You are on page 1of 56

Từ Đại Dương Tùng 22CX3

MSSV: 2122201117
THUYẾT MINH
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG
 SỐ LIỆU ĐỒ ÁN:

STT KHỐI PHƯƠNG SỐ CHIỀU GIẢI PHÁP


NHÀ ÁN TẦNG CAO MÓNG

12 B 2 3 13.75m Móng cọc

- Kích thước tiết diện cọc BTCT đúc sẵn : a x a = 200x200


- Chiều dài một đoạn cọc : Lo = 7 (m)
- Chiều dài một tim cọc : L = n x Lo = 3 x 7 =21 (m)
- Khoảng cách tim cọc trong đài : D= 600 (mm)
- Khả năng chịu lực của cọc : Pc = 30 (T)
- Lực ép cọc lớn nhất : Pmax = 2 x Pc = 2 x 25 = 50 (T)
- Lực ép cọc nhỏ nhất : Pmin = 1.5 x Pc = 1.5 x 25 = 37.5 (T)

 NỘI DUNG NHIỆM VỤ:


 Chọn phương án thi công cụ thể cho công trình.
1. Lập biện pháp thi công công tác đào đất.
2. Lập biện pháp thi công phần khung BTCT (Cột)
3. Lập biện pháp thi công phần khung BTCT (Dầm - sàn)
 KÍCH THƯỚC CẤU KIỆN
- Xác định sơ bộ và chọn sơ bộ cấu kiện:
- Kích thước móng ,chiều dài nhịp : (X là chữ số hàng chục ,Y là chữ số hàng đơn vị của số
thứ tự sinh viên.
- Kích thước các nhịp (m):
+ L3 = 7.1 – 0.2 = 6.9(m)
+ L4 = 5 – 0,2 = 4.8(m)
MẶT BẰNG THI CÔNG KHỐI C
*Kích thước móng (mm):

Tên móng Chiều dài(mm) Chiều rộng(mm) Chiều cao(mm) Số lượng

M1 600 600 1000 9

M1a 900 600 1000 1

M3a 1593 1100 1000 2

M4 1100 1100 1000 5

M5 1700 1700 1000 5

- Bê tông móng , dầm móng , cột , dầm , sàn đá 1x2 M250.


- Lớp bê tông lót đá 4x6 M100, dày 10cm. Chọn tiết diện cơ bản cho đà kiềng và cột:

 Cột:
- Cột C1: 200x400 ; C2: 200x450 ; C3: 250x500
- Độ cao mặt đất tự nhiên :-0.300(mm)
- Cao độ mặt sàn lầu 1 : +3.550(mm)
- Cao độ mặt sàn lầu 2 : +6.950(mm)
- Cao độ mặt sàn lầu 3 : +10.350(mm)
- Cao độ mặt sàn sân thượng : +13.750(mm)
 Kích thước dầm:

Dầm Kích thước hd bd Chọn bdxhd

D8 4800 350 200 200X350

D9 4800 300 200 200x300

D9a 3000 300 200 200x300

D10 4800 350 200 250x350

D11 6900 500 250 250x500

D12 6900 500 250 250x500

D13 5000 500 250 2050x300

D13a 5000 400 250 250x400

D-t 4500 350 250 250x350

DM1 350x800

DM3 350x800

DM4 350x800
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu công trình:
1.1.1. Quy mô địa điểm xây dựng:
- Công trình “NHÀ CÔNG CỘNG” được xây dựng tại TP.HCM. Công trình gồm có 4 khối
A, B, C, D. Công trình có quy mô xây dựng là 3 tầng. Tầng trệt cao 3,55m . Chiều cao
tầng còn lại là 3.4m. Mặt bằng xây dựng rộng và bằng phẳng với diện tích xây dựng của
hạng mục là 198m2. Trong đề này ta xem như khối B là khối thi công đầu tiên.
1.1.2. Đặc điểm công trình:
- Kết cấu chính công trình là hệ khung bê tông cốt thép chịu lực.
- Giải pháp móng: móng cọc
1.1.3. Điều kiện thi công
1.1.3.1. Điều kiện khí tượng – Địa chất thủy văn:
- Công trình thi công vào mùa khô (Tháng 5 – 11) .Bề mặt công trình không bị ngập nước,
mực nước ngầm ở mức thấp nên có thể bỏ qua tiêu nước mặt.
1.1.3.2. Nguồn điện – nước:
- Nguồn điện công trình được lấy từ nguồn điện thành phố và đảm bảo cung cấp điện cho
công trình. Tuy nhiên để tránh công trình bị mất điện do nguồn điện thành phố gặp sự cố ta cần
bố trí thêm một máy phát điện dự phòng.
- Nguồn nước lấy từ nhà máy cấp nước Thủ Đức, hệ thống điện nước đi song song nhau, đi
dọc đường giao thông để dễ quản lý và không làm ảnh hưởng đến giao thông của các thiết bị vận
chuyển trong công trường.
1.1.3.3. Tình hình vật liệu – máy thi công:
- Vật liệu: xi măng Hà Tiên lấy từ công ty sản xuất xi măng Hà Tiên tại TP.HCM. Bê tông
được sử dụng là bê tông Mekong lấy từ công ty TNHH bê tông Mekong tại quận Thủ Đức. Các
vật liệu còn lại như: cát, đá, coffa, thép…lấy tại các cửa hàng vật liệu xây dựng tại quận Thủ
Đức.
- Các loại máy móc phục vụ cho công trình như: máy đào đất, máy ép cọc, xe ben chở đất,
máy vận thăng, xe bơm bê tông, máy đầm bê tông, máy cắt uốn thép…đảm bảo cung cấp đầy đủ
cho công trường.
1.1.3.4. Tình hình kho bãi – lán trại:
a. Kho bãi:
- Các kho bãi lộ thiên chứa việu liệu như gạch, cát , đá,…
- Các kho có mái che để chứa các máy móc, vật tư có yêu cầu bảo quản tránh mưa nắng làm
hư hại.
- Các loại vật liệu cần vận chuyển bằng cần trục tháp và được bố trí nằm trong bán kính
hoạt động của cần trục.
- Các nhà xưởng gia công ván khuôn, cốt thép,… Được bố trí gần các khu chứa vật tư tương
ứng và nằm trong phạm vi hoạt động của cần trục để vận chuyển đến nơi thi công dể dàng.
b. Lán trại:
- Tính số lượng cán bộ công nhân trên công trường và diện tích sử dụng các nhà tạm.Số
công nhân xây dựng cơ bản trực tiếp sản xuất của ngày làm việc đông nhất.Số công nhân làm
việc ở các xưởng gia công phụ trợ.Số cán bộ nhân viên hành chính.Số nhân viên phục vụ.
- Láng trại của công nhân(bao gồm nhà ăn): Tiêu chuẩn 4 m2/ng.
- Nhà làm việc cán bộ: tiêu chuẩn 4 m2/ng. Ban chỉ huy công trường là trung tâm nhận và
phát đi những thông tin quan trọng có tính quyết định đến tiến độ và chất lượng thi công công
trình, do vậy cần có đủ diện tích thoáng mát tạo điều kiện làm việc thoải mái cho đội ngũ cán bộ
kỹ thuật. Từ đó năng suất lao động cũng như độ chính xác trong việc ra quyết định được đảm bảo
và kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra khi thi công.
- Khu vệ sinh: 0,125m2/người.
- Trạm y tế: 0,04 m2/ng.Phòng y tế phải được bố trí ở nơi sạch sẽ, tránh ồn ào, bụi bặm và
có đủ các dụng cụ sơ cấp cứu cần thiết phòng khi xảy ra các tai nạn trong thi công.
- Nhà xe : 60 m2.
- Nhà bảo vệ : 12 m2.
1.1.3.5. Tình hình tài chính – nhân công:
- Nguồn vốn xây dựng cơ bản được phân bố theo đúng tiến độ thi công của công trình nhầm
đảm bảo kịp thời cho việc chi trả vật tư, thiết bị máy móc cũng như các chi phí khác.
- Công trình có quy mô khá lớn nên cần chọn các công ty xây dựng chuyên nghiệp và có uy
tín để đáp ứng nhu cầu nhân công và trang thiết bị thi công cho công trình.
1.1.3.6. Tình hình giao thông vận tải:
- Công trình được xây dựng trong khu vực đông dân tại TP.HCM nên thời gian vận chuyển
vận liệu và máy móc phải được bố trí sao cho hợp lý tránh tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm.
1.1.3.7. Tình hình về hệ thống an ninh, bảo vệ công trường, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi
trường:
- Toàn bộ chu vi xây dựng công trình phải có rào cản bảo vệ để đảm bảo an toàn xây dựng
và mỹ quan khu đô thị.
- Hệ thống giao thông nội bộ trong công trình phải bố trí hợp lý tránh tình trạng kẹt xe, an
toàn lao động.
- Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hóa chất…trước khi thải ra đường ống thoát
nước đô thị tránh làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh khu vực
thi công.
1.1.4. Công tác chuẩn bị thi công:
1.1.4.1. Giải phóng mặt bằng:
- Mặt bằng công trình không gặp chướng ngại vật.
- Xử lí di chuyển các công trình ngầm như ống nước, cáp điện, các công trình trên mặt đất
và trên cao theo đúng quy hoạch và an toàn tuyệt đối .
- Xử lý lớp thảm thực vật, cần chú ý đến việc tận dụng để phủ lên lớp mảng cây xanh quy
hoạch .
1.1.4.2. Định vị công trình:
- Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ
mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
- Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu
vực. Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộcông tác trắc đạc.
- Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải
được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư.
- Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép. Công
trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít nhất là 3 mét.
Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.
- Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi
công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.

1.1.4.3 Biện pháp chống sạt lở vách đất :

a)Đào hố, hào sâu vách đứng không gia cố chống vách
- Chỉ đươc đào với vách đứng ở đất nguyên thổ, có độ ẩm tự nhiên, không có mạch nước
ngầm và xa các nguồn chấn động với chiều sâu giới hạn.
- Theo qui phạm kỷ thuật an toàn trong xây dựng TCVN-5308-1991 thì chiều sâu hố, hào đào
vách đứng trong các loại đất được qui định như sau:
. Không quá 1m đối với đất cát và đất tơi xốp,và đất mới đắp;
. Không quá 1,25m đối với đất pha cát (á cát);
. Không quá 1,50m đối với đất pha sét (á sét) và đất sét:
. Không quá 2,0m đối với đất rất cứng khi đào phải dùng xà beng hoặc cuốc chim.
- Trong các trường hợp khác thì hố, hào sâu phải đào với vách dốc, nếu đào vách đứng thì phải
chống vách với suốt chiều cao.
- Khi đào hố, hào sâu bằng máy ở nơi đất dính có độ chặc cao thì cho phép đào vách đứng sâu
tới 3m nhưng không được có người ở dưới. Nếu cần có người làm việc ở dưới thì chỗ có người
phải chống vách hoặc đào thành mái dốc.
- Trong suốt quá trình thi công phải thường xuyên xem xét tình hình ổn định vững chắc của
vách hố, hào, nếu thấy ở trên vách có các vết rạn nứt có thể bị sạt lở thì phải ngừng ngay công
việc, công nhân phải lên khỏi hố, hào và có biện pháp kịp thời chống đỡ chỗ đó hoặc phá cho đất
chỗ đó sụt lở luôn để tránh nguy hiểm sau này.
- Khi đào hố, hào sâu với vách đứng tuyệt đối không được đào kiểu hàm ếch.
b) Đào hố, hào sâu vách đứng có chống vách
- Đào hố, hào sâu ở những nơi đất bị xáo trộn (đất đắp, đất đã được làm tơi trước bằng nổ mìn),
mức nước ngầm cao và vách đào thẳng đứng thì phải chống vách. Để chống vách hố, hào phải
dùng ván dày 4-5cm, đặt chúng nằm ngang áp sát vào vách đất theo mức đào sâu dần, phía ngoài
có cọc đứng giữ với các văng chống ngang
- Trong đất độ ẩm tự nhiên, trừ đất tơi, có thể gia cố bằng các tấm ván nằm ngang đặt cách nhau
một khoảng bằng chiều rộng tấm ván.
- Trong đất độ ẩm cao và đất tơi, gia cố bằng các tấm ván để nằm ngang, hoặc đặt sát nhau.
- Cọc đứng đóng cách nhau 1,5m dọc theo vách hố, hào. Văng chống ngang đặt cách nhau không
quá 1m theo phương đứng. Văng phải được đóng cố định chắc vào cọc cứng. Trong các hố, hào
có chiều rộng lớn, văng chống ngang giữa hai vách hố, hào sẽ dài, chịu lực yếu, có thể thay văng
chống ngang bằng chống xiên
- Trường hợp văng chống ngang hay chống xiên trong lòng hố, hào gây cản trở cho việc đào đất
hoặc thi công các công việc tiếp theo như xây móng, đặt đường ống, v.v. thì thay các văng chống
bằng cách neo các đầu cọc giữ bằng dây hay giằng cứng neo vào cọc đứng trên bờ
- Vật liệu, chiều dài, tiết diện của các bộ phận chống vách phải sử dụng đúng theo thiết kế.
- Khoảng cách giữa các tấm ván lát, cọc giữ, văng chống phải đặt đúng theo bản vẽ, trình tự lắp
đặt phải theo đúng chỉ dẫn.
- Đối với các hố, hào có độ sâu lớn, việc chống vách phải thực hiện thành nhiều đợt từ trên
xuống, mỗi đợt cao từ 1 – 1,2m. Nếu làm tuỳ tiện, không tuân theo những điều nói trên có thể
xảy ra gãy, đổ các bộ phận chống vách dẫn tới đất bị sạt lỡ gây tai nạn.
- Trong quá trình đào đất thủ công hay bằng máy hoặc tiến hành các công việc khác không được
va chạm mạnh có thể làm xê dịch vị trí hoặc hư hỏng các bộ phận chống vách.
- Trong quá trình thi công phải luôn luôn theo dõi, quan sát kết cấu vách. Nếu có điều gì nghi
ngờ (vách lát bị phình, văng cọc đứng bị uốn cong nhiều, v.v.) có thể dẫn tới dãy sập thì phải
ngừng thi công, mọi người ra khỏi hố, hào và có biện pháp gia cố kịp thời (tăng cọc giữ và văng
chống v.v.) bảo đảm chắc chắn an toàn mới được tiếp tục làm việc)
- Khi đã đào xong, hoặc sau khi đã kết thúc các công việc làm ở trong hố, hào thì tiến hành lấp
đất. Khi lấp đất vào hố, hào phải tiến hành tháo dỡ kết cấu chống vách theo từng phần từ dưới lên
theo mức lấp đất, không được dở ngay một lúc tất cả. Nói chung không được táo dở cùng một lúc
quá ba tấm theo chiều cao, còn ở trong đất tơi xốp mỗi lần chỉ được dỡ một tấm. Khi tháo dở ván
lát cần bố trí lại các văng chống.
PHẦN 2 : THI CÔNG PHẦN NGẦM
( NV1 : CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT )
2.1.Tiêu chuẩn áp dụng :
- TCVN 4447:2012 – Công tác đất – Thi công và nghiệm thu

2.1.Thi công đất (đào và đắp).


