You are on page 1of 95

PHẦN 3

THI
CÔNG
(40%)
Nhiệm vụ :
- Thiết kế biện pháp thi công phần ngầm 3.
-Thiết kế biện pháp ván khuôn phần than
- Lập tiến độ thi công công trình
- Lập tổng mặt bằng công trình

GVHD : Th.S. NG. DƯƠNG KHÁNH TÂM


SVTH : LÊ XUÂN NGỌC
LỚP : L16XD
MSSV : 16L1030033
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
 Phần mở đầu
1.1.1 Đặc điểm về thiết kế và cấu tạo
- Công trình này bao gồm 8 tầng (mỗi tầng cao 3,6m). Chiều dài toàn bộ công trình
là 53,45 m, bề rộng công trình 19 m, công trình dạng chữ nhật, mặt bằng xây dựng rộng
và bằng phẳng.
- Kết cấu công trình bằng bê tông cốt thép toàn khối, tường ngăn cách phòng bằng
gạch ống loại 100 và 200 mm. Móng sử dụng cho công trình là loại móng cọc ép với cọc
được sản xuất tại nhà máy đúng kích thước và vật liệu, mác bê tông, tải trọng thiết kế và
qui phạm hiện hành. Cọc được vận chuyển đến công trường bằng xe cơ giới và xếp tại
bãi chứa cọc của công trình cũng như các vị trí đóng cọc ban đầu.
1.1.2 Đặc điểm về địa hình địa chất
- Công trình được xây dựng trên nền đất có cấu trúc như sau:
Cấu tạo nền gồm 4 lớp và lớp đất đắp: lớp 1 đất đắp (0,75m); lớp 2 (4m): Á sét;
lớp 3 (3m) đất sét; lớp 4 cát thô chặt. Mực nước ngầm ở cos -3,75m.
- Qua kết quả khoan thăm dò khảo sát địa chất kỹ thuật cho thấy: với kết cấu địa
tầng của khu vực có thể sử dụng giải pháp móng cọc bê tông cốt thép cho công trình.
- Công trình được xây dựng trên khu đất rộng, mật độ xây dựng chỉ là 39% do đó
mặt bằng chuẩn bị cho công tác thi công là tương đối thoải mái. Vì vậy ta có thể dễ dàng
sử dụng những biện pháp thi công có nhu cầu mặt bằng lớn.
1.1.3 Đặc điểm khu vực
1.1.3.1 Tình hình vật liệu và máy xây dựng
- Việc cung ứng các loại vật liệu xây dựng như: cát, đá, ximăng, coffa, cốt thép…
tại thành phố không mấy khó khăn, vấn đề ở chổ là phải tìm được cửa hàng đáng tin cậy
để có giá cả hợp lý.
- Các loại máy móc phục vụ cho công trình như: máy đào đất, máy ép cọc, xe ben
chở đất, máy vận thăng, xe bơm bê tông, máy đầm bê tông, máy cắt uốn thép… đảm bảo
cung cấp đầy đủ cho công trường.
1.1.3.2 Tài chính, nhân công và trang thiết bị công trường
- Nguồn vốn xây dựng cơ bản được phân bố theo đúng tiến độ thi công công trình
nhằm đảm bảo kịp thời cho việc chi trả vật tư, thiết bị máy móc và các chi phí khác.
- Công trình có qui mô khá lớn nên cần lựa chọn các công ty xây dựng chuyên
nghiệp và có uy tín để đám ứng được nhu cầu nhân công và các trang thiết bị thi công
cho công trình.

1.1.3.3 Điều kiện khí tượng và địa chất thủy văn


1
- Do qui mô công trình khá lớn nên thời gian thi công công trình kéo dài, do đó cần
có các phương án thi công dự phòng trong mùa mưa để công trình được hoàn thành đúng
tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng cho công trình.
- Ngoài ra cần có biện pháp ngăn ngừa sự dâng cao mực nước ngầm trong mùa mưa
hay sự xuất hiện dòng cát chảy.
1.1.3.4 Đặc điểm về điện
- Công trình được xây dựng tại thành phố Đà Nẵng do đó nguồn điện chính được
lấy từ nguồn điện của thành phố và đảm bảo cung cấp điện liên tục cho công trình.
- Tuy nhiên, để tránh trường hợp công trình bị mất điện do nguồn điện quốc gia gặp
sự cố ta cần bố trí thêm một máy phát điện dự phòng.
1.1.3.5 Đặc điểm về nguồn nước
- Nguồn nước cung cấp cho công trường được lấy từ nguồn nước chính của thành
phố, được cung cấp đầy đủ và liên tục trong suốt quá trình thi công.
1.1.3.6 Tình hình kho bãi và lán trại
- Diện tích kho bãi chứa vật liệu phải được cân đối theo nhu cầu vật tư trong từng
giai đoạn thi công công trình nhằm bảo đảm tiến độ thi công và tránh tình trạng vật tư bị
hư hỏng do bảo quản lâu.
1.1.3.7 Hệ thống công trình bảo vệ và đường giao thông công trình
- Toàn bộ chu vi xây dựng công trình phải có rào cản bảo vệ để đảm bảo an toàn
xây dựng và mỹ quan đô thị.
- Hệ thống giao thông nội bộ trong công trường cần phải được thiết kế và bố trí sao
cho hợp lý để tránh tình trạng kẹt xe và đảm bảo an toàn lao động.
1.2 Nhận xét sơ bộ
- Với tình hình nêu trên quá trình thi công sẽ có những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
- Vật tư, trang thiết bị máy móc được cung cấp đầy đủ
Khó khăn:
- Nhân lực (công nhân)
- Do công trình lớn nên thời gian thi công dài. Dó đó không tránh khỏi những khó
khăn trong mùa mưa
- Công trình xây dựng trong nội thành
Hướng giải quyết:
- Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để đảm bảo nhu cầu cho công nhân. Từ đó
năng suất lao động cũng như vấn đề thu hút lao động sẽ tăng lên.
- Phải chuẩn bị trước các biện pháp dự phòng để thi công trong mùa mưa bão.
- Do công trình xây dựng trong nội thành nên sử dụng các biện pháp chống ồn, bụi và
nhiều vấn đề khác.

1
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT
THI CÔNG ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG
2.1 Đặt vấn đề
Khi thi công đào đất có 2 phương án: Đào bằng thủ công và đào bằng máy.
Nếu thi công theo phương pháp đào thủ công thì tuy có ưu điểm là dễ tổ chức theo
dây chuyền, nhưng với khối lượng đất đào lớn thì số lượng nhân công cũng phải lớn mới
đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, do vậy nếu tổ chức khôn khéo thì rất khó khăn gây
trở ngại cho nhau dẫn đến năng suất lao động giảm, không đảm bảo kịp tiến độ.
Khi thi công bằng máy, với ưu điểm nổi bật là rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo
kỹ thuật. Tuy nhiên việc sử dụng máy đào để đào hố móng tới cao trình thiết kế là không
nên vì một mặt nếu sử dụng máy để đào đến cao trình thiết kế sẽ làm phá vỡ kết cấu lớp
đất đó làm giảm khả năng chịu tải của đất nền, hơn nữa sử dụng máy đào khó tạo được độ
bằng phẳng để thi công đài móng. Vì vậy cần phải bớt lại một phần đất để thi công bằng
thủ công. Việc thi công bằng thủ công tới cao trình đế móng sẽ được thực hiện dễ dàng
hơn bằng máy. Bên cạnh đó móng tại vị trí vách cứng số lượng cọc đặt dày nên máy đào
không vào được nên phải đào bằng thủ công.
Vì chiều sâu đào đất của công trình không lớn, mực nước ngầm ở dưới cao trình đào
nên ta tiến hành đào đất theo mái dốc
Từ những phân tích trên, em chọn kết hợp cả 2 phương pháp đào đất hố móng. Căn
cứ vào phương pháp thi công cọc, kích thước đài móng và giằng móng ta chọn giải pháp
đào sau đây
- Theo chiều sâu chia công tác đào đất thành 2 đợt:
+Đợt 1: đào bằng máy đến cao trình -1,3 m, mực nước ngầm ở cao trình -3m nên
không ảnh hưởng đến thi công đào đất, tuy nhiên trong quá trình thi công cũng cần phải có
biện pháp tiêu nước để thuận lợi cho công tác thi công.
+ Đợt 2: đào bằng thủ công đến cao trình thiết kế đặt lớp lót đài cọc -1,5m và chỉ đào
ở những vị trí có đài móng. Mục đích của việc làm này là nhằm tránh gây phá hoại kết cấu
đất nền ở vị trí đặt đài móng.
2.2 Lựa chọn máy đào
Đào đất bằng máy đào gàu thuận:
- Ưu điểm:
+ Máy có tay cần ngắn và xúc thuận nên đào rất khỏe, có thể đào được những hố
sâu và rộng với cấp đất từ cấp I - IV
+ Máy đào gàu thuận thích hợp dùng để đổ đất lên xe chuyển đi, năng suất cao.
- Nhược điểm:
+ Khi đào đất máy đào phải đứng dưới khoang đào để thao tác, vì vậy máy chỉ làm
việc tốt ở những hố đào khô ráo không có nước ngầm.
+ Tốn công và chi phí làm đường cho máy và phương tiện vận chuyển lên xuống.
Đào đất bằng máy đào gàu nghịch:
- Ưu điểm:

1
+ Máy có tay cần ngắn nên đào khỏe, có thể đào được đất từ cấp I - IV
+ Thích hợp để đào và đổ đất lên xe chuyển đi hoặc đổ đống.
+ Máy có cơ cấu gọn nhẹ nên thích hợp để đào các hố đào ở những nơi chật hẹp,
các hố đào có vách thẳng đứng, thích hợp để thi công đào hố móng cho công trình dân
dụng và công nghiệp.
+ Do đứng trên bờ hố đào để thi công nên máy có thể đào được các hố đào có nước
và không phải tốn công làm đường lên xuống khoang đào cho máy và phương tiện vận
chuyển.
- Nhược điểm:
+ Khi đào đất máy đứng trên bờ hố đào để thao tác, nên cần quan tâm đến khoảng
cách từ mép máy đến mép hố đào để đảm bảo ổn định cho máy.
+ Thi công hiệu quả với những hố đào nông và hẹp.
Đào đất bằng máy đào gàu dây.
- Ưu điểm:
+ Thích hợp thi công hố đào sâu và rộng. Thường ứng dụng để thi công các loại
móng sâu, nạo vét kênh mương, sông hồ…
+ Thích hợp thi công những nơi có nước, không tốn công làm đường lên xuống
khoang đào, thích hợp cho thi công đổ đống.
- Nhược điểm:
+ Khi phạm vi đào đất vượt khả năng tay cần thì phải thực hiện quăng gàu, chu kì
công tác tăng, năng suất giảm.
+ Năng suất đào và đổ lên phương tiện vận chuyển thấp hơn các máy đào khác.
LỰA CHỌN: Từ những ưu nhược điểm phân tích ở trên và thực tế của công trình, ta
chọn máy đào gàu nghịch để thi công đào đất. Chọn kiểu đào dọc, máy đứng trên bờ hố
đào, dịch chuyển lùi theo trục của hố đào.
2.3 TÍNH TOÁN THI CÔNG ĐÀO ĐẤT
Tuỳ thuộc vào mái dốc tự nhiên và chiều sâu đào đất cần thiết mà ta có thể chia đất đào
đợt 1 làm 1 lần đào hay 2 lần đào.
+Phần đất từ cao trình -0,2 đến cao trình -1,4m sẽ được đào toàn bộ bằng máy.
+Phần đất sâu 0,2m từ cao trình -1,4m đến cao trình -1,6m sẽ được thủ công đào
thành rảnh độc lập hay hố độc lập tuy thuộc vào mái dốc (taluy) đào đất, khi các mái dốc
(taluy) giữa các hố, rảnh cách nhau bé hơn 1m thì sẽ đào toàn bộ
2.4 Tính toán mái dốc các hố đào
- Để chọn được biện pháp thi công đào đất hợp lý ta cần tính khoảng cách giữa hai
đỉnh mái dốc của hai hố móng cạnh nhau lớn nhất.
- Kiểm tra khoảng cách giữa đỉnh mái dốc của 2 hố đào cạnh nhau theo phương ngang
nhà và dọc nhà.

1
+ Nếu S > 1 m thì
đào độc lập
+ Nếu S < 1 m thì đào toàn khối
- Mặt đất tự nhiên tương ứng với cao trình: Htn = -0,750(m)
- Chiều dày lớp bê tông lót móng là: Hbtl = 0,1(m)
- Chọn các khoảng lưu thông an toàn để thuận tiện trong việc thi công dưới đáy móng là
btc = 0.5(m)
- Chiều sâu hố đào là :
H = Hm + Hbtl= 1,5+0,1 = 1,6 (m)
- Bề rộng chân mái dốc:
B = H.m = 1,6.0,25= 0,4(m)
(m = 0,25 với đất á sét và H < 3m)
 Dọc theo trục 2 – 3, (2 móng M1)
1500

1500

M1 M1

1700 500 400 S 400 500 1700


4200

2 3

Hình 2.1 Mặt cắt theo phương dọc nhà trục 2-3
S = L - ( 2B + b1/2 + b2/2 + 2bct ) = 4200 - (2.400+2.850+2.500)
=700 (mm) = 0,7 (m) < 1(m)

1
 Dọc theo trục 3 – 4 (2móng M1)

1500

1500
M1 M1

1700 500 400 S 400 500 1700


3400

3 4
Hình 2.2 Mặt cắt theo phương dọc nhà trục 3-4
S = L - ( 2B + a2/2 + a2/2 + 2bct ) = 3400 – ( 2.400 + 2.850 + 2.500 )
= -100 (mm) = -0,1 (m) < 1(m)
 Dọc theo trục A – B (móng M1 và M2)
1500

1500
M1 M1

1700 600 400 S 400 600 1700


3400

A B

Hình 2.3 Mặt cắt theo phương ngang nhà trục A-B
S = L - (2B + b3/2 + b2/2 + 2bct) = 3400 – (2.400 + 850 + 1150 + 2.600)
= -300(mm) = -0,3 (m) < 1 (m)
b. Khoảng cách miệng hố đào theo phương ngang nhà từ trục B-C

1
1500

1500
M1 M1

1700 600 400 S 400 600 1700


4600

B C
Hình 2.4 Mặt cắt theo phương ngang nhà trục B-C
S = L - (2B + a1/2 + a1/2 + 2bct ) = 4600 – (2.400 + 2.1150 + 2.600)
= 900 (mm) = 0,9 (m) < 1 (m)
* Nhận xét: Các khoảng cách S tính ra đều nhỏ hơn 1 m theo cả hai phương.
Vậy ta lựa chọn phương án đào đất hố móng theo toàn bộ mặt bằng công trình,
xem cả công trình như một hố móng lớn, Chiều sâu hố đào là 1,6 m.
Sử dụng các phương tiện cơ giới đào đất sâu 1,4m để lại 0,2m dưới đáy móng tiếp
tục đào và sửa bằng thủ công để tránh trường hợp phá hoại kết cấu đất nguyên thổ dưới
đấy móng.
* Trong quá trình đào đất, phần đất đào lên được sử dụng làm đất đắp lại cho công trình,
có 2 phương án để tập kết đất:
+ Phương án 1: Tập kết 2 bên móng công trình.
+ Phương án 2: Dùng ô tô tập kết đến nơi quy định không gây cản trở cho việc thi công
các công tác khác (cự ly vận chuyển là 2,5km).
2.5 Tính khối lượng đất
2.5.1 Đào đất bằng máy
+ Đào móng bằng cơ giới: dùng máy đào sâu 1,4m tính từ mặt đất cốt thiên nhiên.
+ Đào hố móng bằng thủ công: Chiều sâu hố đào là 0,2m. (tính từ đáy lớp bê tông
lót trở lên)
- Tính toán khối lượng công tác đào đất.
Công thức tính như sau:

V= [a.b + (a+c).(b+d) + c.d]


Trong đó:
+ H là chiều cao lớp đất đào
+ a là chiều dài mặt dưới hố đào Hình 2.6 Kích thước hố đào
+ b là chiều rộng mặt dưới hố đào
+ c là chiều dài mặt trên hố đào
+ d là chiều rộng mặt trên hố đào
1
a. Đào móng bằng cơ giới
Kích thước hố đào:
- Chiều sâu hố đào: H1 = 1,4m
B = m.H1 = 0,25 . 1,4 = 0,35
- Kích thước đáy hố đào:
a = 53,45 + 2btc = 53,45 + 2 x 0,5 = 54,45 (m)
b = 19,0 + 2btc = 19,0 + 2 x 0,5 = 20 (m)
- Kích thước miệng hố đào:
c = a + 2B = 54,45 + 2 x 0,35 = 55,15 (m)
d = b + 2B = 20 + 2 x 0,35 = 20,7 (m)
Khối lượng đất đào bằng cơ giới :
H1
Vcg = 6 [ab + (a + c1)(b + d1) + c1d1]

Vcg = [54,45.20 + (54,45+55,15 )(20+20,7) + 55,15.20,7]


Vcg = 1561,31 m3
b. Đào móng bằng thủ công
Kích thước hố đào:
- Chiều sâu hố đào: H = 0,2 m
B = m.H = 0,25 . 0,2 = 0,05
- Kích thước đáy hố đào:
a = 53,45 + 2btc = 53,45 + 2 x 0,5 = 54,45 (m)
b = 19,0 + 2btc = 19,0 + 2 x 0,5 = 20 (m)
- Kích thước miệng hố đào:
c = a + 2B = 54,45 + 2 x 0,05 = 54,55 (m)
d = b + 2B = 20 + 2 x 0,05 = 20,1 (m)
Khối lượng đất đào bằng thủ công :
1
H1
Vtc = 6 [ab + (a + c1)(b + d1) + c1d1]

Vtc = [54,45.20 + (54,45+54,55 )(20+20,1) + 54,55.20,1]


Vtc = 218,55 m3
Vậy tổng khối lượng đất đào là : V = V cg + Vtc =1561,31 + 218,55 =1779,86
m3
2.6 Tính toán khối lượng công tác đắp đất hố móng
Sau khi hoàn thành công tác bê tông đài cọc sẽ tiến hành công tác đắp đất hố móng.
Công tác đắp đất hố móng được tiến hành theo hai đợt như sau:
+ Đợt 1: Đắp đất 1,3m từ cao trình lớp bê tông lót đáy đài đến cốt tự nhiên.
+ Đợt 2: Khi công tác móng hoàn thiện tiến hành đắp đất đợt 2, từ cốt tự nhiên đến
cốt 0,00
2.6.1 Tính toán khối lượng kết cấu ngầm chiếm chỗ
Bảng 3.5: Tổng hợp khối lượng công tác phần ngầm
Kích Thước CK Klương Tổng
Loại CK Số Dài Rộng Cao 1 CK Klượng
CK (m) (m) (m) (m3) (m3)

M1 28 1,9 1,9 0,1 0,361 10,11


M2 48 2,5 1,7 0,1 0,425 20,4
Bê Tông Thang máy 1 5,6 3,0 0,1 1,68 1,68
lót đài
Tổng 32,19

M1 28 1,7 1,7 0,7 2,023 56,64


Bê Tông M2 48 2,3 1,5 0,7 2,415 67,62
đài móng Thang máy 1 5,4 2,8 0,7 8,9 8,9
Tổng 133,16

M1 28 0,55 0,35 0,8 0,154 4,3


Cổ móng M2 48 0,7 0,35 0,8 0,196 9,41
Tổng 13,71
TỔNG KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU PHẦN NGẦM 179,06
 Khối lượng đất cần lấp là :

Vl = V - 179,06= 1779,86 – 179,06 = 1600,8 (m3)
Khối lượng đất tôn nền :Vtn= 53,45 x 19,0 x 0,75= 761,66 (m3).
Khi đất được chở đến để đắp, đất bị tơi xốp làm tăng thể tích của đất nên khi tính
khối lượng đất đắp thực tế ta phải nhân với hệ số tơi xốp k = 1,15

1
Vđắpthưctế = Vtn.k = 761,66 x 1,15 = 875,91 (m3)
Khối lượng đất thực tế khi tôn nền (trừ giằng móng) :
V2 = 875,91 – (454.0,2.0,3) = 848,67 (m3).
Tổng khối lượng đất lấp vào là: VL = 1600,8 + 848,67 = 2449,47 (m3)
Khối lượng đất còn thiếu là: Vthiếu = 2449,47– 1779,86 = 669,61 (m3)

1
3 TỔ CHỨC THI CÔNG ĐÀO ĐẤT
Như đã đề cập ở trên đất sẽ được đào bằng máy đào gầu nghịch
Sơ đồ di chuyển máy đào

1
2
3

3
4

-1.40
5
6

-1.40
7
8

-1.40
9

3
10
11
12

1
2
13
14

Hình 6.2: Hướng di chuyển của máy đào và xe chở đất


1
3.1 Chọn máy đào đất
Với điều kiện thi công như trên chọn máy đào gầu nghich dẫn động cơ khí EO-3322B1
có các thông số kĩ thuật sau:
-Dung tích gầu q=0,5 m3
-Bán kính đào lớn nhất Rđào max =7,5 m
-Chiều sâu đào lớn nhất Hmax=4,2 m
-Chiều cao đổ đất lớn nhất Hđổ max=4,8 m
-Chu kì kĩ thuật tck=17s
Tính số tuyến đào ứng với máy đã chọn
BH BH
Số tuyến đào n= B K = 1, 7 R max = tuyến. Vậy cho máy đào 3 tuyến
BH: là bề rộng của khu đào đất
BK lấy bằng 1,7 Rmax, vì góc quay tay cần thực tế nên nhỏ hơn 900 để tăng năng suất
máy đào.
3.1.1 Tính năng suất máy đào
Hệ số đầy gầu: kđ = 1,1.
Hệ số tơi của đất: kt=1,15.

