Hình 2-14: Biểu đồ áp lực sóng lên tường đứng liền bờ khi sóng rút
4. Tường có mặt cong (hình 2-15)
Cường độ áp lực sóng do sóng vỡ lên đoạn cong của tường chắn sóng được xác
định theo công thức:
pc = 0.5p(1+cos2βc) (2-38)
Trong đó:
p: Cường độ áp lực sóng lên tường chắn thẳng đứng, xác định theo mục 2 (tường
chắn xa bờ) ở trên.

? 47
?
βc- Góc giữa đường thẳng đứng và tiếp tuyến với đoạn cong của tường chắn sóng.

Hình 2-15: Biểu đồ áp lực sóng lên tường chắn mặt cong.
5. Đê mỏ hàn (hình 2-16):
Cường độ áp lực p có xét tới góc của sóng tới gần công trình αb xác định theo công
thức:
3
p= kn γ Hs (1+cos2αb) (2-39)
4
Trong đó:
kn là hệ số, lấy theo bảng 2-16

Hình 2-16: Biểu đồ áp lực sóng lên đê mỏ hàn


a) Mặt bằng bố trí đê; b) Mặt cắt ngang đê.
s- Chiều dài của một phần tử đê a- Chiều rộng đê

? 48
?
Bảng 2-16: Hệ số áp lực sóng kn trong công thức (2-39)
Mặt chịu Trị số kn khi s/ Ls bằng
Trị số a.cotg αb (m)
áp ≤ 0.03 0.05 0.10 ≥ 0.2
Mặt ngoài - 1 0.75 0.65 0.60
0 0.7 0.65 0.60 0.55
0.5 0.45 0.45 0.45 0.45
Mặt khuất
1.2 0.18 0.22 0.30 0.35
2.5 0 0 0 0
2-7. Tính toán chiều cao nước dâng do gió
Gió thổi liên tục theo một hướng không những gây ra sóng trên mặt nước mà còn có
tác dụng dồn nước theo hướng gió, làm cho đường trung tâm sóng bị dâng cao lên so
với mực nước tĩnh một đoạn Hd (hình 2-1)
Trị số Hd phụ thuộc vào vận tốc gió, đà sóng và hướng truyền sóng. Khi xác định Hd
cần phân biệt 2 trường hợp:
I. Đối với hồ chứa và sông xa biển:
(không chịu ảnh hưởng của nước dâng từ biển), tính theo công thức:
K w .W 2 .D
Hd = cos β (2-40)
2gh
Trong đó:
Hd- Chiều cao nước dâng ở điểm tính toán;
W- Vận tốc gió thiết kế; (m/s);
D- Đà sóng (m)
h- Độ sâu trung bình của vùng nước tính toán (m)
β- Góc giữa hướng gió thổi và phương pháp tuyến với trục tâm đê.
Kw- Hệ số ma sát tổng hợp, tham khảo bảng 2-17

Bảng 2-17: Trị số tham khảo của Kw.


STT Nguồn tài liệu Kw.106 Ghi chú
1 Sổ tay bảo vệ bờ biển (Mỹ) 3.34
2 Hà Lan 3.56
3 Tiêu chuẩn N.O.B. ( Bộ nội vụ Mỹ) 4.04
4 Trung Quốc 3.60
5 Liên Xô cũ (CHuΠ II.06.04.82) 4.2 w = 20m/s
6.0 w = 30 m/s
6 Việt Nam (QPTL-C1-78) 4.0

II- Đối với vùng cửa sông ven biển:


1. Khi dùng số liệu thực đo mực nước triều để phân tích tần suất, nếu trong mực
nước triều đã bao gồm cả thành phần nước dâng thì không cần tính toán đại lượng này
nữa.

? 49
?
2. Để làm tài liệu nghiên cứu, có thể tham khảo tài liệu phân tích tần suất nước dâng
ở các vùng khác nhau của bờ biển nước ta như bảng 2-18 (đối với vùng bờ biển bắc vĩ
tuyến 16).
Bảng 2-18: Tần suất mực nước dâng ở vùng biển Bắc vĩ tuyến 16
Tần suất % ứng với chiều cao nước dâng
Vĩ tuyến Đoạn bờ (m)
0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 > 2.5

> 21o N Phía Bắc Cửa Ông 50 38 5 6 2 0

21o N-20o N Cửa Ông - Cửa Đáy 35 38 17 8 3 0

20o N-19o N Cửa Đáy- Cửa Vạn 41 34 15 9 1 1

19o N-18o N Cửa Vạn- Đèo Ngang 46 37 10 5 2 1

18o N-17o N Đèo Ngang- Cửa Tùng 71 19 8 2 1 0

17o N-16o N Cửa Tùng- Đà Nẵng 95 4 1 0 0 0

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


1. Nêu đặc điểm của sóng gió, các yếu tố tạo sóng và cách xác định chúng
2. Chiều sâu nước ảnh hưởng như thế nào đến sự truyền sóng gió ? Cách phân chia
các vùng tính toán sóng như thế nào ?
3. Vì sao phải xác định các thông số của sóng như những đại lượng ngẫu nhiên ?
4. Trình bày các nội dung tính toán các thông số của sóng theo phương pháp
Crưlốp ?
5. Nêu cách tính toán các thông số của sóng biển theo biểu đồ Hincát ?
6. Trình bày phương pháp xác định sóng leo lên mái nghiêng ?
7. Vẽ sơ đồ và nêu phương pháp tính toán áp lực sóng lên mái nghiêng và các công
trình bảo vệ bờ ?
8. Chiều cao nước dâng do gió được tính toán như thế nào khi thiết kế đê sông, đê
biển ?

? 50
?
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ ĐÊ

3-1. Cấp của công trình đê và tiêu chuẩn thiết kế.


I- Cấp của đê:
1. Căn cứ vào dân số và diện tích vùng được bảo vệ, đê sông và đê biển được chia
thành 5 cấp theo bảng 3-1

Bảng 3-1: Cấp của công trình đê


Vùng
Cấp
được Cấp
đặc Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
đê bảo Của đê sông
biệt
vệ
- Mức độ quan trọng Nội TP trực TP trực Thị xã,
- Nhân khẩu phi nông thành thuộc TW thuộc tỉnh thị trấn
Thành nghiệp (ngàn người) Hà Nội 500÷1.50 200÷500 < 100
100÷20
phố
0 0

- Nhân khẩu trong


vùng bảo vệ (ngàn 500÷1.50 200÷500 100÷20 < 100
Nông người) 0 0
thôn - Đất canh tác vùng 20÷100 < 4,0
bảo vệ (ngàn ha) ≥ 100 4,0÷20

Cấp công trình Đặc biệt


I II III IV
của đê biển (trên cấp 1)

Tính chất hoặc Vùng dân sinh Lớn hơn Từ 5.000 Từ 3.000
Nhỏ hơn
diện tích được - kinh tế đặc hoặc bằng đến dưới đến dưới
3.000
đê bảo vệ (ha) biệt quan trọng 10.000 10.000 5.000
2. Hai đoạn đê sông khác cấp nối liền nhau chỉ được chênh nhau một cấp.
3. Căn cứ tầm quan trọng về dân sinh, kinh tế, chính trị - xã hội của vùng được đê
bảo vệ; độ ngập nước sâu, mức độ thiệt hại, sự ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khi
đê bị vỡ để xét nâng cấp hoặc hạ cấp của đê sau khi áp dụng bảng 3-1. Việc nâng cấp
hoặc hạ cấp của đê so với quy định trong bảng 3-1 cần trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
4. Cấp của công trình thủy công, công trình dân dụng, quốc phòng giao cắt qua đê
không được thấp thua cấp của tuyến đê đó, hơn thế nữa, còn cần có một độ dư an toàn
thích đáng.

? 51
?
II- Tiêu chuẩn phòng lũ của công trình đê:
Đê được xây dựng để bảo vệ sự an toàn phòng lũ của đối tượng cần bảo vệ, bản
thân đê không có yêu cầu phòng lũ riêng. Trong khi Nhà nước chưa ban hành tiêu
chuẩn phòng lũ cho các đối tượng cần bảo vệ, tiêu chuẩn phòng lũ ứng với mỗi cấp
của công trình đê được quy định tạm thời trong bảng 3-2.

Bảng 3-2: Tiêu chuẩn phòng lũ - cấp của công trình đê


Cấp đặc
Cấp của công trình đê Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
biệt
Tiêu chuẩn phòng lũ [thời
≥ 250 10 ÷150 50 ÷100 25 ÷ 50 15 ÷ 25
kỳ xuất hiện lại (năm)]

III- Độ gia cao an toàn và hệ số an toàn ổn định của đê:


1. Độ gia cao an toàn của đê:
Được quy định tương ứng với cấp của công trình đê trong bảng 3-3 (các trị số nêu
trong bảng này không bao gồm gia cao phòng lún thi công, chiều cao sóng leo và chiều
cao nước dềnh, độ cao dự phòng do lòng sông bị bồi). Độ gia cao an toàn của đoạn đê
có điều kiện đặc biệt cần có độ gia cao lớn hơn mức bình thường, thông qua việc luận
chứng, có thề tăng lên thích đáng nhưng không được lớn hơn 1,50 m.
Bảng 3-3: Độ gia cao an toàn của công trình đê
Cấp của công trình đê Cấp đặc biệt Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
Độ gia cao an toàn (m)
Không cho phép sóng tràn 1,00 0,80 0,70 0,60 0,50
Cho phép sóng tràn (đê biển) 0,50 0,40 0,40 0,30 0,30

2. Gradien thấm cho phép của đê:


a) Gradien thám cho phép của đất nền [J]dn : Được quy định ở bảng 3-4
Bảng 3-4: Gradien thấm cho phép của đất nền
Cấp
Cấp đặc Cấp II
đê Cấp IV Ghi chú
biệt và cấp I và cấp III
Loại đất
Đất sét chặt 0,70 0,90 1,10 Theo Π-12-
Cát to, sỏi 0,35 0,45 0,54 73 “Chỉ dẫn tính
á sét 0,32 0,40 0,50 toán độ bền
Cát hạt trung 0,22 0,28 0,25 thấm của đập
Cát hạt nhỏ 0,18 0,22 0,26 đất“
b) Gradien thấm cho phép trong thân đê thi công bằng phương pháp đầm nén:
Được quy định ở bảng 3-5.

? 52
?
Bảng 3-5: Gradien thấm cho phép của thân đê
Cấp đê Cấp đặc biệt Cấp II và
Cấp IV Ghi chú
Loại đất và cấp I cấp III
Sét và bê tông sét 1,00 1,20 1,30 Do kỹ thuật đắp
á sét 0,70 0,85 0,90 kém hơn đập đất
Cát hạt trung 0,50 0,60 0,65 nên chọn trị số
á cát 0,40 0,50 0,55 thấp hơn so với
Π 12-73 và QP
thiết kế đê
Các hạt nhỏ 0,35 0,45 0,50
Trung Quốc
1998
c) Gradien thấm cho phép của tường tâm, tường nghiêng, sân phủ thượng lưu bằng
đất có tính dính quy định như sau :
- Bằng đất á sét [J] = 4,00
- Bằng đất sét [J] = 6,00
3. Hệ số an toàn ổn định chống trượt của đê đất:
Hệ số an toàn ổn định chống trượt của đê đất cần lấy bằng hoặc lớn hơn trị số trong
bảng 3-6, nhưng không được vượt quá 15%.
Bảng 3-6: Hệ số an toàn ổn định chống trượt của đê đất.
Cấp của công trình đê sông Cấp đặc biệt Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
Hệ Điều kiện sử dụng
1,35 1,30 1,25 1,20 1,15
số bình thường
an Điều kiện sử dụng
1,25 1,20 1,15 1,10 1,05
toàn bất thường
Cấp công trình đê biển Cấp đặc biệt Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
Hệ Điều kiện sử dụng
1,30 1,25 1,20 1,15 1,10
số bình thường
an Điều kiện sử dụng
1,20 1,15 1,10 1,05 1,05
toàn bất thường

4. Hệ số an toàn ổn định chống trượt của tường phòng lũ:


Hệ số an toàn ổn định chống trượt của tường phòng lũ không được nhỏ hơn quy
định ở bảng 3-7.

? 53
?
Bảng 3-7: Hệ số an toàn ổn định chống trượt của tường phòng lũ
Tính chất nền Nền đá Nền đất
Đặc Cấp Cấp Cấp Cấp Đặc Cấp Cấp Cấp Cấp
Cấp của công trình đê sông
biệt I II III IV biệt I II III IV
Điều kiện sử dụng 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0 1,4 1,3 1,3 1,2 1,2
Hệ số
bình thường 0 5 0 5 5 0 5 0 5 0
an
điều kiện sử dụng 1,1 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 1,2 1,1 1,1 1,0
toàn
bất thường 0 5 5 0 0 5 0 5 0 5
Tính chất nền Nền đá Nền đất
Đặc Cấp Cấp Cấp Cấp Đặc Cấp Cấp Cấp Cấp
Công trình đê biển
biệt I II III IV biệt I II III IV
Điều kiện sử dụng 1,1 1,1 1,0 1,0 1,0 1,3 1,2 1,2 1,1
Hệ số 1,5
bình thường 5 0 5 5 0 0 5 0 5
an
điều kiện sử dụng 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0
toàn
bất thường 5 5 0 0 0 0 5 0 5 5
5. Hệ số an toàn ổn định chống lật của tường phòng lũ:
Hệ số an toàn ổn định chống lật của tường phòng lũ không được nhỏ hơn quy định
ở bảng 3-8.
Bảng 3-8: Hệ số an toàn ổn định chống lật của tường phòng lũ.
Cấp đặc Cấp Cấp Cấp Cấp
Cấp của công trình đê sông
biệt I II III IV
Hệ số Điều kiện sử dụng bình thường 1,65 1,60 1,55 1,50 1,45
an toàn Điều kiện sử dụng bất thường 1,55 1,50 1,45 1,40 1,35
Cấp công trình đê biển
Hệ số Điều kiện sử dụng bình thường 1,60 1,55 1,50 1,45 1,40
an toàn Điều kiện sử dụng bất thường 1,50 1,45 1,40 1,35 1,30
3-2. Tài liệu cơ bản dùng để thiết kế đê
Tài liệu cơ bản dùng cho thiết kế đê quy định như sau.
I- Khí tượng, thủy văn:
1. Khí tượng:
Tùy theo yêu cầu thiết kế xây dựng đê mới hoặc cải tạo, gia cố đê cũ, cần thu thập
các tài liệu thống kê nhiều năm về : nhiệt độ không khí, gió, mưa, độ ẩm, bốc hơi.
2. Thủy văn:
a) Tài liệu địa hình về quá trình diễn biến lòng sông, bờ, bãi.
b) Tài liệu thống kê nhiều năm về mực nước, lưu lượng, bùn cát.
c) Đường quá trình mực nước, đường quá trình lưu lượng của các năm điển hình và
của lũ thiết kế.
d) Tài liệu về quá trình thay đổi hướng chảy dòng chủ lưu mùa lũ và mùa kiệt.
e) Tài liệu thống kê nhiều năm về bùn cát.
g) Tài liệu về thủy triều và sóng (đối với đê cửa sông, đê biển).

? 54
?
II- Kinh tế - xã hội:
1. Tài liệu khái quát về kinh tế - xã hội của vùng được bảo vệ:
a) Tổng diện tích được đê bảo vệ; diện tích đất canh tác; số thành phố, thị xã, thị
trấn.
b) Tổng nhân khẩu sống trong vùng đê bảo vệ.
c) Khái quát về kinh tế của vùng được đê bảo vệ : Giá trị sản lượng nông nghiệp,
công nghiệp; số lượng và quy mô các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ; hệ thống giao
thông (đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng); nguồn năng lượng, thông tin liên lạc
v.v...
2. Tình hình môi trường sinh thái của vùng được đê bảo vệ.
3. Tình hình thiên tai đã từng xảy ra trong khu vực.
4. Tình hình dân sinh, kinh tế trong phạm vi bảo vệ đê:
a) Nhà cửa của dân và các công trình công cộng.
b) Số hộ, nhân khẩu.
c) Cây cối, lúa, hoa màu.
III- Địa hình công trình:
1. Tài liệu đo đạc địa hình trong các giai đoạn thiết kế khác nhau của công trình đê
cần phù hợp với quy định trong bảng 3-9:

? 55
?
Bảng 3-9: Yêu cầu đo vẽ của các giai đoạn thiết kế công trình đê
Giai đoạn
Loại công tác Phạm vi đo vẽ &
bản hoặc giai Tỷ lệ khoảng cách các Ghi chú
vẽ đoạn thiết mặt cắt
kế
Chọn 1/10.000 đến
- -
tuyến 1/50.000
Nếu nền đê là nền cát, phần
Bản
trong đồng nên đo rộng
đồ Từ đường tim đê
1/1.000 hơn. Nếu phía sông là bãi
địa trải rộng sang
Định tuyến đến có tính xâm thực thì cần đo
hình hai phía, mỗi
1/10.000 mở rộng tới đường lạch sâu
phía 100 - 300m
hoặc ngang tuyến xâm
thực.
Bản Chiều đứng
Khi chiều dài tuyến đê vượt
vẽ 1/100~1/200
Thiết kế kỹ quá 100km, tỷ lệ chiều
mặt Chiều ngang -
thuật ngang có thể dùng 1:50.000
cắt 1/10.000 ~
hoặc 1:100.000
dọc 1/50.000
Cứ cách 50-
Bản
200m một mặt
vẽ
Đứng: 1/100 cắt, chiều rộng ở đoạn đê cong, khoảng
mặt Thiết kế kỹ
Ngang: đo từ tim đê cách các mặt cắt nên rút
cắt thuật
1/200-1/500 sang hai phía, ngắn.
ngan
mỗi phía 50 -
g
100m.
2. Đối với đê xây dựng mới, ngoài các bản vẽ mặt cắt ngang còn cần có bản vẽ cắt
dọc tuyến tim đê; công trình đê cũ, khi thiết kế tôn cao, áp trúc, đắp cơ cần đồng thời
có bản vẽ cắt dọc đỉnh đê, tuyến chân đê phía trong và phía ngoài, mặt cắt ngang đê
phải đo vẽ tối thiểu đến hết phạm vi bảo vệ đê cả phía sông và phía đồng, nơi có ao, hồ
ven đê, phạm vi đo vẽ không được nhỏ hơn 100m - 200m.
IV- Địa chất công trình:
1. Đối với việc thiết kế mới công trình đê cấp 3 trở lên, các tài liệu về địa chất công
trình cần phù hợp với quy định :
a) Mặt cắt dọc địa chất nền đê : Một mặt cắt giữa tim đê, một mặt cắt dọc chân đê
phía sông, một mặt cắt dọc chân đê phía đồng.
b) Mặt cắt ngang địa chất nền đê : Trong giai đoạn lập dự án, bình quân cứ 200m
lập một mặt cắt ngang địa chất; trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật bình quân cứ 100m
lập một mặt cắt ngang. Nếu điều kiện địa chất nền phức tạp có thể bổ sung thích đáng
sau khi đã thăm dò bằng phương pháp địa vật lý hoặc xuyên tĩnh.

? 56
?
Khi xác định vị trí khảo sát mặt cắt ngang cần kết hợp với các hố khoan của mặt cắt
dọc để giảm thiểu khối lượng khoan khảo sát.
c) Độ sâu hố khoan : Từ 10 - 15m kể từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu nói trên có thể
thay đổi tùy theo đặc điểm địa chất nền khu vực và yêu cầu về tính toán ổn định thấm,
ổn định chống trượt hoặc tính lún được thể hiện trong Đề cương được duyệt.
d) Số lượng mẫu và chỉ tiêu cơ lý cần thí nghiệm, thực hiện theo quy trình hiện
hành về khảo sát địa chất nền của loại đập đất có chiều cao ≤ 10m.
e) Các tài liệu về hình trụ hố khoan, các bản vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, bảng
tổng hợp các chỉ tiêu cơ, lý, báo cáo thuyết minh địa chất công trình và địa chất thủy
văn thực hiện theo Quy phạm hiện hành về khảo sát địa chất công trình thủy lợi.
g) Tài liệu khảo sát địa chất bãi vật liệu khai thác đất đắp đê, thực hiện theo quy
định hiện hành đối với việc khảo sát bãi vật liệu phục vụ xây dựng công trình thủy lợi.
Đối với công trình đê dưới cấp 3, tài liệu địa chất công trình và bãi vật liệu đắp đê
có thể đơn giản hoá thích đáng. Khi có điều kiện, cũng có thể dùng các tài liệu tương
quan của công trình ở vùng lân cận.
2. Việc thiết kế gia cố, tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt đê, đắp cơ, đắp tầng phản áp
chống mạch đùn, mạch sủi cần tận dụng các tài liệu địa chất công trình trong quá trình
xây dựng, tu bổ đê điều trước đây, kể cả tài liệu điều tra khi đê vỡ, vật liệu hàn khẩu,
tài liệu khảo sát xây dựng cống, trạm bơm hoặc các công trình khác xây dựng trong
phạm vi bảo vệ đê. Đối chiếu với yêu cầu thiết kế về tính toán ổn định thấm, ổn định
chống trượt, tính lún; chất lượng, khối lượng đất có thể khai thác được để đắp đê, nếu
tài liệu đã có còn thiếu hoặc chưa đủ độ tin cậy thì phải khảo sát bổ sung theo các quy
định tương ứng ở trên.
3. Tài liệu địa chất và phương pháp khảo sát phục vụ thiết kế khoan phụt vữa gia
cố đê: thực hiện theo Quy trình khoan phụt vữa gia cố đê 14TCN-1-85.
3-3. Tuyến và hình thức kết cấu
I- Tuyến đê:
1. Các căn cứ lựa chọn tuyến đê:
Việc thiết kế phương án chọn tuyến đê xây dựng mới hoặc cải tạo tuyến đê cũ cần
căn cứ vào các yêú tố : Quy hoạch phòng lũ, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
vùng cần được bảo vệ, điều kiện địa hình, địa chất, xu hướng biến đổi của tuyến sông,
các công trình hiện có cần phải di dời và công trình dự kiến xây dựng trong tương lai,
diện tích đất cần phải thu hồi để xây dựng hoặc cải tạo tuyến đê, việc bảo vệ các di
tích lịch sử - văn hoá, sự phân định ranh giới hành chính v.v..., trên nguyên tắc sử
dụng tổng hợp thông qua so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án để lựa chọn.
2. Các nguyên tắc bố trí tuyến đê:
a) Tuyến đê cần bố trí phù hợp với hướng chảy của thế sông và song song với tuyến
chủ lưu của dòng chảy khi sông có lũ lớn. Khoảng cách giữa tuyến đê của hai bờ của
một đoạn sông, hoặc khoảng cách giữa bờ, bãi cao bên này đến đê của bờ bên kia về
đại thể cần bằng nhau, không nên đột nhiên rộng ra hoặc hẹp lại.
b) Tuyến đê cần trơn tru, các đoạn đê cần nối với nhau thành đường trơn không
được để gẫy khúc uốn cong gấp.

? 57
?
c) Cần tận dụng tuyến đê sẵn có và địa hình thuận lợi, đắp đê trên bãi sông tương
đối ổn định, có điều kiện địa chất tương đối tốt, nên chừa lại bãi sông đủ rộng, hết sức
tránh vùng nền đất mềm yếu hoặc nền đất thấm nước mạnh, vùng đất ngập nước sâu,
lòng sông cổ, vùng có hố xói do vỡ đê tạo thành.
d) Tuyến đê cần bố trí sao cho chiếm ít đất canh tác, di dời ít nhà cửa và công trình,
tránh các di tích lịch sử, văn hoá, thuận lợi cho việc hộ đê phòng lũ và quản lý công
trình.
e) Việc bố trí tuyến đê cửa sông giáp biển phải chú ý thích đáng yêu cầu thoát lũ
nhanh, đồng thời tránh được sự tác động chính diện của hướng gió, bão thịnh hành và
sóng; Đối với đê cửa sông ở nơi sông nhánh chảy vào sông chính hoặc sông chính
chảy vào sông nhánh cần bố trí tuyến đê cong trơn, xuôi thuận để giữ cho cửa sông
được ổn định lâu dài, đồng thời không để cho dòng chảy uy hiếp an toàn đoạn đê phía
hạ lưu cửa sông.
3. Khoảng cách giữa 2 tuyến đê sông:
a) Việc tính toán khoảng cách giữa 2 tuyến đê của một đoạn sông khi xây dựng
tuyến đê mới cần căn cứ vào quy hoạch phòng lũ của lưu vực để phân đoạn sông mà
xác định, đồng thời cần xem xét, phân tích toàn diện thượng, hạ lưu, bờ phải, bờ trái.
b) Khoảng cách giữa 2 tuyến đê sông còn cần căn cứ vào điều kiện địa hình, địa
chất lòng sông, bờ sông, đặc điểm về thủy triều (nếu có), bùn cát, quy luật, bồi xói và
diễn biến lòng sông, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ứng với các khoảng cách đê khác
nhau, thông qua việc phân tích các yếu tố tự nhiên, xã hội có liên quan mà xác định.
c) Khi xác định khoảng cách 2 tuyến đê sông, tùy theo mức độ hạn chế của dãy số
liệu thủy văn hiện có, ảnh hưởng của sự chậm lũ, tác dụng bồi lắng lâu dài ở vùng bãi
sông hoặc xói lòng sông, quy hoạch xây dựng các cầu qua sông hoặc yêu cầu về bảo
vệ môi trường sinh thái... mà dự phòng thêm một khoảng dư cần thiết.
d) Đối với đoạn sông bị thắt hẹp cục bộ do ảnh hưởng của mỏm núi, mỏm bãi sông
có điều kiện địa chất rắn chắc hoặc của các công trình, nhà cửa, vật kiến trúc khác,
năng lực thoát lũ kém rõ rệt so với đoạn sông ở thượng, hạ lưu thì cần có biện pháp mở
rộng khoảng cách đê hoặc dỡ bỏ chướng ngại vật, di dời nhà cửa và tổ chức tái định cư
cho nhân dân ra khỏi vùng cản lũ.
II. Chọn loại hình kết cấu đê:
1. Việc lựa chọn loại hình kết cấu của đê cần thông qua phân tích, so sánh kinh tế,
kỹ thuật, dựa trên nguyên tắc: phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng vật liệu địa
phương, đồng thời căn cứ vào vị trí, tầm quan trọng của đoạn đê, đặc điểm địa chất
nền đê, vật liệu xây dựng đê, đặc điểm dòng chảy, điều kiện thi công, giá thành công
trình, yêu cầu sử dụng, quản lý và cứu hộ đê, môi trường cảnh quan v.v...
2. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật và khả năng về vật liệu làm đê, có thể lựa chọn các
loại kết cấu : đê đất, tường phòng lũ bằng bê tông cốt thép, tường phòng sóng bằng đá
xây hoặc đê có kết cấu vật liệu hỗn hợp tùy theo từng đoạn, từng bộ phận của đê.
3. Hình thức kết cấu mặt cắt đê, có thể chọn đê kiểu mái dốc, đê kiểu tường thẳng
đứng hoặc kiểu phức hợp thẳng đứng và mái dốc.

? 58
?
4. Theo hình thức thiết kế bộ phận phòng thấm, có thể chọn đê đất đồng chất, đê đất
có tường tâm hoặc tường nghiêng chống thấm.
5. Các đoạn đê trên cùng một tuyến, có điều kiện khác biệt nhau, có thể chọn dùng
các loại hình đê khác nhau. ở chỗ thay đổi loại hình kết cấu mặt cắt đê, cần xử lý tốt
chỗ nối tiếp và nên làm đoạn chuyển tiếp.
3-4. Thiết kế mặt cắt đê
I. Quy định chung:
1. Kết cấu thân đê cần đáp ứng tiêu chuẩn ổn định chống trượt và ổn định thấm,
không bị biến dạng, tận dụng được vật liệu tại chỗ, dễ thi công, giá thành hạ, đồng thời
tạo được thuận lợi trong quản lý và cứu hộ đê.
2. Thiết kế thân đê đất bao gồm việc xác định mặt cắt thân đê, tiêu chuẩn đắp đất,
cao trình đỉnh đê, kết cấu đỉnh đê, mái đê và cơ đê, bảo vệ mái và tiêu nước mái dốc,
biện pháp chống chấm, tiêu nước thân đê và nền đê.
Việc thiết kế tường phòng lũ bao gồm các nội dung : xác định hình thức kết cấu
thân tường, kích thước đường viền móng, cao trình đỉnh tường và các giải pháp phòng
thấm, tiêu nước.
3. Dựa vào điều kiện địa hình, địa chất nền, chiều cao thân đê... để chia tuyến đê
thành các đoạn có các điều kiện tương tự. Mỗi đoạn có các điều kiện tương tự xác định
một mặt cắt thiết kế đại diện. Kết cấu, kích thước của các bộ phận thân đê được xác
định sau khi tính toán ổn định và so sánh kinh tế - kỹ thuật.
4. Những vùng có đặc điểm địa hình, địa chất đặc biệt khác với mặt cắt đại diện,
cần lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp cả về hình dạng mặt cắt, vật liệu đắp đê và
phương pháp thi công để bảo đảm an toàn.
II. Cao trình đỉnh đê:
1. Cao trình đỉnh đê được xác định theo công thức :
CTĐĐ = MNBT + Δh + Hsl + a
Trong đó :
- CTĐĐ là cao trình đỉnh đê, tính bằng m.
- MNBT là mực nước bình quân max.
- a và a' là độ gia cao an toàn của đê.
- Δh là chiều cao nước dềnh do gió gây nên, tính bằng m, hay chiều cao nước dâng
đối với đê biển.
- Hsl là chiều cao sóng leo, tính bằng m.
Trị số Δh và Hsl được tính với vận tốc gió lớn nhất ứng với tần suất thiết kế p, phụ
thuộc cấp của công trình đê như sau:
+ Cấp đặc biệt : p = 1%
+ Cấp I và cấp II : p = 2%
+ Cấp III và cấp IV : p = 4%
Trị số của Δh, Δh', Hsl, H'sl được xác định theo quy phạm hiện hành hoặc xem
chương 2

? 59
?
2. Khi đê có xây tường chắn sóng, cao trình đỉnh tường được tính toán như cao trình
đỉnh đê đất ở Mục 1. Cao trình mặt đê đất ở phía sau lưng tường nhất thiết phải cao
hơn cao trình mực nước tĩnh thiết kế 0,50m trở lên.
3. Đê đất cần phải dự trữ độ lún. Tùy theo điều kiện địa chất nền đê, chất đất thân
đê và độ chặt đắp đất, có thể lấy độ lún dự phòng khi thi công đê bằng 3% đến 8%
chiều cao thân đê là thích hợp. Khi gặp một trong những trường hợp sau, độ lún cần
tính toán theo quy định ở mục 3-7.
a. Chiều cao đê lớn hơn 10m.
b. Nền đê là lớp đất mềm yếu.
c. Điều kiện thi công khó bảo đảm độ chặt đầm nén thiết kế.
d. Đê đắp bằng đất ướt không thể đầm nén được.
III. Kết cấu đỉnh đê:
1. Chiều rộng đỉnh đê, ngoài việc thoả mãn yêu cầu đảm bảo ổn định chung và ổn
định thấm, khi xác định chiều rộng đỉnh đê cần xét đến yêu cầu thi công, yêu cầu xử lý
cấp cứu hộ đê, kể cả trường hợp lũ vượt lũ thiết kế, yêu cầu kết hợp giao thông trên
đỉnh đê và các yêu cầu khác để xem xét, quyết định. Trong điều kiện bình thường,
chiều rộng đỉnh đê được quy định ở bảng 3-10. Trường hợp đặc biệt, khi có luận
chứng thoả đáng có thể được phép tăng hoặc giảm chiều rộng đỉnh đê trên toàn tuyến
hoặc từng đoạn, nhưng phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Bảng 3-10: Chiều rộng đỉnh đê (m)
Cấp đê Đặc biệt Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV

Chiều rộng đỉnh đê (m) 8 6÷8 6 5 3,5

2. Khi kết hợp sử dụng đỉnh đê làm đường giao thông công cộng, cần bố trí mặt
bằng đỉnh đê, các đoạn chuyển tiếp giữa đê với các tuyến bên ngoài, kết cấu mặt
đường, gia cố nền đê, thân đê v.v... phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế đường hiện
hành, đồng thời phải có biển quy định rõ tải trọng giới hạn của xe cơ giới được phép đi
trên đê để không gây mất ổn định cho đê, cống dưới đê hoặc biến dạng vượt quy định
cho phép.
3. Căn cứ phương án hộ đê, quy trình duy tu bảo dưỡng định kỳ để bố trí nối kết
đỉnh đê với cơ đê, với các tuyến đường giao thông trong khu vực, đường đi đến các bãi
vật liệu dự phòng, đồng thời cần bố trí chỗ quay xe, đường tránh cho các phương tiện
vận chuyển tránh nhau, quay đầu xe thuận lợi, an toàn.
4. Trong điều kiện bình thường, khi đê không kết hợp sử dụng giao thông cơ giới
thường xuyên, đỉnh đê cần làm dốc để thoát nước mặt.
- Những đê có bề rộng đỉnh ≤ 3,5m nên làm dốc thoát nước về phía mái hạ lưu.
- Những đê có bề rộng > 3,5m có thể làm dốc thoát nước về cả 2 phía.
Độ dốc thường lấy từ 2 - 3%. Những đê kết hợp làm tuyến giao thông cơ giới, cấu
tạo mặt đường, độ dốc ngang và dọc cần tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế của loại
đường này.