 Chọn phương án đào đất :
- Hố đào (móng đơn) .
- Tính kích thước hố đào.
- Khoảng rộng để công nhân thao tác là Xo=0.5(m)
- Chiều sâu chôn móng: khi tính đến chiều sâu chôn móng có thể kể đến chiều dày lớp bê
tông lót móng lấy chiều dày lớp lót là 10 cm lớp bê tông lót được mở rọng ra bốn phía ,
mỗi phía là 10cm.
. Cao độ mặt móng - dầm móng : Zo = -0.400 – 0.05 = - 0.45m
Vậy chiều sâu hố móng là: H= -0.300 - (-0.45) + 0.8 + 0.1 + 0.1 = 1.15m
2.1.1. Tính khối lượng đất dào
-Chiều sâu hố móng H= 1.15m
-Móng cọc ta tiến hành đào thẳng đứng , mở rộng mỗi bên 0,5m để thuận tiện thi công.
* Khối lượng đất đào hố móng :
Công thức : V = a x b x H Trong đó:
V : là thể tích của hố đào
a : là chiều dài của mặt đáy
b : là chiều rộng của mặt đáy
H : là chiều cao của hố đào

- Móng M1 có a =0.6m , b=0.6 , h = 1.15m

a’ = a + 2Xo = 0.6 + 2 x 0.5 = 1.6 m


b’ = b + 2Xo = 0.6 + 2 x 0.5 = 1.6m
VM1 = 1.6 x 1.6 x 1.15 = 2.94m3
∑VM1= 9 x 2.94 = 26.46m3

- Móng M1a có a = 0.9m , b = 0.6m , h = 1.15m

a’= a +2Xo = 0.9 + 2 x 0.5 = 1.9m


b’= b +2Xo = 0.6 + 2 x 0.5= 1.6m
VM1a= 1.9 x 1.6 x 1.15 = 3.50m3
∑VM1a= 1 x 3.50 = 3.50m3
-Móng M3a , có a= 1.593m, b= 1.1m, h = 1.15m
a’= a + 2Xo = 1.593 + 2 x 0.5 = 2.59m
b’= b + 2Xo = 1.1 + 2 x 0.5 = 2.1m
VM3a =2.59 x 2.1 x 1.15 = 6.25m3
∑VM3a = 2 x 6.25 = 12.5m3

-Móng M4 , có a = 1.1m , b = 1.1m , h = 1.15m


a’= a + 2Xo = 1.1 + 2 x 0.5 =2.1m
b’= b + 2Xo = 1.1 + 2 x 0.5 =2.1m
VM4= 2.1 x 2.1 x 1.15 = 5.07m3
∑VM4= 5 x 5.07 = 25.35 m3
-Móng M5 , có a = 1.7m , b =1.7m , h = 1.15m
a’= a + 2Xo = 1.7 + 2 x 0.5 = 2.7m
b’= b + 2Xo = 1.7 + 2 x 0.5 = 2.7m
VM5 = 2.7 x 2.7 x 1.15 = 8.38m3
∑VM5= 5 x 8.38= 41.9 m3
∑Vmóng = VM1 + ∑VM1a + ∑VM3a + ∑VM4+ 2∑VM5 = 109.71m3
* Khối lượng đất đào dầm móng :
Chiều sâu hố đào : H = -0.300 - (-0.45) + 0,8 + 0,1 = 1.05m
- Dầm M1 ( Trục 1-2) : a = 33.76m , b=0.35m , H=1.05m
V= a x b x h = 33.76 x 0.35 x 1.05 = 12.41m3
- Dầm M3 ( Trục A B C D E F ) : a = 44.45m , b = 0.35m , H = 1.05m
V= a x b x h = 44.45 x 0.35 x 1.05 = 16.34 m3
-Dầm M4 ( Trục 3 ) : a = 30.7m , b = 0.35m , H = 1.05m
V = a x b x h = 30.7 x 0.35 x 1.05 = 11.28m3
Tổng khối lượng đất đào dầm móng là:
∑Vdầm= 12.41 + 16.34 + 11.28 = 40.03m3
 Tổng khối lượng đất đào : ∑Vđào đất = 109.71 + 40.03 = 149.74m3
* Khối lượng đắp đất :
Vđắp = 2/3 x Vđào = 2/3 x 149.74 = 99.83m3
Vdư = Vđào – Vđắp = 149.74 – 99.83 = 49.91m3
2.1.2. Phương án thi công đào đất
Công trình có nhiều hố móng nên việc chọn phương án dùng máy đào để được kinh tế, đem
lại hiệu quả cao và phải phù hợp với việc thi công ở ngoài công trường và tiết kiệm thời
gian thi công.
2.1.3. Chọn máy đào
-Để thi công việc đào đất ta chọn máy xúc 1 gàu nghịch (theo Sổ Tay Chon Máy Thi Công
Xây Dựng của thầy NGUYỄN TIẾN THU ) ta chọn máy xúc 1 gàu nghịch dẫn động thuỷ
lực có mã hiệu EO-4321A ,có các ưu điểm sau:
+ Có khả năng đào từ mặt đất trở xuống,đào được những hố nông.Khi đào có thể đào sâu
đến 6m.Thường dùng để đào hố móng ,muơng rãnh hẹp.
+ Vẫn đào được khi có nước ngầm,và khi đào không cần làm đường lên xuống cho máy và
xe ôtô vận chuyển đất
Thông Số Kỹ Thuật Của Máy:
- Dung tích gầu :Q=0,63 m3
- Bán kính hoạt động( tầm với) : R=9.2 m
- Độ cao tay cần : h = 5.5m
- Độ sâu đào :H=6m.
- Trọng Lượng Máy :G= 19.5 tấn ;
- Tck=17 giây, được xác định khi : + góc quay bằng 90 0
- Khoảng cách từ trọng tâm máy đến đuôi máy : a=2.6m;
- Chiều Rộng :b = 3 m;
- Chiều cao máy : c =4.2m
Để công tác đào đất được nhanh chóng ta chọn sơ đồ di chuyển cho máy là sơ đồ đào ngang đổ
bên
2.1.4. Năng suất máy đào

N=q. .nck . Ktg .


Với q : dung tích gầu, q = 0.63 m3
Kd = 1.2 : hệ số đầy gầu (đối với đất cấp II,ẩm )
Kt = 1.2 : hệ số tơi của đất
Ktg = 0.7 : hệ số sử dụng thời gian
nck : số chu kỳ đào trong 1 giờ .

nck = . ( h-1)
Tck : thời gian 1 chu kỳ( s) . Tck = tck .Kvt . Kquay.
tck = 17 (s) : thời của 1 chu kỳ khi góc quay = 900 đất được đổ tại bãi.
Kvt=1.1 : hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy đào.
Kquay = 1 : hệ số phụ thuộc vào góc quay
 Tck = 17 x 1.1 x 1 = 18.7(s).

 nck = = 192.5(chu kỳ)


 Năng suất của máy đào :

N = 0.63 x x192.5 x 0.7 = 84.9(m3/h)


Một ca làm 8 giờ : 8 x 84.9 = 679.2( m3).
Thời gian đào đất của máy :
1 49.74
T= =0 , 2 2¿ Chọn một máy đào
679.2
 Thời gian làm việc của máy là: 0,22 x 8 = 1.76(giờ).

2.1.5. Lựa chọn xe vận chuyển đất:


a.Lựa chọn xe vận chuyển đất : Xe ben HINO FG8JJ7A
Thông số kĩ thuật của xe ben HINO FG8JJ7A thùng 7 khối : (D x R x H)
- Kích thước xe
+ Kích thước tổng thể : 6785 x 2500 x 2770 (mm)
+ Kích thước thùng xe : 4150 x 2300 x 715(mm)
+ Thể tích thùng xe ben : 7 khối
- Trọng lượng xe :
+ Khối lượng cho phép chở: 8500 kg
+ Khối lượng toàn bộ: 16000 kg
XE VẬN CHUYỂN
ĐẤT

b) Số chuyến xe vận chuyển đất


- Khối lượng đất đào bằng cơ giới: 149.74 m3
- Xe ben HINO FG8JJ7A thùng 7 khối. ( V1: khối lượng thùng xe tải )
Vđào cơ giới 1 49.74
=> Số chuyến xe = = =¿ 21.39 ⟹ 22 chuyến
V1 7
2.1.6.Các yêu cầu kỹ thuật khi đào đất :
- Bề rộng tối thiểu của hố móng phải bằng bề rộng lớn nhất của móng mở rộng ra mổi
bên 500mm để thuận lợi cho việc đi lại và thi công, lắp dựng ván khuôn móng.
- Khi thi công đào đất phải chừa lại một chiều dày lớp đất là h = 5 – 10cm cho đến trước
khi đổ bê tông lót móng một ngày mới bóc bỏ đi để tránh trường hợp bề mặt hố móng bị bỏ ngỏ
lâu ngày, dưới tác dụng của nước mặt ( hoặc nuớc ngầm )sẽ làm hỏng mặt đáy móng , làm giảm
cường độ của đất nền
- Khi đào đất bằng máy, phải chừa lại một lớp đất có chiều dài là h = 15 – 20cm tính từ
đáy hố móng trở lên để đào thủ công, tránh trường hợp răng gàu của máy đào cắm sâu xuống làm
giảm cường độ đất nền.
- Khi lớp đất dưới đáy móng bị phá hoại thì chúng ta phải hạ chiều sâu chôn móng.
- Tại cao trình đáy móng nếu gặp đá mồ côi thì chúng ta phải phá bỏ đi và thay vào đó
một lớp đất tốt rồi tiến hành đầm nén để đạt được cường độ yêu cầu hoặc hạ chiều sâu chôn
móng.
- Khi đào đất mà gặp đất cứng thì phải tiến hành tưới ẩm làm tơi trước khi đào
- Khi đào đất bằng thủ công thì phải có biện pháp chống lại sự xâm nhập của nước mặt
hoặc nước ngầm bằng cách đào rãnh về một phía sau đó mới đào rộng ra. Đối với rãnh thoát
nước mưa ( nước mặt) thì được đào lộ thiên trên mặt đất có độ dốc I = 0.3% để thu nước mưa về
các hố thu nước và chảy ra hệ thống thoát nước của thành phố. Đối với nước ngầm, nước mưa
dưới hố móng thì ta cũng đào rãnh thu nước và các máy bơm đặt tại các vị trí hố thu nước tập
trung. Tuỳ theo lượng nước ngầm mà cho máy bơm chạy liên tục hay có chu kỳ
- Khi đào đất bằng cơ giới, thì điểm gần nhất của máy đào phải cách bờ hố đào một
khoảng an toàn gọi là Lat( Lat 1m )
2.1.7.An toàn lao động trong công tác đào đất
- Quy định chung:
 Cấm người không có trách nhiệm vào khu vực đào đất
 Đào đất phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật. Cấm đào theo kiểu hàm ếch, nếu
gặp vật lạ phải ngưng đào và báo cáo cho cán bộ chỉ huy để có biện pháp giải quyết.
 Hằng ngày cán bộ kĩ thuật phải kiểm tra tình trạng của thành hố đào để kịp thời phát
hiện và có biện pháp giải quyết, ngăn ngừa nguy cơ sụp lở.
 Mặt bằng phải bằng phẳng và ổn định.
 Khi đào có độ sâu phải làm rào chắn quanh hố đào, ban đêm khi không thi công phải
có đèn báo hiệu tránh cho người đi lại ban đêm không bị ngã tụt xuống hố đào, khi thi
công ban đêm phải phải đảm bảo độ chiếu sang trên công trường.
 Trước khi thi công phải kiểm tra vách đất cheo leo chú ý quan sát các vách nức quanh
hố đào do hiện tượng sụt lở trước khi công nhân vào thi công.
 Công nhân không được nghỉ ở chân mái dốc, tránh hiện tượng sụt lở bất ngờ.
 Không được chất tải nặng ở bờ hố, chỉ được chất tải ở cách mép hố >2m, nhưng
không được chất nặng.
 Phải kiểm tra thương xuyên xem chừng chiều dài vận chuyển đất lên cao.
 Lối lên xuống phải bật thang đảm bảo an toàn, phải kiểm tra hệ thống ống đường cáp
ở trong hố đào không để va chạm khi không có biện pháp di chuyển.
 Khi máy đào đang mang tải hoặc gầu đầy không được di chuyển, khi di chuyển phải
đặt gầu theo hướng di chuyển của máy và cách mặt đất không cao.
 Cấm người không có nhiệm vụ leo trèo lên máy khi gầu đang mang tải.
 Cấm điều chỉnh phanh khi mang tải hay quay gầu, cấm hãm phanh đột ngột.
 Khi cho máy hoạt động phải kiểm tra tình trạng của máy, nếu có bộ phận hỏng phải
xử lý ngay.
 Cấm mọi người chui vào gầm máy hoặc đứng gần máy đang hoạt động.
 Công sửa sang mái dốc phải có dây an toàn phải neo buộc vào vách đất chắc chắn ổn
định nếu hố đào cao hơn 2m.
 Đào hào móng sát công trình phải đề ra biện pháp đảm bảo cho công trình xung quanh
tuyệt đối không để ảnh hưởng gây nguy hiểm như lún nức gẫy công trình lân cận.
 Đào bằng thủ công :
 Chỉ cần tiến hành khi máy đào ngừng hoạt động.
 Lên xuống mong phải đúng nơi quy định, phải dùng thang leo cấm vào chống vách hố
mong để leo lên.
 Cấm người và phương tiện đi lại trên miệng hố đào khi bên dưới có người đang làm việc.
Phần 3: THI CÔNG PHẦN THÂN
( NV2 : THI CÔNG CỘT TẦNG ĐIỂN HÌNH )
* Cột tầng 2 ( Cos +3,550 đến + 6,550 )
3.1.Tiêu chuẩn áp dụng :
- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và
nghiệm thu.
- TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế .
- TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- TCVN 8828:2011 Bê tông - yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
3.2. Phương án lựa chọn ván khuôn :
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ván khuôn như : Ván khuôn nhôm , ván khuôn ván ép
phủ phim , ván khuôn gỗ .
* Ưu và nhược điểm các loại ván khuôn :
-Ván khuôn nhôm :
. Ưu điểm :
Trọng lượng nhẹ hơn so với những loại cốp pha khác là ưu điểm đặc trưng của coffa nhôm
Cốp pha nhôm không bị han gỉ trong mọi khắc nghiệt của môi trường.
Thi công cho bề mặt bê tông tốt mịn đẹp, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
Cũng có thể tái sử dụng được nhiều lần (trên 100 lần), an toàn vệ sinh công trình
Nâng tầng nhanh chóng
.Nhược điểm :
Khâu thi công lắp đặt khá phức tạp đòi hỏi thợ có tay nghề cao
Chi phí bảo dưỡng cao
Giá thành sản xuất cốp pha nhôm hay mua sản phẩm cao
-Ván khuôn ván ép phủ phim :