Hệ số quy về đất nguyên thổ: =0,465


Hệ số sử dụng thời gian: ktg = 0,75.
Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất:
Khi đổ tại chổ : kvt = 1,0
Khi đổ lên xe : kvt = 1,1.
* Khi đào đổ tại chổ:

Chu kỳ đào (góc quay khi đổ = 900): .kvt = 1.17.1 =17 (giây)
: hệ số phụ thuộc vào góc quay cần: ,
Số chu kỳ đào trong 1 giờ: nCK =3600/17 = 212
Năng suất ca máy của máy đào:
Wca = t.q.nCK.k1.ktg
t = 7 (giờ): thời gian làm việc của 1 ca

* Khi đào đổ lên xe:


Chu kì đào (góc quay khi đào đất = 90o): tđck = tck. kvt = 17.1,1 = 18,7 giây
Với kvt: hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy.
Số chu kì đào trong 1 giờ: nck = 3600/18,7 = 163,63
Năng suất ca của máy đào:

1
Thời gian đào đất bằng máy:
Đổ đất đào lên xe:
nca = 571,23 /199,73 = 2,8 ca
- Chọn 3 ca máy để đào hố móng (bao gồm cả thời gian di chuyển máy).
3.2 Phương án thi công
Ta có khối lượng đất cần đào bằng máy như đã tính là 1054,7 m3. Khu đất đào làm 3
tuyến, trung bình khối lượng đào mỗi tuyến là 1054,7/3 = 351,56 m3
Chọn phương án thi công như sau:
+ Cả 3 tuyến đào ta sẽ đổ đất lên xe và vận chuyển đi
Thời gian đào đất bằng máy
- Đổ lên xe: t2= 571,23 /199,73 = 2,8 ca. Chọn 3 ca
Tổng thời gian đào đất bằng cơ giới là 3 ca
3.2.1 Chọn xe vận chuyển đất
Chọn xe phối hợp với máy đào chở đất đi
-Phần đất đào được vận chuyển đi đổ với cự ly vận chuyển là 5km, vận tốc trung
bình Vtb = 25 (km/h).
-Chọn xe vận chuyển phù hợp với năng suất của máy đào.
-Điều kiện để đảm bảo máy và xe làm việc liên tục khi toàn bộ đất đào lên được vận
chuyển đi đổ ở nơi khác là:
Nx t chx
=
Nm t ckm
Trong đó:
+Nx, Nm: tương ứng là số xe và số máy của tổ hợp;
+tckx, tckm: tương ứng là chu kỳ làm việc của xe và máy.
-Chọn xe Ben Thaco Folan có dung tích thùng V t = 5m3, chiều cao thùng xe 1.91 m
thỏa mãn yêu cầu về chiều cao đổ đất của máy đào.
-Giả sử chỉ đổ được 90% thùng xe. Số gầu cần phải đổ cho một chuyến xe:

n= =23 (gàu).
-Thời gian đổ đất đầy một chuyến: tb = n =23x16,5= 379,5(s)= 6,4 (phút);
-Thời gian đổ đất tại bãi và đứng chờ đèn đỏ trên đường: td = 2 + 5 = 7 phút;
-Thời gian xe hoạt động độc lập:
2. 5
×60+7
txe= td =25 = 13 (phút);
-Chu kỳ hoạt động của xe:
tckx = 13 + 6,4= 19,4 (phút);
-Chu kỳ hoạt động của máy đào, chính là thời gian đổ đất đầy một chuyến xe:
tckm = tb = 6,4(phút)

1
-Chọn số máy đào là: Nm = 1 (máy);
-Số xe cần phải huy động:
t chx
= Nm
Nx = t ckm =19,4/6,4 = 3 (chiếc), lấy chẵn 3 chiếc
Vậy ta chọn 5 xe Ben Thaco Foland để phục vụ công tác vận chuyển đất.
Thời gian đào đất tính toán được 5 ca nên 5 xe Ben sẽ làm việc cũng trong 5 ca
3.2.2 Thi công đào thủ công
Ta có thể tích đất đào thủ công được tính bằng 14,97 (m3):
Theo định mức DM1772 ta có :

Số công yêu cầu: N = 14,97.0,71 = 21,08 (công)


Chọn 4 tổ đội chuyên nghiệp mỗi tổ gồm: 8 thợ bậc 4 và 4 thợ bậc 2

Số ca yêu cầu: (ca). Ta chọn 1 ca.

1
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC
F
M1

3400
M2
E

4600
M2
D

18900
3000
M2
C

4600
M2
B

3400
A
M1
3400 4200 3400 4200 4200 3400 250 7600 3400 4200 4200 3400 3400 4200
53450
1 2 3 4 5 6 7 7' 8 10 11 12 13 14

3.3 . Các thông số chủ yếu của cọc


Theo kết quả khảo sát địa chất, các lớp địa tầng bên dưới nền công trình không có
nhiều phức tạp, từ trên xuống gồm các lớp đất chiều dày ít thay đổi.
- Cấu tạo nền gồm 4 lớp và lớp đất đắp: lớp 1 đất đắp (0,75m); lớp 2 (4m): Á sét;
lớp 3 (3m) đất sét; lớp 4 cát thô chặt. Mực nước ngầm ở cos -3,75m.
- Giải pháp thiết kế móng cọc dài 7m cắm vào lớp Á sét và lớp cát thô chặt, tiết diện
cọc 30x30cm, đài cọc cao 0,6m, đặt trên lớp bê tông bảo vệ mác M100 dày 0,1m. Đáy
đài đặt tại cos -2,25m, đầu cọc khi chưa bị phá (để liên kết cốt thép với đài cọc) nằm ở
cos -2,25m so với cos 0,00 của công trình.
- Cọc được sản xuất tại nhà máy đúng kích thước và vật liệu, mác bê tông, tải
trọng thiết kế và qui phạm hiện hành. Cọc được vận chuyển đến công trường bằng xe cơ
giới và sắp xếp tại bãi chứa cọc của công trình cũng như các vị trí đóng cọc ban đầu

2.2.Lựa chọn biện pháp thi công ép cọc


Hiện nay có nhiều giải pháp để thi công hạ cọc, phổ biến nhất là phương pháp đóng
cọc và phương pháp ép cọc. Ta xét ưu và nhược điểm của từng phương pháp để có sự lựa
chọn thích hợp.

2.2.1. Hạ cọc bằng phương pháp đóng


* Ưu điểm: kết cấu gọn nhẹ, cơ động, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào nguồn
điện, hơi.
* Nhược điểm:
Lực đóng đầu cọc lớn nên đầu cọc dễ bị vỡ, quá trình đóng cọc phát sinh nhiều tiếng
ồn, rung động gây ảnh hưởng xấu đến các công trình lân cận và môi trường xung quanh.

1
2.2.2. Hạ cọc bằng phương pháp ép
Cọc được đưa vào đất bằng kích thủy lực có đồng hồ đo áp lực.
* Ưu điểm:
Thi công êm, không gây chấn động đối với công trình xung quanh, có thể khống chế
được tốc độ ép cọc, có tính kiểm tra cao, và xác định được sức chịu tải của cọc thông qua
lực ép cuối cùng. Thích hợp cho việc thi công trong thành phố.
*Nhược điểm:
Thiết bị cồng kềnh, bị hạn chế về kích thướcc và sức chịu tải của cọc. Trong một số
trường hợp khi nền đất tốt thì rất khó ép cọc qua để đưa tới độ sâu thiết kế.
⇒ Công trình thiết kế có vị trí nằm sát với khu dân cư và công trình lân cận, để khỏi
gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, đồng thời để dễ dàng trong việc
kiểm tra, kiểm soát quá trình hạ cọc ta lựa chọn phương pháp hạ cọc bằng ép tĩnh tải.
2.2.2.1.Lựa chọn biện pháp thi công
Phương pháp này có hai biện pháp thi công:
2.2.2.1.1. Ép cọc trên mặt đất trước khi đào hố móng:
Tiến hành san mặt bằng cho phẳng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển cọc.
Sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu thiết kế. Như vậy để đạt được cao trình đỉnh cọc
thiết kế cần phải ép âm. Ta phải chuẩn bị các đoạn cọc đệm bằng thép hoặc BTCT để cọc
ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong tiến hành đào đất hố móng để thi công
đài cọc, hệ giằng.
- Ưu điểm: Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi
gặp trời mưa. Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm. Dễ dàng di chuyển máy, tốc độ
thi công nhanh.
- Nhược điểm: Do phải dùng thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm, có nhiều khó khăn khi ép
đoạn cọc cuối cùng xuống đến chiều sâu thiết kế, tăng số mét dài cọc ép. Công tác đào
đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, khó cơ giới hoá.
2.2.2.1.2. Ép cọc sau khi đào hố móng:
Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc. Sau đó đặt máy móc, thiết bị ép
xuống đáy hố móng và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết.
- Ưu điểm: Đào hố móng thuận lợi không bị cản trở bởi các đầu cọc, hai công việc đào hố
móng và đóng cọc được tiến hành một cách độc lập, quá trình cơ giới hoá có thể thực
hiện theo tuần tự hoặc phối hợp tuỳ theo yêu cầu về thời gian thi công cũng như mặt bằng
công tác. Không phải ép âm.
- Nhược điểm: Việc di chuyển máy, thiết bị thi công dưới hố đào gặp nhiều khó khăn. ở
những nơi có mạch nước ngầm cao, việc đào hố móng trước, rồi mới thi công ép cọc khó
thực hiện được. Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm
hút nước ra khỏi hố móng.

1
Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 biện pháp trên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của công
trình thì ta chọn biện pháp hạ cọc sau khi đào hố móng.
-Trình tự thi công:
+ Hạ cọc chính vào trong đất bằng thiết bị ép cọc, mỗi cọc có chiều dài 7m .
+Sau đó dùng cọc phụ có chiều dài thích hợp để đưa mũi cọc đến vị trí thiết kế (cọc
phụ đấy gọi là cọc đệm).

2.3. Kỹ thuật thi công ép cọc

2.3.1. Công tác chuẩn bị


- Các hồ sơ cần chuẩn bị:
- Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc.
- Hồ sơ thiết bị ép cọc
- Mặt bằng móng công trình.
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn, các biểu đồ xuyên tĩnh, bản
đồ các công trình ngầm.
- Chuẩn bị mặt bằng thi công:
Việc bố trí mặt bằng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay
chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lí để các công việc không bị
chồng chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời
gian thi công công trình.
Trước khi thi công mặt bằng cần được dọn sạch, phát quang, phá vỡ các chướng ngại
vật, san phẳng...
Tiến hành kiểm tra chất lượng cọc trước khi tiến hành thi công và loại bỏ những đoạn cọc
không đạt yêu cầu kỹ thuật như: cọc có vết nứt, trục cọc không thẳng, mặt cọc không phẳng
và vuông góc với trục cọc, cọc có kích thước không đúng so với thiết kế...
Xác định hướng di chuyển của thiết bị ép cọc trên mặt bằng và hướng di chuyển máy
ép hợp lý trong mỗi đài cọc. Đánh dấu các vị trí công trình ngầm. Căn cứ báo cáo địa
chất hố khoan xem xét khả năng thăm dò dị tật địa chất, dự tính phương án xử lý.
- Chuẩn bị cọc và máy ép
Việc bố trí cọc và đối trọng phải thoả mãn những điều kiện sau đây:
+ Cọc phải được kê lên các đệm gỗ, không được kê trực tiếp lên mặt đất. Các đệm gỗ
đỡ cọc phải nằm ở vị trí cách đầu cọc 0,2l nếu xếp thành nhiều tầng thì cũng không cao
quá 1,2 m lúc này các đệm gỗ phải thẳng hàng theo phương thẳng đứng.
+ Đối trọng phải được xếp chồng theo nguyên tắc đảm bảo ổn định tuyệt đối không để
đối trọng rơi đổ trong quá trình ép cọc.
+ Đối trọng phải kê đủ khối lượng thiết kế đảm bảo an toàn cho thiết bị ép trong quá
trình ép cọc.
1
Xác định vị trí cọc:
Đây là một công tác quan trọng đòi hỏi phải được tiến hành một cách chính xác vì nó
quyết định đến độ chính xác của các phần công trình sau này.
*Trình tự tiến hành:
+ Dụng cụ gồm máy kinh vĩ, dây thép nhỏ để căng, thước dây và quả dọi, máy thuỷ
bình.
+ Từ trục nhà đã được đánh dấu dẫn về tim của từng móng, trước tiên cần xác định
trục của hai hàng móng theo hai phương vuông góc bằng máy kinh vĩ, căng dây thép.
Tìm giao điểm hai trục đó, từ giao điểm đó dùng quả dọi để xác định tim móng, đánh dấu
tim móng bằng cột mốc có sơn đỏ. Từ tim móng tìm được, tiến hành xác định tim các cọc
trong móng đo bằng máy kinh vỹ, thước dây..., đánh dấu tim cọc bằng các cọc gỗ thẳng
đứng, đánh dấu cao trình đỉnh cọc trên cọc mốc gỗ bằng sơn đỏ.
Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn.
+ Chỉnh máy ép sao cho đường trục của khung máy, trục của kích, trục của cọc thẳng
đứng và nằm trong cùng 1 mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang (mặt
phẳng chuẩn đài cọc), độ nghiêng không được vượt quá 0,5%.
+ Lần lượt cẩu đối trọng đặt lên dầm đỡ sao cho mặt phẳng chứa trọng tâm của 2 khối
đối trọng trùng với đường tâm của ống thả cọc. Phần đối trọng nếu nhô ra ngoài dầm phải
có gỗ kê thật vững.

2.3.2. Quy trình ép cọc


2.3.2.1. Kiểm tra máy ép
Trước khi cho máy vận hành phải kiểm tra liên kết cố định máy, tiến hành chạy thử,
kiểm tra tính ổn định của thiết bị ép cọc (gồm chạy không tải và có tải).
Cắt nguồn điện vào máy bơm thuỷ lực, đưa máy bơm đến vị trí thuận tiện cho việc
điều khiển. Nối giắc thuỷ lực và giắc điện máy bơm thuỷ lực cho máy hoạt động, điều
khiển cho khung máy xuống vị trí thấp nhất.
Cẩu cọc và thả cọc vào trong khung dẫn và điều chỉnh cọc thoả mãn các yêu cầu đã
nêu ở phần trên. Điều khiển máy ép, tiến hành ép cọc.
2.3.2.2. Kiểm tra khả năng chịu lực của cọc
Trước khi ép cọc đại trà, phải tiến hành ép để làm thí nghiệm nén tĩnh cọc tại những
điểm có điều kiện địa chất tiêu biểu nhằm lựa chọn đúng đắn loại cọc, thiết bị thi công và
điều chỉnh đồ án thiết kế. Số lượng cọc cần kiểm tra với thí nghiệm nén tĩnh từ (0,5 1)%
tổng số cọc ép nhưng không ít hơn 3 cọc.
Cọc được nén theo từng cấp, tính bằng % của tải trọng thiết kế. Tải trọng được tăng
lên cấp mới nếu sau một giờ quan sát độ lún của cọc nhỏ hơn 0,02mm và giảm dần sau
mỗi lần đọc trong khoảng thời gian trên.

1
2.3.2.3. Tiến hành ép cọc
Đoạn cọc chính phải được lắp dựng cẩn thận vào thanh dẫn. Dùng hai máy kinh vĩ đặt
theo hai phương vuông góc với trục của vị trí ép cọc để điều chỉnh cọc. Cần phải căn
chỉnh chính xác để trục của cọc trùng với phương nén của thiết bị ép và đi qua điểm định
vị cọc, độ sai lệch tâm không lớn quá 1cm. Đầu trên của đoạn cọc phải được gắn chặt vào
thanh định hướng của khung máy.
Khi thanh chốt tiếp xúc chặt với đỉnh cọc thì điều khiển van tăng dần áp lực dầu.
Trong những giây đầu tiên áp lực tăng lên chậm, để cọc cắm vào đất một cách nhẹ nhàng,
tốc độ xuyên không lớn hơn 1cm/s. Với những lớp đất phía trên thường chứa nhiều dị vật
nhỏ tuy cọc có thể xuyên qua nhưng dễ bị nghiêng chệch. Khi phát hiện thấy nghiêng
phải dừng lại và căn chỉnh ngay.
Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp phải đất cứng hơn (hoặc dị vật cục
bộ) khi đó cần giảm lực nén để cọc có thể xuyên được (hoặc kiểm tra để có biện pháp xử
lý thích hợp) và giữ lực ép không vượt quá giá trị tối đa có thể phá hoại cọc.
Cuối cùng ta dựng lắp và ép đoạn cọc dẫn ép âm để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế
(lúc cọc chính ép cách mặt đất khoảng 0,5m ta tiến hành lắp cọc dẫn vào để ép cọc đến vị
trí thiết kế).
Đặt cọc dẫn lên trên đoạn cọc chính sao cho đầu cọc dẫn ôm khít lấy đỉnh của đoạn
cọc chính. Kiểm tra độ đồng trục của cọc dẫn và đoạn chính. Tiếp tục tăng áp lực từ từ để
ép cọc xuống đúng độ sâu thiết kế.
Cọc được coi như ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện sau:
- Chiều sâu ép cọc lớn hơn chiều sâu tối thiểu do thiết kế quy định.
- Lực ép vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên
 3d = 0,9m, trong khoảng đó tốc độ xuyên  1cm/s.
2.3.2.4. Công tác theo dõi, ghi chép khi ép cọc
Khi mỗi cọc đã cắm sâu vào đất 30 - 50 cm thì ta tiến hành ghi các chỉ số lực đầu tiên.
Sau đó cứ mỗi lần cọc đi sâu xuống 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép
cọc.
Nếu thấy đồng hồ đo áp tăng lên giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký thi
công độ sâu và giá trị lực ép thay đổi nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì
ngừng ép để có biện pháp xử lý.
Sổ nhật ký phải ghi liên tục đến độ sâu thiết kế. Khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị
0,8 giá trị tối thiểu thì ghi lại độ sâu và giá trị đó, bắt đầu từ đây thì ghi chép lực ép ứng
với từng độ sâu xuyên 20cm vào nhật ký.
Ta tiếp tục ghi chép như vậy cho tới khi ép xong một cọc.

1
2.3.3. Một số vấn đề thường gặp và biện pháp xử lý trong thi công ép cọc
* Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí thiết kế.
+ Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật hoặc mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều.
+ Biện pháp xử lý: Cho ngừng ngay việc ép cọc lại. Tìm hiểu nguyên nhân, nếu gặp vật
cản thì có biện pháp đào, phá bỏ. Nếu do cọc vát không đều thì phải khoan dẫn hướng
cho cọc xuống đúng hướng. Căn chỉnh lại vị trí cọc bằng dây dọi và cho ép tiếp.
* Cọc đang ép xuống khoảng 0,5 ¸¸ 1m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt gẫy ở
vùng chân cọc:
+ Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật cứng, cọc không xuyên qua được nên lực ép
lớn.
+ Biện pháp xử lý: Thăm dò nếu dị vật bé thì ép cọc lệch sang bên cạnh. Nếu dị vật lớn
thì phải kiểm tra xem số lượng cọc ép đã đủ khả năng chịu tải chưa, nếu đủ thì thôi còn
nếu chưa đủ thì phải tính toán lại để tăng số lượng cọc hoặc có biện pháp khoan dẫn phá
bỏ dị vật để ép cọc xuống tới độ sâu thiết kế.
* Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ ép,
tăng lực ép lên từ từ nhưng không được lớn hơn P ép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì
ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý. Nếu nguyên nhân là do lớp cát
hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc này lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất
giảm dần rồi ép tiếp .
* Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán.
Trường hợp này xảy ra thường là do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc
gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định
nguyên nhân và tìm biện pháp xử lí.
Biện pháp xử lí trong trường hợp này thường là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác
định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.

2.4. Thiết kế biện pháp thi công ép cọc

2.4.1. Các thông số thiết kế của cọc


- Khả năng chịu tải của cọc: (lấy theo thiết kế): Pđn = 522,1 kN.
- Bê tông cọc cấp độ bền B20, có: Rb = 11,5MPa; Rbt = 0,9MPa.
- Cốt thép dọc trong cọc dùng 4Ø18 có: AS= 10,18 cm2; Rs = Rsc = 280 MPa.
- Pvl = 1308,33 kN
- Chiều dài cọc 7 m, tiết diện 30x30 cm

2.4.2. Xác định lực ép cần thiết


*Xác định lực ép nhỏ nhất:
Pépmin = k1.Pđn = (1,5  2).Pđn
1
Chọn hệ số an toàn; k1 = 1,5
Pépmin = 1,5.522,1 = 783,15 (kN).
*Xác định lực ép lớn nhất: là lực ép cần thiết để đảm bảo ổn định cho máy khi ép và
không làm vỡ bê tông cọc.
Pépmax = 1177,497 (kN)
Với: + k2: hệ số an toàn; k2 = (0,8  0,9) chọn: k2 = 0,9
Lực ép phải thực hiện để ép :

Các tiêu chuẩn của máy ép cần phải thoả mãn:


- Lực nén tối đa của máy không nhỏ hơn 1,4 lần Pépmax.
(Pépmax bằng 0,8 - 0,9 trọng lượng đối tải, nhỏ hơn lực gây nứt cho cọc).
- Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép .
- Chuyển động pittông phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.
- Thiết bị ép cọc phải bảo đảm điều kiện để vận hành theo đúng qui định về an
toàn lao động khi thi công.
- Chỉ nên huy động khoảng 0,7 - 0,8 khả năng tối đa của thiết bị.

2.4.3. Tính toán lựa chọn máy ép cọc


Lực ép lớn nhất của máy ép cọc được xác định bằng công thức:

= 1648,496kN.
Chọn máy ép cọc thuỷ lực mã hiệu EBT-200 có các thông số kỹ thuật sau:
Chiều cao lồng ép: 9,5 m.
Chiều dài giá ép: 8-10 m. Chọn 9,0 m.
Diện tích pittông ép: 830 cm2.
Chiều rộng khung đế: 3 m.
Bơm dầu có Pmax = 25 kN/m2.
Năng suất ép: 100m/ca.
+ Lực ép tối đa: Pdđ max= 2000 (kN)
+ Lực nén tối đa : 1400 (kN).

1
2.4.4. Tính toán đối trọng
A

Pep(max)

900 600

3000
Q

1500
B B

B
A
3000 1000 1000 1000 3000

9000

Q/2 Q/2
A
Pep(max)
1500 3500 2500 1500
9000

Để đảm bảo các điều kiện ổn định cho hệ máy ép dưới tác dụng gây lật và gây nhổ
khi máy ép làm việc. Do trọng lượng giá ép và khung đế nhỏ hơn nhiều so với đối trọng
nên để đơn giản và thiên về an toàn ta bỏ qua.
* Theo điều kiện chống nhổ:
Q ¿ k.P(ép) max = 1,15.1177,497=1354,12 kN.
Trong trường hợp ép các cọc biên cho móng, giá ép di chuyển khỏi vị trí trọng tâm
của móng cũng là trọng tâm của hệ máy ép. Dưới tác dụng của phản lực đầu cọc sẽ xuất
hiện mômen lật tác dụng lên giá ép. Trọng lượng của đối trọng phải đảm bảo cho giá
không bị lật dưới tác dụng của mômen lật này.
Sơ đồ kiểm tra điều kiện chống lật theo 2 phương của giá ép
* Theo điều kiện chống lật : Mgiữ ¿ 1,15 Mlật
- Kiểm tra lật quanh điểm A:


- Kiểm tra lật tại điểm B:

Q.1,5 ¿ 1,15.P(epmax) .2,4  =2166,6 ( kN)


Vậy Q = max (1648,496 kN ; 1504,58kN ; 2166,6kN) => Q = 2166,6 (kN).
Dùng đối trọng là các khối bê tông có kích thước (3x1x1)m. Trọng lượng của một khối
đối trọng là: Pđt = 3.1.1.25 = 75(kN).
Qmax
Số khối đối trọng cần thiết cho máy là: nđt ¿ Pdt = =28,9 (khối).
Vậy ta chọn khối đối trọng gồm 30 khối, bố trí mỗi bên đặt 15 khối.
1
GHI CHÚ:

1 6
2 7
6
3 8
4 9
5
5 10
10

1000
1000
1000
7

1000
9

1000
4
2 3
1
3000
8

100010001000
3000 3000 3000
9000

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí đối trọng trên giá ép

2.4.5. Lựa chọn cần trục phục vụ công tác ép cọc

h4
h4
h3
* Chú thích :
- HL(m) : chiều cao từ cao trình máy đứng đến điểm đặt
cấu kiện (vị trí lắp).

h2

H
- h1(m) : chiều cao nâng cấu kiện cao hơn vị trí đứng.