? 60
?
IV. Mái đê và cơ đê:
1. Mái đê:
Căn cứ cấu tạo địa chất nền đê, địa hình hai bên chân đê, cấp của công trình đê,
chiều cao đê, kết cấu mặt cắt ngang đê, tính chất cơ, lý của đất đắp đê, phương pháp
thi công, tình hình sóng gió và biện pháp bảo vệ mái, thông qua tính toán ổn định mái
dốc, lựa chọn độ dốc mái đê phù hợp với quy định về hệ số an toàn ổn định chống
trượt ở bảng 3-6.
Trong điều kiện bình thường, mái của đê đất cấp đặc biệt không nên dốc hơn 1/4;
của đê cấp I, II, III không dốc hơn 1/3.
2. Cơ đê:
a) Mái đê phía đồng của những tuyến đê có chiều cao trên 6m nên bố trí cơ để tăng
hệ số an toàn ổn định chống trượt và khống chế không cho điểm ra của đường bão hòa
thoát ra mái đê, thi công thuận lợi và kết hợp làm đường hộ đê. Bề rộng cơ không nên
lấy nhỏ hơn 3m. Cao trình đỉnh cơ thường thấp dưới đỉnh đê 2 - 3m.
Những nơi không sử dụng cơ đê làm đường giao thông có thể kết hợp sử dụng làm
nơi dự trữ vật liệu hộ đê.
b) Cơ trên mái phía sông chỉ bố trí trong trường hợp thật cần thiết : Đê ở vùng cửa
sông có mặt nước rộng, sóng lớn có thể làm thềm triệt tiêu sóng trên mái. Chiều rộng
thềm lấy bằng 1 - 2 lần chiều cao sóng nhưng không nhỏ hơn 3m. Cao trình mặt thềm
có thể lấy bằng hoặc thấp hơn mực nước lớn nhất thiết kế. Những đê bảo vệ các vùng
quan trọng, cao trình và kích thước thềm triệt tiêu sóng cần xác định bằng thí nghiệm
mô hình.
V- Bảo vệ mái đê và tiêu nước mái dốc:
1. Thiết kế bảo vệ mái và lớp đệm, lọc dưới mái cần phù hợp với tiêu chuẩn ngành
14TCN84-91 “Quy trình thiết kế công trình bảo vệ bờ”, Quy phạm QPTL-C5-75 “Quy
phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công” và các tiêu chuẩn xây dựng hiện
hành khác. Tính toán ổn định kè lát mái trực tiếp bảo vệ mái đê có thể tham khảo tiết
4-7.
- Giải pháp bảo vệ mái phía sông tùy thuộc vào tác động của sóng do gió, do
phương tiện vận tải thủy gây ra, vận tốc dòng chảy ven chân dê trong mùa lũ để lựa
chọn giải pháp bảo vệ bằng bê tông tấm liên kết mềm, đá xây, đá lát, đá đổ. Những
đoạn đê sông có hàng cây chống sóng, nơi có mái phía sông có chiều cao không lớn,
không thường xuyên bị ngập nước hoặc những nơi có bãi rộng, cao trình mặt bãi cao
làm giảm đáng kể tác động của sóng chỉ cần bảo vệ bằng thảm cỏ.
- Mái phía đồng thường chỉ bị xói mòn do mưa, nên chỉ cần bảo vệ bằng thảm cỏ.
2. Dưới lớp bảo vệ cứng, cần thiết phải bố trí tầng lọc kết hợp lớp chuyển tiếp. Ở
chân đê, chân cơ cần bố trí chân khay với chiều sâu không nhỏ hơn 50cm. Vùng tiếp
giáp giữa lớp bảo vệ với đỉnh đê cần xây bó mép chắc chắn với bề rộng từ 0,1 - 1m.
Mái bảo vệ bằng đá xây cần phân đoạn; bề mặt bố trí lỗ thoát nước; vị trí tiếp giáp 2
đoạn cần bố trí khớp biến dạng.
3. Tiêu nước mặt. Khi đê có chiều cao trên 6m, nên bố trí rãnh tiêu nước dọc theo
mép trong của cơ đê, chân mái đê để hứng nước từ đỉnh và mái trên đổ xuống. Từ rãnh

? 61
?
dọc này, với khoảng cách từ 50 - 100m bố trí các rãnh ngang dẫn nước xuống chân
mái dưới. Rãnh tiêu nước có thể làm bằng bê tông đúc sẵn, đá xây, gạch xây hoặc rãnh
đất đầm nện kỹ sau đó ghép bằng các vầng cỏ khép kín. Kích thước rãnh nên tham
khảo các công trình đã xây dựng để quyết định.
Khi mái đã được bảo vệ bằng vật liệu cứng, hoặc mái cỏ có thể tồn tại quanh năm
(không bị chết vào mùa khô hanh) thì việc làm rãnh tiêu nước mặt cần được cân nhắc
để loại bỏ.
VI- Bộ phận chống thấm và tiêu nước cho đê và nền đê:
1. Để bảo đảm điều kiện ổn định thấm cho đê và nền đê, ngoài biện pháp thiết kế
kết cấu mặt cắt hợp lý còn cần phải kết hợp các biện pháp chống thấm thích hợp. Phần
lớn đê sông có chiều cao thấp (Hđê < 10m) nên thường áp dụng các biện pháp chống
thấm sau :
a) Tường tâm : Tường này thường bố trí dưới đỉnh đê, cắm vào lớp đất nền có tính
thấm yếu.
b) Tường tâm + sân trước hoặc tường nghiêng + sân trước.
Khi nền đê có điều kiện địa chất phức tạp, có thể phải áp dụng các giải pháp khác
mới đạt hiệu quả, cần thông qua luận chứng kinh tế - kỹ thuật quyết định.
Vật liệu làm tường tâm, tường nghiêng sân phủ phải có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số
thấm của nền đê, thân đê ít nhất 100 lần và không được lớn hơn 1x10-4cm/s.
Kết cấu chống thấm cần bảo đảm đủ kích thước để thoả mãn yêu cầu ổn định thấm,
đặc biệt lưu ý điều kiện thấm tiếp xúc và tại các vị trí ra của dòng thấm. Đỉnh của kết
cấu chống thấm cần cao hơn mực nước thiết kế 0,5m.
Trong trường hợp cần thiết, mặt sau của kết cấu chống thấm cần bố trí tầng chuyển
tiếp để tránh vật liệu không thấm trôi vào khối đất đắp.
2. Tiêu nước cho thân đê và nền đê chủ yếu dùng hình thức lọc ốp mái. Khi thật cần
thiết có thể áp dụng hình thức tiêu nước trong thân (lớp liên tục hoặc giải tiêu nưóc,
hoặc kết hợp tiêu đứng và ngang trong thân đê v.v...).
Khi dưới nền có hiện tượng thấm có áp, có thể dùng giếng giảm áp để tiêu thoát
tránh bục nền. Ngoài ra khi nền yếu, tính thoát nước kém, có thể áp dụng giải pháp bấc
thấm đứng, kết hợp với lớp tiêu liên tục trên mặt nền để tăng khả năng cố kết sớm của
nền.
3. Khi dùng vải địa kỹ thuật, bấc thấm làm vật liệu tiêu nước, lọc cần đảm bảo các
yêu cầu về cường độ, độ bền, tuổi thọ, tính thấm nước thích hợp, cần có biện pháp bảo
vệ vải thích đáng để chống lão hoá.
VII- Tường chắn sóng:
1. Tường chắn sóng thường áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế- kỹ thuật khi tuyến
đê đi qua khu vực có mặt bằng chật hẹp, hạn chế mở rộng mặt cắt hoặc vùng vật liệu
đắp hiếm, thi công không thuận lợi.
Chiều cao tường (tính từ đỉnh đê đất đến đỉnh tường) thường nhỏ hơn hoặc bằng
1,20m. Chiều sâu chôn móng không nhỏ hơn 0,30m. Kết cấu tường có thể là bê tông
cốt thép, bê tông, đá xây, gạch xây.

? 62
?
2. Tường chắn sóng cần có kết cấu hợp lý, đảm bảo an toàn về trượt, lật và đường
viền thấm. Phần mái phía sông tiếp giáp tường cần cấu tạo bằng đá xây hoặc bê tông
bảo vệ chống xói chân tường.
3. Tường chắn sóng cần bố trí khe biến dạng. Khoảng cách giữa 2 khe biến dáng
nên lấy từ 15 - 20m cho tường bê tông cốt thép và 10 - 15m cho các loại xây khác.
Những vị trí có điều kiện địa hình, địa chất thay đổi nên bố trí thêm khe biến dạng để
tránh hư hỏng.
VIII- Vật liệu đắp đê và tiêu chuẩn đắp đê đất:
1. Các loại vật liệu như : đất, cát, sỏi... cần đạt yêu cầu chất lượng, cấp phối quy
định tại các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Những đê đất thi công theo phương pháp
đầm nén cần tuân thủ các quy định trong 14TCN 157 - 2005 “Quy phạm thiết kế đập
đất đầm nén”. Cát, sỏi làm lọc, làm tầng đệm chuyển tiếp phải có cấp phối thoả mãn
QPTL-C5-75 “Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công”.
2. Khi buộc phải sử dụng những loại đất không thuận lợi để đắp đê như đất có hàm
lượng sét cao lại bão hòa nước, đất cát hạt mịn, đất có tính trương nở và kém ổn định
trong nước, cần có biện pháp xử lý tương ứng thông qua thí nghiệm trong phòng và
thực nghiệm ở hiện trường.
3. Độ chặt của đất đắp thân đê bằng đất có tính dính theo phương pháp đầm nén,
cần thoả mãn các tiêu chuẩn sau :
a) Với đất có tính dính, không có thành phần hạt dăm sỏi (đường kính hạt d > 4,75
mm):
- Đê cấp đặc biệt, đê cấp I: không được nhỏ hơn 0,94 theo đầm Proctor tiêu chuẩn.
- Đê cấp III có chiều cao dưới 6m và đê dưới cấp III không được nhỏ hơn 0,90 theo
đầm Proctor tiêu chuẩn.
b) Với đất có tính dính, có lẫn thành phần hạt dăm sỏi cũng áp dụng tiêu chuẩn độ
chặt nêu trên, nhưng xác định theo kết quả đầm Proctor cải tiến.
4. Khi thân đê đắp bằng đất không có tính dính, chất lượng đắp thân đê cần xác định
theo độ chặt tương đối :
- Đê cấp I, cấp II và đê cấp III có chiều cao trên 6m, độ chặt tương đối không được
nhỏ hơn 0,65.
- Đê cấp III có chiều cao dưới 6m và đê dưới cấp III, độ chặt tương đối không được
nhỏ hơn 0,60.
5. Độ chặt thiết kế của thân đê đắp bằng các loại đất không thuận lợi nói ở điểm 2
được quyết định cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật.
3-5. Tính toán thấm
I- Dòng thấm và tính toán ổn định thấm:
1. Yêu cầu của việc tính toán dòng thấm và ổn định thấm của đê: Tìm được các yếu
tố thủy lực trong trường thấm gồm : cột nước áp lực, gradien, lưu lượng thấm..., tiến
hành phân tích ổn định thấm và chọn phương án thiết kế phòng thấm, tiêu nước thấm
hợp lý.
a) Cần kiểm tra vị trí đường bão hòa trong thời gian duy trì lũ thiết kế xem đường
bão hòa có đi ra ở mái đê phía đồng hay không. Khi có dòng thấm chảy ra ở mái đê

? 63
?
cần tính gradien tại điểm ra của đường bão hòa, của đoạn nước rỉ ra và mặt nền đê phía
đồng.
b) Khi hệ số thấm của thân đê, của đất nền đê có K ≥ 10-3cm/s, cần tính toán lưu
lượng thấm, đánh giá ảnh hưởng của lưu lượng thấm đối với an toàn đê.
c) Cần tính toán mặt nước tự do trong thân đê phía giáp nước khi lũ rút nhanh.
2. Các trường hợp tính toán:
a) Phía sông là mức nước thiết kế, phía đồng là mức nước tương ứng.
b) Phía sông là mức nước lũ thiết kế, phía đồng là mức nước thấp hoặc không có
nước.
c) Phía sông là mức lũ lớn nhất, phía đồng là mức nước thấp hoặc không có nước.
d) Trường hợp bất lợi nhất đối với sự ổn định mái đê phía sông khi nước lũ rút
nhanh.
3. Tính toán dòng thấm, đối với trường hợp nền đê tương đối phức tạp có thể đơn
giản hoá thích đáng, đồng thời tiến hành theo những quy định sau:
a) Trường hợp các lớp đất mỏng kề nhau mà hệ số thấm chênh lệch trong phạm vi 5
lần, có thể coi như một lớp, lấy hệ số thấm bình quân gia quyền để làm căn cứ tính
toán.
b) Trường hợp nền đê có hai lớp, nếu lớp đất nằm dưới có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số
thấm của lớp trên 100 lần trở lên, có thể xem lớp đất nằm dưới là lớp không thấm
nước; nếu lớp mặt là lớp thấm nước yếu thì có thể tính toán theo nền hai lớp.
c) Khi hệ số thấm của lớp đất nền tiếp giáp liền với đáy đê lớn hơn hệ số thấm của
thân đê 100 lần trở lên, có thể coi thân đê là không thấm nước, chỉ tính toán thấm theo
dòng chảy có áp đối với nền đê, vị trí đường bão hòa của thân đê có thể xác định theo
cột nước áp lực trong nền.
4. Việc phán đoán loại hình biến dạng thấm của đất, cần tuân theo những quy định
có liên quan trong “quy phạm thiết kế đập đất”.
5. Điều kiện đảm bảo ổn định thấm của điểm thoát nước ra ở mái đê phía đồng và
lớp mặt nền là gradien dòng thấm nhỏ hơn gradien cho phép. Nếu tại điểm thoát ra của
dòng thấm có gradien lớn hơn gradien cho phép thì phải thiết kế biện pháp bảo vệ như
tầng lọc ngược, phản áp...
II- Tính toán thấm của đê đất đồng chất trên nền không thấm nước:
1. Khi mái hạ lưu không có thiết bị tiêu nước hoặc có tiêu nước kiểu áp mái:
Công thức tính toán như sau: (hình 3-1)
q H12 − h 20
= (3-1)
k 2(L1 − m 2 h 0 )
⎡ ⎤
q h0 − H2 ⎢ ⎢ H2 ⎥
= 1+ ⎥ (3-2)
k m 2 + 0,5 ⎢ h − H + m2 H 2 ⎥
⎢ 0 2 2⎥
2(m 2 + 0,5) ⎦

L1 = L + ΔL (3-3)

? 64
?
m1
ΔL = H1 (3-4)
2m1 + 1
Trong đó:
q - lưu lượng thấm trên đơn vị chiều rộng (m3/s.m);
k - hệ số thấm của thân đê (m/s);
H1 - mực nước thượng lưu (m);
h0 - độ cao của điểm thoát nước hạ lưu (m);
m1 - hệ số mái dốc thượng lưu;
m2 - hệ số mái dốc hạ lưu;
Giải hệ phương trình (3-1), (3-2) là có thể tìm được h0 và q/k. Khi giải phương
trình, có thể dùng một nhóm trị số h0 lần lượt thay vào hai phương trình trên, vẽ được
hai đường quan hệ q/k và h0, giao điểm của hai đường này là nghiệm của hai phương
trình.
q
Công thức tính toán đường bão hòa như sau: y = h 20 + 2 x (3.5)
k

Hình 3-1: Tính toán đê đất không có thiết bị tiêu nước.


2. Khi hạ lưu có thiết bị tiêu nước kiểu đệm, công thức tính toán như sau: (hình
3-2)
h 0 = L21 + H12 − L1 (3-6)
q
= h 0 = L21 + H12 − L1 (3-7)
k
Tiêu nước kiểu đệm, chiều dài công tác của khối tiêu nước là:
1
a0 = h0 (3-8)
2
Công thức tính toán đường bão hòa như sau:
y = h 20 − 2 h 0 x (3-9)

? 65
?
Hình 3-2: Tính toán đê đất, có tiêu nước kiểu đệm
3. Trường hợp có khối lăng trụ tiêu nước, công thức tính toán như sau: (hình 3-3)
h0 = H 2 + (cL1 ) 2 + ( H 1 − H 2 ) 2 − cL1 (3-10)
q H12 − h 20
= (3-11)
k 2 L1
Trong công thức trên, hệ số c được định theo hệ số mái dốc của mái giáp nước m3
của khối lăng trụ, trị số của nó như sau:

m3 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 ∞


1,34 1,24 1,18 1,14 1,11 1,09 1,08 1,00
C
7 8 3 2 5 8 5 0

Công thức tính toán đường bão hòa như sau:


q
y = h 20 + 2 x (3-12)
k

Hình 3-3: Tính toán đê đất, có khối lăng trụ tiêu nước

? 66
?
III- Tính toán thấm của đê đất đồng chất trên nền thấm nước:
1. Tính toán lưu lượng thấm: (hình 3-4)
Phương pháp tính toán lưu lượng thấm của đê đất đồng chất trên nền thấm nước, là
tính toán riêng lưu lượng thấm của thân đê và của nền đê, tổng lưu lượng thấm trên
đơn vị chiều rộng q là tổng của hai lưu lượng ấy:
( H1 − H 2 ) T
q = qd + k0 (3-13)
L + m1H1 + 0,88T
Trong đó:
qd - lưu lượng thấm trên đơn vị chiều rộng tìm được của đê đất đồng chất, trên nên
không thấm nước, có cùng hình thức tiêu nước.

Hình 3-4: Tính toán đê đất đồng chất trên nền thấm nước
2. Tính toán đường bão hòa:
Đê đất đồng chất trên nền thấm nước, do ảnh hưởng của sự thấm nước của nền,
đường bão hòa trong thân đê hạ thấp. Nếu tính toán đường bão hòa theo nền không
thấm nước, thì thiên về an toàn. Khi tính toán đường bão hòa có các công thức sau đây
để xét một cách gần đúng tới ảnh hưởng của sự thấm nước của nền. Khi tính toán,
trước hết cần tính toán chiều sâu nước đặc trưng, căn cứ vào các hình thức tiêu nước
khác nhau mà chia thành các trường hợp sau đây:
a) Khi mái hạ lưu có thiết bị tiêu nước áp mái hoặc không có thiết bị tiêu nước:
Tính toán theo các công thức sau đây:
* Khi k > k0 (k là hệ số thấm của thân đê, k0 là hệ số thấm của nền):
h 0 - H2 =
q
⎧ ⎡ ⎤ ⎫
⎪ k ⎢ (m2 + 0,5)H 2 ⎥ ⎪
⎪ k 0T ⎪
⎨ ⎢1 + ⎥+ ⎬
⎪ m2 + 0,5 ⎢ (m2 + 0,5)(h 0 − H 2 ) + m2 H 2 ⎥ (m2 + 0,5)(h 0 − H 2 ) + m2 H 2 + 0,44T ⎪
⎪⎩ ⎢⎣ 2(m2 + 0,5) ⎥⎦ ⎪⎭
(3-14)
*Khi k ≤ k0

? 67
?
q
h 0 - H2 = (3-15)
⎧ k ⎡ (m 2 + 0,5)H 2 ⎤ k 0T ⎫
⎨ ⎢1+ ⎥ + ⎬
⎩ m 2 ⎣ (m 2 + 0,5)( h 0 − H 2 ) + 0,5H 2 ⎦ m 2 h 0 + 0,44T ⎭
b) Khi có thiết bị tiêu nước kiểu đệm (H2 = 0), tính toán theo công thức sau:
q
h0 = (3-16)
k
k+ 0
0,44
c) Khi có khối lăng trụ tiêu nước, tính toán theo công thức sau đây:
* Trường hợp hạ lưu có nước (H2 ≠ 0):
Phương trình tìm nghiệm h0 là:
(0,44k + m3k0) h 20 − (0,44 qm3 + k 0 m3H 2 )h 0 − 0,44 kH 22 = 0 (3-17)
* Trường hợp hạ lưu không có nước (H2=0)
h0 = 0,44 qm3 (3-18)
0,44 k + m3 k 0
d) Đường bão hòa:
Sau khi tìm được chiều sâu nước đặc trưng h0, thì dù thân đê dùng hình thức tiêu
nước nào, đường bão hòa cũng đều được tính toán theo công thức sau đây:
y − h0 y 2 − h 20
x = k 0T +k (3-19)
q' 2 q'
Trong đó:
H12 − h 20 H1 − h 0
q' = k + k 0T (3-20)
2( L +
m1
H1 − m 2 h 0 ) L + m1H1 − m 2 h 0
2 m1 + 1
Trong công thức trên đây, đối với đê đất sử dụng tiêu nước kiểu đệm và tiêu nước
bằng khối lăng trụ, lấy m2 = 0
Phương pháp tính toán thấm của đê đất đồng chất trên nền thấm nước có chiều sâu
hữu hạn nói trên, cũng có thể mở rộng dùng tính toán cho trường hợp nền thấm nước
có chiều sâu vô hạn. Vì sự biến đổi chiều sâu của nền gây nên sự biến đổi vị trí đường
bão hòa chỉ thể hiện rõ rệt trong phạm vị chiều sâu nhất định, khi nền sâu thêm nữa thì
vị trí của đường bão hòa trên thực tế cũng không thay đổi nữa. Do đó có thể căn cứ
vào tài liệu thí nghiệm và tính toán so sánh để chọn chiều sâu hữu hiệu của nền, khi
chiều dày của nền lớn hơn chiều sâu hữu hiệu thì vị trí của đường bão hòa không thay
đổi nữa. Chiều sâu hữu hiệu của nền, Te, có thể lấy bằng:
Te = (0,5 ÷ 1,0).(L + m1H1) (3-21)
Do đó, khi chiều sâu thực tế của nền T≤Te, thì tính toán theo chiều sâu nền thực có
T; khi T>Te, tính toán theo chiều sâu hữu hiệu Te. Te chỉ sử dụng để tính toán vị trí
đường bão hòa, còn lưu lượng thấm vẫn tính toán theo chiều sâu thực tế T.
IV- Tính toán thấm không ổn định:
Đê điều trong quá trình chặn nước, nếu chưa thể hình thành dòng thấm ổn định, thì
có thể tính toán theo thấm không ổn định (hình 3-5).

? 68
?
Hình 3-5: Tính toán đường bão hòa thấm không ổn định
Các giả thiết cơ bản của tính toán, như sau:
1) Nền đê không thấm nước;
2) Mặt đỉnh của đường bão hòa gần như có dạng đường thẳng;
3) Bỏ qua thế sức căng của đất không bão hòa.
Thời gian cần thiết để dòng thấm xuất hiện ở chân dốc mái đê phía trong đồng:
n 0H b'
T= (m1 + m 2 + )2 (3-22)
4k H
n 0 = n(1 − S w %) (3-23)
Trong đó:
K - hệ số thấm của thân đê, sử dụng trị số trung bình lớn, hoặc trị số
lớn trong các số liệu thí nghiệm (m/s)
n0 - độ kẽ rỗng hữu hiệu của đất;
n - độ kẽ rỗng;
Sw% - độ bão hòa.
V- Tính toán Gradien chỗ dòng thấm thoát ra ở mái trong đồng:
1- Gradien chỗ thoát ra của dòng thấm:
Gradien chỗ thoát ra của dòng thấm là căn cứ quan trọng để kiểm tra ổn định thấm ở
mái trong đồng, sự phá hoại cục bộ ở mặt dốc do tác dụng của lực thấm gây ra rất dễ
nguy cập đến an toàn của toàn bộ mái hạ lưu, cho nên trong thiết kế cần phải coi trọng
đầy đủ. Việc tính toán chính xác Gradien chỗ thoát ra của dòng thấm hạ lưu là cực kỳ
phức tạp, công thức nêu ra dưới đây là căn cứ vào nghiệm chính xác và tài liệu thí
nghiệm trong một số điều kiện đơn giản hoá nhất định, để có lời giải thực dụng tìm
được với sự giả thiết gần đúng đối với vấn đề nghiên cứu. Một số công thức tính toán
được Gradien ở chỗ mép nước (hạ lưu có nước) hoặc ở chân dốc (hạ lưu không có
nước) là J= ∞ , điều này nói lên rằng những công thức đó bị hạn chế ở chỗ gần mép
nước hoặc gần chân dốc. Tuy nhiên, điều này phản ánh một thực tế là những chỗ đó

? 69
?
của mặt dốc dễ bị dòng thấm phá hoại nhất, cho nên trong thiết kế cần tăng cường các
biện pháp bảo vệ.
2- Tính toán Gradien thấm ở mặt dốc của đê đất đồng chất trên nền không thấm
nước:
a) Hạ lưu không có nước: (H2=0) (hình 3-6)

Hình 3-6: Tính toán trường hợp hạ lưu không có nước (α tính bằng rađiăng)

Dòng thấm thoát ra tại điểm A:


1
J0 = sinα = (3-24)
1 + m 22
Tại điểm B, giao điểm giữa mái dốc của đê với mặt không thấm nước:
1
J0 = tgα = (3-25)
m2
Trong các công thức:
J0- Gradien thấm thoát ra ở mái trong đồng, khi hạ lưu không có nước.
Đoạn giữa hai điểm A, B biến đổi theo đường thẳng.
b) Hạ lưu có nước: (hình 3-7)

Hình 3-7: Tính toán trường hợp hạ lưu có nước (α tính bằng ra-đi-ăng)

* Đoạn thấm ra AB:

? 70
?
J = J0 ( h 0 − H 2 ) n (3-26)
y − H2
(y ≤ H2, H2≠0)
Trong đó:
J - Gradien chỗ thấm thoát ra ở mái trong đồng, khi hạ lưu có nước.
1
J0 = sinα = (3-27)
1 + m 22
H2
n = 0,25 (3-28)
h0
Đoạn ngập nước BC:
1
−1
a0 ⎡ r ⎤ 2α
J= ⎢l⎥ (3-29)
1 + b0
H2 ⎣ ⎦
h 0 − H2
Hoặc:
1
−1
a0 ⎡ y ⎤ 2α
J= ⎢ ⎥ (3-30)
H2 ⎣ H2 ⎦
1 + b0
h0 − H2
r y
Phạm vi ứng dụng các công thức 3-30 và 3-31 là hoặc ≤ 0,95
l H2
Trong công thức:
a0, b0 - hệ số
1
a0 = (3-31)
2α(m 2 + 0,5) 1 + m 22
m2
b0 = (3-32)
2(m 2 + 0,5)2
α là góc dốc của mặt dốc (tính bằng ra-đi-ăng)
3- Tính toán Gradien thấm ở mặt dốc đê đất đồng chất trên nền thấm nước:
a) Hạ lưu không có nước: (H2= 0) (hình 3-8)

Hình 3-8: Tính toán trường hợp hạ lưu không có nước, nền thấm nước

? 71
?
*Thấm theo đoạn AB:
J= 1 h 0 0,25 (3-33)
( )
1 + m 22 y
*Thấm theo đoạn nền BC:
J= 1 h0 (3-34)
2 m2 y
b) Hạ lưu có nước: (hình 3-9)

Hình 3-9: Tính toán trường hợp hạ lưu có nước, nền thấm nước (α tính toán
bằng rađiăng)

* Thấm ra theo đoạn AB: Dùng công thức (3-34)


* Thấm đoạn ngập BC:
α1 ( h 0 − H 2 )
J= (3-35)
2r αα1 (l1α1 − l α2 1 )(l α2 1 − r α1 )
1
α1 = (3-36)
1+ α
* Theo mặt nền ngập CD:
α1 ( h 0 − H 2 )
J= (3-37)
2x αα1 (l1α1 − l α2 1 )(l 2α1 − x α1 )
VI- Đường bão hòa của đê đất đồng chất khi mực nước hạ xuống:
Khi k/μV ≤ 1/10, lúc này mặt tự do của dòng thấm trong thân đê, sau khi mực nước
hạ xuống, vẫn duy trì khoảng 90% tổng cột nước, cho nên một cách gần đúng có thể
cho rằng, đường bão hòa về cơ bản vẫn giữ nguyên vị trí cũ không thay đổi, trường
hợp này là bất lợi nhất đối với sự ổn định của mái đê thượng lưu. Để thiên về an toàn,
có thể tiến hành phân tích ổn định của mái đê theo vị trí đường bão hòa trước khi mực
nước bắt đầu hạ xuống.
Khi k/μV > 60 là hạ xuống từ từ, lúc này mặt tự do của dòng thấm trong thân đê
duy trì dưới 10% tổng cột nước, đã không còn ảnh hưởng đến sự ổn định của mái đê,

? 72
?
do đó, nói chung không cần phải tiến hành tính toán ổn định mái thượng lưu khi mực
nước hạ xuống.
Chỉ trong phạm vi 1/10 < k/μV ≤ 60, sự hạ thấp của đường bão hòa nằm ở khoảng
giữa hai trường hợp trên đây, thì cần tính toán vị trí hạ thấp đường bão hòa theo quá
trình hạ xuống từ từ, để tiến hành phân tích ổn định của mái thượng lưu (hình 3-10)
Trong các công thức trên đây:
k- hệ số thấm của vật liệu đất thân đê (m/s);
V- tốc độ hạ xuống của mực nước (m/s);
μ- độ cấp nước của khối đất, tính toán theo công thức 3-39 (các trị số trong
bảng 3-11 có thể dùng để tham khảo)
μ = αn (3-38)
Trong đó:
n- độ kẽ hổng của khối đất;
α- số phần trăm;
( 6 + lg k )
α =113,7(0,0001175) 0.607
hoặc
lgα= 2,056-3,93(0,607)(6+lgk)
k- hệ số thấm (cm/s)
Bảng 3-11: Độ cấp nước của các loại đất đá
Hệ số thấm Độ kẽ hổng Độ cấp nước
Loại đất đá
(cm / s) n μ
Sỏi 2,4×100 0,371 0,354
Cát thô 1,6×100 0,331 0,338
-1
Cát sỏi 7,6×10 0,327 0,251
-1
Cát sỏi 1,7×10 0,365 0,182
-2
Cát sỏi 7,2×10 0,335 0,161
-2
Cát thô 4,8×10 0,394 0,18
-3
Cát sỏi 2,4×10 0,302 0,078
-3 -
Cát mịn trung 1,7×10 ÷6,1×10
0,438÷0,392 0,074÷ 0,039
bình d50=0,2mm 4
Cát chứa đất sét 1,1×10-4 0,397 0,0052
Cát sỏi chứa đất
2,3×10-5 0,394 0,0036
sét (1%)
Cát sỏi chứa đất
2,5×10-6 0,342 0,0021
sét (16%)

Dưới đây là công thức tính toán gần đúng vị trí đường bão hòa của đê đất đồng chất
khi mực nước hạ xuống:
1
h 0 (t ) t k
= 1 − 0,31( )( ) 4 (3-39)
H T μV

? 73
?
Trong công thức:
H- khoảng cách hạ xuống (hình 3-10) (m)
T- thời gian cần thiết để mực nước từ vị trí ban đầu hạ xuống tới chân đê hoặc hạ
xuống một khoảng lớn nhất.
t- thời gian cần tính toán đường bão hòa thượng lưu, t ≤ T(S)
Sau khi tìm được h0(t), tính toán đường bão hòa theo công thức sau đây:

h(x,t) = [H 0 + h 0 (t )]2 − 2x ⎡⎢ q(t ) ⎤⎥ (3-40)


⎣ k ⎦
h lấy nền đê thượng lưu làm mặt chuẩn, q(t) tìm được bằng cách giải hệ hai phương
trình 3-41 và 3-42.
q(t ) [H 0 + h 0 (t )]2 − h e (t )2
= (3-41)
k 2[L − m1h e (t )]
q( t ) h e ( t ) − H 0 ⎡ h e (t ) ⎤
= ⎢1 + ln ⎥ (3-42)
k m1 ⎣ h e (t ) − H 0 ⎦
Trong đó:
q(t)- biểu thị lưu lượng thấm ra từ mái thượng lưu tại thời điểm t.
he(t)- biểu thị độ cao của điểm thấm ở mái thượng lưu tại thời điểm t.
Các ký hiệu xem hình 3-10
Để giải hệ phương trình, có thể dùng một nhóm giá trị he(t) [H0<he(t) < (H0+h0)(t)]
lần lượt thay vào 3-41 và 3-42, rồi lần lượt vẽ hai đường biểu diễn, giao điểm của hai
đường này là nghiệm của hệ phương trình, có thể tìm được he(t)và q(t)/k.