.Ưu điểm :
Nhẹ và dễ lắp đặt
Dễ cắt xẻ thành nhiều hình dạng mô đun khác nhau
Bề mặt phẳng tuyệt đối, do đó giúp bề mặt sàn phẳng, không cần tô vữa sau khi đổ bê tông
Giá thành khá rẻ, chi phí đầu tư ban đầu thấp
.Nhược điểm :
Tỉ lệ tái sử dụng thấp (4-5 vòng)
Bề mặt tốt nhưng giảm nhanh theo số lần sử dụng
Cần kho chứa để bảo quản
Dễ cắt xẻ nhưng chi phí bảo dưỡng phụ thuộc vào thời tiết và việc cưa xẻ
-Ván khuôn gỗ :
Ưu điểm :
Nhẹ, dễ lắp đặt
Chịu lực tốt
Tái sử dụng được nhiều lần (12-15 vòng)
Bề mặt phẳng, không cần tô vữa sau khi đổ bê tông
Dễ cắt xẻ thành nhiều hình dạng modun khác nhau
.Nhược điểm :
Bề mặt giảm chất lượng theo số lần sử dụng
Cần kho chứa để bảo quản
⟹ Sau khi so sánh ưu nhược điểm của các loại ván khuôn, ta sử dụng ván khuôn ván ép phủ
phim cho công tác thi công cột , dầm , sàn của công trình này vì nó có giá thành rẻ , dễ dàng tìm
kiếm trên thị trường , chống thấm nước tốt , tạo độ trơn bóng láng mịn , chống bám dính hay trầy
xước , không cần tô vữa sau khi đổ bê tông .

3.3.Thiết kế ván khuôn cột :


- Khối C gồm 2 loại cột : C2 : 200X250 ; C3 : 250X400
- Chọn cột C3 : 250x400 để thiết kế ván khuôn .+ Ta có cao độ sàn tầng 1 là +3,550 , cao độ mặt
sàn tầng 2 là + 6,950 , chiều cao dầm lớn nhất trên cột C3 là 0,4m .Vậy Hbtcột = 3,4-0.5=2.9(m)

Hình 3.1: Cấu tạo ván khuôn cột


Cấu tạo ván khuôn cột gồm:
- Tấm ván khuôn gỗ phủ phim kích thước 1 tấm ván (1220x2440x18)mm
- Nẹp đứng dọc theo chiều cao cột thép hộp (50x50x2)mm
- Gông cột thép hộp (50x50x2)mm
- Chống giáo nêm
- Liên kết đinh, hàn, kích , tyren ...
 Thiết kế ván khuôn :
-Xét cột có kích thước lớn nhất 250×400, tính toán cho mặt cột lớn 400
Tấm ván phủ phim được cắt ra với kích thước (400×2440×18)mm. Được cấu tạo nằm
đứng dọc theo chiều cao cột và “ cắt 1m chiều cao ván khuôn để tính. Nên tấm ván khuôn
được xét trong tính toán dưới đây có kích thước (b v × d v ) = (1000×18)mm
NẸP ĐỨNG

VÁN KHUÔN
PHỦ PHIN

1000
`
Hình 3.2 Cấu tạo ván – nẹp đứng

-Áp lực ngang do hỗn hợp bê tông gây ra:


tc
p1 = ϒ BT × H o = 2500 × 0.7 = 1750 kG/m2
Vì H c = 3.4m ≤ R = 0.7m. Lấy H o = H c = 0.7

-Áp lực do đổ/đầm bê tông:


tc
p2 = 400 kG/m2

-Tổng tải trọng tác dụng lên bề mặt ván khuôn:


tc tc tc
q o = p1 + p 2 = 1750 + 400 = 2150 kG/m2
tt tc tc
q o = 1.3 × ( p1 + p 2 ) = 1.3 × (1750 + 400) = 2795 kG/m2

-Quy về tải phân bố trên chiều dài tấm ván khuôn (bv=1m):
tc tc
q =qo × bv = 2150 × 1 = 2150 kG/m = 21.5 kG/cm
tt tt
q =q o × b v= 2795 × 1 = 2795 kG/m = 27.95 kG/cm

-Các đặc trưng hình học của tiết diện ván khuôn:
2 2 3 3
bv ×d v 100× 1.8 3 bv ×d v 100× 1.8
W= =¿ =54 cm J = =¿ =48.6 cm4
6 6 12 12

-Tấm ván khuôn làm việc như 1 dầm đơn giãn 1 nhịp, gối tựa là các nẹp đứng cột, chịu tải xem
như phân bố đều. Gọi Ln là khoảng cách giữa các nẹp đứng cột, chọn Ln = 40 cm
NẸP ĐỨNG
400

VÁN KHUÔN q
PHỦ PHIN

1000 Ln Ln
Mmax

Hình 3.3 Sơ đồ tính ván khuôn cột


tt 2
q × Ln
-Momen nguy hiểm nhất: M max =
8

-Để tấm ván khuôn làm việc ổn định cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] (1)

ĐK ổn định: f max ≤ [ f ] (2)


(1) Xét ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] ( [Ϭ ¿=98 kG /cm2 )
tt 2
M max q × L n 27.95 ×352 2
Ta có: Ϭ max= = = =79.25 kG /cm (thỏa)
W 8 ×W 8 ×54
(2) Xét ĐK ổn định:
tc 4 4
5 q × Ln 5 21.5× 35
f max= × = × = 0.078 cm
384 E × J 384 1.1×10 5 × 48.6
Ln 35
[ f ]= = = 0.0875 cm
400 400
 f max ≤ [ f ] (thỏa)

Vậy Ln = 40 cm đảm bảo khả năng chịu lực cho tấm ván khuôn làm việc ổn định.

 Tính toán nẹp đứng, kiểm tra khoảng cách gông cột :

-Tải trọng tác dụng lên nẹp đứng cột:


tt tt
q nẹp=q o cột × Ln = 2795 × 0.4 = 1118 kG/m = 11.18 kG/cm
tc tc
q nẹp=q o cột × Ln=¿ 2150 × 0.4 = 860 kG/m = 8.6 kG/cm
- Đặc trưng hình học của nẹp đứng cột:

Chọn nẹp đứng cột là thép hộp có kích thước (50×50×2)mm

50

46
Hình 3.4 Tiết diện nẹp đứng

2 2 2 2 3 3 3 3
B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6
W= = =4.61cm J =
3
= =14.77 cm
4
6 6 12 12
- Nẹp đứng cột làm việc như 1 dầm liên tục đều nhịp chịu tải phân bố đều do tấm ván khuôn
thành dầm truyền về, có gối tựa là các gông cột. Chọn Lg = 80 cm
Lg
Lg
Lg

Lg Lg Lg

Mmax

Hình 3.5 Sơ đồ tính nẹp đứng


tt 2
q × Lg
Momen nguy hiểm nhất: M max =
10
- Để nẹp dọc dầm làm việc ổn định cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] (1)

ĐK ổn định: f max ≤ [ f ] (2)


(1) Xét ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] ([Ϭ ¿=2100 kG/cm2)
tt 22
M q ×L
Ta có: Ϭ max= max = nẹp g = 11.18 ×80 =1552 kG/cm2 (thỏa)
W 10 W 10× 4.61
(2) Xét ĐK ổn định:
tc 4 4
1 qnẹp × L g 1 8.6 × 80
f max= × = × = 0.088 cm
128 E×J 128 2.1× 106 × 14.77
L 80
[ f ]= = =¿ 0.2 cm
400 400
 f max ≤ [ f ] (thỏa)

Vậy khoảng cách sườn đứng Lg = 80 cm và kích thước thép hộp làm nẹp dọc dầm
(50×50×2)mm đảm bảo đủ khả năng chịu lực.

 Tính toán gông cột:

-Chọn thép hộp có kích thước (50×50×2)mm làm sườn dọc.

-Dùng 2 thanh thép hộp, ở giữa kẹp ty ren M12, cấu tạo như sau:

Hình 3.6 Cấu tạo gông cột

-Tải trọng tập trung tác dụng lên gông cột:

tc tc
P gôngcột =q nẹp × Lg=860 × 0.8=688 kG
tt tt
P gôngcột =q nẹp × Lg=1118 ×0.8=894.4 kG

-Đặc trưng hình học:


50

46
Hình 3.7 Tiết diện thép hộp làm gông cột

2 2 2 2 3 3 3 3
B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 3 B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 4
W = = =4.61cm J = = =14.77 cm
6 6 12 12
- Gông cột làm việc như 1 dầm đơn giản chịu tải tập trung do nẹp đứng truyền về, nhịp = 40 cm.

40 cm

Mmax

Hình 3.8 Sơ đồ tính gông cột


tt
P gôngcột × L
Momen nguy hiểm nhất: M max =
4
- Để nẹp dọc dầm làm việc ổn định cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] (1)

ĐK ổn định: f max ≤ [ f ] (2)


(1) Xét ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] ([Ϭ ¿=2100 kG/cm2)
tt
M P × L 894.4 × 40
Ta có: Ϭ max= max = gông cột =
2
=970 kG /cm (thỏa)
W 4×W 4 × 2× 4.61
(vì ta sử dụng xà gồ kép nên W nhân 2)
(2) Xét ĐK ổn định:
tc 3 3
1 Pgông cột × L 1 688 × 40
f max= × = × = 0.029 cm
24 E×J 24 2.1 ×10 6 × 2× 14.77

[ f ] = L = 40 =¿ 0.1 cm
400 400
 f max ≤ [ f ] (thỏa)

Vậy kích thước thép hộp (50×50×2)mm đã chọn đảm bảo đủ khả năng chịu lực.

 Tính toán tyren:


Chọn ty ren M12, cấp bền 3.6, độ bền kéo là 300MPa
Theo TCVN 1916-1996 đối với thanh ren có bước ren thô thì tiết diện của ren M12 = 84.3
2
mm
Lực kéo mà thành ren chịu được là:
300× 84.3
=2577.98 daN
9.81
Lực tập trung truyền về ty ren:
N = q tt0 cột × ac × Lg = 2795 × 0.4 × 0.8 = 894.4 daN
Lực truyền về mỗi ty ren:
N 894.4
N’ = = =447.2 daN < 2577.98 daN (thỏa)
2 2
Vậy ty ren M12 đã chọn đảm bảo đủ khả năng chịu lực.