Hm
- h2(m) : chiều cao của cấu kiện.

h1

- h3(m) : chiều cao của thiết bị treo buộc.

HL
- h4=(m) : đoạn dây cáp tính từ móc cẩu đến puli đầu cần
hc

r
- hc=1,5(m) : khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao Rmin

trình của cần trục.


- r=11.5 : khoảng cách từ khớp quay tay cần đến trục quay của cần trục.
Trong quá trình thi công, cần trục phải cẩu các đối trọng và cọc, dựa vào trọng lượng
cọc, trọng lượng đối trọng, chiều cao nâng cọc và đối trọng để chọn cần trục.
Cọc gồm 1 đoạn có chiều dài 7m. Trọng lượng của một đoạn cọc là:
Gcọc = 1,1.0,3.0,3.7.25 = 17,325(kN) < Pđt = 75 (kN).
Tổng trọng lượng phụ kiện 5kN
Sức nâng yêu cầu: Q = 75 + 5 = 80 kN.
Chiều cao nâng móc cẩu:Hm = HL+h1+h2+h3

HL: chiều cao khung đế và đối trọng.


h1: khoảng an toàn, h1 = 0,5 ÷ 1m, lấy h1=0,5m.

1
h2: chiều cao cấu kiện, h2=7 m
h3: chiều cao thiết bị treo buộc. h3 = 1 m
=> Hm = (0,7+5) + 0,5 + 7 + 1 = 14,2(m)
Chiều cao đỉnh cần:
H = Hm + h 4 .
Với h4 = 1,5(m): chiều dài puli đầu cần.
=> H = 14,2 + 1,5=15,7(m).
Chiều dài tay cần tối thiểu:
H−hc
Lmin = Sin α max
Với: hc: khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình máy đứng, hc = 1,5m.
α max: góc nghiêng lớn nhất của trục quay tay cần so với phương ngang, với
0 0
cần trục tự hành lấy α max = 70 ÷75 .

=> Lmin = =14,7(m)


Tầm với gần nhất của cần trục:

Từ những yếu tố: Q= 80kN; H=15,7m; Lmin= 14, 7m; Rmin=5,3m ta chọn máy cẩu tự
hành bánh xích số hiệu XKG-30: L = 20m (không có cần phụ).
Kiểm tra các thông số kỹ thuật khi cẩu lắp:
[Rmin] = 4m; [Rmax] = 24m; [Qmax] = 190 kN; [Qmin] = 44kN; [Hmax] = 22,6m;
[Hmin] = 11,2m.
- Chọn R = 11,5m, tra biểu đồ tính năng có:
[Q] = 87,5kN > Qyêu cầu = 80kN.
[H] = 19,25 m > Hyêu cầu = 15,7m.
=> Thoả mãn các điều kiện yêu cầu.
- Chọn R = 13,1m, tra biểu đồ tính năng có:
[Q] = 168kN > Qyêu cầu = 80kN.
[H] = 16,4 m > Hyêu cầu = 15,7m.
=> Thoả mãn các điều kiện yêu cầu.

1
g h i c h ó 2:
f = (R,Q)
f = (R,H)

Hình 2.3: Đường đặc tính của cần trục


2.4.6. Tính toán, cấu tạo thiết bị hổ trợ công tác cẩu lắp
2.4.6.1. Dây cáp treo cẩu cọc khi vận chuyển
Khi cẩu cọc lên xe hay từ trên xe xuống vị trí xếp cọc, ta dùng hệ thống dây cẩu như
hình vẽ:

Hình 2.4: Sơ đồ xác định dây cáp cẩu cọc khi vận chuyển.
0
- Chọn góc nghiêng của dây cẩu so với phương thẳng đứng β=45 .

Chiều dài dây cẩu : (m).


- Lực căng cho phép trong mỗi nhánh dây cẩu:

S (kN).
- Lực kéo đứt dây cáp: R = S.k = 12,75.6 = 73,5 (kN).
Với: G - trọng lượng cọc, G = 1,1.25.0,3.0,3.7=17,325 (kN).
1
n - số nhánh dây cẩu, n = 2.
k - hệ số an toàn, k = 6 (dùng làm dây treo của máy với G < 50T).
Vậy trong mọi trường hợp cẩu cọc, dùng dây cáp có cấu trúc 1 × 6 × 19, đường kính
Φ = 15 mm, lực kéo đứt là: R = 113,5 KN, số nhánh dây cẩu n = 2 và góc nghiêng
của dây so với phương thẳng đứng là 450.
2.4.6.2. Dây cẩu khi cẩu cọc vào giá ép
Chọn điểm cẩu cọc cách đầu cọc một đoạn 0,207.L, trùng với điểm dùng để cẩu lắp
khi vận chuyển cọc.

Hình 2.5: Sơ đồ xác định dây cáp khi cẩu cọc vào giá ép.
- Chiều dài dây cẩu: L=1,5+1,5 +4.0,3+1= 5,2(m).
- Lực căng cho phép trong dây cẩu: S = G = 17,325 (kN).
- Lực kéo đứt dây cáp: R = S.k = 17,325.6 = 103,95 (kN).
Với: G : trọng lượng cọc, G = 17,325 kN.
n : số nhánh dây cẩu, n = 1.
k : hệ số an toàn, k = 6
Vậy trong mọi trường hợp cẩu cọc, dùng dây cáp có cấu trúc 1 × 6 × 19, đường kính
Φ = 25 mm, lực kéo đứt là: R = 113,5 kN, số nhánh dây cẩu n = 1.
2.4.6.3. Tính toán dây cáp khi cẩu đối trọng
Chọn góc nghiêng của nhánh dây so với phương thẳng
đứng α = 45o, ta có :
 Chiều cao dây treo buộc :

 Chiều dài dây cáp :

 Sức chịu kéo cho phép của dây cáp :

S kN.
1
- Lực kéo đứt dây cáp: R = S.k = 26,52.6 =159,1 (kN).
Với: G: trọng lượng vật cẩu, G = 75 (kN).
n: số nhánh dây cẩu, n = 4.
k: hệ số an toàn, k = 6
Vậy trong mọi trường hợp cẩu giá ép, dùng dây cáp có cấu trúc 1x 6 x 19,
đường kính Φ = 25 mm, lực kéo đứt là: R = 303 kN, số nhánh dây cẩu n = 4.
2.4.6.4. Tính toán dây cáp khi cẩu giá ép.
Chọn góc nghiêng nhánh dây so với phương thẳng đứng α = 60o.
Ta có :
 Chiều dài dây cẩu :

 Sức chịu kéo cho phép của dây cáp :

 Lực làm đứt dây cáp :


R = S.k = 50.8 = 400 (kN)
Với : + G : trọng lượng giá ép, G = 50 (kN).
 m : số nhánh dây cẩu, m = 2.
 k : hệ số an toàn, k = 8
→ Vậy ta chọn dây cáp cẩu cọc có đường kính Ø25mm.
Lực kéo đứt R = 450 (kN).
2.4.7. Lập tiến độ thi công ép cọc
Lập tiến độ thi công ép cọc cho một móng điển hình: Chọn móng M1- trục 3
* Quy trình ép cọc gồm:
- Lắp đối trọng và giá ép.
- Lắp cọc vào khung dẫn.
- Ép cọc.
- Dỡ đối trọng.
Mỗi lần ép 1 khu vực cọc, dàn đỡ cố định, xi lanh di chuyển đến các vị trí cọc
Chu kì hoạt động của máy cẩu:
T = 2 + 2 + 2 + 5 = 11 (phút)
- Hao phí tập kết cọc cho 1 móng M1 (4 đoạn cọc)
t1 = 4x 11 = 44 (phút).
- Hao phí bốc xếp giá ép và đối trọng vào vị trí móng M1 (30 đối trọng và 1 giá ép)
t2 = (30 + 1)x11 = 341 (phút)
- Hao phí cẩu lắp cọc vào giá ép: t3 = 11 (phút)/1 đoạn cọc

1
- Hao phí ép cọc : vận tốc ép cọc trung bình là 1,5 cm/s.
 Vậy ép cọc 7 m cần: t4 = (7.100)/1,5=466,66 giây ¿ 8 phút.
- Hao phí lắp cọc giá: 3 phút/1đoạn cọc.
t5 = 3 (phút)/1đoạn cọc
- Hao phí ép, lấy cọc giá ra khỏi giá ép.
t6 = 11 (phút): tính cho 1 cọc (1 đoạn cọc giá).
- Thời gian di chuyển xi lanh từ vị trí cọc này đến vị trí cọc khác lấy 5 phút.
- Hao phí bốc xếp giá ép và đối trọng khỏi vị trí móng M1 (30 đối trọng và 1 giá ép)
t7 = (30 + 1)x11 = 341 (phút)
=> Tổng thời gian thi công ép cọc cho móng M1 là :
T = 44+ 341 + (11+ 8 + 3 + 11 + 5).4 + 341 =878 (phút) ¿ 14,63 (giờ)
Bảng 2.1 : tiến độ thi công ép cọc cho 1 móng M1
Thành phần Thời gian(phút)
Bốc xếp giá ép và đối trọng 341
Lắp cọc C1+ép cọc C1 11 + 8 = 19
Lắp cọc đệm + ép cọc đệm + lấy cọc đệm 3+11 = 14
Di chuyển xilanh + lấy cọc đệm 5+11= 16
Dỡ đổi trọng 341

Thời gian thi công ép cọc cho móng M1 (4 cọc) là: 14,63 giờ.
Thời gian thi công ép cọc cho móng M2 (6 cọc) là: 15,9 giờ.
Thời gian thi công ép cọc cho thang máy (24 cọc) là: 27,3 giờ.

1
14 13 12 11 10 9 8 7' 7 6 5 4 3 2 1
53450
4200 3400 3400 4200 4200 3400 7600 250 3400 4200 4200 3400
4200 3400
M1
A

3400
B
M2

PHÂN ÐO?N 2

4600
C
M2

3000

18900
D
M2
PHÂN ÐO?N 1

4600
E
M2

3400
PHÂN ÐO?N 3

M1
F

1
2.4.8 Lập tiến độ ngày cho tất cả các móng
Quá trình bốc xếp và ép cọc toàn công trình chia làm 3 phân đoạn chính. Chọn 2 máy
ép làm việc 2 ca/ 1 ngày, (ca =8h).
-Phân đoạn I bốc xếp và ép cọc trục C
bốc xếp và ép cọc trục D
-Phân đoạn II bốc xếp và ép cọc trục E
bốc xếp và ép cọc trục B
-Phân đoạn III bốc xếp và ép cọc trục F
bốc xếp và ép cọc trục A
-Thời gian ép móng trục F,A:
+ Thời gian bốc xếp cọc vào vị trí :
Tboc xep(1-4)= 14.4.11 = 616 phút = 10,26 giờ = 0,43 ngày
+ Thời gian ép cọc vào vị trí :
Tep(1-4) = 14.14,63 = 204,82/16 giờ = 12,8 ngày.
- Thời gian ép móng trục B,C,D,E,TM:
+ Thời gian bốc xếp cọc vào vị trí :
Tboc xep(5-9)=14.6.11+1.24.11 = 1188 phút = 19,8 giờ = 0,83 ngày
+ Thời gian ép cọc vào vị trí :
Tep(5-9) = 14.15,9+1.27,3 = 249,9/16 giờ = 15,62 ngày.
Vậy tổng thời gian ép cọc toàn bộ công trình:
T= 0,43+12,8+0,83+15,62 = 29,68 ngày

1
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI
CÔNG ĐÀI MÓNG
4 THIẾT KẾ VÁN KHUÔN ĐÀI MÓNG
4.1 Lựa chọn loại ván khuôn sử dụng
Ngày này trong thi công xây dựng công trình có rất nhiều loại ván khuôn được sử
dụng có thể kể đến các loại như sau:
 Ván khuôn gỗ xẻ:
Ưu điểm: giá thành rẻ, dễ chế tạo
Nhược điểm: không thẳng dễ nứt, dễ cong vênh
 Ván khuôn gỗ dán
Ưu điểm: Mặt phẳng đều đẹp, không làm mất nước xi măng khi đổ bê tông,
ít cong vênh nứt, gia công nhanh, dễ tháo lắp, sử dụng được nhiều lần
Nhược điểm: giá thành cao
 Ván khuôn nhựa
Ưu điểm: Kích thước tấm lớn, bề mặt nhẵn, nhẹ, dễ liên kết lắp dựng
Nhược điểm: Kích thước không đa dạng, khả năng chịu lực kém, chốt liên
kết các tấm (chốt chữ I) đắt tiền
 Ván khuôn thép:
Ưu điểm: Bề mặt nhẵn, phẳng, đẹp, cường độ ván khuôn cao, khả năng chịu
lực tốt. Luân phiên được nhiều lần, kích thước đa dạng
Nhược điểm: Ván khuôn có modul riêng, nên cần được tính toán tổ hợp
 Ngoài ra còn có các loại ván khuôn bê tông cốt thép, ván khuôn xi măng lưới
thép, ván khuôn tổng hợp
 Qua phân tích nhân thấy các loại ván khuôn trên, ngoài ván khuôn thép hầu
như không có các chỉ tiêu cơ lí cụ thể, trong phạm vi đồ án tốt nghiệp yêu cần tính toán,
chọn ván khuôn. Vì vậy ta phải chọn loại ván khuôn có đầy đủ các thông số kĩ thuật để
đưa vào tính toán. Ván khuôn thép Hoà Phát của công ty thiết bị phụ tùng Hoà Phát có
đầy đủ catalog và thông số cần thiết là sự lựa chọn thích hợp để thiết kế thi công.
4.2 Thiết kế ván khuôn móng M1, M2
4.2.1Tổ hợp và cấu tạo ván khuôn
a. Tổ hợp ván khuôn
- Kích thước đài móng M1, M2 là : 1,7x1,7x0,7 và 2,3x1,5x0,7
+ Với móng M1 : kích thước (1,7x1,7x0,7)
Dùng 4 tấm ván khuôn thép HP-1835 có kích thước : 350x1800x55 (mm),
đặt nằm ngang.
Có các đặc trưng hình học như sau :
I = 22,73 (cm4) ; W = 5,19 (cm3).
+ Với móng M2 : kích thước (2,3x1,5x0,7)
+ Theo phương cạnh ngắn của đài : kích thước (1,5x0,7)m

1
Dùng 2 tấm ván khuôn thép HP-1535 có kích thước : 350x1500x55 (mm),
đặt nằm ngang.
Có các đặc trưng hình học như sau :
I = 22,73 (cm4) ; W = 5,19 (cm3).
+ Theo phương cạnh dài của đài : kích thước (2,3x1)m
Dùng 4 tấm ván khuôn thép HP-1235 có kích thước : 350x1200x55 (mm),
đặt nằm ngang.
Có các đặc trưng hình học như sau :
I = 22,73 (cm4) ; W = 5,19 (cm3)
- Kích thước cổ móng M1: 200x300 và chiều cao cổ móng 0,8 (m)
+ Theo phương cạnh ngắn cổ móng :
Sử dụng 1 tấm ván khuôn thép HP-0920 có kích thước (200x300x55) mm.
Có các đặc trưng hình học như sau:
I = 22,73 (cm4) ; W = 5,19 (cm3)
+ Theo phương cạnh dài cổ móng :
Sử dụng 1 tấm ván khuôn thép HP-0930 có kích thước (300x900x55)mm.
Có các đặc trưng hình học như sau:
I = 30 (cm4) ; W = 6,63 (cm3)
- Kích thước cổ móng M2: 300x500 và chiều cao cổ móng 0,8 (m)
+ Theo phương cạnh ngắn cổ móng :
Sử dụng 1 tấm ván khuôn thép HP-0930 có kích thước (300x900x55)mm.
Có các đặc trưng hình học như sau:
I = 22,73 (cm4) ; W = 5,19 (cm3)
+ Theo phương cạnh dài cổ móng :
Sử dụng 2 tấm ván khuôn thép HP-0950 có kích thước (500x900x55)mm.
Có các đặc trưng hình học như sau:
I = 22,73 (cm4) ; W = 5,19 (cm3)
b. Cấu tạo ván khuôn
4.2.2 Tính toán tải trọng tác dụng lên ván khuôn móng M2
a.Xác định tải trọng tác dụng lên ván khuôn đài móng
 Tải trọng tác dụng lên ván khuôn thành đài gồm :
+ Áp lực ngang của vữa bê tông mới đổ. (P)
+ Áp lực ngang do chấn động khi đổ bê tông gây ra. (q3)
+ Áp lực ngang do đầm rung bê tông gây ra. (q2’)
Ta có : qtc = P + max (q2’, q3) (kN/m)
qtt = n.(P + max (q2’ + q3)) (kN/m)
Với : n hệ số vượt tải . n=1,3
+ Áp lực ngang của vữa bê tông mới đổ : P
Sử dụng phương pháp đầm trong, dùng đầm dùi có bán kính đầm R = 0,75 (m)
1
Chiều cao bê tông chịu áp lực ngang là H = 0,7 (m)
Với phương pháp đầm trong và H =0,7< R = 0,75 (m), vậy áp lực ngang của vữa bê tông
tác dụng lên ván khuôn :
P = .H = 25.0,7 = 17,5 (kN/m2)
+ Áp lực ngang do đổ bê tông gây ra : q3
Đổ bê tông đài móng bằng máy bơm, nên áp lực khi đổ bê tông vào ván khuôn
được lấy : q3 = 4 (kN/m2).
+ Áp lực ngang do đầm bê tông gây ra. (q2’)
Ta lấy : q2’ = 2 (kN/m2).
Vậy tải trọng tác dụng lên ván khuôn thành đài móng là :
= 17,5 + max(4; 2) = 17,5 + 4 = 21,5 (kN/m2)
= 1,3.qtc = 1,3 .21,5 = 27,95 (kN/m2)
Tải trọng phân bố đều trên 1m dài của dải :
 Ván khuôn theo phương cạnh ngắn của đài : với b = 0,35 (m)
qtc = 21,5.0,35 = 7,52 (kN/m)
qtt = 27,95.0,35 = 9,78 (kN/m)
 Ván khuôn theo phương cạnh dài của đài : với b = 0,35 (m)
qtc = 21,5.0,35 = 7,52 (kN/m)
qtt = 27,95.0,35 = 9,78 (kN/m)
b. Xác định tải trọng tác dụng lên ván khuôn cổ móng
Tải trọng tác dụng lên ván khuôn cổ móng bao gồm áp lực thuỷ tĩnh của bê tông,
áp lực chấn động khi đổ bê tông và tải trọng do đầm bê tông gây ra.
q= P + max(q3 , q2’)
+ Áp lực ngang của bê tông tươi : P =γ.H
P = 25.0,4 = 10 (kN/m2).
+ Tải trọng do chấn động khi đổ bê tông bằng máy bơm bê tông q3= 4(kN/m2)
+ Tải trọng do đầm bê tông gây ra: q2’= γ.R
Chọn máy đầm 116 có thông số kỹ thuật sau:
+ Năng suất 3 ÷ 6 m3/h.
+ Bán kính ảnh hưởng Rđ = 35 cm.
q2’ = 25.0,35 = 8,75 (kN/m2)
Vậy tổng tải trọng tác dụng lên ván khuôn là:
= P + max(q3 , q2’) = 10 + 8,75 = 18,75 (kN/m2)
= n.P + n.max(q3 ,q2’) =1,3.10 +1,3.8,75 = 24,38(kN/m2)
Tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn theo chiều rộng b = 35cm là:
qtc = .0,35 = 18,75.0,35 = 6,56 (kN/m)
1
qtt = .0,35 = 24,38.0,35 = 8,53 (kN/m)
4.2.3 Kiểm tra ván khuôn móng M2
a.Kiểm tra điều kiện cho ván khuôn đài móng
 Kiểm tra điều kiện cường độ
Xem ván khuôn làm việc như một dầm liên tục kê lên các gối tựa là các thanh nẹp,
kiểm tra bền như sau :

+ Mmax : moment lớn nhất phát sinh trong kết cấu do tải trọng qtt gây ra
+ W : moment chống uốn tiết diện.
+ R : cường độ giới hạn của vật liệu làm ván khuôn. Với ván khuôn thépta có :
R = 225 (N/mm2).
+ n : hệ số điều kiện làm việc, phụ thuộc vào loại ván khuôn sử dụng, điều kiện
làm việc của chung. n= 1
 Ván khuôn theo phương cạnh ngắn của đài : HP – 1535 có : W = 5,19 (cm3).
Xem ván khuôn làm việc như 1 dầm đơn giản : với l = 1,5 (m)
9,78

1500

Hình 2. Sơ đồ kiểm tra ván khuôn theo phương cạnh ngắn


Ta có :

→Không thõa mãn điều kiện cường độ


Do đó ta gia cố thêm 1 sườn đứng ở giữa nhịp dầm, khi đó sơ đồ tính là 1 dầm liên
tục có nhịp là l = 0,75 (m), sơ đồ tính như sau :
9,78

1500

Hình 2. Sơ đồ kiểm tra ván khuôn theo phương cạnh ngắn

1
Ta có :

→ Thõa mãn điều kiện cường độ

 Ván khuôn theo cạnh dài của đài : HP – 1235 có : W = 5,19 (cm3).
Xem ván khuôn làm việc như 1 dầm đơn giản : với l = 1,2 (m)
9,78 kN/m

1200

Hình 2. Sơ đồ kiểm tra ván khuôn theo phương cạnh dài


Ta có :

→ Không thõa mãn điều kiện biến dạng


Dó đó ta gia cố thêm 1 sườn đứng ở giữa nhịp dầm, khi đó sơ đồ tính là 1 dầm liên
tục có nhịp là l = 0,6 (m), sơ đồ tính như sau :
9,78

1200

Hình 2. Sơ đồ kiểm tra ván khuôn theo phương cạnh dài

Ta có :

→ Thõa mãn điều kiện cường độ


 Theo điều kiện về biến dạng

1
Với : E là mô đun đàn hổi của vật liệu làm ván khuôn.
Với ván khuôn thép, ta có E = 2,1.105 (N/mm2)
 Ván khuôn theo phương cạnh ngắn của đài :
Ván khuôn HP – 1535 có : I = 22,73 (cm4), và tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều lên
ván khuôn là qtc = 7,52 (kN/m), chiều dài nhịp dầm là l = 0,75 (m).
Ta có :

→ Thỏa mãn điều kiện về biến dạng


 Ván khuôn theo phương cạnh dài của đài :
Ván khuôn HP – 1235 có : I = 22,73 (cm4), và tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều lên
ván khuôn là qtc = 7,52 (kN/m), chiều dài dầm đơn giản là l = 0,6 (m).