Hình 3-10: Tính toán đường bão hòa khi mực nước hạ xuống
VII- Tính toán thấm của nền hai lớp và tính toán phản áp:
1- Trong nền, nếu lớp đất trên mặt có tính thấm nước tương đối yếu, lớp bên dưới
có tính thấm nước tương đối mạnh, tỷ số hệ số thấm của hai lớp lớn hơn 100, thì có thể
gọi là nền hai lớp; nền hai lớp tồn tại ở khắp nơi trong toàn quốc. Đối với nền hai lớp,
có độ dày đồng đều, chiều dài vô hạn về phía trong đồng (hình 3-11), có thể dùng các
công thức sau đây để tính toán cột nước chịu áp ở mặt đáy lớp thấm nước yếu:
H
Đoạn CD: h= e − AX (3-43)
1 + Ab + thAL

? 74
?
H
Đoạn BC: h= (1 + AX' ) (3-44)
1 + Ab + thAL
Trong đó:
h- cột nước chịu áp ở mặt đáy lớp thấm nước yếu (m)
k1
A- hệ số thấm vượt qua. A= (m-1)
k 0 T1T0

Hình 3-11: Tính toán nền hai lớp, có độ dầy đồng đều, dài vô hạn.
2- Đối với lớp thấm nước yếu, nằm trên nền thấm nước, có độ dầy đồng đều, chiều
dài hữu hạn (hình 3-12), có thể dùng phương pháp sau đây để tính toán mực nước tầng
thấm nước bên dưới đáy lớp thấm nước yếu (tức cột nước chịu áp của lớp thấm nước
yếu)

Hình 3-12: Tính toán lớp thấm nước yếu, độ dầy đồng đều, chiều dài hữu hạn

? 75
?
Dùng công thức 3-45 tính thử ζ , để xác định điểm phân giới giữa đoạn nước thoát
ra và đoạn nước không thoát ra:
H − H1 1 H1 − H 0
× = (3-45)
thA(L1 + d' ) + b + thA(L 2 − ζ ) chA(L 2 − ζ ) ζ + 0,441T0
1 1
A A
k1
A= (3-46)
k 0 T1T0
1
d' = arthA(0,441T0 ) [Thích hợp với A(0,441T0) < 1] (3-47)
A
Mực nước tầng thấm nước ở đoạn nước thoát ra AB được tính theo công thức 3-48
1
( H − H1 )
thA(L 2 − ξ)
A shA(L 2 − ξ − x)
h = H1 + × (3-48)
1 1 shA(L 2 − ξ)
thA(L1 + d' ) + b + thA(L 2 − ξ)
A A
Chú thích:
Trong các công thức trên đây, th, ch, sh là các hàm hypebolic, arth là hàm hypebolic
ngược.
Mực nước tầng thấm nước ở đoạn nước không thoát ra BC được tính toán theo công
thức 3-49
x'+0,441T0
h = H 0 + ( H1 − H 0 ) − Δx' (3-49)
ξ + 0,441T0
Trong công thức: Δx' tìm được từ bảng 3-12. Trong bảng:
0,441.T0
Δ 0 = (H1 − H 0 ) (3-50)
ξ + 0,441.T0
Bảng 3-12: Bảng tính toán:
x'/T0 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3
Δx'/Δ 1,0 0,7 0,5 0,3 0,2 0,1 0,1 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
0
0 0 6 6 9 6 9 4 0 7 5 3 2 1

Trong công thức:


ko- hệ số thấm của tầng thấm nước mạnh (m/s);
k1- hệ số thấm của tầng thấm nước yếu (m/s);
T0-độ dầy của tầng thấm nước mạnh (m);
T1-độ dầy của tầng thấm nước yếu (m);
x- hoành độ đoạn CD;
x'- hoành độ đoạn BC
3- Đối với tầng thấm nước yếu, có độ dầy không đồng đều hoặc không đồng chất
(hệ số thấm của các đoạn là không giống nhau) thì có thể dùng công thức dồn đoạn để
tính chiều dài tương đương không thấm nước Sthượngvà Shạ của phía mái giáp nước và
phía trong đồng, rồi dựa theo tấm đáy không thấm nước để tìm cột nước chịu áp tại các
điểm dưới đáy tầng thấm nước yếu.

? 76
?
Chú thích:
Khi dùng phương pháp dồn đoạn để tính Shạ phía trong đồng cần phải thoả mãn
điều kiện nước trên mặt đất ngập tầng thấm nước yếu (hình 3-13)

Hình 3-13: Tính toán dồn đoạn


Hệ số dòng vượt qua:
k1
A= (3-52)
k 0 T0 t i
Trong công thức:
Ai- hệ số dòng vượt qua nền hai lớp của đoạn thứ i;
k0- hệ số thấm của tầng thấm nước mạnh (m/s);
T0- độ dầy của tầng thấm nước mạnh (m);
ki- hệ số thấm của tầng thấm nước yếu, ở đoạn thứ i (m/s);
ti- độ dầy của tầng thấm nước yếu, ở đoạn thứ i (m).
Công thức tính dồn:
1
+ S i −1
Ai
D i −1 = (3-53)
1
− S i −1
Ai
1 D i −1eβi − 1
Si = × (3-54)
A i D i −1eβi + 1
βi = 2AiLi (3-55)
Khi dùng hai công thức Di-1 và Si để tính chiều dài tương đương phía giáp nước, sẽ
tính dồn từ phía giáp nước về phía trong đồng, cho đến chân đê, trị số S tìm được tức
là chiều dài tương đương phía giáp nước Sthượng; còn phía trong đồng, tính dồn từ phía
trong đồng về phía giáp nước, như hình 3-13, cách làm cũng như trước, tính ra chiều
dài tương đương phía trong đồng Shạ, quá trình tính dồn như (hình 3-14).

? 77
?
S0(Đã biết) S1 S2 Si Sn-1 Sn= S (Tìm được)

D0 D1 D2 Di D n-1

Hình 3-14: Quá trình tính dồn

Trị số S0:
(1) nếu tầng thấm nước yếu là dài vô hạn, S0 = 0
(2) nếu tầng thấm nước yếu là dài hữu hạn, ở đoạn đầu tầng thấm nước yếu, S0 =
0,441T0
Nếu tầng thấm nước yếu có hệ số thấm không thay đổi và độ dầy đồng đều, chỉ cần
tính dồn một lần là có thể đến trước đê. Nếu hệ số thấm hoặc độ dày có thay đổi, thì
tính dồn theo từng đoạn phân chia theo hệ số thấm khác nhau hoặc độ dầy khác nhau.
Sau khi tìm được Sthượng, Shạ, dùng công thức 3-56 để tìm cột nước chịu áp tại các
điểm dưới tầng thấm nước yếu phía trong đồng (hình 3-15)
S h¹ − x
h= H (3-56)
S th − îng + b + S h ¹
Trong công thức:
Sthượng - chiều dài tương đương của tầng thấm nước yếu thượng lưu;
Shạ - chiều dài tương đương của tầng thấm nước yếu hạ lưu.
4- Dùng công thức tính dồn để tính toán phản áp (hình 3-15, 3-16)
Sau khi đặt phản áp, nếu vật liệu phản áp có hệ số thấm rất lớn, nước thấm qua tầng
thấm nước yếu có thể thông thoáng thoát ra, thì có thể không cần phải tính toán kiểm
tra lại. Nếu hệ số thấm của vật liệu phản áp không lớn lắm thì sau khi đặt phản áp,
chiều dài tương đương dài thêm, cần được tính toán lại, coi đoạn phản áp là một đoạn
để tính dồn.
Thường thường, hệ số thấm của vật liệu làm phản áp là khác với hệ số thấm của
tầng thấm nước yếu bên dưới nó. Nếu hệ số thấm và độ dầy của tầng thấm nước yếu
tại đoạn n là kn, tn, thì trước hết đem k', t' của vật liệu phản áp tính đổi thành độ dầy t'1
kn
có cùng hệ số thấm với tầng thấm nước yếu bên dưới nó, t1, = t ' , cho t' = t'n+ t'1, rồi
k
lấy kn, t'n và Sn-1 của đoạn trước làm thông số để thay vào công thức tính dồn, tức:
kn
A= (3-57)
k 0 T0 t ' n
1
+ S n −1
An
D n −1 = (3-58)
1
− S n −1
An

? 78
?
1 D n −1eβn − 1
Sn = × (3-59)
A D i −1eβn + 1
βn = 2AnLn (3-60)
Nếu phản áp làm thành hình thang, thì có thể phân chia thành nhiều đoạn hình
thang có độ dầy bằng nhau, rồi tính dần từng đoạn, chia đoạn càng nhiều càng chính
xác.
Sau khi tìm được chiều dài tương đương của phản áp, dùng công thức 3-56 để tìm
cột nước chịu áp tại các điểm, tính toán kiểm tra ổn định thấm của đoạn phản áp và các
đoạn phía sau phản áp.

Hình 3-15: Tính toán cột nước chịu áp

Hình 3-16: Tính toán phản áp


3-6. Tính toán ổn định đê
I. Những quy định chung:
1. Lựa chọn mặt cắt tính toán ổn định chống trượt:
Việc lựa chọn mặt cắt tính toán ổn định chống trượt cần căn cứ vào nhiệm vụ phòng
lũ, cấp công trình, điều kiện địa hình, địa chất của các đoạn đê khác nhau đồng thời kết
hợp với các yếu tố như: hình thức kết cấu thân đê, tính chất vật liệu đắp đê, chiều cao
của đê lựa chọn, vị trí mặt cắt tính toán nên có tính đại biểu khi tính toán ổn định và
thuận lợi của việc tính toán.

? 79
?
2. Trường hợp tính toán:
Việc tính toán ổn định của đê đất cần tiến hành với các trường hợp bình thường và
trường hợp bất thường.
a) Tính toán ổn định chống trượt cho điều kiện sử dụng bình thường được quy định
như sau:
- Mái đê phía đồng: ứng với thời kỳ thấm ổn định (hoặc với thời kỳ thấm không ổn
định do thời gian đê chịu nước cao chưa đủ dài). Khi ngoài sông xuất hiện mức nước
lũ thiết kế, hạ lưu ứng với mực nước thực tế xuất hiện trong thời kỳ này.
- Mái đê phía sông: ứng với thời kỳ mức nước lũ thiết kế rút đột ngột.
b) Tính toán ổn định chống trượt cho điều kiện sử dụng bất thường được quy định
như sau:
- Mái đê phía sông và mái đê phía đồng trong thời kỳ thi công (bao gồm cả khi hoàn
công)
- Mái đê phía trong, phía ngoài khi gặp động đất với mức nước bình quân nhiều
năm.
- Đê đất ở vùng mưa nhiều, có thể căn cứ vào tình hình thấm của đất đắp và bảo vệ
mái đê để tính toán kiểm tra tính toán ổn định của mái đê trong thời kỳ mưa dài ngày.
Hệ số an toàn có thể áp dụng theo trường hợp bất thường.
3. Phương pháp tính toán:
- Tính toán ổn định chống trượt của đê đất có thể dùng phương pháp cung trượt
hoặc mặt trượt phức hợp. Đối với tường phòng lũ, cần tính ổn định chống trượt, chống
lật..., ứng suất nền lớn nhất ở đáy móng cần nhỏ hơn sức chịu tải cho phép của đất nền,
không xuất hiện ứng suất kéo.
II- Tính toán ổn định chống trượt:
1. Phương pháp tính toán trượt cung tròn: (hình 3-17 )

Hình 3-17: Tính toán theo phương pháp trượt cung tròn

? 80
?
Do sự khác nhau của phương pháp tính cường độ chống cắt của khối đất, mà
phương pháp tính toán ổn định mái đê đất được chia thành phương pháp tổng ứng lực
và phương pháp ứng lực hữu hiệu.
a) Phương pháp tổng ứng lực:
* Hệ số an toàn ổn định chống trượt trong thời kỳ thi công có thể tính theo công
thức sau đây:

K= ∑ (C u b sec β + G cos βthϕu ) (3-61)


∑ G sin β
* Hệ số an toàn ổn định chống trượt trong thời kỳ mực nước hạ xuống có thể tính
theo công thức sau đây:

K= ∑ [C u b sec β + (S cos β − u i b sec β).tgϕcu ] (3-62)


∑ G sin β
G = G1 + G2 + γ n Zb (3-63)
b) Phương pháp ứng lực hữu hiệu:
* Hệ số an toàn ổn định chống trượt trong thời kỳ thấm ổn định có thể tính theo
công thức sau đây:

K= ∑ (C' b sec β + [(G1 + G 2 ) cos β − (u − Zγ n )b sec β]tgϕ, )) (3-64)


∑ (G1 + G 2 ) sin β
Trong công thức:
b- chiều rộng của dải (m)
G- Trọng lực của dải, G = G 1+ G 2+ γ n Zb (KN);
G 1- Trọng lực của dải ở phần trên mực nước ngoài mái đê (KN), tính
theo dung trọng đẩy nổi.
G 2- Trọng lực của dải ở phần bên dưới mực nước ngoài mái đê (KN);
Z- Khoảng cách cao hơn từ mực nước ngoài mái đê đến mặt đáy dải (m);
u- Áp lựckẽ rỗng trong thân đê hay nền đê trong thời kỳ thấm ổn định
(KPa);
Ui - Áp lực kẽ rỗng thân đê trước khi mực nước hạ xuống (KPa);
β- Góc kẹp giữa đường trọng lực của dải với bán kính đi qua trung
điểm mặt đáy dải đó ( độ );
γn- Trọng lượng riêng của nước (KN/m3);
Cu, ϕu, Ccu, ϕcu, C’, ϕ’- Các chỉ tiêu cường độ chống cắt của đất
(KN/m2, độ), cần xác định theo qui định của bảng 3-13.
2. Hệ số an toàn ổn định của mái đê theo phương pháp mặt trượt phức hợp:
Có thể tính theo công thức sau đây (hình 3-18)

? 81
?
Hình 3-18: Tính toán theo phương pháp mặt trượt phức hợp
S
K= (3-65)
pa − pb
S = G.tgϕ + CL (3-66)
Trong công thức:
G- Trọng lượng hữu hiệu của khối đất B’BCC’ (KN);
C, ϕ- lực dính (KN/m2) và góc ma sát trong (độ) của tầng đất mềm yếu;
Pa- áp lực chủ động từ phía BB';
Pb- áp lực bị động từ phía CC';
3. Các chỉ tiêu cường độ chống cắt của đất:
Có thể xác định bằng máy cắt ba trục, cũng có thể đo bằng máy cắt trực tiếp. Các
phương pháp thí nghiệm sử dụng và các chỉ tiêu cường độ được ghi ở bảng 3-13, khi
tính toán ổn định chống trượt, có thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà chọn dùng.

? 82
?
Bảng 3-13: Các phương pháp thí nghiệm và các chỉ tiêu cường độ chống cắt của
đất.
Chỉ tiêu
Trường hợp làm Phương pháp Phương pháp thí
Máy sử dụng cường
việc của đê tính toán nghiệm
độ
Máy cắt trực
Cắt nhanh
Phương pháp tiếp
Thời kỳ thi công C u , ϕu
tổng ứng lực Máy cắt ba Cắt không thoát
trục nước
Máy cắt trực
Phương pháp Cắt chậm
Thời kỳ thấm ổn tiếp
ứng lực hữu C’ , ϕ’
định Máy cắt ba Cắt thoát nước cố
hiệu
trục kết
Thời kỳ mực Phương pháp Máy cắt trực
Cắt nhanh cố kết Ccu , ϕcu
nước hạ xuống tổng ứng lực tiếp

Khi nền đê là đất có tính bão hòa, đồng thời đắp thân đê với tốc độ tương đối nhanh,
thì có thể dùng chỉ tiêu cường độ chữ thập hiện trường của cắt nhanh hoặc cắt không
thoát nước.
4. Hệ số an toàn ổn định chống trượt của tường phòng lũ:
Khi khống chế ứng suất đáy móng tường σmax<1,2 Rth; σmin >0; σTB<Rth thì chỉ cần
kiểm tra trượt phẳng theo công thức sau:
f .ΣG
Kc = ≥ Kcp (3-67)
ΣP
Trong đó:
Kc - Hệ số an toàn ổn định chống trượt;
ΣG - Tổng toàn bộ lực thẳng đứng tác dụng lên thân tường (KN);
ΣP - Tổng toàn bộ lực nằm ngang tác dụng lên thân tường (KN);
f - Hệ số ma sát giữa đáy tường và nền đê.
Kcp - Hệ số an toàn cho phép, xác định theo cấp công trình và tổ hợp tải
trọng.
5. Tính ổn định chống lật của tường phòng lũ:
Cần tính toán theo công thức sau đây:
ΣM cl
Kl = ≥ Kcp (3-68)
ΣM l
Trong đó:
Kl- Hệ số an toàn ổn định chống lật;
Mcl- Mô men chống lật (KN.m);
Ml- Mô men lật (KN.m).
6. Ứng suất nén tấm đáy tường phòng lũ:
Cần tính toán theo công thức sau đây:

? 83
?
ΣG ΣM
σ max, min = ± (3-69)
A W
Trong đó:
σmax,min- Ứng suất nén lớn nhất và nhỏ nhất của tấm đáy (KPa);
ΣG- Tải trọng thẳng đứng (KN);
A- Diện tích tấm đáy (m2);
ΣM- Mô men của tải trọng đối với trọng tâm tấm đáy (KN.m);
W- Mô đun chống uốn của mặt đáy (m3).
3-7. Tính toán lún
I- Những quy định chung:
1. Những trường hợp cần tính toán lún:
Nếu nền đê là tầng đất mềm hoặc đê đất có độ cao lớn hơn 10m, cần tính toán độ
lún.
2. Chọn mặt cắt đê để tính toán lún:
Căn cứ vào địa chất nền đê, tính chất ép co của tầng đất, tính chất mặt cắt chân đê
và sự chịu tải của đê, có thể chia đê ra làm nhiều đoạn, mỗi đoạn chọn một mặt cắt
ngang mang tính đại điện để tính toán lún. Nên chon mặt cắt tính toán lún cùng với
mặt cắt tính toán thấm và mặt cắt tính toán ổn định.
II- Phương pháp tính lún:
1. Công thức tính toán lún:
Độ lún cuối cùng của thân đê và nền đê có thể tính theo công thức sau:
n
e1i − e 2 i
S=∑ hi (3-70)
i =1 1 − e1 i
Trong đó :
S - Độ lún cuối cùng tính bằng cm;
n- Số lớp đất trong phạm vi tầng ép lún;
e1i- Tỷ lệ lỗ hổng của lớp đất thứ i dưới tác dụng của lực tự trọng trung bình;
e2i- Tỷ lệ lỗ hổng của lớp đất thứ i, dưới tác dụng chung của lực tự trọng trung bình
và ứng lực phụ trung bình;
hi- Độ dầy của lớp đất thứ i, tính bằng cm.
2.Xác định độ sâu tính toán của tầng ép lún nền đê:
Độ sâu tính toán của tầng ép lún nền đê có thể xác định theo công thức sau:
σz
= 0,2 (3-71)
σb
Trong đó:
σb- Ứng suất bản thân của đất ở mặt lớp tính toán nền đê;
σz- Ứng suất tăng thêm của đất ở mặt lớp tính toán nền đê.
Nếu khi thực tế độ dầy tấng ép lún nhỏ hơn kết quả tính toán của công thức trên thì
theo độ sâu tầng ép lún thực tế để tính toán độ lún.

? 84
?
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Nêu phương pháp phân cấp công trình đê và xác định các chỉ tiêu thiết kế?
2. Nêu cách xác định tuyến đê và lựa chọn loại hình kết cấu đê ?
3. Trình bày nguyên tắc thiết kế mặt cắt đê, cách xác định cao trình đỉnh đê, hệ số
mái và cấu tạo các bộ phận thân đê ?
4. Vẽ sơ đồ và trình bày các nội dung tính toán thấm qua thân và nền đê ?
5. Trình bày các nội dung tính toán ổn định mái đê, cách lựa chọn mặt cắt và các
trường hợp tính toán, cách đánh giá an toàn ổn định của đê ?
6. Nêu các nội dung tính toán ổn định của tường phòng lũ (tường chắn sóng) trên
đê ?

? 85
?
CHƯƠNG IV: KÈ BẢO VỆ MÁI DỐC

4-1. Khái niệm


Mái dốc thượng lưu đê sông, đê biển, mái dốc bờ sông, bờ biển chịu tác dụng trực
tiếp của dòng chảy, của thủy triều và của sóng...
Để giữ cho mái dốc đất không bị biến dạng, ở phía ngoài cùng được cấu tạo một bộ
phận có tác dụng bảo vệ mái dốc không bị xói lở. Bộ phận này được gọi là kè bảo vệ
mái dốc.
Theo hình thức kết cấu và vật liệu sử dụng, kè bảo vệ mái dốc có nhiều loại khác
nhau. Mỗi loại đều có 3 phần chính. Các phần đó là chân kè, thân kè và đỉnh kè. Chân
kè làm nhiệm vụ bảo vệ chống xói ở chân mái dốc. Thân kè là phần bảo vệ mái dốc từ
chân đến đỉnh. Đỉnh kè là phần bảo vệ đỉnh mái dốc. Từng phần theo từng điều kiện cụ
thể có cấu tạo chi tiết để đảm bảo điều kiện ổn định trong quá trình chịu tác dụng của
các tải trọng từ phía sông, phía biển và từ phía đất thân đê hoặc bờ.
Hình 4-1 là mặt cắt ngang của một số dạng kết cấu kè gia cố mái đê. Trong đó:
a) Kè bằng đá hộc lát khan
b) Kè bằng bê tông đúc sẵn. Chân kè bằng cọc, kết hợp với lăng trụ đá. Tường đỉnh
kè bằng bê tông cốt thép.
c) Kè kết hợp hai loại vật liệu. Chân kè là đá hộc trong ống bê tông, tường đỉnh
bằng đá xây.

? 86
?
Hình 4-1: Mặt cắt ngang của một số dạng kết cấu kè.

Kè bảo vệ mái dốc sử dụng các kết cấu từ đơn giản như trồng cỏ đến phức tạp như
bê tông lắp ghép tự chèn. Các hình thức thông dụng là đá đổ, đá xếp khan, khối bê
tông ghép rời, hoặc liên kết tự chèn tạo thành mảng.

? 87
?
Hình 4-2: Kè đê sông Hồng Hà Nội
Đá xếp trong khung bằng đá xây.

Hình 4-3: Kè mái đê biển Đồ Sơn - Hải Phòng


Kết cấu mảng mềm bằng cấu kiện BT. TSc 178
Kè bảo vệ mái dốc là một bộ phận quan trọng để duy trì ổn định cho sông và bờ. Nó
chiếm một tỷ lệ kinh phí đáng kể trong các dự án đê điều và bảo vệ bờ. Mặt khác, sự
làm việc của loại kết cấu này tương đối phức tạp, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu làm rõ. Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới có nhiều công trình
nghiên cứu cải tiến các hình thức kết cấu nhằm hoàn thiện phương pháp tính toán đảm
bảo an toàn, tăng hiệu quả kinh tế cho kè bảo vệ mái dốc nói riêng và cho đê và bờ nói
chung.
4-2. Yêu cầu cấu tạo, phân loại và điều kiện ứng dụng của từng loại kết cấu kè bảo
vệ mái dốc.
I. Yêu cầu đối với kết cấu kè:
- Ổn định trên lớp đất bề mặt của mái dốc đê.
- Linh hoạt và dễ biến dạng theo đất của mái dốc và nền.
- Bền vững lâu dài của kết cấu và của vật liệu.
- Có khả năng phát hiện được sự cố.
- Dễ sửa chữa khi có hư hỏng cục bộ.
- Giá thành hạ.
- An toàn.

? 88
?
- Đảm bảo mỹ quan.
- Dễ quan sát, kiểm tra cho người quản lý.
- Tận dụng vật liệu địa phương.
II. Phân loại kết cấu:
Có nhiều loại kết cấu kè mái dốc đê, mái dốc bờ sông, bờ biển, có thể khái quát hoá
thành một số loại chính như sau:
- Đá đổ, đá xếp khan, đá xếp trong các khung bằng đá xây. Loại này được dùng
tương đối phổ biến (xem hình 4-1a).
- Khối bê tông đúc sẵn lát độc lập như hình 4-1b, khối bê tông liên kết theo cơ
chế tự chèn như hình 4-3.
- Một số hình thức khác: bê tông Asphalt, trồng cỏ, vải địa kỹ thuật...
III. Phạm vi ứng dụng của một số hình thức kè bảo vệ mái dốc:
- Trồng cỏ khi sóng tác dụng có hs≤ 0.5m, dòng chảy có vận tốc v<1m/s hoặc có bãi
ngập, mái đê, mái bờ có đất để cỏ phát triển.
- Đá hộc đổ rối khi có nguồn đá phong phú, mái đê, mái bờ thoải khi không có yêu
cầu mĩ quan.
- Đá hộc lát khan: Khi có nguồn đá phong phú, có đá lớn, nền thoát nước tốt.
- Đá xếp trong khung xây bằng đá được sử dụng khi sóng và dòng chảy tương đối
mạnh, bờ tương đối chắc, không đủ đá lớn.
- Đá hộc xây được dùng khi: Mái bờ tương đối chắc, sóng lớn, dòng chảy mạnh,
không có đá lớn.
- Thảm rọ đá: Sóng lớn, dòng chảy mạnh, không có đá lớn.
- Tấm bê tông đúc sẵn, ghép rời được sử dụng khi sóng lớn, dòng chảy mạnh, không
có đá lớn, có yêu cầu mĩ quan.
- Tấm bê tông đúc sẵn liên kết mảng dùng khi trường hợp sóng lớn, dòng chảy
mạnh, không có đá lớn, có yêu cầu mĩ quan, bờ ít lún sụt, ít thoát nước, có điều kiện
thi công và chế tạo mảng.
- Dùng hỗn hợp nhiều loại khi mực nước dao động lớn, mái gia cố dài, từng vị trí có
yêu cầu khác nhau.
Các nội dung nêu trên là khái quát về phạm vi ứng dụng làm cơ sở lựa chọn giải
pháp thiết kế. Trong từng trường hợp cụ thể, phải phân tích đầy đủ các điều kiện để
lựa chọn được giải pháp tốt nhất. Giải pháp tốt nhất là giải pháp thoả mãn được nhiều
yêu cầu ở mục 1 và có giá thành hạ.
4-3. Sự làm việc của kết cấu kè mái.
I. Các tải trọng tác dụng và sơ đồ tính:
Kết cấu kè mái chịu tác dụng của các tải trọng tác dụng trực tiếp lên bề mặt phía
ngoài và các tải trọng sinh ra ở phía trong kè và thân đê. Các tác động này sinh ra từ
nguồn gốc của các tác động thủy động lực và tác động địa kỹ thuật.
Sự tác động của các áp lực từ môi trường nước vào các kết cấu kè và tải trọng sinh
ra từ phía bên trong thân đê, có thể mô phỏng bằng một hệ tương tác giữa 3 môi
trường: Nước - Đất - Công trình như hình 4-4. Mô tả sự làm việc theo sơ đồ này như
sau:

? 89
?
Quá trình I là quá trình chịu tác động theo điều kiện biên thủy lực như sóng, vận
tốc trung bình của dòng chảy được mô phỏng là tải trọng phía ngoài Pn(y,t).
Quá trình II là quá trình chuyển hoá từ tải trọng phía ngoài tới phía bên trong tạo ra
các tải trọng tác dụng lên bề mặt tiếp xúc giữa kết cấu kè với đất thân đê gọi là tải
trọng phía trong Pt( y,t).
Quá trình III là sự làm việc của kè dưới tác dụng của các tải trọng từ 2 phía.
Căn cứ vào kết cấu cụ thể của từng loại kè, tình hình tác dụng của các tải trọng mà
tiến hành thiết lập các bài toán tính ổn định tổng thể, ổn định cục bộ, và tính toán kết
cấu cho kè.

Hình 4-4: Sơ đồ mô phỏng sự làm việc tương tác nước - đất - kết cấu kè.
II. Một số dạng hư hỏng và nguyên nhân:
Một sự cố ở đê thường bắt nguồn từ những hư hỏng dẫn tới một bộ phận hoặc toàn
bộ kết cấu bị mất ổn định theo một hình thái phá hoại nào đó làm cho nó không còn
đảm nhận được chức năng làm việc được giao nữa.
Kè bảo vệ mái là một bộ phận của mặt cắt đê. Vì vậy, các hư hỏng của kè có liên
quan đến hư hỏng của đê. Một số dạng hư hỏng thường gặp như ở hình 4-5. Thường
có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố. Sự tác dụng của sóng đối với kè bảo vệ mái dốc
là nguyên nhân trực tiếp và được xem là nguyên nhân chính. Khi phân tích tính hư
hỏng của một số loại kết cấu kè bảo vệ mái chịu tác dụng của sóng có thể tham khảo
bảng 4-1.

? 90
?
Hình 4-5: Một số dạng hư hỏng của đê và kè mái.