 Tính toán cây chống xiên:

Hình 3.9 Phương án


chống xiên
-Chọn cây chống thép mã hiệu K-102 có thông số như sau:
+ Chiều dài sử dụng min: 2000 (mm)
+ Chiều dài sử dụng max: 3500 (mm)
+ Tải trọng khi nén: 2000 (kg)
+ Tải trọng khi kéo: 1500 (kg)
-Chiều cao cột tầng 2: Hcột = 3.4m ( chiều cao đổ bê tông là 3m ) nên chống 1 lớp. Chống vào
gông thứ 3 từ dưới đếm lên.
- Gó c chố ng α = 600.
- Chiều dà i tính toá n câ y chố ng:
L 2
= =¿ = 2,31(m)
sin α sin 60
2 2
L= x Hc đổ BT = x 3 = 2 m
3 3
- Tả i trọ ng tá c dụ ng lên câ y chố ng:
+ Cây chống cột chịu tải trọng ngang do bề mặt ván khuôn cột trong vùng truyền tải truyền về
dạng tập trung có giá trị như sau:
Pcctt = Qtt x b x l = 2795 x 0.4 x 2.1 = 2347.8 (daN)
Trong đó: Qtt = 2697.5 (daN/m) - Tải trọng tính toán tác dụng lên bề mặt ván khuôn.

l= ( 22 +1.1)=¿2.1 (m) - Diện truyền tải từ tấm cốp pha cây chống.
+ Lực dọc tác dụng lên cây chống:
P’ = Pcc x cos60 = 2347.8 x cos60 = 1173.9 (daN.m)
P’ < [ Ncc ] = 1500 (daN) => Cây chống K102 đủ khả năng chịu lực.

Kết luận: Vậy cây chống đã chọn thỏa điều kiện.


 Đối với cột biên cần bố trí cáp giằng.
- Lực kéo trong cáp giằng:
Nk =Qtt ×b ×l ×cosα = 2795×0.4×2.0 ×cos600 = 1118 (daN)
Fcáp = N/R = 1118 /2100 = 0.53 (cm2)
Vậy chọn cáp Ø6 để giằng.

3.4.Biện pháp thi công cột :


* Sàn thao tác : Chiều cao cột tính toán để thi công là 3m , ta bắt 2 tầm giáo 1m2 để thi công thép
, coppha và thuận tiện cho công tác đổ bê tông.
a.Gia công , lắp dựng , nghiệm thu cốt thép :
* Yêu cầu :
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp rỉ;- Các thanh thép bị
bẹp, bị giảm tiết diện không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới
hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
Gia công cốt thép :

- Đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ thiết kế.
- Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến trúc…
- Triển khai bản vẽ chi tiết gia công thép và trình giám sát phê duyệt. Bảng gia công cốt
thép phải tuân thủ vị trí nối thép.
- Giám sát trong quá trình gia công.

Lắp dựng

- Đúng vị trí, đúng cao độ.


- Đối với cột, từ lưới trục đã triển khai trên sàn triển khai bật tiết diện chân cột, và chỉnh
sửa thép chờ đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành lắp dựng thép.
- Lớp bảo vệ phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện.
- Khung thép chính phải được định vị ổn định và đúng hình dạng cấu kiện.
- Thép đai thi công phải thẳng đều đúng khoảng cách bằng cách xác định đai đầu tiên và
sau đó dùng thước hoặc thanh cữ đo và đánh dấu bằng phấn lên thép chủ để công nhân
buộc đai. Thép đai phải sắp đặt điểm móc chéo trả xen kẻ nhau.

Kiểm tra cốt thép:

- Sự phù hợp các loại cốt thép: cắt, uốn, làm sạch bề mặt, hình dạng, kích thước các sản
phẩm sau khi gia công, nếu sai lệch phải nhỏ hơn hoặc bằng trị số cho phép.
- Kiểm tra vị trí, chất lượng các mối buộc
- Cống tác hàn: bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn, chất lượng mối hàn
- Kiểm tra sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế
- Kiểm tra cốt thép sau khi lắp dựng: bao gồm
 Kiểm tra về chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so
với thiết kế. Sai lệch nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho phép
 Sự phù hợp cảu thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế
 Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép, các mối buộc, mối hàn.

Nghiệm thu cốt thép:


Tiến hành tại hiện trường và kiểm tra theo các yêu cầu trên để đánh giá chất lượng công tác cốt
thép so với thiết kế trước khi đổ bê tông

Khi nghiệm thu nghiệm thu phải có hồ sơ bao gồm:

-Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong qua trình thi công và biên bản về
quyết định thay đổi

-Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép
-Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế
-Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình thi công và lắp dựng cốt thép
-Nhật ký thi công.
b.Gia công lắp dựng ván khuôn:
Biện pháp vận chuyển, gia công:
-Dùng vận thăng lồng SC100/100: 2 lồng, tải trọng 1T/lồng
-Gia công tại công trường
-Dụng cụ, máy móc, thiết bị: máy cắt ván khuôn, máy hàn, đinh, búa,…
-Ván khuôn cột được gia công sẵn các mặt có kích thước theo thiết kế.
Trình tự lắp dựng ván khuôn:
- Trước hết xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền, sàn.

- Sau đó dựng từng tấm ván đã gia công hệ xà gồ 50×50 lên, rồi dùng ty ren liên kết các
mặt lại theo đúng vị trí mặt cắt đã vạch dấu.
- Ghim khung, cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt sẵn.
- Lắp dựng hệ chống, neo giằng ván khuôn cột.
- Dùng dây dọi kiểm tra độ thẳng đứng của cột, xiết chặt cố định chống và cáp neo.
 Kiểm tra ván khuôn:
- Kiểm tra lại tim cột, cao độ, vị trí của ván khuôn có sai lệch với thiết kế không.
- Kiểm tra hình dạng, kích thước ván khuôn có phù hợp với kết cấu của thiết kế hay
không.
- Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn cây chống.
- Kiểm tra độ phẳng giữa các tấm ghép nối, mức độ gồ ghề không quá 3mm.
- Kiểm tra độ kín khít giữa các tấm ván khuôn, giữa ván khuôn và mặt nền.
- Kiểm tra các chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn.
- Kiểm tra chống dính ván khuôn và vệ sinh bên trong ván khuôn.
 Nghiệm thu ván khuôn:
Việc nghiệm thu ván khuôn đà giáo được tiến hành tại hiện trường, sai lệch không
vượt quá các trị số cho phép theo bảng 2 - Sai lệch cho phép đối với cốp pha đà giáo đã
lắp dựng xong trong TCVN 4453:1995 (đã được trình bày ở chương 2, mục IV.4).
3.5. Phương pháp đổ bê tông :
a.Đổ bê tông :
Bảng 3.10 Khối lượng bê tông cột tầng 2
Khối
Tên cấu Kích Chiều Số
STT lượng (
kiện thước cao (m) lượng 3
m ¿
1 C2 200×250 3.0 6 0,9
2 C3 250×400 3.0 12 3,6
TỔNG 4,5
- Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép và cốp pha đã dựng lắp.
- Trước khi đổ bê tông cột cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ chân cột, đánh sờn bề mặt bê tông
cũ rồi mới tiến hành đổ.
- Tưới nước ván khuôn.
- Đổ trước vào chân cột một lớp vữa xi măng cát vàng tỉ lệ 1/2  1/3 dày 5  10cm, đầm để
tránh hiện tượng rỗ chân cột.
- Dùng bê tông thương phẩm đổ trực tiếp từ vòi bơm.
- Đổ bê tông liên tục.
- Bê tông phải đổ liên tục, đổ tới đâu đầm tới đó.
- Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá
1,5m.
- Bê tông được đầm bằng đầm dùi, chiều dày mỗi lớp đầm từ 20-40cm, đầm lớp sau phải
ăn xuống lớp trước từ 5-10cm, thời gian đầm phụ thuộc vào máy đầm khoảng 30-40 giây
là được.
- Bê tông cột được đổ cách đáy dầm 3  5cm thì dừng lại.
- Bảo dưỡng bê tông cột.
- Tháo dỡ ván khuôn: Đối với ván khuôn cột, sau khi đổ bê tông 1  3 ngày có thể tháo dỡ
được. Khi tháo dỡ phải tuân theo các yêu cầu của quy phạm.
 Chú ý :
- Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m thì nên đổ liên tục .
- Cột có kích thước nhỏ hơn 4040 cm hoặc có cốt đai thép chồng chéo thì nên đổ bê tông
liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
Đổ bê tông cột từ trên cao xuống, chân cột hay bị rỗ, vì sỏi đá từ trên cao xuống đọng dần ở
đáy. Vì vậy, nên đổ bê tông chân cột bằng loại vữa có cốt liệu nhỏ, dày 30cm, khi đổ các đợt
bê tông sau sỏi đá lớn sẽ rơi vùi vào lớp vữa này làm cho nó có thành phần bình thường.
b.Đầm bê tông
- Mục đích của việc đầm bê tông là để bảo đảm bê tông được đồng nhất, đặc chắc, không
có hiện tương phân tầng, rổng ở bên trong và rỗ ở bên ngoài, và để bê tông bám chặt vào
cốt thép.
- Bê tông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
 Thời gian đầm một chổ tùy thuộc vào độ đặc của vữa và khả năng mạnh hay yếu của máy
đầm. Dấu hiệu chứng tỏ đã đầm xong một chổ là vữa bê tông không sụt lún, bọt khí
không nổi lên nữa, mặt trên bằng phẳng và bắt đầu thấy có nước xi măng nỗi lên.
 Đầm xong một chổ phải rút đầm dùi lên từ từ để vữa bê tông kịp lấp đầy lổ đầm, không
cho không khí lọt vào.
 Khoảng cách giữa các chổ cắm đầm không được lớn hơn 1,5 lần bán kính ảnh hưởng của
đầm, để bảo đảm các vùng được đầm trùng lên nhau, không bỏ sót.
 Khi cần đầm lại bê tông thích hợp là 1,52 giờ sau khi đầm lần nhất.
Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha và tránh va chạm vào cốt thép
để tránh hiện tượng cơ cấu bê tông trong thời gian ninh kết bị phá vỡ.
c.Mạch ngừng thi công :
- Bê tông phải đổ liên tục cho đến khí hoàn thành một kết cấu. Khoảng thời gian tạm ngừngcho
phép trong khi đổ bêtông mà không, ảnh hướng đến chất lượng bêtông có thể tham khảo bản sau:

Bảng 3.11: Thời gian tạm ngừng cho phép khi đổ bê tông không có phụ gia (phút).

Nhiệt độ trong khi đổ bê tông Xi măng poccLang Xi măng Puzolan

>30 60 90

20-30 90 120

10-20 135 180

- Trường hợp vì lý do kỹ thuật kết cấu không cho phép đổ liên tục, hoặc vì lý do tổ chức không
đủ điều kiện để đổ bê tông liên tục, người ta phải đồ bê tông có mạch ngừng, nghĩa là đổ lớp bê
tông mới sau khi lớp bê tông trước đã đông cứng, (Đối với bêtông không cốt thép thì phải sau 12
giờ mới được đồ tiếp, đối với bêtông có cốt thép thì phải đợi bê tông đạt cường độ 12,25 daN/cm2
mới được tiếp tục đổ. theo kinh nghiệm thì mùa đông là sau 3,5 ngày, mùa hè sau 1,2 ngày).
Những chỗ ngừng được bố trí nhất định gọi là mạch ngừng thi công.
- Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mô men uốn tương đối nhỏ, đồng thời phải
vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu, hoặc những nơi bị bắt buộc dừng do tổ chức
thi công. Cụ thể trên các kết cấu, vị trí mạch ngừng được bố trí như sau:
+ Cột: bố trí ở mặt trên móng, ở chân dầm, chân vai đỡ dầm cầu trục, mặt trên dầm câu trục
+ Trụ chống và xà chéo: bố trí ở mặt dưới hay mặt trên của bộ phận gối đỡ nằm ở góc giữa trụ
chống và xà chéo.

