You are on page 1of 15

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC ĐẤT VÀ NỀN MÓNG.

1. Trình bày các tính chất cơ lý của đất ảnh hưởng đến thi công đất ( Kể tên các tính chất và
ý nghĩa của nó đến thi công đất)?
có 5 tính chất của đất ảnh hưởng đến thi công đất:
- Trọng lượng riêng của đất: Là trọng lượng của đất/đơn vị thể tích: thể hiện độ
đặc chắc của đất, trọng lượng riêng càng lớn, đất càng khó thi công, chi phí
nhân công càng cao.
- Độ tơi xốp: là độ tăng của 1 đơn vị thể tích ở dạng đã được đào lên so với
dạng nguyên: độ tơi xốp giúp ta tính toán được lượng đất cần vận chuyển
trong thực tế thi công.
- Độ ẩm của đất: là tỉ lệ % lượng nước chứa trong đất: độ ẩm giúp ta điều
chỉnh được độ ẩm thích hợp để dễ thi công.
- Khả năng chống xói lở: khả năng chống lại sự cuốn trôi do dòng chảy: Giúp
ta chọn loại đất phù hợp khi đắp các kênh mương.
- Độ dốc tự nhiên của mái đất: là góc dốc lớn nhất mà khi đào hay đắp không
gây ra sụt lở: biết được độ dốc tự nhiên, đào đất với độ dốc phù hợp nhằm
đảm bảo an toàn, không gây sụt lở hố đào.
2. Đặc điểm của máy đào gầu thuận?
- ưu:
+ khỏe, đào được đất cấp 1-4
+ dung tích từ 0,3-6m3
+ tính tự hành cao: có thể vừa đào, quay, đổ đất lên xe vận chuyển.
- Nhược:
+ chỉ làm việc được ở những nơi khô ráo.
+ khi đào đất máy đào đứng dưới hố nên phải mở đường cho máy lên xuống.

3. Đặc điểm máy đào gầu nghịch?