? 91
?
Bảng 4-1: Một số dạng hư hỏng kết cấu kè mái đê.
Đôi tượng đánh
Loại kết cấu Biểu hiện hư hỏng Tải trọng sóng
giá
Cát / sỏi sạn Bắt đầu di chuyển Trường vận tốc Trọng lượng ma
Vật liệu chuyển dịch của sóng sát
* Sự hình thành mặt * ổn định động lực
cát
Đất dính / cỏ Xói Tốc độ lớn nhất Dính kết
* Biến dạng Va chạm Rễ cỏ
* Chất lượng của
sét
Đá đổ Bắt đầu chuyển dịch Vận tốc lớn nhất Trọng lượng, ma
* Biến dạng Thấm sát
* Thấm của lớp
đệm của thân đê
Rọ đá Bắt đầu chuyển dịch Tốc độ lớn Trọng lượng
Thảm đá, vải Biến dạng Va đập Liên kết
địa kĩ thuật Đá lọt ra ngoài Khí hậu Dây
Dây bị đứt Kẻ phá hoại Kích thước đơn vị
* Biểu hiện khác... * Thấm ở lớp đệm

Khối liên kết Đẩy nổi Quá tải Chiều dày, ma sát,
liền kề, liên kêt Lún chìm Va chạm liên kết
có chèn Biến dạng * Thấm ở lớp đệm
* Trượt

Asphalt (Bê Xói Tốc độ lớn Kết cấu


tông nhựa Biến dạng Va chạm Trọng lượng
đường) * Đẩy nổi Vượt tải

? 92
?
III. Một số ví dụ về quan điểm tính tải trọng lên lớp vỏ kè:
( Thực hành thiết kế đê biển của Hà Lan)
1) Các lực tác dụng lên phía ngoài (Pn):
Áp lực tác dụng lên mái dốc là loại tải trọng có chu kỳ được nghiên cứu cụ thể đối
với từng loại kết cấu. Các nghiên cứu được tiến hành kết hợp giữa mô hình toán và mô
hình vật lý ( thí nghiệm trong bể sóng). Trong thực tế sử dụng các mô hình toán còn
nhiều hạn chế nhất là khi xét đến yếu tố thời gian.
Một cách gần đúng tính tải trọng tức thời với trường hợp nguy hiểm nhất khi có
sóng rút lớn nhất.

Hình 4-6: Sóng tác dụng lên mái dốc


Xét trường hợp sóng tác dụng lên mái dốc như hình 4-6. Trong đó θ là góc đổ lớn
nhất. ϕb là áp lực nước lớn nhất tác dụng lên bề mặt mái dốc. Lập được mối quan hệ
hàm giữa các đại lượng thuộc thành phần của sóng và kích thước công trình. Phương
trình dùng để nghiên cứu thực nghiệm khi mái dốc trong giới hạn 1/2 < tgα < 1/4 các
sóng có độ dốc 0.01 < H/Lo < 0.07 được viết như sau:
φb ξ
= min( o ; 2.2)
H tgα
5.9 tgα
tgθ = cotgβ =
ξo
ds 0.11tgα
= min( ; 1.5)
H (H / Lo) 0.8
Trong đó:
ξo = tgα / H / Lo .
Kết quả thực nghiệm cho thấy với các sóng xiên có góc nhỏ hơn 45o được tính như
sóng phẳng

? 93
?
2) Lực tác dụng phía dưới (Pt):
Các lực tác dụng phía dưới lớp vỏ kè được chia làm 2 loại:
- Loại thứ nhất là các áp lực được xét cùng với các lực phía trên gây ra hiện tượng
đẩy ngược lên lớp vỏ kè
- Loại thứ hai là Gradien thủy lực dưới lớp vỏ kè ( song song với mái dốc) gây ra
hiện tượng dịch chuyển các hạt trong lớp đệm.
Các hạt này phụ thuộc nhiều vào cấu tạo và vật liệu của lớp chuyển tiếp giữa vỏ kè
và đất thân đê.
4-4. Thiết kế thân kè
I. Trọng lượng của hòn đá hoặc cấu kiện:
Trọng lượng ổn định của hòn đá hoặc cấu kiện trong kết cấu kè có thể được xác
định bằng công thức Hudson
γ B .H3
G= SD
3
(4-1)
⎡γ − γ⎤
K D .⎢ B ⎥ cot gα
⎣ γ ⎦
Trong đó:
G- trọng lượng tối thiểu của hòn đá hoặc cấu kiện (tấn).
γB- trọng lượng riêng (trong không khí) của vật liệu khối phủ (t/m3)
γ- trọng lượng riêng của nước (t/m3)
α- góc nghiêng của mái đê so với mặt phẳng nằm ngang (độ)
HSD- chiều cao sóng thiết kế, lấy HSD = HS (1/3) (chiều cao sóng có ý nghĩa –
xem tiết 2-1)
KD- hệ số ổn đinh tùy theo hình dạng khối phủ, lấy theo bảng 4-2.
Bảng 4-2: Hệ số KD
Loại khối phủ Cách xếp KD
Đá hộc Đổ rối 2 lớp 3
Đá hộc Lát khan 4
Tấm bê tông đúc sẵn Ghép độc lập 3.5
Tấm bê tông đúc sẵn Tự chèn mảng 5-6 (*)
(*) Trị số cần kiểm định thực tế cho từng loại mảng
II. Chiều dày lớp phủ ngoài cùng của kè:
Chiều dày lớp phủ ngoài của kè rất quan trọng về kỹ thuật và kinh tế, cần tính toán
thận trọng.
1) Kè bằng đá hộc lát khan:
Độ dầy ổn định dưới tác dụng của sóng được tính theo công thức sau:
γ H s 3 Ls
δd = 0.266 (4-2)
γ d − γ m Hs
Trong đó:

? 94
?
δd- chiều dày lớp đá hộc lát mái trên đê (m). Sau khi đã tính trọng lượng
viên đá theo công thức (4-1), chiều dày lớp phủ dược thực hiện bằng cách
dựng đứng viên đá khi lát.
γd,γ- trọng lượng riêng của đá và nước (T/m3)
m- hệ số mái dốc, công thức (4-2) ứng dụng cho điều kiện:
1.5≤ m≤ 5
Ls- chiều dài sóng (m)
Hs- chiều cao sóng (m)
+ Khi h/Ls ≥ 0.125 lấy Hs = Hs4%
+ Khi h/Ls <0.125 lấy Hs = Hs (1/3)
2) Kè mái bằng các tấm bản bê tông.
Tính theo công thức trong qui phạm thiết kế đê Trung Quốc (GB50286-98).
γ Ls
δB = η.Hs. (4-3)
γB − γ Ltm
Trong đó:
δB - chiều dày tấm bản bê tông (m).
η- hệ số: η = 0.075 đối với bản lát khan, η = 0.10 đối với bản phần trên lát
khan, phần dưới chít mạch.
Hs - chiều cao sóng tính toán (m), lấy Hs1%
Ls- chiều dài sóng (m)
Lt- chiều dài cạnh tấm bê tông theo phương vuông góc với đường mép
nước (m).
m- hệ số mái dốc.
γ,γB- trọng lượng riêng của nước và bê tông (t/m3)
- Tính theo công thức Pilarczyk.K.W.
Hs γ
δB = ξ2 / 3 (4-4)
ϕ γB − γ
Trong đó:
- Hs- chiều cao sóng thiết kế (m), lấy Hs1/3
tgα
- ξ- hệ số sóng vỡ, ξ =
Hs
Ls
- ϕ- hệ số phụ thuộc hình dạng và cách lắp đặt các cấu kiện, lấy theo bảng
4-3
Các ký hiệu khác có ý nghĩa như trước

? 95
?
Bảng 4-3: Hệ số ϕ
Loại cấu kiện và cách lắp đặt ϕ
Tấm lát đặt nằm 4 ÷ 4.5
Tấm lát đặt trên lớp geotextile và nền đất sét tốt 5
Tấm lát tự chèn 6
Tấm lát tự chèn trên lớp đệm tốt 8
Từ kết quả tính toán theo 4-3 và 4-4, chọn kết quả có chiều dày lớn hơn để thiết kế
III. Các loại cấu kiện lát mái bằng bê tông đúc sẵn:
Cấu kiện lát mái đê bằng bê tông đúc sẵn thường dùng được thống kê trong bảng 4-
4
Bảng 4-4: Cấu kiện kè bảo vệ mái đê
Loại Cấu tạo bề mặt trực Phương thức Xem
Hình dạng
cấu kiện tiếp với sóng liên kết hình
- Trơn
- Chữ nhật
Tấm lát độc - Khuyết lõm
- Lục lăng Ghép cạnh nhau 4-7
lập - Mố lồi
- Chữ T
- Lỗ thoát nước
- Trơn - Xâu cáp
Tấm lát liên - Chữ nhật
- Mố lồi - Rãnh, hèm 4-8
kết mảng - Lục lăng
- Lỗ thoát nước - âm dương

Trọng lượng tấm bê tông đúc sẵn tính theo công thức 4-1, chiều dày các tấm bê tông
đó tính theo công thức 4-3 và 4-4.
Những tấm có hình lục lăng và hình chữ T được dùng ở mái đê dốc hơn so với tấm
có hình chữ nhật.
Cách lát: Tấm lục lăng đặt góc nhọn theo chiều mái dốc như hình (4-7.e) và (4-7.f)
thể hiện, tấm chữ nhật đặt mạch ghép so le.
Kích thước lỗ thoát nước nhỏ hơn 0.8 đường kính đá lớp đệm, có thể dùng lỗ hình
loe, dưới nhỏ, trên to.
IV. Lỗ thoát nước và khe biến dạng:
1) Đối với loại gia cố mái kín nước như đá xây, bê tông đổ tại chỗ v.v… cần trừ lỗ
thoát nước ở phần mái ngập nước. Lỗ thoát nước bố trí theo hình hoa mai, đường kính
lỗ (5-10) cm, khoảng cách ngang dọc giữa các lỗ từ 2-3m.
2) Khe biến dạng cho kết cấu mái loại kín nước, bố trí cách nhau từ 15-20 m dọc
theo hướng trục đê.

? 96
?
Hình 4-7: Một số bản bê tông đúc sẵn lát độc lập trên kè mái.
a) Tấm chữ nhật có gờ nhô b) Tấm chữ nhật có khuyết lõm.
c) Tấm chữ T d) Tấm chữ nhật có đục lỗ
e) Tấm lục lăng có gờ nhô f) Tấm lục lăng có lỗ thoát nước

Hình 4-8: Một số cấu kiện bê tông đúc sẵn lắp ghép có cơ cấu tự chèn.
a) Chèn lệch mặt phẳng b) Rãnh chèn
c) Chèn bậc thang d) Chèn mặt
e) Xâu cáp f) Móc mang
g) Chèn lục lăng h) Ngàm 3 chiều TSc-178

? 97
?
4-5. Thiết kế tầng đệm, tầng lọc.
Trong công trình gia cố mái bờ biển, bờ sông, mái đê, giữa lớp bảo vệ mặt ngoài và
đất nhất thiết phải bố trí một cơ cấu quá độ, vừa làm nhiệm vụ tầng đệm, vừa làm
nhiệm vụ tầng lọc (tầng lọc ngược)
I. Tầng lọc ngược truyền thống:
Tầng lọc ngược truyền thống là loại tầng lọc được cấu tạo bằng các lớp cát, sỏi, đá
có cấp phối, có độ dày từng lớp, có tính thấm nước đảm bảo yêu cầu bảo vệ được đất
thân đê, đất nền hoặc đất mái dốc bờ. Yêu cầu cấu tạo, yêu cầu tính toán cũng như các
bước thiết kế hiện nay tuân thủ theo quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy
lợi (QPTL-C5-75)
Đường cong phân bố hạt của các lớp lọc phải gần song song với đường cong phân
bố hạt của đất bờ.
Trong trường hợp mái bờ gia cố bằng các tấm bê tông, lớp trên cùng của tầng lọc
ngược cần có d50> rD với rD là chiều rộng khe hở giữa các tấm bê tông.
Chiều dày mỗi lớp lọc δo được xác định theo quan hệ:
δo = 50.d15 (4-6)
Hoặc lấy theo kinh nghiệm:
+Lớp trong δo2 = (10-15)cm.
+Lớp ngoài: δo1 = (15-20) cm. (4-7)

II. Tầng lọc ngược sử dụng vải địa kỹ thuật (vải lọc):
Vải lọc đặt trực tiếp lên mặt mái đê, mái bờ, được cố định ở đỉnh kè và trải xuống
tận chân khay, sau khi đã có biện pháp chống các yếu tố chọc thủng của rễ cây và sinh
vật...
Tùy theo điều kiện cụ thể của đất bờ hoặc đất thân đê để lựa chọn loại hình vải lọc
thích hợp. Phương pháp lựa chọn tuân theo các chỉ dẫn trong các tài liệu chuyên ngành
liên quan. (Chỉ dẫn thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc trong công trình thủy
lợi. Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 110 -1996)
Giữa vải lọc và lớp bảo vệ là lớp đệm đá dăm, dày 10-15cm.
4-6. Thiết kế chân kè.
Để đảm bảo ổn định cho công trình gia cố mái đê, cần bố trí chân kè ở vị trí nối tiếp
chân đê và bãi. Loại hình và kích thước chân kè được xác định tùy theo tình hình xâm
thực bãi, chiều cao sóng Hs và chiều dày của thân kè.
1. Chân kè nông:
Tại vùng mức độ xâm thực bãi không nghiêm trọng, chân khay chỉ chống đỡ dòng
chảy tạo ra do sóng ở chân đê, thích hợp cho loại chân kè nối tiếp mặt.
a. Dạng thềm nổi:
Đá hộc được phủ phẳng trên chiều rộng từ 3 đến 4.5 lần chiều cao sóng trung bình,
chiều dày từ 1 đến 2 lần chiều dày lớp kè. Xem hình 4-9a.
b. Dạng thềm chìm:
Đá hộc hình thành chân đế hình thang ngược, ứng dụng cho vùng đất yếu. Kích
thước thể hiện như hình 4-9b.

? 98
?
c. Dạng mố nhô:
Lăng thể đá tạo thành con chạch viền chân đê, có tác dụng tiêu năng sóng, giảm
sóng leo, giữ bùn cát, ứng dụng cho vùng bãi thấp. Xem hình 4-9.c
2. Chân kè sâu:
Trong vùng bãi bị xâm thực mạnh, để tránh bị moi hẫng khi mặt bãi bị xói sâu, cần
sử dụng chân khay cắm sâu xuống không ít hơn 1,0m. Chân khay sâu có nhiều loại,
thường dùng 2 loại sau:
a) Chân khay bằng cọc gỗ: hình 4-9d.
b) Chân khay bằng cọc bê tông cốt thép: hình 4-9e.
3. Kích thước viên đá ở khối chân kè:
Viên đá chân kè phải đảm bảo ổn định dưới tác dụng của dòng chảy do sóng tạo ra
ở chân đê.
Vận tốc cực đại của dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê được xác định như sau:
π.Hs
Vmax = (4.7)
π.Ls 4 π.h
sinh
g Ls
Trong đó:
Vmax - vận tốc cực đại của dòng chảy, m/s.
Ls,Hs- chiều dài và chiều cao sóng thiết kế,m.
h- độ sâu nước trước đê,m.
g- gia tốc trọng lực, m/s2.
Trọng lượng ổn định của viên đá ở chân kè mái đê biển được xác định theo Vmax,
như trong bảng 4-5.
Bảng 4-5: Trọng lượng đá chân kè mái đê biển
Vmax(m/s) 2.0 3.0 4.0 5.0
Gd(kg) 40 80 140 200

? 99
?
Hình 4-9: Các hình thức kết cấu chân kè.
4-7. Tính toán ổn định kè
1. Tính toán ổn định tổng thể:
Tính toán ổn định tổng thể bao gồm: Ổn định trượt của kè cùng với mái dốc và ổn
định trượt theo mặt tiếp xúc giữa kè với bờ hoặc đê.
Trường hợp trượt cùng với mái dốc tính theo phương pháp cung trượt trụ tròn
Trường hợp sau có thể đơn giản hoá thành trượt tổng thể theo mặt phẳng gẫy khúc
FABC trên hình 4-10

Hình 4-10: Tính toán ổn định tổng thể theo mặt FABC.

? 100
?
Khi tính toán, trước tiên giả thiết các giá trị độ sâu trượt khác nhau t, thay đổi B, sau
đó theo phương pháp cân bằng giới hạn để tính ra hệ số ổn định trượt, từ đó tìm ra mặt
trượt nguy hiểm nhất.
Hệ số ổn định của khối dất BCD được tính toán như sau
G 3 . sin α 3 + G 3 cos α 3 .tgα 3 + P2 . sin(α 2 + α3 )tgϕ
K= (4-8)
P2 . cos(α 2 + α 3 )
C.t
P2 = G2sinα2 - G2.cosα2.tgϕ - + P1.cos(α1-α2) (4-
sin α 2
9)
P1 = G1.sinα1- f1cosα1 (4-10)
Trong đó:
F1- hệ số ma sát giữa lớp gia cố và thân đê.
ϕ- góc ma sát của đất nền.
C- lực dính của đất nền.
t- độ sâu trượt.
G1- trọng lượng khối gia cố.
G2- trọng lượng khối đất trượt ABD.
G3- trọng lượng khối đất trượt BCD.

2. Tính toán ổn định nội bộ lớp gia cố:


a) Nếu kết cấu của bản thân công trình gia cố không chắc chắn hoặc do được chôn
sâu tương đối khó xuất hiện trượt tổng thể, cần phải xem xét tính ổn định của nội bộ
khối công trình gia cố. Thông thường sự cố trong trường hợp này xẩy ra vào mùa kiệt.
Khối gia cố và thân đê là 2 loại vật liệu có cường độ chống cắt khác nhau, khi mực
nước thấp thường xảy ra trượt theo mặt tiếp xúc có cường độ chống cắt yếu. (hình 4-
11).

Hình 4-11. Tính toán trượt nội bộ thân kè gia cố mái.

? 101
?
Giả thiết mặt trượt đi qua giao điểm giữa mực nước trước công trình và mặt nứt
trượt của chân đê. Mặt trượt là mặt gẫy abc. Phía trên điểm gẫy b, khối gia cố sản sinh
lực gây trượt, dựa vào lực ma sát của phần bờ phía dưới để cân bằng.
b) Trị số hệ số ma sát trong của khối đê cần thiết để duy trì trạng thái cân bàng giới
hạn f2 được tính toán theo công thức sau:
a1f22- a2f2+a3 = 0 (4-11)
n.m1 (m 2 − m1 )
a1 = (4-12)
1 + m12
m 2 .G 2 m 2 − m1 n.(m12 .m 2 + m1 )
a2 = 1 + m1 +
2
+ (4-13)
G1 1 + m12 1 + m12
G2 1 + m1m 2
a3= 1 + m12 + (4-14)
G1 1 + m2
1
Trong đó:
m1- hệ số mái dốc của đê ở trên điểm b.
m2- hệ số mái dốc của mặt trượt dưới điểm b.
n = f1/f2.
f1- hệ số ma sát giữa lớp gia cố với đất đê.
f2- hệ số ma sát trong của vật liệu gia cố mái.
c) Hệ số ổn định của lớp gia cố mái được tính như sau:
tgϕ
k= (4-15)
f2
Trong đó:
ϕ- góc ma sát của khối gia cố mái.
4-8. Phân tích xác suất sự cố kè mái đê biển.
1. Định nghĩa về sự hư hỏng:
Sự hư hỏng được định nghĩa là một sự thay đổi nào đó trong trạng thái của công
trình được phản ánh bởi 3 đặc trưng sau:
1- Các biên ngoài hoặc đường viền công trình
2- Mặt cắt ngang hoặc bộ phận của mặt cắt.
3- Từng phần tử kết cấu, (khả năng chịu lực).
Các hư hỏng thuộc đặc trưng 1 và 2 thường dễ dàng quan sát hoặc đo đạc tính toán
kiểm tra, loại 3 thường là phân tích phức tạp hơn. Trong thực tế, khi hư hỏng tăng lên
đến mức độ mất chức năng làm việc thì khi đó có sự cố xảy ra. Như vậy sự cố có thể
định nghĩa như là tương ứng với mức độ cuối cùng của hư hỏng làm cho công trình
phải ngừng hoạt động. Nguyên nhân của sự cố có thể là do một hoặc nhiều hư hỏng
xảy ra dẫn đến sự cố `
2. Sự cố đê biển:
Một số kiểu hư hỏng của đê biển:
Nghiên cứu sự hư hỏng của công trình cần phải khái quát hoá được các dạng hư
hỏng, tìm ra bản chất vật lý và nguyên nhân của hiện tượng hư hỏng qui về các bài

? 102
?
toán ở trạng thái giới hạn để tính toán được xác suất sự cố cũng như xác suất an toàn
(độ tin cậy) của công trình. Dưới đây là một số mô tả kiểu hư hỏng đê biển:
Quan hệ vật lý giữa sự hư hỏng và các tải trọng thông qua một trạng thái phá hoại
ảnh hưởng đến giảm chức năng phục vụ dẫn đến sự cố công trình như sơ đồ hình 4-12
và 4-13.

Sự cố
mái

Không ổn định Không ổn định Thiên Tàu va


toàn bộ cục bộ tai chạm

Mạch Tr Tan rã Sự cố lớp bảo Sự cố lớp chuyển


ế

Sự không ổn Tan Đẩy Xê dịch các


Trượt
định về mặt hình rã nổi lớp

Hố xói Tải trọng thủy

Dòng, sóng Các thông số của lớp

Hình 4-12: Mô tả sự cố mái đê biển theo sơ đồ cành cây

Độ bền

Phá hoại Chức Sự cố

Tải trọng

Hình 4-13: Sơ đồ quan hệ giữa tải trọng và sự cố

? 103
?
3. Ví dụ tính kích thước đá bảo vệ mái đê biển theo lý thuyết độ tin cậy:
Bài toán đặt ra là tính xác suất hư hỏng của đá bảo vệ mái đê biển với các chỉ tiêu
tính toán cho trong bảng 4-6.
Bảng 4-6: Kỳ vọng và sai số quân phương của các biến.
Các đại lượng Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng M Sai số quân phương
Chiều cao sóng Hs m 2 0.25 và 0.1
Tỷ trọng đá Δ 1.4 0.05
Mái dốc cotgα 3 0.25
Chu kì sóng T s 5 1
Hệ số ổn định
K 5 0.5
của công thức

Dùng điều kiện ổn định của Pylaczyk


Hs cos α
= K. (4-16)
Δ.D ξ
Trong đó:
1.25T.tgα
ξ= (4-17)
Hs
Đặt hàm tải trọng
Hs ξ
F(N) = (4-18)
cos α
Hàm độ bền F(s) = K.Δ.D (4-19)
Hàm tin cậy Z = F(s)- F(N) (4-20)
3
Z = K.Δ.D - Hs. 4 1.25T.tgα / cos α (4-21)
Tính đạo hàm riêng phần của Z theo các biến
δz 3H −0.25 δz
= 5T .tgα ; = K .D
δH s 8 cos α δΔ
H s 5T ⎤
δz
=− 4⎡ 1
+
sin α
⎢ ⎥
δ cot gα 4
Hs ⎣⎢ 2 cot gα cot gα . cos α cot gα . cos 2 α (1 + cot g 2α ) ⎦⎥
δz Hs 5tgα δz δ
=− ; = Δ.D ; z = K.D
δT 2 cos α 4T Hs δK δD
Giả thiết gần đúng D = 0.45, tính giá trị kỳ vọng
2 1.25x5x 1
μ2 = 5x1,4x0.45- 3 = 0.595
0.95 2

? 104
?
Bảng 4-7: Tính giá trị σZ
Xi δz/δxi σ δxi.δz/δxi (δxi.δz/δxi)2
Hs δz/δHs = -0.96 0.25 240.10-3 57.6x10-3
Δ δz/δΔ = 2.25 0.05 112.10-3 12.66x10-3
Cotgα δz/δcotgα = 0.25 1.28.10-3 16.38x10-3
0.512
T δz/δT = 0.256 1.00 256.10-3 65.54.x0-3
K δz/δK = 0.630 0.50 315.10-3 99.23x10-3
D δz/δD = 7.000 0.01 70.10-3 4.90x10-3
256.31x10-3

0.5
⎡ n ⎡ δz ⎤ 2 ⎤
σz = ⎢∑ ⎢ ⎥ .σ xi ⎥ (4-22)
⎢⎣ 1 ⎣ δxi ⎦ ⎥⎦
Thay các giá trị ở bảng 3-2 vào (6-7) tính được σz = 0.506 và tính được
β = μz/σz = 0.595/0.506 = 1.1
Hàm phân bố fz như hình 4-14. Tại vị trí z = 0 là giới hạn giữa hai miền an toàn và
không an toàn. Giả thiết phân bố của Z:
ΦN = (Z - μ/σ) hay ΦN = (Z - β)
Khi cho Z = 0 có ΦN = Φ (- β) có thể viết xác suất sự cố P(Z < 0) = ΦN(-β)
Kết quả tính toán cho thấy khi:
δHs = 0.25, δT =1.0 tính được β = 1.176 tra bảng được P(Z<0) = 0.13
δHs = 0.10, δT =0.5 tính được β = 1.495 tra bảng được P(Z<0) = 0.07
Như vậy khi giảm yếu tố sóng thì xác suất sự cố đê giảm từ 13% xuống 7% tức là
xác suất đảm bảo an toàn tăng từ 87% lên 93%.

Hình 4-14: Phân bố của hàm Z

? 105
?
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
1. Nêu khái niệm và trình bày các dạng kết cấu bảo vệ mái ?
2. Trình bày đặc điểm các dạng hư hỏng kè và phân tích nguyên nhân hư hỏng?
3. trình bày các nội dung cơ bản của thiết kế thân kè, chân kè, tầng đệm, tầng lọc
ngược ?
4. Nội dung tính toán ổn định của kè cùng với nền và ổn định của nội bộ lớp gia cố
5. Nêu những nội dung cơ bản của phương pháp phân tích xác suất sự có kè mái đê
biển ?

? 106
?
CHƯƠNG V: CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ

A - BẢO VỆ BỜ SÔNG
5-1. Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ sông
I- Khái niệm về tuyến chỉnh trị:
Công trình bảo vệ bờ sông nằm trong thành phần của tổ hợp công trình chỉnh trị,
nhằm bảo vệ các điều kiện làm việc có lợi của một con sông, bảo vệ bờ chống xói lở,
bảo vệ dân cư và các khu vực kinh tế văn hóa hai bên bờ sông.
Mỗi con sông, tùy theo điều kiện thủy văn địa hình, địa chất, thảm phủ thực vật... có
một trạng thái ổn định tương đối nào đó. Khi chưa đạt được trạng thải ổn định lâu dài
này thì quá trình tạo lòng vẫn còn tiếp tục, nghĩa là dòng chảy còn tiếp tục làm cho bờ
và đáy sông bị xói chỗ này, bồi chỗ khác, nhiều trường hợp sự xói sâu chân dốc sẽ dẫn
đến trượt cả mảng bờ sông v.v... Ngoài ra có trường hợp lòng sông đã đạt được một
trạng thái ổn định tương đối trong nhiều năm, nhưng khi có điều kiện mới bổ sung,
chẳng hạn điều kiện thủy văn thay đổi do môi trường bị thóai hóa, do biến đổi khí hậu
toàn cầu..., thì khi đó trạng thái cân bằng cũ bị phá vỡ, lòng dẫn lại tiếp tục bị biến đổi
cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng mới.
Trạng thái cân bằng của một dòng sông có thể được hình thành một cách tự nhiên,
như đã diễn ra từ bao đời nay. Trạng thái đó cũng có thể được hình thành và giữ ổn
định trong điều kiện có sự tác động của các công trình nhân tạo- đó là các công trình
chỉnh trị sông.
Tuyến chỉnh trị của một con sông chính là đường biên nước của dòng sông được
chỉnh trị, tương ứng với lưu lượng thiết kế. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ chỉnh trị
mà lưu lượng thiết kế có thể là lưu lượng mùa kiệt, mùa nước trung hay mùa lũ.
Tuyến chỉnh trị được xác định trên cơ sở các tính toán về diễn biến lòng sông. Tài liệu
cần thiết cho việc tính toán này là các tài liệu thủy văn (diễn biến của lưu lượng, mực
nước, tình hình bùn cát), các tài liệu về địa hình địa mạo, địa chất và lịch sử hình thành
lòng dẫn.
Trong các tài liệu về lưu lượng và mực nước thiết kế thì lưu lượng và mực nước
thiết kế mùa trung, hay lưu lượng tạo lòng đóng một vai trò quan trọng. Trị số của nó
thường lấy ứng với tần suất (5÷10)%, hoặc ứng với cao trình bãi già trong sông.

II- Các công trình bảo vệ bờ sông:


1- Khái niệm:
Là các công trình (lâu dài hay tạm thời) được bố trí để bảo vệ bờ sông chống xói lở
và hướng dòng chảy theo tuyến chỉnh trị đã vạch.
2- Phân loại:
a- Theo công dụng phân thành:
- Kè lát mái: là lớp gia cố mái đê, bờ sông để chống tác động xói lở do sóng và
dòng chảy (xem chương 4).

? 107
?
- Đập mỏ hàn: là các đập kiến trúc có một đầu gối vào bờ, một đầu nhô ra phía
sông, nhưng không chắn hết chiều rộng lòng sông. Nhiệm vụ của đập mỏ hàn là để
hướng dòng chảy gần bờ đi theo hướng của tuyến chỉnh trị.
- Mỏ hàn mềm: có vị trí và tác dụng giống như đập mỏ hàn, nhưng có kết cấu mềm,
cho phép nước chảy xuyên thông qua thân.
- Ngưỡng điều chỉnh bùn cát: là các ngưỡng bố trí chìm dưới đáy và đặt ngang
theo hướng dòng chảy ở gần công trình lấy nước để điều khiển bùn cát đáy, hạn chế
lượng bùn cát vào cửa lấy nước.
- Các hệ thống lái dòng đặc biệt: Được đặt tạm thời hay cố định tại một số vị trí để
làm thay đổi hướng dòng chảy mặt và hướng bùn cát đáy, nhằm thực hiện các nhiệm
vụ chỉnh trị sông đã định.
b) Theo vật liệu xây dựng, có nhiều loại:
- Các vật liệu cứng như đá lát, đá xây, cấu kiện bê tông đúc sẵn hay bê tông cốt thép
đổ tại chỗ.
- Các vật liệu dẻo như nhựa đường, bê tông nhựa.
- Các vật liệu cho nước chảy xuyên thông như phên, bó cành cây, bụi cây.
- Vật liệu đất đắp và đất đá hỗn hợp (thân đập mỏ hàn).
3- Ví dụ về bố trí công trình bảo vệ bờ sông:
Trên hình 5-1 cho một ví dụ về bố trí các công trình chỉnh trị để chống xói lở bờ,
bảo vệ khu vực dân cư. Các đập mỏ hàn (2) được bố trí để hướng chủ lưu trong sông
theo tuyến chỉnh trị đã vạch, tránh việc chủ lưu thúc vào bờ sông gây xói lở. Kè lát
mái (1) bố trí ở khu vực mà tuyến chỉnh trị chạy sát bờ sông để giữ ổn định cho đoạn
bờ này.

Hình 5-1: Ví dụ bố trí công trình bảo vệ bờ sông


1- Kè lát mái 2- Đập mỏ hàn

Nguyên tắc bố trí, cấu tạo và tính toán kè bảo vệ bờ cũng giống như kè gia cố mái
đê đã trình bày trong chương 4. Sau đây sẽ xem xét việc bố trí, kết cấu và phương
pháp tính toán các đập mỏ hàn, mỏ hàn mềm.