* Xử lý mạch ngừng thi công:


- Khi đổ bê tông có mạch ngừng thi công thì phải xử lý sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào
lớp bê tông cũ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu, tiền hành như sau:
+ Đợi bêtông đạt cường độ 25 daN/cm2 mới đổ tiếp.
+ Trước khi đổ bêtông phải vệ sinh mạch ngừng, dùng bàn chải sắt chải sạch những màng vữa
trên mặt, làm nhám mặt bêtông cũ, tẩy sạch những vết bẩn, dầu mỡ, bùn đất ....sau đó dùng
nước xối rửa và tưới ẩm toàn bộ mặt bêtông cũ, tưới mước ximăng để tăng sự dính kết.
+ Khi đổ bêtông phải tiến hành đầm kỹ để bảo đảm tính liền khối của kết cấu.Sau 3 đến 4 giờ
khi bêtông đã se mặt thì bắt đầu tưới nước và giữ cho bêtông ẩm thường xuyên. tránh co ngót
và nứt tách giữa lớp bê tông cũ và mới.
d.Tháo dở ván khuôn cột:
- Thời gian tháo coffa tuỳ thuộc vào tốc độ ninh kết của xi măng, nhiệt độ, loại kết cấu
và tính chịu lực của coffa. Thường thì cột được tháo coffa sau khi đổ bêtông 1-2 ngày,
với trường hợp hợp không dùng chất phụ gia.
- Trình tự tháo dỡ coffa :
 Tháo các tấm nêm, thanh chống nẹp, thanh chống xiên…
 Tháo các tấm coffa cột.
e.Bảo dưỡng bê tông
- Sau khi đổ bê tông xong, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ
cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê
tông.
- Bảo dưỡng ẩm là giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn tốt.
- Thời gian giữ độ ẩm cho bê tông là 7 ngày.
- Lần đầu tiên tưới nước cho bê tông là 4h sau khi đổ bê tông xong. Hai ngày đầu cứ sau
2h tưới nước một lần. Những ngày sau cứ 3-10h tưới nước một lần.
- Trong thời gian bảo dưỡng tránh các tác động cơ học như rung động, lực xung kích tải
trọng và lực tác động khác có hại đến bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông mới đúc xong là tạo điều kiện tốt nhất cho sự đông kết của bê tông.
- Phải che bê tông khỏi bị nắng to, mưa rào, đồng thời phải giữ cho mặt bê tông không bị
khô quá nhanh. Hàng ngày tưới nước thường xuyên lên mặt bê tông và lên mặt cốp pha.
Thời gian tưới nước tùy thuộc thời tiết và loại xi măng, thường trong khoảng 714 ngày.
f.Xử lý khuyết tật bê tông :
* Các khuyết tật bê tông thường gặp : Nứt chân chim , rỗ bề mặt .
* Nứt chân chim :
- Hiện tượng :
Sau khi bê tông đông kết quá trình tháo ván khuôn sẽ thấy xuất hiện những vết nứt như chân
chim. Những vết nứt này không quá lớn nhưng lại làm ảnh hưởng tới khả năng chịu được hiện
tượng thấm nước của công trình. Nếu để kéo dài cũng như hiện tượng rỗ be tông cốt thép trong
bê tông sẽ bị ăn mòn làm giảm hiệu quả chịu lực của bê tông.
- Nguyên nhân :
+ Do sự co ngót không đều của bê tông vì không đảm bảo đúng các biện pháp và quy trình bảo
dưỡng bê tông sau khi đổ .
+ Do cốt thép đặt sai , đặt thiếu bê tông .
- Cách khắc phục :
+ Đục rộng vị trí nứt , cạy bỏ các viên cốt liệu lớn xung quanh , làm vệ sinh sạch sẽ rồi dùng bê
tông đá nhỏ có mác bằng hoặc cao hơn mác bê tông cũ để trát lại.
* Rỗ bề mặt :
- Hiện tượng :
Trong thực tế thi công tại công trình sau khi tháo ván khuôn thường xuất hiện các khuyết tật rỗ
sau đây :
+ Rỗ ngoài : mặt bê tông có hình dạng như tổ ong , chỉ xuất hiện thành những lỗ nhỏ ở mặt ngoài
chưa vào tới cốt thép .
+ Rỗ sâu : lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép.
+ Rỗ thấu suốt : lỗ rỗ xuyên qua kết cấu , từ mặt này sang mặt kia .
- Nguyên nhân :
+ Do vữa bê tông bị phân tầng trong quá trình vận chuyển , đổ và đầm bê tông .
+ Do độ dày của bê tông quá lớn , vượt quá phạm vi ảnh hưởng tác dụng của đầm .
+ Do vữa bê tông trộn không đều , vữa bê tông quá khô hay bị mất nước xi măng trong quá trình
vận chuyển ( thiết bị vận chuyển không kín khít ) hay ván khuôn không kín khít khi đầm sẽ bị
mất nước.
+ Do đầm không kỹ nhất là lớp vữa bê tông giữa cốt thép chịu lực và ván khuôn ( lớp bảo vệ ) .
Hay do máy đầm có sức rung quá yếu .
+ Cốt thép quá dày làm cốt liệu không lọt được xuống dưới hay do cốt liệu lớn không đúng quy
cách ( kích thước cốt liệu lớn quá lớn) …
- Cách khắc phục :
+ Đục rộng vị trí nứt , cạy bỏ các viên cốt liệu lớn xung quanh , làm vệ sinh sạch sẽ rồi dùng bê
tông đá nhỏ có mác bằng hoặc cao hơn mác bê tông cũ để trát lại.Nếu cần thiết thì ghép ván
khuôn rồi đổ và đầm chặt bê tông .Chú ý đối với vị trí rỗ xuyên cần thực hiện chống đỡ kết cấu
trước khi tiến hành xử lý.
( NV3: THI CÔNG DẦM-SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH)
4.1 Tiêu chuẩn áp dụng:
-TCVN 4453:1995 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và
nghiệm thu.
-TCVN 5574:2012 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
-TCVN 8828:2011 : Bê tông, yêu cầu bão dưỡng ẩm tự nhiên.
-TCVN 5308:1991 : Quy phạm kĩ thuật an toàn trong xây dựng
4.2 Ván khuôn dầm :
-Thi công dầm sàn tầng 3 (cao độ +6.950m). Chiều cao tầng 3.4m. Diện tích sàn 177.3m2. Chiều
dày sàn 100mm.Tiết diện dầm: Ddọc(200x300)mm , Dngang(250x500) mm , Dp(200x300)mm.
- Biện pháp đổ bê tông: dùng bê tông thương phẩm, đổ bê tông trực tiếp từ vòi bơm, dùng đầm
dùi.
- Cấu tạo ván khuôn: dùng ván gỗ phủ phim; hệ sườn là thép hộp 5×5cm và 5×10cm, chống giáo
đơn, ty ren, phụ kiện liên kết khác.

4.2.1 Thiết kế ván khuôn thành dầm :


a) Cấu tạo :
Xét dầm có tiết diện lớn nhất để tính toán: 250 x 500 (mm).
Chọn tấm cốp pha thành dầm bằng ván gỗ có tiết diện bv x dv là: (100 x 1.8) cm
- Nẹp dọc thành dầm: thép hộp (5x5x1.8) cm
- Sườn đứng thành dầm: thép hộp (5x10x1.8) cm

b) Tính toán ván khuôn thành dầm, kiểm tra khoảng cách nẹp dọc dầm
Hình 4.1: Cấu tạo ván khuôn
tc
p1 = ϒ BT × H o = 2500 × 0.5 = 1250 kG/m2
Vì H d = 0.5 ≤ R = 0.75. Lấy H o = H d = 0.5
- Áp lực do đổ/đầm bê tông:
tc
p2 = 400 kG/m2
- Tổng tải trọng tác dụng lên bề mặt ván khuôn:
tc tc tc
q o = p1 + p 2 = 1250 + 400 = 1650 kG/m2
tt tc tc
q o = 1.3 × ( p1 + p 2 ) = 1.3 × (1250 + 400) = 2145 kG/m2
- Quy về tải phân bố trên chiều dài tấm ván khuôn (bv=1m) :
tc tc
q =qo × bv = 1650 × 1 = 1650 kG/m = 16,5 kG/cm
tt tt
q =q o × b v= 2145 × 1 = 2145 kG/m = 21,45 kG/cm
- Các đặc trưng hình học của tiết diện ván khuôn:
2 2 3 3
bv ×d v 100× 1.8 bv ×d v 100× 1.8
W= =¿ =54 cm3 J= =¿ =48 , 6 cm4
6 6 12 12

-Mỗi tấm ván khuôn đều được đỡ bởi 3 nẹp dọc dầm, nên xem sơ đồ làm việc của tấm ván khuôn
như 1 dầm liên tục 2 nhịp, gối tựa là các nẹp dọc dầm, chịu tải xem như phân bố đều. Gọi Ln là
khoảng cách giữa các nẹp dọc dầm

Ln Ln
Mmax

Hình 4.2 Sơ đồ tính ván khuôn thành


tt 2
q × Ln
Momen nguy hiểm nhất: M max =
10
- Để tấm ván khuôn làm việc ổn định cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] (1)

ĐK ổn định: f max ≤ [ f ] (2)


(1) Xét ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] ( [Ϭ ¿=98 kG /cm2 )
tt 2
M q × Ln
Ta có: Ϭ max= max =
W 10 W
tt
q vk × Ln
2
10× W × [ σ ]
 ≤ [ σ ]  Ln2 ≤
10 ×W q ttvk

Ln ≤
√ 10 ×W ×[σ ]
tt
q vk
Ln ≤

10 ×54 ×98
21 , 45
= 49.6 (cm)

(2) Xét ĐK ổn định:


tc 4 tc 4
1 q × Ln q ×L L
f max= ×  1 × vk n ≤ n
128 E×J 128 EJ 400
4
Ln 128 × E J 128 E J
 ≤ 400 3
tc  Ln ≤ ×
Ln qvk 400 qtc

 Ln ≤

3 128 E J
×
400 q tcvk
 Ln ≤
√ 3 128 1.1 x 105 × 48 ,6 = 46.97 (cm)
400
×
16 , 5
Từ (1) và (2) =>Ln ≤ min (49.6 ; 46.97). Chọn Ln = 25 (cm).
Vậy để tấm ván khuôn thành dầm làm việc ổn định cần cấu tạo khoảng cách các nẹp dọc là: Ln =
25 (cm)
c) Tính toán nẹp dọc dầm, kiểm tra khoảng cách sườn đứng
- Chọn nẹp dọc làm bằng vật liệu thép, tiết diện (50x50x18) mm.
 Tải trọng tác dụng lên nẹp dọc dầm:
qtcn = Qtcvk x Ln = 1650 x 0.25 = 412.5 (kG/m) = 4.12 (kG/cm)
qttn = Qttvk x Ln = 2145 x 0.25 = 536.25 (kG/m) = 5.36 (kG/cm)
 Đặc trưng hình học của tiết diện nẹp đứng
Chọn nẹp dọc dầm là thép hộp có kích thước (50×50×2)mm
50

46
Hình 4.3 Tiết diện nẹp dọc
2 2 2 2 3 3 3 3
B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 3 B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 4
W= = =4.61cm J= = =14.77 cm
6 6 12 12

Nẹp dọc dầm làm việc như 1 dầm liên tục đều nhịp chịu tải phân bố đều do tấm ván khuôn thành
dầm truyền về, có gối tựa là các sườn đứng Lsd

Lsd Lsd Lsd Lsd Lsd


Mmax

Hình 4.4 Sơ đồ tính nẹp dọc


tt 2
q × Lsd
Momen nguy hiểm nhất: M max =
10
- Để nẹp dọc dầm làm việc ổn định cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ]

ĐK ổn định: f max ≤ [ f ]
(1) Xét ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] ([Ϭ ¿=2100 kG/cm2)
tt 2
M q ×L
Ta có: Ϭ max= max = nẹp nđ
W 10 W
tt
qnẹp × Lnđ
2
10× W × [ σ ]
 ≤ [ σ ]  Lnđ2 ≤
10 ×W qttnẹp

Lnđ ≤
√ 10 ×W ×[σ ]
tt
qnẹp
Lnđ ≤
5.36√
10 × 4.61 ×2100
= 134.39 (cm)

(2) Xét ĐK ổn định:


tc 4
1 qnẹp × Lnđ L 100
f max= × m [ f ]= =
128 E×J 400 400

4
Ln đ 128 E J 128 E J
 ≤ 400 × tc  Lnđ3 ≤ 400 × tc
Ln đ qnẹp qnẹp

 Lnđ ≤

3 128 E J
×
400 q tcnẹp
 Ln ≤

3 128 2 .1 x 105 ×14.77 = 134.05 (cm)
400
×
4.12

Vậy khoảng cách sườn đứng Lnđ = 45 cm và kích thước thép hộp làm nẹp dọc dầm
(50×50×2)mm đảm bảo đủ khả năng chịu lực.

d) Tính toán sườn đứng:

Chọn thép hộp có kích thước (50×100×2)mm làm sườn đứng.

- Tải trọng tập trung tác dụng lên sườn đứng:


tc tt
Psườn đứng =qnẹp × L sd=412.5× 0.45=185.62 kG
tt tc
Psườn đứng =qnẹp × L sd=536.25 ×0.45=241.31 kG
- Đặc trưng hình học:
50
46
Hình 4.5 Tiết diện sườn đứng
2 2 2 2 3 3 3 3
B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 3 B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 4
W= = =4.61cm J= = =14.77 cm
6 6 12 12

- Sườn đứng làm việc như 1 dầm đơn giản, chịu tải tập trung do nẹp dọc truyền về, có sơ
đồ như sau:

Hình 4.6 Sơ đồ tính sườn đứng


tt
P ×L
Momen nguy hiểm nhất: M max = sườn đứng
4
- Để nẹp đứng làm việc ổn định cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] (5)

ĐK ổn định: f max ≤ [ f ] (6)


(3) Xét ĐK bền: Ϭ max ≤[Ϭ ] ([Ϭ ¿=2100 kG/cm2)
tt
M max Psườn đứng × L 241.31 × 45 2
Ta có: Ϭ max= = = =588.8 kG /cm (thỏa)
W 4 ×W 4 × 4.61
(4) Xét ĐK ổn định:
tc 3 3
1 Psườn đứng × L 1 185.62 × 45
f max= × = × = 0.01 cm
48 E×J 48 2.1 ×10 6 × 14.77
L 45
[ f ]= = =¿ 0.1125 cm
400 400
 f max ≤ [ f ] (thỏa)

Vậy kích thước thép hộp (50x50x2)mm đã chọn đảm bảo đủ khả năng chịu lực.

e)Tính toán cây chống xiên :