Ta có :
→ Thõa mãn điều kiện về biến dạng
Kết luận : Như vậy ván khuôn móng M2 cần bố trí thêm một sườn đứng ở giữa theo cả
2 phương của đài: - khoảng cách giữa các sườn đứng theo cạnh ngắn là 0,75 (m)
- khoảng cách giữa các sườn đứng theo cạnh dài là 0,6 (m)
 Tính khoảng cách các cột chống xiên
Sơ đồ tính của sườn đứng là dầm đơn giản gối lên các cột chống. Coi các sườn đứng
được chống bởi các các cột chống xiên cách nhau 0,35m, chọn lsd = 0,35 m
+Chọn tiết diện thép hộp 50 x 100 x 3(mm).
B. H 3 −b . h3 0 , 05 . 0 ,13 −(0 , 05−2 . 0 ,003 ).(0 ,1−2. 0 , 003 )3
J x= = =1 , 12. 10−6 4
12 12 (m )
y
−6
2 J 2. 1 ,12 .10
ƯW x = = =2 , 24 . 10−5
H 0 ,1 m3=22,4 cm3 x

350
Hình 7.5: Sơ đồ tính xác định khoảng cách giữa các cột chống
-Tải trọng phân bố trên chiều dài sườn đứng :
qtc = .0,35 = 18,75.0,35 = 6,56 (kN/m)
qtt = .0,35 = 24,38.0,35 = 8,53 (kN/m)
 Kiểm tra theo điều kiện cường độ của sườn đứng:

1
Với: Mmax= = = 0,131 (kN.m) = 131000 (N.mm)

σmax= (N/mm2) < n.R = 225(N/mm2) thỏa mãn.


Vậy khoảng cách các sườn đứng hợp lý
-Kiểm tra điều kiện độ võng:

<[f]= cm
Trong đó:
E: môdun đàn hồi của thép (E = 2,1x104 KN/cm2)
J: mômen quán tính của sườn đứng. (J = 112 cm4).
Ta thấy: f < [f]
Vậy bố trí khoảng cách giữa các cột chống xiên bằng l = 35cm là thoả mãn.
b. Kiểm tra điều kiện cho ván khuôn cổ móng
Xem ván khuôn cổ móng làm việc như 1 dầm đơn giản được kê lên 2 gối tựa là 2
gông ở 2 đầu cổ móng, với chiều dài nhịp dầm bằng chiều cao cổ móng l = 0,8(m)
Kiểm tra khả năng làm việc tổng thể của tấm ván khuôn (900x350x55)
 Kiểm tra theo điều kiện cường độ

Với: Mmax= đối với dầm đơn giản.


W- mômen kháng uốn của ván khuôn.
n = 1 hệ số điều kiện làm việc.
0,9

R: cường độ của ván khuôn kim loại R=225 N/mm2.


Với tấm khuôn HP- 0935 có: Wx = 5,19 (cm3), Ix = 22,73 (cm4),

Mmax= = = 0,130 (kN.m) = 130000 (N.mm)

 (N/mm2) < n.R= 225 (N/mm2)


→ thỏa mãn điều kiện.
 Kiểm tra điều kiện biến dạng
- Độ võng của xà gồ tính cho trường hợp bất lợi là dầm đơn giản.

fmax =

1
→f = = 5,37.10-4 cm<[f] = = = 0,1 cm.
→thỏa mãn điều kiện
Vậy khoảng cách giữa 2 gông 900mm đã chọn như trên là hợp lý.
c. Thiết kế sườn đứng và thanh chống cho ván khuôn móng M2
Thiết kế sườn đứng:Sườn đứng dùng thép hình hộp vuông 75x75x4,5 có các đặc trưng
hình học sau : J = 99 cm4 ;W=26,3 cm3.

* Sơ đồ tính :
Xem sườn đứng như 1 dầm đơn giản có nhịp là khoảng cách 2 điểm tựa của sườn lên
thanh chống, chiều dài nhịp bằng chiều cao của đài móng M2, vậy l = 0,75 (m).

750

Hình 2. Sơ đồ tính thanh đứng ván khuôn móng


* Tải trọng phân bố trên chiều dài sườn đứng:
= qtc.l/2 = 21,5.1,5/2. = 16,125 (kN/m.)
= qtt.l/2 = 27,95 .1,5/2.= 20,963 (kN/m).

Với : l là chiều dài nhịp ván khuôn nằm ngang theo phương cạnh ngắn của đài

móng M2, l = 1,5 (m).


 Kiểm tra theo điều kiện cường độ của sườn đứng:

Với: Mmax= = = 1,267 (kN.m) = 1267000 (N.mm)

σmax= (N/mm2) < n.R = 225(N/mm2) thỏa mãn.


 Kiểm tra theo điều kiện biến dạng sườn đứng:

Với: fmax = . = . = 0,024(cm)

[f] = .l = = 0,2
1
 đảm bảo độ võng của sườn đứng.
Vậy kích thước sườn đứng và khoảng cách thanh chống đã chọn là hợp lý.
5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG ĐÀI MÓNG
5.1 Xác định cơ cấu quá trình
Quá trình thi công bêtông đài móng và giằng móng gồm các quá trình thành phần sau:
- Đổ bêtông lót đài móng.
- Lắp dựng ván khuôn đài móng
- Lắp đặt cốt thép đài móng
- Đổ bêtông đài móng
- Tháo dỡ ván khuôn đài móng
Các quá trình thi công này được tổ chức theo phương pháp dây chuyền. Trong đó
quá trình đổ bêtông lót đài móng do có khối lượng ít nên ta tổ chức riêng không đưa vào
dây chuyền. Như vậy dây chuyền chỉ còn lại 4 quá trình thành phần: lắp dựng ván khuôn,
lắp đặt cốt thép, đổ bêtông, tháo dỡ ván khuôn.
Trong đó, quá trình thi công bê tông chọn giải pháp dùng bê tông thương phẩm,
quá trình đổ bê tông được thực hiện bằng máy bơm bê tông.
Ưu điểm của việc thi công bê tông bằng máy bơm là với khối lượng lớn thì thời
gian thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế được các mạch ngừng, chất lượng bê tông
đảm bảo.
5.2 Yêu cầu kỹ thuật các công tác
5.2.1 Lắp dựng ván khuôn đài móng
Thi công lắp các tấm coffa kim loại, dùng liên kết là chốt U và L.
- Tiến hành lắp các tấm này theo hình dạng kết cấu móng, tại các vị trí góc dùng
những tấm góc ngoài.
- Tiến hành lắp các thanh chống kim loại.
- Dùng cần cẩu, kết hợp với thủ công để đưa ván khuôn tới vị trí của từng đài.
- Căn cứ vào mốc trắc địa trên mặt đất, căng dây lấy tim và hình bao chu vi của
từng đài.
- Cố định các tấm mảng với nhau theo đúng vị trí thiết kế bằng các dây chằng, neo
và cây chống.
- Tại các vị trí thiếu hụt do mô đuyn khác nhau thì phải chèn bằng ván gỗ có độ
dày tối thiểu là 30mm.
- Trước khi đổ bê tông, mặt ván khuôn phải được quét 1 lớp dầu chống dính.
- Dùng máy thuỷ bình hay máy kinh vĩ, thước, dây dọi để kiểm tra lại kích thước,
toạ độ của các đài.
5.2.2 Tháo dỡ
Với bê tông móng là khối lớn, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì sau 7 ngày mới được
phép tháo dỡ ván khuôn. (Đối với móng bình thường thì sau 1-3 ngày là có thể tháo dỡ
ván khuôn được rồi).
- Độ bám dính của bê tông và ván khuôn tăng theo thời gian do vậy sau 7 ngày thì
1
việc tháo dỡ ván khuôn có gặp khó khăn. Bởi vậy khi thi công lắp dựng ván khuôn cần
chú ý sử dụng chất dầu chống dính cho ván khuôn.
5.2.3 Công tác cốt thép
a) Gia công
Do mặt bằng công trình không đủ để bố trí máy để cắt uốn sắt tại chổ nên cắt uốn
sắt tại xưởng gia công cốt thép của công trình mới đảm bảo được tiến độ.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: Bề mặt sạch,
không dính bùn đất, không có vẩy sắt và các lớp rỉ.
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân
khác không vượt quá giới hạn đường kính cho phép là 2%. Nếu vượt quá giới hạn này thì
loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện còn lại.
- Hàn cốt thép:
+ Liên kết hàn thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, các mối hàn phải đảm
bảo yêu cầu: Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng không có bọt, đảm bảo chiều
dài và chiều cao đường hàn theo thiết kế.
-Nối buộc cốt thép:
+ Việc nối buộc cốt thép: Không nối ở các vị trí có nội lực lớn.
+ Trên 1 mặt cắt ngang không quá 25% diện tích tổng cộng cốt thép chịu lực được
nối, (với thép tròn trơn) và không quá 50% đối với thép gai.
+ Chiều dài nối buộc cốt thép không nhỏ hơn 250mm với cốt thép chịu kéo và
không nhỏ hơn 200mm cốt thép chịu nén và được lấy theo bảng của quy phạm.
+ Khi nối buộc cốt thép vùng chịu kéo phải được uốn móc (thép trơn) và không
cần uốn móc với thép gai. Trên các mối nối buộc ít nhất tại 3 vị trí.
b) Lắp dựng
- Các bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp dựng sau, cần có
biện pháp ổn định vị trí cốt thép để không gây biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
- Theo thiết kế ta rải lớp cốt thép dưới xuống trước sau đó rải tiếp lớp thép phía trên
và buộc tại các nút giao nhau của 2 lớp thép. Yêu cầu là nút buộc phải chắc không để cốt
thép bị lệch khỏi vị trí thiết kế. Không được buộc bỏ nút.
- Cốt thép được kê lên các con kê bằng bê tông B7,5 để đảm bảo chiều dày lớp bảo
vệ. Các con kê này được đặt tại các góc của móng và ở giữa sao cho khoảng cách giữa
các con kê không lớn hơn 1m. Chuyển vị của từng thanh thép khi lắp dựng xong không
được lớn hơn 1/5 đường kính thanh lớn nhất và 1/4 đường kính của chính thanh ấy. Sai
số đối với cốt thép móng không quá  50 mm.
- Các thép chờ để lắp dựng cột phải được lắp vào trước và tính toán độ dài chờ phải
> 25d.
- Cốt thép đài cọc được thi công trực tiếp ngay tại vị trí của đài. Các thanh thép
được cắt theo đúng chiều dài thiết kế, đúng chủng loại thép. Lưới thép đáy đài là lưới
thép buộc với nguyên tắc giống như buộc cốt thép sàn.

1
+ Đảm bảo vị trí các thanh.
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh.
+ Đảm bảo sự ổn định của lưới thép khi đổ bê tông.
- Sai lệch khi lắp dựng cốt thép lấy theo quy phạm.
- Vận chuyển và lắp dựng cốt thép cần:
+ Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép.
+ Cốt thép khung phân chia thành bộ phận nhỏ phù hợp phương tiện vận chuyển.
c) Nghiệm thu cốt thép
Những nội dung cơ bản cần của công tác nghiệm thu:
- Đường kính cốt thép, hình dạng, kích thước, mác, vị trí, chất lượng mối buộc,
số lượng cốt thép, khoảng cách cốt thép theo thiết kế.
- Chiều dày lớp BT bảo vệ.
+ Phải ghi rõ ngày giờ nghiệm thu chất lượng cốt thép - nếu cần phải sửa chữa thì
tiến hành ngay trước khi đổ BT. Sau đó tất cả các ban tham gia nghiệm thu phải ký vào
biên bản.
+ Hồ sơ nghiệm thu phải được lưu để xem xét quá trình thi công sau này.
5.2.4 Công tác bê tông
a) Đới với vật liệu
Thành phần cốt liệu phải phù hợp với mác thiết kế.
- Chất lượng cốt liệu (độ sạch, hàm lượng tạp chất...) phải đảm bảo:
+ Ximăng: sử dụng đúng Mác quy định, không bị vón cục.
+ Đá: rửa sạch, tỉ lệ các viên dẹt không quá 25%.
+ Nước trộn BT: nước sinh hoạt, sạch, không dùng nước bẩn.
Đối với bê tông thương phẩm:
- Thiết kế thành phần hỗn hợp của bê tông phải đảm bảo sao cho thổi bê tông qua
được những vị trí thu nhỏ của đường ống và qua được những đường cong khi bơm.
- Hỗn hợp bê tông bơm có kích thước tối đa của cốt liệu lớn là 1/5 - 1/8 đường kính
nhỏ nhất của ống dẫn. Đối với cốt liệu hạt tròn có thể lên tới 40% đường kính trong nhỏ
nhất của ống dẫn.
-Đối với bê tông bơm chọn được độ sụt hợp lý theo tính năng của loại máy bơm sử
dụng và giữ được độ sụt đó trong quá trình bơm là yếu tố rất quan trọng. Thông thường
đối với bê tông bơm độ sụt hợp lý là 1416 cm.
- Hỗn hợp bê tông dùng cho công nghệ bơm bê tông cần có thành phần hạt phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật của thiết bị bơm.
b) Vận chuyển bê tông
Việc vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để bê tông bị phân tầng, bị chảy
nước xi măng và bị mất nước do nắng, gió.
- Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối
lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông.

1
c) Đổ bê tông
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí coffa và chiều dày lớp bảo vệ cốt thép.
- Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo
qui định của thiết kế.
- Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không
được vượt quá 1,5m.
- Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do >1,5m phải dùng máng nghiêng hoặc ống
vòi voi. Nếu chiều cao >10m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động.
- Giám sát chặt chẽ hiện trạng coffa đỡ giáo và cốt thép trong quá trình thi công.
- Khi trời mưa phải có biện pháp che chắn không cho nước mưa rơi vào bê tông.
- Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển,
khả năng đầm, tính chất kết và điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng phải theo quy
phạm.
* Đổ bê tông móng:
+Đảm bảo những qui định trên và bê tông móng chỉ đổ trên đệm sạch trên nền đất
cứng.
+ khi đổ bêtông tiếp tục vào lớp cũ cần có biện pháp vệ sinh bề mặt, dùng bàn chải
sắt đánh sạch, dội nước ximăng rồi mới đổ bêtông.
d) Đầm bê tông
- Đảm bảo sau khi đầm bê tông được đầm chặt không bị rỗ, thời gian đầm bê tông
tại 1 vị trí đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ (nước xi măng nổi lên mặt).
- Khi sử dụng đầm dùi bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tiết
diện của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.
- Khi cắm đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,52giờ sau khi đầm lần
thứ nhất (thích hợp với bê tông có diện tích rộng).
e) Bảo dưỡng bê tông
- Sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần
thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê
tông.
-Trong thời gian bảo dưỡng tránh các tác động cơ học như rung động, lực xung
kích tải trọng và các lực động có khả năng gây lực hại khác
f) Kiểm tra chất lượng bê tông
Kiểm tra bê tông được tiến hành trước khi thi công (Kiểm tra độ sụt của bê tông) và
sau khi thi công (Kiểm tra cường độ bê tông).
3.3.3. Chia phân đoạn thi công
Ðể thuận tiện cho thi công và luân chuyển ván khuôn, các phân đoạn nên bao gồm các
móng gần nhau và nên có cùng loại móng giống nhau, có khối lượng công việc đủ nhỏ để
nhịp công tác của các dây chuyền không chênh lệch nhau lớn. Do đó nên ta phân chia ra
làm 4 phân đoạn, mỗi phân đoạn là có khối lượng chênh lệch nhau không lớn.

1
F
M1
3400

M2
E

PHÂN ÐO? N 1 PHÂN ÐO? N 2 PHÂN ÐO? N 3 PHÂN ÐO? N 4


4600

M2
D
3000
18900

M2
C
4600

M2
B
3400

A
M1

3400 4200 3400 4200 4200 3400 250 7600 3400 4200 4200 3400 3400 4200
53450
1 2 3 4 5 6 7 7' 8 10 11 12 13 14

1
3.3.4 Khối lượng bê tông và cốt thép móng
Bảng 3.1 Khối lượng bê tông và cốt thép móng
Khối lượng cốt
Khối lượng bê tông
Phân Tên Số thép
đoạn móng lượng Vi V Tổng V
kg/m3 kg
(m3) (m3) (m3)
M1 8 2,54 20,32 5516,8
1 48,6468,96 80
M2 16 3,04
M1 7 2,54 17,78 19646,4
2 245,58 80
M2, TM 17 13,4 227,8
M1 8 2,54 20,32 5516,8
3 68,96 80
M2 16 3,04 48,64
M1 6 2,54 15,24
4 51,72 80 4137,6
M2 12 3,04 36,48
TỔNG: 435,22 34817, 6
Bảng 3.2 Khối lượng ván khuôn móng
Diện tích ván khuôn
Phân đoạn Tên móng Số lượng 2
Si (m ) S (m2) Tổng S (m2)
M1 8 2,177 17,42
1 59,18
M2 16 2,61 41,76
M1 8 2,177 17,42
2 163,79
M2, TM 17 8,61 146,37
M1 8 2,177 17,42
3 59,18
M2 16 2,61 41,76
M1 6 2,177 13,06
4 44,38
M2 12 2,61 31,32
TỔNG: 326,52
Bảng 3.3 Khối lượng công tác thi công bê tông móng
Cốt thép Ván khuôn Bê tông Tháo ván khuôn
Phân đoạn
(Tấn) (100m2) (m3) (100m2)
1 5,519 0,59 68,96 0,59
2 19,646 1,64 245,58 1,64
3 5,517 0,59 68,96 0,59
4 4,138 0,44 51,72 0,44
TỔNG 34,82 3,26 435,22 3,26
3.3.5 Tính nhịp công tác của các dây chuyền bộ phận
Trước hết ta chọn tổ thợ chuyên nghiệp để thi công các quá trình thành phần. Ðầu tiên
với mỗi quá trình ta chọn một tổ thợ chuyên nghiệp có cõ cấu theo định mức 726 có hiệu
chỉnh cho phù hợp:
1
Bảng 3.4 Bảng chọn tổ thợ thi công
Phân đoạn theo bậc thợ S
Tổ thợ chuyên Tổng Ố TỔN
STT
nghiệp cộng 2 3 4 5 T G SỐ

1 GCLD cốt thép 16 5 4 4 3 2 32
2 GCLD ván khuôn 4 1 1 2 - 6 24
3 Đổ bê tông 11 4 4 2 1 4 44
4 Tháo ván khuôn 4 1 1 2 - 2 8
Chi phí lao động cho các công việc theo Ðịnh mức 1172
Bảng 3.5 Bảng định mức hao phí nhân công
Mã hiệu Đơn Hao phí định Bậc
Công tác
ĐM 1172 vị mức thợ
AF.8112 Ván khuôn
100m2 29,7 3,5/7
2 móng
AF.6113
Cốt thép móng tấn 6,35 3,5/7
0
AF.2121
Bê tông móng m3 0,89 3/7
0
Định mức xây dựng cơ bản của Bộ Xây Dựng (ban hành kèm theo quyết định số
24/2005/QĐ - BXD ngày 29/7/2005) có chi phí cho công tác ván khuôn bao gồm cả sản
xuất, lắp dựng và tháo dỡ. Để phân chia chi phí lao động cho các công việc thành phần
cần dựa vào cơ cấu chi phí theo Định mức 726, mã hiệu 5.007 ta có:
- Sản xuất : 0,80 (giờ công/1m2) (mã hiệu 5.007a).
- Lắp dựng : 1,00 (giờ công/1m2) (mã hiệu 5.007d).
- Tháo dỡ : 0,46 (giờ công/1m2) (mã hiệu 5.007e).
+ Tỷ lệ chi phí sẽ là:

- Sản xuất, lắp dựng:

- Tháo dỡ:

+ Lượng chi phí nhân công:


- Sản xuất, lắp dựng: 29,7×79,65% = 23,66 (công/100m2)
1
- Tháo dỡ: 29,7×20,35% = 6,04 (công/100m2)
Nếu chọn tổ thợ chuyên nghiệp với số lượng và cơ cấu theo định mức 726 ta sẽ tính
được nhịp công tác của các dây chuyền bộ phận trên các phân đoạn theo công thức:

(ngày)

Trong đó: Pij : khối lượng công việc của từng quá trình thành phần trên phân đoạn.
ai : định mức chi phí lao động cho công việc i.
nc : số ca làm việc trong ngày lấy nc=1(ca)
Ni : số công nhân cần thiết
Tiến hành tính toán và chọn nhịp công tác của các dây chuyền bộ phận như sau:
Bảng 3.6 Tính công yêu cầu của các dây chuyền

ĐỊNH MỨC 1172 ∑CÔNG


ĐƠN KHỐI
STT TÊN CÔNG TÁC YÊU
VỊ LƯỢNG SỐ CÔNG/ĐƠN
CẦU
HIỆU VỊ
GCLD cốt thép
1 tấn 20,32 AF.6110 6,35 92,8
móng
GCLĐ ván khuôn
100 m2 1,92 AF.8112 29,7 45,44
2 móng
Tính theo % hao phí 79,65
3 Đổ bê tông móng m3 254,02 AF.2120 0,85 154,22
Tháo ván khuôn
100 m2 1,92 AF.8112 6,04 8,15
4 móng
Tính theo % hao phí 20,35
Bảng 3.7 Thời gian dây chuyền

CÔNG CA
PHÂN ST TÊN CÔNG Ti Ki
YÊU YÊU Ni nc Ti α
ĐỢT T TÁC chọn CHỌN
CẦU CẦU

Lắp cốt thép


THI 1 92,8 32 1 2,9 3 1,00 1,25
móng
CÔNG
Lắp ván khuôn
MÓN 2 45,44 24 1 1,89 2 1,00 1,11
móng
G
3 Đổ bê tông 154,22 44 1 3,6 4 1,00 1,11

1
móng
Tháo ván
4 8,15 8 1 1,01 1 0,75 0,99
khuôn móng

Bảng 3.8 Thời gian của các dây chuyền kỹ thuật


DC Thời gian thi công Bảng tính OiMin
LVK- DBT-
PĐ CT LDVK BT TVK CT-LVK
DBT TVK
1 3 2 4 1 3 2 4
2 6 4 8 2 4 0 7
3 9 6 12 3 5 -2 10
4 12 10 16 4 6 -2 13
Max 6 2 13
tcn 0 0 2
Oi-1 6 2 15
Gián đoạn công nghệ giữa đổ bê tông và tháo ván khuôn: tCN = 2 ngày.
Giản cách giữa dây chuyền đổ bê tông và dây chuyền tháo ván khuôn là:
O13 = Omax(1-4) + tCN(1-3) = 13 + 2 = 15 ngày.
→Vậy tổng thời gian thi công công tác bê tông là:
T =6 + 2 + 15 + 4 =27 ngày.