? 108
?
5-2. Thiết kế đập mỏ hàn
I- Khái niệm chung:
1- Khái niệm:
Đập mỏ hàn là công trình đặt ngang hoặc xiên với chiều rộng dòng chảy và không
chắn hết chiều rộng lòng sông. Đỉnh của đập mỏ hàn có thể ở cao hơn mực nước sông
(mỏ hàn nổi), hoặc thấp hơn (mỏ hàn chìm).
Theo chiều dài, đập mỏ hàn có thể chia thành các bộ phận sau:
- Phần gốc: là nơi đập mỏ hàn nối tiếp với bờ sông. Về mùa lũ, phần gốc đập mỏ
hàn dễ bị hư hỏng do dòng chảy men theo bờ thúc thẳng vào nó. Vì vậy gốc đập mỏ
hàn cần được bảo vệ kiên cố. Đường biên của gốc đập nối tiếp với bờ cần được lượn
cong để tránh tạo ra các xoáy bất lợi (xem hình 5-2).
- Phần đầu: Là phần xa bờ nhất của đập mỏ hàn, nơi trực tiếp chịu tác động của
dòng chảy. Đây cũng là nơi dễ bị xâm hại nhất của đập, cần được bảo vệ kiên cố.
- Phần thân: Nằm giữa đầu và gốc đập. Với những đập mỏ hàn ngắn thì chiêu dài
của phần thân không đáng kể.
2- Phân loại:
Theo mục đích xây dựng có thể phân thành các loại mỏ hàn bảo vệ, lái dòng chảy
và lấy nước.
- Mỏ hàn bảo vệ: thường là ngắn, dùng để bảo vệ, chống xói bờ, mái đê.
- Mỏ hàn lái dòng: dùng để hướng dòng chảy theo đúng tuyến chỉnh trị (hình 5-1).
Chiều dài của các đập trên cùng một hệ thống thường là khác nhau.
- Mỏ hàn lấy nước: được xây dựng trên các sông có lưu tốc lớn, để hướng dòng
chảy vào gần cửa lấy nước.
Theo kết cấu mặt cắt đập, có thể phân thành mỏ hàn bằng đá hộc và mỏ hàn bằng
đất bọc đá (hình 5-4).
II- Bố trí mặt bằng các đập mỏ hàn.
1- Số lượng đập:
Kinh nghiệm thực tế cho thấy không nên làm một đập mỏ hàn đơn độc, vì khi đó
phần đầu và gốc của nó dễ bị dòng chảy phá hoại. Cần xây dựng không dưới 3 đập
trong một quãng (chỉ trong điều kiện đặc biệt thuận lợi thì mới làm 2 đập). Đập trên
cùng theo chiều dòng chảy được làm với chiều dài nhỏ để giảm thiểu nguy cơ phá hoại
nó; đập thứ hai được xây dựng dưới sự bảo vệ của đập thứ nhất. Đập thứ 3 và các đập
tiếp theo được xây dựng sao cho đầu của chúng nằm trên tuyến chỉnh trị.
Đối với những công trình quan trọng, hoặc trong điều kiện diễn biến phức tạp, phải
tiến hành thí nghiệm mô hình để kiểm tra sơ đồ bố trí các đập.
2- Góc lệch (α) của đập mỏ hàn:
Là góc hợp bởi trục đập và phương dòng chảy ứng với mực nước tạo lòng. Có thể
bố trí đập mỏ hàn theo 3 cách: Xuôi (α < 90o), thẳng góc (α = 90o) và ngược (α > 90o).
Mỏ hàn thẳng góc với bờ thường được sử dụng ở vùng có dòng chảy 2 chiều (vùng
chịu ảnh hưởng thủy triều). Ở vùng có dòng chảy một chiều, có thể chọn góc lệch từ

? 109
?
65o đến 80o. Trong những điều kiện nhất định, có thể sử dụng sơ đồ đập mỏ hàn
ngược.

Hình 5-2: Sơ đồ bố trí mỏ hàn xuôi, loại không tràn (mỏ hàn nổi)
a) Mặt bằng; b) Cắt dọc

Hình 5-3: Sơ đồ bố trí mỏ hàn ngược, loại chìm (ngập trong nước)

Trên hình 5-3 giới thiệu một sơ đồ bố trí mỏ hàn chìm có trục ngược chiều dòng
chảy do Loxiepxki đề nghị. Khi chảy qua đỉnh mỗi đập, dòng chảy có sự hạ thấp mực
nước (theo sơ đồ đập tràn chảy ngập). Sự hạ thấp này tạo ra dòng chảy ngang theo
hướng vuông góc với trục mỏ hàn. Vì vậy dòng chảy gần bờ khi đến gần trục mỏ hàn
thì bị lệch hướng ra khỏi bờ và giảm tác hại gây xói bờ. Ngoài ra trên mái hạ lưu của
đập mỏ hàn hình thành chuyển động ngược của các tia dòng gần đáy mang theo bùn
cát về phía bờ, và đây cũng là một phương tiện bảo vệ bờ.
3- Khoảng cách giữa 2 đập mỏ hàn (L):
Là chiều dài tuyến bờ giữa hai gốc mỏ hàn, được xác định theo điều kiện đập phía
trước bảo vệ chống xói cho gốc đập phía sau. Theo 14-TCN84-91, có thể chọn như
sau:
a) Khi bờ lõm:
- Với R< (5÷6) B, chọn L = (2÷3).lt sinα;
- Với R ≥ (5÷6) B, chọn L = (4÷5).lt sinα;
b) Khi bờ lồi:
Chọn L = (5÷8).lt sinα;
Trong đó:
L- khoảng cách giữa 2 đập mỏ hàn kề nhau;
lt- chiều dài công tác của đập ở thượng lưu.
α- góc lệch của trục đập (xem hình 5-2)

? 110
?
R- bán kính cong của tuyến chỉnh trị phía bờ lõm;
B- bề rộng lòng sông theo tuyến chỉnh trị.
III- Kết cấu đập mỏ hàn.
1- Mặt cắt đập:
Loại mỏ hàn bằng đá hộc và đất bọc đá thường có mặt cắt hình thang, hệ số mái xác
định theo điều kiện ổn định, thường bằng 1.5 với mái thượng lưu và 1.5÷2.0 với mái
hạ lưu.

Hình 5-4: Mặt cắt ngang đập mỏ hàn cứng


a) Bằng đá thả rời; b) Bằng đất bọc đá
Cao trình đỉnh tại gốc mỏ hàn cứng lấy bằng cao trình mực nước ứng với lưu lượng
tạo lòng hoặc bằng cao trình bãi già. Độ dốc dọc của đỉnh đập về phía lòng sông
thường chọn i = 0.005÷0.01 hoặc lớn hơn (hình 5-2).
Với loại mỏ hàn bằng đất bọc đá, mặt tiếp giáp giữa đất đắp với khối đá và mặt nền
cần làm tầng lọc. Kết cấu đơn giản của tầng lọc là dùng 2 lớp phên nứa đặt sát nhau.
Nơi có nhiều đá hộc, mỏ hàn ngắn (lt≤ 10 m), độ sâu nước lớn (h > 15m ứng với
mực nước tạo lòng) và vận tốc chảy v > 3m/s thì nên dùng mỏ hàn bằng đá hộc
2- Bảo vệ chống xói:
Khi xây dựng đập mỏ hàn sẽ làm thay đổi hướng chảy cục bộ tại khu vực đập, và ở
phần đầu đập thường xuất hiện hố xói cục bộ (hình 5.2a).
Chiều sâu hố xói tới hạn có thể xác định theo công thức:
α U 2m
Hx=27.K1.K2.tg . -30.d (5-1)
2 g
Trong đó:
Hx - Chiều sâu hố xới tới hạn (m);
Um - Lưu tốc tiến gần đầu đập mỏ hàn (m/s), được xác định theo công thức
:
bk 2
Um=Uo.[1+(0,2+ )] (5-2)
B
Trong đó:
Uo - lưu tốc bình quân tại mặt cắt trước khi có mỏ hàn tương ứng với lưu
lượng tạo lòng (m/s)
bk- chiều dài hình chiếu của đập lên mặt cắt ngang sông

? 111
?
bk = l.sin α (5-
3)
l- chiều dài đập mỏ hàn;
α- góc lệch tuyến đập mỏ hàn;
B- chiều rộng mặt nước ứng với lưu lượng tạo lòng
K1- hệ số xác định theo công thức (5-4)
K2- hệ số xác định theo công thức (5-5)
U m2
K1 = exp(- 5,1. ); (5-4)
g.bk
K2 = exp(- 0,2.m); (5-5)
m- hệ số mái dốc đầu mũi đập mỏ hàn
d - đường kính hạt cát lòng sông (m)
Khi chiều dài đập mỏ hàn lớn, mức độ co hẹp dòng chảy tăng lên thì chiều sâu hố
xói càng lớn. Để đảm bảo ổn định mái đầu đập, cần làm lớp đệm chống xói dưới nền
đầu đập. Có thể bố trí lớp đệm chống xói bằng rồng đá, các thông số như bảng 5-1.
Đệm chống xói được bố trí trong phạm vi 1/3 chiều dài mỏ hàn kể từ đầu mũi trở về
bờ sông.
Bảng 5-1: Bố trí lớp đệm chống xói
Phần mái gần Từ chân mái ra Tổng chiều dài
Khu vực
chân đập (m) sông(m) rồng (m)
Phía mũi 1÷2 8÷9 10
Phía thượng lưu 1÷2 8÷9 10
Phía hạ lưu 1÷2 6÷7 8

Có thể chống xói bằng bè chìm rong rào có chiều dày từ (0,15÷0,2)m và đánh chìm
bằng đá hộc. Phạm vi bố trí bè chìm như trong hình 5-5

Hình 5-5: Bố trí đệm chống xói bằng bè chìm

? 112
?
3- Bảo vệ mặt ngoài thân đập:
Đối với lớp đá hộc nằm ở mặt ngoài thân đập mỏ hàn, cần tính toán kích thước theo
điều kiện ổn định :
η.U m
d0,36 ≥ (5-6)
5,45.K.h 0,14
Trong đó:
Um - lưu tốc tiến gần đầu đập mỏ hàn, lấy bằng lưu tốc trung bình tại
mặt cắt có mỏ hàn ứng với mức nước thiết kế đê (m/s).
K - hệ số điều chỉnh lưu tốc khởi động, K=0,6÷0,9
h - độ sâu kể từ mực nước lũ thiết kế đến hòn đá tính toán (m)
η - hệ số ổn định cho phép.
Trường hợp đường kính viên đá thực tế nhỏ hơn đường kính viên đá yêu cầu theo
công thức (5-6), phải dùng thép bọc ngoài mặt đập, phần đầu mũi và phần chiều dài
5m kế tiếp.
4- Bảo vệ gốc đập:
3
Gốc đập được lát mái bảo vệ trong phạm vi chiều dài đập (Phần thượng lưu l và
4
1
phần hạ lưu l , Hình 5-5). Cấu tạo của kè lát mái này cũng giống như kè lát mái đê
4
(Xem chương 4). Gốc đập mỏ hàn nên làm mở rộng để nối tiếp thuận với bờ sông.
5-3. Mỏ hàn mền
Thuộc loại mỏ hàn mềm (xuyên thông) bao gồm các bãi cây chìm và mỏ hàn cọc.
Chúng có tác dụng cản dòng gây bồi, chống xói lở bờ.
I- Bãi cây chìm:
Sử dụng cây cổ thụ, cụm cây to nguyên cành lá thả thành bãi để hạn chế xói cục bộ,
bồi lấp lạch phụ hoặc phối hợp với đập mỏ hàn cứng để bảo vệ bờ sông.
1- Điều kiện sử dụng:
a) Độ sâu nước ứng với lũ tiểu mãn:
- Khi h < 15m: Dùng cây cổ thụ;
- Khi h < 6m: dùng cụm cây tre.
b- Lưu tốc bình quân: V < 2.5m/s
c) Mật độ bùn cát: ρ > 0.5 kg/m3
2- Qui cách cụm cây:
a) Cây cổ thụ:
Nhãn, vải, xà cừ có tán rộng 6÷8 m, chiều cao từ 5÷8m, buộc ở gốc một rọ đá kích
thước 2x1x1 m.
b) Cụm cây vừa:
Gồm 6 cây tre tươi nguyên cành lá có tán rộng từ 4÷5 m, cao 4÷5 m, gắn ở gốc một
rọ bằng tre tươi chứa 0.5 m3 đá hộc.
c) Cụm cây nhỏ :

? 113
?
Gồm 4 cây tre tươi nguyên cành lá hoặc cành xà cừ ghép lại có tán rộng 3÷4 m, cao
3÷4 m, gắn ở gốc một rọ bằng tre tươi chứa 0.3 m3 đá hộc.
3- Kiểm tra ổn định của cụm cây:
Theo công thức (5-7).
3/ 4
G ⎛ U2 ⎞
≥ 25.⎜ ⎟ (5-7)
Gm ⎜ gh ⎟
⎝ ⎠
Trong đó:
G- trọng lượng rọ đá
Gm- trọng lượng cụm cây
U- lưu tốc bình quân mặt cắt lúc thả cụm cây (m/s).
h- độ sâu nước tại vị trí lúc thả cụm cây (m)
4- Tính toán hiệu quả gây bồi:
Bãi cây đạt được hiệu quả gây bồi khi:
U < Ukđ (5-8)
Trong đó:
U- lưu tốc bình quân sau khi thả bãi cây, xác định theo công thức (5-9)
Ukđ - lưu tốc khởi động của bùn cát xác định theo công thức (5-10)
Q.(1 − p )
U= = Uo(1-p) (5-9)
F
Với:
Q- lưu lượng ứng với mực nước thiết kế đê (m3/s)
Uo- lưu tốc bình quân mặt cắt ngang khi chưa có bãi cây chìm ứng với
mực nước thiết kế đê (m/s).
p- hệ số kín nước, là tỷ số giữa diện tích bãi cây trên mặt cắt ngang và
phần diện tích mặt cắt ngang trong khu vực đường viền thả bãi cây.
F- diện tích mặt cắt ngang sông tại vị trí thả bãi cây chìm (m2)
Ukđ = 5.45 hn0.14d0.36 (5-10)
Trong đó:
d- đường kính hạt bùn cát (m).
hn - độ sâu nước đến hạt bùn cát, lấy bình quân khoảng giữa chiều cao
cụm cây:
hn = h- hc/2
Với:
hc- chiều cao cụm cây
h- chiều sâu nước khi chưa thả cụm cây.
5- Tính toán độ dâng cao mực nước:
Sau khi thả cụm cây, dòng chảy bị thu hẹp một phần nên sẽ có độ dâng cao mực
nước phía trước bãi cây chìm. Nó được xác định theo công thức sau:
U2
1/2
Z = 5.Kc.p . (5-11)
2g
Trong đó:

? 114
?
Z- độ dâng mực nước (m)
p và U- tương tự như trong công thức (5-9)
Kc- hệ số thu hẹp lòng dẫn, là tỷ số giữa hình chiếu của bãi cây chìm trên
mặt cắt ngang sông và chiều rộng mặt nước sông ứng với mực nước thiết kế
đê.

Hình 5-6: Qui cách thả bãi cây chìm (trên mặt bằng)
II- Mỏ hàn cọc:
1- Điều kiện áp dụng:
- Chiều dài mỏ hàn >50 m.
- Khả năng chống xói của đất bờ thấp.
- Có thiết bị đóng cọc.
Qui hoạch mặt bằng của mỏ hàn cọc cũng giống như với các đập mỏ hàn cứng đã
nêu ở ƒ5-2.
2- Kết cấu mỏ hàn cọc:
Có thể áp dụng các loại sau:
- Mỏ hàn cọc bê tông cốt thép có gắn phên chắn hoặc bó cành cây. Thường sử dụng
một hàng cọc có dầm ngang liên kết đầu cọc (hình 5-7)
- Mỏ hàn bằng cọc gỗ hoặc đường ray cũ, thường gắn hai hàng cọc liên kết với
nhau. Mặt thượng lưu được gắn phên hoặc bó cành cây.

Hình 5-7: Kết cấu mỏ hàn cọc bê tông cốt thép.


1- Cọc, 2- Dầm ngang, 3- Phên chắn, 4- Đá đổ giữ chân, 5- Đệm chống xói.
Độ sâu đóng cọc, kích thước và cự ly các cọc được tính toán theo điều kiện bền của
bản thân cọc và điều kiện ổn định của mỏ hàn dưới tác dụng của lực xô ngang theo
chiều dòng chảy. Có thể tham khảo phương pháp tính nêu trong 14 TCN 84-91.

? 115
?
3- Tính toán xói cục bộ ở chân mỏ hàn:
Hố xói cục bộ thường hình thành ở đầu mỏ hàn, đe doạ ổn định của toàn bộ mỏ hàn.
Chiều sâu hố xói xác định theo công thức:
U2
Hx = Ka.p3/2. , (5-12)
2g
Trong đó:
Ka- hệ số kinh nghiệm có thể lấy Ka = 50;
p- hệ số kín nước, tương tự như trong công thức (5-9)
U- lưu tốc bình quân mặt cắt ngang (m/s).
Tùy theo kết quả tính toán hố xói tính theo (5-12) mà lựa chọn biện pháp gia cố
thích hợp để bảo vệ chân mỏ hàn. Các biện pháp thường dùng là làm bè chìm, thả đá
hộc hoặc rồng.

? 116
?
B- BẢO VỆ BỜ BIỂN
5-4. Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ biển
1- Khái niệm về bờ biển:
Bờ biển là dải đất phân giới giữa lục địa và biển. Từ quan điểm chuyển động của
bùn cát bờ biển để xem xét thì dải đất này là vùng chịu tác động tổng hợp của sóng và
triều. Giới hạn trên của nó là nơi mà dòng chảy của sóng vỗ bờ có thể lên tới. Giới hạn
dưới của nó là vùng đáy biển mà tác dụng của sóng nước nông có thể chạm tới.
Dải bờ biển gồm 3 thành phần hợp thành:
- Bãi cao:
Là phần lục địa nằm cao hơn mực nước đỉnh triều, có thể bị ngập khi gặp sóng bão,
triều cường.
- Bãi giữa:
Là phần bãi nằm giữa mực nước đỉnh triều và mực nước chân triều, bao gồm cả khu
vực sóng leo lên đường đỉnh triều.
- Bãi thấp:
Là phần bãi trong dải sóng vỡ dưới đường chân triều. Khi triều cao thì bãi giữa
cũng là một phần của dải sóng vỡ. Đây là phần bãi hoạt động nhất của bờ biển do sự
chuyển động rất mạnh của bùn cát.
2- Phân loại bờ biển:
Từ góc độ diễn biến của bờ biển, có thể phân thành bờ biển bồi tích, bờ biển xâm
thực và bờ biển cân bằng chuẩn. Trong điều kiện tự nhiên, không thể có bờ biển tuyệt
đối cân bằng. Bờ biển được coi là cân bằng khi trong một chu kỳ động lực thủy văn
(thường lấy bằng năm thủy văn), qua quá trình bồi tích xâm thực, bờ biển về cơ bản
được phục hồi như diện mạo ban đầu. Ở vùng bờ biển bồi tích, đất liền hằng năm tiến
ra biển như ở mũi Cà Mau, Kim Sơn, cửa sông Hồng... Ngược lại, ở vùng bờ biển xâm
thực hàng năm biển lấn vào đất liền, như vùng bờ biển Hải Hậu (Nam Định).
3- Các dạng phá hoại đối với bờ biển:
Bờ biển có thể bị phá hoại bởi các tác nhân cơ học, hóa học, sinh vật học, trong đó
sự phá hoại do tác nhân cơ học là chủ yếu. Sóng biển là yếu tố hàng đầu gây ra các
dạng phá hoại tự nhiên như sau:
- Sóng tác dụng trực tiếp lên công trình hoặc bờ, áp lực xung kích do sóng gây ra
làm phá vỡ các kết cấu bảo vệ, gây trượt mái, lật các tường đứng.
- Khi có triều cường kèm theo bão, sóng xô bờ rồi cuốn trôi công trình hoặc bờ đất
cao ven biển
- Dòng chảy bào mòn mặt bãi, hạ thấp thềm bãi, xâm thực chân công trình hoặc bờ
đất gây sụt lở, đẩy lùi dần tuyến bờ vào trong. Đây là dạng phá hoại khó khắc phục
nhất.
4- Các loại công trình bảo vệ:
a- Loại công trình chống ngập do thủy triều và nước dâng đối với khu dân cư, khu
kinh tế hoặc vùng khai hoang lấn biển. Loại này chủ yếu là các dạng đê biển.

? 117
?
b- Loại công trình gia cố bờ trực tiếp chống sự phá hoại của sóng và dòng chảy.
Loại này thường gọi là kè biển.
c- Loại công trình giảm sóng ngăn cát, xây dựng trên vùng bãi trước mục tiêu bảo
vệ. Thuộc loại này bao gồm các rừng cây ngập mặn, các hệ thống tường ngăn cát,
giảm sóng (hình 5-8).

Hình 5-8: Các giải pháp bảo vệ đê biển bằng công trình ngăn cát, giảm sóng.
Khi qui hoạch và thiết kế các công trình bảo vệ, cần căn cứ vào đặc điểm vùng bờ,
mục tiêu bảo vệ, hiện trạng công trình, điều kiện địa hình, địa chất mà tiến hành vạch
tuyến (đê hoặc bờ không đê) và bố trí các công trình bảo vệ. Tiếp theo cần tính toán
các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và thông qua so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.
Về việc chọn tuyến và thiết kế đê đã được trình bày trong chương 3, thiết kế kè bảo
vệ bờ đã nêu ở chương 4. Sau đây sẽ xét đến các biện pháp công trình để giảm sóng
giữ bãi.
- Đê mỏ hàn có chức năng ngăn chặn dòng bùn cát ven bờ, giữ bùn cát lại gây bồi
cho vùng bãi đang bị xâm thực, điều chỉnh vùng bờ biển làm cho phương của dòng
gần bờ thích ứng với phương truyền sóng, giảm nhỏ lượng bùn cát trôi, che chắn cho
bờ khi bị sóng xiên góc truyền tới, tạo ra các vùng nước yên tĩnh làm cho bùn cát trôi
bồi lắng lại, hướng dòng chảy ven bờ đi ra vùng xa bờ, giảm yếu dòng ven bờ.
- Đê dọc đứt khúc xa bờ có chức năng sau: Che chắn sóng cho vùng sau đê, giảm
yếu tố tác dụng của sóng vào vùng bờ bãi, chống xâm thực, thu gom bùn cát trôi để
hình thành dải bồi tích giữa đê và bờ, từ đó làm giảm dòng ven.
- Đê mỏ hàn dạng chữ T chữ Y: kết hợp cả hai loại trên.
Khi lựa chọn hình thức công trình cần lưu ý những điểm sau:

? 118
?
- Trong cùng một điều kiện sóng nhất định, ở vùng đáy bờ biển cát tương đối thô,
bùn cát trôi bờ biển chiếm ưu thế, hoặc ở vùng bờ biển sóng tương đối nhỏ, độ dốc đáy
lớn, sóng truyền xiên góc vào bờ, dải sóng vỡ tương đối hẹp thì sử dụng đê mỏ hàn sẽ
hiệu quả hơn.
- Ở vùng bờ biển thoải, sóng tác dụng vuông góc với đường bờ, dải sóng vỡ tương
đối rộng, hiệu quả mỏ hàn sẽ kém, thường sử dụng đê dọc xa bờ hoặc mỏ hàn chữ T.
5-5. Rừng ngập mặn chống sóng
I- Tác dụng của rừng cây ngập mặn:
Trồng cây chắn sóng là một biện pháp kỹ thuật rất có hiệu quả để bảo vệ đê, bờ
biển. Khi được trồng theo đúng qui cách, cây lên tốt sẽ có tác dụng tiêu hao năng
lượng sóng (do ma sát với thân, cành, tán lá), làm giảm chiều cao và sức phá hoại của
sóng. Vì vây rừng cây ngập mặn được coi là hàng rào xanh để bảo vệ chống sụt lở đê,
bờ sông, bờ biển.
Ngoài ra, bộ rễ của rừng cây ngập mặn, đặc biệt là hệ thống rễ trên mặt đất có tác
dụng làm tăng khả năng lắng đọng phù sa. Nhờ vậy bãi biển được bồi cao dần lên,
hình thành các vùng đất mới có thể quai đê lấn biển.
II-Điều kiện để phát triển rừng cây ngập mặn:
1- Khí hậu:
Nước ta ở vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa trong năm lớn thích nghi
cho việc trồng cây ngập mặn. Tuy nhiên ở miền Bắc, mùa đông khá lạnh nên số loài
cây ít hơn và tầm cây nhỏ hơn so với rừng ngập mặn ở miền Nam.
2- Lượng mưa:
Cây ngập mặn cần nước mưa, đặc biệt trong thời kì ra hoa kết quả. Nước mưa có
tác dụng pha loãng nồng độ muối trong đất, nhất là những ngày nóng, lượng nước bốc
hơi từ mặt đất tăng.
3- Thủy triều:
Cây ngập mặn chỉ phát triển ở những nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày. Những
nơi được đắp bờ để làm đầm nuôi tôm, cá cua, nước triều không lưu thông, ngập úng
lâu ngày, cây ngập mặn sẽ chết. Vì vậy vùng trồng cây phải nằm ngoài đầm nuôi hải
sản.
4- Độ mặn của đất và nước:
- Các loài cây như đước, dâng, vẹt, trang phát triển ở nơi có độ mặn trung bình
(1.5÷2.5)%;
- Chịu mặn cao hơn có cây mắm, cây sú. Một số cây ưa thích nước lợ có độ mặn
thấp hơn như bần chua, dừa nước.
- Nhìn chung nơi có độ mặn quá cao hoặc quá thấp sẽ không thích hợp cho cây phát
triển.
5- Địa hình, địa chất:
- Nói chung rừng ngập mặn dễ phát triển ở các bãi lầy phẳng, dốc thoai thoải,
những vùng ven biển, cửa sông có nhiều đảo che chắn, ít chịu ảnh hưởng của gió bão.

? 119
?
- Mỗi loại cây ngập mặn thích nghi với mỗi loại địa hình cao thấp khác nhau. Ví dụ
cây mắm, cây bần sống nơi đất thấp, còn cây tra, cây cóc thường sống nơi đất chỉ ngập
lúc nước triều cao.
- Đất phù sa chứa nhiều mùn hữu cơ và khóang do nước triều dâng mang vào là
nguồn nuôi dưỡng rừng ngập mặn phát triển.
- Với đất ít phù sa, thành phần hạt cát nhiều, cây ngập mặn vẫn có thể sống nhưng
chậm lớn, tầm cây thấp bé.
III- Các loại cây ngập mặn ở nước ta:
Chủng loại cây ngập mặn ở nước ta khá phong phú. Những loại cây phổ biến nhất
như sau:
1- Cây sú:
- Tên khoa học : Aegiceras comiculatun.
- Cây bụi, cao 0.5÷3 m, nhiều cành, sinh trưởng vùng bãi lầy.
- Thích nghi với các độ mặn khác nhau. Có ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
- Trồng bằng quả, cắm trực tiếp cuống quả xuống bùn, có khoảng 1200÷1500
quả/1kg.
2- Cây mắm:
- Tên khoa học: 1/ Aricennia alba (mắm hoặc mấn trắng)
2/ Aricennia lanata (mắm hoặc mấn quăn)
- Cây gốc cao 10÷12m, sinh trưởng vùng đất bùn chặt.
- Mọc chủ yếu ở các vùng từ Vũng Tàu trở vào.
Trồng bằng cách rắc quả lên bùn hoặc bằng cách làm bầu ươm rồi cắm, 1kg có
khoảng 300÷400 quả.
3- Cây mắm biển:
- Tên khoa học: Avicennia marina
- Cây bụi, cao 0.5÷5m (đất ít phù sa) và 10÷12 m(đất bùn)
- Mọc nhiều ở các bãi mới bồi ở cửa sông miền Bắc, có mặt ở cả 3 miền Bắc,
Trung, Nam.
- Trồng bằng cách cắm quả xuống bùn hoặc làm bầu ươm rồi cắm.
4- Cây vẹt:
- Tên khoa học: 1/ Bruguiera gumriorhiza (vẹt dù, vẹt rễ lồi)
2/ Bruguiera uylindrica (vẹt trụ, vẹt khoang)
3/ Bruguiera parviflora (vẹt tách)
4/ Bruguiera sexan-gula (vẹt đen, bông hạt)
- Cây gốc cao từ 5÷25 m
- Loại 1: Cây cao từ 5÷8 m, thường mọc ở vùng đất bùn chắc ở miền Bắc và miền
Trung. Cây loại 2,3, 4 cao hơn, mọc ở vùng từ Vũng Tàu trở ra.
- Trồng bằng cách cắm 1/3 trụ mầm xuống bùn hoặc làm bầu ươm.
5- Cây trang:
- Tên khoa học: Kandelin candel
- Cây gỗ cao từ 4÷10 m, mọc ở bùn cát, bùn xốp, có độ mặn thay đổi, chịu được
biến đổi nhiệt độ lớn.