- Chọn tiết diện cây chống xiên thành dầm
bằng tiết diện nẹp đứng (50x50) mm.
- Góc chống α = 60o.
Hình 4.7: Sơ đồ tính cây chống xiên
- Chiều dài tính toán cây chống xiên tại B:
H 0,5
hh
Lcc = 0 = 0
=0 , 58 ( m )
sin 60 sin 60
- Vùng truyền tải:
yB = H/2= 0,5/2 = 0,25 (m)
- Cây chống xiên chịu tải trọng ngang do cốp pha truyền về:
NBtt = Qttvk x yB x bd = 2145 x 0,25 x 0,25 = 134.06 (kG)
- Lực nén vào cây chống xiên.
N1 = NBtt x cosα = 134.06 x cos60o = 67.03 (kG)
4.2.2 Thiết kế ván khuôn đáy dầm
a) Khoảng cách sườn ngang

- Tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn đáy dầm là tải đứng gồm:
Tĩnh tải.
- Trọng lượng bản thân của tấm ván khuôn:
tc
g1 = γvk x dv = 600 x 0.018 = 10.8 (kG/m2)
tt
g1 = n x γvk x dv = 1.1 x 600 x 0.018 = 11.88 (kG/m2)
- Trọng lượng bản thân của dầm bê tông cốt thép sẽ đè lên tấm ván khuôn:
tc
g2 = γBTCT x hd = 2500 x 0.5= 1250 (kG/m2)
tt
g2 = n x γBTCT x hd = 1.2 x 2500 x 0.5 = 1500 (kG/m2)
- Trọng lượng bản thân của cốt thép sẽ đè lên tấm ván khuôn:
tc
g3 = γthép x hd = 100 x 0.5= 50 (kG/m2)
tt
g3 = n x γthép x hd = 1.2 x 100 x 0.5 = 60 (kG/m2)
Hoạt tải:
- Tải trọng do người và dụng cụ thi công:
tc
p1 = 250 (kG/m2)
tt
p1 = 1.3 x 250 =325 (kG/m2)
- Tải trọng do đổ đầm bê tông:
tc
p2 = 200 (kG/m2)
tt
p2 = 1.3 x 200 = 260 (kG/m2)
- Tổng tải trọng tác dụng lên bề mặt tấm ván khuôn đáy dầm:
Qđtc = g1tc + g2tc + gtc3 + P1tc + P2tc = 10.8 + 1250 + 50 +250+ 200 = 1760.8 (kG/ m2).
Qđtt = g1tt + g2tt + gtt3 + P1tt + P2tt = 11.88 + 1500 + 60+325+ 260 = 2156.88 (kG/ m2).
- Quy về tải phân bố đều trên chiều dài tấm ván khuôn đáy dầm:
qđtc = Qđtc x bv = 1760.8 x 0.25 = 440.2 (kG/ m) = 4.4 (kG/cm).
qđtt = Qđtt x bv = 2156.88 x 0.25 = 539.22 (kG/ m) = 5.39 (kG/cm).
 Đặc trưng hình học của tấm ván khuôn.
2 2 3 3
bv × dv 25 × 1.8 bv × dv 25 × 1.8
W= = = 13.5(cm3) J= = = 12.15 (cm4)
6 6 12 12
Xác định sơ đồ làm việc của tấm ván khuôn đáy dầm.
- Tấm ván khuôn đáy dầm là ván khuôn gỗ.

Hình 4.8: Sơ đồ tính ván khuôn đáy dầm


- Sơ đồ tính: Tấm ván khuôn làm việc như một dầm liên tục, đều nhịp, chịu tải xem như phân
bố đều, có gối tựa là các sườn ngang.
- Gọi Lsn là khoảng cách các sườn ngang.
tt 2
qđ × L sn
- Momen nguy hiểm nhất: M =
10
 Các điều kiện kiểm tra.
Để tấm ván khuôn làm việc ổn định cần phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
- Điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ]
- Điều kiện ổn định: fmax ≤ [ f ]
(1) Xét điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ]
M qttđ × L sn2
Ta có: σmax = =
W 10 ×W
tt
qđ × L sn
2
10× W × [ σ ]
 ≤ [ σ ]  Lsn2 ≤
10 ×W qttđ

Lsn ≤
√ 10 ×W ×[σ ]
tt
qđ 5.39 √
Lsn ≤ 10 ×13.5 × 98 = 49.5 cm (1)

(2) Điều kiện ổn định: fmax ≤ [f]


tc 4
q × Lsn L sn
Ta có: fmax = 1 × đ [f]=
128 EJ 400
4
1
tc
q đ × Lsn
4
Ls Lsn 128 × E J
 × ≤  ≤
L sn 400 qđ
tc
128 EJ 400

√ √
128 E J 3 128 EJ 5
Lsn3 ≤ 400 × tc  Lsn ≤ × tc  Lsn ≤ 3 128 × 1.1 x 10 ×12.15 = 45.97 (cm)
qđ 400 q đ 400 4.4
Từ (1) và (2) =>Lg ≤ min (49.5,45.97). Chọn Lsn = 45 (cm) (**)
Vậy để tấm ván khuôn đáy dầm làm việc ổn định cần cấu tạo khoảng cách các sườn ngang: Lsn
=45 (cm).
Theo cấu tạo nẹp đứng sẽ đứng trên sườn ngang nên từ (*) và (**) => khoảng cách bố trí cho cả
nẹp đứng và sườn ngang là Lsn = Ln = 45 (cm).
b) Tiết diện sườn ngang.
- Chọn sườn ngang đỡ tấm cốp pha đáy dầm làm bằng thép hộp có kích thước là
50x50x2(mm).
 Tải trọng do tấm cốp pha đáy dầm truyền về sườn ngang
qtcs = Qtcvk x Lsn = 1760.8 x 0.45 = 792.36(kG/m) = 7.92 (kG/cm)
qtts = Qttvk x Lsn = 2156.88 x 0.45 = 970.59 (kG/m) = 9.7 (kG/cm)
 Đặc trưng hình học của tiết diện sườn ngang (50x50x2)
2 2 2 2 3 3 3 3
B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 3 B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 4
W= = =4.61cm J= = =14.77 cm
6 6 12 12

 Xác định sơ đồ làm việc của sườn ngang


- Sơ đồ tính: Sườn ngang làm việc như 1 dầm đơn giản, chịu tải phân bố đều do tấm cốp pha
dầm truyền về, có nhịp là chiều rộng bd gối tựa là các cây chống đứng.
- Chọn khoảng cách 2 cây chống a0 = 50 cm.
- Quy đổi về tải trọng phân bố đều, ta có hình sau:

Hình 4.9: Sơ đồ tính sườn ngang

tc
q s x b v 7.92 x 25
q’tc = = = 3.975 kG/cm
a0 50
tt
tt q s x bv 9.7 x 25
q’ = = = 4.85 kG/cm
a0 50
2 2
a
- Momen nguy hiểm nhất: M = q’tt x 0 = 4.85 x 50 = 1515.625 (kG.cm).
8 8

 Các điều kiện kiểm tra


Để nẹp đứng làm việc ổn định cần phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
- Điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ] (1)
- Điều kiện ổn định: fmax ≤ [ f ] (2)
Xét điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ]
M
Ta có: σmax =
W
[ σ ]= 2100 ( kG/cm2 )

1515.625
(1)  ≤ 2100
4.61
 328.76≤ 2100
 Sườn ngang đã chọn thỏa điều kiện bền.
Xét điều kiện ổn định: fmax ≤ [f]
4
5 q ’ tc ×a 0 a
Ta có: fmax = × ;[f]= 0
384 ExJ 400

4
q ’ tc ×a 0 a 0
(2)  5 × ≤
384 ExJ 400
4
5 3.975 ×50 50
 × 6

384 2.1 ×10 × 14.77 400
 0.01 ≤ 0.125
 Sườn ngang đã chọn thỏa điều kiện biến dạng.

Từ (1) và (2) => Sườn ngang (50x50x2) mm thỏa điều kiện làm việc
c) Cây chống đứng đỡ ván đáy dầm.
- Chọn cây chống thép mã hiệu K-102 có thông số như sau:
+ Chiều dài sử dụng min: 2000 (mm)
+ Chiều dài sử dụng max: 3500 (mm)
+ Tải trọng khi nén: 2000 (kg)
+ Tải trọng khi kéo: 1500 (kg)
- Góc chống vuông góc với mặt đất.
Hcc= Htầng – ( hd + dvđáy + hsườn)=[3.65 – ( 0.5 + 0.018 + 0.05) = 3.082 (m)
- Tải trọng tác dụng lên cây chống do sườn ngang truyền về , dạng tải tập trung.
tt tt
Pcc = Qđ x Lsn x bd = 2156.88 x 0.45 x 0.25 = 241.97 (kg)
- Lực tập trung trên đầu mỗi cây chống:
tt tt
N cc = Pcc / 2= 241.97/ 2 = 120.98(kG)
- Kiểm tra cây chống.
tt
Pcc = 120.98 (kG)< [Ncc] = 1500(kG).
Kết luận: Vậy cây chống tăng K-102 đủ khả năng chịu lực.
4.3 Thiết kế ván khuôn sàn :

Hình 4.10: Cấu tạo sàn

4.3.1 Cấu tạo

- Cấu tạo hệ cốp pha sàn gồm:


+ Tấm ván khuôn phủ phin .
+ Sườn ngang đỡ tấm ván khuôn.
+ Sườn dọc đỡ sườn ngang.
+ Cây chống đứng.
- Sàn dày 100 (mm).
- Chọn ván khuôn bằng gỗ ván ép công nghiệp, kích thước 1220 x 2440 x 18 (mm).
a) Xác định tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn đáy sàn
- Xét tấm ván khuôn có tiết diện bv x dv là: 1220 x 2440 x 18 (mm).
- Tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn đáy sàn là tải đứng gồm:
 Tĩnh tải.
- Trọng lượng bản thân của tấm ván khuôn:
tc
g1 = γvk x dv = 600 x 0.018 =10.8 (kG/m2)
tt
g1 = n x γvk x dv = 1.1 x 600 x 0.018 = 11.88 (kG/m2)
- Trọng lượng bản thân của sàn bê tông cốt thép sẽ đè lên tấm ván khuôn:
tc
g2 = γBTCT x hs = 2500 x 0.1 = 250 (kG/m2)
tt
g2 = n x γBTCT x hs = 1.2 x 2500 x 0.1 = 300 (kG/m2)
- Trọng lượng bản thân của cốt thép sẽ đè lên tấm ván khuôn:
tc
g3 = γthép x hs = 100 x 0.1 = 10 (kG/m2)
tt
g3 = n x γthép x hs = 1.2 x 100 x 0.1 = 12 (kG/m2)
 Hoạt tải:
- Tải trọng do người và dụng cụ thi công:
tc
p1 = 250 (kG/m2)
tt
p1 = 1.3 x 250 =325 (kG/m2)
- Tải trọng do đổ/đầm bê tông:
tc
p2 = 200 (kG/m2)
tt
p2 = 1.3 x 200 = 260 (kG/m2)
- Tổng tải trọng tác dụng lên bề mặt tấm ván khuôn đáy sàn:
Qđstc = g1tc + g2tc + gtc3 + P1tc + P2tc =10.8 + 250 + 10+250 +200 =720.8 (kG/ m2).
Qđstt = g1tt + g2tt + gtt3 + P1tt + P2tt =11.88 +300 +12+325+260 = 908.88 (kG/ m2).
- Quy về tải phân bố đều trên chiều dài tấm ván khuôn đáy sàn:
qđstc = Qđstc x bv =720.8 x 1.22 =879.37 (kG/ m) =8.79 (kG/cm)
qđstt = Qđstt x bv =908.88 x 1.22 =1108.83 (kG/ m) =11.08 (kG/cm)
b) Đặc trưng hình học của tấm ván khuôn.
2 2 3 3
bv × dv 122 ×1.8 bv × dv 122 ×1.8
W= = = 65.88 cm3 J= = = 59.29 cm4
6 6 12 12
c) Xác định sơ đồ làm việc của tấm ván khuôn đáy sàn.
- Tấm ván khuôn đáy sàn là ván khuôn phủ phin.
- Sơ đồ tính: Tấm ván khuôn làm việc như một dầm liên tục, đều nhịp, chịu tải xem như phân
bố đều, có gối tựa là các sườn ngang.

-
Hình 4.11 : Sơ đồ tính ván khuôn đáy sàn
- Gọi Lsn là khoảng cách các sườn ngang.
tt 2
qđs × Lsn
- Momen nguy hiểm nhất: M =
10
d) Các điều kiện kiểm tra.
Để tấm ván khuôn làm việc ổn định cần phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
- Điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ]
- Điều kiện ổn định: fmax ≤ [ f ]
 Xét điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ]
M qttđs × Lsn2
Ta có: σmax = =
W 10 × W

Cường độ ván khuôn gỗ: [ σ ]= 98 ( kg/cm2 )


tt 2
q ×L
 đs sn ≤ [ σ ]
10 × W


10× W × [ σ ] 10 ×W ×[σ ]
 Lsn2 ≤ Lsn ≤
q ttđs tt
qđs

Lsn ≤
√ 10 × 65.88× 98
11.08
= 76.33 (cm) (1)

 Điều kiện ổn định: fmax ≤ [f]


tc 4
1 q đs × L sn L
Ta có: fmax = × [ f ] = sn
128 EJ 400
4
q ×L L
tc 4
Lsn 128 E J
 1 × đs sn ≤ sn  ≤ 400 × tc
128 EJ 400 L sn qđ


128 EJ 128 EJ
Lsn3 ≤ 400 × tc  Lsn ≤
3
×
q đs 400 qtcđs


5
 Lsn ≤ 3 128 × 1.1 x 10 ×59.29 = 61.9 (cm) (2)
400 8.79
Từ (1) và (2) =>Lsn ≤ min (76.33, 61.9). Chọn Lsn = 50 (cm).
Vậy để tấm ván khuôn đáy sàn làm việc ổn định cần cấu tạo khoảng cách các sườn ngang:
Lsn = 50 (cm).
4.3.2 Khoảng cách sườn dọc.
- Chọn sườn ngang bằng thép hộp, kích thước (50x50x2) mm
a) Tải trọng do tấm cốp pha đáy sàn truyền về sườn ngang.
tc
q sn =Qđstc x Lsn = 720.8 x 0.5 = 360.4(kG/m) = 3.6 (kG/cm).
tt
q sn = Qđstt x Lsn = 908.88x 0.5 = 454.44 (kG/m) = 4.54 (kG/cm).
b) Đặc trưng hình học của tiết diện sườn ngang. (50x50x2)
2 2 2 2 3 3 3 3
B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 3 B H −bh 5 ×5 −4.6 × 4.6 4
W= = =4.61cm J= = =14.77 cm
6 6 12 12

c) Xác định sơ đồ làm việc của sườn ngang.