Tổng thời gian thi công bê tông đài cọc giằng móng là: 27 ngày

1
6 CHỌN MÁY PHỤC VỤ CÔNG TÁC THI CÔNG
6.1 Chọn máy bơm bê tông
Tiến hành đổ bê tông bằng bê tông thương phẩm,sử dụng đổ bằng cần bơm
Khối lượng bê tông cần đổ trong 1 ca lớn nhất là ở phân đoạn một 67,42m3
Chọn 1 máy bơm SB-95A có năng suất thực tế là 13m3/h
Khối lượng bê tông máy bơm được trong 1 ca là 13x7=91 m3
6.2 Tính số lượng xe trộn bê tông tự hành
Giả định đoạn đường từ trạm trộn bê tông đến công trình: L = 10 (Km);
Chọn xe chở bê tông thương phẩm hiệu Dongfeng có dung tích 7m 3 để vận chuyển
bê tông thương phẩm từ nhà máy tới công trường.Giả thiết rằng thời gian cho mỗi xe bê
tông đi từ nhà máy tới công trường xấy dựng là 20 phút,thời gian cho quá trình lắp đặt và
bơm giữa xe trộn và máy bơm là 15 phút,thời gian để xe quay về nhà máy là 15 phút ,thời
gian nhận bê tông từ nhà máy là 5 phút
6 .60
=28
Thời gian để bơm hết 6m3 bê tông là 13 phút
Thời gian cho một xe chở bê tông đến công trường và bơm hết lượng bê tông trong
thùng là T=20+15+28=63 phút
Do dùng 1 máy bơm bê tông nên mỗi máy sẽ bơm khối lượng là 67,42/1=67,42 m3
Do khối lượng đổ bê tông là 67,42 m 3 ,dùng xe bê tông thương phẩm 7m 3 nên số
chuyến xe cần là

n= ; Chọn n = 10 chuyến xe
Vậy xe bê tông thương phẩm thứ 2 sẽ cách xe thứ nhất 28 phút.Tổng số xe là 2 xe
6.3 Chọn máy đầm dùi
Khối lượng BT lớn nhất trong một ca: Vbt= 67,42 m3.
- Chọn loại đầm U50 có các thông số kỹ thuật sau .
STT Các chỉ số Đơn vị Giá trị
1 Thời gian đầm BT s 30
2 Bán kính tác dụng cm 30
3 Chiều sâu lớp đầm cm 25
3
4 Năng suất m /h 25-30
Bảng 7.9: Thông số kĩ thuật đầm U50
- Tính theo năng suất máy đầm.
N = 2  k  r02   3600/ (t1+t2)
Trong đó: r0: Bán kính ảnh hưởng của đầm r0 = 0,3m
: Chiều dày lớp BT cần đầm = 0,25m
t1: Thời gian đầm BT t1= 30s
t2: Thời gian di chuyển đầm . t2= 6s
k: Hệ số hữu ích lấy k= 0,7
N = 20,70,3 0,253600/ 36 = 3,15 m /h
2 3

1
=> số đầm cần thiết là :
n = V/ N.t. k = 67,42 / 3,1580,85 = 3,15 chiếc. Vậy chọn 3 đầm dùi cho tất cả
các phân đoạn.

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN THÂN


5.1 Thiết kế hệ ván khuôn
5.1.1. Chọn phương tiện phục vụ thi công.
Khi thi công bê tông cột-dầm- sàn, để đảm bảo cho bê tông đạt chất lượng cao thì hệ
thống cây chống cũng như ván khuôn cần phải đảm bảo độ cứng, ổn định cao. Hơn nữa
để đẩy nhanh tiến độ thi công, mau chóng đưa công trình vào sử dụng, thì cây chống
cũng như ván khuôn phải được thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi công công
tác này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công khi mặt bằng xây dựng rộng lớn, do vậy
cây chống và ván khuôn phải có tính chất định hình. Vì vậy sự kết hợp giữa cây chống
kim loại và ván khuôn kim loại khi thi công bê tông khung-sàn là biện pháp hữa hiệu và
kinh tế hơn cả.
5.1.1.1 Lựa chọn ván khuôn:
+ Có nhiều cách phân loại ván khuôn như phân loại theo vật liệu, đối tượng kết cấu, cấu
tạo và kỹ thuật tháo lắp khi thi công. Nhưng ở đây ta chỉ xét phân loại theo vật liệu sử
dụng. Có các loại sau:
Ván khuôn gỗ : được sử dụng rộng rãi cho công trình có qui mô nhỏ. Thường dùng gỗ
nhóm VII hay VIII.
Ván khuôn kim loại: được chế tạo định hình, từ thép CT3, bề mặt là bản thép mỏng có
sườn cứng xung quanh. Ván khuôn thép có cường độ cao, khả năng chịu lực lớn, sử dụng
rộng rãi cho các công trình lớn, hệ số luân chuyển sử dụng cao.
Ván khuôn nhựa: có nhiều ưu điểm như dễ dàng tháo lắp, nhẹ và an toàn, chất lượng bề
mặt cao, hệ số luân chuyển ván khuôn lớn. Tuy nhiên giá thành cao.
+ Do công trình có qui mô khá lớn nên việc sử dụng ván khuôn gỗ là không hiệu quả về
mặt kinh tế. Mặt khác quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải chuyên môn
hoá các quá trình xây dựng để nâng cao năng suất lao động. Từ yêu cầu đó ván khuôn
thép và nhựa được sử dụng một cách rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như đã nêu trên.
+ Tuy nhiên ván khuôn thép và nhựa có những điểm khác nhau:
Giá thành của ván khuôn nhựa cao
Trong quá trình thi công bị dòn hoá trong, do tác dụng của thời tiết.

1
Do trong quá trình thi công thì các nhà thầu có thói quen sử dụng ván khuôn thép. Nếu
khi chuyển qua sử dụng ván khuôn nhựa thì phải tốn một số vốn đầu tư rất lớn.
Như vậy, dựa vào những đặc điểm cũng như xu hướng hiện nay thì ta sử dụng ván
khuôn thép cho công trình.
+ Sử dụng ván khuôn kim loại do công ty thép HOÀ PHÁT chế tạo .
+ Tấm ván khuôn định hình: được tạo thành từ những tấm đã gia công từ trước trong nhà
máy, ra công trình chỉ việc lắp dựng, khi tháo dỡ được giữ nguyên hình, tháo lắp dễ dàng,
ít thất lạc, mất mát và cho phép sử dụng nhiều lần.
Ngoài ra kết hợp dùng ván khuôn gỗ để vá, lắp cho đủ kích thước dầm, sàn

5.1.1.2 Lựa chọn cột chống:


+ Theo phương pháp thi công và giải pháp kết cấu, giàn giáo chông đỡ ván khuôn bao
gồm các loại: giáo chống, dầm đỡ, giáo công xon, giáo di chuyển ngang, giáo kiểu giàn
…Ở đây chọn phương án giáo chống bằng cột chống đơn diều chỉnh chiều cao.
+ Loại cột chống này thích hợp khi chống đỡ ván khuôn ở độ cao dưới 5m và có những
ưu điểm như tháo lắp dễ dàng, hoàn toàn bằng thủ công, năng suất cao. Để các cột chống
tạo thành một hệ ổn định, cần sử dụng hệ thống giằng.
5.1.1.3 Lựa chọn xà gồ:
+ Chọn xà gồ bằng thép hình để đỡ ván khuôn. Đặt xà gồ một lớp và tựa lên các cột
chống. Kích thước tiết diện của xà gồ được lấy theo tính toán.
5.2. Thiết kế hệ ván khuôn sàn
5.2.1 Tổ hợp ván khuôn sàn
- Trên mặt bằng sàn có nhiều loại ô sàn với các kích thước khác nhau, ở đây ta sẽ tiến
hành tính toán cho ô sàn điển hình có kích thước 4200x4600, kích thước thực tế tính toán
3800x4200mm
Bảng 5.1 Bảng tổ hợp ván khuôn ô sàn điển hình
Kích thước
Kiểu Nhịp Số lượng Wx(cm3) Jx(cm4)
( mm )
HP – 1230 4,2x4,6 1200 x 300 x 55 85 11,88 28
HP – 1225 4,2x4,6 1200 x 250 x 55 5 5,1 20,74
HP – 1210 4,2x4,6 1200 x 100 x 55 4 4,3 15,39
*Cấu tạo ván khuôn :

1
5400
300 1200 1200 1200 1200 300

A
B

150

100
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1225
1000

1200
1000

HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1225

1200
1000

HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
B B
6300

6100
1200
C?T CH?NG
1000
XÀ G?

HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230

1200
1000

XÀ G?
Ð? SÀN
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230
HP-1230

1200
1000
150

A
300 1000 1000 1000 1000 1000 300
5600

2 A 3

Hình 5.1 Cấu tạo ván khuôn ô sàn điển hình


Phần còn lại sử dụng gỗ chêm để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật..
- Từ kích thước của ô sàn điển hình ta sẽ sử dụng tấm ván khuôn có kích thước lớn nhất:
HP-1230(1200x300x55) để tính toán.
5.2.2. Tính toán kiểm tra
5.2.2.1. Xác định tải trọng
5.2.2.1.1. Tĩnh tải
+ Trọng lượng bê tông sàn:
q 1=γ btct . hs = 26.0,1 = 2,6(kN/M2)
+ Trọng lượng ván khuôn:
q 2 = 0,3(kN/M2)
5.2.2.1.2.Hoạt tải :
+ Trọng lượng người và thiết bị thi công:q3 = 2,5KN/m2
+ Tải trọng do đổ bê tông : q4 = 4KN/m2
5.2.2.2. Sơ đồ tính:
Sơ bộ chọn đặt các xà gồ tại vị trí giao nhau của 2 tấm ván khuôn, khi đó các tấm
ván khuôn làm việc như 1 dầm đơn giản có gối tựa là 2 xà gồ.
q

1200

Hình 5.2 : Sơ đồ tính


1
5.2.2.3. Tính toán, kiểm tra
5.2.2.3.1. Tính toán:
+ Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc’ = q1+ q2 + q3 +q4 = 2,6 + 0,3 + 2,5 + 4 = 9,4 (kN/m2)
+ Tải trọng tính toán:
qtt’=1,2q1+1,1q2+1,3.q3+1,3.q4
=1,2×2,6+1,1×0,3+1,3.2,5+1,3.4=11,9 (kN/m2)
- Tải trọng tác dụng vào một tấm ván khuôn theo chiều rộng 0,3 (m) là:
qtc = qtc’.0,3 = 9,4.0,3 = 2,82(kN/m)
qtt = qtt’.0,3 = 11,9.0,3 = 3,57(kN/m)
5.2.2.3.2. Kiểm tra sự làm việc của tấm ván khuôn:
* Kiểm tra điều kiện về cường độ của ván khuôn:

: Mmax= đối với dầm đơn giản.

Mmax = =64,26 (kN.m).


σ max ≤nR ; W = 11,88 (cm3), J = 28 (cm4)
x x

R - Cường độ của ván khuôn kim loại nR=22,5 kN/cm2


M max
  max = ƯW = = 5,4 (kN/cm2) < nR=22,5 kN/cm2
 Thỏa mãn điều kiện cường độ.
* Kiểm tra độ võng của ván khuôn sàn:
+ Tải trọng dùng để tính toán độ võng là tải trọng tiêu chuẩn:
+ Độ võng của ván khuôn tính theo công thức:

f=
Trong đó:
E - môdun đàn hồi của thép (E=2,1.104 kN/cm2)
I - mômen quán tính của 1 tấm ván khuôn (J = 28 cm4).
l 120
f= = 0,1cm) < [f] = 400 = 400 = 0,3 (cm)
Ta thấy: f < [f] Vậy khoảng cách giữa các xà gồ bằng l = 1,2m là thoả mãn.
5.2.3. Tính toán xà gồ đỡ sàn:
Chọn xà gồ là thép hộp kích thướt 50x100mm dày 2mm, thép CT3 Loại AI có:
5. 103 4 , 83 . 9 ,6 3 J 60 , 56
− =60 , 56 = =12, 36
Đặc trưng tiết diện: J= 12 12 4
cm W= h/2 4 , 9 cm3

1
Trọng lượng xà gồ lấy bằng 0,07 kN/m
*Sơ đồ tính: Coi xà gồ như 1 dầm liên tục kê lên gối tựa là các cột chống xà gồ.

Hình 5.3 : Sơ đồ tính

*Tải trọng tác dụng lên xà gồ:


q tcxg = (l/2+l/2).qtc’ +q = 1,2.9,4+ 0,07 =11,35 (kN/m).
xg

q ttxg = (l/2+l/2).qtt’ +q = 1,2.11,9 + 0,07.1,1 =14,36(kN/m)


xg

*Tính khoảng cách cột chống xà gồ:


- Theo điều kiện về cường độ:
M max
≤nR
W

Mmax =  nR.W

l = cm
- Theo điều kiện về độ võng:
4
1 qtc . l 1
fmax= 128 . EJ  400 .l


128 . EJ
3

l  400 . qtc =
Kết hợp 2 điều kiện trên chọn khoảng cách giữa các cột chống xà gồ là 1,2m.
5.2.4. Tính toán cột chống:
+ Sơ đồ tính toán cột chống là thanh chịu nén, bố trí hệ giằng cột chống theo hai phương
(phương vuông góc với xà gồ và phương xà gồ), vị trí đặt thanh giằng tại chỗ nối giữa hai
đoạn cột.
Bảng 5.2. Cột chống thép của công ty Hoà Phát
Chiều cao Chiều cao Chiều cao sử dụng Tải trọng Trọng
Tối Khi Khi
Loại ống ngoài ống trong Tối đa Lượng
thiểu nén kéo
(mm) (mm) (mm) (mm) (kG) (kG) (kG)
K - 102 1500 2000 2000 3500 2000 1500 12,7

1
K -103 1500 2400 2400 3900 1900 1300 13,6
K- 103 1500 2500 2500 4000 1850 1250 13,8
K - 104 1500 2700 2700 4200 1800 1200 14,8
K - 105 1500 3000 3000 4500 1700 1100 15,5
K - 106 1500 3500 3500 5000 1600 1000 16,5
 Ống ngoài (phần cột dưới) : D1 = 60 (mm);  = 5mm;
 Ống trong (phần cột trên) : D2 = 42 (mm);  = 5mm;
- Dựa vào chiều cao tầng nhà H= 3,9 m ta lựa chọn sử dụng cột chống số hiệu K
103,g =19 kN cho tầng các tầng.
Các đặc trưng hình học của tiết diện:
- ống ngoài:
J = 0,25. π .(R4 - r4) = 0,25.3,14.(34 - 2,54) = 32,92 (cm4)
F = π .(R2 - r2) = 3,14.(32-2,52) = 8,64 (cm2)

√J 32 , 92
=
rx = F 8 , 64 = 1,95 (cm)

- ống trong:
J = 0,25. π .(R4 - r4) = 0,25.3,14.(2,14 - 1,64) = 10,13 (cm4)

2 2 2 2 2
F = π .(R - r ) = 3,14.(2,1 -1,6 )=5, 81 cm ; rx = √ J
F = 1,32 (cm)
* Kiểm tra cột chống K-103:
*Ống trong: Phần cột trên
Chiều dài tính toán: l0 = .l (Sơ đồ tính là 2 đầu khớp nên =1)
 Chiều dài tính toán: l = l0 = 4200-1500-100-55-100 = 2445(mm)= 244,5(cm)
Với: 3900 : Chiều cao tầng nhà (điển hình)
1500 : Chiều cao đoạn cột dưới
100 : Chiều dày sàn bê tông cốt thép
55 : Chiều dày tấm ván khuôn
100 : Chiều cao xà gồ
- Tải trọng từ xà gồ truyền xuống cột:
P = 14,36.1,2 = 17,232 (kN)
+ Kiểm tra độ mảnh:   [] = 150

nên không cần đặt thêm giằng ở giữa


Với:  = 125   = 0,644

+ Kiểm tra theo cường độ: σ max ≤nR = 22,5 (kN/cm2)


1
Pmax
Mặt khác: max= ϕ. F . γ = = 5,756(kN/cm2 ) < 22,5 (kN/cm2)
* Ống ngoài: Phần cột dưới
- Sơ đồ làm việc là thanh chịu nén có hai đầu khớp.
Ta có: l0 =  .l (Sơ đồ tính là 2 đầu khớp nên =1)
 Chiều dài tính toán l =l0 =1,5(m)
Kiểm tra độ mảnh:   [] = 150
l 0 150
λ= = =76 ,14 <150
r 1, 95
Với:  = 76,14   = 0,752
- Tải trọng từ xà gồ truyền xuống cột:
P = 14,36.1,2 = 17,232 (kN)
Kiểm tra theo cường độ: max nR=22,5 kN/cm2
Pmax
Mặt khác: max= ϕ. F . γ = = 3,3 (kN/cm2) < 22,5 (kN/cm2)
Vậy tiết diện cột chống thỏa mãn điều kiện cường độ và ổn định.
+ Tra Catologue Cột chống thép của công ty Hòa Phát ta chọn cột chống có số hiệu K-
103 với [P]=9KN>Pcột chống=17,73KN.
5.3. Tính ván khuôn dầm phụ
* Tính ván khuôn dầm phụ:
Dầm khung trục B, kích thước 200x350.
Chiều dài dầm L = 22800mm. Nhịp tính toán thực tế 4000 mm.
Ván đáy kích thước 200 mm dùng tấm khuôn HP-1520+HP-1220.
Ván thành dầm kích thước : hd – hs + bvk = 350 – 100 – 55+55 = 250mm
350 – 100 – 55+55 = 250mm
dùng tấm khuôn HP-1525+HP-1225.
* Cấu tạo ván khuôn :

1
A
350 200
+8.350

100

80

350
550

Hình 5.4: Cấu tạo ván dầm phụ


5.3.1. Tính ván khuôn đáy dầm:
5.3.1.1 Tổ hợp ván khuôn:
Bảng 5.3 Bảng tổ hợp ván dầm phụ với L = 22200mm
Kích thước
Kiểu Nhịp Số lượng Wx(cm3) Jx(cm4)
(mm)
HP – 1520 200 x 1500 x 55 3 12,33 28,07
4
HP – 1220 200 x 1200 x 55 1 8,46 20,93

+ Sử dụng tấm HP- 1520 để tính toán.


+ Thông số đặc trưng của các tấm ván khuôn:
Momen chống uốn : W = 12,33cm3
Momen quán tính : J = 28,07cm4
53.3.1.2. Tính toán kiểm tra
5.3.1.2.1. Xác định tải trọng:
5.3.1.2.1.1. Tĩnh tải
+ Trọng lượng bê tông dầm:
26.0,35 = 9,1 (kN/m2)
+ Trọng lượng ván khuôn:
0,3(kN/m2)
5.3.1.2.1.1. Hoạt tải:

1
+ Trọng lượng người và thiết bị thi công:q3 = 2,5 KN/m2
+ Tải trọng do đổ bê tông : q4 = 4 KN/m2
5.3.1.2.2 Sơ đồ tính:

1500

Hình 5.5 : Sơ đồ tính


5.3.1.2.3. Tính toán, kiểm tra
5.3.1.2.3.1. Tính toán:
+ Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc’ = q1+ q2 + q3 +q4 = 9,1 + 0,3 + 2,5 + 4 = 15,9 (kN/m2)
+ Tải trọng tính toán:
qtt’=1,2q1+1,1q2+1,3.q3+1,3.q4
=1,2×9,1+1,1×0,3 + 1,3.2,5+1,3.4 =19,7 (kN/m2)
- Tải trọng tác dụng vào một tấm ván khuôn theo chiều rộng 0,2 (m) là:
qtc = qtc’.0,2 = 15,9.0,2 = 3,18(kN/m)
qtt = qtt’.0,2= 19,7.0,2 = 3,94(kN/m)
5.3.1.4 Tính khoảng cách các cột chống dầm
- Giả sử chọn khoảng cách của các cột chống dầm L = 1 (m).

1000

Hình 5.6: Sơ đồ tính


- Kiểm tra khả năng làm việc tổng thể của tấm (1500x200)
- Coi tấm ván khuôn thép làm việc như dầm liên tục có các gối tựa là các cột chống
dầm, nhịp tính toán là khoảng cách của 2 cột chống dầm L=1(m)
- Kiểm tra theo điều kiện cường độ:
M max
σ max ≤nR ⇒ W ≤nR

Mà Mmax =
M max
= =
  max W = = 4,1 (kN/cm2) < nR=22,5 kN/cm2
 Thỏa mãn điều kiện cường độ.
+ Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
- Tính độ võng cho một tấm ván khuôn
- Độ võng của ván khuôn tính theo công thức:

1
l
f=  [ f ] =400
Trong đó:
E - môdun đàn hồi của thép: E=2,1.104 (kN/cm2)
J - mômen quán tính của 1 tấm ván khuôn (J = 28,07cm4).

f= = 0,04< [f] = = 0,25(cm)


⇒ Khả năng làm việc của tấm đảm bảo điều kiện cường độ và độ võng.

Vậy khoảng cách cột chống và đáy dầm là 1m là đảm bảo.