? 120
?
- Mọc nhiều ở ven biển, cửa sông ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Trồng bằng cách cắm 1/3 trụ mầm xuống bùn. Cây sau 2÷3 năm là có quả, có nơi
chỉ 1 năm là có quả.
6. Cây đước:
- Tên khoa học: 1/Rhizophora apiculata (đước, đước đôi)
2/ Rhizophora stylora (đước đôi, dâng)
3/ Rhizophora mucronata (đung, đước hộp)
4/ Rhizophora stylosa (đước vòi, đước chằng).
- Cây gốc cao 2÷8 m, có cây cao 20÷30m, sống ở nơi đất bùn, bùn pha cát.
- Loại 3 và 4 cây thấp nhỏ (2÷8m), sống ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và Nam Bộ.
Loại 2 cây cao hơn cả thích nghi ở vùng đất bồi mới, chỉ sống ở Nam Bộ.
- Trồng bằng cách cắm 1/3 trụ mầm xuống bùn, bùn cát.
7- Cây cóc:
- Tên khoa học: 1/ Lumnizera littorea (cóc, cóc đỏ)
2/ Lumnizera racemosa (cóc vàng, cóc trắng)
- Cây cao đến 5÷15 m, ưa sống trên bùn cát chặt, chịu mặn. Đôi khi sống trên cả bờ
ruộng muối bỏ hoang. Loại 2 có mặt ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Loại 1 phân bố từ
Nam Trung Bộ trở vào.
- Trồng cây bằng cách gieo hạt vào bầu ươm, sau 6÷8 tháng mới đem trồng. Tỷ lệ
sống thấp, đà tăng trưởng chậm.
8- Cây tràm:
- Tên khoa học: Melaleuca cajuputi (tràm, đước tràm, tràm gió)
- Cây cao 10÷25m, sống ở vùng ngập mặn theo mùa, độ mặn rất thấp, ngọt vào mùa
mưa. Cây sống chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, U Minh và một số ít ở miền Trung.
- Trồng cây bằng cách gieo hạt trực tiếp hoặc cấy cây non hoặc ươm cây giống sau
một năm mới đem trồng.
9- Cây dừa nước:
-Tên khoa học: Nypa jruticans
- Sống ở vùng đất bồi tụ, theo triền sông nước lợ, nước lưu thông. Cây này ở vùng
Quảng Nam, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Trồng bằng cách trực tiếp ấn quả xuống bùn hoặc ươm cây trong bầu, sau 2 tháng
đem trồng.
10- Cây bần:
- Tên khoa học: 1/Sonnertia alba (bần trắng, bần đắng)
2/ Sonnertia caseolaris (bần chua, cây lậu)
3/ Sonnertia ovata (bần ổi, bần hôi)
- Cây cao 4÷15m, thích sống ở vùng nước bùn dày nước lợ cửa sông.
- Loại 2 có cả ở 3 miền Bác, Trung, Nam khả năng tái sinh và độ sinh trưởng nhanh,
còn loại 1 sống ở miền Nam, loại 3 sống ở Vũng Tàu trở vào.
- Trồng cây bằng cách gieo ươm hoặc bứng cây.
11- Cây xu:
-Tên khoa học: 1/ Xylocarpus granatum (xu ổi, su ổi)

? 121
?
2/ Xylocarpus molucensis (su sung)
- Cây cao 10÷15 m, thường mọc ở nơi đất bùn cát đã nâng cao, chỉ ngập khi triều
trung bình đến triều cao.
- Loại 1 mọc ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, còn cây loại 2 chỉ mọc từ Nam Trung
Bộ trở ra.
- Trồng bằng cách ươm hạt trong bầu, sau 8÷10 tháng bứng cây non đem trồng.
IV- Qui cách rừng ngập mặn:
1- Mật độ cây:
Để tạo được hàng rào cây chắn sóng tốt, cần trồng cây theo hình "hoa mai".
- Với loại cây thấp (dưới 10m), trồng với cự ly b = 1x1m, mật độ 10.000 cây/ha
- Với loại cây cao trên 10 m, trồng với cự ly 2.5x2.5 m, mật độ 1600 cây/ha
2- Phạm vi trồng cây:
Chiều rộng rừng cây theo chiều truyền sóng, tối thiểu phải lớn hơn 2 lần chiều dài
bước sóng. Theo kinh nghiệm, chiều rộng dải rừng có hiệu quả là Bc = 40÷80 m đối
với đê cửa sông và Bc = 120 ÷ 200 m đối với đê biển.
5-6. Bố trí các loại công trình giảm sóng, giữ bãi.
I- Bố trí chung:
1. Đê mỏ hàn:
Đê mỏ hàn cũng như đập mỏ hàn ở bờ sông- là một loại công trình được xây dựng
như một gờ chắn nhô ra khỏi bờ để cản sóng và hạn chế dòng ven làm xói lở bờ
a) Phương của đê mỏ hàn:
Phương lý tưởng là phương vừa có tác dụng ngăn chặn bùn cát ven bờ, vừa có tác
dụng che chắn sóng cho bờ. Nói chung, thường bố trí đê mỏ hàn vuông góc với đường
bờ, vì những lý do sau:
- Trừ vùng bờ biển đặc biệt có hướng sóng không đổi còn thông thường sóng có
nhiều hướng nên không chọn được hướng ưu đãi.
- Để đạt được tới một độ sâu nhất định, hướng đê vuông góc với bờ là kinh tế nhất.
Khi đê mỏ hàn đặt xiên với bờ, lực sóng tác dụng vào đê sẽ lớn, kết cấu đê sẽ phải
kiên cố và phức tạp hơn.
b) Chiều dài đê:
Chiều dài đê mỏ hàn phụ thuộc vào mục tiêu bảo vệ, địa hình bờ, bãi, đặc trưng
sóng gió... việc tính toán chiều dài hiệu quả của đê là rất khó chính xác. Vì vậy tốt nhất
là dùng phương pháp thử dần: Bắt đầu làm đê có chiều dài nhỏ, sau đó tùy tình hình
thực tế mà kéo dài ra dần.
Theo kinh nghiệm, chiều dài phần trong nước của đê mỏ hàn lấy khoảng (40-60)%
khoảng cách từ đường bờ biển đến điểm sóng vỡ là hợp lý. Có thể tham khảo trị số
trong bảng 5-2
Bảng 5-2: Trị số tham khảo của chiều dài đê mỏ hàn
Địa chất đáy biển Hs1/3 < 3,0 m Hs1/3 ≥ 3,0 m
Cát mịn A = 0.5 Do A = 0.4 Do
Cát thô A = 0.4 Do A = 0.3 Do

? 122
?
Trong đó:
A- chiều dài phần trong nước của đê mỏ hàn.
Do - khoảng cách từ đường bờ biển đến điểm sóng vỡ (tức sóng đổ lần
cuối) vào thời kỳ gió to, sóng lớn.
Gốc mỏ hàn cần đặt sâu vào trong vị trí mà chiều cao sóng leo có thể đạt tới, với độ
dự trữ (5÷10)m. Nếu có công trình gia cố mái đê, mái bờ thì gốc mỏ hàn phải nối tiếp
với công trình đó. Khi có dự báo xâm thực đường bờ, gốc mỏ hàn phải được kéo dài
tới đường bờ dự kiến.
c) Khoảng cách giữa các đê mỏ hàn (L):
Thường lấy bằng (1÷3) lần chiều dài trong nước của đê mỏ hàn.
Khi sử dụng phương án tăng dần chiều dài của đê mỏ hàn thì khoảng cách ban đầu
giữa chúng có thể tính từ trị số chiều dài trung bình của đê.
d) Cao trình và chiều rộng đỉnh đê mỏ hàn:
- Đỉnh mỏ hàn tại gốc (chỗ nối tiếp với bờ đê) lấy bằng cao trình mực nước triều
thiết kế Htp. Độ dốc dọc của đê mỏ hàn lấy iđ = 0÷ ib, trong đó ib là độ dốc mặt bãi
(theo phương vuông góc với đường bờ). Chiều rộng đỉnh đê mỏ hàn lấy theo điều kiện
ổn định và điều kiện thi công, cấu tạo.
2- Đê dọc đứt khúc xa bờ:
Đê dọc đứt khúc xa bờ đóng vai trò như một tiền đồn ngăn sóng, làm cho nó bị
giảm yếu trước khi chạm tới bờ.
a) Vị trí đê dọc:
Chọn vị trí đặt đê dọc phụ thuộc vào địa hình và bờ bãi, tính chất của đối tượng cần
bảo vệ và tình hình khai thác sử dụng vùng biển đang nghiên cứu. Việc chọn vị trí hợp
lý cần phải thông qua so sánh kinh tế- kỹ thuật các phương án.
Nói chung cần xem xét đến các yếu tố sau:
- Về mặt khai thác, sử dụng vùng biển đang xét, đê đặt càng gần bờ thì càng kinh tế
(ít xâm phạm đến vùng biển đang khai thác).
- Tuy nhiên nếu đê dọc đặt quá gần bờ thì ở những chỗ đứt quãng, sóng có thể đánh
trực tiếp vào bờ, hiệu quả bảo vệ của đê dọc không đạt được.
- Nếu đê dọc đặt quá xa bờ thì xâm phạm nhiều đến vùng biển đang khai thác, mặt
khác khi đó đê phải cao, kinh phí làm đê sẽ lớn. Ngoài ra cũng phải xét tới khả năng
sóng hồi phục ở khoảng sau đê làm giảm hiệu quả công trình.
Theo kinh nghiệm, khoảng cách giữa đê dọc và bờ lấy bằng khoảng 1/5 chiều dài
sóng nước sâu là hợp lý.
b) Chiều rộng đoạn đê dọc đứt khúc và độ rộng khoảng đứt:
Về nguyên tắc, các thông số này chọn sao cho sóng sau khi vượt qua quãng đứt thì
bị giảm yếu, không còn gây hại trực tiếp đối với phần bờ được bảo vệ. Mặt khác, nếu
chọn độ rộng quãng đứt quá nhỏ thì không kinh tế. Trị số hợp lý của đại lượng này có
thể tham khảo như sau:
- Chiều dài một đoạn đê lấy bằng (1.5÷3) lần khoảng cách giữa đê và bờ.
- Chiều rộng một quãng đứt lấy bằng (1/3÷1/5) chiều dài một đoạn đê.
c) Cao trình đỉnh đê dọc xa bờ:

? 123
?
- Trường hợp không cho phép nước tràn qua (kết cấu đê dễ bị phá hỏng do nước):
Cao trình đê = Htp +Hsp + a (5-13)
Trong đó:Htp- cao trình mực nước triều thiết kế (đã kể cả mực nước dâng do bão).
Hsp- chiều cao sóng ở vị trí đê.
a- chiều cao dự trữ, lấy theo cấp đê.
Trường hợp đê cho phép nước tràn qua, đỉnh đê có thể chọn thấp hơn trị số tính theo
(5-13), nhưng vẫn phải cao hơn mực nước triều thiết kế.
d) Chiều rộng đỉnh đê dọc:
Xác định theo điều kiện ổn định, điều kiện thi công và cấu tạo.
II- Các loại hình thức kết cấu của đê mỏ hàn và đê dọc:
- Có thể có các đê dạng tường đứng, dạng mái nghiêng, dạng kết cấu hỗn hợp và đê
có kết cấu đặc biệt (hình 5-9)

Hình 5-9: Các loại hình kết cấu đê mỏ hàn, đê dọc.


a- Dạng tường đứng trọng lực; b- Dạng tường đứng bằng cọc
c- Dạng mái nghiêng; d- Dạng hỗn hợp
1- Công trình dạng tường đứng:
Ở loại này, mặt đón sóng của thân công trình là thẳng đứng hoặc gần như thẳng
đứng, có tác dụng phản xạ năng lượng sóng.
a) Đặc điểm kết cấu: Có 2 loại:
- Loại trọng lực: Thùng chìm hoặc các khối xếp đặt trực tiếp lên đáy biển, hoặc đặt
lên lớp đệm mỏng. Sự ổn định của loại công trình này được đảm bảo nhờ lực ma sát ở
mặt tiếp xúc giữa công trình và nền.
- Loại cọc: Mặt bên của đê được tạo nên từ các hàng cọc, cừ. Ổn định của các loại
công trình này được đảm bảo nhờ sự ngàm chặt của các cọc vào nền.
b) Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Khối lượng vật liệu ít, đòi hỏi duy tu không nhiều, có thể sử dụng mặt
trong của đê để neo cập tàu thuyền. Phần thẳng đứng thường được gia công trên bờ,
đảm bảo chất lượng và có thể chọn những ngày sóng yên biển lặng để lắp đặt.
- Nhược điểm: Phản lực mặt đứng tương đối lớn dễ bị sóng moi khoét nên chỉ thích
hợp cho những vùng đáy biển tốt. Sóng phản xạ lớn làm nhiễu động vùng nước phụ
cận và có thể gây ra hiện tượng hội tụ sóng.
2- Công trình dạng mái nghiêng:
Loại này dùng kết cấu mái nghiêng để khuếch tán năng lượng sóng.
a) Đặc điểm kết cấu:
Có nhiều kiểu kết cấu, phụ thuộc vào:

? 124
?
- Cách hình thành lõi đê (đá đổ có hoặc không phân loại, chồng chất các khối bê
tông...)
- Cách phủ mái chắn sóng;
- Cách thức lớp đệm;
- Xử lý đỉnh đê.
Phổ biến hiện nay là loại đê mái nghiêng có lõi là đá đổ không phân loại, xếp ngoài
bằng một lớp đá lớn. Gia cố mái phía biển bằng các khối bê tông có hình dạng đặc
biệt, đỉnh có tường và tấm lát bê tông.
b) Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Thích hợp cho nền đất yếu, sự lồi lõm của địa hình không ảnh hưởng
đến thi công, thích ứng được với tác dụng moi xói của sóng, thiết bị thi công đơn giản,
sóng phản xạ nhỏ, không gây nhiễu động cho vùng phụ cận.
- Nhược điểm: Khi độ sâu lớn thì khối lượng công trình tăng nhanh, tiêu tốn nhiều
vật liệu và sức lao động. Toàn bộ công trình thi công trên biển chịu ảnh hưởng nhiều
của thời tiết, thời gian thi công kéo dài.
3- Công trình dạng hỗn hợp:
Bao gồm phần tường đứng (tường trọng lực) được đặt trên bệ đê mái nghiêng có
chiều cao chiếm quá nửa tổng chiều cao đê. Loại này tiếp thu được ưu điểm của 2 loại
hình kết cấu trên. Nó thường được sử dụng ở vùng có độ sâu lớn, địa chất nền yếu.
4- Công trình có kết cấu đặc biệt:
Đó là các loại kết cấu như cọc ván thép, cọc ống, phao hoặc xà lan đánh chìm v.v...
Khi lựa chọn hình thức kết cấu đê, cần xét đến điều kiện tự nhiên (địa chất, địa
hình, thủy văn), nhiệm vụ công trình, điều kiện thi công, khả năng cung cấp vật liệu,
kinh phí đầu tư... Cần tiến hành luận chứng kinh tế kỹ thuật để lựa chọn tuyến và hình
thức kết cấu đê hợp lý.
Nói chung đê tường đứng thích hợp cho điều kiện nước sâu, địa chất nền tốt; đê mái
nghiêng thích hợp với độ sâu không lớn, nền yếu, nguồn đá phong phú. Với vùng nước
sâu sóng lớn, địa chất mềm yếu có thể sử dụng công trình dạng hỗn hợp.
- Đối với một công trình ngăn cát, giảm sóng, có thể sử dụng một loại hình kết cấu
cho toàn tuyến, cũng có thể sử dụng các loại hình kết cấu khác nhau cho các đoạn khác
nhau, tùy theo điều kiện địa hình, địa chất cụ thể.
5-7. Thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng tường đứng
I- Đê tường đứng dạng trọng lực:
1- Cấu tạo:
Bao gồm bệ đê, khối xếp và tấm phủ đỉnh (hình 5-10). Khối xếp có thể gồm các loại
kết cấu như sau:
- Kết cấu chuồng, cũi gỗ (hình 5-10a).
- Kết cấu chuồng bê tông cốt thép độn cát (hình 5-10b).
- Kết cấu khối xếp bê tông (hình 5-10c, d).
Tấm phủ đỉnh có thể bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc lắp ghép.
Bệ đê có thể làm nổi (hình 5-10 a,b,c) hoặc chìm (hình 5-10d). Cấu tạo bệ gồm đá
đổ đống và đá xếp bọc ngoài bảo vệ.

? 125
?
2- Yêu cầu đối với các bộ phận đê:
a) Trọng lượng và kích thước khối xếp:
Trọng lượng khối bê tông tùy theo năng lực thiết bị cẩu lắp nhưng không nhỏ hơn
trị số giới hạn trong bảng (5-3), để bảo đảm điều kiện ổn định khi sóng đánh.
Bảng 5-3: Trị số giới hạn của trọng lượng của khối xếp.
Chiều cao sóng 2.6÷3 3.6÷4 4.6÷5 5.6÷6 6.1÷6 6.6÷7
thiết kế (m) .5 .5 .5 .0 .5 .0
Trọng lượng
30 40 50 60 80 100
khối xếp (tấn)

Nếu không thoả mãn yêu cầu trọng lượng qui định theo bảng 5-3, có thể dùng các
khối có trừ lỗ để sau khi lắp đặt sẽ đổ bê tông bổ sung cho đủ trọng lượng yêu cầu.

Hình 5-10: Đê tường đứng dạng trọng lực.

? 126
?
a,b- Thân đê bằng chuồng gỗ, hoặc bê tông.
c,d- Thân đê bằng khối xếp bê tông.
Hình dạng và kích thước các khối xếp nên có ít chủng loại. Trong một khối, tỷ lệ
giữa kích thước cạnh dài và chiều cao không lớn hơn 3 lần, giữa kích thước cạnh ngắn
và chiều cao không nhỏ hơn 1 lần.
Khối đỉnh cần phủ hết chiều rộng mặt cắt ngang, chiều dài không nhỏ hơn 1.0m, có
liên kết chặt chẽ với thân đê.
b) Cách xếp khối:
- Chiều rộng khe thẳng đứng giữa các khối xếp thường qui định là 2 cm. Khe thẳng
đứng giữa các khối xếp được bố trí lệch nhau, khoảng cách lệch không nhỏ hơn trị số
trong bảng 5-4.
Bảng 5-4: Khoảng cách lệch cho phép giữa các khe nối
Trọng lượng khối xếp (T)
Vị trí khe lệch
≤ 40 > 40
Trên mặt cắt ngang 0.8m 0.9m
Trên mặt cắt dọc, mặt bằng 0.5m 0.6m

- Trong trường hợp đặc biệt trên mặt cắt dọc hoặc trên mặt phẳng mỗi tầng khối
xếp, khoảng cách lệch giữa các khe cho phép lấy tới 0,4m, nhưng tổng số lượng khe
đặc biệt đó không vượt quá 10% tổng số lượng khe nói chung.
- Dọc theo chiều dài đê cần có khe biến dạng. Khoảng cách giữa các khe biến dạng
có thể lấy từ (10÷30)m tùy thuộc biên độ thay đổi nhiệt độ, điều kiện đất nền và chiều
dày bệ đê. Khe biến dạng liên thông từ đỉnh dến đáy tường, có chiều rộng từ (2÷5) cm.
Nên bố trí khe ở các vị trí có sự thay đổi về dạng kết cấu, chiều cao thân tường, độ dày
bệ đê, tính chất đất nền.
c) Bệ đê:
- Độ dày bệ đê đá đổ được xác định qua tính toán, nhưng trên nền không phải đá, bệ
đê không được mỏng hơn 1m. đá hộc đổ bệ đê có khối lượng từ (10÷100) kg. Bệ đê
cần được đầm nén tốt. Khi bệ đê cao, phải xét đến tình hình đất nền, yêu cầu sử dụng
và điều kiện thi công để đề ra mức độ đầm nén thích hợp.
- Dọc theo chân bệ đê cần có sân gia cố đáy bằng đá hộc. Chiều rộng sân bằng
khoảng 1/4 chiều dài sóng thiết kế. Chiều dày lớp gia cố đáy không nhỏ hơn 0.5 m.
Kích thước hòn đá dược tính toán theo vận tốc dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê
tường đứng.
d) Đoạn đầu đê:
Đoạn đầu đê được qui định ở đây là phần ngoài cùng có chiều dài bằng 2 lần chiều
rộng thân đê. Ở đoạn này cần tăng cường gia cố phần vai bệ đê bằng các khối bê tông
hình lập phương nặng gấp (2÷3) lần khối phủ mái. Nếu là đoạn đê nổi thì ở đoạn đầu
mái bệ đê cần lấy thoải hơn so với đoạn trong.
e) Đoạn gốc đê mỏ hàn:
Gốc đê thường nối tiếp với bờ theo mái nghiêng tự nhiên. Không yêu cầu gia cố đặc
biệt nếu không có hiện tượng tập trung năng lượng sóng rõ rệt.

? 127
?
3- Tổ hợp tải trọng trong tính toán:
a) Các tổ hợp tải trọng thiết kế:
- Khi mực nước tính toán là mực nước cao thiết kế và chiều cao sóng thiết kế tương
ứng.
- Khi có mực nước thấp thiết kế, chiều cao sóng thiết kế được xác định bằng
phương pháp khúc xạ từ các yếu tố sóng nước sâu ở ngoài truyền vào.
- Trường hợp có mực nước trung gian giữa mực nước thấp thiết kế và mực nước cao
thiết kế, mà ứng với nó áp lực sóng lên đê có giá trị lớn nhất.
b) Các tải trọng kiểm tra:
- Khi mực nước ở mức mực nước cao kiểm tra, chiều cao sóng lấy theo chiều cao
sóng thiết kế
- Khi mực nước tính toán là mực nước thấp kiểm tra, có thể không xét đến tác dụng
của sóng.
4- Các nội dung tính toán:
a) Ổn định chống lật:
Cần tính toán với các khả năng lật quanh trục ở đáy tường và ở các khe nằm ngang,
khe răng (hình 5-11).

Hình 5-11: Sơ đồ tính toán lật qua khe răng đê khối xếp.
Công thức kiểm tra
M cl
Kl = ≥ [Kl] (5-14)
Ml
Trong đó:
Kl- hệ số an toàn về lật
[Kl]- hệ số an toàn cho phép về lật, có thể tham khảo ở bảng 5-5.
Mcl- Mô men chống lật, lấy với mép sau của mặt tính toán (khi đỉnh sóng
chạm tường) hoặc mép trước của mặt tính toán (khi chân sóng chạm tường).
Ml- Mô men lật tương ứng với mép sau hoặc mép trước của mặt tính toán,
trong đó bao gồm cả mô men do lực đẩy nổi của sóng gây ra.

? 128
?
Bảng 5-5: Hệ số an toàn cho phép của tường đê khối xếp
Hệ số Cấp công trình Tổ hợp thiết kế Tổ hợp kiểm tra Tổ hợp đặc biệt
I-II 1.6 1.5 1.4
[Kl]
III-IV 1.5 1.4 1.3
I-II 1.3 1.2 1.1
[Kt]
III-IV 1.2 1.1 1.0
b) Ổn định chống trượt theo đáy tường và theo các khe nằm ngang trong đê khối
xếp.
Kiểm tra theo công thức:
G.f
Kt = ≥ [Kt] (5-15)
P
Trong đó:
Kt - hệ số an toàn chống trượt.
[Kt]- hệ số an toàn cho phép về trượt, tham khảo bảng 5-5
G -Tổng hợp các lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên mặt tính toán,
bao gồm cả lực đẩy nổi của sóng.
P- hợp lực phương ngang trên mặt phẳng tính toán
f- hệ số ma sát trên mặt tính toán, có thể tham khảo bảng 5-6.
Bảng 5-6: Trị số của hệ số ma sát.
Vật liệu thớt trên Vật liệu thớt dưới f
Bê tông Đá xây 0.55
Đá xây Đá xây 0.65
Bê tông đúc sẵn, BTCT Đá đổ 0.60
Khối đá hộc xây Đá đổ 0.65
Đá đổ Đất nền là cát mịn- cát khô 0.50-0.60
Đá đổ Đất nền là cát bột 0.40
Đá đổ Đất nền là á cát 0.35÷0.50
Đá đổ Đất nền là sét- á sét 0.30÷0.45

c) Ổn định chống trượt theo đáy bệ đê:


- Bệ đê nổi: Theo mặt trượt ABD (hình 5-12a):
(G + g1 )f
Kt = (5-16)
P
Trong đó:
G- hợp lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên mặt đáy đê, bao gồm
cả lực đẩy nổi của sóng.
g1- trọng lượng dưới nước của khối bệ đê ABCD.
P- hợp lực theo phương ngang phía trên mặt đáy tường.
f- hệ số ma sát (bảng 5-6).

? 129
?
Hình 5-12: Sơ đồ tính ổn định trượt bệ đê
a- bệ nổi, b- bệ chìm

- Đối với bệ chìm (hình 5-12b)


Theo mặt trượt ABDE có
(G + g 2 )f + m1E b
Kt = (5-17)
P
Trong đó:
g2 - trọng lượng dưới nước của phần bệ đê ABDK
Eb- áp lực đất bị động trên mặt KD.
m1 - hệ số điều kiện làm việc, xét đến quan hệ giữa áp lực bị động của đất
với chuyển vị ngang của công trình, ở đây có thể lấy m = 0.3.
d) Sức chịu tải của bệ đê:
- Tính toán ứng suất mặt đỉnh bệ đê theo công thức "nén lệch tâm".
- Kiểm tra khả năng chịu tải của bệ đê theo điều kiện:
σmax ≤ Rđ σmin ≥ 0
Trong đó:
Rđ- sức chịu tải cho phép của bệ đê. Đối với bệ đê nổi thường lấy Rđ = 60T/m2.
Nếu các điều kiện này không thoả mãn, cần thay đổi kích thước mặt đáy tường
đứng (tiếp giáp với bệ đê).
e) Sức chịu tải của đất nền:
Tính toán và kiểm tra theo các qui phạm về nền móng.
Đối với đất nền không phải đá, cần kiểm tra thêm khả năng trượt sâu, trượt hỗn hợp.
Khi nền có lớp kẹp đất yếu thì phải kiểm tra với các cung trượt hỗn hợp có phần trượt
phẳng đi qua mặt lớp này.
g) Tính toán lún của đê:
Tính toán độ lún tổng cộng của đê là để xác định cao trình đỉnh đê và để xác định
chênh lệch lún giữa các đoạn đê với nhau. Chú ý rằng khi điều kiện địa chất và tải
trọng của các đoạn đê là khác nhau thì độ lún của chúng cũng khác nhau. Độ lún tổng
cộng của đê có thể xác định theo công thức sau:
S = S 1 + S2 (5-18)
Trong đó:
S1- độ lún của bệ đê.
S2- độ lún của nền đê.

? 130
?
Trị số của S1, S2 được xác định theo các phương pháp của nền móng, nhưng
không xét đến trị số lún do lực ngang gây ra.
Độ lún cho phép của đê tường đứng lấy như sau:
- Đối với tường chìm: [S] = 0.35m.
- Đối với khối xếp: [S] = 0.30m
Nếu điều kiện này không được thoả mãn thì phải mở rộng kích thước bệ đê.
II- Đê tường đứng bằng cọc cừ:
1- Cấu tạo:
Thường có các loại sau (hình 5-13)
a) Loại 1 hàng cọc gỗ đơn đóng thẳng hoặc so le, có thanh ngang nẹp dọc, có thể có
cọc chống. Quanh chân cọc có rải đá hộc chống xói. Loại kết cấu này dùng cho mỏ
hàn chắn cát ven bờ, chiều cao dưới 1.5m.
b) Loại 2 hàng cọc gỗ tạo thành tường vây có liên kết ngang, dọc, có chất vật liệu
tạo khối giữa 2 hàng cọc.
c) Cọc bê tông cốt thép đơn hoặc kép, có mang bản chắn, sử dụng trong công trình
chắn sóng không lớn, trong điều kiện thuận lợi về thi công đóng cọc bê tông cốt thép.
d) Công trình bằng cừ thép đơn hoặc kép dùng ở vùng sóng lớn, bãi biển tương đối
sâu, yêu cầu độ ổn định cao.

? 131
?
Hình 5-13: Công trình dạng tường đứng có kết cấu cọc, cừ.

? 132
?
2- Tính toán tường đứng bằng cọc cừ:
a) Tổ hợp tải trọng:
- Các tổ hợp cơ bản:
Tính với các mực nước cao thiết kế, mực nước thấp thiết kế, với áp lực sóng ứng
với chiều cao sóng thiết kế.
- Các tổ hợp đặc biệt:
Tính với mức sóng gió kiểm tra, vật nổi va đập, lực động đất...
- Các tổ hợp thi công:
Tính thêm các lực xuất hiện trong quá trình thi công như : trọng lượng của thiết bị
thi công, đóng cọc...
b) Các bài toán cơ bản:
Khi thiết kế đê tường đứng bằng cọc cừ cần giải quyết các bài toán cơ bản sau:
- Bài toán về ổn định tổng thể của đê nhờ sức giữ của các cọc cừ. Dưới tác dụng của
áp lực ngang do sóng, dưới chân cừ sẽ xuất hiện phản lực để cân bằng. Cừ sẽ giữ được
ổn định khi các phản lực này chưa vượt qua sức chịu tải xô ngang của đất nền. Nếu
điều kiện này không đảm bảo, cừ sẽ bị xô đổ theo hướng ngang (hướng tác dụng của
sóng). Khi đó cần xử lý bằng cách tăng chiều sâu đóng cọc, hoặc giảm khoảng cách
các cọc, hoặc phối hợp cả 2 biện pháp trên.
- Bài toán về độ bền của cọc và các cấu kiện khác. Độ bền của cọc được kiểm tra
với các trường hợp: vận chuyển, đóng cọc và khi cọc làm việc (chịu mô men uốn do
tải trọng ngang). Ngoài kiểm tra cường độ, còn cần phải kiểm tra về nứt và các yêu cầu
khác.
Các cấu kiện khác cần kiểm tra bền là: thanh neo, dầm mũ, dầm ốp, khối phủ mặt,
cọc chống xiên, bản chắn, khối hoặc gờ cản sóng ở đỉnh v.v...
Các bài toán về độ bền được giải theo các phương pháp cơ học kết cấu đã biết.
3- Bài toán xác định chiều sâu đóng cọc theo điều kiện ổn định:
a) Trường hợp đất nền đồng chất:
Sơ đồ tính toán như trên hình (5-14).
Trên hình 5-14b biểu thị sơ đồ lực tác dụng thực tế lên cọc, trong đó P là áp lực
sóng nằm ngang tác dụng lên một nhịp đê (giữa 2 cọc) và h là khoảng cách thẳng đứng
từ áp lực sóng lên mặt nền.

Hình 5-14: Sơ đồ tính toán chiều sâu đóng cọc.

? 133
?
a- Tính trạng chuyển vị của cọc. b- Sơ đồ phản lực thực tế. c- Sơ đồ phản lực tính
toán

Trên một phần cọc đóng xuống đất, dưới tác dụng của lực ngang P, phản lực của đất
nền gồm 2 phần: Phần phía trên điểm C có chiều ngược với chiều của lực P và phần
phía dưới điểm C cùng chiều với P.
Do khó xác định điểm xoay C (không biến dạng) trên cọc trong đất, nên để đơn giản
trong tính toán, có thể sử dụng sơ đồ gần đúng như trên hình 5-14c.
- Phần phản lực ngược chiều với P phân bố tuyến tính đến độ sâu t0, có cường độ
lớn nhất là λγ1t0.
Trong đó:
λ- hệ số áp lực đất, λ = λb - λc (5-19)
2 o
λb- hệ số áp lực bị động, λb = tg (45 + ϕ/2).
λc - hệ số áp lực chủ động, λc = tg2(45o - ϕ/2).
ϕ- góc ma sát trong của đất nền.
γ1 - trọng lượng riêng của đất nền trong trạng thái đẩy nổi.
Hợp lực của phần này là:
2
F = λγ1 t o
2
- Phần phản lực cùng chiều với P coi như phân bố đều trên đoạn cuối của cọc, có
cường độ bằng λγ1t0, có hợp lực E' = λγ1t0b, điểm đặt tại điểm O ở độ sâu t0. Các
phương trình cân bằng tĩnh học của hệ trên hình 5-14c là:
Phương trình hình chiếu theo phương ngang.
F = P + E'
1
Từ đó có: E' = λγ1t 2o − P (5-20)
2
- Phương trình mô men đối với điểm O:
to
F − P(h + to) = 0
3
1
Thay trị số F = λγ1t 2o , biến đổi chút ít ta được:
2
6P 6 Ph
t 3o − to − =0 (5-21)
λγ1 λγ1
Giải phương trình bậc ba (5-21) sẽ tìm được to
- Thay to vào (5-20) sẽ tìm được E', từ đó:
E' P
b= , hay b = 0.5 to - (5-22)
λγ 1 t o λγ1t o
- Chiều sâu đóng cọc yêu cầu:
b
tyc = to + , tức:
2

? 134
?
P
tyc = 1.25to - (5-23)
2λγ1t o
Từ sơ đồ lực như hình (5-14c), đễ dàng vẽ được biểu đồ mô men uốn ngang để
kiểm tra điều kiện bền của cọc.
b) Trường hợp đất nền không đồng chất:
Nền gồm các lớp nằm ngang có các chỉ tiêu cơ lý (γ1, ϕ) khác nhau. Khi đó biểu đồ
phản lực lên cọc không phải là đường thẳng như trên hình 5-14c, mà là đường gãy
khúc, có điểm gãy nằm trên mặt phân cách giữa các lớp.
Trường hợp này ta dùng phương pháp đúng dần để xác định vị trí điểm O (điểm đặt
lực E') và chiều sâu đóng cọc.
Chia đất nền từ trên mặt xuống thành các lớp nằm ngang sao cho mặt chia trùng với
mặt phân cách các lớp trên thực tế. Khi chiều dày một loại đất trên thực tế là lớn thì
cần chia nó ra thành các lớp mỏng hơn để đảm bảo độ chính xác cần thiết trong tính
toán. Theo cách chia này, lớp đất thứ i kể từ trên xuống có chiều dày ti , dung trọng
đẩy nổi γi và góc ma sát trong ϕi. (Các lớp kề nhau có thể có các γi và ϕi bằng nhau).
Sơ đồ tính toán như trên hình 5-15.

P.h

Mmax

Hình 5-15: Sơ đồ tính toán xác định t0 khi đất nền gồm nhiều lớp.

- Vẽ biểu đồ phản lực của đất lên cọc, với hệ số áp lực ngang λi xác định theo (5-
19).
- Tính thành phần phản lực trong phạm vi từng lớp, ví dụ:
2
F1 = λ1γ1 t1
2
2
F2 = λ1γ1t1t2 + λ2γ2 t 2
2
2
F3 = λ1γ1t1t3 +λ2γ2t2t3 + λ3γ3 t 3 , ...
2
- Xác định các điểm đặt các lực F1, F2..., tức xác định các tay đòn r1, r2,... theo công
thức tìm trọng tâm hình thang.