- Sơ đồ tính: Sườn ngang sàn làm việc như 1 dầm liên tục đều nhịp chịu tải trọng phân bố đều,
có gối tựa là các sườn dọc.
- Gọi Lsd là khoảng cách của các sườn dọc sàn.
2
L sd
- Momen nguy hiểm nhất: M = q ttsn x
10

Hình 4.12 : Sơ đồ làm việc của sườn ngang sàn.

d) Các điều kiện kiểm tra.


Để sườn ngang làm việc ổn định cần phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
- Điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ] (1)
- Điều kiện ổn định: fmax ≤ [ f ] (2)
- Xét điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ]
M qttsn × L sd2
Ta có: σmax = =
W 10× W

Cường độ ván khuôn thép: [ σ ]= 2100 ( kG/cm2 )


tt 2
q ×L
 sn sd ≤ [ σ ]
10× W


10× W × [ σ ] 10 ×W ×[σ ]
 Lsd2 ≤ Lsd ≤
q ttsn tt
q sn

Lsd ≤
√ 10 × 4.16 ×2100
4.54
= 146 (cm) (1)
- Điều kiện ổn định: fmax ≤ [f]
tc 4
q ×L L sd
Ta có: fmax = 1 × sn sd [f]=
128 EJ 400
4
tc
q ×L
4
L Lsd 128 × E J 128 E J
 1 × sn sd ≤ sd  ≤ 400 tc  Lsd3≤ 400 × tc
128 EJ 400 L sd q sn q sn

 Lsd≤

3 128 E J
×
400 qtcsn
 Lsd≤

3 128 2.1 x 106 ×14.77 = 140 (cm) (2)
400
×
3.6
Từ (1) và (2) =>Lsd ≤ min (146,140). Chọn Lsd = 100 (cm).
4.3.3 Tiết diện sườn dọc
- Chọn sườn dọc bằng thép hộp kích thước (50x100x2) mm
a) Đặc trưng hình học của sườn dọc:
2 2 2 2 3 3 3 3
B H −bh 5 ×10 −4.6 × 9.6 3 B H −bh 5 ×10 −4.6 × 9.6 4
W= = =12.67 cm J= = =77.51 cm
6 6 12 12

b) Tải trọng tác dụng lên sườn dọc:


Ptcsd = qtcsn x Lsd = 360.4 x 1 = 360.4 (kg).
Pttsd = qttsn x Lsd = 454.4 x 1 = 454.4 (kg).
c) Xác định sơ đồ làm việc của sườn dọc.
- Sơ đồ tính: xem sườn dọc làm việc như 1 dầm liên tục, chịu tải trọng tập trung, gối tựa là các
cây chống.
- Gọi Lcc là khoảng cách cây chống. Chọn Lcc = 2. Lsn = 2x50 = 100 cm

Hình 4.13: Sơ đồ tính sườn dọc sàn

- Nội lực nguy hiểm: Mmax = 0.17 x Pttsd x Lcc


(Tra sách “Sổ tay thực hành kết cấu công trình” của thầy Vũ Mạnh Hùng, bảng 1-5, dầm 5
nhịp)
d) Các điều kiện kiểm tra.
Để sườn ngang làm việc ổn định cần phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
- Điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ] (1)
- Điều kiện độ võng: fmax ≤ [ f ] (2)
- Xét điều kiện bền: σmax ≤ [ σ ]
tt
Mmax 0.17 × P sd × L cc
(1) ≤ [σ ]  ≤ [σ ]
W W

0.17 × 454.4 ×10 0


 = 609.6 (kG/cm2) ≤ 2100 (kG/cm2). (thoả)
12.67
Sườn dọc thỏa điều kiện bền.
- Xét điều kiện ổn định: fmax  [ f ]
Sơ đồ tính dầm liên tục chịu tải tập trung không có công thức xác định độ võng lớn nhất fmax.
Để kiểm tra theo điều kiện độ võng, cần quy đổi sơ đồ tính sang dạng sơ đồ dầm đơn giản
chịu tải tập trung: sơ đồ dầm đơn giản chịu tải tập trung có độ võng lớn hơn sơ đồ dầm liên
tục chịu tải tập trung nên nếu sơ đồ dầm đơn giản chịu tải tập trung thõa điều kiện độ võng
thì có thể kết luận sơ đồ dầm liên tục chịu tải tập trung cũng thõa điều kiện biến dạng.

tc 3
1 P sd . L cc L
Ta có: fmax = × ; [ f ] = cc fmax ≤ [ f ]
48 EJ 400

tc 3 3
P . L cc Lcc 1 360.4 x 100 100
 1 × sd ≤  × 6

48 EJ 400 48 2.1 ×10 × 77.51 400
 0.046 ≤ 0.25 cm
Độ võng theo sơ đồ tính quy đổi thỏa điều kiện biến dạng.
Sườn dọc thỏa điều kiện biến dạng.
e) Thiết kế cây chống đứng cho cốp pha sàn.
- Chọn cây chống tăng K-102 vỏ ống thép ngoài phi 60 ống thép trong phi 49 độ dày 2 ly.
Chiều cao tối thiểu 2m chiều cao tối đa 3,5m. Tải trọng tối đa khi đóng 2000 (daN), khi kéo
là 1500 (daN).
- Tải trọng tác dụng lên cây chống do sườn dọc truyền về , dạng tải tập trung.
P = Qtt x Lsd x Lcc = 908.88 x 1 x 1 = 908.88 (daN).
- Do cây chống thẳng đứng:
N = P = 908.88 (daN).
[Ncc] : khả năng chịu lực dọc trục của cây chống.
- Kiểm tra cây chống.
N= 908.88 (daN) < [Ncc] = 1500(daN).
Kết luận: Vậy cây chống tăng k-102 đủ khả năng chịu lực.

4.4 Biện pháp thi công ván khuôn, cốt thép, bê tông

4.4.1 Gia công lắp dựng ván khuôn

a) Gia công

- Khâu chuẩn bị: Sàn công tác phải đủ rộng và đảm bảo độ chắc chắn để có thể tập kết ván
khuôn, cây chống.
- Dụng cụ, máy móc thiết bị gia công ván khuôn gỗ: Cưa tay, cưa máy, búa đóng đinh, xà
beng...gia công ván khuôn bằng thủ công.
- Lắp dựng ván khuôn dầm:
+ Ván khuôn cần phải bôi dầu chống dính, không cong vênh.
+ Ván khuôn dầm được đỡ bằng hệ cột chống thép.
+ Đầu tiên ta dựng hệ cây chống đỡ, đặt ván đáy đầm vào vị trí, điều chỉnh kích trên đầu
giáo đúng cao độ tìm cốt rồi mới lắp ván thành.
+ Đặt sườn ngang bằng gỗ trên đầu kích, kiểm tra lại tim dầm và cao độ của sườn ngang.
+ Ván thành được cố định bằng hai thanh nẹp, dưới chân đóng ghim vào thanh ngang
đầu cột chống, tại mép trên ván thành được ghép vào ván khuôn sàn.
+ Khi không có sàn thì ta dùng thanh chống xiên 30 ÷ 50 cm chống từ sườn ngang vào
ván thành từ phía ngoài.
+ Thanh chống xiên được cố định sườn ngang nhờ các con bọ chặn ở dưới chân được
đóng trực tiếp vào các sườn ngang.
+ Với dầm có chiều cao lớn ta cần bổ xung thêm giằng để liên kết giữa 2 ván khuôn.
b) Vận chuyển
- Vận chuyển, trục lên, hạ xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm cho ván khuôn bị
biến dạng. Dây treo buộc không được ép mạnh, ăn sâu vào ván khuôn.
- Mặt tiếp giáp giữa khối bê tông đã được đổ trước, cũng như khe hở giữa các ván khuôn phải
đảm bảo không cho vữa xi măng chảy ra ngoài.
- Bằng vận thăng, kết hợp với thủ công để vận chuyển từ vị trí bãi dưới mặt bằng công trường
lên sàn công tác trên cao.
c) Lắp dựng
- Sau khi lắp dựng ván khuôn dầm xong ta mới tiến hành lắp dụng ván khuôn sàn.
- Trước tiên ta lắp hế thống cột chống, sau đó ta lắp các sườn dọc lên trên giá đỡ chữ U của hệ
cột chống, khoảng cách giữa các sườn dọc là 100 (cm), tiếp theo lắp các sườn ngang lên bên
trên sườn dọc, khoảng cách giữa các sườn ngang là 70 (cm).
- Điều chỉnh cao độ của sườn ngang và sườn dọc cho đúng với thiết kế.
- Sau đó mới đưa các tấm ván khuôn sàn lên và ráp kín trên dầm đở.
- Đặt cột chống đúng vị trí, điều chỉnh kích trên đầu cột chống đúng yêu cầu.
- Đặt sườn ngang bằng gốc trên đầu kích, kiểm tra lại tim dầm và cao độ của sườn ngang.
Kiểm tra lại độ thăng bằng cao trình của của sàn dựa vào thước thủy bình. Kiểm tra lại tim, cốt,
lượng dầu chống dính trên mặt ván khuôn và các khe giữa các ván khuôn.
d)Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn trước khi đổ bê tông.
-Sau khi lắp dựng cần chỉnh giằng chống ổn định ta tiến hành nghiệm thu ván khuôn trước khi
đổ bê tông.
-Kiểm tra độ cứng của ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu ,mặt phải của tấm ván khuôn phải bằng
phẳng không cong vênh , mức độ gồ gề không quá 3mm.
-Kiểm tra độ kín khít của ván khuôn.
-Kiểm ta tim cốt,cao độ ,vị trí ,hình dạng,kích thước của ván khuôn.
-Kiểm tra độ ổn định bền vững của hệ thống khung,dàn đảm bảo đúng thiết kế thi công.
-Kiểm tra các chi tiết chôn ngầm và dặt sẳn.
-Kiểm tra chống dính ván khuôn và vệ sinh bên trong ván khuôn.
-Kiểm tra hệ tống dàn giáo thi công,độ vững chác của hệ giáo ,sàn công tác đảm bảo yêu cầu.
-Kiểm tra lại cốt thép,vị trí của các con kê đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép như thiết kế.
4.4.2 Gia công lắp dựng cốt thép

