You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ĐẮP THÍ ĐIỂM NỀN ĐƯỜNG

MỤC LỤC
1. CÁC CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG
2. MỤC ĐÍCH ĐẮP THÍ ĐIỂM
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ TỔ CHỨC THI CÔNG
3.1. Công tác chuẩn bị
3.2. Trình tự tổ chức thi công
4. CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM
THU
5. CÁC SỐ LIỆU SẼ THU THẬP SAU QUÁ TRÌNH ĐẮP THÍ ĐIỂM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày …. tháng 9 năm 2014

ĐỀ CƯƠNG ĐẮP THÍ ĐIỂM NỀN ĐƯỜNG


DỰ ÁN TÍN DỤNG NGÀNH GTVT ĐỂ CẢI TẠO MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
QUỐC GIA LẦN THỨ 2.
Gói thầu số B3-14: Xây dựng cầu Thắm trên quốc lộ 10 tỉnh Thanh Hóa
Hạng mục đắp thử: Nền đắp bên dưới lớp nền thượng (Đắp cát K95).
Lý trình đắp thử: Km206+280 ÷ Km206+380 (Cọc 31 ÷ Cọc 43)
Ngày đắp thử dự kiến: Ngày …/9/2014.

1. CÁC CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG:


- Quyết định số 559/QĐ-BGTVT ngày 27/02/2014 của Bộ GTVT về việc phê
duyệt Hồ sơ mời thầu xây lắp gói thầu B3-14 (Xây dựng cầu Thắm trên Quốc lộ 10
tỉnh Thanh Hóa) và gói thầu B3-16 (Xây dựng cầu Bút Sơn trên Quốc lộ 10) thuộc dự
án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2;
- Thư số 2014/HAN(IA)-025 ngày 05/5/2014 của JICA chấp thuận kết quả đấu
thầu gói thầu B3-14 dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia
lần thứ 2;
- Quyết định số 1662/QĐ-BGTVT ngày 06/5/2014 của Bộ GTVT về việc phê
duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số B3-14: Xây dựng cầu Thắm trên Quốc lộ 10 tỉnh
Thanh Hóa (Bao gồm thiết kế BVTC và đảm bảo giao thông) thuộc dự án tín dụng
ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2;
- Hợp đồng kinh tế số B3-14/HĐKT ngày 07/5/2014 giữa Ban quản lý dự án 6
với Liên danh Tổng công ty xây dựng Thăng Long và Công ty cổ phần Đạt Phương về
việc thi công xây lắp gói thầu số B3-14: Xây dựng cầu Thắm trên Quốc lộ 10 tỉnh
Thanh Hóa (Bao gồm thiết kế BVTC và đảm bảo giao thông) thuộc dự án tín dụng
ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2;
- Căn cứ tình hình thực tế hiện trường, các điều kiện về khí hậu, thời tiết, địa
chất, thủy văn và khả năng cung cấp vật liệu xây dựng công trình trên đoạn tuyến thi
công;
- Căn cứ các quy trình quy phạm thi công hiện hành;
- Căn cứ năng lực thiết bị, nhân lực và kinh nghiệm thi công của đơn vị thi
công.
2. MỤC ĐÍCH ĐẮP THÍ ĐIỂM:
Việc thi công đắp thí điểm được tiến hành trước khi thi công đại trà lớp đắp bên
dưới lớp nền thượng (ở đây là lớp cát đắp K95).
Mục tiêu của việc thi công thử nhằm đúc rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh dây
chuyền công nghệ thi công đắp cát K95, mối quan hệ giữa các loại thiết bị đầm nén, số
lần qua lại yêu cầu và phương pháp điều chỉnh độ ẩm để đạt độ ẩm gần với độ ẩm tối
ưu, kiểm tra chất lượng và kiểm tra khả năng thực hiện của các thiết bị lu lèn, lựa chọn
bề dầy lớp đắp.
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ TỔ CHỨC THI CÔNG:
3.1. Công tác chuẩn bị:
3.1.1. Chuẩn bị vật liệu:
- Vật liệu cát đắp nền đường phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định trong
ASSHTO 145, ASSHTO T-180, ASSHTO T-193.
- Nguồn vật liệu: Cát đen khai thác tại tại mỏ cát số 18 tại các xã Xuân Thành,
Hạnh Phúc, Xuân Lai thuộc huyện Thọ Xuân. Trước khi sử dụng, nhà thầu đã tiến hành
lấy mẫu và thí nghiệm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của dự án và đã được tư vấn giám
sát chấp thuận nguồn vật liệu.
- Vật liệu cát đắp được mua lại từ các nhà cung cấp tại địa phương, được tập kết
tại công trường trong điều kiện khí hậu khô ráo.
- Cát đắp được tính toán cẩn thận và được đổ thành từng đống nhỏ phù hợp với
khối lượng dự định đắp. Tuyệt đối không đổ bừa bãi gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi
trường xung quanh và gây ách tắc giao thông.
- Tiến hành kiểm tra độ ẩm để đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, nếu chưa đạt thì
cần tưới ẩm đầy đủ theo đúng yêu cầu. Độ sai khác cho phép so với độ ẩm tối ưu là -
3% và +1%.
3.1.2. Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra trong quá trình thi công:
- Xúc sắc khống chế bề dày và thước mui luyện.