5.3.2 Tính toán ván thành dầm :
5.3.2.1 Tổ hợp ván khuôn
Bảng 5.4 Bảng tổ hợp ván thành dầm với L = 22800mm
Kích thước
Kiểu Nhịp Số lượng Wx(cm3) Jx(cm4)
(mm)
HP – 1520 200 x 1500 x 55 3 12,33 28,07
5,35
HP – 0620 200 x 600 x 55 1 8,46 20,93
HP – 1525 250 x 1500 x 55 3 5,1 20,74
5,35
HP – 0625 250 x 600 x 55 1 5,1 20,74
+ Sử dụng tấm HP- 1520 để tính toán.
+ Thông số đặc trưng của các tấm ván khuôn:
Momen chống uốn : W = 12,33cm3
Momen quán tính : J = 28,07cm4
5.3.2.2. Tính toán kiểm tra
5.3.2.2.1. Xác định tải trọng:
+ Tải trọng do đổ bê tông : q1 = 4 KN/m2
+ Tải trọng do đầm bê tông : q2= 2 KN/m2
+Áp lực của vữa bê tông tươi :
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại đầm, tốc độ đổ, chiều cao đổ, nhiệt độ môi trường…
Pbt =γ . H max =25.0,35=8,75 (kN/m2)
Hmax: chiều cao lớp bê tông gây áp lực ngang lớn nhất.
5.3.2.2.2 Sơ đồ tính:

1500

Hình 5.7 : Sơ đồ tính


5.3.2.2.3. Tính toán, kiểm tra
5.3.2.2.3.1. Tính toán:

1
+ Tải trọng tiêu chuẩn :
qtc=Pbt+ max(q1 ;q2) =8,75+4 = 12,75 (kN/m2)
+ Tải trọng tính toán :
qtt=n1.Pbt+n2.max(q1;q2) =1,3.8,75+1,3.4 = 16,57 (kN/m2)
* Tải trọng tác dụng vào 1 tấm ván khuôn có bề rộng 0,2 cm:
Tải trọng tiêu chuẩn: qtc = 12,75 x 0,2 = 2,55 (kN/m)
Tải trọng tính toán: qtt = 16,57 x 0,2= 3,314 (kN/m)
5.3.2.3. Kiễm tra khoảng cách cột chống
Xét ván khuôn thành dầm kê lên các thanh đứng, các thanh đứng tựa lên các thanh
chống xiên. Gọi khoảng cách giữa hai thanh chống xiên là lx. Để thuận tiện khi chống
thanh chống xiên, ta cho thanh chống xiên tự vào thanh ngang của ván khuôn đáy dầm.
Vậy chọn lx = 75 cm. Ta kiểm tra:
Tấm ván khuôn thành làm việc như một dầm liên tục.
Sơ đồ tính:

750 750

Hình 5.8 : Sơ đồ tính


- Kiểm tra theo điều kiện cường độ:
M max
σ max ≤nR ⇒ W ≤nR

mà Mmax =
M max
= =
  max W = =2,6 (kN/cm2)< nR=22,5 kN/cm2
 Thỏa mãn điều kiện cường độ.
+ Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
- Độ võng của ván khuôn tính theo công thức:
1. q tc l 4 l
f = 128 . E . J  [ f ] =400
Trong đó:
E - môdun đàn hồi của thép: E=2,1.104 (kN/cm2)
J - mômen quán tính của 1 tấm ván khuôn (J = 28,07cm4).

f= = 0,01 < [f] = = 0,2(cm)


Vậy khoảng cách giữa các cột chống lcc = 750 cm là thỏa mãn.
5.3.2.4. Tính toán cột chống:
1
6.3.1 Vì tải trọng tác dụng lên cột chống dầm nhỏ hơn tải trọng tác dụng lên cột
chống sàn.
6.3.2 Psàn = qtt x 1,2 = 17,676 (kN) > Pdầm = qtt.0,75 = 4,55.0,75 = 3,412 (kN). Vì
vậy chọn cột chống K-103B để bố trí như phần sàn (đã tính toán ở trên) là
đảm bảo.
5.4. Tính ván khuôn dầm chính:
Dầm khung trục 5, nhịp B-C kích thước 250x450mm.
Chiều dài dầm L = 19000mm. Nhịp tính toán thực tế 4600-350-500=3750mm.
Cấu tạo ván khuôn

350 250 450 +8.350

150

250

Hình 5.9 Cấu tạo ván dầm chính


5.4.1. Tính ván khuôn đáy dầm:
4.3.3.1 Tổ hợp ván khuôn:
Bảng 5.5 : Bảng tổ hợp ván dầm chính với L =19000mm
Kích thước
Kiểu Nhịp Số lượng Wx(cm3) Jx(cm4)
(mm)
HP – 1525 1500 x 250 x 55 2 5,1 20,74
4,2
HP – 1225 1200 x 250 x 55 1 5,1 20,74
+ Sử dụng tấm HP-1525 để tính toán.
+ Thông số đặc trưng của các tấm ván khuôn:
Momen chống uốn : W = 5,1cm3
Momen quán tính : J = 20,74cm4
5.4.1.2. Tính toán kiểm tra
5.4.1.2.1. Xác định tải trọng:
5.4.1.2.1.1. Tĩnh tải
+ Trọng lượng bê tông dầm:
q 1=γ btct . hd =26.0,5 = 13 (KN/m2)
1
+ Trọng lượng ván khuôn:
q 2 =0,3 (KN/m2)
5.4.1.2.1.1. Hoạt tải:
+ Trọng lượng người và thiết bị thi công:q3 = 2,5 KN/m2
+ Tải trọng do đổ bê tông : q4 = 4 KN/m2
5.4.1.2.2 Sơ đồ tính:
q (kN/m)

1500

Hình 5.10 : Sơ đồ tính


5.4.1.2.3. Tính toán, kiểm tra
5.4.1.2.3.1. Tính toán:
+ Tải trọng tiêu chuẩn:
qtc’ = q1+ q2 + q3 +q4 = 13 + 0,3 + 2,5 + 4 = 19,8 (kN/m2)
+ Tải trọng tính toán:
qtt’=1,2q1+1,1q2+1,3.q3+1,3.q4
=1,2×13+1,1×0,3 + 1,3.2,5+1,3.4 = 24,38 (kN/m2)
- Tải trọng tác dụng vào một tấm ván khuôn theo chiều rộng 0,25 (m) là:
qtc = qtc’.0,3 = 19,8.0,25 = 4,95 (kN/m)
qtt = qtt’.0,3= 24,38.0,25 = 6,1 (kN/m)
5.4.1.4 Tính khoảng cách các cột chống dầm
- Giả sử chọn khoảng cách của các cột chống dầm bằng một nửa chiều dài tấm ván
khuôn dầm L = 1,0 (m).

1000

Hình 5.11 : Sơ đồ tính


- Kiểm tra khả năng làm việc tổng thể của tấm (1500x250)
- Coi tấm ván khuôn thép làm việc như dầm liên tục có các gối tựa là các cột chống
dầm, nhịp tính toán là khoảng cách của 2 cột chống dầm L = 1 (m)
- Kiểm tra theo điều kiện cường độ:
M max
σ max ≤nR ⇒ W ≤nR

Mà Mmax =

1
M max
= =
  max W = = 6,4 (kN/cm2)< nR=22,5 kN/cm2
 Thỏa mãn điều kiện cường độ.
+ Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
- Tính độ võng cho một tấm ván khuôn
- Độ võng của ván khuôn tính theo công thức:
1. q tc l 4 l
f = 128 . E . J  [ f ] =400
Trong đó:
E - môdun đàn hồi của thép: E=2,1.104 (kN/cm2)
J - mômen quán tính của 1 tấm ván khuôn (J = 20,74cm4).

f= = 0,1 < [f] = = 0,225(cm)


⇒ Khả năng làm việc của tấm đảm bảo điều kiện cường độ và độ võng.

Vậy khoảng cách cột chống và đáy là 1m là đảm bảo.


5.4.2 Tính toán ván khôn thành dầm:
Chiều cao ván khuôn thành dầm cần thiết: hvk = hdầm-hsàn = 45-10= 35 cm.
5.4.2.1 Tổ hợp ván khuôn
Bảng 5.6 Bảng tổ hợp ván thành dầm chính
Kích thước
Kiểu Nhịp Số lượng Wx(cm3) Jx(cm4)
(mm)
HP – 1535 4,2 350 x 1500 x 55 2 6,63 30
HP – 1235 4,2 350 x 1200 x 55 1 6,63 30
+ Sử dụng tấm HP- 1555 để tính toán.
+ Thông số đặc trưng của các tấm ván khuôn:
Momen chống uốn : W = 6,63cm3
Momen quán tính : J = 30cm4

5.4.2.2. Tính toán kiểm tra


5.4.2.2.1. Xác định tải trọng:
+ Tải trọng do đổ bê tông: q1 = 4 KN/m2
+ Tải trọng do đầm bê tông: q2=2 KN/m2
* Áp lực của vữa bê tông tươi: phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại đầm, tốc độ đổ,
chiều cao đổ, nhiệt độ môi trường…
Pbt =γ . H max =25.0,5=12,5 (kN/m2)
Hmax:chiều cao lớp bê tông gây áp lực ngang lớn nhất.
1
5.4.2.2.2 Sơ đồ tính:
q (kN/m)

1500

Hình 5.12 : Sơ đồ tính


5.4.2.2.3. Tính toán, kiểm tra
5.4.4.2.3.1. Tính toán:
* Tải trọng tính toán:
+ Tải trọng tiêu chuẩn :
qtc’=Pbt+ max(q1 ;q2) =12,5+4 = 16,5 (kN/m2)
+ Tải trọng tính toán :
qtt’=n1.Pbt+n2.max(q1;q2) =1,3.12,5 +1,3.4 = 21,45(kN/m2)
* Tải trọng tác dụng vào 1 tấm ván khuôn có bề rộng 0,55 cm:
Tải trọng tiêu chuẩn: qtc = qtc’.0,55= 16,5 x 0,55 = 9,1 (kN/m)
Tải trọng tính toán: qtt = qtt’.0,55= 21,45 x 0,55 = 11,8 (kN/m)
5.4.2.3. Kiễm tra khoảng cách các cột chống
Xét ván khuôn thành dầm kê lên các thanh đứng, các thanh đứng tựa lên các thanh
chống xiên. Gọi khoảng cách giữa hai thanh chống xiên là lx. Để thuận tiện khi chống
thanh chống xiên, ta cho thanh chống xiên tự vào thanh ngang của ván khuôn đáy dầm.
Vậy chọn lx = 100 cm. Ta kiểm tra:
Tấm ván khuôn thành làm việc như một dầm liên tục.
Sơ đồ tính:

1000

Hình 5.13: Sơ đồ tính


- Kiểm tra theo điều kiện cường độ:
M max
σ max ≤nR ⇒ W ≤nR

mà Mmax =
M max
= =
  max W = = 12,4(kN/cm2)< nR=22,5 kN/cm2
 Thỏa mãn điều kiện cường độ.
+ Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
- Độ võng của ván khuôn tính theo công thức:

1
1. q tc l 4 l
f = 128 . E . J  [ f ] =400
Trong đó:
E - môdun đàn hồi của thép: E=2,1.104 (kN/cm2)
J - mômen quán tính của 1 tấm ván khuôn (J = 30cm4).

f= = 0,1 < [f] = = 0,25(cm)


Vậy khoảng cách giữa các cột chống lcc = 100 cm là thỏa mãn.
5.4.2.4. Tính toán cột chống:
6.3.3 Vì tải trọng tác dụng lên cột chống dầm nhỏ hơn tải trọng tác dụng lên cột
chống sàn.
6.3.4 Psàn = qtt x 1,2 = 17,676 (kN) > Pdầm = qtt.1 = 15,2.1 = 15,2 (kN). Vì vậy
chọn cột chống K-103B để bố trí như phần sàn (đã tính toán ở trên) là đảm
bảo.
5.5. Tính toán ván khuôn cột:
+ Cột tầng 1 có kích thước 300x500mm, chiều cao tầng 3900m, dầm chính cao 450m, sử
dụng
+ Vì cột được thi công trước, sau khi tháo ván khuôn cột mới tiến hành ghép ván khuôn
dầm sàn nên ta chỉ tổ hợp chiều cao ván khuôn định hình bằng thép tới mạch ngừng thi
công cách đáy dầm chính 5cm (dầm chính kích thước 300 mm x 450mm).
Chiều cao ghép ván khuôn là : 3900-450-50=3400mm
+ Theo cạnh 300 : HP-1530, HP-0630
* Cấu tạo ván khuôn :
+24.550
+20.300
+16.100
+11.900
250

+7.500
450
900

HP-0960
450
400

HP-1260
1200
400
3300

SAØ
N COÂ
NG TAÙ
C
400

HP-1260
400
1200
400

HP-1260
400

+4.150
300 55 650 55
P Ø 20
THEÙ SAØ
N TAÀ
NG 2
CAÁ
Y SAÜ
N VAØ
O SAØ
N
250
500

5
COÄ
T CHOÁNG
K-103B

55 600 55
100

Hình 5.12: Cấu tạo ván khuôn cột


1
5.5.1. Tổ hợp ván khuôn
Bảng 5.7: Bảng tổ hợp ván khuôn cột
Kích thước
Kiểu Cao Số lượng Wx(cm3) Jx(cm4)
(mm)
HP – 1250 3,45 500 x 1200 x 55 3 5,1 20,74
+ Sử dụng tấm HP- 1530 để tính toán.
+ Thông số đặc trưng của các tấm ván khuôn: HP – 1530: 300 x 1500 x 55
Momen chống uốn: W = 6,68cm3
Momen quán tính: J = 30,57cm4
5.5.1.2. Tính toán kiểm tra
5.5.1.2.1. Xác định tải trọng:
5.5.1.2.1.1. Tải trọng thi công:
+ Tải trọng do đổ bê tông : q1 = 4KN/m2
+ Tải trọng do đầm bê tông : q2=γ bt . min(h ck ;R dâm )
Chọn máy đầm C127 với các thông số kĩ thuật
 Năng suất : 3 – 7 m2/h
 Bán kính đầm : Rđầm = 0,35m
 Chiều sâu lớp đầm hđầm=30cm
+ hmin = hck khi (hck < R )
+ hmin = R khi (hck > R )
⇒ q 2=γ bt . min (hck ; Rdâm ) =25.min(3;0,35) = 25.0,35 = 8,75(kN/m2)

5.5.1.2.1.2 Áp lực của vữa bê tông tươi :


Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : loại đầm, tốc độ đổ, chiều cao đổ, nhiệt độ môi
trường…
Pbt =γ . H max =25.3,05=76,25 (kN/m2)
Hmax: chiều cao lớp bê tông gây áp lực ngang lớn nhất.
5.5.1.2.2. Sơ đồ tính.
5.5.1.2.3. Tính toán, kiểm tra
5.5.1.2.3.1. Tính toán:
+ Tải trọng tiêu chuẩn :
1200

qtc=Pbt+max (q1 ;q2) =76,25+8,75 = 85(kN/m2)


+ Tải trọng tính toán :
qtt=n1.Pbt+n2.max(q1;q2) =1,3.76,25+1,3.8,75=110,5(kN/m2)
* Tải trọng tác dụng vào 1 tấm ván khuôn có bề rộng 0,6 cm:
1
Tải trọng tiêu chuẩn: qtc = 85 x 0,6 =51 (kN/m)
Tải trọng tính toán: qtt = 110,5 x 0,6 =66,3 (kN/m)
5.5.1.2.3.2. Kiểm tra sự làm việc của tấm ván khuôn:
 Chỉ đặt gông cột ở 2 đầu tấm ván khuôn.
+ Theo điều kiện về cường độ:

kN/cm2 ¿ nR=22,5 kN/cm2


⇒ Ván khuôn không đủ khả năng chịu lực.

* Sử dụng nhiều hơn 2 gông cột:

400
- Kiểm tra theo điều kiện cường độ:
M max
σ max ≤nR ⇒ W ≤nR

400
Mà Mmax =
M max
= =
  max W =
= 15,9 (kN/cm2)< nR=22,5 kN/cm2

400
 Thỏa mãn điều kiện cường độ.
+ Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
- Tính độ võng cho một tấm ván khuôn
- Độ võng của ván khuôn tính theo công thức:
l
f=  [ f ] =400
Trong đó:
E - môdun đàn hồi của thép: E=2,1.104 (kN/cm2)
J - mômen quán tính của 1 tấm ván khuôn (J = 30,57cm4).

f= = 0,02 < [f] = = 0,1(cm)


⇒ Khả năng làm việc của tấm đảm bảo điều kiện cường độ và độ võng.

Vậy khoảng cách gông cột là 0.5m là đảm bảo.

1
CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
6.1. Danh mục công nghệ theo trình tự thi công
6.1.1. Công tác chuẩn bị
Dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị mặt bằng.
6.1.2. Danh mục công tác
1 Dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị mặt bằng
2 Thi công ép cọc
3 Đào đất hố móng bằng máy
4 Sữa chữa bằng thủ công
5 Đập đầu cọc
6 Đổ Bê tông lót móng
7 Lắp cốt thép móng
8 Lắp ván khuôn đài móng
9 Đổ bê tông đài móng
10 Tháo ván khuôn đài móng
1
11 Lắp ván khuôn cổ móng
12 Đổ bê tông cổ móng
13 Tháo ván khuôn cổ móng
14 Xây tường móng
15 Đắp đất
16 Lắp ván khuôn dầm móng
17 Lắp cốt thép dầm móng
18 Đổ bê tông dầm móng
19 Tháo ván khuôn dầm móng
20 Đắp cát tôn nền
21 Đổ bê tông nền
22 Lắp dựng cốt thép cột, thang máy
23 Lắp ván khuôn cột, thang máy
24 Đổ bê tông cột, thang máy
25 Tháo ván khuôn cột, thang máy
26 Lắp ván khuôn dầm, sàn, cầu thang
27 Lắp cốt thép dầm, sàn, cầu thang
28 Đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang
29 Tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang
30 Xây tường
31 Trát tường trong, cột dầm, thang máy, cầu thang
32 Trát mát tít
33 Trát tường ngoài
34 Lát gạch nền
35 Sơn tường trong
36 Lắp cửa
37 Sơn tường ngoài
38 Lan can cầu thang
6.2. Tính toán khối lượng các công việc

1
DANH MỤC KHỐI LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC THI CÔNG
Kích Thước
STT Tên công tác Đơn vị Số lượng Số phụ Một cấu kiện Tổng số
Dài Rộng Cao
A.PHẦN MÓNG
1 Dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị mặt bằng m2 53,45 19,0 1015,55 1015,55
2 Thi công ép cọc Cọc 496 496
3 Đào đất hố móng bằng máy 100m3 55,15 20,7 1,4 15,98 15,98
4 Sữa chữa bằng thủ công 100m3 54,55 20,1 0,2 2,19 2,19
5 Đập đầu cọc Cọc 496 0.25 0.25 0.4 0.03 14,88
6 Đổ Bê tông lót móng m3 54,45 20 0,1 108,9 108,9
7 Lắp cốt thép móng tấn 0.001 34,82
8 Lắp ván khuôn đài móng 100m2 3,26
M1 39 1.7 1.7 0,7 0.01 0.02 0,78
M2 60 2,3 1,5 0,7 0.01 0.024 1,2
Thang máy 1 5,5 3,0 0,7 0.01 0,12 0,12
9 Đổ bê tông đài móng m3 435,22
10 Tháo ván khuôn đài móng 100m2 3,26
11 Lắp ván khuôn cổ móng 100m2 0.04
M1 39 0.5 0.3 0.1 0.01 0.00 0.04
M2 60 0.55 0.3 0.1 0.01 0.00 0.01
Thang máy 0 0 0 0 0 0.00 0.00
12 Đổ bê tông cổ móng m3 1.23
M1 71 0.5 0.3 0.1 0.02 1.07
M2 10 0.55 0.3 0.1 0.02 0.17
Thang máy 0 0 0 0 0.00 0.00
13 Tháo ván khuôn cổ móng 100m2 0.04

1
6.3. Xác định thời gian hao phí các công việc
Để tính toán hao phí cho các công tác ta căn cứ vào định mức 1776 – 2007 và lập
bảng tính trên Exel để tính toán cho tất cả các danh mục công việc.
6.3.1 Tổ chức thi công .
Toàn bộ phần khối lượng cũng như hao phí nhân công cho công tác đã được tính toán
và thể hiện exel. Nên ta chỉ việc ghép nối các dây chuyền này
vào trong biểu đồ tổng tiến độ.
Trong bảng tiến độ đã thể hiện rõ thời gian giữa các dây chuyền.

1
Định Mức(1776) Hao Phí
Đơn Khối
STT Tên công tác Công Ca
vị lượng Mã hiệu Công/đvị Ca/đvị
yêu cầu yêu cầu
A.PHẦN MÓNG
1 Dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị mặt bằng m2 1114.70 AA.11133 0.02 22.29
2 Thi công ép cọc 100m 25.08 AC25113 2.500 62.688
3 Đào đất hố móng bằng máy 100m3 5.49 AB.25311 0.279 1.531
4 Sữa chữa bằng thủ công m3 3.14 AB.11441 0.71 2.23
5 Đập đầu cọc m3 7.38 7.38
6 Đổ Bê tông lót móng m3 30.55 AF.11110 0.095 0.871
7 Lắp cốt thép móng tấn 7.73 AF.61130 6.35 49.10
8 Lắp ván khuôn đài móng 100m2 1.27 AF.81122 23.04 29.32
9 Đổ bê tông đài móng m3 176.90 AF.31110 0.033 1.751
10 Tháo ván khuôn đài móng 100m2 1.27 AF.81132 6.66 8.47
11 Lắp ván khuôn cổ móng 100m2 0.04 AF.81132 26.85 1.10
12 Đổ bê tông cổ móng m3 1.23 AF.31110 0.033 0.012
13 Tháo ván khuôn cổ móng 100m2 0.04 AF.81132 5.50 0.23
14 Xây tường móng m3 44.37 AE.32310 1.64 72.77
15 Đắp đất 100m3 4.96 AB.66142 4.64 23.04
16 Lắp ván khuôn dầm móng 100m2 4.45 AF.81141 29.83 132.80
17 Lắp cốt thép dầm móng tấn 5.34 AF.61531 9.10 48.62
18 Đổ bê tông dầm móng m3 89.04 AF.32310 0.033 0.881
19 Tháo ván khuôn dầm móng 100m2 4.45 AF.81141 4.55 20.26
20 Đắp cát tôn nền 100m3 142.40 AB.13411 0.45 64.08
21 Đổ bê tông nền m3 111.47 AF.31210 0.033 1.104

1
6.4. Lập tiến độ thi công công trình
6.4.1. Lựa chọn mô hình tiến độ:
+ Tùy theo yêu cầu, nội dung và cách thể hiện có 4 loại mô hình kế hoạch tiến độ sau:
 Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số.
 Mô hình kế hoạch tiến độ ngang.
 Mô hình kế hoạch tiến độ xiên.
 Mô hình kế hoạch tiến độ mạng lưới.
+ Trong đó, mô hình kế hoạch tiến độ (KHTĐ) bằng số dùng để lập kế
hoạch đầu tư và thi công dài hạn trong các dự án, cấu trúc đơn giản. Do đó ta
không phân tích ở đây.
6.4.1.1. Mô hình KHTĐ ngang:
+ Ưu điểm: diễn tả một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch tương
đối rõ ràng, đơn giản.

