You are on page 1of 12

I.

Trình bày tổng quan về công tác thi công đất:


1.Sơ đồ công nghệ thi công đào đắp đất:

Chuẩn bị công trình  Chuẩn bị mặt bằng  Đào đắp  Nạo vét và nâng mức  Làm
nền móng  Cấp thoát nước  Hoàn thiện kết cấu  Vệ sinh và nghiệm thu
2.Mục đích, ý nghĩa của việc phân cấp đất, đá trong xây dựng:
Mục đích: Dùng để tiện cho việc chọn thiết bị, tra cứu định mức, lập dự toán, lập kế
hoạch tổng tiến độ thi công trong thiết kế tổ chức thi công.
3. Các thông số kỹ thuật của máy và khoang đào trong thi công đào đất bằng máy
đào gàu thuận ? Ý nghĩa ? T14 T15 chép tới chỗ CHÚ Ý ... Sự sắp xếp đường vận
chuyển
4. Ưu, nhược điểm của máy đào gầu thuận ? Trường hợp áp dụng ?
Ưu điểm:
- Có lực đào khỏe, dung tích gầu cũng lớn hơn nhiều so với máy đào khác.
- Làm việc hiệu quả ở những nơi có địa hình bằng phẳng, dùng để san đất, di chuyển đất
đá tại những vùng đồi núi.
Nhược điểm:
- Chỉ xúc được các vật liệu ở trên vị trí máy.
- Không có hệ thống chống nước, do đó, nếu công tác thoát nước không tốt dẫn đến việc
nước tràn vào khoang sẽ khiến máy ngưng hoạt động
Trường hợp áp dụng:
- Thích hợp cho việc đào đất đá ở độ cao lớn hơn độ cao máy đứng, chính vì vậy, máy
xúc đào gàu thuận được dùng chủ yếu trong khai thác các mỏ lộ thiên, hoặc trong xây
dựng công trình hạ tầng lớn như công trình thủy điện, khai thác mỏ đá.
- Ở địa hình bằng phẳng, vùng đồi núi, thuận lợi cho việc bố trí máy đào đứng thấp hơn
khối đất cần đào.
5. Các thông số kỹ thuật của máy và khoang đào trong thi công đào đất bằng máy
đào gầu nghịch ? Ý nghĩa ? T21 T22
6. Ưu, nhược điểm của máy đào gầu nghịch ? Trường hợp áp dụng ?
Ưu điểm:
- Máy có thể đào được những rãnh có thành vách hay mái dốc
- Máy xúc gầu nghịch bánh xích có thể hoạt động một cách dễ dàng và vô cùng linh hoạt
trên mọi điều kiện địa hình kể cả bề mặt đất yếu
- Khả năng làm việc đa năng
- Cấu tạo của máy đào gầu nghịch vô cùng thuận lợi cho việc làm điểm tựa, chính vì thế
mà nó có thể giúp máy hoạt động được trên đa dạng nhiều dạng địa hình
- Trong trường hợp xảy ra sự cố làm máy bị mất thăng bằng và bị lật thì máy có thể tự
đứng lại bằng cách sử dụng cần và gầu đào làm phần chân trụ chống để đưa máy lại vị trí
ban đầu
- Hiệu suất làm việc của máy sẽ được cải tiến một cách tối đa khi đứng tại một điểm và
đào đất đổ đống hoặc đổ lên phương tiện chuyên chở
- Bên cạnh việc máy đào gầu nghịch sử dụng để đào các hố sâu trên mặt đất thì máy còn
có thể đào đất lớn hơn cao trình mà máy đang đứng
Nhược:
- Dung tích gầu của máy đào gầu nghịch thường nhỏ hơn của máy đào gầu thuận, chính
vì thế mà máy thường chỉ được sở dụng để đào các hố nhỏ và không có nhiều áp lực về
thời gian thi công
- Máy hoạt động tốt trong lĩnh vực xây dựng và bị hạn chế năng suất làm việc trong
lĩnh vực khai thác khoáng sản và những công việc khác.