- Bộ sàng cân để phân tích thành phần hạt.
- Trang thiết bị xác định độ ẩm của vật liệu đắp.
- Bộ thí nghiệm dao vòng để kiểm tra độ chặt.
3.1.3. Chuẩn bị thiết bị thi công:
- Ô tô tự đổ: 02 cái;
- Máy bơm nước: 01 cái;
- Lu tĩnh 9T: 01 cái;
- Lu rung 25T: 01 cái.
3.2. Trình tự tổ chức thi công:
- Cắm cọc xác định vị trí giới hạn khu vực cần đắp, kiểm tra cao độ và kích
thước nền đắp bằng máy thủy bình và thước thép.
- Vật liệu đắp được chở đến công trường bằng ô tô tự đổ, đổ thành từng đống
nhỏ theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hiện trường.
- Dùng máy ủi san đều tạo phẳng, bố trí hành trình của các thiết bị san ủi và vận
chuyển một cách hợp lý để có thể tận dụng tối đa tác dụng đầm nén trong khi di
chuyển các thiết bị đó, giảm thiểu các vết lún bánh xe và tránh tình trạng đầm nén
không đều.
- Trước khi bắt đầu lu lèn cần kiểm tra độ ẩm của cát, trường hợp cát chưa đủ
ẩm thì phải tưới thêm nước bằng vòi phun cầm tay, khi phun nước phải phun đều và
tránh phun mạnh làm trôi các hạt cát nhỏ.
- Sau khi đã san ủi tới độ dầy quy định thì tiến hành lu lèn ngay. Công tác lu lèn
tiến hành theo các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Lèn ép sơ bộ ổn định lớp cát đắp, dùng lu tĩnh 9T lu từ 3 đến
4 lượt/điểm với vận tốc 1,5-2,5km/h;
+ Giai đoạn 2: Lu lèn chặt nền đường, dùng lu rung 25T lu từ 6 đến 8
lượt/điểm với vận tốc 2,5-4,0km/h;
+ Giai đoạn 3: Hoàn thiện, dùng lu tĩnh 9T lu từ 3 đến 4 lượt/điểm với vận
tốc 2,5km/h;
- Quá trình lu lèn được tiến hành từ thấp lên cao, đường cong thì lu từ bụng vào
lưng đường cong, vệt sau đè lên vệt trước ít nhất 20cm, phải tiến hành tưới ẩm nhẹ để
bù lại lượng nước đã bốc hơi.
- Khối lượng cát đắp phải được tính toán đầy đủ để đắp với hệ số đắp được xác
định như sau:
Kđắp = cmax*Kyc/ctn
Trong đó: + Kđắp: Tạm lấy 1,22 và sẽ xác định chính xác thông qua đắp thử.
+ cmax: Dung trọng khô lớn nhất của cát đắp theo kết quả đầm nén
tiêu chuẩn.
+ Kyc: Độ chặt theo quy định.
+ /ctn: Dung trọng khô của cát lúc chưa lu lèn.
4. CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM
THU:
- Trong quá trình lu lèn, phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ bằng phẳng
của lớp đắp. Quá trình lu lèn cũng phải kiểm tra độ ẩm để kịp thời bù lại lượng nước bị
bốc hơi.
- Kết thúc lu lèn, độ chặt trung bình của đoạn thí điểm được xác định bằng cách
lấy trung bình kết quả của 10 mẫu thí nghiệm kiểm tra độ chặt tại chỗ, vị trí thí nghiệm
chọn ngẫu nhiên trên đoạn thí điểm. Tất cả 10 mẫu thí nghiệm kiểm tra độ chặt tại chỗ
phải đạt tối thiểu 95%.
- Nếu độ chặt nhỏ nhất trong 10 độ chặt nêu trên của đoạn thí điểm thấp hơn
95% thì TVGS có thể yêu cầu một đoạn thí điểm khác.
- Khi vào giai đoạn thi công đại trà, việc kiểm tra độ chặt sẽ tiến hành với mật
độ ít nhất là 02 vị trí trên 1000m2. Kết quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu là
95%. Nếu chưa đạt phải tiếp tục đầm nén cho đạt độ chặt yêu cầu.
- TVGS có thể yêu cầu hoặc Nhà thầu có thể đề nghị xây dựng một đoạn thí
điểm mới khi:
+ Có sự thay đổi về vật liệu hay công thức trộn vật liệu;
+ Mười ngày thi công đã được chấp thuận mà không xây dựng một đoạn thí
điểm mới nào;
+ Có lý do để tin rằng độ chặt của một đoạn thí điểm không đại diện cho
lớp vật liệu đang được rải.
5. CÁC SỐ LIỆU SẼ THU THẬP SAU QUÁ TRÌNH ĐẮP THÍ ĐIỂM:
Căn cứ vào đắp thí điểm để thu được các kết quả sau:
- Rút kinh nghiệm để hoàn thiện dây chuyền thi công từ khâu chuẩn bị cho đến
khi hoàn thiện, nghiệm thu;
- Kiểm tra được năng suất, khả năng làm việc của các thiết bị thi công;
- Xác định được hệ số lu lèn, số lần lu, sơ đồ lu lèn hợp lý để áp dụng trong quá
trình thi công đại trả;
- Xác định chiều dầy lớp đắp trước khi đầm nén.
- Độ ẩm đầm nén tốt nhất và sai số cho phép.
Kết luận:
Trên đây là toàn bộ thuyết minh đề cương biện pháp tổ chức thi công đắp thí
điểm lớp cát đắp K95 phục vụ thi công hạng mục đường thuộc gói thầu xây lắp số B3-
14: Xây dựng cầu Thắm trên quốc lộ 10 tỉnh Thanh Hóa làm cơ sở cho thi công,
nghiệm thu và hoàn công.
ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG
BĐH DỰ ÁN CẦU THẮM

You might also like