+ Nhược điểm: không thể hiện rõ mối liên hệ logic phức tạp giữa các công
việc mà nó thể hiện. Mô hình điều hành tĩnh không thích hợp tính chất động của
sản xuất, cấu tạo cứng nhắc khó điều chỉnh khi có sửa đổi. Sự phụ thuộc giữa các
công việc chỉ thực hiện một lần duy nhất trước khi thực hiện kế hoạch do đó các
giải pháp về công nghệ, tổ chức mất đi giá trị thực tiễn là vai trò điều hành khi kế
hoạch công được thực hiện. Khó nghiên cứu sâu về khả năng dự kiến diễn biến
công việc, không áp dụng được các tính toán sơ đồ một cách nhanh chóng khoa
học. Mô hình chỉ sử dụng hiệu quả đối với các công việc ít phức tạp.
6.4.1.2. Mô hình KHTĐ xiên:
+ Ưu điểm: Mô hình KHTĐ xiên thể hiện được diễn biến các công việc cả
trong không gian lẫn thời gian nên có tính trực quan cao.
+ Nhược điểm: là loại mô hình điều hành tĩnh, nếu số lượng công việc
nhiều và tốc độ thi công không đều thì mô hình trở nên rối và mất đi tính trực
quan, không thích hợp với công trình phức tạp.
+ Mô hình tiến độ này thích hợp với các công trình có nhiều hạn mục giống
nhau, mức độ lặp lại của các công việc cao. Đặc biệt thích hợp với các công tác có
thể tổ chức thi công dưới dạng dây chuyền.
6.4.1.3 Mô hình KHTĐ mạng lưới:
+ Mô hình kế hoạch tiến độ mạng dùng để lập kế hoạch và điều khiển tất cả
các loại dự án, từ dự án xây dựng đến các dự án giải quyết bất kì một nhiệm vụ
phức tạp nào.
+ Sơ đồ mạng lưới là một đồ thị có hướng biểu diễn trình tự thực hiện tất cả
các công việc, mối quan hệ giữa chúng, nó phản ánh tính quy luật của công nghệ
1
sản xuất và các giải pháp được sử dụng để thực hiện chương trình nhằm với mục
tiêu đề ra.
* Lựa chọn mô hình thể hiện:
Dựa vào những ưu nhược điểm đã phân tích ở trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của công
trình và nội dung đồ án đang tính toán cho giai đoạn hồ sơ thiết kế và tổ chức thi công
theo phương pháp dây chuyền.Và để thấy được tính không gian cụ thể là để thấy được sự
di chuyển của các tổ thợ, tổ máy trong không gian công trình, thấy được sự phát triển
trong không gian của nhà cao tầng - mặt khác đối với các mô hình điều hành động không
thể tính toán bằng thủ công mà đòi hỏi phải có sự hổ trợ của máy tính nên chọn mô hình
kế hoạch tiến độ xiên để lập tổng tiến độ thi công cho công trình.
6.5 Lập khung tiến độ:
Khung tiến độ được lập dựa trên các công công tác chính của các quá trình
thi công và các giai đoạn thi công chính.
6.5.1 Công tác chính của quá trình thi công:
+ Quá trình trong đó tạo được độ bền, ổn địng của kết cấu công trình, tạo
mặt bằng công tác cho các quá trình tiếp theo. Nó quyết định đến biện pháp thi
công, hao phí lao động, vật tư, thời gian thi công công trình.
+ Đối với nhà cao tầng công tác chủ yếu ở đây là công tác thi công bê tông.
+ Xác định cơ cấu của quá trình thi công bê tông gồm:
 Công tác vàn khuôn
 Công tác cốt thép
 Công tác bê tông
 Công tác tháo dỡ, bảo dưỡng.
+ Tiến hành tổ chức các dây chuyền bộ phận:
 Phân chia phân đoạn công tác và tính khối lượng công việc tương ứng trên
tất cả các phân đoạn.
 Chọn biện pháp thi công quá trình mà nội dung chủ yếu là chọn cơ cấu
thành phần tổ thợ, tổ máy để thực hiện quá trình đó.

 Tính nhịp công tác của quá trình:


 Xử lí kết quả:
 Đưa vào hệ số α để Kij chẵn ca, kíp và không đổi :

 Yêu cầu :
 Nếu α <0.85 hoặc α >1.15 thì có thể do những nguyên nhân sau:

1
i. Khối lượng của từng phân đoạn quá lớn
ii. Nhân lực quá ít hoặc quá nhiều
iii. Năng suất làm việc quá bé
 Xử lí :
i. Tăng hoặc giảm N, chú ý vấn đề mặt bằng
ii. Thay đổi bậc thợ, năng suất máy
iii. Chia lại phân đoạn
6.5.2. Các giai đoạn thi công chính:
+ Giai đoạn thi công là một tổ hợp các công tác xây lắp tương đối hoàn
chỉnh về mặt công nghệ. Việc phân chia phân đoạn thi công phải đảm bảo hoàn
thành dứt điểm từng đầu mối công việc và tạo mặt bằng công tác thực hiện công
việc tiếp theo. Ở đây chia làm 3 giai đoạn thi công chính : phần ngầm, phần thân,
phần hoàn thiện
6.5.3. Lập khung tiến độ:
+ Tiến hành ghép nối sơ bộ các công tác chính của các giai đoạn thi công
theo trình tự để hình thành khung tiến độ.
So sánh thời gian khung tiến độ với thời gian yêu cầu. Trong trường hợp có sự khác biệt
về mặt thời gian hoặc để tận dụng mặt bằng công tác, vốn, tài nguyên thì tiến hành điều
chỉnh khung tiến độ.
việc tối ưu khung tiến độ có nhiều phương pháp như:
+ Về mặt kinh tế: có thể tăng ca, tăng kíp… tuy nhiên tốn kém về tài chính,
kinh tế, ảnh hưởng mặt bằng công tác, mất an toàn lao động.
+ Về mặt kỹ thuật: có thể thay đổi công nghệ mới, vật liệu mới khi thi công
để đẩy nhanh tiến độ như sử dụng ván khuôn định hình, dùng phụ gia thi công, sử
dụng máy móc thi công hiện đại… tuy nhiên tốn kém cho đầu tư ban đầu, đào tạo
công nhân lành nghề.
6.6. Ghép sát các công việc:
+ Sau khi lập khung tiến độ thì các công tác khác sẽ được tính toán và phối
hợp dựa trên nguyên tắc:
 Phù hợp giai đoạn thi công mà nó thực hiện.
 Cố gắng tạo sự làm việc liên tục của các tổ thợ, tổ máy chuyên môn…
+ Đối với công trình xây dựng dân dụng, để tận dụng mặt bằng thi công và
đẩy nhanh thời gian thi công lưu ý đến việc thi công công tác hoàn thiện ở 1 số
tầng dưới đã tháo ván khuôn xong.
+ Thay vì dùng một tổ thợ, vì số tầng cao do đó để tận dụng mặt bằng thi công, ta
bố trí nhiều tổ thợ làm cùng lúc song song xen kẽ trên mặt bằng khác nhau. Đối với các
công tác có thể tuỳ chọn thời điểm bắt đầu thì để rút ngắn thời giant hi công những công

1
tác hoàn thiện nào ảnh hưởng đến việc thi công các công trình khác thí sẽ được làm
trước. Ví dụ như công tác trát tường ngoài, công tác chống thấm cho mái, hoàn thiện
mái…Trên cơ sở này, biểu đồ tài nguyên sẽ hài hoà hơn.

6.7. Kiểm tra và điều chỉnh tiến độ


Để đánh giá mức độ sử dụng nhân lực hợp lý cần kiểm tra 2 hệ số :

 Hệ số không điều hòa nhân lực K1 =

Với Rtb =
A : Tổng chi phí lao động thi công toàn công trình (ngày công)
T : Thời gian thi công công trình theo tiến độ (ngày)

 Hệ số phân phối lao động K2 =


Ad : Lượng lao động sử dụng vượt trên mức trung bình
A : Tổng chi phí lao động để thi công công trình

1
Số thợ Phân theo bậc thợ Chọn
TT Tổng thợ chuyên nghiệp
1 tổ 1 2 3 4 5 Số tổ Tổng số
A.PHẦN MÓNG
1 Dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị mặt bằng 22
2 Thi công ép cọc 30
3 Đào đất hố móng bằng máy 3 - 2 1 - - 1 3
4 Sữa chữa bằng thủ công 3 - 2 1 - - 16 48
5 Đập đầu cọc 8
6 Đổ Bê tông lót móng 9 - 4 3 1 1 1 9
7 Lắp cốt thép móng 10 - 4 3 2 1 4 40
8 Lắp ván khuôn đài móng 4 - 1 1 2 - 8 32
9 Đổ bê tông đài móng 9 - 4 3 1 1 1 9
10 Tháo ván khuôn đài móng 4 - 1 1 2 - 3 12
11 Lắp ván khuôn cổ móng 4 - 1 1 2 - 4 16
12 Đổ bê tông cổ móng 9 - 4 3 1 1 1 9
13 Tháo ván khuôn cổ móng 4 - 1 1 2 - 4 16
14 Xây tường móng 5 - - 2 2 1 10 50
15 Đắp đất 3 1 1 1 - - 12 36
16 Lắp ván khuôn dầm móng 4 - 1 1 2 - 15 60
17 Lắp cốt thép dầm móng 10 - 4 3 2 1 5 50
18 Đổ bê tông dầm móng 9 - 4 3 1 1 1 9
19 Tháo ván khuôn dầm móng 4 - 1 1 2 - 5 20
20 Đắp cát tôn nền 3 - 1 1 1 - 1 15
21 Đổ bê tông nền 9 - 4 3 1 1 1 9

1
6.8. Lập kế hoạch và vẽ biểu đồ sử dụng, cung cấp và dự trữ vật liệu.
6.8.1 Lựa chọn vật liệu để lập biểu đồ.
- Căn cứ vào phương án tổ chức thi công công trình, tính toán khối lượng vật liệu cần
cung cấp, sử dụng trong quá trình thi công. Từ đó xác định nhu cầu cung cấp và dự trữ
vật liệu. Đối với công trình này, các vật liệu: cát, xi măng gạch thẻ có khối lượng sử dụng
lớn, thời gian sử dụng dài, do đó chọn các vật liệu này để vẽ biểu đồ sử dụng, cung cấp
và dự trữ.
6.8.2 Xác định số lượng xe và thời gian vận chuyển xi măng.
Xi măng được lấy cách công trình 10 km, thời gian dự trữ là 5 ngày, khối
lượng sử dụng là 189,21 tấn thời gian sử dụng 200 ngày

Ta có : tấn/ngày.
qtb . t ck
N=
V .T . k 1 . k 2 . k 3
Số xe vận chuyển cần sử dụng tính theo công thức :
Trong đó :
- tck là chu kỳ hoạt động của xe, tck = tđi + tvề + tquay + tbốc dỡ :
+ Vận tốc trung bình đi và về của xe là v=30 (km/h) nên :
2 . L 2 x 10
= = =0 , 666(h ).
t +t v 30
đi về

+ Vận tốc quay tquay = 5 phút = 0,08 (h).


+Vận tốc bốc dỡ tbốc dỡ = 15 phút = 0,25 (h).
Do đó chu kỳ hoạt động của xe : tck = 0,666+0,08+0,25=0,996 (h).
- k1 là hệ số sử dụng tải trọng, k1 = 0,9.
- k2 là hệ số tận dụng thời gian, k2 = 0,8.
- k3 là hệ số tận dụng hành trình xe, k3 = 0,7.
-T thời gian làm việc 1 ca: 7 (h).
Chọn loại xe ô tô tải trọng q = 3 tấn.

Số xe vận chuyển xi măng: xe.


Chọn 1 xe vận chuyển nên năng lực vận chuyển thực tế của xe là:

tấn/ca.

77
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH
7.1. Lập luận phương án tổng mặt bằng:
7.1.1. Sự cần thiết phải thiết kế tổng mặt bằng thi công:
+ Tổng mặt bằng thi công xây dựng là một tập hợp các mặt bằng mà trên đó ngoài
việc qui hoạch vị trí các công trình sẽ được xây dựng, còn phải bố trí và xây dựng các cơ
sở vật chất kỹ thuật công trường để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và đời sống
của con người trên công trường. Vì vậy tổng mặt bằng xây dựng là một nội dung rất quan
trọng không thể thiếu trong hồ sơ “Thiết kế tổ chức xây dựng” và “Thiết kế tổ chức thi
công”.
7.1.2. Các giai đoạn thiết kế tổng mặt bằng:
+ Quá trình thi công xây dựng công trình thường được chia theo các giai đoạn thi
công nên cần phải thiết kế tổng mặt bằng xây dựng cho các giai đoạn thi công đó.
 Tổng mặt bằng xây dựng giai đoạn thi công phần ngầm.
 Tổng mặt bằng xây dựng giai đoạn thi công phần kết cấu chịu lực chính của
công trình.
 Tổng mặt bằng xây dựng giai đoạn thi công phần hoàn thiện.
+ Chọn giai đoạn thiết kế tổng mặt bằng: nhận thấy trong 3 giai đoạn thi công trên
thì giai đoạn thi công phần kết cấu chịu lực chính và phần hoàn thiện là giai đoạn cao
điểm, tập trung nhiều nhân lực, máy móc phục vụ và vật tư nhất trong suốt quá trình thi
công công trình. Do đó ta chọn giai đoạn này để thiết kế tổng mặt bằng thi công.
7.1.3. Nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng:
+ Tổng mặt bằng xây dựng (TMBXD) phải thiết kế sao cho các cơ sở vật chất kỹ
thuật tạm phục vụ tốt nhất cho quá trình thi công xây dựng, không làm ảnh hưởng đến
công nghệ, chất lượng, thời gian xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
+ Chi phí xây dựng công trình tạm phải tiết kiệm nhất. Số liệu thiết kế công trình
tạm về nguyên tắc là số liệu lớn nhất theo các giai đoạn thi công tương ứng. Tuy nhiên
khi thiết kế tổng mặt bằng, khi đưa ra phương án về cơ sở vật chất kỹ thuật công trường
cần phải lưu ý đến việc tận dụng diện tích kho bãi giữa các loại vật liệu tương ứng và yêu
cầu về chất chứa như nhau, có tận dụng các diện tích công trình đã xây xong để làm kho
chất chứa. Chọn loại công trình tạm rẻ tiền, dễ tháo dỡ, di chuyển… nên bố trí ở vị trí
thuận lợi tránh di chuyển nhiều lần gây lãng phí.
+ Khi thiết kế TMBXD phải tuân theo các hướng dẫn, các tiêu chuẩn về thiết kế
kỹ thuật, qui định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

78
+ Học tập kinh nghiệm thiết kế TMBXD và tổ chức công trường xây dựng có
trước, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, về quản lí kinh tế… trong thiết kế
TMBXD.

7.1.4. Trình tự thiết kế:


+ Xác định giai đoạn lập TMBXD.
+ Tính toán số liệu: từ các bảng vẽ công nghệ, biểu kế hoạch tiến độ thi công…
tính ra các số liệu phục vụ cho thiết kế TMBXD như thời hạn xây dựng, vị trí các thiết bị
máy móc, số lượng xe vận chuyển, diện tích kho bãi, nhà xưởng, nhà tạm, điện nước cho
công trường…
+ Định vị công trình sẽ được xây dựng, các công trình tạm nên thiết kế theo trình
tự sau: trước hết cần xác định vị trí các thiết bị thi công chính như cần trục tháp, máy vận
thăng, thang máy, máy trộn…là các vị trí đã được thiết kế trong các bảng vẽ công nghệ,
không thay đổi được nên ưu tiên bố trí trước.
+ Thiết kế hệ thống giao thông tạm trên công trường trên nguyên tắc sử dụng tối
đa đường có sẵn, hoặc xây dựng một phần mạng lưới đườn qui hoạch để làm đường tạm.
+ Bố trí kho bãi vật liệu cấu kiện, trên cơ sở mạng lưới giao thông tạm và vị trí các
thiết bị thi công đã được xác định trước để bổ trí kho bãi cho phù hợp theo các giai đoạn
thi công.
+ Bố trí nhà xưởng phụ trợ ( nếu có) trên cơ sở mạng giao thông và kho bãi đã
được thiết kế trước.
+ Bố trí các loại nhà tạm.
+ Thiết kế hệ thống an toàn bảo vệ.
+ Cuối cùng là thiết kế mạng kỹ thuật tạm: điện, nước, liên lạc…
7.2. Tính toán kho bãi
7.2.1.Tính toán diện tích kho xi măng
Q
F c= max ( m 2 ) .
Diện tích có ích của kho được tính theo công thức: qdm
Trong đó : + Qmax: Là lượng dự trữ vật liệu lớn nhất, giả định Qmax= 12( tấn).
+ q đm: Là định mức xếp kho, là lượng vật liệu cho phép chất trên 1 m 2 đối với
xi măng có qđm= 1,3 tấn/m2.
12
F c= =9,23
Ta có diện tích có ích của kho là: 1,3 (m2)
Diện tích toàn phần của kho bãi F= α.Fc (m2)
Trong đó α : là hệ số sử dụng diện tích kho bãi, đối với xi măng sử dụng kho kín, vật
liệu đóng bao và xếp đóng có α = 1,4 ¿ 1,6.
Vậy diện tích kho xi măng cần thiết là: F=9,23.1,4 = 12,9 (m2)

79
Với kho kín thì chiều rộng của kho là: B = 5 -10 (m), chọn B = 5 m.
12 , 9
L= =2 ,58
Chiều dài kho là: 5 m; chọn L = 3 m.

7.2.2. Tính toán diện tích bãi chứa cát


Qc
F= (m2 ).
Diện tích có ích của bãi được tính theo công thức: q® m
Trong đó:
+ Qmax: Là lượng dự trữ lớn nhất, Qmax = 30 m3.
+ qđm : Là định mức xếp kho, đối với cát có qđm= 2m3/m2.
30
F c= =15
Ta có diện tích của bãi là: 2 (m2).
Diện tích toàn phần của kho bãi: F= α.Fc (m2)
Trong đó:
+ α = 1,2(với các bãi lộ thiên): là hệ số sử dụng mặt bằng.
Vậy diện tích bãi chứa cát cần thiết là: F = 15.1,2= 18 (m2)
Chọn 2 bãi có kích thước 3 x 4 m diện tích = 24 m2, mỗi đống cao 2 m.
Trên mặt bằng thi công bố trí 2 bãi chứa cát cạnh hai máy trộn, diện tích mỗi bãi là 12
m2.
Đối với kho chứa xi măng xung quanh có rãnh thoát nước mưa, có lớp chống ẩm từ
dưới đất lên và được kê trên một lớp ván cao cách nền 300 mm.
7.2.3 Tính diện tích bãi chứa gạch
Giả định số lượng gạch.
+ Trung bình mỗi ngày sử dụng là : 1400 viên
+ Thời gian dự trữ lấy Tdt = 5 ngày.
+ Suy ra số gạch tối đa tại bãi chữa là : viên
+ Lượng vật liệu định mức chứa trên 1m 2 diện tích kho bãi là 500viên/1m2, chiều
cao xếp gạch là 1,5m.

+ Vậy diện tích bãi chữa gạch là :


+ Chọn kích thước bãi chứa 3x5 m.
7.3. Tính toán nhà tạm
Nhà tạm trên công trường trong trường hợp này chỉ tính các loại nhà tạm hành chính
quản lí thi công xây lắp, nhà phục vụ đời sống cán bộ công nhân tham gia xây dựng công
trình.

80
7.3.1. Tính nhân khẩu công trường
Về thành phần toàn bộ nhân lưc công trường có thể chia thành 7 nhóm gồm:
 Công nhân sản xuất chính (N1):
Dựa vào biểu đồ nhân lực theo tiến độ thi công công trình ta xác định được số nhân
công trên công trình lớn nhất là 89 người.
 Công nhân sản xuất phụ (N2): làm việc trong các đơn vị vận tải và phục vụ xây lắp.
N2 = (1040)%. N1 = 40. 89/100 = 36người.
 Nhóm cán bộ nhân viên kỹ thuật (N3):
N3 = (48)%. (N1 + N2) = 5. (89+36)/100 =6 người.
 Cán bộ nhân viên quản lý hành chính, kinh tế (N4):
N4 = (56)%. (N1 + N2) = 5. (89+36)/100 = 6 người.
 Nhân viên phụ vụ công trường (N5): gác cổng, bảo vệ, quét dọn:
(N5) = 3%. (N1 + N2) = 3. (89+36)/100 = 4 người.
Nhân khẩu phụ thuộc (N6)
N6= 1%(N1+N2+N3+N4+N5)= (89+36+6+6+4)/100= 2 người.
 Nhân viên của đơn vị phối thuộc: nhân viên ở các trạm y tế, văn hoá, giáo dục…
N7 = 5%(N1+N2+N3+N4+N5)=5.( 89+36+6+6+4)/100= 7 người.
 Tổng số lượng người trên công trường:
N = 89+36+6+6+4+ 2+7 = 150 người
7.3.2. Tính toán diện tích các loại nhà tạm
Diện tích từng loại nhà tạm được xác định theo công thức: Fi = Ni. fi;
Trong đó: + Fi : Diện tích nhà tạm loại i (m2);
+ Ni : Số nhân khẩu có liên quan đến tính toán nhà tạm loại i;
+ fi : định mức nhà tạm loại i, tra bảng. (tiêu chuẩn Định mức diện tích).
Bảng 8.1. Kết quả tính toán các loại nhà tạm được tổng hợp
Đối tượng Số Tiêu Diện tích Diện
Kích thước
phục vụ người chuẩn tính toán tích chọn
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Ban chỉ huy CT - CBKT 6 4 24 25 5x5
Nhân viên hành chính 6 6 36 40 8x5
Nhà nghỉ công nhân 100 4 400 400 6x66
Trạm y tế 150 0,04 6,0 6 2x3
Nhà vệ sinh 150 0,08 12,0 12 4x3
7.3.3. Chọn hình thức nhà tạm
+ Đối với nhà ban chỉ huy công trường, nhân viên hành chính, nhà ăn tập thể thời
gian thi công công trình kéo dài nên chọn loại nhà tạm lắp ghép di động.

81
+ Đối với nhà vệ sinh, nhà nghỉ giữa ca… do số lượng công nhân biến động theo thời
gian nên chọn loại nhà tạm di động kiểu toa xe. Khi tận dụng được khu vệ sinh trong
công trình thì đưa nhà tạm này phục vụ công trường khác.
7.4. Tính toán chọn máy phục vụ thi công
Công trình có chiều cao lớn nên cần phải lựa chọn máy móc phục vụ thi công phù hợp
để tăng hiệu suất sử dụng và đảm bảo an toàn trong công tác thi công.