? 135
?
- Giả định lần lượt các điểm đặt của lực E' tại O1, O2,...
Vị trí đúng của điểm đặt này được khẳng định khi thỏa mãn phương trình cân bằng
mô men tại đó. Chẳng hạn tại điểm O5 có:
Mo5 = F1(r1 + t2 + t3 + t4 + t5) +F2(r2 + t3 + t4 + t5) +F3 (r3 + t4 + t5) +
+ F4(r4 + t5) + F5 r5 - P(h + t1 +... + t5)
Nếu Mo5 ≈ 0 (sai số trong phạm vi cho phép) thì O5 chính là điểm đặt của lực E'.
Khi đó ta có to = t1 +... +t5
Chiều sâu đóng cọc yêu cầu có thể tính theo phương pháp đã nêu ở trường hợp trên,
hoặc lấy gần đúng
Tyc = (1.1÷1.2)to (5-24)
Từ biểu đồ các lực tính được trên hình (5-15) cũng dễ dàng xác định được mô men
uốn ngang tại các mặt khác nhau để kiểm tra điều kiện bền của cọc.
5-8. Thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng mái nghiêng
I- Các dạng mặt cắt đê có mái nghiêng:
1- Mặt cắt đê: Các bộ phận hợp thành mặt cắt đê có mái nghiêng gồm:
- Thượng tầng: Khối tường đỉnh đê.
- Trung tầng: Lõi đê, mái đê, lớp phủ mái.
- Hạ tầng: Lớp đệm, lăng thể chân đê.
Đối với mỏ hàn, đê dọc, có khi cả hai mái đều chịu tác dụng sóng như nhau, cũng
có khi chỉ một mái chịu tác dụng của sóng lớn, mái còn lại làm việc trong điều kiện
yên tĩnh hơn, sóng nhỏ, dòng chảy yếu. Trường hợp thứ hai thường gặp nhiều hơn.
Về kết cấu, cơ bản có 4 loại hình mặt cắt ngang như trên hình (5-16).
a) Lõi đê đá đổ không phân loại, được bọc một lớp đá hộc lớn xếp kín, lớp phủ mái
bằng đá hộc hoặc bằng khối bê tông, có lăng thể chân đê phía biển.
b) Tại mực nước thi công có đặt bậc cơ. Mái trên bậc cơ lát đá khan hoặc đá xây.
c) Các khối bê tông hình hộp được chất trực tiếp trên đệm đá, hình thành thân đê.
d) Tường đỉnh bằng bê tông cốt thép đặt phía chịu sóng lớn.
2- Xử lý nền:
Đối với nền đá hoặc nền cát tốt thì có thể đổ đá trực tiếp lên để làm lớp đệm mà
không cần phải xử lý. Đối với nền đất yếu thường sử dụng đệm cát thóat nước.
Khoảng cách thóat nước cố kết lớn nhất theo phương thẳng đứng thường nhỏ hơn 5m.
Độ dày lớp cát đệm thường chọn từ 1÷2 m.
Chiều rộng lớp đệm cát phải lớn hơn chiều rộng đáy. Khi lớp đất yếu tương đối dày,
cần gia cố theo phương pháp thóat nước bằng giếng cát.
Trường hợp chiều dày lớp đất yếu tương đối nhỏ, có thể dùng phương pháp đổ đá
để gạt đẩy đất yếu ra khỏi phạm vi đáy đê.

? 136
?
Hình 5-16: Các dạng thức mặt cắt ngang đê mái nghiêng.

? 137
?
II- Xác định các kích thước mặt cắt ngang đê:
1- Cao trình đỉnh:
Cao trình đỉnh đê phụ thuộc yêu cầu kỹ thuật về ngăn cát và mức độ giảm sóng cho
khu vực phía sau đê.
- Nếu chỉ đơn thuần về ngăn cát, đỉnh đê chỉ cần đạt đến cao trình ngang với mực
nước giờ có tần suất đảm bảo 50%.
- Nếu công trình cần kết hợp giảm sóng thì có thể tham khảo đường cong trên hình
5-17

Hình 5-17: Quan hệ giữa chiều cao đê và tỷ lệ giảm chiều cao sóng khi vượt qua
công trình.
Ngoài ra khi xác định cao trình đỉnh đê cần xét tới các yếu tố sau:
- Sóng và dòng chảy khi tràn qua không gây nhiễu động đến luồng tầu, ảnh hưởng
đến sự diễn biến luồng và sự đi lại của tàu thuyền.
- Nhu cầu đi lại, giao thông trên đỉnh trong giai đoạn thi công và khai thác.
2- Chiều rộng đỉnh:
Thông thường chiều rộng đỉnh đê mái nghiêng lấy bằng (1.1÷1.25) lần chiều cao
sóng thiết kế. Có thể lấy gần đúng bằng chiều sâu nước thiết kế ở đầu mũi.
Về cấu tạo, chiều rộng đỉnh tối thiểu nên chọn bằng 3 lần chiều rộng khối phủ mái
phía biển.
Đối với loại mặt cắt dùng khối đổ bê tông trên đệm đá, chiều rộng thân đê tại mực
nước thiết kế không được nhỏ hơn 3Hsp

? 138
?
3- Khối tường đỉnh:
Khối tường bê tông đặt trên đỉnh có tác dụng:
- Tăng độ cao đỉnh mà không mở rộng thân công trình.
- Chống sự phá hoại của sóng tràn.
- Tạo đường giao thông đi lại.
Với mục đích chắn sóng, đỉnh tường thường đặt trên mực nước cao thiết kế một
khoảng ≥ Hsp, trong đó Hsp là chiều cao sóng thiết kế. Nếu không có yêu cầu cao về
chắn sóng thì đỉnh tường có thể chọn thấp hơn.
Trường hợp mái phía biển được phủ đá hộc hoặc một lớp bê tông khối vuông, đỉnh
của mái dốc cần đạt tới vị trí cao hơn (0.6÷0.7) Hsp so với mực nước thiết kế. Chân
tường đỉnh phải đặt cách mép lõi đá nghiêng tối thiểu là 1m. Phần chiều rộng giữa mép
lõi đá và chân tường đỉnh gọi là vai. Về cấu tạo vai phải đủ rộng để lắp đặt được ít
nhất là một hàng khối phủ.
Trường hợp mái phía biển được phủ một lớp tetrapod hoặc dolos, cao trình đỉnh mái
không được thấp hơn cao trình tường đỉnh. Hơn nữa, vai phải đủ rộng để xếp được hai
hàng, 2 lớp khối phủ (hình 5-18).

Hình 5-18: Sơ đồ vai và tường đỉnh.


4- Lăng thể đá đổ chân mái phía biển:
Cao trình đỉnh lăng thể thường đặt thấp hơn cao trình mực nước thấp thiết kế một
khoảng bằng Hsp. Chiều rộng đỉnh mặt lăng thể không được nhỏ hơn 1.0m
Đối với mặt cắt ngang có bố trí bậc cơ, chiều rộng bậc cơ lấy khoảng 2,0 m.
5- Độ dốc mái:
Với kết cấu đá đổ, thường chọn m = 2,0÷3,0. Khối bê tông nhân tạo có thể lắp đặt
trên mái dốc m = 1.5÷2.0
III- Trọng lượng ổn định của khối phủ mái nghiêng:
1- Khối bê tông dị hình phủ mái nghiêng:
Có rất nhiều loại khối bê tông dị hình khác nhau được sử dụng để phủ mái cho các
công trình chịu tác động của sóng lớn. Trong đó hai loại được dùng khá phổ biến ở các
mỏ hàn và đê dọc bảo vệ bờ biển là khối tetrapod (hình 5-19) và dolos (hình 5-20).

? 139
?
2- Trọng lượng khối phủ.:
Trọng lượng ổn định của khối phủ trên mái nghiêng của đê mỏ hàn hay đê dọc xa
bờ đều được tính toán theo công thức Hudson (4-1), trong đó hệ số KD đối với bê tông
dị hình lấy theo bảng 5-7.

Bảng 5-7: Trị số hệ số KD


Loại cấu kiện Số lớp KD
Tetrapod 2 6÷8
Dolos 2 10÷12

Các kết quả tính toán từ công thức Hudson cho trọng lượng tối thiểu của khối phủ.
Khi thiết kế cần xét đến tình hình cụ thể để tăng lên hay giảm xuống cho thích hợp.
THỂ TÍCH TETRAPOD [V] = 0.280 H3
Kích thước
A B C D E F G I J K
X
0.30 0.15 0.47 0.47 0.23 0.64 0.21 0.60 0.30 1.09
X/H
2 1 7 0 5 4 5 6 3 1

Hình 5-19: Khối tetrapod

? 140
?
Hình 5-20: Khối dolos
THỂ TÍCH DOLOS [V] = 0.160 C3
A = 0.200C B = 0.320C D = 0.057C E = 0.364C
a) Các trường hợp chọn tăng lên:
- Khi đê nằm trong vùng sóng vỡ: Trọng lượng khối phủ cần tăng lên (10÷20)% so
với trường hợp sóng không vỡ.
- Vùng đầu mũi đê, trọng lượng khối phủ cần tăng (20÷30)% trọng lượng tương ứng
tính toán cho thân đê.
b) Các trường hợp xét giảm xuống:
- Viên đá ở vùng nước sâu chân mái, thấp hơn mực nước sâu thiết kế một khoảng
(1.0÷1.5)Hsp, trọng lượng viên đá có thể lấy bằng 1/5÷1/10 trọng lượng tính theo công
thức Hudson.
- Khối phủ mái nghiêng phía khuất sóng: Trường hợp đỉnh đê cho phép sóng vượt
qua, trong phạm vị từ đỉnh đê đến mực nước thấp thiết kế, trọng lượng phủ mái phía
bờ lấy như khối phủ mái phía biển. Còn phần mái dưới mực nước thấp thiết kế có thể
sử dụng đá có trọng lượng bằng đá lót dưới lớp phủ mái ngoài, nhưng không nhỏ hơn
(150÷200) kg, và phải kiểm tra theo sóng tính toán ở sau đê.
3- Trọng lượng khối gia cố đỉnh:
Thông thường trọng lượng khối gia cố đỉnh lấy bằng trọng lượng khối phủ mái
ngoài tương ứng.
Khi đỉnh đê thấp (chỉ vượt mức cao thiết kế một khoảng không quá 0.2Hsp) thì trọng
lượng khối gia cố đỉnh (không phải tường đỉnh) thường lấy gấp 1.5 lần trọng lượng
khối phủ mái ngoài tương ứng.
IV. Cấu tạo công trình mái nghiêng:
1- Chiều dày lớp phủ mái phía biển:
Xác định theo công thức
1/ 3
δf = NlCf ⎛⎜ G ⎞⎟ (5-25)
⎜γ ⎟
⎝ B⎠
Trong đó:
δf- chiều dày khối phủ, m.
Nl- số lớp khối phủ.

? 141
?
Cf- hệ số lấy theo bảng 5-8.
G- trọng lượng một khối phủ (T).
γB- trọng lượng riêng (trên khô) của vật liệu khối phủ (T/m3).
Bảng 5-8: Hệ số Cf khi tính chiều dày khối phủ
Loại khối Cấu tạo Cf N(%) Ghi chú
Đá hộc Đổ 2 lớp 1.0 40
Tetrapod Xếp 2 lớp 1.0 50
1.2 60 Xếp không qui tắc
Dolos Xếp 2 lớp
1.1 60 Xếp có qui tắc
Đá hộc Xếp đứng 1 lớp 1.3÷1.4

2- Số lượng khối bê tông phủ mái:


γB 2 / 3
NK = F.Nl.C.(1-n).( ) (5-26)
G
Trong đó:
NK- số lượng khối phủ (chiếc)
F- diện tích trung bình lớp phủ mái, tính vuông góc với độ dày (m2).
Nl- số lớp khối phủ.
n- hệ số độ rỗng (%), tra bảng 5-8.
3- Đá lót dưới lớp phủ mái, lõi đê và lớp đệm:
Lớp đá lót ngay dưới lớp phủ mái cần đảm bảo kích thước để không bị sóng moi
qua khe giữa các khối phủ và gây sụt lún cho lớp phủ khi đê làm việc. Còn trong giai
đoạn thi công, cần đảm bảo điều kiện ổn định, không bị sóng cuốn đi khi không có
khối phủ che chở.
Thông thường, trọng lượng viên đá lớp lót lấy bằng 1/10÷1/20 trọng lượng khối phủ
ngoài. Chiều dày lớp lót lấy bằng 2 lần đường kính viên đá lót, hoặc tính theo (5-24).
Lõi đê thường dùng đá hộc có khối lượng 10÷100 kg. Mép đáy phía biển có thể bị
xói dưới tác dụng của sóng. Những khối phủ mái và đá hộc lớn của lăng thể chân mái
cũng cần đạt trên mặt lớp đá đệm (loại có khối lượng 10÷100 kg), độ dày lớp đệm
cũng không nhỏ hơn chiều dày lớp chống xói đáy (xem hình 5-15a).
4- Lớp gia cố đáy:
Dọc chân đê mái nghiêng, nếu đáy biển dễ xói thì cần bố trí sân gia cố đáy. Chiều
rộng gia cố đáy lấy bằng 1/4 chiều dài sóng ở phía đầu đê và ở mái phía chịu tác dụng
sóng lớn.
Ở những phần khác lấy bằng 2,0m. Khối lượng hòn đá gia cố tính theo điều kiện ổn
định của nó dưới tác dụng của sóng, theo bảng 5-9.
Bảng 5-9: Khối lượng hòn đá gia cố đáy.
Umax (m/s) 2.0 3.0 4.0 5.0
M (kg) 40 80 140 200

? 142
?
Trong đó:
Umax- lưu tốc đáy cực đại của dòng sóng xuất hiện trước đê, xác định như sau:
- Trường hợp sóng đứng
2 πH s5%
Umax = (5-17)
πL s ⎛ 4 πh ⎞
sh⎜⎜ ⎟⎟
g ⎝ Ls ⎠

- Trường hợp sóng vỡ xa:


Umax =0.33 g(H s5% + h ) (5-28)

- Trường hợp sóng vỡ gần:


πH s5%
Umax = (5-29)
πL s ⎛ 4πh ⎞
sh⎜⎜ ⎟⎟
g ⎝ s ⎠
L
Trong đó:
h- chiều sâu nước tại vị trí có hòn đá gia cố.
Ls- chiều dài sóng.
Hs5%- chiều cao sóng ứng với mức đảm bảo p = 5%.
V. Tính ổn định công trình mái nghiêng:
1- Đối với khối tường đỉnh:
- Áp lực sóng tác dụng lên khối tường đỉnh (hoặc khối bê tông phủ đỉnh) xác định
theo phương pháp như đối với công trình tường đứng.
- Nếu trước tường, mái chỉ phủ đá hoặc một lớp khối hình vuông thì có thể không
xét đén tác dụng chiết giảm sóng của các khối đá đối với tường.
- Khi các khối phủ nhô cao hơn đỉnh tường và ở vai có 2 hàng, 2 lớp khối tetrapod
hoặc dolos, áp lực sóng đối với tường (áp lực ngang và áp lực đẩy nổi) có thể nhân với
hệ số chiết giảm bằng 0.60.
Tiến hành kiểm tra ổn định lật, trượt của khối tường theo các phương pháp như đối
với công trình dạng tường đứng.
2- Ổn định của đê và nền:
- Ổn định của công trình có mái nghiêng trên nền không phải đã được kiểm tra theo
phương pháp trượt cung tròn. Trường hợp có lớp kẹp đất yếu thì phải tính theo phương
pháp mặt trượt gãy khúc (mặt trượt phức hợp).
- Phương pháp gia cố nền đất yếu cho công trình mái nghiêng, thường sử dụng lớp
đệm cát thóat nước. Độ dày của lớp cát đệm từ 1÷2m. Chiều rộng lớp đệm cát phải
rộng hơn đáy đê. Khi lớp đất yếu tương đối dày, cần bố trí thóat nước đứng bằng giếng
cát. Trường hợp chiều dày lớp đất yếu tương đối nhỏ, có thể dùng phương pháp đổ đá
hộc để ép trồi bùn ra khỏi phạm vi đáy đê.

? 143
?
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Tuyến chỉnh trị của sông là gì ? Đề giữ ổn định bờ sông theo tuyến chỉnh trị thì
cần sử dụng các loại công trình nào ?
2. Nêu cách bố trí chung đập mỏ hàn và công thức xác định các thông số cơ bản
của đập ?
3. Nêu tác dụng của mỏ hàn mền ? Vẽ sơ đồ và nêu công thức tính toán các thông
số cơ bản của các dạng mỏ hàn mền ?
4. Nêu các dạng phá hoại đối với bờ biển và các loại công trình bảo vệ bờ biển, so
sánh các công trình tương ứng để bảo vệ bờ sông ?
5. Trình bày phương pháp bố trí các loại công trình giảm sóng, giữu b….
6. Nêu các nội dung cơ bản khi thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng từng đứng
trọng lực ?
7. Vẽ sơ đồ trình bày phương pháp xác định chiều sâu cọc cừ theo điều kiện ổn
định?
8. Nêu các dạng mặt cắt đê có mái nghiêng và cấu tạo của công tình mái nghiêng?

? 144
?
CHƯƠNG VI: GIA CỐ, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ ĐÊ

6-1. Khái quát


Đê điều Việt Nam được hình thành từ đầu Công nguyên, trải qua nhiều thời đại, con
đê Việt Nam trở thành hệ thống với chiều dài tổng cộng vào khoảng 8000 Km, trong
đó khoảng 5600 Km đê sông và 2400 Km đê biển. Với quá trình lịch sử như vậy, đê
luôn được tôn cao, đắp dày, mở rộng để đáp ứng được nhiệm vụ ngăn lũ, bảo vệ nhân
dân và tài sản cho các địa phương.
Khác với các công trình thủy lợi ngăn nước khác, đê được đắp trải dài trên nền trầm
tích ven theo các dòng sông, bằng công sức và kinh nghiệm, kỹ thuật thô sơ của nhân
dân. Đê luôn luôn chứa nhiều ẩn họa khó lường như khe rãnh ngầm, lòng sông cũ, tổ
mối, hang động vật, hố móng cũ, hầm lò cũ, ao hồ cũ, giếng cũ, nền và móng nhà cũ,
nền đê là khối đất đắp hoặc đất san lấp... Chính vì vậy, trong suốt lịch sử của mình,
nhân dân ta luôn luôn đặt lên hàng đầu công tác hộ đê, phòng lụt, xử lý sự cố đê điều
với phương châm chiến lược của quốc gia là " Thủy, hoả, đạo tặc".
Những đoạn đê đã từng xảy ra sự cố nhưng chưa xử lý triệt để, những đoạn đê còn
có khuyết tật, ẩn họa chưa đảm bảo an toàn phòng chống lũ thì cần được tiến hành gia
cố.
Những tuyến đê, đoạn đê dang sử dụng, nhưng không đảm bảo điều kiện dòng chảy
thoát lũ hoặc chất lượng không đảm bảo an toàn thì có thể phải tiến hành cải tạo lại.
Đối với công trình đê, mọi hư hỏng của thân đê, hoặc nền đê, đe doạ trực tiếp đến
sự an toàn của đê đang ngăn nước trong mùa lũ, dẫn đến nguy cơ vỡ đê, đều được coi
là sự cố. Xử lý sự cố đê điều là giải pháp tình thế, ứng cứu, không chỉ yêu cầu biện
pháp kỹ thuật đúng đắn, mà còn đòi hỏi công tác dự phòng, chuẩn bị nhân lực, vật tư,
thiết bị, năng lực tổ chức, chỉ huy thực hiện xử lý sự cố thắng lợi.
Trong chương này, các vấn đề chính về gia cố, cải tạo, tôn cao, mở rộng và xử lý sự
cố đê điều được trình bày chung cho cả đê sông và đê biển. Tuy nhiên, cần chú ý đến
một số đặc điểm riêng của đê biển như: Sóng là tải trọng chủ yếu và tác động thường
xuyên lên đê biển. Vì vậy khác với đê sông hư hỏng phổ biến là do biến dạng thấm
mạch đùn mạch sủi gây ra, đối với đê biển hư hỏng phổ biến là xói lở do sóng biển gây
ra. Đê sông chỉ làm việc trong thời gian ngăn lũ khi có lũ lớn, nhưng có khi 5 năm đến
10 năm mới có 1 trận lũ lớn. Còn đê biển thường xuyên phải ngăn nước chống sóng
biển...

? 145
?
Phía biển
Phía đát

Đê mái nghiêng

Phía biển
Phía đát

Đê tường đứng phía biển

Hình 6-1: Mặt cắt điển hình của đê biển.

Hình 6-2: Các kiểu hư hỏng của đê biển.


6-2. Gia cố đê
Thông qua kiểm tra đánh giá chất lượng, những đoạn đê đã từng xảy ra sự cố nhưng
chưa xử lý triệt để, những đoạn đê còn có khuyết tật, ẩn họa chưa đảm bảo an toàn
phòng chống lũ thì cần được tiến hành gia cố.

? 146
?
Khi kiểm tra, đánh giá hiện trạng mức độ an toàn của đê cần so sánh, đối chiếu với
tiêu chuẩn thiết kế, làm rõ các nội dung khiếm khuyết, vị trí, tính chất, mức độ và
nguyên nhân gây ra mất ổn định chống trượt, ổn định thấm, ẩn họa bên trong thân đê.
Cần khảo sát, thu thập tài liệu đã có về địa hình, địa chất, hồ sơ thiết kế - thi công, hoàn
công, tài liệu quan trắc diễn biến công trình, thăm dò ẩn họa.
Khi thiết kế gia cố đê, cần căn cứ vào đặc điểm, nội dung những vấn đề tồn tại của
từng đoạn đê để lựa chọn các biện pháp gia cố thích hợp và có tính khả thi cao. Thông
qua tính toán kiểm tra ổn định mái dốc, ổn định chống đẩy bục tầng phủ, ổn định thấm,
và thông qua tính toán so sánh kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn phương án hợp lý nhất.
I- Đào đắp lại những chỗ sạt trượt cục bộ:
Khi xảy ra sạt trượt cục bộ, nếu xác định nguyên nhân là do chất lượng đắp đê
không đảm bảo, thì có thể đào hết khối đất trượt, đắp lại, đầm chặt, khôi phục lại mặt
cắt cũ, hoặc đắp theo mặt cắt thiết kế mới có độ dốc mái và cơ đê phù hợp.
II- San lấp ao hồ ở khu vực ven đê:
Ao hồ thùng đấu ở phía sông, đóng vai trò như "các cửa sổ thấm nước", làm giảm
hoặc cắt ngắn chiều dài tầng phủ phía sông, do đó làm tăng họat động của dòng thấm,
dễ gây ra biến hình thấm cho nền đê.
Ao hồ thùng đấu ở phía đồng làm mỏng tầng phủ, hoặc đục thủng tầng phủ, dễ phát
sinh mạch đùn, mạch sủi, bục đất gây ra các hư hỏng và sự cố đê điều.
Vì vậy, những đoạn đê có ao, hồ, thùng đấu, đầm lầy nằm sát chân đê có nguy cơ đe
doạ ổn định thân đê và ổn định tầng phủ nền đê thì cần phải đắp lấp lại.
III- Gia cố chống thấm thân đê:
Những đoạn đê đã bị thấm, rò rỉ ra mái, bị xói ngầm, bị mạch sủi thì đều phải xử lý
chống thấm.
Đối với thân đê, có thể sử dụng các biện pháp đắp tường nghiêng chống thấm, phụt
vữa tạo màng chống thấm, đào đắp chân khay chống thấm. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết
kế màng chống thấm cho thân đê thực hiện theo Qui trình kỹ thuật phụt vữa gia cố đê
14TCN-1-85; Tường nghiêng chống thấm thực hiện theo qui phạm thiết kế đập đất.
IV- Xử lý tổ mối:
Khi thân đê bị mối làm tổ, tạo thành các hang rỗng, các rãnh ngầm thì cần phải xử
lý gia cố.
Trường hợp đã khảo sát xác định được vị trí tổ mối chính và nhiều tổ mối phụ thì có
thể xử lý theo hai bước: Bước 1, khoan phụt thuốc diệt mối; bước 2, khoan phụt vữa
trực tiếp vào tổ chính và khoan phụt vữa theo mạng hố khoan kiểu toạ độ hoa mai vào
khu vực có nhiều tổ phụ.
Độ sâu hố khoan được xác định trên cơ sở độ sâu của tổ mối. Khoảng cách hố
khoan, áp lực phụt vữa được thiết kế theo Qui trình kỹ thuật phụt vữa gia cố đê 14TCN
-1-85. Vật liệu làm vữa là bột sét có trộn thêm phụ gia theo tỷ lệ 0,5 đến 1,0% vôi
hoặc xi măng.
Trường hợp không xác định được chính xác vị trí tổ mối, có thể sử dụng nhân lực
đào tìm tổ mối chính, tiến hành diệt mối đắp lấp tổ mối bằng đất á sét, với đất đắp
được san rải thành từng lớp đầm nện chặt.

? 147
?
V- Xử lý nứt đê:
Khi đê bị nứt, cần khảo sát, thăm dò, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến an toàn đê,
xác định nguyên nhân để lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp.
Trong trường hợp chỉ có vết nứt đơn lẻ, không hình thành cung trượt thì có thể xử
lý bàng cách đào hố đào hình nêm đến hết độ sâu nứt với bề rộng đáy tối thiểu 0,5 m,
đắp đất đầm chặt lại.
Trường hợp các vết nứt biểu hiện hình thành cung trượt, thì xử lý như với trường
hợp sạt trượt cục bộ.
Nếu các vết nứt nhiều và theo diện rộng, sâu hơn 1m, ngoài biện pháp đào ra đắp
lại, cần chú ý có thể sử dụng biện pháp xử lý bằng khoan phụt vữa gia cố.
Nếu đoạn đê bị nứt có mặt cắt thiết kế còn nhỏ hơn mặt cắt thiết kế tiêu chuẩn
tương ứng với cấp đê, cần chú ý có thể sử dụng biện pháp đắp áp trúc tường nghiêng
chống thấm, mở rộng mặt cắt đê. Nếu đê cao trên 6 m cần bố trí thêm cơ đê hạ lưu.
VI- Xử lý nền đê:
Để xử lý nền đê cần căn cứ vào cấp của đoạn đê, chiều cao đê, điều kiện địa chất
nền đê, yêu cầu phòng thấm và ổn định của đoạn đê để đề ra và lựa chọn được phương
án hợp lý về kỹ thuật và kinh tế.
1. Xử lý nền đê mềm yếu:
Trước hết cần khảo sát, xác định rõ loại đất nền mềm yếu thuộc loại nào trong các
loại: Đát sét mềm, đất bùn hữu cơ, đất than bùn, đất sét dễ tan rã, đất sét có tính trương
nở, đất cát hạt mịn xen lẫn bùn sét dễ bị hoá lỏng.
Các biện pháp xử lý gồm:
a) Rải lớp đệm để tăng nhanh cố kết thoát nước của đất nền:
Lớp đệm cấu tạo bằng vải địa kỹ thuật rải lót, tầng đệm cát dày 0,5 m đến 1,0 m,
tầng đệm đá dăm hoặc sỏi dày > 1 m. Biện pháp lớp đệm được dùng đối với đất nền là
đất sét mềm, đất bùn sét chiều dày lớn không thể bóc bỏ được.
b) Khối phản áp:
Khối phản áp nhằm đảm bảo ổn định khi đắp đê trên nền sét mềm, bùn sét, hoặc sét
trương nở. Chiêù cao và chiều rộng của khối phản áp xác định thông qua tính toán ổn
định.
c) Giếng cát, bấc thấm, dải thoát nước bằng chất dẻo:
Biện pháp này nhằm tăng nhanh cố kết thoát nước của đất nền là đất sét mềm, đất
bùn sét. Giếng cát có đường kính ống thép từ 20 cm đến 40 cm, được hạ theo phương
pháp rung, hoặc xói nước. Bấc thấm, dải thoát nước bằng chất dẻo dùng khi chiều dày
tầng đất yếu cần xử lý không lớn.
d) Khống chế tốc độ thi công đắp đất:
Biện pháp này nhằm tăng cố kết đất nền trong thời kỳ thi công, giảm lún, giảm nứt
khối đắp.
e) Đầm xung kích, đầm chấn động, dùng cọc nhồi:
Các biện pháp này nhằm gia cố nền đê là nền sét mềm, bùn sét, hoặc cát hạt nhỏ pha
bùn sét.

? 148
?
2. Xử lý nền đê thấm nước:
a- Trường hợp lớp đất thấm nước mạnh nằm sát mặt nền, có thể đào hào, tạo chân
khay chống thấm cho đê.
b- Trường hợp lớp đất thấm nước mạnh nằm sâu trong nền, có thể dùng biện pháp
sân phủ chống thấm.
c- Phụt vữa chống thấm cho nền thấm nước mạnh là cát thô, cuội sỏi. Vật liệu làm
màng chống thấm có thể là dung dịch vữa đất sét, vữa xi măng, xi măng thủy tinh
lỏng, dung dịch vữa sét ben-tô-nít.
3. Xử lý nền đê nhiều lớp đất yếu:
Nền đê là đất yếu nhiều lớp thường có cấu tạo địa chất phức tạp. Trong nền thường
có nhiều lớp đất yếu xen kẽ, có các thấu kính bùn sét hữu cơ, bùn cát hạt mịn chảy
lỏng xen kẹp. Tuy vậy có thể phân ra làm 2 loại dạng nền, với các biện pháp xử lý
chính như sau:
a) Xử lý nền đê nhiều lớp thuộc loại đất sét mềm, bùn sét:
Trong trường hợp này, tuy nền không thấm nước mạnh, nhưng vì khả năng chịu tải
của nền kém, dễ xảy ra lún, trượt vòng cung. Để xử lý, có thể sử dụng các biện pháp
đã nêu ở mục xử lý nền đê mềm yếu, trong đó biện pháp tầng phản áp phía đồng và
biện pháp giếng cát thoát nước tăng nhanh cố kết của đất nền là 2 biện pháp chính.
b) Xử lý nền đê nhiều lớp có tầng cát thấm mạnh:
Trong trường hợp nền đê có tầng cát thấm mạnh thông trực tiếp với sông, thường
xảy ra biến hình thấm như lỗ sủi, mạch sủi, bãi sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt.
Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp đã nêu ở mục xử lý nền đê mềm yếu, trong đó
biện pháp khối phản áp và giếng giảm áp phía đồng là những biện pháp chủ yếu.
* Tầng phản áp:
Theo "Qui phạm thiết kế công trình đê số 185 - TCXD (1998)" của Trung Quốc, độ
dày của tầng phản áp tại điểm tính toán thứ i sau chân đê phía đồng có thể xác định
theo công thức sau:
K . h i .ρ w − (G s − 1)(1 − n ). t i ρ n
Ti = (6-1)
ρ
Trong đó :
Ti : Độ dày của lớp phản áp tại điểm i sau chân đê.
hi : Cột nước áp lực dưới đáy tầng phủ ít thấm nước tương ứng với điểm i
theo phương thẳng đứng.
GS : Tỷ trọng hạt của đất tầng phủ.
n : Độ rỗng của đất tầng phủ.
t1 : Chiều dày tầng phủ tương ứng tại điểm i.
ρ : Khối kượng riêng của vật liệu tầng phản áp.
ρn : Khối lượng riêng của nước.
K : Hệ số an toàn. Đối với nền đê mạch sủi K=1,5; Đối với cát chảy K=2,0.

? 149
?
MNL
Thân đê Ti
Khối phản áp
Tầng phủ

Tầng cát thấm nước mạnh

Hình 6-3: Khối phản áp.