Trường hợp áp dụng:


- Đào ngang, giống với đào ngang của máy đào gầu thuận, áp dụng khi bề rộng khoang
đào (hố đào chạy dài) không lớn vượt quá bán kính đào lớn nhất (tức là bán kính cho
phép) của máy xúc nghịch
- Dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên, máy làm việc hiệu quả khi
đứng một chỗ đào đất đổ đống trên bờ hay đổ lên phương tiện vận chuyển phổ thông là ô
tô tải
- Được ứng dụng vào trong các công trình xây dựng như kênh rạch, vét sông, tập kết
vật liệu cát đá,...
7. Các thông số kỹ thuật của máy và khoang đào trong thi công đào đất bằng máy
đào gầu dây ? Ý nghĩa ? T23
- Các thông số máy đào:
A: Chiều dài cần chống
α: Góc nghiêng cần chống
r: Bán kính đào đất lớn nhất ứng với vị trí quăng gầu lớn nhất
H: Độ sâu đào đất lớn nhất khi đào cùng hướng.
h: Độ sâu đào lớn nhất khi đào cạnh
S: Chiều cao đổ đất
B: Bán kính đổ nát
Khác với máy đào gầu ngửa bán kính đào đất tính từ trung tâm trục máy đến mút răng
gầu khi văng ra nhờ lực ly tâm quay máy.
Do đặc điểm máy nên chiều sâu khoang đào phụ thuộc cách bố trí đào đổ đất.
8. Ưu, nhược điểm của máy đào gầu dây ? Trường hợp áp dụng ?
3.5 Bố trí đào đất máy đào gàu dây: (T25,T26)
9. Các thông số kỹ thuật của máy và khoang đào trong thi công đào đất bằng máy
đào gầu ngoạm ? Ý nghĩa ?
10. Ưu, nhược điểm của máy đào gầu ngoạm ? Trường hợp áp dụng ?.
11. Các biện pháp nâng cao năng suất máy đào 1 gầu: (T27 Ý 5 Gần máy cạp)
12. Đặc điểm làm việc của máy ủi ? Sơ đồ di chuyển ? Trường hợp áp dụng ? Các

biện pháp nâng cao năng suất máy ủi ?