+ dung tích gầu từ 0,5-1m3\
+ đào sâu<6m
+ đào hố móng công trình dân dụng và công nghiệp, kênh mương.
- ưu:
+ Đào được ở những nơi có mực nước ngầm cao, không phải mở đường cho
máy lên xuống.
+ máy có thể đào hố có vách thẳng đứng hoặc mái dốc
4. Phân loại cọc? Nêu khái quát đặc điểm, phạm vi sử dụng của mỗi loại.
- các cách phân loại cọc:
+ phân loại theo vật liệu chế tạo.
+ phân loại theo công năng.
- theo vật liệu chế tạo:
+ cọc tre
+ cọc gỗ
+ cọc cát, cọc xi măng đất
+ cọc ống thép
+ cọc BTCT đúc sẵn
+ cọc khoan nhồi.
- theo chức năng:
+ cọc gia cố nền
+ cọc chịu lực: cọc ma sát và cọc chống.
5. Trình bày các loại cọc dùng để gia cố nền đất yếu ( Đặc điểm, phạm vi sử dụng)?
- các loại cọc dùng để gia cố nền đất yếu: cọc tre, cọc gỗ, cọc đất, cọc xi măng đất.
- Cọc tre:
+ Vật liệu: tre được, già, mình dày tối thiểu 1-1,5m, đầu trên cọc cách mấu
5cm, dưới cách 20cm và vót nhọn.
+ Phạm vi: gia cố nền đất yếu, đất nền luôn ẩm ướt.
+ Phương pháp: dùng vồ gỗ, bằng máy xúc hoặc đầm cóc. Cọc đập vỡ đầu
phải nhổ lên, thay cọc. Đóng từ ngoài vào, mật độ 20-25 cọc/m2.
- Cọc gỗ:
+ Vật liệu: giẻ, thông, muống, tràm…gỗ tươi, độ ẩm lớn hơn 23%
+ phạm vi: gia cố nền đất yếu, đất nền luôn ẩm ướt.
- Cọc cát, giếng cát:
+ phạm vi: gia cố nền đất yếu, nền đường, công trình thấp tầng, móng bể chứa.
Sử dụng nơi có MNN cao. Thoát nước lỗ rỗng, tăng sức chịu tải nền.
+ phương pháp: đưa cát vàng vào đất bằng pp rung hoặc đầm nền trong các lỗ
khoan trước.
+ Giếng cát: đổ cát xuống các lỗ bằng pp đóng ống chổng hoặc máy khoan hay
tia nước phun ánh sáng cao.
- Cọc xi măng đất:
+ Phạm vi: Gia cố nền đất yếu, nền đường, công trình thấp tầng (3-5 tầng ở
các vùng đất yếu), móng bể chứa.
+ Phương pháp: dùng khoan đã xoắn vào trong đất và xoay ngược chiều để rút
lên, vật liệu được bơm qua ống dẫn cần khoan vào lòng đất. Đất + vlieu tác
động hóa học và quá trình rắn chắc của đất phát triển theo thời gian để tạo
thành cột đất có sức chịu tải xác định.
+ Cột đất xi măng có tiết diện tròn đường kính 60cm, chiều dài cột có thể lên
tới 25m.
6. Trình bày các loại cọc dùng trong móng cọc ( Đặc điểm, phạm vi sử dụng)?
Các loại cọc dùng trong móng cọc: cọc ống thép; cọc vít bằng thép hay gang; cọc btct đúc
sẵn; cọc btct ứng suất trước; cọc nhồi btct.
a. Cọc ống thép: đường kính ống từ 16-60cm, thành ống dày 6-14mm. Mũi cọc được
làm nhọn và hàn kín để dễ đóng và không cho đất vào trong ống. Sau khi đóng xong
thì đổ bê tông vào trong ống, cọc sẽ bền, dùng được lâu. Ưu điểm:
+ Trọng lượng tương đối nhỏ
+ Bền và cứng, không sợ hư hỏng khi vận chuyển và khi đóng.
+ sức chịu tải lớn, tới 250-300 tấn.
- Phạm vi sử dụng: dùng trong xây dựng trụ cầu, loại nhỏ dùng trong xây dựng công
trình dân dụng ở những khu vực chật hẹp, được hạ xuống bằng máy ép thủy lực.
b. Cọc vít bằng thép hay gang.
- Gồm một ống rỗng bằng kim loại, phần đầu dưới có cánh thép xoắn ốc.
- Khả năng chịu lực lớn.
- kết cấu của cọc tùy chọn theo tính chất của đất. với đất chắc thì bán kính vít nhỏ,
bước vít lớn, với đất mềm thì đường kính lớn, bước vít nhỏ.
- Phạm vi sử dụng:
+ Công trình quan trọng ở nơi có bão lớn và gió xoáy.
+ Không dùng ở nơi đất rắn chắc hoặc có nhiều đá tảng to.
c. Cọc btct đúc sẵn.
- đặc điểm:
+ Thường có tiết diện vuông, chiều dài từ 6-11m.
+ trọng lượng lớn.
+ chiều dài và tiết diện thường bị giới hạn bởi các thiết bị dùng để vc và đóng
cọc.
+ được hạ vào đất bằng pp đóng hoặc ép.
- phạm vi sử dụng:
+ Công trình trong đô thị, khu dân cư, nền đất yếu.
+ công trình cảng.
d. Cọc btct ứng suất trước:
- đặc điểm: hiện tượng nứt nẻ ít xảy ra vì bê tông đã được nén trước, nên không chịu
ứng suất kéo.

e. Cọc nhồi btct:


- đặc điểm: tiết diện tròn, đường kính 60, 80,120,150, chiều dài lên đến 70m.
+ thi công bằng pp đổ beetong tại chỗ.
+ sức chịu tải rất lớn.
- phạm vi sử dụng:
+ sử dụng trong các công trình nhà nhiều tầng, móng trụ cầu…
7. Trình bày các bước thi công cọc khoan nhồi?
- b1: công tác chuẩn bị
- b2: định vị cọc
- b3: hạ ống vách
- b4: khoan tạo lỗ
- b5: vét đáy hố
- b6: lắp đặt cốt thép
- b7: lắp ống đổ bê tông
- b8: thổi rửa hố khoan.
- b9: đổ bê tông
- b10: rút ống vách.
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP.
8. Các yêu cầu kỹ thuật đối với cốp pha và cây chống?
a. với cốp pha
- Chế tạo đúng với hình dạng và kích thước của các bộ phận kết cấu công
trình.
- phải đủ khả năng chịu lực theo yêu cầu.
- đảm bảo yêu cầu tháo lắp dễ dàng.
- kín khít để không gây mất nước xi măng.
- phù hợp với khả năng vận chuyển, lắp đặt trên công trường.
- có khả năng sử dụng lại nhiều lần.
b. với cây chống:
- Phải đủ khả năng chịu tải trọng của cốp pha, btct và các tải trọng thi công
trên nó.
- đảm bảo độ bền và ổn định trong không gian.
- dễ tháo lắp, xếp đặt và vận chuyển.
- có khả năng sử dụng ở nhiều loại công trình, nhiều khoảng cách khác nhau,
dễ dàng tăng giảm chiều cao.
- sử dụng lại được nhiều lần.
9. Phân loại cốp pha dùng trong xây dựng? Phân loại cây chống?
a. phân loại cốp pha:
- theo vlieu chế tạo:
+ cốp pha làm từ gỗ xẻ.
+ cốp pha gỗ cn
+ cốp pha kim loại.
+ cốp pha nhựa.
+ cốp pha btct.
+ cốp pha cao su
- theo phương pháp sử dụng:
+ cốp pha cố định
+ cốp pha định hình
+ cốp pha di chuyển
b. cây chống
- Cây chống sản xuất từ gỗ.
- Cây chống công cụ.
- Đà đỡ.
10. Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp dựng cốp pha?
- Phải đủ khả năng chịu tải khi đổ bê tông. Đảm bảo độ bền, độ ổn định cục bộ và tổng
thể.
- Trước khi lắp dựng, phải kiếm tra tất cả các bộ phận. Tuyệt đối không dùng các bộ
phần không đảm bảo yêu cầu.
- Cốp pha dầm, vòm phải có độ vồng cần thiết.
- Lắp đặt cốp pha phải để các lỗ chờ, các chi tiết thép chôn sẵn theo thiết kế.
- khi buộc phải dùng cốp pha tầng dưới làm chỗ dựa cho cốp pha tầng trên thì phải có
biện pháp chi tiết, khi lắp dựng phải tuân thủ theo biện pháp đó.
- trong khi đổ bê tông phải bố trì người thường xuyên theo dõi cốp pha cây chống, khi
cần thiết phải có biện pháp khắc phục kịp thời và triệt để.
- Khi lắp dựng xong phải được nghiệm thu theo tcvn 4453-95 trước khi tiến hành công
tác tiếp theo.
11. Các yêu cầu kỹ thuật chung của cốt thép?
- Cốt thép dùng trong btct phải đảm bảo các yêu cầu thiết kế đồng thời phù hợp với
TCVN 5547:1991 và TCVN 1651:1895.
- Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kĩ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí
nghiệm kiểm tra theo TCVN.
- Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc nhà máy nhưng phải đảm bảo mức độ
cơ giới phù hợp với khối lượng thép cần gia công.
- Trước khi sử dụng cần phải thí nghiệm kéo, uốn. Nếu cốt thép không rõ số hiệu thì
phải qua thí nghiệm xác định giới hạn bền, giới hạn chảy của thép mới được sử
dụng.
- Cốt thép dùng trong btct trước khi gia công và trước khi đổ bê tông phải đảm bảo bề
mặt sạch, không dính bùn, dầu mỡ, không có vảy sắt và các lớp gỉ.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác
không được vượt quá gh cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì
loại thép đó sử dụng theo diện tích thực tế.
- Cốt thép khi đem về công trường phải được xếp vào kho và đặt cách nền 30cm. Nếu