* Giếng giảm áp:

Giếng giảm áp có 2 loại: Giếng đào giảm áp, và giếng bơm.


- Giếng đào tự phun có cấu tạo như giếng nước ăn, họat động theo nguyên tắc tự
phun, nhưng phải có kết cấu lọc ngược để tránh xói ngầm và kết cấu chèn bịt kỹ thành
giếng để tránh đùn sủi ở mặt tiếp xúc của thành giếng. Thông thường, bố trí giếng
thành cụm, hoặc hệ thống kiểu hoa thị. Giếng đào có ưu điểm cấu tạo đơn giản, dễ thi
công, sử dụng được vật liệu địa phương, nhưng có nhược điểm là tự phun nên năng lực
hạ thấp áp lực thủy động lên đáy tầng phủ hạn chế, dễ bị tắc, họat động không đều.
Tính toán lưu lượng của giếng đào, tự phun, ổn định, không hoàn chỉnh theo công
thức của Cô-zen-ni:
K.a.S ⎡ r ⎛ Π.a ⎞⎤
Q = 2,73 ⎢1 + 5 o .Cos⎜ ⎟⎥ (6-2)
Lg
R⎣ a ⎝ 2.t ⎠⎦
ro
Trong đó:
rO : Bán kính của giếng.
K : Hệ số thấm của tầng cát.
R : Bán kính ảnh hưởng của giếng.
S : Độ hạ thấp cột áp tại giếng.
t : Chiều dày của tầng cát thấm nước mạnh.
a : Chiều sâu ngập của giếng vào tầng cát.

? 150
?
R

Đường đo áp của tầng


át
S
Mực nước tràn thành
iế

Đá
Tầng Cát
hủ
Sỏi
a
Tầng
át 2

Hình 6-4: Giếng đào giảm áp.


- Giếng bơm giảm áp cấu tạo bằng ống thép, có đầu lọc chống xói ngầm. Thường bố
trí giếng thành hệ thống gồm 1 hàng, 2 hàng hoặc nhiều hàng dọc theo chân đê phía
đồng. Mỗi giếng được nối với ống thu nước và nối vào máy bơm. Về mùa lũ, khi cần
giảm áp lực thủy động lên đáy tầng phủ, vận hành máy bơm, nước ngầm sẽ được bơm
xả vào khu vực qui định. Thi công hạ giếng bằng phương pháp khoan xoay kết hợp xói
nước đầu mũi khoan.
Giếng bơm có ưu điểm là chủ động thoát nước ngầm, giảm áp lực thủy động lên đáy
tầng phủ. Năng lực thoát nước ngầm và giảm áp cao hơn giếng tự chảy. Tuy nhiên có
nhược điểm là vốn đầu tư lớn, đòi hỏi thiết bị bơm và cấu tạo giếng phức tạp hơn.
Đối với giếng bơm ổn định, đơn lẻ, không hoàn thiện, có chiều sâu tầng cát thấm
nước mạnh lớn hơn chiều sâu vùng họat động của giếng, nước thấm vào chỉ qua thành
giếng, được xác định theo công thức:

Hình 6-5: Giếng bơm giảm áp.

? 151
?
2Kπ.S.a
Q= (6-3)
2a
Ln
ro
Trong đó:
a : Chiều sâu ngập của giếng vào tầng cát thấm nước mạnh.
S : Độ hạ thấp của mực nước trong giếng so với mực đo áp của dòng thấm
có áp trong tầng cát thấm nước mạnh.
K : Hệ số thấm của tầng cát thấm nước mạnh.
rO : Bán kính của giếng.
6-3. Cải tạo đê
Những tuyến đê, đoạn đê đang sử dụng, nhưng không đảm bảo điều kiện dòng chảy
thoát lũ hoặc chất lượng tuyến đê, đoạn đê không đảm bảo an toàn thì có thể phải tiến
hành cải tạo lại. Ví dụ như:
- Khoảng cách giữa hai tuyến đê quá hẹp hoặc hình thành eo thắt cục bộ, ảnh hưởng
đến việc thoát lũ.
- Dòng chủ lưu trong sông áp sát bờ, địa chất nền đê xấu, chân đê hoặc mái đê bị sạt
lở, dù có gia cố cũng khó giữ cho đê được an toàn.
- Hướng tuyến đê cũ không hợp lý, dòng chủ lưu thúc thẳng vào chân đê.
- Thân đê có nhiều ẩn họa, nứt nẻ nghiêm trọng, khó gia cố được an toàn hoặc gia
cố được nhưng giá thành quá cao.
- Thân đê bằng đất chiếm nhiều diện tích, không phù hợp với kiến trúc và mỹ quan
của thành phố (như đê ven nội thành Hà Nội).
Yêu cầu khi cải tạo:
+ Tuyến đê, đoạn đê cải tạo lại phải được thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật
xây dựng đê mới, phù hợp với qui họach tổng thể của tỉnh, thành phố.
+ Khi kết cấu mặt cắt của đoạn đê mới khác với đoạn đê cũ, cần thiết kế đoạn
chuyển tiếp giữa 2 đoạn và chú ý đảm bảo chất lượng đắp ở vị trí nối tiếp.
6-4. Tôn cao, mở rộng đê
Khi cao độ đỉnh đê thấp, mặt cắt đê chưa đủ yêu cầu cần thiết thì cần tiến hành thiết
kế tôn cao, mở rộng đê.
Phương án thiết kế tôn cao đê, mở rộng đê cần phải dựa trên tính toán mực nước
ngăn lũ, sóng, kiểm tra ổn định chống trượt, ổn định thấm, sức chịu tải của nền, đồng
thời tiến hành so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án để quyết định lựa chọn.
Đối với đoạn đê có bề rộng đã lớn hơn thiết kế có thể tôn cao bằng việc thiết kế con
trạch bằng đất với bề rộng lớn hơn 1 m hoặc thiết kế tường chống sóng trên đỉnh đê.
Khi mắt cắt ngang đê chưa đủ, có thể kết hợp biện pháp đắp áp trúc mái đê với tôn
cao đỉnh đê để đạt được mặt cắt thiết kế.
Khi thiết kế tôn cao, mở rộng đê, đối với vị trí nối tiếp giữa công trình xuyên đê với
thân đê cần chú ý thiết kế riêng một cách phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về ổn định, và
phòng thấm tiếp xúc.

? 152
?
6-5. Xử lý sự cố đê trong mùa lũ
Trong mùa mưa lũ, đê làm nhiệm vụ ngăn nước, bảo vệ người và tài sản cho các địa
phương không bị ngập lụt. Các đoạn đê có thể bị hư hỏng sự cố với nguyên nhân và
mức độ khác nhau. Nguyên tắc chung xử lý sự cố đê là: Trước hết cần xác định rõ
nguyên nhân, tiếp theo là xác định rõ mức độ, chọn biện pháp phù hợp có hiệu quả, và
phải xử lý kịp thời, không để hiện tượng hư hỏng phát triển theo chiều hướng xấu, đe
doạ đến an toàn đê.
I- Sạt lở mái đê phía sông:
1. Mái đê bị xói lở do sóng vỗ:
Biện pháp chủ yếu là hạn chế tác động trực tiếp của sóng vào mái đê, đắp lấp lại các
chỗ sạt lở.
Tùy theo mức độ sạt lở, các biện pháp thường được sử dụng là: Thả và neo buộc
giằng các bó cành cây nửa nổi nửa chìm để ngăn tác động của sóng vỗ trực tiếp vào
mái. Xếp các bao tải đất lấp chỗ sạt lở. Thả rồng đá, rồng đất để đắp vào chỗ bị sạt lở.
2. Mái đê bị xói lở do dòng chảy xiết thúc vào mái và chân đê:
Ở những đoạn sông cong gấp khúc, dòng chảy lũ thường áp sát và húc vào phía bờ
lõm. Khi đê giáp sông, dòng chảy có thể thúc thẳng vào làm cho mái đê phía sông bị
xói lở. Tốc độ và phạm vi xói lở phát triển rất nhanh, vì vậy phải tập trung xử lý nhanh
chóng kịp thời.
Nguyên tắc xử lý là:
- Giảm tốc độ nước chảy và lái dòng chảy chính ra xa bờ.
- Củng cố chân đê và chống xói lở hàm ếch dễ gây ra trượt mái đê qui mô lớn
và nhanh chóng.
- Chống sạt lở thêm chỗ đang lở.
- Gia cố chân đê to hơn và chắc hơn.
Các biện pháp thường được sử dụng bao gồm:
+ Thả rồng đá hoặc rồng đất để củng cố chân đê và mái đê phía sông. Rồng đá, rồng
đất có đường kính từ 0,6 m đến 0,8 m, chiều dài từ 5 m đến 12 m, thậm chí có thể dài
đến 20 m.
+ Thả các cụm cây, cây to vào khu vực nước xoáy để giảm tốc độ dòng chảy. Có
thể ghép 4 đến 5 cây tre tươi cả gốc, rễ, cành lá thành cụm. Mỗi cụm cây có thể buộc
chặt với một rọ đá hộc có thể tích từ 0,2 m3 đến 0,5 m3. Các cụm cây được thả theo
hình hoa thị, với khoảng cách giữa các cụm từ 3 đến 5 m. Loại cây dùng để thả là các
cây có tán rộng, cành không giòn như tre, nhãn, bưởi, vải, duối. Không dùng các cây
như phi lao, gạo vì tán hẹp, cành giòn.
+ Thả bao tải đất, đắp mở rộng, giật cấp chân đê phía sông để gia cố chân đê to hơn,
chắc hơn.
+ Trong lũ, cũng như tiếp tục sau lũ có thể thực hiện biện pháp mỏ hàn cứng hoặc
mỏ hàn mềm để chủ động đẩy dòng chủ lưu ra xa. Tuy nhiên, để ứng cứu tình huống
trong lũ, thường khó thực hiện được biện pháp mỏ hàn, vì mất nhiều thời gian chuẩn
bị, thi công gặp nhiều khó khăn.

? 153
?
3. Mái đê bị sạt trượt do lũ rút nhanh:
Khi lũ sông rút nhanh, dòng thấm trong thân đê thấm trở lại phía sông do đó dễ gây
trượt mái đê phía sông. Có thể kiểm tra, đánh giá khả năng xảy ra bằng các dấu hiệu:
Mái dốc đê phía sông không đủ thoải, đất đắp đê có tính trương nở tan rã khi ngâm
nước, cường suất hạ thấp mực nước lũ lớn hơn 0.5 m/ ngày đêm.
Trước hết, để tránh sạt lở xảy ra, cần tránh chất tải nặng, đi lại làm sũng đất, gây
rung động trên đỉnh đê phía sông.
Có thể xử lý bằng biện pháp: Hộ chân đê phía sông bằng rồng đá, rồng đất, rọ đá,
bao tải đất, đồng thời đắp lấp chỗ sạt lở, đắp áp trúc mái thượng lưu có bề rộng cơ từ 2
m đến 4 m, đất đắp là đất sét, á sét ít thấm nước.
II- Sạt lở mái đê phía đồng:
Sạt lở mái đê phía đồng thường diễn biến theo 3 giai đoạn như sau:
- Mái đê bị nứt, và hình thành cụm vết nứt, hệ thống vết nứt.
- Mái đê bị sệ.
- Mái đê bị sạt, trượt vòng cung.
Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa như sau:
1. Mái đê bị sạt trượt do mái đắp quá dốc:
Thân đê thường xuyên phơi khô, nhưng về mùa mưa lũ, nước mưa làm đất ướt, chỉ
tiêu cơ lý của đất giảm, hơn nữa dòng thấm qua thân đê phát triển, lực thấm có tác
dụng làm giảm tính ổn định của mái dốc hạ lưu, trong điều kiện ấy, nếu mái quá dốc sẽ
bị sạt trượt.
- Trước hết cần làm rãnh hoặc máng đón và thoát nước thấm ra khỏi chân đê để cho
mái đê khô ráo không bị lầy hoá.
- Nếu nền đê tốt, có thể xử lý đắp áp trúc với mái dốc đủ thoải, cộng với cơ đê rộng
từ 3 m đến 5 m, đất đắp là đất sạn sỏi hoặc á cát thoát nước tốt.
- Nếu nền đê là đất xấu, hoặc có ao, hồ, thùng, đấu sau chân đê, trước hết cần san
lấp ao, hồ, thùng, đấu, sau đó đắp áp trúc với mái đủ thoải cần thiết, đồng thời đắp
thêm khối phản áp phía đồng. Chiều cao và chiều dài khối phản áp xác định theo điều
kiện đảm bảo hệ số an toàn của cung trượt có Kminmin.
2. Bố trí đât đắp trên mặt cắt đê không hợp lý, phía sông đắp bằng đất dễ thoát
nước, phía đồng đắp bằng đất ít thấm nước:
Trong điều kiện nêu trên, đường bão hòa thấm trong thân đê sẽ dâng cao hơn bình
thường. Nếu mái đê phía đồng bị sạt trượt, trước hết cần làm rãnh hoặc máng đón và
thoát nước thấm ra khỏi chân đê để cho mái đê khô ráo không bị lầy hoá. Sau đó đào
bỏ khối đất đã bị trượt, đắp lại bằng đất dễ thoát nước thấm như đất sạn, đất pha cát.
3. Thấm, thẩm lậu, rò rỉ qua thân đê:
Trong điều kiện đất đắp thân đê được đầm nện tương đối đồng đều, môi trường đất
trong thân đê không có lỗ hổng, khuyết tật thì dòng thấm qua thân đê là dòng thấm
bình thường tuân theo các qui luật thấm đã biết.
Nhưng nếu thân đê được đắp kiểu "kê ba chồng đấu", có các lỗ hổng, khuyết tật do
nứt nẻ, do các lỗ chuột, hang cầy, thì thấm qua thân đê sẽ không tuân theo qui luật
thấm thông thường. Tùy theo mức độ rỗng, lỗ hổng trong thân đê, mà nước có thể

? 154
?
thấm, hay chảy thành mạch với các mức độ khác nhau. Nếu thấm chảy nhiều hơn mức
thông thường thì đó là hiện tượng thẩm lậu. Nếu nước chảy theo kiểu mạch lươn, tức
là chảy qua các kễ hổng liên thông, tạo thành các mạch nước thoát ra tập trung, thậm
chí tạo thành vòi nước thì đó là hiện tượng rò rỉ. Do thẩm lậu, do rò rỉ, đất trong thân
đê có thể bị xói ngầm làm cho nước thấm thoát ra đục, moi rỗng thân đê.
Nguyên tắc xử lý trong các trường hợp này là:
- Làm giảm thẩm lậu, rò rỉ bằng cách đắp áp trúc đất sét ít thấm nước ở mái đê
thượng lưu. Vì phải đắp đất trong nước, nên đòi hỏi đất đắp phải là đất sét nặng và
phải tập trung đắp nhanh.
- Thoát nước thẩm lậu, rò rỉ ra ra ngoài chân đê bằng các máng đón và dẫn nước ra
ngoài, hoặc có thể làm hệ thống rãnh lọc thoát nước. Rãnh lọc thoát nước có thể bố trí
theo kiểu rãnh dọc phối hợp với rãnh ngang, các rãnh đơn hình chữ T, chữ Y, hoặc
hình cây.
- Đắp áp trúc mái hạ lưu tạo cơ có bề rộng từ 3 m đến 5 m và mái đê hạ lưu đủ thoải
bằng đất dăm sạn hoặc đất á cát dễ thoát nước.
III- Rò rỉ, sập tổ mối:
Nếu đê có tổ mối, nước rò rỉ thoát ra mang theo các mảnh đất nhỏ màu hung thẫm,
có điểm trắng. Tổ mối có lõi cấu tạo nhiều ngăn bằng đất màu hung thẫm có điểm
trắng. Tổ hình bán nguyệt, đường kính dài khoảng 1 m đến 2m, thậm chí đến 3 m. đỉnh
vòm tổ mối có khi chỉ cách mặt đất từ 0,5 m đến 1 m.
Sự cố tổ mối rất nguy hiểm, có thể diễn ra theo 2 khuynh hướng:
- Nước rò rỉ qua các đường dẫn mối vào và các đường dẫn mối ra. Mức độ rò rỉ
càng ngày càng gia tăng cuốn theo đất cát rồi gây ra sập tổ, gây nên sự cố vỡ đê.
- Cũng có khi không thấy dấu hiệu rò rỉ cuốn theo các vụn đất nhỏ màu hung thẫm,
có điểm trắng của lõi tổ mối, nước trong tổ mối càng ngày càng dâng cao ép không khí
lên vòm tổ, làm cho tổ mối đột ngột bị vỡ sập xuống, gây nên sự cố vỡ đê.
Để tránh sự cố tổ mối xảy ra, nếu phát hiện thấy nước rỉ tổ mối, tiến hành làm khối
lọc thoát nước hoặc rãnh lọc thoát nước, kết hợp làm máng dẫn nước ra khỏi chân đê.
Mặt khác, dùng thuốn sắt đường kính từ 14 mm đến 20 mm để thuốn sâu từ 1m đến
2m tạo các lỗ cho không khí trong tổ mối thoát ra.
Nếu phát hiện được vị trí tổ mối chính xác, cần nhanh chóng tiến hành khoan phụt
vữa xi măng để bịt tổ mối. Ngoài ra cũng cần dự trữ một khối lượng cần thiết các vật
liệu như đất, đá hộc, rọ thép, lưới thép, cọc tre, tre cây, bao tải để đề phòng ứng cứu
khi xảy ra sự cố tổ mối.
Sau mùa lũ cần khảo sát điều tra mối đầy đủ và tiến hành xử lý diệt mối triệt để, xử
lý bịt lấp tổ mối và gia cố đoạn đê có tổ mối.
IV- Lỗ sủi, mạch sủi, mạch đùn bục đất, giếng phụt:
Lỗ sủi, mạch sửi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt là hậu quả với diễn biến và mức độ
khác nhau, gây ra bởi tác động thủy lực của dòng thấm có áp trong tầng bùn cát của
nền đê, làm cho tầng phủ ít thấm nước phia trên bị chọc thủng, cuốn theo bùn cát lên
mặt nền.
Trong mùa lũ, có thể dựa vào kinh nghiệm sau đây để tìm và phát hiện ra mạch sủi:

? 155
?
- Kiểm tra kỹ ruộng trũng, thùng đấu, ao, hồ, kênh mương là những chỗ khuyết tật
của tầng phủ chân đê phía đồng, làm cho tầng phủ mỏng đi, dễ bị tác động thủy lực
của dòng thấm có áp trong tầng bùn cát nền đê đục thủng.
- Nhũng chỗ nào có chòm lúa, đám cỏ xanh tốt hơn bình thường là nơi dễ có mạch
sủi, mạch đùn xảy ra.
- Khi diễn biến mạch sủi, có thể nhìn thấy nước sủi tăm liên tục, hoặc có thể thấy
hiện tượng vòi nước có cát chảy. Nếu lội xuống, rà chân có thể cảm thấy rõ dòng nước
chảy ra mát hơn bình thường.
Nguyên tắc xử lý:
- Giảm cột nước chênh lệch thượng hạ lưu bằng giếng quây, bờ quây kết hợp có
máng đón và dẫn nước tràn ra ngoài.
- Giảm áp lực thủy động của dòng thấm có áp bằng hình thức giếng giảm áp.
- Lọc và thoát nước thấm, ngăn không cho cốt đất trong nền thoát ra.
- Làm khối phản áp hoặc tầng gia trọng ở chân đê phía đồng để chống lại tác dụng
đẩy bục tầng phủ của dòng thấm có áp dưới nền.
Một số biện pháp thường được áp dụng:
a) Giếng quây lọc ngược, giảm cột nước chênh lệch:
+ Khi có lỗ sủi nhỏ, có thể dùng thùng phuy bỏ đáy để làm giếng quây, bên trong đổ
cát, sỏi, đá dăm, đá hộc làm tầng lọc ngược, mực nước trong thùng dâng lên được tháo
ra ngoài nhờ một máng nước nhỏ. Như vậy giếng quây có tác dụng nâng cao mực
nước thế năng ở hạ lưu, do đó chống được một phần cột áp thủy lực của dòng thấm có
áp. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp lỗ sủi, và mang tính chất
giảm nhẹ, đề phòng, khi qui mô đùn sủi chưa phát triển và mở rộng.
+ Khi biến hình thấm có qui mô lớn hơn, như mạch sủi, vòi nước, có thể đắp giếng
quây lọc ngược. Thành giếng được đắp bằng bao tải đất, đất thịt hoặc bằng cọc tre
quây tròn kết hợp đắp đất. Bên trong giếng, để giảm tốc độ nước chảy đùn lên, cần đặt
phên rơm, vải lọc địa kỹ thuật, chặn đá hộc, sau đó đổ cát, sỏi, đá dăm lọc. Trên thành
giếng, bắc máng nước để dẫn nước tràn thoát ra ngoài, tránh gây lầy lội, xói lở đất nền
(hình 6-6).

Hình 6-6: Giếng quây lọc ngược giảm cột nước chênh lệch.

? 156
?
b) Xử lý giếng đùn, giếng phụt:
Các giếng nước ăn của nhân dân ven đê phia đồng đã làm mỏng hoặc đục thông
tầng phủ, nên dễ bị đùn bùn cát tràn lên khỏi thành giếng.
Những chỗ mạch sủi phát triển mạnh, kéo theo nhiều bùn cát ra ngoài tạo thành
giếng sâu cũng được gọi là giếng đùn. Các hố khoan địa chất không được lấp kỹ, do áp
lực lớn của dòng thấm có áp trong nền, đã đẩy phụt nước, bùn cát lên, gọi là giếng
phụt.
Xử lý giếng đùn, giếng phụt cũng theo nguyên tắc làm giảm chênh lệch cột nước,
tăng thêm gia trọng, lọc ngược, dẫn tháo nước ra ngoài tránh gây lầy lội, xói lở đất
nền.
Đói với các hố khoan địa chất bị đẩy phụt, cần phải bịt lỗ khoan lại bằng đóng cọc
gỗ hoặc cọc bê tông cốt thép tiết diện 20x20 cm đến 30x30 cm.

a - Xử lý giếng đùn, giếng phụt; b - Xử lý bãi sủi


Hình 6-7: Xử lý giếng đùn, giếng phụt, bãi sủi
c) Xử lý bãi sủi:
Mạch sủi xảy ra trên diện tích rộng trở thành bãi sủi. Xử lý bãi sủi cũng theo
nguyên tắc làm giảm chênh lệch cột nước, tăng thêm gia trọng, lọc ngược, dẫn tháo
nước ra ngoài tránh gây lầy lội, xói lở đất nền.
Biện pháp thường được sử dụng là đắp bờ bao, có thể rải vải lọc địa kỹ thuật, hoặc
phên rơm, chặn đá hộc, đổ cát sỏi, đá dăm, đá hộc theo từng lớp lọc ngược.
V- Nước lũ tràn đỉnh đê:
Trong những trường hợp: đê có cao trình thấp, đê bị lún làm giảm cao trình đỉnh,
những đoạn đê có đường giao thông nông thôn đi qua, hoặc do lũ cực hạn vượt quá
mức nước thiết kế, có thể xảy ra nước lũ tràn qua đê.
Biện pháp thường được sử dụng là đắp con trạch theo các hình thức sau:
- Con trạch đắp bằng đất, bao tải đất, bao tải cát.
- Con trạch có các bó cành cây và cọc ghim để chống sóng, phía sau đắp bằng đất,
bao tải đất, bao tải cát.

? 157
?
- Con trạch có cọc và ván gỗ chống sóng, phía sau đắp bằng đất, bao tải đất, bao tải
cát.
- Con trạch đắp đất giữa 2 hàng ván cọc.
VI- Xử lý hư hỏng cống qua đê:
1. Rò rỉ theo mặt tiếp xúc của các công trình xuyên đê:
Các công trình xuyên đê thường là cống lộ thiên, cống ngầm, thậm chí là các hầm
hố, lô cốt cũ.
Do khe hở ở mặt tiếp giáp, do xói ngầm tiếp xúc xảy ra lặp đi lặp lại mà có thể dẫn
đến rò rỉ theo mặt tiếp xúc của các công trình xuyên đê, với mức độ càng ngày càng
gia tăng theo thời gian ngăn lũ.
Việc xử lý rò rỉ theo theo mặt tiếp xúc của các công trình xuyên đê, trong mùa lũ
thường theo các biện pháp sau:
- Đắp áp trúc mái đê phía sông bằng đất sét, lấp bịt lỗ rò rỉ.
- Làm các khối lọc thoát nước, hoặc rãnh lọc thoát nước, máng đón và dẫn nước rò
rỉ ra khỏi chân đê.
- Tiến nhành đắp áp trúc chân đê bằng đất thoát nước tốt.
- Sau mùa lũ, phải sửa chữa kịp thời bằng việc đào mở phần công trình ở mái đê
phía sông để đắp chống thấm, khoan phụt vữa chống thấm.
2. Bục trần cống:
Hiện tượng bục, thủng trần cống thường xảy ra đối với cống bằng gạch, cống vòm
đã xây lâu năm.
Để xử lý sự cố này, có thể thả khung thép, lưới thép có kích thước lớn hơn gấp 2
đến 3 lần kích thước lỗ bục. Tiếp theo thả các bó cành tre, phên tre rơm rạ để lưới thép
giữ lại cản dòng chảy, giảm lưu tốc. Tiếp đến thả bao tải đất để chặn và bịt cống.
3. Các hư hỏng khác của cống:
Sau đây nêu ra một số hư hỏng thường gặp:
- Kẹt cửa van, không đóng khít được.
- Gãy phai, bục cửa van.
- Nứt và rò rỉ thân cống, tường cánh.
- Hỏng khớp nối.
- Sủi đùn sau cống.
Các hư hỏng khác của cống có nhiều loại. Tùy theo loại hư hỏng, nguyên nhân, mức
độ hư hỏng mà đề ra các biện pháp xử lý phù hợp, có hiệu quả.
VII- Hàn khẩu đê:
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, đê điều đã đóng vai trò trọng yếu trong việc ngăn
nước lũ bảo vệ người và tài sản cho các địa phương. Tuy nhiên ở thời kỳ nào cũng có
sự cố vỡ đê. Đến nay, nguy cơ vỡ đê vẫn còn tiềm ẩn, không thể chủ quan được.
Khi đê vỡ, diễn biến theo chiều hướng xấu, qui mô, mức độ nghiêm trọng gia tăng
một cách nhanh chóng.
Có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Lúc đầu chỗ vỡ với bề rộng nhỏ, tốc độ và
lưu lượng chảy qua nhỏ. Giai đoạn 2: Sau đó, dòng chảy phá rộng chỗ vỡ theo cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, làm cho miệng vỡ tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn 3: Nếu không

? 158
?
ngăn chặn kịp thời, bề rộng vỡ đê có thể lên đến 30 đến 40 m hoặc hơn nữa, chiều sâu
hố xói có thể lên đến 20 đến 30 m, lưu tốc dòng chảy có thể đến hơn 10 m/s và lưu
lượng đạt đến hàng trăm m3/s.
Hàn khẩu đê là công tác cấp cứu đê, đòi hỏi phải hết sức nhanh chóng, liên tục và
kiên quyết, trên cơ sở tận dụng mọi khả năng về sức người, vật tư, trang thiết bị hiện
có. Dưới đây là một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu tương ứng theo qui mô đê vỡ ở
từng giai đoạn:
Khi chiều sâu nước còn nhỏ hơn 0,8 m, bề rộng cửa vỡ còn nhỏ hơn 10 m. Có thể
dùng cọc tre, phên tre, bó rào, bao tải đất, rọ đá... để chặn dòng chảy.
Khi chiều sâu nước đã lớn hơn 0,8 m đến 1,5 m. Cần phải thả rồng tre, rồng đất,
rồng đá, rọ đá, lưới thép, đồng thời phải cắm cọc tre, cọc gỗ kè chắc 2 đầu miệng vỡ
không cho dòng lũ phá rộng thêm, mới có thể ngăn được. Theo kinh nghiệm, rồng tre
đường kính 0,6 m dài 8 m có thể chịu được lưu tốc 4 m/s. Rồng đá, rọ đá 2 m3 có thể
chịu được lưu tốc 6 m/s.
Khi chiều sâu nước đã lớn hơn 1,5 m, lưu tốc đã lớn hơn 6 m/s cần phải dùng đến
biện pháp đánh đắm thuyền chở đầy đá và rọ đá, kết hợp với biện pháp thả rồng tre,
rồng đất, rồng đá, rọ đá, lưới thép, cắm cọc gỗ, cọc tre, kè chắc 2 đầu cửa vỡ mới có
thể chặn miệng đê vỡ được.

Hình 6-8: Xử lý hàn khẩu đê.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6

1. Trình bày mục đích và các nội dung cơ bản của công tác gia cố đê ?
2. Trình bày nguyên tắc và trình tự xử lý các sự cố đê trong mùa lũ (sạt mái đê phía
sông, phía đồng, rò rỉ, tổ mối, lỗ sủi, mạch sủi …) ?
3. Nêu các dạng hư hỏng cống qua đê và phương pháp xử lý ?
4. Trình bày nguyên tắc và trình tự xử lý hàn khẩu đê vỡ ?

? 159
?
TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Cảnh Thái. Đồ án môn học
Thủy công. NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2004
02. Công trình thủy lợi. Các quy đinh chủ yếu về thiết kế. TCXDVN 285-2002
03. Vũ Uyển Dĩnh: Thủy động lực vùng bờ biển. Bài giảng chuyên đề sau đại
học “Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo” - Đại học Thủy Lợi 2000.
04. Phạm Văn Giáp, Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Hữu Đẩu, Đinh Đình
Trường: Bể cảng và đê chắn sóng. NXB Xây dựng - Hà Nội 2000.
05. Lương Phương Hậu: Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo. Tập bài giảng
chuyên đề sau đại học. Đại học Thủy lợi 2000.
06. Nguyễn Văn Mạo: Cơ sở tính toán công trình thủy. Tập bài giảng cao học
và NCS. Đại học Thủy Lợi 2000.
07. Võ Phán, Võ Như Hùng: Công trình chỉnh trị sông. NXB Giáo dục - Hà
Nội 1995
08. Nguyễn Quyền: Cơ sở nghiên cứu công trình thủy lợi. Tập bài giảng cao
học và NCS. Đại học Thủy Lợi 1998.
09. Nguyễn Quyền: ảnh hưởng của dòng thấm đến công trình bảo vệ bờ. Tạp
chí Thủy lợi N0307, 1995.
10. Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình Thủy lợi (do sóng và
tàu) QPTL C1-78.
11. Quy phạm thiết kế công trình đê. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
GB50286-98 (tài liệu dịch).
12. Tiêu chuẩn ngành. Công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ. Quy trình thiết
kế 14TCN 84-91.
13. Tiêu chuẩn ngành. Tải trọng và tác động (do sóng và tàu) trên công trình
thủy. 22TCN-222-95.
14. Hướng dẫn thiết kế đê biển 14TCN 130 - 2002
15. Tiêu chuẩn thiết kế đê sông (Dự thảo). Bộ NN và PTNT - 1999.
16. Ngô Trí Viềng, Nguyễn Văn Hạnh, Đỗ Khang và nnk Thủy công. NXB
Nông nghiệp - Hà Nội 1989.
17. Tôn Thất Vĩnh. Kỹ thuật thường thức sửa chữa đê. NXB Nông nghiệp - Hà
Nội 1993.
18. Coastal protection Design of seawals and Dikes. Overvew of Revetment -
by Krystian W.Dilarczyk – 1991.
19. Sea Dyke and Revetment - by Krystian W.Dilarczyk-1996.
20. N.P.Rôzanôp, Ia.V.Botrcarep, V.S. Lápsencốp và nnk: Công trình Thủy lợi
- NXB Nông nghiệp - Matxcơva 1985 (bản tiếng Nga).

? 160
?

You might also like