a) Gia công

- Nắn thẳng:
+ Cốt thép trước khi cắt, uốn thì phải được sửa hay nắn thẳng.
+ Đối với thép cuộn ( 10mm), ta dùng tời để nắn thẳng cốt thép. Có thể dung tời điện
hay tời tay. Khi tời thép, phải bố trí một khoảng sân bẳng phẳng có chiều dài từ 30 –
50m. Cuộn thép cần nắn thẳng phải được đặt trên 1 giá có trục quay để thanh thép
không bị xoắn.
- Cạo rỉ:
+ Cốt thép trước khi gia công, lắp dựng và đổ bê tông phải được cạo rỉ.
+ Có thể dùng bàn chải thép hoặc tuốt thép trong cát để làm sạch rỉ.
- Đo lấy mốc:
+ Trước khi cắt, uốn thanh thép phải được đo và đánh dấu để việc gia công được chính
xác. Dấu có thể bằng phấn hoặc bằng sơn.
+ Đối với những thanh thép phải gia công uốn, phải tính đến độ giãn dài của thép khi
uốn:
 Khi uốn cong 450 thì thép dãn dài 0,5d (d là đường kính thép).
 Khi uốn công 900 thì thép dãn dài 1d.
 Khi uốn công 1800 thì thép dãn dài 1,5d.
- Cắt thép:
+ Khi cắt hàng loạt thì chiều dài có thể lấy cỡ trên bàn cắt, hoặc lấy 1 thanh làm chuẩn
để cắt các thanh sau.Thanh chuẩn phải dùng từ đầu đến cuối để tránh sai số cộng dồn:
 Cốt thép có   8mm, dùng kéo để cắt.
 Cốt thép có   18mm, dùng đục hoặc búa để cắt.
 Cốt thép có   18mm, dùng máy cắt, máy hàn hoặc cưa để cắt.
- Uốn thép:
+ Dùng vam để uốn thép có   8mm.
+ Với thép có đường kính lớn hơn, dùng bàn để uốn. Bàn uống có thể dùng sức người
hoặc tời để xoay.
+ Có thể dùng bàn uốn cố định kết hợp với vam để uốn thép
- Nối hàn cốt thép:
+ Nối hàn:
 Cốt thép nối bằng phương pháp hàn có khả năng chịu lực được ngay sau khi nối.
 Sử dụng cho các kết cấu đứng như cột.
+ Nối buộc: Liên kết thép đai với thép dọc chịu lực bằng thép buộc 1mm.
b) Vận chuyển
- Bằng vận thăng, kết hợp với thủ công để vận chuyển từ vị trí bãi gia công dưới mặt bằng
công trường lên sàn công tác trên cao.
- Khâu chuẩn bị: Thép thành phẩm được bó chặt thành từng bó.
- Cáp buột, vật kê cần phải kiểm tra chuẩn bị đầy đủ
- Sàn công tác phải đủ rộng và đảm bảo độ chắc chắn để có thể tập kết cốt thép thành phẩm.
c) Lắp dựng
Trước khi thự hiện công tác cốt thép dầm – sàn phải nghiệm thu ván khuôn.
- Lắp dựng cốt thép dầm: chọn phương pháp lắp dựng từng phần:
+ Buộc cốt thép dầm thành khung đúng với yêu cầu thiết kế. Thép lớp trên được nối
vùng dưới nhịp, thép lớp dưới được nối 2 bên gối theo đúng qui phạm.
+ Dọn sạch ván khuôn, chọn một số gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ cốt thép, đặt cốt thép
chịu lực lên gỗ kê, nếu dầm có chiều dài lớn, yêu cầu phải nối thép thì phải nối ở chổ
có momen uốn nhỏ nhất.
+ Dùng thước gỗ vạch dấu vị trí cốt đai, sau đó luồn cốt đai vào cốt thép chịu lực, nâng
2 thanh thép chịu lực lên cho chạm khít vào 2 gốc của cốt đai, rồi buộc cốt đai vào cốt
thép chịu lực, buộc 2 đầu trước, buộc dần vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên
và buộc tiếp.
+ Sau khi buộc xong thì hạ khung cốt thép vào ván khuôn, khi hạ rút dần từng thanh gỗ
kê, hạ từ từ. Chú ý đặt các miếng kê vào ván khuôn.
- Lắp dựng cốt thép sàn: chọn phương pháp lắp dựng từng thanh:
+ Rải cốt thép lớp dưới.
+ Buộc cốt thép thành lưới bằng dây thép buộc 1(mm) tại các nút. Các nút buộc có thể
bố trí buộc so le.
+ Cốt thép âm, thép gia cường sẽ được tổ hợp, lắp buộc sau khi lưới thép đã cơ bản ổn
định về hình học. Cốt thép âm chỉ được lắp sau khi thi công xong phần đường ống
điện, nước.
+ Khi buộc xong cốt thép cần đặt miếng kê để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt
thép. Đệm kê có kích thước 50 x 50 x 20 (mm) có dây thép để liên kết buộc chắt vào
lưới thép tại các nút.
d) Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép dầm – sàn
Trước khi đổ bê tông, phải làm biên bản nghiệm thu cốt thép.
- Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc sau:
+ Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế.
+ Công tác gia công cốt thép: phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép trước
khi gia công.
+ Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn.
+ Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
+ Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển đối với sản phẩm đã gia công.
+ Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế.
+ Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế.
+ Sự phù hợp của các loại vật liệu làm con kê, mật độ
các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo
vệ so với thiết kế. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt
thép a được quy định.
- Khi nghiệm thu phải có hồ sơ bao gồm:
+ Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và
kèm biên bản về quyết định thay đổi.
+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt
thép.
+ Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép.
+ Nhật ký thi công.
4.4.3 Phương pháp đổ bê tông dầm sàn

- Sử dụng bê tông thương phẩm.


- Đổ bê tông bằng máy bơm cần.
- Sử dụng máy đầm để đầm bê tông.
a) Quy trình đổ bê tông dầm – sàn
- Được đổ theo nguyên tắc từ xa đến gần, đổ bê tông dầm trước đổ sàn sau.
- Đổ bê tông liên tục.
- Đổ bê tông tới đâu tiến hành đầm tới đó, tiến hành đồng thời từng lớp ngang mỗi lớp dày 20
÷ 30 (cm) và đầm ngay.
- Đối với kết cấu sàn thì chỉ cần đổ một lớp. Đối với kết cấu dầm thì nên đổ thành từng lớp
theo kiểu bậc thang.
- Đầm phải được kéo từ từ, 2 vệt đầm phải chồng lên nhau 5 ÷ 10 (cm). Không cho đầm va
chạm với cốt thép. Không được bỏ xót trong khi đầm. Đổ bê tông trong dầm trước rồi mới đổ
bê tông sàn.
- Đổ bê tông theo hướng vuông góc với dầm chính để tránh tạo mạch ngừng trên dầm chính.
- Khi cần thiết phải dừng quá trình đổ bê tông phải dừng tại những vị trí quy định, có lực cắt
nhỏ, mạch ngừng không để thẳng đứng. Vị trí mạch ngừng trong cấu kiện dầm, sàn cách gối
tựa một khoảng bằng 0,25 nhịp của cấu kiện đó.
- Một số lưu ý:
+ Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lần cuối ván khuôn, hệ thống đà giáo, sàn thao tác,
cốt thép, chiều dày lớp bảo vệ cốt thép, các bộ phận chôn sẵn, dọn về sinh, sửa chữa
các khuyết tật,...
+ Lớp bê tông mới lên lớp bê tông cũ thì phải đánh sờn, dọn rửa sạch sẽ bề mặt tiếp xúc
giữa 2 lớp.
+ Tưới nước ván khuôn.
b) Mạch ngừng
- Trong quá trình đổ bê tông nếu phải ngừng lại quá thời gian quy định thì phải xử lý mạch
ngừng thi công.
- Đối với dầm vào bản sàn liền khối, vị trí mạch ngừng thi công:
+ Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm phụ, thì mạch ngừng bố trí trong
khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm phụ.
+ Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí
trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn mỗi khoảng dài 1/4 nhịp.
+ Mạch ngừng để phẳng và vuông góc với trục dầm.
c) Bảo dưỡng bê tông dầm – sàn
- Bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh
hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông.
- Bao gồm 2 giai đoạn, hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bước gián đoạn, kể từ
khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi bê tông đạt được cường độ bảo dưỡng tới hạn.
- Giai đoạn bảo dưỡng ban đầu (Bê tông sau khi được tạo hình), tiến hành bảo dưỡng ban đầu
như sau:
+ Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được
làm ẩm (bằng các vật liệu thích hợp sẵn có như bao tải, rơm, rạ, tấm cót ẩm,…).
+ Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để
tránh bi hư hại bề mặt bê tông.
+ Khi cần có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủ ẩm. Cũng có thể phủ mặt bê tông
bằng các vật liệu cách nước như nilon, vải bạt, hoặc phun chất tạo màng ngăn nước
bốc hơi.
+ Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu kéo dài tới khi bê tông đạt
được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp lên mặt
bê tông mà không gây hư hại, thời gian để đạt cường độ này là khoảng (2,5h – 5h)
đóng rắn của bê tông tùy theo tính chất của bê tông và đặc điểm của thời tiết.
+ Tại hiện trường có thể xác định thời điểm này bằng cách tưới thử nước lên mặt
bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo
dưỡng tiếp theo.
- Giai đoạn bão dưỡng tiếp theo (ngay sau giai đoạn ban đầu):
+ Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi
ngừng quá trình bảo dưỡng.
+ Dựa vào môi trường khí hậu địa phương xây dựng công trình mưa ít nắng nhiều, để
cho bề mặt bê tông luôn được ẩm ướt. Việc tưới nước giữ ẩm cần được duy trì cả ban
ngày lẫn ban đêm trong khoảng thời gian từ 6 – 7 ngày, đảm bảo cho bề mặt bê tông
luôn được giữ ẩm.
+ Nước dùng để tưới giữ ẩm bề mặt bê tông có thể dùng nước sông, nước hồ ao không
có tạp chất gây hại cho bê tông để bảo dưỡng ẩm bê tông.
d) Tháo dỡ ván khuôn dầm – sàn
- Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.
- Tháo dỡ từng bộ phận cột chống ván khuôn của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột
chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
- Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn đà giáo chịu lực (R%) khi chưa chất tải:
Bản, dầm có khẩu độ từ 2 (m) – 8 (m).
- Cường độ bê tông tối thiếu cần đạt để tháo dỡ ván khuôn (%R28 = 70%)
- Thời gian bê tông đạt cường độ để tháo ván khuôn ở các mùa và vùng khí hậu - bảo dưỡng bê
tông theo TCVN 5592:1991 = 10 ngày.
- Quy trình tháo dỡ ván khuôn:
+ Thông thường tháo dỡ ván khuôn theo nguyên tắc cấu kiện lắp trước thì tháo sau, cấu
kiện lắp sau thì tháo trước.
+ Đầu tiên, dỡ các cấu kiện không chịu lực hoặc chịu lực ít.
+ Tháo từ trên xuống dưới, từ cái phụ đến cái chính.
+ Trước khi tháo cột chống phải nới nêm hoặc hạ kích ở các cột chống.
+ Sau đó tiếp tục tháo dỡ các cấu kiện chịu tải trọng.
e) Kiểm tra, nghiệm thu bê tông dầm – sàn
- Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các
tính chất của hỗn hợp bê tông đã đông cứng.
- Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các quy định sau:
+ Đối với bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn bê tông (bê tông thương phẩm) cần kiểm tra
mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông.
- Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng ẩm theo
TCVN 3105 : 1993.
- Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm ba mẫu
được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ. Kích thước viên mẫu chuẩn 150x150x150 (mm).
- Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện
trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ
hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
- Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường và phải có đầy đủ các hồ sơ sau:
+ Chất lượng công tác cốt thép (theo biên bản nghiệm thu trước lúc đổ bê tông).
+ Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và quan sát bằng mắt tại hiện trường).
+ Kích thước, hình dáng, vị trí của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn so với thiết
kế.
+ Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu.
+ Các bản vẽ cho phép thay đổi các chi tiết và các bộ phận trong thiết kế.
+ Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất
lượng các loại vật liệu khác nếu có.
+ Các biên bản nghiệm thu cốt thép, ván khuôn trước khi đổ bê tông.
+ Các biên bản nghiệm thu nền móng.
+ Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu.
+ Sổ nhật ký thi công.
+ Dung sai cho phép
4.4.4 Các hiện tượng khuyết tật bê tông:
* Hiện tượng rỗ :
+ Rỗ ngoài :Rỗ ngoài lớp bảo vệ cốt thép.
+ Rỗ sâu : Rỗ qua lớp cốt thép chịu đựng.
+ Rỗ thâu suốt : Rỗ xuyên qua kết cấu , mặt nọ thấy mặt kia.
-Nguyên nhân :
+ Do ván khuôn ghép không kín khít,nước xi măng chảy mất.
+ Do vữa bê tông bị phân tầng khi di chuyển .
+ Do đầm không kĩ,đầm bỏ xót hoặc do độ dày bê tông quá lớn vượt quá phạm vi đầm.
+ Do cốt liệu quá lớn ,cốt thép dày nên không lọt qua.
-Biện pháp sửa chữa:
+ Đối với rỗ ngoài : Dùng bàn chải sắt tây các viên đá nằm trong mặt rỗ sau đó dùng vữa
bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn thiết kế trát lại và xoa phẳng.
+ Đối với rỗ sâu : dùng đục sắt và xa beng cậy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ sau đó
ghép ván khuôn nếu cần,đổ vữa bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn thiêt kế , đầm chặt .
+ Đối với rỗ thâu suốt :Trước khi sửa chữa cần chống đỡ kết cấu nếu cần sau đó ghép ván
khuôn và doodor bê tông mác cao hơn thiết kế, đầm kĩ.
*Hiện trắng mặt bê tông.
Thường gặp ở những kết cấu mỏng, khi dỡ ván khuôn thì thấy các mặt đều bị trắng .
-Nguyên nhân:
+ Do không bảo hặc bảo dưỡng ít,xi măng bị mất nước nhanh vì nhiệt độ tăng nhanh.
+ Sửa chữa : đắp bao tải hoặc mùn cưa tưới nước thường xuyên từ 5-7 ngày.
*Hiện nút nẻ bê tông:
+ Thường gặp các khối bê tông lớn và có diện tích lớn . với các vết nứt bề mặt làm giảm
khả năng chịu lực và sức chống thấm của bê tông. Vết nứt thường là rạn chân kim,nếu vết
nứt lớn thì kết cấu có thể bị phá hoại.
+ Khi tháo dỡ ván khuôn trên bề mặt bê tông có những vết nút nhỏ, phát triển không
phương hướng nào như vết chân chim.
-Nguyên nhân:
+ Chủ yếu là sự co ngót của bê tông. Không đảm bảo đúng các biện pháp và quy trình bảo
dưỡng bê tông sau khi đổ. Trong khi đổ các khối bê tông lớn nếu không khống chế nhiệt độ
cho tốt cũng gây ra hiện tượng nứt mặt hay nứt sâu vào trong kết cấu. Hoặc do dung phụ cho
bê tông mà không thích hợp

-Biện pháp khắc phục :


+ Trước hết là tiếp tục bảo dưỡng bê tông thêm 1 ÷ 2 tuần. Chỉ tiến hành sửa chữa khi các
vết nứt đã ổn định.
+ Với các vết nứt nhỏ thì dùng nước xi măng quét và trát lại, sau phủ bao tải tưới nước, bảo
dưỡng.
+ Với các vết nứt lớn thì dùng các phun vữa xi măng hoặc phải đục mở rộng vết nứt, rửa
sạch rồi dùng bê tông sỏi nhỏ mác cao trát vào.
+ Sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết
để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông.
+ Giữ bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn.
-END-

You might also like