7.4.1. Chọn cần trục tháp


Bê tông trong công trình là bê tông thương phẩm được đưa lên công trình bằng máy
bơm. Như vậy các vật liệu vận chuyển lên cao chỉ bao gồm sắt, thép, ván khuôn và các
dụng cụ máy móc phục vụ thi công khác…
Do máy vận thăng không thể vận chuyển được các vật liệu có kích thước lớn như sắt,
thép, xà gồ… nên cần phải bố trí một cần trục tháp đặt cạnh công trình. Công trình có
chiều cao lớn, khối lượng vận chuyển theo phương đứng tương đối nhiều, thời gian thi
công kéo dài nên việc sử dụng cần trục tháp là hợp lí và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
7.4.1.1. Xác định chiều cao nâng của cần trục
Hct = H + h1 + h2 + h3
Trong đó:
+ H = 31,2 + 0,5 = 31,7 m là cao trình đặt vật liệu so với cao trình máy đứng
+ h1 = 0,5 m là khoảng cách an toàn khi vận chuyển vật liệu trên bề mặt công trình
+ h2 = 1,5 m chiều cao lớn nhất của cấu kiện cẩu lắp, sắp xếp các vật liệu có chiều
cao không quá 1,5 m
+ h3 = 1,5 m là chiều cao cáp treo vật.
 Hct = 31,7 + 0,5 + 1,5 + 1,5 = 35,2 m.
7.4.1.2. Xác định trọng lượng cấu kiện
Cần trục tháp cẩu lắp hầu hết các vật liệu rời, do đó phải dựa vào sức trục cho phép
của cần trục để bố trí trọng lượng một lần cẩu cho phù hợp với sức trục.
Chọn cần trục tháp : NT-421 có các thông số sau :
- Độ cao nâng vật : Hmax = 39,7m
- Độ với tay cần xa nhất : Lmax = 36m
- Độ với tay cần gần nhất : Lmin = 2m
- Sức nâng lớn nhất : Qmax = 4T
- Sức nâng nhỏ nhất : Qmin = 1,1T
Loại cần trục này đứng cố định chân tháp neo vào móng, tự nâng hạ chiều cao thân
tháp bằng kích thủy lực, đối trọng ở trên cao. Khi quay chỉ quay tay cần còn thân tháp thì
đứng yên.
7.4.1.3. Tính năng suất ca làm việc của cần trục tháp
Năng suất của máy trong 1 ca làm việc:Q = n . Q0
82
Trong đó: Q0 = 1,2 tấn là tải trọng của máy
T . K tg . K m
n: là số lần nâng vật; n = t ck
Với: + T = 8, thời gian làm việc trong một ca
+ Ktg = 0,85, hệ số sử dụng thời gian
+ Km = 0,85, hệ số sử dụng máy
+ tck: thời gian nâng, hạ, bốc, dỡ; tck = t1 + t2 + t3
t1 = t2 = 2 phút (thời gian bốc và thời gian dỡ)
2. H 2. 33 ,1
= =
t3 : thời gian nâng hạ; t3 = v 1 66,2(giây)
(H = 33,1 m: chiều cao nâng vật, v: vận tốc nâng vật; lấy v = 1 m/giây)
Do đó: tck = 120 + 66,2 = 186,2 (giây)
8.0,85.0,85.3600
=111,75
n=186,2 (lần)
Từ đó ta có năng suất của máy làm việc trong một ca là:
Q = 111,75. 1,2 = 134,1 (tấn/ca)
Số vận thăng cần chọn để đảm bảo vận chuyển đủ vật liệu cung cấp cho quá trình
thi công là: 1 máy
Bố trí máy thăng tải sát công trình, bàn nâng chỉ cách mép hành lan hoặc sàn công
trình 5 đến 10 cm. Thân của thăng tải được neo giữ ổn định vào công trình.
7.4.1.4. Bố trí cần trục tháp trên tổng mặt bằng
Khoảng cách từ trọng tâm cần trục đến mép ngoài của công trình được xác định
rC
 l AT  l dg
bằng công thức: A = 2 (m);
Trong đó:
+ rC: Chiều rộng của chân đế cần trục, rC = 2 m;
+ lAT: Khoảng cách an toàn, lAT = 1 m;
+ ldg: Chiều rộng của giàn giáo + khoảng lưu thông để thi công;
ldg = 1,2 + 0,3 = 1,5 m.
Vậy A = 2,0/2 + 1 + 1,5 = 3,5 m.
7.4.2. Chọn máy vận thăng vận chuyển vật liệu
Máy vận thăng chủ yếu sử dụng vận chuyển các vật liệu phụ vụ cho thi công công tác
hoàn thiện như: bê tông, gạch, vữa, đá ốp lát…
Chọn vận thăng TP-12 có các thông số kỹ thuật sau:
- Sức nâng 500kG
- Chiều cao nâng H = 27 m.
- Vận tốc nâng : 3 m/s.

83
- Vận tốc nâng : 3 m/s.
- Tầm với : R=1,3 m
- Trọng lượng: 2200 kG
Năng suất của máy trong 1 ca làm việc:
Q = n . Q0
Trong đó:
Q0 = 0,5 tấn là tải trọng của máy;
T . K tg . K m
n: là số lần nâng vật; n = t ck ;
Với: + T = 8, thời gian làm việc trong một ca
+ Ktg = 0,85, hệ số sử dụng thời gian
+ Km = 0,85, hệ số sử dụng máy
+ tck: thời gian nâng, hạ, bốc, dỡ tck = t1 + t2 + t3;
t1 = t2 = 2 phút (thời gian bốc và thời gian dỡ)
2. H 2. 33 ,1
= =
t3 : thời gian nâng hạ; t3 = v 1 66,2(giây)
(H = 32,3 m: chiều cao nâng vật, v: vận tốc nâng vật; lấy v = 1 m/giây)
Do đó: tck = 120 + 66,2 = 186,2 (giây)
8.0,85.0,85.3600
=111,75
 n =186,2 (lần)
Từ đó ta có năng suất của máy làm việc trong một ca là:
Q = 111,75. 0,5 = 55,86 (tấn/ca)
Để thuận thiện vận chuyển vật liệu lên cao ta chọn số máy vận thăng cho quá trình thi
công là: 2 máy.
Bố trí máy thăng tải sát công trình, bàn nâng chỉ cách mép hành lang hoặc sàn công
trình 5 đến 10 cm. Thân của thăng tải được neo giữ ổn định vào công trình.
7.4.3. Chọn máy vận thăng lồng chở người
Bê tông sử dụng cho phần thân là Bê tông thương phẩm đổ bằng bơm Bê tông. Nên
máy vận thăng chủ yếu sử dụng vận chuyển các vật liệu phụ vụ cho thi công công tác
hoàn thiện như : Bê tông, gạch, vữa, đá ốp lát, người…Trong quá trình thi công phần
thân chủ yếu là phục vụ chở người.
Chọn máy vận thăng mã hiệu MMGP-500-40 có các thông số kỹ thuật sau:
- Số người nâng tối đa: 8 người
- Trọng tải: 500 KG
- Tốc độ nâng: 16 m/ph
- Độ cao nâng tiêu chuẩn: 40m
- Lồng nâng: + Kích thước: 3x1,3x2m

84
+ Trọng lượng: 32000KG
- Công suất động cơ: 3,7KW
7.4.4. Chọn máy bơm Bê tông
Việc lựa chọn máy bơm tùy thuộc vào lượng Bê tông sử dụng trong một ca.
Khối lượng Bê tông lớn nhất đổ trong một ca là: 90 (m3)
Khả năng làm việc của máy bơm bê tông:
Qmax. > ϕ
Trong đó: Qmax :năng suất lớn nhất của máy bơm;
μ = 0,4 0,8 Hiệu suất làm việc của máy bơm.
ϕ Lượng bê tông phải bơm.
ϕ V BT 90
Chọn μ = 0,5 → Qmax> η = η = 0,5 =180 ( m3/ca).
Lượng bê tông cần đổ trong 1h là:

Vh= ( m3/giờ).
Bố trí 2 máy bơm
7.4.5.Chọn máy trộn vữa
Khối lượng vữa sử dụng lớn nhất trong một ca là: 3,2 m3.
Chọn máy trộn vữa mã hiệu SO-26A có các thông số kỹ thuật sau:
+ Dung tích thùng trộn : 80 lít;
+ Dung tích thành phẩm : 65 lít;
+ Năng suất trộn : 2 m3/h;
+ Kích thước dài, rộng, cao (mm) : 1900, 760, 1160;
+ Trọng lượng : 270 kg.
Như vậy với máy trộn đã chọn là đảm bảo cung cấp đủ khối lượng vữa trong thi công
7.4.6. Chọn số lượng xe trộn bê tông tự hành
Đoạn đường từ trạm trộn bê tông đến công trình: L = 10 (Km).
Chọn ôtô mã hiệu SB-92B có các thông số kỹ thuật sau:
+ Dung tích thùng : 6 m3
+ Công suất động cơ : 40 KW
+ Tốc độ quay của thùng : 9 ÷ 14,5 vòng /phút
+ Độ cao đổ phối liệu vào : 3,5 m
+ Thời gian đổ bê tông ra (min) : 10 phút
+ Vận tốc di chuyển : 30 Km/h
+ Trọng lượng xe khi có bê tông : 21,85 T
Chọn thời gian gián đ0oạn chờ T = 10 phút = 0,167 (giờ)

85
Qmax
n= V
. ( L
S
+T) 90 10
.( +0 ,167 )=7 ,56
= 6 30 , vậy chọn 8 xe.
Trong đó:n: Số xe trộn bê tông tự hành cần có.
V: Thể tích bê tông mỗi xe chở được.
L: Đoạn đường vận chuyển (Km).
T: Thời gian gián đoạn chờ đợi (giờ).
S: Tốc độ xe chạy (Km/h).

86
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................1


PHẦN THỨ NHẤT : KIẾN TRÚC (10%)..........................................................................2
PHẦN THỨ HAI : KẾT CẤU (50%)................................................................................11
CHƯƠNG 1 : TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP SÀN TẦNG 5.............................12
1.1. SỐ LIỆU TÍNH TOÁN:...........................................................................................12
1.2. SƠ ĐỒ PHÂN CHIA Ô SÀN:..................................................................................12
1.3. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN SÀN:....................................................................15
1.3.1. Tính toán sơ bộ chiều dày bản sàn:......................................................................15
1.3.2. Tải trọng tác dụng lên sàn: Tải trọng tác dụng lên sàn bao gồm:....................16
1.3.3. Tải trọng tổng cộng trên các ô sàn:......................................................................19
1.4. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC CÁC Ô SÀN:......................................................................20
1.4.1. Phân tích sơ đồ kết cấu:........................................................................................20
1.4.2. Xác định nội lực trong sàn:...................................................................................20
1.4.3. Tính toán với bản kê 4 cạnh:................................................................................21
1.4.4. Đối với bản loại dầm:............................................................................................22
1.5. TÍNH THÉP SÀN:....................................................................................................22
1.5.1. Lựa chọn vật liệu:..................................................................................................22
1.5.2. Các bước tính toán:...............................................................................................23
1.5.3. Tính ô sàn S3..........................................................................................................24
1.6. Bố trí cốt thép............................................................................................................27
CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP DẦM DỌC TẦNG 5..................31
2.1. Tính toán dầm dọc 1 trục A ....................................................................................31
2.1.1. Số liệu tính toán.....................................................................................................32
2.1.2. Tính toán dầm D1 trục A từ trục 1-13.................................................................32
2.1.3. Sơ đồ chất tải:.........................................................................................................38
87
2.2. Tính toán dầm dọc 2 trục C ....................................................................................66
2.2.1. Số liệu tính toán.....................................................................................................67
2.2.2. Tính toán dầm D3 trục C từ trục 1-6...................................................................67
2.2.3. Sơ đồ chất tải:.........................................................................................................73
CHƯƠNG 3 : TÍNH CẦU THANG TẦNG 3...................................................................90
3.1 Mặt bằng cầu thang và sơ đồ các cấu kiện trong cầu thang..................................90
3.1.1 Chọn sơ bộ kích thước các kết cấu........................................................................91
3.1.2 Phân tích sự làm việc của kết cấu cầu thang........................................................91
3.2 Tính toán cầu thang tầng 5.......................................................................................92
3.2.1 Tính bản thang Ô1..................................................................................................92
3.2.2 Tính bản chiếu nghỉ Ô2..........................................................................................95
3.2.3 Tính toán các cốn thang C1...................................................................................97
3.2.4 Tính toán dầm chiếu nghỉ (DCN1)........................................................................99
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC 4...............................................................102
4.1. Vị trí khung trục 4..................................................................................................102
4.2. Số liệu tính toán......................................................................................................103
4.3. Sơ bộ chọn kích thước kết cấu...............................................................................103
4.3.1.Sơ đồ tính toán khung trục 4...............................................................................103
4.3.2. Tiết diện dầm khung :.........................................................................................104
4.3.3. Tiết diện cột khung..............................................................................................104
4.3.4. Sơ đồ chọn sơ bộ tiết diện khung trục ..............................................................107
4.5. Xác định tải trọng tác dụng lên dầm khung từ tầng 1-7....................................108
4.5.1. Tĩnh tải phân bố trên dầm khung:....................................................................108
4.5.2. Hoạt tải phân bố trên dầm khung......................................................................110
4.5.3. Tĩnh tải tập trung tác dụng lên nút khung tầng 1-7.........................................111
4.5.4 Hoạt tải tập trung tại các nút khung...................................................................117

88
4.6. Xác định tải trọng tác dụng lên dầm khung tầng 8 (tầng mái)..........................117
4.6.1 Tĩnh tải phân bố lên dầm khung.........................................................................117
4.6.2 Hoạt tải phân bố trên dầm khung tầng mái.......................................................120
4.6.3. Tải trọng gió tác dụng lên cột khung trục 4......................................................126
4.6.4.Sơ đồ tải trọng tác dụng lên khung.....................................................................127
4.6.5.Biểu đồ nội lực và tổ hợp nội lực.........................................................................133
4.6.6.Tính toán cốt thép dầm khung............................................................................154
4.6.7.Tính toán cốt đai cho dầm khung:......................................................................165
4.6.8.Cốt thép cột :.........................................................................................................174
4.6.9.Tính toán cốt đai cột khung.................................................................................187
CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN MÓNG KHUNG TRỤC 4.................................................188
5.1 Điều kiện địa hình ,địa chất thủy văn công trình.................................................188
5.1.1. Đặc điểm địa chất công trình..............................................................................188
5.1.2. Đánh giá điều kiện địa chất................................................................................189
5.1.3. Lựa chọn phương án móng.................................................................................190
5.2. Thiết kế móng cọc ép.............................................................................................190
5.2.1. Các giả thuyết tính toán......................................................................................190
5.2.2. Xác định tải trọng tác dụng lên móng...............................................................191
5.2.3 Tổng tải trọng tác dụng lên móng......................................................................194
5.2.4 Chọn loại cọc và chọn sơ bộ kích thước cọc cho các móng trong khung trục 9.
.........................................................................................................................................194
5.2.5 Mặt bằng móng:....................................................................................................195
5.3. Thiết kế móng M1 cho cột phần tử C1.................................................................196
5.3.1. Chọn vật liệu :......................................................................................................196
5.3.2. Chọn kích thước đài cọc......................................................................................196
5.3.3 Chọn chiều sâu chôn đài.....................................................................................196
5.3.4. Tính sức chịu tải của cọc.....................................................................................197
89
5.3.5. Xác định số lượng cọc, bố trí cọc và diện tích đáy đài.....................................199
5.3.6. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc...................................................................200
5.3.7. Kiểm tra nền đất tại mặt phẳng mũi cọc và kiểm tra lún cho móng cọc........201
5.3.8. Tính toán và cấu tạo đài cọc...............................................................................209
5.3.9. Kiểm tra sức chịu tải cẩu cọc khi vận chuyển, cẩu lắp và treo lên giá búa....212
5.4. Thiết kế móng M2 cho cột phần tử C9.................................................................213
5.4.1. Chọn vật liệu :......................................................................................................213
5.4.2. Chọn kích thước đài cọc......................................................................................214
5.4.3 Chọn chiều sâu chôn đài.....................................................................................214
5.4.4. Tính sức chịu tải của cọc.....................................................................................214
5.4.5. Xác định số lượng cọc, bố trí cọc và diện tích đáy đài.....................................217
5.4.6. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc...................................................................218
5.4.7. Kiểm tra nền đất tại mặt phẳng mũi cọc và kiểm tra lún cho móng cọc........219
5.4.8. Tính toán và cấu tạo đài cọc...............................................................................226
PHẦN THỨ BA : THI CÔNG (40%).............................................................................229
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH...........................................................230
1.1. Phần mở đầu...........................................................................................................230
1.1.1 Đặc điểm về thiết kế và cấu tạo...........................................................................230
1.1.2 Đặc điểm về địa hình địa chất..............................................................................230
1.1.3 Đặc điểm khu vực.................................................................................................230
1.2 Nhận xét sơ bộ..........................................................................................................231
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC.......................................232
2.1. Các thông số chủ yếu của cọc................................................................................232
2.2.1. Hạ cọc bằng phương pháp đóng.........................................................................232
2.2.2. Hạ cọc bằng phương pháp ép.............................................................................232
2.3. Kỹ thuật thi công ép cọc.........................................................................................233

90
2.3.1. Công tác chuẩn bị................................................................................................233
2.3.2. Quy trình ép cọc...................................................................................................235
2.3.3. Một số vấn đề thường gặp và biện pháp xử lý trong thi công ép cọc..............236
2.4. Thiết kế biện pháp thi công ép cọc........................................................................237
2.4.1. Các thông số thiết kế của cọc..............................................................................237
2.4.2. Xác định lực ép cần thiết.....................................................................................237
2.4.3. Tính toán lựa chọn máy ép cọc...........................................................................237
2.4.4. Tính toán đối trọng..............................................................................................238
2.4.5. Lựa chọn cần trục phục vụ công tác ép cọc.......................................................240
2.4.6. Tính toán, cấu tạo thiết bị hổ trợ công tác cẩu lắp...........................................241
2.4.7. Lập tiến độ thi công ép cọc.................................................................................244
2.4.8 Lập tiến độ ngày cho tất cả các móng.................................................................245
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG................246
3.1. Lựa chọn phương án đào và tính khối lượng công tác........................................246
3.1.1. Lựa chọn phương án đào: phương án: đào bằng máy..................................246
3.1.2. Tính thể tích đất đào bằng máy và đào sửa thủ công.......................................247
3.2. Chọn tổ hợp máy thi công đào đất........................................................................249
3.2.1. Chọn máy đào đất................................................................................................249
3.2.2. Chọn xe phối hợp để chở đất đi đổ.....................................................................251
3.2.3. Tổ chức thi công công tác đất.............................................................................251
3.2.4. Công tác đập đầu cọc...........................................................................................252
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÁN KHUÔN VÀ TỔ CHỨC THI
CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG........................................................................................253
4.1. Chọn phương án thi công cho móng :...................................................................253
4.1.1. Phương án thi công cốt thép :.............................................................................253
4.2. Tính toán cốp pha cho các kết cấu phần ngầm....................................................255
4.2.1.Yêu cầu kỹ thuật:..................................................................................................255
91
4.2.2. Lựa chọn loại ván khuôn sử dụng......................................................................256
4.3. Tính toán ván khuôn móng điển hình M2............................................................258
4.3.1. Ván khuôn thành móng......................................................................................258
4.3.2. Ván khuôn cổ móng.............................................................................................263
3.6. Thống kê khối lượng ván khuôn móng.................................................................265
4.4. Tổ chức thi công bê tông móng toàn khối :..........................................................265
4.4.1. Kỹ thuật thi công phần ngầm.............................................................................265
4.4.2. Xác định cơ cấu quá trình:.................................................................................266
4.4.3. Chia phân đoạn thi công.....................................................................................266
4.4.4. Khối lượng bê tông và cốt thép...........................................................................268
4.4.5. Tính nhịp công tác của dây chuyền bộ phận.....................................................269
4.4.6. Tính thời gian của dây chuyền kỹ thuật............................................................271
4.5. Chọn tổ hợp máy thi công......................................................................................272
4.6. Yêu cầu kỹ thuật đối với thi công đài móng.........................................................273
4.6.1. Đổ Bê tông lót.......................................................................................................274
4.6.2. Đối với ván khuôn................................................................................................274
4.6.3. Đối với cốt thép....................................................................................................274
4.6.4. Đối với vữa Bê tông...............................................................................................274
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN THÂN..........275
5.1 Thiết kế hệ ván khuôn.............................................................................................275
5.1.1. Chọn phương tiện phục vụ thi công...................................................................275
5.2. Thiết kế hệ ván khuôn sàn.......................................................................................276
5.2.1 Tổ hợp ván khuôn sàn.............................................................................................276
5.2.2. Tính toán kiểm tra...............................................................................................277
5.2.3. Tính toán xà gồ đỡ sàn:.......................................................................................279
5.2.4. Tính toán cột chống:............................................................................................280
5.3. Tính ván khuôn dầm phụ......................................................................................281

92
5.3.1. Tính ván khuôn đáy dầm:...................................................................................282
5.3.2 Tính toán ván thành dầm :.................................................................................284
5.4. Tính ván khuôn dầm chính:..................................................................................287
5.4.1. Tính ván khuôn đáy dầm:...................................................................................288
5.4.2 Tinh toan van thanh dầm :.................................................................................290
5.5. Tính toán ván khuôn cột:.......................................................................................292
5.5.1. Tổ hợp ván khuôn................................................................................................294
5.6. Thiết kế ván khuôn cầu thang bộ:.........................................................................296
5.6.1. Tính ván khuôn bản thang..................................................................................297
CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH................................302
6.1. Danh mục công nghệ theo trình tự thi công.........................................................302
6.1.1. Công tác chuẩn bị................................................................................................302
6.1.2. Danh mục công tác..............................................................................................302
6.2. Tính toán khối lượng các công việc.......................................................................302
6.3. Xác định thời gian hao phí các công việc..............................................................344
6.3.1 Tổ chức thi công ...................................................................................................344
6.4. Lập tiến độ thi công công trình.............................................................................356
6.4.1. Lựa chọn mô hình tiến độ:..................................................................................356
6.5 Lập khung tiến độ:..................................................................................................357
6.5.1 Công tác chính của quá trình thi công:..............................................................357
6.5.2. Các giai đoạn thi công chính:............................................................................358
6.5.3. Lập khung tiến độ:..............................................................................................358
6.6. Ghép sát các công việc:...........................................................................................358
6.7. Kiểm tra và điều chỉnh tiến độ..............................................................................359
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH.................369
7.1. Lập luận phương án tổng mặt bằng:....................................................................369

93
7.1.1. Sự cần thiết phải thiết kế tổng mặt bằng thi công:...........................................369
7.1.2. Các giai đoạn thiết kế tổng mặt bằng:...............................................................369
7.1.3. Nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng:...................................................................369
7.1.4. Trình tự thiết kế:.................................................................................................370
7.2. Tính toán kho bãi....................................................................................................370
7.2.1.Tính toán diện tích kho xi măng..........................................................................370
7.2.2. Tính toán diện tích bãi chứa cát.........................................................................371
7.2.3 Tính diện tích bãi chứa gạch................................................................................371
7.3. Tính toán nhà tạm..................................................................................................371
7.3.1. Tính nhân khẩu công trường..............................................................................371
7.3.2. Tính toán diện tích các loại nhà tạm..................................................................372
7.3.3. Chọn hình thức nhà tạm.....................................................................................372
7.4. Tính toán chọn máy phục vụ thi công...................................................................372
7.4.1. Chọn cần trục tháp..............................................................................................373
7.4.2. Chọn máy vận thăng vận chuyển vật liệu..........................................................374
7.4.3. Chọn máy vận thăng lồng chở người.....................................................................375
7.4.4. Chọn máy bơm Bê tông.......................................................................................375
7.4.5.Chọn máy trộn vữa...............................................................................................376

94

You might also like