* Các biện pháp nâng cao năng suất máy ủi: ( T33, T34 Ý 3.2)
II. Tổng quan về công tác xây. (T110)
III. Tổng quan về công tác hoàn thiện (T119)
- Công tác lát :
Yêu cầu kĩ thuật:
-Vật liệu:
Gạch lát, tấm lát phải đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, chủng loại, kích thước, màu
sắc.
-Lớp nền:
Mặt lớp nền phải đảm bảo phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết
và được làm sạch tạp chất.
-Chất lượng lớp lát
Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ cao, độ phẳng, độ dốc, độ dính kết với lớp nền,
chiều dày vật liệu gắn kết, bề rộng mạch lát, màu sắc, hoa văn, hình dáng trang trí …
-An toàn lao động khi lát
Khi lát phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn lao động, an toàn phòng chống
cháy nổ.
Thi công lát:
-Thi công lát gạch
+Chuẩn bị lớp nền
+Chuẩn bị gạch lát
+Chuẩn bị vật liệu gắn kết
+Dụng cụ lát
+Tiến hành lát
+Làm đầy mạch lát
+Bảo dưỡng mặt lát
-Thi công sàn gỗ
+Chuẩn bị lớp nền
+Chuẩn bị tấm sàn gỗ
+Chuẩn bị vật liệu gắn kết
+Dụng cụ lát
+Tiến hành lát
+Hoàn thiện mặt lát
+Bảo dưỡng mặt lát
+Thi công tấm lát mềm
+Chuẩn bị lớp nền
+Chuẩn bị tấm lát
+Chuẩn bị vật liệu gắn kết
+Tiến hành lát
- Công tác láng :
Yêu cầu kĩ thuật:
-Vật liệu :
Vật liệu láng phải đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, màu sắc.
-Lớp nền:
Lớp nền phải đảm bảo phẳng, ổn định, có độ bám dính với vật liệu láng và được làm sạch
tạp chất
-Chất lượng lớp láng:
Mặt láng phải đảm bảo yêu cầu về màu sắc như thiết kế.
-An toàn lao động khi láng:
Khi láng phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn lao động, an toàn phòng chống
cháy nổ.
Thi công láng:
-Chuẩn bị lớp nền
-Chuẩn bị vật liệu láng
-Dụng cụ láng
-Tiến hành láng
-Bảo dưỡng
Kiểm tra và nghiệm thu công tác lát và láng:
Kiểm tra:
-Mặt lát (láng) phải phẳng, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ, sai số về cao độ và độ dốc
không vượt quá các giá trị
-Chênh lệch độ cao giữa hai mép của vật liệu lát liền kề không vượt quá giá trị
-Độ bám dính và đặc chắc của vật liệu gắn kết hoặc vật liệu láng với lớp nền kiểm tra
bằng cách gõ nhẹ lên bề mặt lát (láng) nếu có tiếng bộp thì phải bóc ra sửa lại
Nghiệm thu:
- Biên bản nghiệm thu chất lượng của vật liệu lát (láng);
-Biên bản nghiệm thu chất lượng của vật liệu gắn kết;
- Các biên bản nghiệm thu lớp nền;
- Hồ sơ thiết kế hoàn thiện hoặc các chỉ dẫn về hoàn thiện trong hồ sơ thiết kế công trình;
- Bản vẽ hoàn công của công tác lát (láng);
- Nhật ký công trình.
- Công tác trát:
Yêu cầu kĩ thuật:
Chuẩn bị bề mặt trát:
- Bề mặt nền trát cần được cọ rửa bụi bẩn, làm sạch rêu mốc, tẩy sạch dầu mỡ bám
dính…
- Nếu bề mặt nền trát không đủ độ nhám cho lớp vữa trát bám dính trên bề mặt, trước khi
trát phải xử lý tạo nhám bằng cách phun cát, vẫy hoặc phun hồ xi măng cát, đục nhám
hoặc các biện pháp tạo khả năng bám dính khác
- Ở những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải
được gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dầy mạch ghép và phải trùm về hai bên ít nhất
một đoạn từ 15 cm đến 20 cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn 3 cm.
Chuẩn bị vữa trát:
-Vữa dùng để trát phải lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của công trình, thích hợp
với nền trát và lớp hoàn thiện, trang trí tiếp theo. Các vật liệu dùng để pha trộn vữa phải
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn hiện hành. Trường hợp có thêm các chất phụ
gia, việc pha trộn vữa phải tuân theo chỉ dẫn của thí nghiệm và quy định của thiết kế
Thi công trát:
+Nếu bề mặt nền trát khô, cần phun nước làm ẩm trước khi trát.
+Trường hợp có yêu cầu về độ phẳng, các chi tiết, đường cong với độ chính xác và chất
lượng cao, trước khi trát phải gắn lên bề mặt kết cấu các điểm mốc định vị hay trát làm
mốc chuẩn tại một số vị trí.
+Chiều dầy lớp vữa trát phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, loại kết
cấu, loại vữa sử dụng và phương pháp thi công trát.
+Chiều dầy lớp trát trần nên trát dầy từ 10 mm đến 12 mm, nếu trát dầy hơn phải có biện
pháp chống lở bằng cách trát trên lưới thép hoặc trát thành nhiều lớp mỏng.
+Đối với trát tường, chiều dầy khi trát phẳng thông thường không nên vượt quá 12 mm,
khi trát với yêu cầu chất lượng cao không quá 15 mm và khi trát với yêu cầu chất lượng
trát đặc biệt cao không quá 20 mm.
+Trong điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc khô hanh, sau khi trát 24 h nên tiến hành phun
ẩm để bảo dưỡng và phòng tránh hiện tượng rạn nứt trên mặt trát.
+Kĩ thuật trát:
+ Trát sần (trát gai)
+ Trát lộ sỏi.
+ Trát mài
+Trát rửa
+Trát băm
Kiểm tra và nghiệm thu
Kiểm tra:
+Công tác kiểm tra chất lượng trát tiến hành theo trình tự thi công và bao gồm các chỉ
tiêu chính như sau:
- Độ phẳng mặt trát;
- Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát
-Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.
+Mặt trát phải thỏa mãn các yêu cầu
-Lớp vữa trát phải dính chắc với kết cấu, không bị bong rộp
-Mặt trát phẳng, không gồ ghề cục bộ;
-Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, không có vết vữa chẩy, vết hằn của
dụng cụ trát, vết lồi lõm, không có các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân tường, gờ chân
cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị, điện vệ sinh thoát nước…;
-Các đường gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra
bằng thước vuông. Các cạnh cửa sổ, cửa đi phải song song nhau.
Nghiệm thu
-Các kết quả thí nghiệm vật liệu lấy tại hiện trường.
- Biên bản nghiệm thu vật liệu trát trước khi sử dụng vào công trình;
- Hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, cung cấp vật liệu;
- Các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành;
- Nhật ký công trình.
Công tác ốp:
Yêu cầu kĩ thuật:
-Công tác ốp bảo vệ hoặc ốp trang trí công trình nên tiến hành sau khi đã hoàn thành các
công tác xây lắp kết cấu.
-Công tác ốp trên kết cấu lắp ghép có thể tiến hành trước hoặc sau khi lắp dựng kết cấu
và phụ thuộc vào đặc điểm của các loại vật liệu ốp, quy trình công nghệ chế tạo kết cấu
và trình tự công việc được quy định trong thiết kế thi công công trình.
-Vật liệu ốp là các loại gạch đá ốp lát phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong
các tiêu chuẩn TCVN 6414:1998, TCVN 6884:2001, TCVN 4732:1989, TCVN
6883:2001. Tùy theo kích thước, trọng lượng và chủng loại của vật liệu ốp, tính chất, độ
phẳng của nền ốp, vị trí ốp và đặc điểm công trình mà lựa chọn phương pháp ốp cho phù
hợp. Các phương pháp ốp thông dụng gồm:
- Ốp bằng vữa xi măng cát;
- Ốp bằng keo gắn;
- Ốp bằng giá đỡ, móc treo, bu lông, đinh vít…
-Vữa dùng trong công tác ốp: Vữa dùng để ốp phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật
phù hợp với tiêu chuẩn
Thi công ốp:
+Công tác ốp tường mặt trong công trình bằng gạch men kính, gạch gốm sứ, gạch thủy
tinh, tấm nhựa, tấm đá các loại v.v… chỉ được phép tiến hành sau khi tải trọng của công
trình truyền lên tường đã đạt tối thiểu bằng 65 % tải trọng thiết kế.
+Ốp bằng vữa xi măng cát
+Ốp bằng keo
+Ốp bằng phương pháp móc, treo đỡ
+Khi ốp bên ngoài công trình, phía mặt ốp trên và các khe co dãn cần có biện pháp xử lý
thích hợp để phòng tránh nước mưa thâm nhập vào phía sau của mặt ốp.
+Hàng ốp cuối cùng dưới chân tường không được tiếp xúc với nền, hoặc lớp gạch lát để
tránh hiện tượng thẩm thấu nước từ dưới lên hoặc bị tác động do hiện tượng phồng rộp
của nền đất hoặc lớp lát.
+Mạch ốp
+Khi ốp cao, các mạch ốp cần chít no vữa ngay trong quá trình ốp trong phạm vi chiều
cao không quá 5 m.
+Khi ốp xong từng phần hay toàn bộ bề mặt kết cấu phải làm sạch vữa, bột chít mạch và
các vết bẩn ố trên bề mặt ốp
+Cần có biện pháp bảo vệ, che chắn để tránh va đập, trầy xước hoặc làm hỏng mặt ốp sau
khi đã hoàn thành công tác ốp.
Kiểm tra và nghiệm thu ốp:
Kiểm tra:
- Độ phẳng của mặt ốp;
- Độ đặc chắc và bám dính của nền ốp với vật liệu ốp;
- Độ đồng đều của của mặt ốp về màu sắc, hoa văn, các mạch ốp, chi tiết trang trí;
- Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.
-Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dạng, kích thước hình học theo yêu cầu của
thiết kế;
-Vật liệu ốp phải đúng quy cách về chủng loại, kích thước và mầu sắc, không cong vênh,
sứt mẻ, các khuyết tật trên mặt ốp không được vượt quá các trị số quy định trong các tiêu
chuẩn kỹ thuật
-Những chi tiết hình ốp, hoa văn trên bề mặt ốp phải đúng theo thiết kế
-Các mạch ốp ngang dọc phải sắc nét, đều thẳng và đầy vữa;
-Trên mặt ốp không được có vết nứt, vết ố do vữa, sơn, vôi hoặc do các loại hóa chất gây
ra;
- Khi kiểm tra bằng thước dài 2 m đặt áp sát vào mặt ốp, khe hở giữa thước và mặt ốp
không quá 2 mm;
- Sai số cho phép đối với bề mặt ốp không vượt quá giá trị quy định
Nghiệm thu:
-Chứng chỉ xuất sứ và các kết quả thí nghiệm vật liệu;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu ốp;
- Hồ sơ thiết kế về kích thước, hình dáng và vị trí ốp;
- Bản vẽ hoàn công của công tác ốp;
- Các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành;
- Nhật ký công trình.
III.

You might also like