để ngoài trời thì nền phải được rải đá dăm, có độ dốc để thoát tốt và phải có biện
pháp che đậy.
12. Các yêu cầu khi lắp dựng cốt thép?
- lắp đúng vị trí, chủng loại và số lượng các thanh thép theo thiết kế.
- phải đảm bảo khoảng cách các thanh thép chịu lực, cấu tạo, phân bố.
- đảm bảo sự ổn định của khung thép khi đổ và đầm bê tông.
- đảm bảo độ dầy của lớp bê tông bảo vệ.
- khi thay thế phải tuân theo các quy định: được chủ trì thiết kế công trình đồng ý và
tuân theo các quy định về cấu tạo.
13. Nghiệm thu cốt thép tại xưởng và tại công trường?
14. Các yêu cầu đối với vữa bê tông?
- vữa bê tông phải được trộn đều, kĩ và đúng cấp phối.
- thời gian trộn, đổ và đầm phải ngắn nhất. tức là phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của
xi măng. muốn kéo dài thời gian ninh kết của xi măng phải sử dụng loại phụ gia thích
hợp.
- vữa bê tông phải đảm bảo các yêu cầu của thi công, như đảm bảo độ sụt, dễ trút ra
khỏi phương tiện chuyên chở, dễ đổ, dễ đầm.
- vữa bê tông phải đảm bảo các yêu cầu về độ sụt lượng xi măng tối thiếu là
350kg/m3.
15. Các yêu cầu khi vận chuyển vữa bê tông? Phương pháp vận chuyển vữa bê tông.
a. yêu cầu.
- lựa chọn phương tiện, nhân lực và thiết bị vận chuyển phải phù hợp với khối lượng,
tốc độ trộn, tốc độ đổ và dầm bê tông.
- phương tiện vận chuyển phải kín khít, không làm mất nước xi măng, không làm
vương vãi bê tông dọc đường.
- tuyệt đối tránh sự phân tầng của vữa bê tông.
- thời gian vận chuyển vữa bê tông cần được xác định bằng thí nghiệm trên có sở thời
tiết, loại xi măng và loại phụ gia.
b. phương pháp vận chuyển vữa bê tông.
- vận chuyển cự ly lớn: ngoài công trường, thông thường dùng ô tô vận chuyển bê
tông.
- vận chuyển cự ly gần:
+ vận chuyển theo phương ngang: vận chuyển bằng xe cút kít (dùng ở cự ly
<=70m, đường bằng phẳng, độ dốc tối đa là 12 độ, dùng trong công trình
nhỏ); vận chuyển bằng xe cải tiến (70m cho đường tạm san; 100m cho
đường nằm ngang có độ dốc 1%; 150m cho đường nằm ngang có độ dốc
0,5%); vận chuyển bằng đường goòng (ở những công trình có dạng chạy dài,
khối lượng thi công lớn, thời gian thi công kéo dài)
+ vận chuyển theo phương thẳng đứng: vận chuyển bê tông bằng băng
chuyền; vận chuyển lên cao bằng băng tải, cần trục thiếu nhi; vận chuyển lên
cao bằng cần trục; vận chuyển vữa bê tông bằng máy bơm.
16. Trình bày công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông?
- chỉ được phép đổ bê tông khi cốt thép, cốp pha và đà giáo đã được thi công đúng
thiết kế, được hội đồng nghiệm thu ký biên bản cho phép đổ bê tông.
- phải có kế hoạch cung ứng đổ vữa bê tông cho một đợt đổ, nếu bê tông trộn tại công
trường phải chuẩn bị đủ các loại vật liệu cho đợt đổ.
- chuẩn bị đầy đủ máy móc và dụng cụ phục vụ đổ bê tông, phải kiểm tra sự hoạt
động của các loại máy thi công.
- chuẩn bị đủ nhân lực đổ bê tông, có biện pháp phòng tránh mưa xảy ra.
17. Các nguyên tắc đổ bê tông?
- Chiều cao rơi tự do của vữa bê tông không được vượt quá 2,5m, để bê tông không
bị phân tầng. khi đổ bê tông có chiều cao lớn hơn 2,5m, cần sử dụng các biện pháp
sau:
+ dùng ống vòi voi
+ dùng máng nghiêng.
+ mở cửa đổ bê tông.
- đổ bê tông từ trên xuống. đảm bảo nguyên tắc này để nâng cao năng suất lao động.
khi đổ bê tông dầm, vữa bê tông được trút từ vị trí cao hơn miệng dầm, khi đổ bê
tông cột, vữa bê tông phải cao hơn cửa đổ và đỉnh cốp pha cột. sàn công tác vận
chuyển bê tông đổ móng bằng xe cải tiến phải cao hơn mặt dài móng… khi đổ và
dầm bê tông không được va chạm vào cốt thép.
- đổ bê tông từ xa về gần, nguyên tắc này đưa ra nhằm đảm bảo khi đổ bê tông không
đi lại gây va chạm và chấn động vào các kết cấu bê tông vừa đổ xong.
- khi đổ bê tông các khối lớn, các kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp.
Chiều dày và diện tích mỗi lớp được xác định dựa vào bán kính ảnh hưởng và năng
suất của loại dầm sử dụng.
18. Trình bày khái niệm mạch ngừng, cách xử lý mạch ngừng?
- Trong thi công, vì một số lý do đặc biệt mà có thể tạm ngừng hoặc ngừng trong 1
thời gian dài, vị trí ngừng đgl mạch ngừng.
- xử lý mạch ngừng:
+ vị trí thích hợp để ngừng là vị trí có lực tác động nhỏ.
+ chờ cho bê tông đạt 25kg/cm2 mới được tiếp tục đổ tiếp
+ trước khi đổ phải đục nhẹ, để bỏ hết phần bê tông xốp.
+ đổ nước xi măng đặc lên vị trí mạch ngừng.
+ đổ 1 lớp bê tông đá nhỏ ở khu vực mạch ngừng sau đó đổ và đầm bê tông
theo yêu cầu kĩ thuật.
19. Trình bày bản chất và các phương pháp đầm bê tông?
- đầm bê tông là truyền rung động vào các hạt nước và vữa trong vữa bê tông. mục
đích của đầm là làm cho bê tông đồng nhất, đặc, chắc, tạo điều kiện tốt cho bê tông
bám chắc vào cốt thép. có 2 pp đầm là đầm thủ công và đầm cơ giới.
a. đầm thủ công.
- áp dụng khi khối lượng bê tông ít hoặc không có máy đầm.
- lượng nước, xi măng tăng 10-15% so với đàm máy, độ sụt bê tông 6cm.
- dụng cụ: các đoạn thép tròn, xà beng, đầm ngang, đầm sắt nặng 6-10kg.
- đầm kĩ thứ tự hết chỗ này đến chỗ khác, không sót.
b. đầm máy
- đầm dùi:
+ đầm luôn vuông góc với mặt bê tông
+ đầm phải cắm được 5-10cm bê tông đã đổ.
+ chiều dày lớp bê tông <¾ chiều dài của đầm.
+ thời gian đầm 1 vị trí từ 15-30s.
+ di chuyển sang vị trí khác.
- đầm bàn:
+ sử dụng đầm sàn, đường băng, nền đường.
+ đầm sau khi san và cán bề mặt bê tông.
+ khi đầm, toàn bộ đáy bàn đầm phải tiếp xúc đều với bề mặt bê tông.
+ khống chế tốc độ di chuyển đầm cho từng loại kết cấu.
+ hai vệt đầm và sát nhau phải chồng lên nhau 3-5cm.
- đầm cạnh:
+ sử dụng đầm những kết cấu mỏng, đầm được gắn vào mặt
ngoài cốp pha. đầm truyền rung động vào bê tông qua cốp
pha, vì vậy cốp pha phải được thiết kế đảm bảo độ vững chắc
cần thiết.
20. Bản chất và các phương pháp bảo dưỡng bê tông?
- thủy hóa xi măng được tiến hành ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, bảo dưỡng bê tông
chính là đảm bảo quá trình thủy dưỡng đó.
- phương pháp:
+ tưới nước sạch vào bề mặt của khối bê tông. lần tưới nước đầu tiên thực
hiện sau khi đổ bê tông từ 4-6h tùy theo nhiệt độ ngoài trời. đối với các kết
cấu phẳng nên dùng bao tải hay rơm ẩm che phủ lên bề mặt bê tông sau khi
bảo dưỡng. tuyệt đối không được để bê tông trắng mặt.
21. Những khuyết tật khi thi công bê tông và cách xử lý?
- nứt chân chim:
+ hòa nước xi măng đổ lên mặt bê tông, dùng thước gạt qua gạt lại cho nước
xi măng lấp đầy các kẽ nứt, sau đó che phủ bằng bao tải ẩm rồi bảo dưỡng.
- bê tông trắng mặt:
+ che phủ bằng bao tải, rơm ẩm, tưới nước thường xuyên cho bê tông ướt từ
5-6 ngày.
- rỗ trong bê tông:
+ với rỗ ngoài: dùng đục nhọn tẩy sạch các viên đá trong vùng rỗ, sau đó tưới
nước rửa sạch, dùng vữa bê tông đá nhỏ có mác cao hơn mác thiết kế trát
lại, xoa phẳng.
+ với rỗ sâu: dùng đục nhọn đục nhẹ cho hết các viên đá trong vùng rỗ, sau đó
rửa sạch, ghép cốp pha rồi đổ chèn bằng vữa bê tông đá nhỏ có mác cao
hơn mác thiết kế, đầm kĩ và bảo dưỡng theo quy phạm.

CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC THI CÔNG LẮP GHÉP CÔNG TRÌNH.


22. Nêu quá trình lắp ghép một công trình xây dựng?
- lắp móng
- lắp cột
- lắp dầm, dầm cầu chạy, tấm sàn, ban công và cầu thang.
- lắp dầm dàn, dầm mái và tấm mái.
- lắp các tấm tường ngoài.
23. Các phương pháp lắp ghép nhà công nghiệp một tầng?

CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY VÀ HOÀN THIỆN.


24. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của khối xây?
- mạch vữa phải đông đăch
- từng lớp xây phải gọn gàng
- khối xây phải thẳng đứng
- mặt khối xây phải phẳng
- góc xây phải vuông
- khối xây không được trùng mặt.
25. Trình bày kỹ thuật xây tường 220 (dụng cụ, thao tác xây)?
a. dụng cụ: dao xây, thước tầm, thước vuông, thước đo chiều dài, nivo, quả dọi, dây
xây…
b. thao tác:
- cầm dao, nhặt gạch:
+ khi cầm dao ngón cái đặt lên cổ dao, bốn ngón kia và lòng bàn tay nắm chặt
chuôi dao.
+ khi nhặt gạch bàn tay trái úp xuống cầm vào giữa viên gạch.
- xúc vữa: đưa lưỡi dao chéo xuống hộc vữa, lấy một lượng vữa vừa đủ để xây 1 viên
gạch.
- đỏ, dàn vữa: vữa được đổ theo chiều viên gạch định xây, tùy theo viên gạch ngang
hay dọc. dùng mũi dao dàn đều và sửa gọn mạch ở 2 bên.
- đặt gạch: tay cầm gạch đưa từ ngoài vào hơi chếch để đùn vữa trên mạch đứng.
đồng thời tay hơi day nhẹ theo chiều dọc tường để chiều mặt trên viên gạch ăn
phẳng với dây cữ.
- gạt miết gạch: khi viên gạch đã đặt đúng vị trí, dùng dao gạt vữa thừa ở mặt ngoài
tường đổ vào mạch ruột hoặc vào chỗ định xây tiếp.
26. Trình bày cách kiểm tra, nghiệm thu chất lượng khối xây?

27. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật đối với mặt trát?

28. Trình bày công tác chuẩn bị mặt trát? Các cách đặt mốc trát tường (có vẽ hình)?
b. cách đặt mốc trát tường:

29. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của mặt lát?

30. Trình bày kỹ thuật lát gạch gốm tráng men theo phương pháp lát dán (Chuẩn bị dụng cụ-
vật liệu, thao tác lát) ?
CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ.
31. Nội dung và ý nghĩa của công tác thiết kế tổ chức thi công?
- Mục đích: Giúp cho người CBKT lập kế hoạch SX phục vụ thi công; nâng cao trình
độ chỉ đạo, tổ chức trên công trường.
- Ý nghĩa: Giúp người CBKT:
- Chỉ đạo hiệu quả thi công tại hiện trường.
- Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ thi công: gia công vật liệu, vận chuyển vật
tư thiết bị..
- Phối hợp SX giữa công trường với các xí nghiệp.
- điều động nhân lực, vật liệu, nguồn vốn.
32. Những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công?
34. Các bước lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ ngang?

35. Nội dung thiết kế tổng mặt bằng thi công?


36. Phân loại mặt bằng thi công công trình xây dựng?

37. Các nguyên tắc lập tổng mặt bằng thi công ?
38. Các bước lập mặt bằng thi công công trình đơn vị

You might also like